“Trẻ Em và Truyền Thông: Một Thách Đố cho Vấn Đề Giáo Dục”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Sứ Điệp cho Ngày Truyền Thông Thế Giới 20/5/2007

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

1.         Đề tài cho Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 41, “Trẻ Em và Truyền Thông: Một Thách Đố cho Vấn Đề Giáo Dục”, là những gì kêu mời chúng ta hãy suy tư về hai vấn đề liên hệ có tính cách quan trọng cả thể. Việc huấn luyện cho trẻ em là một. vấn đề khác, có lẽ ít hiển nhiên hơn song không kém phần  quan trọng, đó là việc huấn luyện truyền thông.

 

Những thách đố phức tạp mà ngày nay vấn đề giáo dục đang phải đương đầu thường liên quan tới cái ảnh hưởng bại hoại của truyền thông trên thế giới chúng ta đây. Là một khía cạnh của hiện tượng toàn cầu hóa, và trở thành tiện lợi dễ dàng nhờ việc nhanh chóng phát triển về kỹ thuật, truyền thông đang sâu xa hình thành môi trường văn hóa (cf. Pope John Paul II, Apostolic Letter The Rapid Development, 3).  Thật vậy, có một số người cho rằng ảnh hưởng chính yếu của truyền thông là những gì nghịch lại với ảnh hưởng của học đường, của Giáo Hội và thậm chí của cả gia đình nữa. ‘Đối với nhiều người thì thực tại là những gì truyền thông nhìn nhận là thực’ (Pontifical Council for Social Communications, Aetatis novae, 4).

 

2.         Mối liên hệ giữa trẻ em, truyền thông và vấn đề giáo dục có thể được cứu xét theo hai chiều kích, chiều kích trẻ em bị chi phối bởi truyền thông; và chiều kích huấn luyện trẻ em để đáp ứng thích đáng với truyền thông. Một thứ hỗ tương nẩy sinh nhắm tới những trách nhiệm của truyền thông như là một ngành  kỹ nghệ cũng như nhắm tới nhu cầu tham dự một cách chủ động và kiểm thức của thành phần độc giả, khán giả và thính giả. Trong khuôn khổ ấy thì vấn đề huấn luyện việc sử dụng thích đáng truyền thông là những gì thiết yếư cho việc phát triển trẻ em về văn hóa, luân lý và tinh thần vậy.

 

Làm thế nào để thứ công ích này được bảo vệ và cổ võ đây? Việc giáo dục trẻ em trong vấn đề phân biệt việc các em sử dụng truyền thông là trách nhiệm của cha mẹ, của Giáo Hội và của học đường. Vai trò của cha mẹ có một tầm vóc quan trọng tối yếu. Họ có quyền hạn và nhiệm vụ bảo đảm việc khôn ngoan sử dụng truyền thông bằng việc huấn luyện lương tâm con cái mình trong việc thể hiện những phán đoán lành mạnh và khách quan là những gì sẽ hướng dẫn họ chọn lựa hay bỏ đi những chương trình sẵn có (cf. Pope John Paul II, Apostolic Exhortation Familiaris consortio, 76). Để làm như thế, cha mẹ cần phải được khích lệ và hỗ trợ bở I học đường và giáo xứ để bảo đảm rằng khía cạnh khó khăn cho dù thỏa đáng của việc làm cha mẹ này là những gì được cộng đồng nâng đỡ.

 

Việc giáo dục truyền thông phải là việc giáo dục có tính cách tích cực. Trẻ em là thành phần hướng về những gì tuyệt vời về thẩm mỹ và luân lý cần được giúp để phát triển việc cảm nhận, khôn ngoan và những khả năng nhận thức. Ở đây cần  phải nhìn nhận giá trị hệ trọng từ gương mẫu của cha mẹ và những thiện ích trong việc đưa giới trẻ đến với những tác phẩm cổ điển của trẻ em về văn chương, đến  với những nghệ thuật tạo hình và đến với c a nhạc nâng cao tâm hồn. Vì văn chương phổ thông bao giờ cũng có được vị thế của mình nơi văn hóa mà không được chấp nhận một cách thụ động khuynh hướng cảm tình hóa thay thế cho việc học hỏi. Nếu vẻ đẹp, một thứ phản ánh thần linh, là những gì làm hứng khởi và sống động các con tim và khối óc trẻ trung, thì cái xấu xí và thô tục lại có một ảnh hưởng bại hoại đối với những thái độ và hành vi cử chỉ.

Như vấn  đề giáo dục nói chung, vấn đề giáo dục truyền thông đòi phải huấn luyện về việc hành sử quyền tự do nữa. Đó là một công việc gay go. Bởi thế tự do mới thường được gợi lên như là một cuộc không ngừng tìm kiếm thỏa mãn hay những cảm nghiệm mới mẻ. Tuy nhiên, đó là một thứ lên án chứ không phải là một cuộc giải phóng! Tự do thật không bao giờ lên án con người hết – nhất là một con trẻ – về một thứ tìm cầu thiếu lành mạnh những gì là mới mẻ. Theo chiều hướng chân thực thì tự do chân chính được cảm nghiệm thấy như là một đáp ứng dứt khoát với ‘việc ưng thuận’ của Thiên Chúa đối với loài người, kêu gọi chúng ta hãy chọn không phải một cách bừa bãi mà là chủ ý tất cả những gì là thiện hảo, chân thực và mỹ lệ. Bởi vậy mà cha mẹ, thành phần là bảo quản viên của quyền tự do ấy, trong khi từ từ cho con cái mình được tự do hơn, hãy đưa chúng tới niềm vui sâu xa của cuộc sống (cf. Address to the Fifth World Meeting of Families, Valencia, 8 July 2006).

 

3.         Ước muốn chân thành này của cha mẹ và thày cô trong việc  giáo dục trẻ em theo những đường lối mỹ lệ, chân thực và thiện hảo cần phải được kỹ nghệ truyền thông hỗ trợ chỉ cần ở chỗ nó cổ võ phẩm vị căn bản của con người, giá trị đích thực của đời sống hôn nhân và gia đình, cũng như những chiếm đạt tích cực cùng với những mục tiêu của con người. Bởi thế mà nhu cầu cần truyền thông dấn thân cho việc huấn luyện cách hiệu nghiệm cũng như cho những tiêu chuẩn về đạo lý chẳng những được cha mẹ và thày cô mà còn được tất cả những ai có cảm thức về trách nhiệm dân sự đặc biệt để ý quan tâm và thậm chí cảm thấy khẩn trương.

 

Vì tin tưởng rằng nhiều người dự phần vào các phương tiện truyền thông xã hội muốn thực hiện những gì là đúng đắn (cf. Pontifical Council for Social Communications, Ethics in communications, 4), mà chúng ta cũng cần phải công nhận rằng những ai hoạt động trong lãnh vực này đang phải đối đầu với ‘các thứ áp lực đặc biệt về tâm lý cũng như các thứ nan giải đặc biệt về đạo lý’ (Aetatis novae, 19), những gì có những lúc chứng kiến thấy việc ganh đua về thương mại đã thúc đẩy các nhà truyền thông hạ thấp những tiêu chuẩn xuống thấp hơn. Bất cứ khuynh hướng nào muốn cung cấp những chương trình và những sản phẩm – bao gồm cả những phim hoạt họa và những trò chơi diễn ảnh – những gì nhân danh vấn đề chơi giải trí đề cao việc bạo động và gợi lên hành vi chống xã hội hoặc làm tầm thường hóa tính dục của con người, đều là bại hoại, lại càng ghê tởm hơn nữa khi những chương trình ấy nhắm đến thành phần trẻ em và thanh thiếu niên. Làm sao người ta có thể cắt nghĩa thứ ‘giải trí’ như thế với vô số giới trẻ vô tội thực sự chịu đựng bạo động, khai thác và lạm dụng đây? Về vấn đề này, tất cả mọi người sẽ cảm thấy rõ ràng khi suy nghĩ về cái tương phản giữa Chúa Kitô, Đấng ‘ôm lấy trẻ em đặt tay trên chúng và chúc lành cho chúng’ (Mk 10:16) với kẻ ‘dẫn đường chỉ lối sai lạc … những trẻ nhỏ này’, thành phần ‘tốt hơn… bị cột đá vào cổ’ (Lk 17:2). Một lần nữa, tôi kêu gọi các vị lãnh đạo kỹ nghệ truyền thông hãy giáo dục và khích lệ những ai sản xuất trong việc bảo toàn công ích, trong việc tuân hành chân lý, trong việc bảo vệ phẩm vị làm người của cá nhân và trong việc cổ võ vấn đề tôn trọng các nhu cầu của gia đình.

 

4.         Chính Giáo Hội, theo chiều hướng của sứ điệp cứu độ được ký thác cho mình, cũng là một vị thày của nhân loại và lợi dụng cơ hội để cống hiến việc hỗ trợ cho cha mẹ, các giáo dục viên, những nhà truyền thông và giới trẻ. Các chương trình học đường và giáo xứ của Giáo Hội cần phải đi tiên phong trong việc giáo dục truyền thông ngày nay. Nhất là Giáo Hội mong muốn chia sẻ một nhãn quan về phẩm vị con người là tâm điểm c ho tất cả mọi thứ truyền thông xứng đáng của con người. ‘Nhìn bằng đôi mắt của Chúa Kitô, tôi có thể cống hiến cho những người khác nhiều hơn là những nhu cầu bề ngoài của họ; tôi có thể trao tặng họ cái nhìn yêu thương họ thèm khát’ (Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, 18).

 

Tại Vatican ngày 24/1/2007, Lễ Thánh Pahnxicô Salêsiô,

Giáo Hoàng Biển Đức XVI



 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/communications/documents/hf_ben-xvi_mes_20070124_41st-world-communications-day_en.html