TIN VUI
Tuần san Bạn trẻ Công Giáo - Số 88 CN 13.06.2007
Web site : www.tinvui.org
E-mail : bantreconggiao@yahoo.com
CÔNG BỐ SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA NHÂN NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO
Một số kinh nghiệm và cảm tưởng của Đức Thánh Cha về chuyến công du mục vụ tại Brasil
Đức TGM Ngô Quang Kiệt được bổ nhiệm vào Hội Đồng Tòa Thánh Đồng Tâm.
Trung Tâm Học Vấn Đa Minh Bế Giảng Năm Học
50 NĂM DÒNG CHÚA CHIÊN LÀNH ĐẾN VIỆT NAM
Giáo Họ Tà Nung - Hạt Đàlạt Mừng lễ Bổn Mạng
NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ CHÚA GIÊSU TẠI CHÂU Á
Chia sẻ với các Nữ Tu MTG.DL dip Khấn Trọn Đời
THIÊN CHÚA TÌNH YÊU nguồn mạch và nền tảng việc sống đạo
Lá thư chia sẻ mục vụ từ Hàn Quốc
TRẺ NHỎ CHẾT CHƯA ĐƯỢC RỬA TỘI
LIÊN HỆ CHA MẸ & CON CÁI “CÓ NUÔI CON MỚI BIẾT LÒNG CHA MẸ”
NIỀM HẠNH PHÚC CỦA TÍN HỮU CÔNG GIÁO
SỐNG LỜI CHÚA
Ga 16, 12-15
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy còn nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ các con không thể lĩnh hội được. Khi Thần Chân lý đến, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật, vì Người không tự mình mà nói, nhưng Người nghe gì thì sẽ nói vậy, và Người sẽ bảo cho các con biết những việc tương lai. Người sẽ làm vinh danh Thầy, vì Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con. Tất cả những gì Cha có đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con".
Đó là lời Chúa.
Lúc còn nhỏ mỗi lần nói về Chúa Ba Ngôi, tôi vẫn vò đầu, nhắm mắt và xem ra thật khó hiểu về một Chúa sao lại có Ba Ngôi. Những vấn nạn về Chúa Ba Ngôi vẫn cứ quanh quẩn trong tôi. Khi nghe các Sơ, các giáo lý viên nói đây là một mầu nhiệm. Tôi cúi đầu thờ lạy và không dám nói thêm gì. Những thắc mắc về một Chúa có Ba Ngôi dần dần được giải mã và tôi sung sướng tin nhận một mầu nhiệm trung tâm và nền tảng của Đức tin Kitô giáo, đồng thời cũng là nguồn suối phát sinh mọi mầu nhiệm Kitô giáo, và là sinh hoạt phụng vụ của Hội Thánh và liên hệ sâu xa đến đời sống của Giáo Hội, của mỗi người Kitô hữu.
Vậy, làm thế nào chúng ta có thể hiểu được một mầu nhiệm hết sức cao siêu, vượt ra ngoài tầm hiểu biết của chúng ta ?
Mầu nhiệm Ba Ngôi có liên hệ và liên quan gì đối với chúng ta ?
Dựa vào cuộc sống, những lời nói, những phép lạ, những lời rao giảng của Chúa Giêsu hướng chúng ta đến mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi vì suốt thời Cựu Ước, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi chưa được đề cập tới cách rõ nét, rõ ràng, nhưng Cựu Ước dành cho Thiên Chúa độc thần:” Ta là khởi nguyên, Ta là cùng tận; chẳng có thần nào khác, ngoại trừ Ta”( Is 44, 6 ). Thiên Chúa tự mạc khải cho dân của Người. Người còn vén mở cho cả dân ngoại biết Người là ai :” Ta là Đức Chúa, không còn Chúa nào khác; chẳng có ai là Thiên Chúa, ngoại trừ Ta…”( xem Đnl 4, 35; 6, 4;
32, 3; 1V 8, 60; Is 43, 10-11; 45, 18; Tv 83, 18; 86,10 ).Thiên Chúa độc nhất nơi dân tộc Do Thái sẽ luôn mãi là lòng thủy chung, trung tín của dân Thiên Chúa.Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi vẫn còn mờ ảo trong Cựu Ước như các câu sau đây chỉ để lộ cách hết sức xa xa, còn trong vòng ảo ảo, mờ mờ về một Thiên Chúa Ba Ngôi:” Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh giống như chúng ta”( St 1, 26 ); “ Này con người đã trở thành một kẻ trong chúng ta”( St 3, 22 ); “ Chúa thượng phán : Ta sẽ sai ai đây ? Ai sẽ đi cho chúng ta”( Is 6, 8 ).Vào thời Tân Ước, chính Thánh Thần mà Chúa Giêsu phục sinh trao ban cho các tông đồ và cho chúng ta sẽ giúp tất cả hiểu rằng: Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là ý nghĩa, là sự sống và là niềm hy vọng của mọi người, của nhân loại và của Hội Thánh.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi chỉ được vén mở rõ rệt vào thời Tân Ước qua cuộc đời của Chúa Giêsu, qua lời rao giảng, qua Chúa Thánh Thần mà Chúa Kitô phục sinh trao ban, qua chính lời mạc khải của Chúa Giêsu :” Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28, 19; 2 Co 3, 13; Eph 4, 4-6; Kh 1, 4-5 ). Vâng, Chúa Giêsu đã mạc khải cho con người, cho mọi người biết rằng vị Thiên Chúa mà con người tôn thờ, yêu mến, kính trọng, vị Thiên Chúa độc nhất trong Cựu Ước không phải là Thiên Chúa đơn độc. Người là Thiên Chúa Cha ( Eph 4, 4 ) và Người có Một Người Con Một:” Ga 3, 16 ). Chúa Giêsu chính là Người Con ấy. Chúa Giêsu gọi Thiên Chúa là Cha”Abba” và Ngài dậy các môn đệ cũng như nhân loại gọi Thiên Chúa là Cha:” Lạy Cha chúng con…”Mt 6,9 ). Thiên Chúa Cha đã giới thiệu Chúa Giêsu là Con của Người:” Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”( Mt 3, 17 ).
Thiên Chúa hoàn toàn không đơn lẻ, không cô đơn. Ngài là Một nhưng lại có Ba Ngôi. Cả Ba Ngôi chỉ là một Chúa duy nhất( Mt 28, 19 ). Và đó là một mầu nhiệm. Một mầu nhiệm không chỉ vượt ra ngoài trí hiểu biết của con người, nhưng đây lại chính là Một Tình Yêu siêu vời, một Tình Yêu linh thánh nhất.
Hằng ngày làm dấu Thánh Giá và đọc kinh sáng danh, là chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Một Thiên Chúa Ba Ngôi. Một Thiên Chúa duy nhất (Gc 2, 19 ), nhưng lại có Ba Ngôi ( Mt 28, 19 ). Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi luôn liên quan mật thiết với mỗi người chúng ta, do đó, chúng ta phải tỏ lòng tôn kính, yêu mến Thiên Chúa Ba Ngôi.
Suy niệm về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là để lòng mình chìm sâu vào cõi thinh không, im lặng, chiêm ngắm, là để ánh sánh Thiên Chúa chiếu dọi vào tận ngõ ngách cõi lòng của từng con người, nhờ đó, chúng ta có thể cảm nghiệm sâu xa Tình Yêu linh thánh nhất của Thiên Chúa Ba Ngôi :”CHA, CON và THÁNH THẦN “.
Lạy Thánh Thần Thiên Chúa xin đến để dẫn chúng con đi vào Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi :” Một Tình Yêu Huyền Nhiệm”với tất cả sự đón nhận khiêm tốn của chúng con “. Amen.
CON ĐƯỜNG TU ĐỨC
Tháng 6 hằng năm được phụng vụ dành riêng cho việc kính thờ trái tim Chúa Giêsu.
Tháng này, một bầu khí thiêng liêng khác thường bao phủ các cộng đoàn công giáo.
Trong Hội Thánh Việt Nam, bầu khí đạo đức này được diễn tả như một cuộc trao đổi giữa trái tim tín hữu với trái tim Chúa, và giữa các trái tim tín hữu với cuộc đời.
Những trao đổi thân thương ấy có sức cải hoá nhiều tâm hồn.
Tôi đã được tham dự bầu khí đạo đức đó. Rất nhiều cảm nghiệm. Ở đây tôi chỉ xin
chia sẻ đôi chút trong lãnh vực niềm vui thiêng liêng.
1/ Vui vì mình được Chúa nhận làm con
Xưa Chúa Giêsu đã mời gọi: "Ai khát, hãy đến với Ta. Ai tin vào Ta, hãy đến mà
uống. Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng
sống" (Ga 7,37-38).
Lời mời gọi tha thiết ấy gây âm vang trong linh hồn tôi. Tôi đang khát hạnh
phúc. Tin vào lời Chúa, tôi đến với trái tim Người. Tại đây, tôi nhận được dòng
chảy yêu thương lạ lùng. Càng đón nhận, với lòng khiêm tốn, tôi càng cảm thấy
mình thuộc về Chúa. Đến một lúc không ngờ, tôi cảm nhận được rõ ràng chắc chắn
mình được Chúa nhận làm con.
Tất cả đều xảy ra đúng như lời thánh Phaolô dạy: "Quả vậy, phàm ai được Thần Khí
Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh
nhận được, đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ hãi như xưa; nhưng
là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên: 'Apba! Cha
ơi'" (Rm 8,14-15).
Biết mình được là con Chúa, đó đã là một hạnh phúc lớn. Nhưng cảm nghiệm được
thế nào là người con Chúa mới lại là một hạnh phúc khó tả. Trong cảm nghiệm đó
có sự nhận biết Chúa là Cha vô cùng thương xót. Đây là một ơn Chúa ban cho nhưng
không.
Ơn xót thương của tình Cha luôn chảy vào hồn tôi, để hồn tôi được hiệp thông với
sự sống Chúa. Nhờ đó, tôi đón nhận được phần nào ơn biết mình bé nhỏ, khó nghèo,
yếu đuối.
Bên cạnh niềm vui được làm con Chúa, tôi còn tìm được một niềm vui khác, khi ở
lại trong trái tim Chúa. Niềm vui đó là được góp phần vào lễ tế của Chúa Giêsu.
2/ Vui vì được góp phần vào lễ tế của Chúa Giêsu
Nhiều khi, chúng ta thường nghĩ rằng: Lễ vật làm vui lòng Chúa là những đắc
thắng hoặc hy sinh theo ý của ta, hoặc theo dư luận quần chúng. Nhưng không phải
thế. Đoạn văn sau đây của tác giả thư gởi Do Thái nói rõ thế này:
"Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: 'Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã
tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thiết lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy
giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài như
Kinh Thánh đã chép về con'" (Dt 10,5-6).
Như vậy, lễ tế mà Chúa muốn chính là con người của ta khi thực thi thánh ý Chúa.
Con người của tôi, khi thực thi thánh ý Chúa, sẽ ẩn mình vào trái tim Chúa
Giêsu. Một đàng phấn đấu thắng vượt những ý hướng chiều theo xác thịt, thế gian,
ma quỷ, một đàng sống theo những chọn lựa hợp thánh ý Chúa.
Kinh nghiệm cho thấy: Thắng vượt được những ý hướng xấu là việc không dễ. Ngay
việc nhận ra ý hướng nào là xấu về mặt đạo đức cũng đã khó thực hiện. Huống hồ
là phấn đấu thắng vượt chúng, khi đã nhận ra chúng rồi.
Hơn nữa, trong đàng thiêng liêng, thắng tội chưa phải là đủ, mà còn phải công
chính hoá con người của mình bằng sự dấn thân vào con đường Chúa muốn ta đi.
Nhận ra con đường thánh ý Chúa và dấn thân bước mãi không ngừng trên con đường
ấy. Đó chính là một lễ tế đẹp lòng Chúa. Lễ đó xảy ra ở thân xác ta và tâm hồn
ta. Phải yêu thực nhiều và phải hy sinh rất nhiều. Có đau khổ tâm hồn và có đau
đớn phần xác. Mọi sự đều nội-tâm-hoá.
Phải nói là lễ tế như vậy không dễ dàng gì đâu. Nhưng khi ta ở lại trong trái
tim Chúa, khiêm tốn để trái tim Người đào tạo, thì bản thân ta và đời ta sẽ trở
thành lễ tế. Lễ tế của ta trong trái tim Chúa sẽ là một niềm vui cho ta. Một
niềm vui âm thầm, vì ta được tham dự vào lễ tế của Chúa Giêsu.
Khi nói đến niềm vui âm thầm, tôi lại nhớ tới một niềm vui khác, mà tôi được cảm nghiệm, khi ở lại trong trái tim Chúa. Đó là niềm vui được biết yêu thương.
3/ Vui vì mình được Chúa dạy cho biết yêu thương
Thánh Phaolô viết: "Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của
các thiên thần đi nữa, mà không có đức ái, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la
phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng.
"Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và biết được nhiều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu,
hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức ái, thì tôi
cũng chẳng là gì.
"Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để
chịu thiêu đốt, mà không có đức ái, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.
"Đức ái thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc,
không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù..."
(1 Cr 13,1-5).
Tất cả những gì thánh Phaolô nói trên đây đều được dạy ở trường trái tim Chúa.
Kinh nghiệm tu đức, mục vụ và truyền giáo cho thấy: Tình yêu nhân bản là một giá
trị cao quý, nhưng tình yêu phát xuất từ trái tim Chúa mới là tình yêu cứu độ và
thánh hoá.
Nhờ ơn Chúa, trái tim ta được cải đổi, để biết sống bé nhỏ trong lửa tình yêu trái tim Chúa. Lúc đó ta sẽ cảm nghiệm được rằng: Yêu người như Chúa yêu ta là việc phải tập luyện lâu dài, suốt đời.
Không phải cứ học biết lý thuyết và sinh hoạt phong trào là đủ. Nhưng phải gặp
gỡ sống động với trái tim Chúa. Gặp gỡ trong bầu khí thinh lặng, hồi tâm, cầu
nguyện, với niềm tin: Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa, Người yêu ta trong
Thánh Thần, Người đến để dẫn ta về với Chúa Cha.
Với mấy chia sẻ trên đây, tôi tha thiết cầu mong tháng kính Trái Tim Chúa Giêsu
năm nay sẽ đem lại cho mỗi người chúng ta nhiều niềm vui thiêng liêng hữu ích
cho mình và cho Hội Thánh Việt Nam.
Những niềm vui thiêng liêng ấy sẽ giúp cho chúng ta nhận ra những dấu chỉ của Nước Tình yêu Chúa đang phát triển, đồng thời cũng giúp cho chúng ta phân định được những mưu mô Satan đang toan tính phá hoại Nước Chúa tình yêu.
+GM GB Bùi Tuần
HIỆP THÔNG GIÁO HỘI
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi tăng cường sự cộng tác truyền giáo giữa các giáo phận trên thế giới đồng thời khích lệ các Giáo Hội trẻ sớm tham gia vào sứ mạng truyền giáo hoàn vũ của toàn thể Giáo Hội.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong Sứ điệp công bố hôm 29-5-2007, nhân Ngày Thế Giới truyền giáo sẽ được cử hành vào chúa nhật 21-10 năm nay.
Trong sứ điệp, ĐTC kêu gọi các tín hữu tiếp tục tin tưởng và dấn thân trong sứ
mạng truyền giáo mặc dù có rất nhiều khó khăn và chướng ngại. Ngài viết: ”Đứng
trước sự lan tràn của nền văn hóa thế tục, ngày càng xâm nhập các xã hội tây
phương, thêm vào đó có cuộc khủng hoảng gia đình, sự giảm sút ơn gọi và hàng
giáo sĩ ngày càng cao tuổi, các Giáo Hội Kitô kỳ cựu có nguy cơ khép kín, co cụm
vào chính mình, hướng nhìn về tương lai với niềm hy vọng bị thu hẹp và giảm bớt
nỗ lực truyền giáo. Nhưng chính đây là lúc phải tỏ tin tưởng, cởi mở đối với
Chúa Quan Phòng, Đấng không bao giờ bỏ rơi dân Ngài, và với quyền năng của Chúa
Thánh Linh, Ngài hướng dẫn dân Chúa tiến tới sự chu toàn ý định cứu độ ngàn đời
của Ngài”.
Trong chiều hướng đó, ĐTC khuyến khích sự cộng tác truyền giáo giữa các Giáo Hội
trẻ, thường phong phú về ơn gọi, với các Giáo Hội Kitô kỳ cựu, đề cao giá trị
đoàn sủng của mỗi người. Ngài viết: ”Tôi cầu mong Ngày Thế Giới truyền giáo ngày
càng giúp các cộng đoàn Kitô và mỗi tín hữu ý thức về lời Chúa Kitô mời gọi dấn
thân truyền bá Nước Chúa cho đến tận cùng trái đất”.
ĐTC nhắc đến kỷ niệm 50 năm ban hành thông điệp Fidei Donum, Hồng Ân Đức Tin,
của Đức Piô 12 với bao nhiêu thành quả tốt đẹp mang lại cho Giáo Hội và cho sự
phát triển các Giáo Hội trẻ nhất là tại Phi châu. Ngài cũng không quên đề cao
tầm quan trọng của lời cầu nguyện như phương thế đầu tiên và chủ yếu trong công
cuộc truyền giáo đồng thời khuyến khích mọi phần tử trong Giáo Hội từ các trẻ em
cho tới người trẻ, các tín hữu, các thừa sai cũng như các nữ tu chiêm niệm tích
cực cộng tác vào công cuộc truyền giáo, nhất là bằng lời cầu nguyện.
Trong Ngày Thế Giới truyền giáo, cũng gọi là Khánh Nhật Truyền Giáo, tại các nhà
thờ trên thế giới vẫn mở cuộc lạc quyên để hỗ trợ công cuộc truyền giáo và mục
vụ tại các xứ truyền giáo, trong đó có Việt Nam. Miền truyền giáo hiện có lối
1.100 giáo phận và hạt đại diện tông tòa trực thuộc Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho
các dân tộc (SD 29-5-2007)
G. Trần Đức Anh OP
Sáng thứ tư 24-5-2007 đã có gần 30.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu
tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần với Đức Thánh Cha. Như qúy vị và các bạn đã
biết, Đức Thánh Cha mới viếng thăm mục vụ Brasil về hôm 14 tháng 5 vừa qua nên
trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với tín hữu các kinh nghiệm và cảm tưởng về
chuyến viếng thăm Brasil. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:
Anh chị em thân mến. Trong buổi tiếp kiến chung hôm nay tôi muốn dừng lại trên
chuyến tông du đã thực hiện tại Brasil từ ngày mùng 9 đến 14 tháng 5 này. Sau 2
năm làm Giáo Hoàng sau cùng tôi đã có được niềm vui đến viếng thăm châu Mỹ
Latinh, mà tôi rất yêu mến, và vì, thật ra, ở đó có phân nửa tín hữu công giáo
sinh sống. Mục tiêu là Brasil, nhưng tôi cũng đã giang tay ôm toàn châu Mỹ
Latinh vào lòng, bởi vì Hội nghị kỳ V của hàng GM Mỹ châu Latinh và quần đảo
Caraibi đã mời gọi tôi đến đây.
Đức Thánh Cha đã cám ơn sự tiếp đón nồng hậu của các giới chức đạo đời và toàn
dân Brasil. Rồi ngài nói: mục đích đâu tiên của chuyến viếng thăm là để cảm tạ
Chúa về những điều kỳ diệu Chúa đã thực hiện nơi các dân tộc Mỹ châu Latinh, về
lòng tin linh hoạt cuộc sống và nền văn hóa của họ trong hơn 500 năm qua. Trong
nghĩa đó chuyến viếng thăm đã là một cuộc hành hương, đạt tột đỉnh tại đền thánh
Đức Bà Aparecida, Bổn Mạng Brasil. Cũng như các vị tiền nhiệm của tôi là Đức
Phaolo VI và Đức Gioan Phaolo II rất chú ý đến tương quan giữa lòng tin và văn
hóa, tôi đã dùng đề tài này để củng cố Giáo Hội châu Mỹ Latinh và quần đảo
Caraibi trên lộ trình lòng tin trở thành lịch sử sống động, lòng đạo đức bình
dân, nghệ thuật trong cuộc đối thoại với các truyền thống phong phú thời tiền
Colombo, và với các ảnh hưởng đa phương của âu châu và các đại lục khác.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: dĩ nhiên, kỷ niệm về một qúa khứ vinh quang không
thể không biết đến các bóng tối đi kèm việc loan báo Tin Mừng của đại lục Mỹ
châu Latinh: thật thế, không thể quên các khổ đau và các bất côong, mà các người
thuộc địa đã gây ra cho các dân tộc thổ đân, thường bị chà đạp trong các quyền
căn bản của họ. Nhưng bổn phận nhắc lại các tội phạm không thể biện minh được ấy
- các tội phạm đã bị các thừa sai thời đó như Bartolomeo de las Casas và các
thần học gia như Francesco da Vitoria của Đại học Salamanca lên án - việc nhắc
lại đó không được ngăn cản chúng ta biết ơn cảm tạ Thiên Chúa về công trình
tuyệt diệu, mà ơn thánh đã thực hiện nơi các dân tộc này trong các thế kỷ qua.
Như thế, Tin Mừng đã trở thành nhân tố hướng dẫn một tổng hợp sinh động, diễn tả
căn tính của các dân tộc Mỹ châu Latinh, với các khía cạnh khác nhau của từng
nước. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, căn tính công giáo đó vẫn là một câu
trả lời thích hợp nhất, miễn là nó được linh hoạt bởi một việc đào tạo tinh thần
nghiêm chỉnh và bởi các nguyên tắc của giáo huấn xã hội của Hội Thánh.
Brasil là một quốc gia lớn biết giữ gìn các giá trị kitô đã đâm rễ một cách một
sâu đậm, nhưng cũng đang có các vấn đề xã hội và kinh tế khổng lồ. Để góp phần
vào việc giải quyết các vấn đề đó Giáo Hội phải huy động tất cả mọi sức lực tinh
thần và luân lý trong các cộng đoàn của mình, trong sự phối hợp với các năng lực
lành mạnh khác của đất nước. Trong số các yếu tố tích cực, có óc sáng tạo và sự
phong phú của Giáo Hội làm nảy sinh ra các phong trào và các hiệp hội mới của
cuộc sống thánh hiến. Cũng rất đáng ca ngợi sự tận tụy của biết bao giáo dân
năng nỗ trong nhiều sáng kiến khác nhau nhằm thăng tiến Giáo Hội.
Brasil là quốc gia có thể cống hiến cho thế giới chứng tá của một kiểu mẫu phát
triển mới: thật thế, nền văn hóa kitô có thể linh hoạt việc hòa giải giữa con
người với thiên nhiên, bắt đầu từ việc tái chiếm lại phẩm giá con người trong
tương quan với Thiên Chúa Cha. Trong nghĩa đó buổi viếng thăm ”Nông trại Hy
vọng” đã là một bằng chứng hùng hồn. Đây là mạng lưới của cộng đoàn phục hồi các
bạn trẻ, muốn thoát ra khỏi đường hầm đen toi của ma túy. Buổi viếng thăm đã để
lại nơi toi kỷ niệm sâu đậm với sự hiện diện của một tu viện các nữ tu Claret.
Tu viện đã là biểu tượng cho thế giới ngày nay, đang cần được phục hồi trên bình
diện tâm lý và xã hội, và còn hơn thế nữa trên bình diện tinh thần một cách sâu
đậm.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ rằng buổi lễ tôn phong hiển thánh cho
tu sĩ Antonio di Sant' Anna Galvao, Linh Mục dòng Phanxicô sống vào thế kỷ
XVIII, cũng là một biểu tượng khác nữa. Cha Galvao rất sùng kính Đức Mẹ, là tông
đồ của bí tích Thánh Thể và bí tích Giải Tội, cũng như là ”con người của hòa
bình và tình bác ái”. Chứng tá của ngài chứng minh cho thấy sự thánh thiện là
cuộc cách mạng đích thực có thể thăng tiến việc canh cải Giáo Hội và xã hội một
cách hữu hiệu.
Sau đó là biến cố gặp gỡ các Giám Mục Brasil để bầy tỏ sự ủng hộ của Người Kế Vị
Thánh Phêrô đối với các vị, trước các thách đố lớn mà công tác rao truyền Tin
Mừng đang phải đương đầu tại Brasil. Đức Thánh Cha đã khuyến khích các Giám Mục
tiếp tục củng cố dấn thân truyền giáo, phổ biến Lời Chúa một cách sâu rộng và có
phương pháp, để cho lòng đạo đức bẩm sinh được đâm rễ sâu hơn và trở thành lòng
tin tự nhiên, gắn bó với Thiên Chúa một cách riêng tư và trên bình diện cộng
đoàn. Đức Thánh Cha đã khuyến khích các Giám Mục Brasil phục hồi kiểu sống của
cộng đoàn kitô tiên khởi: kiên trì trong việc học giáo lý, sống các bí tích và
tình bác ái cụ thể, giảng giải kho tàng lòng tin một cách trọn vẹn, không giảm
thiểu hay lẫn lộn, và giữ gìn kho tàng đó với óc phân định. Đồng thời cũng phải
thăng tiến phát triển xã hội qua việc đào tạo giáo dân lãnh trách nhiệm trong
lãnh vực chính trị và kinh tế.
Cuộc gặp gỡ giới trẻ, niềm hy vọng tương lai của Giáo Hội và đại lục Mỹ Latinh
trong buổi canh thức tại Sao Paolo cũng đã rất là ý nghĩa. Như Chúa Giêsu xưa
kia đã chỉ cho thanh niên nhà giầu con đường phải theo, ngày nay Giáo Hội cũng
đề nghị với giới trẻ các giới răn của Chúa, là con đường giáo dục sống tự do
giúp đạt hạnh phúc cá nhân và xã hội. Giáo Hội đặc biệt đề nghị với người trẻ
giới răn yêu thương, trao ban ý nghĩa tràn đầy và đem lại hạnh phúc cho cuộc
sống. Đức Thánh Cha đã mời gọi giới trẻ trở thành các tông đồ đối với các bạn
cùng lứa tuổi, củng cố việc đào tạo nhân bản và tinh thần, qúy trọng hôn nhân và
con đường dẫn đến hôn nhân trong sự khiết tịnh và tinh thần trách nhiệm, và rộng
mở cho ơn gọi sống đời thánh hiến vì Nước Trời.
Sau cùng đề cập đến buổi lễ khai mạc hội nghị kỳ V của hàng Giám Mục châu Mỹ Latinh và quần đảo Caraibi ĐTC nói:
Đỉnh cao của chuyến viếng thăm là buổi lễ khai mạc hội nghị kỳ V của các Giám
Mục Mỹ châu Latinh và quần đảo Caraibi, tại đền thánh Đức Bà Aparecida. Đề tài
của hội nghị, sẽ kéo dài cho tới cuối tháng 5 này, là ”Là môn đệ và thừa sai của
Chúa Giêsu Kitô, để các dân tộc của chúng ta có sự sống Nơi Người - Ta là Đường,
là sự Thật, là sự Sống”. Chúa Giêsu đã kêu gọi các Tông Đồ để sai các vị ra đi
rao giảng (Mc 3,14-15). Từ ”môn đệ” nói lên chiều kích đào tạo, bước theo, sống
sự hiệp thông và tình bạn với Chúa Giêsu. Từ ”sai đi” diễn tả hoa trái của công
tác tông đồ, là làm chứng và hiệp thông kinh nghiệm sống sự thật và tình yêu
thương. Là môn đệ và thừa sai bao gồm tương quan chặt chẽ với Lời Chúa, bí tích
Thánh Thể và các bí tích khác, sống trong Giáo Hội với thái độ lắng nghe và tuân
hành các giới răn cúa Chúa. Canh tân trong tươi vui ý muốn là môn đệ Chúa Giêsu,
ở với Người là điều kiện nền tảng để trở thành thừa sai của Người, “khởi hành
trở lại từ Chúa Kitô”. Với chuyến viếng thăm mục vụ này tôi đã muốn khích lệ
Giáo Hội Mỹ châu La tinh tiếp tục con đường là môn đệ và thừa sai đó.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trước khi cất kinh
Lậy Cha và ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người.
Linh Tiến Khải
VATICAN CITY 29/05/07 – Bản tin của Tòa Thánh Vatican được phổ biến hôm nay cho
biết đức TGM Ngô Quang Kiệt của giáo phận Hà Nội đã được ĐTC Bênêđictô chính
thức bổ nhiệm vào làm ủy viên điều hành Hội Đồng Tòa Thánh Đồng Tâm (Pontifical
Council Cor Unum). Đây là cơ quan thuộc Giáo Triều Roma có trách nhiệm trông coi
các hoạt động bác ái của Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới.
Cùng trong danh sách được ĐTC bổ nhiệm lần này vào Hội Đồng Tòa Thánh Đồng Tâm
có các vị sau đây:
- ĐGM Jean-Bosco Ntep of Edea của quốc gia Cameroon.
- ĐGM Lazzaro You Heung-sik of Daejeon, Nam Hàn.
- Hoàng thân Karl von Löwenstein-Wertheim-Rosenberg, của giáo phận Aquisgrana,
Đức Quốc
Đại diện cho các cơ quan bác ái Công Giáo, ĐGH đã bổ nhiệm các vị sau đây vào
Hội Đồng Bác Ái Đồng Tâm
- LM. Adam Deren, tổng giáo phận Wroclaw, Tổng Giám Đốc Caritas Ba Lan.
- Ông Larry Snyder, tổng giáo phận St. Paul-Minneapolis, Hoa Kỳ, Chủ Tịch Bác Ái
Công Giáo
- Sơ Mary Sujita Kallupurakkathu, Bề Trên Tổng Quyền dòng Notre Dame, đại diện
Hiệp Hội Quốc Tế Các Mẹ Bề Trên Tổng Quyền.
- Ông Hans Peter Röthlin, Chủ Tịch Tổ Chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Nghèo.
- Bà Marina Costa, Tổng Giáo Phận Genoa, Italia, Chủ Tịch Hội Bác Aí Quốc Tế.
- Ông Rafael del Río Sendino, Chủ Tịch Caritas Tân Ban Nha.
- Ông Jean-Luc Moens, Chủ Tịch Bác Ái Fidesco, Bỉ.
- Begoña de Burgos López, Chủ Tịch Manos Unidas, Tây Ban Nha.
Hội Đồng Tòa Thánh Đồng Tâm được thành lập từ năm 1971
Bài Tường Thuật ngày thứ nhất: Ðến Bangkok, Thái Lan
Bangkok, Thai Lan (28/05/2007) - Nhận thư mời của cha Franz-Joef Eilers, SVD, Tổng thư ký FABC-OSC, mời họp Hội Nghị Biscom VI (Bishops Social Communication VI) tại Bangkok (Thailand) từ ngày 28/05/2007 đến 02/06/2007, phái đoàn Việt Nam đến dự Hội Nghị lần này gồm có Ðức Cha Micae Hoàng Ðức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum, Ðức Cha Phêrô Nguyễn Văn Ðệ, Giám mục Phụ tá Giáo phận Bùi Chu, Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Thư ký Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam và Bartôlômêô Nguyễn Ðình Phước, thư ký Giáo phận Kontum. Hội Nghị lần này có hơn 50 thành viên đến từ các nước Bangladesh, India, Indonesia, Japan, Korea, Laos-Cambodia, Malaysia-Singapore-Brunei, Myanmar, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Taiwan, Thailand và Vietnam.
Theo chương trình thì Phái đoàn Việt Nam có 4 thành viên khởi hành ngày 28.5.2007, đến giờ chót, Ðức Cha Micae đi muộn lại một ngày tức là thứ Ba, 29.5.2007, vì lý do Ngài phải cử hành lễ an táng Cha Antôn Ðinh Bạt Huỳnh.
- 11g38: phút chuyến bay TG 861 khởi hành từ sân bay Tân Sân Nhất, Sài Gòn, đưa Ðức Cha Phêrô Nguyễn Văn Ðệ, Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cha Bartôlômêô Nguyễn Ðình Phước đi Thái Lan.
- 13h00: Phái đoàn đến Sân bay Suvarnabhumi, Bangkok, Thailand. Ðến nơi Phái đoàn được nhân viên FABC đón tiếp đưa về Ðại Học Mông Triệu (Assumption University - Bangna Campus), một Ðại Học Công Giáo lớn và có tiếng của Bangkok, Thái Lan.
- 16h30: Các Giám mục và linh mục dự Hội nghị đến Phòng Ăn của Ðại Học Assumption ăn tối - chuyện trò - giới thiệu làm quen với nhau, nhất là nói chuyện về đất nước mình. Sau đó Cha Franz-Joef Eilers, svd, tổng thư ký phát biểu đôi lời và cám ơn các giám mục và linh mục đã nhận lời mời và đã đến dự hội nghị Biscom VI này.
Chương trình ngày 29/05/2007 sẽ tiếp tục theo thời khoá biểu.
Thư mời tham dự Ðại Hội của Ủy Ban Truyền Thông Xã Hội thuộc Liên Hội Ðồng Giám Mục Á Châu (FABC-OSC):
Ngày 16/01/07
Nội dung: Mời họp BISCOM VI (Bishops Social Communication VI), Bangkok (Thailand) từ ngày 28/05 đến 02/06/2007
Kính thưa Quý Ðức cha,
Chúng tôi xin gửi đến Quý Ðức cha những lời chúc tốt đẹp nhất cho năm mới! Từ ngày 28 tháng năm đến ngày 02 tháng 06 năm 2007, chúng tôi lại tổ chức một lần nữa "Một cuộc họp cho các Giám mục về việc Truyền thông Xã hội", cho đến nay là lần thứ VI (BISCOM VI).
Cuộc họp BISCOM lần này sẽ có chủ đề "Quy hướng việc truyền thông về thừa tác vụ ở Châu Á. Các kỹ thuật truyền thông hiện đại cho Giáo hội". Cuộc họp lần này nói về những phát triển của truyền thông hiện đại với tầm quan trọng và những khả năng của chúng cho thừa tác vụ ở Châu Á, tương tự như BISCOM II vào năm 1999. Ðể thông tin, tôi xin gửi kèm theo một chương trình sơ bộ để Quý Ðức cha có ý niệm về Hội nghị của chúng ta.
Cũng giống như những lần Hội nghị Biscom khác, tất cả các Giám mục quan tâm đến vấn đề đều được mời và chúng tôi rất biết ơn nếu Quý Ðức cha gửi đi thông tin này cho tất cả các thành viên của Hội đồng Giám mục của Quý Ðức cha để các ngài có thể liên lạc trực tiếp với chúng tôi và ghi danh tham dự.
Cũng như mọi cuộc họp khác của chúng tôi, các tham dự viên được yêu cầu trả chi phí di chuyển. Còn chúng tôi sẽ cung cấp việc chuyên chở, ăn ở và những tài liệu của Hội nghị.
Chúng tôi dự định sắp xếp cuộc họp này ngay sau lễ Hiện xuống vì vào thời điểm này các giám mục có thể có một chút thời gianrảnh rỗi trong thời khoá biểu các ngài.
Nơi họp sẽ được tổ chức tại Khu Bang Na thuộc đại học Assumption (Mông Triệu), rất gần sân bay mới ở Bangkok.
Một lần nữa, chúng tôi chân thành cảm ơn sự hợp tác và nâng đỡ của Quý Ðức cha cho công việc của chúng ta.
Xin gửi đến Quý Ðức cha những lời chúc tốt đẹp nhất .
Franz-Joef Eilers, svd
Tổng thư ký
FABC-OSC
PO Box 2036
1099 Manila, Philippines
Chương Trình Sơ Khởi của Hội Nghị Truyền Thông Xã Hội lần thứ VI của Liên Hội Ðồng Giám Mục Á Châu tại Bangkok, Thái Lan.
FABC-OSC
PO Box 2036
1099 Manila, Philippines
- Thứ hai 28/05/2007
19.00 Tiếp đón
Bữa Ăn chiều
Họp mặt giao lưu
- Thứ ba 29/05/2007
6.30 Ðiểm tâm
8.30 Thánh lễ khai mạc (tại Nhà Nguyện)
10.00 Dùng cà phê/ Trà giải lao
10.30 Quy hướng việc Truyền thông: Truyền thông có ý nghĩa gì và nó ảnh hưởng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta. Những hướng dẫn, kinh nghiệm, khả năng (do Allwyn Femandez)
12.00 Bữa Ăn trưa
15.00 Quy hướng việc Truyền thông vào công tác Mục Vụ (do Angela Ann Zukowski)
16.30 Nghỉ giải lao
17.00 Quy hướng Báo chí: Viết bài và tường thuật qua các phương tiện truyền thông đại chúng (do Christian Esguerra)
18.30 Bữa Ăn chiều
19.30 Tuỳ ý: Ðào tạo kỹ năng trên máy vi tính
Họp mặt giao lưu
- Thứ tư 30/05
7.00 Thánh lễ
Ðiểm tâm
9.00 Trực tuyến Tôn giáo
10.00 Thông tin tôn giáo và thực hành trong Cyberspace: Kitô giáo và các tôn giáo khác ở Châu Á trong trang Web nghiên cứu các trường hợp.
10.30 Giải lao
11.00 Trực tuyến Tôn giáo
Các thực hành tôn giáo trong Cyberspace: Trang Web "Giáo hội"
Nghiên cứu các trường hợp.
12.00 Bữa Ăn trưa
15.00 Học bằng phương tiện điện tử cho những cộng đồng tôn giáo (do Srisakdi Charmonman)
16.30 Giải lao
17.00 Ðào tạo niềm tin thông qua Mạng Internet và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số
Kinh nghiệm VLCFF
Trường hợp từ Phi Luật Tân
18.30 Bữa Ăn chiều
19.31 Tuỳ ý: Ðào tạo kỹ năng trên máy vi tính
Họp mặt giao lưu
- Thứ năm 31/05/2007
7.00 Thánh lễ
Ðiểm tâm
9.00 Thừa tác vụ Mục vụ trong Cyberspace: Các lợi khí và khả năng, chuyện trò, blogs, gửi tin nhắn và các tiện nghi khác.
10.30 Nghỉ giải lao
11.00 Thảo luận
13.00 Bữa Ăn trưa
15.00 Du lịch thành phố và mạng Internet với những nơi tham quan
18.30 Bữa chiều
18.31 Tuỳ ý: Ðào tạo kỹ năng trên máy vi tính
Gặp gỡ
- Thứ sáu 01/06/2007
7.00 Ðiểm tâm
8.30 Từ việc truyền thông tin bằng làn sóng tới việc truyền bằng kỹ thuật số: Những công cụ mới cho những quan tâm cũ
9.30 Mạng và Phúc Âm hoá/ Ðối thoại liên tôn
10.30 Giải lao
11.00 Những vấn đề luân lý liên quan đến Cyberspace: Ðạo đức trong Internet
12.30 Bữa trưa
15.00 Họp: Quy hướng việc Truyền thông như là một thách đố cho Giáo hội..những nhận thức và những đề nghị cho thừa tác vụ mục vụ.
17.00 Giải lao
18.00 Thánh lễ bế mạc (tại Nhà nguyện)
19.00 Bữa chiều
20.00 Tuỳ ý: Ðào tạo kỹ năng trên máy vi tính
Gặp gỡ
- Thứ bảy 02/06/2007
Ðiểm tâm
Kết thúc hội nghị và Lên Ðường trở về.
FABC-OSC
Sixth Bishops' Institute for Social Communication
(BISCOM VI)
Assumption University - Bang Na campus
Bangkok, Thailand
- May 28 - June 2, 2007
Preliminary P R O G R A M
- May 28 (Monday)
Arrival
19.00 Dinner
Socials
- May 29 (Tuesday)
06.30 Breakfast
08.30 Opening Eucharist (AU Chapel)
10.00 Coffee/Tea Break
10.30 Converging Communication: What it means and how it affects our lives
Directions, experiences, possibilities
Allwyn Fernandez
12.00 Lunch
15.00 Converging Communication in Pastoral Ministry
Angela Ann Zukowski
16.30 Coffee/Tea Break
17.00 Converging Journalism: Writing and Reporting Across Media
Christian Esguerra
18.30 Dinner
19.30 Optional: Computer Training
Socials
- May 30 (Wednesday)
07.00 Eucharist
Breakfast
09.00 Religion Online
Religious Information and Practice in Cyberspace:
Christianity and other Asian Religions in the Web
-- Case studies --
10.30 Coffee/Tea Break
11.00 Online Religion
Religious Practices in Cyberspace: The Web as "Church"
-- Case Studies --
12.00 Lunch
15.00 E-Learning for Religious Communities
Srisakdi Charmonman
16.30 Coffee/Tea Break
17.00 Faith Formation through Internet and Digital Media:
The VLCFF Experience
Case from the Philippines
18.30 Dinner
19.30 Optional: Computer Training
Socials
- May 31 (Thursday)
07.00 Eucharist
Breakfast
09.00 Pastoral Ministry in Cyberspace: Tools and Possibilities --
Chats, Blogs, SMS, others
10.30 Coffee/Tea Break
11.00 Workshops
13.00 Lunch
15.00 City Tour and Internet related visits
18.30 Dinner
19.30 Optional: Computer Training
Socials
- June 1 (Friday)
07.00 Breakfast
08.30 From Broadcasting to Podcasting: New Tools for Old Concerns
09.30 Internet and Evangelization/
Interreligious Dialogue
10.30 Coffee/Tea Break
11.00 Moral Implications of Cyberspace:
Ethics in Internet
12.30 Lunch
15.00 Plenary: Converging Communication as a Challenge for the Church --
Insights and Proposals for Pastoral Ministry
17.00 Coffee/Tea Break
18.00 Closing Eucharist (AU Chapel)
19.00 Dinner
20.00 Optional: Computer Training
Socials
- June 2 (Saturday)
(Eucharist)
Breakfast
Departure
Các Thành viên Tham dự Hội Nghị:
The bishops conferences of the following countries are members of the FABC
- Bangladesh
- India
- Indonesia
- Japan
- Korea
- Laos-Cambodia
- Malaysia-Singapore-Brunei
- Myanmar
- Pakistan
- Philippines
- Sri Lanka
- Taiwan
- Thailand
- Vietnam
The federation has eleven (11) associate member namely:
1. Hong Kong
2. Macau
3. Mongolia
4. Nepal
5. Kazakhstan
6. Kyrgyzstan
7. Siberia (Russia)
8. Tajikistan
9. Turkmenistan
10. Uzbekistan
11. East Timor
Bartôlômêô Nguyễn Ðình Phước tường thuật từ Bangkok, Thái Lan
Sau những ngày tháng miệt mài với sách vở và thi cử, vào lúc 8g00 sáng ngày 26.5.2007, anh em sinh viên của Trung tâm Học vấn Đa Minh tổ chức Lễ Bế Giảng năm học niên khóa 2006-2007.
Đến dự Lễ Bế Giảng có Cha Giám tỉnh, quý Cha, Thầy, Sơ giáo sư, quý Bề trên Đại diện Hội dòng là phụ huynh của các con em đang theo học tại trung tâm và khoảng hơn 200 sinh viên thuộc nhiều Hội dòng khác nhau.
Phần nghi thức diễn ra tuy thật đơn sơ, vắn gọn, nhưng thật ấm cúng và sôi nổi. Vì trước đó, Cha Giáo vụ kiêm Phó Giám đốc Giuse Nguyễn Văn Chữ O.P. và toàn thể anh em sinh viên của Trung tâm đã có hơn một giờ thảo luận, rút kinh nghiệm và đúc kết những ưu tư và nguyện vọng của anh em đề đạt lên Ban Giám đốc (BGĐ) của Trung tâm. Thêm vào đó, anh em còn thực hiện phiếu thăm dò của Trung tâm để biết ý kiến của anh em, hầu xây dựng Trung tâm một ngày thăng tiến hơn.
Trong lúc ấy, các bậc "phụ huynh" cùng với BGĐ họp và trao đổi về tình hình học tập của các con em trong năm học vừa qua; đồng thời cũng xây dựng kế hoạch và những đường hướng cho năm học sắp tới.
Sau đó BGĐ, quý bậc phụ huynh và quý Giáo sư gặp gỡ anh em sinh viên. Thời nào cũng vậy, sinh viên thì hay kêu ca, bức xúc, nhưng với các hoạt động dạy và học của Trung tâm hiện nay, thì càng ngày càng qui củ, khắt khe và nề nếp hơn. Bởi lẽ, BGĐ, Ban giáo sư, Quý Bề trên và những người quan tâm vẫn không ngừng nỗ lực từng bước cải thiện, cập nhật và nâng cao chất lượng của Trung tâm.
Sau nghi thức khai mạc gọn nhẹ, và buổi trao đổi gặp gỡ với tất cả anh em sinh viên, trong tinh thần cởi mở và thân tình. Buổi lễ bế giảng kết thúc bằng thánh lễ tạ ơn tại Hội trường trung tâm, do Cha Giám tỉnh Giuse Nguyễn Cao Luật chủ tế cùng với BGĐ và quý Bề trên các Hội dòng.
Cầu chúc anh em sinh viên những ngày hè vui vẻ, được bồi bổ cả tinh thần lẫn thể chất để chuẩn bị cho năm học mới.
VPTD
Ngày 20.3.2007 Dòng Chúa Chiên Lành mừng kỷ niệm 50 năm đến Việt Nam 1957-2007. Vĩnh Long hân hạnh là cửa ngõ đón tiếp những bước chân đầu tiên của các nữ tu dòng Chúa Chiên Lành. Thánh lễ đồng tế tại NTCT được cử hành trong bầu khí thánh thiện và không kém phần long trọng, không hoành tráng tấp nập nhưng ấm áp và lắng đọng đủ cảm nhận thân thiện vui tươi đối với những ai hiện diện trong buổi lễ. Dường như đó là phong cách riêng của dòng, từ nếp sinh hoạt bấy lâu nay cho đến cách tổ chức những buổi lễ là thế.
Khoảng 30 năm trở lại đây, giáo dân hiếm người biết đến dòng Chúa Chiên Lành, một cái tên còn khá xa lạ so với các dòng khác trong giáo phận. Nhân dịp lễ kỷ niệm này chúng ta hướng một cái nhìn kính trọng đến dòng Chúa Chiên Lành.
I . THÀNH LẬP DÒNG
Dòng tu nào cũng có đấng sáng lập, ở đâu, lúc nào, linh đạo của dòng là gì? Đó là những nét cơ bản để chúng ta tìm hiểu về dòng Chúa Chiên Lành.
Phát xuất từ dòng Đức Bà Bác Ái, được cha Gioan Eudes sáng lập năm 1641, tại thành Tours nước Pháp. Qua những thăng trầm thời cuộc nước Pháp lúc bấy giờ, các nữ tu buộc phải trở về với gia đình. Mãi đến năm 1814, một số nữ tu lớn tuổi cố gắng gầy dựng lại Hội Dòng bằng cách lập ra những trụ sở nhỏ để âm thầm chăm sóc các phụ nữ lỡ lầm. Tìm ra một nữ tu trẻ khó biết bao! Tuy vậy, sự quan phòng kỳ diệu của Chúa thể hiện nơi chị Rose Virgine. Sau khi vượt qua sự chống đối từ phía gia đình, ngày 9.9.1817, chị Rose Virgine xin gia nhập dòng Đức Bà Bác Ai lúc chị vừa tròn 21 tuổi. Khi vào nhà Tập, chị đổi tên là Marie Euphrasie. Lúc 29 tuổi, chị được bầu chọn làm Bề Trên với một phép chuẩn đặc biệt, vì chưa đủ 40 tuổi theo luật định.
Theo tinh thần của thánh Gioan Eudes, các nữ tu dòng Chúa Chiên Lành giữ 4 lời khấn: Vâng phục, khiết tịnh, khó nghèo và nhiệt thành. Dấn thân chu toàn sứ vụ mình để lo phần rỗi cho các linh hồn, nhất là những phụ nữ lỡ lầm muốn trở về với cuộc sống bình thường.
Nhờ lòng nhiệt thành không ngại khó khăn, Mẹ Euphrasie đã khai sinh dòng Đức Bà Bác Ái Chúa Chiên Lành, được sự phê chuẩn của Đức Giáo Hoàng Grêgoriô XVI, ngày 14.1.1835. Mẹ Euphrasie đã nói với các chị em của dòng mình: “Sự nhiệt thành của chúng ta phải bao trọn cả thế giới; Từ nay tôi không muốn nói tôi là người Pháp, người Ý, người Anh, người Đức … Tôi thuộc về mọi quốc gia trên thế giới, nơi nào còn có những người nghèo khổ cần được giúp đỡ”.
II . ĐẾN VIỆT NAM
Với một lòng nhiệt thành không giới hạn và một tình yêu thương không biên giới, các nữ tu dòng Chúa Chiên Lành đến Việt Nam vào năm 1957 do các nữ tu người Ai Len, mở Trung Tâm Bảo Trợ cho phụ nữ tại Vĩnh Long. Sau đó một thời gian, Trung Tâm thứ 2 cũng được khánh thành tại Bình Triệu, Sài Gòn năm 1971.....
Mãi đến năm 1992, các nữ tu Chúa Chiên Lành trở lại Việt Nam thành lập Trung Tâm Dạy Nghề cho phụ nữ tại Sađéc, tỉnh Đồng Tháp. Các nữ tu quan tâm đặc biệt đến các thiếu nữ nghèo, phụ nữ lỡ lầm, giúp hồi phục phẩm giá và trở về với cuộc sống bình thường. Nhờ ơn Chúa Giêsu, vị Mục Tử nhân lành, dòng mở rộng tầm hoạt động đến nhiều nơi, và ơn gọi từ ít đến thêm nhiều hơn.
Thêm ý nghĩa cho buổi lễ, khi có sự hiện diện của 2 nữ tu người AiLen, là những người đầu tiên đến Vĩnh Long cách nay 50 năm. Dấu chân đầu tiên được tiếp nối bằng nhiều dấu chân khác đi khắp nẽo đường theo chân Chúa Chiên Lành để xoa dịu những nổi đau cho người bất hạnh.
Tài liệu Giáo phận Vĩnh Long
“Ca lên đi - Mẹ đầy ơn phúc” là chủ đề đêm Thánh ca kỉ niệm 50 năm viết Thánh ca của Linh mục Nhạc sĩ Kim Long đã diễn ra tại nhà thờ giáo xứ Phú Trung, hạt Tân Sơn Nhì, giáo phận TP.HCM vào tối ngày 31.05.2007, ngày cuối cùng của tháng hoa dâng Mẹ Maria. Trong lời khai mạc Lm. Giuse Maria Lê Quốc Thăng, chính xứ Phú Trung, tổng chỉ đạo chương trình đã nói đến mục đích của đêm thánh ca này không phải là để suy tôn một cá nhân, nhưng là chúng ta cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa, noi gương bắt chước Mẹ Maria sống gắn bó với Chúa Giêsu. Hôm nay tất cả mọi người, các nghĩa tử, các môn sinh và bạn bè thân hữu của Lm nhạc sĩ Kim Long tỏ lòng quý mến ngài, một nhạc sĩ có nhiều cống hiến to lớn cho nền Thánh nhạc Việt Nam. Đêm thánh ca có sự hiện diện của Lm.Nhạc sĩ Nguyễn Duy, trưởng ban Thánh nhạc Giáo phận TP HCM ngài đọc lời nguyện mở đầu, ngoài ra còn có sự hiện diện của quý cha trong và ngoài giáo hạt Tân Sơn Nhì đến tham dự.
Các ca đoàn các giáo xứ Phú Trung, Tân Việt, Vĩnh Hoà và ca đoàn Vượt Qua trong tâm tình cầu nguyện và suy niệm đã giới thiệu đến người nghe những bài thánh ca hát về Mẹ Maria của nhạc sĩ Kim Long.
Chương trình đêm thánh ca diễn tiến theo các phần
- Cùng Mẹ ca ngợi Chúa
- Mẹ Maria trong chương trình cứu độ
- Tôn vinh Mẹ
- Cầu khẩn Mẹ
Được biết ban tổ chức đã gởi đến các giáo xứ lân cân thân quen 2000 vé mời tham dự đêm thánh ca này và mỗi người tham dự khi vào cửa được tặng một tập sách “Bài ca suy niệm 10” của Lm nhạc sĩ Kim Long, in năm 2007, tập sách được HĐGMVN cho phép sử dụng trong phụng vụ.
Martin Lê Hoàng Vũ
(Ghi chép sau kỳ đại phúc tại giáo xứ Dân Trù)
Chúng tôi đến Dân Trù đúng dịp ngày mùa. Hai bên đường rơm rạ phơi phóng. Những
nẻo đường thôn quê vốn yên ả nay nhộn nhịp khác thường. Từng đoàn người nối đuôi.
Tiếng bánh xe lăn khô khốc. Tiếng gọi nhau ý ới, tiếng máy tuốt rào rào. Cảnh
vật, con người dường như đổi khác, người ta vội vã hơn, vất vả hơn. Người ta bảo
“năm nay mất mùa”. Nhà nông vất vả thật. Quanh năm trông vào cây lúa, vườn ngô,
nhưng cũng phải trông trời có cho mưa thuận gió hòa hay không. Câu nói “mưu sự
tại nhân thành sự tại thiên” rất đúng với bà con nhà nông ở Dân trù.
Dân Trù là một thôn thuộc xã Yên Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Yên Lạc
vốn là vựa thóc của tỉnh. Ngày xưa đã vậy bây giờ vẫn vậy. Đây là vùng đất được
trời ban cho nhiều ưu đãi. Ngày đầu tiên tới Dân trù, chúng tôi đã được nghe kể
nhiều về vùng đất này. Chuyện đời, chuyện đạo có lắm thứ để nghe.
Thời chống Pháp, Yên lạc là vùng “tề”. Thời cách mạng, Yên lạc là “vùng căn cứ”.
Thời bình, Yên lạc là vùng “trọng điểm”. Tất cả những sự kiện ấy làm cho vùng
đất này luôn phải đương đầu với những đổi thay.
Đó là chuyện đời. Chuyện đạo thì cũng vậy. Mỗi thời mỗi khác. Cách đây hơn trăm
năm, đức tin đã được gieo xuống vùng đất này. Tiếng “Yên lạc”, “Yên Phương”,
“Dân Trù”, “Phương Trù” chắc hẳn đã có một bề dày lịch sử. Nó gợi lại cho chúng
tôi một ước nguyện của tiền nhân. Biết đâu đấy nó đã được khai sinh từ ngày vùng
đất này đón nhận đức tin. Biết đâu đấy khi đón nhận đức tin, các bậc tiền nhân
của vùng quê Yên lạc đã gửi gắm vào những địa danh một niềm tin và một niềm mơ
ước cho vùng quê, cho con cháu luôn được yên bình, để dân tộc, để quê hương
“được trù phú”, được hưng thịnh và trên tất cả là được bình an – sự bình an mà
chỉ có trời mới ban được.
Chuyện “đạo” tại vùng đất này thật lạ. Hơn năm mươi năm trước, mọi người dân
vùng này đều đã được thanh tẩy. Mấy ngày ở Dân trù, chúng tôi được nghe kể nhiều
về “cái thời vàng son” của họ đạo. Người ta nhắc nhiều tới ông Quận Đề và đạo
Quận Đề. Ông Quận người xứ Ngô Khê, Tiên Du, Bắc Ninh. Sau khi bắt cả làng Ngô
Khê theo đạo, ông sang Yên Lạc. Tại vùng đất mới, ông lại theo đường lối cũ, lôi
kéo mọi người theo đạo, khiến cả vùng cùng “theo đạo ông”. Chuyện về ông chỉ có
vậy, nhưng nó đã trở thành một giai thoại khiến ngỡ ngàng. Người ta có thể nhớ
ông, nhưng cũng có người thầm trách ông đã làm cho họ xa rời tổ tiên mình. Người
ta có thể tôn vinh ông, nhưng cũng có nhiều người trách ông đã bất công khi bắt
họ theo “tà đạo”.
Mấy ngày ở Dân Trù, chúng tôi có dịp tiếp xúc với nhiều người thuộc mọi thành
phần trong xã hội đã một thời là “giáo dân cụ Quận”. Có những cụ già thời xưa đã
từng là chú giúp lễ cho cha xứ Dân trù. Có người đã một thời là chú Nhà tràng
theo giúp việc cho Đức cha Hoàng Văn Đoàn. Hầu hết những người chúng tôi gặp đều
đã một thời là Nghĩa binh hay Con hoa trong giáo xứ. Nhiều cụ ông, răng chẳng
còn, nhưng chẳng thể quên được những câu kinh, câu hát hay những lời xướng đáp
trong các thánh lễ tiếng Latin: “Dominus Vobis cum!”. Chúa đã ở cùng họ như vậy.
Họ vẫn nhớ như vậy. Nhưng chỉ có vậy. Đối với họ, “đạo nào cũng như đạo nào”,
“đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành”. Có những bà cụ sau khi được hỏi tại sao không
giữ đạo nữa, đã khẳng khái trả lời: “Chúng tôi là người lương. Ngày trước chúng
tôi bị bắt theo “tà đạo”. Cách mạng về, chúng tôi là “lương” thì phải trở về làm
người lương thôi!”
Cái cách họ trả lời mới lạ. Họ hãnh diện vì đã “bỏ đạo”. Họ “tự hào” vì đã tự
mình tìm ra con đường giải thoát. Đối với họ, họ nhất định phải là “lương”,
“giáo” chỉ là sản phẩm của đế quốc, của áp bức, của ngoại lai... Họ không theo
giáo nữa, đó là “yêu nước”, là “thương nòi”, là “trung thành với dân tộc”, họ
bảo vậy.
Có một điều lạ khác là cứ hễ nhắc tới chuyện đạo là mọi người từ từ bỏ đi, cứ
như thể “đó là một món hàng quốc cấm”. Họ không vui khi nhắc tới đạo. Họ không
hồ hởi khi nói chuyện đạo. Trong cách nói, họ hãnh diện vì “bỏ đạo”, nhưng trong
thực tế, cứ có cái gì vương vấn, khó tả, khuôn mặt họ chùng xuống và thế là họ
bỏ đi...
Tuy nhiên, một điều mà ai cũng thấy đó là khi nhắc tới thời còn “đi đạo”, ai
cũng vui. Họ bảo thời ấy vui lắm. Mỗi tối, nhà thờ là nhà hội. Thánh đường là
nơi tập hợp, là chốn công đường. Bên hông nhà thờ hiện còn một phòng giam nho
nhỏ nơi cha xứ nhốt những “con chiên không trung thành, bài bạc, rượu chè”. Cả
làng ngày trước có bốn nhà thờ. Bây giờ chỉ còn hai. Một ở thôn Phương Trù, một
ở Dân Trù. Hai cái kia đã bị phá hủy khi cách mạng về và trên nền cũ người ta
tái thiết đền thờ Phùng Hưng. Chuyện tái thiết ấy đã phải trả giá bằng “bốn mạng
người”. Người ta bảo: “Chuyện đấy ai cũng biết”. Nhưng, lịch sử tiến nhanh quá,
mạnh quá, nên dấu ấn không nhiều. Người ta đã một thời ào ào theo đạo, không ý
thức, không thật tâm, thì cũng có lúc người ta bỏ đi không ý thức, nhưng lại đầy
“thành tâm”: “Mình là lương thì phải trở về lương thôi!”
Vẫn là chuyện lương giáo đã một thời gây nên phong trào cấm đạo. Nhưng bây giờ,
nó trở thành nguyên nhân khiến “người ta bỏ đạo”. Họ bị người đời đánh thức và
đánh rất mạnh vào cái “tự tôn dân tộc”. Chuyện “bỏ đạo” ở Dân trù có cả một
phong trào, “bỏ đạo một cách hệ thống”, nó khác xa với các vùng quê khác. Nguyên
nhân thì nhiều, nhưng có một nguyên nhân chẳng nói thì ai cũng biết... Mấy ngày
ở Dân trù khi tiếp xúc với các tín hữu, chúng tôi được biết, vào những năm chiến
tranh leo thang tại chiến trường Miền Nam, người Công giáo ở Yên lạc mơ ước
“được đi bộ đội” mà cũng không được. Họ bảo, hồi ấy “được đi” là một ân huệ và
là sự hãnh diện. Cái hãnh diện mà ở nơi khác người ta phải trốn tránh... Cái mơ
ước ấy đau nhói khiến nhiều người phải tìm cách để đạt được ước mơ. Họ phải chọn
lựa... Thôi thì đạo nào cũng “như đạo nào”, “làm người lương cũng tốt”, lại được
tiếng “không phản bội tổ tiên”. Cách lập luận thật lôgích, hợp tình, hợp lý. Cứ
thế một bài toán đã được giải mà đáp số là được “làm người dân” trong một quốc
gia độc lập.
Chuyện đạo ở Dân trù là vậy. Nhưng không chỉ có vậy. Chúng tôi về Dân trù và gặp
ở đó một “số sót”. Họ là những tín hữu rất trung thành, nhiệt huyết sống đạo. Họ
tự hào vì mình là người công giáo. Đây là số những tín hữu mà cha ông họ có đạo
trước thời “cụ Quận Đề”. Họ bảo “chúng con là đạo gốc”. Những tín hữu “đạo gốc”
như họ thì không nhiều, chỉ chiếm khoảng 1/5 dân số. Hiện tại, cả ba giáo xứ:
Dân Trù, Trung Xuân và Hòa Loan, tổng số tín hữu khoảng hơn 7.000, trong khi đó
số người đã được rửa tội là trên 30.000. Họ quả là “số sót” của một thời vàng
son.
Những ngày ở Dân trù, chúng tôi được nghe nhiều chuyện về họ. Cái cách họ sống
đạo mới thật anh hùng. Nhiều bô lão khi kể lại những giai đoạn khó khăn, bị cấm
cách mà đôi hàng lệ tuôn rơi. Năm mươi mốt năm giáo xứ không có chủ chăn là năm
mươi mốt năm họ phải vật lộn để tồn tại. Đối với họ đó là thời gian đẹp nhất,
nhưng cũng lắm gian truân nhất. Họ đã phải đấu tranh để thôn làng không bao giờ
“vắng tiếng chuông” vào các buổi kinh nguyện. Họ đã phải đấu tranh để cho con em
họ được ghi dấu đức tin dù có phải vất vả lao nhọc.
Về Dân trù, có những câu chuyện đã trở thành truyền thuyết. Có những mẩu chuyện
đã trở nên giai thoại. Cái thời khó khăn ấy giờ đây khi nhắc lại mới thấy ơn
Chúa thật rồi dào. Người ta bảo không hiểu sao lúc ấy lại làm được. Có những
giai đoạn cả năm giáo đường vắng thánh lễ. Người ta phải tham dự thánh lễ tại
Sơn Tây hay về Bắc Ninh. Nhiều hôm mưa bão, lái đò không đưa, họ phải ngồi bên
này bờ sông để dự lễ ‘vượt qua”. Nhiều người bảo những kỷ niệm ấy làm sao quên
được. Những kỷ niệm ấy là ơn Chúa, là nền cho những bước phát triển bây giờ và
cả tương lai. Người khác thì lại bảo những ngày khó khăn hóa ra là phúc. Nó
thanh tẩy, nó nhào nặn nên một thế hệ. Nó sàng sẩy những hạt sạn trong thúng gạo.
Nó nhổ bỏ những thứ cỏ lùng. Thôi thì thời thế thế thời phải thế. Nhưng, hình
như trong cái “thế ấy” của thời cuộc vẫn còn đấy những hạt mầm xinh tươi, sẵn
sàng cho những thời kỳ gieo hạt và hôm nay nó đang chuẩn bị cho một mùa gặt mới.
Hóa ra, dù khó khăn thế nào thì vẫn cứ là “Dominus Vobis Cum”. Chúa vẫn ở cùng
họ, vẫn đi bên họ. Cái số sót ấy bây giờ vẫn đang tiếp tục những lộ trình còn
dang dở. Trên cái số sót ấy Chúa vẫn đang gieo hạt mầm đức tin, vẫn đang có
những cuộc đâm hoa kết nụ. Ngày xưa, Chúa đã cứu Israel dựa trên số sót, thì
ngày nay, người ta vẫn có quyền hy vọng, trên những người này, Chúa vẫn đang
tiếp tục công trình thánh hóa của Người. Người vẫn đang làm cho cây ân huệ mỗi
ngày một lớn, để bóng nó lan tỏa khắp nơi. Hôm đầu tiên chúng tôi tới Dân trù,
đứng trên đê tả sông hồng nhìn hai ngọn tháp vút cao, nổi bật giữa một làng quê
yên tịch, mới thấy hết nét đẹp của một vùng quê công giáo, mới thấy chứng từ đức
tin còn đây, hiên ngang, mạnh mẽ.
Hóa ra, dù khó khăn thế nào thì trong cái khó vẫn có tình thương và trong cái
khó, sự hy sinh lại trở nên cao đẹp. Người Dân trù luôn tự hào về cái gọi là
“lương giáo đoàn kết”. Họ hồ hởi kể cho chúng tôi nghe về những cuộc giao lưu
giữa các thôn làng, giữa “người lương” và “người giáo”, giữa bên đạo và bên
chùa. Người ta kể về những lần hội ngộ trong các dịp lễ tết, trong những lúc
nông nhàn. Tất cả đều thấm tình, một thứ tình cảm thân thương và dịu ngọt. Chẳng
ai bảo, chẳng ai nhắc, nhưng hình như cái ý thức ‘một nhà’ không thể xóa nhòa dù
cho năm tháng có phôi phai, dù cho lịch sử có đổi khác. Người ta bây giờ vẫn
vậy. Cái khác hình như vẫn chỉ là chuyện “lương” với “giáo”, nhưng lại vẫn có
cái chung ấy là chuyện “ăn ngay ở lành”.
Hóa ra, cái nét đẹp “Dân trù” chẳng thể mất được. Trái lại, nó đang được bồi đắp thêm. Gần hai mươi tháng trước (09-10-2005), giáo xứ “trúng số độc đắc” khi đón cha xứ mới. Nhiều người bảo vậy. Sau năm mươi mốt năm vắng bóng chủ chăn, Dân trù đã có cha xứ, một linh mục trẻ trung, năng động. Nhiều công trình vật chất đã được xây dựng. Ngôi nhà thiêng liêng cũng đang được trùng tu. Các sinh hoạt tôn giáo đang dần đi vào ổn định. Đời sống đức tin được củng cố. Một luồng sinh khí mới bắt đầu lan tỏa. Một tương lai mới đang mở ra.
Chúng tôi sắp rời Dân Trù. Câu chuyện của chúng tôi cứ dài ra bên ly trà, điếu
thuốc. Cái được, cái mất đã rõ ràng. Nhưng có một cái không bao giờ được để mất
đó là ơn đức tin. Cái ấy, Chúa đã gieo. Cái ấy không mất được. Cái khó là khơi
lại, là thắp lên, là vun trồng. Nhưng, phải bắt đầu từ đâu? Câu hỏi ấy chẳng dễ
trả lời, bởi đây là chuyện tâm linh. Người ta bảo xây mới thì dễ chứ xây lại từ
một đống đổ nát thì thật khó. Điều này lại càng khó hơn khi phải xây lại từ
những đổ nát của tâm hồn. Tuy nhiên, khó chứ không phải là không làm được, nhất
là chuyện đức tin là chuyện của trời chứ không chỉ là chuyện của “người”. Có
điều này chắc chắn, dấu ấn đức tin không bao giờ có thể tàn phai. Nhiều người
chúng tôi gặp đã nói với chúng tôi: “Khi nào chết chúng tôi sẽ trở lại”.
Chúng tôi cũng sẽ trở lại... Chúng tôi mong sẽ có nhiều người trở lại. Nhưng,
trên hết, chúng tôi mong có thật nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ cho vùng đất này để
biến giáo xứ Dân trù thành một “trung tâm văn hóa và tôn giáo”. Đấy mới là kế đồ
lâu dài giúp tái sinh di sản đức tin đã bị chôn vùi của một thời dĩ vãng.
Dân trù đang mùa gặt. Có một mùa gặt thiêng liêng cũng đang được bắt đầu. Dẫu
sao, thì “Mưu sự tại nhân, nhưng thành sự thì vẫn phải là ơn Chúa.”
Nam Phong
Hôm nay 27.5.2007, Chúa nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Giáo họ Tà Nung đã hân hoan đón chào Đức Cha Giáo Phận Phêrô Nguyễn Văn Nhơn về cử hành Thánh lễ mừng Bổn Mạng Giáo họ và kỷ niệm 55 năm mảnh đất Tà Nung đón nhận bước chân của vị truyền giáo đầu tiên.
Trong ngày
lễ này, đã có 31 em được Rước Thánh Thể lần đầu và 60 em được lãnh nhận Bí tích
Thêm Sức.
Đây thực là một ngày vui lớn đối với Giáo họ và cũng là ngày trọng đại đối với
nhiều gia đình có con em được lãnh nhận các Bí tích. Mặc dù Thánh lễ được cử
hành vào lúc 9 giờ 30, nhưng ngay từ 8 giờ 30 bà con giáo dân đã tề tựu hầu như
đầy đủ tại khuôn viên Nhà Thờ. Mọi người trong trang phục đẹp nhất đi dự lễ đã
đứng đón chào Đức Cha tại sân cuối nhà thờ. Đoàn cồng chiêng đã rước Đức Cha đi
giữa đoàn con cái, để Đức Cha có thể chào tham mọi người và cũng để con cái có
dịp gặp mặt vị cha chung yêu quý.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha đã nói tới nhiều niềm vui được hoà vào nhau trong Thánh Lễ Mừng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay, và mời gọi mọi người tạ ơn Thiên Chúa cũng như mở lòng đón nhận thêm ơn mới của Chúa Thánh Thần.
Trong bài cám ơn cuối Thánh Lễ, vị đại diện giáo dân đã nhắc đến Năm Thánh mừng kỷ niệm 80 năm Truyền Giáo cho ngưòi Dân Tộc và cũng không quên tạ ơn Chúa, “vì năm nay, mảnh đất Tà Nung của chúng con cũng kỷ niệm 55 năm in dấu bước chân của vị truyền giáo đầu tiên”. Ông gợi lại quá khứ : “Lúc bấy giờ, vào năm 1952, nhờ sự hướng dẫn của bà K’Poh, người Lạc Dương, cha Octave Lefèvre đã đặt bước chân đầu tiên đến cánh đồng truyền giáo Tà Nung này. Và từ đó, các bước chân truyền giáo được tiếp nối, để hôm nay chúng con có được nhiều người biết Chúa và tin Chúa”.
Đáp lời, Đức Cha đã nói đến nhiều ơn lớn lao mà Tà Nung đã nhận được từ lòng Chúa thương yêu và mong muốn cho Tà Nung thành một điểm sáng về đức tin và lòng nhiệt thành sống đạo.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 11giờ 15. Đức Cha đã chụp hình lưu niệm với các em được lãnh nhận các Bí tích tại tiền sảnh nhà thờ.
Mọi người ra về trong niềm vui hân hoan, vì ơn Chúa Thánh Thần đang tràn ngập tâm hồn
Gioan Bosco
TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO
Năm 2006, có một nhóm cầu nguyện mang ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu rỉ máu đến gặp tôi và xin phổ biến ảnh Thánh Tâm đó. Tôi có kể các anh chị đó hai câu chuyện về Chúa Giêsu tại Châu Á.
1. Câu chuyện thứ nhất xảy ra gần 2000 năm nay. Trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, không ai chứng kiến cảnh Chúa đổ máu nhiều như Nhóm Mười Hai. Không biết có phải vì thế mà các ông hoảng sợ, người thì chối Chúa, những người khác bỏ chạy, chỉ có Gioan đồng hành với Mẹ Maria, từ xa đến tận dưới chân thập giá ? Hoặc vì máu Chúa đổ ra nhiều đến độ làm cho các ông khủng hoảng niềm tin, hoặc vì các ông không hiểu hay không nhớ lời Chúa báo trước rằng cuộc khổ nạn là cơ hội Chúa dùng để bày tỏ một tình yêu không còn tình yêu nào lớn hơn? Do đó, các anh chị muốn phổ biến ảnh Thánh Tâm Chúa, cần phải thêm trên ảnh hai câu đối này nói lên ý nghĩa của một tình yêu thương không còn tình yêu nào lớn hơn. Đối ngoại hữu kỳ tâm- Đối nội vô tâm giả.
2. Câu chuyện thứ hai này xảy ra vào thời kỳ Đạo Chúa mới đến trên lục địa Á châu cách đây ba hoặc bốn thế kỷ. Câu chuyện này nói lên nguồn gốc xuất xứ của hai câu đối. Trong thời kỳ bách hại Đạo Chúa có hai vị quan đại thần được lệnh truy nã người theo Đạo Chúa, thu gom ảnh tượng và sách đạo. Vào một buổi chiều, một trong hai vị đại thần quan sát đống ảnh tượng sách báo đạo chất trước cửa nhà, thấy có ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu. Ông tò mò, thắc mắc, suy nghĩ ý nghĩa gì mà hoạ sĩ vẽ chân dung một con người với trái tim nằm bên ngoài lồng ngực. Ông cầm vào nhà, tắm rửa, cơm nước xong, ra ngồi bàn viết suy nghĩ tiếp. Đến một giờ sáng, ông đặt bút ghi lại ý nghĩa ông khám phá ra : “ Đối ngoại hữu kỳ tâm – Đối nội vô tâm giả”.
Sáng hôm sau, vị quan đại thần đến nhà ông để bàn việc phân công tác kế tiếp. Ông bạn thấy trên bàn viết có ảnh Thánh Tâm và hai câu đối, bèn hỏi nghĩa là gì. Tác giả hai câu đối kể lại suy nghĩ và khám phá của ông trong đêm qua. Ông bạn góp ý sao không tìm một đạo trưởng trong ngục để hỏi cho ra lẽ.
Truyền thuyết kể lại hai vị quan đại thần âm thầm truyền đưa một đạo trưởng từ nhà tù đến cho hai ông thẩm vấn. Vị đạo trưởng tới lui cửa quan nhiều lần, được dịp loan Tin mừng tình yêu cứu độ của Chúa. Vì thời gian, hai vị quan nhận được ơn đức tin, ơn tình yêu hoán cải, xin nhập đạo…
3. Câu chuyện thứ hai này xảy ra tại một nước Á Châu nào đó, kẻ thì nói Nhật bản, người thì nói Trung Hoa, nhưng được loan truyền đến nhiều nước Á Châu.
Ý nghĩa của hai câu đó :
(1) Đối với tha nhân thì mang hết tấm lòng ta ra đối xử.
(2) Đối với bản thân thì quên mình, bỏ mình, xem như không còn trái tim nữa.
3. Câu chuyện Chúa Giêsu hôm nay. Lòng sùng kính chân thực. Thánh Tâm Chúa Giêsu sẽ đưa mỗi người, mỗi gia đình đến cảm nhận này. Thánh Tâm Chúa vừa là ngọn lửa thắp sáng niềm tin vào tình yêu cứu độ của Chúa, vừa là ngọn lửa nung nấu con tim nhân loại trở nên giống Thánh Tâm Chúa, vừa là hình mẫu cho việc sống đạo yêu thương của Chúa hôm nay.
GB. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám mục
Giáo phận. TPHCM
Dịp cuối tháng 5, đầu tháng 6 quả là dịp khá vất vả cho các vị làm mục vụ giáo
xứ. Vừa lo cho các em thiều nhi chuẩn bị “xưng tội rước Lễ” lần đầu cũng như
lãnh nhận Bí tích Thêm Sức, lại vừa phải chạy sô đó đây tham dự lễ khấn dòng do
bởi các tương quan này nọ, khiến không thể vắng mặt nếu không muốn sống như kẻ
vô tình. Bản thân người viết bài này vừa mới trải qua kinh nghiệm ấy : Tham dự
hai Lễ Khấn dòng liên tiếp với quảng đường trên 400 cây số. Điều muốn chia sẻ ở
đây không phải là cái vất vả do đường xa hay dự Lễ dài hơn bình thường nhưng ở
sắc thái của hai Thánh Lễ có Nghi thức Khấn Dòng mà người khấn là con cái trong
giáo xứ tôi đang phụ trách.
Vào lúc 02 giờ sáng ngày Thứ Hai ( 28-5-2007 ), lên xe từ xứ Thuận Hiếu ( Ban Mê
Thuột ) về Nha Trang. Hơn 5 giờ đã đến Nhà Dòng Carmel. Thánh Lễ bắt đầu lúc 6
giờ do Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Phó giáo phận Nha Trang chủ tế. Quý
Cha đồng tế vỏn vẹn muời vị không dư. Bà con tín hữu giáo dân độ chừng trên dưới
60 người, hầu hết là thân nhân của tân khấn sinh và tân tập sinh. Trong căn Nhà
Nguyện bé nhỏ, Thánh lễ diễn ra vừa đơn sơ vừa nhẹ nhàng cả hình thức bên ngoài
lẫn nội dung. Đến phần tuyên khấn, ngoài Đức Giám Mục, chú giúp lễ và người phó
nhòm thì chẳng ai thấy được sự gì. Hàng linh mục đồng tế may ra thấy được cái
lưng của Đức Giám Mục. Gia đình thân nhân tân khấn sinh chỉ nghe thoang thoảng
lời thưa đáp và lời khấn của con em mình. Một bầu khí quả là rất đơn sơ và đạm
bạc của một sinh hoạt lớn của Dòng Carmel ta quen gọi là Dòng kín. Chẳng có rước
xách, chẳng có ca đoàn “chuyên nghiệp”, chẳng có trang trí cờ xí hay băng rôn…
cũng là một lễ đính hôn hay thành hôn của một con người với Thiên Chúa qua lời
giao ước ( lời khấn hay lời cam kết ).
Vào lúc 6 giờ 45’ ngày Thứ Tư ( 30-5-2007 ), từ Thuận Hiếu tôi đi xe máy lên Nhà
Dòng Nữ Vương Hòa Bình. Quảng đường khoảng 34 Km. Đến cổng Nhà Dòng đồng hồ chỉ
7 giờ 30’. Tưởng rằng mình là một trong những người đến sớm vì Thánh lễ bắt đầu
lúc 08 giờ theo lịch trình. Giật mình vì khuôn viên Nhà Dòng đã đông nghịt
người. Quý Sơ, các em đệ tử và bà con tín hữu đã vào hàng danh dự chuẩn bị cho
cuộc rước. Ngoài Đức Giám Quản Phaolô Nguyễn Văn Hòa thì số linh mục đồng tế
không dưới 70 vị. Sau phần chụp hình chung thì cuộc rước bắt đầu. Tiếng hát của
“dàn ca đoàn” Nhà Dòng vừa du dương vừa tăng phần hoành tráng nhờ dàn âm thanh
hiện đại của một giáo xứ lớn đến phục vụ. Thánh Lễ dĩ nhiên là long trọng. Các
Nghi thức tuyên khấn thật uy nghiêm và sốt sắng. Dù rằng Nhà Dòng chưa có Nhà
Nguyện chính thức nhưng căn phòng dùng để dâng Lễ vẫn đủ rộng, lớn và trang nhã
hơn nhiều Ngôi Nhà Nguyện khác. Hơn nữa chính bầu khí trang trọng của Thánh Lễ,
sự uy nghiêm của các Nghi Thức tuyên khấn và sự hiện diện đông đảo của người
tham dự đã làm cho căn phòng tăng thêm sự hùng vĩ. Một Thánh Lễ với các Nghi
Thức long trọng trong bầu khí tạm gọi là “hùng vĩ” biểu thị sự hiến dâng của
những con người với Thiên Chúa qua lời khấn hứa.
Qua hai Thánh lễ có Nghi thức Khấn Dòng, xin được chia sẻ đôi tâm tình lẫn ước
vọng :
1.Việc các nam nữ tu sĩ khấn hứa là chính thức đi vào cuộc tình với Thiên Chúa.
Sách Giáo Lý Công giáo chung đã lấy lại khái niệm mà Bộ Giáo Luật 1983 trình bày
: “ Đời sống tận hiến qua việc tuyên giữ các lời khuyên Phúc Âm là một lối sống
bền vững, nhờ đó các tín hữu theo sát Đức Kitô, dưới tác động của Thánh Linh, tự
hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa như Đấng đáng yêu mến tột bậc…” ( GL Điều 573.1;
x. GLCG chung số 916 ). Các lời cầu và kinh tiền tụng trong Thánh Lễ khấn Dòng
còn ví các nữ tu tuyên khấn là đính hôn với Đức Kitô. Tình yêu thật muôn màu
muôn sắc. Ai dám nói đám cưới dân quê nghèo hèn là thiếu mặn nồng. Cũng chẳng ai
dám đoan chắc tiệc cưới được tổ chức rầm rộ với trống kèn ca nhạc linh đình là
có mối tình sâu nặng của đôi lứa. Dù hoành tráng hay đơn sơ, dù vài ba trăm mâm
cổ hay một vài bàn cho hai họ thì điều quan trọng là tấm lòng của đôi lứa dành
cho nhau. Ước mong sao các khấn sinh hiểu được điều này để giữ mãi tấm lòng son
với Thầy Chí Thánh.
2.Đã là yêu thì không có chuyện thử, chuyện tạm thời. Nhân một buổi đi chơi với
quý ngài tự nhận là thành viên dòng “Bon-na-tu-ra”, nay đã ở trong bậc hôn nhân.
Anh em đã phân trần chuyện thật khó xử. Thưa cha, sao Hội Thánh cho các tu sĩ
nam nữ một hai năm thử, một hai năm tập, rồi khấn tạm một thời gian, sau đó mới
khấn vĩnh viễn. Còn chúng con, đùng một cái là khấn trọn đời ngay. Ước gì Hội
Thánh cho phép chúng con thử, tập, hay ít là khấn tạm với nhau vài năm, sau đó
mới khấn trọn đời. Quả thật Giáo luật quy định rằng tu sĩ chỉ được khấn trọn đời
ít là sau ba năm khấn tạm, có miễn chuẩn để sớm hơn thì không nhiều hơn ba
tháng. Bình thường thì sau 6 năm khấn tạm, phải khấn trọn đời. Nếu vì lý do gì
đó cần kéo dài thì không quá 3 năm ( x. GL Điều 655; 656; 657; 658 ). Thú thật
tôi chẳng biết giải thích cho thấu đáo. Nếu xét trên bình diện giao ước, mà là
giao ước tình yêu thì phải là vĩnh viễn ngay từ đầu.
Giáo luật ghi rõ : “Đời sống tu trì, xét vì là sự hiến dâng hoàn toàn bản thân,
biểu lộ trong Hội Thánh cuộc kết hôn huyền diệu mà Thiên Chúa đã thiết lập như
dấu chỉ của đời sau. Như vậy tu sĩ hoàn tất sự trao hiến toàn vẹn tựa như hy lễ
dâng cho Thiên Chúa, nhờ đó tất cả cuộc đời của họ trở nên việc liên lỉ thờ
phượng Thiên Chúa trong đức ái” ( Điều 607.1 ). Sự toàn vẹn trong hành vi dâng
hiến này chắc hẳn không chỉ dừng lại ở mức độ ( intensité - hết lòng ), ở trương
độ ( extensibilité - cả hồn lẫn xác ) mà còn cả trong kỳ gian ( durée de temps -
“trọn đời” hay “cho đến chết” theo công thức khấn trọn của các Hội Dòng ). Cũng
thế việc đôi nam nữ tuyên hứa nhận nhau làm vợ làm chồng là một hành vi dâng
hiến toàn vẹn cho nhau. Vì thế sự bất khả phân ly là một hệ lụy tất yếu. Nguời
ta có thể nại đến hậu quả phát sinh do việc cam kêt nên duyên vợ chồng là con
cái để rồi làm bằng chứng cho việc phải thủy chung đến trọn đời. Cho dù lý do
này khả dĩ khá thực tế nhưng nó không phải là căn bản. Lý do chính là hệ lụy của
việc tự dâng hiến trong tình yêu. Đã yêu thì không thể chấp nhận chuyện nửa vời
một cách ý thức và chủ động.
Biết rằng dù dùng ba tấc lưỡi Tô Tần cũng khó có thể khiến quý anh em tu xuất
tâm phục khẩu phục nên bèn dùng kế khác vậy. Đó là nại đến lề luật. Hôn nhân bất
khả phân ly là luật của Chúa nên chỉ có Chúa mới có quyền trên luật ấy. Dù vậy
vẫn có một luật trừ đó là đặc ân Thánh Phaolô (x. GL Điều 1143 ). Còn chuyện
khấn hứa trong đời tu trì là luật của Hội Thánh. Hội Thánh làm ra luật thì Hội
Thánh có quyền trên luật. Và hiện nay Hội Thánh quy định như thế thì ta nhận như
vậy. Tuy nhiên là con cái trong nhà, ta cũng có thể không chỉ mong mà còn có bổn
phận góp ý cho các vị hữu trách. Theo thiển ý của tôi thì có lẽ một ngày nào đó
ta nên quy định thời gian thử luyện trong đời sống tu trì khà dài đủ để rồi sau
đó đã khấn là khấn trọn đời luôn, chứ không còn kiểu khấn tạm. Mặc dù khấn tạm
là giải pháp khôn ngoan theo lối nghĩ suy nhân trần nhưng nó không hợp lắm trong
cái nhìn về “giao ước tình yêu”.
3.Nhất bên trọng, nhất bên khinh : Dĩ nhiên theo giáo lý Công giáo thì hai bậc
sống hôn nhân và tu trì đều có giá trị đặc thù riêng và cùng đều phát xuất từ
Đức Kitô nên vừa phải đề cao đời sống tu trì vừa phải tôn trọng đời sống hôn
nhân ( x. GLCG số 1620 ). Mặc dù nhìn nhân giá trị cao quý của đời sống hôn nhân
thế mà trong thực tế vẫn có đó chuyện nhất bên trọng nhất bên khinh. Điều này sở
dĩ bang bạc trong ý thức của tín hữu không nguyên chỉ vì số lượng người đi tu ít
hơn số người lập gia đình. Cái gì ít thì dễ được xem là quý ! Tuy nhiên cần phải
chân nhận rằng chính sự hơn kém trong các nghi thức khấn dòng và kết hôn đã gây
nên tâm lý này. Nghi thức cử hành bí tích hôn nhân xem ra không long trọng bằng
nghi thức tuyên khấn trọn đời. Trong nghi thức tuyên khấn trọn đời có phần cầu
xin lòng thương xót Chúa và cầu xin sự cầu bàu của Mẹ Maria và các thánh. Quả
thật, bản thân tôi thường cảm thấy xúc động và thực tâm cầu nguyện nhiều cho các
khấn sinh trong phần này. Còn trong nghi thức cử hành Bí tích hôn phối thì không
thấy có cầu xin Chúa, Mẹ và các thánh gì cả trước khi hai anh chị cam kết với
nhau, một sự cam kết rất hệ trọng cho hạnh phúc của nhau đời này lẫn đời sau.
Chuyện nhất bên trọng, nhất bên khinh còn thể hiện nơi Nghi thức cử hành Hôn
Nhân khác đạo. Dù rằng đã được phép chuẩn của Đấng bản Quyền, dù rằng Giáo Luật
không minh thị hạn chế, nhưng quy đinh dưới luật lại cấm không được cử hành Nghi
thức hôn nhân khác đạo trong Thánh Lễ. ( x. Ordo Celebrandi Matrimonium Editio
typical altera 1990.n 36 ). Một anh chị em lương dân hay khác đạo đến tham dự
Thánh Lễ thì chẳng ai cấm cản, thế mà khi họ được phép chuẩn cử hành Nghi thức
hôn nhân với người Công giáo thì họ không được cử hành trong Thánh Lễ !
Chuyện quy định Nghi thức này nọ là của các đấng hữu trách, nhưng bản thân tôi
thiết nghĩ rằng phải chăng nên quy định Nghi Thức Hôn Phối cho trang trọng hơn.
Nếu được thì nên có một dạng kinh cầu riêng cho đôi hôn nhân trước khi họ cam
kết với nhau. Trước khi mình thề hứa chọn nhau làm vợ làm chồng mà cả công đoàn
cầu xin long thương xót của Chúa, cầu xin sự cầu bàu của Mẹ Maria và các thánh
trên trời, hẳn mình sẽ ý hơn hơn nhiều về những gì mình cam kết. Và chắc hẳn kỷ
niệm này thật khó phai đối với rất nhiều đôi hôn nhân. Một kỷ niệm được giữ mãi
thì việc tuân giữ lời cam kết sẽ tốt hơn nhiều.
Tình yêu thật huyền diệu. Cái nét huyền diệu của tình yêu không chỉ thể hiện ở
sắc thái muôn màu mà còn còn thể hiện nơi chính sự trọn vẹn của nó. Đã yêu là
yêu đến cùng. Đã yêu là không chấp nhận giới hạn. Đã yêu là không chấp nhận sự
nửa vời. Bởi vì biên giới của tình yêu là một tình yêu không biên giới.
Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Nằm giữa khu dân cư đông đúc của Quận 11 – Sài Gòn, gần khu du lịch Đầm Sen, từ năm 2004 đã bắt đầu một công trình nhà thờ Đá khởi công. Vật liệu đá từ miền Bắc đưa vào và nhờ những bàn tay khéo léo của những nghệ nhân Làng Đá Hoa Lư – Ninh Bình thổi hồn vào trong đá, nay đã hoàn thành và chuẩn bị ngày thánh hiến 24 – 6 - 07, Nhà Thờ để dâng Thiên Chúa – kính Thánh Gioan Baotixita.
Nhìn từ bên ngoài, đá được mài nhẵn sáng lên giữa vùng trời. Nhà Thờ Đá với kiến trúc Đông Phương đầy vẻ uy nghi và vững chãi, khoẻ khoắn trên mảnh đất bé nhỏ chưa đầy 900 mét vuông. Từ phía tiền đường nhìn vào, công trình nhà thờ đá vươn cao lên, xen lẫn với hàng cau, thể hiện cứng cỏi nhưng lại mềm dẻo hoà quyện cùng thiên nhiên, hoà cùng đất trời.
Đúng như tính cách của vị Thánh Bổn Mạng Giáo Xứ: Thánh Gioan Baotixita, một con
người bước ra từ hoang địa với lời nói đanh thép: “Hãy dọn đường cho Chúa đến”
(Mt 3, 3), Tiếng nói của Sự Thật bao giờ cũng đanh thép và cứng cỏi như biểu
hiện của đá, nhưng là “Những viên đá sống động” có tính hiền hoà như tên gọi của
Giáo Xứ “Vĩnh Hoà”. Sự Thật đến để giải thoát cũng như chính bản thân của công
trình, con người đến gặp gỡ Thiên Chúa để được giải thoát.
Người dọn đường cho Chúa, công trình nhà thờ đá bằng vật chất này cũng là một
phương tiện dẫn con người đến gặp Chúa. Nơi đây, mỗi người và cả cộng đoàn cùng
gặp gỡ Thiên Chúa, không những chỉ con người mà chính cả “đá” cũng cất tiếng
chúc tụng Chúa.
Biểu hiện chính của Nhà Thờ Đá, được trình bày ngay ở tháp tiền đình của lối vào.
Với bức điêu khắc đá chừng 8 mét vuông ngay chính diện “Chúa Giêsu chịu phép rửa
tại sông Giođan”. Tâm điểm của lời giới thiệu của Thiên Chúa Cha đến mọi người:
“Đây là Con ta yêu dấu“ (Mt 3, 17). Và từ đó, Gioan Baotixita cũng lên tiếng để
giới thiệu: “Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian” (Ga 1, 9). Giới
thiệu Chúa cho mọi người là trọng tâm của sứ vụ “Sống đạo hôm nay” chiếu theo
thư Mục Vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 2007. Giáo xứ Vĩnh Hòa một lần nữa nối
tiếp theo gương Thánh Bổn Mạng giới thiệu Chúa với mọi người bằng cung cách sống
đạo của mình.
Bức điêu khắc bên trái của tháp tiền đình diễn tả việc Chúa rửa chân cho các môn
đệ. Hình ảnh này gợi nhắc đến cung cách của năm sống đạo: “Yêu thương và phục
vụ” Rửa chân cho nhau là rửa các mối tương quan để đến với nhau mật thiết hơn,
gắn bó hơn và xây dựng mối hiệp thông với nhau và với Chúa. Rửa chân cũng còn là
rửa sạch những tội lỗi đã mang vào thân phận mà chính Chúa sẽ thanh tẩy bằng
hiến tế cứu độ của Chúa Giêsu: Với tâm hồn thanh sạch con người nhìn thấy vinh
quang Thiên Chúa, hình ảnh này diễn tả Môi
Nhà thờ đá Vĩnh Hòa
Sê cởi dép ra để bước vào nơi đất thánh, nơi Thiên Chúa ngự. Hình ảnh điêu khắc ngả mũ quỳ dưới chân Thập Giá ở phía bên phải của tháp chính diện. Nhận ra mình tội lỗi và nhận ra mình cần được lòng Chúa xót thương, đó cung cách khiêm nhường của một con người lên Đền Thờ cầu nguyện. Sám hối là một hành vi cúi xuống nhưng lại là phẩm cách cao thượng của con người. Cao thượng bởi vì từ đây, con người sẽ dễ dàng đón nhận nhau, sẵn sàng rửa chân cho nhau, sống với nhau yêu thương hơn, đến với nhau bằng tấm lòng thật thà trong những con người được Chúa thương xót.
Sống đạo trong hòan cảnh hiện tại của giáo xứ, cũng là tiếp nối truyền thống cha
ông để lại: “Dĩ hòa vi quý”. Bằng cấu trúc cổ điển cổ kính, với ba tầng mái biểu
hiện ba cấp bậc trật tự tự nhiên: Trời - Người - Đất. Bức điêu khắc giữa lối vào
chính điện diễn tả hình ảnh Chúa hoá Bánh ra nhiều. Phép lạ dường như đang thực
hiện tại đây: Khi con người thuận hoà với nhau thì cũng thuận hoà với thiên
nhiên và thuận hảo với Thiên Chúa. Phép lạ luôn luôn có khi con người thực hành
giới răn Chúa dạy: “Hãy yêu thương nhau”. Tình yêu, là một yếu tố đặc trưng để
đá trở thành mềm mại, uyển chuyễn trong “phục vụ”.
“Yêu thương như Thầy đã yêu thương”, một cách thế diễn tả của bức điêu khắc bên
trái và bên phải: “Chúa Giêsu bị phó nộp” – “Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết”. Tình
yêu cuả Thiên Chúa là tình yêu phó nộp: Cha phó nộp con, Con tự phó nộp Con, Phó
nộp trong Thánh Thần. Chính vì thế niềm tin của con người nhận biết Thiên Chúa
luôn tuyên tín rằng: “Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta”. Thiên Chúa
chịu phó nộp để con người được tự do trong ân sủng làm con cái Thiên chúa.
Phía trên ô vuông của tháp chuông sẽ gắn đá điêu khắc hình ảnh trống đồng Việt
nam, biểu hiện tính vuông tròn, nối kết tình trời với đất, mang tính biểu tượng
của đoàn con Dân Việt thờ kính Thiên Chúa dựa trên Tình Yêu Thiên Chúa để hoàn
thành sứ vụ loan báo Tin Mừng ngay trên quê hương.
Công trình xây dựng được ráp bằng vài ngàn viên đá sống động, mỗi viên đá nặng
như trọng lượng của một người lớn cũng như cũng có những viên nhỏ như trọng
lượng của những em bé, hoặc thiếu niên, biểu trưng đặc biệt nhất của mỗi thành
viên trong giáo xứ Vĩnh Hoà, không những chỉ xây dựng Nhà Thờ bằng đá mà còn là
chính mỗi tâm hồn là những viên đá sống động đễ Thiên Chúa cư ngụ. Xin Chúa chúc
lành cho công trình và cho mọi thành viên của Giáo xứ, những ân nhân, thân nhân
đã góp về dâng Chúa công trình này.
Đây là những nét phác thảo, sẽ còn những nét chi tiết hơn sẽ được dần dần giới
thiệu đến mọi người.
Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
Các Sơ Nhỏ thân mến,
Trưa nay (28.5.2007) Bác Tài nhận được thiệp hồng (thiệp giấy màu hồng gạch nhạt) của chị Tổng, thay mặt hội dòng MTG.ĐL mời Bác Tài đến tham dự thánh lễ Tạ Ơn ngày Vĩnh Khấn của các Sơ Nhỏ vào ngày 07.06.2007 tới đây.
Bác Tài xin hiệp ý cầu nguyện với các Sơ Nhỏ vì không thể tham dự được, nên có
mấy lời chia sẻ trong ngày trọng đại của các Sơ Nhỏ.
1. Khấn trọn: Chết cho đời.
Từ nay trong quyển sổ gốc Rửa Tội tại giáo xứ, cha sở sẽ không ghi ngày tháng
kết hôn với ai của các Sơ Nhỏ, nhưng cha sở sẽ ghi là: Khấn Trọn ngày 7.6.2007
thuộc hội dòng MTG.ĐL; từ nay nơi phòng đăng ký kết hôn của phường xã nơi các Sơ
Nhỏ cư ngụ, sẽ mãi mãi không có tên của các Sơ Nhỏ đến đăng ký, bởi vì dưới con
mắt người đời thì các Sơ Nhỏ đã “chết” rồi.
Người chết thì không còn lưu luyến điều gì ở trần gian nữa: lời khen ngợi của người đời các Sơ Nhỏ không màng; lời chê bai của người đời các Sơ Nhỏ cũng chẳng quan tâm, bởi vì công việc phục vụ Chúa Giê-su nơi con người giữa trần gian của các Sơ Nhỏ làm, không phải để được người khác khen chê, nhưng là để danh Thiên Chúa được tỏa sáng giữa mọi người, đó là cái chết đầy ý nghĩa nhất trong đời sống tận hiến của các Sơ Nhỏ.
Người chết rồi thì không đòi hỏi gì ở trần gian nữa: không đòi hỏi phải được học
hành cao hơn chị hơn em, không đòi hỏi được ưu đãi, thậm chí không đòi hỏi được
mọi người tôn trọng, bởi vì người chết vốn đã được tôn trọng rồi. Người chết rồi
thì không nói nữa: không nói những lời mất lòng người khác, không nói những lời
chia rẻ, không kể chuyện xấu của người khác.v.v...Nhưng người chết có một đòi
hỏi duy nhất là xin mọi người cầu nguyện cho mình, bởi vì mình luôn bất
xứng với những ơn lành Chúa ban cho.
2. Khấn trọn: Sống cho đời.
Có câu chuyện ngụ ngôn như thế này:
Ve sầu hỏi Chúa tạo vật:
- “Có thứ gì vừa có đầy đủ sức sống, nhưng đồng thời cũng có đủ sự chết
không?”
- “Có chứ”- Chúa tạo vật trả lời tiếp: “Hạt giống của lúa, lúa mì và
tất cả các thứ hạt, chúng nó đều là vừa sống vừa chết; vừa chết vừa sống”. (1)
Khấn trọn là tự mình chết đi cho đời, như hạt lúa mì rơi xuống đất, nó phải mục
nát, chết đi mới nẫy mầm và sinh nhiều hoa trái khác (Ga 12, 24). Các Sơ Nhỏ là
những hạt lúa mì vừa có đủ sự chết vừa có sung mãn sự sống, tức là các Sơ Nhỏ
tuy đã khấn hứa từ bỏ thế gian và mọi sự của nó (chết), nhưng các Sơ Nhỏ vẫn cứ
đang hiện diện ở thế gian này (sống) để phục vụ, để noi gương Chúa Giê-su xoa
dịu những khổ đau của người bất hạnh, các Sơ Nhỏ vẫn đang hiện diện giữa mọi
người để chia sẻ những vui buồn với tha nhân. Khấn trọn là sống khi mình đã chết
cho thế gian, thế gian không hiểu được điều này, nhưng các Sơ Nhỏ thì hiểu hơn
ai hết, bởi vì chính Chúa Giê-su Phục Sinh đã kêu mời các Sơ Nhỏ đi theo con
đường mà Ngài đã đi qua, đó là đau khổ-chết và phục sinh.
Sống cho đời chính là: Khi người ta thất vọng, thì chính cách sống lạc quan vui
tươi của các Sơ Nhỏ làm cho họ hy vọng; khi người ta sống hưởng thụ ích kỷ, thì
chính cách sống bác ái yêu thương của các Sơ Nhỏ làm cho họ biết quảng đại; khi
người ta vì bon chen mà thù ghét nhau, thì cách sống phục vụ vô vị lợi của các
Sơ Nhỏ làm cho họ biết yêu thương tha nhân...
Các Sơ Nhỏ thân mến,
Trong ngày Khấn Trọn này, các Sơ Nhỏ sẽ nhận được rất nhiều lời cầu nguyện, nhận
rất nhiều lời chúc mừng, nhận rất nhiều tình cảm thân thương từ cha mẹ, anh chị
em, cho đến bạn bè bà con thân thuộc và cộng đoàn Dân Chúa, đó chính là hạnh
phúc mà Thiên Chúa ban cho những môn đệ trung tín của mình.
Hạnh phúc thiên đàng này đi theo sát các Sơ Nhỏ trong cuộc đời tận hiến sau khi
khấn trọn, bởi vì các Sơ Nhỏ luôn ý thức mình là “món quà độc” của Thiên Chúa
ban tặng cho mọi người qua hội dòng, do đó mà đi đến đâu, phục vụ nơi nào, các
Sơ Nhỏ đều phải biến ở đó thành thiên đàng có Chúa Giê-su đang hiện diện nơi các
Sơ Nhỏ, và qua đó, họ nhận ra khuôn mặt khả ái dịu hiền của Chúa Giê-su nơi cách
sống của các Sơ Nhỏ, và đó chính là hạnh phúc, không những của các Sơ Nhỏ mà còn
của cả mọi người nữa.
Khấn trọn đời chứ không phải khấn trọn ngày, và sống cho đời tức là sống với sứ mệnh truyền giáo của Chúa Giê-su là vui với người vui và buồn với người buồn, do đó mà các Sơ Nhỏ phải luôn luôn và trước hết là sống trong tình yêu của Thiên Chúa, để nhờ đó mà các Sơ Nhỏ trở nên hạt lúa mì chết đi và sống lại với nhiều hoa trái nhân đức ban tặng cho đời.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho các Sơ Nhỏ, đặc biệt là trong ngày trọng đại này.
Xin Đức Mẹ Maria luôn đồng hành và dẫn dắt các Sơ Nhỏ biết trung tín với Chúa
Giê-su và sống đời khiêm tốn như Mẹ, để “con nhà tông không giống lông cũng
giống cánh” biết đem Chúa Giê-su đến cho mọi người.
Xin chúc mừng các Sơ Nhò Khấn Trọn, chúc mừng chị Tổng và chúc mừng toàn thể hội
dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, cũng như gia đình của các Sơ Nhỏ.
Nhớ cầu nguyện cho Bác Tài.
Thân mến
Bác Tài
---------------------------------
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch của Lm. Giuse
Maria Nhân Tài, csjb.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
“Thiên Chúa là Tình Yêu, và hễ ai ở trong tình yêu thì ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong người ấy” (1Ga 4,16). Những lời này trích từ thư thứ nhất của thánh Gioan diễn tả rất rõ ràng trọng tâm của đức tin Kitô giáo, hình ảnh Thiên Chúa theo Kitô giáo, hình ảnh con người và con đường (Đạo) của họ rút ra từ đó. Cũng trong thư này, thánh Gioan cũng đưa ra một dạng tổng kết về đời sống Kitô giáo: “Chúng ta đã nhận biết và tin vào tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta” (số 1).
Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã mở đầu Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” bằng những lời như thế. Những lời giáo huấn này đưa chúng ta tìm về với Thượng Nguồn của đời sống Kitô giáo, cũng là nền tảng của hành trình đức tin và nhịp điệu sống đạo trong cuộc đời Kitô hữu: Thiên Chúa là Tình Yêu.
1. Thiên Chúa Tình Yêu: nguồn mạch và nền tảng của đời sống đạo.
Thánh Gioan khi chiêm ngưỡng Thiên Chúa đã nói “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,16). Như thế bản tính của Thiên Chúa là Tình Yêu. Nói đến tình yêu là nói đến sự tương tác hòa hợp, một đặc tính thiết yếu của đời sống cộng đoàn. Trong cộng đoàn tình yêu đó, Ba Ngôi Vị Thiên Chúa thương mến nhau bằng tình yêu vô cùng sung mãn, vì thế chính đời sống của Ba Ngôi là Sự Thiện Tuyệt Đỉnh, là Hạnh Phúc tràn đầy.
Đồng thời Ba Ngôi còn là một cộng đoàn rộng mở để chia sẻ tình yêu và hạnh phúc cho vũ trụ vạn vật, cách riêng cho nhân loại được thông phần hạnh phúc với Ngài. Công đồng Vaticanô II đã tóm kết như sau: “Ý định này tuôn tràn suối nguồn tình yêu cũng là lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. Nhờ Ngài Chúa Con được sinh ra và nhờ Chúa Con mà phát xuất Chúa Thánh Thần. Vì quá nhân từ thương xót, Ngài đã tự ý dựng nên chúng ta và lại mời gọi chúng ta tham dự sự sống vinh hiển với Ngài. Ngài còn rộng rãi đổ tràn lòng nhân từ xuống cho chúng ta và còn đổ mãi không ngừng đến nỗi Ngài là Đấng tác tạo muôn loài lại trở nên “mọi sự trong mọi người” để làm vinh danh Ngài và đồng thời mưu cầu hạnh phúc cho chúng ta” (TC số 2).
Như vậy Công đồng muốn nhấn mạnh Thiên Chúa là một cộng đoàn yêu thương, có Chúa Cha là suối mạch Tình Yêu, bởi Ngài mà nhiệm xuất Chúa Con và Chúa Thánh Thần, chính Ngài đã tác tạo con người để họ được hạnh phúc khi tham dự vào đời sống của Ngài.
2. Quy chiếu vào Thiên Chúa Ba Ngôi – Thượng Nguồn Tình Yêu
Nhân loại hôm nay đang nỗ lực xây dựng một thế giới toàn cầu hóa, với khát vọng chính đáng là nối kết mọi dân tộc và mọi người lại gần nhau hơn, đồng thời chia sẻ cho nhau những thành tựu của tiến bộ văn minh. Bên cạnh đó, yếu tố con người được nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn, thể hiện qua những nỗ lực của công tác giáo dục, sự quan tâm của các tổ chức xã hội, sự dấn thân của các tôn giáo… Tất cả nhằm để thăng tiến con người cách toàn diện…
Nhưng những diễn tiến trong thực tế dường như lại chứng minh điều ngược lại: thế giới mỗi ngày xuất hiện thêm những bất ổn mới, tương quan xã hội giữa người với người dễ đỗ vỡ hơn, tình trạng bất công và bạo lực lan tràn, những tổn thương trong tình yêu và đời sống gia đình ngày càng tăng…
Đó chính là những biểu hiệu cho thấy nền văn minh kỹ thuật ngày nay còn thiếu vắng một cái gì đó ở chiều sâu, cái gì đó làm nên “linh hồn” và sức sống của mọi sự. Trong nhãn quan Kitô giáo, linh hồn và sự sống đó chính là Thiên Chúa Tình Yêu. Một khi bị cắt đứt, sự chết sẽ hiện diện. Xin Thiên Chúa Ba Ngôi là Thượng Nguồn Tình Yêu, xin phù giúp tất cả chúng con.
Lm. GB. Nguyễn Quang Tuyến
Càng ngày
càng có nhiều cô gái Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc. Hầu hết các người chồng Hàn
Quốc này là những người lớn tuổi hay là những người đã ly dị vợ. Trong hình là
những người Hàn Quốc (ngồi và đứng bên trái) được môi giới đưa vào một quán Bar
ở Việt Nam để gặp và lựa chọn các cô gái Việt Nam (ngồi đối diện).
Thế là đã 3 tháng, từ ngày em đến Hàn Quốc vào ngày 12 tháng 11 năm 2006. Em đã
bắt tay vào việc sau khi đến đất Hàn một ngày. Công việc của em là làm tuyên úy
cho cộng đồng người Philippines và Việt Nam tại Giáo Phận Busan. Người công giáo
của cộng đoàn Philippines là khoảng 500 người, và cộng đoàn Việt Nam thì trên
100 người. Những số người công nhân Việt Nam làm việc và cư ngụ chung quanh vùng
Busan thì khoảng trên 500 người. Họ là những người nhiều tôn giáo khác nhau.
Ngoài công việc tuyên úy cho hai cộng đoàn nói trên, em còn làm trong văn phòng tư vấn cho những người lao động nước ngoài, phục vụ cho tất cả các công nhân lao động đến từ khắp các nước. Mới đầu em cứ nghĩ là công việc chỉ đơn giản là lo các công việc mục vụ là chính, nhưng khi vào làm rồi thì mới thấy được những khó khăn và đau thương của người công nhân lao động tại Hàn Quốc. Ðặc biệt là thương cho người lao động của Việt Nam mình. Tuy làm cho tất cả các dân tộc nhưng thời gian làm việc cho các công nhân lao động Việt Nam là chiếm thì giờ nhiều nhất. Quả là không thể quên được những người dân Việt Nam đang chịu những khó khăn và đau khổ vì công việc cũng như tinh thần trên đất nước Hàn Quốc này. Dù gì cũng là những người máu đỏ da vàng và tình dân tộc. Mỗi ngày phải chứng kiến biết bao cảnh đau thương như: thất nghiệp, bị chủ đánh đập, chủ không trả tiền lương, chủ bắt ép phải làm ngày Chúa Nhật... Rồi đến những tai nạn lao động: kẻ thì đứt tay, kẻ thì mất chân do máy móc cắt đi. Người thì bị những tấm sắt lớn từ trên cao đập xuống đè dẹp cả người. Người thì tự sát vì chịu hết nổi với sự bất công của chủ và những khổ cực đang phải đối diện với cuộc sống hằng ngày. Mới đây có một cô gái vì gặp khó khăn trong công việc làm... lo sợ không biết lấy gì sống vì đang thất nghiệp, và người yêu của cô cũng đang trong tình trạng như thế, nên đã nhảy từ lầu 5 xuống, và đã chết thê thảm. Cũng một trường hợp khác tương tự như vậy, một cô gái khác cũng nhảy lầu chết tại chỗ, chỉ vì chịu hết nổi với sự bất đồng và mâu thuẫn với người chồng Hàn Quốc, khác văn hóa, khác ngôn ngữ. Và cũng vì lối đối xử quá khắt khe của gia đình bên chồng, nên cuối cùng cô đã chọn cái chết cho êm chuyện.
Việc các cô gái Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc cũng là một thực tại đau thương. Hầu như trên 70 phần trăm các cô gái Việt Nam qua đây đều đã tự ly dị hay tự bỏ trốn khỏi gia đình chồng và ra ngoài làm ăn, vì không chịu nổi lối đối xử khắt khe và những khuôn khổ khác lạ bên gia đình chồng. Hiện cũng có những trung tâm hay những tổ chức từ thiện đang tiếp nhận một số các cô gái Việt Nam đang gặp những vấn đề rắc rối và đưa họ về nuôi ăn ở từng bữa cơm một. Họ là những người bị chồng đuổi ra khỏi nhà nên các cô đã ra đi tay không và phải tìm những nơi cứu trợ để giúp.
Van vái ba mẹ
Sau khi lựa chọn (xem hình 1), Hai người Hàn Quốc là Kim Tae Goo và Kim Wan Su đã chọn hai cô Việt Nam là Bùi Thị Thúy và Tô Thị Viên. Trong hình là lễ đám cưới trước khi qua Hàn Quốc. Kim Wan Su đang vái ba mẹ của Tô Thị Viên.
Em làm việc bên này, nhiều lúc thấy thương cho những hoàn cảnh đó lắm... Nhưng chỉ làm với họ trong khả năng giới hạn của mình thôi. Có những cái mà vượt quá tầm tay thì không biết bao giờ mới giúp giải quyết nổi. Có những tai nạn xảy ra rất đáng thương nhưng vì hoàn cảnh bó buộc nên đành nhắm mắt làm ngơ cho trôi qua. Có người bị tai nạn chết mà cũng không có tiền để thiêu xác đem về Việt Nam. Có những người công nhân bị đuổi việc đột ngột nên cũng không có nhà cửa để cư trú tạm thời trong thời gian tìm việc làm khác. Có những cô gái Việt lấy chồng Hàn bị gia đình chồng đuổi giữa lúc đêm khuya nên cũng không biết tìm đâu nương tựa. Hầu hết khi những việc đó xảy ra, thì họ đều tìm đến các Linh Mục Công Giáo Việt Nam để nhờ giúp đỡ. Các Linh Mục Việt Nam ở Hàn Quốc thì cũng không biết kiếm đâu ra những nguồn kinh tế để có thể giúp cho quá nhiều trường hợp như thế. Nhiều lúc cảm động lắm, vì họ không hiểu tiếng Hàn... mặt khác, nơi đất khách quê người mà có được một linh mục Việt Nam lo cho họ khi gặp những việc rắc rối đó thì họ cảm động lắm và họ cũng vững tâm, bởi vậy cứ hễ có chuyện gì xảy ra là họ lại tìm đến các Linh Mục Việt Nam.
Hằng ngày
không biết có bao nhiêu cuộc điện thoại gọi đến, đại khái đều là những việc như
"cha ơi! con bị đuổi việc rồi... không có nơi ở..." Hoặc có khi nửa đêm đang ngủ
thì có cô Việt lấy chồng Hàn gọi đến nói là: "cha ơi! chồng con đuổi con ra khỏi
nhà... giờ con biết đi đâu..." Rồi một số người khác vì sự đối xử bất công của
chủ lại gọi: "cha ơi! cha giúp con đổi xưởng làm khác..." Bao nhiêu khó khăn với
công việc hằng ngày đã làm cho các Linh Mục Việt Nam tại Hàn Quốc giải quyết đủ
mệt mỏi rồi, lại còn phải giải quyết những việc về tâm linh nữa. Là người công
giáo mà họ không được đến Nhà Thờ mỗi ngày Chúa Nhật, vì tất cả các phân xưởng
đều làm luôn cả ngày Chúa Nhật, nếu ai tự bỏ phân xưởng thì bị đuổi việc. Vì vậy
mà họ không được đi đến nhà thờ đều. Có người mỗi tháng đến được một lần... đa
số là vài tháng mới đến được một lần. Số còn lại chỉ đi mỗi năm 2 lần thôi: đó
là ngày Tết Việt Nam và Ngày lễ Noel (Giáng Sinh), vì chỉ có hai ngày đó là được
nghỉ chính thức. Không có linh mục dâng lễ và ban các bí tích... cho dù làm được
nhiều tiền nhưng phần tâm linh của họ lúc nào cũng bất yên. Nhiều người bỏ lễ
lâu quá rồi nên cứ nghĩ là bây giờ họ không phải là người công giáo nữa. Có
những người vì 4 hoặc 5 năm rồi chưa xưng tội nên họ đã quên cách xưng tội. Và
nhiều người quên luôn cả các cách đối đáp trong các Nghi Thức Thánh Lễ.
Một vợ chồng Hàn - Việt
Trong hình là người chồng Hàn Quốc, 40 tuổi, một tài xế xe tải. Và cô dâu Việt Nam Ngô Ngọc Quý Hồng, 21 tuổi. Một cặp vợ chồng Hàn-Việt sinh sống tại Osan, Nam Hàn.
Bước chân tới đất Hàn này, các linh mục Việt Nam mới nghiệm thấy được câu nói trong Kinh Thánh "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì thiếu". Những người dân lao động ở đây khi thấy linh mục thì họ mừng lắm. Họ nói là bao nhiêu năm không có dịp tham dự thánh lễ Việt Nam và không nghe được những lời chỉ dạy của linh mục. Nay có cha sang đây là niềm hạnh phúc, là động lực cho họ để sống và làm việc.
Nhưng cũng không dễ để làm việc mục vụ ở đây. Vì chúng ta là người Việt Nam. Khi ở đất khách quê người thì mọi sự đều phụ thuộc. Khi dâng lễ hoặc tổ chức một việc gì cho cộng đoàn Việt Nam thì khó khăn lắm. Phải chờ phép tắc chỗ này chỗ nọ. Tuy Hàn Quốc là một nước có tự do tôn giáo, nhưng họ không để cho mình tùy tiện tổ chức đâu. Em nhìn thấy những người đến đây dự lễ có vẻ khép nép và không được thoải mái như quê nhà... vì địa điểm làm lễ và nơi sinh hoạt đều mượn của người Hàn. Không biết bao giờ mới được thoải mái và tự do để người Việt Nam tại đây được hưởng những hồng ân như những người công giáo ở quê nhà khi tham dự thánh lễ. Nhiều lúc có những lễ không trùng vào ngày Chúa Nhật thì càng khó khăn hơn và đành phải bỏ thôi. Vì ngày thường thì không thể mượn văn phòng để tổ chức thánh lễ cho người Việt Nam được. Chẳng hạn như thứ Tư Lễ Tro vào ngày thường, hoặc lễ Giao Thừa vào ban đêm, thì cũng không tiện mượn văn phòng để tổ chức thánh lễ được. Cũng đang lo ngại là trong Tuần Thánh năm 2007 này, không biết có thể tổ chức Tam Nhật Thánh cho cộng đoàn Việt Nam được không.
Rất mong anh chị và tất cả mọi người thân quen cầu nguyện nhiều cho em. Vài hàng kính thăm anh chị và tất cả. Những việc em vừa tâm sự trên là những thổn thức băn khoăn cho một tân linh mục như em đang làm việc mục vụ truyền giáo trên đất Hàn. Xin anh chị và mọi người tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ tinh thần cho em. Chúc anh chị và mọi người luôn khỏe mạnh và bình an trong Chúa mọi ngày
Xin anh chị chuyển lời thăm hỏi của em đến tất cả những người thân quen. Chúc anh chị và tất cả mọi người luôn khỏe mạnh, Năm Mới hạnh phúc và nhiều ơn Chúa.
Lm. Stephano Nguyễn Thông
Thưa cha, hiện nay có nhiều thai nhi bị giết hại vì tình trạng phá thai. Vậy, những trẻ em sơ sinh và những bào thai bị chết mà không được rửa tội thì linh hồn chúng có được lên thiên đàng không ? Con có nghe nói đến lâm-bô, xin cha giải thích. Con cám ơn cha.
Trả lời.
Trước đây khi nói đến tình trạng linh hồn của các trẻ sơ sinh thì Giáo hội cho rằng các trẻ nhỏ chết mà chưa hiểu biết nên không thể phạm tội đến nỗi phải xa cách Chúa nhưng cũng không có công nghiệp để được hưởng ơn phúc kiến nên được vào một nơi gọi là lâm-bô (limbus infantium ). Nơi đây các em không phải chịu bất cứ hình phạt nào nhưng chưa được khỏi tội Tổ tông nên không được vào Thiên đàng.
Nhưng gầy đây vào ngày 19/4/2007 Ủy ban Thần học Quốc tế đã đệ trình một văn kiện được Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI phê chuẩn nhan đề : Niềm Hy Vọng Ơn Cứu Độ Cho các Trẻ Em Chết Không Được Rửa tội”. Văn kiện mới này nói về tình trạng của những em nhỏ sơ sinh chết trước khi rửa tội có thể lên Thiên đàng.
Với văn kiện này Toà Thánh đã loại bỏ giả thuyết thần học về lâm-bô. Quan niệm lâm-bô đã bị Ủy ban Thần học Giáo hoàng coi là phảnh ảnh một cái nhìn quá hạn hẹp về ơn cứu độ. Trái lại văn kiện này khẳng định Thiên Chúa đầy lòng thương xót và muốn cho hết thảy mọi người được ơn cứu độ.
Tóm kết văn kiện tuyên bố : “kết luận của chúng tôi là nhiều nhân tố sau khi được xem xét đã cung cấp nền tảng thần học và phụng vụ cho phép hy vọng các trẻ em chết mà không được rửa tội sẽ được cứu rỗi và được hưởng niềm vinh quang”.
Việc loại trừ trẻ em vô tội ra khỏi Thiên đàng không phản ảnh tình thương đặc biệt mà Chúa Giêsu dành các “những người bé nhỏ nhất”.
Quan niệm về lâm-bô đã xuất hiện trong sách Giáo lý của Đức Giáo Hoàng Piô X năm 1904 nhưng đã biến mất trong sách Giáo lý Hội thánh Công giáo 1992 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Ủy ban thần học cũng nêu lên trong Văn kiện rằng các Đức Giáo hoàng và các Công Đồng chung trong lịch sử đã không hề xác định lâm-bô như là một học thuyết đức tin mà vẫn đề vấn đề bỏ ngỏ.
Bản văn đã xác định “những trẻ nhỏ đã không hề tạo ra một chướng ngại cá nhân nào cho con đường cứu độ”, vì vậy “ Thiên Chúa ban ơn rửa tội mà không cần chịu Bí tích Rửa tội, và điều này cũng cần phải được nhắc nhở cách đặc biệt là ở trong trường hợp không thể ban Bí tích Rửa tội được”.
Văn kiện cũng lấy lại và triển khai những gì mà sách Giáo lý Hội thánh Công giáo đã nói đến ở số 1261 như sau :
“Về phía các trẻ em chết mà chưa được rửa tội, Hội thánh chỉ còn biết trao phó các em cho lòng thương xót của Thiên Chúa từ bi, như Hội thánh đã làm trong nghi lễ an táng dành cho các em. Thực vậy, Thiên Chúa giàu lòng thương xót muốn mọi người được cứu rỗi ( x 1Tm 2, 4) và Chúa Giêsu đã trìu mến các em nên đã nói : “ Hãy để trẻ em đến cùng Ta, đừng ngăn cản chúng”( Mt 10, 14). Vì thế, chúng ta hy vọng có một con đường cứu độ dành cho những trẻ em chết mà chưa được rửa tội. Hội thánh mời gọi các phụ huynh đừng ngăn cản các em đến với Chúa Kitô nhờ lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy”.
Bản công bố dài 41 trang không được xem như là tín điều chính thức buộc phải tin. Nhưng Ủy ban cũng giúp Giáo hội xem xét thêm những vấn đề thần học quan trọng.
Như vậy, số phận linh hồn của các trẻ nhỏ và thai nhi dù chưa rửa tội cũng hy vọng được lên Thiên đàng và hưởng nhan thánh Chúa.
SỬ DỤNG TAY TRÁI TRONG PHỤNG VỤ
Một cụ bà trong giáo xứ của con phản đối việc một thừa tác viên cho rước lễ bằng tay trái. Bà cụ nói rằng tay trái là tượng trưng cho quỉ Xa-tan. Bà còn nói thêm là không được bái gối bằng chân trái, linh mục không được dâng của lễ bằng tay trái, trừ khi dâng cả hai tay. Bà cụ chứng minh rằng có ai được phép làm dấu bằng tay trái đâu? Xin cha giải thích về việc bà cụ phản đối có đúng hay không?
Trả lời :
Chị Anh thân mến,
Phản ứng của bà cụ đối với việc sử dụng tay trái nhất là trong các nghi thức phụng vụ không phải là lạ.
Theo truyền thống văn hoá hoặc vì lý do xã hội, từ nhỏ trẻ em vẫn được hướng dẫn dùng tay phải để làm những công việc chính như ném, hái lượm, cắt xén, đục đẽo, cầm đũa ăn cơm, cầm viết v.v...
Trong tiếng Việt, chữ PHẢI đồng nghiã với đúng, thuận, đồng ý. Còn chữ TRÁI có nghiã sai, ngược ý, trật. Những ngôn ngữ khác cũng thế: tiếng Anh: right; tiếng Pháp: droit (bên phải, quyền lợi); tiếng Tây Ban Nha: diestro (phải, rành nghề, khéo tay). Trong tiếng Hoa từ "tả" có nghiã không đúng đắn, gian tà. Thí dụ "tả đạo".
Cho đến nay vẫn có những gia đình bảo thủ đánh đập con cái bắt phải đổi thuận tay trái sang tay phải. Những người thuận tay trái đã bị kỳ thị mãnh liệt trong suốt thế kỷ 18 và 19 và thường bị "thua thiệt". Đến thế kỷ 20 sự kỳ thị đã giảm đi nhiều. Nơi trường học và ngay cả ở gia đình người ta cũng không còn cưỡng bách trẻ em phải tập thuận tay phải nữa. Theo thống kê thì có khoảng 8 – 15% người lớn thuận tay trái. Nam nhiều hơn nữ.
Từ những thành kiến xưa cũ ấy, những người lớn tuổi như bà cụ vẫn giữ quan điểm của mình coi những gì bên trái là xấu xa, sai trái. Có thể cụ còn liên tưởng đến dụ ngôn ngày phán xét ( Mt 25, 31-46) khi Con Ngừơi đến trong vinh quang và tách biệt chiên với dê. Chiên thì được đứng bên phải Người còn dê thì ở bên trái. Chiên là những người làm điều lành và dê là những kẻ làm điều gian ác. Từ đó, cụ đã có những phản ứng như chị đã trình bầy ở trên. Tuy nhiên, nhưng điều cụ phản đối đều không dựa trên giáo huấn nào của Hội Thánh mà chỉ thuần tuý là quan điểm xã hội. Việc sử dụng tay phải theo thói quen cũng như việc làm dấu bằng tay phải chỉ vì thuận tay và làm như mọi người để cho đồng nhất chứ không phải vì bên trái tượng trưng cho quỉ Xa-tan. Nếu như có ai đó mất tay phải họ vẫn có thể làm dấu tay trái mà chẳng có gì là sai trái cả. Còn thừa tác viên họ thuận tay nào thì cho rước lễ tay ấy chứ làm khác đi có khi phiền hơn vì vụng về và lại thêm bất kính nếu để rơi Mình Thánh Chúa.
TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH
Có tiếng cười nào mà không tắt,
Có yến tiệc nào lại không tàn.
Vào những ngày cuối năm, đường phố đẹp hẳn lên, vì những dãy xe hoa chở cô dâu chú rể, chạy ngang chạy dọc. Vì trước cửa những nhà hàng, những cổng chào đầy hoa nhựa, khoe màu sặc sỡ, đỡ lấy tấm bảng rất nổi phía trên, với dòng chữ “Tân hôn” thật đẹp. Người ta cưới nhau bà con ạ.
Ngày cưới vui lắm, có nhiều yếu tố tạo nên bầu không khí đặc trưng này:
Món nhậu đủ kiểu. Rượu thịt ê hề. Tiếng đàn, tiếng hát huyên náo cả xóm. Các kiểu quần áo, rách trên xẻ dưới, model quằn quại. Các kiểu đầu tóc, cái duỗi, cái xù, ôi thôi chóng cả mặt.
Bạn cũng như tôi, đã dự nhiều bữa tiệc cưới. Ở nhà riêng cũng có mà ở nhà hàng cũng nhiều.
Nhưng hôm nay, tôi mời bạn đến dự một tiệc cưới đặc biệt. Đặc biệt bởi nó ở rất xa. Ơ mãi làng Cana bên đất Do Thái, và nhất là nó đặc biệt, bởi trong bữa tiệc này có những nhân vật rất đặc biệt: Đó là có các tông đồ, có Đức Mẹ và nhất là Chúa Giêsu.
Nói một cách cường điệu, dựa theo hiện trường: Cả Giáo Hội đang hiện diện trong tiệc cưới. Có mặt trong đó, để chia sẻ, và chúc lành.
Một khám phá rất thú vị ở đây: là hình như Chúa Giêsu rất quan tâm đến đám cưới, rất thích nói về đám cưới. Chả vậy mà: trong Phúc Am, rất nhiều lần, Chúa đề cập đến vấn đề này. Ngày đem cả đám cưới, để giải nghĩa cho hình ảnh về Nước Trời: “Nước Trời giống như một ông vua kia, tổ chức đám cưới cho hoàng tử”.
“Nước Trời lại giống như mười cô trinh nữ đi đón rể. Trong đó có một nửa dại, một nửa khôn”.
Ngài quan tâm nhiều đến đám cưới, phải chăng đó là một trong những khúc ngoặt quan trọng trong đời một người? Hay ngài muốn dùng ở nơi, được coi là “điểm hội tụ của tình yêu”, để diễn tả về mối tình của Thiên Chúa đối với nhân loại, và ngược lại. Nồng nàn đó, rồi cũng phản bội đó.
Hay gần gủi và thực tế hơn, Ngài muốn dùng hình ảnh của ngày cưới, để diễn tả về hiện trạng của Ngài. Ngài chính là chú rể, yêu say mê cô dâu nhân loại. Vì yêu, đã bỏ cả trời cao, đến ở rể suốt 33 năm trường trong gia đình trái đất. Đã chấp nhận mọi đớn đau và tủi nhục, để thay lời tỏ lộ tình yêu. Yêu cho đến tận cùng, yêu cho đến triệt để.
Nhưng mà ở trần gian này, chẳng bao giờ có được một chuyện tình trọn vẹn, hoàn hảo.
Ngay như trong buổi tiệc cưới hôm nay, có Chúa hiện diện, mà cũng xảy ra trục trặc. Chết thật. Hết rượu.
Niềm vui bị nỗi lo phủ lấp. Giải quyết sao bây giờ? Cả nhà bối rối. Đức Mẹ đứng dậy. Đến bên Chúa, thì thầm: “Họ hết rượu rồi”.
Thế mới biết Đức Mẹ là người nhạy cảm, biết quan tâm lo lắng cho hạnh phúc của mọi người, của mọi gia đình. Chi tiết này là một thức tỉnh cho mọi gia đình. Phải biết luôn chạy đến với Đức Mẹ, vì Ngài rất quan
tâm đến hạnh phúc của mỗi người và mỗi gia đình chúng ta.
Sau một thoáng, chừng như ngần ngừ, Chúa cũng đã hành động, cũng đã can thiệp. Cả 6 chum nước lã đã thành 6 chum rượu ngon. Niềm vui ngày cưới lại nổ bôm bốp như bắp rang. Tạ ơn Chúa ngàn lần đi chứ, hỡi người chủ nhà.
Nhưng có một điều muốn đặt ra ở đây: Chả lẽ phép lạ Chúa làm hôm nay trong tiệc cưới, chỉ thuần túy mang tính cứu giúp, không mang ý nghĩa gì cao sâu hơn sao?
Vâng, ngày cưới cũng là ngày tóm gọn của cả chuyện tình trăm năm.
Những ngày đầu của những ngày mới cưới, là những ngày trăng mật, chứa chan rượu ngon hạnh phúc. Ngọt ngào và hạnh phúc vì được sống bên nhau.
Trong những thời khắc này, hai người đều xác tín mạnh mẽ rằng: “Tình yêu của chúng mình là một sự tiền định tuyệt vời của Thiên Chúa”. Hay nói theo kiểu văn chương là: Chúng mình sinh ra là vì nhau và cho nhau. Rượu còn đầy bình, quá đổi nồng nàn!
Nhưng với tháng ngày, nhiều vấn đề nảy sinh không giống nhau trong quan điểm, trong nhận thức, trong tư duy, bỗng khám phá ra rằng: Người mà họ đã cưới, không phải là hoàng tử, cũng chẳng phải là thiên thần, mà thực ra, chỉ là một con người với quá nhiều thiếu sót, một con người mà đã bị tội lỗi và tính ích kỷ làm tổn thương. Họ ngạc nhiên về sự nghèo nàn và tầm thường nơi một người mà có lúc họ đã thần tượng và đắm đuối.
Rượu trong bình dần đang vơi đi, và hình như nhạt quá, gần giống như nước lã. Nhạt phèo.
Hết rượu rồi, chỉ còn nước. Phải làm gì bây giờ?
Có người bị cám dỗ, để cạn luôn theo với rượu.
Hay có khi, lại gian dối lén lút đi tìm hũ rượu khác. Đó là thái độ của người ích kỷ đáng sợ.
Với họ, hôn nhân chỉ là một sự liên kết của hai người ích kỹ, chỉ rình lợi dụng lẫn nhau.
Nhưng cũng có người, ý thức được các giới hạn đựng trong kiếp làm người, cho nên họ phải cố gắng xoay xở, làm sao để nước vơi đi, cho rượu đầy lên.
Người ta nhìn vào chum, và tự hỏi: Tại sao rượu cạn? Chắc chắn không phải chỉ tại một mình người kia, và như vậy, có phần trách nhiệm rất lớn của mình.
Nó cạn, phải chăng tại mình không biết quên mình? Không biết rằng: Niềm vui chỉ có khi mình biết yêu thương, hơn là khi mình đòi được yêu thương. Khi mình cho, hơn là khi mình nhận.
Thưa…
Tình yêu là một cuộc phiêu lưu khó khăn. Bước vào hôn nhân là bước vào một trường học tình yêu; mà ở đó, mọi người đều là những học viên chậm chạp. Chính vì thế, ta cần sự hiện diện của Đức Kitô.
Với những người khám phá thấy sự nhạt nhẽo trong hũ rượu tình yêu, và muốn làm cho hũ rượu nhạt, thành hũ rượu ấm nồng. Hãy đến với Đức Kitô. Ngài vẫn đang ngồi giữa bàn tiệc. Yên lặng đợi chờ. Và rồi, phép lạ Cana xảy ra. Và điều kỳ lạ là: Rượu mới lại nồng nàn hơn rượu cũ.
***
Lm. Đaminh Đỗ Văn Thiêm
Mối tình lớn nhất đầu đời của bạn là gì? Nhiều người sẽ không ngần ngại trả lời: “Đó là tình yêu đối với cha mẹ”. Trong thời thơ ấu, chúng ta yêu mến cha mẹ với một tình yêu vô điều kiện. Ơ tuổi thơ, chúng ta thấy cha mẹ là những mẫu người hoàn hảo. Những người hùng đã sinh thành nên chúng ta, đã cho chúng ta sự yên vui, đầm ấm. Rồi cùng với thời gian, mối liên hệ dần trở nên phức tạp. Nhà tâm lý Maryse Vaillant cho biết: “Có được mối liên hệ trưởng thành với cha mẹ là một trong những điều khó khăn nhất trong cuộc đời”. Do đó, chúng ta không lấy gì làm lạ khi chúng ta cố tìm cách rời xa cha mẹ trong một thời gian dài.
Quá trình dài sáu bảy chục năm cuộc đời có thể chia làm ba giai đoạn. Hai mươi năm đầu, chúng ta phấn đấu để sống độc lập đối với cha mẹ như lời Kinh Thánh: “Con người bỏ cha mẹ và gắn bó với vợ mình, họ trở nên một xương một thịt” (St 2,24). Khi đã bốn mươi tuổi, người ta nhìn cha mẹ với con mắt thông cảm hơn. Và khi đã sáu mươi tuổi, cha mẹ ta tám mươi, chúng ta thấy cần phải săn sóc các ngài.
Tuổi hai mươi đi tìm tự do
Cô Lê, 32 tuổi, chuyên viên thiết kế mẫu vải kể: “Hồi 20 tuổi, tôi chống đối cha mẹ kịch liệt. Cái gì tôi cũng chống, từ quan điểm chính trị đến cách ăn mặc, việc học hành. Bạn bè tôi đều là những người có tính cách giáo dục trái hẳn với những điều tôi nhận được từ cha mẹ. Quan hệ gia đình rất căng thẳng. May mắn thay, tôi đậu đại học, trường tôi học lại cách nhà trăm cây số. Thế là tôi khăn gói giã từ cha mẹ. Càng ở xa tôi càng nhận ra rằng năng khiếu của tôi là vẽ, là làm thiết kế thời trang chớ không phải làm luật sư như ý bố mẹ. Bây giờ tôi sống hạnh phúc với nghề thiết kế”.
Dĩ nhiên không nên mang mặc cảm tội lỗi khi mình cảm thấy tiếng gọi hứng khởi của nghệ thuật nó kéo mình xa gia đình. Phải nghe theo tiếng gọi ấy để thể hiện tài năng một người trẻ, một mình đối diện với cuộc đời. Nhận ra rằng cha mẹ không còn là mẫu người lý tưởng của mình hồi thơ ấu cũng là một cách nhìn nhận của một người đã khôn lớn.
Trong thực tế, nhiều thanh niên nam nữ đã thành công tài tình trong việc bơi giữa hai dòng nước. Thống kê xã hội cho biết hiện nay có 50% thanh niên 22 tuổi rời bỏ gia đình nhưng vẫn giữ liên lạc mật thiết với cha mẹ. Người phi hành gia bước ra không gian bên ngoài vũ trụ vẫn được nối kết với con tàu bằng một sợi dây, một thứ “cuống rún chưa lìa” mang lại an toàn. Con cái xa cha mẹ cũng cần có sự hỗ trợ của cha mẹ để có thể sống độc lập.
Tuổi bốn mươi thông cảm hơn với cha mẹ
Đi được nửa đường đời, chúng ta có khuynh hướng xích lại gần với những người mà chúng ta đã đi xa ở tuổi hai mươi. Anh Kiết, 42 tuổi, có 2 con 12 và 14 tuổi, làm nghề nuôi ong, kể:
“Lần đầu tiên khi đứa con lớn của tôi nói tôi cho nó xuống xe cách trường học nửa cây số để khỏi bị chê là “một gả vô tích sự” tôi cảm thấy đau nhói ở tim! Lúc đó tôi mới nhớ lại chuyện ngày xưa, bằng tuổi nó, tôi cũng đã xử sự cứng cỏi với bố tôi như thế. Bỗng dưng tôi muốn gặp bố, để nghe bố kể bố đã khổ sở với tôi như thế nào khi tôi ở tuổi dở dở ương ương ấy”.
Đúng các cụ ngày xưa nói chẳng bỏ đi câu nào: “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Khi trở thành cha mẹ, người ta mới có thể hiểu bố mẹ từ bên trong nội tâm mình. Đối diện với những khó khăn trong việc dạy dỗ con cái, người ta mới hiểu rằng mình cũng chẳng hơn gì bố mẹ ngày xưa mà mình cứ hay phê bình chỉ trích các cụ. Y thức về mình như vậy khiến người ta khiêm tốn hơn, thông cảm với cha mẹ hơn.
Đôi khi trong quá trình gắn bó trở lại với cha mẹ, ngoài cơ hội hiểu được lòng cha mẹ, người ta còn hiểu được chính mình. Cô Michèle, một bà mẹ người Pháp kể: “Khi con trai tôi 9 tuổi, nhờ tôi đăng ký cho nó đi học giáo lý, tôi bàng hoàng cả người. Ngày xưa, chính tôi từ chối không muốn được giáo dục về đạo. Tôi cảm thấy rõ ràng mình có trách nhiệm trong việc đánh mất đức tin. Hôm nay, hơn bốn mươi năm sau nhìn lại, tôi mới thấy có rất nhiều giá trị cha mẹ truyền thụ mà tôi muốn trân trọng gìn giữ. Vậy tại sao tôi không coi tôn giáo cha mẹ như một di sản quý?”
Nhà tâm lý Maryse Vaillant giải thích: “Bốn mươi tuổi thường là dịp để người ta tổng kết cuộc sống. Ơ tuổi này, người ta có được cái nhìn sáng suốt hơn về cha mẹ và chấp nhận các ngài trọn vẹn. Chấp nhận di sản tinh thần các ngài để lại cũng giúp ta tìm được những câu trả lời cho những điều ta thắc mắc về cuộc sống, về cái chết.
Việc hòa giải những mối xung đột với cha mẹ mang lại nhiều ích lợi. Nhà xã hội học Martine Segalen đưa ra nhận xét: “Giữa các cô con gái và các bà mẹ thường có một mối liên đới rất chặt chẽ. Các bà mẹ thì luôn sẵn sàng ra tay giúp đở để con gái các bà thành công trong cuộc sống nghề nghiệp và cuộc sống gia đình.
60 tuổi, người ta chở che cha mẹ
Nhiều người coi tuổi 60 là tuổi chứa chan hạnh phúc. Người ta về hưu, có thì giờ chăm sóc con cháu, và cảm thấy mình trẻ lại. Nhưng ta quên một điều là mẹ cha ta đã quá già rồi. Cha mẹ cần được con cái chăm sóc và chở che. Nhưng chuyện đời nhiều khi éo le. Có những người vào tuổi này lại tỏ lòng oán cha mẹ và lẩn thẩn nhớ lại ngày xưa có lúc cha mẹ không yêu thương mình. Đó là thời gian rất khó khăn. Muốn sống hòa hiếu với cha mẹ già yếu, người ta rất cần nhiều lòng từ bi hỉ xả, kể cả lòng tha thứ.
Nhà tâm lý Maryse Vaillant: “Đừng mong cha mẹ thay đổi. Hãy nhìn các thói tật của các ngài với lòng âu yếm, đó là cách trở thành người con lớn tuổi của cha mẹ già”. Như vậy, tưởng có thể tạo nên hạnh phúc cho chính mình và cho cha mẹ lúc tuổi đời xế bóng.
HUỲNH HAY
SỐNG CHỨNG NHÂN
Đức Hồng Y Henri Schwery sinh năm 1930. Trong vòng 25 năm, ngài là Giám
Mục giáo phận Sion, thủ phủ bang Valais của nước Thụy Sỹ. Ngài cũng từng là Chủ
Tịch Hội Đồng Giám Mục Thụy Sỹ trong nhiều năm trời. Với các trách nhiệm chủ
chăn vừa kể, Đức Hồng Y có nhiều thuận lợi theo dõi các biến chuyển của Giáo Hội,
xã hội Thụy Sĩ và thế giới. Khi nhìn lại các biến chuyển ấy - kể cả việc suy
giảm sức khoẻ và bắt buộc ngưng các công tác mục vụ - Đức Hồng Y chỉ muốn nhấn
mạnh một điểm tích cực. Đó là niềm hạnh phúc đích thật của người được sống tâm
tình con cái THIÊN CHÚA. Đức Hồng Y Henri Schwery trình bày.
Tôi lạc quan và hạnh phúc, nếu không muốn nói là rất hạnh phúc! Bởi lẽ, tôi
chứng kiến không biết bao nhiêu tiến triển trong chiều hướng tốt đẹp giữa lòng
Giáo Hội Công Giáo. Ngày nay các tín hữu giáo dân biết ý thức trách nhiệm nơi
cộng đoàn Giáo Hội và ngoài xã hội. Dĩ nhiên cũng có những khủng hoảng đáng buồn
xảy ra. Đó là điều không thể tránh được trong phạm vi nhân trần. Chính tôi từng
cảm nghiệm và trải qua kinh nghiệm đau thương. Nhưng đau khổ cũng mang lại kết
quả tốt. Bởi lẽ, các giọt lệ giúp rửa sạch đôi mắt như người ta thường nói ..
Đối với tôi, niềm hạnh phúc đích thực và lớn lao nhất hệ tại việc tôi xác tín:
tôi được THIÊN CHÚA kêu gọi là để chu toàn trách nhiệm Ngài ủy thác. Đôi lúc
Chúa cũng gởi đến thử thách, nhưng tôi không hối tiếc gì cả. Bởi vì - cùng với
thử thách - THIÊN CHÚA luôn ban cho tôi sức mạnh cần thiết để vượt qua và để
tiếp tục tiến bước.
Từ kinh nghiệm bản thân, tôi rút ra một bài học: con người, đặc biệt là giới trẻ,
hãy tự nắm lấy cơ hội và xây dựng tương lai. Đừng bao giờ co cụm vào chính mình
hoặc đặt mình làm trung tâm và sống ích kỷ chỉ nghĩ đến mình. Ích kỷ là tật xấu
ghê gớm nhất giết hại không biết bao nhiêu tài năng!
Kẻ thù phá tan niềm hạnh phúc của mỗi người chính là lòng thù hận. Khi bạn oán
ghét người khác, bạn đánh mất niềm an bình nội tâm và như thế, bạn tự tạo nỗi
thống khổ. Bạn sống không hạnh phúc. Lý do thứ hai khiến bạn sống không hạnh
phúc chính vì bạn có ý niệm sai lầm về THIÊN CHÚA. THIÊN CHÚA không trừng phạt
con người. Ngài cũng không thích thú khi thấy con người phải chịu đau khổ. Không.
Không phải như vậy. Trái lại, THIÊN CHÚA muốn con người được hạnh phúc, ở đời
này và nơi vĩnh cửu mai sau.
Khi được hỏi: Làm thế nào giữ vững niềm hạnh phúc khi phải đau khổ, mang tật
bệnh và chứng kiến cảnh người khác đau khổ, Đức Hồng Y Henri Schwery trả lời.
Bí quyết giữ vững niềm hạnh phúc chính là trao ban. Khi bạn quảng đại cho đi,
bạn sẽ nhận lãnh gấp đôi gấp ba. Nói tắt một lời, bạn nhận lãnh dồi dào, bội
hậu. Thêm vào đó, khi chính bạn bị đau khổ, mang tật bệnh thì đừng bao giờ đánh
mất niềm tin tưởng nơi THIÊN CHÚA và rơi vào hố thẳm tuyệt vọng. Trái lại hãy
can đảm phấn đấu. Hãy đứng vững trên hai cột trụ nhân đức đối thần: Đức Tin và
Đức Cậy.
THIÊN CHÚA sẽ hài lòng biết bao khi thấy một người, cho dù phải sống giữa trăm
chiều thử thách, vẫn một lòng Tin Cậy nơi Tình Yêu vô bờ của Ngài.
Với kinh nghiệm bản thân, lúc bị bệnh chính là thời gian giúp tôi dừng lại, kiểm
điểm cuộc đời. Tôi như được ”lớn lên và chín mùi” trong đau khổ. Rồi tôi được
dịp chứng kiến tận mắt lòng quảng đại hy sinh của các bác sĩ và y tá. Tôi nhận
được tâm tình huynh đệ chân thành của những người đến thăm viếng, thư từ và điện
thoại vấn an sức khoẻ. Về phần mình, tôi cố gắng đóng góp vào việc giúp vui các
y tá. Các y tá luôn có nhiều việc phải làm nên thường bị căng thẳng. Do đó, tôi
tìm cách đánh tan bầu khí nặng nề, đem niềm vui cống hiến cho người khác.
Nói tóm lại, niềm hạnh phúc đích thực của tín hữu Công Giáo đến từ Cái Chết và
Phục Sinh của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, đúng như lời Thánh Phaolo tông đồ nói:
”Nếu Đức Chúa KITÔ không sống lại thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và
cả Đức Tin của anh chị em cũng trống rỗng” (1Co 15,14).
Niềm hạnh phúc của tín hữu Công Giáo cũng đến từ việc sống trọn vẹn tinh thần
Tám Mối Phúc Thật. Tháng 8 năm 2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II (1978-2005)
nói tại Ngày Quốc Tế Giới Trẻ ở Toronto bên Canada rằng:
- Các Mối Phúc Thật là những tấm bảng chỉ đường trên lộ trình dẫn đến hạnh
phúc đích thật.
(”Annales D'Issoudun”, Décembre/2002, trang 14-16).
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
ĐỌC SÁCH
(Câu chuyện người quét rác)
Cứ tối đến là Sài Gòn se se lạnh, cái lạnh nhẹ nhàng của mùa xuân cũng không làm cho một số người mát hơn chút nào. Mồ hôi họ vẫn chảy, tuy vậy họ vẫn bịt kín từ trên xuống dưới, ngay cả chân tay họ cũng không có chỗ nào hở.
Họ là ai? Thưa họ là những Người Phu Quét Rác. Họ che kín thân người, chắc là để cho cát bụi không bám vào các lỗ chân lông lúc nào cũng “rộng mở” cho mồ hôi chảy ra; họ bịt kín mặt mũi là để cho bụi đất, bụi đời, và bụi thời gian không thể len lỏi vào bên trong thân xác và cuộc sống của họ được; và cũng có thể để cho những kẻ qua đường, như chúng ta, không nhận ra họ là ai.
Nhưng cuộc sống của họ giống cuộc sống Linh Mục của tôi một điểm (theo ý của riêng tôi – không phải là ý kiến chung của các Linh Mục) đó là: dẫu biết rằng hôm nay có quét sạch bụi đời, thì ngày mai mình cũng phải quét lại; dẫu có làm sạch bây giờ thì trong giây lát sẽ có người làm dơ bẩn. Nhưng mặc kệ, ai xả cứ xả, còn chúng tôi quét dọn vẫn cứ quét dọn! Họ dọn sạch đường cho tôi và bạn đi! Tôi dọn sạch tâm hồn cho bạn thênh thang!!! Tuy vậy giữa hai cuộc sống tưởng chừng như khá giống nhau đó, lại có một điều vô cùng khác nhau: Tôi được tôn trọng (ít ra cũng được người khác gọi bằng cha), còn họ bị người khác nhìn khinh khi. Cho nên tối hôm nay trước khi đi tìm trẻ bụi đời, tôi tìm đến họ.
Tôi bao một chiếc honda ôm cho 2 tiếng đồng hồ với giá 150 ngàn đồng và lên đường tìm những người phu quét rác. Cứ gặp ai thì tôi bảo anh lái xe Honda dừng lại, tôi đến cạnh họ, nói chuyện và chúc mừng năm mới rồi lì xì cho họ 50 ngàn đồng.
- Chào chị!
Tôi tiến lại và nói to để chị có thể nghe. Chị dừng đôi tay đang thoăn thoắt đưa cái chổi trên mặt đường nhìn tôi có ý thăm dò nhưng không nói gì. Tôi liền nhắc lại vẫn một câu nói đã thuộc nằm lòng từ nãy tới giờ, và đã được lặp đi lặp lại cho bao nhiêu người:
- Em cám ơn chị đã dọn sạch đường phố cho mọi người trong những ngày giáp tết. Cám ơn chị vẫn âm thầm làm việc không kể nắng mưa. Em muốn tặng chị một chút quà để thay lời cám ơn.
Vừa nói tôi tôi vừa đưa cho chị một cái phong bì trong đó có 50 ngàn.
- Cám ơn em, chị cầm lấy và nói.
- Cám ơn chị, chúc chị một năm mới bình an trong tâm hồn và xin Thiên Chúa chúc lành cho chị!
Nói xong tôi lên xe Honda tính tiếp tục lên đường. Xe vừa chồm bánh thì tôi nghe tiếng chị gọi.
- Em ơi, em ơi, cho chị hỏi cái.
- Dạ chị gọi em.
Tôi trả lời, bảo anh tài xế dừng xe rồi bước xuống xe quay lại bên chị.
- Em có phải là người Công Giáo không?
- Dạ phải.
Nghe tới đó chị từ từ gỡ đôi găng tay, gỡ cái mũ, gỡ khẩu trang và tôi nhìn thấy nước mắt chị đang rơi trên khuôn mặt mà có lẽ tôi phải gọi là cô mới đúng. Chị nói:
- Chị làm nghề này đã được 30 năm, từ ngày “giải phóng.” 30 năm quét rác, chưa có một người qua đường nào nói với chị một điều tốt lành, chứ đừng nói tới việc họ cám ơn chị. Họ nhìn chị với một con mắt khinh khi và ghê ghét. Chị đâu phải là người thất học. Năm giải phóng thì chị đang chuẩn bị thi tú tài toàn. Một tương lai đang mở ra trước mắt chị…
Nói tới đó chị dừng lại đưa bàn tay đầy bụi bặm lên lau nước mắt. Thấy vậy tôi vội móc túi lấy cái khăn mùi xoa đưa cho chị. Chị cầm lấy cám ơn tôi lau nước mắt rồi nói tiếp.
- Nhưng thế thời thay đổi và chị đã trở thành người phu quét rác 30 năm nay. Chị đã nhận được bao nhiêu lời chế diễu, bao nhiêu lời xúc phạm và bao nhiêu lời có thể nói là chửi mắng từ những đứa trẻ choai choai chỉ đáng tuổi làm con của chị. Có những lúc vô tình, hay cũng có thể là bụi nhiều quá, nên khi chị quét rác thì bụi bay mịt mù nên những người chạy xe qua đường nhìn chị xỉa xói hay nói những câu đại loại như “Quét nhẹ tay một chút” hay “Đui sao không thấy bụi bay ngất trời.”
Chị nói như trút bầu tâm sự với một người mà tưởng chừng đã thân quen. Tự dưng tôi cảm nhận được cái cảm giác mà những ngày đầu tiên qua Mỹ khi không biết một chữ tiếng anh mà đi đâu gặp một người biết nói tiếng Việt thì mừng lắm. Cứ bám chặt vào nói chuyện như đã quen biết từ lâu. Có thể chị chưa tìm được “người công giáo” nào để chia sẻ nên giờ có tôi chị như bắt phải cái phao. Thế là tôi dìu chị vào lề đường, tôi ra hiệu cho anh chạy Honda đi về trước và tôi ngồi xuống bên chị. Chi lại lau nước mắt kể tiếp:
- Chị cũng người công giáo! Nhiều khi chị đi làm về là sáng, chạy vội vào đi lễ không kịp tắm rửa, chị biết là chị không thơm tho nên đâu dám vào trong nhà thờ chỉ dám đứng xa xa, vậy mà cũng không ai dám đứng gần chị. Họ có lỡ đến gần rồi họ cũng bỏ đi. Thôi kệ chị đến với Chúa mà, nếu không thì chị mất Lễ Chủ Nhật. Nhưng chị khổ nhất là chị không dám xếp hàng lên rước Chúa vì những người chung quanh chê chị hôi...
Chị nói tới đây thì tôi cầm lấy tay chị mà nước mắt bắt đầu rơi. Tôi khóc vì hạnh phúc với niềm tin quá ư là lớn lao của chị. Và tôi cũng khóc cho niềm tin mỏng giòn của tôi chưa dám đặt Thiên Chúa lên hàng đầu. Và tôi cũng khóc cho các bạn nữa, thật đấy. Tôi khóc vì chúng ta đang sống trong một thế giới tự do và đầy đủ nhưng lại có những lý do để từ chối đến với Chúa ngày Chủ Nhật… Ôi tôi thật thấy hổ thẹn với lòng mình, với chị và với Chúa.
- Sao em khóc vậy?
Chị kéo tôi về với thực tại
- Em không sao. Em chỉ phục Đức Tin quá lớn lao của chị vào Thiên Chúa, trong khi đó em được Chúa ban cho rất nhiều mà không tin được như chị. Em thấy mắc cỡ thôi.
- Mỗi người có một hoàn cảnh em à. (Chị an ủi tôi). Niềm tin của chị càng vững hơn khi người khác càng khinh khi chị - vì chị biết Chúa yêu thương chị nhiều lắm khi nhìn thấy người ta khinh con của Chuá như vậy.
Chị dứt lời thì tim tôi đau nhói. Không phải bởi vì cái bệnh tim của tôi mà vì chị đã dạy tôi một bài học thật đến không thể thật hơn được nữa. Tôi quyết định thú nhận với chị.
- Chị có tin không? Em là một Linh Mục đó!
- Cha… Cha… Cha… Chị nấc lên từng tiếng trong ngỡ ngàng và nghẹn ngào. Con xin lỗi cha, con không biết Cha là Cha. Cha tha lỗi cho con.
Vừa nói chị vừa qùy xuống như van nài tôi.
- Không có gì đâu chị. Em phải xin lỗi chị mới đúng chứ!
Vừa nói tôi đỡ chị trở lại vị trí ngồi bên tôi và chúng tôi ôm nhau khóc. Vâng, chị khóc và tôi cũng khóc. Chúng tôi khóc giữa lòng đời mặc cho bao người qua lại soi mói. Khóc cho nỗi đau khổ của cuộc đời, những trớ trêu của nó, và cho cả hai thân phận lẻ loi trong những đêm cận tết. Nhưng có cuối cùng cũng phải xác nhận là chị khóc là bởi vì chị đang hạnh phúc. Chị hạnh phúc vì chị cảm thấy có người hiểu được và cám ơn công việc quét rác của chị, và chị cảm thấy được yêu thương, một tình thương không vụ lợi. Còn tôi khóc vì… tôi khóc và cảm thấy xấu hổ. Đơn giản thế thôi, không thể giải thích được, mà tôi nghĩ là cảm xúc dâng ngập con tim nhỏ bé và tràn ra trên khoé mắt.
Chút Suy Tư:
Nhà thơ Nghiêm Xuân Cường có viết để diễn tả những giọt nước mắt rơi của hai kiếp người trong tác phẩm “Vô cớ lệ rơi” như sau:
Vì đâu mắt lệ chứa chan
Một màn sương bỗng giăng ngang giữa trời
Kiếp người - cũng một kiếp người
Mẹ ơi sao có người cười, kẻ đau
Một phương nắng đẹp muôn mầu
Một phương cô quạnh u sầu nát tim
Nơi đây gió lặng trời êm
Mà sao chốn ấy đạn bom hãi hùng
Bể dâu, dâu bể chập chùng
Mẹ ơi nghĩ đến mà lòng xót xa
Xót cho nguời, xót cho ta
Trăm năm một kiếp, nở hoa mấy mùa.
Vâng Chúa ơi, cũng một kiếp người mà sao “có người gục ngã đau thương” nhưng lại có niềm tin vào Chúa như thế. Trong khi đó trong xã hội Mỹ chúng con đang sống thì cũng một kiếp người mà sao “có người hạnh phúc hân hoan” nhưng tâm hồm họ thì đã xa Chúa lắm rồi. Xin cho con và cho những kiếp người đã được Chúa chúc lành nhiều hơn những kiếp người khác biết chia sẻ những gì Chúa đã ban cho chúng con với những kiếp người không may mắn bằng chúng con và nhất là cho chúng con biết xây dựng ngôi nhà của chúng con trên nền tảng vững chắc là niềm tin vào Chúa bằng cách sống niềm tin đó trong đời sống hàng ngày.“ Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát.” (Mt 7:24, 26)
Linh Mục Martino Nguyễn Bá Thông