Flowchart: Document: Số 
161
2/11/2008
Tuần san

  


 

www.tinvui.org
bantreconggiao@yahoo.comTIN VUI                                                                                    

 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             

 

 

NHƯ MỘT LỜI MỜI:

- Kính mời quý vị vào trang web www.tinvui.org hoặc www.tinvui.info để đọc các bài viết khác

- Mọi thư từ cộng tác góp ý và giúp đỡ xin quý vị gửi về địa chỉ E-mail :bantreconggiao@yahoo.com

- Ban biên tập Tin vui rất mong nhận được sự đón nhận của quý vị độc gỉa gần xa

- Xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành và đồng hành với quý vị trong hành trình đời sống Kitô hữu

 

MỤC LỤC

 SỐNG LỜI CHÚA..

Lễ Cầu Cho Các Tin Hữu Đã Qua Đời

CHẾT LÀ SỰ ĐỔI THAY..

TU ĐỨC..

CHÚA NÓI VỚI TÔI.

HIỆP THÔNG GIÁO HỘI.

2009 sẽ là “Năm Châu Phi” của Giáo hội Công giáo?.

Bản tường trình của tổ chức ”Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ” về hiện tình tự do tôn giáo trên thế giới

Đức Thánh Cha gặp các sinh viên đại học Giáo Hoàng.

Tân Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Salêdiêng.

Thánh lễ bế mạc Thượng hội đồng giám mục.

Bà tân Đại Sứ Phi luật tân trình quốc thư lên Đức Thánh Cha.

Các Giám Mục Hoa Kỳ Kêu Mời Cầu Nguyện Trước Bầu Cử.

ĐTC đình chỉ một giám mục Ấn Độ sau vụ nhận con nuôi gây tranh cãi

Tòa Thánh công bố hướng dẫn về tâm lý học cho các linh mục tương lai

Tân Đại Sứ Canada trình quốc thư lên Đức Thánh Cha.

Nhà thờ chính toà Thiên Tân quảng cáo giáo lý trên các tờ nhật báo địa phương.

Toàn văn Sứ điệp Thượng Hội Ðồng Giám Mục kỳ thứ 12 gửi Cộng đoàn Dân Chúa.

Giáo Xứ Long Bình Kỷ niệm 50 năm thành lập (1958 – 2008)

Sinh viên Công Giáo Đà Nẵng họp mặt lần thứ I, năm học 2008-2009.

Phát học bổng khuyến học cho học sinh và sinh viên tại Trà Kiệu.

TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO..

MỐC THỜI GIAN..

Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới có ích lợi gì?.

Lịch sử ngày lễ Các Thánh và Lễ Các Linh Hồn.

CARITAS VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI.

CÔNG BỘC HAY LÀ QUAN?.

Lễ Các Thánh :

PHÚC!

HÃY NHÌN LÊN..

TÌNH YÊU –HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH..

ĐÙA VỚI TRÈ..

ĐỌC SÁCH..

Chiếc Hố Định Mệnh.

 

SỐNG LỜI CHÚA

Chúa Nhật XXI Thường Niên A

Lễ Cầu Cho Các Tin Hữu Đã Qua Đời 2.11

 

PHÚC ÂM: Ga 6, 51-59

"Thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Do-thái rằng: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống". Vậy người Do-thái tranh luận với nhau rằng: "Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được?"

Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Đấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Đây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời".

Đó là lời Chúa.

CHẾT LÀ SỰ ĐỔI THAY

 

Cuộc đời của con người luôn theo qui luật sinh tử, chết là một điều khó hiểu và đầy nghiệt ngã của cuộc sống, là một giới hạn mà con người luôn muốn vượt qua. Người ta bao đời nay luôn thao thức lý giải về nó và tìm cách thắng nó, cả khoa học kỹ thuật cũng mong muốn chứng minh  và thực hiện cuộc lật đồ ngoạn mục điều bí ẩn này !Thế nhưng cái chết vẫn đến, nhiều nền văn minh đã chết, nhiều người bao đời nay vẫn chết, và vẫn có những cái chết lãng nhách, nhưng cũng có những cái chết lưu danh vạn thuở, con người như vẫn trắc trở mãi để sao chết mà còn như sống, nhưng cái khát vọng sống vĩnh hằng  vẫn là một thách đố đời người phải suy tư.

 

Chúa Giêsu cũng rất thông cảm những giới hạn, chính vì thế Ngài đã vâng lời Cha đến và để cho con người có sự sống dồi dào. Ngài chia sẻ thân phận con người tất cả chỉ trừ tội lỗi, chính vì thế Ngài cũng đã chết để tiêu diệt sự chết và phục sinh sự sống mới cho nhân loại. Cái chết của Ngài trở thành nguồn cứu rỗi và làm cho chúng ta vượt những giới hạn của cái chết muôn đời. Ngài đã xác quyết “Ý của Đấng sai tôi là tất cả những kẻ Người ban cho tôi, tôi sẽ không để hư mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống đời đời”.Như vậy cái chết có đến với cuộc sống người Kitô hữu, chỉ là một sự thay đổi, là một sự đi về, là bước vào cõi thực mà thôi.

 

Tuy nhiên, cuộc sống dễ làm cho chúng ta quên  đi rằng chúng ta phải chết, chính vì vậy mà người ta đã làm nhiều điều bất công với tha nhân  và chính bản thân mình, và khi xúc phạm đến Đấng có quyền cho sự sống và sự chết đời đời. Chính vì thế chúng ta “luôn mải mê dệt đời mình, chỉ đến khi bàn tay Chúa cắt dứt ngay hàng chỉ (Is 38, 12) lúc đó chúng ta mới bừng giấc  mơ màng. Vâỵ chúng ta hãy cố sống như  thế nào để chết lại được sống, “vì chỉ có người sống mớí ca tụng Chúa” (Is 38, 19). Một điểm khác Tin mừng cũng nói là : kho tàng của ngươi ở đâu lòng ngươi ở đó, vậy kho tàng của chúng ta là ở nơi Chúa, vậy chết là về với Chúa là nguồn hạnh phúc thật, sao lại phải sợ sệt lo lắng.

 

Chúa muốn điều thiện hảo cho con người, và Ngài muốn Ngài ở đâu thì cũng cho chúng ta ở đó với Ngài (Ga 17, 22). Vâỵ quê hương chúng ta là ở trên trời, Nước Trời là uước vọng thâm sâu của người Kitô hữu, nhưng cuộc hành trình nhiều trắc trở, cam go và nhiều khi mất phương hướng, nên chúng ta phải sống cho ra sống để đạt được cuộc sống mai hậu. Vậy sao lại phải cầu cho các tín hữu đã đời, thưa chết là một điểm dừng để định đoạt đi vào cuộc sống mới, nơi này chỉ còn trông mong vào lòng nhân từ của Thiên Chúa và lời cầu nguyện của những người sống tại trần gian, sự thông công. Tuy nhiên việc cầu cho các tín hữu đã ly trần là lời nhắc nhở cho kẻ sống ở cõi thế này hãy sống sao cho ra sống để chết còn được sống lại trong Chúa.

 

Lm. Nguyễn Đức Trung, Giáo phận Phú Cường

Mục lục

 

 

TU ĐỨC

 

CHÚA NÓI VỚI TÔI


Nếu có ai hỏi tôi: Sau một đời dài theo Chúa, tôi đã cảm nhận được điều gì an ủi nhất? Tôi sẽ thưa: Điều an ủi nhất, mà tôi cảm nhận được là: Chúa nói với tôi.


Chúa nói với tôi:


- qua lời Chúa,

- qua Hội Thánh của Chúa,

- qua những người thiện chí của Chúa,

- qua những biến cố có sự can thiệp của tình xót thương Chúa.


1/ Lời Chúa nói với tôi


Thiên Chúa mà tôi tôn thờ, là một người Cha. Người biết tôi yếu đuối. Nên Người nói với tôi như nói với đứa con dại khờ.


Người gọi tên tôi. Người dạy tôi về cách sống. Tôi hiểu được ý nghĩa và hướng đi đời tôi, nhờ Người bảo ban. Người nói với tôi rõ ràng về từng chi tiết quan trọng của đời sống. Như việc cầu nguyện, việc yêu thương phục vụ, việc bố thí, việc giữ chay, việc tha thứ, việc dấn thân chu toàn bổn phận.


Đức Kitô nói với tôi bằng lời của Người. Hơn nữa, Người còn nói với tôi bằng đời của Người.

Thánh giá của Người luôn ở trước mắt tôi. Thánh giá đó nói về đời yêu thương hy sinh của Người.

Người là tình yêu. Tình yêu ấy sống động, gần gũi. Tất cả tình yêu ấy đều nói với tôi rằng: Thiên Chúa yêu thương tôi. Người đã gọi tôi. Người đã chọn tôi. Người đã sai tôi đi. Không phải vì tôi xứng đáng, nhưng chỉ vì Người thương và muốn như vậy.


Những gì Chúa nói với tôi, cho dù đôi khi dưới hình thức răn đe, cũng vẫn là những lời giải thoát, cứu độ.

Chúa nói nhiều với tôi qua lời Người. Thêm vào đó, Chúa nói với tôi qua Hội Thánh của Người.


2/ Hội Thánh Chúa nói với tôi


Hội Thánh là một quy tụ, tuỳ thuộc phần nào vào dòng lịch sử. Vì thế, qua Hội Thánh, Chúa nói với tôi về dấu chỉ thời đại.


Có lúc nên nhấn mạnh đến sám hối. Có lúc nên đề cao ph?c v? người nghèo. Có lúc nên quan tâm nhiều đến việc đối thoại với xã hội bằng đời sống.


Có nơi nên quy tụ lớn. Có nơi nên quy tụ nhỏ. Có nơi nên tránh những hoành tráng gây gai mắt.


Đức Hồng Y Gantin khuyên tôi: Cai quản là phải thấy trước.


Đức Hồng Y J.P. Cordes gợi ý cho tôi thấy thời nay là thời của các cộng đoàn nhỏ.


Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận hay nhắc nhở tôi về việc đào tạo nhân sự cho Hội Thánh Việt Nam mới.

Qua kinh nghiệm, tôi thấy Chúa hay nói với tôi về sự phải tỉnh thức lắng nghe những dấu chỉ cấp bách.

Chẳng hạn hiện nay là thời điểm khủng hoảng kinh tế. Hội Thánh địa phuong nên tìm ra những cách thích hợp để phục vụ Tin Mừng. Hiện nay cũng là thời điểm, mà nhiều đồng bào ngoài công giáo tại một số nơi không cảm thấy đạo Công giáo là cần thiết cho việc ổn định xã hội. Hội Thánh phải ý thức điều đó, để tìm cách khôn ngoan giới thiệu đạo Chúa, sao cho đạo Chúa trong thời khó khăn vẫn nói lên được Tin Mừng đích thực, khả dĩ hấp dẫn đối với những người ngoài công giáo.


Hiện nay, nhiều người đang nghe được tiếng Chúa nói về những đổi mới cần thiết cho Hội Thánh.


3/ Chúa cũng đang nói với tôi qua những người thiện chí


Những người thiện chí vẫn hiện diện trong Hội Thánh và ngoài Hội Thánh.


Họ là những người đảm đang, tận tuỵ phục vụ người khác và ích chung.


Họ là những người tìm tòi khảo cứu trong nhiều lãnh vực để đẩy lùi sự ác, tăng lên sự thiện.


Họ là những người phấn đấu không mệt mỏi, để xã hội mỗi ngày mỗi nên nhân đạo hơn.


Trước cửa sổ phòng tôi có một cây mai to. Từ mấy ngày nay, tự nhiên nó trổ nụ, nở bông. Mới tháng 9 âm lịch, ngày nào cũng có mưa. Thế mà hoa mai nở, như một xuất hiện sớm của mùa Xuân.


Nhìn những bông mai vàng đến sớm, tôi có cảm tưởng gặp được những nguồn nâng đỡ Chúa gởi đến tôi đúng lúc tôi cần. Sự nâng đỡ của họ không tuỳ thuộc vào mùa. Họ hiện diện như những trái tim tế nhị. Lặng lẽ mà đẹp. Âm thầm mà như nói rất nhiều về tình thương và sự sống. Bông hoa trái mùa nhắc nhở cho tôi sự thực này: Cho dù đời có nhiều giông gió, Chúa vẫn cho tôi gặp được những người thiện chí chính lúc không ngờ.


4/ Chúa nói với tôi qua nhiều biến cố


Tôi đã trải qua nhiều biến cố. Có những biến cố chung của Đất Nước và của Giáo Hội. Có những biến cố riêng chỉ xảy ra cho một mình tôi.


Nhìn lại, tôi thấy rõ sự can thiệp của tình thương Chúa. Mỗi biến cố là mỗi tiếng gọi của tình yêu Chúa. Mỗi biến cố là mỗi lời sám hối, tôi đáp lại tình xót thương Chúa dành cho tôi.


Mỗi biến cố là mỗi lời Chúa sai tôi đi kể lại những gì tình Chúa đã làm cho tôi.


Mỗi biến cố là mỗi cơ hội Chúa gọi tôi: Hãy trở nên bé nhỏ hơn, để Nước Chúa được lan rộng hơn.


Mỗi biến cố là dịp thôi thúc tôi: Hãy chỉ phát triển Tám mối phúc, còn bản thân mình thì nên được chôn vùi.

Chúa nói với tôi: Đó là điều an ủi rất lớn của đời tôi.


Được nghe Chúa nói, được nói với Chúa, tôi xác tín rằng: Chúa nhận tôi làm con của Chúa.


Chúa mãi thương tôi. Chúa đồng hành với tôi. Chúa ở gần tôi. Chúa ở bên tôi.


Lúc này, tôi đang nghe Chúa nói với tôi: Chính vì con yếu đuối, nên hãy tín thác mọi sự của con nơi lòng thương xót Cha.


Tôi hạnh phúc như giọt nước được trở về đại dương.

 

+ĐGM JB Bùi Tuần

Mục lục

 

 

HIỆP THÔNG GIÁO HỘI

 

 

2009 sẽ là “Năm Châu Phi” của Giáo hội Công giáo?

 

Vatican (NCR) - Mặc dầu chưa có lời tuyên bố chính thức nào về vấn đề này, nhưng năm 2009 có lẽ sẽ được thành hình là “Năm của châu Phi” trong giáo hội Công giáo.


Ba sự việc công khai nổi bật dường như khẳng định rằng sự lớn mạnh đặc biệt của đạo Công giáo ở châu Phi, cũng như những thách đố cam go giáo hội đang phải đương đầu tại đây, sẽ là ngọn đèn chiếu sáng chói lọi suốt cả năm:


1. Tháng ba năm tới, Đức giáo hoàng Bênêđictô sẽ tới Cameron và Angola, đây là chuyến du hành đầu tiên tới châu Phi và là chuyến tông du ra ngoại quốc lần thứ 11 trong triều đại giáo hoàng của ngài. Tính đến nay, đây là chuyến du hành duy nhất trong năm 2009 được loan báo.


2. Nghị hội của Hội đồng giám mục châu Phi và Madagascar (Symposium of Episcopal Conferences of Africa and Madagascar (SECAM) sẽ họp phiên khoáng đại, qui tụ các giám mục khắp lục địa châu Phi, tại Roma từ ngày 27 tháng 9 đến 3 tháng 10 năm 2009. Địa điểm họp sẽ bảo đảm được giới truyền thông phương Tây và các phóng viên săn tin tức Tòa thánh chú ý theo dõi hơn những cuộc họp thông thường của SECAM trước đây.


3. Thượng hội đồng giám mục về châu Phi lần thứ hai sẽ họp tại Vatican từ ngày 4 đến 25 tháng 10 năm 2009. Đây là cuộc họp tiếp theo Thượng hội đồng giám mục châu Phi đầu tiên được tổ chức năm 1994, lần này sẽ qui tụ các vị chức sắc trong giáo hội châu Phi họp cùng các vị giám mục khác trên thế giới, cũng như với Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, để thảo luận về những điều hứa hẹn cũng như những nguy cơ của đạo Công giáo tại châu Phi.


Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI tuyên bố kế hoạch trong chuyến tông du của ngài tới châu Phi vào lúc kết thúc Thượng hội đồng giám mục về Lời Chúa tổ chức từ ngày 5 đến 26 tháng 10 vừa qua. Mặc dầu thời khóa biểu chính thức chưa được sắp đặt, nhưng vị đặc sứ của ngài tại Angola tuyên bố trong một cuộc họp báo ngày 2 tháng 10 vừa qua rằng Đức giáo hoàng sẽ tới thủ đô Luanda vào ngày 20 tháng 3 và ở đất nước Angola này cho đến 23 tháng 3. Một trong những hoạt động tại đây là ngài sẽ tham dự các lễ hội mừng kỷ niệm 500 năm công cuộc truyền giáo tại Angola kể từ thế kỷ 15.


Trước khi đến Angola, Đức giáo hoàng sẽ thăm viếng Cameroon, có lẽ sẽ ở nước này 2 hay 3 ngày. Mục đích chính thức cuộc thăm viếng này là trình bày Instrumentum Laboris, hay còn gọi là nghị trình làm việc, cho Thượng hội đồng giám mục về châu Phi trong cuộc họp của SECAM tại Yaounde, thủ đô nước Cameroon.

Cả Cameroon, dân số 17.8 triệu người và Angola, dân số 16.9 triệu, đều nằm ở phía tây châu Phi. Ngôn ngữ chính của Cameroon là Pháp và Anh ngữ, còn ở Angola thì ngôn ngữ chính là tiếng Bồ đào nha.


Chủ đề chính thức của Thượng hội đồng giám mục về châu Phi là “Giáo hội tại châu Phi trong công tác phục vụ hòa hợp hòa giải, công lý và hoà bình.”


Mục tiêu suốt năm 2009 nhắm tới châu Phi là rọi sáng vào hai khía cạnh: sự tăng trưởng mạnh mẽ của đạo Công giáo cũng như các mối đe dọa cũng không kém phần lớn lao cả giáo hội và xã hội rộng lớn châu Phi phải đương đầu.


Sự bùng nổ của đạo Công giáo tại vùng châu Phi hạ Sahara ở thế kỷ 20 được coi là một trong những thành quả truyền giáo vĩ đại nhất trong lịch sử giáo hội. Từ số người Công giáo là 1.9 triệu vào năm 1900, tổng số tại vùng châu Phi hạ Sahara năm 2000 đã nở rộ thành 139 triệu, một tỷ lệ tăng trưởng gây sửng sốt lên đến 73%. Hơn nữa, gần một nửa số người lớn được rửa tội trong giáo hội Công giáo toàn cầu xảy ra tại châu Phi, có nghĩa là mức tăng trưởng của giáo hội được thúc đẩy không chỉ do chiều hướng gia tăng dân số chung nhưng còn bởi sự thành công trong việc lôi kéo được những người cải đạo mới.


Vào năm 2050, ba nước tại châu Phi sẽ được xếp vào số 10 quốc gia có người Công giáo đông nhất trên mặt đất: nuớc Cộng hoà Dân chủ Congo (97 triệu người Công giáo), Uganda (56 triệu) và Nigeria (47 triệu). Lúc đó, những quốc gia có thế lực Công giáo truyền thống như Tây ban nha và Ba lan, sẽ bị loại ra khỏi danh sách những nước có nhiều giáo dân nhất.


Ơn gọi cũng nở rộ. Chủng viện ở vùng đông nam Nigeria với con số chủng sinh lên đến 1.100, được coi là chủng viện Công giáo lớn nhất thế giới. Số chủng sinh này gần bằng 1/5 tổng số chủng sinh hiện đang chuẩn bị làm linh mục tại Mỹ. Vậy mà, với một mùa gặt phi thường như thế, lại không có chuyện dư thừa linh mục ở châu Phi, phần lớn vì số người Phi được rửa tội tăng trưởng nhanh hơn số được thụ phong.

Mục tiêu nhắm vào châu Phi suốt năm 2009 do đó sẽ đưa ra một hình ảnh trái ngược rõ rệt với những quan niệm của Tây phương cho rằng có sự co rút và đi xuống trong giáo hội, vì đó không nhất thiết là câu chuyện xảy ra trên bình diện toàn cầu.


Đồng thời, đạo Công giáo tại châu Phi cũng phải đối diện với một loạt những điều thách đố. Một điều đơn giản là phải theo kịp với đà tăng trưởng, bảo đảm rằng những người mới theo đạo được học hỏi và huấn luyện đầy đủ về đức tin, và hạ tầng cơ sở của giáo hội phải có khả năng về mục vụ và cung ứng nhu cầu cần thiết của con người cho các cộng đoàn giáo dân đang không ngừng tăng trưởng.


Trong những ngày kết thúc Thượng hội đồng giám mục tại Roma mới đây, các giám mục châu Phi đã chỉ ra hai thách thức quan trọng họ phải đối diện: Hồi giáo và Phong trào Ngũ Tuần (Pentecostalism).


Suốt thế kỷ 20, Hồi giáo cũng phát triển mạnh mẽ ở châu Phi. Mặc dầu sự phân bố dân số theo yếu tố tôn giáo ở châu Phi rất mực mơ hồ, hầu hết các ước tính đều nói rằng số người Hồi giáo trên lục địa này ngang bằng với số người theo Kitô giáo, và hai bên thường sống chung với nhau trong bầu khí không hoà thuận. Đặc biệt là tại những nước không có một đa số rõ rệt – chẳng hạn như Nigeria, Tanzania, và Ivory Coast – người ta đã chứng kiến nhiều đợt xung đột giữa người Kitô giáo và Hồi giáo trong những thập niên vừa qua.


Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo NCR (National Catholic Reporter) tại Thượng hội đồng giám mục, tổng giám mục John Onaiyekan thuộc Abuja nước Nigeria, cho biết rằng theo quan điểm của người châu Phi, thì Hồi giáo đáng được nhiều chú ý quan tâm của giáo hội ngang bằng với những nỗ lực đối thoại giáo hội dành cho Do thái giáo.


Tổng giám mục Onaiyekan nói: “Mối liên lạc với Hồi giáo tạo ra nhiều kết quả hơn trên đời sống giáo hội và sứ vụ của giáo hội cũng như cho một số lớn các giám mục. Mối liên lạc với Do thái giáo có thể rất quan trọng về phương diện lịch sử và nhiều mặt khác, nhưng trên bình diện toàn cầu, chúng ta có nhiều điều phải đương đầu với người Hồi giáo hơn với người Do thái.”


“Còn nữa, khi đề cập đến sứ vụ của giáo hội, sự kiện là trong khi người Do thái không quan tâm đến việc rao giảng và truyền đạo, thì người Hồi giáo lại đang mạnh mẽ - rất mạnh mẽ - cải đạo những người khác. Có thể nói là họ đang câu cá ở cùng một cái ao với chúng ta. Chúng ta phải xét đến việc đó.”


Sự lớn mạnh của Phong trào Ngũ Tuần khắp châu Phi, thường là cái giá phải trả của giáo hội Công giáo, đặt ra một thách thức về mục vụ khác không kém phần quan trọng. Tại Thượng hội đồng giám mục, đức hồng y Polycarp Pengo nước Tanzania, hiện là Chủ tịch của SECAM, cảnh báo về một cuộc “xuất hành ồ ạt” người Công giáo khắp châu Phi rời bỏ giáo hội để gia nhập vào nhiều phong trào Ngũ Tuần khác nhau.

Giám mục Louis Portella Mbuyu ở Kinkala, nước Congo, nói rằng ngày nay tại châu Phi còn có một yếu tố tranh đua khác đang lớn mạnh: đó là hình thức hồi sinh của tôn giáo châu Phi truyền thống, đề cao sự giải phóng cá nhân.


Ngoài những mối quan tâm về tôn giáo nói trên, các giám mục châu Phi còn yêu cầu chú ý nhiều hơn đến nỗi thống khổ vẫn còn tiếp tục nơi đại lục này dưới hình thức kém phát triển trầm trọng, bệnh tật kinh niên và những cuộc xung đột võ trang.


“Chỉ số khổ cực” về châu Phi hiện nay ai cũng biết là đáng chán:


1. Ngân hàng Thế giới tường tình rằng trong khi vùng Á Đông giảm thiểu tỷ lệ người sống trong cảnh cực kỳ nghèo túng - nghĩa là kiếm được dưới 1 mỹ kim một ngày – từ 80% xuống còn 20% trong giai đoạn từ 1981-2005, thì ở châu Phi không có sự cải tiến tương tự như thế. Năm 1981, 200 triệu người châu Phi sống trong cảnh cực kỳ nghèo túng, trong khi đó con số ước tính vào năm 2005 là 400 triệu người.

2. Theo Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa kỳ, thì trong 30 nước chậm phát triển nhất trên thế giới thì có đến 21 nước nằm ở vùng vùng châu Phi hạ Sahara.


3. Năm 2005, người ta ước tính có khoảng 30 triệu người lớn và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS trong vùng châu Phi hạ Sahara, chiếm khoảng 2/3 số người bị nhiễm trên toàn thế giới. Ước chừng 1 triệu rưởi người châu Phi thiệt mạng mỗi năm vì căn bệnh này. Trong số 15 triệu trẻ em mồ côi do cha mẹ chết vì bệnh AIDS trên toàn thế giới thì vùng châu Phi hạ Sahara đã chiếm tới 95% con số trẻ em đó.


4. Tính từ năm 1981, có khoảng 28 nước ở trong vùng châu Phi hạ Sahara đã có liên hệ trong các cuộc xung đột quân sự, gây ra cái chết cho hàng triệu người, làm cho khoảng 9.5 triệu người phải đi tỵ nạn và từ 18 đến 20 triệu người phải rời bỏ chỗ ở. Theo cơ quan Oxfam Quốc tế, các cuộc xung đột quân sự từ năm 1990 đến 2005 đã làm cho châu Phi tốn phí khoảng 300 tỷ, tương đương với tổng số ngoại viện phân phối cho châu Phi trong cùng khoảng thời gian đó.


5. Người ta ước tính nạn tham nhũng kinh niên trong nhiều nước châu Phi đã làm tốn hao đại lục này hàng trăm tỷ mỹ kim vì mất mát trong sản xuất và các nguồn tài nguyên bị bòn rút.


Những người phát ngôn của châu Phi thường khiếu nại rằng các chỉ số về nỗi khổ cực của con người thường bị bỏ qua hoặc không được tường trình đầy đủ ở phương Tây. Theo một cuộc nghiên cứu của nhóm Media Watch, những cuộc xung đột ở châu Phi chỉ được giới báo chí phương Tây tường thuật khoảng 2% trong thời gian 3 năm tiếp sau những cuốc tấn công khủng bố xảy ra ngày 9/11.


Các nhà lãnh đạo Công giáo ở châu Phi ngày nay đang lên tiếng với niềm hy vọng rằng trọng tâm đặt vào lục địa này năm 2009 của giáo hội toàn cầu có thể một phần nào giúp cải tiến những sự bất quân bình như thế.


Nguồn: JOHN L. ALLEN JR./ National Catholic Reporter

 

Bản tường trình của tổ chức ”Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ” về hiện tình tự do tôn giáo trên thế giới

Ngày 23 tháng 10 vừa qua tổ chức ”Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ” đã công bố bản tường trình về hiện tình tự do tôn giáo trên thế giới. Đây là lần thứ 8 tổ chức công bố kết qủa các nghiên cứu và tin tức liên quan tới tình hình tự do tôn giáo. Bản tường trình năm 2008 dài 600 trang và liệt kê danh sách 60 quốc gia vẫn tiếp tục đàn áp tự do tôn giáo. Bản tường trình đã được dịch ra 7 thứ tiếng khác nhau và được giới thiệu đồng loạt tại Italia, Pháp, Tây Ban Nha và Đức.

Buổi họp báo giới thiệu bản tường trình về hiện tình tự do tôn giáo trên giới hôm 23 tháng 10 vừa qua tại Roma do bà Paola Rivetta điều hợp. Trong số các người tham dự có Linh Mục Joaquin Alliende, Giám đốc tổ chức ”Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ”, Linh Mục Bernardo Cervellera, Giám đốc hãng thông tấn Asianews và hai nhà báo Camille Eid và Marco Politi.

Trong số 13 nước bách hại tự do tôn giáo trầm trọng có 10 nước Á châu là Arập Sauđi, Yemen, Iran, Turkmenistan, Pakistan, Trung Quốc, Bhutan, Myanmar, Lào và Bắc Hàn. Ngoài ra có 15 nước Á châu trên tổng số 24 nước giới hạn tự do tôn giáo, trong đó có Việt Nam.

Ngỏ lời trong dịp này Linh Mục Alliende ghi nhận sự kiện số các quốc gia vi phạm quyền tự do tôn giáo gia tăng trên thế giới. Nhưng việc tự do sống lòng tin tôn giáo vẫn luôn luôn là thước đo quyền tự do và công lý, cũng như tình hình dân chủ của một quốc gia. Cha Cervellera, thuộc Hiệp Hội Truyền Ggiáo Nước Ngoài Milano, gọi tắt là PIME, Giám đốc hãng thông tin Asianews, thì ghi nhận rằng cuộc khủng hoảng tài chánh hiện nay khiến cho các chính quyền tây âu coi việc bênh vực và bảo vệ các quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo, là hàng thứ yếu. Bên cạnh các thái độ bạo lưc bất khoan nhượng tôn giáo thường có các lý do chính trị nữa, chẳng hạn như trong trường hợp của Ấn Độ. Tại đây các nhóm quyền bính muốn duy trì các thành phần thuộc giai tầng thấp kém hơn trong tình trạng nô lệ để tiếp tục khai thác bóc lột họ trên bình diện kinh tế. Thí dụ điển hình thứ hai là Trung Quốc, nơi nhà nước cộng sản lo sợ các vị lãnh đạo tôn giáo có thể hướng dẫn cuộc phản kháng của xã hội chống lại các lạm dụng của chế độ độc tài đảng trị.

Tuy nhiên trong năm thê thảm vì các cuộc bách hại tôn giáo này, người ta cũng thấy ló rạng một ánh sáng tích cực: đó là vai trò của dư luận công cộng gia tăng mạnh mẽ. Dân chúng tại nhiều nơi đã xuống đường biểu tình phản đối ngọn đuốc Thế Vận Hội Băc Kinh, một ngọn đuốc vấy máu của người dân Tây Tạng. Họ cũng biểu tình phản đối các cuộc đàn áp tàn bạo của nhà nước Myanmar chống lại các tăng ni phật tử, sinh viên học sinh và dân chúng.

Nhà báo Camille Eid, người Libăng, đã đề cập đến tình hình bách hại các kitô hữu và các tôn giáo thiểu số tại Irak. Mặc dù có các áp lực của Tây Âu tình hình đã không khả quan hơn. Ông tố cáo chiến dịch cưỡng bách kitô hữu bỏ gia cư làng mạc và thành phố của họ. Nhà báo Marco Politti, chuyên viên các vấn đề Vaticăng của nhật báo ”Cộng Hòa”, đánh giá cao công việc của tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ trong việc thu thập các chứng cớ liên quan tới các vi phạm quyền tự do tôn giáo trong các năm qua.

Bản tường trình năm 2008 cho thấy tình hình bách hại tự do tôn giáo gia tăng một cách tồi tệ tại Á châu. A Rập Sauđi là quốc gia tuyên bố mình hoàn toàn hồi giáo, vẫn tiếp tục cấm mọi biểu lộ lòng tin công khai không phải là hồi giáo, cấm mang sách Kinh Thánh, thánh giá, tràng hạt và cầu nguyện giữa nơi công cộng.

Tại Bhutan tuy Hiến Pháp cho tự do tôn giáo, nhưng lại có khoản cấm chiêu dụ tín đồ. Ngoài ra chính quyền chỉ thừa nhận Phật giáo là quốc giáo và ngăn cấm các tôn giáo khác. Nhà nước không chỉ ngăn cấm không cho các thừa sai không phải là phật giáo vào Bhutan, mà cũng hạn chế hay không cho phép xây cất các nơi thờ tự không phải là phật giáo. Năm 2005 nhà nước Bhutan thiết định rằng luật Phật giáo được áp dụng cho tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo. Nhà nước cấm Giáo Hội Công Giáo cử hành thánh lễ hay cầu nguyện công khai, và không cấp chiếu khán cho các linh mục xin vào Bhutan. Được phép dâng thánh lễ tại tư gia, nhưng việc từ chối cấp chiếu khán cho các linh mục khiến cho phép này trở thành vô hiệu. Thế rồi mọi công dân đều bị bắt buộc phải mặc y phục như chủng tộc Ngalop trong các bàn giấy công, trong các tu viện, trường học và trong các lễ nghi chính thức.

Bên Iran Hồi giáo Shiít và chính quyền là một. Chỉ có 3 tôn giáo thiểu số được nhà nước hồi công nhận là Kitô giáo, Do thái giáo và đạo Zoroastro. Các tôn giáo thiểu số khác kể cả hệ phái hồi Sunnít, Hồi Ahmadi và Ba Hai cũng bị kỳ thị và thường phải gánh chịu nhiều bạo lực. Họ phải sống trong tình trạng tư pháp bấp bênh, trong khi các nhóm được thừa nhận thì sống trong tình trạng ”được che chở” và tất cả chỉ là các ”dhimmi” tức các công dân hạng hai, thường bị chèn ép bất công, thiếu các quyền lợi phát xuất từ sự tự do tôn giáo đích thật và bị bó buộc phải ủng hộ chính sách của nhà nước hồi. Giáo Hội công giáo đông phương Armeni và Canđê và Giáo Hội công giáo Latinh tương đối được tự do làm việc phụng tự, nghĩa là có các nhà thờ để cử hành các nghi thức tôn giáo, nhưng không thể bầy tỏ lòng tin bên ngoài các nơi thờ tự và cộng đoàn của mình. Mọi diễn tả bề ngoài và mọi hoạt động truyền giáo đều bị cấm ngặt và bị ghép tội chiêu dụ tín đồ. Cả khi tổng thống Ahmadinejad có khoe rằng thiểu số kitô được hưởng bình quyền như tín hữu hồi, nhưng các cộng đoàn kitô phải sống tình trạng ”ghetto”.

Tại Pakistan tuy Đảng Nhân Dân có khuynh hướng đời và hòa hoãn đã thắng cử, nhưng trong hai năm qua các vụ tấn công các nhóm tôn giáo thiểu số gia tăng. Chúng thường có hình thái “fatwa”, tức án lệnh của tòa án hồi giáo có quyền kết án tử cả các tín hữu không theo Hồi giáo. Các vụ tấn kích vũ trang các nơi thờ tự hay bắt cóc tín hữu các tôn giáo thiểu số cũng gia tăng. Một trong những dụng cụ người hồi hay lạm dụng để thanh toán tư thù là luật phạm thượng đối với Kinh Coran, có thể bị kết án tù chung thân, và nói phạm thượng tới Mahomet, có thể bị kết án tử hay tù chung thân. Ngoài ra còn có luật ”Hudood” phạt đánh đòn hay ném đá các tội ngoại tình, cờ bạc và uống rượu. Rất nhiều kitô hữu và tín hữu các tôn giáo thiểu số khác đã là nạn nhân của các luật bất công này.

Bên Ấn Độ các nhóm ấn giáo cuồng tín ngày càng gia tăng các cuộc bách hại các kitô hữu, đặc biệt trong bang Orissa. Nhưng hiện nay phong trào bách hại cũng lan sang các bang khác như Madhya Pradesh, và cả Kerala ở miền nam Ấn nữa. Trong bang Orissa từ cuối tháng 8 vừa qua đã có hơn 60 kitô hữu thiệt mạng, 18.000 người bị thương, 5.000 căn nhà bị đốt cháy, hàng chục nhà thờ và các trung tâm bác ái xã hội bị phá hủy, và hơn 50.000 tín hữu phải chạy trốn vào rừng hay tới các trại tị nạn.

Tại Trung Quốc nhà nước cộng sản tiếp tục bách hại các Giám Mục, Linh Mục Tu sĩ nam nữ và giáo dân thuộc Giáo Hội thầm lặng hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội hoàn vũ. Các Giám Mục Linh Mục tu sĩ và chủng sinh thuộc Giáo Hội công khai được nhà nước thừa nhận và cho tự do hoạt động cũng chịu nhiều sách nhiễu, và phải thường xuyên học tập, vì đa số các Giám Mục đã xin hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Chính quyền Bắc Kinh cũng bách hại đã man các tăng ni phật tử và nhân dân Tây Tạng.

Tại Bắc Hàn nhà nước cộng sản Bình Nhưỡng vẫn cấm đạo nghiêm ngặt. Người dân chỉ được phép tôn sùng hai cha con Chủ tịch nước là Kim Nhật Thành và Kim Long Nhật. Các kitô hữu và phật tử phải đăng ký trong các tổ chức do nhà nước kiểm soát. Những người không chịu đăng ký bị đàn áp dã man. Từ khi chế độ cộng sản nắm quyền tại Bắc Hàn hồi năm 1953 đến nay khoảng 300 ngàn tín hữu công giáo đã biến mất, cũng không còn linh mục và tu sĩ, vì các vị đã bị sát hại trong các cuộc bách hại. Nhà nước Bắc Hàn chia xã hội thành 51 giai tầng khác nhau. Các tín hữu không chịu gia nhập các tổ chức tôn giáo do nhà nước điều khiển thuộc các gia tầng thấp nhất và thường xuyên bị áp bức.

Tại Lào, tuy hiến pháp thừa nhận quyền tự do tôn giáo, nhưng sắc lệnh ban hành năm 2002 bắt buộc mọi hoạt động tôn giáo phải có phép của nhà nước. Chính quyền Lào đặc biệt đàn áp các kitô hữu Hmong. Hồi cuối tháng 7 năm ngoái 2007 đã có 13 tín hữu bị sát hại và các cuộc lùng bắt kitô hữu có sự tham dự của cả 200 binh sĩ cộng sản Việt Nam nữa.

Tại Myanmar tình hình tự do tôn giáo năm 2007 đã trở nên tồi tệ chưa từng thấy. Trong hai tháng 8 và tháng 9 năm ngoái hàng ngàn tăng ni đã xuống đường biểu tình ôn hòa chống lại các bất công và đường lối chính trị sắt máu của chế độ quân đội độc tài nắm quyền từ năm 1962 đến nay. Nhưng nhà nước đã tàn sát các tăng ni và những người biểu tình. Ủy Ban Quân Quản cầm quyền từ năm 1988 tới nay mà không có Hiến Pháp. Tự do tôn giáo không được luật lệ nào bảo vệ, và chính quyền kiếm soát nghiêm ngặt mọi nhóm xã hội và tôn giáo để đừng ai nói tới dận chủ và các quyền con người.

Tại Việt Nam chính quyền cộng sản liên tục tìm mọi cách hạn chế các quyền tự do, ăn cướp đất đai tài sản của các tôn giáo, sách nhiễu, gây khó dễ, kỳ thị đàn áp, vu khống mạ lị các vị lãnh đạo tôn giáo, hành hung và bắt giam các tín hữu và đả thương cả nhà báo quốc tế. Điển hình như trong vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà trong các tháng qua, đã được các báo đài quốc tế rộng rãi đưa tin.

Bên Indonesia và Phi Luật Tân, các nhóm du kích quân hồi giáo cũng tấn công các kitô hữu, bắt cóc và sát hại các thừa sai kitô.

Tại Nigeria bên Phi châu, tuy Hiến Pháp thừa nhận quyền tự do tôn giáo nhưng từ năm 2000 12 trên tổng số 36 tiểu bang toàn nước đã áp dụng luật Sharia của Hồi giáo cho cả các tín hữu thuộc các tôn giáo khác. Các hành động kỳ thị tôn giáo và bất khoan nhượng thường xảy ra trong các bang có đông dân theo Hồi giáo: các giáo sư và sinh viên kiô bị vu khống nói phạm thượng chống Hồi giáo và phải bỏ trường. Chính quyền cũng cấm xây các nơi thờ tự và nghĩa trang kitô. Giới trẻ kitô bị cưỡng bách theo Hồi giáo còn những tín hữu hồi theo Kitô giáo bị đe dọa sát hại. Trong các ngày từ 18 đến 24 tháng giêng năm 2006 các vụ bạo động đã khiến cho 157 tín hữu thiệt mạng.

Tại Sudan sau khi Hiến Pháp tạm thời và Hiến Pháp cho miền Nam Sudan được chấp nhận năm 2005, có hai hệ thống luật tự do tôn giáo đươc áp dụng cho hai miền Nam Bắc Sudan. Trên lý thuyết tự do tôn giáo được bảo đảm cho tín hữu mọi tôn giáo trong 10 vùng miền Nam Sudan. Trong khi tại 16 vùng miền Bắc Sudan mọi người đều phải tuân giữ luật Sharia của Hồi giáo. Luật này phạt tử hình những ai bỏ Hồi giáo để theo một tôn giáo khác, chặt chân tay những ai ăn trộm ăn cướp, cấm lấy chồng không hồi giáo, và đánh đòn những ai uống rượu.

Bên Cuba Hiến Pháp năm 1976 tuyên bố Cuba là quốc gia vô thần và nhà nước cộng sản hạn chế tối đa việc thực hành đạo. Tuy nhiên cách đây 10 năm chuyến viếng thăm của ĐGH Gioan Phaolo II (21-25 tháng giêng 1998) đã khiến cho Cuba cởi mở hơn với thế giới. Nhưng chế độ vô thần thấm nhiễm tâm thức và cung cách sống của người dân nhất là giới trẻ, vì thế các tín hữu thực hành đạo cũng ủng hộ phá thai và ly dị.

Đức Thánh Cha gặp các sinh viên đại học Giáo Hoàng

VATICAN. Chiều 30-10-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã gặp gỡ hơn 7 ngàn người gồm các giáo sư và sinh viên các Đại học và Học Viện Giáo Hoàng ở Roma nhân dịp khai giảng năm học mới. Ngài mời gọi mọi người tìm kiếm sự khôn ngoan đích thực của Thiên Chúa.

Lúc quá 6 giờ 45 chiều, ĐTC vào Đền Thờ Thánh Phêrô để đến gặp mọi người sau thánh lễ do ĐHY Zenon Grochowlewski, người Ba Lan, Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo, chủ sự từ lúc 5 giờ rưỡi chiều tại Đền thờ thánh Phêrô, cùng với một số HY như ĐHY Ivan Dias, Bộ Truyền giáo, ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, và Đức TGM Jean Louis Brugès, O.P, Tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo, nhiều vị Viện trưởng, khoa trưởng và các LM giám đốc chủng viện, học viện và hàng trăm LM giáo sư, sinh viên.

Ngỏ lời với mọi người trong buổi gặp gỡ, sau lời chào mừng của ĐHY Grocholewski, ĐTC nhắc đến năm Thánh Phaolô Tông Đồ và đặc biệt chú giải lời thánh nhân về sự khôn ngoan Kitô trong thư thứ I gửi tín hữu thành Corinto, một cộng đoàn trong đó đang có sự chia rẽ cạnh tranh giữa các môn đệ. Thánh nhân làm nổi bật sự tương phản giữa khôn ngoan trần thế và khôn ngoan trong Chúa Kitô, sự khôn ngoan của Thập Giá. ĐTC giải thích rằng: ”Sự khôn ngoan của trần thế này là một lối sống và quan niệm sự vật tách rời khỏi Thiên Chúa, chạy theo những ý kiến thịnh hành, theo những tiêu chuẩn thành công và quyền lực. Sự khôn ngoan thần linh là theo tinh thần của Chúa Kitô, chính Chúa Kitô mở mắt tâm hồn chúng ta để theo con đường sự thật và tình thương..”

ĐTC cũng nhắc nhở các sinh viên rằng: ”Để nhận biết và hiểu những sự thiêng liêng, thì cần phải là những con người tinh thần, bởi vì nếu sống theo xác thịt, chắc chắn người ta sẽ rơi vào sự ngu dại, cho dù người ta học hành nhiều và trở nên 'thông thái', những người lý luận tinh tế của thế gian này” (1 Cr 1,20).

Trước đó, trong bài giảng thánh lễ, ĐHY Grocholewski đã diễn giảng về đoạn thư thánh Phaolô nhắn nhủ các tín hữu thành Ephêsô hãy mặc lấy mã giáp của Thiên Chúa và mang khí giới sự thật trong cuộc chiến đức tin, và khẳng định rằng: ”Cuộc sống Kitô hữu là một cuộc chiến đấu. Ngày nay, cám dỗ không đến từ những ngừơi Biệt Phái nữa, nhưng từ nhiều nguyên nhân khác, trong ngoài. Đó là những chọn lựa hằng ngày của chúng ta, nhiều khi đó là sự chọn lựa giữa thiện ích bản thân, chỉ hiểu theo nghĩa phàm nhân, và thiện ích ơn gọi Kitô của mình. Trong trường hợp này, khi chọn lựa ích riêng có nghĩa là chọn lựa chốn glại Thiên Chúa, chống lại sứ mạng Chúa ủy thác cho ta.”

ĐHY cũng nói với các sinh viên rằng: ”Mang khí giới sự thật có một giá trị đặc biệt đối với các bạn sinh viên, những người có sứ mạng khiêm tốn và chăm chỉ học hành, tìm kiếm chân lý, và đối với các anh chị em là các giáo sư, công tác phục vụ của anh chị em là thông truyền sự thật với tất cả lòng nhiệt thành, kể cả việc tìm kiếm và chiêm niệm chân lý với tất cả tâm trí của anh chị em. Ước gì sự lắng nghe và lời nói của anh chị em ngày càng nỗ lực phân biệt sự thật với những gì trái ngược, đó là sự u mê, sai lầm và dối trá”.

Tại Roma hiện có 7 Đại học và 9 Học viện Giáo Hoàng, với tổng cộng 17.500 sinh viên, đa số là các LM, tu sĩ nam nữ và chủng sinh, được sự hướng dẫn của 2.140 giáo sư. Trong số các sinh viên có gần 200 người Việt và 5 vị khác là giáo sư. (SD 30-10-2008)

Mục lục

 

Tân Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Salêdiêng

 

ROMA - Tổng Tu Nghị lần thứ 22 của Dòng Nữ Salêdiêng (Các Nữ Tử Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu) đang nhóm họp tại Nhà Mẹ của Dòng ở Roma. Tổng Tu Nghị đã khai mạc ngày 18 tháng 09 năm 2008 tại Nhà Trung Ương, trước đó các thành viên của Tổng Tu Nghị đã có cuộc tĩnh tâm hành hương trở về nguồn tại Mornese, Cha Pascual Chávez Bề Trên Trên Tổng Quyền Dòng Don Bosco đã giảng trong tuần Tĩnh tâm này. Hôm thứ sáu 25 tháng 10 năm 2008 vừa qua, các thành viên của tổng tu nghị đã bầu chọn Sơ Yvonne Reungoat quốc tịch Pháp làm Bề Trên Tổng quyền của Dòng, được biết sau 136 năm của những nhiệm kỳ Bề Trên Tổng Quyền là người Ý, đây là lần đầu tiên một Nữ Tu người Pháp đã được bầu chọn làm Bề Trên Tổng Quyền. Mẹ Tân Bề Trên Quyền Yvonne Reungoat năm nay 63 tuổi, tốt nghiệp ngành Lịch sử và Địa lý tại Đại học Lyon (Pháp), Mẹ đã làm việc 12 năm trong ban Tổng Cố Vấn, và trong Tổng Tu Nghị lần thứ 21 cách đây 6 năm (năm 2002) Mẹ Yvonne Reungoat đã được bầu làm Phó Bề Trên Tổng Quyền. Trong Tổng Tu Nghị lần thứ 22 này Mẹ được bầu làm Bề Trên Tổng Quyền. Khi số phiếu được kiểm tra cho biết các thành viên đã bầu chọn Mẹ Yvonne Reungoat làm Bề Trên Tổng Quyền thì Cựu Bề trên Tổng Quyền Mẹ Marinella đã hỏi Mẹ Yvonne Reungoat có đồng ý làm Bề Trên Tổng Quyền không thì Mẹ rất xúc động và trả lời: “Con xin vâng với sự trợ giúp của Mẹ Maria Domenica Mazzarello và tất cả các chị em trong Dòng”

Tân Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Salêdiêng lần này là người kế vị thứ 9 của Mẹ Maria Domenica Mazzarello từ khi bắt đầu Tu Hội vào năm 1872. Cha Bề Trên Tổng Quyền và Cha Phó Bề Trên Tổng Quyền Dòng Don Bosco đã đến chúc mừng Mẹ Bề Trên Tổng Quyền mới.

Được biết cách đây 6 năm, Cha Pascual Cha1vez Villanueva Bề Trên Tổng Quyền Dòng Don Bosco đã trao cho Cựu Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Salêdiêng Sơ Antonia Colombo một bức tượng Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu làm bằng gốm sứ khi Sơ khi Sơ Antonia Colombo được bầu là Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Salêdiêng. Ngày thứ sáu 25 tháng 10 vừa qua khi công bố tên Tân Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Salêdiêng thì cựu Bề Trên Tổng Quyền Sơ Antonia Colombo đã chuyển giao bức tượng Đức Mẹ Phù Hộ cho vị Tân Bề Trên Tổng Quyền, cử chỉ này nhắc nhở các Nữ Tu con Đức Mẹ Phù Hộ về thái độ phục vụ quyền bính trong Tu Hội. Vào năm 1872 khi bắt đầu khởi sự Tu Hội các Nữ Tử Mẹ Phù Hộ thì chính Cha Thánh Gioan Bosco đã xin các chị em “đón nhận Mẹ Maria Mazzarello làm Bề Trên của mình, để lắng nghe và vâng phục Me” và trong ký sự của Dòng cũng nêu rõ: “Mẹ Mazzarello mang danh hiệu là Phụ tá, vì Bề Trên đích thực của Tu hội chính là Đức Trinh Nữ Maria”. Kể tử đó về sau, vi65c lắng nghe, đối thoại, sẵn sàng, mở ra trước những dấu chỉ của thời đại, chú tâm, khiêm tốn và chia sẻ là những yếu tố gắn liền với việc phục vụ quyền bính trong vai trò Bề Trên Tổng Quyền.

Sau khi đã bầu Tân Bề Trên Tổng Quyền, Tổng Tu Nghị đã tiếp tục bầu chọn Phó Bề Trên Tổng Quyền.


Sơ Emilia Musatti được bầu làm Mẹ Phó Bề Trên Tổng Quyền, Mẹ Phó Bề Trên Tổng Quyền cũng là người đầu tiên trong Ban Tổng Cố Vấn. Mẹ Phó Bề Trên Tổng Quyền mang quốc tịch Italia, sinh ngày 21 tháng 11 năm 1943 tại Ome (Brescia). Khi Mẹ Tổng Quyền hỏi Sơ Emilia Musatti có chấp thuận nhiệm vụ Phó Tổng Quyền không, Sơ đã trả lời: “Vâng, con ở đây để phục vụ. Mẹ Yvonne đã từng là Phó Bề Trên Tổng Quyền, vì thế con sẽ có một người thầy rất tốt”. Năm 1972 Mẹ Phó Tổng Quyền kết thúc khóa học về Đời sống thánh hiến tại Học viện Thần học Regina Mundi và khóa linh đạo tại Teresianum ở Roma. Mẹ Phó Tổng Quyền Emilia Musatti đã đảm nhận những chức vụ như: Tập sư vào năm 1988 tại Novara. Năm 1995 Mẹ được bầu làm Giám Tỉnh của Tỉnh Dòng “Thánh Gia Thất” ở Lombarda. Trong Tổng Tu Nghị 20 (năm 1996) Mẹ được bầu làm Kinh lý viên của Tu hội, trong thời kỳ 6 năm đó, Mẹ đã thăm viếng 4 Tỉnh Dòng Brasil, 6 Tỉnh Dòng Ấn Độ, Slovenia và Tây Ban Nha.


Tiếp đến Tổng Tu Nghị đã bầu các Tổng Cố Vấn đặc trách các lãnh vực phục vụ như sau:


Sơ Maria Amerrico Rolim tái đắc cử Tổng Cố Vấn đào Luyện, những lời đầu tiên của Sơ Tổng Cố vấn đào luyện đã nói: “Tôi chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ làm cho chúng ta có khả năng đảm nhận những thách đố của việc đào luyện, đây là một yếu tố rất quan trọng của Tu hội chúng ta”. Sơ Tổng Cố Vấn Đào Luyện mang quốc tịch Brasil, sinh ngày 04 tháng 10 năm 1950 tại Barro (Ceara – Brasile), năm nay 58 tuổi. Sơ khấn lần đầu năm tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ và văn chương Tây ban Nha, cử nhân sư phạm với chuyên ngành quản lý sư phạm, quản trị trường học và hướng dẫn giáo dục.


Sơ Maria del Carmen Canales tái đắc cử chức vụ Tổng Cố Vấn đặc trách Mục Vụ Giới Trẻ. Cách đây 6 năm Sơ Maria del Carmen Canales đã được bầu làm Tổng Cố Vấn Mục Vụ Giới Trẻ trong Tổng Tu Nghị lần thứ 21(năm 2006). Sơ Maria del Carmen Canales mang quốc tịch Tây ban Nha, sinh ngày 27 tháng 11 năm 1944 tại Seville Tây ban Nha, Sơ khấn lần đầu năm 1965 tại Casanova, Torino và sau đó theo học ngành khoa học giáo dục tại phân khoa Auxilium. Đáp lời mời gọi của Mẹ Bề Trên Tổng Quyền khi được hỏi có chấp nhận chức vụ Tổng Cố Vấn Mục Vụ Giới Trẻ không? Sơ Maria del Carmen Canales đã nói: “Con xin dấn thân trọn vẹn hơn để phục vụ Thiên Chúa và với sự trợ giúp của Đức Maria, con sẽ tiếp tục làm việc để người trẻ có thể yêu Chúa Giêsu nhiều hơn”.


Sơ Lusia Miranda được bầu chọn làm Tổng Cố Vấn đặc trách Gia Đình Salêdiêng, Sơ Maria Lusia mang quốc tịch Mexico, sinh năm 1951 tại Puebla Mexico, Sơ tốt nghiệp Ngôn ngữ học và văn chương Tây Ban Nha, dạy học trong các trường trung học và đã từng là hiệu trưởng. Sơ cũng đã làm Giám Tỉnh từ năm 1993 – 1999.


Sơ Vilma Tallone được bầu chọn làm Tổng Quản Lý của Tu hội. Sau khi Mẹ Bề Trên Tổng Quyền hỏi Sơ Vilma Tallone có chấp thuận làm Tổng Quản Lý không, Sơ Vilma đã thưa “Với một hành động của Đức Tin, con xin thưa vâng” và Mẹ Bề Trên Tổng Quyền đã ngỏ lời cám ơn Sơ Candida Aspesi người đã phục vụ chức vụ Tổng Quản lý trong 12 năm qua.


Sơ Vilma Tallone mang quốc tịch Italia, Sơ sinh tại Cavallermaggiore – Cuneo Italia năm 1948, Sơ đã tốt nghiệp cử nhân văn chương và dạy học tại các trường Đại Học và là sinh động viên của Trung tâm trẻ. Sơ cũng đã làm việc truyền giáo 12 năm tại Gabon miền Tây Châu Phi (AFO)


Sơ Alaide Deretti được bầu chọn làm Tổng Cố Vấn Truyền giáo. Sơ Alaide Deretti mang quốc tịch Brasil, sinh ngày 25 tháng 04 năm 1950 tại (Itajai – Brasil), khi Mẹ Tổng Quyền hỏi Sơ có chấp thuận với nhiệm vụ Tổng Cố Vấn Truyền Giáo khôngSơ Alaide Deretti đã trả lời: “Theo gương của Mẹ Tổng Quyền, con xin vâng để làm môn đệ và nhà truyền giáo, bởi vì khốn cho con nếu con không rao giảng Ti Mừng”. Mẹ Tổng Quyền đã ngỏ lời cám ơn Sơ Ciri Hermández nguyên Tổng Cố Vấn Truyền Giáo đã phục vụ trong chức vụ Tổng Cố Vấn Truyền giáo trong 12 năm qua. Sơ theo học và tốt nghiệp cử nhân khoa sư phạm giáo dục tại Đại Học Giáo hoàng ở Porto Alegre. Trong những năm 1985 – 1987 Sơ đã theo học Khóa linh đạo tại Đại Học Giáo trong phân khoa Khoa học Giáo dục Auxilium (Roma). Trong Tổng Tu Nghị 21 (cách đây 6 năm) Sơ Alaide Deretti được bầu chọn vào chức vụ Kinh Lý viên, trong suốt thời gian này Sơ Alaide Deretti đã đi thăm được 7 Tỉnh Dòng Châu Mỹ latinh, hai Tỉnh Dòng Châu Âu và 2 Tỉnh Dòng Châu Phi.


Sơ Giuseppina Teruggi tái đắc cử nhiệm vụ Tổng Cố Vấn Truyền Thông xã hội. Khi Mẹ Tổng Quyền hỏi Sơ có chấp thuận với nhiệm vụ này không, Sơ đã trả lời: “Với ơn Chúa giúp, tôi sẽ tiếp tục trải rộng Tin Mừng”. Sơ Giuseppina Teruggi mang quốc tịch Italia, Sơ sinh ngày 04 tháng 12 năm 1947 tại Fontaneto d’Agogna (Novara – Italia). Sau khi khấn dòng năm 1976 Sơ học cử nhân giáo dục (chuyên ngành tâm lý) tại phân khoa Giáo dục Torino và năm 1989 tốt nghiệp tâm lý Đại học La Sapienza ở Roma. Sơ đã đảm nhận nhiệm vụ Phó Giám Tỉnh của Tỉnh Dòng “Đức Mẹ Núi Thánh” của Lombardy, Varese. Tổng Tu Nghị 20, Sơ được chọn làm Tổng Thư ký của Tu hội. Cách đây 6 năm, khi tham dự Tổng Tu Nghị 21 Sơ được bầu vào chức vụ Tổng Cố Vấn Truyền Thông xã hội (năm 2002), lần này Sơ Giuseppina Teruggi tái đắc cử lại chức vụ này.


Các Thành Viên Tổng Tu nghị còn đang tiếp tục bầu các Tổng Cố Vấn khác đặc trách phục vụ khác nhau của Tu Hội trong những ngày tới..

Mục lục

 

Thánh lễ bế mạc Thượng hội đồng giám mục

Một Thượng hội đồng giám mục vừa bế mạc, một Thượng hội đồng giám mục sắp khai mạc. Sáng hôm qua, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ trọng thể tại đền thánh Phêrô để bế mạc khoá họp thường lệ lần thứ XII bàn về Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội, với 326 vị đồng tế (52 hồng y, 14 thượng phụ và giáo trưởng Đông phương, 45 tổng giám mục, 130 giám mục, 85 linh mục). Trong bài giảng, ngài loan báo sẽ khai mạc khoá họp lần thứ hai Thượng hội đồng Giám mục bàn về Phi châu vào tháng 10 năm tới; trước đó vào tháng ba, ngài sẽ thực hiện một chuyến viếng thăm lục điạ này để trao cho đại biểu các hội đồng giám mục Tài liệu làm việc của khóa họp, và để mừng kỷ niệm 500 năm rao giảng Tin mừng cho nước Angola. Điều này được lặp lại trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin. Ngoài chủ đề liên quan đến Lời Chúa, ngài không bỏ qua điều kiện khó khăn của nhiều tín hữu đang trải qua, cách riêng là tại vài quốc gia Á châu. Trước tiên, chúng tôi dịch bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin.

Anh chị em thân mến

Với Thánh lễ đồng tế tại đền thánh Phêrô sáng nay, khoá họp thường lệ lần XII của Thượng hội đồng giám mục bàn về “Lời Chúa trong cuộc sống và sứ mạng của Giáo hội” đã kết thúc. Mỗi khóa họp của Thượng hội đồng là một kinh nghiệm mạnh mẽ về sự thông hiệp trong Giáo hội, và lần này còn hơn nữa bởi vì trọng tâm của mọi chú ý được dồn về điểm soi sáng và hướng dẫn Giáo hội, đó là Lời Chúa, nghĩa là Chúa Kitô. Mỗi ngày chúng tôi đã sống trong tâm tính kính cẩn lắng nghe, ý thức tất cả hồng ân và vẻ đẹp vì được làm những môn sinh và phục vụ Chúa. Theo ý nghĩa nguyên khởi của danh từ “ekklesia” (nghĩa là sự triêụ tập), chúng tôi đã nghiệm được niềm vui vì được Lời Chúa triệu tập, và cách riêng là trong phụng vụ, chúng tôi cảm thấy mình đang bước đi trong Lời Chúa, như là trong Đất hứa, và Lời Chúa cho chúng tôi nếm trước Nước Trời.

Một điều thường được nhắc lại nhiều lần là mối tương quan giữa Lời ở số ít và lời ở số nhiều, nghĩa là mỗi tương quan giữa Ngôi Lời của Chúa với những lời diễn tả Ngài. Như công đồng Vaticanô II đã dạy trong hiến chế Dei Verbum (về mặc khải) số 12, việc chú giải Kinh thánh cách đúng đắn đòi hỏi cả phương pháp lịch sử và phê bình, cũng như phương pháp thần học, bởi vì Kinh Thánh là Lời của Chúa nói qua những lời của con người. Điều này hàm ngụ rằng khi đọc và giải thích mỗi bản văn, cần phải duy trì sự đồng nhất của toàn bộ Sách Thánh, truyền thống sống động của Giáo hội, và ánh sáng của đức tin. Dĩ nhiên, Kinh thánh là một tác phẩm văn chương, thậm chí là một kiệt tác của văn hóa toàn cầu, nhưng không thể nào lột bỏ yếu tố thần linh của Kinh thánh, vì vậy cần phải đọc Kinh Thánh trong cũng một Thần khí mà nó được sáng tác. Việc chú giải theo khoa học và lectio divina (cầu nguyện bằng Sách Thánh) đều cần thiết và cần được bổ túc cho nhau, để truy tầm qua ý nghĩa văn chương, ý nghĩa thần khí mà Thiên Chúa muốn nói với chúng ta hôm nay.

Vào lúc bế mạc Khóa họp, các đức Thượng phụ của các Giáo hội Đông phương đã lên tiếng kêu gọi, và tôi cũng hưởng ứng, nhằm lôi kéo sự chú ý của cộng đồng quốc tế, các nhà lãnh đạo tinh thần, những người thiện chí, về thảm cảnh đang xảy ra tại vài quốc gia bên phương Đông, nơi mà các Kitô hữu trở thành nạn nhân của những hành vi khống chế và bạo lực: họ bị ám sát, đe doạ và cưỡng bách phải lìa bỏ nhà cửa, đi lang thang tìm nơi ẩn náu. Vào lúc này, tôi nghĩ đến cách riêng nước Irak và nước Ấn độ. Tôi tin rằng các dân tộc cổ kính tại các quốc gia ấy, trải qua bao thế kỷ chung sống tốt đẹp, đã nhìn nhận và trân trọng sự đóng góp của những cộng đoàn Kitô giáo, tuy nhỏ bé nhưng rất năng động, vào sự tiến triển của dân tộc. Các Kitô hữu không đòi hỏi đặc ân gì, nhưng chỉ ước mong được tiếp tục sống trên quê hương mình cùng với đồng bào của mình, như lâu nay vẫn làm. Tôi yêu các nhà cầm quyền dân chính và tôn giáo liên hệ đừng khước từ bất cứ nỗ lực gì nhằm sớm tái lập sự tôn trọng pháp luật và sự chung sống, và những công dân lương thiện có thể tin tưởng được hưởng sự che chở cân xứng về phía các cơ quan của Nhà Nước. Tôi cũng mong rằng các nhà cầm quyền dân sự và tôn giáo trên khắp thế giới, ý thức vai trò lãnh đạo của mình, hãy thực hiện những nghĩa cử thân thiện và quý trọng dành cho những nhóm thiểu số, dù thuộc Kitô giáo hoặc các tôn giáo khác, và xin họ hãy lấy làm vinh dự vì bảo vệ những quyền lợi chính đáng.

Ngoài ra, tôi cũng xin thông báo cho anh chị em đang hiện diện tại đây, như tôi đã nói trong Thánh lễ, đó là vào tháng 10 năm tới, sẽ diễn ra tại Rôma khoá họp đặc biệt lần thứ hai của Thượng hội đồng giám mục về Phi châu. Trước đó, nếu Chúa muốn, vào tháng 3 tôi sẽ đi Phi châu, viếng thăm nước Camerun để trao cho các giám mục “Tài liệu làm việc”, rồi sau đó, đến nước Angola, nhân kỷ niệm 500 năm Tin mừng được loan báo đến nước này. Chúng ta hãy ký thác cho Đức Mẹ Maria những nỗi đau khổ vừa nhắc đến, cũng những niềm hy vọng mà chúng ta ôm ấp, cách riêng những viển tượng của Thượng hội đồng giám mục Phi châu.

Như đã nói trên đây, Thượng hội đồng giám mục khoá XII đã kết thúc với Thánh lễ đồng tế được cử hành lúc 9 giờ rưỡi sáng tại đền thánh Phêrô. Nói cho đúng, hôm qua chỉ kết thúc các cuộc hội họp mà thôi, nhưng văn phòng Tổng thư ký vẫn còn phải làm việc để nghiên cứu các ý kiến và 55 đề nghị, chuẩn bị cho việc soạn thảo tông huấn hậu Thượng hội đồng.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã móc nối chủ đề của Thượng hội đồng bàn về Lời Chúa với năm thánh Phaolô, vị tông đồ dân ngoại, qua câu nói: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao truyền Tin mừng (1Cr 9,16) . Biết bao nhiêu dân tộc đang đi tìm kiếm Chúa Giêsu, để tìm ra ý nghĩa của cuộc sống. Vì thế, tiêu chuẩn để trắc nghiệm sứ mạng của Giáo hội là việc làm chứng tá cho Chúa bằng cuộc sống phù hợp với Lời Chúa. Vì thế một trọng trách của Giáo hội vào lúc khởi đầu thiên niên kỷ thứ ba là cần được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa và dấn thân loan báo Tin mừng. Đối với việc lắng nghe và giải thích Lời Chúa, đức Bênêđictô XVI nói đến một nguy cơ sử dụng Sách Thánh một cách chủ quan, dựa theo ý thức hệ hơn là dựa theo chân lý, giải thích Kinh Thánh theo ý riêng của mình, chứ không phải như Hội thánh vẫn hiểu. Mặt khác, ngài cũng khuyến khích việc nghiên cứu Sách Thánh để sống Lời Chúa và có khả năng đối thoại với các nền văn hoá, các tôn giáo.

Trong phần kết luận bài giảng, sau khi đã chào thăm và cám ơn các nghị phụ hiện diện, ĐTC cũng nghĩ tới sự vắng mặt của các giám mục Trung hoa lục điạ.

Bà tân Đại Sứ Phi luật tân trình quốc thư lên Đức Thánh Cha

 

VATICAN. Sáng 27-10-2008, tân đại sứ Phi luật tân cạnh Tòa Thánh, bà Cristina Castaner Ponce Enrile, đã trình quốc thư lên ĐTC và nhân dịp này ngài khích lệ sáng kiến của Phi luật tân trong việc cải cách ruộng đất và săn sóc người di dân.

Tân đại sứ Castener Ponce Enrile năm nay 71 tuổi, có 6 người con và đã từng giữ nhiều chức vụ điều hành trong các công ty tư nhân.

Trong diễn văn chào mừng bà đại sứ mới, ĐTC nói: ”Tôi đánh giá cao mối quan tâm của chính phủ Phi luật tân đối với các công dân của mình di cư ra nước ngoài làm việc.. Các vị lãnh đạo chính phủ đang đương đầu với nhiều thách đố trong khi cố gắng đảm bảo cho người di cư được hội nhập vào xã hội, làm sao để các xã hội này nhìn nhận nhân phẩm của họ và cung cấp cho họ những cơ hội sinh nhau xứng đáng, cùng với thời gian nghỉ ngơi thích hợp cũng như có thể làm việc thờ phượng”.

Đề cập đến luật cải tổ ruộng đất mới được chính quyền Phi thông qua, ĐTC nhận định rằng các cuộc cải tổ này, được hoạch định kỹ lưỡng, có thể mang lại lợi ích cho xã hội bằng cách đề cao tinh thần trách nhiệm chung, khích lệ các sáng kiến cá nhân, và làm cho đất nước có thể cung cấp lương thực cho nhân dân cũng như gia tăng tham gia vào thị trường quốc tế, tăng cường sự tăng trưởng trong tiến trình hoàn cầu hóa”.

Trước đó, ĐTC cũng cho biết qua các hoạt động ngoại giao, Tòa Thánh tìm cách đưa thế giới đi vào cuộc đối thoại để thăng tiến các giá trị đại đồng, xuất phát từ phẩm giá con người và giúp nhân loại tiến xa hơn trên con đường hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau (SD 27-10-2008)

Các Giám Mục Hoa Kỳ Kêu Mời Cầu Nguyện Trước Bầu Cử

Kansas (Agenzia Fides) – Khi ngày bầu cử ở Hoa Kỳ đã cận kề, 4 vị Giám Mục của bang Kansas đã đưa ra một văn bản hướng dẫn mục vụ dành cho tín hữu với tựa đề: “Các Nguyên Tắc Luân Lý Dành Cho Các Cử Tri Công Giáo.” Mặc dù Giáo Hội Công Giáo không ủng hộ bất kỳ ứng viên nào nhưng các Giám Mục cho hay: “đó là trách nhiệm giúp người Công Giáo đào luyện lương tâm của mình một cách đúng đắn, nhằm chuẩn bị cho việc thực hiện quyền công dân mang tầm mức quan trọng này”. “Các Nguyên Tắc Luân Lý Dành Cho Các Cử Tri Công Giáo” không bảo người Công Giáo bỏ phiếu thế nào, nhưng “giúp họ bỏ phiếu theo cách có hiểu biết, phù hợp với Giáo huấn luân lý Kitô giáo.”


Các giám mục nhắc lại 5 điểm “không khoan nhượng” và vì thế người Công Giáo không bỏ phiếu ủng hộ: “Lương tâm Kitô hữu được đào luyện kỹ càng không thể cho phép bất kỳ ai bỏ phiếu ủng hộ cho việc đặt ra chương trình chính trị hoặc việc phê chuẩn dự luật chứa đựng những đề nghị trái nghịch với những nội dung cơ bản của đức tin và những nguyên tắc luân lý”. Năm điểm không khoan nhượng là: phá thai, an tử, nghiên cứu tế bào gốc, sinh sản vô tính người và kết hợp đồng tính.


Thêm vào đó, các giám mục Hoa Kỳ cũng yêu cầu người Công Giáo tham gia cửu nhật cầu nguyện đặc biệt trước cuộc bầu cử, cầu cho sự sống, công lý và hoà bình. Cuộc cầu nguyện mang tựa đề “Cửu nhật cầu cho Công Dân Chân Chính (Novena for Faithful Citizenship)” và có thể tìm thấy lời cầu trên Website của Hội đồng Giám Mục Hoà Kỳ cho đến ngày bầu cử 04/11

(http://www.faithfulcitizenship.org/resources/podcasts).

Joan Rosenhauer, Trợ lý Giám Đốc Văn phòng Công lý, Hoà bình và Phát triển Con người của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho hay Cửu Nhật Cầu Nguyện đặc biệt là một phần “cuộc vận động của các giám mục nhằm giúp người Công Giáo phát triển lương tâm được đào luyện kỹ càng cho việc nhận xét các vấn đề chính trị và xã hội”. Helen Osman, Thư ký truyền thông của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ, bày tỏ niềm hy vọng rằng Cửu nhật cầu nguyện có thể giúp “Người Công Giáo tham gia vào suy tư cầu nguyện để họ chuẩn bị bỏ phiếu.” Cô nói thêm rằng Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ muốn truyền sức mạnh cho người Công Giáo khi chúng có ảnh hưởng đến các vấn đề tiền bầu cử và để “việc cung cấp một nguồn mạch cầu nguyện trên web có thể giúp chúng ta chú trọng đến các giá trị chung và được nhận diện là người Công Giáo.”

 

ĐTC đình chỉ một giám mục Ấn Độ sau vụ nhận con nuôi gây tranh cãi

THIRUVANANTHAPURAM, Ấn Độ (UCAN 24/10/2008) -- Đức Thánh cha Bênêđictô XVI đã đình chỉ Đức Giám mục John Thattumkal của Cochin hôm 23-10 trong lúc xảy ra tranh cãi về việc ngài nhận một phụ nữ làm con nuôi.

Linh mục Stephen Alathara, người phát ngôn cho Uỷ ban Giám mục Công giáo Kerala, nói Đức cha Thattumkal là vị giám chức Công giáo đầu tiên bị đình chỉ trong lịch sử 2.000 năm qua của Giáo hội Ấn Độ.

"Toà Thánh đã phạt nhiều giám mục với những lý do khác nhau ở các quốc gia khác, nhưng đây là trường hợp đầu tiên ở Ấn Độ", cha Alathara phát biểu với UCA News ngay sau Toà Thánh đưa ra thông cáo đình chỉ.

Trong thông cáo, Toà Thánh còn ra lệnh tiến hành điều tra vụ nhận con nuôi gây tranh cãi này, và kêu gọi Đức Tổng Giám mục Daniel Acharuparambil của Verapoly thành lập uỷ ban điều tra gồm ba giám mục. Giáo tỉnh Verapoly trông coi giáo phận Cochin.

Cha Alathara nói cuộc điều tra này có thể mất một vài năm. "Thông cáo Toà Thánh nói đến khi nào có báo cáo điều tra mới có quyết định cuối cùng và Đức cha Thattumkal bị đình chỉ cho đến lúc đó", ngài nói thêm. Đức cha "giờ không còn quyền hành gì cả".

Đức cha Thattumkal thụ phong linh mục năm 1974, sau đó ngài dạy giáo luật tại một đại chủng viện địa phương. Ngài được bổ nhiệm trông coi giáo phận Cochin năm 2000.

Vụ tranh cãi hiện nay nổi lên sau khi báo chí ở Kerala phát nhanh tin vị giám mục 58 tuổi nhận chị Sony Joseph, 26 tuổi, làm con nuôi. Chuyên gia giáo luật đã đăng ký nhận chị ta làm con nuôi với một cơ quan nhà nước hôm 9-9, và cho chị Joseph được quyền thừa kế tài sản riêng của ngài. Ngài gặp người phụ nữ này trong một chuyến hành hương Thánh Địa hồi tháng 4 vừa qua.

Theo luật sư Charlie Paul, luật Ấn Độ không cho phép nhận một người trên 18 tuổi làm con nuôi. "Về pháp lý, việc này không hợp pháp", ông nói với UCA News.

Vụ nhận con nuôi khiến nhiều linh mục trong giáo phận Cochin lo lắng, và các ngài đã kiện lên Đức Tổng Giám mục của Verapoly và Đức Tổng Giám mục Sứ thần Toà Thánh Pedro Lopez Quintana.

Sứ thần ở Ấn Độ đặt trụ sở ở New Delhi đã triệu tập Đức cha Thattumkal đến gặp ngài hôm 10-10. Toà Thánh đưa ra thông cáo này sau khi Sứ thần Toà Thánh và Đức Tổng Giám mục của Verapoly trình báo cáo.

Trong khi đó, các linh mục cao niên kiện Đức cha đã dùng máu con gái nuôi làm phép toà giám mục. Và người phụ nữ này còn ở lại nhà khách của toà giám mục sau khi được nhận làm con nuôi.

Hôm 20-10, Đức cha Thattumkal triệu tập các linh mục trong giáo phận và giải thích ngài chỉ dành "tình cảm của người cha cho người phụ nữ có sức mạnh tinh thần này". Các linh mục bác bỏ những lời giải thích đó và yêu cầu vị giám chức từ chức.

Theo tin cho biết, Đức cha còn xin lỗi vì đã gây hoang mang về đức tin và đạo đức nơi người dân, và nói ngài sẽ nhận bất cứ hình thức kỷ luật nào của Toà Thánh.

Trước đó chị Joseph đã được mục sư Chính thống C.K. Joseph nhận làm con nuôi. Giáo hội Chính thống đã cấm mục sư Joseph tham gia các công tác giáo xứ năm 2005.

Mục sư Joseph nói với UCA News rằng "con gái" ông gặp Đức cha Thattumkal "khi họ đang đi hành hương". Theo ông, một số người có cùng lợi ích riêng trong giáo phận Cochin đã khơi lên vụ tranh cãi này. "Chúa đang thử thách tôi và gia đình tôi". Ông nói thêm.

Đức cha Thattumkal lúc đầu có thanh minh cho việc ngài nhận con nuôi, và nói ngài đã từng gặp các trường hợp linh mục và giám mục nhận con nuôi. Nhưng sau cuộc phỏng vấn đầu tiên với một tờ báo địa phương, ngài đã từ chối nói chuyện với báo giới địa phương.

UCAN

Mục lục

Tòa Thánh công bố hướng dẫn về tâm lý học cho các linh mục tương lai

(VIS) - Sáng 30/10/2008, tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Vatican Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo đã công bố tài liệu: “Hướng dẫn sử dụng Tâm lý học trong Tuyển sinh và Đào tạo ứng sinh Linh mục”. Tài liệu dài 15 trang đã được công bố bằng các ngôn ngữ: Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đức, và Bồ Đào Nha. Đức Hồng y Zenon Grocholewski, Tổng Trưởng; Đức Tổng Giám Mục Jean-Louis Brugues, OP, thư ký và Cha Carlo Bresciani, cố vấn và là nhà tâm lý học của Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo đã hiện hiện trong buổi họp báo.

Đức Hồng y Grocholewski khẳng định rằng tài liệu nêu bật “bối cảnh văn hoá-xã hội ít nhiều ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của các ứng sinh gia nhập chủng viện, trong một số trường hợp tạo nên những tổn thương không thể chữa lành hay nhất là những khó khăn có thể ‘tác động đến khả năng của họ để tiến theo con đường huấn luyện hướng đến thiên chức linh mục’”. Ngài nói thêm: “Những vấn đề này không chỉ được thấy tại thời điểm gia nhập chủng viện mà chính chúng còn được bộc lộ rõ ràng tại thời điểm trước lúc phong chức linh mục”.

Đức Hồng y nêu lên rằng: “những ảnh hưởng của bối cảnh văn hoá-xã hội cũng như sự cần thiết nhu cầu huấn luyện con người của các linh mục tương lai, đặt ra vấn đề sử dụng môn khoa học tâm lý trong các chủng viện”; “Tài liệu này nhấn mạnh vai trò cơ bản của các nhà đào tạo và do đó cần chuẩn bị đầy đủ trong lĩnh vực giáo dục ơn gọi”. Mặt khác “trong đào tạo con người – vốn không thể tách rời với đào tạo tinh thần – người hướng dẫn tinh thần có một vai trò đặc biệt”. Trong ý nghĩa này, ngài trích dẫn tài liệu nói rằng: “hướng dẫn tinh thần không cách nào có thể được thay thế bằng các hình thức phân tích hay hỗ trợ tâm lý, và rằng chính đời sống tinh thần tạo đà tăng trưởng các đức tính con người, nếu không cản trở sự tồn tại tâm lý tự nhiên”.

Sau đó, ngài nhấn mạnh đến một khía cạnh khác mà tài liệu chú trọng đến: “tầm quan trọng của ơn Chúa trong việc đào tạo ứng sinh cho thiên chức linh mục”. Đức Hồng y chỉ ra rằng “việc nhờ đến các chuyên gia của khoa tâm lý học nên chỉ được sử dụng ‘trong một số trường hợp’ để đưa đánh giá về một chẩn đoán, nay trị liệu có thể xảy ra, hoặc hỗ trợ tâm lý trong sự phát triển những phẩm chất của con người bằng việc thi hành thừa tác vụ. Những điều này nên được tư vấn ‘si casus ferat’, nghĩa là trong các trường hợp đặc biệt vốn biểu thị những khó khăn đặc biệt”.

Ngài nói thêm “Sự trợ giúp của tâm lý học nên được tích hợp vào việc đào tạo toàn diện của ứng sinh, theo cách đó, nó không gây trở ngại mà lại còn đảm bảo việc bảo vệ các giá trị tinh thần không thay thế được theo một đường hướng đặc biệt”. Đây là lý do tại sao, “các nhà tâm lý học không thể là một phần của đội ngũ đào tạo”

Đức Hồng y Grocholewski kết luận bằng việc nhắc lại tài liệu “trong ba lần trích dẫn Giáo luật 1052 của Bộ Giáo Luật, theo đó, đối với giám mục tiến hành phong chức, ngài phải có sự chắc chắn về luân lý rằng ứng sinh thích hợp và ‘đã được thiết lập rõ ràng’ và trong trường hợp một nghi ngờ được minh chứng thì không thể tiến hành phong chức”

Đức Tổng Giám Mục Brugues khẳng định rằng "không ai, cho dù la tu sĩ hay bề trên giáo phận có thể đi vào các chi tiết tiểu sử tâm lý của ứng sinh mà không cần phải nhận biết trước, rõ ràng, có hiểu biết, và hoàn toàn đồng thuận về họ. Các nhà tâm lý không thể tiết lộ các khía cạnh đời sống riêng tư của bệnh nhân mình với bên thứ ba, bất kể thẩm quyền của họ, dù là tôn giáo hay chính trị, mà không có đồng thuận hoàn toàn của các bên”.

Cuối cùng, Cha Carlo Bresciani nhấn mạnh rằng “với những chỉ dẫn này, Giáo Hội chẳng những muốn trao phó cho các nhà tâm lý việc đào tạo tâm lý cho các ứng sinh linh mục, vốn là và tiếp tục là cần thiết cho sức sống tinh thần, để tìm những giá trị mà con người và nhất là khoa tâm lý học có thể đóng góp vào sự chuẩn bị của các linh mục bằng sự cân bằng nhân cách. Giáo Hội đánh giá cao các phương pháp tâm lý, tuy nhiên, đồng thời muốn nó được sử dụng theo cách thức nó có thể thực sự mang lại lợi ích”.

Mục lục

Tân Đại Sứ Canada trình quốc thư lên Đức Thánh Cha

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 30-10-2008, dành cho tân đại sứ Canada cạnh Tòa Thánh là bà Anne Leahy, ĐTC cổ võ sự giải thích và sử dụng đúng đắn tự do, tham chiếu luật luân lý tự nhiên.

Bà Leahy năm nay 56 tuổi (1952), đã từng là đại sứ Canada tại Camerun, Ba Lan, Nga và vùng Đại Hồ bên Phi châu, rồi cố vấn đặc biệt của thứ trưởng ngoại giao.\

Trong diễn văn chào mừng bà tân đại sứ, ĐTC ám chỉ tới sự kiện trong thời gian gần đây nhiều nước, trong đó có Canada, công nhận hôn nhân đồng phái, không kể luật cho phá thai. Ngài nhận định rằng: ”Có những biến chuyển tỏ tường trong nhiều lãnh vực và đôi khi chúng lên tới mức độ gây lo âu, đến độ người ta tự hỏi phải chăng những biến chuyển ấy có nghĩa là một sự thụt lùi trong quan niệm về con người hay không. Điều này xảy ra nhất là trong lãnh vực bảo vệ và thăng tiến sự sống và gia đình dựa trên hôn nhân tự nhiên.”

ĐTC cầu mong một nền văn hóa sự sống có thể tái thấm nhập toàn thể cuộc sống cá nhân và xã hội Canada và nói rằng: ”Để đạt tới điều ấy, tôi thấy cần phải tái xác định ý nghĩa việc thực thi tự do, một từ ngữ quá nhiều khi được trưng dẫn để biện minh cho một số hành động sai trái. Thực vậy, càng ngày việc thực thi tự do càng bị coi như một giá trị tuyệt đối duy nhất - một quyền bất khả xâm phạm của cá nhân, và đồng thời người ta cố tính không biết đến nguồn gốc tự do bắt nguồn từ Thiên Chúa và cần có chiều kích cộng đồng để xây dựng tự do. Theo lối giải thích sai trái về tự do, cá nhân tự mình có thể quyết định và chọn lựa về sinh lý, các đặc tính và mục tiêu của sự sống, sự chết và hôn nhân. Tự do chân thực dựa trên Thiên Chúa và xét cho cùng nó phát triển trong Thiên Chúa. Tự do là một món quà của Thiên Chúa.. và việc thực thi tự do bao hàm sự tham chiếu luật luân lý tự nhiên, luật này có tính chất phổ quát, đi trước và liên kết mọi quyền lợi và nghĩa vụ. Trong viễn tượng ấy, tôi muốn hỗ trợ các sáng kiến của các GM Canada trong việc bênh vực đời sống gia đình, và phẩm giá con người”. (SD 30-10-2008)

Mục lục

 

Nhà thờ chính toà Thiên Tân quảng cáo giáo lý trên các tờ nhật báo địa phương

THIÊN TÂN, Trung Quốc (UCAN 24/10/2008) -- Nhà thờ chính toà Thánh Giuse ở Thiên Tân, miền bắc Trung Quốc, vừa đăng quảng cáo trên báo nhằm mời mọi người "Hãy đến mà xem".

Linh mục chánh xứ Leo Zhang Liang nói với UCA News gần đây rằng ngài nghĩ giáo xứ Thánh Giuse là giáo xứ đầu tiên ở Trung Quốc đại lục đăng quảng cáo như thế, có kèm theo thông tin liên lạc và thời gian học giáo lý.

 

Hàng chữ "Hãy đến mà xem" được treo ngay cửa Nhà thờ chánh toà thánh Giuse, giáo phận Tianjin, Trung Quốc

Nhà thờ chính toà thánh Giuse thuộc giáo phận Tianjin, được người dân địa phương gọi là nhà thờ Xikai, nằm trong một khu trung tâm được gọi là Laoxiaki lúc mới xây năm 1914.

Từ khi đăng quảng cáo trên các tờ nhật báo khổ nhỏ hồi tháng 8, nhà thờ chính toà đã nhận được khoảng 20 cuộc điện thoại mỗi ngày hỏi về Giáo hội Công giáo hay các lớp giáo lý, cha Zhang cho biết.

Giáo xứ đăng quảng cáo đầu tiên ngay trước ngày 15-8, lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, một ngày lễ lớn của Giáo hội Trung Quốc. "Điểm hẹn Xikai", quảng cáo viết nhưng không đề cập đến tôn giáo hay Giáo hội Công giáo. Họ được khuyên tránh dùng các từ ngữ như "Công giáo" hay "giáo lý" trong thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic Bắc Kinh từ ngày 8-24/8, các nguồn tin Giáo hội nói với UCA News.

Các quảng cáo sau đó có nội dung rõ hơn chẳng hạn như: "Muốn tìm hiểu đạo Công giáo?" Cha Zhang nói một số nhà báo của các tờ báo đăng các quảng cáo này đã tìm đến giáo xứ và xin học đạo.

Theo vị linh mục, ý tưởng quảng cáo trên các tờ báo địa phương xuất phát từ một giáo dân, người đã đăng quảng cáo mái ấm dành cho người cao tuổi của mình như thế.

Một lãnh đạo giáo dân cho UCA News biết mục quảng cáo nhỏ nhất rộng 3cm và cao 1cm, và có giá 1.000 tệ (146 Mỹ kim) được đăng một tuần một lần trong sáu tháng. Các mục quảng cáo lớn hơn ở ba tờ báo còn lại có giá 100 tệ cho một lần được đăng, theo giáo dân yêu cầu giấu tên này.

Nhà thờ Xikai, nằm sau nhiều khu mua sắm, đã thông qua một chính sách mở cửa. Trên cổng nhà thờ có treo một bảng viết lời Chúa Giêsu nói: "Hãy đến mà xem", bằng tiếng Trung Quốc. Mỗi ngày có hơn hàng chục người đến viếng nhà thờ, mở cửa cho công chúng vào từ 5 giờ sáng đến 20 giờ. Trong tuần nghỉ lễ Quốc Khánh, 1-10, nhà thờ tiếp đón khoảng 5.000 du khách mỗi ngày.

Nhiều giáo dân nói với UCA News họ còn đang nghĩ tìm các cách khác để truyền giáo. Họ dự định sản xuất các loại bọc có thể tái sử dụng trên đó có in các từ ngữ truyền cảm như "Chúa yêu thương anh chị em".

Với 30.000 giáo dân, nhà thờ Xikai là giáo xứ lớn nhất trong giáo phận Thiên Tân, nằm cách Bắc Kinh 110 km về phía đông nam. Năm ngoái, giáo xứ có 706 người lớn được rửa tội.

UCAN

Mục lục

Toàn văn Sứ điệp Thượng Hội Ðồng Giám Mục kỳ thứ 12 gửi Cộng đoàn Dân Chúa

Mến chúc anh chị em "bình an cũng như bác ái và niềm tin từ Thiên Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô. Nguyện xin ân sủng ở cùng tất cả những người yêu mến Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta bằng một tình yêu không hư nát". Với lời chào nồng nhiệt và đầy yêu thương như thế, thánh Phaolô đã kết thúc Thư ngài gửi cho các tín hữu Kitô thành Ephêsô (6,23-24). Cũng với những lời ấy chúng tôi, các nghị phụ Thượng Hội Ðồng Giám Mục, nhóm khóa họp thường kỳ thứ 12 tại Roma, dưới sự hướng dẫn của Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16, mở đầu sứ điệp này gửi tới chân trời mênh mông của tất cả những người thuộc các miền trên thế giới đang theo Chúa Kitô như những môn đệ của Ngài và tiếp tục yêu mến Chúa bằng tình yêu không hư nát. Chúng tôi tái đề nghị với họ tiếng nói và ánh sáng của Lời Chúa, lập lại lời mời gọi xưa kia: "Lời này rất gần với bạn, ở nơi miệng và trong con tim của bạn, để bạn mang ra thực hành" (Dnl 30,14). Chính Thiên Chúa sẽ nói với mỗi người: "Hỡi con người, tất cả những lời Ta nói với ngươi, hãy đón nhận vào lòng và hãy lắng nghe bằng tai" (Ed 3,10). Giờ đây, chúng tôi đề nghị với tất cả một cuộc hành trình thiêng liêng qua 4 giai đoạn, từ vĩnh cửu vô cùng của Thiên Chúa, dẫn chúng ta đến tận gia cư và dọc theo nẻo đường thành thị của chúng ta".

 

Tiếng nói của Lời: Mạc Khải

1. " Thiên Chúa đã nói với các ngươi giữa lửa hồng: các ngươi nghe tiếng nói, nhưng các ngươi không thấy hình dạng nào, không có gì khác ngoài tiếng nói !" (Dnl 4,12). Chính Môisê nói, khi gợi lại kinh nghiệm mà Israel đã trải qua trong cảnh cô độc cam go ở sa mạc Sinai. Tại đó, Chúa tự giới thiệu không phải như một ảnh hay hình nhân, hoặc tượng giống như con bò vàng, nhưng "như một âm thanh của lời nói". Ðó là một tiếng nói xuất hiện ngay từ đầu công trình tạo dựng khi màn thinh lặng của hư vô bị xé toang: "Từ khởi thủy... Thiên Chúa nói: Hãy có ánh sáng! Và đã có ánh sáng... Từ khởi thủy đã có Lời... và Lời là Thiên Chúa.. Tất cả được tạo thành nhờ Người và nếu không có Người thì chẳng có gì đang hiện hữu được tạo thành" (St 1,1.3; Ga 1,1.3). Tạo vật không nảy sinh từ cuộc chiến giữa các thần minh như huyền thoại cổ xưa của miền Mesopotamie đã dạy, nhưng vạn vật được tạo thành từ một lời nói chiến thắng hư vô và tạo nên sự hữu. Tác giả Thánh Vịnh ca lên: "Từ lời nói của Chúa, trời được tạo thành, từ hơi thở miệng Ngài tất cả đạo binh của Ngài... vì Ngài đã nói và mọi sự liền có, Ngài truyền và mọi sự hiện hữu" (Tv33,6.9). Và Thánh Phaolô về sau lập lại: "Thiên Chúa ban sự sống cho kẻ chết và kêu gọi những sự chưa có đi vào hiện hữu" (Rm 4,17). Thế là chúng ta có được mạc khải đầu tiên "có tính chất vũ trụ" làm cho toàn thể thụ tạo giống như một trang bao la mở ra trước toàn thể nhân loại, và trong đó ta có thể đọc được sứ điệp của Ðấng Tạo Hóa: "Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo việc tay Ngài làm. Ngày qua mách bảo cho ngày tới, đêm này kể lại với đêm kia. Chẳng một lời lẽ, chẳng nghe thấy âm thanh, mà tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển" (Tv 19,2-5).

 

2. Nhưng Lời Chúa cũng ở nơi căn cội của lịch sử loài người. Người nam và người nữ là "hình ảnh giống Thiên Chúa" (St 1,27) và vì thế họ mang trong mình dấu vết Thiên Chúa, họ có thể đối thoại với Ðấng Tạo Hóa và cũng có thể xa lìa và chối bỏ Ngài do tội lỗi. Bấy giờ, Lời Chúa cứu vớt và xét xử, thấu nhập vào các tế bào lịch sử với những thăng trầm và các biến cố: "Ta đã thấy, Ta đã thấy lầm than của dân Ta ở Ai Cập. Ta đã nghe tiếng kêu của họ... phải, ta biết những lo âu của họ. Ta xuống để giải thoát họ khỏi tay người Ai Cập và đưa họ từ miền đất này tiến về một miền đất xanh tươi và rộng lớn" (Xh 3,7-8). Vì thế có sự hiện diện của Chúa trong những biến cố của loài người, các biến cố này, qua hoạt động của vị Chúa Tể lịch sử, được ghi vào trong một ý định cứu độ cao cả hơn, để "mọi người được cứu thoát và nhận biết chân lý" (1 Tm 2,4).

 

3. Vì vậy Lời Chúa, hiệu năng, sáng tạo và cứu độ là nguồn gốc của vạn vật và lịch sử, công trình sáng tạo và cứu chuộc. Chúa đến gặp nhân loại và tuyên bố: "Ta đã nói và ta đã làm!" (Ed 37,14). Nhưng còn một giai đoạn nữa mà tiếng nói của Chúa vượt qua: đó là giai đoạn lời được viết ra, Graphé hoặc Graphai, các Sách Thánh, như Tân Ước nói với chúng ta điều đó. Ông Môisê đã từ đỉnh núi Sinai đi xuống "tay cầm hai bia đá ghi chứng từ, những tấm bia được viết hai mặt. Những tấm bia đó là công trình của Thiên Chúa, chữ viết là bút tích của Thiên Chúa" (Xh 32, 15-16). Và chính Môisê truyền cho Israel phải giữ gìn và viết lại những "bia chứng từ ấy": "Ngươi hãy viết trên đá tất cả những lời của luật này, bằng chữ thật rõ ràng" (Dnl 27,8).

"Kinh Thánh là 'chứng từ' của Lời Chúa dưới hình thức chữ viết, là văn kiện tưởng niệm theo qui luật, lịch sử và văn chương, làm chứng biến cố mạc khải sáng tạo và cứu độ. Vì thế, Lời Chúa đi trước và đi xa hơn Kinh Thánh, Kinh Thánh cũng được Thiên Chúa linh hứng, và chứa đựng Lời Chúa hiệu năng (cf 2 Tm 3,16). Chính vì thế, đức tin của chúng ta không có trọng tâm là cuốn Kinh Thánh mà thôi, nhưng là lịch sử cứu độ và một nhân vật là Chúa Giêsu Kitô, Lời Thiên Chúa nhập thể làm người và là lịch sử. Vì thế, người đọc Kinh Thánh luôn luôn cần có sự hiện diện của Chúa Thánh Linh, Ðấng dẫn đến chân lý toàn vẹn (Ga 16,13). Ðây chính là đại Truyền Thống, là sự hiện diện hữu hiệu của Thánh Thần chân lý trong Giáo Hội, là người giữ gìn Kinh Thánh, được Huấn Quyền Giáo Hội giải thích chính Với Truyền thống, ta đi đến sự hiểu biết, giải thích, thông truyền và làm chứng về Lời Chúa. Chính thánh Phaolô, khi công bố kinh Tin Kính đầu tiên của Kitô giáo, đã xác nhận mình "truyền lại" điều đã nhận được từ Truyền Thống (1 Cr 15,3-5).

 

II. Khuôn mặt của Lời Chúa: Ðức Giêsu Kitô

4. Trong nguyên ngữ Hy Lạp, chỉ có 3 từ căn bản: Lógos sarx eghéneto , "Ngôi Lời/Lời nhập thể". Ðây không những là cao điểm trong Lời Tựa Tin Mừng theo thánh Gioan (1,14), một bảo vật quí giá về phương diện thi phú và thần học, nhưng còn là trọng tâm của đức tin Kitô. Lời vĩnh cửu và thần linh đi vào không gian vào thời gian, nhận lấy một khuôn mặt và căn cước phàm nhân, đến độ ta có thể đến gần và trực tiếp xin Ngài, như nhóm người Hy Lạp hiện diện ở thành Jerusalem: "Chúng tôi muốn thấy Ðức Giêsu" (Ga 12,20-21). Những lời nói nào không có một khuôn mặt thì bất toàn, vì không thực hiện đầy đủ cuộc gặp gỡ, như ông Gióp đã nhắc nhớ vào cuối hành trình tìm kiếm bi thảm của ông: "Con đã nhận biết Ngài qua điều Ngài nói, giờ đây mắt con trông thấy Ngài" (42,5).

Chúa Kitô là "Lời ở nơi Thiên Chúa và là Thiên Chúa", là "hình ảnh Thiên Chúa vô hình, được sinh ra trước mọi loài thụ tạo" (Cl 1,15); nhưng Ngài cũng là Ðức Giêsu thành Nazareth bước đi trên những nẻo đường trong một tỉnh ngoại biên của đế quốc Roma, Ngài dùng ngôn ngữ địa phương, biểu lộ những sắc thái của một dân tộc, dân Do thái, và nền văn hóa của dân tộc này. Vì thế, Chúa Giêsu Kitô đích thực là một con người mong manh và hay chết, là lịch sử và nhân tính, nhưng cũng là vinh quang, là thần tính, mầu nhiệm: Ngài là Ðấng đã mạc khải cho chúng ta Thiên Chúa mà chưa ai được thấy (Ga 1,18). Con Thiên Chúa tiếp tục như thế cả trong thi hài được an táng trong mộ và sự sống lại của Ngài là chứng cớ sinh động và hữu hiệu về sự kiện ấy.

 

5. Truyền thống Kitô giáo thường đặt song song Lời Chúa nhập thể làm người với chính Lời Chúa trở thành sách. Ðó là điều được nói đến trong kinh Tin Kính khi ta tuyên xưng rằng Con Thiên Chúa "nhập thể làm người do hoạt động của Chúa Thánh Linh trong lòng Ðức Trinh Nữ Maria", nhưng cả khi ta tuyên xưng niềm tin nơi "Chúa Thánh Linh, Ðấng đã nói qua các ngôn sứ". Công đồng chung Vatican 2 đã đón nhận truyền thống cổ kính theo đó "Mình của Chúa Con là Kinh Thánh được thông truyền cho chúng ta" - như thánh Ambrosio đã quả quyết (In Lucam VI, 33) và minh bạch tuyên bố rằng: "Lời Chúa, được biểu lộ qua ngôn ngữ người trần, đã trở nên giống ngôn ngữ loài người, cũng như Ngôi Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, sau khi nhận lấy những yếu đuối của bản tính con người, đã trở nên giống loài người" (DV 13).

Thực vậy, Kinh Thánh cũng là "xác thể", là "chữ" được diễn tả trong những ngôn ngữ đặc thù, qua những hình thức văn chương và lịch sử, trong những ý niệm gắn liền với một nền văn hóa cổ xưa, bảo tồn ký ức về những biến cố nhiều khi bi thảm, các trang Kinh Thánh nhiều khi đầy những vết máu và bạo lực, trong Kinh Thánh vang dội tiếng cười của nhân loại và những dòng nước mắt chảy dài, cũng như kinh nguyện của những kẻ bất hạnh được trổi lên và niềm vui của những kẻ yêu nhau. Do chiều kích "thể xác" này Kinh Thánh cần có sự phân tích lịch sử và văn chương, theo nhiều phương pháp và lối đề cập vấn đề khác nhau mà khoa chủ giải Kinh Thánh cung cấp. Mỗi độc giả Kinh Thánh, dù là người đơn sơ nhất, đều phải có kiến thức tương ứng về Bản Văn thánh, và cần nhớ rằng Lời Chúa mang hình thức những lời cụ thể, được giải thích và thích ứng để có thể được nhân loại nghe và hiểu. Ðây chính là một công việc cần thiết: nếu không để ý tới điều đó, người ta có thể rơi vào thái độ chỉ hiểu Kinh Thánh theo nghĩa chữ (fondamentalisme), thái độ này, trong thực tế, chối bỏ sự nhập thể của Lời Chúa trong lịch sử và không nhìn nhận rằng Lời được diễn tả trong Kinh Thánh theo ngôn ngữ loài người, và phải được giải đoán, nghiên cứu và hiểu, và thái độ như thế cũng cố tình không biết rằng sự linh hứng của Chúa không xóa bỏ căn tính lịch sử và nhân cách riêng của các tác giả nhân trần. Nhưng Kinh Thánh cũng là Lời vĩnh cửu thần linh và vì thế, Kinh Thánh đòi hỏi một sự hiểu biết khác, được Thánh Linh ban cho, Ngài là đấng biểu lộ chiều kích siêu việt của Lời Chúa, hiện diện trong những lời nhân trần.

 

6. Ðó chính là sự cần thiết của "Truyền thống sinh động của toàn thể Giáo Hội" (DV 12) và của đức tin để hiểu Kinh Thánh một cách thống nhất và trọn vẹn. Nếu ta chỉ dừng lại ở "chữ viết", thì Kinh Thánh chỉ là một văn kiện trang trọng của quá khứ, một chứng từ cao quí về mặt luân lý đạo đức và văn hóa. Ðàng khác, nếu loại bỏ sự nhập thể, thì người ta có thể rơi vào sự lầm lạc duy nghĩa đen (fondamentalistico) hoặc một thái độ duy linh hay duy tâm lý mơ hồ. Vì vậy, kiến thức về chú giải phải liên kết chặt chẽ với truyền thống linh đạo và thần học để sự hiệp nhất giữa chiều kính thần linh và nhân trần của Chúa Giêsu Kitô và của Kinh Thánh không bị phá vỡ.

Trong sự hòa hợp được phục hồi như thế, khuôn mặt của Chúa Kitô sẽ chiếu sáng trọn vẹn và giúp chúng ta khám phá một sự hiệp nhất khác, đó là sự hiệp nhất sâu xa và thâm thúy hơn của Bộ Kinh Thánh, gồm 73 cuốn, nhưng được tháp nhập vào một "Sổ Bộ" duy nhất, một cuộc đối thoại duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, trong một ý định cứu độ duy nhất. "Sau khi đã nói với các Tổ Phụ và Ngôn Sứ xưa kia, nhiều lần và dưới nhiều hình thức, trong những ngày sau hết này, Thiên Chúa đã nói với chúng ta qua Con của Ngài" (Dt 1,1-2). Như thế, Chúa Kitô chiếu ngược ánh sáng của Ngài vào toàn thể lịch sử cứu độ trước đó và cho thấy sự hòa hợp, ý nghĩa và đường hướng của lịch sử ấy.

Ngài là dấu ấn, "Alpha và Omera" (Kh 1,8) của cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và mọi loài thụ tạo, được kéo dài trong thời gian và được chứng thực trong Kinh Thánh. Chính dưới ánh sáng của dấu ấn cuối cùng ấy mà những lời của Môisê và các Ngôn Sứ đạt được "ý nghĩa trọn vẹn", như chính Chúa Giêsu đã nói, trong một buổi chiều mùa xuân, khi Ngài đi từ Jerusalem đến làng Emmaus, đối thoại với Cléophas và bạn ông, và Ngài giải thích cho họ "những gì nói về Ngài trong toàn thể Kinh Thánh" (Lc 24,27). Sở dĩ như thế vì ở trọng tâm của mạc khải, có Lời Chúa trở thành khuôn mặt, mục đích tối hậu của kiến thức Kinh Thánh không phải ở " trong một quyết định luân lý đạo đức hay một ý tưởng lớn, nhưng là cuộc gặp gỡ với một biến cố, với một Người, mang lại cho cuộc sống một chân trời mới và qua đó một hướng đi quyết định " (Deus caritas est, 1).

 

Căn nhà của Lời Chúa: Giáo Hội

Như sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong Cựu Ước đã xây nhà trong thành thị của những người nam nữ và đặt nhà ấy trên 7 cột (cf Cn 9,1), cũng vậy Lời Chúa có nhà trong Tân Ứơc: chính Giáo Hội có khuôn mẫu ở trong cộng đồng mẹ Jerusalem, Giáo Hội được xây dựng trên Phêrô và các Tông Ðồ, và ngày nay qua các Giám Mục hiệp thông với Ðấng Kế Vị thánh Phêrô, tiếp tục là người bảo tồn, loan báo và giải thích Lời Chúa (cf LG 13). Thánh Luca, trong Tông Ðồ Công Vụ (2,42), đã phác họa cấu trúc Giáo Hội dựa trên 4 cột trụ lý tưởng, ngày nay vẫn còn được các cộng đoàn Giáo Hội, với những hình thức khác nhau, làm chứng: "Họ chuyên cần lắng nghe lời dạy của các Tông Ðồ, trung thành với niềm hiệp thông huynh đệ, bẻ bánh và cầu nguyện".

 

7. Trước tiên là didaché, giáo huấn Tông Ðồ, tức là việc rao giảng Lời Chúa. Thánh Phaolô nhắn nhủ chúng ta rằng "đức tin đến từ việc lắng nghe và lắng nghe ở đây là nghe Lời Chúa" (Rm 10,17). Từ Giáo Hội nảy sinh tiếng nói của người công bố trình bày cho tất cả mọi người "Kérygma", tức là sự loan báo tiên khởi và cơ bản mà chính Chúa Giêsu đã loan báo khi Ngài mới bắt đầu sứ vụ công khai: "Thời giờ đã mãn, và nước Chúa gần kề; anh chị em hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng" (Mc 1,15). Các tông đồ loan báo sự khai mạc Nước Thiên Chúa và đó là sự can thiệp quyết định của Chúa trong lịch sử nhân loại, các vị công bố cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô: "Không có ơn cứu độ nơi người nào khác: thực vậy, dưới bầu trời này, không có danh xưng nào khác được ban cho loài người trong đó có thiết định rằng chúng ta được cứu thoát" (Cv 4,12). Kitô hữu làm chứng về niềm hy vọng này "một cách dịu dàng, tôn trọng và với lương tâm ngay chính", nhưng cũng sẵn sàng chịu liên lụy và bị đảo lộn vì cơn lốc của thái độ từ chối và bách hại, với ý thức rằng "chẳng thà chịu đau khổ khi làm điều thiện hơn là làm điều ác" 1 Pr 3,16-17).

Rồi trong Giáo Hội, cũng vang lên lời huấn giáo: việc huấn giáo này nhắm đào sâu nơi Kitô hữu, "mầu nhiệm Chúa Kitô dưới ánh sáng Lời Chúa để toàn thể con người được ánh sáng ấy chiếu tỏa" (Gioan Phaolô 2, Catechesi tradendae, 20). Nhưng tột đỉnh của việc rao giảng là ở nơi bài giảng mà ngày nay đối với nhiều tín hữu Kitô, đó là lúc quan trọng chủ yếu để gặp gỡ với Lời Chúa. Trong việc giảng, thừa tác viên cũng phải trở thành ngôn sứ. Thực vậy, vị giảng thuyết phải có ngôn ngữ rõ ràng, quyết liệt và có chất lượng, không những "loan báo một cách thế giá những công trình kỳ diệu của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ" (SC 35), những công trình được trình bày trước tiên qua việc đọc một cách rõ ràng và sinh động bản văn Kinh Thánh mà phụng vụ đề nghị, nhưng cũng phải thời sự hóa những công trình ấy trong thời đại thính giả đang sống và làm nảy sinh nơi tâm hồn họ câu hỏi về sự hoán cải và sự dấn thân quyết liệt: "Chúng tôi phải làm gì đây?" (Cv 2,37).

Vì vậy, việc loan báo, huấn giáo và giảng thuyết đòi phải đọc, hiểu, diễn nghĩa và giải thích, một sự can dự của tâm trí trong đó. Trong việc giảng thuyết có hai chuyển động. Chuyển động thứ nhất, ta đi ngược tới căn cội của các đoạn Sách Thánh, các biến cố, những câu nói tạo nên lịch sử cứu độ, để hiểu chúng trong ý nghĩa và sứ điệp của chúng. Chuyển động thứ hai ta đi xuống hiện tại, tới cuộc sống thực tế của người nghe và đọc, luôn luôn dưới ở dưới ánh sáng của Chúa Kitô vốn là sợi dây rạng ngời nhắm thống nhất toàn thể Kinh Thánh. Ðó là điều mà chính Chúa Giêsu đã làm - như đã nói - trong hành trình từ Jerusalem đến Emmaus, khi tháp tùng hai môn đệ của Ngài. Ðó cũng là điều mà sau này Thầy Phó Tế Philiphê đã làm trên đường từ Jerusalem đến Gaza, khi Thầy bắt chuyện với một quan chức người Ethiopie: "Ông có hiểu điều ông đang đọc không?." và ông đáp: "Làm sao tôi có thể hiểu nếu không có ai chỉ dẫn cho tôi?" (Cv 8,30-31). Và mục đích nhắm tới là gặp gỡ trọn vẹn với Chúa Kitô trong bí tích. Và đó là cột trụ thứ hai nâng đỡ Giáo Hội là nhà của Lời Chúa".

 

8. Cột trụ này là việc Bẻ Bánh. Cảnh tượng Emmaus (cf Lc 24,13-35) một lần nữa lại là tấm gương và diễn lại điều xảy ra hằng ngày trong các thánh đường của chúng ta: tiếp nối bài giảng của Chúa Giêsu về Môisê và các ngôn sứ, là việc Bẻ Bánh Thánh Thể tại bàn ăn. Ðó chính là lúc đối thoại thân tình của Thiên Chúa với dân của Ngài, là hành vi giao ước mới được ký kết trong máu Chúa Kitô (cf Lc 22,20), là công trình tột đỉnh của Ngôi Lời, Ðấng hiến mình làm lương thực trong thân thể chịu hiến tế, là nguồn mạch và là tột đỉnh đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Trình thuật Tin Mừng về bữa Tiệc Ly, tưởng niệm hy tế của Chúa Kitô, khi được công bố trong Thánh Lễ, trong lời cầu xin Chúa Thánh Linh trở thành biến cố và bí tích. Chính vì thế, Công đồng chung Vatican 2 đã tuyên bố trong một đoạn rất xúc tích rằng: "Giáo Hội luôn tôn kính Kinh Thánh như đã tôn kính chính Mình Chúa Kitô, Giáo Hội không bao giờ bỏ qua, nhất là trong phụng vụ thánh, mà không nuôi dưỡng mình bằng Bánh Sự Sống nơi bàn tiệc Lời Chúa cũng như bằng Mình Chúa Kitô và trao ban cho các tín hữu" (DV 21). Vì vậy, cần phải đưa trở lại vị trí trung tâm đời sống Kitô giáo "phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể, vốn được liên kết chặt chẽ với nhau đến độ họp thành một hành vi thờ phượng duy nhất " (SC 56).

 

9. Cột trụ thứ ba của tòa nhà thiêng liêng Giáo Hội, nhà của Lời Chúa, là kinh nguyện được dệt bằng "các ca vịnh, thánh ca và những bài ca tinh thần" (Cl 3,16) như thánh Phaolô đã nói. Phụng vụ các giờ kinh dĩ nhiên chiếm chỗ đứng ưu tiên, vì là kinh nguyện tuyệt hảo của Giáo Hội, nhắm phân nhịp ngày và mùa trong năm Kitô giáo, cung cấp lương thực thiêng liêng hàng ngày cho các tín hữu, nhất là với bộ thánh vịnh. Bên cạnh phụng vụ này và các buổi cử hành chung Lời Chúa, tuyền thống còn du nhập "lectio divina", tức là việc đọc và cầu nguyện trong Thánh Linh, có khả năng mở ra cho tín hữu kho tàng Lời Chúa, và cũng tạo nên cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô là Lời Chúa hằng sống.

Phương pháp này bắt đầu bằng việc đọc (lectio) đoạn Kinh Thánh, gợi lên một câu hỏi về việc hiểu biết chính xác nội dung đích thực của văn bản: đoạn Kinh Thánh này tự nó nói lên điều gì thế? Tiếp đến là suy niệm (meditatio) trong đó câu hỏi là: đoạn Kinh Thánh này nói gì với chúng ta? Và sau đó là cầu nguyện (oratio), việc làm này giả thiết một câu hỏi khác: chúng ta nói gì với Chúa để đáp lại Lời Ngài? và cuối cùng là chiêm niệm (contemplatio) trong đó chúng ta đón nhận như hồng ân của Chúa chính cái nhìn của Ngài khi nhận xét về thực tại và chúng ta tự hỏi: Chúa đang yêu cầu chúng ta phải hoán cải tâm trí và cuộc sống như thế nào?

Ðứng trước người đọc và cầu nguyện với Lời Chúa có tấm gương lý tưởng của Mẹ Maria, Mẹ của Chúa, Mẹ "đã giữ tất cả những điều ấy và suy niệm trong lòng" (Lc 2,19;cf 2,51), nghĩa là - như nguyên bản tiếng Hy lạp chỉ rõ - tìm thấy một mấu chốt sâu đậm liên kết các biến cố, các hành động và sự việc trong kế hoạch rộng lớn của Thiên Chúa, tuy rằng bề ngoài chúng có vẻ rời rạc không liên hệ với nhau. Hoặc tín hữu khi đọc Kinh Thánh cũng có thể nghĩ đến thái độ của bà Maria, em bà Marta, ngồi dưới chân Chúa và lắng nghe lời ngài, không để cho những giao động bên ngoài hoàn toàn xâm chiếm trọn tâm hồn, dành không gian tự do cho "phần tốt hơn" không bị tước đoạt mất (cf Lc 10, 38-42).

 

10. Và cột trụ cuối cùng nâng đỡ Giáo Hội, nhà của Lời Chúa, là "koinonia, sự hiệp thông huynh đệ, một danh xưng khác của từ agápe, nghĩa là tình yêu Kitô. Như Chúa Giêsu nhắc nhớ, để trở thành anh chị em của Ngài, thì cần phải là "những ngừơi lắng nghe Lời Chúa và mang ra thực hành" (Lc 8,21). Lắng nghe đích thực chính là vâng lời và hành động, là làm cho công lý và tình thương nảy sinh trong cuộc sống, là làm chứng tá trong cuộc sống và trong xã hội theo đường hướng tiếng gọi của các ngôn sứ, liên tục nối kết Lời Chúa với cuộc sống, niềm tin và sự ngay chính, việc phụng tự và sự dấn thân xã hội. Ðó là điều Chúa Giêsu đã nhiều lần lập lại, từ lời nhắn nhủ nổi tiếng trong Bài Giảng trên núi: "Không phải kẻ nói rằng: Lạy Chúa, Lạy Chúa! mà được vào nước trời, nhưng là những người thi hành ý Cha Thầy ở trên trời" (Mt 7,21). Trong câu nói này dường như vang âm Lời Chúa đã được ngôn sứ Isaia trình bày: "Dân này chỉ đến gần Ta bằng lời nói, cầu khẩn Ta bằng môi miệng, nhưng lòng chúng xa Ta" (29,13). Lời cảnh giác này cũng nói về các Giáo Ðoàn khi họ không trung thành lăng nghe Lời Chúa trong tinh thần vâng phục. Vì thế, Lời Chúa phải hiển hiện và có thể đọc được trên khuôn mặt, và trong đôi tay của tín hữu, như thánh Gregorio Cả đã gợi ý khi thấy nơi thánh Biển Ðức và các vĩ nhân khác của Chúa như những chúng nhân về sự hiệp thông với Thiên Chúa và với anh em, Lời Chúa được biến thành cuộc sống. Người công chính và trung thành không phải chỉ "giải thích" Kinh Thánh, nhưng còn "triển khai" Kinh Thánh trước mọi người như một thực tại sinh động và được thực hành. Chính vì thế "viva lectio, vita bonorum", đời sống của những người tốt lành là một bài đọc/bài học sinh động về Lời Chúa. Thánh Gioan Kim Khẩu đã nhận xét rằng các tông đồ xuống núi Galilea, nơi mà trước đó các vị đã gặp Chúa Phục sinh, các vị không mang theo bia đá được viết chữ trên đó như trường hợp ông Môisê: từ lúc đó chính cuộc sống của các tông đồ đã trở thành sách Tin Mừng sống động.

Trong nhà của Lời Chúa, chúng ta cũng gặp các anh chị em của các Giáo Hội khác và các cộng đồng Giáo Hội , tuy vẫn còn chia cách, nhưng vẫn cùng liên kết với chúng ta trong việc kính mến Lời Chúa là nguyên lý và là nguồn mạch của sự hiệp nhất đầu tiên và thực sự, cho dù sự hiệp nhất này không toàn vẹn. Mối liên hệ này phải luôn luôn được củng cố qua các bản dịch Kinh Thánh cung, phổ biến Sách Thánh, cầu nguyện đại kết với Kinh Thánh, đối thoại về chú giải, nghiên cứu và đối chiếu các giải thích khác nhau về Kinh Thánh, trao đổi các giá trị hiện hữu trong các truyền thống linh đạo khác nhau, loan báo và làm chứng tá chung về Lời Chúa trong một thế giới bị tục hóa".

 

Những nẻo đường của Lời Chúa: việc truyền giáo

"Từ Sion Thánh Luật ban xuống và từ Jerusalem Lời Chúa phán truyền" (Is 2,3). Lời Chúa được nhân cách hóa "đi ra" khỏi nhà mình, ra khỏi đền thờ và tiến bước dọc theo những nẻo đường thế giới để gặp cuộc đại lữ hành mà các dân tộc trên trái đất đã khởi xướng hầu tìm kiếm chân lý, công lý và hòa bình. Thực vậy, cả nơi các thành thị hiện đại bị tục hóa, nơi các quảng trường và đường phố, nơi mà dường như thái độ bất tín và dửng dưng đang hiển trị, nơi mà sự ác dường như lướt thắng sự thiện, tạo cho người ta có cảm tưởng thành Babilone chiến thắng Jerusalem, vẫn có một khao khát thầm kín, một niềm hy vọng manh nha, một nỗi rên xiết mong chờ. Như ta đọc thấy trong sách ngôn sứ Amos, "Này đây sẽ đến ngày Ta gửi đói khát đến trong xứ, không phải đói cơm bánh, cũng chẳng phải là khát nước, nhưng là đói khát nghe Lời Chúa" (8,11). Sứ mạng truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội muốn đáp ứng sự đói khát ấy.

Cả Chúa Kitô phục sinh cũng kêu gọi các tông đồ đang do dự hãy ra khỏi biên cương chân trời được bảo bọc của họ: "Các con hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ... giảng dạy họ tuân giữ tất cả những gì Thầy đã truyền cho các con" (Mt 28,19-20). Kinh Thánh đầy những lời mời gọi "đừng im tiếng", hãy "gào lên", hãy "loan báo Lời Chúa dù gặp thời thuận tiện hay không thuận tiện", hãy trở thành những người lính canh phá tan im lặng của sự dửng dưng lãnh đạm. Những nẻo đường mở ra trước chúng ta giờ đây không phải chỉ là những con đường trên đó thánh Phaolô hoặc những nhà truyền giáo đầu tiên đã đi qua, hoặc sau các vị, là tất cả những nhà thừa sai tìm đến với dân ngoại ở những vùng đất xa xăm.

 

11. Giờ đây, việc truyền thông trải rộng một mạng lưới bao trùm toàn thể địa cầu và lời mời gọi của Chúa Kitô nay có một ý nghĩa mới: "Ðiều mà Thầy nói với các con trong bóng tối hãy nói trong ánh sáng, và điều các con nghe rỉ tai hãy rao giảng trên mái nhà" (Mt 10,27). Chắc chắn, Lời Kinh Thánh phải duy trì sự hiển hiện đầu tiên và phổ biến qua văn bản được in ấn, với những bản dịch được thực hiện theo những ngôn ngữ khác nhau trên trái đất. Nhưng tiếng nói của Lời Chúa cũng phải vang dội qua đài phát thanh, các mạng Internet, các kênh truyền bá trực tuyến, các đĩa CD, DVD, các Podcast, vv; Lời Chúa phải xuất hiện trên các màn ảnh truyền hình, điện ảnh, trên báo chí, trong các biến cố văn hóa và xã hội.

Hình thức truyền thông mới mẻ này, so với truyền thông theo truyền thống, có những qui luật riêng để diễn tả và vì thế, cần phải trang bị, không những về mặt kỹ thuật, nhưng cả về mặt văn hóa cho công trình này. Trong một thời đại bị hình ảnh thống trị, hình ảnh được trình bày đặc biệt qua phương tiện trổi vượt trong ngành truyền thông là truyền hình, kiểu mẫu được Chúa Kitô ưu tiên sử dụng vẫn còn đầy ý nghĩa và gợi ý. Ngài dùng các biểu tượng, kể chuyện, ví dụ, kinh nghiệm thường nhật, dụ ngôn: "Chúa nói với họ về nhiều điều bằng dụ ngôn... và Ngài không nói gì với dân chúng mà không dùng dụ ngôn" (Mt 13,3.34). Khi loan báo nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu không bao giờ lướt trên đầu những người đối thoại với một thứ ngôn ngữ mơ hồ, trừu tượng và xa lạ, nhưng Ngài chinh phục họ ngay từ phần đất nơi họ đặt chân lên, để hướng dẫn họ, từ cuộc sống thường nhật đến mạc khải nước trời. Vì thế, cảnh tượng mà thánh Gioan gợi lại thật là ý nghĩa: "Một số người muốn bắt Chúa Giêsu, nhưng không ai dám ra tay bắt Ngài. Lính canh trở về gặp các trưởng tế và người Biệt Phái; những người này nói với họ: Tại sao các người không điệu hắn về đây? Lính canh đáp: "Chưa hề có ai nói như ông ấy!" (7,44-46).

 

12. Chúa Kitô tiến bước dọc theo những con đường trong thành thị chúng ta và dừng lại trước ngưỡng của nhà chúng ta: "Này đây, Ta đứng ở cửa và gõ. Nếu có ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào, dùng bữa tối với người ấy và người ấy ở với Ta" (Kh 3,20). Gia đình , với những niềm vui và thảm kịch trong 4 bức tường gia cư, là một không gian cơ bản mà Lời Chúa phải đi vào. Kinh Thánh rải rác những mẫu chuyện lớn nhỏ về gia đình và tác giả Thánh Vịnh mô tả một cách linh hoạt khung cảnh thanh thản một người cha ngồi tại bàn ăn, với người vợ, giống như cây nho sai trái, và các con cái, như những "ngành ôliu" (Tv 128). Chính Kitô giáo nguyên thủy đã cử hành phụng vụ trong đời sống thường nhật của một gia cư, cũng như Israel ủy thác cho gia đình việc cử hành lễ Vượt Qua (cf Xh 12,21-27). Sự thông truyền Lời Chúa diễn ra qua hệ thống gia đình, trong đó cha mẹ trở thành "những người đầu tiên thông truyền đức tin" (LG 11). Và tác giả Thánh Vịnh cũng nhắc nhớ rằng "điều mà chúng tôi đã nghe và đã biết, và cha ông chúng tôi đã kể lại cho chúng tôi, chúng tôi không giấu diếm con cái chúng tôi, nhưng kể lại cho thế hệ mai sau những hoạt động vinh hiển và quyền năng của Chúa và những kỳ công Chúa đã làm.. và sau này chúng sẽ kể lại cho con cháu của chúng" (Tv 78,3-4.6).

Vì thế, mỗi nhà cần có cuốn Kinh Thánh riêng, gìn giữ cẩn thận và xứng đáng, đọc và cầu nguyện với Kinh Thánh; gia đình phải đề ra những hình thức và kiểu mẫu giáo dục cầu nguyện, huấn giáo, học hỏi về việc sử dụng Kinh Thánh, để "các thanh niên thiếu nữ, người già cùng với trẻ em" (Tv 148,12) lắng nghe, hiểu, chúc tụng và sống Lời Chúa. Ðặc biệt các thế hệ trẻ, trẻ em và người trẻ, phải được giáo dục thích hợp và chuyên biệt để giúp họ cảm thấy sự thu hút của hình ảnh Chúa Kitô, mở rộng cửa trí thông minh và tâm hồn họ, kể cả bằng những cuộc gặp gỡ và chứng tá chân thực của người lớn, ảnh hưởng tích cực của bạn hữu và sự tháp tùng rộng lớn của cộng đồng Giáo Hội.

 

13. Chúa Giêsu, trong dụ ngôn về người gieo giống, nhắc nhở chúng ta rằng có những thửa đất khô cằn, nhiều sỏi đá, bị những bụi gai bóp nghẹt (cf Mt 13,3-7). Ai tiến bước trên những nẻo đường thế giới cũng khám phá thấy những hố trũng, những đau khổ và nghèo đói , tủi nhục và áp bức, nạn bị gạt ra ngoài lề và lầm than, bệnh tật thể lý và tâm lý, cô đơn. Nhiều khi những sỏi đá trên đường bị đẫm máu vì chiến tranh và bạo lực, nơi các dinh thự quyền lực nạn tham nhũng quyện với bất công. Vang lên tiếng kêu của những người bị bách hại vì trung thành với lương tâm và niềm tin của họ. Có những người bị chao đảo vì cuộc khủng hoảng hiện sinh hoặc có một tâm hồn vắng bóng hướng đi mang lại ý nghĩa và giá trị cho chính cuộc sống. Giống như "những bóng đi qua, như một hơi thở tàn lụi" (Tv 39,7), nhiều người cảm thấy bị đè nặng vì sự im lặng của Thiên Chúa, vì Ngài dường như vắng bóng và dửng dưng: "Lạy Chúa, Chúa tiếp tục quên con cho đến bao giờ? Chúa che giấu tôn nhan với con cho đến bao giờ?" (Tv 13,2). Và sau cùng là mầu nhiệm sự chết xuất hiện trước mắt mọi người.

Tiếng thở than khắp nơi vì đau khổ như thế đi từ đất lên tới trời cao không ngừng được Kinh Thánh diễn tả, Kinh Thánh đề nghị một đức tin có chiều kích lịch sử và nhập thể. Chỉ cần nghĩ đến những trang đầy bạo lực và áp bức, tiếng kêu ai oán và liên lỷ của Ông Gióp, những lời cầu khẩn thiết tha trong Thánh vịnh, cuộc khủng hoảng tinh tế trong nội tâm phủ ngập tâm hồn Qohelet, những lời tố giác mạnh mẽ của các ngôn sứ chống lại các bất công xã hội. Ðàng khác, tội lỗi căn cội bị quyết liệt lên án, không chút giảm khinh, tội lỗi xuất hiện với tất cả quyền lực tàn phá của nó ngay từ đầu nhân loại trong một văn bản nền tảng của sách Sáng Thế (c.3). Thực vậy, "mầu nhiệm sự ác" hiện diện và hành động trong lịch sử, nhưng nó bị Lời Chúa vạch trần, trong Ðức Kitô, Thiên Chúa bảo đảm chiến thắng của sự thiện trên sự ác.

Nhưng trong Kinh Thánh, hình ảnh trổi vượt nhất chính là Chúa Kitô, Ngài khai mạc sứ vụ công khai với mộ lời loan báo hy vọng cho những người rốt cùng trên trái đất: "Thánh Thần Chúa ngự xuống trên tôi; vì thế Ngài đã xức dầu thánh hiến tôi và sai tôi đi mang tin mừng cho người nghèo khó, công bố sự giải thoát cho các tù nhân và người mù được thấy; trả tự do cho những người bị áp bức, công bố năm hồng ân của Chúa" (Lc 4,18-19). Ðôi tay của Chúa bao lần đặt trên những thân thể bệnh hoạn hoặc bị nhiễm bệnh, lời Ngài công bố công lý, trao ban hy vọng cho người bất hạnh, ban ơn tha thứ cho kẻ tội lỗi. Sau cùng, chính Ngài hạ mình xuống mức độ tột cùng, "từ bỏ mọi vinh quang, mặc lấy thân phận tôi tớ, trở nên giống phàm nhân... Ngài cư xử như một người thường và càng hạ mình hơn nữa, vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá" (Pl 2,7-8).

Vì thế, Ngài cảm thấy sợ chết ("Lạy Cha, nếu có thể, xin cất chén này xa con!), cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi, và bị bạn hữu phản bội, đi sâu vào trong tối tăm của đau đớn dữ dằn nhất về thể lý với cuộc đóng đanh, và thậm chí cả trong tăm tối do sự im lặng của Chúa Cha ("Lạy Chúa của con, Lạy Chúa con, sao Chúa bỏ con ?") và đi tới tận vực thăm của mỗi người, vực thẳm của cái chết ("Ngài kêu lớn tiếng rồi tắt thở"). Quả thực người ta có thể áp dụng cho Ngài định nghĩa mà ngôn sứ Isaia đã đành cho Người Tôi Tớ Chúa: "Người của đau khổ, quen thuộc với khổ đau" (53,3). Nhưng chính trong lúc cùng cực ấy, Ngài không ngừng là Con Thiên Chúa: trong tình liên đới yêu thương và với sự hy sinh bản thân, Ngài đặt trong sự giới hạn và trong sự ác của nhân loại một hạt giống thiên tính, hay một nguyên lý giải thoát và cứu độ; qua sự hiến thân cho chúng ta, qua sự cứu chuộc, Ngài chiếu sáng đau khổ và chết chóc mà Ngài đã chấp nhận và sống, và cũng mở ra cho cả chúng ta bình binh của sự sống lại. Vì thế, Kitô hữu có sứ mạng loan báo Lời Chúa hy vọng, bằng cách chia sẻ với người nghèo và người đau khổ, bằng chứng tá đức tin trong Nước sự thật và sự sống, thánh thiện và ân phúc, công lý, tình thương và hòa bình, qua sự gần gũi yêu thương không xét đoán và kết án, nhưng nâng đỡ, soi sáng, an ủi và tha thứ, theo Lời Chúa Kitô: "Hãy đến cùng tôi hỡi anh em là những người mệt mỏi và bị áp bức, tôi sẽ bổ dưỡng cho" (Mt 11,28).

 

14. Trên những nẻo đường thế giới, Lời Chúa tạo cho các tín hữu Kitô một cuộc gặp gỡ khẩn trương với dân tộc Do thái , mà chúng ta có liên hệ mật thiết vì cùng nhìn nhận và yêu mến Kinh Thánh Cựu Ước và vì từ Israel "Chúa Kitô đến theo xác thể" (Rm 9,5). Tất cả các trang Sách Thánh Do thái chiếu sáng mầu nhiệm Thiên Chúa và con người, biểu lộ các kho tàng suy tư và luân lý, vạch rõ hành trình dài của lịch sử cứu độ cho đến khi viên mãn, mạnh mẽ chiếu sáng cuộc nhập thể của Lời Chúa trong những biến cố con người. Những trang Sách Thánh ấy cho chúng ta hiểu trọn vẹn hình ảnh Chúa Kitô, Ngài đã tuyên bố "tôi đến không phải để hủy bỏ Luật và các Ngôn Sứ, nhưng để hoàn tất" (Mt 5,17). Các trang ấy là con đường đối thoại với dân tuyển đã "được Thiên Chúa nhận làm con, được vinh quang, giao ước, lề luật, việc phụng tự và lời hứa" (Rm 9,4), và phong phú hóa sự giải thích của chúng ta về Kinh Thánh với những nguồn mạch phong phú của truyền thống chú giải Do thái.

" Phúc cho người Ai Cập dân Ta, người Assiri công trình của tay Ta và Israel gia sản của Ta" (Is 19,25). Vì thế Chúa mở rộng áo choàng bảo bọc của phúc lành Ngài trên mọi dân tộc trên trái đất, Chúa muốn rằng "Mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý" (1 Tm2,4). Cả các tín hữu Kitô chúng ta, dọc theo những con đường của thế giới, cũng được mời gọi đi vào cuộc đối thoại, trong niềm tôn trọng, với những người nam nữ thuộc các tôn giáo khác mà không rơi vào chủ trương tôn giáo hỗn hợp lẫn lộn và làm suy giảm căn tính tinh thần của mình. Họ là những người lắng nghe và trung thành thực hành những chỉ dẫn trong Sách Thánh liên hệ, bắt đầu từ Hồi giáo là tôn giáo đón nhận nhiều nhân vật, biểu tượng và đề tài Kinh Thánh vào trong truyền thống của họ, và nêu cho chúng ta chứng tá một đức tin chân thành nơi Thiên Chúa duy nhất, từ bi và thương xót, là Ðấng Sáng Tạo mọi loài và là Thẩm Phán của nhân loại.

Ngoài ra, Kitô hữu tìm được những hòa hợp chung với các truyền thống tôn giáo lớn từ Ðông phương; qua các Sách Thánh của họ, họ dạy chúng ta sự tôn trọng sự sống, sự chiêm niệm, thinh lặng, đơn sơ, từ bỏ, như trong Phật giáo. Hoặc như trong Ấn giáo, có sự ca ngợi ý thức thánh thiêng, hy sinh, hành hương, chay tịnh, những biểu tượng thánh thiêng. Hoặc, trong Khổng giáo, họ dạy sự khôn ngoan và các giá trị gia đình và xã hội. Cả đối với các tôn giáo cổ truyền với các giá trị tinh thần của họ được biểu lộ qua các nghi lễ và qua các nền văn hóa truyền khẩu, chúng ta cũng muốn bày tỏ mối quan tâm thân tình và đối thoại với họ trong niềm tôn trọng, Và cả những người không tin Thiên Chúa, nhưng đang cố gắng "thực hành công lý, yêu mến điều tốt lành, tiến bước trong sự khiêm tốn" (Mi 6,8), chúng ta phải cộng tác với họ để đạt tới một thế giới công bằng và an bình hơn, và trong cuộc đối thoại, làm chứng tá chân thành về Lời Chúa, Ðấng có thể tỏ lộ cho họ những chân trời mới mẻ và cao cả hơn của chân lý và tình thương.

 

15. Trong Thư gửi các nghệ sĩ (1999), Ðức Gioan Phaolô 2 nhắc nhớ rằng "Kinh Thánh đã trở thành một thứ"Bộ từ điển mênh mông" (Paul Claudel) và một thừ "bản đồ ảnh tượng" (Marc Chagall) mà văn hóa và nghệ thuật Kitô kín múc từ đó" (n.5). Văn hào Goethe xác tín rằng sách Tin Mừng là "tiếng mẹ của Âu Châu". Như người ta vẫn thường nói, Kinh Thánh là "Bộ luật lớn nhất" của văn hóa hoàn cầu: các nghệ sĩ đã "chấm" bút vẽ vào trong bộ mẫu tự ấy, được trang điểm bằng bao nhiêu câu chuyện, biểu tượng, hình ảnh trong các trang Kinh Thánh; các nhạc sĩ đã lấy hứng từ các văn bản thánh, nhất là các thánh vịnh, để tạo nên các bản hợp xướng của họ; các văn sĩ, qua bao thế kỷ, đã lấy lại các trình thuật cổ xưa để biến thành các dụ ngôn hiện sinh; các thi sĩ đã tự hỏi về mầu nhiệm tinh thần, về vô biên, sự ác, tình yêu, sự chất và sự sống, thường lấy hứng thơ văn từ các trang Kinh Thánh; các nhà tư tưởng, khoa học gia và ngay cả xã hội nhiều khi cũng tham chiếu các quan niệm tinh thần và luân lý đạo đức của Lời Chúa, cho dù là để đối nghịch (ví dụ chúng ta nghĩ tới Mười Giới Răn). Cả khi hình ảnh hoặc ý tưởng hiện diện trong Kinh Thánh bị bóp méo, người ta vẫn nhận thực rằng hình ảnh hay ý tưởng ấy là điều không thể thiếu được và chúng tạo nên nền văn minh chúng ta.

Chính vì thế, Kinh Thánh là điều cần thiết không những đối với các tín hữu, nhưng cả với tất cả mọi người để tái khám phá ý nghĩa đích thực của các thành ngữ văn hóa và nhất là tìm lại chính căn tính lịch sử, văn minh, nhân bản và tinh thần của chúng ta. Kinh Thánh cũng dạy chúng ta via pulchritudinis, con đường thẩm mỹ, để hiểu và đạt tới Thiên Chúa (như Thánh vịnh thứ 47,8 mời gọi chúng ta: "Hãy hát mừng Thiên Chúa bằng nghệ thuật!"). Chính nơi Kinh Thánh có căn cội sự cao cả của chúng ta và qua đó chúng ta có thể tự giới thiệu với một gia sản cao quí cho các nền văn minh và văn hóa khác, không mang mặc cảm tự ti nào. Vì thế, Knh Thánh phải được mọi người nhận biết và nghiên cứu, dưới khía cạnh vẻ đẹp và sự phong phú nhân bản và văn hóa.

Tuy nhiên, Lời Chúa "không bị xiềng xích" vào một nền văn hóa nào, nói theo hình ảnh đầy ý nghĩa của thánh Phaolô (2 Tm 2,9); trái lại, Kinh Thánh khao khát vượt lên các biên giới và chính Thánh Tông đồ là người đặc biệt thực hiện sự Hội nhập văn hóa sứ điệp Kinh Thánh vào các nên văn hóa mới. Ðó chính là điều mà Giáo Hội ngày nay được mời gọi thực hiện qua một tiến trình tế nhị nhưng cần thiết đã được giáo huấn của ÐGH Biển Ðức 16 đẩy mạnh. Giáo Hội phải làm cho Lời Chúa thấu nhập vào các nền hóa khác nhau và biểu lộ Lời Chúa theo các ngôn ngữ, ý niệm, biểu tượng và truyền thống tôn giáo của họ. Nhưng Giáo Hội luôn luôn phải có khả năng bảo tồn bản chất chân thực nội dung của Kinh Thánh, canh chừng và kiểm soát những nguy cơ đi lệch đường.

Vì thế, Giáo Hội phải làm cho các giá trị mà Lời Chúa cống hiến cho các nền văn hóa khác, được chiếu sáng rạng ngời, để các nền văn hóa này được thanh tẩy và trở nên phong phú. Như Ðức Gioan Phaolô 2 đã nói với hàng Giám Mục Kenya trong cuộc viếng thăm tại Phi châu hồi năm 1980, "Sự hội nhập văn hóa sẽ thực sự phản ánh việc nhập thể của Ngôi Lời, khi một nền văn hóa được biến đổi và tái sinh nhờ Tin Mừng, tạo nên những kiểu diễn tả độc đáo về sự sống, về việc cử hành và tư tưởng Kitô, trong chính truyền thống của mình".

 

Kết Luận

" Tiếng nói mà tôi đã nghe từ trời nói với tôi: "Hãy cầm lấy cuốn sách được tay thiên thần mở ra...". Và thiên thần nói với tôi: "Hãy cầm lấy và ăn ngấu nghiến; nó sẽ làm cho ruột ngươi đầy cay đắng, nhưng miệng ngươi sẽ ngọt như mật ong". Tôi cầm lấy cuốn sách nhỏ từ tay thiên thần và ăn ngấu nghiến; trong miệng tôi cảm thấy ngọt như mật, nhưng sau khi tôi nuốt vào, tôi cảm thấy trong ruột tất cả sự cay đắng" (Kh 10,8-11).

"Anh chị em thân mến trên toàn thế giới, cả chúng ta cũng hãy đón nhận lời mời gọi ấy; chúng ta hãy đến gần bàn tiệc Lời Chúa, để nuôi sống mình "không những bằng bánh nhưng còn bằng những gì từ miệng Thiên Chúa phán ra" (Dnl 8,3; Mt 4,4). Như một vĩ nhân của nền văn hóa Kitô giáo đã quả quyết, Kinh Thánh "có những đoạn thích hợp để củng cố mọi hoàn cảnh nhân loại và những đoạn thích hợp để gây sợ hãi" (B. Pascal, Tư Tưởng, n.532, Ed. Brunschvicg). Thực vậy, Lời Chúa "ngọt hơn mật ong, hơn mật ong nguyên chất" (Tv 19,11), và là "đèn soi bước chân và ánh sáng soi đường đi" (Tv 119,105). Nhưng cũng như "lửa hồng và như cái búa đập vỡ tảng đá" (Gr 23,29). Lời Chúa như mưa tưới gội đất đai, làm cho đất phì nhiêu và làm nảy mầm, như thế làm cho cả sự khô cằn của các sa mạc tinh thần chung ta được trổ bông (cf Is 55,10-11). Nhưng Lời Chúa cũng "sinh động, hữu hiệu, sắc bén hơn gươm hai lưỡi; thấu tận nơi phân cách trong linh hồn và tinh thần, đến tận xương tủy và phân biệt những tình cảm và tư tưởng của con tim" (Dt 4,12).

Chúng tôi thân ái nghĩ đến các học giả, các giáo lý viên và những người phục vụ Lời Chúa, để bày tỏ với họ lòng biết ơn nồng nhiệt và chân thành vì sứ vụ quí giá và quan trọng của họ. Chúng tôi cũng ngỏ lời với các anh chị em đang bị bách hại hoặc bị sát hại vì Lời Chúa và vì chứng tá của họ cho Chúa Giêsu (Kh 6,9): với tư cách là chứng nhân và tử đạo, họ kể cho chúng ta "sức mạnh của Lời Chúa" (Rm 1,16), là nguồn cội đức tin, đức cậy và lòng yêu mến của họ đối với Thiên Chúa và con người.

Vậy chúng ta hãy kiến tạo sự thinh lặng để lắng nghe Lời Chúa một cách hữu hiệu và bảo tồn sự thinh lặng sau khi lắng nghe, để Lời Chúa tiếp tục ở lại, sống và nói với anh chị em. Hãy làm cho Lời Chúa vang dội vào đầu mỗi ngày của anh chị em, để Thiên Chúa là lời đầu tiên và hãy để cho Lời Chúa vang âm trong anh chị em vào buổi tối để Lời Chúa là lời nói cuối cùng." Anh chị em thân mến, "tất cả những người đang ở với chúng tôi chào chào thăm anh chị em. Xin anh chị em chào thăm tất cả những người yêu mến chúng tôi trong đức tin. Xin ân sủng ở cùng tất cả anh chị em" (Tt 3,15).

 

G. Trần Ðức Anh OP chuyển ý

Mục lục

 

 

Giáo Xứ Long Bình Kỷ niệm 50 năm thành lập (1958 – 2008)

 

Ngày 7 tháng 10 năm 2008 vừa qua, giáo xứ Long Bình hân hoan chào đón cha Bề trên Giám tỉnh Giuse Ngô Sĩ Đình OP, đến chủ sự thánh lễ tạ ơn cầu bình an cho giáo xứ nhân ngày bổn mạng Đức Mẹ Mân Côi. Cùng đồng tế trong thánh lễ tạ ơn có khoảng 50 linh mục trong ngoài giáo hạt Thủ Thiêm, các cha và các tu sỹ Dòng Đaminh..

Trước khi ban phép lành cuối lễ, Cha Giám tỉnh thay mặt nhà Dòng, cầu chúc giáo xứ luôn đi lên trên đường tiến đức cũng như thăng tiến trong các mặt văn hoá, xã hội. Ngài phó dâng giáo xứ trong tay Mẹ Mân Côi, Bổn Mạng xứ đạo, để nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, những hoạt động của giáo xứ luôn sinh những hoa trái của bình an.

Nhân dịp này chúng ta cùng nhau ôn lại đôi nét lịch sử của giáo xứ :

HÌNH THÀNH

Năm 1954, giáo dân Bồ Ngọc từ miền Bắc vào Nam tạm cư tại vùng Hố Nai. Gần một năm sau, cha xứ tiên khởi Micae Nguyễn Khắc Tuần OP, đưa giáo dân Bồ Ngọc, Chi Lai, Nghĩa Chính cùng đến định cư tại cù lao Long Phước Thôn.

Tại đây, mỗi gia đình vừa làm nhà ở vừa chung tay đào đất để làm nền nhà thờ. Lúc này, Cha xứ xin được chiếc canô và chiếc thuyền tôn để làm phương tiện chuyên chở, là tài sản giá trị nhất của bà con thời bấy giờ. Tuy rằng miền đất này cho họ nhiều lúa gạo, nhưng Long Phước Thôn là cù lao cô lập giữa dòng Đồng Nai, cuộc sống giáo dân gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và sắm sửa.

Cuối năm 1957, Cha xứ Micae Tuần OP cùng vài vị bô lão tìm đến cánh đồng Tròn, và nhận ra đây là vùng đất có thể “cắm lều”. Và từ đây, mảnh đất này trở thành quê hương thứ hai của những người lưu đày từ phương Bắc vào Nam.

Tháng 5 năm 1958, bà con giáo dân chấp nhận an cư với đời sống nông điền. Cha xứ quyết định đặt tên cho vùng đất mới là Đaminh Phước, nghĩa là Phước Lộc của thánh Đaminh. Tên gọi này nhắc nhớ mọi người tri ân thánh Đaminh, Đấng đã dẫn đường cho mọi người bình an qua những chuyến đăng trình đằng đẵng của hành trình di cư đầy cam go.

Nhân dịp Đức cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền về thăm giáo xứ, Ngài đổi tên thành Long Bình, với ý nghĩa người giáo dân là những con cháu Rồng Tiên sống bình an nơi vùng đất mới này. Số hộ gia đình lúc này khoảng 40 mái nhà rơm quây quần chung quanh ngôi nhà thờ vách đất.

CÁC VỊ MỤC TỬ

Năm mươi năm đằng đẵng trôi nhanh, Long Bình vinh dự được mười vị chủ chăn đến vùng đất này hướng dẫn phần linh hồn cho bà con giáo dân.

1. Linh mục Micae Nguyễn Khắc Tuần OP (1958-59): cha tận tuỵ với việc xây dựng nền móng đầu tiên, hình thành xứ đạo và ổn định đời sống bà con giáo dân, từ vật chất đến tinh thần. Sau một năm, cha vâng lời bề trên, trở về nhà dòng để nhận công tác đào tạo. Giáo dân Long Bình ngậm ngùi chia tay vị mục tử hiền lành thánh thiện của mình ngày 1 tháng 9 năm 1959.

2. Linh mục Luca Nguyễn Thanh Bình (1959-60): Cha Luca Nguyễn Thanh Bình được bổ nhiệm làm chánh ngày 4 tháng 9 năm 1959. Cùng đi với cha là thầy Đaminh Đinh Văn Quý. Ngày 29 tháng 4 năm 1960 cha rời xứ đạo để về nhận sở mới là giáo xứ Tân Chí Linh.

3. Linh mục Têphanô Phan Sâm (1960-63): ngày 30 tháng 4 năm 1960, cha Sâm về thay thế cha Bình. Công việc đầu tiên cha làm là xây dựng nhà xứ. Đây là ngôi nhà gạch đầu tiên của xứ đạo Long Bình. Tiếp theo, ngày 1 tháng 3 năm 1961, cha khởi công xây dựng ngôi nhà thờ mới với vật liệu lấy từ ngôi nhà thờ cũ – Đaminh Phước. Ngày 2 tháng 7 năm 1963, giáo dân vui mừng vì họ có ngôi trường học gồm năm phòng bằng tường gạch, mái tôn rộng rãi mát mẻ.

4. Linh mục Gioan Baotixita Đào Duy Du (1963-69): ngày 14 tháng 9 năm 1963 cha Du về thay cho cha Sâm đi nhận sở mới là xứ Đông Hoà. Công việc đầu tiên cha làm là xây tượng đài Mẹ Fa-ti-ma, và lên kế hoạch xây lại nhà giáo xứ.

5. Linh mục Phêrô Vũ Văn Mạch (1969-70) : ngày 25 tháng 10 năm 1969, cha Mạch được bổ nhiệm làm chánh xứ thay cho cha Du. Cha hoàn thành được gian cung thánh. Lập hội bác ái, nâng cao đời sống đạo đức và mức sống của giáo dân. Ngày 10 tháng 6 năm 1970 cha xin nghỉ hưu tại Lạng Sơn.

6. Linh mục Giuse Vũ Quang Tuyến (1973-93): vừa khi về xứ ngày 28 tháng 6 năm 1970, cha bắt tay xây dựng nhà xã hội, đào tạo nghề cho thanh niên trong xứ. Quan tâm hàng đầu của cha là nâng cao dân trí, bồi dưỡng và nâng cấp về mặt trí thức đạo cũng như đời; đặc biệt, cha luôn đề cao việc học hỏi Lời Chúa trong xứ đạo. Sau một thời gian phục vụ tại miền Bắc, do không thích hợp với thời tiết tại Bắc, cha xin về nghỉ hưu và qua đời tại giáo xứ. Mộ phần của cha được nằm dưới chân đài Mẹ Fa-ti-ma.

7. Linh mục Gioakim Vũ Ngọc Long (1993-95) : cha là chánh xứ Cao Thái, được Đức cha phê chuẩn kiêm nhiệm làm chánh xứ Long Bình. Thời gian này, cha đã xây dựng lại nhà giáo lý.

8. Linh mục Giuse Phạm Văn Nhân (1995-2002) : Xuất thân từ tu hội Xuân Bích, từ ngày nhận chức chánh xứ, cha bắt tay vào việc nâng cao đời sống đạo đức của giáo dân. Cụ thể qua việc yêu cầu mọi gia đình phải tham gia thánh lễ mỗi ngày, trừ những người đau bệnh. Cha cũng không quên vận động bà con giáo dân tích cực tham gia các công tác bác ái xã hội… Tháng 6 năm 2002, cha về lại trụ sở hội để thực hiện công tác của hội trao phó.

9. Linh mục Giuse Đỗ Duy Lạn (2002-04) : được bề trên bổ nhiệm về giáo xứ, cha giữ nguyên nếp sống đạo đức vốn có của giáo xứ. Ngày 14 tháng 4 năm 2002, cha qua đời trong một tai nạn giao thông. Thân xác cha nằm cạnh cha Tuyến, dưới chân Mẹ như khi sống cha từng ước ao.

10. Linh mục Phêrô Nguyễn Bá Ân: chánh xứ đương nhiệm. Cha được Đức Hồng y bổ nhiệm làm cha xứ Long Bình ngày 13 tháng 3 năm 2006. Nhận xứ chưa được nhiều thời gian, cha đã quyết định xây nhà thờ mới, thay cho ngôi nhà thờ cũ đã xuống cấp trầm trọng. Ngày 23 tháng 6 năm 2007, Đức Hồng y đã hiện diện để chủ sự thánh lễ đặt viên đá đầu tiên…

TỔ CHỨC GIÁO XỨ

Khởi đầu, giáo xứ thu hẹp theo cách quản trị của gia đình. Sau đó, với sự lớn mạnh về mặt nhân sự về tổ chức, giáo xứ đã dần dần đi theo mô hình chung của giáo phận.

Trong 50 năm, Hội Đồng Mục Vụ đã trải qua 16 nhiệm kỳ. Cơ cấu gồm: Hội Đồng Mục Vụ, Ban Thường Vụ và ban điều hành năm giáo khu : khu Đức Mẹ Vô Nhiễm, khu Thánh Giuse, khu thánh Mới, khu thánh Vinh và khu thánh Phao-lô.

Hiện nay, trong giáo xứ có những hội đoàn đang sinh hoạt cách mạnh mẽ đó là đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, hội Con Đức Mẹ, nhóm Tân Ước, Huynh đoàn giáo dân Đaminh, hội các Bà Mẹ Công Giáo, Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm, hội Mân Côi, gia đình con Đức Mẹ.

Giáo xứ vui mừng chia sẻ với bà con nghèo địa phương, không kể lương giáo, trong việc xây dựng nhà tình thương, tham gia văn nghệ quần chúng, xây dựng quỹ học bổng, lũ lụt thiên tai… góp phần làm cho hình ảnh của Chúa Giêsu được mọi người biết đến, chân dung của Chúa Giêsu được rạng rỡ hơn, đúng tinh thần thư mục vụ HĐGMVN 1980, “tốt đạo đẹp đời”.

CỘNG TÁC CỦA CÁC TU SỸ

Ngay từ những ngày đầu hình thành, giáo xứ đã được sự cộng tác, đồng hành đồng lao cộng khổ của các tu sỹ nam nữ với bà con giáo dân trong mọi mặt. Thời cha cố Đào Duy Du, một cộng đoàn dòng Mến Thánh Giá - Bắc Ninh đã hiện diện. Thời cha cố Giuse Tuyến, các tu sỹ Đaminh cùng về đây như những thí điểm truyền giáo của Dòng. Một số tu sỹ trước đây từng sinh hoạt trong giáo xứ hiện đã trở thành linh mục và nắm giữ những chức vụ quan trọng trong nhà dòng như cha Đạt, cha Luật, cha Đẩu (đã mất), cha Vũ, cha Ân (nay là cha chánh xứ đương nhiệm), cha An… Năm 2002, cha Lạn mời thêm các chị Mến Thánh Giá Tân Lập để giáo xứ thêm phong phú. Các tu sỹ từng đến thực tập mục vụ giờ trở về cũng thành các “cụ” như cha Hà, thầy Quân, thầy Tám, thầy Thanh và hiện có thầy Tri.

ÔN CỐ TRI TÂN

Chương trình cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện ngang qua lịch sử nhân loại. Qua những biến cố tầm thường, Thiên Chúa thực hiện những điều vĩ đại để yêu thương, để mạc khải cho nhân loại biết Thánh Ý Người.

NHÌN LẠI QUÁ KHỨ…

Là giáo xứ toàn tòng, đời sống đạo đức tại đây luôn là điều được đặt lên hàng đầu. Vì công việc đồng áng, thánh lễ luôn bắt đầy từ 4giờ. Mọi người đến nhà thờ để dâng ngày mới, để tạ ơn Chúa qua một đêm bình an và để tìm về tâm linh trước khi bắt tay vào cuộc mưu sinh vất vả.

Tối về, khi mặt trời khuất bóng, giáo đường lại là nơi để mọi người xum vầy, chung tiếng tạ ơn Thiên Chúa sau một ngày cần lao.

Tình cảm của giáo dân thể hiện qua những việc làm rất thiết thực, cụ thể. Đất Thánh hiện nay của xứ đạo là hoa quả dâng cúng của một giáo dân tốt lành. Những mảnh ruộng khởi đầu được một chủ ông bán chịu cho bà con, cho khất nợ đến ngày thu hoạch trả dần. Những ngày lễ Tết, giáo xứ là nơi mọi người tụ về để nấu bánh, để vui chơi…

Toạ lạc cực Đông của giáo phận Sài Gòn, giáo xứ Long Bình một mặt được dòng sông Đồng Nai ngăn giữ, lại nằm cách xa đường giao thông, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp; đang khi hạ tầng cơ sở trong làng quá kém: trời nắng khổ theo mùa nắng, bụi bặm mịt mù; trời mưa thì khổ theo mùa mưa, lầy lội dơ dáy, xa trường học, xa bệnh viện…, cho nên phần lớn giáo dân có trình độ văn hoá thấp. Đây chính là mối ưu tư hàng đầu của tất cả các vị chủ chăn.

HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI

Hiện nay, con cái Long Bình đã nghe theo tiếng Chúa gọi, dấn thân tận hiến trong các dòng tu tăng dần. Họ gia nhập hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức, dòng Nữ Tỳ Thánh Thể, dòng Đức Mẹ Đồng Công, dòng Thánh Thể, dòng nữ Đaminh. Kỷ niệm kim khánh, giáo xứ nhận thêm hồng ân linh mục đầu tiên của giáo xứ là cha Phanxicô Trần Tuấn Anh, dòng Đức Mẹ Đồng Công, chịu chức ngày 11 tháng 9 năm 2009.

Ngôi thánh đường mới đang trong giai đoạn cuối cùng, chờ ngày khánh thành, báo hiệu niềm vui mới cho những ai yêu mến xứ đạo này.

Mọi người đang củng cố niềm tin, chung tay đồng lòng trong việc kiến thiết thánh đường, củng cố đức tin, tích cực học hỏi Lời Chúa, quan tâm đến giáo dục gia đình cả về đức tin và trí thức, nâng cao hoạt động của các hội đoàn.

Trần Bình OP

Mục lục

Sinh viên Công Giáo Đà Nẵng họp mặt lần thứ I, năm học 2008-2009

 

Vào lúc 15g30, thứ bảy, ngày 11/10/2008, gần 300 sinh viên Công giáo đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong địa bàn Giáo phận Đà Nẵng, đã tựu về tại nhà thờ Hoà Khánh tham dự buổi Họp mặt lần thứ I, năm học 2008-2009.

Khác với mọi năm, lần họp năm nay, chương trình được khai mạc bằng lời mời gọi anh chị em sinh viên quay về với chính đời sống đức tin, sau những ngày tháng hè xa rời sinh hoạt sinh viên Công giáo. Qua bài chia sẻ “Sinh viên với kinh Mân Côi”, cha Giuse Nguyễn Trí Dũng, cha sở Hoà Khánh, dẫn dắt các bạn sinh viên nhìn lại quá trình hình thành cũng như giá trị lời kinh Mân côi trong suốt chiều dài lịch sử Giáo hội, từ đó mời gọi các bạn sống lời kinh Mân côi, thực hành đọc kinh Mân côi hằng ngày, nhất là trong tháng Mân côi này. Mang trong mình thao thức mong làm được điều gì đó xây dựng đời sống của các bạn sinh viên Công giáo, cha đã chia sẻ với tất cả nhiệt tâm, từ chính kinh nghiệm bản thân qua lời kinh đơn sơ hằng ngày.

Sau bài chia sẻ, các bạn sinh viên hồi tâm xét mình, đón nhận bí tích Hoà giải. Mặc dầu có bốn toà, các cha vẫn không thể giải tội hết được số lượng gần 300 sinh viên trong thời gian 60 phút. Đúng 18g00, bắt đầu thánh lễ Chúa nhật. Cha chánh văn phòng Giám mục, thay mặt Đức cha Giáo phận, chủ sự thánh lễ, cùng với 6 cha đồng tế. Thánh lễ diễn ra trong sự trang nghiêm, sốt sắng. Trong bài chia sẻ, cha chủ sự mời gọi các bạn sinh viên “nhìn lại những lý do làm cho đời sống xấu đi”. Hẳn rằng đời sinh viên luôn đầy dẫy những cám dỗ, lôi kéo của cái xấu mà đôi khi vì yếu đuối, vì đam mê nhiều người đã không cưỡng lại được, hậu quả làm cho giai đoạn đẹp của tuổi đời sinh viên bị hoen ố. Một chút “nhìn lại” cũng là cơ hội nhận ra những bất cập, thiếu sót, để các bạn sinh viên dám làm lại, để cho cuộc đời bớt đi những cái xấu, bớt đi những điều bất cập, và rồi cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn.

Trong phần sinh hoạt sau Thánh lễ, cha đặc trách giới thiệu các “tân binh” cho toàn nhóm. Những gương mặt mới sinh viên năm I, còn đầy nhiệt huyết hăng say của tuổi trẻ, đã làm cho bầu khí sinh hoạt sinh động hẳn lên. Những cái bắt tay vội vàng, những lời chào hỏi đơn sơ giữa các sinh viên mới và cũ làm tăng thêm bầu khí thân tình. Phần chính của ngày họp mặt, cha đặc trách giới thiệu cơ cấu, hoạt động của sinh viên Công giáo Đà nẵng, đồng thời ra mắt ban điều hành mới cũng như dự trù chương trình sinh hoạt trong năm học 2008-2009.

Năm nay, Ban điều hành đề ra chương trình dành ưu tiên quyền tự quản, tự sinh hoạt, tự điều hành và tự lên chương trình cho các nhóm tại các Giáo xứ, dựa trên chương trình chung của nhóm lớn. Từ việc học hỏi giáo lý, công tác xã hội, sinh hoạt hằng tuần đến công tác tham gia mục vụ tại các giáo xứ… các nhóm tự lên chương trình và báo về cho Ban điều hành. Hy vọng với cách làm này, các bạn sinh viên có điều kiện thi thố tài năng qua việc dám gánh vác trách nhiệm chung.

Phần văn nghệ được tiếp nối liền ngay sau với sự tham dự nhiệt tình của tất cả mọi người. Có được chứng kiến tận mắt những tiết mục văn nghệ tự biên tự diễn của các bạn sinh viên mới thấy được cái tài, cũng như khả năng diễn xuất của các bạn. Tự nhiên, sáng tạo, trong sáng, nhiệt tình … trong các tiết mục của tất cả các nhóm, An Thượng, Gia Phước, Hòa Khánh, Chính Tòa, Hòa Thuận… là nét đẹp của buổi giao lưu văn nghệ trong lần gặp mặt này. Những lời đối thoại dí dỏm, trang phục sáng tạo táo bạo trong các tiết mục kịch nói, những bước nhảy, cử điệu đơn sơ, hài hòa kết hợp với nền nhạc tiết tấu tươi trẻ đã lôi kéo được sự hưởng ứng của tất cả mọi người. Không khí hào hứng của buổi văn nghệ được tăng lên nhờ vào tài khéo léo dẫn dắt của nhóm Linh hoạt viên Chính Tòa.

Buổi giao lưu Họp mặt lần thứ I, năm học 2008-2009, kết thúc vào lúc 21g30 trong bầu khí trầm lắng của lời kinh tạ ơn. Các bạn sinh viên chia tay, và hứa hẹn với nhau một năm sinh hoạt mới với tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ sinh viên Công giáo.

Lm Giuse Trần Văn Việt OP

Mục lục

 

 

Phát học bổng khuyến học cho học sinh và sinh viên tại Trà Kiệu

TRÀ KIỆU - Chiều nay thứ bảy ngày 25-10-2008, tại Đền Đức Mẹ Trà Kiệu, Hội Trà kiệu Foundation đã tiến hành việc trao học bổng Khuyến học lần thứ 8 (niên khoá 2008-2009) cho 68 Sinh viên tại giáo xứ Trà Kiệu.

Đúng 15 giờ,mặc dù trời mưa gió, thời tiết trở ngại, nhưng gần 70 em sinh viên và phụ huynh, cũng đã tập trung đầy đủ. Như thường lệ, khai mạc buổi phát học bổng bằng những phút cầu nguyện: trước là cám tạ Chúa và Mẹ Trà Kiệu vẫn còn đồng hành với Trà Kiệu Foundation, và sau là xin Mẹ ban những ơn lành Hồn xác cho quí Ân nhân đã hy sinh giúp đở cho các em sinh viên Trà Kiệu.

Sau phần cầu nguyện, anh Đáng, Ban điều hành, đã thông báo tình hình kinh tế tài chánh năm nay có nhiều khó khăn... nhưng cuối cùng Mẹ Trà Kiệu vẩn còn tiếp tục nâng đở nên đã mở rộng tấm lòng của quí ân nhân, để quí ân nhân còn cố gắng hy sinh một phần chi tiêu của mình, gởi về giúp cho các em. Có khó khăn chúng ta mới thấy được giá trị quí báu của những tấm lòng nhân ái, những tâm tình tha thiết với quê hương. Năm nay Trà Kiệu Foundation đã gởi về 3.500 USD để giúp cho 68 sinh viên Trà kiệu.

Trong phần phát biểu của Phụ huynh và Sinh viên, một phụ huynh đã phát biểu: Tôi được cái may mắn là khi Hội khuyến học Trà kiệu ra đời thì đứa con thứ nhất của tôi được vào Đại học, rồi sau đó đến đứa con thứ hai, cho nên hôm nay là lần thứ 8 tôi được nhận học bổng cho con. Tôi rất biết ơn quí Ân nhân, và cũng rất khâm phục tấm lòng nhân ái, yêu mến giáo xứ Trà kiệu của quí ân nhân qua việc theo dỏi và hằng năm đã hy sinh bớt phần chi tiêu cho gia đình,cho bản thân để gởi về giúp cho các em Sinh viên,đúng hơn là giúp cho phụ huynh chúng tôi. Nói mỗi em 50 USD thì chúng ta thấy nhỏ, nhưng nói 3.500 USD mà quí ân nhân gởi về cho các em trong năm này,thì quả là con số quá lớn,là cả cái gia tài của tôi. Sáu bảy chục triệu đồng Việt nam chứ ít gì. Đúng là một sự hy sinh lớn lao, một nghĩa cử cao đẹp, một hành động thiết thực... Nghỉ vậy, cho nên tôi càng khâm phục những tấm lòng quảng đại “ cho mà không cần tính toán “ “ không cần ơn nghĩa “. Xin Mẹ Trà Kiệu thương đến những người con Trà Kiệu yêu quí này.

Nhiều phụ huynh khác cũng đồng cảm với những suy nghỉ này trong phần phát biểu của mình. Sau phần tâm tình chia sẻ tâm tình, anh Đáng và thầy Thiên đã trao tận tay cho các em và phụ huynh, cứ hai người một tờ 100 USD, sau khi đã ký nhận (vì chỉ có tờ 100, không có tờ 50 USD)

Sau phần phát học bổng mọi người chuẩn bị tham dự Thánh lễ cầu nguyện cách riêng cho quí ân nhân và cho các em sinh viên bắt đầu một năm học mới tốt lành. Thánh lễ do Hội Trà Kiệu Foundation xin. Cha phó xứ Trà kiệu dâng Thánh lễ ngay tại Đền Mẹ Bửu Châu Trà kiệu. Thánh lễ kết thúc vào lúc 18 giờ cùng ngày, cũng là kết thúc Lể phát học bổng. “Nguyện xin Mẹ hảy trông coi... con hết tình nỉ non".

Phạm Cảnh Đáng

Mục lục

 

 

TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO

MỐC THỜI GIAN

 

Thời gian trôi qua đủ để cho ta nhận thấy rằng những việc làm cho những người đã khuất là quá ít. Dẫu sao, ngày lễ các đẳng là mốc thời gian để ta suy nghĩ và cần làm gì cho những người đã khuất.

 

Ký ức về một con người sống động

 

Ngày lễ Các Đẳng, đứng trước di ảnh của người thân, chẳng ai bảo ai, người này truyền miệng người kia những câu nói : “Thời gian đi nhanh quá” , “Mới đây mà đã 10, 20 năm rồi”. “ Như một giấc ngủ mùa đông”.

 

Do sự khác biệt về văn hóa, người Tây phương không có thói quen hay đúng hơn là không muốn giữ lại những hình ảnh đau buồn. Trái lại, những bức hình vui của ngày cưới, sinh nhật được lưu giữ cẩn thận. Trong khi đó, người Việt Nam lại thích lưu giữ cả những bức hình vui lẫn buồn, cưới xin cũng như ma chay. Dù có hay không lưu lại hình ảnh của người thân qua những bức hình hay những thước phim, thì ký ức về người đã khuất vẫn còn sống động trong lòng những người còn sống. Cho dẫu, ký ức về người qua đời đã rơi xuống tầng vô thức và quên đi, thì mỗi khi có cơ hội ký ức ấy lại trỗi dậy một cách mãnh liệt trong ta.

 

Đối với anh em Phật giáo, người thân của họ vẫn sống động nơi một con người khác, một sinh vật khác, dù họ không nhìn thấy. Đó chính là niềm tin vào Thuyết Luân Hồi. Niềm tin này cũng đã ngấm vào trong nếp suy nghĩ của người Việt Nam. Thí dụ, trong quan hệ hôn nhân, hai người yêu nhau nhưng không thể tiến đến hôn nhân với nhau vì lý do nào đó thì “Xin hẹn kiếp sau”. Không thể được nữa thì

 

Kiếp sau xin chớ làm người,

làm cây thông đứng giữa trời mà reo”.

 

Điểm căn bản của Thuyết Luân Hồi là sau khi chết thì linh hồn của ta sẽ rời khỏi thân xác và nhập vào một thân xác khác, một sinh vật khác. Chính những việc làm ở đời này sẽ quyết định đến kiếp sau của ta mà ta vẫn gọi đó là nghiệp.

 

Cho dẫu Thuyết Luân Hồi mang mầu sắc bi quan như bài hát Một Cõi Đi Về của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ; “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…” Và cho dẫn giáo lý Kitô giáo có những khác biệt với giáo lý nhà Phật như “…Khi chấm dứt “cuộc đời trần thế duy nhất này”, chúng ta sẽ không trở lại với những cuộc sống trần thế khác. “Con người chỉ chết một lần” ( Dt 8,29), không “đầu thai” sau khi chết” (GLTC 1013), “…Chết là “ra đi”(Pl 1,23), hồn lìa khỏi xác. Hồn sẽ hợp lại với xác trong ngày kẻ chết sống lại (GLTC 1005). Song, ta vẫn thấy Thuyết Luân Hồi có những điểm tích cực như tin vào sự hiện hữu của linh hồn, tin vào những giá trị linh thánh nơi con người và tin là còn có một cuộc sống khác. Vì thế, Thuyết Luân Hồi thúc đẩy người ta ăn ngay ở lành nếu không sẽ bị quả báo vào kiếp sau.

 

Hơn nữa, Thuyết Luân Hồi có thể trả lời được nhiều câu hỏi về sự ác, sự khổ trên cõi đời này. Đẳng cấp, địa vị giai cấp trong xã hội, có bệnh tật khổ đau hôm nay là vì kiếp trước ta đã có những việc làm tạo nhiệp không tốt, tức “nghiệp chướng”, cho nên hậu quả tất nhiên là phải gánh chịu những đau khổ của ngày hôm nay, của kiếp này.

 

Đối với niềm tin Kitô giáo, dù ta sống hay chết, ta vẫn là nhân vị độc đáo, là một tổng hợp gồm cả xác lẫn hồn vừa độc đáo vừa duy nhất trước mặt Thiên Chúa, và là một hình ảnh sống động trong Thiên Chúa. Đó là một sợi tóc trên đầu của ta cũng được Thiên Chúa đếm cả rồi.

 

Sách Isaia có viết :

 

Này con, Ta không hề quên con,

Ta khắc tên con trong lòng bàn tay Ta

Cho dù người mẹ có quên con mình, thì Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” 

(Is 49,15-16)

 

Sách Đệ Nhị Luật cũng viết :

 

Đức Chúa,

Thiên Chúa của anh em,

mang anh em như một người

mang con mình suốt con đường anh em đã đi

(Đnl 1, 31b)

 

hay như lời sách Thánh Vịnh :

 

Tạng phủ con chính Ngài đã cấu tạo

Dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.

Con mới là bào thai mắt Ngài đã thấy;

mọi ngày đời được dành sẵn cho con

đều thấy ghi trong sổ sách Ngài,

trước khi ngày đầu của đời con xuất hiện

(Tv 138, 13,16)

 

Kitô giáo không bi quan về cái chết của con người “Sự sống này chỉ thay đổi chứ không mất đi: “Lạy Chúa ! Đối với chúng con là những tìn hữu, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi trú ngụ dưới trần bị huỷ diệt, chúng con được về hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên trời”(Sách lễ Rôma, kinh Tiền tụng cho kẻ qua đời có lời nguyện GLTC số 1012). Do vậy, “Tôi không chết, nhưng đang bước vào cõi sống” (GLTC số 1011).

 

Ký ức về một con người đi qua đời tôi

 

Kinh Thánh cho biết:

 

Thiên Chúa không làm ra cái chết,

Chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong.

Vì Người đã sáng tạo muôn loài cho chúng hiện hữu,

Mọi loài thọ tạo trên thế giới đều hữu ích cho sinh linh,

Chẳng loài nào mang độc chất huỷ hoại.

Âm phủ không thống trị địa cầu,

Quả vậy, đức công chính thì trường sinh bất tử”(Kn 1, 13-15)

 

Quả vậy, Thiên Chúa đã sáng tạo con người

Cho họ được trường tồn bất diệt.

Họ được Người dựng lên

Làm hình ảnh của bản tính Người

Nhưng chính vì quỷ dữ ganh tị

Mà cái chết đã xâm nhập thế gian.

Những ai về phe nó

Đều phải nếm mùi cái chết

(Kn 2, 23-24)

 

Dù Thiên Chúa không làm ra cái chết, song con người vẫn chết. Tuy nhiên, đối với niềm tin Kitô giáo, chết chỉ là chấm dứt thời gian lập công “Chết là kết thúc cuộc lữ hành trần thế, kết thúc thời gian Thiên Chúa gia ân và thương xót để con người sống cuộc đời trần thế theo ý Chúa và quyết định số phận tối hậu của mình…” ( GLTC số  1013).

 

Nói cách khác, kết thúc cuộc đời trần thế là kết thúc thời kỳ “lập công” và kết thúc thời kỳ “đi buôn và sinh lợi” sau khi lãnh nhận những nén bạc Thiên Chúa trao cho. Người qua đời không thể “lập công”, cũng không thể làm bất cứ điều gì “sinh lợi” cho chính mình, chỉ mong chờ vào tình thương  của người khác.

 

Bởi vậy, ngay trong Kinh Thánh từ xa xưa đã có truyền thống cầu nguyện cho những người quá cố. Ma-ca-bê-ô đã quyên tiền và đưa về Giêrusalem xin lễ đền tội cho những binh sĩ chết trận, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi (2Mch 12, 46).

 

“ …Ngay từ đầu, Hội Thánh vẫn kính nhớ người quá cố và cầu nguyện cho họ, đặc biệt trong thánh lễ để một khi được thanh luyện họ có thể hưởng nhan Thánh Chúa. Hội Thánh khuyên chúng ta bố thí, làm việc hãm mình và nhường các ân xá cho những người đã qua đời.

 

“Chúng ta hãy giúp họ và hãy nhớ đến họ. Nếu cá con của ông Gióp đã được thanh luyện nhờ việc hiến lễ của Cha ( G 1, 5), tại sao chúng ta còn nghi ngờ là những lễ tế của chúng ta dâng lên Thiên Chúa, để cầu cho người quá cố, lại không đem đến cho họ một phần an ủi nào?Đừng do dự giúp đỡ và cầu nguyện cho những người đã qua đời” (GLTC 1032).

 

Dù ta có làm cách nào đi nữa thì cũng không thể hồi sinh những người quá cố.Nhưng ký ức về người quá cố vẫn còn sống động trong ta.

 

Thời gian trôi qua đủ để cho ta nhận thấy rằng những việc cần làm cho những người đã khuất là quá ít. Dẫu sao, ngày lễ các đẳng là mốc thời gian để ta suy nghĩ và cần phải làm gì cho những người đã khuất.

 

Các tư tưởng về lòng biết ơn, nhớ đến những người quá cố không có gì xa lạ với văn hóa Việt Nam, vì ta đã đón nhận giáo huấn của đạo Khổng. Chữ Hiếu trong dân tộc ta rất quan trọng và có thể gọi là hàng đầu vì xuất phát từ lòng biết ơn: biết ơn trời, biết ơn cha mẹ.

 

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

 

 

Không chỉ biết ơn cha mẹ mà cả những người đã làm ơn cho ta và những người đi qua cuộc đời ta. Lễ Các Đẳng là một cơ hội tốt để ta bày tỏ tấm lòng biết ơn đó.

 

Để kết

 

Marcus Tullius Cicero, một diễn giả nổi tiếng, nói “Lòng biết ơn không chỉ là nhân đức cao trọng nhất mà còn là cha đẻ ra tất cả các nhân đức khác”.

 

Hy vọng ngày lễ Các Đẳng là mốc thời gian tốt mà ta tự tìm ra cho mình những cách thức tốt nhất để bày tỏ lòng biết ơn dối với những người đã khuất.

 

Lễ Các Đẳng 2008

 

Lm. Đaminh Đặng Quốc Hưng

Mục lục

 

Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới có ích lợi gì?


Thượng Hội Đồng đến rồi Thượng Hội Đồng đi, đến nay đã là lần thứ 12 và ngay lúc THĐ này chưa chấm dứt thì đã có chuyện “bầu bán” một hội đồng gồm 15 vị giáo phẩm cao cấp đại diện mọi miền thế giới để chuẩn bị cho THĐ kế tiếp, dù chưa biết THĐ ấy khi nào họp và họp về vấn đề gì. Có người hỏi: Thượng Hội Đồng phải chăng cũng chỉ là một cuộc chạy đua marathon bằng lời giữa các bậc thức giả và mục tử năm châu? Nào có ích lợi chi? Như Nathanael ngày xưa khi được Philip kể về Chúa Giêsu thành Nadarét, đã “phang” một câu: “Có chi đáng giá phát xuất từ Nadarét đâu?”. Philip chỉ ôn tồn bảo: “Thì đến mà coi!”.


Thành tựu dĩ vãng


Các THĐ ít khi gây được hiệu quả trực tiếp, tức khắc đối với cuộc sống của tín hữu. Tuy nhiên, một số THĐ trong quá khứ được nhiều người ghi nhớ nhờ các đóng góp đáng kể cho Giáo Hội và thế giới.

Cha Thomas Rosica, CSB, một trong năm tùy viên báo chí của THĐ lần này, nhắc tới THĐ năm 1971, là THĐ đã bàn đến cả hai vấn đề: chức linh mục thừa tác và công lý trên thế giới. Về chủ đề thứ hai, các giám mục đã đưa ra lời tuyên bố hết sức sâu sắc như sau: “Đối với chúng tôi, hành động nhân danh công lý và tham gia vào việc biến cải thế giới chính là một chiều kích cấu thành sứ mệnh rao giảng Phúc Âm”. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, sau đó, đã ủng hộ ý niệm ấy khi minh xác rằng hành động vì công lý không phải là việc tùy tiện muốn làm hay không trong lối sống Kitô giáo của một thiểu số ưu tú.


Sau THĐ năm 1974 về phúc âm hóa, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã ban hành một tông huấn, được nhiều nghị phụ của THĐ lần này trích dẫn, nhấn mạnh tới trách nhiệm của mọi người Công Giáo phải truyền bá tin mừng. Ngài cũng khẳng định vai trò độc đáo của các nhà truyền giáo trong tghế giới hiện đại và thách đố đặc biệt phải bản vị hóa Phúc Âm bằng cách kính trọng các phong tục và niềm tin của địa phương.


Sau THĐ năm 1980 về gia đình, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khuyến khích các gia đình hãy “trở nên điều các con vốn là”, tức một cộng đồng nhân vị dấn thân vào đối thoại và phục vụ Giáo Hội cũng như xã hội, qua hình ảnh của Công Đồng Vatican II coi gia đình như một giáo hội tại gia.


Sau THĐ năm 1988 về giáo dân, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã lên tiếng ca ngợi sự tham gia của hàng ngũ giáo dân vào sinh hoạt của Giáo Hội, không quên tái khẳng định ơn gọi đầu hết của họ là “lên men” cho xã hội.


Các hệ quả trực tiếp


Cha Thomas Rosica cho rằng trái với thái độ của những kẻ hoài nghi, hơn bất cứ THĐ nào trước đây, THĐ lần này sẽ có những hệ quả trực tiếp đối với người Công Giáo và các Kitô hữu khác. Cha dựa vào sứ điệp sau cùng của THĐ lần này để quả quyết việc đó.


Sứ điệp trên đã được toàn thể THĐ chấp thuận tại phiên khoáng đại thứ 21. Đây là một sứ điệp dài, do một học giả Thánh Kinh Ý là Đức Tổng Giám Mục Gianfranco Ravasi, soạn thảo. Ngài vốn là một nhân vật nổi tiếng của ngành truyền hình và hiện là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, Di Sản Văn Hóa và Khảo Cổ Thánh. Theo cha Rosica, nội dung sứ điệp này đã được kết cấu chặt chẽ, có thể dùng làm tài liệu suy niệm sâu sắc về Thánh Kinh, tuy cần phải “được tháo gói” (unpacked). Sau đây là một số trích đoạn:


“Bốn điểm chúng tôi muốn kêu gọi sự chú ý của dân Chúa và chúng tôi xin đề cập tới bốn điểm này qua bốn hình ảnh sau đây: Tiếng Nói, Khuôn Mặt, Căn Nhà và Con Đường Lời Chúa.


“Tiếng Nói của Chúa…đã vang lên từ buổi nguyên thủy của sáng thế…làm xuất hiện các kỳ công của vũ trụ. Đó là một Tiếng Nói đã đi sâu vào lịch sử, một lịch sử vốn bị tội lỗi con người xé nát và đau thương cũng như chết chóc ám ảnh…Đó là một Tiếng Nói đã bước vào các trang Sách Thánh mà hiện ta đang đọc trong Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần”.


“Khuôn Mặt đây là chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng vốn là Con Thiên Chúa vĩnh hằng và vô biên, nhưng cũng là con người hay chết, nối kết với một giai đoạn lịch sử, với một dân tộc, với một lãnh thổ”.


“Chính Người đã mạc khải cho ta ý nghĩa ‘đầy đủ và hợp nhất’ của Thánh Kinh, và nhờ thế, Kitô giáo là một tôn giáo đặt một con người làm trọng tâm của mình, đó chính là Chúa Giêsu Kitô, Đấng mạc khải Chúa Cha. Chính Người đã giúp chúng ta hiểu: Thánh Kinh chính là ‘thân xác’”.


“Căn Nhà Lời Chúa…chính là Giáo Hội, một cơ chế, theo lời Thánh Luca, được chống đỡ bằng bốn cột trụ: “giảng giải” hay đọc và hiểu Thánh Kinh và công bố nó cho mọi người; “bẻ bánh” hay Thánh Thể, nguồn suối và đỉnh cao của đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội,…các tín hũu được mời gọi tới nuôi dưỡng mình trong phụng vụ Lời Chúa và Mình Máu Chúa; “cầu nguyện”…đọc Sách Thánh trong suy gẫm, cầu nguyện và chiêm niệm sẽ dẫn ta tới gặp gỡ Chúa Kitô, Lời của Thiên Chúa hằng sống; “hiệp thông huynh đệ”, vì muốn là Kitô hữu đích thực, ‘nghe lời Chúa’ không đủ mà còn phải ‘thực hành lời ấy nữa’”.


”Hình ảnh cuối cùng trong bản đồ thiêng liêng này là Con Đường trên đó Lời Thiên Chúa đang du hành… Lời Chúa phải chu du khắp các nẻo đường trên thế giới, mà ngày nay bao gồm cả những con đường truyền thông điện tử, truyền hình và gần như thực (virtual). Thánh Kinh phải đi vào các gia đình…trường học và mọi môi trường văn hóa… Sự phong phú có tính biểu tượng, thi ca và thuật truyện biến nó thành dấu chỉ của cái đẹp, đối với cả đức tin lẫn văn hóa, trong một thế giới thường bị sự xấu xa và bạo tàn làm cho méo mó”.


“Tuy nhiên, Thánh Kinh cũng cho thấy những hơi thở đau đớn từ đất vọng lên, thoát thành tiếng oán của người bị áp bức, tiếng than của người bị bỏ rơi. Mà đỉnh cao chính là thánh giá trên đó, Chúa Kitô, cô đơn và bị bỏ rơi, phải kinh qua thảm kịch đau đớn xé lòng và saucùng là cái chết. Chính nhờ có sự hiện diện này của Con Thiên Chúa, đêm đen của sự ác và sự chết bừng lên ánh sáng Phục Sinh và hy vọng vinh quang…Dọc các nẻo đường thế giới, ta thường gặp những người của các tôn giáo khác, những người đang lắng nghe và trung thành thực hành các giới luật trong các sách thánh của họ và đang cùng chúng ta xây dựng một thế giới hoà bình và đầy ánh sáng”.


Những Điều Ấm Lòng


Nhiều bài báo tường thuật khá méo mó về thủ tục đầu phiếu tại THĐ. Phải chứng kiến việc đầu phiếu thông qua các đề nghị cuối cùng, họ mới thấy tính hiệp đoàn (collegiality) trong Giáo Hội. Chỉ cần nhắc tới mức độ nhất trí hết sức cao cũng đã đủ, một mức độ mà các THĐ trước đây chưa bao giờ đạt được. Điều ấy khiến nhiều người thán phục tinh thần làm việc của các nghị phụ lần này.


Sự nhất trí trên cũng cho thấy sức làm việc tích cực của vị Tổng Phúc Trình Viên là Đức HY Marc Ouellet và nhóm của ngài trong việc tổng hợp 354 điều tu chính, đề nghị viết lại cũng như gợi ý thành 55 đề nghị sau cùng, được mang ra đầu phiếu và chấp thuận để đệ trình lên cho Đức Giáo Hoàng. Các đề nghị này sẽ giúp Đức Thánh Cha trong việc soạn thảo tông huấn hậu THĐ.


Trong cuộc họp báo trình bầy các đề nghị cuối cùng này, ĐHY Ouellet gọi THĐ là một hành trình, một cuộc gặp gỡ. Chúng ta như các môn đệ trên đường Emmaus, vừa bước đi vừa thảo luận nhiều điều liên quan tới các biến cố từng xẩy ra trước đó ở Giêrusalem. Tuy nhiên THĐ cũng đem lại những giây phút gặp gỡ kỳ thú, không phải gặp lời lẽ mà là gặp gỡ Ngôi Lời là chính Chúa Giêsu Kitô. Ta phải mang Người đến cho con người và cho thế giới.


Sau cuộc họp báo kéo dài một tiếng đồng hồ, Đức Hồng Y Marc Ouellet trở lại Đại Sảnh Đường Phaolô VI để dự tiệc chia tay do Đức Giáo Hoàng khoản đãi các nghị phụ, nhưng chỉ kịp ăn tráng miệng. Cuối bữa tiệc này, Đức GH ứng khẩu nói truyện với cử tọa. Ngài lên tiếng cám ơn mọi người từ hồng y, tổng giám mục, giám mục tới các chuyên viên, dự thính viên, đại biểu các giáo hội anh em đến các nhân viên kỹ thuật. Điều hết sức đặc biệt là Ngài cám ơn cả những nhân viên lo ẩm thực. Ngài nói: “ Cha cũng muốn cám ơn những người lo ẩm thực đã chuẩn bị bữa ăn trưa tuyệt diệu này và mọi người phục dịch. Cám ơn chúng con vì hồng ân này”. Ai bảo vị giáo hoàng “bác học” này thiếu ấm áp! Vị GH “bác học” này còn không quên “tếu” một câu làm ấm lòng rất nhiều, vâng rất nhiều nghị phụ, khi Ngài nhìn nhận mình đã “vi phạm nhân quyền” vì đã “tước đoạt” quyền nghỉ ngơi vào cuối tuần của các ngài (một số nghị phụ phải làm việc luôn các ngày cuối tuần!). Ngài hứa sẽ “sửa sai” trong các THĐ sắp tới. Khỏi nói, lời Ngài đã được mọi người vỗ tay vang dội.


Cũng nên nhắc lại điều ấm lòng nữa là trong THĐ lần này, câu truyện Emmaus được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, đủ để chứng minh rằng học hỏi Thánh Kinh không phải chỉ là việc của trí mà thôi mà còn là việc của tâm nữa. Chỉ với trái tim hồi hộp và bừng cháy, ta mới đạt được đức tin. Emmaus là câu truyện có đủ hoài nghi lẫn hy vọng. Điều ấm lòng là người lữ hành với họ trên đường Emmaus đã nghiêm chỉnh tiếp nhận cả niềm hoài nghi lẫn hy vọng của họ để dệt thành niềm tin tìm lại! Bốn cột trụ của Giáo Hội đều có mặt trong câu truyện đầy chất biểu tượng này.


Một điều nữa cho thấy tính chất ấm áp của vị Giáo Hoàng từng bị nhiều người cho là lạnh lùng này.Trong bữa tiệc chia tay vừa nhắc ở trên, Đức HY George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, đã dùng tiếng Ý, đại diện mọi người, đọc diễn văn chào mừng Đức Giáo Hoàng. Đức HY Pell nói dỡn rằng THĐ này ít hứng thú nhất vì là một THĐ có “nhiều thoả thuận và hiệp thông” nhất xưa nay. Đáp lời, Đức Giáo Hoàng cho hay Ngài không biết liệu THĐ này có phải là THĐ ít hay nhiều hứng thú nhất, nhưng nhất định là cảm kích nhất. Ngài giải thích: lý do vì khi nghe nhau nói về Lời Chúa, ta sẽ nghe Lời Chúa tốt hơn. Quả thế, Ngài quả quyết rằng các tham dự viên quả đã học được cách lắng nghe Lời Chúa tốt hơn, khám phá ra nhiều khả thể mới trong nó. Suy gẫm và suy niệm không bao giờ múc cạn hết kho tàng vô giá này.


55 đề nghị sau cùng


Như trên đã trình bầy, THĐ đã đúc kết mọi tham luận và tranh luận thành 55 đề nghị trình lên Đức Giáo Hoàng. Các đề nghị này đã được đưa ra để 244 nghị phụ đầu phiếu thông qua. Muốn được thông qua, mỗi đề nghị phải được 2/3 đa số chấp thuận. Tất cả 55 đề nghị đều đã được đa số ấy thông qua vào trưa Thứ Bẩy vừa qua, cho thấy đây là một THĐ có mức nhất trí cao nhất kể từ khi Công Đồng Vatican II tái lập định chế này.


Phần một


Phần một bao gồm các đề nghị liên quan đến Lời Chúa trong đức tin của Giáo Hội. Các đề nghị ở phần này đưa ra các gợi ý để các cộng đoàn Kitô hữu hiểu và sống tốt hơn mối liên hệ của họ với Ngôi Lời, tức Chúa Giêsu Kitô, Đấng ta có thể gặp trong lúc đọc và suy gẫm Sách Thánh.


Các gợi ý trên nhấn mạnh tới vai trò Chúa Thánh Thần, Giáo Hội và Thánh truyền, cũng như mối liên hệ thân thiết giữa Thánh Kinh và Thánh Thể.


Có ba đề nghị trình bầy Lời Chúa như Lời hòa giải, Lời dấn thân vì người nghèo, và là căn bản của luật tự nhiên. Phần này cũng xem sét mối liên hệ giữa Cựu Ước và Tân Ước.


Phần hai


Phần hai (các đề nghị từ 14 tới 37) xem sét Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội. Trong đó, các ý tưởng cụ thể đã được đưa ra nhằm cải thiện việc giảng lễ (homilies), duyệt lại sách các bài đọc, cũng như cổ vũ cách đọc lời Chúa (lectio divina). Cũng ở phần này, có đề nghị thiết lập chức đọc sách cho phụ nữ. Phần này cũng kêu gọi việc phải vượt qua sự chia rẽ giữa các nhà chú giải và các nhà thần học hay giữa các nhà chú giải và các mục tử. Đề nghị số 37 có một giá trị lịch sử vì nó tiếp nhận phần đóng góp của Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomew I của Constantinople.


Phần ba


Các đề nghị từ 38 tới 54 đề cập tới Lời Chúa trong sứ mệnh của Giáo Hội. Phần này nói đến mối liên hệ của Lời Chúa với nghệ thuật và văn hóa, cũng như việc dịch và phổ biến rộng rãi Thánh Kinh. Nó cũng đề cập tới việc truyền đạt Lời Chúa trong truyền thông cũng như lối đọc Thánh Kinh có tính cực đoan và hiện tượng giáo phái (sects). Nó cũng đưa ra các đề nghị liên quan tới đối thoại liên tôn, cổ vũ việc hành hương và nghiên cứu tại Đất Thánh, đối thoại với Do Thái Giáo và Hồi Giáo, cũng như mối liên hệ giữa Lời Chúa và việc bảo vệ môi trường.


Đề nghị cuối cùng dành cho Đức Mẹ Maria, mời gọi cổ vũ việc đọc Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi, chiêm niệm Lời Chúa qua đôi mắt Mẹ Chúa Kitô.


Điều hết sức đặc biệt là theo truyền thống, các đề nghị của THĐ đuợc giữ bí mật, nhưng Đức Bênêđíctô XVI đã yêu cầu Văn Phòng Tổng Thư Ký của THĐ cho đăng tải bản dịch tạm, không chính thức bằng tiếng Ý cho công chúng đọc.


Lời Chúa là ưu tiên của Giáo Hội


Bài giảng trong Thánh Lễ kết thúc THĐ đã giải thích nghĩa cử trên của Đức Bênêđíctô XVI. Ngài cho hay: ưu tiên đối với Giáo Hội ngày nay trên hết là tự nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, để có thể đẩy mạnh việc tân phúc âm hóa.


Ngài cho hay các kết luận của THĐ phải được “đưa tới cho mọi cộng đoàn” sao cho “mọi người hiểu rõ nhu cầu phải biến lời đã nghe thành hành động yêu thương, vì chỉ nhờ cách ấy, việc công bố Lời Chúa mới khả tín, bất chấp các yếu đuối của con người”. Đức Thánh Cha nhiều lần nhấn mạnh tới tầm quan trọng của mối liên kết giữa việc nghe Lời Chúa và việc phúc âm hóa, như điểm căn bản trong chứng tá Kitô hữu giữa trần gian, nhất là với những người không tin.


Nhắc tới ý nghĩa bài Phúc Âm trong ngày, Đức Thánh Cha cho hay: “Viên mãn của Lề Luật, trong tư cách Lời Chúa, là tình yêu. Ai nghĩ rằng mình đã hiểu Thánh Kinh, hay ít nhất một phần của nó, mà không cố gắng dùng trí khôn để bồi đắp lòng yêu mến kép kính Chúa yêu người, thì trên thực tế chỉ chứng tỏ là họ còn xa lắm mới hiểu được ý nghĩa thâm sâu của nó”

 

Vũ Văn An

Mục lục

 

 

Lịch sử ngày lễ Các Thánh và Lễ Các Linh Hồn


1. Lễ kính các Thánh


Hội Thánh công giáo Rôma, hội thánh Tin lành và hội thánh Anh giáo mừng kính nhớ các Thánh vào ngày 01.11. hằng năm. Riêng Hội thánh Chính thống giáo mừng kính các Thánh vào ngày Chúa nhật sau lễ Ðức Chúa Thánh Thần hiện xuống.


Bên hội thánh Ðông phương, Chính thống giáo, lễ mừng kính này đã có từ thời thế kỷ thứ bốn sau Chúa giáng sinh, vào ngày chúa nhật sau lễ mừng kính Ðức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Lễ được tổ chức để tưởng nhớ các người tín hữu Chúa Giêsu Kitô, thời hội thánh lúc ban đầu bị bách hại và họ hy sinh mạng sống vì đức tin vào Chúa. Họ là những vị Thánh anh hùng tử đạo.


Bên hội thánh tây phương, công giáo Roma, vào ngày 13.05.609 (có thể 610) đức giáo hoàng Bo-ni-pha-ti-us thứ năm khánh thành làm phép rửa tội, biến ngôi đền thờ Pantheon, người Roma dùng kính các vị thần thánh trên khắp thế giới, thành đền thờ dâng kính đức Mẹ Maria và các Thánh. Dịp này ngài ra thông lệ hằng năm vào ngày thứ sáu sau lễ mừng Chúa Giêsu Phục sinh là ngày lễ kính các Thánh ở ngôi đền thờ này.


Ðến đời đức giáo hoàng Gregor thứ ba khánh thành nhà nguyện ở trong vương cung thánh đường thánh Phero ở Roma dâng kính toàn thể các Thánh và lẽ mừng các Thánh là ngày lễ trọng vào ngày 01.11. hằng năm.


Sang đời đức giáo hoàng Gregor thứ bốn vào năm 839 ngày lễ kính các Thánh 01.11. chính thức cho toàn thể hội thánh công giáo khắp hòan cầu.


Vào ngày 01.11. kính các Thánh, tất cả những người tín hữu đã hy sinh mạng sống vì đức tin cách này hay cách khác, được tuyên xưng công trạng đời sống đức tin anh hùng hay chưa được biết đến, đều được mừng kính. Họ là gương sáng cho đời sống đức tin làm con Thiên Chúa cho mọi người ở đời này. Họ đã đạt triều thiên sự sống trên quê hương bên ngai Thiên Chúa, Ðấng đã sinh thành lo liệu cho đời họ.


Vì thế, tất cả những người tín hữu chúa Giêsu Kito đã qua đời cũng được tưởng nhớ đến liền sau ngày đó.

2. Lễ tưởng nhớ các linh hồn

 

Niềm tin tưởng nhớ đến các người đã qua đời đã ăn rễ sâu nơi cuộc sống con người từ thuở xa xưa. Từ thế kỷ thứ hai sau Chúa Giêsu giáng sinh, những tín hữu công giáo đã tụ tập lại đọc kin cầu nguyện tưởng nhớ đến những người đã qua đời.


Vào thế kỷ thứ bảy Tu viện trưởng Isidor Sevilla đã truyền cho các Tu sĩ trong dòng ngay sau ngày mừng Ðức Chúa Thánh Thần hiện xuống là ngày lễ tưởng nhớ cầu cho các linh hồn. Từ đó các Dòng tu khác cũng theo thông lệ này.


Năm 998 Odilo von Cluny ấn định ngày 02.11. hằng năm là ngày lễ tưởng nhớ các linh hồn. Hội thánh công giáo Roma vào thế kỷ thứ 14 mới ấn định ngày lễ này chính thức trong toàn thể hội thánh.


Ðến đời đức giáo hoàng Benedikt thứ 14, năm 1748 cho phép dâng ba thánh lễ cầu cho các linh hồn vào ngày này.


Tâm tình tưởng nhớ các người đã qúa cố gắn liền với đời sống con người thuộc mọi nền văn hóa, mầu da chủng tộc từ xa xưa. Cách thức tưởng nhớ có thể khác nhau và ngày tháng cũng khác nhau. Nhưng tất cả đều muốn nói lên tâm tình buồn thương nhớ tiếc và lòng biết ơn nhau, cùng tuyên xưng niềm tin: chết không phải là hết, nhưng là bắt đầu một đời sống mới.


Người qúa cố đã ra đi khỏi cuộc sống trần gian trở về với Ðấng là cội nguồn đời sống. Nhưng họ vẫn hằng sống trái tim tình yêu của người còn đang sống trên trần gian. Và mong chờ ngày được cùng nhau xum họp.

 

LM Nguyễn Ngọc Long

Mục lục

 


CARITAS VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Bài trình bày của Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn tại Lễ ra mắt Caritas Việt Nam

Nhập đề

Nhân dịp lễ ra mắt Caritas Việt Nam, con xin thay mặt cho Văn phòng Trung ương để trình bày về Caritas Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay với nguồn nhân lực vật lực của mình, để xem Caritas Việt Nam có thể đáp ứng được gì trước những vấn đề xã hội Việt Nam và đường hướng giải quyết của Caritas Việt Nam đối với các vấn đề xã hội này.

Chúng con không có tham vọng trình bày toàn bộ và chi tiết các vấn đề nhưng chỉ đưa ra một vài nét tiêu biểu cho các tham dự viên có thể góp ý cho chúng con. Chúng con xin hết lòng cám ơn.

1. CARITAS VIỆT NAM TRONG HOÀN CẢNH HIỆN NAY

1.1. Vài dòng lịch sử

Caritas Việt Nam đã được Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam thành lập vào năm 1965, và năm 1966 được mở rộng tại các giáo phận ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Ngoài Văn phòng Trung ương, số 1 Trần Hoàng Quân, Q.5, Sài Gòn (hiện nay là đường Nguyễn Chí Thanh, Q.5, TP.HCM), mỗi Caritas giáo phận có văn phòng riêng và hoạt động theo chương trình chung để giúp đỡ những người nghèo khổ, tàn tật, các nạn nhân thiên tai, chiến tranh… Sau ngày 30-4-1975, Caritas Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động để giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh trong chương trình hồi hương đồng bào từ các vùng quê bất an đổ về Sài Gòn, Biên Hoà, giúp họ ổn định cuộc sống trong các vùng kinh tế mới. Tháng 6-1976, Caritas Việt Nam được lệnh của Uỷ ban Quân quản TP. HCM yêu cầu ngừng hoạt động. Tất cả phương tiện hoạt động như nhà cửa, xe cộ, máy móc được Nhà nước tiếp quản. Nhân viên của văn phòng Trung ương và địa phương được giải nhiệm.

Sau đó, Uỷ ban Bác ái Xã hội (UBBAXH) được Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) thành lập trong Đại hội VIII, tại Hà Nội, ngày 19-9-2001, và bắt đầu hoạt động từ năm 2002 trong lĩnh vực bác ái xã hội. Ngày 2-7-2008, Ban Tôn giáo Chính phủ đã gửi công văn số 941/TGCP-CP chấp thuận cho HĐGMVN tái lập Caritas Việt Nam ở cấp Trung ương và cấp giáo phận. Như thế, sau 32 năm tạm ngưng hoạt động, Caritas Việt Nam lại tiếp tục thể hiện vai trò trợ giúp HĐGMVN trong các hoạt động bác ái xã hội với một tinh thần mới và hoàn cảnh mới.

1.2. Tinh thần mới và hoàn cảnh mới

Caritas Việt Nam vào thời điểm 2008 thật rất khác với thời điểm 1965 hay 1976 vì có nhiều yếu tố mới.

Địa bàn hoạt động:

Caritas Việt Nam vào thời điểm 1965-1975 chỉ có 14 giáo phận (6 giáo phận ở miền Trung: Huế, Qui Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Kontum, Buôn Ma Thuột; và 8 giáo phận ở miền Nam: Sài Gòn (TP. HCM), Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên, Đà Lạt, Mỹ Tho, Xuân Lộc, Phú Cường).

Năm 2008, Caritas Việt Nam có mặt trên toàn đất nước Việt Nam thống nhất, gồm 26 giáo phận ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Về đối tượng thụ hưởng:

Vào thời điểm 1965-1975, đất nước chúng ta ở trong sự đối kháng của 2 ý thức hệ, Cộng Sản và Tư Bản, đồng thời ở trong tình trạng chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc. Hoạt động của Caritas Việt Nam lúc đó nhắm vào những người nghèo khổ và nạn nhân chiến tranh theo tinh thần của những người làm công tác từ thiện.

Ngày nay, Caritas Việt Nam hoạt động trong một đất nước hoà bình, dưới ý thức hệ Xã hội Chủ nghĩa và trong tinh thần của những người làm công tác xã hội nhắm đến sự phát triển cộng đồng của dân tộc Việt Nam và của toàn thể gia đình nhân loại.

Về nhận thức:

Vào thời điểm 1965-1975, Caritas Việt Nam được thúc đẩy bởi tinh thần dấn thân của một số người tình nguyện theo Công đồng Vatican II, nhất là qua Hiến chế Mục vụ Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes) và Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân (Apostolicam Actuositatem).

Ngày nay, Caritas Việt Nam được hướng dẫn thêm bởi nhiều văn kiện của Giáo Hội về xã hội, nhất là qua bản Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, do Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình, xuất bản năm 2004, và Thông điệp Deus Caritas est của Đức Thánh Cha Beneđictô XVI ban hành ngày 25-12-2005. Theo tinh thần mới này, hoạt động bác ái xã hội không còn chỉ thực hiện qua một số người tình nguyện nhưng đó là trách nhiệm của Giáo Hội cũng như của từng người Kitô hữu, vì tình yêu tha nhân bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa (Beneđictô XVI, Thông điệp Deus Caritas est, số 20). Có lẽ vì thế mà vị Chủ tịch Caritas Internationalis không còn là một người giáo dân (cho đến năm 2007 là ông Viennot Dott Denis) nhưng là một vị Hồng y đứng đầu giống như các Bộ hay Hội Đồng khác của Toà Thánh Vatican. Vị Hồng y đầu tiên của Caritas là Oscar Andres Rodriguez.

Về phương thức hoạt động:

Khi hoà nhập vào mạng Caritas Quốc tế, Caritas Việt Nam vào thời điểm 1965-1975 hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ cấp của các tổ chức nước ngoài và người dân Việt Nam hầu như chỉ là người thụ hưởng.

Caritas Việt Nam ngày nay, trong tinh thần tự lập và tự trọng, được HĐGMVN cổ vũ, nhận trách nhiệm phát huy nội lực để cố gắng đáp ứng những nhu cầu khẩn thiết của những người nghèo khổ tật bệnh ở Việt Nam cũng như hợp tác với các thành viên trong mạng Caritas Internationalis và các tổ chức khác để cùng phục vụ những người nghèo trong gia đình nhân loại, không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá.

Về nhân lực và vật lực:

Vào thời điểm 1965-1975, Caritas Việt Nam có Văn phòng Trung ương tại toà nhà 4 tầng (ở số 1 Nguyễn Chí Thanh, Q.5) với khoảng 10 nhân viên làm việc. Ngoài số nhân viên văn phòng, Caritas còn có một số các cán sự xã hội hoạt động trong các cơ sở từ thiện của các dòng tu. Số cán sự này đã được Caritas nhờ Trường Cán sự Xã hội đào tạo. Tại các giáo phận, mỗi Caritas đều có vị giám đốc với một văn phòng làm việc khá tích cực vì giáo phận nào cũng có nạn nhân nghèo khổ tật bệnh do chiến tranh hoặc do thiên tai tạo nên. Lúc đó, Giáo hội Việt Nam (năm 1960) có 2.094.540 người trên tổng số 29.200.000 dân, với 1.914 linh mục, 5.789 tu sĩ nam nữ trong hơn 20 dòng tu và có sẵn một số trường học, cơ sở từ thiện như cô nhi viện, nhà dưỡng lão, trại phong, trường câm điếc…

Sau 32 năm ngưng hoạt động, Caritas Việt Nam có thể nói bắt đầu lại từ số 0: không trụ sở, không phương tiện làm việc, không có nhân sự vì các nhân viên cũ đã già yếu, không có tài chính ban đầu cho các dự án. Nhưng Caritas Việt Nam tin vào tình yêu và quyền năng Thiên Chúa, tin vào sự quan tâm của người Việt Nam về các hoạt động bác ái xã hội theo tinh thần “lá lành đùm lá rách”, tin vào sự nhiệt tình hoạt động, tinh thần hy sinh quảng đại của đồng bào Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước, của các tổ chức đoàn thể quốc nội cũng như quốc tế dành cho Caritas Việt Nam. Giáo hội Việt Nam hiện có 6.087.659 tín hữu, với 3.510 linh mục, 1.370 chủng sinh, 14.968 tu sĩ, 1.458 tu hội viên, 56.133 giáo lý viên. Đây là nguồn nhân sự lớn lao mà Caritas hy vọng có thể thôi thúc tinh thần bác ái yêu thương để hoạt động của tổ chức này thật sự mang tính cộng đồng. (Bảng Thống kê 26 giáo phận).

1.3. Một số khó khăn và thách thức

- UBBAXH được thành lập từ năm 2001, nhưng cho đến thời điểm này (2008), ngoại trừ Tổng Giáo phận TP. HCM có một Ban BAXH và một vài giáo phận khác như Nha Trang, Mỹ Tho, Kontum, Xuân Lộc, Phan Thiết, Vinh tạm thời có tổ chức Ban BAXH với văn phòng làm việc, nhưng nhân viên vẫn chỉ là những người tình nguyện, làm việc không thường xuyên, không có lương. Các giáo phận khác thường chỉ có một linh mục được giám mục chỉ định đặc trách Ban BAXH và vẫn phải trực tiếp lo mục vụ giáo xứ, không có văn phòng, không nhân viên, không phương tiện.

Về Caritas Việt Nam, Văn phòng Trung ương chưa nhận được tin báo về người đặc trách Caritas Giáo phận, dù trong Hội nghị Thường niên vừa qua của HĐGMVN, tại Xuân Lộc, tháng 9-2008, UBBAXH đã yêu cầu các đức cha chỉ định người đặc trách Caritas. Có thể vì tình trạng thiếu linh mục nên các giáo phận hiểu ngầm rằng vị trưởng Ban BAXH giáo phận cũng là người đặc trách Caritas giáo phận.

Trên nguyên tắc, UBBAXH không phải chỉ có hoạt động bác ái của Caritas nhưng còn phụ trách về các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, công lý và hoà bình. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, HĐGMVN chưa thiết lập các uỷ ban giám mục mới theo cơ cấu tổ chức của Toà Thánh và các nước trong vùng nên Caritas Việt Nam được hiểu ngầm là phụ trách các lĩnh vực trên.

- Nhiều dòng tu có hoạt động bác ái xã hội và có nhiều cơ sở xã hội nhưng coi đó là cơ sở nội bộ của dòng và chưa liên kết với nhau trong một mạng lưới chung để được điều phối cho hợp lý. Vì thế, một vài nơi xuất hiện tình trạng cạnh tranh (nhiều trường mẫu giáo của các dòng tu ở trong cùng một địa phương) hoặc thừa thãi (nhiều nhà mở cho trẻ khuyết tật trong cùng một địa phương) trong khi những nơi cần lại chưa có.

- Nhiều hoạt động dòng tu bị thu hẹp vào một hai lĩnh vực xã hội tương đối dễ dàng như giáo dục trẻ mẫu giáo, trẻ mồ côi, giúp đỡ phụ nữ đơn hành… nhưng chưa dám dấn thân vào các lĩnh vực mới cần nhiều chuyên môn hơn như phục hồi cho người nghiện ma tuý, nhiễm HIV/AIDS, chăm lo sức khoẻ giới tính - sinh sản cho phụ nữ, di dân…

- Người tín hữu Việt Nam rất nhiệt thành, nhưng chưa được đào tạo về bác ái xã hội, nên chỉ làm những hành động từ thiện nhất thời bằng cách góp tiền hay phẩm vật cứu trợ. Chúng tôi xin trích lại lời nhận xét của các đại biểu trong Hội nghị Cor Unum, tại Roma, từ 28-2-2008 đến 1-3-2008, mà Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum, đã viết trong Thư Mục vụ, 18-10-2008, gửi tín hữu của ngài như sau: “Vì trong Giáo Hội hiện nay chỉ có việc cử hành bí tích là được coi trọng, việc rao giảng bị coi nhẹ hơn, còn việc bác ái thì bị coi như một hoạt động ngoại khoá, nghiệp dư, tuỳ thích… Quá nhiều tiền để xây nhà thờ và tổ chức các lễ nghi. Ít tiền hơn dành cho việc rao giảng Tin Mừng. Còn bác ái thì như của dư thừa, bố thí. Phải chăng như thế mà Giáo Hội mất đi sức sống? Phải chăng vì thế mà Giáo Hội thiếu tính thuyết phục? Bác ái không phải là một bổn phận. Đó là sự sống của Giáo Hội. Quên bác ái, sự sống sẽ suy giảm”.

- Số nạn nhân trong xã hội hiện nay rất cao cũng như số lĩnh vực xã hội cần quan tâm rất rộng, mà chúng ta sẽ bàn đến trong phần tiếp theo, nhưng số người tình nguyện có chuyên môn để phục vụ họ lại rất ít. 

2. NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐÁNG LƯU TÂM Ở VIỆT NAM

Chúng tôi xin đưa ra một ít số liệu để giúp để giúp các tham dự viên tìm ra những vấn đề đáng quan tâm trong địa phương của mình. Chúng ta sẽ lược qua tình hình xã hội tổng quát ở Việt Nam và một số lĩnh vực nổi bật trước khi bàn đến những lĩnh vực xã hội tại 26 giáo phận.

2.1. Tình hình xã hội tổng quát

2.1.1. Những chỉ số của Việt Nam so với thế giới

·         Việt Nam là một nước nghèo và đông dân, được Liên Hiệp Quốc (LHQ) xếp vào khu vực các nước đang phát triển. Tổng dân số thế giới tính đến giữa năm 2007 là 6.625.000.000 người, trong đó Việt Nam có 85.154.900 người, đứng thứ 12 trên thế giới.

·         Theo báo cáo của Chương trình Phát triển LHQ, năm 2006, Chỉ số Phát triển Con người (HDI: Human Development Index): Việt Nam xếp hạng 109/177. Đây là chỉ số tổng hợp gồm 3 thành phần: tuổi thọ, mức độ phổ cập giáo dục và thu nhập bình quân đầu người.

·         Xét về Tổng Sản lượng Nội địa (GDP: Gross Domestic Product): Việt Nam xếp hạng 122/177 nước.

·         Chỉ số Nghèo đói (HPI: Human Poverty Index): Việt Nam cũng đang ở mức 45/90 nước đang phát triển.

·         Chỉ số Phát triển Giới (GDI: Gender related Development Index): phản ánh sự bất bình đẳng giữa nam và nữ theo 3 khía cạnh: tuổi thọ, kiến thức, mức sống, Việt Nam xếp thứ 91/157 nước.

§         Chỉ số Ghi nhận Tham nhũng (CPI: Corruption Perceptions Index): Việt Nam xếp thứ 121/180 nước.

2.1.2. Cơ cấu dân số Việt Nam

·         Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ. Theo thống kê 2006, độ tuổi của dân số Việt Nam như sau: từ 0-4 tuổi chiếm 7,45% dân số; từ 5-9 tuổi, 8,18%; từ 10-14 tuổi, 10,65%; từ 15-19, 10,80%; từ 20-24, 8,79%; từ 25-29, 7,79%; từ 30-34, 7,72%; từ 35-39, 7,62%; từ 40-44, 7,30%; từ 45-49, 6,37%; từ 50-54, 4,80%; từ 55-59, 3,30%; từ 60-64, 2,19%; từ 65 trở lên, 7,03% (x. Tạp chí Dân số và Phát triển, số 4, 2008).

·         Dân số Việt Nam, năm 2007: 85.154.900 người, tăng 1,21% so với năm trước.

- Trong đó, nam: 41.855.300, chiếm 49,15% dân số; nữ: 43.299.600, chiếm 50,85% dân số.

Số chênh lệch nam nữ, 1.444.300 người, cũng liên quan đến các vấn đề xã hội như: vấn đề bình đẳng giới, mại dâm, lấy chồng nước ngoài…

- Trong đó, người sống ở thành thị: 23.370.000, chiếm 27,44% dân số; người sống ở nông thôn: 61.784.9.., chiếm 72,56% dân số.

Tình trạng đô thị hoá tương đối chậm, nếu so sánh vào năm 1995: tỷ lệ người dân thành thị/nông thôn là 20,75%/79,25%. Tình trạng này liên quan đến nhiều vấn đề như di dân, y tế, thất nghiệp, giáo dục (x. Niên giám Thống kê 2007, tr. 39).

2.2. Một vài lĩnh vực đặc biệt

2.2.1. Giới trẻ và vấn đề giáo dục

Dân số Việt Nam dưới 35 tuổi là 63,42%, tính theo cơ cấu dân số năm 2006. Tính đến thời điểm 30-9-2007, cả nước có 15.686.200 học sinh đang theo học 3 cấp phổ thông. Trong tổng số trẻ em ở độ tuổi nhập học tiểu học (6 tuổi) ở Việt Nam chỉ có 93,5% học lớp 1. Và 6,5% không đi học. Tỷ lệ học sinh giảm dần qua mỗi lớp hay cấp: từ 6.860.300 học sinh học cấp I, đến cấp II còn 5.803.300 học sinh (84,6%), đến cấp II chỉ còn 3.021.600 học sinh (tức 44%) (x. Tạp chí Dân số và Phát triển, số 10, 2007). Số học sinh bỏ học tương đối cao do nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh: khó khăn về kinh tế gia đình, học phí cao, phải lao động sốm, thiếu trường lớp, thiếu giáo viên tận tâm, nhất là thiếu chương trình nhất quán…

Năm học 2007-2008, số sinh viên là 1.928.400, trong đó: trường công lập là 1.622.500 và ngoài công lập là 265.900 trong tổng số 345 trường trên toàn quốc. Về giáo dục trung học chuyên nghiệp, có 273 trường với 621.000.100 học sinh. Nói chung, trình độ giáo dục trên đại học ở Việt Nam tương đối thấp so với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới (x. Niên giám Thống kê 2007, tr.523tt).

Hầu hết phụ nữ ở lứa tuổi từ 15-24 ở thành thị biết chữ (99%), trong khi ở nông thôn là 90%. Phụ nữ dân tộc ít người có tỷ lệ thấp hơn (dưới 70%). Tình trạng mù chữ có tương quan chặt chẽ với chỉ số giàu nghèo của hộ gia đình (x. Tạp chí Dân số và Phát triển, số 11, 2007).

Kết quả giáo dục còn là điều đáng quan tâm hơn nữa khi một bộ phận lớn người trẻ sống buông thả để hưởng thụ vật chất, chiều theo những dục vọng thấp hèn qua số sách báo, phim ảnh đồi truỵ nhan nhãn khắp nơi, qua những quán Bar, bia ôm, massage trá hình mọc lên khắp nơi trong các thành phố và đô thị, qua số trẻ vị thành niên phá thai càng ngày càng tăng (mỗi năm có từ 1,4-2 triệu ca phá thai trong cả nước), số người nhiễm HIV (300.000 người), số người nghiện ma tuý (tính đến tháng 5-2008 là hơn 200.000 người).

2.2.2. Lao động

 

Năm 2007, trong tổng số 85.154.900 người dân, có 44.171.900 người lao động (chiếm 51,87% dân số). Người lao động được tính từ 15 tuổi trở lên và 60 tuổi trở xuống. Trong số người lao động có 22.176.400 người thuộc ngành nông và lâm nghiệp, (chiếm 50,20% tổng số), thuỷ sản 1.634.400 người (3,70%), công nghiệp chế biến 5.963.100 người (13,50%), xây dựng 2.267.700 người (5,13%), thương nghiệp 5.291.700 người (11,98%), đảng và công đoàn 192.900 người (0,44%), còn lại là các ngành khác (x. Niên giám Thống kê 2007, tr. 51-54).

Điều đáng lưu ý trong lĩnh vực lao động là trong số hơn 44 triệu người, có 3.974.600 người làm trong lĩnh vực kinh tế Nhà nước (chiếm 9%), trong khi số người làm ở lĩnh vực ngoài Nhà nước là 38.657.700 (chiếm 87,51%), và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1.539.600 người (chiếm 3,49%) (x. Niên giám Thống kê 2007, tr. 51-54).

Số người thất nghiệp trong cả nước, năm 2007, tương đối lớn (4,64%) và thời gian làm việc cả nước, năm 2006 là 81,79%; số người nhàn rỗi khi không có việc tương đối cao. Người nông dân chỉ làm khoảng 80% ngày công (x. Niên giám Thống kê 2007, tr. 61-62).

Trong tổng số trẻ em từ 5-14 tuổi, có 16% phải tham gia lao động, hầu hết trong số này tham gia vào các kinh tế hộ gia đình (13%), 2,4% làm các công việc nội trợ trong gia đình, ít nhất 28 giờ/tuần nên không thể học hành dễ dàng như các em khác (x. Tạp chí Dân số và Phát triển, số 10, 2007).

2.2.3. Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế trong cả nước là 636,000 đồng (2006), trong đó: thành thị là 1.058.000 đồng và nông thôn là 506.000 đồng (x. Niên giám Thống kê 2007, tr. 607).

Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 15,47% (2006) xuống còn 14,75% (2007). Tuy  nhiên, một số tỉnh miền núi tại những vùng csâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, số hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ trọng cao: Lai Châu 55,32%, Điện Biên 40,77%, Hà Giang 39,44% và Bắc Cạn 37,8% (x. Tạp chí Dân số và Phát triển, số 11, 2007).

Tình trạng thiếu đói vẫn xảy ra ở một số vùng bị thiên tai. Năm 2007, cả nước có 723.900 hộ với 3.034.500 nhân khẩu bị thiếu đói giáp hạt, giảm 6% hộ và 11,6% nhân khẩu so với năm 2006 (x. Tạp chí Dân số và Phát triển, số 4, 2008).

2.2.4. Thiên tai và môi trường

 

Hằng năm Việt Nam chịu khoảng 10 cơn bão lớn và nhiều thiên tai khác như lũ lụt, hạn hán. Mỗi thiên tai đều gây ra những thiệt hại lớn lao về người và của mà cộng đồng xã hội chúng ta chưa biết cách phòng chống. Các nước châu Á đã tìm hiểu về vấn đề này để lập nên những hệ thống cảnh báo thiên tai và giáo dục cộng đồng về những phương pháp phòng chống để giảm thiểu thiệt hại.

Năm 2007 đã xảy ra 7 cơn bão và lũ lụt tại 50 tỉnh thành trực thuộc Trung ương với 435 người chết và mất tích, 850 người bị thương, trên 1.300 công trình bị phá huỷ, khoảng 460 km đê kè và 1.176 km kênh mương bị sạt lở, vỡ và cuốn trôi; làm ngập úng, hư hại 113.800 ha lúa; 6.900 ngôi nhà và 921 phòng học bị sập đổ; 920.900 ngôi nhà bị ngập, tốc mái và nhiều công trình kinh tế-xã hội khác bị ảnh hưởng. Thiệt hại ước tính trên 11.600 tỷ đồng (x. Tạp chí Dân số và Phát triển, số 4, 2008).

Hội nghị Quốc tế về Môi trường ở Hà Nội, tháng 2-2008, đã chỉ rõ cho ta thấy Afganistan và Việt Nam là 2 quốc gia sẽ chịu nhiều thiệt thòi nhất về việc thay đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều vùng ven biển và các vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long sẽ chìm dưới mực nước biển và 17 triệu người dân sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng.

Theo báo cáo kết quả tình hình thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn, năm 2007, có 69% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch, 51% hộ nông thôn có hố xí hợp vệ sinh.

Mức độ ô nhiễm về bụi và khói xe trong các thành phố lớn gấp hàng chục lần so với mức độ cho phép, sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật về đường hô hấp. Các nguồn nước bị huỷ hoại hay bị ô nhiễm do chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp tham lợi không có hệ thống lọc nước thải. Nhiều người dân đã bị những bệnh nguy hiểm vì thiếu nước sạch (x. Tạp chí Dân số và Phát triển, số 4, 2008).

2.2.5. Phụ nữ

      Gần 51% dân số là phụ nữ nhưng nhiều người còn bị bạo hành trong gia đình, chưa được hưởng sự bình đẳng giới, chưa biết bảo vệ sức khoẻ sinh sản. Tuổi trung bình kết hôn ở Việt Nam từ 26,6 (nam) và 23,2 (nữ). Tuy nhiên, có sự chênh lệch đôi chút giữa khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ suất ly hôn và kết hôn tính theo phần ngàn là 0,2 so với 6,3 vào năm 2004 (x. Tạp chí Dân số và Phát triển, số 11, 2007).

Tỷ lệ kết hôn sớm, trước 15 và 18 tuổi, tương đối cao ở các vùng được coi là nghèo nhất bao gồm vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Bắc và đồng bằng sông Cửu Long, cũng có sự khác biệt lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn (x. Tạp chí Dân số và Phát triển, số 11, 2007).

Hiện tại có 75,7% phụ nữ đang có chồng hoặc đang sống chung như vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai. Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất là vòng tránh thai được 35,9% phụ nữ áp dụng.

Việt Nam được xếp vào nhóm nước có mức nạo phá thai cao nhất thế giới, đặc biệt là số ca nạo phá thai ở tuổi vị thành niên và thanh niên trẻ. Năm 2003 là 1,7%, năm 2004 còn 1,2%. Các chuyên gia ước tính mỗi năm có từ 1,4-2 triệu ca nạo phá thai (x. Nguyễn Thiện Trưởng, Dân số và Phát triển Bền vững ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 23).

Tại Việt Nam chưa có số thống kê chính xác về số lượng, tính chất và mức độ của bạo hành trong gia đình. Theo số liệu của Bộ Công an, cứ 2 đến 3 ngày có 1 người chết vì liên quan đến bạo hành gia đình. Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2005, ở đồng bằng sông Cửu Long có 1.011 người tự tử, ở Tây Nguyên có 715 người tự tử vì bạo hành trong gia đình. Toà án Nhân dân Tối cao chỉ rõ, từ năm 2000-2005, toà án các cấp đã xử 186.954 vụ ly hôn do bạo hành gia đình (x. Uỷ ban các Vấn đề Xã hội của Quốc hội, 2006). Theo các cuộc khảo sát được tiến hành trên một số vùng của Việt Nam, có tới 60-75% phụ nữ đã từng bị các dạng bạo hành gia đình, bao gồm: bạo hành thể xác, bạo hành tinh thần, bạo hành tình dục (x. Tạp chí Dân số và Phát triển, số 11, 2007).

Nhiều miền cao, vùng sâu vùng xa, nhất là đồng bằng sông Cửu Long có đến 60%-80% phụ nữ mắc bệnh phụ khoa vì thiếu nước sạch. Gần 3 triệu người goá bụa sống nghèo khổ, trong đó hơn 2 triệu là phụ nữ. Do tình trạng nghèo khổ, nhiều phụ nữ bị lạm dụng tình dục, phải lấy chồng nước ngoài, thậm chí phải bán cả thân xác. Theo Cục Phòng chống Tệ nạn Xã hội của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, 6 tháng đầu năm 2007, cả nước có 55 ngàn người hành nghề mại dâm, nhưng đó chỉ là con số kê khai hành chính, số người thực tế chắc chắn còn cao hơn nhiều.

2.2.6. Y tế và sức khoẻ cộng đồng

Tính đến 31-8-2007, con số người nhiễm tính khoảng 293.000 người. HIV có mặt trong tất cả 64 tỉnh thành, 96% trong tổng số 659 quận huyện và 66% trong số 10.732 phường xã. Số người nhiễm HIV trong độ tuổi từ 20-39 là 78,9% và 85,2% là nam giới (x. Báo cáo của Nhà nước Việt Nam về Cam kết Phòng chống HIV/AIDS, Hà Nội, 1-2008, tr. 6). Cứ mỗi một ngày qua đi, có thêm 100 người nhiễm HIV mới và 40 người qua đời vì AIDS. Các tổ chức quốc tế đã trợ giúp hàng trăm tỷ đồng Việt Nam mỗi năm nhưng số người nhiễm HIV vẫn không giảm bớt do nhiều nguyên nhân. Các tổ chức đó đang thiết tha kêu gọi Giáo hội Công giáo cộng tác vào hoạt động xã hội này để ngăn chặn hiểm hoạ.

Ngành Y tế đã tập trung chỉ đạo việc phòng chống dịch bệnh, ứng cứu khi thiên tai, vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nước sạch. Tuy nhiên, trong ít năm gần đây, một số bệnh gây dịch thông thường như sốt xuất huyết, viêm gan siêu vi, sốt rét, dịch tiêu chảy, cúm gia cầm vẫn tiếp tục xảy ra trên nhiều địa phương. Điều này cần đến việc gây ý thức quần chúng về các dịch bệnh.

Tình hình ngộ độc thực phẩm chưa được cải thiện. Trên cả nước liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc tập thể với số lượng và quy mô ngày càng tăng. Trong năm 2007, cả nước có 6.800 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có 53 người đã chết. Tình trạng thực phẩm không an toàn như rượu có nồng độ Methanol quá cao, các sản phẩm sữa có chất Melamin, các thực phẩm có chất Formon đang là những vấn đề thời sự hiện nay. Chúng ta cần gây ý thức quần chúng để chỉ mua bán những thực phẩm an toàn.

2.2.7. Bảng thống kê một số vấn đề xã hội

Chúng tôi cũng xin gửi đến tham dự viên Bảng Thống kê về một số vấn đề xã hội của 63 tỉnh thành trong cả nước (sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội). Bảng thống kê này chưa hoàn chỉnh. Chúng tôi chỉ tập trung cho một vài số liệu như về số người HIV/AIDS, ma tuý, số trẻ em bị khuyết tật, bỏ học… Các vấn đề khác đang để ngỏ để chính các Ban BAXH - Caritas Giáo phận sẽ điền vào theo số liệu của địa phương mình. (Bảng 2)

2.3. Một số vấn đề xã hội đối với Giáo hội Việt Nam

UBBAXH đã nhận được một số báo cáo của các giáo phận gửi về để biết những vấn đề xã hội ưu tiên. Trừ Giáo phận Bắc Ninh vào lúc đó chưa có người phụ trách Ban BAXH và Tổng Giáo phận TP. HCM không trả lời, chúng tôi xin liệt kê các vấn đề xã hội được quan tâm nhiều nhất.

 (x. Bảng Thống kê những Vấn đề Xã hội tại 26 Giáo phận)

Tính đến ngày 12-3-2008, những vấn đề xã hội được quan tâm nhiều nhất là:

·         Nghèo đói:                                      23

·         Thất nghiệp:                                    19

·         Giáo dục:                                        16

·         HIV/AIDS, Ma tuý, Di dân:          12

·         Nước sạch:                          11

·         Ô nhiễm môi trường:                      10

·         Khuyết tật:                          10

·         Thiên tai:                                           9

·         Nạo phá thai:                                     9

·         Mại dâm:                                           7

·         Nghiện rượư:                                    6

·         Y tế:                                      6

Chúng tôi cũng liệt kê số liệu những đối tượng nghèo tại các giáo phận trên. Các đối tượng này đang được quan tâm săn sóc. Chúng tôi chia đối tượng thành 2 loại: người lớn và trẻ em theo thống kê sau: (x. Bảng Thống kê Xã hội 26 Giáo phận)

Trẻ em

* Nghèo:                              112.500

* Thất học:                             72.830

* Khuyết tật:                           8.221

* Mồ côi:                                 5.189

* Nhiễm HIV:                         5.241

* Bị lạm dụng lao động:          3.364

* Trẻ đường phố:                        546

* Bị lạm dụng tình dục:             411

* Phạm pháp:                              337

Người lớn

Chúng tôi cũng thấy một số vấn đề xã hội đang được các giáo phận quan tâm như:

-          Vấn đề di dân (620.700 người): các giáo phận Phát Diệm, Vinh, Long Xuyên, Phú Cường, Xuân Lộc quan tâm, không kể TP. HCM.

-          Vấn đề giúp các dân tộc thiểu số (2.091.538 người): được các giáo phận Phát Diệm, Thanh Hoá, Vinh, Nha Trang, Đà Lạt, Long Xuyên, Phú Cường, Xuân Lộc quan tâm.

-          Vấn đề giúp phụ nữ nghèo (161.795 người): được các giáo phận Thái Bình, Vinh, Cần Thơ, Long Xuyên quan tâm.

-          Vấn đề giúp các người nhiễm HIV (14.539 người): được các Giáo phận Thái Bình, Phát Diệm, Nha Trang, Cần Thơ, Đà Lạt, Long Xuyên, Xuân Lộc quan tâm (không kể TP. HCM có riêng một ban mục vụ về vấn đề này).

-          Vấn đề giúp người nghiện ma tuý (8.227 người): được các giáo phận Thái Bình, Vinh, Nha Trang, Cần Thơ, Đà Lạt, Long Xuyên, Xuân Lộc quan tâm.

-          Vấn đề giúp các bệnh nhân phong (3.277 người): được các Giáo phận Thái Bình, Thanh Hoá, Vinh, Nha Trang, Vĩnh Long, Đà Lạt, Long Xuyên, Phú Cường, Xuân Lộc quan tâm.

-          Vấn đề giúp các sinh viên nghèo (2.380 sinh viên): được các Giáo phận Thái Bình, Phát Diệm, Vinh, Long Xuyên, Xuân Lộc quan tâm.

3. ĐƯỜNG HƯỚNG ĐỀ NGHỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Caritas Việt Nam hết sức quan tâm đến các vấn đề xã hội ở Việt Nam và quyết tâm liên kết với mọi thành phần trong xã hội để xây dựng và phát triển cộng đồng dân tộc. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh và điều kiện hiện nay, Caritas Việt Nam xin đề nghị với các thành viên và hội viên của mình một vài đường hướng tổng quát sau đây:

3.1. Cổ vũ sự tham gia của cộng đồng

Để giải quyết các vấn đề xã hội trong địa phương, trước tiên chính cộng đồng người dân trong địa phương đó phải ý thức vấn đề của họ rồi cùng bàn thảo, đưa ra những việc cần làm. Chính họ là người xây dựng nên những dự án ở địa phương, đóng góp nguồn lực để thực hiện những dự án đó và kiểm tra việc sử dụng nguồn lực cũng như đánh giá việc thực hiện dự án. Đây là sự tham gia của cộng đồng theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Caritas Việt Nam là một tổ chức của cộng đồng, của quần chúng, bao gồm nhiều hội viên và tình nguyện viên trong một địa phương cụ thể là giáo phận, giáo hạt, giáo xứ, trong đó Caritas giáo xứ là cơ bản và là điểm xuất phát các chương trình hành động.

3.2. Xây dựng Caritas Giáo xứ

Trọng tâm hoạt động của Caritas Việt Nam trong 5 năm đầu tiên (2008-2013) là xây dựng được cơ cấu sinh hoạt của Caritas ở giáo xứ bằng những phương cách sau đây:

-          Giới thiệu Caritas Việt Nam như một tổ chức BAXH và như một hiệp hội Công giáo tiến hành tại các giáo xứ để mời gọi tín hữu cùng tham gia bằng các buổi nói chuyện, phân phát tờ bướm, cẩm nang, giới thiệu Quy chế và Nội quy Caritas Việt Nam, viết bài giới thiệu trên các websites Công giáo.

-          Giới thiệu Caritas Việt Nam cho các linh mục, tu sĩ để mời gọi tham gia tích cực qua các buổi họp mặt, tĩnh tâm, thường huấn.

-          Xin các linh mục quản xứ giới thiệu Caritas Việt Nam với linh đạo bác ái để gây ý thức về hoạt động bác ái là trách nhiệm của từng tín hữu và cũng là trách nhiệm của Giáo Hội.

3.3. Xây dựng Caritas Giáo phận

Trong thời hạn 2 năm, sau Lễ Ra Mắt Caritas Việt Nam (2008-2010), Caritas Giáo phận được thành lập với cơ cấu tổ chức và điều hành như Điều 11 và 12 trong bản Quy chế giới thiệu:

-          Mỗi Caritas Giáo phận có người đứng đầu, có văn phòng và nhân viên làm việc, có phương tiện hoạt động, nhân viên được trả lương (x. Quy chế, Điều 13).

-          Caritas Giáo phận có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề xã hội của giáo phận, đề xuất những dự án, thực hiện các hoạt động BAXH của giáo phận (x. Quy chế, Điều 13).

-          Caritas Giáo phận thúc đẩy việc giới thiệu Caritas Việt Nam tại các giáo xứ và đưa sinh hoạt BAXH thành hoạt động thường xuyên trong giáo phận bằng cách tổ chức các khoá tập huấn cho các hội viên của giáo xứ như thể thức thành lập, cơ cấu tổ chức ở giáo xứ, việc quản lý nhân sự và nguồn lực, việc xây dựng các dự án nhỏ, học hỏi về cách quản trị tài chính, về nội quy…

-          Nguồn lực để thực hiện các dự án đến từ các giáo xứ, do Caritas Giáo phận quyên góp được, do  Caritas Trung ương trợ giúp nếu giáo phận không đủ khả năng thực hiện dự án (x. Quy chế, Điều 15).

3.4. Củng cố Caritas Trung ương

Caritas Trung ương cố gắng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và điều hành như điều 11 và 12 của bản Quy chế ấn định, nhất là thiết lập các phòng ban chuyên môn.

Caritas Trung ương thực hiện “Dự án Thành lập Mạng lưới của Caritas Việt Nam tại các giáo phận” như tháng 10-2008 tổ chức Lễ Ra Mắt Caritas Việt Nam, từ tháng 10 đến tháng 12-2008, chuyển giao các phương tiện làm việc cho giáo phận…

Caritas Trung ương tập trung vào việc đào tạo nhân sự cho các giáo phận bằng các khoá tập huấn như: tổ chức và quản lý nhân sự, tổ chức và quản lý phương tiện, nguồn lực; học thuyết xã hội Công giáo, viết và quản lý dự án, nghiên cứu các vấn đề xã hội, phòng chống HIV/AIDS, cắt cơn và phục hồi cho người nghiện ma tuý, giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ, sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ, giảm thiểu thiệt hại thiên tai nhờ cộng đồng…

Caritas Trung ương nghiên cứu một số vấn đề xã hội đặc biệt ở Việt Nam để có thể cung cấp tài liệu hướng dẫn và học hỏi cho các Caritas Giáo phận, chủng viện, dòng tu, các tổ chức trong mạng Caritas Quốc tế.

Caritas Trung ương phối kết với các tổ chức để thực hiện một số dự án có tầm cỡ quốc gia cũng như giới thiệu dự án của các Caritas Giáo phận cho các tổ chức này (x. Quy chế, Điều 13).

Caritas Trung ương giữ liên lạc và phối hợp hoạt động BAXH của Caritas Giáo phận và dòng tu ở Việt Nam vì các dòng tu là nguồn nhân lực quan trọng cung ứng cho Caritas các cấp những con người đạo đức, quảng đại, có khả năng chuyên môn cao và có khả năng truyền thông tốt.

3.5. Caritas Việt Nam tin cậy vào tình yêu và quyền năng Thiên Chúa

Caritas Việt Nam không cậy dựa vào tiền bạc giúp đỡ của các tổ chức hay tài năng của con người, nhưng trên hết, tin cậy vào ân sủng, quyền năng và nhất là tình thương của Thiên Chúa mà con người có thể đóng góp vào để thể hiện tình bác ái cho nhau (x. Quy chế, Điều 15).

Vì thế, Caritas khuyến khích mọi hội viên sống kết hợp với Thiên Chúa và hiệp thông với Giáo Hội (x. Nội quy, Điều 2 và 3).

Caritas Việt Nam không chủ trương xây dựng nhiều cơ sở bác ái để giải quyết các vấn đề xã hội nhưng cổ vũ linh đạo bác ái (x. Nội quy, Điều 1) như là nền tảng để giải quyết các vấn đề này. Thật ra, các vấn đề xã hội đều phát xuất từ chính lòng con người vì trong cuộc đấu tranh giữa cái đúng và sai, giữa cái thiện và ác, giữa cái đẹp và xấu, nếu con người ý thức và chọn lựa Thiên Chúa là nguồn chân thiện mỹ, con người đã giải quyết cơ bản rất nhiều vấn đề xã hội rồi. Do đó, Caritas Việt Nam quan tâm hơn đến việc giáo dục con người toàn diện để xây dựng cho con người, nhất là cho giới trẻ, một nền nhân bản tâm linh và nền văn minh tình yêu.

3.6. Caritas Việt Nam tin cậy vào nội lực của đồng bào Việt Nam

Người Việt Nam rất trọng nhân nghĩa và tình đồng bào nên rất quảng đại trong các hoạt động từ thiện. Các hoạt động bác ái được phát động trong cả nước để cứu giúp các nạn nhân thiên tai, nạn nhân xã hội hay gặp cảnh khốn cùng trong bao năm qua đã chứng tỏ điều đó. Vì thế, Caritas Việt Nam dựa vào nội lực của dân tộc để thực hiện các dự án xã hội trong cũng như ngoài nước với tinh thần tự lập và tự trọng của người Việt Nam (x. Quy chế, Điều 15).

KẾT LUẬN

Văn phòng Caritas Trung ương gửi đến tham dự viên bài trình bày tóm lược này về các vấn đề xã hội này như một gợi ý để cùng thảo luận và tìm ra những phương cách cụ thể, thiết thực để giải quyết các vấn đề xã hội tại địa phương. Hy vọng với ơn Chúa và sự cộng tác chân thành, Caritas Việt Nam chúng ta có thể đóng góp nhiều cho việc xây dựng cộng đồng dân tộc và gia đình nhân loại mỗi ngày một phát triển, hoà bình và thịnh vượng hơn.

 

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

Mục lục

 

CÔNG BỘC HAY LÀ QUAN?

Qui định mới của Bộ Y tế đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang là thời sự nóng bỏng. Nó chỉ nhận được từ báo chí và dư luận toàn những lời phê bình gay gắt như: đó là một quy định cảm tính, thiếu cơ sở khoa học, thiếu tính nhân văn, vi phạm một quyền công dân, duy ý chí, bất khả thi, v.v. Tại sao có phản ứng mạnh mẽ như thế?

Qui định được ban hành kèm theo Quyết định số 33 ngày 30-9-2008. Bảng tiêu chuẩn của Bộ qui định hết sức chi tiết các tiêu chí về thể lực, chức năng sinh lý, bệnh lý mà một người dân dù chỉ thiếu một tiêu chí mà thôi, sẽ không được phép lái xe cơ giới. Bộ Y tế chúng ta đã “nghĩ” ra được những gần tám chục điều kiện, chứ không ít, trong đó 6 điều kiện thể lực (như phải cao ít nhất 1m45, nặng không dưới 40 ki-lô, ngực tối thiểu 72cm3, lực bóp của tay thuận tay nghịch…), và 72 tiêu chí về các chức năng sinh lý, bệnh tật hết sức chi li, kể cả những bệnh tiêu hoá khó chẩn đoán, loét thực quản, hẹp thực quản, loét dạ dày, trĩ, viêm gan mãn tính, teo gan, chiều dài hai chân hoặc hai tay không bằng nhau … Không biết người ta đã mất bao nhiêu giờ làm việc để tìm ra bấy nhiêu tiêu chí cho người muốn lái xe, mà chắc trên thế gian này chưa có nước nào sánh kịp! Hình như cứ nghĩ ra cái đã, chuyện thực hiện tính sau, khả thi hay không khả thi, cứ làm rồi biết, không khả thi thì dẹp đi, có sao! Còn chuyện dân chúng lại mất bao nhiêu thời giờ, bao nhiêu tiền của vì cái bảng tiêu chuẩn này, đó là chuyện của họ … Mà đâu chỉ có Bộ Y tế mới có cách làm như thế.

Quy định của Bộ Giao thông Vận tải về việc thi bằng lái xe cũng rất nhiêu khê, thiếu thực tế và làm khổ dân không ít. Thí sinh phải học đến 300 câu nhưng thực tế chỉ ứng dụng 100 câu. Có những câu không liên quan trực tiếp gì đến người lái xe cả nhưng vẫn phải biết, như: con lươn là gì, thế nào là tuyến vận tải khách, công trình đường bộ được hiểu như thế nào… Đó là những điều cần biết đối với người sửa chữa, xây dựng cầu đường, người quản lý giao thông vận tải hay cảnh sát giao thông, chứ không phải là luật cho người lái xe.  Dư luận cũng phê bình chương trình đào tạo lái xe quá nặng nề, không thực tế vì  muốn ôm đồm quá nhiều chuyện. Ý kiến chung là đối với người thi bằng lái xe, chỉ cần biết Luật giao thông và thực hành là đủ. Một việc nhỏ như đổi bằng lái xe cũng được ngành GTVT quan tâm đề ra một loạt thủ tục gây khó khăn cho người dân. Không kể nhiều thứ giấy tờ phải nộp, không kể thời gian 15 ngày phải đợi, người đổi bằng lái ô tô, nếu trễ 30 ngày, sẽ bị buộc phải thi lại phần lý thuyết; trễ 6 tháng, thi lại cả lý thuyết lẫn thực hành! Cơ quan quản lý tìm tối đa thuận lợi cho mình và tối thiểu thuận lợi cho dân. Hay là, như thiên hạ nói: “Có khó mới ló đồng tiền!”?  Người dân muốn được dễ dàng cũng không khó, nếu “biết điều” hoặc chạy tới nhờ “dịch vụ” …

Liên quan tới ngành giao thông vận tải, gần đây dư luận cũng đã nóng lên vì dự định của chính quyền thu tiền người lái xe gắn máy như một biện pháp giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Bây giờ không thấy nói năng gì nữa. Nếu được đưa ra áp dụng thì đó lại thêm một quyết định “quan liêu” từ trên xuống, duy ý chí, “khoẻ re” cho chính quyền nhưng lại khổ cho dân và không đạt mục đích vì  không đi sát thực tế do thiếu nghiên cứu. Và chắc cũng chưa ai quên quy định cấm xe ba bánh thô sơ cách nay chưa lâu, -cũng thuộc loại quy định nóng vội, mang nhiều cảm tính và nhất là không tính đến lợi ích cụ thể của người dân, may nhờ báo chí và dư luận phản ứng mạnh mà đuợc điều chỉnh ít nhiều …

Tôi tự hỏi do đâu ở nước ta, người cầm quyền thường có thói quen hành quyền theo kiểu đó? Vì quả thật đây không phải là một hai trường hợp ngoại lệ, mà gần như là một hiện tượng phổ biến. Ta có thể suy ra: ở cấp cao mà còn như thế thì huống hồ là ở các cấp thấp, “xa mặt trời”! Trong thực tế, người dân ở các vùng xa, vùng sâu bị “hành” nhiều hơn dân thành phố.

Quốc hội đang thảo luận hai dự án luật về Cán bộ Công chức và Giao thông đường bộ (20/10/2008). Công quyền, công chức có là để phục vụ công ích tức là lợi ích của mọi người, của toàn thể xã hội và của mỗi người.  Nếu họ quên mất hoặc xem thường vai trò thiết yếu đó, người dân có quyền chất vấn tính hợp pháp của họ. Tại sao sau bao nhiêu lần cải cách, dư luận và báo chí cứ vẫn gọi cơ quan hành chính ở nước ta là “ hành dân’ là ‘chính”? Tại sao cán bộ công chức lại “khó” với dân như thế?  Một đại biểu Quốc hội nói có “những công chức ba không”: không cười, không giải thích, nói với dân không chủ ngữ” , -nghĩa là nói cách lạnh lùng, có khi từng tiếng một gọn lỏn chẳng thành câu cú gì, hiểu sao thì hiểu (mà nếu hỏi lại, thì quát tháo). Cho nên mỗi lần phải tới cơ quan, người dân thấp cổ bé miệng rất ngại ngùng. Rõ ràng thái độ của công chức là thái độ của kẻ trên nhìn xuống, kẻ ban phát, kẻ coi quyền hành trong tay là của chính mình.

Một trong các nguyên nhân của thái độ “bề trên” nơi người cầm quyền là cách thức chọn người vào vị trí lãnh đạo, quản lý có vấn đề : thiếu dân chủ, công khai, minh bạch, thiếu tính cạnh tranh nên dễ dàng đưa tới việc bổ nhiệm những công chức, cán bộ chưa đúng tiêu chuẩn, thiếu năng lực và có khi thiếu cả đạo đức nữa. Ngoài ra, hệ thống đảng và hệ thống chính quyền chưa tách bạch rõ ràng trong thực tế cũng là một nguyên nhân lớn gây nên tâm lý “an toàn” của người công chức, cán bộ; họ “sợ” đảng hơn sợ nhân dân; họ chỉ lo sao cho đảng không phê bình mình là được. Ở nước ta không có “văn hoá từ chức” , cũng phần nào do cái cơ cấu “đúp” này. Không như khẩu hiệu được trưng ra, nhân dân chưa thực sự có quyền gì đối với “công bộc” của mình.  Đã có những công chức, cán bộ khi bị đưa ra toà và “đuối lý” , tự biện bạch rằng mình cũng biết mình thiếu khả năng, nhưng vì đảng đã phân công như thế đành phải gánh vác việc công. Lời biện hộ này phải chăng đã biểu lộ chủ trương của một thời: “hồng hơn chuyên”?

Mong rằng dự án Luật công chức, cán bộ đang được thảo luận tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá XII, sẽ có những sửa đổi căn cơ để công quyền, công chức thực sự là người phục vụ phục vụ nhân dân, phục vụ công tích.

25-10-08

Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô

Mục lục

Lễ Các Thánh :

PHÚC!

 Mt 5, 1-12a

 

Hạnh phúc luôn là một khát vọng của con người. Mọi người bất kể là ai, ở địa vị nào cũng đều đi tìm hạnh phúc: Phải sống như thế nào để luôn hạnh phúc, câu hỏi đó trăn trở con người từ bao ngàn thế hệ. Chính vì thế, từ xa xưa, các nhà hiền triết đã suy tư, nghiền ngẫm để tìm những con đường đi đến hạnh phúc. Từ thời Aristote (384-322 trước Chúa giáng sinh), các nhà triết học phân biệt thành hai kiểu hạnh phúc:

Chúa Giêsu trong bài giảng trên núi vào đầu sứ vụ của Ngài đã dẫn nhân loại đến với hạnh phúc bằng tám phúc. Hạnh phúc tiếng Latinh “beatitudo”. Tin mừng ghi lại nguyên ngữ Hy Lạp “μακαριος” nghĩa là: người sở hữu một niềm vui tâm hồn, không có thể bị ảnh hưởng bởi những hoàn cảnh bên ngoài chung quanh tác động. Như thế, hạnh phúc mà Chúa Giêsu rao giảng là một tình trạng niềm vui tâm hồn luôn mãi không bị chi phối bởi hoàn cảnh - sự việc bên ngoài.

Mỗi mối phúc mà Chúa Giêsu đề cập, không được con người quan tâm như là những điều may mắn hạnh phúc, trái lại la những khổ đau mà con người luôn tránh. Những hoàn cảnh này Chúa Giêsu tuyên bố: họ hạnh phúc thật. Chính sứ mạng của Chúa Giêsu đến thế gian để trao cho con người chìa khóa để mở hạnh phúc, một niềm vui nội tại không bị chi phối khi ta sống giữa những hoàn cảnh khó khăn nhất:

·        "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”. Những người nghèo là những người được Thiên Chúa quan tâm, chính Chúa Giêsu đã tuyên bố trong diễn văn tại Hội đường Nagiaret khi bắt đầu s vụ, mượn lời ngôn sứ Isaia nói về mình tuyên bố: “Thánh Linh Chúa ng trên Tôi…, sai Tôi đi rao giảng Tin mừng cho người nghèo khó…” (Lc 4, 18). Người mang tinh thần nghèo khó là ý thức thân phận thiếu hụt của mình nên sẵn sàng mở tâm hồn để Thiên Chúa làm tràn đầy ân sủng. Chính trong thân phận nghèo, họ cảm nhận được sự thiếu thốn và sẵn sàng chia sẻ với anh em cùng khổ. Thánh Hilaire de Poitiers đã suy niệm sự hạnh phúc của những người sống trong tinh thần nghèo: “Sự nghèo khó gợi lại rằng chính chúng ta không có gì hết, mà chúng ta nhận tất cả từ Thiên Chúa; tất cả mọi gia sản là của chung; khó nghèo dẫn chúng ta chịu khuất phục trước Thiên Chúa, và trong sự khuất phục này để chia sẻ tất cả những gì chúng ta có; sự nghèo khó đưa chúng ta vào sự hiệp nhất với sự lãnh nhận Thiên Chúa trong lúc chờ đợi, chính tinh thần nghèo khó đưa chúng ta tham dự vào sự vinh quang” (saint Hilaire de Poitiers: commentaire de l’évangile selon saint Matthieu, IV 2).

·        “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Hứa làm gia nghiệp”. Hiền lành và khiêm nhường trong lòng, đó là những gì Chúa Giêsu đã sống và kêu gọi: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11, 29), Hiền lành nhu Chúa Giêsu không lấy oán báo oán khi mình bị xúc phạm (Mt 21,5). Sự hiền lành cũng gợi lại hình ảnh người tôi tớ đau khổ mà tiên tri Isaia đã phác họa (x. Is 53, 7).

·        “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an”. Vâng, Thiên Chúa không bỏ họ một mình trong lúc sầu khổ, ngôn sứ Isaia đã nhấn mạnh “Sự thật, chính Người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta” (Is 53, 3-4). Ðức Giêsu được xức dầu thánh hiến, sai đi đem Tin mừng cho những người khổ, những kẻ bị giam cầm và bị áp bức, Ngài giải thoát và dẫn họ đến tự do - hạnh phúc (x.Lc 4, 18-19). Hơn nữa, trong đau khổ con người tham dự vào cuộc Thương khó của Đức Kitô, Đấng chia sẻ với những bước đường đau khổ của kiếp người. Tình trạng khổ dưới mắt người đời là vô phúc lại được Thiên Chúa chúc phúc, là tham dự vào cuộc khổ nạn của Thiên Chúa cho nhân loại, cho nên chính họ được tham dự vào hạnh phúc vinh quang trong Đức Kitô Phục sinh. Chính vì lẽ đó Thánh Phaolô đã xác tín: “tôi mang trên mình tôi những dấu tích của Ðức Giêsu” (Gal 6, 17). Cho nên, trong đau khổ Phaolô đã tin rằng: “Tôi bỏ khuyết những thiếu sót trong cuộc khổ nạn của Chúa Kitô” (Col 1,24). Phêrô cũng xác tín: “Phúc thay ai cùng chịu đau khổ với Đức Kitô” (1P 4, 1)

·        “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng”. Đấng Công chính là Thiên Chúa như Tôbia đã cầu nguyện: "Lạy Chúa, Ngài là Ðấng công chính, mọi việc Ngài làm đều chính trực” (Tb 3, 2) “Thiên Chúa công chính” (x. G 6, 1). Tước hiệu Vua Công chính cũng được ngôn sứ Giêrêmia chỉ Đấng Messia là Đức Kitô: “bấy giờ, Giu-đa sẽ được cứu thoát, Ít-ra-en được sống yên hàn. Danh hiệu người ta tặng vua ấy sẽ là: "Đức Chúa, sự công chính của chúng ta."(Gr 23, 6). Khao khát nên người công chính là khao khát chính Thiên Chúa và người trở nên công chính sẽ được Thiên Chúa bảo vệ: “Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa và chẳng cực hình nào động tới được nữa. (Kn 3, 1), hơn nữa: “Thiên Chúa yêu người công chính” (Tv 145). Thánh Ambroise đã suy gẫm và quyết tâm khao khát nên người công chính: “Tôi đã giải phóng tôi khỏi mọi lỗi lầm, tôi đã giải quyết được mọi thói quen, tôi đã khóc cho tội lỗi của tôi, tôi bắt đầu đói và khát sự công chính, đó là một tín hiệu của sức khỏe.” Vâng, đó là sức khỏe của người công chính trong Thiên Chúa.

·        “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”. Như Chúa Giêsu đã mang trái tim nhân ái xót thương tất cả mọi người, ngay cả những người tội lỗi, Ngài dạy con người lòng xót thương tha thứ trong Kinh Lạy Cha (x. Lc 11, 4). Ngài trách những người Pharisêu bỏ quên những cơ bản của luật: sự công chính, lòng xót thương, sự trung thành để giữ những tập tục phàm nhân (x. Mt 23, 23)

·        Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.”. Theo văn hóa Hipry (Thánh Kinh được linh hứng viết trong môi trường văn hóa này) trái tim là nguồn suối của hành động, nếu trái tim không sạch thì mọi hành vi thực hiện cũng nhiễm dơ. Vì thế, ai có tâm hồn trong sạch sẽ làm những công trình cuộc đời trong sự hoàn thiện. Tâm hồn trong sạch được khắc ghi Luật Chúa (x. Tv 10, 9). Yêu mến Chúa ( x. Mt 22, 37; Mc 12, 30; Lc 10, 27). Được gặp Chúa thổ lộ tâm tình như người yêu với người yêu (x.Ho 2, 16-18; 21-22)

·        “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”. Những tác nhân xây dựng hòa bình trở nên giống Thiên Chúa vì “Người thiết lập hoà bình trên cõi trời cao” (G 25, 1-2), người xây dựng hòa bình trên trái đất là đang tham gia thiết lập vương quốc hòa bình mà Thiên Chúa thiết lập trên trời cho trần gian. Chính đêm Giáng sinh, Ngài cũng ban bình an cho nhân loại qua lời ca tụng của các Thiên thần: “Bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Lc 2, 14)

·        “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao”. Chúa Kitô đã nói trước về sự tử đạo của người tín hữu vì công chính, vì danh Kitô. “...Trong thế gian, anh em sẽ gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian" (Ga 16, 33). Chính trong lúc bị bách hại là cùng chịu khổ nạn và cùng được phục sinh vinh quang như Phaolô đã xác quyết: …vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người (Rm 8, 17). Xây dựng Nước Thiên Chúa - Nước Công Chính viên mãn, chính Đức Kitô trả giá bằng việc hy sinh chính mạng sống mình: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15, 13). Người tham gia xây dựng vương quốc công chính bằng máutham dự vào chính tình yêu của Thiên Chúa. Người bị bách hại, lăng nhục, vu khống là người có phúc. Ngay giữa ngặt nghèo họ vẫn cảm được niềm vui (x. Cv 5, 41), cho nên Thánh Phaolô đã xác quyết: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Ðức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? ... Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Ðấng đã yêu mến chúng ta” (Rm 8, 35.37)

Khi nghe giáo huấn Bát Phúc, Ghandi - vị thánh và là cha già của dân tộc Ấn Độ đã tuyên bố: không có bản tuyên ngôn nào trên trái đất đẹp bằng Tám Phúc của Chúa Giêsu và ông nói: “Chính bài giảng trên núi này làm cho tôi yêu mến Đức Kitô”

 

Hạnh phúc không lệ thuộc vào những gì xảy ra chung quanh ta, nhưng là “beatitudo - μακαριος” mà Đức Giêsu nhấn mạnh. Hạnh phúc được tính bởi tinh thần với sức mạnh, chúng ta tranh đấu với những vấn đề cuộc sống. Hạnh phúc được sinh ra trong lúc chúng ta đặt trong tim mình những công trình và thực hiện với sự vui mừng và hoan hỉ trong Thiên Chúa bất chấp mọi hoàn cảnh như các Thánh  trải qua, đã chiến thắng, đang hưởng hạnh phúc mà Thiên Chúa hứa ban.

“Hạnh phúc đúng là món quà của thượng đế…” (Aristote) và hạnh phúc do ở nơi chúng ta: "Phúc thay người đặt niềm tin cậy vào Chúa” (Tv 39, 5c).

 

 Lm. Vinh Sơn

Mục lục

 

HÃY NHÌN LÊN

 

Chúng ta sinh ra có một khuôn mặt, lúc nào cũng hướng lên trời là quê hương chúng ta. Thật vậy, dù thức hay ngủ, Chúa luôn muốn chúng ta nhìn lên trên chốn trời cao huy hoàng ấy. Mà dù có chết, đã bị chôn vùi trong lòng đất thẳm sâu, lạnh giá, mặt chúng ta cũng còn hướng về trời đó sao.

 

Nhìn lên trên ấy, để làm gì ? Thưa để nhớ là Cha ta đang trên ấy, Mẹ ta ở trên ấy, gia đình, người thân yêu đang trên ấy đợi ta. Ta hãy nhìn lên chốn cao xa đó, sẽ có hết những điều làm cho ta ưa thích, mến chuộng.

 

Hãy nhìn lên. Nhưng làm sao lên được chốn ấy.

 

Thưa, dĩ nhiên không phải là những người ăn uống say sưa, chè chén tả tơi, ăn chơi trác táng, chỉ biết một nhu cầu duy nhất là xác thịt. Không, những người này đã có chỗ khác dành sẵn cho họ rồi. Có lẽ chúng ta không thuộc hạng vừa kể trên.

 

Hãy nhìn lên. Nhưng làm sao lên được chốn ấy.

 

Thưa, dĩ nhiên không phải ai cũng lên ấy được. Chỉ có những người theo đúng đường Chúa dạy, mới với, mới trèo tới chốn trời cao vĩnh hằng đó được.

 

Còn Chúa lại than phiền rằng : Con đường hẹp là đường đưa tới vinh quang, tới nơi hằng sống thì có ít người đi. Ta phải nhìn nhận một sự thực này : là chúng ta có được diễm phúc biết Chúa, theo Chúa.

 

Hãy nhìn lên. Thiên đàng là điều ai cũng muốn.

 

Nhìn lên bằng cách đi xuyên qua con đường thập giá, bằng đời sống tạ ơn. Nhất là tạ ơn ngay cả khi gặp thử thách, gặp đau khổ trong đời thường. Đau khổ do hoàn cảnh, khổ đau do người thân, bất hạnh do những người xung quanh đem lại.

 

Hãy nhìn lên, đừng ca thán. Một vài đau khổ, một vài sầu muộn; một thời gian nhịn nhục, chịu đựng so với sự sống đời đời thì thấm vào đâu. Hãy nhìn lên. Nhìn lên thập giá - thập giá mà Chúa của chúng ta đang trên đó, Chúa của chúng ta đã đi qua. Giờ đây, ta đã có sức mạnh để chiến đấu, dành phần thắng về mình, vũ khí ấy chính là thập giá. Thập giá đời mình gắn chặt với Thập giá của Chúa Kitô. Ta đừng đi tìm một Giêsu không thập giá.

Có thể, ta đang và còn sẽ gặp nhiều đau khổ, sẽ còn nhiều nước mắt lăn trên gò má, nhưng nếu ta cùng chịu khó với Chúa Kitô, thì những giọt nước mắt ấy sẽ là nước mắt của hạnh phúc vì nước mắt làm cho ta giống Chúa hơn. Giống Chúa trong đau khổ thì chúng ta cũng cùng hưởng trong vinh quang nước Cha, và hát bài ca mến yêu bất diệt đời đời : Phúc cho ai ở đời này đã khóc lóc, vì đời sau sẽ được ủi an.

 

Hãy nhìn lên, qua hình ảnh của kẻ đã khuất là người thân, là tổ tiên ông bà, cha mẹ, để chuẩn bị cho mình một cuộc sống luôn sẵn sàng, như người khôn ngoan luôn cầm đèn cháy sáng là nhân đức trên tay, và, bất cứ lúc nào chàng rể đến, ta cũng đang có mặt.

 

Hãy nhìn lên. Nhất định ta phải theo Chúa tới cùng, nghĩa là phải tranh đấu để dành lấy, mua cho được chiếc vé vào chốn trường sinh. Ta cố dành và mua cho được không phải bằng tiền bạc hay sức mạnh trần gian nhưng bằng đường nhân đức, đường sự sống, vì, Chúa đã nói : “Ta là Đường, là sự Thật và là sự sống” (Ga 14, 6), “Ai theo Ta sẽ không đi vào con đường tối tăm” (Ga 8, 12).

 

Hãy nhìn lên Chúa, vì Ngài là Đường.

 

Chắc chắn không phải là đường được lát bằng đá quý, cũng không phải là đường trải bằng thảm xanh, được rải bằng hoa hồng. Nhưng đường ấy Chúa đã nói rồi. “Ai muốn vào chốn phúc vinh, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta” (Mt 16, 24). Con đường này Chúa Giêsu đã khai mở, khai thông, đã qua, đã kiểm chứng kỹ lưỡng, ta không cần phải tìm kiếm đâu xa, chỉ cần đi trên con đường Ngài đã đi là được, là đủ để có vé vào chốn trời cao ấy. Nếu ai rẽ sang đường mới, thế nào cũng lạc đường, lầm lối.

 

Nếu muốn có được ngày ấy thì, hãy lập công đi, hãy vác thánh giá đi, không có công nghiệp là chiếc vé cứu độ thì làm sao vào được chốn ấy. Hãy nhìn lên. Phần thưởng thiên đàng đang chờ ta.

 

Đành rằng Chúa của chúng ta đã lập công đầy đủ và dư thừa cho ta, nhưng Thánh ý Chúa muốn cho ta cũng lập công chịu khó với Chúa, không phải Chúa thích bắt ta chịu khó và lấy thế làm hạnh phúc. Chẳng cha mẹ nào nào lại muốn thấy con cái mình đau khổ. Chúa cũng vậy. Chúa cũng chẳng thể vui khi nhìn thấy ta đau khổ, nhưng vì Chúa muốn chính ta có công phúc cho sự sống đời đời của ta, nên Chúa muốn cho ta chịu khó một chút thôi. Nếu ta được thưởng mà không có chút công gì, thì điều ấy có thể sẽ làm bớt đi sự vui sướng của ta.

 

Hãy nhìn lên Chúa, vì Ngài là Sự Thật.

 

“            Luật đã ban qua ông Môsê, còn sự thật, thì nhờ Đức Giêsu Kitô mà có” (Ga 1,17). Ánh sáng của Ngài như ngọn hải đăng để mọi người nhìn vào, đến gần. Càng gần ánh sáng, con người càng biết rõ sự thật về Đức Giêsu, về chính mình. Và chắc chắn con người sẽ luôn biết thờ phượng Ngài trong chân lý và sự thật.  “Ai sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ các việc làm đã được thực hiện trong Thiên Chúa" (Ga 3,21). “Những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật” (Ga 4,23).

 

Còn Thiên Chúa, Ngài sẽ xét xử ta không theo cảm tính, mà theo sự thật. “việc xét đoán của tôi vẫn đúng sự thật, vì không phải chỉ có mình tôi, nhưng còn có Đấng đã sai tôi” (Ga 8,16). Chính Thánh Thần sẽ dẫn ta tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16,13). “Và sự thật giải thoát chúng ta” (Ga 8,32).

 

Hãy nhìn lên Chúa, vì Ngài là Sự Sống.

 

“Chính Đức Giêsu là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại” (Ga 1,4). Vì vậy, “Ai tin vào Ngài thì có sự sống đời đời" Ga 3,36). Ngài là suối nguồn tình yêu, là dòng suối trong lành : “Ai uống nước tôi cho, sẽ không khát nữa. Và nơi người ấy trở thành một mạch nước đem lại sự sống đời đời" (Ga 4,14). Ngài còn là lương thực đời đời từ trời ban xuống cho con người : “bánh này đem lại sự sống cho thế gian" (Ga 6,33).

 

Ngài ban cho ta sự sống thần linh. Chia sẻ cho ta sự sống đời sau. Ai tin vào Ngài thì có sự sống muôn đời, vì “chính Ngài là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25).

 

Hãy nhìn lên. Nhìn lên quê hương đích thực của ta là Nước Trời bằng đời sống thánh đức. Hãy lập công đời này, để sau ta sẽ hưởng. Lập công ở đời này, cũng chính là việc giúp ích cho các linh hồn là ông bà cha mẹ ta, nhờ đó được hưởng trước. Ta sẽ không mất gì cả. Nếu ta không lập công phúc bằng đời sống đạo đức, thì ta sẽ mất phần rỗi sau này của ta, và dĩ nhiên người thân là ông bà cha mẹ cũng không trông mong gì công phúc của ta. Có là có tất cả. Được là được tất cả.

 

Hãy nhìn lên. Cứ gẫm mà xem.

 

Thanh Thanh

Mục lục

 

 

 

TÌNH YÊU –HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH

 

ĐÙA VỚI TRÈ

Tai hại khi đùa quá trớn với trẻ

Chị Hậu (TP HCM) rất thích đùa cô con gái 6 tuổi: "Mẹ nghe đồn bạn Minh là "bồ" của con à? Bạn ấy đẹp trai nhỉ?", vì thấy con lần nào cũng mắc cỡ, ngúng nguẩy. Nhưng cũng vì bị trêu ghẹo nhiều, mà giờ bé không còn muốn gần mẹ nữa.

Đi học về, bé Đậu Xanh (con chị Hậu) chỉ lầm lì ngồi một chỗ chơi với búp bê, ai hỏi gì cũng không nói. Nguyên do chỉ vì hay bị mẹ trêu vì chuyện yêu bạn. Trước đó ở lớp bé cũng từng bị bạn ghẹo là "bồ" của bé Minh và cô giáo đã phạt bạn ấy một trận nên thân. Chưa kể mỗi lần có khách đến nhà, chị lại lôi chuyện "Đậu Xanh có bạn trai" ra kể, sau đó cùng với khách cười ngặt nghẽo trước mặt con. Xấu hổ trên lớp, về nhà lại bị mẹ chọc quê, bé Đậu Xanh giờ không muốn tâm sự với mẹ nữa.

Hay trường hợp của bé Hoàng Anh (7 tuổi) cũng là nạn nhân của một kiểu đùa khác. Cô giáo giao bài tập vẽ với chủ đề "Em hãy vẽ con chim bồ câu". Hoàng Anh cặm cụi vẽ, xóa và vẽ lại suốt cả buổi chiều, chờ mẹ về để khoe. Ai ngờ bị mẹ phán: "Ha ha, con vẽ chim bồ câu thành vịt mất rồi. Như vậy, con phải chú thích bên cạnh rằng "đây là chim bồ câu" để bạn bè và cô giáo khỏi tưởng nhầm".

Bé tiu nghỉu. Đến giờ ăn, mẹ còn kể cho cả bà và cha chuyện bức tranh vịt của con. Ai nghe cũng phải phì cười, duy chỉ có Hoàng Anh buồn buồn. Từ đó, hễ làm bài tập môn thủ công và vẽ, thậm chí nhiều môn khác, bé không dám khoe mẹ nữa.

Trẻ bị tổn thương vì trò đùa của người lớn

Với người lớn, nhiều khi họ chỉ nghĩ, đùa với trẻ một chút cho vui, cùng lắm trẻ khóc một hồi là... xong. Thực tế, tâm lý của trẻ bị tổn thương rất lớn, thậm chí nhân cách bị phát triển lệch lạc.

Trong gia đình có người cha, người mẹ hài hước khiến tiếng cười luôn đầy ắp thì không còn gì bằng. Nhưng nếu những trò đùa gây ra tình trạng "kẻ khóc, người cười" thì thật tai hại. Nguy hiểm hơn đùa với con theo kiểu cố ý đưa thông tin, sự kiện theo hướng ngược lại (như chuyện người mẹ bảo con của mình là lượm được ngoài bãi rác) hoặc cười giễu trên thành quả của con (như chuyện con hát mà mẹ bảo là nghe như tiếng khỉ kêu). Khi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến vấn đề "nói chơi không biết, nói thật không hay", khiến trẻ thiếu tin tưởng vào người lớn.

Thạc sĩ tâm lý Lê Thị Linh Trang (giảng viên trường cán bộ TP HCM) chia sẻ: "Về góc độ tâm lý, bản thân trẻ rất tin tưởng ở người lớn. Thế nên chuyện đùa với trẻ phải thật thận trọng. Đơn cử việc một đứa trẻ lên bốn nhưng ba mẹ lại ghép đôi như thể trẻ đó đã... 20 tuổi, trẻ sẽ ngượng và thường không thích gần gũi người đầu têu trò đùa đó. Đặc biệt, hai độ tuổi "khủng hoảng" nhất là tuổi lên ba và tuổi dậy thì".

Ở tuổi lên ba, trẻ bắt đầu tìm hiểu thế giới xung quanh, những thông tin đầu tiên mà trẻ tìm hiểu được là rất quan trọng. Nếu thông tin đó bị sai lệch do trò đùa của người lớn, đứa trẻ sẽ khó phân biệt được đúng sai, không biết đâu là nói chơi, đâu là nói thật và không biết tin ai.

Khi đến tuổi dậy thì, trẻ khát khao thể hiện mình và mong muốn người lớn công nhận năng lực của mình. Những trò đùa kiểu chế giễu sẽ làm trẻ bị tổn thương nghiêm trọng, và sự tự tin sẽ mất đi nhanh chóng.

Trẻ bị đùa quá trớn có xu hướng không dám bộc lộ bản thân. Những trò đùa cố ý làm cho "hư hư, thực thực" mọi thứ sẽ là tác nhân làm cho nhân cách trẻ bị phát triển lệch lạc.

Thạc sĩ Linh Trang cũng cho biết, cha mẹ cần làm sao để đùa với con mà cả nhà đều vui, không làm tổn thương ai, cũng không làm sai lệch thông tin để trẻ nhận thức thế giới được đúng đắn.

(Theo Báo Phụ nữ)

Mục lục

 

ĐỌC SÁCH

Chiếc Hố Định Mệnh

 

 Thầy ơi! Bây giờ thầy đang nằm đây, giữa khuôn viên nghĩa địa, mà con vẫn gọi là thành phố buồn.

Tất cả mọi người đang đứng, chỉ có một mình thầy trong tư thế nằm. Một mình thầy nằm cô đơn lắm phải không?

 

Nhưng mà thầy ạ! Một mình một tư thế, vậy mà không cô đơn. Thầy là người trọng nhân nghĩa, nên thầy hiểu điều này rất rõ. Thầy nhìn mà xem, quanh thầy lúc này ấm áp chưa nào, bao nhiêu là trái tim, bao nhiêu là con người. Từ cha xứ, đến ban hành giáo, đến các quan khách gần xa, đều có mặt để tiễn thầy đi.

 

Mà đâu phải chỉ có mỗi lúc này. Lúc thầy nằm bất động trên giường bệnh, tất cả quý vị ấy cũng đã đến động viên, thăm nom và cầu nguyện cho thầy.

 

Xin cho con, được thay mặt thầy, để nói lên lời cám ơn chân thành và sâu sắc trước những tấm lòng cao cả ấy.

 

Bây giờ thầy nằm đây, bên cạnh một chiếc hố đào sẵn, trời ơi! Người ta sắp sửa bỏ thầy xuống đấy. Bỏ thầy xuống chiếc hố định mệnh. Nhìn thầy và chiếc hố, con mới thấm thía sâu sắc ý nghĩa mỏng giòn, phù vân của kiếp người.

 

Trong thân phận của một kiếp người, không ai, vâng, không một ai, có thể Nhảy qua được chiếc hố định mệnh ấy, chiếc hố chỉ dài có 2 mét, và chỉ rộng có 7 tấc.

 

Giàu có bao nhiêu, tiền bạc có chất cao bằng đầu, cũng phải rớt xuống, không thể nhảy qua.

 

Có giỏi giang, tài trí bao nhiêu, có xinh, có lộng lẫy bao nhiêu, tất cả cũng đều phải rớt ngã xuống đáy hố. Buồn!

 

Chiếc hố ấy, là nơi tập kết, tất cả những gì là vật chất. Lạnh lùng, chôn chặt tất cả. Hư vô hóa tất cả.

 

Tất cả những gì mình lo cho bản thân, những bữa cơm ngon, những làn da trắng, quần lụa áo tơ, xe cộ hợp thời, nhà cửa lộng lẫy. Giờ này, tất cả đều theo mình xuống hố sâu nấm mồ.

 

Còn lại gì không thưa thầy. Những gì mà hố sâu không chôn được? Phải chăng những gì mình đã làm cho người khác, vì người khác mà thôi. Và dĩ nhiên, trước tiên là phải kể đến, những gì mình làm cho linh hồn, cho đời sau của mình là hố sâu không lấp kín được. Hố sâu cũng không thể lấp kín được, những gì mình làm vì tình yêu với Chúa.

 

Là một nhà nho, thầy đã sớm ý thức được điều này, cho nên suốt đời thầy đã vâng lời Chúa, để làm người hát rong: “mãi hoài, xin là người hát rong, để cho tình yêu lên tiếng”. Vâng, thầy đã là người hát rong của Thiên Chúa, thầy hát bằng lời nói, và nhất là bằng cả lối sống. Thầy hát vào tai người khác bản thánh ca “Tinh yêu Chúa cao vời biết bao” để cho người ta nhận ra, mình có cội, có nguồn, biết đời mình không cô đơn, bởi có đôi bàn tay quan phòng, luôn chở che và dìu dắt đời mình. Thầy hát vào tai người khác bản tình ca “Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời”, để mọi người nhớ, coi nhau là anh em, để mọi người nhớ sự hiện diện của mình, chính là sự hiện diện của người con Thiên Chúa.

 

Trong những lần gặp gỡ, tiệc tùng, bản tâm ca mà thầy hay hát nhất là bài “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”. Thầy hát bài tâm ca này, để nhắc nhở mọi người, cái kiếp “Sống gởi, thác về” của mình.

Hôm nay, đôi chân thầy khuỵu xuống. Người hát rong không hát được nữa. Nhưng có vô vàn các thiên thần và những con người hát thay cho thầy. Không hẹn mà hò. Những bản tình ca “Xin Chúa thương xót chúng con”; “Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu”; “Lạy Chúa, nếu Chúa chấp tội nào ai được rỗi” đều được đồng loạt ca lên.

 

Hòa chung những lời ca tha thiết ấy, tôi xin mọi người hãy cùng tôi, hát lên bài nguyện ca:

 

“Xin các thiên thần hãy mở cửa thiên đàng, và xin hãy đón tiếp linh hồn Đaminh vào chốn an bình đời đời”.

 

 

Lm. Đaminh Đỗ Văn Thiêm

Mục lục