"Cần phải cổ võ những chính sách kiến tạo những điều kiện để con người có thể chịu đựng những tật bệnh cho dù bất khả chữa trị và chết chóc một cách xứng với phẩm giá của mình".

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XV:

Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân 11/2/2007 ở Thủ Đô Seoul Nam Hàn

 

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Vào ngày 11/2/2007, khi Giáo Hội tiếp tục tưởng kính phụng vụ Lễ Mẹ Lộ Đức thì Ngày Thế Giới Bệnh Nhân  lần thứ XV được cử hành tại Seoul, Đại Hàn. Sẽ diễn ra những cuộc gặp gỡ, hội nghị, gặp nhau về mục vụ và cử hành phụng vụ, với thành phần đại diện của Giáo Hội ở Hàn quốc, nhân  viên chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân cùng gia đình của họ. Một lần nữa, Giáo Hội hướng mắt về những ai đang chịu khổ đau và kêu gọi hãy chú tâm tới thứ bệnh bất khả chữa lành mà nhiều người trong họ đang hấp hối trước các chứng bệnh nguy tử. Họ có mặt trên mọi lục địa, nhất là ở những nơi nghèo khổ và khốn khó gây ra bởi tình trạng bất hạnh và sầu thương. Ý thức được những thứ khổ đau ấy, tâm thần của tôi sẽ hiện diện tron g Ngày Thế Giới Bệnh Nhân  này, hiệp với các cuộc gặp gỡ để bàn luận về cái khốn khổ của thành phần bệnh nhân nan trị trên thế giới, cũng như để khuyến khích các nỗ lực của cộng đồng Kitô Giáo trong việc họ làm chứng  cho niềm ưu ái và xót thương của Chúa.

 

Bệnh tật là những gì không thể nào không gây ra giây phút khủng hoảng và cuộc chạm trán day dứt cho hoàn cảnh riêng của cá nhân con người. Những tiến bộ nơi các ngành khoa học về sức khỏe thường cung cấp phương tiện cần thiết để đương đầu với thách đố ấy, ít là liên quan tới khía cạnh thể lý của nó. Tuy nhiên, sự sống con người tự mình có những hạn hữu, và không sớm thì muộn cũng đi tới chỗ chết. Đây là một kinh nghiệm mà mỗi người đang được kêu gọi, và là một kinh nghiệm mà từng người cần phải sửa soạn sẵn sàng. Mặc dù khoa học đạt được những tiến bộ nhưng vẫn không thể chưa được mọi thứ tật bệnh, nên chúng ta vẫn gặp thấy nơi các bệnh viện, các viện tế bần, các gia đình trên khắp thế giới những nỗi khổ đau của nhiều anh chị em của chúng ta, những người bị bệnh bất trị và thường là nguy tử. Ngoài ra, biết bao nhiêu là triệu người trên thế giới này vẫn còn trải qua những tình trạng sinh sống thiếu vệ sinh và không được hưởng những nguồn y tế thật là cần thiết, thường là những gì căn bản nhất, từ đó càng gia tăng số người bị coi là ‘bất khả chữa trị’.

 

Giáo Hội muốn nâng đỡ những bệnh nhân nan trị và nguy tử này bằng việc kêu gọi những chính sách chính đáng của xã hội là những gì có thể giúp vào việc loại trừ đi những căn nguyên gây ra nhiều tật bệnh và khuyến khích việc chăm sóc cải tiến đối với người hấp hối cũng như đối với những ai không có phương dược chữa trị. Cần phải cổ võ những chính sách kiến tạo những điều kiện để con người có thể chịu đựng những tật bệnh cho dù bất khả chữa trị và chết chóc một cách xứng với phẩm giá của mình. Ở đây cần phải nhấn mạnh một lần nữa đến nhu cầu cần phải có thêm các trung tâm chăm sóc giảm đau trong việc cung cấp việc chăm sóc nguyên vẹn, bằng cách cống hiến cho bệnh nhân việc trợ giúp nhân bản và hỗ trợ về tinh thần như họ cần đến. Đây là quyền lợi thuộc về hết mọi người, một quyền lợi mà tất cả chúng ta cần phải dấn thân để bênh vực.

 

Ở đây tôi cũng muốn khuyến khích các nỗ lực của những ai hằng ngày phục vụ để bảo đảm là bệnh nhân bất khả trị và nguy tử, cùng với gia đình của họ, lãnh nhận được việc chăm sóc đầy đủ và yêu thương. Giáo Hội, theo gương của Người Samaritanô Nhân Lành, bao giờ cũng đặc biệt tỏ ra quan tâm tới thành phần bệnh nhân ấy. Qua các phần tử cá nhân và những tổ chức của mình, Giáo Hội tiếp tục đứng về phía người chịu khổ đau và chăm sóc cho người hấp hối, nỗ lực bảo trì phẩm vị của họ vào những giây phút quan trọng của cuộc sống con người. Nhiều cá nhân như thế – các chuyên viên chăm sóc sức khỏe, các tác nhân mục vụ và các tình nguyện viên – và các cơ cấu trên khắp thế giới không ngừng phục vụ thành phần bệnh nhân, trong các bệnh viện và các đơn vị chăm sóc giảm đau, ở các đường phố, nơi các dự án cư trú và các giáo xứ.

 

Giờ đây tôi hướng về anh chị em, anh chị em thân mến của tôi đang khổ sở vì các chứng bệnh nan trị và nguy tử. Tôi xin anh chị em hãy chiếm ngắm những nỗi khổ đau của Chúa Kitô tử giá, và liên kết với Người, hoàn toàn tin tưởng vào Chúa Cha rằng tất cả mọi sự sống, đặc biệt là sự sống của anh chị em đang ở trong tay Ngài. Anh chị em hãy tin tưởng rằng những khổ đau của anh chị em, hợp với những khổ đau của Chúa Kitô, sẽ giúp ích cho nhu cầu của Giáo Hội và của thế giới. Tôi xin Chúa kiên cường đức tin của an hem bằng tình yêu của Ngài, nhất là trong những cuộc thử thách anh chị em đang trải qua. Tôi hy vọng rằng dù anh chị em ở đâu, anh chị em bao giờ cũng tìm thấy niềm phấn khởi thiêng liêng và sức mạnh cần thiết để nuôi dưỡng niềm tin của anh chị em và mang anh chị em đến gần hơn với Cha của Sự Sống. Qua các vị linh mục và cán sự mục vụ của mình, Giáo Hội muốn hỗ trợ anh chị em và đứng bên anh chị em, giúp anh chị em trong những giờ phút cần thiết, nhờ đó làm hiện hữu hóa tình thương xót ưu ái của Chúa Kitô đối với những ai khổ đau.

 

Tóm lại, tôi xin các cộng đồng của Giáo Hội trên khắp thế giới, nhất là những cộng đồng dấn thân phục vụ cho thành phần yếu bệnh, nhờ sự trợ giúp của Mẹ Maria, Salus Infirmorum, hãy tiếp tục, làm chứng từ thực sự cho mối quan tâm ưu ái của Thiên Chúa là Cha của chúng ta. Chớ gì Đức Trinh Nữ là Mẹ của chúng ta an ủi những ai bị yếu bệnh và nâng đỡ tất cả những ai hiến đời mình, như những người Samaritanô Nhân Lành, trong việc chữa lành các vết thương v ề thể lý và tâm linh cho những ai đang khổ đau. Liên kết với mỗi một người trong anh chị em bằng tâm tưởng và nguyện cầu, tôi thân ái ban Phép Lành Tòa Thánh như một bảo chứng của sức mạnh và bình an trong Chúa.

 

Tại Vatican ngày 8/12/2006.

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trự ctiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/sick/documents/hf_ben-xvi_mes_20061208_world-day-of-the-sick-2007_en.html

 

 

 

 

Ngày Thế Giới Bệnh Nhân 11/2/2007 với Ơn Đại Xá

 

Chiều tối hôm qua 5/2/2007, Tòa Ân Giải của Tòa Thánh đã ban hành một sắc lệnh về việc ban các ân xá cho tín hữu về Ngày Thế Giới Bệnh Nhân là ngày được cử hành hằng năm vào Lễ Mẹ Lộ Đức 11/2, năm nay được tổ chức tại thủ đô Seoul Nam Hàn. Sắc lệnh có nội dung chính yếu như sau:

 

“Chúng ta phải sâu xa suy tư về sự kiện là các thứ phương dược của loài người đều có giới hạn, bởi thế, mớio không thể tránh được thời điểm con người tiến đến chỗ kết thúc cuộc hành trình trền thế của mình. Chúng ta cần phải cống hiến cho thành phần bệnh nhân đang sống trong hoàn cảnh ấy việc chăm sóc ân cần nhất và đức bác ái cao cả nhất, nhờ đó việc họ qua thế giới này về cùng Cha được êm ái bằng ơn an ủi thần linh, và cũng nhờ đó, như Giáo Hội khẩn cầu cho người hấp hối, họ có thể thấy được dung nhan dịu hiền của Chúa Giêsu Kitô và rõ ràng nghe thấy tiếng gọi họ về hưởng hiển vinh và nuềm vui vĩnh hằng.

 

“Với ý thức này, Mẹ Hội Thánh hy vọng rằng việc cử hành hằng năm Ngày Thế Giới Bệnh Nhân trở thành một cuộc học hỏi giáo lý tác hiệu về giáo huấn… trong kho tàng Mạc Khải, liên quan tới giá trị và tác dụng của khổ đau”.

 

Đó là lý do Ơn Đại Xá cũng gọi là Ơn Toàn Xá sẽ được ban cho “tín hữu nào, giữ đủ các điều kiện  thông thường (Xưng Tội, Hiệp Lễ và cầu theo ý Đức Thánh Cha), và bằng một tâm hồn hoạn toàn không vướng mắc bất cứ hình thức tội lỗi nào, tham dự Ngày 11/2 ở thành phố Seoul, hay ở bất cứ nơi nào khác theo ấn định của thầm quyền giáo hội, vào một nghi thức linh thánh được tổ chức để nài xin Thiên Chúa thực hiện các mục tiêu của Ngày Thế Giới  Bệnh Nhân”.

 

“Thành phần tín hữu, ở các bệnh viện công hay các nhà riêng, như ‘những người Samaritanô Nhân Lành’ bác ái trợ giúp người bệnh – nhất là những ai chịu những thứ bệnh nan trị và nguy tử – và những người tín hữu, vì dịch vụ cung cấp, không thể tham dự vào nghi thức được đề cập đến trên đây, sẽ được cùng tặng ân Đại Xá, nếu ngày hôm đó họ quảng đại cung cấp, tối thiểu là mấy tiếng đồng hồ, việc trợ giúp bác ái cho bệnh nhân như thể họ chăm sóc cho chính Chúa Kitô, bằng một tâm hồn hoàn toàn không vướng mắc bất cứ một hình thức tội lỗi nào, và với ý định tuân giữ, sớm bao nhiêu có thể, những điều kiện cần phải có để được hưởng ơn Đại Xá.

 

“Thành phần tín hữu, vị bệnh nạn, tuổi già hay có lý do tương tự, không thể tham dự vào nghi thức kể trên, cũng có thể hưởng Ơn Đại Xá, nếu, có tâm hồn hoàn toàn không vướng mắc b ất cứ hình thức tội lỗi nào và có ý tuân giữ sớm bao nhiêu có thể những điều kiện đòi buộc, họ tham dự một cách thiêng liêng cùng với Đức Thánh Cha vào cuộc cử hành trên, sốt sắng cầu cho người bệnh, và nhờ Trinh Nữ Maria là ‘Sinh Lực của Bệnh Nhân’ hiến dâng những khổ đau về thể xác và tinh thần của mình lên Thiên Chúa”.

 

Sắc lệnh của Tòa Ân Giải cũng nói tới vấn đề tiểu xá được ban cho “tất cả mọi tín hữu, vào bất cứ khi nào trong thời khoảng 9-11/2, có lòng thống hối dâng lời sốt sắng nguyện cầu lên Chúa nhân lành xin cho những ước vọng nguyện cầu ấy được đáp ứng để cứu giúp người bệnh, nhất là những ai chịu thứ bệnh nan trị và nguy tử”.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 6/2/2007

 

 

 

“Hãy sống và chia sẻ một cách bình an tin tưởng cái cảm nghiệm sầu thương và bệnh nạn, hiến dâng nó một cách tin tưởng cho Chúa Cha, nhờ đó hoàn tất nơi xác thịt của chúng ta những gì còn thiếu nơi các khổ đau của Chúa Kitô”

 

ĐTC BĐXVI – Huấn Từ Cuối Lễ cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân lần XV ngày Lễ Mẹ Lộ Đức 11/2/2007

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Thật là vui mừng được gặp gỡ anh chị em ở đây, nơi Đền Thờ Vatican vào ngày Lễ Mẹ Lộ Đức và là Ngày Thế Giới Bệnh Nhân hằng năm, vào cuối Thánh Lễ được ĐHY Camilo Ruini chủ tế.

 

Trước hết tôi xin chào ngài, một lời chào tôi cũng muốn gửi tới tất cả anh chị em hiện diện nơi đây, đến Cha Sở Đền Thờ này là ĐTGM Angelo Comastri, đến các vị Giám Mục, linh mục cùng Tu Sĩ. Tôi chào n hững vị lãnh đạo cùng phần tử thuộc tổ chức UNITALSI, thành phần dấn thân cho việc chuyên chở và chăm sóc bệnh nhân về cuộc hành hương này cũng như những biến cố có ý nghĩa khác.

 

Tôi chào những vị lãnh đạo và phần tử thuộc tổ chức “Opera Romana Pellegrinaggi” và những ai sẽ tham dự vào Công Nghị Toàn Quốc  về Thần  Học và Mục Vụ, cả từ Ý quốc lẫn hải ngoại. Tôi gửi lời chào tới cả thành phần đại biểu đại diện của tổ chức “Cammini d’Europa”.

 

Thế nhưng, lời chào thân ái nhất của tôi xin hướng về anh chị em, hỡi anh chị em bệnh nhân  thân mến, đến gia đình của an h chị em cũng như đến những tình nguyện viên lo việc chăm sóc cho anh chị em vàưu ái hộ tống anh chị em hôm nay đây. Cùng với tất cả anh chị em, tôi muốn liên kết mình với những ai hôm  nay đang tham dự vào các biến cố khác nhau của Ngày Thế Giới Bệnh  Nhân được tổ chức ở Seoul, Nam Hàn. Ở đó, ĐHY Javier Lozano Barragán, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Việc Chăm Sóc Mục Vụ Sức Khỏe, thay tôi chủ sự cuộc cử hành này.

 

Hôm nay là Lễ Đức Trinh Nữ Maria Lộ Đức, vị mà gần 150 năm trước đây đã hiện ra với một con người trẻ quê mùa chất phác là Thánh Bernadette Soubirous, tỏ mình ra là Vị Đầu Thai Vô Nhiễm Tội.

 

Cũng trong cuộc hiện ra này, Đức Mẹ đã tỏ mình ra như là một người mẹ dịu dàng đối với con cái Mẹ, nhắc nhở rằng thành phần bé nhỏ, nghèo nàn là thành phần yêu dấu của Thiên Chúa và là thành phần được tỏ cho b iết mầu nhiệm về Nước Trời.

 

Các bạn thân mến, Mẹ Maria, vị đã lấy đức tin hộ tống với Con Mẹ ở dưới chân cây Thập Giá, vị bởi dự án mầu nhiệm đã liên kết với những khổ đau của Chúa Kitô Con Mẹ, không bao giờ thôi kêu gọi chúng ta hãy sống và chia sẻ một cách bình an tin tưởng cái cảm nghiệm sầu thương và bệnh nạn, hiến dâng nó một cách tin tưởng cho Chúa Cha, nhờ đó hoàn tất nơi xác thịt của chúng ta những gì còn thiếu nơi các khổ đau của Chúa Kitô (x Col 1:24).

 

Về vấn đề này, tôi muốn  nhắc lại những lời được vị Tiền Nhiệm khả kính của tôi là Đức Phaolô VI sử dụng để kết thúc Tông Huấn “Marialis Cultus”: “Được chiêm ngưỡng nơi các đoạn Phúc Âm cũng như nơi cái thực tại mà Mẹ có được trong Thành Đô Thiên Chúa, Đức Trinh Nữ Maria cống hiến một nhãn quan bình lặng và một lời bảo đảm cho con người tân  tiến, con người thường bị xâu xé giữa buồn đau và hy vọng, con người bị xâm chiếm bởi cảm quan hữu hạn của mình và bị tấn công bởi những khát vọng vô hạn của mình, con người bị rối loạn trong trí khôn và chia cắt trong tâm hồn, mơ hồ trước cái u uẩn của chết chóc, con người bị lẻ loi cô độc đè nén nhưng lại khát mong hiệp thông, con người là mồi ngon cho buồn chán và ghê rợn. Mẹ tỏ cho thấy cái chiến  thắng của niềm hy vọng trên tâm trạng buồn đau, của mối hiệp thông trên tâm trạng cô độc, của hòa bình trên lo âu, của niềm vui và diễm lệ trên buồn chán và ghê rợn, của những nhãn quan vĩnh hằng trên những nhãn quan trần tục, của sự sống trên sự chết” (số 57).  

 

Chúng là những lời lẽ làm sáng tỏ đường lối của chúng ta, thậm chí cả vào lúc mà cảm quan hy vọng và niềm tin chữa lành dường như biến mất; chúng là những lời lẽ tôi muốn dùng để đặc biệt an ủi những ai đang bị quằn quại với các thứ bệnh nạn và đớn đau trầm kha.

 

Và chính vì những người anh chị em đặc biệt bị thử thách này của chúng ta mà Ngày Thế Giới B ệnh N hân hôm nay mới được chú trọng đặc biệt. Chúng ta muốn  họ cảm thấy sự gần gũi về vật chất và thiêng liêng của toàn thể cộng đồng Kitô hữu.

 

Vấn đề cần thiết là đừng để họ cảm thấy bị bỏ rơi và cô quạnh trong khi họ đang phải cố gắng đối đầu với từng giây phút rất mong manh trong cuộc đời họ. Đáng ca ngợi cho những ai nhẫn nại và ưu ái tận dụng khả năng chuyên môn của mình cùng với tình nồng hậu con người để phục vụ họ.

 

Tôi nghĩ đến các bác sĩ, y tá, cán sự xã hội về sức khỏe, các tình nguyện viên, Tu Sĩ và linh mục, thành phần không quản ngại cúi mình xuống với họ như Người Samaritanô Nhân Lành, không quan tâm gì tới thân phận về xã hội của họ, mầu da hay tôn giáo, mà chỉ chú ý tới các nhu cầu của họ mà thôi. Trước mặt hết mọi người, nhất là những người bị thử thách và thất sắc bởi bệnh tật, hãy chiếu giải Dung Nhan Chúa Kitô là Đấng đã phán: “Khi các người làm điều ấy cho một trong những người hèn mọn nhất trong anh em Ta đây là các người làm điều ấy cho chính Ta vậy” (Mt 25:40).

 

Anh chị em thân mến, trong chốc lát nữa đây, tối hôm nay, sẽ diễn ra một cuộc rước nến ý nghĩa làm bừng lên một bầu không khí được tạo nên nơi thành phần hành hương và những ai tôn sùng Lộ Đức. Tâm trí chúng ta hướng về hang Massabielle, nơi các nỗi buồn sầu và hy vọng, sợ hãi và tin tưởng gặp gỡ nhau.

 

Có biết bao nhiêu là những người hành hương, được an ủi bởi ánh mắt Người Mẹ này của họ, đã tìm thấy ở Lộ Đức sức mạnh để làm trọn một cách dễ dàng hơn ý muốn của Thiên Chúa, cho dù nó đòi phải từ bỏ và đau thương, với nhận thức như Tông Đồ Phaolô khẳng định là tất cả mọi sự xẩy ra đều vì lợi ích của những ai mến yêu Chúa (x Rm 8:28).

 

Anh chị em thân mến, chớ gì đối với anh chị em, cây nến sáng anh chị em đang cầm trong tay trở thành dấu hiệu của tấm lòng chân thành muốn bước đi với Chúa Giêsu, niềm bình an phát tỏa, Đấng chiếu soi trong tăm tối và thúc đẩy chún g ta trở thành ánh sáng và nâng đỡ những ai gần gũi với chúng ta.

 

Chớ gì đừng có một ai, nhất là những ai thấy mình gặp phải tình trạng khó khăn, cảm thấy lẻ loi cô độc và bị bỏ rơi.

 

Tôi xin ký thác tất cả anh chị em cho Trinh Nữ Maria. Mẹ, sau khi trải qua khổ đau khôn xiết, đã được mông triệu về Trời, nơi Mẹ đang đợi chờ chúng ta và là nơi cả chún g ta nữa hy vọng có thể vào một ngày kia chia sẻ vinh quang của Người Con Thần Linh của Mẹ, một niềm vui bất tận.

 

Với những cảm thức này, tôi ban Phép Lành của tôi cho tất cả anh chị em hiện diện nơi đây và những người thân yêu của anh chị em.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/february/documents/hf_ben-xvi_spe_20070211_messa-malati_en.html