vỚi các thành phẦN giáo dân

2004

ĐTC GPII với tham dự viên Các Cuộc Diễn Đàn Hiệp Hội Gia Đình Ý Quốc về tình hình gia đình bị tấn công mạnh liệt hơn

ĐTC GPII với Hiệp Hội Bác Sĩ Công Giáo Ý về “Y Khoa và Phẩm Vị Con Người: Các Bác Sĩ, Những Người Cổ Động Sức Khỏe và là Những Dụng Cụ Cứu Độ”.

ĐTC GPII với tham dự viên cuộc họp thường niên của Học Viện Khoa Học Tòa Thánh về khoa học và tính cách sáng tạo

ĐTC GPII với Tuần Lễ Xã Hội của Người Công Giáo Ý Quốc về Khuynh Hướng Tương Đối đe dọa Chủ Nghĩa Dân Chủ

ĐTC GPII nhắc nhở các chính trị gia nữ giới về nhiệm vụ bênh vực trẻ em

ĐTC GPII kêu gọi chính trị gia Kitô giáo hãy trung thành với Phúc Âm

ĐTC GPII với Nhóm Nhà Băng Ý Quốc về vấn đề luân thường đạo lý quan trọng hơn lợi lộc

Huấn Từ Truyền Tin về Lễ Thánh Danh Mẹ Maria và về phong trào Tông Đồ Giáo Dân

Sứ Ðiệp ÐTC gửi đại hội quốc tế lần đầu tiên của tổ chức Tông Đồ Giáo Dân tại Đền Thánh Mẫu Loreto dịp mừng tân ba chân phước được tuyên phong vào Chúa Nhật 5/9/2004

ĐTC GPII với Hội Nghị Chư Vị Chủ Tịch Cấp Giáo Phận Tông Đồ Giáo Dân Ý Quốc về Phúc Âm Công Việc Làm
Ngày Đại Học Đường Âu Châu lần thứ hai và lần thứ nhất

ĐTC với Ngày Sinh Viên Đại Học Âu Châu II về việc giữ di sản giá trị thiêng liêng làm nên Thế Giới Cổ Âu Châu

Chủng sinh là tương lai và là niềm hy vọng của Giáo Hội

ĐTC GPII với Hội Nghị Phong Trào Focolare về Ơn Gọi Nên Thánh

ĐTC đã đột ngột ghé thăm các nữ tu Carmelo ở Vatican

(2003)

ĐTC với giới trẻ hướng đạo về trách nhiệm đối với thiên nhiên theo đức tin Kitô giáo

(2002)

ĐTC với Đội Túc Cầu Vô Địch Âu Châu về ý nghĩa và giá trị của thể thao

ĐTC với 350 phần tử thuộc Phong Trào Cursillo về Ðời Nội Tâm

ĐTC gửi sứ điệp cho Tổ Chức Liên Hiệp Sinh Viên Đại Học Công Giáo Ý Quốc

 

 

 

ĐTC GPII với tham dự viên Các Cuộc Diễn Đàn Hiệp Hội Gia Đình Ý Quốc về tình hình gia đình bị tấn công mạnh liệt hơn


Hôm Thứ Bảy 18/12/2004, với 150 tham dự viên hiện diện ở Các Cuộc Diễn Đàn Hiệp Hội Gia Đình Ý Quốc, ĐTC GPII đã bày tỏ cảm nhận của Ngài về hiện trạng gia đình càng ngày càng bị tấn công bởi thẩm quyền đáng lẽ phải bảo vệ nó, như sau:


“Tiếc thay, những cuộc tấn công phạm đến hôn nhân và gia đình mỗi ngày một mãnh hơn và sâu đậm hơn, cả về quan điểm ý hệ lẫn quan điểm qui phạm.


“Ai hủy hoại cơ cấu thiết yếu của việc loài người sống chung đây là thành phần gây ra một vết thương sâu đậm cho xã hội và những thiệt hại thường bất khả sửa chữa.

 

“Nỗ lực này muốn biến gia đình thành một thứ cảm nghiệm theo cảm xúc riêng tư không dính dáng gì tới xã hội; nỗ lực làm lẫn lộn các quyền lợi cá nhân với những quyền lợi xứng hợp với tế bào gia đình được hôn nhân tạo nên; nỗ lực san bằng những hình thức chung sống với nhau giống như kiểu kết hợp của hôn nhân; nỗ lực chấp nhận, và có một số trường hợp, ủng hộ việc đàn áp sự sống vô tội của con người bằng cách cố tình phá thai; nỗ lực thay thế những tiến trình tự nhiên của việc truyền sinh con cái bằng việc thực hiện những hình thức cấy thai nhân tạo, tất cả những thứ ấy chỉ là một số lãnh vực đang diễn tiến việc lật ngược xã hội này.


“Sự tiến bộ về dân sự không thể phát xuất từ tình trạng phá giá về xã hội của hôn nhân cũng như từ việc mất đi lòng tôn trọng phẩm giá bất khả vi phạm của sự sống con người. Những gì có vẻ là sự tiến bộ về văn minh và thắng đoạt của khoa học, nơi nhiều trường hợp thật ra chỉ là một cuộc thảm bại cho phẩm vị của con người cũng như cho xã hội.


“Sự thật về con người, sự thật là con người được kêu gọi từ khi được thụ thai là được lãnh nhận bằng yêu thương và trong yêu thương, chứ không thể trở vật hy sinh cho quyền năng của kỹ thuật cũng như cho cái mập mờ của các ước muốn về những thứ quyền lợi chân thực. Ước muốn hợp lý có được một người con hay được khỏe mạnh không thể bị biến thành một thứ quyền lợi vô điều kiện được quyền loại trừ đi nhân mạng của người khác.


“Khoa học và kỹ thuật là những gì chân thực phục vụ con người chỉ khi nào chúng bảo vệ và cổ võ tất cả mọi cá nhân con người liên quan đến tiến trình truyền sinh.


“Các hiệp hội Công Giáo, cùng với tất cả mọi con người thiện tâm còn tin tưởng vào các thứ giá trị của gia đình và sự sống, đều không thể chịu thua trước những áp lực của một thứ văn hóa đa dọa tận nền tảng của việc tôn trọng sự sống và phát triển gia đình”.


ĐTC đã diễn tả Các Cuộc Diễn Đàn của Chư Hiệp Hội Gia Đình là một trong những “hình thức động viên” cần thiết được chính Ngài khích lệ trong tông huấn “Familiaris Consortio”, nhờ đó, “gia đình sẽ phát triển ý thức phải là ‘những tay đóng vai chính’ về ‘qui chế gia đình’ và đảm nhận trách nhiệm biến đổi xã hội”. Và ĐTC cũng nhấn mạnh đến tổ chức này có thể lấy làm Kim Chỉ Nam hay Cẩm Nang của họ “Bản Hiến Chương Các Quyền Lợi của Gia Đình” được Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình phổ biến năm 1983.

 

 

TOP

 

 

ĐTC GPII với Hiệp Hội Bác Sĩ Công Giáo Ý về “Y Khoa và Phẩm Vị Con Người: Các Bác Sĩ, Những Người Cổ Động Sức Khỏe và là Những Dụng Cụ Cứu Độ”.


Hiệp Hội Bác Sĩ Công Giáo Ý được thành lập năm 1944, với mục đích là để giúp vào việc huấn luyện về luân lý, khoa học và nghề nghiệp các bác sĩ, để phát động những nghiên cứu luân lý y khoa trong việc trung thành tôn trọng huấn quyền của Giáo Hội, cũng như để bảo trì những hoạt động bác ái, truyền bá phúc âm hóa và hợp tác với các hiệp hội tự nguyện và trợ giúp khác.


Trong dịp hội nghị toàn quốc của hiệp hội này ở Bari trong thời khoảng 11-13/10/2004, với đề tài “Y Khoa và Phẩm Vị Con Người: Các Bác Sĩ, Những Người Cổ Động Sức Khỏe và là Những Dụng Cụ Cứu Độ”, ĐTC GPII đã gửi cho họ, qua bác sĩ chủ tịch Domenico Di Virgilio, một sứ điệp với những điểm chính yếu tiêu biểu sau đây:


“Y khoa được hiểu một cách chân chính … nói một thứ ngôn ngữ đại đồng của sự chia sẻ, của sự lắng nghe tất cả mọi người không phân biệt, cũng như của việc chấp nhận tất cả mọi người để làm giảm bớt thương đau cho từng người”.


Để hiện thực vấn đề, y khoa “không thể nào không chú trọng tới chính bản tính của con người được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Ngài và tương tự như Ngài. Phẩm vị của con người bắt nguồn chẳng những nơi mầu nhiệm tạo dựng mà còn nơi việc Chúa Giêsu Kitô cứu chuộc nữa.


“Nếu nguồn gốc của con người tự mình chính là nền tảng cho phẩm giá của họ thì cũng là cùng đích của họ nữa, ở chỗ, con người được kêu gọi để trở thành ‘người con nơi Người Con’ và trở thành đền thờ sống động của Thần Linh, hướng về sự sống đời đời của việc được hiệp thông vinh phúc với Thiên Chúa.


“Con người là tâm điểm và là tột đỉnh của hết mọi sự hiện hữu trên trái đất này. Không có một hữu thể hữu hình nào có được phẩm vị như họ”, và là “một chủ thể ý thức và tự do họ không thể nào bị biến thành một dụng cụ thuần túy. Ngày nay, hơn bao giờ hết, phẩm vị bất khả vi phạm của con người cần phải được mạnh mẽ và cương quyết xác nhận. Con người không thể nói về những con người không còn là con người hay chưa trở thành con người. Phẩm vị của con người thực sự thuộc về từng người và không thể nào chấp nhận hay biện minh cho một thứ thiên lệch nào”.


Khi nhắc nhở thành phần y sĩ về những nguyên tắc luân thường đạo lý bắt nguồn từ chính lời thề Hippocratic, Ngài nhấn mạnh rằng “không có sự sống nào lại không đáng được sống”, hay không có những khổ đau nào “có thể biện minh cho việc diệt trừ đi một sự sống”, hay không có những lý do nào “hợp lý cho việc ‘tạo nên’ con người để bị sử dụng và hủy hoại đi”.


Ngài kêu gọi: “Chớ gì quí vị luôn sáng suốt trong việc chọn lựa của mình bằng niềm xác tín rằng sự sống là những gì cần phải được cổ võ và bênh vực từ khi được thụ thai cho tới khi tự nhiên qua đi. Điều làm cho quí vị được nhận biết là các y sĩ Công Giáo thật sự là việc quí vị bênh vực phẩm vị bất khả vi phạm của hết mọi con người”.


Ngài cũng nhắc nhở thành phần y sĩ Công Giáo này là trong việc họ bảo vệ và cổ võ sức khe họ không bao giờ được bỏ qua “chiều kích thiêng liêng của con người”: “Nếu, trong việc tìm cách chữa lành và xoa dịu khổ đau quí vị làm sống động ý nghĩa của sự sống và sự chết cũng như cái tác dụng của khổ đau nơi cái cuộc sống thăng trầm của con người, là quí vị tiến đến chỗ trở thành những con người thực sự cổ võ văn minh vậy”.


Ngài cảnh giác các vị y sĩ Công Giáo về sự có mặt nơi xã hội “một thứ tâm thức ngông cuồng chủ trương kỳ thị giữa sự sống với sự sống, quên đi rằng việc đáp ứng nhân bản thực sự duy nhất đối với nỗi khổ đau của người khác đó là tình yêu dấn thân nâng đỡ và chia sẻ”.


Ngài cũng cảnh giác về cái nguy hại do sự tiến bộ về khoa học nơi y khoa là những gì có thể “bị chi phối bởi cái ước vọng muốn áp đảo và thống trị” làm mất đi ơn gọi nguyên thủy của nó đối với thiện ích của con người.


ĐTC khuyên nhủ: “Quí vị hãy hiên ngang hãnh diện với căn tính Kitô Giáo là những gì làm nên đặc tính của quí vị 60 năm qua trong việc phục vụ thành phần bệnh nhân và trong việc cổ võ sự sống. Quí vị hãy làm sao để có thể nhận ra chính Chúa Kitô nơi hết mọi bệnh nhân… Quí vị hãy làm sống động việc phục vụ của mình bằng việc liên lỉ nguyện cầu với Thiên Chúa” là Đấng là nguồn mạch của mọi việc chữa lành.


Sau hết, ĐTC kêu gọi họ hãy thêm “con tim” vào “việc đóng góp bất khả thay thế” của việc hoạt động y khoa vì con tim “có khả năng nhân bản hóa các thứ cấu trúc”.

 

 

TOP

 

 

ĐTC GPII với tham dự viên cuộc họp thường niên của Học Viện Khoa Học Tòa Thánh về khoa học và tính cách sáng tạo


Thứ Hai 8/11/2004, ĐTC GPII đã gặp gỡ thành phần tham dự viên của cuộc họp thường niên của Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Học. Sau đây là nguyên văn huấn từ của Ngài về khoa học và tính cách sáng tạo là chủ đề của cuộc họp năm nay.


Cùng Quí Bà và Quí Ông,


Quí Bạn thân mến,


1.     Tôi hết sức hân hạnh chào đón các tôn vị thuộc phần tử của Học Viện Giáo Hoàng Về Các Khoa Học. Tôi cám ơn ông chủ tịch, Giáo Sư Nicola Cabibbo, đã thay mặt cho quí vị để hết lời chào chúc tôi.


Những cuộc họp của Học Viện này bao giờ cũng là một cơ hội để làm cho nhau thêm thăng tiến, ở, trong một số trường hợp, đã mang lại những nghiên cứu có ích lợi quan trọng cho Giáo Hội cũng như cho thế giới văn hóa. Những việc khởi xướng này đã đóng góp vào cuộc đối thoại tốt đẹp hơn giữa Giáo Hội và cộng đồng khoa học. Tôi tin tưởng rằng những nghiên cứu ấy sẽ dẫn đến một cuộc tìm hiểu sâu xa hơn nữa về các sự thật của khoa học cũng như về các sự thật của đức tin, những sự thật cuối cùng qui về một Sự Thật duy nhất được tín hữu nhận biết nơi tầm vóc trọn vẹn của nó trên dung nhan của Chúa Giêsu Kitô.


2.     Khóa họp thường niên năm nay, bàn đến vấn đề khoa học và tính cách sáng tạo, đã tạo nên những vấn đề quan trọng hết sức liên quan tới chiều kích thiêng liêng của con người. Nhờ văn hóa và hoạt động sáng tạo mà con người có khả năng trổi vượt trên thực tại thể chất và “nhân bản” hóa thế giới chung quanh chúng ta. Mạc khải dạy rằng con người nam nữ được dựng nên theo “hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa” (x Gen 1:26), nhờ đó họ có một nhân vị đặc biệt khiến họ, nhờ việc họ làm, phản ảnh hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa (x. Laborem Exercens, 4). Thực sự con người cần phải trở nên “thành phần đồng sáng tạo” với Thiên Chúa, khi sử dụng kiến thức và năng khiếu của mình để hình thành một vũ trụ luôn luôn hướng đến chỗ hoàn thành dự án thần linh (x Gaudium et Spes, 34). Tính cách sáng tạo này của con người được đặc biệt thể hiện nơi việc theo đuổi kiến thức cũng như việc nghiên cứu khoa học. Là một thực tại thần linh, tính cách sáng tạo như thế cần phải được thực hiện một cách hữu trách; nó đòi phải tôn trọng lãnh vực tự nhiên, nhất là tôn trọng bản tính của mỗi một con người, vì con người là chủ thể và là cùng đích của nó.


Tính cách sáng tạo, một tính cách phấn khích sự tiến bộ của khoa học, đặc biệt được chứng tỏ cho thấy nơi khả năng đương đầu và giải quyết những vấn đề và những trục trặc mới mẻ chưa từng có, trong đó có những vấn đề và những trục trặc tái hiện trên thế giới. Con người nam nữ của khoa học gặp khó khăn trong việc sử dụng tính cách sáng tạo này mỗi ngày một phục vụ gia đình nhân loại hơn, ở chỗ cải tiến phẩm chất của sự sống trên mặt đất của chúng ta đây cũng như bằng cách cổ võ một thứ phát triển toàn diện con người, cả về phương diện thể lý lẫn tinh thần. Nếu tính cách sáng tạo của khoa học mang lại lợi ích đích thực cho sự tiến bộ của loài người thì nó không được dính dáng tới mọi hình thức liên quan tới tài chính hay ý hệ, nhờ đó nó mới có thể thuần túy dấn thân một cách vô tư vào việc tìm kiếm sự thật cùng với việc phục vụ nhân loại một cách bất vụ lợi. Tính cách sáng tạo và những khám phá mới mẻ phải làm sao để đưa cả cộng đồng khoa học và các dân tộc trên thế giới lại với nhau, trong một bầu khí hợp tác đặt nặng việc quảng đại chia sẻ về kiến thức hơn là vấn đề cạnh tranh và lợi lộc riêng tư.


3.     Đề tài cho cuộc họp của anh chị em đây mời gọi việc suy nghĩ lại về “những đường lối khám phá”. Thật vậy, tiến trình khám phá có một lý lẽ nội tại sâu xa của nó. Các khoa học gia tiến đến với thiên nhiên tạo vật bằng một niềm xác tín là họ đang đối diện với một thực tại mà họ không sáng tạo song lãnh nhận, một thực tại dần dần hiện tỏ ra trước việc họ nhẫn nại vấn nạn. Họ cảm thấy, thường một cách mặc nhiên thôi, là thiên nhiên tạo vật chất chứa một Thần Ngôn Logos kêu gọi họ đối thoại. Khoa học gia tìm cách đặt ra những câu hỏi về thiên nhiên, đồng thời vẫn giữ thái độ khiêm tốn chấp nhận, thậm chí thái độ chiêm ngưỡng vấn đề của nó. “Cái ngỡ ngàng”, một điều làm nẩy sinh ra việc suy tư về triết học về thiên nhiên tạo vật ngay từ ban đầu cũng như làm xuất phát chính khoa học, không thể nào lại bị suy giảm đi bởi những khám phá mới mẻ; thật thế, nó liên lỉ tăng phát và thường làm cho con người bàng hoàng trước khoảng cách tách biệt kiến thức của chúng ta với tầm vóc viên trọn nhiệm mầu và cao cả của thiên nhiên tạo vật.


Các khoa học gia biết chiêm ngưỡng, trước cái bừng lên của kiến thức và của những khám phá, thường cảm thấy rằng họ đang đứng trước một chân trời vĩ đại vô biên. Thật vậy, vẻ đẹp bất khả khôn dò của thiên nhiên tạo vật, với những gì nó hứa hẹn mang lại những khám phá mới chưa từng có, có thể được thấy như là những gì vượt ra ngoài chính nó hướng đến Đấng Hóa Công là vị đã ban nó cho chúng ta như là một tặng ân chất chứa những bí mật cần được khám phá. Trong việc nỗ lực ý thực được ân này và khôn ngoan sử dụng nó một cách đứng đắn, khoa học liên lỉ gặp gỡ một thực tại được loài người “tìm thấy”. Ở hết mọi thời kỳ khám phá của khoa học, thiên nhiên tạo vật vẫn là một điều được “ban tặng”. Đó là lý do tính cách sáng tạo và sự tiến trên đường khám phá, cũng như trong tất cả mọi nỗ lực khác của con người, cuối cùng cần phải được ý thức trước một bối cảnh của chính mầu nhiệm thiên nhiên tạo vật (cf. "Laborem Exercens," 12).


4.     Quí phần tử của Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Học thân mến, một lần nữa, năm nay tôi nguyện chúc cho hoạt động của anh chị em làm nhân danh sự tiến bộ của kiến thức cũng như cho lợi ích của gia đình nhân loại được tốt đẹp. Chớ gì những ngày suy tư và bàn luận này trở thành một nguồn mạch thăng tiến về tâm linh của tất cả mọi người trong anh chị em. Bất chấp những gì chưa được nắm vững cũng như công khó trong việc hết sức nỗ lực để cố gắng giải thích cái thực tại chưa hiểu được ấy, chẳng những nơi các khoa học mà còn nơi cả triết học và thần học nữa, những đường lối khám phá bao giờ cũng là những nẻo đường dẫn đến sự thật. Và hết mọi người tìm kiếm chân lý, cho dù ý thức hay chăng, đang theo con đường cuối cùng dẫn đến với Thiên Chúa là chính Sự Thật (cf. "Fides et Ratio," 16, 28). Chớ gì việc anh chị em nhẫn nại và khiêm tốn đối thoại trao đổi với thế giới thiên nhiên tạo vật mang lại hoa trái nơi những khám phá mới mẻ chưa từng thấy cũng như nơi việc tri ân cảm tạ chân thành về những sự lạ lùng khôn tả của nó. Tôi xin phúc lành khôn ngoan, hoan hỉ và bình an của Thiên Chúa xuống trên anh chị em và gia đình của anh chị em.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 8/11/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)


 

TOP

 

 

ĐTC GPII với Tuần Lễ Xã Hội của Người Công Giáo Ý Quốc về Khuynh Hướng Tương Đối đe dọa Chủ Nghĩa Dân Chủ


Trong sứ điệp gửi cho Tuần Lễ Xã Hội của Người Công Giáo Ý Quốc được tổ chức từ ngày 7-10/2004 ở Bologna, ĐTC GPII đã nhận định và cảnh giác về tình trạng xã hội ngày nay đang hướng chiều về chủ nghĩa tương đối, ở chỗ không chấp nhận những sự thật khách quan về luân lý mà chỉ theo phán đoán thực dụng và duy lợi mà thôi, sẽ là những gì nguy hiểm và tác hại cho nền dân chủ hiện nay. Theo Ngài, sự thật “là kháng tố đệ nhất” chống “khuynh hướng cuồng tín về ý hệ”.


Chủ đề của tuần lễ hằng năm này năm nay là: “Dân Chủ: Những Khung Cảnh Mới, Những Quyền Lực Mới”. Biến cố này đã qui tụ các đại diện thuộc phẩm trật trong Giáo Hội, đại diện về văn hóa, chính trị, đại diện công đoàn thương vụ và các hiệp hội Công Giáo.


ĐTC mở đầu sứ điệp của Ngài bằng việc bày tỏ niềm cảm nhận của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề dân chủ, “vì nó bảo đảm việc tham dự của thành phần công dân vào những lựa chọn chính trị cũng như bảo đảm cho họ có cơ hội tuyển lựa và kiểm soát các nhà cai trị của họ, và thay thế những vị này một cách ôn hòa”.


Tuy nhiên, ĐTC, qua kinh nghiệm thực tế ngày nay đang xẩy ra cho thấy, đồng thời cũng cảnh giác là cần phải nhận thấy “những nguy cơ và đe dọa đối với một nền dân chủ chân thực, nhưng nguy cơ và đe dọa phát xuất từ các trào lưu triết học, từ các quan điểm nhân loại học, hay từ các quan niệm về chính trị mang các thành kiến về ý hệ.


“Chẳng hạn đang có khuynh hướng coi chủ nghĩa tương đối là thái độ của tâm tưởng thích hợp hơn đối với những hình thức chính trị dân chủ, như thể kiến thức về sự thật và việc gắn bó với sự thật là một trở ngại vậy.


“Thực tế cho thấy người ta thường tỏ ra lo sợ sự thật vì không biết được sự thật. Sự thật, đúng như Chúa Kitô đã mạc khải cho biết, là bảo đảm của sự tự do chân thực và trọn vẹn cho con người.


Nếu hoạt động chính trị không qui chiếu vào nhu cầu luân lý cao hơn là những gì được sáng tỏ bởi quan điểm toàn diện về con người và xã hội, thì nó sẽ đi đến chỗ phục vụ những mục đích không thích hợp, thậm chí bất hợp pháp.


“Trái lại, sự thật là kháng tố tốt nhất chống nạn cuồng tín về ý hệ trong lãnh vực khoa học, chính trị cũng như tôn giáo.


Sứ điệp của phúc âm cho thấy tính chất chính yếu về con người như một cái neo siêu ý hệ mà tất cả mọi sự cần phải qui chiếu. Không được bắt nguồn từ chân lý, con người và xã hội sẽ đi đến chỗ bạo loạn theo đam mê và bị lệ thuộc một cách minh nhiên hay mặc nhiên”.

 

 

TOP

 

 

ĐTC GPII nhắc nhở các chính trị gia nữ giới về nhiệm vụ bênh vực trẻ em


Thứ Hai 18/10/2004, khi tiếp 200 đại biểu thuộc hơn 100 quốc gia vào buổi kết thúc Hội Nghị Các Thành Viên Quốc Hội Nữ Giới Về Việc Bảo Vệ Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên. Cuộc hội nghị này được phát động bởi vai trò chủ tịch Quốc Hội Ý Quốc.


ĐTC bày tỏ lòng biết ơn về cuộc hội nghị được tổ chức tại Rôma này để tìm kiếm những cách thức hiệu nghiệm cho những tổ chức bảo vệ trẻ em vị thành niên. Ngài khuyến khích thành phần chính trị gia nữ giới hãy bảo trì việc dấn thân này, “với ý thức rằng trẻ em và thanh thiếu niên là hy vọng của nhân loại”.


“Chúng ta kho tàng quí báu nhất đồng thời cũng là thành phần mỏng dòn và dễ bị tổn thương nhất. Bởi thế, cần phải liên lỉ lắng nghe và chú ý tới tất cả mọi nhu cầu và khát vọng hợp lý của họ.


“Không ai có thể câm nín hay tỏ ra dửng dưng lạnh lùng trước cảnh khổ đau của các trẻ em vô tội, hay khi chúng bị loại ra ngoài xã hội và khi nhân phẩm của chúng là con người bị đả thương.


“Tiếng kêu đớn đau vang vọng của những trẻ em bị bỏ rơi và vi phạm không ít nơi trên thế giới phải khiến cho các cơ cấu công quyền, các hiệp hội tư nhân, và tất cả mọi người thiện chí tái ý thức lại nhiệm vụ của mình là tất cả chúng ta đều phải kính trọng và yêu thương bảo vệ, bênh vực và giáo dục những tạo vật mềm yếu này”.


ĐTC nhắc nhở thành phần thính giả của Ngài rằng trong Phúc Âm Chúa Giêsu đã lấy trẻ em “làm ‘mẫu sống’ của chúng ta” và lên án “mạnh mẽ những ai không tôn trọng chúng”.

 

 

TOP

 

 

ĐTC GPII kêu gọi chính trị gia Kitô giáo hãy trung thành với Phúc Âm


Hôm Thứ Bảy 25/9/2004, ĐTC GPII đã gửi một sứ điệp đến cho các tham dự viên Những Tuần Lễ Xã Hội của Pháp được tổ chức tại Lille vào những ngày 23-26/9/2004, với chủ đề “Âu Châu: Một Xã Hội cần phải được Sáng Chế”, để kỷ niệm bách chu niên biến cố này, một biến cố được khởi xướng bởi một thương gia ở Lyon và một Giáo Sư ở Lille, lấy con người là tâm điểm của xã hội.


Những Tuần Lễ này đã trở thành một cơ hội gặp gỡ, suy tư và chia sẻ về những vấn đề quan trọng của xã hội theo ánh sáng Phúc Âm, ai tham dự cũng được. Sứ điệp của ĐTC được gửi qua vị đại diện của ĐTC tham dự hội nghị này là ĐHY Roger Etchegaray, chủ tịch hưu trí của Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình. Ngài đã nhắc nhở và kêu gọi thành phần chính trị gia Kitô giáo như sau.


“Sự hiện diện của Kitô hữu trong đời sống xã hội trở thành một chứng từ chân thực. Bằng việc phân tích những hiện tượng xã hội khác nhau và đưa ra những giải pháp, họ trước hết nhắm đến ý nghĩa của con người và niềm hy vọng họ có được từ Chúa Kitô, cùng nhắc nhớ đến vai trò của các giá trị về luân lý và thiêng liêng của Kitô Giáo là nguồn mạch của đời sống cũng như hoạt động của họ.


“Việc dấn thân của Kitô hữu về phương diện chính trị là một vấn đề hệ trọng. Tôi kêu gọi quí vị đừng lui bước trước sứ vụ của mình trong lãnh vực này, bằng cách luôn tìm cách liên kết giữa Phúc Âm, truyền thống thần linh và tông đồ, huấn quyền của Giáo Hội, với những chọn lựa và quyết định mà quí vị được kêu gọi thực hiện.


“Từ ơn gọi của thành phần tín hữu Kitô Giáo xuất phát việc phục vụ anh chị em mình một cách vô vị kỷ để xây dựng một nền văn minh xứng đáng với con người hơn bao giờ hết, nhất là trong lúc quốc tế hợp tác khắn khít với nhau hơn bao giờ hết, một cuộc hợp tác đưa đến chỗ khả năng của đoàn hội và tình đoàn kết thắng vượt việc theo đuổi lợi lộc và các thứ chiếm hữu tư bản”.


ĐTC cũng kêu gọi các chính trị gia Kitô hữu hãy chú ý tới giới trẻ: “Họ chẳng những phải được bảo đảm về vấn đề học hỏi mà còn phải truyền đạt cho họ những giá trị và niềm hy vọng nữa, để giải quyết một số hình thức tác hành chúng ta thấy nơi họ hôm nay đây, như việc tự tử hay nghiện hút. Giới trẻ mong được người lớn nâng đỡ để yên tâm đối diện với tương lai; mục tiêu đó là làm sao để lưu lại cho họ một di sản thiêng liêng và luân lý”.


Vị chủ tịch của Tuần Lễ này là Michel Camdessus, nguyên giám đốc của Qũi Tiền Tệ Quốc Tế, đã khẳng định trong bài diễn văn kết thúc biến cố này hôm Chúa Nhật 26/9/2004 rằng Các Tuần Lễ Về Xã Hội đang chiếm được một tính chất Âu Châu, đến độ có thể nói rằng “tổ chức này một là Âu Châu hay chẳng là gì cả”.


Tổng Thống Pháp Jacques Chirac cũng gửi một sứ điệp cho biến cố Các Tuần Lễ Về Xã Hội này, cho rằng trong dịp mừng kỷ niệm bách chu niên của nó, biến cố ấy đã viết lên “một trang sử tuyệt vời”, “một trang sử đóng góp của Giáo Hội Công Giáo ở Pháp vào chiều kích xã hội”, khi trở thành “một nơi đào luyện và khai triển về tư tưởng”.

 

 

TOP

 

 

ĐTC GPII với Nhóm Nhà Băng Ý Quốc về vấn đề luân thường đạo lý quan trọng hơn lợi lộc

 

ĐTC đã tiếp nhóm ngân hàng Ý quốc dưới sự lãnh đạo của vị chủ tịch Cesare Geronzi tại nhà nghỉ mát của Ngài hôm Thứ Sáu 17/9/2004, nhân dịp nhóm này mừng kỷ niệm 2 năm thành lập của tổ chức Capitalia.


Trước hết, ĐTC đã nhận định về “một thế giới phức tạp về tín dụng” là những gì “Giáo Hội kêu gọi hãy suy nghĩ vì nhiều điều về luân thường đạo lý liên quan đến vấn đề tín dụng này”.


“Thật vậy, thật là một quyết định thiếu sót khi giới hạn bản thân mình vào việc theo đuổi mục đích duy lợi mà thôi. Trái lại, bao giờ cũng cần phải để ý tới những giá trị cao quí hơn về nhân sinh nếu con người muốn đóng góp vào việc tiến triển thực sự cũng như vào việc trọn vein phát triển cộng đồng này”.


ĐTC đã trích lại lời của nhà kinh tế gia Công Giáo người Ý là Giuseppe Toniolo là vị chủ trương rằng: “Cần phải coi luân lý Kitô Giáo ‘như là một yếu tố mãnh liệt nhất trong việc làm bừng lên năng lực về kinh tế nơi các dân tộc cũng như trong việc bảo toàn những mối liên hệ thường xuyên và hiệu nghiệm nhất của nó’”.


ĐTC đã nhắc nhở các nhà băng rằng “sự hiện diện của họ trong xã hội có thể trở thành một dụng cụ cho việc thực sự tiến triển, ở chỗ nâng đỡ những hoạt động đáng giá của cá nhân cũng như tổ chức đến với quí vị theo nhu cầu hợp lý của họ về tài chính và kinh tế”.


ĐTC GPII cuối cùng đã khuyến khích các nhà băng rằng “hoạt động của quí vị sẽ luôn được bảo trì bởi cái nhãn quan cao cả này, nhờ đó quí vị góp phần vào việc phúc hạnh của tất cả mọi người đang được hưởng lợi ích bởi hoạt động của quí vị, tức là của tất cả những người thuộc cộng đồng quí vị phục vụ”.


Bài nhắc nhủ của ĐTC cho các nhà băng trên đây là một chút tóm lược của những gì Ngài đã đề cập tới trong Thông Điệp “Bách Niên” của Ngài ở số 35 là số Ngài đã nhìn nhận:


“Vai trò hợp lý của lợi lộc như là một dấu hiệu cho thấy rằng thương vụ đang hoạt động tốt đẹp. Khi một công ty sinh lợi thì có nghĩa là những yếu tố sản xuất đã được sử dụng xứng hợp và những nhu cầu nhân bản tương đương đã được đáp ứng thỏa đáng”.


“Thế nhưng, vấn đề lợi lộc không phải là yếu tố duy nhất cho thấy tình trạng của một công ty. Có thể vì lý do tài chính cần phải được name vững mà đối với nhân sự là thành phần làm nên gia sản đáng giá nhất của công ty lại bị hạ giá và phẩm giá của họ b ị xúc phạm.


“Ngoài những gì bất khả chấp về luân lý ấy, điều này dần dần còn có những hậu quả tiêu cực đối với hiệu năng về kinh tế của công ty nữa. Thật vậy, mục đích của một tổ chức thương mại không phải chỉ để kiếm lợi, mà cần phải được coi như, tự bản chất của nó, là một cộng đồng con người thực hiện nỗ lực khác nhau để thỏa đáng những nhu cầu của họ, và là những con người hình thành một nhóm đặc biệt để phục vụ toàn thể xã hội”.


“Lợi lộc là qui luật của sinh hoạt thương mại, thế nhưng nó không phải là qui luật duy nhất; những yếu tố về nhân bản và luân lý cũng cần phải được lưu ý là những gì về lâu về dài tối thiểu cũng quan trọng tương đương đối với sinh hoạt thương mại”.

 

 

TOP

 

 

Huấn Từ Truyền Tin về Lễ Thánh Danh Mẹ Maria và về phong trào Tông Đồ Giáo Dân


Chúa Nhật 12/9/2004 là ngày Giáo Hội cử hành Lễ Thánh Danh Maria của Đức Mẹ theo sắc lệnh điều chỉnh mới của Tòa Thánh ban hành vào Mùa Chay năm 2002. Cũng trong lần điều chỉnh phụng vụ lần hai từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II này, Mẹ Maria có thêm một lễ nữa, đó là Lễ Mẹ Fatima 13/5 hằng năm. Tổng cộng mỗi năm Đức Mẹ có tất cả 16 Lễ, ngoại trừ hai Lễ, Lễ Đức Mẹ Guadalupê và Lễ Đức Mẹ Xuống Tuyết. Ngày xưa còn có Lễ Đức Mẹ Chuộc Kẻ Làm Tôi 24/9 nữa.


Riêng Lễ Mẹ Guadalupê 12/12 mới chỉ được tôn kính ở Mỹ Châu, chưa được kính trong Giáo Hội hoàn vũ; và Lễ Cung Hiến Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma ngày 5/8 cũng gọi là Lễ Đức Mẹ Xuống Tuyết (St Mary ad Nives hay St Mary of the Snow), vì theo truyền khẩu thì Mẹ Maria đã chọn nơi này để xây một nhà thờ cho Mẹ, bằng cách làm một phép lạ cho tuyết rơi xuống ngay vào mùa hè, và hiện ra trong giấc mơ của một nhà quí tộc tên là Gioan, người đã xây dựng nhà thờ ấy trên Đồi Esquiline vào thời giáo hoàng Liberius (352-366), bởi thế Đền Thờ Đức Bà Cả này đầu tiên được gọi là Đền Thờ Liberian.


Lễ Thánh Danh Maria 12/9 của Đức Mẹ được bắt đầu ở Tây Ban Nha vào năm 1513 và vào năm 1671 được lan khắp Tây Ban Nha và Vương Quốc Naples. Vào năm 1683, vua nước Balan là Gioan Sobieski mang quân đến ngoại thành Vienna để ngăn chặn bước tiến của các đạo quân Hồi Giáo trung thành với hoàng đế của họ là Mohammed IV ở Constantinople. Sauk hi ký thác bản thân cho Đức Trinh Nữ Maria, vua và quân Balan đã hoàn toàn đánh bại người Hồi Giáo. Sau đó, Đức Innocent XI (1676-1689) đã truyền cho toàn thể Giáo Hội dâng lễ kính Thánh Danh Maria của Đức Mẹ.


Sau đây là nguyên văn huấn từ truyền tin của ĐTC GPII cho Lễ Kính Thánh Danh Maria của Đức Mẹ.


1.     Theo truyền thống xưa kia, hôm nay là ngày lễ kính Thánh Danh Maria. Gắn liền bất khả phân ly với Thanh Danh Giêsu (biệt chú của người dịch: xưa kia được kính vào ngày 3/1), tên gọi này rất ưu ái đối với Kitô hữu, vì nó nhắc nhở tất cả chún g ta về người Mẹ chung của chúng ta. Chúa Giêsu hấp hối đã trao phó cho Mẹ tất cả mọi người như là con cái của Mẹ.


Chớ gì Mẹ Maria canh chừng nhân loại vào thời điểm tràn nay những bùng nổ bạo loạn này đây. Xin Mẹ đặc biệt coi giữ những thế hệ mới là thành phần đáng ước mong để xây dựng một tương lai hy vọng cho tất cả mọi người.


2.     Tôi cũng đã nhận thấy nỗi khát vọng thiết tha này hướng về một thế giới công chính và an bình nơi thành phần trẻ em, giới trẻ và người lớn của phong trào Tông Đồ Giáo Dân Ý Quốc, những người Tôi đã gặp gỡ Chúa Nhật vừa qua ở Loreto vào dịp hành hương toàn quốc của họ.


Tôi cám ơn Chúa đã cho Tôi cơ hội để tham dự vào biến cố giáo hội quan trọng này, mà tột đỉnh của nó là việc tôn phong 3 vị tân chân phước: Alberto Marvelli, Pina Suriano and Pere Tarrés i Claret.


Gợi lại chứng từ của các vị, Tôi muốn nhắc nhở anh chị em 3 đòi hỏi mà ở Loreto Tôi đã trao phó cho phong trào Tông Đồ Giáo Dân, đó là “chiêm niệm”, tức tiến bước trên con đường thánh đức; “hiệp thông”, tức bồi dưỡng linh đạo hiệp nhất; “sứ vụ truyền giáo” phải là men phúc âm ở hết mọi nơi mọi chốn.


3.     Chớ gì Đức Mẹ giúp cho phong trào Tông Đồ Giáo Dân được tiếp tục nhiệt thành nỗ lực thực hiện chứng từ tông truyền của mình, luôn hoạt động sát cánh với phẩm trật, và tham dự một cách hữu trách vào sinh hoạt giáo xứ cùng việc mục vụ của giáo phận.
Giáo Hội tin tưởng vào sự hiện diện chủ động của phong trào Tông Đồ Giáo Dân cũng như vào việc trung thành dấn thân của nó cho Vương Quốc của Chúa Kitô. Tôi cũng hết lòng tin tưởng phong trào Tông Đồ Giáo Dân và khuyến khích tất cả mọi phần tử của phong trào này hãy trở thành những nhân chứng nhiệt thành loan báo phúc âm vui mừng, mang lại cho xã hội ngày nay niềm hy vọng tìm kiếm an bình.

 

TOP

 

Sứ Ðiệp ÐTC gửi đại hội quốc tế lần đầu tiên của tổ chức Tông Đồ Giáo Dân tại Đền Thánh Mẫu Loreto dịp mừng tân ba chân phước được tuyên phong vào Chúa Nhật 5/9/2004

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến thăm Loreto vào những năm 1979, 1985, và năm 1994 để khai mạc 700 năm đền thánh mẫu này, và năm 1995 để kết thúc cuộc mừng 7 trăm năm ấy. Ngày Thế Giới Bệnh Nhân Thứ Sáu cũng được tổ chức ở đây vào ngày 11/2/1998.

Đền thánh mẫu ở Loreto này được xây cất chung quanh ngôi nhà theo truyền thống là nơi Trinh Nữ Maria nhận tin được làm mẹ Thiên Chúa và là nơi Thánh Gia đã sống ở Nazarét. Ngôi nhà Thánh Gia này, cũng theo truyền thống, lạ lùng được chuyển đến Loreto vào đêm 9-10/12/1294, và đã trở thành một trung tâm hành hương và biệt tôn Thánh Mẫu qua nhiều thế kỷ cho tới nay. Đền thờ Loreto được bắt đầu xây cất từ năm 1469.

Năm 1993, trong bức thư viết cho ĐTGM Pasquale Macchi bấy giờ làm đại diện tòa thánh ở đền thánh mẫu này, ĐTC đã mong muốn Ngôi Nhà “đã từng tích cực tham dự vào đời sống Kitô hữu trong hầu hết ngàn năm qua, tiếp tục trở thành một trong những bục giảng Thánh Mẫu nổi nhất của Kitô Giáo”.

Vào ngày 10/12/1994, trong bài giảng mừng 7 trăm năm đền thánh mẫu này, trước sự tham dự của 200 vị hồng y, tổng giám mục và giám mục thuộc các giáo phận ở Ý với đông đảo tín hữu, Đức Thánh Cha đã nói rằng ngôi nhà nazarét này “là nơi mà ‘giáo hội tại gia’, đầu tiên được Thánh Gia hình thành, tụ họp… Ở Loreto đây ngày nay, chúng ta một lần nữa muốn ký thác cho Mẹ Chúa Cứu Thế các gia đình thuộc tất cả mọi dân tộc và mọi quốc gia. Chúng ta dâng cho Mẹ nhất là những gia đình đang bị khốn khó và khổ đau nhất”.

Trở lại đền thánh mẫu này vào dịp kết thúc hồi tháng 9/1995, Đức Thánh Cha đã chào các trẻ em và gia đình của họ: “Ngôi Nhà của Mẹ Maria đã từng là nơi được tôn kính 7 thế kỷ ở Đền Thánh mẫu Loreto, nhắc nhở chúng ta về đời sống Thánh Gia Nazarét. Chúng ta có thể mường tượng thấy trẻ Giêsu trong hoàn cảnh sống hằng ngày của Người: khi thì chạy chơi gần nhà, khi thì ngủ hay ngồi ăn uống với cha mẹ… Ai biết đâu được bấy giờ ở Nazarét cũng có một ngôi trường? Nhưng có lẽ đây là điều anh chị em không nghĩ đến nhất là trong những ngày cuối cùng của cuộc lễ đây. Tuy nhiên, ngay cả đối với Chúa Giêsu chăng nữa, ngôi trường thực sự đầu tiên của đời sống đó là gia đình riêng của Người: ở chỗ, Người đã học từ nơi Thánh Giuse và Mẹ Maria những điều quan trọng nhất, như lòng khiêm nhượng, đức trung thành, đời cầu nguyện, công việc làm”.

Nhà Đức Mẹ ở Loreto, tuy nguồn gốc của nó còn đang trong vòng tranh luận, tuy nhiên, kích thước (31 x 13 bộ) và các chất liệu của nó hợp với những ngôi nhà ở Nazarét, hoàn toàn khác với những gì ở Ý.

Ngôi nhà này đã là nơi hành hương của các vị thánh như Thánh Ignatius Loyola, Francis Xavier, Philip Neri, Francis de Sales, John Capistrano, Clement Hofbauer, Alphonsus de Liguori, Louis de Montfort, John Bosco, Thérèse, Maximilian Kolbe, Francis Cabrini và Gianna Beretta Molla.

Ở Vatican, Đức Mẹ Loreto được cho là đã phục hồi sức khỏe cho các vị Giáo Hoàng Piô XII, Phaolô II và Piô IX. Hơn 50 vị giáo hoàng đã chứng thực tính cách đích thực của ngôi nhà Loreto này, và vào năm 1669, Kinh Cầu Loreto đã được Giáo Hội chuẩn nhận để được sử dụng trong Thánh Lễ, một trong 5 kinh cầu được chuẩn nhận sử dụng chung.

Trong năm 2004, trước khi đến để phong chân phước cho 3 tôi tớ Chúa thuộc tổ chức tông đồ giáo dân, Đức Thánh Cha cũng đã gửi cho hội nghị quốc tế lần đầu tiên 5 ngày của tổ chức này tại đền thánh mẫu ấy một sứ điệp. Đề tài của đại hội quốc tế đầu tiên này được lấy từ những lời Đức Thánh Cha nhắn nhủ những vị đại diện của tổ chức Tông Đồ Giáo Dân vào năm 2002: “Duc in Altum, hỡi tổ chức Tông Đồ Giáo Dân, Hãy Can Đảm Trước Tương Lai!”.

Trong sứ điệp cho hội nghị quốc tế đầu tiên của tổ chức Tông Đồ Giáo Dân này, Đức Thánh Cha đã nhắn nhủ họ là, hoàn toàn không phải là một thứ chọn lựa tùy ý, “can đảm trước tương lai” là một “thái độ bao gồm tính cách nhất trí và phấn khích từ việc nhớ đến tặng ân quí giá của tổ chức Tông Đồ Giáo Dân từ khi được thành lập.

Tổ chức Tông Đồ Giáo Dân, như Ngài nhận định, “đã từng là một lực lượng phát triển, kiến tạo và phát động của một trào lưu hiện đại phát động thành phần giáo dân được Công Đồng Chung Vaticanô II trân trọng xác nhận”.

Thật vậy, Ngài xác nhận, “nơi tổ chức này, các thế hệ tín hữu đã trưởng thành ơn gọi của mình trong cuộc đào luyện Kitô hữu dẫn họ đến chỗ hoàn toàn nhận thức được việc họ đồng trách nhiệm xây dựng Giáo Hội, tác động lòng hăng say làm việc tông đồ trong tất cả mọi lãnh vực của cuộc sống. Hôm nay đây, Tôi cần phải lập lại một lần nữa là: Giáo Hội cần đến tổ chức Tông Đồ Giáo Dân!”

Ngài khích lệ tổ chức Tông Đồ Giáo Dân hãy “luôn là và ngày nay phải là một nơi đào luyện tín hữu, thành phần mà, được hướng dẫn bởi học thuyết xã hội của Giáo Hội, dấn thân đi tiên phong trong việc bênh vực tặng ân linh thánh sự sống, trong việc bảo toàn phẩm giá của con người, trong việc thực hiện quyền tự do giáo dục, trong việc cổ võ ý nghĩa thực sự của hôn nhân và gia đình, trong việc thực thi đức bác ái đối với những ai thiếu thốn nhất, trong việc tìm cầu hòa bình và công lý bằng cách áp dụng những nguyên tắc phụ trợ và đoàn kết nơi những trường hợp xã hội khác nhau có liên hệ với nhau”.

Theo Ngài, việc nhớ lại quá khứ không bao hàm tính cách nhung nhớ mà là việc nhận thức “về một tặng ân quí hóa Thánh Linh đã ban cho Giáo Hội, một di sản được kêu gọi để tác động những hoa trái mới thánh đức và hoạt động tông đồ vào lúc rạng đông của ngàn năm thứ ba đây”, bằng việc lan rộng hiệp hội này “tới các Giáo Hội địa phương khác ở những quốc gia khác”.

Hiện nay tổ chức Tông Đồ Giáo Dân này đã có những phần tử của mình được Giáo Hội tôn phong, trong đó có 60 vị thánh và chân phước, chưa kể 3 vị vào ngày 5/10/2004. Đức Thánh Cha đã gọi cacùc vị là “những mẫu gương sống động về việc gắn bó sống Phúc Âm”.

Đức Thánh Cha kêu gọi tổ chức Tông Đồ Giáo Dân là “đã đến thời điểm bắt đầu lại những gì được anh chị em hết sức nỗ lực để làm chứng”. Vì có “nhiều dấu hiệu khiến cho người ta tin tưởng nơi ‘kairos’ (thời điểm thuận lợi) cho một mùa xuân mới của Phúc Âm”.

Tuy nhiên, “trách nhiệm trọng đại” này cần phải có “một ý thức về việc được bảo trì bởi sức mạnh hiện diện của Thần Linh”. Nó là một “công việc cao cả” bao gồm “tất cả mọi tín hữu giáo dân, thành phần nhận thức được ơn gọi rửa tội của mình và ba trách vụ bởi đó mà ra, đó là tr1ch vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả”.

Tổ chức Tông Đồ Giáo Dân bắt đầu từ năm 1867, khi mà hai người trẻ thiết lập Hội Giới Trẻ Công Giáo Ý theo chiều hướng “Cầu Nguyện, Hoạt Động, Hy Sinh”. Đức Giáo Hoàng Piô IX đã châu phê hiệp hội này vào năm 1868. Nó được thiết lập với tên gọi và cấu trúc hiện nay bởi Đức Giáo Hoàng Piô XI năm 1931.

Tông Đồ Giáo Dân là một tổ chức Công Giáo lớn nhất ở Ý (trên 400 ngàn phần tử) và có các chi nhánh ở gần 50 quốc gia trên thế giới. Tân thánh nữ bác sĩ nhi đồng chết cho đứa con là Gianna Beretta Molla vừa được phong thánh ngày 16/5/2004 cũng là một phần tử của tổ chức này. Sở dĩ Đức Thánh Cha đến đền thành mẫu Loretô để phong ba tân chân phước của tổ chức này là vì lời mời của họ, nơi họ tổ chức một tuần lễ hội nghị quốc tế lần đầu tiên.

 

TOP

 

ĐTC GPII với Hội Nghị Chư Vị Chủ Tịch Cấp Giáo Phận Tông Đồ Giáo Dân Ý Quốc về Phúc Âm Công Việc Làm

Vào giờ Kinh Phụng Vụ tối 30/4/2004, áp Lễ Thánh Giuse Lao Động, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, ĐTC GPII đã gửi một sứ điệp huấn dụ thành phần tham dự về ý nghĩa của lao động. Trong sứ điệp của mình, ĐTC cũng cho họ biết ý định của Ngài muốn tham dự buổi bế mạc cuộc hành hương của tổ chức Tông Đồ Giáo Dân vào ngày 5/9/2004 ở Loreto, nơi mà theo truyền thống Nhà Thánh của Đức Mẹ được chuyển từ Nazarét đến đó vào năm 1294.

ĐTC nói Nhà Thánh Loreto là những gì nhắc nhở về mầu nhiệm Nazarét, “một mầu nhiệm không ngừng làm cho chúng ta phải bỡ ngỡ lạ lùng! Tại sao Con Thiên Chúa (…) muốn sống một thời gian dài vất vả khó nhọc như thế?”

Từ “phúc âm lao động” này con người có thể suy luận rằng “Chúa Giêsu là một con người của công việc làm và công việc làm giúp cho Người phát triển nhân tính của Người”, chưa kể đến sự kiện là “việc làm ở Nazarét đối với Chúa Giêsu là cách Người hiến thân thực hiện ‘các công việc làm của Cha’”, cho thấy “công việc làm của Đấng Hóa Công được kéo dài” qua công việc làm của con người.

“Theo dự án quan phòng của Thiên Chúa, thì con người, bằng việc làm, hiện thực nhân tính của riêng mình cũng như nhân tính của kẻ khác: Thật vậy, việc làm ‘hình thành con người, và ở một nghĩa nào đó, tạo thành con người’. Thế nhưng, việc làm, theo giáo huấn của Chúa Kitô, là một giá trị đã bị tội lỗi tục hóa và bị cái tôi làm ô nhiễm, bởi thế giống như tất cả mọi thực tại về con người, nó cũng cần phải được cứu chuộc… khỏi lý lẽ của lợi lộc, khỏi bị thiếu hụt tình đoàn kết, khỏi cơn sốt chiếm đoạt không cùng, khỏi ước muốn tích lũy và hưởng thụ”, vì khi bị làm tôi cho “cái giầu có phi nhân bản”, công việc làm trở thành “một thứ ngẫu tượng mê hoặc và hung tàn”.

Việc giải thoát này khỏi những xích xiềng này xẩy ra khi thực hiện một “cuộc quay trở về với những lời lẽ nghiêm khắc của Vị Tôn Sư Thần Linh, đó là ‘Được lợi lãi cả thế gian mà thiệt hại mất chính mình thì nào có ích chi?’” Vị “Công Nhân Thành Nazarét” ấy cũng “nhắc nhở chúng ta rằng ‘sự sống đáng giá hơn lương thực’ và công việc làm là để cho con người chứ không phải con người cho công việc làm. Những gì làm cho sự sống cao cả không phải là một thứ thực thể chiếm hữu, không phải là một thứ kiểu mẫu chuyên nghiệp, hay không phải là thứ trình độ về nghề nghiệp. Con người đáng giá khôn cùng, hơn cả các thứ sản vật họ làm ra hay chiếm hữu”.

Đó là lý do ĐTC cảnh giác là hãy tỉnh táo, vì “lòng trí con người một khi chỉ chú trọng vô độ đến của ăn lẫn áo mặc” mà chẳng để ý gì tới “những người anh chị em bần cùng nghèo khốn của mình, sẽ trở thành một tâm trí lạnh lùng, mù lòa trước các thứ giầu sang phú quí, không còn khả năng đoàn kết và yêu thương vô vị kỷ, hoàn toàn khép kín trước Thiên Chúa và anh chị em mình”.

“Kitô hữu, cá nhân hay đoàn thể, nhất là thành phần giáo dân, cần phải đi sâu vào xã hội dân sự để in ấn lề luật thần linh vào sinh hoạt của thành đô trần thế này… hãy tạo nên những cơ hội làm việc xứng hợp cho tất cả mọi giới trẻ để chúng có thể hình thành một gia đình có những điều kiện sống xứng đáng, những điều kiện căn bản nhất, nơi gia đình của chúng”.

Ngoài ra, ĐTC còn kêu gọi hãy thực hiện “việc đối xử quân bình và công bằng đối với tất cả mọi công nhân”, chiến đấu với “tất cả mọi thứ khai thác” và hãy tôn trọng “những người di dân làm việc theo hợp đồng”. Ngài khuyến dụ “đừng bao giờ bỏ bê nỗ lực tông đồ truyền bá phúc âm hóa tiên khởi nơi vô vàn thành phần di dân không phải là Kitô hữu”.

Sau hết, ĐTC nhắc nhở mạnh mẽ rằng ngày Chúa Nhật đối với tất cả những ai tin vào Chúa Kitô phải là “một ngày của sự nghỉ ngơi và của việc cử hành, ngày của Chúa và của cộng đồng, ngày của gia đình và của người nghèo

 

TOP

 

 

Ngày Đại Học Đường Âu Châu lần thứ hai và lần thứ nhất


Từ năm ngoái, Ngày Đại Học Đường Âu Châu này đã được bắt đầu, với sự bảo trợ của Hội Đồng Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu và Ủy Ban của Các Hội Đồng Giám Mục Thuộc Cộng Đồng Âu Châu, và được tổ chức bởi Đại Diện Văn Phòng Rôma Đặc Trách Việc Mục Vụ Các Đại Học Đường. Chủ đề cho Ngày Đại Học Đường Âu Châu năm thứ hai được tổ chức vào ngày 13/3/2004 này là “Chúa Kitô, Niềm Hy Vọng của Âu Châu”.

 

Cao điểm của ngày này là Buổi Tối Thánh Mẫu áp ngày cử hành, được tổ chức tại Sảnh Đường Phaolô VI vào lúc 6 giờ chiều và sẽ được truyền hình đi đến 10 thành phố thuộc các nước sắp được gia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu là Tallinn, Vilnius, Riga, Warsaw, Prague, Bratislava, Ljubljana, Budapest, Valletta và Nicosia. Phần kỹ thuật truyền hình viễn liên bằng vệ tinh này được thực hiện bởi Trung Tâm Truyền Hình Vatican với sự hợp tác của Bộ Truyền Thông Ý Quốc.

 


TOP

 

 

ĐTC với Ngày Sinh Viên Đại Học Âu Châu II về việc giữ di sản giá trị thiêng liêng làm nên Thế Giới Cổ Âu Châu


Chủ đề cho Ngày Đại Học Đường Âu Châu năm thứ hai được tổ chức vào ngày Thứ Bảy 13/3/2004 này là “Chúa Kitô, Niềm Hy Vọng của Âu Châu”. Cao điểm của ngày này là Buổi Tối Thánh Mẫu áp ngày cử hành, được tổ chức tại Sảnh Đường Phaolô VI vào lúc 6 giờ chiều và sẽ được truyền hình đi đến 10 thành phố thuộc các nước sắp được gia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu là Tallinn, Vilnius, Riga, Warsaw, Prague, Bratislava, Ljubljana, Budapest, Valletta và Nicosia. Phần kỹ thuật truyền hình viễn liên bằng vệ tinh này được thực hiện bởi Trung Tâm Truyền Hình Vatican với sự hợp tác của Bộ Truyền Thông Ý Quốc. Trước khi ĐTC đến vào lúc 6 giờ 30, các sinh viên đại học đã cùng nhau suy niệm về tông huấn “Giáo Hội tại Âu Châu”. Khoảng 9 ngàn sinh viên ở tất cả mọi thành phố tham dự qua hệ thống viễn liên truyền hình đã cùng ĐTC và sinh viên Ý đang ở Sảnh Đường Đức Phaolô VI cầu kinh Mân Côi. Sau đó ĐTC đã ban huấn từ như năm ngoái.


“Đêm vọng Thánh Mẫu này có một đặc tính biểu hiệu quan trọng. Hỡi các bạn sinh viên đại học thân mến, các bạn cũng được trao phó cho một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một Âu Châu hiệp nhất, một Âu Châu được vững vàng thiết lập trên các truyền thống và những giá trị thiếng liêng hình thành nó.


“Bởi thế đại học đường vẫn là một trong những lãnh vực thông thường, nơi văn hóa, một thứ văn hóa đã được hình thành qua các thế kỷ, đã từng gây ảnh hưởng của tính chất Kitô giáo. Cần phải làm sao để đừng đánh mất đi cái di sản lý tưởng phong phú này”.


Giới trẻ đã đáp lại những lời ĐTC nói bằng những tràng vỗ tay lớn cùng với những hô hoán kích động. ĐTC đã kết thúc bằng lời chào 10 ngôn ngữ khác nhau gửi đến 10 quốc gia tham dự qua hệ thống vệ tinh viễn liên truyền hình. Cây Thánh Giá cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới được ĐTC trao cho giới trẻ từ năm 1984 và là cây Thánh Giá đi khắp nơi ở các nước tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới (thường vào năm lẻ) cũng được mang đến trong buổi tối cầu Kinh Mân Côi này. Buổi tối vọng Thánh Mẫu này đã được kết thúc bằng việc giới trẻ kiệu Thánh Giá từ Vatican tới Piazza Navona, đến Nhà Thờ Thánh Agnes là nhà thờ được ĐTC gần đây tuyên bố là nhà thờ của giới trẻ ở Rôma.

Từ năm ngoái, Ngày Đại Học Đường Âu Châu này đã được bắt đầu, với sự bảo trợ của Hội Đồng Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu và Ủy Ban của Các Hội Đồng Giám Mục Thuộc Cộng Đồng Âu Châu, và được tổ chức bởi Đại Diện Văn Phòng Rôma Đặc Trách Việc Mục Vụ Các Đại Học Đường.


Thật vậy, năm ngoái, vào Thứ Bảy 15/3/2003 tại Sảnh Đường Phaolô VI, do Ban Trung Ương Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu, Ủy Ban Các Tuyên Úy Đại Học Âu Châu và Văn Phòng Mục Vụ Các Đại Học của Vicariate Rôma đồng bảo trợ, với đề tài “Đức Ái Tri Thức, Linh Hồn của Tân Âu Châu”. Cuộc họp này đã được bắt đầu vào lúc 6 giờ chiều ngày 13/3, với những bài suy niệm về Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria của ĐTC, cũng như về 6 vị thánh đồng quan thày của Âu Châu là Biển Đức, Catarina Sienna, Cyrilô và Mêthôđiô, Bridget và Edith Stein.


ĐTC đã đến tham dự vào lúc 7 giờ tối Thứ Bảy 15/3/2003, sau Tuần Phòng năm của Ngài, và chủ tọa buổi lần hạt Mân Côi năm Mầu Nhiệm Ánh Sáng, sau đó Ngài đã ban huấn từ cho họ. Hàng ngàn giới trẻ ở Cologne, Đức; Krakow, Balan; Fatima, Bồ Đào Nha; Uppsala, Thụy Điển; Bratislava, Slovakia; và Vienna, Áo đã theo dõi Ngài qua hệ thống truyền hình viễn liên qua vệ tinh rất sống động. Trong bài huấn từ Ngài đã nói đến Ngày Giới Trẻ 20 năm 2005.


“Tôi cám ơn ĐHY Cologne, Joachim Meisner đã mời Tôi, vì Tôi tin rằng lời mời này cũng được ngỏ cùng Tôi, mặc dù Tôi không còn trẻ nữa như các bạn thấy”. Câu nói này làm vang lên tràng pháo tay của tham dự viên.


“Giới trẻ Kitô hữu được mời gọi để loan báo chứng từ cho Chúa Kitô của họ và là những kiến trúc sư của mối hiệp nhất trong đa dạng, của tự do trong chân lý cũng như của hòa bình trong công chính, một thứ hòa bình thế giới đặc biệt cần đến”.


ĐTC cũng kêu gọi giới trẻ Âu Châu hãy trung thành “với những nguyên tắc thiêng liêng và luân lý đã tác động các vị tiền bối của khối hiệp nhất Âu Châu”. Ngài cho thấy Âu Châu đang trải qua một thời điểm quan trọng trong lịch sử của nó, bởi thế, giới trẻ phải đóng góp phần của mình. ĐTC cũng mới các sinh viên hãy tham dự buổi lần hạt Mân Côi vào ngày 10/4/2003, “một cơ hội nguyện cầu và cử hành” ở Quảng Trường Thánh Phêrô để “có thể thay đổi định mệnh thế giới”.


Đức Ông Lorenzo Leuzzi, giám đốc Văn Phòng Mục Vụ Đại Học, đã nói đến việc lần hạt Mân Côi năm ngoái với ĐTC thế này: “Không ai trong chúng tôi có thể quên được lòng phấn khởi và cảm xúc về việc truyền hình viễn liên với Moscow, một thứ truyền hình viễn liên vệ tinh cho thấy việc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ‘thực sự viếng thăm’ ‘thành Rôma đệ tam’ ấy”.

 

TOP

 

Chủng sinh là tương lai và là niềm hy vọng của Giáo Hội

Thứ Bảy 21/2/2004, vào lúc 6 giờ chiều, tại Sảnh Đường Phaolô VI, ĐTC GPII đã gặp gỡ 7 ngàn phần tử của cộng đồng Đại Chủng Viện Tòa Thánh ở Rôma (đại chủng viện Capranica, đại chủng viện Mẹ Chúa Cứu Thế Redemptoris Mater và đại chủng viện Tình Yêu Thiên Chúa Divine Love) nhân dịp lễ Đức Mẹ của Lòng Tin Tưởng Cậy Trông, quan thày của họ. Mở màn cho buổi gặp gỡ này là phần trình diễn của ca đoàn và ban hòa tấu thuộc giáo phận Rôma theo Thi Tập Roman Triptych của ĐTC GPII được phát hành năm ngoái. Sau đó, ĐTC đã chia sẻ và huấn dụ các đại chủng sinh thuộc ba đại chủng viện này như sau:

“Tôi mắc một món nợ với Chủng Viện Rôma về việc trình diễn tuyệt vời anh em đã cống hiến cho chúng tôi theo cảm hứng của Thi Tập ‘Roman Triptych’, một thi tập đã được nhiều người viết về nó. Nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên Tôi được nghe dẫn giải nó bằng âm nhạc.

“Tôi xin cho anh em biết rằng sáng nay Tôi đã dâng lễ theo những ý chỉ của Đại Chủng Viện Tòa Thánh ở Rôma. Tôi mắc nợ ‘debitor factus sum’ và Tôi cần phải trang trải… có thể đó là một trả giá xứng đáng. Tôi sẽ cố gắng làm như thế.

“(Các chủng sinh) đặc biệt là tương lai và là niềm hy vọng của Giáo Hội; việc họ hiện diện ở chủng viện đã chứng thực cho sức mạnh cuốn hút phát xuất từ Chúa Kitô tác dụng trên tâm hồn của giới trẻ. Một mãnh lực không làm mất đi quyền tự do, trái lại, còn làm cho nó hoàn toàn triển nở bằng việc chọn sự thiện tốt nhất đó là Thiên Chúa, Đấng chúng ta vĩnh viễn hiến thân phụng sự.

“Vĩnh viễn! Ở thời đại này, trước những dấn thân tận cùng và trọn vẹn, giới trẻ dường như cảm thấy lưỡng lự sao ấy. Họ như sợ phải thực hiện những quyết định kéo dài suốt cả cuộc đời của họ. Tạ ơn Chúa, trong giáo phận Rôma có nhiều con người trẻ trung đang tự nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho Thiên Chúa và anh em của mình nơi thừa tác vụ linh mục. Tuy nhiên, chúng ta cần phải không ngừng cầu nguyện cùng Chủ ruộng để Ngài sai những tay thợ mới đến làm mùa cho Ngài, cũng như để Ngài bảo trì họ trong việc dấn thân gắn bó với những đòi hỏi của Phúc Âm”.

ĐTC cũng không quên liên kết ơn gọi linh mục với gương mẫu của Mẹ Maria, vị được ba đại chủng viện giáo hoàng này nhận làm quan thày dưới tước hiệu đặc biệt: “Không khiêm nhượng phó thác cho ý muốn của Thiên Chúa là những gì làm cho tiếng ‘xin vâng’ tuyệt vời nẩy nở trong tâm hồn của Mẹ Maria, thì ai có thể lãnh trách nhiệm của thiên chức linh mục được? Điều này cũng quan trọng đối với cả thành phần giới trẻ đang sửa soạn lập gia đình nữa”.


TOP


ĐTC GPII với Hội Nghị Phong Trào Focolare về Ơn Gọi Nên Thánh

Trong buổi triều kiến chung hôm nay, 18/2/2004, buổi triều kiến vào các ngày Thứ Tư trong tuần ở Sảnh Ðường Phaolô VI ÐTC GPII đã tiếp tục loạt bài giáo lý về việc cầu nguyện bằng Thánh Vịnh của Ngài, tới hôm nay là bài thứ 99, về Ca Vịnh Ephêsô 1:3-10 cho Ngày Tứ Hai. Trong số 9 ngàn người tham dự, có cả nữ sáng lập Chiara Lubich Phong Trào Focolare và trên 100 vị giám mục đến từ 40 quốc gia trên thế giới về Rôma tham dự hội nghị của phong trào này. ĐTC đã chào các vị giám mục sau khi kết thúc buổi triều kiến chung này và trao cho các vị sứ điệp Ngài gửi cho hội nghị của các vị với phong trào Focolare, một hội nghị sẽ được kết thúc vào Thứ Sáu 20/2/2004. Sau đây là những lời huấn dụ của Ngài:

“Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhắc nhở chúng ta rằng thánh thiện là ơn gọi của hết mọi người đã lãnh nhận phép rửa… Thật vậy, chỉ có cộng đồng Kitô hữu nào chiếu sáng thánh đức mới có thể hoàn tất một cách hiệu năng sứ vụ đã đực Chúa Kitô ủy thác cho, tức là sứ vụ truyền bá Phúc Âm tới tận cùng trái đất.

“Tính chất phổ quát ơn gọi nên thánh của Giáo Hội là một sự thật tiêu biểu cho một trong những trụ cột của hiến chế công đồng ‘Ánh Sáng Muôn Dân’. Cần phải nhấn mạnh ở đây hai khía cạnh tổng quát. Trước hết, vấn đề là Giáo Hội thánh thiện tự bản chất và được kêu gọi sống động cũng như thể hiện thánh đức này nơi hết mọi phần thể của mình. Sau nữa, lời diễn tả “đức thánh thiện của dân Chúa”, làm cho chúng ta nghĩ đến tính cách thường tình, tức là nghĩ về nhu cầu thành phần đã lãnh nhận phép rửa cần phải biết cách sống gắn bó với Phúc Âm trong cuộc sống hằng ngày: trong gia đình, nơi sở làm, qua mọi mối liên hệ và nghề nghiệp. Chính trong cái thường tình này mà người ta cần phải sống phi thường”.

 

TOP

 

 

ĐTC đã đột ngột ghé thăm các nữ tu Carmelo ở Vatican


Ngày Lễ Đức Mẹ Lộ Đức 11/2/2004, cũng là Ngày Thế Giới Bệnh Nhân, ĐTC GPII đã bất ngờ đến thăm các nữ tu Carmêlô ở tu viện Mẹ Giáo Hội ở Vatican. Tin này vừa được tiết lộ trên tờ thông tin của hội dòng này. Các nữ tu đã viết lại sự kiện lịch sử này sau khi ĐTC rời tu viện và đã gửi thư báo cho chị em trong hội dòng biết. Theo bức thư thông tin này thì các nữ tu đang dùng bữa tối trong thinh lặng ở nhà ăn, lắng nghe cuốn băng thâu lời của ĐTC ngỏ với bệnh nhân vào buổi trưa trong cùng ngày ở Quảng Trường Thánh Phêrô. Sau đây là nguyên văn bức thư:


Chúng tôi đang lắng nghe cuốn băng thâu lời ĐGH nói với thành phần bệnh nhân đến Quảng Trường Thánh Phêrô cũng buổi trưa hôm ấy.


Bỗng nhiên tiếng chuông kêu lớn tiếng bất ngờ ở cửa khiến tất cả mọi người chúng tôi giật nẩy mình lên: cái gì vậy kìa? Chắc hẳn là một cái gì đó nghiêm trọng … một tai nạn xẩy ra, một cuộc hỏa hoạn? Một chị chạy mau đến cửa, song vì tiếng chuông không ngừng, cả Mẹ Bề Trên của chúng tôi cũng chạy đến giúp nữa. Khi họ đến cửa thì cả hai đều nghe thấy có người la to: “Đức Thánh Cha đó! Mở cổng mau lên!”


Mẹ Bề Trên vội trở vào nhà lấy chìa khóa, đồng thời các Chị bật điện ở bên ngoài lên; bên ngoài rất ư là tăm tối nên người lái xe của ĐGH kêu: “Chỗ này tối đen như mực làm sao chúng tôi có thể vào được đây!” Trong khi đó ĐTC nhẫn nại ngồi đợi cho cổng mở.


Cổng từ từ được mở ra và chiếc Giáo Hoàng Xa, vẫn để đèn pha, từ từ tiến qua cổng. Chúng tôi thấy ĐTC mỉm cười. Ngài chào chúng tôi, đoạn ban phép lành cho chúng tôi. Nhìn gương mặt của Ngài chúng tôi thấy được rằng Ngài cảm thấy vui và mãn nguyện vì đã làm cho chúng tôi ngỡ ngàng trước cuộc viếng thăm bất ngờ này!
Ngồi bên cạnh Ngài là ĐTGM Stanislaw Sziwisz và Đức ông Mieczyslaw.


Khi đã tiến vào bên trong tu viện đâu vào đó rồi, chiếc xe ngưng lại, những tấm nhựa chung quanh chiếc Giáo Hoàng Xa được nâng lên, các bậc được hạ xuống. Các vị thư ký riêng của ĐGH ra khỏi xe và mời Mẹ Bề Trên của chúng tôi bước đến bên cạnh Vị Giáo Hoàng đang đợi chờ với nụ cười vẫn nở trên môi. Ngài hỏi Mẹ: “Có bao nhiêu chị em ở đây?” Mẹ Bề Trên của chúng tôi bấy giờ đáp: “Kính Trình Đức Thánh Cha, con biết rằng ĐTC thương dòng Carmelo rất nhiều, xin ĐTC ban phép lành cho tất cả mọi chị em Carmelo”. Ngài đồng ý và đã ban phép lành.


Chị em dòng từng người thay nhau tiến đến ĐTC, mỗi người nói một vài lời rồi lãnh nhận phép lành của Ngài. Tất cả chúng tôi đều bị cảm kích bởi cái nhìn thấu suốt của Ngài, cái nhìn dường như tìm chiếm tâm can.


Tất cả mọi sự ấy xẩy ra trong một bầu không khí hết sức đơn sơ và chân tình. Trong khi các Chị thay nhau ngồi cạnh ĐTC, chúng tôi tỏ lòng chân thành cám ơn ĐTGM Stanislaw vì đã có sáng kiến ghé qua Tu Viện của chúng tôi trên đường về từ Hang Lộ Đức gần đó, nơi ĐTC đã muốn kết thúc Ngày Thánh Mẫu đặc biệt này.


Khi Chị cuối cùng được gặp ĐGH, chúng tôi nói giỡn là chúng tôi cần phải bắt đầu lại một vòng nữa… nhưng Đức Ông Paolo De Nicolo đã mỉm cười cho phép chỉ một mình Mẹ Bề Trên đi lại mà thôi. Thế là, bằng phép lành sau hết, và sau khi hát bài “Tota Pulchra” chúng tôi đã bái chào từ biệt Đức Thánh Cha. Chúng tôi đã theo chiếc Giáo Hoàng Xa thả dốc xuống cổng nhà dòng, chúng tôi cảm xúc khi thấy ĐGH ra đi tay luôn vẫy chào. Thế rồi chiếc xe của ĐGH và tất cả những chiếc xe của đoàn tùy tùng biến mất từ xa… mà chúng tôi vẫn cảm thấy đầy lòng tri ân cảm mến và hân hoan vui mừng.


Thế nhưng, vẫn chưa hết. Chứng 30 phút sau, trong khi chúng tôi ở trong phòng giải trí, lại một tiếng chuông dài lớn khác vang lên. Đó là một người từ cư gia của ĐGH mang đến một hộp kẹo xúc cù là, một tấm bánh ngọt ngon, một bức ảnh khắc Thánh Têrêsa Benedicta Thánh Giá (Edith Stein) bằng sáp, và một cây nến nghệ thuật được chúng tôi thắp ngay lên và đặt ở dưới chân tượng Đức Trinh Nữ.


Bức thư thuật lại biến cố ĐTC GPII đột ngột ghé thăm nhà dòng Carmelo là như thế. Theo lịch sử, nhà dòng kín Mẹ Giáo Hội này ở Vatican được ĐTC GPII thành lập vào năm 1994, với mục đích để làm phong phú Tòa Thánh Vatican bằng sự hiện diện và việc nguyện cầu của thành phần tu sĩ hiến mình cho đời sống chiêm niệm.


Theo ý ĐTC, cộng đồng ở tu viện này cứ 5 năm lại đổi một lần. Năm 1994, tu viện này có cộng đồng Dòng Thánh Clara Nghèo. Cộng đồng các chị em dòng Carmelo hiện nay bao gồm một số quốc gia khác nhau, đã đến Vatican vào tháng 9/1999.


Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu do Zenit phổ biến ngày 2/3/2004

 


TOP

 

ĐTC với giới trẻ hướng đạo về trách nhiệm đối với thiên nhiên theo đức tin Kitô giáo

ĐTC đã gửi một sứ điệp cho 20 ngàn giới trẻ thuộc Hiệp Hội Hướng Đạo Công Giáo Ý Quốc (AGESCI the Italian Catholic Guides and Scouts Association), trong dịp hiệp hội này thực hiện một Trại Toàn Quốc từ ngày 28/7 đến 7/8/2003 ở bốn địa điểm khác nhau cùng một lúc là Monteleone de Spoleto, Montella, Assemini và Vialfre. Ngài viết:

“Tôi muốn trở lại với một trong những đề tài rất thích hợp với các bạn, đó là tầm quan trọng các bạn phải liên tục đào sâu đức tin của các bạn bằng một tình yêu cụ thể và tôn trọng đối với thiên nhiên. Đây là một việc khẩn trương và buộc phải làm đối với hết mọi người, và vẫn là một việc đối với hướng đạo viên, thành phần cảm hứng thiên nhiên không phải bằng một cảm giác mơ hồ về môi sinh, song bằng một cảm quan trách nhiệm phát xuất từ đức tin. Thật vậy, việc bảo vệ thiên nhiên tạo vật là một đặc tính chuyên biệt của việc Kitô hữu dấn thân thực hiện trên thế giới này. Ở bất cứ nơi nào Đấng Hóa Công và sự khôn ngoan của Ngài tỏ hiện, từ những ngọn núi uy hùng đến những thung lũng nở hoa tươi xinh, các bạn đều có thể chiêm ngắm vẻ đẹp của Ngài, và linh hồn các bạn thực sự hít thở, bật lời chúc tụng, lặng yên và chiêm niệm mầu nhiệm thần linh. Khi Chúa Giêsu đem Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi Tabor với Người, chắc hẳn Người đã cùng với các vị trầm trồ khen ngợi cảnh sắc Galilêa mà một người thấy được từ trên thượng đỉnh ấy. Thế nhưng, đó không phải là mục đích chính của Người. Người muốn các môn đệ của Người tham phần vào việc Người cầu nguyện và tỏ cho các vị dung nhan hiển vinh của Người, để các vị sửa soạn chịu đựng đến cùng cơn thử thách dữ dằn của Cuộc Khổ Nạn… Đây là những giây ph1ut quan trọng, những giây phút nhờ có môi trường thiên nhiên, các bạn có được một cảm nghiệm mãnh liệt về Thiên Chúa, về Chúa Giêsu cũng về về mối hiệp thông huynh đệ. Tất cả những điều ấy sửa soạn cho các bạn sống, sửa soạn cho việc các bạn đặt nền tảng của các dự án cần thiết nhất của các bạn trên đức tin, và sửa soạn cho việc các bạn thắng vượt những cuộc khủng hoảng bằng ánh sáng và sức mạnh bởi Trời”.

 

TOP

 


ĐTC với Đội Túc Cầu Vô Địch Âu Châu về ý nghĩa và giá trị của thể thao

 

16/9/2002 Thứ hai. Từng yêu chuộng túc cầu từ khi còn là giới trẻ, ĐTC đã nói với đội túc cầu Real Madrid này tại nhà nghỉ của Ngài tại Castel Gandolfo rằng Giáo Hội “coi các thể thao như một khí cụ giáo dục khi nó nuôi dưỡng những lý tưởng về nhân bản và tinh thần; khi nó đào luyện giới trẻ sống theo con đường toàn vẹn của các giá trị như trung thành, bền chí, thân hữu, đoàn kết và bình an. Khi vượt trên những khó khăn của các thứ văn hóa và ý hệ, thể thao là một cơ hội tuyệt vời cho các dân tộc trao đổi và hiểu biết nhau, để xây dựng một thứ văn minh yêu thương như lòng mong ước”. Ngài kêu gọi đội túc cầu này “hãy mang ra thực hành những giá trị ấy, những giá trị được đặt nền tảng trên phẩm giá con người, đối đầu với những xu hướng có thể làm đen tối tính cách cao cả của chính thể thao”. Đội túc cầu này sẽ giao đấu ở Rôma một trận vào ngày mai Thứ Ba để tranh hùng chức vô địch của mình. Trong buổi triều kiến ĐTC này, họ đã biếu ĐTC một bản sao Vận Động Trường Santiago Bernabeu, một chiếc áo thun có chữ ký của tất cả mọi cầu thủ của đội túc cầu này và một thẻ hội viên ủng hộ đội cầu Real Madrid.

 

TOP

 

ĐTC với 350 phần tử thuộc Phong Trào Cursillo về Ðời Nội Tâm

4/5/2002 Thứ Bảy, trong bài huấn từ của mình, ĐTC đã mở đầu với phái đoàn này bằng nhận định Phong Trào này được bắt đầu từ “một mầm mống được gieo vãi 50 năm trước đây ở Tây Ban Nha”, nhưng nay “đang hiện diện trên 60 quốc gia ở khắp các lục địa trong 800 giáo phận”.

Ngài nhắc lại là, trong cuộc gặp gỡ phong trào này cũng như các phong trào hay đoàn thể khác, Ngài “đã nhìn thấy nơi các thực tại giáo hội mới mẻ này một đáp ứng quan phòng do Thánh Linh khơi động đối với việc đào luyện Kitô hữu và truyền bá phúc âm hóa. Tuy nhiên, Tôi cũng khuyên giục (tất cả) hãy lớn lên theo lương tâm cũng như theo căn tính của giáo hội. Lời mời gọi đó vẫn còn hợp thời và khẩn thiết. Việc dấn thân để tiến đến chỗ trưởng thành về giáo hội một cách vững chắc hơn bao giờ hết ấy đòi tổ chức hoàn cầu Cursillo đã phải thực hiện việc xin thẩm quyền của Tòa Thánh Rôma chính thức công nhận theo Giáo Luật và chuẩn nhận Qui Chế của mình… Cốt lõi lời loan báo tiên khởi của phong trào anh chị em đây nghĩa là gì, nếu không phải là ‘hãy gắn mắt nhìn lên dung nhan Chúa Kitô’?... Ánh mắt ấy bao gồm những gì, nếu không phải là hãy ký thác bản thân mình cho ‘bản quyền của ân sủng’, để chấp nhận đi theo một đường lối học hỏi giáo lý và nguyện cầu, sống một đời sống hoán cải và thánh đức? Ánh mắt này sẽ sinh hoa kết trái ra sao, nếu không phải là một cảm thức mạnh mẽ thuộc về Giáo Hội, cũng như một động lực mới mẻ cho việc truyền bá phúc âm hóa trong các lãnh vực của đời sống và sinh hoạt hằng ngày?”.
 

TOP

 

ĐTC gửi sứ điệp cho Tổ Chức Liên Hiệp Sinh Viên Đại Học Công Giáo Ý Quốc

Hôm nay, ĐTC gửi sứ điệp cho Hội Nghị Toàn Quốc của tổ chức sinh viên này, một hội nghị sẽ được diễn ra tại Rôma từ 30/4 đến 3/5/2002 về đề tài: “Mối Liên Đới trong Hệ Thống Liên Thuộc”. Trong sứ điệp của mình, ĐTC đã nhận định về vấn đề toàn cầu hóa và đưa ra những đề nghị chung riêng sau đây:

“Việc phát triển mối liên thuộc giữa các dân tộc, trong khi đòi phải từ bỏ việc khủng bố và bạo lực như đường lối tái thiết những điều kiện quan yếu cho công lý và tự do, trước hết kêu gọi một mối liên đới vững chắc về luân lý, văn hóa và kinh tế… Vấn đề giải quyết sự dữ liên quan đến tình trạng kém phát triển cũng như tình trạng thê lương của hàng triệu con người đang phải sống chết trải qua, tự bản chất, là một vấn đề về luân lý đạo đức, cần phải luôn luôn đáp ứng bằng những giải pháp về kinh tế và chính trị. Việc đóng góp đầu tiên và quyết liệt nhất cho vấn đề đích thực phát triển xứng với con người được tiêu biểu bằng việc nâng đỡ cho các chương trình về giáo dục và văn hóa. Việc thực sự tiến triển của xã hội trước hết phát xuất từ việc uốn nắn lương tâm (và) từ tầm mức trưởng thành của ý hệ cũng như của các tục lệ… Con người đóng vai chính trong việc phát triển, chứ không phải tiền tài hay kỹ thuật. Chắc chắn không thể nào không thực hiện việc cải tiến vấn đề giao thương quốc tế cũng như vấn đề hệ thống tài chính thế giới, nhưng mỗi người được kêu gọi để chấp nhận một cuộc dấn thân thiết yếu theo khả năng của mình, bằng việc chỉnh đốn lại lối sống của mình, một lối sống sẽ đưa đến một tình trạng chung sức phát triển thực sự có thể mang lại những thiện ích cho tất cả mọi người được thừa hưởng. Việc hợp tác vào việc phát triển các dân tộc là điều đòi buộc mỗi người và mọi người, nam nhân cũng như nữ giới, cộng đồng cũng như quốc gia.

“Sứ vụ của các bạn là ở chỗ trở nên ‘men, muối và ánh sáng’ cho Phúc Âm nơi lãnh vực nghiên cứu khoa học cũng như nơi việc học hỏi chuyên môn. Để đạt được điều này, trước hết cần phải hết sức vun trồng một đời sống thiêng liêng, một đời sống được nuôi dưỡng bằng việc lắng nghe Lời Chúa, sốt sắng cầu nguyện, (và) tham dự phụng vụ của Giáo Hội. Trong khi chuyên chú học hành và những hoạt động liên hệ, nhưng trước hết các bạn đừng bao giờ thiếu sót việc nhận thức vấn đề chiêm ngưỡng mầu nhiệm Thiên Chúa. Chớ gì chứng từ Kitô Giáo tinh tuyền và hoan hỉ của các bạn, một chứng từ được thể hiện bằng đời sống hiệp thông thân ái với những ai cùng chung một lý tưởng phúc âm, cũng như với các nhóm giáo hội khác, giúp cho tất cả các bạn gặp được Chúa Giêsu. Chỉ có Người mới có thể làm cho cuộc sống có ý nghĩa và mới có thể ban ơn cứu độ trọn vẹn và vững chắc cho những cõi lòng đói khát tự do và hạnh phúc đích thực. Những giá trị nhân bản chân chính chỉ có thể toàn vẹn hiện thực nơi một thứ văn hóa được Kitô Giáo khơi động mà thôi”.

 

TOP