Ơn Thiên Triệu Trong Mầu Nhiệm Giáo Hội

 

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Sứ Điệp Ngày Cầu Nguyện 7/5/2006 Cho Ơn Thiên Triệu lần 43

 

 

Quí Huynh khả kính trong Hàng Giáo Phẩm

Anh Chị Em rất thân mến,

 

Việc cử hành Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Ơn Thiên Triệu cống hiến cho tôi cơ hội để mời toàn thể Dân Chúa để suy niệm về đề tài Ơn Thiên Triệu trong mầu nhiệm của Giáo Hội. Tông Đồ Phaolô viết rằng: ‘Chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của Chúa Giêsu Kitô của chúng ta… vì thậm chí Ngài đã chọn chúng ta trong Người trước khi thế giới được tạo dựng … Ngài đã yêu thương chọn lựa chúng ta làm con cái của Ngài nơi Đức Giêsu Kitô’ (Eph 1:3-5). Trước khi thế giới được tạo thành, trước khi chúng ta được hiện hữu, Cha trên trời đã chọn riêng chúng ta, kêu gọi chúng ta đến với mối liên hệ con cái với Ngài, nhờ Đức Giêsu, Lời Nhập Thể, dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh. Khi chết đi cho chúng ta, Chúa Giêsu đã mang chúng ta vào mầu nhiệm yêu thương của Chúa Cha, một tình yêu hoàn toàn ôm ấp Con của Ngài và là tình yêu Ngài cống hiến cho tất cả chúng ta. Nhờ đó, hiệp với Chúa Kitô là Thủ Lãnh chúng ta làm nên một thân thể duy nhất là Giáo Hội.

 

Gánh nặng của hai ngàn năm lịch sử làm cho khó lòng để nắm được cái mới mẻ của mầu nhiệm nghĩa tử thần linh tuyệt vời này, một mầu nhiệm nghĩa tử thần linh là tâm điểm của giáo huấn Thánh Phaolô. Chúa Cha, như vị Tông Đồ này nhắc nhở chúng ta, ‘đã tỏ cho chúng ta thấy mầu nhiệm ý định của Ngài…., như là dự án hiệp nhất tất cả mọi sự trong Người’ (Eph 1:9-10). Rồi ngài hăng say nói thêm là: ‘Trong hết mọi sự, Thiên Chúa thực hiện sự lành cho những ai yêu mến Ngài, những ai được Ngài kêu gọi theo ý định của Ngài. Vì những ai Ngài biết trước thì Ngài cũng tiền định cho nên giống hình ảnh Con Ngài, để Người là trưởng tử của đàn em đông đúc’ (Rm 8:28-29).

 

Quan niệm này thật là tuyệt vời, ở chỗ, chúng ta được kêu gọi để sống như anh chị em của Chúa Giêsu, để cảm thấy rằng chúng ta là những người con trai con gái của cùng một Cha. Đây là một tặng ân làm đảo ngược hết mọi ý nghĩ và dự liệu của con người. Việc tuyên xưng đức tin chân thực mở rộng tâm tưởng của chúng ta trước mầu nhiệm Thiên Chúa khôn lường, một mầu nhiệm thấm nhập cuộc sống nhân loại. Bởi thế, chúng ta phải nói sao về khuynh hướng ngày nay rất mạnh mẽ trong việc cảm thấy rằng chúng ta là người sung mãn đển độ chúng ta khép mình lại trước dự án nhiệm mầu của Thiên Chúa đối với chúng ta hay sao? Chính tình yêu thương của Chúa Cha, một tình yêu được tỏ ra nơi bản thân Chúa Kitô là những gì đặt vấn đề này với chúng ta.

 

Để đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa và để bắt đầu cuộc hành trình của chúng ta thì không cần gì phải hoàn hảo đã. Chúng ta biết rằng việc nhận thức về tội lỗi của mình đã làm cho người con hoang đàng bắt đầu cuộc hành trình trở về của mình, nhờ đó cảm thấy được niềm vui hòa giải với Cha. Những yếu hèn và các giới hạn của con người không phải là những chướng vật, miễn là chúng giúp cho chúng ta ý thức hơn về sự kiện chúng ta cần đến ơn cứu chuộc của Chúa Kitô. Đó là cảm nghiệm của Thánh Phaolô, vị đã thú nhận rằng: ‘Tôi càng hãnh diện hơn về những nỗi yếu hèn của mình, để quyền năng của Chúa Kitô được tỏ hiện nơi tôi’ (2Cor 12:9). Trong mầu nhiệm Giáo Hội, Nhiệm Thể của Chúa Kitô, quyền lực yêu thương thần linh biến đổi tâm can con người, làm cho họ có thể thông đạt tình yêu của Thiên Chúa cho an hem mình. Qua các thế kỷ, nhiều con người nam nữ, được tình yêu thần linh biến đổi, đã tận hiến đời mình cho Nước Trời.

 

Ngay trên bờ Biển Galilêa, nhiều người đã được Chúa Giêsu chiếm đoạt, ở chỗ, họ đã tìm kiếm việc chữa lành cho thân thể hay tinh thần, và họ đã được quyền lực ân sủng của Người chạm tới. Những người khác được Người tuyển chọn riêng tư và đã trở thành các tông đồ của Người. Chúng ta cũng thấy có những con người, như Maria Mai Đệ Liên cùng những người nữ khác, thành phần tự ý theo Người, chỉ vì yêu mến. Như môn đệ Gioan, họ cũng thấy được chỗ của họ nơi lòng của Người. Những con người nam nữ này, thành phần, nhờ Chúa Giêsu, đã biết được mầu nhiệm tình yêu của Chúa Cha, tiêu biểu cho các thứ ơn gọi khác nhau luôn hiện hữu trong Giáo Hội. Mô phạm của con người được chọn để làm nhân chứng đặc biệt cho tình yêu Thiên Chúa đó là Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, vị mà trong cuộc hành trình đức tin của mình, trực tiếp liên kết với mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc.

 

Nơi Chúa Kitô, Đầu Lãnh của Giáo Hội là Thân Thể của Người, tất cả mọi Kitô hữu làm nên ‘một chủng tộc được tuyển chọn, một hàng tư tế vương giả, một dân tộc thánh đức, dân riêng của Thiên Chúa, để anh em có thể loan báo những công việc kỳ diệu của Ngài’ (1Pt 2:9). Chúa Hội thánh thiện, cho dù các phần tử của Giáo Hội cần phải được thanh tẩy, để thánh thiện là tặng ân Thiên Chúa ban có thể hoàn toàn rạng ngời chiếu tỏa nơi họ. Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhấn mạnh đến ơn gọi nên thánh phổ quát khi khẳng định rằng: ‘Thành phần theo Chúa Kitô được Thiên Chúa kêu gọi, không phải vì các việc làm của họ, mà theo mục đích và ân sủng của Ngài. Họ được công chính hóa trong Chúa Giêsu Kitô, vì nơi Phép Rửa của đức tin, họ thực sự trở nên những người con cái của Thiên Chúa và là thành phần tham dự vào bản tính thần linh. Nhờ đó họ thực sự được thánh hóa’ (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn dân, 40).

 

Trong chiều hướng của ơn gọi phổ quát này, Chúa Kitô, Linh Mục Thượng Phẩm, trong mối quan tâm của mình đối với Giáo Hội, bởi vậy mới kêu gọi nơi mỗi thế hệ những con người để chăm sóc cho dân của Người; đặc biệt là Người kêu gọi lên hàng linh mục thừa tác những nam nhân thi hành vai trò thân phụ là vai trò được bắt nguồn từ chính vai trò thân phụ của Thiên Chúa (x Eph 3:14). Sứ vụ của vị linh mục trong Giáo Hội là những gì không thể nào thay thế được. Thế nên, cho dù ở một số miền thiếu hàng giáo sĩ cũng không bao giờ được ngờ vực việc Chúa Kitô tiếp tục tuyển chọn thành phần nam giới, như các vị Tông Đồ, bỏ lại tất cả mọi việc khác, hoàn toàn dấn thân cho việc cử hành các mầu nhiệm thánh, cho việc rao giảng Phúc Âm và cho việc thừa tác mục vụ.

 

Trong tông huấn ‘Pastores Dabo Vobis’, vị Tiền Nhiệm Gioan Phaolô II đáng kính của tôi đã viết về vấn đề này như sau: ‘Mối liên hệ của vị linh mục với Chúa Giêsu Kitô, và trong Người với Giáo Hội của Người, được thấy nơi chính con người của vị linh mục nhờ việc thánh hiến hay xức dầu bí tích cũng như nơi hoạt động của ngài, tức là nơi sứ vụ hay thừa tác vụ của ngài. Đặc biệt là vị thừa tác viên linh mục là tôi tớ của Chúa Kitô hiện diện trong Giáo Hội như mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ. Nhờ việc ngài tham dự vào việc xức dầu và sứ vụ của Chúa Kitô mà vị linh mục có thể tiếp tục lời nguyện cầu của Chúa Kitô, lời nói, hiến tế và tác động cứu độ của Người trong Giáo Hội. Như thế, vị linh mục cũng là tôi tớ của Giáo Hội như mầu nhiệm, vì ngài phát động những dấu hiệu có tính cách bí tích của Giáo Hội về sự hiện diện của Chúa Kitô phục sinh’ (đoạn 16).

 

Một ơn gọi đặc biệt khác, một ơn gọi chiếm được một vị thế danh dự trong Giáo Hội, đó là ơn gọi sống đời tận hiến. Theo gương của Maria ở Bêthania, người ‘đã ngồi dưới chân Chúa mà lắng nghe giáo huấn của Người’ (Lk 10:39), nhiều con người nam nữ tận hiến bản thân để hoàn toàn trọn vẹn theo Chúa Kitô mà thôi. Mặc dù họ cống hiến các loại phục vụ khác nhau nơi lãnh vực đào luyện về nhân bản và việc chăm sóc cho người nghèo, nơi việc giảng dạy hay nơi việc trợ giúp bệnh nhân, họ không coi những hoạt động ấy như mục đích chính yếu của cuộc đời họ, vì, theo Giáo Luật đã rõ ràng nhấn mạnh rằng: ‘nhiệm vù trước hết và trên hết của tất cả mọi tu sĩ đó là chiêm niệm những sự thần linh và thiết tha hiệp nhất với Thiên Chúa bằng việc nguyện cầu’ (khoản 663.1).

 

Ngoài ra, trong tông huấn ‘Đời Tận Hiến’, Đức Gioan Phaolô II còn nhận định là: ‘Theo truyền thống của Giáo Hội thì lời khấn tu trì được coi là những gì đào sâu một cách đặc biệt và hiệu quả của việc thánh hiến nơi Phép Rửa, vì nó là phương tiện nhờ đó mối hiệp nhất gắn bó với Chúa Kitô đã được bắt đầu nơi Phép Rửa phát triển thành tặng ân của việc nên giống một cách đích thực và hoàn toàn hơn với Người nhờ lời khấn giữ các lời khuyên của Phúc Âm’ (khoản 30).

 

Khi nhớ đến lời khuyên của Chúa Giêsu: ‘Mùa màng thì bề bộn mà thờ gặt lại ít oi; vậy các con hãy xin chủ mùa sai thợ tới làm mùa cho Ngài’ (Mt 9:37), chúng ta nhận thấy nhu cầu quan trọng của việc nguyện cầu cho ơn thiên triệu linh mục và sống đời tận hiến. Không lấy gì làm lạ ở đâu con người thiết tha nguyện cầu thì ở đó ơn gọi phát triển. Sự thánh thiện của Giáo Hội chính yếu lệ thuộc vào mối hiệp nhất với Chúa Kitô cũng như vào việc hướng về mầu nhiệm ân sủng đang tác động nơi tâm can của Kitô hữu.

 

Bởi thế, tôi cần phải mời tất cả mọi tín hữu hãy nuôi dưỡng mối liên hệ thân tình với Chúa Kitô, Vị Sư Phụ và là Vị Mục Tử của dân Người, noi gương bắt chước Mẹ Maria là vị lưu giữ các mầu nhiệm thần linh trong lòng mà trân trọng suy niệm (x Lk 2:19). Cùng với Mẹ, vị chiếm được vị thế chính yếu nơi mầu nhiệm Giáo Hội, chúng ta hãy nguyện cầu rằng:

 

Ôi Cha, xin hãy kêu gọi trong số các Kitô hữu

Nhiều ơn gọi thánh thiện làm linh mục, để giữ đức tin sống còn và canh giữ việc ưu ái tưởng nhớ đến Người Con Giêsu của Cha qua việc rao giảng lời Người và việc ban phát các Bí Tích, nhờ đó Cha tiếp tục canh tân tín hữu của Cha.

 

Xin ban cho chúng con các vị thừa tác viên thánh hảo phục vụ bàn thờ của Cha,

Thành phần là những người cẩn thận và nhiệt tình bảo quản Thánh Thể, bí tích là tặng ân cao cả của Chúa Kitô ban cho phần rỗi thế giới.

 

Xin kêu gọi các vị thừa tác viên của lòng thương xót Cha,

thành phần, qua bí tích Hòa Giải, reo rắc niềm vui được Cha thứ tha.

Ôi Cha, xin cho Giáo Hội biết hân hoan đón nhận nhiều soi động của Thần Linh Con Cha, và dễ dạy với các giáo huấn của Ngài, cho Giáo Hội biết chăm sóc các ơn gọi làm linh mục thừa tác và sống đời tận hiến.

 

Xin Cha hãy bảo trì các Vị Giám Mục, linh mục và phó tế, thành phần nam nữ tận hiến, cùng tất cả mọi người được rửa tội trong Chúa Kitô, để họ biết trung thành hoàn tất sứ vụ của mình là việc phục vụ Phúc Âm.

 

Chúng con xin điều này nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.

 

Hỡi Maria là Nữ Vương Các Tông Đồ, cầu cho chúng con.

 

Tại Vatican ngày 5/3/2006

Biển Đức XVI


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 12/4/2006

 

 

 

Phân Tích Học Hỏi

 

 

 

Trong sứ điệp gửi cho Ngày Thế Giới Ơn Thiên Triệu lần thứ 43 ngày 7/5/2006, vị Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta nói về đề tài “Ơn Thiên Triệu trong mầu nhiệm của Giáo Hội”, trong đó, có ít là 4 điểm đáng và cần đặc biệt chú ý sau đây:

 

Điểm thứ nhất, đó là việc ngài cảm nhận và xác tín về mầu nhiệm ơn gọi hiệp thông thần linh được bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi như sau: “Trước khi thế giới được tạo thành, trước khi chúng ta được hiện hữu, Cha trên trời đã chọn riêng chúng ta, kêu gọi chúng ta đến với mối liên hệ con cái với Ngài, nhờ Đức Giêsu, Lời Nhập Thể, dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh”.

 

Để chứng minh cụ thể mầu nhiệm ơn gọi của riêng bản thân mình, trong cuộc gặp gỡ giới trẻ Rôma vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh 13/4/2006 tại Quảng Trường Thánh Phêrô để sửa soạn cho họ cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXI Chúa Nhật Lễ Lá 16/4/2006, trong 5 câu vấn đáp với 5 người trẻ, nhất là với Vittorio, thuộc Giáo Xứ Thánh Gioan Bosco ở Cinecittà, 20 tuổi, đang theo học ngành giáo dục ở Đại Học Tor Vergata, ngài đã đề cập tới 3 yếu tố được Chúa Quan Phòng định liệu liên quan tới ơn gọi làm linh mục của ngài, đó là bối cảnh chủ nghĩa Đức Quốc Nazi, phụng vụ và khoa thần học Kitô Giáo. Ngài nói:

 

Đối với trường hợp của tôi, tôi đã lớn lên ở một thế giới rất khác với thế giới ngày nay, nhưng cuối cùng thì tình trạng lại giống như nhau. Một mặt thì tình trạng ‘Kitô Giáo’ vẫn còn đó, vẫn còn được đến nhà thờ như thường và chấp nhận đức tin theo như Thiên Chúa mạc khải, và cố gắng sống theo mạc khải của Ngài; đàng khác lại có chế độ Nazi lớn tiếng tuyên bố rằng: ‘Ở tân Đức quốc này không còn vấn đề linh mục, không còn vấn đề sống đời tận hiến, chúng ta không cần đến những thành phần ấy; hãy tìm kiếm một nghề nghiệp khác’. Tuy nhiên, chính vì nghe thấy những tiếng ‘la lối’ ấy, đối diện với cảnh tàn ác của chế độ ấy với một gương mặt phi nhân, mà tôi đã nhận ra rằng lại càng cần phải có các vị linh mục. Cái tương phản ấy, việc chứng kiến thấy thứ văn hóa phản nhân bản ấy, đã củng cố niềm xác tín của tôi là Chúa Kitô, Phúc Âm và đức tin mới chỉ cho thấy con đường ngay chính, và chúng ta buộc phải dấn thân bảo đảm để còn đường này được tồn tại. Trong trường hợp như thế, ơn gọi làm linh mục tăng tiến nơi tôi, hầu như là tự nhiên, không hề xẩy ra một biến cố hoán cải thảm thiết nào.

 

Còn hai điều khác cũng đã giúp tôi trong cuộc hành trình này, ở chỗ, là một đứa con trai, được cha mẹ và linh mục coi xứ giúp đỡ, tôi đã khám phá ra vẻ đẹp của phụng vụ, và tôi tiến đến chỗ yêu chuộng phụng vụ mỗi ngày một hơn, vì tôi cảm thấy rằng vẻ đẹp thần linh tỏ hiện nơi phụng vụ và trời cao mở ra trước mắt chúng ta. Yếu tố thứ hai là việc khám phá ra vẻ đẹp của kiến thức, của việc hiểu biết Thiên Chúa và Thánh Kinh, nhờ đó mới có thể tiến vào cuộc phiêu lưu cả thể của việc đối thoại với Thiên Chúa đó là thần học. Bởi vậy, thật là niềm vui khi tiến vào công cuộc thần học cả ngàn năm này, tham dự vào việc cử hành phụng vụ này là việc trong đó Thiên Chúa ở với chúng ta và cử hành với chúng ta”.

 

Điểm thứ hai, ngài đã khẳng định và trấn an rằng: “Để đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa và để bắt đầu cuộc hành trình của chúng ta thì không cần gì phải hoàn hảo đã”. Thế rồi chính ngài đã dẫn giải bằng lập luận như sau:

 

Chúng ta biết rằng việc nhận thức về tội lỗi của mình đã làm cho người con hoang đàng bắt đầu cuộc hành trình trở về của mình, nhờ đó cảm thấy được niềm vui hòa giải với Cha. Những yếu hèn và các giới hạn của con người không phải là những chướng vật, miễn là chúng giúp cho chúng ta ý thức hơn về sự kiện chúng ta cần đến ơn cứu chuộc của Chúa Kitô. Đó là cảm nghiệm của Thánh Phaolô, vị đã thú nhận rằng: ‘Tôi càng hãnh diện hơn về những nỗi yếu hèn của mình, để quyền năng của Chúa Kitô được tỏ hiện nơi tôi’ (2Cor 12:9). Trong mầu nhiệm Giáo Hội, Nhiệm Thể của Chúa Kitô, quyền lực yêu thương thần linh biến đổi tâm can con người, làm cho họ có thể thông đạt tình yêu của Thiên Chúa cho anh em mình. Qua các thế kỷ, nhiều con người nam nữ, được tình yêu thần linh biến đổi, đã tận hiến đời mình cho Nước Trời”.

 

Chưa hết, cũng cùng câu trả lời cho Vittorio là người trẻ thứ tư trên đây, liên quan tới Ơn Thiên Triệu của ngài, ngài đã thành thật thú nhận những khó khăn ngài đồng thời đã gặp phải trước khi đi học làm linh mục như thế này:

 

Dĩ nhiên, cũng không phải là không có vấn đề. Tôi đã tự hỏi rằng tôi thực sự có thể sống độc thân suốt đời của mình được chăng. Là một con người được đào luyện về lý thuyết chứ không phải thực hành, tôi cũng biết rằng việc yêu chuộng thần học vẫn chưa đủ để trở thành một vị linh mục tốt lành, song còn cần phải luôn trở nên thuận lợi cho giới trẻ, cho người già, cho bệnh nhân và cho người nghèo, tức nhu cầu cần phải trở thành giản dị với thành phần đơn thành. Thần học là những gì đẹp đẽ thật, nhưng tính chất đơn thành nơi ngôn từ và đời sống Kitô hữu là những gì bất khả châm chước. Bởi vậy mà tôi đã tự hỏi mình rằng: Liệu tôi có thể sống tất cả những điều ấy hay chăng, chứ không chỉ sống một chiều, thuần túy là một thần học gia v.v.? Tuy nhiên, Chúa Kitô đã giúp tôi và thành phần bạn hữu, trong đó đặc biệt có các vị linh mục và thày dạy tốt lành đã giúp đỡ tôi”.

 

Điểm thứ ba, ngài đã khẳng định bản chất của vấn đề nam nhân làm linh mục, khi nói: “Trong chiều hướng của ơn gọi phổ quát này, Chúa Kitô, Linh Mục Thượng Phẩm, trong mối quan tâm của mình đối với Giáo Hội, bởi vậy mới kêu gọi nơi mỗi thế hệ những con người để chăm sóc cho dân của Người; đặc biệt là Người kêu gọi lên hàng linh mục thừa tác những nam nhân thi hành vai trò thân phụ là vai trò được bắt nguồn từ chính vai trò thân phụ của Thiên Chúa (x Eph 3:14)”.

 

Riêng tôi, căn cứ vào điểm thứ ba này, khi có ai hỏi chúng ta rằng tại sao Giáo Hội không truyền chức linh mục cho nữ giới, chúng ta nói rằng bởi vì căn cứ vào Mạc Khải và Thánh Truyền, Mạc Khải vì Chúa Kitô không làm như thế và theo Truyền Thống các tông đồ cũng không làm như vậy. Nếu được hỏi thêm, thế thì tại sao Chúa Kitô lại không chọn nữ giới làm linh mục, chúng ta có thể trả lời rằng vì Chúa Kitô là Linh Mục và là nam nhân chứ không phải nữ nhân. Nếu cần, để trả lời cho câu hỏi vậy thì tại sao Lời Nhập Thể là nam nhân mà không phải nữ nhân, chúng ta có thể đáp rằng vì Thiên Chúa được Chúa Giêsu dạy chúng ta gọi là Cha chứ không phải là mẹ. Còn vấn đề tại sao Thiên Chúa là Cha mà không phải là mẹ là bởi vì Cha đây là danh xưng và là vai trò liên quan tới sự sống, tới tác động thông ban sự sống, tới nguồn gốc sự sống. Bởi thế nam nhân được chọn làm linh mục để thông truyền sự sống thần linh qua việc ban các bí tích thánh vậy.

 

Điểm thứ bốn, ngài còn khẳng định tính cách bất khả thay thế của vai trò linh mục thừa tác, khi nói: “Sứ vụ của vị linh mục trong Giáo Hội là những gì không thể nào thay thế được. Thế nên, cho dù ở một số miền thiếu hàng giáo sĩ cũng không bao giờ được ngờ vực việc Chúa Kitô tiếp tục tuyển chọn thành phần nam giới, như các vị Tông Đồ, bỏ lại tất cả mọi việc khác, hoàn toàn dấn thân cho việc cử hành các mầu nhiệm thánh, cho việc rao giảng Phúc Âm và cho việc thừa tác mục vụ”. Tuy nhiên, để làm sao có được dồi dào ơn gọi và biết được mình có ơn gọi, Đức Thánh Cha đã cho biết như sau.

 

Về việc làm sao cho có ơn Thiên Triệu trong Giáo Hội, ngài nói là sống nguyện cầu và thân tình với Chúa Kitô, như ngài đã đề cập tới trong chính sứ điệp cho Ngày Thế Giới Ơn Thiên Triệu 2006 như sau:

Khi nhớ đến lời khuyên của Chúa Giêsu: ‘Mùa màng thì bề bộn mà thờ gặt lại ít oi; vậy các con hãy xin chủ mùa sai thợ tới làm mùa cho Ngài’ (Mt 9:37), chúng ta nhận thấy nhu cầu quan trọng của việc nguyện cầu cho ơn thiên triệu linh mục và sống đời tận hiến. Không lấy gì làm lạ ở đâu con người thiết tha nguyện cầu thì ở đó ơn gọi phát triển. Sự thánh thiện của Giáo Hội chính yếu lệ thuộc vào mối hiệp nhất với Chúa Kitô cũng như vào việc hướng về mầu nhiệm ân sủng đang tác động nơi tâm can của Kitô hữu. Bởi thế, tôi cần phải mời tất cả mọi tín hữu hãy nuôi dưỡng mối liên hệ thân tình với Chúa Kitô, Vị Sư Phụ và là Vị Mục Tử của dân Người, noi gương bắt chước Mẹ Maria là vị lưu giữ các mầu nhiệm thần linh trong lòng mà trân trọng suy niệm (x Lk 2:19)”.

 

Về việc làm sao biết được mình có ơn thiên triệu làm linh mục hay sống đời tận hiến, cũng trong câu trả lời cho người trẻ thứ tư trên đây, ở phần cuối, ngài đã chỉ dẫn thế này:

 

Trở về với câu hỏi, ‘Đức Thánh Cha có thể ban cho chúng con lời khuyên dụ nào để chúng con có thể thực sự hiểu được rằng Chúa Kitô đang gọi chúng con theo Người để sống đời tận hiến hay linh mục hay chăng?’, tôi nghĩ cần phải chú ý tới những cử chỉ của Chúa nơi cuộc hành trình của chúng ta. Người nói với chúng ta qua các biến cố, qua con người, qua các cuộc gặp gỡ: Cần phải chú ý tới tất cả những điều ấy. Thế rồi, vấn đề thứ hai đó là cần phải tiến vào cuộc thân tình thật sự với Chúa Giêsu bằng mối liên hệ riêng tư với Người, chứ không phải chỉ biết Chúa Giêsu là ai từ kẻ khác hay từ các thứ sách vở, mà là sống mối liên hệ riêng tư sâu xa hơn với Chúa Giêsu, để có thể bắt đầu hiểu được những gì Người đang muốn ngỏ ý với chúng ta. Sau đó là việc nhận thức về những gì tôi là, về những khả năng của tôi, ở chỗ, một mặt thì can đảm, mặt khác thì khiêm tốn, tin tưởng và cởi mở, cùng với cả sự giúp đỡ của bạn bè, của thẩm quyền Giáo Hội cũng như của các vị linh mục, của các gia đình: Chúa muốn gì nơi tôi đây? Dĩ nhiên, đó luôn là một cuộc đại mạo hiểm, thế nhưng cuộc sống chỉ thành công nếu chúng ta can đảm mạo hiểm, tin tưởng rằng Chúa Kitô sẽ không bao giờ để tôi một mình, Chúa Kitô sẽ đi với tôi và giúp đỡ tôi”.

 

Ngoài ra, trong bài huấn từ ngỏ cùng Chủng Sinh tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX hôm 19/8/2005, ngài còn cho biết thêm về một dấu chỉ nữa có thể so sánh với tiếng sét ái tình như sau:

 

Ti sao các Nhà Đạo Sĩ t xa lên đường đến Bêlem? Câu tr li có liên h ti mu nhim ‘ngôi sao’ được h thy ‘ Phương Đông’ và là ngôi sao h nhìn nhn là ngôi sao ca ‘Vua dân Do Thái’, tc là du ch h sinh ca Đấng Thiên Sai (x Mt 2:2). Bi vy cuc hành trình ca h đã được thúc đẩy bi mt nim hy vng mãnh lit, mt nim hy vng được ngôi sao này cng c và hướng dn, ngôi sao dn h đến vi V Vua ca dân Do Thái, ti vương quyn ca chính Thiên Chúa. Các Nhà Đạo Sĩ lên đường vì ước vng sâu xa thúc đẩy h lìa b mi s và bt đầu cuc hành trình. Hình như h đã tng đợi ch ngôi sao y. Hình như cuc hành trình này lúc nào cũng là mt phn nơi s phn ca h, và cui cùng sp sa bt đầu.

 

Các bn thân mến, đó là mu nhim ca li Chúa kêu gi, mu nhim ca ơn kêu gi. Nó là mt phn trong cuc sng ca hết mi Kitô hu, thế nhưng nó đặc bit hin nhiên nơi nhng ai được Chúa Kitô xin hãy b hết mi s mà theo Người khít khao hơn. Người chng sinh cm nghim thy v đẹp ca ơn gi y vào giây phút ân sng là giây phút có th được gi là ‘phi lòng’. Linh hn h cm thy đầy nhng ng ngàng bàng hoàng khiến h đặt vn đề khi cu nguyn là: ‘Chúa ơi, ti sao li là con nh?’ Thế nhưng tình yêu không hế biết đến vn đề ‘ti sao’; nó là mt tng ân nhưng không mà con người đáp li bng vic hy hiến bn thân mình”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch

 

 

Mùa Thụ Phong Linh Mục Ở Hoa Kỳ Năm 2006

 

Căn cứ vào các dữ kiện được thu thập bởi Văn Phòng Đặc Trách Ơn Gọi của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và được phân tích bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Áp Dụng Tông Đồ Vụ, một nhóm nghiên cứu về Giáo Hội ở Đại Học Georgetown thì mùa thụ phong linh mục 2006 ở Hoa Kỳ có những đặc tính như sau.

 

Khoảng 80% nam nhân được thụ phong linh mục trong năm 2006 này ở Hoa Kỳ đã xong đại học và 30% đã xong cao học.

 

Tuổi trung bình của năm 2006 được thụ phong là 37 tuổi, với 22% dưới 30 (trẻ nhất là Jason Vidrine, 24, thuộc Giáo Phận Lafayette, Louisiana) và 4% trên 60 (già nhất là Thomas Bartolomeo, 69, thuộc Giáo Phận Rockford, Illinois), và gần 1/3 không sinh tại Hoa Kỳ.

 

Theo cuốn Official Catholic Directory thì còn số chịu chức linh mục năm 2005 là 438, 2004 là 454 và 2003 là 472.

 

Thành phần tân linh mục được thụ phong đông nhất trong năm 2006 là ở Newark, với con số lên tới 18. Sau đó tới TGP Washington thủ đô Hoa Kỳ, với 12, TGP Denver tiểu bang Colorado 11, và Giáo Phận Rockford tiểu bang Illinois 10. Đáng kể nhất là ở Salk Lake City tiểu bang Utah chỉ có 8% là Công Giáo nhưng cũng được tới 4.

 

Theo tỷ lệ trong số được thụ phong linh mục năm 2006 thì thành phần Á Châu (13%) cao hơn thành phần Công Giáo Á Châu Hoa Kỳ (2%); và thành phần Mỹ Châu Latinh (12%) thấp hơn thành phần Mỹ Châu Latinh Công Giáo Hoa Kỳ (28%).

 

Thành phần sinh ở ngoài Hoa Kỳ, đông nhất là Việt Nam (5%), Mễ Tây Cơ (5%) và Phi Luật Tân (3%). Tổng số sinh tại Hoa Kỳ là 70%.

 

Tỷ lệ của thành phần tân chức sinh ở ngoài Hoa Kỳ tăng từ 24% vào năm 1998 tới 30% vào năm 2006.

 

75% tường trình là đã có kinh nghiệm làm việc toàn thời trước khi vào chủng viện, hầu hết ở ngành giáo dục. 10% đã đi lính, trong đó hơn 1/3 ở binh chủng hải quân. 6% là thành phần trở lại Công Giáo (như Steven Rogers, 49, thuộc Giáo Phận Kansas City-St. Joseph, Missouri, từ giáo phái Tin Lành Southern Baptist).

Trong mùa thụ phong linh mục 2006 còn có những đặc điểm nổi bật sau đây: một cặp sinh đôi, một ông nội, các nguyên mục sư Tin Lành, bố của vị linh mục và con của một vị phó tế.

 

Cặp linh mục sinh đôi là James và Joseph Campbell, 26 tuổi, trẻ nhất trong một gia đình có 13 đứa con, sẽ được thụ phong cho Giáo Phận Erie, tiểu bang Pennsylvania. James học ở Chủng Viện Thánh Vinh Sơn ở Latrobe tiểu bang Pennsylvania, và Joseph học ở Đại Học Bắc Mỹ Rôma.

 

Các nguyên mục sư Tin Lành là Jeffrey Hopper, 48, thuộc TGP Louisville, trước kia là một linh mục Episcopal, và Leonard Klein, 60, thuộc giáo phận Wilmington, Delaware, hiện có gia đình và sau 30 phục vụ giáo phái Tin Lành Luthêrô.

 

Gia đình làm linh mục như David Axtmann, 61, thuộc Giáo Phận Sioux Falls tiểu bang South Dakota, bố của một vị linh mục, và hay gia đình thuộc hàng giáo sĩ như Joseph Pins, ở Giáo Phận Des Moines, Iowa, cảm thấy được Chúa gọi khi tham dự lễ thụ phong phó tế vĩnh viễn của bố.

 

Trong số thụ phong linh mục năm 2006 cũng có những vị làm cha hay ông, chẳng hạn như

Stephen Geer, 51, thuộc TGP Portland, Oregon, là một kế toán viên có chứng chỉ và là một người cha nuôi của một đưa con trai khi nó mới được 3 tuổi; và Charles Huck, 51, thuộc Giáo Phận Crookston, Minnesota, có 7 người con và 8 người cháu.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/5/2006

 

 

Mễ Tây Cơ Nở Rộ Các Ơn Gọi

 

Mexicô được xem ra bùng nổ thực sự về ơn gọi làm linh mục và đời sống tu trì. Một nhân viên của Tổ Chức Trợ Giúp Giáo Hội Thiếu Thốn đã nói như thế.


"Có khoảng 12 ngàn thanh thiếu niên đang chuẩn bị học làm linh mục tại những đại chủng viện ở Mexicô, trong khi đó có 15 ngàn Linh Mục thực thụ đang giúp tín hữu", vị lãnh đạo tổ chức Trợ Giúp phần Mỹ Châu Latinh I thuộc Giáo Hội Thiếu Thốn là ông Xavier Legorreta đã nói.                 


”Thêm vào đó, có khoảng 32 ngàn nữ tu", chuyên gia này hôm nay đã cho biết nhân chuyến đi thăm quốc gia này, nơi mà ông ta đã tham dự tổng nghị của hội đồng GM.


Ông Legorreta nói: ”Một trong những lý do chính yếu để GH này trở nên sinh động và dồi dào ơn gọi đó là do sự bách hại mà  Giáo Hội ấy phải chịu đựng trong thập niên 1930, một cuộc bách hại đã ‘giúp’ tín hữu công giáo trong việc bênh vực niềm tin của họ".


Viên chức này nói rằng "việc đào luyện các chủng sinh và sự hỗ trợ các nữ tu sống đời chiêm niệm là những ưu tiên trong việc thực thi bác ái của chúng tôi".

 

Ông ta nói thêm: "Hôm nay đây, Mexicô - cùng với Colombia - là một trong những quốc gia gởi người đi truyền giáo khắp thế giới nhiều nhất, đặc biệt là đến Châu Âu”.

 

Trần Đại, theo Zenit ngày 5/12/2006