Thành Phần Di Dân  Trẻ Tuổi

 

ĐTC Biển Đức XVI:  Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Di Dân và Tị Nạn lần thứ 94, ngày 13/1/2008

 

Đề tài cho Ngày Thế Giới Di Dân và Tị Nạn năm nay kêu gọi chúng ta hãy đặc biệt suy niệm về thành phần di dân trẻ tuổi. Thật vậy, tin tức hằng ngày thường đề cập đến họ. Tiến trình toàn cầu hóa bao rộng đang xẩy ra khắp thế giới đang mang đến một nhu cầu di chuyển, một nhu cầu cũng thu hút nhiều người trẻ di dân và sống xa gia đình của họ và quê hương xứ sở của họ.  Kết quả xẩy ra đó là có nhiều trường hợp giới trẻ có khả năng thông minh rời bỏ quê hương nguyên quán của mình, thì ở các xứ sở tiếp nhận thành phần di dân luật lệ thi hành khiến cho việc hội nhập của họ trở nên khó khăn. Đúng vậy, hiện tượng di dân đang trở thành những gì lan tràn và bao gồm cả một con số gia tăng thành phần dân chúng thuộc mọi điều kiện xã hội. Bởi thế mà các cơ cấu công, các tổ chuưc nhân đạo, cũng như Giáo Hội Công Giáo có lý để cống hiến nhiều nguồn lợi của mình trong việc giúp đỡ những con người gặp khốn khó ấy.

 

Đối với thành phần di dân trẻ tuổi thì họ là thành phần đặc biệt cảm nhận được những gì được gọi là “cái khốn khổ của việc song thuộc”: một đàng họ cảm thấy không thể nào mất gốc văn hóa của mình, trong khi đó họ cảm thấy được tháp nhập vào guống máy xã hội tiếp nhận họ song không được hoàn toàn đồng hóa và làm mất đi truyền thôág cha ông của họ.  Trong số giới trẻ, cũng có những em gái dễ dàng trở thành nạn nhân cho việc khai thác, cho những hình thức luân lý của tống tiền, và thậm chí còn bị lạm dụng đủ thứ. Bởi vậy chúng ta nói sao về những con người thiếu niên này, thành phần vị thành niên không có ai đi kèm hỗ trợ đang trở thành một hạng người nguy khốn trong số thành phần xin trú ngụ? Những đứa con trai và con gái này thường tiến tới chỗ buông thả bụi đời, làm mồi ngon cho những tay khai thác lạc loài thường biến họ thành đối tượng của việc bạo động về thể lý, luân lý và tình dục.   

 

Chưa hết, khi nhìn kỹ vào lãnh vực của thành phần di dân, tị nạn và nạn nhân buôn người bị cưỡng buộc, chúng ta xót xa thấy được cả nhiều trẻ em và thiếu niên nữa. Về vấn đề này, không thể nào câm nín trước những hình ảnh thảm thương ở những trại tị nạn rộng lớn đang hiện diện ở các phần đất khác nhau trên thế giới. Làm sao chúng ta lại không nghĩ được rằng những con người nhỏ bé ấy đã vào thế gian này cũng có cùng những mong ước được hạnh phúc như các kẻ khác? Đồng thời chúng ta làm sao lại không biết rằng thời thơ trẻ và thiếu niên là những giai đoạn hết sức quan trọng cho việc phát triển con người nam nữ, một giai đoạn cần ổn định, thanh thản và an ninh? Những trẻ em và thiếu niên này chỉ có được một kinh nghiệm sống đó là những “trại” ở trường kỳ bó buộc, nơi họ bị cô lập, xa cách những tỉnh lỵ có dân  cư, không có cơ hội đến trường một cách bình thường. Làm sao chúng ta có thể tin tưởng nhìn về tương lai chứ? Cho dù thực sự có nhiều điều đã được thực hiện cho họ, họ vẫn cần được hộ giúp nhiều hơn nữa, qua việc tiếp đãi xứng hợp và những cơ cấu đào luyện.

 

Chính vì quan điểm ấy mà vấn đề được đặt ra là làm thế nào để đáp ứng những niềm mong đợi của thành phần di dân trẻ tuổi? Những gì cần phải thực hiện để giúp họ? Dĩ nhiên, trước hết cần phải nhắm đến việc hỗ trợ gia đình và học đường. Thế nhưng, có những trường hợp phức tạp là chừng nào  và có nhiều khó khăn thành phần giới trẻ gặp phải nơi các môi trường gia đình và học đường của họ! Nơi gia đình, các vai trò truyền thống đã từng hiện hữu nơi các xứ sở nguyên  quán đã bị phá đổ, và một cuộc đụng độ thường xẩy ra giữa cha mẹ vẫn còn gắn bó với văn hóa của mình và con cái đã mau chóng đồng hóa vào các môi trường xã hội mới. Cũng thế, không được coi nhẹ cái khó khăn giới trẻ gặp phải trong việc tháp nhập vào chiều hướng giáo dục học hành hiện hành ở xứ sở tiếp đón họ. Bởi thế, chính hệ thống học vấn cần phải lưu ý tới những điều kiện của họ và cung cấp những đường lối đào luyện đặc biệt của việc hội nhập đối với thành phần di dân nam nữ xứng với các nhu cầu của họ. Cũng cần phải dấn thân kiến tạo nên một bầu khí tương kính và đối thoại nơi tất cả mọi học sinh trong các lớp học, căn cứ vào những nguyên tắc cùng với những giá trị phổ quát có tính cách chung đối với tất cả mọi nền văn hóa. Việc dấn thân của hết mọi người – thày cô, gia đình và học sinh – chắc chắn sẽ góp phần vào việc giúp cho thành phần di dân  trẻ tuổi đối diện một cách hay nhất cái thách đố của việc hội nhập và cống hiến cho chúng cơ hội để đạt được những gì có thể hỗ trợ cho việc đào luyện về nhân  bản, văn hóa và nghề nghiệp của họ. Điều này càng cần phải áp dụng cho thành phần tị nạn trẻ trung là thành phần cần phải sửa soạn đầy đủ các chương trình và cung cấp những căn bản cần thiết cho việc hội nhập đúng đắn vào thế giới mới về xã hội, văn hóa và nghề nghiệp.

 

Giáo Hội hết sức chú trọng tới thế giới của thành phần di dân và xin những ai đã được đào luyện theo Kitô Giáo  ở các nguyên quốc của mình hãy làm cho cái gia sản đức tin cùng với các giá trị phúc âm được sinh hoa kết trái trong việc cống hiến một chứng từ nhất quán nơi những môi trường sống khác nhau. Chính vì thế tôi mới gọi các cộng đồng giáo hội cảm thương đứng ra tiếp đón thành phần trẻ và thành phần rất trẻ cùng với cha mẹ của họ, và hãy gắng thông cảm với những thăng trầm của đời sống họ và nâng đỡ việc hội nhập của họ. 

 

Thế nên, trong số thành phần di dân, như tôi đã viết trong Sứ Điệp năm ngoái, có một hạng người duy nhất cần phải đặc biệt chú ý, đó là thành phần sinh viên từ các quốc gia, mà vì sự học vấn của mình, phải sống xa nhà. Con số thành phần này liên tục gia tăng: họ là thành phần trẻ cần được đặc biệt chăm sóc về mục vụ, vì họ không phải chỉ là những sinh viên, như tất cả mọi sinh viên  khác, mà còn là những người di dân tạm thời nữa. Họ thường cảm thấy lẻ loi cô độc dưới gánh nặng của việc học hành, và đôi khi họ còn bị ngắc ngứ vì những khó khăn  về kinh tế nữa. Giáo Hội, trong mối quan tâm từ mẫu của mình, cảm thương nhìn họ và cố gắng can thiệp đặc biệt về mục vụ và xã hội vào bằng những hoạt động liên quan tới các nguồn lợi tuổi trẻ dồi dào của họ. Cần phải giúp họ tìm thấy được đường lối hướng về việc năng động của tính cách liên văn hóa và được phong phú ở việc liên hệ với các sinh viên thuộc những nền  văn hóa và tôn giáo khác. Đối với Kitô hữu trẻ, việc học hành và cảm nghiệm huấn luyện này có thể là một lãnh vực hữu ích cho tình trạng trưởng thành về đức tin của họ, một kích thích hướng về tính cách đại đồng là một yếu tố xây dựng của Giáo Hội Công Giáo.

 

Thành phần giới trẻ di dân thân mến, các bạn hãy dọn mình để cùng với đồng bạn trẻ trung của các bạn nhau xây dựng một xã hội chân chính và huynh đệ hơn, bằng việc c hu toàn những nhiệm vụ một cách cẩn thận và nghiêm chỉnh đối với gia đình của các bạn cũng như Quốc Gia của các bạn. Hãy tôn trọng luật lệ và đừng bao giờ để mình chiều theo hận thù và bạo động. Hãy cố gắng trở thành những vai chính hiện nay của một thế giới sống trong cảm thông và đoàn kết, công lý và hòa bình. Đặc biệt tôi xin các bạn là thành phần tín hữu trẻ trung hãy lợi dụng thời gian học hỏi của mình để lớn lên trong kiến thuưc và tình yêu mến Chúa Kitô. Chúa Giêsu muốn các bạn là những người bạn chân thực của Người, và vì thế các bạn cần phải vun trồng một mối liên hệ chặt chẽ với Người một cách liên  lỉ bằng việc nguyện cầu cũng như bằng việc dễ dậy lắng nghe Lời của Người. Người muốn các bạn là những chứng nhân của Người, và vì thế các bạn cần phải dấn thân sống Phúc Âm cách can đảm và thể hiện  Phúc Âm bằng những hành động cụ thể kính mến Thiên Chúa và phục vụ anh chị em của mình. Giáo Hội cũng cần đến các bạn nữa và trông cậy vào sự đóng góp của các bạn. Các bạn có thể đóng một vai trò rất thích thuận trong môi trường truyền bá phúc âm hóa hiện nay. Xuất phát từ các nền văn hóa khác nhau, thế nhưng tất cả đều liên kết nơi việc thuộc về cùng một Giáo Hội Chúa Kitô duy nhất, các bạn có thể chứng tỏ cho thấy rằng Phúc Âm là những gì sống động và thích hợp với hết mội hoàn cảnh; Phúc Âm là một sứ điệp cũ song luôn mới mẻ. Phúc  Âm là lời hy vọng và cứu độ cho con người thuộc tất cả mọi chủng tộc và văn hóa, của tất cả mọi lứa tuổi và thế hệ.

 

Tôi xin ký thác cho Mẹ Maria, Mẹ của toàn thể nhân loại, và Thánh Giuse, vị phu quân tinh tuyền nhất của Mẹ, cả hai vị đã là thành phần tị nạn cùng với Chúa Giêsu ở Ai Cập, m ỗi một người trong các bạn, gia đình của các bạn, những ai chăm sóc cả một thế giới bao rộng thành phần di dân trẻ trung bằng những cách thức khác nhau, thành phần tình nguyện viên và những người cán sự mục vụ, thành phần đồng hành với các bạn bằng việc tự nguyện sẵn sàng và nâng đỡi thân tình của họ.

 

Xin Chúa luôn luôn gần gũi với các bạn cùng gia đình của các bạn để cùng nhau các bạn có thể thắng vượt được những vướng trở cũng như những khó khăn về vật chất và tinh thần các bạn gặp được trong cuộc hành trình của mình. Tôi kèm theo những ước nguyện này bằng một Phép Lành Tòa Thánh đặc biệt cho mỗi một người trong các bạn cũng như cho những ai thân  thương của các bạn.

 

Tại Vatican ngày 18/10/2007

 

ĐTC Biển Đức XVI.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/migration/documents/hf_ben-xvi_mes_20071018_world-migrants-day_en.html