“Các Ơn Gọi Phục Vụ Giáo Hội Truyền Giáo”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Nguyện Cầu Cho Ơn Gọi lần thứ 45 ngày Chúa Nhật Thứ Tư Phục Sinh 13/4/2008

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

1.         Tôi đã chọn đề tài Các Ơn Gọi Phục Vụ Giáo Hội Truyền Giáo cho Ngày Thế Giới Nguyện Cầu Cho Các Ơn Gọi được cử hành vào ngày 13/4/2008. Chúa Kitô Phục Sinh đã truyền cho các Tông Đồ rằng: “Vậy các con hãy đi tuyển  một môn đồ nơi tất cả mọi dân nước, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28:19), bảo đảm với các vị rằng “Thày ở cùng các con luôn mãi cho đến tận thế” (Mt 28:20). Giáo Hội là truyền giáo nơi chính mình cũng như nơi mỗi một phần tử của mình. Qua các bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, hết mọi Kitô hữu được kêu gọi để làm chứng và loan báo Phúc Âm, thế nhưng, chiều kích truyền giáo này được đặc biệt liên  kết sâu xa với ơn gọi linh mục.  Nơi giao ước với Yến Duyên, Thiên Chúa đã ủy thác cho một số người được Ngài kêu gọi và sai đến với dân chúng nhân danh Ngài, một sứ vụ như các vị tiên tri và tư tế. Ngài đã làm như thế, chẳng hạn như với Moisen: “Hãy đi – Thiên Chúa phán cùng ông – Ta sai ngươi đến với Pharaon, để ngươi mang dân của Ta… ra khỏi Ai Cập… khi ngươi mang dân Ta ra khỏi Ai Cập, ngươi sẽ phục vụ Thiên Chúa ở trên ngọn núi này” (Ex 3:10 & 12). Cũng tương tự như thế xẩy ra với các vị tiên tri.

 

2.         Những lời hứa được ban bố cho các vị cha ông của chúng ta được hoàn toàn nên trọn nơi Chúa Giêsu Kitô. Về vấn đề này Công Đồng Chung Vaticanô II nói: “Bởi thế, Con đến bởi được Cha sai. Chính ở nơi Người, trước khi thế giới được tạo dựng, Cha đã chọn chúng ta và đã tiền định cho chúng ta được trở nên những người con được thừa nhận… Để thi hành ý muốn của Cha, Chúa Kitô đã khai mở nước trời trên  thế gian này và đã mạc khải mầu nhiệm của vương quốc ấy. Bằng việc tuân phục của mình, Người đã mang lại ơn cứu chuộc” (Hiến Chế Tín Lý Ánh Sáng Muôn Dân, 3). Và Chúa Giêsu, ngay trong giai đoạn sống công khai của mình lúc Người giảng dạy ở Galilêa, đã chọn một số môn đệ để làm thành phần hợp tác thân cận của Người cho sứ vụ thiên sai. Chẳng hạn, ở trường hợp hóa bánh ra nhiều, Người đã nói với các Tông Đồ rằng: “Các con hãy kiếm gì cho họ ăn đi” (Mt 4:16), thúc giục các vị hãy đáp ứng nhu cầu của đám đông mà Người muốn cống hiến dưỡng thực cho họ, cũng như để tỏ cho thấy lương thực “mang lại sự sống đời đời” (Jn 6:27). Người đã động lòng thương dân chúng, vì trong khi viếng thăm các thành thị và thôn làng, Người đã thấy những đám đông buồn chán và vô bổ, như chiên không có chủ chiên (x Mt 9:36). Từ ánh nhìn yêu thương đó mới xuất phát lời mời gọi với thành phần môn đệ của Người rằng: “Bởi thế các con hãy xin Chủ mùa sai thợ đến với mùa màng của Ngài” (Mt 9:38), và Người đã bắt đầu sai 12 vị “đến với thành phần chiên lạc của nhà Yến Duyên” bằng những lời chỉ dẫn xác đáng. Nếu chúng ta ngừng lại suy niệm đoạn Phúc Âm này của Thánh Mathêu, thường được gọi là “bài diễn  từ truyền giáo”, chúng ta sẽ thấy được những khía cạnh nổi bật của hoạt động truyền giáo của một cộng đồng Kitô hữu, thiết tha trung thành với gương mẫu và giáo huấn của Chúa Giêsu. Việc đáp ứng tiếng gọi của Chúa ấy nghĩa là đối diện một cách khôn ngoan và chân thành hết mọi hiểm nguy và thậm chí cả những cuộc bách hại, vì “môn đệ không hơn Thày, tôi tớ không hơn chủ” (Mt 10:24). Trở nên một với Thày của mình, thành phần môn đệ của Người không còn lẻ loi khi loan báo Vương Quốc thiên đình nữa; chính Chúa Giêsu đang hoạt động trong họ: “Ai lãnh nhận các con là tiếp nhận Thày, và ai tiếp nhận Thày là tiếp nhận Đấng đã sai Thày” (Mt 10:40). Ngoài ra, là những chứng nhân chân thực, “được mặc lấy quyền lực từ trên cao” (Lk 24:49), họ rao giảng “sự thống hối và ơn thứ tha tội lỗi” (Lk 24:47) cho tất cả mọi dân nước.

 

3.         Chính vì họ đã được Chúa sai đi mà Nhóm 12 được gọi là “Tông Đồ”, thành phần cần phải bước đi trên các nẻo đường thế giới loan báo Phúc Âm như là những nhân chứng cho cuôc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô. Thánh Phaolô, khi viết cho Kitô hữu Côrintô, đã nói rằng: “Chúng tôi – những Tông Đồ – rao giảng Chúa Kitô tử giá” (1Cor 1:23). Sách Tông Vụ cũng ủy thác vai trò rất quan trọng này trong công việc truyền bá phúc âm hóa này cho thành phần những người môn đệ khác có ơn gọi truyền giáo từ những trường hợp thuận lợi đôi khi đau thương như bị trục xuất khỏi quê hương của mình vì là môn đồ của Chúa Giêsu (x 8:1-4). Thánh Linh đã biến đổi thử thách ấy thành cơ hội ân phúc, khi sử dụng nó để rao giảng Danh Chúa cho các dân tộc khác, nhờ đó vươn rộng chân trời cộng đồng Kitô hữu. Đó là những con người nam nữ, như Thánh Luca viết trong Sách Tông Vụ, “đã liều mạng sống mình vì Chúa Giêsu Kitô” (15:26). Trong số họ trước hết phải kể đến là Saolê thành Tarsê, vị được chính Chúa gọi, mà thực sự là một vị Tông Đồ. Câu truyện về Thánh Phaolô, vị truyền giáo cao cả nhất qua mọi thời đại, cho thấy qua nhiều cách thức mối liên kết giữa ơn gọi và sứ vụ truyền giáo. Bị thành phần đối phương tốâ cáo là không có thẩm quyền đóng vai trò tông đò thì ngài đã lập lại những lời kêu gọi đúng như tiếng gọi ngài đã trực tiếp lãnh nhận từ Chúa (cf. Rom 1: 1; Gal 1: 11-12 and 15-17).

 

4.         Ngay từ ban đầu, và sau đó, cái “thôi thúc” vị Tông Đồ này (x 2Cor 5:14) bao giờ cũng là “tình yêu Chúa Kitô”. Vô vàn vị thừa sai, qua các thế kỷ, là thành phần tôi tớ trung thành của Giáo Hội, dễ dạy trước tác động của Thánh Linh, đã theo chân của thành phần môn đệ tiên khởi. Công Đồng Chung Vaticanô II nhận định rằng: “Mặc dù hết mọi môn đệ của Chúa Kitô đều có nhiệm vụ truyền bá đức tin, Chúa Kitô bao giờ cũng kêu gọi những ai trong số thành phần môn đệ Người muốn ở với Người và được Người sai đi rao giảng cho các dân nước (x Mk 3:13-15)” (Sắc Lệnh Ad Gentes, 23). Thật vậy, tình yêu của Chúa Kitô cần phải được truyền  đạt cho anh chị em băèng gương lành và lời nói suốt cuộc đời của mình. Vị tiền nhiệm khả kính Gioan Phaolô II của tôi đã viết: “Ơn gọi đặc biệt của các thừa sai ‘suốt đời’ vẫn giữ được tất cả giá trị của nó: nó là mẫu thức của cho việc dấn thân truyền giáo của Giáo Hội, một dấn thân bao giờ cũng cần phải hoàn toàn trọn vẹn hiến mình, cần phải thực hiện những nỗ lực can trường mới” (Thông Điệp Redemptio Missio, 66).

 

5.         Trong số những người hoàn toàn hiến thân cho việc phục vụ Phúc Âm là các vị linh mục, những người được kêu gọi để rao giảng lời Chúa, ban phát các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể và Hòa Giải, dấn thân  giúp đáp thành phần hèn kém, bệnh nạn, khổ đau, nghèo nàn, cũng như những ai khốn khó ở các miền đất trên thế giới là nơi có những lúc nhiều người vẫn chưa được thực sự gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô. Những nhà thừa sai lần đầu tiên loan báo cho thành phần dân chúng này tình yêu cứu chuộc của Chúa Kitô. Những thống kê cho thấy rằng con số thành phần được lãnh nhận phép rửa gia tăng hằng năm nhờ công cuộc mục vụ của những vị linh mục này, những vị hoàn toàn hiến  thân cho phần rỗi của anh chị em mình. Trong bối cảnh ấy, cần phải bày tỏ lời đặc biệt cám ơn các vị linh mục fidei donum đang trung thành và quảng đại xây dựng cộng đồng này bằng vieêc loan truyền lời Chúa và bẻ Bánh Sự Sống, dốc toàn lực phục vụ sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vềâ tất cả mọi vị linh mục ấy, thành phần đã chị khổ cực, thậm chí đến hy hiến mạng sống của mình để phục vụ Chúa Kitô… Những chứng từ của họ là một chứng từ cảm kích có thể làm hứng khởi nhiều giới trẻ phục vụ Chúa Kitô và sống  cuộc đời của mình cho những người khác, nhờ đó khám phá thấy được sự sống thực sự” (Tông Huấn Sacramentum Caritatis, 26).

 

6.         Trong Giáo Hội Bao giờ cũng có nhiều con người nam nữ, được Thánh Linh tác động, chọn sống Phúc Âm một cách sâu xa, bằng cách tuyên khấn đức thanh tịnh, khó nghèo và tuân phục. Thành phần đông đảo tu sĩ nam nữ này, thuộc về vô số các Tổ Chức sống đời chiêm niệm và hoạt động, vẫn còn “đóng vao trò chính yếu trong việc truyền bá phúc âm hóa thế giới” (Sắc Lệnh Ad Gentes, 40). Với lời nguyện cầu liên tục và cộng đồng của mình, những tu sĩ chiêm niệm không ngừng chuyển cầu cho toàn thể nhân loại. Thành phần tu sĩ sống đời hoạt động, qua nhiều hoạt động bác ái của mình, mang đến cho tất cả mọi người một chứng từ sống động về tình yêu và tình thương của Thiên Chúa. Người Tôi Tớ Chúa Phaolô VI đã nói liên  quan tới những vị tông đồ này trong thời đại của chúng ta rằng: “Qua việc tận hiến của mình, họ hoàn toàn tự nguyện và thanh thản từ bỏ hết mọi sự để ra đi loan báo Phúc Âm cho đến tận cùng trái đất. Họ là thành phần mạnh dạn và việc tông đồ của họ thường có đặc tính nguyên tuyền, một thứ tinh túy cần phải được ca ngợi. Họ là thành phần quảng đại: người ta thường thấy họ ở những địa điểm truyền giáo, và họ dám hết mình liều đến cả sức khỏe của họ cùng chính sự sống của họ. Giáo Hội thực sự nặng nợ họ” (Apostolic Exhortation Evangelii Nuntiandi, 69).

 

7.         Chưa hết, để Giáo Hội có thể tiếp tục làm trọn sứ vụ truyền giáo được Chúa Kitô trao phó cho mình, và để đừng thiếu hụt những người phát động cổ võ Phúc Âm mà thế giới rất cần đến, các cộng đồng Kitô hữu không giờ được thôi cung cấp cho cả trẻ em lẫn người lớn vấn đề liên tục giáo dục về đức tin. Cần phải làm sao tồn tại nơi tín hữu một cảm quan dấn thân về trách nhiệm truyền giáo và chủ động liên  đới với chư dân trên thế giới. Tặng ân đức tin kêu gọi tất cả mọi Kitô hữu hãy cộng tác vào công cuộc truyền bá phúc âm hóa. Ý thức này cần phải được nuôi dưỡng bằng việc giảng dạy và giáo lý, bằng phụng vụ và bằng việc liên lỉ hướng dẫn nguyện cầu. Ý thức ấy cần phải được gia tằng bằng việc đón nhận người khác, qua đức bác ái và tình thân hữu thiêng liêng, qua suy niệm và nhận thức, cũng như hoạch định mục vụ bao gồm cả việc chú trọng tới các ơn gọi.

 

8.         Ơn gọi sống đời linh mục thừa tác và sống đời tận hiến chỉ có thể nẩy nở ở một mảnh đất thiêng liêng đã vun sới cẩn thận. Các cộng đồng Kitô hữu sống chiều kích truyền giáo của mầu nhiệm Giáo Hội một cách sâu xa sẽ không bao giờ hướng nội. Truyền giáo, như là một chứng từ của tình yêu thần linh, đặc biệt trở nên hiệu năng khi nó được chia sẻ ở một cộng đồng, ‘để thế gian tin tưởng” (x Jn 17:21). Giáo Hội hằng ngày cầu nguyện cùng Thánh Linh cho tặng ân ơn gọi. Qui tụ lại chung quanh Trinh Nữ Maria là Nữ Vương Các Tông Đồ, như vào lúc ban đầu, cộng đồng giáo hội học từ Mẹ làm sao để nài xin Chúa cho việc nẩy nở các vị tông đồ mới, biết sống đức tin và tình yêu cần cho sứ vụ truyền  giáo.

 

9.         Trong khi tôi ký thác suy tư này cho toàn thể các cộng đồng của Giáo Hội để họ nhận lấy như là của mình, và rút ra từ đó hứng khởi nguyện cầu, và như tôi phấn khích những ai đang dấn thân tin tưởng và quảng đại hoạt động phục vụ cho ơn gọi, tôi hết lòng gửi đến các giáo dục gia, các giáo lý viên cùng tất cả mọi người, nhất là giới trẻ trong cuộc hành trình ơn gọi của mình, Phép Lành Tòa Thánh đặc biệt.

 

Tại Vatican ngày 3/12/2007

 

Biển Đức XVI

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/vocations/documents/hf_ben-xvi_mes_20071203_xlv-vocations_en.html