Tuần san                                                                              

TIN VUIwww.tinvui.org
bantreconggiao@yahoo.comFlowchart: Document: Số 
168
21/12/2008

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             

 

NHƯ MỘT LỜI MỜI:

- Kính mời quý vị vào trang web www.tinvui.org hoặc www.tinvui.info để đọc các bài viết khác

- Mọi thư từ cộng tác góp ý và giúp đỡ xin quý vị gửi về địa chỉ E-mail :bantreconggiao@yahoo.com

- Ban biên tập Tin vui rất mong nhận được sự đón nhận của quý vị độc gỉa gần xa

- Xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành và đồng hành với quý vị trong hành trình đời sống Kitô hữu

 

 TOC \o "1-3" \h \z \u SỐNG LỜI CHÚA.. PAGEREF _Toc217607222 \h 2

Chúa Nhật IV Mùa Vọng B.. PAGEREF _Toc217607223 \h 2

Hãy trở thành địa chỉ để Thiên Chúa “truyền tin”. PAGEREF _Toc217607224 \h 3

Lễ Chúa Giáng Sinh. PAGEREF _Toc217607225 \h 5

TIN MỪNG HÒA BÌNH CHO MUÔN DÂN.. PAGEREF _Toc217607226 \h 5

NHÂN LOẠI NHƯ HỢP TIẾNG CA NGỢI VUA GIÊSU HÒA BÌNH.. PAGEREF _Toc217607227 \h 6

TU ĐỨC.. PAGEREF _Toc217607228 \h 7

DÂNG MÌNH LÀM CỦA LỄ.. PAGEREF _Toc217607229 \h 7

Diễn tả Tình yêu. PAGEREF _Toc217607230 \h 8

1/ Thiên Chúa diễn tả tình yêu. PAGEREF _Toc217607231 \h 9

2/ Chúng ta diễn tả tình yêu đối với Chúa. PAGEREF _Toc217607232 \h 9

3/ Chúng ta diễn tả tình yêu đối với người khác. PAGEREF _Toc217607233 \h 10

HIỆP THÔNG GIÁO HỘI. PAGEREF _Toc217607234 \h 10

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC 16 NHÂN NGÀYHÒA BÌNH THẾ GIỚI 1-1-2009  PAGEREF _Toc217607235 \h 10

Công bố Huấn Thị ”Phẩm giá con người” của Bộ Giáo Lý đức tin. PAGEREF _Toc217607236 \h 16

Tổng kết 60 năm công bố Tuyên Ngôn Nhân Quyền: lý thuyết xa rời thực tại PAGEREF _Toc217607237 \h 18

Đức Thánh Cha viếng thăm Đại Sứ quán Italia cạnh Tòa Thánh. PAGEREF _Toc217607238 \h 21

Tòa Thánh và Israel tăng tốc đàm phán nhắm đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Thánh Địa  PAGEREF _Toc217607239 \h 22

Giáo phận Thượng Hải mừng kỷ niệm 400 năm Công Giáo hiện diện. PAGEREF _Toc217607240 \h 22

Hồng Kông kỷ niệm 120 năm cung hiến Nhà thờ Chánh Tòa. PAGEREF _Toc217607241 \h 23

Tu Hội Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn mừng 80 năm hiện diện trên quê hương Việt Nam.. PAGEREF _Toc217607242 \h 24

Nữ tu người Việt Nam đầu tiên của Dòng Bác Ái Miyazaki Nhật Bản. PAGEREF _Toc217607243 \h 25

Lập quỹ tín dụng nhỏ tại một số giáo phận Việt Nam.. PAGEREF _Toc217607244 \h 25

Phan Sinh Tại Thế miền Huế cứu trợ địa sở Kim Đôi PAGEREF _Toc217607245 \h 26

Dòng Mến Thánh Giá Huế tặng quà Giáng Sinh 2008 cho người nghèo. PAGEREF _Toc217607246 \h 27

LỄ CUNG HIẾN & KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ DIOM GX LẠC VIÊN GIÁO HỌ DIOM... PAGEREF _Toc217607247 \h 27

Lễ đặt viên đá xây dựng thánh đường giáo xứ Mỹ Hòa giáo phận Vinh. PAGEREF _Toc217607248 \h 29

Đến với mái ấm tình thương Trọng Đức. PAGEREF _Toc217607249 \h 29

THƯ ĐGM VĨNH LONG TÔMA NGUYỄN VĂN TÂN VỀ ĐẤT DÒNG THÁNH PHAOLÔ.. PAGEREF _Toc217607250 \h 30

Đức Tân Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Hà Nội Dâng Lễ Tạ Ơn Tại Đại Chủng Viện Và Khai Mạc Tháng Tu Đức. PAGEREF _Toc217607251 \h 32

GIÁO XỨ PHÚ HÒA (SÀI GÒN) PHÁT QUÀ GIÁNG SINH CHO NGƯỜI NGHÈO.. PAGEREF _Toc217607252 \h 32

Giáo xứ Tân Hội ( Nha Trang) khánh thành nhà xứ và mừng kỷ niệm 10 năm linh mục của Cha Quản Xứ  PAGEREF _Toc217607253 \h 33

TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO.. PAGEREF _Toc217607254 \h 34

Lời Chủ chăn tháng 1.2009: PAGEREF _Toc217607255 \h 34

Giáo dục Kitô giáo và Lời Chúa. PAGEREF _Toc217607256 \h 34

TRỜI ĐẤT GIAO HÒA.. PAGEREF _Toc217607257 \h 35

MÙA VỌNG – HY VỌNG.. PAGEREF _Toc217607258 \h 37

Chuyến Đò Cuối Năm.. PAGEREF _Toc217607259 \h 40

Câu chuyện Giáng Sinh. PAGEREF _Toc217607260 \h 43

SỰ KHÓ KHĂN NƠI NHÀ TRỌ.. PAGEREF _Toc217607261 \h 43

“Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban chính Con Một của Ngài”. PAGEREF _Toc217607262 \h 45

Đặt niềm tin tưởng. PAGEREF _Toc217607263 \h 46

TỪ XA XA CÓ TIẾNG GỌI. PAGEREF _Toc217607264 \h 47

TẤN BI KỊCH CỦA CON NGƯỜI. PAGEREF _Toc217607265 \h 49

TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH.. PAGEREF _Toc217607271 \h 51

“CỦA HỒI MÔN” CHO CON.. PAGEREF _Toc217607272 \h 51

Vị thuốc tía tô. PAGEREF _Toc217607273 \h 52

ĐỌC SÁCH.. PAGEREF _Toc217607274 \h 53

MÁNG CỎ CU TÝ.. PAGEREF _Toc217607275 \h 53

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH

Ban biên tập web site Tin vui kính chúc

Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ,

Quý Cộng Tác Viên, và toàn thể Quý vị độc giả gần xa

một Mùa Giáng Sinh tràn đầy hồng ân Thiên Chúa,

một năm mới Dương lịch 2009 mạnh khỏe, bình an và hạnh phúc

Xin chân thành cám ơn quý vị đã đón nhận Tin vui trong thời gian qua

 

SỐNG LỜI CHÚA

 

Chúa Nhật IV Mùa Vọng B

PHÚC ÂM: Lc 1, 26-38

"Này Trinh Nữ sẽ thụ thai và sẽ sinh một con trai".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, trinh nữ ấy tên là Maria.

Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào trinh nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ". Nghe lời đó, trinh nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì.

Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận".

Nhưng Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?"

Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế, Đấng trinh nữ sinh ra sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được".

Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và thiên thần cáo biệt trinh nữ. Đó là lời Chúa.

Hãy trở thành địa chỉ để Thiên Chúa “truyền tin”

            Nếu có lời Kinh Thánh nào được đọc nhiều nhất trên môi miệng nhân loại, thì đó chính là lời thiên sứ chào kính Trinh nữ Maria trong biến cố Truyền tin mà hôm nay Phụng vụ Lời Chúa đang công bố giữa cộng đoàn chúng ta : “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà”.

            Tại sao câu Lời Chúa giản đơn ấy lại được cái vinh dự lớn lao như thế ? Giản đơn, vì những lời trên có liên quan đến một mầu nhiệm vĩ đại, một biến cố “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử nhân loại : mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể làm người.

            Vâng, Lời chào của thiên sứ Gabriel chính là TIN VUI trọng đại báo tin thời khắc thiêng liêng và tối ư quan trọng mà Thiên Chúa đã chuẩn bị lâu dài ngút mắt và nhân loại đã ngóng trông đến mõi mòn : Thiên Chúa chuẩn bị để hiện thực lời hứa thuở ban đầu “dòng giống người nữ sẽ đạp dập đầu ngươi”, và nhân loại mõi mòn ngóng đợi “Vị cứu tinh” quang lâm để dựng xây “vương quốc Thiên Chúa”.

            Bời vì, sau lời chào đó, chính là tiếng “XIN VÂNG”, lời đáp của một tâm hồn vừa chợt nhận ra ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa đã trọn vẹn tin yêu nhiêt tình đáp trả. Mầu nhiệm Nhập Thể đã thực sự bắt đầu từ sau tiếng XIN VÂNG can đảm và ngoan ngùy đó : “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14).

            Trong bối cảnh rộn rã đón chờ lễ Giáng Sinh đang đến, biến cố Truyền Tin hôm nay thật sự muốn nới gì với chúng ta ?

 1. Muốn nói với chúng ta rằng : phải luôn yêu cuộc sống !

            Sau lời “Xin vâng” của Đức Trinh nữ Maria, Ngôi Lời đã trở thành một thai nhi. Con Thiên Chúa mang lấy thân phận và cuộc sống loài người. Và kể từ đó, Ngôi Hai Thiên Chúa đã bắt đầu chọn đi trên nẻo bấp bênh của kiếp phận con người : lớn lên chín tháng trong lòng mẹ như bao vạn triệu con người để rồi cất tiếng khóc oa oa chào đời giữa đêm đông giá rét. Ngài đã không chọn cách kiểu vào đời oai phong lẫm lẫm bước xuống từ trời như một thiên sứ giáng lâm, mà Ngài cần sự sống được chuyển thông từ dòng sửa mẹ, để đi ra cuộc đời bằng xác thân mỏng manh yếu đuối.

            Ngài không chọn gác tía lầu son để xa xôi cách biệt giữa Thiên Chúa Tối Cao với đớn hèn nhân loại, nhưng đã sẻ chia trọn vẹn phận người như ta ngoại trừ tội lỗi. Cuộc sống của Ngôi Lời quyền năng từ đây sẽ là cuộc hành trình mang theo tất cả buồn vui, âu lo, trăn trở ; sẽ đong đầy nước mắt đoạn trường, sẽ dập dìu những đau thương khổ lụy. Cuộc sống của Ngài phản ảnh chính cuộc đời của Mẹ mà sau đó chẳng bao lâu đã được ông già Simêon tiên báo : “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu cõi lòng bà” (Lc 2, 35).

            Vì yêu cuộc sống nên Ngài đâu dám xem thường lưỡi gươm truy sát của bạo chúa Hêrôđê nên đã tất tả trốn sang Ai Cập ; vì yêu cuộc sống đó nên Ngài đã chấp nhận lao động vất vả bằng nghề thợ mộc để nuôi sống bản thân và phụng dưỡng cha mẹ. Vì yêu cuộc sống đó nên Ngài không cầm lòng để người chị Matta, Maria phải mất em, để mẹ già thành Naim vĩnh biệt con trai yêu dấu, để ông Giairô mất đứa con gái rượu, nên đã quyết định thi thố quyền năng “hoàn sanh cải tử”. Vì yêu cuộc sống nên Ngài cảm thông nổi thất vọng ê chề của những người phong cùi, mù què, câm, điếc, quỷ ám, bại liệt…nên đã ra tay phục hoạt chữa lành. Vì yêu cuộc sống nên Ngài đã đem niềm hy vọng làm lại cuộc đời cho Mai-đệ-liên, xóa đi nổi hổ thẹn ê chề của người phụ nữ ngoại tình bị loài người kết án. Vì yêu cuộc sống nên Ngài đã động lòng xót thương mấy ngàn người bơ vơ như chiên không người chăn và đã làm phép lạ bánh, cá hóa nhiều để cho họ no lòng chắc dạ trên đường từ hoang mạc về nhà…Và vì yêu cuộc sống, cuộc sống vĩnh cửu của mọi con người, nên Ngài đã chấp nhận “trở thành hạt lúa mì chôn vào lòng đất” qua cái chết và sự sống lại vinh quang.

            Và Lời Chúa hôm nay còn nói gì với ta nữa ?

 2/. Muốn nới với chúng ta rằng : phải luôn yêu trái đất và con người.

            Cho dù trái đất nầy chỉ là một hạt bụi trong hàng tỉ tỉ vì sao, nhưng trái đất vẫn đẹp nhất, vẫn cao quý nhất, vì đó chính là địa chỉ để “Con Thiên Chúa” chọn làm quê hương. Kể từ sau tiếng xin vâng của người thôn nữ Na-da-rét, Ngôi Lời Thiên Chúa đã bắt đầu hít thở khí của trần gian và được nuôi sống bằng những cọng rau hạt lúa của trái đất.

            Nếu công trình tạo dựng nhờ Ngài mà hiện hữu như lời xác quyết của Thánh Gioan : “Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành…” (Ga 1, 3), thì khi chấp nhận “cắm lều giữa nhân loại”, Con Thiên Chúa đã biến cả vũ trụ trở thành lời ca khen chúc tụng và biến trái đất trở nên “mái nhà của Thiên Chúa”. Vì yêu trái đất, nên trong tâm tưởng và môi miệng của Ngài đều tràn ngập những hình ảnh đáng yêu của “cây huệ ngoài đồng”, con chim sẻ trên cây, đàn chiên trên đồng cỏ.

            Khi dấn bước vào đời, phải chăng Con Thiên Chúa muốn đích thân kết bạn với chúng ta cho dù tội lỗi đã làm cho ta mất đi khuôn mặt giống ảnh hình Thiên Chúa.

            Quả thật, khi mang lấy khuôn mặt loài người, Ngôi Lời đã dạy chúng ta phải yêu thươn con người, bởi vì kể từ biến cố nầy, khuôn mặt của nhân loại sẽ lại được tái tạo sao cho giống ảnh hình của Thiên Chúa, con của một Cha, anh em một nhà, cho dù khác nhau về màu da, tôn giáo, ngôn ngữ, ý thức hệ…

            Trong một thế giới mà nạn tàn phá môi trường đã trở nên báo động và nạn tàn sát sự sống thai nhi đã đến hồi nghiêm trọng cảnh báo, một thế giới mà nạn chiến tranh, khủng bố, bạo lực lan tràn khắp chốn, “Sứ điệp Truyền Tin” hôm nay và Giáng Sinh vài ngày nữa quả thật cần thiết biết bao ! Bước theo Ngôi Lời nhập thể, chúng ta yêu cuộc sống, yêu trái đất và con người.

 3. Và điều cuối cùng mà sứ điệp Phụng vụ hôm nay nhắn gởi đó chính là : Hãy luôn trở thành địa chỉ đáng tin cậy để Thiên Chúa tiếp tục truyền tin.

            Ở Na-da-rét trong thời gian cách nhau chỉ 6 tháng nhưng đã có hai cuộc Truyền tin : Truyền tin cho Giacaria và truyền tin cho Đức Mẹ. Giacarria bị câm vì hồ nghi Tin vui của Thiên Chúa. Trong khi đó Đức Maria đã mở miệng xin vâng và sau đó là lời ca khen chúc tụng với bài Magnificat. Đến với Mẹ Maria, quả thật, thiên sứ Gabriel đã tìm đúng địa chỉ.

Bởi vì, như lời nhạc trong ca khúc của Trầm Hương, “Mẹ thưa xin vâng, xin vâng trọn thánh ý Chúa Cha, Mẹ thưa xin vâng với Tin Mừng của Con Chí Thánh. Mẹ thưa xin vâng với tác động của Chúa Thánh Linh…”, cho nên kể “từ lúc Mẹ nói lời xin vâng, Mẹ trở nên Thánh Mẫu tuyệt vời…kỷ nguyên mới đã đến trong đời…Ngôi Lời Thiên Chúa đến với nhân loại…Huyền diệu quá muôn đời tiếng Xin Vâng” !

Thiên Chúa vẫn đang tiếp tục “truyền tin” và Ngài vẫn luôn cần những địa chỉ như thế để Lời Thiên Chúa được đón nhận và thực hiện. Mầu Nhiệm Nhập thể-Giáng Sinh đang trở về hôm nay phải được cử hành như một đón nhận đầy tin yêu lời mời gọi của Thiên Chúa. Lời gọi mời yêu cuộc sống, yêu trái đất và yêu con người bằng thái độ XIN VÂNG của người thôn nữ Na-da-rét, Đức Maria, người mà chúng ta không ngừng mượn lời của thiên sứ Ga-bri-en thân thưa hằng ngày : “Kính mừng Maria đầy ơn phúc”.

LM. Giuse Trương Đình Hiền 

Mục lục

 

Lễ Chúa Giáng Sinh

PHÚC ÂM: Lc 2, 1-14

"Hôm nay Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Ngày ấy, có lệnh của hoàng đế Cêsarê Augustô ban ra, truyền cho khắp nơi phải làm sổ kiểm tra. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, thực hiện thời Quirinô làm thủ hiến xứ Syria. Mọi người đều lên đường trở về quê quán mình. Giuse cũng rời thị trấn Nadarét, trong xứ Galilêa, trở về quê quán của Đavít, gọi là Bêlem, vì Giuse thuộc hoàng gia và là tôn thất dòng Đavít, để khai kiểm tra cùng với Maria, bạn người, đang có thai.

Sự việc xảy ra trong lúc ông bà đang ở đó, là Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa, và bà đã hạ sinh con trai đầu lòng. Bà bọc con trẻ trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong hàng quán.

Bấy giờ trong miền đó có những mục tử đang ở ngoài đồng và thức đêm để canh giữ đoàn vật mình. Bỗng có thiên thần Chúa hiện ra đứng gần bên họ, và ánh quang của Thiên Chúa bao toả chung quanh họ, khiến họ hết sức kinh sợ. Nhưng thiên thần Chúa đã bảo họ rằng: "Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Đavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ".

Và bỗng chốc, cùng với các thiên thần, có một số đông thuộc đạo binh thiên quốc đồng thanh hát khen Chúa rằng: "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm". Đó là lời Chúa.

TIN MỪNG HÒA BÌNH CHO MUÔN DÂN

 

Ðêm nay, tiếng hát của muôn cơ binh thiên trời vẫn trổi vang:" Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm ". Sự bình an con người khắp nơi đang rất cần thiết, nền hòa bình ấy hôm nay đã được thực hiện nơi Con-Một-Thiên-Chúa:"Con là Con Cha, hôm nay Ta sinh thành ra ngươi ". Thiên Thần đã ca khúc hân hoan thúc giục các mục đồng hãy mau đi về Bêlem để chiêm ngắm Vua Giêsu, Vua Hòa Bình.Và giờ đây, khắp nơi như ngừng đọng, tâm hồn như chỉ có một nhịp thở là chào đón Ðức Vua Hòa Bình.

 

NHÂN LOẠI NHƯ HỢP TIẾNG CA NGỢI VUA GIÊSU HÒA BÌNH

Muôn tinh tú bầu trời hình như lắng đọng để chào mừng Chúa Giêsu giáng thế. Ðâu đây, muôn tiếng hát của các thiên thần vẫn vang lên điệu ca nhịp nhàng ca ngợi Con Thiên Chúa đản sinh làm người. Bầu trời với muôn tinh tú như ngừng thở khi Con Chúa giáng sinh mặc xác phàm nhân. Câu chuyện của thánh Luca 2,1-14 rất thi vị và hấp dẫn. Thánh sử Luca tường thuật sự kiện rất ấn tượng và gây chú ý� cho mọi người. Thánh Luca không có ý viết sử, nhưng qua câu chuyện này, đặc biệt qua cuộc kiểm tra dân số trong toàn cõi Israen, thánh sử muốn trình bầy ý nghĩa sâu sa của sử: lệnh kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu của Hoàng đế Augustô là để không một công dân nào có thể sống ngoài vòng pháp luật và qua biến cố này, Chính quyền lúc đó phát hiện ra một công dân của nước trời. Việc Chúa sinh ra nơi hang đá máng cỏ, khi mẹ của Ngài là Maria sắp tới ngày nở nhụy khai hoa và thánh Giuse tất bật, lo âu tìm một chỗ trọ trong quán mà không ai nhường chỗ cho, đã nói lên mầu nhiệm của Thiên Chúa và gợi lên tính cách khó nghèo của việc Con Chúa giáng sinh làm người.� Chúa Cứu Thế giáng sinh: thiên thần hiện ra, ánh sáng Thiên Chúa chiếu tỏa, là những dấu hiệu thời cánh chung. Ðức Kitô là vua từ vương quyền vua Ðavít và từ Thiên Chúa, vượt quá sự trông mong của dân Do Thái. Chúa Giêsu Kitô giáng sinh mang hai bản tính: bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người. Tin Mừng của thánh Luca quả thực đã làm nổi bật CON-NGƯỜI-CHÚA-CỦA-VUA-HÒA-BÌNH. Chúa Giêsu đến để mang an bình cho nhân loại, cho mọi người .

 

HÒA BÌNH TRỞ NÊN NIỀM VUI, NIỀM HY VỌNG CỦA MỌI NGƯỜI

Trẻ thơ Giêsu nằm trong máng cỏ nghèo hèn với lũ bò lừa thở hơi ấm, với đám mục đồng vô danh tiểu tốt mau chân theo lời chỉ dẫn của các thiên thần đã tới Bêlem để tìm gặp Chúa, đã nói lên tình yêu hòa bình, tình yêu từ bỏ, hy sinh mà Chúa Giêsu sẽ mang lại. Qua máng cỏ, con người, nhân loại đã thấp thoáng thấy thập giá:" Khi nào Ta được treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lại với Ta". Bêlem như thế năm xưa vẫn luôn hiện thực. Mừng lễ giáng sinh, nhân loại sẽ không chỉ dọn dẹp bên ngoài lộng lẫy, trang hoàng sáng loáng với những kỹ thuật hiện đại. Nhưng giáng sinh là một con người, trước khi trở thành lễ hội. Vậy, trở về Bêlem với đức tin sâu thẳm để thấy Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt đang nằm trong hang đá máng cỏ rất khó nghèo. Con người đó là Vua Hòa Bình., Vua muôn dân. Philatô sau này trong vụ án sẽ không hết tò mò muốn biết về tông tích của Vua Giêsu:" Ông có phải là vua không ?". Trước câu hỏi ấy và câu trả lời của Chúa Giêsu đã mang lại cái chết theo ý Chúa Cha. Một con người mang tên Giêsu trong một biến cố năm xưa, đã sinh ra dưới thời Hoàng đế Augustô, đã được đặt trong máng cỏ tại Bêlem, là Vua Hòa Bình. Nhân loại sẽ nhận ra niềm vui khi họ như các mục đồng nhận ra Hài Ðồng Giêsu nơi hang đá Bêlem và niềm vui sẽ trở nên niềm cậy trông cho muôn người.

 

Lạy Chúa Giêsu Hài Ðồng, xin ban sự an bình cho tất cả mọi người chúng con để chúng con nhận ra bộ mặt đầy yêu thương của Chúa cứu thế Giêsu.

 

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Mục lục

 

 

TU ĐỨC

DÂNG MÌNH LÀM CỦA LỄ

Mỗi năm đến mùa Vọng, tôi lại nhớ về những người đã dọn đường để Chúa đến. Chúa đến với chúng ta, Chúa đến trong chúng ta.

Dọn đường như thế gồm nhiều việc, như xét mình, sám hối, cầu nguyện, vv... Ở đây, tôi xin nhấn mạnh đến một việc quan trọng. Đó là dâng mình làm của lễ.

Một chút kinh nghiệm xin phép được chia sẻ: Những việc cần để trở nên của lễ là những việc nào?

1/ Được lửa thiêng thiêu đốt

Dù ở địa vị nào, người môn đệ Chúa luôn được mời gọi sống đời dâng hiến. Bản thân mình phải là lễ vật dâng lên Chúa. Đời mình phải là một chuỗi dài những lễ tế trên bàn thờ cuộc sống.

Để trở thành của lễ dâng lên Chúa, người môn đệ Chúa thường nói lại lời Đấng Cứu thế nói với Đức Chúa Cha, khi xuống trần: "Này con đây, con đến để thực thi ý Cha" (Dt 10,7).

Không phải nói lời đó là đã thành của lễ, mà thành của lễ là khi Chúa chấp nhận lời đó.

Một dấu chỉ của sự Chúa chấp nhận, là Chúa đổ một thứ lửa thiêng xuống thiêu đốt lễ vật. Lửa đó là lửa tình yêu.

Lửa tình yêu đốt lòng người môn đệ Chúa, như xưa lửa Thánh Thần ngự xuống trên đầu các tông đồ và tràn vào lòng các ngài (x. Cv 2,2-4).

Khi tràn vào lòng các ngài, lửa thiêng ấy đốt cháy các ranh giới trong lòng họ. Không còn ranh giới kẻ mình thương và kẻ mình loại trừ. Không còn ranh giới người đạo mình và người ngoài đạo mình. Lửa tình yêu tạo nên một lương tâm mở, một tình liên đới không biên giới. Họ cảm thấy mình có trách nhiệm với những kẻ khác. Càng khác thì càng phải yêu thương họ.

Yêu thương của người được nhận làm lễ vật sẽ được thực hiện bằng sự họ đền tội thay cho kẻ khác và cho chính mình (x. Dt 5,3).

Yêu thương của họ còn được thực hiện bằng việc khẩn khoản cầu nguyện cho kẻ khác. Cầu nguyện ấy đôi khi kèm theo những tiếng khóc lóc kêu van (x. Dt 5,7).

Yêu thương của họ sẽ được thực hiện một cách đặt biệt bằng sự vâng phục thánh ý Chúa Cha, cho dù vâng phục ấy đòi nhiều đau đớn (x. Dt 5,8).

Thánh ý Chúa Cha là người ta phải cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa. "Nếu các con giữ các điều răn của Thầy, các con sẽ ở lại trong tình thương của Thầy" (Ga 15,10). Chúa phán "nếu", nghĩa là người ta có thể vâng và có thể không vâng. Tuỳ tự do của họ. Họ chịu trách nhiệm về sự tự do đó.

2/ Chọn lựa tự do theo sát hoàn cảnh

Khi tự do chọn cách cộng tác với thánh ý Chúa, người môn đệ Chúa sẽ nhìn vào Phúc Âm và nhìn vào tình hình cụ thể.

Nhìn vào Phúc Âm, để biết ý Chúa muốn gì. Nhìn vào tình hình cụ thể, để biết phải áp dụng ý Chúa một cách khôn ngoan và thiết thực.

Một tình hình cụ thể lúc đó quá nghiêng về đời sống hưởng thụ và ham của cải, Chúa đã gọi thánh Phanxicô Assisi làm chứng cho Chúa bằng đời sống khó nghèo.

Một tình hình cụ thể tại nơi đó đầy những lối sống xa cách và loại trừ kẻ nghèo, Chúa đã gọi Mẹ thánh Têrêsa Calcutta làm chứng cho Chúa bằng đời sống nội tâm và dấn thân cho kẻ nghèo.

Bây giờ cũng vậy, làm chứng cho Chúa thì phải chọn cái gì là thách đố của thời nay và của nơi này.

Thách đố của thời nay và của nơi này là về ý nghĩa cuộc đời.

Khắp nơi đang nổi lên những ý nghĩa khác nhau về cuộc đời. Như hưởng thụ, sống là để hưởng thụ. Như tranh chấp, sống là mạnh được yếu thua. Như trống rỗng, sống là vô ý nghĩa, tha hồ trầm mình vào những gì gặp được. Như người sao ta vậy, sống là đi theo lối mòn vốn có. Như phục vụ, sống là phục vụ người khác.

Phục vụ đúng thì phải chọn đúng đối tượng, làm đúng việc, theo đúng cách, vào đúng thời đúng nơi. Như thế có nghĩa là phải rất sát với hoàn cảnh thực tế. Người môn đệ Chúa sẽ phục vụ một cách tự do theo sát thực tế. Một thứ cảm quan sắc sảo về thực tế được coi là rất cần cho họ. Cảm quan sắc sảo đó sẽ được ban cho họ, khi họ tỉnh thức và cầu nguyện theo lời Chúa dạy (x. Lc 21,36).

3/ Được đổi mới

Người môn đệ Chúa sẽ trở thành của lễ, khi được đổi mới. Đổi mới đẹp lòng Chúa nhất là được chia sẻ sự sống của Chúa Giêsu. Sự sống mới ấy, tới lúc cao đỉnh, là khi chính Chúa Giêsu sống trong họ. Thánh Phaolô quả quyết: "Tôi cũng chịu đóng đinh vào thánh giá. Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi" (Gl 2,19-20).

Tôi không bao giờ được thấy Chúa Giêsu sống trong ai. Nhưng khi gặp ai, mà người đó mang lại cho tôi một chút sự sống thiêng liêng, một chút tình thương cứu độ, một chút ánh sáng soi về cõi sau, tự nhiên tôi cảm thấy trong họ có Chúa Giêsu.

Họ như một quán trọ tình thương, để những ai mệt mỏi có thể nghỉ ngơi. Họ như một chiếc đèn le lói soi cho những ai đi trong tăm tối được biết đàng phải đi. Theo tôi, họ là những người mang Chúa Giêsu đi vào đời.

Hành trình của những người môn đệ Chúa trên đường dâng mình làm của lễ là như thế đó. Hành trình đó là một hành hương. Phải đi mãi, đi hoài. Đừng đặt vấn đề thành công hay thất bại. Nhưng chỉ là một lời xin vâng cho suốt đời mình.

ĐGM. GB Bùi Tuần

Mục lục

Diễn tả Tình yêu

Tình yêu là vô hình. Vô hình nên cần được diễn tả ra bằng hữu hình. Tình yêu Thiên Chúa là thiêng liêng. Thiêng liêng nên cần được diễn tả ra bằng vật chất để con người dễ hiểu.

Chúa đã diễn tả tình yêu vô hình và thiêng liêng của Người bằng cách nào? Thưa bằng sự: "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta" (Ga 1,14).

1/ Thiên Chúa diễn tả tình yêu

Ngôi Lời nhập thể là cách Thiên Chúa diễn tả tình yêu của Người đối với nhân loại. Khi thấy con người Giêsu, nhân loại phải nhìn sâu hơn, để nhận ra đó chính là một cách Thiên Chúa diễn tả tình yêu của Người.

Trong cách diễn tả này, tình yêu Thiên Chúa đã bước xuống, chấp nhận nhập thể, để làm người. "Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế" (Pl 2,7).

Tình yêu được diễn tả như vậy nói lên sự từ bỏ mình vì yêu thương. Sự từ bỏ mình như thế là chọn lựa rất tự do của Thiên Chúa toàn năng, vô cùng khôn ngoan, vô cùng sáng suốt, vô cùng thông hiểu. Chính vì thế, mà chọn lựa ấy là vô cùng cao quý. Chọn lựa quý giá ấy dạy chúng ta phải biết cách diễn tả tình yêu của chúng ta.

2/ Chúng ta diễn tả tình yêu đối với Chúa

Chúng ta là loài có xác thịt, mang nặng vật chất, nên không lạ gì chúng ta phải diễn tả tình yêu chúng ta ra những dấu chỉ mang tính vật chất. Tình yêu là vô hình, nên không lạ gì chúng ta phải diễn tả tình yêu chúng ta ra những dấu chỉ hữu hình.

Thiết tưởng diễn tả đó là cần thiết. Nhưng, trong diễn tả đó, cần để ý những điểm sau đây:

a) Phải vượt qua những hình thức diễn tả.

Hình thức diễn tả chỉ có giá trị thực, khi nó quy chiếu về sự nó diễn tả. Thí dụ chúng ta làm một hang đá Belem huy hoàng, với bộ tượng sinh nhật xinh xắn. Đó chỉ là một hình thức diễn tả biến cố Chúa giáng trần đã xảy ra hơn hai ngàn năm trước đây. Biến cố xưa ấy nói lên tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại.

Nếu chúng ta ngắm nhìn hang đá và bộ tượng sinh nhật như một kỳ công mỹ thuật, hoặc nhìn cảnh đó như nhìn lạnh lẽo một kỷ niệm lịch sử đơn thuần, thì cái nhìn đó của chúng ta sẽ không đọc được gì về tình yêu Thiên Chúa.

Nhìn hình thức hữu hình, để chạm được nội dung vô hình, mới đúng là đón nhận được ý nghĩa tình yêu đàng sau hình thức diễn tả.

b) Phải ý thức về khoảng cách giữa hình thức diễn tả và chính tình yêu muốn diễn tả.

Dịp lễ Sinh nhật, nhiều nơi thi nhau diễn tả tình yêu Thiên Chúa giáng trần bằng những cách khác nhau, như trang trí nhà thờ thêm đẹp, làm hang đá rực rỡ, lễ nghi phụng vụ trang nghiêm, diễn nguyện có mỹ thuật, thăm viếng nhau vui vẻ, chia sẻ số phận với những người nghèo, cô đơn, bệnh tật... Cách diễn tả nào cũng có cái hay của nó. Nhưng cách diễn tả nào cũng có một khoảng cách rất xa đối với chính tình yêu Thiên Chúa nhập thể.

Ý thức được điều đó sẽ giúp chúng ta tìm cách rút vắn khoảng cách lại. Nếu không, sẽ có những khoảng cách tệ hại, biến lễ Sinh nhật thành những lễ hội, trống vắng nội dung Phúc Âm.

c) Phải thực sự có lửa thiêng liêng, và biết đón nhận lửa ấy.

Không có gì khó diễn tả bằng tình yêu nhập thể, tình yêu cứu độ. Nhưng đã có những diễn tả đơn sơ, và đã có những người đọc được nội dung tình yêu ấy.

Nơi hang đá Belem, Chúa Hài đồng đã diễn tả tình yêu cứu độ bằng sự nhập thể trong cảnh khó nghèo, bé mọn, khiêm cung, hoà nhập. Diễn tả đơn sơ đó là rất can đảm, đầy lửa. Đức Mẹ và thánh Giuse đã đọc ý nghĩa của sự diễn tả, đã đón nhận được lửa tình yêu bằng cách diễn tả bình dị ấy.

Vấn đề đặt ra cho chúng ta là, khi diễn tả tình yêu cứu độ, chúng ta phải có tình yêu cứu độ thực nồng nàn. Có được lửa đó sẽ được kể là có hy vọng. Những người đón nhận sẽ nhiều hay ít, điều đó sẽ không là trách nhiệm của chúng ta. Trách nhiệm của chúng ta là, khi diễn tả tình yêu cứu độ, chúng ta phải thực sự có lửa tình yêu đó.

3/ Chúng ta diễn tả tình yêu đối với người khác

Hiện nay, Noel đang trở thành lễ của các liên đới. Người ta chúc mừng nhau, gởi thiệp tặng quà cho nhau.

Càng ngày, cách diễn ta tình yêu dịp Noel càng sôi động, phong phú.

Nhưng, nếu không để ý, thì cách diễn tả đó dễ trở thành máy móc lạnh, xã giao trống. Hình thức nhớ đến nhau chỉ là những con số tẻ nhạt, dễ lầm, trong một đại trà không chân dung.

Trái lại, khi có sự chân thành trân trọng, thì sẽ khác.

Dịp Noel sẽ là dịp thắp sáng lên những liên đới. Nhiều liên đới được thắp sáng, sẽ diễn tả được phần nào lịch sử một cá nhân, một cộng đoàn tôn giáo, một xã hội.

Khi những thắp sáng đó chia sẻ được tình yêu nhập thể cứu độ của Chúa giáng sinh, chúng sẽ dần dần hình thành nên một thế giới bình an. Bởi vì thế giới đó có sự hiện diện của Thiên Chúa tình yêu. Thời gian có Đấng Đời Đời.

ĐGM. GB Bùi Tuần

Mục lục

 

HIỆP THÔNG GIÁO HỘI

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC 16 NHÂN NGÀYHÒA BÌNH THẾ GIỚI 1-1-2009

 1. Vào đầu năm mới này, tôi cũng muốn gửi đến tất cả mọi người lời cầu chúc hòa bình, và qua Sứ Điệp này, tôi mời gọi suy tư về đề tài: Bài trừ nghèo đói, xây dựng hòa bình. Trong Sứ điệp nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 1993, vị Tiền nhiệm đáng kính của tôi, Gioan Phaolô 2, đã từng nêu rõ những ảnh hưởng tiêu cực mà tình trạng nghèo đói của các dân tộc gây ra cho hòa bình. Thực vậy, nghèo đói thường là một trong những nhân tố góp phần hoặc làm cho các cuộc xung đột trầm trọng thêm, kể cả các cuộc xung đột võ trang. Đối lại, các cuộc xung đột này nuôi dưỡng thảm trạng nghèo đói. Đức Gioan Phaolô 2 đã viết: "Một đe dọa nghiêm trọng khác đối với hòa bình đang xảy ra và ngày càng trầm trọng hơn trên thế giới, đó là nhiều người, hay đúng hơn, nhiều dân tộc ngày nay đang sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo ngày càng rõ rệt hơn, ngay cả tại những nước phát triển về kinh tế. Đây là một vấn đề mà lương tâm nhân loại phải quan tâm, vì tình cảnh của nhiều người đau thương đến độ làm thương tổn phẩm giá bẩm sinh của họ và vì thế cũng làm thiệt hại cho sự phát triển chân thực và sự hòa hợp của cộng đồng thế giới" (1).

2. Trong bối cảnh đó, việc bài trừ nghèo đói cũng đòi phải cứu xét kỹ lưỡng hiện tượng phức tạp là sự hoàn cầu hóa. Việc cứu xét này quan trọng cả về phương diện phương pháp, vì nó nhắc nhở nên sử dụng kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế và xã hội học về bao nhiêu khía cạnh của nạn nghèo đói. Nhưng việc kêu gọi để ý đến sự hoàn cầu hóa cũng phải mang một ý nghĩa tinh thần và luân lý, thúc giục hãy nhìn người nghèo với ý thức rằng tất cả mọi người đều tham phần vào một dự án duy nhất của Thiên Chúa, dự án mời gọi họp thành một gia đình duy nhất, trong đó mọi người - cá nhân, dân tộc và quốc gia - phải cư xử theo các nguyên tắc huynh đệ và trách nhiệm.

Trong viễn tượng ấy, cần có một cái nhìn bao quát và rõ ràng về nạn nghèo đói. Giả sử đó chỉ là nghèo đói về vật chất mà thôi, thì chỉ cần các khoa học xã hội nêu rõ những đặc tính chính yếu của hiện tượng nghèo đói là đủ; các khoa này giúp chúng ta đo lường nghèo đói dựa trên các dữ kiện, chủ yếu là số lượng. Nhưng chúng ta biết rằng có những thứ nghèo đói không thuộc vật chất, và chúng không phải là hậu quả trực tiếp và đương nhiên của sự thiếu thốn vật chất. Ví dụ, trong các xã hội sung túc và tiến bộ, có tình trạng những người bị gạt ra ngoài lề, họ nghèo về tương quan, về luân lý và tinh thần: đó là những người bị mất định hướng trong nội tâm, mặc dù sống trong sung túc về kinh tế, nhưng họ vẫn không cảm thấy thoải mái và thấy khó chịu. Một đàng tôi nghĩ đến điều gọi là "chậm tiến về tinh thần" (2), và đàng khác, tôi nghĩ đến những hậu quả tiêu cực của sự "siêu phát triển" (3). Tôi cũng không quên rằng, trong các xã hội gọi là "nghèo", sự tăng trưởng kinh tế thường bị cản trở vì những chướng ngại văn hóa, không cho phép sử dụng đúng đắn các nguồn tài nguyên. Dầu sao đi nữa, điều rất đúng là mỗi hình thức nghèo đói đều có căn cội là sự thiếu tôn trọng phẩm giá siêu việt của nhân vị. Khi con người không được coi trọng trong ơn gọi toàn diện của họ và khi người ta không tôn trọng những đòi hỏi của một nền "sinh thái học về con người" (4) thì những năng động xấu xa của nghèo đói cũng bùng lên, như ta thấy rõ trong một số môi trường mà tôi sắp gợi lên sau đây.

Nghèo đói và những hệ lụy về luân lý

3. Nghèo đói thường được đặt trong quan hệ với sự gia tăng dân số, như thể đây là nguyên nhân gây nên nghèo đói. Vì thế, có những chiến dịch giảm bớt sinh sản đang được phát động trên bình diện quốc tế, và người ta dùng cả những phương pháp không tôn trọng phẩm giá của phụ nữ cũng như không tôn trọng quyền của đôi vợ chồng được xác định số con của họ trong tinh thần trách nhiệm (5) và nhiều khi, trầm trọng hơn nữa, người ta dùng cả những phương pháp không tôn trọng quyền sống. Sự tiêu diệt hàng triệu hài nhi chưa sinh ra, nhân danh cuộc chiến chống nghèo đói, trong thực tế, đó là một sự loại trừ những người nghèo nhất trong nhân loại. Đứng trước tình trạng đó, có sự kiện này là: hồi năm 1981, khoảng 40% dân số thế giới sống dưới mức nghèo đói tuyệt đối, nhưng ngày nay tỷ lệ ấy được giảm bớt một nửa, và có những dân tộc đã ra khỏi tình trạng nghèo đói, và hơn nữa dân số gia tăng đáng kể. Sự kiện ấy chứng tỏ điều này là: có những nguồn tài nguyên để giải quyết vấn đề nghèo đói, cho dù dân số gia tăng. Cũng không nên quên rằng, từ cuối thế chiến thứ hai đến nay, dân số trên trái đất tăng thêm 4 tỷ người, và phần lớn hiện tượng này có liên quan tới những nước mới trổi lên trên trường quốc tế như những tân cường quốc kinh tế và đã phát triển mau lẹ nhờ dân số đông. Ngoài ra, trong số những nước phát triển cao, nước nào có tỷ số sinh sản cao hơn thì có tiềm năng phát triển nhiều hơn. Nói khác đi, dân số đang tỏ ra là điều phong phú chứ không phải là một nhân tố gây nên nghèo đói.

4. Một lãnh vực khác gây lo âu là các bệnh truyền nhiễm lan rộng, chẳng hạn bệnh sốt rét ngã nước, lao phổi và Sida. Tùy theo mức độ tác động trên các thành phần sản xuất trong dân chúng, chúng có ảnh hưởng lớn trong việc làm suy thoái tình trạng chung của đất nước. Những cố gắng ngăn chặn hậu quả của các bệnh ấy nơi dân chúng không luôn luôn đạt được những kết quả đáng kể. Ngoài ra, để nhận được viện trợ kinh tế hầu có thể đương đầu với các bệnh dịch vừa nói, các nước nạn nhân thường phải thi hành những chính sách trái ngược với sự sống. Đặc biệt, thật là khó bài trừ bệnh Sida, vốn là một nguyên nhân thê thảm gây ra nghèo đói, nếu không để ý tới các vấn đề luân lý có liên hệ tới sự lan tràn vi trùng bệnh này. Trước tiên cần thực hiện những chiến dịch nhắm giáo dục đặc biệt cho người trẻ về tính dục trong tinh thần trách nhiệm hoàn toàn tương ứng với phẩm giá con người; các sáng kiến trong chiều hướng này đã mang lại những thành quả quan trọng, làm giảm bớt sự lan tràn bệnh Sida. Tiếp đến cần cung cấp cho dân nghèo những thuốc men và các biện pháp trị liệu cần thiết; điều này đòi phải có một sự quyết liệt cổ võ nghiên cứu y khoa và những canh tân phương pháp trị liệu, và nếu cần, nên áp dụng uyển chuyển các qui luật quốc tế về việc bảo vệ tài sản trí thức, để đảm bảo cho tất cả mọi người sự săn sóc cơ bản về y tế.

5. Một lãnh vực thứ ba cần chú ý trong các chương trình chiến đấu chống nghèo đói, và nó chứng tỏ chiều kích luân lý nội tại của chương trình này, đó là tình trạng nghèo đói của các trẻ em. Khi gia đình lâm vào tình trạng nghèo đói, thì các trẻ em là những nạn nhân dễ bị thương tổn nhất: hầu như một nửa những người sống trong nghèo đói cùng cực ngày nay là trẻ em. Đứng về phía các trẻ em khi cứu xét vấn đề nghèo đói, sẽ giúp dành ưu tiên cho những mục tiêu có liên hệ trực tiếp tới các em, ví dụ chăm sóc người mẹ, dấn thân giáo dục, giúp chủng ngừa, chữa trị bệnh tật và cung cấp nước uống, bảo vệ môi sinh, và nhất là dấn thân bảo vệ gia đình cũng như quan hệ bền vững của gia đình. Khi gia đình bị suy yếu thì những thiệt hại chắc chắn sẽ đổ trên các trẻ em. Nơi nào phẩm giá phụ nữ và người mẹ không được tôn trọng, thì con cái là những người càng cảm thấy điều đó hơn cả.

6. Một phạm vi thứ tư đáng được đặc biệt chú ý xét về phương diện luân lý, đó là tương quan giữa sự giải trừ võ trang và phát triển. Mức độ chi phí quân sự hiện nay trên thế giới đang gây lo âu. Như tôi đã có dịp nhấn mạnh, hiện nay "những tài nguyên lớn lao về vật chất và nhân sự đang được sử dụng cho những chi phí quân sự và cho việc võ trang. Thực tế là các tài nguyên đó bị rút từ các dự án phát triển các dân tộc, nhất là những dân nghèo túng nhất cần được giúp đỡ. Và đây là trái ngược với Hiến Chương Liên Hợp Quốc. Văn kiện này đòi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia, phải "thăng tiến sự ổn định và duy trì hòa bình, an ninh quốc tế với chi phí tối thiểu về nhân lực và tài lực cho việc võ trang" (điều 26) (6).

Tình trạng vừa nói không tạo điều kiện dễ dàng, và tệ hơn nửa, nó cản trở nghiêm trọng việc đạt tới những mục tiêu lớn về phát triển mà cộng đồng quốc tế nhắm tới. Ngoài ra, sự gia tăng thái quá các chi phí quân sự có nguy cơ đẩy mạnh cuộc chạy đua võ trang, tạo nên những vùng chậm tiến và tuyệt vọng, và do đó trở thành yếu tố gây ra bất ổn, căng thẳng và xung đột. Như vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi, Đức Phaolô 6, đã quả quyết chí lý 'Phát triển chính là danh xưng mới của hòa bình' (7). Vì thế, các nước được kêu mời hãy suy tư nghiêm túc về những lý do sâu xa nhất gây nên các cuộc xung đột, thường là do bất công khơi lên, và hãy can đảm xét mình về vấn đề này. Nếu người ta đạt tới sự cải tiến các quan hệ, thì tình trạng này sẽ giúp giảm bớt các chi phí võ trang. Các tài nguyên tiết kiệm được có thể dành cho các dự án phát triển con người và các dân tộc nghèo túng nhất: việc dấn thân trong chiều hướng này chính là dấn thân cho nền hòa bình giữa lòng gia đình nhân loại".

7. Lãnh vực thứ năm liên quan tới cuộc chiến chống nghèo đói vật chất là cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay, đang gây nguy hiểm trầm trọng cho việc thỏa mãn các nhu cầu cơ bản. Cuộc khủng hoảng này không phải vì thiếu lương thực cho bằng vì những khó khăn trong việc kiếm được lương thực và vì những hiện tượng đầu cơ, và vì thiếu những tổ chức chính trị và kinh tế có khả năng đương đầu với các nhu cầu và tình trạng khẩn cấp. Nạn suy dinh dưỡng cũng có thể gây ra những thiệt hại nặng nề về tâm vật lý cho dân chúng, khiến cho nhiều người không có năng lực cần thiết để ra khỏi cảnh nghèo đói, nếu không được trợ giúp đặc biệt. Và điều này góp phần làm cho sự chênh lệch thêm sâu rộng, tạo nên những phản ứng có nguy cơ trở thành bạo lực. Các dữ kiện về nạn nghèo đói trong những thập niên gần đây cho thấy hố chia cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng sâu rộng. Những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ấy, một đàng chắc chắn là sự thay đổi kỹ thuật mà giai cấp có lợi tức cao trong xã hội được hưởng, và đàng khác là do tình trạng giá cả sản phẩm công nghệ gia tăng mau lẹ hơn giá nông phẩm và nguyên liệu mà các nước nghèo sở hữu. Và thế là phần lớn dân chúng tại các nước nghèo nhất bị gạt ra ngoài lề hai lần, xét về lợi tức thấp và về giá cả cao.

Chiến đấu chống nghèo đói và tình liên đới hoàn cầu

8. Một trong những con đường tốt nhất để xây dựng hòa bình là sự hoàn cầu hóa nhắm đến lợi ích của đại gia đình nhân loại (8). Nhưng để quản trị sự hoàn cầu hóa, cần có một sự liên đới hoàn cầu (9) mạnh mẽ giữa các nước giàu và các nước nghèo, cũng như giữa lòng mỗi nước, dù đó là nước giàu. Cần có một "bộ qui luật luân lý đạo đức chung" (10), các qui luật này không phải chỉ có tính chất qui ước, nhưng được ăn rễ sâu nơi luật tự nhiên mà Đấng Tạo Hóa đã ghi khắc trong lương tâm mỗi người (Xc Rm 2,14-15). Phải chăng mỗi người chúng ta không cảm thấy trong lương tâm mình tiếng gọi hãy đóng góp phần của mình cho công ích và cho hòa bình xã hội sao? Sự hoàn cầu hóa loại bỏ một số hàng rào, nhưng điều này không có nghĩa là người ta không thể dựng lên những hàng rào mới; Hoàn cầu hóa làm cho các dân tộc xích lại gần nhau, nhưng sự lân cận về không gian và thời gian tự nó không tạo nên những điều kiện để có sự hiệp thông đích thực và một nền hòa bình chân chính. Tình trạng người nghèo trên trái đất bị gạt ra ngoài lề chỉ có thể tìm thấy những phương thế hữu hiệu trong sự hoàn cầu hóa để sửa chữa, nếu mỗi người cảm thấy bản thân mình bị thương tổn vì những bất công hiện hữu trên thế giới và những vi phạm nhân quyền đi kèm những bất công ấy. Giáo Hội, vốn là "dấu chỉ và là phương thế để kết hiệp thân mật với Thiên Chúa và hiệp nhất toàn thể nhân loại" (11), sẽ tiếp tục đóng góp phần của mình để khắc phục những bất công và hiểu lầm, để xây dựng một thế giới an bình và liên đới hơn.

9. Trong lãnh vực thương mại quốc tế và những giao dịch tài chánh, ngày nay đang có những tiến trình giúp hội nhập tích cực các nền kinh tế, góp phần cải tiến tình trạng chung; nhưng cũng có những tiến trình ngược lại, gây chia rẽ và gạt các dân tộc ra ngoài lề, tạo nên những tiền đề cho chiến tranh và xung đột. Trong những thập niên sau thế chiến thứ hai, việc trao đổi các hàng hóa và dịch vụ trên trường quốc tế đã gia tăng rất mau lẹ, với một năng động chưa từng có trong lịch sử. Phần lớn nền thương mại thế giới, với sự tham gia đáng kể của nhiều nước đang lên, trở nên quan trọng. Nhưng cũng có những nước khác, với lợi tức thấp, vẫn còn bị ở ngoài lề trào lưu thương mại. Sự tăng trưởng của các nước này bị giảm bớt mau lẹ vì sự mất giá của các nguyên liệu vốn chiếm hầu hết sản phẩm xuất khẩu của họ, trong những thập niên gần đây. Tại các nước ấy, phần lớn là Phi châu, sự lệ thuộc việc xuất khẩu các nguyên liệu tiếp tục là một yếu tố có nhiều rủi ro. Ở đây tôi muốn tái kêu gọi làm sao để tất cả các nước cùng được cơ may được tham gia vào thị trường thế giới, tránh tình trạng bị loại trừ và gạt ra ngoài lề.

10. Một suy tư tương tự cũng có thể được đưa ra đối với tài chánh, vốn liên hệ tới một trong những khía cạnh cơ bản của hiện tượng hoàn cầu hóa, nhờ sự tiến bộ của ngành điện tử và các chính sách cho tự do di chuyển tiền bạc giữa các nước. Chức năng quan trọng nhất của tài chánh, xét một cách khách quan, là hỗ trợ dài hạn khả năng đầu tư và phát triển. Chắc năng ấy ngày nay đang tỏ ra mong manh hơn bao giờ hết: nó đang chịu những hậu quả tiêu cực của một hệ thống trao đổi tài chánh - trên bình diện quốc gia và hoàn vũ - dựa trên một thứ tiêu chuẩn rất ngắn hạn, nhắm gia tăng giá trị của các hoạt động tài chánh và tập trung vào việc quản trị về mặt kỹ thuật những hình thức rủi ro khác nhau. Cuộc khủng hoảng mới đây cũng cho thấy hoạt động tài chánh nhiều khi bị hướng dẫn bởi những tiêu chuẩn hoàn toàn tự tham chiếu và không để ý tới công ích về lâu về dài. Sự kiện các chuyên gia tài chánh chỉ nhắm tới các mục tiêu rất ngắn hạn thu hẹp khả năng của tài chánh trong việc thi hành chức năng bắc cầu giữa hiện tại và tương lai, hỗ trợ việc kiến tạo những cơ may mới trong việc sản xuất và lao động trong thời kỳ lâu dài. Một nền tài chánh chỉ nhắm tới mục tiêu ngắn và rất ngắn hạn trở thành nguy hiểm cho tất cả mọi người, kể cả những người đã hưởng lợi nhờ đó trong những thời kỳ phồn thịnh về tài chánh (12).

11. Từ tất cả những điều vừa nói người ta thấy rõ cuộc chiến chống nghèo đói đòi phải có một sự cộng tác trên bình diện kinh tế cũng như pháp lý, giúp cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước nghèo, đề ra và thực thi những giải pháp có phối hợp để đương đầu với những vấn đề nói trên đây bằng cách thực hiện một khuôn khổ pháp lý hữu hiệu đối với nền kinh tế. Ngoài ra nó cũng đòi phải khích lệ thành lập những tổ chức hữu hiệu và được sự tham gia của nhiều thành phần, cũng như những nâng đỡ để chiến đấu chống nạn tội phạm và thăng tiến một nền văn hóa tôn trọng luật pháp. Đàng khác, người ta cũng không thể phủ nhận rằng các chính sách chỉ nhắm viện trợ chính là nguyên do gây nên nhiều thất bại trong việc trợ giúp các nước nghèo. Đầu tư vào việc huấn luyện nhân sự và phát triển một cách toàn diện nền văn hóa chuyên biệt đề cao sáng kiến, hiện nay dường như là một dự án thực sự có tính cách trung hạn và dài hạn. Nếu các hoạt động kinh tế cần một bối cảnh thuận lợi để phát triển, thì điều đó không có nghĩa là không được chú ý đến vấn đề lợi tức. Mặc dù nên nhấn mạnh rằng sự gia tăng lợi tức mỗi đầu người không thể là mục tiêu tuyệt đối của hoạt động chính trị kinh tế, nhưng không nên quên rằng lợi tức là một dụng cụ quan trọng để đạt tới mục tiêu của cuộc chiến đấu chống nghèo đói tuyệt đối. Về phương diện này cần loại bỏ ảo tưởng cho rằng chỉ cần một chính sách phân phối tài nguyện hiện hữu là có thể giải quyết chung kết vấn đề. Thực vậy, trong nền kinh tế hiện đại, giá trị của sự sung túc phần lớn tùy thuộc khả năng kiến tạo lợi tức hiện tại và tương lai. Vì thế, việc kiến tạo giá trị là một sự ràng buộc không thể tránh né, và phải để ý tới nó nếu muốn chiến đấu chống nghèo đói vật chất một cách hữu hiệu và lâu bền.

12. Sau cùng, đặt người nghèo ở chỗ thứ nhất có nghĩa là: những người hoạt động trong thị trường quốc tế phải dành vị trí thích hợp cho một tiêu chuẩn đúng đắn về kinh tế, những người lãnh đạo các tổ chức dành chỗ thích hợp cho một tiêu chuẩn chính trị đúng đắn, và một tiêu chuẩn tham gia đúng đắn, có khả năng nêu cao giá trị của xã hội dân sự địa phương và quốc tế. Chính các tổ chức quốc tế ngày nay nhìn nhận sự quí giá và lợi điểm của các sáng kiến kinh tế do xã hội dân sự hoặc do các chính quyền địa phương đề ra, để thăng tiến sự cải tiến và hội nhập vào xã hội những thành phần dân chúng thường ở dưới mức độ nghèo đói cùng cực, khó nhận được những trợ giúp từ phía chính quyền. Lịch sử phát triển kinh tế trong thế kỷ 20 dạy rằng những chính sách phát triển tốt đã được ủy thác cho trách nhiệm của con người và cho việc kiến tạo sự hợp lực tích cực giữa thị trường, xã hội dân sự và Nhà Nước. Đặc biệt xã hội dân sự giữ một vai trò chủ yếu trong mỗi tiến trình phát triển, vì sự phát triển chủ yếu là một hiện tượng văn hóa và văn hóa nảy sinh và phát triển trong những môi trường dân sự (13).

13. Như vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi, Đức Gioan Phaolô 2, đã quả quyết, "sự hoàn cầu hóa xuất hiện với đặc tính nổi bật là có hai mặt" (14) và vì thế cần được quản trị một cách khôn ngoan thận trọng. Trong sự khôn ngoan này, trước tiên cần để ý đến những đòi hỏi của người nghèo trên thế giới, vượt thắng gương mù là sự chênh lệch thái quá giữa những tình trạng nghèo đói và các biện pháp mà con người đưa ra để đối phó với chúng. Sự thiếu tương ứng đó thuộc bình diện văn hóa và chính trị cũng như trên bình diện tinh thần và luân lý. Thực vậy, thường thường người ta chỉ dừng lại ở những nguyên nhân hời hợt và phụ thuộc gây ra nghèo đói, mà không đi tới những nguyên nhân ở trong tâm hồn con người, như sự hám lợi và quan niệm hẹp hòi. Nhiều khi người ta đối phó với các vấn đề phát triển, trợ giúp và cộng tác quốc tế mà không có sự can dự đích thực của nhân sự, và họ chỉ coi đó là một vấn đề kỹ thuật chuyên môn mà thôi. Vì thế họ chỉ lo điều chỉnh các cơ cấu, thiết lập các hiệp định về giá cả và cung cấp những khoản tài trợ vô danh. Trái lại cuộc chiến chống nghèo cần những người nam nữ sống tinh thần huynh đệ sâu xa, và có khả năng tháp tùng con người, các gia đình và cộng đoàn trong hành trình phát triển nhân bản đích thực.

Kết luận

14. Trong Thông điệp "Centesimus annus" (Năm Thứ 100), Đức Gioan Phaolô 2 đã cảnh giác về sự cần thiết phải 'từ bỏ não trạng coi người nghèo - cá nhân và các dân tộc - như gánh nặng và như một điều gây phiền toái, khó chịu, những người muốn tiêu xài những gì mà người khác làm ra". Ngài viết: "Người nghèo yêu cầu được quyền tham gia vào việc hưởng các của cải vật chất và làm cho khả năng làm việc của họ được sinh lợi, nhờ đó tạo nên một thế giới công bằng và thịnh vượng hơn cho tất cả mọi người" (15). Trong thế giới hoàn cầu hóa hiện nay, càng ngày người ta càng thấy rõ rằng ta chỉ kiến tạo hòa bình nếu đảm bảo cho tất cả mọi người cơ hội được tăng trưởng hợp lý: sự sai trái của các hệ thống bất công, sớm muộn gì cũng gây ra thiệt hại cho tất cả mọi người. Vì thế chỉ có sự điên rồ mới có thể khiến cho người ta xây cất một căn nhà vàng, nhưng xung quanh là sa mạc hoặc những cảnh sa sút. Sự hoàn cầu hóa tự nó không thể xây dựng hòa bình, và trong nhiều trường hợp nó còn tạo nên chia rẽ và xung đột. Đúng hơn, sự hoàn cầu hóa cho thấy một nhu cầu: đó là phải hướng về một mục tiêu liên đới sâu rộng, nhắm đến thiện ích của mỗi người và mọi người. Theo chiều hướng đó, hoàn cầu hóa phải được coi như một cơ may thuận lợi để thực hiện một cái gì quan trọng trong cuộc chiến chống nghèo đói và để tận dụng những nguồn lợi cho đến nay không được nghĩ tới hầu phục vụ cho công lý và hòa bình.

15. Đạo lý xã hội của Hội Thánh vẫn luôn quan tâm đến người nghèo. Vào thời Thông điệp "Rerum novarum" (Tân Sự), người nghèo thường là những công nhân trong một xã hội mới được công nghệ hóa; giáo huấn xã hội của Đức Piô 11, Piô 12, Gioan 23, Phaolô 6 và Gioan Phaolô 2, đã làm nổi bật trước ánh sáng những nạn nghèo mới khi chân trời của vấn đề xã hội dần dần mở rộng thêm, đến mức độ có những chiều kích hoàn vũ (16).. Sự mở rộng vấn đề xã hội theo chiều kích hoàn cầu cần được cứu xét không những như một sự mở rộng về lượng nhưng còn như một sự đào sâu chất lượng về con người và về các nhu cầu của gia đình nhân loại. Vì thế, trong khi quan tâm theo dõi những hiện tượng hoàn cầu hóa ngày nay và ảnh hưởng của chúng trên sự nghèo đói của con người, Giáo Hội chỉ cho thấy những khía cạnh mới của vấn đề xã hội, không những về chiều rộng, nhưng cả về chiều sâu nữa, xét vì chúng liên hệ tới căn tính của con người và quan hệ của con người với Thiên Chúa. Chính những nguyên tắc đạo lý xã hội nhắm làm sáng tỏ những mối liên hệ giữa nghèo đói và sự hoàn cầu hóa và qui hướng hành động về việc xây dựng hòa bình. Trong số các nguyên tắc ấy nên đặc biệt nhắc lại ở đây "tình yêu thương ưu tiên dành cho người nghèo" (17), dưới ánh sáng tầm quan trọng trổi vượt của đức bác ái, vốn được toàn thể truyền thống Kitô giáo làm chứng, bắt đầu từ truyền thống của Giáo Hội nguyên thủy (Xc Cv 4,32-36; 1 Cr 16,1; 2 Cr 8-9; Gal 2,10).

"Mỗi người hãy thi hành phận vụ của mình và đừng trì hoãn" đó là điều Đức Lêô 13 đã viết hồi năm 1891, và ngài thêm rằng: "Về phần mình, Giáo Hội sẽ không bao giờ thiếu sót công việc bổn phận bằng bất cứ cách nào" (19). Ý thức này ngày nay cũng tháp tùng hoạt động của Giáo Hội đối với người nghèo, trong đó Giáo Hội nhìn thấy Chúa Kitô (19) và luôn nghe văng vẳng trong tâm hồn mình mệnh lệnh của vị Vua Hòa Bình nói với các Tông Đồ: "Chính các con hãy cho họ ăn đi" (Lc 9,13). Trung thành với lời mời gọi của Chúa, cộng đồng Kitô giáo sẽ không quên bảo đảm với toàn thể gia đình nhân loại sự hỗ trợ trong những nỗ lực liên đới một cách sáng tạo, không những để rộng ban những gì là thừa thãi, nhưng nhất là để thay đổi "lối sống, những kiểu mẫu sản xuất và tiêu thụ, những cơ cấu quyền bính được củng cố đang điều hành các xã hội ngày nay" (20). Tôi nồng nhiệt mời gọi mỗi môn đệ Chúa Kitô, cũng như mỗi người thiện chí, vào đầu năm mới này, hãy mở rộng con tim đối với những nhu cầu của người nghèo và làm những gì cụ thể có thể giúp đỡ họ. Thực vậy, châm ngôn này vẫn luôn đúng, đó là "bài trừ nghèo đói chính là xây dựng hòa bình".

Vatican ngày 8-12-2008

Biển Đức 16, Giáo Hoàng

(G. Trần Đức Anh OP chuyển ý từ nguyên bản tiếng Ý)

Mục lục

 

 

Chú Thích

1. Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế giới, n.1.

2. Phaolô 6, Thông điệp 'Popolorum progressio', 19.

3. Gioan Phaolô 2, Thông điệp 'Sollicitudo rei socialis', 29.

4. Gioan Phaolô 2, Thông điệp "Centesimus annus", 38.

5. Xc. Phaolô 6, Thông Điệp 'Populorum progressio', 37; Gioan Phaolô 2, Thông điệp 'Sollicitudo rei socialis', 25.

6. Biển Đức 16, Thư gửi ĐHY Renato Raffaele Martino nhân dịp cuộc Hội Luận quốc tế do Hội đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình tổ chức về đề tài 'Giải trừ võ trang, phát triển và hòa bình. Viễn tượng một cuộc giải trừ võ trang toàn bộ ', 10-4-2008: l'Osservatore Romano, 13.4.2008, p.8)

7. Thông Điệp 'Populorum progressio', 87.

8. Xc. Gioan Phaolô 2, Thông điệp 'Centesimus annus', 58

9. Xc Gioan Phaolô 2, Diễn văn trong buổi tiếp kiến Công giáo Tiến hành, 27-4-2002, 4: Insegnamenti di Giovanni Paolo II, XXV, 1 [2002], 637.

10. Gioan Phaolô 2, Diễn văn cho Đại hội Hàn lâm viện Tòa Thánh các khoa xã hội, 27-4-2001, 4: Insegnamenti di Giovanni Paolo II, XXIV, 1 [2001], 802.

11. Vatican II, Hiến Chế 'Lumen gentium', 1

12. Xc. Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, Toát Yếu đạo lý xã hội của Hội Thánh, 368

13. Xc. Ibid., 356

14. Diễn văn với giới lãnh đạo công đoàn công nhân và các công ty lớn, 2-5-2000, 3: Insegnamenti di Gioavanni Paolo II, XXIII, 1 [2000], 726.

15. N.28

16. Xc. Gioan Phaolô 2, Thông điệp 'Populorum progressio', 3

17. Gioan Phaolô 2, Thông điệp 'Sollicitudo rei socialis', 42; cf Idem, Thông điệp 'Centesimus annus', 57

18. Thông điệp 'Rerum novarum', 45

19. Xc. Gioan Phaolô 2, Thông điệp 'Centesimus annus', 58.

20. Ibid.

Công bố Huấn Thị ”Phẩm giá con người” của Bộ Giáo Lý đức tin

VATICAN. Ngày 12-12-2008, Bộ giáo lý đức tin đã công bố Huấn Thị ”Dignitas personae” (Phẩm giá con người), về một số vấn đề luân lý sinh học.

Huấn thị được Đức TGM Luis Ladaria, dòng Tên, Tổng thư ký Bộ giáo lý đức tin, và Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống và vị nguyên chủ tịch của Hàn lâm viện này là Đức Cha Elio Sgreccia, giới thiệu trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh. Văn kiện này mang chữ ký ngày 8-9-2008 của ĐHY Tổng trưởng William Levada và Đức TGM Tổng thư ký Luis Ladaria, trước đó đã được ĐTC Biển Đức 16 phê chuẩn ngày 20-6 năm nay và truyền công bố.

Huấn thị ”Phẩm giá con người” cập nhật Huấn thị ”Donum vitae” (Hồng ân sự sống), do Bộ giáo lý đức tin ban hành năm 1987, vì trong thời gian hai thập niên qua đã có những tiến triển lớn trong kỹ thuật y khoa sinh học.

Huấn thị mới dài 37 trang gồm 3 phần với tổng cộng 37 đoạn: phần đầu nhấn mạnh những khía cạnh nhân loại học, thần học và luân lý đạo đức; phần hai bàn về các vấn đề liên quan tới việc truyền sinh; phần ba nói về sự lèo lái các phôi thai và gia sản di truyền của con người (3).

Văn kiện Tòa Thánh khẳng định rằng lập trường không chấp nhận nhiều kỹ thuật sinh học mới phải được đánh giá tích cực như một sự phủ nhận của nhân loại chống lại những vụ vi phạm các quyền con người, nạn kỳ thị chủng tộc, chế độ nô lệ, kỳ thị phụ nữ, trẻ em và người bệnh (36). Cách đây 1 thế kỷ, Giáo Hội đã can đảm bảo vệ các công nhân bị áp bức trong các quyền của họ, thì ngày nay Giáo Hội bảo vệ một lớp người khác, là những người vừa được thụ thai, bị áp bức trong quyền sống căn bản của họ (37). Giáo Hội tin tưởng nhìn những nghiên cứu khoa học và nhìn nhận sự độc lập của ngành này, nhưng Giáo Hội nhắc nhở cho mọi người liên hệ về trách nhiệm luân lý đạo đức và xã hội (10). Nguyên tắc căn bản trong lãnh vực này là: 'Hoa quả sự sinh sản của con người từ lúc đầu tiên trong cuộc sống, nghĩa là từ lúc hợp tử đầu tiên (zygote) được thành hình do sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng, phải đươc nhìn nhận các quyền của con người, trong đó trước tiên có quyền sống bất khả nhượng của mội người vô tội” (4).

Các vấn đề

Đi vào chi tiết hơn, trước hết về vấn đề chữa trị sự son sẻ, Huấn Thị dạy rằng cần phải loại trừ mọi kỹ thuật thụ thai nhân tạo có sự can thiệp của người thứ ba ngoài đôi vợ chồng và các kỹ thuật thụ thai, tuy ở trong vòng vợ chồng, nhưng thay thế tác động vợ chồng. Trái lại có thể chấp nhận các kỹ thuật nhắm giúp tác động vợ chồng và sự thụ thai”. Huấn thị khuyến khích việc nhận con nuôi (12-13) đồng thời nhắc nhở rằng trong việc thụ thai trong ống nghiệm, ”con số phôi thai bị hy sinh rất cao”. Đây là một kỹ thuật trong đó phôi thai người bị đối xử như 'một mớ tế bào' mà thôi. Ngoài ra, càng ngày càng có những đôi vợ chống không son sẻ sử dụng các kỹ thuật truyền sinh nhân tạo với mục đích duy nhất là để có thể chọn lựa con cái theo hệ di truyền (14-15). Giáo Hội nhìn nhận ước muốn hợp pháp có con, nhưng ước muốn này không thể biện minh cho sự sản xuất. Trong thực tế, người ta có cảm tưởng một số nhà nghiên cứu dường như chiều theo tiêu chuẩn duy nhất là các ước muốn chủ quan và sức ép về kinh tế, rất mạnh mẽ trong lãnh vực này” (16). Trong số các kỹ thuật tự nó là bất hợp pháp, có phương pháp gọi tắt là ICSI (Intra Cytoplasmic Sperm Injection), bơm thẳng tinh trùng vào trứng, vì kỹ thuật này được thực hiện bên ngoài cơ thể của đôi vợ chồng nhờ những cử chỉ của người thứ ba” (17).

Huấn thị tái khẳng định sự không chấp nhận việc làm đông lạnh phôi thai và tuyên bố không thể chấp nhận việc dùng những phôi thai đông lạnh hiện có để nghiên cứu hoặc để chữa bệnh hay để cho các đôi vợ chồng son sẻ tùy tiện sử dụng...

Về việc phá thai, Huấn Thị của bộ giáo lý đức tin nói đến việc giảm bớt số phôi thai hoặc bào thai trong lòng mẹ bằng cách trực tiếp hủy bỏ chúng. Đây thực là một hành động phá thai chủ ý tuyển chọn. Cả việc chẩn bệnh trước khi phôi thai bám vào màng tử cung, trong thực tế đây cũng là một sự tuyển chọn phẩm chất với hậu quả là hủy hoại các phôi thai bị tật hoặc có những đặc tính không được người ta mong muốn. Hành động này thực là một sự kỳ thị bất công, đưa tới sự không nhìn nhận qui chế luân lý và pháp lý của những người bị bệnh nặng hoặc bị tật nguyền (21-22).

Ngoài các phương pháp ngừa thai, cũng được coi là bất hợp pháp những kỹ thuật ngăn chặn, như vòng xoắn và viên thuốc ngày hôm sau, nhắm chặn đứng phôi thai trước khi bám vào tử cung. Cũng thế đối với các kỹ thuật chống thai nghén, như thuốc RU-486, tạo nên sự đào thải phôi thai mới bám vào thành tử cung. Việc sử dụng các phương tiện này thuộc vào tội phá thai và nếu đi tới sự chắc chắn là đã thực hiện sự phá thai, thì đương sự mắc vạ tuyệt thông tức khắc (23).

Về kỹ thuật chọn giống tốt, việc sử dụng kỹ thuật di truyền với mục đích trị liệu, có thể chấp nhận trên nguyên tắc các can thiệp trên các tế bào không sinh sản, và chỉ có công hiệu giới hạn cho từng cá nhân mà thôi. Trái lại, những can thiệp trên các tế bào giống có nguy hiểm lớn cho việc thông truyền những thiệt hại cho dòng dõi, thì đó là điều bất hợp pháp (25-26).

Huấn thị quyết liệt lên án việc ứng dụng kỹ thuật di truyền với mục đích không trị liệu, nghĩa là nhắm mục tiêu gọi là cải tiến và tăng cường những năng khiếu di truyền. Đây thực là một sự tự phụ ý thức hệ muốn thay thế Thiên Chúa trong toan tính tạo nên một loại người mới (27). Việc phúc chế người (clonation) để sản xuất, trị liệu hoặc nghiên cứu đều là điều tự nó là bất hợp pháp. Sự phúc chế để sản xuất người tạo nên một hình thức nô lệ về sinh học. Trầm trọng hơn nữa là sự phúc chế gọi là với mục đích trị bệnh: tạo nên những phôi thai người, rồi phá hủy đi với mục đích chữa trị cho một người khác (28-29-30).

Về việc sử dụng tế bào gốc: là điều hợp pháp khi người ta sử dụng những phương pháp không gây thiệt hại trầm trọng cho đương sự mà người ta rút lấy tế bào gốc, chẳng hạn trong trường hợp lấy những mô từ một cơ phận trưởng thành, từ máu của giây rún khi mới sanh, từ các mô của bào thai chết một cách tự nhiên. Trái lại, thật là điều bất hợp pháp trầm trọng khi lấy tế bào gốc từ phôi thai người còn sống, vì làm như thế có nghĩa là hủy hoại phôi thai ấy. Việc nghiên cứu khoa học trên các tế bào gốc rút từ phôi thai người đã bị lịch sử lên án, không những vì nó thiếu ánh sáng của Thiên Chúa, nhưng còn vì nó thiếu nhân đạo (31-32).

Huấn Thị khẳng định rằng phúc chế phôi thai người lai vật, pha trộn các yếu tố di truyền của con người với các yếu tố của loài vật là một sự xúc phạm đến phẩm giá con người, việc làm ấy có thể gây xáo trộn cho căn tính đặc thù của con người (30). Sau cùng, Văn kiện Tòa Thánh cũng bàn về vấn đề sử dụng chất liệu sinh học của con người, từ một nguồn gốc bất hợp pháp. Các nhà nghiên cứu cần loại bỏ việc này, cho dù các chất liệu ấy được sản xuất ngoài trung tâm nghiên cứu của mình, được bán trên thị trường, lý do vì cần phải tránh cộng tác với sự ác và tránh gương mù.

Mục lục

 

Tổng kết 60 năm công bố Tuyên Ngôn Nhân Quyền: lý thuyết xa rời thực tại

Một số nhận định của ông Ugo Draetta, giáo sư môn ”Quyền quốc tế” tại Đại học công giáo Milano, về tổng kết 60 năm cống bố Tuyên Ngôn Nhân Quyền

Cách đây 60 năm, ngày mùng 10 tháng 12 năm 1948 Liên Hiệp Quốc đã công bố ”Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền”, khẳng định phẩm giá cao qúy và các quyền bất khả xâm phạm của con người. Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã là một chinh phục pháp lý của thế giới tân tiến ngày nay. Nó có gốc rễ trong tư tưởng Kitô và tư tưởng cổ điển, với phần đóng góp của tư tưởng thiên quang luận. Nhưng trên thực tế khát vọng công lý và hòa bình vẫn chưa được đáp ứng tại rất nhiều vùng trên thế giới này. Nghĩa là giữa lý thuyết và thực hành vẫn còn có khoảng cách rất xa.

Ngoài phần dẫn nhập Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền gồm 36 khoản đã được soạn thảo trong vòng 2 năm, và được chấp nhận ngày mùng 10 tháng 12 năm 1948, với nghị quyết 217, được 51 quốc gia thành viên hiện diện thông qua tại Paris. Lá phiếu chấp thuận của năm 1948 này đã là nền tảng cho hiệp định về các quyền con người - được thừa nhận hoàn toàn hay một phần - bởi 192 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Có thể ví nó như là một bản ”Hiến Pháp Quốc Tế”, nảy sinh từ các tàn phá đổ vỡ chết chóc thê lương của thế chiến thứ II, và nhằm vạch ra các nguyên tắc của một cuộc sống chung dựa trên hòa bình, công lý và sự tôn các quyền tự do và sự sống con người. Ủy ban soạn thảo gồm 18 thành viên do bà Eleanor Roosevelt, góa phụ của tổng thống Franklin Delano Roosevelt, làm chủ tịch. Trong số các thành viên có ông René Cassin, người Pháp, ông Charles Malik, người Libăng và ông Trần Bành Xuân, người Trung Hoa.

Tuy nhiên khi đi ngược dòng lịch sử, chúng ta có thể ghi nhận nhiều bản tuyên ngôn nhân quyền khác nữa. Chẳng hạn bản tuyên ngôn về các quyền con người, công bố vào năm 1689, sau khi chấm dứt cuộc nội chiến tại Anh quốc, diễn tả khát vọng dân chủ của người dân Anh. Một thế kỷ sau đó cuộc Cách Mạng Pháp đã gợi hứng cho Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Hiến Pháp Hoa Kỳ. Tuy nhiên có một số người cho rằng tài liệu về nhân quyền cổ xưa nhất là tài liệu khắc trên ”Ống Đồng” do Ciro, vua Ba Tư, ban hành vào năm 539 trước công nguyên. Tiếp đến là ”Thỏa hiệp của những người đạo đức”, ký kết năm 590 sau công nguyên giữa các bộ lạc A rập, như liên minh đầu tiên giữa các dân tộc, dựa trên việc tôn trọng các nguyên tắc chung.

Năm 1942 triết gia Jacques Maritain khẳng định rằng gia phả dài và phức tạp của các quyền con người ”là một gia tài của tư tưởng Kitô và của tư tưởng cổ điển”, chứ không chỉ là của nền triết lý thiên quang luận mà thôi, là nền triết lý rốt cuộc đã làm cho gia tài đó bị méo mó đi”. Sợi chỉ đỏ dẫn đường gắn liền với Kitô giáo đã xuyên qua cuộc tranh đấu cho quyền của các bộ lạc da đỏ châu Mỹ Latinh, do các tu sĩ Bartolomeo de Las Casas và Francisco de Victoria khởi xướng hồi thế kỷ XVI, chống lại các lực lượng thuộc địa Tây Ban Nha ngược đãi và tàn sát các thổ dân bên châu Mỹ. Sợi chỉ đỏ ấy còn xuyên suốt lên cho tới thánh Toma Aquino, thánh Agostino, các Giáo Phụ, thánh Phaolô và cả triết gia Cicerone, các triết gia khắc kỷ và triết gia Sofocle.

Một cách đặc biệt chính các thảm cảnh, do các thể chế độc tài và thế chiến thứ II gây ra, đã thúc đẩy suy tư và việc định nghĩa các quyền con người trên bình diện quốc tế. Cuộc khủng hoảng của nền văn minh giữa các năm 1940-1945 đã khiến cho các tín hữu công giáo và tin lành, các người theo khuynh hướng tự do và các người dân chủ xã hội xích lại gần nhau và bước vào cuộc đối thoại với các trào lưu tôn giáo khác, cho tới chỗ thắng vượt được các chống đối nhau. Chiến tranh, chế độ Đức quốc xã và chế độ cộng sản cũng nhanh chóng giúp thắng vượt các dè dặt đối với thuyết thiên quang luận vô thần. Chủ thuyết thiên quang luận vô thần đã nhúng tay vào tất cả mọi tuyên ngôn âu châu về nhân quyền, nhưng lại không gây được ảnh hưởng nào trên các tuyên ngôn nhân quyền của Hoa Kỳ lấy Thiên Chúa làm nền tảng. Chính vì thế trong sứ điệp truyền thanh lễ Giáng Sinh năm 1942 Đức Pio XII đã ám chỉ sự kiện này và khẩn cầu ”ngôi sao hòa bình” trao ban trở lại cho con người phẩm giá, mà Thiên Chúa đã ban cho nó ngay từ ban đầu”.

Thật vậy qua Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, các nguyên tắc của cuộc Cách Mạng Pháp và Hoa Kỳ đạt chiều kích đại đồng của chúng. Giáo Hôi Công Giáo cũng góp phần một cách mạnh mẽ với các tài liệu của Công Đồng Chung Vaticăng II và các thông điệp, điển hình như thông điệp ”Hòa Bình Dưới Thế” của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, cũng như rất nhiều thông điệp và giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II và các chuyến viếng thăm mục vụ của người. Tất cả đều giúp minh giải chiều kích nòng cốt sứ mệnh của Giáo Hội là ”bảo vệ phẩm giá siêu việt của con người” như được nêu bật trong Hiến Chế ”Vui Mừng và Hy Vọng” về Giáo Hội trong thế giới ngày nay.

Ngày 18-4-2008, nhân kỷ niệm 60 năm công bố Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã viếng thăm tổ chức Liên Hiệp Quốc và phát biểu trước đại diện của các quốc gia trên thế giới. Người nhắc lại rằng Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc công bố năm 1948 là kết qủa sự tụ hội của các truyền thống tôn giáo và văn hóa khác nhau, coi hạnh phúc con người là trung tâm mọi hoạt động. Các quyền được ghi trong Bản Tuyên Ngôn dựa trên luật lệ tự nhiên được khắc ghi trong con tim của từng người, và luật lệ tự nhiên đó là điểm tột đỉnh chương trình tạo dựng của Thiên Chúa đối với thế giới và lịch sử. Đức Thánh Cha cũng cảnh cáo chống lại sự thắng thế của một quan niệm duy tương đối, cho rằng ý nghĩa và việc giải thích các quyền con người có thể thay đổi, và vì thế không thừa nhận tính cách đại đồng của chúng nhân danh các bối cảnh văn hóa, chính tri, xã hội và cả tôn giáo khác nhau nữa. Nghĩa là có thể xảy ra nguy cơ chối bỏ nền tảng bản thể học của các giá trị được khẳng định trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, và khiến cho quyền con người tùy thuộc các trào lưu tư tưởng thắng thế trong một xã hội.

Sau đây là một số nhận định của ông Ugo Draetta, giáo sư môn ”Quyền Quốc Tế” tại Đại học công giáo Milano, bắc Italia, về tổng kết 60 năm cống bố Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền.

Hỏi: Thưa giáo sư Draetta, mùng 10-12-2008 là ngày kỷ niệm Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã được cống bố cách đây 60 năm. Ngoài các lễ nghi kỷ niệm chính thức, có được bao nhiêu trong số 30 điều khoản đã đi vào trong các bộ luật và trong lương tâm của con người thời nay? Nghĩa là chúng ta đã thực hiện được các điều khoản của nó tới đâu rồi?

Đáp: Tuy không có tính cách bắt buộc, nhưng các nguyên tắc của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã trở thành đối tượng của một loạt các tuyên ngôn luật pháp quốc tế bắt buộc trên bình diện quốc tế cũng như vùng miền. Chẳng hạn như các thỏa hiệp quốc tế về các quyền con người năm 1966 và Hiệp định âu châu về các quyền con người. Trên bình diện cụ thể đã có sự chậm trễ giữa các công bố lý thuyết và việc thực hành cụ thể.

Ngoài ra các cuộc Cách Mạng Pháp và Mehicô cũng đã chấp nhận sự bình đẳng giữa tất cả mọi người, nhưng sự thật lịch sử cho thấy nó chỉ liên quan tới người da trắng và nam giới. Đã phải đợi rất lâu mới đạt được một biến cố biểu tượng như biến cố đã xảy ra trong các tuần vừa qua: đó là một người da mầu gốc phi châu được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ. Chúng ta đã luôn luôn sống sự xa cách giữa các lời tuyên bố và thực tế cụ thể. Ngay cả sự kiện Liên Hiệp Quốc, là tổ chức đã công bố Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, mà cũng không đưa ra khoản ước nói rằng một Nhà Nước mà đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do căn bản và các quyền con người, thì sẽ bị loại trừ ra khỏi tổ chức. Chính vì thế mới có chuyện một chính quyền đàn áp dân chủ và các quyền con người như chính quyền Myanmar vẫn ngang nhiên là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, và một nước như Libia vẫn trở thành thành viên Ban chủ tịch Ủy ban các quyền con người. Nghĩa là các quyền con người được hiểu trong một viễn tượng lịch sử, chứ không phải với bảng tổng kết bé nhỏ cụ thể của nhà làm luật. Chúng ta đã phải đợi biết bao nhiêu năm, và các tuyên ngôn cũng như các dụng cụ pháp luật khác cũng chỉ là các điểm khởi hành, chứ chưa đem lại các kết qủa cụ thể.

Hỏi: Kỷ niệm 60 năm công bố Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền là dịp tổ chức nhiều lễ nghi chính thức, nhưng một cuộc thăm dò mới đây cho thấy rất ít người trẻ Italia tuổi từ 18 đến 35 đã đọc Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền này ít là một lần. Như thế thì phải khởi hành từ đâu để giúp người dân hiểu tính cách thời sự của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền này thưa giáo sư?

Đáp: Tôi đồng ý với phân tích này của qúy vị, cả khi tôi muốn nhắc lại rằng trong các đại học cũng có các sinh viên nghiên cứu và học hỏi về các vấn đề nhân quyền, chứ không phải là không. Ngày nay vẫn tiếp tục có các vụ vi phạm nhân quyền, nhưng chúng không còn được coi là chuyện nội bộ của các nước riêng rẽ như hồi năm 1945 nữa. Rất tiếc là các quyền con người vẫn tiếp tục bị chà đạp trắng trợn, nhưng chúng bị thế giới lên án mạnh mẽ, một phần cũng là nhờ các phương tiện truyền thông đưa tin tức. Đây đã là một bước tiến rồi: chúng ta tất cả đều phẫn nộ vì các chuyện xảy ra bên Myanmar, bên Sudan vv..., và chúng ta yêu cầu cộng đồng quốc tế phải hoạt động nhiều hơn nữa. Nó là một thành qủa quan trọng của thời đại chúng ta.

Hỏi: Thưa giáo sư, đâu là các thách đố mới mà nhân quyền phải đương đầu hiện nay?

Đáp: Có lẽ tôi khiến cho qúy vị thất vọng, vì không đưa ra các đề tài đặc biệt, nhưng chỉ đưa ra một đòi hỏi hữu hiệu thôi: đó là cộng đoàn quốc tế phải mạnh mẽ phản ứng chống lại các thách đố cũ và các thách đố mới, nhưng lại không có các dụng cụ thích hợp. Liên Hiệp Quốc có một sắp đặt cứng nhắc, tập trung nơi sự đồng ý của 5 thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An. Đây là điều cần phải thay đổi. Cần phải cải tổ Liên Hiệp Quốc theo việc phân chia mới về quyền bính trên thế giới. Nhưng chính 5 quốc gia thành viên Hội Đống Bảo An Liên Hiệp Quốc này lại ngăn chận mọi chuyện. Và cuối cùng thì chúng ta phải một trả giá rất cao, vì chúng ta không có các phương tiện nào khác. Như thế thách đố lớn ngày nay là tái thành lập Liên Hiệp Quốc, là cải tổ nó. Chỉ sau khi cải tổ hay thành lập trở lại Liên Hiệp Quốc, chúng ta mới có thể đương đầu với các thách đố cụ thể như vấn đề môi sinh và nền kinh tế toàn cầu mà thôi.

Hỏi: Thưa giáo sư Draetta, Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền cũng đề cập tới quyền sống. Một vài lời tuyên bố của Liên Hiệp Quốc xem ra đi ngược lại với quyền này, có đúng thế không?

Đáp: Trong phần dẫn nhập Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đề cập tới ”phẩm giá” chứ không nói tới phẩm chất của sự sống. Từ đó trở đi thì người ta nhấn mạnh phẩm giá của sự sống trong sự toàn vẹn của nó, chứ không phải một cuộc sốmg tốt hay một cuộc sống xấu, một cuộc sống lành mạnh hay một cuộc sống đau yếu. Đây là một tuyên bố nền tảng và rất quan trọng. Nó có nghĩa là phải tôn trọng phẩm giá sự sống con người trong mọi tình trạng của nó.

Mục lục

Đức Thánh Cha viếng thăm Đại Sứ quán Italia cạnh Tòa Thánh

ROMA. Sáng 13-12-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã đến viếng thăm Đại Sứ quán Italia cạnh Tòa Thánh. Ngài đề cao tầm quan trọng của quan hệ giữa Italia và Tòa Thánh trong hoàn cảnh thế giới hiện nay.

Đến nơi vào lúc 11 giờ, ĐTC đã được ngoại trưởng Franco Frattini, Thứ trưởng tại phủ thủ tướng Gianni Letta và đại sứ Zanardi Landi tiếp đón, cùng với các nhân viên sứ quán và thân nhân của họ.

ĐTC đã nhà nguyện của Đại sứ quán dâng kính thánh Carlo Borromeo mới được hoàn toàn tân trang. Tại đây ngài đã kính viếng Mình Thánh Chúa và gặp gỡ các nhân viên của Đại sứ quán. Thứ trưởng Gianni Letta đã đại diện thủ tướng Berlusconi chào mừng ĐTC.

Trong bài huấn dụ ngắn, ĐTC nhắc lại sự kiện dinh thự hiện được dùng làm Đại Sứ quán Italia cạnh Tòa Thánh hiện nay vốn là một dinh thự được ĐGH Piô 4 tặng cho hai người cháu của ngài là Frederico và em là thánh Carlo Borromeo. Chính tại đây, thánh Carlo, vốn được phong HY Quốc vụ khanh Tòa Thánh khi còn rất trẻ, lúc 22 tuổi, đã cộng tác với việc cai trị Giáo Hội hoàn vũ. Và sau khi anh qua đời, Carlo đã khởi sự tiến trình trưởng thành về thiêng liêng, đạt tới một cuộc hoán cải sâu xa và quyết liệt chọn cuộc sống Tin Mừng. Sau khi trở thành GM giáo phận Milano, ngài tận tụy chăm sóc giáo phận, thực thi giáo huấn của Công đồng chung Trento và xả thân cứu giúp dân chúng trong những năm bị dịch tễ, đến độ dân chúng gọi ngài là ”Thiên thần của những người bị dịch”.

Và ĐTC kết luận rằng ”Cuộc sống nhân bản và thiêng liêng của thánh Carlo Borromeo chứng tỏ rằng ơn thánh của Chúa có thể biến đổi tâm hồn con người và làm cho con tim ấy có khả năng yêu thương anh chị em mình đến độ hy sinh bản thân”.

Phần thứ hai cuộc viếng của ĐTC đã diễn ra tại phòng khánh tiết và có thêm sự hiện diện của nhiều quan chức chính phủ Italia và một số đại sứ các nước trong ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh.

Lên tiếng sau lời chào mừng của ngoại trưởng Frattini, ĐTC nhắc lại sự kiện tòa nhà lịch sử này đã được 3 vị Giáo Hoàng tiền nhiệm của ngài viếng thăm, đó là các Vị Tôi Tớ Chúa Đức Piô 12 năm 1951, Đức Phaolô 6 năm 1964 và Đức Gioan Phaolô 2 năm 1986. Sự chú ý đặc biệt của các vị Giáo Hoàng đối với sứ quán này nói lên sự nhìn nhận vai trò quan trọng của Đại sứ quán Italia cạnh Tòa Thánh trong các quan hệ đặc biệt và khẩn trương giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Italia... Quan hệ đầy thành quả giữa Italia và Tòa Thánh là điều rất quan trọng và ý nghĩa trong hiện tình thế giới, trong đó vẫn còn kéo dài các cuộc xung đột và căng thẳng giữa các dân tộc, khiến cho sự cộng tác giữa tất cả những người cùng chia sẻ các lý tượng công lý, liên đới và hòa bình càng trở nên cần thiết”.

ĐTC cũng nhấn mạnh tới sự phân biệt và độc lập giữa Giáo Hội và Nhà Nước. Giáo Hội nhìn nhận và tôn trọng nguyên tắc này, nhưng không quên nghĩa vụ khơi dậy trong xã hội các sức mạnh luân lý và tinh thần, góp phần giúp mọi người quyết tâm đáp ứng những đòi hỏi chân chính của sự thiện. Vì thế, khi nhắc nhở về giá trị của một số nguyên tắc luân lý đạo đức căn bản đối với cuộc sống riêng tư và công cộng, Giáo Hội góp phần bảo đảm và thăng tiến phẩm giá con người và công ích của xã hội, và theo nghĩa đó, sự cộng tác đích thực và đáng mong muốn giữa Nhà Nước và Giáo Hội được thực hiện.

Tòa Thánh và Israel tăng tốc đàm phán nhắm đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Thánh Địa

 

Giêrusalem (AsiaNews) - Ủy ban thường trực song phương giữa Tòa Thánh Vatican và Nhà nước Israel hôm 18/12 đã kết thúc phiên họp ở Bộ ngoại giao Israel tại Giêrusalem và đã quyết định lên kín lịch các cuộc họp, dẫn đến hy vọng rằng một số kết luận có thể đạt được trước khả năng về chuyến tông du của Đức Thánh Cha Benêđictô XVI đến Thánh Địa sẽ diễn ra vào tháng Năm, 2009.


Trong tuyên bố đưa ra khi kết thúc phiên hôm hôm 17/12 đã xác nhận rằng “Ủy ban làm việc sẽ tổ chức các cuộc họp vào ngày 15/01, 18/02, 05/03 và 26/03”. Điều này hơn cả mong đợi bình thường, có thể thấy rằng cuộc đối thoại đã diễn ra rất chậm chạp trong 10 năm qua, và hầu như trong 5 năm qua (2005-2007) đã tạm dừng. Phiên họp toàn thể, vốn theo thường lệ được tổ chức vào tháng Sáu, 2009, cũng được dời lên. Tuyên bố cũng cho hay “ủy ban song phương cũng đã đồng ý tổ chức Phiên họp toàn thể lần tới vào ngày 23/04/2009”, và nghị trình dày đặc cũng bộc lộ ý định dấn thân của hai đoàn đại biểu nhằm “tăng tốc các cuộc đàm phán và đạt được thỏa thuật sớm nhất có thể”.


Trong các vòng đàm phán của Giáo Hội ở Thánh Địa, động thái gấp rút thình lình của ủy ban hỗn hợp được xem như có liên quan đến việc mong muốn đạt được kết quả trước chuyến viếng thăm được mong đợi của Đức Thánh Cha đến Thánh Địa. Mặc dù Tòa Thánh Vatican không khẳng định cũng như phủ nhận điều này, nhưng ở Israel, Palestine, và Jordan, mọi người nghĩ rằng Đức Thánh Cha sẽ đến Thánh Địa vào nửa đầu tháng Năm.


Như các tuyên bố trước đây, tuyên bố mới đây cũng cho hay “trong bầu khí hết sức thân mật và thiện chí”; của công việc nhằm nhắm đến “thành quả của hiệp định như đôi bên mong muốn” và của sự trao đổi “đầy ý nghĩa và hữu ích”. Vì trong 10 năm qua, Giáo Hội và Nhà nước Israel đã cố gắng đạt được hiệp định nhằm tái xác nhận việc miễn thuế mang tính lịch sử cho Giáo Hội và nhằm đạt đến các quy tắc để bảo vệ tài sản của Giáo Hội, nhất là những nơi thánh.

 

Mục lục

 

 

Giáo phận Thượng Hải mừng kỷ niệm 400 năm Công Giáo hiện diện

 

Thượng Hải, Trung Quốc (AsiaNews / UCAN) - Các nghi thức mừng kỷ niệm 400 năm Công Giáo đến Thượng Hải được kết thúc bằng việc phong chức 2 linh mục hôm 6 tháng Mười Hai ở Nhà thờ Chánh tòa Thánh Inhaxiô thuộc huyện Xujiahui, do Đức Giám mục Phụ tá của Thượng Hải, Đức Cha Joseph Xing Wenzhi chủ tế, cùng với 87 linh mục trong giáo phận và các giáo phận lân cận. Nhưng các nghi thức mừng kỷ niệm này lại được đánh dấu bằng "cuộc chiến" của giới cầm quyền và Hội Công Giáo Yêu nước (PA) nhằm chống lại cuộc hành hương Đến Đền Đức Mẹ Xa Sơn (Sheshan).

Khoảng 2.000 người Công Giáo đã tham dự Thánh Lễ phong chức cho Cha Li Gangyao và Cha Joseph Xu Ruhao, cả hai đều thuộc chủng viện Xa Sơn, ngoại ô của Thượng Hải. Cha Li sẽ ở lại phục vụ cho Giáo phận Thượng Hải, hiện nay có 75 linh mục, trong khi Cha Xu sẽ đến phục vụ cho Giáo phận An Huy.


Đức Cha Xing khuyến khích các linh mục tân chức noi theo mẫu gương của Chúa Giêsu, Mục tử Nhân Lành, người "không đến để được phục vụ nhưng để phục vụ, và để tìm kiếm chiên lạc". Ngài nhắc lại rằng ngay cả khi kết thúc các cử hành mừng kỷ niệm lần thứ 400 nhưng "sứ mạng của chúng ta không kết thúc hôm nay, nhưng nó đánh dấu sự thúc đẩy mới để chúng ta loan báo Tin Mừng cho những người đã không bao giờ nghe nói về Tin Mừng".


Giáo hội Công giáo bắt đầu ở Thượng Hải vào năm 1608 bằng việc Paul Xu Guangqi, người Công giáo đầu tiên của thành phố, được Cha Dòng Tên người Ý Lazzaro Cattaneo ban Phép Thanh Tẩy. Vị linh mục lưu lại ở đó hai năm, ban Phép Rửa cho khoảng 200 giáo dân và xây dựng nhà thờ đầu tiên gần Xujiahui.


Việc cử hành mừng kỷ niệm đã được bắt đầu vào ngày 01/03 và kéo dài trong chín tháng qua, trong số các sự kiện chính có cuộc hành hương đến Đền Đức Mẹ Xa Sơn. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tuyên bố ngày 24/05 hàng năm là ngày Thế Giới cầu nguyện cho Giáo Hội Trung Quốc, và mời gọi các tín hữu dâng lời cầu nguyện đặc biệt lên Đức Mẹ Xa Sơn, trọng tâm của cuộc hành hương quen thuộc và phổ biết vào ngày đó. Đức Giám Mục của Thượng Hải, Aloysius Jin Luxian (đang lâm trong bệnh) đã công bố việc cử hành nghi lễ trong thư mục vụ vào tháng Mười Hai năm 2007, kêu gọi tất cả mọi người canh tân tâm linh và hưởng ứng tích cực lời mời gọi của Đức Thánh Cha.


Cũng cần nhắc lại rằng, nhà cầm quyền địa phương và Hội Công Giáo Yêu chỉ cho các linh mục và giáo dân của Giáo phận Thượng Hải được phép hành hương, và ngăn cấm giáo giáo dân của các giáo phận khác. Ý định của họ là nhằm ngăn ngừa cuộc hành hương và các nghi lễ được tiên liệu có khoảng 200.000 tín hữu: hàng tá linh mục chính thức và thầm lặng bị bắt trước ngày 24 tháng Năm, hoặc bị giám sát chặt chẽ hoặc bị ép “làm một chuyến du lịch” với công an hay đơn thuần bị đe dọa. Một số linh mục và giáo dân vẫn còn trong nhà giam vài tháng sau đó. Giáo phận Thượng Hải được ủy thác là nơi người hành hương đến Xa Sơn phải đăng ký. Trong suốt tháng Năm, các con đường xung quanh khu vực hành hương bị chặn lại và các nhà hàng, khách sạn bị cấm nhận người Công Giáo, camera cũng được lắp đặt trên các con đường lân cận.

Hồng Kông kỷ niệm 120 năm cung hiến Nhà thờ Chánh Tòa

Hong Kong (Agenzia Fides) – Trong Thánh Lễ mừng kỷ niệm 120 năm cung hiến Nhà thờ Chính tòa Vô nhiễn Nguyên tội hôm 7/12 ở Hồng Kông, Đức Tổng Giám Mục Robert Sarah, Tổng Trưởng Thánh Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân Tộc, đã bày tỏ cảm xúc trong chuyến đi đầu tiên của ngài đến vùng đất này của Trung Quốc: "Tôi rất hạnh phúc khi có thể tham dự vào nghi lễ mừng kỷ niệm 120 năm cung hiến Nhà thờ Chính tòa này. Và tôi cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc”.

Theo Kong Ko Báo (phiên bản tiếng Hoa của bản tin giáo phận), Đức Giám mục của Hồng Kông, Đức Giám Mục Phụ tá và linh mục Tổng Đại diện cùng đông đảo linh mục, tu sĩ của giáo phận đã cùng đồng tế trong Thánh Lễ với khoảng 1.100 tín hữu. Trong bài giảng, vị chủ tế đã nêu bật sự kiện 120 năm qua nhà thờ Chánh tòa cũng là một phần của lịch sử giáo phận và của các nhà truyền giáo, nhà thờ được xây dựng bởi các nhà truyền giáo Học viện Giáo Hoàng Truyền giáo Hải ngoại (PIME), những người đã tổ chức kỷ niệm 150 truyền giáo tại Hồng Kông vào cuối năm ngoái.

Theo vị Tổng Đại diện cũng là niên trưởng của Nhà thờ Chánh tòa, Đức Ông Dominic Chan thì "làm cho các tín hữu cảm thấy như ở nhà là công tác mục vụ ưu tiên của Nhà thờ Chánh tòa. Chúng tôi cũng khuyến khích sự tham gia của giới trẻ, khi mà đức tin đang giảm sút trong các thế hệ mới. Nhà thờ Chính tòa sẽ cử hành Ơn Thiên Triệu Năm Thánh Phaolô vào năm 2009, để loan truyền nhận thức về tầm quan trọng của ơn gọi trong các tín hữu".

Khi kết thúc Thánh Lễ, Đức Giám mục của Hồng Kông đã đội vương miện cho bức tượng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên Tội ở nhà nguyện Loan báo Tin Mừng bên trong Nhà thờ Chánh tòa. Vương miện là món quà của các tín hữu và sinh viên tặng vào năm 1954, khi Giáo Hội hoàn vũ tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm tín điều Vô nhiễm Nguyên tội. Nhân dịp kỷ niệm 120 năm cung hiến, Nhà thờ Chính tòa cũng xuất bản một quyển sách mang tựa đề "Đọc lại lịch sử của Giáo Hội, bước vào nhà thờ Chánh tòa" trong đó trình bày những câu chuyện, bước phát triển, kiến trúc, và nghệ thuật của Nhà thờ Chánh tòa.

Mục lục

Tu Hội Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn mừng 80 năm hiện diện trên quê hương Việt Nam

SAIGÒN - Thứ bảy 13-12-2008, Tu Hội Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn mừng 80 năm hiện diện trên quê hương Việt Nam. Tỉnh dòng Việt Nam được khai sinh ngày 11-12-1928, khi ba chị tiên khởi là Marie Marthilde Sempé, Jeanne Legout và Marthe Côte đến Sàigon, đáp lời mời gọi của Đức cha Isidore Dumortier, để phục vụ tại bệnh viện Gia Định.

Thánh lễ tạ ơn do Đức Hồng Y J.B. Phạm Minh Mẫn chủ tế. Đồng tế với ngài có Đức Giám mục P. Bùi Văn Đọc và 40 linh mục dòng và triều. Cùng đến tham dự có đại diện của các dòng tu ở Sàigon, thân nhân của các nữ tu và ân nhân của tu hội.

Trung thành với tinh thần nghèo khó, vừa là truyền thống vừa là linh đạo của tu hội, kỷ niệm 80 được tổ chức rất đơn sơ, và chỉ gói gọn trong vòng rất thân hữu. Tuy nhiên, bầu không khí của ngày lễ vẫn là một bầu không khí tạ ơn cảm động.

Trong bài giảng, Đức Hồng Y nhìn lại sự dấn thân của các nữ tu trong mọi môi trường xã hội, thời thuận tiện cũng như thời không thuận tiện, và xem đấy là một hồng ân của Thiên Chúa không ngừng đổ xuống trên Giáo hội Việt Nam. Trong tâm tình đó, Đức Hồng Y đã tỏ ra cảm kích đối với tinh thần hội nhập văn hóa của các nữ tu nói chung, và của các Nữ Tử Bác Ái nói riêng, từ việc thay đổi tu phục qua dòng thời gian, đến nếp sống hòa nhập với người nghèo, và phục vụ họ với hết trái tim mình, khắp nơi trên đất nước Việt Nam.

Tâm tình tạ ơn của ngày kỷ niệm được nói lên một cách minh nhiên trong giờ diễn nguyện trước thánh lễ, với chủ đề: Hành Trình Hồng Ân. Các chị diễn lại, qua ngôn ngữ hoạt cảnh và vũ kịch, các chặng đường mà Tỉnh Dòng đã đi xuyên qua ba giai đoạn lịch sử của đất nước: Từ 1928 đến 1954 - từ 1954 đến 1975 và từ 1975 đến 2008. Dù xã hội chính trị có thế nào đi nữa, thì các chị luôn luôn cảm tạ Thiên Chúa vì đã giữ gìn các chị trung thành với ơn gọi của mình, ấy là chia sẻ cuộc sống nghèo với người nghèo để phục vụ nguời nghèo: nghèo vật chất và nghèo tâm linh.

Những lời còn đọng lại sau thánh lễ tạ ơn, cũng nhưng sau buổi gặp gỡ chia sẻ, ấy là lời chúc mừng của Đức Cha Bùi Văn Đọc, và cũng là lời làm chứng của nhiều thế hệ các chị trong suốt 80 năm qua, đại ý như sau:

“Tôi chúc các chị được hoàn thành ước nguyện mà các chị đã nói lên trong buổi diễn nguyện: ấy là trở nên những ngôn sứ cho niềm vui, bình an và hy vọng, trên đất nước này, trong thế giới này. Và muốn như thế, tôi cũng chúc các chị sống kết hợp với Thiên Chúa là Tình Yêu, đúng như phương châm của những Nữ Tử Bác Ái - nghĩa là những Người Con của Đấng Tình Yêu: Caritas Christi urget nos! Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng tôi!

Trần Duy Nhiên

Mục lục

 

Nữ tu người Việt Nam đầu tiên của Dòng Bác Ái Miyazaki Nhật Bản

ANS – TOKYO - Ngày Lễ Trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 08 tháng 12 vừa qua Cha Orlando Puppo SDB Giám Tỉnh của Tỉnh Dòng Nhật Bản đã chủ sự Thánh Lễ Tuyên Khấn Lần đầu của Sơ Maria Machaela Huỳnh Thị Thu Hà gia nhập Dòng Bác Ái Miyazaki.

Sơ Maria Machaela Huỳnh Thị Thu Hà là Nữ Tu người Việt Nam đầu tiên của Dòng Nữ Tử Bác Ái Miyazaki. Chị từ Việt Nam đã tới Nhật Bản được 6 năm qua và nay đã tuyên khấn lần đầu trong Dòng Bác Ái Miyazaki, Chị đã phải vượt qua được rất nhiều những khó khăn trong việc học ngôn ngữ Nhật Bản, ngoài ra, vào tháng 10 vừa qua Bà Cố của Chị cũng vừa được Chúa gọi về.

Thánh Lễ tuyên khấn lần đầu đã được cử hành tại Nhà Nguyện của Nhà Mẹ Dòng Bác Ái Miyazaki ở Thủ Đô TOKYO Nhật Bản. Hiện diện trong Thánh Lễ cũng có một vài thân nhân của Sơ Maria Machaela Thu Hà và các bạn bè, và cả cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản cũng như Gia Đình Salêdiêng

Quý Sơ trong Dòng đã vui mừng tiếp nhận Tân Khấn Sinh mới gia nhập. Sự góp mặt của Tân Khấn Sinh Việt Nam này đã làm tăng thêm tính chất quốc tế của Dòng Tử Bác Ái Miyazaki.

Dòng Bác Ái Miyazaki được Đấng Đáng Kính Cha Cimatti sáng lập năm 1937 với sự giúp đỡ của Cha Antôniô Cavoli. Hiện nay, Dòng Bác Ái Miyazaki hiện diện không dưới 13 Quốc Gia trên 4 lục địa với con số 1019 Hội viên. Dòng Bác Ái Miyazaki là 1 trong 23 nhóm của Đại Gia Đình Salêdiêng.

Fx Đức Thịnh

Lập quỹ tín dụng nhỏ tại một số giáo phận Việt Nam

Tổ chức bác sĩ Đức quốc trợ giúp các nước đang phát triển (German Doctors for the developing countries), một tổ chức phi chính phủ (NGO) được Cha Bernhard Ehlen, dòng Tên, thành lập hơn 20 năm qua, chuyên lo giúp đỡ các nước nghèo, chủ yếu là về y tế, phát triển ở Phi Châu và Á Châu. Qua sự trung gian và giới thiệu của Cha Giuse Đinh Huy Hưởng hơn 6 năm qua, Cha Bernhard nhiều lần sang thăm Việt Nam và giúp một số dự án như xây nhà huấn nghệ tại giáo xứ Cần Giờ, Sài gòn, một bệnh viện tại tòa giám mục Vinh (gần 10 tỷ VND), nhà dạy cắt may tại tòa giám mục Phát Diệm, Bắc Ninh, nhà huấn nghệ tại dòng Mến Thánh Giá Bắc Hải Xuân Lộc, nhà dạy làm đồ mây tre tại giáo phận Nha Trang, nhà trọ cho sinh viên nghèo tại giáo phận Quy Nhơn, giúp làm nhiều cây nước tại giáo phận Cần Thơ, đặc biệt giúp cứu trợ nạn nhân bão lụt tại đồng bằng sông Cửu Long, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang, Bùi Chu, Phát Diệm, Thanh Hóa và mới đây tại Hưng Hóa

Từ 2007 tuy đã về hưu nhưng Cha Bernhard rất quan tâm ưu ái tới giáo hội Việt Nam và muốn trao cho người nghèo tại đây, nhất là đồng bào dân tộc cái cần câu hơn là con cá. Ngài đã trợ giúp tín dụng nhỏ cho giáo phận Đà Lạt, Vĩnh Long, mỗi nơi 100,000.00 EUR để giúp vốn cho người nghèo làm ăn trong 3 năm, chủ yếu là chăn nuôi và trồng trọt. Sài gòn cũng được trợ giúp mở quỹ tín dụng nhỏ tại giáo xứ Tử Đình và giáo xứ Thiên Ân. Người nghèo được mượn vốn không phải trả lãi. Tiền vốn này được hoàn lại dần dần để cho người khác mượn sau. Hàng rào cản khiến nhiều địa phận chưa dám mạnh dạn thực hiện quỹ tín dụng này vì sợ không lấy được vốn lại. Dầu sao Vĩnh Long và Đà Lạt đã thành công tốt trong việc khai thác quỹ tín dụng nhỏ này nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân cùng với sự cộng tác đắc lực của 2 Cha giám đốc Caritas Dương Công Hồ, Nguyễn Văn Don và các nữ tu

Từ 14/11 đến 06/12 vừa qua, Cha Bernhard đã sang thăm Việt Nam lần thứ 5. Cùng đi với Ngài có người anh ruột là Cha Peter Ehlen, dòng Tên, giáo sư triết học tại đại học Frankfurt. Cha Giuse Đinh Huy Hưởng giám đốc Caritas Sài Gòn đã làm việc với 2 Cha ngày 14/11. Vì còn điều trị tại bệnh viện nên Ngài đã nhờ Cha Marco Nguyễn Đức Huỳnh, thành viên của Caritas Sài Gòn, hướng dẫn 2 Cha đi thăm một số giáo phận. Đầu tiên, đoàn thăm tòa giám mục Mỹ Tho. Cha Phêrô Trần Anh Tráng giám đốc Caritas Mỹ Tho đã trình dự án để được cứu xét trong năm nay. Tiếp đó là đến Vĩnh Long, Đức Giám Mục và Caritas giáo phận đã triển khai rất tốt quỹ tín dụng nhỏ vì các nữ tu ở đây đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc này. Đức Giám Mục giáo phận và Caritas Đà Lạt cũng thu hoạch được kết quả tốt mặc dù người được vay vốn là anh chị em dân tộc. Đức Cha Phêrô rất mừng khi tâm sự rằng “Đây là một hồng ân Chúa ban cho giáo phận Đà Lạt vì trước đây anh chị em dân tộc phải đi mượn vốn với lãi suất cao mà nay được trợ vốn miễn phí nên hy vọng mức sống kinh tế của họ sẽ được cải thiện”. Tại giáo phận Kontum, Cha Bernhard đã giúp một số tiền cho các học sinh sinh viên nghèo, trong tương lai sẽ giúp mở nhà lưu học xá và giúp vốn làm ăn cho anh chị em dân tộc như ở Đà Lạt. Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh đã hướng dẫn đoàn đi thăm một số buôn làng dân tộc. Đoàn đã xúc động khi tận mắt nhìn thấy cảnh sống cơ cực của đồng bào dân tộc tại đây và hứa sẽ tận tình giúp đỡ để họ sớm phát triển. Thăm tòa giám mục Vinh, nơi đây đã được giúp xây và trang bị một bệnh viện. Hiện có 2 bác sĩ nữ tu và chị em dòng Mến Thánh Giá Vinh phục vụ. Tuy nhiên, vì mới hoạt động nên số bệnh nhân chưa được bao nhiêu. Sau Vinh, đoàn tới thăm một trường dạy cắt may cho phụ nữ tại giáo phận Phát Diệm. Đoàn rất mừng vì chị em ở đây cho biết đã có công ăn việc làm nhờ học tại trường này.Tại Bắc Ninh, một trường dạy cắt may và thêu đan do tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất điều hành, cũng đạt kết quả tốt. Cuối cùng, đoàn thăm Đức Cha Bùi Chu Giuse Hoàng Văn Tiệm và Đức Cha Hải Phòng Giuse Vũ Văn Thiên. Hai Đức Cha đang quan tâm nghiên cứu để có thể mở quỹ tín dụng nhỏ trong năm tới.

Sau mấy ngày tham quan vịnh Hạ Long và thủ đô Hà Nội đoàn đã rời Việt Nam về nước kết thúc hơn hai tuần hành trình mệt nhọc nhưng phấn khởi vì thấy công việc xã hội của các Ngài đã mang lại một số lợi ích thiết thực cho nhiều người nghèo túng trong xã hội Việt Nam

Caritas Sàigòn

Mục lục

 

Phan Sinh Tại Thế miền Huế cứu trợ địa sở Kim Đôi

HUẾ - Địa sở Kim Đôi, một giáo xứ chỉ cách thành phố Huế 15km, một địa sở có 15 họ đạo gồm có 425 người sống giữa trên 25.000 dân của xã Quảng Thành huyện Quảng Điền. So với 15km tuy không xa thành phố nhưng Kim Đôi lại là vùng thấp trũng của mùa lũ. Khi trên Huế lụt thì Kim Đôi ngập đến nóc nhà, Huế mưa thì Kim Đôi lội nước. Người dân quanh năm lam lũ sống chung với nước. Người viết đã nhiều lần theo các đoàn cứu trợ về Kim Đôi, những lúc ở Huế nước rút thì đoàn cứu trợ lập tức thuê đò máy về cập bến tại cổng nhà thờ để đưa hàng vào. Nhiều người khi nhận được mì tôm thì lập tức bóc ra nhai chống đói, trong cảnh nước ngập không có nước sạch để nấu, củi khô cũng không còn.

Sáng ngày 16.12, nhóm Phan Sinh tại thế miền Huế được sự ủy nhiệm của cô Tôn Nữ Quỳnh Giao thuộc Liên Đoàn Công giáo Hoa Kỳ mang 100 suất hàng gồm mì tôm, dầu ăn, bột ngọt và đường về giúp bà con nghèo. Trong số 100 gia đình được nhận quà, chỉ có 36 hộ là gia đình công giáo. Nhiều người cho biết hầu như năm nào cũng nhờ các cha giúp đỡ nhất là về mùa mưa lũ mặc dù họ là lương dân. Nhìn những cụ già lọm khọm, những người tàn tật ngồi trên xe lăn đón nhận những phần quà trong niềm xúc động không khỏi làm xao xuyến những ai chứng kiến được. Mặc dù nghèo khổ nhưng người dân nơi đây rất hiếu học, cha sở Phaolô Hoàng Nhật chỉ mới về nhận quản xứ vài tháng nay nhưng chịu khó mở lớp học ngoại ngữ và dạy cho các em hằng đêm. Vất vả là thế nhưng ngài luôn vui vẻ và nhiệt tình với bà con lương giáo.

Giã từ Kim Đôi lúc 12h trưa, sau khi được cha sở mời ăn cơm, chúng tôi ước mong rằng những phần quà được tăng thêm về số lượng để khỏi áy náy khi còn một số cụ già vẫn chưa có quà nên ra về trong nỗi buồn. Mặc dù cha sở hứa sẽ bỏ tiền ra mua để bù vào những người còn thiếu.

Trương Minh Phượng

Dòng Mến Thánh Giá Huế tặng quà Giáng Sinh 2008 cho người nghèo

HUẾ - Với bài hát khen mừng Chúa Giáng Sinh ra đời, những người ngoài Công giáo phường Phước Vĩnh, thành phố Huế, cùng hát chung với các nữ tu trong buổi tặng quà Giáng Sinh cho người nghèo, hôm Chúa nhật 14-12-2008, tại trụ sở hội dòng Mến Thánh Giá An Lăng -Huế

Nữ tu Anna Trần Thị Hồng Tuý, tổng bề trên hội dòng Mến Thánh Giá -Huế, đã tiếp đón, trao tặng hơn 100 phần quà Giáng sinh cho những người nghèo, mất sức lao động, học sinh và Sinh viên nghèo, qua sự giới thiệu của các tổ dân phố địa phương.

Quà Giáng Sinh của Em Lê Thị Tầm Liên, gồm bánh kẹo, sách vở và phong bì 50.000 đồng. Em Liên, học sinh lớp 6, một trong 50 học sinh nghèo của phường Phước Vĩnh, nói rằng em cảm thấy hạnh phúc vì được ông già Noen chia quà. Em Liên cho biết ba của em đi xe thồ, mẹ bị liệt do tai biến mạch não.

Tại buổi phát quà Giáng Sinh 2008, 50 suất quà được trao cho cư dân tại đây, phần lớn làm nghề chằm nón lá, đi xe Thồ, đạp xích lô, bán vé số, mỗi người được nhận 10 gạo và 50.000 đồng. Ngoài ra, trong dịp đại lễ này, hội Trợ giúp Nữ tu thông qua dòng Mến Thánh Giá- Huế, tặng 10 suất quà, mỗi suất trị giá 50 Mỹ Kim cho 10 Sinh viên không phân biệt tôn giáo.

Phát biểu tại buổi trao quà Giáng Sinh, ông Nguyễn Văn Thương, chủ tịch hội Chữ thập đỏ, Thừa thiên Huế nói rằng ông rất quý mến và tôn trọng việc làm của các Nữ tu,. Ông Thương, một người ngoài Công giáo, cam kết bằng miệng sẽ ủng hộ và tạo mọi điều kiện, để cùng đồng hành với các nữ tu trong việc giúp đỡ người nghèo khó trong tương lai..

Nữ tu Agnes Phạm Thị Phú, hội viên hội Chữ thập đỏ, hy vọng trong thời gian tới dòng Mến Thánh Giá Huế, sẽ có được một cơ sở để khám chữa bệnh, phát thuốc cho bệnh nhân nghèo tại địa phương vì từ sau năm 1975 đến nay dự án khám chữa bệnh của dòng vẫn chưa được hoạt động tại địa phương.

Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo

Mục lục

 

LỄ CUNG HIẾN & KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ DIOM GX LẠC VIÊN GIÁO HỌ DIOM

 

Tất cả mọi sự chuẩn bị của cha Quản xứ và cộng đoàn giáo dân GX Lạc Viên và giáo họ Diom, cho ngày lễ Cung Hiến & Khánh Thành ngôi nhà thờ được mệnh danh là ngôi nhà thờ đá, đã chuẩn bị gần như tươm tất.

Cha Quản Xứ Giáo xứ Lạc Viên đã kêu gọi toàn thể giáo dân người thượng cũng như người kinh thuộc khu vực nam sông Đanhim về ngôi nhà thờ mới để chuẩn bị tâm hồn đón lễ Cung Hiến & Khánh Thành nhà thờ. Ngày 11/12/2008 có bốn Cha đã về Nhà Thờ ngồi tòa giải tội cho gần 2000 người, trong đó có những người đã không đi lễ từ rất lâu, trong tâm tình cha Quản xứ đã nói “ ngôi nhà thờ có đẹp và lộng lấy cách máy, thì đó cũng chỉ là bề mặt bên ngoài, cái quan trọng nhất là cái tâm hồn bên trong của mỗi chúng ta, phải biết yêu thương và thờ phượng Thiên Chúa là Cha toàn năng, chúng ta phải chuẩn bị tâm hồn cho thật tốt, phải xưng tôi rước lễ, để đón lễ Chúa Giáng Sinh và đón nhân ngôi nhà thờ mới”. Thật vậy ! bà con người dân tộc bây giờ dù có mưa gió, dù nước sông có lớn thì họ vẫn được dự lễ tại nơi họ sinh sống vì giờ họ đã có Nhà Thờ.

Giáo họ Diom là một vùng đa số là người dân tộc đời sống của họ thật khó khăn, thật nghèo, chính vì vậy họ đã được ơn từ Đức Mẹ Maria, Mẹ đã thương xót họ và Mẹ đã đến với họ, đó là Đức Trinh Nữ của những người nghèo, Đức Mẹ Ba – Nơ (Banneux), tượng Đức Mẹ Ba – Nơ đã được nước Bỉ gởi tặng Việt Nam đến TGM Đà Lạt và đi đến Diom. Ngày 14/11/2008 Thánh Lễ tôn vinh Đức Mẹ Ba-Nơ vào ngôi nhà thờ mới và làm phép ảnh tượng đã được Cha Quản xứ chủ sự tại đài Đức Mẹ nhà thờ Diom, Thánh Lễ được cử hành thật long trọng có gần 3000 người tham gia và rước kiệu Đức Mẹ vào nhà thờ.

Sáng ngày 15/12/2008 đúng 7 giờ tiếng nhạc vọng Chúa Giang Sinh, đã ngân vang phát ra từ ngôi nhà thờ mới, tiếng nhạc đã vang xa đến các muôn làng, vào từng ngôi nhà của các đồng bào dân tốc, kêu gọi mọi người hãy đến dự thánh lễ Cung Hiến & Khánh Thành, vào khoản 8 giờ 30 các đoàn khách đã bắt đầu từng đoàn người xe tấp nập đi đến ngôi nhà thờ mới này, các bạn người dân tộc mặc đồ truyền thống, các ban ngành đoàn thể các em học sinh, các bà mẹ … xếp hàng hai bên đường đón các Cha, các vị khách từ khắp nơi đỗ về thật hớn hở vui mừng, trong niềm hân hoan bất tận, tiếng kèn thổi ngân vang, tiếng cồng chiên vang dội, tiếng chào hỏi chúc mừng, tiếng cười nói, tạo nên một không khí tưng bừng, vui nhộn. Đúng 9 giờ 30 Thánh Lễ được cử hành do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn GMGP Đàlạt chủ sự cùng với hơn 60 cha đồng tế, tham dự Thánh Lễ có khoản 6000 người. Kết thúc thánh lễ vào lúc 11giờ 30 các đoàn khách tiếp tục đi xung quanh ngôi nhà thờ đá, thăm quan ngắm nhìn thật hùng vĩ, đúng là một công trình, chị Ma Sa đại diện người dân Giáo họ Diom nói lên tâm tình của mình:  thật tự hào và vô cùng biết ơn Đức cha Phêrô, cha Quản xứ cùng qúy cha , qúy tu sĩ và tất cả mọi người đã quan tâm chăm sóc đoàn chiên nhỏ bé và đói nghèo này”, thế là mọi người ra về trong vui vẽ và bình an. Vào lúc 18 giờ 30 cùng ngày các muôn làng người kinh cũng như người dân tộc, các ban ngành đoàn thể Lạc Viên cũng như Diom, lại tiếp tục quay lại ngôi nhà thờ cùng nhau nhảy múa vui nhôn, những điệu múa dân tốc, những tiết mục văn nghệ, tiếng cồng chiên vang dội, họ đang ăn mừng, mừng vì ngôi Nhà Thờ nay đã hoàn thành, Thiên Chúa đã ngự trên Cung Thánh, họ tiếp tục nhảy múa cùng cha Quản xứ xung quanh đống lửa rực cháy nằm giữa sân nhà thờ, mà chính tay Cha Quản xứ đã khai mạc và chăm ngòi ngọn lửa bùng cháy, trong điệu múa tiếng ca “ nổi lửa lên, nối vòng tay lớn …”, tiếng trống tùng tùng, đoàn Lân của Lạc Viên cũng nhảy múa trên sân khấu và xung quanh đống lửa để chúc mừng mọi người, tiếng vỗ tay hoan hô thật náo nhiệt. Từng miếng thịt Bê được phát ra, những nồi cháo nống hổi được bưng lên, người ăn cháo, người nướng thịt từ những đống lửa, rất dân dã và mang tính chất truyền thống dân tộc, cứ thế họ nhảy múa say sưa không biết mệt mỏi cùng Cha Quản xứ cho đến tận sáng ngày hôm sau.

 

Hải Đăng

Mục lục

 

 

Lễ đặt viên đá xây dựng thánh đường giáo xứ Mỹ Hòa giáo phận Vinh

 

Giáo xứ Mỹ Hòa thuộc hạt Cẩm Xuyên giáo phận Vinh hiện có 1500 giáo dân gồm 3 giáo họ. Mỹ Hòa nằm trên địa bàn xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, là một giáo xứ miền biển đã vắng bóng chủ chăn từ năm 1957. Ngôi nhà thờ cũ xây dựng từ năm 1920 đến nay đã không đáp ứng nhu cầu sử dụng. Năm 2007 và năm 2008, những nét mới về trên xứ đạo thân thương này: Cha quản xứ mới Giuse Hoàng Đức Nhân được bề trên sai về nhận nhiệm sở tại giáo xứ Mỹ Hòa 09/09/2007 và hôm nay giáo xứ long trọng tổ chức Thánh lễ đặt “viên đá góc” để xây mới ngôi Thánh Đường, có nơi thờ phượng Chúa xứng hợp hơn.

 

Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ sự cùng 20 linh mục trong và ngoài hạt Cẩm Xuyên đồng tế. Rất đông giáo dân và khách mời tới tham dự thánh lễ, dâng lời cầu nguyện cho công trình xây dựng của giáo xứ Mỹ Hòa được tiến hành trong bình an và sớm đi đến thành công.

 

Từ 8 giờ 30’ thánh lễ bắt đầu bằng nghi thức rước Nhập lễ. Đông đảo cộng đoàn hướng theo vị cha chung để cùng dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện cầu cho giáo xứ. Nghi thức rảy nước Thánh, làm phép viên đá góc và đặt viên đá diễn ra tiếp sau Bài giảng của Đức Cha Phaolô. Nghi thức này như nhắc nhớ người Kitô hữu ý thức hơn sứ vụ xây dựng Giáo Hội thông qua việc xây dựng ngôi Thánh Đường vật chất này và quan trọng hơn là xây dựng ngôi thánh đường trong tâm hồn mỗi người.

 

Thánh lễ kết thúc lúc 10 giờ. Sau thánh lễ ông Chủ tịch HĐMV giáo xứ đọc lời cám ơn Đức Cha, quý cha cùng quý cộng đoàn hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho giáo xứ; cám ơn khách mời là những vị đại diện thuộc các cấp chính quyền của tỉnh Hà Tĩnh, của huyện Cẩm Xuyên, xã Cẩm Hòa và một số xã lân cận đã đến chung vui với bà con giáo dân Mỹ Hòa trong buổi sáng long trọng hôm nay.

 

Tin Giáo phận Vinh

Mục lục

 

Đến với mái ấm tình thương Trọng Đức

Ngày thứ bảy 13.12, anh chị em Cộng tác viên Salêdiêng Trung tâm Mẹ Phù Hộ Đà Lạt tổ chức chuyến hành hương tông đồ Mùa Vọng  2008, đến với mái ấm tình thương Trọng Đức, thuộc giáo xứ Thanh Bình (Đức Trọng), Lâm Đồng, nơi đang nuôi dưỡng chăm sóc 247 người bệnh tâm thần đến từ mọi miền đất nước.

Mái ấm Trọng Đức được hình thành cuối năm 2006 do gia đình các anh chị Hằng, Hổ, Thu-Tươi, Minh…ban đầu vài ba người tâm thần được đưa về nuôi dưỡng, chỉ sau thời gian ngắn họ bớt bệnh về lại buôn làng. Tiếng lành đồn xa, hàng chục người bệnh được gia đình họ đưa đến cơ sở nhờ chăm sóc. Gia đình các anh chị trên  chấp nhận san ủi rẫy cà phê để xây dựng, mở rộng cơ sở đón nhận người bệnh từ khắp mọi miền đất nước. Hiện tại đang nuôi dưỡng gần 250 bệnh nhân tâm thần, trong hai năm qua đã có hàng chục người lành bệnh trở về với gia đình, có một số người sau khi lành bệnh tình nguyện ở lại phục vụ tại cơ sở.

23 thành viên TT Mẹ Phù Hộ háo hức đến với mái ấm, bởi vì nhiều anh chị em bấy lâu chỉ được về những tấm lòng rộng mở, hy sinh quên mình để chăm sóc người bệnh tâm thần. Anh chị em tới thăm trại nữ đang nuôi 120 người, chia sẻ qùa bánh, trao gởi nhà bếp lương thực cần thiết, tham quan nơi ăn ở của người bệnh, sau đó cầu nguyện với người bệnh. Tiếp đó, đòan đến trại nam đang có 127 người bệnh tâm thần chờ đợi. Nơi đây vừa được nâng cấp mở rộng, xây dựng thêm nhiều phòng ngủ rộng, thóang mát, làm lại khu vệ sinh, nhà bếp, nhà sinh họat và có cả một phòng rộng để các bệnh nhân cầu nguyện. Anh Bùi Văn Thu, chủ cơ sở thổ lộ: cơ sở mới được xây dựng là do tấm lòng của mọi người, có người (giấu tên) chở  tới tặng cả xe xi măng; các cửa hàng bán vật liệu xây dựng nghe biết chấp nhận bán chịu, họ còn chở gạch bông ( thừa hoặc “đề mốt”) tới giúp cơ sở; một số người nhà bệnh nhân thấy con cái đỡ bệnh cũng chung tay để mở rộng cơ sở khang trang rộng rãi hơn.

Được sự đồng ý của cha quản xứ Thanh Bình, cha Ủy viên Salêdiêng Giuse Tạ Đức Tuấn đã cử hành thánh lễ cầu nguyện cho người bệnh, cầu nguyện cho những người đang ngày đêm dấn thân phục vụ tại đây. Cha Giuse khích lệ các bệnh nhân hãy tin tưởng vào tình yêu thương của mọi người, vào tình thương của Thiên Chúa, Thiên Chúa đang hiện diện và đồng hành với anh chị em qua những người đang phục vụ, qua những đòan từ thiện đến thăm, qua những ân nhân xa gần. Anh em hãy sống vui tươi, lạc quan,  yêu thương nhau để sớm bình phục trờ về gia đình.

Một lần đến với mái ấm Trọng Đức, các thành viên hiểu rõ hơn về cơ sở, cảm phục tinh thần hy sinh phục vụ của đại gia đình các anh chị Thu-Tươi, Hằng, Hổ Minh… đây là những tấm gương sống động về đời sống chứng nhân Tin Mừng. Được biết, các hội đòan thuộc giáo xứ Thanh Bình, hằng ngày cử người đến 2 cơ sở để phụ giúp việc chăm sóc người bệnh; hằng tháng cha xứ và bà con giáo dân giáo xứ Thanh Bình đều hy sinh đóng góp tiền bạc, vật chất  giúp cơ sở. Theo tính tóan cứ mỗi ngày 2 cơ sở (nam và nữ) cần ít nhất 200kg gạo, chưa kể thức ăn, mắm muối, rau xanh… đây qủa là một “gánh nặng” cần có sự chia sẻ của cộng đồng.  để có chuyến hành hương tông đồ này, từ nhiều tuần lễ trước, anh chị em Cộng tác viên hy sinh đóng góp tiền bạc, mì tôm, dầu ăn, bánh kẹo, quần áo… đồng thời vận động một vài ân nhân là tiểu thương chợ Đà Lạt đóng góp 1 tấn gạo để giúp đỡ cơ sở này. Tổng trị gía qùa tặng đợt này trên 20 triệu đồng, tuy không nhiều nhưng sự là sự hy sinh, chia sẻ, sống tâm tình Mùa Vọng của công tác viên Salêdiêng.

Trên đường về lại Đà Lạt, anh chị em ghé thăm cộng thể K’Long và xưởng dệt thổ cẩm tại đây. Một chuyến đi  ngắn nhưng đã giúp anh chị em học được nhiều điều bổ ích, nhưng quan trọng nhất là bài học bác ái yêu thương.

Hữu Phước

Mục lục

 

 

THƯ ĐGM VĨNH LONG TÔMA NGUYỄN VĂN TÂN VỀ ĐẤT DÒNG THÁNH PHAOLÔ

TÒA GIÁM MỤC VĨNH LONG

103 Đường 3 tháng 2

P.1 Thị Xã Vĩnh Long - VIỆT NAM

Tel : (070) 3824016

Email : tgmvinhlong@gmail.com

Vĩnh Long, ngày 18.12.2008

Kính gởi : Các Linh Mục

Các Tu Sĩ Nam Nữ


Và Anh Chị Em Giáo dân Giáo Phận Vĩnh Long

Anh Chị Em thân mến,

Bảy tháng trước đây, vào ngày 18.5.2008, tôi đã lên tiếng bày tỏ nỗi thống khổ của các Nữ Tu Dòng Thánh Phaolô, của tất cả Anh Chị Em và của tôi nữa, sau khi Chính Quyền Tỉnh Vĩnh Long công bố, ngày 9.5.2008, quyết định sẽ xây dựng khách sạn trên phần đất tại số 3 đường Tô Thị Huỳnh, trước kia là Nguyễn Trường Tộ, có cơ sở của Tu Viện Dòng Thánh Phaolô, đã bị đập phá bình địa vào năm 2003.

Hôm nay, tôi lại phải lên tiếng một lần nữa, sau khi được biết ngày 12.12.2008, Chính Quyền Tỉnh Vĩnh Long thông báo ‘Việc xây dựng quãng trường nhằm phục vụ lợi ích công cộng’ tại phần đất nói trên ( Thông Báo sô163/TB-UBND, ngày 12.12.2008 ).

Thật là chua xót đối với các Nữ Tu Dòng Thánh Phaolô cũng như đối với tất cả Anh Chị Em, đối với tôi nữa. Làm sao không cảm thấy xót xa, khi thấy mình đã bị mang tội danh giả tạo là‘đào tạo lớp trẻ bất hạnh trở thành lực lượng chống đối Cách Mạng giải phóng dân tộc’ trong thời gian hơn 31 năm qua, bị đuổi ra khỏi Tu Viện với hai bàn tay trắng, rồi phải nhìn thấy cảnh hoang tàn của Tu Viện mà biết bao chị em của mình đã bỏ ra bao nhiêu công sức để xây dựng từ hơn một thế kỷ qua; và sẽ còn phải nhìn thấy nơi tu luyện, nơi cầu nguyện và phục vụ bác ái của các chị bị biến thành chỗ giải trí vui chơi.

Có thể tiếng nói của tôi hôm nay cũng sẽ là tiếng kêu trong sa mạc’(Matthêu 3,3). Xem ra tiếng nói của quyền lực đã lấn át tiếng nói của công lý, của lương tâm, nhất là trong thời đại mà người ta coi trọng vật chất hơn đạo đức, hơn nhân nghĩa. Nhưng tôi cần phải nói lên , để các thế hệ mai sau được biết và không cười nhạo chúng tôi là hạng người có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe, có miệng mà không nói.

Trong niềm hiệp thông của Hội Thánh Công Giáo, tôi tha thiết mời gọi Anh Chị Em tiếp tục cầu nguyện cho Giáo Phận , cho Anh Chị Em của mình đang gặp khó khăn.

Nhân dịp cử hành Lễ Chúa Giáng Sinh, chúng ta cùng nhau nài xin Thiên Chúa ban cho thế giới được hưởng một nền Hòa Bình viên mãn được xây dựng trên công lý, trên đạo nghĩa.

Tôma Nguyễn Văn Tân

Giám Mục Vĩnh Long

Mục lục

 

Đức Tân Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Hà Nội Dâng Lễ Tạ Ơn Tại Đại Chủng Viện Và Khai Mạc Tháng Tu Đức 

 

Sáng ngày 12 tháng 12 năm 2008, Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, cơ sở Cổ Nhuế, hân hoan chào đón Đức Tân Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Hà Nội - Đức Cha Lau ren sô Chu Văn Minh.

Trong tâm tình hân hoan và cảm tạ, toàn gia đình Đại Chủng Viện đã cùng Đức Tân Giám Mục dâng thánh lễ tạ ơn vào lúc 10h30. Cùng đồng tế với ngài có Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc Ninh, đang giảng dạy tại Đại Chủng Viện và Quý Cha giáo.

 

 Đức Tân Giám Mục đã gợi lên nơi anh em chủng sinh lòng cảm tạ sâu sắc về những hồng ân mà Thiên Chúa đã tặng ban cho bản thân Ngài cũng như cho anh em. Qua đó Ngài cũng khích lệ lòng biết ơn nơi các chủng sinh đối với những người đang cộng tác cách này hay cách khác vào công cuộc đào luyện tại Đại Chủng Viện.

 

Trong ngày trọng đại này, Đại Chủng Viện cũng chính thức khai mạc tháng tu đức cho anh em chủng sinh năm đầu tiên.

 

Tưởng cũng nên biết, trong tiến trình đào tạo tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, các chủng sinh sẽ trải qua 8 năm đào luyện. Tiến trình đào luyện sẽ khởi đầu với năm Tu đức, tiếp theo 2 năm triết học, 4 năm thần học và 1 năm thực tập mục vụ.

 

Trong năm tu đức, các chủng sinh sẽ được huấn luyện cách đặc biệt về những nền tảng đời sống thiêng liêng và tu đức.  Đặc biệt, cao điểm trong năm này, anh em chủng sinh sẽ có riêng 1 tháng để đi sâu vào đời sống chiêm niệm.

 

Với thánh lễ hôm nay, 47 anh em lớp tu đức thuộc 8 giáo phận miền Bắc chính thức khai mạc tháng tu đức và sẽ lên đường tới Đan Viện Châu Sơn.

 

Chúng ta cùng với Đức Tân Giám Mục Phụ Tá dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho 47 anh lớp Tu Đức của Đại Chủng Viện.

47 anh em lớp Tu Đức

Lê Danh  

Mục lục

 

GIÁO XỨ PHÚ HÒA (SÀI GÒN) PHÁT QUÀ GIÁNG SINH CHO NGƯỜI NGHÈO

 

Trong bầu khí chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh, vào sáng ngày 20.12.2008 giáo xứ Phú Hòa (Sài Sòn) đã tổ chức phát quà cho những người nghèo, những người bệnh tật, những người già cả neo đơn thuộc địa bàn giáo xứ, không phân biệt lương giáo.Trước tiên, cha chánh xứ An tôn Mai Đức Huy và các vị trong Hội đồng mục vụ giáo xứ đã có lời thăm hỏi hoàn cảnh khó khăn của từng người. Được biết, có tất cả 200 phần quà đã được trao tặng cho những người nghèo, mỗi phần quà là 10kg gao, đó là sự chia sẻ trong tinh thần tương thân tương ái của giáo dân trong giáo xứ dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp mùa Giáng sinh về.

 

Giáo xứ Phú Hòa được hình thành từ năm 1958, lúc ban đầu là họ lẻ của giáo xứ Phú Bình. Đến năm 1991, họ lẻ Phú Hòa được nâng lên thành giáo xứ và được sự chăm sóc mục vụ của các linh mục đặc trách. Nhưng mãi đến năm 2007,giáo xứ đón vị chủ chăn chính thức và cũng là linh mục chánh xứ tiên khởi, cha Antôn Mai Đức Huy. Trong hiện tại giáo xứ đang mỗi ngày phát triển dưới sự quan phòng che chở của Thiên Chúa. Giáo dân giáo xứ Phú Hòa sinh sống tại địa bàn thuộc hai quận Tân Bình và Tân Phú trong nội thành Sài gòn, đa phần là dân lao động, có nhiều gia đình khó khăn chật vật mưu sinh, dân nhập cư, di dân và một số giáo dân từ Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè giải tòa nhà chuyển về. Tuy đời sống vật chất của người giáo dân ở đây còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn song tình thương yêu giữa mọi người trong cộng đoàn giáo xứ thì luôn chan hòa.   

 

Martin Lê Hoàng Vũ

Mục lục

 

 

Giáo xứ Tân Hội ( Nha Trang) khánh thành nhà xứ và mừng kỷ niệm 10 năm linh mục của Cha Quản Xứ

 

Sáng ngày 17/12/2008, giáo xứ Tân Hội, giáo Hạt Ninh Thuận long trọng tổ chức thánh lễ tạ ơn nhân kỷ niệm 10 năm thụ phong linh mục của Cha Quản Xứ Phêrô Trần Văn Hải và khánh thành công trình nhà xứ.

Cha Phêrô Trần Văn Hải chịu chức linh mục ngày 17/12/1998. Sau một thời gian làm Phó Xứ Hộ Diêm, ngài về làm Phó Xứ Tân Hội, rồi Quyền Quản Xứ và Quản Xứ Tân Hội.

Tháng 11 năm 2007, sau khi được hai Đức Cha cho phép và động viên, ngài bắt đầu cho thi công xây 5 phòng học giáo lý. Tháng 8 năm 2008, ngài bắt đầu cho xây mới ngôi nhà xứ và tu sửa dãy nhà sinh hoạt.

Sau một thời gian thi công cật lực, với sự hy sinh và đóng góp rất nhiệt tình về công sức cũng như tiền bạc, của cả Cha Sở lẫn của bà con giáo dân, toàn bộ công trình đã hoàn thành tốt đẹp vào đúng dịp Cha Sở muốn tạ ơn Chúa và cám ơn tất cả quý vị ân nhân và thân nhân, nhân kỷ niệm 10 năm thụ phong linh mục của ngài.

Thánh lễ tạ ơn bắt đầu lúc 9g. Có khoảng 30 Cha cùng đồng tế với Cha Sở. Trong bài chia sẻ sau Tin Mừng, Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc giáo phận là Nghĩa Phụ của Cha Sở, đã đề cập đến những nét cao trọng thánh thiêng và yếu đuối mỏng dòn nơi con người vị linh mục. Ngài mời gọi cộng đoàn chân thành cầu nguyện và tận tình nâng đỡ, để các linh mục thực sự trở thành những vị mục tử tốt lành, sẵn sàng hiến dâng tất cả cho đoàn chiên theo mẫu gương của Thầy Giêsu Chí Thánh.

Trong bài phát biểu trước phép lành cuối lễ, một vị trong Hội Đồng Giáo Xứ đã thay mặt bà con giáo dân hân hoan chúc mừng Cha Sở và chân thành cám ơn ngài về những hy sinh không biết mệt mỏi và những đóng góp không hề tính toán mà ngài đã dành cho giáo xứ trong thời gian qua. Bà con giáo dân cũng bày tỏ ước mong Cha Sở sẽ còn tiếp tục ở với giáo xứ thêm một thời gian nữa, để cùng với giáo xứ thực hiện cho được những ước nguyện còn dang dở, nhất là ước nguyện xây dựng lại ngôi thánh đường. Trong tâm tình hiệp thông, bà con giáo dân cũng hân hoan chúc mừng và tặng quà cho Cha Sở Thái Hòa và Cha Phó Thanh Hải là hai cha chịu chức cùng ngày với Cha Sở.

Sau thánh lễ, Đức Cha Phó đã vào chủ sự nghi thức làm phép nhà xứ. Ngài chúc mừng giáo xứ đã có được ngôi nhà xứ khang trang, đẹp đẽ. Ngài nhắc nhở nhà xứ không phải chỉ là nơi ở và làm việc của Cha Sở, Cha Phó, mà còn là nơi gặp gỡ thân tình của mọi thành phần trong giáo xứ, ở đó mọi người tìm được sự cảm thông, nâng đỡ, an ủi trong tâm tình hiệp thông với Mẹ Hội Thánh.

Sau nghi thức làm phép nhà xứ, Đức Cha, quý Cha, các ân nhân và thân nhân đã dự tiệc chung vui với Cha Sở và giáo xứ. Đặc biệt, trong bầu khí hân hoan chuẩn bị đón mừng lễ Giáng Sinh năm 2008, quý vị trong Ban Tôn Giáo tỉnh, Ban Tôn Giáo thành phố, Đảng Ủy, Ủy Ban Nhân Dân và các Ban Ngành Đoàn Thể của xã và thôn cũng đã đến chúc mừng và chung vui với Cha Sở và giáo xứ.

 

Antôn Minh Dũng

TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO

 

Lời Chủ chăn tháng 1.2009:

Giáo dục Kitô giáo và Lời Chúa

Anh chị em thành viên trong gia đình giáo phận thân mến,

1. Chúa Giêsu dùng Lời Chúa để dạy dỗ và giáo dục các môn đệ. Chúa Giêsu không những dạy dỗ bằng lời nói, song còn giáo dục bằng gương sống, gương sống đạo làm con Cha trên trời và làm người trong thiên hạ. Là môn đệ của Chúa Giêsu, kitô hữu là người chuyên cần lắng nghe, đón nhận và sống Lời Chúa dạy sống theo gương Chúa sống, để ngày càng trở nên người con trung hiếu đối với Chúa, trở nên người hữu ích trong gia đình, trong cộng đoàn và xã hội. Đời sống kitô hữu nầy sẽ là một bài học sống đạo có sức thuyết phục nhất đối với thế hệ trẻ cũng như đối với những thế hệ hậu sinh.

2. Hãy chuyên cần lắng nghe tiếng nói của Lời Chúa. Người tín hữu là người chuyên cần lắng nghe tiếng nói của Lời Chúa nơi Mặc Khải, là nơi Thiên Chúa bày tỏ cho loài người chân lý về Thiên Chúa, con người và vũ trụ tạo vật. Mặc Khải được ghi chép trong Sách Thánh, một quyển sách từ nhiều ngàn năm nay đã được dịch sang nhiều ngàn ngôn ngữ. Mặc Khải còn được khắc hoạ trong công trình tạo dựng và cứu độ, trong giáo huấn của Giáo Hội Chúa Kitô, và tiềm ẩn trong truyền thống văn hoá lành mạnh của các dân tộc. Đối với người tín hữu, Mặc Khải là kho tàng chân lý tròn đầy về Ba Ngôi Thiên Chúa với ý định và đường lối yêu thương cứu độ đối với loài người.

3. Hãy năng tìm đến địa chỉ ngôi nhà của Lời Chúa. Người quan tâm lắng nghe Lời Chúa với tầm nhìn mở rộng, cần tìm gặp địa chỉ ngôi nhà nơi Lời Chúa cư ngụ ở giữa loài người. Địa chỉ đó là đời sống của Giáo Hội Chúa Kitô, đời sống cộng đoàn thờ phượng và cầu nguyện cũng như cử hành phụng vụ và bí tích, đời sống cộng đoàn đức tin và bác ái cũng như cộng đoàn hiệp thông và hợp nhất. Nơi những địa chỉ đó, Lời Chúa đang hiện diện cách sống động vì sự sống và hạnh phúc lâu bền của xã hội loài người. Lịch sử chứng minh những địa chỉ đó là chỗ dựa đáng tin và vững chắc nhất cho mọi người, mọi gia đình.

4. Hãy khám phá khuôn mặt của Lời Chúa. Người đón nhận Lời Chúa với tâm hồn mở rộng, sẽ khám phá khuôn mặt của Lời Chúa chính là Đức Giêsu Kitô, là Ngôi Lời và là Con Chúa nhập thể nơi trần gian, là hiện thân của Tình Yêu cứu độ của Cha trên trời ở giữa loài người, là Sự Thật tròn đầy và là Sự Sống dồi dào cho loài người. Đó là niềm tin và là niềm hy vọng cho thế giới hôm nay là thế giới đang nghiêng về văn minh duy vật chất đồng thời đầy bạo lực và bạo hành.

5. Hãy để tâm hồn mở rộng và cảm nhận sức sống của Lời Chúa. Người để tâm sống Lời Chúa với con tim và tầm nhìn mở rộng, sẽ cảm nhận Lời Chúa là Lời Yêu Thương, Lời ban ánh sáng Chân Lý, Lời ban sự Khôn Ngoan cao rộng và sâu xa, Lời ban Sức Sống mới, Lời ban sự Bình An, cho tâm hồn con người, cho đời sống gia đình, cộng đoàn và xã hội. Cảm nhận đó giúp mỗi kitô hữu chân chính dần dần mang lấy tâm tư và tầm nhìn của Chúa Giêsu, đồng thời có khả năng bày tỏ những tâm tư đó trong đối nhân xử thế, và yêu thương như Chúa yêu thương.

6. Hãy để Lời Chúa dẫn ta đi trên những nẻo đường Ngài đã mở ra. Sống Lời Chúa với con tim và tầm nhìn mở rộng, người kitô hữu sẽ khám phá Lời Chúa là ánh sáng và sức mạnh dẫn dắt mình tiến bước trên những nẻo đường Ngài đã mở ra. Những nẻo đường đó là con đường đồng cảm, chia sẻ, hợp nhất trong gia đình; con đường từ bi bao dung, tương thân tương trợ trong cộng đoàn; con đường yêu thương và phục vụ trong cộng đồng dân tộc; con đường kiến tạo nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho xã hội loài người; con đường đồng hành với mọi người anh em đồng bào và đồng loại đi đến Sự Thật tròn đầy và Sự Sống vững bền. Những con đường đó cũng là con đường làm chứng cho Tin Mừng Đức Giêsu Kitô và loan Tin Mừng cứu độ cho thế giới hôm nay là thế giới vừa phát triển về khoa học và kỹ thuật duy vật chất, vừa thiếu vắng tình thương chân thật và vững bền.

7. Ước nguyện chân thành. Lịch sử loài người chứng minh: Lời Chúa là nền tảng và là định hướng, là ánh sáng và là sức mạnh cho công cuộc xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển đất nước vững bền. Kinh nghiệm nhân loại còn xác minh: thiếu Lời Chúa, công cuộc xây dựng và phát triển trong xã hội luôn luôn để lại những tiêu cực và tệ nạn, thậm chí những phân rã và đổ vỡ. Vì thế, ước nguyện và là lời cầu chúc chân thành của tôi là người người, nhà nhà, xây dựng cuộc đời mình, gia đình mình, xã hội đất nước của mình, theo như Lời Chúa dạy, theo đường lối yêu thương cứu độ của Đức Giêsu Kitô, theo tôn ý của Cha trên trời, là Đấng đã tạo thành mình, là người chủ và là cùng đích của lịch sử và của xã hội loài người.

+HY JB Phạm Minh Mẫn

 

TRỜI ĐẤT GIAO HÒA

 

Paul Claudel (1868 – 1955) là một văn hào người Pháp rất nổi tiếng. Khi lớn lên, ông sống như một người vô thần, mặc dù cha mẹ và gia đình là người Công Giáo. Trong khi đang theo học về ngành ngoại giao ở Paris, vào một buổi chiều ngày lễ Giáng Sinh năm 1886, lúc ông 18 tuổi, nhân đi qua Nhà thờ Notre Dame, Paris, ông có ý tò mò đi vào Nhà thờ để xem cảnh Giáng Sinh. Lúc đó vào giờ hát Kinh Chiều, và ca đoàn đang hát bài  Chúc Tụng (Magnificat). Tiếng hát rất thánh thiện và thanh thóat đã làm cho chàng thanh niên Claudel cảm thấy một bầu khí thật thiêng liêng bao trùm anh và như có một sức mạnh siêu nhiên nào đó làm anh như bị chiếm hút trong ngây ngất. Sau này, ông ghi lại: “Ngay trong khoảng khắc đó, trái tim tôi bị xúc động và tôi tin!” Đó là cảm nghiệm siêu nhiên đầu đời của anh, và giây phút thiêng liêng đó cứ ám ảnh tâm trí anh, làm anh quyết định tìm hiểu về Chúa qua Kinh Thánh, và sau một quá trình khá lâu dài  tìm hiểu, ông đã “nắm bắt được Thiên Chúa” và “trở lại” cuộc sống Đức Tin Công Giáo suốt đời một cách tích cực.

 

Từng là một sinh viên rất xuất sắc, khi ra trường, ông đã được bổ nhiệm vào nhiều chức vụ quan trọng của ngành ngoại giao Pháp ở nhiều nơi khác nhau, kể cả ở Trung Hoa, ở Nam Mỹ. Ông đã từng là Đại Sứ Pháp tại Nhật Bản (1922-1928), ở Hoa Kỳ (1928-1933), và ở Bỉ từ năm 1933 cho đến khi về hưu (năm 1936). Cuộc đời của Paul Claudel hầu hết đều ở hải ngọai. Nhưng dù đi đâu và ở chức vụ nào, ông vẫn giữ được một Đức Tin Công Giáo rất sống động, trong sáng và hạnh phúc. Chính Niềm Tin đó đã cho ông nguồn cảm hứng để sáng tác nhiều tác phẩm văn chương nổi tiếng phản ảnh đời sống đạo đức của ông. Trong số các tác phẩm lừng danh của ông (như Cinq Grandes Odes, Tête d’Or, Le Soulier de Satan,…) có bản “ Truyền Tin” (L’annonce faite à Marie,The Annunciation of Mary), ông viết trong hai năm 1910-1911 và ra mắt năm 1912. Vừa là một nhà ngoại giao xuất sắc, lại là một học giả, một thi sĩ và nhà văn danh tiếng, ông được mời vào Hàn Lâm Viện Pháp.

 

Giờ phút “Truyền Tin” là một giờ phút uy linh huyền nhiệm của việc Ngôi Lời Thiên Chúa xuống thai  trong lòng Trinh nữ Maria. Giờ phút thiêng liêng “Trời Đất Giao Hòa.” Thiên Chúa mặc lấy thân xác con người và ở cùng con người. Đây là giờ phút vô cùng quan trọng của lịch sử Ơn Cứu Độ. Vì thế, để  tưởng nhớ giờ phút linh thiêng đó, hàng ngày, các tín hữu luôn dành ba khoảng khắc quan trọng của một ngày là sáng, trưa và chiều để nguyện Kinh Truyền Tin. Ở những nơi có Thánh đường, vào những giờ phút đó, chúng ta thường nghe có những tiếng chuông gọi là chuông ‘Truyền Tin’, ‘Chuông Nguyện’ (cũng gọi là chuông ‘nhật một’, vì kéo từng tiếng ba lần, sau mới đổ hồi). Cũng có nhiều thi phẩm và nhạc phẩm diễn tả giây phút huyền nhiệm đó, giây phút Thiên Chúa đến với con người để nối kết và hòa giải.Thi Sĩ Hàn Mạc Tử cũng có Bài thơ cảm động về “Truyền tin”; nhạc sĩ Hoàng Diệp với bản Thánh Ca “Theo Tiếng Thiên Thần Xưa Kính Chào”…

 

Tất nhiên Lễ Giáng Sinh vẫn là Đại Lễ được long trọng mừng ở khắp nơi, để kỷ niệm Chúa Hài Nhi sinh ra đem niềm vui Ơn Cứu Độ đến cho mọi người có tâm hồn thành tâm, thiện chí. Tuy nhiên giờ phút Truyền Tin cũng thật sự rất quan trọng.  Khi Thiên Thần Chúa đến báo tin việc Mẹ Maria được Thiên Chúa chọn để cưu mang và sinh ra Đấng Cứu Thế, sau khi đã hiểu rõ ý Chúa, và việc Chúa Cứu Thế xuống thai trong lòng Mẹ là do tác động của Chúa Thánh Thần,và Mẹ vẫn đồng trinh trọn đời, Đức Mẹ thưa ‘Xin Vâng’. Chính giây phút đó “Trời và Đất giao hòa: Thiên Chúa xuống thế làm người và ở cùng chúng ta.” Mầu Nhiệm đó đã tác động mạnh vào tâm hồn Paul Claudel để ông viết  nên tác phẩm trứ danh “Truyền Tin.” Hàng năm, giáo Hội long trọng mừng Lễ này vào ngày 25 tháng 3.

 

Trong Chúa Nhật IV Mùa Vọng, năm B, chúng ta được nghe bài Phúc Âm rất cảm động diễn tả về giây phút thánh thiêng đó (Luca 1,26-38). Bài Phúc Âm này cùng với Bài Đọc I trích trong sách Tiên Tri Samuel (7,1-5; 8-12; 14-16) và Bài Đọc II trích trong thơ Rôma (16, 25-27) đều giúp chúng ta những tư tưởng thánh thiện, thiêng liêng để chúng ta chuẩn bị tâm hồn xứng đáng mừng kỷ niệm Thiên Chúa đã xuống thế làm người  từ hơn hai ngàn năm trước.

 

Lịch sử Ơn Cứu Độ kéo dài cách nhiệm mầu trong Thánh Kinh Cựu Ước đã được thực hiện trong ngày “Thiên Chúa làm người ở giữa chúng ta!” Nhưng Ngài không sinh ra trong cảnh giầu sang, trong nhà lầu gác tía; trái lại, Ngài đã sinh ra trong cảnh hèn mọn cùng cực, trong hang đá bò lừa; Mẹ Maria và Thánh Giuse cũng chỉ là những người nghèo khó, bình dân, đơn sơ. Ngài đến không phải để “thống trị, để được người ta hầu hạ, nhưng Ngài đến để phục vụ và hầu hạ mọi người (Matthêu 20,28). Ngài đến để đem cả cuộc đời phục vụ những người nghèo khó, bệnh tật, những lớp người thấp hèn nhất. Ngài đến để chia sẻ thân phận đau khổ của mọi người và rao giảng Tin Mừng tình thương và ơn cứu độ. Ngài đến để kêu gọi mọi người, kể cả những người lỡ yếu đuối sa ngã, biết nhận ra: Thiên Chúa là Cha yêu thương của mọi người; Thiên Chúa không xa rời con người nhưng luôn gần gũi mọi người, kể cả những người tội lỗi ( Matthêu 18,12…), để giúp mọi người canh tân đời sống, sống xứng đáng những con người đã được Chúa dựng nên “theo hình ảnh của Chúa!”

 

Chỉ còn mấy  ngày nữa, là chúng ta lại được cùng toàn thể Giáo Hội và thế giới mừng Đại Lễ Giáng Sinh. Chúng ta lại được nghe lời Thiên Thần hát mừng năm xưa:

 

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,

Bình an dưới thế cho người thiện tâm!”

(Luca 2,14)

 

Xin Chúa đến với Thế Giới, đến với mọi người chúng ta, đến với gia đình chúng ta, giúp chúng ta xây dựng sự hòa hợp yêu thương ngay trong tâm hồn chúng ta, trong gia đình chúng ta, và chung tay xây dựng Hòa Bình và sự Công chính trên thế giới. Xin cho chúng ta được sống những cảm nghiệm thiêng liêng đã tác động Paul Claudel, cũng như bao tâm hồn thành tâm, thiện chí khác, để chúng ta biết nhìn vào máng cỏ nghèo hèn, học bài học sống khó nghèo, khiêm tốn, sống yêu thương hòa hợp và phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khó, già yếu, bệnh tật.

 

Xin cùng hiệp lời cầu nguyện chung để ơn sủng Giáng Sinh giúp đổi mới con người chúng ta, gia đình chúng ta, thế giới chúng ta; giúp chúng ta luôn sống đức tin một cách tích cực, sống động, vui tươi, hạnh phúc, và đem tình yêu của Chúa đến cho mọi người chúng ta gặp gỡ hàng ngày trong mọi hoàn cảnh.

 

Xin chúc mừng Giáng Sinh 2008 và Năm Mới 2009.

 

Linh Mục Anphong Trần Đức Phương

Mục lục

 

 

MÙA VỌNG – HY VỌNG

Is 35, 1-6a. 10; Gc 5, 7-10; Mt 11, 2-11

Vọng là trông, là đợi, là chờ, là đón ...              

Khi nàng chờ đợi người yêu trong hò hẹn, mong chàng mang cho mình được niềm vui được tìm thấy trong tình yêu. Mong chờ đến hôn nhân trong tương lai được hạnh phúc, bản thân nàng mong được che chở dưới cánh tay rộng mở và lòng can đảm của người mình yêu ...

Cha mẹ chờ đợi người con đi xa trở về, hy vọng được luôn mạnh khỏe bình an và gia đình được đoàn tụ dưới mái ấm trọn vẹn tình thương.

Người vợ ngóng trông chồng mình đang chinh chiến bảo vệ quê hương hay làm việc phương xa, ngày tao phùng trở về, mong được gia đình đoàn tụ trong hạnh phúc bình an :

“…Hẹn ngày lấp lánh vinh quang lại về…

Một trời hạnh phúc giữa tầm tay ta.”

                                                                    (Trăng Thập Tự,  Maranatha, Ngày chinh phụ trở về)

Con thơ ngóng mẹ về từ phiên chợ sáng, mong có phần quà cho mình như là chờ đợi tình thương của lòng mẫu tử. 

Những người con chờ mong ba má từ phương xa trở về, hay đoàn tụ bao năm xa cách, họ ngóng trông sự trọn vẹn lòng phụ tử, tình mẫu tử tạo ra mái ấm gia đình trọn vẹn bảo bọc cho con trẻ ...

Các Soeurs chờ đợi ngày lễ khấn với biết bao rạo rực thánh hiến đời mình cho Thiên Chúa, mong rằng đời thánh hiến của mình sẽ được như các cô Trinh Nữ khôn ngoan, luôn sẵn sàng đèn dầu để được vào dự hội hoa đăng với Tân Lang : là Đức Kitô, cùng Ngài tiến vào Hội Hoa đăng –    “ tiệc cưới Nước Trời ”.

Vâng, mọi sự chờ đợi đều mang một sứ điệp hy vọng, hy vọng mình sẽ được thêm gì đó trong cuộc sống hôm nay và ngày mai ...

Mùa vọng chờ đón Chúa đến, cũng mang một sứ điệp hy vọng. Chờ đón biến cố trong năm Phụng vụ : mừng Chúa Giáng sinh, vị hoàng tử hòa bình sẽ mang bình an cho nhân loại như lời gloria của các Thiên Thần :

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời

             Bình an dưới thế cho người Chúa thương” 

                                                            ( Lc 2, 14 )

Vì thế đêm Giáng sinh người người trao cho nhau lời chúc bình an, và dịp lễ Noel gửi cho nhau những cánh thiệp với những lời chúc tốt đẹp nhất. Mùa Vọng còn chuẩn bị chờ đón Chúa Hài nhi đến trong tương lai khi Ngài quang lâm. Chúng ta - những người chờ đợi với hy vọng được Ngài đón vào vương quốc vĩnh cửu, chia sẻ tình yêu bất diệt với Đấng nguồn Tình yêu. Cho nên vạn vật, người người ngóng trông :

“Giữa nỗi bàng hoàng của đêm đen

Trời đất căng lên chờ đợi

                                                      Một buổi Bình Minh tuyệt vời”

                                                          ( Trầm Tĩnh Nguyện, Chờ Sáng )

Vâng, mùa vọng là mùa hy vọng tràn đầy, hy vọng nơi Hài Nhi Giáng sinh, nơi Đấng thiên sai sẽ đến. Niềm hy vọng không chỉ ở “thì tương lai” vào Chúa quang lâm trong ngày sau hết mới bắt đầu ló dạng, nhưng niềm hy vọng được thực hiện bắt đầu “thì hiện tại” được thực hiện ngay trong sự đợi chờ của mọi người tín hữu, nơi người sẵn sàng tỉnh thức, mở lòng sám hối để chuẩn bị đón Chúa đến. Niềm hy vọng đó là câu trả lời của Chúa Giêsu đến với các môn đệ của Gioan về Đấng phải đến khi nhân loại trông chờ : “người mù được thấy, người què đi được, người phong hủi được khỏi, người điếc được nghe, người chết sống lại, và Tin mừng được loan báo cho kẻ nghèo khó; và phúc cho ai không vấp ngã vì Ta”. Chính niềm hy vọng này mà Ngôn sứ Isaia đã tiên báo trước: “Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò.” ( Is 35, 5-6 ). Vì thế, vị ngôn sứ Isaia luôn kêu gọi mừng vui lên khi chờ đón Đấng Thiên Sai: “Chính Người là Đức Chúa chúng ta từng đợi trông. Nào ta cùng hoan hỉ vui mừng bởi được Người cứu độ” ( Is 25, 9 ).

Đó là niềm vui và hy vọng vào Đấng Thiên Sai, niềm hy vọng luôn nối tiếp cho nên Thánh Phaolô đã hân hoan kêu gọi mọi người tín hữu sống vui trong sự chờ đợi của Mùa Vọng “Hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em, Chúa đã gần đến” ( Ph 4, 4-5 ). Lời này được đặt làm lời đầu tiên của Chúa Nhật III mùa vọng, vì thế mùa vọng không chỉ dừng lại với màu tím của đợi chờ hay màu tím của lòng sám hối mà còn là Mùa hy vọng vui lên. Cho nên phụng vụ của Chúa Nhật thứ Ba mùa vọng là Phụng vụ niềm vui, Chúa nhật của Mừng vui lên với màu rất đặc biệt là màu hồng: màu của sự vui mừng và hy vọng. Chính niềm hy vọng đã làm màu tím sám hối trở nên màu hồng của niềm vui. Niềm hy vọng mà dân Chúa đã luôn chờ mong như Thánh vịnh đã kêu cầu: "Tôi mòn mỏi trông chờ Chúa cứu độ, và tôi tin tưởng ở lời Ngài. Tôi mòn mỏi trông chờ Chúa còn hơn người lính gác mong chờ hừng đông" (Tv 130).

Ơn cứu độ đang đến và Đấng Thiên Sai đang ở giữa nhân loại để bắt đầu thực hiện ơn cứu độ trong mùa vọng hiện tại, nhưng chúng ta không nhận ra sự hiện diện của Ngài trong đời mình vì ta thiếu thức tỉnh nên thánh Gioan quả quyết: "Giữa các ngươi có một Đấng mà các ngươi không biết" (Ga.1,26). Ngài đang hiện diện chia sẻ với chúng ta với niềm trông đợi. Trong mùa vọng ta đợi Đấng Thiên Sai, Ngài cũng đợi ta và Ngài cũng luôn sẵn sàng chữa lành cho những người mang tâm tình mùa vọng. Tâm tình đó như Đức Kitô chỉ dạy : phải luôn sẵn sàng tỉnh thức và sám hối

·        Tỉnh thức để nhận ra những dấu chỉ trong cuộc đời mình mà Thiên Chúa thi ân. Cái thức tỉnh mà con người hôm nay thiếu, nên thường mê ngủ trong những đam mê trần thế. Vâng, thức tỉnh để nhận rõ đâu là cơn say của cuộc đời đang níu kéo ta lại bằng những nét đẹp và hạnh phúc phù du. Thức tỉnh để nhận ra “Emmanuel - Thiên Chúa ở giữa chúng ta” và đâu là hồng ân Ngài trong cuộc đời, là dấu chỉ, là la bàn cho ta cất bước đi theo, đặc biệt là hồng ân Thánh Hiến được Chúa gọi trở nên bạn trăm năm của Đức Kitô.

·        Trong tỉnh thức, phải không ngừng sám hối, sám hối những việc chưa tốt mà mình đã lỡ vấp phạm, sám hối vì những thiếu sót trong đời sống tông đồ, đời sống thánh hiến. Sám hối là bước đầu để chữa lành tâm hồn. Sám hối là tin vào Thiên Chúa, chứ không dựa vào quyền năng riêng của con người. Là tự đặt vào trong bàn tay nhân ái của Thiên Chúa, chính Ngài chăm sóc băng bó những vết thương tâm hồn do tội lỗi gây ra, Ngài băng bó chữa lành như mục tử chăm sóc chiên. Sám hối là hoàn toàn tuân phục và chịu tác động của ơn tha thứ, chịu sự khuất phục nơi Tình yêu mà chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa trong sám hối, đặc biệt là Bí tích Hòa giải. Trong Bí tích tình yêu này, tâm tình của chúng ta như tâm tình  Rabindranath Tagore: “Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì, nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi”. Đấng mà chúng ta trông đợi sống thánh hiến gắn bó trọn vẹn đời mình với Thiên Chúa. Thế nhưng, những ý nguyện tốt đẹp đó đã chưa làm tròn, mà trái lại thay vì gắn bó với Ngài chúng ta lại gắn bó với những sự việc không phải của Ngài, hay của thế gian. Vâng, sám hối để làm cho sự ràng buộc với thế gian tan rã và để gắn bó cuộc đời với Thiên Chúa hơn.          

Trong tâm tình hòa giải, chính Đấng tha thứ sẽ đến hàn gắn những vết thương trong cuộc đời của người sống mùa vọng hôm nay : tỉnh thức và sám hối. Ngài chữa lành vết thương lòng trong cuộc đời của họ, đó là những vết thương bất hòa trong cộng đoàn giữa anh chị em không cùng cái nhìn, suy nghĩ do sự khác biệt của tuổi tác, thế hệ, xung đột quân bình. Vâng, Ngài đến trong cung lòng người sống tâm tình mùa vọng và giúp chúng ta sửa đổi cách sống tiêu cực, bi quan và làm lại cuộc đời mới trong tinh thần lạc quan được gợi hứng từ ơn cứu độ. Ngài đến giải thoát chúng ta khỏi cảnh cô đơn, đau khổ trong cuộc sống lạnh lẽo thiếu tình người, hay cô đơn giữa cộng đoàn, bằng niềm vui được chính Ngài chia sẻ … Đó là những dấu chỉ của vương quốc tình yêu vĩnh cửu mà Ngài sẽ đón người tỉnh thức trong ngày quang lâm, nhưng Ngài hiện thực hóa bắt đầu bằng những giây phút hiện tại với sự sẵn sàng mở rộng tâm hồn của con người.

Mùa vọng, hãy tỉnh và thức dậy từ những cơn mê trần thế : chỉ có Thiên Chúa là vĩnh cửu, mọi sự ham muốn của trần gian chỉ tạo ra những hạnh phúc ngắn ngủi và phù du. Hãy sám hối từ tận đáy lòng. Chính trong tâm tình mùa vọng, chúng ta khám phá được niềm vui của hy vọng mùa đợi trông, xuyên qua mục đích đó, chúng ta khám phá ra niềm vui, niềm hy vọng của đời thánh hiến và tìm về mục đích nguyên thủy của lời khấn, của hy lễ toàn thiêu qua đời sống thánh hiến.

Lần theo dòng nước trong xanh

Đi ngược lên ghềnh tìm ngọn suối tiên.

Uống đi cho hết muộn phiền,

Tắm đi cho sạch nỗi niềm vấn vương.

Đầu nguồn có ngọn suối Thương

                                                                                                 (Trầm Tĩnh Nguyện, Về nguồn)

Vâng, ngọn suối Thương là Thiên Chúa đang chờ đợi chữa lành mọi vết thương, gợi cho chúng ta niềm hy vọng vào Chúa, chờ đợi Tân Lang để được tham dự hội Hoa Đăng của người trinh nữ thánh hiến. Hội Hoa đăng của các cô trinh nữ mà Tagore phác họa :

“ Lúc nửa đêm âm u, không trăng, tôi hỏi nàng: “ Trinh nữ ơi, tìm kiếm gì mà lại áp đèn vào tim như thế? Nhà tôi ở tối om, cô quạnh lắm, cho tôi mượn đèn nào! ” Nàng dừng giây lát, suy nghĩ rồi nhìn tôi qua bóng đêm. Nàng nói: “ Em đem đèn đi dự hội hoa đăng ”. Tôi đứng ngắm cây đèn nhỏ bé vô ích biến vào đám ánh sáng đêm đông ”. ( R.Tagore, Lời Dâng 64, Bản dịch Đỗ Khánh Hoan ).

Ánh sáng đêm đông  Hội Hoa đăng Thiên Quốc với Tân Lang là Đức Kitô…..

…Chàng rể đã đến kia rồi.

     Không đèn nên phải chịu ngồi ngoài sân.

   Những ai đèn thắp sáng trưng.

    Được vào dự tiệc tưng bừng hoan ca…

                                       Mattheu Vũ

                                                                        

                          

                                                                                  Lm. VinhSon  Saigon 19 /12/2008

Mục lục

 

 

 

Chuyến Đò Cuối Năm

• Kiên Giang Điểm Hẹn

Những ngày cuối của năm phụng vụ 2008, Đội Quân Áo Xanh chúng tôi lên đường đến một vùng đất xa xôi thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Lần công tác này được xem là kỷ lục về người xung phong ra trận cũng như về hàng hóa mang theo. Hai xe 45 chỗ chứa gần 100 người với hàng bao nhiêu tấn hàng hoá chất đầy cứng không còn một chỗ trống trên xe. Chuyến đi khởi hành trễ hơn dự định 30 phút vì trời mưa to nên việc sắp đặt hàng hóa cực nhọc và mất nhiều thời gian hơn.

Bao giờ cũng vậy, trước khi xuất quân, chúng tôi luôn quây quần dưới chân Mẹ để xin ơn từ trời cao. Chuỗi kinh Mân Côi cùng hoa và nến dâng lên Mẹ là tâm tình cầu nguyện để được kết hợp với Mẹ sống mầu nhiệm thăm viếng. Chúng tôi luôn được cha linh hướng nhắc nhở cầu nguyện và việc tông đồ phải liên kết mật thiết với nhau. Làm sao tôi đem Chúa đến cho người khác được nếu chính tôi không kết hiệp với Chúa trong kinh nguyện trước khi lên đường làm sứ vụ loan báo Tin Mừng? Đó là đem Chúa đến cho những người anh em vùng sâu vùng xa để thắp lên niềm vui và hy vọng giữa cuộc đời nhiều đau khổ bất hạnh. Tiếng mưa lẫn trong tiếng kinh cầu như cuộc trò chuyện giữa Thiên Chúa và con người. Tôi nghe như lời đáp trả của Thiên Chúa Tình Yêu, Đấng chỉ mong muốn ban bình an sâu thẳm và muôn vàn ân huệ khác cho con người. Tạ ơn Chúa. Cơn mưa hồng ân!

Phép lành cùng những lời dặn dò của người linh mục bụi đời đưa những cánh chim xanh lao đi trong bầu trời đen kịt lúc 8 giờ tối. Trong những chuyến đi như thế này, yếu tố thời tiết luôn là điều mà ai trong chúng tôi cũng nhận thấy rõ ràng sự an bài, che chở của Chúa nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria. Bao nhiêu chuyến đi công tác trời luôn đổ mưa, nhưng đặc biệt khi chuyển hàng bằng đường bộ cả mấy cây số hay đi đò hàng chục cây số thì lạ lùng thay trời không một giọt mưa. Cứ tưởng tượng giữa đồng không mông quạnh, đường ruộng trơn trượt không một bóng nhà mà trời mưa như thế thì biết trú vào đâu? Chúng tôi chấp nhận đội mưa nhưng hàng hoá ướt hết thì lấy gì phát cho bà con? Chúa thương xót dân người nên luôn che chở những con người yếu đuối nghèo hèn như chúng tôi.

Sau gần 8 tiếng đi đường, đi qua 2 cái phà, ngủ vật vờ trên xe, lót dạ bằng gói xôi của một bà cụ hơn 70 tuổi gói từng phần cho mỗi người, chúng tôi có mặt ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang lúc 3 giờ 30’ sáng. Để đến được huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang thì không thể đi bằng xe nữa mà phương tiện giao thông duy nhất là đò, là ghe trên dòng kênh xa tắp. Từ bến đò này đến “Điểm Hẹn Thầy” là hơn 8 cây số đường sông nước. Những cánh chim xanh dù mệt rã rời sau chặng đường dài suốt đêm vẫn nhanh chóng chuyển hàng hóa từ xe xuống những chiếc đò và xà lan để đến nhà thờ Mỹ Hiệp Sơn. Trong chuyến đi này đội quân áo xanh phải làm việc nỗ lực hơn vì lượng hàng hóa rất nhiều. Cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ Chí Hoà ý thức rõ tâm tình sống tháng 11 cầu cho các linh hồn không chỉ là lời cầu nguyện suông mà còn là những hy sinh, hãm mình, bớt chi tiêu để chia sẻ với những anh chị em có hoàn cảnh khó khăn, nhất là những người ở vùng sâu vùng xa. Những tấm lòng đó gói ghém trong hàng tấn quà biếu đến nỗi chúng tôi phải dùng đến hai chiếc xà lan và hai chiếc đò mới chở hết người và hàng hóa. Xuôi theo con kênh nước mấp mé bờ, chúng tôi chỉ biết tạ ơn Chúa và Mẹ vì trên đầu chúng tôi là một bầu trời tuyệt đẹp. Triệu triệu ánh sao lấp lánh và ngôi sao mai sáng ngời vẫn ở phía trước dẫn đường cho chúng tôi. Thật an lòng và vui sướng vì chúng tôi ý thức rằng bước đường của mình luôn có Mẹ che chở đồng hành.

• Giáo Họ Hiệp Mỹ Sơn

Đò chưa đến nhà thờ, chúng tôi đã nghe tiếng chuông lễ sáng Chúa Nhật vang vọng đổ hồi. Trời đã tờ mờ sáng rồi. Mải mê với công việc chúng tôi quên rằng suốt đêm qua chưa hề chợp mắt! Qua khỏi chiếc cầu Bình Trung, đò cập bến và chúng tôi bắt đầu bốc dỡ hàng hóa vào nhà xứ. Những thùng mì, đường, bánh kẹo, sách vở, bút tập được những cánh chim xanh chuyền cho nhau thoắt thoắt từ bờ sông vào trường học. Mệt mà vui! Ngôi thánh đường nhỏ với hình dáng cây thánh giá và tháp chuông không cao lắm nhưng lại in đậm trên nền trời chưa sáng hẳn của huyện Hòn Đất như dấu chứng của tình yêu Thiên Chúa dành cho mảnh đất xa xôi này.

Ba chiếc đò đã cập bến, nhưng còn chiếc xà lan chở đầy quấn áo mùng mền vẫn bặt tăm chưa thấy đến. Chúng tôi băn khoăn lo lắng không biết có chuyện gì xảy ra? Chuông lễ lại đổ hồi. Phải đến thánh đường dâng thánh lễ đã. Mọi sự còn lại phó thác cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Khi vừa bắt đầu giờ lễ thì cũng là lúc chúng tôi nhận được tín hiệu vui từ chiếc đò bị mất tích. Sự cố xảy ra đó là chiếc xà lan chở hàng quá tải bị nước tràn vào, chết máy giữa dòng, suýt nhận chìm cả hàng hoá và người xuống sông. May mắn thay người lái đò kịp cặp đò vào bờ. Đội Quân Áo Xanh trên đò một phen hú hồn. Đến khi có đò ra cứu hộ thì chỉ chở nổi hàng hóa. Tất cả những anh chị em còn lại phải lếch thếch đi bộ mấy cây số đường ruộng mới đến nhà thờ. Dù sao chúng tôi vẫn tạ ơn Chúa. Nếu Chúa không trợ giúp thì mất tất cả mấy tấn quần áo, vải vóc, lương thực, và ngay cả mạng sống chúng tôi cũng chẳng lấy gì bảo đảm, vì chúng tôi quen ở thành phố có mấy ai biết bơi đâu!

Trải qua nhiều trục trặc vất vả nhưng cuối cùng đâu cũng vào đó. Không kịp nghỉ ngơi, chúng tôi rửa vội chân tay lấm bùn để vào dâng lễ Chúa Nhật kết thúc năm phụng vụ, mừng kính Đức Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ với bà con giáo dân ở đây. Bữa tiệc Lời Chúa và Thánh Thể được dọn ra trong ngôi thánh đường nhỏ bé của huyện Hòn Đất xa xôi này làm chúng tôi được đánh động rất nhiều. Giây phút sửng sốt và ngỡ ngàng về chuyện nhà Vua có thể đói, khát, rách rưới, trần trụi hay thậm chí còn bị tù ngục nơi những con người nghèo khó chung quanh cũng là lúc tôi tỉnh thức để nhận ra mình đã thiếu sót, đã đánh mất nhiều cơ hội cho phần rỗi. Thấu hiểu hơn tấm lòng nhân hậu của Đấng là Vua Vũ Tru,ï và ước ao phần rỗi đời đời cho mình, cả cộng đoàn như hân hoan dấn bước theo “Con Đường Giêsu” trong điệu vũ của Đội Quân Áo Xanh với xác tín rằng đó là con đường duy nhất đúng và tuyên xưng rằng chính Chúa là Vua của lòng con. Một làn gió mới mang niềm vui và hy vọng tràn trề cho mọi người tham dự. Món quà tinh thần quý giá nhất được trao tận tay bà con ngay trong thánh lễ là bức ảnh Chúa Thương Xót, ảnh Đức Mẹ, sách kinh và tràng chuỗi Mân Côi. Thật cảm động khi chúng tôi bắt gặp những khóe mắt ươn ướt vì vui mừng và xúc động. Những đôi bàn tay gầy guộc nâng niu bức ảnh. Những em bé nghiêm trang trân trọng món quà được nhận từ tấm lòng của cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ giáo xứ Chí Hòa. Chính Chúa làm cho tấm lòng đến với tấm lòng, trái tim gặp gỡ trái tim để thắp lên cho nhau niềm tin và hy vọng vào chính Thiên Chúa, Đấng giầu lòng thương xót. Sẽ không còn cô đơn hay thất vọng khi có Chúa trong đời mình.

• Thiếu Trước Hụt Sau

Gíao điểm Hiệp Mỹ Sơn là nơi được các vị thừa sai đặt chân đến truyền giáo vào những năm 1930. Nhưng từ đó cho đến năm 2000 thì vẫn chưa có nhà thờ và đàn chiên nhỏ bé cũng chưa có chủ chiên để chăm lo đời sống thiêng liêng cho họ. Trải qua nhiều năm đói khát tâm linh, thiếu người mục tử chăn dắt nên đời sống đạo của bà con nơi đây trở nên rối ren, lạt lẽo. Những năm gần đây mới có được ngôi nhà thờ, có linh mục về nên hầu như phải gầy dựng lại từ đầu. Giáo họ bao quát cả 3 xã (khoảng 2500 dân cư) nhưng chỉ có 81 gia đình có đạo, địa bàn rộng, giáo dân còn quá thưa thớt và rải rác cho nên họ phải đi lễ rất xa, có những người phải đi cả chục cây số đường sông. Hơn một năm nay, từ khi có các nữ tu Mến Thánh Gía về giúp, giáo xứ khởi sắc lên với những sinh hoạt của ca đoàn, giúp lễ. Nhất là các em thiếu nhi được học giáo lý đều đặn hơn.

• Chúa Chạnh Lòng Thương

Tấm lòng quảng đại chia sẻ của cộng đoàn cầu nguyện giáo xứ Chí Hòa cho chuyến công tác kỳ này là 400 phần quà, hậu hĩnh hơn những lần trước. Mỗi phần quà cho một gia đình nghèo, không phân biệt lương giáo, gồm một túi quần áo, 15 gói mì, 1 kg đường, 200gr bột ngọt, bánh, tập vở, bút, kem đánh răng, bàn chải, xà bông tắm và một bao lì xì 100.000 đồng. Ngoài ra mỗi em thiếu nhi còn có một trái bong bóng to đẹp sặc sỡ mầu sắc. Mang vác những phần quà đến đây và chứng kiến cuộc sống thiếu trước hụt sau của anh chị em mình, chúng tôi mới cảm nghiệm được sâu xa hơn tình thương của Chúa - Người là Vua Vũ Trụ, và là Mục Tử Nhân Lành chăm sóc đoàn chiên.

• Chia Cơm Sẻ Áo

Sau những giờ phút sinh hoạt vui tươi là khoảnh khắc chia sẻ cơm áo với nhau thật ý nghĩa. Trong hơn một tiếng đồng hồ, 350 phần quà đã được ân cần trao đến tận tay bà con ở Hiệp Mỹ Sơn. Đó là những người thực sự khó khăn và cần giúp đỡ không phân biệt lương hay giáo. Lòng thương xót của Chúa là thế! Chúa thương yêu hết thảy mọi người. Hành động sẻ chia hôm nay làm cho Lời Chúa sống động, đặc biệt là đối với chúng tôi, không thể quên được Lời Chúa nhắc nhở: “ Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta”. Ở một góc sân, các tay kéo của Đội Quân Áo Xanh cẩn thận chỉnh sửa cho những mái tóc thật gọn gàng và dễ coi. Cả người lớn và trẻ em đều có nhu cầu làm đẹp này.

Ăn sáng xong, chúng tôi tiếp tục lên đường, lênh đênh sông nước hơn 10 cây số chuyên chở những phần quà còn lại cho bà con ở xã Mỹ Thái. Họ không có điều kiện để đến nhà thờ nhận quà. Sau gần 2 tiếng đồng hồ lênh đênh trên sông nước phơi mình dưới nắng, chúng tôi cập bờ chuyển hàng hóa vào nhà một ông trùm rồi chuyển tận tay mỗi người những món quà chất chứa tình yêu thương chia sẻ. Bà con nông dân tận vùng sâu này vui mừng xúc động vì từ trước đến giờ chưa có ai đến tận nơi thăm viếng họ ân cần như thế. Chúng tôi hoàn tất công việc thì mặt trời cũng đứng bóng. Tạm biệt xã Mỹ Thái với đầm sen thật đẹp, chúng tôi lên đò quay lại nhà thờ để ăn trưa và cầu nguyện.

• Tính Lại Sổ Đời

Những phút tâm tình cầu nguyện chung với nhau trong nhà thờ trước khi ra về làm tôi xúc động. Chúa mời gọi tôi khoác áo xanh trên mình đi phục vụ đó chính là Lòng Thương Xót của Chúa. Tôi đang có cơ hội để sống, để sửa đổi, để lo liệu cho phần rỗi của mình. Tạ ơn Chúa đã cho chúng tôi được đến với huyện Hòn Đất này để loan báo Tin Mừng Cứu Độ và giới thiệu Chúa cho anh chị em. Giây phút này cũng giúp cho chúng tôi được hòa giải với Chúa và hòa giải với nhau để có lại mối tương quan tốt đẹp hơn với Thiên Chúa và yêu thương nhau hơn. Người linh mục bụi đời đồng hành với chúng tôi trên từng cây số mời gọi mỗi người hãy mở lòng đế đón nhận sự tha thứ của Chúa và cũng mở lòng tha thứ cho nhau. Sau đó cánh chim đầu đàn cúi đầu nhận lỗi trước mặït cộng đoàn, xin tha thứ những thiếu sót làm buồn lòng anh chị em Đội Quân Áo Xanh trong năm qua, đồng thời xin những cánh chim xanh cũng hay mở lòng tha thứ cho nhau.

Chia tay giáo họ Mỹ Hiệp Sơn, chúng tôi lội ngược dòng kênh, và khi cả nhóm vừa kết chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa thì đò cũng vừa cập bến. Đội Quân Áo Xanh về đến thành phố trong cơn mưa dầm lúc gần nửa đêm ngày chúa nhật. Những cánh chim xanh lặng lẽ trở về với cuộc sống đời thường của mình. Tuy nhiên trong tâm tư sâu lắng của mỗi người đều cảm nghiệâm những giây phút cuối của năm phụng vụ trong “Chuyến Đò Cuối Năm” này êm đềm trôi đi thật đầy tràn ý nghĩa. Sông nước như cuốn sạch đi những lỗi lầm, phiền muộn của mỗi người trong năm qua để chuẩn bị tâm hồn bước sang năm phụng vụ mới. Mùa xuân mới của Giáo Hội bắt đầu bằng Chúa Nhật I Mùa Vọng với tràn trề niềm hy vọng và bình an. Và Lòng Thương Xót Chúa chính là nguồn hy vọng bình an cho những ai luôn biết tín thác vào Ngài.

Tạ ơn Chúa và Mẹ Maria đã che chở và chúc lành cho chúng con trong Chuyến Đò Cuối Năm.

Biển Mặn

Mục lục

Câu chuyện Giáng Sinh

SỰ KHÓ KHĂN NƠI NHÀ TRỌ

                                                                                         

                                                      Dịch từ trưyện ngắn của: Dina Donohue

 

   Thời đó, tôi đang dậy lớp 2 tại thành phố London, tỉnh bang Ontario, Canada, và được yêu cầu dựng một họat cảnh Giáng Sinh cho mùa Giáng Sinh năm đó. Một số người đã cho rằng những gì xảy ra trong họat cảnh đã làm hỏng buổi trình diễn, nhưng có một số người khác lại cho rằng, đây lại là một câu chuyện về Giáng Sinh chân thật nhất mà họ được xem.

 

Bây giờ, mời bạn làm quan tòa, phân xử xem sao nhé!

 

Sau  một thời gian suy nghĩ và tính tóan, tôi cũng thực hiện xong bảng phân vai cho họat cảnh. Nhưng cũng gặp phải một điều phiền phức, đó là cậu học sinh, tên là Ralph. Em là một chú bé rất mập, đã được 9 tuổi, mà lẽ ra phải đang học ở lớp 4 cơ đấy. Ngòai sự mập mạp qúa đáng, em còn là một chú bé rất vụng về, làm cái gì, hay nghĩ điều gì cũng rất chậm, chậm qúa thể. Tuy nhiên, đám trẻ lại rất thương qúy em, đặc biệt là những đứa còn bé – Em lúc nào cũng tỏ ra như là người anh lớn tự nhiên phải bênh vực, bảo vệ các em nhỏ.

 

Ralph muốn là một chú bé chăn chiên với ống sáo trên tay. Tôi mới bảo em, là tôi có được một vai rất quan trọng và rất hợp vối em. Em sẽ là quản lý nhà trọ. Lý do của tôi là: vì bản chất chậm chạp, em sẽ không phải nhớ nhiều lời đối thọai. Thêm nữa, cái khổ người dềnh dàng của em, sẽ làm cho sự từ chối gia đình ông Giuse về chổ ở trọ, gây nhiều ấn tượng hơn.

 

Chúng tôi tập đi tập lại họat cảnh nhiều lần, mỗi em đều cố gắng và cảm thấy sự quan trọng đóng góp cho sự thành công của buổi trình diễn. Hội trường tràn ngập những người thân và bạn bè cho buổi văn nghệ rực rỡ mỗi năm và trên sân khấu đầy những đứa bé mặt mày hớn hở, vui tươi chờ đợi đến phiên mình diễn, tràn đầy hưng phấn.

 

Nhưng không ai trong đám đông khán giả hay ở trên sân khấu, lại gặp được những phút giây kì diệu trong đêm trình diễn họat cảnh Giáng sinh hơn là Ralph.

 

Buổi diễn tiến hành rất suông sẻ, không có xẩy ra điều rủi ro nào đáng kể - cho tới khi ông Giuse xuất hiện, với những bước đi chậm chậm, nhẹ nhàng dìu bà Maria đến cửa quán trọ. Ông gõ thật mạnh lên cánh cửa gỗ của quán trọ.

 

Từ nãy giờ, Ralph chỉ chờ có thế. Em mở tung cánh cửa với một thái độ rất thô lỗ, và la tóang lên:

 

- “ Mấy người muốn gì, hả?”

  Ông Giuse nhỏ nhẹ:

- “ Dạ, chúng tôi đang cần một chỗ  trọ ạ.”

- “ Đi kiếm chỗ khác đi.”

 

  Ralph nhìn thẳng về phía trước, nói thêm với giọng cứng rắn:

 

- “ Quán trọ đầy người rồi.”

- “ Xin ông thương dùm cho, chúng tôi đã hỏi khắp nơi mà cũng chẳng được gì. Chúng tôi đã đi từ xa đến và đã rất mệt mỏi, thưa ông.”

 

- “ Không còn phòng nào cho các người đâu.”

 

- “ Thưa ông quản lý nhân lành, xin làm ơn, đây là Maria, vợ tôi. Cô ấy đang có thai gần đến ngày sinh và cần một chỗ để nghỉ qua đêm. Cô ấy đã mệt mỏi quá rồi. Chắc là ngài có một góc nhỏ nào đó, chổ nào cũng được, cho cô ây nghỉ đỡ.”

 

  Ralph nhíu mày, cúi nhìn Maria, im lặng một lúc lâu. Bên dưới, khán giả trở nên căng thẳng và bắt đầu bối rối.

 

  Tôi vội nhắc khẽ từ phía cánh gà:

 

- “ Không năn nỉ ỉ ôi gì cả, xéo ngay, xéo.”

  Ralph cứ đứng đờ người ra, cau trán như đang cố suy nghĩ điều gì!

 

 Từ sau cánh gà sân khấu, tôi đã nhắc ba lần, lần sau nhắc to hơn lần trước. Ralph cứ đứng như trời trồng không tỏ một dấu hiệu nào cả. Đám thiên thần đứng sau hậu trường với tôi, cũng bắt đầu bối rối, bồn chồn.

 

Sau cùng, chắc Ralph cũng nhớ ra, tự động lập lại nhưng chữ mà em đã học thuộc lòng trong những tuần lễ dài diễn tập:

 

- “ Không năn nỉ ỉ ôi gì cả, xéo ngay, XÉO.”

  Ông Giuse buồn rầu, quàng tay dìu bà Maria và chuẩn bị rời đi.

 

 “ÔNG” quản lý nhà trọ, Ralph, lại không chịu đóng cửa trở vào trong nhà trọ như đã được hướng dẫn. Em đứng bất động, nhìn theo cặp vợ chồng cô đơn, bất hạnh. Trông em có vẻ lúng túng khó xử, miệng em há to, trán cau lại có vẻ đăm chiêu suy nghĩ, và mắt em long lanh đầy nước mắt.

 

Đột nhiên, tòan bộ họat cảnh Giáng sinh, phần còn lại thay đổi hòan tòan.

 

Ralph gào lên:

 

- “ Ông Giuse ơi, đừng đi vội. Làm ơn đừng bỏ đi. Đưa cô Maria trở lại đây.”

 

  Mặt em đột nhiên hân hoan với nụ cười rộng mở. Em giang rộng vòng tay:

 

- “ Các bạn có thể ở trong phòng của tôi mà.”

 

Và lạy Chúa tôi, mắt tôi đầy lệ. Tôi bật khóc lúc nào không biết! Hồng ân Chúa đổ xuống trên mọi người, và trong giây phút linh thiêng ấy, ca đòan thiên sứ bé nhỏ hòa vang khúc ca: “Vinh Danh Thiên Chúa Trên Trời. Bình An Dưới Thế Cho Người Chúa Thương.”

                                                                                    Phạm Vinh Sơn

Mục lục

 

 

“Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban chính Con Một của Ngài”


Khi đọc vở kịch Romeo và Juliet của đại thi hào Shakespeare, nhiều độc giả đã tỏ ra rất cảm kích trước cái liều của chàng Romeo. Đang đêm, chàng đã mạo hiểm xông vào khu vườn của dòng tộc Capulet để gặp người mình yêu. Nếu bị phát hiện, chàng sẽ bị kẻ thù giết chết. Nhưng vì quá yêu Juliet, chàng đã liều thân vào một cuộc hẹn hò đầy hiểm nguy (x. Hosana Mùa Vọng & Giáng Sinh, 12.2004).

Đọc lại Tin Mừng, chúng ta thấy Thiên Chúa cũng tỏ ra rất “liều” khi cho Con Một của Ngài nhập thể làm người, chỉ vì quá yêu nhân loại như lời thánh Gioan khẳng định: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban chính Con Một của Ngài” (Ga 3, 16). Ngài "liều” khi đặt công trình cứu chuộc nơi một thiếu nữ quê mùa. Ngài “liều” khi đặt tương lai của thiếu nữ ấy và Hài Nhi Giêsu vào quyết định của một người thợ mộc có tên là Giuse. Một “dự án” quá lớn lao, dự án cứu độ nhân loại, lại được trao vào tay hai “nhà thầu” quá bé nhỏ. Một “công trình” quá vĩ đại lại được “ký thác” vào quyết định của hai “nghệ nhân” quá bình thường. Dưới con mắt của người đời thì quả là quá “liều”.


Không ít người vẫn tự hỏi tại sao khi chọn một người mẹ để cưu mang, sinh hạ và dưỡng nuôi Ngôi Hai Thánh Tử làm người, Thiên Chúa lại không chọn một thiếu nữ cao sang, danh giá thuộc dòng dõi quý tộc, giàu sang, quyền thế; mà Ngài lại chọn một thiếu nữ đơn hèn, yếu ớt, xuất thân từ một miền quê nghèo nàn và bé nhỏ ? Tại sao khi chọn một người làm chồng và làm cha về mặt pháp lý để bảo bọc chở che cho Đức Maria – người sẽ là Mẹ của Thiên Chúa, đồng thời chăm sóc và dưỡng nuôi Hài Nhi Giêsu – Ngôi lời nhập thể, Thiên Chúa lại không chọn một chàng trai mạnh mẽ, thông minh, tài năng xuất chúng, thuộc dòng tộc trâm anh thế phiệt; mà Ngài lại chọn một bác thợ mộc ít học, nghèo hèn và chất phác, thuộc tầng lớp thấp cổ bé miệng đến nỗi dường như không có khả năng tự bảo vệ mình trước bạo vương Hêrôđê ? v.v...


Quả vậy, để thực hiện ý định cho Ngôi Hai nhập thể làm người, Thiên Chúa cần những con người cộng tác có quả tim đơn sơ trong trắng để biết lắng nghe tiếng nói của Ngài hơn là cần những người thông minh sắc sảo, có nhiều bằng cấp mà chỉ biết kiêu căng gạt sang một bên, hay bỏ ngoài tai mọi tiếng nói của Ngài. Để thực hiện chương trình cho Ngôi Lời giáng trần, Thiên Chúa cần những cộng sự viên có tâm hồn khiêm nhường tin tưởng để biết mau mắn đón nhận thánh ý của Ngài bằng lời thưa “xin vâng” trọn vẹn, hơn là cần những người cộng sự cao sang đài các chỉ cho ý riêng của mình là hay là tốt. Hơn nữa để hoàn tất thánh ý của Ngài, Thiên Chúa cần những trợ tá có tinh thần can đảm và tín thác để biết luôn trung thành phục vụ cho chương trình của Ngài, dẫu có gặp sóng gió thử thách, hơn là Ngài cần những trợ tá giàu sang quyền thế mà chỉ biết làm theo ý riêng mình và sẵn sàng bỏ cuộc khi gặp những điều trái ý. Tắt một lời, Thiên Chúa chỉ cần những con người đơn sơ, khiêm nhường, tin tưởng và phó thác để cộng tác với Ngài trong chương trình cứu độ. Và hơn ai hết, Đức Maria và thánh Giuse là những người hội đủ những phẩm tính đó.


Như vậy cái “liều” của Thiên Chúa là cái liều có cơ sở, có “lý lẽ”. Thiên Chúa “liều” nhưng không “phiêu”, vì Ngài thấy rõ bên trong những con người mà Ngài kén chọn. Thiên Chúa nhìn vào tận bên trong sâu thẳm của tâm hồn để đoán xét, khác với con người thường chỉ xét đoán hời hợt mang tính hình thức.


Điều này chúng ta cũng thấy rõ khi đọc lại lịch sử cứu độ. Từ khởi đầu, khi muốn thiết lập một dân thánh, dân riêng của Ngài, Thiên Chúa đã không chọn một người quyền uy danh giá mà Ngài chọn Abraham, một ông cụ nhà quê làm tổ phụ và làm cha cho dân riêng ấy. Rồi khi dân phải sống dưới ách nô lệ của người Ai Cập, Thiên Chúa lại chọn gọi không phải một danh tướng lỗi lạc có tài cầm quân mà là chọn Môisê, một kẻ nhút nhát, nói năng ngọng nghịu làm người phát ngôn và làm nhà giải phóng cho dân. Để dẫn dắt và qui tụ dân ấy về một mối, Ngài đã không chọn một đế vương hùng mạnh, nhưng chọn một thiếu niên nhỏ nhất, yếu nhất là Đa-vit làm vua, làm thủ lĩnh cho dân Ngài. Sang thời Tân ước chúng ta thấy, để đặt nền móng cho Giáo hội Chúa Kitô, dân mới của Thiên Chúa, Ngài đã chọn Phêrô, một kẻ chối thầy. Và để làm chứng nhân hô to sứ điệp của Ngài cho lương dân, Ngài đã chọn Phaolô, một kẻ đã từng bách hại đạo. ..


Qua đó, chúng ta có thể rút ra được những bài học gì cho bản thân mình ?


Trước hết, cần xác tín rằng mỗi người trong chúng ta đều được Thiên Chúa chọn gọi để thực hiện một sứ vụ nào đó trong cuộc đời này. Chúng ta không được phép mặc cảm tự ti vì mình yếu đuối, kém cỏi, vô duyên. Trái lại phải biết tin tưởng và phó thác cho cái “liều” mà Thiên Chúa có thể đặt để trên cuộc đời mình.


Thứ đến, khi được chọn gọi và cất nhắc lên một địa vị quan trọng nào đó thì phải luôn ý thức rằng không phải vì mình đạo đức, thánh thiện hay tài giỏi, mà hoàn toàn do tình thương nhưng không của Thiên Chúa. Để từ đó luôn biết khiêm nhường và tín trung vào Thiên Chúa như Mẹ Maria và Thánh Giuse.

Sau nữa, phải tâm niệm rằng không phải chúng ta được chọn gọi là để phục vụ cho lợi ích của riêng mình mà là để phục vụ cho chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Do đó không biến chương trình của Thiên Chúa thành chương trình của mình để rồi phục vụ cho ý riêng của mình, thay vì chỉ phục vụ cho thánh ý Thiên Chúa mà thôi.


Cuối cùng, phải luôn nhớ mình chỉ là công cụ thô thiển của Thiên Chúa. Tự bản chất công cụ không làm nên sản phẩm. Tuy nhiên, nếu công cụ được trau dồi mài giũa thường xuyên thì sẽ trở nên sắc bén hơn, nhờ đó mà trở nên hữu hiệu hơn trong bàn tay chế tác của Thiên Chúa.

 

Lm Giuse Nguyễn Thành Long

Mục lục

 

Đặt niềm tin tưởng

Ở đời khi gặp khó khăn khủng hoảng, nhất là trong đời sống chính trị, kinh tế, con người thường hay đặt tin tưởng vào một ai đó có uy quyền khả năng giải quyết vấn đề khó khăn đang xảy ra.

Từ ngày Ông Bà Adong Evà phạm tội, lỗi luật Thiên Chúa, trần gian sống trong hoang mang đêm tối tội lỗi. Đời sống tâm linh từ ngày đó thành hỗn loạn mất trật tự, sự dữ lấn chiếm lòng con người lan rộng. Và ai nấy đều trông mong chờ đợi đấng Cứu Thế đến mang lại trật tự cho tâm hồn con người.

Phúc âm thánh Luca (Lc 1,28-36) thuật lại cách giải quyết vấn đề theo cung cách con đường khác: Câu trả lời của Thiên Chúa cho sức mạnh của người quyền thế và sự mềm mỏng của người yếu đuối.

Thiên Chúa không sai gửi đạo quân hùng hậu với mọi loại khí giới đến trần gian vãn hồi trật tự Nhưng Ngài sai Thiên Thần mang sứ điệp đến cho Raria, cho trần gian. Sứ điệp này thật ra không có gì là mạnh mẽ hùng hậu kích thích: Chị sẽ thụ thai sinh một con trai. Con trẻ được đặt tên là Giêsu (Lc 1,31).

Sứ điệp Thiên Chúa do Thiên Thần mang đến cho Maria đã rõ ràng. Nhưng Maria có thế làm gì để chống lại sự dữ tội lỗi đang lan rộng với con trẻ Giêsu của mình?

Câu trả lời trong phúc âm hoàn tòan trái với suy nghĩ mong đợi của con người. Maria đặt niềm tin tưởng vào em bé Giêsu, là lời hứa từ Trời: Trẻ Giêsu là đấng cao cả, và sẽ đưực gọi là con của Đấng Tối cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Davít. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng tận. (Lc 1, 32.)

Thiên Chúa đứng hậu thuẫn đàng sau trẻ Giêsu cùng cho tất cả những ai đặt niềm hy vọng nơi trẻ Giêsu. Thiên Chúa đứng về phía con trẻ, Ngài muốn đưa ra ánh sáng uy lực của kẻ dùng sức mạnh uy quyền không hoàn toàn đúng. Đồng thời Ngài cũng mời gọi một giải đáp khác: Thiên Chúa là bảo đảm cho tất cả. Nơi trẻ Giêsu, con Thiên Chúa, là niềm hy vọng cậy trông của con người Kitô giáo.

Trong đời sống, chúng ta qúy trọng, yêu mến trẻ thơ. Trẻ thơ tuy là bận rộn cho cha mẹ, cho người lớn. Nhưng trẻ thơ lại lại mầm chồi niềm hy vọng, là niềm vui hạnh phúc cho gia đình, cho xã hội.

Mỗi Trẻ thơ là sứ điệp của Trời cao gửi xuống trần gian: Thiên Chúa yêu mến trần gian!

Trẻ thơ non yếu không có sức mạnh gì. Nhưng sự vô tội của trẻ thơ lại là dòng nguồn sức mạnh cho tương lai đời sống đang vươn lên.

Trẻ thơ Giêsu không có sức mạnh vũ khí gì trong tay. Nhưng sứ điệp tình yêu thương của trẻ Giêsu là dòng nước mang đến giải đáp làm cho cơn khát khao được thỏa lòng mong đợi. Trẻ Giêsu là ánh sáng xóa tan bóng tối tội lỗi đang đè nặng tâm hồn con người.

Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long

Mục lục

 

TỪ XA XA CÓ TIẾNG GỌI

 

“Thưa các anh chị, dân Campuchia phần lớn theo Đạo Phật Tiểu Thừa, hơn 80%, nhưng gần đây, Đạo Giêsu được đem vào Campuchia và có nhiều người tin theo. Đạo Giêsu làm được nhiều điều tốt cho Campuchia lắm, mở trường, nhà thương, trạm xá, cơ sở từ thiện, lớp tiếng Anh cho dân không lấy tiền…”  anh Naria, hướng dẫn viên công ty du lịch CN Intrenational Travel Campuchia, chia sẻ với chúng tôi trên đường đi Siem Reap. Sau chuyến đi “mục vụ” Campuchia về, tôi nghe văng vẳng như tiếng ai đó gọi từ bên kia biên giới. Thổn thức và thuơng người Campuchia quá chừng !

 

Trên đường từ Mộc Bài tới Siem Reap dài 130 cây số, xuyên qua những cánh đồng, làng mạc của những ngôi nhà cao cẳng, chỉ thấy vỏn vẹn hai cái nhà thờ. Nói là nhà thờ, chứ chỉ là ngôi nhà tre vách lá đơn sơ, chứa khoảng năm, bảy chục người là hết cỡ. Khác hẳn bên mình : mặt tiền quyết định tất cả, Campuchia chẳng màng chi tới mặt tiền. Suốt dọc con đường “ thiên lý” ngút ngàn những vườn cây, mái ngói, mái tranh, chẳng thấy cái quán xá nào bên đường, lâu lắm mới thấy cái chợ nhỏ, lúc nhúc những tấm bạt, dù che sơ sài, qua quýt.

 

Dân Campuchia phần lớn sống nghề nông, chín mươi phần trăm. Miền quê, quanh năm suốt tháng, đàn ông cứ trần trụi, quấn cái đỉnh, coi thật là ấn tượng ! Đời sống có thế: muốn rau có rau, muốn cá, có cá, khoai sắn, chè, thuốc có cả trong vườn, đâu cần chi cho phức tạp. Nhà sang thì có ti vi đen trắng, sài bình thoải mái. Hết bình, cứ đem ra lộ, có người gom đi sạc, mai lại sài tiếp. Phương tiện đi lại còn khó khăn, nhưng xe lại rẻ như bèo : chỉ vài ngàn đô là có một xế hộp ngon ơ. Nhưng coi chừng xăng mắc lắm  đấy. Campuchia điện mắc thấy mồ ! Chỉ có nhiều ở thành phố, nhà quê cứ đèn dầu là tiện dụng.

 

Dân Khmer, con cháu các chiến binh, đã từng một thời vùng vẫy biển khơi, nay ưa sống tự do, thoải mái, chẳng coi cực nhọc, gian khổ là gì. Đời sống ở đây khá đơn giản : đơn giản trong cái ăn, cái mặc, đơn giản trong cách sống, cách làm việc. Họ là bậc thầy của những chàng hiệp sĩ khai sơn, mở cõi ? Nước da người Campuchia ngâm đen, tôi cứ tưởng ai cũng vậy cả ! Không đâu ! Campuchia có ít là năm, sáu sắc dân. Người Khmer là đa số, gốc Đông Nam Á quy tụ lại. Cha ông họ xưa từng là những chiến binh, vẫy vùng khắp Đông Nam Á, tựa hồ quân Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt xứ Hung Nô. Chính họ đã lập nên đế quốc Khmer oanh liệt một thời, kéo dài từ phần đất nay là Miến, Thái, Lào đến tận biên thùy Đại Việt. Những kỳ tích Bayon, Angkor Wat, Angkor Thom huy hoàng đã từng làm say đắm bao nhà khảo cổ và du khách năm châu. Nhóm người đông thứ hai là người Hoa. Người Hoa sống ở đây đã khá lâu, pha trộn vớí Khmer, nước da trắng trắng, coi dễ thương và quyến rũ làm sao ! Người Việt, người Ấn có mặt khá lâu, như đã hòa nhập và có chỗ đứng khá trổi trang trong cộng đồng xã hội. Một số khác là những nhóm nhỏ sống rải rác trong các làng mạc, phum, sóc xa xôi.  Thành phố lớn có chừng vài cái: Phnom Penh, Siem Reap, Battambang, Kompong Cham, còn lại các tỉnh nhỏ.

 

Người Campuchia quá dễ thương, bao năm trui rèn trong nếp sống Phật Giáo Tiểu Thừa ; cung, tên, giao, kiếm đã chôn vùi trong lòng đất, nay chỉ còn nghĩ đến làm ăn. Nét mặt hiền lành, tính tình chân chất, niềm nở, hiếu khách, dân Campuchia đã cuốn hút bao khách du lịch tới đây làm giàu cho đất nước. Cuộc diệt chủng thời Pol Pot như còn ghi lại dáng dấp sợ hãi trên khuôn mặt những người lớn tuổi. Nay thời thanh bình, trở về làng xóm xum họp đông vui, người Campuchia vẫn như thấy khao khát một điều chi : CHÂN LÝ ĐÍCH THỰC ? Phải chăng như Tông huấn Giáo hội tại Châu Á ( Ecclessia in Asia) : tất cả các tôn giáo nơi các dân tộc là con đường đưa tới Chân Lý Kitô Giáo.

 

Tin Mừng đã được rao giảng ở đây bởi các cha dòng Đa Minh và Phanxicô từ năm 1555 và sinh hoa kết trái thời Pháp thuộc. Đã có một thời mấy tỉnh miền Nam ta cũng thuộc về giáo phận Phnom Penh. Trong ba năm, tám tháng, hai mươi ngày cai trị xứ Chùa Tháp, Pol Pot và các tay chân của ông trong nhóm Khmer Đỏ đã ra tay cướp sạch, đốt sạch và giết sạch gần ba triệu người, trong đó có các người Công giáo Campuchia làm cho Giáo hội này sau “cơn đại hồng thủy” còn chưa đầy 2.000 tín hữu. Thật là khủng khiếp !

 

Hiện nay ở Campuchia có 3 giáo phận : Đại Diện Tông Tòa Phnom Penh, Phủ Doãn Tông Tòa Battambang và Phủ Doãn Tông Tòa Kompong Cham. Số linh mục là bốn mươi, nhưng chỉ có năm là người bản xứ. Con số giáo dân độ 25.000 và rất nhiều người đang tìm chân lý. Một số trường học, cơ sở từ thiện, dạy nghề do các dòng nam nữ nước ngoài đảm trách, trong đó có cả Việt Nam. Nhưng bấy nhiêu có thấm vào đâu để giới thiệu Chúa Giêsu cho họ. Ngay tại Phnem Penh, hỏi tiếp viên khách sạch, lái xa Tuk  Tuk, và cả khách đi đường, không mấy ai biết nhà thờ chính tòa ở đâu ! Có lẽ Giáo hội Campuchia còn thiếu nhiều nhân lực và tài lực để có thể “cắm cây Thánh Giá” trên mảnh đất Chùa Tháp ?

 

Họ cần gì ? Đó là câu hỏi của những người con Chúa đã từng đặt chân tới Campuchia. Trước hết vẫn là lời cầu nguyện. Và sau phải là chia sẻ : chia sẻ vật chất và nhân lực. Hồng Y Suenen khi còn sống đã nói : “Chính khi các Giáo hội truyền giáo chia sẻ nhân sự cho anh em xa xôi, thì họ lại gặt hái được nhiều kinh nghiệm truyền giảng Tin Mừng  cho đồng hương”. Theo ý hèn mọn của tôi, có lẽ người châu Á rao giảng Tin mừng cho người châu Á có khi thuận tiện hơn chăng ? Dù sao cũng da vàng, mũi tẹt, tóc búi củ hành, cơm canh rau muống… sẽ dễ đón nhận nhau hơn ?

 

Từ xa xưa có tiếng gọi, có tiếng gọi hối thúc tôi quá chừng ! Nhưng tôi phải chuẩn bị những gì ? Kiểm điểm lại hành trang, tôi muốn đặt ra những câu hỏi chất vấn chính mình : Tôi có đủ can đảm không chỉ ăn mắm bồ hóc, cơm chay, mà là chịu trăm nghìn gian khổ với dân đen ? Tôi có đủ xác tín, đủ quảng đại, đủ thánh thiện để chịu đựng mọi sỉ nhục, đắng cay không phải một hai ngày, mà dài dài năm tháng, trong một thế giới hơn chín mươi phần trăm là Phật Giáo. Và tôi có và đủ lửa để đốt lên mãi ngọn đuốc soi đường cho anh em đang khao khát ánh sáng chân lý đức tin ?

 

Khi tôi viết những dòng này, tiếng gọi vẫn hối thúc bên tai. Thật lạ kỳ !

 

Lm. Trần Hòa

Mục lục

 

TẤN BI KỊCH CỦA CON NGƯỜI

I

Nhân loại hôm nay rất hãnh diện vì cho rằng mình đã loại bỏ được Thiên Chúa ra khỏi thế giới để nắm lấy hoàn toàn vận mệnh mình trong tay; Thiên Chúa (và nói chung các thần thánh) có thể là cần thiết khi con người còn “nhỏ”, nhưng nay họ đã “lớn”, đã trưởng thành, không cần ai “giám hộ” hay quyết định thay cho mình cái gì đúng hay sai, tốt hay xấu, được phép hay không được phép. Thế giới hiện đại là thế giới duy trần tục; chỉ có tục giới là hiện hữu đích thực, ngoài ra không còn gì bên trên hay đằng sau cái thế giới này; thần giới, thánh giới, một thế giới siêu việt chỉ là sản phẩm của tưởng tượng. Người ta nói rằng dĩ nhiên còn có những người, những nhóm người chưa nhìn nhận điều này, nhưng niềm tin của họ chỉ là tồn tại rơi rớt từ một thời xa xưa ấu trĩ đầy tưởng tượng mà thôi. Ta hãy nhân nhượng họ, những kẻ tội nghiệp ấy!

Nói tóm lại, Con Người đã đứng vào chỗ Thượng Đế, Con Người là Thượng Đế…

II

Nhưng tôi xin nói bạn nghe: con người muốn làm Thượng Đế không hẳn là điều “phạm thượng”. Trong Kinh Thánh Cựu Ước, sau khi đã tạo dựng trời đất muôn vật muôn loài, Thiên Chúa phán:

Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.” Và Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ và phán với họ: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ …” (St 1, 26-28).

Nhưng tại sao Kinh Thánh thuật lại sự tích A-đam và E-và bị đưổi ra khỏi vười địa đàng vì đã ăn trái cấm? Chúa cho con người ăn mọi thứ cây trong vườn, chỉ trừ cây trồng ở chính giữa vườn là “cây cho biết điều thiện điều ác” (St 2,9). Con Rắn giải thích thêm ý nghĩa của lệnh cấm khi cám dỗ bà E-và: “[Ăn trái cấm] chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác” (3,4-5). Có phải Thiên Chúa ganh với con người không? Tất cả bài tường thuật liên quan tới Tạo Dựng đều không mảy may cho thấy điều đó. Trái lại, Thiên Chúa hài lòng vì được chia sẻ sự hiểu biết và quyền năng của mình với loài người. Nhưng con người vẫn là thọ tạo, họ chỉ được GIỐNG như Thiên Chúa chớ không phải LÀ Thiên Chúa. Dĩ nhiên cùng với lý trí, Thiên Chúa đã ban cho con người khả năng biết và phân biệt thiện ác, nhưng trong câu chuyện trái cấm, con người được đặt trước một thử thách: với tự do, liệu nó có muốn dành cho mình toàn quyền quyết định cái gì là tốt cho mình, bất chấp Thiên Chúa không? Liệu nó có muốn tiếm quyền của Chúa không? Mặc dù “làm Thiên Chúa” là điều “bất khả”, không thể có được đối với con người, nhưng đó lại là một cám dỗ thường xuyên. Từ A-đam đến nay, loài người không ngừng rơi vào và sa ngã trước chước cám dỗ ấy, trên bình diện cá nhân cũng như tập thể. Và đó là tai hoạ cho họ.

Sứ điệp của Kinh Thánh đã rõ ràng: con người có một phẩm giá vô song vì phát xuất từ Thiên Chúa, nhưng nó chỉ là mình, chỉ bảo đảm được phẩm giá của mình khi nhìn nhận mình là thọ tạo; nó cũng phải xây dựng hạnh phúc cho mình nhưng chỉ đạt tới hạnh phúc thật khi CÙNG xây dựng với Thiên Chúa, chứ không CHỐNG lại Người.

III

 Tấn bi kịch của loài người không ngừng được diễn lại kể từ thời Nguyên Tổ, chính là đã đi tìm sự cao cả và hạnh phúc của mình bằng cách chối bỏ Thiên Chúa. Phải chăng công trình Tạo Dựng với định hướng vĩ đại, tốt lành đã thất bại? Có vẻ như thế. Nhưng tình thương và quyền năng Thiên Chúa vẫn tiếp tục làm những điều “kỳ diệu”, mà kỳ diệu hơn cả là công trình Cứu Chuộc. Thiên Chúa đã lại đi tìm con người bằng cách làm người giữa loài người chúng ta. Thần học công giáo quả quyết: Thiên Chúa đã LÀM NGƯỜI để cho con người được trở nên THIÊN CHÚA. Giấc mơ của chúng ta có thể trở thành hiện thực. Trong Đức Kitô, chúng ta không chỉ là thọ tạo mà còn là con cái Thiên Chúa. Phụng vụ Giáng Sinh ngây ngất: “Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng con người cách kỳ diệu, lại còn phục hồi phẩm giá con người cách kỳ diệu hơn nữa; xin cho chúng con được chia sẻ chức vị làm con Chúa với Đức Kitô là Đấng đã chia sẻ kiếp người với chúng con”.

Khi đọc lời nguyện này, bạn hãy nhớ lại toàn bộ công trình sáng tạo và cứu độ Chúa đã thực hiện và vẫn còn thực hiện cho bạn! Nếu không đủ thời giờ, bạn hãy ôn lại trong tâm trí lúc nào đó, khi quỳ trước Chúa Hài Đồng trong hang đá chẳng hạn.

IV

Khốn thay, tấn bi kịch của loài người vẫn tiếp diễn, và với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nó càng trở nên dữ dội hơn, quyết liệt hơn--và tôi nghĩ rằng càng bế tắc hơn. Nít-sơ (Nietzsch), triết gia người Đức cuối thế kỷ 19, tuyên bố thời của Thiên Chúa đã hết, nhường chỗ cho thời của Con Người, và con người đó phải là con người của ý chí hùng cường, một Siêu Nhân. “Này các bạn, ta phải mạc khải cho con người biết hết tâm can của ta: nếu quả là có các thần minh, thì làm sao ta chịu được mình không phải là Thiên Chúa? Vậy là các thần minh là không có.” Nít-sơ được coi là nhà tiên tri tài ba báo trước văn minh nhân loại thế kỷ 20 và 21.

Giữa thế kỷ 20, triết gia Giăng Pôn Sác-tơ-rơ (Jean Paul Sartre) của Pháp ngạo mạn nói: “Không có gì trên trời cả, chẳng có thiện cũng chẳng có ác […]. Ta là một con người, và mỗi người phải sáng chế ra con đường riêng của mình.” Theo Sác-tơ-rơ, con người chọn cái gì thì cái đó là giá trị cho nó.

Nhưng con người có thực sự lên ngôi hay không? Người ta rêu rao rằng Thiên Chúa đã chết, nhưng thật ra, khi không có Thiên Chúa, chính con người mới tiêu vong cùng với sự nghiệp của nó. Lịch sử thế giới thế kỷ 19, 20 và hiện nay cho thấy điều đó. Tan vỡ rồi niềm hy vọng về một tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật sẽ giải quyết mọi vấn đề của loài người. Sụp đổ rồi những ý thức hệ lớn cùng với những giấc mơ lớn về một tương lai huy hoàng cho nhân loại (mà gần nhất là sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu).

Con người ngày nay không muốn tin vào cái gì nữa. Tuy họ vẫn tiếp tục gia tăng quyền lực khủng khiếp của mình trên thiên nhiên, trên lịch sử, trên bản thân mình, nhưng lại thiếu mất sự “khôn ngoan và đạo đức” để làm chủ nó, và vì thế không ngừng bị đe doạ bởi chính công trình mình làm ra. Các nhà phân tích về văn hoá nhận định rằng thế giới hôm nay, nhìn từ văn minh phương Tây, là một thế giới trống rỗng về ý nghĩa, trống rỗng đạo đức, mất phương hướng vì đã chối bỏ các giá trị nền tảng để quy chiếu; nó chỉ còn lại cái thành công, nhưng sự thành công không thể làm nền tảng cho lẽ sống, ý nghĩa và đạo đức. Vả lại, nếu thế thì có nên gọi là thành công hay không? Bây giờ nhân loại đang lo lắng vì những đe doạ hủy diệt của thiên nhiên, của các loại vũ khí, của công nghệ di truyền, v.v., nói chung con người đang lâm nguy vì khoa học. Thiên Chúa thì toàn năng nhưng đồng thời là toàn thiện, còn con người càng gia tăng quyền lực càng dễ trở nên mù quáng, vô tâm và cường bạo. Nhưng bây giờ nó bắt đầu thấm thía nghiệm ra rằng nó không thể làm bất cứ cái gì mình có thể làm hay muốn làm. Biết như thế, nhưng dựa vào đâu mà định lằn mức không được vượt qua?

V

Tất cả có lẽ là do một hiểu lầm về phía con người. Một Thiên Chúa trở thành một hài nhi bé bỏng, yếu ớt nằm trong máng cỏ hang lừa; một Thiên Chúa chọn sống ba mươi năm ẩn dật trong tăm tối và nghèo khó; một Thiên Chúa suốt ba năm rao giảng Tin Mừng chỉ biết làm ơn làm phúc và cuối cùng chịu chết trên thập tự để mang lại hạnh phúc cho con người: một Thiên Chúa như thế làm sao mà thù nghịch với con người cho được? Bấy nhiêu chưa đủ để con người chịu tin rằng Người đã dứt khoát chọn đứng về phía họ sao?

(4/12/08)

Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô

Mục lục

TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH

 

“CỦA HỒI MÔN” CHO CON

 

Khởi đi từ chỗ mong muốn cho con cái sau này có được những cơ sở bước đầu, nhiều gia đình trẻ ngày nay đã đề ra cho mình một mục tiêu khi thực hiện mong muốn này: Aâm thầm mở một khoản “hồi môn” nho nhỏ cho con. Thực tế ra sao?

 

1. Từ lý do hết sức nghiêm túc …

 

Đứng trước một xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu lo cho con cái về mọi phương diện cũng vì thế mà tăng theo, thế nên nơi một số gia đình trẻ đã lấy phương châm “kiến tha lâu cũng đầy tổ” để đầu tư vào khoản “hồi môn” hầu lo cho con cái sau này. Đây chính là điều mà anh Dũng – một giáo viên cấp II ở Daklak, đang thực hiện. Anh tâm sự: “Vợ chồng tôi là giáo viên. Với đồng lương không nhiều, nhưng cũng cố gắng dành một số tiền để hàng năm đóng vào bảo hiểm Nhân thọ của con”. Cũng cùng suy nghĩ đó, chị Kim Chi – chủ vật liệu xây dựng trên đường Bà Hom, quận 6 – cho biết, vợ chồng chị vừa mua được mảnh đất thứ hai ở gần đó cho con gái út Tuyết Trinh nay mới bốn tuổi. Khi được hỏi “Con gái là con người ta …”, chị vui vẻ nói rằng: “Gái trai gì cũng là con của mình. Sau này nếu có lập nghiệp mà không có nhà ở, cha mẹ có sướng gì. Tôi đầu tư mua hai mảnh đất cho hai cô con gái để sau này khi chúng lớn khỏi phải lo gì nữa”. Có thể nói đây cũng là suy nghĩ rất thiết thực của hầu hết các gia đình trẻ ngày nay. Đối với họ, con cái chính là tác nhân chính, là động lực để họ cùng nhau chung sức phát huy hết khả năng của mình để thực hiện đìều mà họ cho là “lo trước thì khỏi lo sau” và “mình lo trước khi trời lo”. Tuy nhiên khi trả lời câu hỏi của chúng tôi rằng điều đó có làm cho con cái ỷ vào bố mẹ và xem nhẹ các mối quan hệ giữa chúng tôi với các vấn đề xã hội khác hay không, anh Dũng cho biết: “Tôi nghĩ nếu cha mẹ tiết lộ điều mà họ đang thực hiện cho con cái thì e rằng sẽ xảy ra vấn đề đó. Còn đối với chúng tôi, cho đến bây giờ chúng tôi luôn cố gắng để trở nên một gia đình nhà giáo hết sức bình dị,  ít là trong cách nhìn của con cái chúng tôi”. Đồng tình với cách suy nghĩ đó, chị Kim Chi cũng nhận rằng sẽ không có vấn đề gì nếu anh chị vẫn làm ăn và lo lắng cho con cái bình thường như những đứa trẻ khác.

 

2. Đến rằng hay thì thật là hay …

 

Có thể nói ước vọng của các gia đình trẻ hầu hết là thế. Và thực tế cho thấy rằng cách “góp gió thành bảo” nhiều gia đình sau này khi gặp trở ngại thì con cái họ vẫn đảm bảo được việc học hành vì đã có sẳn một số vốn – ít là tối thiểu, mà bố mẹ đã đầu tư từ trước. Về phía cha mẹ, một khi có một chút “hồi môn” nho nhỏ đó, họ có thể đáp ứng cho nhu cầu học tập của con cái mà không còn phải lo lắng chạy ngược xuôi nhất là khi con cái học lên cao. Tuy thế, cũng có nhiều trường hợp xảy ra ngoài ý muốn để rồi “của hồi môn” vuột mất. Lý do thì có nhiều, song điều dễ thấy là một số gia đình vì ham chạy theo lợi nhuận, gởi tiền vào những nơi không tin cậy, để rồi khi vụ việc đổ bể thì không biết kêu ai. Hoặc có những gia đình vì khoản “hồi môn” mà họ đầu tư trong một giai đoạn dài vào những công ty bảo hiểm Nhân thọ chẳng hạn, rồi sau đó vì không còn khả năng để tiếp tục đầu tư nữa, đành phải tiếc nuối …

 

3. Thay lời kết 

 

Việc nuôi dạy và giáo dưởng con cái là một công việc đòi hỏi các bậc cha mẹ luôn phải đối diện với từng giai đoạn phát triển của con cái để tìm ra những giải pháp nhằm giúp cho chúng phát triển cách đầy đủ và toàn diện. Chính vì thế, việc các gia đình trẻ ngày nay đã không quản khó khăn, cố gắng tạo lập một “quỹ riêng” – trong khả năng của mình, đã giúp cho con cái theo kịp đà tiến của xã hội là một điều rất đáng trân trọng. Lẽ dĩ nhiên trong sự nghiệp giáo dục con cái thì điều đó không phải là tất cả. Điều quan trọng là vai trò của cha mẹ trong việc định hướng và hướng dẫn con cái khi dựa vào những khoản “hồi môn” kia để không gây nên những “phản ứng phụ”. Vì vậy, chỉ nên coi đó như là phương tiện cần để hỗ trợ cha mẹ khi thực hiện mơ ước chính đáng của mình.

 

Ngọc Phạm

Mục lục

Sức khỏs gia đình :

 

Vị thuốc tía tô

 

Đông y gọi lá tía tô là tử tô diệp, cành là tô ngạnh, nụ là tử tô bao, hạt là tô tử. Các bộ phận của cây tía tô có tác dụng chữa bệnh khác nhau phụ thuộc vào thời gian thu hái và cách bào chế.

 

Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội), lá tía tô có vị cay, tính ấm có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa, giải độc tôm cua, giải độc mật cá. Cành tía tô có vị cay ngọt, tính hơi ấm có tác dụng an thai, làm mạnh dạ dày, chống nôn mửa, giảm đau. Cành non thường được dùng chữa chứng “can khí phạm vị” với những biểu hiện: ngực bụng và hai mạng sườn đầy, đau; ăn khó tiêu, đại tiện lúc nhão lúc rắn. Cành già thường sử dụng vào việc an thai, mới có thai nôn ọe, chữa bụng trướng đau. Nụ tía tô có tác dụng làm ra mồ hôi giải cảm dùng chữa phụ nữ mang thai hoặc sau sinh cơ thể suy nhược bị cảm lạnh, một số trường hợp xuất huyết. Hạt tía tô có tác dụng trừ đờm, nhuận tràng dùng trong các trường hợp ngực đầy tức, hen suyễn, khó thở. Cụ thể:

 

+ Lá tía tô, nhân sâm, trần bì, chỉ xác, cát cánh, cam thảo, mộc hương, bán hạ, can khương, tiền hồ, mỗi vị 2g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau các khớp xương.

 

+ Lá tía to giã nát, vắt lấy nước chia làm nhiều phần, mỗi lần uống một chén nhỏ, cứ khoảng 30 phút uống một lần. Lấy bã xát vào chỗ ngứa. Trong thời gian uống thuốc kiêng ra gió, dầm nước. Bài thuốc này chữa ngộ độc dị ứng do ăn cua, cá, sò hoặc tiếp xúc nước lạnh.

 

+ Một nắm lá tía tô, sắc lấy nước uống, bã đắp vào vú để chữa vú sưng.

 

+ Dùng hạt tía tô, hạt cải bẹ, hai thứ bằng nhau, trộn lại, tán thành bột mịn, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 6 - 8g. Nước uống thuốc dùng nước sắc lá táo chua 12g, dây tơ hồng 12g. Bài thuốc này chữa chứng ho nhiều đờm ở người già hiệu quả.

 

+ Cành tía tô 12g, củ sắn dây 12g sắc nước uống trong ngày để chữa động thai.

 

Minh Ngọc

Theo Web site www.thanhnien.com.vn

Mục lục

 

 

ĐỌC SÁCH

 

MÁNG CỎ CU TÝ

 

Cu Tý học trường Lasan Taberd từ lớp hai. Và ngay từ lớp hai, cu Tý đã được các sư huynh dạy giáo lý. Tâm hồn tuổi thơ là tâm hồn thánh. Tâm hồn ấy học những lời thánh thiện thì nhớ mãi và chỉ muốn làm những điều Chúa khuyên răn. Bố cu Tý không theo tôn giáo nào. Ông tự cho mình sung sướng và thích nói: "Hồn lưu lạc thờ chưa riêng một Chúa". Nhưng ông đã không thích cu Tý để hồn nó lưu lạc. Trẻ con cần thiết có niềm tin. Chúa bảo mọi người là anh em, mọi người phải thương yêu nhau, mọi người làm việc lành, tránh điều dữ. Cu Tý tuân lời Chúa và rất buồn bã nếu bố cu Tý cứ đi đánh bài. Cu Tý nghĩ rằng bố thua thì mẹ khổ, bố thắng thì mẹ những đứa trẻ khác khổ. Gây khổ cho người ta là phạm tội. Hễ ai phạm tội, chết sẽ bị xuống địa ngục. Cu Tý tưởng tượng ra một địa ngục toàn lũ quỷ độc ác sẽ đánh đập bố. Đôi bận bố vui vẻ, cu Tý hỏi bố những câu hát liên hệ tới Chúa, bố trả lời tử tế, cu Tý quả quyết bố sẽ lên thiên đường.

 

- Bố ơi, tại sao Chúa thiên tòa lại giáng sinh thấp hèn?

 

- Vì Chúa sinh ra đời ở máng lừa. Chúa không được đặt trên một chiếc nôi êm ái. Chúa không được bú sữa Guigoz. Bấy giờ nhằm mùa đông, trời đầy tuyết. Con biết tuyết chưa? Giống lớp bông mỏng trong ngăn đá tủ lạnh và lạnh như đá.

 

- Ai đã sưởi ấm Chúa?

 

- Những vì sao trên trời. Đó là mắt của Thượng Đế.

 

- Ai đã nuôi Chúa?

 

- Đức Mẹ.

 

- Nuôi bằng gì?

 

- Tình thương. Tất cả những bà mẹ đều nuôi con bằng tình thương. Ai được nuôi bằng tình thương, lớn lên sẽ biết thương yêu ông bà, cha mẹ, họ hàng, bạn bè, người tàn tật, người gặp hoạn nạn, người giúp việc và cả trâu bò, lợn gà, chim muông... Và biết tha thứ mọi người, tha thứ cả kẻ định giết mình.

 

- Rồi Chúa có đi học không?

 

- Bố không thấy nói trong kinh Cựu Ước.

 

- Kinh Cựu Ước là gì?

 

- Là sách viết truyện cuộc đời Chúa. Để bố nói tiếp: Chúa là con nhà nghèo. Người ta thường đối xử không tốt với những người nghèo. Chắc thuở bằng tuổi con, Chúa cũng đi học và bị bạc đãi. Nên Chúa mới phó thác cho các sư huynh, các nữ tu lo việc giáo dục cả trẻ con có đạo lẫn ngoại đạo và làm cho trẻ con bình đẳng bằng cách mặc đồng phục. Ở sân trường, Chúa muốn thế, trẻ con nhìn bạn bè mình giống mình thì chúng không tủi thân, không buồn bã. Con nên nhớ rằng, Chúa đã có thời thơ ấu nghèo nàn, khổ sở.

 

- Chúa có chơi đùa không?

 

- Có.

 

- Chúa có đánh lộn không?

 

- Chắc chắn không. Chúa chỉ bị đánh chứ không đánh lại. Nên Chúa dạy: Kẻ nào tát ta má bên trái, ta chìa má bên phải cho nó tát thêm.

 

- Con là con tát lại liền.

 

- Vì vậy mới có một Chúa. Ngay cả một số linh mục bị người đời bình phẩm còn hằn học phẩm bình lại người đời, nữa là con.

 

- Bị bắt nạt, hẳn Chúa buồn lắm, bố nhỉ?

 

- Tuổi thơ của Chúa buồn như tuổi thơ Việt Nam. Chúa không muốn tuổi thơ buồn bã. Chúa muốn tuổi thơ hồn nhiên, sung sướng. Ngày sinh của Chúa đã là ngày vui của trẻ con. Và người vâng lệnh Chúa đem niềm vui đến cho trẻ con trong ngày Giáng Sinh là ông già Nô-en.

 

- Ông già Nô-en bao nhiêu tuổi?

 

- Một tuổi.

 

- Bố kỳ quá, ông già mà một tuổi!

 

- Đó là tuổi vui.

 

- Bố ơi!

 

- Ơi...

 

- Có phải Chúa ở khắp mọi nơi, Chúa thương hết mọi người?

 

- Ừ, Chúa ở khắp mọi nơi nhưng Chúa chỉ thương người thành thật, nghèo khổ. Chúa ghét bọn giầu sang.

 

- Sao bố biết?

 

- Cu Tý thấy cái lỗ kim khâu áo rồi chứ?

 

- Dạ.

 

- Cu Tý thấy con lạc đà chưa?

 

- Ở ti vi, bố ạ ! Nó to gồ ghề.

 

- À, Chúa nói, con lạc đà có thể chui qua cái lỗ kim (vì nó hiền lành thành thật, chịu khó làm việc) nhưng bọn nhà giầu thì khó lên thiên đường (vì ham ăn diện và lo cách bóc lột nhà nghèo).

 

- Bố tin Chúa ở khắp mọi nơi không?

 

- Con tin không ?

 

- Tin.

 

- Vậy bố tin con.

 

- Chúa đang ở trên đầu con, Chúa đã nghe hết chuyện bố kể về Chúa cho con nghe, bố hén?

 

- Ừ

 

- Chúa sẽ thương con.

 

- Cu Tý sẽ lên thiên đường.

 

Câu chuyện về Chúa của bố con cu Tý khác hẳn những câu chuyện về Chúa của các linh mục. Và không giống kinh sách. Điều ấy, cu Tý chẳng cần hiểu. Cu Tý chỉ biết Chúa là chúa tể của muôn loài, muôn vật. Chúa đủ quyền uy, phép Tích. Chúa ở khắp mọi nơi. Chúa thương người nghèo và không ghét người giầu. Chúa thương nhất trẻ con. Thuở thơ ấu, Chúa nghèo hèn, cô đơn. Chúa ra đời ở máng lừa, khóc chào đời trên cỏ khô. Chúa thương người nghèo nên cu Tý thương người nghèo. Cu Tý theo mẹ đi lễ ở nhà thờ thường bỏ vào hộp tiền "cứu giúp người nghèo" mười đồng. Mẹ cu Tý ngoại đạo. Đến nhà thờ nào cũng dâng hoa cung kính Đức Mẹ và xin đủ ân huệ. Cu Tý thì không xin gì. Chỉ mong được lên thiên đường. Đó là những năm tháng cu Tý học lớp hai, lớp ba, lớp tư. Năm nay, cu Tý học lớp năm. Vẫn bé nhỏ, loắt choắt, khờ khạo và có vẻ... nghệ sĩ. Vì có vẻ nghệ sĩ, thành thử, tâm hồn thường đi đá cầu, đá dế, đá cá, quên lời mẹ dặn, bị đánh đòn hoài. Cu Tý bị đánh đòn hay kêu cầu cứu bố thảm thiết lắm. Nhắc lại, năm nay, cu Tý học lớp năm, đứng hạng bình liên tiếp bốn tháng. Trường của cu Tý tổ chức cuộc thi làm máng cỏ. Sư huynh giám học bảo máng cỏ nào đẹp nhất sẽ được phần thưởng và máng cỏ được bầy trong tủ kính ở văn phòng nhà trường. Cu Tý dự cuộc thi liền. Dự thi với niềm tin trúng giải một cách ngây thơ và với hy vọng nhìn máng cỏ của mình bầy trong tủ kính và các sư huynh khen giỏi và Chúa mỉm cười trìu mến.

 

Mê Chúa vô cùng nhưng, buổi tối, khi vào giường ngủ, cu Tý quên cầu nguyện. Có lẽ, cu Tý mệt với bài vở. Trường Lasan Taberd bắt trẻ con học thật nhiều. Tiểu học, học buổi chiều, đến trường lúc hai giờ trưa. Tối về thường làm thêm, ít nhất, hai bài toán. Nhiều hôm, cu Tý loay hoay với bài làm ở nhà tới mười một giờ đêm. Nên vào giường, cu Tý lăn ra ngủ. Hai đứa em của cu Tý chăm chỉ cầu nguyện hơn cả trẻ con có đạo . Con Ki và cu Đốm học trường nữ tu Công giáo. Con Ki cầu nguyện Chúa giúp mẹ ngủ được, hết bệnh, hết càu nhàu. Cu Đốm nghiêng tình thương về bố, cầu nguyện Chúa giúp bố... đánh bài "ăn" và muỗi đừng đốt chân cu Đốm vì cu Đốm sợ chân có sẹo. Bây giờ mới là mười hai tháng chạp. Miền Nam không có mùa đông. Nhưng tuyết đang rơi trong tâm hồn cu Tý. Hễ hai em cầu nguyện trước giờ ngủ, cu Tý vội bỏ bài vở, vô cầu nguyện với em. Và nó cầu Chúa giúp nó làm cái máng cỏ đẹp nhất. Cu Tý đã nhớ cầu nguyện. Vì cái máng cỏ.

 

Mỗi ngày, bố cho cu Tý hai chục uống nước. Cu Tý uống chai xá xị mất mười đồng. Từ hôm "ghi tên dự thi" làm máng cỏ, cu Tý nhịn uống. Cu Tý dành tiền mua "vật liệu" kiến trúc cái máng cỏ đầu tiên trong đời cu Tý. Trước hết là những tấm hình in rô nê ô về sự tích Giáng Sinh bán ở nhà sách trong trường. Cu Tý "thanh toán" bài vở rất nhanh để loay hoay tô mầu lên hình Chúa và các thánh. Cu Tý hỏi bố cách tô mầu. Bố dốt về mầu sắc. Cu Tý hỏi mẹ. Cu Tý có cái tật đáng ghét ghê đi. Là làm hỏng cái gì thì ngồi khóc. Cu Tý cắt hình bị lẹm, ngồi khóc. Y như cu Tý làm bài, học bài. Bố cu Tý hỏi han, rõ chuyện phải an ủi :

 

- Con làm đi làm lại nhiều lần mới đẹp. Giải thưởng thường về tay những người kiên nhẫn. Nước chảy đá món, cu Tý ạ!

 

Cu Tý lau nước mắt. Hôm sau, mua về một xấp hình. Cu Tý ngỏ ý nhờ bố mẹ tô mầu giúp. Bố nói :

 

- Bố tô cũng được và sẽ đẹp nhưng con sẽ bớt vinh dự nếu máng cỏ của con trúng giải nhất. Hãy tự con làm một máng cỏ đẹp nhất như tự bố, bố đã làm lấy cuộc đời bố.

 

- Chúa có giúp con không?

 

- Con cứ giúp con trước đã, Chúa sẽ giúp sau.

 

Cu Tý học lớp năm, sắp lên trung học rồi, nên hiểu lời bố. Cu Tý không nhờ vả bố mẹ nữa. Cu Tý thức khuya tô mầu hình Chúa và các vị vua từ phương Đông. Hỏng. Xé bỏ. Khóc. Nín. Tô hình mới. Cuối cùng cu Tý đã có những tấm hình có chân dán tô mầu thật đẹp, cắt thật hay, cần thiết cho sự trang trí bên trong máng cỏ. Cu Tý hài lòng. Cu Tý cười nói huyên thuyên. Để đền ơn hai em không phá nghịch, cu Tý mua xí muội tặng cu Đốm và đậu phụng da cá tặng con Ki. Đã đến lúc cu Tý lo cái nền máng cỏ. Cu Tý nhờ bố bắc thang leo lên gác xép kiếm miếng gỗ mỏng. Cu Tý lục lọc tung cả gác xép. Bị mẹ cho ăn roi. Mông cu Tý nổi hình con lươn đỏ. Bố vắng nhà không "can thiệp" kịp. Cu Tý dấu chuyện ăn đòn. Chờ bố về, cu Tý tán bố:

 

- Bố ạ, nhà mình chẳng có miếng gỗ mỏng nào. Đằng sau cái khung ảnh của con là miếng các tôn dầy cộm, con lén mẹ gỡ ra làm cái nền máng cỏ được không hả bố:

 

- Rồi lấy gì thay thế?

 

- Dự thi xong con đem về, gỡ ra, lắp vô như cũ.

 

- Con sẽ trúng giải nhất mà.

 

Cu Tý ngây người ra giây lát. Bố xoa đầu cu Tý :

 

- Thì gỡ đi. Bố nhận tội giùm con.

 

Cu Tý cười:

 

- Con chịu nổi năm roi, bố ạ!

 

Cu Tý tháo miếng các tông sau khung ảnh chụp cu Tý đứng ở bãi biển Vũng Tầu làm cái nền máng cỏ. Cu Tý cuốc bộ lên Tân Định mua giấy bạc làm hang đá, mua cỏ nhuộm nhân tạo làm cỏ máng lừa nơi hang Bê lem. Cu Tý mua cả cây "sa panh" nhỏ xíu lốm đốm tuyết trắng. Cu Tý "sáng tác" thêm cái cột trên nóc hang đá và cột thêm nhiều cành để máng sao và các thiên thần do cu Tý vẽ và tô mầu. Bố cu Tý ngạc nhiên:

 

- Hang đá và máng cỏ của con lạ thật.

 

Cu Tý nói :

 

- Con làm theo bài hát, bố ơi : "Nghe trên không trung, tiếng hát thiên thần vang lừng..."

 

Bố khen máng cỏ đẹp, mẹ không có ý kiến. Con Ki chê dở ẹt. Cu Đốm bảo máng cỏ sẽ chiếm giải bét ăn bánh tét. Cu Tý buồn lắm. Khi cu Tý bảo mẹ.

 

- Con sẽ chiếm giải nhất, mẹ ạ!

 

Mẹ xua tay:

 

- Con sẽ chả được cái giải gì đâu.

 

Cu Tý càng buồn hơn. Và càng buồn thì buổi tối cu Tý cầu Chúa càng lâu hơn. Cu Tý tin tưởng máng cỏ của cu Tý sẽ nhất. Bố đã nói lời Chúa dạy với cu Tý: "Kẻ nào có niềm tin bằng hạt cát sẽ di chuyển được trái núi từ chỗ này qua chỗ khác". Cu Tý có niềm tin to bằng cái máng cỏ của cu Tý.

 

Trước ngày đem máng cỏ nộp sư huynh giám học, cu Tý hỏi ý kiến bố:

 

- Bố nói thật đi, máng cỏ của con xấu lắm phải không bố?

 

Bố gật đầu:

 

- Máng cỏ của con không đẹp.

 

- Con thôi dự thi nhé?

 

- Con nên đem dự thi. Bố có thể nhờ thợ làm hay đi đặt cho con một cái máng cỏ thật đẹp, thật đắt tiền, thật lộng lẫy; bố cũng có thể làm giúp cho con chiếm giải. Nhưng bố đã nói với con về cuộc đời ấu thơ của Chúa. Chúa đâu có ra đời ở chỗ giầu sang lộng lẫy. Mà Chúa ra đời ở chỗ thấp hèn, ở cái máng cỏ đơn sơ hơn cái máng cỏ của con. Cu Tý, nhà mình không theo đạo Công giáo nhưng mẹ con và các em đều thờ phụng Chúa. Và con đã làm cái máng cỏ đúng ý Chúa nhất. Con đã làm cái máng cỏ bằng tấm lòng của con, bằng cả sự... chịu đòn vọt. Con đã học giáo lý, đã biết Chúa ở khắp mọi nơi. Chúa đã ở nhà ta, đang ở nhà ta. Chúa đã nghe bố con mình nói về Chúa, đã theo dõi con làm cái máng cỏ kỷ niệm sinh nhật Chúa, đã thấy con khóc khi tô mầu hình Chúa, đã thấy con cười khi cắt hình Chúa, đã thấy con bị đòn đau vì tâm hồn con để hết vào cái máng cỏ. Cuối cùng, Chúa thấy một điều làm Chúa sung sướng là, đứa trẻ ngoại đạo làm cái máng cỏ đơn sơ tặng Chúa, đồng thời, nó biết làm sáng danh Chúa. Và bố tin chắc cái máng cỏ của con sẽ chiếm giải nhất. Chúa phát giải cho con.

 

Cu Tý mở tròn mắt, há hốc miệng nghe bố nó. Cu Tý ngồi bất động. Tâm hồn cu Tý bay lên trời cùng với chiếc máng cỏ. Tâm hồn cu Tý gặp thiên thần. Và các thiên thân dẫn cu Tý mang quà sinh nhật dâng lên Chúa. Chúa xúc động. Chúa khóc ...

 

Duyên Anh

 

13.12.1972

 

Mục lục