ĐTC với các vị Giám Mục Hoa Kỳ đợt 6 về vấn đề Giáo Hội phải là Chứng Từ Khả Tín cho Kho Tàng Đức Tin

Thứ Sáu 28/5/2004, ĐTC GPII đã tiếp các vị Giám Mục Hoa Kỳ đợt 6 thuộc các giáo tỉnh Indianapolis, Chicago và Milwaukee.

Quí Huynh Giám M ục thân mến,

1…

Để tiếp tục chia sẻ với quí huynh cũng như với Chư Huynh Giám Mục của quí huynh về việc thực thi vai trò giáo phẩm, giờ đây Tôi tiến từ sứ vụ thánh hóa được ủy thác cho thành phần thừa kế các vị tông đồ sang sứ vụ ngôn sứ là sứ vụ được các vị thực thi như là “những nhà rao giảng Phúc Âm và là thày dạy đức tin” (Lumen Gentium, 25) trong mối hiệp thông của toàn thể Dân Chúa. Thật vật, giữa sự thánh thiện và chứng từ Kitô giáo có một sự liên hệ sâu xa. Bởi được tái sinh trong Phép Rửa, “tất cả mọi tín hữu cùng nhau trở thành một hàng tư tế thánh thiện và vương giả, hiến dâng những lễ vật thiêng liêng lên Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô, cùng loan báo các việc lạ lùng của Đấng đã kêu gọi họ từ tối tăm ra ánh sáng diệu huyền” ("Presbyterorum Ordinis," 2; cf. 1 Peter 2:9). Hết mọi người Kitô hữu, trong việc thực thi sứ vụ ngôn sứ của mình, đã lãnh nhận trách nhiệm đối với sự thật thần linh được mạc khải nơi Lời nhập thể, được lưu tồn nơi Truyền Thống của Giáo Hội, và được hiện lộ nơi những nỗ lực của các tín hữu trong việc trền bá đức tin cũng như trong việc biến đổi thế giới này bằng ánh sáng và quyền năng của Phúc Âm (cf. "Redemptor Hominis," 19).

2.     “Trách nhiệm đối với sự thật” này đòi Giáo Hội phải là một chứng từ chân thực và khả tín đối với kho tàng đức tin. Nó cần có một kiến thức xác đáng về tác động của chính đức tin như là một tác động nhờ ơn Chúa tỏ ra ưng thuận lời Chúa là những gì soi sáng trí khôn và tăng cường tinh thần để vươn mình chiêm ngưỡng sự thật tối cao, “để nhờ việc hiểu biết và yêu mến Thiên Chúa, con người nam nữ có thể đạt được trọn vẹn sự thật về chính bản thân mình” ("Fides et Ratio," Proemium). Việc loan báo Phúc Âm một cách hiệu lực trong xã hội Tây Phương hiện đại cần phải trực diện đối đầu với tinh thần của chủ nghĩa bất khả tri và tương đối thuyết là một tinh thần đang gây hoang mang về khả năng nhận biết một thứ chân lý duy nhất có thể làm thỏa vọng việc lòng trí con người không ngừng tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời. Đồng thời cũng phải mạnh mẽ bênh vực một Giáo Hội, trong Chúa Kitô, là thừa tác viên đích thực của Phúc Âm cùng là “trụ cột và thành trì” của chân lý cứu độ (x 1Tim 3:15; Lumen Gentium, 8).

Đó là lý do việc tân truyền bá phúc âm hóa đòi phải thực hiện việc trình bày một cách không mập mờ về đức tin như là một nhân đức siêu nhiên làm cho chúng ta được liên kết với Thiên Chúa và trở thành những kẻ thông phần vào kiến thức của Ngài, để đáp ứng lời mạc khải của Ngài. Việc trình bày về kiến thức thánh kinh một cách trung thực của tác động đức tin, một tác động chú trọng tới cả chiều kích hiểu biết lẫn tin tưởng, sẽ giúp vào việc thắng vượt những phương sách thuần chủ quan và giúp cho dễ dàng cảm nhận được một cách sâu xa hơn vai trò của Giáo Hội trong việc nêu lên theo thẩm quyền của mình “đức tin cần phải được tin tưởng và mang ra thực hành” (x Lumen Gentium, 25).

Cũng cần phải trình bày một cách đúng đắn, nơi giáo lý cũng như nơi việc giảng dạy, yếu tố thiết yếu của việc Giáo Hội đối thoại với xã hội hiện đại liên quan đến mối liên hệ giữa đức tin và lý trí. Điều này sẽ dẫn tới chỗ hiểu biết hơn nữa về động lực thiêng liêng của việc hoán cải như tác động tuân phục lời Chúa, sẵn sàng “mặc lấy tâm tình của Chúa Kitô” (Phil 2:5), và bén nhậy trước cảm quan đức tin “sensus fidei” siêu nhiên là những gì giúp cho “dân Chúa, dưới sự hướng dẫn của một huấn quyền thánh cần phải trung thành tuân giữ, gắn bó một cách trọn vẹn với ‘đức tin đã được dứt khoát ban cho các thánh’” (Lumen Gentium, 12).

3.     Lời Chúa không thể bị trói buộc (x 2Tim 2:9); trái lại, Lời Ngài cần phải được vang động trên thế giới với tất cả sự thật giải phóng của mình như một lời ân phúc và cứu độ. Nếu thực sự “chính là Chúa Kitô, tân Adong, đã hoàn toàn mạc khải cho con người biết bản thân họ và làm sáng tỏ ơn gọi cao cả của họ” (Gaudium et Spes, 22), thì tất cả những nỗ lực của Giáo Hội cần phải được tập trung vào và hướng đến một mục đích duy nhất này là làm cho mọi nơi mọi chốn nhận biết và yêu mến Chúa Kitô “là đường, là sự thật và là sự sống” (Jn 14:6). Điều này đòi phải thực hiện một cuộc canh tân sâu xa về việc truyền giáo cũng như về cảm quan ngôn sứ nơi toàn thể Dân Chúa, và thực hiện một cuộc động viên sáng suốt về những nguồn sinh lực của Giáo Hội nơi một công cuộc truyền bá phúc âm hóa giúp cho cá nhân Kitô hữu có thể làm chứng về niềm hy vọng ở nơi họ (x 1Pt 3:15) cũng như giúp cho Giáo Hội nói chung biết hiên ngang đồng thanh lên tiếng về những vấn đề luân lý và thiêng liêng quan trọng đang gây khó khăn cho con người nam nữ ở thời đại chúng ta đây.

Giáo Hội ở Liên Hiệp Quốc, với một hệ thống nổi bật của mình về những cơ cấu giáo dục và bác ái, đang phải nỗ lực thực hiện một việc truyền bá phúc âm văn hóa có thể rút ra từ sự khôn ngoan của Phúc Âm “cả những điều mới lẫn cũ” (Mt 13:52). Giáo Hội Hoa ở Kỳ được kêu gọi để đáp ứng những nhu cầu và những khát vọng sâu xa về tôn giáo nơi một xã hội càng ngày càng có nguy cơ quên lãng những gốc rễ thiêng liêng của mình và chiều theo một nhãn quan vô hồn thuần vật chất về nhân thế. Tuy nhiên, việc chấp nhận thách đố này đòi phải nhận thức một cách thực tế và toàn diện “những dấu chỉ thời đại”, để thực hiện một cuộc trình bày có sức thuyết phục về đức tin Công Giáo cũng như để sửa soạn cho riêng giới trẻ biết đối thoại với thành phần đồng thôi của họ về sứ điệp Kitô giáo cùng với sự tương quan của sứ điệp này với việc xây dựng một thế giới công chính, nhân bản và an bình hơn. Giờ đây, hơn bao giờ hết, là thời giờ của thành phần giáo dân, những người mà, theo ơn gọi đặc biệt của họ trong việc hình thành thế giới trần tục này theo Phúc Âm, được kêu gọi thực hiện sứ vụ ngôn sứ của Giáo Hội bằng việc truyền bá phúc âm hóa các lãnh vực khác nhau về đời sống gia đình, xã hội, nghề nghiệp và văn hóa (x. Ecclesia in America, 44).

4.     Nơi những chia sẻ này về sứ vụ ngôn sứ của Giáo Hội, Tôi không quên bày tỏ lòng tri ân của Tôi đối với những nỗ lực được các Vị Hoa Kỳ thực hiện từ Công Đồng Chung Vaticanô II, cả với tính cách cá nhân cũng như qua Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, trong việc góp phần bàn luận một cách sáng suốt và trân trọng về những vấn đề quan trọng chi phối đời sống quốc gia của quí huynh. Nhờ đó ánh sáng Phúc Âm chiếu sáng vào những vấn đề xã hội gay go như những vấn đề tôn trọng sự sống con người, công lý và hòa bình, di dân, bênh vực các giá trị gia đình và tính cách linh thánh của hôn nhân. Chứng từ ngôn sứ này, một chứng từ được tỏ bày bằng các lập luận chẳng những bắt nguồn từ niềm xác tín theo đạo giáo người Công Giáo có được giống như niềm xác tín của những người Hoa Kỳ khác, mà còn từ những nguyên tắc của lý trí và luật lệ đúng đắn, là việc phục vụ quan trọng cho công ích nơi một nền dân chủ như ở xứ sở của quí huynh.

Quí Huynh Giám Mục thân mến, trong việc thực thi hằng ngày thừa tác vụ giảng dạy của quí huynh, Tôi xin quí huynh hãy làm sao để linh đạo hiệp thông và truyền giáo được thể hiện nơi việc chân thành dấn thân của mỗi tín hữu cũng như của hết mọi tổ chức thuộc Giáo Hội trong việc loan báo Phúc Âm như là “một đáp ứng duy nhất hoàn toàn hiệu lực cho những vấn đề và niềm hy vọng do đời sống mang đến cho hết mọi người cũng như cho xã hội” (Christifideles Laici, 34). Việc tuyên xưng đức tin của đạo Công Giáo đòi hết mọi phần tử tín hữu phải trung thực làm chứng cho chân lý Phúc Âm cũng như cho những đòi hỏi khách quan của lề luật luân lý. Khi quí huynh nỗ lực hoàn tất trách nhiệm Tông Đồ trong việc “rao giảng lời Chúa, vào cả lúc thuận lợi lẫn bất lợi, việc thuyết phục, việc khiển trách và huấn dụ” (2Tim 4:2), chớ gì quí huynh hiệp nhất tinh thần hơn bao giờ hết, bằng cách không ngừng hoạt động để đàn chiên được ủy thác cho việc chăm sóc mục vụ của quí huynh có thể trở thành những nhân chứng hy vọng, những người loan báo Vương Quốc của Thiên Chúa và là những tay xây dựng một thứ văn minh yêu thương đáp ứng được những thao thức sâu xa nhất của tâm can con người.
…..

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 28/5/2004.

Çtop