Phương Tiện Truyền Thông:

Một Cơ Cấu Truyền Đạt, Hiệp Thông và Hợp Tác

 

 

(Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Thông Thứ 40, 27/5/2006)

 

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

1.         Sau cuộc mừng kỷ niệm 40 năm bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II, tôi hân hoan nhắc lại Sắc Lệnh của Công Đồng này về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội, Inter Mirifica, một sắc lệnh đặc biệt công nhận quyền lực của các phương tiện này trong việc chúng ảnh hưởng đến toàn thể xã hội loài người. Chính nhu cầu cần phải sử dụng quyền lực này cho lợi ích của tất cả nhân loại đã thúc đẩy tôi, trong sứ điệp đầu tiên của mình cho Ngày Thế Giới Truyền Thông này, chia sẻ vắn gọn về ý nghĩ phương tiện truyền thông là cơ cấu dễ dàng hóa việc truyền đạt, hiệp thông và hợp tác.

 

Thánh Phaolô, trong Thư gửi Giáo Đoàn Êphêsô, đã sống động diễn tả ơn gọi của con người là “những người thông phần vào bản tính thần linh” (Dei Verbum, 2): nhờ Chúa Kitô, chúng ta đến được với Cha trong một Thần Linh duy nhất; bởi thế chúng ta không còn là những kẻ xa lạ và ngoại lai mà là thành phần công dân cùng với các thánh và các phần tử thuộc gia đình Thiên Chúa, trở thành một đền thánh, một nơi Thiên Chúa cư ngụ (x Eph 2:18-22). Bức tranh cao quí này về một đời sống hiệp thông bao gồm tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống là Kitô hữu của chúng ta. Lời kêu gọi hãy trung thực với việc tự thông mình của Thiên Chúa nơi Chúc Kitô thực sự là một lời kêu gọi hãy nhìn nhận mãnh lực năng động của Ngài trong chúng ta, một mãnh lực bởi vậy tìm cách vươn tới những người khác, để tình yêu của Ngài thực sự trở thành một tầm vóc chính yếu của thế giới này (cf. Homily for World Youth Day, Cologne, 21 August 2005).

 

2.         Những tiến bộ về kỹ thuật nơi ngành truyền thông ở một ý nghĩa nào đó đã chế ngự thời gian và không gian, làm cho việc truyền thông giữa dân chúng, ngay cả khi họ ở cách nhau rất xa, vừa cấp thời vừa trực tiếp. Việc phát triển này cho thấy một khả năng khổng lồ trong việc phục vụ công ích và là những gì “làm nên một gia sản cần được bảo toàn và cổ động” (Rapid Development, 10). Tuy nhiên, như tất cả chúng ta đều biết, thế giới của chúng ta còn xa vời mới trở thành tuyệt hảo. Hằng ngày chúng ta vẫn được nhắc nhở rằng tính cách tức khắc của việc truyền thông không phải lúc nào cũng được chuyển thành việc xây dựng vấn đề hợp tác và hiệp thông trong xã hội.

 

Việc mở mang kiến thức cho lương tâm con người và việc giúp vào vấn đề hình thành ý nghĩ của họ không bao giờ lại là một công việc trung dung cả. Việc truyền thông đích thực đòi phải có một lòng can đảm và cương quyết về nguyên tắc. Nó đòi phải có một quyết tâm nơi thành phần hoạt động nơi ngành truyền thông, không được gục xuống dưới gánh nặng của quá nhiều tín liệu hoặc thậm chí chiều theo những sự thật bán phần hoặc nhất thời. Thay vào đó, cần phải vừa tìm kiếm vừa truyền đạt những gì là nền tảng sâu xa và ý nghĩa đối với cuộc hiện hữu của con người, dù riêng tư hay xã hội (cf. Fides et Ratio, 5). Nhờ đó, ngành truyền thông mới có thể góp phần một cách xây dựng vào việc phổ biến tất cả những gì là tốt lành và chân thật.

 

3.         Tiếng gọi này đối với ngành truyền thông ngày nay để đảm nhận – để trở thành người bênh vực cho chân lý và từ đó cổ võ hòa bình – cần phải đối đầu với nhiều thách đố. Trong khi các phương tiện khác của việc truyền thông xã hội làm dẽ dàng hóa vấn đề trao đổi tín liệu, ý nghĩ, và tương kiến giữa các nhóm, thì chúng cũng bị lọ lem bởi tính cách mập mờ. Bên cạnh vấn đề đối thoại theo kiểu “đại bàn tròn”, cũng có một số khuynh hướng trong ngành truyền thông làm phát sinh ra một thứ độc tôn văn hóa làm lu mờ đi cái tài năng sáng tạo, làm giảm giá đi cái phẩm chất tinh tế của ý nghĩ phức tạp và làm hạ giá đi cái chuyên biệt của những việc thực hành văn hóa và tính cách đặc thù của niềm tin tôn giáo. Những cái méo mó này xẩy ra khi kỷ nghệ truyền thông trở thành một thứ kỹ nghệ phục vụ mình hay chỉ được thúc đẩy tìm lợi lộc mà thôi, mất đi cái cảm quan về tính cách trách nhiệm đối với công ích.

 

Bởi thế luôn phải duy trì việc tường trình xác đáng về các biến cố, giải thích đầy đủ về các vấn đề quần chúng quan tâm, và trình bày công bằng các quan điểm khác biệt. Đặc biệt cần phải đề cao và nâng đỡ đời sống hôn nhân và gia đình, chính là vì nó liên quan tới nền tảng của hết mọi nền văn hóa và xã hội (cf. Apostolicam Actuositatem, 11). Cộng tác với thành phần phụ huynh, các phương tiện truyền thông xã hội và các kỹ nghệ tiêu khiển giúp vui có thể là những gì hỗ trợ cho một ơn gọi khó khăn song cũng hết sức an ủi trong việc nuôi dưỡng con cái, bằng việc trình bày những mẫu mực về sự sống và yêu thương con người vững chắc (cf. Inter Mirifica, 11). Tất cả chúng ta cảm thấy chán nản và thiệt hại biết bao khi thấy hầu như xẩy ra trái ngược hẳn. Tâm can của chúng ta không quằn quại hay sao, nhất là khi thấy giới trẻ của chúng ta nhào đầu vô những thứ bày tỏ hạ cấp và sai lầm về yêu thương là những gì bôi bẩn phẩm vị thiên phú của mọi con người cũng như làm suy yếu đi những phúc lợi của gia đình?

 

4.         Để khích lệ cả sự hiện diện xây dựng lẫn nhận thức tích cực về ngành truyền thông trong xã hội, tôi muốn lập lại tầm quan trọng của ba bước tiến được vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đề ra, cần thiết cho việc chúng phục vụ công ích, đó là đào luyện, tham dự và đối thoại (cf. Rapid Development, 11).

 

Vấn đề huấn luyện trong việc sử dụng một cách hữu trách và cẩn trọng phương tiện truyền thông là những gì giúp cho dân chúng biết sử dụng chúng một cách sáng suốt và thích hợp. Không thể nào quá coi thường tầm ảnh hưởng sâu xa của các từ ngữ và hình ảnh mới đối với tâm trí, những gì được các phương tiện điện tử đặc biệt đưa vào xã hội một cách hết sức dễ dàng. Chính vì các phương tiện truyền thông hiện đại hình thành nền văn hóa phổ thông mà chính chúng cần phải thắng vượt bất cứ khuynh hướng mạo dụng nào, nhất là mạo dụng thành phần giới trẻ, và thay vào đó, theo đuổi ước muốn xây dựng và phục vụ. Nhờ đó, chúng bảo vệ thay vì làm suy yếu cơ cấu của một xã hội dân sự xứng đáng với con người.

 

Vấn đề tham dự vào các phương tiện truyền thông đại chúng xuất phát từ bản chất của chúng như là một sự thiện giành cho tất cả mọi người. Là một việc phục vụ quần chúng, vấn đề truyền thông xã hội đòi phải có tinh thần hợp tác và đồng trách nhiệm trong việc sử dụng các phương tiện công cộng một cách hết sức ý thức, cũng như trong việc thi hành các vai trò được quần chúng trao phó (cf. Ethics in Communications, 20), bao gồm cả việc sử dụng những tiêu chuẩn thông thường và những biện pháp khác hay những cơ cấu khác được đề ra để đạt tới đích điểm này.

 

Sau hết là vấn đề cổ võ đối thoại, qua việc trao đổi kiến thức, bày tỏ tình đoàn kết và việc nối kết hòa bình, là những gì cống hiến một cơ hội tốt đẹp cần phải được công nhận và thực hiện đối với các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhờ thế chúng mới trở thành những phương tiện gây ảnh hưởng và được cảm nhận trong việc xây dựng nền văn minh yêu thương được mọi người trông mong.

 

Tôi tin rằng những nỗ lực thận trọng trong việc cổ võ ba bước tiến này sẽ giúp cho ngành truyền thông phát triển cách lành mạnh như là một cơ cấu của việc truyền đạt, hiệp thông và hợp tác, giúp cho con người nam nữ và trẻ em, càng nhận thức hơn nữa phẩm vị của con người, càng tỏ ra có trách nhiệm hơn nữa, và càng cởi mở với các người khác, nhất là các phần thiếu thốn nhất và yếu kém nhất trong xã hội (cf. Redemptor Hominis, 15; Ethics in Communications, 4).

 

Để đúc kết, tôi trở lại với những lới khích lệ của Thánh Phaolô: Chúa Kitô là bình an của chúng ta. Trong Người chúng ta là một (x Eph 2:14). Chúng ta hãy cùng nhau phá đổ những bức tường chia rẽ của hận thù và xây dựng mối hiệp thông yêu thương theo dự định của Đấng Hóa Công được tỏ ra qua Người Con của Ngài!

 

Tại Vatican ngày 24/1/2006, lễ Thánh Phanxicô Salêsiô

 

Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/communications/documents/hf_ben-xvi_mes_20060124_40th-world-communications-day_en.html

 

Tìm Hiểu Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cho Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 40

 

Sống trong xã hội văn minh tối tân tiến ngày nay, chúng ta cảm thấy cả thế giới này dường như trở thành một “ngôi làng hoàn vũ – the global village”. Bởi vì, theo kinh nghiệm sống trong thôn làng ngày xưa ở Việt Nam, chúng ta thấy xã hội làng xóm rất ư là thân thiết và quen thuộc nhau, ai mới dọn đến làng cũng biết, ai vừa về thăm làng cũng biết, ai có con ra tỉnh học cũng biết, ai có con lấy vợ gả chồng cũng biết, biết cả tên lẫn tuổi từng người trong làng, từ lớn chí bé v.v.

 

Ngày nay, nhờ đủ mọi thứ phương tiện truyền thông xã hội, điện thoại, truyền thanh, truyền hình và truyền liệu (internet), bất cứ cái gì xẩy ra trên thế giới này, và ở bất cứ nơi đâu, dù là hang cùng ngõ hẻm, như vùng đất xa xôi hẻo lành hầu như không ai biết tới, như hai ngôi làng đã bị bùn lụt chôn sống là Panabaj nước Guatemala ở Trung Mỹ Châu ngày 9/10/2005, hoặc Guinsahugon ở Phi Luật Tân ngày 17/2/2006, thì chỉ trong khoảnh khắc mọi người đều biết được và thấy được biến cố xẩy ra cùng hiện trường của nó.

 

Nếu xã hội làng mạc ở Việt Nam ngày xưa có thế lực đoàn kết đến nỗi “lệnh vua thua lệ làng” thế nào, thì  phương tiện truyền thông ngày nay cũng có một thế lực như vậy, đến nỗi, quyền lực chính trị còn phải thua thế lực truyền thông. Điều này quá hiển nhiên, cách riêng ở Hoa Kỳ, với các cuộc sử dụng phương tiện truyền thông để vận động cho các cuộc tranh cử tổng thống, và có những lúc các chính trị gia cao cấp trong nước được truyền thông phỏng vấn hạch hỏi trước công chúng.

 

Ngoài ra, về phương diện giáo dục, truyền thông thậm chí còn có khả năng vô cùng hiệu năng trong việc đào tạo cuộc sống tâm lý của con người nữa. Riêng Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội luôn có những chủ trương phản chiến về văn hóa đã từng và vẫn còn là đối tượng tấn công một chiều đầy tính cách hận thù của một số tác nhân làm truyền thông, nhất là vụ linh mục lạm dụng tình dục vị thành niên từ đầu năm 2002 tới nay.

 

Theo thông lệ hằng năm, cứ vào ngày 24/1, Lễ kính Thánh Phanxicô Salêsiô, vị thánh được Đức Piô IX tôn phong làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1877, và được Đức Piô XI đặt làm quan thày của thành phần phóng viên báo chí, các vị Giáo Hoàng, từ Công Đồng Chung Vaticanô II cuối thập niên 1960, hằng năm đã liên tục gửi sứ điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Thông được cử hành vào Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên. Vậy chủ đề và nội dung cho sứ điệp đầu tay của vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta cho Ngày Truyền Thông lần thứ 40 ngày 28/5/2006 ra sao?

 

Chủ đề cho Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 40 được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhấn mạnh, trình bày và kêu gọi cách riêng giới đi làm truyền thông đó là “Phương Tiện Truyền Thông: Một Cơ Cấu Truyền Đạt, Hiệp Thông và Hợp Tác”. Bởi thế, căn cứ vào chủ đề này, nội dung của sứ điệp được chia ra làm 3 phần rõ rệt, phần nhất về “Phương Tiện Truyền Thông: Một Cơ Cấu Truyền Đạt”; phần hai: “Phương Tiện Truyền Thông: Một Cơ Cấu Hiệp Thông”; và phần ba: “Phương Tiện Truyền Thông: Một Cơ Cấu Hợp Tác”.

 

Trước hết, để nhập đề, Đức Thánh Cha đã cùng với Công Đồng Chung Vaticanô II công nhận quyền lực của phương tiện truyền thông xã hội và vì thế, chính vì để làm sao cho phương tiện này đạt được mục đích thiện ích của mình mà ngài đã viết sứ điệp đầu tay cho Ngày Thế Giới Truyền Thông 2006 này. Nguyên văn lời ngài nói ở đoạn 1 như sau:

 

·        “Anh Chị Em thân mến, sau cuộc mừng kỷ niệm 40 năm bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II, tôi hân hoan nhắc lại Sắc Lệnh của Công Đồng này về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội, Inter Mirifica, một sắc lệnh đặc biệt công nhận quyền lực của các phương tiện này trong việc chúng ảnh hưởng đến toàn thể xã hội loài người. Chính nhu cầu cần phải sử dụng quyền lực này cho lợi ích của tất cả nhân loại đã thúc đẩy tôi, trong sứ điệp đầu tiên của mình cho Ngày Thế Giới Truyền Thông này, chia sẻ vắn gọn về ý nghĩ phương tiện truyền thông là cơ cấu dễ dàng hóa việc truyền đạt, hiệp thông và hợp tác”.

 

Về khía cạnh thứ nhất, Phương Tin Truyn Thông: Mt Cơ Cu Truyn Đạt”, Đức Thánh Cha đã công nhận ảnh hưởng vượt thời không, tức vượt cả phạm vi thời gian lẫn không gian của những phương tiện truyền thông đại chúng này. Ngài nhận định ở đoạn 2 như sau:

 

·        Những tiến bộ về kỹ thuật nơi ngành truyền thông ở một ý nghĩa nào đó đã chế ngự thời gian và không gian, làm cho việc truyền thông giữa dân chúng, ngay cả khi họ ở cách nhau rất xa, vừa cấp thời vừa trực tiếp. Việc phát triển này cho thấy một khả năng khổng lồ trong việc phục vụ công ích và là những gì “làm nên một gia sản cần được bảo toàn và cổ động” (Rapid Development, 10). Tuy nhiên, như tất cả chúng ta đều biết, thế giới của chúng ta còn xa vời mới trở thành tuyệt hảo. Hằng ngày chúng ta vẫn được nhắc nhở rằng tính cách tức khắc của việc truyền thông không phải lúc nào cũng được chuyển thành việc xây dựng cho vấn đề hợp tác và hiệp thông trong xã hội.

 

Tuy nhiên, ở khía cạnh thứ nhất này, Đức Thánh Cha đã cảnh giác riêng thành phần đi làm truyền thông phải làm sao để truyền đạt những gì thực sự cần cho việc xây dựng ích lợi cho chúng xã hội và cho riêng từng cá nhân con người. Ngài cũng viết tiếp ở đoạn 2 như sau:

 

·        Việc mở mang kiến thức cho lương tâm con người và việc giúp vào vấn đề hình thành ý nghĩ của họ không bao giờ lại là một công việc trung dung cả. Việc truyền thông đích thực đòi phải có một lòng can đảm và cương quyết về nguyên tắc. Nó đòi phải có một quyết tâm nơi thành phần hoạt động nơi ngành truyền thông, không được gục xuống dưới gánh nặng của quá nhiều tín liệu hoặc thậm chí chiều theo những sự thật bán phần hoặc nhất thời. Thay vào đó, cần phải vừa tìm kiếm vừa truyền đạt những gì là nền tảng sâu xa và ý nghĩa đối với cuộc hiện hữu của con người, dù riêng tư hay xã hội (cf. Fides et Ratio, 5). Nhờ đó, ngành truyền thông mới có thể góp phần một cách xây dựng vào việc phổ biến tất cả những gì là tốt lành và chân thật”.

 

Đó là lý do “Phương Tin Truyn Thông: Mt Cơ Cu Truyn Đạt” có liên qua trực tiếp và đưa đến khía cạnh thứ hai là khía cạnh: “Phương Tin Truyn Thông: Mt Cơ Cu Hip Thông”, một khía cạnh, theo ngài, nếu có tinh thần hiệp thông, thành phần chủ trương và thực hiện việc truyền thông xã hội, về phần tiêu cực, sẽ không lạm dụng những gì mình có trong tay để mưu cầu tự lợi hay quảng bá ý hệ sai lầm, tác hại đến nhân quần xã hội. Ngài đã viết ở đoạn 3 như sau:

 

·        Tiếng gọi này đối với ngành truyền thông ngày nay là để đảm nhận – để trở thành người bênh vực cho chân lý và từ đó cổ võ hòa bình – cần phải đối đầu với nhiều thách đố. Trong khi các phương tiện khác của việc truyền thông xã hội làm dễ dàng hóa vấn đề trao đổi tín liệu, ý nghĩ, và tương kiến giữa các nhóm, thì chúng cũng bị lọ lem bởi tính cách mập mờ nữa. Bên cạnh vấn đề đối thoại theo kiểu “đại bàn tròn”, cũng có một số khuynh hướng trong ngành truyền thông làm phát sinh ra một thứ độc tôn văn hóa làm lu mờ đi cái tài năng sáng tạo, làm giảm giá đi cái phẩm chất tinh tế của ý nghĩ phức tạp và làm hạ giá đi cái chuyên biệt của những việc thực hành văn hóa và tính cách đặc thù của niềm tin tôn giáo. Những cái méo mó này xẩy ra khi kỹ nghệ truyền thông trở thành một thứ kỹ nghệ phục vụ mình hay chỉ được thúc đẩy tìm lợi lộc mà thôi, mất đi cái cảm quan về tính cách trách nhiệm đối với công ích.

 

Từ những gì đầy tính cách tiêu cực phá hoại phạm đến mối hiệp thông nhân quần xã hội ấy, Đức Thánh Cha đề cập tới những điểm tích cực cần phải thực hiện theo đòi hỏi của tinh thần hiệp thông chân chính. Chẳng hạn như nội dung chân thực và chính xác của những vấn đề trình bày hay trình chiếu, nhất là những gì liên quan tới đời sống hôn nhân gia điùnh và giáo dục giới trẻ. Ngài viết tiếp ở đoạn 3 như sau:

 

·        Bởi thế luôn phải duy trì việc tường trình xác đáng về các biến cố, giải thích đầy đủ về các vấn đề quần chúng quan tâm, và trình bày công bằng các quan điểm khác biệt. Đặc biệt cần phải đề cao và nâng đỡ đời sống hôn nhân và gia đình, chính là vì nó liên quan tới nền tảng của hết mọi nền văn hóa và xã hội (cf. Apostolicam Actuositatem, 11). Cộng tác với thành phần phụ huynh, các phương tiện truyền thông xã hội và các kỹ nghệ tiêu khiển giúp vui có thể là những gì hỗ trợ cho một ơn gọi khó khăn song cũng hết sức an ủi trong việc nuôi dưỡng con cái, bằng việc trình bày những mẫu mực về sự sống và yêu thương con người vững chắc (cf. Inter Mirifica, 11). Tất cả chúng ta cảm thấy chán nản và thiệt hại biết bao khi thấy hầu như xẩy ra trái ngược hẳn. Tâm can của chúng ta không quằn quại hay sao, nhất là khi thấy giới trẻ của chúng ta nhào đầu vô những thứ bày tỏ hạ cấp và sai lầm về yêu thương là những gì bôi bẩn phẩm vị thiên phú của mọi con người cũng như làm suy yếu đi những phúc lợi của gia đình?”

 

Tuy nhiên, để thực hiện việc truyền đạt theo tinh thần hiệp thông, dựa vào hai khía cạnh được đề cập tới trên đây, cần phải có sự hợp tác chung liên quan tới ba vấn đề thiết yếu là đào luyện, tham dự và đối thoại. Đó là nội dung nơi phần ba của sứ điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 40, phần về “Phương Tiện Truyền Thông: Một Cơ Cấu Hợp Tác”. Đúng thế, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khai triển 3 vấn đề được Đức Gioan Phaolô II gợi ý là đào luyện, tham dự và đối thoại trong Tông Thư nhan đề ‘Phát Triển Nhanh - Rapid Development’ (số 11), trong đoạn 4 như sau:

 

·        Vấn đề huấn luyện trong việc sử dụng một cách hữu trách và cẩn trọng phương tiện truyền thông là những gì giúp cho dân chúng biết sử dụng chúng một cách sáng suốt và thích hợp. Không thể nào quá coi thường tầm ảnh hưởng sâu xa của các từ ngữ và hình ảnh mới đối với tâm trí, những gì được các phương tiện điện tử đặc biệt đưa vào xã hội một cách hết sức dễ dàng. Chính vì các phương tiện truyền thông hiện đại hình thành nền văn hóa phổ thông mà chính chúng cần phải thắng vượt bất cứ khuynh hướng mạo dụng nào, nhất là mạo dụng thành phần giới trẻ, và thay vào đó, theo đuổi ước muốn xây dựng và phục vụ. Nhờ đó, chúng bảo vệ thay vì làm suy yếu cơ cấu của một xã hội dân sự xứng đáng với con người.

 

Vấn đề tham dự vào các phương tiện truyền thông đại chúng xuất phát từ bản chất của chúng như là một sự thiện giành cho tất cả mọi người. Là một việc phục vụ quần chúng, vấn đề truyền thông xã hội đòi phải có tinh thần hợp tác và đồng trách nhiệm trong việc sử dụng các phương tiện công cộng một cách hết sức ý thức, cũng như trong việc thi hành các vai trò được quần chúng trao phó (cf. Ethics in Communications, 20), bao gồm cả việc sử dụng những tiêu chuẩn thông thường và những biện pháp khác hay những cơ cấu khác được đề ra để đạt tới đích điểm này.

 

Sau hết là vấn đề cổ võ đối thoại, qua việc trao đổi kiến thức, bày tỏ tình đoàn kết và việc nối kết hòa bình, là những gì cống hiến một cơ hội tốt đẹp cần phải được công nhận và thực hiện đối với các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhờ thế chúng mới trở thành những phương tiện gây ảnh hưởng và được cảm nhận trong việc xây dựng nền văn minh yêu thương được mọi người trông mong.

 

Để kết luận sứ điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 40 về chủ đề Phương Tin Truyn Thông: Mt Cơ Cu Truyn Đạt, Hip Thông và Hp Tác, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI bày tỏ niềm hy vọng truyền thông sẽ trở nên khá hơn và phục vụ xã hội đúng với mục đích của chúng. Ngài nói như sau ở cuối đoạn 4:

 

·        Tôi tin rằng những nỗ lực thận trọng trong việc cổ võ ba bước tiến này sẽ giúp cho ngành truyền thông phát triển cách lành mạnh như là một cơ cấu của việc truyền đạt, hiệp thông và hợp tác, giúp cho con người nam nữ và trẻ em, càng nhận thức hơn nữa phẩm vị của con người, càng tỏ ra có trách nhiệm hơn nữa, và càng cởi mở với các người khác, nhất là các phần thiếu thốn nhất và yếu kém nhất trong xã hội (cf. Redemptor Hominis, 15; Ethics in Communications, 4)”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL