Text Box: TIN VUI

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Web site:www.tinvui.org E-mail : bantreconggiao@yahoo.com

SỐ 61 CN 19.11. 2006

 

MỤC LỤC

 

 

Ngày 19/11/2006 CN XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B  LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM  LỜI CHÚA ĐƯỢC ỨNG NGHIỆM..

TRONG TINH THẦN VÀ SỰ THỰC..

Chương trình chi tiết chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI tại Thổ Nhỉ Kỳ.

Ngày Truyền Thống Gia Ðình Ða Minh Việt Nam.

Phái đoàn “Loan Báo Tin Mừng” Việt Nam.

Dự Hội Nghị Truyền Giáo Á Châu lần thứ nhất tại Thái Lan.

CẢM NGHIỆM VỀ ĐẠI HỘI TRUYỀN GIÁO Á CHÂU I

Góp ý kiến về văn bản “HOẠT ĐỘNG CỦA LINH MỤC CHÍNH XỨ THEO CÁCH DIỄN TẢ CỦA GIÁO LUẬT”.

BIẾT MÌNH DẠI,THÌ ĐÃ MUỘN.

SỐNG ĐẠO LÀ TỬ ĐẠO.

Xưa có một người Thầy..

Bài tập theo giáo án.

LỜI NGUYỆN NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  ( 20. 11)

HỒNG ÂN THIÊN CHÚA QUA BỆNH TẬT.

Tâm lý giáo dục :  Hành trang vào đời – Nói chuyện về tình yêu  TÌNH YÊU, TÌNH DỤC VÀ ĐỢI CHỜ.

GIÃ TỪ QUÁN TRỌ.  

Text Box: SỐNG LỜI CHÚA

 

 

 


 

Ngày 19/11/2006

CN XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B

 LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

 

LỜI CHÚA ĐƯỢC ỨNG NGHIỆM

 

Bài Tin Mừng: Mc 12,41-44

 

Trong ngày lễ mừng kính trọng thể các Thánh Tử Đạo Việt Nam, phụng vụ chọn bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta được lắng nghe lời Đức Giêsu báo trước cho các môn đệ những việc sẽ xảy ra cho những người tin vào Chúa. Họ hiện diện giữa lòng xã hội như chiên ở giữa sói rừng, vì thế họ phải khôn như rắn và đơn sơ như chim bồ câu. Họ luôn phải thức tỉnh vì khi tin vào danh của Chúa, họ sẽ bị mọi người thù ghét, bị khốn khổ trước mặt vua chúa, quan quyền, ngay cả những người thân yêu cũng có thể chống đối họ. Nhưng Chúa bảo đảm rằng chính Thần Khí của Cha sẽ ở với họ mọi lúc, hướng dẫn họ biết phải làm gì, nói gì: và kẻ nào bền chí đến cùng sẽ được cứu thoát. Trong cuộc bách hại, họ sẽ được

 

 1. Lời Chúa được ứng nghiệm nơi các thánh Tông đồ.

 

 Sách công vụ tông đồ đã thuật lại rất rõ những lời của Đức Giêsu đã ứng nghiệm trong đời sống chứng nhân đức tin của các thánh Tông đồ. Sau khi Chúa Giêsu về trời, các tông đồ được lãnh lời hứa ban Thánh Thần, tất cả các vị đều hăng say loan báo cho toàn dân tin mừng Đức Giêsu chịu chết và đã sống lại. Các vị giảng dạy công khai trong các hội đường và trong mọi nơi có thể.

 

Nhân danh Đức Giêsu, hai thánh Phêrô và Gioan chữa lành một người què từ thuở mới sinh tại cửa Đẹp đền thờ Giêrusalem. Phép lạ này đã làm kinh ngạc toàn dân và cũng là nguyên nhân khiến hai vị bị tra hỏi, giam tù, đánh đòn, … nhưng hai vị không hề sợ hãi, mạnh dạn đối chất với các vị lãnh đạo Do Thái và tố giác tội không tin của họ đã dẫn đến cái chết của Đức Kitô: rồi khuyên họ sám hối để được ơn tha thứ và ơn cứu độ. Thánh Phêrô được đầy Thánh Thần đã nói: “Thưa quý vị thủ lãnh trong dân và các vị kỳ mục, hôm nay chúng tôi bị thẩm vấn về việc lành chúng tôi đã làm cho một người tàn tật, về cách thức người ấy đã được cứu chữa. Vậy xin tất cả quý vị và toàn dân Israen biết cho rằng: Nhân danh chính Đức Giêsu Kitô, người Nadarét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá và Thiên Chúa đã làm cho chỗi dậy từ kẻ chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra trước mặt quý vị. Chính Đấng ấy là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, tảng đá ấy lại trở nên tảng đá góc tường. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Cv 4,8-12). Toàn thể thượng hội đồng rất ngạc nhiên vì biết hai vị là những người không có chữ nghĩa nhưng nhờ đâu mà hai vị lại có thể làm phép lạ và ăn nói lưu loát, mạnh dạn như thế. (x. Cv 4,13)

 

Chính nhờ tin vào Đức Giêsu mà các thánh tông đồ đã phải đã phải đối diện với thử thách, nhưng chính nhờ tin vào Đức Giêsu mà các vị đã được Chúa Thánh Thần hoạt động cách lạ lùng như lời hứa của Đức Giêsu. Tất cả các ngài đã làm chứng nhân cho đức tin, trừ thánh sử Gioan, vị thánh tử đạo bằng tình yêu, còn 11 vị khác đã lãnh nhận khổ hình cho đến chết vì danh Đức Giêsu.

 

 2. Lời Chúa được ứng nghiệm nơi các thánh Tử đạo Việt Nam.

 

 Giáo hội Việt Nam trong gần 100 năm bị bách hại đã có tới hơn 100.000 tín hữu tử đạo. Trong số đó, có một số rất ít là Giám mục, Linh mục thừa sai nước ngoài, một số đông hơn là Linh mục, tu sĩ nam nữ Việt Nam, còn đại đa số là giáo dân, những ông trùm họ, ông câu, ông chánh trương, bà quản, binh lính, và hàng ngàn thanh niên nam nữ và các trẻ em. Tất cả đã chịu tử hình cá nhân hay tập thể sau khi đã chịu nhiều khổ hình khác nhau. Một điểm chung nơi các ngài là lòng tin trung thành vào lời hứa của Đức Giêsu, các vị được quyền năng của Chúa Thánh Thần ở cùng đồng hành hướng dẫn, can đảm tuyên xưng đức tin, và không sợ hãi trước bất cứ một quyền lực và đau khổ nào.

 

Chúng ta có thể chiêm ngắm gương chứng nhân của bà thánh Đê, Annê Lê Thị Thành. Vào tuổi 60, vì cho cha Lý trốn trong vườn, bà đã bị bắt và bị tra khảo, ép dẫm lên Thánh giá ba lần và lần nào cũng kết thúc bằng một trận đòn tan xương nát thịt, tay chân mình mẩy xưng vù, máu chảy lai láng. Bà Đê nói: “Họ đánh dã man quá, không có sức nào chịu nổi. Nhưng trong khi họ đánh đập, tôi cầu xin Đức Mẹ phù hộ, nên tôi không thấy đau”. Quan Trịnh Quang Khanh thấy bà Đê và hai chị nữ tu tên Thanh và Nghiêm không chịu khóa quá nên đã truyền bắt rắn độc thả vào trong người họ, nhưng vì ba người nằm bất động không tự vệ, nên rắn lại bò ra. Thấy thế, ông quát: “Chẳng lẽ trong cả tỉnh Nam Định không trị nổi ba mụ đàn bà này sao? Rồi ông cho lính lôi các bà qua Thập giá và đánh các bà một trận như mưa đổ xuống. Bà Đê không thể ngồi dậy được, chúng phải vực bà về. Sau đó, quan dâng sớ cho vua Thiệu Trị rằng: ba mụ đàn bà này bất khẳng khóa quá. Vua nổi giận mà rằng: “Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng”. Thị Nụ, cô gái út 16 tuổi vào thăm mẹ, thấy mẹ bầm dậy vết thương đã òa lên khóc. Bà Đê an ủi con: “Đừng khóc! Mẹ mặc áo hoa đấy! Con hãy về, bảo các anh chị coi sóc việc nhà, chịu khó giữ đạo, sáng tối đọc kinh xem lễ cầu cho mẹ vác thánh giá theo Chúa đến cùng. Chẳng bao lâu mẹ con ta sẽ được gặp nhau nơi Thiên Đàng”. Sau đó bà yếu lả và chết trong tù sau một tháng rưỡi bị giam cầm tra tấn. (x. truyện Thánh Đê, Lê Thị Thành, trang 34-44).

 

3. Lời Chúa được ứng nghiệm nơi cuộc sống chúng ta

 

 Lời của Chúa đã ứng nghiệm từng chấm từng nét nơi các Thánh Tông đồ, các Thánh Tử đạo là những người đã đặt niềm tin tuyệt đối vào Đức Giêsu Kitô. Vì thế, nếu chúng ta thực sự tin yêu, phó thác nơi Chúa, Lời Chúa cũng sẽ ứng nghiệm trong mọi biến cố của đời sống chúng ta. Thời nay, không còn cảnh tra tấn dã man bắt ép chúng ta phải bỏ đạo, nhưng lại có rất nhiều hình thức khác cuốn hút chúng ta rời xa sự hiện diện của Thiên Chúa và khước từ Nước Trời. Vì thế, chúng ta luôn có cơ hội làm nhân chứng đức tin giữa môi trường tục hóa chung quanh chúng ta. Tử đạo đối với chúng ta có thể là can đảm nói không với những lối sống tôn thờ việc hưởng thụ cá nhân, lợi nhuận vật chất và chọn thái độ sống biết hy sinh quên mình, phục vụ những người thân yêu trong gia đình cũng như những người nghèo khổ đang sống chung quanh chúng ta. Cuộc sống tử đạo đối với một người vợ, người mẹ cũng có thể là phải chấp nhận nhịn nhục, chấp nhận một thói xấu của chồng hay phải can đảm sửa dạy thái độ ngang ngược của con cái để chinh phục họ về với ơn cứu độ của Thiên Chúa.

 

Phải chăng có lúc chúng ta cảm thấy không thể vượt qua được những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống? Nhưng chúng ta cũng đã có kinh nghiệm về sức mạnh của lời cầu nguyện và hành động của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta? Tất cả đều cho chúng ta xác tín rằng: lời hứa của Thiên Chúa luôn ứng nghiệm nơi bất cứ ai đặt niềm tin nơi quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô.

 

 

                                                                                  Nữ tu Têrêsa Phạm Thị Oanh

                                                                                    Dòng Đaminh Tam Hiệp

 

 

Mục lục

 

 

 

Text Box: CON ĐƯỜNG TU ĐỨC

 

 


 

TRONG TINH THẦN VÀ SỰ THỰC

 

Tuần lễ này (12-19/11/2006) được gọi là tuần lễ APEC.

 

Tôi mong tuần lễ này sẽ đem lại cho tôi nhiều niềm vui. Những niềm vui thấy được từ xa. Sáng sớm đầu tuần tôi mong như thế. Dù ở xa thủ đô, tận miền cuối Nước, mình và đồng bào xung quanh mình cũng chỉ dám nuôi hy vọng nho nhỏ đó thôi.


Qua ngày đầu tuần lễ Apec


Nhưng tuần lễ đầy hy vọng đó đã mở đầu bằng sự kiện cúp điện từ sáng tới tối. Không biết các chỗ khác thế nào, chứ khu Toà Giám mục của tôi thì thế. Lý do là để sửa điện. Tôi muốn thấy thủ đô hoành tráng qua các kênh truyền hình, nhưng đã thất vọng với niềm tin an phận.

 

Theo thói quen, tôi tăng cường đọc sách thay vì theo dõi tình hình qua tivi. Cuốn sách tôi chọn đọc là bằng tiếng Pháp, mang tựa đề: "Vị Giám mục và chàng điên ".


Nội dung có thể tóm tắt như sau: Một chàng thanh niên có vẻ khùng khùng, điên điên. Anh bị nhốt trong một cái cũi. Trong cũi nhìn ra, anh thấy các người sống tự do cũng chẳng thực sự tự do. Họ bị bao thứ đam mê sai khiến. Họ tranh giành, ganh tỵ, ghen ghét nhau. Anh khùng điên trong cũi thì lại cảm thấy mình thương họ.


Sau cùng, anh được thả ra khỏi cũi. Anh đi lang thang.

 

Một hôm, anh sực nhớ lại chút đạo còn lại trong anh. Anh lượm một cái que, bẻ làm đôi, buộc lại thành cây thánh giá. Rồi anh hôn kính.


Vừa làm xong, anh thấy có một bàn tay đặt nhẹ trên vai anh. Quay lại nhìn, anh gặp một vị Giám mục. Hai người chào nhau, chuyện trò với nhau, và trở nên bạn thân của nhau.


Từ đó, anh khùng điên tha hồ tâm sự với vị Giám mục. Thì ra anh khùng điên là một người trí thức.

Hành trình đi tới Chúa

 

Trong trao đổi, chàng điên đưa vị Giám mục không phải là vào nhà thờ, mà là vào cuộc sống thực tế.


Anh hỏi vị Giám mục về kiếp người, với những tội lỗi, với những bất công, với những khổ đau, với những bệnh tật và cái chết.


Vị Giám mục phải vất vả lắm, để cắt nghĩa cho anh. Đức tin của anh kể như không còn. Nên vị Giám mục phải dùng đến các lý lẽ và mọi học thuyết mà anh có thể hiểu.


Dần dần anh tới được cây thánh giá. Hai người dừng lại ở đó. Anh gặp được tình yêu của Đấng đã hy sinh cho anh và cho mọi người.

 

Những gợi ý ban đầu

 

Đọc xong cuốn sách "Vị Giám mục và chàng điên" với nội dung tóm tắt như trên, tôi như khám phá ra nhiều điều mới. Thí dụ:

·                     1/ Cũng nhờ một ngày không may là bị cúp điện, tôi mới ráng đọc xong cuốn sách gần 300 trang kia. Thành ra, cái rủi trở thành cái may.

·                     Điều này dạy tôi đừng đợi mọi sự phải thuận lợi mới ra tay làm việc lành. Nhưng phải biết dùng mọi hoàn cảnh xảy đến trong đời mình, để làm việc thiện. Không việc thiện này thì việc thiện khác. Cho dù nhiều hoàn cảnh coi như bãi lầy, nhưng bao người đã bới ra được trong đó những hạt ngọc quý.

·                     2/ Đối thoại với những người thời nay, tôi phải hiểu con người và các vấn đề phức tạp cuộc sống của con người nói chung và từng giai đoạn lịch sử nói riêng.

·                     Điều họ thao thức ưu tiên hôm nay không phải là nhà thờ, mà là cuộc sống tốt đẹp. Nhà thờ chỉ là một ưu tư trong nhiều ưu tư của hành trình cuộc sống. Ưu tư nhà thờ nếu muốn trở thành hấp dẫn, thì phải được giới thiệu cùng với nhiều ưu tư khác, mà người thời nay đang bị kéo vào một cách thực tế và mãnh liệt.

·                     3/ Cần cố gắng để suy tư của mình mỗi ngày thêm rộng, thêm sâu.

·                     Suy tư là một cách nhìn của trí khôn. Nhìn là thấy cái này trong cái nọ và bên cái kia. Điều gì cũng nằm trong mạng lưới những liên quan phức tạp. Đừng nhìn hẹp hòi, kẻo rồi tự mình lại nhốt mình vào cũi.

·                     4/ Người sống trong tự do là người không để mình bị ách nô lệ nào trói buộc. Đặc biệt là các thứ ách nô lệ trong nội tâm mình.

 

Cuốn sách "Vị Giám mục và chàng điên" cho tôi thấy cả hai nhân vật cùng có những lối suy tư độc lập. Suy tư của họ không thuộc loại đúc theo khuôn, nhất là loại đúc theo một khuôn đã bị loại trừ từ lâu rồi.

 

Thời thế đang chuyển mình như Apec.

 

Cần tỉnh thức, để biết "Thờ phượng Chúa trong tinh thần và sự thật" (Ga 4,23).

 

Tinh thần có thể được hiểu là lãnh vực tâm linh, tâm lý, tâm hồn, tâm thức.

 

Sự thực gồm đủ thứ sự thực thuộc mọi lãnh vực. Có những sự thực rất đơn giản, thông thường, bình dị. Hiểu biết đúng những sự thực đó cũng là cách đào tạo mình để nên người thờ phượng Chúa.


Lãnh vực sự thực rất mênh mông. Học hỏi sự thực, tìm hiểu sự thực, khám phá sự thực, đối chiếu sự thực, tôn trọng sự thực, đang là hành trình cuộc sống của người thời nay.

 

Cần đồng hành với hành trình đó để sự thờ phượng Chúa của ta có sức hấp dẫn đối với thời điểm Việt Nam lúc này.

 

ĐGM. GB Bùi Tuần

Mục lục

 

Text Box: HIỆP THÔNG GIÁO HỘI 
 

 


 

Chương trình chi tiết chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI tại Thổ Nhỉ Kỳ

 

Văn Phòng bào chí Toà Thánh công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI tại Thổ Nhỉ Kỳ.

Tin Vatican (Vat 13/11/2006) - Văn Phòng bào chí Toà Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI tại Thổ Nhỉ Kỳ, từ ngày 28/11/2006 đến 1/12/2006. Cao điểm của chuyến viếng thăm được mọi người chú ý đến là cuộc gặp gỡ giữa Ðức Thánh Cha Beneđitô XVI và Ðức Thượng Phụ Giáo Chủ Constantinople của Chính Thống Giáo, Ðức Bartolomeo I. Ngoài ra Ðức Thánh Cha cũng sẽ gặp gỡ các viên chức cao cấp của chính quyền Thổ Nhỉ Kỳ, và các vị lãnh đạo của các tôn giáo khác tại Thổ Nhỉ Kỳ, như Lãnh tụ Hồi Giáo, Ðại Giáo Trưởng Do Thái Giáo, các giáo sĩ của Giáo Hội Armenian... Lẽ đương nhiên, Ðức Thánh Cha cũng sẽ gặp gỡ các vị  lãnh đạo thuộc cộng đoàn nhỏ bé của Giáo Hội Công Giáo tại Thổ Nhỉ Kỳ.

Chuyến bay của Ðức Thánh Cha sẽ rời Phi trường Fiumicino của Rôma vào lúc 9 giờ sáng thứ Ba, 28/11/2006, và sẽ tới Phi trường Esenboga của Ankara, Thổ nhỉ Kỳ, vào lúc 1 giờ chiều cùng ngày. Sau khi tới phi trường, Ðức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng xe tới viếng Phần Mộ của ông Kemal Ataturk, "người cha của Thổ Nhỉ Kỳ", người đã tuyên bố độc lập và thiết lập Nước Cộng Hòa Thổ Nhỉ Kỳ vào năm 1923. Tiếp theo sẽ có một nghi lễ long trọng tiếp đón Ðức Thánh Cha. Sau buổi tiếp đón, Ðức Thánh Cha sẽ viếng thăm xã giao Tổng Thống Ahmet Necdet Sezer của Thổ Nhỉ Kỳ (Tổng Thống và các vị cao cấp của Chính Quyền Thổ Nhỉ Kỳ sẽ không đến gặp ÐTC tại Phi Trường). ÐTC cũng sẽ gặp gỡ Phó Thủ Tướng Thổ Nhỉ Kỳ, trước khi có cuộc họp với vị Chủ Tịch Tôn Giáo Vụ, ông Ali Bardokoglu, Ðại Giáo Trưởng Mufti, và là quyền cao nhất của Hồi Giáo, tại Dinh Phủ của các vị nêu trên. Sau đó Ðức Thánh Cha sẽ gặp ngoại giao đoàn tại Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh tại Thổ Nhỉ Kỳ. Tại mỗi nơi gặp gỡ, Ðức Thánh Cha sẽ đọc một bài diễn văn.

Vào ngày thứ Tư, 29 tháng 11 năm 2006, Ðức Thánh Cha sẽ tới Smyrna, một thành phố lớn thứ ba của Thổ Nhỉ Kỳ được mệnh danh là "Hòn Ngọc Eo Biển Aegean" (thuộc Ðịa Trung Hải). Từ đây Ðức Thánh Cha sẽ đi tới Ephesô, nơi Thánh Phaolô đã sinh sống, hoạt động truyền giáo, bị bắt và bị cầm tù. Theo truyền thống, Ðức Mẹ Maria và Thánh Gioan Tông Ðồ Thánh Sử cũng đã từng sống tại đây. Ðức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ tại Ðền Thánh gọi là Nhà của Ðức Mẹ ở Ephesô. Chính tại Thành Phố Ephesô này, vào năm 431 đã có Công Ðồng Chung của Giáo Hội và tuyên bố Tín Ðiều Ðức Trinh Nữ Maria là Theotokos Mẹ Thiên Chúa. Sau trưa ngày thứ Tư, 29/11/2006, Ðức Thánh Cha sẽ đáp máy bay đi Istanbul (trước đây gọi là Constantinople). Tại đây, Ðức Thánh Cha sẽ viếng thăm và cầu nguyện tại Nhà Thờ Thánh George của Chính Thống Giáo cùng với Ðức Thương Phụ Bartolomeo I.

Vào sáng ngày thứ Năm, 30 tháng 11 năm 2006, ngày lễ Kính Thánh Andrê, bổn mạng của Giáo Hội Chính Thống Constantinople. Ðức Thánh Cha sẽ cùng Ðức Thượng Phụ Chính Thống Giáo tham dự buỗi Ðọc Kinh Nhật Tụng tại Nhà Thờ Thánh George của Chính Thống Giáo ở Istanbul và sau đó Ðức Thánh Cha sẽ đọc một bài diễn văn, rồi hai người sẽ cùng nhau ký kết một Tuyên Ngôn chung. Như vậy, Ðức Thánh Cha sẽ hoàn thành mục tiêu ban đầu của chuyến viếng thăm đáp lại lời mời của Ðức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Giáo Bartolomeo I và tham dự vào dịp lễ kính Thánh Andrê Tông Ðồ quan thầy của Tòa Thượng Phụ Constantinople. Sau nghi thức Phụng Vụ, Ðức Thánh Cha sẽ dùng cơm trưa với Ðức Thượng Phụ Bartolomeo I tại Tòa Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Giáo.

Buỗi chiều ngày thứ Năm, 30 tháng 11 năm 2006, Ðức Thánh Cha sẽ viếng thăm Viện Bảo Tàng Hagia Sophia (Viện Bảo Tàng Thánh Sophia), trước kia đây là một Vương Cung Thánh Ðường của Kitô giáo, sau đó bị Hồi Giáo chiếm đóng và biến trở thành một Ðền Thờ của Hồi Giáo, hiện nay là một Viện Bảo Tàng Quốc Gia. Sau đó, Ðức Thánh Cha sẽ viếng thăm Nhà Thờ Chính Tòa của người Armenian trong thành phố. Tại đây, Ðức Thánh Cha sẽ gặp gỡ Ðức Thượng Phụ Giáo Chủ của Giáo Hội Armenian, Ðức Mesrop I. Sau đó Ðức Thánh Cha sẽ gặp các vị lãnh đạo địa phương của các cộng đoàn Giáo Hội Chính Thống Giáo Syrian, Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Tin Lành. Sau buỗi gặp gỡ các vị lãnh đạo của các Tôn Giáo, Ðức Thánh Cha sẽ ăn cơm tối với các Ðức Giám Mục Công Giáo Thuộc Hội Ðồng Giám Mục Thổ Nhỉ Kỳ.

Sáng thứ Sáu, mùng 1 tháng 12 năm 2006, Ðức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ tại Nhà Thờ Chính Tòa Công Giáo ở Istanbul, Nhà Thờ Kính Chúa Thánh Thần. Sau đó ÐTC sẽ tới Phi Trường Istanbul và tại đây sẽ có một nghi lễ từ giã Ðức Thánh Cha. Máy bay sẽ cất cánh lúc 1 giờ 15 phút chiều để đưa Ðức Cha trở về lại Phi Trường Fiumicino ở Rôma. Theo chương trình, Ðức Thánh Cha sẽ về tới Rôma vào buỗi chiều cùng ngày (1/12/2006).

Những vị Giáo Hoàng tiền nhiệm đã viếng thăm Thổ Nhỉ Kỳ gồm có: Ðức Phaolô VI vào năm 1967, Ðức Gioan Phaolô II vào năm 1979. Ðược biết dân số Thổ Nhỉ Kỳ là 70 triệu người. Và hầu như 99% là người theo đạo Hồi Giáo, phần đông thuộc phái Sunny. Người Công Giáo tại Thổ Nhỉ Kỳ chỉ được 0.04% tổng số dân.

 

(Joseph Trương)

 

Mục lục

 

Ngày Truyền Thống Gia Ðình Ða Minh Việt Nam.

Hố Nai, Việt Nam - (12/11/2006) - Cứ vào khoảng tháng 11 mỗi năm, anh chị em Ðaminh lại gặp gỡ nhau tại một địa điểm nào đó. Sự gặp gỡ này được Tổng hội Ðaminh thế giới khuyến khích các Tỉnh dòng, và như thế, Ban đặc trách gia đình Ðaminh của Tỉnh dòng Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để anh chị em ngồi lại với nhau chia sẻ những công việc đã làm được, những khó khăn trắc trở trong đời sống sứ vụ, những băn khoăn thao thức về sứ mệnh giảng thuyết trên dải đất Việt hình chữ S thân yêu.

Năm nay, buổi họp mặt truyền thống gia đình Ðaminh được tổ chức tại tu viện thánh Martinô - Hố Nai. Sáng ngày 11 tháng 11 năm 2006, bầu trời trong vắt không một gợn mây, cổng tu viện mở rộng đón chào những anh chị em Ðaminh từ khắp nơi đổ về. Chưa đến 8 giờ mà khuôn viên tu viện khá rộng đã râm ran tiếng người, mỗi nơi tụ họp một vài anh chị em hỏi thăm nhau, chào nhau... sau bao ngày xa cách. Tình huynh đệ lớn dần sau mỗi cái bắt tay, những nụ cười thăm hỏi, những cái bá vai thân tình.

Ðúng 8 giờ, anh chị em được mời vào ngôi nhà nguyện của tu viện, hôm nay đã trang trí thành một phòng hội cho ngày truyền thống gia đình. Gia đình Ðaminh Việt Nam gồm tỉnh Dòng Ðaminh, hôm nay hiện diện với con số 100 anh em. Nữ Ðaminh Rosa Lima đến tham dự 40 chị em. Nữ Ðaminh Tam Hiệp 30 chị em. Nữ Ðaminh Thánh Tâm 30 chị em. Nữ Ðaminh Lạng Sơn 20 chị em. Nữ Ðaminh Thánh Thể được 7 chị, và hai nữ Ðaminh Bùi Chu và Thái Bình vì đường xa cách trở nên chỉ về được 6 chị em. Vì ngày truyền thống gia đình giới hạn số lượng người nên tuỳ theo mỗi Hội dòng lớn hay nhỏ mà số người đại diện sẽ nhiều hay ít. Ngày truyền thống không chỉ có các anh chị em tu sĩ Ðaminh, mà còn có sự góp mặt của anh chị em đại diện Huynh đoàn Dòng ba Ðaminh và các anh Huynh đoàn Biệt lập (những anh trước đây đã tu, nhưng nay sống theo ơn gọi gia đình). Với nhiều thành phần tham dự, đã làm cho bầu khí của ngày truyền thống Ðaminh vui tươi, đầm ấm và chân tình hơn. Mở đầu cho ngày truyền thống, quý thầy Ðaminh tập những bài hát cộng đoàn, tạo một khí thế mới, hứa hẹn một ngày đầy phấn khởi và căng tràn sức sống. Quả vậy, lời cầu nguyện đầu giờ đã thánh hoá và kết nối anh chị em nên một khối hiệp nhất.

Cha Giuse Nguyễn Ðức Hoà - Phụ tá Giám tỉnh cũng là cha Ðặc trách gia đình Ðaminh chào mừng anh chị em, trong lời chào mừng mang tính cách gia đình, với giọng nói cởi mở và thân tình cha mở đầu bằng một lời nói xoá hết những gì còn ngại ngần xa cách giữa những anh chị em còn xa nhau rằng: Hôm nay là ngày truyền thống của gia đình, của tình thân hữu nên gác qua mọi danh xưng và chức vụ mà chỉ gọi nhau là anh em. Lời nói của cha làm vỡ oà niềm vui của toàn thể anh chị em, tiếng vỗ tay tán đồng vang lên không dứt với tiếng cười nói rổn rảng và những cái bắt tay, nháy mắt diễn ra... vội vã. Lần đầu tiên tổ chức gia đình Ðaminh cách đây hơn 10 năm, số thành viên tham dự chỉ khoảng 6 đến 70 anh chị em. Hôm nay con số ấy đã gấp năm, sáu lần, đó mới chỉ là con số anh chị em đại diện tham dự. Niềm vui này đáng để cho gia đình chúng ta tự hào. Hơn nữa gia đình Ðaminh thế giới mới chỉ tổ chức được 1 lần ngày truyền thống gia đình thế này vào tháng 10 năm 2000 tại Manila - Philippines, từ đó đến nay chưa thêm được một lần nào nữa. Trong khi đó anh chị em Ðaminh Việt Nam chúng ta đã được hơn 10 năm tổ chức ngày này, chúng ta lại tự hào mình là người đi đầu tiên trong việc gắn kết các phần tử của gia đình.

Sự gắn kết và huynh đệ ấy còn thể hiện qua việc luân phiên đăng cai các địa điểm tại các Hội dòng khác nhau. Nếu năm nay tổ chức tại Tỉnh dòng thì sang năm sẽ tổ chức có thể ở Dòng Ðaminh Tam Hiệp hay Ðaminh Rosa Lima hoặc một địa điểm nào đó của các chị em. Sự luân chuyển ấy cho thấy một sự bình đẳng, một sự hiểu ngầm như là giao ước nâng đỡ lẫn nhau, như là một cách mời anh chị em đến thăm từng cộng đoàn, cho thấy sự phong phú và một tinh thần rất Ðaminh. Cử chỉ đẹp ấy đã có và sẽ được gìn giữ mãi trong dòng chảy của lịch sử Dòng.

 

Như đã nói ở trên ngày truyền thống gia đình Ðaminh là ngày anh chị em ngồi lại với nhau chia sẻ những gì mình đã làm được, để tạ ơn Thiên Chúa, những điều mình chưa làm được, những thao thức trong sứ vụ để cùng anh chị em tìm hướng giải quyết và đồng vai sát cánh hơn trong công việc phục vụ rao giảng Lời chân lý. Với chị em Ðaminh, thành quả 10 năm Liên hiệp như là một bước đầu, đánh dấu cho những sứ vụ còn ở phía trước. Chia sẻ với anh chị em Ðaminh niềm vui này, Chị Têrêsa Phạm Thị Bạch Tuyết chủ tịch liên hiệp đã nói: 10 năm tuổi đời, Liên hiệp nữ Ðaminh Việt Nam thực sự còn quá non trẻ để tự khẳng định mình. Ðây chỉ là bước khởi đầu đi vào cuộc sống, tuy nhiên đó là một giai đoạn nền tảng vô cùng quan trọng để hình thành nên nhân cách riêng, nhận diện ra mình là ai với những hoài bão mơ ước về tương lai tươi sáng và sự tha thiết gia nhập vào gia đình Ðaminh thế giới. Việc thành lập liên hiệp này là một nét son, là niềm tự hào chung của gia đình Ðaminh Việt Nam như lời cha Carlo Alfonso Azpiroz - Bề Trên Tổng Quyền Dòng Ðaminh viết trong thư chúc mừng: Các chị tự liên kết với nhau trong cùng một liên hiệp... Ðó là một gương sáng cho các nữ tu Ðaminh trên toàn thế giới noi theo.

Sự liên kết này đã trở nên phúc lành cho chị em trên mọi phương diện, có thể chu toàn những sứ vụ mà từng Hội dòng riêng lẻ không thể chu toàn.

Ðược biết Liên hiệp nữ Ðaminh Việt Nam gồm năm Hội Dòng thành viên: Ðaminh Bùi Chu, Ðaminh Lạng Sơn, Ðaminh Tam Hiệp, Ðaminh Thánh Tâm và Ðaminh Rosa Lima, cùng một Hội dòng ứng viên là Ðaminh Thái Bình. Liên hiệp đã có Lớp thần học liên dòng thánh Toma dành cho các chị em Học viện đã được duy trì từ 10 năm nay. Trong công tác tông đồ các chị đã cùng nhau chia sẻ tinh thần truyền giáo tại hai cứ điểm xa xôi nhất của đất nước là Cà Mau và Trảng Tranh. Các chị có chung một Hiến pháp và thống nhất trong tu phục. Mười năm qua với biết bao thay đổi, tiến trình hình thành nên Liên hiệp không chỉ nói một vài lời tóm tắt như chúng ta vừa nghe chia sẻ, nhưng là cả một lịch sử dài của việc ngồi lại với nhau và lắng nghe nhau trong tinh thần hiệp nhất để Thần Khí Chúa hướng dẫn theo dự phóng của Ngài.

Giữa những giờ phút thư giãn của ngày truyền thống là những tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn của các anh chị em: Những điệu múa duyên dáng trong tu phục áo Dòng truyền thống, trong trang phục những cô gái miền sơn cước, trang phục dải yếm, váy lĩnh của những cô gái Bắc Ninh, bài hợp xướng của anh em, bài tam ca của Huynh đoàn biệt lập... đã làm cho bầu khí của ngày gia đình càng đậm đà thắm thiết. Tôi cảm nhận được những tràng pháo tay tưởng thưởng sau mỗi tiết mục văn nghệ không phải khen hay nhưng đó là những tràng pháo tay khích lệ cho những diễn viên tuy không chuyên nhưng đạt được một mức độ múa mà những giáo viên trường múa... không thể chê được. Không một ai lúc có thể nhận diện được các Soeur nhà mình thường ngày hiền dịu thánh thiện đến nhường nào mà hôm nay trên sân khấu trông như những diễn viên múa thực thụ. Tình gia đình đã làm cho những điều tưởng như không thể lại trở nên có thể.

Tình yêu và lòng ước muốn hiệp nhất phục vụ làm cho mọi người không còn khoảng cách... bầu khí ấm áp và gần gũi hơn khi cha Giuse Nguyễn Trọng Viễn chia sẻ về 40 năm thành lập Tỉnh dòng Việt Nam. Cách bày trí trên sân khấu với bàn giảng sư, micro và bình hoa làm cho mọi người có cảm giác sắp sửa một giờ học, hơn nữa cha Giuse đĩnh đạc lên sân khấu với một xấp tài liệu trên tay thì mọi người đều suy nghĩ rằng mình đã đoán đúng. Nhưng trong suốt phần chia sẻ ngắn gọn của mình tôi không thấy cha nhìn xuống tờ giấy dù chỉ một lần và những sự kiện đời thường của Tỉnh dòng, của anh em được cha chia sẻ như đang nói chuyện thân tình. Về những vất vả của xã hội thời đó, về những khó khăn của các anh em học vịên mà bây giờ đã là những người đang giữ các chức vụ quan trọng của Tỉnh dòng... những khó khăn làm cho con người lớn lên và trưởng thành. Những hoài bão thời sinh viên học viện, những chương trình đưa ra, những đầu sách đã viết được, những hoạch định... của những anh em muốn xoay sở để Tỉnh dòng tiến lên, không thể ỳ ạch mãi. Nhưng những chương trình ấy cái thì thực hiện được, cái thì chỉ tồn tại được mấy ngày và tội nghiệp hơn cái thì vỡ từ trong trứng nước, nhưng đó lại là một kinh nghiệm mà mấy ai có được. Kinh nghiệm không mua được bằng tiền nhưng có được nhờ lòng kiên trì, nhờ sự "lém" của một số anh em và đặc biệt do lòng yêu mến Dòng, yêu mến Giáo hội.

Với một giọng nói chuyện duyên duyên, cha Giuse chia sẻ về các anh em trong Dòng một cách rất thật mà chân tình: Cha nói một số cha có tính lành, đó là những anh em làm việc tân tuỵ, không tính đến chuyện thiệt hơn, đơn giản phục vụ những cái gì đã có sẵn và tất cả là của Chúa một cách âm thầm lặng lẽ như một dòng chảy êm đềm của một con sông. Nhưng một số anh em khác lại không như thế, họ đau đáu về tương lai dòng, về những sứ vụ ở phía trước, những dự án phát triển Dòng, những suy tư của thời đại mà Dòng phải đồng hành phục vụ... Và những dự tính của anh em được sự ủng hộ của những vị lành tính, các ngài để cho anh em trẻ xoay sở, làm việc. Một sự tin tưởng nhau, một sự chấp nhận nhau và một cách nào đó tinh thần Ðaminh được áp dụng như là một nét son trong việc điều hành Dòng.

Tôi nhận thấy trong lúc chia sẻ về những anh em lành tính và anh em tính lém, cha Giuse đã nhắc tên một số anh em, những anh em đó hầu như hiện nay giữ những chức vụ quan yếu của Dòng, cũng có những vị là thần học gia đang làm việc tại hải ngoại... và những tên tuổi ấy được đón nhận bằng những nụ cười bất ngờ của mọi người. Ðó chính là tinh thần dân chủ của Dòng như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt hành trình "chiêm niệm và chia sẻ cho tha nhân những gì mình đã chiêm niệm". Một tinh thần rất gia đình, rất Ðaminh mà khó có một hội dòng nào sánh được và đó không phải là niềm ứơc ao mà chúng ta mong đạt được vào ngày sau hết sao?

Kết thúc cho phần chia sẻ, cha Giám tỉnh Giuse Nguyễn Cao Luật đã tóm tắt một cách rất hình ảnh về gia đình Ðaminh như sau: Dòng chúng ta như một dòng sông đang chảy, có lúc phẳng lặng, có lúc chảy xiết và đôi lúc thác ghềnh, nhưng dòng chảy vẫn tiếp diễn không ngừng nghỉ, con nước sau xô dòng nước trước, chảy hoài, thôi thúc nhau ra biển cả, hoà làm một, hò reo cùng nhau, rù rì cùng nhau để khích lệ, tưởng thưởng nhau khi cùng nhau vừa vượt qua những chỗ khó khăn nhất. Hôm nay chúng ta đang chảy, đang cùng trên một dòng chảy và năm, mười năm nữa chúng ta cũng vẫn xuôi theo dòng mà tìm ra biển lớn. Chúc tất cả anh chị em - những giọt nước của dòng Ðaminh - chảy không ngừng nghỉ, làm việc không ngừng nghỉ.

Và một ngày không xa chúng ta cùng reo lên vì được hội tụ cùng nhau giữa lòng biển cả.

Những tràng vỗ tay như muốn nói lên thông điệp mà cha Giám tỉnh gởi đến thật ngắn gọn mà sâu sắc, dễ nhớ và hình ảnh, sẽ đọng lại trong ký ức từng thành viên của gia đình thật sâu sắc.

Kết thúc cho ngày truyền thống gia đình Ðaminh là bữa ăn huynh đệ Agaphê. Anh chị em thăm hỏi và tiếp cho nhau những món ăn dù dân dã nhưng chứa chan tình cảm của những người con cái của cha thánh Ðaminh. Và tôi chắc chắn ở trên trời, thánh Tổ Phụ và các Thánh Dòng đang nhìn chúng tôi mỉm cười và hài lòng, các Ngài chúc phúc cho các đàn em, và chúc lành cho tất cả những ai mang trong mình tinh thần của gia đình Cha Thánh Ðaminh.

 

Minh Nguyên

Mục lục

 

 

Text Box: TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO

  

 


 

Phái đoàn “Loan Báo Tin Mừng” Việt Nam

Dự Hội Nghị Truyền Giáo Á Châu lần thứ nhất tại Thái Lan

 

Gs Trần Bá Nguyệt

Lm Ngô Quang Tuyên tổng hợp thông tin

 

Hội Nghị được tổ chức tại Chiang Mai, Thái Lan, từ ngày 18 đến hết ngày 22/10/2006. Tổng số người tham dự là 1047 người đại diện cho 25 nước thuộc các vùng Trung Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á. Có 5 vị Hồng Y, 69 Tổng Giám Mục và Giám Mục, 13 Đức Ông, 385 linh mục, 190 nam nữ tu sĩ và 396 giáo dân (trong đó số nữ là 205 người). 43% người tham dự là người Thái. Ngoài ra còn có đại diện các tôn giáo bạn và các quan sát viên đến từ những quốc gia khác trên thế giới. Hội nghị được tổ chức tại Khách sạn Lotus Pang Suan Kaew Hotel, với hai sảnh đường lớn, nhà nguyện ở tầng 5, thính đường nơi diễn ra hội nghị có sức chứa hơn 2000 người cũng là phòng triển lãm của các quốc gia. Văn phòng thư ký hội nghị và phòng báo chí nằm tại lầu 4. Trên tầng 5 cũng có một thính đường lớn tương tự như tầng 4. Vì khách tham dự khá đông nên các phòng ăn nằm trên cả bốn tầng được chia theo nhóm thảo luận. Lotus là một khách sạn lớn có 4 khu. Khu cao nhất là 13 tầng. Ngoài ra còn có một tháp đậu xe 10 tầng kế bên.

Chủ đề của Hội Nghị là “Kể chuyện của Chúa Giêsu tại Châu Á”.

Đức Tổng Giám Mục Salvatore Pennachio, Sứ Thần Tòa Thánh tại Thái Lan nói, “Hội Nghị lần này là một cơ hội hiếm hoi cho tất cả những ai tin Chúa tại Á Châu. Họ có dịp chia sẻ niềm vui và niềm phấn khởi của họ trong niềm tin vào Đấng Kitô”.

Còn Đức Hồng Y Paul Poupard, Chủ tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Văn Hóa lại cho rằng “Chủ đề của hội nghị thực sự thích hợp và thực tế. Ngài nói chủ đề đó sẽ thúc đẩy đời sống và sự phát triển của Giáo Hội tại Châu Á”.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16, trong thư gửi cho Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng Giám Mục Thành Naples, Đặc Sứ của Đức Thánh Cha tại Hội nghị, đã viết như sau:

“Hiền Đệ kính mến,

Do lòng thương của Vị Mục Tử, chúng ta là những người theo ý Chúa được trao cho nhiệm vụ tiếp nối công việc của Thánh Phêrô hướng dẫn Giáo Hội của Chúa. Chúng ta nhìn về Châu Á với niềm hy vọng lớn lao.

Tôi đã được thông báo về Hội Nghị Truyền Giáo Á Châu tại Thái Lan. Tôi rất sung sướng về sự kiện trọng đại này. Tôi gửi tới tất cả những vị lãnh đạo cũng như toàn con dân Thiên Chúa tại đó trái tim, trí óc và những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi đến Hội Nghị.

Tôi cũng vô cùng sung sướng chấp nhận lời đề nghị của Hiền Đệ kính mến, Hồng Y Michael Michai Kitbunchu, Tổng Giám Mục Bangkok. Hiền đệ đã khẩn thiết yêu cầu tôi gửi một Vị Hồng Y đại diện chính thức của Giáo Triều Roma tại Hội Nghị. Tôi tin rằng Hiền Đệ sẽ là vị Đặc Sứ thích hợp nhất của tôi. Hiền Đệ Hồng Y Michai Kitbunchu cũng đã chính thức đề nghị Hiền Đệ vì kinh nghiệm trong lãnh vực truyền giáo của Hiền Đệ. Vì thế qua bức thư này, tôi bổ nhiệm chính thức Hiền Đệ là Đặc Sứ của tôi tại Hội Nghị Truyền Giáo Á Châu được tổ chức tại Chiang Mai, Thái Lan từ ngày 19 đến hết ngày 22 tháng 10 năm 2006.

Hiền Đệ sẽ là Đại Diện Chính Thức của tôi cho sự kiện hệ trọng này. Hiền Đệ cũng sẽ chủ tọa những Nghi Lễ Phụng Vụ, trình bày về sự quan trọng của Hội Nghị và gửi tới phần đất Á Châu này tình yêu thương của tôi. Hiền Đệ cũng sẽ thay mặt tôi chào đón các đại diện các Tôn Giáo và thành phần niềm tin khác tại Hội Nghị.

Về phần tôi, Hiền Đệ thân mến, tôi ủy thác quyền đại diện của Hiền Đệ trong tay Mẹ Đồng Trinh Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tôi cầu xin Người bảo vệ những Dân Tộc của lục địa vĩ đại này và nhờ Đức Mẹ cầu xin Thiên Chúa Con của Mẹ ban ơn cho các dân tộc ấy sự đoàn kết dồi dào trong tinh thần.

Cuối cùng, tôi nhờ Hiền Đệ chuyển giao Phép Lành Tòa Thánh biểu tượng cho Ân Sủng của Thiên Chúa làm chứng cho thiện ý của tôi và Nhân Danh tôi cho tất cả những người tham dự Hội Nghị với tất cả tình cảm rất trìu mến của tôi.

Làm tại Cung Điện Gandolfo, ngày 20 tháng 9 năm 2006

Năm Thứ Hai của Triều Đại Giáo Hoàng của tôi.

Giáo Hoàng Benedictus XVI”.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã từng nhận định : “Thiên niên kỷ thứ nhất Thánh Giá được trồng trên đất Âu Châu, Thiên niên kỷ thứ hai Thánh Giá được trồng trên đất Mỹ Châu và Phi Châu, thì chúng ta có thể cầu xin trong Thiên niên kỷ thứ ba, Giáo Hội sẽ gặt được một mùa gặt lớn trên lục địa vừa rộng lớn vừa tràn trề sức sông (là Á Châu) này” (GHAC 1). Tổng số người Công Giáo tại Châu Á như sau:

 

Năm

Công giáo Châu Á
/ công giáo toàn thế giới

% Công giáo Châu Á

% Dân số thế giới

1978

63,2 triệu

8,35 %

2,53 %

1990

86,0 triệu

9,26 %

2,73 %

2002

100,2 triệu

10,30 %

2,90 %

7-2006

113,489 triệu

10,33 %

 

 

(1.098.366.000)

 

 

(Nguồn: Newsletter of the Catholic Bishops’ Conference of Thailand, issn. 1905-6257 - Oct. 2006)

NGÀY TIẾP ĐÓN, 18-10

Các phái đoàn lục tục kéo đến Bangkok rồi Chiang Mai trong ngày 18-10. Đoàn Việt Nam gồm 15 người: 2 giám mục, 7 linh mục, 2 nữ tu, 1 thầy dòng Phanxicô và 3 giáo dân lên đường vào sáng ngày 18, đến Bangkok lúc 2 giờ và lên đường đi CMI lúc 3 giờ 25 phút. Đoàn đến CMI lúc 4 giờ 35 phút. Ban tổ chức tiếp đón tại sân bay và tặng mỗi người một vòng hoa nhài chưa nở. Vì khách quá đông nên hai vị giám mục ở tại Lotus còn các vị còn lại lên xe tút tút về khách sạn Chiang Kum cách Lotus 10 phút taxi. 6 giờ chiều cùng ngày hội nghị tập trung dùng bữa ăn tối. 7 giờ 30, giờ trình diễn âm nhạc Thái lan.

8 giờ tối, Đức Hồng Y Sepe khánh thành khu triển lãm của các nước tại phòng họp chính. 9 giờ tối đại diện các nước (do ban tổ chức chọn) tiếp xúc với ban tổ chức hội nghị để thông qua những hướng dẫn cơ bản.

Phần đóng góp của đoàn Việt Nam tại phòng triển lãm gồm sáu posters đứng theo khổ qui định 0,9 x 1,8 m, một tượng Đức Mẹ La Vang và một tập sách hình 20 trang, khổ 20x20 cm giấy cứng in nhiều màu và hình ảnh giới thiệu về lịch sử giáo hội VN và các hoạt động truyền giáo mang tựa đề “JESUS IN VIETNAM”. Tập sách này được chia sẻ cho các thành viên tham dự hội nghị và các khách tham quan. Đức Hồng Y Sepe ngừng tại bàn triển lãm của phái đoàn Việt Nam mở tập sách hình xem từng trang và nói chuyện với các Đức Cha và các thành viên trong đoàn. Ngài cảm ơn một lần nữa về chuyến viếng thăm Việt Nam của Ngài vào tháng 12/2005 vừa qua. Ngày thứ nhất trôi qua, toàn phái đoàn trở về khách sạn tập dượt dâng hoa cho đến 11 giờ đêm.

LỄ KHAI MẠC, ngày 19-10

Chủ đề : Câu Chuyện Chúa Giêsu nơi các dân tộc Châu Á.

Ngày 19-10, Hội Nghị đã khai mạc trọng thể. Thánh Lễ do Đức Hồng Ivan Dias, Tổng trưởng Thánh bộ Loan Báo Tin Mừng Chủ tế. Trong bài giảng, ĐHY đã cầu xin Thiên Chúa ban phước lành cho những tham dự viên hội nghị. Ngài nói “Thiên Chúa đã quá yêu thương thế giới đến nỗi đã ban Con Một của mình xuống thế tại Á Châu”. ĐHY cũng nhấn mạnh đến sự có mặt của con dân Thiên Chúa trên một lục địa rộng lớn nhất để “đối thoại với những người thiếu thốn, với những nền văn hóa khác nhau, cũng như những tôn giáo khác nhau. Chúng ta là những giáo hội còn trẻ, rất trẻ; những quốc gia còn trẻ, và những người Con Thiên Chúa còn rất trẻ so với thế giới”. Ngài nói tiếp: “Hội nghị sẽ không phải là nơi đặt vấn đề tại sao, nhưng sẽ là nơi chứng minh sự hiện diện của Giáo hội trong khung cảnh phức tạp của Châu Á với nhiều tôn giáo, nhiều chủng tộc và nhiều nền văn hóa khác nhau. Tất cả con dân Thiên Chúa vì thế chỉ có một nhiệm vụ cùng theo chân Chúa Kitô, một người Á Châu, để tiếp nối con đường của Người tại Châu Á”.

Đặc Sứ Tòa Thánh, Đức Hồng Y Crescenzio Sepe đã tuyên bố khai mạc Hội Nghị trước Nghi Thức Thánh Thể. Ngày đầu tiên Hội Nghị đã tập trung vào Chủ đề “Kể chuyện Chúa Giêsu tại Châu Á” đặc biệt về “Vai trò của những Cộng Đồng Kitô Hữu Cao Niên và Cơ Bản (BEC, Elderly and Basic Christian Communities). Đức Cha Lui Antonio G. Tagle, Giám Mục Imus, Phi-luật-tân, trong bài nói chuyện linh động và hấp dẫn đã nhắc lại câu nói của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Truyền giáo như một sự chia sẻ ánh sáng đức tin vào Chúa Giêsu, một món quà được trao ban và một món quà được chia sẻ với tất cả các dân tộc Châu Á (EA, 10). Vị Giám Mục trẻ tuổi (ĐC sinh ngày 21-6-1957), thành viên của Ủy Ban Thần Học Quốc tế tại Vatican, đã lôi cuốn khán giả bằng bài nói chuyện thâm thuý, đầy hấp dẫn với tám đặc tính của việc kể truyện, và tám phương cách đề nghị để “Kể Chuyện Chúa Giêsu ­cho những dân tộc Châu Á” dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Buổi chiều bắt đầu lúc 2giờ 30 với hoạt cảnh trình bày Tiến trình Kitô Giáo có mặt tại Châu Á ; 3 giờ chiều, Đức Cha John Tong Hon, Giám mục Giáo Phận Xianggang, Hongkong, một nhân chứng cho giới cao tuổi của “Câu Chuyện Chúa Kitô”, trình bày “Bảy Phép Lạ trong đời tôi”. Đức Cha đã cho khán thính giả thấy “phép lạ đầu tiên về cuộc đời tận hiến của ngài, phép lạ thứ hai liên can đến sự trở lại đạo của mẹ ngài, những việc làm cho những người thiếu may mắn, và đặc biệt những gian truân của cuộc đời những đồng bào Trung Quốc, trong đó có ngài, khi phải lưu lạc từ quê hương Trung Quốc sang Bắc Việt Nam, rồi Nam Việt Nam, rồi lại rời Việt Nam lên đường ngược về phương bắc, một số đến được Hongkong sau bao gian khổ. Đức Cha nói: “Trước những nỗi thống khổ của cuộc sống phiêu lưu, nhiều người kêu khóc và tự hỏi tại sao Thiên Chúa lại thử thách họ nhiều như vậy. Tôi đã an ủi họ và tôi nói với họ rằng Chúa Giêsu cũng đã từng là một người tị nạn tại Ai Cập”. Mỗi một “phép lạ” có thật trong cuộc đời thực sự của “Chứng nhân lớn tuổi John Tong” là một câu chuyện có thật lưu dấu chân Chúa Kitô. Đức Cha kết luận: “Những chứng nhân tôi đã gặp hiện nay nhiều người đã 80 hay 90 tuổi, vẫn đang rong ruổi trên con đường gieo rắc Niềm Tin theo Dấu Chân Chúa Cứu Thế. Rất nhiều người vẫn như những Môn Đệ Emmaus đã nhận ra Chúa trong những cố gắng hết sức nhiệt tình của những môn đệ già để giúp đỡ những người tin Chúa”. Bài nói chuyện rất xúc động của Đức Cha thay cho giới người cao tuổi được kết thúc với lời nhắn nhủ: “Ba điều quan trọng Giáo Hội tại Á Châu phải làm để chu toàn trách nhiệm phục vụ dân Chúa đó là phải dấn thân, phải đối thoại, và phải là những sứ giả của Tin Mừng”.

Sau bài nói chuyện của Chứng Nhân sống, ĐGM John Tong, bốn vị khác cũng đăng đàn để chia sẻ những kinh nghiệm sống niềm tin nơi những gia đình, cộng đồng cơ bản, với người lớn tuổi, và gia đình. Đó là Nữ tu Margret Pereira, người Mã Lai, phụ trách cộng đoàn BEC tại Tổng Giáo Phận Kuala Lumpur và Giáo phận Penang và Melaka. Đó là ông Lawrence Visagaran và vợ là bà Celine Fernandez, một người gốc đạo Hindu, cả hai đều làm việc cho những BEC tại Mã lai. Ông bà đã kể về những gian nan khi hai tôn giáo khác nhau, Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo phải hòa hợp với nhau như thế nào trong một gia đình. Đó là cô Edna Quinquero-Khoo, người Phi-luật-tân, cũng làm việc cho các nhóm BEC tại Phi kể về những việc làm để giúp các gia đình xây dựng tổ ấm Nazarét.

Vào lúc 4 giờ chiều cùng ngày, thành viên 20 nhóm thảo luận đã gặp nhau bao gồm những thành viên chính thức và những quan sát viên tại những phòng họp đã được sắp sẵn. Ngày đầu tiên này nhắm vào việc giới thiệu và chia sẻ những kinh nghiệm riêng về câu chuyện Chúa Kitô trong đời sống thực của mỗi người. Trong lúc đó các vị Giám Mục gặp gỡ với ĐHY Dias.

6 giờ chiều ngày 19-10, Linh mục Julian Saldanha, người Ấn Độ, trình bày bài SUY TƯ THẦN HỌC về việc theo chân Chúa Kitô để làm chứng nhân Tin Mừng nơi Châu Á. Ngài cũng kêu gọi tất cả chúng ta “chia sẻ kinh nghiệm sống đạo trong khung cảnh Á Châu, đưa ra những chứng từ cá nhân về sự khác biệt mà niềm tin đã đem đến cho mỗi người, những thí dụ trong đó Thánh Thần đã tác động đến các cá nhân, các nền văn hóa và các tôn giáo, cũng như làm sao để bảo tồn những giá trị tôn giáo, văn hóa và gia đình Á Châu”.

7 giờ 15 cơm tối.

8 giờ, hội nghị xem phần trình diễn văn nghệ của các học sinh sinh viên Thái về “Sự hình thành Giáo Hội tại Thái Lan”. Một buổi trình diễn xúc tích và đầy màu sắc.

THỨ SÁU, 20-10

Chủ đề : Câu chuyện Chúa Giêsu nơi các tôn giáo Á Châu

Toàn thể tham dự viên hôm nay sẽ hướng sự chú tâm của mình vào vai trò của Chúa Giêsu nơi các tôn giáo khác của Châu Á. Sau Thánh lễ lúc 6 giờ và giờ ăn sáng, Hội nghị bắt đầu nghe trình bày về “Các tôn giáo tại Châu Á” lúc 9 giờ và sau đó là phần chia sẻ của đại diện bốn tôn giáo chính. Những tâm tình của các tín hữu Hồi Giáo, Phật Giáo, Ấn Giáo, Tôn giáo các bộ tộc và tôn giáo nguyên thủy. Những chứng nhân niềm tin lần lượt được trình bày với ông M. Abdus Sabur, người Bangladesh, một nhà khoa học và một người hoạt động tích cực cho việc loan báo Tin Mừng trong nhiều tổ chức quốc tế cổ vũ cho đối thoại giữa các niềm tin, các bộ tộc và các nền văn hóa khác nhau. Linh mục người Nhật Jean Tanaka, OP, gốc Shinto (Thần Đạo) sau theo Đạo Phật và chuyển sang Công giáo, đã kể chuyện nước Nhật với 1% người Công Giáo trong tổng số 223 triệu người Nhật. Chính giáo lý của Đạo Phật như một khái niệm siêu nghiệm đã giúp Cha tìm về Công giáo. Chứng nhân thứ ba là ông Arvindaksha Menon, người Ấn Độ trong một gia đình Ấn Giáo sau lấy bà Omana Menon và cả gia đình theo đạo Công giáo vào năm 1997. Chứng nhân thứ tư là Đức Hồng Y Telesphore Placidus Toppo, Tổng Giám Mục Ranchi (Jharksand) sinh tại Chainpur, theo tôn giáo bộ tộc Adhivasi. ĐHY Toppo là người Adhivasi Á Châu đầu tiên được phong chức Hồng Y. Ngài đã từng là Chủ Tịch HĐGM Ấn Độ và là Chủ Tịch của Văn Phòng Loan Báo Tin Mừng FABC. Buổi sáng chấm dứt với SUY TƯ THẦN HỌC về Sứ Mệnh của Giáo Hội do Giáo Sư Prosper (Stanley) Grech, OSA, Giáo sư Thần Học tại Học Viện Kinh Thánh và Văn Chương các Giáo Phụ tại Vatican.

Phần chính trong ngày 20-10 của Hội Nghị bắt đầu lúc 2 giờ là họp nhóm thảo luận về kinh nghiệm sống chung với các tôn giáo khác cũng như những hoạt động liên tôn giáo của thành viên. Tiếp theo là hai bài SUY TƯ THẦN HỌC của Linh Mục Savio Hon Tai Fai, SDB, Tiến sĩ thần học, một nhà thần học Á Châu, và Linh Mục James Kroeger, MM., một người chuyên hoạt động trong các cộng đồng Á Châu hải ngoại. Linh mục là người Mỹ hoạt động tại Phi-luật-tân. Sau bữa ăn tối là giờ cầu nguyện cho việc Truyền giáo bằng Chuỗi Mân Côi với các thứ tiếng Pháp, La-tinh, Tây-ban-nha, Anh, Thái và chầu Thánh Thể.

THỨ BẢY, 21-10

Chủ đề : Câu chuyện Chúa Giêsu nơi các nền văn hóa Á Châu.

Ngày thứ ba của hội nghị tiếp tục câu chuyện đối thoại với các nền văn hóa Á Châu. Buổi sáng có năm nhân chứng chia sẻ niềm tin về năm lãnh vực khác nhau: chủ nghĩa tiêu thụ, truyền thông, di dân, thanh niên, và các quan hệ liên tôn giáo. Ông Paul Mary Suvij Suvaruchiporn, một nhà hóa học đã trình bày về khuynh hướng tiêu thụ trong xã hội hiện nay. Tiến sĩ Maruja Asis, người Phi-luật-tân, trình bày về vấn đề di dân. Cô Sherlyn Khong, người Singapore, trình bày về công tác với thanh thiếu niên qua các nhóm nhỏ tại giáo xứ. Ông Albertus Ajisyksmo, một nhà giáo người Indonesia thuộc Đại học Công Giáo Atmajaya, trình bày về những cuộc đối thoại với các tôn giáo khác.

Trong buổi sáng thứ bảy này, một sự kiện dành cho đoàn Việt Nam đó là trình bày về văn hóa dân tộc trong giáo hội tại Việt Nam.

Phái đoàn Việt Nam là phái đoàn duy nhất chào mừng hội nghị bằng một diễn nguyện mang màu sắc văn hóa: Dâng hoa.

Mười lăm phút diễn nguyện này được thực hiện bởi toàn đoàn 15 người: 2 Đức Giám Mục nâng cao tượng Đức Mẹ La Vang cao 95cm bằng gỗ pơmu, trước tượng là 12 thành viên trong quốc phục (áo dài khăn đống màu xanh cho nam, màu hồng - vàng cho nữ) xếp hàng từ cuối hội trường bước lên bục trong khi cha Joseph Bùi Hoàng được phân công đọc bài giới thiệu đã được phái đoàn sửa chữa lần chót ngày 16/10 trước khi lên đường dự hội nghị. Trích đoạn lời chào và giới thiệu dịch ra tiếng Việt như sau:

“Các bạn thân mến, trước hết chúng tôi xin hân hạnh gửi đến tất cả các bạn những lời chào nồng ấm nhất của phái đoàn Việt Nam.

Hiện diện ở đây, chúng tôi hy vọng được chia sẻ đôi điều với các bạn trong ngọn lửa cháy bừng của đức tin, đức cậy và đức mến. Chúng tôi ghi nhớ rằng Đại Hội Truyền Giáo Á Châu hôm nay là một Đại Hội tràn đầy ánh sáng và niềm vui. Ánh sáng của lời chúa, và niềm vui của Ơn Cứu Chuộc mà Thiên Chúa đã tuôn đổ trên loài người, nhất là trên các dân tộc Châu Á chúng ta.

Để nói lên tâm tình xúc động của chúng tôi về Đại Hội này, chúng tôi mời các bạn cùng hiệp thông với chúng tôi trong một cử hành tiêu biểu của lòng đạo đức bình dân Việt Nam: Dâng Hoa.

Người Công giáo Việt Nam thường dâng lời chúc tụng Thiên Chúa và Đức Maria với một cử hành gồm nhạc, nến, hoa. Cử hành này được cha ông chúng tôi sáng tác từ thế kỷ 18, như một cố gắng hội nhập văn hóa, một phương cách “kể chuyện của Thiên Chúa” bằng màu sắc.

Cuộc Dâng Hoa gồm có ba phần:

Trong phần thứ nhất, chúng tôi chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ và toàn thể các thiên thần và các thánh. Đây là phần “ngũ bái”.

Phần thứ hai là việc dâng năm sắc hoa: đỏ, trắng, xanh, vàng, tím. Mỗi màu hoa là biểu tượng của một nhân đức của Đức Maria mà mọi người công giáo cố gắng bắt chước Mẹ trong cuộc sống của mình.

Phần thứ ba là lời tạ ơn, và xin Đức Mẹ chuyển cầu để chúng tôi có thể sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa, ở “dưới đất cũng như trên trời”.

Hôm nay, chúng tôi chỉ trình bày trích đoạn của phần hai: dâng ba sắc hoa đỏ, trắng, xanh. Xin mời các bạn cùng hiệp thông với chúng tôi”.

Hơn một ngàn tham dự viên thinh lặng dõi theo tiếng hát và những điệu múa của các diễn viên dâng hoa “đã không còn trẻ” với tiếng vỗ tay không ngớt và những lời khen tặng tại các cuộc họp nhóm và hành lang hội nghị sau đó.

Buổi chiều dành phần lớn thời giờ cho các nhóm trao đổi về kinh nghiệm giao lưu văn hóa Kitô Giáo trong lòng dân tộc. Các nhóm đã trình bày những đổi thay của giáo hội theo các hoạt động và sinh hoạt văn hóa cũng như thay đổi lễ nghi, y phục để cùng hòa mình vào cộng đồng dân tộc.

5 giờ 30 chiều là bài SUY TƯ THẦN HỌC do Linh Mục John Mansford Prior, SVD, người Indonesia, Cố Vấn Cho Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa và là thành viên của văn phòng Loan báo Tin mừng FABC. Linh mục nhấn mạnh, “Trong khi toàn cầu hóa đang đe dọa nhấn chìm những nét văn hóa của các dân tộc về phương diện tôn trọng con người, đức từ bi, lòng trắc ẩn, sự lương thiện và yêu thương lẫn nhau như anh em một nhà thì Lời Chúa giúp con người thực thi một nền văn hóa đầy nhân bản tính. Một nền văn hoá hướng về tha nhân ngõ hầu có thể thoát khỏi một thứ trật tự xã hội (gọi là) thịnh vượng dựa trên “chủ nghĩa tiêu thụ đần độn” (crass-crass-consumerism) và chủ nghĩa tư bản dựa vào lòng tham” (greed-induced capitalism)”. Chính bên cạnh những xã hội đầy vật chất đó mà con người tìm thấy niềm tin như câu chuyện của một phụ nữ người Singapore có một cuộc sống máy móc và đầy đủ nhưng buồn chán đã kể về việc đi tìm Chúa sau khi đến thăm một khu nhà ổ chuột. Để có thể làm được điều đó, diễn giả đề nghị mỗi một Kitô hữu Á Châu nên diễn tả niềm tin của mình không phải bằng ngôn từ của “triết học Hy Lạp”, nhưng bằng ngôn từ và triết học Á Châu bởi vì “chính nền văn hóa Á Châu sẽ làm phong phú niềm tin khi được diễn tả bởi chính nền văn hóa đó”. Linh mục đề nghị “người Á Châu đọc Kinh Thánh theo cái nhìn của người Á Châu thay vì đặt mình trong cái nhìn và nhận thức của người phương Tây”. “Chúng ta nên đọc Kinh Thánh trong đối thoại trực tiếp với đời sống, đặc biệt là với những người cùng khổ, thêm vào đó là một nhận thức sâu xa về tương quan văn hóa”. Giữa những anh em thuộc tôn giáo khác tại Châu Á, người Kitô hữu sẽ nhận ra chính mình khi họ cùng với những anh em Hồi Giáo, Phật Giáo, Ấn Giáo... sống với nhau qua những việc xã hội cùng làm với những người anh em đó. “Chúng ta không bảo bọc niềm tin của mình, nhưng đem niềm tin đó vào đời sống với những anh em thuộc các niềm tin khác”, linh mục kết luận.

Người Công Giáo Á Châu phải tạo lập một giáo hội không phải là Giáo Hội “trái chuối” (Banana Church), hay “trái dừa” (Coconut Church), nhưng phải tạo lập một Giáo Hội “Trái Xoài” (Mango Church) để cả bên trong và bên ngoài đều cùng một màu vàng như nhau, một giáo hội với sự cảm thông bên trong cũng như bên ngoài, một giáo hội “nối-kết mọi-niềm-tin” vươn ra với xã hội bên ngoài, một giáo hội theo kiểu của tâm hồn người Châu Á. “Chính niềm tin Công Giáo giúp con người tìm thấy hạnh phúc trong sự đa diện của các nền văn hóa, và của các xã hội con người. Giáo Hội phải đi tìm “khuôn mặt của Chúa Kitô trong và qua các nền văn hóa Á Châu, phải cùng sống với những người nghèo khổ đang chiếm số đông tại Châu Á chúng ta”. Trong cuộc hành trình đi tìm đất sống và phẩm giá của mình, “chúng ta thấy nơi các bộ tộc, các dân tộc thiểu số tiếng gọi Tông Đồ để làm chứng nhân cho Tin Mừng của công lý, an bình, sự chính trực để sáng tạo”. Cha Prior nói tiếp: “Những nhà truyền giáo làm việc với những người anh em khốn cùng đó đã khám phá ra rằng chính những giá trị văn hóa dân gian của các cộng đồng thiểu số ấy và giá trị của Tin Mừng có liên hệ mật thiết và soắn chặt với nhau”.

7 giờ chiều là bữa ăn tối tại Hội Trường Đại Hội. Sau đó là cuộc gặp gỡ giao lưu giữa các quốc gia với nhau trong quốc phục của từng nước, cuộc gặp gỡ thân mật dường như không muốn dứt.

CHỦ NHẬT 22-10, NGÀY BẾ MẠC HỘI NGHỊ

Chủ nhật 22-10 là ngày của nghi thức bế mạc chính thức. Hơn một ngàn nam phụ lão ấu thuộc Giáo Phận Chiang Mai đã có mặt. Và để tôn trọng người dân địa phương nhằm giao lưu dễ dàng, một vài phần trong nghi lễ được tổ chức bằng tiếng Thái.

6 giờ 45 là giờ cầu nguyện.

7 giờ ăn sáng.

8 giờ 15 những sinh hoạt văn nghệ chuẩn bị.

8 giờ 30, Linh mục Niphot Thienviharn và đoàn vũ Thái Lan trình bày Bước Chân Chúa Giêsu trên đất Thái và ba thế hệ người Thái, người công giáo bộ tộc và các nền văn hóa. Sau đó là phần tổng kết Hội Nghị bằng tiếng Thái.

10 giờ 15, nghi lễ bế mạc bắt đầu. Đức Hồng Y Orlando Quevedo, OMI, đọc bản tổng hợp Hội Nghị. Linh mục Mario Saturnino Dias, Thư ký Văn phòng Loan Báo Tin Mừng thuộc FABC đọc lời cảm tạ.

11 giờ, Thánh Lễ Bế Mạc Hội Nghị do ĐHY Crescenzio Sepe chủ tế.

Ngày cuối đầy màu sắc. Như những môn đồ đầu tiên của Chúa Giêsu, sứ điệp mang tên của những tham dự viên từ Liban tới Nhật Bản, từ Kazakhstan và Mông Cổ tới Indonesia đều nghe được vô số những câu chuyện đầy hứng thú, cho đến những câu chuyện về cuộc sống, niềm tin, tính cách anh hùng, gương phục vụ, cầu nguyện, đối thoại và lời rao giảng: “Cả một tâm trạng tràn ngập niềm vui đến với mọi người”.

“Câu chuyện của Chúa Giêsu là ‘xương sống’ của mọi kinh nghiệm tạo nên một kho tàng truyện kể vĩ đại. Tất cả mọi màu sắc, con người, ngôn ngữ, văn hóa, các giá trị dân gian cũng như các sinh hoạt tôn giáo và nghệ thuật của con người Á Châu được diễn ra trên một tấm thảm vĩ đại. Giá trị của những câu chuyện Á Châu giúp xây dựng các quốc gia và cải đổi đời sống có liên quan dựa vào Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu (Ecclesia in Asia) của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II”.

Chính Thánh Thần là “người kể truyện vĩ đại nhất”. Người hướng dẫn Giáo Hội trong mọi tình huống để liên tiếp kể truyện qua những chứng từ làm thay đổi cuộc sống. “Nhiệm vụ của Giáo Hội là làm cho câu chuyện của Chúa Kitô sống động, tạo nên những cộng đồng, biểu lộ tình yêu thương, thân mật với mọi người, để sẵn sàng vác Thánh Giá và làm chứng nhân sống động cho Con Người Giêsu”.

Hội Nghị AMC đã cung cấp một cái nhìn mới cho nhiệm vụ đối thoại với các dân tộc, các tôn giáo, các nền văn hóa của Á Châu. Mọi tham dự viên đều tự hứa “đem về quê hương mình những dấu ấn mới trong Câu Chuyện của Chúa Giêsu đặc biệt theo chiều hướng của người Á Châu.

12 giờ 30, bữa ăn trưa cuối cùng.

2 giờ chiều, Hội Nghị chia tay bế mạc.

 

 

Hội nghị Truyền giáo Á Châu do Liên hiệp HĐGM Châu Á

tổ chức tại Chiang Mai, Thailand từ 18 - 22/10/2006

 

Mục lục

 

 

CẢM NGHIỆM VỀ ĐẠI HỘI TRUYỀN GIÁO Á CHÂU I

 

Tham dự Đại Hội Truyền Giáo Á Châu I tại Chiang Mai Thái Lan, đối với tôi không phải là một cuộc đi tham quan, cũng không phải là cơ hội đi cho biết đó biết đây, vì dù sao tôi cũng đã một lần được biết và tham quan đất nước Thái Lan rồi ! Vì thế ngay từ lúc bắt đầu được đề nghị đi tham dự Đại Hội, tôi thấy ngại ngùng và không mấy phấn khởi, vì biết rằng phải nỗ lực và vất vả, sợ rằng khả năng cá nhân hạn hẹp không biết có giúp được gì cho phái đoàn không? Có thể tiếp thu được gì từ Đại Hội không, và có hy vọng giúp ích  được gì cho Giáo Hội, Giáo Phận, và Cộng Đoàn trong công cuộc Loan Báo Tin Mừng sau Đại Hội này không? Hơn nữa, tự bản chất, tôi không phải là người chiến sĩ trong chiến trường truyền giáo, nhưng chỉ là một người phục vụ âm thầm trong công tác đào tạo của Hội Dòng mà thôi !

 

Tuy nhiên, với niềm tin tưởng rằng, mọi việc xảy ra trong đời sống không có gì ngoài ý định quan phòng của Thiên Chúa; Chúa không bao giờ kêu gọi ai làm việc gì rồi bỏ mặc cho họ làm. Người luôn luôn hiện diện và hướng dẫn, nhất là đối với những người thấp bé và yếu kém. Chúa chỉ cần thái độ sẵn sàng và biết lắng nghe Người. Điều Chúa muốn không phải là thành quả bên ngoài, nhưng là một tâm hồn biết hoán cải và có thiện chí. Những suy nghĩ này giúp cho tôi có thái độ quyết định đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu như hai Môn Đệ đã làm khi Người nói : “Hãy đến mà xem” (Ga 1, 39).

 

Qủa vậy, trong quá trình bắt đầu từ lúc chuẩn bị cho đến khi trở về nước sau Đại Hội tại Thái Lan, tôi thấy dần dần cũng hoà nhập được vào bầu khí của Đại Hội, khởi đi từ  tinh thần cầu nguyện và những công tác mà mọi người phải chuẩn bị trước: đọc các tài liệu của Đại Hội về bối cảnh và nền tảng thần học cũng như mục đích và đường hướng của Đại Hội; tiếp đến là những hoạt động cụ thể cho việc tham dự  tại Đại Hội v.v. Từ những việc làm này tôi cảm thấy khơi lên trong tôi một tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích chung. Tôi nhận thấy tinh thần đồng đội, tình đoàn kết, tính khôi hài, dí dỏm, sự xả thân và biết lắng nghe, học hỏi của Quý Đức Cha, Quý Cha và Quý anh chị em trong đoàn. Dù có ở xa xôi mấy, dù có bận rộn và mệt mỏi như  thế nào, tất cả cùng  bỏ qua một bên ý riêng để làm theo ý chung. Với kinh nghiệm cá nhân, tôi cảm nhận rằng, tinh thần mà Quý Đức Cha, Quý Cha và tất cả anh chị em thể hiện không phải là một việc tự  nhiên mà có, nhưng phải phát xuất từ một con tim biết yêu thương, một tấm lòng bác ái vị tha, và sự hăng say làm chứng cho tình yêu của Đức Giêsu. Chính tất cả những điều này là động lực giúp tôi phấn khởi bước vào Đại Hội.

 

Những ngày Đại Hội thực sự rất là bận rộn và chương trình rất khít khao. Căng thẳng, nhưng được tiếp đón và chuẩn bị nơi ăn chốn ở một cách rất tiện nghi và thoải mái. Khít khao vì tôi có cảm tưởng như  Đại Hội muốn dồn hết trong những ngày đó những câu chuyện về Chúa Giêsu từ mọi góc độ đức tin, văn hoá, sứ vụ, môi trường v.v phải được chia sẻ cho tất cả anh chị em trong cùng lục địa Châu Á này. Tuy nhiên những câu chuyện được kể về Chúa Giêsu đã giúp tôi nhận ra sự cấp bách và tầm quan trọng của việc truyền giáo trong một châu lục rộng lớn, đông người, đa tôn giáo, và nhiều nền văn hoá khác nhau: Một phương cách truyền giáo mới—kể chuyện Chúa Giêsu bằng chính kinh nghiệm cá nhân của mình với Đấng được kể về, bằng sự biến đổi con người của mình, bằng việc nhận ra mình là ai trong tương quan với người, với các biến cố, với xã hội, văn hoá, kinh tế v.v. đã thành hình nên căn tính của mình. Suy nghĩ này giúp tôi nhìn lại thái độ truyền giáo của mình và thay đổi lối sống !

 

Qua những chia sẻ trong các cuộc hội thảo của Đại Hội, tôi cũng cảm nghiệm được sự thân thiện, chân tình và cởi mở của các anh chị em ở các quốc gia khác. Tôi không cảm thấy xa lạ nhưng có cảm giác rất gần gũi vì tất cả đều giống mình—cùng giống nòi, cùng là anh em của Đại Gia Đình Á Châu. Tất cả cùng chia sẻ câu chuyện của mình, và rồi cùng thông cảm, đón nhận và khuyến khích nhau trên con đường phục vụ và yêu thương mà chính Chúa Giêsu đã truyền dạy. Chính trong những buổi chia sẻ này, sự căng thẳng của một ngày dài trở nên nhẹ nhàng hơn, thời gian dường như càng lúc đi nhanh hơn, và mỗi ngày trở nên ngắn dần lại.

 

Biến cố nào rồi cũng có lúc chấm dứt ! Từ giã ra về với tấm lòng cảm tạ Chúa đã ban cho tôi cơ hội quý hoá này, cơ hội hoán cải và quyết tâm; thành tâm tri ân Mẹ Maria đã che chở và hướng dẫn chúng tôi trong suốt thời gian qua, Mẹ đã biến đổi những điều không may thành những niềm vui nhỏ nhỏ làm cuộc sống thêm vui tươi; ghi ơn Mẹ Giáo Hội đã tạo cho chúng tôi, những người con Á Châu, một thời gian gặp gỡ trong tình thân ái huynh đệ; thương mến những người anh em cùng một sứ mạng phục vụ tại Giáo Hội địa phương, và trong khắp lục địa Á Châu.

 

Bảo Lộc ngày 30 tháng 10 năm 2006

Nữ tu Têrêsa Trần Kim, MTG Dalat

 

Mục lục

 

 

Góp ý kiến về văn bản “HOẠT ĐỘNG CỦA LINH MỤC CHÍNH XỨ THEO CÁCH DIỄN TẢ CỦA GIÁO LUẬT”

 

Văn bản nầy đề cập tới vấn đề lớn của mọi địa phận:

*       Tương quan giữa Đức Giám mục địa phận với Linh mục chánh xứ

*       Quyền của Đức Giám mục địa phận và quyền Linh mục chánh xứ.

Rất tiếc văn bản nầy không đề tên của tác giả, cũng không đề tên nơi xuất xứ, nhưng lại được phổ biến đại trà cho các Linh mục Saigon. Điều nầy cũng dễ cho kẻ viết bài nầy vì chỉ cần dựa vào văn bản để làm rõ quan điểm của mình khi căn cứ vào Giáo luật (về vấn đề khác như Hôn phối sẽ để dịp khác).

1/ Công đồng Vatican II nói về Đức Giám mục và Linh mục

 

Văn bản nầy viết: ”Vị linh mục chính xứ không đơn giản là một “đại diện”, “phụ tá”, hay “người được Đức Giám mục uỷ quyền”. Một vài đoạn văn của Công đồng gọi linh mục chính xứ là phụ tá, đại diện của Giám mục, nhưng các đoạn văn nầy đều dùng cách nói “như là”(quomadmodum).

Xin đọc nguyên văn của Công đồng Vatican II liên can tới cách nói “như là”:

 

Hiến chế Lumen gentium, số 28:”Presbyteri, ordinis Episcopalis providi cooperatores eiusque adiutorium et organum, ad Populo Dei inserviendum vocati, unum presbyterium cum suo Episcopo constiununt, diversis quidem officis mancipatum. In singulis localibus fidelium congregationibus Episcopum, quocum fidenti et magno animo consociantur, quodammodo praesentem reddunt eiusque munera et sollicitudinem pro parte suscipiunt et cura cotidiana exercent”(Các Linh mục là các cộng sự viên khôn ngoan, là phụ tá và là dụng cụ của hàng Giám mục, các linh mục được kêu gọi để phục vụ Dân Thiên chúa. Các ngài hợp với Đức Giám mục mình tạo thành linh mục đoàn duy nhất với nhiều chức vụ khác nhau. Trong cộng đoàn tín hữu địa phương, linh mục một cách nào đó (quodammodo, d’ une certaine facon, như là) là hiện thân của Đức Giám mục mà các linh mục hằng liên kết với lòng tin tưởng và quảng đại, lãnh nhận phần vụ cùng chia sẻ nỗi lo lắng của Giám mục và hằng ngày ân cần thi hành chức vụ ấy)(xem bản dịch của Giáo hoàng học viện Đà lạt).


Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis số 5: “Hinc Presbyteri a Deo, ministrante Episcopo, consecrantur, ut, participes Sacerdotii Christi speciali ratione effecti, Presbyteri diversis rationibus cum Episcopo hierarchice colliguntur et sic eum singulis fidelium congregationibus quodammodo praesentem reddunt”(Vậy, qua tay Đức Giám mục, các linh mục được Thiên Chúa thánh hiến để khi tham đự đặc biệt vào chức vụ của Chúa Kytô … Các linh mục liên kết trong phẩm trật thánh với vị Giám mục vì những lý do khác nhau; và như thế các ngài nói lên được phần nào (quodammodo, en quelque sorte) sự có mặt của Giám mục trong mỗi cộng đoàn tín hữu).


Tóm lại, đọc các bản văn trên, chúng tôi có thể kết luận:


- Công đồng nói linh mục là (chứ không nói là “như là”) cộng tác viên của Đức Giám Mục. Cộng tác viên với tư cách là “cánh tay phải (organum)”, là một trợ thủ đắc lực (adiutorium) của Đức Giám mục địa phận.

- Qua linh mục chánh xứ, người tín hữu thấy được một cách nào đó sự hiện diện của Đức Giám mục địa phận khi linh mục chánh xứ cử hành các Bí tích,hướng dẫn cộng đoàn.(mối ưu tư của Giáo hội là giáo dân thấy được Đức Giám mục của mình một phần nào nơi con người linh mục chánh xứ đang cử hành các mầu nhiệm thánh và khi ngài hướng dẫn Dân Chúa).


2/ Giáo luật quy định quyền của Đức Giám mục địa phận và của linh mục chánh xứ


Văn bản nầy viết: “Quyền hạn của linh mục chính xứ là quyền thông thường và riêng biệt (ordinaria et propria) nghĩa là ngài đương nhiên nhận lãnh quyền hạn nầy khi nhận chức vụ chính xứ. Vì là quyền thông thường và riêng biệt, linh mục chính xứ có thể uỷ quyền cho người khác.”


Khoản I điều 515 quy định: Paroecia est certa communitas christifidelium in Ecclesia Particulari stabiliter constituta, cuius cura pastoralis, sub auctoritate Episcopi dioecesani, committitur parocho, qua proprio eiusdem pastori.(Giáo xứ (họ đạo) là cộng đoàn tín hữu đã được thiết lập cách bền vững trong một Giáo hội riêng (địa phận) va được trao cho linh mục chánh xứ coi sóc như là (eiusdem) mục tử riêng (chủ chăn riêng) của giáo xứ dưới quyền của Đức Giám mục địa phận (Đức Cha chính).


Điều 519 quy định: Parochus est pastor proprius paroeciae sibi commissae, cura pastorali communitatis sibi concreditae fungens sub autoritate Epicopi dioecesani, cuius in partem ministerii Christi vocatus est ut pro eadem communitate munera exsequatur docendi, sanctificandi et regendi, cooperantibus etiam aliis presbyteris vel diaconis atque operam conferentibus christifidelibus laicis, ad normam iuris.(Linh mục chánh xứ là mục tử riêng (chủ chăn riêng) của giáo xứ đã được trao cho ngài để ngài lo chu toàn chăm sóc mục vụ cho cộng đoàn đó dưới quyền Đức Giám mục địa phận mà ngài được gọi thông phần với Đức Giám mục trong tác vụ của Chúa Kytô thực hiện các nhiệm vụ: giáo huấn, thánh hóa, cai quản cộng đoàn với sự cộng tác của các linh mục hay phó tế và với sự trợ lực của các tin hữu chiếu theo luật).


Xin đọc thêm sắc lệnh Christus Dominus số 30: Praecipua autem ratione Episcopi cooperatores sunt parochi, quibus, tamquam pastoribus propriis, animarum cura committitur in determinata dioecesis parte sub illius auctoritate (Vì lý do đặc biệt, các linh mục chánh xứ là những cộng tác viên của Giám mục: các ngài được uỷ quyền việc chăm sóc các linh hồn như là những (tamquam) mục tử riêng (chủ chăn riêng) trong một khu vực nhất định.thuộc giáo phận dưới quyền Giám mục).

 

Giáo luật quy định những quyền thông thường và riêng biệt cho linh mục chánh xứ:


- Quyền rao giảng Lời Chúa,

 

- Rửa tội, Thêm sức (cho người nguy tử), Xức dầu bệnh nhân, Ban Của Ăn đàng,và ban phép Tòa thánh cho bệnh nhân đó, Chứng hôn và cử hành lễ Hôn phối. Cử hành lễ an táng. Làm phép giếng rửa tội trong mùa Phục sinh. Chủ sự rước kiệu ngoài Nhà thờ và ban phép lành trọng thể ngoài Nhà thờ. Cử hành các Thánh lễ trọng thể các ngày Chúa nhật và các lễ buộc (điều 530). Quyền giải tội (điều 968,1).

Nhận giáo xứ đúng luật, linh mục chánh xứ đương nhiên được những quyền nầy, gọi là thường quyền và trực tiếp (he is the ordinary and immediate pastor who feeds his sheep in the Name of Lord) vì Giáo luật đã cho như vậy để ngài thi hành các nhiệm vụ: giáo huấn, thánh hoá, hướng dẫn dân Chúa (munera docendi, sanctificandi, et regendi, the duties of theaching, sanctifying, and governing) và có thể ủy quyền, nhưng phải thi hành những nhiệm vụ đó dưới quyền Đức Giám mục địa phận (sub auctorite Episcopi dioecesani, điều 515,1, điều 519). Tuy nhiên, phải nhớ lúc ủy quyền: không thể uỷ quyền giải tội cho linh mục không (chưa) có quyền giải tội.



Quay lại với thuật ngữ “mục tử riêng”, phải khẳng định linh mục chánh xứ là “mục tử riêng của giáo xứ”(pastor proprius paroeciae) dưới quyền Đức Giám mục địa phận (sub auctoritate Episcopi dioecesani).

Thuật ngữ “pastor proprius“phải hiểu như thế nào ?


Chúng ta đọc khoản 2 điều 461 để tham khảo: Si Episcopus plurium dioecesium curam habet, aut unius curam habet uti Episcopus proprius, alterius vero uti Administrator, unam synodum dioecesanam ex omnibus dioecesibus sibi commissis convocare potest (Nếu Đức Giám mục coi sóc nhiều địa phận, mà một địa phận với tư cách là Giám mục riêng,còn các địa phận khác ngài coi sóc với tư cách là Giám quản thì ngài có thể triệu tập công đồng địa phận gồm mọi địa phận thuộc quyền mình).


Điều 370: Prealatura territorialis aut abbatia territorialis est certa populi Dei portio territorialiter quidem circumscripta, cius cura, specilia ob adiuncta, committitur alicui Praelato aut Abbati, qui eam, ad instar Episcopi dioecesani, tamquam proprius eius pastor regat (Giám hạt hoặc Tu viện hạt là một phần dân Thiên Chúa được giới hạn trong một phần đất mà vì những hoàn cảnh riêng nên đã được trao cho một Giám chức hoặc Tu viện trưởng chăm sóc với tư cách là mục tử riêng (chủ chăn riêng,) như Giám mục địa phận).

Vậy, thuật ngữ mục tử riêng (pastor proprius) là thuật ngữ chung để chỉ Đấng đó được trao cho coi sóc dân Thiên Chúa trên một miền đất với quyền là “chủ”theo Giáo luật, có thể là phần biệt hạt, một giáo xứ với quyền hành khác nhau theo Giáo luật.


3/ Thuật ngữ MỤC TỬ (pastor)


Văn bản nầy viết: “Trong Giáo hội La-tinh, chỉ có hai vị “được gọi là “mục tử riêng”: vị Giám mục địa phận và linh mục chính xứ (không tính trường hợp củả vị Giám mục Roma). La mục tử riêng của cộng đoàn tín hữu, linh mục chính xứ được trao quyền hạn rất rộng trong Hội thánh; trong phạm vi giáo xứ, ngài có đủ năng quyền để thi hành các nhiệm vụ của mình.”


Đoạn văn nầy có thể gây hiểu lầm: linh mục chánh xứ chỉ thua Đức Giám mục địa phận một chút xíu thôi vì cả hai đều là “mục tử riêng”của cộng đoàn tín hữu. Ngoài ra, đoạn văn nầy còn để vị Giám mục Roma (tức là Đức Giáo hoàng) ra một nơi.


Theo thiện ý, khi nói đến phẩm trật Giáo hội, chúng ta phải bắt đầu nói tới Đức Giáo hoàng trước hết, rồi mới nói tới Đức Giám mục địa phận, rồi mới tới linh mục chánh xứ:


Điều 330 bộ Giáo luật qui định: Sicut, statuente Domino, sanctus Petrus et ceteri Apostoli unum Collegium constituunt, pari ratione Romanus Pontifex, successor Petri, et Episcopi, successores Apostolum, inter se coniunguntur.(Do Thánh Ý Chúa, thánh Phêrô và các Tông dồ khác tạo thành một đoàn đội. Cũng như vậy, Giáo hoàng Roma kế vị thánh Phêrô và các Giám mục kế vị các Tông đồ hiệp nhất với nhau).


Điều 331 quy định: Ecclesiae Romanae Episcopus, in quo permenet munus a Domino singulariter Petro, primo Apostolorum, concessum et successoribus eius transmittendum, Collegii Episcoporum est caput, Vicarius Christi atque universae Ecclesiae his in terris Pastor; qui ideo vi muneris sui suprema, plena, immediata et universali in Ecclesia gaudet ordinaria potestate, quam semper libere exercere valet. (Giám mục Giáo hội Roma, là người nắm giữ chức vụ Chúa đã trao phó cho một mình Phêrô, vị Thủ lãnh các Tông đồ, và chức vụ ấy được truyền lại cho Đấng kế vị, là đầu đoàn đội các Giám mục, là Đại diện Chúa Kytô, và là mục tử (chủ chăn) của Giáo hội hoàn cầu ở dưới đất nầy, vì vậy, do chức vụ, ngài có thường quyền tối cao, toàn diện, trực tiếp và phổ quát trong Giáo hội và ngài luôn luôn thi hành quyền nầy một cách tự do).


Điều 375,1 qui định: Episcopi, qui ex divina institutione in Apostolorum locum succedunt per Spiritum Sanctum qui datus est eis, in Ecclesia Pastores constituuntur, ut sint et ipsi doctrinae magistri, sacri cultus sacerdotes et gubernationis ministri.(các Giám mục được thiết lập để kế vị các Tông đồ nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng mà các ngài đã lãnh nhận, các ngài được đặt làm mục tử (chủ chăn) trong Giáo hội, để chính các ngài trở nên thầy dạy đạo lý, trở nên linh mục của việc phụng tự thánh và trở nên thừa tác viên của việc cai trị).


Điều 391,1 qui định: Episcopi dioecesani est Ecclesiam particularem sibi commissam cum Potestate legislativa, executiva et iudiciali regere, ad normam iuris. (Đức Giám mục địa phận quản trị địa phận mình với quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp).


Điều 393 quy định: In omnibus negotiis iuridicis dioecesis, Episcopus dioecesanus eisdem personam gerit. (Trong mọi công việc pháp lý của địa phận, Đức Giám mục địa phận đứng thay mặt địa phận).

Điều 520,1 qui định: Persona iuridica ne sit porochus.(linh mục chánh xứ không phải là Pháp nhân).

Điều 532 quy định: In omnibus negotiis iuridicia parochus personam gerit paroeciae, ad normam iuris; curet ut bona paroeciae administrentur ad cann. 1281-1288. (trong mọi vấn đề pháp lý,linh mục chánh xứ đại diện giáo xứ, và ngài phải liệu đe tài sản giáo xứ được quản trị theo các điều 1281-1288).

Tóm lại, Giáo luật đã nói rõ quyền bính của các cấp trong Giáo hội, ở đây nói tới:


- Đức Giám mục Roma (Đức Giáo hoàng) là Mục tử của Giáo hội hoàn cầu (Pastor Universae Ecclesiae), quyền của Ngài là thường quyền, tối cao, toàn diện, trực tiếp và phổ quát trên toàn the Giáo hội (Ngài không cần quyền uỷ, năng quyền…).


- Đức Giám mục địa phận (Giáo hội địa phương) là mục tử của các linh mục (pastor Presbyterii, xem điều 369), là mục tử trong Giáo hội (pastor in Ecclesia, xem điều 375) vì Giám mục kế vị các thánh Tông đồ (xem điều 330), đương nhiên quyền của Giám mục là quyền của các thánh Tông đồ. Để tạo nên sự hiệp nhất, thống nhất, chính Đức giáo hoàng hạn chế quyền của các Đức Giám mục, (xem điều 381,1).(Chưa thấy điều nào trong bộ Giáo luật nói Giám mục địa phận là mục tử riêng).


Ngoài ra, Giáo luật còn dùng thuật ngữ “sacri pastores”(les Pasteurs sacrés, các mục tử Thánh), là các mục tử đại diện Thiên Chúa, Thầy dạy Đức tin để chỉ Đức Giáo hoàng và các Giám mục (xem điều 212), ta có thể dùng thuật ngữ nầy để phân biệt với mục tử riêng của giáo xứ.


- Linh mục chánh xứ là mục tử riêng của giáo xứ (pastor proprius paroeciae) được gọi thông phần với Đức Giám mục địa phận thi hành tác vụ của Chúa Kytô: giáo huấn, thánh hóa, cai quản (munera docendi, sanctificandi et regendi) dưới quyền của Đức Giám mục địa phận (sub auctoritate Episcopi dioecesani) (xem điều 519).


4/ Văn bản nầy viết: “Vị linh mục chính xứ là mục tử riêng của giáo xứ… để thi hành cho cộng đoàn ấy các nhiệm vu giảng dạy, thánh hoá và cai quản. Linh mục chính xứ được giao nhiệm vụ như vị “Giám mục địa phận”để là thầy dạy đạo lý, tư tế phụng vụ thánh và thừa tác viên quản trị. “

Để có thể đưa đến kết luận trên, tác gỉa đa khôn khéo hướng dẫn người đọc đi từng bước:



- Sử dụng thuật ngữ “như là”(quomadmodum ??) để ít nhất là làm nhẹ đi vai trò cộng tác viên, sự thuộc quyền của linh mục chính xứ đối với Đức Giám mục địa phận.


- Dùng thuật ngữ “mục tử riêng”để cho biết Đức Giám mục địa phận là mục tử riêng và Linh mục chính xứ là mục tử riêng.


- Nhiệm vụ của Giám mục địa phận là giáo huấn, thánh hoá và quản trị thì nhiệm của linh mục chính xứ cũng là giáo huấn, thánh hoá và quản trị.


Vậy thì linh mục chính xứ là Giám mục địa phận tại xứ đó.


Từ trước tới nay, tất cả các linh mục đều vâng lời Đức Giám mục địa phận ở mức độ anh hùng nhưng cũng có ít vị lạm dụng quyền “chánh xứ”để làm khổ giáo dân. Người anh, con ông cậu ruột của kẻ nầy, vì phê bình cách xây dựng giáo xứ, cách lập trại của vị linh mục chánh xứ và bị linh mục chánh xứ ra vạ “dứt phép thông công”trước giáo dân trong ngày Chúa nhật, rồi sau sáu tháng lại từ toà giảng, ngài tha vạ cho anh nầy. Kẻ viết bài nầy nói chuyện với anh, anh bảo: “Anh nói trước mặt Cha sở, trước mặt nhiều người để xây dựng giáo xứ, xậy dựng trại cho hợp lý, anh không có tội. Ngài ra vạ cho anh rồi lại tha, chẳng ăn thua gì đến anh”. Dì ruột của kẻ nầy là cô ruột của anh nói: “Cháu nói có lý. Ở quê hương, cháu đã đấu tranh đến nỗi một anh công an ấy, ai cũng sợ, phải bị hạ tầng công tác, bây giờ vào đây, cháu lại đụng đến Cha sở. Chưa kịp lập trại, cháu đã trồng một bụi tre giữa sân trước nhà, có quá đáng không?”.


Bây giờ, tác giả của văn bản nầy dùng mấy thuật ngữ “mục tử, mục tử riêng, quyền hành thông thường và trực tiếp”, không lường được gây hỏa mù, sợ đưa đến lẫn lộn quyền của Đức Giám mục địa phận và quyền của linh mục chánh xứ ? Lạm quyền có xảy ra nhiều hơn không ?

 

LM FX. Nguyễn Hùng Oánh

Mục lục

 

 

BIẾT MÌNH DẠI,THÌ ĐÃ MUỘN

 

Một thương gia người Pháp rất giàu có, tuy giàu của cải, nhưng lại nghèo nhân đức, châm ngôn của đời ông chỉ la mếc-măn-ni (make money), ăn nhậu và gái gọi.

Thế rồi, chẳng bao lâu, lâm trọng bệnh, thần kinh chỉ huy thanh quản tê liệt. Ông trở thành câm. Trên gường bệnh người ta luôn nghe ông thở dài. Và trước khi chết, ông yêu cầu người nhà dem đến cho ông một mảnh giấy, một cây bút, cầm bút lên, ông viết vào giấy mấy hàng chữ và bảo người nhà khắc những chữ đó trên bia mộ của ông:

“Đây là người dại dộ,t đã sống, mà không biết tại sao mình sống. Hỡi những người đang sống, chớ gì sự vô phúc của kẻ khác mở mắt các ông!”.

Một câu chuyện khác do chính Đức Hồng Y Fulton Sheen thuật lại: vào dịp lễ kính thánh nữ Têrêsa, một nhà Dòng Kín mở của cho thân nhân của các chị dòng vào thăm. Một số khác cũng lợi dụng, ùa vào để coi cách sống của nhà dòng. Trong số này có một ông bạn hiếu kỳ, ngó chỗ này, nhìn chỗ kia. Chỗ nào ông cũng chỉ lắc đầu. Bầu khí ở đây trầm lặng quá, xa cách hoàn toàn với cuộc sống nhộn nhịp của thành thị. Ông không thể hiểu, làm sao lại có những người dám giam mình suốt đời trong chốn cô tịch này. Cuối cùng ông nghĩ: chắc họ là lớp người không đủ cơm ăn nhà cửa, hoặc hẩm hiu xấu số, mới đủ can đảm vào sống ở đây.

Đang nghĩ thế, thì ông gặp một chi dòng đi qua, ngoại hình của chi làm ông dật mình. Đúng là một bông hoa đẹp, phơi phới xuân sắc. Hoa này mà ở ngoài, ngàn vàng chưa chắc đã mua nổi. Nhưng sao lại ở đây, mà không ở ngoài kia. Có lẽ nghèo quá chăng, nghĩ thế, ông liền lân la hỏi chuyện:

“Chị này, tôi hỏi khi không phải, giả sử chị có một toà nhà sang trọng,như ngôi nhà kia kìa (ông giơ tay chỉ toà nhà gân khu vực nhà dòng) chị có dám vào dây tu không?”.

Chị nhìn ông, mỉm cười rất hồn nhiên rồi trả lời:

“Thưa ông, nhà đó là nhà của tôi mà”.

Câu trả lời khiến ông khách tò mò kia bàng hoàng kinh ngạc: Thật không thể hiểu nổi.

Xin kể một câu chuyện thứ ba: tại Varsovie, đã một thời người ta bàn tán rất nhiều về trường hợp một người “Ăn xin triệu phú”. Anh ta tên là Đaniel, sống quạnh hiu trong một túp lều, vừa xiêu vẹo, vừa trống thiên trống địa, ngày nào người ta cũng thấy anh mang bị gậy đi ăn xin ở các sân nhà thờ.


Thế rồi, vào một buổi sáng, người ta thấy anh nằm chết trên một mảng rơm khô, có lẽ vì quá đói và quá lạnh, ai cũng cho là tội nghiệp.

Nhưng khi tẩm liệm và thay quần áo cho anh, ai nấy mới chưng hửng, như từ trên trời rơi xuống: Đaniel chẳng hề nghèo, nhưng đã sở hữu một gia tài khổng lồ. Căn cứ theo giấy tờ anh ta giữ trong người, thì anh hiện có 1000 Mỹ Kim và 100 Anh Kim tiền mặt, Hột xoàn, Càrá… rất nhiều, được bọc trong túi và cất giữ cẩn thận kín đáo. Ngoài những thứ trên, anh còn chủ nhân nhiều ruộng đất ở Bucarest và Varsovie.

Ba câu chuyện trên: Một anh giàu, nhưng giàu chỉ để ăn nhậu, để bao, để gọi, để tàu ngang, tàu suốt… Thì cái giàu đó chỉ là cái giàu ích kỷ, cái của hoả ngục. Hạnh phúc chân chính đâu có thể đến với những người giàu theo mô hình đó, anh đúng là một người dại dột, như chính anh đã thú nhận.

Anh giàu o Varsovie, thì mất cả chì lẫn chài. Giàu mà keo kiệt hà tiện, đến độ đê tiện. Không dám ăn, không dám mặc, không dám sắm sửa, kể cả những cái cần yếu như mái nhà để trú thân, và khi đến lúc phải bước vào quan tài, thì tất cả đều phải bỏ lại. Tiền của mình, nhưng hà tiện không dùng. Kết cục để người khác dùng, dùng phỉ chí… thì là quá dại, chứ khôn thế nao được.

Khác hẳn với hai ông giàu nứt khổ đổ vách kia, chị nữ tu Dòng Kín, cũng nhà cao cửa rộng, cũng có đủ thứ để hưởng, nhưng chị đã hiệp nhất sinh tất cả để dâng hiến: Vâng lời, trong sạch, khó nghèo. Không vương vấn tiền của, lòng chị trở nên thanh thoát nhẹ nhàng, không cột mình vào gai góc danh lợi, nên hồn chị như hoa buổi sáng, tự do hướng về mặt trời công chính. Chon lựa của chi là khôn, chứ đâu có dại. Chỉ có điều phải anh hùng lắm mới có thể sở hữu được cái khôn đó.

Lời cuối cùng là một câu hỏi: Trong ba mẫu người trên, ai là gương để ta nhìn vào, ai là đường để ta bước theo, ai là khôn để ta mô phỏng?

Mỗi người chúng ta đều có thể trả lời. Vì thế xin được nhường lại cho mọi người.

Lm Hồng Nguyên

Mục lục

 

 

 

SỐNG ĐẠO LÀ TỬ ĐẠO

 

Tử đạo là người làm chứng Tin Mừng Đức Giêsu Kitô trước mặt mọi người, và cảm nghiệm rằng Đức Giêsu yêu thương và đang hoạt động trong đời sống mình.

Tử đạo là chứng nhân về Đức Giêsu Kitô và Thánh Thần làm cho người ấy trung tín với Đức Giêsu cho đến chết.

Việc tử đạo là kết quả của một đời sống chứng nhân bằng cách gắn bó hằng ngày với Chúa Kitô, rồi chóp đỉnh mới là sự chết vì yêu mến Đức Giêsu hơn mạng sống mình.

Tử đạo không thể là những người suốt cả đời sống xa Tin Mừng Chúa Giêsu, rồi lúc khó khăn cấm cách gồng mình lên giơ cổ cho người ta chém để làm anh hùng.

Như vậy, tất cả tín hữu đều là chứng nhân của Đức Giêsu Kitô.

Đức Giêsu nói: “Quả thật, quả thật ta bảo các ngươi, giả như hạt lúa gieo xuống đất không chết đi, thì nó trơ trọi một mình, nhưng nếu nó chết đi, nó mới sinh hoa lắm quả” (Ga 12,24).

Đức Giêsu là hạt lúa tinh tuyền được Cha ban cho thế gian để chết đi.

Đức Giêsu là vị tử đạo duy nhất và thứ nhất của nhân loại trước Thiên Chúa Cha. Và Người cũng là nhân chứng độc nhất vô song của Cha trước thế gian. Người nói: “Ai thấy Ta là thấy Cha” (Ga 14,9). Và Đức Giêsu cũng đã phải chết vì gọi Thiên Chúa là Cha (Mt 26,65; Mc 14,63; Lc 22,70).

Thiên Chúa đã cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, nhờ Người những kẻ chết vì Danh Người cũng sẽ được sống lại vinh quang như Người.

Kẻ tin hôm nay đặt cuộc sống vui buồn sướng khổ hằng ngày của mình trong Đức Kitô, như hạt lúa gieo vào lòng đất thân yêu, để Đức Giêsu làm chủ đời mình, không để thế gian làm chủ, quyết tâm trung tín với Người đến cùng. Như vậy là kẻ ấy đang sống tinh thần tử đạo thật sự rồi.

Vậy tử đạo là gì? Nếu không phải là cuộc sống chết đi trong Đức Giêsu Kitô để sự sống Đức Kitô được tỏ hiện.

Thư thánh Phaolô gởi tín hữu Côrintô đã viết: “Trong mọi thời và khắp nơi, chúng tôi mang trong thân mình chúng tôi cuộc tử nạn của Đức Giêsu, ngỏ hầu sự sống của Đức Giêsu cũng được tỏ hiện nơi mình chúng tôi” (2Cr 4,10).

Đức Maria, Mẹ chúng ta, Mẹ không bị người ta giết vì đạo Chúa như các vị tử đạo, nhưng Mẹ là Nữ Vương các Thánh Tử Đạo. Vì suốt đời Mẹ đã luôn mang trong mình cuộc tử nạn của Chúa Kitô. Suốt đời Mẹ là chứng nhân tuyệt hảo cho Đức Kitô trước mọi người.

Như vậy tử đạo có phải là các anh hùng liệt sĩ như người ta vẫn phong tặng không?

Các vị tử đạo không phải là anh hùng như người ta phong cho các ngài. Các ngài còn vượt xa hơn các anh hùng thế gian, là người chết vì tranh đấu cho lý tưởng mình theo. Cái chết ấy gây đau khổ cho chính bản thân họ, cho gia đình họ và còn gây hận thù giữa họ và những kẻ gây ra đau khổ chết chóc cho họ.

Các vị tử đạo là những người chết vì yêu mến Đức Giêsu. Sự chết của các ngài là nguồn hoan lạc cho chính các ngài, và là hạnh phúc của gia đình và dân tộc các ngài. Hơn thế nữa sự chết ấy lại còn sinh hoa trái cứu độ trên những kẻ giết các ngài. Biết bao người ghét đạo đã được trở lại nhờ máu và lời cầu nguyện của các vị tử đạo.

Cái chết của Têphanô đã nảy sinh sự sống của Phaolô, vị Tông đồ dân ngoại sau này. Trong lúc Têphanô bị ném đá vì danh Đức Giêsu, thì Phaolô cổ vũ và giữ áo choàng cho những kẻ đi ném đá. (Kinh Thánh nói: Saolô đã đồng tình vào việc giết ông) (Cv 7,58; 8,1).

Mẫu gương của các tử đạo là gì?

Các vị tử đạo đã nhìn vào Đức Giêsu như mẫu gương duy nhất của mình. Đức Giêsu yêu Cha hơn mạng sống của mình, thì trong Đức Giêsu các vị tử đạo cũng yêu mến Thiên Chúa và anh em hơn mạng sống mình.

Khi cổ mang gồng, tay bị xiềng đi ra nơi chịu chết, các vị tử đạo luôn cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa. Sự cầu nguyện này xuất phát từ ân huệ được chiêm ngắm sự cầu nguyện của Đức Giêsu khi Ngài đi vào cuộc tử nạn (Mt 26,30).

Lòng yêu thương tha thứ của các vị tử đạo đối với những kẻ đánh đập và giết chết mình cũng xuất phát từ trái tim Giêsu nơi thập giá đã xin Cha Người tha thứ cho những kẻ làm khốn Người.

Những sự lạ lùng và sức mạnh siêu vời của các vị tử đạo như trên, khác hẳn với anh hùng thế gian, do bởi đâu mà có được?

Sức mạnh siêu vời ấy không tự nơi các vị tử đạo mà có được như vậy. Trước những hình khổ và roi đòn, các vị ấy cũng run rẩy sợ hãi như mọi người chúng ta, và các vị ấy cũng không thể tự mình vui vẻ chúc lành cho những kẻ đánh đập, chửi mắng mình.

Đức Thánh Cha Piô XII trong thông điệp nói về trái tim Đức Giêsu đã viết: “Chính tình yêu siêu nhiên của trái tim Đức Kitô và của Thần Khí Người mang cho các vị tử đạo lòng can đảm anh dũng đến chết trong máu đào”.

Trong bài đọc hai thư thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô viết: “Sức mạnh ấy, kho tàng ấy, chúng tôi chứa đựng trong bình sành, lọ đất (bình sành là thân xác yếu đuối, dòn mỏng của con người). Ngõ hầu quyền lực siêu vời kia thực rõ là của Thiên Chúa chớ không phải xuất phát tự chúng tôi” (2Cr 4,7).

 Suy niệm như vậy, ta thấy Đức Giêsu yêu mến các kẻ làm chứng nhân cho Người biết bao.

Tình yêu siêu nhiên mà các tử đạo chịu lấy nơi Đức Giêsu Kitô đủ mạnh hơn mọi đau khổ của thế gian, và cuối cùng thắng cả sự chết. Tình yêu ấy còn thấm vào lòng những kẻ làm sự dữ, đổi lòng độc ác của nó nên hiền lành, làm cho nó hồi tâm quay về đón nhận ơn cứu độ của Đức Giêsu.

Về phần mình, các Thánh Tử Đạo nhìn nhận sự yếu đuối của các ngài. Chính vì thế, các ngài đã liên lỉ cầu nguyện để được gắn bó với Đức Giêsu trên chặng đường hấp hối đau thương của mình, như Đức Giêsu đã liên kết với Cha nơi vườn Cây Dầu.

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là cha ông chúng ta. Các ngài là những công dân Việt Nam lương hảo, thuộc đủ mọi tầng lớp, đủ mọi lứa tuổi: già, trẻ, tráng niên, phụ nữ.

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cũng còn là các thừa sai ngoại quốc, mà lòng mến Đức Giêsu đã thôi thúc các ngài dấn thân trên đất nước thân yêu của chúng ta. Máu của các ngài đã được thấm trong máu chiên con là Đức Giêsu Kitô, và đã thấm xuống lòng đất Việt Nam.

Như vậy hạt lúa tinh tuyền gieo vào lòng đất này không phải để nảy lên hận thù nhưng làm bừng lên tình yêu Đức Giêsu Kitô. Tình yêu ấy luôn ôm ấp tất cả dân tộc này vào trái tim cứu độ của Người.

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã bị vua quan vu cáo cho đủ mọi thứ tội, bị đặt cho nhiều điều xấu xa theo lòng gian dối của họ. Tất cả những hành động ấy chỉ nhằm một mục đích là tiêu diệt việc rao giảng Tin Mừng Đức Giêsu Kitô. Nhưng trước bạo lực, các ngài đã yên lặng như con chiên bị dẫn đến lò sát, rồi theo Thầy mình đã lặng yên vâng ý Cha bước lên thập giá.

Thiên Chúa đã chúc phúc cho các Thánh Tử Đạo Việt Nam, như Kinh Thánh nói: “Phúc cho các con khi vì Thầy mà các con bị sĩ nhục, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Các con hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho các con ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,11-12).

Đức Giêsu Kitô là Thầy và là bạn chí thiết của các vị tử đạo. Người đã bao trùm các vị đó bằng vinh quang của Thiên Chúa. Sách Khải Huyền đã diễn tả thế này: “Các kẻ mặc áo dài trắng kia là ai vậy? Họ từ đâu đến?”

Đó là những người từ cuộc quẫn bách lớn lao mà đến, họ đã giặt áo họ trắng tinh trong máu Chiên Con, vì lẽ ấy họ được ở trước ngai Thiên Chúa. Và Đấng ngự trên ngai căng trướng của Ngài trên họ, họ sẽ không còn phải đói hay khát nữa. Trên họ, mặt trời và nóng bức hết thảy sẽ không giáng xuống. Vì Chiên Con sẽ chăn dắt họ, và sẽ đưa họ tới các nguồn mạch nước sự sống. Và Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ (Kh 7,13-17).

Hôm nay lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta không mừng kính các ngài như những bậc anh hùng tái thế. Chúng ta không chỉ cử hành linh đình bên ngoài như một ngày giỗ lớn lao. Nhưng tất cả chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương ban cho ông cha chúng ta được phúc thông phần vào việc khai sinh Hội thánh Việt Nam bằng chính máu mình.

Trong Đức Giêsu, các Thánh Tử Đạo Việt Nam vẫn đang sống, đang liên kết với từng tín hữu làm chứng nhân trong cuộc sống trần thế hôm nay.

Tất cả chúng ta đều được mời gọi làm chứng nhân cho Đức Kitô ngoài phố chợ cũng như trong gia đình, khi sản xuất cũng như chỗ buôn bán, trong xí nghiệp cũng như ở trong trường lớp, trong Thánh đường cũng như nơi giải trí. Tất cả mọi nơi, mọi lúc, chúng tôi mang trong mình cuộc khổ nạn của Đức Kitô, để ánh sáng tình yêu của Đức Giêsu luôn tỏ hiện bằng sự sống lương hảo, hiền từ, vui vẻ, dễ thương, thanh sạch, ngay ngắn, cởi mở đầy yêu thương và sẵn lòng tha thứ của chúng tôi, để cho những người đang ghét đạo Chúa, hoặc không biết Đức Giêsu, nhìn vào chúng tôi là những chứng nhân của Người, sẽ yêu mến Đức Giêsu và đón nhận Người vào cuộc đời mình.

Đừng để cuộc sống chúng tôi làm cớ cho người ta ghét đạo và xa rời Đức Giêsu hơn nữa. Đừng để người đời mỉa mai: “Tin Đạo chớ không tin người có Đạo” hoặc “Họ chỉ giữ Đạo mà không sống Đạo”.

Lạy Đức Giêsu Kitô là Đấng đã yêu mến các Thánh Tử Đạo, chúng con tin rằng chúng con cũng đang được yêu mến bằng chính trái tim mà Chúa đã yêu mến các vị tử đạo.

Xin cho chúng con được sống đời làm chứng nhân cho Chúa. Dù có phải thiệt thòi về của cải, dù có bị người ta ghét bỏ, hoặc có bị lao đao gian truân cơ cực tối ngày vì dám sống đạo, thì xin Thần Khí Chúa nâng đỡ con và làm cho lòng con được trung tín với tình yêu của Ngài cho đến chết và luôn xác tín rằng: sống Đạo chính là tử Đạo.

           

 

Lm. Trần Đình Long, SSS

 

Mục lục

 

Text Box: CÙNG ĐỌC & SUY GẪM

  

 


 

Xưa có một người Thầy..

 

Hạnh Nguyễn


Bước chân ta đi qua trên cát để lại dấu

Con sóng xô bờ xóa đi để lại thời gian


Người thầy đi qua đời ta để lại kí ức...

Kí ức khó mà phôi pha dù năm năm, mười năm, hai mươi năm hay nhiều hơn nữa. Kí ức vẫn còn hiện hữu trong ta, có thể buồn, có thể vui, có thể đậm nét hay có thể mong manh nhòa nhạt nhưng chưa bao giờ biến mất.

Có ai đó đã nói rằng lũ học trò qua sông sẽ quên người lái đò. Có lẽ chỉ một vài thôi chứ không phải là tất cả, phải không? Một mai nào đó, trong chúng ta có người lên đỉnh vinh quang, có người bình dị với phấn trắng bảng đen hay cũng có khi lại bằng lòng với lẽ thường nhật của cuộc sống, nhưng chắc chắn một điều là kí ức về người thầy luôn theo họ, dẫu thời gian có phai mờ. Bởi lẽ, những gì mà họ nhận được từ nơi người thầy là tri thức giúp họ nên người - phần quan trọng hơn cả.

Rồi thời gian sẽ như con sóng nhỏ, hết lớp này đến lớp khác lăn tăn phả vào bờ những chuỗi kí ức mới thành những câu chuyện kể cho mai sau rằng…

… xưa có một người thầy!

Hầu như trong mỗi chúng ta ai cũng một thời trải qua khoảng ấu thơ với bạn bè, trường lớp, thầy cô. Rồi, chúng ta tự tìm cho chính mình một hình ảnh người thầy sâu sắc nhất trong miền nhớ của mình. Người thầy ấy có thể là ông là bà, là cha là mẹ hoặc có thể là một người nào đó ta kính trọng. Thế nhưng đa phần, lứa tuổi học sinh vẫn hay dành tình cảm của mình cho hình ảnh của người thầy đầu tiên nâng tay ta tập viết, hoặc như là cô giáo chủ nhiệm ngày xưa, cô dạy Văn, thầy Toán, thầy Sử hay Cô dạy Địa chẳng hạn…

… Ở trong tôi lại thấp thoáng ký ức về một người thầy. Thầy là giáo viên dạy môn thể dục những năm tôi học cẩp 3. Có những điều tôi hay tự băn khoăn với chính mình, trong các môn học thì nếu nói ra môn thể dục chẳng phải là môn chính, nó là môn học tôi đã học ngay từ khi chập chững. Ngày còn bé, đi nhà trẻ , ai trong chúng ta cũng được tập thể dục buổi sáng với những bài hát thiếu nhi dễ thương, gần gũi. Dần lớn lên một chút, môn thể dục vẫn theo ta như hình với bóng. Nếu ở mẫu giáo chúng ta khiễng chân, xoay người theo bài hát cô hát thì lên cấp 1, giờ thể dục giữa giờ gíup cho chúng ta khởi động tay chân. Thoải mái đầu óc sau những giờ học căng thẳng, lúc này chúng ta bắt đầu quen với những động tác khó hơn mẫu giáo một chút, quen với những tiếng hô “Khỏe! Khỏe! Khỏe”. Rồi khi chúng mình lên cấp 2, thể dục là một môn học mà chúng mình có tiết và giờ hẳn hoi. Chúng mình học về định nghĩa Marathon, học về tất cả những động tác thể dục có bài bản, học nhảy dây, bật xa... Khoảng thời gian này, hình như ít ai để ý rằng môn thể dục đâu phải là một môn phụ. Vậy nên, khi chúng ta bước vào cấp 3, môn thể dục nhân rộng hình thức, nào là thể dục quốc phòng này, và chúng mình cũng mạnh dạn tham gia các môn thể thao có trong chươg trình học. Vậy mà tất cả cũng chỉ nhìn thể dục là môn phụ. Phải chăng nó gần gũi quá, bình thường quá nên đôi khi chúng ta có vô tình quên một người thầy! Đó là thầy dạy môn thể dục!

… Tôi đã thấy xót xa cho môn thể dục vào những ngày Nhà giáo Việt Nam, chắc vì ngày đó tôi thấy thầy mình nhìn ngắm lớp lớp học sinh tặng hoa chào hỏi bộ môn chính mà chúng học hằng ngày và quên mất thầy cũng là thầy một bộ môn. Có một ngày 20/11, tôi đã nghĩ thầy buồn vì học trò vô tâm, nhưng hình như không phải vậy.

Cũng ngày hôm ấy tôi gặp lại cô bạn học chung cấp 2. Cô là con gái của thầy và đến trường tôi đón thầy, tôi cũng lại thêm một lần nhìn thêm một mảnh ghép nối còn thiếu và cái nghề thầy chọn. Một bức tranh yêu nghề được hiện ra bằng sự cảm phục trong tôi.



Thầy tốt nghiệp nghành thể dục, về dạy trường chúng tôi dễ chừng cũng dưới con số 10 năm. Thầy ngày trước là một tuyển thủ về bóng chuyền, do vậy môn thể thao chính của trường tôi vẫn là bóng chuyền. Tôi không hình dung được lương giáo viên dạy thể dục khác xa với lương giáo viên dạy bộ môn ra sao. Nhưng mỗi sáng, thầy thức dậy sớm để cùng vợ chở rau, củ, quả ra chợ, xong việc thầy đến trường cùng học trò. Tôi luôn thấy thầy đến rất sớm tất bật huấn luyện cho đội tuyển bóng chuyền của trường. Khi hết tiết dạy thầy tất bật ra chợ trông hàng giúp vợ, mỗi chiều về thầy luôn íup vợ dọn hàng và công kênh những vật nặng trên lưng mình. Thầy siêng năng thế nhưng cuộc sống vẫn chỉ là chật vật, thầy lăn lộn với áo cơm và nuôi dạy con. Một đôi lần tôi trộm nghĩ, số thầy sao mà khổ, đời sống thầy khó khăn thế mà cô bạn của tôi lại mắc phải căn bệnh về não. Tôi không biết cô ấy mắc bệnh từ khi nào, suốt năm cuối cấp 2 tôi hoàn toàn thấy cô ấy khỏe mạnh, đến lớp rồi về nhà. Hiền lành và chăm chỉ! vậy mà chỉ sau một trận sốt, cô ấy cứ phải nằm viện luôn. Thầy tôi bắt đầu những ngày tháng cơ cực, dạy xong tiết thể dục nào là thầy tranh thủ dọn hàng giúp vợ, rồi tất tả chạy đến bệnh viện chăm sóc con. Suốt 3 năm học cấp 3 tôi đã chứng kiến thầy gồng mình gánh cuộc sống trên lưng, cố hết sức để chữa bệnh cho con và kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tôi từng hoài nghi về sức chịu đựng của con người, vì tôi nhìn thấy chính mình rằng tôi rất kém trong việc chịu đau đớn hoặc giả như trước một tai ương nào đó đầu óc non nớt của tôi luôn tính đường tháo lui. Nhưng thầy tôi lại chứng minh rành rọt rằng thầy chẳng bao giờ buông tay để cứu đứa con gái, để cứu gia đình dù rằng đôi khi thầy mỏi mệt. Thầy đã chọn không bao giờ bỏ cuộc trước những người mà thầy yêu thương.

Mà cuộc sống đôi khi nó tàn nhẫn hơn cách chúng ta cảm nhận nó. Cuối năm cấp 3, cô bạn tôi mất. Thầy tôi xuống tóc đi dạy, thầy trầm hơn nhưng nhiệt thành mỗi buổi sáng thầy huấn luyện cho đội tuyển vẫn nhen nhen trong mắt thầy một ngọn lửa. Thầy yêu nghề và yêu học trò của thầy.

Cũng sau lần ấy, tôi được biết một bạn trong đội tuyển của thầy có dấu hiệu sử dụng ma túy và điều đáng lạ là môn nào bạn ấy cũng trốn học nhưng duy chỉ môn thể dục là luôn đều đặn, đúng giờ và phát bóng chuẩn xác. Nhân một hôm tôi đi họp Đoàn về trễ, trong sân trường chiều tối chỉ còn thầy và các bạn đội tuyển bóng chuyền đang luyện tập. Ngồi từ văn phòng đòan tôi trông thấy Thầy cho đội tuyển nghỉ ngơi và tôi nghe giọng thầy có vẻ nặng nề như trách móc, như đau lòng, như bất lực trước một bài giảng nào đó. Tôi nghe loáng thóang thầy khóc và cố nói thật lớn cho các bạn trong đội tuyển cùng nghe, thầy đã nói “Thầy đi dạy nhiều năm, nhìn từng lớp học trò trưởng thành. Thầy cám ơn các em mỗi khi lễ tết các em vẫn chăm đến nhà thầy, thầy cám ơn các em luôn biết khi nào đôi giày thể dục của thầy mòn và mua tặng thầy một đôi mới, cám ơn các em trân trọng những tiết học của một môn học không đựoc coi là môn chính, không là môn trọng tâm để thi tốt nghiệp. Thầy cám ơn vì môn thầy các em không trốn tiết bao giờ nhưng chính vì điều ấy hôm nay thầy thấy mình có lỗi. Các em chăm môn thể dục như thế ắt hẳn là chúng ta rất gần gũi nhau, gần gũi như thế mà khi thấy một vài em trong đội tuyển có dấu hiệu vướng vào ma túy. Thầy lại không kéo được các em khỏi chất độc ấy. Thầy đã mất đi một người con gần gũi thầy hằng ngày, nay các em gần gũi thầy như con thầy. Lẽ nào thầy lại không hành động gì để giữ các em đừng sa chân vào cái huyệt do chính mình đào lấy. Sự sống vốn không phải là vô hạn, vì nó là có hạn nên các em phải biết dùng nó sao cho có ích nhất. Có ích theo cách của riêng các em đó cũng là các em hiểu được ý nghĩa của sự sống vậy. Kể từ hôm nay, thầy muốn các em luyện tập chăm chỉ, có sức khỏe để thi tốt nghiệp, và có sức khỏe ý chí để rời xa thứ chất độc đang phá hủy cuộc sống của các em. Thầy mong các em hiểu được lời thầy!”.

Đêm ấy về nhà, tôi thấy thấm thía câu nói “Ở lâu mới biết lòng người”. Giáo viên chủ nhiệm, hay giáo viên bộ môn mỗi năm mỗi khác. Nhưng 3 năm cấp 3 đội tuyển bóng chuyền chỉ có một mình thấy huấn luyện suốt 3 năm. Các bạn đội tuyển đã rất yêu và kính trọng thầy, thời gian đủ để nhận ra sợi dây tình cảm thầy trò là bền chặt là gần gũi và quan tâm. Cũng đêm ấy nhìn lên bầu trời đầy sao tôi đã thì thầm với bạn tôi rằng “Đúng như lời Kiều nói, thầy Vy ba của Kiều vừa là một người cha tuyệt vời vừa là một người thầy tròn trịa với định nghĩa nhất! Kiều à!”


Thời gian cứ thế trôi qua, thuờ cấp 3 tưởng như gần đâu đây. Thầy thể dục của chúng tôi hiện giờ vẫn ngày ngày đến lớp, ngày ngày giúp vợ mang rau củ quả ra chợ. Đội tuyển bóng chuyền đã thi đấu thành công, tuy không giành hạng nhất nhưng cũng nằm trong top. Một số bạn nghiện ma túy đã từ bỏ ma túy sau lời nói và giọt nước mắt thầy.

Cuộc sống vẫn cứ trôi không ngừng và tháng 11 đang về, với ngày Nhà Giáo  VN 20 tháng 11 dành cho những người thầy người cô. Và cũng vì, những kỉ niệm về thầy dạy Văn của bạn đẹp, những kỉ niệm về cô dạy Toán của bạn hay thì những kỉ niệm về một người thầy dạy thể dục của tôi cũng đẹp mà, phải không!

Theo Web site xitrum.net

Mục lục

 

Bài tập theo giáo án

 

Hôm đó là một ngày bình thường. Học trò đến trường trên xe buýt cùng với sự ồn ào nhộn nhịp thường ngày khi chúng chào hỏi nhau. Tôi nhìn vào sổ giáo án và cảm thấy tốt hơn hết nên sẳn sàng cho một ngày làm việc. Tôi biết hôm nay là một ngày đẹp trời và tôi phải hoàn thành thật nhiều việc. Chúng tôi ngồi đúng vị trí của mình xung quanh bàn học được sắp xếp thật đẹp cho một lớp tập đọc. Việc đầu tiên trong sổ tay của tôi là kiểm tra tập bài làm để xem những bài tập cần thiết có được làm xong chưa.

 

Khi tôi đến bên Troy, cậu bé cúi đầu xuống khi đẩy bài tập chưa kịp làm ra trước mặt tôi. Troy cố gắng thu người lại sau ánh mắt của tôi vì đang ngồi sát cạnh tay phải tôi. Đương nhiên tôi nhìn vào bài tập đang dở dang và nói: “Troy, bài này chưa làm xong”.

 

Cậu bé nhìn lên tôi với cặp mắt van nài khẩn thiết nhất mà tôi chưa từng thấy ở một đứa trẻ và nói: “Đêm qua em không thể làm bài được vì mẹ em đang hấp hối.”


Tiếng nức nở bắt đầu nối tiếp nhau rộ lên trong toàn lớp học. Thật may làm sao khi Troy ngồi gần bên tôi, vì tôi có thể vòng tay ôm lấy cậu ta và để cậu tựa đầu vào ngực mình. Không ai có thể không tin rằng Troy đang bị tổn thương, sự tổn thương nặng nề đến nổi quả tim nhỏ bé của cậu có thể vỡ tan ra. Tiếng nức nở của Troy vang vọng khắp phòng và nước mắt tuôn rơi không ngơi. Tất cả học sinh ngồi chết lặng, lệ ứa đầy mi. Chỉ còn tiếng thổn thức của Troy phá đi sự tỉnh mịch của buổi sáng hôm ấy. Một cậu bé chạy nhanh tới đưa hộp khăn giấy khi tôi siết chặt Troy vào lòng. Tôi có thể cảm thấy được chiếc áo tôi ướt đẫm những giọt nước mắt quý báu đó. Thật bất lực làm sao, tôi đã không ngăn được dòng lệ tuôn rơi trên đầu của cậu bé.

 

Đứng trước câu hỏi: “Tôi có thể làm gì cho một đứa trẻ bị mất mẹ?” Chỉ có một ý nghĩ duy nhất đến trong tâm trí tôi, đó là: “Yêu thương cậu bé … tỏ cho cậu thấy sự quan tâm của mình … cùng khóc với cậu ta”. Dường như tai họa to lớn đang chụp xuống cuộc đời non trẻ của cậu bé và sự giúp đở của tôi thật nhỏ nhoi. Cố ngăn dòng lệ, tôi bảo cả lớp: “ Chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho bạn Troy và mẹ bạn”. Những lời cầu nguyện thật tha thiết cùng vang lên tận trời cao. Một lúc sau, Troy nhìn lên tôi và nói, “Em nghĩ mình có thể bình tâm lại được rồi”. Kiệt sức vì khóc, cậu bé đã trút bớt được gánh nặng trong tim. Chiều tối hôm đó, mẹ của Troy qua đời.

 

Khi tôi đến viếng đám tang, Troy chạy ùa đến chào đón tôi. Có vẽ như  cậu đang chờ tôi, người mà cậu mong rằng sẽ đến. Troy ngã vào vòng tay tôi và ở lại đó một lúc. Cậu dường như đã lấy lại được sức mạnh và lòng can đảm. Sau đó cậu dẫn tôi lại bên quan tài. Nơi đây, cậu đã có thể nhìn vào mặt mẹ mình, đã có thể đối diện với cái chết mặc dù cậu có thể chẳng bao giờ hiểu được sự thần bí của nó.

 
Đêm hôm ấy, khi lên giường ngũ, tôi tạ ơn Chúa đã ban cho tôi sự khôn ngoan để bỏ qua bài tập theo giáo án đã soạn ra mà ôm trái tim tan vỡ của Troy vào lòng.


 ( Tác giả Sister Carleen Brennan)

 

Ngọc Dung  ( biên dịch )

LỜI NGUYỆN NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  ( 20. 11)

 

Lạy Chúa,

 

Chiều nay,cùng với cộng đoàn,chúng con, những nhà giáo đang cống hiến đời mình cho công tác giáo dục  họp nhau trong nhà Chúa .Bên chúng con đây còn có các em học sinh, các bậc phụ huynh, bè bạn .Có cả các vị là Thầy cô đã từng dạy dỗ, để hôm nay chúng con vinh dự  được phép gọi bằng 2 chữ”đồng nghiệp” thân thương .

 

Lạy Chúa,

 

Ai sinh ra đời mà không có thầy dạy, kể cả những người chưa một lần bước chân đến trường. Sinh thành là bởi cha mẹ, nhưng để được trở nên NGƯỜI đúng nghĩa có lễ nghĩa ,có tri thức,hẳn là phải có người dạy dỗ.Chính Chúa đã từng là một học trò chăm chỉ lúc còn thơ ấu .Tin mừng đã từng thuật lại việc Chúa khi vừa 12 tuổi đã ngồi giữa các thầy dạy học ,vừa nghe vừa đặt câu hỏi.”Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và lời đối đáp của cậu”. Trong  đời rao giảng, Chúa cũng chọn con đường của một Ngôn sứ .Những môn đệ của Gioan chính là những học trò đầu tiên,sau đến NHÓM MƯỜI HAI và còn biết bao môn đệ khác.Chúa không chỉ là thầy dạy về Chân lý, về Sự Thật và về Sự Sống .Người còn là đấng chữa lành mọi bệnh tật thể xác lẫn tâm hồn con người.

 

Ngày hôm nay những nhà giáo chúng con đang đi tiếp con đường Chúa đã dọn, bởi chính Chúa là ĐƯỜNG.Chính việc truyền đạt tri thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội là mở tai, mở mắt, mở trí ,mở lòng cho con người .Truyền đạt đạo đức, nhân bản là nâng con người ngày càng trở nên giống hình ảnh của Thiên Chúa,đấng đã tạo thành con người.

 

Xin cho các Thầy cô giáo đang miệt mài với  giáo án ,với phấn bảng, dù đang phải vật lộn với cuộc sống còn nhiều khó khăn,  luôn ý thức vai trò của mình .Ý thức sứ mạng thiêng liêng mà Thiên Chúa đã trao phó là nối dài cánh tay của đấng giảng dạy và chăn dắt, tiếp tục con đường của Thầy GIÊSU đã mở ra đem lại ánh sáng ,niềm vui,niềm tin và hy vọng cho con người hôm nay và mai sau .Xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, yêu thương hơn, chan hòa hơn, công bằng hơn…với mong ước tất cả mọi người được “sống và sống dồi dào “trong cuộc sống này và mai ngày sẽ cùng được xum họp đónh nhận hạnh phúc vĩnh cửu trên nước Trời .AMEN

                                                                                  

 ĐỖ CÔNG MINH

 (Gx Lộc Hưng –Hạt Chí Hoà)

Mục lục

 

 

Text Box: SỐNG CHỨNG NHÂN

  

 


 

HỒNG ÂN THIÊN CHÚA QUA BỆNH TẬT

 

Ngày 8-9-2005, Cha Daniel Van Kerkhove, người Bỉ, mừng kỷ niệm 65 năm tuyên khấn trong dòng Khiết Tâm Đức Mẹ (Các Linh Mục Thừa Sai Scheut). 65 năm khấn dòng với gần 60 năm truyền giáo tại Nhật Bản trong đó có 6 tháng tại Trung Quốc vào năm 1948. Sau đây là chứng từ của Cha về hồng ân nhận lãnh sau khi Cha lâm trọng bệnh.

Cách đây 7 năm, Chúa bất ngờ gởi thử thách đến cho tôi. Người ta khám phá ra tôi bị ung thư ác tính nơi não bộ. Cuộc giải phẫu kéo dài 11 tiếng đồng hồ. Cuộc giải phẫu thành công. Ngày hôm sau tôi cảm thấy hơi kha khá. Tôi ngây thơ nghĩ rằng mọi sự rồi sẽ diễn tiến tốt đẹp. Nào ngờ, ngay buổi chiều hôm ấy, mọi sự đảo lộn hết. Tình trạng sức khoẻ trở nên tồi tệ. Y tá trực nơi phòng hồi sinh phải cho tôi hít thở dưỡng khí bằng máy. Cứ thế tình trạng sức khoẻ xuống dốc không phanh. Tôi ý thức rõ mình đang đi vào cõi chết. Vị bác sĩ chăm sóc tôi thật lo âu và tỏ ra tư-lự. Ông bàn hỏi ý kiến vị bác sĩ chuyên về não bộ.

Vị bác sĩ não bộ này từng quen biết tôi trước đó. Sau khi khám nghiệm và kiểm chứng thuốc tôi đang uống, bác sĩ truyền phải thay đổi cách thức chữa trị và thuốc men. Bác sĩ cũng nói rồi tôi sẽ thoát cơn hiểm nguy, nhưng cần phải có một thời gian lâu thật lâu. Tôi nghe rõ tiếng bác sĩ nói nhưng không trả lời được. Tôi không nói được câu nào!

Đúng như lời vị bác sĩ tiên báo, tôi từ từ bình phục và hai năm sau, tôi có thể đi đứng bình thường. Tôi trở lại với công việc mục vụ.

Cơn bệnh hiểm nghèo đã dạy tôi một bài học. Nó dạy tôi biết rằng thời gian thật quý báu. Tôi nhận lãnh thời gian như hồng ân duy nhất. Vậy tôi phải biết tận dụng thời gian - trước tiên và trên hết - cho việc cầu nguyện và cho công tác tông đồ. Thánh Lễ, nguyện gẫm, chầu Thánh Thể và lần hạt Mân Côi chiếm từ 4 đến 5 giờ trong một ngày sống của tôi.

Thời gian còn lại tôi dành cho công tác tông đồ. Tôi viếng thăm các bệnh nhân. Tôi dạy giáo lý và Anh ngữ cho các trẻ em người Việt. Mỗi tháng một lần tôi cử hành Thánh Lễ bằng tiếng Trung Hoa cho tín hữu Công Giáo người Hoa tại Osaka ở miền Trung Nam Nhật Bản. Tôi liên lạc thư từ với nhiều người quen biết. Tôi quyên góp quần áo và vật dụng văn phòng để gởi đi cho người nghèo ở Ấn Độ và bên Ba-Tây.

Rất thường khi tôi cảm thấy sự hiện diện của THIÊN CHÚA khi bất ngờ tôi gặp những người mà tôi phải làm quen, xét vì tôi đã ở trong vùng từ 57 năm qua.


Hiện tại tôi bị hai chứng bệnh trường kỳ. Chứng bệnh thứ nhất liên quan đến hệ thống não bộ. Chứng bệnh thứ hai thuộc về bộ phận tiêu hóa. Đặc biệt tôi bị chứng đau đầu liên miên. Thỉnh thoảng tôi bị cám dỗ buông xuôi tất cả. Nhưng tôi không nản lòng, không rủn chí.

Tôi không biết ngày nào THIÊN CHÚA gọi tôi về với Ngài. Nhưng nhờ một lần trải qua chứng bệnh trầm kha suýt chết, giờ đây tôi cảm thấy mình được chuẩn bị và sẵn sàng hơn nếu bất ngờ Chúa đến viếng thăm tôi. Tôi chân thành cầu nguyện cho tất cả anh em Linh Mục cùng dòng. Tôi không cầu nguyện để các anh em có cùng kinh nghiệm như tôi. Tôi cầu nguyện cho anh em tôi biết TIN nơi tầm quan trọmg của bí tích Thánh Thể, của việc chầu Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU và của việc cầu nguyện trong đời sống Linh Mục.

... ”Này con, nếu lời thầy, con luôn nhận lấy, và huấn lệnh thầy, con hằng ấp ủ, nếu con lắng tai nghe lẽ khôn ngoan, và hướng lòng theo sự hiểu biết, phải, nếu con cầu xin trí thông minh, van nài ơn hiểu biết, nếu con tìm khôn ngoan như tìm bạc, và lùng kiếm như thể kho tàng, thì lúc đó con sẽ hiểu thế nào là kính sợ THIÊN CHÚA và sẽ khám phá ra hiểu biết THIÊN CHÚA có nghĩa là gì. Vì chính THIÊN CHÚA ban tặng khôn ngoan; tri thức và hiểu biết là nhờ Người mà có. Ai ngay chính được Người trợ lực. Người thành khiên thuẫn cho kẻ sống thanh liêm, giữ gìn đường nẻo người chính trực, bảo vệ lối đi kẻ tín trung. Bấy giờ con sẽ hiểu thế nào là công bình, thế nào là chính trực công minh: đó là đường đưa tới hạnh phúc” (Sách Châm Ngôn 2,1-9).

(”Chronica CICM”, n.3, Avril/2006, trang 73-74).

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Mục lục

 

 

 

Text Box: TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH

  


 

 Tâm lý giáo dục :

 

Hành trang vào đời – Nói chuyện về tình yêu

 

TÌNH YÊU, TÌNH DỤC VÀ ĐỢI CHỜ

 

 

Tình yêu chỉ đẹp và ngon ngọt khi nó đến thời buổi chín muồi, điều này không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên cái hấp lực của tình yêu không chỉ ở lãnh vực tinh thần mà thôi, vì thế để giữ được cho cuộc hành trình tình yêu trong hướng lành mạnh, nhiều phụ huynh vẫn thao thức về cách  thế để giúp đỡ con em một cách cụ thể trong lãnh vực này. Làm sao để tránh cho quả chưa chín đã rụng. Tình yêu chưa nở đã tàn. Vấn đề là ở chỗ thời gian, là sự chờ đợi đến thời đến buổi thích hợp để có thể nếm ngọt ngào thay vì đắng cay, bình an thay cho lo sợ, xây dựng thay cho sự hủy hoại…

 

Những gì giá trị càng cao, chắc chắn cái giá phải trả sẽ rất đắt. Và trong đời người có gì cao đẹp bằng TÌNH YÊU?

 

Chờ đợi không chỉ là yếu tố thời gian mà còn là yếu tố giá trị… Làm sao để xây dựng và làm phát triển cho con em những giá trị luân lý vững chắc. Chờ đợi cho đến ngày thành hôn là một sự lựa chọn khôn ngoan và an toàn nhất? Có lẽ nhiều người xem đây như là một điệp khúc của vấn đề dạy con, và vì thế làm mất đi độ nhạy bén? Sau đây chúng ta thử bàn xem có cách nào để  làm cho việc chờ đợi này “có lý” và lôi cuốn được con em mình?

 

Có người cho rằng: Chờ đợi cho đến khi thành hôn là một điều không thực tế?

 

 Trước hết, chờ đợi là một điều đương nhiên. Biết bao nhiêu người đã thành công . Tuy thế, với thời đại này “tốc độ” là một phẩm chất của nhiều điều, cái gì cũng muốn có ngay, ăn liền… não trạng này đã đi vào ngay cả trong lãnh vực tình yêu, một thế giới linh thiêng cao đẹp.

 

Ơ Au Mỹ, có khoảng trên 50% bạn gái tuổi từ 15 tới 19 có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Còn ở Việt Nam chúng ta? Con số chính xác khó có thể xác định, vì xã hội vẫn xem đây là điều cấm kỵ, nên các bạn trẻ thường giấu diếm. Tuy thế, với thực trạng xã hội này, chắc chắn con số quan hệ trước hôn nhân đang trên đà tăng tiến. Làm sao để biết rằng con em mình lọt vào trong số những ai biết chờ, biết đợi này? Làm sao để giúp con em chúng ta có thể nếm trải và giữ gìn được những giá trị thiêng liêng của TÌNH YÊU?

 

Nhiều phụ huynh đã giúp con bằng cách giải thích điều lợi – hại của việc quan hệ tình dục và giúp cho chúng biết đặt ra tiêu chuẩn cho mình trong cuộc sống. Dù quý vị đã nghe biết bao nhiêu câu chuyện đau lòng, nhưng bên cạnh đó còn có biết bao thanh thiếu niên thành công trong việc chờ đợi cho đến hôn nhân? Vì họ đã biết đề ra tiêu chuẩn và đã thành đạt. Đây là dấu hiệu của những người trưởng thành, biết làm chủ bản thân, qua đó họ còn biết làm chủ nhiều tình huống khác trong cuộc sống. Làm chủ bản thân là một con đường khá chắc chắn của sự thành công. Những người không để mình “cuốn theo dòng nước”, mà họ chủ động lèo lái đời mình. Họ là những con người biết tự trọng và nghiêm túc trong quan hệ: biết trân trọng tình yêu, người yêu và sự dấn thân của mình về sau.

 

Phụ huynh thường khuyên dạy con: “phải thận trọng”, “phải biết mang trách nhiệm”, “phải có tình yêu”… nhưng kết quả như thế nào? Con em có vâng nghe không?

 

Chính khi bảo con em đợi cho đến khi: mình yêu, mình sẵn sàng, mình lớn hơn, mình có trách nhiệm hay là an toàn… Trẻ được nghe những lời dặn dò khôn ngoan này, nhưng còn những thắc mắc, dằn co của sự ham muốn vẫn chưa có câu trả lời; cách giúp đỡ đó chẳng khác gì bảo con em khi lái xe thì cần phải: - có bằng lái và nịt dây an toàn, cũng phải cẩn thận… mà không chỉ cho chúng biết những luật lệ giao thông phải theo, và những khía cạnh kinh nghiệm nguy hiểm khác… Con em quý vị có thể vô ý lao mình vào sự nguy hiểm có thể đem lại tai hại lớn, và kinh nghiệm ấy đôi lúc không còn dịp để cứu vớt hoặc sửa chữa được. Có phụ huynh nào mà không xác tín rằng – dấn thân vào kinh nghiệm tình dục thì phức tạp và nguy hiểm hơn là lái xe hơi vô cùng!

 

Quý vị thường nhắc nhở con em là nên đợi đến lúc con lớn đủ, con thật sự yêu, con biết mang trách nhiệm, con sẵn sàng, và an toàn đủ cho con… nhưng:

 

 “Sẵn sàng” có nghĩa là gì?

 

Có lẽ những hormone trong cơ thể thì sẵn sàng, nhưng còn phương diện cảm xúc, trách nhiệm cùng sự liều lĩnh về nhiều mặt khác nữa thì sao?

 

 “An toàn” có nghĩa là gì?

 

Chắc quý vị đồng ý là không phải chỉ là biết dùng những phương pháp tránh thai hay tránh lây bịnh là đủ chứ? Còn những hậu quả tinh thần, sự nguy hại của việc mất tự tin, mất cái nhìn tích cực về bản thân? Có khi mang mặc cảm nặng nề suốt đời nữa.

 

 “Khi yêu” có nghĩa như thế nào?

 

Tuổi vị thành niên đã biết yêu là gì chưa? Hoặc biết gây dựng tình yêu hay chỉ là một mớ cảm xúc xâm chiếm? Làm sao con em quý vị biết phân biệt giữa tình yêu đích thực và cảm xúc dâng trào hay sự ham muốn?

 

 “Có trách nhiệm” có nghĩa là gì?

 

Trẻ có biết rằng trách nhiệm còn có nghĩa là biết quan tâm đến tâm tình và sự chờ mong, đến quyền lợi và hậu quả của việc mình làm trên chính mình và trên người khác, bạn hoặc người yêu của mình?

 “Lớn đủ” có nghĩa là gì?

 

Tuổi trưởng thành tâm lý có thể không đi đôi với tuổi thể lý. Trưởng thành là lúc có thể lấy những chọn lựa lành mạnh và trách nhiệm, muốn thế phải chuẩn bị cho con em, một sự chuẩn bị có kế hoạch, và kịp thời. Quý vị không biết khi nào con em sẽ vướng vào những mối quan hệ thiếu lành mạnh. Quý vị vẫn nghe nói có con gái trong nhà thì như là “những trái bom nổ chậm”. Phải, thế nhưng quý vị đã làm gì để giúp con em lớn lên trong sự an toàn và hạnh phúc?

 

Nhiều phụ huynh chuẩn bị và sẵn sàng chờ đợi con mình hỏi han để có thể giải thích, nhưng sẽ ra sao nếu con em chẳng bao giờ hỏi quý vị điều gì về vấn đề này? Quý vị có biết rằng một khi đã có quan hệ tình dục rồi, nếu kết quả không đi đến hôn nhân thì con em quý vị có thể dấn thân vào những mối quan hệ thiếu lành mạnh khác. Nghiên cứu cho thấy những trường hợp dở dang như thế sẽ có thể đi đến việc có quan hệ tình dục bừa bãi với rất nhiều người, kể cả phái nữ lẫn phái nam. Kết quả, cuộc đời con em quý vị sẽ ra sao? Quý vị có muốn có con trai hay con gái mình ở trong những trường hợp này không?

 

 Vấn đề tình dục không chỉ ảnh hưởng đến thể lý thôi,

mà còn đến tâm lý, giá trị, ý nghĩa, thói quen…

hay nói cách khác, đến cả cuộc đời còn lại của con em về sau nữa.

 

 Con em quý vị cần được cho biết: Tình dục là một điều gì cần được chia sẻ giữa hai người đã yêu nhau và dấn thân cho nhau trong tương giao. Chứ không phải quan hệ để thử hay để tìm ra một ai đó thích hợp với mình.

 

 Tôn trọng và giữ gìn giá trị của bản thân và người yêu chính là độ bền và phẩm chất của tình yêu.

Chờ đợi là một dấu chứng của sự tôn trọng đồng thời còn giữ tình yêu an toàn và thích hợp!

 

 

 M. Thécla Trần Thị Giồng – Dòng Đức Bà

TS Tư Vấn Tâm Lý

Mục lục

 

 

Text Box: ĐỌC SÁCH

 

 

 


 

GIÃ TỪ QUÁN TRỌ

Lm. Đỗ Văn Thiêm

 

8. Tiếng mẹ ru

 

 Cùng với mọi người trong thôn làng, chiều này, chiều mồng hai tết, con ra đây để chúc tuổi mẹ. Không! Con ra đây để thăm mẹ, cho vơi đi bao nổi nhớ nhung. Mẹ nằm đây với bố, với ông bà, với nhiều người thân thương. Đứng trước những nấm mồ này, bơ vơ, con chẳng biết làm gì hơn, là hợp chung với mọi người, đang có mặt bên những nấm mồ khác, để cùng dâng lễ bây giờ mà nguyện cầu cho mẹ thôi.

Người đại diện bắt đầu xướng kinh. Con đưa mắt nhìn đồng hồ, 18 giờ.

 

Tiếng đọc kinh của mọi người giữa nghĩa trang bao la, gây cho con cái cảm giác lạ kỳ. Nhung nhớ và thương thương.

 

Tự nhiên, con nhớ tới giọng nói của mẹ, giọng nói ngọt ngào hôm nào, đã cầm tay con đặt lên trán dặn dò: “Con đọc nhé. Nhân danh Cha, và Con… làm đi nào”. Từng lời kinh, từng cử điệu tôn giáo. Mẹ đã ghi vào tấm vải trắng thơ ngây hồn con những dấu chứng của đức tin. Mẹ dạy con những tiếng gọi Chúa, gọi Mẹ Maria. Mẹ để lại cho con cả gia tài vô giá thiêng liêng. Bởi vậy, mỗi khi con giơ tay làm dấu, hay mở miệng cất lên lời kinh, là con nhớ về mẹ. Nhớ về mẹ trong sâu lắng cuộc đời. Và con cầu nguyện cho mẹ, cho bố.

 

Thánh lễ nửa vời, bỗng dưng gió mạnh. Nghĩa trang nằm giữa cánh đồng. Gió chiều mạnh là điều thường có. Gió thổi vi vu qua tai; tự nhiên con nhớ về mẹ, nhớ về những lời ru êm ái hôm nào. “Con ơi, con ngủ cho ngoan”. Con nhớ về lời ru, là con phải nhớ về vòng tay ấm áp, mẹ ôm con đu đưa trên võng. Mẹ truyền cho con hơi thở tình yêu; chính nhờ tình yêu ngọt ngào ấy, mà con mới có thể lớn lên. Bên cạnh những tiếng ru hời, còn là những lời dặn dò, dạy dỗ thân ái. Ngủ đi con, ngoan nào mẹ thương.

“Ngủ đi cho mau lớn, để rồi còn giúp mẹ”.

 

Ước mơ của mẹ, nhỏ bé và dễ thương. Mẹ chỉ ước mơ, đứa con của mẹ, sẽ là một đứa con ngoan. Đứa con ngoan thì vâng lời cha mẹ, đứa con ngoan thì siêng năng học hành. Đứa con ngoan thì không làm gì khiến mẹ phải buồn lòng.

 

Vậy mà chiều nay, một chiều đầu năm mới. Đứng bên mẹ giờ này, mới thấy mình tệ bạc. Mình đã làm bố, làm mẹ buồn khổ nhiều về mình. Mình đã lơ là chểnh mảng việc đạo đức, khiến bố mẹ lo lắng băn khoăn.

Thôi chiều nay, con xin có lời tạ tội. Con hứa với mẹ sẽ cố gắng nhiều hơn. Không để vì con, mà bố mẹ phải xấu hổ.

 

Thánh lễ đến phần hiệp lễ. Rước Mình Thánh xong, tôi quay về chỗ đứng. Mộ của mẹ nằm sát cánh đồng lúa đang mùa sắp chín. Nhìn thấy cánh đồng vàng tươi, tự nhiên tôi lại nhớ về mẹ. Nhớ tới những thìa cơm đầu đời mẹ đút cho tôi, ngập đầy tình yêu trong mỗi thìa cơm ấy, tôi thấy mặn nồng của bao giọt mồ hôi. Trong mỗi hạt cơm, tôi trông thấy cả một cánh đồng rực nắng. Nơi ấy, mẹ tôi, bố tôi và anh chị em tôi cứ phải bán lưng cho trời, bán chân cho bùn lầy nhơ nhớp. Mồ hôi đầm đìa trên mặt và ướt đẫm cả người.

 

Tôi trông thấy cả những bước chân xiêu vẹo, vì những bao lúa nặng trĩu trên vai. Tôi nghe thấy cả những tiếng thở dồn dập mệt nhọc. Mẹ ơi, giờ con khôn lớn, trong xác thân con, chứa bao tình yêu, chứa rất nhiều giọt mồ hôi của mẹ, của bố.

 

Mồ hôi và tình yêu của mẹ, của bố đã nuôi con làm người. Bởi vậy, bên nấm mộ giờ này, con quyết tâm, sẽ luôn biết tự trọng, sẽ luôn cố gắng sống cho ra người hơn. Không bán rẻ nhân phẩm mình, cho những đam mê và dục vọng thấp hèn, để mãi mãi, trong nơi an nghỉ kia, mẹ có thể yên tâm mỉm cười mãn nguyện.

 

 9. Sống Gởi Thác Về

 

 Đây là giờ phút đoàn tụ. Giờ phút đoàn tụ (mà nói theo ngôn từ của thi sĩ Hàn Mặc Tử) của ba ngăn thế giới:

 

Thế giới vinh quang của các người đã được hưởng phúc bất diệt trên thiên đàng.

 

Thế giới thương đau của những người vẫn còn vấn vương tội đời, giờ này đang cần được thanh tẩy nơi luyện ngục.

 

Và cái thế giới luôn phải chiến đấu và vật lộn không ngừng nơi biển khổ trần gian.

Hội nghị bàn tròn này được mở ra giữa cảnh thanh thản của nghĩa địa chiều linh thiêng mùng hai tết. Ta nghe được những kinh nghiệm gì?

 

 Kinh nghiệm thứ nhất

 

Thân phận con người chỉ là cái kiếp Sinh Ký Tử Quy – Sống gởi thác về.

 

Bên cạnh ta là những nấm mộ của mẹ, của cha và của nhiều người thân yêu. Những người cũng như ta, đã một lần “là người”. Đã chiếm một khoảng không gian trong suốt nhiều thời gian. Đã ăn, đã sống, đã cười, đã nói, đã chụp hình để ghi lại nét đẹp, đã trang điểm, để vẻ đẹp luôn thắm nồng. Rồi đã nằm xuống, trở về với cát bụi. Từ đất bụi mà ra, trở về với cát bụi, chẳng có gì để bàn. Kia kìa, rất lạnh lùng, mẹ đất đã mở miệng, để hớp lấy đứa con bụi đất của mình vào lòng. Và rồi với thời gian, lại hòa tan nó, về với cái kiếp bụi đất.

 

Nếu phải thốt lên, thì âm thanh hợp nhất cho lúc này phải là: “Oi thời oanh liệt nay còn đâu”. Dù trước kia có là hoa hậu với sắc đẹp chim sa cá lặn, dù trước kia có là “miệng người sang có gang có thép”, bây giờ cũng về với bụi tro.

 

 Kinh nghiệm thứ hai

 

 Tất cả những gì lo cho thân xác đều là vô nghĩa. Chắc chắn một điều, bàn tay sẽ buông bỏ tất cả khi chìm vào cái chết. Ai cũng thế thôi, vừa bước qua ngưỡng cửa sự chết, ngay tức khắc, là phải giáp mặt với Thiên Chúa. Tại đây, người ta phải trả lẽ với Ngài về các việc mình làm. Tất cả những gì mình lo cho bản thân, như ăn, mặc, tiêu xài, tiện nghi, nhan sắc đều thành vô nghĩa, đều theo xác thịt mình xuống nấm mồ, và nằm lại trong lòng đất kia. Chỉ có những gì làm vì tình yêu Chúa, vì tình yêu với anh em đồng loại thì còn, và có giá trị vĩnh cửu.

 Kinh nghiệm thứ ba

 

 Đời người được nối liền bằng những ngày nối tiếp nhau, vì thế hãy sống đẹp mỗi ngày.

 

Một ngày được mở ra với 24 giờ, tức là 24 trang giấy trắng, 24 trang nhật ký đời mình. Đừng làm cho bẩn những trang nhật ký ấy. Hãy viết vào đó những dòng chữ thật đẹp, thật vui và ấm áp bình yên.

 

Quá khứ thì đã qua. Tương lai còn chưa tới. Chỉ có hiện tại trước mặt. Hãy sử dụng hiện tại thế nào, lựa chọn thế nào, quyết định thế nào để lương tâm bây giờ và sau này khỏi áy náy, băn khoăn.

 

Những đụng chạm, những bất hòa, giữ lại làm gì, hãy để nó trôi đi với thời gian, mở rộng lương tâm mà tha thứ, cho đời thanh thản.

 

Đừng nhé! Xin đừng gây đau khổ cho người khác. Dù trong lời nói hay trong hành động. Bởi ta chẳng được lợi gì, khi người khác khổ đau.

 

Nhưng đời là thế, đời không phôi pha thì chẳng là đời. Những khó khăn, nghịch cảnh là điều bình thường, điều quan trọng là thái độ ứng xử của ta trước những nghịch cảnh ấy thế nào. Chiến thắng được nó để ghi điểm, hay bị nó đè chết, mà thất vọng, để rồi, đi đào huyệt cho ý chí của mình.

 

Nhưng làm sao để đạt chiến thắng? Một giải pháp vô cùng đơn giản. Hãy cầu nguyện và phó thác cậy tin vào Chúa. Đó là lối đi chắc chắn và vững vàng nhất.

 

Có Chúa trong hiện tại. Có Chúa giữa thử thách. Có Chúa cùng song hành. Còn gì đẹp và an toàn hơn.

 

 10. Xin Đừng Xao Xuyến

 

 Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.

 

Đây là lời động viên vô cùng to lớn, được gởi cho tất cả mọi người, khi phải đối diện với cái chết.

 

Hãy bình tĩnh và đừng xao xuyến, khi phải giáp mặt trước cái chết. Bởi đấy là quy luật của muôn đời. Con người có sinh ắt có tử. Là cát bụi, mặc nhiên, phải trở về với bụi tro.

 

Xin an tâm và đừng xao xuyến, bởi chết không phải là hết, mà chỉ là một vuông cửa hẹp để dẫn vào đời sau. Nhất là với những người có niềm tin nơi Thiên Chúa, thì giờ chết đến, là giờ phút rộn rã hoan ca, của đứa con được trở về bên Cha, sau bao tháng ngày tưởng nhớ, ước mơ.

 

Người xao xuyến mà làm gì, bởi cả đời người khi còn sống, người vẫn nhớ, và vẫn cảm nghiệm thấy một cách sâu sắc, phận mình chỉ là kiếp bụi tro, sống gởi thác về. Trên bàn tiệc, chất đầy những sơn hào mỹ vị, với những chai rượu đắt tiền bạc triệu, nhưng chỉ một lát sau, qua cửa miệng, tất cả đã thành một thứ bỏ đi.

 

Điều này xác định được rằng: Cõi đời này chỉ là tạm bợ. Và chết đi, mới thực là trở về quê.

 

Và nhất là, xin người đừng xao xuyến. Bởi vì ngay khi cánh cửa sự sống vừa khép lại sau lưng, thì Đấng đầu tiên mình phải gặp, trong cõi đời sau, là chính Thiên Chúa. Đấng mà mỗi ngày, người vẫn gọi “Cha ơi”.

 

Đừng sợ Ngài, bởi Ngài là người Cha luôn giàu lòng xót thương. Như có lần Ngài dặn: “Anh em hãy tin vào Thiên Chúa, và tin vào Thầy. Bởi trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở. Thầy đi để dọn chỗ cho các con”.

 

Đừng vì những yếu đuối và tội lỗi, mà xuyến xao tâm hồn. Bởi vì Ngài dựng nên ta. Ngài thừa biết những yếu đuối trong ta, điều hệ trọng là hãy biết khiêm tốn và hối hận ăn năn.

 

Hãy tin vào Ngài, bởi chỉ có Ngài là biết rõ mọi uẩn khúc trong mọi tình huống đời ta. Ngài sẽ xét xử công bằng, nhưng cũng chan chứa tình thương.

 

Đừng xao xuyến hỡi người, nhưng hãy vững tin vào Ngài. Bởi Ngài có tên là Tình Yêu. Bởi Ngài cũng chỉ vì yêu ta, mà đã chấp nhận bỏ trời cao hạnh phúc, giáng trần xuống cõi đời để tìm ta. Mặc dù phải kinh qua muôn ngàn sóng gió, muôn vàn đau khổ, Ngài vẫn cứ miệt mài đi tìm ta, đi tìm cho bằng được con chiên lạc ngày nào.

 

Hãy tin vào Ngài và đừng xao xuyến. Bởi Ngài chính là Sự Sống: “Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Ta thì sẽ không phải chết”.

 

Một niềm hy vọng bùng lên. Bà cụ Rosa hôm nay, suốt đời đã tin Chúa. Niềm tin ấy được biểu lộ rõ nét, bằng việc bà chăm rước Chúa mỗi ngày. Rước lấy Chúa, rước lấy mầm sống đời đời cho mình. Gieo trồng trong đời mình mầm sự sống vĩnh hằng. Thế là an tâm, bước vào đời sau, giáp mặt với Chúa, cây sự sống vươn lên. Và thế là bà được hòa nhập vào sự sống trường sinh của Chúa.

 

Thưa…

 

Bà cụ Rosa đã nằm xuống. Dọc dài suốt cuộc đời, cái nghèo, cái khổ, cái bệnh, lúc nào cũng như một con quái vật, bấu chặt lấy bà, để làm lung lay đức tin của bà. Nhưng rất can đảm, bà vẫn giữ vững được đức tin bừng sáng.

 

86 năm bươn chải trong cuộc đời, sóng gió phủ đầy mặt, một mình trong chiếc thuyền độc mộc nhỏ bé, bà cứ cố vươn lên.

 

Nhìn cuộc đời bà, đi được tới giờ phút này, phải coi đó là một phép lạ. Bà thì không thể làm phép lạ được rồi, như thế, chỉ có Chúa, đã làm phép lạ cho bà và trên bà.

 

Nhưng dù sao, bà cũng chỉ là một kiếp người bụi đất, yếu đuối lắm, mỏng giòn lắm, thiếu sót lắm, cho nên, xin thương và cầu nguyện cho bà nhiều với.

 

 11. Gã Thần Chết

 

 Ngồi trên chiếc xe ngựa, gã thần chết bịt khăn che kín mặt, khiến không ai trông rõ mặt hắn bao giờ. Một tay cầm quả chuông, một tay cầm lưỡi hái. Rất lạnh lùng, hắn cho chiếc xe của hắn lướt bay như gió. Với hắn, không bao giờ có ngày, lúc nào cũng là đêm.

 

Hắn ghé vào bệnh viện, quả chuông ở tay trái rung lên. Năm, bảy người theo hắn ra đi.

 

Hắn ra đứng ở dọc các xa lộ. Con đường mới làm xong, rộng và láng bóng. Hắn nhìn thấy mấy gã thanh niên tuổi đôi mươi, đang yêng hùng trên mấy chiếc xe máy có phân khối lớn. Hắn rung chuông, bốn tên thanh niên đâm vào nhau ngã xuống, theo hắn ra đi.

 

Trong căn phòng ấm cúng, người con gái giữa tuổi mộng mơ, đang kiễng chân ướm thử chiếc áo cưới vừa may. Hắn rung chuông, người con gái ngã xuống và theo hắn ra đi.

 

Chiếc xe của thần chết chạy liên tục suốt 24 giờ là hết một vòng trái đất. Cứ một vòng, hắn rung đã gần 150.000 cái. Và 150.000 người ra đi.

 

Những người thân yêu của chúng ta, đang nằm yên nghỉ, cũng đã một lần nghe chuông hắn gọi.

 

Cũng nghe chuông, nhưng có một điều khác biệt sâu xa giữa những người tin và không tin nơi Chúa Giêsu.

 

Như ta vừa nghe trong đoạn Tin Mừng. Trong một đêm trường yên lặng, Chúa Giêsu đã ngước mặt lên trời và cầu nguyện cùng Chúa Cha rằng:

 

“Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho con, thì con muốn rằng: Con ở đâu thì chúng cũng ở đấy với con”.

 

Lời kinh nồng nàn và ấm áp quá. Cái khát vọng đốt cháy cõi lòng Chúa Giêsu, là Ngài muốn cho tất cả những người tin Ngài, luôn được ở bên Ngài, ở cùng Ngài trong cõi đời vĩnh phúc.

 

Với những người không có niềm tin. Thì tiếng chuông của gã thần chết ấy, lại là tiếng rít của kẻ bị cùng đường. Chẳng biết đi đâu, về đâu.

 

Còn với những người đặt niềm tin nơi Đức Giêsu, thì hồi chuông rợn người của gã thần chết, lại là một tiếng reo vui, được về gặp gỡ với người mình yêu mến.

 

Và đây là một niềm an ủi vô cùng to lớn.

 

Nhưng Thiên Chúa là Đấng vô cùng thánh thiện, và thiên đàng là chỗ linh thiêng trọn vẹn, trong suốt, cho nên, dù được Thiên Chúa yêu thương đến mấy, nhiều người cũng không thể vào ngay được, bởi linh hồn mình còn vướng quá nhiều vết nhơ. Do đó, họ phải vào nơi luyện hình, để được thanh tẩy cho trong sạch, trong sáng.

 

Những lời nói gian dối, những ác độc của sự vu khống, bịa đặt, những mưu mô xúi giục. Những bất công, những gian tham trong của cải, trong tiền bạc. Tất cả đều phải được đền bù cho công bằng, cân xứng.

 

Nhưng có một điều vô cùng nghiệt ngã xảy đến. Nơi đời sau, dòng thời gian đứng khựng, cho nên hết thời gian để lập công. Bởi vậy, ánh mắt của những người trong chốn lao lung ấy, đang hướng về chúng ta: Những người thân yêu còn đang sống, còn đang hạnh phúc bước đi trong thời gian.

 

 12. Mở Mặt Hạnh Phúc

 

 Lễ an táng của một thanh niên với căn bệnh thế kỷ.

 

Anh Đa chết sớm, giữa tuổi hoa niên cuộc đời. Lá xanh rụng xuống. Kiếp người ôi thật mong manh.

Giờ này, như chiếc lá rời cành, nằm yên trên mặt đất. Ngủ vùi! Anh Đa cũng đang nằm bất động ở kia, với xác người bụi tro.

 

Thôi thì đời trần thế là vậy, cũng xong một kiếp người. Có lo chăng, là lo cái cõi vĩnh hằng, đàng sau cái chết với số phận của linh hồn anh.

 

Chắc biết trước thế, nên trong bài Phúc Am vừa rồi, Chúa đã dặn: “Lòng các con đừng xao xuyến, hãy tin vào Thầy”.

 

Đừng xao xuyến, mà hãy tin vào tình thương vô bờ của Chúa anh Đa ạ.

 

Tình thương của người cha già nhân hậu, cứ mở to mắt mỏi mòn đợi chờ con hoang đàng trở về.

Đứa con hoang đàng ấy, đã trở về cách đây 2 tháng.

 

Hôm ấy, cả nhà đã náo nhiệt vui mừng, khi thấy đứa con đang được người cha ôm chầm trong tòa giải tội. Nước mắt đầm đìa trên khuôn mặt cả của cha, lẫn của con. Cái mừng, là đứa con đã khóc, vì nó đã trông thấy cái mặt trái phũ phàng của cuộc đời, với những vòng xoay và thần tượng, nơi nó tưởng là bờ hạnh phúc ngọt ngào, nhưng thật ra chỉ là ảo ảnh đắng cay. Chỉ có tình thương của cha, mới là ấm áp và hạnh phúc đích thực.

 

Con đừng xao xuyến Đa ạ! Bởi Chúa thương con vô bờ. Bởi Chúa đã khéo léo, dùng ngay chính con bệnh, mà do con gây nên, để dừng lại bước chân hoang đàng của con. Để suốt 2, 3 tháng trời nằm bẹp trên giường bệnh, chịu muôn vàn nỗi đớn đau, muôn vàn buồn bã, cô đơn, để có thời gian đền bù những tháng ngày lầm lỗi, hầu có thể lập công đền tội.

 

Đừng xao xuyến, bởi có khi, Chúa đã muốn dùng ngay chính bước chân sai lầm của tuổi trẻ ngông cuồng, kèm theo với những hệ lụy ê chề, nhục nhã, đớn đau, để cảnh tỉnh những người tuổi trẻ, bạn bè, đã hoặc đang đi trên vũng lầy của bóng tối.

 

Không hiểu sao, từ hôm qua đến giờ, cứ trông thấy hay nghĩ tới anh Đa, là tự nhiên tôi cứ liên tưởng tới đứa con hoang đàng trong Tin Mừng. Cái đứa con dại khờ hôm nào đã trở về nhà Cha, trong phong cách tàn tạ của cả xác lẫn hồn; nhưng mà, người Cha vẫn cứ ùa chạy ra, để ôm chầm lấy đủ thứ trang sức để đeo cho con. Cái tình thương ấy cao vời và đẹp đẽ quá. Nó cao và đẹp hơn nhiều lần quả núi Thái Sơn.

 

Nhìn khung cảnh ấy, ai cũng nhận ra được là: Từng phút giây người Cha lúc nào cũng nhớ và mong con. Và từ tận đáy lòng, có một nỗi khát vọng cháy bỏng, là ước mong sao con mau trở về.

 

Bây giờ Cha vui nhiều lắm phải không Cha, thằng Đa con Cha về rồi đó. Tinh thần nó bạc nhược, thân xác nó úa tàn, nhưng thế nào chăng nữa, nó vẫn là con Cha, và nhất là, trong trái tim, nó ăn năn, hối hận lắm rồi. Cha có nghe tiếng nó khóc, lúc nó quỳ trong tòa giải tội, dưới chân Cha không?

 

 13. Cầu Cho Cha Mẹ

 

 Trong đợt cải táng nghĩa địa xứ mình vừa qua, có một câu chuyện, cứ làm tôi băn khoăn mãi.

 

Sau khi đã lau chùi sạch sẽ, kỹ càng nấm mộ của chồng vừa ốp lát xong, người đàn bà vào chào từ biệt tôi, rồi nói:

 

“Mộ xong rồi cha ạ, con chào cha con về”. Rồi bỗng òa khóc nức nở. Tôi đứng lặng yên, ngại ngùng. Lau khô giọt nước mắt nhạt nhòa, chị tiếp: “Con buồn quá cha ạ”. Tôi hỏi: “Sao lại buồn, mộ xong hết rồi mà”.

 

- Vâng, buồn lắm, chính bởi mộ xong mà con buồn. Bởi từ nay, mỗi năm con sẽ không còn dịp quét vôi cho mộ anh ấy nữa. Mộ đã gọn gàng, đẹp đẽ, ốp lát hết rồi.

 

Tôi sững sờ, bó tay, một thoáng bối rối, bởi thấy mình đang đứng trước một tình cảm quá thiêng liêng và lạ lùng. Tình yêu đúng nghĩa, ôi sao quá nhiệm mầu.

 

Có lẽ tâm hồn của người đàn bà này, đã tránh được lời trách móc hôm nay của Chúa: “Các ngươi đã khéo chối bỏ giới răn của Chúa, để giữ những tập tục loài người”. Thật vậy, Thiên Chúa đã dạy: “Hãy thảo kính cha mẹ, còn các ông lại bảo: Ai nói với cha mẹ rằng: Những gì con giúp cho cha mẹ đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ kính cha mẹ nữa” (Mc 15,2-5).

 

Lời trách móc của Chúa, là lời trách móc về sự hờ hững trong tình yêu. Người ta phải nồng nàn, đằm thắm và sâu sắc hơn nữa trong tình yêu đối với ông bà cha mẹ.

 

Đừng quá vô tư và hời hợt, phải biết vắt tay lên trán để cảm nghiệm và nhớ ơn, về ân sâu nghĩa nặng của tổ tiên, và ân tình trời biển của mẹ cha. Để rồi từ đây, ta tra hỏi chính cung lòng ta, về chữ hiếu thảo của đời mình.

 

Hiếu thảo, là nền tảng căn bản để làm người. Không có lòng hiếu thảo, thì dù giàu bao nhiêu, tài giỏi bao nhiêu, cũng là vô nghĩa, chưa thể làm người.

 

Nhưng thế nào là hiếu thảo.

 

Thời gian vắn vỏi, chỉ xin phác họa một vài nét sơ sài.

 

 Thứ nhất: Hiếu thảo là cố gắng không gây đau khổ cho cha mẹ.

 

 Với các em nhỏ, điều đơn giản nhất là luôn biết vâng lời cha mẹ. Bởi cha mẹ là đại diện cho Chúa. Vâng lời cha mẹ, chính là vâng lời Chúa. Với những người đã trưởng thành, đây là điều rất cần lưu ý. Khi người ta lớn khôn, người ta có suy nghĩ độc lập. Vì thế, người ta nghĩ rằng, mình khôn hơn cha mẹ. Cha mẹ thì đã già cỗi, và lỗi thời. Nếu anh có học hơn, khôn ngoan hơn cha mẹ, thì xin anh hãy đối xử với cha mẹ, theo cách thức của một người con có học đi. Theo sự khôn ngoan hiểu biết của một kẻ có văn hóa đi. Người có hiếu, là người chấp nhận phần thiệt về mình, chớ không bao giờ để cha mẹ đau khổ về mình. Đừng bao giờ có thái độ coi thường, khinh bỉ, hay những lời nói vô phép, mất dại với cha mẹ của mình.

 

 Thứ hai: Luôn cố gắng mỗi ngày để làm cha mẹ vui.

 

 Điều đầu tiên, khiến cha mẹ vui, là anh em trong nhà luôn hòa thuận, thương yêu, không bì tỵ, ghen tương, hục hặc. Rồi nữa, hãy để ý xem, những công việc cha mẹ làm, và theo khả năng của mình, điều gì mình có thể làm được, thì hãy làm tiếp hay làm thay cha mẹ, cố gắng làm nhẹ bớt cái gánh nặng trên vai cha mẹ, bằng cách dồn gánh nặng sang vai mình.

 Thứ ba: Hãy biết kiên nhẫn và thật tình yêu thương, khi cha mẹ đã về già.

 Người già thì thấy mình ngày càng đuối sức. Sức đã tàn, làm việc gì cũng khó, nên dễ mặc cảm và dễ tủi thân, cho nên người làm con, phải biết kiên nhẫn trong đối xử. Kiên nhẫn trong tình thương và kính trọng. Để ý trong những lời nói và trong những hành động vô tình. Sự lạnh lùng dễ làm cha mẹ cảm thấy cô đơn.

 Thứ tư: Hãy hiếu thảo khi cha mẹ đã khuất.

 Trong những nấm mộ quanh đây, là nơi an nghỉ của mẹ, của cha, của ông bà nhiều người. Các ngài mất đi để đời mình thành kẻ mồ côi. Có khóc đến mờ mắt, các ngài cũng chẳng thể sống lại. Có tiếc đến nghẹn lời, các ngài cũng cứ vĩnh viễn rời xa. Cách tốt hơn cả, là hy sinh và cầu nguyện lập công, để như một lễ vật dâng lên trước tòa Chúa, để giúp đền tội thay cho các ngài.

Ngôi nhà mình đang ở, là chắt chiu của bao mồ hôi, nước mắt của đời mẹ cha.

Thân xác mình đang mang, với bao tự hào và trí thông minh, về vẻ đẹp của mình, là sự kết tinh, từ máu, từ thịt của mẹ cha, ông bà.

Đời mình có là bông hoa rực rỡ trên cao, được mọi người ca tụng đón chào, xin hãy đừng quên, tất cả đều phát xuất từ gốc cây xù xì dưới kia, nằm sâu trong lòng đất, mà chẳng ai nhìn thấy.

 

 14. Dải Khăn Tang

 

 Dải khăn tang màu trắng, màu vàng, màu xanh được kết lên vầng trán, vừa để tiếc thương một người, vừa để nhung nhớ một người.

Mẹ ơi, hôm nay con kết lên đầu con dải khăn tang này, để khóc thương mẹ.

Bà ơi, cháu xin được kết vội dải khăn tang này lên trán đây, để nhớ thương bà.

Hôm nay, bà cụ Maria nằm xuống trong sự thương nhớ của gia đình, họ hàng, bạn bè, con cái. Sau 100 năm đi bộ giữa cuộc đời ô trọc, hôm nay bà nằm xuống, nhẹ nhàng như một cuộc nghỉ ngơi. Nhưng với con cái, dòng họ, là một sự mất mát, tiếc nuối vô cùng to lớn.

Bà nằm xuống, bà đã chết. Nhìn bề ngoài, thì các chết của bà, là cái chết bình thường, nghĩa là không có gì đặc biệt. Bà chết sau một thời gian kiệt sức trên giường bệnh, trong sự chăm nom săn sóc của con cháu. Nhưng thực ra, trong cái nhìn đức tin, đằng sau cái chết bình thường ấy, có ẩn giấu bao điều lạ thường. Mà cái lạ thường nhất, là trong trong dọc dài đời bà. Bà đã được Thiên Chúa rất mực yêu thương.

 Sự thương yêu thứ nhất.

 Là Chúa đã cho bà được thỏa niềm ước mơ.

Qua những lần giao tiếp và trao đổi, tôi biết bà không phải là người ước mơ có nhiều của cải và một cuộc sống sang trọng. Ước mơ duy nhất của bà, là sao đó, để con cái sống đời đức tin. Bà bảo tôi: Miễn là nó cậy tin nơi Chúa, thì đời nó sẽ bình an và cuộc sống sẽ hạnh phúc. Vì như Chúa nói đó, cha nhớ không: “Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước, rồi mọi sự Ngài sẽ ban cho sau”. Ước mơ của bà đã thành, cả 8 người con của bà, đều có một đời sống đạo rất tốt.

 Sự thương yêu thứ hai.

 Là Chúa ban cho bà, mạnh mẽ cả về Đức Tin, lẫn sức khỏe phần xác.

Trong suốt 100 năm được sống, bà luôn được Chúa cho khỏe mạnh, 100 tuổi mà trí óc còn minh mẫn, ít khi thấy bà đau bệnh.

Còn về đời sống đức tin, trong những lúc bình thường thì không nói làm gì; trong những tình huống nghiệt ngã mà gia đình gặp phải, vào những lúc ấy, tôi thấy thái độ của bà, vẫn luôn bình tĩnh. Bà lần hạt nhiều hơn, và đến nhà thờ nhiều hơn. Bà cậy tin và phó thác cho Chúa, nhất là trong những thời gian cuối đời, lúc bà trên giường bệnh. Qua thái độ, tôi nhận thấy hình như bà trông thấy Chúa ở trước mặt mình. Nằm đấy, mà miệng lúc nào cũng máy môi kêu cầu Giêsu, Maria, Giuse xin cứu giúp con.

 Sự thương yêu thứ ba.

 Là Chúa đã cho bà, được chết trong nguồn ơn thánh của Chúa, và vòng tay yêu thương của Mẹ Giáo Hội.

Bà đã lãnh nhận đầy đủ các bí tích, khi còn tương đối tỉnh táo. Để rồi ít giờ sau, bà đã nhẹ nhàng ra đi, trong thái độ thật thanh thản, toát lên một sự bình an trong sự cậy tin, phó thác.

Một trăm năm, cụ bà Maria đã đi bộ giữa cuộc đời trần thế. Từ những bước chân thơ ngây của một cô bé, đến bước tung tăng nhí nhảnh của một tiểu thư; sau đó, nối tiếp bằng những bước chân trĩu nặng của đời gánh vác, và rồi yếu dần của những bước chân chậm rãi già nua.

Một trăm năm bước đi, bằng đôi chân trần xác thịt, tránh sao khỏi bao lần vấp ngã. Những vấp ngã ấy, làm buồn lòng Chúa, làm khổ người chung quanh. Bởi vậy, tôi xin mọi người hãy thêm lời cầu nguyện thật nhiều cho bà. Để tình Chúa bao dung, sẽ tha thứ cho bà trước những lỗi lầm và vấp ngã ấy.

 

 

 

Mục lục