HUẤN TỪ TRIỀU KIẾN CHUNG 2007

của ĐTC BIỂN ĐỨC XVI

 

 

Thứ Tư 19/12/2007 về Giáng Sinh

Thứ Tư 11/4/2007 về Chúa Kitô Phục Sinh

Thứ Tư 4/4/2007 v Tam Nht Phc Sinh

Thứ Tư 28/2/2007 về Lễ Tro và 40 Ngày Mùa Chay

Thứ Tư 24/1/2007 – Về Các Biến Cố Hiệp Nhất Kitô Giáo trong Năm 2006

Thứ Tư 17/1/2007 về Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo

Thứ Tư 3/1/2007 tiếp tục trong Mùa Giáng Sinh

 

 

 

Thứ Tư 19/12/2007 về Giáng Sinh

 

Anh chị em thân mến!

 

Chúng ta đang tiến gần đến đại lễ Giáng Sinh, phụng vụ khuyến khích chúng ta hãy gia tăng việc sửa soạn của chúng ta, khi trình bày cho chúng ta thấy nhiều bài thánh kinh Cựu Ước lẫn Tân  Ước giúp chúng ta phấn khởi tập trung vào ý nghĩa và giá trị của cuộc cử hành hằng năm này.

 

Một đàng thì Giáng Sinh là một tưởng niệm về phép lạ khôn lường hạ giáng của Người Con Thiên Chúa duy nhất, được Trinh Nữ Maria sinh ra trong một cái hang ở Bêlem. Đàng khác, Giáng Sinh cũng kêu gọi chúng ta hãy tỉnh thức và nguyện cầu,  đón chở Đấng Cứu Chuộc của chúng ta, Đấng sẽ đến “để phán xét kẻ sống và kẻ chết”.

 

Có lẽ chúng ta ngày nay, thậm chí chúng ta là thành phần có tín ngưỡng đi nữa, đều thực sự tin tưởng đời chờ Vị Thẩm Phán này, tất cả chúng ta đều đợi chờ công lý. Chúng ta thấy quá nhiều bất công trên thế giới này, trong một thế giới bé nhỏ của chúng ta, ở nhà, quanh làng xóm, cũng như trong thế giới rộng lớn hơn ở các quốc gia, các xã hội. Và chúng ta đợi chờ công lý được sáng tỏ. Công lý là một tư tưởng trừu tượng: Công lý được thể hiện. Chúng ta đợi chờ v iệc xuất hiện của chính vị có thể làm sáng tỏ công lý. Theo chiều hướng ấy chúng ta nguyện cầu rằng: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin hãy đến làm thẩm phán, xin hãy đến như Chúa cần phải đến”. Vị Chúa này biết làm thế nào đến  thế gian để mang lại công lý.

 

Chúng ta xin vị Chúa ấy, vị Thẩm Phán ấy, hãy đáp ứng, hãy thực sự làm sáng tỏ công lý trên thế giới này. Chúng ta đời chờ công lý, thế nhưng, những đòi hỏi của chúng ta liên quan tới các người khác không thể nào chỉ là việc bày tỏ niềm mong chờ đây. Ý nghĩa đời trông công lý của Kitô Giáo bao hàm việc chúng ta bắt đầu sống trước ánh mắt của vị Thẩm Phán ấy, theo các qui chuẩn của vị Thẩm Phán này; bao hàm việc chúng ta bắt đầu sống trước sự hiện diện của Người bằng cách mang lại công lý trong cuộc đời của chúng ta. Bằng việc tỏ ra công chính khi sống trước nhan vị Thẩm Phán này là chúng ta đang đợi chờ công lý vậy.

 

Đó là ý nghĩa của Mùa Vọng, của việc tỉnh thức trông chờ. Việc tỉnh thức trông chờ của Mùa Vọng nghĩa là việc sống trước ánh mắt của vị Thẩm Phán ấy và là việc sửa dọn cho công lý nơi bản mình cũng như trên thế giới. Bằng việc sống trước ánh mắt của Vị Thiên Chúa Thẩm Phán này, chúng ta có thể hướng thế giới đây về việc Con của Ngài đến, khi sửa soạn tâm can của chúng ta nghênh đón “Vị Chúa Tể sẽ đến”.

 

Con Trẻ, Đấng được thành phần mục đồng ở hang đá Bêlem tôn thờ 2 ngàn năm trước, không bao giờ thôi viếng thăm chúng ta trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, khi chúng ta, như những người hành hương, tiến bước về Vương Quốc của Người. Trong khi đợi chờ, thành phần tín hữu trở thành phát ngôn viên cho các niềm hy vọng của toàn thể nhân loại; nhân loại mong chờ công lý, nên cho dù là vô thức, họ cũng tỏ ra đang đợi chờ Thiên Chúa, đợi chờ ơn cứu độ mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban cho chúng ta.

 

Đối với Kitô hữu chúng ta thì việc đợi chờ này được đánh dấu bằng việc thiết tha cầu nguyện, như được thể hiện nơi một loạt lời khẩn nguyện đặc biệt cảm kích gợi ý cho chúng ta trong những ngày tuần chín Giáng Sinh trong Thánh Lễ, trong Phúc Âm và trong các giờ kinh tối, trước ca vịnh Ngợi Khen. Mỗi một việc thiết tha kêu cầu sự xuất hiện của Đấng Khôn Ngoan, của Mặt Trời Công Chính,  và của Vị Thiên Chúa Ở Với Chúng Ta, đều chất chứa một lời nguyện cầu đều được dâng lên cho Vị Được Đợi Trông của chư dân, để xin Người hãy mau đến.

 

Việc kêu cầu tặng ân giáng sinh của Đấng Cứu Thế được hứa ban cũng có nghĩa là tự dấn thân sửa soạn đường nẻo, sửa soạn một ngôi nhà xứng đáng chẳng những nơi môi trường quanh chúng ta mà nhất là linh hồn của chúng ta. Theo sự hướng dẫn của Thánh Ký Gioan, chúng ta hãy cố gắng hướng tâm tưởng của mình về Lời hằng hữu, về Ngôi Lời, về Lời đ4a hóa thành nhục thể và ban cho chúng ta hết ơn này đến  ơn khác (x 1:14, 16).

 

Niềm tin tưởng nơi Lời Hóa Công này, nơi Lời đã tạo thành thế giới này, nơi Đấng đã đến như một Con Trẻ, niềm tin tưởng này cùng với niềm hy vọng cao cả của nó dường như là những gì xa vời với thực tại chung riêng thường nhật của chúng ta. Sự thật này dường như là những gì quá vĩ đại. Chúng ta cố gắng bao nhiêu có thể, ít là như vậy. Thế nhưng thế giới này đang trở nên xao động hơn và bạo động hơn: chúng ta chứng kiến điều này hằng ngày. Và ánh sáng của Thiên Chúa, ánh sáng của Sự Thật, bị loại trừ. Sự sống trở nên tăm tối, mất phương hướng.

 

Bởi thế điều rất quan trọng đó là chúng ta là thành phần tín hữu đích thực, và vì là thành phần tín hữu, chúng ta mạnh mẽ tái khẳng định, bằng đời sống của mình, mầu nhiệm cứu độ một mầu nhiệm diễn tiến với cuộc mừng cuộc hạ sinh của Chúa Kitô! Ở Bêlem, Ánh Sáng soi sáng cuộc đời của chúng ta đượïc trở thành rạng ngời trước thế giới; Con Đường dẫn chúng ta chúng ta tới tầm vóc viên trọn của nhân tính chúng ta đã được tỏ cho chúng ta thấy. Còn có ý nghĩa gì nữa khi c ử hành Giáng Sinh mà chúng ta lại không nhận biết là Thiên Chúa đã hóa thân làm người? Việc mừng cử hành này trở nên rỗng tuyếch.

 

Trước tất cả những gì khác, Kitô hữu chúng ta cần phải tái thẩm định niềm xác tín sâu xa và chân  thành về sự thật giáng sinh của Chúa Kitô để làm chứng trước tất cả mọi người cái  nhận thức về một tặng ân khôn sánh làm thăng hóa chẳng những chúng ta mà còn hết mọi người nữa.

 

Nhiệm vụ của việc truyền bá phúc âm hóa đó là chuyên chở cái “eu-angelion”, cái “tin mừng” này. Điều này được nhắc nhở bởi văn kiện của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin nhan đề “Ghi Nhận về Tín Lý đối với Một Số Khía Cạnh của Việc Truyền Bá Phúc Âm Hóa”,  một văn kiện tôi muốn cống hiến cho anh chị em để suy nghĩ và học hỏi chung riêng.

 

Các bạn thân mến, trong những ngày sửa soạn tiến đến Giáng Sinh này, lời nguyện cầu của Giáo Hội gia tăng, để niềm hy vọng hòa bình, cứu độ và công lý, cũng như tất cả những gì thế giới đang khẩn trương cần đến, được hiện thực. Chúng ta hãy xin cùng Thiên Chúa cho bạo lực bị chế ngự bởi quyền  lực yêu thương, để đối đầu được thay thế bằng hòa giải, để ước vọng thống trị được biến thành ước muốn thứ tha, công lý và hòa bình.

 

Chớ gì những ước ao về từ ái và yêu thương chúng ta trao đổi nhau trong những ngày này vươn tới tất cả mọi lãnh vực của đời sống thường nhật của chúng ta. Chớ gì bình an ở trong tâm can của chúng ta, để chúng ta có thể cởi mở trước tác động của tình thương Thiên Chúa. Chớ gì bình an ngự trị nơi tất cả mọi gia đình và chớ gì các gia đình sống Giáng Sinh qui tụ lại trước máng cỏ và cái cây được trang hoàng bằng ánh sáng. Chớ gì sứ điệp Giáng Sinh về tình đoàn kết và đón nhận góp phần vào việc làm nên một cảm quan sâu xa hơn đối với những thứ nghèo khổ cũ mới, cũng như đối với công ích mà tất cả chúng ta được kêu gọi để chung hưởng.

 

Chớ gì tất cả mọi phần tử của gia đình, trẻ em cũng như lão thành – những con người yếu đuối nhất – được cảm thấy cái ấm áp của ngày lễ này, và chớ gì cái ấm áp này được trải dài hết mọi ngày trong năm. Chớ gì Giáng Sinh được cử hành trong an bình và hân hoan: hân  hoan vì Chúa Cứu Thế hạ sinh, vị Hoàng Tử của hòa bình. Như các mục đồng, chún g ta hãy mau mắn tiến đến Bêlem. Nơi tâm điểm của Đêm Thánh này, chúng ta mới có thể chiêm ngưỡng “con trẻ được bọc trong khăn và nằm trong máng cỏ”, cùng với Mẹ Maria và Thánh Giuse (Lk 2:12,16).

 

Chúng ta hãy xin Chúa cởi tâm hồn của chúng ta, để chúng ta có thể tiến vào vào mầu nhiệm giáng sinh của Người. Chớ gì Mẹ Maria, vị cống hiến  cung dạ trinh nguyên của Mẹ cho Lời Thiên Chúa, vị đã chiêm ngắm con trẻ này trong vòng tay của mình, và là vị ban Người cho hết mọi người như là Đấng Cứu Chuộc của thế giới, giúp chúng ta biết làm cho lễ Giáng Sinh tới đây trở thành một thời điểm tăng trưởng về sự hiểu biết và mến yêu Chúa Kitô. Đó là nguyện chúc tôi ân cần gửi đến tất cả anh chị em, gia đình anh chị em và những người thân yêu của anh chị em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/12/2007

 

 TOP

 

Thứ Tư 11/4/2007 về Chúa Kitô Phục Sinh

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Chúng ta gặp gỡ nhau hôm nay đây cho buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần của chúng ta sau khi long trọng mừng Lễ Phục Sinh, và trước hết tôi muốn lập lại cùng mỗi một anh chị em những hứa hẹn chúc mừng nồng nhiệt nhất. Tôi xin cám ơn  anh chị em về việc anh chị em hiện diện nơi đây một cách hết sức đông đảo và tôi xin tạ ơn Chúa về bầu trời nắng đẹp Người đã ban cho chúng ta hôm nay đây.

 

Trong Đêm Vọng Phục Sinh đã vang lên lời loan báo này: “Chúa thực sự sống lại rồi, alleluia!” Giờ đây chính Người là Đấng đang nói với chúng ta tuyên bố rằng: “Cha sẽ không chết những vẫn sống”. Người phán cùng thành phần tội nhân rằng: “Hãy lãnh lấy ơn tha tội. Thật thế, Cha là sự thứ tha tội lỗi của các con”. Sau hết, đối với tất cả mọi người, Người lập lại rằng: “Tôi là Cuộc Vượt Qua cứu độ, là Con Chiên bị sát tế vì các người, Tôi là giá chuộc các người, Tôi là sự sống của các người, Tôi là sự phục sinh của các người, Tôi là ánh sáng của các người, Tôi là ơn cứu độ của các người, Tôi là vua của các người. Tôi sẽ tỏ cho các người biết Cha”. Đó là những gì được một tác giả thuộc thế kỷ thứ hai là Melito ở Sardis tự diễn đạt khi giải thích một cách thực tế những lời của Đấng Phục Sinh (“On Easter”, 102-103).

 

Trong những ngày này, phụng vụ nhắc lại những cuộc gặp gỡ khác nhau với Chúa Giêsu sau khi Người sống lại: với Maria Mai Đệ Liên và với các phụ nữ khác là thành phần từ sáng sớm đã ra mồ vào sau ngày Hưu Lễ; với các vị tông đồ ngờ vực đang tập trung ở nhà tiệc ly; với Tôma và các môn đệ khác. Những cuộc hiện ra khác nhau này của Người cũng trở thành một lời mời gọi chúng ta hãy đào sâu sứ điệp sâu xa của Lễ Phục Sinh, chúng phấn khích chúng ta hãy hồi tưởng cuộc hành trình thiêng liêng của những ai đã gặp gỡ Chúa Kitô và đã nhận ra Người vào những ngày đầu tiên sau các biến cố Phục Sinh.

 

Thánh Ký Gioan nói cho chúng ta biết làm thế nào Thánh Phêrô và chính ngài, sai khi nghe thấy Maria Mai Đệ Liên báo tin, liền chạy gần đưa đua nhau, đến mồ (x Jn 20:3ff). Các vị Giáo Phụ của Giáo Hội đã nhìn thấy nơi việc hấp tấp hối hả của các vị đến ngôi mộ trống này như là một lời huấn dụ cho việc đấu với nhau hợp lý duy nhất nơi thành phần tín hữu: đó là cuộc chạy đua trong việc tìm kiếm Chúa Kitô.

 

Và chúng ta phải nói gì về Maria Mai Đệ Liên đây? Cô vẫn ở bên mồ khóc lóc, chỉ mong muốn được biết họ đã lấy xác của Thày mình đi đâu. Cô tìm kiếm Người và nhận ra Người khi Người gọi tên của cô (x Jn 20:11-18). Cả chúng ta nữa, nếu chúng ta tìm kiếm Chúa bằng một con tim đơn sơ và chân tình thì chúng ta sẽ gặp được Người. Thật vậy, chính Người sẽ đến đón gặp chúng ta; Người sẽ làm cho chúng ta nhận ra Người, Người sẽ gọi tên chúng ta, Người sẽ dẫn chúng ta vào sâu trong tình yêu của Người.

 

Hôm nay, Thứ Tư trong tuần bát nhật Phục Sinh, phụng vụ đưa chúng ta đến chỗ suy niệm về một cuộc hội ngộ đặc biệt khác với Đấng Phục Sinh, cuộc hội ngộ của hai môn đệ về làng Emmau (x Lk 24:13-35). Cảm thấy buồn thảm trước cái chết của Thày mình, họ quay về gia đình và Chúa đã đến cùng đồng hành với họ, thế nhưng họ không nhận ra Người. Những lời của Người, dẫn giải về Thánh Kinh liên quan đến Người, đã khiến lòng họ cảm thấy nóng lên để rồi họ xin Người hãy ở lại với họ khi họ tới nơi của họ. Cuối cùng, khi Người “cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ” (Lk 24:30), thì mắt họ liền mở ra. Thế nhưng, ngay lúc ấy Chúa Giêsu biến mất. Bởi thế, họ nhận ra Người khi Người biến mất.

 

Dẫn giải về đoạn Phúc Âm này, Thánh Âu Quốc Tinh nhận định rằng: “Chúa Giêsu bẻ bánh, họ nhận ra Người. Bởi vậy, chúng ta không còn nói rằng chúng ta không nhận ra Chúa Kitô nữa! Nếu chúng ta tin tưởng thì chúng ta nhận biết Người! Thật thế, nếu chúng ta tin tưởng, chúng ta có được Người! Họ đã có được Chúa Kitô ở bàn ăn của họ, chúng ta có Người nơi tâm hồn của chúng ta!” Thánh nhân kết luận: “Có Chúa Kitô trong tâm can của anh chị em thì hơn là có Người trong nhà của anh chị em: Thật vậy, lòng chúng ta gần chúng ta hơn là nhà của chúng ta” (Sermon 232, VII, 7). Chúng ta hãy cố gắng thực sự cưu mang Chúa Giêsu trong tâm can của chúng ta.

 

Trong lời mở đầu cho cuốn Tông Vụ, Thánh Luca khẳng định rằng Chúa phục sinh “tỏ mình sống động cho các tông đồ thấy, sau cuộc khổ nạn của Người, bằng nhiều chứng minh, khi hiện ra với các vị 40 ngày” (Acts 1:3). Chúng ta cần phải hiểu rõ điều này, đó là khi vị tháng tác giả này nói rằng “Người đã tỏ mình đang sống động” thì thánh nhân không muốn nói rằng Chúa Giêsu đã trở lại cuộc sống trước kia của Người, như Lazarô. Thánh Bênađô nhận định rằng “Pascha” (Phục Sinh), mà chúng ta đang cử hành, nghĩa là ‘vượt qua” chứ không phải “trở lại”, vì Chúa Giêsu không trở lại tình trạng trước kia, mà Người đã “vượt biên” đến một tình trạng vinh hiển hơn, mới mẻ hơn và bất diệt hơn (x Sermon on Easter).

 

Chúa đã nói với Maria Mai Đệ Liên rằng: “Đừng chạm đến Thày vì Thày chưa lên cùng Cha” (Jn 20:17). Đây là lời diễn tả làm cho chúng ta cảm thấy bỡ ngỡ lạ lùng, nhất là khi chúng ta so sánh nó với n hững gì đã xẩy ra với Thánh Tôma ngờ vực. Ở đó, trong nhà tiệc ly, chính Đấng Phục Sinh đã tỏ bàn tay và cạnh sườn của Người ra để Tông Đồ Tôma chạm tới và tin tưởng rằng đó là Chúa Giêsu (cf. 20:27). Thực ra hai đoạn này không nghịch nhau, trái lại, đoạn này giúp chúng ta hiểu đoạn kia.

 

Maria Mai Đệ Liên muốn có được cùng một vị Thày như trước kia, khi quên đi thập tự giá vẫn còn là một ký ức thảm thương. Tuy nhiên, bấy giờ không còn chỗ cho mối liên hệ thuần túy nhân loại nữa với Đấng Phục Sinh. Để hội ngộ với Người, con người không được trở về mà là đặt mình vào một mối liên hệ mới với Người: Con người cần phải tiến lên! Thánh Bêna đô nhấn mạnh đến điều này là Chúa Giêsu “mời gọi tất cả chúng ta tới sự sống mới ấy, tới cuộc vượt qua này… Chúng ta không thấy Chúa Kitô nếu chúng ta đi ngược trở về” (Sermon of Easter). Điều này là những gì đã xẩy ra cho Thánh Tôma. Chúa Giêsu đã tỏ cho ngài thấy các vết tích của Người không phải để quên đi thập tự giá mà là để làm cho nó thành bất khả lãnh quên trong tương lai. 

 

Chính vì hướng tới tương lai mà ánh mắt của chúng ta giờ đây nhắm đến. Công việc của vị môn đệ này là làm chứng cho cuộc tử nạn và Phục Sinh của Thày mình và cho sự sống mới của mình. Đó là lý do Chúa Giêsu mới người bạn nghi ngờ này của mình “hãy chạm đến Người”: Người muốn cống hiến một chứng từ truực tiếp về cuộc phục sinh của Người.

 

Anh chị em thân mến, cả chúng ta nữa, như Maria Mai Đệ Liên, Tôma và các vị tông đồ khác, được kêu gọi để trở thành chúng nhân cho cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô. Chúng ta không thể giữ lấy cho mình tin mừng cao cả trọng đại này. Chúng ta phải loan báo tin mừng ấy cho toàn thế giới, đó là “Chúng tôi đã được thấy Chúa” (Jn 20:25).

 

Xin Trinh Nữ Maria giúp chúng ta trọn vẹn nếm hưởng niềm vui Phục Sinh, nhờ đó, được sức mạnh Thánh Linh phù trì, chúng ta có thể làn tỏa niềm vui này ra ở bất cứ nơi nào chúng ta sống và làm việc.

Một lần nữa Chúc Mừng Phục Sinh cho toàn thể anh chị em!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 15/4/2007

 

TOP

 

 

"Mầu nhim vượt qua, mt mu nhim chúng ta sng li nh tam nht thánh, không phi ch là mt tưởng nim mt thc ti đã qua. Nó là mt thc ti hin hu..."

 

Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Bui Triu Kiến Chung hng tun Th Tư 4/4/2007 v Tam Nht Phc Sinh

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong lúc cuộc hành trình Mùa Chay – được bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro – đi đến chỗ kết thúc, thì phụng vụ hôm nay cho Thứ Tư Tuần Thánh đã dẫn chúng ta tiến vào bầu khí thảm thương của những ngày sắp tới, tràn đầy hồi niệm về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô.

 

Thật vậy, trong phụng vụ hôm nay, Thánh Ký Mathêu cống hiến cho việc suy niệm của chúng ta một cuộc đối thoại ngắn ngủi xẩy ra ở Căn Thượng Lầu giữa Chúa Giêsu và Giuđa. ‘Thưa Thày, chắc là không phải tôi rồi?’ con người phản bội thưa cùng Vị Sư Phụ Thần Linh, Đấng đã tiên báo rằng: ‘Thật vậy, Thày bảo cho các con biết là có một người trong các con sẽ phản nộp Thày’.

 

Chúa Giêsu đã trả lời một cách sâu sắc rằng: ‘Con đã nói như thế đấy nhé’ (x Mt 26:14-25).

 

Thánh Gioan đã kết thúc việc thuật lại lời tiên tri về kẻ phản bội này bằng một câu nói ngắn đầy ý nghĩa là: ‘Bấy giờ trời đã về đêm’ (Jn 13:30).

 

Khi kẻ phản bội ra khỏi Căn Thượng Lầu thì bóng tối thấm vào lòng hắn – đó là một đêm tối nội tâm – nỗi chán nản dâng đầy nơi tâm thần của những người môn  đệ khác – cả họ nữa cũng tiến đến chỗ đêm đen – trong khi các thứ bóng tối của bỏ rơi và hận thù gia tăng tăm tối hơn nữa chúng quanh Con Người, vị sẵn sàng hoàn tất hy tế thập giá của mình. 

 

Vào những ngày tới đây, chú ng ta sẽ tưởng niệm cuộc chiến tối hậu giữa Ánh Sáng và Tối Tăm, giữa Sự Sống và Sự Chết.

 

Chúng ta cũng phải đặt mình vào khung cảnh ấy – nhận thức về ‘đêm tối’ riêng của mình, về tội lỗi và trách nhiệm của chúng ta – nếu chúng ta muốn lại gặt hái được lợi ích thiêng liêng từ mầu nhiệm vượt qua, nếu chúng ta muốn mang ánh sáng đến cho tâm hồn nhờ mầu nhiệm này, một mầu nhiệm là tâm điểm cho đức tin của chúng ta.

 

Mở đầu tam nhật Phục Sinh là Thứ Năm Tuần Thánh ngày mai. Trong Lễ Truyền Dầu, một lễ được coi là mở màn cho tam nhật thánh, các vị giám mục ở các giáo phận cùng với thành phần cộng tác viên thân cận nhất của ngài là các linh mục, được Dân  Chúa vây quanh, lập lại những lời các vị đã hứa quyết vào ngày thụ phong của các vị.

 

Năm này qua năm khác, đó là giây phút quan trọng của mối hiệp thông giáo hội, một giây phút nhấn mạnh tới tặng ân của thừa tác vụ linh mục được Chúa Kitô lưu lại cho Giáo Hội của Người vào đêm trước khi Người chết trên cây thập tự giá. Và đối với từng vị linh mục thì đó là giây phút cảm kích giữa thời điểm vọng cuộc khổ nạn là b iến cố Chúa ban mình cho chúng ta, ban cho chúng ta bí tích Thánh Thể, và ban cho chúng ta thiên chức linh mục.

 

Đó là một ngày đánh động tâm hồn của chúng ta. Sau đó là việc làm phép các thứ dầu thánh được sử dụng cho các bí tích, đó là dầu tân tòng, dầu bệnh nhân và dầu thánh. Vào buổi chiều, khi tiến vào tam nhật Phục Sinh, cộng đồng sống lại nơi Thánh Lễ ‘in Cena Domini’ tất cả những gì đã xẩy ra ở Bữa Tiệc Ly. Trong Căn Thượng Lầu, Chúa Cứu Thế đã muốn dự phóng trước cái chết của Người, một tặng ân nhưng không sự sống của Người, được cống hiến như việc Người ban mình trọn vẹn cho nhân loại.

 

Qua việc rửa chân, một cử chỉ được lập lại mà nhờ đó, vì yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian này, Người đã yêu thương họ tới cùng (x Jn 13:1), và để lại cho các môn đệ, như một thứ nhãn hiệu, hành động của lòng khiêm tốn, của tình yêu cho đến chết.

 

Sau Thánh Lễ ‘in Cena Domini’, phụng vụ mời gọi tín hữu hãy ở lại tôn thờ Bí Tích Thánh, sống lại niềm thống khổ của Chúa Giêsu trong Vườn Nhiệt. Và chúng ta thấy các môn đệ đã thiếp ngủ ra sao, bỏ mặc một mình Chúa.

 

Cả ngày nay nữa – thường xẩy ra – chuyện chúng ta thiếp ngủ – chúng ta, thành phần môn đệ của Người. Làm như thế, chúng ta mới có thể hiểu hơn mầu nhiệm của Thứ Năm Tuần Thánh, một ngày bao gồm ba khía cạnh là tặng ân linh mục thừa tác cao cả nhất, Thánh Thể và giới răn mới yêu thương, ‘agape – đức ái’.

 

Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày tưởng niệm những gì xẩy ra giữa cuộc lên  án tử cho Chúa Kitô và việc đóng đanh Người trên thập giá, là một ngày thống hối, chay tịnh, nguyện cầu, tham sự vào cuộc khổ nạn của Chúa. Vào giờ ấn định, cộng đồng Kitô hữu hồi tưởng, nhờ Lời Chúa và các tác động phụng vụ, lịch sử bất trung của con người đối với dự án thần linh, một dự án dù sao cũng được hoàn thành thực sự bằng cách thức ấy. Rồi chúng ta lắng nghe lại trình thuật cảm kích cuộc khổ nạn đau thương của Chúa.

 

Sau đó là ‘việc nguyện tín hữu’ dài dâng lên Cha trên trời, một việc nguyện cầu bao gồm tất cả mọi nhu cầu của Giáo Hội và thế giới. Sau đó, cộng đồng tôn thờ thánh giá, và sang phần Thánh Thể, rước lấy các hình bánh rượu là những gì con được giữ lại từ Lễ ‘in Cena Domini’ của ngày hôm trước.

 

Diễn giải về Thứ Sáu Tuần Thánh, Thánh Gioan  Kim Khẩu đã nói: ‘Trước kia, cây thập tự giá mang ý nghĩa khinh bỉ nhưng ngày nay lại được tôn kính. Trước đây nó là biểu hiệu cho án phạt, ngày nay lại là niềm hy vọng cứu độ. Nó thực sự được biến thành một mạch của những thiện ích vô cùng; nó đã giải thoát chúng ta khỏi lầm lỗi, nó đã xua tan tối tăm, nó đã hòa giải chúng ta với Thiên Chúa. Từ tình trạng là kẻ thù của Thiên Chúa, nó đã làm cho chúng ta nên  gia đình của Ngài, từ thành phần xa lạ nó biến chúng ta là thân cận của Ngài: Cậy thập giá này là việc hủy hoại cho hận thù, là mạch nguồn bình an, là hòm chứa kho tàng’ ("De cruce et latrone," I, 1, 4).

 

Để sng cuc kh nn ca Đấng Cu Th mt cách mnh m hơn, truyn thng Kitô Giáo đã tiến ti nhiu bc l ca lòng đạo hnh thnh hành, trong s đó có nhng cuc rước kiu ni tiếng ca ngày Th Sáu Tun Thánh, vi nhng l nghi cm kích được lp li t năm này đến năm khác. Thế nhưng, có mt vic th hin lòng đạo đức là Đường Thánh Giá là vic cng hiến cho chúng ta quanh năm cơ hi in n vào tâm thn ca chúng ta càng ngày càng sâu đậm hơn mu nhim thp giá, tiến bước vi Chúa Kitô trên con đường này, nh đó, làm cho chúng ta nên ging Người trong tâm hn.

 

Chúng ta có th nói rng Đường Thánh Giá dy chúng ta, bng li din t ca Thánh Lêô C, ‘gn mt tâm hn chúng ta vào Chúa Kitô t giá và nhn thy nơi Người nhân tình ca chúng ta’ (Sermon 15 on the Passion of the Lord). Nơi đây cht cha đức klhôn ngoan chân thc ca Kitô Giáo, mt đức khôn ngoan chúng ta mun hc nơi Đường Thánh Giá vào Th Sáu Tun Thánh hí trường Colosseum.

 

Th By Tun Thánh là mt ngày phng v tr nên thinh lng, ngày ca vic hết sc im lng, ngày mi gi Kitô hu hãy hi tâm, mt vic thường khó duy trì trong ngày sng ca chúng ta, để sa son chúng ta mng L Vng Phc Sinh. nhiu cng đoàn, các bui tĩnh tâm và các cuc gp g cu nguyn Thánh Mu được t chc vào ngày này, liên kết vi M ca Chúa Cu Thế, v thiết tha tin tưởng đợi ch cuc phc sinh ca Người Con t giá.

 

Sau hết, vào L Vng Phc Sinh, bc màn su thương, mt bc màn vây ph Giáo Hi trong cuc t nn và an táng ca Chúa, s được xé ra làm hai bi tiếng kêu vinh thng: Chúa Kitô đã sng li và đã muôn đời chiến thng t thn! Bi thế, chúng ta mi có th thc s hiu mu nhim ca thp giá, bà, như mt v tác gi xưa viết, ‘Như Thiên Chúa làm nên nhng điu k diu t nhng gì bt kh thế nào, nh đó chúng ta nhn biết rng ch có mt mình Ngài mi làm được nhng gì Ngài mun, thì t cái chết ca Người xut phát ra s sng cho chúng ta; t các thương tích ca Người mang li vic cha lành cho chúng ta; t vic ngã xung ca Người đưa ti c uc phc sinh ca chúng ta, t vic đi xung ca Người chúng ta được tiến lên’ (Anonymous 14th).

 

Được sinh động bi mt đức tin  mnh m, vào gia L Vng Phc Sinh, chúng ta đón nhn thành phn mi được lãnh nhn bí tích ra ti và lp li các li ha ra ti ca chúng ta. Nh đó, chúng ta s cm nghim thy rng Giáo Hi luôn sng động, luôn canh tân chính mình, bao gi cũng tuyt vi và thánh ho, vì nn tng ca Giáo Hi là Chúa Kitô, Đấng đã sng li nên không bao gi chết na.

 

Anh ch em thân mến, mu nhim vượt qua, mt mu nhim chúng ta sng li nh tam nht thánh, không phi ch là mt tưởng nim mt thc ti đã qua. Nó là mt thc ti hin hu: C hôm nay, Chúa Kitô chiến thng ti li và s chết bng tình yêu ca Người. S d, qua tt c mi hình thc ca nó, không phi là phán quyết cui cùng. Cuc chiến thng cui cùng thuc v Chúa Kitô, thuc v chân lý, thuc v tình yêu!

 

Nếu chúng ta, cùng vi Người, sn sàng chu đau kh và chết đi, như Thánh Phaolô nhc nh chúng ta trong L Vng Phc Sinh, thì s sng ca Người s tr thành ca chúng ta (x Rm 6:9). Cuc hin hu ca Kitô hu được bt ngun và tăng trưởng t nim tin tưởng y.

 

Trong khi kêu cu M Thánh Maria chuyn cu, v đã theo Chúa Giêsu trên  con đường kh nn và thp giá, và là v đã m ly Người khi Người được mang xung khi thp giá, tôi hy vng rng tt c mi anh ch em s st sng tham d vào tam nht Phc Sinh, và s cm nghim được nim vui Phc Sinh cùng vi tt c nhng người thân yêu ca anh ch em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4/4/2007

 

 

TOP

 

 

Thứ Tư 28/2/2007 về Lễ Tro và 40 Ngày Mùa Chay

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Đối với chúng ta, Thứ Tư Lễ Tro chúng ta cử hành hôm nay đây là một ngày đặc biệt, được đánh dấu bằng một tinh thần thiết tha phản tỉnh và suy tư. Thật vậy, chúng ta đã bắt đầu hành trình Mùa Chay là thơi gian để lắng nghe Lời Chúa, nguyện cầu và thống hối. Trong thời gian 40 ngày này  phuịng vụ sẽ giúp chúng ta sống lại những giai đoạn quan trọng của mầu nhiệm cứu độ.

 

Như chúng ta biết, con người được dựng nên để trở thành bạn hữu của Thiên Chúa, thế nhưng tội lỗi bởi những vị cha mẹ đầu tiên của chúng ta đã làm đứt đoạn mối liên hệ tin tưởng và yêu thương này, mà hậu quả đó là nhân loại không thể làm nên ơn gọi nguyên thủy của mình.

 

Tuy nhiên, nhờ hy tế cứu chuộc của Chúa Kitô, chúng ta đã được giải cứu khỏi quyền lực của sự dữ: Thật vậy, tông đồ Gioan đã viết, Chúa Kitô đã trở thành thí vật đền bồi tội lỗi của chúng ta (x 1Jn 2:2); và Thánh Phêrô còn  thêm: “Chúa Kitô cũng đã chết cho tội lỗi một lần vĩnh viễn” (1Pt 3:18).

 

Khi cùng Chúa Kitô chết cho tội lỗi, con người được lãnh nhận phép rửa cũng được tái sinh vào một sự sống mới và nhưng không được tái thiết phẩm vị làm con cái của Thiên Chúa. Đó là lý do trong cộng đồng Kitô hữu sơ khai, phép rửa đã được coi như là ‘cuộc phục sinh đầu tiên’ (x Rev 20:5; Rm 6:1-11; Jn 5:25-28).

 

Bởi thế, từ ban đầu, Mùa Chay đã được sống như là một thời gian sửa soạn gần để lãnh nhận phép rửa, một phép rửa được long trọng cử hành trong lễ vọng phục sinh. Toàn thể Mùa Chay là một cuộc hành trình hướng tới cuộc gặp gỡ trọng đại với Chúa Kitô, hướng tới việc trầm mình vào Chúa Kitô và việc canh tân  đời sống.

 

Chúng ta đã được lãnh nhận phép rửa, thế nhưng phép rửa thường không có tác dụng mấy trong đời sống thường nhật của chúng ta. Bởi thế, Mùa Chay đối với chúng ta cũng là một ‘cuộc học hỏi giáo lý dự tòng’  mới mẻ để chúng ta nhờ đó tái hội ngộ với phép rửa của mình cũng như tái nhận thức và tái sống phép rửa này một cách sâu xa, để trở thành những Kitô hữu thực sự một lần nữa.

 

Như vậy, Mùa Chay là một cơ hội “làm” Kitô hữu “một lần nữa”, nhờ tiến trình liên lỉ biến đổi nội tâm và tiến triển trong sự nhện biết và mến  yêu Chúa Kitô. Việc hoán cải không bao giờ xẩy ra một lần là xong mà là m ột tiến trình, một cuộc hành trình nội tâm cho cả đời sống của chúng ta. Chắc chắn cuôc hành trình hoán cải theo phúc âm này không thể nào chỉ vỏn vẹn qua một giai đoạn đặc biệt nào đó trong năm: Nó là một cuộc hành trình hằng ngày bao gồm cả cuộc đời của chúng ta, hết mọi ngày trong cuộc sống của chúng ta.

 

Theo quan điểm này, đối với hết mọi Kitô hữu cũng như với tất cả các cộng đồng giáo hội, Mùa Chay là một mùa thiêng liêng thích hợp để tỏ ar kiên trì hơn trong việc tìm kiếm Thiên Chúa, mở lòng ra cho Chúa Kitô.

 

Thánh Âu Quốc Tinh có lần đã nói rằng cuộc sống của chúng ta là một cuộc thực hiện duy nhất cho cái ước vọng của chúng ta muốn đến gần Thiên Chúa, cho việc có thể để cho Thiên Chúa đi vào cuộc đời của chúng ta. Ngài nói: ‘Tất cả cuộc đời của người Kitô hữu sốt sắng là một ước v ọng thánh hảo’. Nếu vậy thì trong Mùa Chay chúng ta được mời gọi còn hơn thế nữa trong việc nhổ đi ‘những gốc rễ hão huyền c ho khỏi những ước muốn của chúng ta’ để uốn nắn tâm can theo ước vọng ấy, tức là theo tình yêu mến Thiên Chúa. Thánh Âu  Quốc Tinh nói: ‘Thiên Chúa là tất cả những gì chúng ta ước mong’ (x ‘Tract in  John”, 4). Và chúng ta hy vọng rằng chúng ta thực sự bắt đầu ước vọng Thiên Chúa, nhờ đó, ước vọng sự sống chân thực, ước vọng chính tình yêu và chân lý.

 

Thật là thích hợp lời huấn dụ của Chúa Giêsu được Thánh Ký Marcô ghi lại là: ‘Hãy thống hối và tin vào Phúc Âm’ (1:15). Niếm chân thành ước vọng Thiên Chúa dẫn chúng ta tới chỗ loại bỏ sự dữ và hành thiện.  Cuộc hoán cải tâm hồn này trườc hết là một tặng ân nhưng không của Thiên Chúa là Đấng đã dựng nên chúng ta cho chính Ngài và đã cứu chuộc chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô: Hạnh phúc của chúng ta là được ở trong Người (x Jn 15:3). Vì lý do đó, chính Người tác động ước muốn của chúng ta bằng ân sủng của Người và nâng đỡ các nỗ lực hoán cải của chúng ta.

 

Thế nhưng việc hoán cải thực sự có nghĩa là gì? Hoán cải nghĩa là tìm kiếm Thiên Chúa, là bước đi với Thiên Chúa, là ngoan ngoãn theo các giáo huấn của Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô; được hoán cải không phải là một nỗ lực hoàn trọn bản thân mình, vì nhân loại không phải là kiến trúc viên cho định mệnh của họ. Chúng ta không làm nên chính bản thân mình. Bởi thế, việc tự mình viên trọn là những gì phản khắc và là những gì quá bé nhỏ đối với chúng ta. Chúng ta còn có một đích điểm cao hơn thế nữa.

 

Chúng ta có thể nói rằng việc hoán cải thực sự không phải là việc chúng ta coi mình là ‘thành phần  kiến tạo’ nên bản thân chúng ta, nhờ đó khám phá ra chân lý, vì chúng ta không phải là tác giả của bản thân  mình. Việc hoán cải là ở chỗ tự do và yêu mến chấp nhận rằng chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa, Đấng Hóa Công đích thật của chúng ta, chúng ta lệ thuộc vào tình yêu. Đó không phải là lệ thuộc mà là tự do.

 

Thế nên, để được hoán cải có nghĩa là không theo đuổi việc thành đạt riêng tư là những gì sẽ qua đi mà là, bằng việc loại trừ đi tất cả mọi sự an toàn của loài người, chúng ta theo Chúa một cách chân thành và tin tưởng, nhờ đó Chúa Giêsu, đối với mỗi một người trong chúng ta, như Mẹ Têrêsa Calcutta thích nói rằng, sẽ trở nên ‘tất cả của tôi trong hết mọi sự’. Ai để cho mình được Người chiếm đoạt thì không sợ mất mạn g sống mình, vì trên cây thập giá, Người đã yêu thương chúng ta và đã ban mình cho chúng ta. Thật vậy, bằng việc mất sự sống mình đi vì yêu, chúng ta lại tìm được nó.

 

Tôi muốn nhấn mạnh đến tình yêu bao la của Thiên Chúa đối với chúng ta trong sứ điệp nhân dịp Mùa Chay được phổ biến mấy hôm trước đây, nhờ đó Kitô hữu của tất cả mọi cộng đồng có thể lắng tâm trong thời gian của Mùa Chay, cùng với Mẹ Maria và Gioan là người tông đồ yêu dấu, trước Đấng trên thập giá đã hoàn tất hy tế mạng sống của mình cho nhân loại (x Jn 19:25).

 

Phải, anh chị em thân mến, thập giá, đối với chúng ta là thành phần nam nữ trong thời đại của chúng ta – tất cả những ai rất hay thường bị phân tâm bởi những lo toan và lợi lộc trần gian nhất thời – là mạc khải tối hậu của tình yêu và tình thương thần linh. Thiên Chúa là tình yêu và tình yêu của Ngài là bí quyết hạnh phục của chúng ta. Tuy nhiên, để đi sâu vào mầu nhiệm yêu thương này không có con đường nào khác ngoài con đường mất mát bản thân mình, là con đường dấn thân chấp nhận thập giá.

 

‘Nếu ai muốn theo Thày thì hãy bỏ mình đi và vác thập giá mà theo Thày’ (Mk 8:34). Đó là lý do, phụng vụ Mùa Chay, khi kêi gọi chúng ta hãy suy tư và cầu nguyện, phấn khích chúng ta hãy coi trọng việc thống hối và hy sinh hơn nữa, hãy từ bỏ tội lỗi và sự dữ và hãy khống chế cái tôi và tình trạng lạnh lùng dửng dưng. Việc cầu nguyện, chay tịnh và thống hối, những việc bác ái đối với anh chị em, nhờ đó trở thành những đường lối thiêng liêng chún g ta cần  phải thực hiện để trở về cùng Thiên Chúa để đáp lại những lời kêu gọi hãy hoán cải được lập đi lập lại trong phụng vụ hôm nay (x Gal 2:12-13; Mt 6:16-18).

 

Anh chị em thân mến, chớ gì giai đoạn Mùa Chay chúng ta thực hiện hôm nay đây, với việc khổ chế và nghi thức xức tro ý nghĩa, đối với tất cả chúng ta trở thành một cảm nghiệm mới mẻ về tình yêu nhân hậu của Chúa Kitô, Đấng đã đổ máu mình ra cho chúng ta trên thập giá.

 

Chúng ta hãy ngoan ngoãn lắng nghe Người để biết ‘tái cống hiến’ tình yêu thươn g của Người cho tha nhân của chúng ta, nhất là những ai đang đau khổ và đang trải qua khốn khó. Đó là sứ vụ của hết mọi người môn đệ của Chúa Kitô, thế nhưng để thực hiện nó cần phải lắng nghe lời của Người và si6ng năng nuôi dưỡng mình bằng mình máu của Người. Chớ gì cuộc hành trình Mùa Chay, cuộc hành trình vào thời Giáo Hội sơ khai là cuộc hành trình gia nhập Kitô Giáo, hà nh trình tiến đến phép rửa và Thánh Thể, đối với chúng ta là thành phần đã lãnh nhận phép rửa, trở thành một ‘thời gian ‘Thánh Thể’ được chúng ta lợi dụng để hết sức sốt sắng tham dự vào hy tế của Thánh Thể.

 

Chớ gì Trinh Nữ Maria – vị sau khi chia sẻ với cuộc khổ nạn sầu thương của Người Con Thần Linh, đã cảm nghiệm thấy niềm vui phục sinh – đồng hành với chúng ta trong Mùa Chay này hướng về mầu nhiệm Phục Sinh là mạc khải cao cả của tình yêu Thiên Chúa. 

 

Chúc tất cả một Mùa Chay tốt đẹp!


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/2/2007


 

 

TOP

 

 

Thứ Tư 24/1/2007 – Về Các Biến Cố Hiệp Nhất Kitô Giáo trong Năm 2006

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo sẽ kết thúc vào ngày mai, một tuần lễ năm nay có chủ đề bằng những lời theo Phúc Âm Thánh Marcô: ‘Người làm cho kẻ điếc nghe thấy và người câm nói được’ (7:37). Chúng ta cũng có thể lập lại những lời này, những lời bày tỏ cái ngỡ ngàng của thành phần dân chúng đã chứng kiến thấy việc chữa lành của con người không thể nghe hay nói được ấy, khi thấy được việc phát triển lạ lùng của cuộc dấn thân cho vấn đề tái thiết mối hiệp nhất Kitô Giáo. Khi ôn lại cuộc hành trình 40 năm  qua, chúng ta cảm thấy ngỡ ngàng về những gì Chúa đã làm cho chúng ta bừng lên khỏi tình trạng hôn mê của niềm tự mãn và lạnh lùng dửng dưng; những gì Ngài đã làm cho chúng ta hơn bao giờ hết có thể ‘lắng nghe nhau’ chứ không phải chỉ ‘nghe mình’ thôi; những gì Ngài đã làm cho môi miệng của chúng ta mở ra để lời nguyện c ầu chúng ta dâng lên Ngài trở thành một quyền  lực mạnh mẽ của niềm tin tưởng trước thế giới.

 

Phải, đúng thế, Chúa đã ban cho tôi nhiều ơn, và trong ánh sáng của Thần Linh, đã làm sáng tỏ nhiều chứng từ. Những chứng từ ấy đã là những gì cho thấy rằng hết mọi sự đều có thể chiếm đạt bằng việc nguyện cầu, khi chúng ta biết tin tưởn g tuân phục và khiêm tốn trước lệnh truyền thần linh về tình yêu thương và gắn bó với niềm mong mỏi của Chúa Kitô đối với mối hiệp nhất của tất cả mọi thành phần môn đệ của Người.

 

Công Đồng Chung Vaticanô II đã xác nhận rằng: Việc chiếm đạt mối hiệp nhất là mối quan tâm của toàn thể Giáo Hội, cả tín hữu lẫn các vị chủ chăn. Mối quan tâm này liên quan tới hết mọi người, tùy theo khả năng của họ, cho dù nó được thể hiện trong đời sống Kitô hữu thường nhật, hay trong cuộc nghiên  cứu thần học hay lịch sử của họ’ (Unitatis Redintegratio, 5).

 

Phần sự chung đầu tiên đó là cầu nguyện. Nhờ việc nguyện cầu, và cùng nhau nguyện cầu, Kitô hữu có được một ý thức hơn nữa về tình trạng huynh đệ của mình, cho dù vẫn  còn chi rẽ; và nhờ việc nguyện cầu chúng ta biết lắng nghe Chúa hơn, vì chúng ta chỉ có thể tìm thấy con đường tiến đến  hiệp nhất bằng việc lắng nghe Chúa và theo tiếng của Người mà thôi.

 

Đại kết thực sự là một tiến trình chầm chậm, có những lúc thậm chí còn chán nản nữa, khi người ta đầu hành trước khuynh hướng ‘nghe’ mà không ‘lắng nghe’, trong việc nói lên không trọn các sự thật, thay vì can đảm công bố những sự thật ấy. Không dễ gì để thoát ra khỏi tình trạng ‘điếc lác dễ chịu’, như thể Phúc Âm bất đổi thay không có khả năng để tái nở hoa, tái khẳng định mình như là một thứ men thuận lợi cho việc hoán cải và canh tân thiêng liêng cho mỗi một người trong chúng ta. 

 

Đại kết, như tôi đã nói, là một tiến trình chầm chậm; nó là một hành trình từ từ đi lên, khi tất cả là cuộc hành trình thống hối hoán cải. Tuy nhiên, nó là một cuộc hành trình mà, sau những khó khăn ban đầu và thực sự là nơi những khó khăn ấy, cũng có những lúc rất hân hoan vui sướng, những lúc dừng bước nghỉ ngơi, và để cho con người được hoàn toàn thở hít mầu khí rất trong lành của mối hiệp thông trọn vẹn.

 

Kinh nghiệm của những thập niên này, sau Công Đồng Chung Vaticanô II, cho thấy rằng việc tìm kiếm mối hiệp nhất Kitô Giáo là những gì được hiện thực ở các mức độ khác nhau và trong vô số những trường hợp, như ở các giáo xứ, các bệnh viện, các cuộc giao tiếp giữa dân chúng, trong cuộc hợp tác giữa các cộng đồng địa phương ở tất cả mọi phần đất trên thế giới, và nhất là nơi những miền cần thực hiện những cử chỉ thiện chí thuận lợi cho một người anh em nào đó cần nhiều nỗ lực hơn cũng như cần đến việc thanh tẩy ký ức.

 

Trong bối cảnh của niềm hy vọng ấy, một bối cảnh lốm đốm những bước tiến cụ thể hướng đến mối trọn vẹn hiệp thông Kitô hữu này, còn có cả những cuộc gặp gỡ và những biến cố liên lỉ làm nên nhịp điệu nơi thừa tác vụ của tôi, thừa tác vụ của Vị Giám Mục Rôma, vị chủ chăn của Giáo Hội hoàn vũ. Giờ đây tôi muốn ôn lại những biến cố quan trọng nhất đã diễn ra tron g năm 2006, những gì trở thành  nguồn vui và niềm tri ân cảm tạ Chúa.

 

Năm 2006 được bắt đầu bằng cuộc chính thức viếng thăm của Liên Hiệp Thế Giới Chư Giáo Hội Cải Cách. Ủy Ban quốc tế giữa Giáo Hội Công Giáo và Chư Giáo Hội Cải Cách đã trình bày một văn kiện, về việc cứu xét tới các thẩm quyền  riêng, một văn kiện đã kết thúc tiến trình đối thoại được khởi sự từ năm 1970, một văn kiện bởi thế đã kéo dài 36 năm trời. Bản văn kiện này mang tựa đề ‘Giáo Hội như Cộng Đồng Cho Chứng Từ Chung của Vương Quốc Thiên Chúa’.

 

Vào ngày 25/1/2006, một năm trước đây, nhân dịp long trọng kết thúc Tuần  Lễ Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo, các vị đại biểu cho vấn đề đại kết ở Âu Châu, đã được tiệu tập bởi Hội Đồng của Chư Hội Giám Mục Âu Châu và Hội Đồng Chư Giáo Hội Âu Châuđể tham dự vào giai đoạn đầu tiên cho tiến trình của Hội Nghị Đại Kết Âu Châu lần thứ ba sẽ được tổ chức ở phần đất Chính Thống Giáo là Sibiu vào Tháng 9 cùng năm.

 

Vào những buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần, tôi đã được tiếp các phái đoàn đại biểu thuộc Liên Minh Baptist Thế Giới cũng như thuộc Giáo Hội Luthêrô Tin Lành ở Hiệp Chủng Quốc, một giáo hội trung thành thực hiện những cuộc viếng thăm Rôma định kỳ. Ngoài ra, tôi cũng có dịp gặp gỡ các vị lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống ở Georgia, một Giáo Hội tôi ân cần theo dõi việc tiếp tục mối liên hệ thân hữu đã nối kết Đức LLia II với vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II.

 

Tiếp nối với diễn tiến biên niên của những cuộc gặp gỡ đại kết năm ngoái là cuộc thượng nghị của các vị lãnh đạo tôn giáo được tổ chức ở Moscow vào tháng 7/2006. Đức Thượng Phụ Alexy II ở Moscow và Toàn Dân Nga, trong một sứ điệp đặc biệt, đã yêu cầu hãy gắn bó với Tòa Thánh. Sau đó là cuộc viếng thăm hữu ích của ĐTGM Kirill thuộc Tòa Thượng Phụ Moscow, vị đã bày tỏ ý định muốn tiến đến một cuộc bình thường hóa minh nhiên hơn trong các mối liên hệ song phương của chúng ta.

 

Cũng đáng cảm nhận là cuộc viếng thăm của các vị linh mục và sinh viên thuộc Đại Học Diakonia
Apostolica của Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp. Tôi cũng muốn nhắc lại là ở cuộc đại hội của mình ở Porto Alegre, Hội Đồng Thế Giới Chư Giáo Hội đã giành một chỗ đặc biệt cho việc tham sự của Giáo Hội Công Giáo. Vào dịp này, tôi có gửi một sứ điệp đặc biệt.

 

Tôi cũng đã gửi một sứ điệp đến đại hội của Hội Đồng Thế Giới Methodist ở Seoul. Tôi cũng hân hoan nhớ lại cuộc viếng thăm thân tình của các vị tổng thư ký thuộc các Cộng Đồng Hiệp Thông Thế Giới Kitô Giáo, một tổ chức thông tin và liên hệ hỗ tương giữa các niềm tin khác nhau. 

 

Tiếp nối ngày tháng của năm 2006, chúng ta tiến tới cuộc viếng thăm chính thức vào tháng 11 vừa rồi của ĐTGM Canterbury và là v ị Giáo Chủ của Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo. Tôi đã chia sẻ với ngài và đoàn tùy tùng của ngài giây phút nguyện cầu quan trọng ở Nguyện Đường Mẹ Chúa Cứu Thể trong Tông Dinh Giáo Hoàng.

 

Về chuyến  tông du không thể nào quên  được ở Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc gặp gỡ Đức Bartholomew I, tôi vui mừng nhắc lại nhiều cử chỉ còn tác động hơn cả lời nói. Tôi đã lợi dụng dịp này để một lần nữa chào Đức Bartholomew I và tôi cám ơn ngài về bức thư ngàu đã viết cho tôi khi tôi trở về Rôma.

 

Tôi hứa nguyện cầu cho ngài và quyết tâm của tôi trong việc hành động để bảo đảm những thành quả của cái việc ôm hôn hòa bình chúng tôi đã trao cho nhau trong Giờ Kinh Thần Vụ tại nhà thờ Thánh George ở  Phanar.

 

Năm ấy đã kết thúc bằng cuộc chính thức viếng thăm Rôma của ĐTGM Nhã Điển và Tòan Dân Hy Lạp là Đức  Christodoulos là vị đã cùng tôi trao đổi quà tặng cần thiết, đó là những bức ảnh ‘Panaghia’, Toàn Thánh, và bức ảnh Hai Thánh Phêrô và Phaolô ôm nhau.

 

Những biến cố  trên đây không phải là những trường hợp chất chứa những giá trị thiêng liêng cao quí, những giây phút hân hoan, những ý nghĩa cao cả trong cuộc thăng tiến chầm chậm đến  mối hiệp nhất được tôi nói tới hay sao? Những giây phút ấy làm sáng tỏ lòng quyết tâm, thường âm thầm song thiết tha, là những gì nối kết chúng ta trong việc tìm cầu mối hiệp nhất. Chúng phấn khích chúng ta thực hiện nỗ lực bao nhiêu có thể để tiếp tục cuộc thăng tiến chầm chậm nhưng quan trọng này.

 

Chúng ta hãy ký thác bản thân mình cho việc chuyển cầu liên lỉ của Mẹ Thiên Chúa cũng như cho các vị thánh bảo hộ của chúng ta, để các vị nâng đỡ và trợ giúp chúng ta kiên trì với những ý hướng tốt lành của chúng ta, nhờ đó các vị sẽ phấn  khích chúng ta gia tăng mọi nỗ lực, bằng nguyện cầu cũng như bằng việc cậy trông hoạt động, tin tưởng rằng Thánh Thần sẽ là Đấng làm những gì còn lại. Ngài sẽ ban cho chúng ta mối hiệp nhất trọn vẹn vào lúc nào và bằng cách nào tùy ý của Ngài. Và, được kiên cường bằng niềm tin tưởng cậy trông ấy, chúng ta hãy tiến bước trên con đường tin  tưởng, cậy trông và yêu mến. Chúa là Đấng đang dẫn dắt chúng ta.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 24/1/2007

 

TOP

 

 

Thứ Tư 17/1/2007 về Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Ngày mai bắt đầu Tuần Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo, một tuần lễ tôi sẽ đích thân bế mạc tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoài Thánh vào ngày 25/1 tới đây, bằng việc cử hành giớ kinh tối, được tham dự bởi thành phần đại diện các Giáo Hội khác cũng như các cộng đồng giáo hội ở Rôma được mời.

 

Những ngày từ 18 đến 25  trong Tháng Giêng, và ở các phần đất khác trên thế giới là những ngày trong tuần lễ Hiện Xuống, là một thời gian gia tăng việc quyết tâm và nguyện cầu nơi tất cả mọi Kitô hữu, thành phần có thể sử dụng những gợi ý được khai triển chung bởi Hội Đồng Tòa Thánh Về Việc Cỗ Võ Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo cũng như bởi Ủy Ban Về Đức Tin Và Cấp Trật của Hội Đồng Chư Giáo Hội Thế Giới.

 

Tôi đã thấy được sâu xa biết bao lòng ước muốn hiệp nhất trong các cuộc gặp gỡ giữa tôi với một số vị đại diện thuộc các Giáo Hội và các cộng đồng giáo hội trong những năm này, và thật là cảm kích trong chuyến viếng thăm mới đây đối với Đức Thượng Phụ Bartholomew I ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Thứ Tư tới đây, tôi sẽ lại nói tới những điều này cùng các cảm nghiệm khác là những gì làm cho lòng tôi cảm thấy hy vọng.

 

Dĩ nhiên là con đường dẫn đến mối hiệp nhất vẫn còn dài và khó khăn, tuy nhiên, chúng ta không được chán nản và cần phải tiếp tục thẳng tiến, cậy dựa trước hết vào sự nâng đỡ vững chắc của Đấng trước khi lên trời đã hứa với các môn đệ của mình rằng: ‘Này đây Thày ở cùng các con luôn mãi cho đến tận thr61’ (Mt 28:20). Mối hiệp nhất là quà tặng của Thiên Chúa và là hoa trái của việc Thần Linh tác động. Bởi thế, cần phải nguyện cầu. Chúng ta càng đến gần với Chúa Kitô, càng trở về với tình yêu của Người, thì chúng ta càng đến gần nhau hơn .

 

Ở một số xứ sở mà Ý là một thì Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo được dẫn lối bằng Ngày Suy Tư Về Do Thái Giáo Và Kitô Giáo, ngày được cử hành chính hôm nay đây, 17/1. Vì gần 2 thập niên qua, hội đồng giám mục Ý đã giành ngày này cho Do Thái Giáo để cổ võ việc hiểu biết và cảm nhận cùng gia tăng mối liên hệ tương thân giữa Kitô hữu và các cộng đồng Do Thái, một mối liên hệ đã được phát triển tích cực sau Công Đồng Chung Vaticanô II, cũng như sau cuộc viếng thăm hội đường Do Thái chính ở Rôma được thực hiện bởi Người Tôi Tớ Chúa là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

 

Để tăng triển và sinh hoa trái, mối thân hữu Do Thái Giáo và Kitô Giáo này cũng cần phải được đặt trên căn bản nguyện cầu. Bởi thế, tôi mời gọi hết mọi người hôm nay hãy dâng lên Chúa lời cầu nguyện liên lỉ để người Do Thái và Kitô hữu biết tôn trọng và cảm nhận nhau, cùng hợp tác hoạt động cho công lý và hòa bình trên thế giới.

 

Đề tài thánh kinh được đặt ra cho năm  nay để cùng suy niệm và cầu nguyện trong tuần lễ này là: ‘Người làm cho kẻ điếc nghe thấy và người câm nói được’ (Mk 7:37). Đó là những lời của Phúc Âm Thánh Marcô và nói về việc Chúa Giêsu chữa lành cho một người bị câm điếc. Nơi sứ điệp vắn gọn này, vị thánh ký trình thuật rằng Chúa Kitô, sau khi đặt các ngón tay của Người vào tai và bôi nước bọt vào lưỡi người câm điếc, đã thực hiện một phép lạ khi phán: ‘Ephphatha’, tức là ‘Hãy mở ra!’.

 

Được nghe thấy và nói được, người ấy đã làm cho những người khác phải ca ngợi khi thuật lại những gì đã xẩy ra cho mình. Hết mọi Kitô hữu, bởi nguyên tội cũng bị câm điếc thiêng liêng, đã lãnh nhận nơi Phép Rửa tặng ân của Chúa Kitô là Đấng đã đặt các ngón tay của Người lên mặt họ, nhờ đó, nhờ tặng ân phép rửa, họ có thể nghe được Lời Chúa và loan báo Lời Chúa cho an hem mình. Hơn thế nữa, từ lúc ấy trở đi, họ có nhiệm vụ hiểu biết sâu xa hơn và yêu mến Chúa Kitô hơn để có thể loan báo và làm chứng cho Phúc Âm một cách hiệu nghiệm.

 

Đề tài này, khi làm sáng tỏ hai khía cạnh của hết mọi sứ vụ của cộng đồng Kitô Giáo đó là việc loan truyền Phúc Âm và chứng từ bác ái, cũng là đề tài nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc chuyển sứ điệp của Chúa Kitô thành những khởi động cụ thể của tình đoàn kết. Tình đoàn kết này là những gì thuận lợi cho con đường tiến tới mối hiệp nhất, như có thể nói rằng hết mọi việc trợ giúp, cho dù nhỏ mọn, mà Kitô hữu cùng nhau cống hiến cho nỗi khổ đau của tha nhân, cũng góp phần vào việc làm hiện lộ hơn nữa mối hiệp thông của họ và việc họ trung thành với giới lệnh của Chúa Kitô.

 

Tuy nhiên, lời cầu nguyện cho mối hiệp nhất Kitô Giáo không thể nào chỉ vỏn vẹn có một tuần lễ trong năm. Việc hợp lời nguyện cầu cùng Chúa, để xin Người mang lại, khi nào và ra sao chỉ có Người biết, mối hiệp nhất trọn vẹn của tất cả mọi thành phần môn đệ của Người, là những gì cần phải kéo dài mỗi ngày trong năm.

 

Ngoài ra, cái hòa hợp của những mục tiêu ở mối hiệp thông – diakonia’ trong việc cứu trợ những niềm đau thương của con người, việc tìm kiếm chân lý nơi sứ điệp của Chúa Kitô, việc hoán cải và thống hối, là những giai đoạn cần thiết đòi hỏi thành phần Kitô hữu xứng danh cần phải liên kết với anh em mình trong việc nài xin ơn hiệp nhất và hiệp thông.

 

Bởi thế, tôi xin anh chị em hãy sống những ngày này trong một bầu khí lắng nghe nguyện cầu Thần Linh Chúa, để đạt được những bước tiến quan trọng trên con đường tiến đến chỗ hoàn toàn và trọn vẹn hiệp thông giữa tất cả mọi thành phần môn đệ Chúa Kitô.

 

Xin Trinh Nữ Maria, Vị chúng ta kêu cầu như Mẹ của Giáo Hội và cứu giúp hết mọi Kitô hữu, xin cho chúng ta ơn nâng đỡ trên con đường chúng ta tiến đến với Chúa Kitô.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/1/2007

 

 

TOP

 

Thứ Tư 3/1/2007 tiếp tục trong Mùa Giáng Sinh

 

Trong buổi triều kiến chung hằng tuần đầu tiên cho Năm 2007 này, vì vẫn còn trong Mùa Giáng Sinh, ĐTC vẫn  tạm ngưng loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền, để tiếp tục chia sẻ về Mầu Nhiệm Giáng Sinh, một mầu nhiệm được Giáo Hội đặc biệt cử hành từ Lễ Giáng Sinh đến Lễ Hiển  Linh Chúa Nhật tuần này. Ngài đã chia sẻ về bầu khí Giáng Sinh ‘mời gọi chúng ta hãy hân hoan về v iệc hạ sinh của Đấng Cứu Thế với những ý tưởng chính yếu sau đây:

 

“Những ai thinh lặng suy niệm trước Con Thiên Chúa nằm một cách bất lực trong máng cỏ không thể nào không cảm thấy ngỡ ngàng lạ lùng trước biến cố không thể nào tin được theo nhân loại ấy; họ không thể nào không chia sẻ về nỗi ngỡ ngàng và khiêm hạ phó mình của Trinh Nữ Maria, vị được Thiên Chúa chọn làm Mẹ của Đấng Cứu Thế chính vì lòng khiêm nhượng của Mẹ.

 

“Nơi Con Trẻ Bê Lem ấy, tất cả loài người khám phá thấy mình được Thiên Chúa yêu thương một cách nhưng không. Theo ý nghĩa của Giáng Sinh, lòng thiện  hảo vô cùng này của Thiên Chúa được sáng tỏ trước mỗi người chúng ta. Nơi Chúa Giêsu, Cha trên trời đã mổ màn một mối liên hệ mới với chúng ta, ở chỗ Ngài đã làm cho chúng ta trở thành ‘những người con nơi Con Ngài’.

 

“Tuy nhiên, niềm vui Giáng Sinh không làm cho chúng ta quên mầu nhiệm sự dữ (mysterium iniquitatis), quyền lực của tối tăm đang tìm cách làm lu mờ đi ánh quang rạng ngời của ánh sáng thần linh, và bất hạnh thay chúng ta đang cảm thấy quyền lực này trong mọi ngày sống….

 

“Đó là một thảm kịch loại trừ đi Chúa Kitô, một việc loại trừ mà ngày nay cũng như trong quá khứ được tỏ ta và thể hiện  bằng nhiều cách thức khác nhau….

 

"Có lẽ những đường lối loại trừ Thiên Chúa trong thời đại tân tiến này thậm chí còn quỉ quyệt và rùng rợn hơn nữa kìa, ở chỗ, từ việc loại trừ toàn diện đến thái độ dửng dưng lạnh lùng, từ chủ nghĩa vô thần về khoa học đến việc trình bày về một Giêsu được tân tiến hóa hay hậu tân tiến hóa, một Giêsu làm người bị biến giảm bằng những cách thức khác nhau thành một con người bình thường thuộc thời đại của Người và tước đi thần tính của Người; hay có thể là một Giêsu được quá lý tưởng hóa cho đến  độ trở thành một nhân vật của truyền thuyết huyền thoại. 

 

(Biệt chú của người dịch Thời Điểm Maria: đây là lý do Đức Thánh Cha đã muốn phổ biến tác phẩm về "Chúa Giêsu Nazarét - Từ Khi Lãnh Nhận Phép Rửa Tới Biến Hình", một tác phẩm sẽ được phổ biến vào Mùa Xuân 2007. Xin xem hai bài Tác Phẩm Giêsu Nazarét của ngài về tác phẩm rất khẩn trương cho một thời đại vừa được ngài nhận định trong bài huấn từ triều kiến chung hằng tuần  trên đây).

 

“Chỉ có Con Trẻ nằm trong máng cỏ mới có cái bí mật thực sự cho đời sống mà thôi. Đó là lý do Người muốn được chúng ta chấp nhận, muốn được một chỗ giữa chúng ta, trong tâm can của chúng ta, trong gia đình của chúng ta, trong phố xá của chúng ta và trong xã hội của chúng ta.

 

"Chúng ta được trợ giúp để làm việc này bằng tính chất đơn sơ giản dị của các mục đồng và bằng việm tìm cầu của các Đạo Sĩ, những người nhờ ngôi sao lạ đã nhận ra các dấu chỉ của Thiên Chúa, cũng như bằng tính chất dễ dậy của Mẹ Maria và bằng đức khôn ngoan tinh khéo của Thánh Giuse.

 

“Vào lúc mở màn cho tân niên này đây, chúng ta hãy làm bừng lại quyết tâm của chúng ta trong việc mở lòng trí của chúng ta ra cho Chúa Kitô, chân tình bày tỏ cùng Người ý muốn của chúng ta trong việc sống như những người bạn thực sự của Người. Nhờ đó chúng ta mới trở thành những hợp tác viên của Người cho dự án cứu độ của Người và là những nhân  chứng của niềm vui do Người mang tới, để chúng ta làm cho nó lan tràn một cách dồi dào chung quanh chúng ta…

 

“Chúng ta hãy hộ tống Chúa Giêsu, hãy bước đi với Người, có thể tân niên này mới là một năm hạnh phúc và tốt lành”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, dịch theo VIS ngày 3/1/2007 

 

 

TOP