Tuần san                                                                             

www.tinvui.org
bantreconggiao@yahoo.comTIN VUIFlowchart: Document: Số 
163
16/11/2008

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             

 

NHƯ MỘT LỜI MỜI:

- Kính mời quý vị vào trang web www.tinvui.org hoặc www.tinvui.info để đọc các bài viết khác

- Mọi thư từ cộng tác góp ý và giúp đỡ xin quý vị gửi về địa chỉ E-mail :bantreconggiao@yahoo.com

- Ban biên tập Tin vui rất mong nhận được sự đón nhận của quý vị độc gỉa gần xa

- Xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành và đồng hành với quý vị trong hành trình đời sống Kitô hữu

 

MỤC MỤC

 SỐNG LỜI CHÚA..

CHỨNG NHÂN NIỀM TIN..

TU ĐỨC..

DẤN THÂN CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ ĐỨC KITÔ..

HIỆP THÔNG GIÁM MỤC..

Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng Thống Lula của Brazil

Đức Thánh Cha ca ngợi tự do tôn giáo tại Đài Loan.

Bản tuyên bố của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ gửi chính quyền của tổng thống tân cử Obama.

Diễn đàn Công Giáo Hồi Giáo tại Roma.

“Hội Thánh Matthêu” Được Thành Lập Để Tưởng Nhớ Đức Hồng Y PX Nguyễn Văn Thuận.

KỶ NIỆM 35 NĂM NGÀY ĐỨC CHA CASSAIGN QUA ĐỜI.

Đại Chủng Viện thánh Giuse Hà Nội thăm mục vụ tại giáo xứ Đồng Chiêm thuộc giáo phận Hà Nội

Các Giám Mục Hoa Kỳ lên tiếng.

Coi hàng giáo phẩm như một “thiểu số”.

Một luật lệ xấu xa, gây chia rẽ.

Ý NGHĨA HUY HIỆU GIÁM MỤC CỦA ĐỨC TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI  LÔRENSÔ CHU VĂN MINH..

Tĩnh tâm thường niên 2008 của Linh mục đoàn Tổng Giáo phận Hà nội

Tuần tĩnh tâm linh mục giáo phận Vinh.

Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc lần thứ II tại Mỹ Tho.

Ngày Truyền thống Gia đình ĐaMinh Việt Nam 2008.

Phỏng vấn Cha bề trên Nguyễn Cao Luật đặc trách Gia đình Đaminh Việt Nam..

Truyền thống đọc kinh và rước tượng Đức Mẹ về nhà củng cố đức tin và tình làng xóm..

Phòng Khám Kim Long Huế mừng kỷ niệm 16 năm phục vụ người nghèo.

THÁNH LỄ TẠ ƠN KỶ NIỆM 120 NĂM THÀNH LẬP GIÁO XỨ SÓC TRĂNG VÀ NGỌC KHÁNH - ĐẠI THỌ CỦA CHA GIUSE NGUYỄN VĂN ĐẦY..

Đại hội Giới trẻ của Hạt Đăklăk I và Đăklăk II Giáo phận Ban Mê Thuột

Đôi điều về Nhóm Bảo Vệ Sự Sống ở xứ Nghệ.

KẾT THÚC KHÓA ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN PHƯƠNG PHÁP BILLINGS TẠI GIÁO PHẬN ĐÀLẠT 

Giáo phận Kontum có thêm 12 tân linh mục.

Lễ Tấn phong Giám mục Phụ tá thứ hai của Tổng Giáo phận Sài gòn.

TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO..

TẠI SAO CÓ CHỨC GIÁM MỤC PHỤ TÁ ?.

Bài giảng của Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn trong Lễ tấn phong Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm  

1. Bài Tin Mừng theo thánh Gioan ( Gioan 21,15-19) hôm nay, tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu Phục Sinh hỏi Phêrô đến những ba lần: “Anh có mến Thầy không?” và cả ba lần, Phêrô đều thưa “Có” Sau đó Chúa Giêsu bảo Phêrô “Hãy theo Thầy”. Lời Chúa trong câu chuyện đó muốn nói gì với mỗi Kitô hữu, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân? Xin cho phép tôi chia sẻ vài cảm nghĩ, mong góp phần thắp sáng niềm tin và gợi ý cho mọi người cầu nguyện trong thánh lễ hôm nay.

2. Môn chú giải Thánh Kinh cho biết rằng Chúa Giêsu hỏi ba lần là nhằm giúp Phêrô xóa bỏ ba “không” trong thời gian trước là ba lần Phêrô đã chối Thầy. Đồng thời hỏi và thưa ba lần cũng nhằm xác định rõ: lòng mến Chúa là điều kiện cơ bản và tất yếu đối với người môn đệ quyết tâm theo Chúa đến cùng.

3. Môn tu đức học và tâm lý học nhấn mạnh: muốn theo Chúa đến cùng, người môn đệ phải có con tim luôn đầy tình mến Chúa yêu người, và tình yêu đó phải hiện diện trong suốt chiều dài cuộc đời của họ cho đến mãi mãi.

4. Môn ngữ học cho biết hai lần đầu Gioan sử dụng từ “agapê” nhằm lưu ý đến một yếu tố nền tảng trong tình yêu cứu độ là ý chí từ bỏ và hy sinh. Lần thứ ba khi sử dụng từ “philo”, Gioan muốn ám chỉ tình yêu của người mục tử tốt. Đó là một tình yêu mở rộng đáp ứng nhiều nhu cầu của đoàn chiên, chiên trong đàn và chiên ngoài đàn, chiên đau yếu và chiên lạc. Đáp ứng qua thái độ lắng nghe và đồng cảm, qua việc bỏ công tìm kiếm, tận tụy chăm sóc, thân tình chia sẻ, hy sinh mạng sống để bảo vệ chiên…Tôi cảm thấy tình yêu đó còn phải mở rộng đến mọi người anh em đồng đạo, đồng bào và đồng loại, không phân biệt màu da, sắc tộc, giàu nghèo, tín ngưỡng…   

Cái nhìn của nhà giáo dục.

Không bằng.

Lòng hy vọng cậy trông.

Các tôi trung kiên cường.

TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH..

THẤP CAO CAO THẤP.

ĐỌC SÁCH..

TÌNH GIÀ..

 

 

 

SỐNG LỜI CHÚA

 

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên A

Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

PHÚC ÂM: Mt 10, 17-22

"Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại biết".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: "Các con hãy coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp các con cho công nghị, và sẽ đánh đập các con nơi hội đường của họ. Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại được biết. Nhưng khi người ta bắt nộp các con, thì các con đừng lo nghĩ phải nói thế nào và nói gì. Vì trong giờ ấy sẽ cho các con biết phải nói gì: vì chưng, không phải chính các con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các con nói trong các con. Anh sẽ nộp em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ".

Đó là lời Chúa.

 

CHỨNG NHÂN NIỀM TIN

Sau khi tiên báo cuộc Thương Khó lần thứ nhất. “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các thượng tế cùng các kinh sư loại bỏ, bị giết chết và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy”. ( Lc 9,22). Chúa Giêsu tuyên bố luôn điều kiện phải có để theo Người “Ai muốn theo tôi phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ được mạng sống ấy.” (Lc 9, 23-24). Như vậy, để theo Chúa, người môn đệ của Chúa phải thể hiện niềm tin vào Chúa một cách tuyệt đối, tự do với tất cả ràng buộc khác, ngay cả mạng sống của mình ở đời.

 

Nói cách khác, niềm tin vào Đức Giêsu Kitô Phục Sinh đã đem lại cho các môn đệ của Người một sức mạnh phi thường; ngoại trừ thánh Gioan, tất cả các tông đồ đều là những chứng nhân tử đạo. Và tiếp nối các vị, lịch sử Giáo hội đã ghi nhận từng lớp lớp các thánh nhân thuộc mọi dân tộc và quốc gia trong mọi thời đại đã can đảm đổ máu mình để minh chứng niềm tin vào Đức Giêsu. Trong sách “ Hạnh Các Thánh”  ngày 24/11, Giáo hội Việt Nam cũng ghi nhận “Vào đầu thế kỷ XVI, khi vị thừa sai đầu tiên đặt chân lên đất Việt Nam, ánh sáng Tin Mừng cũng bắt đầu lan rộng, Giáo hội Việt Nam được khai sinh từ đấy. Tuy nhiên, như bầu trời có những ngày mây đen giăng mắc, Giáo hội Việt Nam cũng có những ngày tăm tối. Giáo hội Rôma đã trải qua 3 thế kỷ bị bách hại, trước khi được mở rộng như ngày nay, thì Giáo hội Việt Nam cũng phải trải qua 3 thế kỷ chìm ngập trong thử thách. Suốt từ năm 1630-1883, bao giòng máu đã đổ ra để bảo vệ đức tin và để phát sinh Giáo hội này, trong những cuộc bách bớ đời các chúa : Trịnh Doanh, Trịnh Sâm, các vua Cảnh Thịnh, Minh Mạng, Triệu trị, Tự Đức. Hàng vạn chứng nhân đã hiên ngang hiến mạng sống để thể hiện niềm tin vào Đức Kitô. Gương hy sinh quả cảm của các ngài thật sáng ngời và Giáo hội qua 3  đời Giáo hoàng : Lêô VIII, Piô VII, đã tôn phong 117 vị lên hang chân phước. Tất cả đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II suy tôn lên hàng hiển thánh ngày 19-6-1988. Gương các thánh tử đạo không chỉ là niềm hãnh diện của chúng ta, mà còn là công ơn mà chúng ta, các tín hữu Việt Nam, phải ghi nhớ và đáp đền vì “máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh ra người Công giáo”.

 

Chiêm ngắm gương chứng nhân, can trường tử đạo của các bậc tiền bối Cha Ông, hy vọng chúng ta sẽ có thêm xác tín để trung thành với đức tin, dứt khoát với mọi hình thức nô lệ cho tội lỗi. Đời sống Kitô hữu trong xã hội công nghiệp hóa, toàn cầu hóa và tha hóa hiện đại, chắc chắn chúng ta sẽ gặp rất nhiều những thách đố, đặt chúng ta trước những  chọn lựa về đức tin. Cụ thể trong việc ưu tiên thời gian cho đời sống thờ phượng Thiên Chúa : tham dự thánh lễ, chầu Thánh Thể, học hỏi giáo lý, sinh hoạt đoàn thể. Chỉ khi biết ý thức sống đức tin, chúng ta mới có thể hy sinh thời gian học hành, lao động hay vui chơi giải trí để đến gặp gỡ Chúa, và tìm sự khôn ngoan qua việc lắng nghe lời Chúa. Tiếp đến, chỉ khi sống đức tin chúng ta mới có thể hy sinh  sống “khiết tịnh” trong đời sống hôn nhân.

 

Ngoài ra, trong đời sống thường ngày, chúng ta luôn có rất nhiều cơ hội thể hiện niềm tin vào Đức Kitô khi sẵn sàng nâng đỡ, ủi an, tha thứ cho một ai đó để họ có thể đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa.

 

Lạy các thánh Tử Đạo Việt Nam, xin chuyển cầu cho chúng con là con cháu được noi gương các ngài biết đem lòng bác ái mà dấn thân phục vụ để một ngày kia trên thiên quốc chúng con được hợp tiếng với các ngài ca ngợi tạ ơn Chúa muôn đời vinh hiển. Amen.”

 

Nt. Têrêsa Phạm Thị Oanh, OP

Mục lục

 

 

TU ĐỨC

 

DẤN THÂN CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ ĐỨC KITÔ

 

 Thời nay là thời của những mẫu gương. Nhiều mẫu gương đang trở thành lý tưởng.

 

Lý tưởng trở thành một thứ thần thánh.

 

Thần thánh đến mức trở thành đấng cứu độ.

 

Trong một tình hình như thế, người môn đệ Đức Kitô sẽ sống vững niềm tin này : Chỉ có Đức Giêsu thành Nadarét là Đấng cứu độ. Chỉ có Thiên Chúa đã được mạc khải trong Đức Giêsu thành Nadarét là Thiên Chúa duy nhất. Ngoài Thiên Chúa ấy, sẽ không có Thiên Chúa nào khác.

 

Trong niềm xác tín ấy, người môn đệ Đức Kitô sẽ làm chứng mình thuộc về Thiến Chúa ấy bằng đặc điểm nào ?

 

Thưa bằng đặc điểm dấn thân.

 

Dấn thân này gồm ba lãnh vực :

 

- Dấn thân sống theo ý Chúa Cha.

- Dân thân cho phần rỗi mọi người.

- Dấn thân cách riêng cho những người nghèo khổ.                                       

 

1/ Dấn thân sống theo ý Chúa Cha

 

Đức Kitô nói : “Tôi sống nhờ Chúa Cha”(Ga 6, 57).

 

Lương thực của tôi là làm theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 4, 34)

 

Vì thế, Đức Kitô thường xuyên gắn bó và liên hệ với Chúa Cha. Có thể nói : Những gắn bó và liên hệ ấy chính là những dấn thân.

 

Dấn thân nói đây phải được hiểu một cách sâu xa. Nó được thể hiện ít ra bằng những việc sau đây :

 

a/ Cầu nguyện

 

Cầu nguyện là sinh hoạt thường xuyên của Đức Kitô. Phúc âm nhấn mạnh hơn đến sự Người cầu nguyện trong những biến cố quan trọng. Như trước khi bước vào giai đoạn công khai rao giảng, trước khi làm các phép lạ, trước khi chọn các tông đồ, trước khi tự nộp mình đi vào cuộc tử nạn.

 

- Theo gương Đức Kitô, các môn đệ Đức Kitô sẽ coi việc cầu nguyện là một việc rất quan trọng.Cầu nguyện cũng là con đường mà người môn đệ Đức Kitô trở về Nguồn là Thiên Chúa tình yêu.

 

b/ Sám hối đền tội

 

Đức Kitô không sám hối và đền tội cho mình. Người sám hối và đền tội cho nhân loại vì tội lỗi nhân loại. Sám hối và đền tội cỉa Đức Kitô được thể hiện dưới nhiều hình thức, nhất là đi vào cửa hẹp.

 

Sống cửa hẹp là sống hiền lành, khiêm nhường, khó nghèo, gánh tội, đền thay cho người khác. Những đau đớn Người chịu sẽ là của lễ dâng lên Chúa Cha, để đưa nhân loại sa ngã trở về Nguồn là Thiên Chúa vô cùng trong sáng.

 

Theo gương đó, các môn đệ Đức Kitô cũng lấy việc sám hối đền tội như hình thức dấn thân trở về với Chúa Cha.

 

c/ Vâng lời

 

Dấn thân theo ý Chúa Cha được thể hiện nhất bằng sự Đức Kitô vâng lời. Nhất là khi vâng lời đòi từ bỏ ý riêng, để bước xuống thân phận khổ cực hèn hạ.

 

Đức Kitô đã vâng lời bước xuống mọi bậc thang đau khổ, như mặc lấy thân phận người nghèo, bị xua đuổi, và sau cùng bị chết nhục nhã trên thánh giá.

 

Vâng lời của Đức Kitô là một dấn thân tuyệt vời, để gắn bó với ý Chúa Cha.

 

Theo gương đó, người môn đệ Đức Kitô sẽ coi việc vâng lời như một đặc điểm chính xác của dấn thân.

 

Bây giờ, chúng ta xem qua một hình thức dấn thân khác của người môn đệ Đức Kitô, đó là dấn thân cho phần rỗi nhân loại.

 

2/ Dấn thân cho phần rỗi nhân loại

 

Khi nói đến việc dấn thân cho phần rỗi nhân loại, ngươì ta hay nghĩ tới sinh hoạt bí tích, Lời Chúa, nhiều thứ hoạt động, nhiều hình thức đấu tranh.

 

Nhưng nói cho cùng, dấn thân hợp với Đức Kitô nhất và cũng hũu hiệu nhất là lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực.Dấn thân kiểu đó được diễn tả súc tích trong kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô. Như :

 

Đem yêu thương vào nơi oán thù

“Đem thứ tha vào nơi lăng nhục

“Đem an bình vào nơi tranh chấp

“Đem chân lý vào chốn lỗi lầm

“Đem tin kính vào nơi nghi nan

“Chiếu trông cậy vào nơi thất vọng

“Dọi ánh sang vào nơi tối tăm

“Đem niềm vui đến chốn u sầu”.

 

Sống tích cực đẩy lùi tiêu cực bằng nhiều phương cách. Nhưng phương cách căn bản nhất vẫn là : Nhờ Đức Kitô, cùng với Đức kitô, và trong Đức Kitô. Đức Kitô trong chính người môn đệ Đức Kitô. Như thánh Phaolô khẳng định về chính mình : “Không phải tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi”(Gl 2, 20). Chính Người sẽ tái sinh chúng ta vào sự sống Thiên Chúa.

 

Như vậy, việc dấn thân cho phần rỗi các linh hồn là công việc của đơì sống nội tâm. Mọi kế hoạch hoạt động, cho dù có vẻ xả thân đến đâu, nếu thiếu một nền tu đức sống mật thiết với Chúa Giêsu sẽ không đưa lại gì thực sự thiết thực cho phần rỗi các linh hồn.

 

Còn một dấn thân khác đang rất cần cho người môn đệ Đức Kitô thời nay, đó là dấn thân cách riêng cho những người nghèo khổ.

 

3/ Dấn thân cách riêng cho những người nghèo khổ

 

Lớp người nghèo khổ là một địa chỉ mà Đức Kitô rất quan tâm. Họ là những người nghèo túng, bệnh nạn, cô đơn, bị loại trừ. Họ cũng là những người tội lỗi, bị ma quỷ vá các thói hư tật xấu trói buộc sai khiến. Họ là những người bị các ác thần xâm nhập hoặc toàn phần hoặc từng phần.

 

Trong dấn thân cho lớp người nghèo khổ, người môn đệ Đức Kitô sẽ hoan nghênh và tham gia mọi cố gắng tự nhiên và siêu nhiên, về văn hóa xã hội, và tất cả những gì có liên quan đến việc giải cứu và thăng tiến lớp người nghèo khổ.

 

Sau một thoáng nhìn về dấn thân nơi người môn đệ Đức Kitô, chúng ta khiêm tồn nhận rằng :

 

- Nơi những người môn đệ Chúa tại Việt Nam hôm nay có những phản chiếu về Đức Giêsu thành Nadarét.

 

- Nơi nhiều cộng đoàn dòng tu và giáo xứ, giáo phận, có phảng phất hương thơm đời sống Đức Giêsu thành Nadarét.

 

Những hành trình dấn thân theo Đức Kitô vẫn nhiều.

 

Nhờ đó, mà bóng tối bớt được nhiều mảng tối. Được thế mà thôi, cũng đã là một niềm vui lớn cho chúng ta.

 

Xin hân hoan và tạ ơn Chúa hết lòng.

 

ĐGM GB Bùi Tuần

Mục lục

 

 

HIỆP THÔNG GIÁM MỤC

 

Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng Thống Lula của Brazil

VATICAN. Sáng 13-11-2008, ĐTC đã tiếp kiến tổng thống cộng hòa Brazil, ông Luiz Ignacio da Silva, nhân dịp Tòa Thánh và Brazil ký hiệp định quốc tế với nhau.

Tổng thống Ignacio da Silva, quen được gọi là ”Lula”, năm nay 63 tuổi (1945), vốn là một lãnh tụ công đoàn, đắc cử tổng thống Brazil lần đầu hồi năm 2002 với 61% số phiếu, và tái cử hồi năm 2006 với 60% số phiếu. Ông đã gặp ĐTC Biển Đức 16 khi ngài viếng thăm Brazil lần đầu tiên ngày 10-5-2007.

Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết, sau khi gặp ĐTC, tổng thống Lula đã gặp ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cùng với Đức TGM ngoại trưởng Dominique Mamberti. Trong các cuộc hội kiến thân mật, các vị đã trao đổi ý kiến về những vấn đề liên quan đến tình hình quốc tế và miền, đặc biệt là một số khía cạnh trong hiện tình Brazil, nhất là các chính sách xã hội nhắm cải tiến điều kiện sống của bao nhiêu người nghèo túng và sống bên lề xã hội, hỗ trợ vai trò căn bản của gia đình trong cuộc chiến chống lại bạo lực và sự suy đồi xã hội. Các vị cũng thảo luận về sự cộng tác giữa Giáo Hội và Nhà Nước để thăng tiến các giá trị luân lý và công ích, không những tại Brazil, nhưng cả tại Phi châu nữa. Sau cùng, ĐTC, tổng thống Lula và ĐHY Quốc vụ khanh bày tỏ sự hài lòng về việc ký kết hiệp định giữa Tòa Thánh và Brazil.

Đức TGM Mamberti đã đại diện Tòa Thánh, và Ông Celso Amorim, ngoại trưởng Brazil, đã ký kết hiệp định, trước sự hiện diện của Tổng thống Lula, ĐHY Quốc vụ khanh Bertone, ĐHY Claudio Hummes, người Brazil Tổng trưởng Bộ giáo sĩ, và nhiều chức sắc khác của Tòa Thánh cũng như 10 quan chức của chính phủ Brazil.

Hiệp định nhắm củng cố thêm quan hệ thân hữu và cộng tác vốn có giữa Tòa Thánh và Brazil. Ngoài lời tựa còn có 20 điều khoản xác định nhiều lãnh vực, như qui chế pháp lý của Giáo Hội Công Giáo tại Brazil, việc nhìn nhận các văn bằng, giảng dạy môn tôn giáo tại các trường công lập, hôn nhân theo giáo luật và chế độ thuế khóa.

Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực sau khi hai bên trao đổi với nhau văn kiện phê chuẩn.

Mục lục

Đức Thánh Cha ca ngợi tự do tôn giáo tại Đài Loan

VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 ca ngợi chính phủ Đài Loan tôn trọng tự do tôn giáo và khích lệ cuộc đối thoại giữa Đài Loan và Trung Quốc.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 8-11-2008 dành cho Tân Đại Sứ Đài Loan cạnh Tòa Thánh, ông Larry Vương Dự Nguyên (Wang Yu Yuan), đến trình quốc thư.

Đại Sứ Vương Dự Nguyên, năm nay 61 tuổi, nguyên là đại diện của Đài Loan ở Hòa Lan. Ông kế nhiệm đại sứ Đỗ Trúc Sanh.

Trong diễn văn chào mừng tân đại sứ, ĐTC gửi lời chào thăm Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying Jeou) và nhận định rằng ”quyết tâm của chính phủ Đài Loan bênh vực tự do tôn giáo làm cho Giáo Hội Công Giáo có thể chu toàn sứ vụ yêu thương và phục vụ, cũng như công khai tự biểu lộ qua việc thờ phượng và rao giảng Tin Mừng. Nhân danh mọi tín hữu Công Giáo tại Đài Loan tôi muốn bày tỏ lòng quí chuộng của tôi đối với tự do mà Giáo Hội đang được hưởng”.

ĐTC cũng đề cao tầm quan trọng của sự lắng nghe nhau giữa các dân tộc trên thế giới trong bầu không khí tôn trọng và trong phẩm giá, ý thức mình cùng thuộc về gia đình nhân loại. Ngài nói: ”Sự đối thoại thẳng thắn và xây dựng cũng là chìa khóa để giải quyết các cuộc xung đột đang đe dọa sự ổn định của thế giới chúng ta. Về vấn đề này, Tòa Thánh chào mừng những tiến triển tích cực gần đây trong quan hệ giữa Đài Loan và Hoa Lục. Thực vậy, Giáo Hội Công Giáo mong muốn cổ võ các giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp bất kỳ thuộc loại nào, 'quan tâm và khích lệ những dấu chỉ, dù là nhỏ bé nhất, nói lên sự đối thoại hoặc ước muốn hòa giải”.

 

Mục lục

 

Bản tuyên bố của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ gửi chính quyền của tổng thống tân cử Obama

Baltimore, MD (Catholic Online) – Đức Hồng y Francis George giáo phận Chicago, hiện là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa kỳ.

Tuy bày tỏ niềm hy vọng chân thành được cộng tác với chính phủ mới, với tổng thống tân cử Barack Obama và Quốc hội mới, ngài cũng trình bày những mối quan tâm nghiêm trọng của toàn thể các Giám mục Hoa kỳ trong một bản tuyên bố chính thức được phổ biến vào lúc cuộc họp của các giám mục kết thúc. Nguyên văn như sau:

Bản tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa kỳ.

“Ví như Chúa chẳng xây nhà,

thợ nề vất vả cũng là uổng công.

Thành kia mà Chúa không phỏng giữ,

uổng công người trấn thủ canh đêm.” (TV 127:1)

Các giám mục giáo hội Công giáo Hoa kỳ hoan nghênh giai đoạn chuyển tiếp lịch sử này và mong đợi cộng tác với tổng thống tân cử Obama và các thành viên Quốc hội mới để mưu lợi ích chung cho tất cả mọi người. Vì lịch sử và phạm vi những sứ vụ của giáo hội tại đất nước này, chúng tôi muốn tiếp tục công việc mưu tìm công bằng về kinh tế và cơ may cho tất cả mọi người, tiếp tục các nỗ lực của chúng tôi nhằm cải tổ luật pháp về vấn đề di dân và tình cảnh của những cư dân bất hợp pháp; tiếp tục cung ứng một nền giáo dục tốt đẹp hơn và sự chăm sóc sức khỏe thích đáng cho tất cả mọi người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; niềm ao ước của chúng tôi được bảo vệ tự do tôn giáo và thúc đẩy nền hòa bình trong cũng như ngoài nưóc. Ý hướng của Giáo hội là làm những việc thiện hảo và sẽ hân hoan tiếp tục cộng tác với chính phủ và tất cả mọi người khác đang thực hiện những việc thiện hảo đó.

Điều thiện hảo căn cốt chính là sự sống, do Thiên Chúa và cha mẹ chúng ta ban tặng. Một quốc gia thiện hảo sẽ bảo vệ sự sống của mọi người. Sự che chở về luật pháp cho những thành viên của gia đình nhân loại đang chờ đợi được chào đời ở đất nước này đã bị tước đoạt khi Tối cao pháp viện phán quyết về đạo luật Roe vs. Wade năm 1973. Đây là một đạo luật xấu. Mối nguy hiểm mà các Giám mục thấy lúc này là một quyết định xấu của tòa án sẽ được duy trì thành luật xấu, còn triệt để hơn chính phán quyết năm 1973 của Tối cao Pháp viện nữa.

Trong Quốc hội vừa qua, một Dự luật Tự do Chọn lựa (Freedom of Choice Act (FOCA) đã được trình bày, nếu hôm nay lại được đưa ra dưới cùng một hình thức, sẽ kết tội là phạm luật bất cứ “sự can thiệp” nào vào việc cung ứng phá thai theo ý muốn. Nó sẽ tước đoạt dân chúng khắp 50 tiểu bang Hoa kỳ sự tự do họ đang có, là được thực hiện sự hạn chế và quy định khiêm nhượng đối với kỹ nghệ phá thai. Dự luật nói trên sẽ ép buộc mọi người Mỹ phải trợ cấp và thúc đẩy việc phá thai bẳng tiền chính họ đóng thuế. Nó sẽ chống lại bất cứ nỗ lực nào và mọi nỗ lực của chính phủ cũng như của những người thiện chí khác muốn giảm thiểu con số phá thai trong đất nước chúng ta.

Việc thông báo cho cha mẹ và những biện pháp phòng xa để có sự đồng ý khi được hỏi ý kiến, sẽ bị coi là bất hợp pháp, cũng như những luật cấm các thủ tục như phá thai từng phần và bảo vệ trẻ em sống sót sau khi phá thai bất thành. Các bệnh viện phá thai sẽ không còn bị kiềm chế, Tu chính án Hyde (Hyde Amendment) hạn chế dùng quỹ liên bang cho các vụ phá thai, sẽ bị hủy bỏ. Dự luật nói trên (FOCA ) sẽ có những hậu quả độc hại cho sự sống của con người chưa ra đời.

FOCA cũng sẽ có một hậu quả tai hại đối với tự do lương tâm của các bác sĩ, y tá và cán bộ y tế, những người mà đức tin cá nhân không cho phép họ cộng tác vào việc giết hại trẻ chưa sinh nơi chốn riêng tư. Nó sẽ đe dọa các cơ sở chăm sóc sức khỏe của Công giáo và các cơ quan từ thiện Công giáo. Nó sẽ là một đạo luật xấu, chia rẽ thêm nữa quốc gia chúng ta, và Giáo hội phải có ý hướng chống lại điều xấu.

Về vấn đề này, vấn đề bảo vệ bằng luật pháp cho trẻ chưa sinh, các giám mục đều đồng tâm nhất trí với giáo dân Công giáo và những người có thiện chí khác. Họ cũng là những vị mục tử đã nghe được tiếng nói của những phụ nữ mà cuộc đời đã bị giảm đi giá trị chỉ vì đã tin rằng họ không còn cách nào khác hơn là phải phá đi mạng sống một trẻ thơ. Phá thai là một thủ tục y khoa nhằm giết chết, và các hậu quả về mặt tâm lý và tinh thần còn ghi dấu thành nỗi âu sầu và trầm cảm nơi nhiều phụ nữ và nam giới. Các giám mục đều nhất trí, bởi vì, trên hết cả, họ đều đồng tâm.

Cuộc bầu cử vừa qua được quyết định chính yếu là do mối quan ngại về kinh tế, về chuyện mất công ăn việc làm và nhà cửa, sự an toàn về tài chánh cho gia đình, nơi đây cũng như trên khắp thế giới. Nếu cuộc bầu cử được giải thích một cách sai lạc theo ý thức hệ, coi như đó là một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề phá thai, thì sự đoàn kết theo niềm ao ước của tổng thống tân cử Obama và mọi người Mỹ vào lúc khủng khoảng này, sẽ không thể thực hiện được. Phá thai không chỉ giết hại trẻ chưa sinh, nó còn phá hủy đi trật tự hợp hiến và công ích, những điều này chỉ được bảo đảm khi sự sống của mỗi con người được luật pháp che chở. Những chính sách, những mệnh lệnh hành pháp và tư pháp phò phá thai một cách hung hãn sẽ vĩnh viễn làm tha hóa hàng chục triệu người Mỹ, và sẽ được nhiều người coi như là một cuộc tấn công vào quyền tự do hành đạo của họ.

Bản tuyên bố này được viết ra theo lời yêu cầu và hướng dẫn của tất cả các Giám mục; chúng tôi cũng muốn cám ơn tất cả những ai trong chính trường đang có thiện chí làm việc để bảo vệ những kẻ dễ bị tỗn thương nhất trong chúng ta. Những người đang làm như thế trong đời sống công quyền, có khi, phải trả giá bằng sự hy sinh của chính mình và gia đình, và chúng tôi tri ân họ. Một lần nữa chúng tôi bày tỏ niềm ao ước lớn lao được cộng tác với tất cả những ai đang quan tâm lo lắng đến điều thiện hảo chung cho đất nước chúng ta. Điều thiện hảo chung không phải là tất cả những tham vọng và lợi ích cá nhân gộp lại, mà là thành quả của công việc tạo ra một cuộc sống chung đặt căn bản trên lý trí tốt đẹp và thiện chí của tất cả mọi người.

Kèm theo là những lời cầu nguyện của chúng tôi cho tổng thống tân cử Obama, gia đình ông và những người đang cộng tác với ông để đảm bảo một sự chuyển tiếp suông sẻ trong chính quyền. Nhiều vấn đề cần đến sự chú ý ngay của kẻ được chọn làm “người trấn thủ” (Thánh Vịnh 127).

Xin Chúa chúc phúc lành cho ông và tổ quốc chúng ta.

Mục lục

Diễn đàn Công Giáo Hồi Giáo tại Roma

Phỏng vấn Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn về Diễn đàn công giáo hồi giáo tại Roma

Trong các ngày từ mùng 4 đến mùng 6 tháng 11 vừa qua, Diễn đàn công giáo hồi giáo đã được tổ chức tại Đại học giáo hoàng Gregoriana ở Roma về đề tài ”Mến Chúa yêu người: phẩm giá con người và sự tôn trọng nhau”. Tham dự diễn đàn có 29 chuyên gia công giáo và 29 chuyên gia hồi giáo. Ngày đầu tiên của diễn đàn xoay quanh tiểu đề ”Những nền tảng thần học và linh đạo”, và ngày thứ hai về tiểu đề ”Phẩm giá con người và sự tôn trọng lẫn nhau”.

Diễn đàn lần này do Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn đứng ra tổ chức dưới quyền điều khiển của Đức Hồng Y Chủ tịch Jean Louis Tauran. Đức Hồng Y cho biết: ”Hiện thời cuộc đối thoại thần học đúng nghĩa giữa Công Giáo và Hồi giáo chưa bắt đầu. Chúng tôi sẽ xem sự việc thế nào với diễn đàn này, khi chúng tôi nói về lòng mến Chúa và xem chúng tôi có thể cùng nhau đi xa đến mức độ nào”.

Trong buổi tiếp kiến các tham dự viên Diễn đàn tại Vaticăng sáng ngày mùng 6-11-2008, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã kêu gọi các tín hữu công giáo và hồi giáo hãy coi nhau như thành phần của cùng một gia đình, tôn trọng tự do tôn giáo và hợp tác để xây dựng một thế giới công bình hơn. Đức Thánh Cha khẳng định rằng: ”Tôi biết rõ các tín hữu hồi giáo và kitô có phương thức đề cập khác nhau về Thiên Chúa. Nhưng chúng ta có thể và phải là những người tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất, Đấng đã tạo dựng và quan tâm chăm sóc mỗi người chúng ta tại mọi nơi trên thế giới. Qua sự tôn trọng và liên đới với nhau, chúng ta phải chứng tỏ rằng chúng ta coi nhau như thành phần của cùng một gia đình: gia đình mà Thiên Chúa yêu thương và tập hợp lại từ khi tạo dựng thế giới cho đến khi chấm dứt lịch sử nhân loại”.

Đức Thánh Cha cũng bày tỏ hài lòng vì Diễn đàn công giáo và hồi giáo ở Roma đã đạt tới một lập trường chung về sự cần thiết phải thờ lạy Thiên Chúa hết lòng và yêu thương tha nhân một cách vô vị lợi, nhất là đối với những người cùng khốn và túng thiếu. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta cùng nhau cộng tác để trợ giúp các nạn nhân của bệnh tật, nghèo đói, bất công và bạo lực. Đối với tín hữu Kitô, tình yêu đối với Thiên Chúa gắn liền với tình yêu đối với các anh chị em khác, không phân biệt chủng tộc và văn hóa.

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến qui luật ”khuôn vàng thước ngọc” mà Hồi giáo cũng giảng dạy và thực thi, đó là ”bạn hãy làm cho tha nhân điều mà bạn muốn họ làm cho bạn” và ngài nói rằng: ”Chúng ta phải cùng nhau làm việc để thăng tiến sự tôn trọng đối với phẩm giá của mỗi người và các quyền căn bản, dù rằng điều này được chứng minh theo những thể thức khác nhau, theo nhân sinh quan và thần học của chúng ta”.

Ngoài ra, Đức Thánh Cha xác quyết rằng: ”Các vị lãnh đạo chính trị và tôn giáo có nghĩa vụ bảo đảm việc tự do thực thi các quyền con người, trong niềm tôn trọng hoàn toàn đối với tự do lương tâm và tự do tôn giáo của mỗi người. Sự kỳ thị và bạo lực mà tín đồ các tôn giáo ngày nay vẫn còn phải chịu trên thế giới, và những cuộc bách hại dữ dội mà họ phải chịu, là những hành vi không thể chấp nhận và biện minh được. Những hành động ấy càng trầm trọng và đáng trách hơn nữa, khi chúng được thi hành nhân danh Thiên Chúa. Danh của Thiên Chúa chỉ có thể là một danh xưng của hòa bình và tình huynh đệ, công lý và tình thương. Chúng ta bị thách thức, bằng lời nói và nhất là bằng hành động, minh chứng rằng sứ điệp tôn giáo của chúng ta hoàn toàn là một sứ điệp hòa hợp và cảm thông lẫn nhau. Đó là điều thiết yếu phải làm, nếu không thì sẽ giảm uy tín và hiệu năng của việc đối thoại và cả tôn giáo của chúng ta nữa”.

Trong tuyên ngôn chung gồm 15 điểm, công bố chiều ngày 6-11 tại Đại học Giáo Hoàng Gregoriana, sau 3 ngày hội luận ở Roma, các tham dự viên Diễn đàn công giáo và hồi giáo kêu gọi tôn trọng tự do tôn giáo và các quyền con người, đồng thời cổ võ xây dựng một xã hội hòa hợp và huynh đệ. Tuyên ngôn đưa ra những hệ luận thực hành liên quan tới sự tôn trọng phẩm giá và các quyền tự do của con người, sự bình quyền nam nữ và tôn trọng lương tâm và tôn giáo.

Tuyên ngôn chung khẳng định rằng: ”Các nhóm tôn giáo thiểu số có quyền được tôn trọng trong các xác tín và thực hành tôn giáo của họ. Họ có quyền có nơi thờ phượng riêng, và các vị sáng lập cũng như các biểu tượng mà họ coi là thánh thiêng không thể trở thành đối tượng cho bất kỳ sự chế nhạo nào” (n.6). Tuyên ngôn xác quyết ”không thể gạt bỏ tôn giáo và các tín hữu ra khỏi xã hội. Mỗi tín hữu phải có thể đóng góp phần không thể thiếu được cho công ích của xã hội, nhất là trong việc phục vụ những người túng thiếu nhất” (n.8).

Cũng trong tuyên ngôn, Diễn đàn công giáo và hồi giáo ”tuyên xưng rằng các tín hữu Công Giáo và Hồi giáo được mời gọi trở thành dụng cụ tình thương và hòa hợp nơi các tín hữu, và cho toàn thể nhân loại nói chung, từ bỏ mọi áp bức, bạo lực gây hấn và khủng bố, nhất là những hành vi khủng bố nhân danh tôn giáo, đồng thời duy trì nguyên tắc công bằng cho tất cả mọi người” (n.11).

Tuyên ngôn kêu gọi ”các tín hữu hoạt động để kiến tạo một hệ thống tài chánh hợp luân lý, trong đó cơ cấu điều hành để ý tới tình cảnh của người nghèo và kém may mắn, dù đó là cá nhân hay các quốc gia bị nợ nần. Những người được may mắn trên thế giới cũng được mời gọi để ý tới số phận của những người bị thương tổn nặng nề nhất vì cuộc khủng hoảng hiện nay trong việc sản xuất và phân phối lương thực...” (n.12)

Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn về Diễn đàn nói trên.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Diễn đàn công giáo hồi giáo này đã bắt nguồn từ đâu?

Đáp: Cuộc gặp gỡ này là kết qủa lá thư 138 nhân vật hồi giáo đã gửi cho các vị lãnh đạo Kitô giáo và đặc biệt là Đức Thánh Cha hồi năm 2007. Nghĩa là nó đã được dự định trước. Nhưng điều quan trọng đó là nó cho phép trước hết đọc hiểu Hồi giáo qua hai giới răn chính là mến Chúa và yêu người. Đây là điều chưa từng có. Tuy nhiên không cần coi lá thư hay Diễn đàn này như là một điều ngoại thường, làm như thể là hai bên đã chỉ bắt đầu đối thoại từ lá thư của 138 nhân vật nói trên: chúng tôi đã bắt đầu đối thoại với Hồi giáo từ hơn 1.400 năm nay. Thế rồi kể từ Công Đồng Chung Vaticăng II chúng tôi đã có tài liệu ”Nostra aetate”, là tài liệu đã vạch ra một con đường chính xác hơn nữa cho cuộc đối thoại này. Vì thế cuộc gặp gỡ lần này là một chương mới của một lịch sử dài.

Hỏi: Các đề tài suy tư đã do ai lựa chọn và lựa chọn như thế nào thưa Đức Hồng Y? Đâu là cung cách khai triển chúng và có thể rút tỉa ra kết luận nào?

Đáp: Các đề tài đã được chọn trong một cuộc họp tại Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn hồi tháng 3 năm nay, giữa chúng tôi với một phái đoàn đại diện cho 138 nhân vật hồi giáo nói trên. Hai phái đoàn tham dự cuộc họp đã cùng nhau chọn đề tài. Còn cung cách khai triển là cung cách bình thường: nghĩa là phía công giáo trình bầy quan điểm của mình, rồi tới phía hồi giáo và tiếp theo đó là cuộc thảo luận trao đổi ý kiến và đối thoại. Chúng tôi đã dành rất nhiều thời giờ cho cuộc đối thoại để cả hai bên đều có thể hiểu biết và giải thích các quan điểm một cách sâu rộng. Và kết qủa của phiên họp là thông cáo chung kết.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y cuộc đối thoại giữa các tín hữu Kitô và hồi giáo đã bắt đầu từ nhiều thập niên qua. Đâu đã là các đề tài được thảo luận?

Đáp: Chúng tôi đã thảo luận nhiều vấn đề khác nhau, mỗi vấn đề một chút. Nhưng thật ra chưa có thể nói tới một cuộc đối thoại thần học một cách đúng nghĩa. Cuộc đối thoại thần học đã được hiểu ngầm, nhưng không được định nghĩa một cách có kỹ thuật vã cũng chưa được thực hiện. Trái lại, trên bình diện luân lý đạo đức và tinh thần, hiện nay hai bên có các hoạt động chung, chẳng hạn như trong việc cứu trợ nhân đạo khi xảy ra các tai ương lớn. Nói một cách thực tế, mặc dù có mọi khó khăn và mặc dù có các cuộc khủng hoảng, điều thực sự quan trọng đó là chúng tôi nói chuyện với nhau. Các cây cầu nối đã không gẫy, và tôi tin đó là điều quan trọng.

Hỏi: Đức Hồng Y nghĩ sao khi có người khẳng định rằng các tương quan với tín hữu hồi vẫn căng thẳng?

Đáp: Các tương quan giữa tín hữu công giáo và hồi giáo tùy thuộc rất nhiều nơi các tình trạng chính trị của các quốc gia, trong đó Hồi giáo là tôn giáo của đa số dân chúng. Tôi tin rằng điều tạo ra sự căng trong các tương quan đó là trong thế giới hồi giáo người ta gắn liền Kitô giáo với Tây Phương. Việc gán ghép này rất là nguy hiểm, vì khi các giới hữu trách của các xã hội tây phương đưa ra các quyết định chính trị mà người hồi coi là đi ngược lại các lợi lộc của họ, thì họ nói: ”Đó là các người Kitô tấn công chúng ta, đó là các người Kitô khiêu khích chúng ta”. Và đây là điều tạo ra căng thẳng trong các tương quan giữa hai bên.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, tại một vài quốc gia hồi giáo, các tín hữu Kitô phải sống trong một tình trạng khó khăn. Sự tự do của họ bị hạn chế, khi nó không bị khước từ. Tòa Thánh có thể can thiệp thế nào để cải tiền số phận của họ không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Tòa Thánh có nhiệm vụ bênh vực các quyền căn bản, khi chúng bị đe dọa hay khước từ. Tòa Thánh can thiệp làm sao? Trước hết bằng cách nhắc nhớ cho phía đối tác các quyền căn bản của con người như: quyền sống, quyền tự do lương tâm và tự do tôn giáo, và tất cả các quyền gắn liền với chúng. Thế rồi dĩ nhiên còn có ngã ngoại giao nữa. Tòa Thánh có liên lạc ngoại giao với nhiều quốc gia a rập. Và đây là đường lối ưu tiên. Ngoài ra còn có cuộc đối thoại liên tôn của chúng tôi cho phép đề cao các quyền lợi và các khát vọng chính đáng của các anh chị em Kitô, khi họ trở thành mục tiêu của các vụ bách hại hay bạo lực. Dầu sao đi nữa, như tôi vẫn thường nói, tôi tin rằng chúng ta ”bị kết án” phải đối thoại với nhau. Chúng ta không có lựa chọn nào khác hơn là cùng tiến bước dưới cái nhìn của Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều tiến bước về Chân Lý. Khi chúng ta ở trong các tình trạng khó khăn, chúng ta không được sợ hãi nói lên điều chúng ta tin, tuyên xưng Đấng chúng ta tin. Không được sợ hãi tố cáo các vi phạm các quyền con người, cho dù các vi phạm đó thuộc loại nào đi nữa, và phải làm thế nào để sự thật có thể chiến thắng, chứ không phải bạo lực, làm thế nào để cho sức mạnh của quyền lợi chiến thắng quyền lợi của sức mạnh.

Mục lục

 

“Hội Thánh Matthêu” Được Thành Lập Để Tưởng Nhớ Đức Hồng Y PX Nguyễn Văn Thuận

Zenit 06.11.08 - “Hội Thánh Matthêu” được thành lập để tưởng nhớ ĐHY người Việt Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, cố chủ tịch, cựu TGM Sài Gòn, từ trần ngày 16.09.2002 (án phong chân phước được mở năm 2007), sẽ được ĐHY Renato R. Martino, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình, giới thiệu với báo giới vào thứ năm tới (13-11), đồng thời với danh sách những người được giải thưởng đầu tiên.

Nhân dịp buổi triều yết dành cho Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình ngày 17.09.2007, Đức Thánh Cha Beneđictô XVI đã nhấn mạnh rằng ĐHY P.X. Nguyễn Văn Thuận là một con người của hy vọng, ngài sống bằng hy vọng và lan truyền hy vọng cho hết thảy mọi người mà ngài gặp gỡ”. Chính nhờ nguồn lực tinh thần này mà ngài kháng lại được mọi khó khăn thể xác và tinh thần”. Đức Thánh Cha gợi lại thời gian tù đày lâu dài và luôn nhấn mạnh niềm hy vọng này: “Hy vọng đã đỡ nâng ngài trong hoàn cảnh một giám mục bị cô lập khỏi cộng đồng giáo phận của mình trong 13 năm; hy vọng đã giúp cho ngài nhìn thấy trong sự phi lý những biến cố đã xảy đên với ngài - trong thời gian lâu dài bị giam giữ, ngài vẫn không được xét xử - một kế hoạch được Thiên Chúa quan phòng”.

Nói về việc mở án phong thánh, Đức Thánh Cha đã tâm sự: “Ta đã hết sức vui mừng đón nhận tin tức theo đó án phong chân phước cho vị tiên tri phi thường của Đức Cậy Kitô giáo này đã được mở và trong khi phó dâng linh hồn được tuyển chọn của ngài lên Chúa, chúng ta cầu xin để cho gương sáng của ngài trở nên cho chúng ta một lời giáo huấn quý báu”.

(Nguồn: Bản tin HĐGMVN)

 

Phái đoàn Phi Luật Tân đến hành hương La Vang

LA VANG - Đoàn hành hương Phi Luật Tân có mặt tại La Vang lúc 9g giờ 30 phút hôm nay, ngày thứ năm, 13.11.2008.

Sau nhiều ngày chịu đựng những cơn mưa lụt của vùng Quảng Trị, Thánh Địa La Vang hôm nay bất ngờ chan hoà ánh nắng rực rỡ. Và Đức Mẹ La Vang thưởng cho phái đoàn hành hương của Phi Luật Tân một bầu trời La Vang tươi đẹp.


Đoàn hành hương của Phi Luật Tân hôm nay là đoàn hành hương của Hiệp Hội ASRP (Association of Shrine Rectors and Pilgrimage of the Philippines). Đây là Hiệp hội các Quản Đốc Đền Thánh và các Nhà Khởi xướng xướng Hành Hương của Phi Luật Tân.


Chương trinh của đoàn nầy đến Việt nam từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 11 năm 2008, trong một chuyến du lịch hành hương (Pilgrimage Tour) dịp Hội nghị Thường niên của Hiệp hội các Quản Đốc Đền Thánh và các Nhà Khởi xướng xướng Hành Hương của Phi Luật Tân.


Mục đích của chuyến du lịch hành hương nầy là để học hỏi, trao đổi và nghiên cứu về đề tài là: “Những Đền Thánh là những nơi nói lên niềm hy vọng (Shrines: Testimonies To Hope).


Đoàn Phi Luật Tân đến hành hương La Vang hôm nay gồm có 56 người, trong đó, có Đức Giám mục Jose Oliveros, 10 Đức ông, 22 linh mục triều và dong, 22 nữ tu và giáo dân nam nữ.


Đến La Vang, đoàn được Đức Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Đại diên TGP Huế và Đại diện Đức TGM Huế, cùng với Cha Quản Nhiêm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang, linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền, đón tiếp. Nhiều linh mục của TGP Huế và các nam nữ tu sĩ cũng có mặt trong buổi đón tiếp này.


Đoàn dâng Thánh Lễ Đồng Tế tại Nhà Thờ, viếng Linh Địa Đức Mẹ La Vang và dự buổi thuyết trinh của linh muc Hạt trưởng Hạt Quảng Trị về đề tài: “La Vang – Xưa và Nay – Nơi của niềm hy vọng cho những người hành hương”.

 

LM Nguyễn Vinh Gioang

Mục lục

 

KỶ NIỆM 35 NĂM NGÀY ĐỨC CHA CASSAIGN QUA ĐỜI

 

Sáng 31.10.2008, tại trại phong Di Linh đã diễn ra thánh lễ kỷ niệm 35 năm, ngày Đức cha Cassaigne qua đời. Trước đó vào chiều và tối ngày 30.10.2008, bệnh nhân phong và nhiều người đã đến viếng mộ và cùng Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Giáo phận Đà lạt, tham dự giờ canh thức tưởng nhớ và cầu nguyện cho Đức cha Cassaigne.

 

Đức cha Cassaigne sinh ngày 30.1.1895 tại Urgons-Grenade, Pháp; thụ phong linh mục ngày 19.12.1925 thuộc Hội thừa sai Paris, ngày 6.4.2926, ngài tình nguyện lên đường sang Đông Dương truyền giáo. Chỉ 5 tháng sau khi đến Việt Nam, ngài được bổ nhiệm làm cha xứ Di Linh, một vùng đất còn hoang sơ của cao nguyên Trung phần, nơi mà dân cư toàn là người dân tộc thiểu số, cuộc sống thiếu thốn khó khăn mọi bề. Giáo xứ của cha Cassaigne đầu tiên chỉ cỏ người 5 giáo dân gồm 3 người Việt, một “anh nuôi” và chú giúp việc . Buổi đầu về nhận xứ, ngài bận bịu với biết bao công việc, một mặt lo truyền đạo, dạy đạo, mặt khác là nâng cao đời sống, dân trí cho bà con, ban ngày ngài qui tu trẻ em để dạy chữ, chiều đến phải lo cho các lớp giáo lý tân tòng, sau giờ cơm tối lại dạy học cho người lớn.

 

Dù bận bịu nhưng cha Cassaige vẫn dành nhiều thời gian để tìm đến với những người phong cùi bị gia đình, dòng họ ruồng rẫy, xua đuổi vào chốn rừng sâu mặc cho bệnh tật, đói lạnh, có khi họ còn làm mồi cho thú rừng. Tình yêu thương đã thôi thúc ngài lập làng cùi, những chòi nhà sàn đơn sơ được dựng lên ở khu đất trồng dưới chân đồi gần mé ruộng cách nhà xứ KaLa gần 1 km. Ngày 11.4.2926, làng cùi chính thức được công nhận, qui tụ được 21 người, họ yên tâm vui sống bên cạnh người cha hiền, không còn sợ sự nghi kỵ, xa lánh của người thân, họ hàng…

Ngày lễ kính thánh Gioan Baotixita 24.6.1941, ngài được tấn phong Giám mục và là Giám quản Tông tòa giáo phận Sài gòn. Sau 14 năm, khi bước vào  tuổi 60( cuối năm 1955), ngài xin từ chức để nghỉ hưu và tình nguyện về lại Di Linh để phục vụ làng cùi. Những tháng ngày hưu dưỡng, do tuổi cao và bệnh tật nên sức khoẻ của ngài càng yếu dần, nhưng ngược lại tình yêu thương bao la của vị mục tử nhân lành lại càng triển nở, ngài chính là chỗ dựa vững chắc cho những mảnh đời bất hạnh, xấu số, bị bỏ rơi…Ngài còn là mẫu gương của đời sống chứng nhân.

Đức cha Cassaige ra đi ở tuổi 78, vào ngày 31.10.1973

Trần Tâm

Mục lục

Đại Chủng Viện thánh Giuse Hà Nội thăm mục vụ tại giáo xứ Đồng Chiêm thuộc giáo phận Hà Nội

HÀ NỘI - Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, cha phó giám đốc - đặc trách công tác mục vụ Đại Chủng Viện Hà Nội: Giuse Nguyễn Văn Diễm, với tinh thần tương thân tương ái: “lá lành đùm lá rách”. Sáng ngày 12/11/ 2008, anh em chủng sinh đại diện cho ba lớp (thần I, II và IV) của Đại Chủng Viện thánh Giuse Hà Nội đã đi thăm mục vụ tại giáo xứ Đồng Chiêm thuộc giáo phận Hà Nội, nơi đã gánh chịu ảnh hưởng lũ lụt nặng nề bởi đợt mưa to kéo dài đầu tháng 11 vừa qua.

Đoàn khởi hành lúc 6h 30, gồm 24 người, bằng phương tiện xe gắn máy, mang theo những thùng hàng đã quyên góp được trong những ngày qua. Thời tiết Miền Bắc những ngày gần đây đã chuyển sang mùa đông, tiết trời Hà Nội vào buổi sớm cũng khá lạnh. Tâm trạng mỗi chủng sinh có lẽ đang nóng lên và trào dâng những tình cảm dạt dào muốn đem đến để san sẻ cho anh chị em và bà con đang lũ lụt tại giáo xứ Đồng Chiêm. Đó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy mỗi người hăm hở lên đường và mong sao cho con đường đến Đồng Chiêm ngắn lại.

Tiếp cận càng gần Đồng Chiêm, đường đi càng trở nên khó khăn, vì có những đoạn đường ngập nước, những đoạn đê không ngập thì lầy lội, khó đi. vượt qua nhưng khó khăn, cuối cùng đoàn đã tới được đích. Lúc này khoảng 8h 30. Trước mặt, giáo xứ Đồng Chiêm như bị tách rời, cô lập và bao xung quanh là nước. Nổi bật nhất từ xa, ngọn tháp nhà thờ của giáo xứ vươn cao trên đỉnh một ngọn núi đá nhỏ, xung quanh chân núi là một vùng đất thấp, nơi là toàn bộ giáo dân ở, bốn bề còn ngập nước. Trên cao nhìn xuống, các ngôi nhà như bị ngăn tách bởi những khoảng nước trắng. Việc đi lại trong khu vực này rất khó khăn, chủ yếu bằng thuyền bè.

Giáo xứ Đồng Chiêm cách nhà thờ chính toà Hà Nội khoảng 60 km về hướng Tây – Nam. Nơi đây, bà con sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, mỗi năm chỉ trồng cấy được một vụ duy nhất vào vụ chiêm (từ khoảng tháng 1 - 5). Đây có lẽ là lý do tại sao nơi đây được gọi bằng cái tên “Đồng Chiêm”, còn vụ mùa (từ đầu tháng 6 - 10) là mùa nước lụt. Ngoài nông nghiệp, bà con nơi đây không có nghề phụ nào. Vào mùa mưa, thanh niên trai tráng trong làng đi làm ăn xa, hoặc đi vào rừng kiếm cây thuốc về bán. Đời sống nói chung rất khó khăn.

Tới đây, chúng tôi được quí vị trong Ban giáo xứ, quí Sơ Dòng Mến Thánh Giá sở tại và một số anh chị em nhiệt tâm tiếp đón và hộ tống đi thăm, tặng quà cho từng gia đình. Người dân ở đây cho biết: nước ngập lụt nhà cửa đã kéo dài gần nửa tháng nay. Nước tuy đã rút nhiều, nhưng việc đi thăm của đoàn vẫn phải dùng thuyền vì nước sâu. Trên thuyền chúng tôi quan sát: đường đi của làng, sân các gia đình đã biến thành hồ nước mênh mông. Nhiều căn hộ, nước vẫn còn ngập ngang cửa nhà. Có những gia đình đã phải căng lều bạt trên nóc nhà để ở hoặc chứa thóc lúa hoặc vật nuôi. Được biết: những ngày lụt cao điểm, mọi người, đồ đạc, vật nuôi… đã phải di tản lên khu vực nhà thờ, nhà xứ, những chỗ cao để ở. Có những gia đình không ngập lụt thì phải chứa từ bảy cho đến gần chục gia đình bao gồm cả vật nuôi dồn lại trong một không gian rất trật trội. Trong những hoàn cảnh khó khăn như thế, tình đoàn kết, bác ái của bà con nơi đây càng được thể hiện một cách cụ thể hơn bao giờ. Tới thăm và trao những phần quà nhỏ bé được gom góp từ các thầy chủng sinh, cha giáo, quí vị ân nhân, bà con nơi đây tỏ ra thật vui và cảm động. Vui không phải vì những phần quà đem lại, nhưng có lẽ niềm vui được lan toả từ tấm lòng sang tấm lòng. Những không gian lạnh giá bao trùm của nước lụt như bị xua tan và thay thế bởi hơi ấm của tình người.

Gần trọn một ngày sống cùng và sống với giáo xứ Đồng Chiêm, anh em chủng sinh đã cảm nhận được một điều: đến đây, anh em nhận được hơn là cho đi. Một bài học thực tế của tinh thần mục vụ, liên đới, tinh thần hy sinh đồng lao cộng khổ và khiêm hạ của người dân nơi đây. Chính những lúc khó khăn nhất là lúc họ thể hiện tinh thần đức ái của Kitô giáo nhất.

Chia tay Đồng Chiêm ra về, khi ngọn tháp xa dần và khuất hẳn, đó là lúc hình ảnh những con người, những khuôn mặt, những bàn tay chai sạn, những bàn chân nhăn nheo vì lội nước lâu ngày như đang tái hiện cách sống động trong tâm trí tôi. Thật đúng như nhận xét của một Sơ trong cộng đoàn Dòng Mến Thánh Giá sở tại đã nhận định trong lúc chúng tôi đi thăm trở về: Đồng Chiêm ngập lụt vì nước, còn Đại Chủng Viện Hà Nội không ngập nước, nhưng ngập lòng. Vâng, đó có lẽ là tất cả tình cảm và tấm lòng của thầy và trò trường Đại Chủng Viện Hà Nội, luôn hướng về Đồng Chiêm trong những ngày này.

Dom. Thành Công

Mục lục

Các Giám Mục Hoa Kỳ lên tiếng

Trong ngày 12 tháng 11 năm 2008, cả tờ Washington Post lẫn tờ Chicago Tribune đều tường thuật lời kết án của hàng Giám Mục Hoa Kỳ đối với dự luật “Freedom of Choice” vốn được Tổng thống đắc cử Barack Obama ủng hộ và cam kết sẽ ký ban hành sau khi nhậm chức vào tháng Giêng sắp tới.

Các vị giám mục Hoa Kỳ coi việc ban hành đạo luật đó như một hành vi tấn công thẳng vào Giáo Hội Công Giáo vì nó sẽ hủy bỏ mọi hạn chế hiện nay của các tiểu bang cũng như của liên bang đối với việc phá thai. Các ngài cho rằng đạo luật này giảm thiểu tự do tôn giáo và làm hàng triệu người Mỹ chống đối phá thai bị đẩy ra ngoài lề.

Người ta còn nhớ nhiều vị giám mục từng thúc giục người Công Giáo coi việc chống đối phá thai như một ưu tiên khi đầu phiếu. Nhưng kết quả cuộc đầu phiếu tuần trước cho thấy Obama thắng 54% tổng số phiếu của người Công Giáo. Chỉ mấy ngày sau đó, các giám mục Hoa Kỳ gặp nhau tại Baltimore và dù đây là kỳ họp thường lệ, các ngài cũng đã tập trung vào việc lên tiếng chính thức cho việc bênh vực sự sống, cụ thể là chống lại việc ban hành dự luật “Freedom of Choice”, một dự luật do TNS Barbara Boxer (Dân Chủ - Calif.) bảo trợ, mà chính những nhà tranh đấu cho quyền phá thai cũng không dám ước mơ là Quốc Hội sẽ thông qua.

Trong cuộc họp trên, các vị giám mục đã lần lượt đứng lên để lên án dự luật này. Đức Cha Thomas Paprocki, Giám mục phụ tá Giáo phận Chicago, cảnh cáo rằng hệ thống y tế của Công Giáo sẽ lâm nguy nếu dự luật này được ban hành vì nó sẽ triệt tiêu các đạo luật lương tâm từng cho phép các bác sĩ và các bệnh viện từ khước thi hành các thủ tục liên quan tới phá thai. Ngài cho hay điều ấy buộc nhiều bệnh viện Công Giáo phải đóng cửa.

Đức cha Robert Hermann, Giám mục phụ tá của giáo phận St. Louis cho hay: “bất cứ ai trong chúng tôi cũng coi là đặc ân được chết, vâng, được chết ngay ngày mai, để tìm cách kết liễu việc phá thai”.

Đức cha Joseph Martino, Giám mục giáo phận Scranton, Pa., quê hương phó tổng thống đắc cử Joe Biden, kêu gọi các vị giám mục đưa ra nhiều biện pháp hơn nữa nhằm trừng phạt các viên chức Công Giáo “lanh lảnh chống lại sự sống”. Ngài phát biểu: “Tôi không thể có cái ông phó tổng thống tới Scranton và leo lẻo cho rằng mình học hỏi được các giá trị tại đây khi các giá trị ấy hoàn toàn phản lại các giá trị của Giáo Hội Công Giáo”.

Trong khi soạn thảo bản tuyên bố gửi cho Obama, các vị giám mục khuyến cáo Đức Hồng Y Francis George của Chicago, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, phải ấn định rõ ý của Giáo Hội Hoa Kỳ muốn hợp tác với tân chính phủ trong các lãnh vực công bằng kinh tế, cải cách di trú, chăm nom sức khỏe cho người nghèo và tự do tôn giáo. Nhưng phải nhấn mạnh tới “ý định chống sự ác” và “bảo vệ trẻ chưa sinh” của Giáo Hội. Các ngài cương quyết chống đối bất cứ đạo luật hay sắc lệnh hành pháp nào nhằm nới rộng các hạn chế phá thai.

Theo Đức Cha Daniel Conlon, Giám mục giáo phận Steubenville, Ohio, "đây không phải là vấn đề thoả hiệp chính trị hay vấn đề tìm ra một cơ sở chung. Mà là vấn đề tuyệt đối thể”.

Các vị giám mục Hoa Kỳ, nhân dịp này, cũng muốn duyệt lại tài liệu “Nền Công Dân Hợp Với Đức Tin” (Faithful Citizenship) mà chính các ngài đã ban hành vào năm ngoái như một hướng dẫn đối với lương tâm Công Giáo trước cuộc bầu cử sắp tới. Mặc dù tài liệu này long trọng tuyên bố rằng: “việc trực tiếp và cố ý hủy hoại sinh mạng vô tội của con người luôn luôn là điều xấu chứ không phải chỉ là một vấn đề trong nhiều vấn đề khác’. Nhưng đồng thời, tài liệu ấy cũng khuyên người Công Giáo phải cân nhắc các vấn đề khác như nghèo đói, chiến tranh, môi trường và nhân quyền khi chọn lựa ứng cử viên. Chính vì thế, một số vị giám mục hết sức sững sờ khi thấy người Công Giáo nại tới tài liệu trên để biện minh cho việc họ bầu cho các ứng cử viên như Obama, người công khai ủng hộ phá thai. Kết quả là: 54% người Công Giáo đã dồn phiếu cho ứng cử viên này.

Coi hàng giáo phẩm như một “thiểu số”

Hai tờ báo trên cùng nhận định rằng mặc dù giới lãnh đạo Giáo Hội cương quyết tranh đấu để loại phá thai ra ngoài vòng pháp luật, nhưng nhận thức của hàng ngũ giáo dân ít cương quyết hơn thế nhiều. Một cuộc trưng cầu do cơ sở Pew thực hiện hồi tháng Tám cho thấy gần một nửa người Công Giáo Mỹ nghĩ nên hợp pháp hóa việc phá thai trong bất cứ trường hợp nào hay gần như thế.

Jon O'Brien, chủ tịch “Những Người Công Giáo Phò Chọn Lựa” cho rằng nhiều vị giám mục cảm thấy choáng váng sau khi thất bại không thúc đẩy được người Công Giáo chịu coi phá thai là một vấn đề ưu tiên. Ông ta bảo: “các vị này đại biểu cho một thiểu số người Công Giáo ở Mỹ và trên thế giới. Qúy vị ấy còn không tin là nên sử dụng ngừa thai nữa”

Nữ tu Jamie Phelps, một nhà thần học (!) tại Đại học Xavier ở Louisiana, và hiện là thành viên trong Ban Cố Vấn Công Giáo Toàn Quốc của Obama, tuy hoan nghênh bản tuyên bố của các vị giám mục, nhưng cho hay: “Tài liệu Nền Công Dân Hợp Đức Tin đã nói rõ: các cử tri nên cân nhắc một loạt nhiều vấn đề liên quan đến chính sách đối xử với trẻ em của chính phủ. Các trẻ em này không có tiếng nói nếu hiểu đó là tiếng nói của các vị giám mục và của người Công Giáo”.

Nói như thế, thì làm người Công Giáo làm gì? Người Công Giáo là người không coi các vị giám mục như thiểu số trong cái đa số hỗn tạp của xã hội ngày nay. Các ngài là đại diện của Chúa Kitô ở trần gian, làm ánh sáng soi đường, là thầy dạy của Dân Chúa, đâu phải các cá nhân bình thường muốn phát biểu chi thì phát biểu, được ai nghe thì nghe. ‘Dân Chúa” như Jon O’Brien và Jamie Phelphs đã không chịu nghe lại còn tiếp tay nhận chìm tiếng nói của các ngài nữa, thì thử hỏi có còn xứng đáng là người Công Giáo hay không?

Mà không riêng ở Mỹ mới có những người Công Giáo tự tách mình ra khỏi nền giáo lý chính thống của Giáo Hội như thế, tờ báo Công Giáo tại Anh là tờ “The Tablet” cũng có cùng một giọng điệu. Tường thuật cuộc thắng cử của Obama nhờ số phiếu của 54% người Công Giáo Mỹ, tờ này cho rằng đây là một “bác bỏ các cố gắng vào phút chót của thiểu số giám mục to tiếng…Các tuyên bố thẳng thắn của các vị giáo phẩm đã bị mờ nhạt đi vì sự lên tiếng của nhiều cá nhân và đoàn thể cho rằng cam kết của Obama đối với các sáng kiến nhằm hạ thấp con số phá thai quả là bằng chứng phò sự sống của ứng cử viên Dân Chủ (?)”

Trong bài xã luận sau ngày Obama thắng cử, tờ báo này cho hay: “Xem ra các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo, một tôn giáo lớn nhất tại Mỹ, lại một lần nữa không đọc ra các dấu chỉ thời đại, trái lại chỉ cố gắng nhấn mạnh rằng cuộc bầu cử có tính linh hứng và biến đổi thời đại này, cái điểm xoay hướng trong lịch sử Mỹ này, một lần nữa chỉ xoay quanh vấn đề phá thai.Giáo dân nhìn vấn đề khác hẳn; thực vậy, lần này lá phiếu Công Giáo gần như không thể phân biệt được với lá phiếu của mọi người dân khác…Người ta đang cần các giám mục phải suy nghĩ lại chiến lược đối với vấn đề phá thai; chứ hiện nay, quan điểm của các ngài không được đại đa số người Công Giáo lắng nghe ”.

Một luật lệ xấu xa, gây chia rẽ

Các giám mục Hoa Kỳ quả có “suy nghĩ lại chiến lược” của mình, nhưng kết quả không như ý tờ “The Tablet”. Mà là xiết chặt hàng ngũ hơn nữa để cương quyết chống lại trào lưu nới lỏng các hạn chế phá thai. Ngày 12 tháng Mười Một, sau mấy ngày bàn thảo, các vị giám mục đã thông qua bản tuyên bố chung gửi Tổng Thống đắc cử Barack Obama, trong đó các ngài nhất loạt chỉ trích đạo luật “Freedom of Choice” như là một đạo luật xấu xa mà tựu chung sẽ gây nhiều chia rẽ hơn nữa trong quốc gia.

Sau khi cam kết hợp tác với chính phủ Obama trong các vấn đề kinh tế, di trú, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và tự do tôn giáo, các vị giám mục nhắc tổng thống đắc cử nhớ rằng “nhà nước tốt là nhà nước bảo vệ sự sống của mọi người”.

Bản tuyên bố gọi phán quyết của Tối Cao Pháp Viện ủng hộ quyền phá thai trong vụ Roe v. Wade là một “phán quyết xấu xa” và cảnh cáo rằng không bao lâu nữa nó sẽ được “lồng vào một đạo luật xấu xa còn căn để hơn là chính phán quyết năm 1973 của Tối Cao Pháp Viện nữa. Vì đạo luật này "tước đoạt khỏi nhân dân Hoa Kỳ thuộc tất cả 50 tiểu bang quyền tự do mà hiện nay họ đang được hưởng trong việc thi hành một số hạn chế và quy định khiêm nhường đối với kỹ nghệ phá thai”.

Bản tuyên bố viết tiếp: “Đạo luật này sẽ cưỡng bức toàn thể người Hoa Kỳ phải trợ cấp và cổ vũ việc phá thai bằng tiền đóng thuế của mình. Nó sẽ hành động ngược lại bất cứ cố gắng thành thực nào của chính phủ và người thiện chí nhằm làm giảm con số phá thai trong đất nước ta… Quy định phải thông báo cho cha mẹ và phải đồng ý cách có hiểu biết sẽ bị loại khỏi vòng pháp luật cũng như các đạo luật ngăn cấm các thủ tục như phá thai lúc gần sinh và bảo vệ các thai nhi sống thoát sau một cuộc phá thai không thành. Các bệnh xá phá thai sẽ được tháo khoán. Tu chính án Hyde hạn chế việc cấp ngân khoản Liên Bang cho phá thai sẽ bị hủy bỏ. Đạo luật này sẽ gây hiệu quả giết người đối với mạng sống trước khi sinh của con người”.

Bản tuyên bố cũng tố cáo: “đạo luật này phá hoại tự do lương tâm của các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế mà xác tín bản thân vốn khiến họ không thể hợp tác trong việc sát hại thai nhi chưa sinh. Nó cũng đe doạ đóng cửa các cơ sở y tế và cơ quan bác ái Công Giáo… Nó sẽ là đạo luật xấu xa có tác dụng chia rẽ hơn nữa đất nước của chúng ta, và Giáo Hội có nhiệm vụ chống lại sự ác. Trong vấn đề này, tức vấn đề bảo vệ trẻ chưa sinh bằng pháp luật, các giám mục nhất trí với người Công Giáo và mọi người thiện chí khác. Họ cũng là các mục tử vốn để tai lắng nghe các phụ nữ từng bị mất nhân phẩm chỉ vì tin rằng không còn chọn lựa nào khác ngoài việc phá thai đứa con của mình. Phá thai là một thủ tục y khoa giết người, và các hậu quả tâm lý và thiêng liêng của nó đọc thấy rõ trong nỗi sầu đau và trầm cảm của rất nhiều người đàn bà và đàn ông”.

Để tránh những luận điệu cho rằng chỉ khoảng 1/3 các giám mục Hoa Kỳ chống đối phá thai, bản tuyên bố này nhấn mạnh: “Các giám mục nhất trí vì hơn hết các vị chỉ có một lòng. Cuộc bầu cử gần đây được quyết định chủ yếu do quan tâm về kinh tế, mất việc, mất nhà, mất an toàn tài chánh đối với các gia đình, tại đây và khắp nơi trên thế giới. Nếu cuộc bầu cử ấy bị giải thích sai lầm về ý thức hệ như là cuộc trưng cầu dân ý về phá thai, thì sự hợp nhất mà Tổng thống đắc cử Obama cũng như toàn dân Hoa Kỳ mong muốn vào thời điểm khủng hoảng này chắc chắn đã không thể nào đạt được. Phá thai không những giết hại trẻ em chưa sinh; nó còn hủy diệt trật tự hiến định và ích chung, những điều chỉ được bảo đảm khi sự sống của mọi con người nhân bản được luật pháp bảo vệ. Các chính sách, luật lệ và sắc lệnh hành pháp phò phá thai đầy gây hấn sẽ mãi mãi tha hóa hàng triệu người Hoa Kỳ, và sẽ bị nhiều người coi là cuộc tấn công vào chính quyền hành đạo của họ”.

Vũ Văn An

Mục lục

Ý NGHĨA HUY HIỆU GIÁM MỤC CỦA ĐỨC TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI  LÔRENSÔ CHU VĂN MINH

1. TRÁI TIM

Nhìn thấy trái tim, ta nghĩ ngay đến tình yêu.

Sống ở đời ai không muốn được yêu và ai không muốn yêu? Nhưng tình yêu của người đời thường nhuốm màu vị kỷ, ở đây ta đề cập đến tình yêu Kitô được biểu hiện bằng Thánh giá ở trung tâm Trái tim.

- Chính bản chất của Thiên Chúa là Tình Yêu

Một Thiên Chúa nhưng có Ba Ngôi Vị, một cộng đồng mật thiết, Ba Ngôi đó yêu nhau cách tuyệt đối hoàn hảo.

Victor Hugo đã kêu lên:

Nếu không có tình yêu

Thiên Chúa cũng cô liêu!

Và vòm sao lấp lánh

Giống khăn liệm trời chiều!

- Lịch sử thế giới là tình yêu

Chính vì yêu mà Thiên Chúa đã sáng tạo ra vũ trụ và nhân loại để thông ban những phẩm giá cao quý, những nét đẹp của Ngài cho các thụ tạo.

- Lịch sử cứu độ là tình yêu

Chính vì yêu mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã mặc lấy thân phận người tôi tớ nơi Đức Giêsu Kitô và tự nguyện phục vụ nhân loại nhằm đưa nhân loại vào sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa

- Lịch sử Giáo hội là lịch sử tình yêu

Thánh Thần tình yêu là hồn sống của Giáo Hội nhằm đem nhân loại tháp nhập vào Tình yêu của Thiên Chúa.

Đạo Kitô là đạo yêu thương, mọi giới luật quy về một luật duy nhất, đó là yêu Chúa và yêu người, do đó Giáo Hội là một cộng đồng yêu thương, các chức vụ, các tác vụ trong Giáo Hội là để thực thi yêu thương.

- Đời người là một trường học yêu thương.

Yêu là muốn và làm điều tốt cho người mình yêu. Đức ái nơi chúng ta được thể hiện bằng sự đồng cảm theo gương Đức Giêsu, Đấng đã biết đồng cảm với những vui buồn, thành công, thất bại với những nỗi yếu hèn của nhân loại, với tất cả những ai cần được ủi an và nâng đỡ, nhưng Đức ái không phải chỉ là tình cảm xuông, đức ái mà không có việc làm là đức ái chết, đức ái phải thể hiện bằng những hành động yêu thương cụ thể.

2. BÀN TAY

Hình ảnh bàn tay tượng trưng cho hành động, việc làm.

Tình yêu được diễn tả qua những cử chỉ, hành vi thực tế.

- Đó là bàn tay sáng tạo mạnh mẽ và uy quyền của Thiên Chúa, như trong Thánh vịnh ca tụng:

Nắm trong tay bao vực sâu lòng đất,

Giữ chủ quyền muôn ngọn núi vút cao.

Đại dương Chúa đã tạo thành là của Chúa,

Lục địa do tay Người nhào nắn cũng thuộc vê Người.

- Đó là bàn tay của Đức Giêsu Kitô

Bàn tay của Người ôm lấy các trẻ thơ và chúc lành cho chúng.

Bàn tay Người đặt trên bà mẹ vợ ốm yếu của Phêrô để chữa bệnh.

Bàn tay Người chữa lành những kẻ tật nguyền què quặt, đui mù.

Bàn tay Người làm sạch những kẻ phong cùi.

Bàn tay Người cầm tay bé gái con ông trưởng hội đường, bàn tay Người chạm vào người thanh niên ở Naim, bàn tay Người giơ cao gọi Lazarô, đã làm cho tất cả những người chết đó sống lại.

Bàn tay nắm lấy Phêrô kéo ông khỏi chìm đắm trong tình trạng kém tin.

Ban tay Người giơ cao để xua trừ ma quỷ khỏi anh thanh niên bị ám.

Bàn tay Người giơ lên ban ơn tha thứ cho tội nhân.

Và cuối cùng, bàn tay Chúa đã phải đóng đinh trên thập giá, dâng hiến mạng sống mình để cứu chuộc nhân loại.

Đó là bàn tay nhân ái thực hiện những hành vi yêu thương.

Đức Giêsu là Chúa và là Thầy đã đến không phải để được phục vụ mà để phục vụ và thí mạng sống mình vì đoàn chiên.

- Đó cũng là bàn tay của chúng ta, sau khi chịu phép Thánh Tẩy, những người tín hữu, đặc biệt là Giám mục, phải là cánh tay nối dài của Đức Kitô, tiếp tục thực hiện tác vụ bác ái trên đường đời .

3. MŨ VÀ DÂY TUA

Mũ và dây tua là biểu tượng của chức Giám mục.

Giám mục qua bí tích Truyền Chức Thánh, đón nhận nơi tâm hồn mình đức ái mục tử của Đức Kitô.

Như các Tông đồ xưa, Giám mục được kêu gọi và sai đi loan báo Tin Mừng và đem ơn cứu độ đến cho mọi người.

Thánh Augustinô định nghĩa toàn bộ thừa tác vụ Giám mục như là tác vụ tình yêu. Ngài còn nói: “Cứ yêu đi, rồi làm gì hãy làm”.

Đức ái như đá thử vàng, Đức ái thánh hoá và biến mọi việc bình thường trở nên cao quý.

Thừa tác phục vụ đòi hỏi nơi Giám mục lòng nhân từ và nhẫn nại, biết cảm thông và chạnh thương trước những khổ đau tâm hồn và thể xác của con người; có tinh thần bao dung và tha thứ để diễn tả trọn vẹn khuôn mặt gương mẫu của Đức Giêsu, Mục Tử Nhân Lành.

Đức ái Kitô giáo tuy cao quý, nhưng chỉ có thể chinh phục được người đời khi nó được thực thi bằng những nghĩa cử yêu thương hằng ngày. Thời nay, người ta không cần những người nói hay nói tốt, nhưng cần những chứng nhân và những chứng tá của tình yêu. Như xưa Tôma muốn lấy ngón tay đặt vào vết đinh, đưa bàn tay xỏ vào cạnh sườn, chạm vào trái tim Chúa Giêsu, vì đó là dấu hiệu của tình yêu chân thực thì ông mới tin. Người thời nay ưa thực tế, họ muốn được cảm thấy, nhìn thấy, nắm lấy tình yêu.

4. MÀU SẮC

Ba màu xanh, nâu, đỏ tượng trưng cho Thiên - Địa - Nhân.

Hai gam màu nóng lạnh, tuy tương phản nhưng lại tạo nên một tổng thể hài hoà. Cũng vậy, tinh thần PHỤC VỤ TRONG ĐỨC ÁI sẽ nối kết những khác biệt, đối nghịch, cải hoá và canh tân toàn thể xã hội, khiến con người tràn trề sức sống, an bình, tươi vui, hạnh phúc.

Giữa tối lạnh mênh mang

Trái tim hồng bừng cháy

Chiếu soi, sưởi ấm đời.

5. THÁNH GIÁ

Cây Thánh Giá kép được kết bằng cây tre, cành trúc, biểu hiện tính cách Việt Nam đơn sơ, mộc mạc, thẳng thắn, trung thực, nghĩa tình. Cây Thánh Giá nhỏ biểu hiện thân phận nhỏ bé của con người nương dưới bóng cây Thánh Giá lớn của Đức Giêsu Kitô, như ngành kết liền với thân, tượng trưng: tuy ta nhỏ bé nhưng kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, ta sẽ trở nên hùng mạnh, vì ơn Chúa đủ cho ta.

Như thế, Giám mục là thừa tác viên được Chúa Giêsu sai đi để rao giảng Tin Mừng, sẵn sàng phụng sự tha nhân, nhất là những người cùng khổ thiếu thốn. Những chứng tá bác ái và công việc từ nhân đó được thể hiện bằng sự thánh thiện, khiêm tốn và vui vẻ trong cuộc sống hằng ngày. Đời chỉ “đẹp” khi nó được cho đi theo gương Chúa Giêsu Kitô, NGƯỜI MỤC TỬ NHÂN LÀNH.

Tay nhỏ bé nâng bầu tim đỏ

Giữa thinh không soi tỏ trần gian

Đó là ước mong tốt đẹp của đời tôi, nguyện Thiên Chúa chúc lành, Đức Maria phù trợ và xin mọi người hiệp ý giúp tôi thực hành.

                                                                        Hà Nội, 7-11-2008

                                                                        Lôrensô Chu Văn Minh

Mục lục

Tĩnh tâm thường niên 2008 của Linh mục đoàn Tổng Giáo phận Hà nội

Từ ngày 10 đến 15 tháng 11 năm 2008, các Linh mục thuộc giáo phận Hà nội tham dự tuần tĩnh tâm năm tại Tòa Tổng Giám mục Hà nội. Hiện nay, tổng giáo phận Hà nội có 86 linh mục, coi sóc 141 giáo xứ với 331.759 tín hữu trong diện tích rộng gần 6 nghìn cây số vuông.

Tuần tĩnh tâm năm của linh mục đoàn tổng giáo phận Hà nội diễn ra trong thời điểm sắp kết thúc một năm phụng vụ. Do đó, đây cũng là thời gian để cùng ngồi nhìn lại những việc làm trong năm qua như thế nào, nhìn lại những thành quả, những thất bại, tìm hiểu nguyên do, và cũng để chuẩn bị cho năm mới đạt được kết quả tốt hơn.

Tổng Giáo phận Hà nội hằng năm có những ngày thật quý báu để các linh mục trong Tổng Giáo Phận, quây quần về bên Đức Tổng Giám Mục của mình, cùng nhìn lại những gì của năm qua và tìm đường hướng mục vụ cho năm mới. Nhất là sau những sự kiện đầy biến động của giáo phận trong thời gian gần đây.

Từ sáng ngày 10 tháng 11 năm 2007 đã có những linh mục từ những miền khác nhau trong giáo phận với gói hành trang trên tay, trở về Nhà Chung của giáo phận. Các vị trở về nơi mà hằng năm các vị vẫn thường gặp nhau như thế, trong một tư thái ung dung nhẹ nhàng, với niềm vui hiện trên nét mặt. Mỗi người dường như đã quen lắm về cách tiếp đón của ban phục vụ, các ngài chấp nhận nơi ở mới, cách sống mới với những phương tiện mới thật vui vẻ bằng tâm hồn quãng đại. Các ngài từ bỏ những thói quen thường ngày, từ bỏ các công việc làm cho cho thể xác mệt nhoài, từ bỏ những vướng bận trong cuộc sống để trở về sống trong tình hiệp thông với Linh Mục đoàn để tìm những sức sống mới cho những ngày mới khi trở về với công việc mới trong trách nhiệm mục tử.

Trong suốt tuần tĩnh tâm này, các linh mục sẽ cùng lắng nghe những bài chia sẻ của Đức Cha Giuse Võ Đức Minh – Giám mục phó giáo phận Nha trang, đồng thời cũng chia sẻ với nhau những kinh nghiệm mục vụ, những đường hướng tốt đẹp cho công việc phục vụ của mình.

Vào lúc 11 giờ 30 ngày 10 tháng 11 năm 2007, khoảng 80 linh mục giáo phận Hà nội đã cùng chia sẻ bữa cơm thân mật khai mạc những ngày bên nhau; những lời nói chân tình, những cái bắt tay thật nồng nàn đầy nhiệt quyết, những nụ cười rạng rỡ trên môi để chào chúc nhau thật tốt đẹp. Còn hạnh phúc nào hơn khi nhìn thấy được sự hiệp thông trọn vẹn như thế. Các ngài hiệp thông với nhau trong tình huynh đệ, luôn yêu thương chăm sóc giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Hiệp thông với đoàn chiên Chúa trong tâm tình yêu thương quãng đại của người mục tử dám hy sinh vì đoàn chiên trong mọi hoàn cảnh. Một sự khởi đầu tốt đẹp sẽ diễn tiến tốt đẹp và kết thúc trong sự hoàn hảo của Thánh Ý Chúa.

Tổng Giáo phận Hà nội hằng năm có những ngày thật quý báu để các linh mục trong Tổng Giáo Phận, quây quần về bên Đức Tổng Giám Mục của mình, cùng nhìn lại những gì của năm qua và tìm đường hướng mục vụ cho năm mới. Nhất là sau những sự kiện đầy biến động của giáo phận trong thời gian gần đây.

Giuse Trần Ngọc Huấn

Mục lục

 

Tuần tĩnh tâm linh mục giáo phận Vinh

VINH - Hằng năm cứ đến hẹn lại về, vào thượng tuần tháng Cầu Cho Các Linh Hồn, linh mục đoàn trong giáo phận Vinh tề tựu về bên vị Cha chung để lắng nghe tiếng Thầy nhắc bảo và thầm thì với Thầy trong bầu khí thinh lặng của cõi lòng, lắng sâu vào trong một không gian tâm hồn của cảm nghiệm sâu xa tình Thầy Chí Ái.

Sau những tháng ngày bận rộn giành thời gian lo cho phần rỗi của con chiên, nay đến lượt mình, các Linh mục trong Giáo phận được một tuần chìm trong bầu khí thinh lặng để kiểm thảo, để chỉnh huấn và để có điều kiện lắng nghe tiếng Chúa một cách rõ nét hơn. Cũng như công việc thường nhật của bao người lao công, họ cũng cần giành thời giờ cho những việc tinh thần sau chuỗi ngày lăn xả vào dòng đời hối hảtất bật lo toan cho cuộc sống mưu sinh. Người linh mục cũng cần có những giờ phút đi vào "sa mạc tâm hồn" để được nhìn ngắm bức chân dung của mình, chiêm ngắm tôn nhan của Thầy Chí Ái.

Tuần lễ đặc biệt này khởi đầu vào 14h 30 chiều thứ Hai 10/11 đến sáng thứ Sáu 14/11/2008. Hầu hết các linh mục trong giáo phận đều có mặt đông đủ, khoảng 150 linh mục, kể cả những cha đang nghỉ hưu tại nhà hưu dưỡng Xã Đoài cũng tham dự một cách nhiệt tình, sốt sắng.

Tuần tĩnh tâm được mở đầu với buổi gặp mặt và cùng nhau kiểm thảo về những mặt được và chưa được trong công tác mục vụ của các linh mục trong tư cách chủ chăn nơi nhiệm sở của mình, mối tương quan với anh em trong linh mục đoàn và với giáo phận nói chung.

Năm nay, giáo phận vui mừng và vinh dự đón tiếp Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám Mục giáo phận Mỹ Tho đến giảng phòng cho các linh mục về đề tài "Linh mục là nhà giáo dục đời sống Đạo của dân Chúa", dựa trên Sứ Điệp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa kỳ thứ 12. Một đề tài rất thích hợp cho đời sống linh mục, những người trực tiếp giáo dục Đức Tin cho con người hôm nay. Chủ đề chia sẻ được phân ra các tiểu mục cho từng bài giảng:



 

  1. Linh mục là Thầy dạy Đức Tin
  2. Linh mục là Thầy dạy yêu thương
  3. Linh mục là Thầy dạy hy vọng
  4. Linh mục là Thầy dạy cầu nguyện
  5. Linh mục là Thầy dạy thờ phượng Thiên Chúa
  6. Linh mục vừa là Thầy dạy vừa là môn sinh.

Đức tin Công giáo được hình thành trên 2 nguồn chính yếu: Thánh Kinh và Thánh Truyền. Vì là Lời đã biến thành nhục thể, nên Đức Tin của chúng ta không chỉ hệ tại bởi Lời mà còn được cụ thể hóa một cách sống động qua dòng lịch sử cứu độ, nơi một nhân vật cụ thể và nối dài lan tỏa mở rộng cương giới phạm vi ra khắp mọi nơi, mọi thời và cho khắp muôn dân. Phần rỗi của con người không chỉ hệ ở Đức Tin mà còn phải được cụ thể hóa trong hành động, bởi "Đức Tin không có việc làm là Đức Tin chết" (Giacôbê) - Một sự khác biệt sâu xa nhất giữa Công giáo và Thệ phản giáo: "Kinh Thánh là 'chứng từ' của Lời Chúa dưới hình thức chữ viết, là văn kiện tưởng niệm theo qui luật, lịch sử và văn chương, làm chứng biến cố mạc khải sáng tạo và cứu độ. Vì thế, Lời Chúa đi trước và đi xa hơn Kinh Thánh, Kinh Thánh cũng được Thiên Chúa linh hứng, và chứa đựng Lời Chúa hiệu năng (cf 2 Tm 3,16).

Chính vì thế, đức tin của chúng ta không có trọng tâm là cuốn Kinh Thánh mà thôi, nhưng là lịch sử cứu độ và một nhân vật là Chúa Giêsu Kitô, Lời Thiên Chúa nhập thể làm người và là lịch sử". Vì Kinh Thánh là Lời của Thiên Chúa ngỏ với con người nên nó bị khúc xạ qua nhãn quan của con người, qua xã hội và lịch sử của con người, vì thế đòi buộc Giáo hội phải luôn có quá trình tân Phúc Âm hóa và tái Phúc Âm hóa để chính Lời trở thành tiếng yêu thương - lá thư tình của Thiên Chúa gửi cho con người, và làm phong phú thêm kho tàng của Lời chứ không phải giảm thiểu tính linh thiêng, sự quy chuẩn và đặc tính bất biến vĩnh hằng của Lời căn cứ vào câu Kinh Thánh: " …trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành" (Mt 5,18) để phủ nhận công việc tân Phúc Âm hóa và tái Phúc Âm hóa.

Mỗi ngày Đức Cha chia sẻ với các linh mục hai bài, với một lối diễn tả đơn sơ nhưng rất thực tế và sinh động, Đức Cha đã giúp cho các linh mục có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện, rõ nét và thực tế hơn về vai trò và sứ mệnh của một "Nhà giáo dục đời sống Đạo cho dân Chúa", thông qua "Bức thư tình" - Kinh Thánh - gói trọn những tâm sự chân thành trìu mến của Thiên Chúa tình yêu trao gửi cho con người, một lá thư không chỉ được viết bằng nét chữ của con người với "những cây cọ phàm trần" mà còn bằng máu của Con Chiên.

Giuse Văn Học

Mục lục

 

Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc lần thứ II tại Mỹ Tho

 (Từ ngày 04 đến 06 tháng 11 năm 2008)

MỸ THO - Trong những ngày từ 4 đến 6 tháng 11 năm 2008, Tổ Giáo Lý thuộc Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin (UBGLĐT) đã tổ chức Đại hội Giáo Lý toàn quốc lần thứ hai tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Mỹ Tho. So với Đại Hội lần thứ nhất đã được tổ chức tại Nha Trang năm 2006, chỉ có 39 đại biểu, Đại Hội lần này đông hơn gấp ba, với 127 đại biểu đến từ 22/26 giáo phận và 23 Hội dòng nam nữ, dưới sự chủ trì của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, chủ tịch UBGLĐT, và đồng chủ tọa của Đức Cha St. Tri Bửu Thiên, Đức Cha P. Nguyễn Văn Khảm, hai cha Tổng Đại diện GP Mỹ Tho và GP Xuân Lộc.

Đại Hội qui tụ nhiều chuyên viên, nhiều nhà hoạt động giáo lý tân và cựu thuộc các giáo phận và các hội dòng trong nước. Để giúp Đại hội nắm bắt các vấn đề đã được bản thảo, tổ thư ký gồm hai linh mục và hai giáo dân làm việc rất nhanh nhạy và chính xác. Đặc biệt nhóm linh hoạt viên do linh mục Tiến Lộc (DCCT) cùng với các đại biểu trẻ và đệ tử dòng thánh Phaolô tỉnh dòng Mỹ Tho đã tạo được niềm vui tươi hăng say cho Đại Hội. Ngoài ra Cha Giuse Bùi Văn Hoàng Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ giáo phận Mỹ Tho đã tiếp đón và chuẩn bị nơi ăn chốn ở cho các tham dự viên cách rất chu đáo làm cho tinh thần cũng như thể chất các tham dự viên rất thoải mái trong những ngày Đại Hội.

Nội dung làm việc của Đại Hội, theo các tài liệu trù bị đã được gửi trước cho các tham dự viên để, được xây dựng theo hướng chuẩn bị Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.

Sau bài khai mạc của ĐC chủ Tịch UBGLĐT, Cha Phêrô Lê Văn Ninh (GP. Nha Trang), Trưởng ban Tổ chức Đại hội, đã lượng giá về các việc đã làm được và chưa làm được từ Đại hội lần I đến nay. Tiếp theo, ĐC Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Tổng Thư Ký UBGLĐT, nói về ý nghĩa và hướng tổ chức năm thánh 2010.

Sau đó là phần chính của Đại Hội, các tham dự viên đã hội thảo nhóm theo đơn vị Giáo tỉnh để nhìn lại công cuộc giảng dạy giáo lý tại từng giáo phận trong 50 năm qua và đưa ra định hướng cho giai đoạn sắp tới.

Đại Hội cũng đa đón nhận các ý kiến tham luận của Cha Vinh Sơn Đặng Văn Tú, TĐD giáo Phận Xuân Lộc, Cha Antôn Trần Văn Trường, Cha Phêrô Võ Tá Khánh, Đức Cha Stêphanô tri Bửu Thiên, GM phó GP. Cần thơ và đặc biệt sự chỉ đạo xuyên suốt của ĐC Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ Tịch Ủy ban Giáo Lý Đức Tin.

Cái nhìn tổng quát về 50 năm qua được chia thành ba giai đoạn 1960-1975, 1975-1992 (năm xuất bản quyển Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo) và 1993-2008. Giữa những khó khăn của thời cuộc, mỗi nơi đều cố gắng để bảo đảm được cái tối thiểu trong việc đào tạo đức tin, và từ 1993 nói chung các nơi đều cố gắng để vươn dần tới tối đa, canh tân việc dạy giáo lý và đào tạo những thế hệ tín hữu trẻ trưởng thành.

Về tương lai, được nhấn mạnh hai điều: 1/ Cần phát huy việc dạy giáo lý theo hướng một kế hoạch đào tạo toàn diện, bù lấp cho sự thiếu vắng trường học Công Giáo. 2/ Phối hợp nỗ lực của các nơi cách hữu hiệu về nhân sự, chương trình cũng như tài liệu để đạt kết quả cao hơn.

Đức Cha Chủ Tịch UBGLĐT chấp thuận đổi danh xưng Tổ Giáo Lý thành Ban Giáo Lý Toàn Quốc (BGLTQ). Đại hội cũng thông qua cơ cấu nhân sự của Thường vụ BGLTQ và bầu chọn các Ban Giáo Lý Giáo Tỉnh và Thường vụ BGLTQ đã được Đại hội bầu chọn như sau:

• Ban Giáo lý các Giáo tỉnh

1. Giáo tỉnh Hà Nội

- Trưởng ban: Cha Vinh Sơn Đỗ Văn Hoàng (GP Bùi Chu)- Phó ban: Cha JB. Nguyễn Văn Nhàn (GP Hưng Hóa)


- Thư ký: Cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý (TGP Hà Nội)

2. Giáo tỉnh Huế

- Trưởng ban: Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu (GP BMT)

- Phó ban: Cha F.X Nguyễn Hoàng Hải (TGP Huế)

- Thư ký: Cha Giuse Lê Kim Ánh (GP Quy Nhơn)

3. Giáo tỉnh Sàigòn

- Trưởng ban: Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền (TGP Sài gòn)

- Phó ban: Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu (GP Phan Thiết)

- Thư ký: Cha FX. Nguyễn Văn Việt (GP Vĩnh Long)

• Thường vụ Ban Giáo Lý Toàn Quốc

- Trưởng ban: Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền (TGP Sài gòn)

- Phó ban: Cha Phê rô Lê Văn Ninh (GP Nha Trang)

- Thư ký: Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu (GP Phan Thiết)

- Ủy viên: Cha Vinh Sơn Đỗ Văn Hoàng (GP Bùi Chu)

- Ủy viên: Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu (GP BMT)

Đại hội kết thúc vào lúc 11 giờ 30 ngày 06-11-2008 với quyết tâm thay đổi mạnh mẽ hơn nữa, sáng tạo hơn nữa trong mọi nỗ lực truyền giảng Tin Mừng và làm cho mọi người nên môn đệ của Chúa Giêsu.

Antôn Phạm Đình Tú

Mục lục

 

Ngày Truyền thống Gia đình ĐaMinh Việt Nam 2008

HỐ NAI - Sáng ngày 8 tháng 11 năm 2008, khuôn viên nhà chính của Hội Dòng Đaminh Thánh Tâm, Hố Nai tràn ngập màu áo trắng Đaminh và anh chị em huynh Đoàn. Chẳng ai phân biệt được Soeur nào thuộc dòng Đaminh nào, chỉ thấy một màu áo trắng và chiếc lúp đen. Mừng ngày truyền thống của Gia Đình Đaminh Việt Nam, anh chị em khắp nơi quy tụ về.

Năm nay, số tham dự viên lên tới hơn 500 người gồm 14 đơn vị: Tỉnh dòng Đaminh Việt Nam, Đan viện nữ Đaminh Việt Nam, Hội Dòng Nữ Đaminh Bùi Chu, Hội Dòng Nữ Đaminh Rosa Lima, Hội Dòng Nữ Đaminh Thánh Tâm, Hội Dòng Nữ Đaminh Tam Hiệp, Hội Dòng Nữ Đaminh Lạng Sơn, Hội Dòng Nữ Đaminh Thái Bình, Phụ Tỉnh Đaminh Thánh Thể Việt Nam – thuộc Hội Dòng Nữ Đaminh Đức Mẹ Mân Côi Monteils, Huynh đoàn giáo dân Đaminh, Huynh đoàn cựu tu sinh Đaminh, Huynh đoàn tu sĩ Thái Bình, Huynh đoàn Mân Côi - Hố Nai- và Câu lạc bộ Huynh đệ Đaminh. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng: gia đình Đaminh Việt Nam hiện nay có khoảng 120 ngàn thành viên trong đó có khoảng 2000 tu sĩ Đaminh nam nữ.

Năm nay, ngày Truyền thống với chủ đề: "Tìm lại gia sản của Dòng: Kinh Mân Côi". Người viết nêu thắc mắc với cha Giuse Nguyễn Cao Luật- đặc trách Gia đình Đaminh Việt Nam. Tại sao lại là tìm lại gia sản, mà không phải là nhìn lại, vì chỉ mất rồi mới lo tìm lại. Cha giải thích: Nếu phải viết đầy đủ theo lá thư đầu năm 2007 của Cha Carlos Alfonso AZPIROZ COSTA, OP Bề Trên Tổng Quyền Dòng Anh Em Thuyết Giáo thì phải viết là: "Tìm lại giá trị trong kho tàng Kinh Mân Côi của Dòng”, nghĩa là tái khám phá lại Kinh Mân Côi, là đặt Kinh Mân Côi về đúng vị trí mà trước nay có thể mình đã quên hoặc chưa trân trọng đúng mức, để nhìn lại …Và vì những lý do ấy nên chương trình trong ngày truyền thống là những chia sẻ của anh chị em về Lời Kinh của Dòng do cha Giuse Đinh Văn Nghị, về Kinh Mân Côi trong gia đình do Huynh đoàn đảm trách, Kinh Mân Côi trong đời sống dâng hiến do Phụ Tỉnh Đaminh Thánh Thể thuyết trình và cuối cùng là Kinh Mân Côi và các bạn trẻ do huynh đoàn Cựu tu sinh Đaminh đản nhận.

Đặc biệt hơn xen giữa các bài chia sẻ về Lời Kinh của Dòng là diễn nguyện 4 mùa Vui Thương Mừng Sáng do các Hội dòng Đaminh Lạng Sơn, Đaminh Thánh Tâm, Đaminh Rosa Lima và Đaminh Tam Hiệp.

Quả thực Anh Chị Em Dòng Thuyết Giáo trong ngày truyền thống đã có một “bữa tiệc” thịnh soạn về Kinh Mân Côi. Tất cả các Hội Dòng đã cố gắng, nỗ lực và đổ rất nhiều công sức, nhiệt tình và nhất là lòng yêu mến Đức Mẹ Mân Côi cách riêng để làm nên phần diễn nguyện này.

Chỉ trong khoảng thời gian hai tuần, các Hội Dòng đã ráo riết tập luyện và “trình làng” cho cộng đoàn phần diễn nguyện đặc sắc mà chưa từng có nơi nào làm trọn vẹn như thế. Mặc dù còn hạn chế về thời gian, về đạo cụ, về hóa trang, nhưng các diễn viên Soeurs đã diễn tả được tâm tình của mình khi nhập vai trong các nhân vật của bốn hạt Vui Thương Sáng Mừng. Nhiều khán giả đã khóc, đã cười đã vỗ tay, đã cổ vũ cho các diễn viên khi các màn trình diễn chưa kết thúc. Người viết được may mắn đứng ở vị trí có thể quan sát cả diễn viên lẫn khán giả nên thấy được: ánh mắt của khán giả khi tham dự- tham dự chứ không phải là xem- phần diễn nguyện của các nữ tu rất hài lòng, rất chăm chú. Còn diễn viên chẳng nhớ mình là ai, khi nhập vai chỉ gọi nhau bằng nhân vật mình thể hiện.

Có các “thiên thần nhí” tay cầm hộp sữa, tay cầm cái bánh, tay cầm chai nước, khi chưa đến giờ múa thì đi lang thang trong khuôn viên dòng, tuy nhiên phải có các “thiên thần lớn” đi theo bảo trợ.

Với những nét dễ thương đó và với sự hết mình của các nữ tu đã làm cho anh chị em tham dự không thấy mệt mỏi về thời lượng khá dài của chương trình, nhưng trên gương mặt của mỗi người biểu lộ cảm xúc hân hoan vui mừng vì vừa được chia sẻ những niềm vui nỗi buồn của chuỗi hạt Môi Khôi bằng một hình thức mới, một nét hội nhập văn hóa.

Đỉnh cao trong ngày Truyền thống Đaminh là thánh lễ do Cha Giám Tỉnh Giuse Ngô Sĩ Đình cùng các linh mục dòng đồng tế.

Trước khi chia tay nhau, anh chị em xum họp trong bữa tiệc Agape thắm thiết tình huynh đệ. Ra xe về mà còn lưu luyến vẫy tay hẹn sang năm hạnh ngộ.

Sáng hôm nay khi viết bài này, tôi có dịp trao đổi thêm trên điện thoại với cha Giuse Nguyễn Cao Luật, đặc trách Gia đình Đaminh Việt Nam, cha chia sẻ về ngày truyền thống: Năm nay chương trình tập trung vào một chủ đề "Tìm lại gia sản của Dòng: Kinh Mân Côi", các Hội Dòng đã phải tốn kém về kinh phí và mất nhiều thời gian, nhưng chúng ta đã làm “được việc”. Ước mong ngày truyền thống mỗi năm trở nên ngày hội gặp gỡ, ngày chia sẻ mục vụ và ngày làm cho tình thân của Gia Đình Đaminh chúng ta nồng ấm hơn, yêu thương và bền chặt hơn.

Sr. Minh Nguyên

Mục lục

 

Phỏng vấn Cha bề trên Nguyễn Cao Luật đặc trách Gia đình Đaminh Việt Nam

SAIGÒN - Hằng năm, Gia Đình Đaminh Việt Nam sẽ tổ chức ngày Truyền Thống. Năm nay, ngày truyền thống Gia Đình Đaminh sẽ được tổ chức vào ngày 8 tháng 11 năm 2008. Trước ngày truyền thống gia đình của Dòng Anh Em Thuyết Giáo, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Linh mục Giuse Nguyễn Cao Luật, OP - đặc trách Gia Đình Đaminh Việt Nam.

PV: Thưa Cha, xin Cha cho biết nguồn gốc của tổ chức Gia Đình Đaminh Việt Nam.( GĐĐMVN)

Cha Giuse Luật: Theo hiến pháp nền tảng của Dòng Đa Minh số IX, gia đình Đa Minh bao gồm các anh em giáo sĩ và trợ sĩ, các nữ đan sĩ, các nữ tu, các thành viên các tu hội đời và huynh đoàn các linh mục hoặc giáo dân. Gia đình Đa Minh cũng được thành lập theo chiều hướng ấy.

PV: Xin Cha cho biết đường hướng hoạt động GĐĐMVN?

Cha Giuse Luật: Theo công vụ tỉnh hội 2007 số 242, gia đình Đa Minh tại Việt Nam sẽ họat động theo đường hướng sau:

  1. sống tinh thần hiệp thông: hỗ trợ nhau trong sứ vụ và thể hiện tình huynh đệ;
  2. vận dụng và phát huy nguồn năng lực chuyên môn của các thành phần trong gia đình;
  3. đón nhận và trân trọng những sắc thái riêng của mỗi thành phần để giúp cho việc thi hành sứ vụ thêm phong phú.

PV: GĐĐMVN có những mục đích nhiệm vụ và hoạt động gì?

Cha Giuse Luật: Theo công vụ tỉnh hội 2007 số 244, gia đình Đa Minh có những công tác:

  1. Cổ võ một số hoạt động chung về tông đồ, bác ái xã hội và truyền giáo.
  2. Cổ võ việc gặp gỡ, trao đổi, học hỏi nhằm tăng cường sự hiệp thông và thi hành sứ vụ.
  3. Thông tin liên lạc về Gia đình Đa Minh, thu thập và phổ biến các tài liệu về linh đạo Đa Minh,

PV: Thưa Cha, đâu là nét riêng, là điểm mạnh của những hoạt động trong GĐĐMVN?

Cha Giuse Luật: Nét đặc trưng đồng thời là điểm mạnh của gia đình Đa Minh "chính là sự hiệp thông, hội tụ của nhiều mối liên hệ đa dạng: giữa anh em và các nữ đan sĩ, những người cùng tuyên khấn với Bề Trên Tổng Quyền; giữa giáo dân, nữ tu và anh em đang thi hành sứ vụ; giữa những thành viên được trao tác vụ tư tế và những người tham dự vào chức tư tế cộng đồng qua Bí Tích Thánh Tẩy." (xc. Công vụ Tổng hội Krakow 285b; xt. Providence,419, Bogota, số 239.)

PV: Thưa cha, GĐĐMVN đã đạt được những mục tiêu nào được đề ra theo mục đích ban đầu?

Cha Giuse Luật: Với ý nghĩa quy tụ để chung tay cộng tác trong sứ vụ của Dòng, hiện nay gia đình Đa Minh đã có sự hợp tác trong các thành phần về nhiều phương diện. Tuy nhiên, trước một thế giới ngày càng mở rộng về mọi mặt, nhu cầu của sứ vụ càng tăng thêm, việc cộng tác giữa các thành phần cần được phải đẩy mạnh hơn nữa.

PV: Thưa Cha, mô hình GĐĐMVN là mô hình đầu tiên trong Dòng Đa Minh trên thế giới hay chỉ có ở Việt Nam?

Cha Giuse Luật: Như đã nói trên, gia đình Đa Minh nằm trong hiến pháp nền tảng của Dòng, nghĩa là yếu tố không thể phủ nhận trong Dòng. Những Tổng hội gần đây của Dòng, nhất là các tổng họp đầu thiên niên kỷ, gia đình Đa Minh luôn là ưu tư hàng đầu của các nghị huynh. Gia đình Đa Minh Việt Nam được hình thành theo những đường hướng ấy.

PV: Hiện nay Cha đang đặc trách gia đình Đa Minh Việt Nam, vậy những kinh nghiệm làm việc của Cha trong thời gian qua có giúp gì cho Cha trong vai trò hiện nay ?

Cha Giuse Luật: Nhờ sự hiểu biết về các thành phần trong gia đình Đa Minh như các nữ tu và anh chị em huynh đoàn, tôi có thể gặp gỡ và làm việc cách trực tiếp và cụ thể hơn. Với những kinh nghiệm đã qua, tôi cũng có thể cùng với các thành phần đề ra những phương thế họat động thích hợp.

PV: Theo con được biết, mỗi năm GĐĐMVN sẽ họp mặt truyền thống vào dịp lễ các Thánh Dòng Đaminh (đầu tháng 11), vậy các thành phần nào sẽ được tham dự ngày truyền thống GĐĐMVN ?

Cha Giuse Luật: Theo tinh thần trên, tất cả mọi thành phần trong gia đình Đa Minh đều có quyền tham dự ngày truyền thống này. Tuy nhiên, nếu mở rộng thì số người tham dự sẽ rất đông, nên các đơn vị sẽ cử một số đại biểu để hiện diện trong ngày này.

PV: Xin Cha có thể " bật mí" một chút về ngày Truyền Thống GĐĐMVN năm nay không?

Cha Giuse Luật: Theo thông lệ hàng năm, ngày truyền thống là dịp để các thành phần thông tin về những họat động của mình và cùng nhau đề ra đường hướng cho những ngày tới. Năm nay, việc thông tin vẫn được quan tâm nhưng sẽ gọn nhẹ hơn. Phần lớn thời gian sinh họat sẽ tập trung vào một chủ đề, dựa vào lời kêu gọi của cha Bề trên Tổng quyền vào đầu năm 2007 là "Tìm lại giá trị trong kho tàng Kinh Mân Côi của Dòng". Mỗi đơn vị sẽ chia sẻ hay ca kịch hoặc diễn nguyện về các mầu nhiệm trong chuỗi Mân Côi.

Chúng tôi hi vọng hình thức sinh họat mới này sẽ mang lại giá trị tâm linh để mọi người cùng với Mẹ Maria bước theo Chúa, đồng thời mang lại sắc thái mới trong sinh họat của gia đình Đa Minh Việt Nam.

PV: Con xin Cảm ơn Cha nhiều. Xin Thánh Tổ Phụ Đaminh và Các thánh Dòng luôn chúc lành cho Cha và cho Gia Đình Đaminh Việt Nam.

Sr. Minh Nguyên

Mục lục

Truyền thống đọc kinh và rước tượng Đức Mẹ về nhà củng cố đức tin và tình làng xóm

SAIGON, Việt Nam (UCAN 6/11/2008) -- Bà Têrêsa Trần Thị Linh cùng chồng chào đón 20 giáo dân trong xóm vào nhà mình tối 28-10. Con hẻm nhỏ hẹp dẫn vào nhà họ trở nên nhộn nhịp hơn mọi ngày.

Một lãnh đạo giáo dân đã rước tượng Đức Mẹ từ một gia đình Công giáo khác trong xóm hai giờ trước đó đến nhà họ và đặt tượng trên bàn thờ được trải khăn trắng và trang trí hoa hồng, hoa huệ, bà Linh nói với UCA News.

Để tiếp đón khách, tất cả đều là giáo dân trong giáo xứ Thánh Phaolô ở thành phố Saigon, bà Linh cùng chồng và năm người con đã dọn dẹp, trang trí nhà cửa, sắp xếp lại đồ đạc trong nhà và mượn thêm ghế của các nhà láng giềng, bà kể. Họ đến lần hạt và hát các bài ngợi khen Đức Mẹ trong một giờ.

"Chúng tôi rất vui. Đây là lần đầu tiên gia đình chúng tôi rước tượng Đức Mẹ về nhà và tiếp đón bà con hàng xóm đến cầu nguyện cho chúng tôi trong tháng 10, tháng Mân Côi", bà Linh nói. Bà giải thích các năm trước gia đình bà không dám mời bà con trong xóm đến đọc kinh trong ngôi nhà rộng 28 mét vuông của họ. Tháng 10 năm nay hàng xóm động viên bà tổ chức đọc kinh kính Đức Mẹ tại nhà.

"Chúng tôi cầu xin Đức Mẹ Maria đang hiện diện trong gia đình nghèo hèn này chúc lành cho mỗi người trong gia đình", người phụ nữ 54 tuổi nói. Bà còn tạ ơn Đức Mẹ đã cứu đứa con trai nghiện ma tuý và bị nhiễm HIV, virút thường gây ra AIDS. Năm 2006, sau khi các bác sĩ đoán anh ta sẽ chết sớm, bà đã cầu xin Đức Mẹ cứu anh, bà ngâm tràng hạt bằng đá trong chậu nước, và dùng nước đó tắm cho anh ta mỗi ngày. Con gái bà mua tràng hạt này ở Trung tâm Thánh Mẫu La Vang thuộc miền trung Việt Nam.

"Hiện nay con tôi đang phục hồi và luôn đeo tràng hạt trên tay để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Đức Mẹ", bà Linh nói.

Bà hứa từ năm nay trở đi gia đình bà sẽ rước tượng Đức Mẹ về nhà và mời giáo dân ở đó đến cầu nguyện trong tháng 10. Tượng Đức Mẹ được lưu lại tại mỗi gia đình đến 17 giờ hôm sau, và được rước đến một gia đình khác trong khu xóm thuộc giáo xứ.

Bà Maria Trần Thị Bích Huệ, 51 tuổi, và người cháu trai tám tuổi tham gia đọc kinh tại nhà bà Linh. Người phụ nữ độc thân này nói bà sống trong ngôi nhà rộng bốn mét vuông, quá nhỏ không đủ chỗ để rước tượng Đức Mẹ và tiếp đón khách, vì thế bà đến đọc kinh tại nhà người khác trong tháng 10. "Đức Mẹ thương tôi, vì thế tôi luôn luôn khoẻ mạnh", bà khoe.

Cụ Maria Trần Thị Vân, 75 tuổi, cầu xin Đức Mẹ giúp đứa cháu bà bị mù do bệnh. Bà nói cách đây 10 năm Đức Mẹ đã chữa lành cánh tay phải bị đau của bà sau khi bà xin một số nữ tu thay bà mua hoa dâng kính Đức Mẹ trong nhà thờ giáo xứ.

Ông Phêrô Nguyễn Văn Hải, đứng đầu nhóm đọc kinh, kể lại giáo dân viếng thăm và lần hạt tại nhà của họ trong tháng 5 và tháng 10 từ hồi những năm 1970. Nhóm này là một trong năm nhóm cầu nguyện trong giáo xứ Thánh Phaolô có 2.000 giáo dân. Thành phố Saigon cách Hà Nội 1.710 km về phía nam.

Ông Hải, 74 tuổi, cho biết người Công giáo thay phiên nhau rước tượng Đức Mẹ về nhà mình một ngày trong tháng ngoại trừ các ngày Chúa nhật vì họ đi lễ ở nhà thờ. Đọc kinh kính Đức Mẹ trong gia đình là cơ hội tốt để họ thăm nhau và xây dựng tình đoàn kết, ông nói thêm.

"Mọi người được thông báo về những gia đình có vấn đề và được xin cầu nguyện cho họ trong suốt tháng", ông giải thích và nói thêm ngoài dịp này họ quá bận bịu làm ăn không có thời gian viếng thăm nhau.

Truyền thống đọc kinh Đức Mẹ tại gia đình còn giúp nâng cao ý thức về giá trị đọc kinh gia đình hàng ngày, đây là lý do có nhiều trẻ em ở đó có thể thuộc kinh, theo ông.

Ông Hải cảm thấy lo lắng khi thấy nhiều người trẻ bỏ đọc kinh xem lễ mà lại theo đuổi các giá trị vật chất.

UCAN

Mục lục

Phòng Khám Kim Long Huế mừng kỷ niệm 16 năm phục vụ người nghèo

Huế, Việt Nam (12-11-2008). Nằm dọc theo bờ sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 3 cây số về hướng Tây Bắc. Hôm 11 -11-2008, các nữ tu dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế, mừng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 16 thành lập Phòng khám từ thiện Kim Long Huế.

Được thành lập từ năm 1992, nhằm khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí và phục vụ bệnh nhân HIV/AIDS, do nữ tu bác sĩ Benedictine Nguyễn Thị Điền phụ trách. Thánh Lễ do cha Alphong Nguyễn Hữu Long, giáo sư đại chủng viện Huế chủ tế, với sự tham dự của hơn 100 nữ tu và 15 tình nguyện viên giáo dân, đang phục vụ HIV/AIDS tại Tổng giáo phận Huế.

Cách đây đúng 16 năm, chỉ với hai phòng khám nhỏ, đến nay dòng đã có cơ sở hai tầng với những trang thiết bị máy móc hiện đại như X quang, Siêu âm, đo điện tâm đồ, phòng Răng, phòng Đông y, phòng khám với đội ngũ gần 30 Y Bác sĩ và Kỹ thuật viên để phục vụ cho trên 1000 bệnh nhân trong và ngoại viện, mỗi tuần 3 ngày: thứ Ba, Năm, Bảy.Lễ kỷ niệm thứ 16 năm nay 2008, đúng vào ngày lễ thánh Mác-ti-nô Giám mục, vị thánh được Chúa gọi từ một Kỵ binh La Mã, khi đang cởi ngựa, ngài thấy một người hành khất tả tơi rét run vì lạnh giá bên vệ đường, ngài chạnh lòng thương nhưng tiền không có, Mactinô liền tuốt gươm cắt áo choàng cho người hành khất một nửa. Đêm sau, lúc đang ngủ, Mactinô thấy Chúa Giêsu hiện ra, mặc nửa chiếc áo khoác mà ngài đã cho người hành khất hôm trước.

Ngoài việc khám phát thuốc, việc chăm sóc những anh chị em lây nhiễm HIV, được các nữ tu giúp vốn cho gia đình và tạo điều kiện cho con em họ được đến trường, đối với người ốm đau tại viện, qua từng bát cháo được các nữ tu và tình nguyện viên Kim Long mang đến cho từng bệnh nhân AIDS tại bệnh viện với thái độ ân cần, việc làm đó không phải ai cũng có thể làm được, chỉ những ai biết chạnh lòng thương.

Trong nguyệt san Thắp Sáng Niềm Tin của phòng khám, một người ngoài Công giáo có nhiễm HIV/AIDS, chia sẻ:’’ có những bệnh nhân, trước lúc qua đời, thèm ăn một chén chè, hoặc một tô bún. Các Sơ nấu và đem đến đút cho từng bệnh nhân ăn, Chính các Sơ là mẹ thứ hai của chúng tôi’’.


Cha Long, giáo sư Đại chủng viện Huế, nói trong Thánh lễ kỷ niệm 16 năm,: ’’ Chúa Giêsu yêu thương phục vụ chúng ta để chúng ta phục vụ vô vị lợi anh chị em đồng loại. ngài nhắc lại Lời Chúa:’’ Vì mỗi lần các con làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây là các con làm cho chính Ta vậy’’.(Mathêu 24,40).

 

Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo

Mục lục

 

 

THÁNH LỄ TẠ ƠN KỶ NIỆM 120 NĂM THÀNH LẬP GIÁO XỨ SÓC TRĂNG
VÀ NGỌC KHÁNH - ĐẠI THỌ CỦA CHA GIUSE NGUYỄN VĂN ĐẦY

SÓC TRĂNG - Hôm nay thật là một ngày đặc biệt trong lịch sử của Giáo Xứ Sóc Trăng!

Điều đặc biệt thứ nhất là vì hôm nay giáo xứ mừng kỷ niệm 120 năm thành lập. Đó là một chặng đường dài, một chặng đường tràn đầy hồng ân. Từ cột mốc 1888 ấy đến nay đã tròn 120 năm. 120 tuổi là quá già, quá thọ cho một đời người, nhưng với giáo xứ Sóc Trăng thì tuổi 120 mới là tuổi… xuân xanh tràn đầy sức sống. Thật vậy, giáo xứ bước vào năm thứ 120 với biết bao chuyển biến tích cực: cơ sở vật chất ngày càng khang trang, thoáng mát; đời sống tinh thần được vun tưới nhờ tấm lòng nhiệt thành của quý cha và sự đóng góp công sức hết sức quảng đại của mọi thành phần dân Chúa; các sinh hoạt của các hội đoàn cũng đang phát triển mạnh mẽ và vững chắc; nhưng quan trọng hơn cả là tình yêu thương và hiệp thông trong giáo xứ ngày càng được phát huy.

Điều đặc biệt thứ hai là cũng trong ngày hôm nay, giáo xứ mừng Cha Giuse Nguyễn Văn Đầy “đại thọ” (90 tuổi) và “ngọc khánh Linh Mục” (60 năm). Cha Giuse, được mọi người gọi cách trìu mến là Ông Sáu, dù vừa trải qua cơn bệnh thập tử nhất sinh, vẫn cố gắng hiện diện giữa cộng đoàn dân Chúa để hiệp thông trong Thánh Lễ Tạ Ơn. Sự hiện diện thầm lặng như một cuộc đời thầm lặng. Nhưng sự hiện diện của Ông Sáu hôm nay lại mang lại bầu khí thánh thiêng, cảm động và hiệp nhất trong cộng đoàn.

Thánh Lễ Tạ Ơn hôm nay được chính Đức Cha Emmanuel, giám mục chánh toà giáo phận chủ sự. Cùng dâng Thánh Lễ tạ ơn này còn có Đức Cha Phó Stêphanô, là “người con” của giáo xứ Sóc Trăng; Cha Giám Đốc Đại Chủng Viện, cũng là “người con” của giáo xứ; trên dưới 70 linh mục; đông đảo tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân của giáo xứ cùng với thân nhân của Cha Giuse Nguyễn Văn Đầy.

Thánh Lễ diễn ra trong bầu khí nghiêm trang, thánh thiện và toát lên được sự hiệp thông trong tình yêu và tâm tình cảm tạ tri ân. Trước khi bắt đầu Thánh Lễ, mọi người được nghe lại lịch sử tóm tắt của giáo xứ và của Ông Sáu để một lần nữa xác tín về những hồng ân Chúa ban cho giáo xứ, cho Ông Sáu, hầu chuẩn bị tâm hồn bước vào hiến lễ Tạ Ơn một cách tích cực hơn.


Trong phần giảng lễ, Cha Giuse Phạm Văn Phán đã chia sẻ thật cảm động và đầy ý nghĩa về cuộc đời của Ông Sáu. Ngài nói Cha Giuse Sáu có nhiều cái “quý”: quý hiếm (90 tuổi), quý giá (60 năm làm LM), quý mến (không bao giờ làm mích lòng ai). Điều quan trọng trong cuộc đời của Cha Sáu là hiền lành và khiêm nhường. Hình ảnh yếu ớt trong thinh lặng nhưng lại toát lên vẻ lành thánh và hiền hậu của Ông Sáu trong Thánh Lễ hôm nay như là một bản tổng kết của một cuộc đời tận hiến trọn vẹn cho Chúa và Giáo Hội.


Thánh Lễ Tạ Ơn kết thúc nhưng đồng thời cũng “mở ra” một trang mới trong lịch sử của giáo xứ. Lịch sử mang tính tiếp nối, kế thừa nhưng cũng mang tính đột phá, nhảy vọt. Trang sử mới được mở ra cho giáo xứ Sóc Trăng hôm nay chính là hiện thực hoá lời mời gọi còn nóng hổi tính thời sự của Công đồng Vaticano II: làm cho giáo xứ thành gia đình của Thiên Chúa và thành cộng đoàn hiệp thông nhân loại (x. Lumen Gentium 28).


Riêng với Cha Giuse Nguyễn Văn Đầy, Thánh Lễ Tạ Ơn hôm nay chính là bài ca bất hủ tán dương tình yêu cao vời của Thiên Chúa trải dài trong suốt cuộc đời của ngài và qua ngài tới biết bao con người. Ngày hôm nay, ngài cũng có thể khiêm tốn tuyên xưng như Thánh Phaolô: “Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện” (Tm 4, 7-8).

 

Đất Sóc

Mục lục

 

Đại hội Giới trẻ của Hạt Đăklăk I và Đăklăk II Giáo phận Ban Mê Thuột

HÃY SỐNG VÀ LÀM NHƯ THÁNH PHAOLÔ

Là chủ đề của ngày Đại hội Giới trẻ của Hạt Đăklăk I và Đăklăk II tại giáo xứ Nam Thiên diễ ra vào ngày 8.11.2008. Đây là Đại hội lần thứ II của hai Hạt Đăklăk I và II.

Bước vào ngày hội, hơn 600 bạn trẻ của 15 giáo xứ đến từ hai hạt đã có những giờ phút làm quen, chào hỏi và kết thân nhau qua hình thức giao lưu ba giáo xứ thành một nhóm. Với hình thức sinh hoạt này, các bạn trẻ của hai giáo hạt có dịp gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm sinh hoạt của giới trẻ tại mỗi giáo xứ. Bước vào đỉnh điểm của ngày đại hội, các bạn trẻ đã được linh mục Gioan Bùi Quang Đạo, Đặc trách Ủy ban Phụng vụ và là Hạt trưởng Hạt Đăkalăk I chia sẻ về lòng say mê Chúa Kitô của Thánh Phaolô. Trong đó, Cha Bùi Quang Đạo đã nhấn mạnh về lòng say mê của Thánh Phaolô được thể hiện qua yếu tố Đổi đời, Dấn thân và Tận cùng.

Qua biến cố ngã ngựa, Thánh Phaolô đã từ một con người nhiệt thành của đạo Do Thái, đang tìm cách để triệt hạ những người đang tin theo Chúa Kitô, đã trở thành một nhân chứng cho Chúa. Về yếu tố dấn thân, Thánh Phaolô đã mạnh dạn làm chứng cho tình yêu của mình vào Đức Kitô. Từ niềm tin vào Thiên Chúa qua Đức Kitô, ngài tin vào sự công chính, qua hình ảnh của Chúa Kitô, đó là nguyên nhân dẫn đến sự đổi đời của ngài.

Khi yêu là muốn đến và sống gần gũi, ngài đã chọn Chúa Kitô và ngài đã sống vì Chúa Kitô. Chính trong đức tin của ngài, đã dành trọn cuộc đời để đi rao giảng về sự phục sinh của Chúa. Chính tình yêu đó đã dẫn ngài đến với sứ vụ tông đồ truyền giáo, ngài không ngại những gian nguy, khổ cực để mang Chúa đến với mọi người.

Cũng trong bài chia sẻ của cha Bùi Quang Đạo, cha đã đưa ra những thách đố cho giới trẻ, và qua sách Công vụ Tông đồ và 14 lá thư của Thánh Phaolô, giới trẻ đã quyết tâm sống với tinh thần của Thánh Phaolô là say mê Đức Kitô như chính ngài.

Qua buổi chia sẻ này, bạn trẻ Giuse Nguyễn Ngọc minh, giáo xứ Quảng Nhiêu đã tự tin hơn trong cuộc sống và hạ quyết tâm học hỏi kinh thánh qua các sách vở… và bằng kinh nghiệm của bản thân. Trong ngày hội này, các bạn trẻ đã có dịp thưởng thức các tiết mục văn nghệ do các bạn trẻ từ các giáo xứ lên góp vui.

Buổi chiều, các bạn trẻ đã có giờ thi Giáo lý về Năm Thánh Phaolô qua hình thức trác nghiệm đúng sai và chọn câu đúng theo A,B,C.

Trong thánh lễ dành riêng cho các bạn trẻ, linh mục Phan Tự Cường dòng Đaminh đã chia sẻ về cuộc đời Thánh Phaolô, qua đó, ngài đã tóm gọn lại cuộc đời của Thánh Phaolô và kêu gọi người trẻ hãy dấn thân qua hai điểm chính là: “Mỗi người chúng ta hãy khôi phục lại và nâng cấp ơn gọi Kitô hữu của mình và mỗi người trẻ chúng ta biết tha thiết chia sẻ Lời Chúa cho những người xung quanh.”

Sau thánh lễ, tất cả các bạn trẻ đã có nghi thức lên đường trở về với giáo xứ, giáo buôn để làm chứng cho Chúa Kitô qua sứ mạng: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.” (Mt 28, 19). Những ngọn nến lung linh đã đưa các bạn trẻ từ một không khí sôi động của một ngày vui chơi trở về sự lắng đọng, an bình để rồi tất cả cùng nguyện một lời “Cùng sống và làm như Thánh Phaolô”

Hoàng Nguyên

Mục lục

 

Đôi điều về Nhóm Bảo Vệ Sự Sống ở xứ Nghệ

Hoạt động bảo vệ sự sống (BVSS) diễn ra ở miền Nam Việt Nam hơn cả chục năm nay. Riêng ở xứ Nghệ thì hoạt động này chỉ mới diễn ra trong vài năm trở lại đây. Từ thực trạng xã hội trong quá trình đô thị hóa cùng với những mặt trái của nó đã và đang làm gia tăng các tệ nạn xã hội ở vùng này. Trong số các tệ nạn đó, phá thai là vấn đề nóng bỏng và gây nhiều bức xúc cho nhiều người.

Trước tình cảnh đó, có một số giáo dân nông dân ở giáo xứ Yên Đại, Giáo phận Vinh đã quy tụ lại với nhau, mày mò và chập chững bước vào lĩnh vực bảo vệ sự sống các thai nhi. Những điều tốt lành họ đã và đang thực hiện vì sự sống của các thai nhi vô tội là điều đáng được ghi nhận.


1. Phá thai ở xứ Nghệ - Một thực trạng đau long

 

Trong những năm gần đây việc phá thai ở xứ Nghệ đã trở thành một thực trạng đau lòng đối với nhiều người. Hiện nay các bệnh viện và phòng mạch tư nhân đã mọc lên như nấm ở Vinh và Hà Tĩnh. Riêng ở Vinh đã có hơn 10 bệnh viện thực hiện dịch vụ nạo phá thai. Ngoài ra, còn có hàng chục dịch vụ tư nhân tham gia vào công việc này.


Ước tính trung bình ở Nghệ An mỗi ngày có khoảng từ 300-500 ca nạo phá thai. Như thế, mỗi ngày có khoảng từ 300-500 đứa trẻ bị chính cha mẹ của mình giết chết. Trung bình mỗi ngày, các thành viên trong Nhóm Bảo Vệ Sự Sống Gioan Phaolo II (BVSS) thu gom và chôn cất từ 30-50 thai nhi trong phạm vi hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Một con số thật khiêm tốn so với con số thực tế về các thai nhi bị tước đoạt sự sống ở địa phương này, nhưng đây là một cố gắng của các anh chị trong nhóm BVSS. Tuy vậy, công việc của họ đang bị người ta hiểu lầm và chống đối. Lý do đơn giản là nhiều người ở vùng này chưa hiểu rõ mục đích việc làm của họ.


2. Những tấm lòng thiện chí giữa một thế giới không hiểu họ

 

Chứng kiến những việc làm trông có vẻ ngây ngô và lãng phí thời gian của nhóm BVSS, nhiều người lương dân và có cả người Công giáo đã hiểu lầm và lên án họ. Các bác sĩ và một số người dân xem công việc tư vấn và lượm các thai nhi của nhóm ở các bệnh viện và các trung tâm phá thai là việc làm đáng kinh tởm. Một số người lập luận rằng: Hành động phá thai là chuyện riêng của họ và việc làm này giúp họ giảm số con và gia đình họ sẽ hạnh phúc. Can ngăn, khuyên bảo họ đừng phá thai là hành động cản trở không cho họ hạnh phúc và là việc làm thất đức.


Từ cái nhìn phiến diện đó, nhiều lần họ đã tìm cách ngăn cản và xua đuổi các thành viên của nhóm khi họ tiếp cận với người đến phá thai. Hơn thế nữa, họ tìm mọi cách để vu khống cho nhóm. Họ coi việc làm này là chống lại chính sách của Nhà nước hay tay sai của một nhóm kỳ dị nào đó. Một số khác lại nghi ngờ các thành viên trong nhóm lượm xác các thai nhi để bán cho Trung Quốc. Còn chính quyền thì ra tay ngăn chặn vì sợ không hoàn thành chỉ tiêu DS&KHHGĐ mà cấp trên giao.


Càng bị hiểu lầm và chống đối thì tinh thần của anh chị em trong nhóm càng vững vàng hơn và họ càng xác tín hơn về công việc thiêng liêng mà họ đang cộng tác với Chúa để bảo vệ sự sống của con người.

3. Vượt qua những khó khăn vì sự sống của con người


Sống trong một thế giới không hiểu họ, Nhóm BVSS vẫn kiên trì và tiếp tục công việc của mình. Giờ đây, khi chứng kiến những việc làm tốt đẹp của anh chị em trong nhóm với những người bất hạnh và những thai nhi vô tội, nhiều người trước đây chống đối hoặc dửng dưng với nhóm đã quay trở lại ủng hộ nhóm.


Về phía các bác sĩ, ở một số bệnh viện và phòng mạch tư nhân đã “bắt tay” với nhóm trong việc này, bằng cách “làm thinh” cho nhóm thu lượm các thai nhi trong các thùng rác. Thậm chí có một số bác sĩ còn gọi điện, nhắn tin cho nhóm tới nhận các thai nhi hoặc giúp đỡ các thai phụ không muốn bỏ con mình.

Về phía Giáo hội, các linh mục trong Giáo phận đã lên tiếng ủng hộ nhóm và tìm mọi cách giúp đỡ nhóm về cả vật chất và tinh thần. Đặc biệt, gần đây cha Gioan TC Nguyễn Phước, Ofm đã “làm bạn” và đồng hành với nhóm trong vai trò linh hướng. Trong dịp hè vừa qua cha đã gửi hai thầy học viện ra đồng hành và giúp đỡ nhóm. Nhờ sự quan tâm của cha và các thầy, các thành viên trong nhóm như có thêm một sự động viên quý báu cho công việc của mình. Vì thế, các anh chị em trong nhóm ngày càng xác tín hơn vào giá trị tốt lành của công việc mình đang làm, và nhất là qua đó họ muốn gõ những tiếng chuông ngân, thức tỉnh bao tâm hồn đang lạc lối, tìm về với giá trị của Tin Mừng.


4. Những thành quả bước đầu


Sự kiên trì và chịu khó trong công việc và nhất là lòng tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa đã dẫn đưa nhóm tới những hành động cụ thể để bênh vực cho sự sống của con người.


Cho đến nay, nhóm đã khuyên được 6 bà mẹ bỏ ý định phá thai và cưu mang họ trong thời gian sinh con ở những mái tranh nghèo của người dân nào đó ở các làng quê xứ Nghệ. Chị H, 20 tuổi quê ở Quế Phong, một trường hợp lầm lỡ đã nghe theo lời tư vấn của nhóm bỏ ý định phá thai tâm sự: “Tôi là một người bất hạnh, tôi đã chán ngấy cuộc đời này. Từ khi tôi được các anh chị trong nhóm cưu mang và giúp đỡ, tôi thấy ở đây chứa chan tình người và đó là nghị lực để tôi tiếp tục sống, vì tôi thấy vẫn còn có nhiều người tốt trong xã hội lọc lừa này. Tôi sẽ nuôi con trong một tháng và sau đó phải xa đứa bé vì hoàn cảnh cuộc sống, nhưng 3 năm sau tôi sẽ trở lại xin nhận lại đứa con”.


Thật cảm động, khi những mái tranh nghèo thấp lè tè lại là nơi cưu mang những bà mẹ lỡ lầm và nhất là những đứa bé vô tội kháu khỉnh lại được sinh ra và nuôi dưỡng. Những mầm sống thánh thiêng đã nhờ lòng yêu thương đùm bọc của nhóm mà được cất tiếng khóc chào đời và trở thành một con người như bao đứa trẻ khác. Tương lai của một xã hội vẫn có thể ở trong tầm tay của những trẻ thơ này.


Linh mục Đominicô Nguyễn Xuân Kế, quản xứ Yên Đại, cũng rất cảm kích tinh thần hy sinh tận tuỵ của anh chị em trong nhóm. Ngài đã nhiều lần động viên họ: “Những Dấu chân vất vả của các con vì các thai nhi đã được các thiên thần đếm cả rồi”.


Ngoài ra, sự hy sinh của nhóm BVSS còn được thể hiện qua việc góp công góp của xây được hai Nghĩa Trang Anh Hài ở Hồng Lĩnh (gần Vinh) và Văn Hạnh thuộc Tp. Hà Tĩnh, để chôn cất các thai nhi xấu số bị cha mẹ mình loại bỏ. Tính đến nay, đã có hằng trăm em bé được các anh chị trong nhóm lượm về và chôn cất tử tế nơi các nghĩa trang này. Khi các thai nhi có được nơi an nghỉ thì các anh chị trong nhóm mới cảm thấy an tâm. Anh Chắc, trưởng nhóm đã chia sẻ: “Chúng tôi chưa an tâm khi mà các em vẫn còn phải ở những nơi lãnh lẽo và dơ bẩn. Nay có được hai nghĩa trang để chôn cất các em, chúng tôi mới ăn ngon và ngủ yên hơn một chút. Nhưng chúng tôi mong ngày nào đó không còn các em nào đến đây nữa mới thật sự mừng (không còn phá thai)”.

 

Nhóm Bảo Vệ Sự Sống đã sẵn sàng chia sẻ một phần sự sống của mình và gia đình mình như bà góa trong Tin Mừng đã làm và được Chúa Giêsu khen ngợi. Chính những giọt nước mắt, những giọt mồ hôi lao nhọc đã sinh ra những mầm sống đẹp cho đời và cho người. Bằng cách đó, các anh chị em trong nhóm BVSS ở Vinh đang cộng tác một cách quảng đại với Thiên Chúa trong việc bảo vệ sự sống thánh thiêng của con người.


5. Thay lời kết


Công việc bảo vệ sự sống ở xứ Nghệ đã qua được giai đoạn khởi đầu khó khăn và đang có nhiều tiến triển tốt đẹp. Việc làm của những người giáo dân nông dân ở đây đã và đang mang lại những ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ và tôn trọng sự sống và phẩm giá của con người, nhất là sự sống của các thai nhi vô tội.


Các thành viên trong nhóm BVSS ở xứ Nghệ luôn ý thức rằng chính Thiên Chúa đã khởi sự và đang đồng hành với nhóm trong công việc rất ý nghĩa nhưng cũng không thiếu những khó khăn này. Cầu chúc các anh chị trong NBVSS luôn được Thiên Chúa chúc lành và các thánh Anh Hài bầu cử trước nhan thánh Chúa, để họ tiếp tục công việc tốt lành vì sự sống của các thai nhi vô tội.

 

Mục lục

 

 

KẾT THÚC KHÓA ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN PHƯƠNG PHÁP BILLINGS TẠI GIÁO PHẬN ĐÀLẠT

 

Chiều ngày 08.11.2008, tại nhà thờ Chính tòa Đà Lạt khóa đào tạo Giảng viên về “Phương pháp rụng trứng Billings” kết thúc. Cũng như hôm khai mạc, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Cha Tổng Đại diện và Quý Cha phụ tá cùng hiện diện.

 

Bà Phạm thị Thu, đại diện Ban Giảng viên (bà là thành viên của Boomb Việt Nam)  bày tỏ lòng cảm phục về sự nhiệt thành của các học viên : “dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng các anh chị đã bỏ thời gian đến đây, để chúng tôi có dịp trình bày phương pháp tốt đẹp này”. Bên cạnh đó, bà nói lên lòng ngưỡng mộ đối với Đức Cha và quý Cha, đã không ngần ngại tổ chức khóa học này cho bà con giáo dân. Bà còn cho biết sẵn sàng đến giảng dạy những nơi nào cần mà không đòi hỏi một điều kiện gì. Thật đáng trân trọng tâm tình cao quý này.

 

Đại diện Ban Giảng viên, Quý Bà Joan Clements và Gillian Barker đã trao Bằng Chứng nhận hoàn thành Khóa học cho 100% học viên (Hôm khai mạc có 102 học viên, làm bài thi có 97 học viên). Một bạn trẻ tham dự khóa học cho biết : “Em ở Giáo xứ Hòa Phát - Bảo Lộc và mới lập gia đình, hiện chưa muốn có con, vì kinh tế còn khó khăn. Được theo khóa học này, buổi đầu em thấy khó hiểu vì chưa quen với cách dạy (giảng bằng tiếng Anh và Cha JB Toại phiên dịch lại), nhưng chỉ qua hôm sau, em hiểu vấn đề hơn… em sẽ tự tin khi áp dụng cho chính mình và giúp các bạn trẻ khác có hoàn cảnh như em và cả trường hợp muốn xác định để có thể thụ thai…”

 

Lời cám ơn của đại diện học viên, cũng như những món quà nhỏ, diễn tả phần nào tâm tình biết ơn, yêu mến và như một lần nữa xác nhận những gì tốt đẹp mà Đức Cha, Quý Cha, Ban Giảng viên, Ban Tổ chức đã làm cho anh chị em. Mọi người hứa sẽ mang những kiến thức vừa học giúp nhiều người khác chứ không chỉ cho riêng mình.

 

Đức Cha một lần nữa cám ơn Ban Giảng viên, đã đến giúp Giáo phận cách vô vị lợi, ngài nói : “Quý vị đã giúp giải tỏa phần nào những gì đè nặng trong tâm hồn tôi bấy lâu nay, xin chân thành cám ơn và mong sẽ được quý vị tiếp tục giúp Giáo phận về vấn đề này trong tương lai”. Cùng các học viên, Đức Cha nói : “Tôi cũng chân thành cám ơn anh chị em, đã đáp lại lời mời gọi của các Cha, của Giáo phận để tham dự khóa học này. Tôi tin rằng khi ra về, không ai lại không có gì để mang theo, nhất là những kiến thức mà anh chị em đã lãnh nhận, hãy yêu thương và chia sẻ cho người khác, những ai đang bối rối, lo âu… Yêu thương nhưng hãy rõ ràng và dứt khoát. Anh chị em nhớ đây cũng là sứ mạng của người giáo dân... Tôi nhắc lại, hành trang lên đường của anh chị em là yêu thương và chia sẻ”.

 

Cha Phụ trách khóa học, Micae Nguyễn Quang Cường có đôi lời đúc kết và cám ơn. Cám ơn sự quan tâm lo lắng của Đức Cha, Cha Tổng Đại diện, quý Cha ; cám ơn tình yêu thương và sự nhiệt tình của quý Giảng viên ; cám ơn sự hy sinh và trung thành của các học viên, từng người đã góp phần cho việc thành công của khóa học, đem lại nhiều ích lợi cho cuộc sống…

 

Buổi liên hoan và văn nghệ chia tay diễn ra đơn sơ nhưng chan hòa niềm vui và tình mến.

 

“Chúng ta có thiện chí, có quyết tâm, được bồi bổ về kiến thức, nhưng hãy cầu nguyện cho mỗi người biết sống trong Ơn Chúa và biết làm theo Thánh Ý Chúa”. Lời Đức Cha Phêrô nhắc nhở chắc không chỉ dành cho anh chị em học viên, nhưng là cho hết mọi người.

 

Theo Simonhoadalat.com

Mục lục

Giáo phận Kontum có thêm 12 tân linh mục

KONTUM - Sáng sớm ngày 14.11, ngày chính lễ, từ rất sớm hàng ngàn người lại tiến về nhà thờ Chính Toà trong tiếng cồng chiêng, đan quyện với tiếng trống làm rộn ràng cho những bước chân của anh em ở vùng Tây Nguyên thượng ngàn này. Ai ai cũng hồ hởi, cũng vui, đã nhiều lần tham dự thánh lễ đại trào, nhưng hôm nay vẫn diễn ra một cách đặc biệt, đặc biệt không phải chỉ đông vui với ngày Đại lễ kết thúc Năm Thánh Giáo phận, mà là ngày khai mở lại, tăng thêm những sức sống mới cho muôn người; và nhất là trong ngày này, ngày có thêm những hoa quả phục vụ mới, Giáo phận có thêm 12 tân Linh mục. Tưởng khép lại năm thánh là hết, nhưng không, mọi tín hữu trong Giáo Phận qua suốt năm học hỏi, tìm hiểu, đều cảm nhận đây là thời điểm mở ra cho một mùa lúa bội thu, nhờ những tay thợ mới được Chúa sai đến và nhất là hàng ngũ Yao Phu được củng cố.

Không vui làm sao được, với con số gần 250.000 tín hữu từng ngày chờ mong thêm những mục tử, nay đã có; không vui làm sao được khi con số trong hàng Linh mục của Giáo Phận tăng lên con số 76; không vui làm sao được khi những Yao Phu đang ngày càng tăng; không vui làm sao được khi những tay thợ này sẽ tiếp tục gặt hái thêm nhiều bông hạt cho Chúa. Vui, nhưng phải quỳ gối và cầu nguyện nhiều hơn nữa, để cánh đồng của Chúa không phải là 250.000 bông hạt đã trổ sinh trong Chúa Kitô, mà còn hơn 1.350.000 bông hạt đang chờ đợi dòng nước mát Kitô tưới gội, đang trông chờ làn gió mát Thần Khí thổi đến. Một so sánh như đã cho chúng ta thấy vừa vui lại vừa lo, vui vì nhiều ơn huệ đã có và đang có, lo vì phải ra sức gặt hái cánh đồng lúa được Chúa trao phó với nhiều thử thách cam go.

Thánh lễ bế mạc và phong chức cho 12 linh mục do Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh chủ sự, có sự hiện diện của Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung và hơn 200 linh mục đồng tế; đông đảo tu sĩ nam nữ và hàng ngàn giáo dân tham dự. Khởi đầu, Đức Cha Micae, Giám mục Giáo phận chào cộng đoàn: “Trọng kính Đức Cha Phêrô quý mến, Kính thưa Cha Tổng, Quý Bề Trên, Quý Cha, Quý Tu sĩ, Quý Yao Phu, Quý Chức cùng cộng đồng dân Chúa.


Thay mặt Giáo Phận Kontum, chúng tôi xin kính chào quý Cha Bề Trên, Quý Cha, Quý Bề Trên và quý khách. Xin cùng chúng tôi dâng lời cảm tạ tôn vinh Thiên Chúa vì muôn hồng ân Chúa đã ban cho Giáo Phận Kontum, cách riêng cho Giáo Phận Kontum một Hội Yao Phu vừa tròn 100 tuổi và có thêm 12 tiến chức Linh mục hôm nay. Chúa là chủ lịch sử. Ngài viết chữ thẳng trên đường cong. Ngài luôn hiện diện và dìu dắt đoàn con trên đường chứng nhân Tin Mừng tình yêu. Xin hiệp ý cầu cho Giáo Phận Kontum thêm nhiều linh mục, tu sĩ, tông đồ giáo dân như các Yao Phu hơn nữa để phục vụ Tin Mừng yêu thương của Chúa.”


Trong bài giảng của Đức Cha Micae, khởi đầu nhắc đến ơn gọi của kitô hữu là sống chứng nhân Tin Mừng. Kế đến, với 12 tiến chức trước mặt, ngài nói lên tấm lòng mục tử của mình, ngài cảm thấy vui vì có thêm 12 tân linh mục, nhưng cũng “xót” vì trong số đó có 8 vị từ Giáo phận khác đến, trong giáo phận chỉ có 4 vị; càng đau lòng và choáng váng hơn nữa vì sau 160 năm loan báo Tin Mừng, lần này không có một vị nào là sắc tộc bản địa. Điều ngài muốn nói ở đây là toàn thể Giáo phận chưa dấn thân cách triệt để việc giáo dục, việc dâng hiến người địa phương; Ngài mời gọi mọi tín hữu hãy quyết tâm đầu tư cho lãnh vực đào tạo linh mục, nam nữ tu sĩ trong giáo phận, nhất là người bản địa: “Đây phải là một trong các công tác ưu tiên và cấp bách hàng đầu của cả giáo phận: của gia đình và xứ đạo, của các cha và của các tu sĩ, của mọi đoàn thể trong gia đình giáo phận.”


Việc sống đạo, sống đức tin, được ngài nhắc đi nhắc lại và nhấn mạnh, phải là điều được lưu tâm không ngừng. Ngài dùng hình ảnh bà mẹ có 7 người con bị chết vì đức tin, như là mẫu gương giáo dục đức tin và sống đức tin của mỗi tín hữu.


Kế đến, ngài nói lên tâm tình biết ơn anh chị em Yao Phu suốt những ngày tháng qua, Giáo phận còn và đức tin anh chị em nơi vùng sâu xa còn và tiến triển, là có phần đóng góp không nhỏ của Yao phu. Và Ngài mời gọi các Yao Phu: “Ngày lễ bế mạc Năm Thánh Yao Phu hôm nay được coi như là khởi đầu một giai đoạn sống đạo mới, giai đoạn truyền đạo mới với những quyết tâm mới. Quyết tâm sống gương mẫu người Yao Phu trong gia đình, nơi cộng đoàn, khắp mọi nơi. Cách riêng quyết tâm từ bỏ “tệ nạn say sưa” bấy lâu nay đã làm khổ gia đình và cộng đoàn cùng xã hội. Quyết tâm cùng Linh mục quản nhiệm chăm lo cho cộng đoàn được nuôi dưỡng dồi dào Lời Chúa và giáo huấn của Hội Thánh. Quyết tâm lo cho các con em trong gia đình và cộng đoàn được học hành đến nơi đến chốn không? Học đạo học đời để trở thành người có đời sống hài hòa tốt đẹp cả đời lẫn đạo. Từ đó sẽ có nhiều con em được hướng dẫn và đào tạo trở thành tông đồ, trở thành linh mục tu sĩ thừa sai lo cho công cuộc truyền giáo.”


Sau cùng Đức Cha nhắn nhủ các tiến chức: 4 Điều Cần Nhớ:


1. Một nhớ: “Hãy nhớ tôi là một con người”. Một con người mỏng dòn yếu đuối, giới hạn, luôn cần được tôi luyện liên tục theo con đường nên trọn lành để thành người trưởng thành, biết sống hài hòa với mọi người và để phục vụ mọi người.


2. Hai nhớ: Con đường nên trọn lành chính là con đường thơ ấu của Hài Nhi Giêsu, con đừơng khó nghèo của Tin Mừng. Hãy cố giữ nếp sống giản đị nhất có thể, nhẹ nhàng nhất có thể, để dễ dàng “trở nên ngừơi của mọi người”.


3. Ba nhớ: “Tôi là người của Thiên Chúa”. Là người của Thiên Chúa, nên luôn bám theo Chúa, sống theo Lời Chúa dạy qua Hội Thánh. Hãy để Chúa làm chủ đời sống của mình. Đặc biệt qua đời sống cân đối hài hòa giữa ba chiều kích truyền giáo, phụng tự và bác ái xã hội để.


4. Bốn nhớ: “Tôi là linh mục trên mảnh đất truyền giáo”. Truyền giáo là Bản chất của Đạo, Bản chất của Giáo Hội, Bản chất đời sống đạo. Lại càng là bản chất đời sống linh mục. Lòng hăng say truyền giáo phải nung đốt ngày sống các con. Cần cảm nhận: “Khốn thân tôi, nếu tôi không loan báo Tin Mừng”. Loan báo Tin Mừng là công việc cấp bách và ưu tiên tuyệt đối trong cuộc đời linh mục các con. Tinh thần truyền giáo phải chi phối tất cả ngày sống và đòi hỏi phải sắp xếp mọi sinh hoạt theo bậc thang ưu tiên tuyệt đối này. Mất tinh thần truyền giáo, cuộc đời linh mục sẽ “thu về mình”, sớm bị chai lì và mất sức sống. Cao điểm của đời sống truyền giáo là bác ái yêu thương!”


Thánh lễ đã diễn tiến thật trang nghiêm và sốt sắng. Sau thánh lễ, 12 tân linh mục đã nói lên tâm tình tạ ơn Chúa và biết ơn của mình với Giáo phận, các ngài cũng đã đoan hứa sẽ suốt đời phục vu Giáo Hội, cách riêng vâng phục Giám Mục Giáo phận, đấng bản quyền của họ.


Kết thúc thánh lễ, một đại diện Yao Phu đã chân thành cám ơn Quý Đức Cha, Quý Cha trong năm qua đã tận tình giúp tĩnh tâm, học hỏi lời Chúa… nhờ có Năm Thánh này, học được gặp nhau, gần Chúa hơn… và họ hứa sẽ trung thành với ơn gọi của mình, như lời Đức Cha đã nhắn nhủ trong bài giảng về tinh thần của Bà Mẹ trong bài đọc 1 sách Macabê quyển thứ hai. Kế tiếp là tân linh mục Đaminh Trần Văn Vũ đã đã diện các tân chức cám ơn tất cả cộng đoàn hiện diện.


Sau hết, Đức Cha Micae nhắn nhủ 3 điểm:


1. Xin toàn thể Giáo phận tiếp tục cầu nguyện cho ơn gọi Yao phu tiếp tục triển nở, được đào tạo; cụ thể là cầu nguyện cho Giáo Phận và Chính Quyền có cách giải quyết, đối thoại tốt nhất để ngôi trường lịch sử Cuenot 100 năm tuổi được trả lại cho Giáo phận.


2. Ngài kêu gọi mọi tín hữu, những người thành tâm thiện chí dồn hết tâm sức để đào tạo ơn gọi linh mục, tu sĩ và tông đồ giáo dân. Mục đích này là tối cần thiết, cấp bách để có nhân sự rao giảng Tin Mừng. Đây là ưu tiên tuyệt đối và cấp bách.


3. Cách riêng Ngài nhắn nhủ các Tân Linh mục hãy là những người mục tử khiêm tốn, cụ thể là đi con đường Giêsu đã đi, con đường Bét-lem, con đường nghèo khó, vâng phục và tự hạ; một Con Người sinh ngoài đồng, sống ngoài đường, chết trên đồi.


Kết thúc lễ Kỷ niệm năm thánh Yao Phu 100 năm và truyền chức linh mục đã để lại trong lòng người dân miền núi Tây Nguyên, cách đặc biệt du khách gần xa về một trăn trở cho Giáo Hội, một day dứt cho việc đào tạo ơn gọi, một sự thôi thúc cho sứ vụ loan báo Tin Mừng. Kết thúc năm thánh Yao Phu bắt đầu mở ra một giai đoạn mới, nhiều thách đố mới, thách đố về lòng tin, thách đố về bao nhiều ngăn trở từ xã hội và môi trường chung quanh. Nhưng tin vào Chúa, anh em hãy vững tiến! Đừng sợ!

 

Tin Tòa GM Kontum

 

Lễ Tấn phong Giám mục Phụ tá thứ hai của Tổng Giáo phận Sài gòn

Vào lúc 7g00 sáng ngày thứ bảy, 15-11-2008, Đức Hồng y G.B. Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục, Tổng giáo phận TP. HCM, đã chủ sự Thánh lễ Tấn phong Giám mục cho Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm làm Giám mục Phụ tá thứ hai của tổng giáo phận, tại khuôn viên Đại Chủng viện Thánh Giuse. Cùng đồng tế với Đức Hồng Y có 30 giám mục thuộc 26 giáo phận của Giáo hội Việt Nam, khoảng 400 linh mục, và gần 15.000 người gồm nam nữ tu sĩ, giáo dân, quý khách của Đức Hồng Y, của Đức tân Giám mục Phụ tá và của giáo phận.

 

Mở đầu Thánh lễ, Đức Hồng y chủ tế mời gọi mọi người hãy dâng lời tạ ơn vì “Chúa vẫn đồng hành chăm sóc cho dân Người trong chiều dài của lịch sử đất nước với biết bao thăng trầm”, vì “tình thương Chúa đã đổ tràn xuống Giáo hội Việt Nam, đặc biệt là Người luôn ban cho những mục tử để chăm sóc dân của Người”; đồng thời ngài cũng mời gọi mỗi người hãy xin Chúa tuôn đổ tràn đầy Thánh Thần, trên vị tiến chức, cũng như trên tất cả mọi người, để tất cả được Chúa Thánh Thần biến đổi và thánh hoá thành những sứ giả Tin Mừng.

Trong bài giảng dựa theo bài Tin Mừng Thánh Thánh Gioan (21,15-19) trình thuật Chúa hỏi Phêrô 3 lần “Anh có yêu mến Thầy không?”, Đức Hồng y đã đưa ra những hình ảnh để diễn tả tình yêu của người môn đệ Đức Kitô theo môn Chú giải Thánh Kinh, môn Tu đức và Tâm lý học, môn Ngữ học, cũng như môn Hình học, theo đó, ngài nhấn mạnh, muốn theo Chúa đến cùng, “người môn đệ phải có con tim luôn tràn đầy tình mến Chúa yêu người, và tình yêu đó phải hiện diện trong suốt chiều dài cuộc đời của họ cho đến mãi mãi”. Tình yêu đó phải là một “tình yêu mở rộng đáp ứng nhiều nhu cầu của đoàn chiên… qua thái độ lắng nghe và đồng cảm… qua việc tận tuỵ chăm sóc, qua tâm tình chia sẻ” và thậm chí là “phải hy sinh mạng sống để bảo vệ chiên…”. Tình yêu đó phải thể hiện được cả “chiều cao, chiều sâu và chiều rộng của tình yêu vô biên của Cha trên trời”: trong mọi tình huống của cuộc đời, người môn đệ phải tìm và thi hành ý Cha, là “muốn chiên được sống và sống dồi dào trong yêu thương và an bình”; tình yêu đó mời gọi họ “từ bỏ nếp sống con người cũ, để mặc lấy con người mới, với một con tim mới…”; “tình yêu đó mời gọi họ không ngừng mở rộng con tim, lắng nghe và đồng cảm”, đồng thời “mở rộng tình bác ái huynh đệ tương thân tương trợ đến với mọi người, đặc biệt là người nghèo khổ, túng thiếu, bị bỏ rơi…”.

Trong Nghi thức Tấn phong Giám mục, ngoài vị chủ phong là Đức Hồng y G.B. Phạm Minh Mẫn, còn có 2 giám mục phụ phong là Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Sài gòn, và Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục phó giáo phận Cần Thơ. Nghi thức gồm 3 phần: phần đầu: một linh mục đại diện dân Chúa tại giáo phận xin Đức Hồng y phong chức cho vị tiến chức, và Linh mục GB. Huỳnh Công Minh, Tổng Đại diện đọc Tông sắc bổ nhiệm giám mục của Toà Thánh với hiệu toà trofimian cho vị tiến chức; kế đến là nghi thức chính yếu bao gồm việc đặt tay và lời nguyện phong chức giám mục (cử chỉ đặt tay nói lên việc thông ban Thánh Thần và lời nguyện thánh hiến làm cho người được tuyển chọn tham dự vào sứ mạng mục tử lãnh đạo của Đức Kitô); và sau cùng là các nghi thức diễn nghĩa, vị tân chức nhận các biểu tượng: được xức dầu trên đầu và nhận sách Phúc Âm (như dấu chỉ của sự thánh hiến và quyền giáo huấn), nhẫn giám mục (biểu tượng lòng trung tín và sự kết hợp với Giáo Hội như bạn trăm năm), mũ Mitra và gậy nhằm diễn tả chức năng mục tử của mình (chỉ phẩm chức và tư cách của người lãnh đạo trong nhiệm vụ được trao phó), đồng thời được các giám mục trao hôn bình an như dấu chỉ đón nhận một thành viên mới trong giám mục đoàn. 

Trước khi lãnh nhận chức giám mục, vị tiến chức đã công khai nói lên quyết tâm bảo vệ đức tin và chu toàn nhiệm vụ yêu thương và phục vụ dân Chúa của mình. Sau những lời cảm nghiệm dấn thân này của vị tiến chức, cộng đoàn cùng hát Kinh Cầu Các Thánh, trong lúc vị tiến chức phủ phục, để tha thiết nài xin các thánh chuyển cầu cho vị tiến chức trong sứ mạng sắp được trao phó. Lời chuyển cầu này của các thánh diễn tả mầu nhiệm hiệp thông trong Giáo Hội, đồng thời cho thấy ơn tuyển chọn tham dự vào sứ mạng giám mục là một hồng ân đến từ Thiên Chúa và cũng là một sứ mạng quan trọng liên quan đến toàn thể Giáo Hội.

Phần hiệp lễ được ghi dấu bởi 3 bài hát có cùng chủ đề với câu châm ngôn giám mục của Đức tân Giám mục Phụ tá: 2 bài “Hãy the Thầy”, “Bước theo Thầy” được Linh mục Nhạc sĩ Nguyễn Duy viết theo ý của Đức tân Giám mục Phụ tá; và bài “Xin theo Thầy” do Linh mục Nhạc sĩ Kim Long viết tặng ngài.

Sau khi Đức tân Giám mục Phụ tá cùng với 2 giám mục phụ phong đi ban phép lành cho toàn thể cộng đoàn sau nghi thức hiệp lễ, Lm. Tổng Đại G.B. Huỳnh Công Minh diện thay mặt đại gia đình giáo phận bày tỏ tâm tình với tân Giám mục Phụ tá thứ hai của Tổng giáo phận. Trong những tâm tình này, ngài cũng nhắc lại việc chính Đức tân Giám mục đã chọn khẩu hiệu giám mục của mình “hãy theo Thầy” nên chính Đức tân Giám mục đã ý thức hơn ai hết trọng trách nặng nề, một sứ mạng rõ ràng không dễ dàng để chu toàn “bước theo Thầy” trong bầu khí xã hội Việt Nam, đặc biệt trong bầu khí xã hội tại thành phố này - một bầu khí xã hội có nhiều giá trị nhưng đồng thời không thiếu những thách đố và những thách đố nhiều lúc nhiều nơi có vẻ như đánh át những yếu tố, những giá trị của dân tộc, của Giáo Hội… Và ngài nói rằng đại gia đình giáo phận sẽ hiệp thông với Đức tân Giám mục trong cương vị mới bằng việc cầu nguyện và cộng tác chân thành tuỳ theo cương vị và khả năng, dù là tu sĩ hay giáo dân.

Đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam trong lời chào mừng Đức tân Giám mục cũng đã nguyện xin Chúa ban thêm ơn khôn ngoan và sức mạnh để Đức tân Giám mục đảm nhiệm trách nhiệm mới trong niềm vui và bình an. Ngài cầu mong vị tân chức từ nay chia sẻ trách nhiệm phục vụ dân Chúa, không những trên mảnh đất Tổng giáo phận này mà còn cho cả Giáo Hội toàn cầu. Ngài hy vọng vị tân chức sẽ dấn thân trọn vẹn cho đoàn chiên Chúa để họ được sống dồi dào. Hướng về Năm Kim Khánh thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, ngài thay mặt HĐGMVN kính chúc vị tân chức tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần để góp phần xây Hội Thánh trên quê hương Việt Nam ngày càng xinh đẹp, xứng đáng là hiền thê của Chúa Kitô.

Trong lời đáp từ, Đức tân Giám mục Phêrô cảm nhận rằng ngay trong giây phút này, ngài cảm nghiệm rõ nét nhất mầu nhiệm hiệp thông trong Giáo Hội. Ngài gửi lời tri ân sâu sắc đến tất cả mọi người, cách này hay cách khác, bằng sự hiện diện trong thánh lễ, bằng lời cầu nguyện, bằng sự giúp đỡ vật chất cũng như tinh thần... và xin tất cả mọi người tiếp tục cầu nguyện và đồng hành với ngài trong cương vị mới.

Ngài cám ơn Đức cha Chủ tịch và quý Đức cha trong Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ngài bày tỏ lòng biết ơn quý Đức cha đã đến để bày tỏ tình hiệp thông với giáo phận, và cảm thấy hãnh diện vì được quý Đức cha đã đón nhận ngài làm thành viên của HĐGMVN.

Đồng thời ngài cũng cám ơn cách riêng Đức Hồng y chủ tế, Đức cha Phụ tá Giuse, Cha Tổng Đại diện, quý cha hạt trưởng, quý cha, quý bề trên, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân… trong giáo phận đã cầu nguyện và tham dự thánh lễ này. Ngài cũng xin mọi thành phần dân Chúa tiếp tục đồng hành và cộng tác trong nhiệm vụ mới để mang lợi ích lớn nhất cho dân Chúa tại thành phố này.

Thánh lễ Tấn phong Giám mục kết thúc trong niềm vui và hân hoan. Và có lẽ mọi người đều mang trong mình niềm thao thức cho cách đồng truyền giáo tại quê hương Việt Nam, mong cho mảnh đất được gieo trồng và được tưới đẫm bằng máu các anh hùng tử đạo này, cách riêng của 117 Thánh Tử đạo, mà Giáo Hội Việt Nam long trọng mừng kính vào Chúa Nhật ngày mai, sẽ tiếp tục cho mọc lên và sinh hoa trái đức tin. Nguyện xin từng người trong chúng ta, cùng với Đức tân Giám mục Phụ tá, ý thức được sứ mạng “theo Thầy” với tất cả lòng nhiệt thành và yêu mến.

Trần Tâm

 

 Mục lục

 

TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO

TẠI SAO CÓ CHỨC GIÁM MỤC PHỤ TÁ ?

 

 Nhân dịp Đức Thánh Cha bổ nhiệm hai Đức Giám mục phụ tá choTổng Giáo phận Hà nội và Tp Hồ Chí Minh(15-10-2008), có mấy bạn gọi điện thoại cho chúng tôi hỏi về bản tính và chức vụ Giám mục phụ tá. Vấn đề thời sự xin trả lời và mong các bạn góp ý kiến.

 

 1 - Chức Tông đồ trong Hội Thánh Công giáo .

 

Hội Thánh (Giáo hội) do Chúa Kytô thiết lập và do Chúa Thánh Thần là nguyên lý (principe) sự sống của Hội Thánh được một đặc ân (don) cho phép kéo dài mãi mãi những quyền bính của Chúa Kytô và thực hiện sự hiện diện của Chúa Kytô Phục Sinh (Le Ressuscité) trong lòng Giáo Hội. Đó là đặc ân thừa tác viên tông đồ (le don du ministère apostolique).

 

Lúc sách Tông đồ Công vụ được viết ra, sứ mệnh truyền giáo đã trao cho nhiều người ở nhiều thành phần : Nhóm Mười Hai, nhóm Giacôbê gồm có Giacôbê họ hàng của Chúa với những người thân cận (sở dĩ gọi là nhóm Giacôbê vì bây giờ một số nhà chú giải cho biết khá chắc chắn rằng Giacôbê họ hàng với Chúa không thuộc Nhóm Mười Hai( xem I Cor 15,5 so sánh với I Cor 15,7, Gal 1,19), nhóm Phaolô trong đó có Barnaba, Sylvanô, Timôtê… (I Thes  1,1  và 2,7 ; I Cor 9,6), nhóm Bảy Mươi Hai.

 

Nhóm Mười Hai và Nhóm Bảy Mươi Hai được Chúa trực tiếp kêu gọi lúc Chúa đi rao giảng, nhưng Nhóm Mười Hai là căn bản. Cụ thể, qua việc các Tông đồ nhóm họp (Nhóm Mười Hai và Nhóm Bảy Mươi Hai v.v) bầu Mathia thay thế Giuđa để bảo vệ túc số Mười Hai và khi thánh Giacôbê tông đồ con ông Giêbêđê bị vua Hêrôđê Agrippa trảm quyết (Cvtđ 12,2) thì không có bầu ai thay Giacôbê. Là Nhóm nền tảng, không thể thay đổi vì nếu nền tảng thay đổi thì tòa nhà cũng thay đổi.

 

Những năm đầu tiên của Hội Thánh, quyền điều khiển cộng đoàn tiên khởi ở Giêrusalem thuộc Thánh Tông đồ Phêrô với sự cộng tác của các thánh Tông đồ trong Nhóm Mười Hai.

 

Nhưng quyền hành Tông đồ dần dần được mở rộng ra. Có một lần, thánh Tông đồ Phêrô bị tù ở Giêrusalem (Cvtđ 12,3-5) thì Giacôbê họ hàng với Chúa (không ở trong Nhóm Mười Hai) điều khiển cộng đoàn. Giacôbê chỉ là người được ủy quyền (mandataire, xem I Cor 15,7).

 

Trước khi Chúa Kytô gọi Nhóm Mười Hai là tông đồ (apostolos) (Mt 10,2), những người nầy được gọi là môn đệ (disciple). Sau nầy, nhóm Bảy Mươi Hai cũng được gọi là môn đệ. Bốn Tin Mừng đã dùng 216 lần từ ngữ môn đệ (Gioan dùng 75 lần). Và Chúa Kytô muốn mọi người là môn đệ của Ngài : “Các ngươi hãy đi thâu nhận muôn dân thành môn đệ, thanh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28,19).

 

Còn từ ngữ tông đồ (apostolos) được dùng 9 lần trong Tin Mừng nhất lãm (I trong Mathêu, 2 trong Marcô, và 6 trong Luca), Tin Mừng theo thánh Gioan không dùng. Vì thế, có thể đoán rằng những người được Chúa Kytô kêu gọi theo Ngài lúc Ngài đi rao giảng được gọi là môn đệ, sau nầy khi Chúa về trời và Thánh Thần hiện xuống hoạt động nơi các môn đệ, nơi các giáo đoàn, từ ngữ tông đồ mới được dùng để chỉ Nhóm Mười Hai là “sứ giả của Đức Kytô” là “người được Đức Kytô sai đi ” và rồi được mở rộng ra. Chính thánh Phaolô được Chúa Kytô kêu gọi trước cổng thành Đamas đã ý thức mình là tông đồ có quyền ngang với Nhóm Mười Hai, nhưng Ngài cũng ý thức vai trò trưởng tông đồ của thánh Phêrô, vai trò lớn của thánh Gioan và của Giacôbê họ hàng với Chúa. Vì thế, ta không ngạc nhiên gì khi sách Tông đồ Công vụ và các thư của thánh Phaolô sử dụng tới 71 lần từ ngữ tông đồ.

 

 Trong thư gửi tín hữu Do Thái, tác giả thánh cũng sử dụng từ ngữ tông đồ, gọi Đức Giêsu Kytô là sứ giả (apostolos) của Thiên Chúa, đương nhiên phải hiểu Nhóm Mười Hai là sứ giả (apostolos) của Đức Giêsu Kytô, và các môn đệ của các Tông đồ cũng được gọi là tông đồ : Sylvanô, Timôtê (I Thes 2,7), Barnaba (I Cor 9,6).

 

Nhờ các Tông đồ và các môn đệ của các Tông đồ đi rao giảng, các giáo đoàn được thành lập và các ngài lập “tổ chức điều hành tại địa phương ” :

 

Thư I Thessalonica 5,12-13 viết : “Hỡi anh em, chúng tôi xin anh em hãy tỏ lòng tri ngộ những người đầy công lao giữa anh em, những người cầm đầu anh em trong Chúa (qui sont à vôtre tête dans Le Seigneur) và sửa bảo anh em. Hãy hết lòng kính trọng họ trong lòng mến vì công việc của họ. Hãy ở hòa thuận cùng nhau”.

 

Trong Thư Philip 1,1, chúng ta gặp được từ ngữ episkopos : “Phaolô và Timôtê, những nô lệ của Đức Giêsu Kytô, kính gửi các thánh hết thảy trong Đức Giêsu Kytô tại Philip, làm một cùng các vị Giám sự (episkopos) và các người phụ tá”.

 

Từ ngữ Episkopos trong Hy ngữ có nhiều ý nghĩa khác nhau. Người ta gọi các thần linh là Episkopos. Episkopos là giám thị, là phái viên mật, là công chức nhà nước. Rõ ràng, từ ngữ Episkopos có nguồn gốc ngoại giáo và được đưa vào sử dụng trong môi trường Kytô giáo có một ý nghĩa rất đặc biệt. Trong thư thứ I Phêrô 2,25, tác gia thánh mô tả Chúa Giêsu là Đấng chăn chiên và Đấng canh giữ (episkopos) linh hồn. Còn trong Philip 1, 1 ; Cvtđ 20,28 ; I Timôtê 3,2 ; Titô 1,7, từ ngữ episkopos được dùng để chỉ các vị giám sự tức là những trưởng cộng đoàn (chefs de communautés).

 

Thánh Luca dùng từ ngữ presbuteros để chỉ trưởng cộng đoàn : “Trong mỗi Giáo hội, các ngài đặt những trưởng cộng đoàn (presbuteros), rồi sau khi đã cầu nguyện cùng ăn chay, các ngài phó giao họ cho Chúa, Đấng họ tin theo” (Cvtđ 14,23).

 

Từ ngữ presbuteros xa lạ với các cộng đoàn tín hữu gốc ngoại giáo, nó xuất hiện tại Giêrusalem và được dùng lan tràn ở miền Tiểu Á (Asie Mineure). Thí dụ trong thư thứ nhất của Phêrô, tác giả thánh xưng mình là sympresbuteros (đồng trưởng cộng đoàn) và trong thư thứ hai, thứ ba của Gioan, tác giả mở đầu xưng mình là presbuteros (trưởng cộng đoàn) (2 Gioan 1 ; 3 Gioan 1).

 

Điều quan trọng ở đây là thánh Luca sử dụng từ presbuteros trong những cộng đoàn thuộc thánh Phaolô (xem Cvtđ 14,23), như vậy từ ngữ presbuteros và từ ngữ episkopos cùng có một ý nghĩa là “trưởng cộng đoàn”. Vậy, Tân ước không nói rõ Giám Mục (Episkopos) và Linh Mục (presbuteros), phải dựa vào Truyền thống Giáo hội mới biết được.

 

Thánh Clêmentê Roma, Giáo hoàng, (năm 96) trong bức thư đầu tiên viết rằng : “Các Tông đồ (theo nghĩa rộng) đã nhận Tin Mừng của Chúa Giêsu Kytô để rao truyền rằng : Đức Giêsu đã được Thiên Chúa sai đến là Đức Kytô. Đi qua các làng mạc, các phố xá, họ làm sứ giả Tin Mừng và rửa tội cho những ai mở lòng đón nhận thánh ý Chúa. Họ đặt những người theo đạo đầu tiên, sau khi đã chịu nhiều thử thách bởi Thánh Thần, làm những giám mục và phó tế phục vụ những người tin Chúa sau họ” (42, I. 3-4).

 

Nơi thánh Ignatio Antiokia, lần đầu tiên, người ta gặp thấy thánh nhân chia phẩm trật thành ba hạng : Giám mục, Linh mục, Phó tế. Ngài viết : “Tất cả phải kính trọng các phó tế như kính trọng Đức Giêsu Kytô, kính trọng Giám mục (số ít) như là hình ảnh Thiên Chúa và kính trọng Linh mục như là bậc nguyên lão viện của Thiên Chúa và kính trọng tập thể các tông đồ. Không có các ngài, người ta không thể nói tới Giáo hội” (Ignatio. Trall 3,1).

 

Ta có thể tóm tắt thế nầy : sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, Nhóm Mười Hai mà thánh Phêrô làm trưởng điều khiển Giáo hội rao giảng Tin Mừng ở Giêrusalem, rồi đi rao giảng Tin Mừng ở nhiều nơi cùng với Nhóm Bảy Mươi Hai, với nhóm Giacôbê họ hàng với Chúa, rồi với nhóm Phaolô. Các ngài là Tông đồ (được sai đi).

 

Do nhu cầu truyền giáo, nhất là ý thức lời Chúa Kytô “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,20), các Tông đồ đã lập giáo đoàn địa phương và lập những trưởng cộng đoàn được gọi là Episkopos hoặc Presbuteros và Phó tế (diakonos), còn các ngài là hàng giáo phẩm truyền giáo lưu động. Vấn đề kế thừa đã đặt xong.

 

Nhờ Truyền thống Giáo hội, ta mới biết hàng giáo phẩm địa phương ở tại chỗ có ba bậc : một giám mục đứng đầu, linh mục đoàn và các phó tế. Giám mục kế vị các Tông đồ, có quyền chức của Tông đồ.

 

 2- Chức Giám mục

 

 Trước Công đồng Vatican II , người ta bàn cãi về chức Giám mục . Có phe cho chức linh mục là chức thánh chính, còn chức Giám mục chỉ là hình thức bổ túc cho chức linh mục. Ngoài ra, người ta thấy quyền của Giám mục như hình lệ thuộc hoàn toàn vào quyền tối cao của chức Giáo hoàng.

 

Có hai thuyết :

 

Thuyết quyền Giáo hoàng : Đức Giaó hòang là Đại diên Chúa Kytô (Vicaire du Christ) , nắm trong tay trọn quyền mục tử của Giáo hội ( Le Pape réunit dans sa main la plénitude du pouvoir pastoral de L’ église)  nên quyền mục tử của Giám mục trực tiếp nhận từ  Đức Giáo hoàng.

 

Thuyết quyền Giám mục : mỗi Giám mục cũng như Giáo hoàng đều nhận quyền mục tư  trực tiếp  từ Thiên Chúa .

 

Công đồng Vatican II làm sáng tỏ vấn đề nầy khi dạy : “Khi được tấn phong Giám Mục, các Giám mục nhận sự trọn vẹn của Bí tích Truyền Chức Thánh mà tập tục phụng vụ Giáo hội và các thánh Giáo phụ gọi là chức linh mục tối cao và nhận lãnh thực tại toàn vẹn của thánh vụ. Việc tấn phong Giám mục trao ban nhiệm vụ thánh hóa cũng như nhiệm vụ giảng dạy và cai trị ; Tuy nhiên, các nhiệm vu  ấy, do bản tính, chỉ có thể thực thi trong sự hiệp thông với Thủ lãnh và các phần tử  Giám mục đoàn” (Lumen gentium, số 21).

 

 Vì hiệp thông với Thủ lãnh (Đức Giáo hoàng) ,đứng dầu tổ chức  Giáo hội ,sự kế thừa quyền chức Tông đồ (successio apostolica) của Giám mục được chia làm hai loại : kế thừa quyền thánh hóa (successio apostolica materialis) và kế thừa quyền cai trị (successio apostolica formalis). Thí dụ: Đức Giám mục truyền chức Giám mục cho linh mục nào mà không có “sự đồng ý của Đức Giáo hoàng”, truyền chức thành sự nhưng mắc vạ tuyệt thông. Thành sự do quyền thánh chức, nhưng bị vạ do quyền cai trị bị Tòa Thánh hạn chế lại.

Trong địa phận, các Đức Giám Mục kế thừa quyền thánh hóa như nhau, nhưng kế thừa quyền  cai trị khác nhau :

 

Đức Giám Mục địa phận (Đức Cha chính) có toàn quyền trên địa phận của mình về lập pháp, hành pháp và tư pháp (Giáo luật điều 391,1). Đức Giám Mục phó hoặc phụ tá thì Giáo luật khuyên Đức Giám Mục địa phận trao chức Tổng đại diện (vicarius generalis) cho các ngài (Giáo luật điều 406,1). Lý do dễ hiểu : xét về chức thánh, Giám mục phó hoặc phụ tá trên quyền Tổng đại diện, nhưng xét về quyền cai trị thì Tổng đại diện có quyền hơn Giám mục phó hoặc  Giám mục phụ tá.

 

 3/ Quyền  cai trị của Giám mục phó và Giám mục phụ tá

        

 Thực tế của tổng Giáo phận Sai gon (tp HCM) hiện tại , xin dọc : Nhìn lại mục vụ quản trị trong Giáo phận .

 

Văn bản nầy được phổ biến trong buổi Tĩnh tâm Hạt mỗi tháng tại Giáo xứ Tân Chí Linh  vào buổi sáng ngày 04-11-2008 , xin phép ghi ra đây :

 

         1. Tình hình giáo phận rộng lớn,  phức tạp,  nhân sự già yếu,  đến tuổi hưu, nhân sự mới ….

 

     2. Những thiếu sót cần bổ sung, nhằm hoàn chỉnh và ổn định công việc quản trị…  

 

     -  GL 406 : Giám mục phụ tá là Tổng Đại diện ;

 

     - GL. 475-481 : Bản quyền có thể đặt nhiều Tổng Đại  Diện, với thường quyền chính. Ngoài ra, mỗi TĐD chuyên tâm nghiên cứu tình hình cùng các vấn đề phát sinh trong lãnh vực được phân công, để xuất hướng giải quyết, giúp chọn giải pháp cho vấn đề trong lãnh vực liên hệ..

 

        5. Phân công cụ thể

 

       Ba Tổng Đại diện, mỗi vị chuyên tâm lo cho một lãnh vưc….

         

 Té ra cả mươi năm nay, tổng Giáo phận Sài gòn, bộ máy cai trị chỉ có Đức Tổng Giám mục và một Linh mục Tổng Đại diện. Đức Cha phụ tá thụ phong năm 2000 không có quyền cai trị . Nên nhớ Giáo luật gọi bộ máy cai trị địa phận là ORDINARIUS LOCI (Thường quyền địa phương) gồm Đức Cha địa phận, ta quen gọi là Đức Cha chính , và Tổng Đại diện. Giáo luật mới (năm 1983)  lập thêm :  các Đại diện Giám mục (Vicarius episcopalis ) và cho ở trong ORDINARIUS LOCI ( xem điều 134 ) . Bây giờ, bộ máy caị trị Tổng địa phận Sg mới hoàn chỉnh . Tuy nhiên, trước đó cũng có lý do của nó .

 

 GL,điều 406 quy định : #1 . Episcopus coadiutor, itemque Episcopus auxiliaris, de quo in can.403,2, ab Episcopo dioecesano Vicarius generalis  constituatur ; insuper ipsi  prae  ceteris   Episcopus  dioecesanus   committat  quae  ex  iure  mandatum  speciale requirant.# 2. Nisi in litteris apostolicis aliud provisum fuerit et firmo praecsripto               #1 .Episcopus dioecesanus auxiliarem vel  auxiliares suos constituat Vicarios generales vel saltem Vicarios  episcopales, ab  auctoritate sua, aut Episcopi coadiutoris vel Episcopi auxiliaris de quo in can 403,2, dumtaxat dependentes .

 

Bản dịch của Hội đồng Giám mục Viêt nam, điều 406 : #I. Giám Mục phó cũng như Giám Mục phụ tá, được nói đến ở điều  403,2, phải được Giám Mục giáo phận đặt làm Tổng Đại Diện ; hơn nữa, Giám Mục giáo phận phải ưu tiên ủy thác cho vị Tổng Đại Diện hơn những người khác các công việc mà luật đòi hỏi phải có sự ủy nhiệm đặc biệt.

 

 #2. Nếu tông thư không dự liệu cách khác, miễn là vẫn tôn trọng của #I , Giám mục giáo phận phải đặt vị phụ tá hoặc các phụ tá của ngài làm Tổng Đại Diện hoặc ít là Đại Diện Giam Mục, và các vị nầy chỉ lễ thuộc quyền ngài, hoặc quyền Giám Mục phó, hoặc Giám Mục phụ tá được nói ở đều 403,2.(Bộ Giáo luật in lần thứ nhất, năm 2007)

 

        Bản Latin , thiết tưởng phải để ý tới cách dùng động từ “constituere” : constituatur ,mode subjontif , thể thụ động , có nghĩa là nên được đặt làm (Tổng  Đại Diện  hoặc Đại Diện Giám mục)…. bởi (Đức Giám mục địa phận)... ; constituat , mode subjontif, thể chủ động , có nghĩa là Đức  Giám mục địa phận nên đặt (Giám Mục phó hoặc Giám mục phụ tá) làm Tổng đại diện hoặc làm Đại Diện Giám mục  (nên khác với phải).

 

       Tham khảo bản tiếng Pháp : L’ L Évêque  coadjuteur comme l’ Évêque auxiliaire dont  il s’ agit au can 403,2,  sera constitué Vicaire général par l’ Évêque diocésain (Universite’ pontificale de  Salamanque, Code de droit canonique annote’, Edts Du Cerf , Edts Tardy)

 

       Bản tiếng Anh : A coadjutor bishop as well as the  auxiliary bishop mentioned in can 403,2, is to be appointed a vicar general by the  diocesan bishop (James A.Coriden, Thomas J.Green, Donald E. Heintschel, The code of canon law, Published by Paulist Press , )

 

         Theo thiện ý , Giáo luật chỉ bắt buộc Giám mục Giáo phận phải đặt Tổng Đại diện,đặt một Tổng Đại Diện là nguyên tắc chung,  tuy nhiên có thể đặt nhiều Tổng Đại Diện vì địa phận rộng lớn hoặc lý do mục vụ (luật cũ ,năm 1917, điều  366,3 nói tới vì các các lễ nghi khác nhau, thí dụ lễ nghi Latinh, lễ nghi Chính thống trong giáo phận) ( Can 475. #1 . In unaquaque dioecesi constituendus   est ab Episcopo dioecesano Vicarius generalis, ………#2. Pro regula generali habeatur ut unus constituatur Vicarius generalis, nisi dioecesis amplitudo vel incolarum numerus aut aliae rationes pastorales aliud suadeant).

      

         Còn đặt Giám mục phó, và Giám mục phụ tá không buộc Đức Giám Mục giáo phận phải đặt . Tùy nhu cầu địa phận và kể cả cảm tình (Gravioribus  in  adiunctis, etiam indolis personalis ,  dans les circonstances  plus graves , même de caractẽre  personnel, in

more serious circumstances even of a personal character. Điều 403,2) ,Đức Giám mục xin

Tòa Thánh xét danh sách ba Linh mục do  Đức Giám mục địa phận  trình xin cho địa phận mình hoặc Giám mục phó hoặc Giám mục phụ tá . Theo nguyên tắc Tòa Thánh có toàn quyền đặt Giám mục phu tá nhất là Giám mục phó cho địa phận mà không cần đơn xin của địa phận , tuy nhiên ta đã thấy chỉ cần có lý do “tình cảm” thôi , Đức Giám mục địa phận vẫn xin Tòa Thánh cho vị đó làm Giám mục phụ tá được.

 

Giáo luật chỉ mong muốn Giám mục phó hoặc Giám mục phụ tá giữ chức Tổng Đại Diện đề tránh tình trạng , ngưởi Việt gọi là “chướng”,  khi Giám mục phó hoặc phụ tá phải phục tùng quyền cai trị của một vị Tổng Đại Diện không có chức Giám mục (linh mục)(ils ne peuvent  pas   être soumis  à un Vicaire général qui ne soit pas Évêque , xem Code de droit canonique annote’ ) .Điều mà đang xảy ra trước mắt .

 

Về Tổng Giáo phận Sg nằm trong thành phố rộng lớn có huyện Củ Chi của thành phố lại thuộc giáo phận Bình Dương,cần có nhiểu Giám mục phụ tá . Tuy số giáo dân gốc Bắc và Trung rất đông, nhưng lịch sử mở cõi cho biết ngưởi Bắc, ngưởi Trung vào miền Nam bị “hóa Nam”  dần dần ( tiếng nói, tập tục v.v) . Khoảng năm mươi năm nữa ,cháu chắt của kẻ nầy cũng hóa Nam như bao nhiêu người khác . Vậy phải tôn trọng nền tảng “Nam” . Mong rằng Giám mục địa phận Saigon là người Nam của Sg khi Đức Hồng Y hưu.

 

Linh mục Fx Nguyễn Hùng Oánh

Mục lục

Bài giảng của Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn trong Lễ tấn phong Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm

 

Thưa quí anh em giám mục, quí anh chị em tu sĩ và giáo dân rất thân mến, thưa quí khách,

1. Bài Tin Mừng theo thánh Gioan ( Gioan 21,15-19) hôm nay, tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu Phục Sinh hỏi Phêrô đến những ba lần: “Anh có mến Thầy không?” và cả ba lần, Phêrô đều thưa “Có” Sau đó Chúa Giêsu bảo Phêrô “Hãy theo Thầy”. Lời Chúa trong câu chuyện đó muốn nói gì với mỗi Kitô hữu, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân? Xin cho phép tôi chia sẻ vài cảm nghĩ, mong góp phần thắp sáng niềm tin và gợi ý cho mọi người cầu nguyện trong thánh lễ hôm nay.

2. Môn chú giải Thánh Kinh cho biết rằng Chúa Giêsu hỏi ba lần là nhằm giúp Phêrô xóa bỏ ba “không” trong thời gian trước là ba lần Phêrô đã chối Thầy. Đồng thời hỏi và thưa ba lần cũng nhằm xác định rõ: lòng mến Chúa là điều kiện cơ bản và tất yếu đối với người môn đệ quyết tâm theo Chúa đến cùng.

3. Môn tu đức học và tâm lý học nhấn mạnh: muốn theo Chúa đến cùng, người môn đệ phải có con tim luôn đầy tình mến Chúa yêu người, và tình yêu đó phải hiện diện trong suốt chiều dài cuộc đời của họ cho đến mãi mãi.

4. Môn ngữ học cho biết hai lần đầu Gioan sử dụng từ “agapê” nhằm lưu ý đến một yếu tố nền tảng trong tình yêu cứu độ là ý chí từ bỏ và hy sinh. Lần thứ ba khi sử dụng từ “philo”, Gioan muốn ám chỉ tình yêu của người mục tử tốt. Đó là một tình yêu mở rộng đáp ứng nhiều nhu cầu của đoàn chiên, chiên trong đàn và chiên ngoài đàn, chiên đau yếu và chiên lạc. Đáp ứng qua thái độ lắng nghe và đồng cảm, qua việc bỏ công tìm kiếm, tận tụy chăm sóc, thân tình chia sẻ, hy sinh mạng sống để bảo vệ chiên…Tôi cảm thấy tình yêu đó còn phải mở rộng đến mọi người anh em đồng đạo, đồng bào và đồng loại, không phân biệt màu da, sắc tộc, giàu nghèo, tín ngưỡng…

5. Theo môn hình học ba chiều, Phaolô đã mô tả chiều cao, chiều sâu, chiều rộng của tình yêu vô biên của Cha trên trời. Hình ảnh ba chiều đó gợi cho đời mục tử của tôi những cảm nghĩ này:

- Về chiều cao, đối với mọi Kitô hữu là con Cha trên trời, tình yêu mà Thiên Chúa cứu độ đã đổ vào lòng họ từ ngày lãnh bí tích thánh tẩy, trước hết và trên hết mời gọi họ sống hiếu thảo và trung thành đối với Cha trên trời: trong mọi tình huống của cuộc đời, họ có trách nhiệm vừa là từ bỏ ý riêng, vừa tìm thi hành thánh ý Cha trên trời. Và ý Cha trên trời là mọi người được sống và sống dồi dào trong yêu thương và an bình.

- Về chiều sâu, đối với mọi người Kitô hữu, là người được ơn thông dự vào chức tư tế của Chúa Kitô, tình yêu đó mời gọi họ từ bỏ nếp sống con người cũ, để mặc lấy con người mới, mang một quả tim mới, quảng đại hy sinh mạng sống, và cống hiến cả sự sống, để mở đường cho mọi người anh em đồng bào và đồng loại tiến đến sự sống dồi dào, và sống hạnh phúc trường sinh.

- Về chiều rộng, đối với các mục tử, tình yêu đó mời gọi họ không ngừng mở rộng con tim, lắng nghe và đồng cảm với mọi gia đình, bao dung và chia sẻ vui buồn, lo âu và hy vọng của mọi người anh em đồng bào và đồng loại. Đồng thời cũng mời gọi mọi Kitô hữu mở rộng tình bác ái huynh đệ tương thân tương trợ đến với mọi người, đặc biệt đến với người lâm cảnh nghèo khổ, túng thiếu, bị bỏ rơi…

6 Tôi ghi lại những cảm nghĩ này trước hết như lời nhắc nhở cho bản thân mình. Đồng thời cũng nhằm nói lên niềm mong ước và lời cầu chúc chân thành của tôi đối với anh chị em, đặc biệt đối với vị tâm giám mục cùng những cộng sự viên thân thiết của tôi.

7 Trong thánh lễ hôm nay cũng như trong thời gian tới, xin anh chị em hãy hiệp ý khẩn cầu Chúa thương đổ vào lòng mọi người, đặc biệt là vị Tân Giám Mục cũng như bản thân tôi, tràn đầy Thánh Thần là cội nguồn tình, với niềm hy vọng: - tình thương của Đấng Chí Tôn giàu lòng thương xót sẽ chan hòa mặt đất này – đồng thời mà ngọn lửa mà Chúa Giêsu đã mang đến, sẽ bùng cháy lên, và biến mọi Kitô hữu thành dấu chứng tình yêu cứu độ của Cha trên trời, đối với cộng đồng dân tộc chúng ta cũng như cộng đồng thế giới hôm nay.

Chân thành cám ơn anh chị em.

+ ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn

Mục lục

 

 

 

Cái nhìn của nhà giáo dục

« Giáo dục không bao giờ là điều dễ dàngvà ngày nay dường như nó càng trở nên khó khăn hơn »

ĐGH Bênêđíctô XVI

Một câu chuyện nhỏ để cô động suy tư về « cái nhìn của nhà giáo dục ».

Một hoàng tử kia có 3 người bạn rất nhiều tài năng : một anh là nhà điêu khắc, một anh là nhà khoa học, anh còn lại là hiệu trưởng một trường học. Vào một ngày kia, hoàng tử tò mò muốn biết và để so sánh cách nhìn sự việc của những người bạn của anh. Ngài thử họ như sau : lần lượt ngài dẫn từng anh một và đưa họ đến một cái hồ nằm giữa khu vườn của ngài. Ngài đặt cho từng người một câu hỏi nầy: « hãy quan sát cái hồ và nói tôi nghe, điều gì làm bạn chú ý nhất ? ».

Trước khi trả lời, nhà điêu khắc đi quanh hồ, ngắm thành hồ bằng cẩm thạch chạm trỗ rất tinh vi và trả lời rằng : «Tôi thích cái hồ của anh lắm, bởi vì cái thành hồ chạm trỗ rất tinh vi, quá đẹp ». Nhà khoa học cũng nhìn thành hồ, nhưng rồi lại quay vào giữa hồ, ngắm nhìn rất lâu nước trong hồ, những bông hoa sen đang nở trên mặt nước, những chú cá nhỏ tung tăng giữa những cọng rêu xanh, nhiều côn trùng khác bay dật dờ trên mặt và lặn sâu dưới nước... và anh ta trả lời : « Điều làm tôi thích thú nhất, đó chính là sự sống lút nhút trong nước ». Khi đến phiên thầy hiệu trưởng, anh ta cũng quan sát thành hồ và những sinh vật trong nước rồi nói : « Thành hồ rất đẹp, sự sống bên trong hồ càng quí hơn, nhưng điều gây ấn tượng cho tôi nhất nơi đây, chính là ánh sáng ». Hoàng tử kinh ngạc hỏi : « Anh sáng à ? ». Anh hiệu trưởng trả lời : « Dạ phải, ngài hãy quan sát cách « chơi » sáng và tối nầy, nó làm nổi bật chiều cao, chiều sâu của thành hồ. Anh sáng làm cho hồ của ngài đổi khác từ sáng, trưa đến tối. Ngài hãy quan sát những tia nắng mặt trời kia, nó dọi tới đáy hồ : tất cả trở nên sáng sủa khi ánh sáng đó chạm đến. Và điều quan trọng nhất : cuộc sống được tăng thêm và được biến đổi ngay bên trong hồ nhờ ánh sáng đưa tới. Ngày mai sẽ khác với hôm nay. Ngày mai sẽ khác với cái mà ngài thấy hôm nay. Điều mà ngài tìm được trong đó mỗi ngày là vô hình, bởi vì ánh sáng thêm vào sự nhiệm mầu của cuộc sống ».

 

1- Nhà giáo dục đối diện với học sinh

Chúng ta tưởng tượng hôm nay như chúng ta đang đứng trước những người mà chúng ta có trách nhiệm giáo dục : học sinh, con cái. Chúng đang ở trước mặt, đối diện với chúng ta, và cái nhìn của chúng ta hướng về chúng. Ở đây, nói « cái nhìn » , chúng ta hiểu là « tinh thần » mà chúng ta có đối với học sinh . Qua câu chuyện kể ở trên, chúng ta có thể hiểu ra rằng, điều mà chúng ta nhận thấy được, và cả điều mà chúng ta chờ đợi nơi những học sinh, con cái của chúng ta, cách chúng ta xử sự với chúng, đều có liên quan trực tiếp đến « cái nhìn » của chúng ta.

Từ nguyên tắc, chúng ta tránh vài « cái nhìn » không cần bàn tới : cái nhìn của người đi ngang qua cạnh hồ , có khi cần ngồi lại nghỉ chân hoặc lấy cọng cây khuấy động mặt nước để giải trí mà không quan tâm chút gì đến lợi ích của việc làm đó, hoặc cái nhìn của người đến đó để câu cá hoặc hái vài hoa sen... Những người đó, chúng ta có thể coi họ là những « nhà giáo dục », nhưng họ chỉ coi nghề của họ như một phương tiện tầm thường để sinh sống, những người coi những học sinh của mình như những kẻ quấy rầy khó chịu, phải ở càng xa càng tốt, hoặc là những người rất xã giao, xem học sinh của mình như những « khách hàng » mà họ thương lượng một cách lạnh lùng đối với những việc phục vụ mà chúng cần. Đó là những cái nhìn mà chúng ta có thể nói là tiêu cực. Hy vọng rằng những cái nhìn kiểu đó không nhiều trong nhóm những nhà giáo dục trên đất nước chúng ta. Cũng có những cái nhìn khác tích cực hơn mà chúng ta gặp nơi nhiều nhà giáo dục. Đối diện với học sinh, họ có một thái độ rất tích cực, có tinh thần phục vụ và từ bỏ, nhưng lại có mục đích không ít thì nhiều ý thức để được vài phần thưởng, vài cái lợi lộc – chúng ta không nói nơi đây liên quan đến tiền lương bình thường, nhưng có thể ít nhất là để được kính trọng, hay hơn nữa để được khâm phục, và nếu có thể, được thương yêu hoặc làm vừa lòng cấp trên và cũng có thể để được tăng lương. Và nếu họ không đạt được điều đó, và nếu hồ nước không « tưởng thưởng  bằng sự dịu mát » mong đợi, thì sẽ xuất hiện cảm giác bị tước đoạt.

Tất cả những « cái nhìn » đó, thực thì rất là tự nhiên vì bản tính con người, nhưng chúng ta đừng quan tâm đến vấn đề đó. Hãy quan tâm đến điều gì tích cực , xây dựng cho học sinh.

Cái nhìn của nhà điêu khắc

Người ta kể chuyện huyền thoại nầy của Michel Ange, nhà nghệ sĩ đại tài thời Phục Hưng, nhưng nó có thể ứng dụng dưới nhiều thời đại. Chính ông ta đã chọn khối cẩm thạch mà ông ta phải chạm ông « Mô-sê ». Đứng trước khối cẩm thạch, ông ta dừng lại, như thất thần, nhìn một cách say mê. Ong nói « Đây là Mô-sê », và trước sự ngạc nhiên của những kẻ đứng xung quanh, ông nói thêm « Ngài đó, ẩn bên trong, mình chỉ cần bỏ đi những gì dư thừa thì sẽ lộ ra thôi ». Cái nhìn của nhà điêu khắc và của nhà giáo dục thường khi gặp nhau ở chỗ đó đối với học sinh của mình. Trong cái nhìn nầy có hai phương diện rất tích cực. Trước hết, cái nhìn của nhà giáo dục không dừng lại ở những giới hạn hiện tại của người học sinh, khả năng hiện tại của nó, nhưng phải thấy bên trên những cái hình dong bên ngoài, cái mà người học sinh đó có thể đạt đến. Đó chính là một thái độ xây dựng, lạc quan, không nhìn mặt mà bắt hình dong (Hc 11, 1…).

Tiếp đến, nhà giáo dục phải tin tưởng vào những khả năng phát triển của người được giáo dục, họ tìm cách khám phá và làm cho những tiềm năng nơi người được giáo dục có cơ hội nổi bật, phát triển.

Thế nhưng có một chữ « NHƯNG » rất lớn đối với cái nhìn nầy : nhà điêu khắc làm việc với khối cẩm thạch tùy thuộc hoàn toàn vào sở thích của ông ta, ông ta có thể đục đẽo tùy thích… điều nầy hoàn toàn khác là nhà giáo dục không chạm trỗ một hòn đá, mà là một con người đang tiến hoá.

« Thầy-điêu khắc » có nguy cơ khi thử « chạm » người được giáo dục theo hình ảnh của mình, giống y như mình, hay ít nữa là theo như ông ta tưởng tượng. Ong quên lắng nghe, quên quan tâm đến điều mà người được giáo dục nghĩ về mình, những ý kiến của họ, những động cơ thúc đẫy họ hành động… Người ta có khuynh hướng quên rằng chính người học sinh có trách nhiệm trên hết cho việc huấn luyện của nó, bắt đầu từ việc sử dụng tự do của nó tốt hay không tốt. Đây là « một điểm có lẽ là tế nhị nhất trong công tác giáo dục : đó là làm sao tìm được quân bình giữa tự do và kỷ luật » (ĐGH Bênêđíctô XVI). Và nhất là, có những tiềm ẩn sâu xa nơi người được giáo dục thoát khỏi người « thầy-điêu khắc », những thực tế đó làm cho người được giáo dục thành một con người sống, một người duy nhất và không giống với mọi người khác, họ có những sở thích và những khát vọng của họ, những hy vọng và sợ sệt của họ, với những điều họ thích và những điều họ không ưa… Thế nhưng, trong khu vườn có cái hồ đó, nghĩa là môi trường gia đình và xã hội, liên kết với nhà trường, góp phần vào sự phát triển và trưởng thành của đứa trẻ.

b) Cái nhìn của nhà khoa học.

Một sự khác biệt đập vào mắt chúng ta lập tức giữa cái nhìn của nhà điêu khắc và nhà sinh học : Nhà điêu khắc khoe không phải như người kia là biến đổi thực tế theo như chính ý muốn của anh ta ; nhà khoa học tôn trọng cái mà anh nhận thấy có sự sống và thử tạo thuận lợi cho phát triển và lớn lên. Hai thái độ thực sự đều tích cực.

Nhưng chúng ta thử phân tích thêm một chút « cái nhìn khoa học » của nhà sinh học và của « thầy-sinh học ». Với tư cách là khoa học gia, ông ta tìm cách phân tích một cách khách quan thực tế của người học sinh. Ông quan sát những kết quả học tập và những sai lầm của nó, những khuynh hướng, những khả năng của nó. Ong tính trước những phản ứng của nó. Ong chuẩn bị những « điều kiện thích hợp » để đạt kết quả chính xác trong cách ăn ở của người được giáo dục. Ông thử kiểm soát một cách có hệ thống những gì có thể thay đổi để đạt điều mong muốn trong tiến trình học tập. Đến đây, không có gì phải phản đối. Nhưng ngay lập tức tiếp theo sau đó, người « thầy-khoa học » có khuynh hướng phân loại học sinh, xếp chúng theo khả năng, theo những câu trả lời, theo sự tiến tới của chúng trong tiến trình học tập, theo sự dễ dạy của chúng… Và giai đoạn tiếp theo việc « chọn lựa » : người thầy có khuynh hướng loại trừ những em « vô tích sự » hay ít nhất, không thèm chăm sóc chúng để khỏi mất thời giờ của họ. Họ sẵn sàng làm việc với những em « trả lời » giỏi…

Điều không phải trong thái độ nơi nhà khoa học là cái nhìn của ông nhất thiết là kiểm tra, lô-gích…. Và có nguy cơ là loại trừ cái huyền bí, hay đơn giản là quên nó : một bên là cái huyền bí của tự do của con người, và bên kia cũng là huyền nhiệm ơn thánh của Thiên Chúa, đến bất chợt với chúng trong sự phát triển con người, gợi lên cái không chờ đợi, làm cho trở thành có giá trị điều mà mắt con người không thấy được. Cái nhìn « khoa học » cũng chẳng thể thấy được con đường ơn gọi của con người, nó vượt lên trên mọi sơ đồ của tự nhiên và tùy thuộc phần lớn vào những giá trị mà con người khám phá và đảm trách.

c) Cái nhìn của thầy giáo

« Khi tôi về đến nhà, mọi người hay hỏi tôi : Học hành ra sao rồi ? Thi cử ra sao ? Kết quả thế nào ? Có làm hết bài không ?

Nơi nhà trường, nếu thầy giáo có hỏi tôi, thì luôn luôn là nói đến một chuyên môn nào đó. Đôi khi tôi có cảm tưởng là khi ông ta nhìn tôi, ông ta chỉ thấy cái máy vi tính, nó làm tròn nhiệm vụ của nó khi nó lưu trữ và lặp lại y chang thông tin mà người ta cung cấp cho nó. Nhưng hình như ông thầy chẳng muốn biết những vấn đề của con người của tôi, điều tôi thích, những ưu tư của tôi, những ước muốn, hy vọng của tôi… »

Đây là lời tâm sự của một anh thanh niên và chắc nó cũng là trường hợp của nhiều học sinh của chúng ta.

Nhưng thực ra tình trạng nầy cũng không có liên quan gì đến cái nhìn của nhà giáo dục, nhưng liên quan trực tiếp đến một nhà chuyên môn, giới hạn công việc của mình là « lên lớp » mà thôi.

Vậy nhà giáo dục thấy gì ? Còn hơn là « thấy », phải nói là « trực giác » nào mà người thầy cảm nhận được trong cả con người với tất cả những rắc rối trong con người mình có bổn phận giáo dục. Cái thành công lớn của nhà giáo dục nằm tận nơi sâu thẳm và sự bao quát của cái nhìn của mình và nhất là ở « đường biên mở » mà họ để dành lại cho sự tác động của Thiên Chúa trên mỗi người.

Cái nhìn của nhà giáo dục không « nhốt » người được giáo dục lại : họ biết đây là một con người đang tiến hoá, sự phát triển con người tùy thuộc vào tác động qua lại của họ với môi trường xã hội mà họ đang sống, và chúng ta biết rằng xã hội đó rất phức tạp.

Họ biết rằng tương lai của con người không được định nghĩa bằng trình độ kiến thức tiếp thu được trong chương trình nơi học đường, nhưng là do khả năng biết cách biện phân, sáng tạo và liên đới với xã hội, nhờ tiếp thu được nhiều khả năng, nhiều giá trị và có khả năng lấy những quyết định một cách tự do và có trách nhiệm…

Hơn nữa, người thầy đã thành công khi thấy được ánh sáng trong chính con người của mình, thì cũng chiêm ngưỡng được ánh sáng trong con người của học sinh của mình : chính cái nhìn đức tin đó làm cho người thầy khám khá ra được chiều kích mới, chiều kích hướng thượng của con người. Như vậy, có nghĩ a là cái nhìn của Thiên Chúa « đi qua » cái nhìn của nhà giáo dục, cho dù đôi khi họ không biết.

2. Nhìn với đôi mắt của Thiên Chúa

Chúng ta đi vào một chiều kích khác. Chúng ta luôn luôn thấy bờ hồ và nuớc bên trong, nhưng bây giờ chúng ta quan tâm đến ánh sáng chiếu vào đó.

Chúng ta cùng nhau đọc lại đoạn Kinh Thánh, sách Xuất Hành chương 3 và 4. Nhân vật chính ở đây là Mô-sê. Ong trốn vua Pharaon, đi chăn cừu, nhưng không thể quên dân tộc của mình bị ngược đãi nơi Ai-cập. Ngài tới núi Horeb, núi của Thiên Chúa và nơi đó, gần « bụi cây bùng cháy », ngài nghe tiếng Chúa gọi : « Ta đã thấy sự khổ cực của dân Ta. Ta đã nghe tiếng thở than của chúng…Ta biết những đau khổ của chúng. Ta đến để cứu thoát họ khỏi tay người Ai Cập … Bây giờ, ta sai ngươi đi… (Xh 3, 7-10). Mô-sê cũng biết những nỗi khổ của dân Israel, nhưng ông không nhìn với đôi mắt của Thiên Chúa. Khi Mô-sê « nhìn ra với con mắt đức tin », sự kiện đưa đến tiếp theo là « được sai đi » để đáp lại nhu cầu vừa được khám phá ; chính nơi đó mà Thiên Chúa muốn được phục vụ. Chính hiện trạng của nhu cầu nầy trở thành một thừa tác vụ cho nhà giáo dục : nghĩa là chúng ta xem « ơn gọi giáo dục » của chúng ta như lời mời gọi của Thiên Chúa.

Phêrô, Gioan, Gia-cô-bê, An-rê…. 12 vị Tông đồ đầu tiên đã thay đổi cả thế giới. Họ là những ai ? Là những người đánh cá, nghèo nàn, không học thức, ai cũng « biết rằng hai ông là những người không có chữ nghĩa, lại thuộc giới bình dân » (Cv 4,13)... Nhưng Đức Giêsu đã nhìn với một đôi mắt khác, vượt qua đằng sau những sự thiếu thốn đó và đã chọn họ, xây dựng Hội Thánh của Ngài : Con là Đá, và trên Đá nầy, Ta sẽ xây Giáo Hội của Ta.

Chúng ta cũng phải đi vào trong viễn cảnh mới nầy. Viễn cảnh mở ra cho chúng ta ơn Cứu Độ. Từ viễn cảnh đó, chúng ta có thể nhìn ra Thiên Chúa hiện diện trong mọi hành động của chúng ta và hiện diện trong người trẻ, nhất là những người nghèo, kém may mắn mà chính Ngài gởi đến cho chúng ta. Việc xem ra đơn giản và không gì mới lạ, nhưng thực ra, ánh sáng mà chúng ta khám phá ra, sẽ cho chúng ta thấy tất cả điều khác.

 « Nhìn với đôi mắt đức tin ». Nhờ đức tin mà nhà giáo dục ki-tô sẽ có khả năng nhìn thấy nơi mỗi người trẻ, nhất là trẻ nghèo, chiều kích huyền nhiệm của con Thiên Chúa, được yêu thương, được mời gọi như là một thành phần trong Nhiệm Thể.

Điều nầy đòi hỏi một cố gắng khổ chế, cảnh giác với chính mình, phân tích và biện phân những ý muốn của chúng ta… và vì thế « cái nhìn » của chúng ta tiếp tục biến đổi hằng ngày. Một phương cách để duy trì cái nhìn đức tin đó là nuôi dưỡng hằng ngày bằng Lời Chúa và Nguyện gẫm và luôn sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Đây là một sự liên lạc cá nhân, nó như là một thử thách, một sự tiếp cận từ từ, một sự cố gắng hằng ngày để làm việc « theo sự dẫn dắt của Thiên Chúa, dưới tác động của Thánh Linh và với mục đích làm vui lòng Ngài ». Điều nầy đòi hỏi rất nhiều, nhưng vì là một dự tính hay là một lộ trình, mà các nhà giáo dục ki-tô nên quan tâm.

Lời kết

Những học sinh được trao phó cho chúng ta là những người được dựng nên « giống hình ảnh của Thiên Chúa ». Hình ảnh của Thiên Chúa thì chắc chắn là không thể nào « xấu » được rồi. Tất cả đều có những khả năng tiềm ẩn mà đôi khi chính chúng không khám phá ra được. Không có một người học sinh nào ngu đần nhất thế gian đến nỗi không thuốc chữa. Chỉ có những nhà giáo dục không biết khám phá ra những tiềm năng đó và cho chúng một « phương tiện » để chúng thành công. Nói thì dễ, nhưng nó đòi hỏi nơi nhà giáo dục rất nhiều nhẫn nại, hy sinh, sáng tạo và nhất là phải có « cái nhìn với đôi mắt đức tin ».

Chính nhờ với « cái nhìn với con mắt đức tin » đó mà chúng ta mới có thể nhận ra, sau sự nghèo đói, sau bộ quần áo rách rưới của những em nghèo, sau những gương mặt đáng ghét của người học sinh nào đó … để không « xem mặt mà bắt hình dong » (Hc 11,1), để nhận ra sau những gương mặt khó ưa đó, hình ảnh của Đức Ki-tô. Giáo dục là một trong 3 nghề rất khó và không có một biện pháp nào để mang lại một kết quả chắc chắn. Nhưng, « chúng ta phải đặt niềm hy vọng của chúng ta nơi Thiên Chúa », là « linh hồn của việc giáo dục » (ĐGH Bênêđíctô XVI). Chính Ngài mới có thể giúp chúng ta vượt qua « khủng hoảng về giáo dục » trong thời buổi hiện nay.

 

Nhật Nhật Tân, fsc

Mục lục

Không bằng

Kho tàng văn hoá cổ của Trung Hoa có nhiều tuyệt phẩm trứ danh. Chỉ tính riêng trong lãnh vực lịch sử, những bộ sách như Tam quốc chí, Hán Sở tranh hùng, Đông Chu liệt quốc ….từ rất lâu, đã vượt ranh giới quốc gia để trở thành những kiệt tác của toàn thể nhân loại. Riêng về lịch sử, mỗi bộ đều có những cái hay rất riêng, và vì là sách lịch sử nên ở đó đã chép lại nhiều sự kiện, với những con người cụ thề trong nhiều tình huống khác nhau khi thì thi vị, lúc thì độc ác tàn nhẫn, lúc lại gây cảm động sâu sa. Nghĩa là, người đọc sẽ có dịp trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc qua các bộ sách này. Và từ đó, mỗi người có thể sẽ rút ra những bài học bổ ích tuỳ theo nhận thức và hiểu biết riêng của từng người. Cũng nhờ như thế, lịch sử sẽ càng trở nên hấp dẫn và tăng thêm phần bổ ích khi có được nhiều người chia sẻ và cùng quan tâm.

 

 Từ một tình bạn hiếm có…. :

 

Từ ngày lập quốc, dân tộc khổng lồ Trung quốc chỉ có 2 lần thống nhất, đó là vào thời

 

Tần và thời hiện đại từ năm 1949 đến nay. Nhà Chu khi dời đô về Đông đô nên được gọi là thời Đông Chu, gồm gần 20 nước lớn nhỏ cùng tồn tại nên được gọi là Đông Chu liệt quốc. Vua nhà Chu là thiên tử lớn nhất, các nước còn lại sẽ tuỳ theo lớn nhỏ mạnh yếu mà xưng vương, xưng bá hay chỉ là chư hầu.

 

Quản di Ngô, tên chữ là Trọng, một người tướng mạo khôi ngô, thông minh xuất chúng, học rộng, mưu cao đủ tài kinh bang tế thế. Thưở hàn vi, làm bạn với Bảo thúc Nha. Hai người thường đi buôn chung. Nhưng mỗi khi kiếm được lời, Quản di Ngô bao giờ cũng nhận phần hơn, chỉ chia cho Bảo thúc Nha phần ít mà thôi. Tuy nhiên, Bảo thúc Nha chẳng lấy thế mà phàn nàn. Người ngoài thấy như vậy, mới nói với Bảo thúc Nha :

 

Cùng công cán như nhau, sao ông lại để cho Quản di Ngô hiếp mình như thế ?

 

Bảo thúc Nha đáp :

 

Quản di Ngô đâu phải là người tham lam, chỉ vì nhà nghèo nên ta nhường cho va đó.

 

Sau đến lúc ra phò Tề tương Công, giúp việc quân vụ, mỗi lần ra trận, Quản di Ngô luôn đi sau, nhưng đến lúc lui binh về, Quản di Ngô lại thường đi trước. Ai nấy đều cho là nhát gan . Nhưng Bảo thúc Nha nói :

 

Không phải Quản di Ngô nhát gan đâu, chỉ vì còn mẹ già nên muốn giữ lấy thân để phụng dưỡng mẹ .

 

Việc làm của Quản di Ngô phần nhiều là thất bại, ai cũng cho là bất trí. Nhưng Bảo thúc Nha lại nói :

 

Đó là con người chưa gặp thời, khi gặp thời, con người ấy sẽ làm được những điều vĩ đại mà không mấy ai làm được.

 

Quản di Ngô nghe Bảo thúc Nha nhận xét về mình như thế, lòng rất cảm kích, nhủ thầm trong bụng :

 

Sinh ra ta ấy là cha mẹ, mà hiểu biết ta, thì trong đời chỉ có một mình Bảo thúc Nha mà thôi.

 

        ***

 

 đến những điều không bằng :

 

 Nhận ra thời thế sẽ có nhiều thay đổi, Quản Trọng nói với Bảo thúc Nha :

 

- Tề tương Công có 2 người con, người lớn là công tử  Củ, người nhỏ là công tử Tiểu Bạch. Bây giờ chúng ta lãnh mỗi đứa một người mà dạy dỗ, sau này, nếu người nào được nối ngôi thì chúng ta sẽ tiến cử lẫn nhau để được trọng dụng. Quản Trọng dạy công tử Củ. Bảo thúc Nha dạy công tử Tiểu Bạch .

 

             Quả nhiên, chẳng bau lâu sau, Tề tương Công bị giết. Công tử Vô Tri đoạt ngôi. Hai người phò 2 công tử  Củ và công Tử Tiểu Bạch chạy đến 2 nước khác nhau để tị nạn và lo chuyện phục nghiệp. Sau nhiều biến động, 2 người phục vụ trong 2 thế lực đối nghịch, nhưng tình bạn giữa họ vẫn rất keo sơn. Tiểu Bạch thành công, lên ngôi, Bảo thúc Nha được hết sức trọng dụng, làm quan to trong triều. Đang khi đó, Quản trọng lại thuộc về phe đối địch và hơn thế nữa, còn là kẻ thù lớn của Tiểu Bạch, vì đã có lần bắn tên khiến Tiểu Bạch suýt bị mất mạng. Tình huống thật phức tạp và hoàn cảnh đầy khó khăn về nhiều mặt, tuy nhiên, cuối cùng nhờ tấm lòng và mưu trí, Bảo thúc Nha đã đưa được Quản Trọng về với triều đình để cùng chung lo nghiệp lớn.

 

            Là một người tài, nên Bảo thúc Nha được Tiểu Bạch một hai muốn uỷ thác hết mọi chính sự cho ông. Và cũng vì là người thực tài, nên luôn biết rõ một người tài hơn, vì thế, ông đã từ chối không dám nhận, nhưng lại hết lòng tiến cử Quản Trọng. Ông nói về Quản Trọng với công tử Tiểu Bạch như sau :

 

            - Có 5 điều tôi không thể bằng Quản Trọng. Thứ nhất : rộng rãi mềm mỏng, ra ơn với mọi người, tôi không bằng được. Thứ hai : lấy trung tín mà mua lòng bá tánh, tôi không bằng được. Thứ ba : trị nước không sai, tôi không bằng được. Thứ tư : chế lễ nghĩa ra bốn phương, tôi không bằng được . Thứ năm : cầm dùi trống đứng giữa ba quân, dục lòng quân sĩ, tôi không bằng được.

 

                Sau khi tiếp xúc với nhiều thử thách và trắc nghiệm, vua Tề hoàn Công ( Tiểu Bạch ) quyết định trao mọi quyền hành cho Quản Trọng để cùng với mình thực hiện chí lớn, xây dựng đất nước và cùng nhau dựng lên cơ nghiệp vương bá. Nhưng thật là bất ngờ, Quản Trọng đã từ chối không dám nhận, nếu không có được những cộng sự mà ông tiến cử. Một lần nữa, ta lại có dịp nghe về những điều không bằng , nhưng lần này là của chính ông , so với những người mà ông tiến cử , ông nói với Tề hoàn Công rằng :

 

Không phải sức một cây gỗ có thể làm nên một nhà lớn. Không phải sức một giòng nước có thể tạo ra một bể cả.

 

               Có tài giao thiệp, biết giữ lễ phép, tôi không bằng Thấp Bằng, xin cho Thấp Bằng làm Đại tư hành. Có tài khai khẩn, biết cách trồng trọt, tôi không bằng Ninh Việt, xin cho Ninh Việt làm Đại tư điền. Có tài luyện tập quân sĩ, khiến cho người ta quên chết, tôi không bằng Thành Phủ, xin cho Thành Phủ làm Đại Tư Mã. Có tài xử đoán, khiến cho không ai có thể bị hàm oan, tôi không bằng Tân tu Vô, xin cho Tân tu Vô làm Đại tư lý. Có tính cương trực, thấy điều ngang tai trái mắt phải nói ngay, tôi không bằng Đông quách Nha, xin cho Đông quách Nha làm Đại Giám quan.

 

                 Ông đã nói về 5 điều không bằng của mình so với 5 vị kiệt sĩ mà ông tiến dẫn, cũng như Bảo thúc Nha nói về 5 điều không bằng của chính bản thân so với người được tiến cử là Quản Trọng. Hai trường hợp khác hẳn nhau về chi tiết, hoàn cảnh và nội dung, nhưng đều giống nhau ở một điểm rất quan trọng đó là biết mình, biết người. Một yếu tố then chốt luôn mang tính quyết định của các loại thành công, trong mọi lãnh vực và các thời đại.

 

 Và những điều không bằng khác :

 

              Các vị trung thần và hào kiệt luôn thấy những điều không bằng của mình so với người khác, nhưng các nịnh thần, loạn thần cũng thường có những hành vi và nhân cách rất hiếm có và thật hy hữu, mà nhiều người khác không thể làm nên không thể bằng được. Do đó, không nói về họ thì thật là một thiếu sót lớn và vì thế câu chuyện sẽ mất đi rất nhiều ý nghĩa.

 

              Vua Tề hoàn Công vì có Quản Trọng, Bảo thúc Nha và nhiều trung thần cùng các hào kiệt giúp sức nên đã dựng lên cơ nghiệp bá vương, xứ sở cường thịnh, dân chúng ấm no. Quản Trọng được mọi người rất biết ơn, Tề hoàn Công đã coi ông như một người cha và luôn gọi ông là Trọng Phụ, và không cho phép mọi người gọi tên huý hoặc tên thật của Quản Trọng. Cùng tồn tại trong triều đình, còn có các nịnh thần là Thụ Điêu, Dịch Nha và Khai Phương. Họ là những người ít ai bằng được, vì đã có những hành vi thật hiếm có, không mấy ai làm được.

 

            Thụ Điêu thì tự thiến mình để xin vào cung hầu hạ, vì thế vua rất cảm động và thương yêu cách đặc biệt.

 

            Dịch Nha có tài nấu ăn và là người nấu ăn riêng của vua. Một hôm vua nói, các món sơn hào hải vị và trân châu bát bửu ta đều đã dùng qua, có món đã làm ta thật chán. Chỉ duy có món thịt người là ta chưa được nếm thử bao giờ. Ngay ngày hôm sau, Dịch Nha liền dâng lên vua một món thịt chế biến rất hấp dẫn. Ăn xong, nhà vua hết lời khen ngon và hỏi thịt gì. Dịch Nha nói, đó là thịt đứa con 3 tuổi của mình. Quá đỗi kinh ngạc và xúc động sâu sa vì lòng trung thành của người bề tôi hiền thảo, đến nỗi, đã hy sinh ngay cả con ruột của mình  cho ý muốn của Đấng quân vương. Và nhờ như thế, Dịch Nha đã có một chỗ đứng rất riêng, rất đặc biệt đối với nhà vua.

 

            Khai Phương thì bỏ cả ngôi nước Vệ, có công hầu hạ nhà vua vô cùng tận tuỵ chu đáo, đến ngay khi cha mẹ chết mà cũng không về chịu tang. Quả thật, ông này đã yêu vua hơn yêu cha mẹ. Thật là một trung thần hiếm có, vì vậy vua hết sức yêu mến.

                                                                 ****

            Khi Quản Trọng bệnh nặng, khó bề qua khỏi, nhà vua rất đau lòng, đến hỏi ý kiến về những việc sau cùng nếu ông qua đời. Thật bất ngờ, vì lời trước hết mà Quản Trọng nói là, xin nhà vua hãy xa lánh và chớ nên gần gũi 3 người kia. Ta hãy nghe những lời đối đáp của họ, giữa nhà vua và Quản Trọng, trong những giây phút cuối cùng :

 

Dịch Nha làm thịt con dâng cho ta ăn, quý trọng ta đến như thế, còn nghi gì nữa ? Tề hoàn Công nói.

 

Trời đã sinh ra loài người, không gì quí bằng tình máu mủ. Nếu tình máu mủ mà còn nỡ lòng dứt bỏ, con người ấy không thể thương ai đâu. Quản Trọng đáp.

 

Thụ Điêu đã tự thiến mình để được gần gũi ta, ta tưởng tình quyến luyến ấy không còn gì để nghi ngờ ? Vua lại hỏi. Quản Trọng liền thưa lại :

 

Không một kẻ nào có thể quý người khác hơn cơ thể mình. Cơ thể mình mà còn chưa quí, thì kẻ ấy còn biết thực lòng quí ai ?

 

Khai Phương đã bỏ cả ngôi nước Vệ, theo hầu ta tận tuỵ, cha mẹ chết cũng không về chịu tang, vậy còn nghi gì nữa ?

 

Cha mẹ mà bỏ đi để theo hầu người khác, kẻ ấy là kẻ hám lợi tham danh rồi. Sở dĩ kẻ này bỏ ngôi cũ, chỉ là đang nhắm đến một ngôi vị cao hơn hẳn mà thôi. Xin Chúa công chớ tin.

 

Ba người ấy theo hầu ta đã lâu, sao bây giờ Trọng Phụ mới nói ?

 

Tôi không nói ra, vì trước đây tôi có đủ sức để chế ngự. Nay tôi chết đi, cũng như bờ đê bị vỡ, nếu Chúa công dùng họ, sẽ bị họ lung lạc và có thể gây nên nhiều tai biến.

 

Quản Trọng được vua Tề hoàn Công coi là một bậc Thánh, vì Quản Trọng đã biết rõ và thu xếp chu đáo mọi việc, ngay cả khi đã chết. Còn ba người kể trên, mới đầu, họ là những nịnh thần có vẻ đầy ích lợi vì đã được lòng và thoả mãn các nhu cầu của bề trên, nhưng dần dà, họ đã biến thành những loạn thần và cuối cùng, họ biến dạng thành các phản thần đầy tai hoạ.

 

Tề hoàn Công đã bị cô lập hoàn toàn, rồi bị chết đói, chết khát đầy đau khổ ngay trong tay của họ.

 

Anh sáng và bống tối luôn khác nhau như đêm và ngày, nhưng ranh giới của đêm và ngày là hoàng hôn hoặc bình minh, đôi khi, lại thường không dễ phân biệt. Giữa tỉnh thức và mê ngủ cũng vậy, tự mình nhiều khi rất khó nhận ra.

 

Tôi đang giống như Tề hoàn Công, hay là trung thần Quản Trọng hoặc cũng là những phản thần kiểu như Thụ Điêu và Dịch Nha ?

                                                                                               

                                                                                                       Xuân Thái

 

Mục lục

 

Lòng hy vọng cậy trông

Trong đời sống, ai con người chúng ta cũng luôn nuôi niềm hy vọng. Có thế đời sống mới có đà phát triển vươn lên được. Ngạn ngữ của người Nga có câu:“ Niềm hy vọng tắt lịm sau chót tất cả!“

Vậy niềm hy vọng có ảnh hưởng mang đến điều gì cho đời sống đức tin làm con Thiên Chúa?

Văn hào Vaclav Havel đã có suy tư : „Niềm hy vọng không giống như niềm vui về những sự việc phát triển tốt đẹp.

Niềm hy vọng cũng không là điều sẵn sàng đầu tư vào một xưởng thợ hay cửa hàng, để rồi trong tương lai gần thu nhận lại được lợi nhuận kết qủa tốt.

Niềm hy vọng là khả năng làm việc đạt tới thành công nơi một công việc.

Niềm hy vọng cũng không phải giống như điều lạc quan.
Niềm hy vọng không là điều xác tín thuyết phục, sự việc chắc chắn sẽ trôi chảy tốt đẹp. Nhưng là điều vững tin sự việc có ý nghĩa tốt, bất kể sau cùng sẽ xảy ra như thế nào.

Chỉ nguyên niềm hy vọng như thế mang lại cho tinh thần sức lực tiếp tục sống, cùng lòng can đảm phấn chấn mới, cho dù nhiều khi những điều kiện trước mắt xem ra không mấy thuận tiện sáng sủa gì cho lắm.

Đời sống rất đáng trân trọng qúy báu, cho dù chúng ta lơ là hay đẩy đời sống sang một bên, hay nghĩ rằng đời sống trống rỗng, không có ý nghĩa gì, cùng thiếu vắng tình yêu. „

Trong đời sống hằng ngày, một em bé tuy chưa hiểu biết hy vọng là gì, nhưng cha mẹ em là bờ bến niềm hy vọng trông mong của đời sống tuổi thơ bé.

Bạn trẻ đang tuổi còn học nhà trường, hay đang học một ngành nghề luôn sống hướng về ngày mai với những giấc mơ đạt được thành công tốt đẹp. Niềm hy vọng như làn gió mát thổi đến gây lòng phấn khởi vươn lên vượt qua những khó khăn trong việc học hành.

Đôi bạn trẻ quen nhau, và từ đó tình yêu họ nẩy nở. Họ hằng mong muốn sao cho tình yêu đời sống giữa họ phát triền tốt đẹp. Niềm hy vọng như cánh bướm bay lượn trong tâm hồn họ.

Cha mẹ nuôi con khôn lớn luôn hằng mong mỏi cho con mình sống nên người tốt hữu ích, sống thành công trong trường đời. Niềm hy vọng tuy là điều trong tâm tưởng, nhưng khác nào như dòng nước trong lành giúp họ quên đi mệt nhọc lo lắng mà vững tâm nhìn về phía trước đời sống.

Làm việc gì ai cũng mong muốn đạt thành công, kết qủa tốt đẹp. Niềm hy vọng là giấc mơ về một tương lai tốt đẹp, như Mục sư Martin Luther King đã nói lên niềm hy vọng của mình qua bài diễn văn đi vào huyền thoại dân gian: „I have a dream – Tôi có một giấc mơ!“.

Ứng cử viên Tổng Thống Mỹ 2008 Barack Obama khơi lên niềm hy vọng nơi cử tri bằng câu nói hấp dẫn: Yes, we can!

Niềm hy vọng cần thiết cho đời sống con người trong mọi hoàn cảnh, cho dù đời sống có phải gặp nhiều thử thách, vâng nhiều thất bại, nhiều vấp ngã!

Trong đức tin Kitô giáo, niềm hy vọng là một trong ba nhân đức căn bản: Tin, hy vọng và tình yêu mến.

Đức tin Kitô giáo qua đó muốn củng cố nơi con người chúng ta sức mạnh niềm hy vọng. Việc cũng cố đó không phải để cho đời sống thành nhẹ nhàng thảnh thơi ra, nhưng muốn nhắn gửi: chúng ta có căn bản lý do về niềm hy vọng. Căn bản lý do đó là Thiên Chúa. Chính Ngài ban tặng con người tương lai và niềm hy vọng. Và đó cũng là viễn tượng bờ bến cho đời sống được bao bọc che chở trong tình yêu của Thiên Chúa.

Trong phúc âm Chúa Giêsu ( Mt 25,14-30) đã dùng hình ảnh của năm người được trao cho những khả năng như yến bạc làm tài sản căn bản cho đời sống diễn tả sự ích lợi có niềm hy vọng cho đời sống.

Hai người nuôi niềm hy vọng, đem số tài sản khả năng được trao tặng làm cho phát triển thêm ra. Niềm hy vọng làm họ giầu thêm ra về trí óc tinh thần.

Còn một người trái lại làm cho niềm hy vọng của mình bị mai một tàn lụi, vì ông đem khả năng tài sản đó đem cất dấu đi. Sự sợ hãi đã làm đời sống ông trở nên khô cứng.

Niềm hy vọng nào cũng luôn cần thức ăn tinh thần nuôi dưỡng. Biến cố lịch sử đã trải qua, hay những nhắc nhở của các bài vở, bài hát…giúp làm sống động trở lại niềm hy vọng mới trong con người ta.

Người Công giáo chúng ta, mỗi khi đọc kinh cầu nguyện, đọc hay nghe đọc sách Thánh, hát thánh ca , nhất là tham dự cử hành mầu nhiệm các Bí tích…nhận được thức ăn mới cho niềm hy vọng sống bừng dậy trong tâm hồn.

Thiên Chúa là tương lai và niềm hy vọng cho con người. Chúng ta cũng có thể gợi nhắc trao cho nhau dấu hiệu niềm vọng trong đời sống, qua cách sống tình liên đới nâng đỡ nhau, nhất là trong những hòan cảnh đen tối gặp khó khăn.

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long

 

 

 

KHÁI QUÁT TIN MỪNG THEO THÁNH LU-CA


1. Lời tựa sách Tin Mừng


Chỉ Tin Mừng Lu-ca mới có lời mở đầu, giống như các sách Hy-lạp thời bấy giờ. Lời tựa gửi cho một người tên là Thê-ô-phi-lê. Ông này có vẻ là một nhân vật quan trọng. Sách Công Vụ Tông Đồ cũng mở đầu bằng một lời tựa và cũng gửi cho nhân vật này. Trong sách Công Vụ, tác giả mời nhân vật Thê-ô-phi-lê tham chiếu sách trước là sách Tin Mừng nói về mọi việc Đức Giê-su đã làm, và những điều Người đã dạy (1,1-2). Do đó, ngay từ sơ khai của Hội thánh, người ta đã kết luận sách Tin Mừng và sách Công Vụ đều có cùng một tác giả, Khoa chú giải Kinh thánh hiện nay cũng đồng ý như vậy, dựa vào sự đồng nhất của lời văn và ý tưởng trong hai tác phẩm cũng như ý định của tác giả. Sách Tin Mừng thì nhấn mạnh đến việc Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua của Người, còn sách Công Vụ thì nói về việc rao giảng mầu nhiệm này, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem cho đến tận cùng cõi đất.


Trong lời tựa, tác giả cho biết đề tài, phương pháp và mục đích của sách, đồng thời trình bày công cuộc rao giảng của Hội thánh ở giai đoạn đầu. Tác giả đã tham khảo kỹ lưỡng truyền thống của các nhân chứng tiên khởi, và muốn đem ra trình bày một cách có thứ tự. Như vậy, ông Thê-ô-phi-lê sẽ có một bài tường thuật chắc chắn về các sự kiện ông nghe nói.


Lu-ca đã tự giới thiệu theo cách thức một sử gia như những người viết sử thời bấy giờ. Tuy nhiên, sử đây là thánh sử chứ không phải sử thường, nghĩa là chú ý cho thấy rõ ý nghĩa của các biến cố đối với đức tin, môt đức tin được mầu nhiệm Phục sinh và mầu nhiệm của Hội thánh soi dẫn.


2. Lịch sử cứu độ trong cách bố cục sách Tin Mừng.


Sách Tin Mừng Lu-ca cùng trình bày một lược đồ chung như hai sách Tin Mừng Mát-thêu và Mác-cô: có phần nhập đề rồi đến việc Đức Giê-su rao giảng ở Ga-li-lê, đoạn lên Giê-ru-sa-lem hoàn tất sứ mạng trong cuộc Thương Khó và Phục Sinh. Nhưng sách của Lu-ca được bố cục kỹ lưỡng, nhằm làm nỏi bật những thời và những nơi đáng ghi nhớ trong lịch sử cứu độ.


2,1 Phần nhập đề (1.5-4-13)


Phần này gồm hai tiết rất khác nhau: tiết I kể lại giai đoạn thơ ấu của Đức Giê-su (1,5-2,52). Chỉ Lu-ca mới có bài tường thuật này. Tác giả kể chuyện ông Gio-an Tẩy Giả và Đức Giê-su song hành với nhau và đặt ông Gio-an ở vị trí tùy thuộc Đức Giê-su. Lu-ca trình bày Đức Giê-su được thụ thai bởi phép Thánh Thần và là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế và là Đức Ki-tô (2,11), là ơn cứu độ Thiên Chúa ban cho loài người, là ánh sáng cho muôn dân nhưng sẽ bị đồng bào mình khước từ. Đặt ỏ đầu Tin Mừng, những lời khẳng định này thật là một bài tựa rất chí lý về Đức Ki-tô sánh được với bài tựa trong sách Tin Mừng theo thánh Gio-an.


Tiết II mở đầu sứ vụ của Đức Giê-su (3,1-4-4,13) Cũng như Mát-thêu và Mát-cô, Lu-ca nói đến sứ vụ của Ông Gio-an Tẩy giả, đến phép Rửa tại sông Gio-đan và cơn cám dỗ trên rừng vắng, nhưng phân biệt rõ thời của ông Gio-an Tẩy Giả với thời của Đức Ki-tô. Lu-ca nhấn mạnh đến trường hợp Đức Giê-su được Chúa Cha tấn phong làm Đấng Mê-si-a và nói tới tổ phụ A-đam để chứng tỏ Đức Giê-su gắn liền với toàn thể nhân lọai.


1,2 Phần I của sứ vụ Đức Giê-su (4,13-9,50)


Lu-ca đặt tất cả phần này ở Ga-li-lê (23,5; Cv 10,37) khác với Mát-thêu (15,21; 16,13) và Mác-cô (7,24.31; 8,27). Mở đầu là bài giảng của Đức Giê-su trong hội đường Na-da-rét, rồi đến các phép lạ và các lời dạy dỗ các môn đệ. Sau đó, tiết I (4,31-6,11) theo khá sát thứ tự bài tường thuật của Mc (1,16-3,6). Ở đây thấy nói đến cuộc tiếp xúc của Đức Giê-su với dân chúng, với các môn đệ lớp đầu, và với các thù địch qua các phép lạ và các cuộc tranh luận.


Tiết II (6,12-7,52) theo bài tường thuật của Mác-cô (4,1-9,50) nhưng không có đoạn nào tương đương với Mc 6,45-8,26 và kết hợp chặt chẽ Nhóm Mười Hai vào sứ vụ của Đức Giê-su. Nhóm này là những người được biết các mầu nhiệm về Nước Thiên Chúa, được sai đi để công bố Nước Thiên Chúa đã đến, được tích cực tham gia vào việc làm cho bánh hóa ra nhiều.


1,3 Cuộc hành trình lên Giê-ru-sa-lem (9,51-19,28)


Phần này được trình bày độc đáo nhất. Một số lớn những điều nói trong phần này đã thấy nói rải rác trong Mát-thêu.


Lu-ca mở đấu bằng một câu long trọng, hướng cuộc hành trình về biến cố Vượt Qua. Trong suốt phần này, lời giảng trội hơn các phép lạ và lời khuyên trội hơn lối trình bày về mầu nhiệm Đức Ki-tô.


1,4 Phần thứ ba trong sú vụ của Đức Giê-su (19,29-24,53)


Phần này kể lại công trình cứu chuộc được hoàn tất tại Giê-ru-sa-lem. Giê-ru-sa-lem là thành tiêu biểu cho cuộc đối đầu giữa Ít-ra-en và Đức Giê-su. Lu-ca nhấn mạnh đến điểm này khi mô tả ngày Đức Giê-su khải hoàn vào Giê-ru-sa-lem: Người đến như một vị hoàng đế, Người khóc thương thành vì thành không nhận biết Người, Người tỏ uy quyền khi đuổi bọn con buôn ra khỏi đền thờ là nơi Người thường giảng dạy. Mạc khải của Đức Giê-su tại Giê-ru-sa-lem cũng gồm ba tiết như trong Mát-thêu và Mác-cô, nhưng Lu-ca có thêm vào mấy nét riêng. Lời giảng dạy trong Đền thờ chấm dứt bằng lời loan báo Giê-ru-sa-lem sẽ bị xét xử và Con Người sẽ ngự đến.


Bài tường thuật cuộc Thương Khó (22-23) cũng theo một lược đồ như các sách Tin Mừng khác, nhưng sau bữa Tiệc ly còn thêm những lời nhắn nhủ Nhóm Mười Hai về tinh thần phục vụ, về vị trí của các ông trên Nước Trời sau này cũng như về hoàn cảnh mới của các ông sau khi Đức Giê-su ra đi (22,24-38). Các bài tường thuật về cuộc Phục sinh đều được đặt cả ở Giê-ru-sa-lem. Chúa Giê-su hiện ra với Nhóm Mười Một để làm cho các ông vững tin và giao cho các ông nhiệm vụ phải làm chứng về Người.

3. Thời của Chúa Giê-su và thời của Hội thánh


Tin Mừng Lu-ca cho thấy hành động của Đức Giê-su dành riêng cho Í-ra-en mà thôi. Chỉ khi từ trong đám kẻ chết trỗi dậy, Người mới truyền phải đi giảng đạo cho muôn dân. Trong các bài tường thuật về thời thơ ấu của Đức Giê-su, ông già Si-mê-on đã báo trước rằng một số lớn trong dân Ít-ra-en sẽ chối từ Người. Khi phân biệt thời của Đức Giê-su với thời của Hội thánh, Lu-ca muốn làm nổi bật các công trình của Thiên Chúa trong lịch sử.

 

Khi viết về thời của Đức Giê-su, Lu-ca cũng đã nghĩ đến thời của Hội thánh. Tác giả thường gọi Nhóm Mười Hai là Tông đồ và hay nhắc đến nhiệm vụ của các ông trong cộng đồng tín hữu, cũng như những người cộng tác với các ông trong công cuộc rao giảng Tin Mừng. Ngoài ra Lu-ca lại còn cho thấy trong các lời giảng của Đức Giê-su có cả một qui luật sống hàng ngày dành cho các môn đệ, đồng thời nhấn mạnh đến việc phải trở về với Thiên Chúa (5,32; 13,1-5; 15, 4-32; 18,8; 22,32; 24,25), phải có lòng tin (1,20.45; 7,50; 8,12-13; 17,5-6; 18,8; 22,32; 24,25). Lu-ca chú trọng đến sự cầu nguyện (11,1-13; 18,1-18, 21,36; 22, 40.46), lưu tâm đến bác ái và coi đó là bài học chính yếu Đức Giê-su dạy cho các môn đệ (6,27-42; 10,25-27; 17,3-4) cũng như cho rằng hình thức thực thi bác ái là bố thí (11,41; 12,33; 16,9; 19,8).


Đây là những đòi hỏi gắt gao, nhưng Lu-ca đã trình bày một cách khéo léo đến nỗi người ta cảm thấy vui mừng khi phải đáp ứng những đòi hỏi đó, như khi được nghe loan báo ơn cứu độ (1,14-28.41.44; 6,23; 8,13), khi được nhìn xem các phép lạ (1o,17; 13,17; 19,37), khi thấy một người tội lỗi trở lại, khi nghe tường thuật về cuộc Phục sinh (24,52)


Nhiều lần Đức Giê-su loan báo Người sẽ trở lại vào lúc chu kỳ lịch sử hoàn tất. Lu-ca dành viễn tượng này cho thời của Hội thánh vào giai đoạn cuối cùng (12,35-48; 17,22-37; 18,8; 19,11-27; 21, 5,36) Nhưng nhờ nhấn mạnh đến tính hiện thời của ơn cứu độ và hành động của Chúa Thánh Thần trong Hội thánh, nên ngài nói về ngày quang lâm khá bình thản (17,23; 19.11; 21,8-9). Nhiều lần ngài nói đến việc Giê-ru-sa-lem sẽ bị tàn phá (19,27.43.46; 21, 20,23; 23,28-31). Nhưng đó chưa phải là tận thế mà chỉ là một biến cố lịch sử, để phạt những người đã gây ra cái chết cho Đức Giê-su.


4. Vài nét đặc biệt của Lu-ca


Lu-ca cũng dùng nhiều tài liệu như Mát-thêu và Mác-cô, nhưng lại có nét đặc biệt riêng, như bài tường thuật về thời kỳ thơ ấu của Chúa Giê-su (1-2), các phép lạ (7,1-17; 13, 10-17; 14,1-6; 17, 12-190, những lần Chúa Giê-su hiện ra sau khi sống lại (24,13-35.36-53), dụ ngôn người xứ Sa-ma-ri (10,30-37), dụ ngôn người bạn bị quấy rầy trong lúc đêm khuya (11,5-8), dụ ngôn người phú hộ (12,16-21), dụ ngôn cây vả không sinh trái, dụ ngôn đồng tiền bị mất và người con hư hỏng (15,8-10.11-32), dụ ngôn người quản lý xảo quyệt (16,1-8), dụ ngôn ông nhà giầu và anh La-da-rô (16,19-31)


Lu-ca viềt văn Hy lạp trôi chảy, ngữ vựng phong phú, lối văn sáng sủa và mạch lạc. (3,15.18-20; 5,15-16; 9,38-43), dùng ít tiếng mà lại diễn tả được nhiều ý, như khi viêt về người con bà góa thành Na-in (7,11-17), người đàn bà tội lỗi (7,36-50), người trộm cướp sám hối (23,40-43), hai môn đệ trên đường Em-mau (24,13-35). Ý của Lu-ca là trình bày kỹ lưỡng các sự kiện, dựa vào những nguồn tài liệu chắc chắn (1,1-4). Tác giả đã nhìn các sự kiện liên quan đến Đức Giê-su với tất cả lòng tin của mình, lại chú trọng đến ý nghĩa của sự kiện nhiều hơn những gì khác. Có lẽ vì thế, đôi khi xem ra như ngài ít để ý đến niên đại (4,16,30; 5,1-11; 14,51) hay vị trí địa dư (10,13-15; 13,34-35; 24,26-49)


5. Nguồn gốc sách Tin Mừng Lu-ca


Sách này gắn liền với sách Công Vụ Tông Đồ. Để ấn định niên đại biên soạn sách Tin Mừng này, các nhà phê bình thường để ý đến tầm quan trọng sách dành cho sự kiện Giê-ru-sa-lem bị tàn phá, nhất là khi thấy tác giả tách biệt sự kiện này với viễn tượng thế mạt. Điều này khác với Mát-thêu và Mác-cô. Hình như Lu-ca biết việc Giê-ru-sa-lem bị vây hãm và tàn phá vào năm 70 do quân đội của tướng Titus (x 19,43-44; 21,20-24). Nếu vậy thì sách đã được sọan sau thời kỳ đó. Các nhà chú giải ngày nay thường cho là vào khoảng năm 80-90.


Sách được gửi cho một nhân vật tên là Thê-ô-phi-lê như ghi ở trang đầu. Qua nhân vật này, dường như tác giả muốn nhắm các độc giả có văn hóa Hy lạp. Có nhiều dấu tỏ ra như thế, thí dụ ngôn ngữ, các lời giải thích địa lý Pa-lét-tin (1,26; 2,4; 4,31; 8,26; 23,51; 24,13), các phong tục Do thái (1,9; 2,23-24.41-42; 22,1-7), thái độ thờ ơ trước những cuộc tranh luật về luật pháp (5,20-38; 15,1-20; 23,15-22), mối quan tâm đến dân ngoại và sự lưu y đặc biệt đến thân thể Đấng Phục sinh (24,39-43).


Kết luận


Có lẽ thánh Lu-ca là người trình bày Tin Mừng hợp với tâm lý và văn hóa người Tây phương ngày nay hơn cả, vì tính sáng sủa và lối ưa giải thích. Thánh nhân cho thấy Con Thiên Chúa là Đấng cứu chuộc mọi người, nhất là những nhỏ bé, yêu hèn, tội lỗi, là bậc thầy chí thánh rất đòi hỏi, nhưng lại cũng rất nhân hậu. Bản thân là thầy thuốc nên thánh Lu-ca biết cách chữa bệnh và cảm thông với con bệnh. Phải chăng vì vậy, ngài đã gợi hứng cho người thời nay nói đến mục vụ của lòng thương xót và áp dụng đường lối mục vụ này nơi những người lầm đường lạc lối, để đưa họ về nẻo chính đường ngay. Do đó Tin Mừng theo thánh Lu-ca vẫn mang tính hiện đại và thích hợp cho thời bây giờ.

 

Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.

Mục lục

 

Các tôi trung kiên cường

Từ ngữ “tử đạo” vốn dễ được mến mộ theo nguyên nghĩa của từ gốc. Tử đạo là làm chứng. Các Thánh Tử đạo là những vị đáng tôn kính cách đặc biệt. Trong Kitô giáo, các Ngài được xếp sau hàng các Thánh Tông đồ và một vài Đấng đặc biệt như Mẹ Maria, Thánh cả Giuse, Thánh Gioan Tẩy Giả. Thế nhưng, chúng ta cần chân nhận một thực tế đó là hàng Thánh Tử đạo thường mang tính cục bộ của từng tôn giáo. Một vị tử đạo trong tôn giáo này chưa hẳn được trân trọng bởi người tôn giáo khác so với các bậc Thánh hiển tu, nhất là những vi Thánh có đời sống nổi bật về đức ái. Hơn nữa hai từ tử đạo ngày nay xem ra đang bị lợi dụng và cả lạm dụng khiến người ta dễ nghi ngờ, khi mà đang có đó những người ôm bom tự sát làm thiệt hại mạng sống của nhiều người vô tội.

Nói rằng các Thánh Tử đạo là những người chịu chết vì đạo thật không sai. Tuy nhiên cái nhìn này còn hạn chế và mang dáng vẻ tiêu cực. Xin mạo muội gọi các Ngài là những vị “Thánh sống đạo bằng cả giá máu”. Các Ngài sống đạo kính mến Chúa và yêu thương tha nhân bằng cả mạng sống mình.

“Chúa Giêsu nói với mọi người: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Lc 9, 23-24). Chúng ta đừng quên Chúa Giêsu ngõ những lời ấy với tất cả mọi người. Chính vì thế, đã là Kitô hữu thì chúng ta phải là những người sống đạo bằng cả giá máu. Dĩ nhiên là có người đổ máu ra cách hữu hình và có người đổ máu ra cách vô hình. Theo nội dung của bài Tin Mừng trong Thánh Lễ này, xin được gợi ý về một trong những cách thế sống đạo đến hy sinh bằng cả giá máu, đó là trung thành một cách hiên ngang với Chúa Kitô và Lời của Người. “ Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy...” (Lc 9 26).

Trung thành một cách hiên ngang với Giêsu, Đấng cứu nhân độ thế: Theo Chúa Giêsu là phải trung thành với công cuộc cứu thế, độ nhân, phải thực thi đức bác ái với hết mọi người, bất phân chủng tộc, màu da hay chính kiến, phải sống yêu thương trong mọi hoàn cảnh, lúc thuận lợi cũng như lúc gặp nghịch cảnh. Quả thật cái tâm lý tìm kiếm hiệu năng trước mắt, đã khiến chúng ta tính toán quá nhiều theo cách nghĩ suy nhân loại. Một đôi khi ta cần biết khôn ngoan “đừng quẳng ngọc trai trước mặt heo”. Nhưng cũng đừng quên Thiên Chúa không ngần ngại gieo hạt giống trên các thửa đất, có khi rơi vãi trên cả vệ đường. Chỉ cần có hạt rơi vào đất tốt thì kết quả thu được sẽ lợi hơn nhiều so với phần xem như hoang phí. Hơn nữa, với ơn Chúa và sự cộng tác của con người thì dù là vệ đường, là đất cằn khô, đất gai góc đều có thể trở nên đất tốt. Khi trong tay đã đủ điều kiện vật chất lẫn tinh thần, khi điều kiện ngoại cảnh đang thuận lợi thì sẽ có đó nhiều người tuy khác niềm tin vẫn có thể thi hành việc độ thế cứu nhân. Khi điều kiện còn thiếu, hoàn cảnh còn khó khăn mà ta vẫn kiên trì trong đức ái thì đức ái của ta mới nên giống tình Chúa đã yêu thương ta. Vì khi ấy tình yêu ta dành cho tha nhân mới đậm nét vị tha.

Trung thành và hiên ngang với Lời cứu độ: Một trong những cơn cám dỗ tinh tế ma quỷ gieo vào lòng chúng ta đó là cải biến nội dung lời mạc khải cho phù hợp với hoàn cảnh bên ngoài. Dù rằng Hội Thánh dạy ta cần học hỏi, nghiên cứu để phân biệt đâu là ý tác giả Thánh Kinh muốn trình bày theo hình thức văn chương, theo nền văn hóa của từng thời kỳ và đâu là Thánh ý Chúa muốn dạy. Có thể có sự không trùng khớp giữa những gì các tác giả nhân loại trình bày với Ý Chúa muốn dạy. Điều này ta dễ nhận ra trong Cựu Ước và cả trong Tân Ước. Tuy nhiên luôn có đó những lời mà các nhà nghiên cứu đã đồng thuận đúng là những lời đích thị từ miệng Đấng Cứu Thế (ipsisima verba). Lời Chúa, cách riêng lời của của Giêsu như lưỡi gươm sắc bén, phân rẽ tâm hồn. Chính vì thế tính thách đố luôn có trong Lời Chúa. Chúng ta nhận ra điều này nơi miệng các sứ ngôn thời Cựu Ước và cách rõ nét nơi Lời của Đấng Cứu độ. Tin Mừng tường thuật rằng khi nghe những lời của Chúa Giêsu, nhiều Biệt Phái và luật sĩ đã phải tím bầm ruột gan.

Không một ai được phép tự tiện uốn nắn nội dung Lời Chúa vì bất cứ lý do gì. Hãy để cho Lời Chúa trực diện với lòng ta, với tha nhân, với môi trường xã hội, với mọi thể chế, luật lệ của con người. Xin đừng nhân danh hiệu năng mà cắt xén hay cải biên lời Chúa. Xin chớ nhân danh đức ái mà uốn ép lời Chúa cho “mềm mại” và “dễ nghe”. Những điều “dễ nghe” và “mềm mại” thường là thiếu sự thật, ít trung thực và nếu có thì chỉ là phiếm diện. Ánh sáng thì chói chang. Sự thật thì mất lòng. Khi ta trung thành cách hiên với lời cứu độ thì thập giá luôn có đó.

Các tiên tổ anh hùng Tử đạo của chúng ta quả thực là những vị đã sống đạo yêu thương cho đến cùng. Martinô Thọ, Phanxicô Trung, Micae Hy, Emmanuel Triệu... không chỉ yêu thương vợ con, cha mẹ nhiệt tâm, nhiệt tình mà còn yêu thương bà con lối xóm, những người khốn khổ bất hạnh, yêu thương quê hương dân tộc, yêu cả vua quan, những người đang hành hạ mình. Và trên hết các Ngài yêu mến Đấng các Ngài tôn thờ, Thiên Chúa toàn năng, chí tôn, chí thiện. Các Ngài đã trung thành với Thầy Chí Thánh và lời của Người một cách dũng cảm, hiên ngang. “Tâu bệ hạ, đánh Tây thì hạ thần đánh hết mình, nhưng bỏ đạo thì không bao giờ” (Thánh Phanxicô Trung) “Chúng tôi không phạm tội ác, không chống lệnh vua, không lỗi luật nước, chúng tôi chết chỉ vì là Kitô hữu” (thánh Phaolô Khoan). Dòng máu đào đổ ra chỉ là điểm đến của một cuộc đời sống đạo đến cùng mà thôi. Quả thật nếu như máu có đổ đến giọt cuối cùng mà không sống đạo yêu thương thì chỉ là tử nạn chứ không có tử đạo.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa

Mục lục

 

 

TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH

 

THẤP CAO CAO THẤP

 

Hòa mình với trào lưu thế giới trong việc làm giàu, Việt Nam ta cũng đang chú ý và phát động đến một nền công nghệ không khói, là “dịch vụ du lịch”.

 

Bởi vậy, trong những thời gian gần đây, khách ngoại kiều đến Việt Nam khá đông. Nhất là nơi những thành phố lớn hoặc thành phố biển.

 

Chiều hôm thứ bảy vừa rồi, sau giờ họp ở Tòa Giám mục Sài Gòn, tôi thả bộ dọc theo đường phố, có một đôi vợ chồng (tôi đoán thế) đi trước mặt làm tôi chú ý.

 

Chồng là một chàng Mỹ đen cao lớn.

 

Vợ là một cô gái Việt trắng trẻ, nhưng nhỏ nhắn, dễ thương.

 

Điều làm tôi chú ý hơn cả, là đôi giày rất đẹp và rất cao của cô gái. Cái đế có lẽ tới một tấc, nên cô bước đi rất cẩn thận, sợ ngã, và mỗi khi nói chuyện, cô thường ngước mặt lên.

 

Một ý tưởng đến với tôi:

 

Sao lại phải đi giày cao? Sao lại phải ngước mặt?

 

Người con gái ấy phải đi giày cao vì muốn mình đẹp hơn, nghĩa là muốn rút ngắn cái khoảng cách với chồng. Cố gắng nên hoàn thiện hơn.

 

Người con gái ngước mặt lên, là muốn gần chồng hơn, để có thể ngang tầm với nhau.

 

Thế đó, bước vào hôn nhân là để tìm gặp hạnh phúc. Bởi đó, mọi người phải cố gắng loại bỏ những yếu kém của mình. Phận người, ai cũng đầy những thiếu sót, cho nên, vì yêu, vì người yêu, mình phải cố gắng phát triển, để xứng đáng với người bạn trăm năm của mình.

 

Mình phải biết can đảm, nhận ra những thiếu sót ấy, để làm được điều này, mình phải biết khiêm tốn, dám chấp nhận sự thật.

 

Vì bước vào hôn nhân, là phải sống chung với người khác. Mà mỗi người là một khác biệt rất lớn, cho nên muốn có hạnh phúc, người ta phải chấp nhận đánh mất chính mình, để có thể hòa hợp với người kia. Và trong cái “đánh mất chính mình”, thì việc bỏ ý riêng mình, là một việc vô cùng hệ trọng.

 

Tôi biết, đi đôi giày đế cao ấy, có lẽ cô gái rất mỏi chân, khổ sở và rắc rối. Nhưng biết sao được, vì muốn đẹp hơn, muốn hoàn thiện hơn, nên phải chấp nhận khổ đau.

 

Trước đây mình vụng về lắm, trong việc nội trợ cơm nước, bây giờ muốn gia đình an vui, mình phải cố gắng học hỏi, tìm tòi.

 

Trước đây mình rất bê bối, rất luộm thuộm trong ăn mặc, nhà cửa để bề bộn lôi thôi, bây giờ, phải cố gắng thu xếp, cho gia đình được trật tự ngăn nắp.

 

Trước đây mình rất cộc cằn, chanh chua trong lời ăn tiếng nói, bây giờ, xin người hãy cố gắng mềm mỏng dịu dàng.

 

Trước đây mình quen ăn xài phung phí, tiền bạc mẹ cha, bao nhiêu cũng hết. Bây giờ vì tương lai con cái, vì những bất ngờ sẽ ập đến trong tương lai, bởi vậy, người hãy cố mà tiết kiệm lại, cố gắng dành dụm nhiều hơn.

 

Trước đây người rất thấp kém trong đời sống đạo đức, luôn biếng trễ trong các giờ kinh lễ, bây giờ trở thành gương mẫu cho chồng, cho con, nên xin người hãy cố gắng vượt qua sự lười biếng, bê trễ ấy, để trở thành một người vợ đạo đức, và một người mẹ tốt lành.

 

Rồi hai người cứ bước đi, đi về phía siêu thị. Họ lại nói chuyện với nhau. Và cứ mỗi lần người đàn ông nói, thì lại cúi xuống, trong khi người phụ nữ lại ngước lên.

 

Thế đấy, để có thể gặp gỡ, người ta phải biết cúi xuống để lắng nghe.

 

Lắng nghe ước muốn của nhau, ý định của nhau, lắng nghe góp ý của nhau. Sự lắng nghe ấy, vừa tỏ lộ sự quan trọng, vừa biểu lộ sự quan tâm.

 

Lắng nghe để biết tâm lý mà đối xử, để hiểu rõ hơn về “nửa đời” của mình.

 

Sự lắng nghe trong đời hôn nhân là một điều vô cùng quan trọng. Hầu hết những đổ vỡ, những xích mích, đều là do hiểu lầm, hoặc không hiểu tâm lý của nhau.

 

Người đàn ông phải bỏ đi cái kiểu độc tài phát xít, cho vợ chỉ là cái thứ đàn bà, không bao giờ cho vợ góp ý, không bao giờ thèm để ý đến ý kiến của vợ.

 

Dù thế nào, hai người cũng vẫn còn là hai con người. Mỗi người là một độc đáo, với một thế giới riêng tư lạ lùng. Không lắng nghe, ta không thể nào khám phá ra được, cái kỳ diệu của thế giới riêng tư ấy.

Biết lắng nghe, ta sẽ có nhiều cơ hội, để làm giàu thêm những yếu tố cần thiết trong mọi việc mình phải quyết định.

 

Khi biết lắng nghe, sẽ tạo được sự thông cảm cần thiết cho cả hai. Và khi đã biết thông cảm với nhau, ta sẽ tránh bỏ được những tức tối, đụng độ gây nguy hiểm cho sự hạnh phúc của gia đình.

 

Rồi bỗng nhiên, sau nụ cười khanh khách của cả hai người, tôi thấy hai người vắt tay qua lưng nhau, họ ôm eo ếch nhau bước đi.

 

Thế đấy, tình yêu hôn nhân là thế, hai người đỡ nâng nhau, để dìu nhau vào đời. Có thể nó sẽ hơi vướng trở để bước đi, nhưng chắc chắn một điều, sẽ thấy ấm áp hơn, an toàn hơn, và bước đi sẽ không cô đơn, bởi có điểm tựa cuộc đời

 

Lm. Đaminh Đỗ Văn Thiêm

Mục lục

 

 

ĐỌC SÁCH

 

TÌNH GIÀ

Sáu giờ sáng. Bà lão bảy mươi bảy tuổi, loắt choắt như chim sẻ ngồi ở bậc thềm ngắm bình mình. Có đôi chim nào dậy sớm đang ríu rít trên ngọn cây gần đó. Nhưng bà còn dậy sớm hơn chúng dù luôn thức tới khuya lơ để chăm sóc chồng. Nhiều năm rồi, từ khi chồng bị tai biến. Cũng nhiều năm rồi, sử dụng đồ vật hay máy móc trong các phòng, xê dịch từ góc này sang góc khác lúc làm việc nhà, tất cả bà đều thao tác thành thục và chính xác bằng quán tính chứ không cần nhìn rõ qua cặp kính dày cộm.

 

Bây giờ, bà trở vào phòng ngủ. Ông đang thở đều, lồng ngực nhẹ nhàng nhấp nhô lên xuống, đôi mắt nhắm kín. Nhưng một giọng nói thốt ra rõ ràng : “ Anh thức rồi, mình à.”

 

Bà mỉm cười : “Để em lấy khăn và thuốc nhỏ mắt cho mình.”

 

Ông dùng tay phải lau kỹ mặt với chiếc khăn ướt âm ấm. Cách đây nhiều năm cánh tay trái bị hỏng vì tai nạn lao động, thế rồi sáu tháng trước, chân phải bị tổn thương, ông đành để  bác sĩ tháo khớp. Ông chỉ còn sử dụng  được một cánh tay. Có lần, ông bảo bà : “Anh chẳng còn gì cả, mình nhỉ” Bà vỗ vỗ lên ngực  ông : “ Còn nhiều chứ,  và phần tốt ở đây này”.

Khi ông  đã sẳn sàng, bà nhấn nút điều khiển nâng chiếc giường dựng lên để ông dễ ngồi dậy, rồi giúp ông ngồi vào xe lăn. Trong phòng tắm, bà giúp ông cạo mặt, làm vệ sinh cá nhân buổi sáng, thay áo quần…Đã lâu rồi, mọi việc lớn nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày ông  đều phải nhờ bà. Có lần ông hỏi : ‘

 

Mình chưa bỏ anh chứ ?”Và bà lắc đầu cười “Đời nào ! Đã ngần ấy năm mà…”

 

Hai người vào bếp ăn sang. Trên bàn, các món đã bày biện sẵn sang. Hai ông bà  ngồi đối diện nhau, hai bàn tay phải với qua mặt bàn và mười ngón tay lồng vào nhau, nắm chặt. Họ cùng cầu nguyện : “ Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến , ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”

 

Trong lúc đọc kinh, nước mắt ông lặng lẽ lăn dài xuống đôi má nhăn nheo.

 

Uống xong tách cà phê, ông bảo bà : “ Giá mà biết có ngày sẽ như thế này, mình chẳng đời nào chịu ra  nhà thờ với anh, mình nhỉ ?”

 

Bà nhìn thẳng vào mắt ông, nhỏ nhẹ : “Mình biết ông, chỉ cần thấy mình cười, thấy ánh mắt mình nhìn em, thế là quá đủ rồi. Em chẳng còn mong muốn thay đổi gì hết, ngoại trừ một điều. Đó là, nếu như mỗi năm giá như em có thể thế chỗ mình một nửa thời gian, để mình lại được chăm sóc em.”

 

Phóng tác theo “Love that lasts”, của Barbara Seaman (1985).

 

Dũ Lan Lê Anh Dũng

Mục lục