Với các phân bộ của Tòa Thánh

 

2004

 

ĐTC GPII với Giáo Triều Rôma với lời chúc mừng Giáng Sinh liên quan đến mối hiệp nhất Kitô giáo

Vào lúc 11 giờ sáng ngày Thứ Ba 21/12/2004, tại Sảnh Đường Clementine, ĐTC GPII và toàn thể các vị phục vụ tại giáo triều Rôma, các ĐHY, TGM, GM và những người làm đầu các văn phòng khác nhau, đã theo thông lệ chúc mừng Giáng Sinh cho nhau. Sau khi được ĐHY Joseph Ratzinger, trưởng Hồng Y Đoàn đại diện mọi người chúc mừng Giáng Sinh, ĐTC đã ngỏ lời cùng mọi người hiện diện với những ý tưởng chính yếu tiêu biểu liên quan đến vấn đề hiệp nhất Kitô giáo như sau:

Trước hết, ngài ngỏ lời cám ơn các vị về “việc hiện diện và lòng cảm mến anh chị em tỏ ra đối với tôi. Việc qua đi của thời gian làm cho con người cảm thấy càng cần đến ơn Chúa trợ giúp cũng như việc hỗ trợ của con người. Cám ơn anh chị em về việc anh chị em làm việc với tôi ‘một cách hòa điệu’ để phục vụ Giáo Hội Hoàn Vũ.

“Hài Nhi Thần Linh, Đấng chúng ta sẽ tôn thờ nơi cảnh trí giáng sinh là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Đấng hiện diện thực sự trong Bí Tích Bàn Thờ…. Chúng ta nói không lên lời trước một tặng ân và mầu nhiệm cao cả như thế…. Từ Vị Con Thiên Chúa hòa thân làm người này, ‘Ánh Sáng Muôn Dân – Lumen Gentium’, Giáo Hội đã lãnh nhận sứ vụ cao cả của mình trong việc trở thành ‘dấu hiệu và là dụng cụ cho mối hiệp thông thân mật với Thiên Chúa cũng như mối hiệp nhất với toàn thể nhân loại’. Chúng ta lúc nào cũng nhận thức được rằng mối hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp nhất với toàn thể nhân loại, bắt đầu từ Kitô hữu, là việc dấn thân hàng đầu của chúng ta.

Việc cử hành Năm Thánh Thể nhắm đến mục đích, trong số những gì cần phải nhắm tới, đó là làm cho chúng ta càng cảm thấy khao khát muốn được hiệp nhất, một mối hiệp nhất được phát xuất từ mạch nguồn vô tận duy nhất đó là chính Bản Thân Chúa Kitô.

“Những nỗ lực đại kết ở các cấp độ khác nhau đang được gia tăng, nhờ những cuộc giao tiếp liên tục, những cuộc hội ngộ và những hoạt động”. Chẳng hạn như cuộc viếng thăm của phái đoàn đại kết ở Phần Lan, nhất là của Đức Thượng Phụ Hoàn Vũ Bartholomew I” vào tháng 6 vừa rồi cũng như vào “gần một tháng trước đây ở cuộc trao trả các di tích của các Thánh Gregory Nazianzus và John Chrysostom”. Ngài hy vọng rằng “việc trao trả bức ảnh Mẹ Thiên Chúa Kazan cho Nga sẽ góp phần vào việc gia tăng mối hiệp nhất của tất cả mọi môn đệ Chúa Kitô”.

ĐTC nói rằng ngài “đọc được nỗi khát khao hiệp nhất trên khuôn mặt của các thành phần hành hương của hết mọi lứa tuổi”, nhất là giới trẻ. Ngài cho biết, trách nhiệm của tín hữu trong việc đạt được mối hiệp nhất này thì lớn lao, và riêng ngài “không bao giờ thôi khuyến khích những người Công Giáo Âu Châu hãy sống trung thành với Đức Kitô. Thật vậy, chính trong tâm hồn con người mà những căn gốc Kitô giáo của Âu Châu ấy được nuôi dưỡng, những căn gốc xây dựng không ít tương lai chính đáng và kết đoàn của châu lục này cũng như của toàn thế giới.

Ngài đã kết luận lời chúc Giáng Sinh của mình với giáo triều Rôma năm nay bằng việc lập lại đề tài của Ngày Thế Giới Hòa Bình 2005, đó là “Anh em đừng để mình bị chế ngự bởi sự dữ, nhưng hãy chế ngự sự dữ bằng sự lành”.


 

ĐTC GPII với Hội Đồng Tòa Thánh Về Giáo Dân: “Thánh Thể là con tim thổn thức của giáo xứ”

Hôm nay, Thứ Năm 25/11/2004, Ngày Lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ, ĐTC GPII đã gặp gỡ thành phần tham dự viên đại hội thường niên của Hội Đồng Tòa Thánh Về Giáo Dân, một đại hội bàn luận về đề tài: “Tái nhận thức chân dung của giáo xứ”.

ĐTC đã nhắc lại một số hoạt động nỗ lực của phân bộ tòa thánh này. Chẳng hạn như cuộc họp của những người Công Giáo ở Đông Âu năm vừa rồi tại Kiev, Ukraine “nhấn mạnh đến vai trò của người tín hữu giáo dân trong việc xây dựng về thiêng liêng của như vật chất cho những quốc gia ở vùng này sau những năm sống dưới chế độ chuyên chế độc tài vô thần”.

Ngoài ra, Ngài cũng đề cập đến cả việc phân bộ này đã phổ biến “Cuốn Cẩm Nang Các Hiệp Hội Quốc Tế Tín Hữu” như là hoa trái của “việc hợp tác hơn nữa giữa các hiệp hội khác nhau, những cộng đồng và các phong trào khác nhau”.

Sau nữa, Ngài nói “Tôi cần phải đề cập đến việc sửa soạn đặc biệt cho Ngày Giới Trẻ Thế Giiớ sẽ được diễn ra ở Cologne, Đức quốc năm 2005. Cuộc qui tụ này, với đề tài ‘Chúng tôi đến triều bái Người’, phấn khích toàn thể Giáo Hội, nhất là giới trẻ hãy tiếp tục con đường của Ba Nhà Đạo Sĩ Khôn Ngoan để gặp gợ Thiên Chúa làm người vì phần rỗi của chúng ta”.

ĐTC nói rằng đề tài được phân bộ này bàn tới về giáo xứ sẽ kéo dài nhiều năm. Vì “bước đầu tiên… bao gồm việc giúp cho tín hữu giáo dân tái khám phá ra chân dung đích thực của giáo xứ, … nơi tuyệt nhất để loan báo Chúa Kitô cũng như để giáo dục con người sống đức tin. Chính vì thế mà nó cần phải liên lỉ được canh tân để trở thành thực sự ‘cộng đồng của các cộng đồng’, có khả năng thực hiện hoạt động truyền giáo đúng nghĩa nhất”.

Tuy nhiên, Ngài cũng không quên nhấn mạnh đến chiều kích nội tâm, chiều kích duc in altum theo chiều hướng của Tông Thư Mở Màn Tân Thiên Niên Kỷ của Ngài cho toàn thể Giáo Hội trong ngàn năm thứ ba. Đó là lý do Ngài đã nhắc nhở đến trọng tâm của Thánh Thể nơi giáo xứ đặc biệt là trong Năm Thánh Thể như sau: “Trong năm được giành cho Thánh Thể này, chúng ta cần phải nhớ rằng Thánh Thể là con tim thổn thức của giáo xứ, là nguồn mạch truyền giáo của giáo xứ và là sự hiện diện liên lỉ canh tân giáo xứ.

Ngài đã kết thúc bằng việc nói lên niềm hy vọng là cuộc đại hội này “chớ gì giúp cho mọi người hiểu hơn nữa là cộng đồng giáo xứ là nơi gặp gỡ Chúa Kitô cùng anh chị em của chúng ta”.

Để đáp lại ý muốn của ĐTC được đề cập tới trong Tông Huấn Người Tín Hữu Giáo Dân, Hội Đồng tòa thánh này đã xuất bản một cuốn “Cẩm Nang Các Hiệp Hội Tín Hữu Thế Giới”. Cuốn sách dầy 300 trang này bao gồm 123 hiệp hội tín hữu, mới được xuất bản bằng tiếng Ý, sau này sẽ bằng tiếng Anh, Tây Ban Nha và Pháp.

Những hiệp hội không được liệt kê trong tập sách này là những hiệp hội lệ thuộc thẩm quyền của ba Thánh Bộ như Thánh Bộ Về Giáo Sĩ, Về các Tổ Chức Dòng Tu và Đời Tông Đồ, cũng như Về Truyền Bá Phúc Âm Hóa cho Các Dân Tộc. Những hiệp hội chỉ hoạt động ở giáo phận và quốc gia thôi cũng không có tên trong cuốn cẩm nang quốc tế này.

Tập cẩm nang này liệt kê các hiệp hội giáo dân quốc tế này bao gồm tên gọi chính thức của mỗi hiệp hội theo nguyên ngữ, năm thành lập, lịch sử của nó, căn tính của nó, cơ cấu tổ chức, việc phát triển, các hoạt động, các phát hành, những mạng điện toán toàn cầu, tổng hành dinh của nó v.v. Những chi tiết này do chính mỗi hiệp hội cung cấp cho phân bộ tòa thánh này để phân bộ này tổng hợp lại.

Ông Guzmán Carriquiry, phó thư ký của phân bộ này cho biết: “Từ năm 1978 tới ngày nay, phân bộ về giáo dân đã công nhận 90 hiệp hội là những gì cho thấy sức sống mãnh liệt của giáo dân trong lòng Giáo Hội”.


Về ngày Lễ Tạ Ơn hôm nay tại Hoa Kỳ, chúng ta cuũg nên nhớ lại những lời của ĐTC Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 14/11/2004 lễ tạ ơn ở Ý, những lời Ngài qui Thánh Thể trong Năm Thánh Thể như sau:

 

• ”Đối với Kitô hữu chúng ta thì việc tạ ơn được thể hiện trọn vẹn nơi Thánh Thể. Nơi hết mọi Thánh Lễ, chún g ta chúc tụng Chúa là Thiên Chúa của vũ trụ, khi dâng lên Ngài bánh và rượu là hoa mầu ‘ruộng đất và lao công của con người’. Chúa Kitô đã liên kết hiến tế của mình với những thứ lương thực đơn giản này. Hiệp nhất với Người, tín hữu cũng được kêu gọi để hiến dâng lên Thiên Chúa đời sống và việc làm thường nhật của họ”.

 

 

ĐTC GPII với tham dự viên đại hội thường niên của Hội Đồng Tòa Thánh đặc trách Gia Đình về “Sứ Vụ của Các Cặp Vợ Chồng Già Dặn Kinh Nghiệm với Các Cặp Đính Hôn Và Mới Thành Hôn”


Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình, được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô thiết lập năm 1981, đã tổ chức đại hội hằng năm 3 ngày, năm nay cũng ở Vatican, bắt đầu từ Thứ Năm, 18/11 đến Thứ Bảy 20/11/2004, với chủ đề: “Sứ Vụ của Các Cặp Vợ Chồng Già Dặn Kinh Nghiệm với Các Cặp Đính Hôn Và Mới Thành Hôn”. Vào ngày kết thúc cuộc đại hội này, ĐTC đã ban lời huấn dụ cho 150 tham dự viên với những điểm chính yếu tiêu biểu như sau:


Ai hủy hoại cơ cấu nền tảng của việc nhân loại sống chung này, bằng cách tỏ ra không tôn trọng căn tính của nó và bằng lật độ các việc làm của nó, là thành phần gây ra một vết thương hằn sâu trong xã hội, và gây ra một tình trạng nguy hại thường là những gì bất khả chữa trị”.


“Sứ vụ của các đôi phối ngẫu cũng như của các gia đình Kitô hữu, theo ân sủng được lãnh nhận nơi bí tích hôn phối, để phục vụ việc xây dựng Giáo Hội cũng như xây dựng vương quốc của Thiên Chúa trong giòng lịch sử… không hề mất đi một chút nào cái thời hạn của nó cả. Trái lại, nó còn trở thành hết sức khẩn trương nữa”.


Về chủ đề đại hội năm nay của phân bộ tòa thành này, ĐTC khuyên nhủ các gia đình mới hãy trân quí sự giúp đỡ khôn ngoan, tận tình và quảng đại của những đôi phối ngẫu khác là thành phần đã từng trải đời sống hôn nhân và gia đình”.


Ngài nói việc cố vấn ấy là những gì hữu dụng “nhất là trong những năm đầu tiên của cuộc sống hôn nhân”, khi mà các gia đình đang đi đến chỗ “từ từ gặp phải những khó khăn trong việc thích ứng với đời sống chung hay với việc sinh sản con cái”.


ĐTC lấy làm hài lòng khi thấy “việc xuất hiện càng nhiầu trên thế giới các phong trào ủng hộ gia đình và sự sống. Hoạt động của họ, khi nhắm vào việc phục vụ những ai mới lập gia đình, bảo đảm việc giúp đỡ quí hóa để thỏa đáng một cách thuận lợi cho tính cách phong phú của ơn Chúa kêu gọi họ”.


Sau cùng ĐTC cũng không quên kêu gọi việc tham dự Cuộc Họp Các Gia Đình Hòa Vũ lần thứ 5 được dự định tổ chức vào năm 2006 ở Valencia, Tây Ban Nha.


Theo bản thông báo của văn phòng báo chí của Tòa Thánh cho biết thì đại hội nhắm đến chủ đề này là để tìm cách “cổ võ một cuộc nghiên cứu sâu xa hơn về tình trạng hiện nay của các gia đình, nhất là liên quan tới việc đóng góp của rất nhiều mái ấm gia đình, thành phần hoàn toàn sống thực tại hôn nhân theo Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội, thành phần có thể cống hiến cho các đôi phối ngẫu đính hơn hay mới thành hôn để hỗ trợ họ trên con đường sửa soạn thành hôn và rồi vào cả những năm đầu tiên của cuộc sống hôn nhân gia đình nữa”.


Những ai hoạt động trong lãnh vực thừa tác vụ mục vụ cho các gia đình, cũng như những phần tử của chính các gia đình, thành phần “nắm được cốt lõi của một đời sống hôn nhân tốt đẹp”, có thể gần gũi với những cặp tân hôn, “giúp đỡ họ một cách sáng suốt, khôn ngoan và vững chắc chẳng những cho con cái mới lập gia đình của họ mà còn cho cả cháu chắt mới lập gia đình của họ nữa”.


“Thành phần làm ông bà, bằng sự khôn ngoan và tình cảm của họ, có thể là nguồn lợi trong những trường hợp khó khăn bất khả tránh nơi đời sống của những gia đình mới. Những cặp phối ngẫu già dặn này, thành phần đầy kinh nghiệm về nhân bản và Kitô giáo, là những cặp vợ chồng quí hóa, vì họ có thể lấy chính đời sống của mình để làm chứng và làm tông đồ cho vẻ đẹp và hạnh phúc của đời sống gia đình khi được sống theo đúng ý định của Thiên Chúa”.

 

 

ĐTC GPII với tham dự viên hội nghị kỷ niệm 40 năm sắc lệnh Hiệp Nhất Kitô Giáo của Công Đồng Chung Vaticanô II


Chiều Thứ Bảy 13/11/2004, trong buổi phụng vụ giờ kinh chiều, ĐTC GPII đã huấn dụ thành phần Kitô hữu tham dự hội nghị kỷ niệm 40 năm sắc lệnh Phục Hồi Mối Hiệp Nhất Unitatis Redintegratio của Công Đồng Chung Vaticanô II. Ngài nhấn mạnh với họ về việc hết sức tránh “lui bước” trước những khó khăn trên con đường tiến tới mối hoàn toàn hiệp thông.


Ngài thú nhận việc hiệp nhất Kitô giáo là một trong những ưu tiên của giáo triều Ngài: “Việc áp dụng sắc lệnh công đồng này, một sắc lệnh được vị tiền nhiệm của Tôi là Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII ước mong và được công bố bởi Đức Phaolô VI, ngay từ ban đầu đã là một trong những ưu tiên của giáo triều Tôi”.


ĐTGM Á Căn Đình Leonardo Sandri, thay cho Văn Phòng Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh, đã giúp ĐTC đọc một số đoạn của bài huấn từ viết bằng tiếng Ý của Ngài.


Theo ĐTC, “mối hiệp nhất đại kết không phải là một tính chất thứ yếu của cộng đồng môn đệ Chúa Kitô, và hoạt động đại kết không phải chỉ là phụ bản được thêm thắt vào sinh hoạt truyền thống của Giáo Hội”.


Việc cổ võ mối hiệp nhất Kitô Giáo là những gì “đáp lại ý muốn của Chúa Giêsu Kitô, Đấng mong muốn chỉ có một Giáo Hội duy nhất và nguyện cầu cùng Chúa Cha áp cuộc tử nạn của mình để tất cả được nên một. Tạ ơn Chúa, nhiều điều khác biệt và hiểu lầm đã được thắng vượt nhưng vẫn còn nhiều cái ngăn trở trên con đường dài”.


“Đôi khi vẫn còn đó chẳng những các thứ hiểu lầm và thành kiến, mà cả những triệu chứng trì trệ đáng tiếc cùng với thái độ thiếu sự cởi mở cõi lòng, nhất là những cái khác biệt về đức tin, những vấn đề đặc biệt liên quan tới Giáo Hội, bản chất của Giáo Hội, các thừa tác vụ của Giáo Hội.


“Tiếc thay, chúng ta còn phải đối đầu với những vấn đề mới, nhất là về lãnh vực luân thường đạo lý là lãnh vực xuất hiện thêm những chia rẽ làm ngăn trở việc thực hiện một chứng từ chung.


“Tất cả những điều ấy không được dẫn đến chỗ lui bước; trái lại, nó phải là lý do thúc đẩy việc tiếp tục và kiên trì nguyện cầu và dấn thân cho việc hiệp nhất. Thay vì than khóc những gì bất khả đạt, chúng ta cần phải tạ ơn và hoan hỉ về những gì đã nắm được trong tay và khả đạt”.

 

Đại Hội Thường Niên của Hội Đồng Công Lý Và Hòa Bình về “Hoạt Động Mục Vụ của Giáo Hội trong Lãnh Vực Xã Hội từ Hiến Chế ‘Vui Mừng Và Hy Vọng’ tới Ngày Nay: Những Trục Trặc Và Những Viễn Tượng”.

Hôm Thứ Hai 25/10/2004, Hội Đồng Tòa Thánh Về Công Lý Và Hòa Bình đã khai mạc Đại Hội Thường Niên vào buổi chiều ở Rôma về đề tài: “Hoạt Động Mục Vụ của Giáo Hội trong Lãnh Vực Xã Hội từ Hiến Chế ‘Vui Mừng Và Hy Vọng’ tới Ngày Nay: Những Trục Trặc Và Những Viễn Tượng”.

Theo văn phòng báo chí của Tòa Thánh cho biết thì vị chủ tịch của hội đồng này nói rằng đại hội năm nay muốn nhấn mạnh đến tính cách thích hợp của văn kiện công đồng được ban hành vào Tháng 12/1965, tức Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội ‘Gaudium et Spes - Vui Mừng Và Hy Vọng’ liên quan tới các vần đề toàn cầu hóa kinh tế ngày nay, vấn đề dân chủ về chính trị, vấn đề chiến tranh và hòa bình, cũng như vấn đề nhân quyền. Cũng sẽ bàn đến cả việc vừa phổ biến Cuốn Tổng Lược Giáo Huấn Về Xã Hội Của Giáo Hội, cũng như một số sáng kiến khác của phân bộ này, như cuốn tự điển về nhân quyền, mạnh điện toán toàn cầu của hội đồng này và bản hướng dẫn thừa tác vụ xã hội.

Hội đồng tòa thánh này cũng đang tổ chức Hội Nghị Thế Giới Lần Nhất Về Các Vai Trò Của Tòa Thánh Hoạt Động Cho Công Lý Và Hòa Bình được tổ chức ở Rôma vào thời khoảng 27-30/10/2004, về đề tài “Loan Báo Phúc Âm Công Lý Và Hòa Bình”. Chiều Thứ Tư 27, ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano và ĐHY chủ tịch hội đồng Công Lý và Hòa Bình Renato Martino sẽ ngỏ lời cùng hội nghị; chiều Thứ Năm 28 dưới sự chủ sự của ĐHY Stephen F. Hamao, chủ tịch Hội Đồng Chăm Sóc Mục Vụ cho Thành Phần Di Dân và Di Động; sáng Thứ Sáu 29 hướng dẫn các buổi bàn luận là ĐHY Oscar Andres Rodriguez Maradiaga, TGM Tegucigalpa, và chiều cùng ngày có ĐTGM Pasinya Laurent Monsengwo tổng giáo phận Kisangani; sáng Thứ Bảy 30, chủ sự buổi kết thúc là ĐHY Bernard Panafieu, TGM Marseille.

Riêng về Cuốn Tổng Lược Giáo Huấn Về Xã Hội Của Giáo Hội, một tập văn kiện dầy 525 trang, bao gồm cả 190 trang phụ lục đối chiếu và phân mục. Phần chính bao gồm tất cả 528 số Khoản.

Ý nghĩ thực hiện một cuốn tổng lược này phát xuất từ chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II được Ngài đề cập và gợi ý trong tông huấn “Giáo Hội Tại Mỹ Châu” ở khoản số 54: “Thật là hữu ích nếu có được một cuốn tổng lược về tổng luận giáo huấn chính thức của Công Giáo về xã hội… một tổng luận cho thấy mối liên hệ giữa giáo huấn về xã hội này với vấn đề Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa”.

Cuốn sách cẩm nang học thuyết của Công Giáo về xã hội này được một số phân bộ khác nhau của Tòa Thánh cộng tác soạn thảo, nhưng, theo vị chủ tịch của Hội Đồng đặc trách thì ĐGM Giampaolo Crepaldi, bí thư của hội đồng này, là linh hồn của việc làm này. Vị bí thư đây đã tiết lộ cho biết rằng cuốn sách này đã được Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin điều chỉnh đến 2 lần.

Bố cục nội dung của tác phẩm chỉ nam gồm 12 chương này được chia ra như sau:
 
 Dẫn Nhập: “Một Nền Nhân Bản Toàn Vẹn và Đoàn Kết”. Phần Chính: gồm có các chương đặc biệt như “Gia Đình, Tế Bào Căn bản Của Xã Hội”, “Việc Làm Của Con Người”, “Đời Sống Kinh tế”, “Cộng Đồng Chính Trị”, “Cộng Đồng Quốc Tế”, “Việc Bảo Toàn Môi Trường”, “Việc Cổ Võ Hòa Bình”. Đúc Kết: “Một Nền Văn Minh Yêu Thương”
 
 Tác phẩm này được xuất bản bởi Vatican Publishing House. Việc ra mắt tác phẩm và phổ biến tác phẩm đây vào dịp gần ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, như được một phóng viên bao chí đề cập tới, hoàn toàn xẩy ra ngoài ý muốn, vì tác phẩm này cần phải trao tặng cho các tham dự viên Đại Hội Thường Niên của Hội Đồng Tòa Thánh Về Công Lý Và Hòa Bình.

ĐTC GPII với Đại Hội Thường Niên của Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình


Hôm Thứ Sáu 29/10/2004, ĐTC GPII đã chẳng những gặp các tham dự viên đại hội thường niên của Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình, mà còn gặp cả 300 tham dự viên đến từ 92 quốc gia khác nhau hiện diện trong Cuộc Hội Nghị Thế Giới Lần Đầu Tiên Của Các Tổ Chức Giáo Hội Hoạt Động Cho Công Lý Và Hòa Bình cũng do hội đồng tòa thánh này tổ chức ngay dịp đại hội của mình. Sau đây là một số ý tưởng tiêu biểu trong bài huấn từ của Đức Thánh Cha ngỏ cùng thành phần tham dự viên về công lý và hòa bình này.


“Đã đến thời điểm cho một mùa thánh đức mới về xã hội, một mùa mới các vị thánh nhân, những vị tỏ cho thế giới và trên thế giới tính cách phong phú vĩnh tại và vô tận của Phúc Âm.


“Cuốn Tổng Lược Giáo Huấn Về Xã Hội của Giáo Hội (được phổ biến hôm Thứ Hai 25/10/2004 đầu tuần) là một dụng cụ có thể giúp Kitô hữu trong cuộc dấn thân hằng ngày của họ hoạt động để xây dựng một thế giới công chính hơn, theo chiều hướng phúc âm của một chủ nghĩa nhân bản chân thực và kết đoàn.


“Giáo huấn về xã hội là phần chính yếu của sứ điệp Kitô giáo và là những gì cần phải được hiểu biết hơn, cần phải được hoàn toàn phổ biến, cũng như cần phải được chứng thực bằng hoạt động mục vụ liên lỉ và chặt chẽ.


“Ở vào một thời điểm như những giờ khắc mang đặc tính toàn cầu hóa về vấn đề xã hội đây, Giáo Hội mời gọi tất cả mọi người hãy nhìn nhận và khẳng định tính cách trọng yếu của con người nơi tất cả mọi lãnh vực cũng như nơi tất cả mọi hình thức có tính cách xã hội.


“Giáo huấn về xã hội của Giáo Hội kêu gọi anh chị em, đặc biệt là thành phần Kitô hữu giáo dân, hãy sống trong xã hội như là chứng nhân của Chúa Kitô Cứu Thế là Đấng đã mở ra cả một chân trời bác ái yêu thương.


“Đầy là thời khắc của bác ái yêu thương, bao gồm cả bác ái về xã hội và chính trị, những thứ bác ái có thể nhờ ân điển Phúc Âm chiếu soi các thực tại của con người, các thực tại về hoạt động, về kinh tế, về chính trị, về việc xây dựng những đường lối hòa bình, công lý và thân hữu giữa các dân tộc”.



 

ĐTC gửi Sứ Điệp cho Cuộc Học Hội Quốc Tế về “Tình Trạng Nghèo Khổ và Vấn Đề Toàn Cầu Hóa: Việc Tài Trợ cho Vấn Đề Phát Triển, bao gồm Những Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ”

Gửi Huynh Đáng Kính
Hồng Y Renato Raffaele Martino
Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình

Tôi vui mừng được hay tin cuộc học hội quốc tế về “Tình Trạng Nghèo Khổ và Vấn Đề Toàn Cầu Hóa: Việc Tài Trợ cho Vấn Đề Phát Triển, bao gồm Những Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ”, một cuộc học hội diễn ra vào ngày Thứ Sáu 9/7/2004, với sự bảo trợ của Hội Đồng Tòa Thánh Về Công Lý Và Hòa Bình. Tôi xin gửi lời chào mừng chân thành tới ĐHY, tới các vị đại diện chính quyền cùng các tôn vị tham dự hiện diện tại Rôma vào dịp này, và Tôi hứa cầu nguyện cho quí vị và khuyến khích quí vị thực hiện công việc quan trọng này.

Những hoàn cảnh cực bần cùng gây khổ đau cho biết bao nhiêu triệu người là động lực khiến cho cộng đồng quốc tế phải hết sức quan tâm. Giáo Hội, một Giáo Hội dấn thân cho “giải pháp ưu tiên hơn đối với thành phần nghèo khổ”, bao giờ cũng chia sẻ mối quan tâm này và hết sức ủng hộ mục tiêu Thiên Niên Kỷ nhắm đến làm giảm thiểu nửa số người đang sống trong bần cùng vào năm 2015. Qua nhiều cơ quan hỗ trợ và phát triển Công Giáo, Giáo Hội đóng góp phần của mình vào những nỗ lực giải tỏa, nhờ đó tiếp tục công việc của chính Chúa Kitô, Đấng đã đến để mang tin mừng cho người nghèo khổ, nuôi dưỡng kẻ đói ăn, phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Những gì cần thiết hiện nay đó là một “thứ sáng tạo” mới trong đức ái (cf. "Novo Millennio Ineunte," 50), nhờ đó tìm thấy những đường lối hiệu nghiệm hơn bao giờ hết trong việc đạt tới vấn đề phân phối chính đáng hơn những nguồn lợi của thế giới.

Nhiều công việc đã được thực hiện để giảm bớt gánh nặng nợ nần là những gì gây khổ sở cho các quốc gia nghèo, nhưng vẫn còn cần phải hoạt động nhiều hơn nữa nếu các quốc gia đang phát triển muốn thoát khỏi những hậu quả khập khễnh về việc kém đầu tư, và nếu các quốc gia phát triển cần phải hoàn thành nhiệm vụ đoàn kết của họ với những người anh chị em kém may mắn ở các phần đất khác trên thế giới. Trong thời gian ngắn hạn và trung hạn thì việc dấn thân gia tăng vấn đề viện trợ ngoại quốc dường như là đường lối duy nhất cần phải tiến hành, và vì thế Giáo Hội mới hoan hô việc tìm kiếm những giải pháp mới mẻ, chẳng hạn như Cơ Quan Tài Trợ Quốc Tế.

Giáo Hội cũng khuyến khích các hoạt động khác đang được bảo trợ ở nhiều phần đất khác trên thế giới bởi cả các tổ chức của Liên Hiệp Quốc khác nhau lẫn bởi các chính phủ quốc gia. Đồng thời việc hỗ trợ về tài chính từ các quốc gia giầu thịnh buộc thành phần lãnh nhận phải cho thấy tính cách liêm chính và khả tín của mình trong việc sử dụng những thứ trợ giúp ấy. Tôi tin tưởng rằng các chính phủ giầu có và các quốc gia nghèo khổ sẽ nghiêm cẩn tỏ ra trách nhiệm của mình đối với nhau cũng như đối với dân chúng của mình.

Tin rằng những cuộc bàn luận quan trọng của quí vị sẽ mang lại dồi dào hoa trái, Tôi xin ánh sáng của Chúa xuống trên tất cả quí vị tham dự buổi học hội này và Tôi ưu ái ban Phép Lành Tòa Thánh cho quí vị.

Gioan Phaolô II

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh do Zenit phổ biến ngày 9/7/2004.

 

 

ĐTC với tham dự viên Cuộc Hội Luận Âu Châu của ủy ban 34 hội đồng giám mục đặc trách giáo dục Công Giáo.


Hôm Thứ Bảy 3/7/2004, ĐTC Gioan Phaolô II đã nói với thành phần tham dự viên này rằng cái thách đố của vấn đề giáo dục ngày nay đó là dạy cho con người nam nữ biết tính cách quan trọng của “cái là’ chứ không phải “cái có”. Theo Ngài thì đây là công việc đối với tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu cũng như của mọi phần tử trong các cộng đồng này.


Ngài nói sinh viên bất cứ sống ở đâu thì “vấn đề giáo dục cũng phải giúp cho họ có thể trở thành những con người nam nữ của ‘cái là’ hơn nữa, chứ không phải chỉ của ‘cái có’ hơn.


“Việc huấn luyện học đường là một trong những khía cạnh của vấn đề giáo dục, nhưng không thể chỉ có thế. Mối liên hệ thiết yếu của tất cả mọi khía cạnh giáo dục cần phải được liên lỉ củng cố. Việc hiệp nhất nỗ lực giáo dục sẽ dẫn đến vấn đề hiệp nhất hơn bao giờ hết nơi nhân cách cũng như nơi đời sống của thành phần thanh thiếu niên.


“Tất cả mọi người, cha mẹ, thày cô, các nhà giáo dục, những nhóm hữu trách, cần phải vận động và cùng nhau hoạt động cho giới trẻ.


“Họ phải nhớ rằng việc giảng dạy cần phải được hỗ trợ bằng chứng từ đời sống. Thật vậy, giới trẻ nhạy cảm với chứng từ của người lớn, thành phần là mẫu gương cho chúng. Gia đình tiếp tục là nơi giáo dục nồng cốt”.


ĐTC cho biết một trong những quan tâm của Ngài khi gặp gỡ giới trẻ đó là việc họ “thiếu hy vọng” là tình trạng bắt nguồn từ “nỗ lực phát động một thứ nhân loại học phi Thiên Chúa và phi Chúa Kitô, một khoa học đặt con người vào chỗ của Thiên Chúa.


“Tình trạng lãng quên Thiên Chúa đã dẫn đến tình trạng loại trừ con người. Việc giáo dục chân thực phải được bắt đầu bằng sự thật về con người, bằng việc khẳng định phẩm vị của họ cũng như ơn gọi siêu việt của họ”.


“Việc nhận thấy hết mọi con người trẻ qua lăng kính nhân loại học này là việc muốn giúp cho họ phát triển tối đa nhờ đó họ sẽ hoàn tất, với tất cả khả năng của mình những gì họ đã được Thiên Chúa kêu gọi.


“Cộng đồng Kitô hữu cũng đóng vai trò trong nỗ lực giáo dục nữa. Cộng đồng ấy có phận vụ truyền đạt các giá trị Kitô giáo, và làm cho con người Đức Kitô được nhận biết, Đấng kêu gọi mỗi người hãy sống một đời sống tuyệt vời hơn, và hãy khám phá ơn cứu độ cùng hạnh phúc Ngài đã hứa ban cho chúng ta.


“Chớ gì Kitô hữu không sợ công bố Chúa Kitô cho các thế hệ mới, nguồn hy vọng và ánh sáng soi bước đường của họ! Chớ gì họ có thể tiếp nhận thành phần thanh thiếu niên và gia đình của chúng, lằng nghe chúng và giúp đỡ chúng, cho dù đây là một việc làm thường gay go!


“Việc giáo dục giới trẻ là mối quan tâm của tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu cũng như của toàn thể xã hội. Chúng ta cần phải nêu lên cho chúng thấy những giá trị thiết yếu để chính chúng lãnh trách nhiệm và thực hiện phần vụ của mình trong việc xây dựng xã hội”.

 

“Vấn Đề Liên Văn Hóa, Liên Tôn Giáo và Đối Thoại Đại Kết Trong Môi Trường Di Dân Hiện Nay”.

ĐTC GPII với Đại Hội của Hội Đồng Tòa Thánh Về Di Dân Và Du Hành


Thứ Ba 18/5/2004, ĐTC GPII đã ban huấn từ cho tham dự viên Đại Hội thường niên của Hội Đồng Tòa Thánh Về Di Dân Và Du Hành, một đại hội 3 ngày được tổ chức ở Rôma kéo dài tới hết ngày Thứ Tư 19/5/2004. Phân bộ Tòa Thánh này hôm 14/5/2004 vừa phổ biến một bản Hướng Dẫn với tựa đề: Erga migrantes caritas Christi - Tình Yêu Chúa Kitô Với Những Người Di Dân, một văn kiện được ký ngày 3/5/2004.

Điểm chủ chốt ĐTC muốn nhấn mạnh ở đây trong bài huấn từ của Ngài đó là việc người Công Giáo tiếp nhận một cách đối thoại và huynh đệ đối với thành phần di dân thuộc các tôn giáo khác trong thời đại toàn cầu hóa này là đường lối để truyền bá phúc âm hóa.

“Việc đối thoại huynh đệ và tương kính nhau không bao giờ lại giới hạn hay ngăn trở cho việc loan báo Phúc Âm. Trái lại, tình yêu thương và việc chấp nhận là đường lối tiên khởi và hiệu nghiệm nhất để truyền bá phúc âm hóa. Đề tài của Đại Hội thường niên năm nay của phân bộ này là “Vấn Đề Liên Văn Hóa, Liên Tôn Giáo và Đối Thoại Đại Kết Trong Môi Trường Di Dân Hiện Nay”.

ĐTC đã muốn làm sáng tỏ vấn đề hiểu lầm đang xẩy ra liên quan đến vấn đề đối thoại liên tôn làm mất đi căn tính và niềm tin của những ai tin tưởng vào Giáo Hội.

“Thực tại di dân ngày nay hết sức đòi các cộng đồng Kitô hữu phải tái loan báo phúc âm. Nó thách đố việc dấn thân mục vụ và việc làm chứng từ của tất cả mọi người: giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân.

“Nếu ‘vấn đề toàn cầu hóa’ là một từ ngữ xứng hợp nhất để trình bày cho thấy việc tiến hóa của lịch sử hiện nay thì chữ ‘đối thoại’ cũng là đặc điểm của thái độ về tâm linh cũng như về mục vụ tất cả chúng ta cần phải có trước một thứ quân bình mới trên thế giới. Con số liên tục xẩy ra khoảng 200 triệu người di dân càng làm cho nó trở thành khẩn trương hơn.

”Mỗi nền văn hóa là một cách tiếp cận với mầu nhiệm con người, cũng như với chiều kích tôn giáo của họ, và đó là lý do tại sao, như Công Đồng Chung Vaticanô II khẳng định, cũng có một số yếu tố chân thực nào đó ở ngoài sứ điệp mạc khải, kể cả nơi thành phần vô tín ngưỡng, thành phần gieo vãi những giá trị nhân bản cao quí, cho dù họ không nhận thấy nguồn gốc của những giá trị ấy.

“Bởi thế, cần phải tiếp cận với tất cả mọi thứ văn hóa bằng một thái độ tôn trọng của con người nhận thức rằng không phải là họ có những gì để phát biểu và ban phát mà còn nhiều cái cần phải lắng nghe và nhận lãnh nữa.

“(Thái độ này) cần thiết để loan báo Phúc Âm cho tất cả mọi người. Bởi thế mà nhu cầu đối thoại liên tôn đó là một tiến trình cởi mở, khi cho rằng tất cả mọi sự đều tốt lành và chân thực nơi các nền văn hóa khác nhau, một tiến trình tìm cách loại trừ những chướng ngại vật ngăn cản con đường đức tin.

“Cuộc đối thoại này còn bao gồm cả một sự đổi thay sâu xa về tâm thức cũng như về cấu trúc mục vụ, nhờ đó tất cả những gì được các vị chủ chăn đầu tư vào việc huấn luyện về mặt thiêng liêng cũng như về văn hóa, bao gồm cả những cuộc gặp gỡ về văn hóa, mới hướng về tương lai, và trở thành một yếu tố cho việc tân truyền bá phúc âm hóa.

“Cho nên các Giáo Hội địa phương cần phải cởi mở chấp nhận, bằng những hoạt động mục vụ liên quan đến việc hội họp và đối thoại, nhưng trước hết các Giáo Hội địa phương này cần phải giúp cho tín hữu thắng vượt được những thành kiến cũng như giáo dục họ trở thành những nhà truyền giáo ‘ad gentes’ cho muôn dân nơi những phần đất của chúng ta”.

ĐTC nhận định rằng những cuộc họp hội ấy có thể cống hiến “những cơ hội mới cho tình huynh đệ và đối thoại đại kết, chứ không phải cho việc hòa đồng tôn giáo và dụ giáo, cũng như cho việc hiểu biết nhau hơn nữa giữa các Giáo Hội và cộng đồng giáo hội”.

Riêng với thành phần di dân Hồi Giáo đang lan tràn và tăng phát ở Âu Châu hiện nay, Đức Thánh Cha cũng nhận thấy những cái khó khăn thách đố của nó:

“Việc hội nhập của các dân tộc thuộc các tôn giáo và văn hóa khác không bao giờ thoát khỏi những lầm lẫn và khó khăn. Điều này đúng là như thế, nhất là với việc di dân của các tín đồ Hồi Giáo, những người gây ra những vấn đề đặc biệt. Những khó khăn thử thách này đã được liệt kê và kể đến trong Bản Hướng Dẫn “Tình Yêu Chúa Kitô Với Những Người Di Dân” do phân bộ này phổ biến ngày 14/5/2004, ở các đoạn 65-68.

Về vấn đề tiếp nhận thành phần di dân Hồi Giáo, đoạn 65 đã nói rằng Công Đồng Chung Vaticanô II kêu gọi “hãy thực hiện một cuộc thanh tẩy hồi ức liên quan đến những hiểu lầm quá khứ, hãy vun trồng những giá trị chung và hãy làm sáng tỏ cùng tôn trọng tính cách đa dạng song không loại bỏ các nguyên tắc Kitô giáo.

“Các cộng đồng Công Giáo bởi đó đều được kêu gọi để tiến đến chỗ nhận thức. Đó là vấn đề phân biệt giữa những gì có thể và những gì bất khả chung đụng nơi các tín điều và thực hành về đạo giáo cũng như nơi các luật về luân lý của Hồi Giáo”.

Đoạn 66 của bản văn kiện khẳng định và phân biệt như sau: “Niềm tin vào Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa và là Đấng Xót Thương, việc nguyện cầu hằng ngày, việc chay tịnh, việc bố thí, việc hành hương, việc khổ chế để làm chủ đam mê nhục dục, và việc chiến đấu chống tình trạng bất công cũng như tình trạng bị đàn áp là những giá trị chung được thấy cả nơi Kitô giáo nữa, mặc dù những giá trị ấy được thể hiện hay bộc lộ một cách khác nhau.

“Tuy nhiên, ngoài những điểm tương đồng này, còn có những điểm tương phản, trong đó có một số điểm liên hệ tới các vấn đề sâu xa với đời sống và tâm tưởng tân tiến.

“Khi nghĩ đặc biệt đến vấn đề nhân quyền, chúng ta hy vọng rằng, về phía anh chị em Hồi Giáo của chúng ta, sẽ ý thức hơn nữa là các quyền tự do căn bản, những quyền lợi bất khả vi phạm của con người, phẩm vị bình đẳng giữa người nam và nữ, nguyên tắc dân chủ của chính quyền, cũng như đặc tính trần thế lành mạnh của Quốc Gia là những nguyên tắc không thể nào bị chế ngự”.

Về việc lập gia đình của một phụ nữ Công Giáo với một người chồng Hồi giáo, bản văn kiện nhận định là “kinh nghiệm cay đắng cho thấy rằng cần phải đặc biệt cẩn thận sửa soạn cho thật chắc chắn”.

“Trong cuộc sửa soạn này, hai người đính hôn với nhau sẽ được dạy cho biết để ý thức ‘chấp nhận’ những khác biệt sâu xa về văn hóa cũng như về văn hóa mà họ sẽ phải đương đầu, nơi giữa họ với nhau cũng như nơi những gì dính dáng với gia đình đôi bên và với môi trường nguyên gốc của người Hồi Giáo là nơi họ có thể trở về sau thời gian sống ở hải ngoại.

“Nếu cuộc hôn nhân này được làm hôn thú tại Tòa Lãnh Sự của quốc gia gốc Hồi Giáo thì bên phía người Công Giáo cần phải lưu ý tới việc đọc hay hát những bản văn chất chứa niềm tin tưởng của Hồi Giáo ‘shahada’.

“Nếu bất chấp mọi sự để tiến hành việc hôn nhân giữa một người Công Giáo và Hồi Giáo thì chẳng những đòi phải được phép chuẩn mà còn được sự ủng hộ nâng đỡ của cộng đồng Công Giáo cả trước và sau khi thành hôn nữa.

“Một trong những công việc quan trọng nhất của các hiệp hội Công Giáo, những thiện nguyện viên và những dịch vụ tham vấn đó là giúp cho các gia đình ấy biết giáo dục con cái của họ, và nếu cần, nâng đỡ phần tử ít được bảo vệ nhất của gia đình người Hồi Giáo, đó là phụ nữ, nhận thức và chứ trọng đến các quyền lợi của họ”.

Sau hết, về vấn đề rửa tội cho con cái, bản văn kiện hướng dẫn rằng: “các qui tắc của hai tôn giáo hoàn toàn tương phản nhau. Bởi thế, vấn đề cần phải được nêu lên một cách hết sức rõ ràng trong giai đoạn sửa soạn thành hôn, và bên người Công Giáo cần phải mạnh mẽ về những gì Giáo Hội đòi buộc.

“Cũng phải rất ý tứ về vấn đề những người lớn Hồi Giáo trở lại và xin lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, vì bản chất đặc biệt nơi tôn giáo của người Hồi Giáo cũng như vì các hậu quả xẩy ra sau đó”.
 

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu đợc Zenit phổ biến ngày 18/4/2004

 

“Những mối liên hệ giữa các Thế Hệ đang trải qua những đổi thay quan trọng”

ĐTC GPII huấn dụ Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Xã Hội Học

Sáng Thứ Sáu 30/4/2004, ĐTC GPII đã ban huấn từ cho thành phần tham dự viên đại hội kỷ niệm mừng 10 năm thành lập Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Xã Hội Học, một đại hội được kéo dài tới hết ngày 3/5.

Nữ tân chủ tịch của học viện này là bà giáo sư luật đại học Harvard là Mary Ann Glendon điều hợp cuộc hội nghị. ĐTC GPII đã thành lập học viện này năm 1994 để “phát động việc học hỏi và tiến bộ của các khoa học về xã hội, kinh tế, chính trị và pháp luật theo chiều hướng giáo huấn về xã hội của Giáo Hội”, như được ấn định ở khoản nội qui thứ nhất. Chính Ngài chọn các thành vi6n cho học viện này hợp với khả năng chuyên về ngành xã hội của họ và không phân biệt tôn giáo. Sau đây là nguyên văn bài huấn từ của Ngài.

Quí Huynh Hồng Y,
Quí Huynh Giám Mục,
Quí Phần Tử Học Viện thân mến,

1.     Tôi ưu ái và cảm mến chào toàn thể anh chị em khi chúng ta cử hành 10 năm thành lập Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Xã Hội Học. Tôi cám ơn vị tân Chủ Tịch, Giáo Sư Mary Ann Glendon và chân thành nguyện chúc cho việc bà bắt đầu phục vụ. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu xa với Giáo Sư Edmond Malinvaud về việc ông dấn thân hoạt động cho Học Viện này để nghiên cứu các vấn đề phức tạp như lao động và thất nghiệp, những hình thức bất quân bình trong xã hội, cũng như vấn đề dân chủ và toàn cầu hóa. Tôi cũng cám ơn Đức Ông Marcelo Sanchez Sorondo về những nỗ lực của ông trong việc làm cho hoạt động của Học Viện này được trở nên dễ dàng đối với nhiều thính giả hơn nữa qua những phương tiện truyền thông tân tiến.

2.     Đề tài anh chị em đang học hỏi, đề tài về liên hệ giữa các thế hệ, được liên kết chặt chẽ với việc anh chị em nghiên cứu về vấn đề toàn cầu hóa. Vào những thời trước đây thì việc chăm sóc cha mẹ mình tự nhiên thuộc về phận sự của những đứa con khôn lớn. Gia đình là nơi chính yếu của một mối liên kết liên thế hệ. Đã có một mối liên kết nơi chính việc hôn nhân, một mối liên kết mà các cặp phối ngẫu chấp nhận nhau để nên tốt hơn hay ra tệ hơn và dấn thân để hiến cho nhau việc tương trợ suốt cả cuộc đời. Mối liên kết này của các cặp hôn nhân sớm được vươn đến con cái của họ, thành phần cần được giáo dục bằng một mối liên hệ vững chắc và bền bỉ. Điều này dẫn đến mối liên kết giữa những đứa con trưởng thành với cha mẹ lớn tuổi của họ.

Hiện nay những mối liên hệ giữa các thế hệ đang trải qua những đổi thay quan trọng như là thành quả của những yếu tố khác nhau. Ở nhiều nơi đã bị suy yếu về mối liên hệ về hôn nhân, một cơ cấu hôn nhân thường được coi như là một thứ hợp đồng thuần túy giữa hai cá nhân với nhau. Những áp lực của một xã hội hưởng thụ có thể khiến cho các gia đình chú trọng đến sở làm hay đến một số sinh hoạt xã hội khác nhau hơn là đến gia đình. Trẻ em có những lúc được coi như, thậm chí cả trước khi chúng được sinh ra, là một chướng vật cho vấn đề viên trọn bản thân của cha mẹ chúng, hay được coi như là một đối tượng ưu tuyển trong số những đối tượng khác. Bởi thế mà các mối liên hệ liên thế hệ đã bị ảnh hưởng, vì nhiều đứa con cái lớn khôn giờ đây để mặc cho chính phủ hay xã hội nói chung vấn đề chăm sóc cho những người cha mẹ cao niên. Tình trạng bấp bênh nơi mối liên hệ về hôn nhân ở một số môi trường xã hội cũng đưa đến một thứ khuynh hướng đang lan tràn đối với những đứa con khôn lớn trong việc rời xa cha mẹ và ủy thác cho thành phần thứ ba trách nhiệm tự nhiên và mệnh lệnh thần linh liên quan tới vấn đề tôn kính cha mẹ mình.

3.     Trước tầm quan trọng sâu xa của mối liên kết trong việc xây dựng xã hội lành mạnh của con người (x Sollicitudo Reiii Socialis, 38-40), Tôi khuyến khích việc anh chị em nghiên cứu về những thực tại quan trọng ấy và hy vọng rằng nó sẽ đưa đến chỗ cảm nhận rõ ràng hơn nữa nhu cầu cần đến một mối liên kết xuyên thế hệ cùng hiệp nhất các cá nhân và phái nhóm lại để tượng trợ lẫn nhau và làm phong phú cho nhau. Tôi tin tưởng rằng việc nghiên cứu của anh em trong lãnh vực này sẽ là một đóng góp giá trị cho việc phát triển về giáo huấn xã hội của Giáo Hội.

Cần phải đặc biệt chú trọng đến tình trạng tạm thời của nhiều con người cao niên khác nhau tùy theo quốc gia và miei62n đất (x Evangelium Vitae, 44; Centesimus Annus, 33). Nhiều người trong họ không đủ nguồn lợi hay lương hưu trí, một số bị những bệnh tật về thể lý, trong khi những người khác cảm thấy mình vô dụng hay hổ ngươi về những gì được chăm sóc đặc biệt, và rất nhiều người cảm thấy hoàn toàn bị bỏ rơi. Những vấn đề này chắc chắn là những gì sẽ trở nên hiển nhiên hơn khi con số thành phần cao niên tăng lên và chính dân số cũng bị cao niên vì tình trạng giảm sút mức sinh nở cũng như tiện nghi về vấn đề chăm sóc sức khỏe.

4.     Trong việc đương đầu với những thách đố này, hết mọi thế hệ và phái nhóm xã hội đều đóng một vai trò nào đó. Cần phải chú trọng đặc biệt đến các năng lực tương xứng của Quốc Gia và của gia đình trong việc xây dựng một thứ tình liên kết hiệu nghiệm giữa các thế hệ. Hoàn toàn tôn trọng nguyên tắc phụ trợ (x Centesimus Annus, 48), các vị có thẩm quyền cần phải quan tâm tới việc nhìn nhận những hậu quả của cá nhân chủ nghĩa là những gì, như những nghiên cứu của anh chị em đã cho thấy, có thể gây ra những ảnh hưởng trầm trọng giữa các thế hệ khác nhau. Về phần mình, là nguồn gốc và là nền tảng của xã hội loài người (x Apostolicam Actuositatem, 11; Familiaris Consortio, 42), gia đình cũng có một vai trò bất khả thay thế trong việc xây dựng mối liên kết liên thế hệ. Sẽ không còn tuổi tác nào khi người ta không còn là một người cha hay người mẹ, là một người con trái hay con gái. Chúng ta mang một trách nhiệm đặc biệt chẳng những đối với những ai chúng ta cống hiến cho tặng ân sự sống, nhưng cũng hướng về những ai chúng ta đã lãnh nhận tặng vật sự sống ấy.

Các Phần Tử của Học Viện thân mến, khi anh chị em tiến hành công cuộc quan trọng ấy, Tôi xin chúc may lành cho anh chị em và chân thành kêu cầu ban xuống trên anh chị em cùng với những người yêu dấu của anh chị em muôn vàn phúc lành của Thiên Chúa Toàn Năng

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 30/4/2004
 

ĐTC với Ủy Ban Thánh Kinh của Tòa Thánh về Mối Tương Quan giữa Thánh Kinh và Luân Lý


Sáng ngày Thứ Ba 20/4/2004, ĐTC GPII đã gặp các tham dự viên đại hội thường niên của Ủy Ban Thánh Kinh của Tòa Thánh, một cơ cấu thuộc Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin. Cuộc họp thường niên này kéo dài tới hết Thứ Sáu 23/4/2004, về chủ đề “Mối Tương Quan giữa Thánh Kinh và Luân Lý”. Sau đây là những ý tưởng tiêu biểu chính yếu ĐTC muốn nhắn nhủ ủy ban này.


“Đây là đề tài chẳng những liên quan đến thành phần có tín ngưỡng mà còn đến hết mọi người thiện tâm nữa. Thật vậy, qua Thánh Kinh, Thiên Chúa nói và tỏ mình Ngài ra, cho thấy cái nền tảng vững chắc và hướng chiều cần phải có đối với hành vi cử chỉ của con người”.


ĐTC đã nêu lên “một số tác hành cốt yếu của nền luân lý thánh kinh”, đó là “nhận biết Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta; nhìn nhận sự thiện hảo vô cùng của Ngài; với tất cả tâm hồn chân thành và cảm tạ nhận biết rằng ‘tất cả mọi điều thiện hảo ban tặng cũng như hết mọi tặng ân trọn hảo đều bởi trời, ban xuống từ Vị Cha của ánh sáng’; nhận thức nơi các tặng ân Thiên Chúa ban cho chúng ta những nhiệm vụ Ngài ủy thác cho chúng ta; tác hành với tất cả ý thức trách nhiệm của chúng ta theo ý hướng của Ngài”.


Ngài còn thêm: “Thánh Kinh cho chúng ta thấy những kho tàng khôn lường của việc mạc khải này về Thiên Chúa cũng như về tình yêu của Ngài đối với nhân loại. Nhiệm vụ của việc anh em cùng nhau dấn thân ở đây đó là làm sao cho dân Kitô giáo dễ dàng tiến đến với kho tàng này”.


Cuộc họp thường niên của ủy ban này năm nay diễn ra tại Nhà Thánh Matta ở Vatican. Cuộc họp được mở màn với 20 phần tử của ủy ban đóng góp phần của mình vào việc khai triển đề tài. Trong lời khai mạc chào mừng ĐTC, ĐHY chủ tịch Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin kiêm Ủy Ban Thánh Kinh của Tòa Thánh này đã nói rằng: “Mối liên hệ giữa Thánh Kinh và luân lý” là một vấn đề quan trọng. Sau đây là những ý tưởng chính của vị chủ tịch này bày tỏ với ĐTC và các tham dự viên:


“Trong xã hội hiện đại đang phát triển một thứ thao thức hướng về một nền đạo lý phi tín ngưỡng, một thứ luân lý được gọi là bình thường được sản xuất bởi nguyên lý trí con người, hoàn toàn không dính dáng t1i nào tới mạc khải cả.


“Lý trí của con người thực sự có thể biết được và lập thành công thức những qui chuẩn về luân lý vững chắc. Tuy nhiên, nó mong manh cùng hạn hẹp và không thể cho chính mình thấy được nguồn gốc của nó cũng như ý nghĩa tối hậu của nó, vì nó là lý trí của con người tội lỗi.


“Bởi thế mà cần phải có đức tin để hiểu được một cách trọn vẹn những gì được chất chứa về luân lý nơi thân phận của con người”.


Trích khoản Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo số 1950, ĐHY chủ tịch nhận định là lề luật về luân lý có thể được định nghĩa như “khoa sư phạm của Thiên Chúa”.


“Lề luật luân lý là công việc của Đức Khôn Ngoan thần linh. Ý nghĩa theo thánh kinh của nó có thể được định nghĩa như là lời huấn dụ của người cha, là cách giáo dục của Thiên Chúa. Nó bày vẽ cho con người những đường lối, những qui luật tác hành để đạt tới niềm phúc đức hứa hẹn; nó bác bỏ những đường lối xấu xa đẩy họ xa khỏi Thiên Chúa và tình yêu của Ngài. Nó vừa vững mạnh nơi các qui định của nó, song nơi các hứa hẹn của mình lại xứng hợp với yêu thương.


“Kitô hữu không tự mình sống và hiểu đức tin của mình hay đời sống luân lý của mình. Cách thức tiến đến chỗ tin vào Đức Giêsu Kitô, Đấng ban phát ơn cứu độ, diễn tiến qua vai trò trung gian của Thánh Truyền sinh động là Giáo Hội: qua Thánh Truyền này, Kitô hữu nhận lãnh ‘tiếng nói sống động của Phúc Âm’ như là những gì biểu hiện trung thực đức khôn ngoan và ý muốn thần linh.


“(Đó là lý do) trách nhiệm của Giáo Hội ở mọi nơi và trong mọi lúc là phải rao giảng những nguyên tắc luân lý, bao gồm những nguyên tắc liên quan đến lãnh vực xã hội, cũng như Giáo Hội phải phán quyết về tất cả mọi việc làm của nhân thế liên quan đến các thứ quyền lợi nồng cốt của con người hay đến phần rỗi của các linh hồn”.


Ủy Ban Thánh Kinh của Tòa Thánh đã phổ biến hai văn kiện trước đây, thứ nhất là “Việc Giải Thích Thánh Kinh trong Giáo Hội” (1993) và thứ hai là “Dân Do Thái và Sách Thánh của Họ theo Thánh Kinh Kitô Giáo” (2001).

 

(Để cho nội dung bức thư rất hay được VIS phổ biến trên đây của ĐTC GPII được đầy đủ hơn, thoidiemmaria tiếp tục phổ biến những gì còn lại nơi những gì được Zenit phổ biến hôm Thứ Năm 22/4/2004. như sau)


“Giáo Hội Chúa Kitô có trách nhiệm trước con người, ở một nghĩa nào đó, bao gồm tất cả mọi khía cạnh về cuộc hiện hữu của con người.


Đó là lý do tại sao Giáo Hội “luôn dấn thân để phát triển văn hóa con người, hướng đến việc tìm cầu chân, thiện, mỹ, giúp cho con người nhờ đó có thể đáp ứng hơn nữa trước tư tưởng mới mẻ về Thiên Chúa.


“Không còn gì bất định hơn là những con người hay những phái nhóm không có lịch sử. Vô thức về quá khứ của mình dẫn đến những cuộc khủng hoảng nguy tử và đánh mất đi căn tính của cá nhân cũng như cộng đồng.


“Việc nghiên cứu lịch sử, nếu không theo thành kiến và chỉ gắn liền với tài liệu khoa học thôi (thì) đóng một vai trò bất khả thay thế trong việc phá đổ các chướng ngại vật fiữa các dân tộc.


“Thật vậy, những bức tường kiên cố thường được dựng lên qua các thế kỷ là vì tính cách thiên lệch nơi phương pháp biên soạn lịch sử cũng như vì nỗi phẫn uất lẫn nhau. Hậu quả gây ra đó là những hiểu lầm vẫn còn tồn tại đến nay, những gì gây trở ngại cho hòa bình và tình huynh đệ giữa con người và các quốc gia với nhau.


“Việc thắng vượt những biên giới của việc biên soạn lịch sử quốc gia bằng một cái nhìn bao rộng hơn về môi trường địa dư cũng như văn hóa là những gì giúp ích rất nhiều, vì nó bảo đảm một cái nhìn tương quan giữa các biến cố, đưa đến những phán đoán quân bình hơn”.
 



ĐTC với Ủy Ban Giáo Hoàng Đặc Trách Các Khoa Sử Học nhân dịp mừng thành lập 50 năm


Nhân dịp kỷ niệm mừng ủy ban này được thành lập 50 năm, hôm 16/4/2004, ĐTC đã gửi một sứ điệp cho Đức Ông chủ tịch Walter Brandmuller, bức thư được văn phòng báo chí của Tòa Thánh phổ biến hôm Thứ Bảy 17/4/2004.


“Việc Thiên Chúa mạc khải xẩy ra trong không gian và thời gian. Đó là lý do tại sao chúng ta tính năm tháng lịch sử của chúng ta bắt đầu từ việc hạ sinh của Chúa Kitô.


“Việc thành lập Giáo Hội là cơ cấu mà Người, sau khi Phục Sinh và Thăng Thiên, đã muốn qua đó truyền đạt hoa trái Cứu Chuộc cho nhân loại, cũng là một biến cố lịch sử. (…) Bởi thế, lịch sử của Giáo Hội là nơi thuận lợi để rút lấy hầu hiểu biết hơn chính sự thật đức tin.


“Tòa Thánh bao giờ cũng khuyến khích các khoa sử học, qua những cơ cấu khoa học của mình, như được chứng thực trong số những điều khác, bằng việc thành lập 50 năm trước đây, theo sáng kiến của Đức Piô XII, Ủy Ban Giáo Hoàng Đặc Trách Các Khoa Sử Học.


“Thật vậy, Giáo Hội hết sức chú trọng đến việc luôn hiểu biết hơn nữa về chính lịch sử của mình. Bởi thế, việc cần thận dạy về các môn giáo sử cần thiết hơn bao giờ hết, nhất là đối với các ứng sinh học làm linh mục.


“Một kiến thức vững chắc về tiếng Latinh và Hy Lạp chắc chắn là những gì bất khả châm chước bằng không khó có thể tiến đến với các nguồn truyền thống của giáo hội.


“Thậm chí ngay cả hôm nay đây, chỉ nhờ có sự hỗ trợ của các thứ tiếng này mới có thể tái khám phá cái phong phú của cảm nghiệm sự sống và đức tin mà Giáo Hội, theo sự hướng dẫn của Thánh Linh, đã tích lũy trong thời gian 2000 năm.

 

“Nếu lịch sử là thày dạy sự sống thì Giáo Hội là thày dạy sồng đời Kitô hữu vậy”.

 

 

ĐTC với Tòa Xá Giải của Tòa Thánh về Nhu Cầu Xưng Tội Thường Xuyên

Sáng Thứ Bảy 27/3/2004, ĐTC GPII đã tiếp thành phần tham dự viên khóa diễn đàn nội bộ hằng năm của Tòa Xá Giải của Tòa Thánh là phân bộ hiện được điều hành bởi ĐHY James Francis Stafford.

“Giáo Hội đặt trong tay của chúng ta một trợ giúp thuận lợi để sống Bí Tích thứ tha theo chiều hướng Chúa Kitô Phục Sinh.

“Hoa trái của bí tích này không phải chỉ ở việc tha tội cần thiết cho những ai phạm tội. Nó còn thực hiện một ‘cuộc phục sinh thiêng liêng’ đích thực nữa, phục hồi phẩm giá và sự thiện của đời sống làm con cái Thiên Chúa, mà cái cao quí nhất đó là được sống thân tình với Thiên Chúa. Thật là ảo tưởng khi muốn nên thánh theo ơn gọi mỗi người được Chúa kêu mời mà lại không thường xuyên lãnh nhận bí tích hoán cải và thánh hóa này.

“Thống hối, tự mình, bao gồm việc thanh tẩy, nơi cả hành động của hối nhân là thành phần lột trần lương tâm của mình vì rất cần được tha thứ và tái sinh, lẫn việc thông ban ân sủng bí tích để thanh tẩy và canh tân.

“Thống hối là một bí tích sáng soi… Những ai thường xuyên xưng tội với lòng ước ao được tiến đức hãy nhớ rằng, nơi bí tích này, qua việc Chúa thứ tha và ân sủng của Thần Linh, họ lãnh nhận một thứ ánh sáng cao quí cần thiết cho con đường nên trọn lành.

“Sau hết, Bí Tích Thống Hối đạt tới ‘một cuộc hội ngộ hiệp nhất với Chúa Kitô’. Người tín hữu, qua việc thường xuyên xưng tội, cảm thấy được hiệp nhất với Chúa tình thương sâu xa hơn bao giờ hết – cho đến khi họ được hoàn toàn đồng nhất với Người trong ‘sự sống của Chúa Kitô’ hoàn hảo là sự sống chất chứa đức thánh thiện thật sự.

ĐTC cũng nhấn mạnh rằng Bí Tích này “còn là một tặng ân cho linh mục chún g ta, thành phần được kêu gọi để thực hiện ban phép bí tích, cũng xin thứ tha tội lỗi của chúng ta. Niềm vui của việc thứ tha và được tha thứ. “Niềm vui của sự tha thứ và được thứ tha là những gì sánh bước bên nhau”.

Tất cả mọi cha giải tội đều mang trách nhiệm nặng nề trong việc thi hành thừa tác vụ này với lòng nhân từ, khôn ngoan và lòng can đảm. Việc của họ là làm cho cuộc gặp gỡ khả ái và đáng ước mong này thanh tẩy và canh tân chúng ta trên con đường trọn lành Kitô giáo cũng như trong cuộc chúng ta hành trình về nhà của chúng ta”.

 

 

“Những Trị Liệu Bảo Trì Sự Sống và Trạng Thái Thực Vật: Các Vấn Đề Nan Giải Về Đạo Lý Nơi Những Tiến Bộ Khoa Học”

Thứ Bảy 20/3/2004, tại Sảnh Đường Clementine, ĐTC đã tiếp 400 tham dự viên của Hội Nghị Thế Giới về chủ đề “Trạng Thái Thực Vật”, do Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo (FIAMC: World Federation of Catholic Medical Associations) và Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống tổ chức tại Augustinianum Patristic Institute ở Rôma từ Thứ Tư 17 đến hết Thứ Bảy 20/3/2004. Cuộc hội nghị quốc tế này diễn tiến với sự tham dự của 40 ký giả khoa học và 370 vị khác đến từ 49 quốc gia, kể cả từ Saudi Arabia, Israel và Kazakhstan. Có 40 bài nói chuyện của các chuyên viên khoa học và 30 bản tường trình.

Chủ đề cho cuộc hội nghị quốc tế này đã được phổ biến tại phòng báo chí của tòa thánh hôm Thứ Ba 16/3. Tại cuộc họp báo này, ĐGM Elio Sgreccia, phó chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Sự Sống kiêm giám đốc Trung Tâm Đạo Lý Sinh Học của Đại Học Thánh Tâm Rôma, và ông Gianluigi Gigli, chủ tịch FIAMC kiêm giám đốc Phân Bộ Khoa Thần Kinh Hệ của Bệnh Viện Thánh Maria Thương Xót ở Udine Ý, đã cùng nhau lên tiếng về nội dung của hội nghị quốc tế này.

ĐGM phó chủ tịch đã bác bỏ chủ trương cho rằng “khi con người mất khả năng sử dụng lý trí, thì họ không còn là người nữa, nên có thể chấm dứt việc dinh dưỡng và chất nước để làm dịu cái chết của họ”. Bởi vì, ĐGM giám đốc này khẳng định “Bao lâu sự sống còn nơi con người ấy thì họ vẫn tiếp tục hiện hữu với tất cả phẩm giá của họ, với tất cả linh hồn của họ”.

Vị chủ tịch FIAMC cũng khẳng định là con người ở trong tình trạng thực vật (cỏ cây) cũng không được đối xử như là “những bệnh nhân tận số”. Có những trường hợp theo khoa học phân tích cho thấy có những bệnh nhân đã được cứu khỏi sau thời gian hôn mê. Vị giám đốc phân bộ khoa thần kinh hệ này còn cho biết có những bệnh nhân bị bỏ đói khát mà chết theo chủ trương đạo lý học cho rằng những loại bệnh nhân này sống ở một tầm mức thấp hơn các bệnh nhân khác.

Kết thúc buổi họp báo này, ông Gigli phổ biến một CD-ROM do Liên Hiệp Các Bác Sĩ Công Giáo thực hiện bằng tiếng Anh và tiếng Ý với nội dung bao gồm tất cả những bài nói của ĐTC GPII về vấn đề sức khỏe và y học.

Trong cuộc gặp gỡ thành phần tham dự viên hội nghị quốc tế này, ĐTC GPII, sau khi nhắc lại chủ đề được hội nghị bàn luận, đã nói lên chủ trương của Giáo Hội về vấn đề này như sau.


“Giá trị tự tại và phẩm giá cá thể của hết mọi con người không thay đổi, bất kể hoàn cảnh đặc biệt nào xẩy ra trong đời sống của họ. Con người, cho dù có bệnh bệnh nạn trầm trọng đến đâu và có bị hư hoại khả năng thi hành những phần hành cao nhất của họ, vẫn là và luôn là những con người chứ không bao giờ lại là ‘loài thực vật’ hay ‘thú vật’. Anh chị em của chúng ta ở trong ‘tình trạng cây cỏ’ vẫn còn nguyên phẩm giá của họ.

“Các vị y sĩ và cán sự về sức khỏe, xã hội cũng như Giáo Hội đều có nhiệm vụ về luân lý đối với những con người này, những con người mà họ không thể trốn lánh nếu không muốn rỏ ra coi thường những đòi hỏi về chuyên khoa đạo lý học cũng như về tình liên đới Kitô giáo và nhân bản. Thành phần bệnh nhân trong trạng thái cỏ cây, chờ được phục hồi hay được tự nhiên qua đi, có quyền được chăm sóc căn bản về sức khỏe (dinh dưỡng, chất nước, vệ sinh, độ ấm v.v.)

ĐTC nhấn mạnh rằng nước uống và thực phẩm, cho dù điều hành việc cho ăn uống này một cách nhân tạo, cũng là “một phương tiện tự nhiên để bảo trì sự sống, chứ không phải là một phương thức y khoa. Bởi thế, cần phải coi việc sử dụng phương tiện này là những gì bình thường và thích hợp buộc phải làm theo luân lý”.

“Khi trạng thái cỏ cây kéo dài hơn một năm trời, về đạo lý, cũng không thể trở thành cớ để biện minh cho việc loại bỏ hay chấm dứt việc chăm sóc căn bản cho bệnh nhân, bao gồm việc cho ăn uống”. Đức Thánh Cha khẳng định là bệnh nhận bị bỏ cho đói khát mà chết “thực sự là một thứ trợ an tử có ý thức hay cố tình bỏ không làm.

“Theo nguyên tắc luân lý thì ngay cả khi còn hơi nghi rằng một con người còn đang sống buộc phải hoàn toàn tôn trọng họ và không được thi hành bất cứ điều gì có thể làm cho họ bị chết… Giá trị sự sống của một con người không thể nào lại tùy thuộc vào phán quyết về phẩm chất của những người khác; cần phải cổ võ những hoạt động tích cực để đối đầu với áp lực muốn ngưng việc cho ăn uống như cách để chấm dứt sự sống của những bệnh nhân này.

“Trước hết chúng ta phải nâng đỡ những gia đình” có bệnh nhân ở trong trạng thái cỏ cây. “Chúng ta không thể để mặc họ phải chịu đựng gánh nặng về nhân bản, kinh tế và tâm lý”. Xã hội phải phát động “những chương trình đặc biệt giúp đỡ và phục hồi; việc nâng đỡ và giúp đỡ về kinh tế tại nhà cho gia đình;… và những cơ cấu nâng đỡ trong trường hợp không có ai trong gia đình nêu lên vấn đề ấy”. Ngoài ra, Ngài còn đề nghị rằng những tình nguyện viên hãy “giúp gia đình thoát khỏi tình trạng cảm thấy bị cô lập cũng như giúp họ cảm thấy họ là một phần đáng giá của xã hội và không bị các tổ chức xã hội bỏ rơi”.

ĐTC đã kết thúc bằng cách nhấn mạnh rằng “trong những tình trạng này, việc giúp đỡ về thiêng liêng và mục vụ đặc biệt cần thiết để hiểu được ý nghĩa sâu xa của một tình trạng dường như tuyệt vọng”.

 

“Điều Hành Thương Vụ: Trách Nhiệm Xã Hội và Vấn Đề Toàn Cầu Hóa”


ĐTC GPII đã gửi một Sứ Điệp cho thành phần tham dự hội nghị do Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý Và Hòa Bình cùng với Khối Hiệp Nhất Quốc Tế Các Điều Hành Viên Kitô Giáo Về Thương Mại tổ chức, một hội nghị diễn ra vào 2 ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy 5-6/3/2004 tại Rôma với chủ đề “Điều Hành Thương Vụ: Trách Nhiệm Xã Hội và Vấn Đề Toàn Cầu Hóa”.


Kính gửi Huynh Khả Kính


Hồng Y Renato Raffaele Martino


Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Công Lý Và Hòa Bình Iustilia et Pax


Tôi vui mừng biết được rằng Hội Nghị về vấn đề “Điều Hành Thương Vụ: Trách Nhiệm Xã Hội và Vấn Đề Toàn Cầu Hóa” được tổ chức vào những ngày này do sự bảo trợ của Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý Và Hòa Bình cùng với Khối Hiệp Nhất Quốc Tế Các Điều Hành Viên Kitô Giáo Về Thương Mại. Tôi xin huynh hãy giúp Tôi chuyển đến tất cả mọi người hiện diện những lời chào mừng nồng nàn cùng với những lời nguyện chúc tốt đẹp của Tôi.


Tôi hy vọng rằng Hội Nghị này sẽ trở thành một nguồn cảm hứng và dấn thân mới đối với các lãnh đạo viên Kitô giáo nơi ngành thương mại trong việc họ nỗ lực làm chứng cho các giá trị của Vương Quốc Thiên Chúa ở lãnh giới thương mại. Công việc của họ thật sự được bắt nguồn từ vai trò làm chủ và làm quản lý do Thiên Chúa ủy thác cho con người trên trái đất này (x Gen 1:27), và được đặc biệt thể hiện nơi việc cổ võ những hoạt động kinh tế mới mẻ có vô số khả năng sinh lợi cho những người khác cũng như trong việc nâng cao tiêu chuẩn sống về vật chất. Bởi vì “không có một hoạt động nhân bản nào, ngay cả nơi các thế vụ, có thể vượt thoát khỏi quyền cai trị của Thiên Chúa” (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, 36), mà các Kitô hữu mang trách nhiệm trong lãnh vực thương mại mới bị thách thức để làm sao có thể hòa hợp việc theo đuổi lợi lộc được phép với mối quan tâm sâu xa về vấn đề thể hiện tình đoàn kết cùng với vấn đề loại trừ thảm nạn nghèo khổ là những gì vẫn tiếp tục dày vò nhiều phần tử thuộc gia đình nhân loại.


Cuộc Hội Nghị này đang diễn ra vào thời điểm khi mà lãnh vực tài chính và thương vụ càng ngày càng nhận thấy nhu cầu cần phải thực hiện những gì là đạo lý lạnh mạnh để bảo đảm rằng hoạt động thương mại vẫn cảm thức được những chiều kích nhân bản và xã hội nồng cốt. Vì việc theo đuổi lợi lộc không phải là cùng đích duy nhất của hoạt động này mà Phúc Âm thách thức các con người nam nữ đi làm thương mại làm sao để có thể thực hiện việc tôn trọng phẩm giá lẫn sáng kiến của thành phần nhân viên và thân chủ cũng như tôn trọng những đòi hỏi của công ích. Ở lãnh vực cá nhân, họ được kêu gọi để phát triển những nhân đức quan trọng như “cần mẫn, chăm chỉ, khôn ngoan trong việc chấp nhận những thứ nguy cơ hợp lý, đáng tín cẩn và có lòng trung thành nơi những mối giao hệ liên cá thể, dám can đảm thi hành những quyết định khó khăn và đau đớn” (Thông Điệp Centesimus Annus, 32). Trong một thế giới xu hướng về những gì là hưởng thụ và vật chất thì các điều hành vi6n Kitô hữu được kêu gọi để khẳng định vấn đề ưu tiên của “cái là” trên “cái có’.


Trong số những vấn đề đạo lý quan trọng gây khó khăn cho cộng đồng thương mại hiện nay đó là những gì liên hệ với tầm ảnh hưởng của vấn đề thị trường và quảng bá toàn cầu đối với văn hóa cùng các thứ giá trị của những xứ sở và dân tộc khác nhau. Một thứ toàn cầu hóa lành mạnh, được thi hành trong việc tôn trọng những thứ giá trị của các quốc gia khác nhau cũng như của các nhóm chủng tộc khác nhau, có thể góp phần đặc biệt vào mối hiệp nhất gia đình nhân loại và thực hiện những hình thức cộng tác chẳng những về kinh tế mà còn về cả xã hội và văn hóa nữa. Vấn đề toàn cầu hóa cần phải làm sao trở thành một cái gì đó khác với danh xưng ám chỉ một thứ triệt để tương đối hóa các thứ giá trị cũng như đồng nhất hóa các lối sống và các thứ văn hóa. Để điều này có thể thực hiện, các vị lãnh đạo Kitô giáo, cũng như những điều hành viên thuộc lãnh vực thương mại, phải đương đầu với việc làm chứng cho thứ quyền năng giải phóng và biến đổi của chân lý Kitô Giáo, một chân lý thúc đẩy chúng ta đem các tài năng của chúng ta, các khả năng trí thức của chúng ta, các khả năng thuyết phục của chúng ta, kinh nghiệm của chúng ta và năng khiếu của chúng ta ra phục vụ Thiên Chúa, tha nhân và công ích của gia đình nhân loại.


Với những cảm nhận này, Tôi nguyện cầu cho những suy xét của cuộc Hội Nghị này và xin Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người tham dự được ơn khôn ngoan, vui mừng và an bình.


Tại Vatican ngày 3/3/2004.
Gioan Phaolô II

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 5/3/2004

 

ĐTC GPII với Học Viện Giáo Hoàng Đặc Trách Sự Sống về Việc Tránh Những Lạm Dụng Sự Sống

Thứ Bảy 21/2/2004, ĐTC đã tiếp các tham dự viên Đại Công Nghị lần thứ 10 của Học Viện Tòa Thánh Đặc Trách Sự Sống được tổ chưa tại Rôma để hội luận về chủ đề sản sinh nhân tạo, và Ngài đã chia sẻ nhận định kèm theo những lời huấn dụ của Ngài như sau:

“… Những giá trị căn bản đang gặp nguy hiểm, những giá trị chẳng những đối với các Kitô hữu tín trung mà còn đối với nhân loại nữa.

“(Những tác động ân ái vợ chồng) bằng việc trao tặng bản thân cho nhau làm cho họ trở thành những cộng tác viên của Đấng Hóa Công trong việc mang một con người mới vào trần gian, một con người được kêu gọi sống đời đời. Tác động tuyệt vời siêu việt hóa sự sống của cha mẹ này không thể bị thay thế bởi phương thức thuần kỹ thuật là những gì làm mất đi giá trị nhân bản cũng như không thể lệ thuộc vào những sai khiến của khoa học và kỹ thuật.

“Nhiệm vụ của các khoa học gia là nhiệm vụ tái tìm kiếm những nguyên do tại sao gây ra tình trạng cằn cỗi nơi nam cũng như nữ… Chính vì lý do này Tôi muốn khích lệ việc nghiên cứu khoa học để thắng vượt tình trạng tự nhiên bị son sẻ nơi các cặp vợ chồng, và Tôi cũng xin các chuyên gia hãy tin tưởng vào những phương thức mang lại công hiệu liên quan đến mục đích này. Điều Tôi mong muốn đó là trên con đường tiến đến việc thực sự ngăn ngừa cũng như đến việc trị liệu chân thực, cộng đồng khoa học, nhất là các khoa học gia là thành phần tin tưởng, có thể đạt được một tiến bộ an ủi.

ĐTC yêu cầu Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống phải làm hết sức để phát động những sáng kiến làm sao có thể tránh được “những lợi dụng nguy hiểm trong tiến trình sản sinh nhân tạo”. Ngài đã kết thúc những lời huấn từ bằng việc xin tất cả mọi Kitô hữu “hãy dấn thân làm cho dễ dàng hóa những đường lối nghiên cứu thực sự, chống lại những giây phút quyết liệt muốn chiều theo các thứ gợi ý của một thứ kỹ thuật muốn thay thế tính cách làm cha và làm mẹ chân thực, nhờ đó, tác hại cho phẩm giá của cả cha mẹ lẫn con cái”.

Một cuốn sách mới về vấn đề linh mục lạm dụng tình dục vị thành niên

Trong khi ở Hoa Kỳ đang chờ đợi bản tường trình vào ngày 27/2/2004 tới đây về vấn đề tìm hiểu nạn linh mục Mỹ làm dụng tình dục vị thành niên, thì ở Rôma, hôm Thứ Hai 23/2/2004, Học Viện Tòa Thánh Đặc Trách Sự Sống đã ra mắt 1 cuốn sách mới bao gồm những câu vấn đáp theo khoa học về hiện tượng linh mục lạm dụng tình dục vị thành niên trong Giáo Hội. Cuốn sách này mang tựa đề “Việc Lạm Dụng Tình Dục trong Giáo Hội Công Giáo: Những Khía Cạnh Pháp Lý và Khoa Học”, trong đó có cả những biên bản về cuộc hội nghị học hỏi về “Những Việc Linh Mục Và Tu Sĩ Lạm Dụng Trẻ Em và Giới Trẻ” do Học Viện này của Tòa Thánh tổ chức vào Tháng 4/2003. Cuốn sách được Vatican Press phát hành với sự cộng tác của các chuyên gia Mandred Lutz, Karl Hanson và Friedemann Plafflin, và sẽ phổ biến trên thị trường vào cuối Tháng 3/2004, sau khi đã được phân phối cho các vị giám mục khắp thế giới.

Ông Lutz, một thần học gia kiêm bác sĩ tâm thần người Đức và là thành viên của học viện này, đã giúp tổ chức cuộc hội nghị học hỏi được đề cập đến trên đây ở Vatican. Ông nói rõ trong buổi ra mắt cuốn sách hôm nay là cuốn sách này không phải là một bản tường trình của học viện này, mà là một tổng hợp các bản viết của các khoa học gia (trong số đó có 8 vị không phải là người Công Giáo) được tham khảo ý kiến về vấn đề cần được giải quyết hiện nay.

Ông này đã nói trên Đài Phát Thanh Vatican rằng “Theo tự nhiên thì vấn đề này không phải chỉ chi phối các thừa tác viên thánh mà thôi. Chúng ta biết, chẳng hạn, nó ảnh hưởng 10% các nhà tâm lý trị liệu khi họ dính dáng tới lãnh vực thân mật về nhân sự, do đó mối nguy cơ làm dụng đã tăng lên”. Tuy nhiên, ông nói rõ cuốn sách này không cung cấp “những câu giải đáp chắc chắn”, vì khoa học “không có khả năng bảo đảm chắc chắn 100% trong việc giải quyết vấn đề”. Ông cũng cảnh giác về chính sách “bất dung nhượng “zero tolerance”, vì làm cho tội nhân giấu diếm không dám xưng thú tội lỗi của mình.
 

ĐTC với Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin về việc trung thành với Huấn Quyền, về luật tự nhiên và về vệc áp dụng luật từng phạt

Hôm Thứ Sáu 6/2/2004, ĐTC đã tiếp tham dự viên hội nghị nhị niên của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin. Ngài đã nhắn nhủ thánh bộ này những điểm quan trọng sau đây, nhất là 3 điều chính, thứ nhất là việc giáo dân chấp nhận các văn kiện của huấn quyền, thứ hai là lề luật luân lý tự nhiện, và thứ ba là tình trạng “tăng lên đáng kể” con số những trường hợp liên quan đến nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục.

“Môi trường văn hóa ngày nay, một môi trường đầy những chủ nghĩa tương đối và khuynh hướng thực dụng thoải mái, hơn bao giờ hết đòi thực hiện một cuộc can trường loan báo một sự thật cứu độ con người cũng như cần đến một động lực mới truyền bá phúc âm hóa.

“Việc hoàn toàn gắn bó với sự thật của Công Giáo chẳng những không làm giảm sút mà còn làm thăng hóa tự do của nhân loại và đưa nó đến tầm mức thành toàn, trong một tình yêu tự do và đầy quan tâm đến thiện ích của tất cả mọi người.

“Việc chấp nhận các bản văn kiện của huấn quyền đối với người tín hữu Công Giáo, thành phần thường bị đánh lạc hướng hơn là được hướng dẫn bởi những phản ứng cấp thời theo truyền thông cũng như bởi những cắt nghĩa của truyền thông. Thật vậy, việc chấp nhận một bản văn kiện trước hết đòi phải được thấy như là một biến cố của Giáo Hội trong việc đón nhận huấn quyền trong niềm hiệp thông và chân thành chia sẻ tận tình với tín lý của Giáo Hội. Văn kiện của Giáo Hội thực sự là một thứ ngôn ngữ có thẩm quyền chiếu sáng cho thấy sự thật đức tin hay chiếu sáng một vài khía cạnh về tín lý Công Giáo đang bị thử thách hay đang bị bóp méo bởi những trào lưu đặc biệt về tư tưởng hay về hành động.

“(Lề luật tự nhiên) thuộc về đại gia sản của đức khôn ngoan con người được Mạc Khải, qua ánh sáng của mình, đã góp phần vào việc thanh tẩy và phát triển hơn nữa. Lề luật tự nhiên, một thứ lề luật khả tri đối với hết mọi tạo vật có lý trí, cho thấy những qui tắc đệ nhất và thiết yếu chi phối đời sống luân lý.

“Ngày nay, là hậu quả của cuộc khủng hoảng về siêu hình học, nhiều lãnh vực không nhìn nhận là có một sự thật được ghi khắc trong lòng của hết mọi con người. Do đó, một mặt, chúng ta thấy được nơi các tín hữu lan tràn một thứ luân lý mang tính chất fideistic, mặt khác, cái đang bị mất mát là một điểm qui chiếu khách quan cho những tác hành lập pháp thường dựa nguyên vào việc ưng thuận về xã hội.

“(Các qui tắc về giáo luật nếu được áp dụng một cách chính đáng và công bằng) có khuynh hướng bảo đảm việc thi hành quyền tự vệ của thành phần bị tố cáo cũng như các nhu cầu của công ích. Một khi có chứng cớ về tội ác”, cần phải cứu xét một cách thấu đáo “nguyên tắc chính đáng của tính cách cân xứng giữa tội lỗi và hình phạt, cũng như của nhu cầu rất cần phải được bảo vệ của dân Chúa.

“Điều này không chỉ lệ thuộc vào việc áp dụng luật trừng phạt theo giáo luật, mà còn phải tìm cách bảo đảm hơn nữa việc huấn luyện chính đáng và quân bình cho các linh mục tương lai được kêu gọi hiên ngang dấn thân một cách hân hoan và quảng đại sống một đời sống khiêm tốn, nết na và thanh tịnh là nền tảng thực tế cho đời sống độc thân của Giáo Hội. Bởi vậy, Tôi mời gọi thánh bộ của anh em hãy hợp tác với các phân bộ khác của Giáo Triều Rôma có trách nhiệm trong việc huấn luyện các chủng sinh cũng như hàng giáo sĩ, để chấp nhận những biện pháp cần thiết hầu bảo đảm là các linh mục sống hợp với ơn gọi của họ cũng như với việc họ dấn thân sống một cách trọn hảo và trọn đời đức thanh tịnh vì Nước Thiên Chúa”.

 

Huấn Từ của ĐTC GPII cho Tòa Hôn Phối Rôma về vấn đề hủy hôn với sự thật của hôn nhân

Thứ Năm 29/1/2004, để khai mạc năm pháp viện, ĐTC GPII ban huấn từ cho các vị thẩm phán, các vị luật sư, các viên chức liên hệ thuộc lãnh vực này, về đề tài: “‘ân huệ về pháp luật’ giành cho hôn nhân và việc thiết tưởng sau đó về tính cách thành hiệu trong trường hợp nghi hoặc theo Khoản 1060 trong Bộ Giáo Luật và Khoản 779 trong Bộ Giáo Luật Các Giáo Hội Đông Phương”.

ĐTC nói: “’ân huệ về pháp luật’ của hôn nhân bao hàm cả việc thiết tưởng thành hiệu cho đến khi phát hiện những gì tương khắc”. Việc thiết tưởng này, ĐTC cảnh giác, “không thể được giải thích như là một thứ thuần túy bảo vệ những dấu hiệu bề ngoài hay bảo vệ tình trạng, vì nó có thể sẽ đi đến chỗ bác bỏ tác động bảo vệ ấy trong những giới hạn hợp lý”.

ĐTC đã đặt vấn đề như sau: “Vậy chúng ta nói thế nào về thứ lý thuyết cho rằng chính việc thất bại của đời sống hôn nhân đã cho thấy tính cách bất hiệu thành của hôn nhân?” Rồi Ngài khuyên dẫn thế này: “Việc tuyên bố thực sự hủy hôn cần phải dẫn đến chỗ trân trọng nắm chắc được là, vào giây phút thành hôn, những điều kiện tiên quyết cần thiết để lập gia đình, nhất là những điều kiện liên quan đến việc đồng ý cùng với những tâm trạng đích đáng của đôi vợ chồng. Các vị chủ chăn và những ai hợp tác với các vị trong lãnh vực này nhất định không được chiều theo một thứ nhãn quan thuần túy quan liêu nơi cuộc điều tra tiền hôn phối (x Khoản 1067)”.

ĐTC nhận định: “Vấn đề thực sự thường không phải là việc thiết tưởng theo ngôn từ cho bằng nhãn quan toàn diện về chính hôn nhân, và vì thế, về tiến trình nắm chắc được tính cách thành hiệu của việc cử hành hôn nhân. Một tiến trình như vậy thật ra không thể nào hiểu được ngoài chân trời của việc thấu triệt chân lý”.

“Khuynh hướng gia tăng con số hủy hôn qua việc tháo thứ, quên đi khía cạnh sự thật khách quan, chất chứa một thứ lệch lạc nội tại của toàn thể tiến trình này. Chiều kích nồng cốt của công lý nơi hôn nhân, một chiều kích hiện hữu bởi thực tại có một bản chất pháp lý, được thay thế bằng những thứ lý thuyết nghiệm thực có bản chất xã hội học, tâm lý học v.v., cũng như được thay thế bằng những đường lối khác của một thứ chủ nghĩa lạc quan về pháp lý. Chúng ta không được quên rằng việc cứu xét hôn nhân thực sự về pháp lý đòi phải có một cái nhìn siêu hình về nhân vị cũng như về mối liên hệ giữa những người làm chồng làm vợ. Thiếu cái nền tảng bản thể học này, cơ cấu hôn nhân trở thành một siêu cấu hình thức, hoa trái của luật lệ và của điều kiện về xã hội làm con người bị giới hạn trong việc tự do hiện thực của mình”.

ĐTC kết luận như sau: “Cần phải tái nhận thức được sự thật, sự thiện và sự mỹ của cơ cấu hôn nhân, một cơ cấu, một việc Chính Thiên Chúa làm nơi bản tính con người cùng với việc tự do ưng thuận của các cặp nam nữ, tiếp tục là một thực tại bất khả phân ly, như mối giây liên kết giữa công lý và hòa bình, một thực tại được liên kết ngay từ ban đầu với dự án cứu độ và được thăng hóa khi thời gian nên trọn với phẩm giá của bí tích Kitô giáo. Đây là một thực tại Giáo Hội và thế giới cần phải cổ võ! Đó mới là ‘ân huệ hôn nhân’ thực sự!”

ĐTC GPII với Hội Nghị Thánh Bộ Giáo Sĩ về Mối Liên Hệ giữa giáo sĩ và giáo dân, và về việc mục vụ của linh mục ở các đền thánh

Hôm Thứ Bảy 10/1/2004, trước hội nghị của Thánh Bộ Giáo Sĩ về vấn đề liên hệ giữa giáo sĩ và giáo dân: “Những Cơ Cấu Tham Vấn, Những Hội Đồng ở Giáo Phận và Giáo Xứ”; cũng như về vấn đề mục vụ tại các đền thánh: “Thừa Tác Mục Vụ ở Các Đền Thánh”, ĐTC đã ban huấn dụ như sau.

Về vấn đề liên hệ giữa giáo sĩ và giáo dân, ĐTC nhấn mạnh là cấu trúc của Giáo Hội không theo các thứ kiểu cách chính trị, và không bao giờ được coi các vị mục tử của Giáo Hội như là những kẻ thừa hành ý kiến của đa số.

“Trong việc thi hành sứ vụ của mình, các vị mục tử hợp pháp không bao giờ được coi như là những kẻ thừa hành những quyết định phát xuất từ đa số trong hội đồng giáo hội. Không được quan niệm cấu trúc của Giáo Hội theo những kiểu cách chính trị loài người. Cơ chế phẩm cấp của Giáo Hội phát xuất từ ý muốn của Chúa Kitô, bởi đó cũng là một phần thuộc ‘kho tàng đức tin’ là những gì cần phải bảo trì và trọn vẹn truyền đạt qua các thế kỷ”.

Giáo Hội “là dân có Chúa Kitô làm thủ lãnh, có phẩm vị và tự do của con cái Thiên Chúa làm thân phận, có giới răn yêu thương cũ và luôn mới làm luật sống, và có Vương Quốc của Thiên Chúa làm cùng đích”.

“Chức tư tế chung của tất cả mọi tín hữu tự bản chất khác với chức linh mục thừa tác và phẩm trật. Tuy nhiên, cả hai đều chặt chẽ liên kết với nhau và hướng về nhau. Các vị mục tử có nhiệm vụ huấn luyện, cai trị và thánh hóa Dân Chúa, trong khi giáo dân, cùng với các vị, chủ động tham gia vào việc truyền giáo của Giáo Hội, bằng hoa trái liên lỉ của nỗ lực cũng như bằng việc tôn trọng các thứ ơn gọi và đặc sủng”.

Việc hợp tác này được cụ thể hóa nơi “các hội đồng khác nhau theo giáo luật ở cấp giáo phận và giáo xứ”, bao gồm “những tổ chức tham gia có cơ hội cộng tác cho thiện ích của Giáo Hội, chú trọng tới kiến thức và khả năng của nhau”.

“Những cơ cấu này, phát xuất từ những ý định của Công Đồng Chung Vaticanô II, cần phải được cập nhật hóa ở những cách thức hoạt động cũng như nơi các qui định hợp với những qui tắc của Bộ Giáo Luật được ban hành năm 1983”.

Tiêu chuẩn được ĐTC nhấn mạnh trong việc cập nhật hóa các cơ cấu này đó là “việc bảo toàn một mối liên hệ quân bình giữa vai trò giáo dân với vai trò xứng hợp của thẩm quyền giáo phận hay của vị linh mục giáo xứ”.

Ngài xin Thánh Bộ Giáo Sĩ hãy để cẩn thận ý tới “việc biến chuyển của những cơ cấu tham vấn này”.

Về vấn đề mục vụ ở các đền thánh ĐTC nhấn mạnh đến những đặc tính cần thiết của vị linh mục có trách nhiệm ở những nơi ấy.

Đền Thánh “lôi kéo nhiều tín hữu đến tìm kiếm Thiên Chúa, bởi thế cần phải sẵn sàng loan báo Tin Mừng một cách sắc bén hơn nữa và hướng tới việc kêu gọi thống hối. Do đó, ở các đền thánh này, các vị linh mục cần phải thi hành tác vụ của mình bằng một cảm quan mục vụ tinh tế được tác động bởi lòng nhiệt thành tông đồ, kèm theo một tinh thần đón nhận của một người cha cùng với kinh nghiệm về nghệ thuật giảng dạy và hướng dẫn giáo lý”.

“Vị giải tội, nhất là ở các đền thánh, được kêu gọi phản ảnh tình yêu nhân hậu của Chúa Kitô đối với mỗi một người qua các hành động và ngôn từ của các vị. Nên vị linh mục cần phải được huấn luyện thích hợp về tín lý và mục vụ”.

“Tâm điểm của mọi cuộc hành hương là những cuộc cử hành phụng vụ mà Thánh Lễ là ưu tiên”. Ngài khuyên các vị linh mục bao giờ cũng phải cẩn thận và sinh động “bằng một lòng sốt sắng thiết tha, thu hút được việc tham dự chủ động của thành phần tín hữu”.

ĐTC kết luận “phân bộ của anh em sẽ không ngừng soạn dọn những đề nghị thích thuận để trợ giúp thừa tác mục vụ ở các đền thánh cho nó được mới mẻ hơn bao giờ hết và đáp ứng các nhu cầu theo thời gian”.