NHƯ MỘT LỜI MỜI:
- Kính mời quý vị vào trang web www.tinvui.org hoặc www.tinvui.info để đọc các bài viết khác
- Mọi thư từ cộng tác góp ý và giúp đỡ xin quý vị gửi về địa chỉ E-mail :bantreconggiao@yahoo.com
- Ban biên tập Tin vui rất mong nhận được sự đón nhận của quý vị độc gỉa gần xa
- Xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành và đồng hành với quý vị trong hành trình đời sống Kitô hữu
Vài nét về Sứ điệp Thượng Hội Ðồng Giám Mục gửi Cộng Ðồng Dân Chúa.
Đức Thượng Phụ Bartolomaios I ngỏ lời với Thượng Hội đồng Giám Mục
Diễn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI trong Thượng Hội Đồng Giám Mục
Các cặp mới cưới khởi sự cuộc sống hôn nhân với phép lành của Đức Thánh Cha
Đức Thánh Cha kính viếng đền Đức Mẹ Mân côi tại Pompei
12.000 người dự lễ phong Chân phước Song thân thánh Têrêsa Hài Đồng tại Lisieux
Nữ tu Emmanuelle đã lìa trần sau một đời tận tụy hy sinh
Kỷ niệm 30 năm Đức Karol Wojtila được bầu làm Giáo Hoàng
Hiện tình chính trị xã hội Nam Phi
Lịch sử sẽ phán xét người Công giáo ra sao trong cuộc bầu cử 2008?
Phiên họp toàn thể thứ 20 của Thượng Hội Đồng Giám Mục
Giới thiệu Giáo họ Cổ Chính, giáo xứ Nam Am, thuộc giáo phận Hải Phòng
CÁC CHÚ " YAO – PHU " VÀ PHỤNG VỤ LỜI CHÚA
Giáo phận Phú Cường đón nhận 95 Anh Chị Em Tân Tòng gia nhập Hội Thánh Công Giáo
Gần 1000 người được Rửa Tội tại Giáo Phận Xuân Lộc ngày Lễ Khánh Nhật Truyền Giáo
Đức Giám mục Kontum chia sẻ Sứ điệp Truyền Giáo 2008 cho giáo phận Huế.
Giáo dục kitô giáo, con đường xây dựng nền văn minh tình thương
KHÁI QUÁT TIN MỪNG THEO THÁNH MÁT-THÊU
MAI HOÀ - ĐIỂM HẸN CỦA TÌNH CHÚA, TÌNH NGƯỜI
Tài liệu Thường huấn Linh mục Giáo Phận Nha Trang, Năm Thánh Phaolô 2008
TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH
"Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi, và yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, những người biệt phái nghe tiếng Chúa Giêsu đã làm cho những người Sađốc câm miệng, thì họp nhau lại, đoạn một người thông luật trong nhóm họ hỏi thử Người rằng: "Thưa Thầy, trong lề luật, giới răn nào trọng nhất?"
Chúa Giêsu phán cùng người ấy rằng: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi. Toàn thể Lề luật và sách các Tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó".
Đó là lời Chúa.
1. Hai điều răn, một tình yêu
Theo truyền thống hội đường Do Thái, Luật đạo gồm cả thảy 613 điều răn : 365 điều cấm và 248 điều phải làm. Giữa một rừng điều răn như thế, người ta không dễ thấy được đâu là cái cốt yếu của Luật Môsê. Câu hỏi của một Luật sĩ thuộc phái Pharisêu có thể là một câu hỏi nghiêm túc : “Thưa Thầy, điều răn nào là điều răn quan trọng nhất trong Luật Môsê”. Đức Giêsu đáp lại bằng cách đưa ra hai đoạn văn Cựu Ước. Đoạn trước nằm trong sách Thứ Luật 6, 5 : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa,Thiên Chúa của ngươi với tất cả trái tim ngươi, với tất cả linh hồn ngươi và với tất cả trí khôn”. Đoạn sau nằm trong sách Lêvi 19, 18 : “ Ngươi phải yêu mến người thân cận như chính mình” . Toàn bộ Cựu Ước được gồm tóm vào hai điều răn đó.
Quả thật, Đức Giêsu đã không đưa ra một điều gì mới mẻ. Nhưng cái độc đáo của Người là đã cho thấy đâu là cái cốt yếu, cái quan trọng nhất của Luật Môsê : yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu mến người thân cận như chính mình. Cả hai điều răn đều có tầm quan trọng như nhau. Như thế, Đức Giêsu giải phóng con người khỏi một khối lượng lớn các điều răn, để rồi tập trung vào việc giữ hai điều răn chủ yếu. Giữ được chúng là chu toàn Luật Môsê.
Điềm chung giữa hai điều răn trên là yêu mến. Mọi điều cấm làm và mọi điều buộc làm, tất cả chỉ vì yêu mến. “Yêu mến là chu toàn lề luật” (Rm 13, 10). Đức Giêsu đã gồm tóm cả Cựu Ước vào hai tiếng “mến yêu”. Nhưng mến yêu không phải chuyện dễ dàng, bởi lẽ tình yêu đích thực đòi hỏi hiến dâng trọn cả con người. Phải yêu mến Thiên Chúa bằng tất cả trái tim. Đối với người Do Thái, trái tim là nơi phát sinh tư tưởng, ý muốn và tình cảm. Yêu bằng cả trái tim là yêu hết mình, là để cho lòng yêu mến Chúa thấm vào toàn bộ đời sống đến nỗi mọi tư tưởng, mọi ý muốn và tình cảm đều quy hướng về Ngài, đều nhằm làm vinh danh Ngài mà thôi. Phải yêu mến tha nhân như chính mình “Thương người như thể thương thân”, nghĩa là thương hết lòng.
Như thế, điều cốt yếu là yêu mến. Giữ luật mà quên yêu mến thì có thể rơi vào óc nệ luật. Luật phải trở nên phương thế giúp tôi gặp được Thiên Chúa và tha nhân trong tình yêu.
II. Yêu mến Chúa Giêsu
Luật Cựu Ước mời gọi người Do Thái yêu mến Thiên Chúa. Nhưng đến thời Tân Ước, Con Thiên Chúa đã làm người, Người trở nên nhịp cầu duy nhất qua đó, con người gặp được Thiên Chúa siêu việt. Chính vì Đức Giêsu là Thiên Chúa trong tư cách là Con, nên Người cũng phải được mọi Kitô hữu yêu mến như yêu mến Thiên Chúa Cha. Đây là điểm mới mẻ của Tân Ước.
“Hảy ở lại trong tình yêu của Thầy” (Ga 15, 9). Chúng ta chỉ có thể sinh hoa kết quả nếu chúng ta ở lại trong Đức Giêsu, tiếp nhận sức sống từ Người như cành nho nhận dòng nhựa nguyên từ thân cây.
Yêu mến Đức Giêsu là phục vụ : “Ai phục vụ Thầy, Cha Thầy sẽ tôn trọng người ấy” (Ga 12, 26). Yêu mến Đức Giêsu là tuân giữ các lệnh truyền của Người, mà lệnh truyền quan trọng nhất lại là yêu thương : “Này là lệnh truyền của Thầy, anh em hãy yêu mến nhau như Thầy yêu mến anh em” (Ga 15, 12). Yêu mến Đức Giêsu đó là điều đẹp ý Chúa Cha, bởi lẽ ai chấp nhận Chúa Con là người được sai thì cũng chấp nhận Chúa Cha là Đấng sai Người : “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến Người ấy…” (Ga 14, 23).
Đức Giêsu đòi chúng ta yêu mến Người bằng một tình yêu vượt lên trên mọi tạo vật. Ngay cả những người thân thích như cha mẹ, vợ con… Người cũng đòi ta đặt họ dưới Người ,Sẵn sàng từ bỏ nếu những mối dây máu mủ làm cản trở tiếng gọi tha thiết của Người (Lc 14, 25tt). Từ bỏ trở thành dấu hiêụ của lòng chúng ta yêu mến Người. Từ bỏ mọi sự mình có, từ bỏ mạng sống mình, từ bỏ chính mình với những dự tính và ước mơ : từ bỏ chỉ vì thấy mình đứng trước một Thiên Chúa quá ư vĩ đại, chính Người đã tự lột bỏ mình trước tôi, vì yêu tôi. Người chỉ mòi gọi gọi tôi làm điều Người đã làm (Ga 13, 14 -15)
III. Yêu mến tha nhân
“Yêu tha nhân như chính mình”: điều răn này vẫn giữ nguyên giá trị của nó trong thời Tân Ước (Gl 5, 14; Rm 13, 8-10)Nhưng qua Đức Giêsu, chúng ta biết rõ hơn mình phải sống điều răn này tới mức nào. Trước khi lìa đời, Người đã để lại cho ta một di chúc : “Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến các con” (Ga 13, 34-25). Đây là một điều răn mới, vì chúng ta được mời gọi yêu như Người đã yêu. Một tình yêu phổ quát, vượt quá những ngăn cách về chủng tộc, hay xã hội (Gl 3, 28). Một tình yêu có khả năng đón nhận cả những tội nhân và kẻ thù (Mt 5, 43-47). Một tình yêu tha thứ đến vô cùng (Mt 18, 21-22; Lc 23,34), chấp nhận từ bỏ mình để phục vụ như người tôi tớ (Gl 5, 13).
Yêu tha nhân trở nên thước đo lòng yêu mến của tôi đối với Thiên Chúa. “Kẻ không yêu người anh em mà nó thấy, tất cũng không thể yêu mến Thiên Chúa mà nó không thấy’ (1Ga 4, 20).
Nhưng đừng quên tình yêu đối với tha nhân phải được đặt nền trên tình yêu đối với Thiên Chúa. Khi trái tim tôi thuộc trọn về Thiên Chúa thì ngay lúc ấy, nó cũng thuộc trọn về tha nhân. Người ta chỉ có khả năng yêu tha nhân đến vô cùng, khi được tình yêu Chúa chiếm hữu “Tình yêu của Thiên Chúa được tuôn đổ vào trái tim chúng ta nhờ Thánh Thần” (Rm 5, 5). Trong Chúa, tôi bắt gặp tha nhân là anh em với tôi. Trong Chuá, tôi cảm nhận được phẩm giá đích thực và trọn vẹn của một con người, dù đó là một người bệnh tật hay già yếu, một phạm nhân, một người mất trí, một thai nhi còn trong bụng mẹ, một thiếu nữ lầm lỡ, một người mắc bệnh sida…Trong Chúa, tôi yêu mến họ và nhận ra khuôn mặt của Đức Giêsu đang đói khát, trần trụi, yếu đau, ở tù, tứ cố vô thân (Mt 25, 35-36).
Tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa thì đưa tôi về với anh em. Tình yêu đối với anh em lại đòi tôi phải trở về với Thiên Chúa, nguồn mạch Tình Yêu, để múc lấy ở đó sức manh hầu tiếp tục trao hiến. Đó là nhịp sống bình thường của một Kitô hữu, cứ đong đưa giữa hai tình yêu. Chính nhờ sự đong đưa đó, mà trái tim tôi được dần dần mở ra, và trở nên giống với Trái Tim Chúa Giêsu trên Thập giá.
Cha Mello kể một câu truyện khá lý thú. Có một vi kinh sư Do Thái giáo thường hay biến mất vào các buổi chiều trước ngày Hưu lễ. Cộng đoàn nghĩ rằng ngài lén đi gặp Thiên Chúa toàn năng, nên họ cử ra một người theo dõi để tìm hiểu sự việc. Đây là điều mà người đó đã thấy : vị kinh sư cải trang thành một người nông dân, đến một túp lều để phục vụ cho một người phụ nữ ngoại giáo bị bất toại, quét dọn phòng cho bà và chuẩn bị bữa ăn cho ngày Hưu lễ.
Khi người đó trở về, cộng đoàn hỏi :”Vị kinh sư đi đâu vậy ? Có phải ngài lên trời không ?”
Người đó đáp lại : “ Không, ngài còn lên cao hơn trời nữa:”.
Chính lúc quên mình phục vụ tha nhân mà chúng ta gặp được chính bản thân và Thiên Chúa.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Ai cũng muốn đời mình thành công. Thành công hệ tại ở sự gì, thì mỗi người có thể đưa ra quan điểm của mình.
Nói chung, thành công hệ tại ở sự có hạnh phúc.
Riêng đối với nhiều môn đệ Chúa Giêsu, thì hạnh phúc lớn nhất đời mình là vượt qua được chính mình, để phục vụ người khác, giúp họ được hạnh phúc vì nên người nhiều hơn và nên con Chúa nhiều hơn.
Điều quan trọng bậc nhất họ thao thức là cách đối xử với người khác. Làm sao đẩy lùi được mọi hình thức vô nhân đạo, thay vào đó là tăng mãi mức độ nhân đạo lên.
Thực tế cho thấy: Trong mỗi người vẫn có nhiều tính vô nhân đạo. Đó là sự ác theo bản năng . Người ta coi người khác như yếu tố cần để nâng đỡ đời mình. Nhung không thiếu trường hợp, người khác bị coi như kẻ cạnh tranh, như kẻ phải loại trừ.
Thái độ quen thuộc nhất là người khác bị coi như kẻ quấy rầy.
Đôi khi họ bị coi như kẻ mình phải coi chừng.
Không thiếu trường hợp, kẻ khác bị nhìn với con mắt dửng dưng. Khổ mặc khổ. Chết để chết.
Đó là bản năng, một bản năng có nhiều ít vô nhân đạo. Vượt được bản năng đó không phải dễ.
Thêm vào đó, chính chúng ta cũng vô tình hay hữu ý sinh ra những cái vô nhân đạo. Chúng ta phải chịu trách nhiệm về những sản sinh đó. Những cách vô nhân đạo của chúng ta không xứng với đạo làm người, chứ chưa nói đến đạo làm con Chúa.
Chẳng may, những người khác cũng sản sinh nhiều thứ vô nhân đạo, đôi khi với một cách hung bạo không thể ngờ.
Thành ra, nói cho cùng, sự vô nhân đạo giữa những con người với nhau là một kẻ thù trung thành của lịch sử nhân loại.
Ở đây, chỉ xin nêu lên bốn thứ vô nhân đạo, được ghi trong Phúc Âm, và bây giờ vẫn mãi diễn lại.
1/ Tinh thần giữ lề luật một cách chật hẹp khô cứng đưa tới vô nhân đạo
Phúc Âm thánh Marcô viết: "Đức Giêsu lại vào hội đường. Ở đó có một người bị bại tay. Nhóm Pharisêu rình xem Đức Giêsu có chữa người ấy ngày Sabat không, để tố cáo Người. Đức Giêsu bảo người bại tay: Anh hãy đứng dậy, ra giữa đây. Rồi Người nói với họ: Ngày Sabat được làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi. Nhưng họ làm thinh. Đức Giêsu giận, rảo mắt nhìn họ, buồn khổ, vì lòng họ chai đá. Người bảo anh bại tay: Anh giơ tay ra. Người ấy giơ ra, và tay trở lại bình thường.
"Ra khỏi đó, nhóm Pharisêu lập tức bàn tính với phe Hêrôđê, để tìm cách giết Đức Giêsu" (Mc 3,1-6).
Cách giữ luật khô cứng của nhóm Pharisêu, đúng là thái độ vô nhân đạo. Vô nhân đạo đối với người được Chúa Giêsu chữa lành, và vô nhân đạo đối với chính Chúa Giêsu là Đấng chữa bệnh.
2/ Nghĩ sai về người khác đưa tới lời nói và việc làm vô nhân đạo
Phúc Âm Marcô nói về nhóm thân nhân của Chúa Giêsu:
"Chúa Giêsu trở về nhà và đám đông lại kéo đến, thành thử Người và các môn đệ không sao ăn uống được. Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí" (Mc 3,20-21).
Nhóm thân nhân của Chúa Giêsu mới chỉ thấy vài việc bề ngoài, mà đã tưởng mình hiểu đúng, nên vội kết án Người. Đó là ảo tưởng. Ảo tưởng đó đã khiến họ có những lời nói và việc làm có thể nói là vô nhân đạo đối với người thân. Kết án Người là mất trí và tìm bắt Người vì mất trí, đó chẳng phải là quá vô nhân đạo sao? Trong ảo tưởng nhiều khi cũng có sự tự kiêu, dẫn tới sai lầm tàn bạo.
3/ Ghen tị khinh miệt đưa tới vô nhân đạo
Phúc Âm thánh Luca cho biết: "Đức Giêsu về Nadarét là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:
Thần khí Chúa ngự trên tôi.
Vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi,
để tôi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó...
Rồi Người nói với họ: Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe" (Lc 4,16-21).
Nghe vậy, họ tỏ vẻ kinh ngạc, rồi gièm pha, rồi khinh thường Người. Vì ai cũng biết Người xuất thân ở đó. Sau cùng, tính ghen tương và khinh thường đã khiến họ đi tới một việc làm vô nhân đạo. "Họ lôi Người ra khỏi thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng Người băng qua họ mà đi" (Lc 4,29-30).
Sau này, vì ghen tương khinh miệt, dân Do Thái đã giết chính Đấng Cứu thế một cách cực kỳ vô nhân đạo (x. Mt 26,47-56).
Lịch sử đạo đời không thiếu những trường hợp, vì ghen tương và khinh thường mà người ta trở thành vô nhân đạo đối với người khác.
4/ Phúc Âm còn nói tới những thiếu sót đưa tới thái độ vô nhân đạo
Như trường hợp thầy tư tế không giúp đỡ kẻ bị cướp trấn lột và bị đánh trọng thương (x. Lc 10,29-37).
Và như trường hợp ông phú hộ sống dửng dưng bên cạnh người ăn mày Ladarô (x. Lc 16,19-31).
Suy gẫm vài trường hợp trên đây, chúng ta xin Chúa giải cứu chúng ta khỏi mọi hình thức vô nhân đạo trong đời sống với người khác. Cùng với ơn Chúa, chúng ta chiến đấu với chính mình để trở nên nhân đạo hơn trong đời sống làm người và làm con Chúa.
Nhân đạo khi xuất phát từ đức tin, sẽ là cách làm chứng cho Chúa một cách hữu hiệu.
Đang khi tôi viết bài chia sẻ này, thì cách đây vài trăm thước, đang diễn ra một đại hội. Âm thanh lớn của đại hội không ngừng tra tấn thần kinh của tôi, khiến tôi khốn khổ và sợ hãi.
Thực tế này càng cho tôi cảm nhận thế nào là nhân đạo trong đời thường.
Lạy Chúa, xin thương cho mọi nền văn minh trên trái đất này được càng ngày càng thêm nhân đạo theo thánh ý Chúa.
ĐGM GB Bùi Tuần
Mỗi nguời có một lịch sử. Lịch sử ấy thường là một bí nhiệm. Bí nhiệm lớn nhất
là nh?ng niềm vui. Có nh?ng niềm vui nói ra được. Có nh?ng niềm vui không diễn
tả được.
Riêng lịch sử những môn đệ Chúa nhiều năm loan báo Tin Mừng càng chứa ẩn nhiều
niềm vui bí nhiệm.
Hôm nay tôi xin phép chia sẻ đôi chút về những niềm vui ấy.
Những niềm vui này rải rác ở từng cá nhân. Nhưng chúng có thể tóm lại trong hai
loại dưới đây:
1/ Những niềm vui do niềm tin
Người truyền giáo ra đi vì niềm tin.
- Tôi tin Thiên Chúa là tình yêu. Chúa yêu thương tôi. Chúa yêu thương nhân
loại.
- Để đem ánh sáng tình thương vào cảnh u tối của sự chết, Thiên Chúa đã sai Con
Một Người xuống trần gian. Đức Kitô đã hạ mình xuống mặc lấy thân phận khó
nghèo, đến độ chết trên thánh giá. Nhưng Đức Kitô đã phục sinh. Người là Đấng
cứu độ, hằng sống. Người ban cho tất cả những ai tin vào Người được trở nên con
Thiên Chúa.
- Đức Kitô quy tụ mọi con cái Thiên Chúa vào Hội Thánh. Trong đó, họ được thông
hiệp vào sự sống của Người, nhờ lời Chúa, và các bí tích.
- Đức Kitô sai các môn đệ Người đi khắp thế gian làm chứng cho Người.
Trên đây là một số những niềm tin căn bản của người truyền giáo. Đó là nguồn vui
lớn lao. Nguồn vui này là động lực thúc đẩy, là lửa nhiệt tình nung nấu tâm can,
khiến họ cầu nguyện liên lỉ, và tìm mọi cách để loan báo Tin Mừng.
Niềm vui sâu xa ấy cho họ một cái nhìn lạc quan. Mọi lạc quan đều xuất phát ở
niềm tin:
- Thiên Chúa là tình yêu.
- Tin Mừng là tình yêu,
- Người con Chúa là người sống cho tình yêu,
- Nhà truyền giáo phải là ngành nho gắn chặt vào cây nho là Đức Kitô, Đấng Cứu thế vô cùng hiền lành, khiêm nhường và nhân hậu.
Những niềm vui trên đây do niềm tin sẽ được tăng lên do kinh nghiệm loan báo Tin
Mừng.
2/ Những niềm vui do kinh nghiệm
Khi hoạt động truyền giáo, nhiều người đã khám phá ra một lộ trình mới.
Lộ trình mới đó thường có những bất ngờ, khiến họ càng
vui.
Nhiều bất ngờ gây nên niềm vui khoai khoái nhẹ nhàng. Xin kể vài trường hợp sau
đây:
a) Trước khi lên đường, nhà truyền giáo thường nhìn người ngoại đạo và
vùng ngoại đạo với cái nhìn chủ quan. Nhưng ngay những tiếp xúc đầu tiên đã cho
thấy họ là những tiềm năng tốt.
Nhà truyền giáo lúc đó sẽ nói mà không sợ sai: Trước khi tôi đến với họ, Chúa đã
đến với họ lâu rồi.
Họ có những đức tính tốt, hồn nhiên. Họ tạo nên giữa họ và tôi một môi trường dễ
chịu, thanh thoát. Môi trường đó nhiều khi nhẹ nhàng hơn môi trường giữa người
công giáo với nhau.
Từ kinh nghiệm đó, người truyền giáo tự thấy mình có trách nhiệm khám phá những
điều tốt nơi những người ngoại. Họ sẽ chứng kiến nhiều sự lạ lùng. Họ sẽ cảm tạ
ơn Chúa vô vàn. Từ đó họ coi bổn phận đầu tiên của họ là biết tiếp tục những sự
tốt lành ấy. Chứ không phải xoá hết, để làm mới lại hoàn toàn.
b) Trước khi lên đường, nhà truyền giáo cứ tưởng ưu tiên phải đưa mọi
người trở nên con Chúa. Nhưng những tiếp xúc thực tế cho họ thấy: Nhu cầu ưu
tiên là làm cho mọi người nên người nhiều hơn.
Nên người nhiều hơn là hãy biết quên mình hơn, để phục vụ người khác nhiều hơn.
Kinh nghiệm cho thấy: Nên người nhiều hơn là một đòi hỏi căn bản và thuyết phục.
Không thiếu người công giáo rất quan tâm đến việc thờ phượng Chúa bằng nghi
thức, mà không quan tâm đến việc phục vụ con người bằng việc làm. Hiện tượng đó
đang gây nên dị ứng đối với người ngoài công giáo. Nhất là thời nay, nền văn
minh nặng về nhân bản thường rất nhạy bén với những tôn giáo hay ý thức hệ coi
thường con người.
Nhận ra điều đó, nhà truyền giáo, đang khi giới thiệu con đường trở nên con
Chúa, sẽ rất tỉnh táo với việc xây dựng nhân bản. Chính người rao giảng Tin Mừng
phải làm gương nhân bản ở chính mình.
Nhận thức điều đó sẽ giúp người truyền giáo coi trách nhiệm đối với việc thăng
tiến con người là lớn lao. Trách nhiệm đó, khi đem ra thực hành, sẽ gây nên một
niềm vui rộng mở. Giữ đạo lúc đó sẽ là việc thường ngày giữa các liên hệ, và
trong mọi phục vụ rất thường.
c) Trước khi lên đường, nhiều người truyền giáo đã chuẩn bị cho mình một
lô hành trang, như phải biết tìm ra tiền, phải biết xây cất, phải biết tổ chức,
phải biết giới thiệu những hoành tráng của cơ sở, phải biết phác hoạ một tương
lai có nhiều phương tiện đồ sộ, v.v..
Nhưng khi đã đi sâu vào việc truyền giáo, người ta sẽ thấy hành trang tối cần
thiết sẽ là cầu nguyện. Với những phương tiện nghèo, nhưng nếu có cầu nguyện,
nhà truyền giáo sẽ thu lượm được nhiều kết quả thiêng liêng lạ lùng, đem lại
những niềm vui đầy khích lệ. Nếu bỏ cầu nguyện, mọi mơ tưởng truyền giáo sẽ chỉ
là ảo.
Họ cũng không quên tỉnh thức khôn ngoan. Nhiều khi việc truyền giáo được giải
quyết tốt, nếu biết khôn ngoan đón nhận một cơ hội hay một con người, cũng như
biết giới thiệu một Hội Thánh khiêm tốn phục vụ, chứ không phải một Hội Thánh
quyền lực.
Chia sẻ vắn tắt trên đây về niềm vui truyền giáo không có nghĩa là nhà truyền
giáo không phải chịu những đớn đau. Kinh nghiệm cho thấy: Họ phải sống mầu nhiệm
thánh giá. Niềm tin cũng cho họ nhận ra: truyền giáo là việc phải gắn kết với
Chúa Giêsu chịu chết và sống lại.
Nhưng dưới những đau đớn vẫn có niềm vui sâu lắng. Đó là niềm vui của sự phó
thác.
Xin chúc tụng lòng thương xót Chúa đến muôn đời.
ĐGM GB Bùi Tuần
Vatican (SD 24-10-2008) - Hôm 24-10-2008, các nghị phụ Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới kỳ thứ 12 đã thông qua sứ điệp gửi Cộng đồng dân Chúa, mời gọi các tín hữu đến gần Bàn Tiệc Lời Chúa để được nuôi dưỡng bằng những Lời từ miệng Chúa phát ra (Mt 4,4).
Sứ điệp đã được thông qua trong phiên họp toàn thể thứ 21 dưới quyền chủ tọa theo lượt của Ðức Hồng Y William Levada, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, với sự hiện diện của 243 nghị phụ. Ngoài phần nhập đề và kết luận, Sứ điệp dài 10 trang được chia thành 4 phần với 15 đoạn, lần lượt đề cập đến: Tiếng nói của Lời Chúa, tức là mạc khải (I), khuôn mặt của Lời Chúa là Ðức Giêsu Kitô (II); Nhà của Lời Chúa là Giáo Hội (III); và sau cùng là Những nẻo đường của Lời Chúa: sứ mạng truyền giáo (IV).
Các nghị phụ nhấn mạnh sự kiện Lời Chúa có trước và vượt ra ngoài Kinh Thánh, vì thế, đức tin của chúng ta không có trọng tâm là cuốn sách Kinh Thánh mà thôi, nhưng là lịch sử cứu độ và một nhân vật là Ðức Giêsu Kitô, Lời Thiên CHúa nhập thể làm người và là lịch sử. Vì thế, người đọc Kinh Thánh luôn luôn cần có sự hiện diện của Chúa Thánh Linh, Ðấng dẫn đến chân lý toàn vẹn (Gioan 16,13).
Cũng trong sứ điệp, các nghị phụ nêu bật sự kiện Kinh Thánh được diễn tả trong những ngôn ngữ đặc thù, qua những hình thức văn chương và lịch sử, trong những ý niệm gắn liền với một nền văn hóa cổ xưa.. Vì thế, cần có sự phân tích lịch sử và văn chương, được thực hiện qua nhiều phương pháp và lối đề cập vấn đề khác nhau mà khoa chú giải Kinh Thánh cung cấp. Mỗi độc giả Kinh Thánh, dù là người đơn sơ nhất, đều phải có kiến thức tương ứng về Sách Thánh, và cần nhớ rằng Lời Chúa mang hình thức những lời cụ thể, được giải thích và thích ứng để có thể được nhân loại nghe và hiểu. Nếu không để ý tới điều đó, người ta có thể rơi vào thái độ chỉ hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen (fondamentalisme), thái độ này trong thực tế chối bỏ sự nhập thể của Lời Chúa trong lịch sự và không nhìn nhận rằng Lời được diễn tả trong Kinh Thánh theo ngôn ngữ loài người, và phải được giải ngữ (decifrato), nghiên cứu và hiểu".
Trong ý hướng đó, Sứ điệp Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới nhấn mạnh sự cần thiết của "Truyền thống sinh động của toàn thể Giáo Hội" (DV 12) và sự cần thiết của đức tin để hiểu Kinh Thánh một cách thống nhất và trọn vẹn.
Trong phần III nói về Giáo Hội như Căn nhà của Lời Chúa, các nghị phụ Thượng Hội Ðồng Giám Mục trình bày 4 cột trụ lý tưởng nâng đỡ tòa nhà Giáo Hội, đó là giáo huấn của các tông đồ, sự hiệp thông trong việc Bẻ Bánh, kinh nguyện và sự hiệp thông huynh đệ.
Qua các cột trụ này, các nghị phụ nói về tầm quan trọng của việc giảng thuyết trong thánh lễ và thái độ của các vị giảng thuyết trong việc soạn thảo và trình bày bài giảng; tầm quan trọng của phụng vụ Lời Chúa trong Thánh Lễ, giá trị của việc cầu nguyện, đặc biệt là phụng vụ các giờ kinh, việc đọc và cầu nguyện với Kinh Thánh, quen gọi là lectio divina; sau cùng sự hiệp thông huynh đệ như kết quả của việc lắng nghe và sống Lời Chúa một cách đích thực: Ðời sống của những người tốt lành là một bài đọc sinh động về Lời Chúa.
Sau cùng, trong phần nói về sứ mạng truyền giáo, Sứ điệp của các nghị phụ gửi cộng đồng dân Chúa nhắc đến lời Chúa Kitô Phục Sinh dạy các môn đệ hãy ra đi rao giảng cho muôn dân. Các vị đặc biệt cổ võ việc dùng tất cả các phương tiện truyền thông tân kỳ ngoài các phương tiện cổ điển, để rao giảng Lời Chúa.
Sứ điệp cũng nhắc đến vai trò của gia đình và cổ võ việc sở hữu cũng như đọc Kinh Thánh trong gia đình; các nghị phụ liên đới với những người đau khổ và nghèo túng; đề cao tầm quan trọng của liên hệ với dân tộc Do thái, đối thoại đại kết và liên tôn, giá trị của văn hóa nghệ thuật để diễn tả Kinh Thánh.
Các nghị phụ nhắn nhủ rằng: "Anh chị em thân mến, hãy giữ Kinh Thánh tại gia, hãy đọc, đào sâu và hiểu trọn vẹn các trang Kinh Thánh, hãy biến các trang này thành kinh nguyện và chứng tá cuộc sống, hãy lắng nghe Kinh Thánh với lòng tin yêu trong phụng vụ. Hãy kiến tạo sự thinh lẳng để lắng nghe Lời Chúa hữu hiệu và hãy giữ thinh lặng sau khi lắng nghe, để Lời Chúa tiếp tục ở lại, sống và nói với anh chị em. Hãy làm cho Lời Chúa vang dội vào đầu mỗi ngày của anh chị em, để THiên Chúa có lời đầu tiên và hãy để cho Lời Chúa vang âm trong anh chị em vào buổi tối để Lời Chúa là lời nói cuối cùng."
"Chúng tôi phó thác anh chị em cho Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Ngài" (TÐCV 20,32). Với cùng câu nói của Thánh Phaolô trong diễn văn từ biệt các vị thủ lãnh Giáo đoàn Ephêsô, các nghị phụ chúng tôi cũng phó thác các tín hữu thuộc các cộng đồng rải tác trên mặt đất cho Lời Chúa, Lời này cũng là lời phán xét, nhưng nhất là lời ân sủng, sắc như gươm nhưng cũng dịu ngọt như mật ong. Lời Chúa mạnh mẽ và vinh hiển, hướng dẫn chúng ta trên những nẻo đường lịch sử qua tay của Chúa Giêsu Ðấng mà anh chị em cũng như chúng tôi đều yêu mến bằng một tình yêu vững bền không hư nát" (Eph 6,24).
Chiều 24-10-2008, các nghị phụ đã nhóm phiên họp toàn thể thứ 22 để nghe trình bày về danh sách 53 đề nghị đã được tu chính.
Trong phiên nhóm thứ 23 sáng thứ Bẩy 25-10-2008, các nghị phụ sẽ bỏ phiếu chung kết thông qua các đề nghị để sau đó đệ lên ÐTC.
Tiếp đến, các nghị phụ và các tham dự viên khác sẽ dùng bữa trưa với ÐTC. Ban chiều Thượng Hội Ðồng Giám Mục tái nhóm để nghe kết quả cuộc bỏ phiếu về các đề nghị. Công nghị Giám Mục thế giới kỳ thứ 12 sẽ bế mạc với thánh lễ trọng thể do ÐTC chủ sự lúc 10 giờ sáng chúa nhật 26-10-2008 tại Ðền thờ Thánh Phêrô".
VATICAN. Lần đầu tiên trong lịch sử, một vị Thượng Phụ chung của Chính Thống giáo được mời ngỏ lời với Thượng Hội đồng GM thế giới.
Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo chủ Chính Thống Constantinople ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, và cũng là giáo chủ danh dự chung của toàn Chính Thống Giáo, đã được ĐTC Biển Đức 16 mời đến dự buổi hát Kinh Chiều I lúc 5 giờ chiều thứ bẩy, 18-10-2008 tại nhà nguyện Sistina ở Dinh Tông Tòa, và ngỏ lời với hơn 240 nghị phụ, cùng với các dự thính viên và chuyên viên của Công nghị GM thế giới kỳ thứ 12 về Lời Chúa. Lên tiếng bằng tiếng Anh vào cuối buổi hát Kinh Chiều, Đức Thượng Phụ Bartolomaios I đã cám ơn ĐTC vì đã mời ngài đến tham dự và ngỏ lời với Thượng HĐGM và nhận định rằng: ”Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một vị Thượng phụ chung được cơ hội ngỏ lời với một Thượng HĐGM của Giáo Hội Công Giáo Roma và qua đó tham dự vào đời sống của Giáo Hội anh em ở cấp cao như thế”.
Tiếp đến, dựa vào nguồn mạch phong phú của các Giáo Phụ, Đức Thượng Phụ của Chính Thống giáo đã lần lượt trình bày về 3 khía cạnh liên quan đến đề tài Lời Chúa, đó là: lắng nghe và công bố Lời Chúa qua Kinh Thánh, tiếp đến là nhìn thấy Lời Chúa trong thiên nhiên và nhất là qua vẻ đẹp của các ảnh đạo vẽ trên gỗ; sau cùng là động chạm đến và chia sẻ Lời Chúa trong niềm hiệp thông của các thánh và trong đời sống bí tích của Giáo Hội”.
Khi trình bày về các khía cạnh trên đây, Đức Thượng Phụ đặc biệt nhấn mạnh rằng: ”Trong cách là môn đệ của Lời Chúa, ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta cần nêu lên một viễn tượng duy nhất về sự cần thiết phải loại trừ nghèo đói, mang lại sự quân bình trong một thế giới hoàn cầu, bài trừ trào lưu cực đoan và nạn kỳ thị chủng tộc, phát triển sự bao dung tôn giáo trong một thế giới đầy xung đột. Khi đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của người nghèo, những người vô phương thế tự vệ và những người bị gạt ra ngoài lề, Giáo Hội có thể chứng tỏ mình l amột dấu chỉ nổi bật về không gian và bản chất của cộng đồng hoàn cầu”.
Đức Thượng Phụ cũng nhận xét rằng: ”Chúng ta đã hành động một cách kiêu hãnh và dửng dưng đối với thiên nhiên thụ tạo. Chúng ta đã từ chối nghiêm ngưỡng Lời Chúa trong các đại dương trên trái đất của chúng ta, nơi các cây cối của các đại lục chúng ta và nơi các động vật của trái đất chúng ta. Chúng ta đã chối bỏ chính bản chất chúng ta, vốn kêu gọi chúng ta hãy khiêm tốn lắng nghe Lời Chúa, nếu chúng ta muốn trở thành ”những người tham gia vào bản tính Thiên Chúa” (2 Pt 1,4).
Trước đó, vào ban sáng, 233 nghị phụ đã nhóm phiên họp toàn thể thứ 19 dưới quyền chủ tọa theo lượt của ĐHY George Pell, TGM giáo phận Sydney bên Úc và đã bầu 12 thành viên của Hội đồng của Văn Phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM.
12 thành viên đại diện cho 4 châu lục gồm Âu Châu, Phi châu, Mỹ châu và Á châu - Châu đại dương. ĐTC sẽ bổ nhiệm thêm 3 thành viên sau đó. Hội đồng này sẽ giúp ĐTC tiến hành việc soạn thảo Tông Huấn hậu Thượng HĐGM kỳ này dựa trên các đề nghị được các nghị phụ thông qua. Hội đồng cũng sẽ chuẩn bị cho Thượng HĐGM kỳ thứ 13 sẽ nhóm trong vòng 3 năm tới đây.
Sau giờ giải lao, ĐTC cũng đến tham dự phiên họp. Các nghị phụ đã nghe Đức TGM Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa kiêm chủ tịch Ủy ban soạn sứ điệp của THĐGM gửi Cộng đoàn Dân Chúa, trình bày dự thảo Sứ điệp này. Các nghị phụ đã thảo luận góp ý để cải tiến văn bản sứ điệp. Văn bản chung kết sẽ được bỏ phiếu và công bố vào cuối tuần tới khi kết thúc Thượng HĐGM.
Cần phải khắc phục chủ thuyết Nhị Nguyên giữa khoa Chú Giải Thánh Kinh và khoa Thần Học
Vatican, ngày 19/10/2008 - Hôm thứ ba, ĐTC đã công bố một bài diễn từ tại Thượng Hội Đồng Giám Mục, là Thượng Hội Đồng đang nhóm họp tại Vatican cho đến ngày 26/10 để thảo luận về đề tài: “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ Hội Thánh.”
Anh Chị Em thân mến, việc sửa soạn cho cuốn sách của tôi về Chúa Giêsu cho tôi nhiều dịp để nhìn thấy tất cả những điều tốt có thể đến từ khoa chú giải Thánh Kinh hiện đại, nhưng cũng cho tôi nhận ra những trở ngại và những nguy hiểm trong đó. Dei Verbum 12 đưa ra cho chúng ta những chỉ dẫn về phương pháp thích hợp trong việc chú giải Thánh Kinh. Trước hết, văn kiện này xác nhận sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp phân tích [phê bình] lịch sử (historical-critical method), qua việc diễn tả ngắn gọn những yếu tố thiết yếu. Nhu cầu này là kết quả của nguyên tắc Kitô giáo được hình thành trong Gioan 1:14: “Verbum caro factum est (Ngôi lời trở thành nhục thể)”. Sự kiện lịch sử là bình diện chủ yếu của Đức Tin Kitô giáo. Lịch sử cứu độ không phải là một huyền thoại, nhưng là một câu truyện có thật và vì thế phải được nghiên cứu bằng cùng những phương pháp như một cuộc nghiên cứu lịch sử quan trọng.
Tuy nhiên, lịch sử này lại có một bình diện khác, đó là tác động của Thiên Chúa. Vì điều này, “Dei Verbum” nhắc đến một mức độ phương pháp học cần thiết để giải thích đúng đắn các lời, là những lời vừa là lời loài người lại vừa là Lời Thiên Chúa.
Công Đồng nói rằng, theo một quy luật căn bản cho bất cứ việc cắt nghĩa một bản văn nào, Thánh Kinh phải được giải thích trong cùng một tinh thần mà trong đó Thánh Kinh được viết [chính ra phải dịch là trong cùng một Thánh Thần là Đấng đã viết Thánh Kinh]. Và do đó đưa ra ba yếu tố căn bản về phương pháp để không quên bình diện Thiên Chúa, là khoa thần khí học của Thánh Kinh: nghĩ là một người phải 1) giải thích bản văn mà không quên tính duy nhất của toàn thể Thánh Kinh; ngày nay phương pháp này được gọi là Chú Giải Thánh Kinh theo Quy Điển (Canonical Exegesis). Vào thời điểm của Công Đồng chưa có từ này, nhưng Công Đồng đã nói cùng một điều: người ta không được quên tính duy nhất của toàn thể Thánh Kinh; 2) một người cũng không được quên truyền thống sống động của toàn thể Hội Thánh, và sau cùng 3) phải tôn trọng tính loại suy Đức Tin. Chỉ khi nào cả hai mức độ về phương pháp học này, là phân tích lịch sử và thần học, được tôn trọng, thì một người có thể nói về khoa chú giải Thánh Kinh theo thần học -- một loại chú giải Thánh Kinh thích hợp cho Sách này [Thánh Kinh]. Trong khi việc chú giải Thánh Kinh ở đại học theo mức độ thứ nhất hoạt động ở một tầm mức rất cao và thật sự có ích cho chúng ta, nhưng chúng ta không thể nói như thế về mức độ kia. Thường mức độ thứ nhì này, là mức độ gồm có ba yếu tố thần học được ám chỉ bởi Dei Verbum hầu như vắng mặt. Và điều ấy đưa đến những hậu quả khá trầm trọng.
Hậu quả thứ nhất của việc vắng bóng của mức độ phương pháp học thứ nhì này là Thánh Kinh trở thành một cuốn sách chỉ nói về quá khứ. Các hậu quả về luân lý có thể được rút ra từ đó, một người có thể học về lịch sử, nhưng Sách chỉ nói về quá khứ và việc chú giải nó không còn có tính cách thần học thật sự nữa, mà trở thành thuật chép sử, là lịch sử của văn chương. Đây là hậu quả đầu tiên: Thánh Kinh tiếp tục ở trong quá khứ, chỉ nói về quá khứ. Còn có một hậu quả thứ nhì trầm trông hơn nhiều: ở đó những cách giải thích Thánh Kinh theo Đức Tin như được Dei Verbum ám chỉ bị mất dạng, mà tất yếu xuất hiện một loại giải thích Thánh Kinh khác, giải thích Thánh Kinh theo thế tục, theo chủ nghĩa thực chứng, mà nguyên tắc chính của nó là việc biết chắc chắn rằng Thiên Chúa đã không xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Theo loại chú giải Thánh Kinh này, khi nào xem ra có những yếu tố thuộc về Thiên Chúa, người ta phải giải thích nó từ đâu đến và biến nó thành yếu tố hoàn toàn nhân loại.
Vì điều này mà nổi lên những cắt nghĩa chối bỏ lịch sử tính của những yếu tố thuộc về Thiên Chúa. Thí dụ, ngày nay cái gọi là trường phái chính của khoa giải thích Thánh Kinh ở nước Đức chối từ rằng Chúa thiết lập Bí Tích Thánh Thể và nói rằng thân xác của Chúa Giêsu vẫn còn nằm trong mồ. Biến cố Phục Sinh không phải là một biến cố lịch sử, nhưng là một thị kiến thần học. Việc đó xảy ra vì không giải thích Thánh Kinh theo Đức Tin: cho nên người ta đã đưa ra một giải thích Thánh Kinh theo triết lý thế tục, là loại triết lý chối từ việc Thiên Chúa đi vào và hiện diện thật trong lịch sử là chuyện có thể xảy ra. Hậu quả của việc thiếu mức độ chú giải thứ nhì này là tạo ra một vực thẳm thật sâu giữa khoa chú giải Thánh Kinh theo khoa học và Lectio Divina. Điều này đôi khi đưa đến một hình thức lúng túng ngay cả trong việc soạn bài giảng. Khi mà việc chú giải Thánh Kinh không còn là thần học nữa, thì Thánh Kinh không còn là linh hồn của thần học, và ngược lại, khi thần học không thiết yếu là việc giải thích Thánh Kinh trong Hội Thánh, thì thần học không còn nền tảng nữa.
Cho nên đối với đời sống và sứ vụ của Hội Thánh, đối với tương lai của Đức Tin, chúng ta phải thắng vượt chủ nghĩa lưỡng phân giữa khoa chú giải Thánh Kinh và khoa thần học. Thần học theo Thánh Kinh và thần học hệ thống là hai bình diện của một thực thể duy nhất, là điều mà chúng ta gọi là Thần Học. Vì lý do này, tôi hy vọng rằng một trong những đề nghị sẽ đề cập đến nhu cầu cần phải nhớ đến hai mức độ theo phương pháp học được Dei Verbum 12 ám chỉ, cần phải khai triển một khoa chú giải Thánh Kinh không chỉ ở mức độ lịch sử, nhưng cũng phải ở mức độ thần học. Vì thế, mở rộng việc đào luyện các nhà chú giải Thánh Kinh tương lai theo nghĩa này là điều cần thiết, để thật sự mở những kho tàng của Thánh Kinh ra cho thế giới hôm nay và cho tất cả chúng ta.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
VATICAN CITY, Ngày 22 tháng 10, 2008 (Zenit.org).- Mỗi thứ tư khoảng một chục cặp hôn phối đến triều kiến Đức Thánh Cha mặc trang phục ngày cưới. Khách du lịch và hành hương thường nhận xét, “Họ phải được làm phép cưới tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.”
Nhưng thường thì các cặp hôn phối này đã lấy nhau và đã xin được một vị trí ưu tiên trong buổi triều kiến chung, rất gần Đức Thánh Cha, nơi họ được ngài chào mừng đặc biệt, đôi khi còn được thăm hỏi riêng từng cá nhân nữa. Không phải trả tiền cho những chỗ này cũng như các chỗ khác trong buổi triều kiến.
Hôm nay tại Quảng trường Thánh Phêrô có các cặp đến từ Ý, Đức, Hoa Kỳ, Ba Lan, Ghana và Mễ tây Cơ.
Sau bài giảng giáo lý, theo truyền thống, Đức Thánh Cha nói vài câu với những cặp mới cưới.
Ngài nói, “Với những nghị lực mới của tuổi trẻ, với sự hỗ trợ thiêng liêng của kinh nguyện và hy sinh, với sự sung mãn của đời sống vợ chồng, các bạn hãy học hỏi để rao giảng Phúc Âm bất cứ nơi nào các bạn tới, xin hãy yểm trợ một cách cụ thể cho những ai cố gắng tiếp nhận Phúc Âm, ở những nơi chưa được biết tới.”
Đối với một số cặp, được nhận lãnh phép lành của Đức Thánh Cha ngay sau khi làm đám cưới là một truyền thống gia đình.
Đó là trường hợp của Marcela và Juan Carlos Gallegos người Mễ Tây Cơ, họ cưới nhau ngày 4 tháng 10 và du hành đến Rôma như chặng đầu của tuần trăng mật. Chị của Marcela cũng làm như vậy năm năm về trước với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Marcela nói với phóng viên ZENIT, "Hôn nhân là khởi đầu của một đời sống chung để tạo dựng một gia đình. Đó là để có Chúa luôn luôn hiện diện."
Juan Carlos
nói thêm, "Được đến Rôma sau khi cưới là một cơ hội không phải ai ai cũng có.
Đây là một cách tốt đẹp nhất để khởi đầu đời sống kết hợp của chúng tôi. Đối với
tôi, đây là bắt đầu một cuộc sống mới, một giai đoạn mới, để chia sẻ với một
người khác, để luôn luôn ở bên cạnh Chúa và kiến tạo một gia đình mới."
Cecilia và Daniel người Ý không phải đi xa mới được Đức Thánh Cha chúc lành.
Nhưng họ vẫn trân quý cơ hội này.
Daniel nói, "Cuộc gặp gỡ này tuyệt vời. Có nhiều cặp đến từ khắp nơi trên thế giới, không phải chỉ riêng có người Ý mà thôi. Điều này cho thấy tất cả chúng ta ở trong Giáo Hội đúng như là một gia đình."
Cecilia thêm, “Đức Thánh Cha nói rằng các cặp hôn nhân phải yêu thương nhau và tìm cách vượt thắng các khó khăn, đầy rẫy trong đời, và phải sống với nhau cho đến trọn đời."
Chúa nhựt hôm 19.10.2008 là ngày thế giới truyền giáo, được cử hành hằng năm vào chúa nhựt áp chót trong tháng Mười, tháng kính Đức Mẹ Mân côi. Năm nay, ngày truyền giáo trùng với khoá họp Thượng Hội đồng giám mục về đề tài “Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng Giáo hội”, lồng trong bối cảnh kỷ niệm 2000 năm sinh nhật thánh Phaolô, tông đồ dân ngoại. Những lý do vừa nói đã đủ để giải thích lý do của việc Đức Thánh Cha hành hương đến đền kính Đức Mẹ Mân côi tại Pompei, gần Napoli. Rời Vatican lúc 9 giờ sáng bằng máy bay trực thăng, đức Bênêđictô XVI đến Pompei (cách Rôma 245 cây số), tại đây ngài đã dâng Thánh lễ vào lúc 10 giờ rưỡi, và sau đó đọc kinh Truyền tin với cộng đoàn Dân Chúa. Vào buổi chiều, trước khi trở về Rôma ngài chủ sự cuộc suy niệm các mầu nhiệm Mân côi.
Thiết tưởng cũng nên nhắc đến một biến cố khác không kém phần quan trọng, đó là
lễ nghi phong chân phước cho song thân của thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu, bổn
mạng các nơi truyền giáo. Đó là ông bà Louis và Zélie Martin, diễn ra tại
Lisieux, do đức giám mục địa phương chủ sự, nhưng công thức phong chân phước
được tuyên đọc bởi đức hồng y José Saraiva Martins, nguyên tổng trưởng bộ Phong
thánh. Chiều thứ bảy vừa qua, đức hồng y đã chủ sự thánh lễ tại nhà thờ chánh
toà Alençon, nơi mà hai ông bà làm lễ thành hôn cách đây 150 năm, ngày 13 tháng
7 năm 1858. Lúc ấy ông Louis đã 35 tuổi còn bà Zélie trẻ hơn 8 tuổi. Trong 19
năm chung sống, hai ông bà đã sinh 9 người con (2 trai và 7 gái). Hai người con
trai và hai người con gái đầu đã qua đời khi còn rất trẻ, 5 người con gái còn
lại đều dâng mình làm nữ tu trong dòng kín Lisieux và dòng Thăm viếng. Bà Zélie
qua đời năm 1877 vì bệnh ung thư khi mới được 45 tuổi. Ông Louis dọn nhà về
Lisieux, gần trang trại của em trai vợ, tiếp tục việc giáo dục con cái. Ông từ
trần ngày 29/7/1894, và ba năm sau, Teresa, người con gái út, nhập dòng kín vào
năm 1888 cũng sẽ theo ông về nhà cha.
Ngỏ lời với các người tham dự thánh lễ, Đức Thánh Cha đã chào thăm bằng tiếng
Pháp như sau: Nhân ngày Thế giới Truyền giáo hôm nay, chúng ta hợp ý cách riêng
với những người hành hương tụ tập tại Lisieux để dự lễ phong chân phước cho ông
bà Louis và Zélie Martin, song thân của thánh Teresa hài đồng Giêsu, bổn mạng
các nơi truyền giáo. Các ngài đã loan truyền Tin Mừng Chúa Kitô bằng đời sống
đôi bạn gương mẫu. Các ngài đã nhiệt thành sống đức tin và truyền đạt đức tin
trong gia đình và cho láng giềng. Ước gì lời cầu nguyện chung của các ngài trở
nên nguồn mạch niềm vui và hy vọng cho hết các cha mẹ và các gia đình.
Bây giờ chúng ta trở về thánh điện Pompei. Thành phố này nổi tiếng trong lịch sử
vì bị tàn huỷ bởi ngọn núi lửa Vesuvio vào năm 79 sau Công nguyên. Từ đống tro
tàn và di tích khảo cổ, Pompei đã được hồi sinh nhờ châu thành kính Đức Mẹ Mân
côi, do luật sư Bartolo Longo (1841-1926, được phong chân phước năm 1980), xây
cất vào năm vào 1896 và được cung hiến năm 1891. Bên cạnh thánh đường kính Đức
Mẹ Mân côi, ông còn cất những trung tâm bác ái đón tiếp các em mồ côi, các thiếu
nhi bụi đời, những con em của cha mẹ bị ngồi tù, ly dị, những thiếu nữ mang thai
ngoài hôn nhân.
Đức Bênêđictô XVI là vị giáo hoàng thứ hai đến viếng đền thánh Pompei. Vị tiền
nhiệm Gioan Phaolô II đã đến đây vào năm 1979 và năm 2003. Cách đây 10 năm, khi
còn là tổng trưởng bộ giáo lý đức tin, hồng y Joseph Ratzinger cùng với bào
huynh và các nhân viên của bộ cũng đã đến viếng thăm đền thánh này ngày
17/5/1998.
Các bài đọc Thánh lễ được chọn riêng cho lễ kính Đức Mẹ Mân côi. Dựa theo các
bài đọc ấy, Đức Thánh Cha đã trình bày những hoa trái của đức ái phát sinh từ
đến thành Pompei, từ một thung lũng hoang tàn biến thành nơi cầu nguyện và trợ
giúp xã hội. Kinh Mân côi giúp chúng ta kết hiệp với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hòa
hợp tâm tình và cử chỉ giống như các ngài. Kinh Mân côi là khí cụ chống lại sự
dữ, chống lại bạo lực, và mang lại an bình trong tâm hồn, trong gia đình và xã
hội.
Thánh lễ kết thúc lúc 12 giờ rưỡi. Cùng với các tín hữu, đức Bênêđictô XVI đọc
kinh khẩn cầu, do chân phước Bartolo Longo đã soạn, và được đọc trong các thánh
đường toàn nước Ý mỗi năm 2 lần, ngày 8 tháng 5 và chúa nhựt đầu tháng 10. Tiếp
đó, ngài đọc bài huấn dụ dẫn vào kinh Truyền tin, nêu bật ba ý chỉ cầu nguyện:
thứ nhất cầu cho Thượng hội đồng giám mục; thứ hai cầu cho công cuộc truyền giáo
bằng lời cầu nguyện; thứ ba cầu cho các gia đình nhân dịp lễ phong chân phước
cho sống thân thánh Têrêxa. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Sau thánh lễ trọng thể và kinh cầu khẩn đức Mẹ Pompei, cũng như mọi ngày chúa
nhựt, chúng ta hãy hướng về Đức Maria với kinh Truyền tin, và ký thác cho Mẹ
những ý chỉ quan trọng của Hội Thánh và nhân loại. Cách riêng, chúng ta hãy cầu
nguyện cho Khóa họp Thượng hội đồng giám mục đang diễn ra tại Rôma với đề tài:
“Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Hội thánh”, ngõ hầu mang lại những hoa
trái là cuộc thay đổi đích thực trong mọi cộng đoàn tín hữu. Một ý chỉ cầu
nguyện đặc biệt nữa bắt nguồn từ ngày Khánh nhật Truyền giáo Thế giới, vào năm
thánh Phaolô, mời gọi chúng ta hãy suy niệm câu nói bất hủ của vị Tông đồ dân
ngoại: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng” (1Cr 9,16). Trong tháng
10 này, tháng truyền giáo và tháng Mân côi, biết bao tín hữu và biết bao cộng
đoàn đã dâng kinh Mân côi cầu cho các thừa sai và cho công cuộc truyền giáo. Vì
thế tôi rất sung sướng được hiện diện hôm nay tại đây, đền thờ quan trọng nhất
dâng kính Đức Mẹ Mân côi. Điều này cho phép tôi được nhấn mạnh rằng công tác
truyền giáo tiên phong của mỗi người chúng ta là cầu nguyện. Nhờ cầu nguyện mà
chúng ta chuẩn bị con đường đón nhận Tin mừng; nhờ cầu nguyện mà con tim được mở
ra cho mầu nhiệm của Thiên Chúa và chuẩn bị các tâm hồn để đón nhận Lời cứu độ
của Chúa.
Ngày hôm nay cũng trùng hợp với một cơ hội khác: lễ phong chân phước tại Lisieux
cho ông Louis Martin và bà Zélie Guérin, song thân của thánh nữ Têrêsa Hài đồng
Giêsu, được đức Piô XI đặt làm bổn mạng các nơi truyền giáo. Các vị tân chân
phước này, nhờ lời cầu nguyện và chứng tá tin mừng, đã đồng hành và chia sẻ con
đường của ái nữ được Chúa kêu gọi tận hiến cuộc đời trong tường kín dòng
Carmelo. Chính từ đó, trong sự ẩn dật của nội vi, thánh Teresa đã thực hiện ơn
gọi của mình: “Giữa lòng Hội thánh là mẹ, con sẽ là tình yêu” (Manuscrits
autobiographiques, Lisieux 1957, 229). Nghĩ đến cuộc phong chân phước cho đôi
bạn Martin, tôi muốn nhắc đến một ý chỉ nữa mà tôi rất quan tâm: gia đình, với
nhiệm vụ căn bản là giáo dục con cái về tinh thần đại đồng, mở rộng đến thế giới
và các vấn đề nhân loại, cũng như huấn luyện các ơn gọi vào đời sống truyền
giáo. Giờ đây, ra như kéo dài cuộc hành hương của các gia đình cách đây một
tháng tại thánh điện này, chúng ta hãy khẩn cầu Đức Mẹ Pompei che chở các gia
đình trên thế giới, hướng đến Đại Hội các gia đình, sẽ được tổ chức tại thành
phố Mexicô vào tháng giêng năm 2009.
LISIEUX, Pháp quốc - Hơn 12 người hành hương, trong số có 8 ngàn người ngoài tiền đình Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêxa tại Lisieux, dự Thánh Lễ Đại Triều do Đặc Phái Viên của Đức Thành Cha Bênêdictô XVI là Đức Hồng Y José Saraiva Martins, nguyên Bộ Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh, cử hành nghi thức phong Chân Phước cho song thân của Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu là Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin.
Chuông giáo đường báo giờ cử hành Thánh Lễ 10 giớ sáng chủ nhật 19-10-2008 đúng lúc đàn chim bồ câu trắng bay từ Đất Mới Lisieux nối kết với Trời Mới. Trời cuối thu, khí hậu giá lạnh. nhiều người dư Thánh Lễ ngoài trời rét run vì không chịu nổi buốt giá.
Trong phần nhập lễ, ĐHY Đặc Phái Viên của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI nhắc lại: ‘‘Trong thời đại chúng ta, Thiên Chúa tác thành ra nhiều mẫu mực nên thánh trong số có Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin, bậc phu phụ và phụ mẫu được phong Chân Phước. Việc phong Chân Phước của hai vị luôn quan tâm đến sứ mệnh truyền giáo cúa Giáo Hội Chúa Kitô đã soi sáng Ngày Thế giới Truyền giáo. Gương sáng của các ngài được thứ nữ là Thánh Têrêsa tiếp nối’’.
Nghi thức phong chân phước gồm việc Đức Cha Jean-Claude Boulanger, Phó Thỉnh Nguyện Viên tuyên đọc tiểu sử của Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin, sau đó ĐHY Đặc Phái Viên của Đức Thánh Cha tuyên đọc Sắc Phong Chân Phước. Lúc Giáo đường đổ hồi chuông Tạ Ơn cũng là lúc pháo bông tỏa ngũ sắc phụng vụ trên nền trời thiên thanh Lisieux. Sau khi ca đoàn xướng kinh Credo, nắng hồng sưởi ấm tiền đình, từ rét mướt trở nên ấm áp.
Phép lạ trong hồ sơ phong Chân Phước
Trước cung thánh, cạnh hòm đựng xương thánh là cậu bé Pietro Schiliro đứng cùng cha mẹ. Pietro sinh ngày 25-5-2002 tại Monza (Ý), thoát khỏi bệnh phổi thập tử nhất sinh nhờ cha mẹ theo lời khuyên của Linh Mục Antonio Sangalli dòng Carmẹ (Cát Minh), làm tuần cửu nhật đề cầu Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin. Giáo phận Milan (Ý) đã lập hồ sơ dầy 967 trang về cậu bé Pietro thoát khỏi chứng bệnh hiểm nghèo. Bốn người anh của cậu đều chết vì cùng chứng bệnh này. Ngày 3-7-2008, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã ký Tông Sắc công nhận phép la này.
Bài giảng của ĐHY Đặc Phái Viên Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI
ĐHY José Saraiva Martins, nguyên Bộ Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh, đã tôn vinh các bậc cha mẹ như sau: ‘Trong khi tôi tuyên đọc Sắc Phong của Đức Thánh Cha, tôi cũng như anh chị em đều nhớ đến các bậc sinh thành. Chúng tạ ơn Thiên Chúa đã tác thành người tín hữu nhờ tình yêu vợ chồng của các bậc cha mẹ. Ngày nay, Giáo Hội tôn kính hai vị, xuất thân từ mảnh đất Normandie, là hồng ân của mọi nhà’’. Song thân của Thánh Nữ Têrêxa kết hôn tại Nhà Thờ Đức Bà Alençon ngày 13-7-1858, cách đây đúng 150 năm.
Lời Nguyện Truyền Giáo
Cộng đoàn Cergy thuộc Giáo xứ Việt Nam tại Paris do cha Đình Đồng Thượng Sách hướng dẫn dự Đại Lễ Phong Chân Phước tại Lisieux. Trong Truyện Một Tâm Hồn (bản dịch tiếng Việt của Kim Thiếu), thứ nữ của Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin là Thánh Têrêxa tâm nguyện tận hiến trong Dòng Kín Hà Nội hoặc Saigon. Vì vậy, một thiếu nữ của cộng đoàn Cergy trong áo dài cổ truyền đã đọc 1 trong 9 lời nguyện truyền giáo bằng tiếng Việt như sau: ‘‘Lạy Chúa, trong Ngày Truyền Giáo Hoàn Vũ hôm nay, xin Chúa cho chúng con luôn nhớ rằng mỗi người trong chúng con đều được Chúa mời gọi trở nên Thánh, noi gương của hai Chân Phước Louis, Zélie Martin và Thánh nữ Têrëxa. Xin Chúa cho chúng con mạnh dạn đi khắp muôn nơi rao giảng Lời Chúa cho mọi người.’’
Hai Bông Hồng - Năm Cánh Huệ
Lúc sinh thời, Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã vẽ một họa tiết gồm hai bông hồng
và năm cánh huệ, ghép vào Thánh Giá Chúa Kitô trên chiếc áo choàng biếu mẹ là
Chân Phước Zélie. Hai bông hồng tượng trưung cho song thân là Ông Louis Martin
và Bà Zélie Guérin. Năm bông huệ trắng là năm con gái của Chân Phước: bốn người
là nữ tu Dòng Kín Carmel (Lisieux) và một Dòng Đức Bà Thăm Viếng (Le Mans). Các
Linh Mục đồng tế trong Đại Lễ Phong Chân Phước đều đeo khăn Stola các phép in
lại họa tiết gốc do Thánh Nữ Têrêxa thực hiện.
Hai bông hồng chính là Chân Phước Louis Martin và Chân Phước Zélie Guérin. Chân dung hai vị ngự trên cổng vào Vương Cung Thánh Đường Lisieux: Trong khi Chân Phước Louis Martin ngước mắt nhìn về Trời Mới, Chân Phước Zélie Guérin dịu dàng nhìn xuống Đất Mới Lisieux trong ngày 19-10, có cháu con các Thánh Tử Đạo Việt Nam hành hương nguyện cầu.
Paris, ngày 20-10-2008
Lê Đình Thông
Paris (CNS) – Các vị giám mục Pháp và Bỉ đã đồng thanh ca tụng sự nghiệp bác ái của Nữ tu Emmanuelle, mới qua đời hôm 20 tháng 10, trước ngày sinh nhật thứ 100.
Trong thánh lễ cử hành tại Thánh đường Notre Dame, đức hồng y Vingt-Trois giáo
phận Paris nói rằng nhân cách của nữ tu Emmanuelle và cách sử dụng truyền thông
đã “biến bà thành một nhân vật biểu tượng”.
“Nhưng tính xác thực trong công tác phục vụ của bà chứng tỏ rõ rệt ở khả năng
qui tụ được mọi loại người ủng hộ cho công tác của bà.”
Trong bản tuyên bố phổ biến ngày 20 tháng 10, Tổ chức thân hữu của Nữ tu
Emmanuelle, trú sở đặt tại Paris, cho biết bà đã qua đời bình yên trong giấc ngủ
tại ngôi nhà dùng làm chỗ tĩnh tâm của tu hội ở Callian, miền đông nam nước
Pháp.
Hội đồng giám mục Bỉ trong một bản tuyên bố đăng trên web site của hội đồng nói:
“Suốt gần một thế kỷ, người phụ nữ cao cả này đã làm rạng rỡ đức tính hào hiệp
và niềm hứng khởi trên khắp thế giới. Cuộc sống của bà mời gọi chúng ta tăng
tiến thêm tình đồng cảm đoàn kết giữa những thời gian thử thách và nhắc nhở
chúng ta rằng chính tình thương sẽ cứu vãn thế giới.”
Nữ tu Emmanuelle được an táng ngày 22 tháng 10 trong nghĩa trang Đức Mẹ Sion ở
Callian.
Năm 1971, ở tuổi 63, nữ tu Emmanuelle đến ở với những người sinh sống bằng nghề
lượm rác ở ngoại ô Cairo (Ai cập). Bà xây cất trường học và các trạm phát thuốc
cũng như thúc đẩy cuộc đối thoại giữa người Do thái và Hồi giáo.
Hồng y Vingt-Trois nói: “Bà hiểu rằng muốn yêu thương những người cần có của ăn
để sống ấy thì phải liên kết với họ qua cách sống của bà, là chia sẻ với họ
những nỗi khổ cực và khuyến khích họ bước ra khỏi cảnh đó. Bà trở thành người
nhặt rác giữa đám người lượm rác, dấn thân không cần lối thoát vào tình đồng cảm
với những kẻ không có gì cả và bị mọi người nghi ngại.”
Bà xuất thân trong một gia đình giầu có tại Brussels (Bỉ), nhưng dâng hiến cuộc
đời trong một tu hội năm 1929 sau khi đã theo học triết học tại trường đại học
nổi tiếng Sorbonne (Pháp). Vào thập niên 1930, bà phục vụ tại một trường trung
học ở Istanbul (Turkey, Thổ nhĩ kỳ).
Tới năm 1993, bà trở về Pháp, phổ biến rộng rãi cảnh ngộ khốn khó của người
nghèo trên thế giới. Bà cũng nổi tiếng về những quan điểm không chính thống, như
ủng hộ việc ngừa thai và cho giáo sĩ được kết hôn.
Nữ tu Emmanuelle được dư luận rộng rãi so sánh với Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta
(Ấn độ), và với Abbé Pierre là vị linh mục sáng lập Cộng đồng Emmaus ở Pháp. Bà
cũng được bầu chọn là một trong những người được ngưỡng mộ nhất nước Pháp, cũng
như đứng hạng thứ năm trong danh sách những người vĩ đại nhất nước Bỉ năm 2005.
Cách đây 30 năm ngày 16 tháng 10 năm 1978, Đức Hồng Y Karol Wojtila, Tổng Giám Mục Cracovia đã được Hồng Y Đoàn bầu làm chủ chăn Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, thay thế Đức Gioan Phaolo I, qua đời sau 33 ngày làm Giáo Hoàng. Đức Gioan Phaolô II đã là một chủ chăn vĩ đại của Giáo Hội vì phần đóng góp lớn lao của ngài cho Giáo Hội và cho thế giới. Ngài cũng đã là vị Giáo Hoàng được rất nhiều người thương mến, nhất là giới trẻ.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y
Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Giáo Dân về Đức Gioan Phaolô II.
Đức Hồng Y Rylko sinh năm 1945 thụ phong linh mục năm 1969, đậu tiến sĩ thần học
tại đại học Cracovia và tiến sĩ xã hội tại đại học giáo hoàng Gregoriana. Năm
1995 cha Rylko được Đức Gioan Phaolô II chỉ định làm Thư ký Hội Đồng này, và năm
1996 được tấn phong Giám Mục. Năm 2003 Đức Cha được thăng Tổng Giám Mục Chủ tịch
Hội Đồng Tòa Thánh Giáo Dân. Năm 2005 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI vinh thăng ngài
làm Hồng Y.
H:Thưa Đức Hồng Y Rylko, Đức Hồng Y nhớ lại ngày 16 tháng 10 năm 1978 như thế
nào?
Đ: Khi nhận được tin Đức Hồng Y Wojtila được bầu làm Giáo Hoàng, tôi đang ở
ngoài nhà ga xe lửa thành phố Cracovia. Tôi nhớ là đã tìm ngay đến một phòng đợi
trong nhà ga nơi có truyền hình để theo dõi tin tức chính thức. Nhưng chương
trình truyền hình chiều hôm đó không đưa tin này. Chắc chắn là vì nhà nước Ba
Lan không biết phải bình luận gì về biến cố không thể tin là có thể xảy ra được
đó. Thế là tôi về nhà và theo dõi tin tức. Đài truyền hình nhà nước đã loan tin
rất trễ.
H: Lúc ấy Đức Hồng Y cảm thấy gì, và điều gì đã xảy ra tại Cracovia?
Đ: Chúng ta có thể tưởng tượng được một cách dễ dàng. Nhưng ban đầu phản ứng của
mọi người là sự kinh ngạc, vì trước Mật Nghị Hồng Y Đoàn người ta cũng đã nói
nhiều rằng vị Tân Giáo Hoàng tới cũng sẽ là người Ý, và xem ra đó là điều tự
nhiên. Vì thế nên sự lựa chọn của các Hồng Y đã khiến cho chúng tôi ngạc nhiên,
nhưng đồng thời cũng vui sướng kinh khủng. Vào thời đó tôi là phó giám đốc đại
chủng viện Cracovia, và khi được tin tất cả các đại chủng sinh đã chạy ùa ra
ngoài đường để bầy tỏ niềm vui của họ.
H: Khi đó người ta có cảm nhận được những gì sẽ xảy ra hay không thưa Đức
Hồng Y?
Đ: Không. Không ai có thể thực sự tưởng tượng nổi. Nhưng chắc chắn sự lựa chọn
của Mật Nghị Hồng Y đã là một lựa chọn ngôn sứ. Cả hiện nay nữa, 3 năm sau khi
Đức Wojtila về nhà Cha, chúng tôi luôn khám phá ra các điều mới mẻ liên quan tới
triều đại giáo hoàng của người, liên quan tới giáo huấn của người.
Cách đây hai hôm tôi đã có mặt tại Ba Lan đễ tham dự một lễ nghi kỷ niệm biến cố
Đức Wojtila được bầu làm Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ, và một trong những điều đã
được nhấn mạnh đó là sự kiện Đức Gioan Phaolô II vẫn tiếp tục hiện diện và gây
kinh ngạc cho chúng ta.
H: Đức Gioan Phaolô II đã cai quản Giáo Hội trong 27 năm trời. Người ta đã
nói nhiều về triều đại dài của người và sẽ còn nói nhiều nữa. Nhưng trong một
cái nhìn mau chóng, Đức Hồng Y định nghĩa Đức Gioan Phaolô II như thế nào?
Đ: Tôi sẽ nói rằng triều đại của Đức Gioan Phaolô II đã là một mùa gieo giống
ngoại thường. Trong 27 năm trời Đức Gioan Phaolô II đã đề cập tới tất cả mọi môi
trường cuộc sống của nhân loại ngày nay và của con người. Điều đã luôn luôn gây
ấn tượng đó là người đã biết nói với các dân tộc, với toàn thể nhân loại và với
từng người riêng rẽ. Đức Gioan Phaolô II đã là người của các buổi tụ họp lớn,
đôi khi tới hàng triệu người, nhưng đồng thời cũng trong các dịp này mỗi người
đã cảm thấy mình đươc mời gọi một cách cá nhân. Giờ đây chúng ta đang có Thượng
Hội Đồng Giám Mục thế giới về Lời Chúa, về việc cần phải loan báo Lời Chúa,
chúng ta đang sống trong Năm Thánh Phaolô, và chính các biến cố này mời gọi
chúng ta nhìn vào con người của Đức Gioan Phaolô II như là một người lữ hành của
Tin Mừng. Tháng 8 vừa qua khi gặp các linh mục giáo phận Bolzano, Đức Thánh Cha
Biển Đức XVI đã nói rằng Đức Gioan Phaolô II với niềm tin hăng say, với trí
thông minh và lòng can đảm của mình đã thực sự đem Tin Mừng đến tận cùng bờ cõi
trái đất. Và người đã không phá đổ các bức tường của thành Giêricô, cho bằng phá
đổ tất cả mọi bức tường chia cách giữa hai thế giới, và vì thế người giống như
một đèn pha chiếu sáng cho ngàn năm thứ ba. Tôi tin rằng đó là một tổng kết rất
đẹp, tóm gọn toàn triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II.
H: Đức Hồng Y đã nói tới một mùa gieo giống ngoại thường. Thế thì mùa gặt đã
tới đâu rồi, thưa Đức Hồng Y?
Đ: Đây là một điểm nóng. Nhưng trên thực tế chúng ta có thể nói gì? Giáo Hội có
bổn phận gieo vãi Tin Mừng cứu độ. Gieo vãi nó là bổn phận của chúng ta. Trong
nghĩa này Đức Gioan Phaolô II đã cho chúng ta một gương sáng ngoại thường, người
gieo vãi không ngừng nghỉ cho tới hơi thở cuối cùng. Cả khi người nói không ra
tiếng nữa, người vẫn nói với dân chúng bằng cách không lời. Đó là sự gieo vãi.
Liên quan tới việc gặt hái, thì đó là công trình của ơn thánh Chúa, phần chúng
ta chỉ đơn sơ tin tưởng nơi sự kiện - như Thượng Hồi Đồng Giám Mục thế giới này
về Lời Chúa đã nhắc lại - Lời Chúa luôn luôn để lại một dấu vết trong cuộc sống
con người. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, bậc thầy của niềm hy vọng, trong một lần
gặp các Giám Mục Thụy sĩ đã nói như sau: Trong thế giới Thiên Chúa luôn luôn
thua, vì sự tự do khiến con người thường nói ”không” với Ngài. Nhưng đồng thời
Thiên Chúa cũng không thua, không thất bại, vì mỗi một ”thất bại” lại trở thành
lý do để Thiên Chúa đưa ra sáng kiến mới. Thiên Chúa không bao giờ nản lòng
trong việc tìm kiếm con người và làm cho sứ điệp cứu độ đến với con người. Thiên
Chúa không thua, vì Ngài không mệt mỏi trong lòng từ bi thương xót của Ngài đối
với con người.
Một số nhận định của ĐC Joseph Tlhagale, Tổng Giám Mục
Joahnesburg kiêm Chủ tịch HĐGM Nam Phi châu về hiện hình chính trị xã hội Nam
Phi (Avvenire 4-10-2008)
Ngày 21 tháng 9 vừa qua, trong buổi nói chuyện trên đài truyền hình Nam Phi, ông
Thabo Mbeki đã từ chức tổng thống, sau khi đảng Quốc Đại Phi châu đã bỏ phiếu
bất tín nhiệm và buộc ông phải rút lui. Ngày 23 sau đó bà Phumzile Mlambo
Ngcuka, cũng tuyên bố từ chức phó tổng thống. Tiếp theo đó là 11 vị Bộ trưởng
cũng theo nhau từ nhiệm. Chính phủ của tổng thống Mbeki sụp đổ mở ra một giai
đoạn khó khăn cho nền dân chủ Nam Phi mới có 14 năm tuổi đời, sau khi chế độ kỳ
thị chủng tộc chấm dứt với biến cố ông Nelson Mandela, cựu tù nhân của chế độ
Apartheid, được bầu làm tổng thống.
Trong thư gửi ban chủ tịch đảng Quốc Đại Phi châu ông Thabo Mbeki nhấn mạnh rằng
ông đã là thành viên của đảng này từ 52 năm qua và tiếp tục là thành viên của
đảng. Do đó ông tôn trọng quyết định của Ủy ban lãnh đạo đảng. Ông Mbeki đã thay
thế ông Nelson Mandela làm tổng thống Nam Phi hồi năm 1999, sau khi giữ chức Phó
tổng thống từ năm 1994. Đáng lý ra nhiệm kỳ tổng thống của ông còn kéo dài cho
tới tháng 4 năm 2009, trước khi có cuộc bầu cử vào tháng 5. Nhưng các tranh chấp
và chia rẽ nội bộ của đảng Quốc Đại Phi châu đã khiến cho Nam Phi rơi vào cuộc
khủng hoảng chính trị nói trên.
Ngày 12 tháng 9 vừa qua thẩm phán Chris Nicholson đã khám phá ra vụ tổng thống
Mbeki và nhiều bộ trưởng can thiệp vào quyền tư pháp quốc gia, nhằm ngăn chặn
không cho ông Jacob Zuma, cựu phó tổng thống và hiện là Chủ tịch đáng Quốc Đại
Phi châu, được xử án một cách công bằng. Ông Zuma bị tố cáo là đã đòi tiền hối
lộ của công ty pháp Thint-Thales, để tạo điều kiện dễ dãi cho kỹ nghệ cung cấp
vũ khí trong một hợp đồng hồi năm 1999 lên tới 4,8 tỷ mỹ kim. Năm 2005 tổng
thống Mbeki đã cách chức phó tổng thống Zuma, khi ông Shabir Shaik, bạn làm ăn
của ông Zuma bị kết án gian tham hối lộ trong hợp đồng buôn bán vũ khí.
Thật ra ngay từ năm 2003 các người ủng hộ ông Zuma, trong đó có cánh tả của đảng
Quốc Đại Phi châu, Liên hiệp các nghiệp đoàn Nam Phi và đảng Cộng Sản Nam Phi,
đã phát động chiến dịch tố cáo các can thiệp của chính quyền vào vụ này. Tổng
thống Mbeki bác bỏ mọi lời tố cáo nói trên. Nhưng ông Zuma và các đồng minh đã
thành công trong việc huy động ban lãnh đạo đảng Quốc ĐạiPhi châu chống lại ông
Mbeki. Trong đại hội đảng hồi năm ngoái họ đã đi tới chỗ loại trừ ông Mbeki và
hầu hết các người thân tín của ông khỏi Ban Lãnh Đạo đảng Quốc Đại.
Tuy nhiên, cả trước đó tổng thống Mbeki cũng đã gặp các khó khăn trong cung cách
]ãnh đạo của ông. Ngay từ thập niên 1990 ông đã tố cáo ông Zuma và vài thành
viên cao cấp khác của đảng Quốc Đại là âm mưu chống ông và gây áp lực để họ thôi
hoạt động chính trị. Đồng thời ông tìm cách làm cho Quốc Hội không thể điều tra
về hợp đồng buôn bán vũ khí và cách chức nhiều nhân vật trong chính phủ. Ông
Mbeki cũng chối bỏ các thực tại đang đè nặng trên cuộc sống của người dân Nam
Phi như nạn nghèo túng, thất nghiệp, nạn tội phạm gia tăng và bệnh dịch liệt
kháng lan tràn trầm trọng. Tất cả khiến cho lòng dân bất mãn. Sau khi bắt buộc
ông Mbeki từ chức, đảng Quốc Đại đã bầu ông Kgalema Motlanthe, làm tổng thống
trong giai đoạn chuyển tiếp cho đến cuộc bầu cử vào tháng 5 năm tới, với ứng cử
viên duy nhất có giá là ông Zuma. Khác với nguyên tổng thống Mbeki là người xa
cách, chỉ giao du với giới thượng lưu và trung lưu nhưng xa cách dân chúng, ông
Zuma là người rất bình dân và được dân nghèo qúy mến ngưỡng mộ.
Nam phi rộng gần 1 triệu 220 ngàn cây số vuông có 48,8 triệu dân, tuổi trung
bình là 24,2 năm, với 50% tổng số dân sống đưới mức nghèo đói và 25.5% thất
nghiệp.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha
Joseph Tlhagale, Tổng Giám Mục Joahnesburg kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam
Phi châu về hiện hình chính trị xã hội Nam Phi. Trong các ngày qua Đức Cha đã
tham dự phiên họp của Học Viện Giáo Hoàng Truyền Giáo Nước Ngoài tổ chức tại
Milano bắc Italia.
H: Thưa Đức Cha Tlhagale, người dân Nam Phi đang sống giai đoạn chuyển tiếp
này như thế nào?
Đ: Nhiều người cho rằng việc loại bỏ ông Mbeki từ phía đảng Quốc Đại Phi châu là
bất công, và trong tương lai phải để cho chính dân chúng quyết định về việc thay
đổi hàng lãnh đạo. Người dân Nam Phi không có tiếng nói trong vấn đề này. Người
ta nói tới dân chủ, nhưng đó là một thứ dân chủ của đảng phái, chứ không phải
của quốc gia. Cần phải thay đổi Hiến Pháp để có thể trưng cầu dân ý, khi xảy ra
một cuộc khủng hoảng chính trị như hiên nay.
H: Tại sao tổng thống Mbeki lai đã bị loại trừ thưa Đức Cha?
Đ: Ông Mbeki đã phải trả giá mắc mỏ, vì ông đã tạo ra qúa nhiều người thù nghịch
với mình. Nhiều người coi vụ này là một sự báo thù đối với những gì đã xảy ra
cách đây ba năm, khi ông Mbeki loại bỏ ông Jacob Zuma khỏi chức phó tổng thống.
H: Đức Cha lượng định thời gian ông Mebki làm tổng thống như thế nào?
Đ: Ông Mbeki đã có công trong nỗ lực đưa Nam Phi tới tình trạng như hiện nay với
một nền kinh tế hùng mạnh, quốc gia ổn định. Nhưng không phải chỉ có thế, ông đã
hoạt động rất nhiều để giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng của các nước khác
như Congo, Zimbabawe và Côte d'Ivoire. Ông cũng đã dấn thân trên bình diện của 8
cường quốc kinh tế và Liên Hiệp Quốc, vì ông biết tầm quan trọng của sự kiện Phi
châu có tiếng nói trong các tổ chức như thế. Tôi không biết ông Zuma có theo
đuổi các nỗ lực này hay không.
H: Ông Mbeki cũng đã phải trả giá mắc mỏ, vì đã ít chú ý tới dân nghèo, có
phải thế không thưa Đức Cha?
Đ: Tôi tin rằng ông cũng đã cảm thấy vấn đề nghèo đói của người dân. Dĩ nhiên
ông không phải lá người đi ra ngoài đường để nhận diện vấn đề đó, nhưng không
phải vì thế mà ông đã không dấn thân để giải quyết vấn đề nghèo đói. Người ta đã
phát động một chiến dịch bất công chống lại ông. Sự cứng rắn của ông đã khiến
cho ông có nhiều thù địch. Nhưng việc loại bỏ ông ra ngoài tạo ra một tiền lệ
nguy hiểm. Vì trước sau gì ông Zuma, ngày nay được giới trẻ của đảng Quốc Đại
Phi châu và các nghiệp đoàn ủng hộ, nhưng cũng có thể chịu cùng chung số phận.
Nếu người ta đồng ý phá hủy phẩm giá của hàng lãnh đạo, thì khi đó chúng ta sẽ
mất đi sự tôn trọng đối với chính chúng ta và chúng ta sẽ rơi vào tay của các
nhóm quyền bính biết rất rõ phải làm gì để được lắng nghe.
H: Các đường lối chính trị của ông Zuma sẽ đi theo hướng nào thưa Đức Cha?
Đ: Ít nhất ban đầu ông ta sẽ tìm cách tiếp tục những gì ông Mbeki đã làm. Nhưng
ông sẽ khó mà có thể duy trì thế quân bình giữa các đòi buộc của những người ủng
hộ ông. Các đòi buộc đó có thể bao gồm việc quốc hữu hóa vài tài nguyên và việc
thay đổi các đường lối chính trị kinh tế lớn.
H: Thưa Đức Cha Tlahale, trong các năm qua nền kinh tế của Nam Phi đã gia
tăng mạnh mẽ, nhưng nạn ghèo đói và thất nghiệp vẫn tiếp tục trầm trọng như vậy
có nghĩa là thế nào?
Đ: Sự giầu có tiếp tục rơi vào túi của ít người. Có một giai cấp trung lưu nảy
sinh, nhưng vẫn còn có hàng triệu người nghèo túng. Đây đã là hố sâu ngăn cách
mà ông Mbeki không thành công lấp đầy được. Hiện nay nạn thất nghiệp lến tới
25,5%,, số người mắc bệnh liệt kháng là 5 triệu, nhưng chỉ có 400 ngàn người là
có thể có thuốc để được chữa trị mà thôi. Năm ngoái chính quyền đã xây cất 400
ngàn căn nhà, trong khi đích điểm nhắm tới là xây 1 triệu căn nhà cho dân. Các
vấn đề rất là hiển nhiên và cần phải có thời gian mới có thể giải quyết được.
Nhưng chúng ta đã thấy các vụ bạo lực do phong trào bài người nước ngoài gây ra
mới đây. Các anh chị em di dân đã trở thành con dê đền tội, trong thế cạnh tranh
bạo lực vì các tài nguyên hạn hẹp.
H: Trong hai năm nữa giải túc cầu quốc tế sẽ diễn ra tại Nam Phi. Đây sẽ là
một biến cố lôi kéo sự chú ý của toàn thế giới. Đức Cha có tin là Nam Phi sẵn
sàng cho biến cố này hay không?
Đ: Người ta đang tiêu hao nhiều sức lực để chuẩn bị cho biến cố này. Chính quyền
Nam Phi đã đầu tư 17 tỷ rand, tức khoảng 1 tỷ 450 triệu Euros để xây các cơ cấu
hạ tầng cho giải túc cầu thế giới như: đường sá, các sân vận động, các khách sạn
vv... Chúng hầu như gần xong rồi. Đây sẽ là một dịp tốt, nhưng tôi cũng sợ rằng
trên thực tế, nhiều vùng của Nam Phi đặc biệt là các vùng quê, sẽ không nằm
trong danh sách những nơi có được cơ may phát triển này.
H: Đức Cha vẫn tiếp tục lên án nạn gian tham hối lộ và con ông cháu cha đang
đè nặng trên xã hội Nam Phi, có phải thế không?
Đ: Rất tiếc nạn gian tham hối lộ cũng như nạn tội phạm là một bệnh địa phương.
Ủy ban công tố có danh sách 5.000 trường hợp gian tham hối lộ. Nhưng đây chỉ là
một phần nhỏ nhô trên mặt nước của núi bắng khổng lồ của nạn gian tham hối lộ
chìm bên dưới. Nạn gian tham hối chạy ở bên dưới, chạy rất nhanh và đe dọa sự
toàn vẹn của giới lãnh đạo. Ngoài ra có biết bao nhiêu các hãng xưởng thường đi
đêm với nhau trong việc duy trì giá cả hàng hóa để bóc lột dân. Nhưng rất may là
ít nhất các phương tiện truyền thông xã hội thường phanh phui các vụ gian tham
hối lộ và vô liêm chính này, và như thế là cứu vớt nền dân chủ của chúng tôi. Dĩ
nhiên Nam Phi cần phải có một ý chí chính trị cao để có thể tiếp tục con đường
phát triển của mình.
Giáo hội Công giáo thường bị kết án là đã đồng lõa trong một số những điều ác khác nhau xảy ra trong xã hội, chẳng hạn như chế độ nô lệ, sự phát triển của đảng Quốc xã, và ngay cả vụ tàn sát hàng loạt người Do thái ở thế chiến thứ II.
Các sử gia đã đưa ra những lời kết án với mức độ khác
nhau nhắm vào người Công giáo. Nhưng tất cả đều đồng ý ở một điểm: Những điều ác
đó là kết quả do việc những giáo huấn của Giáo hội không được giáo dân tuân giữ
và các vị giám mục quá nhu thuận, đáng lẽ phải cất lên tiếng nói nhiều hơn và
cao giọng hơn nữa.
Một thế kỷ nữa, kể từ hôm nay, các sử gia sẽ nhìn lại cuộc bầu cử này, có thấy
được người Công giáo Hoa kỳ lại ôm đồm thêm một tội ác từ bản chất – đó là nạn
phá thai – mâu thuẫn trực tiếp với đức tin họ đã tuyên xưng? Liệu các sử gia sẽ
nói rằng, sau 40 năm dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của các vị giáo hoàng chống lại
“nền văn hóa sự chết”, người Công giáo Mỹ đã chọn cách bịt hai tai lại làm ngơ?
Hoặc bảo rằng các giám mục Hoa kỳ đã nói quá ít và tiếng nói quá nhẹ nhàng?
Hồ sơ lịch sử chắc sẽ ghi như thế nếu Barack Obama được bầu làm tổng thống vào ngày 4 tháng 11 với sự trợ giúp đắc lực của những cử tri Công giáo. Như Hồng y Rigali nhận xét, làm như vậy là người Công giáo đã bỏ phiếu để loại bỏ mọi điều khoản hạn chế về luật pháp cho hành động phá thai, cũng như dùng tiền người đóng thuế để tài trợ cho việc phá thai ở cả trong lẫn ngoài nước. Tại sao vậy? Bởi vì Barack Obama đã hứa hẹn, công việc đầu tiên của ông khi làm tổng thống là ký Dự luật Tự do Chọn lựa (Freedom of Choice Act).
Hệt như nhiều người Công giáo bán buôn và sở hữu nô lệ, hoặc câm lặng trong thời gian người Do thái bị tàn sát hàng loạt, các cử tri Công giáo cũng có thể buông thả để cho một điều ác khác mặc sức hoành hành, trái với cốt lõi đức tin của mình: “Sự sống của con người là linh thánh – tất cả mọi người đều phải công nhận điều đó” (Gioan XXIII, Thông điệp Humanae Vitae).
Giám mục Joseph Martino ở Scranton mới đây nhắc nhở chúng ta rằng tiếng nói của Giáo hội đã được lắng nghe ngay giữa nước Đức thời Quốc xã. Năm 1941, giám mục Clemens von Galen – được mệnh danh là Con Sư tử xứ Munster – đã thuyết giảng, kết án các sĩ quan Quốc xã nhiều tội ác, cả việc tàn sát những người bệnh hoạn tâm thần. “Quyền được sống, không bị xúc phạm, được tự do là những phần không thể thiếu trong một nền trật tự đạo đức của xã hội.”
“Ba bài thuyết giảng thách thức chế độ Quốc xã” của giám mục von Galen đều gây nghẹt thở vì đức tính can trường trước cảnh có thể bị bắt giữ và hành quyết. (Một thời gian ngắn sau các bài giảng đó, lính Quốc xã đã giam giữ vị giám mục này tại gia cho đến khi chiến tranh chấm dứt. Con Sư tử xứ Munster chết vì nhiễm trùng ruột dư vào năm 1946 và được giáo hoàng Bênêđictô XVI tuyên phong Chân phước ngày 9 tháng 10 năm 2005).
Hiện nay, các giám mục Hoa kỳ đã cất lên tiếng nói – hơn 40 vị và còn thêm nữa – và tiếng nói của các ngài càng ngày càng lớn hơn. Tiếng nói mạnh nhất là của Tổng giám mục Charles Chaput; ngoài cuốn sách Render Unto Caesar: Serving Our Nation by Living Our Catholic Beliefs in Public Life (Trả lại cho Xê-gia: Phục vụ tổ quốc bằng cách sống niềm tin Công giáo trong sinh hoạt chính trị) mới xuất bản, ngài còn phát ra hai bản tuyên bố công khai, bản mới nhất có tiêu đề “Little Murders” (Những kẻ sát hại trẻ thơ).
Tổng giám mục Chaput đề cập thẳng vào những lý luận đưa ra do một số người Công giáo ủng hộ Obama, như Giáo sư Douug Kmiec, đã gây ra những hành động có hại cho Giáo hội, làm xáo trộn các thứ tự ưu tiên tự nhiên của giáo huấn Công giáo về xã hội, phá hoại các tiến bộ mà những người phò sinh đã đạt được, và cung cấp lý do cho một số người Công giáo bỏ qua vấn đề phá thai thay vì tranh đấu ngay trong nội bộ đảng và nơi thùng phiếu để bảo vệ trẻ em chưa ra đời.
Tổng giám mục Chaput còn cho biết thêm về sự thiếu thốn
niềm xác tín nơi người Công giáo về vấn đề phá thai so với những vận động hành
lang của nhóm phò phá thai. “Rõ rệt là họ có niềm xác tín hơn hẳn một số người
Công giáo chúng ta. Và tôi thiết nghĩ đó là một bản cáo trạng cho toàn bộ thế hệ
lãnh đạo Công giáo Mỹ.”
Lời của ngài thật chính xác -- và lịch sử sẽ ghi lại sự thất bại này của hàng
ngũ lãnh đạo Công giáo hơn bao giờ hết nếu Obama đắc cử tổng thống. Chính sách
của ông này chắc sẽ làm gia tăng con số những vụ phá thai, chứ không làm giảm đi
như lời hứa hẹn của ông và của những người đại diện.
Dĩ nhiên, những điều các sử gia phải nói không phải là vấn đề thực; vấn đề thực là điều lịch sử sẽ ghi lại: việc mất đi bao sinh mạng và hệ lụy của “những kẻ sát hại trẻ thơ” gây ra cho những người phá thai và cho gia đình. Lịch sử cũng sẽ ghi chép sự thất bại của cộng đồng Kitô giáo lớn nhất ở Hoa kỳ trong việc bảo vệ cho những kẻ vô tội và dễ bị thương tổn nhất, đó là những đứa trẻ chưa ra đời.
Giám mục von Galen đã nhắc nhở những người Quốc xã ngồi
trong thánh đường của ngài vào hôm 3 tháng 8 năm 1941: “Các ngươi chớ giết
người!” Giới luật này của Thiên Chúa, đấng duy nhất có quyền quyết định về sự
sống và cái chết, được ghi trong tâm hồn con người ngay từ thuở ban đầu, rất lâu
trước khi Thiên Chúa ban cho con cái Israel trên núi Sinai điều răn của Người
trong những câu súc tích khắc trên bia đá, nay vẫn còn ghi chép trong Kinh Thánh
và ngay từ thuở nhỏ khi theo học giáo lý chúng ta đã thuộc nằm lòng.
Nguồn: InsideCatholic.com/Deal W. Hudson
VATICAN - Sáng 21-10-2008, 243 nghị phụ Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 12 đã nhóm phiên họp toàn thể thứ 20, trước sự hiện diện của ĐTC, để nghe trình bày về danh sách thống nhất 53 đề nghị bằng tiếng la tinh đúc kết công nghị GM hiện nay.
Danh sách này đã được ĐHY Tổng tường trình viên Marc Ouellet, Đức TGM Laurent
Monsengwo Tổng thư ký đặc biệt và 12 vị tường trình viên của 12 nhóm sinh ngữ
hoàn thành dựa vào các đề nghị do các nhóm đề ra trong 3 phiên họp cuối tuần
qua.
Đi từ tiền đề về những lợi ích phong phú về thần học và mục vụ do Hiến Chế Dei
Verbum, Lời Chúa, của Công đồng chung Vatican 2 mang lại, các nghị phụ bày tỏ
mong ước các tín hữu gia tăng ý thức về sức mạnh cứu độ của Lời Chúa, và Giáo
Hội cần tăng cường ơn gọi truyền giáo của mình.
Các đề nghị không quên nhắc đến những trình trạng xung đột và căng thẳng về tôn
giáo, đồng thời mong ước sự dấn thân của các tín hữu trong việc xây dựng những
nhịp cầu đối thoại, và một xã hội hòa hợp hơn.
Các nghị phụ cổ võ mỗi tín hữu hãy có cuốn Kinh Thánh riêng; và trong phụng vụ,
sách Kinh Thánh phải được chỗ nổi bật tại các nhà thờ; cần đào sâu và tăng cường
vai trò của các độc viên; tận dụng các phương tiện truyền thông mới mẻ.
Các nghị phụ nhấn mạnh chỗ đứng quan trọng của bài giảng cần được chuẩn bị kỹ
lưỡng trong kinh nguyện và được nuôi dưỡng bằng đạo lý. Các vị cũng ủng hộ việc
thiết lập cuốn chỉ nam về giảng thuyết; duyệt lại sách các bài đọc thánh lễ; đề
cao tầm quan trọng của phụ nữ không những trong gia đình và trong công tác huấn
giáo, nhưng cả trong việc đọc các bài đọc Kinh Thánh nữa.
Vấn đề lectio divina cần được cổ võ trong các giáo xứ, gia đình, các phong trào
của Giáo Hội, trong việc huấn luyện các linh mục tương lai, việc giảng dạy giáo
lý, v.v..
Danh sách các đề nghị cũng bàn đề cập đến việc chú giải Kinh Thánh và cần vượt thắng thái độ nhị nguyên (dualisme) giữa khoa chú giải Kinh Thánh va thần học. Về vấn đề sứ vụ truyền giáo, có những đề nghị bàn đến việc rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, người ở ngoài lề, người tàn tật. Các nghị phụ bày tỏ lo ngại trước hiện tượng các giáo phái và cổ võ việc nghiên cứu phương thức đối phó.
Vấn đề đối thoại với người Do thái và người Hồi giáo cũng được nhắc đến trong
một số đề nghị.
Sau khi nghe trình bày, các nghị phụ có nhiệm vụ góp ý sửa chữa trong 4 phiên
họp nhóm, mỗi nhóm khoảng hơn 30 người. Danh sách các đề nghị sẽ được bỏ phiếu
chung kết vào sáng thứ bẩy, 25-10 tới đây. Trước đó, trong phiên họp toàn thể
thứ 21 vào sáng thứ sáu 24-10, các nghị phụ sẽ bỏ phiếu thông qua Sứ điệp gửi
Cộng đồng Dân Chúa.
HẢI PHÒNG - Cùng hoà chung trong ánh nắng vàng dịu mát của mùa thu, một thời khắc lịch sử trọng đại đến với giáo họ Cổ Chính như một Hồng Ân mà Thiên Chúa đã trao ban qua lời cầu bầu của Mẹ Maria, thánh Giêrônimô quan thầy, và cộng đoàn giáo dân xa gần.
Từ Hải Phòng, chúng ta dọc theo tuyến quốc lộ 10 về Vĩnh Bảo, rẽ theo đường 17
xuống Nam Am và qua Nam Am chừng 400m ta rẽ về phía đường cầu phao sông Hoá sang
Hồng Quỳnh, Thái Thuỵ, Thái Bình, cách cầu phao khoảng 1000m chúng ta bắt gặp
một ngôi nhà thờ cổ nho nhỏ xinh xinh nằm ở phía đông đường, ngôi Thánh Đường họ
Cổ Chính.
Ngôi Thánh Đường đã có trên 100 năm tuổi. Ban đầu giáo dân trong họ xây dựng
bằng tranh tre nứa lá và mãi đến năm 1913 ngôi Thánh Đường được xây cất khang
trang bền chắc.
Ngôi Thánh Đường được xây dựng bởi cộng đoàn giáo dân họ Cổ Chính, nhưng chủ yếu
là gia đình ông bà Lý Táng đầu tư kinh tế và vận động dân họ xây dựng lên.
Nhớ lại ngày ấy, họ Cổ Chính giáo dân rất đông, không vắng vẻ như ngày nay. Hàng
năm cứ đến ngày lễ quan thầy, tổ chức mừng lễ rất sầm uất, cộng đoàn giáo dân
trong họ cùng đông đảo quý phủ đến thông công năm nào cũng chật ních nhà thờ,
làng trên xóm dưới có cả quý vị thuộc các tôn giáo bạn cũng đến chúc tụng chia
vui.
Đã rất nhiêu lần sống sô, gió dập nhưng ngôi Thánh Đường vẫn đứng vững và tồn tại cho đến ngày nay, Đặc biệt nhờ gia đình cụ Đào Thị Ne với 3 người con trai và 1 người con gái lấy chồng về Nam Am Công đức thuộc về các cụ, mặc dù trong họ Cổ Chính không có người, nhưng tối sớm ánh sáng và mùi hương trầm vẫn lan toả từ toà Chúa làm ấm áp thêm tình người tình Chúa, cụ luôn chăm chỉ quét dọn thắp nến dâng hương và dần dần con cháu cũng làm theo. Trong thời gian khó khăn và thiếu vắng linh mục nhưng con cháu cụ ai cũng được chịu bí tích Thánh Tẩy, ai cũng rất thuộc kinh, chăm ngoan, đạo đức, hành thiện mặc dù gần bùn 'mà chẳng hôi tanh mùi bùn’. Với công đức của cụ trong nhiều năm giữ gìn và bảo vệ nhà Chúa, cụ được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban phép lành Toà Thánh. Ngày cụ về với cội nguồn tiên tổ, mặc dù các linh mục đoàn đang trong tuần tĩnh tâm nhưng Đức cố Giám Mục Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương đã cử Cha Inhaxiô Đoàn Thanh Vững về dâng thánh lễ an táng cầu nguyện cho cụ. Từ đó cho đến nay, noi gương cụ, con cháu vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Đời con của cụ là ông Hieronimô Đào Nguyên Chuân đảo ngói, thay hoành và xây cất tường, sửa chữa sân, nhà phòng, cải tạo lại khuôn viên nhà thờ. Và cho đến ngày nay cháu ngoại của cụ là bác Hieronimô Đào Nguyên Thành chính thức đại tu ngôi Thánh Đường họ Cổ Chính trong sự yêu thương đùm bọc của quý cộng đồng dân Chúa gần xa, và đặc biệt được sự quan tâm ưu ái của Đức Giám Mục giáo phận Hải Phòng và cha xứ Antôn Nguyễn Văn Thục - chính xứ Nam Am. Trước đó, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên đã gửi tặng giáo họ Cổ Chính tượng Đức Mẹ Ban Ơn bằng đá trắng. Tượng Đức Mẹ ngự trên đài cao lộng lẫy hai tay giơ ra như mời gọi mọi con cái đang tản mát khắp nơi, hãy quy hướng về với cội nguồn yêu thương.
Cộng đoàn giáo dân trong họ vui mừng chào đón ngày khánh thành trùng tu ngôi
Thánh Đường của mình, các ban đoàn thể của hai giáo xứ Nam Am, Xuân Điện cùng
hoà chung trong niềm hân hoan hiệp nhất, sẵn sàng tạo mọi điều kiện giúp đỡ họ
Cổ Chính. Cha xứ đã họp HĐGX và thành lập ban tổ chức khánh thành trùng tu ngôi
Thánh Đường lên cấp giáo xứ. Trong những ngày trước lễ khánh thành không khí
thật nhộn nhịp, hiệp nhất. Các ban đoàn được phân công tích cực chuẩn bị và lo
toan tốt nhất phần công việc của mình. Không gian họ Cổ Chính như một ngày hội,
có rất nhiều bà con thuộc các tôn giáo bạn cũng đến chung chia. Cả bầu trời giáo
họ Cổ Chính sáng rực pháo hoa, đèn trời.
Dọc tuyến đường từ trạm đón tiếp Đức Cha và các Cha về đến nhà thờ, có rất nhiều
băng rôn, biểu ngữ, cờ phướn với những nội dung ca ngợi, chúc tụng và tôn vinh
Thiên Chúa, Mẹ Maria, biểu dương những thành quả lớn lao mà cộng đoàn Cổ Chính
đã đạt được. Rất đông đảo hội đoàn theo kiệu và cung nghinh thánh Giêrônimô quan
thầy của giáo họ. Sự hiện diện của Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên - Giám mục giáo
phận Hải Phòng, Cha xứ Nam Am Antôn Nguyễn Văn Thục và Cha xứ Đông Côn Inhaxiô
Vũ Văn Giang càng làm cho đoàn rước thêm trang trọng, cung kính.Tiếp đến là gia
đình Thánh Mẫu nhà thờ Chính Toà Hải Phòng như những đoá hoa Mân Côi rực rỡ
trong rừng hoa muôn sắc của tháng 10 ngát hương, cùng đồng hành với đoàn rước là
hội Mẫu Tâm nhà xứ Nam Am, hội bảy sự, hội khấn, hội dòng ba Đa Minh, đội Kim
Nhạc, Nam Nhạc và hội đồng 2 giáo xứ Nam Am, Xuân Điện cùng đông đảo giáo dân,
cũng như quý khách thuộc tôn giáo bạn chỉnh tề trong đoàn rước. Hàng loạt cây
pháo hoa cùng được bắn lên bầu trời khi kiệu quan thầy và Đức Cha, quý Cha tiến
về cổng nhà thờ như thể hiện một niềm cung kính, một lời chúc mừng, như một lời
cảm tạ, tri ân cùng với những bông hoa lòng của đông đảo cộng đoàn. Còn có rất
nhiều những lẵng hoa đẹp, dâng lên Thiên Chúa và mừng ngày lịch sử trọng đại
này; đó là những lẵng hoa của Đảng uỷ, UBND, UBMTTQ xã Cổ Am, làng văn hoá thôn
Minh Khai và các tổ chức đại diện cho giáo xứ và tôn giáo bạn.
Thánh lễ Tạ ơn được Đức Cha chủ tế cử hành trong tâm tình cảm mến, tri ân, xin
Chúa xuống ơn nhiều cho cộng đoàn dân Chúa nơi giáo họ đơn côi nhỏ bé này. Và
cùng xin cho mọi người hãy sốt sắng cộng tác thắp sáng lên ngọn lửa hồng nhân
khánh nhật truyền giáo, mỗi cá nhân, hội đoàn cùng hướng lòng về giáo họ Cổ
Chính, đây chính là là bổn phận và trách nhiệm của mỗi chúng ta đã được Thiên
Chúa trao ban trong sứ vụ truyền giáo của Giáo hội Á Châu trong ngàn năm thứ 3
này. Nhân ngày này chúng ta cùng đem ánh sáng Tin Mừng, mang hạt giống Đức Tin
gieo rãi trên mảnh đất này, hãy là những ngọn hải đăng chỉ lối dẫn đường, cùng
Mẹ ra khơi đem về dâng Chúa những mẻ cá, những hoa trái đầu mùa tươi tốt nơi họ
Đạo vắng người.
Dưới tượng đài Đức Mẹ, Đức Cha cử hành nghi thức làm phép tượng, cùng quý Cha
dâng lời cầu nguyện xin cho cộng đoàn biết siêng năng lần hạt, biết lắng nghe
Lời Chúa và đem Lời Chúa đến với tha nhân, biết tăng cường đoàn kết trong cộng
đoàn, trong tình yêu thương rộng mở với xóm làng.
Chúa Nhât,19.10.2008, ngày khánh thành trùng tu tôn tạo ngôi Thánh Đường giáo họ
Cổ Chính, ngày Giáo hội chọn là Chúa Nhật Truyền Giáo, mãi mãi là mốc son chói
lọi của giáo họ Cổ thân yêu. Và ngọn nến truyền giáo sáng nhất chính là những
lời chia sẻ của Đức Cha đầy ấm áp và yêu thương đã bùng lên cho Cổ Chính chúng
con một niềm tin yêu gắn bó. Chúng con Tạ ơn Thiên Chúa, cảm ơn Mẹ Maria, thánh
Giêrônimô. Tri ân Đức Cha, quý Cha đã tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi người
trong giáo họ chúng con có một sức mạnh, một điểm tựa để chúng con sốt sáng kín
múc được nhiều ơn Chúa. Cùng với cộng đoàn giáo dân trong giáo họ Cổ Chính chúng
con sẵn sàng thắp sáng ngọn nến truyền giáo và giới thiệu Chúa cho mọi người.
Giuse Khổng Minh Chung
Khi nói về phụng vụ Lời Chúa, tôi liên tưởng ngay đến
các Giáo lý viên người dân tộc thiểu số mà ở đây người ta vẫn gọi là " Các Chú
Yao – Phu ". Cuộc đời của các chú Yao – Phu là cuộc đời phục vụ không ngưng
nghỉ; và đã có người khen tặng: "đời của các chú là đời Phụng vụ Lời Chúa". Lời
khen đó không có gì là quá và tôi chỉ mơ ước cuộc đời Giáo lý viên của tôi và
của tất cả các bạn tôi trở thành những Yao – Phu nhiệt thành trong Giáo hội.
Với một Giáo phận miền núi như Giáo phận Kon Tum, có nhiều làng dân tộc thiểu số
toàn tòng, còn ở các vùng sâu, vùng xa, họ đạo luôn luôn thiếu bóng dáng Linh
Mục thì các chú Yao – Phu có một vai trò hết sức cần thiết.
Trong một sáng Chúa Nhật, tại một làng gần sát biên giới Lào, bạn có thể dự " Lễ
" Chúa Nhật bằng nghi thức Suy Tôn Lời Chúa và được Rước Lễ sốt sắng. Có đủ hai
bài đọc, có hát Đáp ca, Alleluia, chú Yao – Phu đọc bài Tin Mừng và bài giảng đã
được Cha Sở dọn sẵn.
Năm 2008 này là năm Thánh Giáo phận Kon Tum mừng 100 năm thành lập trường Yao –
Phu Kuenot, tôi xin được trích vài hàng sơ lược về việc đào tạo các chú Yao –
Phu để các chú đi về buôn làng của các chú với hành trang là "Lời Chúa". (
trích trang 22 - tập Sơ Lược Lịch Sử Truyền Giáo Giáo Phận Kon Tum, tài liệu
đánh máy chữ của Linh Mục Antôn Ngô Đình Thận năm 1970)
Trước tiên là việc thiết lập trường Kuenot để đào tạo Yao – Phu, Thầy giảng
người Thượng, để phụ giúp công cuộc truyền giáo, củng cố và duy trì đức tin các
họ đạo. Một sang kiến độc đáo, một công trình vĩ đại, đồng thời cũng là một sự
liều kĩnh táo bạo. Độc đáo vì không ai dám nghĩ đến, vĩ đại vì sẽ đem lại lợi
ích khôn lường, liều lĩnh táo bạo vì không người nào tin vào sự thành công: bởi
trẻ em Thượng quen tính tự do, không thể cầm mình chịu gò bó lâu trong khuôn khổ
nhà trường nội trú có ngăn nắp, có luật lệ, mà không bỏ trốn về làng. Cha Jannin
Phước đã khắc phục được mọi khó khăn trở ngại để thực hiện sánng kiến của mình.
Vào giữa năm 1908, một ngôi nhà to lớn, rộng rãi: 2 tầng lầu, làm toàn bằng gỗ
(đời Đức Cha Kim mới xây lại bằng ximăng cốt sắt như ta thấy hiện nay) đã được
dựng lên và sẵng sàng đón nhận các em Thượng nội trú tiên khởi. Lễ khánh thành
được tổ chức thật long trọng, dưới sự chủ toạ của Đức Cha Damiano Mẫn từ Qui
Nhơn lên, với sự hiện diện của tất cả các vị Thừa Sai và một số đông đảo Giáo
dân Kinh, Thượng như chưa bao giờ từng thấy. Cha Jannin Phước được chỉ định làm
Giám đốc.
Lớp học đầu tiên qui tụ 73 em, đặt dưới quyền điều khiển của Cha Alberty Hiền
với 5 Giáo viên: Thầy Chrơng, Thầy Tam (tức ông Chánh Hoàng), Thầy Quyền, Thầy
Vui và Thầy Ứng. Ban đầu chương trình học chỉ 2 năm, lần hồi kéo dài đến 6 năm
gồm có chữ Bahnar, chữ Quốc ngữ, Giáo lý, Mục vụ và các môn thường thức, kể cả
môn y tế nông thôn.
Năm 1934, trong cuộc Đại hội cấm phòng, 200 Yao – Phu từ khắp các bộ lạc trong
miền truyền giáo đã qui tụ về ngôi trường cũ, trong đó có 23 người đã lên bậc
Thầy, tức là đã trãi qua hơn 6 năm hoạt động Tông Đồ. Một thành công ngoài sức
tưởng tượng. Xét qua công việc truyền giáo, ta thấy sự trợ lực của họ quan trọng
biết dường nào: Giảng dạy Giáo lý, hướng dẫn Mục vụ, giúp đỡ người đau yếu, ….
Họ là cột trụ của các họ đạo Thượng, sống tự túc, không chút lương bổng. Sau
này, trong những trường hợp Giáo phận gặp phải những khó khăn do thời cuộc, các
Linh Mục buộc phải xa lìa những địa sở xa xôi hẽo lánh, nhiều họ đạo phải di tản
hoặc phân tán, ta càng thấy rõ vai trò của các Thầy, các chú Yao – Phu quan
trọng đến mức nào.
Theo đà tổ chức giáo dục của Trung tâm Kuenot, các địa sở trong toàn miền truyền
giáo lần lượt khai trương các lớp dạy đọc, viết, toán pháp và giáo lý. Thường
bên cạnh nhà ở của Linh Mục địa sở thì có một vài lớp học qui tụ một số trẻ em
lớn nhỏ, hang buổi vang lên những âm thanh lảnh lót, đọc kinh bổn, hoặc những
giọng ê a dễ thương học vần. Các họ đạo có them sinh khí, sống động " Vạn sự
khởi đầu nan" bước đi thứ nhất đã thực hiện.
Một nhà in được thành lập bên cạnh trường Kuenot, đáp ứng nhu cầu in ấn sách vở
học tập cho trường Yao – Phu, các sách kinh bổn, Giáo lý bằng tiếng Bahnar,
Sêđang, cho miền truyền giáo. Ngoài ra có 2 ấn phẩm quan trọng do Linh Mục Giám
đốc chủ trương là tờ "Nguyệt san Hlabar Tơbang" mà các cựu và tân học sinh của
Ngài là những độc giả đầu tiên, và 1 quyển sách dẫn giải Giáo lý tựa đề là "
Hlabar Pơdơk" có giá trị cho đến ngày nay.
Hôm nay, số Yao – Phu trong Giáo phận là 1.210 người, số tín hữu dân tộc thiểu
số là 169.580 người. Trung bình 1 chú Yao – Phu phai phục vụ 140 người. Con số
này nói lên công việc của các chú Yao – Phu phải tích cực và thường xuyên. Như
đã nói ở trên, năm 2008 là năm Thánh Giáo phận Kon Tum mừng 100 năm thành lập
trường Yao – Phu Kuenot. Hiện nay, cơ sở chưa có để tiếp tục đào tạo các chú Yao
– Phu kế thừa. Ngôi trường cũ từ sau năm 1975 đã bị Nhà Nước trưng dụng.
Kim Thông
GIÁO XỨ BÀ TRÀ, Phú Cường - Nhân ngày thế giới truyền giáo, vào lúc 08g00 sáng Chúa nhật 19/10/2008, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám Mục Giáo Phận Phú Cường đã đến thăm viếng mục vụ tại Giáo Xứ Bà Trà. Trong thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho việc truyền giáo được tổ chức trước tiền đình nhà thờ, Đức Giám mục giáo phận đã ban ba bí tích tích khai tâm: Rửa Tội – Thêm Sức – Thánh Thể cho 95 anh chị em tân tòng, ngoài ra còn có 54 em thiếu nhi được rước lễ lần đầu và 65 em thiếu nhi được lãnh nhận bí tích Thêm Sức.
Đa số các anh chị em tân tòng và các em thiếu nhi lãnh nhận các bí tích hôm nay là thành phần di dân, từ khắp nơi đến Tỉnh Bình Dương làm việc và sinh sống trong các công ty xí nghiệp, hằng tuần họ đến tham dự thánh lễ và học giáo lý tại nhà thờ Bà Trà. Giảng trong thánh lễ, Đức Giám mục giáo phận đã nhắn nhủ các anh chị em tân tòng khi đã trở thành Kitô hữu, hãy cố gắng sống đạo một cách tích cực vì đây cũng chính là việc truyền giáo mà mọi người đều có thể thực hiện.
Hôm nay cũng là ngày Giáo Xứ Bà Trà kết thúc lớp Giáo lý Hôn Nhân năm 2008, vào cuối thánh lễ Đức Giám mục cũng trao bằng giáo lý hôn nhân cho 254 anh chị em học viên, ngòai ra mỗi người còn được tặng một cuốn Kinh Thánh Tân Ước làm hành trang cho cuộc sống gia đình.
Giáo Xứ Bà Trà hiện nay được trao cho các cha dòng Thừa Sai Đức Tin phụ trách và linh mục Micae Hòang Đô Đốc là cha chánh xứ tiên khởi. Đây là một trong những giáo xứ của Giáo phận Phú Cường mà thành phần anh chị em di dân chiếm đa số. Theo linh mục chánh xứ cho biết Giáo Xứ Bà Trà trong vòng 7 năm, từ năm 2001 đến nay số tín hữu đã tăng lên 20 lần, từ 200 giáo dân đến nay vào khoảng hơn 4.000. Mỗi ngày Chúa nhật tại nhà thờ có 05 Thánh lễ và 01 thánh lễ tại Giáo điểm An Phú, cách nhà thờ Bà Trà 07km.
Bình Chuẩn
XUÂN LỘC - Sáng chúa nhật 19.10.2008, trong khuôn viên nhà thờ giáo xứ Hà Nội ( Hạt Hố Nai ), Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Quản hạt Hố Nai kiêm Ban Truyền giáo của Giáo Phận, đã tổ chức lễ rửa tội, thêm sức cho 971 anh chị em dự tòng.
Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc, chủ sự lễ đồng tế,
cùng với Cha Tổng Đại Diện Vicente Đặng Văn Tú, Qúy Cha Quản Hạt, và gần một
trăm Cha. Trong dịp này Đức Cha Phero Nguyễn Văn Khảm, Tân Giám Mục Phụ Tá Giáo
Phận Tp. Hồ Chí Minh, Ngài được mời đến chia sẻ với cộng đoàn những tâm tình
phục vụ, những kinh nghiệm truyền giáo của Ngài.
Ngoài số anh chị em dự tòng, các cha mẹ đỡ đầu cùng các thân nhân, và gần một
nghìn khách quý không Công giáo được mời đến tham dự. Cùng đến dự lễ và cầu
nguyện có Qúy Bề Trên, các Tu sỹ nam nữ thuộc 12 Dòng Tu khác nhau trong toàn
giáo phận, rất đông anh chị em Cộng Tác Viên Tin Mừng, đại diện các đoàn hội các
giới trong giáo phận, ước chừng có tới năm nghìn người.
Nhờ có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các đại lễ, nên Ban Hành Giáo cùng
các giới các đoàn hội trong giáo xứ Hà Nội – Hạt Hố Nai, đã chu toàn tốt các
công việc phục vụ của mình, từ âm thanh ánh sáng, đến trang trí lễ đài, y tế, an
ninh trật tự, các tiến trình lễ nghi, các khâu phục vụ, tất cả như được chuẩn bị
chu đáo, diễn tiến phối hợp nhịp nhàng.
Có lẽ ! phải kể đến cung đàn, chất giọng hát bộ lễ La Tinh De Angelis của ca
đoàn trong thánh lễ, Trang Trọng, Du Dương, Thánh Thoát mà Sâu Lắng, đã góp phần
giúp cộng đoàn sốt sáng nâng tâm hồn lên với Chúa, đến với anh chị em của mình.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
HUẾ, Việt Nam (21-10-2008). Các dòng tu Nam Nữ, Đại chủng viện, các đại diện Hội đồng giáo xứ cùng đoàn thể hội đoàn giáo dân, đến từ các họ đạo khác nhau trong giáo phận Huế, đã dự ngày truyền giáo bằng cách lắng nghe Đức giám mục Komtum, chia sẻ Sứ Điệp truyền giáo năm 2008 của Đức Thánh Cha gửi toàn thể Hội Thánh.
Chủ đề của ngày truyền Giáo 19/10/2008 là” Xin Chúa Kitô là Thầy dạy đích thực soi sáng để chúng con chấp nhận Sứ điệp Tình yêu cứu rỗi”. Khoảng 1000 giáo dân địa phương, với Đức Tổng Giám Mục Huế, gần 30 linh mục đã tham dự ngày truyền giáo tại trung tâm Mục vụ giáo phận Huế.
Linh mục Gioanbaotixita Lê Quang Quý, đặc trách truyền giáo của giáo phận Huế đã chào đón các tham dự viên tại lễ khai mạc, ngài cho biết hội nghị được diễn ra trong bối cảnh Giáo hội mừng kỷ niệm 2000 năm ngày sinh nhật của thánh Phaolô, vị Tông đố dân ngoại được Đức Bênêđictô 16 nhắc đến trong sứ điệp ngày thế giới truyền giáo 2008.
Trước lễ khai mạc, mỗi tham dự viên được Ban Truyền giáo của giáo phận Huế, tặng tài liệu học tập về sứ điệp của Đức Thánh Cha, bảng tóm lượt cuộc đời Thánh Phaolô gồm những hình ảnh, bản đồ về cuộc hành trình truyền giáo, kèm những lời nói nổi bật của Ngài và một đĩa CD gồm nhiều bài hát về Mẹ La Vang, của linh mục nhạc sĩ Minh Anh.
Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, đặc trách Uỷ ban Giám mục Loan báo Tin mừng, đã chia sẻ sứ điệp của Đức Thánh Cha bằng những kinh nghiệm mục vụ của ngài, trong việc loan báo Tin Mừng cho người dân Tây nguyên.
“Sự kiện đồng bào Tây nguyên theo Chúa mỗi ngày mỗi tăng là do quyền năng của
Chúa Thánh Thần, đang ở giữa họ”. Đức cha đến từ Komtum đã nói, trước khi mời
mọi người tham dự thánh lễ khánh nhật truyền giáo.
Nhiều cộng đoàn giáo phận miền Bắc Komtum, sống cảnh “côi cút” nhiều năm, không
linh mục, không tu sĩ, không được phép xây cất Nhà thờ. Vậy mà các lễ trọng của
Giáo Hội, giáo dân len lỏi, băng rừng vượt núi hơn 50 cây số, kéo về toà giám
mục với cơm gói, cơm ống nằm la liệt sân cỏ nhà thờ chánh toà, sân toà giám mục
để dự Thánh lễ.
Với con số 180.000 giáo dân, gấp 3 lần giáo phận Huế là nhờ máu tử đạo của thánh
Giám mục Etienne Théodore Cuénot Thể, vị thánh đã điều khiển giáo phận nầy suốt
26 năm từ trong hầm trú vào thời bách hại đạo Công Giáo thế kỷ 19.
Đức cha chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin mừng, kể chuyện những anh chị em Dân tộc bị
một vài cán bộ địa phương, doạ nạt cấm không được theo ông Giêsu, hoặc họ bị
người Kinh, kỳ thị khinh chê, một già làng nói:” dân Kinh chê mình ngu, vậy mà
Ông Trời dám nhận mình làm con”. Thế là họ dẫn nhau theo ông Giêsu.
Đức cha Oanh còn cho biết, số anh em Tin Lành Tây Nguyên tăng vì mỗi người Tin
Lành là một thừa sai đi truyền giáo. Ngài khuyến khíchgiáo dân “ Hãy cấp bách đi
loan báo Tin Mừng” và bắt chước anh em Tin Lành, can đảm nói Lời Chúa cho mọi
người vì một Thế giới đang khao khát đi tìm Chúa. Ngài khuyên họ” Chính Thánh
Phaolô là mẫu gương của chúng ta”.
Một linh mục hỏi ngài về bí quyết điều hành một giáo xứ với 5000 giáo dân mà
không để giáo dân thụ động. Đức cha trả lời rằng hãy trả lại giáo dân vai trò
của họ, ngụ ý ngài muốn nói chính bản thân các linh mục phải chấp nhận con đường
nhỏ bé, nghèo khó. “ Linh mục không nên bao thầu quá nhiều việc để giáo dân thụ
động”. Vị chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin mừng nói.
Ngoài việc chia sẻ, Thánh lễ, các tham dự viên còn được xem hoạt cảnh do các
Thầy Đại chủng viện Huế diển tả lại biến cố té ngã ngựa trên đường Đamas của
thánh Phaolô, hành trình truyền giáo của Ngài cho đến lúc Ngài nhận triều thiên
Tử Vì Đạo Chúa.
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
Ngày 22-23/10/2008, Caritas Việt Nam tổ chức Lễ Ra Mắt tại TGM Xuân Lộc.Tham dự Lễ Ra Mắt có 6 Giám mục: Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN; Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Gm. Gp. Xuân Lộc, Chủ tịch UBBAXH - Caritas VN; Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Gm. Gp. Phan Thiết, nguyên Chủ tịch UBBAXH; Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Gm. Gp. Kontum - Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng; Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Gm. Gp. Phát Diệm; Đức cha Yvon Ambroise, Chủ tịch Caritas Asia; đại diện một số tổ chức nước ngoài như: Caritas Internationalis, Caritas Asia, Caritas Germany, Secours Catholique-Caritas France, Catholic Relief Services (CRS), Catholic HIV/AIDS Network (CHAN); cùng tham dự có 96 đại biểu Caritas của 24 giáo phận (thiếu đại biểu Caritas Thanh Hoá và Phát Diệm), đại biểu của 8 Dòng Tu Nam và 16 Dòng Tu Nữ.
Qua 2 ngày, ban tổ chức đã giới thiệu cơ cấu tổ chức, đường hướng hoạt động của Caritas Việt Nam, cũng như giới thiệu một số chương trình hoạt động trong một số lĩnh vực như đào tạo nhân sự, phòng chống tệ nạn xã hội, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại thiên tai trước các tham dự viên trong nước gồm có 42 linh mục, 2 thầy dòng, 22 nữ tu và 20 giáo dân đang hoạt động trong lĩnh vực bác ái xã hội.
Từ chiều ngày 21/10, ban tổ chức đón tiếp ân cần các đại biểu từ các giáo phận miền Bắc, vùng cao nguyên, miền Tây. TGM Xuân Lộc với cơ sở rộng rãi, khang trang mới khánh thành ngày 26/9/2008, các tham dự viên được phục vụ tận tình chu đáo.
Ngày 22/10.
Ngày đầu tiên dành cho các bài phát biểu của các vị Giám Mục và đại diện tổ chức Caritas quốc tế, trình bày nội quy Caritas Việt nam và thánh lễ đồng tế.
Trong diễn văn khai mạc, Đức cha Chủ tịch UBBAXH - Caritas VN Đa Minh Nguyễn Chu Trinh đã chia sẻ rằng ngài rất cảm động và vui mừng vì được chào đón những người làm công tác từ thiện sau 32 năm xa cách. Ngài cũng nói lên sự cảm kích và biết ơn sự quan tâm của Caritas Internationalis và của Caritas Asia đối với Caritas Việt Nam, mà vị đại diện là Đức ông Robert Vitillo; cũng như của những người bạn của các tổ chức bác ái như Caritas Germany, Secours Catholique-Caritas France, Catholic Relief Services (CRS), Catholic HIV/AIDS Network (CHAN) đang hiện diện tại Lễ Ra Mắt này.
Ngài nhận định rằng trong quá khứ, do hoàn cảnh chiến tranh và những tuyên truyền chống phá nhau giữa các ý thức hệ, Caritas Việt Nam cũng đã trở thành nạn nhân của sự hiểu lầm đối với những hoạt động bác ái của mình. Và ngài hy vọng rằng sau Lễ Ra Mắt này, những hiểu lầm, nghi kỵ đó không còn nữa để tất cả mọi người Việt Nam có thể cùng cộng tác trong các công trình xây dựng tình thương.
Trong lời chào mừng tới tất cả các thành viên của Caritas Việt Nam có mặt tại Lễ Ra Mắt này, ngài nói: “Ai trong chúng ta cũng là thành viên của Caritas vì ai cũng có một con tim đang đập, một trái tim biết yêu thương, một tấm lòng được Chúa Cha đổ tràn Thánh Thần tình yêu của Ngài để cùng có những rung cảm và hành động như Chúa Giêsu”. Và đây là một dịp tốt để tất cả mọi người “cùng suy tư, bàn luận và tìm ra những phương cách làm sống lại Caritas Việt Nam trong các giáo phận, các giáo xứ và từng tâm hồn con người”.
Ngài mời gọi mọi người hãy thay đổi cái nhìn của mình về Caritas, đừng nhìn Caritas như là một tổ chức từ thiện quy tụ một nhóm người tình nguyện ít ỏi như chúng ta vẫn nghĩ, mà phải hiểu nó như là “một hiệp hội mở rộng cho tất cả mọi người để thể hiện tình yêu bao la của Thiên Chúa qua những hoạt động cụ thể, thiết thực, có tổ chức, có kỹ thuật, có hiệu quả cho những người nghèo khổ về vật chất cũng như tinh thần”. Chính vì vậy mà Caritas Việt Nam rất cần đến tất cả mọi người, từ các giám mục trong Hội đồng Giám mục Việt Nam đến các linh mục, các tu sĩ nam nữ và các tín hữu giáo ưu tuyển. Tất cả hãy nên như “những tấm men hoà vào trong khối bột cộng đồng xã hội và dân tộc để làm dậy lên hương vị ngọt ngào của tình yêu Thiên Chúa”.
Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN nói lên tâm tình tạ ơn. Tạ ơn Chúa vì đã ban cho Giáo hội Việt Nam được tái lập tổ chức Caritas, để hoạt động bác ái xã hội của Giáo Hội địa phương đạt hiệu quả hơn, khi hoà nhập vào mạng lưới của Caritas Quốc tế trong Giáo Hội toàn cầu. Tiếp theo, ngài cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với Chính quyền các cấp vì đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Caritas Việt Nam được tiếp tục hoạt động sau 32 năm tạm ngưng. Ngài hy vọng rằng trước những nhu cầu khẩn thiết của xã hội Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực giáo dục giới trẻ, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng cho phụ nữ và trẻ em, giúp đỡ các nạn nhân thiên tai hay nạn nhân xã hội, giúp đỡ những người nghèo khổ bệnh tật, bảo vệ môi trường sống, Caritas Việt Nam sẽ có những đóng góp tích cực để xoa dịu đau khổ và thăng tiến đời sống của anh chị em mình. Ngài cũng mong ước các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho Caritas các giáo phận và giáo xứ, để hoạt động trong các lĩnh vực này cho xã hội mỗi ngày một phát triển tốt đẹp hơn. Trong tinh thần đổi mới, Caritas không còn chỉ là một tổ chức từ thiện đơn thuần nhưng còn là một hiệp hội hướng đến sự phát triển cộng đồng để thúc đẩy mọi người trong xã hội quan tâm đến những thành phần yếu kém; mà hơn thế nữa, Caritas còn là một Hiệp hội Công giáo Tiến hành để thúc đẩy mọi người tín hữu thực thi lòng bác ái của Thiên Chúa và loan báo Tin Mừng cứu độ của Đức Kitô qua các hành động thiết thực cho những người nghèo khổ về vật chất cũng như tinh thần, như gương mẫu người Samaritanô nhân hậu (x. Lc 10,33tt) hành động và phục vụ trong tình yêu (x. Gl 5,6; x. Thiên Chúa là Tình Yêu, số 31), để mọi người có thể cảm nhận được những giá trị phong phú của kiếp người trong tình yêu cứu độ của Đức Kitô.
Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng, đã chia sẻ “bác ái chính là khởi đầu và là kết thúc của công cuộc loan báo Tin Mừng. Cần có một tầm nhìn mới và một con tim mới. Bác ái không phải là cho, là bố thí mà là trả lại cho người nghèo cái mà họ đáng được hưởng. Và cách chúng ta làm bác ái cũng là cách chúng ta đang trả lại cho Thiên Chúa, cách trả này được thể hiện qua những hành động cụ thể với một tâm tình tạ ơn và lòng khiêm tốn...”.
Đức ông R. Vitillo, đại diện cho Caritas Quốc tế, cho Tổ chức CHAN (Catholic HIV/AIDS Network), và là một người từng gắn bó và yêu quý dân độc và Giáo hội Việt Nam. Ngài nói rằng mình thật vinh dự vì có cơ hội đại diện cho 162 quốc gia thành viên của Caritas Quốc tế chào mừng và chúc mừng Caritas VN nhân ngày Lễ Ra Mắt này. Cũng như tâm tình của những lần chia sẻ khác khi đến Việt Nam, ngài cho biết mình thật cảm động và vinh dự được giao trọng trách là người đại diện này; và rằng “dân tộc Việt Nam và Giáo hội Việt Nam có một chỗ đứng quan trọng trong tâm hồn” ngài, và nhất là ngài “luôn nhớ đến trong lời nguyện mỗi ngày”.
Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư ký UBBAXH - Caritas VN, cũng đã giới thiệu Caritas VN với nội quy, cơ cấu tổ chức và đường hướng hoạt động. Caritas có nền tảng Linh đạo Bác ái: “Hội viên Caritas trước tiên là người được tình yêu Đức Kitô chinh phục. Khởi đi từ cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, họ có thể trao ban tình yêu này cho những anh chị em đồng loại qua những việc bác ái... Họ phải luôn noi gương Đức Giêsu sống khiêm tốn “chúng tôi là những đầy tớ vô dụng” (Lc 17,10). Họ phải luôn xác tín rằng: khả năng giúp đỡ người khác là một hồng ân của Thiên Chúa, chứ không phải là công đức và sự nghiệp của bản thân (x. Tđ. Thiên Chúa là Tình Yêu, số 35). Họ là những công cụ mà Thiên Chúa dùng để trao ban tình thương của Ngài. Muốn được như vậy, họ cần phải có một tâm hồn cầu nguyện liên lỉ, gắn bó với Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu dạy chúng ta là: “Luật căn bản để hoàn thiện con người và qua đó để biến đổi thế giới là điều răn mới về tình yêu” (x. Mt 22,40 ; Ga 15,12 ; CĐ. Vatican II , Gaudium et Spes, số 38). Hành vi cá nhân sẽ mang trọn tính người khi nó được phát sinh từ tình yêu, biểu lộ tình yêu và hướng về tình yêu. Trong phạm vi xã hội, sự thật này cũng y như vậy. Các Kitô hữu cần phải là những nhân chứng xác tín sâu xa về tình yêu, và qua cuộc sống của mình, họ cần chứng tỏ rằng tình yêu là động lực duy nhất (x. 1 Cr 12,31; 14,1) để dẫn đến sự hoàn thiện bản thân và xã hội (x. Tóm lược Học thuyết Xã hội, số 580). Theo linh đạo này, mỗi hội viên caritas trở thành người xây dựng nền văn minh tình yêu.
Sau phần phát biểu của các đại biểu, Lễ Ra Mắt được đánh dấu bằng Thánh lễ đồng tế tại nhà nguyện của Toà Giám mục. Đức cha Chủ tịch HĐGMVN chủ tế và giảng lễ. Ngài nhắn nhủ rằng, buổi Lễ Ra Mắt hôm nay phải được ghi khắc như một Lễ Ngũ Tuần mới, Caritas được hình thành và được sai đi từ đó, phải làm sao để diễn tả được “ngôn ngữ của Đức Bác ái Kitô giáo”, một ngôn ngữ xuất phát từ nguồn là Chúa Thánh Thần. Và một điều quan trọng nữa là “trước khi thực hiện một hành động cho, chúng ta phải làm chứng tá của tình yêu Phúc Âm” (Cor Unum) bằng ngôn ngữ tình yêu.
Ban chiều, đại diện của các tổ chức Caritas Internationlis, Caritas Germany, Secours Catholique (Caritas France), Catholic Relief Service (Hoa Kỳ), CHAN (Catholic HIV/AIDS Network) cũng đã lần lượt giới thiệu về tổ chức của mình cũng như chương trình hoạt động tại Việt Nam. Những bài trình bày này giúp cho các tham dự viên cảm nhận mình đang hoà nhập vào mạng lưới Caritas toàn cầu, cũng như nắm bắt được những nhu cầu mà mọi người đang quan tâm.
Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, nguyên Chủ tịch UBBAXH, cũng đã trình bày đề tài : Caritas và cuộc sống con người.
Cha Nguyễn Ngọc Sơn tổng kết ngày làm việc và hướng dẫn các tham dự viên tham quan nhà truyền thống Giáo Phận Xuân Lộc.
Ngày 23-10
Các tham dự viên đã thảo luận và góp ý để hoàn thiện bản nội quy và quy chế của Caritas Việt Nam, cùng lắng nghe 5 đề tài về Caritas và các vấn đề xã hội : Cách vận dụng Tài chính trong Hệ thống Caritas VN, Tiến sĩ Đoàn Liêng Diễm, Thạc sĩ Nguyễn Thị Liên Phương.Chương trình Phòng chống Ma tuý và Phục hồi cho người Nghiện Ma tuý, Thầy GB Đỗ Văn Lộc.Chương trình Trợ giúp các trẻ em (mồ côi, khuyết tật, thiểu số và trẻ em sống trong hoàn cảnh khó khăn), Nữ tu Ter Đỗ Thị An.Caritas VN và các vấn đề xã hội, Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn.Caritas Việt nam giúp được gì cho phụ nữ Việt nam ?, Thạc sĩ- Bác sĩ Nguyễn Lan Hải.Chương trình Phòng chống HIV/AIDS, Lm GB.Phương Đình Toại.
Thánh lễ Tạ Ơn do Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh,Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng chủ tế và giảng lễ. Ngài chia sẽ những thao thức truyền giáo của Giáo hội Việt nam qua những hoạt động của Caritas.
Ngày làm việc thứ hai được ghi dấu đặc biệt bằng sự hiện diện của Đức cha Yvon Ambroise, người Ấn Độ, Chủ tịch Caritas Asia. Đáng lẽ ngài có mặt từ ngày 21-10, nhưng khi đến Bangkok thì được tin người rất thân với gia đình là linh mục sáng lập Đại học Ca múa Ấn Độ đột ngột qua đời, ngài đã vội trở về Ấn Độ để chia buồn, rồi sau đó, ngài mới trở lại Bangkok để đến Việt Nam vào sáng ngày 23-10. Điều này tỏ rõ lòng yêu mến của ngài đối với Giáo hội Việt Nam và với Caritas Việt Nam. Đức cha đã nói chuyện với đại hội về sứ mạng đồng hành của Giáo Hội với người nghèo, nhất là những người nghèo ở Châu Á. Chung quanh ta có biết bao nhiêu người nghèo khổ về vật chất cũng như tinh thần mà ta cần phải xác định và nhận rõ khuôn mặt của họ là ai, và có bao nhiêu người. Họ là những người không có miếng cơm manh áo, nhiễm HIV hay nghiện ma tuý, bị bóc lột sức lao động và đánh mất nhân phẩm; nhưng họ cũng có thể là những con người bị đẩy ra khỏi đồng ruộng, vườn tược hay làm thuê trên chính mảnh đất của cha ông... Có xác định được họ, ta mới thấy rõ sứ mạng là mình cần làm gì hay có thể làm gì cho họ để thể hiện tình liên đới, để giúp họ sống đúng nhân phẩm và đứng vững bằng chính đôi chân của họ, nhất là giúp cho họ có thể đòi được những quyền lợi của chính họ mà người ta đã tước đoạt.
Hội nghị cũng đã ra mắt Ban Điều hành Caritas Việt Nam, trong đó có 24 vị trưởng Caritas giáo phận và 4 đại biểu đại diện cho các dòng tu được chọn vào Hội đồng Đại biểu Caritas Việt Nam (Lm. G.B. Phương Đình Toại, Dòng Camêlô; Lm. P.X. Đào Trung Hiệu, OP; Nt. Anna Nguyễn Tấn Sinh, Dòng Phaolô; Nt. Maria Đinh Thị Lan, Dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn).
Lễ Ra Mắt Caritas Việt Nam đã kết thúc lúc 5 giờ chiều ngày 23/10. Rất nhiều công việc với những thao thức với những quyết tâm mời gọi những người đang trực tiếp tham gia vào công tác bác ái xã hội hãy bắt tay vào làm việc.
Hiện tại, công việc trước tiên mà Caritas Việt Nam phải làm là lập các văn phòng làm việc của Caritas giáo phận và trợ giúp phương tiện làm việc cho các văn phòng này, cũng như phổ biến hoạt động Caritas tại các xứ đạo. Caritas Trung ương cũng sẽ soạn các tài liệu, cẩm nang,… nhất là hoàn thành bản nội quy và quy chế của Caritas Việt Nam, đồng thời, xác định những vấn đề xã hội ưu tiên, những đối tượng nào cần sự trợ giúp thật sự, để lên chương trình hoạt động trong tương lai gần. Một điều khó khăn mà Caritas Việt Nam gặp phải là tìm những nhân sự có khả năng để làm việc tại Caritas Trung ương, Caritas giáo phận và giáo xứ. Theo Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn thì nhân sự chúng ta không thiếu, vì ngay trong bộ phận tu sĩ, hiện đã có 276 người đã tốt nghiệp cử nhân xã hội, chưa kể còn có đến trên 200 người đang nhận học bổng của Misereor để hoàn thành cử nhân xã hội. Điều quan trọng là chúng ta phải phối hợp và liên kết với nhau: giữa các dòng tu, giữa các các tổ chức bác ái xã hội để những hoạt động bác ái của chúng ta có được hiệu quả và trở thành một hành động loan báo Tin Mừng.
Giáo hội Việt Nam hiện có 6.087.659 tín hữu, với 3.510 linh mục, 1.370 chủng sinh, 14.968 tu sĩ, 1.458 tu hội viên, 56.133 giáo lý viên. Đây là nguồn nhân sự lớn lao mà Caritas hy vọng có thể thôi thúc tinh thần bác ái yêu thương để hoạt động của tổ chức này thật sự mang tính cộng đồng.
Hội đồng Giám mục Việt Nam, trong kỳ họp thường niên, từ ngày 25-9-2008, tại Xuân Lộc, đã xác nhận tầm quan trọng và sự cần thiết của Caritas Việt Nam trong Giáo hội Việt Nam. Caritas thật sự đã đổi mới bản chất và phương thức hành động khi Đức Thánh Cha Beneđictô XVI chỉ định vị Hồng y đầu tiên, Oscar Andres Rodriguez, làm Chủ tịch Caritas Internationalis thay cho những người giáo dân giữ chức vụ này từ mấy chục năm nay. Hành động này như muốn xác định Giáo Hội toàn cầu muốn Hiệp hội Caritas đóng vai trò lớn lao hơn trong sinh hoạt của Giáo Hội và người tín hữu cần xác tín rằng “hoạt động bác ái chính là trách nhiệm của mỗi tín hữu và cũng là bản chất của Giáo hội Công giáo” như Đức Thánh Cha đã xác định trong Thông điệp Deus Caritas est (Thiên Chúa là Tình Yêu), số 20.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An, Phan thiết
Caritas: Theo nguyên ngữ Latinh, từ Caritas có nghĩa là bác ái, là tình yêu bao la, là tình thương quảng đại hay hoạt động từ thiện. Việc liên đới với người nghèo và dấn thân phục vụ họ theo giáo huấn và gương sống của Đức Giêsu là một đòi hỏi của bác ái Kitô giáo, đồng thời là sứ mệnh căn bản của Giáo Hội. Giáo hội Công giáo đã khuyến khích thành lập nhiều tổ chức Caritas quốc gia để thể hiện tình yêu thương này ở khắp nơi. Caritas đầu tiên được thành lập vào năm 1897, tại Freiburg, Đức, sau đó được hình thành tại nhiều quốc gia khác như Thuỵ sĩ (1901), Áo (1903), Hoa Kỳ (Catholic Charities, 1910).
Caritas Quốc tế (Caritas Internationalis) là một tổ chức liên kết các hoạt động bác ái trên phạm vi toàn cầu của Giáo hội Công giáo. Tổ chức này được thành lập từ năm 1951, hiện có 162 thành viên Caritas cấp quốc gia. Trụ sở được đặt tại Piazza San Calisto 16, 00153, Roma, Italy. Caritas Quốc tế cứu trợ những người nghèo khổ, tật bệnh hay gặp hoàn cảnh khốn cùng, không phân biệt tôn giáo, quốc gia, chủng tộc, chính trị.
Caritas Việt Nam
- Đầu năm 1965, Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam (HĐGMVN) thành lập Caritas Việt Nam: Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đặc trách; Linh mục G.B. Hồ Văn Vui làm Giám đốc.
- Năm 1968, Caritas Việt Nam do Đức cha Philipphê Nguyễn Kim Điền đặc trách. Caritas Việt Nam bắt đầu nhắm đến các kế hoạch phát triển lâu dài.
- Năm 1969, vì các hoạt động xã hội đòi hỏi nhu cầu chuyên môn nên Caritas Việt Nam cộng tác với trường Cán sự Xã hội của Tu đoàn Nữ tử Bác Ái thánh Vinh Sơn mở 2 khoá đào tạo nhân viên sơ cấp. Sau khi học xong, những cán sự xã hội này về làm việc trong các văn phòng Caritas Giáo phận, phòng phát thuốc, cơ sở dạy trẻ em nghèo, dạy phụ nữ cắt may…
- Năm 1972, Caritas Việt Nam do Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đặc trách. Ngài mở rộng hoạt động bác ái xã hội bằng việc thành lập cơ quan điều hợp các tổ chức, gọi là Hội Hợp tác để xây dựng lại Việt Nam gọi tắt là COREV (Cooperation pour la Réédification du Vietnam). Hội này gồm các thành viên: Caritas Việt Nam, Hội Hồng Thập Tự VN, Tổng Liên đoàn Lao công VN, CRS Hoa kỳ… Hội này được Đức cha Henri Lemaitre, Khâm sứ Toà Thánh, chúc lành và yểm trợ đắc lực. Hội xây dựng được nhiều làng định cư, nhiều trung tâm xã hội.
- Đầu tháng 7-1974, Linh mục Phêrô Trương Trãi, Giáo phận Nha Trang, được cử làm Giám đốc.
- Tháng 6-1976, Caritas Việt Nam được lệnh tạm ngưng hoạt động, bàn giao cơ sở và phương tiện cho Uỷ ban Quân quản TP. HCM.
- Ngày 19-09-2001, Uỷ ban Bác ái Xã hội (UBBAXH) được thành lập trong Đại hội VIII của HĐGMVN, tại Hà Nội, nhưng chỉ chính thức hoạt động sau kỳ họp ngày 26-09-2002, với sự tham dự của đại biểu các giáo phận và các dòng tu để lo các công việc từ thiện, phát triển, cứu trợ khẩn cấp và hoạt động xã hội như hiện nay. Uỷ Ban đã bầu ra Ban Thường trực tại Trung ương cũng như Ban Bác ái Xã hội tại các giáo phận.
Trong tinh thần hội nhập với thế giới, UBBAXH Việt Nam xin phép sử dụng lại tên Caritas Việt Nam và các tên Caritas Giáo phận cho thống nhất ở trong nước và phù hợp với mạng lưới Caritas toàn cầu.
Ngày 2-7-2008, Ban Tôn giáo Chính phủ đã gửi Công văn số 941TGCP-CP chấp thuận cho HĐGMVN tái lập Caritas ở cấp Trung ương và cấp giáo phận.
(Theo quy chế Caritas Việt nam
1. Mục đích Giáo dục kitô giáo
Giáo dục kitô giáo là nền giáo dục do chính Chúa Giêsu Kitô thiết lập nhằm dạy
sống ĐẠO làm con Chúa trong trời đất và làm người trong thiên hạ. Đạo đó được
người Việt Nam từ gần năm thế kỷ nay gọi là "Đạo Yêu Thương". "Đạo Yêu Thương"
là con đường dẫn đưa mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đồng xã hội đi đến sự
sống mới, sự sống vẹn toàn, sự sống dồi dào, sống yêu thương, an bình, hạnh phúc
vững bền bây giờ và mãi mãi.
2. Định hướng giáo dục kitô giáo
Khi dạy "Đạo Yêu Thương" cho các môn đệ: "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy
yêu thương anh em" (Ga 15,12), Chúa Giêsu xác định phương hướng giáo dục kitô
giáo trong gia đình cũng như trong xã hội, là tạo khả năng và thuận lợi cho con
người thể hiện "tình yêu thương" theo hình ảnh của Cha trên trời là Tình Yêu.
3. Thực hành giáo dục kitô giáo
Là Thầy dạy chân lý tròn đầy về Thiên Chúa và con người, Chúa Giêsu tiến hành
công cuộc giáo dục các môn đệ theo ba thể thức như sau:
(1) thể thức giảng truyền Lời Chúa. Lời Chúa mà Chúa Giêsu giảng truyền
là ánh sáng soi đường mở lối, là sức sống mới giúp cho các môn đệ sống đạo làm
con Cha trên trời và đạo làm người trong thiên hạ, đồng thời dẫn dắt họ tiến
bước đi đến sự sống dồi dào;
(2) thể thức nêu gương sống yêu thương và dạy sống yêu thương. Chúa Giêsu
giáo dục bằng nêu gương sống yêu thương, chết vì yêu thương cũng như sống lại vì
yêu thương, và bằng cách dạy các môn đệ sống Đạo Yêu Thương. "Hãy yêu thương
nhau như Thầy yêu thương anh em", vì lẽ anh em là con một Cha, là anh em một
nhà;
(3) thể thức "cầu nguyện". Chúa Giêsu cầu nguyện nhằm tìm và thi hành ý
Cha trên trời. Ngài dạy các môn đệ cầu nguyện, cụ thể là dạy họ "Kinh Lạy Cha",
cùng nhằm mục đích đó.
Chúa Giêsu cũng cầu nguyện xin Cha trên trời gởi Chúa Thánh Thần đến soi sáng,
dẫn dắt, trợ lực, đổi mới các môn đệ (x. Ga 8,37-39; 17,12-17). Do đó, mục đích
Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện còn là giúp họ tập luyện mở rộng tâm hồn
đón nhận và chia sẻ cho nhau hồng ân cứu độ và các ân ban của Chúa Thánh Thần.
Các ân ban của Chúa Thánh Thần cũng như ánh sáng và sức sống của Lời Chúa sẽ tạo
khả năng cho người tín hữu sống Đạo Yêu Thương, đồng thời thúc đẩy họ tiến hành
giáo dục gia đình sống Đạo Yêu Thương.
4. Diễn giải "Kinh Lạy Cha" như một đường lối giáo dục sống Đạo Yêu Thương
Khi dạy "Kinh Lạy Cha" (x.Mt 6,7-14), Chúa Giêsu còn dạy cách đáp trả lại tình
yêu thương vô biên của Cha trên trời, đáp trả bằng cách sống đạo làm con Chúa
trong trời đất, và sống đạo làm người trong thiên hạ. Kinh Lạy Cha gồm có lời
kêu cầu, ba ý nguyện, và ba lời cầu.
. Lời kêu cầu
“Lạy Cha chúng con, Cha là Đấng ngự trên trời..."
Lời kêu cầu nầy cũng là lời tuyên xưng đức tin: Chúng con tin Cha là Chúa Cả
trời đất, tin Cha đã tạo thành loài người theo hình ảnh của Cha là Tình Yêu, và
tin mọi người trong thiên hạ là con một Cha, là anh em một nhà.
. Ba ý nguyện:
”Nguyện danh Cha cả sáng..."
Chúng con quyết tâm chu toàn bổn phận làm con hiếu thảo đối với Cha trên trời là làm cho danh Cha là Tình Yêu toả sáng trong mọi gia đình nơi cõi nhân sinh.
”Nguyện Nước Cha trị đến..."
Đạo làm con Cha là cộng tác với Người Con Một của Cha là Đức Giêsu Kitô trong
công trình tạo thành con người mới, khởi đầu hình thành một cộng đồng nhân loại
mới, và xây dựng Nước Cha là Nước Tình Yêu vô biên vô tận. Cộng tác bằng cách
bước theo Chúa Giêsu trên đường đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào
nơi lặng nhục, đem bao dung và an hoà vào nơi tranh chấp, đem hợp nhất vào nơi
bất đồng và chia rẽ, đem ánh sáng chân lý vào chốn dối gian, đem đạo lý vào chốn
áp bức bất công... Đó là góp phần xây dựng Nước Cha là Nước Tình Yêu tại thế
trần.
”Nguyện ý Cha thể hiện dưới dất cũng như trên trời..."
Ý Cha trước hết và trên hết là người người mến tin Cha và yêu thương nhau như
Chúa Giêsu dạy.
Mến tin Cha trên trời theo như Chúa Giêsu dạy có nghĩa là trong mọi tình
huống không coi ý mình là độc tôn, song luôn tìm ý Cha và trung thành tuân hành
ý Cha, vì lẽ Cha là khởi nguyên và là cùng đích của lịch sử và xã hội loài
người, vì Cha là Đấng giàu lòng xót thương và từ bi bao dung vô biên.
Yêu thương nhau trong cõi nhân sinh như Chúa Giêsu dạy có nghĩa là:
Là hiếu thảo với ông bà cha mẹ đã dày công sinh thành dưỡng dục,
Là chung thuỷ với nhau theo giao ước tình yêu,
Là từ bi bao dung, bác ái vị tha đối với mọi người là anh em một nhà.
Hiếu thảo, thuỷ chung, bao dung, bác ái vị tha, là bốn cột trụ xây dựng ngôi nhà gia đình nhân loại an bình
và hạnh phúc, kiến tạo nền văn minh tình thương cho xã hội loài người.
. Ba lời cầu
Cầu xin có nghĩa là ý thức và quyết tâm khiêm tốn mở rộng tâm hồn và cuộc đời
đón nhận những điều mình cần từ nơi Cha là nguồn mạch mọi ơn lành trên trời dưới
đất.
"Xin Cha cho chúng con lương thực hàng ngày...".
Kỳ thực Cha đã tạo thành vũ trụ và trao cho con người nhiệm vụ quản lý vì sự
sống của gia đình nhân loại, và vì phẩm giá của mọi người trong thiên hạ,. Đồng
thời Cha cũng đã ban cho thế gian Lời của Cha, là Lời ban ánh sáng chân lý và
khôn ngoan, Lời ban sức sống mới cho gia đình và sự hợp nhất cho cộng đồng nhân
loại. Lời của Cha đang hiện diện trong Sách Thánh cũng như trong bí tích Thánh
Thể, trong đời sống Giáo Hội cũng như trong truyền thống văn hoá lành mạnh của
các dân tộc.
Xin cho mọi người quản lý trong cõi người ta, quản lý vũ trụ hay quản lý Lời
Chúa, không những quản lý với kiến thức khoa học, song còn quản lý với con tim,
với đạo làm người, theo đường lối của Chúa Giêsu là yêu thương và phục vụ cho sự
sống mới của mọi người.
“Xin Cha tha nợ cho chúng con..".
Xin Cha đối xử với chúng con theo lượng từ bi bao dung hãi hà, và thương ban cho
chúng con đầy lòng từ bi bao dung, cho chúng con đối xử với nhau như Cha đối xử
với chúng con. Đây là điều mà con người trong gia đình và xã hội thiếu nhất.
Nhiều đau thương, đổ vỡ, mất mát trong gia đình và xã hội hôm nay, bắt nguồn từ
sự vắng bóng lòng từ bi bao dung. Xin cho chúng con mở rộng tấm lòng đón nhận
Đức Giêsu là hiện thân Tình Yêu của Cha, đón nhận Chúa Thánh Thần là nguồn lực
yêu thương của Cha, đón nhận Lời của Cha là Lời yêu thương. Xin cho chúng con mở
rộng tấm lòng để đón nhận và chia sẻ cho nhau, cho mọi người anh em, mọi hồng ân
Cha ban.
”Xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ..".
Lời cầu nầy gây ý thức và nhắc nhở mọi người: Tình hiệp thông với Chúa, tình
liên đới huynh đệ tương thân tương trợ là sức mạnh giúp nhau, giúp cộng đồng
nhân loại vượt qua tình trạng nghèo đói và bệnh dịch, xoá dần những tiêu cực và
tệ nạn xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai thường xuyên xảy ra nơi ngôi làng thế
giới toàn cầu hoá hôm nay.
Amen: Ước mong Cha giàu lòng thương xót thương ban ơn trợ giúp cho người
người và nhà nhà nỗ lực sống như vậy.
Vài câu hỏi gợi ý cho mọi đoàn thể tông đồ, mọi giới công giáo, mọi nhóm công
tác mục vu, hội thảo, trao đổi với nhau kinh nghiệm giáo dục trong gia đình, và
hỗ trợ nhau ý thức và nỗ lực tiến hành công cuộc giáo dục kitô giáo trong gia
đình, trong cộng đoàn, trong xã hội:
(1) Có chừng bao nhiêu phần trăm gia đình công giáo VN, cộng đoàn giáo xứ VN
hiện nay theo những thể thức và đường lối giáo dục của Chúa Giêsu? Hiện trạng có
những nét tích cực và tiêu cực nào? Có những hiệu quả và giới hạn nào? Có những
thuận lợi và khó khăn nào? Những nguyên nhân chủ quan và khách quan?
(2) Chúng ta có thể cùng nhau làm gì giúp cải tiến công cuộc giáo dục kitô giáo trong các gia đình công giáo ngày nay?
+ ĐHY JB Phạm Minh Mẫn
Trong vòng bảy mươi ngày, từ 4-8-2008 đến 15-10-2008, Giáo hội Việt Nam nhận được ba sắc lệnh Toà Thánh phong chức Giám mục cho ba linh mục.
Các tân Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt, Lôrensô Chu Văn Minh, Phêrô Nguyễn Văn Khảm lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ Giám mục chính tòa Bắc Ninh, phụ tá TGM giáo phận Hà Nội và phụ tá TGM giáo phận TP. HCM .
Cả ba vị đều nổi tiếng tài đức trong Hội thánh. Khi được bổ nhiệm, các vị đang là những giáo sư đại chủng viện, đảm nhận các trọng trách giám đốc ĐCV, linh hướng các chủng sinh, Giám đốc Trung tâm Mục vụ của Tổng giáo phận. Các vị còn là những linh mục giàu kinh nghiệm mục vụ tại giáo xứ.
Như vậy, ngay sau hội nghị thường niên tại Xuân Lộc, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có thêm ba thành viên mới.Nhân lực cộng thêm ba. Trí lực nhân thêm nhiều lần. Nhân quan rộng ra. Năng lực mục vụ nhờ đó chắc sẽ mạnh mẽ, dồi dào hơn.
Đặc biệt cuộc đối thoại, vốn đầy thiện chí – chân thành – ôn hòa, của Giáo hội với cộng đồng xã hội, sẽ có thêm tiếng nói bản lĩnh của những mục tử tận tuỵ và gắn bó với công việc chung của Hội thánh.
Đức tân Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt nghĩ về cuộc sống giám mục sắp sửa bước vào : “ Tôi thành thực không thấy vinh dự, chỉ thấy sứ mạng. Tôi chưa làm…giám mục bao giờ (!) nên chưa hình dung dược những khó khăn hay thuận lợi. Tôi đáp lại tiếng gọi của Chúa và lên đường. Trên đường, tôi vừa đi vừa học, vừa học vừa đi. Là một Giêsu hữu, tôi là người trên đường, như thánh Phanxicô Xaviê, như cha Đắc Lộ, để Chúa dẫn dắt mình qua các biến cố và sự kiện, từng bước ngắn trên đường dài. Thuận lợi cũng như khó khăn đều là lời mời gọi” (trả lời phỏng vấn của báo Cg & Dt). Trong một dịp khác, ngài chia sẻ về nhiệm vụ mới của mình : “Tôi muốn cùng cả giáo phận Bắc Ninh góp phần bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống ; ủng hộ những nhân tố tích cực và loại trừ những nhân tố tiêu cực đối với nền văn minh mới. Xin Chúa biến giáo phận thành địa chỉ của tình thương và sự sống.”
Còn tân giám mục phụ tá Sài Gòn, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, phát biểu trên Website của Hội Đồng Giám mục Việt Nam, nói về khẩu hiệu. Hãy theo Thầy – châm ngôn Giám mục của mình : “Dù cuộc đời có trải qua những bước thăng trầm nào chăng nữa, vẫn chỉ là những bước theo Thầy. Dù trong âm thầm tĩnh lặng của giờ cầu nguyện hay giữa tiếng ồn ào của thế giới truyền thông, vẫn chỉ là những bước theo Thầy. Dù trong vinh quang của một nhà lãnh đạo được mọi người ca tụng hay trong nỗi cô đơn trên giường bệnh, vẫn chỉ là những bước theo Thầy.Và tôi không ngần ngại chọn lời Thánh Kinh đó làm châm ngôn nhắc nhớ chính mình “Hãy theo Thầy”. “Hãy theo Thầy” là lời nhắc nhở rằng dù làm linh mục hay giám mục, vẫn chỉ là một tiếng gọi mà thôi, có chăng là tiếng gọi ấy thôi thúc hơn và mạnh mẽ hơn.”Hãy theo Thầy” là lời nhắc nhở rằng điều quan trọng trong đời dâng hiến không phải là đi đâu và làm gì, mà là đi với ai. Đi theo Thầy Giêsu thì dù làm gì và ở đâu cũng là đi trên đường sự thật và là đường dẫn đến sự sống… Chọn lựa châm ngôn và huy hiệu như thế vừa diễn tả điều vốn đã được ấp ủ từ lâu, vừa là ý thức về con đường phải đi tới và đi hoài. Dù con đường đó có êm xuôi hay trắc trở thế nào nào chăng nữa thì có điều chắc chắn là tôi không đi một mình, nhưng có rất nhiều anh chị em cùng đi, và điều quan trọng nhất là có Chúa cùng đi”.
Có Chúa cùng đi, đó cũng là xác tín của mọi Kitô hữu.
Đi theo Chúa, và được Chúa và anh em đi cùng, đó chính là cốt tuỷ của đời sống Kitô hữu, cũng là trụ cột của bản sắc văn hóa Kitô giáo vậy.
Khổng Thành Ngọc
Từ sau Công đồng, Kinh thánh được đề cao và khuyến khích rất nhiều. Đã có cả một
hiến chế vĩ đại để nói về vấn đề này. Đó là hiến chế Dei Verbum. Nhiều
sách vở, tài liệu biên soạn hay phiên dịch được phổ biến tại Việt Nam trong
những năm gần đây. Thật là điều đáng mừng. Nhưng người ta có đọc hay không, đó
mới là vấn đề. Vì vậy, để những người không có thời giờ hay không muốn đọc
nhiều, xin trình bày khái quát đôi nét về cuốn Tin Mừng thứ nhất này như sau:
1.Bài tựa và lời kết
Tuy không có bài tựa và lời kết rõ rệt như Tin Mừng Lu-ca, nhưng Tin Mừng
Mát-thêu cũng cho biết ý nghĩa trong lời tựa bản tường thuật cuộc đời công khai
của Đức Giê-su (chương 1+2) và trong lời kết sách: “Thầy đã được trao toàn
quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn
đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy họ
tuân giữ mọi điều thầy đã truyền cho anh em. Và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày
cho đến tận thế.” Mt 28,18-20)
Trong đoạn kết này, có hai ý tưởng được nhấn mạnh, đó là uy quyền của Chúa
Giê-su và vai trò của các môn đệ.
1,1 Cuộc đời và giáo huấn
Như các sách Tin Mừng khác, Tin Mừng Mát-thêu cũng kể lại cuộc đời và giáo huấn
của Đức Ki-tô, nhưng theo cách thế riêng và phác họa một nền Ki-tô học nguyên
thủy ở đây. Đấng Em-ma-nu-en ra đời và sẽ ở cùng các tín hữu cho đến tận thế
(28,20) với tư cách là Thầy dạy như xưa kia khi còn tại thế, và sẽ còn tiếp tục
mãi qua các trung gian của Người, với tất cả quyền hành nhận được từ Thiên Chúa,
vì Chúa Cha đã trao tất cả cho Người (11,27)
Đúng theo Kinh thánh, Đức Ki-tô đã bị người Do thái khước từ và Tin Mừng được
loan báo cho dân ngoại. Điều này, bài tựa muốn trình bày một cách vắn tắt nhưng
đầy đủ. Thật thế, trong bài tựa, tác giả không có ý thuật lại các biến cố cho
bằng dựa vào các truyền thống, để làm nổi bật ý nghĩa cuộc đời tại thế của Đấng
đã từ trong đám kẻ chết chỗi dậy. Thánh Giu-se đã nhân danh It-ra-en và dòng tộc
Đa-vít đón nhận Hài nhi Giê-su. Giê-ru-sa-lem, các thượng tế và Hê-ro-đê đã
không đón nhận, lại tìm cách giết đi. Nhưng Hài nhi đã thoát cơn sát hại và đến
cư ngụ tại Ga-li-lê, nơi tiêu biểu cho miền đất của dân ngoại. Như thế, mầu
nhiệm chết và sống lại đã được báo trước trong câu chuyện bi đát này và Tin Mừng
đã được rao giảng cho dân ngoại.
1,2 Nước Trời
Đức Ki-tô đã giao cho Nhóm Mười Một nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng và kết nạp môn
đồ từ khắp nơi. Trước hết, lời phải loan báo là lời về Nước Trời. Đây là thành
ngữ đặc biệt của Mát-thêu để nói về Nước Thiên Chúa. Quả vậy, Thiên Chúa là Chúa
Tể luôn luôn hiện diện với dân Người. Vào những giai đoạn đặc biệt, Người đã
dùng quyền năng can thiệp rõ ràng vào lịch sử. Cách nói về Thiên Chúa như thế,
một phần nào đã dựa vào chế độ chính trị của Ít-ra-en trong suốt các thế kỷ. Đế
quốc Rô-ma chiếm đóng Do thái càng làm tăng thêm niềm mong ước của dân nước này
muốn thấy Thiên Chúa ra tay oai hùng can thiệp vào lịch sử của họ. Hồi ấy, người
Do thái ưa nói rằng chỉ Thiên Chúa mới là vua của họ. Đức Ki-tô giữ lại thành
ngữ Nước Trời không theo nghĩa chính trị mà chỉ có ý diễn tả cách thế Thiên Chúa
can thiệp vào đời sống của dân Người. Có khi thành ngữ này còn được hiểu một
cách tuyệt đối nữa, như khi Đức Ki-tô loan báo các mầu nhiệm Nước Trời (13, 11)
trong khi Lu-ca và Gio-an lại dùng thành ngữ ấy để diễn tả và giải thích đời
sống vĩnh cửu hay nước thiên đàng. Tuy nhiên, thành ngữ ấy vẫn còn mơ hồ trong
Tin Mừng Mát-thêu. Thường thì phải dịch Nước Trời là vương quyền hay vương quốc,
nhất là khi có một động từ nào đi trước. Vì vậy, Nước Trời không chỉ nói về
tương lai mà còn bao hàm nghĩa hiện tại. Các dụ ngôn về Nước trời cho thấy đặc
tính này. Nước Trời khởi đi từ cử chỉ của người gieo giống, phải sinh hoa kết
quả cho đến thời sau hết một cách nhiệm mầu qua nhiều thất bại. Vì mang theo
viễn tượng cánh chung nên Nước Thiên Chúa không đơn thuần đồng hóa với Hội
thánh, cho dù từ ngữ này (16,18; 18,18) được dùng để chỉ các môn dồ rao giảng
Nước Trời và làm được những dấu chỉ về Nước đó. Luật sống của cộng đồng này là
phục vụ (16,19; 18). Dù biết rằng Nước Trời đã được khai nguyên, nhưng cộng đồng
vẫn cầu nguyện mãi cho “triều đại Cha mau đến” (6,10)
2. Cấu trúc văn chương
2,1 Lối hành văn
Mát-thêu đã dựa vào nguồn tài liệu chung cho cả Mác-cô và Lu-ca để soạn sách Tin
Mừng. Nhưng trong một cái khung tổng quát, có nhiều nét giống nhau, Mát-thêu đã
đưa ra một bản tường thuật rất khác với Mác-cô và Lu-ca, không những vì có những
tài liệu riêng dồi dào (1-2; 5,7; 11,1-30; 13,24-30.6-52; 18,10-25; 28,9-20) mà
còn vì sử dụng tài liệu chung một cách tự do, độc đáo (Mt 4,1-11; Mc 1,12-13; Mt
14.13-21; Mc 6,32-44; Mt 8,23-27; Mc 4,35-41; Mt 9,9-13; Mc 2, 13-17; Mt
21,33-46; Mc 12,1-12; Mt 24, 1-36; Mc 13,1-37)
Ngoài ra, Mát-thêu lại còn dùng một tập ghi chép các lời của Chúa Giê-su như
trong các đoạn sau đây: 3,7-10; 7,7-11; 11,4-6; 12,43-45. Thật khó xác định hình
thức của những tài liệu này, nhưng khi đối chiếu với Mác-cô và Lu-ca, người ta
có thể thấy lối cấu trúc riêng biệt của Mát-thêu.
Trừ 4,17 và 16,21, các câu nối kết thời gian thường không có giá trị. Các chỉ
dẫn về không gian cũng mơ hồ, nên khó có thể dựa vào đấy mà vẽ ra một lộ trình
tỉ mỉ. Tuy nhiên, độc giả nên thấy đây là câu chuyện về đời sống của một con
người chứ không phải chỉ là một mớ các câu chuyện thu góp lại. Mát-thêu thích
dùng một từ ngữ để đóng khung một câu chuyện hay một câu cách ngôn và như vậy,
tác giả đã dùng lối văn ngụ ngôn, thí dụ trong 6,19 và 6,21 rồi 7,16.20;
16,6.12. Ngài cũng không ngại dùng một công thức (8,12; 22,13; 25,30, một kiểu
nói về cùng một thực tại (8,2; 9,4.18;12,25 hay cùng một lời nơi nhiều cửa miệng
khác nhau (3,2; 4,17; 10,7) Các bài tường thuật của ngài thường vắn tắt, thay vì
kể những chi tiết hóm hỉnh như Mác-cô, ngài thường đưa ra những lời huấn giáo
nhẹ nhàng, nhiều khi có tính phụng vụ (thử so sánh Mt 8,14-15 với Mc 1,29-31).
Mát-thêu rất ưa các con số 2,3,7 và thường thu gọn các lời giảng giống nhau vào
một chỗ như đem kinh Lạy Cha đặt vào chỗ những lời nói về sự cầu nguyện. Chương
8,17 đã gom nhiều phép lạ rồi, nhưng Mát-thêu còn thêm hai chuỗi phép lạ nữa
(8,23-9,8; 9,18-34)
2,2 Dàn bài
Có thể nêu lên ba kiểu dàn bài trong sách Tin Mừng Mát-thêu
2,2 Dàn bài theo địa lý
Trước hết, Mát-thêu nói đến tác vụ của Đức Ki-tô ở Ga-li-lê (4,12-13,58) rồi đến
hoạt động của Người ở miền giáp giới Ga-li-lê và trên đường lên Giê-ru-sa-lem
(14,1-20.34) và sau cùng là giáo huấn, cuộc thương khó và phục sinh tại
Giêru-sa-lem (21,1-28,20)
2,3 Dàn bài theo năm diễn từ
Có người lại đặt ra một dàn bài theo năm diễn từ, vì Mát-thêu đã kết thúc mỗi
diễn từ bằng một câu. Làm như vậy sẽ có năm khối thu tóm hầu hết các lời giáo
huấn của Đức Ki-tô. Nhưng không biết có thể phân khối theo thứ tự hết tường
thuật rồi đến diễn từ không. Đối với chương 11,12 và 13 thì rõ đó, dù không biết
có thể gọi chương 11 và 12 là tường thuật không, vì đây cũng là những diễn từ
ngắn tạm xếp được trong không gian và thời gian. Còn đối với những khối khác,
khó có thể nối kết một cách chặt chẽ giữa 3, 4 và 5, 7, giữa 14, 17 và 18 và
phải gò bó bản văn mới có thể nối kết 8-9 với 10 hoặc 19-23 với 24-25. Do đó,
sách Tin Mừng Mát-thêu không phải là một quyển giáo lý có xen các chuyện, nhưng
là sách nói về một con người và sách ấy có giá trị giáo lý.
Vì thế, nhiều người khác lại nghĩ rằng Mát-thêu đã muốn dùng một cái khung địa
lý để thuật lại cuộc đời và sứ mệnh của Đức Ki-tô. Nếu để ý đến các bản tóm lược
(4,12-27; 12, 15-23), các câu liên ý (12,15-21; 3,15-17; 11,1-12.50; 8,1-934),
các chú thích địa lý rõ ràng (8,1-9,34;14,1-16.20; 20,29-28,20), các nhóm cử tọa
(8,1-9,34) các thù địch (11,1-12.50; 21,23-23,370), các môn đệ (14,1-20,34;
24,1-25,46), người ta có thể chia sách làm hai phần:
Phần I (3,1-13,58): Đức Ki-tô xuất hiện, nhưng dân Do thái không chịu tin Người,
tuy Người nói năng và hành động cách hữu hiệu phi thường.
Phần II: Đức Ki-tô tiến tới vinh quang nhưng qua con đường đau khổ.
Như vậy, Mát-thêu đã thuật lại một tấn bi kịch. Đức Ki-tô đến đòi dân Do thái
phải tin Người cách vô điều kiện; Người tuyên bố dân ngoại sẽ được nhận vào Nước
Trời. Cuộc gặp gỡ giữa Người với dân Do thái đáng lẽ phải làm cho niềm tin của
họ được thêm củng cố, nhưng ngược lại, vì cứng lòng, Do thái đã phân cách và
chia ly với Người. Từ nay, những ai trung thành với giáo lý của Đức Ki-tô phục
sinh sẽ là dân Thiên Chúa đích thực. Dân này tách biệt khỏi nhóm tá điền phản
loạn, và sẽ sinh hoa kết quả như lòng Chúa mong muốn.
3. Cộng đoàn của Mát-thêu
Việc lựa chọn và sắp đặt các tiết mục trong sách Tin Mừng Mát-thêu cho thấy các
mối ưu tư của môi trường đã hình thành nên cuốn sách này.
3,1 Luật pháp
Trước hết, Mát-thêu là tác giả nhấn mạnh nhiều hơn cả đến luật pháp, Kinh thánh
và phong tục Do thái, như bố thí, cầu nguyện và ăn chay. Khác với Mác-cô
(7,3-4), Mát-thêu thấy không cần phải giải thích về các thói quen này và để cho
Đức Ki-tô nói cho người Do thái (10,6; 15,24). Tác giả nhấn mạnh đến việc luật
pháp phải được kiện toàn, lời Kinh thánh phải được thực hiện nơi Đức Ki-tô, nhóm
Pha-ri-sêu đã có nhiều lạm dụng trong các truyền thống. Phải triệt để giải thích
lại tất cả như nội dung trong bài giảng trên núi. Mát-thêu nhấn mạnh đến việc
Tin Mừng được chuyển sang cho dân ngoại. Như vậy có nghĩa là Tin Mừng đã bung ra
khắp nơi, mọi dân được kêu mời đón nhận giáo huấn của Đức Giê-su (28,19)và ai
nấy sẽ được Con Người gọi ra trước tòa chung thẩm (25,31-46).
3,2 Các môn đệ
Khác với Mác-cô, Mát-thêu không trình bày các môn đệ của Đức Giê-su như là những
con người ngây ngô, thiếu hiểu biết. Trái lại, đó là những ngôn sứ, hiền nhân và
luật sĩ của Luật mới (13,52). Trình bày như vậy là Mát-thêu muốn làm cho các môn
đệ thành những mẫu người cho các thế hệ sau này, để báo trước thái độ mỗi môn đệ
phải có, nhất là trong những hoàn cảnh khó khăn, bị nao núng, chán nản (8,26;
14,31; 16,8; 17,20)
4. Khuôn mặt của Đức Ki-tô
Mát-thêu nhấn mạnh đặc biệt đến vai trò là thày dạy vượt bậc của Đức Ki-tô (5,2.19; 7, 29; 21,23; 22,16; 4,23; 9,35). Người dạy: công chính là trung thành với Luật Chúa (5,19-20; 7, 29; 15,9;28,20). Ngay từ đầu, Mát-thêu đã cho thấy Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, con vua Đa-vít và Con Thiên Chúa. Vì là Con Thiên Chúa và là Đấng Ki-tô nên Người là Thầy, là Phát Ngôn Nhân về thánh ý của Thiên Chúa.
5.Tác giả, tác phẩm, độc giả
Đối với các Giáo Phụ, vấn đề này thật đơn giản; sách Tin Mừng thứ nhất đã được
Tông đồ Mát-thêu soạn ra cho các tín hữu gốc Do thái. Theo Đức Cha Papias,(giám
mục Hierapolis, thượng bán thế kỷ II) thì tông đồ Mát-thêu là tác giả. Nhiều
Giáo Phụ như O-ri-giên, Giê-ro-ni-mô, Ê-pi-pha-nô đã nghĩ như vậy. Nhiều người
bây giờ cũng nghĩ như thế, tuy khoa chú giải hiện nay cho vấn đề này là khá phức
tạp.
Có nhiều yếu tố khiến người ta có thể xác định được môi trường hình thành cuốn
Tin Mừng này. Bản văn hiện nay phản ánh nhiều truyền thống Do Thái; ngữ vựng có
nhiều mầu sắc Pa-lét-tin như “trói buộc, tháo cởi, ách, Nước Trời” v.v… Nhiều
kiểu nói, tác giả cho là đương nhiên, không cần giải thích, như khi nói đến một
số tập tục (8,3; 12,5; 23,5.15.23). Tuy trong sách có đầy những truyền thống Do
Thái, nhưng người ta vẫn không quả quyết được là tác giả đã viết sách Tin Mừng
này ở Pa-lét-tin. Có người cho rằng sách đã được viết ở Xi-ri, hay ở
An-ti-ô-khi-a (theo thánh I-nha-xi-ô, Giáo Phụ đầu thế kỷ II), hoặc ở Phê-ni-xi,
vì vùng này xưa kia có rất nhiều người Do Thái.
Về thời gian sách được biên sọan, nhiều người cho là khoảng năm 80 hay có khi
sớm hơn, nhưng không ai dám quả quyết chắc chắn.
6. Tính hợp thời của Tin Mừng Mát-thêu
Ngay từ thế kỷ II, sách Tin Mừng Màt-thêu đã được coi như Tin Mừng của Hội thánh
và sách cho thấy Hội thánh đã ăn rễ sâu trong truyền thống nguyên thủy. Hội
thánh không phải là Ít-ra-en mới, nhưng là Ít-ra-en đích thực. Hội thánh không
thay thế Ít-ra-en, nhưng chỉ cho Ít-ra-en con đường đi tới Đức Giê-su. Mát-thêu
không đồng hóa Hội thánh với Nước Trời. Làm như vậy, ngài muốn nhắc cho Hội
thánh biết rõ khuôn mặt đích thực của mình. Phải có thể chế để cộng đoàn tồn
tại, nhưng thể chế vẫn có tính tạm thời. Chỉ có Nước Thiên Chúa mới làm cho Hội
thánh có ý nghĩa.
Mát-thêu kêu mời mọi tín hữu ngày nay nên có thái độ như các môn đệ của Đức
Giê-su thời xưa, nghĩa là nhận ra quyền năng của Người, đồng thời nhận lấy sứ
mệnh rao giảng Tin Mừng cho mọi người ở khắp nơi. Như vậy, các tín hữu mới là
những người đương thời với Đức Ki-tô, và các mối liên lạc giữa Người với các tín
hữu mới luôn hiện tại.
Thế giới biến chuyển không ngừng và Đức Ki-tô vẫn luôn hiện diện trong thế giới và kêu gọi chúng ta thực hành các lời giáo huấn của Người. Đó là trọng tâm Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, nghĩa là làm cho người ta thấy Đức Ki-tô phục sinh cũng chính là Đức Ki-tô người Na-gia-rét mà sách Tin Mừng này muốn làm cho mọi người được biết.
LM An-rê Đỗ xuân Quế, OP.
Năm 1973, báo chí Sài Gòn đồng loạt đưa tin về cái chết của một bệnh nhân phong cùi ở Di Linh. Tại sao cái chết của một bệnh nhân cùi lại được quan tâm đến thế? Bệnh nhân được quan tâm đó là Jean Cassaigne, nguyên là Giám mục Sài gòn. Ngài là con một trong một gia đình quí phái, giàu có bên Pháp. Thế nhưng tiếng gọi tình yêu của Đức Kitô đã lôi cuốn và làm cho ngài trở nên một linh mục Thừa Sai Paris.
Ngày 05.5.1926, ngài đến Việt Nam thi hành sứ vụ truyền giáo, và được cắt đặt làm cha sở một họ đạo ở Di Linh. Tại đó, ngài gặp những người lang thang trong rừng. Đó là những người cùi bị gia đình họ đưa vào rừng bỏ mặc khi biết họ mắc bệnh cùi, để họ phải sống trong đói khổ, chết dần chết mòn bởi các loại bệnh tật hoặc bởi dã thú.
Cha Cassaigne đưa họ về, lập một làng riêng cho họ mà ngài vừa là y tá chăm sóc sức khoẻ, vừa là đầu bếp, kiêm nhiệm thêm chức ngoại giao tiếp xúc xin viện trợ từ bên ngoài. Tình yêu của ngài được bày tỏ ra trong một lá thư cảm động ngài viết cho cho một người bạn bên Pháp như sau: “Một năm 12 tháng, tôi bị sốt rét 10 tháng, nhưng tôi không thể nằm nghỉ vì không có ai thay thế tôi để lo cho bệnh nhân người cùi.”
Một câu nói ngắn gọn nhưng lại toát lên một tình yêu quảng đại và tinh tuyền. “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình.” (Ga 15,13) Với Cha Cassaigne, chính khi sức khoẻ người cùi được coi trọng hơn sức khoẻ của mình là lúc ngài được chia sẻ sự sống của Thiên Chúa đến hết sức mình.
Thiên Chúa là tình yêu nên yêu thương là sự sống của Thiên Chúa và trở nên luật tối thượng dành cho những ai tin theo Ngài. Dân riêng của Chúa mà ức hiếp ngoại kiều, Chúa không bênh vực mà còn không coi họ bằng dân ngoại. Hình phạt Chúa dành cho người ức hiếp kẻ khác, như là xúc phạm đến chính Ngài: “họ sẽ kêu thấu đến Ta, và chính Ta sẽ nghe tiếng họ kêu van: Ta sẽ nổi cơn thịnh nộ, sẽ dùng gươm giết các ngươi, vợ các ngươi sẽ phải goá bụa, và các con các ngươi sẽ phải mồ côi.” (Xh 22,22-23)
Lời rao giảng về tình yêu thương của Đức Kitô là thuốc điều trị cho nhân loại đang sống trong nền văn hoá ích kỷ, đặc trưng bởi sự hà hiếp, bóc lột, lòng hằn thù, thói ganh tị và sống trên xương máu người khác.
Yêu thương là nét đẹp cao quí nhất, nét đẹp thần linh trong ơn gọi làm người. Tình yêu được đề cao trong mọi nền văn minh, nhưng văn minh thế tục lại từ chối tình yêu là nét thần linh trong bản tính con người. Bởi đó Đức Kitô đã trình bày yêu thương như giới luật trọng nhất sau khi người Sađđucêô không tin vào đời sau đã phải câm miệng.
Vâng, yêu thương là điều không thể lý giải cho những người không tin có đời sau. Đặc biệt trong thế giới tục hoá phò phá thai, đồng tính luyến ái, thế giới của những người chỉ biết có đời này mà thôi, thì tình yêu hiến mình của Đức Kitô trở nên một sự điên rồ. “Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa” (1Cr 1,18)
Một ông lão bị giết, hai con trai ông bắt được thủ phạm. Họ kéo tên sát nhân đến trước quan toà và yêu cầu xử theo luật mắt đền mắt, răng đền răng: Kẻ giết người sẽ bị xử tử bằng cách thức hắn đã gây án.
Trước mặt quan toà, tên sát nhân thú nhận hết tội lỗi, nhưng trước khi xử án, hắn xin ân huệ được trở về trong vòng ba ngày để giải quyết công việc liên quan đến một đứa cháu được giao cho hắn chăm sóc từ nhỏ. Sau ba ngày hắn sẽ trở lại chịu xử tử… Quan toà tỏ ra hết sức do dự… Đang lúc đó thì có một cánh tay giơ lên, cam kết: “Tôi xin đứng ra bảo đảm cho lời cam kết của tử tội. Nếu anh ta không trở lại, tôi sẽ chết thay.”
Tên tử tội được tự do trong ba ngày. Đến ngày thứ ba mọi người tụ họp đông đảo để chứng kiến cuộc hành quyết. Hắn tiến thẳng đến giữa pháp trường và dõng dạc hô lớn: “Tôi đã giải quyết mọi việc trong gia đình. Giờ đây tôi trở lại để chịu tội đúng như lời cam kết để không một ai nói rằng chữ tín không còn trên mặt đất này nữa.”
Lúc đó, người bảo lãnh cho hắn ta cũng bước ra và lớn tiếng tuyên bố: “Phần tôi, sở dĩ tôi đứng ra bảo lãnh cho người này vì tôi không muốn nghe người ta nói rằng lòng quảng đại không còn trên mặt đất này nữa.”
Đám đông trở nên thinh lặng. Một điều gì thần linh, cao quí nổi lên trong lòng họ… rồi từ giữa đám đông bước ra hai anh con trai của ông lão đã bị giết. Họ nói với quan toà: “Thưa ngài, chúng tôi xin tha cho kẻ đã giết cha chúng tôi, để người ta không nói rằng lòng tha thứ không còn hiện hữu trên mặt đất này nữa.”
Trên cây thập giá Ngôi Lời nhập thể đã trình bày cho tôi về một tình yêu thí mạng vì người mình yêu, một phép lạ lớn và một lời mời gọi tôi bước lên chỗ cao nhất dành cho con người: “Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta.” (Mt 11,29)
Lòng thương xót là câu trả lời của tôi?
Lm. HK
Đức cố Giáo Hoàng vĩ đại của thế kỷ 20., Gioan Phaolô đệ nhị, đã đặt tên cho những mầu nhiệm Kinh Mân Côi là những cửa sổ đức tin. Xuyên qua đó ánh sáng cuộc đời Chúa Giêsu chiếu tỏa ra trong trần gian.
Theo cung cách suy tư cửa sổ đức tin của ngài, chúng ta cùng suy niệm về cửa sổ gía trị của đau khổ.
Khi đứng trứơc cây Thánh Gía, chúng ta đều có tâm tình gợi nhớ đến giờ phút sau cùng đen tối đau thương nhất của đời sống Chúa Giêsu thành Nadarét khi xưa.
Khi tôn kính Thánh Gía là tôn kính Chúa Giêsu, Đấng đã hy sinh chịu chết trên cây thánh gía cho chúng ta, trong một ý nghĩa đầy ánh sáng khác lạ: tình yêu Thiên Chúa và thánh gía là nơi gặp gỡ bản tính Thiên Chúa cùng con người. Nơi đó theo suy hiểu của con người là điều đau khổ bất hạnh nhất, nhưng trong thực tế lại là một dấu chỉ của một khởi đầu mới đầy ánh sáng chiếu tỏa.
Thánh Phaolô trong thư gửi Giáo đoàn Philippe (2,6-11) đã diễn tả con đường thánh gía Chúa Giêsu là một con đường tự hạ mình.
Chúa Giêsu đã từ bỏ mọi sức mạnh quyền hành cao trọng và bước xuống dưới thấp của đời sống, Ngài chấp nhận sự chết. Ngài không trốn tránh đau khổ, lo âu sầu muộn, dù là con Thiên Chúa, nhưng đã tự hạ mình chấp nhận điều đó.
Chúa Giêsu từ bỏ địa vị cao sang trên trời xuống thế làm người, sống hòa đồng, muốn mở ra lối sống cộng đoàn xã hội con người.
Sự khiêm hạ của Chúa Giêsu sống làm người thấp hèn không phải là sự đầu hàng trước sức mạnh quyền thế, nhưng là sự gần gũi liên đới bên cạnh với những người bị nằm ngã qụy trên nền đất.
Sự khiêm hạ chịu tủi nhục của Chúa Giêsu nói lên ý nghĩa, chính Ngài đã mang vác lấy gánh nặng đời sống, chứ không đổ chất gánh nặng cho người khác gánh vác.
Chúng ta nhận ra nơi Thánh gía Chúa Giêsu là một dấu chỉ quan trọng nói về tình yêu của Thiên Chúa với con người, một tình yêu tự hy sinh quên mình cho đến tận cùng của sự sống.
Trong đời sống có nhiều bước đường thánh gía nơi bản thân mỗi người, nơi từng gia đình, nơi đời sống chung trong cộng đoàn Giáo Hội và xã hội khắp nơi trên thế giới, như cảnh bệnh tật nghèo túng, như đời sống bất an bị đe dọa, cảnh ly tán, bị hiểu lầm, bị điều oan ức bất công…
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con nhẫn nại vác thánh gía theo chân Chúa. Vì xưa Chúa hy sinh chịu đau khổ vác Thánh gía sống trọn vẹn là lễ tế hy sinh cho con người. Qua đó Chúa đã biến đau khổ thành ánh sáng sự sống, ánh sáng ơn cứu độ cho linh hồn con người.
„ Thứ bốn thì ngắm Đức Chúa Giêsu vác cây thánh gía. Ta hãy xin cho được vác thánh gía theo chân Chúa!”
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
“Hỡi nhà vua Philippe, vua hãy nhớ rằng: vua cũng chỉ là con người!”
“Người đã được dựng nên từ bụi đất; người sẽ trở về bụi đất!”
Mới đây, ngày 16-10-2008, trên U.S.News có đăng bài của ký gỉa Justin Ewers nói
về việc hiện nay người ta đặt lại vấn đề làm sao con tàu Titanic “không thể
chìm”, thế mà lại chìm ngay trong chuyến hải hành đầu tiên.
‘Tàu Titanic được đóng rất chắc chắn và không bao giờ có thể chìm được’. Những
người chủ trương đóng con tàu này đã hiên ngang nói như vậy và đặt tên con tàu
là ‘Titanic.’
Vào tháng tư, năm 1912, tàu Titanic rời bến cảng Queenstown (Anh Quốc) để đi New York, chở theo hơn 2,200 hành khách và thủy thủ đoàn, trong chuyến hải hành đầu tiên. Hành khách đi trên chuyến tàu đều rất vui mừng phấn khởi và hãnh diện vì được đi chuyến hải hành đầu tiên của con tàu tối tân và lớn nhất thời đó, cùng với niềm tin tưởng chắc chắn là con tàu “không thể nào chìm được”. Có người còn cao hứng tuyên bố Trời (nếu có) cũng chẳng đánh chìm nó được.
Chữ Titanic là lấy từ chữ Titan, tên một ông thần khổng lồ, sức mạnh vô song (trong truyện thần thoại Hy lạp). Người ta đặt tên chiếc tàu như vậy để thách đố mọi nguy hiểm trên biển cả.
Con tàu “không thể chìm được” này đã thực sự chìm khi đụng vào tảng băng vào đêm 14-4-1912. Có thể là vì thuyền trưởng và đoàn điều hành đã quá tự phụ vào con tàu ‘không thể chìm được,’ nên đã không đề phòng đúng luật hải hành.
Con tàu đã chìm sâu xuống lòng biển cả đem theo khoảng 1,500 nhân mạng cùng chìm xuống biển sâu! (Xin xem những chi tiết đặc biệt về tàu Titanic vào cuối bài này)
Qua dòng lịch sử nhân loại, vẫn có những con người khi làm được điều gì thành công, hoặc những kẻ độc tài đang nắm giữ quyền hành, thường kiêu căng tự phụ “coi trời bằng vung”, và vì quá ‘tự cao, tự đại’ nên dễ ‘mù quáng,’ nhận sâu chính mình vào thất bại và kéo theo nhiều người khác phải chết thảm!
Theo Kinh Thánh Cựu Ước, sách Khởi nguyên, con người được Thiên Chúa dựng nên ‘theo hình ảnh Chúa’ trường sinh bất tử, và trổi vượt hơn mọi loài Chúa đã dựng nên: có trí thông minh, biết suy luận và có tự do. Nhưng “Con Người” đã không biết khiêm tốn để cảm tạ hồng ân Chúa ban; ngược lại, lại kiêu căng tự phụ ‘muốn nên như Ông Trời’ để bá chủ thế giới và thống trị người khác.
Trong
sách Khởi nguyên, có kể câu chuyện tháp Babel (Khởi nguyên, chương 11). Khi con
người đã sinh sản nhiều trên mặt đất và đã ‘tiến bộ’ liền nghĩ ra việc xây ‘cây
tháp cao, cao tới trời’ để khoe khoang và tự phụ về tài trí của mình. Nhưng rồi
chẳng ai bảo được ai, nên ‘không cùng một tiếng nói nữa’, không hiểu nhau nữa,
trở nên ‘lộn xộn’ và chẳng ai chịu nghe ai, thế là tan nát công trình và phân
tán mỗi người mỗi ngả.
Cũng vì tôi kiêu ngạo, ghen ghét, mà Cain đã giết chính em ruột mình là Abel (
Khởi nguyên, chương 4) và từ đó con người cứ mãi mãi trở nên ‘thù địch của con
người’ và chiến tranh cứ mãi mãi tiếp diễn ở khắp nơi, ngay trong cùng một gia
đình, bộ tộc, quốc gia.
Theo dòng lịch sử nhân loại, đã có bao ‘anh hùng hảo hớn’ chỉ vì kiêu căng tự phụ, nuôi tham vọng bá chủ thế giới mà đã gây ra những cuộc chiến tranh tiêu diệt bao sinh mạng. Đan cử như Alexandre The Great (khoảng 356-323BC), Attila (khoảng 395-453), Genghiskhan (khoảng 1162-1227), Napoleon Bonaparte I (1769-1821), chưa kể đến Tần Thủy Hoàng và các hoàng đế Roma. Tất cả cũng đã trở về với cát bụi, để lại bao thảm khốc cho nhân loại.
Lịch sử luôn luôn tái diễn. Tuy nhiên, những kẻ kiêu căng tự phụ, độc tài không bao giờ có tinh thần khiêm tốn để học bài học lịch sử chua cay của những người đi trước; nhưng cứ quyết tâm thực hiện ý định mù quáng của mình và kéo theo bao tai ương cho nhân loại.
Xem ra con người, càng văn minh tiến bộ lại càng có thêm nhiều ‘Cain’ của thời
đại, không phải chỉ giết một người, nhưng giết hại bao người. Càng văn minh tiến
bộ, con người càng chế ra những vũ khí giết người càng khủng khiếp.
Chỉ vì tham vọng muốn bá chủ Âu Châu và thiết lập thuyết ‘Quốc Xã Đức’ mà Hitler (1889-1945) và đồ đệ đã gây ra cuộc chiến tranh từ 1939-1945 đã giết hại hàng triệu sinh linh, tàn phá bao công trình kiến trúc ở Âu Châu. Đồng thời những nhà tài phiệt ‘Nhật Bản’ cũng tung quân đi xâm chiếm các nước lân bang với mộng bá chủ Đông Nam Á và cũng đã giết hại bao nhiêu triệu người dân lương thiện ở các nước vùng Đông Nam Á, và gây ra bao khốn khổ cho những người còn sống sót.
Rồi thuyết Cộng sản vô thần, thuyết triết lý Hiện sinh. Trước hết họ ‘giết’ Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã chết rồi!” Con người là Chúa của con người, cùng nhau đoàn kết xây tháp Babel, xây ‘Thiên Đàng trần gian,’ nhưng rồi vì kiêu ngạo, không ai làm chủ được ai, con người lại chia rẽ: “Tha nhân là hỏa ngục!” Thế là tha hồ giết nhau để tranh dành quyền lợi, vì còn ‘Ông Trời’ đâu mà thưởng phạt. Lenin, rồi Stalin, Mao Trạch Đông… cứ quyết tâm xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản Vô thần, với bất cứ giá nào, mà đã giết bao nhiêu triệu người dân lành ở Liên xô, Trung Cộng, Việt nam, Kampuchia.
Sau
năm 1975, trong các cuộc họp phường, khóm, trong các trại tù ‘cải tạo’, những
cán bộ cộng sản cứ nhất định nói rằng chủ nghĩa xã hội là nhất rồi, không còn có
chế độ nào có thể thay thế được, và vì thế sẽ trường tồn mãi mãi trong lịch sử
để xây dựng một xã hội không còn giai cấp, đầy đủ của cải, mọi người sống trong
hoà bình và tràn ngập hạnh phúc; đó là Thiên đàng trần gian; nhưng rồi ‘ngọn
tháp’ đã xụp đổ vào thập niên 1990. Tượng Lenin, Stalin đã bị lật đổ ngay tại
quê hương của các ông tổ Cộng Sản Vô Thần; thành phố Leningrad đã được lấy lại
tên cũ là Saint Petersburg (1991); bức tường ô nhục Bá Linh cũng sụp đổ theo
cùng với chế độ. Rất tiếc những nhà lãnh đạo ở Trung Công, Bắc Hàn, Việt Nam vẫn
còn khư khư nắm giữ chế độ đó để bảo vệ quyền hành, không kể đến bao nhiêu con
người của dân tộc mình phải sống khổ đau, nghèo đói, thiếu tự do, nhân quyền bị
chà đạp, và dân tộc trở nên chậm tiến, lạc hậu, so với các dân tộc chung quanh.
Hãy so sánh đời sống của nhân dân ở Đại Hàn và Bắc hàn, chẳng hạn, thì thấy rõ
ngay!
Khi còn đang nắm quyền hành, người ta luôn cao ngạo, cứ tưởng là mình cứ oai
quyền mãi mãi, ‘trường sinh bất tử,’ mà quên rằng bao nhiêu những nhà cai trị
độc tài ‘trong lịch sử nhân loại’ đã qua đi, và đã trở về với cát bụi, chỉ còn
để lại những oán hận của con người.
Vì thế trong lịch sử cổ Hy lạp, có câu chuyện vua Philippe thành Macedoine (khoảng 382-336 BC) (thân phụ của Alexandre The Great) sai một người hầu cận cứ mỗi buổi sáng, đánh thức vua dậy và nói: “Hỡi vua Philippe, vua hãy nhớ rằng vua cũng chỉ là con người!” (Con người thì có lúc sẽ chết!). Ông Diogene (Sinope) (Khoảng 412-323 BC), nhà hiền triết Hy lạp thường sống trong một cái thùng, trước cửa đi ra đi vào có treo một bảng viết “Ở đây bán sự khôn ngoan!” Ai đến hỏi, thì Ông trả lời: “Trong mọi sự, hãy nhớ đến lúc tận cùng!”.
Thánh Ignatius (50-107), Giám mục thành Antioch, nói: Có hai điều chắc chắn; đó là bạn sẽ chết và khi chết bạn chẳng mang theo được cái gì cả (nhưng sẽ để lại ‘tiếng tốt’ hoặc ‘tiếng xấu’ do những việc đã làm khi còn sống). Còn Thánh Phanxicô khó nghèo (1182-1226) nói: “Khi ta chết, ta chẳng đem theo được gì cả, trừ những phần thưởng do những việc bác ái, từ thiện mà ta đã làm cho những người nghèo khó khi chúng ta còn sống ở trần gian!”
Trong Kinh Thánh Cựu ứơc, Thiên Chúa nói với ông Adong: “Hỡi ‘người,’ hãy nhớ mình là bụi tro, và sẽ trở về bụi tro.” (Khởi nguyên 3, 19). Trong mỗi mùa Chay Thánh, Giáo hội cũng nhắc nhở các tín hữu điều đó khi lên nhận xức tro. Nhắc như vậy không phải để chúng ta ‘bi quan yếm thế’, chán đời, thụ động; nhưng chỉ để nhắc nhở chúng ta hãy sống khiêm tốn, hãy sống cuộc đời cho ý nghĩa. Hãy yêu thương nhau như anh chị em trong gia đình nhân loại, con một Chúa là Cha trên trời, và giúp nhau sống hạnh phúc. Không bi quan yếm thế, nhưng luôn sống lạc quan từng giây phút trong cuộc sống, dù gặp hoàn cảnh nào, trong niềm tin tưởng phó thác mọi sự trong tay Chúa là Cha yêu thương. Vì thế Thánh Phaolô đã bảo chúng ta: “Anh em hãy vui sống trong Chúa… Sống hoà thuận với mọi người… Anh em đừng quá lo lắng… Trong mọi hoàn cảnh, anh em hãy dâng lời khẩn nguyện, tạ ơn Chúa và trình bày với Chúa mọi điều anh em muốn xin; và bình an của Chúa, bình an vượt trên hết mọi sự hiểu biết, sẽ giữ lòng trí anh em được kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô.” (Philipphê 4,4…)
Chúng
ta hãy cùng với Mẹ Maria hát “Bài Ca Cảm Tạ” (Magnificat), xin Chúa cho chúng ta
luôn biết cảm tạ Chúa vì những hồng ân Chúa đã ban cho chúng ta; xin cho chúng
ta luôn biết sống khiêm tốn, hoà hợp, yêu thương nhau và chung tay xây dựng hoà
bình khắp nơi, trong gia đình, khu xóm, sở làm và trên toàn thế giới.
GHI CHÚ: Một số chi tiết về chiếc tàu TITANIC.
Đã có nhiều bài báo và sách viết về chiếc Tàu Titanic; kể cả hai cuốn phim nổi tiếng: “A Night to Remember” (1958) và “Titanic” (1997). Hai bài báo báo mới đây viết về chiếc tàu này là “The Secrets of How the Titanic Sank” do Justin Ewers viết ngày 25-9-2008 (nói về những nhà chuyên môn có ý kiến đặt lại vấn đề làm sao chiếc tàu Titanic rất sang trọng, được đóng chắc chắn để ‘không thể chìm được,’ mà lại chìm ngay trong chuyến hải hành đầu tiên); và bài “Titanic Survivor Sells Mementos to Pay for Care” do Jill Lawless viết ngày 16-10-2008 (nói về bà Millvina Dean là hành khách duy nhất còn sống, năm nay đã 96 tuổi, lúc được cứu sống, bà mới có hai tháng tuổi).
Từ những bài báo đó chúng tôi ghi lại mấy chi tiết đặc biệt sau đây: Tàu Titanic được khởi đóng vào năm 1909 tại xưởng đóng tàu Harland & Wolff (Belfast, Bắc Ireland ) và ngụời ta có ý định đóng chiếc tàu này to lớn nhất vào thời đó (cùng với hai chiếc tàu khác là Olympic và Britannic), chiều dài là 900 feet, chiều cao như một ngôi nhà chọc trời thời đó. Ngưòi ta cố gắng đóng chiếc tàu này thật chắc chắn và bảo đảm rất an toàn để có thể đáp ứng với mọi thử thách của biển cả ( như những luồng sóng khổng lồ, hoặc những đụng chạm mạnh mẽ khác…). Vì thế chiếc tàu được đặt tên là Titanic (từ tên Titan, một vị thần dũng mãnh vô song trong thần thoại Hy lạp), và được coi như chiếc tàu không thể chìm được (Unsinkable Ship).
Hạ thủy vào tháng Tư 1912, tàu Titanic khởi hành từ hải cảng Qeenstown
(Southampton, Anh Quốc) để đi New York (Hoa Kỳ). Sau bốn ngày hải hành, tàu đụng
phải tảng băng vào gần nửa đêm (11g40) thứ Bảy ngày 14-4-1912 và chìm vào qúa
trưa (2g20) ngày Chúa Nhật 15-4-1912 tại North Atlantic, vùng hải phận New
Foundland (Canada).
Số người trên tàu tổng cộng hơn 2200, gồm 324 hành khách hạng nhất, 285 người hạng hai, và 708 người hạng ba, cùng với thủ thủy đoàn. Hạng nhất gồm nhiều người giàu có, kể cả ông John Jacob Astor, người giàu nhất thế giới hồi đó; hạng ba gồm nhiều người từ các nơi muốn sang Hoa kỳ lập nghiệp. Trong số trên 2200 người trên tàu, có 706 người đã được cứu sống nhờ chiếc tàu Carpatia; đa số là phụ nữ và trẻ em. Các người khác, kể cả thuyền trưởng E.J.Smith đều chìm theo con tàu xuống lòng biển cả.
Những hành khách sống sót, chỉ còn bà Millvina Dean còn đang sống. Lúc này bà đã 96 tuổi. Bà được bố mẹ bế lên tàu lúc mới có 2 tháng tuổi. Hai ông bà đi chuyến này với ý định đưa gia đình sang Kansas City (Missouri) để lập nghiệp. Cha của bà chết trong tai nạn đó, mẹ bà và người anh của bà cũng được cứu sống. Sau này mãi khi bà đã lên tám, mẹ bà mới kể lại cho bà biết về những hãi hùng trong đêm định mệnh đó. Bà Millvina hiện sống trong một viện dưỡng lão ở Southampton(Anh quốc). Ngoài ra, có một bà người Anh khác là bà Barbara Joyce West Dainton chết vào tháng 11 năm 2007, thọ 96 tuổi. Một bà người Hoa kỳ tên là Lillian Asplund chết vào năm 2006, thọ 99 tuổi. Đó là những nhân chứng cuối cùng của những người được cứu sống.
Mãi đến năm 1985, nhà Hải dương Học Robert Ballard, sau bao nhiêu năm tìm kiếm, mới định được vị trí chiếc tàu Titanic chìm, và xác định được chiếc tàu nằm ở độ sâu 2.5 miles trong lòng đại dương. Vài năm sau người ta đã lấy được một số mảnh vụn lên, và khám phá ra lúc tàu Titanic đụng phải tảng băng, nó đã bể làm đôi, trước khi chìm sâu xuống đại dương, chứ không phải nó đã chìm nguyên chiếc tàu, như người ta đã tưởng. Hơn nữa, trong lúc tàu gặp tai nạn, sắp sửa chìm, hầu hết hành khách đã đổ dồn về phía sau chiếc tàu khổng lồ này, trong khi nó từ từ chìm sâu xuống lòng đại dương và đưa dần họ vào cuộc hành trình đi về Vĩnh cửu!’
LM. Anphong Trần Đức Phương
MAI HOÀ - ĐIỂM HẸN CỦA TÌNH CHÚA, TÌNH NGƯỜI
Chúa Giêsu, khi thiết lập Giáo hội, mục đích của Ngài
đó là đem ơn cứu độ đến cho con người qua sự hiện diện của Giáo hội trên trần
gian này. Các vị thánh lập dòng cũng thế, đều có tôn chỉ theo đường hướng của
Thầy Chí Thánh. Có vị thì lo về giáo dục, có vị lo về y tế, có vị lo về xã hội …
Tất cả những đường lối đó cuối cùng quy về một mối là mang Tin mừng cứu độ của
Thiên Chúa đến trong trần gian này.
Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời, chạy dài suốt chiều dài của lịch sử cứu độ, Giáo hội vẫn tồn tại và phát triển qua bàn tay nối dài của các vị Thánh và cách riêng với các Thánh lập dòng. Giáo hội, phải nói trước hết là phục vụ cho người nghèo, sống cho người nghèo và sống vì người nghèo nên không ít các thánh lập Dòng đều đi theo mục đích lo cho người nghèo. Người nghèo đó có thể là nghèo về vật chất, nghèo về tinh thần, nghèo về tri thức … Trong dòng chảy của Giáo hội, Thánh Vinh Sơn Phaolô đã nhìn thấy người nghèo là người cần được quan tâm nên Ngài đã thiết lập Tu hội Truyền Giáo thánh Vinh Sơn và Tu hội Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn.
Người nghèo lúc nào cũng có trong xã hội và trong giáo hội, chỉ khác một điểm là
tuỳ thời cũng như tuỳ hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Những năm trước đây, khi
nhân loại chưa rơi vào thảm hoạ của sida thì Giáo hội chưa phải đi vào lãnh vực
này. Nhưng rồi, gần đây, khi đại dịch AIDS diễn biến ngày một kinh khủng thì
nhiều Hội dòng đã quan tâm đến những con người là nạn nhân của tệ nạn xã hội
này.
Là một mảng của người nghèo, là đối tượng của người nghèo, AIDS là mảng khá mới
mà Tu hội Nữ Tử bác ái Vinh Sơn đã gần như là tiên phong bước vào. Phải nói
thẳng là một bước đột phá, một bước liều mình trong vòng tay của Thiên Chúa qua
sự cầu bầu của Thánh Vinh Sơn. Từ ý định của Thánh Tổ là đến với những người bị
bỏ rơi nên Tu Hội đã quyết định thành lập Trung Tâm Mai Hoà – Trung Tâm lo cho
bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối.
Mai Hoà được đặt trên mảnh đất mà người ta vẫn gọi là “Củ Chi - đất thép thành
đồng” quả là một chuyện lạ ! Thế nhưng sự hiện diện lạ lùng đấy như là tiếng nói
của một “ngôn sứ” nhỏ bé giữa vùng “đất thép thành đồng ấy”. “Ngôn sứ Mai Hoà”
như gióng lên tiếng nói của tình thương Thiên Chúa nơi những con người bị đẩy ra
bên lề xã hội, “Ngôn sứ Mai Hoà” như gióng lên tiếng nói tình thương giữa những
con người may mắn dành cho những con người bất hạnh, tình thương giữa những con
người lành lặn dành cho những con người tan thương, tình thương giữa những con
người có một mái ấm và những con người cuối đời lâm vào cảnh vô gia cư !
Với phương châm: “làm chứ không nói”, Mai Hoà, ngày mỗi ngày đã “nói” lên được
tình thương, lòng trìu mến của mình đến với các bệnh nhân đã từng một lần đặt
chân đến Mai Hoà. Không chỉ có bệnh nhân, nhưng đa phần những ai đến với Trung
Tâm đều cảm nhận được tấm lòng ấm áp của những nữ tu phục vụ tại đây.
Chăm sóc, lo lắng cho bệnh nhân thường đã là chuyện khó, đàng này lo cho những
người do biến chứng của AIDS không phải là chuyện đơn giản. Thế nhưng, nhờ tình
thương, nhờ lòng mến mà các nữ tu cũng như các nhân viên của Trung Tâm đã “nói”
lên được tấm lòng của mình qua sự tận tuỵ chăm lo cho bệnh nhân.
Chẳng hiểu sao, có lẽ là trong thánh ý của Thiên Chúa, sự hiện diện của Mai Hoà
nơi đất thép đã làm cho lòng người nơi đất thép này được mềm ra nhờ tấm lòng của
các sơ, của nhân viên. Đến với Mai Hoà, nhiều người sẽ ngạc nhiên rằng các sơ ở
đây có vẻ “thờ ơ” với khách tham quan, khách thăm viếng bởi lẽ công việc cũng
như sự quan tâm đến các bệnh nhân đã cuốn hút các sơ đến độ không còn giờ dành
cho sự “giới thiệu, báo cáo thành tích” nữa. Các sơ đã “nói” bằng chính công
việc thực tế của mình nơi từng bệnh nhân, nơi từng con người bị đẩy ra bên lề
của xã hội mà nay đang cận kề với cái chết.
Có thể nói, về mặt xã hội, nhắc đến đất thép thành đồng Củ Chi là nơi ghi danh
những chiến tích chiến tranh lịch sử. Về Giáo hội, người ta khó thể nào quên
được Mai Hoà, nơi hội tụ tình yêu, nơi hội tụ lòng mến. Mai Hoà cũng là điểm hẹn
của tình thương, của lòng mến vì lẽ Mai Hoà chính là nơi mà nhiều đoàn, nhiều
tập thể, nhiều cá nhân cứ hẹn lại lên về với Mai Hoà để biểu lộ lòng mến, biểu
lộ tình thương và thậm chí đến với Mai Hoà họ sẽ kín múc được tình thương, từ
lòng mến nơi Trung Tâm nhỏ bé này.
Sự hiện diện khiêm hạ của Mai Hoà rất hợp với Tin mừng, rất hợp với lời của Chúa
là không phô trương, không khoe khoang, không đánh bóng. Sự hiện diện khiêm hạ
của Mai Hoà đủ nói lên tình Chúa, lòng người nơi mảnh đất cằn khô cỏ cháy Sài
Thành này.
Ai nào đó một lần đến Mai Hoà, sẽ nhận lấy một lòng tin, một lòng cậy, một lòng
mến từ bệnh nhân đến những vị có trách nhiệm, những người chăm sóc cho bệnh
nhân, những nhân viên, những bảo vệ thân tín của Trung Tâm … Mai Hoà, có thể nói
là điểm hẹn của tình Chúa, tình người.
Anmai, CSsR
' Không gì sẽ có thể tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa trong Đức Kitô Giêsu Chúa chúng ta ' (Rm 8,31-39)
Dù thế nào, Thiên Chúa vẫn yêu thương chúng ta. Thánh Phaolô đã đi từ những ghi nhận trong Lịch sử cứu độ mà khẳng định với chúng ta như thế, bằng những lời lẽ thật xúc động, trong Thư Rôma.
Lm. FX. Vũ Phan Long, ofm
Khi nói đến những tư tưởng của thánh Tông đồ Phaolô về tình yêu, chúng ta có ấn
tượng là có nhiều. Tuy nhiên, khi khảo sát các thư của ngài, chúng ta mới thấy
chỉ có nhiều các lời khuyên về tình yêu phải có đối với Chúa Kitô, hay đối với
Thiên Chúa hoặc đối với nhau mà thôi. Còn tình yêu của Chúa Kitô hoặc của Thiên
Chúa (Cha) đối với chúng ta thì sao? Một bài thánh ca hay như bài thánh ca của
Thư 1 Côrintô (1 Cr 13,1-7) dường như được dùng để mô tả dung mạo của
Chúa Kitô dưới 15 nét của đức mến, để cho các tín hữu xét mình và bắt chước.
Thật ra, muốn nói về tình yêu của Chúa Kitô hay của Thiên Chúa đối với loài
người chúng ta, mà chỉ đi tìm các từ ngữ hoặc các công thức chuyên biệt, thì
dường như không đủ
[1][1].
Chúng ta phải tìm cả những đoạn văn trong đó thánh Tông đồ trình bày về tình yêu
của Thiên Chúa hay của Chúa Kitô đối với loài người, dù không có các từ ngữ
chuyên biệt.
Hôm nay, chúng ta sẽ làm công việc đó với đoạn Rm 8,31-39.
Đọc từ đầu chương 8 của Thư Rôma, chúng ta ghi nhận được phương diện tích cực của công trình cứu chuộc được Chúa Kitô thực hiện. Một câu như Rm 8,16 thật rất an ủi: “Chính Thần Khí chứng thực cho thần hồn chúng ta rằng: ta là con cái Thiên Chúa” (x. Ga 4,6), bởi vì chính Thần Khí đã được ban vào lòng chúng ta để giúp ta kêu lên: “Abba, lạy Cha!” (Rm 8,15; x. 5,5). Trong chương 8, thánh tông đồ cho thấy rằng chương trình của Thiên Chúa rất mạch lạc: Nếu Thiên Chúa gọi loài người đến nhận đức tin và ơn công chính hoá trong bí tích rửa tội, là vì Người nhắm ban cho họ hưởng phúc vinh quang; ngài như thấy họ đã được nhận lấy vinh quang ấy trong Chúa Kitô Phục sinh: “Những ai Người đã tiền định, thì Người cũng đã kêu gọi; và những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng đã giải án tuyên công; những ai Người đã giải án tuyên công, thì Người cũng đã tôn vinh” (8,30). Các câu 31-39 nói đến đỉnh cao của công trình này, bằng cách ca tụng bằng giọng điệu trữ tình sự tuyệt vời của tình huống mới.
Lời biện hộ cuối cùng để bảo vệ tình yêu Thiên Chúa
Tuy nhiên, các câu 31-39 không phải là một bài “thánh ca” chúc tụng tình yêu của Thiên Chúa (Lyonnet), bởi vì từ vựng thánh Phaolô chọn không phải là từ vựng của một bài ca chúc tụng trong Phụng vụ, nhưng là ngôn ngữ của ngành tư pháp (Légasse). Toàn bản văn mang dấu ấn pháp lý do bốn từ ngữ: cáo tội, giải án tuyên công, lên án và chuyển cầu. Ngoài ra phương pháp diễn từ là phương pháp tiêu biểu của lối văn “công kích” (diatribe) trong văn chương Hy-lạp; trong lối văn này, tác giả ngỏ lời với một người đối thoại tưởng tượng, liên tục đặt ra cho người ấy những câu hỏi và đề nghị những câu trả lời rõ ràng.
Thật ra, toàn Thư Rôma vẫn có ngôn ngữ pháp đình lẫn phương pháp đặt vấn
đề thôi thúc độc giả; nhưng riêng ở đây, thánh Tông đồ đưa giáo huấn của ngài
lên tới đỉnh cao.
Như vậy, bầu khí được gợi ra bởi bản văn là bầu khí của một phòng xử án
(Fitzmyer) trong đó thánh Phaolô, như là luật sư đại tài, nêu lên lời biện hộ
cuối cùng nhằm bảo vệ tình yêu Thiên Chúa, một kiểu “tóm kết” (peroratio),
trong đó sau khi đã giải thích cho thấy vị “Thiên-Chúa-cho-chúng-ta” đã làm gì,
ngài vận dụng tất cả xác tín cá nhân mạnh mẽ của ngài mà nhắc lại quyền chúa tể
tuyệt đối của Thiên Chúa.
Bản văn được dẫn nhập bằng một câu hỏi mang tính tu từ đơn giản (c. 31a).
Sau đó, toàn bản văn được cấu trúc thành ba thì:
- trước tiên, tác giả triển khai một lập luận nhằm chứng minh (cc. 31b-32);
- rồi ngài đề nghị ba câu hỏi và cống hiến ba câu trả lời tương ứng (cc. 33-37);
- cuối cùng, ngài trình bày kết luận long trọng của cá nhân (cc. 38-39).
1.- Dẫn nhập
“Vậy đã thế, ta sẽ nói sao (= sẽ nói gì về những điều ấy)?” (c. 31a)
Dùng lối hành văn quen thuộc là một câu hỏi đặt ra cho độc giả bằng câu hỏi, thánh Tông đồ chuyển sang một thì văn chương mới và lôi kéo sự chú ý của người đang lắng nghe lập luận của ngài.
Công thức: “Ta sẽ nói sao?” rất thường xuất hiện trong Thư Rôma (3,5;
4,1; 6,1; 7,7; 9,14.30), và lại không có mặt tại chỗ nào khác trong Tân Ước. Nói
chung, công thức này được dùng để đưa vào một ý tưởng sai lạc mà tác giả sẽ minh
giải với mục tiêu là phi bác. Chẳng hạn sau khi đã nói rằng ân sủng càng dồi dào
gấp bội tại nơi nào tội lỗi gia tăng (5,20), độc giả dễ mà rút ra một hệ luận
sai lầm, kiểu: “Ta hãy ở lại trong tội, để ơn được gia tăng” (6,1). Với một sai
lầm như thế, Phaolô đưa ra một phản ứng cứng rắn để đối lại: “Đừng nói gở (=
Tuyệt đối không! Ước gì đừng có bao giờ như thế! (mê génoito)” (3,6; 6,2;
7,7; 9,14).
Ngược lại, trong trường hợp ở đây, công thức ấy được dùng để tạo ra một dây liên
kết giữa những gì đã được nói đến và những sẽ được thêm vào liền sau đó để làm
kết luận.
Công thức “những điều ấy” vừa nêu bật sự tiếp nối của bài diễn từ với phần
trước, vừa cho thấy là tác giả có ý thêm vào một điều gì đó nữa. Quả thế, Phaolô
lấy lại và kết luận bài diễn từ về tình yêu (agapê) của Thiên Chúa “đã
được đổ xuống lòng ta nhờ bởi Thánh Thần Người đã ban cho ta” (5,5): bây giờ,
sau phần trình bày đời sống Kitô hữu hoàn toàn được Thánh Thần hướng dẫn, thánh
Tông đồ nhắc lại rằng Thiên Chúa ban bằng chứng về tình yêu của Người đối với
chúng ta trong sự kiện là Chúa Kitô đã chết “vì chúng ta”, trong khi chúng ta
còn là những kẻ tội lỗi (5,8). Nhưng ngài thêm, như là đỉnh cao cuối cùng, rằng
sự can thiệp của tình yêu này là tuyệt đối, thường hằng và phổ quát.
2.- Lập luận chứng minh
“Nếu Thiên Chúa phò ta, ai sẽ chống lại ta? Người đã không tha cho chính Con
của Người, nhưng đã phó nộp Ngài vì chúng ta hết thảy, làm sao Người lại không
gia ân vạn sự cho ta làm một với Người?” (8,31b-32).
a) “Thiên Chúa phò ta”
Phần suy tư bắt đầu với một câu hỏi, nhưng trong thực tế đây là một khẳng định
có tính khoa trương. Quả thế, điều kiện được diễn tả ra ở đầu thật ra là nền
tảng của xác tín Phaolô và là nguyên nhân của tất cả những gì vừa được nói đến.
Để nêu rõ hơn nữa sự kiện này, chúng ta thử thay đổi cách diễn tả, để lối lập
luận của Phaolô là như sau: “Bởi vì Thiên Chúa ở về phía chúng ta, ai còn
có thể chống lại chúng ta?”. Rõ ràng là không có ai cả!
Vậy, công thức đầu tiên đáng được quan tâm đặc biệt, bởi vì nó đề nghị một ý tưởng nền tảng: “Thiên Chúa là cho/vì (hyper) ta (= phò ta)”. Trong bối cảnh này, trên môi miệng Phaolô, đây không phải chỉ là một công thức văn chương, mà lại có phần ngạo mạn vì cho rằng mình có lý [2][2]. Thật ra thánh Tông đồ có trong trí niềm tin Kinh Thánh được diễn tả ra như thế là để nói lên xác tín của người tín hữu là được Đức Chúa đồng hành với và giúp đỡ; và từ sự chắc chắn này, phát sinh sức mạnh đề đương đầu với các khó khăn:
“Dẫu phải qua ghềnh u tối,
hoạ tai tôi chẳng sợ.
Vì đã có Người ở với tôi,
Côn của Người, gậy của Người làm tôi an dạ”.
(Tv 23,4).
“Có Yavê ở với tôi, tôi không sợ,
người phàm có làm gì được tôi ?
Có Yavê với tôi trong đám người hộ vực,
tôi sẽ nhìn thẳng những kẻ ghét tôi”.
(Tv 118,6-7).
Tuy nhiên, cách sử dụng giới từ hyper có phần độc đáo: với giới từ này,
dường như thánh Phaolô muốn đi xa hơn ý tưởng là “sự đồng hành” diễn tả bởi giới
từ meta (với), để nêu bật sự kiện là Thiên Chúa “chiếu cố đến”, nghĩa là
đứng về phía chúng ta, lấy lập trường mà bảo vệ chúng ta. Tuy nhiên, hai giới từ
ở trong một văn cảnh tương tự thì có ít nhiều giá trị như nhau, như truyền thống
Nhất Lãm về các lời Đức Giêsu nói đã cho thấy: Quả thế, bản văn Máccô:
“Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ (hyper) chúng ta” (Mc 9,40) tương
ứng với bản văn Mátthêu: “Ai không đi với (meta) Ta, tức là chống
lại Ta” (Mt 12,30).
Vậy điểm khởi hành là hình ảnh thánh Phaolô đề nghị về Thiên Chúa: Người “chiếu
cố đến con người”. Quả thật, đại từ “[chúng] ta” không quy chiếu về một nhóm nào
riêng biệt, như chẳng hạn dân tộc Do-thái hoặc cộng đồng Kitô hữu: ngữ cảnh của
bài diễn từ đưa chúng ta đến chỗ nhận ra có một quy chiếu phổ quát về toàn thể
nhân loại. Thay vì giới thiệu một thần linh dửng dưng hoặc thù nghịch với con
người, thánh Tông đồ mạnh mẽ nhắc lại rằng Thiên Chúa ở về phía con người và
không phải chỉ là về lý thuyết: tất cả những gì Người đã làm trong lịch sử thì
Người đã làm “vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta”.
Vậy, không một ai có thể “chống lại” (kata) chúng ta! Không phải theo
nghĩa là không có điều gì xấu có thể xảy ra, nhưng theo nghĩa là không một sức
mạnh nào có thể chống lại ý muốn cứu độ của Thiên Chúa. Ngôn ngữ thuộc về pháp
đình và dường như nhắm đến các chứng từ đứng ra “chống lại chúng ta” để đưa
chúng ta đến chỗ bị kết án trong khi xét xử, đúng y như chuyện đã xảy ra trong
cuộc xử án chống lại Đức Giêsu (x. Mt 26,62; 27,13; Mc 14,60). Nhưng Thiên Chúa,
là vị Thẩm phán, Người không để mình bị lung lạc: Người muốn chúng ta được cứu
độ và Người sẽ thành công! Không trở ngại nào có thể ngăn cản được Người.
b) Thiên Chúa “đã phó nộp Con của Người”
Làm thế nào mà thánh Phaolô có thể chắc chắn như thế? Sức mạnh của lập luận của
ngài dựa trên những gì đã xảy ra: quả vậy, đây không phải là một việc lấy lập
trường kiểu ý thức hệ, nhưng là một suy nghĩ về lịch sử cứu độ. Nơi Đức Giêsu,
Con Thiên Chúa đã làm người, đã chết và đã sống lại, thánh Tông đồ nhận ra bằng
chứng là “Thiên Chúa phò chúng ta”: chính hoàn cảnh lịch sử và cá nhân của Đức
Giêsu vén mở cho thấy ý định sâu xa của Thiên Chúa là cứu độ nhân loại. Quả vậy,
đàng sau hoàn cảnh sống của Đức Giêsu (Chúa Con), có kế hoạch của chính Thiên
Chúa (Chúa Cha).
Hành động của Thiên Chúa được trình bày trước tiên dưới phương diện tiêu cực
(“không tha cho”), rồi dưới phương diện tích cực (“nhưng đã phó nộp”). Trong
trường hợp thứ nhất, Phaolô gợi ý mơ hồ tới truyện Ysáac là người được truyền
thống Do-thái gọi là Aqedah, nghĩa là “sự trói”: vào dịp ấy, Thiên Chúa
đã ca ngợi đức tin của Abraham vì ông đã không ngại từ khước đứa con một (x. Kn
22,12.16); nhưng trong cách diễn tả của thánh Phaolô, ta không thể khẳng định
rằng đây là một việc đọc lại truyện Ysaác dưới ánh sáng của mầu nhiệm Chúa Kitô.
Tất cả sự chú ý của tác giả đúng ra nhắm vào việc diễn tả sự kiện cách tích cực,
tập trung vào động từ “phó nộp” (paradidomi). Một giáo huấn tương tự đã
được trình bày ở cuối ch. 4 trong một công thức Kitô học rất đậm đặc:
“Ngài (= Đức Giêsu, Chúa chúng ta) đã bị phó nộp (paredothe) vì tội lỗi chúng ta và đã sống lại vì là để ta được giải án tuyên công” (4,25).
Hình ảnh rất có thể dẫn xuất từ việc đọc lại Is 53 theo cách Kitô giáo theo Bản
dịch LXX, coi đó là biến cố nói về Đấng Mêsia Giêsu, chết để đền tội cho dân:
“Yavê để ngài phải lụy (paredoken) vì tội vạ hết thảy chúng tôi” (Ys 53,6);
“Ngài đã thí mạng (paredothe) không màng cái chết … đã mang lấy (paredothe) tội lỗi nhiều người” (Ys 53,12).
Bằng cách đó, Phaolô muốn nhắc lại sáng kiến của Thiên Chúa trong cái chết cứu
chuộc của Đức Giêsu, là con “riêng” (idios) của Thiên Chúa, chứ không
phải là dưỡng tử như tất cả những người được cứu chuộc: thập giá không phải là
một chuyện ngẫu nhiên, một tai nạn, nhưng là sự hoàn tất của một kế hoạch Thiên
Chúa muốn có. Tuy nhiên, ta không thể nói rằng Chúa Cha đã trực tiếp muốn có cái
chết của Con: trách nhiệm của việc giết người này thuộc về một vài người xấu, đã
gây ra một sự bất công lớn nhất. Thế nhưng trong biến cố bi thương này, ta nhận
ra “ân ban” của Chúa Cha, như là bằng chứng về tình yêu vô biên của Người đối
với nhân loại: Thiên Chúa không làm sao có thể làm hơn thế nữa, để chứng tỏ cho
loài người thấy là Người yêu thương họ, để cho họ thấy là Người “yêu thương họ
đến chết”, chịu để người ta sát hại mình mà không dùng vũ lực để đối phó.
Ngoài ra, thánh Tông đồ nhận xét, Chúa Cha đã phó nộp Con “vì (hyper)
chúng ta”, nghĩa là do chiếu cố đến chúng ta, để đền tạ các tội lỗi chúng ta:
thật thú vị khi thấy tác giả nhắc lại giới từ hyper để xác định phẩm chất của
hành động của Thiên Chúa. Bằng các sự kiện, Người đã cho thấy rằng Người ở về
phía chúng ta.
Thánh Tôma đã giải thích cách thuyết phục: “Chắc chắn Chúa Cha đã không “trao
nộp” Con của Người, như kiểu Philatô hay Giuđa; Người đã “trao nộp” Con theo
nghĩa là Người “đã quyết định rằng Chúa Con sẽ nhập thể và chịu đau khổ”, và như
thế không phải bằng cách như từ bên ngoài áp đặt một cái chết mà Người không sẵn
sàng chấp nhận, điều này sẽ là “bất công và độc ác”, nhưng bằng cách “chuyển
thông cho ý chí nhân loại của Chúa Con một mức độ tình yêu sao cho Chúa Con hoàn
toàn sẵn sàng chịu khổ nạn”. Hoặc, ở chỗ khác: “Chúa Cha đã không ép buộc Con
mình chết trái ý Người, nhưng Chúa Cha đã thoả ý khi Chúa Con vui lòng chấp nhận
chết vì yêu thương, một tình yêu mà chính Chúa Cha thực hiện trong tâm hồn của
Đức Kitô”
[3][3].
Vậy, suy tư của thánh Phaolô dựa trên một lập luận a fortiori, rất quen
thuộc, được ngành chú giải Do-thái gọi là qal wahomer
[4][4], tiến hành từ một sự kiện to lớn hơn để chứng
minh một điều tương tự nhỏ hơn. Điều lớn lao nhất mà Người có thể cho, Thiên
Chúa đã cho rồi; thế nên thật lô-gích nếu suy ra là Người cũng sẽ cho cả phần
còn lại.
Tư tưởng liền mở ra thành một câu hỏi tu từ, có giá trị như một khẳng định chắc
chắn: “Làm sao Người lại không gia ân (charisetai) vạn sự cho ta làm một
với Ngài?” (c. 32). Trong trường hợp này, động từ Hy-lạp được sử dụng để diễn tả
ân ban là động từ nói về “ân huệ” (charis): Người Con Giêsu là ân sủng,
là quà tặng cao quý nhất; không những thế, Người còn trở thành nguồn suối thường
xuyên trao ban các các ân sủng, bởi vì chính là do ở-với-Người mà phát xuất ra
cho người tín hữu mọi điều thiện hảo.
3.- Ba câu hỏi và ba câu trả lời
a) Câu hỏi - trả lời đầu tiên
“Ai sẽ cáo tội những kẻ Thiên Chúa đã chọn? - Thiên Chúa đã giải án tuyên công” (8,33).
Đến đây tác giả thay đổi giọng, chuyển đi từ lý luận sang đối thoại với thính
giả; nhưng ngài tiếp tục triển khai cùng một tư tưởng. Với ba câu hỏi thúc bách,
thánh Phaolô muốn nhắc lại sức mạnh chung quyết mà công trình cứu chuộc có được.
Không một ai, lúc này hoặc mãi mãi, sẽ dám “cáo tội” (en-kaleô) những
người mà Thiên Chúa đã tuyển chọn (x. 8,30): động từ này là tiêu biểu của toà án
và cho thấy việc việc gọi ra toà. Phaolô dùng động từ này, trong khi vẫn theo
lược đồ tư pháp, để mạnh mẽ loại trừ mọi khả năng mới là quy trách con người,
sau công trình giải án tuyên công.
Công thức ngắn gọn tiếp theo như là câu trả lời có tính hàm hồ. Trong cách diễn
tả Hy-lạp, tên Thiên Chúa có kèm theo phân từ dùng như danh ngữ của động từ
“giải án tuyên công” nên có thể dịch sát chữ là “Thiên Chúa là Đấng giải án
tuyên công”. Thì hiện tại nêu bật một sự kiện quan trọng: công trình của Thiên
Chúa tiếp tục trong thời gian và được đổi mới liên tục trong kinh nghiệm của mỗi
người.
Bây giờ công thức này có thể được hiểu như là một khẳng định loại bỏ mọi khả
năng cáo tội: kể từ khi Thiên Chúa đã “làm cho nên công chính”, thì không còn ai
có thể tuyên bố “có tội”. Hoặc có thể hiểu công thức này như là một câu hỏi tu
từ, rõ ràng là không thể xảy ra: phải chăng lại chính Thiên Chúa sẽ cáo tội?
Nhưng nếu Thiên Chúa “là Đấng giải án tuyên công”, thì làm sao Người lại có thể
kết tội? Trong cả hai trường hợp, ý nghĩa không thay đổi.
b) Câu hỏi - trả lời thứ hai
“Ai sẽ là người lên án? - Phải chăng là Đức Kitô Giêsu, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại và đang ngự bên hữu Thiên Chúa, và là Đấng đang chuyển cầu cho ta?” (8,34).
Câu hỏi thứ hai song song chặt chẽ với câu hỏi đầu. Tương ứng với động từ “cáo
tội” là động từ “lên án” (kata-krinô), diễn tả một lời tuyên án chống lại
(kata) bị cáo: không một ai có thể làm chứng chống lại chúng ta đến độ
đạt được một án xử bất lợi cho chúng ta.
Ngược lại, trong câu trả lời có một điểm mới, tuy vẫn tôn trọng sự song song:
thêm vào công trình của Thiên Chúa, nay có công trình của Đức Kitô. Cả trong
trường hợp này nữa, ta thấy lặp lại hai khả năng giải thích là khẳng định hoặc
là câu hỏi tu từ: nhưng ý nghĩa vẫn y nguyên. Đức Kitô Giêsu là bằng chứng sống
động cho thấy Thiên Chúa chiếu cố đến chúng ta: Người muốn chúng ta được cứu độ
chứ không phải là bị lên án.
Để nêu cho thấy công việc Đức Giêsu đã làm thì sinh lợi cho chúng ta, thánh
Phaolô vận dụng bốn động từ, quy về những phương diện khác của can thiệp ban ơn
cứu độ của Đức Giêsu. Trước tiên, Đức Kitô được giới thiệu như là “Đấng đã
chết”: cái chết của Người, được thần học Kitô giáo hiểu như là hy lễ đền tội cho
tội lỗi của nhân loại, là nguyên nhân đưa tới cứu độ, tức là điều ngược lại với
việc kết án.
Thế rồi với một can thiệp sửa chữa (“hơn nữa”, mallon de), thánh Tông đồ
gọi Đức Kitô là Đấng đã sống lại, nghĩa là Đấng mà Chúa Cha đã nâng lên và tôn
vinh: quả vậy, cuộc phục sinh của Người được liên kết chặt chẽ với việc giải án
tuyên công cho chúng ta (4,25).
Ngoài ra, tác giả nói rằng Đức Kitô Phục sinh hiện nay (“là”) đang ở bên hữu
Thiên Chúa: bằng gợi ý tới hình ảnh của Tv 110,1, Phaolô muốn nhắc đến vai trò
của Người là vai trò danh giá và quyền thế, đề ra nhiệm vụ của Người là chúa tể
vũ hoàn, cho thấy Người là Đấng đại diện toàn quyền của Thiên Chúa và thực hiện
chương trình cứu độ vũ hoàn.
Cuối cùng, xuất hiện công thức gần với gốc hơn và, do văn cảnh, quan trọng hơn:
Đấng chịu đóng đinh, sống lại và được tôn vinh, “chuyển cầu” (en-tynchanô)
cho nhân loại. Cả động từ này cũng là tiêu biểu của ngành tư pháp, diễn tả việc
chống án, nại lên toà trên, để đạt được công lý (x. Cv 25,24): áp dụng cho Đức
Kitô, ý tưởng này không xuất hiện ở nơi nào khác trong Phaolô, nhưng được Yoan
và tác giả thư Hípri vận dụng (x. 1 Ga 2,1; Dt 7,25; 9,24). Lần thứ ba, trong
vòng vài câu, công thức hyper hêmôn (vì chúng ta) lại được nhắc lại: lời
chuyển cầu của Đấng Phục sinh nơi thiên quốc là một cam kết rằng Thiên Chúa ở về
phía chúng ta. Điều mà ở Rm 8,27 đã được nói về Chúa Thánh Thần (“chuyển cầu
cho các thánh rập theo ý Thiên Chúa”), bây giờ được gán cho chính Chúa Kitô:
không những theo nghĩa là Người nói để biện hộ cho những kẻ có tội bị tố cáo,
nhưng theo nghĩa là Người nâng đỡ và yểm trợ những người đã được làm cho nên
công chính. Vậy, không một ai có thể kết án nữa, bởi vì Chúa Phục sinh đang năng
nổ hoạt động để gìn giữ họ trong các thử thách và bảo vệ họ trong các nghịch
cảnh, bằng cách ban cho những kẻ được gọi khả năng đi đến vinh quang (x. 8,30).
c) Câu hỏi - trả lời thứ ba
“Ai sẽ tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, bĩ cực, bắt bớ, đói khát, trần truồng, hiểm nguy, gươm giáo ư? như đã viết: “Vì Người chúng tôi bị sát phạt suốt ngày, chúng tôi bị kể như chiên lò sát” (Tv 43,23). Nhưng trên các điều ấy hết thảy, chúng ta toàn thắng, nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta” (8,35-37).
Lần thứ ba, thánh Phaolô nêu ra cho người đối thoại một câu hỏi tu từ để xác
nhận lần cuối giáo huấn của ngài: trong trường hợp này, công trình cứu chuộc
được gợi lại như là “lòng mến (agapê) của Đức Kitô”, để cho thấy sự kiện
là Đức Giêsu đã yêu thương con người cách cụ thể và tiếp tục yêu thương con
người. Thánh Tông đồ đã dùng kinh nghiệm này như là bản lề cho cuộc sống Kitô
hữu của ngài:
“Đời sống của tôi lúc này trong thân xác, tôi sống nó trong lòng tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến (agapô) tôi và phó nộp (paradidomi) mình vì (hyper) tôi” (Ga 2,20).
Ngoài ra, ngài còn vận dụng trong câu hỏi một động từ đặc biệt, chôrizô:
Tân Ước dùng động từ này để nói về hành vi chia lìa các đôi vợ chồng (Mc 10,9 //
Mt 19,6; 1 Cr 7,10.11.15) hoặc những người thân thương (Plm 15), việc phân biệt
với một hạng người (Dt 7,26) và việc rời xa một nơi nào về thể lý (Cv 1,4;
18,1.2). Như thế thánh nhân gợi lại một sự hợp nhất sâu xa đang liên kết “chúng
ta” với Chúa Kitô trong sức mạnh của tình yêu Người; dây liên kết này có thể
sánh ví với dây liên kết vợ chồng (x. Rm 7,1-5) và không thể bị phá hủy bởi bất
cứ nhân tố nào, hoặc loài người hoặc siêu phàm.
Để làm ví dụ, thánh Tông đồ liệt kê ra bảy “thứ”, như là tất cả (“bảy”) những
nguyên nhân có thể gây ra sự chia lìa: đây là những hoàn cảnh khó khăn trong đó
nổi lên một hành động của con người nhằm chống đối hoặc gây khó khăn.
Ba từ đầu tiên gợi lên những hoàn cảnh tổng quát với các thử thách các Kitô hữu
tiên khởi phải chịu vì đức tin: 1) gian truân (thlipsis), 2) bĩ cực (stenochôria),
3) bắt bớ (diôgmos). Ngược lại, các từ khác lại nêu lên những trường hợp
đặc biệt khó khăn mà các tông đồ phải chịu khi đi chu toàn thừa tác vụ: 4) đói
khát (limos), 5) trần truồng (gymnotês), 6) hiểm nguy (kindynos)
(x. 2 Cr 11,26-27). Từ ngữ thứ bảy (machaira, gươm [giáo]) là đỉnh cao
của tất cả, vì là vũ khí được sử dụng, không phải chỉ cho các binh đoàn giao
chiến, mà cho cả việc xử tử. Và đúng là một lưỡi gươm, vài năm sau, sẽ chém đầu
Phaolô; nhưng khi viết thư này, tác giả chưa biết gì cả! Và cũng chính là một
thanh gươm sẽ trở thành biểu tượng quen thuộc nhất trong ngành thánh tượng để
giúp nhận ra dung mạo của thánh Tông đồ.
Tất cả những khó khăn có thể có và những bách hại do con người không thể chia
cắt người tín hữu với Chúa Kitô: câu hỏi vẫn có tính tu từ và dùng để diễn tả
một sự chắc chắn sống động. Sẽ không có ai có thể chia cắt vị Tông đồ khỏi tình
yêu của Chúa Kitô, cho dù là người ta có chém đầu ngài bằng một thanh gươm! Xác
tín ấy lại được nhấn mạnh với câu trích Tv 44, diễn tả thân phận của các tín hữu
bị bách hại và bị giết, bị đối xử như con chiên đưa tới lò sát và tất cả những
điều đó là do chính sự trung thành của họ với Chúa: thánh Phaolô ở đúng trong
hoàn cảnh ấy của các vịnh gia ngày xưa và nay ngài hiện tại hoá hoàn cảnh cho
những người nhận thư.
Tiếp câu hỏi là một câu trả lời rõ ràng trong đó thánh nhân nhắc lại những gì đã
nói ở Rm 8,18 liên hệ đến các “đau khổ đời này”, và muốn tránh mọi sự không chắc
chắn: mỗi loại khó khăn mà các Kitô hữu có thể gặp trên đường đời không phải là
một trở ngại, mà là một cơ hội để cho thấy quyền lực của tình yêu của Đức Kitô.
Chính là trong các cuộc “chiến đấu” mà ta có thể đạt được chiến thắng và trong
tất cả các hoàn cảnh khó khăn – thánh Phaolô nói – mà chúng ta toàn thắng (hyper-nikômen),
nghĩa là chúng ta đạt được một thành công phi thường và không thể tiên liệu về
phương diện con người. Quả thật, nguyên nhân không phải là sự khéo léo của con
người, nhưng là công trình của chính Chúa Kitô, Đấng yêu thương và đã nối kết
chúng ta với mình bằng một dây liên kết yêu thương bền chặt đến nỗi không cái gì
có thể bẻ gãy.
4.- Kết luận riêng
“Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù là hiện tại hay tương lai, hay quyền năng, dù là chiều cao hay chiều sâu, hay bất cứ tạo vật nào khác, không gì sẽ có thể tách (chôrisai) chúng ta ra khỏi lòng mến (apo tês agapês) của Thiên Chúa trong Đức Kitô Giêsu Chúa chúng ta!” (8,38-39).
Đến cuối phần lý luận khách quan, thánh Phaolô thêm vào xác tín riêng của ngài:
như thế ch. 8 đạt tới đỉnh cao của nó về tính trữ tình và về xúc cảm, diễn tả sự
dấn thân say mê của thánh Tông đồ. Động từ pepeismai là một thì hoàn
thành bị động
[5][5]
cho thấy sự kiện “mình đã xác tín”; do đó, nó cũng có nghĩa là một điều kiện
hiện tại và thường hằng: “Tôi xác tín và tôi vẫn chắc chắn!”.
Để tạo dây liên kết chặt chẽ với những gì đã được nói, tác giả nhắc lại chính
động từ “tách ra”, danh từ “tình yêu” (agapê) và lại nêu ra một danh mục
các ngăn trở có thể có, nhưng với ít ra là hai điều mới. Tình yêu được liên kết
trực tiếp với Thiên Chúa (Cha) và được xác định là “trong” Đức Kitô Giêsu, tình
yêu ấy đã được bày tỏ ra trong lịch sử. Ngoài ra, danh sách các trở ngại lần này
được nới ra thành mười từ và muốn gợi đến các sức mạnh siêu phàm: 1) sự chết (thanatos),
2) sự sống (zôê), 3) thiên thần (angeloi), 4) thiên phủ (archai),
5) hiện tại (enestôta), 6) tương lai (mellonta), 7) quyền năng (dynameis),
8) chiều cao (hypsôma), 9) chiều sâu (bathos), 10) bất cứ tạo vật
nào khác (tis ktisis hetera).
Thánh Tông đồ không muốn nêu lên một danh mục đầy đủ, và hẳn cũng là ý nhưng chỉ
là một mẫu các ví dụ. Phải chăng ngài có ý khai thác ý nghĩa của số 10 như là
một con số tuy lớn nhưng vẫn giới hạn (x. Kh 2,10; 12,3)? Danh mục bắt đầu bằng
một lời nói tổng quát để nhắc lại đe doạ của cái chết, có thể làm cho các tín
hữu sợ hãi và đi đến chỗ khước từ đức tin để cứu lấy sự sống. Rồi danh mục tiếp
tục với ngôn ngữ huyền bí khó hiểu tiêu biểu của môi trường Êphêxô, mà nhắm đến
hoạt động xấu xa của các mãnh lực ma quỷ (thiên thần, thiên phủ, các
lực lượng), rất có thể tạo ra một loạt những khó khăn cho các cộng đoàn Kitô
hữu. Kế đó, danh mục nêu ra thời gian được nhân cách hoá (hiện tại và tương
lai), để chỉ bất cứ hoàn cảnh nào có thể xảy ra dọc theo năm tháng và các
thời đại, làm đảo lộn đời sống của các tín hữu. Cuối cùng, danh mục nới rộng cái
nhìn ra toàn vũ trụ, nhắc đến các thần linh thiên quốc (chiều cao) và
dưới âm phủ (chiều sâu), cũng như mọi thọ tạo, để hết sức mạnh mẽ nhắc
lại tính tuyệt đối của tình yêu Thiên Chúa: không có gì và không một ai, không
bao giờ! Tình yêu của Thiên Chúa và của Chúa Kitô đối với chúng ta chống lại
được với bất cứ khoảng cách nào và mạnh hơn thậm chí cái chết.
Như vậy, bằng một lời tuyên xưng tuyệt mỹ riêng tư nói lên tính lạc quan tôn
giáo, thánh Phaolô kết luận phân đoạn quan trọng này của Thư Rôma, như
thế là để lại ở cuối chương, như trong các chương trước (5,21; 6,23; 7,25), một
cách diễn tả vẫn có tính cách một “vinh tụng ca phụng vụ”. Sau tất cả những suy
tư đậm đặc thần học về công trình cứu độ, thánh Tông đồ nồng nhiệt chúc mừng đức
tin Kitô giáo vì tin được nơi “Thiên Chúa vì chúng ta” và niềm tin tưởng mang
tính giải thoát vào tình yêu của Thiên Chúa, nhờ Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta!
* * *
Như thế, trở ngại duy nhất về phía chúng ta chính là không muốn được yêu thương,
bởi vì Thiên Chúa tôn trọng chúng ta đủ để không bao giờ áp đặt tình yêu của
Người cho chúng ta. Nhưng ở đây, cũng như ở trong những câu trước nói về tiền
định (Rm 8,28-30), thánh Phaolô vẫn hoàn toàn đặt mình ở quan điểm của Thiên
Chúa mà thôi. Cho các Kitô hữu từ ngoại giáo trở lại, tới nay vẫn quen coi mình
như bị loại khỏi vòng những lời Thiên Chúa hứa, là những lời được dành riêng cho
Israel, thánh Tông đồ tuyên bố rằng các lời hứa ấy cũng liên hệ tới họ nữa, rằng
tình yêu của Chúa Kitô đủ mạnh để chiến thắng bất cứ ai muốn chống lại việc thực
hiện các lời hứa ấy.
Với lại tình yêu ấy của Chúa Kitô chỉ là “chính tình yêu của Thiên Chúa”, tình
yêu đã trở nên người hữu hình “trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”. Tới cuối
chương 8 này, thánh Phaolô dùng lại một công thức mà ngài không hề coi là tầm
thường, ngài đã dùng lần đầu trong phần mở đặc biệt long trọng (Rm 1,4), và kể
từ ch. 5, ngài dùng lại để đánh dấu mỗi chặng trong lập luận của ngài. Chúng ta
đã thấy, công thức này xác định chính đối tượng của Tin Mừng mà ngài rao giảng:
một nhân vật mang một tên, như mọi nhân vật trong lịch sử: “Đức Giêsu”, có chức
năng là làm Đấng Mêsia được Chúa Cha sai phái, tức “Đức Kitô”, và nhờ sự sống
lại, đã được đặt làm “Chúa chúng ta” (1,4; 5,1.11; 5,21; 6,23; 7,25; 8,39).
Do đó, ta hiểu câu nói của cha Faber: “Vào ngày phán xét, tôi muốn được xét xử
bởi Đức Kitô hơn là bởi mẹ tôi!” (trích Lyonnet).
Câu hỏi thảo luận:
Cha Faber đã bày tỏ niềm vui dạt dào khi khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa đối với mình qua câu nói trên. Riêng cha, cha có những tâm tình nào?
-------------------------------------------------------------
Sách tham khảo
Aletti, J.-N., Comment Dieu est-il juste? Clefs pour interpréter l’épître aux Romains, Seuil, Paris 1991.
Doglio, C., “Niente ci può separare dall’amore! (Rm 8,31-39)”, Parole di vita 4 (2006) 31tt.
Lyonnet, S., Le message de l’épître aux Romains, Cerf, Paris 1971.
Pitta, A., Lettera ai Romani, Figlie di san Paolo, Milano 2001.
Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái, nhất là khi trẻ bước vào tuổi mới lớn, dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng : con rơi vào tệ nạn xã hội, bỏ nhà ra đi…nhiều em than về cảm giác cô đơn ngay trong nhà mình, giữa những người thân. Và ngược lại, không ít bà mẹ bị “sốc” vì những đứa con 15, 16 tuổi của mình đột nhiên “trở tính”, lầm lầm lì lì, không nói chuyện với cha mẹ, trừ những khi…cãi lại.
Cụm từ “khoảng cách thế hệ “ thường được nhắc đến trong xã hội học là một điều tự nhiên, xuất phát từ tâm lý lứa tuổi. Người trung niên và cao tuổi quan tâm đến hiện tại và nuối tiếc quá khứ. Người trẻ lại hướng về tương lai. Người lớn tuổi thường bảo thủ, còn thanh niên thì chạy theo cái mới.
Điều này cũng dễ hiểu và không có gì trầm trọng. Tuy nhiên, tốc độ biến đổi xã hội đã ngày càng khoét sâu khoảng cách. Khi một nhóm đứng tại chỗ, còn nhóm kia vội vã chạy về phía trước, thì khoảng cách dĩ nhiên phải lớn hơn. Tuổi trẻ VN ngày nay, mỗi giờ đều có thể tiếp cận với những thông tin, những hình ảnh mới nhất của thế giới. Trong khi đó, đa số người lớn, đặc biệt là những người ít học, không còn làm việc, lại bị hạn chế trong việc cập nhật thông tin. Giữa cha mẹ - con cái vì thế cũng hình thành những quan điểm, những giá trị xã hội khác nhau. Ví dụ, khi cha mạ vẫn muốn đặt đâu con ngồi đó thì thanh niên đề cao tự do cá nhân.
Tuổi trẻ chạy theo cách ăn mặc mà họ coi là đẹp, nhưng cha mẹ lại cho là chướng. Tuổi trẻ thích vui nhộn, sôi nổi ồn ào, nhưng tuổi già lại thưởng thức sự yên tĩnh.Từ đó mâu thuẫn xảy ra. Cha mẹ đau khổ khi con không nghe lời, và con lại cô đơn khi cha mẹ không hiểu mình.
Làm sao thu hẹp khoảng cách ?
Đầu tiên ta (nhất là người lớn) phải chấp nhận rằng mình đang sống trong một xã hội luôn thay đổi. Phẩm chất của con người hiện đại là thích nghi với sự thay đổi và chấp nhận những cách nghĩ, cách làm khác với thói quen của chính mình. Người lớn tuổi có xu hướng cho rằng cái gì khác là “xấu”. Thật ra, có lắm điều “khác” ở trẻ làm ta khó chịu, nhưng nếu điều đó không vi phạm pháp luật hay đạo đức thì ta nên tập làm quen và chấp nhận nó. Ví dụ như cách trang phục hơi lạ hay nhuộm tóc vàng, tóc đỏ…Tất cả thuộc về gu thẩm mỹ.
Tuổi teen hơi “chướng”, thích phản đối, thích làm khác. Đó là đặc điểm của tâm lý lứa tuổi. Rồi sẽ qua. Cho nên, tính bao dung và kiên nhẫn của cha mẹ rất cần thiết để giáo dục con cái. Thậm chí, một chút khôi hài sẽ xóa tan bầu không khí căng thẳng.
Yêu thương mà không hiểu : cũng như không !
Nhiều ban trẻ than : “Cha mẹ thương yêu mà không hiểu con thì cũng như không”. Hiểu cái gì đây?
Trước tiên là hiểu quy luật phát triển của tâm lý lứa tuổi. Bị “sốc” trước cái chướng của tuổi 15 là do thiếu kiến thức cơ bản của kỹ năng làm cha mẹ. Kế đó là hiểu bối cảnh xã hội mà con mình lớn lên, những tác động tâm lý xã hội đối với con. Và quan trọng nhất là hiểu chính mình đang bị các giá trị vật chất, thực dụng của xã hội đương thời ảnh hưởng như thế nào. Ví dụ, trong định hướng nghề nghiệp của con cái, mâu thuẫn diễn ra gay gắt khi con muốn học ngành mình thích và có năng khiếu, còn cha mẹ lại chỉ muốn con học những nghề hái ra tiền. Với những trường hợp như thế, bạn phải hiểu mình đang bảo thù và điều này sẽ gây khó khăn khi đối thoại với con. Hãy hiểu tính khí của bản thân để tự kiềm chế khi cần thiết.
Làm gì để tăng cường hiểu biết ? Đó là học mãi, học hoài. Người ta nhắc đến xã hôị học tập trong xã hội hiện đại là vậy. Nếu không, sẽ rất khó thích nghi với những thay đổi không ngừng. Học qua sách báo, học ở các lớp dạy làm cha mẹ là điều phổ biến và có khi bắt buộc.
Thạc sĩ xã hội Nguyễn Thi Oanh
Mầu nhiệm thứ bốn : Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu
Theo trình thuật của Luca thì Thánh Gia Thất còn lưu lại ở niềm Nam cho tới sau ngày thứ bốn mươi mới trở về Nadarét. Trong thời gian dài này Thánh Gia Thất trú ngụ ở đâu ? Có thể giả thiết rằng sau khi Mẹ và Con đều cứng cáp, thì Thánh Gia Thất đến trú ngụ ở ngôi nhà rất thân thương ở Sin Karim. Đó là nhà bà Êlisabét, nơi mà Đức Maria đã ở đó ba tháng. Hai chị em lại sung sướng hàn huyên về lịch sử cứu độ. Êlisabét thì được bồng ẫm Đấng Cứu Thế.Maria thì được bồng ẫm vị Tiền Hô của Đấng Cứu Thế, lại có thêm hơn một tháng tuyệt vời.
Khi bé Giêsu được 40 ngày tuổi, thì Đức Maria bồng con lên Đền thờ Giêrusalem để chu toàn hai điều luật : dâng con trai đầu lòng cho Chúa Giavê; thanh tẩy người mẹ đã mắc uế, vì có chảy máu khi sanh con.
Nhân dịp này có một cụ già tên là Simêon. Ông chỉ mơ ước được thấy Đấng Cứu Thế trước khi chết. Hôm ấy ông linh cảm Đấng Cứu Thế đang ở trong Đền Thờ. Ông đến. Ông gặp. Ông xin được bồng Đấng Cứu Thế bốn mươi ngày tuổi. Ông mừng quá. Ông xin được chết.
Với kinh nghiệm dày cộm của một ông già đạo đức, ông mô tả Đấng Cứu Thế như một tảng đá để cho người này vấp ngã và để cho người kia được đứng lên.
Ông nhìn Đức Maria với ánh mắt thương cảm và tiên báo đời của Mẹ Đấng Cứu Thế sẽ khổ lắm. Khổ như có một lưỡi dao đâm thủng trái tim Mẹ yêu dấu.
Mẹ dâng con vào Đền thờ, con chẳng thấy có gì vui. Con hận ! Hận lắm.
Con hận ông già Simêon vì ông thật thà quá. Ông nói tiên tri đời Mẹ sẽ khổ vô cùng. Khổ suốt đời. Khổ vì con.
Lúc ấy Mẹ mới chừng mười bảy tuổi: tuổi đang khủng hoảng để trưởng thành; tuổi thôi làm con nít, nhưng chưa làm người lớn; tuổi còn đang sống với mơ hơn là sống với thực; tuổi thấy đời nhiều màu hồng hơn màu tím. Vậy mà ông nỡ tâm xán trên đầu mẹ một câu nói, một sự thật tàn nhẫn đến mức độ người trải đời cũng không chịu nổi. Người mẹ mười bảy tuổi phải nhìn đứa con bốn mươi ngày tuổi như một lưỡi dao sắc xuyên qua tim mình. Hình ảnh này in hằn vào ký ức của người mẹ trẻ không thể xóa được. Mẹ biết Mẹ sẽ khổ suốt đời vì con. Nhưng con không thấy Mẹ thất vọng. Mẹ vẫn can đảm. Mẹ vẫn đứng. Đứng mãi cho tới khi Con của Mẹ bị treo trên khổ giá. Mẹ là người đàn bà vĩ đại, xuất thân từ gian khổ, gian khổ tàn nhẫn.
Mẹ yếu dấu
Con lại hận luật Môsê. Luật Môsê bảo rằng đàn bà sanh con có chảy máu nên bị uế và phải được thanh tẩy. Sanh con có mất máu, đó là công trình sáng tạo của Chúa Cha, tại sao lại bảo là uế.
Mẹ thánh thiện như thế; Mẹ sanh Đấng Cứu Thế cao cả là như vậy mà tại sao lại bảo là uế và bắt Mẹ phải làm lễ thanh tẩy. Con cho đó là một sự xúc phạm đến Mẹ, đến cuộc đời đầy ân sủng của Mẹ. Thôi, xin Mẹ tha thứ cho luật Môsê. Phần con thì cũng chẳng muốn hận làm chi nửa, vì luật ấy đã cũ rồi “và cái gì cũ kỹ, lỗi thời thì sắp tan biến đi” ( Dt 8, 13)
Mầu nhiệm thứ năm : Đức Mẹ tìm thấy Chúa Giêsu
Năm ấy Đức Giêsu lên 12 tuổi. Thánh Gia Thất đóng cửa nhà. Nhà có ba khẩu. Chỉ có Thánh cả Giuse buộc phải về thủ đô dự lễ. Nhưng vì lòng sốt sắng, nên cả ba người cùng đi.
Hằng triệu người đổ về thủ đô, chập chùng như thác vỡ bờ. Lạc đà, lừa ngựa, người hành hương, người đi buôn bán. Nhìn lên trời chỉ thấy mây. Nhìn xuống đất chỉ thấy người. Người đông như kiến. Dường như người còn đông hơn kiến.
Lễ Vượt Qua kéo dài tám ngày. Khói hương nghi ngút. Nghi ngút đến ngộp thở. Càng ngột thở chừng nào, người ta càng thấy long trọng chừng nấy. Rồi lễ hội kết thúc. Ai nấy ra về. Lại trùng trùng điệp điệp. Người lại đông như kiến cỏ. Tìm người thân trong rừng người này còn khó hơn tìm cái đinh trong đống sắt vụn.
Đức Maria và Thánh cả Giuse cùng về không thấy con đâu. Hơi băn khoăn một tí. Nhưng không sao, vì cậu bé Giêsu khôn lắm, ngoan lắm, lanh lắm. Có lẽ cậu đi với chú hoặc cậu ở một đoạn đường nào đó…
Đến tối, đoàn hành hương dựng lều nghỉ đêm. Làng nào theo làng nấy. Nhà nào theo nhà nấy. Chừng đó Đức Maria và Thánh cả Giuse mới phát giác ra rằng cậu Giêsu không có trong đoàn hành hương.
Thế mới khổ. Sáng hôm sau đoàn Nadarét tiếp tục đi về hướng Bắc, còn Đức Maria và Thánh cả Giuse phải quay trở lại để tìm con tìm mãi. Tìm mỏi mệt. Hỏi thăm nơi này. Hỏi thăm nơi kia, không thấy. Ba ngày sau mới thấy con của mình ở ngay trong Đền thờ ở giữa các bậc vị vọng. Cậu bé trả lời và phỏng vấn các vị trí thức thủ đô, khiến mọi người sửng sốt. Bé khôn quá, khôn trước tuổi.
Mẹ hỏi con “Tại sao con để cha mẹ vất vả tìm con ?”. Cậu bé cố tình ở lại mà không cho cha mẹ hay, nay lại trả lời một câu khiến cha mẹ lắc đầu không hiểu được. Bé bảo : “Cha mẹ đừng tìm con. Con phải lo phục vụ cho Cha con ở trên trời”. Trẻ con mà ăn nói như thế, cha mẹ hiểu sao nổi. Chẳng hiểu, nên chẳng biết phải làm gì. Đành để đấy, để suy đi, nghĩ lại xem ý Chúa muốn gì.
Mẹ yêu dấu.
Câu nói của cụ già Simêon cách đây 12 năm về trước, lại xuất hiện trên màn hình ký ức của Mẹ “Trẻ này sẽ nên như lưỡi gươm xuyên qua tim của Mẹ”. Mẹ lại thấy đau, đau quá. Nhưng Mẹ lại hóa giái nỗi đau bằng cách cúi đầu thưa : “Xin Vâng”. Ý của Chúa Cha thì cao vời vợi, sâu thăm thẳm. Thân phận của Mẹ thì bé bỏng quá. Nhưng bé bỏng để được bao bọc trong vòng tay yêu thương vời vợi. Lời chứ không lỗ, sướng chứ không khổ.
Mẹ ơi ! Mẹ không hiểu ý Chúa nhưng Mẹ hiểu rằng “xin vâng” chính là ý của Ngài. Xin giúp con nên giống Mẹ để Mẹ nào con nấy.
Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
[1][1] Nói trực tiếp về tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta (agapê tou Theou), chúng ta có thể ghi nhận một số đoạn như (x. Rm 5,5 (5,8); 5,39; 2 Cr 13,11.13; (x. Ep 2,4; 6,23; Cl 1,13 (?). Nói về tình yêu của Chúa Kitô đối với chúng ta (agapê tou Christou), thì lại càng ít hơn, với một số đoạn như 2 Cr 5,14; x. Ep 1,4; 3,19; (Ep 5,2; 6,23).
[2][2] Chúng ta không thể quên rằng trên các dây thắt lưng của lính SS Đức quốc xã, có ghi “Gott mit uns” (Thiên Chúa ở cùng chúng ta).
[3][3] Th. Tôma, Đọc thư Rôma, ch. VIII, bài 6; Tổng luận chống Dân ngoại, q. IV, ch. LV.
[4][4] Qal wahomer (luật điều hành lập luận lô-gích): điều đúng cho một trường hợp thì có thể áp dụng cho một trường hợp quan trọng hơn.
[5][5] Thì perfect passive của động từ peithô.