CÁC BÀI GIÁO LÝ TRONG CÁC BUỔI TRIỀU KIẾN CHUNG HẰNG TUẦN 2008

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

Thứ Tư 19/3/2008 về Tam Nhật Vượt Qua

Thứ Tư 6/2/200, Thứ Tư Lễ Tro về Cuộc Hành Trình Mùa Chay

Th Tư 23/1/2008 v Mi Hip Nht Kitô Giáo

Thứ Tư 2/1/2008 về Mẹ Thiên Chúa

 

 

Thứ Tư 19/3/2008 về Tam Nhật Vượt Qua

 

Anh chị em thân mến

 

Chúng ta đã tiến đến ngày áp Tam Nhật Phục Sinh. Ba ngày tới đây thường được gọi là “thánh” vì chúng giúp cho chúng ta sống lại biến cố chính yếu của việc chúng ta được Cứu Chuộc. Chúng dẫn chúng ta tới cốt lõi của đức tin Kitô giáo đó là cuộc khổ nạn, tử giá và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Ba ngày này có thể coi là một ngày duy nhất. Chúng làm nên tâm điểm và là then chốt cho cả phụng niên lẫn đời sống của Giáo Hội. Ở vào cuối Mùa Chay chúng ta cũng tiến vào một bầu khí mà chính Chúa Giêsu đã cảm nghiệm từ hồi ấy ở Gia Liêm.

 

Chúng ta muốn làm tái bừng lên trong chúng ta cái ký ức sống động về cuộc khổ đau mà Chúa chúng ta phải chịu vì chúng ta và hân hoan dọn mình cho Chúa Nhật tới, về “Cuộc Vượt Qua thật sự, một Cuộc Vượt Qua được Máu của Chúa Kitô bao phủ đầy vinh quang, một Cuộc Vượt Qua được Giáo Hội cử hành như một Ngày Lễ là nguồn gốc cho tất cả mọi lễ”, như được đề cập tới trong ca nhập lễ Phục Sinh theo lễ nghi Thánh Ambrose.

 

Ngày mai, Thứ Năm Tuần Thánh, Giáo Hội tưởng nhớ Bữa Tiệc Ly, trong đó, Chúa của chúng ta, vào áp cuộc khổ nạn và tự nạn của mình, đã thiết lập bí tích Thánh Thể và thiên chức linh mục thừa tác. Vào cùng buổi tối hôm đó, Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta giới luật mới, “mandatum novum”, giới luật yêu thương huynh đệ.

 

Sáng ngày mai, trước khi tiến vào Tam Nhật Phục Sinh, thế nhưng rất liên kết với tam nhật này, “Messa Crismale – Lễ Truyền Dầu” sẽ được cử hành ở mọi giáo phận để vị giám mục cùng với các linh mục thuộc giáo phận lập lại những lời hứa quyết của mình khi được thụ phong.

 

Những thứ dầu này cũng được làm phép để dùng cử hành các phép bí tích: thứ dầu cho thành phần  tân tòng, dầu cho kẻ liệt và dầu thánh. Đây là một trong những giây phút quan trọng nhất nơi đời sống của mọi giáo phận Kitô giáo, giây phút  quây quần chung quanh vị chủ chiên của mình để củng cố mối hiệp nhất của mình và niềm tin của mình nơi Chúa Kitô là linh mục tối cao và đời đời.

 

Trong Thánh Lễ “Cena Domini” vào buổi tối, chúng ta tưởng nhớ đến Bữa Tiệc Ly khi Chúa Kitô ban mình cho tất cả chúng ta như lương thực cứu độ, như thứ thuốc bất tử và tưởng nhớ mầu nhiệm Thánh Thể – nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu.

 

Qua bí tích cứu độ này Chúa Kitô đã cống hiến cho chúng ta và hiện thực cho tất cả những ai tin tưởng vào Người mối hiệp nhất sâu xa nhất khả dĩ giữa sự sống của chúng ta với sự sống của Người. Qua cử chỉ khiêm hạ rửa chân hiển nhiên nhất,  chúng ta được nhắc nhớ việc Chúa Kitô đã làm cho các Tông Đồ ra sao.

 

Việc rửa chân cho các vị là một đường lối cụ thể để nói lên cái nền  tảng của tình Người yêu thương, một tình yêu phục vụ cho tới độ ban mình, hướng đến cả hy tế hiến ban sự sống của Người, là những gì Người phải làm vào ngày hôm sau trên đồi Canvê. Theo truyền thống tuyệt vời thì tín hữu kết thúc Thứ Năm Tuần Thánh bằng một đêm canh thức nguyện cầu và chầu Thánh Thể để giúp họ sống lại những khổ sầu Chúa Kitô đã chịu ở Vườn Nhiệt cách sống động hơn.

 

(Vào Thứ Năm Tuần Thánh 2008, người con trai lớn của người dịch này đột nhiên hỏi rằng tại sao Giáo Hội không truyền chức linh mục vào Thứ Năm  Tuần Thánh là ngày Chúa Giêsu thiết lập chức linh mục. Tôi đã trả lời rằng vì trong chính ngày Thứ Năm Tuần Thánh, vào buổi chiều tối, Giáo Hội cần phải  tưởng niệm và lập lại những gì đã xẩy ra trong Bữa Tiệc Ly xưa kia giữa Chúa Giêsu với các vị tông đồ. Vả lại, vào buổi sáng, ở các giáo phận, vị giám mục địa phương đã cùng với các vị linh mục trong giáo phận qui tụ lại ở nhà thờ chính tòa để tuyên lại lời hứa khi các vị được thụ phong linh mục, cũng như để thực hiện nghi thức truyền dầu, trong đó có dầu thánh để phong chức linh mục).

 

Vào Thứ Sáu Tuần Thánh chúng ta tưởng niệm cuộc khổ nạn, đóng đanh và tử nạn của Chúa Kitô. Trong ngày này Giáo Hội không cử hành Thánh Lễ, nhưng cộng đồng Kitô hữu qui tụ lại để suy ngắm mầu nhiệm tội lỗi và sự dữ khống chế loài người. Theo lời Chúa họ nghĩ lại những khổ đau của Chúa Kitô là những gì đền bù lại sự dữ ấy.

 

Sau khi nghe thuật lại cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, cộng đồng cầu nguyện cho tất cả mọi nhu cầu của Giáo Hội và của thế giới, họ tôn thờ thập giá và lãnh nhận Bánh Thánh và Máu Thánh được lưu giữ từ lễ “Cena Domini” của ngày hôm trước.

 

Khi kêu gọi hơn nữa trong việc suy nghĩ cề cuộc khổ nạn và tử nạn của Đấng Cứu Chuộc, trong việc bày tỏ tình yêu của mình ra cũng như trong việc giúp tín hữu dự phần vào nỗi đớn đau của Chúa Kitô, truyền thống Kitô Giáo đã tạo nên những cuộc diễn hành cùng với những tiêu biểu thánh thiện nhắm mục đích càng in sâu hơn vào tâm hồn tín hữu một cảm quan thực sự tham phần vào hy tế cứu chuộc của Chúa Kitô.

 

Trong số đó nổi nhất là Đường Thánh Giá – Via Crucis. Qua năm tháng đường thánh giá này đã được phong phú hóa với những thể hiện thiêng liêng và nghệ thuật dính liền với các cảm thức của những nền văn hóa khác nhau.

 

Ở nhiều quốc gia, các đền thánh mang tên “Canvê” đã xuất hiện cần phải leo dốc mới có thể lên tới. Khi gợi lại cuộc khổ nạn tiến lên dốc một cách đau thương ấy, cuộc leo dốc này cũng giúp cho tín hữu tham dự vào việc Chúa Giêsu tiến lên núi Thập Giá, một ngọn núi của tình yêu thương hy hiến cho đến cùng.

 

(Đến đây xin mở ngoặc một lần nữa. Cũng trong Tuần Thánh 2008, trên đường đi tham dự Nghi Thức Thứ Sáu Tuần Thánh, người con trai thứ hai của người dịch đây đã hỏi hai câu liên quan tới Thứ Sáu Tuần Thánh: 1) Tại sao phải rước Thánh Giá từ cuối nhà thờ lên cung thánh; 2) Tại sao trong tiếng Anh Giáo Hội không gọi Thứ Sáu Tuần Thánh như Thứ Năm Tuần Thánh – Holy Thursday hay Thứ Bảy Tuần Thánh – Holy Saturday mà là Good Friday.

 

(Tôi đã trả lời cho cháu rằng thật ra bố cũng không biết rõ ý nghĩa và chủ ý của Giáo Hội về hai vấn đề ấy. Tuy nhiên, theo bố suy đoán thì có thể hiểu như thế này:

 

1)    Lý do cần phải rước Thánh Giá từ cuối nhà thờ lên có thể là vì nhờ Thánh Giá cứu chuộc của Chúa Kitô mà con người mới được hiệp thông thần linh. Đó là lý do ngay trước khi Chúa Giêsu vừa tắt thở trên Thánh Giá để hoàn tất ơn cứu chuộc của Người thì màn trong đền thờ được xé ra làm đôi, mang ý nghĩa không còn tình trạng phân ngăn giữa nơi Thánh – The Holy Place với  nơi Cực Thánh – The Holy of Holies nữa – xem Heb 9:2-3,11-12?

 

2)    Sở dĩ gọi Thứ Sáu Tuần Thánh là Good Friday thay vì Holy Friday như Thứ Năm Tuần Thánh hay Thứ Bảy Tuần Thánh có thể bởi Thứ Sáu là chính ngày Chúa Kitô chết đi để hủy diệt sự dữ - evil, bao gồm cả tội lỗi và sự chết, bằng Sự Lành - Good là tình yêu thương vô cùng nhân hậu của Người chăng?)

 

Thứ Bảy Tuần Thánh được đánh dấu bằng một sự thinh lặng sâu xa. Các nhà thờ đều không được trang hoàng gì và không có những nghi thức phụng vụ nào cho ngày này. Trong khi chờ đón Phục Sinh, tín hữu cùng với Mẹ Maria kiên trì đợi trông trong nguyện cầu và suy niệm. Cần có một ngày thinh lặng để suy tư về thực tại của đời sống con người, về những quyền lực sự dữ và quyền năng vĩ đại của sự lành được tung ra từ cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô.

 

Trong thời gian này rất cần phải tham dự vào bí tích hòa giải là những gì bất khả châm chước cho việc thanh tẩy tâm hồn sửa soạn để cử hành Phục Sinh một cách hoàn toầ mới mẻ. Chúng ta cần thực hiện việc thanh tẩy nội tâm và canh tân bản thân này ít là một năm một lần.

 

Ngày Thứ Bảy thinh lặng, suy niệm, tha thứ, hòa giải dẫn đến Lễ Vọng Phục  Sinh, một lễ dẫn vào Ngày Chúa Nhật quan trọng nhất trong lịch sử, Ngày Chúa Nhật đánh dấu Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô.

 

Giáo Hội cử hành lễ vọng với lửa mới được chúc phúc cùng những bài suy niệm về lời hứa trọng đại được chất chứa trong Cựu Ước và Tân Ước liên quan tới việc giải phóng cuối cùng cho khỏi tình trạng làm tôi cho tội lỗi và sự chết xưa kia. Trong bóng tối tăm của màn đêm, cây nến Phục Sinh được thắp lên từ ngọn lửa mới như là một biểu hiệu cho Chúa Kitô là Đấng sống lại trong vinh quang.

 

Chúa Kitô, ánh sáng của nhân loại, đã đánh tan bất cứ bóng tối tăm nào trong cõi lòng và tinh thần để sáng soi tất cả mọi người sinh ra trên thế gian này. Cùng với ánh sáng của cây nến Phục Sinh vang lên khắp thánh đường lời loan báo Phục Sinh trọng đại: Chúa Kitô thực sự đã phục sinh, cái chết không còn quyền lực gì trên Người nữa. Bằng cái chết của mình, Người đã muôn đời chiến thắng sự dữ và ban cho con người tặng ân sự sống của chính Thiên Chúa.

 

Theo truyền thống thì thành phần theo Chúa Kitô đã lãnh nhận bí tích rửa tội trong Lễ Vọng Phục Sinh. Việc này nhấn mạnh đến việc tham dự của Kitô hữu vào mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô. Niềm vui, ánh sáng và an bình của Chúa Kitô lan tỏa ra từ đêm Phục Sinh rạng ngời này làm tràn đầy đời sống của tín hữu ở hết mọi cộng đồng Kitô hữu và vươn tới hết mọi nơi và mọi lúc.

 

Anh chị em thân mến, trong những ngày đặc biệt này, chúng ta hãy hướng đời sống của chúng ta dứt khoát về việc hoàn toàn và dứt khoát gắn bó với những ý định của Cha trên trời; chúng ta hãy canh tân tiếng “xin vâng” của chúng ta với ý muốn thần linh như Chúa Giêsu đã làm nơi hy tế của Người trên cây thập tự giá. Những nghi thức cho Thứ Năm Tuần Thánh và Thứ Sáu Tuần Thánh, việc thin h lặng sâu xa của Thứ Bảy Tuần Thánh và tính cách long trọng của Lễ Vọng Phục Sinh tạo cho chúng ta cơ hội để đi sâu vào những cảm thức cùng với những giá trị nơi ơn gọi Kitô hữu của chúng ta là những gì được xuất phát từ mầu nhiệm Vượt Qua cũng như để củng cố kiên cường ơn gọi này bằng việc trung thành theo Chúa Kitô trong tất cả mọi trường hợp, như Người đã làm, cho đến độ bỏ sự sống mình cho Người.

 

Việc tưởng nhớ những mầu nhiệm của Chúa Kitô cũng có nghĩa là sẵn sàng và hoàn toàn gắn bó với lịch sử của ngày hôm nay đây, với niềm xác tín rằng nó là thực tại khi chúng ta cử hành. Chúng ta hãy gói ghém trong lời nguyện cầu của chúng ta những sự kiện kinh hoàng và những tình trạng đang hành khổ anh chị em của chúng ta trên khắp thế giới. Chúng ta biết rằng hận thù, chia rẽ và bạo lực không bao giờ là phán quyết cuối cùng nơi các biến cố lịch sử cả. Những ngày thánh này làm tái bừng lên trong chúng ta niềm hy vọng lớn lao: Chúa Kitô đã bị tử giá, song Người đã sống lại và đã chiến thắng thế gian.

 

Tình yêu mạnh hơn hận thù, nó đã chiến thắng và chúng ta cần phải liên minh với cuộc chiến thắng của tình yêu ấy. Bởi thế chúng ta cần phải bắt đầu lại từ Chúa Kitô và cùng nhau hoạt động với Người cho một thế giới được xây dựng trên an bình, công lý và yêu thương.

 

 Trong cuộc dấn thân bao gồm cả chúng ta ấy, chúng ta hãy để mình được dẫn dắt bởi Mẹ Maria, Vị đã đồng hành với Người Thần của Mẹ trên con đường khổ nạn và thập giá, và là Vị đã tham dự vào việc hiện thực dự án cứu độ của Người bằng sức mạnh đức tin của Mẹ.

Với những tâm tưởng ấy, tôi gửi đến anh chị em những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi về một Lễ Phục Sinh hạnh phúc và thánh đức cho anh chị em, cho những người thân yêu của anh chị em và cho cộng đồng của anh chị em.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/3/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

 

TOP

 

Thứ Tư 6/2/200, Thứ Tư Lễ Tro về Cuộc Hành Trình Mùa Chay

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay, Thứ Tư Lễ Tro, chúng ta lại bắt đầu cuộc hành trình Mùa Chay như mọi năm, với một tinh thần thiết hơn nguyện cầu và suy niệm hơn, ăn năn và hãm m ình hơn. Chúng ta đang tiến vào một mùa phụng vụ rất “thôi thúc” chúng ta sửa soạn cử hành Lễ Phục Sinh – tâm  điểm của niên lịch của Giáo Hội cũng như của chính cuộc sống của chúng ta – mời gọi chúng ta, hay chúng ta có thể nói, thôi thúc chúng ta sống đời Kitô hữu.

 

Vì những gì chúng ta dấn thân làm cùng với những lo toan của chúng ta đang kềm giữ chúng ta sống cùng một nhịp đời quan thuộc, khiến chúng ta có nguy cơ quên đi cái tính cách ngoại thường nơi cuộc hành trình này khi Chúa Kitô muốn bao gồm cả chúng ta nữa, chúng ta cần phải bắt đầu lại mỗi ngày bằng một hành trình gay go của đời sống phúc âm, bằng cách âm thầm tĩnh tâm qua những giây phút suy tư làm tái sinh tinh thần của chúng ta. Với nghi thức  bỏ tro cổ kính này, Giáo Hội muốn đưa Mùa Chay vào một cuộc tĩnh tâm kéo dài 40 ngày.

 

Nhờ đó, chúng ta mới có thể đi vào bầu khí của Mùa Chay, một bầu khí giúùp chúng ta tái nhận thức tặng ân chúng ta đã lãnh nhận nơi phép rửa, và là một bầu khí phấn khích chúng ta hãy tiến đến với bí tích hòa giải, đặt những quyết tâm hoán cải của chúng ta nơi biểu hiệu của lòng thương xót Chúa. Từ ban đầu, trong thời Giáo Hội sơ khai, Mùa Chay là một thời điểm đặc biệt cho thành phần dự tòng đang sửa soạn lãnh nhận bí tích rửa tội và Thánh Thể, những bí tích được cử hành trong đêm vọng Phục Sinh. Mùa Chay được coi là một thời điểm giúp cho người ta trở thành Kitô hữu, nhưng điều này không xẩy ra trong khoảnh khắc. Nó là một cuộc hành trình hoán cải và canh tân lâu dài.

 

Những ai đã được rửa tội thì cuộc hành trình này đối với họ là việc tưởng nhớ đến bí tích mà họ đã lãnh nhận và liên  kết một lần nữa với Chúa Kitô trong cuộc hân  hoan cử hành Lễ Phục Sinh. Như thế, Lễ Phục Sinh đã có và  vẫn còn giữ được cho tới ngày nay cảm giác và tính chất của một phép rửa, ở chỗ nó bảo tồn được cái ý thức là một khi trở thành Kitô hữu thì không bao giờ kết thúc cuộc hành trình ở đằng sau chúng ta, mà là một đường lối gắt gao liên tục đòi phải nỗ lực canh tân.

 

Trong việc bỏ tro lên đầu tín hữu, vị chủ tế nói rằng: “Hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro” (x Gen 3:19), hay ngài lập lại lời kêu gọi của Chúa Giêsu: “Hãy hoán cải và tin vào Phúc Âm” (x Mk 1:15). Cả hai việc thực hành này đều nhắc nhở về sự thật hiện hữu của con người: Chúng ta là những tạo vật hạn hữu, là những tội nhân liên lỉ cần phải ăn  năn và hoán cải.  Trong ngày sống và thời đại của chúng ta đây, quan trọng biết bao trong việc lắng nghe và tiếp nhận một tiếng gọi như thế! Khi cho rằng mình hoàn toàn biệt lập khỏi Thiên Chúa là con người trở thành nô lệ cho chính bản thân mình và thường cảm thấy mình lẻ loi khôn xiết. Lời mời gọi hoán cải này bởi thế là một sự thôi thúc hãy trở về với vòng tay của Thiên Chúa, một Người Cha săn sóc và nhân hậu, hãy tin tưởng nơi Ngài, hãy phó mình cho Ngài như thành phần con cái được thừa nhận, thành phần được tái sinh bởi tình Ngài yêu thương.

 

Giảng dạy một cách khôn ngoan, Giáo Hội lập lại rằng việc hoán cải trên hết là ân sủng, là một tặng ân mở lòng ra trước tình yêu vô cùng của Thiên Chúa. Bằng ân sủng của mình, Ngài thấy trước ước muốn hoán cải của chúng ta và nâng đỡ những nỗ lực của chún g ta trong việc hướng tới chỗ hoàn toàn gắn bó với ý muốn cứu độ của Ngài. Hoán cải nghĩa là làm sao cho Chúa Giêsu chiếm ngự lòng của chúng ta (x Phil 3:12) và cùng Người “trở về” cùng Cha.

 

Bởi thế hoán cải nghĩa là dấn thân theo giáo huấn của Chúa Giêsu và ngoan ngoãn theo đường lối của Người. Những lời Người đã dùng để cho thấy làm thế nào để trở nên những người môn đệ đích thực của Người là những gì đã tỏ tường. Sauk hi khẳng định rằng “ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất sự sống; còn ai mất sự sống mình vì Thày và vì Phúc Âm sẽ giữ được nó”, Người đã thêm “Có lợi lộc gì cho con người chiếm được cả thế gian mà lại mất chính linh hồn mình?” (Mk 8:35-36).

 

Việc chiếm đạt thành công, niềm mong muốn tiếng tăm thế giá và việc tìm kiếm tiện nghi thoải mái: một khi những điều ấy hoàn toàn chiếm đoạt đời sống cho đến độ loại trừ Thiên Chúa ra khỏi chân trời riêng của mình, thì có thực sự là chúng sẽ dẫn đến hạnh phúc hay chăng? Thiếu vắng Thiên Chúa có thể nào là hạnh phúc thực sự hay chăng? Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng chúng ta không cảm thấy hạnh phúc vì chúng ta thỏa mãn những niềm mong đợi về vật chất. Thật vậy, niềm hoan lạc duy nhất tràn ngập lòng con người đó là niềm hoan lạc xuất phát từ Thiên Chúa: Chúng ta thực sự cần đến niềm hoan lạc vô cùng bất tận này. Những lo lắng hằng ngày, hay những tân toan của cuộc sống cũng không thể nào hủy hoại được niềm vui xuất phát từ mối thân tình với Thiên Chúa ấy. Trước hết, lời Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy vác thập giá của chúng ta mà theo Người có vẻ khó khăn và ngược lại với những ước muốn của chúng ta – thậm chí là những gì khổ hạnh trước ước muốn thành đạt riêng tư của chúng ta. Thế nhưng, nếu chúng ta nhìn kỹ hơn, chúng ta sẽ khám phá ra rằng không phải thế: Các thánh nhân là bằng chứng cho thấy nơi Thập Giá của Chúa Kitô, nơi tình yêu được cống hiến khi từ bỏ tư hữu, chúng ta mới cảm thấy được một tình trạng thanh thản sâu xa làm nền tảng cho việc quảng đại dấn thân phục vụ anh chị em của chúng ta, nhất là cho thành phần  nghèo khổ và thiếu thốn. Điều này mới là những gì mang lại cho chúng ta niềm vui.

 

Cuộc hành trình Mùa Chay tiến  đến việc hoán cải mà hôm nay chúng ta cùng với toàn thể Giáo Hội thực hiện trở thành một cơ hội tốt đẹp, “một thời điểm thuận lợi” (x 2Cor 6:2) trong việc trao phó một lần nữa bản thân của chúng ta vào bàn tay của Thiên Chúa và thực hành những gì Chúa Giêsu liên lục lập lại với chúng ta rằng: “Nếu ai muốn theo Thày thì phải bỏ mình đi, vác thập giá của mình mà theo Thày” (Mk 8:34), nhờ đó, đi vào con đường yêu thương và hạnh phúc đích thực.

 

Trong Mùa Chay, Giáo Hội, theo chiều hướng Phúc Âm, đề ra một số nhiệm vụ đặc biệt để giúp tín hữu trong cuộc hành trình canh tân nội tâm này, đó là cầu nguyện, chay tịnh và bác ái. Năm nay, trong sứ điệp cho Mùa Chay vừa được phổ biến mấy ngày trước đây, tôi muốn nhấn mạnh đến “việc làm phúc, một việc đặc biệt tiêu biểu nơi việc giúp đỡ những ai thiếu thốn, đồng thời, đến việc thực hành bỏ mình là những gì giúp chúng ta thoát khỏi lòng dính bén với những sản vật trần thế” (khoản 1).

 

Tiếc thay chúng ta thấy được sâu đậm biết bao ước muốn được giầu sang về vật chất là những gì đang thấm nhập tràn đầy xã hội tân tiến ngày nay. Là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta được dạy cho biết rằng đừng ngẫu tượng hóa các thứ sản vật trần gian, mà là sử dụng chúng để sống và để giúp đỡ những ai thiếu thốn. Khi dạy chúng ta hãy sống bác ái, Giáo Hội dạy chúng ta hãy giải quyết những nhu cầu của tha nhân, bắt chước Chúa Kitô như Thánh Phaolô đã ghi nhận. Ngài đã trở nên  nghèo nàn để làm cho chúng ta nên giầu có bởi sự nghèo nàn của Người (x 2Cor 8:9). Tôi bàn đến vấn đề này kỹ lưỡng hơn trong sứ điệp cho Mùa Chay: “Nơi học đường của Người, chúng ta có thể học biết làm sao cho cuộc đời của mình thành một tặng ân hoàn toàn; khi bắt chước Người, chúng ta mới có thể làm cho chúng ta trở thành hữu dụng, không phải ở chỗ cống hiến một phần những gì chúng ta có mà là chính bản thân  của chúng ta”.

 

Tôi viết tiếp như sau: “Không phải toàn thể Phúc Âm có thể được tóm lại trong giới răn duy nhất về yêu thương hay sao? Việc làm phúc trong Mùa Chay như thế trở thành một phương tiện để đào sâu vào ơn gọi của Kitô hữu chúng ta. Trong việc tự động cống hiến bản thân mình Kitô hữu làm chứng rằng chính yêu thương chứ không phải là cái giầu sang về vật chất mới làm nên luật sống của họ”.

 

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy xin Mẹ Maria là Mẹ của Thiên Chúa và là Mẹ của Giáo Hội, cùng bước đi với chúng ta trong cuộc hành trình Mùa Chay, để làm cho nó trở thành một cuộc hành trình hoán cải thựïc sự. Chúng ta hãy để cho Mẹ dẫn dắt và chúng ta sẽ tiến đến chỗ được canh tân sâu xa để cử hành mầu nhiệm cao cả Phục Sinh của Chúa Kitô, mạc khải tối hậu của tình yêu nhân hậu Thiên Chúa.

 

Chúc anh chị em một Mùa Chay phúc ân! 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/2/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

 

 

TOP

 

 

Th Tư 23/1/2008 v Mi Hip Nht Kitô Giáo

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Chúng ta đang cử hành Tuần  Lễ Nguyện Cầu Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo là tuần lễ sẽ kết thúc vào Thứ Sáu 25/1. Ngày này đánh dấu cuộc trở lại của Thánh Phaolô Tông Đồ. Kitô hữu thuộc các giáo hội khác nhau và những cộng đồng giáo hội khác nhau cùng qui tụ lại vào thời điểm này để nhất trí kêu xin cùng Chúa Giêsu ơn tái thiết mối hiệp nhất giữa thành phần môn đệ của Người.

 

Nó là một lời van nài đồng loạt được đồng tâm nhất trí dâng lên để đáp lại ước muốn của Chúa Cứu Thế, Đấng đã hướng về Cha trong Bữa Tiệc Ly mà thân thưa: “Con chẳng những cầu xin cho họ mà còn cho những ai sẽ tin tưởng nơi Con nhờ lời của họ, để chúng được nên một, như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha, nhờ đó họ được nên một trong Chúng Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Jn 17:20-21). Khi cầu xin tặng ân hiệp nhất, Kitô hữu liên kết với lời nguyện cầu của Chúa Kitô và dấn thân chủ động hoạt động để nhờ đó toàn thể nhân loại có thể đón nhận và nhận biết Chúa Kitô là Vị Chủ Chiên và là Chúa duy nhất của chúng ta, hầu cảm nghiệm được niềm vui của tình Người yêu thương.

 

Năm nay, Tun L Nguyn Cu cho Mi Hip Nht Kitô Giáo có mt giá tr và ý nghĩa đặc bit, vì nó c hành mng k nim 100 năm ca nó. Từ thuở ban đầu thì tuần lễ này đã thực sự là một trực giác đầy hoa trái. được bt đầu vào năm 1908: Cha Paul Wattson, mt người M Anh Giáo, sáng lp viên ca “Hi Chuc Ti” (cộng đồng của Anh Chị Em Chuộc Tội), cùng vi mt tín đồ Episcopalian là Cha Spencer Jones, đã khi s cho ý nghĩ khôn ngoan v tun bát nht nguyn cu cho mi hip nht ca thành phn Kitô hu này. Ý nghĩ y đã được đức tng giám mc Nu Ước và khâm s tòa thánh hoan nghênh đón nhn.

 

Thế rồi, vào năm 1916, li kêu gi nguyn cu cho mi hip nht được lan rng khp Giáo Hi Công Giáo, nh vic can thip ca v tin  nhim đáng kính ca tôi là Đức Giáo Hoàng Bin Đức XV, qua bc văn thư ngn "At Perpetuam Rei Memoriam."

 

Việc khởi động ấy đã gây nên nhiều hào hứng và dần dần được thiết lập ở khắp mọi nơi, hoàn chỉnh cấu trúc của nó theo giòng thời gian, và cũng được tiến triển nhờ việc đóng góp của Đan Viện Phụ Couturier (1936).

 

Sau đó, khi làn gió khôn ngoan được Công Đồng Chung Vaticanô II thổi lên, nhu cầu cho mối hiệp nhất lại càng trở nên khẩn trương hơn nữa. Sau công đồng này, cuộc hành trình ấy đã được tiếp tục với việc nhẫn nại tìm kiếm mối hiệp thông trọn vẹn giữa tất cả mọi Kitô hữu, một cuộc hành trình đại kết từ năm này qua năm khác đã có được những thời điểm ấn định và hữu ích nhất ở Tuần Lễ Nguyện Cầu Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo.

 

Một trăm năm sau của tiếng kêu gọi cùng nhau nguyện cầu cho hiệp nhất, Tuần  Lễ Nguyện Cầu này giờ đây đã trở thành một truyền thống vững chắc, ở việc bảo trì được tinh thần và ngày tháng như Cha Wattson chọn lựa. Thật vậy, ngài đã chọn chúng theo ý nghĩa tiêu biểu của chúng. Theo lịch thời bấy giờ thì ngày 18/1 là ngày lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô, một ngai toà là nền tảng vững chắc và là một bảo đảm cho mối hiệp nhất của dân Chúa, trong khi đó ngày 25/1, như ở vào thời điểm hiện tại đây, phụng vụ cử hành cuộc trở lại của Thánh Phaolô.

 

Trong khi chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa về 100 năm nguyện cầu này cũng như về việc dấn thân chung nơi nhiều người môn đệ của Chúa Kitô, chúng ta cũng biết ơn nhớ đến vị tác giả của cái sáng kiến thiêng liêng quan phòng này là Cha Wattson, và cùng với ngài, tất cả những ai phát động và làm phong phú nó b ằng những đóng góp của họ, làm cho nó trở thành một điều được tất cả Kitô hữu cùng có được.

 

Tôi vừa nói với anh chị em rằng Công Đồng Chung Vaticanô II đã giành nhiều thời gian và chú trọng đến chủ đề hiệp nhất Kitô giáo, nhất là qua sắc lệnh về Giáo Hội (“Unitatis Redintegratio”), trong đó, ngoài những điều khác, thì tầm quan trọng của việc nguyện cầu để cổ võ hiệp nhất được đặc biệt nhấn mạnh. Cầu nguyện là chính cốt lõi của tất cả đời sống Giáo Hội. “Việc thay đổi cõi lòng và đời sống thánh thiện, cùng với việc chung riêng cầu nguyện cho mối hiệp nhất của thành phần Kitô hữu, phải được coi là hồn sống của tất cả phong trào đại kết” (UR, 8).

 

Nhờ việc đại kết thiêng liêng này – tức nhờ đời sống thánh thiện, nhờ việc hoán cải cõi lòng và việc nguyện cầu chung riêng – việc liên kết theo đuổi mối hiệp nhất đã đạt được những bước tiến trong thập niên vừa qua và đã được đa dạng hóa qua nhiều khởi động; từ việc làm quen và gặp gỡ các phần tử thuộc những giáo hội khác nhau và những cộng đồng giáo hội khác nhau; đến  những cuộc đoàm thoại và hợp tác giữa các ngành khác nhau càng ngày càng trở nên thân thiện; đến những cuộc bàn luận về thần học một cách cụ thể chúng ta nhờ đó có thể liên kết với nhau và hợp tác với nhau.

 

Với những gì đã có được và tiếp tục cống hiến, thì sự sống cho cuộc hành trình hướng tới mối hiệp thông trọn vẹn cho tất cả mọi Kitô hữu ấy trước hết và trên hết là việc cầu nguyện. “Hãy nguyện cầu không ngừng” (1Thes 5:17 ) là đề tài cho Tuần  Lễ Nguyện Cầu năm nay. Đồng thời nó là một lời mời gọi là đừng bao giờ thôi vang vọng trong các cộng đồng của chúng ta, vì nguyện cầu là ánh sáng, là sức mạnh, là hướng đạo việc cho đường đi nước bước của chúng ta khi chúng ta biết khiêm tốn lắng nghe Thiên Chúa của chúng ta, Vị Thiên Chúa của tất cả chúng ta.

 

Sau nữa, Công Đồng này còn nhấn mạnh đến việc cầu nguyện chung, đến việc liên kết nguyện cầu giữa người Công Giáo và các Kitô hữu khác hướng về Vị Cha chung trên trời. Bởi thế, Sắc Lệnh về Vấn Đề Đại Kết đã khẳng định rằng: “Những lời nguyện cầu được cùng nhau dâng lên này chắc chắn là cách thức rất hiệu nghiệm đối với việc khẩn cầu cho mối hiệp nhất Kitô Giáo” (UR, 8). Nơi việc cầu nguyện chung, các cộng đồng Kitô hữu hiệp nhất trước nhan Chúa, họ ý thức được những thứ mâu thuẫn xuất phát từ tình trạng chia rẽ, và họ cho thấy ý muốn tuân theo ước vọng của Chúa, trung thành hướng về Người để xin ơn hỗ trợ toàn năng của Người. Ngoài ra, sắc lệnh này còn thêm rằng những lời cầu nguyện như thế là “việc biểu lộ chân thực những mối liên kết mà người Công giáo tiếp tục muốn thắt kết với những người anh chị em phân ly của mình” (ibid.)


Đại Kết Kitô Giáo cho Sứ Vụ Truyền  Giáo

 

Bởi thế, việc cầu nguyện chung không phải là một tác động có tính cách thiện nguyện hay chỉ thuần tính cách xã hội, mà là việc thể hiện đức tin liên kết tất cả môi người môn đệ của Chúa Kitô.

 

Qua năm tháng việc chủ động hợp tác đã được thiết lập về phương diện này, và từ năm 1968, Văn Phòng Hiệp Nhâá Kitô Giáo bấy giờ, một văn phòng đã trở thành Hội Đồng Tòa Thánh đặc trách Việc Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, và Hội Đồng Đại Kết của Chư Giáo Hội, cùng nhau soạn thảo những hướng dẫn cho Tuần Lễ Nguyện Cầu Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo, những điều hướng dẫn sau đó được phổ biến cho thế giới tới những miền đất mà không có công cuộc chung này sẽ chẳng hề hay biết gì.

 

Sắc lệnh của Công Đồng về vấn đề đại kết này đã đề cập tới việc cầu nguyện cho mối hiệp nhất ở vào phần cuối khi khẳng định rằng Công Đồng biết rằng “việc đề xuất này trong vấn đề hòa giải tất cả mọi Kitô hữu trong mối hiệp nhất của Giáo Hội Chúa Kitô, một Giáo Hội duy nhất, là những gì vượt quá tất cả mọi nỗ lực và trao tặng của loài người. Bởi thế, Công Đồng đặt tất cả niềm hy vọng của mình v ào lời nguyện cầu của Chúa Kitô cho Giáo Hội” (UR 24).

 

Chính vì ý thức được những giới hạn loài người của chúng ta đã thúc đẩy chúng ta phó mình vào bàn tay của Chúa cách trọn vẹn tin tưởng. Chúng ta chỉ thấy được hết sức rõ ràng ý nghĩa đích thực ấy của Tuần Lễ Cầu Nguyện này; khi cậy dựa vào lời nguyện cầu của Chúa Kitô, Đấng tiếp tục nguyện cầu trong Giáo Hội của Người cho “tất cả được nên một… nhờ đó thế gian tin” (Jn 17:21).

 

Ngày nay sự thật của những lời này thực sự là hợp thời. Thế giới này đang khổ đau vì vắng bóng Thiên Chúa, vì không thể tới được với Thiên Chúa; nó đang nỗ lực nhận biết dung nhan của Thiên Chúa. Thế nhưng làm thế nào để con người ngày nay gặp được dung nhan của Thiên Chúa nơi dung nhan của Chúa Giêsu Kitô, nếu chúng ta là thành phần Kitô hữu lại phân rẽ nhau, nếu một bộ giáo huấn này phản nghịch lại với bộ giáo huấn kia?

 

Chỉ có liên kết với nhau chúng ta mới thực sự có thể tỏ cho thế giới – một thế giới đang cần đến – dung nhan của Thiên Chúa, dung nhan của Chúa Kitô.

 

Cho dù việc đối thoại và tất cả những gì chúng ta làm đều rất ư là cần thiết, thì vấn đề cũng hiển nhiên là không phải bằng những phương sách riêng của chúng ta mà chúng ta có thể chiếm đạt được mối hiệp nhất. Những gì chúng ta có thể đạt tới đó là tính cách sẵn sàng và khả năng đón nhận mối hiệp nhất này khi Chúa ban nó cho chúng ta. Đó là ý nghĩa của việc cầu nguyện, đó là mở lòng của chúng ta ra, là kiến tạo nên trong chúng ta cái sẵn sàng là yếu tố mở đường cho Chúa Kitô.

 

Trong phụng vụ của Giáo Hội xa xưa, sau bài giảng của vị chủ tế – vị giám mục hay vị chủ sự của việc cử hành này – thường có câu: “consersi ad Dominum” (hãy hướng về Chúa). Sau đó ngài và hết mọi người khác đứng lên và hướng về phía Đông. Tất cả đều muốn hướng tới Chúa Kitô. Chỉ khi nào biết hoán cải, chi nhờ việc hoàn cải về với Chúa Kitô này, nơi cái nhìn chung vào Chúa Kitô ấy, chúng ta mới có thể tìm được tặng ân hiệp nhất mà thôi.

 

Chúng ta có thể nói rằng chính nhờ việc nguyện cầu cho mối hiệp nhất đã làm bừng lên những giai đoạn khác nhau của phong trào đại kết, nhất là từ Công Đồng Chung Vaticanô II. Trong giai đoạn này, Giáo Hội Công Giáo đã giao tiếp với với các Giáo Hội khác nhau và các cộng đồng giáo hội khác nhau thuộc Đông phương lẫn Tây phương qua những hình thức đối thoại khác nhau, chạm trán với họ về các vấn đề thần học và lịch sử đã khơi lên qua các thế kỷ và đã làm nên những yếu tố cho tình trạng phân rẽ. Chúa đã khiến cho những liên hệ thân tình ấy xẩy ra để cải tiến việc hiểu biết hỗ tương và gia tăng mối hiệp thông, đồng thời cống hiến một nhận định rõ ràng hơn về những trục trặc vẫn còn tồn tại cùng với những căn nguyên chia rẽ.

 

Hôm nay, trong tuần lễ này, chúng ta hãy dâng lời tạ ơn Thiên Chúa là Đấng đã bảo trì và hướng dẫn cuộc hành trình này cho tới nay; một cuộc hành trình phong phú được sắc lệnh của Công Đồng về đại kết diễn tả như “xuất phát bởi ơn Chúa Thánh Thần” và “hằng ngày gia tăng một cách lớn mạnh hơn” (UR, 1).

 

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy chấp nhận lời mời gọi “hãy liên lỉ nguyện cầu” được Thánh Tông Đồ Phaolô ngỏ cùng các Kitô hữu tiên khởi ở Thessalonica, một cộng đồng do chính ngài thành lập. Vì biết rằng tình trạng bất hòa bắt dầu xẩy ra, ngài đã van xin họ hãy nhẫn nại với mọi người, đừng lấy ác báo ác, song hãy nhìn đến dự thiện hảo tốt lành giữa họ với mọi người, và hãy vui thỏa ở mọi hoàn cảnh, vui thỏa, vì Chúa ở gần chúng ta. Bài giảng của Thánh Phaolô cho Kitô hữu Thessalonica có thể giúp hướng dẫn hành vi cử chỉ của thành phần Kitô hữu trong mối liên hệ đại kết ngày nay.

 

Trên hết, ngài đã nói rằng: “Hãy sống thuận hòa giữa anh chị em với nhau”. Rồi “Hãy nguyện cầu không ngừng, và trong hết mọi hoàn cảnh, hãy dâng lời tạ ơn” (cf. 1Thes 5:13-18). Chúng ta cũng hãy đón nhận lời khẩn cầu này từ vị tông đồ ấy, vừa để tạ ơn Chúa về sự tiến bộ đạt được trong phong trào đại kết và vừa kêu xin cho mối hiệp nhất trọn vẹn.

 

Xin Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội, giúp cho tất cả mọi thành phần môn đệ của Người Con thần linh Mẹ có thể sống thuận hòa và tương ái, như là một mô phạm đích thực trước toàn thế giới, và làm cho dung nhan của Thiên Chúa trở nên khả thức nơi dung nhan của Chúa Kitô, Đấng là Thiên Chúa ở với chúng ta, là Thiên Chúa của an bình và hoệp nhất.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 23/1/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

 

TOP

 

Thứ Tư 2/1/2008 về Mẹ Thiên Chúa

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Có một công thức chúc lành rất cổ xưa được thuật lại trong Sách Dân Số là: “Xin Chúa chúc lành cho các người và bảo vệ các người. Xin Chúa tỏ dung nhan của Ngài cho các người thấy và ban thuận lợi cho các người. Xin Chúa đoái nhìn các người và ban cho các người an bình” (6:24-26). Bằng những lời ấy phụng vụ chúng ta đã nghe thấy hôm qua, ngày đầu tiên trong năm, tôi muốn gửi lời chào thân ái đến anh chị em hiện diện nơi đây và những ai trong những ngày thuộc mùa lễ Giáng Sinh này đã bày tỏ cùng tôi lòng họ thiết tha gắn bó thiêng liêng với tôi.

 

Hôm qua chúng ta đã cử hành lễ trọng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. “Mẹ Thiên Chúa”, “Theotokos”, là một tước hiệu chính thức được qui cho Đức Maria vào thế kỷ thứ 5, thực sự là bởi Công Đồng Chung Êphêsô năm 431, thế nhưng đã được củng cố bởi việc tôn sùng của dân Kitô Giáo từ thế kỷ thứ 3, trong bối cảnh của những cuộc tranh luận xẩy ra vào thời đoạn đó về ngôi vị của Chúa Kitô. Qua tước hiệu này, vấn đề được nhấn mạnh ở chỗ Chúa Kitô là Thiên Chúa và Người thực sự được hạ sinh làm người bởi Mẹ Maria: bởi thế mới bảo tồn được mối hiệp nhất của Người vừa là Thiên Chúa thật và là người thật. Thật vậy, mặc dù cuộc tr anh luận dường như tập trung vào Mẹ Maria, thật ra lại liên quan tới Người Con. Vì muốn bảo toàn nhân tính của Chúa Kitô mà một số vị nghị phụ đã đề nghị một từ ngữ nhẹ nhàng hơn, ở chỗ, thay vì tước hiệu “Theotokos”, các vị đề nghị tước hiệu “Mẹ của Chúa Kitô”: tuy nhiên, tước hiệu này lại được coi như là một thứ đe dọa tới tín lý về mối trọn vẹn hiệp nhất giữa thần tính và nhân  tính của Chúa Kitô. Đó là lý do, sau khi bàn luận rộng rãi trong Công Đồng Chung Êphêsô 431, vấn đề được long trọng khẳng định một đàng về mối hiệp nhất của hai bản tính thần linh và nhân loại nơi ngôi vị của Con Thiên Chúa (cf DS, 250), đàng khác về tính cách hợp tình hớp lý trong việc qui cho Vị Trinh Nữ tước hiệu “Theotokos”, Mẹ Thiên Chúa (DS, 251).

 

Sau công đồng này người ta thấy thực sự bùng lên lòng tôn sùng Thánh Mẫu và nhiều nhà thờ được kiến thiết để dâng kính Mẹ Thiên Chúa. Trong số những thánh đường ấy nổi nhất về tính cách chính yếu của nó là Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma đây. Tín lý liên quan tới Đức Maria, Mẹ Thiên  Chúa, còn được khẳng định lại ở Công Đồng Chung Chalcedon năm 451, một công đồng tuyên bố Chúa Kitô là “Thiên Chúa thật và là người thật […] được hạ sinh cho chúng ta và vì phần rỗi chúng ta bởi Đức Maria, Vị Trinh Nữ và là Mẹ Thiên Chúa, theo nhân tính của Người” (DS, 301). Như đã biết , Công Đồng Chung Vaticanô II đã gom tóm tín lý về Mẹ Maria ở Chương VIII trong hiến chế tín lý về Giáo Hội, “Lumen Gentium”, khi tái khẳng định v ai trò làm mẹ thần linh của Mẹ. Chương này có tiêu đề là: “Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội”.

 

Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa, một tước hiệu sâu xa gắn liền với những cử hành của Lễ Giáng Sinh, vì lý do ấy là danh hiệu chính yếu, chúng ta có thể nói, được cộng đồng tín hữu căn cứ vào đó để luôn tỏ ra tôn kính Vị Trinh Nữ Thánh Đức này. Nó thể hiện rất rõ ràng sứ vụ của Mẹ Maria trong lịch sử cứu rỗi. Tất cả mọi tước hiệu khác qui cho Đức Mẹ đều được căn cứ vào ơn gọi của Mẹ là Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, một con người tạo sinh được Thiên Chúa tuyển chọn để hiện thực dự án cứu độ, một dự án cứu độ mà cốt lõi là đại mầu nhiệm nhập thể của Lời thần linh. Trong những ngày lễ hội này, chúng ta đã trầm lặng chiêm ngắm cảnh trí Giáng Sinh trong máng cỏ. Ở tâm điểm của cảnh tượng này, chúng ta thấy Vị Trinh Mẫu cống hiến Con Trẻ Giêsu cho việc chiêm ngưỡng của những ai đến  tôn thờ Đấng Cứu Thế: thành phần mục đồng, những kẻ nghèo khổ ở Bêlem, thành phần đạo sĩ chiêm gia từ Đông Phương tới.

 

Sau đó, vào ngày lễ Dâng Con, một lễ chúng ta cử hành vào ngày 2/2, còn có cả vị lão thành Simeon và nữ tiên  tri Anna nhận lãnh trong cánh tay của họ từ Người Mẹ này Con Trẻ nhỏ bé ấy để tôn thờ Người. Việc tôn sùng này của dân Kitô Giáo bao giờ cũng coi việc giáng sinh của Chúa Giêsu và vai trò làm mẹ thần linh của Mẹ Maria là hai khía cạnh nơi cùng một mầu nhiệm nhập thể của Lời thần linh, và vì lý do ấy không bao giờ coi Giáng Sinh là một cái gì đó thuộc về quá khứ. Chúng ta là “những người đồng thời” của thành phần mục đồng, của các vị đạo sĩ chiêm gia, của ông Simeon và bà Anna, và khi chúng ta đồng hành với họ, chúng ta được tràn đầy niềm vui, vì Thiên Chúa đã muốn là Vị Thiên Chúa ở cùng chúng ta và Người có một người mẹ cũng là mẹ của cả chúng ta nữa.

 

Từ tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa” đã xuất phát ra tất cả những tước hiệu khác được Giáo Hội bày tỏ để tôn kính Mẹ Maria, thế nhưng, tước hiệu này là tước hiệu chính yếu. Chúng ta nghĩ tới đặc ân của “Việc Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên  Tội”, tức là không bị n hiễm lây tội lỗi ngay từ giây phút Mẹ được thụ thai: Mẹ Maria được gìn giữ khỏi mọi tì ố tội lỗi vì Mẹ phải trở nên Mẹ của Đấng Cứu Chuộc. Cũng thế đối với tước hiệu “Mông Triệu”, ở chỗ, người hạ sinh Đấng Cứu Thế không thể nào lại bị băng hoại gây ra bởi nguyên tội. Và chúng ta biết rằng tất cả những đặc ân ấy được ban cho Mẹ Maria không phải là để tách xa Mẹ khỏi chúng ta, trái lại, làm cho Mẹ càng gần gũi chúng ta hơn; thật vậy, được hoàn toàn ở với Thiên Chúa, Người Nữ này rất gần gũi với chúng ta và giúp đỡ chúng ta như một người mẹ và người chị. Ngay cả vị thế chuyên biệt và có một không hai của Mẹ Maria trong cộng đồng của tín hữu cũng xuất phát từ ơn gọi nồng cốt Mẹ Đấng Cứu Chuộc này. Chính vì thế mà Mẹ Maria cũng là Mẹ của Nhiệm Thể Chúa Kitô là Giáo Hội. Bởi vậy mà ngay trong Công Đồng Chung Vaticanô II, ngày 21/11/1964, Đức Phaolô VI đã long trọng qui cho Mẹ Maria tước hiệu “Mẹ của Giáo Hội”.

 

Chính vì là Mẹ của Giáo Hội mà Vị Trinh Nữ này cũng là Mẹ của mỗi người chúng ta là các chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Từ trên thánh giá, Chúa Giêsu đã ký thác Người Mẹ này cho một một người môn đệ của Người, và đồng thời cũng trao phó từng người môn đệ cho tình yêu thương của Mẹ Người. Thánh ký Gioan kết luận trình thuật ngắn ngủi  gợi ý của Người bằng những lời này: “Và từ lúc ấy người môn đệ ấy mang Người về nhà mình” (Jn 19:27). Đó là cách thức bản văn Hy Lạp  được chuyển dịch sang tiếng Ý. Tiếng Hy Lạp là “eis tai dia”, n gười môn đệ ấy đón nhận Mẹ vào đời sống của mình, vào con người mình.  Có thể Mẹ trở thành phần đời của họ và cả hai cuộc sống thấu nhập vào nhau; và việc đón nhận Mẹ ấy (“eis tai dia”) vào đời sống của mình là câu nói của Chúa. Bởi vậy, trong giây phút tột đỉnh của việc hoàn thành sứ vụ cứu tinh của mình, Chúa Giêsu đã để lại cho mỗi người môn đệ của mình, như một gia sản quí báu, Người Mẹ của Người là Trinh Nữ Maria. 

 

Anh chị em thân mến, trong những ngày đầu năm này, chúng ta được mời gọi chú trọng tới tầm quan trọng của việc Mẹ Maria hiện diện trong đời sống của Giáo Hội cũng như trong đời sống riêng tư của chúng ta. Chúng ta hãy ký thác bản thân cho Mẹ để Mẹ có thể hướng dẫn bước đường của chúng ta trong một giai đoạn mới của thời gian mà Chúa ban cho chúng ta để sống, và để Mẹ có thể giúp chúng ta trở thành những người bạn đích thực của Con Mẹ, nhờ đó trở thành những kẻ can đảm xây dựng Vương Quốc của Người trên thế gian này, một Vương Quốc ánh sáng và chân lý. Chúc mừng tân niên tất cả anh chị em! Đó là lời chào chúc tôi muốn gửi đến anh chị em hiện diện nơi đây cũng như đến những người thân yêu của anh chị em trong buổi triều kiến chung đầu tiên của năm 2008 này. Chớ gì tân niên đây, được bắt đầu bằng dấu hiệu Trinh Nữ Maria, làm cho chúng ta cảm thấy sự hiêä diện từ mẫu của Người một cách sống động hơn, nhờ đó, được bảo trì và nâng đỡ bởi việc chở che của Vị Trinh Nữ này, chúng ta có thể chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Giêsu Con Mẹ bằng con mắt mới mẻ và vững mạnh hơn bước đi trên con đường thiện hảo. 

 

Một lần nữa, chúc tất cả anh chị em được Một Tân  Niên Hạnh Phúc!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/1/2008

 

TOP