Text Box: TIN VUI

  

 

 

 

 


 

Web site:www.tinvui.org E-mail : bantreconggiao@yahoo.com

 

SỐ 65 CN 17.12. 2006

 

MỤC LỤC

 

Chúa Nhật III Mùa Vọng _Năm C Ngày 17.12.2006.

CON NGƯỜI LÀ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG BẬC NHẤT..

Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI nhận định về chuyến viếng thăm của ngài tại Thổ Nhỉ Kỳ.

Lễ truyền chức Phó Tế tại Giáo phận Ban Mê Thuột

Ðức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn trả lời 10 câu hỏi của cha Trần Công Nghị, Vietcatholic.

Lời kêu gọi giúp đỡ nạn nhân bão Durian (bão số 9) tại Nam Việt Nam.

Ðức Hồng Y Trần Nhật Quân, giám mục giáo phận Hồng Kông, thăm viếng và dâng Thánh lễ với người Hoa tại Saigòn.

THƯ MÙA GIÁNG SINH CỦA ĐHY GB. PHẠM MINH MẪN..

Mùa Vọng 2006.

Giáng Sinh và Năm Mới 2007.

Kính gởi : Anh em linh mục.

Anh chị em tu sĩ và giáo dân.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG..

và GIÁO HỘI CÔNG GIÁO LAMÃ.

NHỮNG ĐIỂM HỘI NGỘ..

GIỮA BỨC THƯ CHUNG 2006 CỦA HĐGM/VN..

& DIỄN TỪ NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC BENEDiTO XVI TRONG BỐI CẢNH VN..

TÀI LIỆU TUẦN THƯỜNG HUẤN LINH MỤC GIÁO PHẬN ĐÀLẠT 2006.

PHÁT TRIỂN LỜI MỜI GỌI CỦA TÌNH YÊU..

SỐNG ĐỨC TIN TRONG CUỘC ĐỜI LỨA ĐÔI.

Chuyện Noel : Cây Tặng Phẩm..

XA HƠN..

ĐIỀU ƯỚC ĐÊM GIÁNG SINH..

 

 

 

 

 

Text Box: SỐNG LỜI CHÚA

 

 

 

 


 

Chúa Nhật III Mùa Vọng _Năm C

Ngày 17.12.2006

 

 

 

Lc 3, 10-18

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, dân chúng hỏi Gioan rằng: "Vậy chúng tôi phải làm gì?" Ông trả lời: "Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy". Cả những người thu thuế cũng đến xin chịu phép rửa và thưa rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì?" Gioan đáp: "Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi". Các quân nhân cũng hỏi: "Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?" Ông đáp: "Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai; các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình".

Vì dân chúng đang mong đợi và mọi người tự hỏi trong lòng về Gioan rằng: "Có phải chính ông là Đức Kitô chăng?" Gioan trả lời cho mọi người rằng: "Tôi lấy nước mà rửa các ngươi, nhưng Đấng quyền năng hơn tôi sẽ đến, - tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người, - chính Người sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa. Người cầm nia trong tay mà sảy sân lúa của Người, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt!" Ông còn khuyên họ nhiều điều nữa khi rao giảng tin mừng cho dân chúng. Đó là lời Chúa.

 

Chúa Nhật III Mùa Vọng được gọi là “ Chúa Nhật vui mừng” vì chủ đề chính yếu của Chúa nhật này là “Niềm Vui ”. Tại sao phụng vụ lại chọn chủ đề của Chúa nhật này là niềm vui. Lý do vì Chúa nhật này chia mùa vọng ra làm hai, và Giáo Hội thấy thời điểm này là lúc thuận tiện để nhắc nhở Tin hữu biết rằng : Mùa Vọng không phải mang màu sắc ảm đạm, bi thương, nặng nề. Chúng ta đang chờ đợi Chúa, nhưng chờ đợi trong niềm hy vọng, trong lạc quan. Chờ đợi Chúa đến nhưng trong trí lòng đã cảm nhận đựơc sự hiện diện của Thiên Chúa. Chính vì thế mà trong tâm hồn đã trào dâng lên niềm vui.

 

1. Tìm kiếm niềm vui, niềm vui trong Chúa :

 

Chủ đề của Chúa nhật hôm nay được Hội Thánh chọn là ‘niềm vui’. Bài đọc I cũng như bài đọc II mời gọi dân Chúa hãy vui lên. Vui vì Thiên Chúa sắp đến thực hiện ơn cứu độ cho Dân Người. Người đến để tha thứ, để hòa giải, để cứu thoát dân khỏi nô lệ cho tội lỗi, cho ma quỉ là những kẻ thù (Bài đọc I ). Thánh Phaolô khẳng định niềm vui đó là niềm vui trong Chúa : Anh em hãy vui luôn trong Chúa. Niềm vui trong Chúa là niềm vui có được từ nơi Thiên Chúa. Chính sự hiện diện của Người mang lại niềm vui. Niềm vui là nét tiêu biểu của người Kitô hữu, là mong ước của mọi người. Sống ở đời ai cũng mong mình có được niềm vui sống và nỗ lực đi tìm kiếm niềm vui. Người Kitô hữu cũng vậy, cũng đi tìm kiếm niềm vui và xác tín rằng niềm vui đích thực chỉ có nơi Thiên Chúa. Một khi biết mình đã có Chúa thì mọi âu lo buồn phiền sẽ mất đi. Càng khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời, càng gia tăng niềm vui sống. Càng gặp gỡ Chúa trong cuộc sống, niềm vui sống càng sâu sắc bền vững. Niềm vui trong Chúa luôn là mọt niềm vui gia tăng sức mạnh cho tâm hồn trước những nghịch cảnh, đau khổ của kiếp người. Niềm vui trong Chúa cũng là niềm vui biến đổi đau thương nước mắt thành hạnh phúc, nghĩa là giúp cho mỗi người có nghị lực vươn lên vượt qua nghịch cảnh.

 

Là người, ai cũng mơ ước và đi tìm niềm vui sống. Trong khi ngày nay, có nhiều người đang mải miết tìm kiếm những thú vui xác thịt, thú vui thụ hưởng vật chất, những thú vui chóng qua, không có ý nghĩa thận chí còn là những thú vui độc hại thì người Kitô hữu được mời gọi tìm kiếm niềm vui thú trong Chúa. Mùa vọng đã bước vào giai đoạn cuối, mọi tâm tình, thái độ sống đức tin đều hướng về ngày Chúa Giêsu ngự đến. Ngài đã đến, đang ở giữa nhân loại, Ngài đến mang niền vui cứu độ, niền vui đích thực và viên mãn. Vậy mỗi người Kitô hữu chúng ta hôm nay đang chạy đi tìm kiếm niềm vui nào, có tìm kiếm niềm vui trong Chúa không?

 

2. Niềm vui trong Chúa, niềm vui hoán cải :

 

Trong Tin mừng, nhiều hạng người chạy đến hỏi ý kiến Gioan : Phải làm gì để được ơn cứu độ có nghĩa là phải làm gì để có được niềm vui đích thực trong Chúa. Tất cả những người đến hỏi Gioan cách này cách khác đều có khao khát được giải thoát khỏi đau khổ trong cuộc đời để thực sự có được hạnh phúc, có được Chúa tức là có được niềm vui sống. Câu trả lời của Gioan dù cho mỗi hạng người có một hành động khác nhau, nhưng tựu trung đều nhắm tới việc hoán cải. Hơn nữa, theo Luca câu hỏi được đặt ra bày tỏ lòng thống hối của những người hỏi. Để tìm được niềm vui trong Chúa thì điều căn bản là phải tin tưởng gắn bó cuộc đời với Chúa, phải thực lòng yêu mến Ngài. Chính niềm tin và tình yêu dành cho Thiên Chúa thúc đẩy người ta hoán cải quay trở về với Ngài. Theo Gioan Tẩy Giả hoán cải không làm gì khác ngoài những việc mỗi người vẫn đang phải làm, trách nhiệm mỗi người vẫn đang phải gánh vác. Ông nói mọi người hãy quay trở lại với công việc của mình, với nhiệm vụ của mình. Vấn đề không phải là thống hối thì phải làm những việc gì mà chính là cách thế thực thi công việc và bổn phận của mình. Thiên Chúa không đòi hỏi mọi người phải từ bỏ nghề nghiệp, từ bỏ thế gian nhưng đòi hỏi phải thi hành đúng theo tinh thần Phúc âm nghĩa là thực thi trong công bình và bác ái; chú ý đến người khác và quên mình. Tin tưởng và sống đúng những giá trị của Tin mừng giúp cho mỗi người tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc sống, của nghề nghiệp, của trách nhiệm được trao ban. Cũng nhờ đó làm mọi sự với niềm vui sâu sa nơi Thiên Chúa, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát không còn là nặng nề và khổ nhọc nữa.

 

Đã đi qua hơn nữa chặng đường của mùa vọng, ngày vui Giáng sinh đã gần kề, tâm tình chờ đón ngày vui đã dâng lên trong tâm hồn chúng ta, nhưng con người chúng ta có thực sự được hoán cải hay không hay vẫn còn mải mê quay cuồng với thế sự phù vân? Tâm tình vui mừng của ngày đại lễ có thực sự biến đổi chúng ta nên người công chính chờ đón Chúa đến hay không?

 

3. Niềm vui trong Chúa, niềm vui trao ban :

 

Tiên tri Sophônia cũng như Thánh Phaolô kêu gọi mọi người hãy vui mừng lên trong Chúa. Thiên Chúa sẽ cứu độ dân Người, sẽ giải án tuyên công cho dân người. Chính Thiên Chúa sẽ mang lại cho dân Người niềm vui sống, tình yêu và hạnh phúc đích thực. Trong Tin mừng các lời khuyên dạy của Gioan Tẩy giả cũng nhắm đến mục tiêu là sống bác ái, công bằng với người khác nghĩa là sống cho tha nhân, vì tha nhân. Thiên Chúa luôn sống và hết lòng yêu thương dân Người. Người mang lại niềm vui cứu độ cho nhân loại. Nhân loại được mời gọi sống cho nhau và vì nhau, như thế, một khi người Kitô hữu tìm được niềm vui trong Chúa thì niềm vui đó cũng phải được trao ban cho anh chị em chung quanh. Niềm vui nối tiếp niềm vui, chúng ta nhận được từ Thiên Chúa rồi chúng ta lại ban tặng cho anh chị em mình, như thế, niềm vui không đơn giản là một thái độ tình cảm nhưng là cả một cuộc sống, cả một con người, và là cả một mạch chảy của tình yêu được khơi nguồn từ Thiên Chúa và trào tuôn đến muôn người. Niềm vui chia sẻ niềm vui tăng, nỗi đau chia sẻ nỗi đau vơi. Nếu ai cũng biết trao tặng cho nhau nụ cười thì chắc chắn thế giới không có chỗ cho chiến tranh và lòng thù hận; xã hội không có chỗ cho cái xấu, cái ác ngự trị; và nhiều anh chị em không phải quằn quại trong kiếp nghèo khổ, bất hạnh.

 

Mùa vọng là mùa hân hoan chờ đón Chúa đến mang niềm vui cứu độ chứ không phải là mùa chờ đợi trong lo âu thấp thỏm sẽ bị Chúa đến trừng trị, tiêu diệt. Tâm tình hướng đến Giáng sinh, đến ngày Quang lâm là tâm tình hân hoan. Tâm tình đó sẽ chỉ có được và đạt được qua việc sống bác ái với anh chị em. Nhiều anh chị em chung quanh giờ đây đang sống trong tủi nhục của kiếp nghèo, trong đớn đau của bệnh tật, trong nước mắt của đau khổ hô rất cần đến niềm vui chúng ta trao ban. Thật ý nghĩa biết bao, nếu chúng ta chuẩn bị mừng lễ bằng chính việc chia sẻ cuộc sống mang lại một chút niềm vui và hy vọng cho anh chị em ấy.

 

 

Lm. Giuse Maria Lê Quốc Thăng

Mục lục

Text Box: CON ĐƯỜNG TU ĐỨC

 

 

 

 


 

CON NGƯỜI LÀ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG BẬC NHẤT

 

Nhiều khi suy nghĩ về cuộc sống, tôi thấy vô vàn vấn đề lớn nhỏ hiện ra nối tiếp nhau, vấn đề nào cũng muốn mình là quan trọng nhất.

 

Nhưng khi suy nghĩ về lễ Noel, tôi thấy có một vấn đề đứng hàng đầu, một vấn đề được coi là cốt lỏi của cuộc sống. Vấn đề đó là con người. Con người là vấn đề quan trọng bậc nhất.

 

Thực vậy, khi đọc kinh Tin Kính, tôi thấy cái giá mà Thiên Chúa phải trả, để giải quyết vấn đề con người, chứng tỏ vấn đề con người thực rất quan trọng. Kinh Tin Kính nói: “Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế ...”.

 

Thiên Chúa đã từ trời xuống thế, có nghĩa là Thiên Chúa đã làm người, đã mặc lấy thân phận con người, đã hòa mình vào thực tại của kiếp người, để chia sẻ cuộc sống con người, đã nên giống con người, để cùng với mọi người thiện chí, phấn đấu đẩy lui những sự xấu, phát huy và tạo dựng những cái tốt, làm cho mọi người sống xứng đáng phẩm giá con người, và đạt được mục đích sau cùng và ý nghĩa cao cả của ơn gọi làm người.

 

Như thế, con người chính là đối tượng của mầu nhiệm Giáng Sinh. Chính vì từng con người cụ thể mà Chúa đã đến. Chúa đến, để giúp mỗi người tìm được hạnh phúc tương đối ở đời này, và hạnh phúc tuyệt đối ở đời sau.

 

Chúa đã giáng sinh từ hơn 2000 năm rồi. Nhưng Chúa vẫn tiếp tục đến với từng người bằng nhiều cách khác nhau, như qua Hội Thánh, qua các biến cố lịch sử, qua những vui buồn, thành công, thất bại, khiến lương tri mỗi người phải quan tâm suy nghĩ về thân phận của mình. Con người trở thành vấn đề cho chính mình, nhưng giải pháp nào xem ra cũng rộng lớn hơn chính con người.

 

Kết qủa là thời nay hơn bao giờ hết, con người đã trở thành một trung tâm được chú ý nhất của lịch sử. Những ý thức về công bình và bác ái trong các liên hệ càng ngày càng được phát huy sâu rộng và đúng đắn. Càng ngày mỗi người càng cảm thấy sự tôn trọng và thăng tiến con người là một nhân tố cần thiết làm nên văn minh, làm cho nước mạnh. Càng ngày người ta càng thấy rõ một xã hội giầu là trước hết phải giầu vì có nhiều người tốt lành, tài đức, hơn là vì có nhiều của cải. Lý tưởng mà con người mơ ước và theo đuổi mỗi ngày mỗi cao và phong phú hơn. Có thể nói, thời nay lý tưởng lớn mạnh hơn thực tế gấp bội, thiện tâm trổi vượt hơn ác tâm rất xa.

 

Nếu đó là những hạt giống của những đổi thay tốt hướng về Nước Trời, thì đúng là đang có một sự phát triển rộng rãi của Tin Mừng Giáng Sinh mà Thiên Thần xưa đã ca hát : “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm ”.

 

Cái nhìn lạc quan trên giúp cho người Công Giáo Việt Nam được thêm phấn khởi, để họ càng tích cực hơn trong mọi công tác xã hội có tính cách góp phần giải quyết vấn đề con người Việt Nam hôm nay.

 

Nếu ta nhận rằng: Chúa thật sự có mặt trong mọi việc ta phục vụ con người, thì tất nhiên ta sẽ thấy bất cứ việc tốt nào ta làm cho đồng bào thân mến của ta, đều có thể gọi là việc đạo.

 

Nếu ta biết rằng: Vấn đề con người là vấn đề quan trọng chính Chúa đã đặt ra, thì bất cứ ai có thiện chí góp phần vào vấn đề quan trọng đó, dù bất cứ việc gì, tự nhiên hay siêu nhiên, đều đáng được nhìn nhận là những người cộng tác vào việc của Chúa.

 

Nếu ta đã thấy: Xưa Chúa đến trong hang đá, giữa cánh đồng, để chờ đợi con người, thì những khi không thể đến nhà thờ, ta cũng sẽ an tâm tìm gặp Chúa ở khắp mọi nơi, mà không câu nệ hình thức.

 

Tinh thần sống đạo tôi vừa gợi ý đòi ta nhiều khiêm tốn, nhiều cởi mở, nhất là một đức tin nặng về bác ái. Với tinh thần đó chúng ta cầu nguyện cho nhau được biết sống Tin Mừng Giáng Sinh. Chúng ta sốt sắng cầu nguyện cho đồng bào ta được nhiều hạnh phúc, cho Tổ Quốc Việt Nam ta được bình an thịnh vượng. Cũng trong tinh thần đó, tôi xin thân ái cầu chúc tất cả anh chị em một lễ Noel tốt đẹp nhất.

 

 

ĐGM. GB Bùi Tuần

Mục lục

 

 

Text Box: HIỆP THÔNG GIÁO HỘI

 

 

 


 

Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI nhận định về chuyến viếng thăm của ngài tại Thổ Nhỉ Kỳ.

(Radio Vertas Asia 7/12/2006) - Quý vị và các bạn thân mến. Trong buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư, mùng 6 tháng 12 năm 2006, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã dành trọn bài huấn đức chính của ngài để nói lên những cảm tưởng và nhận định về chuyến viếng thăm bốn ngày, từ ngày 28 tháng 11 đến mùng 1 tháng 12 năm 2006, tại Thổ Nhỉ Kỳ. Chúng tôi vừa nói "bài huấn đức chính", bởi vì sáng thứ Tư, mùng 6 tháng 12 năm 2006, cuộc tiếp kiến chung đã được chia ra làm hai, tại hai địa điểm, tức bên trong Ðền Thờ Thánh Phêrô, dành cho các tín hữu đến từ khắp nơi Italia, và trong Ðại Thính Ðường Phaolô VI trong nội thành Vatican. Bài huấn đức chính là bài diễn văn dành cho anh chị em tín hữu và khách hành hương hiện diện bên trong Ðại Thính Ðường Phaolô VI. Ðức Thánh Cha đã nói lên cảm tưởng và nhận định về chuyến viếng thăm của ngài tại Thổ Nhỉ Kỳ, theo một lối trình bày đặc biệt là ba hình vòng tròn đồng tâm, nói lên ba chiều kích chính của chuyến viếng thăm. Trước hết là vòng tròn nhỏ nằm bên trong bao gồm những biến cố viếng thăm cộng đoàn công giáo tại Thổ Nhỉ Kỳ --- (tính các mục vụ của người mục tử đi thăm đoàn chiên bé nhỏ của mình tại Thổ Nhỉ Kỳ, để củng cố những anh chị em công giáo trong đức tin), --- vòng tròn lớn nằm bên ngoài cùng bao gồm những biến cố liên quan đến những anh chị em ngoài vòng kitô giáo --- (tính cách đối thoại liên tôn với anh chị em hồi giáo, với những thành phần dân sự trong xã hội), --- và vòng tròn nằm ở giữa bao gồm những hoạt động liên quan đến anh chị em kitô, không công giáo, chẳng hạn như với anh chị em chính thống giáo --- (tính cách đối thoại đại kết của chuyến viếng thăm). Giờ đây kính mời quý vị và các bạn theo dõi bản dịch tiếng Việt nguyên văn bài huấn đức của Ðức Thánh Cha vào sáng thứ Tư mùng 6 tháng 12 năm 2006.

 

Anh chị em thân mến,

Theo thói quen sau mỗi chuyến tông du, tôi muốn, trong buổi tiếp kiến chung hôm nay, nhìn lại những giai đoạn khác nhau của cuộc hành hương mà tôi đã hoàn tất tại Thổ Nhỉ Kỳ, từ thứ Ba (28/11/2006) cho đến thứ Sáu (1/12/2006) tuần vừa qua. Như anh chị em đã biết, đây là chuyến viếng thăm không dễ dàng dưới nhiều khía cạnh, nhưng được Thiên Chúa đồng hành ngay từ đầu, và được hoàn tất trong an lành. Vì thế, như Tôi đã yêu cầu chuẩn bị và đồng hành với chuyến viếng thăm bằng lời cầu nguyện, thì giờ đây tôi mời gọi anh chị em hãy hiệp ý với Tôi để cảm tạ Chúa vì chuyến viếng thăm đã bắt đầu và kết thúc tốt đẹp. Tôi phó thác cho Chúa những hoa trái mà Tôi hy vọng có thể phát sinh từ chuyến viếng thăm này, trong những gì có liên hệ đến anh chị em chính thống giáo, cũng như đến công cuộc đối thọai với các tín đồ Hồi giáo. Trước hết, Tôi thấy có bổn phận nói lên lần nữa lời chân thành biết ơn đối với ngài Tổng Thống Cộng Hoà Thổ Nhỉ Kỳ, đối với Thủ Tướng và những Thẩm Quyền khác nữa, vì đã đón tiếp tôi cách thật tế nhị và đã bảo đảm cho có những điều cần thiết ngõ hầu tất cả mọi sự có thể diễn ra trong cách thức tốt nhất có thể. Kế đến tôi xin cám ơn quý giám mục của giáo hội công giáo tại Thổ Nhỉ Kỳ, cùng với những cộng tác viên của các ngài, vì tất cả những gì họ đã làm. Tôi đặc biệt cám ơn Ðức Thượng Phụ Ðại Kết Bartolomeo I, vì đã tiếp tôi tại Toà giáo chủ của ngài; Tôi xin cám ơn Ðức Thượng Phụ Armêni, Ðức Mesrob II, cám ơn Ðức Chính Tổng Siro - Chính Thống, Ðức Mor Filuksinos và cám ơn những thẩm quyền tôn giáo khác nữa. Trong suốt chuyến viếng thăm, Tôi cảm thấy được nâng đỡ cách thiêng liêng bởi những vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, hai vị đầy tớ Chúa Phaolô VI và Gioan Phaolô II, cả hai đều đã viếng thăm Thổ Nhỉ Kỳ; và bởi chân phước Gioan XXIII, đấng đã làm đại diện Toà Thánh tại Thổ Nhỉ Kỳ đáng trọng từ năm 1935 cho đến năm 1944, vừa để lại đó sự tưởng niệm tràn đầy tình thương mến và tôn kính.

Theo cái nhìn mà công đồng Vaticanô II trình bày về giáo hội (x. Lumen gentium 14-16), tôi có thể nói rằng cả những chuyến đi thăm mục vụ của đức giáo hoàng, đều góp phần vào việc thực hiện sứ mạng của ngài, một sứ mạng được khai triển "theo những vòng tròn đồng tâm". Nơi vòng tròn nằm ở trong cùng, Ðấng kế vị thánh Phêrô củng cố trong Ðức Tin những người công giáo; nơi vòng tròn ở giữa, đấng kế vị thánh Phêrô gặp gở với những người kitô khác; nơi vòng tròn ngoài nhất, ngài ngỏ lời với những người không kitô và với toàn thể nhân lọai. Ngày thứ nhất của chuyến viếng thăm của tôi tại Thổ Nhỉ Kỳ đã diễn ra trong phạm vi của vòng tròn thứ ba, vòng tròn nằm bên ngoài cùng: Tôi đã gặp vị Thủ Tướng, ngài Tổng Thống Cộng Hoà Thổ Nhỉ Kỳ và ngài chủ tịch Bộ đặc trách các Tôn Giáo, vừa ngỏ lời với ngài chủ tịch này qua bài diễn văn thứ nhất; tôi đã đến bày tỏ lòng kính trọng nơi Lăng Mộ của "cha già dân tộc" Mustafa Kemal Ataturk; sau đó tôi đã có dịp nói chuyện với ngọai giao đoàn tại Toà Khâm Sứ Toà Thánh ở thủ đô Ankara. Những tiếp xúc quan trọng vừa kể kết thành phần quan trọng của chuyến viếng thăm, nhất là xét vì sự kiện Thổ Nhỉ Kỳ là một quốc gia có đa số lớn nhất hồi giáo, nhưng được điều hành bởi một Hiến Pháp xác định tính cách đời thường của Nhà Nước. Như vậy, đây là một quốc gia có nhiều nan đề (emblematique) xét vì thách thức to lớn đang được khai triển trên bình diện quốc tế: nghĩa là một bên cần khám phá lại thực tại Thiên Chúa và đặc tính nổi bật công khai của đức tin tôn giáo, và đàng khác cần bảo đảm rằng việc thể hiện đức tin phải được tự do, không mang lấy những lệch lạc của những kẻ quá khích, có khả năng nhất quyết từ bỏ mọi hình thức bạo lực. Tôi cũng đã có dịp thuận tiện để nói lên lần nữa những tâm tình mộ mến của tôi đối với những người hồi giáo và nền văn minh hồi giáo. Ðồng thời, tôi cũng đã có thể nhấn mạnh đến tầm quan trọng mà những người kitô và anh chị em hồi giáo cần dấn thân chung với nhau để phục vụ con người, phục vụ sự sống, hoà bình, sự công bằng, vừa xác định lập trường rằng sự phân biệt giữa lãnh vực dân sự và lãnh vực tôn giáo, là sự phân biệt có giá trị, và rằng Nhà Nước phải bảo đảm cho công dân của mình cũng như cho những cộng đoàn tôn giáo sự tự do thật sự hữu hiệu để cử hành việc phụng thờ. Trong lãnh vực đối thọai liên tôn, sự quan phòng của Thiên Chúa đã cho phép tôi hoàn thành, dường như là vào cuối chuyến viếng thăm, một cử chỉ mà từ đầu đã không được dự trù, và là cử chỉ khá có ý nghĩa: đó là chuyến viếng thăm Ðền Thờ Hồi Giáo Xanh tại Istanbul. Khi dừng lại vài phút mặc niệm trong nơi cầu nguyện này, tôi đã hướng về Thiên Chúa duy nhất trên trời dưới đất, Người Cha nhân lành của toàn thể nhân lọai. Ước gì tất cả các tín hữu nhìn nhận chính mình như là những tạo vật của Thiên Chúa và làm chứng cho tình huynh đệ đích thực!

Ngày thứ hai của chuyến viếng thăm đã đưa tôi đến Ephêsô, và như thế tôi được đưa vào trong "vòng tròn" trong cùng của chuyến viếng thăm, được gặp gỡ trực tiếp với cộng đoàn công giáo. Thật vậy, gần Ephêsô, tại một địa điểm đẹp, được gọi là "Ðồi Chim Họa Mi", nhìn xuống biển Egêô, có Ðền Thánh của Nhà Ðức Maria. Ðây là một nhà nguyện nhỏ và cổ xưa, được xây lên quanh một căn nhà nhỏ, mà theo truyền thống hết sức xa xưa, thánh tông đồ Gioan đã muốn xây cất cho Ðức Nữ Ðồng Trinh, sau khi đã đưa Mẹ đến Ephêsô với mình. Chính Chúa Giêsu đã phó thác người này cho người kia, khi trước khi chết trên thập giá, đã nói với Mẹ Maria: Hỡi Bà, đây là con bà!, và nói với Gioan: "Ðây là Mẹ con!" (Gn 19,26-27). Những nghiên cứu của khoa khảo cổ đã chứng minh rằng từ thời rất xa xưa nơi đây đã là nơi dành cho việc tôn kính Mẹ Maria, nơi rất thân yêu đối với những người Hồi giáo; họ thường đến để tôn vinh Ðấng mà họ gọi là "Meryem Ana", có nghĩa là "Mẹ Maria". Tại nơi vườn phía trước Ðền Thánh, tôi đã cử hành Thánh Lễ cho một nhóm các tín hữu, đến từ thành phố Izmir gần đó, và từ những nơi khác nữa của Thổ Nhỉ Kỳ và cả từ nước ngoài nữa. Gần bên "Nhà của Mẹ Maria", chúng ta cảm thấy thật sự mình như trở về nhà mình; và trong bầu khí hoà bình, chúng tôi đã cầu nguyện cho nền hoà bình tại Thánh Ðịa và trên toàn thế giới... Tại đó, Tôi đã có dịp nhắc đến Cha Andrêa Santoro, linh mục người Roma, chứng nhân tại đất Thổ Nhỉ Kỳ cho Phúc Âm bằng chính máu của mình.

Vòng tròn nằm ở giữa hai vòng tròn kia, --- vòng tròn của những tương quan đại kết, --- đã chiếm lấy phần trung tâm của chuyến viếng thăm này, được diễn ra nhân dĩp lễ thánh Anrê tông đồ, ngày 30 tháng 11. Lễ mừng này đã cống hiến khung cảnh lý tưởng để củng cố những tương quan huynh đệ giữa vị giám mục Roma, người kế vị thánh Phêrô và Ðức Giáo Chủ Ðại kết của Giáo Hội Chính Thống Costantinopoli, một giáo hội mà truyền thống cho là đã được thiết lập bởi thánh tông đồ Anrê, anh của Simon Phêrô. Theo vết chân của Ðức Phaolô VI, Ðấng đã gặp Ðức Thượng Phụ Atenagora, và theo vết chân của Ðức Gioan Phaolô II, Ðấng đã được tiếp đón bởi Ðức Dimitrios I, người kế vị Ðức Atenagora, Tôi đã lặp lại, cùng với Ngài Thánh Ðức Battolomêô I cử chỉ có giá trị biểu tượng lớn lao, để xác định sự dấn thân hỗ tương tiếp tục đi trên con đường tiến đến sự thiết lập lại sự hiệp thông trọn vẹn giữa người công giáo và anh chị em chính thống giáo. Ðể ghi dấu ý định mạnh mẽ này, cùng với Ðức Thượng Phụ Ðại Kết, tôi dã đặt bút ký vào Bản Tuyên Ngôn Chung; đây là điều kết thành giai đoạn tiếp nữa trên con đường tiếp đến hiệp thông trọn vẹn. Và điều thật có ý nghĩa là việc Ký Chung vào Bản Tuyên Ngôn, đã diễn ra vào lúc kết thúc Phụng Vụ Thánh của Lễ Kính Thánh Anrê, mà Tôi đã tham dự; và Phụng Vụ Thánh này được kết thúc với hai Phép Lành, của Vị Giám Mục Roma và của Ðức Thượng Phụ Costantinopoli, cả hai đều là những người kế vị các Tông Ðồ, Tôi kế vị Thánh Phêrô và Ðức Bartolomeo I, kế vị Thánh Anrê Tông Ðồ. Bằng cách thức này, chúng tôi đã nói lên rằng: nơi nền tảng của mọi cố gắng đại kết, luôn có việc cầu nguyện và việc kiên trì khẩn xin Chúa Thánh Thần. Cũng trong chiều hướng này, tại Istanbul, tôi đã được vui mừng đến thăm Ngài Giáo Chủ của Giáo Hội Armêni Tông Ðồ, Ngài Thánh Ðức Mesrob II, và gặp gỡ với Ðức Tổng Giám Mục của Giáo Hội Siro - Chính Thống. Trong khung cảnh này, Tôi vui mừng nhắc đến cuộc trao đổi với Vị Ðại Giáo Trưởng của Do Thái Giáo tại Thổ Nhỉ Kỳ.

Trước khi lên đường trở về Roma, chuyến viếng thăm của tôi được kết thúc với việc bước vào trong vòng tròn nhỏ nhất nằm ở bên trong, nghĩa là với việc gặp gỡ cộng đoàn công giáo hiện diện với đủ mọi nghi thức kết thành nó, bên trong Nhà Thờ Chính Toà Chúa Thánh Thần thuộc Nghi Thức Latinh tại Istanbul. Cũng đến tham dự Thánh Lễ do tôi dâng, Ðức Thượng Phụ Ðại Kết, Ðức Thượng Phụ Giáo Hội Armêni Tông Ðồ, Ðức Chủ Vị Giáo Hội Siro - Chính Thống và những đại diện của các Giáo Hội Tin Lành. Nói chung, tất cả mọi người kitô đã có sự hiệp ý với nhau trong lời cầu nguyện, trong sự khác biệt các truyền thống, các nghi thức và ngôn ngữ. Ðược củng cố bởi Lời của Chúa Kitô, Ðấng hứa ban cho các tín hữu "những dòng nước hằng sống" (Gn 7,38) và bởi hình ảnh về những chi thể của cùng một thân thể duy nhất (x. 1Co 12,12-13), chúng tôi đã sống kinh nghiệm của một Lễ Hiện Xuống mới.

Anh chị em thân mến, tôi đã trở về đây, tại Vatican này, với tâm hồn tràn đầy biết ơn đối với Thiên Chúa và với những tâm tình chân thành mến thương và tôn trọng đối với những người dân của đất nuớc Thổ Nhỉ Kỳ thân mến, mà tôi có cảm tưởng tôi đã được những người dân này tiếp nhận và thông cảm. Tình thân và thiện cảm mà những người dân dành cho tôi, mặc cho những khó khăn không thể tránh được, mà chuyến viếng thăm của tôi mang đến cho sinh họat bình thường của cảnh sống hằng ngày, (tình thân và thiện cảm đó) còn sống động trong tôi như một kỷ niệm sống động và thôi thúc tôi cầu nguyện. Nguyện xin Thiên Chúa Toàn Năng và Nhân Từ trợ giúp cho dân tộc Thổ Nhỉ Kỳ, cho các nhà cầm quyền và cho những vị đại diện của những tôn giáo khác nhau, biết cùng nhau xây dựng một tương lai hoà bình, sao cho Thổ Nhỉ Kỳ có thể trở thành chiếc cầu của tình bạn và của sự cộng tác huynh đệ giữa Ðông và Tây Phương. Ngoài ra chúng ta cũng hãy cầu nguyện, ngõ hầu, nhờ lời khẩn cầu cũa Mẹ Chí Thánh, Chúa Thánh Thần làm cho chuyến viếng thăm này được trổ sinh nhiều hoa trái; Xin ngài linh động sứ mạng của giáo hội trên toàn thế giới, giáo hội mà Chúa Kitô đã thiết lập để rao giảng cho tất cả mọi dân tộc Phúc Âm của sự Thật, hoà bình và tình yêu thương.

 

(Bản dịch Việt ngữ của Ðặng Thế Dũng)

Mục lục

 

Lễ truyền chức Phó Tế tại Giáo phận Ban Mê Thuột


BAN MÊ THUỘT -- Sáng ngày 12.12.2006, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám quản Tông tòa Giáo phận Ban Mê Thuột đã truyền chức Phó tế cho bảy Đại Chủng sinh, tại Nhà thờ Chính tòa Ban Mê Thuột.

Đây là các Thầy đã mãn Đại Chủng viện Sao Biển – Nha Trang, Khóa V (1999-2005) và đang giúp xứ trong Giáo phận:

Cùng đồng tế trong Thánh lễ Truyền chức có gần 80 Linh mục triều và dòng của Giáo phận cùng đông đảo Tu sĩ nam nữ và thân nhân tham dự.


Sau vài ngày thăm gia đình, các tân phó tế sẽ trở về Giáo xứ đang giúp và nếu không có gì trở ngại thì các Thầy sẽ được thụ phong Linh mục vào mùa hè 2007.


Được biết hiện tại Giáo phận Ban Mê Thuột có 94 Linh mục triều và 12 Linh mục dòng (trong đó có 9 Linh mục hưu dưỡng và 2 Linh mục nghỉ bệnh) phục vụ cho trên 300.000 giáo dân Kinh Thượng trong 3 tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông và một phần lớn tỉnh Bình Phước.

 

Thái Triều

Mục lục

 

 

Ðức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn trả lời 10 câu hỏi của cha Trần Công Nghị, Vietcatholic.

Saigòn, Việt Nam (8/12/2006) - Nhận lời mời của Ðức cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, Chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, ngày 27/11/2006 phái đoàn Hội Ðồng Giám Mục Pháp đã sang thăm Việt Nam. Phái Ðoàn gồm có Ðức Hồng Y Jean-Pierre Ricard, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Pháp; Ðức Tổng Giám Mục giáo phận Tours Bernard-Nicolas Aubertin; Ðức ông Stanislas Lalanne, Thường trực Hội Ðồng Giám Mục Pháp. Sau khi viếng thăm các giáo phận tại miền Bắc và Miền Trung, Phái đoàn Hội Ðồng Giám Mục Pháp cũng đã đến thăm Tổng Giáo Phận Saigòn.

Ðồng thời, đáp lời mời của Ðức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục Saigòn, sáng ngày 02 tháng 12 năm 2006, ba vị Hồng Y người Châu Á đến thăm Việt Nam. Ðó là: Ðức Hồng Y Telesphore Placidus Toppo, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn Ðộ; Ðức Hồng Y Gaudencio B. Rosales, Tổng giám mục giáo phận Manila - Philippines; và Ðức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen Ze Kiun), giám mục giáo phận Hồng Kông.

Vì tính cách quan trọng và lịch sử của biến cố này, Linh Mục Trần Công Nghị (VietCatholic) từ Los Angeles đã có cuộc phỏng vấn với Ðức Hồng Y Tổng Giám Mục Saigòn vào ngày Lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm, thứ Sáu mùng 8 tháng 12 năm 2006 (giờ Việt Nam). Ðức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã trả lời 10 câu hỏi của cha Trần Công Nghị, Vietcatholic, như sau:

Câu Hỏi 1: Mục đích của việc mời 3 Hồng Y Á châu (Hoa, Ấn, Phi) đến thăm giáo phận Saigon là gì?

Trả Lời 1: Mục đích là nhằm thắt chặt hơn nữa tình hiệp thông huynh đệ trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, đồng thời cũng nhằm mở đường cho sự liên đới và hỗ trợ nhau trong sứ vụ làm chứng cho Tin Mừng Chúa Giêsu tại châu Á hôm nay.

Câu Hỏi 2: Truyền giáo trong bối cảnh Á châu ngày nay như thế nào?

Trả Lời 2: Trước tiên, tôi thấy cần có hai bước căn bản như sau: (1) hội nhập văn hoá, nghĩa là bước theo Chúa Giêsu, sống mầu nhiệm Chúa làm người chia sẻ thân phận con người, để mở đường cho anh chị em đồng bào và đồng loại tiến đến Sự Sống dồi dào, Sự Sống toàn diện, Sự Sống viên mãn; (2) loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu trước hết và trên hết bằng chứng từ yêu thương và phục vụ, yêu thương và phục vụ với tinh thần và con tim của Chúa làm người. Vì lẽ cách cảm nhận và cách diễn đạt của người Ðông phương nghiêng về con tim và hành động cụ thể hơn là về trí tuệ và lý luận của người Tây phương. Lý luận và lý thuyết trừu tượng là những bước sau.

Câu Hỏi 3: Có chương trình chung cho châu Á không?

Trả Lời 3: Liên Hội đồng Giám mục Á châu có nhiệm vụ mở đường và định hướng chung cho các Giáo Hội tại châu Á. Chúng tôi, 4 Hồng Y Á châu trao đổi với nhau và cầu nguyện chung với nhau, xin Chúa Thánh Thần soi sáng và dẫn dắt chúng tôi trong hoàn cảnh cụ thể của mỗi địa phương.

Câu Hỏi 4: Vấn đề hội nhập văn hoá và đưa đạo vào đời trong hoàn cảnh Á châu như thế nào?

Trả Lời 4: Con đường Giáo Hội Công giáo mở ra là đối thoại và hợp tác. Ðối thoại liên văn hoá, đối thoại liên tôn, đối thoại với người nghèo. Hợp tác bằng hành động chân thành yêu thương và khiêm tốn phục vụ cho sự sống và phẩm giá mọi người, đặc biệt người nghèo, người bất hạnh, người bị loại trừ. Qua tiếp cận và trao đổi, tôi thấy các Giáo Hội tại châu Á đều theo con đường đó. Ðiều đó là một niềm khích lệ to lớn và cổ vũ mạnh mẽ đối với tôi.

Câu Hỏi 5: Về nền thần học Á châu cho người Á châu, khởi đi từ đâu?

Trả Lời 5: Nhìn từ góc độ mục vụ, có lẽ phải khởi đi trước tiên từ mầu nhiệm Tình Yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi: Ngôi Cha là Tình Yêu, Ngôi Con làm người là hiện thân của Tình Yêu, Ngôi Thánh Thần là nguồn lực của Tình Yêu. Nói cách khác, là khởi đi từ chứng từ tin yêu, từ cuộc sống của cộng đồng những người tin Chúa yêu thương, được Chúa yêu thương và sống yêu thương như Chúa đã nêu gương, đã dạy. Tôi nghĩ khởi điểm đó vừa phù hợp với Tin Mừng Sự Sống và Tình Thương của Chúa, vừa thích hợp hơn với tâm thức và văn hoá của châu Á.

Câu Hỏi 6: Tầm quan trọng của cuộc viếng thăm của Hội Ðồng Giám Mục Pháp.

Trả Lời 6: Qua các nhà truyền giáo trong mấy thế kỷ trước, Giáo Hội Pháp đã để lại nhiều dấu ấn trong việc hình thành và tăng trưởng của Giáo Hội Việt Nam. Trong gần 2 thập niên vừa qua, Giáo Hội Pháp cũng hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển của Giáo Hội Việt Nam. Ðoàn của Hội Ðồng Giám Mục Pháp (1 Hồng Y, 1 Tổng Giám Mục, 1 Linh Mục) tìm hiểu tình hình, nhu cầu và tiềm năng của Giáo Hội Việt Nam, cùng nhau suy nghĩ và tìm cách hỗ trợ nhau trong sứ vụ loan Tin Mừng Chúa Giêsu.

Câu Hỏi 7: Giáo Hội Việt Nam có những mối liên hệ với các Giáo Hội ngoài Việt Nam, các Giáo Hội ngoài Việt Nam cũng đang đến với Việt Nam, đó có phải là dấu chỉ của sự cởi mở và tự do hơn trên đất nước Việt Nam?

Trả Lời 7: Trong tháng 11.2006, Việt Nam vừa gia nhập WTO (World Trade Organization), kế tiếp là tổ chức cho nhiều ngàn người nước ngoài, lãnh tụ quốc gia, thương gia, nhà báo..., đến dự Hội nghị APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) tại Việt Nam. Việt Nam đang tiến nhanh trên con đường toàn cầu hoá, hoà nhập vào đời sống các dân tộc trên hành tinh ngày nay. Cánh cửa đang mở rộng. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cũng phải cùng dân tộc Việt Nam tiến bước trên con đường toàn cầu hoá đó, để trở nên công giáo hơn, để mở rộng dòng chảy hiệp thông trong Giáo Hội.

Câu Hỏi 8: Về mục vụ di dân, có trao đổi gì với 3 vị Hồng Y Á châu?

Trả Lời 8: Hoa, Ấn, Phi và Việt Nam đều có nhiều di dân trên khắp thế giới. Giáo Hội có trách nhiệm mục vụ đối với di dân trong nước cũng như đối với di dân ra nước ngoài. Do đó cần có sự trao đổi, hợp tác và hỗ trợ nhau để công tác mục vụ di dân mang lại kết quả tích cực hơn cho người di dân.

Câu Hỏi 9: Nhận định của các Hồng Y khách về tình hình xã hội và Giáo Hội Việt Nam?

Trả Lời 9: Quý Hồng Y khách đều nhận định xã hội Việt Nam đang mở ra và phát triển nhanh, Giáo Hội Việt Nam sinh động. Khi thấy các dòng tu có nhiều ơn gọi, giáo dân đi lễ chiều Chúa nhật đứng tràn lan ngoài đường phố, và khi tiếp cận với hơn 12,000 bạn trẻ ở Trung tâm Mục vụ vào tối Chúa nhật 3.12.2006, Ðức Hồng Y Toppo (Ấn) cho rằng Giáo Hội Việt Nam sinh động nhất châu Á! Cuộc thăm viếng ngắn ngủi hai ngày chưa cho phép quý khách tiếp cận với tất cả mặt trái của sự phát triển. Tuy nhiên, tôi nghĩ quý khách cũng có thể thấy hoặc đoán ra được ít nhiều.

Câu Hỏi 10: Ngoài ra, có trao đổi về vấn đề quan trọng nào?

Trả Lời 10: Con đường toàn cầu hoá còn dài, với những cơ hội thăng tiến đời sống gia đình và xã hội, đồng thời cũng có cơ nguy gây chướng ngại hoặc đánh mất ít nhiều những giá trị tinh thần và đạo đức trong truyền thống dân tộc cũng như trong Tin Mừng. Do đó còn cần gặp gỡ, trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau nhiều hơn nữa trong thời gian tới, nhằm giúp nhau vượt qua những thách thức và cơ nguy, vì sự sống và phẩm giá của các dân tộc Á châu.

 

Lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm, 8.12.2006

GB. Phạm Minh Mẫn

Hồng Y Tổng Giám mục

 

Lời kêu gọi giúp đỡ nạn nhân bão Durian (bão số 9) tại Nam Việt Nam.

 

Mục Vụ Bác Ái Xã Hội

Tổng giáo phận Saigon

180 Nguyễn Ðình Chiểu,

Quận 3, Tp HCM, Vietnam

Tel: (84.8)930.3828

Fax: (84.8) 930.0598

email: tgmsaigon@vnn.vn

Ngày 8.12.2006

 

Thông thường hằng năm mùa bão xẫy ra ở Miền Trung Việt Nam, nhưng năm nay đã xẩy ra tại các tỉnh Miền Nam và bão Durian là cơn bão lớn nhất. Theo các người có tuổi sống ở Cần Giờ kể lại thì chưa hề có bão lớn như thế bao giờm trừ ra cách đây 70 năm về trước.

Số thiệt hại thật nặng nề. Có rất nhiều nạn nhân bị chết và thiệt hại về vật chất, nhà cửa, tài sản và sự sinh sống thì quá lớn. Do đó chúng tôi kêu gọi tất cả những ai thiện chí ở khắp nơi và các vị ân nhân rộng tay hỗ trợ chúng tôi trong công tác cứu trợ nạn nhân bão lụt trong các giáo phận Miền Nam.

Sau đây là vài con số thống kê mà một số các báo địa phương đã đăng tải cho biết như sau:

I/ Giáo phận Bà Rịa:

29 ngưởi chết, 16 người mất tích, 1,000 người bị thương, 233 căn nhà bị phá hủy, 12,000 mái nhà bị tróc mái, 12 thuyền tầu bị phá vỡ.

II/ Giáo phận Vĩnh Long:

1/ Tỉnh Trà Vinh: 379 nhà bị phá hủy, 1,147 mái nhà bị tróc mái, 5 thuyền tầu bị phá, 3 trường học bị thiệt hại, và nhiều vườn trồng cây ăn trái boats bị thiệt hại.

2/ Tỉnh Vĩnh Long: 1 người chết, 3 người mất tích, 27 người bị thương, 2,366 căn nhà bị phá hủy, 8,465 mái nhà bị tróc, 24 thuyền đánh cá bị chìm hay mất. Số tiền thiệt hại trị giá khoảng 5,000,000,000 đồng Việt Nam, tương đương với 312,500.00 mỹ kim.

3/ Tỉnh Bến Tre: 19 người chết (trong đó có 1 trẻ em, nhiều người bị thương, 10,743 căn nhà bị phá hủy, 66,724 mái nhà bị tróc mất.

III/ Giáo phận Phan Thiết:

Tại Quận Phú Qúy có 5 người bị thương, 580 tầu thuyền bị phá, bị chìm hoặc mất, 1,730 nhà bị phá hoặc bị thiệt hại, 12 trường học bị thiệt hại.

Tổng cộng thiệt hại dự đoán là 185,000,000,000 đồng Việt Nam hay tương đương 11,562,500.00 mỹ kim

IV/ Giáo phận Mỹ Tho:

1/ Quận Gò Công, Tỉnh Tiền Giang: 2 người chết, 55 người mất tích, 6,700 ngôi nhà bị hỏng, 46 trường học và cơ sở bị thiệt hại, 45 tầu và 27 thuyền đánh cá bị chìm, 180 cây lớn bị tróc rễ và đổ, 400 ha lúc và 82 ha trồng hoa mầu bị thiệt hại.

2/ Làng Cần Duộc, Quận Châu Thành, Tỉnh Long An: 2 người bị thương, 60 nhà bị tàn phá, 130 mái nhà bị tung đi, 30 trường học bị thiệt hại, 8 tầu thuyền bị phá hủy, 3.000 ha ruộng lúa bị hư hại.

V/ Giáo phận Cần Thơ:

1/ Tỉnh Hậu Giang: 100 ha lúa bị thiệt hại hoàn toàn

2/ Thành phố Cần Thơ: 29 nhà bị thiệt hại, 326 mái nhà bị bay đi, 20 cây đại thụ bị ngả, 2 tầu thuyền bị đánh cá bị chìm.

VI/ Giáo phận Xuân Lộc:

1/ Các Xã Sông Rãy, Lam San, Long Giao, Thừa Ðức, Nhân Nghĩa thuộc Quận Cẩm Mỹ, tỉnh Ðồng Nai có: 11 nhà bị phá hủy, 150 mái mà bị cuốn đi.

2/Quận Long Thành có: 35 mái nhà bị tróc gió cuốn đi.

Quận Cẩm Mỹ và Long Thành có: 60 ha lúa và vựa cây ăn trái bị thiệt hại.

VII/ Tổng giáo phận Saigon, Tp HCM:

Xã Long Hoa và Cần Thanh, huyện Cần Giờ: 4 người mất tích, 261 nhà bị phá hủy, 1,483 mái nhà bị gió thổi tung đi, 10 trường học với 115 phòng học bị thiệt hại nặng nề.

Theo thông tin từ Ủy Ban Chỉ Ðạo và Phòng Chống Bão Lụt, cơn bão Durian đã làm thiệt hại như sau: 70 người chết, 55 người còn đang mất tích, 120,000 ngôi nhà bị thiệt hại... Và số tiền thei65t hại được ước lượng vào khoảng trên cả trăm tỉ Ðồng Việt nam, hoặc cả từng trăm triệu đồng Mỹ kim.

 

Tài liệu do Mục Vụ Bác Ái, TGP Saigòn soạn thảo.

TGP Saigòn

Mục lục

 

An appeal for help to the the victims

of the typhoon no.9 or Durian

in the South Viet Nam, Dec. 5, 2006.

 

Annually and generally the typhoon or tempest occurs the Central or South Viet Nam, but this year it happens in the South VN. Durian is the biggest one. According to the old people in Can Gio, this event did not occurred in this area 70 years ago.

The damage indeed is very enormous. The victims need a lot of aids from the benefactors.

The latest newspapers gave us some data as follows:

I/ Ba Ria Diocese:

29 dead, 16 missing, 1,000 injuring, 233 houses destroyed, 12,000 roofs blown away, 12 boats broken.

II/ Vinh Long Diocese:

1/ Tra Vinh Province: 379 houses destroyed, 1,147 roofs blown away, 5 boats destroyed. 3 schools damaged and many trees, fruit plants destroyed. (Nobody dead)

2/ Vinh Long Province: 1 dead, 3 missing 27 injuring, 2,366 houses destroyed, 8,465 roofs blown away, 24 fish rafts sunk. The damage estimated VND 5,000,000,000 = USD312,500.00)

3/ Ben Tre Province: 19 dead in which 1 child, many injuring, 10,743 houses destroyed, 66,724 roofs blown away.

III/ Phan Thiet Diocese:

Phu Quy District: 5 injuring, 580 ships, boats sunk or damaged, 1,730 houses destroyed or damaged, 12 schools damaged. The damage nearly VND185,000,000,000 = USD11,562,500.00

IV/ My Tho Diocese:

1/ Go Cong Dong District, Tien Giang Province: 2 dead, 55 missing, 6,700 houses influenced, 46 agencies or schools damaged, 45 ships and 27 fish rafts sunk, 180 big trees fallen, 400 ha of rice and 82 ha of crop lost.

2/ Can Duoc, Can Duoc, Chau Thanh District, Long An Province : 2 injuring, 60 houses destroyed, 130 roofs blown and 30 schools damaged, 8 boats sunk, 3,000 ha of rice damaged.

V/ Can Tho Diocese:

1/ Hau Giang Province: 100 ha of rice destroyed completely.

2/ Can Tho City: 29 houses destroyed, 326 roofs blown away, 20 big trees fallen , 2 boats and fish rafts sunk.

VI/ Xuan Loc Diocese:

1/ Song Ray, Lam San, Long Giao, Thua Duc, Nhan Nghia Village, Cam My District, Dong Nai Province: 11 houses destroyed, 150 roofs blown.

2/ Long Thanh District: 35 roofs blown

3/ Cam My and Long Thanh: 60 ha of crop and industrial plants destroyed.

VII/ Saigon Archdiocese:

Long Hoa and Can Thanh Village, Can Gio District: 4 missing, 261 houses destroyed, 1,483 roofs blown, 10 schools with 115 rooms damaged heavily.

According to the Central Steering Committee for Flood and Storm Control, the typhoon Durian caused more than 70 dead, 55 missing, 120,000 houses influenced... the damage estimated at many VND hundred billion (= many USD million).

 Mục lục

 

Prepared by The Charity Ministry of Saigon Archdiocese, Dec. 9, 2006

Ðức Hồng Y Trần Nhật Quân, giám mục giáo phận Hồng Kông, thăm viếng và dâng Thánh lễ với người Hoa tại Saigòn.

Tin Saigòn, Việt Nam (UCAN VT01560.1422 Ngày 6-12-2006) -- Ðức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân của giáo phận Hồng Kông thăm viếng ba giáo xứ có đông người Hoa ở tổng giáo phận Saigòn. Các thành viên hội đồng giáo xứ, giới trẻ trong trang phục Trung Hoa cùng đoàn lân đã chào đón Ðức Hồng y Quân tới thăm họ đạo Phanxicô Xaviê hôm 3-12-2006.

Ðức Hồng Y Quân nằm trong số ba vị hồng y Á châu viếng thăm tổng giáo phận và tham dự các họat động mừng kỷ niệm 500 năm sinh nhật Thánh Phanxicô Xaviê từ 1-4/12/2006 theo lời mời của Ðức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn Tổng Giám Mục Saigòn. Hai Ðức Hồng Y kia là Telesphore Placidus Toppo của Ranchi, Ấn Ðộ, và Gaudencio Rosales của Manila.

Trước Thánh lễ tại giáo xứ Phanxicô Xaviê, giáo dân giáo xứ đã ca ngợi Ðức Hồng Y Quân là một "tiên tri hiện đại" giải quyết những vấn đề của Giáo hội. Họ cũng hứa cầu nguyện cho nhà lãnh đạo Giáo hội Hồng Kông và xin ngài giúp đào tạo giáo lý viên người Hoa.

Giáo dân còn tặng hoa và quà lưu niệm cho đức hồng y và linh mục Phêrô Lâm Minh tháp tùng ngài.

Ðức Hồng y Quân nói với cộng đoàn rằng ngài cảm thấy ở đó giống như ở nhà vì "Chúng ta nói cùng một ngôn ngữ". Ðề cập đến lễ Thánh Phanxicô Xaviê, ngài nhắc nhở giáo dân người Hoa địa phương "hãy truyền giáo cho người Hoa tại Việt Nam".

Trong Thánh lễ bằng tiếng Quảng Ðông có 14 linh mục đồng tế, đức hồng y kêu gọi giáo dân "đừng quên làm việc bác ái trong Mùa Vọng" và nhất là "hãy cầu nguyện cho Giáo hội tại Trung Quốc đại lục".

Sau khi Ðức Hồng y Quân và giáo dân chụp hình ở cuối Thánh lễ, linh mục gốc Hoa Stêphanô Huỳnh Trụ và đức hồng y tới thăm hai họ đạo người Hoa khác là Ðức Bà Hòa Bình và An Bình.

Giáo dân của ba họ đạo còn tham dự tiệc mừng đức hồng y tại nhà xứ Thánh Phanxicô Xaviê. Trước khi bữa tiệc kết thúc, Ðức Hồng y Quân nói ngài ước mong được đón tiếp những giáo dân này ở Hồng Kông.

Cha Trụ cho UCA News biết, Ðức Hồng y Quân là "vị lãnh đạo Giáo hội cao cấp nhất người Hoa chính thức thăm các giáo xứ người Hoa kể từ 1975", khi Việt Nam được thống nhất. Chuyến thăm của ngài "tạo nên niềm phấn khởi rất lớn trong cộng đoàn giáo dân người Hoa", ngài nói thêm.

Từ nay người ta sẽ biết đến cộng đoàn giáo dân người Hoa ở nước này, cha Trụ 64 tuổi, nói thêm. Ngài giải thích Giáo hội Công giáo ở Trung Hoa đại lục, Hồng Kông và Ðài Loan, và các cộng đoàn Công giáo Trung Hoa trên thế giới đều không biết đến cộng đoàn Công giáo người Hoa ở Việt Nam trong 31 năm qua.

Theo vị linh mục đã phục vụ giáo xứ Thánh Phanxicô Xaviê từ 1980, giáo xứ của ngài được thành lập năm 1865 và nay coi sóc 2,000 giáo dân. Có 500,000 người Hoa trong thành phố này.

Cha Trụ cho biết, linh mục Tôma Huỳnh Bửu Dư, chánh xứ Ðức Bà Hòa Bình, cũng là một linh mục người Hoa. Có ba thanh niên người Hoa đang theo đuổi ơn gọi làm linh mục.

Có chừng 10 linh mục Việt Nam có thể nói được tiếng Quảng Ðông, ngài nói thêm.

Ðức Hồng y Rosales của tổng giáo phận Manila đã viếng thăm giáo xứ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam ở Saigòn hôm 3-12-2006, và dâng Thánh lễ cho khoảng 650 người Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam. Trong Thánh lễ có sáu linh mục đồng tế, đức hồng y còn ban Bí tích Thêm Sức cho 5 người Philippines.

Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ, chánh xứ, cho UCA News biết, giáo xứ bắt đầu các họat động mục vụ cho người Philipines cách đây năm năm và hiện có 200 người Philippines tham dự các Thánh lễ chiều thứ Bảy ở đó.

Cũng có một linh mục Hàn Quốc phục vụ 350 người Hàn Quốc ở giáo xứ, ngài nói thêm.

Ðược biết, theo lời mời của Ðức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn tổng giám mục Saigòn, các Ðức Hồng y Á Châu: Giuse Trần Nhật Quân của giáo phận Hồng Kông; Telesphore Placidus Toppo của tổng giáo phận Ranchi, Ấn Ðộ; và Gaudencio Rosales của tổng giáo phận Manila, Phi luật tân, đã có chuyến viếng thăm chính thức tại Việt Nam từ ngày 1-4/12/2006.

Mở đầu chuyến thăm, Ðức Hồng y Mẫn đã chủ tế Thánh lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 500 của Thánh Phanxicô Xaviê, có các vị hồng y khách và Ðức Giám mục phụ tá Giuse Vũ Duy Thống đồng tế. Sinh nhật của vị thánh là ngày 7-4, nhưng ngày 3-12 là ngày lễ của ngài.

Còn có 120 linh mục đồng tế Thánh lễ với sự tham dự của 1,000 phó tế, tu sĩ và giáo dân.

Trong số những người tham dự có một số đại diện cho người Việt gốc Hoa, người Ấn Ðộ, Hàn Quốc và Philippines, làm việc trong thành phố. Ngoài ra còn có các đại diện ngoại giao đoàn.

Trước Thánh lễ, các hồng y, linh mục, phó tế, tu sĩ, giáo dân và trẻ em đã tham gia rước kiệu từ nhà xứ đến nhà thờ chính tòa.

Linh mục Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh, tổng đại diện của tổng giáo phận, đã đọc diễn văn chào đón các vị hồng y khách. Cha Minh nói: "Việc quý đức hồng y đến thăm tổng giáo phận chúng con nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 500 của Thánh Phanxicô Xaviê, vị thừa sai vĩ đại tại châu Á, làm nổi bật tầm quan trọng và đường lối truyền giáo cần thiết tại châu Á ngày nay".

Cha tổng đại diện nói tiếp, vị thánh đã chia sẻ cảnh nghèo của người nghèo và tôn trọng các giá trị văn hóa của các dân tộc bản địa, và các lãnh đạo Giáo hội Á châu cũng "nhắc nhở chúng con truyền giáo bằng cách đối thoại với người nghèo và các tôn giáo và nền văn hóa lâu đời của châu Á".

Cha Minh, chánh xứ nhà thờ chính tòa, nói thêm rằng, vì thế, sự hiện diện của các đức hồng y tại nhà thờ chính tòa "khích lệ chúng con truyền giáo cách thiết thực".

Ðức Hồng y Mẫn cho cộng đoàn biết Ðức Hồng y Joseph Zen Zi Kiun (Trần Nhật Quân) đại diện cho Trung Quốc, quốc gia có dân số đông nhất thế giới, Ðức Hồng y Telesphore Placidus Toppo đại diện cho Ấn Ðộ, quốc gia có dân số đông thứ hai thế giới, và Ðức Hồng y Gaudencio Rosales đại diện cho Philippines, quốc gia có người Công giáo đông nhất Á Châu.

Ngài nói: "Các ngài đến đây để cùng chúng ta cám ơn Chúa đã gởi Thánh Phanxicô Xaviê đến chia sẻ niềm tin vào Chúa Giêsu cho các dân tộc Á châu".

Vị lãnh đạo Giáo hội (Ðức Hồng y Mẫn) còn thúc giục người Công giáo địa phương củng cố đức tin trong gia đình và cộng đoàn và đem đức tin đến cho những người Á châu khác".

Trong bài giảng lễ bằng tiếng Anh, Ðức Hồng y Toppo kể lại Thánh Phanxicô Xaviê đã thực hiện hành trình truyền giáo của ngài đến Phi châu và các vùng Á châu mà nay thuộc Ấn Ðộ, Indonesia, Nhật, và Malaysia.

Vị Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn Ðộ (Ðức Hồng y Toppo) thúc giục người Công giáo địa phương truyền giáo bằng chính việc làm và đời sống hàng ngày của họ. Ở châu Á, ngài nói, "đời sống đức tin của chúng ta là bằng chứng hữu hiệu nhất cho Ðức Kitô".

Sau bài giảng của Ðức Hồng y Toppo, là phần lời nguyện bằng tiếng Anh, Trung Quốc, và Việt Nam.

Cụ Têrêsa Võ Thị Vy, 76 tuổi, nói với UCA News sau Thánh lễ rằng Thánh lễ đặc biệt này được đồng tế bởi bốn đức hồng y châu Á sẽ không có lần thứ hai.

Bà cụ y tá đã về hưu chia sẻ việc cụ truyền giáo cho bệnh nhân bằng cách kể cho họ nghe các câu chuyện nói về đạo Công giáo trong khi chăm sóc cho họ như thế nào. "Tôi muốn họ hiểu về đạo của tôi, vốn dạy người ta sống yêu thương và làm việc thiện cho người khác", cụ Vy giải thích.

Các đức hồng y khách mời còn tham dự một hội thảo do dòng Tên tổ chức với chủ đề Thánh Phanxicô Xaviê - Nhà truyền giáo mở đường vào Á châu. 300 linh mục, tu sĩ và giáo dân đã tham dự sự kiện này, được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ của tổng giáo phận hôm 2-12-2006.

Nổi bật trong hội thảo là các bài nói truyện về cuộc đời truyền giáo của vị thánh và lịch sử Giáo hội Việt Nam. Các tham dự viên còn thảo luận các cách kể chuyện hữu hiệu về câu truyện Chúa Giêsu cho đồng bào của mình ngày nay.

Sau khi viếng thăm dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, Ðại Chủng viện Thánh Giuse và Nhà Truyền thống, Văn hóa và Ðức tin của tổng giáo phận, các vị hồng y khách đã tiếp những người đồng hương trong thành phố.

Ðài truyền hình địa phương đã truyền hình cuộc gặp gỡ giữa bốn vị hồng y với các giới chức chính quyền địa phương hôm 4-12-2006.

 

UCAN

Mục lục

 

 

THƯ MÙA GIÁNG SINH CỦA ĐHY GB. PHẠM MINH MẪN

 

Mùa Vọng 2006

Giáng Sinh và Năm Mới 2007

 

Kính gởi : Anh em linh mục

Anh chị em tu sĩ và giáo dân

thuộc gia đình giáo phận thành phố Hồ Chí Minh


1. Bình an, quà tặng của Thiên Chúa làm người


Giáng Sinh và Năm Mới là thời gian người ta tặng quà cho nhau nhiều nhất. Từ những cánh thiệp với những lời cầu chúc tốt đẹp nhất cho đến những món quà người thân trao gửi cho nhau, tất cả đều nói lên Giáng Sinh và Năm Mới là mùa của quà tặng. Việc tặng quà này bắt nguồn từ chính Thiên Chúa, Đấng đã tặng ban cho nhân loại món quà vô giá là chính Người Con chí ái của Ngài, và cùng với Người Con đó, mở đầu là ơn bình an. Chính vì thế, cùng với các thiên thần, chúng ta hân hoan hát lên trong đêm Giáng Sinh:


“Vinh danh Thiên Chúa trên trời

Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”


Như thế bình an là quà tặng đầu tiên của Thiên Chúa làm người, nhằm đáp lại ước vọng sâu xa nhất của mọi tâm hồn, mọi gia đình, nhất là những gia đình sống trong cảnh ồn ào, náo động, xô bồ, và nhiều ô nhiễm của Thành Phố chúng ta. Vì là quà tặng của Thiên Chúa nên để có bình an, điều cần thiết là mỗi người và mỗi gia đình phải mở rộng cánh cửa tâm hồn mà đón nhận. Trong đêm Chúa Kitô giáng sinh tại Bêlem, các mục đồng đã đón nhận ơn bình an của Hài Nhi Giêsu với một tâm hồn an tĩnh, rộng mở, đơn sơ và chất phác. Ngược lại, vua Hêrôđê đã đánh mất bình an vì ông khép kín lòng mình trong những tính toán độc ác và tham vọng ích kỷ. Thánh Giacôbê tông đồ đã nói thật chí lý: “Bởi đâu có chiến tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em? Chẳng phải là bởi chính những khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao? Thật vậy, anh em ham muốn mà không có, nên anh em chém giết; anh em ganh ghét cũng chẳng được gì nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau” (Gc 4,1-2). Do đó, để đón nhận ơn bình an của Chúa, chúng ta cần phải gạt bỏ những tính toán ích kỷ, những mưu mô ác độc và ham muốn bất chính; đồng thời phải đến với Chúa và đến với nhau bằng một tâm hồn an tĩnh và khiêm tốn, đơn sơ và chân thành, nhằm mở đường và hỗ trợ cho mọi gia đình, mọi cộng đoàn tín hữu, giáo dân, tu sĩ, linh mục, có một đời sống bình ổn và an lành hơn.



2. Đón nhận để chia sẻ

 

Nếu bình an là quà tặng của Thiên Chúa tình yêu thì khi đón nhận bình an, chúng ta cũng được mời gọi chia sẻ ơn bình an đó cho người khác. Đó là dòng chảy tự nhiên của tình yêu. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã kêu gọi tất cả anh chị em tín hữu lấy Năm Phụng Vụ 2007 làm Năm Sống Đạo. Bước đầu tiên của việc sống Đạo chính là đón nhận ơn bình an của Chúa và chia sẻ niềm bình an đó cho mọi người, nhất là những ai đang phải sống trong cảnh bất an, túng quẫn và đau khổ.


Cách cụ thể, tôi xin anh chị em quan tâm đặc biệt đến những nạn nhân của cơn bão DURIAN vừa qua. Ngay tại Cần Giờ thuộc giáo phận chúng ta, đã có 4 người bị mất tích, 261 căn nhà bị giật sập, 1.483 căn nhà bị tốc mái, 10 trường học với 115 lớp học bị tàn phá nặng nề. Nhìn sang các giáo phận khác như Phan Thiết, Bà Rịa, Xuân Lộc, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Long Xuyên và Cần Thơ, sự tàn phá của cơn bão còn nặng nề hơn nữa khiến cho cả trăm người chết và bị mất tích, cả chục ngàn người lâm cảnh màn trời chiếu đất và thiếu thốn những nhu cầu căn bản nhất cho đời sống. Vì thế tôi tha thiết xin anh chị em hãy giảm bớt những chi tiêu không cần thiết trong dịp mừng Giáng Sinh và Năm Mới, để cùng nhau góp phần vào việc chia sẻ và nâng đỡ những anh chị em đang lâm cảnh khó khăn sau cơn bão. Đó chính là dấu chỉ cụ thể của những tâm hồn đang sống trong quỹ đạo yêu thương và bình an của Chúa.


3. Chính lúc cho đi là khi được nhận lãnh

 

Nhìn từ bên ngoài, việc chia sẻ bác ái làm cho ta phải mất mát nhiều thứ: tiền bạc, thời giờ, năng lực. Nhưng thực ra chính lúc cho đi lại là lúc ta nhận lãnh vì chính qua việc chia sẻ bác ái mà chúng ta được trở thành “người” hơn, được nên giống hình ảnh Thiên Chúa hơn, được đón nhận niềm vui và bình an sâu xa mà không ai và không có gì trong cuộc đời này có thể ban tặng. Lý trí tự nhiên coi đó là một nghịch lý, nhưng Lời Chúa và cảm nghiệm niềm tin lại khẳng định với chúng ta rằng đó là chân lý ban sự sống và bình an của Tin Mừng Chúa Giêsu.


Nhân Mùa Giáng Sinh và Năm Mới 2007 sắp tới, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, tôi nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi tuôn đổ ơn bình an của Ngài xuống trên mọi gia đình, mọi cộng đoàn, và xin Chúa biến đổi mỗi chúng ta thành sứ giả Tin Mừng Bình An của Chúa trên đất nước chúng ta, nhằm góp phần mang lại cho dân tộc Việt Nam hôm nay không chỉ là sự phát triển kinh tế đem lợi lộc cho một số người, nhưng là sự phát triển toàn diện con người và sự thăng tiến đời sống và phẩm giá của mọi gia đình.


+Gioan Bt. Phạm Minh Mẫn

Hồng Y Tổng giám mục


GC.: - Từ đây cho đến hết mùa Giáng Sinh, xin quý Cha xứ đọc thư này trong các Thánh lễ Chúa Nhật, và phổ biến đến các gia đình giáo dân qua Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, các đoàn thể giáo dân, các giới.

- Quà cứu trợ, xin gởi về văn phòng Toà Tổng Giám Mục.

 

Mục lục

 

Text Box: TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO

 

 

 

 

 


 

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG

và GIÁO HỘI CÔNG GIÁO LAMÃ.

 

Hỏi: Nhân chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vừa qua tại Thỗ Nhĩ Kỳ, xin Cha giải thích sự khác biệt giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống. 

Trả lời: Giáo Hội của Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng các Tông Đồ đã trải qua một cơn khủng khoảng đi đến rạn nứt (schism) thành hai nhánh lớn là Công Giáo La Mã  (The Roman Catholic Church) và Giáo Hội Chính Thống Đông Phương nói chung  (The Orthodox Eastern  Churches) cách nay gần 10 thế kỷ.

Nguyên nhân đưa đến rạn nứt này thì có nhiều và phúc tạp nhưng  không thể nói hết được trong khuôn khổ của bài trả lời này được. Tuy nhiên, có thể tóm tắt  những điểm chính yếu như sau:

Trong mấy thế kỷ đầu, Giáo Hội vẫn hiệp nhất trong cùng một đức tin, một phép rửa , một Kinh Thánh và Truyền Thống. Dần dà về sau, những mầm mống chia rẽ bắt đầu xuất hiện và lan rộng. Những cuộc tranh luận về thần học,  tín lý, phụng vụ và nhất là về quyền bính đã nỗ ra giữa những nhà lãnh đạo Kitô Giáo ở Roma và Constantinople, đưa đến  hâu quả chia rẽ trầm trọng là sự rạn nứt Đông –Tây ( East-West Schism) xẩy ra vào năm 1054 giữa Thượng phụ Giáo chủ Michael Cerularius của Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ) và Đức Giáo Hoàng Lêô IX của Roma. Hai bên đã ra vạ tuyệt thông (excommunication ) cho nhau vì những bất đồng vô phương hàn gắn khi đó. Sự rạn nứt này đã khiến  Giáo Hội Chính Thống Đông Phương tách khỏi Giáo Hội Công Giáo La mã từ đó.Theo lịch sử truyền giáo, thì Thánh Phêrô đã rao giảng và chịu tử đạo tại Rome, trong khi Thánh Anrê (Andrew) em của ngài đã sang truyền giáo bên miền đất gọi là Êphêsô cùng với Thánh Phaolô. Phần đất này nay  thuộc Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), nơi có Toà Thượng Phu (Patriarchate) Constantinople. Theo truyền thuyết thì Thánh Anrê đã đưa Đức Mẹ sang sống ở đây với các Tông Đồ trong một thời gian. Nay ở đây còn  căn nhà mà người ta cho là nơi Đức mẹ đã ở. Về nguồn gốc lịch sử, thì danh xưng  “Chính Thống” (Orthodox) thoạt đầu được dùng để chỉ các Giáo Hội đã chấp nhận những giáo huấn của Công Đồng Chalcedon (451) đối nghịch với các nhóm lạc giáo (heretics) chống lại Công Đồng này. Nhưng từ năm 1054 , thì từ ngữ này được dùng để chỉ các Giáo Hội Kitô giáo Đông Phương (Orthodox Eastern Churches), đứng đầu là Constantinople,  tách khỏi Giáo Hội Công Giáo Lamã.   

Những khác biệt đưa đến rạn nứt và khó hoà giải được  giữa hai Giáo Hội là :

1- Giáo Hội Chính Thống không đồng ý với Giáo Hội La Mã về từ ngữ Latinh  “Filioque” tuyên xưng Chúa Thánh Thần bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra, như đọc  trong Kinh Tin Kinh Nicene.

2- Giáo Hội Chính Thống không công nhận quyền và vai trò lãnh đạo Giáo Hội của Đức Giáo Hoàng.

3- Giáo Hội  Chính thống dùng bánh có men (leavened bread) trong phụng vụ trong khi Giáo Hội Công Giáo dùng bánh không men (unleavened bread) trong Thánh Lễ.

4- Giáo Hội Chính Thống không buộc các linh mục giữ luật độc thân trong khi Giáo Hội Công Giáo  buộc luật này cho hàng giáo sĩ (linh mục, giám mục, Giáo Hoàng)

5- Ngôn ngữ trong phụng vụ của Giáo Hội Chính Thống là tiếng Hy lạp, trong khi Giáo Hội La Mã dùng tiếng La tinh trước kia và  nay là mọi ngôn ngữ thế giới.

Ngoài những điểm dị biệt trên đây, Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo đều có chung 7 bí tích và tuyên xưng một đức tin, chung  một Kinh Thánh, trong khi các giáo phái Tin lành chỉ có một phép rửa và khác biệt với cả hai Giáo hội Công Giáo và Chính Thống về nhiều điểm quan trọng liên quan đến tín lý, phụng vụ, kinh thánh , thần học và quyền bính.

Vì thế, giáo dân Công giáo chỉ được phép tham dự nghi lễ và lãnh bí tích trong một nhà thờ thuộc Giáo Hội Chính Thống, nếu không có nhà thờ Công Giáo nào  trong vùng cư ngụ, nhưng  không được phép  tham dự bất cứ nghi thức nào của các giáo phái Tin lành. Tuy nhiên Giáo Hội Công Giáo công nhận phép rửa của đa số giáo phái Tin lành, nếu được làm với công thức Chúa Ba Ngôi và dùng nước để rửa tội.

Từ bao thế kỷ nay, nhiều cố gắng đã được thực hiện để mong hiệp nhất hai Giáo Hội . Kết quả tốt đẹp đầu tiên đã đạt được là năm 1964 hai Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống đã tha vạ tuyệt thông cho nhau do nỗ lực  đại kết của Đức Thánh Cha Phaolô VI. Ngài đã sang gặp Thương Phụ Giáo Chủ Constantinople và hai vị đã trao đổi cái hôn bình an, chấm dứt tình trạng thù nghịch giữa hai Giáo Hội anh  em từ năm 1054. Tuy nhiên, con đường đi đến hiệp thông hoàn toàn (full communion)  còn xa vì Giáo Hội Chính Thống vẫn không công nhận Đức Giáo Hoàng là người kế vị Thánh Phêrô trong vai trò và trách nhiệm lãnh đạo toàn  Giáo Hội của Chúa Kitô trên trần thế. Thượng Phụ Giáo Hội Chính Thống được coi là “Giáo Hoàng” của Giáo Hội này. Toà Thượng Phụ Constantinople được coi là Toà Thánh La Mã mới (The New Rome See) của Giáo Hội Chính Thống. Ngoài Constantinople, Giáo Hội Chính Thống Đông Phương còn có mặt ở Hy Lạp , Nga, Roumania, Tiệp Khắc, BaLan, Latvia, Finland và Lithuania. Nhưng các Giáo Hội này đều tự trị mặc dù Toà Thượng Phụ Constantinople bên Thổ Nhĩ Kỳ được coi là thủ lãnh của các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương chưa hiệp thông với Toà Thánh La Mã. Tổng số giáo dân chính thống có vào khoảng 300 triệu người. Từ năm 1964 đến này, bang giao giữa Toà Thánh và Giáo Hội Chính Thống Đông Phương đã có nhiều cải  thiện. Khi Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II qua đời, Đức Thượng phụ Bathôlômêô I của Constantinople đã  sang dự tang lễ (trừ Thượng Phụ Chính Thống Nga) và lần này, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã  đến thăm Đức Thượng Phụ nhân cuộc viếng thăm của ngài ở Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 11 vừa qua.

LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.

 

Mục lục

 

NHỮNG ĐIỂM HỘI NGỘ

GIỮA BỨC THƯ CHUNG 2006 CỦA HĐGM/VN

& DIỄN TỪ NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC BENEDiTO XVI TRONG BỐI CẢNH VN

 

Linh mục Giuse Trịnh Tín Ý

 “Lương y như từ mẫu’, Đức Benedito XVI là một ‘lương y’, đã đưa Thông Điệp đầu tiên Thiên Chúa là Tình Yêu (TCLTY), làm phương thuốc tâm truyền chẩn trị căn bệnh của thế giới hiện đại, bệnh khủng hoảng chân lý như ngài thường nhắc tới trong các Diễn Từ gần đây. Với ngài, chân lý cứu sinh thế giới là chân lý về Tình Yêu. Đúng là ‘đồng thanh tương ứng’ với môn đệ Gioan thuở ấy, vị tông đồ đã viết 1Ga (có thể Gioan không là tác giả của Bức Thư này, đây chỉ là vấn đề văn bản Kinh Thánh) để đối phó với phong trào Ngộ Đạo, hôm nay môn đệ hậu duệ Benedito XVI viết ‘Thiên Chúa Là Tình Yêu’ để đối phó với một thế giới nhiều ngộ nhận. Ngộ Đạo thuở ấy tin vào ánh thông tuệ bí ẩn nơi chính mình, phủ nhận chân lý mạc khải của Chúa Giêsu. ‘Ngộ nhận thời nay’ chọn lầm con đường hạnh phúc, làm lơ với Tình Yêu của Chúa, buông trôi theo bản năng. Tiếp theo là Diễn Từ Ngày Thế Giới Truyền Giáo (NTGTG), Đức Thánh Cha cũng đặt nền trên thư thứ nhất Gioan, khẳng định, Tình Yêu Là Linh Hồn Của Sứ Mạng Truyền Giáo: “Ai yêu thương thì sinh bởi Thiên Chúa và biết Thiên Chúa”(1Ga 4,7), còn Bức Thư Chung 2006 Sống Đạo Hôm Nay (SĐHN) giới thiệu, sống đạo hôm nay là sống đời sống có Thiên Chúa, suối nguồn tình yêu: "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).

 

Cả Diễn Từ NTGTG và bức Thư Chung cùng hội ngộ nhau trên ‘con đường tình Chúa dẫn ta đi’. Con đường khởi đi từ Thiên Chúa, suối nguồn tình yêu / ra đi làm chứng / và cúi xuống phục vụ anh em. Dĩ nhiên ba bước đi này không là những bước tuần tự trước sau nhưng là những bước thể hiện, tác động và soi sáng lẫn nhau. Nói chung cả hai sứ điệp đều mời gọi tín hữu đi từ “Thiên Chúa là Tình Yêu”, đi về gặp gỡ nhau trong tình yêu Thiên Chúa. Khi chuyển tải các sứ điệp vào xã hội hôm nay, chúng ta nhận ra, giữa các sứ điệp và bối cảnh xã hội, nhiều nét tương đồng rực rỡ nhưng cũng không ít nét tương phản đen tối. Xin ghi khắc sứ điệp của Bức Thư Chung và Diễn Từ NTGTG ngay trên khung nền phản diện như một tham chiếu, như một cách giục dã nhau nghĩ lại, một cách ới ời nhau, dậy mà đi trên con đường tình Chúa dẫn ta đi.

 I/ KHỞI TỪ SUỐI NGUỒN TÌNH YÊU

 Bức Thư Chung xác định, sống đạo là “sống có Thiên Chúa, suối nguồn tình yêu... Chính nhờ tình yêu này, con người có thể nhận ra dung mạo đích thực của Thiên Chúa và hân hoan tìm đến với Ngài”(số 2 SĐHN) và cũng nhắn nhủ tín hữu Việt Nam trưởng thành trong cuộc sống đạo, “Kitô hữu phải lớn lên mỗi ngày trong tình yêu của Ngài, trưởng thành hơn trong niềm tin cậy mến và nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu, hiện thân của Tình Yêu” (số 3 SĐHN). Tình Yêu trước tiên là chính Chúa Giêsu, món quà Thiên Chúa tặng cho nhân loại. Và tình yêu trong đời không chỉ có nơi cõi tâm con người nhưng còn là sức mạnh, sức sống của cả tâm-thân. Tình Yêu được yêu và được sống nơi con người toàn diện và được khẳng định bằng cây thập giá vác với Thày và với nhau trong đời. Tình yêu càng cao vợi thập giá và hy sinh càng diệu vợi. Chúa Giêsu bảo, “Không ai yêu bạn bằng người liều mạng vì bạn”. Bức Thư Chung cũng thừa nhận, “Sống đạo là đời sống đến từ Chúa Giêsu, quà tặng Tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại. Là Con yêu dấu của Thiên Chúa "Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên thập giá" (Pl 2,8) để giao hòa thế gian tội lỗi với Thiên Chúa và làm cho nhân loại trở nên con người mới, con người biết "nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu" (Ga 19,37) để nhận lấy ơn cứu độ”. Lời mời sống đạo hôm nay đâu như một thách thức ngược dòng (?). Xung quanh đây người ta chấp nhận cả vậy, ‘ân oán’ giang hồ phân minh, bạn là bạn, thù ra thù, đàng này sao lại ngược đời, ai tát má phải giơ luôn cả má trái? Trong đời sự nghiệp này đích tay mình làm ra, tâm não mình toan tính, chẳng cầu cạnh ở đâu, sao cứ phải quy tất cả cho ơn trên? Nhưng cũng có nhiều dấu hỏi ngược chiều bên kia. Bác sĩ Kiên, cựu Giám đốc trại phong Quy Hoà hồi còn làm việc ở đây, ông cứ băn khoăn mãi, những người phụ nữ ấy chẳng thua tài, kém sắc hơn ai, sao lại chối từ tất cả để cả đời quần quật, sáng sớm tới chiều muộn gồng gánh những gánh trĩu vai với các bệnh nhân phong ở nơi cuối trời này. “Buổi sáng sớm mình thức dậy, các chị đã tới phòng bệnh từ lúc nào rồi, chiều muộn mình về phòng, các chị còn mải mê chẳng biết tới mấy khuya. Tại sao? Và tại sao? Bây giờ hẳn bác sĩ đã hiểu phần nào cái lý của một cuộc đời theo Chúa vì chính bác sĩ đã là con Chúa, đã là người trong cuộc (kể theo lời thuật của một sơ làm chung trại với bác sĩ Kiên). Dĩ nhiên, suốt đời gồng gánh được cây thập giá đi theo Thày, chuyện lấp biển vá trời này đâu phải chuyện riêng đôi vai, đôi tay mình, còn là chuyện của Thày nữa mà vì “Thày ở lại với anh em tới ngày sau cùng”. Chúng ta hay quên ơn Chúa trên con đường thập giá đời mình, nên dễ tủi thân. Phaolô cũng có lần tủi thân như thế, Chúa đã ‘dằn mặt’ anh ngay, “Ơn Ta đủ cho con”. Để khỏi tủi thân, Bức Thư Chung nhắc chúng ta, sống đạo cũng là “đời sống năng động trong Chúa Thánh Thần, năng lực tình yêu. Nhờ Chúa Thánh Thần, Kitô hữu thông hiệp vào mầu nhiệm Tử Nạn - Phục Sinh của Chúa Giêsu để can đảm bước theo con đường của Thầy Chí Thánh và sống theo gương Người” (Số 2 SĐHN). Nói khác, khởi từ suối nguồn Tình Yêu, chúng ta vững bước với sức mạnh của Chúa Thánh Thần bước đi theo Thày. Dù sao thực tế vẫn là thực tế, con người dễ làm lơ với Tình Yêu Thiên Chúa và anh em nên trên con đường tình ta đi vẫn còn đó những cơn khủng hoảng.

 Khủng hoảng trên con đường tình ta đi:

 Mặn Mà với Tình Ai, Lạnh Lùng với Tình Yêu.

 Thông Điệp TCLTY cảnh giác “Cái lối tôn sùng thân xác thời nay là lầm lạc. Eros, bị giản lược thành “tính dục” thuần túy, đã trở nên một thứ hàng hóa, đơn giản là “đồ vật” mua bán, hay hơn thế nữa chính con người trở thành một thứ hàng hóa” (5 TCLTY). Cũng với trực giác ‘lương y từ mẫu’, trong Diễn Từ NTGTG, Đức Benedito đã lập lại số 60 của Thông Điệp Sứ Mạng Đấng Cứu Thế, muốn chỉ định phương thuốc cho cuộc khủng hoảng Tình Yêu, tình ái: “Tình yêu phải là nguyên tắc hướng dẫn mọi hành động, và là cứu cánh mà mọi hành động phải hướng về. Khi ta hành động trong đức ái và được đức ái thúc đẩy, thì không có gì là không ổn và mọi sự sẽ tốt đẹp” (Diễn Từ NTGTG trích số 60 Redemptoris Missio / 3 NTGTG). Nói khác Ngài khẳng định, Tình Yêu sẽ biến tất cả thành tốt đẹp. Từ những sứ điêp này, chúng ta đi nhận diện cuộc khủng hoảng tình yêu và tình ái qua bối cảnh chẳng mấy đẹp của xã hội mình.

 Một nhà báo Singapore đã mô tả cuộc khủng hoảng tình yêu hôn nhân trong giới trẻ tại đảo quốc giàu sang này với bốn tiêu chuẩn chọn ‘bạn trăm năm’, mỗi tiêu chuẩn đều bắt đầu bằng chữ ‘C’: Career (nghề nghiệp), condominium (nhà ở), credit card (thẻ tín dụng) và car (xe hơi). Chắc chắn với những chữ ‘C’ như thế các bạn chọn được ‘bạn chơi’ cho trò chơi vợ chồng dăm bảy tháng, vài ba năm còn khó kể chi chọn được bạn đời trăm năm. Ở đây gia sản vật chất có vẻ đã được tôn lên thế chỗ cho tình yêu làm nền tảng của gia đình. Ở Việt Nam tuy không có tiêu chuẩn ‘4C’ nhưng cũng không thiếu những vần thơ, câu vè đốp chát, mỉa mai những ‘giá trị mới’ đang thay thế dần tình yêu đơn thành, chung thủy trong các gia đình trẻ hôm nay, chẳng hạn,

 Tiền là tiên là phật,

 Là cú bật tuổi trẻ,

 Là sức khỏe người già,

 Là cái đà danh vọng,

 Là cái lọng che thân,

 Là cán cân công lý,

 Là cái lý tình duyên.

 Ở xã hội Việt Nam, tuy giới trẻ không công khai lật đổ tình yêu nhưng về ly hôn, theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2005: “TP.HCM có 12.301 đơn xin ly hôn và riêng tỉnh Bình Thuận có 748 cặp hôn nhân nộp đơn xin ly hôn”. Những con số cho thấy tình yêu đang có dấu hiệu bị ‘thất sủng’ và có chiều muốn ‘ly thân’ với các bạn trẻ! Mặt khác cũng dễ nhận ra tình yêu đang bị ‘thất sủng’ khi những ca khúc được sáng tác và nhiệt tình đón nhận rộng rãi trong giới trẻ đang ruồng rẫy, bôi lọ hay phớt lờ với tình yêu chân thực, chung thủy. Chẳng hạn, đây là lời một đôi ca khúc trong từng trăm ca khúc bộc bạch một tình yêu rất ‘ăn sổi ở thì’, ‘yêu cuồng, sống vội’, chuyện tình yêu như chuyện trời mưa, trời nắng vô thường, vô tư, vô tình, “Tình yêu đến em không mong đợi gì. Tình yêu đi em không hề nuối tiếc...” Hoặc một ca khúc đang ăn khách, đang được nhiều bạn trẻ ưa chuộng và say sưa hát đã bày tỏ một thứ tình yêu giản dị và dễ dãi, nông cạn và vật dục: “biết thế, ngày xưa tôi không yêu thật nhiều...” Có bài ca mang tựa đề giới thiệu một cuộc tình không cao hơn ngọn cỏ, tình yêu như một lối giao dịch, quanh quẩn trong đủ vòng tay bè bạn “bạn anh em cũng không chừa”. Một bài của tác giả Minh Khang còn đong đưa một thứ ‘tình ba xu’ “nếu em không yêu anh, anh sẽ yêu người khác...”. Tháng trước tác giả một bài báo trong tờ Tuổi Trẻ, nghiên cứu những ca khúc đang được trình diễn trên các sân khấu Thành Phố đã tỏ ra thất vọng, thấy tuổi trẻ đang ca tụng một thứ tình yêu vớ vẩn và lạc lõng, không mang bất cứ dấu ấn của một lý tưởng hay giá trị đạo đức nào. Tác giả cũng ngạc nhiên, sao cơ quan thẩm quyền cho phép xuất bản và phát hành dễ dàng!

 Khi tình yêu hờ hững, mái ấm sẽ thành tổ hợp ‘góp gạo nấu cơm chung’ hay quá ra mái ấm sẽ thành vườn hoang, thậm chí thành một bãi chiến. Báo Phụ Nữ số 37 ra ngày 19/5/2006 có ghi nhận số liệu của Toà Án Tối Cao: “Trong 6 năm từ 2000 đến 2005, toà án đã xét xử 352.470 vụ án ly hôn, trong đó có 186.954 vụ ly hôn, và chiếm tỷ lệ 53,1% do có hành vi bạo lực trong gia đình. Riêng năm 2005 đã có 65.929 vụ án ly hôn có tới 60,3% ly hôn do bạo lực” (Kim Hoa). Cùng số báo trên, bài phóng sự ‘Mua Chồng Giá 10 Tấn Thóc’, phóng viên Mai Tâm đã đưa ra ba tiểu đề ‘lạnh tóc gáy’: ‘Một xã có 500 cô dâu xuất ngoại / Nhắm mắt mua Chồng / Trở về từ ‘thiên đường’. Trong bài này tác giả ghi nhận tiết lộ của một người mẹ: “Sang Đài Loan con bà đã phải làm việc vất vả để tự nuôi bản thân và người chồng nghiện. Nhờ can thiệp từ bên ngoài, con bà đã ly hôn và trở về nước...” Tờ Taipei Times số ra ngày 15& 22/5/2006 có đăng tải cô dâu Việt Nam, Trần Hồng Trân bị chồng giết bằng cách ngụy tạo tai nạn tàu lửa để đoạt 20 triệu tệ (625.000USD) bảo hiểm.

 

Đức Thánh Cha Benedito đã chỉ ra chân trời hạnh phúc cho các gia đình khi “tình yêu giữa một người nam và một người nữ, trong đó xác hồn được kết hiệp bất phân ly và mở ra cho nhân loại thấy thấp thoáng lời hứa hạnh phúc dường như không cưỡng lại được” (số 5 TCLTY). Nếu đi ngược lại, các đôi hôn nhân sẽ không ngờ, họ đã rước bất hạnh về nhà khi mặn nồng với tình ái, lạt lẽo với tình yêu. Cuộc khủng hoảng về tình yêu và tình ái tất nhiên kéo theo khủng hoảng trên cả sự sống, quà tặng quý giá của Thiên Chúa.

 II/ VÀO CUỘC LÀM CHỨNG

 Vào cuộc làm chứng nhân cho Thày và cùng với Thày cúi xuống phục vụ anh chị em mình, trong thực tế diễn biến ra sao? Làm chứng và phục vụ, hai mệnh lệnh riêng biệt hay chỉ là một. Nói cho cùng là một hay là hai chỉ là chuyện phân biệt trừu tượng. Còn thực tế chỉ có một Tình Yêu là chính Thiên Chúa: chúng ta đang làm chứng cho Tình Yêu khi săn sóc anh em, hay ngược lại đang săn sóc anh em là làm chứng cho Tình Yêu. Cũng giống như người mẹ ấp ủ con với tình mẫu tử. Khi cảm nghiệm mình yêu con, tự nhiên mẹ săn sóc con và khi săn sóc con mẹ cũng cảm nghiệm mình yêu con. Dĩ nhiên tất cả những gì biểu lộ Tình Yêu đều được chọn hết và đã hẳn cũng không ‘nhất bên trọng nhất bên khinh’. Trước tiên chúng ta vào cuộc với ‘vào cuộc làm chứng nhân’.

 Vào cuộc làm chứng nhân cho Thày, đây là điểm hội ngộ lý thú giữa Bức Thư Chung và Bài Diễn Từ. Đức Thánh Cha kêu gọi mỗi tín hữu trở thành chứng nhân Tình Yêu, “Anh chị em thân mến, ước gì ngày Thế Giới Truyền Giáo sẽ trở thành một dịp hữu ích để ta hiểu rõ hơn rằng việc nêu chứng tá tình yêu, linh hồn của sứ mạng truyền giáo là việc của mọi người” (số 4, sứ điệp NTGTG). Truyền giáo là sứ mạng được Thày uỷ thác, không tiềm ẩn mặc cảm chinh phục, mặc cảm của đa số trên thiểu số như ai từng hiểu lầm sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội. Và truyền giáo không phải chuyện riêng ai, không phải sáng kiến cá nhân tùy tiện nhưng là của cả Giáo Hội và của từng phần tử Giáo Hội, “Thật vậy, việc phục vụ Tin Mừng không được xem như một cuộc phiêu lưu của riêng ai, nhưng phải là một cam kết dấn thân của mọi cộng đoàn” (Số 4, Sứ điệp NTGTG). Có người nói, trong dòng chứng từ, “chứng từ của hành động mãnh liệt hơn chứng từ của lời nói”. Nói thế là nói quá, nói bằng cảm tính nhưng chúng ta cảm nhận, bao nhiêu người từng cúi đầu trước Maximilien Kolbê, kính trọng lòng can đảm cao ngất của anh, chỉ vì tình thương, một người dám thế mạng cho một người. Đòn hy sinh của vị thánh đã làm tỏa sáng lời Thày, “Không ai yêu bạn bằng người liều mạng vì bạn”. Anh thành nhân chứng của tình yêu tuy chẳng nói gì nhiều.

 Và để nuôi dưỡng ngọn lửa khát vọng truyền giáo trong lòng Giáo Hội, Đức Thánh Cha đã nổi lửa lên, “Như vậy, nhà thừa sai tiên vàn phải là người yêu mến Thiên Chúa hết lòng, đến độ sẵn sàng hiến mạng sống mình cho Ngài nếu cần. Vô số linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân đã nêu chứng tá tình yêu tuyệt đỉnh bằng cái chết tuẫn đạo, ngay cả trong thời đại hôm nay!”. Một nhà nghiên cứu lịch sử truyền giáo tại Đông Dương đã nhận xét lý thú: Ở Việt Nam thời Nhà Nguyễn công cuộc truyền giáo gặp rất nhiều trắc trở, triều đình ra lệnh cấm đạo khắt khe, chém giết tín hữu, đốt phá nhà thờ, các nhà truyền giáo phải trốn lánh, các thừa sai bị cấm cảnh. Ngược lại cùng thời đó, tại Thái Lan, các vua quan trân trọng ‘trải thảm đỏ’ mời các nhà truyền giáo Tây Phương tới truyền đạo, hành đạo và được dễ dãi, tự do ra vào đất nước này. Nhưng kết quả thật bất ngờ: số người theo Đạo Chúa ở Việt Nam lại hơn hẳn. Trong khi hoàn cảnh chính trị, xã hội, tôn giáo của hai bên tương tự nhau. Có phải cái chết làm chứng cho đức tin của các anh hùng tử đạo Việt Nam đã thành chứng từ sống động và mãnh liệt?

 Song song với lời mời làm nhân chứng Tình Yêu của Diễn Từ NTGTG, Bức Thư Chung cũng lên lời khẳng định, “sống chứng nhân là cách thế biểu thị sống động nhất về sức mạnh yêu thương cứu độ của Thiên Chúa”(số 4, SĐHN). Ở đây Bức Thư Chung đặt sứ mạng đi làm chứng vào khung cảnh Tin Mừng, “Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã củng cố niềm tin của các tông đồ, mở trí cho các ngài hiểu Thánh Kinh và trao cho các ngài sứ mạng ra đi rao giảng cho muôn dân, kêu gọi thống hối để được ơn tha tội. Người khẳng định: ‘Chính anh em là chứng nhân về những điều này’" (số 4 SĐHN). Có lần một phụ nữ trẻ đang mang thai, da mặt xanh mét, được người chồng chở từ bệnh viện Từ Dũ tới tìm Cha sở, “Thưa Cha, sau cuộc hội chuẩn của bệnh viện, bác sĩ điều trị cho biết, con không thể tiếp tục dưỡng thai, chỉ còn cách phá thai, mới chắc chắn cứu được mẹ, dù thai đã qua tháng thứ năm. Con hoang mang, phá thai là tội ác nhưng giữ thai, mạng sống con lâm nguy. Con phải làm sao đây?” Sau khi giải thích về Lời Chúa khuyên can đảm dấn thân cho đạo lý Chúa, cho tình con, Cha sở hỏi ngược lại nàng, “Con tính làm sao đây?” Trầm ngâm một lát, đôi mắt nàng rực sáng: “Thưa Cha, con vui lòng chết để bé sống”. Với chọn lựa của mình, người phụ nữ đã nằm trong số những người được Đức Thánh Cha nêu gương, “Vô số linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân đã nêu chứng tá tình yêu tuyệt đỉnh bằng cái chết tuẫn đạo, ngay cả trong thời đại hôm nay!” (số 3 sứ điệp NTGTG). Rõ ràng trong nếp đời thường, mỗi người trong mỗi hoàn cảnh riêng, mỗi chúng ta cũng đang chiếu toả chứng từ sáng chói về Tình Yêu.

 Đêm giữa ban ngày trong cuộc đời nhân chứng:

 ‘Con Là Nợ, Vợ Là Oan Gia’

 Khi tình yêu chân tình đội nón ra đi, trong nhà chỉ còn lại ‘con là nợ, vợ là oan gia’. Nếu vợ chồng phủ nhận tình yêu cũng phủ nhận cả sự sống là quà tặng cao cả của Thiên Chúa, và là hoa trái của tình yêu vợ chồng. Phủ nhận quà tặng sự sống cũng đồng nghĩa họ tàn nhẫn tước bỏ quyền sống của con. Hoặc có ‘xí bùm bum’ cho con ra đời, cha mẹ cũng đưa vào đời những đứa con như loài cỏ hoang mọc lan giữa cánh đồng hoang, chẳng săn sóc, chẳng lo cho con cuộc sống xứng đáng với phẩm cách làm người. Phủ nhận quà tặng sự sống, thiếu trân trọng sức sống, vợ chồng đã làm chứng nhân cho nền văn minh sự chết hơn là nền văn minh sự sống do Đức Kitô thiết lập. Công Đồng Vatican II khẳng định quyền sống của con người, chống lại các cơn khủng hoảng đã manh nha đó đây: “Cần phải cho con người được tất cả những gì thiết yếu mà con người phải có để thực sự sống đời sống con người, như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, quyền tự do chọn bậc sống và quyền lập gia đình, quyền được giáo dục, quyền làm việc, quyền bảo tồn danh thơm tiếng tốt, quyền được kính trọng...” (GS 26). Công Đồng Vatican II cũng dự đoán trước nguyên nhân cơn khủng hoảng về quyền sống: “Người ta nỗ lực đi tìm một tổ chức thế trần hoàn hảo hơn nhưng lại không lo tiến tới sự phát triển tinh thần tương xứng” (GS 4).

 Bức Thư Chung nhắn lời với cộng đoàn Dân Chúa: “Chúng tôi mời gọi anh chị em hãy phát huy tinh thần liên đới và yêu thương phục vụ Tin Mừng Chúa Giêsu, phục vụ sự sống và phẩm giá con người, đặc biệt những người nghèo khổ: nghèo kiến thức, nghèo vật chất, nghèo tình thương, nghèo niềm hy vọng, nghèo hạnh phúc... (Số 4 SĐHN). Và trong Diễn Từ NTGTG Đức Benedito nhắc lại số 12 của Thông Điệp TCLTY và làm toả sáng thập giá của Đức Kitô như dấu chỉ tình yêu và sức sống: “Trong đó Người thí bỏ chính mình để nâng con người dậy và cứu độ họ... Đó là tình yêu trong hình thức triệt để nhất... Ở đó chân lý này có thể được chiêm ngắm... và tiên vàn cũng dựa vào đó mà chúng ta định nghĩa tình yêu. Trong cuộc chiêm ngắm này người Kitô hữu khám phá ra con đường để sống và để yêu” (số 2 SĐHN). Chúng ta chạnh lòng nghĩ tới tình hình nạo phá thai tại đất nước chúng ta. Có nhiều con số kinh hoàng. Năm 2004, cả nước có trên 1,5 triệu ca phá thai (thống kê của Báo Tuổi Trẻ). Việt Nam hiện đang được coi la ‘cường quốc’ số một về phá thai! Và đang ở mức báo động về tỉ lệ nạo phá thai, đặc biệt nguy hại là 20% đang ở lứa tuổi vị thành niên. Hiện nay, cả nước có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi, 15% sinh con trước 20 tuổi (Báo Tuổi Trẻ ngày 21/9/2006). Riêng báo Phụ Nữ ra ngày 29/9/2006 trong bài ‘Chuyện Thường Ngày ở...Viện’, tác giả Trường Sơn tiết lộ: “Trung Tâm Săn Sóc Sức Khoẻ Sinh Sản tại Thành Phố nhận được con số 45.174 ca nạo phá thai, từ báo cáo tổng kết của tất cả các bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện có dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Như vậy chỉ riêng Thành Phố này con số nạo phá thai ước tính khoảng 100.000 ca. Đây là con số thuộc loại ‘nhất nhì’ thế giới”.

 Nhìn toàn cảnh, có thể nói xã hội chúng ta đang là bãi chiến trường tuy không có phe địch, phe ta sát hại nhau nhưng có cuộc tranh giành quyền sống giữa cha mẹ với con cái. Nói theo ngôn ngữ của chiến tranh quy ước, cuộc chiến không cân sức vì một bên là cha mẹ nắm trong tay ‘vũ khí hoá học’, vũ khí hành trình (giống như tên lửa hành trình của Mỹ) bên kia là con cái không có quyền tự vệ, không biết phản ứng. Bên cha mẹ nhất định đòi được hưởng thụ bất công một cuộc sống dễ dãi, đã tước bỏ quyền được sống, quyền thể hiện phẩm giá mình của con cái. Bức Thư chung đã xin “mỗi người ý thức và sống đúng phẩm giá của mình; bởi lẽ phẩm giá con người là quà tặng do Thiên Chúa ban. Nhận ra phẩm giá của mình chính là khởi đầu cho việc thánh hoá bản thân” (số 5 SĐHN).

 III/ CÚI XUỐNG PHỤC VỤ

 Có vẻ ai cũng mến Mẹ Têrêsa, người phụ nữ đã làm bao nhiêu chuyến hành trình trong đời, hành trình xuyên quốc gia, liên lục địa và gặp gỡ rất nhiều người, từ những nguyên thủ quốc gia, các tổ chức quốc tế tới những người dân thấp cổ bé miệng. Mẹ đã đi rất xa, gặp gỡ rất nhiều. Và ai chẳng biết, mọi bước chân xa gần của Mẹ khắp nơi chỉ để Mẹ được gặp những con người bất hạnh, được cúi xuống với những ai bị bỏ rơi, người tàn tật, bệnh nhân, người hấp hối. Rõ ràng thế giới ngưỡng vọng Mẹ là ngưỡng vọng cái lưng gù của Mẹ. Mẹ gù lưng xuống vì Mẹ quen cúi xuống săn sóc những đứa con khốn khổ! Có lần Mẹ tiếp xúc với một nhà kinh doanh nghe biết nhiều về những công trình bác ái xã hội Mẹ đã thực hiện, ông tò mò hỏi:

 - Thưa Mẹ, sao Mẹ làm nổi những chuyện lạ đời? Sao Mẹ dám sát lăn vào những bệnh nhân cùi hùi hủi gớm thế kia? Còn tôi, có cho tôi cả triệu dollars tôi cũng chẳng dám!

 - Này ông, có cho tôi mười triệu dollars tôi cũng chẳng dám. Nhưng Chúa dạy tôi, chính họ là anh chị em của tôi và cũng là anh em của Chúa nên tôi dám!

 Diễn Từ NTGTG đã xác nhận ngay trong phần mở đầu, “Nếu không được định hướng bởi đức ái, nghĩa là nếu không xuất phát từ một tác động sâu xa của tình yêu Thiên Chúa, thì sứ mạng có nguy cơ bị giảm trừ đến chỉ còn là một hoạt động từ thiện xã hội” (số 2 Sứ điệp NTGTG). Diễn Từ còn phân tích rõ: “Tình Yêu vẫn luôn là động lực của sứ mạng và là tiêu chuẩn duy nhất để lượng xét xem điều gì phải làm hay không được làm, và điều gì phải đổi thay hay không được thay đổi. Đó phải là nguyên tắc hướng dẫn mọi hành động, và là cứu cánh mà mọi hành động phải hướng về” (Diễn Từ trích Thông Điệp Redemptoris Missio của Đức Gioan Phaolô II số 60). Riêng Bức Thư Chung nêu rõ những nét đặc trưng trong phục vụ Kitô giáo: phục vụ là phục vụ Tin Mừng, sự sống và phẩm giá con người: “Chúng tôi mời gọi anh chị em hãy yêu thương phục vụ Tin Mừng Chúa Giêsu, phục vụ sự sống và phẩm giá con người, đặc biệt những người nghèo khổ: nghèo kiến thức, nghèo vật chất, nghèo tình thương, nghèo niềm hy vọng, nghèo hạnh phúc...” (số 6 SĐHN). Chúng ta đề phòng hiệu ứng ngược chiều trong phục vụ, ‘thả con tép, bắt con tôm’, giúp nhau một lần mong nhớ ơn một đời, đôi khi còn hậu ý giúp để đòi, đòi người luỵ phục công ơn mình giúp. Mẹ Têrêsa Calcutta rất dày kinh nghiệm trong phục vụ đã quả quyết chuyện ‘ngược đời’, “Người nghèo cho chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta cho họ”. Nghe kể, nhiều lần vào buổi sáng sớm, có bệnh nhân tới gõ cửa phòng, mẹ xuất hiện và hỏi ngay, “Sao, hôm nay con có gì cho Mẹ nào?” Người ta ngạc nhiên, lẽ ra phải hỏi ngược lại mới đúng nề nếp chuyên viên phục vụ như Mẹ, “Sao, con cần Mẹ giúp gì?” Nhưng Mẹ không hỏi thế vì Mẹ còn là “siêu chuyên viên” bác ái phục vụ mà! Mẹ giải thích câu hỏi ngược đời của Mẹ, “Không ai được độc quyền giúp đi, mà từ chối nhận lại, cũng không ai chỉ thấy mình cho đi mà không thấy mình đang nhận”. Lối nghĩ của Mẹ là đồng chiều với sứ điệp của Bức Thư Chung, “con người được cứu chuộc đã bước ra khỏi cái tôi của chính mình để phục vụ Chúa nơi những anh chị em bé nhỏ” (số 6 SĐHN).

 Bóng tối trong môi trường phục vụ:

 Lạm Dụng Nhau Hơn Là Phục Vụ Nhau

 Bức Thư Chung cảnh giác: “Bởi vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa, nên mọi người có quyền được tôn trọng và phát huy những khả năng Chúa ban để phục vụ xã hội một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, bởi vì con người là anh em của nhau, được tác tạo do quyền năng của Thiên Chúa và là đối tượng của ơn cứu chuộc trong Chúa Giêsu Kitô, nên mỗi người cần được đối xử với lòng kính trọng và yêu thương chân thành như là mục đích của sự phát triển toàn diện, để họ không bao giờ bị biến thành phương tiện cho sự phát triển kinh tế, cho sự thăng tiến xã hội của bất kỳ tổ chức hay thế lực nào”(số 7 SĐHN). Riêng Diễn Từ NTGTG thấy việc thăng tiến con người cả về nhân bản lẫn tâm linh cũng là sứ vụ truyền giáo, sứ vụ hàng đầu của Cộng đoàn Giáo Hội dành cho mỗi Kitô hữu, mỗi cộng đoàn địa phương, cho mỗi Giáo phận và cho toàn thể Dân Chúa. Diễn Từ đã coi các môn đệ của Chúa Giêsu như những người mẫu dấn thân thăng tiến con người toàn diện, nói giản dị cũng là tham gia phát triển cuộc sống và những phương tiện sống. “Chính nhờ ý thức sứ mạng chung này, các môn đệ Chúa Kitô sẵn sàng quảng đại đảm nhận các công cuộc thăng tiến con người cả về nhân bản lẫn tâm linh” (số 3, Sứ điệp NTGTG).

 Nghề nghiệp không những là phương tiện kiếm sống nhưng còn là cách phục vụ dài hơi nhất. Trong nghề nghiệp chúng ta chuyển tải khả năng và lao sức thành sản phẩm phục vụ người dùng. Dù người lao động không trực tiếp gặp mặt khách tiêu dùng nhưng thực sự đóng góp vào tiện ích của họ, chúng ta thể hiện công việc với lương tâm nghề nghiệp và với trực giác của Đức Bác Ái. Việt Nam cũng như đa số các nước đang phát tiển, phong trào ‘Exodus’ đang dậy lên, gây sức ép lên các thành thị tạo ra lỗ hổng lớn về nghề nghiệp. Đồng thời số dân nhập cư tại các thành phố dễ lâm cảnh bơ vơ, không chỗ ở, thiếu công ăn việc làm sẽ dễ bị đẩy ra bên lề xã hội và sa lầy trong tệ nạn. Làm người con Chúa, chúng ta nghĩ gì về lời giục dã, “Lòng mến Chúa yêu người thôi thúc chúng ta góp phần xây dựng một xã hội trong đó con người có điều kiện để sống xứng với phẩm giá của mình” (số 7 SĐHM). Nếu ai đang nắm trong tay những phương tiện sản xuất, kinh doanh, chúng ta kinh doanh sinh lợi cho mình đồng thời cũng là phục vụ, chung chia phần sống với anh em nhờ khả năng đóng góp lao sức của họ. Thiết tưởng mọi đề án kinh tế lớn nhỏ hậu WTO hôm nay không thể lơ là với mục tiêu tạo nhiều công ăn việc làm cho dân, đồng thời cũng không quên dành những phần việc thích hợp cho các anh chị em khuyết tật để họ tự kiếm sống, không bị lệ thuộc.

 Đặc biệt trong bối cảnh xã hội chúng ta, Bức Thư Chung lo ngại, trên đà phát triển kinh tế, xã hội, ai đó, tầng lớp nào đó, có thể bị biến thành phương tiện cho cuộc phát triển thay vì là đối tượng, chủ thể của cuộc phát triển vì “Con người là hình ảnh Thiên Chúa”. Trong bối cảnh một xã hội trên đà phát triển, nỗi lo của Bức Thư Chung là nỗi lo đáng lo. Khi giá trị sự sống bị bỏ rơi, phát triển bị trở mặt thành ‘giả phát triển  chỉ nhắm gia tăng hàng hoá, nhắm làm giàu cho một thiểu số, hoặc gây thêm khủng hoảng về những giá trị trong các chọn lựa.

 Khi thể hiện quyền kiếm sống và nâng đỡ nhau sống, chúng ta nhận ra có nhiều thứ nghề không ra nghề, nghiệp chẳng là nghiệp, thậm chí chỉ là những mánh lới kiếm tiền ma mãnh, không thể coi là phương tiện chính đáng để sinh sống, chẳng hạn: ‘nghề’ cho mướn con nhỏ: cho các bà, các cô làm ‘tiền đề’, làm vốn để ăn xin. Nhiều bà mẹ đành lòng cho các dịch vụ ăn xin chuyên nghiệp mướn con tuổi còn ẵm ngửa. Dĩ nhiên đứa bé cũng được ‘makiê’, bị bôi cho lọ lem, nếu đang nóng sốt, ho cảm càng giúp các phụ nữ nhập vai: “mới ở quê lên chờ nhập viện”, hoặc “vừa ở viện ra thiếu tiền về xe”, “đi đường bị trộm móc túi, bị cướp giật túi xách...”. Hợp đồng ‘thuê con’ được tính toán ăn đồng, chia đều. Chẳng ai ngờ, trên đời đã có những bà mẹ đem con cho thuê! Nghề ‘đẻ’ con theo đơn đặt hàng: khi dịch vụ xin con nuôi của người nước ngoài nở rộ, một số bà mẹ qua môi giới đã có những hợp đồng đặt hàng từ cả năm trước. Dĩ nhiên với giá cao và tiền trao, cháo múc. Báo Tuổi Trẻ đã có những phóng sự về thứ ‘nghề’ này và có hẳn hoi những địa chỉ đặt hàng. Nghề làm hàng mã: ít ai biết giá cả trong nghề hàng mã lại cao ngất trời. Một chiếc Camry đời 2006 giá 8 triệu, rẻ nhất đời 2000 cũng 4 triệu. Cũng lạ xe hàng mã nhưng giá cả tính theo đời. Dĩ nhiên tiền nào vải nấy. Những chiếc Camry được ‘xuất xưởng’, dành gửi xuống cho các âm hồn theo sở thích riêng. Có vẻ những âm hồn nghèo ở dương thế, về cõi âm cũng chẳng dám xa xỉ nên anh nào thuộc giới đua xe, ngon lắm cũng chỉ mong nhận được Spacy, Future, Wave Alpha... Những chiếc hai bánh thuộc hàng sang, khó đụng hàng, đặt làm cũng tới giá 3 triệu trở lên, đưa trước hai phần ba... Riêng ở Thành Phố còn có nghề cai đầu dài, một cách chèn ép, ăn bớt, ăn chặn công sức người thấp cổ bé miệng. Đáng buồn nhất, theo giới hiểu biết, các em bán vé số và đánh giày trên các đường phố ở đây dù muốn hay không phải nằm trong quyền kiểm soát của các cai đầu dài và phải chấp nhận nộp ‘thuế hành nghề’ cho họ. Gần như mọi lãnh vực sinh sống đều có cai đầu dài! Cuối cùng là một thứ ‘nghề rất truyền thống’, làm chơi, ăn thật: nghề cho vay nặng lãi, rất tàn nhẫn đang phổ biến khắp nơi. Tất cả những thứ ‘giả nghề’ đó đều là nối giáo cho giặc, ăn cướp cơm chim chống lại Đức Bác Ái. Dĩ nhiên giữa cộng đồng, những người làm các ‘nghề đặc trưng’ này không nhiều nhưng đề cập tới bản chất công việc và cách họ làm cũng là cách đặt phản đề giúp chúng ta ý thức hơn, thăng tiến hơn nghề nghiệp mình đang sống.

 

Đáng chú ý là vấn đề các trẻ em đường phố. Bị hút theo phong trào di dân. Càng ngày càng nhiều trẻ em trốn từ những vùng quê nghèo ra phố, đang lang thang kiếm sống. Nhiều em còn ‘vắt mũi chưa sạch’, đã phải lăn lộn, bươn tải giữa dòng đời nghiệt ngã: đi bán vé số, đánh giày, chạy quán, ... cha mẹ và xã hội đã không lo nổi cho các em quyền được học hành, được chăm sóc đã là thiệt thòi. Các em còn phải lây lất kiếm sống. Vì ngây thơ và thiếu thốn, nhiều em đã thành miếng mồi ngon cho các tay kinh doanh thân xác.

 Tính đến tháng 6 năm nay, theo thống kê của Ủy Ban Dân số – gia đình và trẻ em Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng 9.000 trẻ em lang thang, giảm gần 10.000 trẻ so với tháng 8 năm 2004. Đó là con số đáng mừng cho những nỗ lực không mệt mỏi của chúng ta trong việc nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ lang thang. Còn Uỷ Ban Đánh Giá Kết Qủa Thực Hiện Đề An Ngăn Ngừa và Trợ Giúp Trẻ Em Đường Phố họp tại Quảng Ngãi đầu năm nay đưa ra thống kê: năm 2005 cả nước có 9.164 trẻ em đường phố.

 Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước có khoảng 8.500 trẻ em bị nhiễm HIV, đại đa số là trẻ em đường phố. Đây là các trẻ em dưới 16 tuổi kiếm sống bằng nhiều cách khác nhau như ăn xin, lượm rác, bán báo, bán vé số, đánh giày, bán hàng rong, làm thêu, trộm cắp, móc túi, bán dâm... Chỉ riêng tại Tp.HCM có hơn 10.000 trẻ em có nguy cơ lây nhiễm vì cuộc sống không an toàn. Kết quả khảo sát tháng 7&8 vừa qua tại Tp.HCM và Hà Nội cho thấy, trong tổng số 10.060 trẻ em lang thang có 65,1% là nam. Về công việc: 10,8% trẻ làm nghề đánh giày; 3,4% đi ăn xin; 9,2% nhặt rác, phế liệu; 11,5% bán hàng rong; 2,8% bán báo; 52,3% bán vé số; 3,3% bốc xếp; 8,6% phụ nhà hàng. Về trình độ học vấn: 7,6% mù chữ; 9,2% chưa học hết lớp Một; 51,2% ở bậc tiểu học; 30,2% ở bậc trung học cơ sở; 1,5% ở bậc trung học phổ thông. Về thời gian trẻ đi lang thang: dưới 1 năm là 28,8%; 1 năm là 19,9%; 2 năm là 13,8%; 3 năm là 13,4%; trên 4 năm là 23,9%. Về thu nhập: 11,1% trẻ có thu nhập bình quân dưới 10.000đ/ngày; 36,3% từ 10.000đ đến 30.000đ/ngày; 30,5% từ 20.000đ đến 30.000đ/ngày; 10,4% từ 30.000đ đến 40.000đ/ngày; 0,6% thu nhập trên 60.000đ/ngày.

 IV/ LỜI KẾT

 Trước bối cảnh một xã hội còn ngan ngác những công trình dở dang, còn nhện chăng bao nhiêu đề án, còn biết mấy những con người vất vưởng, cơm nấu từng bữa, gạo đong từng ngày và đêm về chẳng biết đi đâu, về đâu. Xin tiếp lời Bức Thư Chung nhắn nhủ nhau “Là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi để trở thành ánh sáng cho thế gian, muối cho đời, men trong bột, chúng ta hãy tập trung xây dựng một cộng đoàn trong đó mọi thành phần đều được yêu thương và được đối xử công bằng” (số 7 SĐHN).

 “Trong cuộc chiêm ngắm này người Kitô hữu khám phá ra con đường để sống và để yêu” (số 2 SĐHN). Thế nghĩa là con đường tình Chúa dẫn chúng ta đi, ta vẫn đi, dắt dìu nhau đi. Ta vẫn đi bất kể đường ngược chiều, nước ngược dòng. Ta vẫn đi, đi tới cùng và vẫn tin Thày nhịp bước song hành với chúng ta ?

Theo bản tin Hiệp Thông của HĐGMVN

Mục lục

 

 

 

TÀI LIỆU TUẦN THƯỜNG HUẤN LINH MỤC GIÁO PHẬN ĐÀLẠT 2006

PHÁT TRIỂN LỜI MỜI GỌI CỦA TÌNH YÊU

 

 

I. NHẬP ĐỀ

Khoảng cuối thế kỷ 19, Giáo Hội phải đối diện với một cuộc thay đổi triệt để việc tổ chức xã hội, trong đó một loạt những thay đổi tận căn xảy ra trong lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, và cả trong khoa học, kỹ thuật. Trong lãnh vực chính trị, những thay đổi này làm nẩy sinh một quan niệm mới về xã hội và nhà nước. Lý thuyết chính trị nổi bật ở thời đại đó có khuynh hướng cổ võ sự tự do tuyệt đối về kinh tế. Việc xuất hiện kỹ nghệ tân tiến đã khai tử trật tự xã hội cũ và trật tự một xã hội mới bắt đầu xuất hiện, được ghi dấu bằng niềm hy vọng những quyền tự do mới, nhưng đồng thời cũng có nguy cơ rơi vào những hình thức bất công và nô lệ mới. Trong lãnh vực kinh tế, nơi hội tụ những khám phá và ứng dụng khoa học, xã hội mới dần dần tạo ra những cơ cấu mới trong việc sản xuất của cải tiêu dùng. Người ta chứng kiến sự xuất hiện một hình thức tư hữu mới, tức là nguồn vốn, và một hình thức lao động mới, lao động trả lương. Các cơ chế sản xuất và tư bản từ nay trở thành quyền lực mới. Lao động trả lương được xác định bằng nhịp độ làm việc cực nhọc, không lưu ý đến những khác biệt về phái tính, tuổi tác hay tình trạng gia đình mà chỉ căn cứ vào hiệu năng để gia tăng lợi nhuận. Như thế, lao động trở thành một món hàng có thể được tự do mua bán trên thị trường, và giá cả của nó chỉ được qui định tùy vào luật cung cầu, mà không để ý tới nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống của người công nhân và gia đình họ. Hơn nữa, người lao động thậm chí không chắc có bán được “món hàng” của mình hay không, và họ thường xuyên bị đe dọa thất nghiệp ; nếu không có xã hội bảo trợ, họ sẽ lâm vào nguy cơ chết đói. Hậu quả của những thay đổi tận căn đó là “một xã hội bị chia cắt thành hai giai cấp cách nhau một trời một vực : giai cấp chủ nhân tư bản và giai cấp công nhân”.

Trước những vấn đề mới của xã hội lúc bấy giờ, như Đức Bênêđictô XVI đã viết trong thông điệp Thiên Chúa là tình yêu (Deus caritas est) : “Phải công nhận rằng các vị đại diện Hội Thánh thật chậm trễ khi nhận ra vấn nạn về cơ cấu công bằng của xã hội được đặt ra cách mới mẻ”.[1][1] Người ta nhớ lại những co cụm, tránh né và thái độ lửng lờ của Giáo Hội trước vấn đề mới của xã hội đặt ra, đặc biệt là vào cuối thế kỷ 18 và trong suốt thế kỷ 19. Vào năm 1891, Huấn Quyền lần đầu tiên mới vào cuộc : Đức Lêô XIII, vị giáo hoàng của công nhân, can thiệp bằng cách ban hành một văn kiện có hệ thống bàn về “vấn đề thợ thuyền”, tức thông điệp Tân sự (Rerum novarum). Tiếp theo là thông điệp Năm thứ bốn mươi (Quadragesimo anno) của Đức Piô XI năm 1931, thông điệp Mẹ và Thầy (Mater et magistra) của Đức Gioan XXIII năm 1961. Trong thông điệp Phát triển các dân tộc (Populorum progressio) năm 1967 và trong Tông thư Năm thứ tám mươi đang đến (Octagesima adveniens) năm 1971, Đức Phaolô VI đã đề cập mạnh mẽ đến vấn đề xã hội, lúc đó đang nóng bỏng cách đặc biệt tại Châu Mỹ La Tinh. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã để lại cho chúng ta bộ ba thông điệp xã hội : Lao động (Laborem exercens) năm 1981, Bận tâm về vấn đề xã hội (Sollicitudo rei socialis) năm 1987 và Bách chu niên (Centesimus annus) năm 1991.

Thông điệp xã hội thứ nhất Lao động của con người (14.9.1981) ra đời nhân kỷ niệm 90 năm ban hành thông điệp Tân sự (Rerum Novarum) đã trình bày lao động” như chìa khóa, và có lẽ là chìa khóa chính yếu của tất cả vấn đề xã hội, xét theo quan điểm lợi ích của con người. Trong thông điệp Bận tâm về vấn đề xã hội (30.12.1987) ta có thể nói rằng việc “phát triển” như chìa khóa của vấn đề xã hội, xét theo quan điểm lợi ích của các dân tộc. Đức Gioan Phaolô II đã muốn mượn dịp kỷ niệm 20 năm thông điệp Phát triển các dân tộc của Đức Phaolô VI (26.3.1967), để cống hiến cho chúng ta một bài suy gẫm về công cuộc phát triển đích thực và toàn diện như đã được Đức Phaolô VI quan niệm, và được cổ võ 20 năm sau.

Ý niệm phát triển là tư tưởng chủ đạo của thông điệp Populorum progressio và của Sollicitudo rei socialis, quên điều đó, chúng ta có nguy cơ không thấy được tính cách độc đáo, ngay cả chân tính của hai thông điệp mà mục đích là nhấn mạnh tới sự cần thiết phải có một quan niệm phong phú và đa dạng hơn về phát triển.

Trong sứ điệp Mùa Chay 2006, Đức Bênêđictô XVI đã dùng một câu trong bản văn Tin Mừng Mathêu làm chủ đề cho sứ điệp : “Đức Giêsu thấy đám đông, thì chạnh lòng thương” (Mt 9,36) và từ ánh sáng của câu Tin Mừng này, ngài đã dừng lại để suy tư về vấn đề phát triển, một vấn đề càng trở nên nóng bỏng trong thế giới hôm nay, một thế giới mà mọi vấn đề đều mang tính toàn cầu. Đức Bênêđictô XVI lập luận rằng khi “cổ võ cho sự phát triển đích thực và trọn vẹn, cái “nhìn” của chúng ta trên nhân loại phải được đo lường theo cái nhìn của Chúa Kitô”.[2][2] Khi phát biểu như thế, ta thấy hướng suy tư của Đức Bênêđictô XVI gắn liền phát triển với bác ái Kitô giáo, hay nói khác, cội nguồn của một sự phát triển đích thực và trọn vẹn là tình yêu xuất phát từ Chúa Kitô.

Vấn nạn về phát triển đặt ra cho nhân loại ngày nay không còn là vấn đề riêng của từng người, nhưng là vấn đề của các dân tộc, của toàn thể nhân loại. Nhưng thế nào là sự phát triển đích thực ? Phát triển phải gắn với công bằng và bác ái như thế nào ? Đó là những câu hỏi mà chúng ta sẽ đề cập tới trong bài chia sẻ này.

 

II. VẤN NẠN VỀ PHÁT TRIỂN,

      VẤN NẠN CỦA CÁC DÂN TỘC.

Trước vấn đề phát triển, Đức Phaolô VI đã cam kết trong thông điệp Populorum progressio (PP) rằng Giáo Hội phải dấn thân phục vụ nhân loại, không những để giúp nhân loại nhận rõ tất cả mọi chiều kích của vấn đề Phát triển, mà còn để thuyết phục nhân loại phải cấp tốc hành động liên đới với nhau cho sự phát triển,[3][3] bởi vì theo ngài, ngày nay vấn đề của xã hội trở thành vấn đề của thế giới.[4][4]

Về phần Đức Gioan Phaolô II, khi viết thông điệp Sollicitudo rei socialis (SRS) để kỷ niệm 20 năm thông điệp Populorum progressio, ngài đã nói rõ mục đích thông điệp xã hội thứ hai của ngài như sau :

“Bài suy niệm này có mục đích, nhờ sự tra cứu thần học về thực tại thời nay, nhấn mạnh tới sự cần thiết phải có một quan niệm phong phú và đa dạng hơn về phát triển, dựa theo các đề xuất của thông điệp Populorum progressio và vạch ra vài mô hình thực hiện”.[5][5]

Theo Đức Gioan Phaolô II, việc đọc kỹ lại thông điệp Populorum progressio sẽ là sợi chỉ đỏ cho các suy tư về một quan niệm phát triển phong phú và đa dạng.[6][6]

Trở lại với Populorum progressio, Đức Phaolô VI đã suy tư và lượng giá về phát triển tiên vàn trong hướng nhìn đạo đức luân lý và nhân bản và ngài đã gọi bổn phận luân lý đó là “bổn phận liên đới”. [7][7] Ngài nói rằng “Xã hội loài người đang lâm trọng bệnh. Nguyên nhân của bệnh tình này không phải là tài nguyên của thiên nhiên kiệt quệ hay lòng tham của một số người vơ vét, mà chính là thiếu tình thương huynh đệ giữa người với người cũng như giữa dân tộc với dân tộc”.[8][8] Như vậy, theo Đức Phaolô VI, tình thương là gốc rễ của sự phát triển đích thực.

Từ hướng nhìn này, Đức Phaolô VI kêu gọi : “Chúng ta phải chú trọng đến hoàn cảnh sống của các nước kém mở mang ; và nói rõ hơn, tình thương của chúng ta đối với vô số người nghèo trên thế giới, phải vồn vã hơn, hữu hiệu hơn và quảng đại hơn”.[9][9]

Trong viễn tượng toàn cầu, Đức Phaolô VI cho rằng muốn có phát triển thì nhân loại phải tôn trọng trật tự của công bằng xã hội, bởi vì “phát triển là danh hiệu mới của hòa bình”. [10][10] Theo ngài, chống bần cùng, chống bất công không phải chỉ là làm cho đời sống con người dễ chịu hơn, mà còn phát huy tinh thần đạo đức của mọi người và mưu cầu lợi ích chung của nhân loại. Hòa bình không chỉ là không có chiến tranh, hòa bình cũng không phải là thành quả của một sự quân bình giữa các sức mạnh, luôn bấp bênh - hòa bình được xây dựng ngày này sang ngày khác bằng cách thiết lập một trật tự công bằng hơn giữa loài người như Chúa muốn.[11][11]

Như vậy, quan điểm của Đức Phaolô VI về phát triển thật rõ ràng : ngài xem tình thương như gốc rễ của phát triển và công bằng như đòi hỏi thiết yếu của phát triển.

Dưới ánh sáng của diễn ngữ do Đức Phaolô VI phát biểu, Đức Gioan Phaolô II đã duyệt xét lại khái niệm phát triển trong thông điệp Bận tâm về vấn đề xã hội. Theo ngài, khái niệm này hiển nhiên không đồng hóa với việc chỉ tìm thỏa mãn những nhu cầu vật chất bằng cách tăng thêm của cải, mà không đếm xỉa tới nỗi thống khổ của đa số dân chúng. Như vậy, Đức Gioan Phaolô II cùng chia sẻ một hướng nhìn với Đức Phaolô VI : tình thương vẫn là cội rễ của một sự phát triển toàn diện và phát triển phải mang chiều kích của trật tự công bằng xã hội, văn hóa và siêu việt của con người :

“Sự phát triển đích thực không thể chỉ là tích lũy tiền bạc và làm gia tăng của cải cũng như các dịch vụ, nếu như việc phát triển đó lại được trả bằng giá của sự chậm phát triển đại chúng và không đếm xỉa gì tới những chiều kích xã hội, văn hóa và thiêng liêng của con người”.[12][12]

Tại sao vấn đề phát triển lại được đặt ra một cách nóng bỏng nhiều lần như vậy ? Câu trả lời cho vấn nạn này đòi buộc chúng ta đi tìm nguyên nhân của vấn đề. Tình cảnh của thế giới ngày nay, với ánh sáng và bóng tối bắt buộc nhân loại phải nêu lên vấn nạn về phát triển.

A. BÓNG TỐI :

1. Sự chênh lệch giũa giầu và nghèo càng ngày

     càng tăng và người nghèo chiếm đa số.

Trong bối cảnh lịch sử của Populorum progressio, ngoài những cố gắng của mỗi quốc gia, tổ chức Liên Hiệp Quốc đã có sáng kiến dành hai thập niên liên tiếp cho việc phát triển.[13][13] Về phần mình, lúc bấy giờ Giáo Hội đã cảm thấy có bổn phận đào sâu các vấn đề do tình huống mới đặt ra, với ý định nâng đỡ những cố gắng nói trên, nhờ một nguồn cảm hứng có tính cách tôn giáo và nhân bản.

Ta không thể nói rằng những sáng kiến tôn giáo, nhân bản, kinh tế và kỹ thuật khác nhau đó là vô ích, vì thực sự chúng đã đạt được một số kết quả. Nhưng nói chung, nếu xét tới các yếu tố khác nhau, người ta không thể chối cãi rằng tình trạng thế giới ngày nay gây một ấn tượng tiêu cực nhiều hơn, đứng ở quan điểm phát triển.

a. Số người nghèo tăng :

Không đi sâu vào việc phân tích các con số và các thống kê, chỉ cần nhìn vào cảnh tượng vô số người, nam cũng như nữ, trẻ em và người lớn, người già, tóm lại, những con người cụ thể và độc nhất đang quằn quại dưới sức nặng không chịu đựng được của cảnh khốn cùng. Họ là hàng triệu con người sống không hy vọng, vì ở nhiều nơi trên trái đất, tình trạng của họ rõ ràng đã trở nên bi thảm hơn.

b. Hố sâu về sự chênh lệch giầu nghèo

giữa các vùng trên thế giới :

Có một hố sâu chia rẽ dưới góc nhìn về phát triển giữa các vùng gọi là phía Bắc đã phát triển và các vùng phía Nam đang phát triển, giữa những lục địa phát triển và lục địa kém phát triển. Tuy nhiên cách gọi này chỉ có giá trị như một chỉ dẫn, vì ai cũng biết rằng ranh giới giữa giầu nghèo nằm ngay trong chính xã hội, dù đã phát triển hay đang phát triển. Thực vậy, cũng như có sự bất bình đẳng tới mức độ cùng cực trong các nước giầu, thì đồng thời, ngay trong các nước kém phát triển, người ta cũng thấy khá nhiều trường hợp ích kỷ, phô trương của cải vừa đáng kinh ngạc, vừa gây “xì căng đan”.

Các nước giầu phát triển nhanh, trong lúc các nước nghèo phát triển chậm. Sự chênh lệch cứ tăng thêm theo mức độ gia tốc. Có nước sản xuất thực phẩm thừa thãi, có nước lại thiếu thốn một cách rất nghiêm trọng. Những nước này nếu có nguồn lợi dư thừa nào, thì hoặc khi có khi không, hoặc không chắc gì đã có thị trường để xuất khẩu, Nhưng điều đáng buồn là chính vùng địa lý chính trị này lại là vùng đất của đại đa số nhân loại.

c. Nhiều “thế giới” ở trong một thế giới :

Cũng phải nói đến những khác biệt về văn hóa và hệ thống giá trị giữa các nhóm dân chúng khác nhau, những khác biệt này không luôn luôn đi đôi với mức phát triển kinh tế, nhưng góp phần tạo nên các chênh lệnh.

Khi người ta quan sát các vùng khác nhau trên thế giới, một thế giới bị phân cách bởi cái hố ngày càng sâu rộng hơn, khi người ta nhận thấy rằng mỗi vùng theo đuổi con đường riêng của mình, bằng cách thức thực hiện riêng, thì người ta hiểu tại sao ngôn ngữ thông thường lại nói tới nhiều thế giới ở trong lòng một thế giới duy nhất của chúng ta : thế giới thứ nhất, thế giới thứ hai, thế giới thứ ba, và cả thế giới thứ tư nữa.[14][14] Những diễn ngữ như thế, tuy không nhằm việc sắp loại tất cả các quốc gia một cách đầy đủ, nhưng không phải là không có ý nghĩa : chúng làm chứng cho sự nhận thức tản mạn rằng tính cách duy nhất của một thế giới, hay nói cách khác, tính cách duy nhất của một nhân loại bị đe dọa nghiêm trọng.

d. Nạn thiếu nhà ở :

Trong năm quốc tế những người vô gia cư (1987) do tổ chức Liên Hiệp Quốc chủ xướng, đã có một sự quan tâm hướng về hàng triệu người không có một nơi để ở, nhằm thức tỉnh các lương tâm và tìm ra một giải pháp cho vấn đề nghiêm trọng này, là vấn đề có những hậu quả tiêu cực cho cá nhân, gia đình và xã hội.[15][15]

Đâu cũng có nạn thiếu nhà ở, và phần lớn do hiện tượng đô thị hóa không ngừng gia tăng. Ngay cả những dân tộc phát triển nhất, cho thấy những tình cảnh đáng buồn của những cá nhân và gia đình phải thực sự đấu tranh để sống còn, đang khi không có một mái nhà che nắng che mưa, hay với một nơi trú ngụ mong manh đến độ có cũng như không.

Nạn thiếu nhà ở, một vấn đề tự nó rất nghiêm trọng, phải được coi như dấu chỉ và tổng hợp của cả một chuỗi sự thiếu thốn về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, hay đơn giản là thiếu thốn về mặt nhân bản, và nếu để ý tới tính cách phổ biến của hiện tượng này, chúng ta không khó khăn gì mà không nhìn nhận rằng nhân loại còn xa sự phát triển đích thực các dân tộc.

e. Nạn thất nghiệp :

Một vấn đề mà ta thường thấy nơi phần lớn các quốc gia, là hiện tượng thất nghiệp và thừa nhân công. Tại các nước đang trên đà phát triển, với tỷ lệ tăng dân số cao và có đông đảo người trẻ, ta thấy hiện tượng thừa nhân công, và thừa nhân công lại kéo theo thất nghiệp, đang khi đó, tại các nước có một mức phát triển kinh tế cao, các nguồn cung cấp công ăn việc làm lại giảm bớt thay vì gia tăng và lại kéo theo thất nghiệp.

Phải nhìn nhận rằng nạn thất nghiệp tạo ra một chuỗi hậu quả tiêu cực ở mức độ cá nhân, gia đình và xã hội, nó có thể kéo theo một sự vong thân về nhân phẩm và đánh mất lòng tự trọng mà bất kỳ người nam, người nữ nào cũng phải có.

f. Vấn đề nợ nần giữa các nước :

Cho dù vấn đề này không có ở mọi nơi, nhưng cũng là điểm đặc trưng tương thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia kém phát triển.

Lý do thúc đẩy các dân tộc đang trên đường phát triển chấp nhận đề nghị được cung cấp thật nhiều vốn, là vì họ hy vọng có thể đầu tư những nguồn vốn đó vào các hoạt động phát triển. Do đó, việc sẵn sàng cho vay và chấp nhận vay, có thể được coi như một sự đóng góp vào chính sự phát triển, đó là điều nên có và tự nó hợp pháp, cho dù đôi khi việc vay mượn đó thiếu khôn ngoan và trong một vài trường hợp là hấp tấp.

Vì tình thế thay đổi, cả ở trong các nước mắc nợ lẫn trên thị trường tài chính quốc tế, phương tiện được dự kiến để góp phần vào việc phát triển lại biến thành một cơ chế có kết quả ngược lại. Đó là vì, một đàng để trả nợ, các nước vay nợ phải chuyển ra nước ngoài những nguồn vốn mà có lẽ họ đang cần để phát triển, hay ít là để duy trì mức sống của họ : và đàng khác, cũng vì lý do đó, họ không thể có được nguồn tài trợ khác cũng cần thiết như vậy. Do cơ chế đó, phương tiện dùng để giúp việc phát triển các dân tộc đã biến thành một “cái thắng”, và trong vài trường hợp, lại thành một yếu tố làm tăng thêm sự chậm phát triển

g. Vấn đề dân số :

Người ta không thể phủ nhận rằng trên thế giới, đặc biệt tại vùng phía Nam, vấn đề dân số đang là vấn đề gây khó khăn cho công cuộc phát triển. Nhưng cũng nên nói thêm rằng, trong vùng phía Bắc, vấn đề này được đặt ngược lại : điều đáng bận tâm là việc giảm tỷ lệ sinh, kèm theo sự hóa già của dân chúng, khiến không thể có sự đổi mới ngay cả về mặt sinh học. Hiện tượng này có thể gây cản trở cho việc phát triển. Tuy nhiên, ta không thể khẳng định một chiều rằng các khó khăn kinh tế là do việc gia tăng dân số, cũng thế, ta không chứng minh được rằng mọi sự gia tăng dân số đều không thể đi đôi với một sự phát triển có trật tự.

Đàng khác, thật rất đáng lo ngại khi thấy trong nhiều quốc gia đã phát động những chiến dịch có hệ thống để chống lại việc sinh sản, dựa theo sáng kiến của chính quyền, nghịch lại với căn tính, văn hóa và tôn giáo của các nước đó, và nghịch cả với bản tính của sự phát triển đích thực. Những chiến dịch này thường do áp lực và được các vốn ngoại quốc tài trợ ; ở vài nơi chúng còn là điều kiện để được viện trợ kinh tế và tài chánh.

2. Chậm phát triển trong lãnh vực văn hóa,

     chính trị hay chậm phát triển về con người

Những gì chúng ta vừa nói ở trên đây sẽ không đầy đủ, nếu ngoài những dữ kiện kinh tế và xã hội của tình trạng kém phát triển, ta không thêm vào những dữ kiện khác cũng có tính cách tiêu cực và còn đáng quan tâm hơn nữa, như những dữ kiện về lãnh vực văn hóa. Đó là nạn mù chữ, tình trạng khó khăn hay không thể học lên cao hơn, các hình thức bóc lột mới và đàn áp con người, cũng như các quyền của con người về mặt kinh tế, xã hội, chính trị và cả tôn giáo không được tôn trọng.

Nạn mù chữ trong các vùng kém phát triển đã đẩy con người xa sự phát triển. Ta có thể quả quyết rằng sự phát triển kinh tế tùy thuộc phần lớn ở sự tiến bộ về mặt xã hội. Do đó giải quyết nạn mù chữ là mục tiêu thứ nhất của một chương trình phát triển. Thiếu học cũng làm suy nhược không kém thiếu ăn : Một người mù chữ là một trí óc không được nuôi dưỡng đủ. Biết đọc, biết viết, biết được một nghề là có được lòng tự tin và khám phá được rằng mình có thể cùng tiến với người khác. Trong sứ điệp gửi Đại hội UNESCO năm 1965 ở Teheran, Đức Phaolô VI nói rằng “biết chữ, đối với con người, là một yếu tố thứ nhất và quan hệ nhất để đi vào đời, cũng như để thêm giầu có riêng, còn đối với xã hội, nó là một dụng cụ đặc biệt để tiến bộ về kinh tế và để phát triển”. [16][16]

Tình cảnh chậm phát triển về văn hóa kéo theo những hậu quả về quyền của mỗi nước. Thật vậy, có nhiều quốc gia bị tước đoạt mất nhân cách, nghĩa là mất chủ quyền của mình về mặt kinh tế, chính trị và xã hội, hay một cách nào đó, cả về mặt văn hóa, vì trong một cộng đồng quốc gia, tất cả các chiều kích trên của đời sống được liên kết với nhau.

Như vậy, ngày nay tình trạng chậm phát triển không phải chỉ là chậm phát triển về kinh tế, nhưng còn cả trong lãnh vực văn hóa, chính trị, và nói một cách đơn giản, đó còn là chậm phát triển về con người, như thông điệp Phát triển các dân tộc đã nêu lên cách đây 20 năm.

Tuy nhiên, khi nhìn vào thế giới ngày nay, ta cũng thấy được những dấu chỉ của niềm hy vọng.

B. ÁNH SÁNG :

1. Sự tôn trọng các quyền con người :

Dấu chỉ hy vọng đầu tiên là có nhiều người nam, nữ rất ý thức về phẩm giá của họ và về phẩm giá của mỗi con người, ý thức đó được biểu lộ, chẳng hạn, qua việc khắp nơi người ta quan tâm mạnh mẽ tới sự tôn trọng các quyền con người, và qua việc khước từ rõ rệt những vi phạm các quyền đó.

Ý thức này không chỉ liên quan tới các cá nhân mà còn đến các quốc gia và các dân tộc. Xét như là những thực thể có căn tính văn hóa nhất định, họ đặc biệt nhạy cảm tới việc duy trì, quản lý cách tự do và phát huy di sản quý báu của mình.

2. Ý thức về sự tương thuộc lẫn nhau

Trong thế giới bị chia rẽ này, ta cũng thấy có sự phát triển của một xác tín về một sự tương thuộc triệt để (interdépendence) và do đó, về sự cần thiết có một sợi dây liên đới mang tính luân lý. Ngày nay có lẽ hơn cả quá khứ, người ta hiểu rằng nhân loại liên kết với nhau trong một vận mệnh chung để cùng nhau thoát được cơn tai biến. Từ tâm trạng lo âu sợ hãi, kèm theo những hiện tượng đào thoát như nạn ma túy, là đặc trưng của thế giới hiện tại, ta thấy con người thời đại ý thức hơn về sự tương thuộc lẫn nhau, chẳng hạn hạnh phúc của nhân loại không thể đạt được, nếu không có sự cố gắng và chuyên chú của tất cả mọi người, không trừ ai.

3. Quan tâm tới hòa bình :

Trong xã hội hôm nay, mặc dù với bao cám dỗ hủy diệt sự sống, từ việc phá thai đến việc gây chết êm dịu, ta vẫn thấy đồng thời có một sự quan tâm tới hòa bình, đó là đấu hiệu của thái độ tôn trọng sự sống, và như thế ta thấy rằng, một lần nữa, người ta ý thức rằng hòa bình không thể chia cắt được, hòa bình là việc của mọi người chứ không phải của riêng ai. Một nền hòa bình càng ngày càng đòi hỏi phải hết sức tôn trọng công lý, và do đó, cũng đòi hỏi sự phân phối một cách công bình các thành quả của sự phát triển đích thực.

4. Quan tâm tới môi sinh :

Trong những dấu chỉ niềm hy vọng của thời đại hôm nay, ta còn phải ghi nhận có một ý thức lớn hơn về những giới hạn của các tài nguyên sẵn có, có một nhu cần tôn trọng sự toàn vẹn và hài hòa của thiên nhiên, và cân nhắc những điều đó trong việc lập kế hoạch phát triển, thay vì hy sinh chúng cho một quan niệm phát triển có tính cách mị dân.

Sau khi đã đọc qua các dấu chỉ thời đại để đi tìm lý lẽ cho vấn nạn phát triển, giờ đây, chúng ta đi vào nội dung chính yếu của bài chia sẻ này.

III. THẾ NÀO

        LÀ MỘT SỰ PHÁT TRIỂN ĐÍCH THỰC ?

Trong thông điệp Bận tâm về vấn đề xã hội, Đức Gioan Phaolô II đã đặt câu hỏi về phát triển như sau : “Ở đây cần tự hỏi phải chăng thực tại đáng buồn của ngày hôm nay lại không phải là kết quả, ít nhất một phần, của một quan niệm rất hẹp hòi về phát triển, tức là quan niệm chỉ chú ý tới mặt kinh tế sao ?”. [17][17]

Như vậy, theo Đức Gioan Phaolô II, muốn có được một sự phát triển đích thực thì điều đầu tiên nhân loại ngày nay phải có đó là một quan niệm phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều chiều kích về phát triển.

1.   Sự phát triển đích thực

      không đồng nghĩa với “sự tiến bộ” một chiều :

Sự phát triển không phải là một tiến trình diễn ra theo đường thẳng, gần như máy móc và không có giới hạn, dường như là, với một số điều kiện nào đó, nhân loại phải tiến nhanh tới một thứ hoàn thiện vô hạn.[18][18] Quan niệm xem phát triển như là “sự tiến bộ” một chiều, dường như ngày nay đang bị xét lại một cách nghiêm chỉnh, nhất là sau kinh nghiệm bi đát của hai trận thế chiến, của cuộc tàn sát đã được tính toán và phần nào được thực hiện đối với cả tập thể, và kinh nghiệm về nguy cơ nguyên tử đang đè nặng trên thế giới.

2. Chiều kích công bằng của phát triển

Từ cách nói “thế giới thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư”, sự phát triển phải được suy nghĩ trên sự tương thuộc lẫn nhau (interdépendence) và phải gắn với những đòi hỏi luân lý đạo đức về trật tự công bằng, nếu không, nó sẽ kéo theo những hậu quả tai hại cho những người yếu kém nhất. Sự phát triến đích thực của các dân tộc là : tất cả các nước trên thế giới phải được thông phần vào sự phát triển, nếu không, sự phát triển ấy không đích thực.

Công đồng Vatican II đã nhắc lại điều nêu trên rằng : “Thiên Chúa đã tạo dựng trái đất và mọi vật trên đó là để mọi người và mọi dân tộc sử dụng. Vì thế của cải trần gian phải tràn đầy đồng đều cho mọi người, theo luật công bằng là một luật đi liền với luật Bác ái”. [19][19]

Định luật này phải được ưu tiên trên mọi quyền hạn khác, bất cứ là quyền nào kể cả quyền tư hữu và quyền tự do buôn bán. Các quyền khác không những không được cản trở, mà trái lại phải giúp định luật này thể hiện dễ dàng.

Phát triển đòi hỏi một trật tự công bằng ; nó không cho phép bất cứ ai, dù là các cơ chế chính trị hay Giáo Hội được nhắm mắt làm ngơ trước nỗi khổ của anh em đồng loại, bởi vì “Các dân tộc đói khổ đang chất vấn các dân tộc giầu sang. Giáo Hội cũng cảm thấy run rảy khi nghe tiếng kêu phát ra tự niềm thao thức ấy, và kêu gọi mọi người hãy vì yêu thương đáp lại tiếng gọi của người anh em mình”.[20][20]

Thánh Ambrôsiô có những lời rất mạnh mẽ về lẽ công bằng : “Anh cho người nghèo, nhưng không phải là việc anh lấy của anh mà cho, mà anh chỉ trả lại cho họ của cải của họ. Bởi vì của cải là để cho mọi người dùng chung, thì anh đã dành lấy một mình cho anh. Trái đất này là của mọi người, chứ không phải của người giầu”.[21][21]

Thông điệp Phát triển các dân tộc đã nhìn thấy trước rằng những hệ thống tài chính quốc tế có thể làm tăng thêm sự giàu có của những người giàu, trong khi vẫn giữ mãi những người nghèo trong cảnh khốn cùng.[22][22] Dự kiến đó đã được xác nhận với sự xuất hiện của cái gọi là thế giới thứ tư.[23][23]

3. Chiều kích luân lý đạo đức của sự phát triển

Các quan niệm “kinh tế” hay “duy kinh tế” đi kèm với từ ngữ “phát triển” cũng bị đặt thành vấn đề. Thật vậy, ngày nay người ta hiểu rõ hơn rằng việc tích lũy thuần túy các của cải và dịch vụ dẫu cho rằng vì lợi ích của đa số, cũng không đủ làm cho người ta hạnh phúc. Do đó, việc chiếm hữu các lợi lộc thực sự khoa học và kỹ thuật, kể cả ngành thông tin, đem lại trong thời gian vừa qua cũng không đưa tới sự giải phóng khỏi mọi hình thức nô lệ. Kinh nghiệm những năm mới đây chứng minh ngược lại rằng nếu các nguồn tài nguyên và các tiềm năng được đặt vào tay con người, lại không được sử dụng theo một ý định đạo đức và chiều hướng nhằm ích lợi đích thực cho nhân loại, thì nó sẽ dễ dàng quay ngược lại để đàn áp con người.[24][24]

Thông điệp Populorum progressio của Đức Phaolô VI đã nêu lên sự khác biệt thường được nhấn mạnh ngày nay, đó là sự khác biệt giữa cái “có” (avoir) và cái “là” (être),[25][25] sự khác biệt này đã được Công đồng Vatican II diễn tả trước đây với những từ ngữ chính xác. [26][26] Có những đồ vật và những của cải, điều đó tự nó không hoàn thiện được một con người, nếu nó không góp phần làm cho cái “là” của người đó thêm trưởng thành và phong phú, nghĩa là góp phần vào việc thực hiện chính ơn gọi làm người của người ấy. Có những người – một số ít nhưng lại chiếm hữu nhiều - không thực sự đạt tới cái “là”, bởi vì do một sự đảo ngược bậc thang giá trị, họ tôn thờ cái “có” và sự tôn thờ này ngăn cản họ “là” ; và có những người - một số lớn nhưng lại chiếm hữu ít hay không có gì – họ không thực hiện được ơn gọi làm người căn bản của họ (être), bởi vì họ thiếu cả những của cải sơ đẳng (avoir).

Như vậy, sự dữ (le mal) không nằm trong sự kiện “có”, nhưng trong việc chiếm hữu một cách không tôn trọng phẩm chất và trật tự các giá trị của những gì mình có. Phẩm tính và trật tự các giá trị phải là việc làm chủ của cải, và việc sử dụng các của cải đó phải hướng về việc phục vụ cho cái “là” của con người và cho ơn gọi đích thực của con người.

4. Chiều kích nhân bản của sự phát triển

Như vậy, sự phát triển đích thực phải gắn với việc tôn trọng quyền con người cũng như quyền của các quốc gia và các dân tộc : “Một mô hình phát triển không tôn trọng và không khuyến khích các quyền con người, quyền cá nhân hay quyền xã hội kinh tế và chính trị, kể cả quyền lợi của các quốc gia và các dân tộc, thì không thể thực sự xứng đáng với con người”.[27][27]

Một cuộc phát triển bị giới hạn đơn thuần vào khía cạnh kinh tế dễ làm cho con người và những nhu cầu sâu xa nhất của con người bị lệ thuộc vào những đòi hỏi của các kế hoạch hóa kinh tế hay của chủ trương duy lợi nhuận. Từ đó, ta thấy có một sợi dây liên kết nội tại giữa công cuộc phát triển đích thực với việc tôn trọng nhân quyền : không thể nâng cao con người một cách đích thực, phù hợp với ơn gọi tự nhiên và lịch sử của mỗi người, bằng cách chỉ sử dụng các của cải và dịch vụ dư giả, hay bằng cách có những hạ tầng kiến trúc hoàn hảo.

Trên bình diện quốc tế, tức bình diện những quan hệ giữa các quốc gia, cần phải tôn trọng trọn vẹn căn tính cùng với các đặc trưng lịch sử và văn hóa của mỗi dân tộc.

Một sự phát triển toàn diện phải mang chiều kích nhân bản, bởi vì mục đích của phát triển là phục vụ con người. Sự phục vụ này phải tuân theo các đòi hỏi thuộc phạm vi chân lý và sự thiện, là phạm vi của con người thụ tạo. Một sự phát triển không chỉ có tính cách kinh tế, nhưng phải được đánh giá và được định hướng theo phẩm giá và ơn gọi của con người xét một cách toàn diện.

Một sự phát triển đích thực đối với mỗi người cũng như đối với mọi người, là đi từ những điều kiện ít xứng với con người đến những điều kiện xứng với con người hơn.

Sống trong những điều kiện ít xứng với con người : trước tiên có nghĩa là những kẻ sống trong hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất như thiếu ăn thiếu mặc, thiếu thốn về tinh thần như xa đọa ích kỷ quá độ.

Sống trong những điều kiện ít xứng với con người : còn là những kẻ bị cơ cấu của xã hội đè nén: những cơ cấu do sự lạm dụng sở hữu, lạm dụng quyền hành, bóc lột nhân công cũng như buôn bán gian lận tạo nên.

Xứng với con người hơn, có nghĩa làm cho con người từ nghèo đói đến no đủ, loại trừ các tệ đoan xã hội, mở rộng được kiến thức, hấp thụ được văn hóa. Xứng với con người hơn còn có nghĩa là kính trọng nhân phẩm của người khác hơn, hướng về một tinh thần nghèo khó,[28][28] mưu cầu ích chung, quyết tâm hòa bình. Xứng với con người hơn còn có nghĩa là con người nhìn nhận những giá trị tối cao, và nhìn nhận Thiên Chúa là nguồn gốc và là cùng đích của mọi giá trị.

Xứng hợp với con người hơn, sau hết và hơn hết, có nghĩa rằng : con người thành tâm đón nhận đức tin, tức là đón nhận ân huệ của Thiên Chúa, và hòa hợp các tâm hồn trong tình thương yêu của Đức Kitô, Đấng đã gọi chúng ta trở nên con cái, tham gia vào sự sống của Thiên Chúa hằng sống, Cha của mọi người.[29][29]

Đức Bênêđictô XVI viết : “Bị xúc động như Chúa Giêsu với lòng trắc ẩn đối với các đoàn lũ, Giáo Hội ngày nay cho mình có nhiệm vụ xin các nhà lãnh đạo chính trị và những kẻ nắm quyền kinh tế và tài chính cổ võ sự phát triển dựa trên sự tôn trọng phẩm giá của mỗi người nam và người nữ”. [30][30]

5. Chiều kích kinh tế của phát triển :

Trong thông điệp Phát triển các dân tộc, Đức Phaolô VI đã mô tả các đặc tính của một sự phát triển toàn diện và nhân bản, xứng với ơn gọi đích thực của con người mà không phủ nhận chiều kích kinh tế.[31][31]

Sự phát triển phải có chiều kích kinh tế, dù cho sự phát triển không được tự giới hạn vào chiều kích kinh tế, vì nó phải giúp cho số đông dân nghèo của thế giới có được những của cải cần thiết (avoir) để “là” (être) người và sống đúng phẩm giá con người, Trong trường hợp này, cần phải có nhiều hơn để là nhiều hơn (Avoir plus pour être plus).

6. Chiều kích toàn cầu của sự phát triển

Sự phát triển toàn diện của con người còn phải gắn liền với sự phát triển của nhân loại. Trong chuyến thăm mục vụ tại Bombay, Ấn Độ, Đức Phaolô VI đã phát biểu :

“Con người phải gặp con người, các quốc gia phải gặp nhau như anh em, chị em, như con cái của Thiên Chúa. Nhờ hiểu biết nhau, thân thiện nhau, và cảm thông với nhau một cách linh thiêng, chúng ta cũng phải bắt đầu hoạt động chung với nhau để xây dựng tương lai chung của nhân loại”. [32][32]

7. Chiều kích vũ trụ của sự phát triển

Ngoài ra, vì mang chiều kích đạo đức luân lý, nên việc phát triển không thể gạt sang một bên lòng kính trọng đối với những hữu thể hợp thành thế giới hữu hình mà nét đặc trưng là trật tự, điều mà người Hy Lạp xưa gọi là “vũ trụ” (cosmos). Sự tôn trọng trật tự của vũ trụ đòi hỏi những điều sau đây :

Thứ nhất, phải ý thức hơn rằng chúng ta không thể thản nhiên sử dụng các loại hữu thể hữu sinh hay vô sinh – động vật, thảo mộc, khoáng chất – như ý muốn của chúng ta chỉ vì nhu cầu kinh tế riêng của mình. Trái lại, phải để ý tới bản tính của mỗi hữu thể và của các dây liên kết lẫn nhau trong một hệ thống có trật tự, tức là” vũ trụ" (cosmos).

Thứ hai, dựa trên nhận định mỗi ngày, ta thấy một sự thật ngày càng hiển nhiên về sự giới hạn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên : một vài loại trong các thứ này hễ cạn là hết, không lấy ở chỗ khác được. Việc sử dụng những tài nguyên như thể chúng vô tận, với một quyền chiếm hữu tuyệt đối, sẽ đe dọa nghiêm trọng khả năng phục vụ của chúng, không những đối với thế hệ này, mà nhất là đối với thế hệ mai sau.

Thứ ba, liên quan trực tiếp tới hậu quả của một mô hình phát triển nào đó, ta đều biết rằng, việc kỹ nghệ hóa luôn luôn gây ra, một cách trực tiếp hay gián tiếp, việc ô nhiễm môi sinh cùng với hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe dân chúng.

8. Chiều kích siêu việt của sự phát triển

Sự phát triển cần có những của cải vật chất và những sản phẩm của kỹ nghệ không ngừng được làm tinh xảo hơn nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhưng để theo đuổi sự phát triển đích thực, không bao giờ được quên cái thông số vốn nằm trong bản tính đặc thù của con người được Thiên Chúa tạo dựng theo hình ảnh và giống với Người (St 1,26).

Như vậy, đối với một dân tộc cũng như đối với một cá nhân, có thêm nhiều của cải không phải là mục đích tối hậu. Mỗi một sự thăng tiến đều có hai mặt : nó cần thiết để con người “là” người hơn, nhưng đồng thời nó cũng giam hãm con người một khi của cải trở thành giá trị tuyệt đối, không còn cho thấy giá trị nào khác. Lúc đó, lòng người trở nên chai đá và tinh thần khép kín lại, con người không còn đến với nhau vì tình nghĩa, nhưng chỉ vì lợi lộc. Lợi lộc làm cho con người chống đối nhau và chia rẽ nhau. Vì thế nếu chỉ tìm của cải mà thôi thì không những sẽ làm cản trở cho sự phát triển của con người, mà còn phản lại sự cao cả của phẩm giá con người.

Từ đó, ta thấy rằng phát triển không chỉ ở trong việc sử dụng, thống trị, chiếm hữu không giới hạn các sự vật được Thiên Chúa dựng nên, cũng như những sản phẩm kỹ thuật của con người làm ra. Nhưng đúng hơn trong sự chiếm hữu, thống trị, sử dụng phải tùy thuộc vào phẩm giá của con người được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa và được kêu gọi sống bất tử. Đó là chiều kích siêu việt của con người, một chiều kích đã được thông ban ngay từ đầu cho một cặp nam nữ (St 1,27), và như vậy chiều kích này tự bản chất mang tính xã hội.[33][33]

Như vậy, con người còn tiến tới một sự phát triển khác, một sự phát triển của một nền nhân bản siêu việt làm cho con người được sống sung mãn là được tháp nhập vào Chúa Kitô, Đấng đến “để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Đó là mục đích tối hậu của việc phát triển con người.[34][34]

IV. PHÁT TRIỂN, LỜI MỜI GỌI CỦA TÌNH YÊU

Suy nghĩ cho cùng, ta thấy rằng chính sự hoán cải của con tim mới là con đường đưa phát triển vào thực tế. Bao lâu con người chưa thay đổi cách cư xử của mình thì bấy lâu chưa thể có sự phát triển đích thực. Đức Gioan-Phaolô đã viết rằng : “Nhận ra tính cách luân lý là đặc tính chính yếu của phát triển” và “cần phải tìm ra những nguyên nhân thuộc phạm vi luân lý đã kìm hãm tiến trình phát triển và ngăn cản việc phát triển đầy đủ, tức là những nguyên nhân nằm trong cách cư xử của con người, xét như là những chủ thể có trách nhiệm”. [35][35]

Hướng suy tư này đã đưa ngài đến việc khám phá ra gốc rể của một sức mạnh đen tối gây trở ngai cho công cuộc phát triển đích thực, đó là “tội lỗi” của con người và “những cơ cấu tội lỗi” của thế giới :

““Tội” và “cơ cấu tội lỗi” là những phạm trù ít được áp dụng vào tình trạng thế giới hiện nay. Tuy nhiên, không dễ mà hiểu được cách thật sâu sắc cái thực tại xuất hiện dưới mắt chúng ta, nếu không vạch rõ gốc rễ những tai họa đang tác hại nơi chúng ta”. [36][36]

Do đó, cần có một xác tín rằng các trở ngại cho việc phát triển toàn diện không chỉ thuộc phạm vi kinh tế, mà còn tùy thuộc những thái độ tinh thần thâm sâu hơn, như tấm lòng của con người, cái nhìn về tha nhân, sự nhạy cảm trước những nỗi khốn khổ của đa số dân nghèo và sự giúp đỡ thực tế.

Thánh Giacôbê nói, “Nếu có người anh em hay chị em không có áo mặc, không có cơm ăn, mà một người trong anh em chỉ nói với họ rằng: chúc anh em về bình an, hay cố mặc cho ấm, cố ăn cho no, rồi không cho họ gì cần cho thân xác họ, thì lời nói đó nào có ích gì ?” (Gc 2,15-16). Ngày nay không ai mà không biết rằng : trên nhiều lục địa, biết bao người đang bị nạn đói hành hạ ; biết bao trẻ em thiếu ăn, đến nỗi một phần lớn phải chết lúc còn nhỏ tuổi ; bao nhiêu người khác không phát triển được về vật chất lẫn tinh thần cũng vì đói. Cũng vì vậy mà dân chúng trong bao nhiêu miền rộng lớn đang lâm vào cảnh tuyệt vọng thê thảm.

Như vậy, muốn có phát triển đích thực, điều cần thiết cấp bách là phải thay đổi các thái độ tinh thần, là những thái độ đặc trưng trong mối quan hệ của con người với chính mình, với người lân cận, với các cộng đồng nhân loại – dù xa mấy đi nữa – và với thiên nhiên. Ta làm như vậy là vì sự phát triển toàn diện con người và của toàn thể mọi người.[37][37]

Việc thực thi tình liên đới trong mọi xã hội sẽ đạt được giá trị trọn vẹn của nó, khi các thành phần biết nhìn nhận nhau như là những nhân vị. Sự liên đới giúp ta nhìn người khác, con người, dân tộc hay quốc gia, không phải như bất kỳ một dụng cụ nào mà người ta khai thác, một cách ít tốn kém, khả năng lao động và sức mạnh thể lực của họ, để rồi lại vất bỏ khi họ không phục vụ được nữa. Trái lại, phải coi họ như “đồng loại”, như một “trợ tá” (St 2,18-20) mà chúng ta phải cho tham dự đồng hàng vào bữa tiệc cuộc sống mà Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người đến dự. Từ đó phát sinh tầm quan trọng của việc thức tỉnh lương tâm tôn giáo nơi các cá nhân và nơi các dân tộc :[38][38]

“Sự liên đới mà chúng tôi đề nghị là con đường đi tới hòa bình, và đồng thời cũng là con đường đi tới phát triển” [39][39] “những gì đụng chạm tới phẩm giá con người và các dân tộc, chẳng hạn việc phát triển đích thực, không thể thu gọn vào một vấn đề “kỹ thuật”. Làm như vậy, việc phát triển sẽ mất đi ý nghĩa đích thực của nó, và người ta sẽ phản bội con người cũng như các dân tộc mà mình phải phục vụ”. [40][40]

Kết cuộc, sự phát triển thực sự chất vấn tấm lòng của con người, như Đức Bênêđictô nhận xét : “Tình yêu (caritas) vẫn luôn cần thiết, ngay cả trong một xã hội công bằng nhất. Không có một trật tự công bằng của nhà nước nào có thể xem công tác bác ái là thừa thãi. Ai muốn loại bỏ tình yêu thì cũng đồng thời không xem con người là con người nữa. Vẫn luôn có sự khổ đau cần đến sự an ủi và trợ giúp. Vẫn luôn luôn còn có sự cô đơn. Vẫn luôn còn có những trường hơp thiếu thốn vật chất, nơi mà sự trợ giúp theo nghĩa thực hiện tình yêu tha nhân là cần thiết”. [41][41]

V. KẾT LUẬN

Một sự phát triển chỉ đơn thuần thuộc phạm vi kinh tế sẽ không thể nào giải phóng được con người, trái lại cuối cùng nó sẽ nô lệ hóa con người hơn nữa. Kinh tế và kỹ thuật không có nghĩa gì nếu không hướng về ích lợi con người để phục vụ. Một sự phát triển không hội nhập các chiều kích xã hội, văn hóa, siêu việt, đạo đức luân lý, tôn giáo, vũ trụ, và nếu càng không nhận biết những chiều kích đó và không hướng về chúng như những mục tiêu thì càng không thể đưa tới một sự giải phóng đích thực cho con người. Con người chỉ hoàn toàn được hạnh phúc khi mình là mình, với đầy đủ các quyền và các nghĩa vụ, cũng phải nói như vậy về toàn thể xã hội.

Sự phát triển phải ăn rễ sâu nơi chính bản chất con người. Thật vậy, “con người là một thụ tạo chỉ có thể hoàn thành chính mình cách trọn vẹn nhờ việc tự do trao hiến chính mình”. [42][42] Con người là một chủ thể độc đáo không sao chép lại được và cũng không bao giờ có thể nhận chìm trong một khối nhân loại mơ hồ, dù rằng con người chỉ hoàn thành trọn vẹn vận mệnh của mình một khi họ biết vượt lên trên những lợi lộc hẹp hòi của cá nhân để liên kết với những người khác bằng rất nhiều liên hệ.

Vì lẽ này, sự đóng góp hàng đầu mà Giáo Hội cống hiến cho sự phát triển nhân loại và cho các dân tộc không chỉ chú trọng tới những phương tiện vật chất hay là những giải pháp kỹ thuật. Nói đúng hơn, sự đóng góp đó bao hàm việc công bố chân lý về Chúa Kitô, Đấng giáo dục các lương tâm và dạy cho biết phẩm giá đích thực của con người và của lao động hệ tại đâu.

Công cuộc phát triển con người và các dân tộc mang tính chất của một cuộc chiến cam go và cũng là một cuộc chiến tiêu hao. Cuối cùng, vấn nạn về phát triển đưa nhân loại về cõi thâm sâu và cũng là tiếng nói cuối cùng đang định đoạt sự hình thành của thế giới : đó là Tấm Lòng con người, một tấm lòng để cho Thần Khí không ngừng chạm tới và thổi lên làn gió hy vọng.

 

Lm. Antôn Nguyễn Đức Khiết

Mục lục

 

Text Box: SỐNG CHỨNG NHÂN

 

 

 

 


 

SỐNG ĐỨC TIN TRONG CUỘC ĐỜI LỨA ĐÔI

 

Les Équipes Notre Dame - Các Nhóm Đức Bà” là phong trào giáo dân, quy tụ các gia đình, các đôi vợ chồng Công Giáo, quyết tâm sống đạo cùng đem Tin Mừng vào môi trường nghề nghiệp và xã hội. Sau đây là chứng từ của ông bà Marisa và Vittorio Alfisi, người Ý, về hồng ân biết và gia nhập phong trào.

Tất cả bắt đầu vào năm 1993.

 

Một ngày nọ .. Nói thế, không có nghĩa là chuyện tình cờ, mà là một ngày được THIÊN CHÚA chuẩn bị trước, để chúng tôi có cơ hội gặp gỡ hôm ấy.


THIÊN CHÚA chuẩn bị, đưa chúng tôi qua không biết bao cuộc thanh luyện thử thách. Trước tiên là song thân chúng tôi lần lượt từ trần. Rồi đến cuộc hôn nhân tan vỡ của người chị và người anh chúng tôi. Tiếp theo đó là hai đứa con trai lớn của chúng tôi bỏ đạo, không đi nhà thờ cũng chả lãnh nhận các bí tích Thánh Thể và Hòa Giải. Sau cùng, đứa con gái út bỏ nhà ra đi sống tự lập, khi vừa tròn 18 tuổi. Nó ra đi với bàn tay trắng, vì chưa có công ăn việc làm.


Chưa hết. Giữa vợ chồng chúng tôi thường xảy ra những vụ đụng độ, cãi cọ dữ dội, như muốn nổ tung cắt đứt cuộc sống lứa đôi. Tuy rằng, tận thâm tâm, cả hai, không ai muốn đi đến chỗ ly dị!


Bà Marisa nói. Dầu vậy, tôi vẫn hy vọng. Tôi hằng hy vọng nơi THIÊN CHÚA và Ngài đoái thương đến thân phận khốn cùng của chúng tôi. Tôi luôn luôn cầu nguyện. Trước đó, tôi đã nhiều lần tham dự các buổi gặp gỡ của Phong trào Canh Tân trong Thánh Thần. Tôi cũng thường nghe Đài Phát Thanh Công Giáo Radio Maria. Các buổi phát của Đài giúp tôi rất nhiều và có ảnh hưởng mạnh, trong thời gian tôi gặp gian nan thử thách.


Từ đó tôi lấy thói quen lần hạt Mân Côi liên tục. Vừa làm các công việc trong nhà, tôi vừa đọc kinh. Tham dự Thánh Lễ Chúa nhật thôi chưa đủ, tôi còn dự thêm Thánh Lễ các ngày thường, cho đến một lúc, tôi đi dự lễ hàng ngày. Giờ đây, khi nhắc lại chặng đường trải qua, lòng tôi dâng lên THIÊN CHÚA niềm tri ân chân thành. THIÊN CHÚA là Đấng Trung Tín. Ngài không bỏ rơi một ai.


Một ngày, tôi trông thấy nơi cửa ra vào nhà thờ giáo xứ, tờ giấy nhỏ thông báo Cuộc gặp gỡ thiêng liêng cho các gia đình sẽ diễn ra vào ngày 14-2-1993.


Về nhà, tôi đem chuyện ra nói với Vittorio, chồng tôi. Và chúng tôi đồng ý tham dự cuộc gặp gỡ. Chúng tôi còn xem cuộc gặp gỡ như là món quà đến từ THIÊN CHÚA. Bởi vì, ngày hôm trước, 13-2, kỷ niệm 22 năm thành hôn của chúng tôi. Và, ngày 14-2, trở thành ngày lịch sử của chúng tôi: ngày chúng tôi tiếp xúc lần đầu và chính thức gia nhập phong trào ”Các Nhóm Đức Bà”.

 

4 năm sau, Đức Cha De Giorgi Salvatore, Tổng Giám Mục giáo phận Palermo (Nam Ý), đề nghị gởi vợ chồng chúng tôi đi tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II tại Rio de Janeiro, thủ đô nước Brazil. Cuộc gặp gỡ diễn ra vào đầu tháng 10 năm 1997.


Khi nhận tin này, chúng tôi lúng túng tự hỏi không biết mình có đủ khả năng làm một cuộc hành trình xa, sang tận mãi Châu Mỹ La tinh, để tham dự một cuộc gặp gỡ có tầm mức quốc tế không.


Chúng tôi không muốn lìa con cái đi xa, mặc dầu chúng đã lớn tuổi. Nhưng nhất là, chúng tôi không muốn bỏ lại nhà cha mẹ già, một vị 87 tuổi và một vị 96 tuổi. Sau nhiều do dự, chúng tôi may mắn gặp các nữ tu Ursuline Chúa Chịu Đóng Đinh có cứ điểm truyền giáo tại bang Sao Paolo, nước Brazil. Chúng tôi quyết định lên đường tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình với Đức Thánh Cha.


Giờ đây, chúng tôi thâm tín rằng:


- Đáp lại tiếng Chúa mời gọi, không có nghĩa là bắt đầu đi trên con đường phẳng phiu, trơn tru. Không phải vậy. Khó khăn vẫn luôn luôn hiện hữu. Có khác chăng là bây giờ chúng tôi không tiến bước với tinh thần bi quan chỉ thấy toàn những điều tiêu cực. Trái lại, chúng tôi ngẩng cao đầu, đối diện với khó khăn và tiến thẳng với niềm hy vọng, với lòng tín thác hoàn toàn nơi Tình Yêu vô bờ và sự quan phòng của THIÊN CHÚA.

(”Lettera END”, Marzo+Aprile/1999, trang 34-37).


Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Mục lục

 

 

Text Box: CÂU CHUYỆN SUY TƯ

 

 

 

 


 

Chuyện Noel : Cây Tặng Phẩm

 

Tôi là mẹ của bốn đứa con và đang đảm nhận một công việc có mức lương trung bình. Tiền bạc luôn khít khao, nhưng chúng tôi có một mái nhà trên đầu, thức ăn trên bàn, quần áo che thân và, tuy không nhiều, cũng đủ dùng. Con tôi nói với tôi rằng vào thời ấy chúng không hề nhận biết về cái nghèo. Chúng chỉ cho rằng Mẹ keo kiệt. Còn tôi thì luôn luôn hài lòng về điều ấy.

Đó là vào thời gian Giáng sinh, mặc dù không có tiền để mua nhiều quà, chúng tôi dự định mừng lễ ở nhà thờ, gia đình, với nhóm và bè bạn, lái xe xuống phố xem đèn trang trí, với những bữa tiệc, và trang hoàng nhà cửa.

Nhưng điều làm cho đám trẻ phấn khởi nhất là việc đi mua sắm ở ngoài phố. Chúng trò chuyện và lên kế hoạch từ nhiều tuần trước lễ Giáng sinh, chúng hỏi nhau và hỏi thăm ông bà thích những thứ gì trong ngày Lễ. Nghĩ đến mà khiếp sợ ! Tôi đã để dành được 120 mỹ kim để mua quà cho năm người chúng tôi.

Ngày trọng đại đã đến và chúng tôi đã khởi đầu cách dễ dàng. Tôi cho mỗi đứa 20 đồng và nhắc chúng tìm mua những món quà khoảng 4 đồng cho mỗi món. Sau đó chúng phân tán. Chúng tôi có hai giờ đồng hồ cho việc mua sắm; và chúng tôi hẹn gặp nhau tại cửa hàng bán đồ chơi.

Trên đường về nhà, tinh thần Giáng sinh của mỗi người chúng tôi dâng cao cùng với những tiếng cười, những lời trêu chọc nhau, và bóng gió kể cho nhau nghe về món đồ mà mỗi người đã mua. Ginger, Đứa con gái nhỏ tám tuổi của tôi, im lặng cách bất thường. Tôi để ý thấy nó chỉ có mỗi một cái túi nhỏ, dẹp. Xuyên qua lớp túi xốp, tôi có thể nhìn thấy những thanh kẹo – loại 15 xu ! Tôi giận dữ, “Con đã làm gì với 20 đồng mẹ đã cho ?” Tôi muốn mắng nó, nhưng tôi đã không nói gì cho tới khi về nhà. Tôi gọi nó vào phòng tôi và đóng cửa lại, bắt đầu nóng giận trở lại khi tôi hỏi nó đã làm gì với số tiền.

Đây là những gì nó nói với tôi : “Khi đang nhìn quanh quẩn đây đó, nghĩ đến những thứ cần mua, và con đã dừng lại để đọc những tấm thiếp nhỏ trên một trong những Cây Tặng Phẩm của Đạo binh Cứu tế. Một trong những tấm thiếp là của một đứa con gái bốn tuổi, và tất cả những gì nó muốn trong ngày Giáng sinh là một con búp bê có quần áo và một cái lược. Vì thế con đã lấy đi tấm thiếp và mua con búp bê và cái lược rồi bỏ vào thùng Đạo binh Cứu tế cho nó.

Với phần tiền còn lại con chỉ còn đủ để mua kẹo cho chúng ta,” – Ginger nói tiếp – “Nhưng chúng ta có quá nhiều rồi, còn con bé chẳng có gì cả !”

Tôi đã chưa bao giờ cảm thấy giàu có như hôm ấy.

PTC sưu tầm

Mục lục

 

Text Box: TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH

 

 

 

 

 


 

Giảng lễ Hôn Phối :

XA HƠN

 

 

Ngày cưới, ngày của rộn rã: Rộn rã cho cô dâu chú rể. Rộn rã cho cha mẹ hai bên: cho bà con, xóm giềng.

 

Ngày cưới, cũng là ngày của cái đẹp. Đẹp từ trong ra ngoài: đẹp từ tâm hồn trong trắng, từ khuôn mặt duyên dáng, đến bụm tóc búi cao trên đầu, đẹp từ chiếc áo cưới mới may thơm phức, đến cổng chào màu sắc vui tươi.

 

Ngày vui, cái đẹp của ngày cưới, ai cũng thấy rồi. Điều mà tôi muốn nói hôm nay: Là cái xa hơn ngày cưới. Bởi cổng chào nào rồi cũng dỡ đi. Áo cưới nào rồi cũng phai màu. Bụm tóc cao nào rồi cũng tháo xuống. Cái xa hơn ngày cưới mới là cái quan trọng.

 

Điều thứ nhất xảy đến. Sẽ là mọi sự thật sẽ được giãi bày. Con người thật, với mọi tính tình như lười biếng, cẩu thả, sạch sẽ, bẩn thỉu, cáu kỉnh, vụng về, hoang phí sẽ hiện ra rõ nét.

 

Rồi điều thứ hai. Sẽ xảy đến, trong ngày xa hơn ngày cưới, sẽ là trách nhiệm đầy vai.

 

Không còn là một cậu con trai, tự do lêu lổng nữa. Mà nay là một người chồng. Người chồng là trụ cột của gia đình. Với bận rộn là phải lo lắng cho gia đình, cho vợ cho con cả về đời sống đức tin, cả về đời sống vật chất.

 

Không còn được là cô con gái, đỏng đảnh, nhõng nhẽo, mà nay là một người vợ. Người vợ chính là sự tươi mát trong gia đình. Là chiếc máy điều hòa, luôn giữ cho mái nhà được ấm áp, dễ thương.

 

Xa hơn ngày cưới. Điều thứ ba xảy đến.

 

Là những xích mích, đụng chạm giữa vợ và chồng. Đàn ông và đàn bà, có những suy nghĩ và nhận định không giống nhau. Vả nữa, tính tình người nào, cũng đều có những lúc mưa, lúc nắng, rồi những yếu tố bên ngoài, như ý kiến của cha mẹ, sự xuyên tạc của những lời đồn thổi, hay sự nghèo nàn thiếu thốn của hoàn cảnh, luôn tạo nên những sự đụng chạm, xích mích, gây sứt mẻ và đổ vỡ.

 

Những hình ảnh xa hơn ngày cưới không đẹp lắm. Bởi vậy, để giải quyết những điều tiêu cực ấy, để cho những ngày xa hơn ngày cưới luôn thắm đẹp thì điều đầu tiên phải làm:

 

 Là vợ chồng luôn cầu nguyện lẫn  cho nhau, gặp gỡ Thiên Chúa, và phó dâng mình và người yêu của mình trong bàn tay quyền năng của Thiên Chúa. Bởi Thiên Chúa là cội nguồn tình yêu, không nối kết vào đó, người ta sẽ không có được tình yêu đích thực.

 

 Việc thứ hai phải làm:

 

 Là phải chấp nhận nhau. Ai cũng có điều tốt và điều xấu. Bản thân mình cũng thế. Hãy nhìn những điều tốt của nhau và chấp nhận những điều xấu của nhau, rồi tìm cách giúp nhau bỏ dần những điều xấu ấy.

 

 Việc thứ ba phải làm:

 

 Giống như Đức Kitô, là phải biết quên mình, mà làm cho nhau được hạnh phúc trong sự quên mình, luôn là điều hy sinh. Sống hy sinh là dấu hiệu của tình yêu. Không thể có tình yêu nếu không có hy sinh.

 

 

Lm. Đỗ Văn Thiêm

Mục lục

 

Text Box: ĐỌC SÁCH

 
 

ĐIỀU ƯỚC ĐÊM GIÁNG SINH

 

Khi bé Amy Hagadom vòng qua góc phòng họp bên cạnh lớp học, cô bé không để ý nên va phải một cậu bé học lớp 5 đi ngược lại.


            Cậu này hét vào mặt cô bé : "Đi đứng thế hả, đồ dị hợm", sau đó với ánh mắt giễu cợt, cậu ta nhấc chân phải lên và bắt chước dáng đi cà nhắc của Amy.


            Bị xúc phạm, nhưng cố hết sức, Amy tự nhủ "kệ xác hắn" và lầm lũi bước về lớp học.  Thế nhưng khi đi học về, Amy cứ nghĩ mãi về hành động của đứa bé kia, và cậu ta không phải là đứa duy nhất.  Kể từ lúc học lớp 3, Amy đã phải chịu đựng những lời giễu cợt của các bạn về cách phát âm và cái chân cà nhắc của mình.  Amy cảm thấy tủi thân, trong phòng học đầy bạn bè, nhưng cô bé lúc nào cũng thấy mình đơn độc.
            Bữa ăn tối hôm đó, Amy chẳng nói một lời nào.  Mẹ cô bé đoán ngay là đã có gì không hay xảy ra.  Để giúp bé vui hơn, bà thông báo: "Amy này, có một cuộc thi về điều ước Đêm Giáng sinh.  Hãy viết thư cho ông già Noel và con có cơ hội đạt giải thưởng.  Mẹ nghĩ cô bé tóc vàng đang ngồi trên bàn ăn có thể tham gia đấy."


            Amy cười khúc khích, cuộc thi có vẻ thú vị.  Amy bắt đầu miên man suy nghĩ về điều ước của mình.
            Chợt cô bé mỉm cười, biết mình phải ước gì.  Lấy giấy và bút chì, cô bé bắt đầu viết về điều ước của mình bằng câu "Kính gửi ông già Noel".


            Cả nhà bắt đầu đoán già đoán non Amy sẽ ước gì, chị Amy - Jamine và mẹ cô đoán Amy sẽ ước con búp bê có 3 chân, bố Amy lại đoán là một cuốn sách hình.  Còn Amy thì vẫn giữ bí mật.  Đây là bức thư Amy gửi ông già Noel.



            "Kính gửi ông già Noel,


            Cháu tên là Amy.  Năm nay cháu 9 tuổi.  Cháu có chuyện khó xử ở trường.  Ông có thể giúp cháu không?  Các bạn luôn chế giễu cách cháu phát âm và cái chân cà nhắc của cháu.  Cháu bị bệnh liệt não. Cháu chỉ ước một ngày không bị cười nhạo...



            Thương yêu ông


            Cháu Amy"



            Hôm ấy tại đài phát thanh WJTL ở Fort Wayne, bang Indiana, rất nhiều thư từ khắp nơi đổ về tham gia cuộc thi "Điều ước đêm Giáng sinh.  Nhân viên đài đôi khi phải bật cười vì những món quà khác nhau mà các cô bé, cậu bé mong ước.


            Đến lá thư của Amy, giám đốc Lee Tobin đọc đi đọc lại mãi.  Ông biết liệt não là một căn bệnh rối loạn cơ, mà bạn bè của Amy chắc chẳng thể nào hiểu được.  Ông cho rằng, cần phải cho mọi người ở Fort Wayne nghe về câu chuyện đặc biệt của cô bé học lớp 3 và điều ước khác thường của cô.  Ông nhấc máy gọi một tờ báo địa phương đến.


            Ngày hơm sau, hình Amy và lá thư cô bé gửi ông già Noel xuất hiện trên trang nhất của tờ News Sentinel.  Câu chuyện nhanh chóng lan nhanh.  Trên cả nước, báo chí, đài phát thanh và truyền hình đều tường thuật về câu chuyện của cô bé ở Fort Wayne, Indiana, cô bé chỉ mong một món quà đơn giản nhưng đầy ý nghĩa của đêm Giáng Sinh - một ngày không bị cười nhạo.



 

Hôm ấy như thường lệ bưu tá lại đến nhà Hagadorn.  Rất nhiều thư được gửi cho Amy, cả trẻ em và người lớn trên khắp nước Mỹ.  Đó là nhưng thiệp mừng hoặc những lời động viên khích lệ.


            Suốt mùa Giáng sinh, hơn 2 ngàn người trên khắp thế giới đã gửi đến cho Amy những lá thư thân ái và động viên.  Cả nhà Amy đọc từng lá thư một.  Một số viết rằng họ cũng bị tật và bị chế giễu khi còn nhỏ.  Mỗi lá thư là một lời nhắn gửi đặc biệt.  Thông qua những lá thư và thiệp của mọi người, Amy phát hiện ra một thế giới toàn những bạn bè thực sự quan tâm và lo lắng cho nhau.  Cô bé nhận ra rằng, không còn bất cứ lời chế giễu nào có thể làm cho cô cảm thấy bị bỏ rơi.


            Nhiều người đã cảm ơn Amy đã dám mạnh dạn bày tỏ mong ước của mình.  Những người khác động viên Amy bỏ ngoài tai những lời chế nhạo và phải luôn luôn ngẩng cao đầu.  Lynn - một cô bé học lớp 6 ở Texas, đã gửi cho Amy: "Mình muốn làm bạn của cậu và nếu cậu muốn thăm mình, chúng ta có thể chơi đùa với nhau.  Không ai có thể cười cợt chúng ta, và dù họ có làm như thế, chúng mình cũng chẳng thèm nghe."
            Amy đã có một điều ước thật đặc biệt không bị giễu cợt ở trường tiểu học South Wayne.  Hơn thế, tất cả mọi người ở trường được thêm một bài học.  Cả thầy và trò cùng nói chuyện với nhau về việc chế nhạo đã làm cho người khác cảm thấy bị tổn thương như thế nào.


            Năm đó, thị trưởng Fort Wayne chính thức tuyên bố ngày 21 tháng 12 là ngày Amy Jo Hagadorn trên khắp thành phố.  Thị trưởng giải thích rằng, bằng cách dám đưa ra một điều ước đơn giản như thế, Amy đã dạy cho mọi người một bài học.


            Thị trưởng phát biểu rằng "Mọi người đều mong muốn và xứng đáng được người khác đối xử tôn trọng, thân ái và quý mến".


Alan.D.Shultz

 

Lạy Chúa, lại một mùa Giáng Sinh gần kề, mùa mua sắm, mùa trao tặng nhau những món quà.  Bao nhiêu dự định mua sắm qùa cáp cho những người thân thương và cho chính baby Giêsu nữa.  Chúa Giêsu Hài Đồng ơi, Ngài thích món quà gì nhất trong đêm kỷ niệm sinh nhật Ngài?  Nghe “Điều Uớc Đêm Giáng Sinh” “một ngày không bị cười nhạo” của cô bé  9 tuổi Amy, con như nghe thấy tiếng trả lời thầm thĩ của một Giêsu bé bé xinh xinh trong máng cỏ: “Một ngày được con nghĩ tới”.  

Lạy Chúa, món quà này đơn giản quá, không tốn tiền để mua, không tốn công để đi sắm nhưng hình như con chưa trao ban món quà này cho Chúa bao giờ!  Xin cho con biết lắng nghe “Điều Uớc Đêm Giáng Sinh” của Ngài nói với con trong đêm Sinh Nhật năm nay.

Lạy Chúa, xin tha thứ cho con nếu trong con cuộc sống con có vô tình xúc phạm đến nỗi đau của anh em mình.  Xin dạy con biết yêu thương, tế nhị để ý đến tâm tư tình cảm của nhau để biết trao tặng nhau những món qùa đơn giản nhưng đầy ắp tình người, chứ không chỉ là những món quà trống rỗng vô nghĩa.  Amen!

 

 

Mục lục

 

Text Box: Để xem thêm các bài viết khác xin mời vào Trang Nhà Tin vui
 (website)  http://www.tinvui.org
Thư từ, ý kiến, và bài vở xin gửi  về  bantreconggiao@yahoo.com
Muốn nhận báo cũ và mới xinQuý Vị gửi về tinvuivietnam@gmail.com.
CHÂN THÀNH CÁM ƠN
?¶?
 

 


 

[1][1] Bênêđictô XVI, Thiên Chúa là tình yêu, 27.

[2][2] Bênêđictô XVI, Sứ điệp Mùa Chay 2006

[3][3] PP, 1

[4][4] Ibid., 3

[5][5] SRS, 4

[6][6] Ibid., 5

[7][7] GS, 48 : PP 43

[8][8] PP 66

[9][9] Pacem in Terris : AAS 55 (1963) tr. 301

[10][10] GS, 87 : SRS 10

[11][11] Văn kiện AAS 57 ( 1965 ) tr. 880

[12][12] GS, 14 : SRS 9

[13][13] Hai thập niên 1960-1970 và 1970-1980

[14][14] Diễn ngữ “thế giới thứ tư” được dùng không những để nói về những nước chậm phát triển, mà còn để chỉ về những khu vực rất nghèo hay rất cơ cực tại những nước có lợi tức cao hay trung bình.

[15][15] Tòa Thánh đã đóng góp vào việc cử hành năm quốc tế này một tài liệu đặc biệt của Ủy ban Giáo hoàng Công Lý và Hòa Bình : Bạn hãy làm gì với người anh em không nhà ở ? Giáo Hội và vấn đề nhà ở (27.12.1987).

[16][16] Osservatore Romano 11-9-1965

[17][17] SRS, 15

[18][18] Familiaris Consortio (FC), 6.

[19][19] GS 69, đ. 1.

[20][20] PP, 3

[21][21] R.Palanque, Saint Ambroise et l'Empire romain, Paris, 1933, tr. 336

[22][22] PP, 33.

[23][23] SRS 16

[24][24] SRS, 28

[25][25] PP, 19

[26][26] GS, 35

[27][27] Ibid., 33

[28][28] Mt 5,3.

[29][29] PP, 21

[30][30] Bênêđictô XVI, Sứ điệp Mùa Chay 2006

[31][31] PP, 20-21

[32][32] Diễn văn tiếp đại diện các tôn giáo ngoài Kitô giáo, ngày 3-12-1964 tại Bombay :AAS 57 (1965) trang 132.

[33][33] SRS, 29

[34][34] PP, 16

[35][35] SRS, 35

[36][36] Ibid., 36

[37][37] PP, 42 : SRS, 38

[38][38] SRS, 39

[39][39] Ibid., 39

[40][40] Ibid., 40

[41][41] Bênêđictô XVI, Thiên Chúa là tình yêu, 28

[42][42] GS 24