DIỄN BIẾN 2007

 

Li Kêu Gọi Trợ Giúp Nạn Nhân Bão Lụt tại Việt Nam

Thông Báo về việc chuẩn bị tổ chức CÔNG NGHỊ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO tại VN năm 2010

ĐẠI HỘI HĐGM VN LẦN X

Đức Hồng Y trả lời 9 câu hỏi của BGCN về chuyến viếng thăm Trung Quốc (24-28. 9. 2007)

THƯ NGỎ XIN CỨU TRỢ SAU BÃO LỤT

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM MINH XÁC VỚI CHỦ TỊCH NHÀ NƯỚC

 

 

Li Kêu Gọi Trợ Giúp Nạn Nhân Bão Lụt tại Việt Nam

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

UỶ BAN BÁC ÁI XÃ HỘI

72/12 Trần Quốc Toản. P.8, Q.3, TP.HCM

Email: ubbaxh_vn@hcm.vnn.vn

ĐT: 08.8208716

VT. số 035/VT/07/UB BAXH

 

Ngày 01-12-2007

 

 

Kính gửi: Cha Chủ Tịch Liên Đoàn Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ,

Quý cha, Quý Tu sĩ, Quý anh chị em tín hữu, Quý vị ân nhân

              và các tổ chức

 

Kính thưa: Cha Chủ tịch Liên đoàn, Quý cha, Quý tu sĩ

            và anh chị em thân mến,

 

Mấy cơn bão liên tiếp (số 5-6 trong tháng 10-11) và các trận mưa kéo dài đã gây nên 5 trận lũ lụt khủng khiếp tàn phá các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi thuộc 4 giáo phận Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn.

Hàng trăm người đã chết và mất tích, hàng trăm ngàn nhà cửa, cơ sở bị hư hại, tài sản bị cuốn trôi, đồng ruộng nương rẫy bị vùi lấp. Hàng trăm ngàn người đang lâm cảnh đói khổ, bệnh tật.

Uỷ Ban Bác ái Xã hội (UB BAXH) thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM VN)  trong 2 tháng qua đã tích cực giúp đỡ các giáo phận bị thiên tai. Tổng số tiền là 1.120.000.000 đồng. Tuy nhiên, số tiền đó chẳng thấm vào đâu trước nhu cầu lớn lao để ổn định cuộc sống của các nạn nhân.

Sau khi hội ý với các vị lãnh đạo trong Giáo hội, Uỷ Ban BAXH đã thực hiện một số công tác như sau:

1. UB BAXH lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ của các giáo phận tại Việt Nam.

          2. Để việc cứu trợ được mau chóng, kịp thời và hiệu quả, các giáo phận cũng như các tổ chức giáo xứ, dòng tu có thể chuyển thẳng đến các giáo phận đang gặp thiên tai qua địa chỉ của các Toà Giám mục tại cuối thư kêu gọi này.

          3. Trong trường hợp giáo phận, tổ chức hay cá nhân trong cũng như ngoài nước không thể đến cứu trợ trực tiếp, UB BAXH thuộc HĐGM VN sẵn sàng làm chiếc cầu nối để chuyển giao cho các nạn nhân những số tiền và phẩm vật cứu trợ. UB BAXH sẽ tiếp nhận tại địa chỉ văn phòng: 72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, Tp.HCM

Điện thoại: 84.8.8208716

Email: ubbaxh_vn@hcm.vnn.vn

Tài khoản của Uỷ Ban BAXH

Xin gửi về địa chỉ:       29 Bến Chương Dương Str. Dist.1

Hochiminh City, Vietnam

Ngân hàng:           Vietcombank

Bank for Foreign Trade of Vietnam

Hochiminh City Branch

Chủ tài khoản:            Nguyễn Ngọc Sơn

Address 1B Tôn Thất Tùng, Dist 1, HCM City Vietnam

Số tài khoản bằng USD: 007137 2360 874

                    bằng Euro: 0071142360889

                   bằng VNĐ:   007100 236 855

 

4. Uỷ Ban BAXH đã quyết định gửi thêm 1 tỷ cứu trợ khẩn cấp và phục hồi cho các giáo phận đang bị thiên tai.

5. Uỷ Ban mong ước các giáo phận này chia sẻ cho mọi anh chị em khốn khổ, không phân biệt tôn giáo hay bất cứ điều kiện nào vì tất cả đều thuộc gia đình Thiên Chúa.

6. Uỷ Ban mong ước các vị có trách nhiệm trong Ban BAXH giáo phận gặp thiên tai theo sát tình hình, tìm hiểu nhu cầu của giáo phận trong việc phục hồi và ổn định đời sống các nạn nhân và báo cáo về Uỷ Ban BAXH để có thể chuẩn bị cho các công tác tiếp theo. Xin các giáo phận cũng báo cáo về UB BAXH số tiền và phẩm vật thu nhận được trong công cuộc cứu trợ để có thể làm tổng kết cho Hội đồng Giám mục Việt Nam.

7. Uỷ Ban BAXH đã cử 2 nhân viên sang Ấn Độ và 9 người học “Khoá Cảnh báo và Đề phòng Thiên tai” ở Việt Nam để chuẩn bị có một chương trình đào tạo cụ thể về việc này cho các giáo phận, hầu giảm bớt số người chết và thiệt hại vật chất như trong các trận bão lũ vừa qua.

Kính thưa Cha Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ và Quý vị ân nhân,

Trước những công việc cụ thể của UB BAXH thuộc HĐGM VN đã thực hiện nhưng với số tiền và vật phẩm Quý ân nhân gửi đến để giúp đỡ các nạn nhân bị bão lụt, cũng chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ trước những thiệt hại to lớn mà các nạn nhân trong những trận bão tại Việt Nam đang phải hứng chịu. Chúng con ước mong đón nhận được sự yểm trợ của Cha Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ, Quý cha, Quý Tu sĩ, Quý anh chị em tín hữu, Quý vị ân nhân và các tổ chức tận tình giúp đỡ để các nạn nhân bớt phần khổ cực và sớm ổn định cuộc sống.

Chúng con xin chân thành cám ơn lòng quảng đại của cha Chủ tịch Liên đoàn CGVN và Quý vị ân nhân. Xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho tất cả Quý vị.

Nhân dịp này, chúng con cầu chúc tất cả Quý vị một mùa Giáng Sinh an lành và một Năm Mới tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa.

Thân ái kính chào,

Text Box:

 

 

 

 

Text Box: GM. Đaminh Nguyễn Chu Trinh
Chủ Tịch UB BAXH
Thuộc HĐGM VN
 

 

 

 

 

Địa chỉ các Toà Giám mục liên hệ:

 

Vinh:           Toà Giám mục Vinh, Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An

ĐT: 038 861 171 – 038 861 259, Fax: 038 861 676

Huế:            Toà Giám mục Huế, Số 6 Nguyễn Trường Tộ, Huế.

ĐT: 054 823 100, Fax: 054 833 656

Đà Nẵng:     Toà Giám mục Đà Nẵng, 156 Trần Phú, Đà Nẵng

                   ĐT: 0511 826 628, Fax: 0511 871 856

Qui Nhơn: Toà Giám mục Qui Nhơn, 116 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn

                   ĐT: 056 824 360, Fax: 056 828 955

  TOP

 

Thông Báo về việc chuẩn bị tổ chức CÔNG NGHỊ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO tại VN năm 2010

Hà Nội, ngày 15. 10. 2007

Kính gởi quý Đức Cha, anh em linh mục, anh chị em tu sĩ, giáo dân,

Được HĐGM.VN giao nhiệm vụ chuẩn bị tổ chức CÔNG NGHỊ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO tại VN năm 2010 (CÔNG NGHỊ GHCG.VN. 2010), kỷ niệm 50 năm GHCG tại VN bước sang thời kỳ Chánh Toà với sự hình thành Hàng Giáo Phẩm VN, tôi sơ thảo đề án chuẩn bị và gởi đến quý Giám mục, quý linh mục, quý tu sĩ , quý giáo dân, để xin mọi người góp ý bổ sung, điều chỉnh.   Concile=Công Đồng;  Synode=Công Nghị…

Hay có thể dùng từ nào khác?

I.  Ý NGHĨA MỤC ĐÍCH TỔ CHỨC CÔNG NGHỊ GHCG. VN. 2010 là gì ?

(1)  Nhìn lại lịch sử gần 500 năm Truyền Giáo tại VN với  quá trình hình thành và phát triển của GHCG tại VN qua 3 thời kỳ : -  Bảo Hộ (1533-1659=126 năm), -  Tông Toà (1659-1960=300 năm),  - và Chánh Toà (1960-2010=50 năm). 2 thời kỳ trước như một dẫn nhập vào thời kỳ Chánh Toà.  Nhìn lại lịch sử với những việc làm và thành quả, những khó khăn và trắc trở, những  thách đố và thiếu sót trong bối cảnh văn hoá, xã hội, chính trị của mỗi thời kỳ…

(2)  Nhìn lại với những nhận định và đề xuất, nhằm bổ sung, điều chỉnh, cập nhật chủ trương và đường hướng mục vụ sắp tới, đối nội cũng như đối ngoại, theo 2 tiêu chuẩn : -  trung thành với Lời Chúa dạy và giáo huấn của Giáo Hội, - đáp ứng những đòi hỏi của sứ vụ yêu thương và phục vụ cho sự sống dồi dào của cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay.

(3)  Đồng thời nhằm tạo thuận lợi cho các giáo phận thực hiện chủ trương và đường hướng mục vụ trong tình hình mới, Công Nghị sẽ đề ra những CHỈ DẪN MỤC VỤ giúp các giáo phận thống nhất soạn ra :  -   QUY CHẾ các tổ chức mục vụ giáo phận, giáo xứ; - Quy Chế linh mục,  các tổ chức tông đồ giáo dân;  - QUY CHẾ đào tạo, huấn luyện nhân sự … Thống nhất các mẫu hồ sơ mục vụ quản trị giáo phận, giáo xứ, hồ sơ mục vụ bí tích.  Thống nhất mẫu tổ chức văn khố, công hàm giáo phận, giáo xứ…

Ngoài ra, còn cần nhằm mục đích nào khác ?

II.  CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC CÔNG NGHỊ 

Hình thành Ban Trù Bị gồm:   1. Ban Thư Ký;    2. Ban Tư liệu, Văn Bản, Thống kê;

3.  Ban Tài chánh ( kế hoạch dự chi, tìm nguồn );  4 Các Ban Nghiên Cứu chuyên ngành …

.   Ban Thư Ký: Soạn Nội Quy Công Nghị, lo thủ tục pháp lý, đặt ra những câu hỏi tham khảo ý kiến các giáo phận, các giới chuyên môn, thu thập câu trả lời, đúc kết các ý kiến, nhận định, đề xuất…

.   Những lãnh vực nghiên cứu :

(1) -  công cuộc truyền giáo trên đất nước VN qua 3 thời kỳ lịch sử của GHCG với bối cảnh  văn hoá xã hội chính trị của từng thời kỳ;

(2) -  quá trình hình thành và phát triển  GHCG tại VN qua 3 thời kỳ…

(3) -  quá trình hình thành và phát triển những tổ chức mục vụ với những hoạt động, những  thành quả thuộc các lãnh vực mục vụ ngôn sứ, tư tế, mục tử và loan Tin Mừng. 

Ngoài ra, còn có những gì cần làm để chuẩn bị chu đáo hơn? 

Phụ chú 1.  Các Ban nghiên cứu thu thập tư liệu : 

(1)  Về 50 năm thời kỳ Chánh Toà  (1960-2010) : 

-  Hình thành và phát triển các giáo phận, cùng sự bổ nhiệm các Giám mục,  lập 2 Toà Hồng Y

-  HĐGM.VN, hình thành và thống nhất, với các Thư Chung, Thư Mục vụ, các văn bản pháp lý  

   (như về Thờ Oâng Bà Tổ Tiên…) …

-  Hình thành và phát triển các cơ sở tôn giáo, thờ tự, bác ái xã hội, đào tạo, huấn luyện, đặc

    biệt ĐCV từ đầu đến nay,

-  Hàng linh mục, cộng đoàn giáo xứ, các đoàn thể tông đồ giáo dân….

-  Dòng tu, Tu hội… 

(2)  Về các lãnh vực mục vụ. 

1.  Lãnh vực NGÔN SỨ : - Mục vụ Thánh Kinh  (dịch thuật, phổ biến, học và hành…)

                                           -  Mục vụ  Giáo lý và giáo dục đức tin…, Thần học, Giáo luật…

                                           -  Mục vụ Lời Chúa…. 

2.  Lãnh vực  TƯ TẾ : -  Mục vụ Phụng tự, Nghệ thuật thánh, Thánh nhạc, Hội nhập văn hoá…

                                      -  Mục vụ lòng đạo bình dân, Kinh sách, Thờ Oâng Bà…

                                      -  ………………………………………………………       

3.  Lãnh vực MỤC TỬ: - Mục vụ Quản Trị giáo phận, giáo xứ…

     -  Giám mục, linh mục, dòng tu, tu hội…

     -  Giáo dân, các đoàn thể tông dồ giáo dân, Giới Trẻ, Gia Đình, Bệnh nhân,

         Di Dân  (qua các thời kỳ thử thách, phân tán, và năm 1954, 1975…)

     -  Đào tạo, huấn luyện nhân sự… 

4.  Lãnh vực LOAN TIN MỪNG :

   -  Mục vụ Truyền giáo, các Hội Thừa Sai xưa và nay, với những chứng nhân đức tin,

   -  Mục vụ Văn hoá, giáo dục, trường học, dạy nghề…

   -  Mục vụ Truyền thông, chữ quốc ngữ, sách báo xưa và nay, hội nhập văn hoá…

   -  Mục vụ Bác Aùi Xã hội, chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân, người già, cô nhi, khuyết tật…

   -  Ngoài những hoạt động mục vụ trên, còn có thể làm gì để yêu thương và phục vụ  đặc biệt  người nghèo khổ, bất hạnh, bị bỏ rơi, trong cộng đồng dân tộc ngày nay?

Phụ chú 2.    Dự kiến :

-  Năm 2009,  phát hành tập KỶ YẾU 50 năm của thời kỳ Chánh Toà của GHCG tại VN với những bản thống kê đối chiếu, hình ảnh, địa chỉ… Thêm ấn bản Anh ngữ…

-  Năm 2011, phát hành  tập “ CÔNG NGHỊ GHCG tại VN năm 2010” với diễn tiến của Công Nghị  và các văn bản pháp lý xưa và nay, các Thư Chung, Thư Mục vụ…

-  Ngoài ra còn cần phổ biến những gì? 

Hồng Y Gioan B. Phạm Minh Mẫn   

TOP

 

ĐẠI HỘI HĐGM VN LẦN X Từ ngày 8-12/10-2007: BẢN ĐÚC KẾT

 

1. Các Đức Cha đã đến tham dự đông đủ, chỉ vắng Đức cha Emmanuel Lê Phong Thuận vì đau yếu.

2. Đại hội đã gửi thư lên Đức Thánh Cha Bênêđictô và Đức Hồng Y Ivan Dias, Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin mừng để bày tỏ tình hiệp thông với Toà thánh. Ngay ngày đầu tiên, Đại hội đã nhận được thư của Bộ chúc mừng Đại hội.

3. Ban Tôn giáo Chính phủ và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội cũng đến tặng hoa chúc mừng và bày tỏ mối thịnh tình đối với Giáo hội. Nhân dịp này, Quý Đức cha đã thẳng thắn góp ý về cách giải quyết những vấn đề còn vướng mắc về đất đai và về Chủng viện.

4. Nhìn lại một năm qua, các Giáo phận đã có nhiều sáng kiến thực hành Thư Mục vụ 2006 của HĐGM, đặc biệt qua việc học hỏi, thực hành bác ái và đẩy mạnh truyền giáo. Tuy còn nhiều khó khăn, các Giáo phận đã có những phấn đấu đáng kể để phát triển Giáo hội về các mặt: đào tạo nhân sự, xây dựng cơ sở, dấn thân phục vụ người nghèo, người dân tộc….

5. Đại hội đặc biệt ghi nhận nỗ lực làm việc không biết mệt mỏi của các Uỷ ban. Điển hình, Uỷ ban Linh mục và Chủng viện với Ratio chương trình đào tạo cho các Chủng viện được soạn thảo  rất công phu; Uỷ ban Bác ái xã hội đã hoạt động tích cực cứu giúp nạn nhân thiên tai hàng chục tỷ đồng; Uỷ ban Phụng tự đã hoàn thành thêm bản dịch sách Bài đọc Mùa Chay, sách lễ Rôma phần Mùa Vọng, Mùa Giáng sinh và Mùa Chay, nhất là có thêm bản dịch sách Lễ Rôma bằng tiếng K'Ho.

6. Trước tình hình giáo dục hiện tại, Đại hội quyết định gửi thư chung cho Cộng đồng Dân Chúa để gây ý thức về một nền giáo dục toàn vẹn, đào tạo những công dân tương lai tốt đẹp cho xã hội và cho Giáo hội.

7. Một Quy chế mới đã nhanh chóng được chấp thuận đáp ứng những sinh hoạt mới của HĐGM.

8. Đại hội đã bầu Ban Thường vụ và Chủ tịch các Uỷ ban cho nhiệm kỳ 2007 - 2010.

9. Đại hội quyết định tổ chức mừng kỷ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt nam bằng những hoạt động có ý nghĩa nhằm phát huy sức mạnh của mọi thành phần Dân Chúa để phát triển Giáo hội.

  

Hà nội, ngày 12 tháng 10 năm 2007

Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt

Tổng Thư ký HĐGM VN

 

 

ĐẠI HỘI HĐGM VN LẦN X: DANH SÁCH BAN THƯỜNG VỤ VÀ ĐẶC TRÁCH CÁC UỶ BAN CHO NHIỆM KỲ 2007 – 2010

  

Chủ tịch                                      GM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn

Phó Chủ tịch                              GM Giuse Nguyễn Chí Linh

Tổng Thư ký                              TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Phó Tổng Thư ký                      GM Giuse Võ Đức Minh

 

Uỷ ban Giáo lý Đức tin             GM Phaolô Bùi Văn Đọc

Uỷ ban Kinh thánh                    GM Giuse Võ Đức Minh

Uỷ ban Phụng tự                        GM Phêrô Trần Đình Tứ

Uỷ ban Nghệ thuật thánh        GM Phêrô Trần Đình Tứ

Uỷ ban Thánh nhạc                   GM Phaolô Nguyễn Văn Hoà

Uỷ ban Loan báo Tin mừng     GM Micae Hoàng Đức Oanh

Uỷ ban Giáo sĩ  - Chủng sinh   GM Antôn Vũ Huy Chương

Uỷ ban Tu sĩ                                 GM Giuse Hoàng Văn Tiệm

Uỷ ban Giáo dân                          GM Giuse Trần Xuân Tiếu

Uỷ ban Mục vụ Gia đình           Giuse Châu Ngọc Tri

Uỷ ban Mục vụ Giới trẻ             GM Giuse Vũ Văn Thiên

Uỷ ban Di dân                              ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn

Uỷ ban Bác ái Xã hội                   GM Đaminh Nguyễn Chu Trinh

Uỷ ban Văn hoá                           GM Giuse Vũ Duy Thống

Uỷ ban Truyền thông Xã hội    GM Phêrô Nguyễn Văn Đệ

 

 

ĐẠI HỘI HĐGM VN LẦN X: THƯ CHUNG 2007 VỀ GIÁO DỤC KITÔ GIÁO - GIÁO DỤC HÔM NAY, XÃ HỘI VÀ GIÁO HỘI NGÀY MAI

 

Kính gửi: Cộng đồng Dân Chúa Việt Nam.

LỜI MỞ

  1. Từ Đại Hội Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lần thứ X tổ chức tại Toà Tổng Giám Mục Hà-nội từ 08 đến 12-10-2007, chúng tôi, Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc 26 giáo phận Việt Nam, xin gửi lời chào thân ái và lời chúc bình an đến toàn thể cộng đồng Dân Chúa Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại. Đặc biệt, trong tình hiệp thông liên đới và lời cầu nguyện, chúng tôi bày tỏ niềm cảm thông và phân ưu sâu sắc đối với các thân nhân và nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ ngày 26-09-2007 và cơn bão số 5 (Lekima) ngày 02-10-2007.

 Anh chị em thân mến,

  1. Với các thư trước, chúng ta đã đào sâu việc thực hành đức tin qua phong cách sống mầu nhiệm Thánh Thể (2004), sống Lời Chúa (2005) và sống Đạo (2006). Tiếp tục theo đuổi định hướng đó và trong viễn ảnh chúng ta đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm vào năm 2010, Thư Chung năm nay lấy giáo dục Kitô giáo làm chủ đề. Điều đó thật đúng lúc khi mà khắp nơi trên thế giới, giáo dục đang là một vấn đề thời sự nóng bỏng và đặc biệt hơn nữa, tại Việt Nam, nhiều người cho rằng đã đến lúc cần phải cương quyết nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục.

 

  1. Mục đích của nền giáo dục Kitô giáo không chỉ là rèn luyện nhân cách con người thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội, mà còn là giúp con người sống xứng đáng với tư cách con Thiên Chúa để mai sau trở thành công dân nước trời. Sứ mạng đó được khơi nguồn từ Chúa Cha, được thực hiện nơi Chúa Con và được kiện toàn nhờ Chúa Thánh Thần.

 I- NỀN TẢNG GIÁO DỤC KITÔ GIÁO

 CHÚA CHA VÀ CÔNG TRÌNH TẠO DỰNG. 

  1. Công trình giáo dục Kitô giáo, trước khi là công khó của con người, đã là kế hoạch của Thiên Chúa. Khi tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài, ban cho con người khả năng đạt tới chân lý và tự do (x. Hc 17, 3 &7), Thiên Chúa Cha đã định hướng công trình sáng tạo vũ trụ của Ngài bằng một đường lối sư phạm mềm dẻo phù hợp với lợi ích và thái độ đón nhận của con người. Thuở ban đầu, vì Dân Ngài chọn còn cứng lòng nên Thiên Chúa xem ra nghiêm khắc (x. Lv 26, 14-46; Đnl 28, 15-45), nhưng dần dà, từng bước một, Ngài tỏ cho họ thấy Ngài vẫn là một Thiên Chúa “thành tín trong mọi lời Ngài phán, đầy yêu thương trong mọi việc Ngài làm” (Tv 144, 13b).

 CHÚA CON VÀ TIN MỪNG CỨU ĐỘ 

  1. Đường lối sư phạm của Chúa Cha cốt là để chuẩn bị cho Chúa Con đến “dạy dỗ loài người mong chờ và đón nhận ơn cứu độ”. Chính Chúa Giêsu cũng khẳng định mình “là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 6, 14). Muốn nắm bí quyết sự sống đích thật, con người phải đến thụ huấn tại trường học của Chúa Giêsu. Nhưng học nơi trường Chúa Giêsu không chỉ là học làm người theo nghĩa nhân bản mà còn là học “nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).

     CHÚA THÁNH THẦN VÀ VAI TRÒ TÁC THÀNH 

  1. Những con người đầu tiên xuất thân từ trường học của Chúa Giêsu là các tông đồ. Chúa Giêsu là thầy dạy nhưng chính Thánh Thần mới là Đấng tác động để giáo huấn của Chúa Giêsu, qua lời rao giảng của tông đồ, trở thành sức mạnh biến đổi tâm hồn người nghe. Nhờ Thánh Thần, Thánh Phaolô đã cảm thấy lời rao giảng của ngài được đón nhận ‘như chính Lời Thiên Chúa’ (x. 1 Thes 2, 13). Ngài còn quả quyết: “Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên: Abba, Cha ơi” (Rm 8, 14-17).

 GIÁO HỘI VÀ SỨ MẠNG GIÁO DỤC. 

  1. Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã trao cho Giáo Hội sứ mạng lên đường dạy dỗ muôn dân. Từ đó, giáo dục trở thành sứ mạng gắn liền với sự hiện diện của Giáo Hội giữa lòng thế giới. Giáo Hội chính là người Mẹ “săn sóc toàn diện đời sống con người, kể cả đời sống trần thế, trong mức độ liên hệ với lời mời gọi của Thiên Chúa. Vì thế Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục” (TN/GD, lời mở đầu). Sứ mạng của Giáo Hội là tạo điều kiện để mọi người đều được hưởng một nền giáo dục Kitô giáo (x. TN/GD 2). 

Sứ mạng đó được thể hiện thế nào trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, đó là vấn nạn cần phải đặt ra, nếu chúng ta muốn có những định hướng cụ thể cho sứ mạng giáo dục Kitô giáo của Giáo Hội Việt Nam.

II- HIỆN TÌNH GIÁO DỤC KITÔ GIÁO TẠI VIỆT NAM

 NHỮNG DẤU HIỆU LẠC QUAN. 

  1. Dù còn phải đối diện với vô vàn khó khăn của thời đại – cơn khủng hoảng về chân lý, về các giá trị đạo đức, chủ nghĩa tương đối – lãnh vực giáo dục hiện nay, trong môi trường xã hội cũng như Giáo Hội, đã được quan tâm hơn và đang có những chuyển biến tích cực. Về phía xã hội, hiện đang có nhiều nỗ lực lành mạnh hóa môi trường giáo dục, bài trừ bệnh thành tích và tiêu cực trong học hành thi cử. Về phía phụ huynh, không ít người sẵn sàng chắt chiu dành dụm từng đồng cho con cái ăn học. Những trung tâm luyện thi, lớp ngoại khóa mọc lên như nấm khắp nơi mà vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu học viên mỗi lúc một gia tăng.

 

  1. Về phía người Công giáo, sự hiện diện của giới trẻ trong môi trường giáo dục xã hội đã phần nào được bình thường hóa: lý lịch Thiên Chúa Giáo không còn bị kỳ thị và phân loại như trước đây. Nhờ đó, số sinh viên Công giáo bậc đại học đã tăng lên đáng kể, ngay cả tại những miền thôn quê. Trong lãnh vực đức tin, các lớp giáo lý dự tòng và hôn nhân ngày càng đông học viên cho thấy giới trẻ Việt Nam ngày nay, ngược với trào lưu dửng dưng tôn giáo phương Tây, vẫn còn quí trọng những giá trị Kitô giáo.

 

  1. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và tin học ngày càng được xử dụng rộng rãi hơn trong mọi lãnh vực xã hội, cũng đã góp phần không nhỏ vào công cuộc hiện đại hóa ngành giáo dục trong xã hội cũng như Giáo Hội.

NHỮNG MỐI QUAN NGẠI.

  1. Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu lạc quan, cũng không thiếu những điều đáng quan ngại. Trước hết phải kể đến những lệch lạc trong quan niệm về giáo dục. Do ảnh hưởng của não trạng duy kinh tế, nền giáo dục gia đình đang bị khủng hoảng. Vì phải chạy theo công ăn việc làm, người ta không còn dành thì giờ cho các cuộc sum họp đầm ấm gia đình, những bữa ăn đông đủ càng lúc càng hiếm hoi. Tương quan vợ chồng, cha mẹ, con cái vì thế mà mỗi lúc một lỏng lẻo suy yếu. Hậu quả là môi trường gia đình, vốn được mệnh danh là “mái ấm”, không còn nồng nàn tình cảm như xưa.

 Chủ nghĩa khoa bảng cũng đang gây ra nguy cơ đưa gia đình vào thái độ háo danh. Bậc phụ huynh và ngay cả con cái, muốn có bằng cấp chủ yếu là để được nở mày nở mặt, để có công ăn việc làm tốt, mà quên đi rằng mục đích cao đẹp nhất của giáo dục là “ngày nay học tập ngày mai giúp đời”. 

  1. Điều cũng đáng quan ngại là bất cập trong phương cách giáo dục. Hình như người ta chỉ quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế mà coi nhẹ chiều kích phẩm cách làm người. Học sinh đến trường nghĩ đến đối phó với thi cử nhiều hơn là học làm người. Nhà trường quan tâm đến chỉ tiêu và kỳ tích nhiều hơn là đến sứ vụ xây dựng thực lực cho học sinh.

 

  1. Chủ nghĩa giáo điều trong giảng dạy vẫn còn là một hiện tượng khá phổ biến. Thầy cô thường dạy cho học sinh cách sao chép nguyên mẫu kiến thức, ấn định những bài văn mẫu, làm bài theo đáp án mẫu nhiều hơn là huấn luyện họ biết sáng tạo, tìm tòi bằng chính nỗ lực riêng của mình.

 

  1. Mặt trái của phương tiện truyền thông cũng là một trong những yếu tố tác hại giáo dục. Tuy góp phần thắp lên nhiều điểm sáng về những giá trị nhân bản, truyền thông cũng tạo cơ hội cho nhiều lạm dụng đáng tiếc. Vì thiếu ý thức, người sử dụng – phần lớn là giới trẻ – thay vì thận trọng gạn lọc để tiếp thu tinh hoa, lại sa vào cạm bẫy của những loại hình văn hóa phi đạo đức.

 

  1. Trong lãnh vực đức tin, nhiều bậc phụ huynh công giáo, kể cả các vị mục tử, vẫn còn lơ là hoặc thiếu trách nhiệm trong việc thông truyền đức tin cho con cái, không tổ chức hoặc không lo lắng cho con em tham dự những lớp giáo lý tại giáo xứ.

Một số nơi, giáo lý vẫn còn bị xem là những bài lý thuyết cần phải thuộc lòng để được lãnh bí tích. Việc giảng dạy chưa thực sự có phương pháp sư phạm phù hợp và  chưa đi với chứng từ sống động của người rao truyền.

 

Những bất cập trên đây đòi chúng ta phải điều chỉnh lại cung cách giáo dục đức tin cho đúng tinh thần Tin Mừng. Cụ thể là phải đề ra phương hướng để hành động cho Kitô hữu Việt Nam trong giai đoạn lịch sử hiện nay.

        III- ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC KITÔ GIÁO. 

  1. Ý thức sứ mạng quan trọng đối với tương lai Giáo Hội và tiền đồ dân tộc, Giáo Hội Việt Nam muốn dấn thân trong sự nghiệp giáo dục để thực hiện sứ mạng loan báo Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô cho mọi người cách hiệu quả và thiết thực hơn. Trong tinh thần đó, chúng tôi kêu gọi những người có trách nhiệm giáo dục và mọi Kitô hữu Việt Nam hãy chú trọng hơn nữa đến sứ mạng cao cả này, một sứ mạng mang nhiều đặc tính biệt loại so với nền giáo dục xã hội trần thế.

 MỘT SỨ MẠNG MANG TÍNH PHỔ CẬP 

  1. Cũng như Đức Giêsu được sai đến với muôn dân (xem Lc 4, 18-19), Giáo hội cũng có sứ mạng đem Tin Mừng đến cho mọi người (Mc 16, 15), không phân biệt thành phần, đẳng cấp xã hội hay điều kiện kinh tế. Sứ mạng đó không phải chỉ là sứ mạng của riêng thành phần nào, nhưng bao trùm toàn thể Giáo Hội mọi nơi mọi thời, mỗi cá nhân và mỗi cộng đoàn (x. TH/KTHGD 1).

 

  1. Sứ mạng đó bắt đầu bằng công cuộc nhập thế do công đồng Vatican II đề ra. Trước khi truyền đạt đức tin, Giáo Hội có sứ mạng “phục vụ lợi ích của xã hội trần thế và xây dựng một thế giới nhân đạo hơn” (TN/GD 3). Muốn vậy, Giáo Hội cần phải có chỗ đứng trong nền giáo dục của bất kỳ thể chế xã hội nào. Tại Việt Nam, điều đáng lạc quan là giáo dục, từ trước vẫn được coi là lãnh vực độc quyền của Nhà Nước, nay đã được “xã hội hóa”. Theo định hướng đó, tư nhân, thậm chí người nước ngoài, có quyền mở trường tư thục.

 

  1. Nhưng cũng đáng tiếc là đối với các tổ chức tôn giáo tại Việt nam, cánh cửa giáo dục vẫn còn khép chặt: tôn giáo chỉ có quyền mở trường tư thục cấp mẫu giáo. Dù vẫn không ngừng nỗ lực làm tất cả những gì được phép để thể hiện sứ mệnh nhập thế, như mở lớp tình thương, lập quỹ học bổng cho học sinh nghèo hoặc khuyết tật, Giáo Hội công giáo, với tư cách là tổ chức tôn giáo, đành phải đứng bên lề sự nghiệp giáo dục của xã hội Việt nam và, vì không có quyền nhập cuộc, đành đóng vai một quan sát viên bất đắc dĩ.

 

  1. Trong lãnh vực đức tin, có lẽ hình ảnh đẹp nhất để diễn tả nét sinh động của nền giáo dục Kitô giáo là hình ảnh cành nho của Chúa Giêsu (x. Ga 15, 16). Hình ảnh đó đặc biệt rõ nét hơn trong hoạt động của các giáo lý viên. Họ giống như những cành nho gắn liền với thân nho là Chúa Kitô, hút nhựa sống Lời Chúa từ thân cây là Chúa Giêsu để chuyển đến các học viên bằng chứng từ rao giảng và thực thi huấn lệnh Chúa.

 

  1. Theo nghĩa đó, mọi Kitô hữu chúng ta đều là giáo lý viên, bởi vì qua bí tích rửa tội, chúng ta được mời gọi tham gia vào một công trình giáo dục trong đó, theo lời Đức Gioan Phaolô II, “mỗi chúng ta vừa là đích điểm, vừa là khởi điểm của việc huấn luyện: chúng ta càng tự rèn luyện mình, càng có khả năng huấn luyện người khác” (TH/KTHGD 7). Học và dạy cũng là củng cố đức tin cho mình và cho anh chị em mình (x. Lc 22, 31-33). Bao lâu còn là phần tử của Giáo Hội lữ hành, chúng ta còn là học trò và còn là thầy dậy đức tin bằng chứng từ cuộc sống của chúng ta.

 CÁC ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN 

  1. Tính phổ cập của nền giáo dục Kitô giáo một mặt không miễn trừ trách nhiệm cho bất kỳ ai, một mặt cũng đòi buộc Kitô hữu không được loại trừ bất kỳ đối tượng nào. Muốn thế, Kitô hữu cần quan tâm hơn đến những thành phần thường bị xã hội ruồng rẫy, khinh miệt, lãng quên : người thất học, trẻ em không có điều kiện đến trường, thành phần cô lập do mặc cảm hay bị kỳ thị. Chúa Giêsu khẳng định rằng sứ mệnh hàng đầu của Ngài là loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, lao tù, mù lòa, bị áp bức (Lc 4, 18ss).

 

  1. Trong bối cảnh công nghiệp hóa của những xã hội đang phát triển, nghề nông thủ công truyền thống không còn đủ lợi tức nuôi sống người lao động, rất nhiều người trong họ không còn con đường nào khác hơn là trở thành di dân về thành thị tìm công ăn việc làm. Họ phải chịu bao nhiêu thứ thiếu thốn thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần trên đất khách quê người. Để có thể duy trì phần nào đời sống đức tin có nguy cơ bị công ăn việc làm vùi dập. Họ cần phải hòa mình vào bầu khí đạo đức của các giáo xứ nơi họ tạm cư. Cha xứ và giáo xứ địa phương cũng cần phải sẵn lòng nâng đỡ, chia sẻ, đón tiếp dân, tạo điều kiện để họ sớm hội nhập vào các sinh họat đạo đức và văn hóa nơi họ sinh sống. Lời Chúa và khung cảnh tình thân của giáo xứ là môi trường và là điều kiện cần thiết để an ủi và khích lệ đức tin của họ nơi Thiên Chúa, Đấng có đủ quyền năng biến cảnh sống tha hương của họ thành cuộc hành hương đầy ý nghĩa hướng về Quê Trời.

 

  1. Thiếu nhi và giới trẻ cũng là những thành phần rất đáng quan tâm ở hàng ưu tiên. Thiếu nhi, những trang giấy trắng đang chờ in những hình ảnh tươi đẹp, cần phải được thụ hưởng một nền giáo dục chân chính về nội dung và hiệu quả về phương pháp, làm vốn liếng hành trang hữu ích cho suốt cuộc hành trình làm người và đức tin.

 

  1. Giới trẻ, “tương lai của Giáo Hội và thế giới” (HT/VH 38), cần phải nhận được sự hướng dẫn tận tình từ các nhà giáo dục và các thế hệ đi trước để nhiệt huyết tuổi trẻ của họ thực sự được vận dụng vào công cuộc xây dựng xã hội và Giáo Hội.

 

MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

 

  1. Trách nhiệm giáo dục đức tin thuộc về mọi Kitô hữu. Tuy vậy, trong thực tế, các “nhà giáo” mới thực sự là những người được trao phó trách nhiệm giáo dục nguyên nghiệp. Đức Gioan Phaolô II trong Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân đã thiết tha kêu gọi các giáo viên đang giảng dạy tại các trường Công giáo hay không Công giáo tích cực làm nhân chứng cho Tin Mừng (x. TH/KTHGD 6). Như thế ngoài cuộc sống mẫu mực của một nhà giáo, họ còn là đại sứ của Đức Kitô nơi học đường bằng chính đời sống và lương tâm Kitô hữu. Mọi người sẽ nhìn thấy họ mà gặp được Thiên Chúa.

 

  1. Đại chủng viện và Học viện Công giáo, những trung tâm giáo dục có hệ thống nhân sự và phương tiện đầy đủ nhất, phải đóng đúng vai trò của mình bằng việc “đào tạo những người sẽ đảm nhận công việc huấn luyện giáo dân” (x. TH/KTHGD 7). Các cơ sở này không những chỉ cung cấp cho Giáo Hội những thầy giáo, mà còn đào tạo các môn đệ của Chúa Giêsu. Mỗi học viên sẽ rời học viện vào một lúc nào đó khi mãn trường hay khi đi nhận một nhiệm vụ mới, nhưng không bao giờ rời trường học của Chúa Giêsu, vị Thầy muôn thuở của các nhà giáo dục đào tạo.

 

  1. Gia đình là Giáo Hội tại gia, là trường học tự nhiên và căn bản trong nền giáo dục Kitô giáo. Mọi thành viên của gia đình, ông bà, cha mẹ và các anh chị em sống đạo nhiệt thành làm thành truyền thống đức tin gia đình. Nơi đây, đức tin được truyền thụ qua những lời cầu nguyện, lời nhủ bảo, đặc biệt trong những biến cố vui buồn của cuộc sống và qua những mẫu gương đức tin. Gia đình còn là “chiếc nôi của sự sống và tình yêu” (GHXH/GH 209) giúp các phần tử gia đình cảm nghiệm tình yêu và lòng trung thành của Thiên Chúa, đồng thời cũng giúp hình dung trước những mối tương quan liên vị trong xã hội.

 

  1. Trong nền giáo dục Kitô giáo, gia đình không thể tách rời khỏi giáo xứ. Nếu tại gia đình, đức tin được truyền thụ bằng phương pháp tiếp cận và thực hành, những bài học được giảng dạy ngay giữa thực tế. Tại giáo xứ, đức tin được thông truyền nhờ giảng giải và việc cử hành phụng vụ. Chính khi đối chiếu và đón nhận cảm tưởng của nhau, đoàn kết yêu thương nhau và cầu nguyện chung với nhau, đức tin của Kitô hữu được nuôi dưỡng và củng cố.

 

  1. Với những lớp huấn giáo là những phương cách căn bản của giáo dục Kitô giáo, cha xứ cùng với các giảng viên sẽ chịu trách nhiệm khai tâm Kitô giáo và huấn giáo cho các học viên chuẩn bị lãnh các bí tích. Tại đây, giáo dân có môi trường thể hiện đức tin với các thành phần khác của cộng đòan và được tham dự cách ý thức vào các giờ kinh lễ, phụng vụ, bí tích. Đó là những hình thức tham gia trực tiếp và hữu hiệu vào công trình giáo dục Kitô giáo (x. TN/GD 4).

 

  1. Cùng với giáo xứ, các tổ chức, các đoàn thể Công Giáo và cộng đoàn Giáo Hội cơ bản cũng là những môi trường không thể thiếu để giáo dục Kitô giáo được triển nở tòan vẹn và quân bình.

        TÍNH TOÀN DIỆN CỦA GIÁO DỤC KTÔ GIÁO

  1. Là Mẹ và là Thầy, Giáo Hội Công giáo có bổn phận thông truyền cho mọi người, nhất là các Kitô hữu, một nền giáo dục toàn vẹn. Mục tiêu hàng đầu của giáo dục Kitô giáo là đức tin. Giáo dục đức tin không chỉ là truyền lại cho tín hữu những định tín, nhưng còn giúp cho tín hữu sống đức tin ấy trong cuộc sống cụ thể, vì ‘đức tin không có việc làm là đức tin chết’ (Gia. 2, 17). Các tín hữu, nhờ được huấn luyện, sẽ trở thành men, thành muối và ánh sáng cho trần gian.

 

  1. Vì con người là linh hồn nhập thể, khi giáo dục đức tin, Giáo Hội cũng nhằm đến giáo dục con người toàn diện để giúp họ nhận ra phẩm giá của mình. Khi ý thức sâu sắc về phẩm giá của mình, Kitô hữu cũng nhận lấy sứ mạng để sẵn sàng lên đường loan truyền Tin Mừng Chúa Kitô cho người chưa tin và củng cố lòng tin của anh chị em mình. Phẩm giá Kitô hữu luôn là những bài học suốt đời còn tiếp tục, vì tín hữu mãi là khách hành hương. Phẩm giá ấy đang hình thành và sẽ chỉ thành toàn vào ngày cánh chung. Cũng như sứ mạng tín hữu mãi mãi là được sai đi, tới cánh đồng lúa chín đang thiếu thợ gặt (x. Mt 9, 37). Vấn đề giáo dục Kitô giáo ở đây hôm nay là quyết tâm bồi dưỡng phẩm giá để thực thi sứ mạng và càng biết thực thi sứ mạng, phẩm giá lại càng được củng cố hơn.

  2. Con người sống trong xã hội không phải là một ốc đảo, nhưng liên đới với nhau trong niềm vui cũng như ưu sầu. Xã hội tính là một nét nổi bật của con người. Giáo dục     Kitô giáo góp phần cổ võ tình liên đới, làm cho con người có trách nhiệm với nhau, trách nhiệm đối với xã hội và công ích, cùng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp an bình.

  3. Luôn ý thức về sứ mạng làm chứng cho Chân lý, Giáo Hội của Đức Kitô trải qua mọi thời đại đã góp tiếng nói của mình qua những giáo huấn mang tính xã hội. Nhờ đó, Giáo Hội chia sẻ với nhân loại ‘những vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng’ (x. GS 1). Với giáo huấn của mình, Giáo Hội tìm cách công bố Tin Mừng và làm cho Tin Mừng hiện diện trong hệ thống các mối quan hệ xã hội. Khi đưa ra những chủ trương và đường lối của mình trong lãnh vực xã hội, Giáo Hội thi hành sứ mạng ngôn sứ của mình trước những trào lưu đi ngược lại với giáo huấn Tin Mừng và đạo đức xã hội.

  4. Giáo dục Kitô giáo còn nhấn mạnh việc huấn luyện lương tâm: Huấn luyện lương tâm không chỉ là giảng dạy cho nhau những mệnh lệnh của hệ thống luật luân lý nhưng còn là tập cho nhau hồn nhiên lắng nghe lòng mình phán đoán thiện ác. Bởi vì “lương tâm là luật tự nhiên vốn phản ảnh phẩm giá con người và đặt nền tảng cho các nghĩa vụ căn bản của con người” (GHXH/GH 140), nên “lương tâm ngay thẳng càng thắng thế thì những cá nhân càng tránh được độc đoán, mù quáng và càng nỗ lực tuân phục những tiêu chuẩn khách quan của luân lý” (GS 16). Khi có lương tâm ngay thẳng, con người sẽ dễ dàng cộng tác để xây dựng cuộc sống công bằng, tôn trọng phảm giá và sự sống con người hơn.

  5. Sau hết, vì luôn là một sinh họat gắn liền với một không gian nhất định, giáo dục phải được liên kết với truyền thống văn hóa của không gian ấy. Đặt vấn đề giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam có nghĩa là đặt vấn đề phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam. Dân tộc chúng ta luôn tự hào về tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo. Truyền thống ấy nếu trong quá khứ đã góp phần làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và sản sinh những danh nhân làm vẻ vang đất nước, thì nay phải trở thành một trong những tiêu chí của nền giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam.

  6. Giáo dục là cả một công trình lâu dài không thể hoàn thành ngay. Tuy nhiên từng bước một, cần phải đưa ra những mục tiêu mũi nhọn cho từng giai đoạn. Đại hội năm  nay đề ra phương hướng chấn chỉnh lại nền giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam, có nghĩa là phương hướng đó sẽ được thể hiện trong những năm tới. Cụ thể, chúng tôi kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa hãy thực hiện ba bước sau đây:

- 2008: chấn chỉnh môi trường giáo dục gia đình công giáo.

- 2009: chấn chỉnh việc đào tạo giáo lý viên.

- 2010: chấn chỉnh cơ sở giáo dục các giáo xứ.

 

          LỜI KẾT

39.    Anh chị em thân mến,

 Giáo dục Kitô giáo là công trình học và sống làm con người và làm con Chúa. Đây là trách nhiệm của mọi Kitô hữu mọi nơi mọi thời. Thế hệ trước có trách nhiệm chuyển giao đức tin cho thế hệ sau. Thế hệ sau tiếp nhận, củng cố và bàn giao cho thế hệ hậu sinh. Lịch sử là một cuộc hành trình qua đó Kitô hữu chia sẻ đức tin cho nhau dưới sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần.

Giáo dục Kitô giáo còn là một sứ mạng cấp bách. Sự thay đổi choáng ngợp của nền văn minh thời đại không cho phép chúng ta chần chừ trì hoãn, nếu không muốn bị đẩy vào nguy cơ tụt hậu. Hơn bao giờ hết phương châm mà chúng ta phải nêu cao là: “Giáo dục hôm nay, xã hội và Giáo Hội ngày mai”.

Dưới sự bảo trợ của Mẹ La Vang, thánh Giuse, các thánh Tử Đạo Việt Nam, xin mời anh chị em cùng chung vai gánh vác mọi phận vụ của công trình giáo dục Kitô giáo để, với đức tin sống động, Giáo Hội Việt Nam sẽ nỗ lực làm vinh danh Chúa hơn và góp phần xây dựng hạnh phúc cho mọi người.

Hiệp thông cùng anh chị em trong tâm tình cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa.

 

Hà Nội ngày 12 tháng 10 năm 2007

 + Phêrô NGUYỄN VĂN NHƠN

Chủ tịch HĐGM/VN                                

+ Giuse NGÔ QUANG KIỆT

 Tổng thư ký HĐGM/VN

 -------------------------

Những chữ viết tắt:                     

- TN/GD: Tuyên Ngôn về Giáo Dục       

- HT/VH: Huấn Thị về Văn Hoá

- TĐ/TCLTY: Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu

- TH/KTHGD: Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân    

- GS: Hiến chế Gaudium et Spes   

- GHXH/GH: Giáo huấn Xã hội của Giáo Hội    

- PO: Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis.

 

TOP

Đức Hồng Y trả lời 9 câu hỏi của BGCN về chuyến viếng thăm Trung Quốc (24-28. 9. 2007)

 

Câu I.  Về Giáo Hội Công Giáo tại Trung quốc

 

       Đoàn chúng tôi gồm 3 Giám mục và 3 linh mục, đã đến thăm những nơi sau đây.

 

1.  Trụ sở HĐGM. TQ tại Bắc Kinh.  Có 2 Giám mục, một già một trẻ và vài giáo dân đại diện Hội Yêu Nước tiếp chúng tôi. Chúng tôi trao đổi với nhau về lịch sử truyền giáo với 2 khuynh hướng truyền giáo khác nhau.  Nhóm một, tiêu biểu là Matteo Ricci và các linh mục dòng Tên, có lập trường và thái độ vừa tôn trọng truyền thống văn hoá bản địa vừa góp phần thăng tiến xã hội sở tại. Nhóm hai không có lập trường đó, trái lại cấm đoán thực hành Đạo hiếu với tập tục thờ ông bà tổ tiên.  Đây là một cản trở chính cho sự lớn mạnh của Giáo Hội tại Trung Hoa cũng như tại Việt Nam. 

 

      Tôi có phân tích hai cách yêu người của các nhà truyền giáo.  Cách thứ nhứt: yêu người vừa là tôn trọng dân tộc bản địa với truyền thống đạo đức và lối sống văn hoá lành mạnh của họ, vừa phục vụ cho sự sống và phẩm giá của họ.  Cách thứ hai: yêu người là áp đặt cho dân bản địa những gì mình nghĩ là tốt cho họ.  Với Vatican II, truyền giáo ngày nay đòi hỏi theo bước Con Chúa làm người, hội nhập văn hoá, yêu thương và phục vụ cho Tin Mừng cũng như cho sự sống và phẩm giá con người trong mọi xã hội theo mọi nền kinh tế…

 

2.   Đại Chủng viện Bắc Kinh.  Cha Giám đốc, đã đi tu nhgiệp tại Đức quốc, tiếp chúng tôi, và mời chúng tôi nói chuyện với các Đại Chủng sinh.  Cha cũng dẫn chúng tôi đi tham quan Thư viện, nhà nguyện, quang cảnh thông thoáng với sân bóng rộng lớn.  Mới được xây dựng những năm gần dây, cơ sở ĐCV khang trang, tân tiến, đồng thời mang bản sắc dân tộc.  ĐCV còn là nơi thường huấn ngắn hạng, dài hạn cho linh mục, tu sĩ, huấn luyện giáo dân, với sự tham gia của các giáo sư từ nhiều nơi đến giảng dạy.

 

3.  Toà Tổng Giám mục và Nhà thờ Chánh toà Bắc Kinh.  Tiếp đoàn có Đức Tổng Giám mục Lý Sơn vừa mới nhậm chức tuần trước, có 2 linh mục, một già một trẻ, có 1 nữ tu Bề trên dòng Thánh Giuse.  Khi chia sẻ kinh nghiệm mục vụ cho nhau, Đức Cha Lý Sơn có hỏi tôi ngày nhậm chức có khóc không.  Tôi có trả lời là lúc đó tôi không có giờ để khóc.  Linh mục tóc bạc có kể cho chúng tôi rằng ông đã góp phần thu xếp để Bắc Kinh có Giám mục như ngày nay.  Linh mục trẻ, đã đi tu nghiệp tại Anh quốc, là cha sở Nhà thờ Chánh toà, hướng dẫn chúng tôi tham quan NT.CT, và cho chúng tôi cùng dâng lễ đồng tế với nhau.

 

4.  Toà Tổng Giám mục và Nhà thờ Chánh toà Thượng Hải.  Tiếp chúng tôi, có Đức TGM, cha Chưởng Aán cũng là cha sở NT.CT, một linh mục trẻ đã đi tu nghiệp Pháp quốc.  Đức TGM, dòng Tên, năm nay 91 tuổi, song còn nhanh nhẹn, sáng suốt, đầy sức sống.  Chúng tôi trao đổi với nhau bằng tiếng Pháp.  Mấy tháng trước Ngài đã trao đổi thư từ qua lại với tôi, bày tỏ ước mong tôi đến thăm và ở lại với Ngài ít là 4 bốn hôm để tâm sự.  Nên vừa mới chào hỏi nhau, Ngài nói gặp nhau ngắn quá, phải trở lại lần khác và ở lâu hơn.  Tôi có mời Ngài sang thăm VN mà Ngài đã đến thăm trong thập niên 40.  Ngài cho biết vì lý do sức khoẻ, bác sĩ không cho Ngài đi máy bay.  Thật đáng tiếc.  Nên tôi có hứa, nếu Chúa cho, sẽ trở lại thăm Ngài lâu ngày hơn.

 

Câu II và III.  Về bang giao Vatican-Trung quốc.  Chúng tôi nghe qua có mấy điều kiện như sau:  ngoài điều kiện Vatican chấm dứt bang giao với Đài Loan, mối bang giao cần được xây dựng với tầm nhìn của thời đại và lòng dũng cảm, với trí tuệ và tấm lòng.  Biến cố tấn phong 2 Giám mục trong tháng 9 vừa qua, một ở Quảng Đông vào đầu tháng 9.2007, một ở Bắc Kinh vào 21.9.2007, cả 2 đều có sự đồng thuận của Vatican và Nhà Nước Trung Quốc, là tín hiệu tích cực mở ra triển vọng bang giao.  Còn thời điểm thì tùy nỗ lực của đôi bên nhằm vượt qua những dị biệt.  Tôi có chia sẻ kinh nghiệm của VN, đồng thời cũng ghi nhận rằng TQ lớn hơn VN 15 lần, nên chắc những vấn đề cũng nhiều và phức tạp gắp 15 lần. 

 

Câu IV và V.  Về Giáo Hội công khai và hầm trú.  Chúng tôi không có dịp tiếp cận với thực tế vấn đề nầy.  Vả lại trước khi đi, mọi người trong đoàn đã thống nhất với nhau là cần có một thái độ cư xử với mọi người như anh em một nhà, con một Cha, không phân biệt trên hầm hay dưới hầm, trong hay ngoài tổ chức yêu nước…Trước 1980, chúng ta cũng có GH miền Bắc và Giáo Hội miền Nam.  Chúng tôi cũng có chia sẻ kinh nghiệm về hành trình thống nhất và giải quyết nhiều tồn tại của thời đóng cửa, qua mối quan hệ 3 bên: HĐGM, Nhà Nước và Vatican.

 

Câu VI.  Quãng trường Thiên An Môn.  Chúng tôi tham quan Quãng trường nầy vài ngày trước lễ Quốc Khánh 1.10.  Quang cảnh Quãng trường trang trí dịp lễ hội trọng đại để lại cho tôi sứ điệp nầy:   bước vào thời đại toàn cầu hoá với một phong thái giữ vững dân tộc tính, đừng để xu hướng toàn cầu hoá đánh mất dân tộc tính với những giá trị văn hoá, tinh thần, đạo đức, là những giá trị góp phần phong phú hoá cuộc sống các dân tộc khác đang cùng nhau trở thành dân cư của một thế giới đang được thu nhỏ thành một ngôi làng.

 

Câu VII.  Thăm quan lăng mộ Matteo Ricci. Cùng chung một chỗ có nhiều lăng mộ khác, đa số là những nhà truyền giáo dòng Tên.  Sự trân trọng đối với các vị nầy nhắc nhở tôi về lòng yêu người theo cách thứ nhứt (xem câu trả lời I.1).

 

Câu VIII.  Về ĐCV (xem câu trả lời I.2)

 

Câu  IX.  Chuyến viếng thăm lần nầy cho  tôi bài học thực hành nầy: 

 

-  (1)  bản chất của GH là hiệp thông, và sự hiệp thông cần được  cụ thể hoá, bước đầu làù tiếp cận và trao đổi, đồng cảm và chia sẻ những kinh nghiệm mục vụ cho nhau…

 

-  (2)  sứ vụ của GH là yêu thương và phục vụ.   Phục vụ cho Tin Mừng Đức Giêsu Kitô và cũng là phục vụ cho sự sống và phẩm giá con người.  Con người nào ?  Cụ thể là con người được tạo thành theo hình ảnh của Thiên Chúa là Tình Yêu, con người trong cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng thế giới, với ý thức rằng con người và cộng đồng thuộc mọi chế độ và mọi nền kinh tế, trong tiềm năng, đều là anh em một nhà trong thế giới toàn cầu hoá ngày nay.

 

 

TOP

 

THƯ NGỎ XIN CỨU TRỢ SAU BÃO LỤT

 

XIN GIÚP ĐỠ XÂY DỰNG NHÀ CHÚA

Địa chỉ  liên lạc :

Lm. Pr. Nguyễn Văn Tâm,

Nhà thờ  Bình Thọ, xóm 2

Hương Long, Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh – VN

Điện thoại :  039. 872. 258.     (Di động: 0984.984.371)

Email : nguyenvtam@gmail.com                 

                           

Kính thưa Quý Cha và Quý Ân Nhân giàu lòng hảo tâm,

Con là Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Tâm, quản nhiệm 8 Họ Đạo, thuộc Giáo phận Vinh, Việt Nam, xin được bày tỏ nguyện vọng khẩn thiết sau đây:

Họ Đạo Bình Thọ được thành lập năm 1865, hiện nay gồm có gần 1000 giáo dân, là một trong 8 Họ Đạo mà con đang phục vụ, thuộc xã Hương Long, Huyện Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh; nơi đây là vùng ruộng đất cằn cỗi, người ta thường nói là nơi “chó ăn đá – gà ăn sỏi”. Quanh năm làm ruộng không đủ sống, mùa màng thường bị thất bát vì bão lụt, bà con giáo dân phải đi làm thuê làm mướn hoặc đi rừng chặt củi, bẻ măng đem bán để kiếm ăn qua ngày đoạn tháng; thu nhập mỗi ngày chỉ được khoảng 15.000 VND (gần bằng 1 USD) cho cuộc sống cả gia đình. Hơn nữa, suốt 46 năm, do hoàn cảnh đất nước, Họ đạo này đã bị “mất quyền pháp lý, bị xóa sổ trước mặt xã hội”; nhưng rất may, bà con giáo dân vẫn kiên quyết giữ được di sản của Họ Đạo, với một mảnh đất và một ngôi nhà thờ tạm bợ , cũng đã bị tan hoang, mục nát, không còn  an toàn để dâng lễ và cầu nguyện sớm tối, nhất là khi mùa mưa bão đến (như  Quý Vị thấy hình ảnh kèm theo đây).

Kính thưa Quý Vị, con chỉ mới được Đức Giám Mục cử về đây phục vụ được hơn 2 năm. Nhìn thấy hoàn cảnh thảm thương của Họ đạo này, thấy họ phải chịu nghèo khổ - thiệt thòi quá nhiều và thấy lòng khát khao cháy bỏng của bà con giáo dân, con và Hội Đồng Mục Vụ đã lấy lại được quyền tự do sinh hoạt tôn giáo cho Họ Đạo, rồi đi “ăn xin” bạn hữu ân nhân và kêu gọi giáo dân chăn nuôi, hy sinh ăn - mặc để gây quỹ góp được 130 triệu VND. Chúng con dự tính xây dựng ngôi Nhà Thờ với kích thước: dài 25m, rộng 11m, cao 14m, với kinh phí hết  khoảng  450 triệu đồng VN.

Như vậy, Họ đạo chúng con còn thiếu khoảng 320.000.000VND (tương đương khoảng 20.000 USD). Với tinh thần thì rất mạnh mẽ, nhưng vất chất thì quá nghèo khổ như thế, quả thật chúng con lực bất tòng tâm. Hơn nữa, vốn đã nghèo khổ, bà con vùng này lại càng thêm khốn cực hơn, vì phải chịu thiệt hại lớn do hai cơn bão lũ số 4 và số 5 vừa qua đã làm điêu tàn đời sống của họ. Bây giờ, bà con giáo dân cơm không đủ no, áo không đủ ấm, nói gì đến chuyện xây dựng nhà thờ !? Mặc dầu trăm bề khốn khổ như thế, điều đáng khích lệ là bà con giáo dân vẫn kiên trì sống Đức tin vào Chúa.

Đứng trước hoàn cảnh khó khăn khẩn thiết như thế, chúng con tha thiết kính xin Quý Cha và Quý Ân nhân hảo tâm giúp đỡ, dù chỉ là 1 bao xi-măng hay vài viên gạch, một tấm tôn lợp mái hoặc một cái tượng Đức Mẹ, thánh Giuse..., cũng rất là quý giá cho chúng con rồi.

Chúng con hết lòng cảm ơn trước và rất hy vọng vào lòng quảng đại của Quý Ân Nhân giúp đỡ thì giấc mơ của chúng con mới trở thành  hiện thực. Nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, Bổn Mạng của Họ đạo, trả công vô cùng cho Quý Ân nhân đã hy sinh giúp đỡ chúng con.

Mọi sự ưu ái giúp đỡ, xin Quý vị gửi về địa chỉ của con ở đầu thư này, hoặc gửi về qua địa chỉ:

Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên,

Toà Giám Mục Giáo Phận Vinh,

Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An;

Điện thoại : 038.3861259

( xin ghi là chuyển lại cho Linh mục Nguyễn Văn Tâm, Họ Đạo Bình Thọ)                                                          

 

Linh mục quản xứ

 

XÁC NHẬN CỦA ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN    

Một vài hình ảnh tại Nhà thờ Bình Thọ     

 

 

Kính thưa Quý Ân Nhân xa gần thân mến!

 

Trước hết, chúng con xin gửi tới tất cả Quý vị Ân Nhân lời chào thăm sức khoẻ và lời cảm ơn chân thành thay cho hàng ngàn nạn nhân bị bão lụt.

Kính thưa Quý Vị, trong những ngày qua , sau “ trận hồng thuỷ số 2” đã trực tiếp tàn phá khủng khiếp tại Hương khê -  Hà tĩnh, gây ra thiệt hại rất lớn về người về nhà cửa, tài sản và hoa màu…, chúng tôi đã nhận được một số sự cứu trợ của Quý Ân Nhân xa gần. Nhờ đó, chúng tôi đã có điều kiện đi sâu vào trong các làng mạc để phân phát cho dân chúng như: Gạo, mỳ tôm, muối, thuốc tây, sách vở, chăn mùng mền, quần áo, soong nồi…và cả tiền bạc nữa để sửa chữa lại nhà cửa. Nhưng, sự cứu trợ chỉ mới dành ưu tiên cho những gia đình bị thiệt hại nặng nhất, vì kinh phí còn rất khiêm tốn so với nhu cầu quá lớn của dân chúng.
      Kính thưa Quý Vị, khi đi sâu vào các lang mạc để cứu trợ, tôi càng chứng kiến rất nhiều cảnh tượng thảm thương, rất xót xa, không thể cầm được nước mắt. Rất nhiều căn nhà bi trôi mất, bị sụp đổ, xiêu vẹo ngà nghiêng, ( như Quý Vị thấy một số hình ảnh được gửi kèm theo đây). Hiện nay, tình cảnh bà con đang gặp vô số khó khăn: Mất nhà ở, không có nơi ở, cả gia đình phải đi ở độ nhà khác hoặc làm túp lều tranh tạm bợ; nhiều gia đình bị sập nhà nhưng không có tiền mua vật liệu sửa chữa, đồ đạc tài sản bị cuốn trôi hết, chẳng biết lấy gì để mua sắm và sinh hoạt trong gia đình; đặc biệt có nhiều gia đình thiếu gạo ăn, thiếu nước uống, thiếu quần áo mặc, thiếu muối ăn, hàng ngàn học sinh thiếu sách vở, thiếu học phí đi học, vì bị nước cuốn trôi hoặc ướt hết.

Kính thưa Quý Vị, suổt mấy tuần qua, là người đã trực tiếp đi cứu trợ nhiều nơi, tôi đã chứng kiến được bao cảnh khốn khổ của dân chúng, cho nên tổi trình bày tất cả nỗi thao thức này với Quý Vị. Hy vọng rằng Quý Vị Ân Nhân sẽ cảm nhận được cái khốn cùng của bà con sau “ trận hồng thuỷ số 2”  để hảo tâm sẻ chia và “đồng lao cộng khổ với bà con đang đau khổ, nghèo đói hơn chúng ta”!

Phân chúng tôi suốt mấy tuần qua, chúng tôi đã làm việc cứu trợ hết khả năng, dùng hết những sự cứu trợ của một số ân nhân, nhưng than ôi! Không tài nào phân phát cho đủ, bởi vì hậu quả thiệt hại quá lớn, số gia đình cần giúp đỡ quá nhiều…

Vì thế, kính thưa Quý VỊ Ân Nhân, trước cảnh khốn cùng đó, con tha thiết kêu xin Quý Vị một lần nữa hãy rộng lòng thương xót cứu giúp những gia đình đang cảnh màn trời chiếu đất, chưa biết sống bằng gì, nương tựa vào đâu trong những ngày tháng tới? Hàng ngàn học sinh mất hết sách vở, nhiều em không có tiền đóng học phí, đành phải bó học !

Con hy vọng với sự cứu trợ khẩn cấp của Quý Vị, nhiều gia đình nơi đây sẽ vơi bớt đói khổ, xoa dịu bớt đau thương mất mát và nhanh chóng phục hồi lại cuộc sống ổn định và hàng ngàn học sinh sẽ được đến trường trong ngày khai giảng năm học mới.

Thay lời cho tất cả bà con đồng bào, con xin chân thành cám ơn Quý Vị trước. Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn và trả công gấp bội cho Quý Vị.

 

Địa chỉ liên lạc:                                                              Linh mục quản xứ:

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Tâm                                                

Nhà thờ Xứ Thượng Bình,

Xã Hương Long, Huyện Hương Khê,                Phêrô Nguyễn Văn Tâm

Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam

Điện thoại: 039.872.258 hoặc 0984.984.371

Email: nguyenvtam@gmail.com

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM MINH XÁC VỚI CHỦ TỊCH NHÀ NƯỚC

 

 

Câu trả lời của Cụ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết “Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi ”  là không đúng sự thật.

Tòa Giám Mục

22, Trần Phú

Nha Trang                                            

                                                           Nha Trang, ngày 7 tháng 7 năm 2007

 Thư minh xác của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

         về lời tuyên bố của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết

 

Kính thưa Cụ Chủ Tịch Nước,

Thay mặt Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi kính gửi lời thăm Cụ và thưa Cụ việc sau đây :

Nhân đọc trong báo “Tuổi Trẻ,“ số ra ngày 6 tháng 7 năm 2007, tại trang 3, liên quan đến vụ xét xử Linh mục Nguyễn Văn Lý, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhận định như sau :

Câu trả lời của Cụ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết “Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi ”  là không đúng sự thật.

 Kính chúc Cụ sức khỏe. 

TM. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

+ Phaolô Nguyễn Văn Hòa

Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

 

Sự thật là một yếu tố nền tảng cho công cuộc phát triển vững bền đất nuớc

 

Kính gởi Báo Công Giáo và Dân Tộc

và các cơ quan truyền thông công giáo VN

1.  Tôi nghĩ rằng sự thật là một yếu tố nền tảng cho công cuộc phát triển vững bền đất nuớc, xây dựng các mối quan hệ xã hội thành một sức mạnh cho công cuộc phát triển đó.  Tôi cũng nghĩ rằng, theo giáo huấn của Giáo Hội công giáo từ Công Đồng Vatican II đến nay, chức năng của cơ quan truyền thông công giáo là thông truyền trung thực sự thật toàn vẹn về Thiên Chúa, về con người và cuộc sống, nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng nói trên, đồng thời nhằm loan truyền Chúa Giêsu Kitô là sự thật trọn vẹn về Thiên Chúa và con người, là sự thật mang ánh sáng khôn ngoan và sự bình an cho mọi người trong xã hội đang biến chuyển và trong thế giới toàn cầu hoá hôm nay.

2.  Thực tế cho thấy cơ quan truyền thông xã hội nơi nầy nơi khác thông truyền có khi là sự thật thật, có khi là sự thật ảo, có khi là sự thật bị cắt xén, bị bóp mép, thêm râu ria, có khi là sự thật một chiều, một mặt.  Phải chăng nguyên nhân là do quan điểm cho rằng sự thật chỉ là những gì có lợi cho mình?  Hoặc do cái nhìn bị giới hạn bởi hoàn cảnh?  Hoặc do nỗi sợ hãi nào đó thường núp bóng sau lưng những hình thức bạo lực?  Và hậu quả trước mắt là dễ tạo ra mâu thuẫn đối kháng, hoặc gây nhiễu và làm biến chất những mối quan hệ xã hội. 

3.  Để minh họa cho thực tế trên, tôi chia sẻ kinh nghiệm qua vài trường hợp liên hệ ít nhiều đến tôi.

(1)  Năm 1998, tôi mới về Thành phố nầy, dịp lễ Giáng Sinh, tôi đi cử hành lễ tại một giáo xứ thôn quê, xa trung tâm TP, vì cha xứ già yếu, bệnh tật.  Báo đài thông tin là đêm Giáng Sinh tôi hành lễ tại Nhà Thờ Chánh Toà, có đông đảo người dự. 

(2)  Năm 2003, sau khi dự lễ phong Hồng Y ở Roma và dự Đại hội HĐGM Mỹ, với tư cách là Hồng Y, tôi đến chào thăm Thủ Tướng VN.  Người tiếp tôi là Phó Thủ Tướng Vũ Khoan.  Trước tiên, ông kể cho tôi nghe về chuyến thăm Nước Mỹ của ông,  Sau đó tôi có kể cho ông về chuyến đi thăm của tôi.  Tôi có thông tin cho ông là HĐGM Mỹ và Tổng Thống Clinton cùng có chủ trương hoà giải giữa 2 bên trước đã từng sát hại lẫn nhau.  Tôi có gặp Bộ Ngoại giao Mỹ và góp ý rằng chủ trương hoà giải đòi hỏi phải được thể hiện qua con đường đối thoại trong sự tôn trọng sự thật và tôn trọng lẫn nhau, hợp tác lành mạnh và xây dựng.  Cái mình đọc phải được bổ sung bằng cái nhìn vào thực tế cuộc sống, cái trao đổi rộng rãi nhằm nắm bắt sự thật đầy đủ hơn, sự thật về cuộc sống, về lòng người.  Sau đó, báo đài chỉ thông tin đơn giản rằng tôi hứa cộng tác vào công việc xây dựng đất nước.

(3)  Tháng 6.2007, tôi đọc một bài báo của Công Giáo và Dân Tộc mà EDA dịch và đăng tải.  Đọc xong, tôi có ý kiến với EDA là bài báo đó chỉ nói một mặt, một phần của sự thật, theo suy nghĩ một chiều của cá nhân.  Có những trường hợp, nói một nửa sự thật, nói một chiều, cắt xén hay thêm thắt,   trở thành cách lừa đảo và ăn gian hay nhất.  Đăng tải là phạm tội đồng loã.  Nhưng Chúa có kết tội hay không là tùy có ý thức và cố tình hay không.

(4)  Tháng 7.2007 này, báo ở đây có đăng tải câu chuyện CNN phỏng vấn Chủ Tịch Nước VN, với những thêm thắt, không đúng với sự thật, liên hệ đến HĐGM.VN, làm cho Đức Cha Chủ Tịch phải băn khoăn và bận tâm đính chánh chuyện mà người thì cho là nghiêm trọng, kẻ khác cho là chuyện cơm bữa hằng ngày. 

4.  Những kinh nghiệm đó dần dần biến nhiều người thành Tào Tháo, thường xuyên sống trong đa nghi và nghị kỵ lẫn nhau.  Thế nhưng, đối với người dè dặt, nó cho thấy rằng làm gì có sự thật toàn vẹn trong xã hội ngày nay, chỉ có sự thật một chiều, một mặt, sự thật ảo, và sự thật cần thời gian để xuất hiện dần dần cách đầy đủ hơn. 

5.  Điều tôi ước mong là cơ quan truyền thông công giáo không bao giờ biến người tín hữu thành kẻ đa nghi đối với chính Chúa và gia đình Giáo Hội của mình, thành Tào Tháo đối với anh em đồng bào và đồng loại của mình.  Hãy luôn ý thức và trung thành với chức năng  của mình, vì sự nghiệp của đất nước, vì sứ vụ loan truyền sự thật Chúa Kitô yêu thương và phục vụ cho sự sống và phẩm giá con người.

TP. HCM, 10.7.2007

Gioan B. Phạm Minh Mẫn

Hồng Y Tổng Giám mục

TOP