“Những Người Tôi Tớ và Tông Đồ của Chúa Giêsu Kitô”

 

ĐTC Biển Đức XVI: Sứ Điệp cho Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo thứ 82, 19/10/2008

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Nhân dịp Ngày Truyền Giáo Thế Giới, tôi muốn mời gọi anh chị em hãy suy nghĩ về mối khẩn trương liên tục trong việc loan báo Phúc Âm trong cả thời đại của chúng ta nữa. Mệnh lệnh truyền giáo tiếp tục là ưu tiên trên hết đối với tất cả mọi người đã lãnh nhận phép rửa được kêu gọi trở thành ‘những người tôi tớ và tông đồ của Chúa Giêsu Kitô’ vào lúc mở đầu cho thiên niên kỷ này. Vị Tiền Nhiệm khả kính của tôi là Tôi Tớ Chúa Phaolô VI đã nói trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi rằng: ‘Việc truyền bá phúc âm óa thực sự là một ân huệ và là ơn gọi hợp với Giáo Hội, hợp với căn tính sâu xa nhất của Giáo Hội’ (số 14). Về gương mẫu cho việc dấn thân tông đồ này, tôi muốn đặc biệt nói tới Thánh Phaolô, vị Tông Đồ của chư quốc, vì năm nay chúng ta đang cử hành một cuộc mừng kỷ niệm giành cho ngài. Chính Năm Thánh Phaolô này cống hiến cho chúng ta cơ hội làm quen với vị tông đồ lừng danh này, vị tông đồ đã lãnh nhận ơn gọi loan truyền Phúc Âm cho Dân Ngoại, theo những gì Chúa Kitô đã truyền cho ngài: ‘Hãy đi, này đây Ta sai con đi tới với Dân Ngoại’ (Acts 22:21). Làm sao chúng ta lại không lợi dụng cơ hội là cuộc mừng kỷ niệm đặc biệt được cống hiến cho các Giáo Hội địa phương, cho các cộng đồng Kitô hữu và cho cá nhân thành phần tín hữu này để phát động việc loan truyền Phúc Âm cho tới tận cùng trái đất là qyền năng của Thiên Chúa cho phần rỗi của hết mọi người tin tưởng (cf 1Rm 1:16) chứ?

 

Nhân Loại cần được giải phóng

 

Nhân loại cần được giải phóng và cứu chuộc. Chính thiên nhiên tạo vật – như Thánh Phaolô nói – đang chịu đựng và nuôi niềm hy vọng được cia sẻ vào quyền tự do của con cái Thiên Chúa (cf Rm 8:19-22). Những lời này cũng đúng với cả thế giới của ngày hôm nay nữa, ở chỗ, thế giới ngày nay đang mong đợi ‘ơn cứu chuộc’. Và nó sâu xa biết rằng cái tân thế giới được chờ đợi này cần đến một con người mới; nó cần đến thành phần ‘con cái Thiên Chúa’.

 

Chúng ta hãy nhìn kỹ hơn vào tình trạng của thế giới hôm nay. Một mặt thì cái toàn cảnh vĩ đại của thế giới cho thấy những nhãn quan hứa hẹn về việc phát triển kinh tế lẫn xã hội, mặt khác nó lại khiến chúng ta cảm thấy có những quan tâm lớn lao về cính tương lai của con người. Trong nhiều trường hợp, bạo lực xẩy ra nơi các mối liên hệ giữa con người và các dân tộc. Tình trạng nghèo khổ đang đè nén bao nhiêu là triệu dân cư. Vấn đề kỳ thị và đôi khi cả đến việc bách hại vì lý do chủng tộc, văn óa và tôn giáo đã day nhiều người phải tẩu thoát khỏi xứ sở của mình để đi tìm tị nạn và bảo vệ ở nơi khác. Tình trạng tiến bộ về kỹ thuật, một khi không nhắm tới phẩm vị và sự thiện của con người hay tới việc phát triển theo tình đoàn kết thì bị mất đi khả năng là yếu tố hy vọng, rái lại, còn trở thành một mối nguy cơ, đã từng gia tăng, cho tình trạng chênh vênh và bất công. Ngoài ra, còn có cả một thứ đe dọa liên tục liên quan tới mối liên hệ về môi trường con người gây ra bởi việc sử dụng bừa bãi các nguồn lợi, tác hại tới sức khỏe thể lý lẫn tâm lý của con người. Tương lai của nhân loại cũng đang gặp nguy hiểm trước những thứ xâm phạm đến sự sống của họ dưới những hình thức và cách thức khác nhau.

 

Trước viễn tượng này, một viễn tượng ‘bị chao đảo giữa hy vọng và lo âu… và bị đè nén bởi nỗi băn khoăn bức rức’ (Gaudium et Spes, 4), chúng ta quan tâm tự hỏi rằng: Nhân loại và tạo vật sẽ ra sao đây? Có hy vọng gì cho tương lai hay chăng, đúng hơn, nhân loại liệu có tương lai gì hay chăng? Và tương lai này sẽ như thế nào? Câu giải đáp cho những vấn nạn này ở nơi những ai trong chúng ta tin tưởng theo Phúc Âm. Chúa Kitô là tương lai của chúng ta, và như tôi đã viết trong Thông Điệp ‘hy vọng cứu độ’, Phúc Âm của Người là một thứ thông đạt ‘biến đổi cuộc đời’ cống hiến niềm hy vọng, mở toang cánh cửa tối tăm của thời gian và chiếu soi tương lai của nhân loại và vũ trụ (cf số 2).

 

Thánh Phaolô đã quá hiểu là chỉ ở nơi Chúa Kitô nhân loại mới tìm thấy ơn cứu chuộc và niềm hy vọng. Bởi thế, ngài đã nhận định rằng việc truyền giáo là những gì thôi thúc và khẩn trương trong việc loan báo ‘sự sống hứa hẹn trong Chúa Giêsu Kitô’ (2Tim 1:1), ‘niềm hy vọng của chúng ta’ (1Tim 1:1), nhờ đó tất cả mọi dân tộc có thể trở thành những người đồng thừa tự và đồng tham dự vào lời hứa của Phúc Âm (cf Eph 3:6). Ngài đã biết rằng thiếu Chúa Kitô thì nhân loại ‘không có hy vọng gì và không có Thiên Chúa trên thế gian này’ (Eph 2:12) – ‘không hy vọng vì họ không có Thiên Chúa’ (Spe Salvi, 3). Thật vậy, ‘ai không nhận biết Thiên Chúa, cho dù họ có ấp ủ đủ mọi thứ hy vọng chăng n74a, thật ra cũng chẳng biết hy vọng gì, chẳng có thứ niềm hy vọng cao cả nâng đỡ cho cả cuộc sống’ (cf. Eph 2:12)’ (ibid, 27).

 

Sứ vụ truyền giáo là một vấn đề của lòng yêu thương

 

Bởi thế đây là một nhiệm vụ khẩn trương đối với mọi người trong việc loan báo Chúa Kitô và sứ điệp cứu độ của Người. Thánh Phaolô nói: ‘Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm!’ (1Cor 9:16). Trên đường đi Damascus, ngài đã trải qua và hiểu được rằng việc c71u chuộc và sứ vụ truyền giáo là công cuộc của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài. Tình Yêu Chúa Kitô đã dẫn ngài đến chỗ hành trình trên khắp nẻo đường của Đế Quốc Rôma như là người rao giảng tin mừng, như là một vị tông đồ, như là một nhà giảng thuyết và như là một thày dạy một Phúc Âm được ngài tự xưng là ‘một khâm sai bị xiềng xích’ (Eph 6:20). Đức ái thần linh đã biến ngài trở thành ‘tất cả mọi sự cho mọi người’, để cứu độ ít là một số nào đó’ (1Cor 9:22). Khi nhìn lại những gì Thánh Phaolô trải qua, chúng ta hiểu rằng hoạt động truyền giáo là một đáp ứng cho tình yêu được Thiên Chúa tỏ ra với chúng ta. Tình yêu của Người đã cứu chuộc chúng ta và thúc đẩy chúng ta thực hiện việc tryền giáo cho muôn dân – mission ad gentes. Chính sinh lực thần linh này là những gì có thể làm cho sự hòa hợp, công lý và hiệp thông phát triển giữa con người, chủng tộc và chư dân được mọi người khát vọng (cf TĐ Thiên Chúa là Tình yêu, 12). Bởi vậy, chính Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu, Đấng dẫn Giáo Hội hướng tới những biên giới của nhân loại và kêu gọi thành phần truyền bá phúc âm óa hãy uống ‘từ nguồn mạch nguyên thủy là Chúa Giêsu Kitô, từ con tim bị đâm thâu tuôn ra tình yêu thương của Thiên Chúa’ (TĐ Thiên Chúa là Tình Yêu, 7). Chỉ từ nguồn mạch này mới xuất phát việc chăm sóc, niềm dịu dàng, lòng thương cảm, việc tiếp đãi, sự sẵn sàng và việc chuyên chú tới những vấn đề của con người, cũng như xuất phát ra những nhân đức khác cần cho những vị sứ giả của Phúc Âm đã bỏ hết mọi sự mà dấn thân trọn vẹn vô tư cho việc truyền bá hương thơm bác ái của Chúa Kitô khắp thế giới.  

  

Hãy luôn truyền bá phúc âm hóa.

 

Trong lúc việc truyền bá phúc âm hóa tiên khởi vẫn là những gì cần thiết và khẩn trương ở nhiều miền đất trên thế giới thì ngày nay tình trạng thiếu hụt hàng giáo sĩ và thiếu thốn các ơn thiên triệu đang gây khó khăn cho những Giáo Phận và những Hội Dòng tận hiến khác nhau. Cần phải tái khẳng định là cho dù hiện nay tình trạng các thứ khó khăn này có gia tăng thì lệnh truyền bá phúc âm óa cho tất cả mọi dân tộc vẫn là vấn đề ưu tiên. Không có lý do nào có thể biện minh cho việc trễ nải hay đình rệ trong việc truyền bá phúc âm hóa, vì ‘công việc truyền bá phúc âm hóa cho tất cả mọi dân tộc là những gì cấu tạo nên sứ vụ thiết yếu của Giáo Hội’ (ĐTC Phaolô VI, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, 14). Nó là một sứ vụ ‘vẫn còn mới bắt đầu và chúng ta cần phải hết lòng dấn thân phục vụ nó’ (ĐTC Gioan Phaolô II, Thông Điệp Redemptoris Missio, 1). Đến đây chúng ta làm sao không nghĩ đến người Macedonia xuất hiện trong giấc mơ của Thánh Phaolô mà kêu lên rằng ‘ngài có muốn đến Macedonia giúp chúng tôi hay chăng?’ Ngày nay có muôn vàn người đang chờ đợi việc loan báo Phúc Âm, những người đang khao khát niềm hy vọng và tình yêu thương. Có rất nhiều người cảm thấy hết sức khắc khoải trước lời yêu cầu trợ giúp xuất phát từ nhân loại này, những người từ bỏ mọi sự vì Chúa Kitô và vì Người truyền đạt đức tin và đức ái cho dân chúng! (cf. Spe Salvi, 8).

 

Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm! (1Cor 9:16)

 

Anh Chị Em thân mến, ‘duc in altum’! Chúng ta hãy căng buồm tiến ra biển cả mênh mông của thế giới này và, khi đáp ứng lời mời gọi của Chúa Giêsu, chúng ta hãy gan dạ tung lưới, tin tưởng vào sự trợ giúp liên lỉ của Người. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng việc giảng dạy Phúc Âm không phải là những gì để vênh vang (cf 1Cor 9:16) mà là một nhiệm vụ và là niềm vui. Chư Huynh Giám Mục thân mến, theo gương Thánh Phaolô, nhiều mỗi người cảm thấy như là ‘một tù nhân của Chúa Kitô cho Dân Ngoại’ (Eph 3:1), khi biết rằng chư huynh cậy dựa vào sức mạnh được Người ban cho chúng ta trong những lúc khó khăn và thử thách. Vị Giám Mục được thánh hiến không phải chỉ cho giáo phận của mình mà thôi, mà là cho phần rỗi của toàn thế giới (cf Thông Điệp Redemptoris Missio, 63). Như Tông Đồ Phaolô, vị Giám Mục được kêu gọi vươn tới với những người xa cách và chưa biết Chúa Kitô hay vẫn chưa cảm nghiệm được tình yêu giải phóng của Người. Việc dấn thân của vị giám mục đó là làm cho toàn thể cộng đồng giáo hội của mình thành truyền giáo bằng việc tự ý góp phần, theo khả năng, để sai đi những vị linh mục và giáo dân cho các Giáo Hội khác hầu phục vụ việc truyền bá phúc âm hóa. Có thế, việc truyền giáo cho muôn dân – mission ad gentes trở thành một nguyên tố hiệp nhất và đồng nhất của toàn thể hoạt động mục vụ và bác ái của nó.

 

Phần anh em, quí huynh linh mục thân mến, thành phần cộng tác viên đệ nhất của những vị Giám Mục, hãy trở nên nh74ng vị mục tử quảng đại và những nhà truyền bá phúc âm hóa nhiệt thành! Nhiều người trong anh  em ở những thập niên qua đã đến những miền ruyền giáo theo tiếng gọi của Thông Điệp Fiei Donum mà chúng ta mới cử hành mừng kỷ niệm 50 năm, và là bức thông điệp được vị Tiền Nhiệm khả kính của tôi là Tôi Tớ Chúa Piô XII, đẩy mạnh việc hợp tác giữa các Giáo Hội. Tôi tin tưởng rằng việ chăng say truyền giáo này ở nơi các Giáo Hội địa phương sẽ không bị hụt hẫng, cho dù thiếu thốn hàng giáo sĩ đang gây khó khăn cho nhiều giáo hội.

 

Và anh chị em tu sĩ nam nữ thân mến, những người có ơn gọi mang đặc tính nổi bật về truyền giáo, anh chị em hãy loan báo Phúc Âm cho hết mọi người, nhất là những ai xa cách, bằng việc liên lỉ làm chứng cho Chúa Kitô và hết sức theo đuổi Phúc Âm của Người. Hỡi thành phần giáo dân thân mến, anh chị em hoạt động ở nhiều lãnh vực khác nhau trong xã hội tất cả đều được kêu gọi để tham dự một cách đặc biệt vào việc truyền bá Phúc Âm. Bởi thế, một thứ công đường – areopagus phức tạp và đa diện đang mở ra trước anh chị em cần được truyền bá phúc âm hóa đó là thế giới. Anh chị em hãy làm chứng bằng đời sống của mình là Kitô hữu ‘thuộc về một thứ xã hội mới là đích diểm cho cuộc hành trình chung của họ và là nơi ngưỡng vọng về từ cuộc hành trình ấy’ (Spe Salvi, 4). 

 

Kết luận

 

Anh Chị Em thân mến, chớ gì việc cử hành Ngày Truyền Giáo Thế Giới này làm cho mọi người phấn khởi trong việc tái ý thức về nhu cầu khẩn trương trong việc oan báo Phúc Âm. Tôi không thể không nói tới với một tấm lòng chân thành tri ân việc đóng góp của Chư Hội Truyền Giáo của Tòa Thánh vào hoạt động truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội. Tôi cám ơn họ về sự hỗ trợ được họ cống hiến cho tất cả mọi cộng đồng, nhất là những cộng đồng trẻ trung. Họ là dụng cụ đáng kể cho việc làm sinh doing và hình thành Dân Chúa theo quan điểm truyền giáo, và họ nuôi dưỡng mối hiệp thông của con người và những thiện ích giữa các phần khác nhau của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Chớ gì việc quyên góp được thực hiện ở tất cả mọi giáo xứ vào Ngày Truyền Giáo Thế Giới là một dấu hiệu hiệp thông và quan tâm đến nhau giữa các Giáo Hội. Sau hết, chớ gì việc nguyện cầu được gia tăng hơn bao giờ hết nơi dân Kitô giáo, một phương tiện thiêng liêng thiết yếu cho việc truyền bá nơi các dân tộc ánh sáng của Chúa Kitô, một thứ ‘ánh sáng tuyệt nhất’ đang chiếu soi ‘bóng tối của lịch sử’ (Spe Salvi, 49). Trong khi tôi dâng lên Chúa hoạt động tông đồ của các vị thừa sai, của các Giáo Hội trên khắp thế giới và của thành phần tín hữu tham gia vào mọi hoạt động truyền giáo khác nhau, và xin Thánh Phaolô cùng Thánh Maria, ‘Hòm Bia Giáo Ước sống động’, Ngôi Sao truyền bá phúc âm hóa và niềm hy vọng, chuyển cầu, tôi ban Phép Lành Tòa Thánh cho hết mọi người.

 

Tại Vatican ngày 11/5/2008

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/missions/documents/hf_ben-xvi_mes_20080511_world-mission-day-2008_en.html