Text Box: TIN VUI

 

 

 

Web site:www.tinvui.org E-mail : bantreconggiao@yahoo.com

Text Box: Số 48 CN 20.08.2006

 

 

 

 

Mục lục

 

ĐỂ Ý ĐẾN ĐẠO LÀM NGƯỜI.

Gặp một người công giáo Việt Nam, người ta có thể phân biệt được nơi họ ba thứ đạo, đó là.

Đại Hội Thường Niên Mùa Hạ tại La Vang Ngày 14 và 15 tháng 08 Dương Lịch năm 2006.

TÀPAO – NƠI ĐỨC MẸ CHỌN..

Mẹ Maria – tấm gương sáng ngời của các tình nguyện viên.

TÔN THỜ NGÔI LỜI NHẬP THỂ,

Tôn giáo trên đất Việt

ĐỒNG SÀNG DỊ MỘNG..

CON CÁI RẤT DỄ MẤT NIỀM TIN..

BÍ QUYẾT GIỮ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH LÀ GÌ?.

Cô đơn.

 

 

 

 

Text Box: SỐNG LỜI CHÚA
 

 

 


 

CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN B

 

SỐNG VỚI CHÚA

 

Nghe đoạn Tin Mừng Ga 5, 1- 58, chúng ta có cảm tưởng rằng Chúa Giêsu là một người có tâm hồn ăn uống ? Bằng chứng là  người ta đếm được tất cả 39 từ ngữ ẩm thực : 9 ăn, 4 uống, 6 thịt,  4 máu, 10 sống , trong đó có 1 sống lại, 2 hằng sống  và 3 sống muôn đời. Không ai nói chuyện ăn uống say sưa như Chúa Giêsu.

 

Theo ngôn ngữ quảng cáo thì Chúa Giêsu không những tiếp thị, khuyến mãi mà còn tặng quà đặc biệt : không phải đồ dùng hay ảnh tài tử, mà lấy chính thân mình làm quà tặng. Cho không biếu không thì cần gì phải quảng cáo, tự nhiên người ta nhào tới, giành giật, và mình được lợi gì đâu. Điều này chỉ có cha mẹ làm cho con cái : phải dỗ dành năn nỉ cháu bé mới chịu ăn uống. Tấm lòng của Chúa Giêsu là thế đó, hơn cả cha mẹ : biết rằng không ăn là phải chết, nên Chúa mới mời mọc để cứu đói. Bụng đói đầu gối phải bò, nhưng người ta thường bò đến của ăn hay hư nát, nên Chúa phải giới thiệu và bảo đảm một thứ siêu lương thực.

 

Có điều lạ là Chúa Giêsu mạnh miệng mời gọi như thế mà không ai dám phanh thây xé xác Chúa hoặc ăn sống nuốt tươi Chúa. Thực tế người biệt phái có toan tính sát hại Chúa, tại sao họ không lợi dụng cơ hội này để ra tay ? Dường như dân sự tưởng rằng Chúa đưa ra một đề nghị khiếm nhã, một chuyện như đùa hay một thách thức táo bạo đến không tưởng… để người đời khiếp vía. Có ngờ đâu Chúa nói thật và giải thích cặn kẽ. Chúa Giêsu chính là của ăn thức uống, là bánh hằng sống và nước hằng sống, là sự sống và là lẽ sống. Lương thực bởi đất : ăn rồi sẽ về với đất bụi đất, lương thực bởi trời sẽ cho ta lên trời. Bám người trần rồi sẽ lìa trần, bám vào Chúa sẽ về nước Chúa.

 

Chúng ta không thể hiểu ăn uống thịt máu Chúa như kiểu ăn lông ở lỗ của ngưòi thượng cổ Chúa đã dẫn dắt ta từ thịt đến bánh rồi bánh Thánh Thể : bánh nhiệm mầu ấy chứa đựng chính thịt máu Chúa. Ăn sống nuốt tươi thì không ai dám, nhưng Chúa ẩn mình trong tấm bánh bé nhỏ, nhỏ như mọi thứ cơm bánh thịt rau khác: chúng ta dễ dàng đón nhận, có thể cầm lấy mà ăn được. Người Do thái xưa đã không hiểu, nhưng chúng ta ngày nay đã được Chúa và Giối Hội giải thích, nên đã hiểu và mến mộ.

 

Thịt máu và bánh rượu của Chúa bao hàm biết bao thứ lương thực Chúa ban : lương thực của Thánh Phaolô là Đức Kitô, lương thực của Đức Kitô là làm theo ý Chúa Cha. Qua đó sống với Chúa là ăn uống lương thực của Chúa: đón nhận Thánh Thể, làm theo ý Chúa, sống Lời Chúa, lãnh các bí tích, cộng tác với ơn thánh, sinh hoa kết quả là những việc đạo đức thánh thiện.

 

Thịt máu Chúa chính là nguồn ơn cứu độ được ban tặng cho loài người, chính là Ngôi Lời của Thiên Chúa nay đã thành con người ở giữa chúng ta qua mầu nhiệm nhập thể, Et Verbum caro factum est ( Ga 1, 14) : Ngôi Lời đã thành xác phàm hay đúng hơn là nhục thể (caro) mà xác thịt là một con người  toàn diện, cũng như Ađam nói về Evà. Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi ( St 2, 23) Lời đó thành máu thịt trước mắt chúng ta: này là Mình Thầy, Máu Thầy. Ai cảm nhận được điều kì diệu này thì sẽ sống, đúng là biết thì sống. Biết rồi thì phải  phải tin “ đây là mầu nhiệm đức tin “. Tin rồi thì phải nhận, nhận qua việc rước lễ, chứ không phải kính như viễn chi, đứng xa mà nhìn.

 

Ai cũng muốn được sống và sống dồi dào. Nhưng con người thích kiếm cần câu cơm nơi khác chứ không phải nơi Chúa. Chúa mới là tất cả, là sự sống và lẽ sống, trao ban tất cả cho chúng ta. Hiệp thân với Ngài, chúng ta sẽ làm cho tim ta thành con tim của Chúa để yêu thương hết mọi người, ta thành bàn tay Chúa để giúp đỡ tha nhân, thân ta thành thân xác của Chúa để chịu đau khổ đều bù tội lỗi. Muốn được như thế, chúng ta hãy đến với Chúa, sống với Chúa, chịu lấy Chúa. Thực đáng buồn, có những người ngần ngại không muốn chịu lễ, mà chỉ muốn lễ chịu giống như chịu chơi và chơi chịu.

 

Lm. Giuse Phạm Bá Lãm

Mục lục

 

Text Box: CON ĐƯỜNG TU ĐỨC 
 


 

ĐỂ Ý ĐẾN ĐẠO LÀM NGƯỜI

Gặp một người công giáo Việt Nam, người ta có thể phân biệt được nơi họ ba thứ đạo, đó là

Đạo làm người,

Đạo làm người Việt Nam,

Đạo làm người con Chúa.

Đạo nào trong ba đạo ấy cũng đều mang vẻ đẹp thu hút và gây ảnh hưởng.

Nhưng trên thực tế, đạo làm người được coi là giá trị nền.

Giá trị này là hương thơm lôi cuốn nhất. Có nó, thì đạo làm người Việt Nam và đạo làm người con Chúa mới được quan tâm kính trọng. Thiếu nó, thì hai đạo ấy sẽ mất đi rất nhiều sức thuyết phục.

Thế nào là đạo làm người?

Hiện tượng của đạo làm người

Hiện tượng là những gì thể hiện ra bên ngoài. Đạo làm người cũng được thể hiện ra bên ngoài bằng những cách sống tốt.

Cách sống tốt, mà dư luận nhận định về một người sống đẹp đạo làm người, là ăn ngay ở lành.

Ăn ở ngay lành là đời sống lương thiện, biết làm điều gì là lành, biết tránh điều gì là xấu. Sống được như thế thôi cũng là sống tốt.

Khi nếp sống ăn ngay ở lành đi vào các tương quan, thì sẽ hình thành những bậc thang giá trị đi lên. Những bậc thang giá trị đó là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và hiếu thảo. Càng phát huy được mấy giá trị trên,

người ta càng được coi là giàu tính người.

Đạo công giáo chúng ta rất chú trọng đến những giá trị của đạo làm người. Một ví dụ khá phổ thông, đó là kinh 14 mối thương xót:

Thương người có 14 mối

Thương xác bảy mối:

- Thứ nhất: Cho kẻ đói ăn.

- Thứ hai: Cho kẻ khát uống.

- Thứ ba: Cho kẻ rách rưới ăn mặc.

- Thứ bốn: Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc.

- Thứ năm: Cho khách đỗ nhà.

- Thứ sáu: Chuộc kẻ làm tôi.

- Thứ bảy: Chôn xác kẻ chết.

Thương linh hồn bảy mối

- Thứ nhất: Lấy lời lành mà khuyên người.

- Thứ hai: Mở dạy kẻ mê muội.

- Thứ ba: An ủi kẻ âu lo.

- Thứ bốn: Răn bảo kẻ có tội.

- Thứ năm: Tha kẻ dể ta.

- Thứ sáu: Nhịn kẻ mất lòng ta.

- Thứ bảy: Cầu cho kẻ sống và kẻ chết.

Trên đây, chi tiết về một đạo làm người đã được nâng lên cao trong lĩnh vực tinh thần. Nhưng vẫn còn là

nhân bản thôi, chưa đề cập gì đến các mầu nhiệm đức tin.

Những chi tiết về nhân bản như thế được nhắc đến nhiều trong Kinh Thánh. Ví dụ thánh Phaolô kể ra một dãy dài những điều xấu trái nhân bản và đạo làm người:

"Những điều do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: Dâm dục, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy" (Ga 5,19-21).

Nếu vượt qua các hiện tượng đẹp của đạo làm người, để tìm ra nguồn gốc phát sinh ra những hiện tượng đó, người ta có thể nhận thấy một nguồn đáng tin cậy.

Nguồn gốc của đạo làm người

Nguồn gốc đó là lương tri lành mạnh. Nhận thức được: Điều gì lành thì phải làm, điều gì xấu thì phải tránh. Đó là nhận thức tối thiểu, nhưng là căn bản của lương tri lành mạnh.

Để lương tri được đúng là lành mạnh, đủ khả năng hướng dẫn đạo làm người, thì lương tri cần được giáo dục.
Giáo dục lương tri thường nhắm vào cái trí và cái tâm. Cái trí đưa ra lý luận. Cái tâm đưa ra tình cảm. Hai bên tác động sang nhau.

Nhiều loại người đề cao cái trí. Đang khi đó, nhiều loại người lại đề cao cái tâm. Phần đông gọi cả hai yếu tố bằng một từ chung là cái Tâm.

Lý luận thì khô khan. Tình cảm thì bén nhạy. Vì thế việc đào tạo cái trí và cái tâm thường phải đi đôi với nhau, và bằng việc làm cụ thể theo đúng đường hướng đạo đức.

Nhiều khi, việc đào tạo này không chỉ dựa vào trường lớp, bài bản, mà phải tuỳ thuộc rất nhiều vào thực tế cuộc sống. Thực tế cuộc sống là lò rèn luyện con người.

Mới rồi, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng đã gởi tặng tôi cuốn "Trần Bạch Đằng, cuộc đời và ký ức". Đọc xong tác phẩm 330 trang công phu và hấp dẫn này, tôi có cảm tưởng: Anh Trần Bạch Đằng rất nổi về cái Tâm, đồng thời cũng nổi về cái Trí. Lương tri của Anh được rèn luyện ở thực tế một cuộc đời gian khổ, để hôm nay, anh nêu gương thuyết phục về đạo làm người, trước khi làm chứng cho đạo làm người Việt Nam.
Cảm tưởng trên đây đã cho tôi thêm tài liệu để nghĩ tới việc đào tạo chính mình và những người thuộc về mình.
Làm sao đào tạo cái Trí của mình trở nên nguồn ánh sáng soi cho mọi bước đi cuộc đời mình.
Làm sao đào tạo cái Tâm của mình trở nên lò lửa tình thương toả lửa mến vào tư cách bản thân mình giữa xã hội hôm nay.

Tôi thấy thực tế một nếp sống quá quen với đua đòi hưởng thụ, ngại dấn thân, sẽ rất khó đào tạo nên người tốt, cho dù bài vở lý thuyết có chất chồng vào tâm trí con người, với đủ thứ bằng cấp và giáo lý.
Đôi gợi ý

Càng ngày, nhân loại càng ưa chuộng các giá trị nhân bản. Trong xu hướng phổ quát ấy, người ta sẽ tôn trọng tín ngưỡng của người khác, khi tín ngưỡng này được phiên dịch ra các đức tính nhân bản của đạo làm người.

Nếu một người có đức tin mạnh, nhưng nhân bản lại quá yếu, thì dễ bị đánh giá thấp. Người có đức tin vững, nhưng lương tri lệch lạc, sẽ rất khó làm chứng cho đạo Chúa.

Phát triển đạo Chúa là một việc ta muốn làm và phải làm. Nhưng đừng quên phát triểnđạo làm người và đạo làm người Việt Nam nơi bản thân ta và những người thuộc về ta. Thiếu nhân bản nơi những người truyền giáo là một khủng hoảng gây hại rất nhiều cho việc phát triển Tin Mừng. Hy vọng khủng hoảng đó sẽ không bùng nổ trong Hội Thánh Việt Nam, nơi bao người công giáo Việt Nam đang gắn bó thiết tha và phục vụ hết mình.


+ ĐGM GB Bùi Tuần

Mục lục

 

 

 

Text Box: HIỆP THÔNG GIÁO HỘI

 

 


 

Đại Hội Thường Niên Mùa Hạ tại La Vang Ngày 14 và 15 tháng 08 Dương Lịch năm 2006

Ngày 14/08/2006: Thánh Lễ Hành Hương Vọng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

Mưa tầm mưa tả, mưa cả hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị trong hai ngày hành hương 14 và 15 tháng 08 nầy. Nhưng trước sự sửng sốt của mọi người, nhất là những người ngoài công giáo, hàng trăm xe hơi đủ loại và mang đủ biển số, hàng ngàn phương tiện giao thông di chuyễn như Honda, xe đạp, và nhiều đoàn người đổ xuống từ những xe khách Bắc Nam, đội mưa đội gió, tuôn đổ về Linh Địa La Vang như những thác nước trong hai ngày Đại Hội nầy.


Vì phải dầm mưa gió nhiều ngày, đất La Vang trở thành bùn lầy, nhẻo nhẹt, nhưng hơn bảy vạn người công giáo từ khắp mọi miền đất nước và từ hải ngoại, đã có mặt trong vùng đất linh thiêng nầy trong ngày 14 nầy. Dưới cơn mưa như trút, họ đứng ngồi la liệt dưới những gốc cây và trong những trại đã dựng sẳn khắp Linh Địa. Và trong nhà, ngoài hiên, khách hành hương đứng ngồi san sát với nhau, nhưng khuôn mặt ai ai cũng hớn hở vui tươi.

Thánh Lễ Vọng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được cử hành tại Nguyện Đường thay vì tại Lễ Đài như chương trình đã định. Đoàn con Mẹ hành hương tham dự Thánh Lễ tại chỗ mình đứng, và hầu hết đứng dưới cơn mưa gió ở ngoài trời.

Trước khi khai mạc Thánh Lễ, ĐTGM Huế nói lên niềm xúc động khi chứng kiến thời tiết rất khắt nghiệt như vậy, mà đoàn con Mẹ cứ ùn ùn kéo đến La Vang, tỏ ra một đức tin rất mãnh liệt, biết chấp nhận mọi khó khăn, gian lao, thiếu thốn để nói lên lòng yêu Chúa mến Mẹ trong mọi hoàn cảnh. ĐTGM Huế thay mặt HĐGMVN và TGP Huế hân hoan chào mừng tất cả quý vị và anh chị em trong cộng đoàn hành hương hôm nay. Cộng đoàn hành hương trong và ngoài nguyện đường vỗ tay vang dội. ĐTGM khuyên cộng đoàn hành hương đến với Mẹ để tâm sự với Mẹ, để nghe lời Mẹ dạy ăn năn đền tội, để được sống thánh thiện hơn, để được Mẹ đưa đến với Chúa Giêsu. Và một lần nữa, ĐTGM thân chúc cộng đoàn hành hương sống hy sinh, sốt sắng, yêu thương nhau trong hai ngày Đại Hội Hành Hương đặc biệt năm nay đang khi thời tiết xảy ra quá khắc nghiệt. Hơn bảy vạn người, phần đông đang đứng dưới cơn mưa nặng hột ngoài trời, vỗ tay vang khắp Linh Địa La Vang.

Thánh Lễ Vọng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, khai mạc Đại Hội, được cử hành lúc 17giờ tại nguyện đường, do Đức Giám Mục Phụ Tá TGP Huế, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, chủ tế và đồng tế với Đức Viện Phụ Thiên An và 82 linh mục. Trong bài giảng, Đúc Giám Mục Phụ Tá suy niệm về Đức Mẹ có phúc vì đã lắng nghe Lời của Thiên Chúa và đã tuân giữ Lời của Thiên Chúa. Thánh Lễ bế mạc luc 18giờ 10'.
Đêm canh thức lúc 20 giờ hôm nay bên Mẹ thật cảm động. Giới trẻ công giáo thành phố Huế canh thức sốt sắng tôn vinh Mẹ tại Lễ Đài mặc dù trời mưa to và gió lớn.

Ngày 15/08/2006: Thánh Lễ Hành Hương Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

Mặc dầu suốt đêm mưa to gió lớn, đoàn người hành hương vẫn còn đổ về La Vang, làm cho con số người tham dự Thánh Lễ Hành Hương sáng hôm nay lên tới tám vạn người.

Đúng 06 giờ, Đức TGM TGP Huế, Đức Cha Stêphanô chủ tế Thánh Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời trong Nguyện đường, cùng đồng tế với Đức GM Phụ Tá TGP Huế và Đức Tân Giám Mục Đà Nẳng, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Đức Viện Phụ Thiên An và 92 linh mục. Trong bài giảng, ĐTGM suy niệm về gương của Đức Mẹ trong cảnh Truyền Tin và trong việc đi thăm viếng bà thánh Isave, và nói lên phẩm giá cao cả của người phụ nữ biết sống theo gương Mẹ.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền, Quản Nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang, nói lời cám ơn. Trong dịp nầy, linh mục Quản Nhiệm nhắc đến Đại Hội La Vang lần thứ 28 sẽ được diễn ra vào vào năm 2008 và ước mong sao Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sớm tạo điều kiện trả lại toàn bộ phần đất của Linh Địa La Vang, hầu các cuộc Hành Hương và Đại Hội được thuận lợi về mặt thiêng liêng, về mặt an ninh trật tự, và nhất là về mặt vệ sinh môi trường thông thoáng … để đem lại ích lợi cho bà con trong cũng như ngoài nước về Hành Hương Đất Mẹ.

                                                                                     
Thánh Lễ Đại Hội kết thúc lúc 07giờ 30 phút sau phép lành của ĐTGM.


Đoàn người hành hương lần lượt ra về. Trong tận đáy lòng, ai cũng xác tín rằng những trận mưa nặng hột trong hai ngày hành hương đặc biệt nầy là tượng trưng cho những hồng ân của Chúa ban cho họ qua tay Mẹ La Vang thân yêu. Họ bình an và vui vẻ ra về, quyết sống đời Lời Chúa như gương Mẹ.
Tường thuật tại La Vang

Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang

Mục lục

 

Bài giảng của Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục TGP Huế trong thánh lễ Đức Mẹ Lên Trời Hành hương La Vang 2006,

 

 

1. Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,


Chúng ta vừa nghe công bố Tin mừng thánh Luca 1, 39-56. Nội dung đoạn Tin mừng này đề cập đến một câu chuyện rất đời thường: đó là câu chuyện Đức Maria đang mang thai Chúa Giêsu, từ Nadarét đến thăm viếng và ở lại giúp người chị họ Elizabét, vợ của ông Giacaria, cũng đang cưu mang và sắp sinh đứa con đầu lòng là Gioan Tẩy Giả. Có thể nói những bước chân đon đả và chan chứa yêu thương của người em họ Maria trẻ trung đến giúp người chị họ Elizabét đã lớn tuổi mà đang mang thai và sắp sinh đứa con đầu lòng, đối với người Việt Nam chúng ta vẫn là bổn phận bình thường của tình chị em trong gia tộc…

Tuy nhiên, điều làm nên tính chất cao cả của sự việc đang diễn ra chính là động lực thúc đẩy bên trong. Thánh sử Luca ghi rõ tác động của Chúa Thánh Thần: “Bà Elizabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên và bà được đầy Thánh Thần. Bà Elizabét kêu lớn tiếng và nói: ‘Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này!’ Quả thật, này tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vì sung sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em”.


Niềm hân hoan bộc phát thành lời của người chị họ Elizabét đã hé lộ cho chúng ta thấy rằng điều làm nên sự chúc phúc và tính cao cả trong hành vi thăm viếng của Đức Maria chính là niềm tin vào Lời Chúa: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em”.


Và sự nối kết xem ra huyền bí giữa vẻ cao sang và niềm đau sinh con trong đoạn sách Khải huyền giúp chúng ta hiểu rằng chính khả năng mang nặng đẻ đau tự nhiên của người phụ nữ đã đem lại cho Đức Maria vinh dự cao cả là làm mẹ Đấng Cứu Thế. Bởi vì, “điềm lạ một người nữ, mình mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” cũng chính là hình ảnh “một thai phụ đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con”.



Vâng! Để Ngôi Lời nhập thể đến được với nhân loại, Thiên Chúa đã chọn sự cọng tác tích cực và đầy trách nhiệm của một người nữ là Đức Maria: Lời “xin vâng” mà Đức Maria thưa với sứ thần lúc truyền tin không mang tính thụ động, nhưng đặt nền tảng trên thái độ tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa và được thể hiện cách thiết thực bằng nỗ lực kiên trì tìm kiếm Thánh ý Thiên Chúa và sẵn sàng cọng tác với Con của Ngài trong việc thực hiện chương trình cứu độ.


2. Kính thưa cộng đoàn Phụng vụ và đặc biệt chị em phụ nữ quí mến,


Mãi cho tới hôm nay, phong trào tranh đấu cho nữ quyền vẫn còn có lý do chính đáng để chống lại những định chế xã hội thiếu tôn trọng các giá trị của phụ nữ, vì tình trạng bất bình đẳng do não trạng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, khiến cho nhiều chị em vẫn bị đối xử bất công và không có đủ điều kiện để phát huy bản thân đúng với vai trò người phụ nữ. ¬ ¬
Với sự dung túng của nền kinh tế thị trường, chính xu hướng hưởng thụ ích kỷ và quá tôn vinh sự nghiệp đã đẩy nhiều người mẹ đến những hành vi thô bạo dã man chống lại sự sống con người, thiếu trách nhiệm trong đời sống hôn nhân và gia đình, khiến xã hội ngày càng tràn ngập các tệ nạn ly dị, phá thai. Thứ đến, xu hướng đề cao tự do cá nhân quá trớn cũng đang tiếp tay phá đổ các giá trị đạo đức của hôn nhân và gia đình, làm lung lay nền tảng của xã hội, khiến cho luân thường đạo lý bị đảo lộn và biến người phụ nữ thành nạn nhân hoặc của phóng túng và bê tha, hoặc của dịch vụ siêu lợi nhuận công nghệ sinh học.
Điều đau lòng là chúng ta đang chứng kiến thực trạng bi đát này trên chính quê hương chúng ta. Biết bao tệ nạn xã hội đang âm ỉ lan tràn đằng sau những thành tựu của nỗ lực công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Chắc anh chị em cũng theo dõi và biết rõ, suốt một thời gian dài vừa qua, Báo chí và Truyền thanh Truyền hình đã thường xuyên đưa tin về những trường hợp nạo thai, phá thai và những bà mẹ vừa sinh ccn đã đem vứt bỏ con mình nơi thùng rác hoặc trước cổng các bệnh viện. Và cũng thật xót xa biết bao khi nhìn thấy trên báo chí những tấm hình chụp những nghĩa trang mênh mông không bia mộ dành để chôn tập thể các thai nhi bị chính bố mẹ mình tước quyền chào đời và các sơ sinh bị cha mẹ chúng cam tâm bỏ rơi!...

 

3. Trong bối cảnh xã hội hôm nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải học “Sống Lời Chúa theo gương Đức Maria” để tái khám phá khuôn mặt cao sang của người phụ nữ trong sứ mạng làm mẹ.
Theo Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, công trình tuyệt diệu mà Đấng Tạo Hóa đã thực hiện nơi Đức Maria có thể cung cấp cho chúng ta một cơ may khám phá phẩm giá đích thực và thiên chức làm mẹ cao quý của người phụ nữ nhằm có được một cái nhìn toàn diện và quân bình hơn về nữ giới, về gia đình và về xã hội. Theo ngài, hồng ân đặc biệt dành cho Thân mẫu Chúa Giêsu không những cho thấy điều mà chúng ta nói được là sự kính trọng Thiên Chúa dành cho phụ nữ, mà còn làm sáng tỏ vai trò không thể thay thế được của người phụ nữ trong lịch sử của nhân loại theo ý định của Thiên Chúa. Đó là vai trò làm mẹ, một vai trò cho phép người phụ nữ được cọng tác sáng tạo với Thiên Chúa, Đấng là Nguồn và là Chủ Sự Sống. Những chương đầu của sách Sáng thế cho chúng ta thấy rõ ý định của Thiên Chúa là tác tạo con người nam nữ bình đẳng về phẩm chức và giá trị, nhưng đồng thời Ngài cũng khẳng định cách rõ rệt về sự khác biệt và về đặc trưng của người nam và người nữ.


Trong những năm qua, chúng tôi rất vui mừng và tạ ơn Chúa khi chứng kiến nhiều sinh hoạt phong phú giúp củng cố ơn gọi sống bậc Hôn nhân và Gia đình. Chúng tôi ghi nhận và tin tưởng rằng các lớp chuẩn bị hôn nhân cũng như các sinh hoạt Gia Đình Cùng Theo Chúa, Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, Tân Dự Tòng, Gia Đình Trẻ v.v… đã và đang đem lại nhiều lợi ích thiêng liêng cho quý anh chị làm chồng làm vợ và làm cha làm mẹ… Đặc biệt đối với văn hóa Việt Nam, vai trò người mẹ, người vợ thật quan trọng, vì thế, khi giúp cho người mẹ, người vợ sống đảm đang, đạo đức, thánh thiện thì cả gia đình sẽ được hưởng nhờ.

Hơn nữa, hình ảnh con rắn, con mãng xà trong bài Khải huyền không cho phép chúng ta có cái nhìn quá ngây ngô về cuộc sống gia đình. Đối mặt với những nguy cơ và những thách đố lớn của xã hội hôm nay, dung mạo thánh thiện tuyệt vời của Đức Maria phải trở nên dấu chỉ khuyến khích hết mọi kitô-hữu biết tin nhận quyền năng thánh hóa của ơn Chúa. Cùng với Mẹ và noi gương Mẹ, chúng ta hãy xác tín rằng: “đối với Chúa, không có chi mà không thể làm được”, ngõ hầu, như Mẹ, chúng ta có thể sống hoàn toàn tín thác nơi Thiên Chúa toàn năng, là Đấng có thể tái tạo nơi chúng ta một lương tâm trong sáng và một con tim biết yêu thương như Thiên Chúa yêu thương.


Lạy Mẹ Maria La Vang, Mẹ Việt Nam,


Mẹ có phúc vì Mẹ đã tin.


Hôm nay, vầy quanh Mẹ trong chuyến hành hương này, chắc chắn Mẹ cũng nhìn thấy biết bao người cha người mẹ đang gặp khó khăn hay bất hạnh trong đời sống gia đình. Xin Mẹ cầu bàu cùng với Chúa giúp chúng con được kiên vững trong đức tin như Mẹ, để cuộc sống gia đình chúng con cũng được chúc phúc và vượt thắng mọi thử thách.


Xin Mẹ cho tất cả quý chị em phụ nữ ngày nay xác tín rằng: “làm mẹ” là một ân huệ Thiên Chúa ban tặng, để chị em luôn biết nỗ lực chu toàn sứ mạng làm mẹ cao cả và can đảm làm chứng cho Tin mừng Sự Sống nhằm góp phần xây đắp nền Văn minh Tình thương. Amen.

 

ĐTGM .Stêphanô Nguyễn Như Thể,

Theo Web site www.lavang.cm.vn

 

Mục lục

 

TÀPAO – NƠI ĐỨC MẸ CHỌN

 

 

Hơn hai tuần nay, do ảnh hưởng bão số 3, số 4,  áp thấp nhiệt đới nên mưa tầm tả suốt ngày đêm. Mưa bão thì mặc mưa bão, đoàn người đổ về Tàpao dự lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng công trình Mẹ Tàpao ngày một đông.

Tối 12.8, có khoảng15.000 người hành hương dự đêm canh thức. Ngày13.8, ngày đại lễ, có hơn 50.000 khách hành hương dự lễ.

Số thiệp mời ban tổ chức gởi đi là 25.000 thiệp ( Các giáo xứ trong giáo phận 15.000 và khách hành hương 10.000). Lượng người đổ về Tàpao tăng lên quá nhiều ngoài dự đoán.

Có 3 ngã ba dẫn về Tàpao: Ngã ba căn cứ 6, ngã ba Ông đồn, Ngã ba cô đơn.

Từng đoàn xe từ Vũng Tàu, Hàm Tân, Phan Thiết, Nha Trang rẽ lối vào ngã ba căn cứ 6. Ngã ba Ông đồn là lối rẽ vào của đoàn khách từ các Tỉnh Miền Tây, Sài Gòn, Đồng Nai. Ngã ba cô đơn đón các đoàn khách từ Đà Lạt, Bảo Lộc, Phương Lâm, Định Quán xuôi về Tàpao. Có nhiều biển số xe từ các tỉnh miền trung, từ dưới vùng Cà mau sông nước, từ vùng Cao nguyên cũng nối đuôi về Tàpao.

7 giờ sáng, đoạn đường từ 2 ngã rẽ Tánh linh và Bắc ruộng đổ về Lễ Đài dưới chân núi  dài hơn 10km đã chật cứng người. Mưa vẫn rơi, đoàn người cứ tiến bước.

Mặt bằng nơi dự lễ rộng 1 hecta đã đầy ắp người từ 8 giờ sáng. Người ta phải đứng  dọc theo mọi đường lớn nhỏ dự lễ qua 5 màn hình rộng.  Dòng sông La ngà nước lớn tràn bờ phả vào chân lễ đài. Trên triền núi, bên kia sông La ngà thấp thoáng những nhóm người hướng về dự lễ.

Từ 8 giờ, cộng đoàn lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ. Những lời kinh nguyện, những bài thánh ca đưa tâm hồn mọi người lên cao. Ơ trên núi, Mẹ Tàpao trìu mến nhìn đoàn con đứng đội mưa nguyện cầu cùng Mẹ. Những bài ca dâng kính Mẹ được mọi người hát lên bằng cả con tim yêu mến. Họ hát sốt mến như cầu nguyện những bài ca dâng Mẹ Tàpao : Lời ru trước ngàn năm mới của Anna Thiên Thanh,  Đức Mẹ Tàpao của Lm Kim Long, Jos Hùng, Linh Huyền Dung phổ nhạc thơ Xuân Ly Băng…

 9 giờ 30 đoàn kiệu Đức Mẹ tiến vào lễ đài giữa tiếng kèn tây và những tràng pháo tay vang dội.

Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Giám Mục Phan Thiết cùng 50 linh mục đồng tế bước lên bàn thờ. Lễ đài được dựng lên sát bờ sông hướng về Mẹ Tàpao trên núi.

 

Mở đầu phần nghi thức, Cha Quản lý TGM Phan thiết, Anrê Lương Vĩnh Phú đọc quyết định của UBND Tỉnh Bình Thuận chấp thuận cho TGM Phan thiết trùng tu công trình Đức Mẹ Tàpao.

Tiếp đến, Cha J.B Hoàng Văn Khanh, trưởng ban tổ chức đọc lược sử Mẹ Tàpao.

 

            Hôm nay, ngày 13.08.2006, Đức Giám Mục Phaolô Giáo Phận Phan Thiết cử hành thánh lễ đặt viên đá khởi công xây dựng công trình Đức Mẹ TaPao trên địa bàn giáo hạt Đức Tánh, Giáo phận Phan Thiết. Hơn lúc nào hết, đây là dịp thuận lợi và thích đáng để chúng ta cùng nhìn lại cách thoáng qua về Đức Mẹ Tàpao qua hai góc độ :

Nguồn gốc Thánh tượng Đức Mẹ Tàpao

Hiện tượng Đức Mẹ Tàpao.

 NGUỒN GỐC THÁNH TƯỢNG ĐỨC MẸ TÀ PAO

            Thánh tượng Đức Mẹ Tàpao là một trong năm thánh tượng Đức Mẹ được đặt rải rác từ Miền Trung vào Miền Nam và cao nguyên Trung phần vào năm 1959.

            Ngày 8.12.1959, Đức Cha Marcello Piquet, Giám mục Giáo phận Nha trang, đã cử hành lễ Cung Hiến và Khánh thành tượng đài Đức Mẹ Tàpao, với sự hiện diện của đông đảo linh mục, tu sĩ và hàng chục ngàn tín hữu phần lớn gốc di cư từ Huế, Nha trang, Ban mê thuột, đồng bằng sông Cửu long…Có thể nói Lễ Cung hiến và Khánh thành tượng đài Đức Mẹ Tàpao là một Đại lễ tôn giáo có tầm cỡ quốc gia.

            Từ năm 1964 đến năm 1975, toàn bộ vùng Bắc Ruộng thuộc quyền kiểm soát của Chính Quyền cách mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam. Hầu hết bà con giáo dân sơ tán về vùng Nam sông La Ngà và những nơi khác, nên Tượng đài Đức Mẹ Tàpao không ai chăm sóc và dường như bị lãng quên…

            Sau biến cố 1975, vào khoảng tháng 10 năm 1980, một số bà con giáo dân thuộc vùng Kinh tế mới xã Đức Tân và xã Huy Khiêm đã tiến hành việc kiếm tìm lại Tượng Đài Đức Mẹ Tàpao. Khoảng Phục Sinh năm 1989, một số giáo dân xứ Nghị Đức và Huy Khiêm âm thầm thăm viếng Tượng Đài Mẹ và phát hiện đầu, tay, chân Thánh Tượng bị bể nát. Khoảng cuối tháng 6 năm 1991, nhận dịp lễ kính hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, những anh em này được sự cho phép và cổ vũ của Đức Giám Mục Phan Thiết bấy giờ là Đức Cha Nicolas Huỳnh văn Nghi, sự khích lệ của linh mục FX Đinh Tân Thời quản xứ Duy Cần (tức Gia an hiện nay) đã đến nhờ điêu khắc gia Lê Phát (hiện đang ở giáo xứ Ngũ Phúc, Xuân Lộc) đắp vá và sửa sang lại Thánh Tượng Mẹ. Công trình hoàn tất ngày 30.7.1991.  Kể từ ngày 01.8.1991, Thánh Tượng Mẹ Tà Pao lại sừng sững trên ngọn núi Tà Pao, thuộc Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình thuận, để ai ai cũng có thể chiêm ngắm và được Mẹ ban phúc lành.

 HIỆN TƯỢNG ĐỨC MẸ TÀ PAO

            Sự việc bắt đầu bằng câu chuyện ba em học sinh Phương Lâm thấy Đức Mẹ hiện ra và bay về phía bên kia núi. Ngày 29.9.1999, lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần, một nhóm giáo dân vùng Phương Lâm và phụ cận, rồi sau đó các vùng Dốc mơ, Gia kiệm, Hố nai, rồi Sàigòn… tuôn đổ về vùng giáp ranh giữa Phương lâm và Tánh linh với ước mơ được nhìn thấy Mẹ.

            Khoảng đầu năm 2000, sau thời gian tìm kiếm và được biết ở Tàpao thuộc huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình thuận có tượng đài Đức Mẹ trên núi Tàpao, đoàn người đổ xô về Đức Mẹ Tàpao để chiêm ngắm, cầu nguyện và xin ơn…Và rồi từ đó, biết bao câu chuyện lạ và ơn lạ được tường thuật lại như  những chứng từ ân sủng Thiên Chúa ban qua trung gian cầu bầu của Đức Mẹ Tàpao. Ơn lạ cụ thể nhất không ai có thể chối cãi, đó là : nhờ lòng kính mến và thành tâm khẩn nguyện cùng Mẹ Tàpao mà bao linh hồn được ơn sám hối ăn năn, đổi mới cuộc đời quay về nẻo chính đường ngay, bao gia đình tan vỡ được hàn gắn hoà thuận, bao kẻ âu lo thất vọng được an ủi và lấy lại niềm tin yêu cho cuộc sống… 

            Điều lạ lùng hơn cả phải chăng đó là : từ một địa danh trước đây hầu như không mấy ai biết tới, nay Tượng Đài Đức Mẹ Tàpao, như ước mơ của hai Đức Giám Mục và của toàn thể Giáo phận Phan Thiết cũng như của hàng triệu khách hành hương trong và ngoài nước, đã có thể hội đủ điều kiện và yếu tố để trở thành một trong những Trung Tâm Thánh Mẫu ở Việt nam ?

            Vả lại, chẳng đáng ngạc nhiên lắm sao : khi sau bao năm tháng hầu như bị lãng quên, ngày nay Đức Mẹ Tàpao trở thành nơi hội tụ của những người Con Dân Việt khắp Ba miền, trong cũng như ngoài nước; trở thành điểm quy chiếu để mỗi người có thể trở về lại với chính mình và nhận ra được con người đích thực của mình và chính nhờ đó mới có thể khám phá ra được dung mạo đích thực của Thiên Chúa Tình yêu qua dung nhan dịu hiền yêu thương của Đức Maria trong đời thường của mỗi người ?

            Đó cũng chính là ý nghĩa và mục đích của Đại lễ đặt viên đá xây dựng công trình Đức Mẹ Tàpao hôm nay.

Ca đoàn là những Chủng sinh giáo phận, những Nữ Tu Mến Thánh Giá Phan thiết cất cao bài ca Nhập lễ.

Bắt đầu thánh lễ  ĐGM ngõ lời với Dân Chúa.

Kính thưa qúy cha

Qúy tu sĩ nam nữ

Và tòan thể anh chị em thân mến .

      Chúng ta đang quây quần chung quanh Mẹ Tàpao. Đức Mẹ vốn có nhiều danh hiệu, ngòai những danh hiệu Thần học như Đức Mẹ thông ơn Thiên Chúa, Đức Mẹ hồn xác lên trời…lại có những danh hiệu liên hệ với những địa danh Mẹ muốn dùng làm nơi gặp gỡ đặc biệt các con cái Mẹ. Như Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Mẹ Fatima. Ơ Việt Nam chúng ta có Đức Mẹ Trà Kiệu, Đức Mẹ La Vang…

Hôm nay, tại đây, chúng ta lại được vinh dự đón nhận một tôn danh mới của Mẹ là Mẹ Tàpao.

       Tại núi Tàpao này, tượng đài Mẹ đã có sẵn đây gần nửa thế kỷ, giữa núi rừng nguyên sinh, cây cối rậm rạp, không mấy ai biết đến. Nhưng từ bảy năm nay, một số anh em giáo dân bất ngờ khám phá ra sự hiện diện kỳ diệu của Mẹ.

       Ban đầu người ta bán tín bán nghi, nhưng dần dần nhiều người đến đây cầu nguyện và họ được những điều sở nguyện. Niềm tin Mẹ đang hiện diện và sẵn sàng nâng đỡ ủi an con cái Mẹ giữa cuộc đời gian nan đau khổ càng ngày càng tăng. Và cho đến nay, địa danh linh thiêng này đã thành quen thuộc với khách hành hương từ thập phương đổ về.

       Tòa Giám Mục nhân thấy, đã đến lúc phải làm sao nơi này thành nơi hành hương khang trang, trật tự, an bình, khách hành hương dể dàng lui tới, dễ dàng cầu nguyện. Tôi đã đề nghị chính quyền Tỉnh Bình Thuận xem xét và cho xây cất một công trình khiêm tốn.

Một con đường tam cấp đi lên tượng đài Mẹ khoảng 300m

Một lễ đài rộng 200m2

         Và chính quyền đã đồng tình chấp thuận.

         Chúng ta không quên công lao những người đầu tiên đã khám phá ra nơi linh địa này.

        Nhất là về phương diện Đức Tin, ta phải nhận ra rằng có được công trình này là do lòng thương yêu của Đức Mẹ muốn chọn nơi đây làm nơi gặp gỡ, để Mẹ ban cho chúng ta muôn vàn ơn lành hồn xác, tăng thêm Đức Tin cho chúng ta.

        Thánh lễ chúng ta dâng hôm nay vừa để tạ ơn Mẹ, vừa để xin Mẹ chúc phúc cho những ai góp công góp sức xây dựng công trình này, vừa làm phép viên đá xin Thiên Chúa thánh hóa mảnh đất hoang sơ này thành dòng sữa mẹ làm tươi mát cho mọi tâm hồn đang nặng gánh gian truân giữa đường đời.

        Kính mời anh chị em sám hối tội lỗi để chúng ta bắt đầu tham dự mầu nhiệm thánh.

  

     Trong bài giảng lễ, Đức Giám suy niệm Tin mừng (Lc 1, 39 – 56). Trời mưa rất lớn, ào ạt trút nước. Hàng chục ngàn con người đứng lặng dưới mưa, trang nghiêm, sốt mến lắng nghe từng lời giảng huấn.

 

Qua bài Tin mừng và nhất là qua những lời tạ ơn  của Đức Mẹ, tôi muốn chia sẻ với anh chị em hai nội dung sau đây:

            (                   Tàpao, điểm hẹn của tình thương Mẹ

            (                   Tàpao là trường học Đức Tin của Mẹ      

 Tàpao, điểm hẹn của tình thương Mẹ  

              Từ trên thập giá nhìn xuống Mẹ hiền yêu qúy và cũng là người Mẹ anh hùng, can trường đang thông chia nỗi đau thương tột độ của Người, Chúa Giêsu đã muốn nhường Mẹ lại cho Giáo Hội. Và bên cạnh Me, còn có cả người môn đệ tâm phúc nhất của đời mình, Chúa Giêsu nói với Mẹ: “Hỡi Bà, đây là con bà ”, Chúa cũng nói với Gioan: “Đây là Mẹ Con ”.

              Thế là Con của Mẹ từ đây sẽ là Giáo Hội là cả nhân lọai. Từ ngày Mẹ cùng các tông đồ nhận lãnh Chúa Thánh Linh, nhất là từ ngày Mẹ được tôn vinh trên trời, được Chúa Phục sinh cũng là Vua Vũ Trụ ban cho Mẹ tước vị Nữ vương trời đất đầy quyền uy trước mặt Chúa, thì Mẹ không ngừng gắn bó và hết tình thương yêu Giáo Hội. Suốt hơn hai nghìn năm lịch sử Giáo Hội, Mẹ không ngừng ban phát muôn vàn hồng ân, giúp Giáo Hội trên đường lữ hành trần thế.

              Thỉnh thỏang, Mẹ lại chọn một địa điểm đặc biệt để làm nơi Mẹ nâng đỡ ủi an những con cái đầy khồ đau của Mẹ, hoặc để ban một sứ điệp quan trọng. Tháng 2-1858, ở Lộ Đức với “sứ điệp Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Tháng 10-1917, ở Fatima với “Sứ Điệp Cầu Cho Hòa Bình Thế Giới ”.

Ngày nay những nơi đây đã trở thành trung tâm hành hương vĩ đại.

              Chúa đã từng phán khi Ngài “Hỡi tất cả con tanhững ai mang gáng nặng nề, hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng ” (Mt 11,28). Bây giờ chính Mẹ tiếp tục tình thương đó. Ngày nay, giữa lúc nhân lọai đang đối mặt với không biết bao biến cố vô cùng nguy hiểm cho vận mạng nhân lọai, Mẹ lại thường xuất hiện,  có khi đầy nước mắt hòa trong máu.

             Điều đặc biệt của tình thương Mẹ là biểu lộ chính tình thương của Thiên Chúa. Đó là tình thương dành cho những người đau khổ, đói khát, bệnh tật, những cuộc đời đầy bất hạnh gian truân và những người khiêm cung bé nhỏ. Lời tạ ơn của Đức Mẹ muốn nhấn mạnh đến tình thương đó của Thiên Chúa.

           Có thể nói giấc mơ của 80% nhân lọai trong thiếu thốn đói khát được gói  trọn trong lới tạ ơn của Đức Mẹ. Ngày nay, người ta đã thấy rõ 80% của cải trái đất lại nằm trong tay 20% nhân lọai giàu có. 80% của nhân lọai lại trở nên nghèo khổ. Sự nghèo khổ ngày càng gia tăng, cùng với bệnh tật, bao nhiêu sự bất công và thiệt thòi khác. Lời kinh của Mẹ như một thông điệp tiên tri kêu gọi phải có công bằng xã hội, không thể có phân biệt đối xử.

         Ta thấy tình trạng ngày nay người giàu gạt người nghèo ra một bên để tự do hưởng thụ của cải trái đất. Nước giàu lấn át nước nghèo để tranh thủ phần ưu tiên cho họ. Đó là sự bất công mà Thiên Chúa không thể tha thứ được.

         Thiên Chúa sẽ lọai bỏ họ, đánh đổ kẻ kiêu căng, xô sập những ngai vàng ích kỷ, bắt người giàu có bất lương trở thành hai bàn tay trắng.

         Thiên Chúa sẽ nâng đỡ người bất hạnh, người nghèo đói, người đau khổ bị áp bức. Họ sẽ trở thành Dân riêng của Người. Đây không phải là những lời ru ngủ mà là ý định muôn đời của Thiên Chúa.

Tại những điểm hành hương, Đức Mẹ đang chữa lành, đang an ủi, đang thay lòng đổi dạ con người tội lỗi….Đó là thông điệp của Trời Mới Đất Mới. Lịch sử mới đang hình thành cách nhiệm mầu và Thiên Chúa sẽ đến xét xử thế giới để cho con người nhận lại được giá trị cao qúy của mình.

 

                     2.          Tàpao, trường học Đức Tin của Mẹ

            Đứng trước bao tại họa đang dôn dập trên mặt đất, tai họa từ môi trường thiên nhiên, từ lòng dạ đầy hận thù và ích kỷ của con người, từ sự kiêu căng của những người mạnh thế, liệu nhân lọai có thóat khỏi cảnh tuyệt vọng đó được không?

       Đức Mẹ muốn nói với chúng ta: Hãy tin vào quyền năng vô biên và lòng yêu thương của Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới viết được dòng chữ thẳng trên những đường cong của lịch sử. Đó là kinh nghiệm của một người tù thóat chết nhờ có lòng tin.

      Một người Việt kiều ở Mỹ bị ung thư và bác sĩ cho biết đã đến giai đọan cuối. Phương thế của khoa học đã đầu hàng. Bệnh nhân chỉ còn một chút hi vọng ở Đức Mẹ Tàpao. Người ấy về Việt Nam, nhờ bạn bè giúp đỡ dẫn tới Mẹ Tàpao, tha thiết sám hối và xin Mẹ chữa lành. Rồi trở về Mỹ, thấy trong người càng ngày càng khỏe.  Đến bác sĩ cũ khám bệnh lại. Bác sĩ vô cùng ngạc nhiên, không hiểu tại sao bệnh tình của bà không còn nữa. Trường học Đức Tin của Mẹ là thế đó.

Có một cặp vợ chồng ở Tư Tề, Đức Linh, chồng lương vợ giáo. Người chồng rất ghét khi vợ đi dự lễ đọc kinh, có khi phê phán ra mặt. Nhưng đến lúc ông bị bệnh xơ gan cổ trướng,  hết đường chữa chạy, ông nói với vợ đi cầu với Đức Mẹ Tàpao cho ông. Quả thật Đức Mẹ đã nhậm lời và cho ông lành bệnh. Ong đã học giáo lý và trở lại đạo.

      Trường học Đức Tin của Mẹ là như vậy đó anh chị em.

      Thế giới hôm nay với kiến thức khoa học tiến bộ tột bậc, nhiều người tưởng rằng tôn giáo đang tàn lụi, con người đang làm chủ vận mạng mình, cần gì đến thần thiêng nữa. Thực ra, đó chỉ  là cường điệu, là ảo tưởng của khoa học. Cả một trời bí ẩn đang bao quanh cuộc sống này. Và những tai  ương khủng khiếp đầy thách thức của chúng đang là một thông điệp lớn thức tỉnh con người. Trước mọi biến chuyển lớn lao đó, con người không phải chỉ biết thống kê, chỉ biết tìm cách phòng tránh mà thôi, mà còn chỉ biết đọc, biết lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa, phải tin Ngài mới là chủ tể nắm trong tay vận mệnh con người.

            Cách đây hơn hai ngàn năm, chẳng phải chính Đức Giêsu đã từng nói: “Anh em sẽ nghe có giặc gia và tin đồn giặc giã, coi chừng đừng khiếp sợ, vì những việc đó phải xảy ra, nhưng không phải là chung cuộc. Quả thế, dân này sẽ nổi dậy chống lại dân kia, nước này chống lại nước nọ. Sẽ có những cơn đói rét và những trận động đất ở nhiều nơi. Nhưng tất cả những sự việc ấy chỉ là sự khởi đầu các cơn đau đớn .” Đó là những lời ghi nhận của Thánh Matthêu khi Chúa đã nói về tương lai của lịch sử vũ trụ và nhân lọai. Thánh Luca còn ghi nhận thêm: “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trứơc cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các sức mạnh trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến” (Lc  21,25-26).

      Đây là một Tin mừng, vì Chúa không đe dọa nhân lọai, nhưng Chúa chỉ cho thấy sự suy thóai của thiên nhiên đi về đâu và lòng dạ con người xa rời Thiên Chúa sẽ làm cho cuỗc sống nhân lọai xảy ra như thế nào. Chúa là tình thương, khi thấy trước, Giêrusalem sẽ bị tàn phá, Chúa chỉ khóc, khóc cảnh thảm thương não nề vì dân Chúa không biết tin và trông cậy vào Chúa. Thảm họa đến với họ, vì họ đã bỏ Chúa là thành lũy che chở họ.

     Về phần Mẹ, với con tim từ mẫu bao la, giữa thời đại con người tìm cách gạt Thiên Chúa ra khỏi sinh họat của mình và chỉ biết tin vào chính mình, Mẹ đã dùnh những địa điểm gặp gỡ để chữa lành bệnh tật, an ủi kẻ âu lo và tỏ cho người ta biết Đất Trời còn có thể gặp gỡ nhau, sự hiện hữu của Thiên Chúa với Đức Mẹ và các Thần Thánh vinh quang của Ngài là có thật. Nhất là Thiên Chúa chỉ muốn cho con người nhận biết tình Ngài là bao la vĩnh cửu của một người Cha khôn sánh. Quyền năng Ngài là tuyệt đối trên mọi tạo vật. Ngài giơ tay ra là sóng yên biển lặng. Ngài đứng lên là tòan bộ vũ trụ vâng nghe. Chỉ cần nhân lọai biết tìm về Ngài, tin vào Ngài là nhân lọai tìm thấy Trời Mới Đất Mới.

      Thống kê lại một số chứng từ được ơn Mẹ thì chúng tôi thấy ơn trở lại cùng Chúa thì nhiều hơn ơn chữa lành. Các Thánh đã từng nói: “Qua Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu ”. Không phải ở Tàpao này mà thôi, như ở Mễ Du, khách hành hương chỉ mới đến đây thôi, đã thay đổi ngay tâm hồn và muốn đi xưng tội. Cho nên Đức Mẹ có điểm hẹn nơi nào là nơi đó tăng thêm lòng tin, ở đó thành nơi linh địa. Chính các linh mục quanh đây gặp rất nhiều người sám hối. Gần nửa đêm còn có khách hành hương xin xưng tội.

     Quả thực, ta có thể nói : Tàpao là bàn tiệc mừng của những con chiên lạc trở về, Đức Mẹ đang dọn sẵn cho cả Thiên Đàng, cho cả trần thế.

        Chúng ta không biết ơn Chúa sao được!

        Chúng ta không biết ơn Mẹ sao được!

        Tàpao ơi hãy vui mừng, hãy hãnh diện vì có Mẹ Thiên Chúa đang ngự nơi đây.

 

Tiếp đến là phần nghi thức làm phép diện tích lễ đài, làm phép viên đá đầu tiên.

Đức Ông G.B Lê Xuân Hoa, Tổng Đại Diện đọc văn thư của Đức Giám Mục về việc “Chấp thuận xây dựng công trình Mẹ Tàpao ”.

Đức Giám Mục đọc lời nguyện xin Chúa thánh hóa diện tích đất làm lễ đài mới. Rồi Ngài dâng lời nguyện xin Chúa thánh hóa viên đá đầu tiên, dâng lên Chúa công trình xây dựng sắp tới đây.

Phần rước lễ, tất cả các linh mục đồng tế, các chủng sinh tu sĩ đều đi trao Mình Thánh Chúa. Hơn 200 giáo lý viên và Gia trưởng cầm dù hướng dẫn các thừa tác viên đem Mình Thánh cho cộng đoàn.

Sau Thánh lễ, cha trưởng ban tổ chức cám ơn tất cả mọi người đã hiện diện, cám ơn về những gì mà mọi thành phần Dân Chúa dành cho Đại Lễ và cho công trình Mẹ Tàpao. Một đại lễ quy tụ rất đông người, nơi xa xôi hẻo lánh, mưa bão mịt mù, nhờ ơn Mẹ Tàpao, nhờ Tuần Tam Nhật của cả Giáo phận phan thiết dâng kính Mẹ nên bình yên, sốt sắng lạ lùng.

Mọi người ra về mang theo những tâm tình yêu mến và ơn lành Mẹ Tàpao ban tặng. Trời vẫn mưa nặng hạt. Các ngã đường đều đông nghẹt người và xe. Phải mất 3 giờ nhích từng chút một, xe mới đưa khách hành hương ra đường rộng thông thoáng.

Từ hơn 5 năm qua, khách hành hương đến với Mẹ Tàpao ngày một đông thêm. Điều đó chứng tỏ đã có biết bao người, lương cũng như giáo, trong nước cũng như ngoài nước được Mẹ Tàpao nhậm lời và cầu bàu cho ơn phần hồn phần xác. Nhiều chứng từ đã đựơc kể lại, những lời khấn, những lời tạ ơn, là lời chân thành được viết trên những trang giấy đơn sơ mộc mạc gởi vào các thùng xin khấn. Nhiều bảng tạ ơn đã dán kín quanh tượng đài Mẹ.

Đường hành hương là đường thánh giá. Từ chân núi lên tượng Mẹ biết bao là khó khăn vất vả. Đường lên dốc, đất đá trơn trượt phải bám từng bước mà leo. Đường xuống núi trơn tuột phải ghì từng bước chân mà bước. Dù mưa gió, dù tối tăm khách hành hương vẫn đến với Mẹ nguyện cầu.

Một trung tâm hành hương là nơi Đức Mẹ đã chọn để gặp gỡ con cái Mẹ cách đặc biệt. Chính nơi đây, tình thương Chúa được tỏ bày qua bàn tay dịu hiền của Mẹ. Nơi đây, Đức Mẹ tiếp tục sứ vụ của Con Mẹ là“Loan báo Tin mừng cho người nghèo ” (Lc 4,18), Đức Mẹ tiếp nối thông điệp tình thương “Hỡi những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghĩ ngơi bồi dưỡng ” (Mt 11,28).

Tàpao không phải là địa điểm do con người tạo ra. Tàpao là nơi Mẹ chọn để mọi người từ muôn phương đến được Mẹ bồi dưỡng bằng ơn lành hồn xác. Một khi đã đón nhận những ân ban, người ta được Mẹ mời gọi cải thiện đời sống, sống theo Tin mừng.

Đến với Mẹ Tàpao, hãy tin tưởng và noi gương Mẹ, sống bác ái  yêu thương.

Đến với Mẹ Tàpao, hãy siêng năng lần hạt như Mẹ dạy.

Đến với Mẹ Tàpao, sau khi đã thực hiện lời Mẹ dạy, sẽ không về không.

 

 

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Mục lục

 

 

Text Box: TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO
 

 


 

Mẹ Maria – tấm gương sáng ngời của các tình nguyện viên

Từ nhiều năm nay, màu áo xanh của nhiều bạn trẻ tình nguyện như đang làm hạ nhiệt cái nắng nóng của mùa hè Việt Nam.  Họ là ai ? “Tình nguyện viên là những người trẻ tuổi, nhận thức rõ trách nhiệm xã hội, và nhu cầu nội tâm về sự đóng góp, về tình cảm của mình – do vậy, tập trung nhau lại thành một tổ chức, và tiến hành thực hiện những hành động có thể làm được nhằm phục vụ lợi ích của cộng đồng” (1) . Trong thực tế, các bạn trẻ có thực là tình nguyện viên ? Những tâm sự của một số người trẻ tham dự mùa hè xanh cho thấy (2) : một số bạn trở thành TNV để kiếm tiền, để hẹn hò, để có điểm phong trào, để giữ uy tín... còn quá nhiều vấn đề để họ có thể trở thành một tình nguyện viên đích thực.

Trong vai trò người đồng hành với sinh viên, tôi băn khoăn tự hỏi : có bao nhiêu bạn trẻ tình nguyện Công giáo cũng lên đường với tinh thần đó ? Phải nói với họ về điều gì khi họ lên đường ? Đâu là mẫu mực của những người trẻ sinh viên Công giáo ? Giữa những băn khoăn đó, khi chiêm ngắm Mẹ Maria – tôi nhận ra nơi Mẹ – một gương mẫu thật tuyệt vời của một người tình nguyện viên. 

 

1. Người tình nguyện – sẵn sàng ra đi

“Tình nguyện đòi hỏi bạn phải sẵn lòng đóng góp, hay là tự nguyện, một chút thời gian và kỹ năng của mình để giúp đỡ cộng đồng của bạn” (3). Nói cách khác, tình nguyện viên là người sẵn sàng lên đường. Thiếu yếu tố sẵn sàng, người trẻ không thể lên đường và nếu có lên đường, họ khó có thể hoàn thành sứ vụ. Kinh nghiệm của “Mùa hè xanh” tại Việt Nam (4), phong trào tình nguyện của Canada, Mỹ... cho thấy sự suy giảm rõ nét do thiếu đi tính sẵn sàng của những người trẻ.

Với Mẹ Maria, gương mẫu của người tình nguyện nơi mẹ biểu lộ rất rõ trong thái độ sẵn sàng của mẹ. Luca thuật lại rằng, ngay sau khi sứ thần truyền tin cho mẹ, mẹ đã “vội vã lên đường, đến miền núi” (Lc 1,39). Thái độ sẵn sàng của mẹ đã được thực hiện trước đó, trong lời đáp trả xin vâng của mẹ. Khi mẹ xin vâng chính là lúc mẹ sẵn lòng đóng góp cả cuộc đời mẹ một cách tự nguyện cho nhân loại.

Thái độ sẵn sàng của mẹ không cần phải được đền đáp. Mẹ lên đường bước vào thế giới huyền nhiệm của cuộc nhập thể của Con Thiên Chúa vì nhân loại chứ không vì mẹ. Mẹ dư hiểu biết để nhận ra rằng, theo lẽ tự nhiên thường tình của văn hóa Do Thái giáo, tình nguyện vâng theo ý Thiên Chúa là đi vào con đướng chết. Mẹ sẵn sàng lên đường vượt ngàn dặm xa để đến với người chị họ không phải để mong được đáp đền nhưng để yêu thương và phục vụ người chị họ tuổi già sinh con. Một thái độ sẵn sàng khời đi từ động lực thúc đẩy của Thánh Thần Chúa.

  2. Người tình nguyện – người phục vụ

“Tình nguyện về cơ bản là cống hiến thời gian, sức lực và kĩ năng mà không đòi hỏi lợi ích cá nhân” (5). Với thái độ sẵn sàng, người tình nguyện viên lên đường “đến với người khác bằng trái tim” (6). Con đường đến với người khác bằng trái tim đã thúc đẩy các tình nguyện viên “không đến để được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ” (Mc 10,45).Con đường phục vụ “không đòi hỏi lợi ích cá nhân” của tình nguyện viên thúc đẩy họ nhận lãnh mọi việc để phục vụ một cách không ngần ngại.

Mẹ Maria đã thể hiện trọn vẹn sứ mạng phục vụ của một tình nguyện viên. Mẹ phục vụ với một tinh thần dấn thân trọn vẹn. Không nề hà gian khó, mẹ đã không chờ đợi sự cầu cứu của người khác để phục vụ. Chỉ cần nghe sứ thần báo tin cho biết người chị già của mình sắp sinh con là mẹ đã lên đường để phục vụ. Chỉ cần thoáng thấy “họ hết rượu rồi” (Ga 2,3), mẹ đã ngỏ lời với Chúa Giêsu để giúp đỡ đôi bạn trẻ. Mẹ không hề chọn lựa cho mình công việc để phục vụ. Khi đến với bà Isave, mẹ đã âm thầm phục vụ và xắn tay áo làm tất cả những công việc mà chẳng mấy ai muốn làm cho người khác, ngoài người ruột thịt của mình. Mẹ đã phục vụ bằng con tim của Thánh Thần.

  3. Người tình nguyện – người đem lại sự sống mới cho mọi người

Một tình nguyện viên, khi dấn thân phục vụ, họ mong muốn đem lại cho người khác một điều gì đó mới mẻ hơn cuộc sống hiện tại. Sự mới mẻ này, trước tiên nằm ở trong việc nâng dậy đời sống nhân bản của mọi người. Giúp họ ra khỏi tình trạng hiện tại để đạt đến một cuộc sống tốt lành hơn. Phong trào tình nguyện có hai mục đích là tuyên chiến với giặc chậm phát triển và giáo dục thanh thiếu niên. Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam, phong trào chỉ mới đạt được mục đích thứ hai (7).

Với mẹ Maria, mẹ không chỉ dừng lại ở chỗ đem lại cho người khác một niềm vui thăng tiến nhân bản mà thôi. Mẹ còn gọi mời và dẫn dắt những người mẹ đến phục vụ họ đi lên tới tận Thiên Chúa nữa. Nói cách khác, mẹ đưa mọi người lên cao tới tận nguồn sống đích thực là chính Thiên Chúa. Trong khi bà Isave cứ ngẩn ngơ và say mê vì : “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em." (lc 1, 43 – 45) thì mẹ đã kéo bà trở lại với thực tại để đưa bà lên rất cao, lên gần Thiên Chuá, gần Sự sống mới : “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi” (lc 1,47). Trong khi người quản tiệc và gia nhân đang bối rối vì khách dự tiệc sắp phải tàn cuộc vui vì hết rượu. Mẹ Maria đã dẫn họ tới gần nguồn suối mới của nhân loại : “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo." (Ga 2,5).

Trong khi các học trò của con mẹ đang bối rối, khủng hoảng vì niềm hy vọng đã bị dập tắt, thì mẹ Maria vẫn ở đó và nâng dậy và chuẩn bị cho họ đón nhận nguồn sống mới : Thánh Thần.

  4. Người tình nguyện – người luôn thăng tiến

Người ta không thể cho người khác cái mình không có. Tình nguyện viên là người trao ban, chia sẻ cho người khác cái mình đang có. Họ sẽ không thể trao ban nữa khi “cái có” của họ cạn dần, không còn nữa. Điều đó đòi hỏi tình nguyện viên phải là người luôn thăng tiến ; nghĩa là họ phải là người đón nhận theo cung cách của người học hỏi. Họ được mời gọi tiếp tục làm mới và làm giàu kiến thức cũng như kỹ năng của họ. Chính khi họ đến với người khác để chia sẻ, để phục vụ và trao ban là họ đã đi vào tiến trình của nhận lãnh. Trong thực tế, nhiều tình nguyện viên đã quên đi mất điều này, họ đứng ở vế trên, trong tư cách người trao ban mà không lãnh nhận ; họ tưởng rằng họ vẫn còn nhiều và rất nhiều để có thể trao ban mãi mãi. Vì thế, họ không học hỏi một cách đích thực. Đó là điều dẫn họ tới chỗ chiếm đọat cái không phải của mình bằng con đường gian lận và cho cái không phải là của mình.

Nơi mẹ Maria, người tình nguyện được mời gọi để khám phá ra nơi mẹ một người tình nguyện luôn thăng tiến. Thánh sử Luca đã mô tả con đường thăng tiến của mẹ : “suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,19) những biến cố diễn ra trong đời mẹ. Nói cách khác, trong mỗi gặp gỡ, mẹ học hỏi và làm thăng tiến cuộc đời mẹ bằng cách lắng nghe, suy nghĩ và dấn thân. Chính vì là người luôn thăng tiến mà mẹ là người luôn “có cái gì đó để trao ban”. Để trao ban  và dẫn Isave tới Thiên Chúa, mẹ đã có sẵn trong tâm hồn “Bài ca Mangificat” của truyền thống ; để có thể dẫn những gia nhân của tiệc cưới Cana đến với rượu ngon, mẹ đã có thứ rượu của niềm vui đó trong cuộc đời mẹ ; để có thể chẩun bị cho những học trò của con mẹ nhận lãnh thánh thần, mẹ đã có trong tâm hồn mẹ tràn ngập Ngài...

Kết :

Cảm ơn những mầu áo xanh. Cảm ơn những người trẻ tình nguyện. Thế giới vẫn luôn luôn cần có các bạn. Nhưng các bạn sẽ không bao giờ trở thành một tình nguyện viên đích thức khi các bạn còn bị “bắt buộc tình nguyện” vì một lý do nào đó. Và ngay cả khi, các bạn tình nguyện bằng con tim để sẵn sàng đi đến với mọi người bằng trái tim yêu thương của mình, các bạn cũng sẽ không bao giờ hoàn tất sứ mạng của một tình nguyện viên đích thực.Mẹ Maria đã trao ban cho thế giới nguồn Sự Sống - Đấng Emmnuel – là chính phần máu thịt của mẹ. Mẹ đã dẫn người khác đến với Thiên Chúa của chính mẹ. Mẹ đã phục vụ bằng trái tim, khối óc và đôi tay lao nhọc của mẹ. Nguồn yêu thương phục vụ của mẹ không bao giờ cạn theo thời gian vì mẹ luôn có cả “kho tàng” nơi mẹ.Người tình nguyện hôm nay sẽ khó hoàn tất sứ vụ nếu không lắng nghe – học hỏi – cảm nghiệm và sống như mẹ.

Hè 2006

Lm. Giuse Têrêsa Trần Anh Thụ  

Mục lục

 

Chú thích :

(1). www.tamsubantre.org

(2). http://diendan.edu.net.vn/forums/thread

(3). What is volunteering?, trong http://www.idealist.org/kt/voloverview.html#top

(4). http://diendan.edu.net.vn/forums/thread

(5). Catherine Mulroney, Original doc: Volunteering comes from the heart, http://www.worldvolunteerweb.org/news-views/viewpoints/volunteering-comes-from-the-1141204366/lang/en.html

(6) Mary V. Merrill, LSW, Merrill Associates, Ten Professional Development Benefits of Volunteering (Everything I Learned in Life I Learned through Volunteering) trong  http://www.worldvolunteerweb.org/resources/how-to-guides/volunteer/benefits-of-volunteering-3132/lang/en.html

(7). Catherine Mulroney, Original doc: Volunteering comes from the heart, http://www.worldvolunteerweb.org/news-views/viewpoints/volunteering-comes-from-the-1141204366/lang/en.html

(8). Theo Nguyễn Thị Oanh, Tuổi trẻ online

 

 

TÔN THỜ NGÔI LỜI NHẬP THỂ,

CHÚA GIÊSU KYTÔ CON THIÊN CHÚA

NHÂN VỤ “THE DA VINCI  CODE”

 

Tiểu thuyết hư cấu (fiction)”The Da Vinci Code”của Dan Brown  xuất bản,  bán chạy và gần đây, đuợc hãng Phim Sony Pictures dựng thành phim, rất nhiều người hiếu kỳ đã đi coi để xem thực hư như thế nào. Dư luận báo chí, truyến thông, đã bình luận rất sôi nổi.  Một cuốn tiểu thuyết hư cấu, không phải là một cuốn sách  Lịch Sử, nhưng chỉ ghi lại một vài dự kiện (facts) lịch sử, như một số nhân vật, hay công trình nghệ thuật như các bức tranh, các thánh đường,..còn cách kết cấu dựng truyện, nối kết các tình tiết là do trí tưởng tượng của nhà viết tiểu thuyết. Nhưng tại sao tác giả Dan Brown lại công nhận trong cuốn sách tiêủ thuyết trinh thám, hư cấu của ông có nhiều “dự kiện”(facts), có thật, mà Hội Thánh Công Giáo đã dấu kín, hoặc đã giảng dạy xuyên tạc? Cũng nên biết: vì dư luận báo chí và các nhà chuyên môn về Lịch sử, và Nghệ thuật phê bình và chỉ trích cuốn tiểu thuyết của Dan Brown, một cách gắt gao là xuyên tạc lịch sử nên hãng làm Phim Sony Pictures, đã đồng ý ghi chú lên đầu đề cuốn phim DVC là thuộc loại hư cấu(fiction) mà thôi, không nhằm minh chứng sự thật lịch sử nào cả. Hãng phim đã nhượng bộ theo lời yêu cầu của Hội Opus Dei, vì cuốn tiểu thuyết hư cấu của Dan Brown đã trắng trợn vu khống cho Hội này đã liên quan đến “âm mưu che dấu bí mật “.

Ngày nay, trong các tiệm bán sách tại Hoa kỳ, người ta thấy bán nhan nhản những loại tiểu thuyết hư cấu, chẳng hạn như bộ sách bán chạy nhất , “Harry Potter”,  tác giả của bộ sách đó là J.K. Rowling, trước sau vẫn coi bộ tiểu thuyết này thuộc loại hư cấu. Trái lại, Dan  Brown, thì” tiền hậu bất nhất”: ông viết cuốn tiểu thuyết này thuộc loại hư cấu, nhưng  sau này, ông lại tin là chuyện “ có thật”!   

Trong bài thuyết luận này, xin đề cập đến :I/ Chủ ý của Dan Brown trong cuốn tiểu thuyết hư cấu là đả kích Thiên Chúa Giáo, đặc biệt Hội Thánh Công Giáo, và xuyên tạc những dự kiện lịch sử của Đạo; II/ Để chống lại khuynh hướng “phàm tục hóa”, ta phải “Tôn Thờ Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập Thể, Chúa Giêsu KyTô”, đặc biệt trong các Kinh Nguyện và các Nghi Lễ Phụng Vụ.

 

I./CHỦ Ý CỦA CUỐN TIỂU THUYẾT NHẰM ĐẢ KÍCH THIÊN CHÚA GIÁO

Gần đây, trong nghi thức trao “Pallium”(chỉ chức vụ và quyền mục tử) cho 27 vị Tổng Giám Mục, Đức Thánh Cha Bênêditô XVI đã nhắc nhở cho chúng ta biết: ngày nay Chúa Cứu Thế và Hội Thánh còn chịu nhiều đau khổ, phỉ báng, và bị xua đuổi ra khỏ xã hội loài người. Con Thuyền Hội Thánh luôn bị sóng gió của những ý thức hệ tư tưởng lay động , khiến nước lũ tràn vào, đe dọa làm đắm chìm. Trào lưu phàm tục hóa của xã hội vật chất vô thần, khá mạnh tại các nước Âu-Mỹ, chống lại nền Luân Lý của Thiên Chúa Giáo chẳng hạn như : phá thai, dùng tế bào gốc từ thai nhi, trợ tử, hôn nhân đồng tính.

Cuốn tiểu thuyết hư cấu(fiction) của Dan Brown là một điển hình. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết  về Kinh Thánh, Giáo Lý, và Lịch Sử Hội Thánh, của các tín hữu, đặc biệt  của giới thanh niên nam-nữ, tác giả cuốn tiểu thuyết hư cấu đã gây hoài nghi, và  lừa dối các độc giả bằng cách pha trộn những dự kiện lịch sử với những tình tiết do trí óc tưởng tượng bày đặt ra. Những nhà chuyên môn về Kinh Thánh, Lịch sừ đã nhận ra tính chất mập mờ, gây hoang mang  với chủ ý xuyên tạc  giá trị linh thiêng siêu việt của Đạo Thiên Chúa, nhất là hạ gíá Chúa Giêsu KyTô, Con Thiên Chúa, Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập Thể, xuống làm con người phàm tục, có gia đình, vợ con như mọi người khác. Suốt dòng lịch sử, Hội Thánh Công Giáo đã dấu kín những “dự kiện lịch sử”về Chúa Cứu Thế, vì thế, trong cuốn tiểu thuyết hư cấu này, tác giả sẽ lần luợt đưa ra ánh sáng những “dự kiện có thật”(facts) .

Sau đây, ta sẽ xem xét một số vấn nạn thắc mắc mà Dan Brown đã nêu ra, và trình bày những lập luận phản bác của các nhà chuyên môn về Kinh Thánh, Thần Học, Nghệ Thuật, đối với những lời xuyên tạc lịch sử của cuốn tiểu thuyết hư cấu.

1. Theo DVC của Dan Brown, thời gian đầu khi Hội Thánh mới được thành lập, các tín hữu không tin Chúa Giêsu Kytô là Con Thiên Chúa, và Chúa Giêsu không có Thiên Tính(Divinity). Mãi tới năm 325 A.D, thời  kỳ họp Công Đồng Nicea, vì hoàng đế Constantine làm áp lực, nên mới buộc phải tin Chúa Giêsu có Thiên Tính. Các nhà nghiên cứu Kinh Thánh đã mạnh mẽ phi bác ý nghĩ sai lạc này của Dan Brown phản lại Lịch sử Hội Thánh, vì ông đã không đọc Phúc Âm Tân Ước. Cuốn Phúc Âm theo Thánh Gioan đã được viết 200 năm trước Công đồng Nicea, đã ghi lời Thánh Tôma tuyên xưng Chúa Giêsu là Thiên Chúa, khi Chúa  hiện ra với ông và các Tông đố:” Lạy Chúa, Lạy Thiên Chúa của con”(Gioan, 20:28). Khởi đầu Phúc Âm,  Thánh Gioan viết:” Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời là Thiên Chúa..và Ngôi Lời thành Huyết Nhục( làm Người)( Gioan, 1,1:1,14).

2. Ông Brown tự ý gán cho họa sĩ Leonardo da Vinci là hội viên của một hội kín, có tên là “The Priory of Sion”, thành lập năm 1099 tại Âu châu, đã được ghi chép trong“Les Dossiers secrets”(Hồ sơ mật) lưu trữ tại Thư Viện Quốc gia tại Pháp. Vì là một hội viên của hội “The Priority of Sion”, nên Leonardo da Vinci có nhiệm vụ phải truyền lại “bí mật” về bà Maria Magdalena, khi ông vẽ bức danh họa “Bữa Tiệc Ly”( The Last Supper). Trong bức họa này, không thấy vẽ hình“Chén đựng rượu”(the grail) đặt trên bàn tiệc, vì “chén ấy” chính là bà Maria Magdalena, đang mang thai đứa con của Chúa. Hình một người trẻ, không để râu ngồi bên tay mặt Chúa, chính là Bà Madaglêna, chứ không phải hình vẽ người môn đệ yêu dấu là Thánh Gioan( Nếu đúng như Dan Brown tưởng tượng khi giải nghĩa bức danh họa, thì con số các vị tông đồ tham dự tiệc, không phải 12, nhưng là 13, vì thêm một phụ nữ, và nếu Bà Maria ngồi vào chỗ Thánh Gioan, thì Ông Thánh này ngồi ở đâu, chẳng lẽ ngồi nấp dưới đất! Chắc hẳn danh họa  Leonardo không dám vẽ một cách “bịa đặt”, phóng túng,  quá như vậy, vào thời đại đó). Vả lại, hội kín”The Priory of Sion” có thật không? Trong mục “60 Minutes”  đài TV NBC đã chứng minh : một người Pháp tên là Pierre Plantard đã bị bắt vào tù vì tội giả mạo”Les Dossiers secrets”(Hồ sơ mật), rồi tìm cách  đặt lén vào Thư Viện Quốc gia. Dan Brown  cho rằng Bà Maria Magdalena thay cho “chén đựng rượu”(the Grail), nhưng rõ ràng Ông đã không xem bức họa đó, vì người ta vẫn nhìn thấy một chiếc “chén” trên bàn tiệc, mà chẳng thấy Bà  Maria Magdalena ở đâu cả.  Ngoài ra, theo G.S Willam Kloss, nhà bình phẩm nghệ thuật Âu Châu giải nghĩa về cử chỉ của Chúa ngồi bàn ăn bữa Tiệc ly, vừa đơn giản, nhưng đầy ý nghĩa: “ Chúa dang hai cánh tay ra chạm vào bàn, để tạo thành hình Tam Giác, ám chỉ Mầu Nhiệm “Thiên Chúa Ba Ngôi”(The Trinity). Cánh tay mặt của Chúa vươn ra về phía Giuđa. Cánh tay của Thánh Gioan( không phải Bà Maria Magdalêna)khoanh lại, ở giữa Chúa Giêsu và Giuda: tay mặt Chúa  trỏ chén rượu, tượng trưng cho Máu dùng trong Thánh Lễ, tay trái Chúa chỉ vế phía đặt bánh, tượng trưng cho thân thể Chúa.

3. Ngoài ra, Dan Brown chỉ trích sách Phúc Âm đã bỏ sót nhiều chi tiết, vì ông chỉ đọc những sách “Phúc Âm Ngụy Kinh”( apocryphal Gospels) của nhóm Gnostics( Ngộ Đạo). Đây là một giáo phái pha lẫn những giáo thuyết của Thiên Chúa Giáo và ngoại giáo. Họ không tin Chúa Giêsu đã chết, và đã sồng lại, loài thụ tạo là xấu. Giáo phái này xuất hiện hơn một trăm năm sau khi Chúa Phục sinh, và đã bị Hội Thánh phi bác vì phản lại  Chân Lý của Thiên Chúa Giáo.

Sau những tháng dư luận  lên cơn sốt về cuốn tiêu thuyết hư cấu và cuốm phim DVC, ngoài những món lợi kếch sù hàng triệu mỹ kim, do hành động man trá, phỉ báng Hội Thánh của Chúa,  đối với những tín hữu trung kiên tin tưởng Chúa Giêsu Con Thiên Chúa, Ngôi Lời Nhập Thể,  ta đã rút ra được những bài học nào để củng cố thêm ĐỨC TIN?

4- Giới lãnh đạo trong Hội Thánh và các nhà giáo dục đã thẩm định: những âm mưu xuyên tạc lịch sử của  cuốn tiểu thuyết hư cấu này một phần nào đã gây hoang mang, nghi ngờ cho một số người thiếu hiểu biết về Kinh Thánh, Lịch Sử Hội Thánh và Giáo Lý, đối với niềm Tin chân chính. Cũng vì lý do đó, nhờ Ơn Chúa soi sáng, giới lãnh đạo đã cổ võ một phong trào HỌC HỎI, và GIẢI NGHĨA về Kinh Thánh và Giáo Lý, để tìm hiểu Sự Thật . Nhiều cuốn sách giá trị do các nhà chuyên môn đã viết như “The Da Vinci Deception”( Da Vinci Lừa Dối) của tác giả Mark Shea và Edward Sri ( Ascension Press), nhiều mạng lưới lập ra để thông tin, và  phản bác cuốn tiểu thuyết và phim DVC như http://www.jesusdecoded.com/ của HĐGM Hoa Kỳ…

5- Đặc biệt nhiều buổi Hội Thảo, dùng chính những tài liệu xuyên tạc của cuốn tiểu thuyết và  phim để phản bác những điều sai lầm và khuynh hướng “Phàm Tục Hóa” đối với Đạo Thiên Chúa là Đạo Mạc Khải( Revelation), vì do chính Thiên Chúa soi sáng, và chỉ dẫn cho các vị Tiên tri viết ra những Chân Lý Siêu Việt về Thiên Chúa, về Lịch Sử Cứu Chuộc, và về vận mệnh của Nhân Loại. Xét về Nguồn Gốc, Giáo Thuyết và Đấng Sáng Lập, thì ĐạoThiên Chúa khác với các Đạo giáo khác trên thế giới được thành lập do các vị Thánh Nhân, Hiền Nhân Quân Tử như Đức Khổng Tữ hay Đức Thích Ca Mâu Ni, tự mình tu luyện nhiều năm, rồi  tự nguyện đi chu du thiên hạ, truyền bá tư tưởng đạo đúc, và  triết lý của mình. Các Ngài  không tự nhận đã lãnh sứ mệnh của Thần Thánh nào sai đi để cứu nhân độ thế. Trái lại, theo Kinh Thánh ghi chép, các vị tiên tri đã loan báo là: Chúa GiêSu, Con Thiên Chúa Giáng trần, để hy sinh chuộc tội cho nhân loại. Chính Chúa Giêsu đã  bị người Do thái lên án tử hình, vì xưng mình là “Con Thiên Chúa”(Maccô, 14:61-64). Và trong suốt dòng Lịch Sử Hội Thánh Công Giáo, trong hơn hai ngàn năm, các Thánh Tử vì Đạo, đã sẵn sàng chấp nhận cái chết để minh chứng và tuyên xưng Đức Tin vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. Đây là một Chân Lý Tuyệt Đối, cũng là nét đặc thù của Thiên Chúa Giáo, cần phải cương quyết bảo vệ toàn vẹn,  không thể suy suyển, giảm bớt.

Sau đây, xin bàn về việc dùng Kinh Nguyện, và các Nghi Lễ Phụng Vụ để Tuyên Xưng Đức Tin, và Tôn ThờChúa Siêsu KyTô, Ngôi Lời Nhập Thể, Con Thên Chúa”.

II. TÔN THỜ CHÚA GIÊSU, NGÔI LỜI NHẬP THỂ, CON THIÊN CHÚA

TRONG  KINH NGUYỆN và  NGHI LỄ PHỤNG VỤ

Hiện nay trong Cộng Dồng Công Giáo Việt Nam tại quê nhà và hải ngoại, dư luận và phản ứng rất sôi nổi về cuốn “Nghi Thức Thánh Lễ”, bản dịch 2006. Đây là một phần nhỏ mới được sửa lại: Nghi Thức đầu Lễ, các Kinh Nguyện Thánh Thể, quan trọng nhất và dùng nhiều nhất trong bộ sách lớn :” Sách Lễ Rôma”gồm các Kinh nguyện, các bài đọc Kinh Thánh, các Nghi Lễ., các Bí Tích... của  Phụng Vụ. Đọc qua các bài viết trên báo chí và Internet khắp nơi, ta nhận thấy mấy điểm sau đây:

-  a/ -Phản Ứng của Các vị Giáo Sĩ Tu sĩ và Giáo dân: đây là một mối quan tâm của mỗi cá nhân và của Cộng Đồng khi tham dự Thánh Lễ. Những phản ứng thuận/nghịch là điều đương nhiên phải có, vì liên quan đến đời sống tôn giáo của mỗi người. Cách đây mấy năm, khi Bản dịch NTTL 1992 ra đời, cũng đã gặp những phản đối mạnh mẽ, và nhiều thư khiếu nại gửi lên Tòa Thánh Rôma. Do đó, việc bày tỏ các lập trường, góp ý, đề nghị các sửa đổi của cá nhân hay của một nhóm người  mong ước hoàn chỉnh một bản dịch  tốt đẹp hơn trong tương lai, là điều hữu ích, và nên khuyến khích. Dĩ nhiên, cần tránh những phản ứng, hay thái độ “tiêu cực” như: tẩy chay, không mua bản dịch, in “lén”để phát, hoặc đề nghị :“tuỳ ý ai muốn dùng bản dịch 92,71..cũng được”, hay so sánh bản dịch này hơn bản dịch kia”, hoặc “đổi địa chỉ, e-mail,..để không ai làm phiền”… Làm như vậy, sẽ gây chia rẽ cộng đồng, và không tôn trọng quyền đại diện của Uỷ Ban Phụng Vụ toàn quốc. Bởi vì, kinh nghiệm sống chung trong một Cộng đồng cho thấy: luôn cần sự hy sinh quyền lợi, sở thích cá nhân hay địa phương để tạo sự đồng thuận , thì mọi công cuộc cải cách hay xây dựng qui mô mới có thể thành tựu được. Vì các Kinh Nguyện cùng đọc lớn tiếng trong Thánh Đường(theo thói quen của Giáo hữu Việt nam), Nghi thức Thánh Lễ, cùng dùng chung cho Cộng Đồng, các bài Thánh ca cùng hát,..nên cần một bản văn chính thức đã được HĐGM toàn quốc chấp thuận để thi hành , và mọi người cùng noi theo,( cho đến khi, nếu cần, sửa đổi một bản văn khác). Ngôn ngữ là cái gì tương đối, luôn biến đổi, ý nghĩa không cố định. Những văn bản các Kinh đọc ngày xưa , ý nghĩa Tín Điều vẫn là một, nhưng ngôn từ khác với các Kinh đọc ngày nay.Các bản văn đã được HĐGM chấp thuận,  thì nên coi tác giả là“vô danh” hay “ẩn danh”, như ý kiến  chung của cả Cộng đồng, không thuộc địa phương, một nhóm hay một  cá nhân nào. Ngoài ra, có thể nhận xét: tính cách đại diện của bản dịch 2006 khá  đầy đủ , vì gồm đại biểu của các Giáo phận toàn quốc; bản dịch 92, vì thời thế khó khăn, phải làm gấp rút, ( như phát hành trước khi được Tóa Thánh duyệt y), thiếu sự tham khảo toàn quốc; bản dịch 71 không đủ các Giáo phận miền Bắc tham gia; trước đó, từ khoảng thời gian 1950, bản dịch của nhà xuất bản “Hiện Tại”, do nỗ lực một nhóm Linh Mục, và Chủng Sinh Đại Chủng Viện  Xuân Bích, Hà nội, đồng thời với việc thành lập Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh, khi Công Đồng VaticanII cho phép dịch Sách Lễ Rôma sang tiếng bản xứ.( Coi: “Tiến Trình Thánh Nhạc Việt Nam” Nguyễn Khác Xuyên, Ziên Hồng, Houston, 91, trang 124-128)  

-  [ Nguyên tắc và phương pháp dịch một bản văn Phụng vụ ra Việt ngữ để dùng cho đại chúng, đòi hỏi sự thận trọng, lòng tôn kính, theo đúng Huấn Thị số V,vì có thể “sai một li đi một dậm”, về các Tín điều trong Đạo. Nhưng không khó khăn, công phu như việc phiên dịch và sáng tác các”Danh Từ Khoa Học, Toán Lý Hóa” từ Anh Văn, Pháp Văn… sang Việt Văn như : năm 1945, GS Hoàng Xuân Hãn đã soạn ra một Phương Pháp dịch thuật khá đầy đủ; cuốn “Danh Từ Thần Học và Triết Học” của Trường Thần Học Bùi Chu, năm 1952;  cuốn  “Tự Điển Thần Học Tín Lý Anh Viêt” do nhóm Tu Sĩ V.N tại Đài Loan dịch từ nguyên tác Hán văn của Đại Học Phụ Nhân, Đài Loan, năm 1996].

b/-.Để giúp cho dân chúng dễ chấp nhận và tránh những phản ứng bực bội, “gay gắt” về những sửa đổi của bản dịch mới, cần hai điều kiện: Một là: trình bày những nguyên tắc chính  trong Huấn thị V của Tòa Thánh để bảo toàn sự Hiệp Thông trong Hội Thánh; Cùng với việc phát hành, UBPV nên công bố những nguyên tắc chính về Phiên Dịch những bản văn Phụng vụ từ nguyên bản Latinh sang Việt Ngữ: chẳng hạn,vì là Sách thuộc Đức Tin, nên bản Việt Ngữ không được nghịch lại ý nghĩa Giáo Lý của bản văn gốc La-tinh vì các tín hữu phải hiệp thông với toàn thể Hội Thánh khắp nơi trên thế giới. Đây không phải áng văn chương cầu kỳ văn hoa bóng bảy, nhưng dễ hiểu,  trang nghiêm, cung kính đối với những Mầu Nhiệm trong Đạo. Ngoài ra, càng đi sát với bản văn La ngữ càng tốt, tránh phỏng dịch lời văn, thêm hay bớt ý nghĩa của nguyên bản. Cách thức lựa chọn Từ ngữ  phải chính xác, thích đáng, và tôn trọng Ngữ Pháp trong Tiếng Việt; Hai là, cần  những lời GIẢI THÍCH, những LÝ DO tại sao thay đổi, để giúp cho độc giả HỌC HỎI thêm về Giáo Lý.  Chỉ cho biết tỉ lệ bỏ thăm, theo nguyên tắc “đa số thắng thiểu số”, không đủ; nhưng cần nêu ra những Lý Lẽ của các đại biểu, để giúp độc giả học hỏi, suy nghĩ và thẩm định giá trị của các lập trường. Chẳng hạn, khi bỏ thăm về : Tín Điều”Một Thiên Chúa, Ba Ngôi”, khi làm Phép Rửa Tội và làm “Dấu Thánh Giá”khi ban phép lành: “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần”( in Nomine Patris et Filii et Spiritus Sancti”), UBPV chỉ cho biết tỉ lệ bỏ phiểu , nhưng không nêu ra các lý lẽ, giải thích các lập trường của hai bên.  Bỏ phiếu hai đợt : đợt 1, tỉ lệ 9/3: có 9 người chấp thuận bản dịch năm71, còn 3 người theo bản dịch 92( thêm chữ “Chúa”, thành ra “Nhân Danh Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần”; đợt 2, tỉ lệ: 17/29, tức 17 người chấp nhận công thức của bản dịch 71, sát với bản văn Latinh, không thêm chữ “Chúa”. Điều thắc mắc của độc giả mà không được giải thích là: tại sao có tới 12 đại biểu chấp nhận thêm chữ “Chúa” vào., chắc hẳn phải có lý do nào đó. Hoặc là bản văn La tinh thiếu sót, bản Việt ngữ không rõ nghĩa; hay là “có ba Chúa”,”tách biệt” nhau? Hoặc là vì đã quen dùng 12 năm nay, nên không muốn thay đổi, mặc dầu biết dịch như thế là không sát với bản văn Latinh và các bản dịch sang các tiếng trên thế giới?  Hay là người dịch tự ý thêm chữ “Chúa” vào, vì lập dị, hoặc không phân biệt “công thức”(formula)lúc làm Dấu Thánh Giá, hay Bí Tích Rửa Tội, tức là khi cấn tuyên xưng Mầu Nhiệm”Một Chúa Ba Ngôi”( The Trinitarian baptismal formula)và ở những chỗ khác, chỉ muốn nói về “hoạt động”, hay “thuộc tính”(attribute) cho từng Ngôi Vị,( Chúa Cha, Đấng  Sáng Tạo , Chúa Con, Đấng Cứu Thế, Chúa Thánh Thần, Đấng Thánh Hóa, ), vì thế, có thể thêm chữ “Chúa” như: “Nguyện xin Ân Sủng của Chúa Giêsu, Chúa chúng ta, và Tình Yêu của Chúa Cha, và Ơn Thông Hiệp của Chúa Thánh Thần”, ở cùng anh chị em”.

Độc giả vẫn còn thắc mắc nếu chưa được giải nghĩa. Trái lại, nhiều độc giả đã có dịp học hỏi thêm về Giáo lý, khi được giải nghĩa khá rõ ràng về ý nghĩa chữ:” bản tính”( Nature) là gì, Bản Thể ( Consubstance) là gì, và tại sao chọn từ “đồng Bản Thể “(Consubstantialis”)` trong Kinh Tin Kính.

Sau đây, xin nêu ra một số những thành ngữ quan trọng, cách dịch sang Việt ngữ, và những lý do giải thích, tại sao nên sửa đổi. Đây không phải là bản chỉ trích một lập trường nào, hay bênh một ý kiến nào, vì thế không cần nêu danh tánh của cá nhân hay của nhóm nào, nhưng chỉ khách quan trình bày các Ý KIẾN khác nhau, để  độc giả so sánh, thẩm định giá trị và học hỏi thêm về Giáo lý của Hội Thánh.

c/-Những Ý KIẾN Khác Nhau về một số Từ Ngữ dùng trong”Nghi Thức Thánh Lễ”, 2006.

MỤC ĐÍCH của bài thuyết luận này, như đã trình bày ở trên, là  “Tôn Thờ Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể, Con Thiên Chúa”, để chống lại  khuynh hướng “phàm tục hóa” Đạo  Thiên Chúa, cũng gọi là “Đạo Chúa KyTô”(Christianity).  Người ta muốn hạ giá CHÚA CỨU THẾ xuống hàng các vĩ nhân của nhân loại, nhưng không có THIÊN TÍNH (Divinity), chỉ ngang hàng với các nhà sáng lập các tôn giáo khác, hay các “lãnh tụ cách mạng” khác. Tiểu thuyết hư cấu và “phim DVC”, là một ví dụ điển hình

PHƯƠNG THẾ để Tôn thờ NGÔI LỜI THIÊN CHÚA NHẬP THỂ là dùng các Kinh Phụng Vụ để tăng sự hiểu biết và tâm tình tôn thờ , TIN YÊU Chúa. Câu châm ngôn: Lex Orandi, Lex Credendi”, nghĩa là “Luật Cầu Nguyện là Luật Tin Kính”, cầu nguyện thế nào, thì niềm tin cũng vậy. Nhờ cầu nguyện mà thêm vững lòng tin những điều mình kêu cầu. Ngược lại, nếu cầu xin những điều sai lầm, trái ý Hội Thánh dạy, thì sẽ làm sai lạc Đức Tin. 

Bởi vậy, việc chuyển ngữ từ các bản văn chính bằng La ngữ sang Việt Ngữ, để dùng trong Phụng Vụ là một công  việc hệ trọng, vì giúp người tín hữu Việt nam học hỏi Giáo lý, nhất là  tăng thêm tâm tình yêu mến, tôn thờ “Ngôi Lời Thiên Chúa”. Do đó, điều đáng quan tâm là làm sao bản dịch Việt Văn luôn phải trung thực với ý nghĩa của nguyên bản Latinh của Hội Thánh toàn cầu. Việt Ngữ là một sinh ngữ rất phong phú, gồm những danh từ thuần tuý nôm, những danh từ gốc Hán-Việt, danh từ, tĩnh từ, đại danh từ..chuyên chở ý nghĩa và mầu sắc tình cảm tế nhị, khác nhau. Muốn diễn tả được sự tôn kính, trang nghiêm, cần tránh những chữ có ý nghĩa hàm hồ, những cách “nói lái”,hay dùng những chữ quá suồng sã, thân mật, tục ngữcó câu :

“Gần chùa gọi Bụt bằng anh”  

Sau đây, xin liệt kê một số những phản ứng, thắc mắc, góp ý của một số độc giả, sau khi các bản dịch “Nghi Thức Thánh Lễ”, 71, 92, và 2006 được chính thức dùng trong Thánh Lễ bằng Việt Ngữ. Chỉ xin kê khai trình bày các ý kiến khác nhau của cá nhân hay nhóm mà (không cần nêu danh tánh, coi như “vô danh hay “ẩn danh”) vì việc chấp thuận chung cuộc để thi hành là quyền quyết định của UBPV thuộc HĐGM toàn quốc.

 

A/. DẤU THÁNH GIÁ: “NHÂN DANH CHA và CON và THÁNH THẦN”

(Công Thức Làm Dấu Thánh Giá, khi Rửa Tội, ban Phép Lành).

a/ Bản văn gốc Latinh: “In Nomine Patris et Filii et Spiritus Sancti”.

b/ Bản dịch 92: “Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.

c/ Bản dịch 06, 72 và về trước: “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.”

Về lai lịch các bản dịch sang Việt ngữ: từ ngày mới Truyền Đạo vô Việt Nam, các Công đồng địa phương như Kẻ sặt, Kẻ Sở, Hà Nội… trong các Sách Kinh, sách Giáo Lý, cho đến bản dịch năm 1972(b), đều giống nhau sát với bản gốc Latinh(a) . Bản dịch năm 1992(b), thêm 03 chữ “Chúa” vào. Bản dịch 2006, trở lại bản dịch vẫn quen dùng từ xưa(c), bỏ 03chữ”Chúa”. Bản dịch 2006 chỉ nêu ra tỉ lệ; 19/27 thuận với bản dịch (c), nhưng  không giải thích những lý lẽ: thuận/nghịch. Phản ứng nghịch, khá mạnh dối với bản  dịch 1992(b), vì  đã gửi nhiều thư khiếu nại lên các Thánh Bộ bên Rôma.

Sau đây là một số Ý Kiến,  và các LÝ LẼ  đối với các bản dịch:

1/. Công thức(c) sát nghĩa với nguyên bản Latinh, để tuyên xưng Tín Điều cao trọng nhất trong Đạo, đó là: Mầu Nhiệm:”Một Đức Chúa Trời Ba Ngôi” ( Thiên Chủ: Tam Vị Nhất Thể). Tất cả các bản dịch của các nước trên thế giới (như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức…đều giống  công thức (c).

2/. Công Thức (c), gọi là “Công thức Chúa Ba Ngôi Bí tích Rửa tội”( The Trinitarian Baptismal Formula), ĐTC Piô V( 1566-1572) đã công bố đêm Lễ Chúa Giáng Sinh năm 1570. Đây là Công thức trong Phụng Vụ dùng khi làm “Dấu Tháng Giá”( The Sign of the Cross), và ban Phép Lành. Ở những chỗ khác trong Kinh Phụng vụ, hay bài đọc Sách Thánh, khi chỉ tuyên xưng  từng Ngôi Vị, thì được nói: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, hay Đức Chúa Giêsu, Đức Chúa Thánh Thần.

- Sách Giáo Lý yếu lược dạy: Hỏi: Có mấy Đức Chúa Trời?- Thưa, có Một Đức Chúa Trời mà thôi. Hỏi: Đức Chúa Trời có mấy Ngôi?(Persona)- Thưa, Đức Chúa Trời có Ba Ngôi. Hỏi: trong Ba Ngôi: có Ngôi nào trước Ngôi nào sau Ngôi nào hơn Ngôi nào kém chăng? –Thưa, Ba Ngôi cũng bằng nhau.

-Theo các Thánh Giáo Phụ như Thánh Âucơ Tinh và Thánh Tôma Aquinô..Thiên Chúa là Đấng Siêu Việt Tuyệt Đối: Vô Thủy Vô Chung, Vô Danh, Vô Hình Vô Tượng, Vô Thanh..,còn vũ trụ vật chất hữu hình này, kể cả nhân loại thuộc về thế giới tương đối, “hữu danh”. Thánh Âu cơ tinh viết:” Si comprehendis, non est Deus”( Nếu hiểu được Chúa, thì Chúa không còn là Chúa nữa). Do đó, không thể dùng các danh tự của loài người là loài thụ tạo, tương đối, để đặt “Tên”cho Đấng Siêu Việt Tuyệt Đối.

Những Danh Tự như : Deus, God, Thiên Chủ, CHÚA TRỜI,  CHÚA CHA, CHÚA CON,  theo các nhà thần học, và triết học giải thích: đó là dùng theo “Phương Pháp Tương Tự( analogia, metaphor). Chẳng hạn, mối tương quan mật thiết nhất của nhân loại, cùng huyết thống(DNA) là Liện Hệ giũa Cha Mẹ-con cái. Để diễn tả một phần nào “Mối Tương Quan(Relationship) Vô Cùng Nhiệm Mầu HỢP NHẤT nên MỘT”giũa “Ba Ngôi Thiên Chúa Nội tại”(Immanent Trinity),( nên không thêm chữ “CHÚA”cho từng Ngôi Thiên Chúa), Kinh Thánh mượn ý nghĩa biểu tượng của Tương Quan: CHA, CON, để chỉ mối“TƯƠNG QUAN HỢP NHẤT” giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, nhưng thực ra: ở nơi Thiên Chúa,”CHA-CON cũng bằng nhau, còn nơi loài người thì cha-mẹ sinh ra trước con cái. Cũng như để diễn tả Tình Thương vô cùng của Thiên Chúa đối với nhân loại, Chúa Cứu Thế đã “mượn “mối tình tự nhiên giũa Cha Mẹ-con cái, và cho phép chúng ta, những người “con nuôi”(adapted children) của Chúa được gọi Thiên Chúa là CHA:”Lạy CHA chúng con ở trên trời”

[ Xin Tham khảo thêm về “Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi”, mối Tương Quan CHA-CON, coi:”Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo”, số 238-248; Sách “Đạo Thiên Chúa và Dân Nước Việt”: coi:www.dunglac.net/caophuongky/ trang 69-75, 410-416; Coi: Karl Rahner, Dictionary of Theology: chữ Baptism: Phép Rửa  Tội, nhân Danh Thiên Chúa Ba Ngôi(Trinity) ]  

3/. Tính cách gây “ hoang mang” của bản dịch 92(b), vì thêm chữ “Chúa” vào Dấu Thánh Giá, và ban Phép lành. Người Việt sinh sống ở ngoại quốc, khi nghe một GM Việt làm dấu và ban Phép Lành cuối Thánh Lễ, một cách trịnh trọng:”Nhân Danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”, nếu dịch từng chữ ra tiếng Anh: “In The Name of God The Father, and God  The Son and God The Holy Spirit”, thì người nghe, đặc biệt trẻ em Việt đã nghe  rõ ràng kể tên “Ba Đức Chúa Trời”, khác nhau. Người ta còn nhận ra tính cách “mập mờ”: tại sao bản dịch 92 thêm chữ “Chí” trong câu như: Thánh! Thánh! “Chí “Thánh! Theo một số người hiểu biết về Kinh Thánh, ba chữ :”Thánh! Thánh! Thánh! trong Cựu Ước có thể ám chỉ, “mạc khải” “Mầu Nhiệm: Một Chúa Ba Ngôi”.(Sanctus, Sanctus, Sanctus, Dominus Deus Sabaoth) Vả lại, theo kiểu nói trong tiếng Do thái, lập lại 3 lần chữ “Thánh” có nghĩa : “Chúa các đạo binh” là rất Thánh rồi, tại sao còn thêm một chữ “Chí” nữa vào chữ Thánh thứ ba?  Càng gây “nghi ngời”, vì  trong cuốn Niên Lịch Giáo Phận Sài gòn năm Canh Thìn và Tân Tị, đã dùng chữ “tách biệt”(separare) để chỉ “Tương Quan”(Relations) giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Theo Sách Giáo Lý số 254: “Ba Ngôi Thiên Chúa thật sự “PHÂN BIỆT”(distinct from one another). Số 255, còn nói thêm:Ba Ngôi Thiên Chúa Tương Quan Liên Hệ với nhau(Relative to one another). Vì hiểu sai , hoặc vì không thận trọng, cân nhắc ý nghĩa chữ Việt, nên đã “Tách biệt” riêng rẽ ra làm “Ba Đức Chúa Trời”chăng?

4/. Phản ứng  “bênh “ bản dịch 92 về làm “Dấu Thánh Giá”, có thêm chữ “Chúa”

- UBPV chỉ cho biết tỉ lệ bỏ phiếu :19/27 , tức là có 19 phiếu thuận theo bản dịch 2006, còn 12 phiếu nghịch, chống lại. Nhưng không đưa ra càc lý lẽ tại sao thuận/nghịch.  Một “Bức Thư Ngỏ” gửi vị Tổng Thư ký UBPV, có nhiều ý kiến chống lại bản dịch 2006, đặc biệt chống lại bản dịch 2006 về làm“Dấu Thánh Giá , nguyên văn như sau:” Lời chào: “ Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Con có cảm tưởng thiếu thiếu cái gì đó. Linh mục vừa gặp giáo dân, đọc câu này có thể gây hiểu lầm: Thưa anh chị em, nhân danh tôi(là cha, vì tôi vẫn xưng “cha” với anh chị em và anh chị em vẫn gọi tôi là “cha” mà) và con( từng anh chị em) và Thánh Thần. Trong Tông đồ Công vụ(15,28)”Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định”cho con có cảm tưởng lời đầu lễ mang ý nghĩa như thế hơn là nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa- “In nomine Patris et Filii et Spiritus Sancti” hay “Au nom du Père et du Fils et du Saint Esprit”- Latinh, và Pháp đọc như thế là đủ, còn tiếng Việt “Cha và Con và Thánh Thần” trống lổng quá, chưa nói lên được gì cả. Nhất là thường thì linh mục vừa ngó giáo dân vừa làm dấu thánh giá trên mình, vừa đọc”Nhân danh Cha”vừa chỉ tay trên trán trên đầu mình, vừa ngó giáo dân vừa nói”và con”…Quen lắm rồi mà con vẫn có ý nghĩ như thế đấy! Nói rõ ra”Nhân Danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” thì có mất mát gì đâu! Tiếng Việt thích thêm hoa hoè hoa sói cho nó êm tai ấy mà! Hay lắm chứ”.

Đọc nguyên văn bức thư ngỏ ở trên, về phương diện thần học, giáo lý, độc giả không học hỏi được một lý lẽ nào, để thêm Đức Tin về một“Mầu Nhiệm cao cả nhất trong Đạo”, lại còn nhận thấy lời văn có vẻ gán những cảm tưởng sai lầm cho các bổn đạo Việt nam xưa nay vẫn quen làm Dấu Thánh Gíá khi dâng Lễ, đọc Kinh, ăn, uống thuốc, gặp tai nạn..mà không hiểu ý nghĩa chữ“Cha “”Con “ chỉ vào ai cả! Thật ra, không có tín hữu nào, dầu là “con nít ,  hiểu chữ “CHA, là “ông cha”và chữ “CON” là “con nít”đây, trong khi làm Dấu Thánh Giá, (vì bà cháu và mẹ cháu đã dạy từ nhỏ: “làm Dấu Thánh Giá” để tôn kính “Một Đức Chúa Trời Ba Ngôi”, chứ không phải “ông cha”, hay “ ông con”, nào ở đây! Ngoài ra, lời lẽ bức thư có vẻ khinh thường và thiếu trân trọng đối với tiếng Việt của tổ tiên để lại cho con cháu. Nếu không biết tôn trọng, và dùng những tinh hoa Văn Hóa và Tiếng Việt để giới thiệu Đạo Chúa cho đồng hương, thì chẳng ai muốn nghe. Lịch Sử Truyền Đạo đã minh chứng sự kiện đó.

UBPV cho biết tỉ lệ bỏ phiều chấp thuận bản dịch 2006 là: 17/29, nghĩa là có 17 phiếu thuận, tức 60%, còn phiếu chống, (hay phiếu trắng) là 12, tức 40%. Đây là một tỉ lệ đáng suy nghĩ và đáng quan ngại, vì số nguời chống quá cao. Vì lý do nào? Chưa có lời giải thích. Hoặc là không hiểu Giáo lý của Hội Thánh? Hoặc là vì đã quen dùng rồi, không muốn đổi nữa( mới xẩy ra hơn 10 năm nay)? Một tâm lý có thật nhưng cũng là điều đáng buồn cho “lòng dạ con người”( homo fallax=con người là dối trá). Vì đã có câu tuyên truyền như: cứ “nói dối đi!..bắt đầu không ai tin, nhưng  nếu c tiếp tục nói đi nói lại, nói hoài, hoài, thì thể nào cũng có người tin là s thật! Nguy hiểm lắm chứ!  

 

B/. KHÔNG NÊN DÙNG  đại tự  “NGÀI, NGƯỜI, ĐẤNG”

 thay chữ “THIÊN CHÚA, CHÚA CHA, CHÚA CON, CHÚA GIÊSU, CHÚA GIÊSU KYTÔ, CHÚA THÁNH THẦN 

Như đã trình bày ở trên, và cũng theo tinh thần của Huấn Thị V, mục đích của bài thuyết luận này là: Tôn Thờ, Tôn Vinh Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể” đặc biệt trong các Kinh, và Bản văn Phụng Vụ, Thánh Lễ, để tăng Đức Tin và chống lại trào lưu phàm tục hóa Đạo Chúa Cứu Thế.

Cho đến nay, các Kinh, các Thánh Vịnh( Phụng Vụ các Giờ Kinh), Nghi Thức Thánh Lễ, cách xưng hô Danh Thánh của Chúa Cha, Chúa Con hay Chúa GiêSu(Cứu Thế), Chúa Thánh Thần, vẩn còn “lộn xộn, lủng củng”, nhất là, khi cả Cộng đồng cùng đọc lớn tiếng trong giờ cầu nguyện. Người tham dự,  đặc biệt các bạn bè ngoài Đạo lần đầu tiên đến Nhà Thờ, lấy làm ngạc nhiên, khó hiểu,  khi nghe kêu cầu  xướng danh  Thiên Chúa, Chúa, Cha..lúc lại dùng đại t: Ngài, Người, Đấng.., không phân biệt sự  “Thánh Thiêng” với “phàm tục”. Chẳng hạn, khi nghe đọc Kinh Tin Kính ( Kinh Tin Kính Nicea-Constantinopoli: lúc thì Chúa lúc thì người (13 lần); “Chính nhờ Người, với Người và trong Người”( chỉ Chúa Kytô).

Sau đây sẽ tìm hiểu ý nghĩa đại tự “ Người, Ngài, Đấng”, theo ngữ pháp Việt Ngữ có nghĩa gì? Ý nghĩa danh xưng “Chủ, Chúa”theo Cha Ricci và Cha Đắc Lộ. Ý nghĩa chữ “Đức” , và  chỉ nên xưng Danh Thánh  “Chúa Giêsu”, mà không được kêu “Đức Giêsu”(bỏ chữ Chúa)?

1/. Tôn Vinh Danh Thánh CHÚA GIÊSU, theo Thánh Phao Lô

Thánh Phao Lô đã Tôn Vinh Danh Thánh CHÚA GIÊSU Là CHÚA, một cách long trọng trong hai bản văn : -Thư gửi Côlôsê, 1:12-20 :…”CHÚA GIÊSU là hình ảnh Thiên Chúa vô hình và là Anh Trưởng mọi loài thụ sinh..Chúa có trước mọi vật và mọi vật tồn tại trong Chúa…Ví Thiên Chúa đã vui lòng đặt mọi ơn phúc nơi Chúa GiêSu…; ---Thư gửi giáo dân Philipphê, 2:6-11: “ Chúa GiêSu  đồng bản thể với Thiên Chúa, song chẳng coi Mình đồng hàng với Thiên Chúa. Nhưng  huỷ bỏ Mình, nhận làm tôi tớ, và nên giống như phàm nhân. Và khi đã mặc lấy hình thể phàm nhân rồi, Chúa còn tự hạ hơn nữa, Chúa đã vâng phục đế chết và chết trên Thập Giá. Vì thế, Thiên Chúa Cha đã Tôn Vinh Chúa Giêsu, và tặng ban Danh Hiệu trên mọi danh hiệu.Hầu khi nghe Danh Thánh Chúa Giêsu, mọi  loài cả trên trời, dưới đất và trong hỏa ngục, phải quì gối thờ lạy. Và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng: CHÚA GIÊSU KYTÔ Là CHÚA để Tôn Vinh Thiên Chúa Cha.”

2/. Những cách dùng Danh Xưng để Kêu Cầu Chúa KyTô, Ngôi Lời Nhập Thể.

Huấn Thị V, kê khai những Danh Xưng thường dùng đễ kêu cầu, thân thưa vời Chúa trong Phụng Vụ của Hội Thánh từ trước tới nay như: Domine, Deus, Omnipotens aeterne Deus, Pater . Đây là  danh từ(nouns), còn vể các đại từ(pronoun), thì không có gì đặc biệt. Đó cũng là trường hợp của các ngôn ngữ trên thế giới như Ý, Pháp, Anh, Tây Ban Nha…kể cả tiếng Trung Hoa. Chỉ riêng tiếng Việt dùng nhiều đại từ khác nhau để diễn tả cấp bậc sang hèn, và mực độ tình cảm . Sẽ bàn về vấn đề này ở đoạn sau, số 3.

-  DANH TỰ (Nouns) chỉ về Thiên Chúa trong tiếng Việt, có những Thánh Danh như sau: từ thời mới khai sáng Đạo Thiên Chúa tại Việt Nam, đặc biệt LM. Đắc Lộ(1593-1660) đã đặt ra Danh Xưng:”ĐỨC CHÚA TRỜI”để phiên dịch chữ DEUS( Latinh). Ngoài ra, cũng dùng chữ ”Thiên Chúa”, gốc tích do LM Matteo RICCI(1552-1610) giảng đạo bên Trung Hoa ghép hai chũ nho THIÊN CHỦ , thành “ Thiên Chủ”, nghĩa là  Vị Chủ Tể của Trời Đất.   Như vậy, theo Lịch Sử Truyền Giáo tại Trung Hoa và Việt Nam, Danh  Xưng”Thiên Chủ, hay Chúa Trời”đã được Thần học Giáo Lý định nghĩa để chỉ Thiên Tính, Thần Tính(Divinity). ( Xin lưu ý: cách viết theo chữ Hán(Nho), và chữ Nôm (Việt Nam), chữ Chủ, Chúa, viết giống nhau, gồm chữ vương=vua, và một chấm trên đỉnh đầu(………, theo nghĩa CHÚA là CHỦ TỂ vũ trụ, vượt trên mọi quyền lực, trên Tam Tài.).

-  [ Tham khảo thêm:Sách“Thiên Chúa Giáo và Tam Giáo”, trang 422-426, coi: www.dunglac.net/caophuongky/]

-   Theo truyền thống , đối với Mầu Nhiệm”Ba Ngôi Thiên Chúa”, thì xưng với Ngôi Nhất Thiên Chúa  là:  “CHÚA CHA“, hay “CHA”( vì Chúa Giêsu cho phép;xưng với Ngôi Hai Thiên Chúa là: CHÚA, CHÚA CON, CHÚA GIÊSU, CHÚA GIÊSU KYTÔ; xưng với Ngôi Ba Thiên Chúa là: CHÚA THÁNH THẦN. Nếu muốn nói chung về “Thiên Chúa Ba Ngôi”, thì xưng: THIÊN CHÚA, CHÚA TRỜI. ĐỨC CHÚA TRỜI.

3/. Vấn Đề: có được dùng ĐẠI TỰ: NGÀI, NGƯỜI, thay cho” CHÚA”không?

Việc dùng các đại tự(pronouns) trong các ngôn ngữ như La Tinh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha..kể cả Trung Hoa, không gây rắc rối phiền phức, nhưng trong Việt Ngữ, thật sự là một “vấn đề”cần bàn giải, vì là một nét đặc thù trong Văn Hóa Việt Nam. Theo các nhà ngữ học, các đại tự trong Ngữ Pháp tiếng Việt, chẳng những chỉ thay danh tự, nhưng còn để biểu lộ các sắc thái tình cảm như kính trọng, khinh bỉ, yêu, ghét.

Chẳng hạn, cách xưng hô biến thái theo mức độ tình cảm như: Giữa một cô bán tiệm và ông khách mua hàng. Khi chưa quen biết, lần đầu gặp khách, cô bán tiệm, chào khách: thưa “ông hay bác, hay chú’(tuỳ tuổi) cần gì, tôi có thể giúp?- Tương quan: Ông-Tôi. Sau một thời gian dài, nếu khách thường lui tới ghé tiệm, cô chủ tiệm có thể đổi sang  cách gọi khách một cách thân tình hơn:“anh”(nếu trẻ), hay “bác, ông, chú và xưng “em”. – Tương quan: Anh-Em.Trong trường hợp “phải lòng nhau,” rồi cưới nhau, thì gọi nhau là “MÌNH”:Tương quan: Vợ-Chồng? Nhưng sau một thời gian, nếu “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, thì  mức độ tình cảm, cách xưng hô cũng đổi chiều xuống cấp tình cảm liên hệ, trở về  : “ông-tôi”; xuống một cấp nữa: mày-tao; và hạ cấp là: “con này- thằng kia”. Và chiến tranh đĩa bay có thể xẩy ra bất cứ lúc nào! Cũng vì tính chất tế nhị, mức độ tình cảm trong cách xưng hô của tiếng Việt, nên..cấn phải xét lại việc dùng đại tự: Ngài, Người thay thế Thánh Danh “CHÚA”, đã được định nghĩa để chỉ “Thiên Tính”Divinity) của Thiên Chúa.

4/. Theo nhà ngữ học cận đại, Linh Mục Tiến sĩ LÊ VĂN LÝ( 1913- 1992), đại từ “Ngài, Người” có nghĩa gì? Đại từ này dùng chung  cho mọi người, có xứng hợp để thay thế ý nghĩa “Thiên Tính”(Divinity) của  Danh Thánh “CHÚA “ không?

[xin nhắc lại vài dòng kỉ niệm đã đọc trong Thánh Lễ An Táng, năm 1992, tại Carthage, MO. về đời sống và văn nghiệp của vị Linh Mục tài đức, khiêm nhu này. Vào năm 1950, tại thủ đô Hà Nội, đồng hương và báo chí Việt, Pháp, tưng bừng hoan nghênh vị Tân Tiến sĩ vinh qui về  quê cha đất tổ. Thật vậy, L.M Lê văn Lý, thuộc Địa Phận Hà Nội, đã du học lâu năm tại Pháp, Anh. Ngài tinh thông ngôn ngữ, văn hóa Âu-Mỹ, nhưng vẫn nặng tình yêu thương Tiếng Mẹ. Do đó, Ngài đã nghiên cứu các phương pháp về ngữ học của Tây Phương để áp dụng vào việc khảo sát tiếng Việt, và viết ra cuốn “Ngữ Pháp”( quen gọi là Văn Phạm, grammaire), theo phưong pháp ngữ học công năng(linguistique fonctionnelle). Từ thời Cha Đắc Lộ, viết cuốn Văn Phạm tiếng Việt đầu tiên, cho đến ngày nay, chưa có tác giả nào, ngoại quốc cũng như bản xứ, chuyên khảo về ngữ học Việt Nam, có thể làm hơn được Linh Mục họ Lý! Ngài đã làm Giáo sư ban Ngữ học Việt Nam, gần 30 năm, tại Đại Học Văn Khoa Hànội, Sàigòn, và là Viện Trưởng  Đại Học Đà lạt. Trong cách tiếp nhân xử thế, các bạn đồng nghiệp, các môn sinh, và khi về hưu dưỡng tại Dòng Đồng Công, Hoa kỳ, mọi người đều nhìn nhận đức tính hiền hòa, vui vẻ và rất khiêm nhu của vị Linh Mục khả kính. Đối với trào lưu tục hóa củ thế giới, vì được giao tiếp với nhiều tầng lớp xã hội, nhất là giới trẻ,  Ngài thường than thở một câu của Chúa Cứu Thế trong Phúc Âm:” Khi Con Người trở về, liệu có còn  thấy Đức  Tin trên mặt đất này nữa không?”  ( Luca, 18, 8)]

Linh Mục LÊ Văn Lý đã trình: Luận án  Tiến sĩ Quốc gia , Pháp( Doctor d’État:”Le Parler Vietnamien. Sa structure phonologique et morphologique fonctionnelle. Esquisse d’une grammaire Vietnamienne. Huong Son, Paris, 1948: và cuốn: “Sơ Thảo Ngữ Pháp Việt Nam” do Bộ Giáo Dục, xuất bản, và Hội đồng duyệt sách gồm: các học giả như: Nguyễn Khắc Kham,( thuyết trình) Lê Ngọc Trụ(giới thiệu), Bùi Xuân Bào, in lại do Dân Chúa, Lousiana ),

-Theo sách”Sơ Thảo Ngữ Pháp Việt Nam”, trang 95-99: “Khi là Hư tự “NGƯỜI” (hay  là biến thể của nó là NGÀI) được dùng thay cho một Ngôi tự chỉ ngôi thứ ba số ít. NGƯỜI là một Ngôi tự tôn trọng thay cho Nó, một Ngôi tự khinh bạc. Khi nói về một nhân vật đáng tôn kính, chẳng hạn nhu một vị Quốc Trưởng, người ta sẽ nói: Người đón tiếp ngoại giao đoàn,..NGƯỜI với tính cách là Ngôi tự chỉ được dùng ở số ít. Khi cần phải dùng Ngôi tự tôn trọng NGƯỜI ở số nhiều người ta sẽ nói:các NGÀI, chứ không nói các NGƯỜI; hay là người ta sẽ sử dụng những kiểu nói khác, nhu: Các vị ấy, các Đấng ấy..(Chú ý: Hư tự NGƯỜI bởi  Danh tự NGƯỜI mà ra, coi só 174, trang 96}

-  Theo cách phân tích và xếp loại tự ở trên, chữ “NGƯỜI” vốn là một Danh tự, khi dùng làm Hư tự, chỉ để tỏ sự tôn kính đối với các vị trưởng thượng, chứ tuyệt nhiên không chỉ một vị có “Thiên Tính”, Siêu Việt hơn mọi loài thụ tạo. Vì thế, rõ ràng không thể áp dụng cho Ngôi Vị Thiên Chúa được! Nếu dùng lẫn lộn, không phân biệt Thiên Chúa là Ngôi Vị Tuyệt Đối, nhân loại là hữu hạn, tương đối, thì chẳng hóa ra người ta đã hạ giá CHÚA xuống hạng phàm nhân hay sao?( Lưu ý: chữ “Người”nếu viết theo chữ Nôm :…….., gồm có bộ nhân…….là người). Đạo Thiên Chúa là Đạo Mạc Khải(Revelation):”Đạo Xuất ư Thiên”. Do đó, cần phải giới thiệu, rao giảng ĐẠO với đặc điểm này, khác với các Đạo khác. Chấp nhận hay không là tùy thiện tâm, thiện chí của người nghe, nhưng cần phải nói lên Niềm Tin vào Chúa KyTô, Ngôi Lời Nhập Thể.                    

-   [Như đã thấy ở trên, trong Ngữ Pháp, ngữ vựng tiếng Việt, không có đại tự chỉ về “CHÚA”, theo nghĩa Tuyệt Đối, Siêu Việt hơn mọi thần thánh, nên Thần học và Phụng Vụ Công giáo cần sáng tạo ra một từ ngữ mới dùng làm Hư tự riêng biệt, có ý nghĩa “Thiên Tính”: đó là chữ “CHÚA”( vừa dùng như Danh Tự, vừa dùng làm Hư tự), theo gương các vị tiền bối: Cha M.Ricci sáng tạo ra Danh Tự“Thiên Chủ”, và Cha Đắc Lộ lập ra từ “Đức Chúa Trời”, và theo phương pháp công năng trong ngữ pháp Viêt Namcủa L.M.Lê văn Lý.]

5/. Một Số  Từ Ngữ  làm Hạ Giá CHÚA  GIÊSU, Xuống Hàng Phàm Nhân như:

Kiểu nói: “Đức Giêsu”, thay vì phải long trọng Tôn Vinh Danh Thánh “CHÚA GIÊSU” hay ĐỨC CHÚA GIÊSU”, “CHÚA KYTÔ”, CHÚA GIÊSU KYTÔ”như Thánh Phao Lô đã dạy.

Theo nhà ngữ học, L.M.Lê văn Lý, trong sách đã dẫn, :số 79: Có hai loại tự chung chỉ người là : NGƯỜI , ví dụ:  Người làm ruộng, Người đánh cá; và KẺ: ví dụ:  Kẻ Liệt, Kẻ sống, Kẻ chết. Số 80: Loại tự tôn trọng: Có nhiều loại tự tôn trọng: ĐỨC: được đặt trước những tên người có những chức vị cao trọng: Đc Vua, Đức Khổng Tử, Đức Phật..; ĐẤNG: là loại tự tôn trọng tương đương với loại tự Kẻ: Đấng thánh Nhân, Đáng bề trên; THÀY: là loại tự tôn trọng được đặt trước những danh tự chỉ người đàn ông có một chức vụ đáng kính trong xã hội: Thày đồ( dạy chữ nho), Thày ký, Thày đội, Thày cai.

Bởi vậy, nếu muốn dịch cho đúng tinh hoa tinh thần Ngôn ngữ Việt, để tỏ lòng Tôn Thờ Ngôi Lời Thiên Chúa, Nhập Thể,” không được nói, viết một cách “hạ giá” Chúa Giêsu, xuống hàng phàm nhân, như kiểu nói; “Đức Giêsu”, nhưng luôn phải tuyên xưng với Danh Xưng “CHÚA” chỉ Ngôi Vị Thiên Chúa , như Thánh Phao Lô dạy, không bao giờ được bỏ chữ CHÚA, vì nguyên chữ “Đức”, thiếu ý nghĩa  về Thiên Tính(Divinity). Cũng có thể tuyên xưng: “CHÚA GIÊSU” là :”CHÚA CỨU THẾ”. Danh Từ “Cứu Thế” dịch nghĩa của chữ Jesus( Yehoshua, Joshua, Josue,nghĩa là[ Yahweh là Cứu Rỗi= Yahweh is salvation].

Thiết tưởng Danh Xưng:” Chúa Cứu Thế’, đã được Việt hóa, rất trang trọng và đễ hiểu đối với người đồng hương.[ Một danh xưng khác, những người chống Đạo Công Giáo dùng để  chế nhạo Đạo Công Gíáo : là âm Tên Chúa “Jesus”, theo giọng đọc Trung hoa ra như: “GiaTô”,” Đạo Gia tô”]

6/. Một số Kinh Phụng Vụ Quan Trọng Cần Điều Chỉnh lại cho Đúng với Thần Học,  Giáo Lý và Ngữ Pháp Việt Nam:

-  Theo sách “Nghi Thức Thánh Lễ,” 2006: bản Kinh Sáng Danh, Kinh Tin Kính các Thánh Tông Đồ: có thể nói là hoàn hảo, và là mẫu mực về cách xưng Thánh Danh Thiên Chúa, Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần.

- Kinh Tin Kính Nicea-Constantinopoli, lập đi lập lại 13 lần chữ”Người”thay vì xưng Thánh Danh “Chúa Giêsu”. Có ý kiến phản ứng nhận xét rằng: bản văn viết chữ hoa”Người”,(chỉ Chúa Giêsu,  nhưng khi nghe đọc Kinh chung thì chỉ nghe những “người, người, người.. mà thôi! Nhiều câu  ý nghĩa trái ngược nhau, mập mờ, nếu đọc theo mặt chữ như: “Người đã từ trời xuống thế”Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người” ( Trên thế giới hiện có hơn 11 tỉ người, và không có người nào trên các hành tinh khác, vậy ai là người đã từ đất lên trời, rồi lại xuống thế? Do đó, phải thay chữ”CHÚA”, thì mới rõ nghĩa:

-  ”Ngôi Thứ Hai (Thiên Chúa, Chúa Giêsu) xuống thế làm người, và ở cùng chúng tôi”( Kinh Truyền Tin)

- Khi Linh Mục cầm đĩa thánh có bánh thánh và chén thánh, nâng cả hai lên đọc:

- Bản dịch 72: Chính nhờ Người, với Người và trong Người…..

- Bản dịch  92: Chính nhờ Đức Kytô, với Đức Kytô và trong Đức Kytô……

- Bản dịch 2006: lại trở lại bản dịch 72: Chính nhờ Người, với Người và trong Người…

- Có ý kiến cho rằng các bản dịch trên, đều hạ giá CHÚA GIÊSU KYTÔ, bằng cách xưng hô:Người, Người, Người, không đúng Sách Giáo Lý dạy vế “KYTÔ HỌC( Christology”

- Đáng lẽ phải long trọng tuyên xưng Thánh Danh CHÚA GIÊSU:

- “Chính nhờ CHÚA  KYTÔ( hayCHÚA GIÊSU), với CHÚA KYTÔ và trong CHÚA KYTÔ, mà mọi Danh Dự và Vinh Quang đều qui về (THIÊN CHÚA) CHÚA là CHA toàn năng, trong sự Hợp Nhất cùa CHÚA THÁNH THẦN đến muôn đời. Amen.”

- Các độc giả cũng đọc thấy một ý kiến, giải nghĩa rằng:” Chúng tôi cũng dùng từ Ngài để chỉ Chúa Cha và Chúa Thánh Thần theo vị cách ngôi thứ ba. Ít khi chúng tôi dùng từ Ngài để thân thưa với Chúa, vì thấy có vẻ xa lạ quá! Chúng tôi không dùng từ Người để chỉ Ngôi Cha và Ngôi Thánh Thần, vì theo một lối phân tích mà chúng tôi cho là có lý, các Ngài không thuộc loài người, nhưng có thể dùng để chỉ Chúa Giêsu vì Chúa Giêsu cũng là người như chúng ta”

Căn cứ vào nền tảng Ngữ Pháp tiếng Việt và Sách Giáo Lý thì những lời giải nghĩa trên không được “chỉnh “lắm, về cách dùng hư tự :Ngài , Người”, áp dụng vào Ba Ngôi Thiên Chúa(Trinity). Theo Ngữ Pháp Việt Nam, hư tự Người(và biến thể Ngài) cũng đều tỏ sự tôn kính cả. Tại sao lại hiểu chữ “ngài” khác chữ “người” và phân biệt cách áp dụng khác nhau cho Ba Ngôi Thiên Chúa,” cùng một Bản Thể” và luôn luôn”cũng bằng nhau”? Vả lại hư tự “người, ngài”, dầu tỏ sự tôn kính nhưng không có ý nghĩa “Thiên Tính”, (Divinity)dành riêng cho Đức Chúa Trời mà thôi.

Theo Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo (số 465, 464-69, 480-82): CHÚA GIÊSU, CON THIÊN CHÚA là ‘đồng bản thể(homoousius) với CHÚA CHA. Vậy tại sao dùng chữ “người”cho Chúa Giêsu? Khi xuống thế làm người, Chúa Giêsu mặc lấy “NhânTính”, nhưng có mất”Thần Tính “ chăng ? Theo Giáo Lý dạy: CHÚA GIÊSU KYTÔ có hai Bản Tính(Natures): “Bản Tính Đức Chúa Trời” và “bản tính loài người,” hai bản tính không trộn lẫn,(confused mixture) làm mất đặc tính riêng của nhau,  nhưng hợp nhất trong Một Ngôi Vị Thiên Chúa  là NGÔI CON THIÊN CHÚA. Vì thế , có thể gọi: Đức Bà MARIA là Mẹ Thiên Chúa( Công Đồng Ephesô, năm 431). CHÚA GIÊSU là NGƯỜI THẬT, nhưng cũng là THIÊN CHÚA THẬT, vậy tại sao “hạ giá”CHÚA GIÊSU”, bằng cách phân biệt Hư tự Người chỉ  áp dụng cho Chúa Giêsu. Trong Ngôi Hai Thiên Chúa,  “Nhân Tính “của Chúa Giêsu không hề làm giảm bớt “Thiên Tính”, nhưng “Nhiệm Hợp”(hypostatic union) trong Một Ngôi Vị Thiên Chúa.

 Ngoài ra, cũng cần giải nghĩa cho rõ hơn, nhất là trong bối cảnh ”phàm tục hóa”Đức Tin”của Đạo Mạc Khải của Chúa Kytô, câu ở trên: “Vì theo một lối phân tích mà chúng tôi cho là có lý, các Ngài không thuộc loài người, nhưng có thể dùng để chỉ Chúa Giêsu vì Chúa Giêsu cũng là người như chúng ta.”. Cần  giải giải nghĩa cho rõ hơn cụm từ: “Có lý”ở đây , theo nghĩa nào? Có phải “Có Lý “ hiểu theo tinh thần của khoa học thực nghiệm duy lý của thời đại này,  như các lý lẽ để chứng minh Chúa Giêsu chỉ là người thường như mọi người khác, trong DVD của Dan Brown? Đối với Mầu Nhiệm: “Một Chúa Ba Ngôi”,và “Ngôi Thứ Hai xuống thế làm Người”, dầu lý trí nhân loại không thể hiểu được, nhưng nhờ Thánh Sủng Chúa ban, ta TIN những Lời Chúa dạy trong Kinh Thánh là Chân Lý.

 

6/.Vấn Đề: Xưng Hô Danh Thánh của  Thiên Chúa Ba Ngôi.

 Dùng các Thánh Danh Thiên Chúa Ba Ngôi, theo đúng với Ngữ Pháp Việt nam là vấn đề phức tạp hơn các ngoại ngữ khác như Latinh, Anh ngữ…Do đó, nguyên tắc chung là: người dịch các Kinh Nguyện, nếu sợ hiểu lầm, nên giải thích các  Danh Tự (dùng làm Hư tự), nhằm dâng lên NGÔI VỊ nào. Khi thì dâng lời cầu nguyện lên cả Ba NgôiThiên Chúa, khi khác lại thân thưa với Chúa Cha, nhờ công nghiệp Chúa Giêsu, hoặc cầu xin cùng Chúa Thánh Thần.

Thói quen trong Kinh Nguyện:- Khi dâng lời nguyện chung lên”THIÊN CHÚA BA NGÔI: thì Xưng Danh: Lạy Thiên Chúa, Lạy Chúa, Lạy Đức Chúa Trời hằng có đời đời;- Khi dâng lời nguyện lên Ngôi I: Lạy CHÚA  CHA, Lạy CHA chúng con ở trên Trời, Lạy Chúa;- Khi dâng lời nguyện lên Ngôi II: Lạy CHÚA GIÊSU,  CHÚA  KYTÔ, CHÚA GIÊSU KYTÔ, CHÚA CỨU THẾ;- Khi xưng  Danh Thánh Ngôi III: Lạy CHÚA THÁNH THẦN.( Xin bỏ kiểu dùng chữ: Thánh Linh)

Vấn Đề: Lập Đi Lập Lại các Thánh Danh CHÚA, nhiều lần trong các Kinh Nguyện.

Đây cũng là nét đặc thù trong Việt Ngữ, không thấy ở các ngoại ngữ. Theo Ngữ Pháp, như trong “Sơ Thảo Ngữ Pháp Việt Nam”, có nhiều Loại Tự chỉ người( số 78-83, và Hư tự Người, Ngài số 181), nhưng cách sử dụng  rất khó: cần phải luyện tập, theo thói quen đúng với phép lịch sự Việt nam, đúng với địa vị của người nói, người nghe, và của người ám chỉ đến. Như đã trình bày, cũng vì trong Việt Ngữ thiếu Danh Từ chỉ Vị Thần Tuyệt Đối, nên các nhà Truyền Giáo tiên khởi như L.M.M.Ricci, L.M Đắc Lộ đã đặt ra Danh Từ: Thiên Chủ, Đức Chúa Trời, theo nghĩa Tuyệt Đối là : Chúa của mọi sự mọi loài. Do đó,  chúng ta không thể dùng các loại tự, hư tự tôn kính khác được như: Người, Ngài, trừ ra chữ CHÚA, theo nghĩa Tuyệt Đối.

Trong Kinh Nguyện, nếu phải lập đi lập lại một chữ“CHÚA”, thì chỉ là điều phải làm, vì không có chữ nào thay thế được. Trong các Thánh Vịnh, Kinh Tin Kính, người ta đã nhắc đi nhắc lại một chữ”Người” cả mấy chục lần, bây giờ thay vào chữ “CHÚA” để tỏ lòng Tôn Thờ, với tâm tình thiết tha cầu xin, thì vẫn hơn đọc một chữ tầm thường:”người, người, người.. . Vả lại, lời văn trong Phụng Vụ. thuộc loại ca vãn, tán tụng, than thở, khẩn cầu..không thuộc loại văn xuôi cần tránh những điệp ngữ.

Theo các nhà nghiên cừu về tôn giáo, nhiều đạo giáo, như Thiền trong Phật giáo, Ấn Giáo, ..người ta dùng “Mantra”( các câu thần chú) để “niệm”, lập đi lập lại nhiều lần một tên, hay một chữ có ý nghĩa linh thiêng cho đến khi”ngất trí”(ecstasy). Trong Đạo Thánh Chúa, lúc đau đớn, gần chết, kiệt sức, thở chẳng ra hơi, một bệnh nhân chỉ còn đủ sức phều phào, than thở một tiếng: CHÚA ơi! CHÚA ơi!, CHÚA ơí, CHÚA ơi!...rất nhiều lần, nghe  thảm thiết, phát xuất từ Niềm Tin Yêu, và Phú thác Hồn Xác trong Tay Chúa!

   Xin mỗi quí vị độc giả, tự mình thử nghiệm khi đọc các bản văn Phụng Vụ, nhất là đọc các Thánh Vịnh, có pha trộn ba từ ngữ: Người, Ngài, Chúa, dùng làm “Hư Tự”, như :Thánh Vịnh 64 (PVCGK, đếm được 11 chữ “Ngài”), “Cúi xin Ngài, nghe tiếng tôi, lạy Chúa, Tôi hết lòng tin tưởng ở lời Ngài”:Xướng đáp). Khi ta dâng  trí khôn, tình cảm và  than thở, phú thác nơi Quyền Năng của CHÚA, thì âm hưởng của từ “Người, Ngài” xen vô, tựa như những nốt nhạc ”lạc cung, ngang điệu”. Trong Việt Ngữ, tuy hai từ ngữ “Người, Ngài” tuy tỏ vẻ tôn kính đấy, nhưng ý nghĩa của từ “Người” đôi khi gây cảm tưởng như xa cách với người mình đối thoại, và từ”Ngài” có vẻ kênh kiệu, nịnh bợ như:”Trong tay Ngài, lạy CHÚA, Tôi xin phó thác hồn tôi”. Do đó, nếu ta thay thế tất cả các từ”Người Ngài”, trong các Kinh Nguyện, bằng từ “CHÚA” dành để Tôn Vinh Danh”CHÚA”, và chỉ nhắc đi nhắc lại một từ CHÚA càng nhiều lần càng tốt(như một lời Niệm), ta sẽ được tăng lòng Tin,  Cậy, và  khơi dậy Lửa Mến Chúa , nhất là được Ơn Bình An trong tay CHÚA. Cầu chúc Quí Vị được Chúa ban như lòng mong ước!  

Xin TẠM KẾT  bài thuyết luận này, sau khi gom góp được một số ý kiến và phản ứng về các Bản Dịch “Nghi Thức Thánh Lễ”. Chắc hẳn còn nhiều bản góp ý  khác nữa, vì đó là diều dĩ nhiên phải xẩy ra.  Chủ đích của bài này nhằm giúp hoàn chỉnh một bản dịch Việt Ngữ xứng đáng để Tôn Vinh CHÚA CỨU THẾ, NGÔI LỜI THIÊN CHÚA , trong Phụng Vụ, và Kinh Nguyện. Ước mong UBPV lằng nghe và thu thập các ý kiến khác nhau, làm tài liệu nghiên cứu để sửa đổi, và kiện toàn một Bản Dịch tồt đẹp hơn trong tương lai.  

Lm Jos.Cao Phương Kỷ

 

Mục lục

Tôn giáo trên đất Việt

Mảnh đất tôn giáo trên đất Việt, bàng bạc như sương như khói, sương khói không ở đâu xa, ngay trong những gia đình nơi làng xóm, bên những vệ đường, nơi những gốc cổ thụ già. Khắp nơi, ở đâu, người ta cũng thấy một áng mây khói toả ra từ những nén hương nhang, như lòng thành kính linh thiêng bao trùm tâm hồn dân Việt. Khi khởi công đi tìm nguồn gốc, ngọn ngành tâm linh trên đất Việt, Linh Mục Cadière nhận thấy rằng:

“Tôn giáo người Việt, ở đây chúng tôi dùng số ít, cho thấy một cảm giác như khi lạc vào trong núi rừng Trường Sơn: Đây đó những thân cây khổng lồ, rễ ăn sâu và lan rộng không ai biết, bộ rễ ấy chịu đựng cả những tán cây thật lớn, phủ xanh một vùng bóng mát; những cành cây có khi lại sà xuống sát mặt đất lại đâm những rễ ngang dọc; các bộ dây leo nối kết những tàn cây, giữa những cây này sang cây khác, có khi chẳng biết gốc rễ từ đâu và cứ như thế kéo dài như vô tận. chen chúc nhau đủ loại loài ngấy, loài dum, chẳng biết đâu là đường đi lối vào; xuất hiện bên cạnh những gốc già nua lại là những chồi non hiếm thấy, những bông hoa kỳ diệu. có thứ hoa nở sát đất, có hoa nở chót vót trên cao, có loại hoa nở xen kẽ giữa những nhành cây; màu sắc chen lẫn giữa những gốc cây xám xịt,những màu vỏ cây rỗng mục, những cành khô, duới gốc là lớp phân thổ, thối mục, đó là phần tinh tuý, nuôi dưỡng sự sống các loài cây.

Cũng vậy, tâm thức tôn giáo của người Việt trong các tầng lớp xã hội như nhựa sống nuôi dưỡng bao nhiêu tâm hồn Việt. Tâm thức tôn giáo biểu hiện trong mỗi hành vi thường ngày, qua rất nhiều cách thức khác nhau trong đời sống thực hành. Có khi tâm thức tôn giáo được biểu lộ qua những hình thức trang trọng, tổ chức công khai; có khi âm thầm lặng lẽ bên từng gốc cây cổ thụ, hoặc kín đáo trong những hốc đá. Lúc thì với cung nhạc trầm nổi, lúc thì âm thầm lặng lẽ bằng những hành vi cúi đầu. khi thì nghiêm trang bái lạy, cung kính trong bộ áo lễ nghi; khi thì  âm thầm tìm đến vị bói toán mù loà, cô đồng, cô bóng trong hương khói huyền bí, hoặc tìm đến thầy bùa, thầy pháp, bói quẻ chân gà, xin xâm. Họ dâng hoa thơm lên chư Phật, Tam Bảo, Đức Từ Bi, nhưng họ cũng bái lạy trước những hình tượng nhăn nhó, thờ hổ, thờ rắn, hoặc may miệng người chết, cho xác ngậm kim, đinh, bọc lưới để tránh hiểm hoạ. Ma thuật với những thực hành kỳ quái, man dã ấy hoà trộn thành một tôn giáo huyền bí. Khó lòng mà nghiên cứu cách tượng tận ngọn gốc của tâm linh Việt, giống như lạc vào khu rừng lớn, khó nhận biết được nguồn gốc tất cả mọi loài.

Tôn giáo Việt là thế đấy, vừa có những đỉnh cao của các tôn giáo thượng đẳng, vừa có tính chất của các tôn giáo sơ khai, nguyên thuỷ”[1][2]

Nhận định của cha Cadìere thật chính xác, nói đến tâm linh Việt là nói đến tâm linh tôn giáo bàng bạc trong các hành vi của đời sống thường nhật, người Việt không sống xa cách thần linh, thần linh có trong đời như hơi thở cần thiết cho sự sống. Người Việt không sống xa cách sự vật, không sống xa cách với thiên nhiên, tất cả đều sống trong mức hài hoà với vạn vật, biểu hiện nếp sống quân bình giữa âm dương, thứ lớp như trong ngũ hành, đi đến sâu thẳm Hồng Phạm và đạt tới vô biên. Cõi vô biên vì thế, không xa, rất gần với cuộc sống. Giống như luỹ tre vươn lên giữa những cánh đồng xanh mà không xa với đồng xanh, vươn cao lên cõi thiên mà không xa rời với đạo nhân. Khổng Tử nói: “Đạo bất viễn nhân, nhân chi vi Đạo nhi viễn nhân, bất khả dĩ vi Đạo”.

Tôn giáo trên đất Việt nở rộ, không đâu nhiều nhà thờ cho bằng trên Đất Việt, mỗi gia đình là một nhà thờ thu nhỏ, ở đó người Việt thực hiện niềm tin của mình. Trong mỗi ngôi nhà đều có bàn thờ tiên tổ, mỗi sáng sớm hay khi khuya về vẫn đầy ắp nhang khói, lòng thành tâm mến được biểu lộ dồi dào như rừng tre khóm trúc. Mỗi một chiếc nhang là một phần của thân tre được chẻ ra vót đều để thắp nên niềm tin mến. Người Việt sống tôn giáo của mình một cách tự nhiên, không hình thức mà cả tấm lòng. Nếu có thể diễn tả bằng hình ảnh cây tre thì cũng cần nói, khi biết sống thẳng khi uốn mình cung kính. Cho nên, để sánh ví với lòng thành kính ấy người Phật Giáo mượn hình ảnh cành lá trúc rũ bóng trước Phật từ bi. Mềm mại và dễ thương biết mấy tâm hồn tôn giáo Việt.

Cuộc sống người dân quê đất Việt ý thức mình tuỳ thuộc vào Trời hơn ai hết, chính yếu vì đời sống nghèo khó của họ, hằng năm hai vụ mùa, thất bát vụ nào cũng dẫn họ tới tình trạng đói nghèo. Làm ruộng rẫy, chủ yếu là nhờ sự cần lao, sức lao động, đầu đội trời, mặt đối nước, người ta thường nói câu thành ngữ “bán lưng cho trời” là theo ý đó. Những mảnh ruộng vừa được tưới bằng nườc từ dòng sông vừa được tưới bằng những giọt mồ hôi, một vụ mùa nhờ ơn gió thuận mưa hoà, mới đủ sống cho đến vụ mùa kế tiếp. Đời nghèo khó vì thế, biết cậy vào ai ngoài Trời là Đấng minh xét. Thuận đạo trời là giữ đạo nhân, người Việt biết sống uyển chuyển, khi trời thuận thì biết sống cứng cáp như khóm tre vươn cao, những khi khốn khó  biết rạp mình như luỹ tre khom mình trước giông bão. Vì thế, giống tre không khi nào bị bật gốc, biết hoà mình với thiên nhiên là biết sống. Tính cách của người Việt từ đó trở nên hài hoà, trọng nhân nghĩa hơn cứng nhắc luật lệ, lấy việc mệnh trời là niềm an ủi: “không ai khó ba đời” và cũng chẳng ai “giàu ba đời”. Cuộc đời thăng trầm thay đổi nối tiếp nhau, hết vuông lại tròn, hết vơi lại đầy. Giữa thăng trầm ấy tìm ý nghĩa mà sống cho nên ý nghĩa.

Nếu một lần về xóm đạo Tha La vùng đất Tây Ninh, có lẽ sẽ không quên được hình ảnh những khóm trúc vây quanh con đường làng và dẫn vào những xóm đạo. Mến thương cả một đời ru nhẹ trong gió, mang hơi thở thầm thì của những lời nguyện kinh, xào xạc những chiếc lá khi gió đem về theo tiếng chuông.

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan

Mục lục

 

ĐỒNG SÀNG DỊ MỘNG


Cách đây khá lâu, được đọc những dòng trả lời phỏng vấn của một nữ tu trên một trang báo điện tử nội dung tương tự như sau: Nhờ đâu “xơ” có thể yêu thương và phục vụ những đối tượng mà xã hội xem như không được lương thiện là xì ke, ma tuý, đĩ điếm, cướp giật… ? Bà xơ, đúng hơn là cô xơ ấy (vì hình như vị ấy đang dưới tuổi 40) trả lời rằng: sở dĩ tôi làm được những điều đó là vì tôi nhìn thấy hình ảnh Chúa Giêsu nơi những con người ấy. Tôi yêu thương Chúa Giêsu qua những con người ấy. Quả thật khi đọc tâm tình này tôi thoáng giật mình. Giật mình kính phục vì cái niềm tin của cô xơ. Có được một cái nhìn “quá siêu” như thế quả là bái phục. Giật mình vì nhớ lại rằng cũng đã từng nghe lý luận kiểu “tu đức” như vậy nhiều lần: tôi yêu người đó, mặc dù người đó không đáng yêu hay không dễ yêu nhưng vì tôi thấy Chúa Giêsu nơi người đó.

 

Thật dễ hiểu cho cái tâm tình này. Phía người yêu thì nhớ chuyện kể của Chúa Giêsu trong Mt 25,31-46 hoặc nhớ chuyện Saolê bị ngã ngựa khi đi bắt bớ các tín hữu Chúa (x. Cv 9,1-9). Nhưng còn phía người được yêu thì sao ? Có khi nào bạn hài lòng khi được người ta yêu vì thấy một ai đó qua bạn ? quả thật, đã có đó nhiều mối tình tan vỡ khi một bên chợt nhận ra người yêu mình đang “đồng sàng mà dị mộng”. Làm nghĩa cử yêu thương với một người trong khi thương nhớ đến một người khác thì người nhận được những nghĩa cử ấy làm sao chịu nổi đây !

 

CÁC CON HÃY YÊU THƯƠNG NHAU NHƯ THẦY YÊU THƯƠNG CÁC CON (Ga 15,12)

 

Đọc Tin Mừng ta phải chân nhận điều này: Chúa Giêsu yêu thương ai là chính vì người ấy mà thôi. Không phải các con đã chọn Thầy nhưng chính Thầy đã chọn các con. Người yêu Phêrô ngay chính nơi con người nóng nảy mà nhiệt thành ấy. Người yêu hai anh em nhà Dêbêđê với cái bản tính như là “thiên lôi con” của họ. Người yêu Maria, em của Matta nơi cái tình thiết tha của cô và với cả một chút nhõng nhẽo của cô ta…


Trở lại dụ ngôn Chúa kể trong Mt 25,31-46. Những người được xếp bên phải Đức Vua, họ yêu thương và thực thi điều tốt lành cho những kẻ bé mọn là vì chính những người bé mọn ấy chứ họ “nào có biết Chúa đâu”. Người Samaritanô nhân hậu chăm sóc cho người bị nạn hết lòng cũng chỉ vì người ấy đang cần lòng thương xót. Thế thì chúng ta giải thích thế nào lời của Đấng Phục Sinh nói với Saolê trên đường Damas ? Sao ngươi bắt bớ Ta ? Đấng Phục Sinh đã tự nhận những gì mà Saolê làm với các tín hữu là làm với Người. Chẳng lạ gì tình mẹ tình cha ta thường thấy trong đời thường. Khi đã thương con thì ai đó làm một điều gì tốt xấu với đứa con là họ xét như là đang làm cho mình. Khi anh chị em trong gia đình yêu thương đùm bọc lẫn nhau thì bố mẹ nhận đó như là cách thế hiếu thảo với bố mẹ tốt nhất. Cũng thế Chúa nhận việc chúng ta yêu thương nhau là một cách thế mến Chúa đẹp lòng Chúa vậy (x. Mt 25,40; 1 Ga 4,7-21).

Nại đến Chúa để yêu thương nhau, nhất là yêu thương những người không mấy dễ thương là lời khuyên tu đức vốn quen thuộc với Kitô hữu. Tuy nhiên lắm khi ta có thể đã thực hiện những nghĩa cử yêu thương nhưng tình yêu thì không có thực. Vẫn có đó luận lý cho rằng ta yêu thương không hệ tại ở tình cảm nhưng ở việc làm, ở ý chí. Điều này quả không sai. Tuy nhiên điều tai hại là ở chỗ lắm khi ta chủ ý thực thi nghĩa cử bác ái cho tha nhân với lý do là mến Chúa hay thấy Chúa Giêsu bị bỏ rơi nơi họ, nhưng thực ra là vì chính bản thân mình. Làm công quả, lập công phúc để đền bù tội lỗi hay để mưu cầu gia tài vĩnh cữu trên trời là những việc làm tốt đẹp. Nhưng xét cho cùng ý huớng ích kỷ vẫn có đó. Nếu chỉ vì mình thì ta chưa thực sự yêu ai. Và chắc gì là đã yêu Chúa !

 

Vấn nạn thực tiễn mà rất nhiều người đến với tôi băn khoăn: thưa cha, làm sao con có thể yêu thương cái người đã làm cho gia đình con tan gia bại sản ? Làm sao con có thể yêu một người hết năm này qua tháng khác cứ vu oan giá họa cho con ? Và những trường hợp tương tự… Phải dùng ý chí thôi. Nếu ta thương những người dễ thương, yêu những người yêu ta và làm ơn cho những người làm ơn cho ta thì chẳng phải bàn vì ai cũng làm như vậy, cả những người bê bối, tội lỗi cũng làm như thế (x. Mt 5,43-48). Phải nên trọn lành như Cha trên trời. Phải yêu cả những người không dễ yêu. Làm sao để vượt qua cái tâm lý nhân loại. Không kể một vài vị thánh quả là anh hùng nhờ ân sủng Chúa. Còn đại đa số chúng ta trong phận người lắm “tham – sân – si” này thì làm sao đây ?

 

Xin kể câu chuyện tuy là bịa nhưng có thể là thật đâu đó và hy vọng sẽ là thật trong tình yêu Chúa dạy ta. Hai anh bạn lâu ngày gặp nhau tại một vườn cây ăn trái đang vào mùa chín rộ :

 

- Nè, sao cậu đổi thay lắm thế ? Mới cách đây mấy năm, ngày chia tay giảng đường, cậu quả quyết là một đời không đụng đến cái thứ quả mà cái mùi không thể nào chịu nổi. Cậu còn minh hoạ là nếu bỏ vỏ sầu riêng trong nhà thì đến con rệp cũng phải bỏ chạy. Sao mới có ba năm mà giờ cậu “xực” sầu riêng như dân chuyên nghiệp, như dân ghiền có hạng thế ?

 

- Chà chà, chỉ tại cô người yêu của mình cả thôi.

- Có bồ rồi hả. Ai vậy ? Sao không trình làng ? Nhưng cô ấy can gì đến chuyện sầu riêng sầu chung này.

- Số là vậy. Muốn làm quen nàng thì phải biết “ga lăng”, thế là khi dịp thuận tiện đến, tớ chớp ngay và mời nàng đi ăn kem. Ai ngờ, ghét của nào trời trao của ấy. Tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa. Không phải là nàng mà là ở sở thích của nàng. Vào quán, tớ hỏi: em thích dùng kem loại gì ? Cô nàng đáp ngay không chần chừ: em thích nhất là kem sầu riêng. Tá hoả tam tinh. Cái thứ mình không chịu nổi bởi cái mùi gây ấn tượng về sự xú uế. Nhưng biết làm sao giờ. Đành bấm bụng lấy lòng nàng. Mình gọi hai dĩa kem sầu riêng. May quá, cái mùi trong kem hơi thoang thoảng thôi chứ không “din” đặc mùi như thế này. Tớ cố làm ra vẻ thích như nàng mặc dù rất ư là vận dụng ý chí.

- Rồi sao nữa ?

- Có sao đâu. Chuyện gì đến phải đến thôi. Lần nào vào tiệm cũng không thoát được cái mùi này, Nhưng những lần sau thì cái mùi ấy bớt khó chịu dần. Không biết tự lúc nào, mình bỗng đâm thích cái mùi này. Rồi từ thích đến chỗ đâm ghiền ra đấy thôi. Thú thực, những khi không có nàng mình cũng chẳng thể bỏ qua mùi này một khi có thể có được. Không phải một mình cậu quở đâu nghen. Nàng cũng đã từng nhận xét như thế. Mình đã thú thực với nàng chuyện thuở ban đầu ăn kem sầu riêng là bấm bụng vì nàng. Nàng cười lớn tiếng và nói: hình như độ rày anh mê cái mùi sầu riêng này hơn cả em nữa đó. Nói thế nhưng những khi thấy mình “cặm cụi” với những gì có cái mùi này thì nàng lấy làm thích thú lắm, làm như là thích chính nàng vậy.

 

- À, chuyện là như thế. Thật dễ thương và cũng dễ hiểu.

Phải chăng Chúa Giêsu biết tỏng cái tâm lý người ta. Chúa đã làm người, nên giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Cám ơn Người đã dạy ta cách khởi đầu trong vấn nạn yêu thương những người thật khó yêu theo cảm tính. “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con” (Mt 5,44). Khởi đầu bằng việc cầu nguyện, chắc hẳn ta sẽ dễ thực thi nếu thực lòng muốn làm đẹp lòng Chúa. Biết chịu khó yêu người khó yêu rồi dần dà ta sẽ bớt khó chịu khi yêu thương. Và rồi sẽ đến một lúc nào đó ta sẽ thấy dịu êm khi yêu mến những người vốn rất khó chịu.

 

Luôn còn đó những người khó yêu. Luôn có đó những người khác chính kiến với ta, những người quấy rầy ta, những người xem ra làm cho đất nước, xã hội trì trệ hay băng hoại. Vẫn luôn có đó không chỉ là những mảnh đời bất hạnh mà lắm con người bất chính, bất lương, cả ngoài đời lẫn ở trong đạo. Ta phải chịu khó yêu thương. Dĩ nhiên, khi thương thì đâu phải luôn cho bánh cho quà mà cũng có khi cần phải cho đòn cho roi. Bánh quà hay đòn roi, tất thảy đều phải xuất phát từ một ý lòng muốn điều tốt cho người mình yêu. Nơi một người dù xấu xa mấy đi nữa cũng vẫn còn đó điểm đáng yêu. Mong sao thời gian chịu khó yêu không kéo dài nhiều. Và cũng ước gì thời gian bớt khó chịu được rút ngắn để sớm thấy được cái ngày chúng ta yêu thương tha nhân vì chính họ. Thật đáng ước mơ vì Chúa Giêsu đang mỉm cười và nhận đó là tình ta trao dâng cho Người.

 

Lm. Nguyễn Văn Nghĩa

Mục lục

 

Text Box: TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH

  

 


 

CON CÁI RẤT DỄ MẤT NIỀM TIN

Chưa lúc nào gia đình bị tấn công nhiều như lúc này. Trong khi những triết lý và chính phủ khắp thế giới đều nhấn mạnh đến sự quan trọng của gia đình thì lại có rất nhiều cố gắng dưới nhiều cấp bậc, nhiều hình thức muốn phá hoại nền tảng của gia đình: sự hợp nhất , sự hòa hợp , để sinh thành dưỡng dục con cái.

Sự hợp nhất của vợ chồng không còn được coi trọng vì thế ly dị bây giờ được coi như một trò chơi mà cả hai người cũng như gia đình hai bên … thích thú khi “được” ly hôn! Báo Tuổi trẻ Cười mới đây có một bài viết làm “cười ra nước mắt” về tình trạng ly hôn tại thành phố Hồ Chí Minh với tựa đề vui nhộn: Niềm Vui … Ly Hôn.

 

 Theo tòa án thành phố năm 2005, toàn thành phố có 13.514 cặp vợ chồng nộp đơn ra tòa ly hôn. Trước những năm 2000, con số này chỉ ngót nghét 5.000.

 

Một thẩm phán có tiếng ở Tòa Gò Vấp nổi tiếng về kỹ năng hòa giải tuyên bố “bó tay” vào đầu năm 2005, vì bây giờ vợ chồng ra tòa tự tin và cương quyết lắm. Họ đồng tâm hiệp lực để tòa không còn cơ hội bảo họ về đoàn tụ!

 

 Thoát nợ!

 

 Bây giờ, tại các phiên tòa xét xử ly hôn, hiếm thấy những giọt nước mắt đau khổ. Khi tòa tuyên hai người không còn là vợ chồng, họ vui mừng giống như là lúc đi đăng ký kết hôn! Khi biết Tòa Quận 11 nhận  thụ lý hồ sơ ly hôn của mình, chị Thanh Yến … vui mừng báo tin cho ba má, anh chị em (…) Cả gia đình vào cuộc … Tòa xử ly hôn, chị mừng như người vừa trở về từ cõi chết.

 

Theo bà Nguyễn Thị Hòa, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Giới và Gia đình Nam Bộ, nguyên nhân ly hôn tập trung ở những lý do sau:

 

Bị ngược đãi, đánh đập:            Năm 2001 là 51,18%.

                                                            Năm 2002 là 52,1%.

                                                            Năm 2003 là 55,6%.

Không phù hợp: 100% các cặp vợ chồng gặp bất ổn trong tình dục đều xin ly hôn.

70% không hợp nhau về lối sống.

Sự “năng động”(kiếm tiền) của hai vợ chồng dẫn đến sự hời hợt trong chăn gối gia đình.

Không có con trai.

Tác động của Internet (…)

70% ly hôn ở các cặp vợ chồng trong lứa tuổi từ 23-30 tuổi.

 

Theo bà Nguyền Thị Thương, Giáo Đốc Trung Tâm Tư Vấn Gia Đình và Ly Hôn (FDC, tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ ly hôn đang gia tăng trong giới trẻ. Nhưng điều đáng lưu ý là nhiều nguyên nhân ly hôn hết sức … lãng nhách, chủ yếu xuất phát từ các điểm sau: tự ái cá nhân quá lớn, sĩ diện, háo thắng.

 

Tiến sĩ Brain Clowes, trong một bài nói chuyện có tựa đề “Những cuộc tấn công của thế giới vào sự sống” tại Hội Nghị Châu Á Thái Bình Dương lần thứ tám về Tình Yêu, Cuộc Sống và Gia Đình, tổ chức tại Quezon City, Phi-luật-tân, ngày 25-27 tháng 10 năm 2001 đã nói:

 

 Tại phương Tây, xã hội đang xây dựng những bức tường không phải để phân cách nhà nước và Giáo hội, nhưng họ đang xây những bức tường bao quanh Giáo hội. Không bao lâu nữa, người ta sẽ nói với những người Thiên Chúa giáo rằng: “Các anh được toàn quyền làm những gì các anh muốn chừng nào những việc đó không ảnh hưởng đến thế giới”. Một sự quấy rối tinh vi cho thấy sẽ diễn ra ở nhiều quốc gia theo năm giai đoạn, đúng như đã xảy ra với những người theo đạo vào những ngày đầu của Giáo hội.

 

Nói xấu, tạo ra một dư luận coi Giáo hội như kỳ cục và là yếu tố gây rối.

 

Hạn chế và đẩy tôn giáo ra khỏi dòng chảy của xã hội.

 

Phê bình và tấn công một cách bẩn thỉu bằng cách cho rằng tôn giáo là mầm mống của những rối loạn xã hội.

 

Lên án các hoạt động tôn giáo, sau đó là lên án tôn giáo, và

 

Cuối cùng loại bỏ tôn giáo với tất cả những âm mưu đẹp đẽ giả bộ công bình và hành xử dựa vào công luận.

 

Tại các quốc gia tiến bộ, tiến trình này diễn ra tương đối chậm. Tại những quốc gia mà Kitô giáo mạnh, như Phi-luật-tân, tiến trình đó vẫn diễn ra dù chậm hơn nơi khác.

 

Trên thực tế, rất nhiều phe nhóm chống đối cuộc sống bình thường đã nói thẳng rằng: mọi tôn giáo, nhất là Kitô giáo, phải bị tiêu diệt.

 

Phong trào giải phóng phụ nữ, trong tuyên bố nhân dịp hai năm thành lập đã nói: “Mọi cơ sở có ảnh hưởng lớn như tôn giáo phải bị tiêu diệt vì phát triển dựa trên sự thống trị của nam giới để áp chế phụ nữ”.

 

 Ong Brain Clowes nói tiếp: muốn thực hiện được những ước vọng đó (xóa bỏ tôn giáo) họ phải nhảy vào chính trường để có quyền lực trong tay ngõ hầu thực hiện những “ước mơ” của họ!

 

Niccolo Machiavelli (1579-1626) trong tác phẩm “Ong Hoàng” (The Prince), đã nói với những người muốn làm “Ong Hoàng” rằng: “Nếu cần phải dối trá thì hãy dối trá về những gì vĩ đại nhất!” Tác phẩm hay cuốn phim “Da Vince Code ” không đi ra ngoài ý nghĩa câu nói đó.

 

Ngày 22.5.2006, tờ Time tường thuật là sau những ồn ào khắp trên thế giới về tác phẩm “Mật mã Da Vinci” (The Da Vince Code) được tung ra vào năm 2003 và được quay thành phim và giới thiệu tại Liên Hoan Phim Cannes 17.5.2006, Tom Hanks, diễn viên chính trong phim đã nói: “Nội dung trong cuốn phim trinh thám mà ông vừa đóng chẳng có ý nghĩa gì cả (nonsense)”. Nhưng điều đó đã không làm yên lòng làn sóng chống đối khắp thế giới. Nhiều quốc gia như Phần Lan, An Độ đã cấm chiếu cuốn phim và Da Vinci Code đã bị kết án là lăng mạ tôn giáo khi cho rằng Chúa Giêsu có một người con với bà Maria Magdalena. Nhiều người Công giáo tại An Độ đã tuyên bố “tuyệt thực cho đến chết” nếu chính phủ không cấm Da Vince Code. Tại Vatican, Đức Hồng Y Francis Arinze nói rằng sự xúc phạm niềm tin tôn giáo của cuốn phim làm cho cuốn phim bị ngăn cấm bằng luật pháp. Hơn một nửa các giáo xứ tại Mỹ (theo thăm dò của tờ tạp chí Công giáo Leadership) đã lên kế hoạch để tổ chức những buổi giảng thuyết, những khóa học và hội nghị để thảo luận về vấn đề thuộc về Kinh Thánh và Thần học do cuốn phim đưa ra. 250 rạp hát tại Sydney, Uc, đưa ra một bộ phim khác của Giáo Hội Anh Giáo thách thức nội dung cuốn phim.

 

Trước đó, năm 1971, khi ngọn lửa giải phóng phụ nữ đang bừng bừng uy lực, trong vở nhạc kịch “Jesus Christ Superstar” (Siêu sao Giêsu), người ta đã trình bày bà Maria như một người có uy quyền, có tư tưởng tốt nhưng vẫn là một gái điếm. Maria lúc đó là một Magdalena của tự do yêu thương, tự do tình dục, và bà đã dùng nó như một vũ khí chế ngự đàn ông. Bài hát có những câu nói về “Siêu sao Giêsu” như sau: “Ong ta cũng chỉ là một con người. Và đời tôi đã qua tay biết bao đàn ông, bằng nhiều cách, thêm ông ta cũng chỉ là thêm một người nữa!” (He’s just a man. And I’ve had so many men before, in very many ways, he’s just one more).

 

Vào lúc cuốn sách Da Vinci Code ra đời (2003), phong trào phụ nữ đã không còn bừng cháy mạnh mẽ như thời kỳ 1971 của “Giêsu Siêu sao” và bà Maria đã được nhồi nắn lại dưới vai trò một bảo vệ niềm tin ban ngày và đồng thời nuôi nấng thai nhi của Giêsu ban đêm. Cả trong bài hát lẫn trong cuốn sách, người ta đã bươi móc chuyện tình dục qua con người Maria Magdalena luôn luôn đấu tranh cho nữ quyền và quyền bình đẳng với nam giới. Điều đó không thấy xuất hiện trong bất cứ một tài liệu nào của Kitô giáo.

Dan Brown, tác giả của Da Vinci Code, đã “nói dối” những gì?

 

Ông ta đã âm mưu dựa vào một số sự việc và vẽ lại bức tranh Bữa Tiệc Ly với những tình tiết hư cấu như chính ông ta đã thừa nhận sau đó.

Sau đây là một số điều nổi bật:

 

 1. Tu hội Sion?

 

 Năm 1099, một vị Hoàng đế người Pháp đã khám phá ra bí mật về “dòng máu của bà Maria” và để bảo vệ sự thật đó, đã truyền lại một cách bí mật cho tu hội Sion.

Sự thật như sau: “Tu viện Sion” là một nhóm nhỏ do Pierre Plantard sáng lập vào năm 1956, người đã thêu dệt câu chuyện và sau này đã bị kết án là lạc đạo.

 

 2. Opus Dei là gì?

 

Theo Da Vinci Code, tu hội này bị đặt ra ngoài Giáo Hội do một vị Giám mục bị mua chuộc thành lập, chủ trương tự phạt mình bằng nhục hình trên thân thể. Tổ chức này hiện đang giữ bí mật về “dòng máu” đó.

 

Sự thực là gì? Opus Dei là một tổ chức công khai hiện đang hoạt động với vài ngàn hội viên tại Roma. Phần lớn là những giáo dân Công giáo, một số ít chủ trương sống khổ hạnh hãm mình, hãm xác một chút mỗi ngày để cầu nguyện. Họ vẫn sống một cuộc sống bình thường. Rất nhiều người trong tổ chức cầu nguyện này sau đó đã lên tiếng phủ nhận sự bôi bác của Mật mã Da Vinci.

 

 3. Ai là người ngồi bên phải Chúa trong bứa tranh Bữa Tiệc Ly?

 

 Dan Brown nói không ai khác, người có khuôn mặt đẹp trai trắng trẻo đó chính là Maria Magdalena, một bí mật đã được Leonardo de Vinci, họa sĩ tác giả, che giấu suốt bao thế kỷ.

Sự thực là gì? Tất cả những học giả và nhà nghiên  cứu từ lâu đã đồng ý rằng đó là thánh Gioan. Chỉ có Dan Brown lần đầu tiên cho rằng đó là Maria Magdalena.

 

 4. Có phải bà Maria đã chạy trốn qua xứ Gaul (nước Pháp sau khi Chúa chịu đóng đanh hay không?

 

 Mật mã Da Vinci nói vì sợ bị thủ tiêu và vì sự an toàn của đứa trẻ chưa sinh ra nên Maria đã rời vùng đất Thánh để trốn sang xứ Gaulois từ thế kỷ thứ 11.

Sự thực là gì? Không có một bằng chứng về bút tích nào về chuyện này mặc dù có vài câu chuyện thêu dệt, không chính thức.

 

 5. Chén Thánh là gì?

 

 Cuốn truyện nói rằng chén Thánh chính là Maria Magdalena và còn nói cụ thể hơn nữa chính là bào thai trong bụng bà nơi có chứa người con của Giêsu.

Điều chúng ta biết là gì: Có nhiều truyền thuyết bí mật, nhưng ngay cả những chuyện bí mật này cũng cho rằng cái chén mà Chúa dùng trong bữa tiệc ly là chén dùng rót rượu cho các Tông Đồ.

 

 6. Những chàng sinh viên luật trong câu chuyện là ai?

 

 Đây chính là đội quân của tu hội Sion. Đội quân này được thành lập để cướp lại những tư liệu viết về những sự thật liên quan đến giọt máu của Chúa.

 

Sự thực là gì? Đoàn quân thập tự này chính là những tu sĩ được giao nhiệm vụ bảo vệ những người hành hương Kitô giáo trên đường đi tới Giêrusalem.

 

 7. Có phải Hoàng đế Contanstine đã cố gắng một cách vô vọng để viết một cuốn Kinh Thánh đề cao quyền tối thượng của Chúa?

 

 Da Vinci Code cho rằng để ổn định những xáo trộn về tôn giáo và để hợp nhất với Đế quốc La Mã, Constantine đã ra lệnh cho Công Đồng Nicine (họp vào năm 325 sau Công Nguyên) để đưa ra tín điều: “Tôi tin có một Chúa”, tổng hợp một cuốn Kinh Thánh vẽ lại chân dung của Chúa như một vị Thượng đế chứ không phải một con người.

Sự thực là gì? Constantine không có nhúng tay vào việc soạn ra một cuốn Kinh Thánh nào cả. Tín điều đó đã có từ cơ bản và Công Đồng chỉ giải thích phải hiểu tín điều đó như thế nào mà thôi.

 

 8. Tin Mừng của Phi-lip-phê là gì?

 

 Dan Brown nói rằng Tin Mừng này là một trong số một ít tài liệu không phải là Tin Mừng. Tài liệu này cho rằng Giêsu và Maria Magdalena trong thực tế đã kết hôn với nhau.

Sự thực là gì? Đó là một phần của Thư viện Nag Hammadi được tìm thấy vào thập niên 1950. Tuy nhiên, những chuyên gia đều cho rằng những điều đề cập tới trong đó đều duy nhất liên quan tới thánh thần.

 

8. Tin Mừng của Phi-lip-phê là gì?

 Dan Brown nói rằng Tin Mừng này là một trong số một ít tài liệu không phải là Tin Mừng. Tài liệu này cho rằng Giêsu và Maria Magdalena trong thực tế đã kết hôn với nhau.

Sự thực là gì? Đó là một phần của Thư viện Nag Hammadi được tìm thấy vào thập niên 1950. Tuy nhiên, những chuyên gia đều cho rằng những điều đề cập tới trong đó đều duy nhất liên quan tới thánh thần.

 

 9. Có phải Giáo Hội ngay từ khởi thủy đã hạ thấp vai trò của phụ nữ trong mục đích để nam giới ngự trị hay không?

 

Dan Brown nói rằng để sắp xếp thứ bậc với nam giới là bậc nhất, Giáo Hội đã coi người phụ nữ như những phù thủy, trước hết đặt tên cho họ là ma quái để lấy đi những uy quyền của họ và sau đó thiêu sống họ hàng ngàn người một lúc.

Sự thực là gì? Nhiều phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong Giáo Hội sơ khai. Cho dù Giáo Hội có ý định hạ thấp vai trò của họ với chủ đích hạn chế, việc đó cũng còn là chủ đề còn đang tranh luận.

 

 10. Đường kẻ Rose line là gì?

 

Theo Dan Brown, đó là đường kẻ đánh dấu đường đi của mặt trời giữa trưa. Tại Thánh Đường St. Sulpice, Paris, có một dấu trên sàn nhà thờ ghi nhận con đường này.

Sự thực là gì? Đường kẻ này thường được gọi là Paris Meridian có chạy qua Paris và đền thờ St. Sulpice mặc dù cái dấu ghi trên sàn nhà thờ không phù hợp với đường “giữa ngọ” đó.

 11. Đâu là nguồn gốc của ngôi sao sáu cánh?

 Đó là vì sao ám chỉ những dấu hiệu của tà giáo về giống đực (cánh ngôi sao) và giống cái (khung bên trong).

Điều chúng ta biết là ngôi sao này vẫn thường được gọi là Sao Đa-vít. Nhưng trước khi người Do Thái dùng làm biểu tượng của Chủ Nghĩa Do Thái, ngôi sao này đã được dùng để chỉ sự đẩy nhau giữa những sức đối trọng.

 

 12. Nguyện đường Rosslyn có thực tại Scotland hay không?

 

Da Vinci Code cho rằng Thánh đường này được xây dựng vào năm 1466 bởi những hiệp sĩ trong đoàn quân thập tự và đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Maria Magdalena.

Điều chúng ta biết là Nuyện đường Rosslyn là có thực nhưng không phải do những hiệp sĩ trong đoàn quân thập tự xây dựng. Đoàn quân này  chỉ gắn bó với nguyện đường từ thế kỷ 19. Hài cốt của Maria không bao giờ có ở đây.

Những thế lực kéo con người ra khỏi niềm tin đích thực hiện tràn lan và xuất hiện dưới nhiều hình thức từ những việc bóp méo sự thật như Mật mã Da Vinci cho đến những hoạt động dựa vào nữ quyền, những khám phá được cho là có tính khoa học, hoặc những che giấu, chụp mũ, tố cáo, bôi nhọ … dưới nhiều hình thức đang lan tràn khắp nơi. Người trẻ và cả người lớn dễ đặt câu hỏi nghi ngờ. Con cái chúng ta cũng vậy. Cha mẹ hơn lúc nào hết phải “tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ”.

 

 

Trần Bá Nguyệt

 

Mục lục

 

BÍ QUYẾT GIỮ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH LÀ GÌ?

Người ta kể một câu chuyện vui như sau: một cha giải tội, sau khi nghe hối nhân thú tội, ngài có vài lời an ủi rồ giao việc đền tội cho hối nhân: “Về nhà con hôn thánh giá hai lần”. Sau khi ra khỏi tòa giải tội, hối nhân về nhà. Bỗng dưng ông ôm chầm lấy vợ và trao cho vợ hai cái hôn thắm thiết. Bà vợ ngạc nhiên, thấy ông chồng có gì khan khác, mới hỏi lý do. Ông ôn tồn nói rõ nguyên nhân sự việc. Thật lạ lùng. Sau khi nghe chồng kể xong, lẽ ra bà vợ phải trách móc, đay nghiến ông chồng như thường khi, vì ông dám coi bà là “thánh giá”, là gánh nặng, thậm chí là của nợ của đời ông. Ngược lại, bà ôm lấy chồng và trao hai nụ hôn cháy bổng đáp trả, khiến ông chồng cũng ngạc nhiên nhiên không kém.

Câu chuyện tuy dí dỏm, nhưng nói lên phần nào tính chất và sự thật của những người “yêu nhau” khi phải sống chung với nhau lâu dài trong đời sống vợ chồng.

Ai mà không biết có những ông, những bà suốt ngày, suốt tháng, trọn năm, thậm chí… trọn đời cứ cằn nhằn, cẳn nhẳn, chê trách, kể cả chửi bới “người mình yêu” từ nhà vọng ra vườn, từ sân dội ngược vào nhà. “Thánh giá” này quá sức nặng, quá sức chịu đựng, làm cho nhiều người sống ngày nào là phải kéo lê đời mình ngày ấy. “Thánh giá” do “người yêu mình” tạo ra, làm cho cả hai (chứ không phải người “vác thánh giá” mà thôi) phải sống trong chán chường, đắng cay, chua chát. Gia đình do những người “yêu nhau” như thế quản lý, không còn là gia đình đúng nghĩa. Thay vì tổ ấm, gia đình trở thành nhà tù trói buộc, tra tấn nhau.

Thực ra, người gây đau khổ mới là người đau khổ trước nhất. Bởi chính họ nuôi dưỡng, cưu mang những tâm tình bất hòa, bất nhẫn. Không nuôi dưỡng lòng yêu thương, chỉ mang trong tâm mình suốt đời những điều đi ngược lòng yêu thương như thế, chính bản thân họ sẽ mất bình an, sẽ trở nên cay độc, trở nên cô đơn, thiếu mọi chiều kích thông cảm và đón nhận của mọi người… Họ tự gây ra cây thập giá nặng nề khôn tả cho chính cuộc đời của họ.

Từ chỗ sống bất khoan dung, không thể khoan hòa với người xung quanh, kể cả người ruột thịt là con cái, là chồng, là vợ của mình, họ gieo rắc sự ô nhiễm của không biết bao nhiêu đau khổ, tang tóc, mất mát trên chính người thân, gia đình của họ. Thế là mỗi thành viên trong cái gia đình đó, lẽ ra phải rất đằm thắm, rất an bình, lại cứ phải chung vai với nhau, vác thập giá mỗi ngày một nặng thêm. Rồi tương quan cá nhân với cá nhân trong cái cộng đồng được gọi là “cộng đồng tình yêu” ấy, càng lầm lỳ, càng sống riêng tư, càng cô đơn, càng khó có thể chia sẻ niềm vui hay gánh nặng cho nhau. Người này trở thành nhà tù của người kia, sống với nhau bằng mặt nhưng không bằng lòng. Thậm chí có nói với nhau, thì cũng là nói những lời nặng nề, ai oán. Một nhà tù vĩ đại khủng khiếp vô hình chụp xuống đầu của mỗi thành viên trong gia đình, biến gia đình từ một cộng đồng tình yêu trở thành cộng đồng thù hận. Trong trường hợp này, thập giá không biến thành thánh giá, không giải thoát con người, không mang lại niềm vui vì nhận ra mình được cứu độ, mà thập giá do người ta chất lên vai nhau, trở thành một sự đe dọa và giết chết nhau, đóng đinh nhau.

Biết đau khổ là như thế. Nhưng sao người ta vẫn cứ tìm cách gây đau khổ mà không lật ngược lại, không biến đổi chính mình, để gây nên lòng tin tưởng cho nhau, làm cho tổ ấm thật sự là tổ ấm, gia đình đúng nghĩa là gia đình, cộng đồng tình yêu không mất ý nghĩa của yêu thương triều mến.

Hãy vui lên, hãy cười lên. Thay vì nhăn mặt, cau có, cất lên lời độc địa, hãy tỏ lộ hân hoan, hãy kể một câu chuyện cười, hãy nói một lời nào đó nhẹ nhàng, hãy khen người đối diện một tiếng khen thật lòng, hãy tìm một điểm tốt nơi người đối diện mà chiêm ngắm, mà học đòi…

Cuộc đời, tự bản thân đã phải chuốc lấy nhiều khốn khổ, u buồn, thì xin đừng tiếp tục chất thập giá lên vai nhau nữa. Hãy rộng lượng mà đón nhận nhau, hãy cất bớt thập giá cho nhau. Kinh nghiệm cho thấy, khi ta làm giảm sức nặng của thập giá trên vai người khác, cũng là lúc ta trút bớt gánh nặng nơi đôi vai của mình. Cố gắng thực tập và làm như thế, tất cả sẽ biến đổi ngay. Màu sậm, bóng đen đang bao trùn trên gia đình, sẽ tức khắc thành trong sáng tươi vui.

Làm linh mục, tôi được nhiều anh chị em tin tưởng trao đổi, xin sự cố vấn cho những khúc mắc riêng tư của họ, cho tôi đôi lần có kinh nghiệm rằng, bất cứ ai có thể bước ra được, có thể vượt lên trên thảm trạng của gia đình như thế, niềm vui của họ, của gia đình họ như tăng lên gấp bội lần. Từng cá nhân trong gia đình ấy yêu cuộc sống hơn, yêu người thân của mình, muốn sống hơn, hy vọng hơn và tin tưởng nhau hơn. Đó là một phép lạ trọng đại. Phép lạ của mái ấm gia đình, sẽ tạo thêm một khoảng trời lung linh sáng ngời tình yêu. Từ đó giúp họ có một khoảng đời ngụp lặn trong yêu thương, trong tinh thần đạo đức và công phúc.

Một bí quyết giúp gia đình gìn giữ hạnh phúc, không phải là kỹ thuật sống trên đời, hay đọc thật nhiều sách dạy làm người, cho bằng đời sống CẦU NGUYỆN VÀ CẢM TẠ THIÊN CHÚA.

Tiểu sử của thánh Chantalice, người Ý, để lại cho tất cả chúng ta bài học quý giá của tâm tình cầu nguyện cảm tạ: Luôn luôn, đi đâu, với ai, thánh nhân đều luôn miệng thốt lên những từ ngữ rất quen thuộc: “tán tạ”, “ngợi khen” dành cho Thiên Chúa. Mải miết như vậy, nên khi thấy thánh nhân xuất hiện bất cứ nơi đâu, người ta đều gọi thánh nhân là “ông tán tạ”.

Bắt chước thánh Chantalice, chúng ta cũng hãy mặc lấy tâm tình cầu nguyện cảm tạ Thiên Chúa. Nhờ luôn hướng về Chúa, chúng ta sẽ yêu nhau hơn. Những người thân của nhau trong một gia đình, nếu luôn biết hướng về nhau, cầu nguyện cho nhau, luôn chúc tụng, tạ ơn Chúa, họ sẽ là những người đong đầy hạnh phúc, đong đầy lòng yêu mến trong tâm hồn mình. Nếu lòng đầy tràn tình yêu, niềm hạnh phúc, làm sao họ có thể oán giận, mắn nhiết, hay gieo đau khổ cho nhau được. Chỉ có những người luôn đong đầy sự thù nghịch, mới gieo sự thù nghịch, còn người đong đầy tình yêu, hạnh phúc sẽ chỉ có thể trao tặng tình yêu, hạnh phúc mà thôi. Bởi thế, cầu nguyện và luôn mặc lấy tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, chính là bí quyết tối thượng gìn giữ hạnh phúc gia đình. Hạnh phúc này sẽ không bao giờ có thể có ai cướp mất được.

Đừng ngần ngại gì, nhưng hãy cứ để cho mỗi thành viên trong gia đình trở thành “ông tán tạ”. Có “ông tán tạ” ở với mình, gia đình là một tổ ấm chất chứa tình yêu triều mến và sẽ tăng lên, tăng lên sự triều mến ấy. Chắc chắn, từng thành viên trong gia đình sẽ trưởng thành trong tình yêu vượt bậc ấy.

Lm. VŨ XUÂN HẠNH

Text Box: ĐỌC SÁCH

  

 


 

Cô đơn

Cô đơn là cho đi mà không có người nhận, là muốn nhận mà chẳng có ai cho.Cô đơn là chờ đợi, mà cái mình chờ đợi chẳng xảy đến.Như hai bờ sông nhìn nhau mà vẫn nghìn trùng cách xa bởi dòng sông, nên cô đơn là gần nhau mà vẫn cách biệt. Không phải cách biệt của không gian mà là cách biệt của cõi lòng. Bởi đó, vợ chồng có thể cô đơn bên nhau.

Càng gần nhau mà vẫn cách biệt thì nỗi cô đơn càng cay nghiệt. Đã cay nghiệt mà vẫn phải gần nhau thì lại càng cô đơn hơn.

Người ta gần nhau mà vẫn có thể xa nhau, vì trong cuộc đời, mỗi người đều có hai thế giới. Thế giới riêng trong cõi lòng tôi và thế giới ngoài vũ trụ. Thế giới tâm hồn tôi sụp đổ thì thế giới bên ngoài thành hoang vắng, vô nghĩa. “Lòng buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Vì thế, tôi có thể cô đơn giữa đám đông. Cả vườn hoa chẳng có nghĩa gì nếu không có loài hoa tôi kiếm tìm. Người đưa thư trở thành thừa thãi nếu không có cánh thư tôi đang chờ mong. Chỉ một cánh hoa của lòng tôi thôi cũng đủ làm cho cả khu đồi thành dễ thương. Chỉ một cánh thư thôi cũng đủ làm cho bầu trời xanh thăm thẳm. Làm gì còn cô đơn nữa nếu đã có bắt gặp.

Tôi cô đơn khi thấy quanh mình chỉ là những dòng sông lững lờ, chỉ là những con nước thờ ơ. Tôi có thể cô đơn vì tôi không đến được với người. Tôi cũng có thể cô đơn vì người không muốn đến với tôi. Cô đơn nào thì cũng là một hải đảo. Nhưng nỗi cô đơn bị người khác hờ hững thì cay đắng hơn. Khi tự mình không bước tới thì tôi cũng có thể tự mình bước ra khỏi hàng rào cô đơn đó. Còn nỗi cô đơn bị người khác thờ ơ thì đưa tôi vào nỗi buồn mà có khi đau đớn hơn tù đầy, có khi u ám hơn sự chết, đây là nỗi cô đơn tôi muốn chạy trốn mà chẳng trốn chạy được. Tôi thương, nhưng người khác có thương tôi không đấy là tự do của họ. Cho đi phần đời của mình mà không được đáp trả vì thế mới có xót xa.

Cô đơn của Chúa là nỗi cô đơn này.

Chúa đến với kẻ khác nhưng bị kẻ khác chối từ, gọi mà không có tiếng đáp trả, bởi thế, trong vườn Cây Dầu Ngài mới thấy cõi lòng trống trải. Trong cái trống trải ấy, theo Tin Mừng Máccô, Ngài tỏ lộ: “Linh hồn Thầy buồn đến chết được” (Mc. 14:34).

Làm gì có cô đơn nếu có lời đáp trả. Không có lời đáp trả nên mới cứ phải chờ đợi. Đợi chờ không là khởi điểm của cô đơn sao. (vài tiếng piano nhẹ) Đợi chờ càng lâu thì nỗi cô đơn càng dài. Chờ đợi mà chẳng bao giờ xảy tới thì nỗi cô đơn càng héo hắt. Làm gì có cô đơn nếu không có kiếm tìm. Làm gì phải kiếm tìm nếu đã đầy đủ. Vì thiếu vắng nên mới phải đi tìm. Khi sự thiếu vắng quá cay đắng thì nỗi cô đơn dẫn đến sự chết.

Sự thiếu vắng không hệ tại im lặng của không gian hoặc vắng bóng người mà hệ tại sự trống vắng của con tim. Có những quãng đời cô tịch, tôi đi một mình, nhưng càng lặng lẽ tôi càng thấy niềm vui nhiệm mầu trong hồn. Có những khúc đời chung quanh tôi tấp nập bước chân, rộn rã lời cầu chúc mà tôi vẫn nghe hiu hắt. Chúa cũng vậy, những đêm dài ở sa mạc chỉ có trăng và cỏ cây, chỉ có núi đồi và gió, nhưng Chúa không cô đơn. Chiều thứ sáu ở Jêrusalem tấp nập chân người mà cõi lòng Chúa thì hoang vắng. Trong vườn Cây Dầu có các môn đệ đi theo mà Chúa vẫn thấy lẻ loi.

Kẻ cô đơn là kẻ đi tìm niềm cảm thông nhưng chẳng gặp. Vì không gặp nên họ đành trở về thế giới nội tâm cô lẻ của riêng mình. Vì thế giới nội tâm đó đang heo hút trống vắng, nên họ chỉ bắt gặp sự thiếu thốn ở đó mà thôi. Sống trong thiếu thốn để rồi nhìn kẻ khác đầy đủ vì thế mới có nước mắt xót thương cho đời mình.

Ai cũng có lúc cô đơn vì chẳng ai đầy đủ. Ai cũng phải đi tìm vì ai cũng thiếu vắng. Nhưng có những thiếu vắng dễ tìm thấy. Có những thiếu vắng như mênh mông vô hạn. Khi Chúa mất hết tình thân, Chúa tìm đến với Chúa Cha: “Ôi! Cha cũng bỏ con sao”. Khi lòng tôi tan nát, khi đời tôi đắng cay, tôi cũng vẫn còn hy vọng là Chúa. Nếu tôi mất Chúa thì đây mới là sự thiếu vắng hoang tàn nhất. Đây là cô đơn không còn lối thoát.

Trong nỗi cô đơn của tôi hôm nay, khi mà tôi không còn tìm đâu được niềm vui, tôi cũng sẽ nói với Chúa như chính Ngài đã nói với Chúa Cha: — Ôi! Cha cũng bỏ con sao.

Lậy chúa, con tin là Chúa hiểu cõi lòng con. “Ôi! Cha cũng bỏ con sao?”. Đấy chính là lời nguyện của Chúa, lời nguyện của kẻ cô đơn trong giờ cô đơn nhất..

Chỉ có ai đã cô đơn mới có thể hiểu nỗi buồn, mới thấy cái hoang dại trong cuộc đời của kẻ cô đơn. Chúa đã cô đơn trên thập giá.

Nguyễn Tầm Thường

Mục lục

 

 

 

 

Text Box: Trang Nhà Tin vui (website)  http://www.tinvui.org
Thư từ, ý kiến, và bài vở xin gửi  về  bantreconggiao@yahoo.com
Muốn nhận báo cũ và mới xinQuý Vị gửi về tinvuivietnam@gmail.com.
CHÂN THÀNH CÁM ƠN
?¶?