Với Các Vị Giám Mục

 

2005

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi Sứ Điệp cho Hội Nghị Giám Mục Mỹ Châu Latinh về Hôn Nhân là “Gia Sản của Nhân Loại”

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Giám Mục Mễ Tây Cơ vào 4 đợt Các Vị Viếng Thăm Tòa Thánh Ngũ Niên trong Năm 2005

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Giám Mục Balan về Gương Làm Giám Mục của Đức Cố Gioan Phaolô II và lời vị đại diện mời Ngài viếng thăm Balan

ĐTC Biển Đức XVI với Các Vị Giám Mục Áo dịp Ngũ Niên Thăm Tòa Thánh ngày 5/11/2005 về tiến trình Tục Hóa ở Âu Châu và Nhu Cầu cần phải giảng dạy Giáo Lý

với Hội Đồng Giám Mục Zimbabwe về việc “Làm Chứng Cho Niềm Hy Vọng của Phúc Âm”

với HĐGM Papua New Guinea và Solomon Islands về việc truyền bá phúc âm hóa và căn tính của linh mục

với 20 vị Giám Mục  Madagascar về việc xây dựng một xã hội biết tôn trọng nhân phẩm

với các Vị Giám Mục Phi Châu về việc chống Hội Chứng Liệt Kháng bằng Thanh Tịnh

ĐTC BĐXVI với các vị Giám Mục Sri Lanka về Thiên Tai Biển Động Sóng Thần Nam Á

ĐTC GPII: sứ điệp gửi các vị giám mục nước Tanzania về việc chăm sóc cho các gia đình, hàng giáo sĩ và công ích

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi Sứ Điệp cho Hội Nghị Giám Mục Mỹ Châu Latinh về Hôn Nhân là “Gia Sản của Nhân Loại”

 

Sau đây là nguyên văn sứ điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi ngày 3/12/2005 cho Hội Nghị lần thứ ba của Chư Vị Giám Mục Chủ Tịch Các Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục đặc trách Về Gia Đình và Sự Sống ở Mỹ Châu Latinh, một hội nghị được tổ chức ở Rôma bởi Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình.

 

Chư Huynh trong Hàng Giáo Phẩm thân mến,

 

1.         Tôi hân hoan gặp gỡ quí huynh nhân dịp Cuộc Họp Thứ Ba của Chư Vị Chủ Tịch Các Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục đặc trách Về Gia Đình và Sự Sống ở Mỹ Châu Latinh. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với những lời ngỏ cùng tôi từ Đức Hồng Y Alfonso López Trujillo, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình.

 

Cùng với toàn thể Giáo Hội, tôi đã thấy được mối quan tâm của Đức Gioan Phaolô II về đề tài quan trọng nhất này. Về phần mình, tôi cũng có cùng một quan tâm như thế, một mối quan tâm sẽ gây ảnh hưởng sâu rộng trên tương lai của Giáo Hội và của các dân tộc, như vị Tiền Nhiệm của tôi đã nói trong tông huấn “Familiaris Consortio”, đó là: “Tương lai của nhân loại băng qua con đường gia đình!”

 

“Bởi thế, không thể châm chước và thật là khẩn trương ở đây là mọi người thiện chí cần phải nỗ lực để gìn giữ và nuôi dưỡng những giá trị cũng như những đòi hỏi của gia đình”. Ngài còn thêm: “Kitô hữu cũng có sứ vụ hân hoan xác tín loan báo ‘Tin Mừng’ về gia đình, vì gia đình nhất định cần phải nghe lại hơn bao giờ hết và cần phải hiểu biết sâu xa hơn bao giờ hết những lời chân thực cho thấy căn tính của nó, cho thấy các nguồn mạch nội tâm và tầm quan trọng sứ vụ của nó trong Thánh Đô của Thiên Chúa và thành đô của con người” (Đoạn kết, 86).

 

Bức tông huấn được trích dẫn này, cùng với Bức Thư gửi Các Gia Đình “Gratissimam Sane” và bức thông điệp “Phúc Âm Sự Sống” có thể nói làm nên một bộ ba sáng ngời tác động công việc làm của thành phần mục tử chư huynh.

 

2.         Tôi muốn đặc biệt cám ơn chư huynh về mối quan tâm mục vụ của quí huynh trong việc tìm cách bảo toàn những giá trị nống cốt của đời sống hôn nhân và gia đình. Chúng đang bị đe dọa bởi hiện tượng tục hóa hiện nay là những gì ngăn cản lương tâm xã hội trong việc nhận thức một cách thích đáng căn tính và sứ vụ của cơ cấu gia đình, và gần đây, bởi áp lực của các thứ luật lệ bất chính đã làm cho nó chối từ việc nhìn nhận các quyền lợi căn bản của nó.

 

Trước chiều hướng của tình trạng ấy, tôi lấy làm hài lòng nhận thấy tình trạng tăng tiến và kiên cường của việc các Giáo Hội riêng hoạt động nơi cho cơ cấu của con người này, một cơ cấu được bắt nguồn nơi dự án yêu thương của Thiên Chúa và là một mẫu thức bất khả thay thế cho công ích của nhân loại. Có nhiều gia đình quảng đại đáp ứng Chúa và cũng có dồi dào kinh nghiệm mục vụ, một dấu hiệu của sinh lực mới làm kiên cố căn tính của gia đình bằng việc dự bị hôn nhân tốt đẹp hơn.

 

3.         Nhiệm vụ của quí huynh là thành phần mục tử là ở chỗ trình bày cái giá trị đặc biệt của hôn nhân, với tất cả ý nghĩa phong phú của nó, một thứ hôn nhân là “gia sản của nhân loại” như một cơ cấu tự nhiên. Ngoài ra, việc nó được nâng lên phẩm vị cao quí nhất của một bí tích cần phải được thấy bằng một niềm tri ân và ngỡ ngàng, như tôi mới đây nói tới khi xác nhận rằng:

 

“Phẩm tính bí tích hôn nhân có được trong Chúa Kitô, bởi thế, có nghĩa là tặng ân tạo dựng đã được nâng lên tới bậc ân sủng cứu chuộc. Ân sủng của Chúa Kitô không phải là những thâm thắt ngoại tại vào bản tính của con người, nó không vi phạm tới con người nam nữ nhưng giải thoát họ và phục hồi họ, bằng chính việc nâng họ lên trên những giới hạn của họ” (" Address to the Ecclesial Diocesan Convention of Rome," June 6, 2005; L'Osservatore Romano, English edition, June, 15, p. 6).

 

4.         Tình yêu phu thê và việc hoàn toàn trao tặng bản thân mình, theo chiều hướng đặc biệt của chúng là độc chiếm, thủy chung, thường hằng theo thời gian và hướng về sự sống, là những gì chính yếu của mối hiệp thông sự sống và yêu thương làm nên đời sống hôn nhân này (Vui Mừng và Hy Vọng, 48). 

 

Ngày nay, bằng một nhiệt tình mới, cần phải loan truyền là Phúc Âm của gia đình là một tiến trình nên trọn về nhân bản và tâm linh với niềm tin tưởng là Chúa luôn hiện diện với ân sủng của Ngài. Việc loan báo này thường bị bóp méo bởi những quan niệm sai lầm về hôn nhân và gia đình, những quan niệm không tôn trọng dự án nguyên thủy của Thiên Chúa. Về vấn đề này, dân chúng thực sự tiến đến chỗ đưa ra những hình thức hôn nhân mới, một số hình thức không quen thuộc với các nền văn hóa phổ thông là những nền văn hóa trong đó bản chất đặc biệt của hôn nhân bị đổi thay. 

 

Cũng nơi môi trường của sự sống, có những kiểu mẫu mới được đang được đề ra, những thứ kiểu mẫu tranh luận về quyền lợi căn bản này. Từ đó, việc loại trừ đi những phôi thai bào hay việc họ độc đoán sử dụng chúng nhân danh tiến bộ của khoa học, một thứ tiến bộ không chịu nhìn nhận giới hạn của mình và không chịu chấp nhận tất cả các nguyên tắc luân lý có thể bảo toàn phẩm vị của con người, trở thành mối đe dọa cho loài người, thành phần bị biến thành một đối tượng hay chỉ là một thứ dụng cụ thuần túy. Khi tiến tới những mức độ như thế thì chính xã hội bị ảnh hưởng và mói thứ nguy cơ làm rung chuyển tận nền móng của nó. 

 

5.         Ở Mỹ Châu Latinh, cũng như ở tất cả các nơi khác, trẻ em có quyền được sinh ra và được dưỡng nuôi trong một gia đình theo hôn nhân, nơi cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên về đức tin cho con cái mình để chúng tiến đến chỗ trưởng thành hoàn toàn về nhân bản và tâm linh.

 

Con cái thực sự là kho tàng cao trọng nhất và là sự thiên cao quí nhất của gia đình. Bởi thế, hết mọi người cần phải được giúp cho biết ý thức về sự dữ tự bản chất của tội ác phá thai. Trong việc tấn công sự sống con người ngay trong những giai đoạn đầu tiên của nó cũng là việc tấn công chống lại chính xã hội vậy. Bởi thế, các chính trị gia và các lập pháp gia, với tư cách là tôi tớ phục vụ cho công ích, có nhiệm vụ buộc phải bênh vực quyền lợi nồng cốt của sự sống, hoa trái của tình yêu Thiên Chúa.

 

6.         Chắc chắn là, đối với hoạt động mục vụ nơi một lãnh vực rất tinh tế và phức tạp này, trong đó bao gồm cả những luật phép khác nhau và phải đối diện những vấn đề nền tảng, thì cần phải thực hiện việc cẩn thận huấn luyện các cán sự mục vụ trong giáo phận.

 

Bởi thế, các vị linh mục, với tư cách là thành phần cộng sự viên trực tiếp của giám mục, cần phải được huấn luyện lành mạnh về lãnh vực này để giúp họ có thể đam đang tin tưởng đương đầu với những vấn đề xuất phát nơi hoạt động mục vụ của họ.

 

Đối với thành phần giáo dân, nhất là những ai dồn năng lực của mình vào việc phục vụ các gia đình, họ cần phải được đào luyện thích hợp và lành mạnh để giúp họ có thể minh chứng cho sự cao cả và giá trị vững bền của hôn nhân trong xã hội ngày nay.

 

7.         Anh chị em thân mến, như anh chị em quá biết rằng Cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế Lần Thứ Năm của  Các Gia Đình không còn bao lâu nữa. Nó sẽ được tổ chức ở Valencia, Tây Ban Nha, về đề tài: Việc truyền đạt đức tin trong gia đình.

 

Về vấn đề này, tôi gửi lời chào thân ái tới Đức Tổng Giám Mục Agustín García-Gasco ở thành phố đó, vị đang tham dự cuộc họp này và là vị, cùng với Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, chia sẻ công việc khó khăn để sửa soạn cho biến cố ấy. Tôi phấn khích tất cả anh chị em để nhiều đại biểu thuộc các hội đồng giám mục, các giáo phận và các phong trào ở Mỹ Châu Latinh có thể tham dự vào biến cố giáo hội quan trọng này.

 

Về phần mình, tôi mạnh mẽ hỗ trợ việc tổ chức cuộc gặp gỡ này và đặt nó dưới sự bảo trợ ưu ái của Thánh Gia.

 

Các vị mục tử thân mến, tôi thân ái ban phép lành tòa thánh của tôi cho quí huynh cũng như cho tất cả mọi gia đình ở Mỹ Châu Latinh.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
16/12/2005

 

 

TOP

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Giám Mục Mễ Tây Cơ vào 4 đợt Các Vị Viếng Thăm Tòa Thánh Ngũ Niên trong Năm 2005

 

Trong Năm 2005, năm đầu tiên trong giáo triều của mình, trong vòng 8 tháng trời, vị tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta đã gặp gỡ hàng giám mục thuộc 17 quốc gia trên thế giới vào dịp các vị viếng thăm Tòa Thánh định kỳ ngũ niên của các vị. Thứ tự như sau:

 

Thứ Bảy 3/12 với Các Vị Giám Mục Balan đợt 2; Thứ Bảy 26/11 với Các Vị Giám Mục Balan đợt 1; Thứ Sáu 18/11/2005 với Các Vị Giám Mục Tiệp Khắc; Thứ Bảy 5/11 với Các Vị Giám Mục Áo Quốc; Thứ Hai 17/10 với Các Vị Giám Mục Ethiopia và Eritrea; Thứ Năm 29/9 với Các Vị Giám Mục Mễ Tây Cơ đợt 4; Thứ Sáu 23/9 với Các Vị Giám Mục Mễ Tây Cơ đợt 3; Thứ Năm 15/9 với Các Vị Giám Mục Mễ Tây Cơ đợt 2; Thứ Năm 8/9 với Các Vị Giám Mục Mễ Tây Cơ đợt 1; Thứ Bảy 2/7 với Các Vị Giám Mục Zimbabwe; Thứ Bảy 25/6 với Các Vị Giám Mục Papua New Guinea và Solomon Islands; Thứ Bảy 18/6 với Các Vị Giám Mục Madagascar, Thứ Sáu 10/6 với Các Vị Giám Mục South Africa, Botswana, Swaziland, Namibia và Lesotho; Thứ Bảy 28/5 với Các Vị Giám Mục Burundi; Thứ Bảy 21/5 với Các Vị Giám Mục Rwanda.

 

Qua bài chia sẻ của mình với các vị, ngài đã nói về tình hình sống đạo và hoạt động mục vụ đáp ứng của các vị giám mục trong nước ấy, thường là những gì liên quan tới các thành phần Dân Chúa trong mỗi Giáo Hội địa phương, đó là giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân, cũng như giới trẻ và gia đình.

 

Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung của từng bài chia sẻ của ngài, những bài mang tính cách quan trọng hơn phải kể đến những bài ngài nói với 3 hàng giáo phẩm thuộc các nước Mễ Tây Cơ, Áo Quốc và Balan. Hai bài với các vị Giám Mục Áo Quốc và Balan đã được chuyển dịch, sau đây là bài với các vị Giám Mục Mễ Tây Cơ.

 

Với Các Vị Giám Mục Đợt Thứ Nhất: Cuộc Thách Đố Đa Văn Hóa

 

Quốc Gia Mễ Tây Cơ đã xuất thân như là một cuộc gặp gỡ của các dân tộc và các nền văn hóa mang đặc tính được đánh dấu bằng sự hiện diện sống động của Chúa Giêsu Kitô và vai trò môi giới của Mẹ Maria, “Mẹ của Vị Thiên Chúa Chân Thật là Đấng nhờ Ngài chúng ta sống động” (Nican Mopuhua). Những sự phong phú của biến cố Guadalupe (Acontecimiento Guadalupano) đã qui tụ lại với nhau thành phần dân chúng khác nhau, các lịch sử khác nhau và các nền văn hóa khác nhau, là những gì qua đó, nước Mễ Tây Cơ đã tiếp tục phát triển căn tính và sứ vụ của mình.

 

Ngày nay, Mễ Tây Cơ đang trải qua một tiến trình chuyển tiếp, với sự xuất hiện của các nhóm đang tìm kiếm, một cách thứ tự nào đó, những lãnh vực mới trong việc tham gia và đại biểu. Nhiều nhóm trong họ đặc biệt mãnh liệt biện hộ cho thành phần nghèo cũng như cho những ai bị loại trừ ra khỏi việc phát triển, nhất là thành phần các thổ dân. Nỗi khát vọng sâu xa trong việc củng cố một nền văn hóa và những tổ chức về dân chủ, kinh tế và xã hội biết nhìn nhận nhân quyền và các thứ giá trị về văn hóa của dân tộc này cần phải được âm vang và đáp ứng sáng suốt nơi hoạt động mục vụ của Giáo Hội.

 

Việc sửa soạn cho Đại Năm Thánh đã giúp cho những người Công Giáo Mễ Tây Cơ nhận biết, chấp nhận và yêu mến lịch sử của mình như là một dân tộc và một cộng đồng tín hữu. Ở đây, tôi xin nhắc lại lời huấn dụ của vị Tiền Nhiệm tôi: “Cá nhân và các dân tộc đều cần đến một thứ ‘chữa lành ký ức’, nhờ đó các thứ sự dữ đã qua không còn tái hiện nữa. Điều này không có nghĩa là quên đi những biến cố quá khứ; nó có nghĩa là tái kiểm điểm mình bằng một thái độ mới và học biết từ chính kinh nghiệm khổ đau mà chỉ có tình yêu mới có thể xây dựng chứ hận thù chỉ gây ra tàn hại và hủy hoại thôi (John Paul II, Message for the World Day of Peace on 1 January 1997, n. 3; L'Osservatore Romano English edition, 18/25 December 1996, p. 3).

 

Cuộc thách đố này đòi hỏi một cuộc huấn luyện toàn diện nơi tất cả mọi môi trường của Giáo Hội để giúp cho tín hữu, mỗi người và mọi người, có thể sống Phúc Âm theo các chiều kích khác nhau của cuộc sống. Chỉ có thế họ mới có thể chứng tỏ niềm hy vọng nơi họ (x 1Pt 3:15). Các đường lối truyền thống trong việc sống đức tin, được truyền đạt một cách chân thành và tự nhiên qua tục lệ và giáo dục của gia đình, cần phải được chín mùi nơi những quyết định cá nhân và cộng đồng…

 

Giáo Hội ở Mễ Tây Cơ là một giáo hội phản ảnh tính cách đa dạng của chính xã hội là thực tại được hình thành bởi nhiều thực tại khác nhau, một số thì tốt đẹp và đầy hứa hẹn, còn một số khác thì phức tạp phiền toái hơn. Trước tính cách đa dạng này, các vị Giám Mục cần phải khuyến khích những tiến trình mục vụ có tổ chức để cống hiến ý nghĩa trọn vẹn hơn cho những biểu lộ xuất phát ngoại lệ từ truyền thống hay tập tục. Những tiến trình này trước hết cần phải nhắm đến chỗ hội nhập các điều hướng của Công Đồng với những thách đố về mục vụ được thấy nơi nhiều trường hợp cụ thể khác nhau.

 

Xã hội hiện đại đang đặt vấn đề với và quan sát Giáo Hội, đòi Giáo Hội phải nhất trí và can đảm sống đức tin. Những dấu hiệu hữu hình của uy tín sẽ là chứng từ của cuộc sống, là mối hiệp nhất của thành phần tín hữu, việc phục vụ cho người nghèo và việc không ngừng cổ võ cho phẩm vị của họ.

 

Công việc truyền bá phúc âm hóa đòi chúng ta phải sáng tạo nhưng hằng trung thành với Truyền Thống của Giáo Hội cũng như với Huấn Quyền của Giáo Hội. Vì chúng ta sống trong một nền văn hóa mới dầy những phương tiện truyền thông đại chúng, Giáo Hội ở Mễ Tây Cơ cần phải thực hiện, theo chiều hướng này, sự hợp tác của tín hữu mình, việc huấn luyện cho dân chúng đa văn hóa, và những cơ hội để các cơ cấu chung thừa nhận ở lãnh vực này (cf. John Paul II, Ecclesia in America, n. 72).

 

 

Với Các Vị Giám Mục Đợt Thứ Hai: Về Tình Hình Xã Hội cần phải được cải tiến

 

Mễ Tây Cơ đang đối đầu với cuộc thách đố biến đổi các cấu trúc xã hội của mình trong việc làm cho nó tuân hợp hơn với phẩm giá của con người cũng như với các quyền lợi căn bản của họ. Những người Công Giáo, thành phần vẫn chiếm đa số trong dân chúng, được kêu gọi để hợp tác trong việc làm này khi họ nhận thức được việc dấn thân sống đức tin của mình cũng như tầm quan trọng hiệp nhất nơi việc họ hiện diện trên thế giới.

 

Những gì ngược lại đều là “một trong những lầm trầm trọng nhất của thời đại chúng ta… đó là tình trạng phân ly giữa đức tin được nhiều người ntuyên xưng với việc thực hành cuộc sống thường nhật của họ” (Vui Mừng Và Hy Vọng, đoạn 43).

 

Nó là nguyên do của mối quan tâm nghiêm trọng mà ở một số giới lòng tham quyền đã dẫn tới chỗ làm suy thoái đi những hình thức lành mạnh của việc sống chung cũng như của chính quyền, cùng với hiện tượng băng hoại, hiện tượng miễn bị trừng phạt, hiện tượng xâm nhập của vấn đệ buôn bán thuốc phiện và hiện tượng mưu đồ tội ác. Tất cả những điều ấy mở đường cho những hình thức khác nhau của bạo lực, cho tình trạng dửng dưng khô đạo và cho thái độ khinh thường giá trị bất khả vi phạm của sự sống.

 

Về vấn đề này, “các tội phạm về xã hội” của thời đại chúng ta đây đã bị Tông Huấn Hậu Thượng Nghị Giám Mục Mỹ Châu là Giáo Hội Tại Mỹ Châu minh nhiên tố giác. Những tôi này cho thấy “một cuộc khủng hoảng sâu xa gây ra bởi tình trạng mất cảm quan về Thiên Chúa và sự thiếu vắng những nguyên tắc luân lý này là những nguyên tắc cần phải hướng dẫn đời sống của hết mọi người. Trong việc thiếu hụt những điểm qui chiếu về luân lý ấy, một lòng tham buông thả mong muốn chiếm đạt giầu sang và quyền lực nhẩy vào chiếm chỗ, làm lu mờ đi bất cứ một nhãn quan của Phúc Âm nào về thực tại xã hội” (khoản 56).

 

Cả ở Mễ Tây Cơ cũng thế, nhiều người đang sống trong tình trạng nghèo khổ. Tuy nhiên, niềm tin nơi Thiên Chúa và cảm quan đạo giáo của nhiều tín hữu lại đi liền với sự phong phú về nhân loại, về việc đãi ngộ, về tình huynh đệ và về mối đoàn kết.

 

Những thứ giá trị này đang bị đe dọa bởi việc di dân ra hải ngoại, nơi mà nhiều người làm việc trong những điều kiện bấp bênh, trong một tình trạng dễ bị vi phạm, và do đó gặp khó khăn trước sự lôi cuốn của một thứ văn hóa khác với căn tính về xã hội và đạo giáo của riêng họ.

 

Bất cứ ở đâu thành phần di dân được nồng hậu tiếp đón của một Cộng Đồng Giáo Hội trong việc giúp họ ổn định vào thực tại mới thì hiện tượng này, một cách nào đó, là những gì tích cực và phấn khích việc truyền bá phúc âm hóa cho các nền văn hóa khác.

 

Khi sâu xa xem xét vấn đề di dân, Thượng Nghị Đặc Biệt Giám Mục Mỹ Châu đã góp phần vào việc khám phá ra rằng, bên trên các yếu tố về xã hội và tài chính, có một mối hiệp nhất đáng quí xuất phát từ một đức tin chung và nuôi dưỡng mối hiệp thông cùng đoàn kết huynh đệ. Nó là hoa trái của việc Chúa Giêsu Kitô hiện diện và việc gặp gỡ Người qua các hình thức khác nhau đã và đang có nơi lịch sử của Mỹ Châu.

 

Bởi thế, vấn đề di chuyển của nhân loại là một ưu tiên về mục vụ liên quan tới việc hợp tác với các Giáo Hội ở Bắc Mỹ Châu.

 

Nhiều người đã được rửa tội, bị ảnh hưởng bởi muôn vàn khuynh hướng về tâm tưởng và tác hành, đã trở thành dửng dưng đối với các giá trị của Phúc Âm. Hơn thế nữa, thậm chí họ còn hùa theo việc tác hành có tính cách phản lại quan điểm của Kitô Giáo về sự sống, khiến cho vấn đề làm phần tử của một Cộng Đồng Giáo Hội trở nên khó khăn.

 

Mặc dù họ cho mình là Công Giáo, họ thực sự sống xa đức tin; họ bỏ đi những việc thực hành sống đạo và từ từ mất đi căn tính là tín hữu của mình, với những hậu quả về luân lý và thiêng liêng khác biệt.

 

 

Với Các Vị Giám Mục Đợt Thứ Ba: về Thừa Tác Mục Vụ Xã Hội

 

Trung Phần Nước Mễ Tậy Cơ là miền cư ngụ của các thành phần thổ dân. Chính ở nơi đây mà hoạt động truyền giáo của Giáo Hội đã bắt đầu và lan ra các vùng khác.

 

Đời sống thành thị được đánh dấu rõ ràng với việc chung sống thuộc nhiều thứ văn hóa và tập tục của các dân cư ở đấy. Các trung tâm quan trọng về tài chính, đại học và văn hóa đều ở các đại thủ phủ này cùng với các tổ chức về chính trị và pháp luật có ảnh hưởng tới toàn quốc.

 

Đồng thời cuộc sống ở đấy là một cuộc sống phức tạp vì các thành phần xã hội khác nhau cần phải được việc chăm sóc mục vụ của giáo phận chú trọng tới một cách vô tư, khi đặt ưu tiên cho những người sống trong những trường hợp bần cùng, lẻ loi cô quạnh hay ở ngoài lề xã hội.

 

Tất cả những nhóm xã hội này làm nên những tính chất của đô thị. Những tính chất này là một thách đố liên tục đối với thừa tác mục vụ, một thừa tác mục vụ cần phải thực hiện những dự án bao gồm nhiều anh chị em của chư huynh hơn nữa, thành phần di dân từ miền quê lên tỉnh thành để tìm kiếm một đời sống xứng đáng hơn.

 

Thực tại với những vấn đề khẩn trương này cần đến tính cách nhậy cảm của vị Mục Tử của nó. Như Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhắc nhở chúng ta: “Chúng ta cần phải ý thức về và hiểu được những khát vọng, những mong mỏi và những tính chất thường thảm thiết của thế giới chúng ta đang sống” (Vui Mừng và Hy Vọng, 4).

 

Theo chiều hướng ấy, vị Giám Mục cần phải nuôi dưỡng và củng cố mối hiệp thông deđ3 thành phần tín hữu cảm thấy một cách chính thực được kêu gọi sống một đời sống cộng đồng và làm cho Giáo Hội trở thành “một ngôi nhà và một học đường hiệp thông” (Novo Millennio Ineunte, n. 43). Nhờ đó, Giáo Hội mới có thể đáp ứng những đợi trông của thế giới, khi chứng tỏ cho thấy cái cảm nghiệm của moôi hiệp nhất Kitô Giáo…

 

Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi dân của Ngài; thật vậy, Ngài mời gọi họ hoán cải để Vương Quốc của Ngài được trở thành một thực tại. Vương Quốc của Thiên Chúa không chỉ có nghĩa là Thiên Chúa hiện hữu, không có nghĩa là Ngài đang sống động, mà còn ở chỗ Ngài đang hiện diện và đang chủ động trên thế giới này. Ngài là một thực tại sâu xa nhất và hệ trọng nhất nơi mọi tác động của đời sống con người, nơi mọi giây phút của lịch sử.

 

Việc phác họa và áp dụng các chương trình mục vụ do đó cần phải phản ảnh lòng tin tưởng vào sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa trên thế giới này. Điều này sẽ giúp thành phần Công Giáo giáo dân đương đầu với trào lưu tục hóa gia tăng và đảm nhận trách nhiệm nơi các vấn đề trần thế, theo chiều hướng giáo huấn về xã hội của Giáo Hội.

 

Với Các Vị Giám Mục Đợt Thứ Bốn: về Thừa Tác Vụ Hiệp Thông

 

Bởi thế, khía cạnh thiết yếu của thừa tác vụ chúng ta đó là mối hiệp nhất bản thân của chúng ta voơi Chúa Kitô. Người dạy chúng ta rằng việc sống viên trọn không đồng nghĩa với thành công (x Mt 16:25), mà là yêu thương hiến thân mình cho người khác. Ngoài ra, những ai hoạt động cho Chúa Kitô đều biết rằng “kẻ thì gieo vãi; người thì gặt hái” (Jn 4:37).

 

Vai trò giảng dạy của các vị Giám Mục là ở tại việc truyền đạt Phúc Âm của Chúa Kitô với những giá trị về đạo nghĩa và luân lý của Phúc Âm, trong khi vẫn lưu ý tới những thực tại và những khát vọng khác nhau hiện lên trong xã hội hiện đại là tình trạng cần phải quen thuộc lắm với các vị Giám Mục.

 

“Cần phải thực hiện những nỗ lực đặc biệt trong việc giải thích xứng hợp những lý do chủ trương của Giáo Hội, nhấn mạnh rằng nó không phải là vấn đề áp đặt lên thành phần không phải tín hữu một nhãn quan về đức tin, mà là giải thích và bênh vực các thứ giá trị được baăt nguồn từ chính bản tính của hết mọi người” (Novo Millennio Ineunte, n. 51).

 

Ngoài ra, việc chăm sóc mục vụ cho giới trẻ cũng là một công việc rất quan trọng ngày nay. Với những vấn nạn của họ cùng với những âu lo của họ, cả niềm vui sống đức tin của họ, họ tiếp tục là động cơ thúc đẩy chúng ta trong việc thi hành thừa tác vụ của chúng ta.

 

Chư Huynh thân mến, một lần nữa tôi kêu gọi chư huynh hãy cùng nhau tiến bước và hành động trong tinh thần hiệp thông  một tinh thần có tột đỉnh và nguồn mạch vô tận của mình là Thánh Thể.

 

Chư huynh hãy trở thành những tay quán quân và là mô phạm của mối hiệp thông. Như Giáo Hội là một, hàng Giáo Phẩm cũng chỉ là một, vì Giáo Hoàng, như Công Đồng Chung Vaticanô II nói, là ”nguồn mạch và là nền tảng vĩnh viễn và hữu hình của mối hiệp nhất của cả các Vị Giám Mục và của toàn thể cộng đồng tín hữu” (Lumen Gentium, n. 23).

 

Hiệp thông có một tầm vóc rất quan trọng vì các hoạt động tông đồ đang gia tăng vượt biên giới các giáo phận và đòi phải thực hiện việc hợp tác hơn nữa, có những dự án và việc điều hợp chung ở một Xứ Sở lớn như Mễ Tây Cơ. Việc di chuyển của dân chúng và việc lan tràn các trung tâm thành thị lớn đang trên đà phát triển và là những gì đòi hỏi một cuộc truyền bá phúc âm hóa có phương pháp và nới rộng (cf. Ecclesia in America, n. 21).

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

TOP

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Giám Mục Balan về Gương Làm Giám Mục của Đức Cố Gioan Phaolô II và lời vị đại diện mời Ngài viếng thăm Balan

 

Trong năm 2005, ĐTC Biển Đức XVI đã gặp gỡ hai đợt các Vị Giám Mục Balan nhân dịp các vị viếng thăm Tòa Thánh Ngũ Niên, đợt nhất và ngày 26/11 và đợt hai vào ngày 3/12.

 

Với các vị Giám Mục Balan đợt 1, ngài nhấn mạnh đến vấn đề giáo dục Kitô giáo theo chiều hướng của Tông Huấn Giáo Hội Tại Âu Châu, như Đức Gioan Phaolô II kêu gọi châu lục này “hãy chú trọng hơn nữa vào việc huấn luyện đức tin cho giới trẻ”, với những ý chính tiêu biểu như sau:

 

“Việc giáo dục đức tin trước hết ở tại việc phát triển những gì tốt lành nơi con người…. Trong các hoạt động về giáo dục của Giáo Hội, cũng thật là thích đáng …. Trong việc giúp cho trẻ em và giới trẻ làm quen với việc cầu nguyện…. Trong số các hình thức nguyện cầu, phải đặc biệt chú trọng tới phụng vụ. Ở Balan, giới trẻ tham dự một cách chủ động và đông đảo Lễ Chúa Nhật”.

 

Về vấn đề giới trẻ Balan tham gia các hoạt động tông đồ giáo dân, Đức Thánh Cha đặc biệt đề cập tới phong trào “Ánh Sáng và Sự Sống”: “Linh đạo của phong trào này chú trọng tới việc gặp gỡ Thiên Chúa trong Thánh Kinh và trong Thánh Thể”.

 

Với các vị Giám Mục Balan đợt 2, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến vấn đề tân truyền bá phúc âm hóa theo chiều hướng của cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở bài ngài giảng trong lần về thăm quê hương đầu tiên của ngài (cf. Homily, Nowa Huta, No. 3, June 9, 1979; L'Osservatore Romano, English edition [ORE], July 16, p. 11):

 

“Từ Cây Thập Giá ở Nowa Huta xuất phát cuộc tân truyền bá phúc âm hóa, một cuộc truyền bá phúc âm hóa của thiên kỷ thứ hai. Giáo Hội này là chứng nhân và là khẳng định cho việc này. Nó xuất phát từ một đức tin sống động ý thức và Giáo Hội cần phải tiếp tục phục vụ đức tin. Việc truyền bá phúc âm hóa cho tân thiên niên kỷ cần phải qui chiếu về giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticanô II. Như Công Đồng dạy, nó cần phải là việc chung của các vị giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, của thành phần cha mẹ và giới trẻ”.

 

Thế rồi, vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhận định về chiều hướng tân truyền bá phúc âm hóa của vị tiền nhiệm của mình như sau:

 

“Vào lúc ấy, đây là một trong những Lên Tiếng Kêu Gọi đầu tiên, nếu không muốn nói là tiên khởi, của vị đại tiền nhiệm của tôi về đề tài tân truyền bá phúc âm hóa. Ngài nói về đệ nhị thiên kỷ, nhưng chắc chắn là ngài bấy giờ đang nghĩ tới đệ tam thiên kỷ.

 

“Dưới sự hướng dẫn của ngài, chúng ta đã tiến vào tân thiên kỷ Kitô Giáo, càng ý thức hơn về cái hợp thời của lời ngài kêu gọi thực hiện việc tân truyền bá phúc âm hóa. Với những lời ngắn ngủi này ngài đã nêu lên mục đích cần phải nhắm tới, đó là phục hồi một đức tin “sống động, ý thức và hữu trách”. Sau đó ngài nói rằng đó là công việc chung của các vị giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân.

 

“Hôm nay tôi muốn chia sẻ về đề tài này với an hem, hỡi chư huynh thân mến. Chúng ta biết rõ là nhân vật chính có trách nhiệm với công việc tân truyền bá phúc âm hóa là giám mục, thành phần gánh vác ‘tria munera’ là ngôn sứ, tư tế và mục vụ.

 

“Trong cuốn sách của mình, ‘Hãy Đứng Lên, Nào Chúng Ta Lên Đường!’ và đặc biệt là ở các chương ‘Vị Mục Tử’, ‘Ta Biết Chiên Ta’ và “Việc Ban Phát Các Bí Tích’, Đức Gioan Phaolô II đã phác họa cuộc hành trình của thừa tác vụ giáo phẩm theo kinh nghiệm của ngài, nhờ đó, thừa tác vụ này có thể mang lại hoa trái.

 

“Chúng ta không cần đề cập đến ở đây diễn tiến của những gì ngài chia sẻ. Tất cả chúng ta đều cần tới cái gia sản ngài đã để lại cho chúng ta và có thể rút tỉa dồi dào từ chứng từ của ngài. Chớ gì ngài là mô phạm cho chúng ta và chớ gì cảm quan của ngài về trách nhiệm đối với Giáo Hội cũng như đối với tín hữu được trao phó cho việc chăm sóc của giám mục trở thành niềm phấn khích cho chúng ta.

 

“Theo sự hướng dẫn của ngài, chúng ta đã tiến vào ngàn năm mới Kitô giáo, với ý thức về tính cách hiệu năng liên lỉ của lời ngài kêu gọi hãy thực hiện việc tân truyền bá phúc âm hóa”.

 

Căn cứ vào kinh nghiệm của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II người Balan này, những kinh nghiệm được ngài chia sẻ trong cuốn “Đứng lên, nào chúng ta đi” ấy, tác phẩm được xuất bản nhân dịp mừng 40 năm làm giám mục của ngài, vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nhắn nhủ các vị Giám Mục Balan về nhiệm vụ và tinh thần của các vị đối với hàng linh mục của mình, nhất là việc huấn luyện cho thành phần chủng sinh, đối với thành phần tu sĩ nam nữ và đối với giáo dân.

 

Nói về thái độ của vị giám mục với hàng giáo sĩ của mình, Giáo Hoàng Biển Đức đã trích lại lời của Đức Gioan Phaolô II đã viết trong tác phẩm trên như sau:

 

“Bằng lối sống của mình, vị giám mục cho thấy rằng Chúa Kitô ‘là Mô Phạm’ vẫn sống và hằng nói với chúng ta hôm nay đây. Người ta có thể nói rằng một giáo phận phản ảnh lối sống của vị giám mục của mình.

 

“Các nhân đức của ngài – trong sạch, tinh thần nghèo khó và cầu nguyện, lòng chân thành, cảm thức lương tâm – có thể nói được ghi khắc trong tâm hồn của các linh mục thuộc về ngài. Về phần mình, họ sẽ chuyển đạt những giá trị ấy cho thành phần tín hữu họ chăm sóc, và nhờ đó giới trẻ sẽ được dẫn dắt đến chỗ đáp ứng quảng đại lời kêu gọi của Chúa Kitô” ("Rise, Let Us Be on Our Way!", Paulines Publications Africa, 2004, p. 129).

 

Nói về thái độ của vị giám mục với đời sống tu trì nam nữ trong giáo phận của mình, Giáo Hoàng Biển Đức cũng đã trích lại lời của Đức Gioan Phaolô II viết trong tác phẩm trên như sau:

 

“Các dòng tu không bao giờ khiến tôi phải lo lắng, và việc tôi liên hệ với tất cả các dòng tu này đều rất tốt đẹp. Họ gíup tôi rất nhiều trong sứ vụ làm giám mục. Tôi cũng nghĩ tới cả các nguồn lực thiêng liêng bị lớn lao ở các dòng tu chiêm niệm nữa” (ibid., p. 120).


Nói về thái độ của vị giám mục với thành phần giáo dân trong giáo phận của mình, Giáo Hoàng Biển Đức cũng đã trích lại lời của Đức Gioan Phaolô II viết trong tác phẩm trên như sau:

“Những lời của vị đại tiền nhiệm của tôi dẫn chúng ta tới chỗ suy nghĩ về vai trò của thành phần giáo dân nơi công cuộc truyền bá phúc âm hóa: ‘Giáo dân có thể hoàn thành ơn gọi thích hợp của mình nơi trần thế và nên thánh chẳng những bằng việc chủ động tham gia giúp đỡ thành phần nghèo nàn và thiếu thốn, mà còn bằng việc làm cho xã hội thấm nhuần tinh thần Kitô Giáo khi họ thi hành các nhiệm vụ chuyên môn của họ và cống hiến một gương mẫu của đời sống gia đình Kitô Giáo’ ("Rise, Let Us," p. 115).

 

“Vào những thời điểm khi mà Đức Gioan Phaolô II viết: ‘Văn hóa Âu Châu hiện lên như một thứ ‘âm thầm bỏ đạo’ nơi một thành phần dân chúng chủ trương có tất cả những gì họ cần và họ sống như thể không có Thiên Chúa’ ("Ecclesia in Europa," No. 9), Giáo Hội không bao giờ thôi loan báo cho thế giới biết rằng Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của mình. Nơi công việc này, vai trò của giáo dân là những gì bất khả hoán vị. Chứng từ đức tin của họ đặc biệt trở thành sống động và hiệu nghiệm vì nó xuất phát từ thực tại thường nhật và ở những lãnh vực linh mục khó lòng mà tới được”.

 

Sauk hi nghe huấn từ của Đức Thánh Cha, ĐTGM Stanislaw Dziwisz, TGM Krakow, vị bí thư riêng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II 40 năm trời, đã đại diện chư vị giám mục Balan đợt 2 thân thưa cùng ngài để chẳng những ngỏ lời cám ơn ngài mà còn chính thức lên tiếng mời ngài viếng thăm Balan như sau:

 

“Có một lý do chúng con xin bày tỏ niềm tri ân cảm tạ của chúng con, đó là việc Đức Thánh Cha gắn bó với con người và công cuộc của Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II.

 

“Trước hết, chúng con xin cám ơn Đức Thánh Cha về việc hợp tác khôn ngoan, thông thạo và trung thành suốt giáo triều phong phú và quan trọng này. Chúng con chỉ có thể nghĩ được về việc tham vấn khôn ngoan quí hóa biết bao của Đức Thánh Cha đối với Đức Gioan Phaolô II, cả nơi những vấn đề về thần học khó khăn nhất lẫn những vấn đề liên quan tới sinh hoạt hằng ngày của Giáo Hội Hoàn Vũ.

 

“Chúng con xin cám ơn về việc Đức Thánh Cha dấn thân hỗ trợ vị tiền nhiệm thân yêu của Đức Thánh Cha trong những ngày cuối đời của ngài và về chứng từ của Đức Thánh Cha với tư cách là chủ tịch Hồng Y Đoàn trong lễ an táng.

 

“Chúng con cũng không quên việc Đức Thánh Cha liên tục nhắc lại giáo huấn và gương lành của Đức Gioan Phaolô II nơi các bài nói và hoạt động mục vụ của Đức Thánh Cha.

 

“Và chúng con lại không thể nào không cám ơn Đức Thánh Cha về việc Đức Thánh Cha quyết định giảm bớt thời gian khai mở việc điều tra phong chân phước cho vị Giáo Hoàng thân yêu của chúng ta? Xin cám ơn Đức Thánh Cha!

 

“(Nhân dân Balan) đang nao nức tiếp đón Đức Thánh Cha. Tất cả chúng con đang chờ đợi cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha ở xứ sở của chúng con cũng như ở một Giáo Hội mến yêu Đức Thánh Cha và liên lỉ nguyện cầu hỗ trợ Đức Thánh Cha. Xin Đức Thánh Cha hãy tin tưởng vào những niềm cảm mến này.

 

“Như Đức Thánh Cha biết, Đức Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta không bao giờ tìm cách thắt buộc người ta với con người riêng tư của ngài, mà là với Vị Thừa Kế Thánh Phêrô. Dân nhân của chúng con dứt khoát hiểu được quan niệm này; họ không thôi mến yêu Đức Cố Giáo Hoàng mà cũng mến yêu vị thừa kế ngài như thế nữa.

 

“Con cũng cảm thấy cần phải thưa cùng Đức Thánh Cha rằng nhất là giới trẻ là thành phần đã yêu cầu chúng con hãy tâu cùng Đức Thánh Cha rằng họ mong được gặp gỡ Đức Thánh Cha trong cuộc Đức Thánh Cha viếng thăm Balan. Thật hân hạnh cho con nếu cuộc gặp gỡ này xẩy ra ở Krakow”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp theo mạng điện toán toàn cầu Zenit và

 
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

 

ĐTC Biển Đức XVI với Các Vị Giám Mục Áo dịp Ngũ Niên Thăm Tòa Thánh ngày 5/11/2005 về tiến trình Tục Hóa ở Âu Châu và Nhu Cầu cần phải giảng dạy Giáo Lý

 

Theo chiều hướng của những cảm nghiệm này (xin biệt chú: “những cảm nghiệm này” ở đây ĐTC cố ý nói tới hai biến cố được ngài nhắc tới trước đó là Ngày Giới Trẻ Thế Giới 20 ở Cologne Đức Quốc tháng 8 vừa rồi, và Năm Thánh Thể vừa bế mạc bằng Thượng Nghị Giám Mục), giờ đây cần phải bình tĩnh và tin tưởng phân tích tình hình của các Giáo Phận Áo Quốc, hầu nhận định được những điểm chính cần chúng ta đặc biệt quan tâm vì phần rỗi và thiện ích của đàn chiên… Trong niềm tin tưởng vào sự hiện diện của Chúa, chúng ta hãy can đảm nhìn thẳng vào thực tại mà không để cho tính cách lạc quan vốn thu hút chúng ta trở thành một chướng ngại vật trong việc điểm đích danh của các sự vật một cách hoàn toàn khách quan và không thêm bớt. 

 

Ngày nay đang xẩy ra những biến cố trầm trọng như tiến trình tục hóa, một tiến trình liên tục chiếm được ưu thế ở Âu Châu vào lúc này đây, thậm chí đã chặn lối vào Áo Quốc Công Giáo. Việc đồng hóa với Giáo Hội đã bị suy yếu nơi nhiều tín hữu, và vì thế, thiếu mất xác tín đức tin và lòng tôn kính lề luật của Thiên Chúa. 

 

Chư Huynh trong hàng Giáo Phẩm thân mến, ngoài một ít nhận định này, tôi không cần phải gọi lại chi tiết ở đây nhiều lãnh vực quan trọng nơi đời sống xã hội nói chung cũng như nơi tình hình giáo hội nói riêng, vì tôi biết rằng chúng luôn là những mối quan tâm của chư huynh. Tôi thông cảm với nỗi lo âu của chư huynh về Giáo Hội ở Xứ Sở của chư huynh.

 

Vậy chúng ta có thể làm gì được đây? Thiên Chúa đã sửa soạn một phương dược chữa trị cho Giáo Hội trong thời đại của chúng ta; chư huynh có thể sử dụng nó để can đảm đương đầu với những thách đố chư huynh đụng độ trên bước đường của ngàn năm thứ ba Kitô giáo hay chăng? Ngoài ra, chắc chắn một điều là chúng ta cần thực hiện một việc tuyên xưng một cách rõ ràng, can đảm và nhiệt thành vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã sống trên thế gian này và nay đang sống trong Giáo Hội cũng như trong con người, theo yếu tính của mình, có tâm hồn hướng về Thiên Chúa có thể tìm thấy hạnh phúc. Thêm vào đó, chúng ta cần sử dụng nhiều phương sách truyền giáo nhỏ to để thực hiện việc làm “xoay chiều gió”.

 

Như chư huynh quá rõ, việc tuyên xưng đức tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của vị Giám Mục…. Thật sự là thành phần Giám Mục chúng ta cần phải hành động cách khôn ngoan. Tuy nhiên, sự khôn ngoan này không được ngăn cản chúng ta khỏi việc trình bày Lời Chúa một cách hoàn toàn trọn vẹn, ngay cả những điều con người ta ít muốn nghe, hay không ngừng chống đối và chê cười.

 

Chư huynh trong hàng Giáo Phẩm thân mến, chư huynh quá rõ là có những đề tài liên quan tới sự thật của đức tin, nhất là đến tín lý về luân lý, những vấn đề không được trình bày một cách đầy đủ thích đáng nơi việc dạy giáo lý cũng như trong việc rao giảng ở các Giáo Phận của chư huynh, có những lúc, chẳng hạn, nơi thừa tác vụ giới trẻ tại các giáo xứ hay các hiệp hội, và là những vấn đề không bị đối đầu một tí nào cả, hay không được giải quyết một cách minh tường theo ý muốn của Giáo Hội.

 

Tôi cảm tạ ơn Chúa vì điều này không xẩy ra ở mọi nơi. Tuy nhiên, có lẽ những ai có trách nhiệm giảng giải sợ rằng đây đó người ta có thể bỏ đạo nếu họ lên tiếng quá rõ ràng.

 

Tuy nhiên, kinh nghiệm thường cho thấy điều này hoàn toàn xẩy ra ngược lại. Xin đừng bị ảo tưởng. Một thứ giáo huấn Công Giáo lại tự mâu thuẫn thì không thể nào sinh hoa kết trái về lâu về dài. Việc loan báo Vương Quốc của Thiên Chúa dđ liền với nhu cầu cần phải hoán cải và yêu thương là những gì phấn khích, là những gì nhận biết được đường đi nước bước, là những gì dạy cho hiểu rằng với ơn Chúa thì cho dù ngay cả những cái xem ra bất khả cũng trở thành khả dĩ. Xin chỉ nghĩ cách làm sao để dần dần cải tiến, đào sâu và có thể nói hoàn tất việc giảng dạy đạo nghĩa, giáo lý ở các trình độ khác nhau và việc giảng dạy.

 

Xin chư huynh hãy nhiệt liệt sử dụng Cuốn Tổng Hợp Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo. Xin hãy bảo đảm rằng các vị linh mục cùng giáo lý viên sử dụng những dụng cụ này, rằng những thứ này được giải thích ở tại các giáo xứ, hoôi đoàn và phong trào, và sử dụng trong các gia đình như một việc đọc sách quan trọng.

 

Trong tình trạng bất định của thời điểm lịch sử này và của xã hội chúng ta đây, xin hãy cống hiến cho dân chúng niềm xác tín về một đức tin trọn vẹn của Giáo Hội. Tính cách trong sáng và đẹp đẽ của đức tin Công Giáo là ở chỗ chúng chiếu sáng cuộc sống của con người cho dù vào ngày hôm nay đi nữa! Điều này đặc biệt đúng nếu nó được trình bày bằng những chứng từ hăng say và sống động.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp theo mạng điện toán Zenit và
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

 

ĐTC BĐXVI với Hội Đồng Giám Mục Zimbabwe về việc “Làm Chứng Cho Niềm Hy Vọng của Phúc Âm”

 

Sau đây là nguyên văn huấn từ của ĐTC BĐXVI ngỏ cùng hội đồng giám mục Zimbabwe ngày Thứ Bảy 2/7/2005 nhân dịp các vị viếng thăm Tòa Thánh ngũ niên.

 

Quí Huynh Giám Mục,

 

“Xin chúc quí huynh ân sủng và bình an của Thiên Chúa là Cha chúng ta và của Chúa Giêsu Kitô” (Eph 1:2).

 

Tôi hân hoan chào đón quí huynh, những vị Giám Mục Zimbabwe, nhân dịp viếng thăm ngũ niên “as Limina Apostolorum” của quí huynh. Chớ gì cuộc hành hương viếng thăm Mộ Thánh Phêrô và Phaolô, cùng với cuộc gặp gỡ vị Thừa Kế Thánh Phêrô này, đối với tất cả quí huynh trở thành một niềm phấn khích cho mối hiệp nhất hơn nữa trong việc phục vụ Phúc Âm cũng như việc phục vụ Vương Quốc của Chúa Kitô. Chớ gì những ngày này cũng cống hiến cho quí huynh một cơ hội quí báu để quí huynh khỏi vướng bận các mối quan tâm mục vụ căng thẳng để có giờ ở với Chúa (x Mk 6:31) trong nguyện cầu và ý thức thiêng liêng, nhờ đó, quí huynh có thể tiếp tục thừa tác vụ của mình bằng một lòng nhiệt tình mới như là những kẻ loan truyền lời Chúa và như những mục tử của dân Người nơi bản xứ của quí huynh.

 

Các cuộc tuyển cử mới đầy ở Zimbebwe đã đặt nền móng cho những gì tôi tin rằng sẽ trở thành khởi điểm mới trong tiến trình hòa giải đất nước cũng như cho việc tái thiết về luân lý của xã hội. Tôi cảm nhận được việc đóng góp quan trọng vào tiến trình tuyển cử này được quí huynh cống hiến cho tín hữu Công giáo cũng như cho tất cả mọi người công dân đồng bào của quí huynh qua Bản Văn Mục Vụ Chung được ban hành năm vừa qua.

 

Qua việc phổ biến Bản Văn này cũng như Bức Thư Mục Vụ mới đây nhất “Tiếng Kêu của Người Nghèo”, chính quí huynh đã mang sự khôn ngoan của Phúc Âm cùng với gia sản phong phú nơi tín lý về xã hội của Giáo Hội để nâng đỡ suy tư và phán đoán cụ thể của tín hữu nơi cả cuộc sống thường nhật của họ lẫn nơi những nỗ lực của họ trong việc hoạt động như những phần tử chân chính của cộng đồng này. Trong việc thi hành thừa tác vụ giáo phẩm của quí huynh nơi vấn đề giảng dạy và quản trị, tôi xin quí huynh hãy tiếp tục tỏ thấy vai trò lãnh đạo sáng ngời và đoàn kết, được bắt nguồn từ niềm tin không lay chuyển vào Chúa Giêsu Kitô, và từ sự tuân phục “lời chân lý, Phúc Âm cứu độ” (Eph 1:13). Trong việc loan báo và giảng dạy của quí huynh, tín hữu phải làm sao có thể nghe được chính tiếng nói của Thiên Chúa, một tiếng nói có thẩm quyền về những gì đúng và thật, về hòa bình và công lý, về yêu thương và hòa giải, một tiếng nói có thể an ủi họ giữa cơn rắc rối của họ và tỏ cho họ thấy được con đường tiến lên trong hy vọng.

 

Giữa những khó khăn của giây phút hiện tại này đây, Giáo Hội ở Zimbabwe có thể hoan hưởng sự hiện diện của rất nhiều cộng đồng sôi động đức tin, một con số khả quan về ơn gọi linh mục và tu sĩ, cùng với sự hiện diện của thành phần giáo dân dấn thân thực hiện những việc làm tông đồ khác nhau. Những tặng ân này của ân sủng Chúa cũng là niềm an ủi và là một thách đố cho việc dạy giáo lý sâu xa và trọn vẹn hơn là việc nhắm đến vấn đề huấn luyện tín hữu sống trọn vẹn ơn gọi Kitô giáo của mình. “Trong tất cả mọi lãnh vực của đời sống Giáo Hội, việc đào luyện có một tầm vóc quan trọng chính yếu” đối với tương lai của Giáo Hội ở Phi Châu (“Giáo Hội Tại Phi Châu”, 75). Đó là lý do, tôi xin quí huynh hãy cùng nhau làm việc để bảo đảm việc sửa soạn về giáo lý một cách tổng quát cho tất cả mọi tín hữu, và hãy thực hiện những gì có thể cần thiết hầu cung cấp cho một thứ giáo dục có phương pháp hơn.  

 

Các linh mục tương lai, về phần họ, cần phải được giúp đỡ để trình bày đầy đủ đức tin Công giáo để làm sao thực sự giải quyết và đáp ứng các thứ khốn khó, những vấn nạn và những vấn đề. Các chủng viện quốc gia cần phải được cụ thể nâng đỡ ở công việc khó khăn của họ trong vấn đề cung cấp cho thành phần chủng sinh việc huấn luyện đầy đủ về nhân bản, tinh thần, tín lý và mục vụ, trong khi đó thành phần giáo sĩ trẻ sẽ được lợi ích rất nhiều, trong những năm đầu tiên của thừa tác vụ linh mục của họ, nơi chương trình hoàn trọn về tu đức, mục vụ và nhân bản do các vị linh mục kinh nghiệm và gương mẫu hướng dẫn. Việc quí huynh quan tâm đến vấn đề dạy giáo lý lành mạnh cũng như vấn đề giáo dục đạo trọn vẹn cũng cần phải được bao gồm cả hệ thống học đường Công giáo, các học đường mang căn tính cần phải được củng cố, vì lợi ích chẳng những cho học sinh của mình mà còn cho toàn thể cộng đồng Công giáo nơi xứ sở của quí huynh nữa.

 

Quí Huynh Giám Mục thân mến, hiệp nhất với Vị Thừa Kế Thánh Phêrô đây cũng như với Giám Mục Đoàn, quí huynh được sai đi như là những chứng nhân hy vọng được Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô chủ trương (x “Pastores Gregis”, 5). Khi quí huynh trở về đất mẹ của mình, được củng cố niềm tin và mối hiệp thông giáo hội, tôi xin quí huynh hãy quảng đại hợp tác để phục vụ Phúc Âm, nhờ đó ánh sáng lời Chúa sẽ chiếu sáng hơn bao giờ hết nơi tâm trí của người Công giáo Zimbabwe, tác động nơi họ một tình yêu sâu xa hơn đối với Chúa Kitô và một quyết tâm mạnh mẽ hơn trong việc loan truyền Vương quốc thánh thiện, công chính và chân thật của Người.

 

Với lòng cảm mến sâu xa, tôi xin trao phó quí huynh và hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân thuộc các Giáo Phận của quí huynh cho lời chuyển cầu ưu ái của Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, và thân ái ban Phép Lành Tòa Thánh như bảo chứng niềm vui và an bình trong Chúa.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 3/7/2005

 

 

TOP

 

ĐTC BĐXVI với HĐGM Papua New Guinea và Solomon Islands về việc truyền bá phúc âm hóa và căn tính của linh mục

 

Hôm Thứ Bảy 25/6/2005, ĐTC đã gặp 27 vị giám mục của “hai quốc gia quần đảo” Papua New Guinea và Solomon, để kết thúc việc viếng thăm Tòa Thánh ngũ niên của các vị. ĐTC đã nhận định về tình hình truyền giáo ở đây và nhấn mạnh đến sứ vụ của linnh mục như sau:

 

Về vấn đề truyền giáo: “Chúa Giêsu Kitô tiếp tục kéo nhân dân của hai quốc gia quần đảo này đến niềm tin và đời sống sâu xa hơn trong Người…. ‘Cuộc Đại Hội’ quốc gia gần đây ở Papua New Guinea và ‘Cuộc Hội Luận’ ở Solomon Islands đã cho thấy công việc này. Từ hai biến cố ấy đã hiện lên những dấu chỉ hy vọng sáng lain, bao gồm cả việc tham dự hăng say của người trẻ vào sứ vụ Giáo Hội, lòng quảng đại trổi vượt của các thừa sai, và sự phát triển các ơn gọi địa phương. Đồng thời chư huynh cũng không ngần ngại nhìn nhận những khó khăn tiếp tục gây rắc rối cho các giáo phận của mình…. Tín hữu nhìn đến chư huynh như là những chứng nhân can trường của Chúa Kitô”.

 

Về căn tính linh mục: “Các linh mục là và phải là các cộng sự viện thân cận nhất của vị giám mục. Vấn đề quan trọng nhất của quí huynh đó là việc quí huynh lưu ý tới tình trạng phúc hạnh của họ. Mối liên hệ đặc biệt này được diễn tả hiệu nghiệm nhất qua việc chư huynh tận tình chăm sóc cho vấn đề nâng đỡ căn tính đặc thù nơi linh mục của chư huynh, khuyến khích họ thánh hóa bản thân khi thi hành thừa tác vụ, và nuôi dưỡng tính cách sâu xa vững bền dấn thân mục vụ. Căn tính của linh mục không bao giờ được giống như bất cứ một danh hiệu trần thế nào hay bị lẫn lộn với vai trò dân sự hoặc chính trị. Trái lại, nên giống Chúa Kitô là Đấng hủy Mình trong thân phận tôi đòi, linh mục sống một đời sống giản dị, thanh tịnh và khiêm tốn phục vụ là những gì đánh động kẻ khác như các gương lành. Việc sốt sắng cử hành Thánh Lễ là tâm điểm hằng ngày của thiên chức linh mục. Trong Năm Thánh Thể, tôi kêu gọi các linh mục là hãy trung thành với quyết tâm này”.

 

Ngoài ra, cũng theo tinh thần truyền bá phúc âm hóa, ĐTC cũng nhấn mạnh đến cả việc huấn luyện linh mục tu sĩ nữa: “Việc huấn luyện xứng hợp cho linh mục và tu sĩ hoàn toàn cần thiết cho thành đạt việc truyền bá phúc âm hóa. Việc chư huynh quan tâm tới vấn đề phát triển về nhân bản, tu đức và mục vụ của thành phần chủng sinh của chư huynh, cũng như của thành phần tu sĩ nam nữ được huấn luyện, sẽ sinh hoa kết trái nơi các giáo phận của chư huynh”. Tuy nhiên, ĐTC cũng lưu ý các vị giám mục hai xứ sở này là “hãy cẩn thận chọn lọc các tuyển sinh, hãy đích thân xem sóc những chủng viện và hãy cung cấp những chương trình huấn luyện tiếp tục rất cần thiết cho việc đào say căn tính của linh mục và tu sĩ cũng như thăng hoa việc hân hoan dấn thân sống đời độc thân”.

 

Ở Solomon Islands có khoảng 538 ngàn dân cư là Công giáo, chừng 45% là Anh giáo. Ở Papua New Guinea, một quốc gia có 5.5 triệu dân cư, Công giáo chiếm 22% dân số.

 

Bá Vũ Ly, theo Zenit ngày 26/6/2005 và VIS ngày 27/6/2005

 

 

TOP

 

ĐTC Biển Đức XVI với 20 vị Giám Mục  Madagascar về việc xây dựng một xã hội biết tôn trọng phẩm giá con người

Hôm Thứ Bảy 18/6/2005, ĐTC BĐXVI đã tiếp 20 vị giám mục ở Madagascar trong dịp các ngài hoàn thánh nhiệm vụ viếng thăm Tòa Thánh ngũ niên của mình. Ngài hy vọng rằng nhân dân thuộc quốc gia của các vị "sẽ sống trong hòa bình của Thiên Chúa và sẽ can đảm theo đuổi việc xây dựng một xã hội tôn trọng con người và phẩm giá của họ hơn".

ĐTC nói tiếp: "Trong Năm Thánh Thể này, tôi đặc biệt kêu gọi chư huynh hãy lập lại việc chư huynh gắn bó với Chúa Kitô là Đấng không ngừng ban mình cho chúng ta trong Bí Tích này. Qua đời sống gương mẫu của chư huynh cũng như qua việc giảng dạu của chư huynh, tích cực cộng tác với nhau, chư huynh hãy dẫn tín hữu đến việc sống thân tình với Chúa Kitô, khuyên giục họ sống đức bác ái quảng đại hơn đối với anh em của họ".

ĐTC cũng nhận định là giáo dân, khi trung thành với ơn gọi của mình, "hoạt động để thiết lập một xã hội chân chính hơn, chiến đấu với nạn nghèo khổ, bất an và tất cả mọi hình thức khai thác thành phần nghèo khố nhất, thể hiện mối quan tâm của Giáo Hội cho sự thiện hảo chân thực của con người".

Là thành phần giám mục, ĐTC huấn dụ là "chúng ta cần phải giúp thành phần tín hữu được trao phó cho chúng ta có được một đức tin sáng suốt được bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ thân tình với Chúa Kitô. Người phải là chuẩn mức của hết mọi sự, giúp cho chúng ta có thể nhận thức được sự thật ở chỗ nào, nhờ đó mới có thể đối diện với các vấn đề của ngày hôm nay một cách trung thành với giáo huấn của Người. Về vấn đề này thì việc hội nhập đức tin nơi văn hóa Malagasy vẫn còn là một mục tiêu quan trọng.  Việc đón nhận tính cách tân tiến không loại trừ mà còn đòi hỏi việc hội nhập đâm rễ sâu nữa. Bảo trì bản thân mình bằng một đức tin sáng suốt là những gì bất khả châm chước cho vấn đề tiến bộ chân thực trong việc tìm cầu mối hiệp nhất của thành phần môn đệ".

Ngài cũng không quên nhắc nhở đến việc chăm sóc các vị linh mục là thành phần cộng sự viên thân cận nhất của ngài: "Linh mục phải là con người có tính chất về trí thức, thiêng liêng và luân lý, những vị, "bằng đời sống của mình làm chứng cho thấy việc gắn bó vô vị lợi với con người của Chúa Kitô và của Giáo Hội Người". Ngài xin các vị giám mục "hãy đặt ưu tiên cho vấn đề trân trọng đào luyện nơi các chủng viện và tìm cách phát triển các phương tiện để liên lỉ huấn luyện cho các vị linh mục".

Tâm Phương, dịch theo Zenit ngày 20/6/2005

TOP

 

 

ĐTC BĐXVI với các Vị Giám Mục Phi Châu về việc chống Hội Chứng Liệt Kháng bằng Đức Thanh Tịnh

 

Hôm Thứ Sáu 10/6/2005, ĐTC BĐXVI đã tiếp các vị giám mục Phi Châu đến thăm Tòa Thánh ngũ niên của các ngài, những vị thuộc Nam Phi, Notswana, Swaziland, Namibia và Lesotho. Ngoài vấn đề ơn gọi linh mục, ngài đã nhận định về “cuộc tàn phá gây ra bởi hội chứng liệt kháng cùng các chứng bệnh liên hệ”.

 

Trong bài chia sẻ của mình bằng Anh ngữ, ĐTC nói rằng ngài thông cảm với các vị giám mục này “mối quan tâm sâu xa” về tình trạng ấy: “Tôi đặc biệt nguyện cầu cho những người góa bụa, mồ côi, những người mẹ trẻ và tất cả những ai có cuộc sống bị phân tán bởi nạn dịch rùng rợn này”.

 

Đồng thời ngài cũng khuyến khích các vị hãy cố gắng “chiến đấu với loại vi khuẩn này, loại vi khuẩn chẳng những sát hại mà còn trầm trọng đe dọa đến tình trạng ổn định về kinh tế và xã hội của châu lục này nữa”.

 

Ngài nhận định là “Giáo Hội Công Giáo bao giờ cũng đi tiên phong trong việc ngăn ngừa và chữa trị thứ bệnh ấy”. Giáo Hội Công giáo chiếm 25% các cơ quan chữa trị thành phần nạn nhân của hội chứng liệt kháng trên thế giới.

 

Giáo Hội Công giáo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vấn đề chăm sóc cho bệnh nhân bị hội chứng liệt kháng ở nam Phi Châu, cho dù ở đó người Công giáo chỉ là thiểu số: với 7% ở Nam Phi, 5.1% ở Botswana, 5.4% ở Swaziland, 20.1% ở Namibia và 41.3% ở Lesotho.

 

Về vấn đề ngăn ngừa hội chứng liệt kháng này, ĐTC bảo đảm với các vị giám mục rằng “giáo huấn truyền thống của Giáo Hội đã chứng tỏ cho thấy là đường lối duy nhất an toàn để ngăn ngừa việc lan truyền Hội Chứng Liệt Kháng hay Vi Khuẩn Liệt Kháng. Đó là lý do, cuộc tâm giao, nỗi hân hoan, niềm hạnh phúc và sự bình an do đời sống hôn nhân và lòng thủy chung Kitô giáo, cũng như việc bảo toàn bởi đức thanh tịnh, là những gì cần phải được tiếp tục trình bày cho tín hữu, nhất là cho thành phần giới trẻ”.

 

ĐTC cũng tỏ ra “hết sức lo ngại là cơ cấu của đời sống Phi Châu, nguồn mạch hy vọng và ổn định của nó, bị đe dọa bởi ly dị, phá thai, mại dâm, buôn người và một tâm thức ngừa thai, tất cả những gì góp phần vào tình trạng đổ vỡ nơi luân lý về tính dục”.

 

 

TOP

 

 

ĐTC Biển Đức XVI với các vị Giám Mục Sri Lanka về Thiên Tai Biển Động Sóng Thần Nam Á

 

Vào ngày Thứ Bảy 7/5/2005, ĐTC Biển Đức đã chia sẻ với các vị giám mục Sri Lanka nhân dịp các vị viếng thăm Tòa Thánh Ngũ Niên. Sau đây là nguyên văn bài chia sẻ của ngài.

 

Chư Huynh Giám Mục thân mến,

 

1.         Trong những ngày vẫn còn sớm sửa của giáo triều tôi đây, tôi hân hoan chào mừng chư huynh, những vị mục tử của Giáo Hội ở Sri Lanka, nhân dịp chư huynh viếng thăm Tòa Thánh ngũ niên, cuộc viếng thăm đầu tiên xẩy ra từ khi tôi được chọn làm giáo hoàng. Tôi xin cám ơn những lời lẽ ưu ái ngỏ cùng tôi từ Đức Giám Mục Joseph Vianney Fernando, vị chủ tịch hội đồng giám mục chư huynh, thay mặt cho chư huynh. Chư huynh đến từ một châu lục đầy những kho tàng văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống (x Tông Huấn Giáo Hội Tại Á Châu, 50), và chư huynh làm chứng cho niềm tin sâu xa của nhân dân chư huynh tỏ ra hết sức tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu chuộc duy nhất thế giới. Tôi cầu xin để chuyến viếng thăm của chư huynh nơi mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô làm tái sinh động việc chư huynh dấn thân phụng sự và xác tín tuyên xưng Chúa Kitô, nhờ đó dân của chư huynh có thể trưởng thành trong việc hiểu biết và mến yêu Người là Đấng đến cho tất cả mọi người “được sự sống và được sự sống viên mãn” (Jn 10:10).

 

2.         Cùng với vô số người khác trên khắp thế giới, tôi hết sức cảm thấy buồn khổ khi nhận thấy những hậu quả khốc liệt của cơn biển động sóng thần Tháng 12 vừa rồi, một cơn biển động sóng thần đã cướp đi mất một số lớn mạng sống con người ở nguyên Sri Lanka, và đã khiến cho hằng trăm ngàn người phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Xin hãy chấp nhận niềm cảm thương sâu xa của tôi cũng như của ngươờ Công giáo khắp nơi giành cho tất cả những ai đã phải chịu đựng những mất mát khủng khiếp ấy. Trước thành phần tang quyến và thành phần bị trở thành vô sản, chúng ta không thể nào không nhận ra dung nhan của Chúa Kitô, và thực sự chính Người là Đấng chúng ta phục vụ khi chúng ta bày tỏ lòng yêu thương và cảm thương của chúng ta đối với những ai đang cần đến chúng ta (x Mt 25:40).

 

Cộng đồng Kitô hữu có nhiệm vụ đặc biệt trong việc chăm sóc những trẻ em bị mất cha mẹ gây ra bởi cuộc thiên tai này. Vương quốc của Thiên Chúa thuộc về những phần tử mềm yếu thượng thặng này (x Mt 19:14), thế nhưng chúng lại thường bị quên lãng và khai thác một cách ô nhục như là những quân nhân, lao công hay nạn nhân vô tội ở cuộc buôn chuyển con người. Phải hết sức nỗ lực để kêu gọi các thẩm quyền dân sự và cộng đồng quốc tế trong việc chiến đấu với những thứ lạm dụng này cũng như trong việc cống hiến cho thành phần trẻ em non nớt ấy vấn đề bảo vệ về phương diện pháp lý mà các em  thực sự đáng được.

 

Ngay cả trong những lúc tối tăm nhất của đời sống chúng ta, chúng ta biết rằng Thiên Chúa không bao giờ vắng bóng cả. Thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta rằng “Thiên Chúa làm hết mọi sự cho lợi ích của những ai mến yêu Ngài” (Rm 8:28), và điều này đã được thể hiện nơi lòng quảng đại đáp ứng về nhân đạo chưa từng thấy đối với thiên tại biển động sóng thần này. Tôi xin có lời khen ngợi tất cả chư huynh về đường lối đặc biệt Giáo Hội ở Sri Lanka sử dụng để cố gắng đáp ứng các nhu cầu về vật chất, luân lý, tâm lý và thiêng liêng của thành phần nạn nhân. Chúng ta có thể nhận ra những dấu hiệu hơn nữa về sự thiện hảo của Thiên Chúa nơi tình đoàn kết và hợp tác của rất nhiều tổ chức khác nhau trong xã hội để thực hiện những nỗ lực xoa dịu. Thật là cảm kích khi thấy những phần tử thuộc các nhóm tôn giáo và sắc dân khác nhau ở Sri Lanka cũng như khắp cộng đồng thế giới cùng nhau bày tỏ tình gắn bó với thành phần chịu khổ đau, và tái nhận thức được những liên hệ huynh đệ vốn liên kết họ lại với nhau. Tôi tin tưởng rằng chư huynh sẽ tìm được những cách thức xây dựng hơn nữa theo những hoa trái gặt được từ việc hợp tác này, nhất là bảo đảm rằng việc viện trợ được cống hiến một cách tự nguyện cho tất cả mọi người đang cần thiết đến nó.

 

3.         Giáo Hội ở Sri Lanka là một giáo hội trẻ, với con số 1/3 dân số ở xứ sở của chư huynh dưới 15 tuổi, và sự kiện này mang lại nhiều hy vọng cho tương lai. Việc giáo dục tôn giáo nơi các học đường, bởi thế, phải được lấy làm tối ưu tiên. Bất cứ những gì khó khăn chư huynh có gặp phải trong lãnh vực này, chư huynh cũng đừng đình trệ việc thi hành trách nhiệm của chư huynh. Cũng thế, các chủng viện đòi các vị giám mục phải đặc biệt chú tâm (Bản Hướng Dẫn Thức Tác Mục Vụ của Giám Mục, 84-91), và tôi xin chư huynh hãy luôn tỉnh táo trong việc gìn giữ việc huấn luyện chủng sinh của mình về tu đức và thần học lành mạnh. Họ cần được phấn khích trong việc thực hành vai trò tông đồ sau này của họ để làm sao có thể thu phục kẻ khác theo Chúa Kitô – Họ càng thánh đức, càng vui tươi và càng hăng say trong việc thi hành thừa tác vụ linh mục của mình, họ càng sinh hoa kết trái (Thư Đức GPII gửi Linh Mục Thứ Năm Tuần Thánh 2005, 7). Thật là hân hoan khi biết rằng xứ sở của chư huynh đang được chúc phúc bởi có nhiêà ơn gọi làm linh mục, và tôi cầu xin rằng nhiều giới trẻ hơn nữa sẽ nhận ra và đáp ứng ơn Chúa gọi trong việc hoàn toàn hiến mình cho Vương Quốc của Thiên Chúa.

 

4.         Để kết thúc những lời tôi ngỏ cùng chư huynh hôm nay, tôi xin gợi lên trước mắt chư huynh hình ảnh của những người môn đệ trên đường đi Emmau, hình ảnh vừa được vị tiền nhiệm thân yêu của tôi khơi lại để hướng dẫn chúng ta trong Năm Thánh Thể này. Chính Chúa Kitô đã đồng hành với các vị trong cuộc hành trình của các vị. Người đã mở mắt của các vị ra trước chân lý được chất chứa trong các Sách Thánh Kinh, Người đã thắp lại niềm hy vọng của các vị và tỏ mình ra cho các vị qua việc bẻ bánh (x Tông Thư Xin Chúa Ở Với Chúng Con, 1). Người cũng đồng hành với chư huynh khi chư huynh dẫn dắt dân của chư huynh tiến bước trên con đường sống vai trò làm môn đệ của Người. Xin chư huynh hãy lập lại niềm tin tưởng của mình nơi Người! Chư huynh hãy mở lòng mình ra cho Người! Hiệp với toàn thể Giáo Hội trên khắp thế giới, chư huynh hãy nài xin Người rằng: “Xin Chúa ở với chúng con”.

 

Trao phó chư huynh, cùng với hàng linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân của chư huynh cho lời chuyển cầu của Mẹ Maria, người nữ Thánh Thể, tôi ưu ái ban phép lành tòa thánh cho mọi người như bảo chứng của ân sủng và sức mạnh nơi Con của Mẹ là Đức Giêsu Kitô, Chúa và Đấng Cứu Thế của chúng ta.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 8/5/2005

 

Top

 

 

ĐTC GPII: sứ điệp gửi các vị giám mục nước Tanzania về việc chăm sóc cho các gia đình, hàng giáo sĩ và công ích


Hôm Thứ Sáu, 11/3/2005, sau khi đồng tế tại nhà thương với hai vị giám mục của nước Tanzania là ĐHY Polycarp Pengo ở Dar-es-Saleem và ĐGM Severine Niwemugizi ở Rulenge, chủ tịch hội đồng giám mục nước này, ĐTC đã trao cho các vị một sứ điệp về 3 vấn đề chính yếu liên quan đến tình hình xứ sở của các vị nói chung và giáo hội địa phương của các vị nói riêng.


Quí Huynh Giám Mục thân mến,


1.     Trong khi tôi lấy làm tiếc không thể tiếp chư huynh ở Vatican vào lúc này, nhưng tôi hân hạnh chào đón chư huynh, những Vị Mục Tử của Giáo Hội Tanzania, vào dịp chư huynh “thăm Tòa Thánh ngữ niên”. Tôi chào chư huynh tất cả từ Bệnh Viện Gemelli, nơi tôi đang dâng những lời nguyện cầu của tôi cùng những sự khổ đau của tôi cho chư huynh: trong những ngày này tôi đặc biệt cảm thấy gần gũi chư huynh. Để ngỏ lời cùng chư huynh lần đầu tiên trong tân thiên kỷ này, căn cứ vào các bản Tường Trình Ngũ Niên của chư huynh, tôi muốn nói với chư huynh về 3 phần làm nên thức tác mục vụ của chư huynh, đó là việc chăm sóc cho đời sống gia đình, việc chăm sóc hàng giáo sĩ và việc chăm sóc cho công ích xã hội ở miền của chư huynh.


2.     Thế giới có thể biết nhiều về giá trị cao cả được đề cao nơi gia đình như là một nền tảng xây dựng xã hội Phi Châu. Ngày nay Giáo Hội được kêu gọi đặc biệt ưu tiên cho việc chăm sóc mục vụ gia đình, vì những thay đổi lớn lao về văn hóa đang diễn ra trong thế giới tân tiến này. Những tư tưởng mới và những lối sống đang được tung ra cần phải cẩn thận thẩm định theo chiều hướng Phúc Âm, nhờ đó mới có thể bảo trì được những giá trị thiết yếu về sức khỏe và phúc hạnh của xã hội (x Tông Huấn “Giáo Hội Tại Phi Châu”, 80). Chẳng hạn, việc thực hành bất công của những chương trình liên hệ về trợ giúp kinh tế cho vấn đề phát động việc triệt sản và ngừa thai là những gì can phải cực lực chống lại. Những chương trình ấy là “những gì làm nhục phẩm giá của con người và gia đình” (Compendium of the Social Doctrine of the Church, 234), và trở thành mối đe dọa làm lung lạc kiến thức Kitô giáo đích thực về bản chất và mục đích của hôn nhân.


Theo dự án của Đấng Hóa Công thì mối liên hệ thánh hảo về hôn nhân là những gì tiêu biểu cho Giao Ước mới đời đời được thể hiện nơi Máu Chúa Kitô (cf. "Familiaris Consortio," 13). Là một giao ước duy nhất bất khả phân ly theo bản chất của mình, nó cần phải hướng đến một thế hệ sự sống mới là những gì đôi phối ngẫu được cộng tác vào việc tạo dựng của Thiên Chúa. Là bậc thày chân thực về đức tin, chư huynh hãy tiếp tục loan truyền những nguyên tắc này để xây dựng Giáo Hội nơi xứ sở của chư huynh như là Gia Đình của Thiên Chúa (cf. "Ecclesia in Africa," 92). Chỉ có thế mới có thể đặt nền tảng vững chắc cho tương lai của xã hội Phi Châu và thực sự cho cả tương lai của Giáo Hội địa phương nữa.


Việc phát động những giá trị gia đình chân thực là tất cả những gì khẩn trương hơn nữa vì nạn liệt kháng khủng khiếp đang hành hạ xứ sở của chư huynh cũng như nhiều xứ sở ở Địa Lục Phi Châu. Việc thủy chung trong đời sống hôn nhân và chế dục ngoài đời sống hôn nhân là đường lối chắc chắn duy nhất để hạn chế tình trạng làn tràn hơn nữa của thứ lây lan này. Việc truyền đạt sứ điệp này phải là yếu tố chính yếu nơi vấn đề Giáo Hội đáp ứng nạn dịch ấy. Tôi cảm thấy rất buồn khi nghĩ tới nhiều ngàn trẻ em bị mồ côi bởi thứ vi khuẩn tàn ác này. Giáo Hội đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và cảm thương cần thiết cho những nạn nhân vô tội ấy, những nạn nhân bị mất đi một cách thảm thương tình yêu thương của cha mẹ họ.


3.     Những người cộng tác viên chính yếu của Giám Mục trong việc thi hành sứ vụ của ngài là những vị linh mục trong giáo phận, thành phần vị Giám Mục này được kêu gọi trở thành một người cha, người anh và người bạn (cf. Directory for the Pastoral Ministry of Bishops, 76). Trong khi chư huynh giúp cho họ tăng trưởng thánh đức cũng như một lòng dấn thân sống vai trò làm môn đệ Chúa Kitô, chư huynh hãy làm sao để khơi lên trong họ một ước vọng chân thực trong việc xây dựng Vương Quốc của Thiên Chúa. Chư huynh hãy tiếp tục phấn khích họ gìn giữ các tặng ân của họ, nâng đỡ họ trong những lúc khó khăn của họ và giúp họ biết đương đầu với những đòi hỏi của đời sống linh mục ngày nay. Tôi biết rằng chư huynh hiểu được tầm quan trọng của việc huấn luyện chủng sinh cũng như nhu cầu cần phải bổ nhiệm những vị linh mục khá nhất vào việc làm này. Không coi nhẹ những khía cạnh về trí thức và mục vụ của việc đào luyện chủng sinh, tôi xin chư huynh hãy luôn đặc biệt chú trọng tới vấn đề huấn luyện tu đức nữa. Chỉ thực hiện việc dấn thân nguyện cầu, đi sâu vào vấn đề hiểu biết chín chắn vấn đề bản thân vị linh mục nên giống Chúa Kitô, mới giúp cho họ có thể thực hiện việc quảng đại hiến thân cho đức ái mục vụ họ được kêu gọi thi hành (cf. "Pastores Dabo Vobis," 23). Cũng thế, bằng việc bảo đảm là tất cả hàng giáo sĩ có được việc đào luyện xứng hợp, chư huynh hãy giúp cho họ “bừng lên tặng ân của Thiên Chúa chư huynh có được qua việc đặt tay của tôi” (2Tim 1:6).


4.     Là một hội đồng giám mục, chư huynh đã thực hiện những việc làm quan trọng để chiến đấu với tình trạng thiếu hụt về vật chất đang hành hạ rất nhiều người trong thành phần dân chúng của chư huynh. Việc thành công của việc chư huynh có sáng kiến tổ chức cuộc Diễn Đàn Quốc Tế năm 2002 đã được hiển nhiên thấy được nơi ý hướng được chính quyền nói lên trong việc sử dụng những gì được đúc kết của cuộc diễn đàn này để hình thành chích sách công chúng. Một cuộc hợp tác như thế giữa Giáo Hội và Quốc Gia về các vấn đề quan tâm xã hội lớn lao đáng được khích lệ, hy vọng rằng những nơi khác cũng theo dẫn lộ được chư huynh thực hiện về lãnh vực này. Tôi tin tưởng rằng chư huynh sẽ tiếp tục chú trọng tới những phương sách cụ thể được đề ra để làm giảm thiểu tình trạng nghèo khổ và gia tăng vấn đề giáo dục, nhờ đó thành phần nghèo khổ mới có thể tự giúp được bản thân họ cũng như giúp lẫn nhau.


Xứ sở của chư huynh đã góp phần vào những đường lối đáng kể trong việc xây dựng hòa bình và tình trạng yên ổn bền vững ở Đông Phi. Trong quá khứ tôi đã nói về lòng quảng đại chư huynh đã thực hiện bằng việc cung cấp một ngôi nhà cho cả nhiều ngàn người tị nạn lánh nạn bắt bớ ở các xử sở của họ (cf. Address to the Ambassador of Tanzania to the Holy See, Jan. 11, 1997), và tôi cũng đã khích lệ chư huynh hãy tiếp tục mở rộng việc tiếp đón thành phần như Chúa Kitô này đối với anh chị em đau khổ của chư huynh. Nhờ đó chư huynh chứng tỏ mình thực sự là tha nhân của họ. Một trong những thách đố thực sự đối với tương lai sẽ là việc bảo tồn và củng cố những mối liên hệ tương kính với cộng đồng Hồi giáo, nhất là ở quần đảo Zanzibar. Việc nghiêm chỉnh dấn thân đối thoại liên tôn và cương quyết cùng nhau hoạt động để giải quyết các vấn đề xã hội và kinh tế nơi xứ sở của chư huynh sẽ cống hiến một mẫu gương sáng cho các quốc gia khác về tình trạng hòa hợp bao giờ cũng cần phải có giữa các nhóm sắc tộc và tôn giáo khác nhau.


5.     Chư huynh giám mục thân mến, trong khi chư huynh đang tin tưởng hướng tới tương lai, chư huynh hãy nguyện cầu sự hướng dẫn của Thánh Linh trong việc sửa soạn đang được thực hiện cho Thượng Hội Giám Mục Đặc Biệt Cho Phi Châu, nhờ đó các niềm vui lẫn nỗi buồn, những sầu thương lẫn hy vọng của nhân dân thuộc Lục Địa của chư huynh được vang vọng nơi tâm can của tất cả những ai theo Chúa Kitô (x Gaudium et Spes, 1). Chư huynh hãy luôn tìm cách truyền bá phúc âm hóa văn hóa của dân tộc chư huynh ở chỗ Chúa Kitô nói từ lòng của các giáo hội chư huynh bằng tiếng nói thực sự Phi Châu.


Tôi nguyện xin Năm Thánh Thể này đối với chư huynh là “một cơ hội quí báu để lớn lên trong việc nhận thức được kha tàng khôn sánh được Chúa Kitô ký thác cho Giáo Hội này” ("Mane Nobiscum Domine," 29). Phó dâng chư huynh cùng các linh mục của chư huynh, các phó tế, tu sĩ và thành phần giáo dân cho việc chuyển cầu của Mẹ Maria, Vị Tinh Tú Truyền Bá Phúc Âm Hóa, tôi thân ái ban phép lành Tòa Thánh của tôi cho tất cả như là một bảo chứng ân sủng và sức mạnh nơi Con của Mẹ là Đức Giêsu Kitô, Đấng là Chúa và là Đấng Cứu Thế của chúng ta.


Tại Bệnh Viện Gemelli ngày 11/3/2005


Gioan Phaolô II


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được mạng điện tốn tồn cầu Zenit phổ biến ngày 11/3/2005

 

Top