Text Box: TIN VUI

  

 

 

 

 


 

MỤC LỤC

 

 

Chúa Nhật I Mùa Vọng. C..

Ngày 03/12/2006.

LỜI CHÚA LÀ HIỆN THỰC..

Nhân cuộc thăm viếng của Đức Benedictô XVI, tìm hiểu về quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ và Giáo Hội Công Giáo tại đây 

Tường Thuật ngày thứ nhì chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha tại Thổ Nhỉ Kỳ: Ngày thứ Tư 29 tháng 11 năm 2006: ÐTC cử hành Thánh Lễ cho cộng đoàn công giáo tại Ephêsô.

Ý nghĩa chuyến viếng thăm Thổ Nhỉ Kỳ của Ðức Thánh Cha Beneđitô XVI.

SỐNG ĐẠO TRONG THỜI ĐIỂM MỚI.

GIÁO HỘI SAU WTO..

Thánh Phanxicô Xaviê - Vị Tông đồ miền Đông Á (1506-52)

NẠN ĐẠI DỊCH HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM...

TÀI LIỆU TUẦN THƯỜNG HUẤN LINH MỤC GIÁO PHẬN ĐÀLẠT 2006.

THÔNG ĐIỆP “ THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU “.

BÀI GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT..

Ý  CẦU NGUYỆN THÁNG 12/2006.

CECILIA, TRINH NỮ LẬP GIA ĐÌNH VÀ TỬ ĐẠO..

BIẾT YÊU LÀ ĐAU KHỔ, NHƯNG…...

VỤN VẶT SUY TƯ    KHÓ MÀ DỄ..

 

 

Text Box: SỐNG LỜI CHÚA

 

 

 

 

 


 

Chúa Nhật I Mùa Vọng. C

Ngày 03/12/2006

 

(Lc 21,25-28.34-36)

 

 

Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: "Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc." "Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người."

 

 

LỜI CHÚA LÀ HIỆN THỰC

 

Đã đến ngày Ta sẽ thực hiện Tin Mừng ta sẽ loan báo về nhà Israel và Giuđa’

 

Lời ấy có nghĩa là trước đây Thiên Chúa đã có hứa với Giuđa và Israel, về một Tin Mừng trọng đại. Lời ấy đã đi vào thời gian và hôm nay tiên tri Giêrêmia báo cho chúng ta biết lời hứa ấy đã dừng lại và thành hiện thực. Giờ cứu độ đã điểm, và Đấng Cứu Thế đã đến. Ngài chính là Chồi Công Chính, bởi từ sau ngày vấp ngã, Cây Công Chính đã chết. Người ta không còn biết quý hoá những giá trị của sự công chính, bị sự giả dối và vẻ phù dung bên ngoài chiếm đoạt. Sự thẳng thắn trở thành dại khờ, và sự quắt quéo, vòng vo biến thành khôn ngoan. Nền công lý đã bị nhân loại đưa đám từ lâu. Lẽ công bằng lố bịch, láo nháo cháo như cơm không biết thế nào công lý, thế nào là bất công.

 

Chồi Công Chính xuất hiện, để bắt mọi người ra hầu toà. Những phiên toà được dựng nên không phải ở toà án, mà ở ngay cung lòng mỗi người. Ánh sáng từ Chồi Công chính sẽ soi dọi và những nguyên lý thứ bậc được xác định, để qua đó, con người hiểu được mình thuộc loại tội phạm cỡ nào. Những người bị áp bức, sẽ được cứu thoát và nền công lý sẽ được tái lập và mọi người sẽ gọi Ngài là “ Đấng Công chính của chúng tôi”. Nhưng việc tái lập trật tự chưa phải là mục đích cuối cùng của Đấng Cứu Thế. Bởi một nền trật tự do chỉ bởi công lý, sẽ thành một trật tự khô cứng, lạnh tanh, gợi lại những song sắt nhà tù.

 

Thiên Chúa là Thiên Chúa của sự sống và tình yêu. Ý muốn của Ngài là tất cả mọi sự cũng phải ướp hương trong tình yêu. Trái tim không có tình yêu là trái tim chết. Công lý vắng bóng tình yêu là tên đao phủ lạnh lùng. Bởi thế Đấng Cứu Thế đến như trong thư của Thánh Phaolô gởi cho giáo đoàn Thêsalônica trong bài đọc 2, là để đổ đầy tình thương vào nhân loại và từng cõi lòng, làm cho lòng người ấm lên tình yêu thương.

 

Và chỉ khi trong lòng người ấm áp tình yêu thương người ta mới có thể làm người và là người. Và cũng chỉ từ khi ấy, hành động con người mới có giá trị để đẹp lòng Thiên Chúa, như lời nài van của Thánh Phaolô.

 

Như thế, việc lời hứa của Thiên Chúa với con người, đến lúc được thực hiện, phải được mọi cõi lòng hết sức lưu tâm và trân trọng, và để chuẩn bị chào đón giây phút cảm động và trọng đại ấy, Thánh Luca ghi lại những  tư thế chuẩn bị khẩn cấp mà mỗi người phải có.

 

Cái tư thế hệ trọng, trong thời điểm này là phải tỉnh thức. Tỉnh thức là mở mắt giữ gìn, đừng để lòng mình chìm trong bóng đêm. Lòng ta vốn thường nặng nề, và dễ chìm sâu  vào đam mê. Đam mê là một vùng đất lớn, bề mặt thì mềm dịu và êm chân, nhưng càng bước sâu, bước mạnh, càng ngập sâu thân xác. Bởi vậy tỉnh thức là phải biết hết sức cảnh giác, trước mỗi hành động của mình. Cái chén rượu uống vào luôn làm ta thêm nặng nề, khiến ta dễ chết chìm bên bàn khò giữa nhà.

 

Đức Giêsu đã lên tiếng cảnh cáo chúng ta. Ngài còn dạy ta phải tỉnh thức nữa, là phải để ý đến việc lo lắng sự đời.

Cái lo lắng đến sự đời, sẽ làm người ta quên khuấy mất, một sự hệ trọng hơn là sự đời đời. Chỉ chăm chú dõi theo sự đời, đôi mắt sẽ đánh mất cái cảm tính để nhân ra khuôn mặt của cõi đời đời là Chồi Công chính.

 

Ngoài việc tỉnh thức, cái tư thế phải có để nhận được ơn phúc của nguồn ơn cứu độ là  phải biết cầu nguyện.

 

Cầu nguyện là gì ? Là hướng lòng lên và truyện vãn với Chúa.

 

Khi hướng lòng lên Chúa, là tháo gỡ mình khỏi những ràng buộc của sự đời, là bắc một chiếc cầu và một sợi dậy ràng buộc mình với Chúa. Xác thịt vẫn vùng vẫy trong sự đời, nhưng đầu đã ngẩng cao tới trời. Và cũng chỉ khi ấy, Chồi Công Chính từ trời xuống sẽ được ta bén nhậy nhận ra, và nhanh chóng mở rộng cõi lòng đón nhận.

 

Lm. Đỗ Văn Thiêm

Mục lục

 

 

 

Text Box: HIỆP THÔNG GIÁO HỘI

 

 

 


 

Nhân cuộc thăm viếng của Đức Benedictô XVI, tìm hiểu về quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ và Giáo Hội Công Giáo tại đây

 

Đế quốc Ottoman (دولت عليه عثمانيه) thường được Phương Tây gọi là Đế Quốc Thổ (Turkish Empire) tồn tại từ năm 1299 cho đến năm 1922. Vào thời điểm hưng thịnh nhất của mình vào thế kỷ 16 và 17, đế quốc này bao trùm cả miền Đông Nam Âu Châu, Trung Đông và Bắc Phi. Theo chiều ngang, đế quốc Ottoman trải dài từ mũi Gibraltar ở bờ biển Bắc Phi cho đến vịnh Ba Tư. Theo chiều dọc, đế quốc Ottoman trải dài từ biên giới nước Áo và Ukraine cho đến miền bắc Sudan và Yemen.

Trong thế kỷ 16 và 17, đế quốc Ottoman có một lực lượng hải quân hùng hậu thống trị các khu vực rộng lớn trên biển Đại Trung Hải, Biển Đen, Biển Đỏ, Vịnh Ba Tư và Ấn Độ Dương. Trong ý định Hồi Giáo hóa Âu Châu, đế quốc Ottoman đã nhiều lần tấn công vào Trung Âu. Năm 1529, đế quốc Ottoman vây thành Vienna của nước Áo và năm 1683 lại tấn công lần nữa vào thành phố Habsburgs của nước này.

Đế quốc Ottoman bị suy yếu dần vào thế kỷ 19 và đi đến chỗ tan rã sau thất bại trong thế chiến thứ Nhất. Đồng minh đã chia đế quốc này thành nhiều mảnh với mong muốn làm suy yếu thế lực Hồi Giáo này. Cho đến nay, 39 quốc gia đã thành hình từ đế quốc Ottoman. Tại Anatolia, trung tâm lịch sử của đế quốc, một phong trào quốc gia Thổ do Mustafa Kemal Atatürk lãnh đạo đã được khai sinh để bước vào một cuộc chiến tranh được người Thổ gọi là “cuộc chiến tranh dựng nước”. Quân đội do Mustafa Kemal Atatürk đã lần lượt thắng trong các cuộc chiến với Armenia, Hy Lạp và Pháp. Hiệp Ước Lausanne ngày 24/06/1923 công nhận sự khai sinh của nước Thổ Nhĩ Kỳ với phần lãnh thổ như hiện nay. Ngày 29/10/1923, Mustafa Kemal Atatürk tuyên bố khai sinh nước Thổ Nhĩ Kỳ. Chính vì thế, Mustafa Kemal Atatürk thường được coi là cha già của dân tộc Thổ.

Dưới sự cai trị độc tài của Mustafa Kemal Atatürk, dân tộc Thổ, có thể coi là những người Hồi Giáo đầu tiên chấp nhận khái niệm tự do và khái niệm nhà nước thế tục (mặc dù Hồi Giáo vẫn được coi là quốc giáo). Mustafa Kemal Atatürk đưa ra nhiều cải cách quan trọng về xã hội, luật pháp và chính trị. Sau khi Mustafa Kemal Atatürk qua đời vào năm 1938, Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng áp dụng chế độ đa đảng. Cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên vào năm 1950 đã dẫn đến sự thắng cử của đảng Dân Chủ là đảng đối lập với chính quyền. Việc chuyển giao quyền hành đã diễn ra trong hòa bình. Tuy nhiên, nền dân chủ tại Thổ Nhĩ Kỳ đôi khi đã bị gián đoạn vì các cuộc đảo chính quân sự vào những năm 1960, 1971 và 1980. Năm 1997, quân đội lại nhúng tay vào chính trị để loại trừ một kiểu chính quyền có khuynh hướng Hồi Giáo hóa đất nước.

Hiến pháp hiện nay của Thổ được ban hành ngày 7/11/1982 với nhiều điều khoản rập khuôn theo kiểu mẫu của các nước Châu Âu. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ không có những điều khoản bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng cho các tôn giáo không phải Hồi Giáo. Trong thực tế, người Công Giáo bị phân biệt đối xử nặng nề và bị coi như công dân hạng hai trong nước. Việc truyền giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ khó khăn đến mức gần như không thực hiện được.

Tổng thống hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ là ông Ahmet Necdet Sezer đắc cử ngày 16/5/2000. Thủ tướng là ông Recep Tayyip Erdogan được chỉ định ngày 14/3/2003. Theo hiến pháp Thổ, tổng thống được quốc hội bầu ra với một nhiệm kỳ duy nhất là 7 năm. Muốn đắc cử, ứng viên tổng thống phải nhận được 2/3 số phiếu của các thành viên quốc hội. Thủ tướng chính phủ được tổng thống bổ nhiệm và là thủ lĩnh khối đa số tại quốc hội.

Theo con số ước lượng được đưa ra vào tháng 6/2006, Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay có 70,400,000 dân, trong đó 80% là người Thổ và 20% là người Kurd. Tiếng Thổ là ngôn ngữ chính thức. Ngoài ra, còn có các ngôn ngữ khác như tiếng Kurd, Dimli, Azeri, và Kabardian.

99.8% dân Thổ theo Hồi Giáo. Chính Thống Giáo, Công Giáo và Do Thái Giáo chỉ chiếm 0.2% dân số.

Giáo Hội Công Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ chỉ gồm khoảng 35,000 anh chị em giáo dân (0.05% dân số). Con số này bao gồm tất cả anh chị em Công Giáo nghi lễ La Tinh, Byzantine, Armênia và Chanđê.


Cơ cấu Giáo Hội Công Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ gồm:

Mục lục

 

Theo VietCatholicNews

 

Tường Thuật ngày thứ nhì chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha tại Thổ Nhỉ Kỳ: Ngày thứ Tư 29 tháng 11 năm 2006: ÐTC cử hành Thánh Lễ cho cộng đoàn công giáo tại Ephêsô.


Các linh mục đồng tế đến hôm tay ÐTC sau thánh lễ tại Nhà Nguyện của Ðền Thánh "Nhà của Ðức Mẹ Maria" tại Ephesô.


 

(Radio Veritas Asia 30/11/2006) - Quý vị và các bạn thân mến. Hôm nay thứ Năm 30 tháng 11 năm 2006, đúng ngày lễ kính thánh Anrê Tông Ðồ, Bổn Mạng của Giáo Hội Chính Thống Giáo Costantinopoli, là ngày cao điểm của Chuyến Viếng Thăm của ÐTC Beneđitô XVI tại Thổ Nhỉ Kỳ. ÐTC đến tham dự Phụng Vụ Thánh tại Toà Giáo Chủ Chính Thống Giáo Costantinopoli do Ðức Bartolomêô I chủ sự. Trong biến cố cử hành này, ÐTC Bênêđitô XVI và Ðức Giáo Chủ Bartolomêô I, sẽ ký và công bố Tuyên Ngôn chung.

Sau đó, ÐTC đi thăm Bảo Tàng Viện Sophia, mà vào thời của hoàng đế Costantinô, đã là Ðền Thờ của người công giáo. Thời gian còn lại trong ngày, ÐTC có những cuộc gặp gỡ đại kết với các vị lãnh đạo các Giáo Hội Kitô khác, và với Vị Giáo Trưởng Do Thái Giáo Thổ Nhỉ Kỳ. Những chi tiết của ngày viếng thăm hôm nay, thứ Năm 30 tháng 11 năm 2006, sẽ được chúng tôi tường thuật trong chương trình phát thanh lần tới. Mong quý vị vàc các bạn theo dõi.

Giờ đây chúng ta hãy trở lại với ngày viếng thăm thứ Tư, 29 tháng 11 năm 2006. Ðức Thánh Cha rời thủ đô Ankara, đi thăm địa điểm thứ hai của chuyến viếng thăm là Ephêsô, được lưu truyền cho là nơi cư ngụ của Ðức Mẹ và Thánh Gioan Tông Ðồ. Tại Ephêsô, ÐTC dâng thánh lễ cho cộng đoàn công giáo tại Nhà Nguyện, được gọi là "Nhà Của Ðức Mẹ Maria". Tiếng điạ phương gọi là "Meryem Ana Evi ". Ðây là Thánh Lễ đầu tiên của Ðức Thánh Cha trong chuyến viếng thăm Thổ Nhỉ Kỳ. Ban chiều, ÐTC đến Istanbul, mà thời xưa được gọi là Costantinopoli, nơi có Toà Giáo Chủ của Giáo Hội Chính Thống Costantinopoli, do Ðức Thượng Phụ Ðại Kết Bartolomêô I lãnh đạo. Ðến Istanbul, ÐTC đi viếng Ðền Thờ Chính Thống Giáo kính Thánh Giorgio, và đến chào thăm riêng với Ðức Thượng Phụ Bartolomêô I.

Theo nhận định của Linh Mục Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí và là người phát ngôn của Toà Thánh, thì sau những cuộc gặp gỡ với những thẩm quyền cao cấp trong chính phủ dân sự và với những đại diện Hồi giáo tại thủ dô Ankara vào chiều thứ Ba 28 tháng 11 năm 2006, thì cuộc "tranh chấp" ---- do bài thuyết trình của ÐTC tại Ðại Học Regensburg bên Ðức hồi tháng 9 năm 2006 --- nay được kể như đã chấm dứt. Linh Mục Lombardi xác nhận với các ký giả rằng trong cuộc gặp gỡ riêng cũng như công khai giữa ÐTC và Ngài Ali Bardakoglu, chủ tịch Bộ đặc trách các tôn giáo của Chính Phủ Thổ Nhỉ Kỳ, hai bên đã không nhắc gì đến "biến cố Regensburg" nữa, mặc dù những đề tài được nói lên trong các bài diễn văn, đều là những đề tài có liên quan đến thế giới hồi giáo, chẳng hạn như đề tài nói về lý trí và về bạo lực trong Hồi giáo. Linh Mục Lombardi đã nói như sau: "Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong bầu khí xây dựng đầy tinh thần đối thoại và gợi sáng giải thích... Rồi đây, với cuộc viếng thăm của ÐTC tại "Ðền Thờ Xanh" (Blue Mosque) của Hồi Giáo tại Istanbul dự trù vào chiều thứ Năm 30 tháng 11 năm 2006, thì một bước tiến mới được thực hiện theo hướng của sự tương kính, xích lại gần nhau và đối thọai với anh chị em hồi giáo".

Trong khi đó, Ðức Hồng Y Roger Etchegaray, cựu chủ tịch Hội Ðồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình, một trong các vị Hồng Y tháp tùng chuyến viếng thăm, nhận định rằng cuộc gặp gỡ với ngài Chủ Tịch đặc trách các tôn giáo đã diễn ra trong bầu khí hết sức thân thiện. Ðức Hồng Y cho biết ngài có cảm tưởng là chính phủ Thổ Nhỉ Kỳ đã cố gắng hết sức mình, để làm cho bầu khí tương quan trở nên ấm cúng thân thiện trở lại. Các quan sát viên cũng có cùng nhận định là bài diễn văn của ngài Chủ Tịch Ali Bardakoglu, đặc trách các tôn giáo, có đầy tinh thần tôn trọng đối với Ðức Thánh Cha. Vị này đã tuyên bố với ÐTC rằng những tín hữu hồi giáo lên án mọi hình thức bạo lực và khủng bố, và nhấn mạnh đến giá trị của các tôn giáo trong việc góp phần xây dựng hoà bình và sự tôn trọng phẩm giá mọi người. Vị này đã nhấn mạnh như sau: "Chúng tôi là thành phần của một tôn giáo dạy rằng giết một người vô tội là tội ác xấu nhất trong các tội ác, là tội lỗi tệ hại nhất trong các tội lỗi".

Theo hãng tin Zenit, thì nhóm khủng bố AL Qaeda đã cho đăng trong trang điện tử của họ lời tố cáo chuyến viếng thăm của ÐTC tại Thổ Nhỉ Kỳ như là thành phần của một chiến dịch "thánh chiến" chống lại Hồi Giáo. Phản ứng trước sự cố này, Linh Mục Lombardi cho giới báo chí biết rằng Ðức Thánh Cha không bận tâm gì đối với lời hăm dọa trên của nhóm Al Qaeda. Linh Mục Lombardi đã nói như sau: "Quả thật không có chút quan tâm nào đối với những loại công bố như thế; chúng chỉ xác nhận một lần nữa về sự khẩn thiết và tầm quan trọng của một sự dấn thân chung của tất cả mọi lực lượng chống lại việc sử dụng bạo lực."

Các báo chí phát hành tại Thổ Nhỉ Kỳ vào sáng thứ Tư 29 tháng 11 năm 2006, tức một ngày sau khi ÐTC đến Thổ Nhỉ Kỳ, đã tường thuật những gì đã xảy ra vào chiều hôm trước (tức thứ Ba 28/11/2006), với cung điệu tích cực và tôn vinh Ðức Bênêđitô XVI, vì đã công khai ủng hộ việc Thổ Nhỉ Kỳ gia nhập Liên Hiệp Âu Châu. Với tựa đề lớn nơi trang Nhất "Ủng Hộ Bất Ngờ cho Thổ Nhỉ Kỳ gia nhập Liên Hiệp Âu Châu", nhật báo khá phổ biến tại Thổ Nhỉ Kỳ, tờ Vatan, đã bình luận rằng Ðức Bênêđitô XVI đã làm cho toàn thế giới ngạc nhiên khi ủng hộ quốc gia Hồi Giáo Thổ Nhỉ Kỳ gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, trong khi mà trước khi được chọn làm giáo hoàng, ngài đã chống lại điều này.

Chúng tôi sẽ gởi đến quý vị và các bạn nguyên văn các bài diễn văn này trong các chương trình phát thanh sau này.

Trở lại biến cố sáng thứ Tư, ngày 29 tháng 11 năm 2006, ÐTC dâng thánh lễ cho Cộng Ðoàn Công giáo nhỏ bé tại Ephêsô, nơi Nhà Nguyện Ðức Mẹ, được gọi là "Nhà Của Mẹ Maria" (Meryem Ana Evi). Chính Quyền Thổ Nhỉ Kỳ đã tuyên bố nơi này là di tích lịch sử quốc gia. Hằng năm có hàng triệu khách hành hương đến kính viếng, gồm người kitô lẫn anh chị em Hồi Giáo. Ðức Bênêđitô XVI là vị giáo hoàng thứ III, đến kính viếng Nhà Nguyện Ðức Mẹ tại Ephêsô, sau Ðức Phaolô VI (đến đây vào năm 1967), và Ðức Gioan Phaolô II (đến đây vào năm 1979).

Thành Phố Ephêsô là một thành phố hải cảng rất cổ xưa, có lẽ đã được thiết lập vào thế kỷ thứ 11 trước Chúa Giáng Sinh, do bởi những người Hy lạp. Thánh Phaolô đã chọn Ephêsô để thành lập một cộng đoàn giáo hội tại đây vào thế kỷ thứ I; và cộng đoàn Ephêsô đã trở thành một trong những địa điểm đầu tiên của Kitô giáo. Từ lúc 8 giờ sáng thứ Tư, ÐTC đã dùng máy bay của hãng hàng không Thổ Nhỉ Kỳ, để di chuyển từ thủ đô Ankara đến thành phố Izmir (mà ngày xưa gọi là Smyrne), để từ đó đi đến Ephêsô.

Trong bài giảng thánh lễ, ÐTC một lần nữa lên tiếng kêu gọi cho hoà bình và hoà giải. ÐTC cũng nhắc đến những hoàn cảnh khó khăn của thiểu số công giáo sống tại Thổ Nhỉ Kỷ hồi giáo. ÐTC khẩn xin Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, hiện diện với cộng đoàn. Ngài tâm sự là với chuyến viếng thăm này, ngài muốn nói lên tình thương và sự gần gủi thiêng liêng của ngài với cộng đoàn, đồng thời cũng nói lên sự gần gủi của toàn thể giáo hội với cộng đoàn kitô tại Thổ Nhỉ Kỳ, một cộng đoàn thật sự thiểu số và hằng ngày phải đối diện với nhiều thách thức và khó khăn. Chứng tá cao đẹp của linh mục Andrea Santoro, bị ám sát chết hồi tháng 2 năm 2006, cũng đã được ÐTC nhắc đến.

Quý vị và các bạn thân mến, chúng tôi sẽ kể tiếp các chi tiết của chuyến viếng thăm trong các chương trình tiếp sau.

 

(Ðặng Thế Dũng)

 

Ý nghĩa chuyến viếng thăm Thổ Nhỉ Kỳ của Ðức Thánh Cha Beneđitô XVI.

Vatican (Vat 27/11/2006) - Cùng đi theo những dấu chân của các vị tiền nhiệm là Ðức Phaolô VI và Ðức Gioan Phaolô II, Ðức Thánh Cha Beneđitô XVI đã chọn quốc gia hồi giáo Thổ Nhỉ Kỳ làm một trong những nước mà ngài sẽ thực hiện những chuyến viếng thăm mục vụ trong những năm khởi đầu triều đại giáo hoàng của ngài. Thổ Nhỉ Kỳ nằm trong những vùng đất nối dài được gọi là "Ðất Thánh của Giáo Hội". Tại chính nơi này mà các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, các cộng đoàn Anitokia và Ephêsô, đã được biết đến như tên gọi lịch sử trong các thánh thư. Hơn nữa, đây cũng chính là những điểm khởi phát để rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc vùng Viễn Ðông và dân tộc Slav. Hai tác giả của Tân Ước, Thánh Phaolô thành Tarsus và Thánh Luca thành Antiokia, là những nhân chứng của giáo hội đã để lại những nét đặc sắc sâu đậm và rõ ràng, tiêu biểu cho những sinh hoạt của các cộng đoàn kitô hữu tiên khởi tại đây.

Chuyến viếng thăm mục vụ của một vị Giám Mục Rôma (Ðức Beneđitô XVI) tại Thổ Nhỉ Kỳ gợi lại những mốc điểm đầy ý nghĩa trong lịch sử chứng nhân đức tin của thế kỷ thứ 7 về sự thành hình của Ephrem và Syria (năm 306) và của thế kỷ thứ 8 về cái chết của Thánh John Chrysostom (năm 407).

Cả hai mốc điểm này là những tia sáng chiếu dọi "những ánh sáng từ miền Ðông" (light from the East) mà Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong Tông Thư "Orientale Lumen" vào năm 1994, đã bày tỏ ước muốn rằng giáo hội hoàn vũ sẽ luôn gìn giữ những kho tàng phong phú các chứng nhân, sự khôn ngoan và linh đạo của các Kitô hữu đông phương, để tìm về với các kitô hữu tiên khởi của thiên niên kỷ thứ nhất, vào thời kỳ mà giáo hội sống trong một cộng đoàn hiệp nhất.

Trong một thời đại đa dạng và phức tạp của chúng ta, sự dồi dào và phong phú của đủ loại truyền thống tôn giáo, trong quá khứ cũng như hiện tại, được tìm thấy trên miền đất của Thổ Nhỉ Kỳ này, với những dấu chứng của những sự kiện được nói đến rất nhiều trong phụng vụ cũng như trong các sinh hoạt tinh thần, một đức tin hiệp nhất trong Ðức Kitô Chúa chúng ta, sẽ là những điểm thích hợp để nối kết chúng ta lại với nhau nên một mối hiệp nhất. Ðức Thánh Cha muốn nói đến một đường lối đối thoại "văn hóa đại kết".

Chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha Beneđitô XVI tại Thổ Nhỉ Kỳ chính là một phần trong lịch sử được nhắc đến ở trên, và phải được hiểu trong ánh sáng của lịch sử đó. Ðây là một chuyến viếng thăm mục vụ, một chuyến viếng thăm đại kết với các giáo hội kitô và là một chuyến viếng thăm đối thoại với thế giới hồi giáo.

1. Một chuyến viếng thăm mục vụ.

Giáo Hội Công Giáo tại Thổ Nhỉ Kỳ, tuy được biết đến với nhiều giáo hội địa phương theo các nghi lễ khác nhau (Giáo Hội Công Giáo Latinh, Giáo Hội Công Giáo Armenian, Giáo Hội Công Giáo Syrian, Giáo Hội Chaldean), nhưng chỉ là một cộng đoàn thiểu số trong một quốc gia hồi giáo thuộc phái Sunny. Giống như Thánh Phêrô Tông Ðồ, người đã từ Rôma viết thư (1Phêrô) gởi cộng đoàn thời đó sống trên miền đất thuộc Thổ Nhỉ Kỳ ngày nay, thì vị kế nhiệm của Thánh Phêrô, Ðức Beneđitô XVI, ngày hôm nay cũng muốn nói với cùng với một cộng đoàn đó, không phải bằng thư từ, nhưng bằng chính sự hiện diện viếng thăm của ngài. Thánh Phêrô đã nhắc nhở các tín hữu kitô "Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em" (1Phêrô 3,15). Trong thời đại chúng ta, thời đại của sự leo thang và lan rộng các hiện tượng tôn giáo cố chấp cực đoan, Ðức Thánh Cha Beneđitô XVI, qua việc rao giảng lời Chúa và cử hành Bí Tích, đã đến để thêm sức mạnh cho niềm tin và hy vọng của cộng đoàn Công Giáo tại Thổ Nhỉ Kỳ trong Ðức Kitô.

Ðức Thánh Cha sẽ cử hành hai Thánh Lễ Misa với các tín hữu Kitô tại Thổ Nhỉ Kỳ. Thánh lễ thứ nhất sẽ được cử hành vào ngày thứ Tư, 29 tháng 11 năm 2006, tại Trung Tâm Hành Hương Meryen Aria Evi (Trung Tâm Hành Hương Nhà của Ðức Mẹ Maria) ở Ephêsô. Theo truyền thống, Ðức Mẹ Maria và Thánh Gioan Tông Ðồ Thánh Sử cũng đã từng sống tại đây. Chính tại Thành Phố Ephesô này, vào năm 431 đã có Công Ðồng Chung của Giáo Hội và tuyên bố Tín Ðiều Ðức Trinh Nữ Maria là Theotokos Mẹ Thiên Chúa. Trung tâm này đã lôi cuốn được rất nhiều khách hành hương, cả các tín hữu kitô và cả các tín đồ hồi giáo, là những người nhìn nhận đức trinh nữ Maria Mẹ của Ðức Giêsu, người trinh nữ đã được Thiên Chúa tuyển chọn là một con người vẹn tuyền nhất trong tất cả mọi người.

Thánh lễ thứ hai sẽ được cử hành vào ngày 1 tháng 12 năm 2006 trong Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Thánh Thần tại Istanbul (Istanbul trước kia được gọi là thành Constantinople). Các đại diện của các giáo hội Công Giáo địa phương thuộc nhiều nghi lễ khác nhau tại Thổ Nhỉ Kỳ sẽ đến tham dự thánh lễ này. Thánh lễ sẽ được cử hành theo nghi lễ Latinh, với sự góp phần một vài nét đặc sắc thuộc các nghi lễ của riêng các giáo hội Công Giáo nghi lễ đông phương.

2. Một chuyến viếng thăm đại kết với các giáo hội Kitô.

Trong những ngày mở đầu triều đại giáo hoàng kế vị ngai tòa thánh Phêrô, Ðức Thánh Cha Beneđitô XVI, đã tỏ lộ tinh thần đại kết trong trách vụ giáo hoàng của ngài. Như ngài đã phát biểu vào ngày 20 tháng 4 năm 2005, trong bài giảng thánh lễ ở Nhà Nguyện Sistine, ngay sau ngày ngài được bầu làm giáo hoàng. Vị đương nhiệm ngai tòa thánh phêrô  - Ðức Beneđitô XVI - tự cảm thấy có trách nhiệm cần phải chuẩn bị đầy đủ với hết mọi cách trong khả năng chức vụ của ngài để tiến hành một công cuộc đại kết. Tiếp bước theo các vị tiền nhiệm, ngài tự khích lệ mình, mạnh dạn tạo cơ hội để thăng tiến những quan hệ tốt đẹp với các đại diện của các giáo hội khác trong các cộng đoàn giáo hội Kitô.

Chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha tại Thổ Nhỉ Kỳ được xem như là để thực hiện mục đích này, và điều này sẽ được thấy rõ trong dịp gặp gỡ, cầu nguyện và đối thoại với Ðức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Giáo, Ðức Bartolomêô I, vào ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại Nhà Thờ Chính Tòa của Ðức Thượng Phụ. Cuối buổi cầu nguyện, sẽ có một nghi thức tôn kính xương thánh của Thánh Gregory nhà thần học, và Thánh John Chrysostom. Trung tâm điểm của cuộc gặp gỡ Ðức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Giáo là vào sáng ngày 30 tháng 11 năm 2006, ngày lễ kính Thánh Andrê Tông Ðồ. Ðức Thánh Cha sẽ tham dự Giờ Kinh Phụng Vụ đọc kinh Nhật Tụng, sau nghi thức mở "màn" và đọc lời nguyện trước các bức tượng đúc kỷ niệm 3 vị Giáo Hoàng tiền nhiệm đã đến viếng thăm Ðức Thượng Phụ. Nghi thức này sẽ được kết thúc bằng một bài đọc kinh thánh và việc ký kết một tuyên ngôn chung giữa Ðức Thánh Cha Beneđitô XVI và Ðức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Bartolomêô I.

Chuyến viếng thăm đại kết của Ðức Thánh Cha cũng đáng được chú ý đến nữa là cuộc viếng thăm Ðức Thượng Phụ Mesrob II tại Tòa Thượng Phụ giáo hội Armenian vào buổi chiều ngày 30 tháng 11 năm 2006.

Trong cuộc gặp gỡ này sẽ có nghi thức cầu nguyện và mở "màn" tấm bia được ghi khắc bằng tiếng Armenian và tiếng Thổ Nhỉ Kỳ kỷ niệm chuyến viếng thăm của Ðức Phaolô VI, Ðức Gioan Phaolô II và lần này của Ðức Beneđitô XVI, nói lên ý nghĩa quan hệ thân thiết giữa hai giáo hội: Giáo Hội Armenian và Giáo Hội Công Giáo.

Trong cùng một tinh thần hiệp nhất với Ðức Kitô, vào cuối buổi chiều cùng ngày (30/11/2006), Ðức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các vị đại diện các Giáo Hội tại Istanbul, Ðức Tổng Giám Mục Chính Thống Syrian và nhiều vị lãnh đạo của các cộng đoàn giáo hội Tin Lành.

3. Một chuyến viếng thăm đối thoại liên tôn.

Ðây là ý nghĩa chính. Lần đầu tiên Ðức Thánh Cha Beneđitô XVI viếng thăm một quốc gia hồi giáo. Chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha tại Thổ Nhỉ Kỳ lần này là để tìm kiếm, cổ võ sự đối thoại liên tôn giáo. Ðiểm đáng chú ý của chuyến viếng thăm  là vào chiều ngày Thứ Ba, 28/11/2006, sau khi tới Phi Trường Ankara, Ðức Thánh Cha sẽ đi thẳng tới Lăng của Mustafa Kemal Ataturk (1881-1938), vị cha già của dân tộc và là tổng thống đầu tiên của nước cộng hoà Thổ Nhỉ Kỳ hiện đại, để đặt vòng hoa và tưởng niệm.

Sau cuộc gặp mặt với các nhà lãnh đạo chính phủ, Ðức Beneđitô XVI sẽ đọc một bài diễn văn trước tổng thống Ahmet Necdet Sezer của Thổ Nhỉ Kỳ về những vấn đề tôn giáo, và những vấn đề liên quan tới sự đối thoại và chung sống giữa những người Hồi Giáo và Kitô hữu.

Ðể chứng tỏ lòng quí mến của ngài đối với các tín đồ Hồi giáo, Ðức Thánh Cha sẽ thực hiện một cuộc thăm viếng vào chiều Thứ Năm, 30/11/2006 tại một đền thờ Hồi Giáo, Ðền Thờ Xanh (Blue Mosque), rộng nhất tại Istanbul.

Tầm quan trọng của việc đối thoại liên tôn cũng sẽ được Ðức Thánh Cha nhấn mạnh sau đó vào lúc viếng thăm Ðại Giáo Trưởng Do Thái tại Thổ Nhỉ Kỳ.

Ðược biết, Ðức Gioan XXIII, trước khi được bầu làm giáo hoàng, ngài đã là Sứ Thần Tòa Thánh tại Thổ Nhỉ Kỳ trong vòng 10 năm. Ngài là người chủ trương cần phải có một sự đối thoại giữa các tôn giáo. Công Ðồng Vatican II, qua tuyên ngôn "Nostra Aetate" (Liên lạc của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo), minh định rằng tất cả các dân tộc làm thành một cộng đoàn duy nhất. Giáo Hội công nhận những giá trị luân lý và tôn giáo của các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Giáo Hội quí trọng các tôn giáo ngoài Kitô giáo và ao ước thiết lập những tiếp xúc huynh đệ.

Ðức Thánh Cha Beneđitô XVI, trong diễn văn đọc trước các đại sứ và đại diện của các quốc gia Hồi Giáo tại Italia, vào ngày 25 tháng 9 năm 2006, đã nói lên tinh thần đối thoại của ngài và tình huynh đệ giữa Giáo Hội Công Giáo với thế giới Hồi Giáo.

Chuyến viếng thăm Thổ Nhỉ Kỳ của Ðức Beneđitô XVI là để tiếp nối con đường đối thoại với các tôn giáo mà Ðức Gioan Phaolô II đã thực hiện, ngài muốn nói lên cách mạnh mẽ rằng Giáo Hội Công Giáo chủ trương đối thoại với các tôn giáo trên thế giới. Ðức Thánh Cha quyết định chọn Thổ Nhỉ Kỳ là Quốc gia Hồi Giáo đầu tiên mà ngài sẽ viếng thăm, vì Thổ Nhỉ Kỳ như là một chiếc cầu nối giữa Âu Châu và Á Châu, giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo, là miền đất của những truyền thống đa tôn giáo. Từ Thổ Nhỉ Kỳ giống như đứng ở ban-công (balcony) nhìn bao quát toàn cõi Trung Ðông, nơi Giáo Hội Công Giáo chọn làm điểm xuất phát để thực hiện những công cuộc đối thoại với các tôn giáo trên thế giới.

 

(Joseph Trương chuyển dịch

theo bài viết của Piero Marini)

 

 

Text Box: CON ĐƯỜNG TU ĐỨC

 

 

 

 


 

SỐNG ĐẠO TRONG THỜI ĐIỂM MỚI

Đất Nước Việt Nam đang bước vào một thời điểm mới. Thời điểm này được chính thức khởi đầu bằng việc Việt Nam gia nhập WTO và chủ trì hội nghị Apec.

Từ nay, người ta sẽ thấy một nước Việt Nam rộn ràng tiến bước trên mọi ngả đường phát triển kinh tế, đồng hành với thế giới, hợp tác chặt chẽ với khu vực Á châu Thái Bình Dương.

Thời điểm mới này sẽ gây nên nhiều biến chuyển trong mọi lãnh vực.

Một ví dụ về chuyển biến

Trong lãnh vực tôn giáo đã bắt đầu có những hướng hợp tác mới. Điển hình là lễ nghi cầu nguyện tại nhà thờ Cửa Bắc. Ngày Chúa nhật 19/6/2006, dịp Tổng thống Hoa Kỳ và phu nhân tới dự.

Đây là lễ nghi cầu nguyện, chứ không phải thánh lễ. Giờ cầu nguyện được phối hợp giữa Công giáo và Tin Lành, kiểu tu viện Taizé bên Pháp. Đọc Kinh Thánh, suy gẫm Kinh Thánh, cầu nguyện theo Kinh Thánh, hát theo Kinh Thánh.

Chủ trì là linh mục và mục sư cùng cộng tác. Tham dự là tín hữu Công giáo sát cạnh bên tín hữu Tin Lành, trong đó có Tổng thống Hoa Kỳ và phu nhân.

Sự kiện này tiêu biểu cho hướng mở ra. Coi như đơn sơ, nhưng đòi phía Hội Thánh Việt Nam nhiều cố gắng mới.

Tôi muốn dừng lại ở sự kiện cụ thể gây ấn tượng ấy, để từ đó nhìn chung về tình hình mới. Một tình hình đòi Hội Thánh Việt Nam chúng ta phải tiến về phía trước với những cố gắng mới. Tôi xin phép gợi ý về vài cố gắng, mà tôi cho là rất cần thiết.


1/ Cố gắng nâng cao trình độ trí thức

Theo dõi tình hình thế giới, Đất Nước và Hội Thánh khắp nơi, tôi thấy việc đối thoại và hợp tác đang là những vấn đề lớn đặt ra cho mọi phía. Để việc đối thoại và hợp tác của Hội Thánh ta được trân trọng, chúng ta cần phải có những hiểu biết sâu rộng về nhiều lãnh vực.

Sự hiện diện và đóng góp của những nhà trí thức chuyên môn đã được chứng minh là yếu tố thực sự quan trọng trong các hội nghị chính thức và trong cuộc sống thường ngày của đối thoại và hợp tác.
Tôi đã nhiều lần được có mặt trong các hội nghị quốc tế về đạo và đời. Tại mọi hội nghị, dù để bàn về một vấn đề nhỏ, trình độ trí thức được coi là yếu tố hết sức quan trọng.

Đời sống thường ngày với bao vấn đề luôn đặt ra cho con người, không thể sẽ tự nó giải quyết cho ta một cách nhàn nhã, cũ kỹ, nhưng đòi ta phải có một trình độ trí thức mới, để đi trên con đường mới của lịch sử.

Hiện nay, trí thức Công giáo Việt Nam kể như khá hơn trước. Nhưng tôi thấy là chưa đủ đáp ứng cho thời điểm mới.


2/ Cố gắng nâng cao trình độ bén nhạy

Thời nay, con người đối thoại và hợp tác cần có khả năng bén nhạy sâu sắc.

Bén nhạy, để biết cách gây thiện cảm, tránh gây ác cảm vô ích.

Bén nhạy, để biết có những phong cách tế nhị, lịch thiệp, nhã nhặn trong mọi ứng xử, cả trong những trường hợp xảy ra những bất ngờ rất trái ý ta.

Theo dõi những hình ảnh của Apec được truyền đi qua tivi, tôi thấy sự bén nhạy là điều không thể thiếu nơi người tổ chức lẫn người tham dự.

Có những hình thức mình cho là trang trọng, nhưng đối với phần đông lại là nặng nề, gây khó chịu.
Có những việc mình cho là phải thế mới đầy đủ, nhưng nhiều người khác lại nghĩ là nên vắn gọn mới hay.

 

Có những lời người ta khen ngợi mà mình lại bám vào để tự đắc, nhưng thực ra đó chỉ là những lời khen xã giao, mà chỉ những tinh thần nhạy bén trình độ cao mới thấy được.

Trong thời điểm mới này, chắc sẽ có nhiều ý kiến được thành hình trong Hội Thánh Việt Nam ta. Hãy bén nhạy, để biết lắng nghe và phân định.


3/ Cố gắng nâng cao trình độ trung thành với Lời Chúa

Hơn bao giờ hết, Hội Thánh phải trung thành với Chúa, mặc dầu tình hình thay đổi.

Trung thành với Lời Chúa nhất là trong những việc sau đây:

a) Hãy chiến đấu để "đi qua cửa hẹp" (Lc 13,24).

b) Sống trọn vẹn "Tám mối phúc" (Mt 5,3-12).

c) Tăng cường sống "giới răn yêu thương "(Ga 14,34).

d) Sống hợp tác với ơn Chúa một cách tuyệt đối. Vì Chúa phán "Không có Cha, chúng con không làm gì được" (Ga 15,5).

Tôi nghĩ là xã hội Việt Nam cần đổi mới một cách sâu sắc từ guồng máy xã hội cho tới cách suy nghĩ của từng người.

Hội Thánh Việt Nam tất nhiên coi việc đổi mới mình là một bổn phận. Nhưng đổi mới bây giờ của chúng ta phải có sức thiêng gây được ấn tượng và dấu ấn cho dân tộc ta. Ấn tượng ấy, dấu ấn ấy sẽ xuất hiện, nếu chúng ta biết tỉnh thức và cầu nguyện, luôn sống theo thánh ý Chúa, cho dù đôi lúc chúng ta phải xuất hành cô đơn, như thánh Phaolô xưa (x. Cv 20,17-38).

ĐGM. GB. Bùi Tuần

Mục lục

Text Box: TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO

 

 

 

 


 

GIÁO HỘI SAU WTO

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày 7-11-2006 sau 11 năm đàm phán, và như thế đã cơ bản hoàn thành tiến trình hội nhập sau 20 năm đổi mới. WTO là một định chế quan trọng của toàn cầu hóa. Sau đó, chúng ta lại tổ chức rất thành công Hội nghị APEC, tức Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, từ 12 đến 19-11-2006. Ngoài ra, Việt Nam còn là ứng cử viên duy nhất khu vực châu Á cho chiếc ghế không thường trực của Hội đồng Bảo an Liệp Hiệp Quốc. Tất cả những sự kiện đó chứng tỏ phần nào rằng chúng ta có khả năng, có thực lực và xứng đáng tham gia và góp phần tích cực của mình vào đời sống cộng đồng quốc tế. Trong dịp này, các phương tiện truyền thông xã hội trong nước phấn khởi nói tới cơ hội mới, vận hội mới, thời cơ mới, vị thế mới cho đất nước ta, trước hết là về mặt phát triển kinh tế. Báo chí không dấu nổi niềm tự hào khi viết rằng con tàu Việt Nam đã đi ra biển cả. Nhưng may thay, người ta cũng không quên lưu ý rằng nhiều khó khăn, thách thức và cả những biến động đang chờ đợi đời sống chúng ta sau khi gia nhập WTO. Đó là về phía xã hội.

Còn về phía Giáo Hội ta thì sao? Đời sống Giáo Hội sẽ gặp những thuận lợi và thách thức nào? Chắc chắn các vị lãnh đạo Giáo Hội cũng đang suy nghĩ về vấn đề này. Tôi cho là như thế, bởi vì chỉ ba ngày sau Hội nghị APEC thôi, không biết vì đang phải làm một bài có liên quan hay vì lý do nào khác mà hai chủng sinh cũng đã hỏi tôi về tình hình Giáo Hội sẽ ra sao sau WTO? Trên báo CGVDT số 1585 tuần rồi, Đức cha Bùi Tuần đã rất nhanh nhạy đưa ra vài suy nghĩ sơ khởi trong bài "Sống đạo trong thời điểm mới" (tr 16-17). Phần tôi trong bài này, tôi không nhấn mạnh tới những tác động tích cực có thể có trên bình diện tôn giáo do việc gia nhập WTO, chỉ thử nêu lên một vài tình hình khó khăn và thách thức cho đời sống Kitô hữu và cho công tác mục vụ của Giáo Hội chúng ta. Tôi nghĩ việc này không khó lắm. Tiến trình mở cửa hội nhập đã khởi sự từ khoảng vài chục năm nay rồi, và trong thời gian đó, chúng ta đã bắt đầu thấy được những gì là thuận lợi và những gì là tiêu cực, là cám dỗ, là thách thức mà nó đem đến cho Giáo Hội. Sắp tới, với việc hội nhập trọn vẹn vào thế giới, các yếu tố ấy, cả tích cực lẫn tiêu cực, chắc chắn sẽ tiếp tục trên bình diện rộng hơn, với cường độ lớn hơn.

Trước hết, tự do thương mại sẽ được áp dụng ngày càng triệt để hơn theo hai chiều: hàng hóa ta đi ra và hàng hóa ngoài đi vào hầu như không còn gặp cản trở nào. Đầu tư ngoại quốc sẽ tăng mạnh. Nhiều công ty nước ngoài sẽ vào làm ăn trong nước. Các quy luật của kinh tế thị trường sẽ được áp dụng triệt để. Sự cạnh tranh sẽ rất gay gắt. Mạnh được, yếu thua, tuy là trong khuôn khổ luật pháp chứ không phải luật rừng. Chắc chắn nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ không tồn tại nổi; nhiều loại hàng hóa ta sẽ dần dần biến mất khỏi thị trường. Người dân sẽ được mua những hàng hóa ngoại nhập chất lượng cao, đa dạng và giá rẻ. Nhưng đồng thời người ta dự đoán nạn thất nghiệp sẽ gia tăng ít nhất là trong một thời gian thích nghi đầu, và đời sống nông dân sẽ đặc biệt khó khăn. Sự chênh lệch nông thôn và thành thị, giàu và nghèo mà chúng ta đã bắt đầu chứng kiến trong những năm mở cửa vừa qua sẽ càng sâu rộng hơn nếu không có một chính sách thật tốt của nhà nước. Những xáo trộn xã hội và gia đình là khó tránh. Chỉ bấy nhiêu yếu tố đã đặt ra nhiều thách thức cho đời sống đạo rồi.

Từ mấy năm nay, tình hình người giáo dân bỏ làng mạc đổ xô vào các thành phố lớn kiếm việc làm đã khiến cho nhiều giáo xứ phải ít nhiều lao đao và đời sống gia đình cũng bị ảnh hưởng. Một số linh mục coi xứ muốn ngăn cản bằng cách đưa ra những đòi hỏi gắt gao về học giáo lý, về hôn phối v. v. , nhưng những biện pháp kiểu đó nói chung ít thành công. Các ngài phàn nàn rằng giáo dân đi làm ăn xa có thể tiêm nhiễm nhiều thói hư tính xấu của đời sống tự do nơi đô thị. Những lo âu như thế là chính đáng từ quan điểm của người mục tử. Nhưng việc người dân lo lắng cho đời sống vật chất của họ, của gia đình họ cũng hoàn toàn chính đáng, không thể dùng "sự đạo" mà ngăn chận lại. Sắp tới, xu thế di dân tạm thời đó chắc sẽ còn gia tăng hơn nữa. Thái độ mục tử chân chính là yêu thương, thông cảm, nâng đỡ và tìm kiếm một đường lối mục vụ thích hợp, thay vì nghi ngờ, kỳ thị hay làm khó dễ. Thật ra, thời gian qua nhiều nơi cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm tích cực trong mục vụ đối với người di dân mà trong tình hình mới nên được đúc kết và nhân rộng ra. Mục vụ cho di dân chắc chắn phải quan tâm trước tiên đến đời sống đạo của họ, nhưng cũng nên để ý tới các vấn đề khác của họ như sức khỏe, nghề nghiệp, nhà trọ, giải trí... đến cả vấn đề công bằng xã hội nữa.

Cuộc sống đầy cạnh tranh khắc nghiệt trong xã hội công nghiệp sẽ tạo ra những người nghèo mới, những người không có nghề chuyên môn, những người bị đẩy ra rìa xã hội, những người thất nghiệp, v. v. Xu hướng của nhà cầm quyền, nhất là trong giai đoạn đầu của công cuộc phát triển là dành ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế mà coi nhẹ hay gạt ra ngoài các mặt khác của sự phát triển. Đây sẽ là lúc Giáo Hội chứng tỏ mình ưu tiên chọn lựa người nghèo. Để thoát nghèo và có thể hội nhập vào xã hội công nghiệp hóa, người nghèo cần được giáo dục. Đó là một việc Giáo Hội có thể làm để giúp họ. Đàng khác Giáo Hội sẽ có nhiều dịp thi hành chức năng ngôn sứ của mình, để nhắc nhở nhà cầm quyền về khía cạnh đạo đức của đời sống kinh tế, sao cho con người được coi là chủ thể và mục tiêu của mọi sự phát triển đích thực và bền vững. Thiển nghĩ giáo huấn xã hội của Giáo Hội cần được phổ biến sâu rộng hơn. (Tôi cũng đang lặp lại giáo huấn Giáo Hội đó thôi!)

Như đã nói, rồi đây hàng hóa sẽ dần dần tràn ngập xã hội; đất nước chắc sẽ giàu có phồn vinh; tinh thần tiêu thụ sẽ được kích thích, rồi dần dần chủ nghĩa vật chất và óc hưởng thụ sẽ xâm nhập quần chúng, nhất là giới trẻ. Chưa kể những mặt tiêu cực khác của nền văn hóa Tây phương sẽ còn gia tăng hơn bây giờ. Đời sống đạo khó mà tránh khỏi những tàn phá của trào lưu vật chất và hưởng thụ này. Lối giáo dục tôn giáo khung lại trong ranh giới giáo xứ "an toàn", thiên về "bảo vệ" và hình thức kinh lễ sẽ tỏ ra bất cập. Đàng khác, trình độ văn hóa của người dân cũng sẽ cao hơn, đòi hỏi nơi các chủ chăn một cách cư xử khác với cách cư xử đang phổ biến nơi không ít linh mục hiện nay. Trong một tương lai nào đó, giáo dân ta chắc sẽ không còn "dễ bảo" như bây giờ!

Ơn gọi và đời sống tu sĩ và linh mục sẽ ra sao sau WTO? Chắc chắn sự phồn vinh chưa phải là chuyện của nay mai. Ơn gọi tu sĩ, linh mục sẽ vẫn còn hấp dẫn, nhất là đối với thanh niên thiếu nữ vùng nông thôn, nhưng rồi sẽ giảm dần theo đà phát triển vật chất, như đã xảy ra với tất cả các Giáo Hội khác. Nhưng chỉ ít năm sau khi có chính sách mở cửa và phát triển kinh tế thị trường, chúng ta đã thấy tinh thần thế tục và tinh thần hưởng thụ bắt đầu tác động lên đời sống tu sĩ và linh mục. Chước cám dỗ của quyền hành và của tiền bạc, tiện nghi là rất mạnh và không ít người đã ngã theo. Hơn lúc nào hết, sống vững vàng lý tưởng tu sĩ linh mục ngày nay đòi hỏi rất nhiều hy sinh, từ bỏ, kỷ luật bản thân và can đảm bơi ngược dòng.

Xin kết thúc với lời nhắc nhủ của Đức Thánh Cha Bê-nê-đích-tô với các Bề trên Tổng quyền tại Rôma vào khoảng cuối tháng 5 năm 2006 này như sau:

"Văn hóa trần tục đã xâm nhập vào trí khôn và con tim của không ít những người thánh hiến khiến họ nhìn thấy trong đó một hình thức để bước vào tính hiện đại và xích lại gần với thế giới đương đại [...] Hậu quả là: tuy chắc chắn cuộc đời thánh hiến biểu lộ một sức sống quảng đại có thể đưa tới chứng tá và sự dấn thân trọn vẹn, nhưng hiện nay nó vẫn đang đứng trước cạm bẫy của sự tầm thường, tình trạng trưởng giả hóa và não trạng tiêu thụ... Cần phải có những chọn lựa can đảm ở cấp độ cá nhân và cộng đoàn để đặt một kỷ luật mới lên đời sống của con người thánh hiến và giúp họ tái khám phá ra chiều kích toàn diện của việc bước theo Đức Kitô" (Theo Bản tin Zenit 23. 5. 2006). Những lời nhắc nhở này có lẽ nhằm trước tiên vào giới tu sĩ trong các nước phát triển cao, nhưng cũng rất thiết thực cho giới tu sĩ Việt Nam ta sau WTO; và chúng cũng có thể áp dụng cho hàng giáo sĩ chúng ta nữa.

Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô

Mục lục

Thánh Phanxicô Xaviê - Vị Tông đồ miền Đông Á (1506-52)

 

"Phanxicô Xavie đã đi vào thế giới

như một nhà chiêm niệm trong hoạt động"

I. CUỘC ĐỜI

Tuổi trẻ đầy hứa hẹn

Phanxicô Xavie (Francisco de Jaso) sinh ngày 7-4-1506 tại lãnh địa Xavie, miền Navarre, nước Tây Ban Nha. Sau khi hoàn tất chương trình học tại Navarre, năm 19 tuổi cậu rời quê hương đi theo học tại đại học Paris. Năm 1529, cậu đậu tú tài, và năm sau đậu cử nhân. Tương lai sáng lạn mở ra trước mắt Phanxicô, cậu được chọn để dạy triết tại trường Dormans-Beauvais, và theo học thêm sáu năm thần học. Hãnh diện về gia thế, về trí thông minh xuất chúng và về những thành tích đạt được, Phanxicô chỉ những mơ tưởng đến danh vọng và tiền bạc... nhưng Thiên Chúa đang chờ đợi điều gì khác nơi Phanxicô, Ngài gọi nhân vật đặc biệt ấy qua chàng sinh viên Ignatiô thành Loyola.

Bước đầu đời tận hiến

Phanxicô đã hoán cải vào năm 1533, ba năm sau khi gặp Ignatiô. Mười lăm tháng sau, vào ngày 15-8-1534, cùng với Ignatiô và 5 sinh viên khác, chàng thanh niên ấy giã từ cuộc chạy đua “tìm lời lãi cả thế gian” để tận hiến cho việc phụng sự Chúa bằng lời khấn khiết tịnh, khó nghèo và tuyên thệ trung thành phục vụ Nước Chúa Kitô. Năm 11-1536, cùng với các bạn, Phanxicô đi Venise. Ngày 24-6-1537, Phanxicô nhận tác vụ linh mục. Kể từ đó, Ngài hăng say đi khắp các thành phố Bắc Ý để rao giảng Lời Chúa, và đến các nhà thương để phục vụ các bệnh nhân.

Bước đường Chúa dẫn dắt

Năm 1540, Dòng Tên được châu phê với số tu sĩ tiên khởi khá khiêm tốn : 9 vị. Nhưng với lời khấn tuân phục Đức thánh cha, các vị đã thừa lệnh Đức Phaolô III đến phục vụ tại nhiều miền trong Giáo Hội. Riêng Phanxicô Xavie thì ở lại làm thư ký cho cha Ignatiô tại Roma. Vào dịp ấy, vị phó vương đang cai trị Ấn độ gửi thư xin đại sứ Bồ đào nha ở Roma gửi những linh mục đạo đức và trí thức tới đây truyền giáo. Phanxicô lòng mừng khấp khởi, hi vọng mình được chọn. Nhưng cha Ignatiô đã gọi hai cha Rodriguez và Bobadilla về để chuẩn bị cho sứ mạng này.

Phanxicô không hề hé môi, ngài lý luận : Rodriguez thì khỏe, Bobadilla tuy đang bịnh, nhưng sẽ bình phục thôi, vả lại vị linh mục này có một nghị lực bất khuất và đức tin sâu sắc. Cha Ignatiô luôn luôn có lý. Hơn nữa, Ấn độ là gì chứ ? Một xứ sở mơ hồ, hoàn toàn xa lạ, với đủ thứ ngôn ngữ và đủ loại thần linh ! Loan báo Tin Mừng ở đây hay ở đó thì nào có khác gì. Cha Ignatiô vẫn nói : dù Giêrusalem hay Đất Thánh mặc lòng không quan trọng, miễn là ở nơi nào ta có thể làm việc để tôn vinh Chú hơn cả. Thế nên, ở Siennna, Calabre, Ái nhĩ lan, Parmô, Lisbonne hay ấn Độ cũng như nhau, và ở lại văn phòng này thì cũng thế. Đức Phaolô III phái cha Broet đi Sienna, hai cha Laynez và Favre đi Perme; cha Bobadilla đi Calabre; hai cha Codure và Salmeron đi Ái Nhĩ Lan. Cha Ignatiô cử cha Rodriguez đi Sienna. Tuy nhiên lý luận thì lý luận, chứ ước mơ thì vẫn ước mơ : Ấn độ ! Đó là cơ hội tấn công trực tiếp vào vương quốc của ma quỷ mà !

Ơn gọi truyền giáo

Đến giờ chót, cha Bobadilla không thể lên đường vì lý do sức khỏe. Cha Ignatiô chọn Phanxicô để thay thế. "Con sẵn sàng !". Chỉ cần một tối để chuẩn bị, sáng hôm sau Phanxicô đã rời Roma đi Bồ đào nha, chờ tàu đến Ấn độ. Phanxicô thức đêm khâu vá quần áo. Hành trang của ngài là Thánh giá, sách nguyện và một cuốn sách thiêng liêng. Lúc này là tháng 3-1540.

Lên đường

Phanxicô lên tàu tại Lisbonne vào ngày 7-5-1541. Tuy giữ chức vụ đặc sứ của Nhà Vua và sứ thần Tòa Thánh, Phanxicô muốn xuất hiện như một linh mục nghèo của Chúa Kitô. Bề ngoài, ngài ăn mặc tầm thường. Bề trong, ngài đến đâu cũng muốn lệ thuộc những đại diện của Đức Giáo Hoàng và của nhà vua, ngài đến xin ý kiến của các Giám mục và thống đốc địa phương.

Sau 13 tháng hành trình, Phanxicô đã đến Goa. Vừa đặt chân lên đất liền, Ngài đã lóa mắt vì nhà thờ chính toà nguy nga, nhà thờ lớn nhỏ rải tác khắp nơi, lại có cả một đan viện nữa. Đầy phấn khởi, Ngài viết về cho Ignatiô : "Thành phố Goa đầy người Công Giáo". Nhưng chỉ mấy ngày sau, Ngài đã thất vọng ê chề. Chỉ đi vài bước trong thành phố là ngài đã gặp những người Bồ đào nha vênh váo ngồi trên cáng, bắt những người Ấn độ mình trần khiêng đi. Các phụ nữ Bồ đào nha thì ăn mặc diêm dúa, trang sức lộng lẫy, ung dung vắt vẻo trên kiệu giữa phố, với một đám thổ dân theo sau hầu hạ. Rồi chợ bán nô lệ, những sòng bạc, những quán rượu ...

Khuôn mặt Đức Kitô tại đây đang bị bóp méo bởi bàn tay của đám con buôn Tây Phương.

Ngài đã tìm một chỗ ở khiêm tốn gần những người bệnh và nhà thương, rồi đi trình diện Đức Giám Mục sở tại, xuất trình giấy giới thiệu của Đức thánh cha và Nhà Vua, cử ngài đến giúp người Bồ đào nha, dạy dỗ các tân tòng và đưa người ngoại trở lại, nhưng ngài xin tuân theo mệnh lệnh của Giám Mục địa phương.

Tổng quát hoạt động truyền giáo

Thế là bắt đầu 10 năm sống và hoạt động đấy căng thẳng của Phanxicô, được phân chia ra làm ba giai đoạn truyền giáo chính xen vào đó là những chuyến dừng chân đó đây để lo công việc tổ chức. Mỗi giai đoạn đó kéo dài khoảng hai năm :

- Trên bờ biển Ấn độ (gọi là "de la Pêcherie từ 1542-44)

- Tại quần đảo Moluccas (1545-47)

- Tại Nhật bản (1549-51).

Bốn tháng sau Phanxicô lên đường sang Trung Quốc, ngài dừng chân tại đảo Tam Châu. Tại đây, suốt ba ngày ngài chờ một người Hoa dẫn ngài vào Lục Địa, không hiểu vì sao người đó không đến. Ngày thứ hai 21-11-1552, ngài ngã bệnh. Mọi người thấy ngài luôn luôn kêu danh Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần và lời nguyện : "Lạy Chúa Giêsu, Con Vua Đa Vít, xin thương xót con." Sáng ngày 28-11, Ngài á khẩu và mê đi, rồi lại tỉnh lại. Ngài đã tất thở vào lúc trước rạng đông sáng thứ bảy 3-12-1552, trong một chòi tranh. Lúc này, Ngài mới chỉ 46 tuổi.

Những chặng đường truyền giáo

Ta có thể tổng kết các chuyến đi của Phan-xicô như sau : từ Lisbonne đến Goa, gần 20.000 km, đi trong vòng 13 tháng; trừ đi 6 tháng trú đông tại Mozambique, ta có 7 tháng đi trên biển, với mức trung bình 85 cây số một ngày. Chuyến đi đến đảo Moluccas dài 15.000 km cần 9 tháng rưỡi đi tàu (53 km một ngày). Đi sang Nhật Bản đường dài 20.000 km, phải mất 10 tháng trên biển (68 km một ngày). Cuối cùng, chuyến đi đến đảo Tam Châu đường dài khoảng 7.000 km, phải mất 2 tháng rưỡi (khoảng 90 km một ngày). Cộng vào 62.000 cây số này, là khoảng 15.000 cây số đi dọc theo bờ biển Ấn độ trong thời gian 13 tháng. Như thế, trên tổng số 11 năm 8 tháng kể từ khi thánh Phanxicô rời Lisbonne cho đến khi ngài qua đời, ngài đã đi tàu trong vòng 3 năm 7 tháng, với tổng số đường dài 80.000 km, tức trung bình một ngày đi được 60 cây số. Vậy cứ ba ngày thì Xavie sống trên biển một ngày.

Đường lối hoạt động

Quả thật, Phanxicô đã tận dụng thì giờ và sức lực, với những phương tiện yếu kém thời ấy. Khi mới đến Goa, Ngài đã bắt tay ngay tức khắc vào các hoạt động nhân đạo : thăm viếng các bệnh nhân, các người phong cùi và các tù nhân. Ngài lắc chuông trên các nẻo đường để tập họp trẻ em lại mà dạy giáo lý. Ngài xuống miền Nam Ấn Độ để giảng cho dân thuyền chài đã được rửa tội nhưng giáo lý còn sơ sài. Để bài trừ nạn rượu đế, ngài bày cho họ thử uống thứ rượu dừa nhẹ hơn. Năm 1544, ngài đến Sri-Lanca. Tại đây, vì đám thương gia Bồ Đào Nha cản trở, Ngài không thu hoạch được kết quả bao nhiêu. Tại Nam Dương quần đảo, ngài chọn nơi có người hung dữ, thích ăn thịt người, ngài tìm đến mong cứu linh hồn họ. Năm 1547, đang ở Malacca, Ngài gặp một người Nhật xin học đạo và xin chịu phép rửa rội. Qua trung gian của ông, ngài quyết tâm sang Nhật Bản để loan báo Tin Mừng. Sau khi đã sắp đặt xong công việc của Dòng tại Ấn độ, Ngài xuống một thuyền buôn ngoại giáo và vào ngày 15-8-1549, Ngài đặt chân lên thành Kagosima trên đảo Kiusiu của Nhật Bản. Được ít lâu, người Nhật đã cật vấn : tại sao Trung Quốc từ xưa tới nay vẫn cung cấp cho Nhật nhiều điều hay lại chưa chịu theo đạo ? Phanxicô liền chọn hướng truyền giáo tại Trung Hoa. Nhưng Chúa đã muốn cho vị tông đồ được an nghỉ.

Vỏn vẹn hơn 10 năm trời, Phanxicô đã di chuyển gần trăm ngàn cây số, coi thường cái chết khi đến với dân man di Alfourous, và đã đặt những nền móng vững chắc cho Giáo hội tại miền Đông Á. Hành trình của Phanxicô đã trở thành di sản chung của nhân loại như những cuộc chinh phục của Alexandre đại đế và của Christophe Colomb tìm ra Mỹ Châu vậy.

II. SỨ ĐIỆP CỦA THÁNH PHANXICÔ

CHO CHÚNG TA HÔM NAY

Truyền giáo : làm chứng bằng đời sống

Thần học về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, thánh Phanxicô Xavie đã không viết ra, nhưng ngài đã sống. Tuy nhiên châm ngôn ngài thương xuyên nhắc nhủ các vị hoạt động truyền giáo là : chỉ một mình Thiên Chúa là tất cả. Người tông đồ chẳng là gì cả, và chẳng làm được gì cả.

Thánh Phanxicô đã diễn tả Thiên Chúa ra theo cách thức của ngài. Trong dàn nhạc hòa tấu của Thiên Chúa, thánh Phanxicô có nốt nhạc riêng. Ngài có một tính khí đam mê, đó là gia tài của thời đại, của quê hương Tây Ban Nha và của dòng họ mình, biểu hiện bằng những thái quá xuyên qua các nhân đức của ngài.

Thánh Phanxicô sống vào thời đại khá giống thời đại chúng ta, thời đại của những khám phá lớn lao và của cuộc phát triển không ngừng trong mọi lãnh vực. Các lục địa mới được khám phá đã thu hút tinh thần của ngài, khiến ngài cảm thấy sâu sắc tính cấp bách của bổn phận truyền giáo. Tại sao người ta không quan tâm mang ánh sáng Phúc âm đến để lôi kéo các linh hồn khỏi vương quốc tối tăm của Satan ? Tình cảnh túng quẫn của nhân loại thúc bách Ngài, nhưng tình yêu của Đức Kitô cũng thúc bách Ngài. Đối với người nào không dung hòa được hai thứ tình yêu này, thì thật là tai hại, vì sẽ lao vào một hoạt động không còn biết tới nguồn gốc thần linh của mình. Xavie đã đi qua thế giới như một nhà chiêm niệm trong hoạt động. Tuy nhiên, ngài chỉ nêu gương chứ không dạy về bổn phận này cách đặc biệt. Dưới mắt ngài, rõ ràng vị tông đồ là một con người hoạt động trong Thiên Chúa. Sứ điệp riêng của Ngài, đó là chỉ duy Thiên Chúa đang hoạt động trong vị tông đồ.

Thiên Chúa, linh hồn của việc truyền giáo

Thánh Phanxicô đã học biết điều đó ngay từ ngày ngài hoán cải; nhưng qua kinh nghiệm hoạt động, niềm xác tín ấy trở thành một sứ điệp để truyền đạt. Người ta kể lại rằng, khi ngỏ lời với một đệ tử, thánh Phanxicô đã thẳng thắn thóa mạ "dư luận" (opinion), từ ngữ Ngài dùng để chỉ sự lo lắng cho danh tiếng riêng mình và cố tạo dư luận tốt trước mắt người đời. Ngài nói : "Hỡi dư luận, ngươi đã làm biết bao nhiêu sự xấu cho chúng ta." Cho đến cuối đời, ngay khi ở trên đảo Tam Châu, Ngài vẫn lặp lại sứ điệp của Ngài. Một tác giả đã mô tả như sau : "Ngài giống như một người có nghề rung chuông cấp báo cứ tiếp tục lắc chuông trên một bờ biển hoang vắng, rồi phó mặc cho làn gió đưa các lời cảnh giác đi đến tận cùng thế giới, Ngài cứ lặp đi lặp lại không ngừng : Vâng phục ! Khiêm nhường ! Vâng phục ! Khiêm nhường ! "

Để nghe được những tiếng kêu báo động này, cần phải hiểu biết con tim của người đang kêu. Khi lặp đi lặp lại rằng mọi điều thiện hảo đều do Thiên Chúa thực hiện, còn từ con người chỉ tuôn ra tội lỗi, thánh Phanxicô không hề muốn xúc phạm đến hoạt động của con người, ngài không muốn giảm thiểu bản chất của tự do ; nhưng ngài đang mạnh dạn cương quyết bảo vệ vinh quang Thiên Chúa. Điều ngài e sợ, là sợ vị tông đồ chỉ lo chinh phục một thứ quyền hành nào cho riêng mình thay vì cho Thiên Chúa ; ngài sợ rằng, vì tìm cách duy trì quyền hành và sự tín nhiệm của người đời, các vị ấy đang xây nhà trên cát ; ngài sợ rằng nhịp đập trái tim của các vị tông đồ ấy tìm đến những người có giàu có thế lực thay vì đến với những người nghèo. Đấy là những điều Phanxicô luôn lo ngại. Bởi vì Ngài muốn xây dựng người tông đồ trên nền tảng không thể chuyển lay là Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Duy mình Thiên Chúa có sáng kiến, duy mình Thiên Chúa hoạt động và duy mình Thiên Chúa làm cho các ân huệ của Người sinh hoa kết quả.

Tín thác tuyệt đối vào Thiên Chúa

Để nắm bắt được cách thâm thúy rằng Thiên Chúa là tác giả duy nhất làm ra tất cả mọi điều thiện hảo, vị tông đồ phải để cho Chúa đưa mình xuống tận đáy của sự hư vô của mình. Từ vực thẳm ấy, sẽ trào dâng lên tiếng kêu diễn tả lòng tín thác tuyệt đối. Nơi người hoạt động tông đồ, sự nhận biết ấy trước tiên không thể là kết quả của một sự chú tâm đến mình, điều ấy hẳn sẽ làm cho họ lạc xa khỏi ơn gọi truyền giáo, là hoa trái của một sự sẵn sàng tận căn và thường xuyên.

Người ta không chinh thể phục đức khiêm nhường, người ta nhận nhân đức ấy từ bàn tay của Thiên Chúa. Bí quyết chính, không phải là tìm xem phải hoạt động gì cho bằng để Thiên Chúa hướng dẫn mình nên làm gì, là sẵn sàng thay đổi, là dám khởi sự hoạt động mới tùy theo những biểu lộ luôn luôn mới mẻ của Thiên Chúa. Đây không phải là sự bất động ỷ lại, nhưng là đáp trả mọi dấu chỉ cho thấy ý muốn của Chúa, dưới bất cứ dạng thức nào mà ta nhận ra : qua những biến cố, những đòi hỏi của người lân cận hoặc những yêu cầu của Thần Khí, và trên hết mọi sự là đức vâng phục. Vì vậy, vấn đề trước tiên không phải là chọn một hình thức hoạt động nào đó, mà là có thể thẩm thấu trước bất cứ dấu hiệu nhỏ bé nào, linh động vào mỗi khoảnh khắc, nếu đó là sáng kiến đến từ Thiên Chúa. Như thế sự tin tưởng vào mình đã bị phá hủy tận căn : khác với những con người hoạt động theo kiểu con cái của trần gian, vị tông đồ không chắc về mình cho bằng chắc chắn về Chúa. Khi đó có thể nói Chúa thế chỗ cho họ, họ được Thiên Chúa bao bọc.

Nhận rõ giới hạn bản thân

Vậy vị tông đồ có hoạt động. Nhưng ngay từ đầu, hoạt động người ấy đã bị những hạn chế của bản thân mình không ngừng làm cho lệch lạc rồi. Canh chừng những thiếu sót ấy, chính là tích cực khám phá ra sự yếu đuối của mình, cộng thêm vào cảm thức với tư cách tạo vật hiểu biết về sự bần khốn của mình, nhờ đó gia tăng cường độ của tiếng gọi tín thác phát xuất từ đáy tâm hồn. Sự canh phòng ấy không làm họ co quắp lại trên chính mình, mà biết chú ý đến thực tại mà Chúa đặt mình dưới mắt mình.

Vậy "linh đạo" của người tông đồ không hệ tại việc làm một số việc nào trước hết, mà đầu tiên cần có một nỗ lực uốn nắn bản thân theo chính đời sống của Thiên Chúa. Chúa đào luyện các tông đồ của Ngài theo dòng lịch sử : Tất cả những gì Chúa thực hiện, đều biểu lộ qua lịch sử và cuộc sống. Vị tông đồ phải chú ý để bước đi cùng nhịp với Ngài. Người ấy biết rằng trước khi mình chết, mình sẽ chưa đạt tới sự thanh luyện cuối cùng ; do đó người ấy đón nhận các thử thách như những bài tập, được tình yêu từ phụ của Thiên Chúa gửi đến.

Lần lượt, tùy theo nhịp độ của Thiên Chúa, vị tông đồ sẽ thấm nhuần hai tâm tình bề ngoài có vẻ mâu thuẫn nhau :

* Có khi người ấy phải đấu tranh chống lại một kẻ thù rõ ràng : người ấy thấy dường như chỉ có thể an toàn tránh khỏi cuộc xung đột nếu từ chối sáng kiến; bằng không, sẽ là phạm thánh và tục hóa, sẽ là hoạt động thay thế Thiên Chúa. Vậy bằng mọi giá, người ấy dám giã từ thứ hoạt động mà mình cảm thấy tự căn bản là khác ý Chúa ; khi đó, tìm Chúa trong hoạt động tông đồ thôi không đủ. Nỗi sợ hãi hoạt động xâm lấn người ấy đến nỗi trào dâng lên trong lòng họ, không do một qui luật nào cả, mà là như hoa trái của kinh nghiệm nội tâm, nhu cầu khôn nguôi được tìm gặp lại Chúa trong thinh lặng tuyệt đối và kinh nguyện của những đầy tớ vô dụng.

* Có khi Thiên Chúa lại ở với người ấy hiển nhiên đến nỗi người ấy không còn nhận ra mình nữa và hoạt động của người ấy dường như là một cuộc hiển linh của Thiên Chúa. Niềm vui bung ra từ một con người đã được thay đổi. Tạ ơn Thiên Chúa vì ở trong Chúa Kitô, Người đang dẫn chúng ta đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác và nhờ chúng ta, Người đổ chan hòa khắp nơi hương thơm của sự hiểu biết về Người.

"Vậy còn phải nói thêm gì nữa ? Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta ? Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng không tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta ?...Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Như có Lời Kinh Thánh chép" Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh" Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thằng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dù là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thụ tạo nào, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô, Chúa chúng ta" (Rm 8,31-39)

LỜI NGUYỆN

Lạy Chúa, Chúa đã sai Thánh Phanxicô đi rao giảng để kêu mời các dân tộc Á Châu đón nhận Tin Mừng. Xin cho các tín hữu được nhiệt thành truyền giáo như thánh nhân và cho Giáo hội được hân hoan đón nhận nhiều con cái. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con . Amen

(Theo Xavie Léon-Dufour, St Francois Xavie, Ed. du Vieux Colombier, 1953)

Tài liệu từ Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam

Mục lục

   NẠN ĐẠI DỊCH HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM


Vào năm 1990, ở thành phố Saigòn, ca nhiễm virus HIV đầu tiên ở nước ta được phát hiện. Năm 2001, ở nước ta có khoảng 32000 người bị nhiễm HIV/AIDS trong 61 tỉnh thành phố. Lúc đó, người ta dự đoán năm 2005, số người bị nhiễm HIV/AIDS tăng lên 300.000 người. Bây giờ, Phó Cục trưởng phòng chống HIV/AIDS Nguyễn văn Kính thuộc Bộ Y tế cho biết số người bị nhiễm khoảng 280.000 người (báo Tuổi trẻ số 307/2006/(4924),ngày 22-11-2006)

 

Năm vừa qua (16.2.2005) ĐHY Saigòn phát động chiến dịch chống AIDS/HIV

 

Ti vi thành phố HCM cho biết hiện nay 64 tỉnh thành phố, tức là tất cả tỉnh thành phố trên nước ta, đều có một số người mang virus HIV và nhiều người mắc phải vì thiếu hiểu biết về đại dịch nầy.

Trong ngày 16-11-2006, tại Trung tâm Văn hoá Công giáo Saigon, linh mục Robert. J. Vitillo thuyết trinh về HIV/AIDS, ngài lấy số liệu nơi Vietnam Administration of HIV/AIDS Control ngày 30-6-2006 cho biết : số người bị nhiễm HIV tại Vietnam : 108,789 người, số chuyển sang giai đoạn AIDS : 18,421, số người đã chết vì AIDS : 10,717.

Theo ông Dương quốc Trọng, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS Việt nam, đến nay cả nước phát hiện hơn 112.000 người bi nhiễm HIV, trong đó gần 20.000 người chuyển sang AIDS và gần 12.000 đã chết ( báo Pháp luật tp HCM số 179(1248) ngày 22-11-2006)

Việt nam đưa ra chỉ tiêu phòng chống HIV/AIDS : đến năm 2010, khống chế được tỷ lệ

nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư la 0,3/o, trăm phần trăm địa phương đều chống HIV/AIDS, 2/3 bệnh nhân AIDS được điều trị bằng thuốc đặc hiệu, trăm phần trăm đơn vị máu được xét nghiệm HIV trước khi truyền cho bệnh nhân.

Còn hiện nay điều trị : mới có 20.000 người đăng ký bị nhiễm HIV/AIDS tại các cơ sở điều trị, và chỉ có 1/3 (một phần ba, tức là trên 6.500 người ) nhận thuốc điều trị của chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế cấp miễn phí, còn 2/3 (tức là khoảng 13.000 người ) … một số nhỏ có tiền mua thuốc ở thị trường, có người sang Campuchia, sang Tháilan điều trị do thuốc bên đó rẻ (bình quân I USD/ngày), còn số lớn trở thành người truyền bệnh...?

Đức Hồng y Gioan.Bt đa từng yêu câu các Cha sở báo cáo số người trong giáo xứ của mình nhiễm HIV. Chẳng có ai đăng ký, cũng chẳng tìm ra ai. Không phải trong giáo xứ không có người bị nhiễm HIV. Có người không biết mình nhiễm HIV hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà không dám nói ra. Trên Tivi đã cho xuất hiện bà vợ với đứa bé bị nhiễm HIV do ông chồng truyền cho bà vợ và chỉ phát hiện khi bà vợ hoặc đứa bé đươc xét nghiệm máu. Riêng kẻ nầy được mời đi ban Bí tích cho một nguời ở giai đoạn cuối của AIDS, được ngừời nhà bệnh nhân đưa tới nơi xa và yều cầu giữ kín. Người ta ngán người bị nhiễm HIV, kể cả người vô tình bị nhiễm HIV như truyền máu có HIV. Dư luận nói chung, kể cả trong giới Công giáo, chẳng ưa gì người bị nhiễm HIV mặc dầu Đức Hồng y kêu gọi không phân biệt đối xử đối với người bị nạn dịch thế kỷ.


Đức Hồng y rất quan tâm tới người bị nhiễm HIV và cậy nhờ các linh mục chống lại nạn dịch nầy. T rong buổi thuyết trình của Cha Vitillo về HIV/AIDS, một linh mục hỏi : cho rước lễ bằng miệng, có nguy cơ lây nhiễm không ?. Câu hỏi của vị linh mục nầy chứng tỏ giới linh đang ở mức độ “lm” (lờ mờ) về dịch HIV/AIDS.


Từ trước tới nay, các linh mục vẫn giảng chống nghiện ngập héroine, chống lây nhiễm HIV/AIDS, nghĩa là chống điều xấu, chống sự dữ, chưa đi sâu vào virus HIV, vào các bệnh cơ hội của AIDS, chỉ vì mình còn “lm” (lờ mờ) (kẻ viết bài nầy cũng chẳng hơn ai đâu, nên phải đi nghe) vì thế chỉ có tác dụng tổng quát.


Một vị linh mục đi du lich Thailan cho biết, Thailan dành một khu vực trình bày hậu quả của đại dịch AIDS : trước giường là hình ảnh một cô ca sỹ kiêm người mẫu rất đẹp, đàng sau là một thi hài tàn tạ, co rúm đáng sợ. Nhìn vào cả trăm con người như vậy, có tác dụng giáo dục rất cao.


Ngoài việc Đức Hồng y muốn cho các linh mục hiểu biết sâu về HIV/AIDS, ngài còn có chương trình xây một trung tâm săn sóc người bị HIV/AIDS, nhưng còn phải qua nhiều thủ tục. Trên 13.000 người bị AIDS chưa được săn sóc và họ sẽ chết dần dần, còn thủ tục vẫn là thủ tục. Hy vọng giới Công giáo hải ngoại hãy giúp số người nầy có thuốc điều trị (mỗi ngày một Đola Mỹ). Nên nhớ phác đồ điều trị HIV/AIDS phải liên tục, hai ngày trong một tuần không có thuốc, xem như không có kết quả.

 

Lm Fx Nguyễn Hùng Oánh

Mục lục

 

TÀI LIỆU TUẦN THƯỜNG HUẤN LINH MỤC GIÁO PHẬN ĐÀLẠT 2006

 

THÔNG ĐIỆP “ THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU “

BÀI GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

 

 

NHẬP ĐỀ

Vì toàn bộ nội dung khóa thường huấn năm nay là để đào sâu Thông Điệp Deus Cariatas est của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nên để giảm bớt điều không thể tránh là lặp lại, bài giới thiệu tổng quát này sẽ được tiến hành như sau : Phần giới thiệu sẽ khá ngắn và không đi sâu phân tích nội dung của Thông Điệp. Sau khi điểm qua một số phản ứng của công luận về Thông Điệp, chúng ta sẽ cố tìm hiểu coi Thông Điệp muốn đáp ứng nhu cầu nào của Hội Thánh.

Bao giờ cũng vậy, ý nghĩa một lời nói, một sứ điệp không chỉ được xác định do nội dung khách quan của nó mà còn được quyết định một phần rất lớn do thời điểm và hoàn cảnh được công bố và nhất là đối tượng đón nhận. Phần lớn nội dung Thông Điệp, nếu không muốn nói là toàn bộ, nói về tình yêu. Nhưng không bao giờ có một tình yêu chung chung tổng quát lơ lửng giữa trời, mà chỉ có tình yêu của những con người cụ thể sống trong những hoàn cảnh cụ thể. Vậy trong nhãn quan của Deus caritas est, con người và thế giới mà Đức Bênêđictô muốn ngỏ lời như thế nào ?

Thực tế thì câu hỏi này vượt ngoài khuôn khổ trực tiếp của Thông Điệp và dẫn chúng ta đi xa hơn vào thế giới tư tưởng của Đức Thánh Cha. Bài này dĩ nhiên không có tham vọng giới thiệu tư tưởng của Đức Ratzinger, mà chỉ muốn phác thảo đôi nét mang tính gợi ý, nhằm khơi gợi “sự tò mò trí thức” cần có để vươn tới một đức tin trưởng thành và sự hiệp thông sâu xa hơn vào đời sống của Hội Thánh.

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

     VỀ THÔNG ĐIỆP DEUS CARITAS EST

Thông Điệp Deus Caritas est được Đức Thánh Cha Bênêđictô ấn ký vào ngày lễ Giáng Sinh, 25.12.2005 và được ban hành vào ngày lễ Thánh Phao lô trở lại, 25.01.2006. Tên gọi của Thông Điệp, Deus Caritas est, được trực tiếp trích ra từ thư 1Gioan 4,16, bản Vulgata ; đó là lý do tại sao lại dùng chữ caritas chứ không phải là amor, dù rằng trong bản văn La tinh, chữ Amor được sử dụng khá thường xuyên. Bản văn được Đức Thánh Cha viết bằng tiếng Đức, rồi dịch ra tiếng La tinh ; ngoài ra, Thông Điệp còn được xuất bản bằng các tiếng Ý, Anh, Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và tiếng Hungari.

Thông Điệp tương đối ngắn, gồm 42 số, được viết bằng lối văn rất trong sáng và bố cục rất mạch lạc. Nhiều bài giới thiệu nhận định rằng Thông Điệp không chỉ trình bày giáo lý truyền thống của Giáo Hội – đặc biệt trong lãnh vực luân lý gia đình, tính dục và luân lý xã hội – mà còn phản ánh những nét rất riêng của thần học gia


J. Ratzinger và sự nhạy cảm của một mục tử trước những vấn đề của thời đại.

Tiểu tựa của Thông Điệp xác định nội dung văn kiện sẽ bàn về “Đức Ái Kitô giáo” (on christian love, sur l’amour chrétien). Tựa đề chính của Thông Điệp, “Thiên Chúa là Tình Yêu”, cho thấy “ Đức Ái” mà Đức Thánh Cha muốn đề cập trước hết không phải là và không chỉ là “đức ái” theo nghĩa đó là nỗ lực sống “giới luật yêu thương” của người Kitô hữu. Trên hết đó chính là mầu nhiệm Thiên Chúa và mối tương quan của Tình yêu với con người và lịch sử, trước khi là lời đáp trả tình yêu của. Ngoài phần dẫn nhập (s.1) và phần kết luận trình bày tấm gương đức tin trổ sinh hoa quả Đức Ái của các Thánh và Đức Maria (s.39-42), mầu nhiệm Đức Ái Kitô giáo được Đức Thánh Cha khai triển qua hai phần chính.

Phần thứ nhất, từ số 2-18, với tựa đề “Sự duy nhất của tình yêu trong công trình sáng tạo và trong lịch sử cứu độ” là những suy tư mang sắc thái triết học và thần học về những chiều kích khác nhau của tình yêu : eros, philia và agape. Vì chúng ta sẽ được nghe trình bày cụ thể về quan niệm tình yêu theo Thông Điệp nên ở đây chỉ xin nói cách rất vắn tắt là Thông Điệp, dựa trên Thánh Kinh đã trình bày eros là điều rất tốt đẹp được Thiên Chúa ghi khắc trong chính bản chất con người ;[1][1] nhưng nó cần kỷ luật, cần được thanh tẩy bằng một tình yêu duy nhất và chung thủy để vươn tới sự trưởng thành và thăng hoa thành tình yêu dâng hiến (agape). Thông Điệp nhấn mạnh, khi được hiểu và sống trọn vẹn, thì tình yêu thực sự là một extase, “ra khỏi chính mình” (sortie de soi), không chỉ theo nghĩa nó đem lại sự hoan lạc ngây ngất chóng qua, nhưng còn theo nghĩa sâu xa : đó là một cuộc xuất hành liên lỉ ra khỏi bản thân hướng tới sự tự do lớn hơn. Tình yêu chân thực theo tinh thần Tin Mừng là cuộc hành trình khám phá lại chính mình, khám phá Thiên Chúa và đưa con người đến tới Thiên Chúa. Tình yêu là con đường nên thánh như chúng ta quen nói.

Quan niệm tình yêu mà Thông Điệp trình bày giả thiết một nền tảng thần học rất đa diện. Trước hết là khoa Nhân học Kitô giáo với quan niệm truyền thống : con người đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, và ơn gọi làm người hệ tại việc họa lại hình ảnh Ngài trong cuộc đời của chính mình. Còn khoa nhân học lại xây nền trên chính mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng Sáng tạo trong tư cách là Trí Tuệ tuyệt đối mà cũng đồng thời là Tình Yêu tự trao ban (s.10) Quá trình tự hiến và tự khải của Thiên Chúa được thực hiện thông qua lịch sử cứu độ mà đỉnh cao là cuộc vượt qua của Đức Kitô Giêsu. Dưới góc độ tu đức và luân lý, con đường thanh tẩy và trưởng thành của tình yêu được định hướng bởi niềm xác tín “cách thức Thiên chúa yêu trở thành tiêu chuẩn cho tình yêu của con người” (s.11) và được nâng đỡ bằng Bí tích Thánh thể. Bí tích Thánh Thể là mầu nhiệm qua đó, “Đức Giêsu tiền dự cái chết và sự phục sinh của Người” vừa trao ban chính mình cho các môn đệ làm manna mới. Không chỉ là tấm gương yêu thương của Đức Giêsu, Bí tích Thánh Thể là của ăn không thể thiếu của con người theo một nghĩa rất đặc biệt : “Điều nhờ đó mà con người sống đúng là người – xét cho cùng chính là Logos, là Minh Trí vĩnh hằng, chính Logos đó giờ đây thật sự trở nên lương thực cho chúng ta (s.13).

Phần thứ hai của Thông Điệp (từ số 19-39), có tựa đề là “Tình yêu, hoạt động bác ái của Hội Thánh như là một cộng đoàn của tình yêu”, mang đậm nét thực hành. Phần này được Đức Thánh Cha biên soạn với sự cộng tác của tổ chức Cor Unum, trình bày giới luật yêu người như con đường mà qua đó Giáo Hội, xét như là một cộng đoàn yêu thương, sẽ phản ánh tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi trong thế giới. Thông Điệp nhấn mạnh, hoạt động bác ái thuộc về sứ mạng phục vụ của Hội Thánh. Cùng với việc loan báo Tin Mừng (kerygma – martyria), cử hành phụng vụ để tôn thờ Thiên Chúa và thánh hóa con người (leiturgia), công việc phục vụ (diakonia) làm thành bộ ba bất khả phân ly diễn tả bản chất sâu xa và sứ mạng của Giáo Hội.

Một trong những điểm nhấn rất quan trọng của Thông Điệp – đặc biệt trong số 28 – là minh định mối tương quan rất phức tạp giữa công bằng và bác ái. Hoạt động bác ái không trái ngược cũng không làm cản trở nỗ lực kiến tạo xã hội công bằng, nhưng là sự đáp ứng nhu cầu cụ thể – ở đây và bây giờ – của những người mà ngoài nhu cầu cơm áo còn cần được “sự quan tâm đầy tình yêu thương” (s.28) đối với từng cá nhân. Một nhu cầu như vậy luôn luôn có thực và khẩn thiết, ngay cả trong những xã hội công bằng nhất. Để hoạt động bác ái của Giáo Hội thể hiện được nét đặc thù Kitô giáo, ngoài năng lực chuyên môn, chiều kích Giáo Hội và tính tổ chức, các hoạt động đó cần xây nền trên kinh nghiệm bản thân về cuộc gặp gỡ Đức Giêsu Kitô, đặc biệt thông qua đời sống cầu nguyện và Bí tích Thánh Thể. Nền tảng thiêng liêng đó vừa là nguồn năng lực dấn thân, vừa giữ cho hoạt động bác ái Kitô giáo khỏi bị ảnh hưởng những ý thức hệ chính trị khác nhau và không sử dụng hoạt động yêu thương như phương tiện cải đạo.

Nói về tương quan giữa công bằng và bác ái cũng chính là nói về mối tương quan giữa Giáo Hội và các hệ thống công quyền : “Của Cesar trả cho Cesar, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa”. Xây dựng một xã hội công bằng là bổn phận của thế quyền. Giáo Hội không đứng bên lề nỗ lực và trách nhiệm chung của toàn xã hội, nhưng tham dự vào đó thông qua sự dấn thân của các công dân Kitô hữu ; và đặc biệt, dùng học thuyết xã hội của mình để thanh tẩy và soi sáng lý trí và lương tâm con người, ngõ hầu những đòi hỏi đích thực của một xã hội công bằng được hiểu biết, nhìn nhận và thực hiện.

Về mối tương quan này, Thông Điệp nhấn mạnh hai điều rất quan trọng. Một đàng, dựa trên nguyên tắc bổ trợ, Thông Điệp phản đối quan niệm một nhà nước bao cấp, muốn độc quyền trong mọi lãnh vực kể cả hoạt động từ thiện – để đòi Nhà nước tôn trọng quyền của Giáo Hội được làm việc từ thiện một cách độc lập, có tổ chức và được định hướng dựa trên nền tảng đức tin. Một khẳng định khác rất quan trọng là “nguốn gốc và mục đích của chính trị chính là sự công bằng, và công bằng thuộc bản chất đạo đức” (s.28). Nhà nước phải luôn đối diện với câu hỏi : cần thực hiện sự công bằng, ở đây và bây giờ, như thế nào. Đó là câu hỏi thuộc phạm vi lý trí thực tiễn, một lãnh vực mà chính trị và đức tin có thể gặp gỡ nhau, là lãnh vực mà Giáo Hội có thể và phải thực thi sứ mạng tiên tri của mình.

Tuy có những đặc tính khác nhau, một lý thuyết một thực hành, nhưng hai phần này liên kết rất chặt chẽ với nhau. Như lời Đức Bênêđictô nói : “Điều thực sự làm tôi quan tâm chính là sự duy nhất giữa hai chủ điểm, vốn chỉ có thể được hiểu cách đúng đắn nếu người ta nhìn chúng như là một”.[2][2] Trong thực tế, sự duy nhất đó phản ánh sự liên kết rất chặt chẽ giữa ba khía cạnh cốt yếu của đời sống Kitô hữu : kerygma (Lex credendi), leiturgia (Lex orandi)diakonia (Lex vivendi) (s.25). Trong Thông Điệp, ba khía cạnh này luôn đan quyện vào nhau và chính điều đó giúp tạo ra một quan niệm toàn diện về đời sống Kitô : có chiều sâu thần học vì luôn khởi đầu từ mầu nhiệm Thiên chúa (Lex credendi), thực tế vì gắn liền với đời sống (vivendi)quân bình vì đời sống phụng vụ (liturgeia) sẽ nối kết hai chiều kích đó. “Giới răn kép mến Chúa và yêu người, cơ sở của cả đời sống đức tin xuất phát từ mệnh lệnh này, không chỉ là luân lý có thể hiện diện cách độc lập bên cạnh niềm tin vào Chúa Kitô và sự hiện diện của Người trong bí tích : đức tin, phượng tự và đạo đức (ethos) thấm nhập vào nhau như một thực tại duy nhất tạo thành agape trong sự gặp gỡ với Thiên Chúa” (n.14).[3][3]

Sau khi đã lược qua những nét chính yếu của nội dung Thông Điệp, chúng ta bước vào phần hai để lắng nghe những âm vang mà Thông Điệp để lại trong lòng người đọc.

II. MỘT VÀI PHẢN ỨNG

1. Ý Kiến phê bình

Vì không có điều kiện tiếp xúc với những tạp chí chuyên đề, phần này chủ yếu dựa vào nguồn thông tin từ Internet ! Để tiện lợi cho việc triển khai, xin bắt đầu bằng những ý kiến phê bình. Susan A. Ross,[4][4] giáo sư thần học tại Loyola University, Chicago tỏ vẻ không hài lòng vì khi trích dẫn trình thuật về việc sáng tạo để nói về tình yêu nam nữ, Đức Thánh Cha ba lần nói về người phụ nữ như là sự hỗ trợ (helper) cho người đàn ông, chứ không phải như người bạn đồng hành (companion) ! Dù trong phần kết thúc số 11, Đức Thánh Cha làm nổi bật sự bất túc của người nam : “Adam luôn đi tìm và lìa cha mẹ để tìm người đàn bà ; cả hai hợp lại mới nói lên tính trọn vẹn của con người”, nhưng dù sao, theo bà, “ấn tượng còn lại vẫn là, Chúa đã tạo dựng người đàn ông và rồi ban cho ông một người hỗ trợ. Tương tự, bà than phiền là vai trò của các phụ nữ trong công việc phục vụ bác ái của Giáo Hội thời kỳ đầu đã không được nói đến.

Về mối tương quan giữa công bằng và bác ái, dù đồng ý với ý kiến của Michael Schuck rằng “Đức Bênêđictô XVI đã đi qua khu rừng dày đặc của mối những mối tương quan giữa chính trị, nhà nước, Giáo Hội và xã hội một cách cực kỳ tinh tế, uyển chuyển”, song bà tỏ ra thất vọng về cách giải quyết vấn đề. Đồng ý rằng cuộc đấu tranh trực tiếp vì công lý không phải và không thể là phận vụ của Giáo Hội và con người không chỉ sống nhờ bánh, nhưng cách khai triển của Thông Điệp làm cho người ta có cảm tưởng là việc chăm lo nhu cầu tâm linh vật chất là hai lãnh vực không liên quan (dualism). Chữ “và” nên được nhấn mạnh hơn. Khi nói về những giới hạn của công việc phục vụ nhu cầu thực tiễn, cách triển khai cần uyển chuyển và tinh tế hơn để làm nổi bật sự tương nhập, sự đan quyện giữa nhu cầu tinh thần và vật chất. Vì như Thông Điệp đã nhấn mạnh lúc nói về eros và agape, nơi con người, không thể nào tách rời tinh thần và thể xác.

Cuối cùng, về lời nhắc nhở là trong khi dấn thân phục vụ, các Kitô hữu “không được phép rút cảm hứng từ những ý thức hệ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn, nhưng phải được đức tin hướng dẫn, đức tin sẽ hoạt động trong đức ái” (Gl 5,6), (s.33), bà tự hỏi : liệu hai lãnh vực đó có phân biệt nhau đến thế không ? “Một khát vọng làm cho thế giới trở nên tốt hơn chẳng lẽ lại không thể được tiếp sức bằng cả lòng yêu Chúa lẫn lòng yêu mến mọi điều Chúa đã tạo thành sao ?”

Một tác giả khác, Thomas MASSARO, sj,[5][5] tỏ ý lo ngại rằng cách Thông Điệp trình bày mối tương quan giữa công bằng và bác ái (s. 23-28) có thể gây hiểu lầm ! Dù Đức Thánh Cha có ý đề cao tầm quan trọng của cả loại hoạt động, nhưng “phần này của Thông Điệp được triển khai theo một cách thức mà khái niệm về công bằng hoàn toàn bị che khuất bởi hoạt động bác ái, đến nỗi cuối cùng nó có thể tách rời khỏi gia sản phong phú của Giáo huấn Hội Thánh chúng ta về vấn đề công bằng xã hội”.

Theo ông, việc trưng dẫn và phê bình học thuyết Marx để làm đà triển khai tư tưởng ở đây không thật sự khéo léo. Marx là người đã xóa bỏ hoàn toàn vai trò của hoạt động bác ái trong việc theo đuổi công bằng xã hội, nên khi phê phán triết gia này, bản văn có thể đưa người đọc đến một lối suy nghĩ hoặc/hoặc thay vì và/và. Trong khi đó thì hiển nhiên là giữa thế giới đầy dẫy gian tham, bóc lột và hậu quả của chúng là nghèo đói và thiếu thốn này, chúng ta luôn luôn và tuyệt đối cần cả công bằng và bác ái.

Dĩ nhiên là Đức Bênêđictô ý thức cách sâu sắc về điều này. Ngài nhấn mạnh nhiều lần bằng những cách khác nhau về tầm quan trọng của nỗ lực vì công lý, và việc Ngài nhắc lại những Thông Điệp của các vị tiền nhiệm,[6][6] trong đó công bằng và bác ái luôn được trình bày bổ túc cho nhau, cho thấy rõ Ngài muốn đi trên cùng một con đường. Nhưng vần đế là không phải ai cũng am hiểu giáo huấn của Hội Thánh về lãnh vực này. Những người không thực sự quen thuộc với các văn kiện trên, sau khi đọc bản văn, có thể bị ấn tượng về vai trò rất quan trọng mà Thông Điệp dành cho việc bác ái mà xem nhẹ tầm quan trọng và sự cần thiết của những nỗ lực xây dựng công bằng, nghĩa là bỏ qua mất những điều mà Đức Giáo Hoàng đã nói rất đúng về vấn đề công bằng. Đúng là con người cần tình yêu và không thể sống thiếu tình yêu, nhưng không thể nói như ai đó “Tất cả những gì bạn cần là tình yêu”. Con người cần cả công lý nữa !

Đề cao sự phân biệt giữa nhà nước và Giáo Hội là đúng, nhưng việc Thông Điệp nhắc lại đến 5-6 lần : nỗ lực xây dựng xã hội công bằng là bổn phận của nhà nước, không phải của Giáo Hội, theo ông, có thể làm cho người giáo dân “mất nhuệ khí” trong việc dấn thân trong đời sống chính trị và kinh tế với tư cách là tín hữu. Ông tự hỏi, nếu như bây giờ có thể viết lại dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu, chúng ta lại không ưu tiên chọn việc ngăn chặn đừng để chuyện cướp bóc đánh đập xảy ra hay sao ? Và ông cũng ngạc nhiên là hầu hết các Thông Điệp trước đây của các Giáo Hoàng tiền nhiệm đều rất quan tâm đến những phân tích sáng suốt của Thánh Tôma về những vấn đề tế nhị này, nhưng trong số 36 ghi chú trích dẫn của Deus Caritas est, không có tên vị Tiến sĩ Thiên Thần !

2. Tiếng vang tích cực

Tuy có những ý kiến phê bình, nhưng nói chung Thông Điệp được đón nhận một cách khá tích cực, và những lời khen ngợi trên báo chí cũng khá tương đồng. Trước hết, rất nhiều người ngạc nhiên vì Thông Điệp không đề ra một chương trình hay đường hướng giống như các Thông Điệp đầu tay của Đức Phaolô VI, Ecclesiam suam hay Redemptor hominis của Đức Gioan Phaolô II. Quen với hình ảnh một vị Tổng trưởng Thánh Bộ Đức tin mà dư luận báo chí Âu Mỹ thường coi là bảo thủ và cứng rắn, nhiều người tỏ ra nhẹ nhõm vì cung giọng rất tích cực của Thông Điệp : không nói không, không lên án, không âu lo, không đi vào những vấn đề mà lập trường của Giáo Hội đã từng gây tranh luận, nhưng trình bày điều cốt lõi của lòng tin Kitô giáo cách rất thanh thản và trong sáng. Trong bài xã luận của mình, báo Le monde của Pháp nhận định rằng Thông Điệp nghiêng hẳn về Triết học và tu đức, và bộc lộ trình độ trí thức rất uyên thâm và sâu sắc của Đức Bênêđictô. Theo tờ báo, “tuy không có cuộc cách mạng nào, nhưng ngôn từ sử dụng đã thay đổi”.

Collins, một cựu thừa sai dòng Thánh Tâm, người đã rời bỏ chức linh mục năm 2001, khi Đức Ratzinger mở cuộc điều tra các bài viết của ông về ơn Bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng, nhận định rằng Thông Điệp cho thấy Đức Bênêđictô XVI sẽ là “một Giáo Hoàng bình dị, quan tâm đến điều cốt lõi của Kitô giáo hơn là một nhân vật (actor) trên diễn đàn thế giới như vị tiền nhiệm. Đây sẽ là một triều đại giáo hoàng khiêm tốn và truyền thống hơn. Đó chính là điều mà Kitô giáo đang cần, đúng như thế. Theo Andrew Sullivan, một cây bút phê bình rất gay gắt đối với các văn kiện gần đây của Rôma, thì đây là “một văn kiện được viết rất tuyệt vời”, “không cực đoan hay trấn áp” như nhiều người quen nghĩ về Đức Bênêđictô. “Người ta hy vọng rằng đó là dấu hiệu của một triều đại Giáo Hoàng có thể tạo ra thay đổi, làm tăng trưởng và tập trung vào những chân lý cốt lõi, chứ không vào những nỗi ám ảnh bên lề”.

Ngay cả Hans Kung, bất chấp mối tương quan nhiều khó khăn với Đức Gioan Phaolô II và vị Cựu Tổng Trưởng Thánh bộ Đức tin, cũng ca ngợi Thông Điệp có “nội dung thần học vững chắc về chủ đề erosagape, tình yêu và Đức ái, và không tạo ra những mâu thuẫn giả giữa chúng”. Ông nói, người Công Giáo nên vui mừng vì đây không phải là bản tuyên ngôn của một nền văn hóa bi quan hay một nền luân lý tính dục nặng phần cấm đoán”. Peter Steinfels viết trên tờ New York Times : “Tất cả những ai chờ đợi một sứ điệp chắc chắn và giàu tính thách đố về bản chất cuộc sống và nhân loại, có thể tìm thấy nó trong phần I của Thông Điệp”. Theo ông, sứ điệp đó gây tranh luận nhưng không phải như một cuộc xuất kích mới trong cuộc chiến tranh văn hóa, mà vì nó là như thế : một tuyên ngôn về nền tảng siêu hình của cuộc sống và về đời sống đức tin.

Những ý kiến trên khá tích cực và việc tác giả của chúng là những người ít nhiều ở trong thế đối kháng càng làm nỗi rõ hơn giá trị và tầm vóc của Thông Điệp. Sau đây là những ý kiến của những người nói được là “con cái trong nhà”. Tờ báo Actualite/Evenement, ấn bản điện tử ngày 04.02.2006, đăng tải nhận định của một số người đang trực tiếp dấn thân trong những lãnh vực khác nhau của đời sống Hội Thánh.

Lm. Nicolas Buttet, người sáng lập Cộng đoàn Eucharistein [7][7] khen ngợi chỗ đứng mà Thông Điệp dành cho việc cầu nguyện trước sự đe dọa của chủ thuyết duy hoạt động và chủ thuyết thế tục hóa đối với công việc bác ái. Ngài coi đó như là một cú hích làm chúng ta giật mình, là lời mời gọi Kitô hữu hãy tỏ ra táo bạo và giàu sáng kiến trong việc sống Đức ái và Tin Mừng. Làm việc bác ái là chấp nhận đối mặt với sự dữ. Vấn đề không phải là đòi Thiên Chúa phải “trả lẽ” cho chúng ta (s.38), nhưng là chiêm ngắm trái tim bị đâm thâu của Đức Kitô trên Thập giá (s.19). Trái tim đó sẽ lên tiếng một cách thuyết phục khi con người biết im tiếng vì đã nói quá nhiều điều to tát hoặc vì không thể nói nổi điều thiết yếu. Lo vạch mặt chỉ tên những gì đã bị biến dạng thỉ không đủ, cần nhận ra những điều được Thiên Chúa mời gọi vào cuộc biến hình. Cần nhìn vào khuôn mặt Đức Kitô chịu đóng đinh. Đó là khuôn mặt đem lại da thịt cho những khái niệm (s.12), nơi đó, đau khổ không còn là khái niệm trừu tượng mà trở nên sự hiện diện của Thiên Chúa. Và trích dẫn lời Đức Thánh Cha trong bài giảng lễ Giáng sinh 2005, Ngài kết luận : “Cách thức Ngài là Thiên Chúa khơi dậy trong chúng ta cách sống làm con người”.

Ysabel de Andia, tiến sĩ Triết học và thần học, điều hành việc nghiên cứu tại CNRS – Pháp, nói rằng khi đọc Thông Điệp, hai điều đánh động bà là việc trở về với tư tưởng của các Giáo phụ trong những thế kỷ đầu : Justin, Tertullien, Augustinô và Pseudo-Denys và câu trả lời cho những chất vấn và phản đối của thời đại hôm nay thông qua tiếng nói của Nietzsche và K. Marx. Trở về với nguồn cội để giữ vững căn tính và mở ra với những vấn đề của cuộc sống hôm nay là hai nhịp không thể tách rời của đời sống đức tin. Theo bà, câu hỏi về mối tương quan giữa công bằng và bác ái thực tế là câu hỏi về vai trò và chỗ đúng của Giáo Hội trong các nhà nước hiện đại. Dấn thân trong hoạt động “Đức ái phát sinh từ cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa” để xây dựng một “chủ nghĩa nhân bản đích thực” và “đào tạo lương tâm con người để con người thực thi công lý” (s.28) là hai khía cạnh gắn liền nhau của sứ mạng duy nhất của Hội Thánh : yêu thương con người.

Didier Rance, cựu giám đốc tổ chức AED – Pháp (Aide à l’Eglise en détresse) nhận định rằng, ngay từ những dòng đầu tiên, Thông Điệp giới thiệu cho chúng ta thấy một Đức Bênêđictô XVI thần bí, hướng đến mầu nhiệm và chia sẻ cho người khác điều mình đã chiêm ngắm. Ngài đã đưa chúng ta vào một “cuộc cách mạng thực sự về cái nhìn và trong hành động. Hoạt động xã hội, chính trị hay bác ái từ thiện, trước hết không phải là một cánh đồng cần cày xới để chúng ta cố đem áp dụng vào đó những nguyến tắc Kitô giáo, nhưng là môi trường trong đó lòng mến của Thiên Chúa đi trước chúng ta, phó mình cho chúng ta khám phá và chờ đợi lời đáp bằng hành động của chúng ta”.

Theo Jutta BURGGRAF [8][8] thì, trong tư cách là một phụ nữ và một thần học gia, toàn Thông Điệp đã đem lại cho bà niềm vui và sự ngạc nhiên. Đức Bênêđictô đã “đi thẳng vào trái tim của lòng tin. Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Ngài là người yêu vĩ đại nhất, người yêu đầu tiên. Ai khám phá ra tình yêu của đời mình, người đó là Kitô hữu. Thiên Chúa sáng tạo chúng ta cho tình yêu. Do chính bản tính con người, chúng ta có ơn gọi trở nên những người sống yêu thương”.

Và theo bà, điều mới mẻ của Thông Điệp là đã không tách rời eros khỏi tình yêu, một sự mới mẻ có sức giải thoát. Đó chẳng khác nào như Đức Giáo Hoàng nói với thẩm quyền của Ngài : “Một Đức ái lạnh lùng” không phải là Đức ái Kitô giáo, và thậm chí cũng không thực sự nhân bản. Đó là sự xúc phạm đến Thiên Chúa và người khác. Chúng ta quả thực đã được tạo dựng để yêu thương bằng tất cả trái tim, một trái tim biết ngạc nhiên, biết nhảy mừng, trìu mến, biết khao khát hiến thân, biết vun trồng và tỏ bày sự phong phú của thế giới tình cảm.

Cái nhìn của Thông Điệp về tình yêu rất quân bình và toàn diện khi nhắc nhở rằng “tình yêu không chỉ là tình cảm” (s.17). Ngày nay không ít người, nhất là người trẻ, đồng hóa tình yêu với tình cảm, với bùng nỗ cảm xúc. Khi cảm xúc nghèo đi thì tình yêu cũng qua đời ! Điều này, ngoài tác động giật dây của các phương tiện truyền thông, có thể còn là phản ứng chống lại sự nhấn mạnh – đôi khi quá hăng hái – trong quá khứ đến sự ràng buộc của cam kết dấn thân, khiến cho “điều đẹp nhất trên đời trở thành cay đắng”. Eros cần được thanh luyện và trưởng thành, nhưng không phải bằng cách trấn áp nó. Một tình yêu trọn vẹn “phải luôn giữ được sự thổn thức rộn ràng tự bên trong”.

Để minh họa cho vẻ đẹp và sự hợp thời của Thông Điệp, bà trưng dẫn lời của nữ văn sĩ người Đức, Gertrud Von Le Fort, rằng con người hôm nay cần ý thức sự kỳ diệu của tình yêu và hoán cải trở về với nhân tính của mình, tức là khám phá và phát huy khả năng yêu thương của mình. “Khi một người trở nên người một cách sâu xa, thì Thiên Chúa sẽ tỏ mình qua người đó. Và hiện nay, đó là “bằng chứng” duy nhất về sự hiện hữu của Thiên Chúa mà nhiều tầng lớp của xã hội chúng ta được chuẩn bị chấp nhận”. Phần kết luận của Thông Điệp trưng dẫn tấm gương của các vị Thánh trong lãnh vực bác ái không chỉ nói lên một đường hướng mục vụ mà còn phản ánh niềm xác tín : nhu cầu yêu thương của con người càng nhiều thì cơ hội loan báo Thiên Chúa càng lớn, nếu người Kitô hữu thực sự biết yêu thương.

Đối với Lm. Joseph D. FESSIO, sj, thì Đức Bênêđictô đã rút từ biển học uyên bác của mình mà diễn tả bằng một ngôn ngữ rõ ràng và tuyệt đẹp những khao khát của trái tim con người.[9][9] Theo ông, đây là một Thông Điệp nền tảng, đã chọn khởi điểm là chính trái tim của mạc khải Kitô giáo, “Thiên Chúa là Tình yêu”. Nguyên lý nền tảng nhất của Kitô giáo : chiều kích đam mê (eros) của tình yêu nhân loại là hình ảnh của Tình yêu Thiên Chúa, đã được trình bày cách thanh thản, không có màu sắc bút chiến. Và Fessio nhận định : những gì Thông Điệp trình bày về tình yêu, ít là trên bề mặt, không gây tranh luận. Tuy nhiên hệ luận của nó thì rõ ràng sẽ gây nhiều tranh luận.

Tuy là được gởi cho các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, nhưng qua Thông Điệp, Đức Giáo Hoàng “đang nói với toàn thể nhân loại và Ngài nói từ nguồn suối sâu xa nhất của nền văn hóa nhân loại. Văn kiện, cũng như con người, là kết tinh và sự biểu hiện của sự khôn ngoan rất mực quảng bác (distillation of a universal wisdom).

Đức Giám mục André Dupleix,[10][10] phó tổng thư ký Hội Đồng Giám mục Pháp, cũng có ý kiến tương tự. Theo Ngài, khác với thông lệ, Đức Bênêđictô đã không nói về một khía cạnh nào đó của niềm tin Kitô giáo, mà bàn về chính “nguồn mạch tuôn trào sự sống của niềm tin : Thiên Chúa là Tình yêu”. Đây là một “bản văn nền tảng”, nó “trả người tín hữu về lại với điều cốt lõi và với trái tim sống động của đời sống đức tin, và là nền tảng cho tất cả những dấn thân đa dạng của họ trong thế giới”.

Là một trí thức uyên thâm, dạn dày với những cuộc tranh luận gắt gao nhất về lãnh vực tôn giáo và đạo đức của thời đại chúng ta, nhưng Đức Bênêđictô đã nói trong tư thế là mục tử. Ngài đã khởi đầu từ nguồn cội thần linh để đề cập đến chiều kích thiết yếu nhất và chắc chắn là khẩn thiết nhất của chứng tá và trách vụ của người Kitô hữu trong xã hội là việc bác ái, phục vụ. Bác ái không chỉ là lòng vị tha, đức thương người hay sự chiếu cố, nhưng là sức mạnh của chính Tình Yêu trong thế giới. “Tình yêu đó không chỉ là sự khẳng định nhưng là chính sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi trong từng giai đoạn của lịch sử và trong từng khoảnh khắc – dù là thương đau nhất – của cuộc sống chúng ta”. Và Ngài kết luận : “Làm sao lại có thể không đón chào như một dấu hiệu lớn của niềm hy vọng” khi khởi đầu một triều đại Giáo hoàng tìm nương tựa nơi Đá tảng vững chắc và đến uống nơi nguồn mạch của tất cả truyền thống Kitô giáo ?

Sau khi đã nghe qua những âm hưởng mà Thông Điệp Deus Caritas est để lại trong lòng người đọc, bài giới thiệu này xin được kết bằng cách thử phác họa chân dung con người thời đại để nhân đó, tìm hiểu xem vì sao Đức Bênêđictô lại chọn nói về Tình yêu, một đề tài dường như không mấy khẩn thiết trong hoàn cảnh “dầu sôi lửa bỏng” của Giáo Hội và thế giới.

 

III. NHẬN ĐỊNH

Trong bài nói chuyện với cử tọa của cuộc gặp gỡ do tổ chức Cor Unum tổ chức, [11][11] Đức Bênêđictô thố lộ : “Ngày nay hai tiếng tình yêu đã bị vấy bẩn, hư hao và lạm dụng quá mức đến nỗi người ta gần như e ngại không muốn nói đến. Ấy vậy mà đó là từ ngữ uyên nguyên, là sự diễn đạt của thực tại uyên nguyên ; chúng ta không thể đơn thuần vứt bỏ nó ; chúng ta phải lấy lại, thanh tẩy và trả lại cho từ ngữ đó vẻ rạng ngời nguyên thủy để nó có thể chiếu sáng đời sống chúng ta và dẫn dắt đời sống trên con đường phải đi. Nhận thức đó đã khiến tôi chọn tình yêu như là chủ đề cho Thông Điệp đầu tiên của mình”.

Bản văn cho thấy những “vấy bẩn, hư hao và mất mát” của tình yêu thực chất là hậu quả của việc tình yêu bị tách rời, “không còn diễn tả thực tại uyên nguyên” và cội nguồn của cuộc sống tức là Thiên Chúa. Tuy khởi đầu suy tư từ những biến dạng của tình yêu, nhưng chính thực trạng con người đang xa rời “Thiên Chúa là Tình yêu”, mới là động lực chính thúc đẩy Ngài “nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của niềm tin vào Thiên Chúa, vị Thiên Chúa đã đảm nhận một khuôn mặt và một trái tim con người”.[12][12]

Am hiểu rất sâu sắc những vấn đề của Giáo Hội, Đức Bênêđictô thực sự ưu tư về sự suy thoái đời sống đức tin trên thế giới, đặc biệt ở Châu Âu. Có lẽ cũng cần xác định rằng, nỗi ưu tư về Châu Âu không phải là nỗi lo mang tính cục bộ hay sự hoài cổ mong tìm lại quá khứ huy hoàng đã mất, nhưng vì ảnh hưởng của nền văn minh kỹ thuật, nếp sống nếp nghĩ Âu Mỹ ngày càng để lại dấu ấn sâu đậm hơn trên thế giới, và ở nhiều nơi trong thế giới đang phát triển, nếp sống nếp nghĩ đó được đón nhận như thể đó là chuẩn mực duy nhất của con người văn minh ! Không chỉ mất niềm tin vào Giáo Hội (God yes, Church no), con người hiện đại thực sự không có sự hiểu biết cần thiết về đức tin và chẳng hiểu căn tính Kitô giáo của mình là gì nên không có khả năng đối thoại và định hướng trước những vấn đề của cuộc sống. Sự trở lại với tâm tình tôn giáo mà hôm nay người ta hay nói tới không đương nhiên là trở lại với niềm tin Kitô giáo. Con người muốn tìm kiếm những giá trị tâm linh có khả năng đáp ứng nhu cầu của mình ở một mức nào đó, muốn có kinh nghiệm về vô biên, muốn những điều có khả năng đem đến cho mình sự ngọt ngào và niềm hy vọng mà vật chất không thể mang lại. Nhưng người ta chỉ muốn những gì mang lại sự thỏa mãn trước mắt chứ lại không muốn dấn thân thực sự ! Xu hướng lớn của con người hôm nay là tách mình khỏi nhu cầu đức tin, khỏi tiếng vâng cụ thể đối với vị Thiên Chúa đầy tràn ý nghĩa (God no ; religion yes !).

Ngày nay, vấn đề đức tin là chuyện không đơn giản. Có người muốn tin mà không tin nổi ! Ngoài ảnh hưởng của nền văn hóa hiện đại mà chúng ta sẽ đề cập đến, cách thức trình bày đức tin cũng là một lý do. Theo Đức Ratzinger, đức tin được “trình bày quá tỉ mỉ và hệ thống khiến không tìm ra lối vào. Tôi nghĩ cần phải có một thứ cách mạng đức tin về nhiều mặt […] và tái khám phá ra đức tin trong dạng hình đơn giản của nó”.[13][13] Và Ngài khẳng định, dù ở tuổi tác nào hay cương vị nào, “ tháo gỡ hạt nhân đức tin khỏi những lớp vỏ xơ cứng để đem lại cho nó sức mạnh và sự linh động” vẫn luôn là “xung lực”, là “hằng số bất biến” của đời mình.[14][14]

Chính cái “xung lực” đó, cùng “sự ao ước cho sức tỏa sáng của đức tin, và những cái thiện mỹ của cuộc sống đã khai hoa nở nhụy với nó không bị mất đi, và còn được tiếp tục sử dụng”,[15][15] đã thúc đẩy Ngài quyết định nói về điều cốt lõi nhất của đức tin : mầu nhiệm Thiên Chúa là Tình yêu và con đường dẫn đến Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, vị Chúa xuống thế làm người. Bởi vì “khởi đầu cuộc sống Kitô hữu không phải là một quyết định đạo đức hay một tư tưởng vĩ đại, nhưng là gặp gỡ với một biến cố, một Con người, Đấng đã đem lại cho đời sống chúng ta một chân trời mới và một định hướng dứt khoát” (s.2).

Sau biến cố 11.09.2001, phóng viên Antonella Palermo của đài phát thanh Vatican hỏi Đức Ratzinger, nếu như có thể, Ngài sẽ thêm gì vào ấn bản tiếng Ý của cuốn sách God and the world, vừa xuất bản trước đó hai ngày ? Đức Ratzinger trả lời : Vấn đề lạm dụng Thánh danh Thiên Chúa, tôn giáo bị lạm dụng và chính trị hóa đến nỗi biến thành một yếu tố của quyền lực. Ngoài ra, “tôi sẽ nói nhiều hơn về nhu cầu khám phá ra khuôn mặt nhân loại của Thiên Chúa. Nếu chúng ta nhìn thấy khuôn mặt Đức Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đã chịu chết vì chúng ta và đã tỏ cho chúng ta thấy Ngài yêu thương ta đến mức chết vì chúng ta, chúng ta sẽ có một nhãn quan về Thiên Chúa loại trừ mọi hình thái bạo lực”.[16][16] Khuôn mặt Đức Kitô chịu đau khổ là câu trả lời hoàn hảo nhất cho những lạm dụng Thiên Chúa và biến ngài thành một dụng cụ cho quyền lực của con người, Ngài nói.

Như vậy có thể nói là Deus Caritas est đã được thai nghén nhiều năm trước ngày được ban hành. Càng biết rõ hơn về thảm kịch bạo lực trong cuộc sống và những phản ứng dây chuyền nó tạo ra nơi những người trực tiếp liên quan ở khắp nơi trên thế giới và hậu quả ập xuống trên những người vô tội, càng thấy rõ tầm nhìn và mối quan tâm của Thông Điệp vượt quá những vấn đề cụ thể của đời sống Hội Thánh. Đó thực sự là một Thông Điệp “nói với cả nhân loại”, như Fessio nhận định.

Nhưng Thông Điệp còn một động lực rất quan trọng mà chúng ta sẽ dừng lại lâu hơn. “Trong một thời đại mà lòng hận thù và sự tham lam đã trở thành những hình thái siêu quyền lực, một thời đại mà trong đó chúng ta chứng kiến sự lợi dụng tôn giáo đã đi đến mức biến thánh hận thù, thì lý trí thuần khiết trung lập tự nó không còn đủ sức che chở chúng ta. Chúng ta cần đến một Thiên Chúa hằng sống Đấng đã yêu chúng ta đến chết vì chúng ta”.[17][17]

Jutta Burggraf nhận định cách rất sâu sắc rằng khi chọn Tình yêu làm chủ đề của Thông Điệp “Đức Bênêđictô đã làm công việc mà Ngài từng làm suốt cả cuộc đời : dấn thân vào cuộc đối thoại với thế giới hiện đại. Ngài tìm kiếm một nền tảng chung cho những quan điểm và ý thức hệ khác nhau”.[18][18] Và ai cũng biết rằng thế giới và nền văn hóa hiện đại mang đậm dấu ấn của Triết lý Ánh sáng, trong đó lý trí – không phải chỉ tự lập (autonomie) mà hoàn toàn độc lập (independante) – là tiêu chuẩn tuyệt đối. Con đường duy lý đó – rất thường khi là duy lý thực nghiệm – không chỉ sản sinh những hoa thơm quả ngọt trên bình diện khoa học kỹ thuật mà cả những hậu quả đáng sợ trên bình diện tâm linh và luân lý, mà những gì vừa nói đến là ví dụ.

Chính trên cái nền của niềm mong muốn đối thoại với thế giới hiện đại đó, chúng ta thấy được sự tinh tế của Đức Bênêđictô. Ngài đã trích dẫn tư tưởng Aristote, người đã đưa triết học Hy lạp lên đến đỉnh cao của nó, về một Thượng đế “đối tượng đáng được khao khát của mọi hữu thể”, đối tượng “được yêu mến” và “làm chuyển động vũ trụ”, một Thượng đế “không cần gì cả, cũng không yêu mà chỉ được yêu” để trình bày sự mới mẻ của Thiên Chúa theo Kinh thánh : không những Ngài được yêu mà chính Ngài cũng yêu nữa (s.9). Rồi Ngài cũng đã trưng dẫn Platon để làm giải thích và làm nỗi bật ý nghĩa của trình thuật sáng tạo người nam và người nữ trong sách Sáng Thế : con người cách nào đó vẫn chưa trọn vẹn, tự bản chất, nó cần đi tìm sự bổ sung nơi người khác (s.11). Ngoài việc trình bày nội dung đức tin, rõ ràng là Đức Bênêđictô muốn làm nói : giữa lý trí và đức tin không có sự đối lập nhưng là sự tiếp nối. Dụng ý này rất rõ khi chúng ta nhìn lại cách Ngài đề cập đến vai trò của Logos trong Thông Điệp.

Ở số 10, Ngài nói về một “Vị Thiên Chúa biết yêu –nguồn gốc sáng tạo vạn vật – Ngôi Lời, lý trí nguyên thủy – cũng đồng thời là Đấng yêu thương con người với một tình yêu thực sự đam mê”. Giới thiệu một Thiên Chúa sáng tạo là Lý trí nguyên thủy – mà con người là hình ảnh – cho một thế giới tôn thờ lý trí và đã nhân danh lý trí mà loại bỏ Thiên Chúa, là việc làm vừa táo bạo, vừa rất sáng suốt. Người ta có thể nghe hay không, nhưng điều đó ít nhất cho thấy vẫn còn có một nhịp cầu, một lối đi cho những người muốn tìm kiếm.

Và chắc chắn cũng không phải vô tình mà Đức Bênêđictô, khi nói về Bí tích Thánh Thể, đã không chỉ lặp lại truyền thống là nói đến Tình yêu mà còn nhấn mạnh “của ăn đích thực của con người, điều mà nhờ đó con người sống đúng là người – xét cho cùng chính là Logos, là Minh trí vĩnh hằng, chính Logos đó giờ đầy thật sự trở thành lương thực cho chúng ta” (s.13). Ý tưởng này về Bí tích Thánh Thể làm chúng ta nghĩ đến một đoạn văn rất đẹp khác trong đó thần học gia J. Ratzinger suy nghĩ về mối tương quan giữa phận con người và mầu nhiệm Đức Giêsu, con người mẫu mực.

Việc vươn lên thành con người (hominisation) được thực hiện trước tiên bằng cuộc vượt qua từ thế giới động vật sang thế giới của lý trí (de l’animal au logos), từ sự sống thuần túy sang tinh thần. “Đất sét” đã trở thành người vào lúc mà nó không còn chỉ đơn thuần có mặt ở đó, lúc nó vượt qua sự có mặt chỉ để có mặt và đáp ứng những đòi hỏi của phận đất sét, hầu tự khai mở mình ra với cái Toàn thể (le Tout). Nhưng cuộc vượt qua này, trong đó logos – trí tuệ, tinh thần thấm nhập lần đầu tiên vào trong vũ trụ của chúng ta, chỉ hoàn tất trọn vẹn khi mà chính logos, Ý Nghĩa Sáng Tạo, và con người thấm nhập vào nhau. Để con người trở nên người trọn vẹn, thì Thiên Chúa cần phải trở nên con người. Khi đó, và chỉ khi đó, cuộc vượt qua từ thế giới động vật lên thế giới lý trí mới thực sự hoàn tất. Chỉ khi đó sự khởi đầu – tức là lần đầu tiên một hữu thể bụi đất có thể ngước mắt lên cao hơn chính mình và môi sinh của mình mà nói với Thiên Chúa : “Lạy Ngài !” – mới được dẫn đưa tới những khả năng cao nhất của mình. Chính sự khai mở ra với Đấng là Tất cả (le Tout), với vô biên, làm nên con người. Con người là người do chính việc nó mãi mãi vươn tới điều vượt quá mình ; càng ít co quắp lại trong chính mình, con người càng là người nhiều hơn.[19][19] Đoạn văn này không những cho chúng ta thấy mối tương quan tiếp nối giữa giữa hai Mầu nhiệm Tạo dựng và Nhập thể, mà còn cho phép chúng ta hình dung ra sự liên hệ giữa hai mầu nhiệm này với Bí tích Thánh Thể, mà Logos chính là yếu tố nền tảng.

Rồi trong số 28, Thông Điệp khẳng định chính trị không chỉ là “kỹ thuật”, nhưng nguồn gốc và mục đích chính trị là sự công bằng, và sự công bằng thuộc bản chất đạo đức. Song vấn đề nằm ở chỗ : “Công bằng là gì ?”. Theo Đức Bênêđictô, đây là một câu hỏi thuộc phạm vi lý trí thực tiễn, và lý trí này cần được thanh luyện vì sự mù quáng về mặt đạo đức, xuất phát từ cám dỗ về lợi nhuận và quyền lực sẽ làm lóa mắt lý trí”. Như trên đã nói, đây chính là một trong những lãnh vực đặc biệt quan trọng liên quan đến chỗ đứng và sứ mạng của Hội Thánh trong một xã hội hiện đại.

Trong Deus Caritas est, Đức Bênêđictô không đi vào phân tích cụ thể những mối nguy đe dọa nền văn hóa duy lý hiện đại và đời sống chính trị. Nhưng trong những phát biểu trước đó, khi còn là Tổng trưởng Thánh bộ Đức tin, Ngài đã có những nhận định rất sắc sảo và mạnh mẽ. Nền văn minh hiện đại thoát thai từ Triết lý Ánh sáng tại Châu Âu. Việc đề cao và phát triển năng lực lý trí theo chiều hướng khoa học đã mở đường cho những khám phá kỹ thuật mới mẻ và đem lại vô vàn lợi ích cho cuộc sống con người ở khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, tự do là một nét chính yếu của của nền văn hóa này : tự do chọn lựa tôn giáo hay không tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do đảng phái, thể chế quốc hội, sự độc lập của quyền tư pháp, và đặc biệt là sự bảo vệ quyền con người và cấm phân biệt đối xử. Đó đích thực là những giá trị mà người Kitô hữu chỉ có thể tán thưởng.

Nhưng rồi, từ thái độ khoa học và đề cao lý trí đó, tại Châu âu cũng đã phát triển một nền văn hóa mà trước đó nhân loại chưa hề biết đến, trong đó mọi người sống theo một “sự đồng thuận kỳ lạ” : “Thiên Chúa chẳng có giá trị gì trong nền đạo lý của con người cả. Nếu Ngài có đó thì Ngài cũng không liên quan gì với chúng tôi – trong thực tế đấy là châm ngôn sống của mọi người. Ngài không quan tâm gì đến chúng tôi và chúng tôi cũng chẳng bận tâm gì tới Ngài”.[20][20] Nếu như tại Âu châu, Kitô giáo đã đạt tới hình thái phát triển tốt nhất của mình, thì cũng tại Châu Âu, đã phát triển một nền văn hóa cấu tạo bởi những điều hoàn toàn trái ngược không những với Kitô giáo, mà với cả những truyền thống tôn giáo và đạo đức của nhân loại”.[21][21]

Theo Đức Ratzinger, “ngày nay, chủ thuyết tương đối [22][22] (relativisme) đang thống trị. Dường như ai không theo lập trường tương đối, người đó là kẻ bất khoan dung. Nghĩ rằng mình có thể hiểu được chân lý cốt yếu đã bị coi như là bất khoan dung. Tuy nhiên, trong thực tế, việc loại trừ chân lý theo cách đó là một hình thái bất khoan dung rất trầm trọng và giảm trừ những điều cốt yếu nhất của cuộc sống con người vào lãnh vực chủ quan (subjectivism). Như thế, chúng ta không còn những quan điểm chung trong những vấn đề thiết yếu nhất. Mỗi người có thể và phải quyết định điều gì mình có thể làm. Và thế là chúng ta đánh mất nền tảng đạo đức cho cuộc sống chung”.[23][23] Do đó, vấn đề không chỉ là sự dửng dưng có tính chất cá nhân của từng người trong đời sống tôn giáo, mà chính là những ý thức hệ nhân danh tự do và sự đa nguyên được cơ cấu xã hội ủng hộ đang muốn khai trừ Thiên Chúa khỏi cuộc sống chung của con người (Godless society, removing God society).

Khước từ vai trò của Thiên Chúa, con người sống trong một nền luân lý mới, trong đó những từ ngữ căn bản nhất là công bằng, hòa bình và bảo tồn tạo vật. Những từ ngữ đó thực sự gợi nhớ những giá trị luân lý thiết yếu mà con người cần. Nhưng thực tế đó là nền luân lý rất mơ hồ, và việc trượt chân sang nền luân lý mang nặng màu săc chính trị và đảng phái gần như là điều không thể tránh khỏi. “Thực thế, công lý là gì ? Ai xác định nó ? Và điều gì sẽ đem lại hòa bình ?”[24][24] Những câu hỏi thật nhức nhối !

“Tương đối” trở thành một nhân đức của nền dân chủ” [25][25] mà con người hiện đại rất tự hào và đấu tranh vì nó. Nhưng “nếu chúng ta chấp nhận hoàn toàn thuyết tương đối, trong lãnh vực tôn giáo cũng như luân lý, thì điều này sẽ dẫn đến chỗ hủy hoại xã hội. Bằng cách càng lúc càng trở nên duy lý hơn, lý trí cuối cùng sẽ tự hủy hoại và tình trạng hỗn loạn (anarchy) sẽ thống trị. Khi mỗi người là một hòn đảo bất khả tương thông, thì những nguyên tắc nền tảng của cuộc sống chung sẽ xụp đổ. Nếu như phe đa số quy định những quy luật luân lý, thì ngày mai, một đa số khác có thể áp đặt những quy luật đối nghịch với những quy luật có giá trị hôm nay. Chúng ta thậm chí đang trải qua kinh nghiệm của sự độc tài, trong đó những người nắm quyền thiết lập những quy luật luân lý bằng quyền hành của họ”.[26][26]

“Xã hội hiện đại được xây dựng dựa trên sự tính toán. Chính sự tính toán những hậu quả quyết định điều gì là hợp luân lý hay không”.[27][27] Nhưng dựa vào tiêu chuẩn nào để lượng định về những hậu quả đó, nó xấu hay tốt là đối với ai khi không còn giá trị đạo đức khách quan ? Mối nguy hiểm lớn nhất đe dọa con người hiện nay chính là sự mất quân bình giữa khả năng kỹ thuật và sức mạnh luân lý, giữa “điều có thể xét về mặt thể lý” và điều “có thể về mặt luân lý”,[28][28] giữa “knowing” và “doing”. Điều mà con người thực sự cần, một nền luân lý chung, một nền luân lý có khả năng đáp ứng trước những đe dọa đè xuống trên cuộc sống của mọi người lại bị đẩy vào phạm vi riêng tư.

Bối cảnh văn hóa này là trở ngại lớn nhất cho công việc loan báo Tin Mừng. Ngoài những vấn đề liên quan đến các lãnh vực luân lý khác nhau và mối nguy hiểm đe dọa tương lai nhân loại như chúng ta vừa nói, về phương diện đức tin, lập trường tương đối là sự phủ nhận kho tàng Mạc khải, phủ nhận vai trò trung gian độc nhất của Đức Kitô, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự sống. Nó nguy hiểm vì mang dáng dấp của sứ điệp dân chủ và lòng bao dung vốn là những giá trị Kitô giáo, và vì thế làm cho “nỗi thắc mắc không biết chúng ta, những Kitô hữu, có nên tiếp tục duy trì cái nhìn đương nhiên của ta có về đạo không, trở thành câu hỏi nóng bỏng”.[29][29] Theo Đức Ratzinger, vấn đề bức thiết nhất của Giáo Hội hiện nay chính là “phải làm gì khi đối diện với tình hình mà thế giới phương tây đã tạo ra, một xã hội đầy những nghi hoặc, không còn nhìn nhận một nền tảng lý tính trong niềm tin chung ; một thế giới bị bỏ mặc cho thuyết chủ quan và tương đối”.[30][30]

Vâng, làm gì ? Đức Ratzinger khẳng định Giáo Hội không chống lại tư tưởng của Triết học Ánh sáng cũng không chống lại xã hội hiện đại. Một đàng Trào lưu Triết học ánh sáng có nguồn gốc Kitô giáo, và có công là đã khôi phục lại những giá trị nguyên thủy của Kitô giáo và trả lại cho lý trí tiếng nói của mình. Đàng khác, ngay từ đầu, Kitô hữu đã hiểu mình là một tôn giáo của Logos, là tôn giáo đi theo lý trí. “Thiên Chúa mà chúng tôi tôn thờ, Giáo Hội khẳng định, là chính Hữu thể mà các triết gia nhận biết như là nguyên lý của tất cả, như là Thiên chúa vượt trên tất cả mọi quyền lực, chính Ngài là Thiên Chúa của chúng tôi”. […] Một chọn lựa như thế có nghĩa là chọn lý trí – logos – thay vì tất cả mọi hình thái huyền thoại – mythos – là sự giải huyền thoại dứt khoát đối với thế giới và đời sống tôn giáo”.[31][31]

Do đó, theo J. Ratzinger, Triết lý ánh sáng và Kitô giáo, cả đôi bên đều cần nhìn lại mình. Kitô giáo phải luôn luôn ghi nhớ mình là tôn giáo của Logos. Đó là niềm tin vào Tinh Thần sáng tạo (Creator Spiritus), từ đó đã phát xuất ra tất cả những gì hiện hữu. Ngày nay đó phải là nguồn triết lý mang lại sức mạnh cho Giáo Hội. “Trong cuộc đối thoại vô cùng cần thiết giữa những người sống theo nền văn hóa thế tục (secularist) và Kitô hữu, các Kitô hữu chúng ta phải hết sức cẩn thận để luôn trung thành với đường hướng căn bản này : sống một niềm tin phát xuất từ Logos, từ lý trí sáng tạo, và vì thế, luôn luôn rộng mở trước tất cả những gì thực sự là hợp lý (rational).[32][32]

Đức J. Ratzinger nhận định : vào thời khai sinh nền văn hóa Ánh sáng, đã có những nỗ lực muốn xác định những chuẩn mực luân lý có giá trị ngay cả khi Thiên Chúa không hiện diện (etsi Deus non daretur). Người ta muốn cho những giá trị luân lý thiết yếu có một nền tảng hiển nhiên để chúng được độc lập khỏi những tranh chấp phức tạp về tôn giáo, chính trị, triết lý thời đó. Khi làm thế, người ta muốn đảm bảo nột nền tảng cho cuộc sống chung và cho gia đình nhân loại. “Vào thời kỳ đó, điều này có thể thực hiện được, vì những niềm xác tín lớn lao và sâu xa mà Kitô giáo tạo nên phần lớn vẫn tồn tại. Nhưng hiện nay tình hình đã khác xưa rồi”.[33][33]

Hiện nay cuộc tìm kiếm một nền tảng chắc chắn chung có khả năng vượt trên mọi khác biệt đã thất bại. Cả nỗ lực lớn lao của Kant cũng không thành. Một đàng ông cho rằng Thiên Chúa không thuộc trong lãnh vực của lý trí thuần lý, nhưng đàng khác ông cũng khẳng định rằng Thiên Chúa, tự do và sự bất tử là những tiền đề của lý trí thực hành, mà nếu không có, thì không thể có hành vi luân lý được.

Dường như Kant đã đúng ! Việc thực hiện cách triệt để cái toan tính thu xếp chuyện con người mà hoàn toàn không đếm xỉa gì đến Thiên Chúa đang dẫn con người ngày càng cận kề bờ vực thẳm hơn. Chúng ta cần lật ngược lại câu châm ngôn của triết lý ánh sáng : dù rằng người ta không thành công trong việc tìm ra con đường để chấp nhận Thiên Chúa, thì cũng cứ phải tìm cách sống và định hướng đời sống của mình như thể là Thiên Chúa hiện hữu (veluti si Deus daretur). Bằng cách đó, không ai bị giới hạn tự do, những tất cả mọi chuyện của chúng ta đều tìm được một sự nâng đỡ và chuẩn mực mà chúng ta đang vô cùng cần đến.[34][34]

 

Những điều vừa nói tuy hợp lý, những không thể làm người ta quên sự thực : một bên khẳng định “Nước chúng ta thuộc về thế gian này”, một bên lấy lời Đức Giêsu “Nước Ta không thuộc về thế gian này !” làm định hướng ; một bên khẳng định con người hoàn toàn độc lập và không cần sự bổ túc từ nơi đâu khác, một bên tin rằng con người chỉ tìm gặp mình khi từ bỏ mình, chỉ là mình trong mức độ mình đến gần người khác và nhất là Đấng Khác. Liệu có ai nghe lời đề nghị trên không ? Có, đó là hy vọng của chúng ta. Đức Bênêđictô là người thực tế, Ngài hiểu rằng khi Giáo Hội dấn thân vào những công trình kiến tạo công bằng trên bình diện nhân loại thì thế giới ca ngợi Giáo Hội. Nhưng khi việc xây dựng công bằng của Giáo Hội đụng chạm tới những vấn đề đòi phải tranh luận mà thế giới này không còn coi là gắn liền với phẩm giá con người nữa, khi Giáo Hội tuyên xưng rằng sự công bằng bao gồm cả trách nhiệm của chúng ta đối với Thiên Chúa, thì chuyện thế giới này đưa tay tìm đá ném không phải là quá hiếm hoi…”.[35][35] Nhưng Ngài xác tín rằng Giáo Hội có một căn tính phải làm sáng tỏ, và Giáo Hội chẳng ích gì cho ai khi để mất căn tính và trôi dạt theo đủ mọi thứ học thuyết. Giáo Hội có một nền luân lý phải loan báo, và nền luân lý đó có thể gây cớ vấp phạm. Nhưng như Đức Giêsu đã cứu đời khi Ngài là cớ vấp phạm cho nhiều người thì Giáo Hội cũng vậy. Nếu sứ điệp của Giáo Hội không còn làm cho ai bị vấp phạm thì chẳng hiểu Giáo Hội có còn là muối mặn nữa không ! Và Đức Bênêđictô cũng là con người lạc quan, như Ngài nói – khi còn là hồng y – với Peter Seewald, so với những khủng hoảng mà Giáo Hội đã từng trải qua trong quá khứ : Ngộ đạo thuyết, lạc giáo Ariô… thì khủng hoảng hôm nay, dù nó cũng đánh vào cội nguồn là chính đức tin, chắc là không lớn hơn !

KẾT LUẬN

Thông Điệp Thiên Chúa là Tình yêu là một bản văn “nền tảng” đầy giá trị mà người ta có thể đọc ở nhiều cấp độ. Nhưng dù có khả năng đọc ở đàng sau những hàng chữ hay chỉ nghe được những gì con chữ nói lên, thì người ta cũng đều nhận ra điều cốt lõi : “Hình ảnh Thiên Chúa theo Kitô giáo và hình ảnh con người cũng như con đường của họ được rút ra từ đó” (s.1). Thiên Chúa là Tình yêu nhưng Ngài cũng là Lý trí sáng tạo. Ngài đã ban cho con người tự do, lý trí và khả năng yêu thương để con người kiến tạo lịch sử. Và bi kịch của lịch sử hệ tại điều này, “trong trận tuyến kình chống nhau dưới nhiều hình thức, lịch sử kết cục được thu gọn trong công thức : sẵn sàng yêu hay từ chối yêu”.[36][36] Ngài không muốn nơi chúng ta điều gì khác hơn là “trở thành kẻ yêu thương và như vậy trở nên giống Ngài”. “Ngài muốn có những thụ tạo giống Ngài và trở nên như Ngài trong tình yêu tự do, gắn bó với Ngài và như thế có thể nói là tỏa ra ánh sáng của chính Ngài”.[37][37] Ai yêu thương với một tình yêu trưởng thành và sống với một lý trí rộng mở nhất định sẽ gặp được Ngài.

Trong tinh thần của Năm Thánh mừng 80 năm Truyền Giáo cho người Dân tộc trong Giáo phận, xin được kết thúc bài giới thiệu này bằng những lời Đức Ratzinger đã nói với các nữ tu tại Subiaco : “Trên tất cả, điều mà chúng ta cần vào thời khắc này của lịch sử là những con người, nhờ đức tin sáng suốt và được sống bằng thực tế của mình, làm cho Thiên chúa trở nên đáng tin trong thế giới. Chứng tá tiêu cực của người Kitô hữu, những người nói về Chúa nhưng sống ngược với Ngài, đã bôi đen khuôn mặt Thiên Chúa và mở cửa cho sự vô tín. Chúng ta cần những con người có cái nhìn chăm chú hướng về Chúa để hiểu thế nào là nhân tính đích thực. Chúng ta cần những con người có trí tuệ được ánh sáng của Chúa chiếu soi và trái tim được Chúa mở cửa, để trí tuệ của họ có thể nói với trí tuệ của người khác và trái tim của họ có khả năng mở đường đến với trái tim tha nhân”. Bởi vì “Thiên Chúa chỉ có thể đến gần con người thông qua những con người đã được Chúa đụng chạm đến”.

 

Lm. Phêrô Trần Văn Hội

Mục lục

Ý  CẦU NGUYỆN THÁNG 12/2006

 

Tháng 12 bắt đầu đi vào mùa vọng. “ Mùa vọng có hai đặc tính : vừa là mùa chuẩn bị mừng lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này, kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người ; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, Mùa vọng được coi như mùa sốt sáng và hân hoan mong đợi” ( AC 39 ).

 

Ý CẦU NGUYỆN :

 

Ý chung : Cầu cho người ta biết sử dụng quyền lực cách khôn ngoan và với tinh thần trách nhiệm. Xin Chúa Kitô, Đấng có lòng hiền hậu và khiêm nhường, ban cho những người hữu trách trong các quốc gia biết sử dụng quyền lực cách khôn ngoan và với tinh thần trách nhiệm.

Ý riêng : Cầu cho mọi người Kitô hữu luôn biết tôn trọng luật pháp của quốc gia mình để góp tay xây dựng trật tự và an bình cho đất nước.

Ý truyền giáo : Cầu cho các nhà truyền giáo. Xin cho các nhà truyền giáo ở khắp nơi trên thế giới được trung thành nối gót Chúa Kitô, sống theo ơn gọi cách vui vẻ và phấn khởi hăng say.

LẦN CHUỖI CHUNG : Tùy nơi có thể lần hết chuỗi năm mươi hoặc ít hơn.

 

LỜI CẦU NGUYỆN CHUNG :

 

Chủ tế ( hay Hướng Dẫn Viên ) : Anh chị em thân mến, Thiên Chúa là Cha tình thương luôn chạnh lòng thương xót mọi người. Hiệp với Mẹ Maria và tất cả những người thành tâm thiện chí đang trông chờ Chúa đến, chúng ta cùng tin tưởng nguyện xin:

 

Dân Chúa luôn khát khao mong đợi ngày Chúa quang lâm / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi thành phần dân Chúa trên khắp mặt đất luôn biết lắng nghe lời Chúa và tỉnh thức trông chờ ngày Chúa đến lại.

Chúng ta dâng lời cầu nguyện

Trên thế giới ngày nay vẫn còn nghèo đói, thiên tai, hoạn nạn / Chúng ta cầu xin

cho những người đang gặp khó khăn gặp được nhiều tấm lòng quảng đại giúp đỡ.

Tỉnh thức và cầu nguyện là thái độ người Kitô hữu phải có khi họ đón chờ Chúa

đến / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban cho mọi người Kitô hữu luôn có thái độ khôn ngoan như năm cô trinh nữ khôn ngoan đón chờ tân lang đến.

Mùa vọng là mùa trông chờ / Chúng hiệp lời cầu xin cho mọi Kitô hữu trên khắp

thế giới luôn biết quảng đại mở lòng giúp đỡ và sống bác ái với mọi người.

 

Chủ tế ( hay Hướng Dẫn Viên ): Lạy Thiên Chúa hằng hữu, lòng tin của Mẹ Maria

luôn là mẫu gương tuyệt vời cho mọi Kitô hữu. Xin cho tất cả chúng con luôn biết

noi gương Mẹ mà sống đức tin vững và kiên trì chờ mong Chúa đến. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

 

SÁM HỐI và CẦU NGUYỆN RIÊNG

Đọc Tin Mừng Lc 1, 26 – 38

Su

niệm đoạn Tin Mừng này khoảng 3 phút hoặc chia sẻ với nhau khoảng 10 phút. Rồi im lặng 01 phút cầu nguyện.

 

LỜI CẦU :

 

Lạy Chúa Giêsu, chúng con đang trên con đường lữ hành đức tin. Cuộc hành trình của chúng con xem ra còn lâu dài và có nhiều chông gai thử thách. Xin cho chúng con biết sống giây phút hiện tại với tất cả niềm tin, niềm cậy trông và yêu thương phó thác. Xin cho chúng con biết noi gương Đức Trinh Nữ Maria luôn khiêm tốn tuân phục thánh ý Chúa vì Mẹ là mẫu gương tuyệt hảo cho đời sống đức tin của mỗi người chúng con. Xin cho chúng con luôn noi gương bắt chước Mẹ mà lắng nghe và thực thi lời Chúa trong cuộc đời chúng con. Amen.

 

Kinh cám ơn. Ba câu lạy.

Hát : Trời cao hãy đổ sương xuống…

Kết thúc: Ban phép lành ( không có Linh mục thì chấm dứt sau bài” Trời cao “.

 

 

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Mục lục

 

Text Box: SỐNG CHỨNG NHÂN

 

 

 

 


 

CECILIA, TRINH NỮ LẬP GIA ĐÌNH VÀ TỬ ĐẠO



 

3. Lễ Rửa Tội Valeriano và Tiburzio

 

Hang toại đạo được trang hoàng thật đẹp cho nghi lễ rửa tội của Valeriano và Tiburzio (em trai của Valeriano). Tất cả tín hữu Kitô hầm trú của thành Roma có mặt. Mọi người biểu lộ nỗi xúc động và chia sẻ niềm vui với Cecilia, đang sung sướng đứng giữa chồng và em chồng. Valeriano và Tiburzio mặc y phục trắng. Cecilia cũng mặc chiếc áo trắng tinh. Trông nàng giống như một Thiên Thần của Trời Cao.

Trước khi được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, Valeriano cảm động thưa với Đức Giáo Hoàng Urbano I:

- Tâu Đức Thánh Cha, bởi vì chính Đức Thánh Cha đã giảng giải cho con hiểu rõ giáo lý ngời sáng của Đức Tin Kitô, trong khi Cecilia trao cho con sự dịu ngọt, xin Đức Thánh Cha hãy mở cho con cửa Ơn Thánh. Xin cho con được thuộc về Đức Chúa KITÔ để con nên giống như vị thiên thần mà Chúa ban làm hiền thê con và xin mở con đường thiên quốc để con bước vào và quên đi tất cả dĩ vãng. Xin Đức Thánh Cha đừng trì hoãn nữa. Con tin. Và con nóng lòng tuyên xưng Đức Tin để làm vinh danh Đức GIÊSU KITÔ, Chúa chúng ta.

Cecilia đưa chồng và em chồng đến gần nơi đặt nước rửa tội. Đức Giáo Hoàng Urbano I lấy nước dội lên đầu Valeriano đang nghiêng xuống và đọc công thức rửa tội. Rồi đến lượt Tiburzio.

Cecilia khóc vì sung sướng. Trinh nữ mĩm cười và ngước đôi mắt nhìn, nhưng người ta không rõ nàng đang nhìn chồng được diễm phúc lãnh nhận ơn cứu độ hay đang nhìn một vị vô hình nào đó mà chỉ mình nàng trông thấy. .

Sau khi nghi thức rửa tội kết thúc, cộng đoàn cất tiếng hát bài Thánh Thi chúc tụng. Rồi Đức Giáo Hoàng Urbano I giơ tay ban phép lành cho mọi người. Xong mọi người đến trao hôn bình an cho hai tân tín hữu và chúc mừng hai người biết can đảm chấp nhận Chân Lý. Valeriano cảm động nói:

- Cá nhân tôi không có công gì, tôi, kẻ ngoại giáo bất hạnh chìm đắm trong lầm lạc. Tất cả công lao thuộc về vị hiền-thê khả ái của tôi. Vẻ đẹp cùng nét duyên dáng của nàng đã quyến dũ con tim trai tráng của tôi. Nhưng Đức Tin và sự trong trắng của nàng đã chinh phục tinh thần tôi. Tôi muốn trở nên giống như nàng để có thể yêu nàng và hiểu nàng hơn. Từ người nóng nảy và đam mê, nàng đã biến đổi tôi thành người mà anh chị em trông thấy: một người hiền lành và trong sạch, và tôi hy vọng, với sự giúp đỡ của nàng, tôi sẽ tiến mãi trên đường ngay nẻo chính. .

- Giờ đây con trông thấy ngài, hỡi vị thiên thần của đức trinh khiết tuyệt vời, vị thiên thần bản mệnh của hiền thê con, và con xin mĩm cười với ngài, vì ngài đang mĩm cười với con. Giờ đây con trông thấy ngài, vị thiên thần ngời sáng. . Niềm vui được trông thấy ngài vượt xa mọi cay đắng của nổi đau tử đạo. .

- Cecilia thánh thiện em ơi, em hãy chuẩn bị cho anh lãnh nhận hồng phúc tử đạo. Trên giải khăn trắng tinh này, anh muốn viết bằng máu anh tên của CON CHIÊN.

4. Quyền lực của Đức Tin và đức Trinh Khiết

Câu chuyện trên đây biểu lộ Đức Tin vô bờ của trinh nữ Cecilia. Nàng ra đi làm lễ cưới với trọn lòng tin tưởng nơi lời Đức Chúa GIÊSU phán: ”Nếu các con có Đức Tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù các con có bảo núi này: 'rời khỏi đây, qua bên kia', nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà các con không làm được” (Mt 17,20).

Đức Tin của Cecilia đã làm được ba phép lạ. Thứ nhất, không bị bạo hành hãm hiếp. Thứ hai, trở thành vị tông đồ của người chồng ngoại giáo. Thứ ba, không bị chồng tố giác. Với Đức Tin vững mạnh, Cecilia tiến bước trong nguy hiểm. Thật ra, chỉ nguy hiểm trước mắt người đời, nhưng không nguy hiểm trước mắt Cecilia. Bởi vì, đôi mắt Cecilia hằng chăm chú nhìn Đức Chúa GIÊSU và trông thấy nụ cười của Ngài. Và Đức Tin của Cecilia đạt được điều trinh nữ chờ mong, hy vọng.

Cecilia ra đi gặp thử thách với sức mạnh kín múc từ Đức Chúa GIÊSU. Trinh nữ đứng lên từ bàn thờ và ra đi đương đầu với thử thách, chứ không phải để vào giường tân hôn hưởng lạc. Cecilia không chuyện trò với đàn ông, nhưng thân thưa cùng THIÊN CHÚA. Nàng không nương tựa vào bất cứ ai, ngoại trừ THIÊN CHÚA.

Cecilia yêu Valeriano cách thánh thiện. Một tình yêu vượt lên trên xác thịt. Hiền thê trong trắng muốn trong trắng yêu chồng nơi đời này và tiếp tục mãi mãi ở đời sau. Cecilia chẳng những muốn cho Valeriano được hạnh phúc nơi trần gian mà còn muốn cho chàng được hạnh phúc trên thiên quốc nữa. Cecilia không ích kỷ. Nàng trao tặng chồng điều có ích lợi cho chàng: sự hiểu biết THIÊN CHÚA. Nàng dám đối đầu với hiểm nguy để cứu sống chồng. Như người mẹ, Cecilia sẵn sàng chấp nhận hiểm nguy để trao ban Sự Sống cho một thụ tạo khác.

Tôn giáo chân thật không bao giờ bị son sẻ. Trái lại, trao ban nhiệt tâm cho các bậc cha mẹ thiêng liêng làm sinh ra nhiều vị thánh nhiệt thành. Trong vòng hai mươi thế kỷ qua có không biết bao nhiêu người tự nguyện sống đồng trinh để tự do yêu thương - không phải vài người - nhưng vạn vạn người, những người bất hạnh và kém may mắn.

Đã có không biết bao nhiêu người tự nguyện từ khước hôn nhân để trở thành cha, thành mẹ của vô số người bị ruồng bỏ, bị rơi vào hố thẳm tuyệt vọng hoặc sống trong cô đơn cùng khốn.

Trinh nữ Cecilia dạy một bài học: Để được trông thấy THIÊN CHÚA, cần phải sống trong sạch: ”Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch, vì sẽ được nhìn thấy THIÊN CHÚA” (Mt 5,8).

Sống trong sạch không có nghĩa là phải sống độc thân. Có những người độc thân nhưng lại dâm-ô, trong khi có những người chồng, người vợ lại sống trong sạch. Đức trinh khiết phải được thực hành trên cả hai bình diện: thể xác và tinh thần. Sự trong trắng chính là đức trinh khiết được gìn giữ qua việc kiềm chế tính dục, trên mọi bình diện. Người trong sạch là người không buông thả trong dâm đãng thể xác. Nhưng người trong sạch còn là người không để lòng trí mình bơi lội trong những ý tưởng, phim ảnh và sách báo dâm ô. Người trong sạch luôn ý thức sự hiện diện của THIÊN CHÚA ở khắp mọi nơi: nói năng và hành động khi ở một mình cũng như lúc ở giữa đám đông người.

Nên tự vấn lương tâm: Mình có dám làm nơi công cộng điều mình đang làm trong phòng vắng không? Mình có dám nói toạc ra cho mọi người nghe những tư tưởng dơ bẩn đang sôi sục trong lòng mình không? Chắc chắn là không! Bởi lẽ không ai muốn người khác khinh chê vì mình có tư tưởng và hành động hạ cấp, đê hèn! Vậy tại sao con người chỉ sợ tiếng chê của người khác mà không sợ bị chính THIÊN CHÚA quở trách? Sao con người không cảm thấy xấu hổ vì xuất hiện trước mặt THIÊN CHÚA với tâm hồn nhơ nhuốc, nhưng lại tỏ ra e thẹn khi phải trưng bày cuộc sống bỉ ổi trước mắt loài người?

Valeriano trông thấy vị Thánh Thiên Thần Bản Mệnh của Cecilia và cũng được có vị Thánh Thiên Thần Bản Mệnh của mình. Rồi chàng đưa em trai Tiburzio về với Chúa. Valeriano được hồng phúc trông thấy Vị Thiên Thần Bản Mệnh sau khi lãnh nhận Ơn Thánh của Bí Tích Rửa Tội. Ơn Thánh làm cho chàng trở nên xứng đáng cộng với ước muốn, khiến chàng được thấy vị Thiên Thần Chúa.Thật ra, trước đó, Valeriano không phải là một chàng trai đồng trinh. Nhưng công lao của chàng ở chỗ chàng biết cởi bỏ mọi thói tục ngoại giáo, khước từ tình yêu trần tục để chấp nhận tình yêu siêu nhiên.

Về phần Cecilia, công lao cao cả của nàng ở chỗ biết yêu thương chồng bằng tình yêu hoàn toàn thiêng liêng với trái tim nguyên vẹn trinh khiết, anh hùng. Trong khi công lao lớn lao của Valeriano hệ tại việc chàng ước muốn tái sinh trong sự trong trắng hồn nhiên của thời thơ ấu, để mặc lấy áo trắng trinh khiết và bước vào Thiên Đàng.

Đức Chúa GIÊSU không từ chối bất cứ điều gì với người biết tin tưởng và chiến thắng xác thịt cùng cám dỗ. Giống như Cecilia, Đức Chúa GIÊSU ban chiến thắng cho kẻ nào biết tin tưởng và có tâm hồn trong sạch trong một thân xác trong sạch.

Đức Giáo Hoàng Urbano I nói về ơn các linh hồn được tái sinh trong đức trinh khiết qua việc tái sinh và ở lại trong Đức Chúa KITÔ. Do đó, ai ai cũng có thể đạt đến mức độ sống thánh thiện này. Phép Rửa Tội trao ban sự trinh khiết nhưng tín hữu phải biết gìn giữ đức trinh khiết bằng cách sống kết hiệp mật thiết với Đức Chúa GIÊSU, Đức Lang Quân Chí Thánh của mỗi tâm hồn.

Cuộc chiến chống lại ma quỷ và xác thịt là cuộc chiến đầy cam go. Nhưng con người không đơn độc một mình. Thánh Thiên Thần Bản Mệnh và chính Đức Chúa GIÊSU ở cùng tín hữu trong cuộc chiến. Và thế giới tiến tới hòa bình đích thực, khi những người đầu tiên xây dựng hòa bình chính là những người có trái tim trong sạch, không chấp nhận điều xấu và luôn đẩy xa điều xấu.(Radio Vatican)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Mục lục

Text Box: TÌNH YÊU –HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH

 

 

 


 

DIỄN ĐÀN TÌNH YÊU - HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH


BIẾT YÊU LÀ ĐAU KHỔ, NHƯNG…

 

“Thánh Phaolô nói : ‘Người làm chồng hãy yêu thương vợ mình như Đức Kitô đã yêu thương Hội thánh…Mầu nhiệm này thật cao cả, tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội thánh’ (Ep 5,25.32)” (Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo số 1659, trang 608 – Tòa TGM TPHCM – 1997)

Có người đã nói : “Yêu là đau khổ, nhưng không yêu thì chết !”. Người khác khẳng định thêm : “Yêu, tức là ký kết với đau khổ” (M.Cohin). Khi nói đến tình yêu, người ta liên tưởng ngay đến mặt trái của nó, đó là sự đau khổ. Dường như đau khổ là “người bạn đời” của tình yêu vậy ! Nhất là “người bạn đời” ấy lại hết mực sống chung thủy trong bất kỳ cuộc hôn nhân nào trên trái đất này !…

Đó là một “bi kịch” ngàn đời, nhưng đó cũng là nét tự nhiên của vấn đề tình yêu hôn nhân gia đình chúng ta. Một lý do rất đơn giản là, như một danh nhân đã nói : “Tình yêu chỉ sống được nhờ đau khổ; sống trong hạnh phúc, tình yêu sẽ chết mòn”. Tình yêu sẽ chết trong một ảo tưởng rằng trong thiên đường tình yêu, người ta không còn phải hi sinh, phải đấu tranh, phải nỗ lực, phải mất mát gì…
Hãy suy nghĩ về kinh nghiệm mà nhà văn hào Pháp Montesquieu đã chia sẻ như sau : “Tình yêu là liều thuốc đắng, nhưng không một ai có can đảm chối từ”. Vẫn là liều thuốc đắng. Vẫn là đắng cay, chua chát. Tình yêu như thế đó ! Điều quan trọng là không chối từ và phải hiểu được nó như nó là…Ít ra , chúng ta cũng có thể cảm nhận ngay được thực tế này, là “yêu là chết trong lòng một ít!…” (Xuân Diệu). 

 

Vậy đâu là dung mạo đích thực của tình yêu ? Trong hôn nhân, tình yêu tồn tại nhờ vào yếu tố gì ? 

§ Tình yêu, chào Bạn !…

* Lời tự tình của trái tim !

Nhà vật lý đã định nghĩa : “Tình yêu là hiện tượng hút nhau giữa hai điện tích âm dương”. Còn nhà thơ và nhạc sĩ thì đã thi vị hóa tình yêu với hình ảnh “Trái tim không ngủ yên” ! Quả thực, trái tim không ngừng đập và trái tim không ngừng yêu. Nó luôn hướng về phái kia để tỏ tình và hòa điệu. Lời của trái tim muốn nói là lời yêu thương, lời ngọt ngào, lời nóng bỏng…

Nhà tâm lý học cũng rất quan tâm sâu sắc đến vấn đề này và phát biểu : “Tình yêu là sự rung cảm của một tâm hồn khi gặp một tâm hồn đồng điệu, là sự hòa nhịp của hai trái tim làm người ta say mê nhìn thấy mọi vật tươi đẹp hơn”. Tình yêu, dù là gì và như thế nào đi nữa, luôn vẫn là cái gì đó hấp dẫn con người một cách mãnh liệt. Vì trong tình yêu có một “sức nóng” lạ kỳ và nó luôn là một phản ứng tỏa nhiệt – nhà hóa học nói thế !

Tình yêu không chỉ là hiện tượng mà là bản chất của con người. Nó gắn liền với con người và sống mãi với ta bao lâu ta còn sống, còn thở, còn sinh hoạt. Hơn thế nữa, tình yêu còn có khả năng biến đổi ta, như văn hào Nga Dostoievski đã nói : “Tình yêu toàn năng đến độ làm tái sinh bản thân ta”. 

Tình yêu biến đổi ta để ta trở nên người hơn, nó giúp ta “vượt lên khỏi sự tầm thường” (Pascal), để ta đến-với và chấp nhận người mình yêu. “Từ trái tim đến trái tim”, đó là lộ trình tự nhiên nhất, ngắn nhất, nhanh nhất, đẹp nhất, kỳ diệu nhất mà chỉ có người trong cuộc mới cảm nhận được. Như thi hào Byron đã khẳng định : “Lòng thương là con đường ngắn nhất trong mọi con đường dẫn đến trái tim người phụ nữ”. 

 

Trong tình yêu, người ta không nhìn bằng mắt mà bằng tâm hồn (Shakespeare) và chừng nào trái tim còn đập thì người ta còn yêu (Karamzin). 

Tuy vậy, dù tình yêu được cảm nhận bằng tâm hồn và nó luôn âm ỉ sức nóng mãnh liệt, thì yêu vẫn luôn là thực tế hai mặt, vừa đem lại hạnh phúc ngọt ngào, vừa chất chứa một hương vị đăng đắng của một liều thuốc bổ !…

* Ôi !Vị đắng tình yêu… 

“Biết yêu là khổ, nhưng không yêu thì chết”…Khi bước vào “con đường tình yêu”, người ta sẽ hiểu được tất cả sự thật huyền diệu của tình yêu. Hương vị đầu tiên của đó là sự ngọt ngào, dịu êm, bởi vì “Nếu cuộc đời là bông hoa, thì tình yêu là mật hoa” (Victor Hugo). Nó có khả năng “biến những kẻ đang yêu thành thi sĩ” (Shakespeare). Nhưng yêu không mãi mãi là ngọt ngào và thi vị. Cũng như cuộc sống con người, vừa là cuộc đấu tranh vừa là niềm vui của gian khổ, mồ hôi và nước mắt !…“Tình yêu là liều thuốc đắng, nhưng không có một ai có can đảm chối từ” (Montesquieu).

Nói về tình yêu, người ta vẫn dùng hình ảnh quen thuộc của một đóa hoa hồng có gai. Không ai phủ nhận những cái gai nhởn nhơ trong một cành hồng. Nhưng hoa hồng vẫn đẹp, vẫn dễ thương, vẫn mãi mãi là biểu tượng của tình yêu. 

Khi yêu, người ta phải dũng cảm hưởng nếm vị đắng cay và tiếp xúc với gai nhọn của tình yêu ! Khi yêu, người ta phải chấp nhận một quy luật. Đó là : “Tình yêu chỉ sống được nhờ đau khổ; cứ sống trong hạnh phúc, tình yêu sẽ chết mòn”. Một danh nhân đã nói thế. Đau khổ là vẻ đẹp tự nhiên và hương vị đặc thù của tình yêu. Lý do đơn giản là yêu không chỉ là tận hưởng mà còn là cho đi, là ban phát, là mất mát…Chính đau khổ nuôi dưỡng và làm phát triển tình yêu. Yêu là ra khỏi mình để đến với cái gì khác không phải là mình. Bởi vậy, “yêu là hạnh phúc của chính mình trong hạnh phúc của kẻ khác” (Leibnitz). Và nói theo nhà đại văn hào Nga L.Tolstoi thì “Yêu sâu sắc – điều đó có nghĩa là quên bản thân mình”.

* Sức mạnh của tình yêu như thế đó !…

Tình yêu không yếu đuối và nhờ tình yêu con người trở nên mạnh mẽ hơn. Có một hình ảnh khác về tình yêu, đó là ngọn lửa. Nhà thơ Chevtshenko đã nói : “Tình yêu là ngọn lửa tạo nên sức sống trong tâm hồn con người…”. Và một danh nhân cũng đã phát biểu : “Nếu gian khổ tôi luyện con người thì tình yêu tiếp thêm sức cho họ”. 

Kinh nghiệm của con người về tình yêu đều cho rằng “Tình yêu mạnh hơn cả sự chết” (Virgilius). Sức mạnh của tình yêu luôn luôn kỳ diệu và luôn có những “bước đột phá ngoạn mục” trong cuộc sống.
Sức mạnh của tình yêu làm con người lớn lên, trưởng thành hơn. Một danh nhân đã nói : “Tình yêu là cơ hội duy nhất để già dặn”. 

Sức mạnh của tình yêu làm con người mạnh mẽ, dũng cảm hơn. Khi sống chung tình với người mình yêu, người ta trở thành vị anh hùng ! Như thi hào người Anh Byron đã nói : “Chết cho người mình yêu còn dễ chịu hơn là chung sống với người yêu mình”. 

Sức mạnh của tình yêu làm con người đáng yêu hơn. Càng chấp nhận sống chung với tình yêu thắm thiết bao nhiêu, người ta càng trở nên dễ thương bấy nhiêu. Vì “Tình yêu chân chính làm trong sáng, nâng con người, biến hóa họ đi” (Secnusevski). Với một ý kiến khác độc đáo hơn, thi hào Nga A.Blok đã nói : “Chỉ có người đang yêu mới có quyền được mang danh hiệu là Người”. Tình yêu sẽ làm cho ta bao dung hơn, chịu đựng hơn, nhẫn nại hơn, dễ dàng tha thứ, dễ dàng hòa đồng, dễ dàng dâng hiến…Đại văn hào Pháp V. Hugo đã thổ lộ : “Tình yêu như cái cây, nó tự mọc lên, đâm rễ sâu trong thực thể chúng ta, nhiều khi vẫn tiếp tục xanh tươi và trổ hoa ngay cả trên những đống tro tàn của trái tim ta”. Tình yêu là vĩnh cửu và sức mạnh của nó thực vô biên !

§ Trong hôn nhân, tình yêu vững bền hay “chết yểu” ?

* Để hôn nhân thành công : hãy sống mãi với tình yêu !… 

Tình yêu là người bạn đồng hành thân tín đưa ta đến cuộc hôn nhân bền vững. Vì, “nếu tình yêu là hoa thì kết thành quả là hôn nhân” (Molière). Engels cũng đã nói : “Tình yêu chân chính là tình yêu dẫn tới hôn nhân”. 

Với tất cả mọi người, hôn nhân khởi đầu một cuộc sống hoàn toàn mới. Đó không phải là một cuộc chơi nhất thời, mà là một đời sống có cam kết và được nuôi dưỡng lâu dài. Người ta không thể sống mà không yêu. Nói cách khác, “Khi bắt đầu yêu là bắt đầu sống” (St.Ant. de Exupéry). Tình yêu là sự sống và hơi thở của những người đang yêu. 

Trong hôn nhân, tình yêu làm triển nở tất cả : vật chất, tinh thần, tâm sinh lý, các mối quan hệ, tính cách, suy nghĩ, kiến thức, kinh nghiệm sống và nhất là sản sinh những con người mới…Môi trường gia đình mà hôn nhân thiết lập sẽ vừa là một đời sống sinh hoạt hiệp thông vừa là một trường học vô giá. Ngay đối với bản thân hai vợ chồng, thì “Hôn nhân phải là quá trình giáo dục lẫn nhau suốt đời” (H.Amiel). 
Hôn nhân do đó giúp cho người ta luôn sống sung mãn và quyết liệt. Chính vậy mà trong hôn nhân, tình yêu đã làm nên những điều kỳ diệu. Nhà văn Nga Makarenco đã chia sẻ : “Tình yêu đã sáng tạo nên điều kỳ diệu, nó sáng tạo nên những con người mới, nó làm ra những giá trị vĩ đại nhất của con người”.
“Bắt đầu yêu là bắt đầu sống”. Chúng ta hãy để cho tình yêu thổi vào cuộc sống ta sự nồng ấm và hương thơm diệu vợi của nó để ta dũng cảm sống trung thành mãi với sự cam kết lúc thành hôn “Yêu nhau trọn đời dù đời có làm sao…!”. 

Dưới ánh sáng của mạc khải Kitô giáo, chúng ta biết rằng : tình yêu được đón nhận từ Thiên Chúa vì Người là Tình yêu và là sự Sống. Chính Người đã ban cho ta sự sống và tình yêu để có thể được yêu và yêu như Người. Vì vậy, hôn nhân là ơn gọi đến từ Thiên Chúa. “Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Người, giống như họa ảnh của Người. Khi vì yêu thương mà kêu gọi con người bước vào cuộc sống, Người cũng đồng thời mời gọi họ sống cho tình yêu. Thiên Chúa là tình yêu và nơi chính mình Người, Người đang sống mầu nhiệm hiệp thông yêu thương giữa các ngôi vị. Khi tạo dựng nhân tính của người nam và người nữ theo hình ảnh Người và liên lỉ bảo toàn cho nhân tính ấy được hiện hữu. Thiên Chúa ghi khắc vào đó ơn gọi cũng như cả khả năng và trách nhiệm tương ứng, mời gọi con người sống yêu thương và hiệp thông. Tình yêu là ơn gọi căn bản và bẩm sinh của mọi người. ( )
Sống trung thành với ơn gọi mà Thiên Chúa đã ghi khắc trong bản thân con người, đó là điều kiện chắc thực bảo đảm một cuộc hôn nhân bền vững và đẹp lòng Thiên Chúa.

* Đồng hành với hôn nhân : niềm vui trong sự hi sinh !…

Yêu là sự sống sinh động và luôn làm triển nở tất cả. Nó chứa đựng những quy luật thiết yếu của sự phát triển và cởi mở. Trong hôn nhân, người ta hướng đến nhau và cùng chia sẻ tình yêu và hạnh phúc cho nhau. Nét đặc thù nhất của tình yêu là sự dâng hiến. Lãnh tụ Gandhi đã nói : “Tình yêu bao giờ cũng hiến tặng, không bao giờ đòi đáp đền. Tình yêu luôn luôn giày vò, khắc khoải nhưng không bao giờ phản kháng và trả thù”. 

Vậy, yêu và hi sinh là một. Thánh nữ Têrêxa thành Lisieux đã nói : “Yêu và hi sinh là một. Không hi sinh thì chưa thể gọi là yêu”. Kinh nghiệm của những người đã sống trong đời sống gia đình là nếu một trong hai người (nam/ nữ) không biết hi sinh thì hạnh phúc khó đến và hôn nhân không tồn tại bền vững. 

Trong hôn nhân sống là chết cho người mình yêu. Đó là hi sinh.

Hi sinh để chấp nhận sự khác biệt của nhau. Có muôn vàn những cái khác nhau giữa hai vợ chồng. Tính cách, sở thích, tình cảm, giáo dục, kiến thức, kinh nghiệm, sự trưởng thành, suy nghĩ vv. Cái đẹp của sự hòa điệu không phải là đồng điệu mà là kết hợp những tương khắc (variance) để tìm ra sự tương thích (compatibility) độc đáo nhất. Quá trình “hội nhập” giữa hai cá thể khác biệt nhau sẽ giúp cho hôn nhân càng ngày càng thắm thiết, sâu đậm. Triết gia hiện sinh người Pháp J.P. Sartre đã nói : “Người ta thường nói mối tình đầu là mối tình đẹp nhất, nhưng chính mối tình cuối mới thực sự là mối tình bất diệt”. Bởi lí do đơn giản là mối tình về sau đã được tôi luyện trong hi sinh gian khổ. Nó đã thực sự trở nên “chín” và “cứng cáp” !…

Hi sinh để luôn làm mới cuộc tình. “Tại một buổi sinh hoạt với các gia đình trẻ, một thành viên CLB Gia đình hạnh phúc quận Tân Bình- TPHCM đã bày tỏ : Gọi là kinh nghiệm hay bí quyết cũng được, đó là việc muốn bảo vệ hạnh phúc gia đình thì cả hai vợ chồng đều phải ‘làm mới’ mối quan hệ của mình trong cuộc sống bằng sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau cũng như thực hiện trách nhiệm với con cái và các mối quan hệ xã hội khác. Người ấy đã kể rằng gia đình bà ta cũng chút nữa là tan đàn xẻ nghé chỉ vì sau khi có con, bà dồn tất cả tình thương, sự quan tâm tới con, bỏ bê chăm sóc chính mình và sự quan tâm đến chồng. Khi thấy hình như chồng bà hướng sự chú ý sang một người phụ nữ khác, bà mới giật mình tỉnh ngộ. Càng ngày bà càng tâm đắc quan niệm của cha ông đã dậy ‘vợ chồng phải tương kính như tân’ “. ( ) 

“Người ta hưởng được hạnh phúc của tình yêu trong những đau khổ của nó gây ra hơn là những sung sướng nó đem lại” (Dulos).

* Không tình yêu nào lớn hơn là…

Đức Kitô đã tuyên bố :“Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hi sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Gio 15,13). Hôn nhân Kitô giáo đã được Thiên Chúa thiết lập và thánh hóa. Chúa Kitô đã có mặt tại tiệc cưới ở Cana để chia vui với đám tân hôn và chúc phúc cho họ (x.Gio 2,1-12). Ngài cũng như bao nhiêu người khác đều mong nuốn đôi bạn sống hạnh phúc và trung tín. Sự hiện diện của Ngài ở đám cưới Cana với phép lạ biến nước lã thành rượu ngon chính là một dự báo về viễn ảnh Đức Kitô sẽ có mặt trong đời sống hôn nhân chúng ta để ban ơn thánh và sức mạnh thiêng liêng. 
Khác với hôn nhân ngoài Kitô giáo, hôn nhân của người tín hữu là một bí tích, một ơn gọi và một sứ mệnh. 
Một bí tích để thể hiện tình yêu hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, giữa Thiên Chúa và nhân loại, giữa Chúa Kitô và Hội thánh (x.Ep 5,21-33).

Một ơn gọi để mỗi người nên thánh, để cả hai giúp nhau nên thánh, để sinh sản giáo dục con cái tốt lành và xây dựng một gia đình thánh thiện như gia đình Nazarét.

Một sứ mệnh để làm chứng tá Tin Mừng cho xã hội vì gia đình là một Hội thánh thu nhỏ và luôn được khuyến khích để được Tin mừng hóa.

Vì hôn nhân là một ơn huệ và một ơn gọi từ Thiên Chúa, nên người Kitô hữu trong đời sống vợ chồng sẽ trung tín với nhau suốt đời theo lời dậy của Chúa Kitô : “Điều Thiên Chúa đã phối hợp thì người ta không được phân ly” (Mt 19,6). Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông Huấn về những bổn phận của gia đình Kitô hữu đã viết : “Nhờ tính cách bí tích của hôn nhân, đôi bạn được liên kết với nhau một cách chặt chẽ không thể tháo gỡ được. Khi người này thuộc về người kia, họ thực sự biểu lộ tương quan giữa Đức Kitô với Hội thánh Ngài, qua dấu chỉ bí tích” ( ).

Để sống bí tích hôn nhân cách trọn vẹn và hiệu quả, người Kitô hữu dõi theo gương của Chúa Kitô là Đấng đã yêu đến cùng (x.Gio 13,1). Khi cam kết giao ước hôn nhân, đôi bạn sẵn sàng chấp nhận một “tình thương của người hi sinh mạng sống mình cho bạn hữu” . Vì yêu và vì hạnh phúc của chúng ta, Đức Kitô đã hi sinh đến chết (x.Gio 10,17 ; Pl 2,8). Đó là mô hình của tình yêu đích thực, tình yêu có sức mạnh cứu chuộc, thăng hoa và biến đổi. 

+“Còn bậc vợ chồng và cha mẹ Kitô giáo, khi theo đuổi lối sống riêng của mình, nhờ ơn Chúa, họ phải suốt đời nâng đỡ và trung thành yêu thương nhau; đối với con cái mà trong yêu thương họ đã nhận từ Thiên Chúa, họ phải làm cho chúng hấp thụ những học thuyết Kitô giáo và những nhân đức của Phúc Aâm. Nhờ đó họ nêu gương cho mọi người về mặt tình thương bền vững và quảng đại, xây dựng bác ái huynh đệ, làm chứng và cộng tác vào việc sinh sản của Giáo Hội, Mẹ chúng ta, trở nên dấu chỉ và thông phần vào tình yêu Chúa Kitô đối với Hiền Thê Người : bởi yêu thương, Người đã hiến mạng sống vì Hiền Thê…” ( )

*********

CÂU TRUYỆN MINH HỌA

Nhân dịp mừng 50 năm thành hôn, một cụ già đã phát biểu trước 8 người con trai và 30 người cháu : 
“Nếu cuộc hôn nhân của ta được hạnh phúc là nhờ ta đã áp dụng triệt để lời khuyên của vị linh mục chủ lễ hôn phối cách đây 50 năm.

“Thật thế, vị LM ấy đã nói với ta như sau : “ĐỪNG CÓ AI TRONG HAI NGƯỜI KHAI MÀO CUỘC CÃI VÃ. AI LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN GÂY SỰ, SẼ ĐE DỌA HẠNH PHÚC LỨA ĐÔI”. Vị LM này đã có lý.

“Từ 50 năm nay, chúng ta đã cố gắng giữ hết sức, để không ai là người đầu tiên gây ra cuộc cãi vã. Chúng ta có rất nhiều khác biệt. Nhưng chúng ta đã biết trao đổi để vượt qua những khác biệt đó. Đấy là bí quyết hạnh phúc của chúng ta. Nếu lời khuyên trên đây chỉ được thực hành với một số điều kiện, thì những điều kiện đó đối với ta luôn luôn có trong các giới răn của Chúa, nhất là cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích.

“Các con, các cháu yêu quý, NẾU CÁC CON CÁC CHÁU MUỐN ĐƯỢC HẠNH PHÚC VÀ ĐƯỢC CHÚA CHÚC LÀNH THÌ ĐỪNG BAO GIỜ LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN TẠO RA CUỘC CÃI VÃ TRONG GIA ĐÌNH”. ( )

Aug. Trần Cao Khải - Gx TMT – TPHCM

Tài liệu tham khảo:

ĐGH Gioan Phaolô II – Tông Huấn FC về những bổn phận của gia đình Kitô hữu – Phần hai, số 11 – Roma 2002.

An Khánh – Bài “Hãy làm mới mối quan hệ vợ chồng” – Báo NLĐ ngày 28-12-2002. 

ĐGH Gioan Phaolô II – Sđd - phần hai, số 13, trang 72.

CĐ Vaticano II – Hiến chế Tín lý về Giáo hội – Ch.V , trang 124 – Bản dịch Việt ngữ Giáo Hoàng

Học Viện Piô X Đalat – 1975.

D.Wahrheit – Cẩm nang Hạnh phúc Gia đình Kitô – MVHN & GĐ – trang 47-48.

Mục lục

 

Text Box: ĐỌC SÁCH

 

 

 


 

VỤN VẶT SUY TƯ

 

 KHÓ MÀ DỄ

 

1. Hai ông bạn nối khố nói chuyện với nhau: một ông linh mục và một ông cán bộ. Cuộc trao đổi rất thành thật và thẳng thắn.

CB: Tôi xác nhận là đạo của anh có chân lý, vì nó tồn tại 20 thế kỷ. Nếu không, thì lịch sử đã đào thải nó rồi. Tôi cũng rất hoan nghênh đạo của anh, vì đạo của anh đóng góp rất nhiều vào các công tác xã hội, văn hóa và khoa học. Chắc anh cũng đã rành điều này.

LM: Dĩ nhiên, tôi chỉ đan cử một vài ví dụ nhỏ bé thôi.

Bảy dấu nhạc do, re, mi, fa, sol, la, si xuất phát từ nhà thờ, do một thầy dòng Biển Đức người Ý sáng chế ra. Đó là Qui d’Arezzo. Cụ thể là dấu SI bởi hai chữ Sancte Ioannes mà ra.

Chữ quốc ngữ của nước ta do linh mục Alexandre de Rhodes và các bạn sáng chế ra.

CB: Nhưng có một điều tôi chưa đồng ý với đạo của anh. Đó là đạo của anh  chưa hoàn toàn xây dựng trên nền tảng khoa học. Khoa học là thực tế nhất. Khoa học sẽ giải quyết mọi vấn đề nhân sinh. Khoa học sẽ đem lại cho loài người một đời sống văn minh, khỏe mạnh và hạnh phúc. Tôn giáo chỉ giải quyết vấn đề tâm linh thôi. Quẹo sang đời sống xã hội văn minh… là kẹt, là bí ngay.

LM: Tôi rất thích khoa học: Điện, đồng hồ, máy bay, xe hơi… Tôi đều ham hết. Nhưng khoa học không thể giải quyết hết mọi vấn đề của nhân sinh đâu. Tôi kể cho anh một câu chuyện để minh chứng điều đó.

Năm ấy tôi được Uy ban Nhân dân Tỉnh cho đi phục vụ lễ Giáng Sinh cho đồng bào ở kinh tế mới. Ơ đó không có nhà thờ, nhà xứ. Tất cả mọi nghi lễ đều được cử hành tại nhà dân.

Đoàn đi phục vụ lễ gồm có bốn người: tôi và ba bà phước. Ban hành giáo bố trí cho đoàn ăn nghỉ tại nhà ông trùm. Nhà ông trùm là một căn nhà lá ba gian và một cái chái. Gian giữa là bàn thờ Bác Hồ và bộ xa-lông. Gian bên trái là một cái giường một mét sáu. Gian bên phải cũng có một cái giường y như thế.

Nếu lấy khoa học làm cơ sở để giải quyết thì:

Đoàn có bốn người, nhà chỉ có hai giường.

Mỗi giường hai người.

Nếu khoa học muốn chánh xác thì phải chia theo trọng lượng: Người nặng ký nhất ngủ với người nhẹ cân nhất.

Đấy là khoa học. Đấy là toán học. Anh dám giải quyết như thế không? không dám đâu… Đành để khoa học qua một bên… Tôi ngủ một mình trên một cái giường rộng rinh. Sướng ơi là sướng. Còn giường bên kia ba bà chen chúc chật cứng mà chả dám phân bì với ông cha. Em!

Khoa học nếu được trưng dụng làm nền tảng thì chỉ dành cho trường hợp 4 con heo và 2 chuồng. Mỗi chuồng 2 con. Tuyệt vời. Mà chỉ tuyệt vời cho heo thôi.

Hai ông bạn cùng cười hố hố. Vui hết biết. Chẳng ai thèm buồn, chẳng ai thèm giận. Tuyệt vời.

 

 2. Xây “phòng điện thoại” bên hông nhà thờ.

 Có một ông cha sở xây được một nhà thờ khá hiện đại. Ghế bọc nệm: êm mông. Bàn quỳ bọc nệm: êm đầu gối. Máy điều hòa phả hơi lạnh kêu phì phì. Đã!

Ơ cuối nhà thờ, ở sát bên hông phải và trái, được thiết kế mỗi bên một phòng nhỏ có gắn kính mờ giống y như một phòng điện thoại. Xinh quá! Một ông trùm già lễ phép hỏi cha sở:

Ong cố ơi! Ong cố xây hai cái buồng ấy để gắn điện thoại công cộng hay là để gắn bông kiểng đấy. Đẹp quá!

Phòng toa lét đấy. Thơm ra phết!

Chúa ơi! Ong cố không sợ phạm thánh ư? Nhà thờ Chúa mà có hầm cầu sao? Không được đâu ông cố ơi! Tội lỗi lắm. Năm nay con 70 tuổi đời rồi mà chưa thấy thế bao giờ. Con năn nỉ lạy ông cố, xin ông cố nghỉ lại cho.

Dư luận trong họ đạo nổi lên như bão tố. Con nít thì vô tư. Nhưng người lớn và người già thì không thể chấp nhận được. Người ta bàn nhau phải thưa lên cha hạt trưởng, rồi lên Tòa Giám mục. Có người đòi đăng lên báo Công giáo và Dân tộc. Họ đạo biến thành nồi canh hẹ…

Cha xứ tạm cho niêm lại hai “phòng điện thoại”. Hoãn binh chi kế. Nhưng không chịu thua.

Một hôm kia có một linh mục già viếng thăm một tín hữu của họ đạo có hai “phòng điện thoại” ấy. Vừa “chào cha ạ” xong bèn khoe ngay:

Cha có biết họ đạo con có gì mới lạ không?

Thì có nhà thờ đẹp, có gắn máy lạnh, hơn các nơi khác hằng trăm lần.

Nhưng lại có tội phạm thánh cha ạ. Chúng con xấu hổ lắm.

Có chuyện gì vậy?

Cha xứ con xây hai nhà xí ở bên hông nhà thờ. Chúa ôi, vô phép vô cùng vô tận.

Cha xứ ông cho xây mấy hầm cầu?

Những hai cái: một bên “liền ông”, một bên “liền bà”. Tha hồ mà vô lễ.

Ít thế. Nhà thờ xứ của tôi mỗi ngày Chúa nhật, tôi rinh vào nhà thờ gần 600 cái hầm cầu lận. Chả thấy ai kêu là vô lễ cả.

Cha nói gì con không hiểu.

Thì mỗi người đi lễ đều mang trong bụng một bọc c. chứ gì. Có sao đâu.

Ư nhỉ.

Câu chuyện xây nhà cầu bên hông nhà thờ không còn gay cấn nữa. Dư luận dịu xuống rồi êm luôn.

 

 

Lm. Piô NGÔ PHÚC HẬU

Mục lục

 


 

[1][1] Đức Bênêđictô trình bày eros theo quan niện của truyền thống Công Giáo. Thần học Tin Lành trong thế kỷ 20, chịu ảnh hưởng của Anders Nygren, thần học gia người Thụy Điển, đặc biệt qua tác phẩm rất nổi tiếng của ông : “Eros et Agape, la notion chr étienne de l’amour et ses transformation” (Aubier) cho rằng giữa eros và agape có sự đối lập. Hai hình thúc tình yêu này hoàn toàn trái ngược và không bao giờ gặp nhau. Để gặp con người, tình yêu Thiên Chúa (agape) đi qua con kênh đặc biệt và không bao giờ gặp eros. Xem : Jean Daniel CAUSE, Eros et Agape. Tác giả nhận định ngắn gọn về những điểm tương đồng và dị biệt của quan niệm Tin Lành so với lập trường của Deus Caritas est. trên website protestants.org và phân tích chi tiết về Eros và agape trong “La haine et l’amour de Dieu, ed. Labor et fides. D. Cause hiện là giáo sư thần học tín lý và luân lý tại Học viện thần học Tin Lành tại Montpellier, Pháp.

 

[2][2] www.zenith.org, 23-01-2006. Bài nói chuyện của Đức Thánh Cha với những người tham dự cuộc Hội thảo do Cor Unum tổ chức ngày 23-1-2006, với chủ đề “Nhưng lớn nhất trong bộ ba là Tình yêu” (1Cr 13,13)

[3][3] Trong lá thư gởi độc giả báo Gia đình Kitô, Đức Thánh Cha nói qua Thông điệp Ngài chỉ muốn trả lời mấy câu hỏi cụ thể đối với đời sống Kitô hữu :
1. Người ta có thể yêu mến Thiên Chúa thật không ? Tình yêu có thể áp đặt không ? 2.Chúng ta có thể yêu thương thật sự người khác, xa lạ với chúng ta hoặc không dễ thương chút nào không ? 3. với những mệnh lệnh và giới răn của mình, Giáo Hội có làm cho niềm vui của tình yêu nam nữ trở nên cay đắng không ? 4. Giáo Hội không thể nhường việc phục vụ tha nhân cho những tổ chức nhân ái khác đang có mặt dưới nhiều hình thức khác hay sao ? 5. Nếu tiến tới một xã hội công bằng trong đó không còn người nghèo nữa thì tình yêu bác ái có trở thành dư thừa không ? Trả lời những câu hỏi đó là cách rất tốt để nắm nội dung Thông Điệp. Xem “Lời giới thiệu” Thông Điệp do Văn phòng thư ký HĐGMVN xuất bản - 2/2006 tr. 3-6.

[4][4] Susan A. ROSS, Eros and agape : some feminist reflections

[5][5] Thomas MASSARO, sj, “Don’t forget justice”, in The Economist (US), April 23, 2005. Massaro là giáo sư thần học lý tại Weston Jesuit School of Theology tại Cambridge, Mass.

[6][6] Đó là các Tđ. Rerum novarum, (1891) của Đức Lêô XIII ; Quadragesimo anno, (1931) Đức Piô XI ; Mater et Magistra, 1961, Đức Gioan 23 ; Populorum progressio (1967), và Octogesima anno (1971) của Đức Phaolô VI ; Bộ ba Laborem exercens (1981), Sollicitudo rei socialis (1987) và Centesimus annus (1987) của Đức Gioan Phaolô II. 

 

[7][7] Cộng đoàn Eucharistein mới được thành lập, hoạt động tại Thụy sĩ và Pháp. Được Giáo Hội chính thức công nhận và được ĐGM. Dominique Rey, giám mục Frejus-Toulon nâng lên thành Hiệp Hội giáo dân (Association publique de fideles) ngày 22.06.2003. Linh đạo xây dựng trên việc cử hành Hy tế Thánh lễ và tôn thờ Bí tích Thánh Thể. Lối sống chịu ảnh hưởng tinh thần Phanxicô :
đơn sơ theo tinh thần Tin Mừng, nghèo khó và phó thác vào sự quan phòng,
làm việc tay chân và cầu nguyện. Muốn biết thêm thông tin xin xem : eucharistein.org

[8][8] zenith.org, 9-2-06. Bà Jutta Burggraf là giáo sư thần học tại Đại học Navarre, Tây Ban Nha.

[9][9] Joseph D.FESSIO, sj, là người sáng lập Ignatius press. Giáo sư triết học tại Đại học Santa Clara, CA và thần học tại Đại học San Francisco. Hiện là Hiệu trưởng (Provost) trường Đại học Ave Maria, Florida. Là người quen biết với Đức Ratzinger từ rất lâu, ông nói : những người đã từng đọc tác phẩm của Đức Thánh Cha hoặc được may mắn biết Ngài sẽ không ngạc nhiên về Thông điệp. Đó là một con người có trí thông minh rất sắc sảo luôn luôn đi thẳng vào trọng tâm vấn đề. Đức Bênêđictô là người có cảm thức về chất thơ của cuộc sống và của mạc khải, điều đó đem lại cho các tác phẩm của Ngài nét trong sáng, sự sâu sắc và vẻ đẹp. Đó cũng là một con người biết lắng nghe cuộc sống và người khác thông qua sách vở hoặc tác phẩm nghệ thuật của họ. Rồi từ tất cả những gì đã thấy và đã nghe, Ngài có thể tổng hợp, sắp xếp và trình bày ý tưởng hoặc quan điểm một cách mạch lạc và giàu sức soi sáng. [ignatiusinsight.com]

[10][10] Theologia fr. Tựa đề bài giới thiệu : “Une encyclique sur la source jaillissante de la foi”.

[11][11] www.zenith.org, 23.01.06. op. cit

[12][12] Op. cit. Trong tác phẩm “We have a pope ! Benedict XVI”, ed. Our Sunday visitor, inc, Huntington, IN 46750, 2005] Matthew E. BUNSON, D. Min, một học giả và sử gia Công Giáo khá có tiếng của Mỹ, đã tổng hợp rồi phân tích những lời phát biểu của nhiều Hồng y – trong đó có những phân tích của Đức Ratzinger về hiện tình Giáo Hội trước Hồng y đoàn trong bài giảng lễ - trước khi diễn ra cuộc họp của Cơ Mật Viện, rồi từ đó đưa ra những nhận định về những vấn đề của Giáo Hội trong thời gian tới. Theo ông, có bảy vấn đề then chốt. 1. Làm cho tinh thần của Công đồng Vatican II thấm sâu vào đời sống Hội Thánh, đặc biệt trong lãnh vực phụng vụ ; 2. Tương quan giữa tính đồng đoàn của Hàng giám mục và Giáo triều Rôma ; 3. Các phong trào đoàn sủng và đời sống Hội Thánh ; 4.Vấn đề giới trẻ ; 5. Cuộc đối thoại liên tôn giáo và vấn đề Đại kết ; 6. Sự suy suy thoái niềm tin, đặc biệt tại Châu Âu ; 7. Vấn đề mà Giáo Hội phải đối diện trong các nước đang phát triển. Dù những vấn đề trên đan xen vào nhau, và không loại trừ các mối quan tâm khác, nhưng một cách khái quát, có thể nói hai phần của Thông điệp thể hiện rõ sự quan tâm của Đức Bênêđictô đối với vấn đề suy thoái niềm tin và vấn đề các nước đang phát triển, nơi mà 700 triệu trên tổng số 1 tỉ người Công Giáo đang sống.

 

[13][13] J. RATZINGER, Le sel de la terre, Flammarion, Cerf, 2005. Bản dịch tiếng việt : Muối cho đời của Phạm Hồng Lam và Trần Hoành, ấn hành lần 1, tháng 01.06 (USA và EU), tr. 37. Từ đây gọi tắt là “Muối”.

[14][14] Muối, tr. 82. Mon inpulsion fondametale, […] a toujours été de dégager le coeur propre de la foi sous les couches sclérosées, et de donner à ce coeur force et dynamisme. Cette impulsion est la constante de ma vie [Le sel, p. 78-79].

[15][15] Muối, tr. 116

[16][16] zenith.org, 27.05.2005. Trước ngày bầu cử Giáo hoàng, đài phát thanh Vatican được rất nhiều người yêu cầu phát lại bài phỏng vấn Đức Ratzinger do Antonelli PALERMO thực hiện ngay sau biến cố 11.09.01.

[17][17] zenith.org, bài nói chuyện với cử tọa tham dự cuộc thảo luận do Cor Unum tổ chức.

[18][18] Jutta Burggraff, zenith.org, op. cit

[19][19] J. RATZINGER, La foi chrétienne hier et aujourd’hui, Mame/Cerf, 1985, tr. 159

[20][20] Muối, tr.133

[21][21] zenith. org, 26.05.06. Bài nói chuyện của ĐHY. RATZINGER với các nữ tu tu viện thánh Scolastica, Subiaco, Ý, một ngày trước khi Đức Gioan Phaolo II qua đời. Bài nói chuyện có chủ đề “Europe’s crisis of culture”. Từ đây trở đi gọi tắt là Subiaco.

[22][22] Thuyết tương đối (relativisme) là một nguyên lý giải thích các vấn đề tín ngưỡng tôn giáo theo đó điều mà người ta cho là đúng hay sai không chỉ chịu ảnh hưởng bởi những hoàn cảnh không gian và thời gian, mà còn hoàn toàn tuy thuộc vào đó. Tuy danh xưng thuyết tương đối chỉ có vào thế kỷ 19, nhưng nguồn gốc của thuyết này thì xa xưa hơn nhiều. Thủy tổ của thuyết này có lẽ là Sestus Empiricus (Tk. 2-3 av. JC). Montaigne (1522-1592), Hume (1711-1776) và Nietzsche, mỗi người một cách nhưng đều theo truyền thống này. Thuyết tương đối có những hình thái khác nhau tùy theo ba yếu tố : mức độ, bản chất của những tình huống được coi là quyết định trong việc phát sinh các niềm tin tưởng, và tiền đề triết học mà nó bao hàm. Trước hết, thuyết tương đối có thể là toàn diện hay phân diện, nhưng nếu nó nghi ngờ tất cả mọi phán đoán về chân lý thì thuyết tương đối tự hủy hoại, đó là điều không thể. Do đó thường thì nó liên quan đến một lãnh vực nào đó : khoa học, tôn giáo hay luân lý. Tiếp đến, những hình thức khác nhau của thuyết này có thể thay đổi tùy theo nhìn nhận của người ta về lý do của sự khác biệt quan niệm trong lãnh vực văn hóa : phương tiện sản xuất, thời kỳ lịch sử, phái tính…Cuối cùng, thuyết tương đối, toàn diện hay phân diện, có thể mang tính tri thức luận hay siêu hình. Chẳng hạn nó có thể chỉ giới hạn ở việc khẳng định rằng trong lãnh vực nào đó không có cách nào phân biệt được đúng sai ; hay nó có thể đi đến chỗ cho rằng, người ta không thể phân biệt được đúng sai vì trong lãnh vực đó thực ra không hề có chân lý ! Người ta thường nghĩ rằng thuyết tương đối về mặt luân lý đưa đến sự bao dung và sự đa nguyên. Nhưng nếu không có quan niệm luân lý nào là thực sự đúng, thì điều đó cũng phải áp dụng cả cho lập trường cho rằng chúng ta phải tôn trọng những giá trị và tập tục của những người khác, và như thế thì lập luận trên cũng phá sản. Trong Thông điệp Veritatis splendor, Đức Gioan Phaolô II cho rằng sự hoài nghi về mặt luân lý có nguy cơ dẫn đến sự áp bức hơn là lòng bao dung ; và theo Ngài, con người có thể biết được luật tự nhiên (và do đó có những chuân mực cư xử chắc chắn) bằng cách tựa trên lý trí và trên huấn quyền. Như vậy, điều Giáo Hội dạy nhân danh Thiên Chúa thì mọi người có trí khôn đều có thể đạt tới, và do đó, giáo huấn của Giáo Hội nói với tất cả mọi người. Phía bên Tin Lành, chẳng hạn K. Barth và Bonhoeffer, có khuynh hướng cho rằng việc nhận biết điều lành điều dữ được ban cùng với việc nhận biết Thiên Chúa, nghĩa là nó cũng được mạc khải. Do đó, chẳng ai cần phải mất công biện minh cho nó - điều không thể làm được - trước quan niệm của người đời. [Michael BANNER, Relativisme trong Dictionnaire critique de la théologie, PUF,1998, tr. 981.

[23][23] zenith.org, 01.12.2001. Cuộc trao đổi giữa Hồng y Ratzinger với phóng viên của Zenith tại Murcia, Tây Ban Nha, khi Ngài chủ trì cuộc Hội Nghị “Đức Ki tô là Đường, là Sự Thật và là Sự sống”, tại Đại học Thánh An tôn, Tây Ban Nha.

[24][24] zenith.org, Subiaco. Đặt những câu hỏi này vào trong bối cảnh các nước đang phát triển mới thấy rõ tầm vóc của trách vụ mà Giáo Hội phải đối diện. Hai vấn đề đặc biệt nghiêm trọng tại các nước đang phát triển mà Giáo Hội quan tâm là vấn đề nợ nước ngoài và vấn đề toàn cầu hóa. Cả hai vấn đề đều liên quan đến mối tương quan giữa các nước Âu Mỹ thông qua những công ty đa quốc gia với những ông chủ lớn và thế giới đang phát triển. Đức Hồng y Errazzuriz Ossa, giáo phận Santiago, Chile nói với tạp chí 30 days, 9.2003 : “Toàn cầu hóa về mặt kinh tế, như nó đã được tiến hành, đã tạo ra thực trạng là những nước nghèo nhất và những người nghèo nhất bị gạt ra ngoài lề sự phát triển. Toàn cầu hóa là sự kiện của đời sống, không thể né tránh được, nhưng còn chuyện nó hạ thấp mức sống của những người vốn đã chỉ có rất ít thì không phải là điều không thể tránh. Điều đó tùy thuộc vào mô hình toàn cầu hóa được áp dụng. Chúng ta có thể và phải hy vọng rằng sẽ có một sự toàn cầu hóa đích thực đầy tình liên đới, mà tiêu chuẩn không chỉ là kinh tế tài chính, nhưng còn là sáng tạo ra một không gian trong đó phẩm giá của những người chưa phát triển về mặt kinh tế được tôn trọng” (M. E. BUNSON, sđd p. 85-86). Đây chắc chắn là lãnh vực mà Giáo Hội, thông qua Học thuyết xã hội của mình, phải dấn thân trong việc xây dựng một xả hội công bằng, để bênh vực người nghèo và tỏ ra đáng tin.

[25][25] “The abolition of man”, in Le Figaro magazine, 12/2001. Bài phỏng vấn Đức Ratzinger của Jean Sevillia. Từ đây : “The abolition of man”.

[26][26] The abolition of man.

[27][27] zenith.org, Subiaco.

[28][28] Muối, tr. 239.

[29][29] Muối, tr. 140

[30][30] The abolition of man.Trong bài giảng lễ trước khi diễn ra cuộc họp của Cơ mật viện, Đức Ratzinger nói : “Nếu chúng ta không có được những giá trị chung, chân lý chung, sự thông hiểu nhau đủ về những vấn đề thiết yếu của cuộc sống con người- thì làm sao sống, làm sao đáp lại những thách đố hết sức lớn của cuộc sống con người – và nếu như thế thì không thể nào có một xã hội đích thực”

 

[31][31] La foi ch étienne, tr. 81

[32][32] Subiaco

[33][33] idem

[34][34] idem

[35][35] M. E. BUNSON, op. cit, p. 188

[36][36] Muối, tr. 294 -195

[37][37] idem