Text Box: TIN VUI

Web site:www.tinvui.org E-mail : bantreconggiao@yahoo.com

 

 

Text Box: Số 44 CN 23.07.2006

 

 

Mục lục

CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN  NĂM B   Ngày 23/07/2006.

TRÁI TIM NHÂN HẬU CỦA ĐỨC GIÊSU..

Khóa Bồi Dưỡng Về Ðào Tạo Linh Mục Cho Các Ðại Chủng Viện Việt Nam..

Diễn Văn của Ðức Thánh Cha cho các gia đình tại Valencia.

Sứ Ðiệp của Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI cho các Giám Mục Tây Ban Nha, trong chuyến viếng thăm Valencia, Tây Ban Nha.

KHÔNG THAY ĐỔI VÀ THAY ĐỔI.

ANRÊ PHÚ YÊN VÀ CHÚNG TA..

CUỘC TỬ ĐẠO HÔM QUA VÀ HÔM NAY..

ĐẤT CÀNG PHÌ NHIÊU, TƯỢNG THẦN CÀNG NHIỀU..

TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ THANH VẮNG.

SỰ CAO CẢ CỦA ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN..

MỘT DÂN TỘC ĐƯỢC ĐÁNH DẤU..

PHỤ NỮ PHI CHÂU CAN ĐẢM...

VẾT SẸO..

ĐẨY CHỒNG ĐI “ĂN PHỞ”.

Bữa ăn gia đình.

CÔNG DUNG NGÔN HẠNH..

CỦA LINH MỤC CHÚA KITÔ..

 

 

Text Box: SỐNG LỜI CHÚA
 

 


 

CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN  NĂM B

  Ngày 23/07/2006

 

TRÁI TIM NHÂN HẬU CỦA ĐỨC GIÊSU

 

Bài Tin Mng: Mc 6,30-34

 

 Mi trang Tin Mng đu cho chúng ta chiêm ngm dung nhan nhân hu ca Đức Giêsu đi vi mi người như người mc t chăm sóc đoàn chiên. Li Chúa hôm nay cho thy tình yêu ca Chúa dành cho môn đ mt cách c th. Người mun các ông có thi gian thư giãn, ngh ngơi, ăn ung sau mt hành trình rao ging mt mi, đng thi Người cũng cm thông chnh lòng thương s đói khát nghe Li Chúa ca đám đông dân chúng. Vì thế, Người đã hy sinh d tính ca mình đ đáp ng nhu cu ca h, vì h bơ vơ như chiên không người chăn dt.

 

1. Anh em hãy ngh ngơi đôi chút.

 

 Li ca Đức Giêsu nói vi các môn đ vn còn vang vng vi chúng ta hôm nay. Dù chúng ta là công nhân viên chc trong công ty, xí nghip, bnh vin, trường hc hay buôn bán trong thương trường, lao đng t do, hoc ni tr trong nhà, Đức Giêsu cũng mun chúng ta ý thc đó là s v truyn giáo ca mình. Và sau khi làm xong công vic bn phn hng ngày thuc bt c loi hình nào, chúng ta cũng cn có nhng phút giây thư giãn vi gia đình hay thinh lng ni tâm đ ngh ngơi bên Chúa, đ được bi dưỡng sc khe th xác cũng như tinh thn. Ngay c nhng thi đim phi hoàn thành nhiu trách nhim, đáp ng nhu cu ca nhiu người, hay quá căng thng, đui sc vì công vic quá ti, Chúa Giêsu cũng mun chúng ta ngh ngơi đôi chút.

 

Ngh ngơi đôi chút có th ch là mt li cu nguyn tt hướng nhìn v Chúa, ý thc Chúa nhìn mình, dâng nhng gì mình đang làm đ Chúa chúc lành, hướng dn, hay nói vi Chúa nhng bế tc khó khăn ca mình.

 

Ngh ngơi đôi chút có th là cn 5, 10 phút thư giãn tht s, ngưng công vic đ ung mt ly nước, ngưng suy nghĩ, đ tâm trí được thnh thơi, nh đó chúng ta tái to được s sng, s quân bình và tinh thn đc tin đ tiếp tc làm vic hiu qu hơn cho vinh danh Chúa.

 

Ngh ngơi đôi chút ý nghĩa nht là ngh ngơi bên Chúa trong nhng khong thi gian dành cho vic tham d thánh l, kinh nguyn, chu phép lành và nhng gi kinh trong gia đình. Đó là nhng giây phút chúng ta cu nguyn, nhng giây phút cm nhn mình được Thiên Chúa yêu thương và chăm sóc.

Nếu không có nhng giây phút này nhiu khi chúng ta b hút vào công vic ca Chúa mà quên đi chính s hin din yêu thương ca Chúa trong cuc đi ca chúng ta.

 

 2. H như by chiên không người chăn dt.

 

Đức Giêsu và các môn đ ti nơi hoang vng đ ngh ngơi, nhưng va lên khi thuyn thì thy đám đông dân chúng đã t tp đó. Chúa chnh lòng thương vì h như by chiên không người chăn dt. Là Đấng Cu Độ, trái tim Đức Giêsu luôn thông cm vi nhng đói khát v th cht cũng như tinh thn ca tt c mi người trong cng đoàn nhân loi thuc mi thi đi. Như xưa Người đã tiếp đón, dy d, chúc lành cho đám đông dân chúng tìm đến vi Người, ngày nay Người cũng luôn hin din và sn sàng lng nghe, hướng dn, i an, cm thông vi tt c nhng ai thành tâm m lòng ra đón nhn Người.

 

Vn đ là chúng ta có nhn Đức Giêsu là mc t chăn dt chúng ta không? Chúng ta có đến vi Chúa trước tiên khi chúng ta bt đu quyết đnh làm mt vic gì, t vic giáo dc con cái, chn trường cho con, hướng dn con chn ngh, lp gia đình, đến nhng công vic kinh tế tài chánh trong gia đình. Nht là trong thi gian xy đến khng hong xy đến trong mi tương quan gia đình, chúng ta có mi gi mi thành viên chy đến vi Chúa không, hay chúng ta ch biết hoang mang lo s, mt đnh hướng như chiên không người chăn dt? Điu an i là dù chúng ta trong tâm trng nào thì Đức Giêsu vn chnh lòng thương chúng ta. Trái tim mc t nhân lành ca Người vn đi tìm chúng ta đ yêu thương tha th, đng viên và ban hnh phúc cho chúng ta ngay khi chúng ta hướng lòng v Người.

 

 3. Mc ly trái tim ca Đức Giêsu.

 

 Khi đi t kinh nghim ni tâm ca chính mình , kinh nghim ca mt cuc đi mt đnh hướng vì ch mit mài lo toan nhng công vic trn thế mà quên cu nguyn, quên s hin din yêu thương ca Thiên Chúa trong cuc đi ca mình, chúng ta s thy được nhân loi hôm nay cũng là mt đám đông dân chúng như chiên không người chăn. Qu tht, thế gii khoa hc k thut, đt li nhun và nhu cu hưởng th lên hàng đu đang tri qua mt cơn khng hong v Thiên Chúa, mt ý thc v s thánh thiêng và ti li. Nhiu người trong xã hi, Giáo Hi và ngay trong gia đình chúng ta đã thn tượng chính mình hay tôn th vt cht hơn nhng giá tr truyn thng. Có người đã mt đc tin, mt đnh hướng nên khi gp bế tc, kh đau trong đi sng h ch biết tìm quên trong bia rượu, thuc lc, ma túy, đua xe, quan h tình dc. Nhưng càng hưởng th h càng cm thy trng rng, bun nn, tuyt vng, chng biết trông cy vào ai vì h không còn tìm thy đâu mt tình yêu đích thc cho cuc đi.

 

Trong nhng tình hung đó, Đức Giêsu trong chúng ta – nhng người tin – và mun chúng ta mc ly trái tim ca Chúa đ sn sàng đến vi h, lng nghe h, chia s nim hy vng cho h qua s hin din, qua nhng công vic phc v nh bé vi tình yêu thương chân thành. Thc s, khi mc ly trái tim ca Đức Giêsu, chúng ta s biết phi làm gì đ đáp ng nhu cu ca nhng anh em nghèo hèn, khn kh chung quanh chúng ta. Khi đó, đc tin ca chúng ta s được thp sáng hơn vì nhn ra chính quyn năng ca Thiên Chúa trên luôn hot đng trong chúng ta đ cha lành nhng vết thương th xác tinh thn ca nhng người khn kh, đ xua tr ma qu, đem bình an và nim vui Nước Thiên Chúa cho nhng ai thành tâm tr v.

 

 

 N tu Têrêsa Phm Th Oanh

 Dòng Đaminh Tam Hip

 

Mục lục

 

Text Box: HIỆP THÔNG GIÁO HỘI
 


 

Khóa Bồi Dưỡng Về Ðào Tạo Linh Mục Cho Các Ðại Chủng Viện Việt Nam

 

(Tin Việt Nam 16/07/2006) - Bài tường thuật Khóa Bồi Dưỡng Về Ðào Tạo Linh Mục Cho Các Ðại Chủng Viện Việt Nam Tổ Chức Tại Trung Tâm Linh Hoạt Truyền Giáo Quốc Tế, Rôma, Từ 28-6-2006 đến 16-7-2006:

1. Lần đầu tiên, một số linh mục giám đốc, linh hướng và giảng viên của 6 Ðại Chủng Viện tại Việt Nam được Ban Tôn Giáo Chính Phủ Việt Nam cho phép tham dự Khóa Bồi Dưỡng Về Ðào Tạo Linh Mục tại Trung Tâm Linh Hoạt Truyền Giáo Quốc Tế (Centre International d'Animation Missionnaire - CIAM), Rôma, từ ngày 28-6-2006 đến 16-7-2006. Khóa Bồi Dưỡng này do Ðức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, tổ chức và được Ðức Ông Giuse Ðinh Ðức Ðạo, Giám Ðốc CIAM hỗ trợ.

2. Hiện nay Việt Nam có 6 Ðại Chủng Viện: Hà Nội, Vinh Thanh, Huế, Nha Trang, Saigon, Cần Thơ. Vào đầu năm 2005, Chính Phủ cho phép lập thêm Cơ Sở 2 của Ðại Chủng Viện Thánh Giuse Saigon tại Xuân Lộc.

3. Nội dung của Khóa Bồi Dưỡng gồm 2 phần:

a) Các bài thuyết trình và thảo luận xoay quanh 8 đề tài :

(1) Chủng viện: mục đích và hành trình huấn luyện các chủng sinh

(2) Chủng viện, cộng đồng huấn luyện: các thành phần, nhiệm vụ và mối tương quan

(3) Linh đạo linh mục giáo phận

(4) Linh hướng và phân định ơn gọi

(5) Mô hình đào tạo con người toàn diện

(6) Những đức tính nhân bản và thiêng liêng của nhà huấn luyện

(7) Trưởng thành tình cảm

(8) Hành trình huấn luyện sống hạnh phúc ơn gọi linh mục

b) Ngoài ra các tham dự viên còn góp ý soạn "Những Chỉ Dẫn Về Ðào Tạo Linh Mục" cho Giáo Hội Việt Nam:

Phần I. Tổ chức việc đào tạo linh mục

(Ratio Institutionis Sacerdotalis)

Phần II. Tổ chức việc tu học

(Ratio Studiorum)

4. Bản phác thảo 1 của "Những Chỉ Dẫn Về Ðào Tạo Linh Mục" đã được trình bày trong Hội Nghị Các Ðại Chủng Viện Việt Nam, tại Ðại Chủng Viện Vinh Thanh, vào tháng 8 năm 2005. Sau đó dựa trên những góp ý từ các Ðại Chủng Viện, bản phác thảo 2 đã thành hình. Năm nay (2006), tại Rôma, Ðức Cha Chủ Tịch cùng với các cha đã làm việc và góp ý trên bản phác thảo 2 này. Nhờ có thời gian thảo luận, cùng với những đào sâu từ các bài thuyết trình của các giáo sư chuyên môn tại Rôma, việc soạn thảo đã có những bước tiến khả quan. Công việc tuy còn dài nhưng hy vọng bản văn sẽ hoàn thành sớm để trình lên Hội Ðồng Giám mục Việt Nam. Sau đó, bản văn "Những Chỉ Dẫn Về Ðào Tạo Linh Mục" này sẽ được đệ trình lên Tòa Thánh để được phê chuẩn trước khi đưa vào thực hành.

5. Trong dịp này, các cha thuộc các Ðại Chủng Viện Việt Nam cũng đến thăm các Bộ Giáo Dục Công Giáo, Bộ Truyền Giáo và Bộ Giáo Sĩ. Những bài huấn từ và những trao đổi sau đó của Ðức Hồng Y Ivan Dias, Bộ Trưởng Bộ Truyền Giáo, của Ðức Tổng Giám Mục Michael Miller, Tổng Thư Ký Bộ Giáo Dục Công Giáo, của Ðức Tổng Giám Mục Ternyak Csaba, Tổng Thư Ký Bộ Giáo Sĩ cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của việc đào tạo linh mục trong thế giới hôm nay, và cho thấy việc đào tạo linh mục tại Việt Nam luôn được Tòa Thánh quan tâm và hỗ trợ. Ngoài ra cũng cho thấy cuộc gặp gỡ tại các Bộ, cũng như Khóa Bồi Dưỡng về Ðào Tạo Linh Mục được tổ chức tại Rôma là một dấu chỉ sống động của mối hiệp thông trong Giáo Hội.

6. Ngoài những giờ thuyết trình, những giờ thảo luận, những cuộc gặp gỡ với các Bộ, còn có những cuộc hành hương và thăm viếng các di tích thánh cũng như những chứng tích của Ðức Tin Kitô Giáo. Những cuộc hành hương và thăm viếng đã đưa các tham dự viên đi vào những cảm nhận thâm sâu về Ðức Tin trong sự hiệp thông với toàn thể Giáo Hội. Cuộc hành hương đến nơi diễn ra phép lạ Thánh Thể tại Lancianô đã để lại những ấn tượng sâu đậm về Bí Tích Thánh Thể, trung tâm của đời sống linh mục và kitô hữu. Cuộc hành hương, thăm viếng hang toại đạo còn đậm chứng tích đức tin của những tín hữu tiên khởi, cũng như thăm viếng những di tích tử đạo, chứng tá anh hùng của các tông đồ (nơi Thánh Phaolô tử đạo tại Tre Fontane, di tích của thánh Tôma tông đồ, dâng lễ bên mộ Thánh Phêrô...) đã làm sống lại Ðức Tin Tông Truyền mà các kitô hữu đã lãnh nhận từ những chứng tá anh hùng của các tông đồ năm xưa. Thêm vào đó, thánh lễ tại Ðền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, Tông Ðồ dân ngoại, khích lệ tinh thần truyền giáo của ơn gọi linh mục. Ðặc biệt, sự hiện diện thật gần gũi của Ðức Thánh Cha, đại diện Chúa Kitô, qua thánh lễ vào ngày kính hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ, buổi triều yết chung vào thứ tư và giờ đọc kinh Truyền Tin vào trưa Chủ Nhật giữa quảng trường thánh Phêrô với hàng chục ngàn tín hữu, đến từ các nơi trên thế giới, nói lên một cách sống động sự hiệp nhất trong đức tin, không biệt màu da, tiếng nói. Cuộc hành hương kính viếng Thang Thánh và Ðền Thờ Thánh Giá làm tăng xác tín về con đường thập giá yêu thương cứu độ của Chúa Kitô mà mỗi linh mục phải noi theo.

6. Cuối cùng, thời gian cùng chung sống, cùng hiệp thông trong những giờ cầu nguyện, giờ dâng thánh lễ, những chia sẻ thân tình, những câu chuyện vui giữa anh em linh mục, đã tạo nên được mối giây yêu thương, cảm thông, giữa những người đang cùng một lo lắng và thao thức muốn đào tạo những linh mục tương lai, theo tâm tình của Chúa Giêsu như Giáo Hội mong muốn, để phục vụ thế giới, đặc biệt quê hương, đồng bào Việt Nam.

Chính tại Rôma, thủ đô của Giáo Hội, các nhà đào tạo các linh mục tại các Ðại Chủng Viện Việt Nam, đang sống sâu đậm niềm tin của mình vào Chúa Giêsu Mục Tử trong sự hiệp thông với toàn thể Giáo Hội và trong tình huynh đệ chân tình của anh em linh mục. Họ không còn cảm thấy đơn độc trong trách nhiệm nặng nề đang phải đảm nhận, họ cảm nhận được sự hỗ trợ của Ơn Chúa, qua Giáo Hội toàn cầu và qua những người bạn gần gũi đang cùng làm việc cho cánh đồng lúa dồi dào của Giáo Hội Việt Nam.

 

Linh mục Giuse Ðỗ Mạnh Hùng

Trưởng Ban Thư Ký Khóa Bồi Dưỡng

Diễn Văn của Ðức Thánh Cha cho các gia đình tại Valencia

Anh chị em thân mến,

Tôi cảm nghiệm niền vui to lớn vì được tham dự vào buổi cầu nguyện tối nay, trong đó chúng ta muốn cử hành hồng ân thần thiêng là gia đình. Với lời cầu nguyện, Tôi muốn hiện diện thật gần bên tất cả những ai mới đây bị đánh động bởi cảnh tang chế đau buồn xảy ra tại thành phố Valencia này; tôi hiện diện cùng với niềm hy vọng vào Chúa Kitô phục sinh, Ðấng ban ơn can đảm và ánh sáng trong những giây phút đau khổ nhất của con người.

Hiệp nhất với nhau trong cùng một đức tin vào Chúa Kitô, chúng ta quy tụ nơi đây, từ nhiều nơi trên thế giới, như một cộng đoàn dâng lời cảm tạ và nói lên chứng từ vui tươi rằng con người đã được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa để yêu thương, và rằng con người được thể hiện chính mình hoàn toàn, chỉ khi nào con người chân thành cho đi chính mình cho kẻ khác. Gia đình là môi trường ưu tiên trong đó mỗi thành phần học sống cho đi và lãnh nhận tình thương. Chính vì vậy mà Giáo Hội không ngừng biểu lộ sự chăm sóc mục vụ trong lãnh vực căn bản này của con người. Giáo Hội giảng dạy trong giáo huấn mình như sau: "Thiên Chúa, Ðấng là tình thương và đã tạo dựng con người vì tình thương, Ngài đã kêu gọi con người sống yêu thương. Khi tạo dựng người nam và người nữ, Thiên Chúa đã mời gọi con người trong hôn nhân hãy sống hiệp thông sâu xa trong tình yêu thương nhau, cho đến độ không còn là hai, mà chỉ là một thân thể" (sách giáo lý công giáo, số 337).

Ðó là sự thật mà Giáo Hội không mệt mỏi rao giảng trong thế giới. Vị tiền nhiệm thân yêu của tôi, Ðức Giaon Phaolô II, đã nói như sau: Con người được trở thành hình ảnh giống Thiên Chúa, không những chỉ qua chính nhân tính mình, mà còn nhờ qua sự hiệp thông giữa con người, một sự hiệp thông được người nam và người nữ kết thành ngay từ đầu... Con người trở thành hình ảnh của Thiên Chúa, không những trong giây phút sống thinh lặng mà còn cả trong giây phút hiệp thông" (sách Giáo Lý, 14 tháng 11 năm 1979). Chính vì vậy mà Tôi đã xác nhận việc triệu tập Cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế Các Gia Ðình lần thứ V tại Tây Ban Nha, và đặc biệt là tại Valencia, nơi rất phong phú về những truyền thống của mình và là nơi hãnh diện về đức tin kitô được sống thật và được vun trồng trong biết bao gia đình.

Gia đình là cơ chế trung gian giữa cá nhân và xã hội, và không gì có thể thay thế hoàn toàn cho gia đình. Gia đình được xây dựng nhất là trên tương quan liên vị sâu xa giữa người chồng và người vợ, một tương quan được nâng đỡ bởi tình yêu thương và sự thông cảm lẫn nhau. Vì thế gia đình lãnh nhận sự trợ giúp dồi dào từ Thiên Chúa, trong bí tích hôn phối; bí tích này là lời mời gọi tiến đến sự thánh thiện. Ước gì con cái có thể cảm nghiệm những giây phút hoà hợp và đầy tình thương của cha mẹ, nhiều hơn là những giây phút bất hoà hay lãnh đạm, bởi vì tình yêu giữa cha mẹ cống hiến cho con cái một sự an toàn to lớn và dạy cho con cái biết nét đẹp của tình yêu trung thành và bền lâu.

Gia đình là điều thiện hảo cần thiết cho các dân tộc, là nền tảng không thể thiếu cho xã hội, và là kho tàng to lớn cho đôi bạn trong suốt đời sống họ. Gia đình là điều thiện hảo không thể thay thế được cho con cái, hoa trái của tình yêu thương, của việc cha mẹ trao hiến cho nhau hoàn toàn và quảng đại. Rao giảng sự thật toàn diện này về gia đình, được xây trên hôn nhân như là "giáo Hội tại gia" và như là "cung thánh của sự sống", đó là trách nhiệm cao cả của tất cả mọi người chúng ta.

Cha và Mẹ đã hứa với nhau trước nhan Thiên Chúa là hoàn toàn chấp nhận nhau; và điều này kết thành nền tảng của bí tích kết hợp hai người lại với nhau; đồng thời, để mối tương quan bên trong gia đình được nên trọn, thì điều cần thiết là cha mẹ cũng nói lời "chấp nhận" con cái mà chính họ sinh ra, hoặc nhận nuôi; những con cái này có nhân cách riêng và tánh tình riêng. Như thế, con cái tiếp tục lớn lên trong bầu khí chấp nhận và yêu thương; và điều đáng mong ước là, một khi đạt đến mức trưởng thành đủ, con cái đến phiên mình đáp lại bằng thái độ "chấp nhận" đối với những ai đã trao ban cho mình sự sống.

Những thách thức của xã hội hiện nay, một xã hội bị ghi dấu bởi sự phân rẽ phổ biến trong môi trường thành thị, đòi hỏi sự bảo đảm sao cho các gia đình không bị cô đơn. Một gia đình nhỏ có thể gặp những trở ngại to lớn phải vượt qua, nếu bị tách rời ra khỏi những bà con thân thuộc và những người bạn. Vì thế, cộng đoàn giáo hội có trách nhiệm cung cấp sự nâng đỡ, sự khích lệ và của ăn tinh thần giúp củng cố sự gắn chặt các thành phần gia đình, nhất là trong những thử thách hay trong những lúc nguy khốn. Trong viễn tượng này, điều hết sức quan trọng là vai trò của các giáo xứ cũng như của những hiệp hội khác nhau trong giáo hội, tất cả đều được mời gọi cộng tác như những mạng lưới cung cấp sự nâng đỡ và như bàn tay trợ giúp của Giáo Hội để làm cho gia đình được lớn lên trong đức tin.

Chúa Kitô đã mạc khải cho biết như thế nào là nguồn mạch thường xuyên và tột cùng của sự sống cho tất cả mọi người, và do đó, cả cho gia đình nữa, khi Người quả quyết như sau: "Ðây là giới răn của Thầy: là chúng con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương chúng con. Không ai có tình yêu lớn hơn kẻ hiến mạnh sống mình cho bạn hữu." (Gn 15,12-13). Tình Yêu của Thiên Chúa đã được đổ xuống trên chúng ta khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Vì thế, các gia đình được mời gọi sống tình yêu có phẩm chất thần thiêng như thế, bởi vì Chúa là Ðấng bảo đảm rằng điều này có thể thực hiện được qua tình yêu con người, một tình yêu kèm với cảm tính, đầy lòng mộ mến và nhân từ như tình yêu của Chúa Kitô.

Cùng với việc thông truyền đức tin và tình thương của Chúa, còn có một trong những trách vụ lớn nhất của gia đình là trách vụ huấn luyện những con người tự do và có trách nhiệm. Vì thế các bậc làm cha mẹ cần tiếp tục phục hồi "sự tự do" cho con cái; nói như thế là bởi vì trong một thời gian nào đó, cha mẹ là những kẻ bảo đảm cho sự tự do của con cái. Nếu con cái nhìn thấy rằng cha mẹ của mình - và cách chung những người lớn xunh quanh - sống cuộc đời cách vui tươi và hăng say, cả? gặp những khó khăn, thì con cái sẽ dễ dàng tăng triển niềm vui sống sâu xa; và niềm vui sống này sẽ giúp cho con cái thành công vượt qua được những trở ngại có thể và vượt qua được những nghịch cảnh của đời sống con người. Ngoài ra, khi gia đình không đóng kín nơi chính mình, thì con cái sẽ tiếp tục học được rằng mọi người đều đáng được yêu thương; và rằng có một tình huynh đệ căn bản và phổ quát giữa tất cả mọi người.

Cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế các gia đình lần thứ V này mời gọi chúng ta hãy suy nghĩ về một chủ đề có tầm quan trọng đặc biệt, vừa đồng thời kéo theo một trách nhiệm lớn cho mỗi người chúng ta. Ðó là chủ đề và trách nhiệm "Thông Truyền Ðức Tin trong Gia Ðình". Sách Giáo Lý của Giáo Hội đã nói lên điều này cách hay ho như sau: "Như người mẹ dạy cho con cái biết nói, và sau đó biết hiểu và biết thông truyền, thì Giáo Hội, Mẹ chúng ta, dạy chúng ta biết ngôn ngữ của Ðức Tin, để dẫn đưa chúng ta vào trong sự hiểu biết đức tin và vào trong nếp sống đức tin" (số 171).]]

Như được tiêu biểu trong nghi thức phụng vụ ban bí tích Rửa Tội, bằng việc trao nến, những bậc làm cha mẹ được liên kết với mầu nhiệm của sự sống mới, sự sống của những con cái Thiên Chúa, qua nước rửa tội.

Thông truyền Ðức Tin cho con cái, với sự trợ giúp của những người khác cũng như của những cơ chế khác, như giáo xứ, trường học hay các hiệp hội công giáo, (việc thông truyền đức tin này) là một trách nhiệm mà cha mẹ không thể nào bỏ quên, tỏ ra lơ là, hoặc giao phó hoàn toàn cho người khác. "Gia đình kitô được gọi là Giáo Hội tại gia, bởi vì gia đình kitô này diễn tả và thực hiện bản chất hiệp thông và đặc tính gia đình của giáo hội như đại gia đình của Thiên Chúa. Mọi thành phần trong gia đình, tuỳ theo vai trò riêng, thực thi chức tư tế chung của bí tích rửa tội, vừa góp phần làm cho gia đình trở thành một cộng đoàn của ân sủng và cầu nguyện, một trường huấn luyện những nhân đức nhân bản và kitô, một nơi rao giảng đầu tiên đức tin cho con cái." (Toát yếu sách giáo lý công giáo, số 350). Và hơn thế nữa, "những bậc làm cha mẹ, những kẻ tham dự vào tình phụ tử của Thiên Chúa, là những kẻ đầu tiên chịu trách nhiệm giáo dục con cái và là những kẻ đầu tiên rao giảng đức tin cho con cái. Cha mẹ có bổn phận yêu thương và tôn trọng con cái như là những nhân vị và như là những con cái của Thiên Chúa... Ðặc biệt, các ngài có sứ mạng giáo dục chúng sống đức tin kitô".

Ngôn ngữ của đức tin được học thuộc trong mái ấm gia đình nơi mà đức tin này được lớn lên và được củng cố nhờ qua lời cầu nguyện và việc thực hành đạo. Trong bài đọc trích từ sách Ðệ Nhị Luật, chúng ta đã nghe lời nguyện được lặp đi lặp lại cho dân được Thiên chúa tuyển chọn, Lời Kinh Shema của Israel; đây là lời Kinh Chúa Giêsu đã thường nghe lặp đi lặp trong căn nhà?areth. Và chính Chúa đã nhắc lại lời kinh này trong cuộc đời công khai của Người, như Phúc âm theo thánh Marco gợi lên cho chúng ta nơi chương 12 câu 29. Ðây là đức tin của Giáo Hội, một giáo hội đến từ tình yêu của Thiên Chúa, nhờ qua trung gian các gia đình của anh chị em. Sống sự toàn vẹn đức tin này, với đặc tính mới mẻ của nó, là một hồng ân to lớn. Nhưng trong những giây phút mà trong đó dung mạo của Thiên Chúa dường như bị ẩn khuất đi, thì tin là điều khó và đòi hỏi một cố gắng to lớn.

Cuộc Gặp Gỡ này mang đến sức mạnh mới để tiếp tục rao giảng Tin Mừng của gia đình, để tái xác nhận sự vững mạnh và căn cuớc của gia đình, dựa trên hôn nhân, một hôn nhân mở rộng đón nhận hồng ân quảng đại sự sống; trong hôn nhân này con cái được đồng hành trên con đường trưởng thành thể lý và trưởng thành thiêng liêng. Bằng cách này, người ta chống lại tinh thần hưởng thụ khoái lạc rất phổ biến; tinh thần hưởng thụ này tầm thường hoá những tương quan nhân bản và làm cho những tương quan này trở nên trống vắng giá trị đích thật và vẻ đẹp của chúng. Cổ võ cho những giá trị của hôn nhân không ngăn trở gì cho niềm vui trọn vẹn mà người nam và người nữ gặp thấy trong tình yêu hỗ tương của họ. Ðức Tin và luân lý kitô không nhắm bóp nghẹt tình yêu, nhưng ngược lại làm cho tình yêu được lành mạnh hơn, được mạnh mẽ và thật sự tự do. Vì thế, tình yêu con người cần được thanh luyện và cần trưởng thành để được hoàn toàn nhân bản và là nguyên lý cho niềm vui đích thật và bền vững (x. Diễn văn cho các bạn trẻ tại Ðền Thờ Thánh Gioan Laterano ngày 5 tháng 6 năm 2006).

Vì vậy, tôi mời gọi các nhà cầm quyền và những nhà lập pháp hãy suy nghĩ về những lợi ích hiển nhiên mà các tổ ấm gia đình an bình và hoà hợp mang lại cho con người, cho gia đình, trung tâm trọng yếu của xã hội, như Toà Thánh nhắc đến trong Bức Thư trình bày những quyền lợi của Gia Ðình. Ðối tượng của luật pháp là điều thiện hảo toàn diện của con người, là sự đáp lại những nhu cầu và khát vọng của con người. Ðây là sự trợ giúp đáng kể cho xã hội, một sự trợ giúp mà xã hội không thể thiếu; và đối với các dân tộc, đây là một sự bảo vệ vừa là sự thanh luyện. Ngoài ra, gia đình là trường học huấn luyện công cuộc phát triển nhân bản, ngõ hầu con người được trưởng thành cho đến mức độ trở nên con người thật sự. Trong chiều hướng này, cảm nghiệm được cha mẹ yêu thương, làm cho con cái có được ý thức về phẩm giá làm con.

Người con được cưu mang cần được giáo dục trong đức tin, cần được yêu thương và bảo vệ. Cùng với quyền lợi căn bản được sinh ra và được giáo dục trong đức tin, con cái còn có quyền hưởng một mái ấm gia đình, mà mẫu lý tưởng là mái ấm gia đình Nazareth, và cần được bảo vệ khỏi mọi hận thù và mọi đe dọa.

Giờ đây, tôi muốn ngỏ lời với các Ông Bà nội ngoại, những thành phần thật quan trọng trong các gia đình. Ông Bà nội ngoại có thể là --- và rất thường là --- những kẻ bảo đảm cho tình thương và sự dịu dàng mà mọi người cần cho đi và lãnh nhận. Ông Bà nội ngoại cống hiến cho các cháu một viễn tượng về thời gian; các ngài là ký ức và là sự phong phú của gia đình. Ước gì không bao giờ và không vì bất cứ lý do gì, mà các ngài phải bị lọai ra khỏi môi trường gia đình. Các ngài là một kho tàng mà chúng ta không thể nào vứt bỏ khỏi những thế hệ mới, nhất là khi các ngài làm chứng sống đức tin vào lúc cái chết gần bên.

Giờ đây tôi muốn đọc lên một đoạn của lời nguyện mà anh chị em đã đọc, vừa khẩn xin Chúa ban cho cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế các Gia Ðình lần này được kết quả tốt.

Lạy Thiên Chúa, là Ðấng để lại Thánh Gia Ðình Nazareth cho chúng con làm gương mẫu trọn hảo về đời sống gia đình, được sống trong đức tin và trong sự vâng phục Thánh Ý Chúa.

Xin hãy giúp chúng con nêu gương đức tin và tình yêu, đúng theo những giới răn của Chúa.

Xin hãy trợ giúp chúng con trong sứ mạng thông truyền đức tin cho con cái.

Xin hãy mở rộng tâm hồn con cái chúng con, ngõ hầu được lớn lên trong họ, hạt giống đức tin mà họ đã lãnh nhận trong bí tích Rửa Tội.

Xin hãy củng cố đức tin của những người trẻ, ngõ hầu họ được lớn lên trong sự hiểu biết Chúa Giêsu.

Xin hãy gia tăng tình thương và sự trung thành trong tất cả mọi hôn nhân, nhất là những hôn nhân đang trải qua những giây phút đau khổ hoặc khó khăn. (...)

Kết hiệp với Thánh Giuse và Mẹ Maria, chúng con khẩn xin Chúa, nhờ công nghiệp Chúa Giêsu Kitô, Con Chúa, và là Chúa chúng con. Amen.

(Bản dịch Việt ngữ của Ðặng Thế Dũng)

 

Mục lục

 

Sứ Ðiệp của Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI cho các Giám Mục Tây Ban Nha, trong chuyến viếng thăm Valencia, Tây Ban Nha.

 

Thưa Chư Huynh thân mến trong hàng giám mục,

Với niềm vui trong tâm hồn, Tôi cảm tạ Chúa vì đã có thể đến thăm Tây Ban Nha với tư cách là giáo hoàng, để tham dự cuộc Gặp Gỡ Thế Giới các gia đình tại Valencia. Thưa quý chư huynh giám mục của đất nước Tây Ban Nha thân yêu, Tôi chân thành chào anh em và cám ơn anh em vì đã đến hiện diện nơi đây và vì bao cố gắng anh em đã thực hiện trong việc chuẩn bị và cử hành biến cố này. Một cách đặc biệt, Tôi đánh giá cao công việc của Ðức Tổng Giám Mục Valencia và của quý giám mục phụ tá ngài, ngõ hầu biến cố đầy ý nghĩa cho toàn thể giáo hội có được những hoa trái mong ước, góp phần mang đến sức mạnh mới cho các gia đình, cung thánh của tình yêu, của sự sống và đức tin.

Thật vậy, sự chăm sóc của tất cả anh em đã cho phép tạo ra bầu khí gia đình giữa tất cả những cộng tác viên và những tham dự viên đến từ khắp nơi Tây Ban Nha. Ðây là dấu chỉ đầy hứa hẹn đối với những ước mong đã được anh em trình bày trong sứ điệp chung về Cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế này. Và đây cũng là lời mời gọi hãy nhận lãnh những hoa trái của cuộc Gặp Gỡ, để tiếp tục thực hiện một nền mục vụ gia đình liên tục tại các giáo phận của anh em, nhắm đưa vào trong mọi gia đình sứ điệp phúc âm, để củng cố và mang đến những chiều kích mới cho tình yêu, vừa giúp vượt qua những khó khăn mà gia đình gặp phải trên đường đời.

Anh em biết rõ tôi theo dõi gần bên và với nhiều quan tâm những biến cố của Giáo Hội tại đất nước của anh em, một đất nước có những gốc rễ kitô sâu xa và đã đóng góp thật nhiều và được mời gọi góp phần vào công việc làm chứng cho đức tin và cho việc phổ biến đức tin tại nhiều nơi khác trên thế giới. Xin anh em hãy duy trì tinh thần này luôn sống động và mạnh mẽ, một tinh thần đã đồng hành cuộc sống của người dân Tây Ban Nha trong dòng lịch sử; anh em hãy làm sao để tinh thần này được tiếp tục, vừa nuôi dưỡng và tăng sức mạnh cho linh hồn của dân tộc Tây Ban Nha của anh em.

Tôi biết rõ và khuyến khích sự thúc đẩy mà anh em đang đưa vào công tác mục vụ, trong thời điểm của việc trần tục hoá thật nhanh; đôi khi việc trần tục hoá này cũng gây tổn hại cho sinh họat nội bộ của những cộng đoàn kitô. Anh em hãy tiếp tục rao giảng mà không ngã lòng rằng tách ra khỏi Thiên Chúa, hành động dường như thể Thiên Chúa không hiện hữu, hoặc đưa đức tin vào trong lãnh vực thuần tuý riêng tư, (rằng làm như thế) là gây hại cho sự thật về con người và trao quyền làm chủ tương lai của văn hoá và tương lai của xã hội cho kẻ khác. Ngược lại, hãy nhìn lên Thiên Chúa hằng sống, Ðấng bảo đảm cho sự tự do chúng ta và cho sự thật; đó là điều kiện tiên quyết để đạt đến một nhân lọai mới. Ngày nay, thế giới đang đặc biệt cần đến việc rao giảng và làm chứng rằng Thiên Chúa là Tình Thương; và do đó, ngài là ánh sáng duy nhất soi chiếu trên sự tăm tối của thế gian và ban cho chúng ta sức mạnh để sống và hành động (x. Thiên Chúa là tình yêu, số 39).

Trong những giây phút hay hoàn cảnh khó khăn, anh em hãy nhớ lại những lời trích từ Thư Do Thái như sau: "Trong kiên trì, chúng ta hãy chạy tới trong cuộc đua được đề ra cho chúng ta, với cái nhìn gắn chặt vào Chúa Giêsu, Ðấng ban cho chúng ta đức tin và làm cho đức tin này nên hoàn hảo. Vì niềm vui được chuẩn bị sắp đến, Chúa Giêsu đặt mình vác lấy Thập Giá, không màng chi sự sỉ nhục;... anh em đừng mệt mỏi và đừng ngã lòng" (Dt 12,1-3). Anh em hãy công bố rằng Chúa Giêsu là Ðấng Kitô, là Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16,16), là Ðấng có Lời ban sự sống đời đời (x. Gn 6,66), và anh em đừng mệt mỏi trình bày lý do cho niềm hy vọng của mình" (x. I Phêrô 3,15).

Ðược thúc đẩy bởi quan tâm mục vụ và bởi tinh thần hiệp thông trọn vẹn trong việc rao giảng Tin Mừng, anh em đã hướng dẫn lương tâm kitô của các tín hữu về nhiều khiá cạnh khác nhau của thực tại đang diễn ra trước mắt; đôi khi những thực tại này gây xáo trộn đời sống của Giáo Hội và đức tin của những kẻ đơn sơ bé nhỏ. Anh em đã lấy bí tích Thánh Thể làm chủ đề trung tâm cho Chương Trình Mục Vụ của anh em, ngõ hầu "làm sinh động lại đời sống kitô ngay từ trung tâm của nó, bởi vì qua việc bước vào trong mầu nhiệm Thánh Thể, chúng ta bước vào trong con tim của Thiên Chúa" (số 5). Chắc rằng, trong Bí Tích Thánh Thể, được thực hiện "hành động trung tâm của sự biến đổi có khả năng canh tân thật sự thế giới" (bài giảng tại Marienfield, Colonias, ngày 21 tháng 8 năm 2005).

Thưa anh em trong hàng giám mục,

Tôi hết sức khuyến khích anh em hãy duy trì và gia tăng sự hiệp thông huynh đệ giữa anh em; sự hiệp thông huynh đệ này là chứng tá và là mẫu gương cho sự hiệp thông giáo hội cần phải điều hướng toàn thể dân kitô được trao phó cho anh em chăm sóc. Tôi cầu nguyện cho anh em và cầu nguyện cho đất nước Tây Ban Nha. Tôi xin anh em cầu nguyện cho tôi và cho toàn thể giáo hội. Tôi khẩn xin Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, Ðấng rất được tôn kính tại đất nước của anh em, xin Mẹ bảo vệ và đồng hành với anh em trong thừa tác vụ mục vụ của anh em. Ðồng thời tôi ban Phép Lành Toà Thánh cho anh em với hết lòng chân thành.

Valencia ngày 8 tháng 7 năm 2006.

ÐTC Beneđitô XVI.

 

(Bản dịch Việt ngữ của Ðặng Thế Dũng)

Theo Radio Veritas

Mục lục

 

Text Box: CON ĐƯỜNG TU ĐỨC
 

 

 


 

KHÔNG THAY ĐỔI VÀ THAY ĐỔI

 

 

Từ nhiều năm nay và nhất là hiện giờ, người ta hay nói đến việc đổi mới. Đổi mới đang trở thành một nhãn hiệu mang tính cách nâng giá trị. Một con người đổi mới được coi là con người có giá trị hơn người khác. Một nhà ở hay một đồ dùng đổi mới theo hướng cải tiến được coi là những thứ có giá trị hơn các thứ cùng loại.

 

Đổi mới là một thay đổi nhiều khi rất cần cho cuộc sống con người.

 

Còn cuộc sống đạo thì sao?

 

Đổi mới trong cuộc sống đạo là một thực tế hiển nhiên. Thực tế này khá phức tạp. Phức tạp ở chỗ phải biết phân định và chọn lựa. Biết đổi mới nào là tốt và đổi mới nào là không tốt.


Ở đây, tôi chỉ xin nêu lên vấn đề phức tạp đó một cách rất vắn gọn.


Không được thay đổi


Trước hết, phải nói ngay một điều không bao giờ được phép thay đổi trong đời sống đạo. Điều đó là định hướng chuyến đi cuộc đời.


Đời sống của tôi là một chuyến đi. Chuyến đi này có định hướng rõ. Đó là đi theo Chúa Giêsu. Người là Đường là Sự Thật và là Sự Sống (x. Ga 14,6). Tôi sống Lời Người dạy, theo gương đời Người đã sống.

Người làm chứng Thiên Chúa là tình thương (x. 1 Ga 4,8). Làm chứng bằng sự tuyệt đối vâng phục Chúa Cha và hiến thân cứu chuộc nhân loại bằng cách chịu những đau khổ cùng cực nhất. Tôi sống như thế, là tôi theo Chúa Giêsu về với Cha trên trời (x. Ga 12,12).


Để có sức thực hiện chuyến đi về trời, tôi phải dùng những phương tiện Chúa Giêsu đã chỉ, đó là

 

Tin những điều Người dạy phải tin,

 

Xin những điều Người dạy phải xin,

 

Chịu những điều Người dạy phải chịu,

 

Giữ những điều Người dạy phải giữ.


Đi như thế là đi vào cửa hẹp (x. Lc 13,24). Nghĩa là vừa đi vừa phải từ bỏ mình, vác thánh giá mình mà theo Chúa Giêsu (x. Mt 16,24). Đồng thời cũng vừa đi vừa loan báo Tin Mừng cho mọi người, để họ sau cùng cũng cùng đi theo định hướng về với Cha trên trời.


Nếu nhìn sâu một chút về định hướng chuyến đi cuộc đời và những phương tiện phải dùng cho chuyến đi đó, chúng ta sẽ thấy tất cả đều không dễ dàng. Phải nói là ta rất cần được trợ giúp bởi ơn thánh. Ơn thánh là tuyệt đối cần cho chuyến đi cuộc đời của ta. Tất cả đều không thay đổi.


Nhưng nói thế không có nghĩa là chuyến đi cuộc đời của ta không bị chi phối bởi những yếu tố khác của cuộc đời. Những yếu tố này cũng rất phức tạp. Như những yếu tố trần thế làm nên con người và chi phối con người. Chúng dễ thay đổi. Đôi khi chúng phải thay đổi.


Thay đổi được


Những yếu tố làm nên mỗi người coi như giống nhau, nhưng lại rất khác nhau. Thử nhìn con người qua khoa học:

 

Cấu trúc về thân xác với những dị biệt làm nên cá nhân này khác cá nhân kia.


Cấu trúc về tính tình với những khác biệt tâm lý như vô thức, tiềm thức, ý thức chẳng ai hoàn toàn giống ai.


Hoàn cảnh gia đình và thể chế xã hội luôn cọ sát từng người, tạo dần trong mỗi người những khát vọng khác nhau, những suy nghĩ khác nhau.


Đời sống như dòng sông chảy qua các nền văn hoá với những luật pháp, tục lệ, lối sống không ngừng dao động, đã khắc vào từng lớp người những dấu ấn riêng.


Môi sinh, dân số, cách sử dụng thiên nhiên, giáo dục, công ăn việc làm càng ngày càng trở thành những yếu tố quan trọng khiến đời sống dễ thở hay ngộp thở.


Những liên đới, những đối thoại, những liên minh, những thông tin, giao tế cũng đang là những chìa khoá mở ra cho cuộc sống hy vọng về cái nhìn minh triết.

 

Nói tóm lại, thời nay hơn bao giờ hết, sự hiểu biết khoa học về con người và những bổn phận của con người đối với con người đang là những yếu tố làm thay đổi đời sống con người một cách sâu sắc.

Những thay đổi này làm nên tình trạng sức khoẻ của con người, cả về mặt thân xác lẫn về mặt tinh thần.

 

Vì thế, những thay đổi này đòi con người sống đạo và truyền giáo phải cởi mở một cách khôn ngoan sáng suốt.


Sáng suốt và khôn ngoan

 

Khi nói sáng suốt, tôi muốn nói tới cái nhìn về tình hình. Phải nhìn rõ, nhìn đúng, nhìn xa, nhìn rộng, nhìn sâu. Nhìn cái này bên cái khác và trong cái khác.


Khi nói khôn ngoan, tôi muốn nói tới việc phối hợp và chọn lựa.


Phối hợp khôn khéo những gì không được thay đổi với những gì được thay đổi. Không để Phúc Âm bị tục hoá. Không để đời sống đạo chỉ còn là cái vỏ tôn giáo bề ngoài theo ý người ta, chứ không còn hợp thánh ý Chúa. Không làm chứng cho Chúa bằng những con đường thênh thang hưởng thụ. Không truyền giáo bằng những phương tiện không có sức kéo ơn thánh xuống đổi mới lòng người.


Thế giới hôm nay đặt trọng tâm vào con người. Trong thao thức đó, chúng ta lo xây dựng con người như một ưu tiên tha thiết. Ta xây dựng những người của ta về mặt thiêng liêng với chiều sâu Phúc Âm, thực vững, để họ có thể là men là muối giữa đời, biết gieo hy vọng Tin Mừng khắp nơi, dù với những bước đi nhỏ và phương tiện nghèo.


Sự sáng suốt và khôn ngoan nói trên đòi một trình độ trí thức tương đối đầy đủ, nhất là một trình độ tu đức nhiệt tình lành mạnh dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh.



Cũng trong dòng suy nghĩ trên đây, tôi nhìn vào bản thân mình. Tôi thấy trong những yếu tố khiến mình thay đổi, có yếu tố sức khoẻ. Lúc khoẻ mạnh, lúc yếu đau. Yếu đau nhiều hơn khoẻ mạnh.


Trong các chọn lựa, thường có những yếu tố không hề thay đổi, và có những yếu tố có thể đổi thay. Có những tạm biệt, rồi có những gặp lại. Gặp lại, để rồi lại phải tạm biệt. Tạm biệt và gặp lại là những khám phá về niềm tin, giúp cho chuyến đi cuộc đời của tôi tới một vĩnh biệt đầy phó thác và bình an.

 

+ĐGM GB Bùi Tuần

Mục lục

 

Text Box: TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO 
 

 


 

ANRÊ PHÚ YÊN VÀ CHÚNG TA

CUỘC TỬ ĐẠO HÔM QUA VÀ HÔM NAY

 

Ngày 27.1.2000, Đức Tổng Giám mục Jose Saraiva Martins, Bộ Trưởng Bộ Phong thánh đệ trình Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và được Đức Thánh Cha công bố cùng lúc 11 sắc lệnh về việc phong thánh và phong chân phước cho các Tôi Tớ Chúa. Trong 11 sắc lệnh đó, có một sắc lệnh dành cho một thanh niên người Việt Nam: Thầy Giảng Anrê Phú Yên, vị tử đạo tiên khởi của Hội Thánh Việt Nam.

Đáng chú ý hơn: Cùng lúc Tòa Thánh loan tin nhìn nhận cái chết anh dũng vì đức tin của Thầy Giảng Anrê, nhằm chuẩn bị việc phong chân phước cho Thầy trong nay mai, thì tại Rôma cũng đang diễn ra cuộc họp Thượng Hội đồng Giám mục Á châu. Một sự trùng hợp đầy ý nghĩa, làm cho cả thế giới vốn đã chú ý nhiều đến Hội Thánh tại Á châu, bây giờ càng chú ý đặc biệt hơn Hội Thánh Việt Nam, một Hội Thánh còn non trẻ trên vùng đất Á châu, đang cùng nhập cuộc để đồng hành cùng Hội Thánh khắp nơi và Hội Thánh hoàn vũ để sống và minh chứng đức tin của mình.

Chưa đầy hai tháng sau khi công bố cái chết của Thầy Giảng Anrê Phú Yên là cái chết vì đạo, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho Thầy ngày 5.3.2000. Đây là sự kiện làm nức lòng toàn thể Hội Thánh Việt Nam nói chung và giới trẻ Việt Nam nói riêng.

I. CUỘC TỬ ĐẠO CỦA THẦY GIẢNG ANRÊ PHÚ YÊN.

Tất cả các tài liệu liên quan đến á thánh Anrê Phú Yên, đều không cho biết tên thật của ngài. Theo tài liệu của Cha Đắc Lộ, người đã rửa tội cho Thầy Giảng Anrê Phú yên – có lẽ là tài liệu đáng tin cậy nhất, vì Thầy luôn ở cận kề bên Cha từ khi được rửa tội – thì Anrê là một chàng trai rất trẻ trung. Có lẽ cậu sinh năm 1625, được gặp Cha Đắc Lộ và rửa tội năm 1641. Hai năm sau, cậu Anrê được tuyên khấn trong bậc thầy giảng và gia nhập nhóm thầy giảng tại Hội An, dưới quyền thụ huấn của Thầy Inhaxiô.

Trưa ngày 25.7.1644, theo lệnh ông nghè Bộ (quan đứng đầu ngành tài chính và thuế khóa ở Quảng Nam) lính đến nhà cha Đắc Lộ bắt thầy Inhaxiô. Nhưng thầy Inhaxiô cùng cha Đắc Lộ đang trên đường đến chào thăm ông nghè vì ông vừa từ kinh đô mới về. Còn Thầy Anrê ở nhà săn sóc cho một thầy khác đang đau. Trước hành động hung hăn, phá phách của lính, Thầy Anrê nói với họ: “Nếu các ông muốn bắt thầy Inhaxiô thì vô ích, vì thầy không có ở nhà. Còn nếu muốn bắt tôi thì cứ bắt, vì tôi cũng là người Kitô và còn là thầy giảng nữa. Tôi có cả hai tội mà các ông khép cho thầy Inhaxiô. Nếu thầy ấy có tội thì tôi làm sao vô tội được”.

Thế là ngay chiều hôm ấy, 25.7.1644, Thầy Anrê được giải đến trước mặt ông nghè. Ông lấy hết lời ngon ngọt dụ dỗ và hứa hẹn mọi điều tốt đẹp. Nhưng vấp phải một khí thế sắt đá biểu lộ một đức tin ngoan cường tỏa sáng của Anrê, quan nghè khựng lại, đầy tức giận. Ông ra lệnh đóng gông thật nặng và giam chung với một cụ già cũng mang tên là Anrê 73 tuổi.

Ngay sáng sớm ngày hôm sau, 26.7.1644, ông nghè triệu tập phiên họp các quan để ra án tử ngay sau khi các quan đồng lòng lên án, họ đưa cả hai, cụ già và chàng trai trẻ đều có tên là Anrê ấy, ra khỏi ngục để lãnh án. Dù cha Đắc Lộ đã nói hết lời đển xin ông nghè tha cho hai người, nhưng cuối cùng, quan chỉ tha cho cụ già Anrê. Còn Thầy Anrê Phú Yên, ông nhất định không tha.

Từ khi biết mình được ơn lãnh nhận phúc tử đạo, Thầy Anrê không ngớt thầm thỉ cầu nguyện. Thầy liên tục đọc kinh Tin, Cậy, Mến và kêu tên cực trọng Chúa Giêsu và Mẹ Maria luôn mãi. Lính dẫn Thầy đi qua tất cả các phố lớn ở Vinh Chiêm, trước khi đến cánh đồng lớn. Khi đến nơi, cha Đắc Lộ nói vài lời nâng đỡ thầy. Thầy Anrê quỳ dưới đất. Khi lý hình tháo gông xong, Thầy nói lời từ biệt mọi người: “Hỡi anh chị em, chúng ta hãy trung tín với Chúa Kitô cho đến hết hơi, cho đến trọn đời”.

Mọi sự chuẩn bị hoàn tất, người lý hình đến phía sau lưng Thầy Anrê, đâm Thầy từ giữa hai bả vai thấu ra đến phía trước ngực. Thầy quay sang chào cha Đắc Lộ, nhưng cha bảo Thầy ngước lên trời. Thầy vẫn không ngớt kêu Thánh danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Người lý hình tiếp tục đâm thêm hai nhát gươm. Nhưng người tôi tớ của Chúa đầy kiên trung, bất khuất ấy, vẫn không ngã xuống. Thấy vậy, một tên lính khác cầm mã tấu chém cổ Thầy. “Nhưng một nhát vẫn chưa xong, phải thêm nhát nữa làm đức hẳn cổ, đầu rơi về bên tay phải, chỉ còn vướng mảnh da”. Cha Đắc Lộ kể tiếp: “Tôi nghe rất rõ, cùng lúc đầu lìa khỏi cổ, thì Thánh danh Chúa Giêsu không phải từ miệng anh thốt ra, mà qua vết chém ở cổ. Và cùng lúc hồn anh bay về trời, thì xác anh ngã xuống đất”.

II. NOI GƯƠNG CHÚA KITÔ, LÀM GƯƠNG CHO ĐỜI.

Trong cái chết anh dũng của Thầy Giảng Anrê Phú Yên, tôi thấy có rất nhiều bằng chứng, chứng minh rằng, Thầy đã noi gương Chúa Kitô đến cùng, đến dâng hiến cả mạng sống, dâng hiến tình yêu, dâng hiến tuổi thanh xuân, dâng hiến niềm tin, sự phó thác ngoan cường của mình để làm của lễ toàn thiêu quý giá. Chính khi chấp nhận biến mình thành của lễ toàn thiêu như Chúa Kitô, Thầy Anrê trở thành tấm gương sáng chiếu soi cho muôn nuôn thế hệ đời sau. Vài bằng chứng trong số những bằng chứng cho thấy Thầy noi gương Chúa Kitô là:

Vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Chúa Kitô là một minh họa tuyệt vời cho lòng vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Qua lòng vâng phục đó, muôn đời, Chúa Kitô tỏ cho trần gian thấy lòng hiếu thảo của Người đối với Chúa Cha và tình thương yêu tuyệt đối đối với loài người khi chấp nhận hiến thân mình trên thánh giá.

Là một Kitô hữu, hơn thế, là một thầy giảng, Thầy Anrê hằng rao truyền lòng yêu thương của Chúa và truyền bá đức tin cho anh chị em của mình. Vì thế, như Chúa Kitô, cái chết của Thầy Anrê là tấm gương tuyệt vời, dạy mỗi một người trong chúng ta, nhất là những người trẻ, biết chấp nhận dấn thân cho đức tin và lòng yêu mến Thiên Chúa. Thầy Anrê đã chết để thánh ý Chúa được thành toàn. Vì chính nơi cái chết hiên ngang của Thầy, Thiên Chúa được vinh danh.

Mặc dù bị thế gian thù ghét, nhưng không bao giờ thù ghét thế gian. Hơn ai hết, Chúa Kitô, người Thầy Tối Cao của chúng ta, suốt cuộc đời trần gian chỉ làm những điều lành, chỉ cứu giúp loài người, luôn luôn tìm con đường tốt nhất để đưa loài người về cùng Thiên Chúa, lại bị loài người ghét bỏ và thủ tiêu. Nhưng Chúa không hề oán trách thế gian, không hề oán trách hàng lãnh đạo tôn giáo và chánh quyền Dothái cũng như chánh quyền đế quốc Rôma đã giết chết Chúa. Chúa không hề oán trách đám đông đã từng được Chúa cứu chữa, giờ đây lại quay ra dứt khoát đòi đóng đinh Chúa. Ngược lại, trên thánh giá, trước lúc kết thúc cuộc đời, Chúa còn cầu xin Chúa Cha tha tội cho họ. Nếu phải gói gọn tất cả những biến cố, những hành động, những lời nói… của Chúa Kitô từ khi nhập thể đến khi dâng mình trên thánh giá, ta chỉ có thể diễn tả bằng một động từ duy nhất: YÊU.

Học nơi người Thầy Tối Cao của mình bài học của yêu thương, tha thứ, Thầy Anrê Phú Yên không một lời trách móc kẻ đã bắt bớ, giết hại mình. Thầy yêu thương họ như yêu chính bản thân Thầy. Là thầy giảng, Thầy cũng mong muốn họ có đức tin, có lòng tôn thờ Chúa để cùng được hưởng niềm vui ơn cứu độ. Chẳng những không oán giận, không than thở, Thầy còn khuyên dạy mọi người: “Đối với Chúa Giêsu rất yêu dấu, chúng ta hãy lấy tình yêu mà đáp lại tình yêu . Chúa đã chịu chết và đau khổ vì chúng ta, chúng ta hãy lấy sự sống mà đáp lại sự sống”. Ngay trước giờ bị hành hình, Thầy còn khuyên tất cả mọi người có mặt: “Hỡi anh chị em, chúng ta hãy trung tín với Chúa Kitô cho đến hết hơi, cho đến trọn đời”. Như vậy, đối với Thầy Anrê, tất cả những nỗi niềm lúc sắp tử đạo, không phải là giận ghét, oán than ai, nhưng là quyết một lòng yêu mến Chúa và yêu thương con người.

Một chọn lựa dứt khoát và anh dũng. Cái chết trên thánh giá của Chúa Kitô là cái chết của một chọn lựa dứt khoát trong tự do. Chính Chúa Kitô đã từng mạc khải về sự tự do ấy: “Không ai cất mạng sống Ta được, nhưng chính Ta tự mình thí mạng sống Ta, Ta có quyền thí mạng sống Ta, và Ta cũng có quyền lấy lại, đó là lệnh truyền Ta đã lĩnh nơi Cha Ta” (Ga 10, 18). Vì vâng phục Thiên Chúa Cha, vì yêu trần gian, Chúa Kitô đã không tìm cho mình một chọn lựa dễ dãi, nhưng chọn cái chết ô nhục và đau đớn để mang lại ơn cứu rỗi đời đời cho trần gian.

Bước theo Chúa Kitô, nhận Chúa làm gia nghiệp đời đời của mình, Thầy Anrê đã không chọn lựa để tiếp tục sống trong thân xác, nhưng chấp nhận hiến dâng trọn vẹn chính mình như Chúa Kitô trong một tình yêu son sắt. Thầy đã không tìm vinh hoa trần thế, nhưng tiến thẳng về phía thánh giá, dẫu biết rằng, đó là một chọn lựa sẽ đánh mất tất cả những gì dệt được trong trần thế.

Ngoài ra, thái độ cương quyết đầy đanh thép của Thầy – trước sự nham hiểm của ông nghè Bộ khi dùng chiêu bài tỏ ra thương mến, tiếc nuối tuổi thanh niên và nạt nộ lính tráng tại sao lại bắt bớ một người trẻ hiền lành như thế này, nhằm lay chuyển lòng tin của Thầy. Hơn nữa, ông còn dùng những lời dụ dỗ hết sức ngọt ngào, quyến rũ, đồng thời hứa hẹn sẽ bảo đảm cho Thầy một tương lai trần thế sáng lạn – càng chứng minh cho một tình yêu khôn tả đối với Chúa, một chọn lựa hết sức quyết liệt và tự do đối với ơn gọi tiến đến thánh giá, theo Chúa Kitô của tâm hồn một người trẻ đầy trung kiên, mạnh mẽ.

Thầy đã chọn lựa dứt khoát, một chọn lựa anh dũng. Điều đó cũng có nghĩa là, trước mắt người đời, Thầy đã dại dột, khi có một chọn lựa hết sức bấp bênh, khó hiểu. Nhưng chính vì mang tính bấp bênh, khó hiểu trong cái nhìn trần thế, chọn lựa của Thầy mới có một giá trị đúng nghĩa, một giá trị siêu vượt. Chọn lựa ấy mới thật đúng là chọn lựa của lòng tin.

Trên đây chỉ là một ít trong số nhiều bằng chứng cho thấy Thầy Giảng Anrê Phú Yên đã noi gương Chúa Kitô. Chính khi can đảm bước theo chân Chúa Kitô đến cùng, Thầy Anrê Phú Yên trở nên gương sáng cho đời, cho từng người Kitô hữu chúng ta. Vì sống đạo trong thời đại hôm nay, có khi cũng đồng nghĩa với việc chịu tử đạo từng ngày…

Cuộc tử đạo của chúng ta ngày hôm nay, không chỉ là mất mạng sống mà thôi, nhưng cuộc tử đạo ấy còn đòi ta phải kiên trung đến cùng trong mọi lãnh vực của sự sống: Từ sự bị theo dõi chặt chẽ, bị kìm hãm việc giữ đạo của người Kitô hữu cách hà khắc, bạo ngược, hoặc cướp lấy tất cả những cơ hội, những cơ sở vật chất, đến những cuộc bắt bớ, tù đày, giết hại người có đạo tại nhiều quốc gia. Từ những cám dỗ của chủ trương sống tự do một cách dễ dãi đến mức lạm dụng, đến mức trở thành thác loạn. Từ những chủ trương duy vật đến mọi hình thức làm rẻ rúng danh dự, rẻ rúng sự sống, rẻ rúng giá trị tinh thần, rẻ rúng từng hành vi nhân linh của con người. Từ việc đề cao những phát triển của khoa học kỹ thuật, đến mức tôn thờ chúng, loại trừ niềm tin, loại trừ cả sự sống tâm linh. Từ những chủ trương giáo dục dạy người ta chỉ biết căm thù, trả thù dẫn đến hậu quả tất yếu phải đến, đó là cả xã hội mất hết mọi phương hướng đạo đức, vì thế, làm cho cả xã hội, từ bé chí lớn chỉ biết nói láo, cả xã hội từ bé chí lớn chỉ biết giả trá, rồi giúp nhau và dạy nhau nói láo, giúp nhau và dạy nhau sống giả trá, đến nỗi phá sản cả một nền giáo dục. Từ thái độ loại trừ Thiên Chúa, đến thái độ tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân, đã đẩy cá nhân con người lên cao đến độ tự định đoạt số phận, và vận mạng trần thế của mình như mình có quyền thay thế Thiên Chúa…

Vì thế, qua những suy nghĩ về cuộc tử đạo của chúng ta trong hiện tại, tôi muốn gọi tên cuộc tử đạo ấy là cuộc tử đạo đổ máu từng giây phút của đời sống.

Tất cả những tiêu cực lớn bên trên là những đe dọa, những bắt bớ, bách hại cho đức tin của người Kitô hữu hôm nay. Làm sao chúng ta, những môn đệ Chúa Kitô trong thời đại mới, phải đứng bên ngoài tất cả những tiêu cực ấy? Làm sao chúng ta không cuốn theo những trào lưu nguy hại đức tin đang diễn ra trước mắt? Đó là những câu hỏi thách đố của đức tin mà người Kitô hữu phải tuyên xưng, phải khẳng định từng ngày bằng tất cả những nỗ lực theo Chúa Kitô đến cùng.

Tấm gương của chân phước Anrê Phú Yên và của đông đảo các thánh Tử đạo Việt Nam là bài học lớn cho mọi Kitô hữu nói chung, cho giới trẻ nói riêng. Giống như các ngài, trong mọi hoàn cảnh, chúng ta phải hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa.

Vì sống đức tin đồng nghĩa với việc lội ngược dòng. Chính vì sự lội ngược dòng ấy, làm cho chúng ta không giống thế gian, bị thế gian thù ghét, chúng ta cũng sẽ không bao giờ thù ghét thế gian, nhưng biết đem tình yêu của mình vào thế gian để chứng minh tình yêu ấy xuất phát từ Thiên Chúa, nhằm thánh hóa thế gian bằng chính lòng yêu thương.

Trên hết tất cả, chúng ta cần ý thức rằng, chọn lựa sống đức tin luôn luôn là chọn lựa tiến về phía thánh giá Chúa Kitô. Vì thế, chọn lựa ấy không bao giờ là chọn lựa đơn giản, nhưng đòi cả một thái độ dứt khoát và anh dũng. giữa thời buổi này, chọn lựa dứt khoát và anh dũng không nhằm khơi lên máu nóng tìm về cái chết một cách quá khích, nhưng chọn lựa ấy giúp chúng ta sống hiến thân từng ngày cho một cuộc sống “tử đạo” liên lỷ. Đó là cuộc tử đạo đổ máu từng giây phút của đời sống.

 

Lm. VŨ XUÂN HẠNH

 

ĐẤT CÀNG PHÌ NHIÊU, TƯỢNG THẦN CÀNG NHIỀU

Lời Chúa trong phụng vụ thánh lễ ngày thứ tư tuần XIV mùa thường niên (năm chẵn) cho chúng ta nghe một sự thật, một nhận xét đáng buồn từ miệng ngôn sứ Hô-sê như sau: "Ít-ra-en vốn là một cây nho sum sê, trái trăng thật dồi dào phong phú; nhưng trái trăng càng nhiều, chúng càng dựng thêm các bàn thờ ngẫu tượng; đất nước càng giàu sang, chúng càng dựng thêm những cột thần lộng lẫy" (Hs 10, 1). Nhà ngôn sứ nói về tình trạng tôn giáo của Ít-ra-en thời của mình, vào hạ bán thế kỷ thứ VIII.

Trong Cựu Ước, giàu có thịnh vượng thường được xem như một sự chúc lành của Thiên Chúa. Nhưng ở đây, Ít-ra-en lại suy nghĩ theo cách của các dân ngoại chung quanh, họ coi sự thịnh vượng của mình là ơn lành của các sức mạnh thiên nhiên mà dân ngoại tôn thờ như những thần linh--thần mưa, thần gió, thần đất--Cho nên vật chất càng phát triển họ càng sùng bái ngẫu tượng nhiều hơn. Đó là một sự phản bội không thể tha thứ: "Chúng là thứ người lòng một dạ hai, rồi đây chúng sẽ phải đền tội" (câu 2). Thiên Chúa đã kết ước với họ nhưng họ đã thất trung bội tín, lòng họ đã bị chia sẻ. Thay vì tôn thờ một mình Thiên Chúa, nghe theo lời Người dạy bảo và trông cậy vào một mình Người, họ lại chạy theo những thần linh giả dối. Con tim họ đã bị chia sẻ.

Đất càng phì nhiêu, tượng thần càng nhiều, nhận định này của vị ngôn sứ thế kỷ thứ VIII xem ra vẫn đúng cho con người mọi nơi mọi thời.

Trước hết chính kinh nghiệm cho thấy rằng của cải giàu sang thường đưa người ta đi xa Chúa. Sự sung túc mang tới cho người ta nhiều thứ có khả năng cạnh tranh với Thiên Chúa, và thậm chí thay thế Thiên Chúa, ví dụ như địa vị, quyền thế, danh vọng, tình yêu, tiện nghi, lạc thú. Tục ngữ ta đã chẳng nói "có tiền mua tiên cũng được" hay "đồng bạc đâm toạc tờ giấy" đó sao? Của cải làm cho người chiếm hữu nó có cảm thức mãnh liệt rằng mình "toàn năng", muốn gì cũng được! Chính Chúa Giêsu đã dạy: "Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được" (Mt 6, 24).

Kinh nghiệm ngàn đời cho thấy tôn giáo, tâm linh, đạo lý, lý tưởng thường dễ nẩy nở và phát riển trong những hoàn cảnh khó khăn hơn là trong những thời vật chất thịnh vượng. Có phải như thế là các nhà vô thần kiểu Nít-sơ hay Phơ-bách, Các Mác, Aêng-ghen có lý khi cho rằng vì yếu đuối, bất lực, lầm than mà người ta tưởng tượng ra thần thánh và một thế giới siêu việt để an ủi mình hay không? Thưa không! Sở dĩ sự thu hút của tâm linh, đạo lý, lý tưởng thường lép vế trước sức quyến rủ của thịnh vượng vật chất là vì một bên là "tinh thần", không thể nắm giữ được, còn bên kia là cụ thể, thiết thực, tức thời; một bên đòi hỏi một nổ lực thường xuyên và mệt nhọc để chiến thắng cái xấu và vươn tới cái chân thiện mỹ, bên kia trái lại vừa tầm và dễ chịu đối với ta hơn. Xã hội ta chưa phát triển bao nhiêu, thế mà các nhà cầm quyền có lương tâm đã điên đầu vì sự đổ vở ào ạt của các giá trị đạo đức rồi. Lý tưởng cộng sản một thời đã lôi kéo được những con người cách mạng nằm gai nếm mật, vào tù ra khám, lý tưởng ấy xem ra bất lực để cầm giữ đông đảo các đảng viên khỏi sa ngã trước sự cám dỗ và hứa hẹn ngọt ngào của đồng tiền dễ dàng làm ra. Và người công giáo ta chắc hẳn cũng đang nghiệm thấy rằng sống các giá trị Tin Mừng như công bằng bác ái, khiêm nhường vị tha, lương thiện thật thà, hy sinh từ bỏ... rõ ràng là khó khăn hơn nhiều trong thời mở cửa hiện nay, so với những năm rất gay go sau ngày 30. 4. 75.

Đất càng phì nhiều, tượng thần càng lắm. Nhìn rộng ra nền văn minh thế giới, tượng thần ngày nay không còn là những sức mạnh thiên nhiên nữa nhưng là khoa học kỷ thuật, sự tiến bộ không ngừng, hay là kinh tế thị trường (như xưa kia trong các nước cộng sản là kinh tế kế hoạch theo học thuyết Mác-Lênin)... Đối với con người thời đại chúng ta, những thứ đó mang dáng vẻ của thần linh, được người ta tuyệt đối tin tưởng như chìa khoá vạn năng của hạnh phúc. Lạ thay, người ta cho rằng mình bị tha hoá, bị tước đoạt mất sự tự do tự lập khi tin vào một Đấng Toàn Năng siêu việt, nhưng họ lại rất sẵn sàng làm nô lệ cho nhiều thứ khác thấp kém hơn chính mình bội phần, và thậm chí là không xứng với con người. Bởi vì giàu sang, danh vọng, vui thú hay ngay cả khoa học kỷ thuật và các thứ ý thức hệ có là gì so với con người?

Nhà ngôn sứ Hô-sê mạnh mẽ cảnh cáo Ít-ra-en: "Rồi đây chúng sẽ phải đền tội; bàn thờ của chúng, Đức Chúa sẽ đập tan, cột thờ của chúng, Người cũng sẽ phá đổ" (câu 2). Cái gì giả trá thì vẫn là giả trá. Đặt tin tưởng vào nó, tất chẳng thể bền. Rồi đây Ít-ra-en sẽ thấy các thần tượng mình sụp đổ, "bấy giờ họ sẽ nói với núi đồi: 'Phủ lấp chúng tôi đi!' và với gò nổng: 'Hãy đổ xuống trên chúng tôi!'" (câu 8).

Thế kỷ XVIII, phương Tây đã nhân danh Con Người để gạt bỏ Thiên Chúa và thay thế vào chỗ Thiên Chúa những thần tượng mới với niềm tin tưởng tuyệt đối rằng nhờ đó từ nay Con Người sẽ hoàn toàn làm chủ lịch sử và vận mạng của mình, và Hạnh Phúc đang nằm gọn trong tầm tay mình. Nhưng thế kỷ XIX và nhất là thế kỷ XX đã cho thấy bao nhiêu thần tượng sụp đổ và niềm hy vọng tan tành. Để rồi ngày nay (mà có người gọi là thời "hậu hiện đại"), người phương Tây lại rơi vào tâm trạng hụt hẩng và bế tắc, họ hoài nghi tất cả, không muốn tin vào cái gì nữa, không coi cái gì là chắc chắn và bền vững cả.

Ở Việt Nam, chúng ta đang ở vào chặng đầu của con đường phát triển của phuơng Tây, là con đường hiện đại hoá song song với trần tục hoá. Bao lâu chưa đi cho đến tận cùng con đường họ đã đi qua, có lẽ ta còn háo hức chạy theo các thần tượng mà họ đã suy tôn và đã nghiệm thấy là giả dối, nên dù có ai cảnh báo chúng ta về những mối nguy cơ của con đường đó, chắc ta chẳng buồn nghe. (Cũng na ná như người nhất định muốn đi định cư ở Mỹ, thì dù có ai kể cho họ nghe về cuộc sống rất căng thẳng bên đó để khuyên họ nên suy nghĩ cho thật kỹ, họ cũng không tin). Nhưng dù sao Giáo Hội luôn luôn phải thi hành chức năng ngôn sứ của mình. Vậy Giáo Hội thi hành chức năng này như thế nào trong tình hình xã hội hiện nay, đó là câu hỏi tôi muốn nêu lên trong bài này. Nhưng đối với mỗi người Kitô hữu đơn sơ nhỏ bé chúng ta, câu hỏi giản dị hơn có thể là: "Có đúng là đất nước càng phát triển, các tượng thần của tôi càng gia tăng không? Và những ngẫu tượng ấy là gì?"

Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô

Mục lục

 

 

TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ THANH VẮNG.

 

Thánh Kinh nhiều lần nhắc đến sự liên hệ cần thiết giữa nơi hoang vu, vắng vẻ liên quan tới ơn gọi, sứ mạng và đời sống của nhiều người. Chẳng hạn, Dân của Chúa sau khi được giải thoát khỏi cảnh nô lệ Aicập đã vào hoang địa để được thanh luyện lòng trung thành của mình suốt bốn mươi năm. Ông Môisen và ông Êlia đi vào nơi hoang địa để gặp gỡ Thiên Chúa (Xh 3, 1; 1V 17,3). Thánh Gioan Baotixita vào hoang địa để nhận lãnh ơn Chúa và thanh tẩy tâm hồn mình hoàn toàn hướng về Chúa trước khi rao giảng kêu gọi mọi người ăn năn sám hối (Mt 3, 1tt). Chính Chúa Giêsu, khi bắt đầu sứ vụ công khai, khi tuyển chọn các tông đồ, khi bước vào cuộc tử nạn, và rất nhiều lần trong những năm công khai rao giảng Tin Mừng, đã vào nơi thanh vắng cầu nguyện…

1. SỰ THANH VẮNG CẦN CHO ĐỜI NGƯỜI.

Cũng vậy, sự thanh vắng rất cần cho cuộc đời của mỗi người chúng ta. Thế giới ta đang sống cùng, đang đồng hành với nó, cũng đồng nghĩa với việc ta đang ngụp lặn trong đại dương vô bờ của tiếng ồn. Bởi thế giới đang diễn ra không biết bao nhiêu tiếng ồn.

Ồn từ trong cuộc sống tinh thần đến ồn trong cuộc sống vật chất. Ồn từ nội tâm con người đến ồn trong mọi cách mà con người thể hiện. Ồn từ chợ búa đến ồn tận miền quê. Ồn từ trong những thinh lặng đến ồn trong từng tiếng nói, tiếng cười. Ồn trong những nếp nghĩ của người giàu có đến ồn trong sự chạy đôn, chạy đáo của người thiếu thốn. Ồn từ nét hồn nhiên, tinh nghịch của đám trẻ thơ đến ồn trong vô vàn những tất bậc của thế giới người lớn. Ồn trong niềm mừng vui của người hạnh phúc đến ồn trong đau khổ của người bất hạnh. Ồn trong tình yêu đến ồn trong sự thù hằn, ganh ghét nhau. Ồn trong những vỡ kịch công phu trên sân khấu đến ồn trong những màn kịch, dù chỉ là kịch câm, nhưng được dàn dựng hoàn hảo, đủ sức “đâm” lén đối thủ. Ồn trong cả cái mà người ta gọi là văn minh, văn hóa hay kém văn minh, văn hóa. Ồn trong mọi ngóc ngách, mọi khía cạnh, mọi giao tế, mọi nhịp sống…

Giữa một cánh rừng rậm của tiếng ồn như thế, những khoảng lặn trong cuộc đời của mỗi một người là điều hết sức quan trọng. Những khoảng lặng ấy rất cần để ta tự đối thoại với mình, tự nhận diện, khám phá chính mình trong từng hoàn cảnh, từng hướng đi của đời mình. Nếu ta sống mà lại thiếu những phút giây suy tư và lặng ngắm chính nội tâm, nhằm phản tĩnh, và kiểm tra chính mình, ta sẽ dễ đánh mất mình, dễ bị lôi cuốn vào những trào lưu, những nhộn nhịp, những thu hút giả tạo bên ngoài… cách thiếu suy nghĩ nền tảng, thiếu hẳng bóng dáng cá nhân mình…

Đành rằng cần phải loại trừ chủ nghĩa cá nhân theo kiểu áp đặt, thiên kiến, lèo lái tha nhân, lèo lái hoàn cảnh theo ý riêng mình. Nhưng bóng dáng cá nhân, bao gồm tình yêu, sức sáng tạo, nét riêng làm nên sự phong phú… là điều không thể thiếu. Vì thế, nếu tự để mình vong thân,  ta trở thành tội phạm, kẻ đã ăn cắp chính cuộc đời mình làm cho mình không còn là mình nữa. Biết sống thinh lặng và quay về với cõi lòng để tự nhận ra nơi mình cái gì đã tốt mà phát huy hơn, cái gì còn khuyết mà chỉnh đốn. Thinh lặng như thế, chính là sức mạnh đáng quý của một tinh thần cá nhân, để từ đó, sẽ ra đi và sống như mình là mình giữa một thế giới quá nghèo nàn về sự thinh lặng.

2. SỰ THANH VẮNG CẦN CHO ĐỜI KITÔ HỮU.

Nếu những khoảng thời gian thanh vắng hoàn toàn là điều kiện cần cho đời sống con người, thì sự thanh vắng càng cần thiết hơn, càng quan trọng hơn cho đời người Kitô hữu.

Trong nghĩa vụ sống đức tin, nghĩa vụ thờ phượng Chúa, người Kitô hữu cần phải in vào tâm khảm mình lời của Chúa Giêsu: “Anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” để luôn luôn tự nhắc nhở mình về những khoảng thinh lặng cần thiết. Những khoảng thinh lặng cần thiết đó, có thể là một chút thôi, có thể là năm phút, mưới phút, hay nhiều hơn tuỳ sự luyện tập dài lâu của bản thân.

Dù dài hay ngắn, chỉ một chút lặng lẽ, người tín hữu đã có thể lắng chìm trong Chúa, đã có thể đặt mình vào vòng tay của Chúa, đã có thể nhờ ánh sáng tình yêu của Chúa soi rọi mọi ngóc ngách của linh hồn, để nghe tiếng Chúa nói, để tự kiểm điểm mình, để bổ sung năng lực của lòng đạo đức có thể đã hao mòn vì những bon chen đời thường, nhờ đó người tín hữu tự thánh hóa mình và dễ dàng đón nhận ơn thánh hóa của Chúa.

Chúng ta hãy nhớ rằng, chỉ có sự thanh vắng thật sự mới có thể tạo được sự nhịp nhàng giữa nghĩa vụ tôn thờ Chúa, nghĩa vụ sống đức tin và những vất vả lao nhọc của đời thường nơi sự sống một người Kitô hữu. Bởi sự sống của người Kitô hữu là một hành trình liên tục đi từ sự hiện diện của con người vào sự hiện diện của Thiên Chúa, rồi lại bước ra, đi từ sự hiện diện của Thiên Chúa vào sự hiện diện của con người. Có thể ví hai sự hiện diện này như sự nhịp nhàng của giấc ngủ và làm việc. Ta không thể làm việc được, trừ khi ta đã có thời gian nghỉ ngơi. Giấc ngủ sẽ hoàn trả lại cho ta một con người tỉnh táo, khỏe mạnh nhờ đó ta tiếp tục làm việc. Cũng vậy, không ai có thể sống đời Kitô hữu hoàn hảo, trừ khi người đó đã dành thời gian cầu nguyện và sống kết hợp với Chúa.

Bởi vậy, chúng ta hãy đi tìm Chúa như đám đông ngày xưa đã đi tìm Chúa: Mặc dù Chúa bảo các tông đồ “Anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút”. Rồi tất cả cùng xuống thuyền vào nơi thanh vắng. Nhưng đám đông đã không để Chúa yên. Họ tìm đến Chúa. Chúa đáp lại lòng mong mỏi của họ. “Chúa chạnh lòng thương” họ, vì cảm nhận bằng một cái nhìn hết sức yêu thương, trìu mến: Họ bơ vơ “như bầy chiên không người chăn dắt”.

Ngày hôm nay, bắt chước đám đông đi tìm Chúa, ta bước vào cõi thinh lặng của lòng mình để gặp gỡ Chúa, để được Chúa yêu thương trìu mến. Ta phải gặp gỡ Người, vì chỉ có trong Người, ta mới có thể hiểu một cách thấu đáo ý nghĩa cuộc sống và tìm ra nơi cuộc sống ấy lẽ sống cho đời ta. Bởi đời người đâu chỉ có làm lụng, đâu chỉ có vui buồn, đâu chỉ có cái ăn, cái mặc, ngủ nghỉ, vui chơi, giải trí…

Điều đáng buồn nhất, đau đớn nhất là những cái chết của những kẻ không tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời. Họ không hiểu được tại sao tôi phải sống? Sống để làm gì? tại sao phải đau khổ? Tại sao sống để rồi đi qua không biết bao nhiêu cái nhiêu khê của cuộc đời đến đích cuối cùng là sự chết phủ phàn đang chờ đợi?

Nói cách khác, sự nghèo đói, sự đau khổ chưa phải là động lực cuối cùng giục người ta liều mạng, tìm về cái chết cho bằng người ta chỉ sống trong cô quạnh vì dốt nát trước giá trị của sự sống. Họ chỉ thấy cuộc đời là phi lý, vô nghĩa, không đáng sống…

Chúa Kitô chính là Nguồn Sống duy nhất của đời người. Trong sự thanh vắng hoàn toàn của tâm hồn, tìm về bên Chúa, ta không chỉ nhận ra ý nghĩa của sự sống đời mình, mà còn múc lấy sức mạnh của sự sống đích thực từ Nguồn Sống quý giá này.

Nơi Nguồn Sống Kitô, ta biết rõ đích điểm của đời mình là chính Người. Người sẽ chỉ cho ta đường đi đến đích. Con đường đó là chính những hy sinh, chấp nhận của cõi đời này. Nơi Chúa Kitô, chính mẫu gương sống và Lời của Người sẽ soi rọi lên sự sống và lên cuộc đời ta. Bởi vậy, hãy để cho Chúa có cơ hội đi vào lòng ta bằng đời sống thanh vắng và cầu nguyện. Để như đám đông ngày xưa đi theo Chúa, một khi để Chúa ở lại nơi lòng mình, ta cũng sẽ được Chúa chỉ bảo cho ta như đã từng “giảng dạy họ nhiều điều”.

Lạy Chúa, đời nội tâm là chìa khóa của hạnh phúc, vì đời nội tâm mở cửa cho con được đi vào và đắm chìm trong hạnh phúc là chính Chúa. Xin cho con biết tìm những khoảng thời gian thanh vắng để được gặp Chúa, từ đó con sẽ gặp chính con người thật của con. Nhờ gặp Chúa và nhận diện chính mình, thì  khi phải đối  mặt cùng tiếng ồn của cuộc đời, cùng những sôi nổi của thành công, hoặc những ê chề của thất bại, con sẽ không đánh mất chính mình trong thế giới của tiếng ồn, nhưng có khả năng thánh hóa bản thân và thánh hóa chúng. Amen.

Lm. VŨ XUÂN HẠNH 

Mục lục

 SỰ CAO CẢ CỦA ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN


Công đồng Vat. II đã coi đời thánh hiến của các tu sĩ là phương thế kết hiệp một cách đặc biệt với Giáo hội và với Mầu nhiệm Giáo hội, do đó đời thánh hiến luôn nỗ lực đem lại lợi ích cho Giáo hội (x. LG 44). Việc mưu cầu đó được thể hiện bằng cách “bắt chước cách chính xác hơn và thực hiện liên tục trong Giáo hội nếp sống Con Thiên Chúa đã nhận khi khi Ngừơi xuống thế để thi hành Thánh ý Chúa Cha và cũng là nếp sống Ngừơi đã đề ra cho các môn đệ theo Người” (LG 44).


Như vậy đời sống Thánh hiến không chỉ là một con đường tu đức nhằm mưu ích cho riêng chính bản thân mình, nhưng là cho tòan thể thân thể Mầu nhiệm Chúa Kitô, tức Giáo hội. Bởi đó người tu sĩ cũng phải có trách nhiệm chia sẻ những thao thức của Giáo hội. Giáo hội luôn ý thức được trách nhiệm của mình là qui tụ toàn thể nhân loại hợp nhất với Thiên Chúa, nếu Giáo hội thành công trong nhiệm vụ nầy, thì Giáo hội cũng đạt tới mục đích của mình, Giáo hội được gọi trong ý nghĩa hoàn hảo là “ecclesia universalis” tức “Giáo hội phổ quát”. Khi Giáo hội đồng nhất với toàn thể nhân loại đã giải hòa, Giáo hội tìm thấy trong chính mình cái căn tính trọn hảo của mình. (X. M. Kehl, Die Kirche, Eine katholische Ekklesiologie, Echter 1994, 82.). Trong lúc lịch sử thúc đẩy hướng về mục đích đó, thì Giáo hội hoàn toàn dấn thân phục vụ cho ngày vinh quang phổ quát của tất cả mọi người, tất cả thụ tạo đều hướng đến mục đích nầy (x. Rom 8, 19 tt). Với thao thức đó, Giáo hội mời gọi tất cả con cái của mình cùng cộng tác tích cực trong việc làm cho nhân lọai nhận ra ánh sáng của Tn Mừng để được qui tụ lại với nhau trong trong thân thể Mầu nhiệm của Đức Kitô.


Người tu sĩ được mời gọi phục vụ cho sứ mệnh của Giáo hội, thật vậy “đời sống thánh hiến nằm ngay giữa lòng Giáo hội như một yếu tố quyết định đối với sứ mạng của Giáo hội, bởi vì đời sống nầy biểu thị rõ ràng bản tính sâu xsa của ơn gọi Kitô giáo và tình trạng tòan thể Giáo hội – Hiền thê đang ra sức vươn tới chỗ được kết hiệp với Đấng Phu Quân duy nhất” (Vita Consecrata, số 3).


Giáo hội trong khi chu tất sứ vụ của mình cũng phải quan tâm đến những khát vọng của nhân lọai, “phải tìm hiểu tường tận những dấu chỉ của thời đại…. mới có thể giải đáp một cách thỏa đáng với từng thế hệ những thắc mắc muôn thủa của con người về ý nghĩa của cuộc sống hiện tại và mai hậu cũng như về mối tương quan của hai cuộc sống ấy” (GS 4). Giáo hội đang đứng trước nhiều thách đố của một thế giới đang phát triển về tiến bộ khoa học nhân văn, và một thế giới đang đang quằn quại vì đói ăn, thiếu thốn, không biết bao nhiêu người đang chịu cảnh mù chữ. Chưa bao giờ con người ý thức mãnh liệt được sự tự do như ngày nay, đang khi đó lại thấy sống dậy những hình thức nô lệ mới mẻ về mặt xã hội cũng như tâm lý” (GS 4)…. Giáo hội Việt Nam cũng đang đối diện nhiều thách đố như vậy, khi mà xã hội Việt nam đang bước vào quĩ đạo tòan cầu hóa và nền kinh tế thị trường, rồi đây cái hố phân cách giữa người giàu và người nghèo sẽ rộng ra, và khuynh hứơng hưởng thụ sống thực dụng nơi giới trẻ sẽ lan rộng trở thành nếp sống mới, giới trẻ ngày nay như Lm Nguyễn Thái Hợp nhận định: “sống thực tiễn và thực dụng hơn. Đôi khi cũng khá lý tưởng và quảng đại, nhưng đồng thời lại chăm sóc quá kỹ cho bộ lông bộ cánh của mình. Đòi hỏi yêu thương và thông ccảm, nhưng lại quá gay gắt và khắc nghiệt với thế hệ đi trước. Hiếu thắng, hăm hở lao mình vào cuộc chay đua của kinh tế thị trường và khoa học kỹ thuật, nhưng cũng rất dễ chao đảo trứơc những khó khăn của cuộc sống, những thất bại trong nghề nghiệp hay một chút lận đận về tình duyên. Không thiếu những người trẻ đã nản chí, buông xuôi và tím cách giải quyết vấn đề bằng ma túy, tình dục, băng đảng hay bằng chính cái chết” (Lm Nguyễn Thái Hợp,Để Họ Lớn Lên, Đức tin &Văn Hóa 2005, 85). Vâng, một thực trạng đáng buồn đang diễn ra hằng ngày trứơc mắt chúng ta: “Hiện tượng giới trẻ buông thả, bung phá thác lọan thì thật rõ. Có mặt mọi nơi, từ các ngóc ngách phố phường cho đến bên trong trường học, và đang len lỏi vào tận mỗi gia đình” (Lm Nguyễn Thái Hợp, Std, tr. 85.)


Trước những thách đố đó “Giáo hội có quyền chờ đợi sự góp phần đặc biệt từ phía những ngừơi đựơc thánh hiến, được kêu gọi lám chứng tá cụ thể rằng họ đã thuộc về Đức Kitô trong hết mọi hòan cảnh” (Vit Consecrata, số 25).


Để có thể đáp ứng sự mong chờ của Giáo hội, trứơc tiên người nữ tu phải tìm đến căn cước của mình: Tôi là ai? Vì chỉ khi xác định được sự hiện hữu của mình, chúng ta mới nhận ra căn tính của mình để khẳng định vai trò và chỗ đứng của mình trong thế giới. Thắc mắc về căn cước của mình làm nẩy sinh những hệ tư tưởng về hữu thể học, siêu hình học, bản thể học… như là những nỗ lực tìm câu trả lời cho câu hỏi: “tôi là ai?” “tôi từ đâu mà có. Những câu hỏi về căn cứơc của mình đã thấy xuất hiện trong những bản văn triết lý cổ xưa nhất của nhân lọai như trong bộ sách Upanishad của Ấn Độ: “Chúng ta sinh ra từ đâu? Chúng ta sống ở đâu? Chúng ta đi về đâu? Ông là người Brahman, xin ông giảng cho chúng tôi biết do lệnh của ai mà chúng tôi sống trên cõi đời nầy… Phải do thời gian, do thiên nhiên, do tất nhiên hay do ngẫu nhiên, hay là do các nguyên tố, hay là do đấng mà người ta gọi là Purusha? – Tức Đấng Tối cao?” ( Will Durant, The Story of Civilization, Our Oriental Heritage, Vol. I, Bản tiếng việt do Nguyễn Hiến Lê dịch: Lịch sử văn minh Phương Đông, Lịch sử văn minh Ấn Độ, cuốn 1, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin 2006, tr. 62). Hiểu về sự hiện hữu của mình là thao thức của con người. Tôn giáo cổ của Ấn độ trong kinh Vệ đà (Veda) có tường thuật về sự hiện hữu của con người: “Có một vị thần không biết vui là gì, chỉ riêng có vị đó là không vui, lẻ loi, thiếu một bạn đời. Vị thần đó to lớn bằng một ngừơi đàn ông và một người đàn bà ôm chặt lấy nhau. Vị thần đó làm cho thân thể mình rớt làm hai phần: một phần thành người đàn ông (pati), một phần thành người đàn bà (patnie)… Người đàn ông ân ái với ngừơi đàn bà, do đó có lòai người” ( Will Durant, Std, tr. 62). Thánh Kinh Cựu ước đã tường thuật việc tạo dựng con ngừơi từ một cục đất do Thiên Chúa nặn nên hình nên dạng (St 2, 6), và ngừơi đã làm nên con ngừơi có nam có nữ để nói đến nguồn gốc của con người (St 1, 27). Việc truy tìm cội nguồn và lý do hiện hữu của mình, con ngừơi nhận ra cái phẩm giá cao sang của mình mà tác gỉa sách Sáng thế đã khẳng khái: “Thiên Chúa sáng tạo con ngừơi theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con ngừơi theo hình ảnh của Thiên Chúa” (St 1, 27). Với việc tạo dựng “theo hình ảnh của Thiên Chúa”, Công đồng Vat. II đã đề cao con ngừơi với những phẩm giá: của trí tuệ, chân lý và sự hiểu biết (GS 15); của lương tâm (GS 16); của sự cao cả của tự do (GS 17).

 

Trong cái nhìn đó, để hiểu sứ mệnh của mình, hiểu được giá trị của đời sống thánh hiến, ngừơi tu sỉ cũng phải truy tìm căn cứơc của mình: tôi là ai? Và trả lời được câu hỏi đó, ngừơi tu sĩ mới có thể hiểu được cái phẩm giá cao quí của đời sống thánh hiến: “là ân huệ Thiên Chúa Cha ban cho Giáo hội Người qua trung gian của Thánh Thần. Nhờ việc tuyên giữ các lời khuyên của Tin Mừng, các nét đặc trưng của Đức Giêsu – Khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục – trở thành hữu hình giữa lòng thế giới như một gương mẫu thường hằng, và các tín hữu được mời gọi hứơng nhìn về mầu nhiệm Nứơc Thiên Chúa đã tác động trong lịch sử, nhưng còn đang chờ đạt tới viên mãn ở trên trời” (Vita consecrata, số 1).

Đời sống tu trì xuất hiện khi nào trong lịch sử Giáo hội Công Giáo? Nhà Sử học Bùi Đức Sinh OP đã khẳng định: “Bậc tu hành không phải mới có từ thời Trung cổ, nhưng sự thực đã có từ khi Giáo hội được thành lập. Trong Tân Ước, đã có những giáo dân ao ước sống trọn lành, cố gắng thực hiện bài giảng trên núi của Chúa. Đời sống tu hành bắt nguồn từ Phúc âm, bởi lẽ mục đích của nó là bắt chước cuộc đời Chúa Giêsu Kitô. Sách Tông Đố Công Vụ thuật lại: ‘các kẻ tin hết thảy đều coi mọi sự như của chung: đất đai của cải, thì họ bán đi mà phân phát cho mọi người, ai nấy tùy theo nhu cầu của mình… Đòan lũ những kẻ tin chỉ có một lòng, một linh hồn. Không một người nào nói của gì là của riêng, nhưng đối với họ mọi sự là của chung’(Cv 2, 44 – 45 và 4, 32)” (Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo, Cuốn 1, Chân Lý xuất bản, Sàigòn 1975, tr. 223). Tuy nhiên đời sống tu hành thực sự được Giáo hội nhìn nhận và đặc biệt đề cao đuợc hình thành dưới hình thức đan tu vào cuối thế kỷ thứ III, đặc biệt phát triển phồn thịnh ở Ai cập như thánh Phaolô (234-341) thánh Antôn (251 -356). Nhưng hình thức đan tu nầy không mang tính tập thể, mỗi người ở một lều riêng và không tuân theo một nội qui nào (Bùi Đức Sinh, Std, tr. 224). Hình thức tu mang tính công cộng được hình thành bởi thánh Pacômiô (290 – 346), khi ngài thiết lập tại Tabennisi một đan viện đầu tiên. Với nếp sống tập thể, các đan sĩ phải tuân theo một nội qui được qui định rõ ràng: lao động tay chân, nghiên cứu Kinh Thánh, vâng phục quyền bề trên. Nội qui nầy sau được thánh Basiliô (329 – 379) biên sọan lại, và thánh nhân đã đưa ra các tiêu chuẩn để thực hiện ba lời khuyên Phúc Âm: vâng phục, khiết tịnh và khó nghèo (Brockhaus Enzyklopädie, Art.: Marcella, Mannheim, Mag-Mod 1991, Bd.14, 184)


Đối với nữ tu, đầu tiên xuất hiện tại Roma một nhóm chị em phụ nữ qui tụ lại sống chung với nhau, chọn đời sống khắc khổ, khấn khiết tịnh, học hỏi Thánh Kinh do thánh nữ Marcella (325/335? – 410) khởi xướng (Brockhaus Enzyklopädie, Art.: Marcella, Mannheim, Mag-Mod 1991, Bd.14, 184.) Càng ngày càng có phụ nữ chọn đời sống khổ hạnh sống chung với nhau thành nhiều nhóm, trong số họ các chị Lea, Paula, Melania hậu và Proba đóng vai trò quan trọng (Karl Baus/Eugen Ewig, Handbuch der Kirchengeschichte,Die Reichskirche nach Konstantin dem Grossen, Band II/1, xuất bản bởi Hubert Jedin, Herder1985, 391). Nhưng để nói một dòng tu nữ đúng nghĩa trứơc tiến phải nói đến thánh Augustinô, vào năm 387 thánh nhân công nhận một nhóm qủa phụ và trinh nữ sống chung với nhau, sinh sống bằng nghề lao động tay chân, họ tự đặt ra nội qui, sau một thời gian sống thử, họ được tiếp nhận vào trong cộng đòan, và đời sống đức ái là qui luật tối cao của cộng đòan, (Karl Baus/Eugen Ewig, Std, 392).

 

Một cái nhìn thóang qua về sự xuất hiện đời sống tu trì, chúng ta nhận ra được nguồn gốc làm cho đời thánh hiến được hiện hữu đó chính: muốn noi gương Đức Kitô để trở nên trọn lành, và Đức ái Kitô giáo như là nhựa sống của đời sống Thánh hiến. Như vậy chính Chúa Kitô là động lực làm nẩy sinh đời sống thánh hiến. Do đó đời sống tu trì mang dấu vết thần linh, hóan cải con người mang đầy tham sân si, đang làm nô lệ cho những đam mê hư hèn, để trở thành con ngừơi mới, con người đựơc giải thóat khỏi sự kiềm chế của dục vọng xác thịt, hòan tòan nên giống Đức Kitô: vâng phục, khiết tịnh và thanh bần. “Qua các lời khuyên Phúc âm, Đức Ki-tô mời gọi một số người chia sẻ kinh nghiệm của Người như là kẻ khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục. Việc chấp nhận các lời khuyên đó đòi hỏi và biểu lộ nguyện ước minh nhiên được hoàn toàn nên đồng hình đồng dạng với Người. Khi sống "vâng phục, không có của riêng và khiết tịnh" (32), những người tận hiến tuyên xưng rằng Đức Giê-su là Mẫu Mực, nơi Người mọi nhân đức đạt tới mức hoàn hảo. Thực vậy, lối sống khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục của Người xuất hiện như một cách sống Tin Mừng triệt để nhất trên trái đất này, một cách thức có thể gọi là thần linh, bởi vì chính Đấng vừa là con người vừa là Thiên Chúa đã chấp nhận lối sống đó để diễn tả mối quan hệ của Con Một đối với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Đó là lý do khiến cho truyền thống Ki-tô giáo luôn nói rằng, xét theo mặt khách quan, đời tận hiến trổi vượt hơn tất cả”(Vita consecrata, số 18).

 

Như vậy căn cứơc của đời sống được hình thành bởi việc tuân giữ ba lời Khuyên Phúc Âm: Vâng Lời, Thanh khiết và Khó nghèo. Chính việc tuyên giữ ba lời khuyên Phúc âm, ngừơi tu sĩ đã biến đổi căn cước của mình để được “trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô”. “Quả thế, qua việc tuyên giữ các lời khuyên Phúc Âm, người được thánh hiến không chỉ bằng lòng với việc đã chọn Đức Ki-tô làm ý nghĩa đời mình, nhưng còn tìm cách diễn lại nơi chính mình, trong mức độ có thể, nếp sống Con Thiên Chúa đã sống khi Người xuống thế. Khi ôm ấp sự trinh khiết, họ nhận tình yêu khiết trinh của Đức Ki-tô làm của mình và tuyên xưng với thế giới rằng Người là Con Một, đồng nhất với Chúa Cha (x. Ga 10,30; 14,11); khi bắt chước sự nghèo khó của Người, họ tuyên xưng rằng Người Con đón nhận mọi sự từ Chúa Cha và dâng mọi sự lại cho Chúa Cha vì yêu thương (x. Ga 17,7.10); khi gắn bó với mầu nhiệm vâng phục hiếu thảo của Người bằng lễ hy sinh tự do của mình, họ tuyên xưng Người là Đấng được yêu thương và Đấng yêu thương vô biên, là Đấng chỉ vui thoả khi ở trong ý muốn của Chúa Cha (x. Ga 4,34), vì Người hoàn toàn kết hợp với Chúa Cha và tuỳ thuộc Chúa Cha trong mọi sự.” (Vita Consecrata 16).

 

Lm Antôn Hà Văn Minh

Theo Web site Giáo phận Phú Cường

Mục lục

 

 

HƯỚNG DẪN ĐỌC KINH THÁNH  :

 

Cựu Ước

 

 

 

Bài 4

 

 MỘT DÂN TỘC ĐƯỢC ĐÁNH DẤU

BỞI ĐỊA DƯ CỦA NÓ

 

 

 Nhìn vào bản đồ Trung Đông, ta thấy ngoài đất liền có biển và sa mạc. Trong phần đất liền, nhiều nền văn minh đã phát sinh và phát triển ở ba vùng chính:

 

 I. NHỮNG NỀN VĂN MINH LỚN :

 Ở mạn Nam, trong lưu vực sông Nil, từ 3000 năm trước cn, AI CẬP đã là một dân tộc quan trọng dưới quyền cai trị của các triều đại Pharaon. Thủ đô khi thì ở miền Bắc (Memphis), khi thì ở miền Nam (Thèbes). Lịch sử Ai cập được tính theo các triều đại. Chẳng hạn như cuộc xuất hành xảy ra có lẽ vào triều đại thứ 19 (khoảng 1250).

Ở mạn Bắc, sống trên các cao nguyên Tiểu Á là dân HITTITES . Họ rất hùng mạnh trong khoảng 1500 năm, nhưng đã biến mất vào thời Thánh kinh.

Ở mạn Đông là vùng LƯỠNG HÀ ĐỊA (Mésopotamie, tiếng Hy Lạp mésos potamos nghĩa là "giữa hai giòng sông"). Vùng nầy còn được gọi là “Lưỡi liềm phì nhiêu”. Ở đấy nhiều nền văn minh sáng chói đã sát cánh nhau hoặc nối tiếp nhau, sau đấy biến mất để rồi vài thế kỷ sau lại tái xuất hiện. Trong số đó đặc biệt ở miền Nam có các dân SUMER , AKKAD BABYLONE ; ở miền Bắc có dân ASSYRIA . Đây là lãnh thổ của nước Irak ngày nay. Xa hơn về phía Đông, trong lãnh thổ nước Iran ngày nay, là dân MÈDES , kế đó là dân BA TƯ .

Nhiều dân khác sẽ đến từ mạn Tây (châu Âu ngày nay), xâm chiếm Trung Đông như : HY LẠP , (3 thế kỷ trước cn), ROMA (1 thế kỷ trước cn).

Điều gì xảy ra khi các dân tộc lớn sống cạnh nhau ? Dĩ nhiên là họ sẽ đánh nhau ! "Khi mùa Xuân trở lại, các vua lên đường chinh chiến..." Thánh kinh đã viết như thế. Nhưng để đánh nhau thì phải gặp nhau hoặc đi gặp đối phương, và do đó phải dùng hành lang giữa Địa Trung Hải và sa mạc Arabia.

Rủi thay dân tộc nhỏ bé mà chúng ta quan tâm, dân Israel, lại ở ngay hành lang hẹp đó. Thế mới hiểu vì sao cuộc sống của họ phải lệ thuộc rất nhiều vào sức mạnh của các dân tộc khác. Họ là một vùng trái độn giữa những thế lực lớn, họ được dùng làm tiền đồn khi thì cho thế lực này, khi thì cho thế lực khác, và do đó họ cũng thường xuyên bị cám dỗ thỏa hiệp với nước này nước khác.

 

 II. CANAAN :

 Trong Thánh kinh (và trong những bản văn ngoài Thánh kinh), chữ "Canaan" có khi là một xứ, có khi là một dân.

Xứ Canaan đại khái là miền Palestina ngày nay. Nó được cắt dọc thành nhiều vùng :

- Dọc theo bờ Địa Trung Hải là vùng duyên hải có ngọn núi Carmel cắt ngang.

- Vùng ở giữa gồm nhiều cao nguyên (Galilêa) và nhiều đồi (Samaria, Giuđa).

- Vùng phía Tây là lưu vực sông Giođan. Sông này bắt nguồn ở chân núi Hermon ở mức 200m trên mực nước biển, chảy tới hồ Hulê thì nó còn 68m, nhưng khi tới hồ Tibéria thì đã - 212m dưới mực nước biển và khi đổ vào Biển Chết thì độ thấp là - 392m.

Chính trong xứ Canaan này, vào thế kỷ XII trước cn có nhiều chi tộc sinh sống, rồi tới khoảng năm 1000, họ trở thành vương quốc của Đavít - Salômon. Khi Salômon băng hà, vương quốc tách đôi thành vương quốc Giuđa ở miền Nam với thủ đô là Giêrusalem, và vương quốc Israel ở miền Bắc với thủ đô là Samaria.

Cũng vào khoảng thế kỷ XII, dân PHILITINH chiếm cứ vùng duyên hải Địa Trung Hải ở mạn Nam. Vài thế kỷ trước cn, người Hy Lạp sẽ lấy tên của dân ấy mà đặt cho xứ này : xứ Palestina, nghĩa là "xứ của dân Philitinh".

Có một vương quốc nhỏ khác sẽ đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Israel, đó là ĐAMAS .

Thế mới biết lịch sử Israel phải tùy thuộc vào những dân khác đến mức nào. Bây giờ chúng ta hãy xem tư tưởng và não trạng của Israel bị ảnh hưởng thế nào bởi những nền văn minh khác.

 

 Bài 5

 

MỘT DÂN TỘC ĐƯỢC ĐÁNH DẤU BỞI

NÃO TRẠNG TRUNG ĐÔNG

 

 

Trong suốt dòng lịch sử của mình, Israel luôn tiếp xúc với những dân láng giềng và học biết nhiều kiệt tác văn chương của họ. Chúng ta sẽ có dịp đọc vài trích đoạn. Còn bây giờ ta hãy nói qua về những nền văn minh ấy.

 

 I. NÃO TRẠNG AI CẬP :

 Người Ai cập sống trong vùng đất đầy ánh sáng ; nếu như họ cảm thấy lo âu khi thấy Mặt trời biến mất buổi chiều, thì kinh nghiệm đã cho họ biết rằng Mặt trời sẽ lại xuất hiện mỗi buổi sáng sau khi đã chiến thắng các thế lực của đêm tối. Do đó Mặt trời được họ coi là Thần đệ nhất trên các thần, và được họ đặt cho nhiều tên. Chính Mặt trời sinh ra các thần khác và con người. Trong khung dưới đây ta có thể đọc vài câu trong bài thánh thi tán dương Thần Mặt trời, được Pharaon Akkhénaton soạn khoảng năm 1350 ; tác giả Thánh vịnh 104 chắc đã lấy ý từ bài thánh thi ấy.

Sông Nil có những đợt thủy triều vào những ngày nhất định, mang phù sa và nước uống cho cuộc sống.

Do sống trong một thiên nhiên ưu đãi như vậy nên người Ai cập tự nhiên có tính lạc quan ; các thần của họ đều tốt, chăm sóc loài người. Sau cái chết là một cuộc sống mới huy hoàng sẵn chờ người tín hữu.

 

 THÁNH THI TÁN DƯƠNG THẦN MẶT TRỜI ATON

 Đây là một bài thơ tôn giáo của Ai cập, do Pharaon Akhénaton soạn.

Sau đây là trích một vài câu:

 Ngài hiện lên hùng vĩ ở chân trời

Như dĩa lửa, nguồn phát sinh sự sống

Ở trời đông, lúc Ngài xuất hiện,

Ánh hào quang lan tỏa khắp nơi nơi.

Bên trời tây khi Ngài lặn xuống

Màn đen tối bao phủ địa cầu...

 Và đây là trích vài câu của Tv 104, để bạn so sánh :

 Ôi lạy Chúa muôn trùng cao cả

Áo Ngài mặc, toàn oai phong lẫm liệt

Cẩm bào Ngài : muôn vạn ánh hào quang...

Chúa đặt vầng trăng để đo thời tiết

Dạy mặt trời lặn xuống đúng thời gian

Đêm trở lại khi Chúa buông màn tối...

 

 II. NÃO TRẠNG LƯỠNG HÀ ĐỊA

 Xét chung, ngược với não trạng Ai cập, não trạng Lưỡng hà địa mang tính bi quan. Cư dân vùng này thường gặp những đợt thủy triều thất thường, đôi khi gây lục lội. Hơn nữa, thường có những đợt xâm lăng của các sắc dân du mục từ sa mạc Arabia hoặc từ những cao nguyên Iran. Vì thế các thần của họ cách chung có tính khí thất thường, luôn đánh nhau ; con người là một sinh vật khả tử luôn sợ hãi tìm cách khỏi bị các thần giận dữ xuống tay hành hạ. Các thần "đã ban cái chết làm gia tài cho con người" (Anh hùng ca Gilgamesh) và "đã lấy dối trá nhào nặn nên con người". Nơi cư ngụ sau khi chết rất là buồn thảm, đó là nơi tụ tập của những hồn ma bóng quế chập chờn chẳng có gì vui thú.

Sau đây là một số huyền thoại mà ta sẽ có dịp đọc vài trích đoạn :

- Anh hùng ca Atra-Hasis (nghĩa là: "Đấng rất khôn ngoan" : một bản chép được tìm thấy ở Babylone, chép năm 1600 trước cn. Đây là một bài thơ dài 1645 dòng, mô tả các thần vì phải nô dịch vất vả nên mỏi mệt, bèn quyết định tạo dựng con người để bắt nó làm việc thế cho họ. Họ đã lấy bùn trộn với máu của một vị thần bị bóp cổ chết rồi nhào nặn thành con người. Nhưng loài người sinh sản thêm đông, gây ồn ào làm cho các thần bực bội. Các thần bèn giáng xuống loài người nhiều tai ương và cuối cùng giáng một trận hồng thủy. Nhưng thần Êa đã mật báo cho một người đóng một chiếc tàu cứu được cả gia đình và các thú vật mỗi loại một cặp.

- Thi ca Enouma Elish (nghĩa là: "xưa kia ở trên cao"): đây cũng là một tài liệu rất cổ ; hình thức như hiện nay của nó có lẽ được viết khoảng năm 1100 trước cn. Thuở ban đầu có 2 nguyên lý phái tính là Apsou (nước ngọt) và Tiâmat (nước mặn, từ chữ "Tiâmat" nầy sinh ra chữ tehom ở St 1,2 nghĩa là "vực thẳm"). Từ hai nguyên lý đó sinh ra tất cả các thần. Nhưng vì các thần quấy rầy quá nên Tiâmat muốn giết họ chết hết. Tuy nhiên thần Marduk đã thắng Tiâmat và chặt bà làm đôi như một chiếc vỏ sò rồi lấy đó tạo thành vòm trời. Tiếp đó Marduk lấy máu của một thần phản loạn tạo nên con người...

- Anh hùng ca Gilgamesh : đây có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất của văn chương Lưỡng Hà Địa thời cổ. Thiên anh hùng ca này sinh ra tại Sumer rồi phổ biến trong khoảng 1 thiên niên kỷ sang Assyria và Babylone ; nó còn được chép lại ở Palestina và nơi dân Hittites. Dưới hình thức như hiện nay, nó gồm 12 ca khúc. Gilgamesh là một vị anh hùng của Sumer, nhưng tính khí hiên ngang của chàng làm cho các thần khó chịu. Các thần bèn xúi một quái nhân sống với dã thú tên là Enkidu chống lại chàng. Nhưng Enkidu được một thiếu nữ cảm hóa và trở thành bạn của Gilgamesh, cả hai đã làm được nhiều kỳ công. Rồi một ngày kia Enkidu chết, Gilgamesh chợt khám phá sự độc dữ của cái chết và chàng ra đi tìm sự trường sinh bất tử. Vị anh hùng Bão lụt chỉ cho chàng biết bí mật của cây trường sinh. Gilgamesh đã lấy được cây trường sinh, nhưng lại bị một con rắn cướp mất. Thế là Gigamesh đành phải chấp nhận chết...

 

 BÀI THƠ TẠO DỰNG CỦA BABYLONE

 Thi ca Enouma Elish thuật rằng các thần được sinh ra bởi Apsou nguyên lý đực, và Tiâmat nguyên lý cái. Vì các thần quấy rầy mình nên Tiâmat muốn giết chết họ. Các thần liền trao quyền cho thần Marduk (thần của Babylone). Với sự trợ lực của các thần kia, Marduk giết được Tiâmat, và lấy xác bà mà tạo thành thế giới ! Ta có thể so sánh thi ca này với tường thuật của St 1 và với huyền thoại dưới đây của người Ai cập.

 

 ... VÀ CỦA AI CẬP :

Chou là thần không khí. Hai đứa con của ông là Nout (con gái) và Geb (con trai) dính với nhau. Chou đã tách Nout ra thành vòm trời và tách Geb ra thành trái đất (một chỉ cảo Ai cập khoảng giữa các năm 1100-950 trước cn).

Một thánh thi, viết khoảng 1400 trước cn, tán dương thần Mặt trời Amon đã thức suốt đêm để coi sóc cho loài người ngủ yên. Vì thế loài người đã coi Amon là Cha của các thần.

 

 III. TƯ TƯỞNG CANAAN :

 Người ta biết nhiều hơn về tư tưởng Canaan từ khi khai quật được (năm 1929) thư viện của thành Ugarit, tức là Ras Shamra ở Syria hiện nay. Đỉnh cao của nền văn minh Uragit này là khoảng năm 1500 trước cn, tức là thời các tổ phụ.

Vị thần chính có tên là El , thường được hình dung bằng hình con bò tót (đây cũng là một trong những tên của Thiên Chúa. Trong Thánh kinh là Élohim, tức là số nhiều trang trọng của chữ El). Tôn giáo Canaan thờ những sức mạnh của thiên nhiên được thần thánh hóa như : Baal là thần Bão và mưa (đôi khi được mô tả là "Đấng cưỡi mây", cũng như Thiên Chúa trong Thánh vịnh 68,5), Anat em gái của Baal là thần Chiến tranh, tình yêu và sinh sản (về sau nữ thần này được gọi là Astarté ).

Vương quốc Israel sẽ bị cám dỗ chạy theo thứ tôn giáo Canaan này, cũng như theo các hình thức tế tự đầy màu sắc phái tính dâng lên tượng nữ thần trần truồng được đặt ở những "nơi cao", và cử hành nhiều lễ nghi cầu xin cho đất đai và súc vật sinh sản nhiều.

 

 IV. NÃO TRẠNG THÁNH KINH :

 Chúng ta sẽ khám phá não trạng này khi đọc trọn tập tài liệu này. Còn bây giờ chỉ xin nêu ra một nét cơ bản khiến nó khác với những não trạng mà ta đã đề cập ở trước.

 Shema Israel, Adonai hédad ! "nghe đây hỡi Israel. Đức Chúa là độc nhất !". Công thức này trong Đnl 6,4 tóm lược điểm chủ yếu của đức tin Israrel. Israel ý thức rằng chính Thiên Chúa gọi họ, và họ đáp lời Ngài bằng yêu thương. Để minh họa, ta có thể vẽ tư tưởng huyền thoại bằng một vòng cung khởi đi từ con người và trở lại với con người: con người phóng sang cõi bên kia một vị thần, rồi dùng nghi lễ để "chế ngự" thần và bắt thần phải phục vụ con người.

 

 Còn trong Thánh kinh thì vòng cung đảo ngược lại : chính Thiên Chúa mời gọi con người và con người đáp lời. Nghi lễ trở thành cách bày tỏ sự đáp lời.

 

Nghi lễ có thể như nhau nhưng ý nghĩa thì khác. Chẳng hạn đứa con dâng bó hoa cho mẹ để được cho phép đi xinê, hoàn toàn không giống với cũng đứa con đó dâng một bó hoa y như thế cho mẹ vào dịp Lễ các Bà Mẹ. Trong trường hợp sau, dâng hoa là một cử chỉ tự nguyện để biểu lộ tấm lòng đứa con đáp lại tình yêu của mẹ. Đó là một nghi lễ biết ơn. Đấy cũng là tâm tình căn bản của Thánh lễ Tạ ơn mà chúng ta sẽ có dịp nói tới.

 

 NHỮNG HUYỀN THOẠI VỀ THIÊN NHIÊN Ở CANAAN

 Một bài thơ tìm thấy ở Ugarit ca tụng thần Baal và thần Môt . Baal là thần Bão và mưa, Môt là thần Chết. Như vậy bài thơ này đề cập tới một vấn đề ray rứt. Đó là vấn đề về sự phì nhiêu của đất đai : thần Baal phục vụ con người bằng cách làm mưa xuống cho đất đai phì nhiêu. Nhưng thần Môt nuốt hết nước xuống đất (thần Môt ở phía dưới mặt đất). Thế thì nước có thể bị giam mãi dưới đất để sinh ra hạn hán chăng ? Bài thơ này đưa câu trả lời : Thần tối cao El sẽ cho Baal tái sinh, và sẽ lại có mưa.

Trong Thánh kinh ta gặp thấy công thức "đất chảy ra sữa và mật" (chẳng hạn Xh 3,8).

 

 HUYỀN THOẠI

 

  Nhiều lần chúng ta đã gặp chữ "huyền thoại". Vậy nó là gì ?

Đó là những câu chuyện tưởng tượng với các vai là thần nam, thần nữ và những vị anh hùng. Thoạt mới đọc, ta thấy lúng túng, khó chịu, nhưng liền sau đó ta thấy bị cuốn hút vì biết trong đó có những vấn đề lớn , vốn nằm trong tâm tư ta được đề cập và khai triển: thế giới bởi đâu mà có ? tại sao nam nữ thu hút nhau ? con người và thần thánh liên hệ với nhau thế nào ?

Chỉ có điều là thay vì bàn những vấn đề ấy bằng những bài viết đầy trí thức và khó hiểu như nhiều người thời nay, thì huyền thoại bàn chúng bằng những "chuyện hoạt họa".

Ta hãy lấy một thí dụ thời nay : thi hoa hậu. Sống trong thời đại không còn vương quyền nữa, người ta bầu một người đẹp lên làm hoàng hậu ; cuộc sống hiện nay mang nhiều buồn chán thế mà người ta cho hoàng hậu này đội vương miện, nhận biết bao món quà... Tất cả những chi tiết trên khiến cho cuộc bầu hoa hậu mang vẻ của một thế giới khác, một thế giới trong mơ, không có thực. Nhưng đấy là biểu lộ ước muốn của mọi phụ nữ : muốn đẹp, muốn giàu, muốn thành công ; và cũng biểu lộ ước muốn của mọi người nam : muốn ngắm nhìn sắc đẹp phụ nữ. Thế nhưng cũng có một tác dụng nghịch là huyền thoại có thể khiến người ta bị tha hoá, không còn tự do, không còn là mình nữa. Chẳng hạn có nhiều thiếu nữ cố bắt chước kiểu tóc của hoa hậu và ráng làm sao cho thân mình có những kích thước như hoa hậu, trong khi điều đó không thích hợp với dáng người của họ.

Nói một cách đơn giản tối đa, huyền thoại lấy một vấn đề trong tâm tư chúng ta rồi phóng ra ngoài dưới dạng một câu chuyện, trong một thế giới không có thực, trong một thời gian-trước-mọi-thời-gian, tức là thời gian của các vị thần khi mà con người chưa có. Thực ra câu chuyện ấy về các vị thần chính là câu chuyện của chúng ta, đã được chuyển dịch để trở thành mẫu mực cho người ta bắt chước.

Chẳng hạn con người không hiểu tại sao hai phái nam và nữ lại thu hút nhau như thế, và làm cách nào để sinh sản đông đúc. Thế là con người tưởng tượng ra một thế giới siêu thời gian, trong đó các thần nam và các thần nữ yêu nhau, giao hợp với nhau và sinh sản ; nếu các vị thần ấy mà sinh sản nhiều thì đất đai và súc vật của con người cũng sinh sản nhiều, bởi vì các thần ấy chỉ là phóng thể không có thực của cuộc sống con người. Vì thế phải làm sao buộc các vị ấy sinh sản cho nhiều : những nghi lễ là nhằm mục đích ép các vị ấy giao hợp nhau. Theo chiều hướng đó, việc giao hợp với các "đĩ thánh" ở Babylone hoặc các "nơi cao" trong xứ Canaan không phải là điều trụy lạc mà chính là một nghi lễ tôn giáo nhằm làm cho đất đai sinh sản phì nhiêu.

Như thế, tất cả các huyền thoại đều cực kỳ trang nghiêm : chúng là suy tư đầu tiên của nhân loại . Có thế ta mới hiểu tại sao Thánh kinh lại dùng ngôn ngữ huyền thoại để diễn tả tư tưởng riêng của mình. Nhưng Thánh kinh thay đổi thứ ngôn ngữ đó. Nói cách đơn giản, thì cũng giống như dựa vào một chuyện hoạt họa, Thánh kinh viết lại thành một chuyện tâm lý.

Ta hãy đọc thử một chuyện tâm lý : nó viết về một cặp yêu nhau cùng với những niềm vui, nỗi buồn của họ. Thoạt mới đọc thì ta thấy nó cũng giống như một chuyện hoạt họa, nhưng thực ra trái ngược hẳn : nó không đưa ta vào cõi mơ mộng mà ngược lại dẫn ta vào cuộc sống thường ngày, bởi vì nó được rút tỉa từ 1001 nhận xét về biết bao cặp yêu nhau. Do đó nó buộc ta phải suy tư về cuộc sống của ta.

Khi Thánh kinh vay mượn những huyền thoại, đặc biệt là trong những bài tường thuật về tạo dựng, Thánh kinh đã suy tư lại để làm sao có thể dùng chúng diễn tả đức tin của mình vào Thiên Chúa độc nhất đã can thiệp vào lịch sử chúng ta và muốn cho con người được tự do.

 

 

 

 Etienne Charpentier

 

 POUR LIRE L’ANCIEN TESTAMENT

 

Nxb Les Éditions du Cerf, Paris, 1990

 

 Lm Carôlô HỒ BẶC XÁI chuyển dịch

 Đại Chủng Viện Thánh Quý

 

Mục lục

 

Text Box: SỐNG CHỨNG NHÂN 
 

 


 

PHỤ NỮ PHI CHÂU CAN ĐẢM

- Công an đây! Hãy mở cửa ra!

Tim đập liên hồi, bà Wangari Maathai khoác vội chiếc áo choàng rồi đến bên cửa sổ nhìn ra. Bên ngoài, nhóm người võ trang đang bao vây căn nhà nhỏ bé của bà nằm ở ngoại ô thủ đô Nairobi của Kenya.
Bấy giờ là 1 giờ 30 phút sáng Chúa Nhật trong năm 1995. Bà lo lắng tự hỏi:

- Chúa ơi, họ còn muốn hành hạ mình gì nữa đây?

Bên ngoài, một tiếng nói vang lên:

- Mở cửa ngay! Chúng tôi biết rõ nhà bà đang có cuộc họp chính trị lén lút.

Câu nói hoàn toàn sai. Bởi lẽ, bà Wangari đang trong giấc ngủ thần tiên và chỉ có một mình. Vậy thì, đây là nhóm người muốn áp đảo tinh thần của bà.

Sau phút suy nghĩ, bà Wangari bỗng cảm thấy cơn giận bốc cao, lấn át nỗi sợ hãi. Bà quát lớn:

- Ai ra lệnh cho các ông lục soát nhà tôi? Các ông thuộc loại người nào mà cần đến quá nhiều khí giới để đương đầu với một phụ nữ đơn chiếc???

Không ngờ cơn giận lại có hiệu quả.

Nhóm người võ trang - tự xưng là công an - đảo qua đảo lại quanh nhà trong vòng một tiếng đồng hồ rồi bỏ đi!

Thiệt hú hồn! Bà Wangari thở phào, ngồi phịch xuống chiếc ghế bành. Nhưng chính lúc này đây, nỗi lo sợ lại ập đến. Bà tự nhủ:

- Nếu họ thực sự muốn giết mình thì họ sẽ tạo ra tai nạn và mình sẽ chết như chết vì .. tai nạn!



Bà bỗng cay đắng tự hỏi:

- Không biết có nên tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại chính quyền độc tài của tổng thống Daniel Arap Moi hay không?

Tự hỏi nhưng bà tìm thấy ngay câu trả lời:

- Quá trễ để rút lui. Tốt hơn nên tiếp tục!

Rồi bà nhớ có lần đã nói với một trong ba con trai của mình rằng:

- Điều khác biệt giữa thành công và thất bại chính là biết đứng dậy sau mỗi lần bị ngã!

Ý nghĩ này làm tan biến mọi nỗi sợ hãi và gieo vào lòng bà sự can đảm, không lùi bước trước gian nguy ..

Năm ấy bà Wangari Maathai 54 tuổi. Nhờ can đảm, bà bỗng trở thành biểu tượng tranh đấu chống lại một thể chế thối nát và độc tài.

Sau khi tốt nghiệp ngành khoa học và từ Hoa Kỳ trở về Kenya vào năm 1966, cô sinh viên Wangari - tràn đầy nhựa sống với 24 tuổi xuân - không tìm được việc làm. Lý do giản dị là xã hội Kenya không có chỗ đứng cho giới phụ nữ trí thức! Wangari đành làm trợ tá cho văn phòng nghiên cứu của đại học thủ đô Nairobi.

Năm 1969, Wangari kết hôn với Mwangi Maathai. Năm tháng trôi qua giúp bà Wangari nhận rõ thảm họa của Kenya: cây cối trong thành phố và trong rừng dần dần bị chặt, bị tàn phá. Bà liền khởi xướng phong trào quy tụ những người có thiện chí bảo vệ cây cối. Phong trào lan nhanh và mang tên ”Chiến dịch vòng đai xanh”. Chiến dịch vừa bảo vệ cây cối vừa cổ võ việc trồng cây.

Bà Wangari rảo quanh khắp nước Kenya huy động phụ nữ can đảm giúp bà thi hành chiến dịch.
Trong một cuộc họp, một phụ nữ cao tuổi giơ tay phát biểu ý kiến:

- Trồng cây từ xưa đến nay vẫn luôn là công việc của THIÊN CHÚA. Vậy sao Ngài không chịu trồng cho đủ?

Bà Wangari mĩm cười trả lời:

- THIÊN CHÚA không còn giờ trồng những cây mà chúng ta cần. Vậy chúng ta có bổn phận giúp Ngài!
Lời giải thích không ngờ được các phụ nữ đồng thanh chấp nhận. Mọi người hăng say hưởng ứng chiến dịch.

Trong vòng 2 năm đầu thập niên 1990, ”Chiến dịch vòng đai xanh” đã huy động 50 ngàn phụ nữ và trồng được 10 triệu cây trong toàn nước Kenya.

Một ngày, khi bà Wangari đưa người ngoại quốc thăm viếng khu vườn đầy cây cối ở thủ đô Nairobi, một người đàn ông nét mặt nhăn nheo tiến đến gần, hãnh diện nói:

- Chính các phụ nữ trồng các cây này. Chính họ đưa chim chóc về đây ca hót!

Và đúng như lời cụ già nói. Người ta nghe tiếng chim tưng bừng ca hót trên các cành cây!

Ngoài việc cổ võ chiến dịch trồng cây, bà Wangari còn lăn xả vào hoạt động chính trị. Bà thâm tín rằng:

- Nếu chỉ một người dám can đảm lên tiếng tố giác sự thối nát của một chính quyền độc tài, cũng đủ để làm thay đổi tất cả .. Nếu tôi kiên trì trên con đường tôi vạch ra, thì nhiều người khác sẽ theo gương tôi. Và nếu nhiều người theo tôi, chúng tôi sẽ đòi hỏi chính quyền thay đổi đường lối cai trị. Như thế, Phi Châu sẽ tiến trên đường phát triển.

Và các hoạt động của bà Wangari Maathai đã được thế giới ngưỡng mộ. Thật thế, ngày 8-10-2004, tại Oslo thủ đô nước Na-Uy, Ủy Ban Giải Thưởng Nobel đồng ý trao Giải Nobel Hòa Bình 2004 cho bà.
Bà Wangari Maathai là phụ tá Bộ Trưởng Môi Sinh và các Tài Nguyên Thiên Nhiên của chính phủ Kenya. Khi nhận tin vui, bà khiêm tốn nói:

- Tôi sung sướng và dâng lời cảm tạ THIÊN CHÚA vì hồng ân này. Tôi sẽ tiếp tục chiến dịch bảo vệ môi sinh và yêu cầu người dân Kenya hăng say cộng tác với tôi trong chiến dịch này.

... Tìm đâu ra một người vợ đảm đang? Nàng quý giá vượt xa châu ngọc. Chồng nàng hết dạ tin tưởng nàng, chàng sẽ chẳng thiếu chi lợi lộc. Suốt đời, nàng đem lại hạnh phúc chứ không gây tai họa cho chồng .. Chồng nàng được tiếng thơm nơi cổng thành khi ngồi chung với hàng kỳ mục trong dân ..

Trang phục của nàng là quyền uy danh giá, nàng mỉm cười khi nghĩ đến tương lai. Nàng khôn ngoan trong lời ăn tiếng nói và dịu hiền khi dạy dỗ bảo ban .. Duyên dáng là giả trá, sắc đẹp là phù vân. Phụ nữ kính sợ THIÊN CHÚA mới đáng cho người đời ca tụng. Hãy để cho nàng hưởng những thành quả tay nàng làm ra. Ước chi nơi cổng thành nàng luôn được tán dương ca tụng do những việc nàng làm (Sách Châm Ngôn 31,10-31).

(Reader's Digest Sélection, Juillet/1996, trang 63-68).

 

 

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Theo Radio Vatican

Mục lục

 

Text Box: CÂU CHUYỆN SUY TƯ 
 

 


 

VẾT SẸO

 

Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học.

Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời.

 

Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.

 

Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo.

 

"Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" Cô giáo của cậu hỏi. Người mẹ trả lời, "Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng thật là may mắn là có một anh lính cứu hỏa đã vào và cứu cả hai mẹ con tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều mình đã làm."

 

Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó.

 

Hoàng Vũ (sưu tầm )

Mục lục

 

Text Box: TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH 
 

 


 

ĐẨY CHỒNG ĐI “ĂN PHỞ”

            Đẩy chồng đi “Ăn phở”. Chuyện nghe có vẽ lạ đời …Theo Báo Thanh Niên thì đầu tháng 12 năm 2004 tại phiên toà xử ly hôn giữa anh Nguyễn Hoàng Huy và chị Phạm Thị Nga. Chị Nga đã khóc lóc, kể lể tội tình của anh Huy khi anh “mèo mỡ” bên ngoài khiến chị phải đau khổ.

            Cuối cùng, anh Huy mới lên tiếng: “Xin hỏi có ông chồng nào chấp nhận người vợ tệ đến nỗi nồi canh chua  nấu không xong, bữa ăn nào cũng không ngon lành, nếu cơm không nhão, thì canh mặn cá ươn…Tôi không chấp nhận cảnh sống như thế, tôi đã nhỏ nhẹ góp ý, hai bên cha mẹ cũng đã nói nhiều, nhưng cô ấy không sữa đổi.Tôi cần người phụ nữ khác chu đáo hơn chăm sóc cho tôi. Xin toà cho chúng tôi được ly hôn”.

            Đên nước này thì chị Nga đành nín thinh và chấp nhận phán quyết ly hôn của toà.

            Không phải là người không biết tề gia nội trợ như chị Nga, chị Phan Thị Thu Lan (Phường Tân Thuận Tây, quận7, TP HCM) là người vợ “Trên cả tuyệt vời”. Tất cả mọi việc trong gia đình, từ chăm lo cho con cái, cái mặc cho chồng, lo con cái ăn học, thậm chí vấn đề tài chính chị cũng đảm đương luôn, vậy mà chồng chị, anh Khánh vẫn “ăn vụng”.

            Hỏi về nguyên nhân, chị ngậm ngùi:”Thú thật vì mình quá tự tin với chính mình, nghĩ rằng anh ấy không thể tìm được ai, nên không hề lo ngại chuyện anh ấy có ai khác. Mọi chuyện bắt đàu từ việc mình không tôn trọng sở thích của anh. Vốn rất mê ca hát, bởi anh là một cây văieät nam nghẹ của lớp hồi còn trung học, khi anh ấy dành dụm ít tiền mua dàn karaoke về nhà, lẽ ra mình phải mừng, nhưng không, mình còn la bai bải, bảo rằng mua chi cái thư ồn ào ấy về và mỗi lần anh ấy và các con cùng hát thì mình rất ư khó chịu. Biết vậy nên anh ấy không hát ở nhà nữa mà ra ngoài hát với bạn bè và mọi chuyện phát sinh từ đó”

            Riêng chuyện anh Hưng (phường Hiệp Bình Chánh, TP HCM) đi “lẹo tẹo” bên ngoài thì càng bất ngờ hơn. Từ ngày anh cưới vợ, không lúc nào không thấy anh quấn quýt bên vợ. Chuyện nội trợ, cơm nước giặt giũ anh toàn gánh để vợ bớt vất vả. Vậy mà, đùng một cái, mọi người hay tin anh ly dị vợ chỉ vì một cô gái bán quán nhậu. Hỏi nguyên nhân mới vỡ lẽ, vì thương vợ, đở đần hết công việc để vợ khỏi vất vả, trong khi vợ anh lại cho rằng chồng mình sẽ “lép vế” nên ngày càng “lấn” tới, xem anh chẳng ra gì. Buồn vì vợ không hiểu cho sự hy sinh của mình, thất vọng trước lối cư xử của vợ nên tìm đến rượu và cuối cùng anh phải lòng cô chủ quán mà anh thường lui tới.

            Anh chị thân mến!

             “Phở” có ngan không sao các anh lại thèm đến thế? “Tất nhiên “phở” bao giờ cũng lạ, nhưng ngon thì chưa chắc”. Đó là lời tâm sự của anh Hồ Anh Tâm (Q.3 TP HCM), người suýt làm đổ vở gia đình vì chuyện “trăng hoa” bên ngoài. Anh tiếp lời: “Ngày xưa vì buồn bà xã chỉ vì ham công việc mà quên chăm sóc chồng con nên mình mới “giải khuây” bên ngoài. Tuy nhiên, chẳng sung sướng gì khi sống cảnh “ăn vụng”, nhưng vì buồn vợ nên “hư đốn” ra vậy. Theo tôi, không có hạnh phúc nào bằng sống bên cạnh người vợ mà mình thật sự yêu thương và người vợ thật sự hiểu biết mình và yêu thương mình”

            Mỗi người mỗi cảnh, và ai cũng có lý do để biện hộ chuyên “trăng hoa” của mình. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì chuyện các ông đi “lẹo tẹo” bên ngoài luôn để lại hậu quả rất đáng tiếc cho bản thân và cho cả gia đình. Dù không phải tất cả trường hợp các ông “ăn chả” là do nguyên nhân từ vợ nhưng các bà vợ có lẽ cũng nên nhìn lại mình trong cuộc sống vợ chồng để đừng phải “đẩy” chồng mình đi… “ăn phở”.

            Thật ra, có cả 101 lý do khiến người chồng thích đi “ăn phở”, nhưng chúng ta có thể quy về hai lý do chính sau đây:

  1. Thiếu sự quan tâm chăm sóc

            Vì bận rộn công việc và con cái, mà vợ chồng không quan tâm đến mình và đến nhau nữa. Vô tình người này đẩy người kia đi tìm sự an ủi và chăm sóc trong vòng tay kẻ khác. Có khi vợ chồng sống riêng, không đáp ứng đủ nhu cầu sinh lý, hoặc quan hệ vợ chồng căng thẳng, lạnh nhạt, nên họ chủ động đi tìm người thứ 3 để bù đắp.

            Ngày xưa, vợ lhoong ngớt ca tụng chồng:

                        “Không có anh ai đem đoi mắt ngọc,

                        Sáng long lanh ra ví tựa vì sao

                        Ai đem ví làn mây cùng làn tóc,

                        Vầng trán trong ai ví với Trời cao”

Sau khi cưới, vợ quên hết những lời ngọt ngào, cũng chẳng quan tâm chồng vui buồn ra sao. Còn chồng chẳng nhớ cái thuở theo đuổi vợ, cái thuở mà:

                        “Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc,

                        Áo nàng xanh anh mến lá sân trường

                        Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu thương

                        Anh pha mực cho vừa màu áo tím.”

2. Ham mê khoái lạc

            Đời sống vợ chồng quá bình lặng nên họ cảm thấy nhạt nhẽo, trong khi trên màn ảnh nhỏ không thiếu những mối tình lãng mạn, nên nảy sinh ý định thử cho biết. Thế là họ phiêu lưu tình cảm.

            “Sông bao nhiêu nước cho vừa,

            Trai bao nhiêu vợ cũng chưa vừa lòng”

Hơn nữa họ lại có tính háo sắc, ham của lạ, nên khi có cơ hội là họ nhanh chóng phản bội người bạn đời. Nhất là ảnh hưởng phim ảnh xấu, lại thêm tư tưởng ham mê hưởng lạc, nên đã tự cho phép mình ăn chơi thoả thích. Thế là họ nhào ra đường “thả dê” loạn cào cào.

            “Vợ ta thì nạt thì đe,

            Vợ người thì cứ lăm le nhìn hoài

            Vợ ta thì chẳng đoái hoài,

            Vợ người khen đẹp dài dài quanh năm.

            Vợ ta nói mãi chẳng tha,

            Mèo tơ e ấp nết na dịu dàng.”

Tục ngữ Đức có câu: “Trái đào người hàng xóm bao giờ cũng thơm hơn vườn nhà”. Chẳng lạ gì mà hạnh phuc rơi rụng như sung, văng vãi khắp các văn phòng thầy cãi.

            Chuyện “ngoại tình” rất dể xãy ra khi đời sống vợ chồng gặp nhiều trục trặc và nhàm chán. Để làm giảm suy cơ phải “Tan đàn xẻ nghé” xin anh chị hãy đề phòng bằng 4lời  khuyên sau đây.

1. Hãy quan tâm chăm sóc đến nhau

Hãy bày tỏ tình cảm vợ chồng không chỉ bằng lời mói âu yếm, quan tâm mà còn bằng cử chỉ chăm sóc yêu thương. Nếu căn nhà của anh chị emm ấm hạnh phúc, nơi đó, người vợ luôn chăm chút cho chồng con, hăm hở chờ đón chồng đi làm về, thì chẳng ai dại "Ôm rơm cho tặm bụng".

2. Hãy chiến thắng sự kích thích

            Hãy hình dung ra khuôn mặt của người bạn đời, nếu họ chứng kiến cảnh mình đang cùng một kẻ khác thì như thế nào nhỉ? Khước từ sự cám dổ bằng cách nghĩ đến: Hiểm hoạ Sida, sự lừa dối người bạn đời, gia đình đổ vỡ ly tán. Đừng để xãy ra cảnh "Khôn ba năm dại một giờ". Hãy dùng lý trí mà thắng con tim, tham gia môn thể thao mình yêu thích chơi các môn giải trí lành mạnh, thanh cao.

3. Hãy kiểm tra mức độ tình cảm

            Mỗi tháng một lần, vợ chồng hãy ra soát lại, xem người bạn đời của mình có hài lòng về sự quan tâm, chăm sóc của mình không? Thành thật cho nhau biết những cảm xúc trong lòng, rồi đáp ứng yêu cầu của nhau, chắc chắn vợ chồng sẽ nhận được sự hài lòng mà không cần đi tìm một nơi nào khác.

4. Hãy dành thời gian cho nhau

            Thân xác là ngôn ngữ của tình yêu nhưng không là tất cả tình yêu. Nó chỉ là một nốt nhạc mà thôi.nếu chỉ dành một ngôn ngữ đó cho một hoà âm thì cung đàn không còn là cung điệu hoà hợp nữa, nó chỉ là tiếng re ré của một đơn điệu nhạt thếch. Vì thế để sự gắn bó vợ chồng, anh chị hãy tìm cho mình thời gian để tâm sự, khung cảnh riêng để bày tỏ tình yêu.

Hôn nhân đòi hỏi anh chị phải sống gần gủi nhau, sống chung với nhau, đó là yếu tố rất quan trọng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng đọc kinh đi lễ, cùng vui chơi giải trí. Ca dao có câu:

                                    "Chàng ơi cho thiếp theo cùng

                                    Đói no thiếp chịu lạng lùng thiếp cam"

Kinh nghiệm cho thấy: những lúc cảm động và sung sương nhất trong đời, lại là những lúc gian khổ có nhau, nghèo nàn cùng cực có nhau, những giọt nước mắt ngọt bùi ướm đượm tình nồng. Còn những lúc bon chen tìm giầu sang, hưởng thụ, lại thường làm cho xa cách nhau, dễ sinh thói hư tật xấu.

Anh chị thân mến!

            Có thể nói, ngoại tình là do lòng ham muốn ích kỉ của bản thân, mà xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng vợ chồng. Ngoại tình không chỉ chà đạp lên tình cảm người bạn đời đã dành cho mình, mà còn hạ thấp lòng tự trọng của bản thân.

Nếu anh chị hết lòng vì chồng con, hy sinh tất cả cho gia đình, với mong muốn có một mái ấm hạnh phúc, thì anh hãy cho chị trọn niềm hạnh phúc của sự thuỷ chung, mà chị xứng đáng được hưởng.

            Một chuyên gia tâm lý người Pháp cho rằng: "Nếu chồng ngoại tình thì anh ta đứng ở giữa, còn hai người đàn bà hai bên. Ai kéo khoẻ người ấy thắng."các bà thường thua vì họ không kéo mà lại đẩy. Họ có lợi thế là bao năm gắn bó tình nghĩa với chồng, con cái, tài sản chung và nhiều mối liên hệ khác. Dư luận xã hội, lẽ phải cũng thuộc về họ, nhưng họ không biết sử dụng những sức mạnh đó. Họ đã làm cho chúng mất hết thể diện bằng cách đánh ghen ầm ĩ nói xấu chồng… Điều đó vô tinh đã đẩy chồng về phía tình nhân.

            Cũng theo các chuyên gia tư vấn, đàn ông ngoại tình thì nhiều nhưng không phải ai cũng sẵn sàng từ bỏ gia đình, vợ con công danh, để khăn gói ra đi với tình nhân. Nắm được tâm lý ấy, người vợ phải nghiêm khắc song phải cần độ lượng, để tha thứ cho lỗi lầm nhất thời của chồng. Tục ngữ có câu: "Lạt mềm buộc chặt" là vậy.

            Tuy nhiên, anh là phái mạnh nhưng cũng không mạnh lắm đâu. Cơ bắp thì mạnh mẽ đấy nhưng con tim lại rất yếu đuối. Ca dao đã cảnh giác anh rồi:

                        "Đàn ông như chín lá gan

                        Lá ở cùng vợ lá toan cùng người"

Vì thế, anh hãy cầu xin Chúa giúp sức thật nhiều "Ai tin tưởng Chúa sẽ không hề thất vọng" (Tv 24,3).  Còn chị, không chỉ biết chăm lo cho chồng con, mà còn phải để ý chăm sóc chính mình, để lúc nào chị cũng dịu dàng quyến rũ, lúc nào cũng "Thơm như múi mít" thì anh tội gì mà đi "ăn phở".

            Hãy nhớ lời Thánh Phaolô: "Thân xác của vợ không còn thuộc về vợ, nhưng thuộc về chồng, và thân xác của chồng không còn là sở hữu của chồng mà là sở hữu của vợ" (1Cr 7,4). Vậy đừng bao giừo trao nó cho bất cứ ai không phải là chồng hoặc vợ mình nhé!

            Chúc anh chị giữ được lòng thuỷ chung như lưòi hứa trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh, để cuộc sống của gia đình anh chị luôn tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.

Thiên Phúc

Mục lục

 

Bữa ăn gia đình

Môi trường giúp trẻ phát triển lành mạnh

 

 

Theo thống kê, trẻ có bữa cơm cùng với người thân sẽ là những học sinh khỏe mạnh, hạnh phúc hơn và thậm chí giỏi giang hơn…


Các chuyên gia nghiên cứu sự phát triển ở tuổi mới lớn thường nhấn mạnh về giá trị của bữa ăn gia đình. Nghiên cứu cho thấy, gia đình càng dùng bữa cùng nhau nhiều thì trẻ có thể giảm nguy cơ hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy, suy nhược, rối loạn ăn uống và tự tử. Điều này giúp trẻ học tốt hơn ở trường và thậm chí ngăn chặn việc quan hệ tình dục sớm.

 

Khái niệm hạnh phúc tổ ấm gia đình đôi khi đơn giản chỉ là bữa ăn mọi người cùng quây quần.

 

Robin Fox, nhà nhân chủng học tại Đại học Rutgers (New Jersey), nói: “Một bữa ăn luôn hướng đến tinh thần giáo dục trẻ em. Nó dạy trẻ trở nên hòa nhập với nền văn hóa”. Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm quốc gia Hoa Kỳ về nghiện và lạm dụng vi chất (CASA) thuộc Đại học Columbia phát hiện thêm, một gia đình ít dùng bữa chung với nhau thường ít sử dụng thực phẩm tươi sống và bữa ăn càng tẻ nhạt.

Những đứa trẻ sống trong gia đình như thế kể rằng mối quan hệ trong gia đình rất căng thẳng và dường như chúng ít có khả năng nghĩ rằng cha mẹ tự hào về chúng.


Theo nghiên cứu của CASA (dẫn lại từ tuần báo Time), 40% trong số đối tượng trẻ thường xuyên dùng bữa cùng cha mẹ cho rằng chúng thường được điểm A và B tại lớp, hơn hẳn so với trẻ chỉ dùng bữa với cha mẹ một hay hai lần trong tuần. Trở lại thời gian trước đây, bữa ăn tối hiếm khi là sự kiện trang trọng của gia đình Mỹ.


Trước những năm 1950, bữa ăn tối gia đình Mỹ định hình với kiểu mẫu: mẹ nấu, ba thái thức ăn, con trai dọn dẹp, con gái rửa bát. Và cuối cùng, sự ảnh hưởng từ các nhân tố xã hội, kinh tế và khoa học kỹ thuật làm cho sự đều đặn của các bữa ăn gia đình giảm xuống 1/3 trong vòng 30 năm. Tìm được một lúc nào mà mọi người quây quần quanh bàn ăn, cùng dùng bữa và lắng nghe nhau, trở thành một sự xa xỉ kỳ quặc. Khi cha mẹ bận bịu với công việc, lũ trẻ chỉ còn biết lo chơi thể thao hoặc dán mắt vào màn hình vi tính tại nhà...


Nhà nhân chủng học Robin Fox nói thêm, chúng ta đã đánh mất một điều gì đó quý giá khi xem việc nấu nướng là cực nhọc và các bữa ăn được thực hiện tùy tiện. Fox cho rằng làm thức ăn là một việc mang tính linh thiêng, quan trọng hơn cả quan hệ tình dục bởi bạn có thể kế hoạch hóa gia đình bằng cách quan hệ tình dục một năm một lần, song bạn luôn phải ăn ba bữa mỗi ngày!


Bên cạnh việc cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ, bữa ăn chung là lúc gia đình xây dựng nét văn hóa

riêng.

 

Trẻ nhỏ có thể biết thêm nhiều từ vựng và ý thức được cấu trúc của một cuộc đàm thoại như thế nào. Chúng học cách giải quyết vấn đề nào đó, lắng nghe mối quan tâm của người khác hoặc thậm chí bắt đầu nhận biết khẩu vị.


Trẻ học cách gắp thức ăn mời người khác, học cách ăn như thế nào và ngồi tại bàn cho đến khi người khác dùng xong bữa. Vài người nghĩ rằng trẻ bây giờ thích tụ năm túm bảy hơn là cần gia đình. Không đúng như thế. Cha mẹ có thể hạ thấp giá trị mình và sai hoàn toàn khi kết luận rằng việc cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ tốt hơn sử dụng thời gian một giờ quây quần bên bàn ăn chỉ để nói chuyện với cha mẹ.


Chẳng phải tự nhiên mà ngày càng có nhiều trường phổ thông dạy cách nấu nướng căn bản. Còn nữa, dường như khi giúp cha mẹ chuẩn bị bữa ăn, trẻ em có thể sẽ thích ăn và dùng bữa ngon miệng hơn. Và đó là một kỹ năng cần thiết nhằm xây dựng tính quý trọng bản thân cho trẻ cũng như thiết lập mối tương quan gia đình.

 

LÊ THẢO CHI

Theo SGGP ngày 03/07/2006

Mục lục

 

 

Text Box: ĐỌC SÁCH 
 

 

 


 

CÔNG DUNG NGÔN HẠNH

CỦA LINH MỤC CHÚA KITÔ

(Tiếp theo và hết)

 

 

Đức thứ tư


HẠNH (Nết na phẩm hạnh)



Hạnh tức là nết tốt của người phụ nữ, hạnh cũng có nghĩa là phẩm chất tốt đẹp như hạnh kiểm, đức hạnh, khổ hạnh, ngôn hạnh, phẩm hạnh, tiết hạnh.v.v..., hạnh cũng là tiêu chuẩn để chọn vợ nơi người nam, hạnh cũng là thước đo chuẩn mực giá trị đạo đức nơi người con gái, đồng thời hạnh cũng là nét đẹp tâm hồn của một con người bất kể là nam hay nữ...

 

Người linh mục Chúa Kitô không những đẹp người mà còn đẹp nết, bởi vì cái nết -tức là phẩm hạnh- chính là tiêu chuẩn thứ nhất mà các đấng bậc có trách nhiệm đào tạo linh mục tương lai cho Giáo Hội hằng quan tâm để ý, không thể nhận vào dòng tu hay vào chủng viện người thanh niên không có phẩm hạnh, do đó làm linh mục tức là làm người có đủ phẩm hạnh, cũng có nghĩa là trở thành một con người mẫu mực của mọi người và là thầy dạy mọi người về đàng nhân đức trọn lành...

 

Có nhiều linh mục có đời sống đạo hạnh và hi sinh được mọi người kính yêu và khen ngợi, bên cạnh đó cũng thấy có một số linh mục trẻ quên mất mình là ai khi nhập vào giới trẻ : các linh mục này đã bị cuốn hút vào những thói quen không đúng với chức vụ linh mục của mình, các ngài hoà đồng với lớp người trẻ nhưng các người trẻ này lại nhìn không thấy đạo hạnh nơi các cha để noi theo, vì các cha cũng như họ uống rượu như hủ chìm; các bạn trẻ này nhìn cũng không thấy các cha linh hướng của mình có tác phong đạo đức vì các cha cũng như họ ăn nói gắt gỏng và thái độ thì quá “tự nhiên” rất cố ý không phù hợp với người Việt Nam, hoà đồng mà gượng ép thì khó coi, tự nhiên mà sỗ sàng thì sinh ra gương xấu, cho nên thay vì đem đời sống đạo hạnh của mình ra để làm gương thì các linh mục này lại bày ra “cái tôi linh mục”, “cái tôi đạo mạo”, “cái tôi kẻ cả”, “cái tôi kiêu ngạo” để cho các bạn trẻ nhìn thấy...

 

Có những linh mục trẻ chỉ ân cần và rất chịu chơi với giới trẻ, nhưng khi những cụ già có chuyện cần muốn hỏi hoặc hỏi không đúng thì các ngài lớn tiếng nạt nộ và có thái độ coi thường, những lúc như thế thì đạo hạnh mà các ngài học tập tu luyện trong chủng viện đã trả lại cho cha linh hướng chủng viện mất rồi...

Hạnh của người linh mục Chúa Kitô không những là hạnh (nết na phẩm hạnh) như bao người khác mà còn hơn thế nữa, nghĩa là nơi các ngài có hạnh của tự nhiên và hạnh của siêu nhiên, hạnh tự nhiên là các ngài luyện tập và hạnh siêu nhiên thì do ơn Chúa ban cho mỗi khi các ngài suy tư và thực hành Lời Chúa.


Hạnh của Linh Mục Chúa Kitô có thể căn bản là như sau :


Hạnh là lễ phép lịch sự

 

Một trẻ em được mọi người yêu thích là một trẻ em biết lễ phép với mọi người, biết người trên và người dưới, biết vâng dạ khi được người lớn gọi.v.v...


Khi bước chân vào Tiểu chủng viện hoặc nhà thử của các dòng tu, cái mà bề trên hoặc những người có bổn phận đào tạo linh mục tương lai đòi hỏi và rất chú ý đến nơi các ứng sinh là lễ phép, là ăn nói biết kính trên nhường dưới, và đó là tiêu chuẩn số một của ứng sinh làm linh mục hay tu sĩ.

 

Các linh mục là những người -tự bản chất- rất có lễ phép với mọi người, lễ phép này khi lớn lên thành người lớn thì gọi là lịch sự. Các linh mục đã được đào tạo qua các trường lớp, hoặc nữa luôn ý thức mình muốn làm linh mục thì cần phải có đạo hạnh, tức là tự mình rèn luyện lấy cho phù hợp với ơn gọi linh mục của mình...


Hình như có một số linh mục cho rằng, mục đích của mình đã đạt được nên trong cuộc sống không còn giữ gìn phép lịch sự và không cần giữ lễ phép với giáo dân của mình nữa, các ngài -có những lúc- lợi dụng vào chức thánh của mình để áp đảo giáo dân với thái độ không mấy lịch sự và lễ phép khi cố chấp cho lí lẽ của mình là đúng. Bên cạnh đó cũng có một số linh mục giữ cái lễ phép quá đáng, quá đáng đến độ quên mất mình là linh mục, tôi thấy có một vài linh mục khi nói chuyện với các cô gái hoặc những phụ nữ thì làm bộ làm dáng nói năng đớt nhã không tự nhiên, hai tay xoa xoa như làm duyên làm dáng, và khi nói chuyện với những người có “máu mặt” thì dạ dạ bẩm bẩm... Đó không phải là cái hạnh của linh mục, càng không phải là lễ phép lịch sự nhưng là nhu nhược và có một vài nét không phù hợp với chức vụ linh mục là khiêm tốn trong tự tin...Hạnh của linh mục không như hạnh của các cô gái, nhưng là hạnh đã được ơn thánh thánh hoá làm cho nó không những trở nên áo giáp bảo vệ linh hồn của mình mà còn trở nên đối tượng thu hút và là mẫu người lý tưởng của mọi người.


Không ai chấp nhận một linh mục ăn nói ngang tàng, càng không ai chấp nhận một linh mục không có lịch sự với mọi người và không lễ phép với cha mẹ hay những người lớn tuổi, giáo dân có thể chấp nhận một linh mục học lực bình thường hoặc một linh mục nhà quê nhưng khiêm tốn đạo hạnh và biết kính nhường mọi người, nhưng chắc chắn là họ không chấp nhận một linh mục thông thái uyên bác mà không khiêm tốn và đạo hạnh quá kém. Xã hội có quá nhiều gương xấu và đạo đức đang tuột dốc, cho nên họ coi những linh mục là những con người đáng để cho họ noi theo, bởi vì các ngài là những con người mà đạo hạnh trổi vượt giữa thế gian hơn mọi người.


Hạnh là vui tươi


Tu dưỡng tinh thần cho có nét vui tươi trên khuôn mặt là một thành quả của đạo hạnh mà không phải người nào cũng có.


Có linh mục thì cả ngày không nở một nụ cười làm cho giáo dân...mất vui, có linh mục thì mặt mày cau có khi giáo dân góp ý, có linh mục thì đạo mạo khi tiếp chuyện với giáo dân nhưng khi giáo dân ra về thì nét đạo mạo mất đi để trở về với tính thô lỗ cộc cằn của mình, những nét đạo mạo giả dối này không che giấu được Thiên Chúa và mọi người, thậm chí nó còn làm cản trở người giáo dân đến với Thiên Chúa vì sự giả tạo của các linh mục.


Khuôn mặt vui tươi là hoa quả của phẩm hạnh, do suy tư và bồi dưỡng Lời Chúa mỗi ngày mà các linh mục thấm nhuần đức ái trong cách hành xử cũng như trong cách nói năng, chính nhờ thế mà các ngài biết cảm thông với mọi người nhất là với giáo dân của mình, nét cảm thông này hiện lên trên khuôn mặt làm cho nó trở thành niềm vui tươi thánh thiện. Phẩm hạnh không phải chỉ là nghiêm trang nhưng còn phải là vui tươi niềm nở với hết mọi người, và không phải mọi người ai cũng có thể nở nụ cười tươi khi bị người khác phê bình, cũng không phải ai cũng có khuôn mặt rạng rỡ khi bị chống đối, người linh mục của Chúa Kitô cũng không thoát khỏi cảnh ấy, nhưng chắc chắn là các ngài không để mãi nét buồn phiền bực tức trên khuôn mặt của mình khi bị phê bình và chống đối, bởi vì các ngài chính là Chúa Kitô thứ hai nên chí ít các ngài cũng học được nơi Thầy Chí Thánh của mình sự khoan dung khi bị chống đối, vui tươi trong lo âu buồn phiền, đó chính là phẩm hạnh mà Chúa Giêsu đã nói qua lời của thánh Phaolô tông đồ như sau : “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại : vui lên anh em !” vui tươi là kết quả sự tu luyện tâm hồn vậy !


Vui tươi luôn là biểu hiện một đức hạnh hiếm có, đức hạnh được tập luyện và trau dồi dưới ánh sáng Tin Mừng của Chúa Kitô, không một ai báo tin vui mà khuôn mặt buồn rầu, cũng vậy linh mục là người -trước tiên- loan báo tin vui Chúa Sống Lại cho mọi người, cho nên các ngài không được phép có khuôn mặt nhăn nhó buồn phiền, cũng như không được phép bi quan yếm thế...


Có những linh mục trẻ nhưng dáng điệu đạo mạo hơn cả các cụ già, bởi vì các vị này cho rằng như thế mới ra vẻ một linh mục quyền cao chức trọng, có linh mục mới ra trường mà khuôn mặt già cổi khó tính hơn cả những người khó tính, bởi vì các vị này cho rằng phải như thế để cho giáo dân biết mình không phải là kẻ “dễ chơi, dễ bắt nạt”, lại có một vài linh mục ngày ngày có khuôn mặt đăm chiêu như muốn “tránh khỏi” cõi đời ô trọc này, các ngài không muốn nghe giáo dân bàn chuyện cũng không muốn thấy ai cười nói vui vẻ khi đến nhà thờ, bởi vì các ngài cho là không nghiêm trang đứng đắn.


Phẩm hạnh vui tươi nơi một linh mục thì có sức quyến rũ người ta đến với Chúa hơn là một linh mục đạo mạo mà cách biệt giáo dân.


Hạnh là tha thứ.


Tha thứ như Chúa Giêsu đã tha thứ cho những người đóng đinh mình trên thập giá, tha thứ như thánh Stêphanô xin Thiên Chúa đừng chấp tội những kẻ ném đá mình, tất cả mọi tha thứ đều được phát xuất từ tâm hồn đạo hạnh kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Không tha thứ thì không thể có đạo hạnh, chính vì biết tha thứ cho những kẻ giết mình mà các thánh tử đạo đã trở nên những con người bất tử của Giáo Hội. Lòng tha thứ đạo hạnh này không phải chỉ đến khi gần chết mới tha thứ, nhưng phải tha thứ luôn trong cuộc sống của người linh mục Chúa Kitô, bởi khi các ngài tha thứ thì các ngài đã trở nên Chúa Kitô thứ hai tha thứ cho những kẻ làm hại mình, và như thế đạo hạnh của các ngài sẽ như hương thơm toả lan đến cho khắp mọi người.


Mỗi con người đều có một tấm lòng trắc ẩn, mỗi một người đều có một tâm hồn biết yêu thương và tha thứ, bởi vì không yêu thương thì không biết tha thứ, do đó mà Chúa Kitô dạy chúng ta hãy yêu thương và tha thứ lỗi lầm cho nhau. Linh mục Chúa Kitô thì chắc chắn là phải có một tâm hồn yêu thương và tha thứ hơn tất cả những người khác.


Theo sự thường, linh mục là người không biết đem cái giận chứa vào trong tâm hồn mình, bởi vì các ngài có một tâm hồn yêu thương quảng đại, bởi vì các ngài là những người thay mặt Chúa Kitô tha thứ cho hối nhân trong toà giải tội. Nhưng thực tế có nhiều giáo dân thấy cha sở của mình không có sự tha thứ mau mắn như Chúa Kitô : có một vài cha sở giận giáo dân vì dám phản đối ngài không nghe lời ngài, thế là không thèm nhìn mặt họ nữa; có một vài cha sở còn “oai” hơn bắt giáo dân phải công khai xin lỗi mình mới cho họ rước lễ; nhưng cái phổ biến nhất là khi cha sở giận một giáo dân nào đó thì chửi xéo trên toà giảng...


Lòng tha thứ đạo hạnh nơi một linh mục Chúa Kitô chắc chắn là không phải thế, nơi giáo xứ, các ngài là cha linh hồn, là gia trưởng, là thầy dạy đức tin, là người lãnh đạo giáo dân đến với Chúa, cho nên nói theo cách của con người thì các ngài cũng có quyền giận hờn và nổi nóng vì các ngài cũng là con người như mọi người, nhưng nói theo lòng đạo đức và chức vụ thánh mà các ngài đã lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa -qua Giáo Hội- thì các ngài phải ngay lập tức tha thứ cho người xúc phạm đến mình, bởi vì như thế mới biểu hiện được lòng từ ái của Thiên Chúa qua nơi các ngài.


Như người cha đầy lòng khoan nhân như người mẹ giàu lòng từ ái với đứa con ngỗ nghịch của mình, dù nó chưa mở miệng nói lời xin lỗi thì cha mẹ cũng đã tha thứ cho rồi, các linh mục cần phải đào sâu và thực hành sự tha thứ cho nhau cũng như cho các giáo dân của mình, bởi vì tha thứ là một phẩm hạnh của người linh mục, cho nên trước khi giáo dân xin lỗi mình thì các ngài đã tha thứ cho họ, đó là cách hành xử đẹp nhất mà chỉ có các linh mục Chúa Kitô mới có mà thôi, bởi vì cách hành xử này rất giống với Chúa Kitô -Linh Mục Đời Đời-


Hạnh là chia sẻ


Chúa Giêsu xuống thế gian không phải để được người ta phục vụ hầu hạ nhưng là phục vụ và hầu hạ người ta, đó là lời tâm sự của Ngài với các môn đệ của mình ngày xưa và với các linh mục hôm nay, trong xã hội hiện đại hoá này.


Chia sẻ là phục vụ, đó là một tình thương chân chính xuất phát từ một quả tim hiền hoà nhân hậu của một con người đầy tình yêu của Chúa, mà nổi bật nhất chính là các linh mục của Giáo Hội Công Giáo.

Các ngài đã từ bỏ tất cả mọi thứ thường tình trong cuộc sống -mà đáng lẽ- các ngài có quyền hưởng thụ như tất cả những người nam khác, nhưng vì tình yêu của Chúa Kitô thúc bách, các ngài đã từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa Kitô làm tông đồ, làm người loan báo tình yêu Nước Trời, đó là thiên chức linh mục cao quý. Các linh mục đã từ bỏ mọi thú vui thế gian, đã khước từ những lời mời gọi chính đáng của tình yêu nam nữ để thong dong phục vụ Thiên Chúa qua con người hôm nay, cho nên cái hạnh (nết na phẩm hạnh) nổi bật nhất của các ngài là chia sẻ với tha nhân về những gì mình nhận được từ nơi Thiên Chúa.

a/ Chia sẻ với các anh em linh mục.

 

Không biết các linh mục có cảm nhận như thế nào trong ngày chịu chức linh mục của mình, riêng tôi cái cảm nhận rõ ràng nhất trong ngày tôi chịu chức thánh là : tôi đang đón nhận hồng ân cao cả của Thiên Chúa để gánh vác thập giá mà Ngài trao cho tôi kể từ giờ phút ấy (chịu chức linh mục). Tôi luôn xác tín rằng hồng ân càng nhiều thì thập giá càng nặng, cho nên trong suốt những ngày tháng thi hành chức vụ thánh của mình tôi luôn chuẩn bị đón nhận hồng ân và thập giá mà Chúa gởi đến cho tôi qua cộng đoàn xứ đạo, qua việc dạy học nơi trường học và qua cuộc sống đời thường...


Các linh mục anh em cũng thế, họ cũng được đón nhận hồng ân và thập giá của Chúa như tôi, nhưng hồng ân thì giống nhau mà thập giá thì không giống nhau.


Có linh mục được sai đi đến một họ đạo nhỏ lẻ loi và nghèo nàn, tóc các ngài nhanh chóng đổi thành màu trắng vì lo âu và vì lo cho giáo dân việc đạo việc đời tốt đẹp, thập giá của các ngài quá nặng, có những nơi phải làm lại từ đầu cho phù hợp với giáo huấn và phụng vụ của Giáo Hội, có những nơi các ngài phải khổ cực vất vả kiếm từng viên gạch để xây dựng phòng học giáo lý cho trẻ em, có những nơi các ngài bị giáo dân to tiếng nặng lời vì các ngài quyết tâm sửa dạy những thói cổ hủ gây gương mù cho mọi người trong giáo xứ.v.v... Chia sẻ với linh mục anh em là bổn phận và là phẩm hạnh của người linh mục chúng ta, có chia sẻ với anh em thì Thiên Chúa mới ban cho mình, đó là giáo lý của Chúa Kitô mà người linh mục biết rất rõ trong đời sống tu đức của mình, có chia sẻ với các anh em linh mục gặp khó khăn chúng ta mới thấm thía ý nghĩa Lời Chúa qua bài ca tụng của thánh Phanxicô Khó Nghèo : cho đi là nhận lại.


Chia sẻ với các anh em linh mục là phẩm hạnh của các linh mục Chúa Kitô, có một vài linh mục ở xứ đạo giàu có không muốn cho các linh mục khác đến họ đạo mình quyên tiền, có một vài linh mục từ chối lời giúp đỡ của các linh mục nghèo, có một vài linh mục mỗi khi giúp đỡ các linh mục bạn thì lên mặt dạy đời họ là phải làm như thế này cho có tiền, làm như thế nọ để giáo dân đóng góp... Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều linh mục biết cảm thông với các linh mục ở các xứ nghèo khó, có cha sở thì sẵn lòng mở ngay hầu bao để chia sẻ, có cha sở nhiệt tình hơn không những bỏ tiền ra giúp đỡ mà còn mời gọi giáo dân của mình giúp đỡ, tất cả những hành vi này đều nói lên tinh thần yêu thương và chia sẻ của Chúa Kitô nơi các linh mục ấy.


Không những chia sẻ vật chất mà các linh mục Chúa Kitô cũng còn chia sẻ cho nhau những công tác mục vụ nếu thấy không cản trở và giẫm chân nhau.


Tôi còn nhớ tại nhà thờ nhỏ nọ ở thành phố Saigòn, cha sở bị bệnh hai chân đi lại rất khó khăn, ban hành giáo bèn mời một linh mục trẻ (linh mục này được cha sở mời đến giáo xứ của ngài làm việc mục vụ cho thánh lễ trẻ em và làm lễ các ngày chẳn trong tuần, vì ngài không coi xứ, là linh mục chui) đến làm lễ giùm, vị linh mục này đã từ chối thẳng thừng rằng : việc của ông cha sở là của ông cha sở lo, còn tôi bận việc rồi (ngài đang ngồi đánh cờ tướng), Cuối cùng thì cha sở cũng phải lê lết đôi chân đau đi làm lễ.


Chia sẻ với nhau trong ăn uống thì rất dễ nhưng chia sẻ với nhau trong khi cần cho công tác mục vụ thì lại khó khăn, vì ai cũng có một lý do rất chính đáng, đó là : mắc bận.


Hạnh (nết na phẩm hạnh) của linh mục là ở đó, nó thể hiện ra một tâm hồn mau mắn giúp đỡ và phục vụ người khác, cái dễ dàng và có lợi cho mình thì ai cũng sẵn lòng, nhưng cái mệt nhọc thì không muốn chia sẻ với nhau. Hạnh của linh mục càng trổi vượt hơn khi các ngài chia sẻ với mọi người về những gì mà Thiên Chúa đã ban cho các ngài bất kể đối tượng cần chia sẻ là ai.


Trong truyện Hiệp Khách Hành (kiếm hiệp của Kim Dung) người yêu của Thạch Phá Thiên là A Tú vì thấy môn đao pháp của phái Kim Ô rất bí hiểm, hể vung đao là giết người nên đã khuyên chàng : “Hể tha người được thì nên tha ngay”, đúng là câu nói đầy tính nhân hậu và vị tha. Chúng ta -những linh mục Chúa Kitô- có thể đổi câu này thanh câu châm ngôn sống của mình : “Hể giúp được thì giúp ngay”, dĩ nhiên là không phân biệt bạn hay thù, người thân hay không thân đó là nết na phẩm hạnh đáng quý của linh mục vậy.


b/ Chia sẻ với giáo dân.


Không phải tất cả các giáo dân trong giáo xứ của mình đều giàu có, nhưng cũng có một vài giáo dân nghèo; không phải tất cả các trẻ em trong giáo xứ đều được đến trường học, nhưng cũng có một vài em vì gia đình nghèo mà không được đi học, đó là chuyện “phổ thông” ở trong đất nước nghèo.


Phẩm hạnh của linh mục không chỉ là chấp tay cầu nguyện trong nhà thờ, hoặc giang tay dâng thánh lễ, hoặc chỉ lo dạy dỗ giáo lý, nhưng còn là chia sẻ với giáo dân những gì có thể được. Có nhiều cha sở mở lớp dạy nghề cho con em trong giáo xứ, có nhiều cha sở chạy ngược xuôi như người mẹ chạy lo thuốc thang cho con cái khi ngài xin phép mở nhà trẻ tình thương cho các trẻ em nghèo... tất cả những việc làm ấy đều nói lên tinh thần phục vụ của các linh mục, và hơn thế nữa, phẩm hạnh của các ngài không ai chê vào đâu được vì các ngài đã vì đàn chiên mà lao tâm lao lực...


Tôi còn nhớ một cha sở nọ khi mới về nhận một giáo xứ nghèo ở trung tâm Saigòn, ngài rất muốn xây lại nhà thờ cho khang trang để xứng đáng làm nơi thờ phượng Thiên Chúa (vì nhà thờ đã xuống cấp trầm trọng), bản vẽ đã có, tiền bạc trước mắt cũng có thể kiếm, nhưng sau nhiều tháng suy tư vì thấy chung quanh nhà thờ toàn là những người dân đi vùng kinh tế mới về, nhà cửa ổ chuột, thiếu thốn mọi bề, nên ngài đã chia sẻ với giáo dân : “Cha xây nhà thờ mới cũng được, nhưng nhà Chúa thì quá đẹp đẽ mà nhà dân thì quá nghèo khó, hai cảnh tương phản không đúng với tinh thần truyền giáo, cho nên cha không xây nhà thờ nữa mà chỉ sửa lại cho khang trang và dồn cho việc xây nhà trẻ tình thương cho con em nghèo là tốt nhất, đó là việc truyền giáo cách thực tiển nơi họ đạo chúng ta...” Và thế là ngôi nhà trẻ tình thương ra đời ở ngay trong khuôn viên nhà thờ, các em nghèo được đến học miễn phí, nhà thờ sửa lại khang trang không xa hoa lộng lẫy, không tháp chuông cao vút như bản vẽ, không trang trí xa hoa đắc tiền, nhưng sạch sẽ và ấm cúng rất phù hợp với hoàn cảnh nghèo của giáo xứ, và giáo xứ ngày càng có người đến tham dự thánh lễ dù nhà thờ ở vị trí không thuận đường cho lắm...


Đó là cái chia sẻ lớn của người có tâm hồn truyền giáo lớn ngay tại trong giáo xứ của mình, chia sẻ với con cái là bổn phận của người làm cha làm mẹ, là bổn phận của mục tử nhân lành là các linh mục.

Có một vài linh mục xây nhà cha xứ lộng lẫy hơn cả nhà Chúa và dĩ nhiên lộng lẫy hơn nhà của giáo dân, máy điều hoà mát rượi của kính sáng loáng, giáo dân vào nhà cha sở còn rón rén sợ sệt hơn cả đến sở công an thành phố, vào gặp cha sở còn khó khăn hơn gặp thủ trưởng cơ quan vì phải qua dò xét của người gác cổng rồi qua cặp mắt xoi mói của cô thư ký và cuối cùng thì trả lời câu hỏi của bà bếp rồi mới được gặp cha sở !


Các ngài dù không sống xa hoa nhưng với kiểu cách học đòi như thế thì các ngài vô tình đóng khung mình lại trong phạm vi nhà kính lộng lẫy của nhà xứ, giáo dân không dám đến mà cha sở cũng không muốn ra, cho nên nói chuyện chia sẻ với giáo dân thì cũng là khó lắm đấy chứ.


Hạnh là sống bình dị (bình dân giản dị)


Các vị thánh không ai sống kiêu kỳ kiểu cách với tha nhân, các bậc vĩ nhân đa số cũng sống rất bình dị, các linh mục của Chúa Kitô thì càng phải sống bình dị hơn nữa trong cuộc sống đời thường của mình, bởi vì lối sống bình dị không làm cho mình mất nhân cách, không làm cho mình “mất tiếng” và càng không làm cho mình trở thành tên cù lần...


Không một mục tử nào đi chăn chiên mà thắt cà vạt áo vét chân mang giày đinh, nhưng mặc áo chăn chiên tay cầm gậy và đi trước đàn chiên; không một mục tử nào khi dạy dỗ con chiên mà la mắng chiên ngu như bò (!) nhưng trái lại ân cần chăm sóc từng con chiên. Đời sống bình dị của một linh mục có ảnh hưởng lớn lao trên cuộc sống tâm linh của người Kitô hữu, làm cho họ nhận ra khuôn mặt dễ thương khả ái của Chúa Kitô.


Có nhiều linh mục sống rất bình dị, các ngài tâm niệm rằng mình được sai đến họ đạo là vì phần rỗi của giáo dân chứ không vì cá nhân mình, nên các ngài hết sức phục vụ giáo dân và ưu tiên cho công việc mục vụ, vì thế đời sống của các ngài luôn bình dân giản dị không cầu kì kiểu cách để khi giáo dân cần là lập tức đi ngay đến với họ, cuộc sống bình dị này làm cho người linh mục gần gủi thân tình với giáo dân hơn, phá bỏ quan niệm các cha là bậc cao sang giáo dân không dám đến gần nơi giáo dân của mình. Có một vài linh mục cho rằng mình sống bình dị làm cho giáo dân coi thường, giáo dân không bao giờ coi thường linh mục nhưng chính các linh mục đã làm cho họ coi thường mình bằng đời sống buông lỏng không xứng hợp với chức vụ thánh mà Thiên Chúa đã chọn và trao cho các ngài.


Sống bình dị trong cách ăn mặc là biểu hiện một tâm hồn đơn sơ rộng rãi và không cố chấp, đó là đức hạnh của linh mục.


Sống bình dị trong cách ăn uống là biểu hiện một tâm hồn đạo đức hi sinh và vui tươi, đó là đức hạnh của linh mục.

 

Có những linh mục rất bình dị trong cuộc sống đời thường, các ngài không đòi hỏi phải có người phục vụ, cũng không đòi hỏi phải được mọi người quan tâm đến mình, và vì sống bình dị nên các ngài đi đến đâu là được người ở đó yêu mến và sẵn sàng giúp đỡ các ngài, và vì cách sống bình dị của các ngài nên trong nhà xứ đầy ắp tiếng cười vui vẻ của giáo dân, trong nhà thờ mọi người đều sốt sắng nghe ngài giảng dạy giáo huấn như là đàn chiên ngoan ngoãn nghe tiếng người mục tử của mình trong yêu thương và kính trọng...


Con người thời nay -nhất là giới trẻ- sống ngày càng mất phương hướng, họ có khuynh hướng giải quyết mọi vấn đề trong thực tiển cho nên ý thức về đời sống đạo hạnh ngày càng thiếu đi, hơn nữa, lối sống hưởng thụ đã làm cho họ xa dần những đạo đức căn bản nhưng lại có giá trị hơn bất cứ môn khoa học nào, căn bản đây chính là cái hạnh để bảo vệ đời sống con người trong gia đình, trong xã hội và nơi mỗi cá nhân của họ. Khoa học và đạo đức không thể tách rời nhau, nó như chị em sinh đôi trong một gia đình hạnh phúc, một bên phát huy trí tuệ một bên phát huy đời sống tâm linh làm cho con người ta trở nên công cụ tốt đẹp của Thiên Chúa.


Thay lời kết


Công, Dung, Ngôn, Hạnh của Linh Mục Chúa Kitô đến đây là chấm dứt, cũng như những bài viết khác, nó chỉ chấm dứt trên giấy trắng mực đen, nhưng sẽ chưa chấm dứt trong cuộc sống của người linh mục, bởi vì linh mục là người được Thiên Chúa chọn thay mặt Ngài để thánh hóa, giáo huấn và dẫn dắt dân Ngài về quê hương vĩnh phúc trên thiên đàng, do đó mà người linh mục Chúa Kitô đức hạnh phải vượt trên mọi người, các ngài như những hiền thê luôn chung thủy với ơn gọi của mình và sốt sắng chăm lo việc nhà Thiên Chúa nơi giáo xứ của mình.


Công Dung Ngôn Hạnh là tứ đức của người con gái, nó cũng sẽ là những đức tính tốt đẹp mà người linh mục Chúa Kitô cần nên có trong xã hội hôm nay, bởi vì trước khi được học các môn thần và triết để trở thành linh mục thì các ngài phải học cách làm người trước đã, đó chính là nhân bản Kitô giáo, mà Công Dung Ngôn Hạnh cũng là nhân bản vậy...


Tôi cũng là một linh mục Chúa Kitô, nên tự xét mình, muôn ngàn lần không xứng đáng làm linh mục của Ngài bởi vì thân vẫn còn mang nặng tham sân si, nhưng tin tưởng vào tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho tôi, tôi xin Ngài thánh hóa tôi trở thành hiền thê luôn sống trung thành với Ngài, đem Công Dung Ngôn Hạnh của thế gian thánh hóa thành những đức hạnh tốt đẹp của người Linh Mục Chúa Kitô.

Xin Thiên Chúa -nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, mẹ của Linh Mục- cầu bàu và gìn giữ chúng ta trong ơn gọi linh mục đời đời của mình.


Tác giả


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Mục lục

 

 Text Box: Trang Nhà Tin vui (website)  http://www.tinvui.org
Thư từ, ý kiến, và bài vở xin gửi  về  bantreconggiao@yahoo.com
Muốn nhận báo cũ và mới xinQuý Vị gửi về tinvuivietnam@gmail.com.
CHÂN THÀNH CÁM ƠN
?¶?