Text Box: TIN VUI

  

 

 

 
 

Số 51 Ngày CN 10.09.2006

 

Web site:www.tinvui.org E-mail : bantreconggiao@yahoo.com

Mục lục

Chúa Nhật XXIII Thường Niên.

ĐỨC THÁNH CHA HÀNH HƯƠNG TẠI ĐỀN THỜ NHAN THÁNH..

NHỚ VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ I (28-9-1978)

NHÌN LẠI “NGHI THỨC THÁNH LỄ 2006”.

LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ..

Tương quan phức tạp.

giữa Công giáo với Nhà Nước Việt Nam    [1]

Chuyện Về Hai Hạt Lúa.

NÉT THANH KHIẾT CỦA MỘT TU SĨ.

ĐỨC GIÊSU : ĐIỂM TỰA CÁC GIA ĐÌNH..

Chia sẻ với em: ''Linh mục, Chúa Ki-tô thứ hai''. (tiếp theo)

THƯ GIÃN..

 

 

 

Text Box: SỐNG LỜI CHÚA

 

 

 

 


 

Chúa Nhật XXIII Thường Niên

(10.09.2006)

 

HÃY SỐNG TÌNH LIÊN ĐỚI

 

 

Con người là một con vật xã hội. Đó là nhận định của nhiều người. Khi nhận định như vậy, họ có ý muốn nói đến tình liên đới giữa người và người : liên đới bằng những việc làm giúp ích cho nhau, bằng những nâng đỡ, khích lệ, bằng việc chân thành lắng nghe nhau…Tất cả những điều này đều diễn tả cùng một ý nghĩa : thể hiện tình thương. Cho nên khi một người bị coi như không còn thể hiện được tính chất trên thì họ sẽ cảm thấy như mình bị loại trừ, không còn được yêu thương nữa.

 

Tình cảnh bi đát của người câm điếc trong bài Phúc Âm hôm nay chính là ở điểm đó. Anh ta đau khổ biết bao vì không nói được với ai, và cũng chẳng nghe được ai nói với. Mối liên hệ với tha nhân hầu như cắt đứt và anh như bị loại trừ khỏi kiếp sống làm người.

 

Đức Giêsu xuất hiện, Ngài hiểu được tâm trạng, và thông cảm với ước vọng của anh vì Ngài chính là Tin Mừng tình thương. Vì thế, Ngài đã chữa anh khỏi câm điếc. Quả là mừng vui biết bao cho anh, vì từ nay anh lại có thể sống trên đời với mọi người, không còn tự ti mặc cảm nữa.

 

Bệnh câm điếc thể lý quả là một nỗi khổ đau to lớn, cần sớm được chữa trị, nhưng câm điếc tân hồn thiết tưởng còn đớn đau hơn nhiều. Thế mà nhiều khi chúng ta lại tự biến mình thành những kẻ câm điếc, mà chẳng hề quan tâm lo lắng.

 

-         Câm điếc khi ta ngụp lặn trong tội lỗi, không còn chịu lắng nghe tiếng Chúa đang nói với ta qua các biến cố cuộc sống, qua lương tâm, qua tha nhân.

-         Câm điếu khi ta không còn sống đới cảm ta chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa

-         Câm điếc khi con tim ta đã trở nên chai đá không còn biết  rung động trước những đau khổ của tha nhân.

-         Câm điếc khi ta không còn chịu lắng nghe cũng không còn nói được những điều tốt về tha nhân.

-         Câm điếc khi mà mỗi người là một ốc đảo. chỉ biết sống cho mình, hoắc tê hơn nữa khi coi tha nhân là hỏa ngục như cái nhìn của J.P Sartre. Coi tha nhân là hỏa ngục chính là một cái nhìn đầy bi quan yếm thế, tự cô lập mình để rồi chẳng còn thế nào thể hiện được tình thương. Hãy biết sống quên mình, vị tha như vậy sẽ tạo được sự bình an hạnh phúc cho nhau, nhưng trước hết là cho chính mình : chính lúc cho đi là khi được nhận lãnh.

 

Qua bài Tin Mừng, Chúa muốn gới đến chúng ta sứ điệp : hãy sống đời cảm ta vì tất cả đều là hồng ân : cảm ta Chúa, tha nhân. Tôi đã lãnh nhận bằng tình thương thì tôi cũng phải biết cho đi bằng tình thương. Mỗi người Kitô hữu chúng ta phải là những chứng tá của Tin Mừng tình thương theo mẫu gương Đức Giêsu Kitô. Tin Mừng tình thương ấy phải được thể hiện bằng những việc làm cụ thể đượm tình bác ái yêu thương.

 

Xin Chúa chữa lành bệnh câm điếc nơi tâm hồn mỗi người chúng ta để chúng ta trở thành những khí cụ bình an n

 

Lm. Lê Văn Bằng

Tiếp theo

 

Text Box: HIỆP THÔNG GIÁO HỘI

 

 

 

 

 


 

ĐỨC THÁNH CHA HÀNH HƯƠNG TẠI ĐỀN THỜ NHAN THÁNH



MANOPPELLO. Sáng ngày 1-9-2006, ĐTC Biển Đức 16 đã đến hành hương tại Đền thờ Nhan Thánh ở Manoppello, thuộc miền Abruzzo, trung Italia.

 

Manoppello hiện nay là một làng có hơn 5.600 dân cư, ở chân núi Majella, thuộc tỉnh Pescara, cách Roma 190 cây số. Đền thánh tại đây do các cha dòng Capuchino đảm trách và từ nhiều thế kỷ có giữ một tấm khăn có in hình khuôn mặt Chúa Cứu Thế. Cho đến nay các nhà khoa học chưa giải thích được thể thức hình khuôn mặt Chúa được in trên tấm khăn.

Theo tuong truy?n, t?m khan luu gi? t?i dây c?a bà Thánh Veronica trao cho Chúa C?u Th? lau m?t trong khi vác th?p giá lên d?i Can Vê, và du?c Chúa in hình nhan thánh Ngài trên dó. Tuy nhiên, cu?c hành huong c?a ÐTC ch? có tính cách riêng và không ph?i là m?t s? phán quy?t v? tính ch?t l?ch s? c?a t?m khan này, và chính ngài cung không d? c?p gì d?n lai l?ch c?a thánh tích này.

Tấm khăn hầu như là trong suốt, chiều ngang 17 centimét và chiều dài 24 centimét, có in hình một người nam với mái tóc dài và có râu đang nhìn qua tấm khăn ấy. Điều đặc biệt là hình hoàn toàn giống nhau ở cả hai mặt của tấm khăn. Hình màu nâu và môi có màu hơi đỏ. Hai má của hình người không đều nhau, vì một má bị sưng phồng.

Đến nơi lúc gần 10 giờ, ĐTC đã được giáo quyền chính quyền địa phương và hàng chục ngàn tín hữu đón tiếp nồng nhiệt. Bên trong nhà nguyện có hàng trăm LM, tu sĩ nam nữ và chủng sinh cùng với một số GM. Trong bài huấn dụ nhân dịp này, ĐTC nhắn nhủ mọi người hãy trung thành và kiên trì tìm kiếm Nhan Thánh Chúa trong cuộc sống, và đó là con đường duy nhất dẫn đến sự sống vĩnh cửu. Ngài nói:

”Các Linh mục thân mến, nếu sự thánh thiện của Nhan Thánh Chúa, được tiếp tục in đậm nơi anh em, là những mục tử đoàn Chiên Chúa, thì anh em sẽ không sợ hãi, và cả các tín hữu được ủy thác cho anh em chăm sóc, cũng sẽ được khích lệ và biến đổi. Và hỡi các chủng sinh, là những người đang chuẩn bị để trở thành những người hướng dẫn dân Chúa trong tinh thần trách nhiệm, các con đừng để cho mình bị thu hút vì những gì khác ngoài Chúa Giêsu và ước muốn phục vụ Giáo Hội của Chúa. Và tôi cũng muốn nói với các anh chị em là những tu sĩ nam nữ, để mọi hoạt động của anh chị em trở thành một phản ánh hữu hình về lòng nhân lành và từ bi của Chúa. ”Lạy Chúa, con tìm kiếm Nhan Thánh Chúa”: Sự tìm kiếm nhan thánh của Giêsu phải là ước muốn nồng nhiệt của tất cả mọi tín hữu Kitô; thực vậy, chúng ta là ”dòng dõi những người đang tìm kiếm nhan Thiên Chúa của Giacob trong thời đại ngày nay”. Nếu chúng ta kiên trì tìm kiếm nhan thánh Chúa, thì vào cuối cuộc lự hành trần thế của chúng ta, chính Chúa Giêsu sẽ là niềm vui vĩnh cữu, và phần thướng và là vinh quang muôn đời của chúng ta.

”Đó chính là niềm xác tín của các thánh tại miền của anh chị em, trong đó, tôi muốn đặc biệt nhắc đến thánh Gabriele Đức Mẹ Sầu Bi và thánh Camillo Lellis. Chúng ta tôn kính các ngài trong kinh nguyện. Nhưng đặc biệt giờ đây chúng ta nghĩ đến Nữ Vương tất cả các thánh, Đức Trinh Nữ Maria, mà anh chị em tôn kính tại các Đền thánh và nguyện được rải rác nơi các thung lũng và trên núi non miền Abruzzo này. Xin Mẹ canh giữ phù hộ các gia đình và các giáo xứ, các thành thị và quốc gia trên toàn thế giới. Xin Mẹ Đấng Tạo Hóa giúp chúng ta tôn trọng cả thiên nhiên là hồng ân lớn lao của Thiên Chúa, hồng ân mà tại đây chúng ta có thể chiêm ngắm khi nhìn các ngọn núi hùng vĩ bao quanh chúng ta đây. Nhưng hồng ân này luôn bị đe dọa vì những nguy cơ suy thoái môi sinh, vì thế cần phải được bảo vệ. Đây thực là một điều cấp thiết, như Đức TGM của anh chị em đã nêu bật trong Ngày Suy Tư và cầu nguyện để bảo vệ thiên nhiên, ngày này được cử hành hôm nay tại Italia này.

Tuyên bố với giới báo chí sau cuộc viếng thăm và hành hương dài 90 phút của ĐTC, Đức TGM Bruno Forte, của tổng giáo phận Chieti-Vasto sở tại, nhận định rằng ”Sự thinh lặng cầu nguyện hồi lâu của ĐTC trước bức ảnh Nhan Thánh Chúa chứng tỏ lòng gắn bó của Ngài đối với thánh tích này. ĐTC chỉ nhìn ngắm thánh tích chứ không bày tỏ phán đoán nào về giá trị”.

Các chuyên gia vẫn còn tranh luận với nhau về lịch sử và giá trị của tấm khăn Nhan Thánh. Theo Đức TGM Forte, ĐTC không muốn và cũng không thể bày tỏ phán quyết về lịch sử tính của tấm khăn thánh. Ngài không đặt câu hỏi nào về lịch sử, và chúng ta phải tôn trọng sự im lặng của ngài”.


 

G. Trần Đức Anh OP

Radio Vatican

Tiếp theo

 

Text Box: CON ĐƯỜNG TU ĐỨC

 

 

 

 


 

 

NHỚ VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ I

(28-9-1978)

 

 

Tuần báo Công Giáo và Dân Tộc số 1572 cuối tháng 8 vừa qua đã loan một tin vui. Tin vui đó là: "Hồ sơ phong thánh cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I sẽ được đệ trình tại Toà Thánh ".

Nhiều người công giáo Việt Nam khi đọc tin này, đã rất xúc dộng. Bởi vì Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I đã gây một ấn tượng khó quên, khi Ngài được bầu chọn (26-8-1978) và nhất là khi Ngài từ trần (28-9-1978).

Hồi đó Hội Thánh Việt Nam đang sống những năm đầu của chế độ mới. Vì thế, cái chết của Ngài là đề tài để tôi suy niệm. Tôi coi đó là một lời Chúa nhắn gởi tôi, để tôi biết làm mục vụ trong hoàn cảnh mới.

Qua 28 năm, tôi vẫn đi trên con đường, mà cái chết của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I, đã thầm vạch ra cho tôi.

Để gọi là một chút tỏ lòng biết ơn Ngài, hôm nay tôi xin được chia sẻ bài giảng của tôi, trong lễ cầu cho Ngài nay đã thuộc về quá khứ khá xa xôi.

Những điều tôi nói hôm ấy xem ra vẫn cón giá trị cho mục vụ  hôm nay.

Dưới đây, xin ghi lại nguyên văn:

Cái chết bất ngờ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I đã gây bàng hoàng trên khắp thế giới. Cái chết quá sớm và quá đột ngột của Ngài đã làm xúc động Giáo Hội toàn cầu hơn mọi bài diễn văn, hơn mọi thông điệp của các Đức Giáo Hoàng.

Người ta có thể nhìn cái chết đó theo những quan điểm khác nhau. Còn tôi, theo quan điểm mục vụ, tôi nhìn cái chết đó, như một dấu chỉ quan trọng của thời đại. Nghĩa là chúng ta có thể coi cái chết của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I như một dấu chỉ, mà Chúa muốn dùng để nhắn bảo chúng ta một hướng đi cần thiết cho đời sống đạo thời nay.

Dấu chỉ thứ nhất trong cái chết của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô, là lời mời gọi ta sống phó thác

Đức Thánh Cha là người được coi như sống đầy đủ tất cả, nhưng đã chết thiếu tất cả.

 Ngài ra đi nghèo nàn. Bởi vì Ngài đã chết không được ai cấp cứu, không được một chút thuốc men. Đó là một cái chết nghèo nàn tức tưởi.

 Ngài ra đi nghèo nàn. Bởi vì Ngài đã chết không được một ai từ biệt, và chính Ngài cũng không nói được với ai một lời trăn trối. Đó là một cái chết cô đơn bi đát.

 Ngài ra đi nghèo nàn. Bởi vì Ngài đã chết không được chịu phép Xức Dầu, không được xưng tội lần cuối, không được rước Mình Thánh Chúa như của ăn đàng. Đối với người có đạo, đó là một cái chết nghèo nàn thê thảm.

 Ngài ra đi nghèo nàn. Bởi vì Ngài đã chết chưa kịp làm gì đáng kể. Bao hy vọng vừa nhen nhúm đã bị tắt đi. Bao dự định còn đang suy tính đã bị dập vùi. Đối với lịch sử, thì triều đại Gioan Phaolô I là một sự nghèo nàn rất đáng tiếc.

Nhưng chính sự ra đi nghèo nàn như thế của Đức Thánh Cha lại là dấu chỉ một sự nghèo nàn mà nhiều người đang rơi vào và sẽ rơi vào.

Nếu có cuộc đời nào nghèo nàn đến nỗi không sao gặp được bí tích, hay dù có gặp được, thì cũng hãy nhìn vào cái chết của Đức Giáo Hoàng để nhớ rằng: Sau cùng, chỉ có niềm tin mến và phó thác nơi tình thương Chúa mới là hành trang cần thiết nhất.

Rồi nếu có cuộc đời nào nghèo nàn, đến nỗi không còn ai để hy vọng, hay dù vẫn có người để hy vọng, thì cũng hãy nhìn vào cái chết của Đức Gioan Phaolô I, để nhớ rằng: Sau cùng, Chúa vẫn là nơi nương tựa cần thiết nhất, người ta phải bám chặt lấy với lòng phó thác. Dù giữa trăm triệu bạn bè, người ta vẫn có thể cô đơn trơ trụi, nhưng trong trơ trụi bao giờ cũng có thể tìm được Chúa.

Rồi nếu có cuộc đời nào được bảo đảm tối đa, đến nỗi xem ra không thể nào bị ngã xuống đất bất ngờ, thì cũng hãy nhìn vào cái chết của Đức Gioan Phaolô I, để nhớ rằng: Con người vốn mong manh, kiếp người vốn vắn vỏi, thân phận con người vốn nghèo nàn. Bảo đảm nào cũng chỉ là tương đối. Bởi vì bất cứ ai cũng có thể trở nên nghèo nàn trơ trụi một cách dễ dàng đột ngột trong mọi phương diện.

Như thế, sự ra đi nghèo nàn của Đức Thánh Cha vừa là sự chia sẻ với những kẻ chết nghèo, vừa là dấu chỉ hướng đi khó nghèo phó thác, nhắn gởi con người hôm nay.

Dấu chỉ thứ hai trong cái chết của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô I, là mời gọi ta sống đạo và truyền đạo bằng chính bản thân

Thực vậy, trong 32 ngày làm Giáo Hoàng Đức Gioan-Phaolô chỉ mới bắt đầu tập sự và làm quen với một chức vụ quá cao, quá lạ, mà Ngài không bao giờ nghĩ tới. Vỏn vẹn chỉ 32 ngày, thì tất nhiên chẳng làm được nhiều, chẳng nói được nhiều. Nhưng ảnh hưởng của Ngài trên thế giới lại không nhỏ. Ngài đã chinh phục được thiện cảm của dân chúng và của các Giáo Hội bạn một cách mau lẹ. Có lẽ còn hơn nhiều vị Giáo Hoàng tiền nhiệm. Nhờ nụ cười hồn nhiên của Ngài, nhờ thái độ khiêm tốn hiền hậu cởi mở của Ngài.

Tóm lại, nhờ chính bản thân Ngài. Chính bản thân dễ thương dễ mến của Ngài đã đem lòng con người đến gần Tin Mừng một cách nhẹ nhàng mau lẹ. Chính bản thân dễ thương dễ mến của Ngài đã chiếu giãi ánh sáng Chúa Kitô vào thế giới một cách trực tiếp và kỳ diệu. Chỉ từng ấy thôi cũng đã đủ để mở đường cho Giáo Hội của thời đại hôm nay.

Trong một thời gian quá đặt nặng đạo đức vào lời nói và vào hoạt động, thì cái chết của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I là một dấu chỉ muốn nói lên rằng: Giá trị bản thân còn trọng hơn giá trị hoạt động và lời nói. Trong một thời đại đang tìm kiếm xem phương pháp nào thích hợp hơn để truyền bá Tin Mừng cho con người hôm nay, thì cái chết của Đức Gioan Phaolô I là một dấu chỉ muốn nói lên rằng: Phương pháp thích hợp nhất để truyền bá Tin Mừng cho con người hôm nay là chính bản thân người tông đồ. Người tông đồ nào dễ thương, dễ mến sẽ có sức mạnh hơn bất cứ tông đồ nào.

Và thực sự, điều cần thiết nhất cho con người hôm nay là biết trở về với bản thân mình, biết ưu tư lo xây dựng bản thân mình nên đạo đức, làm sao để bản thân mình đúng là của mình, để mình có thể thương được mình và cũng được người khác yêu thương.

Ngôi sao Sinh Nhật đã xuất hiện có một lần, trong thời gian rất vắn, rồi vội biến đi. Nó vội biến đi sau khi đã làm xong nhiệm vụ chỉ đường cho các người thiện chí đến Bêlem gặp Chúa Cứu Thế. Tương tự cũng thế, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô I cũng là một vì sao xuất hiện rất bất ngờ, rồi lại biến đi mau chóng. Ngài ra đi mau lẹ âm thầm như vì sao Sinh Nhật, sau khi đã làm xong nhiệm vụ chỉ đường cho các tâm hồn thiện chí tìm về với Chúa Kitô.

 

Chúng ta cầu nguyện cho Ngài. Và xin Ngài cầu nguyện cho ta.

 

ĐGM. GB Bùi Tuần

 

Tiếp theo

 

 

 

 

Text Box: TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO

 

 

 

 


 

NHÌN LẠI “NGHI THỨC THÁNH LỄ 2006”

Suốt bốn thập niên qua và cho đến hết đời, chúng ta vẫn đợi mong có một bản dịch Sách Lễ Roma.  Vì đó là phương tiện vô cùng cần thiết cho việc thờ phượng Thiên Chúa và quy tụ Dân Chúa.  Bao nhiêu nỗ lực của Giáo Hội Việt Nam đã đâm hoa kết trái.  Giờ phút chờ đợi đã đến.  Nghi Thức Thánh Lễ 2006 (NTTL) đã chào đời.

Biết bao phẩm bình đã nở rộ trong suốt mấy tháng qua.  Chúng tôi cũng đã đọc tất cả những lời phê bình khen chê từ nhiều phía.  Nhưng thú thực chưa có giờ để viết nên những lời đóng góp với Giáo Hội Việt Nam, mặc dù được bạn bè yêu cầu.  Bây giờ, sau nhiều ngày tháng dâng lễ theo cuốn NTTL  của Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, chúng tôi xin mạo muội đưa một vài nhận định thô thiển như sau.

 

I. ƯU ÐIỂM 

Trước tiên, không ai có thể phủ nhận NTTL có một số ưu điểm .

1. Cùng hay Cũng ?  Bao nhiêu năm chúng tôi đã cố gắng sửa sai cho cộng đoàn Dân Chúa về một số từ trong Kinh Tin Kính, nhưng không thành công.  Nhờ sự sắp đặt khéo léo của Ban Phụng Tự HÐGMVN, chúng tôi chẳng cần phải nhắc nhở cộng đoàn về cách đọc Kinh Tin Kính nữa.

Trong bản dịch cũ, khi đọc Kinh Tin Kính, chúng ta rất khó đọc đúng về Chúa Thánh Thần.  Làm sao phân biệt được “cũng” và “cùng” trong câu : “Người cùng được phụng thờ” ?  Thường cộng đoàn đọc “Người CŨNG được phụng thờ.”  Lý do vì tất cả những chữ đều thuộc loại trầm bình thanh.  Người ta có khuynh hướng đọc “cùng” ra “cũng” vì không thể giữ lâu nhiều âm  trong cổ họng.  Hơn nữa, đọc như thế, chúng ta đã hạ giá Chúa Thánh Thần xuống dưới Chúa Cha và Chúa Con rồi.  Vô tình “rối đạo” mà không hay !

Bây giờ, NTTL đã đặt chữ “cùng” đó lại đằng sau, nên cộng đoàn đọc rất đúng.  Ðây là nguyên văn : “Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con.”  Trước và sau chữ “cùng,” các chữ đều không thuộc loại trầm bình thanh.  Thế nên, nó vẫn giữ nguyên tính chất và được đọc lên dễ dàng.   Hơn nữa, vị trí của chữ “cùng” đi với chữ “với” như hai giới từ ghép theo luật bằng trắc rất tự nhiên. 

2. “Chúng ta” hay “Chúng tôi.”  Hơn nữa, chữ “chúng ta” thay thế cho “chúng tôi” cũng rất phù hợp với tâm hồn và văn hóa Việt Nam.  Thường tiếng ngoại quốc không phân biệt chúng ta với chúng tôi. Tiếng Việt Nam có chữ CHÚNG TA rất độc đáo.  CHÚNG TA gồm cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai số nhiều.  Muốn diễn tả như thế, tiếng ngoại quốc phải dùng tới hai chữ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai.  Chúng ta chỉ cần dùng một từ duy nhất.  Tuyệt vời !

Bản NTTL đã chọn được một từ rất hay để diễn tả đúng ý nghĩa của bản văn ở đây.  Tất cả cộng đoàn cùng tuyên xưng đức tin, nhưng vẫn không quên trong lời tuyên xưng đó vẫn có “chúng tôi” và “anh” hay “chị” trong đó.  Tất cả đều hợp tiếng tuyên xưng đức tin, chứ không phải chỉ có “chúng tôi” mà thôi.  Ðúng hơn, lúc tuyên xưng đức tin, chúng ta cùng hợp tiếng với các thần thánh trên trời và các linh hồn trong luyện ngục để nói lên đức tin của tất cả “chúng ta.”  Chữ “chúng tôi” nhiều khi làm chúng ta cảm tưởng có sự phân biệt giữa các phe nhóm.

Trong câu giáo dân thưa sau khi linh mục đọc lời hô hào trước khi đọc lời nguyện dâng lễ, chữ “chúng ta” cũng được dùng rất hợp tình hợp lý.  “Chúng ta” bao gồm cả giáo dân lẫn linh mục, nghĩa là toàn thể cộng đoàn Dân Chúa.  Trong khi, chữ “chúng con” trong câu đáp cũ của Sách Lễ Rôma 1992 không bao gồm linh mục và có thể làm cho một số người dễ nhạy bén chẻ sợi tóc làm tư để bắt mọi người phải chú ý tới vấn đề “cha” , “con.”   Mệt ! 

3. “Lỗi lầm” hay “điều gian ác” ?  Trước khi dâng lễ vật, linh mục rửa tay và đọc theo bản cũ : “Xin rửa con sạch mọi điều gian ác.”  Thú thật, khi đọc chữ “gian ác,” chúng tôi thấy nổi da gà.  Nhưng bản NTTL đã giúp linh mục “thoải mái” một tí, vì đã theo sát bản văn Kinh thánh và thực tế hơn. 

4. “Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an.”  Có những người đã góp ý nên giữ lại công thức cầu chúc trong Sách Lễ Roma 1992.  Họ lập luận, nhiều người ra khỏi nhà thờ là đi thẳng về nhà, chứ không đi chỗ nào khác.  Lập luận kiểu đó, hoàn toàn không dựa trên Kinh thánh chút nào.

Thực tế, câu chúc kết lễ đó có cả một  bề dầy Kinh thánh rất lớn.  Ðúng ra, không có chữ “bình an” trong câu đó.  Trong tiếng Latinh, linh mục chỉ đọc : “Ite, missa est.”  Nếu dịch sát, chúng ta có thể đọc : “Xin anh chị em hãy ra đi, thánh lễ kết thúc rồi.”  Câu chúc vắn tắt này nhắc lại mệnh lệnh truyền giáo của Chúa Giêsu : “Anh em hãy đi ...”  Bởi đó, sau khi đã được nuôi dưỡng bằng Mình Máu Chúa và được Lời Chúa dạy dỗ, người tín hữu thấy đã đến lúc phải ra đi thực hành mệnh lệnh Chúa truyền dạy.  Họ phải thi hành sứ mệnh làm chứng cho Chúa trong cuộc sống.

Tóm lại, NTTL, đã dịch câu chúc bình an này rất hay và có sức thuyết phục rất lớn.  Sau khi lễ xong, dù về nhà hay đi đâu, người giáo dân cũng  phải làm chứng cho Chúa.

5. “... theo thánh ý Chúa.” Ðây là câu gần câu kết thúc của lời nguyện với Chúa Giêsu sau câu tung hô kết thúc lời nguyện sau Kinh Lạy Cha.  “Theo thánh ý Chúa” hay hơn câu “như ý Chúa muốn” ở bản văn Thánh Lễ Roma 1992.   Kiểu nói “như ý Chúa muốn” làm cho câu văn quá bình dân, không hợp với nghi thức trang trọng của Phụng vụ.  Ðọc “thánh ý Chúa” ai cũng hiểu là “ý Chúa muốn” rồi. 

 

II. KHUYẾT ÐIỂM 

Rất nhiều người đã phê bình NTTL rồi.  Nhiều vị phân tích và phê bình rất sâu sắc và chuyên môn.  Chúng tôi chỉ xin bổ khuyết đôi chút để cùng nhau nhìn lại. 

 

1.  BẢN VĂN

a. Có “Chúa” hay không ?  Khi lấy lại công thức làm dấu thánh giá cũ, NTTL đã bỏ chữ “Chúa.”  Lý do các vị đưa ra rất nhiều.  Nhưng lý do chính được nêu lên : không thấy chữ “Chúa” trong các bản văn Latinh, Ðức, Anh, Pháp v.v. Bởi vậy, chữ “Chúa” mới bị trục ra khỏi “Cha, Con, Thánh Thần.”

Có lẽ chưa bao giờ có cảnh loạn chữ như  vậy !  Không thể lấy ngôn ngữ khác làm mẫu cho Văn hóa Việt Nam.  Văn hóa chúng ta rất trọng lễ nghĩa.  Chẳng hạn, chúng ta không thể dịch : “Jesus said,” thành “Giêsu đã nói.”  Bắt buộc chúng ta phải thêm chữ Chúa trước Thánh Danh Giêsu.  Dịch từ tiếng Latinh, Pháp, Ðức v.v cũng vậy thôi.

Bởi vậy, thiết tưởng không nên bỏ chữ “Chúa” trước Thánh Danh cực trọng như vậy.  Nếu sợ người ta hiểu lầm có ba Chúa, thì nên sợ bị hiểu lầm khi chúng ta đọc Kinh Tin Kính với chữ “Ðức Chúa” trước từng Ngôi.

b. “... là của ...”  Hai chữ này nằm trong câu tung hô kết thúc lời nguyện sau Kinh Lạy Cha.  Nguyên văn : “Vì  vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời.  Thiết tưởng tiếng Việt Nam kiểu nói “là của” nằm trong lối nói bình dân, giao thiệp hàng ngày.  Bản văn Phụng vụ  phải trang trọng hơn.  Bởi vậy, không nên dịch “y chang” từng chữ từ tiếng ngoại quốc.  Xin đề nghị, thay vì nói “là của,” chúng ta nên dịch như sau : “Vì vương quyền, uy lực và vinh quang thuộc về Chúa muôn đời.”

c. “Khi tự nguyện nộp mình chịu khổ hình.”  Ðây là công thức đọc trước lời truyền phép.  Về phương diện ngữ học, tất cả các chữ trong câu này đều thuộc loại trầm bình thanh.  Rất khó đọc, vì toàn những âm nằm sâu trong cổ họng.  Có lẽ quý vị dịch thuật đã không lưu ý tới thực tế và nguyên tắc ngữ học, nên mới  sắp đặt những chữ quá nặng nề liền nhau như vậy.  Tại sao lại bỏ chữ “tự ý” trong bản dịch cũ ?   Có gì khác nhau về ý nghĩa  giữa chữ “tự ý” và “tự nguyện” ?

d. “Tôn Nhan” hay “Tôn Nhan Chúa” ?  Trong bản văn NTTL, không thống nhất cách dùng nhiều từ.  Ðiển hình khi thì dùng chữ “Tôn Nhan” trong Kinh Tiền Tụng Ðức Mẹ II (trang 52), khi thì dùng “Tôn Nhan Chúa” ở Kinh Nguyện Thánh Thể II (trang 86).  Thiết nghĩ viết hoa chữ “Tôn Nhan” đã hàm ý Chúa trong đó rồi.  Hơn nữa, phải đọc thêm chữ “Chúa” sau chữ “Tôn Nhan” rất khó cho chủ tế.

e. “Thánh Tông Ðồ” (Kinh Nguyên Thánh Thể II, trang 86)  Nếu theo sát bản văn Latinh, Pháp, Anh v.v, chúng ta không thấy có chữ Thánh trước “Tông Ðồ.”  Ở đây khác hẳn chữ “Chúa” nêu trên.  Tông Ðồ viết hoa đã đủ kính trọng đối với Nhóm Mười Hai của Chúa rồi.  Không cần phải thêm chữ “Thánh” nữa.

f. Cầu nguyện cho người đã qua đời.  Không hiểu tại sao bản dịch NTTL lại bỏ chữ trong ngoặc như “các” trước chữ “tôi tớ Chúa” và chữ “những” trước chữ “kẻ đã chết” trong phần cầu nguyện cho những người quá cố ?  Vậy những lễ dâng cho nhiều người quá cố thì sao ?  Việc lấy bổng lễ theo ý chỉ và việc nhắc tới nhiều linh hồn trong một thánh lễ là hai việc hoàn toàn khác  nhau.  Dù chỉ là một chi tiết nhỏ, nhưng cũng xin vui lòng lưu ý !

g. Ðiệp ngữ.  Rất nhiều điệp ngữ trong bản dịch NTTL.  Xin vui lòng xem lại  các Kinh Tiền Tụng và các kinh khác nữa.

h. “... dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời.”  Ðây là câu kết thúc phần thống hối đầu thánh lễ.  Cả bản 1992 và 2006 đều dịch như thế.  Dĩ nhiên phải hiểu sự sống Thiên Chúa có ngay đời này và cả đời sau nữa.  Nhưng thiết nghĩ “sự sống” là một danh từ trừu tượng.  Không thể dẫn ai tới một thứ gì trừu tượng.  Chỉ có thể dẫn ai tới một nơi hay một tình trạng nào đó.  Ví dụ, không thể nói : Chúa đưa dẫn chúng ta đến sự thánh thiêng.  Thay vào đó, có thể nói : Chúa dẫn đưa chúng ta vào tình trạng hay một nơi thánh thiêng. 

Bởi vậy, xin đề nghị dịch như sau : “Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và cho chúng ta tham dự vào cuộc sống muôn đời.”

 

2.  TÊN RIÊNG

a. Gạch nối.  Chúng ta còn rất nhiều lấn cấn trong vấn đề dịch tên riêng.  Từ trong nguyên tắc đã không có sự thống nhất với nhau.  Có người chủ trương gạch nối giữa các chữ.  Có người không.  Gạch nối như thế cũng bất tiện.  Thế nên, chọn lối viết liền và đánh dấu theo tiếng Việt để dễ đọc là đường lối tương đối dung hòa.

b. Lấn cấn.  Nhưng đi xa hơn nữa, có người nêu ra hai ba nguyên tắc trái ngược nhau.  Ví dụ, mới đoạn trước chủ trương phải trở về tiếng gốc của tên nhân vật.  Sau đó lại nói phải quy ra tiếng Latinh để phiên âm.  Và họ đưa ra ngay những ví dụ.  Chẳng hạn, không nên dịch là thánh Ða Minh, nhưng nên dịch theo tiếng Latinh là Ðôminicô.  Nhưng nếu phải trở về gốc, thiết tưởng gốc của thánh Ða Minh là Tây Ban Nha : Ðômingô.

c. Tên Việt Nam.  Ði sâu vào văn hóa Việt Nam, chúng ta mới thấy một nguyên tắc nữa cần được đưa vào việc dịch thuật.  Bình thường các tên riêng khi dịch sang tiếng Việt, người ta hay dùng hai chữ, ít khi dùng tới ba chữ.  Ðặt tên bảng hiệu thường cũng chỉ dùng hai chữ mà thôi.  Ðó là lý do tại sao khi dịch người ta dùng Phan Sinh thay vì Phanxicô, Âu tinh thay Augustinô, Ða Minh thay Ðôminicô hay Ðômingô v.v.  Riêng tên thánh Ða Minh vừa sát với tên gốc, vừa mang ý nghĩa có tính cách lịch sử.   “Ða Minh” nhắc tới ngôi sao sáng trên trán thánh nhân.

 

3. NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC 

a. Ðám đông.  Hình như chưa có một nguyên tắc rõ ràng trong lề lối làm việc.  Có những việc có thể trưng cầu ý kiến đám đông.  Nhưng cũng có những việc thuộc lãnh vực chuyên môn, không thể lấy ý kiến đám đông được.  Nguyên tắc này đã bị vi phạm trầm trọng.  Ngay trong chính phủ dân chủ, người ta chỉ bầu các chức vụ dân cử.  Nhưng khi đụng tới vấn đề hành chánh chuyên môn, không thể lấy ý kiến của đám đông.  Người đứng đầu hành chánh chuyên môn phải là một người có khả năng và được cấp trên bổ nhiệm.

Không ai có thể chối cãi việc dịch thuật Phụng vụ thuộc lãnh vực chuyên môn.  Cùng lắm quần chúng chỉ có thể được tham vấn, chứ không có quyền quyết định.  Họ có thể cho biết cảm nghiệm hay những khó khăn khi áp dụng bản văn dịch thuật Phụng vụ.   Ủy Ban Phụng Tự (UBPT) trực thuộc HÐGMVN đã cho biết công khai việc lấy ý kiến của đa số các địa phận trên toàn quốc về NTTL.  Ðó là nền tảng xác định giá trị của NTTL, bất chấp những ý kiến của những người chuyên môn đầy tâm huyết.

b. Chuyên môn.  UBPT cũng nói tới việc mời một vài nhà chuyên môn về ngữ học vào trong Ủy Ban.  Hình như những nhà chuyên môn này không những được hỏi ý kiến mà còn được quyền bỏ phiếu quyết định trong UBPT (?). Nếu đúng thế, họ đã vượt quá lãnh vực chuyên môn của mình mà xâm phạm nguyên tắc dân chủ và hành chánh trầm trọng trong khi làm việc.

c. Ghi Tên Dịch Giả.  Nhiều người nhắc đi nhắc lại luật cấm ghi tên các dịch giả trong sách Phụng vụ.  Thực tế, trừ những sách Kinh Thánh, cả ba Sách Lễ không hề thấy ghi tên dịch giả nào.  Có nên nhắc kỹ quá về một việc không ai lỗi phạm không ?

d.  UBPT.  Dựa theo nguyên tắc trên, có người lại đi quá xa.  Theo họ, không nên thắc mắc những vị nằm trong UBPT có chuyên môn hay không, càng không nên biết tên của những quý vị đó.  Chỉ nên vâng phục để đi đến hiệp nhất mà thôi. 

Có lẽ ý kiến này thuộc thế kỷ 12, chứ không phải thế kỷ 21.  Hai việc hoàn toàn khác nhau.  Không được nêu tên trong sách, chứ không ai cấm công bố danh sách những người chịu trách nhiệm bản dịch NTTL trong UBPT.  Không thể vâng lời mù quáng.  Nên cho biết cả danh sách lẫn chuyên môn của từng vị để bảo đảm giá trị bản văn.  Nếu không lầm, thiết nghĩ có nhiều vị không chuyên môn về những môn cần cho việc dịch thuật bản văn Phụng vụ.  Có vị chuyên môn lãnh vực khoa học lại làm chuyện văn chương.  Có vị chuyên môn sáng tác ... lại điều hành một ủy ban đòi nhiều kiến thức về mọi mặt Kinh Thánh, Phụng vụ, văn chương, ngôn ngữ v.v.

Phụng vụ là cao điểm và là sự sống của Giáo Hội.  “Bản dịch là một thành tố rất quan trọng, nhưng không phải độc nhất, làm cho nền phụng vụ bằng tiếng địa phương trở thành "đỉnh cao và nguồn suối" phát sinh đời sống Kitô hữu.  Vượt trên tất cả những vấn đề ảnh hưởng tới phụng vụ, tinh thần cộng tác huynh đệ giữa Ủy Ban với Thánh Bô Phụng Tự và Kỷ luật về Bí Tích mới bảo đảm phụng vụ có một chỗ đứng nòng cốt trong đời sống đức tin của người Công giáo.”   

Ðúng thế, cần nắm vững mối tương quan với Tòa Thánh Vatican.  Nhưng việc cộng tác giữa chúng ta cũng quan trọng và cần thiết cho tiền đồ GHVN.   Nếu không đối thoại chân thành, chúng ta không bao giờ có thể đạt kết quả tốt đẹp như Thiên Chúa và Giáo Hội mong muốn.  Tất cả Giáo Hội Việt Nam đang hướng về HÐGMVN !!!

 

Lm Giuse Ðỗ Vân Lực, O.P.

dzuize@gmail.com

[1]  Mt 28:19. 

[2] The International Commission on English in the Liturgy [ICEL] : Adoremus Bulletin, June 29, 2000.

Tiếp theo

 

 

LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ

Ngày 14.09.2006

 

 (Ga 3,13-17)

 

 

Lễ Suy tôn thánh giá hôm nay được Giáo Hội thiết lập để kính nhớ một biến cố quan trọng trong lịch sử Giáo Hội, đó là việc tìm lại được cây thánh giá thật mà Chúa Giêsu đã vác và đã bị treo trên đó.

Nhưng lễ hôm nay không phải chỉ là việc nhắc nhớ đến biến cố đã qua, mà còn muốn chúng ta hiểu được ý nghĩa đích thật của thánh giá và biết suy tôn thánh giá trong đời sống ta.

 

- Thập giá không có Đức Kitô chỉ là một cực hình.

 

 Ngày xưa, trong thời kỳ đế quốc Roma, thập giá là một hình khổ ghê gớm dành cho các nô lệ. Người tử tội phải vác cây thập giá đến pháp trường, bị lột quần áo, rồi bị lý hình đóng đinh cả chân tay, sau đó dựng lên. Người tử tội bị treo trên thập giá, đợi cái chết đến từ từ trong nỗi đớn đau vô hạn. Nên, thập giá đối với người thời đó là một hình khổ vô cùng đau đớn và tủi nhục.

 

- Nhưng, từ khi Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, đã chọn cái chết trên thập giá thì thập giá đã trở thành thánh giá, là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa, và dấu chỉ của ơn cứu độ.

 

Trước hết, thánh giá là dấu chỉ của tình yêu: Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một... Đó là tình yêu của Thiên Chúa Cha, tình yêu vô cùng lớn lao và quảng đại, đã ban chính Con Một cho thế gian. Đó là tình yêu của Chúa Con, đã chấp nhận thân phận con người, đã hy sinh chịu chết cho loài người được sống. Chúa Giêsu đã đến trần gian không phải để lên án, xét xử con người, mà là để hy sinh mạng sống đền thay cho con người. Chúng ta không thể suy cho thấu tình yêu thương bao la của Chúa Cha, Chúa Con đã dành cho chúng ta. Nhìn lên thánh giá ta hãy nhận ra tình yêu của Chúa, để biết cảm tạ không ngừng.

 

-Thánh giá còn là dấu chỉ ơn cứu độ. 

 

 Quả thế, theo lời thánh Phaolô, thì: “Chúa Kitô đã vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá. Cho nên Thiên Chúa đã siêu tôn Người vượt trên hết mọi danh hiệu”, nơi khác Ngài còn nói: “Thập giá đối với người Do Thái là một sự vấp phạm, đối với dân ngoại là một sự điên rồ, còn đối với người được chọn thì lại là quyền năng và khôn ngoan của Thiên Chúa”. Thật vậy, nếu Đức Giêsu bị treo trên cây thập giá như một kẻ bị nguyền rủa, chính là để chuộc lại cho chúng ta khỏi lời nguyền rủa của lề luật. Thân xác của Đức Kitô là “nhục thể giống như nhục thể của tội lỗi chịu treo trên thập giá để Thiên Chúa kết án tội lỗi trong nhục thể” (Rm 8,3). Như vậy, nhờ “máu của Người đổ ra trên thập giá, mà Thiên Chúa đã hoà giải với muôn vật... để xoá bỏ chia rẽ do tội lỗi gây nên, và tái lập hoà bình hiệp nhất giữa Do Thái với lương dân, để họ cùng kết hợp tạo nên một thân thể mà thôi” (Eph 2,14).

 

Thánh giá của Chúa Giêsu như vậy đã trở thành cây ban sự sống. Vì nhờ cây thánh giá mà Chúa Giêsu như Ađam mới, đã trả lại sự sống siêu nhiên mà Ađam cũ đã đánh mất do cây trái cấm trong vườn địa đàng xưa.

 

Thánh giá của Chúa Giêsu cũng được so sánh với con rắn đồng ngày xưa trong thời Cựu Ước. Bài đọc I kể lại rằng dân Do Thái đang khi đi qua sa mạc để vào đất Hứa, đã càu nhàu than trách Chúa và ông Môsê. Chúa liền để cho rắn độc cắn chết nhiều người. Họ ăn năn sám hối. Chúa truyền cho Môsê đúc con rắn đồng và treo lên cao, để ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được cứu sống. Hình ảnh con rắn đồng bị treo lên cao đó, đã được chính Chúa Giêsu nhắc lại trong Phúc Âm để ám chỉ đến việc chính Người sẽ bị treo trên thập giá để trở nên nguồn cứu rỗi cho nhân loại.

 

Đối với chúng ta hôm nay, chúng ta có nhiều cách thế để suy tôn thánh giá. Trước hết, chúng ta thường xuyên làm dấu thánh giá trên mình, trước các giờ đọc kinh, trước khi ăn cơm, khi đi ngủ, khi thức dậy. Ta cũng thường đeo thánh giá, hoặc treo trên tường, đặt trên bàn thờ, trên bàn học. Nhưng tiếc thay, phần lớn chúng ta chỉ coi thánh giá như đồ trang sức cho đẹp mắt hoặc như vật dụng để trang hoàng nhà cửa cho có nghệ thuật. Chúa muốn chúng ta hãy suy tôn thánh giá bằng cách khám phá ra những thánh giá trong đời, để vác thánh giá như Chúa Giêsu và cùng với Chúa Giêsu. Cuộc đời ta không thiếu thánh giá. Mỗi người đều có thánh giá riêng mình, và mỗi bậc sống đều có thánh giá khác nhau. Đó là những đau khổ trong thân xác, những bệnh tật ốm đau, những thiếu thốn, đói rét, cực nhọc, vất vả. Đó là những giới hạn, những lỗi lầm, những thiếu sót hằng đè nặng trong lương tâm ta.

 

Đó là những bổn phận hằng ngày ta phải chu toàn với tinh thần trách nhiệm. Đó còn là những va chạm với người chung quanh, là những rủi ro, thất bại gặp phải, là những bất hạnh xảy ra. Những thánh giá đó, nếu không vác lấy chúng như Chúa Giêsu, với Chúa Giêsu, thì chỉ là những cực hình đáng ghét và vô bổ. Nhưng nếu ta chấp nhận chúng với tình yêu mến, khiêm tốn vác chúng cùng với Chúa Giêsu, theo lời Chúa dạy: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo ta” (Mt 16,24) “Ai không vác thánh giá mình thì không xứng là môn đệ Ta” (Mt 10,38). Lời Chúa thật rõ ràng, muốn làm môn đệ Chúa Kitô, phải vác thánh giá. Thánh giá chính là sự cứu rỗi, là vinh quang, là cây ban sự sống, vì Chúa Kitô đã vác và đã chết trên thánh giá.

 

Chúng ta xin Chúa cho chúng ta hiểu biết được giá trị của thánh giá, tức là những khổ đau trong cuộc đời. Chúng ta cũng xin Chúa ban sức mạnh, ơn can đảm, giúp ta biết chấp nhận cách vui vẻ và hăng hái vác thánh giá hằng ngày. Ước gì ta có thể nói được như thánh Phaolô: “Tôi mang trên thân xác những thương tích của Chúa Kitô” (Gal 6,17) “Đối với tôi, tôi chỉ được thánh hoá trong thánh giá của Chúa Kitô, Chúa chúng ta mà thôi” (Gal 6,14).

 

 

ĐGM. Giuse Trần Xuân Tiếu

Tiếp theo

 

 

Tương quan phức tạp

giữa Công giáo với Nhà Nước Việt Nam    [1]

 

 

 

Hỡi lịch sử, ta thương mình quá đỗi

Ta thương mình bởi chính nỗi ta đau.

                                    (Nguyễn Thùy)

 

 

 Có nhiều quan điểm, tâm trạng, thế đứng và cách nhìn khác nhau về mối tương quan phức tap giữa Công giáo với Nhà Nước Việt Nam hiện nay. Rõ rệt nhất là thế đứng của những người ủng hộ hay chống đối, trong cuộc hay ngoài cuộc, chủ trương đối thoại hay nhất thiết quyết định loại trừ, hủy diệt nhau. Cuộc chiến tranh quá phức tạp và bi thảm ở thế kỷ XX không những làm cho đất nước khánh kiệt, mà còn gây thù hận, xung đột, chia rẽ giữa người Việt Nam với nhau. Có lẽ cần nhiều cố gắng và thời gian mới có thể hàn gắn những đổ vỡ, đau thương …

 

 Những dòng dưới đây chỉ là tâm sự của một người ở trong cuộc và thiết tha vừa với Đất nước, vừa với Giáo hội. Đây là cái nhìn của một người được ra khỏi nước trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến. Dù không được làm chứng nhân sống đối với giai đoạn lịch sử căng thẳng và phong phú nhất trong mối quan hệ giữa người Công giáo với Nhà Nước, người viết may mắn tạm thời được ra khỏi cơn lốc binh lửa nghiệt ngã đã cuốn hút cả dân tộc ta trong suốt nhiều thập niên. Vị thế đặc biệt này đã giúp người viết có một khoảng cách quý hóa để nhìn vấn đề một cách khách quan và thanh thản hơn, mặc dù cái nguy cơ cố hữu của nó là thiếu chất sống và rất dễ trở rơi vào lý thuyết hão !!!

 

1- Có chăng một bầu trời chung?

 

a)- Tôi rời Sàigòn sang Thụy sĩ vào năm 1972. Đây là giai đoạn cao điểm của cuộc chiến, với những trận đánh lớn và tổn thất nặng nề cho cả đôi bên vào mùa hè đỏ lửa. Đại lộ kinh hoàng, cổ thành Quảng Trị, dòng sông Thạch Hãn ... vẫn còn lại đó, như dấu tích bi thương của giai đoạn khói lửa này.

 

 Hồi tưởng lại thời khói lửa này, Võ Thị Hảo lạnh lùng viết: “Cả một đất nước rùng rùng ra trận, chân đi dép lốp, tay cầm súng, ngực đeo những lá thư. Những trang văn nói về thư, bay cùng những cánh thư thất lạc và không thất lạc, có người nhận và không còn người nhận cứ bay đầy trời như lá rụng. Và trong đó, tôi mới thấy rõ tôi, vàng bủng, đang chạy, đưa một phong thư lên miệng mút mút và hô “xung phong” trước khi ngã xuống”[2].

 

Trong suốt nhiều thập niên, cuộc đối đầu giũa hai ý thức hệ, với mô hình kinh tế, đường lối phát triển dân tộc, chế độ chính trị tương phản ... đã cuốn hút tất cả dân tộc vào cơn binh lửa khốc liệt. Rất có thể cũng thiết tha yêu nước và mong muốn phục vụ đồng bào như nhau, nhưng nhất định “không đội trời chung”, không cộng tác và đối thoại với nhau. Có lẽ ít thấy giai đoạn nào trong lịch sử người Việt chia rẽ, hiềm khích, hận thù và đối xử độc ác với nhau như trong một vài giai đoạn ở thời hiện đại!

 

Người dân Miền Nam, đặc biệt là những người gốc di cư, đã bị rơi vào vòng xoáy của cuộc chiến ý thức hệ này một cách hết sức nghiệt ngã! Thật vậy, trừ một thiểu số ít ỏi, đại đa số dân chúng hầu như không thể vượt khỏi “thời cuộc” để có thể nhìn cuộc chiến từ góc độ khác. Kể từ khi phát khởi “chiến tranh lạnh” vào năm 1947, thế giới chia thành hai phe rõ rệt và Việt Nam bỗng nhiên trở thành chiến trường của cuộc chiến tranh ý thức hệ đó. Cũng như nước Đức và Triều Tiên, nước Việt Nam lại một lần nữa bị chia đôi. Biến cố 30 tháng 4 năm 1975, chấm dứt chiến tranh và tạo điều kiện thuận lợi để thống nhất Đất nước. Không ai phủ nhận cái giá phải trả cho Tự do và Độc lập, nhưng nhiều người đau buồn vì Việt Nam đã phải trả một giá quá đắt. Nhìn lại giai đoạn bi thảm này, chính nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chân thành ghi nhận những nỗi đau và nhiều mất mát. “Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy (...). Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”.

 

Hôm nay, nhìn lại quá khứ, nhiều người đã nhận ra thế kẹt của người Miền Nam nói chung và người Công giáo nói riêng trước gọng kìm của các thế lực quốc tế và cơn lốc thời đại. Một mặt, chủ nghĩa marxisme cổ điển vẫn chủ trương “tôn giáo là thuốc phiện”, người Công giáo nhiều lần bị liệt vào “công dân hạng hai hay hạng ba”. Cũng có nhiều biện pháp khắc nghiệt đã được đưa ra để làm “suy yếu” hay “triệt hạ” cơ cấu của Giáo hội. Mặt khác, Giáo hội Công giáo vào giai đoạn đó nhất quyết không chấp nhận nhân sinh quan và vũ trụ quan vô thần, cũng như chính sách độc tài của Đảng Cộng sản. Trên nguyên tắc, cuộc chiến vì lý do ý thức hệ và tôn giáo này đã biện minh cho tất cả. Thêm vào đó, các thế lực chính trị đã khéo léo lợi dụng sự đối kháng này để phục vụ những ý đồ riêng. Trong rất nhiều trường hợp, câu nói “giữa Công giáo và Cộng sản, không thể đội trời chung” hình như đã trở thành một thứ nguyên tắc! Đối diện với sự đối kháng nghiệt ngã này, hầu như không còn giải pháp thứ ba, chỉ có thể một mất một còn và hệ luận tất nhiên của nó là phải chiến đấu cho đến viên đạn cuối cùng. Hòa bình, nếu có, chỉ có thể thực hiện khi hoàn toàn tiêu diệt hay đè bẹt đối phương[3].

 

b)- Thời gian sống ở Thụy sĩ, một đất nước trung lập, giàu có, thơ mộng và êm đềm, tôi có dịp nhìn rõ hơn tính chất bi thảm và phức tạp của cuộc chiến. Thú thật, khi còn ở Việt Nam, hầu như tôi cũng chỉ quanh quẩn ở thành thị hay những vùng được gọi là an toàn. Một vài lần cũng nghe đại bác đêm đêm vọng về, nhưng rất ít khi trực diện với cuộc chiến và những tàn phá của nó. Chính tại Au Châu, tôi mới có cơ hội nhìn rõ thảm cảnh và bộ mặt phi nhân của chiến tranh: cuộc chiến khốc liệt này đang tàn phá dân tộc và đẩy đại đa số người Việt vào cảnh khốn cùng.

 

Trong giai đoạn này, tôi cũng có cơ hội đào sâu giáo huấn xã hội Công giáo. Đọc lại hiến chế “Giáo hội trong thế giới hôm nay”, tôi hiểu rõ hơn chủ trương xây dựng hòa bình và quyết tâm loại trừ chiến tranh của Giáo hội. Theo Công đồng Vatican II, “việc phát triển khí giới khoa học làm gia tăng một cách khôn lường phần ghê tởm và khốc hại của chiến tranh. Thật vậy, hành động hiếu chiến kèm theo việc sử dụng những vũ khí nói trên có thể gây nên những tàn phá kinh hoàng, bất phân biệt, do đó vượt khỏi những giới hạn của các cuộc chiến tranh tự vệ ... Tất cả những điều đó bó buộc chúng ta phải quan niệm lại chiến tranh trong tinh thần mới. Con người thời đại chúng ta phải biết rằng họ có trách nhiệm nặng nề về những hành động hiếu chiến, bởi vì vận mệnh tương lai của lịch sử lệ thuộc rất nhiều nơi những quyết định hiện tại”.

 

Ngoài hai nguyên tắc cổ điển về “chiến tranh tự vệ” và “sự cân xứng giữa thiệt hại phải chịu với thiệt hại có thể gây nên”, Công đồng đã đưa thêm yếu tố thứ ba là việc “không phân biệt mục tiêu quân sự hay dân sự” trong chiến tranh hiện đại. Công đồng đã thẳng thắn tuyên bố: “Mọi hành động gây chiến nhằm tiêu diệt bừa bãi cả một thành phố hay những vùng rộng lớn cùng với dân cư ở đó là một tội ác chống lại Thiên Chúa và chống lại con người. Phải cực lực và không ngần ngại lên án tội ác đó (…). Để thảm trạng chiến tranh không bao giờ xảy ra, các Giám mục trên toàn thế giới nhất trí tha thiết kêu gọi mọi người, đặc biệt các nhà lãnh đạo quốc gia và những vị chỉ huy quân sự, hãy cẩn trọng lượng định trách nhiệm của mình đối với Đấng Tối Cao cũng như đối với toàn thể nhân loại”[4].

 

Sau khi kết án sự phi lý và tàn nhẫn của chiến tranh, cũng như việc chạy đua võ trang, Công đồng “khẩn thiết mời gọi các Kitô hữu, với sự trợ giúp của Đức Kitô, Đấng sáng tạo hòa bình, nên cộng tác với mọi người để chuẩn bị các phương tiện xây dựng hòa bình, đồng thời để củng cố giữa họ nền hòa bình đích thực, trong công lý và tình yêu”[5].

 

Biến cố đầy ấn tượng giữa thập niên 60 là bài diễn văn của đức Phaolô VI đọc trước Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc, nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập tổ chức này. Sau khi nhắc lại sứ mệnh cao cả của Liên Hiệp quốc là “nối kết các Quốc gia” và bắc “nhịp cầu giữa các dân tộc”, đồng thời nhắc lại câu nói lịch sử của cố tổng thống J. Kennedy “nhân loại phải chấm dứt chiến tranh, hay chiến tranh sẽ chấm dứt nhân loại”, đức Phaolô VI khẩn khoản nài xin: “Đừng bao giờ có chiến tranh, đừng bao giờ có chiến tranh! Hoà bình, hoà bình phải hướng dẫn vận mệnh các Dân tộc và toàn thể nhân loại”[6].

 

Đối diện với cuộc chiến tranh ngày càng tàn khốc tại Việt Nam, đức Phaolô VI tuyên bố, với tư cách một người lãnh đạo tôn giáo, ngài không thể không lên tiếng. Kể từ lễ Giáng sinh năm 1965, ngài đã đưa ra nhiều đề nghị và sáng kiến hòa bình cho Việt Nam bằng con đường thương thảo. Cuối tháng 9 năm 1966, ngài cử TGM Sergio Pignedoli làm Đặc sứ Tòa Thánh để yêu cầu các Giám mục Việt Nam nên có thái độ mềm dẻo hơn trước tình hình của đất nước. Nhờ Phái đoàn, Hội Đồng Giám mục Việt Nam ra thông cáo tuyên bố hoàn toàn đồng thuận với đức Giáo Chủ và lặp lại y nguyên lời kêu gọi tha thiết của ngài: “Nhân danh Chúa, xin hãy dừng lại. Hãy gặp gỡ nhau, hãy đi tới bàn hội nghị, hãy thành thật thương thuyết. Ngay bây giờ hãy giải quyết các mối bất hòa tranh chấp, dù có phải chịu thiệt thòi chút ít, vì thế nào rồi cũng phải hòa giải, nhưng có lẽ với nhiều tai họa thảm khốc hơn mà hiện nay không ai lường được”[7].

 

Năm 1968, hưởng ứng lời kêu gọi của đức Phaolô VI nhân dịp khai mạc ngày “Quốc Tế Hòa Bình” lần I, Thông cáo ngày 5 tháng giêng 1968 của HĐGMVN nói rõ: “Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi đến thiện chí của Chính quyền hai miền Nam và Bắc, hãy cùng nhau kiến tạo Hòa Bình. Nhân danh Thiên Chúa, xin hãy dừng lại! Hãy gặp nhau, hãy đi đến bàn hội nghị, hãy thành thật thương thuyết”. Và Thông cáo còn trích dẫn một lời kêu gọi đặc biệt mà đức Giáo Chủ đã đọc ngày 2-5-1967: “Phải chấm dứt các cuộc oanh tạc trên lãnh thổ Bắc Việt và đồng thời cũng phải chấm dứt những cuộc xâm nhập vũ khí và vật liệu chiến tranh vào miền Nam”[8]

 

b)- Mối tương quan giữa người Công giáo với những người thuộc các tôn giáo và các ý thức hệ khác cũng được cải thiện một cách đặc biệt nhờ con người và thái độ ngôn sứ của đức Gioan XXIII. Thông điệp “Hòa bình trên thế giới” đã chính thức chấm dứt “giai đoạn đối đầu – thù hận” và khai mở một hướng đi mới cho cuộc đối thoại giữa Công giáo với Cộng sản. Thật vậy, thông điệp này đưa ra hai biện phân quan trọng về lý thuyết, mang tính khai mở và định hướng cho hoạt động chính trị – xã hội của người Công giáo:

 

Nguyên tắc thứ nhất là một biện phân sáng suốt: “Luôn luôn cần phân biệt giữa sai lầm và người sai lầm, cho dù đó là những người hoàn toàn không biết gì về chân lý hoặc chỉ biết một phần thôi, trong lãnh vực tôn giáo cũng như trong lãnh vực luân lý thực hành. Bởi vì, mặc dù sai lầm con người không phải vì thế bị tước bỏ điều kiện làm người, và cũng chẳng bao giờ tự động bị tước mất phẩm giá con người”[9].

 

Nguyên tắc thứ hai là một định hướng cởi mở trong lãnh vực chính trị – xã hội: “Cũng rất cần thiết phân biệt giữa các lý thuyết triết học sai lầm về bản tính, nguồn gốc, cùng đích của thế giới và con người với những trào lưu kinh tế và xã hội, văn hóa hoặc chính trị, mặc dù các trào lưu này bắt nguồn và gợi hứng từ các lý thuyết triết học nói trên. Một học thuyết khi đã được kiến tạo và xác định thì không còn thay đổi nữa. Trái lại, các trào lưu nói trên, vì phát triển giữa những điều kiện đổi thay, do đó tư nhiên lệ thuộc vào sự biến đổi không ngừng. Ngoài ra, ai có thể phủ nhận rằng trong mức độ mà các trào lưu này cố gắng thích ứng với tiếng nói của lý trí và phản ánh một cách trung thực nguyện vọng chính đáng của con người, có thể chứa đựng những yếu tố tích cực đáng được chấp nhận?”[10].

 

Chủ trương canh tân và thích nghi của đức Gioan XXIII đã khai mở một mùa xuân cho Giáo hội Công giáo, đồng thời đã tháo gỡ nhiều rào cản trong hoạt động chung giữa giới Công giáo với những người thuộc các ý thức hệ khác. Giáo hội Công giáo tích cực dấn thân vào con đường phục vụ vừa mang tính Tin Mừng, vừa thấm đượm tình người. Ngoại trừ một số nhỏ Giáo hội địa phương vẫn luyến tiếc cơ chế cũ, đại đa số các Giáo hội đã hăng hái dấn thân tranh đấu cho một thế giới công bằng, phát triển, nhân ái và an hòa hơn. Đây cũng cũng là giai đoạn năng động và nhiều sáng kiến nhất trong lãnh vực tư tưởng, với nhiều cuộc gặp gỡ, đối thoại, tọa đàm, hội nghị giữa Công giáo với Cộng sản[11].

 

Những cuộc đối thoại này như thổi thêm sinh khí vào một số hoạt động chung nhằm kiến tạo hòa bình và tranh đấu cho công bằng xã hội vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70. Nhưng chẳng bao lâu những khó khăn ập tới và niềm lạc quan ban đầu giảm dần theo năm tháng. Theo nhiều chuyên viên để cuộc đối thoại này thực sự triển nở, cần thiết một aggiornamento khác trong lòng các phong trào Cộng sản thế giới. Sau thời kỳ toàn trị của Stalin, thế giới Cộng sản cũng đã trải qua giai đoạn “chính trị hòa hoãn” với một vài biện pháp cởi trói. Tuy nhiên, cho dù đã chuyển từ một “stalinisme cứng rắn” sang một “stalinisme ôn hòa”, các Đảng cầm quyền vẫn còn quá giáo điều và độc đoán. Chính vì vậy, những cuộc đối thoại này cuối cùng cũng chẳng đi tới đâu, vì chỉ là những trao đổi bên lề giữa các trí thức Công giáo cấp tiến với các trí thức tân marxistes hay marxistes phi truyền thống.

 

Thực tế của khối Xã hội chủ nghĩa lúc đó đã tạo nên những dè dặt và thận trọng của Giáo quyền. Trong Tông thư “Octogesima adveniens” (1971), đức Phaolô VI thẳng thắn nhìn nhận rằng: “Hôm nay, người Công giáo cảm thấy bị lôi cuốn bởi các trào lưu xã hội chủ nghĩa và các biến thái khác biệt của nó. Các Kitô hữu nhìn thấy nơi đó một số khát vọng mà mình vẫn ôm ấp nhân danh niềm tin. Họ cảm thấy mình ở trong trào lưu lịch sử này và muốn thực hiện một cái gì trong trào lưu này”[12].

 

Sau khi lấy lại biện phân lịch sử của đức Gioan XXIII và áp dụng vào các trào lưu lịch sử nói chung và trào lưu xã hội nói riêng, đức Phaolô VI yêu cầu các Kitô hữu cần có một nhận định sáng suốt, bởi vì dưới danh nghĩa trào lưu xã hội này chứa đựng nhiều phong trào và mô hình xã hội rất khác biệt. Marxisme là một trong các dạng thức của phong trào xã hội và ngay tròng lòng marxisme cũng có nhiều khuynh hướng hay phe nhóm khác nhau. Trên thực tế, có người coi marxisme là một chủ trương triệt để đấu tranh giai cấp; có người lại nhìn marxisme như một hình thức “dân chủ tập trung”, dưới quyền lãnh đạo của một Đảng duy nhất; một số người đề cao Marxisme như một phương pháp phân tích xã hội có khả năng đưa ra một phê phán có tính khoa học về thực trạng xã hội; nhiều người quan niệm marxisme như một ý thức hệ vô thần, xây dựng trên chủ nghĩa duy vật lịch sử và sự phủ nhận tất cả các chiều kích siêu việt.

 

Vào giai đoạn đó, một số người Công giáo dấn thân trong lãnh vực xã hội thường đề cao giá trị của phân tích marxiste và cho rằng có thể tách rời phương pháp phân tích xã hội này khỏi những yếu tố cấu trúc khác của chủ nghĩa Marx, như quan niệm về con người, chủ trương vô thần, đấu tranh giai cấp... Đức Phaolô VI sáng suốt cảnh báo: “Nếu trong chủ nghĩa Marx thực hiện có thể phân biệt các chiều kích khác nhau đó, những chiều kích đang đặt ra cho các Kitô hữu nhiều nghi vấn để suy nghĩ và hành động, thì quả là ảo tưởng và nguy hiểm lãng quên mối tương quan chặt chẽ nối kết chúng với nhau”[13].

 

2- Một biến cố, hai ý nghĩa tương phản

 

 Những ai sống tại hải ngoại và theo dõi tin tức đầy đủ sẽ dễ dàng nhận thấy số phận của chế độ Sàigòn đã được quyết định tại Hội nghị Paris vào tháng giêng năm 1973[14]. Tuy nhiên, ở Miền Nam Việt Nam nhiều người hình như vẫn cố ôm ghì niềm hy vọng hão huyền về một giải pháp chính trị hay một quyền lực vạn năng nào đó có khả năng đảo ngược tình thế.

 

Mặc dù đã mường tượng ngày chung cuộc gần kề của Sàigòn, nhưng tôi thực sự bàng hoàng khi đối diện với biến cố 30.4. Trong thâm tâm, cảm thấy nhẹ nhõm vì chiến tranh chấm dứt và viễn tượng thống nhất đất nước gần kề. Nhưng suốt mấy tháng liền, tôi khắc khoải âu lo trước một tương lai bất định cho gia đình, cho dân Miền Nam và cho chính bản thân. Nỗi lo sợ lớn nhất vẫn là những tin tức liên quan đến những trận tắm máu và những cuộc bách hại tôn giáo!

 

 Quan điểm của hàng Giáo phẩm Việt Nam, đặc biệt thái độ của hai Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Kim Điền, đã góp phần làm vơi nhẹ tình hình. Thực vậy, trái với cuộc di cư năm 54, lần này hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam đã nhất quyết ở lại trên quê hương. Các Dòng tu cũng quyết định ở lại Việt Nam và không chủ trương tổ chức di tản. Nhiều Giám mục, Linh mục và tu sĩ có phương tiện để ra đi, nhưng đã từ chối để được đồng hành với đồng bào mình.

 

Ngay từ ngày mồng 9 -4-1975, tại lễ ra mắt của Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng thành phố Huế, Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền đã bộc lộ những cảm nghĩ chân thành và thâm thúy, vừa chứa đựng ý nghĩa tôn giáo, vừa thấm đậm tình dân tộc:

 

“Ở đời này, không có gì quý hơn mạng sống con người, không có gì quý hơn độc lập tự do. Bao nhiêu mạng sống con người được bảo tồn, nếu chiến tranh chấm dứt sớm đi một ngày. Chiến tranh đã chấm dứt trên một phần lớn quê hương chúng ta. Độc lập hôm nay là một sự thực cho cố đô Huế. Còn tự do thì Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã long trọng bảo đảm cho toàn thể đồng bào, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng cho đồng bào các tôn giáo.

 

Mạng sống của con người, độc lập của đất nước, tự do của nhân quyền được đảm bảo, như vậy niềm vui mừng của chúng tôi, của những người công dân Công giáo Việt Nam yêu nước, được trọn hảo. Như vậy, đồng bào Công giáo nguyện tích cực góp phần với tất cả đồng bào ruột thịt để cùng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng xây dựng một xã hội đầy tình thương, tự do, dân chủ, thịnh vượng, hòa bình, trong đó chúng tôi được chu toàn bổn phận đối với Tổ quốc và đối với Thiên Chúa”.

 

Tại Sàigòn, 5 ngày sau khi thủ đô Việt Nam Cộng hòa thất thủ, Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình cảm tạ Thiên Chúa vì “chiến tranh đã chấm dứt, từ nay không còn bom đạn, tang tóc, hận thù, phân ly (...). Đây là niềm vui chung của cả một dân tộc, và với cái nhìn theo đức tin của người tín hữu, đây cũng là một hồng ân của Thiên Chúa”. Ngài kêu gọi người Công giáo “nỗ lực tối đa góp phần vào công cuộc hòa giải và hòa hợp dân tộc, phát động tình thương, sự hiểu biết, lòng tha thứ và quảng đại (...). Quan trọng là biết hướng về tương lai, xây dựng một Việt Nam thịnh vượng, một xã hội tiến bộ, công bình, giàu tình thương”.

 

Qua “Thư Mục vụ 1980”, Hội Đồng Giám mục Việt Nam long trọng cam kết: sống Phúc Âm giữa lòng Dân tộc. Người Công giáo quyết tâm cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với Dân tộc mình, vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Người, Đất nước này là lòng Mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, Dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa.

 

Hàng Giám mục Việt Nam cam kết: cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình, vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Người, Đất nước này là lòng Mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, Dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa[15].

 

Nhưng chế độ bao cấp đã đẩy nền kinh tế Việt Nam đến chỗ phá sản, cuộc sống vật chất cực kỳ khó khăn. Thêm vào đó, việc cải tạo các sĩ quan và công chức chế độ cũ, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp, các biện pháp ép dân thành thị đi kinh tế mới, chiến dịch đánh tư sản, chế độ hộ khẩu, lý lịch và những khó khăn về tôn giáo ... làm cho hàng triệu người, đặc biệt những người có tôn giáo, hầu như không còn đất sống. Nhiều người đã khổ sở, đắn đo cân nhắc và hầu như đã nhìn thấy cái chết trước mặt, nhưng rồi cũng phải “liều mình nhắm mắt đưa chân”. Làn sóng tị nạn ồ ạt này khiến chúng ta phải nghiêm chỉnh suy nghĩ về mối tương quan giữa chính trị với nhân quyền, giữa vai trò của Nhà nước với quyền lợi của người dân, giữa Công giáo với chế độ.

 

Nhìn lại giai đoạn khủng hoảng trầm trọng vào 1975-1985, bác sỹ Nguyễn Khắc Viện ghi nhận những sai lầm trầm trọng về kinh tế-xã hội-chính trị. “Sản phẩm nông nghiệp, kỹ nghệ, tiểu công nghệ giảm sút trầm trọng, chợ đen được đặc biệt ưu đãi do cơ chế một thị trường kép –thị trường tự do song đôi với thị trường qui định theo giá cả của Nhà nước– trải rộng thật nhanh ảnh hưởng tiêu cực của nó. Lạm pháp tăng vùn vụt, một mặt gây nên tình trạng bần cùng hóa nhanh chóng của nhiều tầng lớp trong nhân dân, đặc biệt giới công chức và công nhân của các xí nghiệp quốc doanh, mặt khác làm giàu nhanh chóng cho một thiểu số buôn lậu, cán bộ thoái hóa. Dân chúng ngày càng bất mãn và tính hợp pháp của chế độ bắt đầu bị xói mòn (...) Chỉ trong mấy năm, một triệu rưỡi người bỏ nước ra đi, cộng đoàn hải ngoại tạo thành một yếu tố đích thực mới lạ trong lịch sử dân tộc Việt Nam”[16].

 

Đây là một vấn đề lớn và trách nhiệm trước tiên nằm trong tay những người đang lãnh đạo đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Tuyên bố Độc lập, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thẳng thắn đề cập đến vấn đề sinh tử : Đoàn kết dân tộc. Ông cho rằng, sau ngày 30-4-1975, nhà cầm quyền đã đánh mất một cơ hội ngàn vàng để thể hiện đại đoàn kết dân tộc “bởi bệnh chủ quan và say sưa vì chiến thắng, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, bởi chuyện phân biệt thắng – thua, bởi những kỳ thị ta – ngụy... Tiếp đó, cuộc cải tạo công thương nghiệp tư nhân ở miền Nam và việc hợp tác hóa nông nghiệp một cách rập khuôn, mà sau này Đại hội Đảng lần thứ VI đã rút kinh nghiệm, là vừa đụng chạm tới cả những người đã từng có công đóng góp cho cách mạng, vừa triệt tiêu đi một nguồn lực kinh tế rất quan trọng.

 

Kinh tế khó khăn, đời sống bế tắc, cộng với những phương thức quản lý xã hội quá cứng nhắc và tình trạng kỳ thị thành phần... đã làm cho cả một số người yêu nước, muốn đóng góp cho đất nước cũng đành dứt áo ra đi”[17].

 

Những đợt di tản ồ ạt, cộng thêm chương trình HO và ODP đã củng cố các cộng đoàn Việt Nam hải ngoại. Không nói mọi người đều rõ, thái độ chính trị của hầu hết cộng đoàn người Việt Nam ở hải ngoại là chống Cộng. Tâm lý và ý thức hệ của họ gắn liền với màu cờ sắc áo của chế độ VNCH ngày xưa. Lá cờ “vàng ba sọc đỏ” vẫn là lá cờ của đại đa số người Việt di tản. Cho đến nay, đối với nhiều người Việt hải ngoại, ngày 30 tháng tư vẫn là ngày “quốc hận” hay “ngày mất nước”. Ngoài ra, sống tại những nước phát triển và tự do, họ không thể chấp nhận chế độ độc đảng và đường lối chính trị của Nhà Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam hôm nay. Thử hỏi có bao nhiêu nhật báo, tạp chí và gia trang của người Việt hải ngoại ủng hộ Nhà Nước Việt Nam?[18]

 

Cộng đồng Công giáo VN hải ngoại cũng cùng chung tâm thức và quan điểm chính trị nói trên. So với các nhóm khác, có lẽ khối Công giáo hải ngoại còn chống Cộng hơn, vì gắn bó nhiều hơn với chế độ cũ và vì đối kháng kịch liệt với ý thức hệ vô thần. Vì bất đồng quan điểm với Nhà Nước Việt Nam hiện nay có những người đã đi đến chổ tẩy chay hàng hóa Việt Nam, hô hào cấm vận, chống bang giao, chống tự do mậu dịch giữa Việt Nam với thế giới.

 

3- Đối với Quê hương, Dân tộc …

 

Người Việt Nam thường gọi quê hương, nơi chôn rau cắt rốn và sinh thành của mình, bằng nhiều từ quen thuộc và rất thân thiết : Đất - Nước, Non sông, Quốc gia, Dân tộc, Quê cha, Đất mẹ... Đây là Đất nơi người dân trồng cấy và sinh cơ lập nghiệp, là Nước nuôi cây lúa của một dân tộc theo nghề trồng lúa nước. Đất – Nước này cụ thể là gò đất, mảnh vườn, thửa ruộng, bờ đê, luỹ tre, mái tranh, bếp lửa, con đường, dòng sông, dãy núi... Chính Đất – Nước này giao hoà với nhau không những đã thành nơi sinh sống, mà còn hoá thành sự sống, thành cơm gạo, xóm làng, tình nghĩa, tâm tình, bản sắc của cả một dân tộc[19].

 

 Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, Quê hương, Đất nước, Non sông, Nước nhà... là những từ mở rộng nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người, đi từ gần ra xa trong không gian và thời gian. Tất cả nói lên bộ mặt hiện thực của gốc rễ con người làm bằng đất đai, đồng ruộng, sông núi, mồ hôi nước mắt và xương máu của bao nhiêu thế hệ. Và một khi hàng ngàn thế hệ đã nối tiếp nhau đem chính mạng sống để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, non sông đó, thì đương nhiên chúng dễ dàng trở thành biểu tượng cho quốc gia – dân tộc.

 

Khái niệm dân tộc, cũng tương đồng với khái niệm quốc gia, không phải là cái gì thuần túy lý thuyết, từ trên trời rơi xuống, nhưng là một thực tại khách quan, hết sức cụ thể, vật chất, máu mủ... Đây chính là tổ quốc, nghĩa là mảnh đất do tổ tiên để lại. Đây là nơi chúng ta chào đời, khôn lớn, thành người, nhưng đồng thời cũng là nơi quê cha đất tổ hay quê nhà, đất mẹ. Chính nơi đây ông bà tổ tiên đã an giấc ngàn thu và rất có thể đó cũng là nơi một ngày kia chúng ta sẽ trở về khi từ trần, tạ thế.

 

Tuy nhiên, Dân tộc là một thực tại lịch sử, chứ không thuần túy là một thực tại tự nhiên, bởi vì dân tộc chỉ khai sinh khi có một lãnh thổ và cộng đồng những con người chấp nhận vai trò của một Nhà nước thống nhất, mà có người gọi là “Nhà nước – Dân tộc”. Nói rõ hơn, dân tộc chỉ xuất hiện khi xã hội đã đạt đến một trình độ phát triển về lãnh thổ, kinh tế, chính trị, văn hóa nào đó. Các yếu tố chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục ... có thể củng cố thêm tình đoàn kết và đẩy mạnh việc phát triển dân tộc, nhưng không phải là yếu tố quyết định, vì có những dân tộc xây dựng trên nguyên tắc đa chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo. Đứng trên quan điểm này, một số học giả cho rằng dân tộc Việt Nam chỉ hình thành kể từ giữa thế kỷ X, khi đất nước đã thoát khỏi ách thống trị của Trung Quốc và bắt đầu thời kỳ tự chủ.

 

Tình yêu quê hương cũng như tình tự dân tộc có thể dẫn đến chủ nghĩa ái quốc hay chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Đây là một thứ ý hệ có chủ đích vĩnh viễn hóa các thực tại dân tộc và khuếch đại, thần thánh hóa những gì được coi là giá trị đặc thù, bản sắc hay tinh hoa của dân tộc. Nhà cầm quyền thường xử dụng chủ nghĩa dân tộc này theo những mục tiêu mang tích chất quyền lực: để đoàn kết nhân dân, tập hợp các lực lượng hầu thống nhất dân tộc, để đương đầu với ngoại xâm hay để đánh bại những thành phần đối lập trong nước. Trong lịch sử nhân loại hiện đại, chủ nghĩa dân tộc khép kín đã làm chảy không biết bao nhiêu máu và nước mắt. Những kế hoạch thiêu sống của Đức quốc xã trong thời đệ nhị thế chiến hay các cuộc thảm sát ở Rwganda, Kosovo, Đông Timor... vào cuối thế kỷ 20 là những dẫn chứng hiển nhiên và gần gũi nhất.

 

Cuối cùng, khái niệm Nhà nước tương đối mới, được xử dụng để chỉ một cơ cấu pháp lý hay một tổ chức pháp quyền để giải quyết vấn đề chung sống của xã hội. Xét như cơ quan pháp lý tối cao của xã hội, Nhà nước cũng là một cơ quan quyền lực . Khi cần Nhà nước có quyền dùng sức mạnh hợp pháp (cảnh sát, công an, quân đội...) để thi hành luật pháp và đảm bảo công ích. Tuy nhiên trong thế giới tân tiến hôm nay, quyền lực này là một quyền lực khách quan dựa trên yếu tố pháp lý và lấy Hiến pháp làm nền tảng. Đây là những nguyên tắc pháp lý căn bản và khách quan mà chính các nhà cầm quyền cũng phải tôn trọng.

 

Trong mấy thế kỷ vừa qua, các nhà tư tưởng đã đưa ra nhiều mô hình Nhà nước nhằm trả lời cho những thách đố về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của nhân loại. Cho đến nay, chẳng ai có thể chứng minh mô hình nào hoàn hảo, lí tưởng, thích hợp cho mọi thời, mọi nơi. Nói cho cùng, tất cả chỉ là phương tiện và luôn mang tính thời gian. Trên hành trình dài của mỗi dân tộc, rất có thể vào một lúc nào đó mô hình này hay biện pháp nọ đem lại kết quả khả quan, nhưng khi hoàn cảnh thay đổi, những giải pháp cũ không còn hợp thời hay hữu dụng nữa thì đương nhiên phải thay thế. Nhà Lý, nhà Lê, nhà Trần, nhà Nguyễn đã tiếp nối nhau đi vào quá khứ. Các chủ nghĩa hay thể chế khác rồi ra cũng không thoát khỏi qui luật đào thải tự nhiên đó. “Quan nhất thời, dân chi vạn đại”, người xưa vẫn thường nói thế.

 

 Hiểu như vậy, không bao giờ có thể đơn thuần đồng hóa Nhà nước với Dân tộc hay Quê hương, Đất nước. Càng không thể dễ dàng chấp nhận xác quyết cho rằng “yêu nước là yêu Xã Hội Chủ nghĩa”. Cũng chẳng ai có thể “độc quyền yêu nước” hay đồng hóa yêu nước với việc chấp nhận một chế độ, theo một đảng phái hoặc một tôn giáo nào đó. Tổ quốc Việt Nam là của tất cả mọi người Việt và trong thời đại dân chủ hôm nay, phải chăng con người có thể chân thành yêu nước bằng nhiều cách thế? Thiết nghĩ, vấn đề cần phải thảo luận trong Tọa đàm này không còn là tương quan giữa Người Công giáo với Dân tộc, mà đúng hơn là tương quan giữa Công giáo với Nhà Nước hiện hữu do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

 

Trong viễn tượng đó, chuyện Quê hương, Đất nước, Dân tộc, Quốc gia, Nước nhà, Nhà nước... trở thành câu chuyện dài phức tạp và nhiêu khê. Đàng sau hình ảnh “Quê hương” và “Đất nước” hiền dịu và thân thương ấy là dân tộc Việt Nam, oai hùng và bi thảm, với nhiều đau thương, gian khổ nhưng cũng rất nặng tình, nặng nghĩa. Từ đó, quê hương đâu phải chỉ là quê hương xinh xinh, êm đềm, thơ mộng của tuổi thơ, mà còn bao gồm tất cả chiều kích văn hóa, lịch sử, chính trị, xã hội, kinh tế... với bao nhiêu kinh nghiệm và kỷ niệm đau thương. Tất cả những yếu tố đó kết tụ lại, đan xéo, chồng chéo, giằng co nhau, làm cho nhiều người Việt Nam trong giai đoạn qua vừa hãnh diện vừa mặc cảm về đất nước mình.

 

Nếu quan niệm Nhà nước – Quốc gia đã là nền tảng của cơ cấu chính trị trong những thế kỷ trước, thì hôm nay đang nhường bước cho một quan niệm chính trị mới mang tính toàn cầu hơn. Tổ chức đóng kín cố cựu dựa trên mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi văn hóa đang lùi bước trước những cơ cấu tổ chức mới có tính vùng, miền, lục địa hay hoàn cầu. Hiện tượng đa văn hóa, những tiến triển về khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin, toàn cầu hóa kinh tế, việc nổ bùng phong trào di dân đang khai mở viễn tượng một “làng thế giới” và một “gia đình nhân loại”. Người dân các nước chậm tiến đang được giải thoát dần dần khỏi sự ức chế và đóng kín của “Nhà nước – Quốc gia” để trở thành công dân của vùng, lục địa hay thế giới.

 

Theo quan điểm của phái nhân bản, chính con người mới có giá trị tối thượng, chứ không phải Quốc gia, Dân tộc, Nhà nước hay bất cứ một cơ cấu chính trị nào khác. Nếu nhìn lại lịch sử cận đại bằng cặp mắt không định kiến, chắc hẳn phải thừa nhận rằng nhờ xác tín vững mạnh và sự kháng cự kiên cường của những người tranh đấu cho nhân quyền mà hôm nay nhiều người đã chính thức thừa nhận lý tưởng nhân quyền là “chân trời đạo lý của thời đại” (Robert Balinter).

 

Giáo huấn của Kitô giáo cũng không bao giờ công nhận Quốc gia như mục tiêu tối thượng của cuộc sống. Con người có những quyền lợi tự nhiên và một sứ mệnh vượt trên thực tại thế trần, mà chính Quốc gia phải tôn trọng. Nếu người Do Thái thời xưa thần thánh hóa luật giữ ngày “hưu lễ”, biến nó thành bất khả xâm phạm và nhiều khi còn đặt nó trên cả con người, Đức Kitô, trái lại, đã thẳng thắn và cương quyết xác định mối tương quan giữa con người và lề luật: “Ngày sabát vì con người, chứ không phải con người vì ngày sabát”. Nói cách khác, cơ cấu chính trị, luật pháp, văn hóa... chỉ có ý nghĩa trong viễn tượng phục vụ và làm triển nở con người. Không thể đảo lộn mức thang giá trị để biến hay bắt con người làm vật hy sinh cho những cơ chế đó[20].

 

 Đức Gioan Phaolô II đúc kết quan điểm nhân bản này một cách ngắn gọn như sau: “Theo truyền thống chung, người ta xếp các quyền của con người thành hai loại, một bên là các quyền công dân và chính trị, và bên kia là các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Các hiệp ước quốc tế bảo đảm hai loại quyền này, cho dù với những cấp độ khác nhau. Kỳ thực, các quyền của con người liên kết chặt chẽ với nhau, vì chúng diễn tả các chiều kích đa diện của cùng một chủ thể duy nhất là con người. Cổ võ tất cả các loại nhân quyền là bảo đảm thật sự việc tôn trọng trọn vẹn mỗi một loại nhân quyền. Bảo vệ tính phổ quát và bất khả phân của nhân quyền là điều kiện cần thiết để xây dựng một xã hội hòa bình và để phát triển toàn diện các cá nhân, các dân tộc và các quốc gia”[21].

 

Bản “Tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền” của Liên Hiệp Quốc cũng xác định rõ rệt: “Mọi người đều có quyền tự do đi lại, tự do chọn nơi cư trú trong mỗi nước. Mọi người đều có quyền rời khỏi bất cứ nước nào, kể cả nước mình, và có quyền trở về nước mình” (điều 13). Chính vì thế, khi quê hương không còn là vùng đất sống hay không đủ khả năng nuôi sống người dân, mỗi người có quyền tìm một vùng đất khác để bảo vệ mạng sống và phát triển con người toàn diện.

 

Trong mấy thập niên vừa qua, vì hoàn cảnh, nhiều người Việt nam phải rời quê cha đất tổ để đi tìm... đất sống. Rất có thể nhiều người là “những đứa con phải rời xa Tổ quốc” và “chỉ sống nửa tâm hồn”, nhưng đã bó buộc phải lựa chọn, ngậm ngùi nuốt nước mắt ra đi. Đối với một số người khác, ra đi là cơ hội ngàn vàng để thoát khỏi cảnh đói nghèo tích lũy từ bao đời hay để “bảo vệ niềm tin”?

 

4- Từ một trường hợp cá nhân …

 

Giả sử phải tái sinh làm người và được tự do chọn lựa, chưa chắc tôi sẽ chọn làm người Việt Nam trong giai đoạn đau thương vừa qua. Nhưng dù sao mảnh đất chữ S đã là quê hương của tổ tiên và của chính bản thân, đồng thời với tư cách một tu sĩ đã cam kết dấn thân phục vụ những nơi cần đến sự hiện diện của mình hơn cả, cho nên tôi chưa thấy lý do cần đổi quốc tịch. Đầu năm 1976, khi phải quyết định giữa xin tị nạn hay đổi hộ chiếu Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam cũ) để lấy hộ chiếu mới Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tôi đã chọn lựa đổi hộ chiếu với hy vọng mong manh một ngày nào đó được trở về phục vụ tại quê hương.

 

Cho đến đầu thập niên 90’ của thế kỷ trước, sống tại hải ngoại với hộ chiếu và quốc tịch Việt Nam quả là một khổ ải! Đôi lúc tôi băn khoăn tự hỏi “có phải làm người Việt Nam là một kiếp nợ nần ?” Rất nhiều lần tôi cảm nhận thấm thía cái thân phận làm người Việt Nam “đi đến đâu cũng bị rầy la xua đuổi”. Dù có giấy mời, giấy giới thiệu đầy đủ và với tư cách là giáo sư, cộng thêm cái "mác" linh mục, nhưng với quốc tịch và hộ chiếu Việt Nam, vẫn phải nhẫn nhục van xin và chờ đợi lòng xót thương của từng sứ quán.

 

Nhưng có lẽ oan nghiệp, rắc rối và trắc trở còn nhiều hơn khi muốn trở về thăm quê hương của mình! Trước đây, mặc dù có hộ chiếu Việt Nam, nhưng khi về nước phải xin thị thực. Và xin thị thực về nước là chuyện trần ai, hầu như là một đặc sủng, mà Nhà nước thường ban nhỏ giọt cho một số người nào đó thôi. Những lần may mắn được về thăm quê hương, vì là linh mục, tôi bị hạn chế và thiệt thòi đủ thứ. Nhiều lần đã bị công an gọi dậy, giữa đêm khuya. Phải chăng như một nhà thơ nào đó đã viết: “Giữa tổ quốc tôi vẫn mất mình / và ngờ ngợ như người vô tổ quốc”.

 

Từ cuối thập niên 90’, Nhà nước đã hủy bỏ việc xin thị thực xuất nhập cảnh cho các công dân Việt Nam hiện sống tại hải ngoại. Trên nguyên tắc, các công dân Việt Nam cũng có thể xin về sống trong nước, nhưng trong thực tế mấy ai vượt qua những thủ tục phiền hà và phức tạp hiện tại? Bao giờ người công dân Việt Nam mới được tự do trở về định cư nơi chính quê hương của mình? Và trường hợp các linh mục sẽ như thế nào?

 

Từ năm 1996, mỗi năm tôi về Việt Nam khoảng sáu tháng và từ ba năm nay hầu như đã sống sinh hoạt thường xuyên tại quê hương. Trong bốn năm vừa qua, tôi chưa gặp khó khăn trong việc giảng dạy tại Trung tâm Học vấn Đa Minh, Lớp Bồi dưỡng Phaolô Nguyễn Văn Bình, Học viện Liên Dòng Nữ và một số Trung tâm thần học Công giáo khác. Năm ngoái, tôi còn được mời thuyết trình tại một số Trung tâm của Nhà Nước như Viện Khoa học Xã hội, Viện Triết học, Viện Thông tin Khoa học, Viện Nghiên cứu Tôn Giáo, Ban Triết học – Trường ĐH Khoa Xã hội – Nhân văn, Hà Nội. Mỗi năm, tôi vẫn có đầu sách mới hay các bài đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước, kể cả một vài tạp chí của Nhà Nước. Nhưng theo pháp lý, tôi vẫn là “trường hợp chưa ổn”, vì chưa có hộ khẩu.

 

Phải chăng trường hợp riêng tư này là một thí dụ, bé nhỏ nhưng ngộ nghĩnh, để minh họa mối tương quan đặc biệt giữa người Công giáo với Nhà Nước Việt Nam trong thời hiện đại? Bao giờ mới chấm dứt tình trạng ngộ nghĩnh này? Phải chăng vấn đề chỉ có thể giải quyết trọn vẹn khi chấp nhận có những nhân sinh quan và vũ trụ quan khác nhau?

 

Có lẽ những mơ ước trên chỉ thành hiện thực khi ló dạng mô hình xã hội « ba bàn tay » : bàn tay vô hình của thị trường, bàn tay pháp lý của Nhà Nước và bàn tay liên đới của xã hội công dân. Trong một thời gian dài, Nhà nước và thị trường đã thay phiên nhau khống chế mô hình phát triển, nhưng trên thực tế cả hai đã tỏ ra bất lực trong sứ vụ thực hiện một chiều hướng phát triển quân bình giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển con người, an sinh xã hội và bảo vệ môi sinh. Hy vọng rằng với những đóng góp tích cực của xã hội dân sự, nghĩa là các hiệp hội chuyên nghiệp, tổ chức dân sự, tổ chức phi chính phủ, báo chí, nhà trường, công đoàn, cộng đồng tôn giáo, làng xóm, khu phố… chúng ta sẽ tìm được một mô hình phát triển quân bình hơn. Sự kết hợp hài hòa giữa “ba bàn tay” giúp đạt tới một tăng trưởng nhanh về kinh tế, nhưng không gây nên những băng hoại về xã hội và luân lý[22].

 

5- Trước viễn tượng toàn cầu hóa

 

Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, nhân loại đã bước sang ngàn năm thứ ba với điều kiện kinh tế xã hội mới. Việt Nam cũng đã lật qua nhiều trang sử và đã tích cực hội nhập vào dòng chảy chung của nhân loại. Đất Nước đã thành công với chủ trương “Đổi mới”, chính thức gia nhập ASEAN, thiết lập bang giao với Mỹ, tham gia AFTA, APEC và chuẩn bị gia nhập WTO. Tạp chí “The Economist” đánh giá cao con đường hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam[23]. Nhưng để Đất Nước mau chóng tình trạng nghèo đói và phân hóa, phải chăng cần thúc đẩy hơn nữa con đường hòa giải và hòa hợp dân tộc?

 

Ngày 11 tháng 6 năm 1995, ông Nguyễn Hộ, nguyên Chủ tịch Liên Hiệp Công đoàn, Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc và sáng lập viên Câu lạc bộ Cựu Kháng chiến Tp.HCM, công bố thư ngỏ về “Một giải pháp hòa hợp Dân tộc”. Mười một năm đã trôi qua, nhưng bức thư ngỏ này vẫn mang tính thời sự, vì vậy xin mạn phép trích dẫn đoạn sau đây: “Nếu tính tất cả các cuộc chiến tranh và các cuộc khởi nghĩa đã nêu ở trên (từ Khởi nghĩa chống Pháp và thành lập Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930 cho đến cuộc chiến chống bọn diệt chủng Pol Pot 1979-1991) thì tổng số thương vong ở nước ta ước tính có thể lên tới 11-12 triệu người. Đó là cái giá quá đắt và quá nặng nề đối với dân tộc Việt Nam ta. Sở dĩ có hậu quả ấy là vì cuộc chiến tranh cứu nước của nhân dân ta vừa mang tính chất giải phóng dân tộc, lại vừa mang tính chất đấu tranh giai cấp (giữa Cộng sản và Quốc – giữa Vô sản và Tư bản – giữa chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Tư bản) và đấu tranh ý thức hệ (giữa duy vật và duy tâm – giữa vô thần và hữu thần – giữa Cộng sản và các Tôn giáo: Cao Đài, Hòa Hảo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo ...).

 

Với tính chất giai cấp ấy, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đã biến thành cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn – nội chiến chém giết lẫn nhau giữa những người anh em ruột thịt có chung một dòng máu Lạc Hồng. Tính chất đấu tranh giai cấp ác liệt của cuộc chiến tranh cứu nước của Dân tộc ta được thể hiện trong tổng số thương vong kể trên; đồng thời được thể hiện ở các sự kiện chấn động chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta: 2 triệu người miền Bắc ồ ạt di cư vào miền Nam từ năm 1954-1955 và hơn 2 triệu người trong cả nước ồ ạt di tản đi khắp thế giới từ năm 1975 trở đi”.

 

Hôm nay, mặc dù tiếng súng đã im trên quê hương, nhưng hận thù và đối kháng cũ vẫn còn sâu đậm. Chính vì thế ông Nguyễn Hộ có lý khi yêu cầu phải khẩn cấp “hòa giải hòa hợp dân tộc”. Theo ông, “dân chủ, bình đẳng, đối thoại là những yếu tố quyết định đối với hòa giải, hòa hợp dân tộc. Tuy nhiên một yếu tố khác cũng không kém phần quyết định: đó là sự sám hối của ĐCSVN. Sám hối nghiêm túc, chân thành, súc tích, có sức thuyết phục sẽ làm tan biến nhanh chóng bao nỗi u buồn, đau khổ, uất hận, tiềm tàng từ lâu trong trong các tầng lớp nhân dân từng là nạn nhân ĐCSVN. Chính bản thân sám hối nghiêm túc đó mới dẫn đến kết quả tiết kiệm thật sự xương máu của nhân dân ta và thúc đẩy công cuộc hòa giải, hòa hợp dân tộc đến thắng lợi huy hoàng”.

 

Hôm nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chính thức công nhận “tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn tự hỏi tại sao trong lúc các tổ chức và cá nhân nước ngoài được mới gọi đầu tư vào y tế và giáo dục, tại sao các tổ chức tôn giáo vẫn chưa được trực tiếp tham gia vào lãnh vực này? Nếu Nhà Nước khuyến khích “lien doanh liên kết” với người nước ngoài, tại sao không có những hình thức liên doanh tương tự với các thành phần tôn giáo trong nước, những người cùng chung một giòng máu, một tình tự dân tộc và một ước mong phục vụ đất nước?

 

Đối với người Công giáo, sám hối vẫn là điều kiện cần thiết để cử hành các nghi thức phụng vụ và để lãnh nhận các bí tích. Đặc biệt, với quyết tâm khai mở một thiên niên kỷ mới nhân ái, an hòa và bao dung hơn, cố Giáo chủ Gioan Phaolô II đã công khai “sám hối” về những lỗi lầm trong quá khứ. Một trong những lỗi lầm được nêu đích danh là thái độ bất bao dung và bạo động chống lại những người ly khai, chiến tranh tôn giáo, việc sử dụng vũ lực trong các chiến dịch của nghĩa binh Thánh giá, những hình thức tra tấn, cưỡng chế vi phạm nhân quyền ...

 

Nhân danh Giáo hội Công giáo, Giáo chủ Gioan Phaolô II bày tỏ nỗi đau xót sâu xa về những lần người tín hữu đã sử dụng bạo lực để bảo vệ chân lý, một hành động hoàn toàn đi ngược với Tin Mừng của Đức Kitô: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của mọi người, trong một vài giai đoạn của lịch sử, người Kitô hữu đôi lúc đã sống bất bao dung và đã không trung thành với giới luật yêu thương lớn lao, như thế đã làm hoen ố khuôn mặt Giáo hội, Hiền thê của Ngài. Xin tỏ lòng thương xót với những đứa con tội lỗi của Ngài, và xin thương đón nhận quyết tâm của chúng con nhằm kiếm tìm và cổ võ chân lý trong thái độ dịu dàng của đức ái, với niềm xác tín rằng chân lý chỉ có thể chiến thắng bởi chính chân lý mà thôi”.

 

Thể theo định hướng căn bản đó, dĩ nhiên người Công giáo Việt Nam cần nghiêm túc trở về nguồn và chân thành sám hối về những lỗi lầm quá khứ đối với Quê hương, Đất nước, đặc biệt đối các thành phần khác của Dân tộc mà người Công giáo đã xem như thù địch, “không thể đội trời chung”.

 

Không phải chỉ riêng người Cộng sản và người Công giáo mà tất cả tín đồ Tôn giáo khác và các thành phần khác của dân tộc cũng phải sám hối mới có thể tiến tới hòa hợp và hòa giải đích thực. Có người đặt vấn đề “Tổ quốc ăn năn” khi nghĩ lại “những gia tài nhục nhằn” Mẹ Việt Nam để lại cho đàn con và nhất là những thách đố đang đặt ra cho Đất nước trước thiên niên kỷ mới[24]. Còn Trần Trung Đạo chân thành thổ lộ trong “Trang Nhật ký ngày giỗ cha” như sau: “Những con sông Gianh trong lòng người phải cần được lấp lại. Lấp lại bằng cảm thông chứ không phải bằng những bãi xương khô, những cánh đồng nhuộm máu. Người Việt Nam cần được nghe tiếng chuông chùa nhẹ đưa, tương tự như cũng cần được nghe tiếng chuông nhà thờ thánh thoát. Hãy trao cho các thế hệ tương lai Việt Nam một cơ hội để được sống hòa thuận, bao dung, tha thứ. Tại sao phải mang theo một gánh nặng của phân hóa, rẽ chia, hoài nghi, mặc cảm, trong lúc dân tộc Việt Nam đang cần một đôi cánh để bay cao, để vượt qua ao hồ quá khứ, để mong đuổi kịp nhân loại, đã nhiều thế kỷ, tiến xa về phía trước?”.

 

Và như vậy, phải chăng còn rất nhiều vấn đề cần được đặt lại trong mối tương quan giữa Nhà Nước Việt Nam với người Công giáo nói riêng, với các tôn giáo và các thành phần khác của Dân tộc nói chung. Ước mong sao người Việt sớm xóa bỏ chia rẽ, hiềm khích và hận thù để cùng nhau xây dựng một tương quan mới, mang tính toàn cầu, hiện đại và nhân ái hơn.

 

  P. Nguyễn Thái Hợp, O.P.

Tiếp theo

 

 

Ghi chú

--------------------------------------------------------------------------------

 

[1] Bài tham luận tại Tọa đàm về: “Công giáo với Dân tộc: Xưa và Nay”, do Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức tại Hà Nội vào tháng 2 năm 2006, đăng trên NS Công giáo và Dân tộc, số 138, tháng 6-2006, tr. 16-31. Bài này có thêm một số bổ sung.

 

[2] Võ Thị Hảo, Máu của Lá, trong Biển Cứu Rỗi, Hà Nội, 1993, tr. 65.

 

[3] Xem Hoàng Phương, Cộng sản và tôn giáo tại Việt Nam, Sàigòn, 1966; UBKHXH Việt Nam – Ban Tôn giáo Chính Phủ, Một số vấn đề lịch sử Đạo Thiên Chúa trong lịch sử Dân tộc Việt Nam, Tp HCM, 1988; Nguyễn Văn Đông, Tìm hiểu chính sách của Đảng và Nhà Nước đối với Đạo Thiên Ch úa, Tp. HCM, 1988; Trần Tam Tỉnh, Thập giá và lưỡi gươm, Nxb Tp HCM, 1988; Bùi Đức Sinh, Giáo Hội Công giáo ở Việt Nam, Calgary- Canada, 2002; Đỗ Quang Hưng (Chủ biên), Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhà Nước & Giáo Hội, NXB Tôn giáo, 2003; Đỗ Quang Hưng, Vấn đề tôn giáo trong cách mạng, NXB, 2006.

 

[4] Vatican II, Gaudium et Spes, 80.

 

[5] Ibidem, 77.

 

[6] Diễn văn ngày 4 tháng 10 năm 1965.

 

[7] HGPCGVN, Thông cáo của HGPCGVN 1966, trong Hàng Giáo Phẩm Công giáo Việt Nam 1960-1995, Đắc Lộ Tùng thư, Paris, 1996, tr. 186.

 

[8] HGPCGVN, Thông cáo HĐGMVN 1968, sđd., tr.194.

 

[9] Gioan XXIII, Hòa bình trên thế giới, số 158.

 

[10] Ibidem, 159.

 

[11] Xem chẳng hạn Marxistes et Chrétiens. Entretiens de Salzbourg en 1965, Mame, 1968; L’homme chrétien et l’homme marxiste, La Palatine, 1964; D. Dubarle, Pour une dialogue avec le marxisme, Cerf, 1964; G. Girardi, Marxisme et christianisme, Paris, 1968; R. Garaudy, De l’anathème au dialogue, Paris, 1965.

 

[12] Phaolô VI, Octogesima adveniens, 31.

 

[13] Ibidem, số 34. Chính V. Lénin, Rose Luxemburg và hầu hết các lý thuyết gia marxiste khác cũng không chấp nhận bất cứ sự phân chia tuyệt đối nào giữa các chiều kích nói trên.

 

[14] Những gì Nguyễn Tiến Hưng kể lại trong cuốn “Khi đồng minh tháo chạy”, California, 2005, chỉ xác nhận thêm cho những gì mà nhiều người đã biết …

 

[15] Xem Trương Bá Cần và một số tác giả khác, Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm (1945- 1995), Tp. HCM, 1996.

 

[16] Nguyễn Khắc Viện, Vietnam, une longue histoire, Thế Giới, Hà Nội, 1993, tr. 431 & 436.

 

[17] Võ Văn Kiệt, Đại đoàn kết dân tộc - cội nguồn sức mạnh của chúng ta, Tuổi Trẻ, ngày 29-8-2005.

 

[18] Xin coi Nguyễn An Tôn, Công giáo miền Nam Việt Nam sau 30-4-75, Lousiana, 1988; Tôn Thất Thiện, Nguyễn Gia Kiểng, Vũ Quốc Thúc, Võ Long Triều, Lê Đình Thông ..., Những vấn đề cấp thiết của Việt Nam, Paris, 1995; Trần Ngọc Báu, Nguyễn Tiến Cảnh, Mặc Giao, Đỗ Hữu Nghiêm, Bửu Sao, Đỗ Mạnh Tri …, Ba mươi năm Công giáo Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản 1975-2005, California, 2005; Bùi Diễm, Bùi Tín, Lê Xuân Khoa, Nguyễn Xuân Cường, Phạm Đỗ Chí .. , Việt Nam 2005: Phát triển và Hội Nhập Toàn cầu, Houston, Texas, 2005.

 

[19] Xc. Kim Định, Nguồn gốc văn hóa Việt Nam, Sài-gòn, Nguồn Sống, 1973; Đinh Gia Khánh, Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, Hà Nội, KHXH, 1993 Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tp. HCM, 1997; Thái Văn Kiểm, Việt Nam tinh hoa, NXB Mõ làng, 1997.

 

[20] Xin xem Jacques Maritain, Man and the State, University of Chicago Press, 1952; J. Messner, Social Ethics, St.Louis-London, Herder Book Co., 1965; J. Moltmann, Religion and Political Society, New York,1974.

 

[21] Gioan Phaolô II, Bí quyết của Hòa bình chân thật là tôn trọng Nhân quyền, Sứ điệp Ngày Hòa bình thế giới, 1-1-1998, số 3.

 

[22] M. Camdessus, “El mercado y el Reino. La doble pertenencia”, in Criterio (Mexico), 10-9-1992, tr. 480; Nguyễn Thái Hợp, Giá trị đạo đức trong cơn lốc thị trường, 2000, tr. 80-88.

 

[23] The Economist, Vietnam Good morning at last, August 5th 2006, 37-38.

 

[24] Nguyễn Gia Kiễng, Tổ quốc ăn năn, Paris, 2001.

Text Box: CÂU CHUYỆN SUY TƯ

 

 

 

 

 


 

Chuyện Về Hai Hạt Lúa

Khi đứng trước cánh đồng cuộc đời bao la này, bạn sẽ quyết định lựa chọn như thế nào? Hãy can đảm bước đi đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi...

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai.

Hi vọng đó cũng sẽ là sự lựa chọn của bạn và của chúng ta khi đứng trước cánh đồng cuộc đời bao la này...

Mộng Tuyền ( sưu tầm từ net)

Tiếp theo

 

Text Box: SỐNG CHỨNG NHÂN

 

 

 

 

 


 

NÉT THANH KHIẾT CỦA MỘT TU SĨ



Trong thời thơ ấu, đại thi hào Ấn Độ, ông Rabindranath TAGORE (1861-1941), được giáo dục nơi lâu đài dòng họ Tagore tại thủ đô Calcutta. Nhưng cậu bé có tính tình ương ngạnh đến độ không bao giờ ở được một năm nơi một trường học.


Năm 1875, Tagore (14 tuổi) được nhận vào học nơi trường Thánh Phanxicô Xavie của các Cha Dòng Tên ở Calcutta. Tại đây, chàng thiếu niên hân hạnh gặp Cha Penharanda, Linh Mục người Tây-Ban-Nha. Vị tu sĩ thánh thiện, khiêm tốn và nhất là thanh khiết đã ghi tạc vào tâm hồn thơ trẻ của Tagore hình ảnh cao đẹp không bao giờ mờ xóa.


Chính Tagore - khi trở thành nhà đại thi hào - trìu mến gợi lại hình ảnh vị Linh Mục đáng kính như sau:

Cha Penharanda có rất ít liên hệ với chúng tôi. Nếu tôi nhớ không lầm thì Cha đến lớp chúng tôi để thay cho một giáo sư vắng mặt. Chúng tôi chỉ có nửa giờ để làm luận văn. Đây là lúc tâm trí tôi thường phiêu lãng mất hút nơi chân trời nào đó.


Hôm ấy Cha Penharanda rảo quanh sau các hàng ghế và hẳn Cha để ý thấy cây bút của tôi cứ ở yên một chỗ. Cha nhẹ nhàng đến đứng sau lưng tôi. Vừa cúi xuống vừa nhẹ nhàng đặt tay trên vai tôi, Cha hỏi nhỏ:


- Rabi, anh bị đau?


Đấy chỉ là câu hỏi thường tình nhưng nó có tác động mạnh nơi tâm hồn thiếu niên, và tôi không bao giờ quên cử chỉ âu yếm đó. Tôi cảm nhận nơi Cha một tâm hồn thanh thoát cao thượng.

Ngày nay mỗi khi nghĩ về Cha, kỷ niệm đó như có tác động giúp tôi đạt được niềm thinh lặng của Ngôi Đền THIÊN CHÚA.


Một lần khác, khi giảng thuyết trước các sinh viên trường Santimiketan, đại thi hào Tagore lại nhắc đến hình ảnh Cha Penharanda, vị Linh Mục Công Giáo dòng Tên, bằng lời ca tụng:


Người ta nói với tôi là Cha thuộc về gia đình khá giả sang trọng Tây Ban Nha, nhưng từ bỏ tất cả để thực hiện lý tưởng chân tu. Cha có trình độ văn hóa thật cao, nhưng vì vâng lời, Cha chấp nhận rời xa xứ sở, đến đây dạy các lớp nhỏ.


Cha không phát âm rành tiếng Anh nên các bạn đồng lớp của tôi thường khinh thường các lời giảng dạy của Cha.


Nhưng sự thiếu lễ độ của các học trò trẻ tuổi không làm Cha xao xuyến, mất đi niềm an bình và xao lãng nhiệm vụ khiêm tốn thường ngày. Dĩ nhiên nét an bình thanh thoát của Cha không đến từ việc tuân giữ kỷ luật nghiêm nhặt. Nhìn nét mặt Cha, tôi đoán thấy tấm lòng hiền dịu và nhân hậu bao la. Mặc dầu lúc đó tôi còn nhỏ tuổi, có ít liên hệ với Cha, nhưng tôi dành cho Cha niềm quý mến sâu xa. Đối với tôi, Cha là người thánh thiện, có giọng nói nhẹ nhàng và khuôn mặt thật trầm tĩnh.

 

Đại thi hào Tagore cố gắng giải thích nét đẹp tinh thần của Cha Penharanda đã thu hút tâm hồn ông:

- Cha không có nét đẹp bề ngoài. Nét đẹp chính của Cha xuất phát từ lòng khiêm tốn và sự thanh khiết tâm hồn. Trên khuôn mặt và trong dáng đi của Cha, tôi khám phá ra nét trong sạch của con tim. Khuôn mặt Cha biểu lộ cho người ta thấy rằng, tâm trí Cha luôn hướng về một chân lý, và cuộc sống của Cha là thể hiện cho chân lý ấy. Niềm kết hiệp mật thiết với Vị Thầy Chí Thánh của Cha, với THIÊN CHÚA của Cha, khiến khuôn mặt Cha tỏa sáng niềm an bình và thanh khiết lạ thường. Đây quả là nét đẹp đến từ bên trong và là kết quả của đời sống cầu nguyện thiết tha liên lỉ không ngừng!

... ”Người yêu của tôi, khuôn mặt tươi sáng, nước da hồng hào, nổi bật giữa muôn ngàn trai tráng. Đầu chàng: khối vàng ròng tinh luyện, mái tóc chàng gợn sóng nhánh cọ non, đen huyền chim ô thước. Mắt chàng nằm gọn giữa bờ mi, như đôi bồ câu tắm bên dòng suối sữa. Đôi má chàng tựa luống hoa thơm, như vầng phương thảo. Cặp môi chàng là đóa huệ thắm tươi, chứa chan tươm mộc dược. Đôi nắm tay như những trái cầu vàng dát kim châu, bảo thạch. Thân mình chàng tựa ngọc ngà nguyên khố nạm đá quý xanh lam. Đôi chân chàng như đôi trụ bạch ngọc dựng trên đế vàng ròng. Tướng mạo chàng tựa núi Li-băng, kiêu hùng như ngàn cây hương bá. Miệng chàng êm ái ngọt ngào, cả con người những dạt dào hương yêu. Người tôi yêu là như thế, tình quân tôi là như vậy, hỡi thiếu nữ Giêrusalem!” (Sách Diễm Ca 5,10-16).


(”MISSI”, April 1960, trang 120-121).(Radio Vatican)

 

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Tiếp theo

 

Text Box: TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH

 

 

 

 

 


 

ĐỨC GIÊSU : ĐIỂM TỰA CÁC GIA ĐÌNH

 

 

Các bạn thân mến,


Nếu được đồng hành với các bạn, tôi thực sự muốn biết:


·Các bạn có bình an và hạnh phúc không?


·Mối bận tâm lớn nhất của các bạn là gì ?


·Các bạn có hài lòng với nếp sống và công việc hiện tại của mình không ?


·Các bạn đang đầu tư thời gian nhiều nhất vào việc gì ? Với mục đích gì ?


·Các bạn có nỗi băn khoăn, lo âu nào đến nỗi cảm thấy quá mệt mỏi không?


Thực ra, là Kitô hữu, tất cả chúng ta đều đã đặt niềm tin vào Đức Giêsu và được sai đi loan báo Tin Mừng cứu độ của Người giữa lòng xã hội hôm nay. Nhưng vì còn là con người nên những tác động của môi trường sống, những thách đố của thời đại, cũng có thể gieo vào tâm thức các bạn nhiều lo âu sợ hãi. Tôi cũng như các bạn thôi, bất cứ khi nào chúng ta quên nhìn thẳng vào Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cảm thấy chới với giữa biển đời như thánh Phêrô: sợ hãi trước cơn sóng lớn đến nỗi quên mất Thầy Giêsu đang ở trước mặt, và khi sắp chìm mới hoảng hốt xin Chúa cứu !(x.Ga 14,30) Nếu trong đời sống gia đình, các bạn đã trải qua kinh nghiệm này, các bạn sẽ thấy nhu cầu canh tân niềm tin cần thiết biết bao ! Canh tân niềm tin là tìm về điểm tựa Giêsu – Lời Tạo Dựng, Lời Cứu Độ, Lời Yêu Thương vì chỉ trong Người các bạn mới có bình an, niềm vui và hạnh phúc đích thực.


Các bạn thân mến,

 

Nếu ngay lúc này, chúng ta nghĩ đến những vấn đề của gia đình chúng ta như : nghề nghiệp kinh tế gia đình không ổn định, mối quan hệ trong gia đình gặp mâu thuẫn giữ vợ chồng hay giữa cha mẹ và con cái không hiểu nhau, những khó khăn trong việc gíao dục con cái, hướng dẫn con học hành và sửa dạy con cái khi chúng lầm lỗi. Nếu, chúng ta cảm thấy bất lực, không tự giải quyết được, chúng ta cũng hãy tìm về với Đức Giêsu – Lời cứu độ như thánh nữ Mônica. Tại sao thánh Mônica lại có thể kiên trì giáo dục con mình là Augustinô một chàng trai ngang ngược, kiêu ngạo, thành một vị giám mục tiến sĩ và một vị đại thánh trong Giáo Hội? Thưa vì thánh nữ đã tin vào Đức Giêsu là Lời Cứu Độ luôn đi tìm những con chiên lạc trở về. Nói cách khác, chính khi thánh nữ giúp con nên người và nên thánh, thánh nữ đã được Giáo Hội suy tôn là một vị thánh để trở thành tấm gương sáng ngời cho những bậc cha mẹ Công Giáo trên toàn thế giới. Hôm nay chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau biết giáo dục con cái nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ để chính Người sẽ biến đổi tất cả các thành viên trong gia đình của chúng ta nên thánh.


Trong buổi chia sẻ này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về 3 điểm sau đây:


- Giáo dục con cái khó biết bao!


- Giáo dục nhân bản và đức tin


- Một vài yếu tố giáo dục hiệu quả


1. Giáo dục con cái khó biết bao!


Đó là lời than phiền của hầu hết các bậc cha mẹ trên thế giời. Tại thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày một nhiều hơn những ca tư vấn về giáo dục con cái. Qua việc đồng hành với nỗi lo âu khổ tâm của một số cha mẹ đang phải đối diện với những người con gây vấn đề trong gia đình và ngoài xã hội, tôi xin đan cử một vài tình huống sau đây:


+ Thực trạng:


- Cháu mới có 2 năm rưỡi nhưng rất khó bảo, cháu thích làm theo ý mình và hình như không cần tới ba mẹ.


- Cháu 8 tuổi, học lớp 3, ở trong lớp thì nói chuyện quậy phá chúng bạn, về nhà không chịu học bài cứ gây rối cho mọi người.


- Một bà mẹ bị ngất xỉu khi phát hiện nơi cặp của con gái 14 tuổi, học lớp 8 những mảnh giấy viết thư trao đổi với bạn trai cùng lớp và rủ nhau vào nhà trọ để có thể hôn nhau và yêu nhau dễ dàng hơn.

- Cháu 17 tuổi học lớp 11, là đứa con được cưng chiều nhiều nhất trong gia đình. Sau khi gia đình tôi mất đồ nhiều lần tôi mới phát hiện ra cháu đã ăn cắp để hút hêrôin. Hiện nay cháu đã bán cả chiếc xe Dream II của tôi nữa.


Đối với tôi trong mỗi ca tư vấn, trước khi đề nghị giải pháp tôi thường hỏi và lắng nghe về mối quan hệ trong gia đình vì những vấn đề của trẻ thường khởi đi từ gia đình.


+ Nguyên nhân:


Những nguyên nhân chính yếu thường xoay quanh những bế tắc sau đây:


1/Cha mẹ thiếu hiểu biết về sự thay đổi tâm sinh lý của mỗi lứa tuổi.


Trẻ em ngày nay, nền văn hóa nhân bản hiện đại luôn khuyến khích nhu cầu tự khẳng định, nên ngay từ 3 tuổi đứa bé đã biểu hiện khuynh hướng muốn được làm theo ý mình. Lúc này ba mẹ cần hướng dẫn cháu qua những lời khuyến khích giải thích với thái độ tôn trọng.


2/ Trẻ em bị sống cô lập sớm quá.


- Khi cả 2 cha mẹ cùng đi làm, sau giờ làm việc tại công sở, người cha thường có thú tiêu khiển riêng, người mẹ lo làm công việc nhà, có người còn phải đi học thêm để đáp ứng nghiệp vụ nên họ còn rất ít thời gian dành cho con, có khi đi học về thì con đã đi ngủ rồi. Để đấu tranh cho quyền lợi được yêu thương của mình, lúc đầu cháu dùng tiếng khóc để phản ứng như lời van xin được ba mẹ hiện diện bên mình. Khi nhu cầu tình cảm không được đáp ứng cháu cũng quen dần nhưng thể hiện sự phản đối ngược lại là tự tách ra sống cô lập như một thái độ hờn dỗi đau đớn. Nếu gia đình không phát hiện ra sớm, cháu sẽ cảm thấy không cần tới ba mẹ và không thích nghe lời ba mẹ. Có nhiều cha mẹ tự nhận ra sự thiếu xót của mình nên đã bù đắp cho cháu đồ chơi, ăn uống, tiện nghi vật chất, nhưng cháu vẫn phản ứng để được chính ba mẹ quan tâm. Lúc này chỉ có tình yêu thương mới bù đắp được mặc cảm của cháu.


3/ Trẻ em thiếu tình thương và sự huấn luyện.


- Theo phân tích trên, trẻ sống cô lập vì ít được gần gũi ba mẹ, rồi thái độ tự khẳng định được nuông chiều hay thiếu hướng dẫn cũng sẽ đưa trẻ từ ngộ nhận đến sai lầm. Khi đó vì thiếu thời gian nên ba mẹ thường dùng biện pháp mạnh để đối phó hơn là nhìn lại môi trường sinh hoạt của gia đình để khắc phục. Trường hợp này trẻ chuyển sang mặc cảm là bị ghét, chúng tìm cách tránh né và không muốn nghe những lời khuyên dậy, không muốn ở trong gia đình. Chúng còn tự vệ bằng cách làm điều xấu để chống lại cha mẹ.


4/ Môi trường xã hội nhiều thách đố.



- Tình cảm của trẻ em phát triển theo lứa tuổi. Trẻ em từ cấp I trở lên đều có nhu cầu gần gũi bạn bè. Nếu trẻ không cảm nhận được tình thương nơi gia đình, chúng sẽ tin tưởng vào bạn bè hơn ba mẹ. Một số không nhỏ trẻ em cùng số phận gặp nhau kết thành nhóm bạn bao bọc nhau. Nếu chúng gặp phải một bạn hướng dẫn đã rơi vào tệ nạn xã hội thì chúng khó lòng thoát khỏi lối bước của đàn anh.

- Câu chuyện minh họa

 

KHI CON CÁI KHÔNG LÀ ƯU TIÊN SỐ MỘT


Một lời mời gọi thức tỉnh


Sau vụ sát hại ở Littleton, Colo, Marcy Musgrave, sinh viên năm thứ 3 đại học Texas A + M đã bức xúc phát biểu: “Là thành phần trong cái thế hệ giết người không chút xót xa này, tôi có bổn phận phải thách thức tất cả các thế hệ cha anh của tôi phải giải thích tại sao họ để cho sự việc đi đến tồi tệ như thế.” Theo cô, sự suy giảm về đạo đức luân lý đi tới những tọi ác khủng khiếp nơi giới trẻ trong xã hội hiện nay là hệ quả lối sống của những thế hệ trước. Nhiều bậc cha mẹ quá thiên về kinh tế và sự nghiệp hơn việc quan tâm đến con cái trong gia đình, nhiều người nghĩ rằng: đời sống thịnh vượng, tiền bạc và tiện nghi vật chất của họ sẽ mua được hạnh phúc cho con cái. Họ hy vọng con cái họ sẽ vô tư tiếp nối chấp nhận chỗ đứng của họ trong xã hội. Nhưng thực tế tiền bạc chỉ là giải pháp tạm thời, tiền bạc không thay thế được tình yêu. Sự lệch lạc trong định hướng giá trị của cha mẹ đã đưa gia đình tới lối sống hưởng thụ, phóng túng là nguyên nhân cho nỗi đau đớn nhức nhối khổ tâm nơi người trẻ hôm nay.. Vì thế, Marcy Musgrave muốn đại diện cho tất cả giới trẻ trong thế hệ này đi tìm lý do cho sự khủng hoảng nhân cách của mình với những câu hỏi tại sao để thưa chuyện với các bậc cha mẹ một số vấn đề như một lời thức tỉnh đời sống gia đình hiện nay như sau:


- Tại sao quí vị có thể là những nạn nhân rơi vào những quan điểm cho rằng con nít được chăm sóc bởi một người lạ trong một nhà trẻ cũng tốt như nó được chăm sóc bằng chính cha mẹ?


- Tại sao quí vị lại khinh dể những cha mẹ biết giới hạn công việc kinh tế để dành thời giờ ở nhà nuôi dưỡng con cái?


- Tại sao quí vị lại để cho chương trình TV nói hầu hết các bữa cơm gia đình?


- Tại sao công việc lại trọng hơn gia đình?


- Tại sao tiền bạc lại được coi là quan trọng hơn những mối quan hệ?


- Tại sao thời gian dành cho những trao đổi trong gia đình thường không được nhiều hơn 5 đến 10 phút mỗi ngày?


- Tại sao quí vị cố gắng đền bù cho sự thiếu thời giờ với chúng tôi bằng cách cho chúng tôi nhiều đồ vật chất mà chúng tôi thực sự không cần?


- Tại sao quí vị quên lãng dạy dỗ chúng tôi những giá trị và luân lý?


- Tại sao quí vị không sống đời sống luân lý làm mẫu mực cho đời sống của chúng tôi?


- Tạo sao qúi vị lại nói dối khi quí vị đã hứa chung thủy với nhau cho đến chết.


- Tại sao qúi vị tự lừa dối mình khi tin rằng li dị thực sự tốt hơn cho con nít bề lâu bề dài.


- Tại sao rất nhiều người trong số những cha mẹ li dị lại có nhiều thời giờ đi chơi với bạn trai bạn gái mới hơn là chơi với con cái của mình?

- Tại sao tôn giáo lại không phải là những từ ngữ quan trọng nhất trong gia đình?

 

- Tại sao quí vị chống lại Thiên Chúa khi quyết định phá thai?

 

- Tại sao quí vị không đủ niềm tin vào chúng tôi khi dạy chúng tôi sống tiết dục hơn là dùng đồ chống thụ thai?

 

- Tại sao quí vị cho phép chúng tôi xem những phim bạo lực nhưng lại mong chúng tôi sống tinh thần trẻ thơ vô tội?


- Tại sao quí vị lại rất sợ hãi đôi khi phải nói “không” với chúng tôi?


- Tại sao quí vị lại cho là khó để hiểu rằng tình trạng bắn súng trong trường học của những trẻ vị thành niên phạm pháp, chính là kết quả của sự thiếu quan tâm của cha mẹ hơn bất cứ lý do nào khác?

Marcy Musgrave đã gọi thế hệ giới trẻ của cô là “thế hệ tại sao”, trên đây là những câu hỏi cô muốn gởi đến các thế hệ đi trước đã làm cho thế hệ trẻ ngày nay thất bại. Cô đã kết luận rằng: “Quí vị đã theo đuổi những ước vọng ích kỷ của quí vị nhiều năm qua và bây giờ là lúc quí vị sẽ phải gặt lấy kết quả mà quí vị đã gieo. Vụ tàn sát ở Littleton mới xảy ra chính là lời cảnh giác mãnh liệt và có lẽ sẽ tiếp tục cho đến khi quí vị có thể bắt đầu trả lời cho những vấn nạn của chúng tôi và định hướng lại giá trị trong gia đình trong đó con cái phải được ở vị thế quan trọng nhất. Thời gian gấp rút vì chỉ trong một ít năm nữa chúng tôi sẽ lớn lên và nó sẽ quá muộn. Littleton sẽ chỉ như một hạt nước trong thùng so với cái gì sẽ xảy ra khi thế hệ tại sao bị bỏ quên sẽ nắm quyền.”


Như thế, chúng ta sẽ suy nghĩ gì khi con cái chúng ta biết đặt câu hỏi tại sao? Trong khi 81% các bậc cha mẹ ở nước Mỹ đã than phiền về sự khó khăn để giáo dục con cái, thì ở Việt Nam cũng mỗi ngày một tăng thêm những ca tư vấn về tình trạng hư hỏng của tuổi mới lớn. Nạn hồng thủy hêrôin, cơn lốc nạo phá thai, và những băng nhóm tội phạm trẻ em đã làm cho nhiều cha mẹ sợ hãi ngăn cấm con không được giao tiếp với xã hội bên ngoài, ngay cả việc học hành. Giải pháp này có hiệu quả không vì khi chiếc lò xo càng bị nén nó càng có sức bật tung lên mạnh hơn?


(Viết theo The Dallas paper, August,1999)


2. Giáo dục nhân bản và đức tin


Công Đồng Vatican II trong Tuyên ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo đã viết như sau: “ Vì là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng phải giáo dục chúng, và vì thế, họ phải được coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Vai trò giáo dục này quan trọng đến nỗi nếu thiếu xót sẽ khó lòng bổ khuyết được.”


Từ nguồn mạch của Công Đồng, Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình tiếp tục hướng dẫn: “…Một trong những lãnh vực không ai có thể thay thế gia đình chắc chắn đó là việc giáo dục đức tin. Công việc này giúp cho gia đình phát triển như là “Giáo hội tại gia”. Việc giáo dục đức tin và dạy giáo lý cho con cái đặt gia đình trong Giáo Hội như một phần tử tích cực loan báo Tin mừng và làm tông đồ đích thật. (Huấn thị Con Cái Là Mùa Xuân Của Gia Đình và Xã Hội, của Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình,1998)


+ Giáo dục nhân bản trong gia đình


- Đối với truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam, giáo dục gia đình còn gọi là “gia giáo” có vị trí quan trọng nhất trong gia đình. Đó là công việc “dạy người nên người”. Công việc này khởi đầu ngay từ khi con người được thành hình trong lòng mẹ gọi là “thai giáo”. Đây cũng là một lý do mà người Đông phương chúng ta tính tuổi đời người trội hơn người Tây phương một năm. Cha ông ta rất trọng gia giáo và quan niệm rằng: Nước có muôn nhà, nhưng mỗi nhà có một nền giáo dục riêng. Nước có một mục đích giáo dục chung nhưng không thừa nhận một khuôn mẫu chung, vì thế mỗi gia đình phải xây dựng gia giáo cho riêng mình, đặc biệt là lễ giáo, đạo hiếu.


- Trong đời sống hằng ngày, cha mẹ chính là Thầy Cô giáo đầu tiên và cũng là người mẫu đời thường của con. Vì thế, trong việc giáo dục nhân bản, giáo dục giới tính, giáo dục lòng hiếu thảo trong gia đình đều thông qua gương sống của cha mẹ. Tất cả tâm tình, thái độ, lời nói, việc làm tích cực hay tiêu cực của cha mẹ đều ảnh hưởng đến con ngay từ khi còn ở trong thai cho đến khi con chào đời và qua từng chặng đường lứa tuổi của con, tạo nên nếp nghĩ, nếp cảm, nếp sống, nếp nhà, hình thành nên gia đạo, gia cương, lễ nghĩa gia phong của từng gia đình.


+ Giáo dục đức tin trong gia đình


- Con cái cần được lớn lên trong bầu khí đức tin sống động của gia đình: thường xuyên nghe những lời cầu nguyện của cha mẹ, được cha mẹ dậy cầu nguyện, được nhắc nhở về những ơn lành và sự hiện diện của Chúa, được động viên học hỏi giáo lý, tham dự thánh lễ, sinh hoạt hội đoàn, được chứng kiến đời sống đức tin cụ thể của cha mẹ qua những chọn lựa sống yêu thương và hy sinh cho nhau mỗi ngày, con cái sẽ nhập tâm lối sống đức tin đó vào cuộc sống của riêng nó trong xã hội. Nhiều người trưởng thành hiện nay rất xúc động khi nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu của mình được mẹ dạy cúi đầu trước bàn thờ, bắt tay dạy làm dấu thánh giá: “Khi con đặt tay trên trán, con hãy nghĩ đến Trời là Cha dựng nên con, khi con đặt tay trên ngực là chỗ trái tim con hãy dục lòng mến Chúa Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm người, khi con đặt tay bên trái và bên phải, con nghĩ đến Chúa Thánh Thần xin Ngài ban sức mạnh phù hộ con. Khi đọc Amen, con xếp tay hình Thánh Giá và hôn lấy Ơn cứu độ của con.”. Lòng đạo đức bình dân đã tạo nên bầu khí đức tin bao trùm cả một ngày sống của gia đình: đọc kinh sáng “dâng mình cho Chúa”, đọc kinh tối “xin ơn chết lành”, rồi khi hắt hơi mẹ ân cần xoa và cầu: “Đức Bà chữa con”, khi gặp đau khổ mẹ khuyên “bằng lòng chịu khó cho nên”, ngay cả khi chơi thì cũng được răn dạy: “Thiên đàng hỏa ngục hai bên,…”. Nhờ đó, đời sống của họ hiện nay không bị ảnh hưởng “cơn lốc vật chất”, trái lại, họ rất nhiệt thành làm chứng đức tin cho những người chung quanh.

- Thực tế, nhiều vị mục tử đã than phiền rằng: thật không dễ để có thể giúp giới thanh niên và trưởng thành sống đức tin. Thiết nghĩ đây là một lý do mời gọi bâc cha mẹ suy nghĩ lại việc học hỏi giáo lý và lối sống đạo của gia đình Kitô hữu hiện nay. Nếu người tín hữu: các em thiếu nhi, các bạn trẻ, các con chúng ta chưa nhận ra hạnh phúc được làm con Thiên Chúa, được sống dưới sự hiện diện của Ngài, và chưa cảm nghiệm được tình yêu cứu độ của Đức Kitô thì bổn phận của cha mẹ thực sự chưa hoàn thành. Quả thực chỉ có đức tin mới có thể giúp người ta từ bỏ chính mình để chọn lựa trở nên môn đệ của Đức Kitô (x. Lc 14,33). Chỉ có đức tin mới giải thoát chúng ta khỏi mọi hình thức nô lệ để sống trong tinh thần tự do đích thực của con cái Thiên Chúa. Vì thế các bậc cha mẹ cần khuyên bảo tạo điều kiện cho con cái tham gia chương trình giáo lý đức tin các cấp: 1,2,3,4,5…, được gọi là GL Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu, GL Thêm Sức, GL Bao Đồng (GL Tuyên Xưng Đức Tin), GL Hôn Nhân Gia Đình, GL Thanh Niên và Người Trưởng Thành, giúp mọi tín hữu ý thức tham gia vào sứ mạng cứu độ của Chúa Kitô.


3. Một vài yếu tố giáo dục hiệu quả.

 

+ Cần dành thời gian gần gũi con:


- Cha mẹ nên sắp xếp để có được những bữa cơm tối thân mật vì đó là thời gian thuận lợi nhất trong ngày cho cả gia đình ở bên nhau. Cha mẹ nên đọc sách cho con nghe và cùng đọc sách với con. Có thể thảo luận với cháu về một cuốn sách nào đó. Cha mẹ nên chọn những chương trình TV thích hợp để có thể cùng xem với con và trao đổi với con: Con nghĩ gì về điều con vừa thấy trong màn chiếu? Thời gian giúp bạn có thể lắng nghe được ý kiến của con bạn. Thực ra, khi bạn dùng thời gian buổi tối ngồi bên con bạn khi con đọc sách hay chơi vi tính thì tốt hơn bạn mất 1- 2 giờ dẫn con đi mua đồ chơi hoặc đi xem phim vào ngày thứ 7. Điều nên nhớ là con cái phải là ưu tiên số một trong những chọn lựa khác. Nếu chúng ta không kiên nhẫn lắng nghe và giải đáp những thắc mắc ngây ngô xem ra vô nghĩa của con chúng ta, chúng ta sẽ bị trả giá là thái độ bất tin cậy của chúng sau này.


+ Là người tin cậy của con:


- Khi hướng dẫn trẻ em về bổn phận của con cái trong gia đình, chúng tôi thường nhắc đến lòng hiếu thảo thể hiện qua việc biết mình được yêu và biết ơn cha mẹ: “Các con hãy tin rằng cha mẹ là người yêu mình nhất và có nhiều kinh nghiệm hơn mình nên hãy bộc lộ, chia sẻ tất cả những vui buồn trong cuộc đời chúng con cho các ngài”. Nhưng điều quan trọng là chúng ta, những bậc cha mẹ, những nhà giáo dục có thực sự là điểm tin cậy của các em không? Làm sao con gái hay con trai của chúng ta trong tuổi mới lớn có thể dễ dàng hỏi chúng ta về chuyện thay đổi sinh lý của chúng, về những lạm dụng trong quan hệ bạn bè, nhất là khi chúng đã lỡ có những quyết định sai lầm, nếu trong suốt quá trình sống chúng không cảm được tình yêu gần gũi, cảm thông, tha thứ của cha mẹ?


+ Nguyên tắc kỷ cương và yêu thương vô điều kiện:


- Trong gia đình cha mẹ nên lưu tâm giúp con nhận ra những chuẩn mực đạo đức để hình thành nơi con những thói quen tốt trong đời sống hằng ngày. Yêu thương không có nghĩa là chiều theo mọi ý muốn của con. Điều cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của con không phải chỉ là nói “được”, nhưng đôi khi phải biết nói “không” với chúng. Khi cha mẹ nhượng bộ sự nhõng nhẽo làm reo của chúng, chúng sẽ tự hiểu thông điệp: “Cứ làm rùm beng đi con sẽ đạt được điều con muốn.” Điều cần nhớ là tâm sinh lý của con chúng ta chưa quân bình, chúng luôn cần sự uốn nắn hướng dẫn của chúng ta theo chuẩn mực của xã hội và Giáo Hội.


Kết luận:


Việc giáo dục con cái không phải một sớm một chiều mà là công việc phải đầu tư suốt cả đời người và cần phải giáo dục 20 năm trước khi đứa con chào đời. Đó là công việc hoàn thiện nhân cách và đời sống gương mẫu của chính cha mẹ. Việc giaó dục càng sớm càng tốt nhưng cũng không bao giờ trễ vì tình yêu có sức kiên nhẫn và biến đổi thật kỳ diệu. Tình yêu sẽ thúc đẩy cha mẹ dành thời gian cho con cái, gần gũi thân thiện với con đặc biệt trong những bữa cơm gia đình, trao đổi và lắng nghe việc học hành cũng như những sở thích của con, quan tâm đến nhu cầu hằng ngày của con, nhẫn nại nhắc nhớ con làm những điều tốt và sửa dạy khi chúng sai lỗi. Tóm lại, trong việc giáo dục những việc xem ra lặt vặt vẫn có thể đưa đến những thay đổi lớn lao. Thực sự không phải là gia đình có văn hóa hay không, giầu hay nghèo, cũng không phải là tại cả hai cha mẹ cùng làm việc, nhưng xét cho cùng đó là tình yêu của quí vị trong bổn phận làm cha làm mẹ mỗi ngày trong đó con cái có là ưu tiên số một hay không?

Hơn nữa khi các bạn tin Đức Kitô dựng nên tất cả, hiện diện trong tất cả và là sự sống của tất cả, các bạn sẽ luôn bình an, hạnh phúc và tràn đầy niềm vui cho dầu bên cạnh các bạn những vấn đề khó khăn trong việc giáo dục con cái vẫn còn đó để mời gọi các bạn sống yêu như Chúa đã yêu.


Như khí trời, ánh sáng, và nguồn nước, Đức Giêsu đang bao phủ quanh mỗi người chúng ta và đang ở trong từng gia đình của chúng ta để chúc lành cho từng người con của chúng ta được trở nên con của Thiên Chúa. Đây không phải là ước mơ hay tưởng tượng của các bạn và tôi, nhưng chính lời Đức Giêsu đã hứa: Người sẽ ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28,20). Vì thế, nguyện chúc các bạn luôn đặt niềm tin nơi Đức Giêsu:


· Sống đời cầu nguyện: ở trong tương quan sống động và thân tình với Chúa.


· Chuyên cần đọc, học, suy chiêm lời Chúa để nhờ đức tin được canh tân, các bạn có thể chu toàn được bổn phận giáo dục đức tin cho con cái.


· Tôn thờ Thánh Thể Chúa với xác tín rằng: được hiện diện lâu giờ bên Đức Giêsu, các bạn sẽ nên giống Chúa hơn, đặc biệt là nhân đức hiền lành và khiêm tốn để kiên nhẫn giáo dục con cái..

Tôi rất đồng cảm với những bận tâm của các bạn, những bậc cha mẹ trẻ giữa những thách đố của thời đại và gánh nặng của gia đình. Tuy nhiên, nếu các bạn có định hướng: ra khơi với Đức Kitô, đặt Đức Kitô là điểm tựa cho gia đình mình thì dù những cơn sóng lớn về: kiến thức, nghề nghiệp, lối sống hưởng thụ, ngay cả tâm thức coi thường sự thánh thiêng và tội lỗi của thời đại này, cũng không thể lật đổ được con thuyền đức tin của gia đình các bạn, vì chỉ một lời, Đức Giêsu đã dẹp yên gió bão và sóng biển.

Hơn nữa, với điểm tựa Giêsu, cũng như thánh Phêrô quí Mẹ và chị em có thể đi trên nước và bước trên sóng để loan báo Tin Mừng Ơn Cứu Độ cho những người chưa một lần nghe biết Danh Thánh Giêsu trong quê hương Việt Nam yêu dấu của chúng ta.

 

Thân ái chào các bạn,


Nt. Têrêsa Phạm Thị Oanh, OP

Tiếp theo

 

Bottom of Form

 

 

 

Hành trang cho con vào đời
Sống hết mình - Vươn tới !



 

“Tinh thần tiến thủ và niềm tin chính là “chìa khoá để làm nên kỳ công”.

Tôi chỉ là người luôn mang niềm tin vững vàng và phấn đấu một cách bất khuất chứ không phải là một con người đặc biệt”

Chung Ju Yung

Đây là lời của một người đã ngoi lên không những đỉnh cao của sự thành công mà còn thành danh và nhất là thành nhân … nữa. Điều đặc biệt là từ một khởi điểm rất ư là khiêm tốn hay nói đúng nghĩa là cơ cực. Con trai của một nhà nông, chỉ học hết cấp tiểu học, đã từng kinh nghiệm cái đói, cái nhục của thân phận nghèo hèn…. Đó là CHUNG JU YUNG, người có thể nói là giàu nhất và cũng là người sáng lập tập đoàn hùng mạnh của đất nước Hàn Quốc : HYUNDAI. Người đã nhận bao nhiêu giải thưởng, huân chương quốc gia và quốc tế. Qua quyển tự truyện của chính ông, nhà xuất bản trẻ đã nhận định về ông như sau :


“Một con người kiên định, với ý chí tự lập của mình, dám đương đầu với mọi thử thách, trở ngại trong cuộc đời, dám nghĩ, dám làm, dám ước mơ và dám vượt qua những khó khăn thử thách để thực hiện những ước mơ và dự định tưởng chừng như không thể của mình. Đây là một minh chứng sống về ý chí và năng lực không giới hạn của con người khi đã có lòng nhiệt huyết say mê – một người đã xem những thất bại, cho dù là cay đắng nhất – không phải là thất bại – mà chỉ là thử thách của cuộc sống tôi rèn bản lĩnh của chính mình”.


Phải, với thái độ sống của Chung Ju Yung , ông không những vực dậy chính bản thân mà còn đất nước của ông và bao nhiêu người thân cũng như người dân của đất nước mình nữa.

Lập thân trong cảnh cơ hàn,

Thành công trong lúc muôn vàn nguy nan.

Tài đây mới đáng luận bàn,

Trí đây mới đáng trang vàng bút ghi…

Lập Thân - Nguyễn Khắc Quỳnh



Một người có quyết tâm cao, nhìn lại đằng sau chỉ là để rút kinh nghiệm; để tiếp bước, để vướn tới … và nhìn về phía trước với quyết tâm xây đắp tương lai mới là điều quan trọng. Điều khác biệt của những cuộc đời có ý nghĩa, thành tựu và góp phần xây dựng cho bản thân, cho người khác chính là ở chỗ họ không dừng lại, không nhìn lui để rồi băn khoăn, hối hận dày vò, mất sinh lực và nản chí… nhưng là sẵn sàng đón nhận, đối diện với những thách đố trên đường tiến bước, họ luôn tin tưởng vào tương lai và sáng tạo con đường sắp tới, họ dám mạo hiểm.

“[i]Tất cả mọi việc thành hay bại đều phụ thuộc vào cách suy nghĩ và hành động của mỗi người. Có thể đó là một việc mạo hiểm vô cùng, nhưng nếu không chấp nhận mạo hiểm, chúng ta sẽ bị thụt lùi và bị nhấn chìm trong cái mình đang có”. C.Ju Yung

Thái độ không xem thất bại là quan trọng sẽ giúp chúng ta dám bắt tay vào việc, người ta thường bảo “thất bại là mẹ thành công”, đúng vậy, nếu biết rút ra một bài học từ kinh nghiệm thất bại đó, thì chúng ta không bao giờ thua lỗ cả, mà chỉ là một cuộc đầu tư để rồi chúng ta sẽ nhận được cả vốn lẫn lãi trong tương lai. Riêng bản thân, tôi vẫn nghĩ “thất bại là thành công đến chậm” , vì sau kinh nghiệm thất bại, chúng ta thường cảnh giác hơn, cẩn thận hơn trong suy tính và hành động, thêm khôn ngoan , vì thế cơ may thành công sẽ rất lớn. Với những người sành đời, cương quyết và lạc quan, họ luôn cho rằng :

“Không bao giờ thất bại, tất cả chỉ là thử thách”

Cái khó chính là thừa nhận sai lầm để có thể học hỏi từ đó :


“ Ai nhận rằng mình đã lầm lẫn, chứng tỏ rằng kẻ ấy hôm nay khôn hơn hôm qua.”

Thomas A. Kempis

Những người khôn ngoan từng trải đã nhắc nhỡ chúng ta rằng :

“Hãy quên đi những giờ phút thiếu thốn, nhưng đừng quên đi những gì thời khắc đó đã dạy bạn”

Chúng ta chỉ có một cuộc đời, và thời khắc qua đi là chúng ta đã vĩnh viễn mất nó, không gì có thể gíup chúng ta lấy lại chúng, có chăng là chúng ta lượm lặt những kinh nghiệm, những bài học trên đường đi qua của thời gian mà thôi, vì thế, trong lúc sống chúng ta cố gắng tâïn dụng tối đa món quà sự sống mà chúng ta đã nhận được . “Hãy sống hết mình khi bạn có mặt trên đời này”

Nếu chúng ta muốn “chơi” trò chơi của cuộc đời và thắng cuộc chơi đó, chúng ta phải chơi HẾT NÌNH , kể cả khi điều đó như “không thể”, và kể cả nỗ lực của chúng ta chẳng mang lại tích sự gì. Xin chúng ta khoan vội lo buồn vì những gì mà chúng ta gieo, chúng ta sẽ nhận lại, qua thái độ sống hết mình đó, chúng ta sẽ được đổi mới, được trưởng thành và sẽ được biết rõ mình là ai sau những chặng đường thử thách ấy ?

Khi sống hết mình, là sống nhiệt tình, chúng ta dùng hết “vốn” là các tiềm năng, những sức mạnh còn ẩn dấu chưa khai quật, chúng ta sẽ triễn nỡ và cuộc sống sẽ sung mãn, tròn đầy hơn như một bông hoa dưới ánh mặt trời,. Với những gì đã trải nghiệm về thái độ sống ấy, Chung Ju Yung đã chia sẽ cùng chúng ta :

“Tiềm năng của con người là vô hạn… Tôi chỉ là môt người nhiệt tình, nắm bắt các tiềm năng của mình , biến những khả năng ấy thành hiện thực, chứ không phải là con người đặt biệt”. Sống là bước tới, là sáng tạo nên hoàn cảnh, khó khăn không phải là một trở lực, cần vứt bỏ lại sau lưng những gì làm vướng bận bước tiến vì :

“Quá khứ có vĩ đại mấy, khoa học kỹ thuật có hiện đại mấy, nhưng ngày hôm nay chúng ta không có tinh thần tìm tòi cái mới, không có sự nỗ lực sáng tạo, tinh thần vươn lên thì vinh quang của ngày hôm nay sẽ trở thành quá khứ trong giây lát.” C. Ju Yung

Con người chúng ta, thường thì không phải là không có khả năng làm việc, nhưng vì không dám làm , vì sợ thất bại, sợ bị chê cười, sợ đủ thứ … nhiều lúc dậm chân tại chỗ cũng do lười biếng, sống tà tà. Làm sao tiến nếu như chúng ta chỉ lo giữ lấy bản thân , bao bọc nó trong cái võ an toàn, không dám để mình bị tổn thương, bị quấy rầy, bị mất mát ???

Một câu ngạn ngữ của người Hồi Giáo, rất đơn giản nhưng chứa đựng một lực đẩy đã giúp tôi năng lực tiến tới trong cuộc đời :

“Nếu bạn gọi núi, mà núi không đến, thì bạn hãy đi tới núi”

Phải, đừng đợi ngày mai đi tới chúng ta, mà chúng ta cứ bước tới ngày mai. Chúng ta phải thay chữ “chờ đợi” thành “xây đắp” thì chúng ta mới có thể có được một ngày mai thật sự tươi đẹp . Lưu Dung cùng có một cảm nhận và đã động viên chúng ta rằng :


“ “Người dám mạo hiểm khó khăn, tuy gặp những ngăn trở, bất lợi nghiêm trọng, nhưng thường có được những thu hoạch lớn”.

Xin đừng bao giờ để thất vọng của ngày hôm qua che mờ những giấc mơ rực sáng của ngày mai, trái lại, cần dốc hết tâm sức , những thiên tài, hay các vị anh hùng họ cũng chỉ làm có thế thôi : SỐNG HẾT MÌNH. Họ là những người cống hiến can trường dưới cả những hoàn cảnh phải nỗ lực nhất, là người không kể đến những hiểm nguy để hành động theo những gì họ tin là đúng, bất chấp sự sợ hãi. Franklin Roosevelt đã nhắc nhỡ chúng ta :

“Trong đời có một điều tệ hại hơn thất bại, đó là không dám thực hiện.”

Điều mà các bạn trẻ cần chuẩn bị cho mình là một cái nhìn, một thái độ sống với sự quyết tâm cao : Trước những khó khăn, nghịch cảnh, chúng ta không chạy trốn, nhưng gánh lấy và đi qua nó vì :
“Cái gọi là “kỳ tích” hay phép mầu đó là kết quả của sự nỗ lực không mệt mỏi, sức mạnh tinh thần và niềm tin mãnh liệt vào công việc mình muốn làm…Tôi dấn thân vào những công việc đầy thử thách và trải nghiệm niềm vui vì đã chinh phục được nó.”.

Vươn tới, sống hết mình, không sợ phải mạo hiểm là thái độ sống chúng ta cần giúp con em như một hành trang vào đời. Không tiến là lùi, không được là mất… không sống là chết, đơn giản thuyền đời là thế ! Sau đây xin được kể cùng các bạn câu chuyện nhỏ này như một lời minh chứng.

Hai hạt giống nằm bên nhau trong một thửa đất màu mỡ.

Hạt thứ nhất nói :”Tôi muốn lớn lên ! Tôi muốn đâm rễ sâu trong lòng đất và đâm chồi xuyên qua lớp đất khô cứng đè nặng trên thân mình tôi…Tôi muốn dương cao các chồi non mơn mỡn để báo tin mùa xuân đang đến. Tôi muốn sưởi ấm gương mặt tôi dưới ánh nắng mặt trời, và tắm gội cánh hoa trong làn sương mai” Và nó đã LỚN LÊN

Hạt thứ hai nói :”Tôi sợ, nếu tôi đâm rễ trong lòng đất, tôi không biết sẽ gặp gì trong bóng tối. Nếu tôi xuyên qua lớp đất khô cứng đè trên mình tôi, tôi sẽ làm hỏng chồi non bé bỏng… Nếu tôi đâm chồi nẩy lộc, ốc sên không tìm đến ăn sao ? Nếu tôi nở hoa, một chú bé nào đó sẽ nhổ tôi khỏi mặt đất. Không, không, tốt hơn là tôi nên chờ đợi cho đến khi an toàn.”

Một cô gà mái bới đất tìm thức ăn, gặp hạt giống đang chờ đợi, cô gà liền ăn ngay !

 


M.Thécla Trần Thị Giồng – Dòng Đức Bà

TS Tư Vấn Tâm Lý

Tiếp theo

 

Text Box: ĐỌC SÁCH

 

 

 

 


 

Chia sẻ với em: ''Linh mục, Chúa Ki-tô thứ hai''. (tiếp theo)

 

 

1- Tư tế của Tân Ước

 

Trong thư gởi tín hữu Do Thái, tác giả đã cho chúng ta thấy chức vụ thượng tế không phải ai cũng có thể tự phong tự chọn cho mình, ngay cả Chúa Giê-su, chính Thiên Chúa Cha đã chọn Ngài làm thượng tế như lời đã viết: “Cũng vậy, không phải Ðức Kitô đã tự tôn mình làm Thượng Tế, nhưng là Ðấng đã nói với Người: Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con, như lời Ðấng ấy đã nói ở một chỗ khác: Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê” (Dt 5, 5-6). Như thế thì đã quá rõ ràng, Chúa Giê-su chính là vị thượng tế đầu tiên của Tân Ước, vị thượng tế của Tân Ước không phải như các thượng tế của Cựu Ước một năm vài lần lên đền thánh Giê-ru-sa-lem để tiến dâng lễ vật như luật Môi-sen đã dạy, nhưng chính Ngài dâng một lần là đủ để cứu chuộc tội lỗi của nhân loại, một lần duy nhất trên Thánh Giá ở đồi Golgotha, và sẽ được tái diễn hằng ngày trên các bàn thờ khắp thế giới bởi tay các tư tế của Tân Ước –linh mục- nối tiếp chức tư tế đời đời của Chúa Giê-su.


Tư tế của Tân Ước chính là người làm lại hy tế của Chúa Giê-su trên thập giá, tức là hy sinh bản thân mình, đổ máu và cuối cùng là chết đi để trở nên hiến tế cho Thiên Chúa, đó chính là cái làm cho các các tư tế của Tân Ước trở thành Chúa Ki-tô thứ hai (alter Christus) nơi các linh mục của Chúa Giê-su, bằng không thì các linh mục cũng chỉ là những thầy thượng tế của Cựu Ước, chỉ dâng lễ vật chiên bò mà không dâng chính bản thân của mình.


Chúa Giê-su, Đấng là thượng tế đời đời đã không ngừng mời gọi, và ban ơn cho những tâm hồn quảng đại hiến dâng cuộc sống của mình để trở nên một Chúa Ki-tô thứ hai tại trần gian, và để tiếp tục công việc mà Ngài đã làm trước khi về trời ngự bên hữu Đấng Cao Cả (Dt 1, 3b): đó là rao giảng tin vui Nước Trời và chữa lành những tâm hồn đau yếu tật nguyền, nhất là lấy đời sống yêu thương và quảng đại của mình, để hướng dẫn và đoàn chiên quy hướng về Chúa Giê-su trong sự hiệp nhất và yêu thương.

“Thật vậy, Đấng thánh hóa là Đức Giê-su, và những ai được thánh hóa đều do một nguồn gốc” (Dt 2, 11a), do đó mà người tư tế của Tân Ước chính là người được thánh hóa bởi ân sủng nơi chức tư tế đời đời của Chúa Ki-tô, cho nên ngôn hành của các ngài là ngôn hành của Chúa Ki-tô, đời sống của các ngài là phản ảnh lại đời sống của Chúa Ki-tô, tư tưởng và suy nghĩ của các ngài là tư tưởng và suy nghĩ của Chúa Ki-tô, chính vì những điều ấy mà các tư tế của Tân Ước trở thành một Chúa Ki-tô thứ hai giữa trần gian này, không phải cho mình nhưng là cho thế gian.

 

Nét nổi bật nơi các tư tế của Tân Ước chính là được Chúa Thánh Thần xức dầu thánh hiến để các ngài trở nên một Chúa Ki-tô thứ hai, có quyền tế lễ, quyền tha tội, quyền giáo huấn, và để các ngài không những luôn luôn được kết hợp với Chúa Giê-su, mà còn luôn là người đại diện của Ngài giữa cộng đoàn dân Thiên Chúa, bởi vì ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy,và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy (Mt10, 40).


Được xức dầu thánh hiến để trở nên tư tế của Tân Ước và là một Chúa Ki-tô thứ hai tại trần gian, thì cũng có nghĩa là các linh mục đã hoàn toàn thuộc về Chúa Giê-su, sống trong Chúa Giê-su và sống với Chúa Giê-su, như lời thánh Phao-lô đã cảm nghiệm và hân hoan nói: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2, 20a), đó chính là một hồng phúc, một ân huệ lớn lao vượt quá trí khôn của con người...

 

2- Linh mục được chọn vì con người.


Được chọn giữa muôn người, không phải để các linh mục trở thành món “hàng độc quý hiếm” để trong tủ kiếng làm quảng cáo, cũng không phải các linh mục tự cho mình trở thành nhân vật quan trọng nên cần phải khác với mọi người, nhưng được chọn giữa muôn người là vì con người và cho mọi người, cho nên cần phải luôn khiêm tốn nhận mình là người bất xứng, không đáng được Thiên Chúa chọn làm tư tế của Tân Ước, như lời thánh Phao-lô đã tâm sự: “Tôi là kẻ rốt hết trong toàn thể dân thánh, thế mà Thiên Chúa đã ban cho tôi ân sủng này là loan báo cho các dân ngoại Tin Mừng về sự phong phú khôn lường của Đức Ki-tô” (Ep 3, 8), đó chính là điều mà các linh mục cần phải luôn tâm niệm trong mỗi giây phút của cuộc đời mình.


Linh mục được chọn vì con người, cho nên quyền năng mà linh mục được Thiên Chúa trao ban cũng là vì con người: quyền năng tha tội, quyền năng làm cho có Chúa Giê-su trên bàn thờ để tế lễ Chúa Cha, đó chính là sự chung phần với Chúa Giê-su (Ga 13, 8b) để trở thành một Chúa Ki-tô thứ hai, và là dấu chỉ hữu hình của Chúa Giê-su hiện diện, khi cộng đoàn dân Thiên Chúa họp nhau lại để tế lễ và cầu nguyện, dưới sự chủ tọa của linh mục, chứ không phải được trao cho quyền năng để cai trị hoặc đánh đuổi đoàn chiên của Chúa. Vì phần ích đời đời của con người, và vì để tiếp nối sứ mệnh của Chúa Giê-su ở trần gian này, mà hàng tư tế của Tân Ước được thiết lập, để biết cảm thương những nỗi yếu hèn và bất hạnh của tha nhân, như Chúa Giê-su đã cảm thương những nỗi yếu hèn của chúng ta (Dt 4, 15) không phải chỉ một hạn kỳ nhất định, nhưng là vĩnh viễn, như lời của Đấng đã nói về Chúa Ki-tô: “Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê” (Dt 5, 6b).


Là người được chọn giữa muôn người và vì con người, và “Trong sự phục vụ Giáo Hội của các thừa tác viên có chức thánh, chính Chúa Ki-tô hiện diện trong Giáo Hội của Ngài với tư cách là Đầu của thân thể, là chủ chăn của đàn chiên, là vị đại tư tế của hy lễ cứu chuộc, là thầy dạy chân lý” (sách GLCG số 1548), cho nên mọi ngôn hành của linh mục dù bất kỳ trong hoàn cảnh nào, cũng đều phải phản ảnh lại ngôn hành của vị đại tư tế là Chúa Giê-su, nhất là trong khi cử hành thánh lễ và các bí tích, các ngài phải luôn ý thức mình đang trở thành một Chúa Ki-tô thứ hai (alter Christus) hiện diện giữa cộng đoàn dân Thiên Chúa, để qua việc cử hành phụng vụ thánh, mà ơn sủng từ trời cao đổ xuống trên mọi tín hữu.

 

Cửa thiên đàng đã đóng lại sau khi nguyên tổ phạm tội, nhưng nhờ mầu nhiệm Nhập Thể, sự chết và sống lại của Chúa Giê-su mà từ nay, cửa thiên đàng rộng mở sẵn sàng đón nhận tất cả những người tin vào Chúa Giê-su và sống trong ân sủng của Ngài.

 

Linh mục, vì phần rỗi của con người mà được Chúa Giê-su thiết lập trên nền tảng yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi, chính Ngài đã thấy trước sự bất toàn của thánh Phêrô, đã thấy sự phản bội của Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, đã thấy sự tán loạn của các môn đệ khi Ngài bị bắt, và bị điệu tới trước dinh thầy cả thượng tế, trước quan Phi-la-tô. Và qua mọi thời đại -cho đến ngày Ngài lại đến- Ngài cũng thấy trước những bất trung, yếu hèn, tội lỗi của các linh mục trong tương lai, nhưng Chúa Giê-su vẫn cứ chọn các ngài và thiết lập bí tích Truyền Chức Thánh, để qua các môn đệ bất toàn đó mà ơn cứu độ được tiếp tục giữa trần gian: “Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19b), và lệnh truyền này –qua miệng các linh mục- được lập lại trong mọi thánh lễ Misa hằng ngày đang từng giây từng phút được cử hành trên khắp thế giới, để nhiều người được ơn sủng, được chữa lành và được sự sống đời đời.


“Con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến,

Phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm ?” (Tv 8, 5).



Con người không là gì cả, chỉ là tạo vật được dựng nên từ bùn đất và sẽ trở về với tro bụi mà thôi. Nhưng nhờ sự chết và sống lại của Chúa Giê-su mà con người –qua Giáo Hội và trong Giáo Hội- nhờ chính bàn tay đã được thánh hiến của linh mục, mà được trở thành tạo vật mới nơi bí tích Rửa Tội, làm con Thiên Chúa và được tham dự vào sự sống đời đời với Chúa Giê-su trong Nước Trời.

Nhờ sự thông phần vào chức vụ tư tế của Chúa Ki-tô, mà bí tích Truyền Chức Thánh ghi một dấu ấn thiêng liêng không thể tẩy xóa (sách GLCG số 1582) nơi người đã lãnh nhận nó là các linh mục, tuy nhiên chính bản thân con người linh mục vì được tạo dựng bởi bùn đất, nên luôn hướng về đất, có nghĩa là các ngài cũng có những yếu đuối mỏng dòn bởi xác thịt, bởi tội lỗi, cho nên các ngài cũng có những lúc sai lầm, và ngã quỵ trước những cám dỗ của thế gian và mưu mô của ma quỷ, nhưng nhờ ân sủng của bí tích Truyền Chức Thánh, nhờ tình yêu của Đấng đã chọn các ngài, và nhờ sự cầu bàu đặc biệt của Mẹ Maria, mà các linh mục của Chúa Giê-su vẫn luôn biểu hiện mình là những con người ưu tuyển dù nhiều lần vấp ngã, để qua những kinh nghiệm phong phú khi vấp ngã ấy, mà các linh mục sẽ làm cho anh chị em của mình thêm vững mạnh hơn (Lc 22, 32b) trong đức tin của họ, đó vẫn là một mầu nhiệm khôn dò của Thiên Chúa đối với nhân loại, mà con người chỉ biết cúi đầu cảm tạ và tin tưởng vào quyền năng và tình yêu của Người mà thôi.

 

Con người ngày nay vẫn luôn dùng mọi lý thuyết, mọi mưu mô, để đánh phá công trình cứu chuộc của Thiên Chúa nơi Giáo Hội trần thế của Người, mà cụ thể nhất là nhắm vào các linh mục của Chúa Giê-su, bởi vì các linh mục là những thầy dạy đức tin, làm cho con người ta hiểu biết về Đấng Thiên Chúa tạo dựng và tình yêu của Người, bởi vì các linh mục là những mục tử dẫn dắt đoàn chiên đến nơi đồng cỏ xanh tươi đầy tràn ân sủng của Thiên Chúa, nơi mà hòa bình của Thiên Chúa ngự trị, đó chính là yêu thương và tha thứ cho nhau.

 

Vì được chọn giữa muôn người và cho con người, nên các linh mục của Chúa Ki-tô trở thành đích điểm cho ma quỷ tấn công, và có thể nói, mỗi bước chân của các linh mục đều bị rình rập bởi cơn cám dỗ, sự nguy hiểm ngày đêm rình rập các ngài, và nếu không có ơn Chúa giúp, thì không một linh mục nào có thể đứng vững và làm tròn trách nhiệm bổn phận của mình, trách nhiệm và bổn phận này vốn đã rất cao quý và nặng nề. Bởi sự cao trọng và trách nhiệm nặng nề ấy mà Giáo Hội qua nghi lễ truyền chức linh mục, và qua sự đặt tay của giám mục, đã khẩn khoản cầu xin Thiên Chúa ban Chúa Thánh Thần cho các thầy chuẩn bị chịu chức linh mục như sau : “Lạy Chúa, xin đổ đầy Thánh Thần xuống trên những người mà Chúa đã khấng nâng lên hàng linh mục, để họ xứng đáng đứng trước bàn thờ Chúa một cách không thể chê trách, để họ loan báo tin mừng của Nước Chúa, chu toàn thừa tác vụ chân thật của Chúa, dâng lên Chúa những lễ vật và những hy lễ thiêng liêng, đổi mới Dân Chúa bằng Phép Rửa của sự tái sinh, để chính họ có thể tới gặp Đức Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa và là Chúa của chúng con, Con Một Chúa vào ngày giáng lâm thứ hai của Ngài, và họ được lãnh nhận phần thưởng của sự trung thành quản lý chức thánh của mình, nhờ lượng nhân hậu vô cùng của Chúa” (sách GLCG số 1587). Một lời nguyện hết sức cảm động, lột tả được hết tất cả mọi yếu hèn của con người và luôn cầu xin sự nâng đỡ của Chúa Thánh Thần, để các linh mục được luôn chu toàn sứ mệnh chủ chăn của mình là giảng dạy, thánh hóa và cai quản, cũng có nghĩa là trở nên một Chúa Ki-tô thứ hai cho trần gian và vì trần gian.

 

(còn tiếp)


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

 

Tiếp theo

 

Text Box: THƯ GIÃN CUỐI TUẦN

 

 

 

 

 


 

THƯ GIÃN

 

Kinh Tin Kính

 

 

Cha xứ khảo giáo lý các em sắp sửa rước lễ lần đầu. Một cậu nhỏ đến lượt, run rẩy bước lên. . .

Cha xứ: Con đọc kinh Tin Kính cho cha nghe.

Cậu nhỏ: Tôi tin kính một. . . một. . . một. . . một. .. 

Cha xứ: Một gì?

Cậu nhỏ nhìn cha xứ: Dạ, tôi tin kính một. . . một. . . một cha xứ.

Cha xứ hắng giọng:  Một cha xứ à? Cha xứ thế nào?

Cậu nhỏ nhìn cha xứ trợn mắt, sợ quá, ấp a ấp úng đọc tiếp: Là cha toàn la. . . 

Cha xứ: Rồi sao? Nói tiếp đi xem nào?

Cả lớp bên dưới ngồi lo lắng, một vài đứa bạn phía trên xì xèo nhắc nho nhỏ cố giúp bạn: Tạo thành, tạo thành. . . tiếp đi . . .

Cậu nhỏ mất vía, nghe tạo thành mà tưởng cạo đầu, sẵn đà đọc tiếp: Ðấng cạo đầu trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. . .

Cha xứ: Ông nhỏ ơi là ông nhỏ! Lạy Chúa lòng lành vô cùng!!!

 

                                                                                                   

ĐỨC MẸ KHÔNG CÓ POWER

 

 Bé Phỗng mới có 6 tuổi.  Một buổi sáng sớm nọ khi sửa soạn chở bé Phỗng đi học, vừa mở cửa, chưa kịp bước ra ngoài thì Mẹ và Phỗng thấy trái đất rung chuyển.  Chùm đèn giây treo lủng lẳng trong phòng khách đong đưa theo sự rung của đất.  Mẹ ôm chặt lấy Phỗng để cho Phỗng khỏi sợ.  Chỉ trong nháy mắt thôi mà mọi vật trên TV, hay trên bàn cao, bị rơi xuống sàn nhà.

 Nhân tiện đó, Mẹ Phỗng nói với con:

- Sao con thấy động đất có sợ không?

- Có chứ Mẹ. Phỗng trả lời.

- Mẹ nghĩ, lần sau nếu có động đất, để cho khỏi sợ, con cứ cầu nguyện với Ðức Mẹ, Ðức Mẹ sẽ gìn giữ con và giúp con không sợ hãi.

 Phỗng không đồng ý với Mẹ, nó khẳng định:

- Không, con không cầu nguyện với Ðức Mẹ đâu, vì khi động đất, con thấy tượng Ðức Mẹ ở trên bàn thờ của Mẹ cũng bị rơi xuống đất.  Ðức Mẹ không có power Mẹ ạ!
 
Mẹ Phỗng cười.......

Mộng Tuyền ( sưu tầm từ net)

 

 

 

Tiếp theo

Text Box: Trang Nhà Tin vui (website)  http://www.tinvui.org
Thư từ, ý kiến, và bài vở xin gửi  về  bantreconggiao@yahoo.com
Muốn nhận báo cũ và mới xinQuý Vị gửi về tinvuivietnam@gmail.com.
CHÂN THÀNH CÁM ƠN
?¶?