1) BÍ TÍCH RỬA TỘI
271- Rửa Tội là một Bí Tích đích thực và được Chúa Giêsu Kitô thiết lập. (DF)
272- Chất thể vật (materia remota) của Bí Tích Rửa Tội là nước thực sự và là nước thiên nhiên. (DF)
273- Chất thể việc (materia proxima) của Bí Tích Rửa Tội là việc tẩy rửa của nước khi tiếp xúc với thân xác của thụ tích nhân. (SFP)
274- Mô thể của Bí Tích Rửa Tội là ở những lời của vị thừa tác viên kèm theo bí tích này và nhất là xác định bí tích này. (DF)
275- Bí Tích Rửa Tội sinh ơn thánh hóa. (DF)
276- Bí Tích Rửa Tội có công hiệu thứ tha tất cả mọi hình phạt tội lỗi, dù đời đời hay tạm thời. (DF)
277- Cho dù có lãnh nhận một cách bất xứng, Bí Tích Rửa Tội thành hiệu cũng in ấn vào linh hồn thụ tích nhân một ấn tích không phai nhòa, một Ấn Tích Rửa Tội, và bởi thế, không thể tái nhận Bí Tích này. (DF)
278- Bí Tích Rửa Tội bằng nước (baptismus fluminis) cần thiết cho phần rỗi của tất cả mọi người không trừ ai, vì đó là lời Phúc Âm đã chính thức tuyên bố. (DF)
279- Trong trường hợp khẩn cấp, Bí Tích Rửa Tội bằng nước có thể được thay thế bằng Bí Tích Rửa Tội bằng lòng muốn hay bằng đổ máu. (SF)
280- Bí Tích Rửa Tội có thể ban phát thành hiệu bởi bất cứ ai. (DF)
281- Ai còn sống mà chưa được rửa tội đều có thể lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. (DF)
282- Bí Tích Rửa Tội cho trẻ nhỏ thành hiệu và hợp lệ. (DF)
283- Thêm Sức thực sự xứng gọi là một Bí Tích. (DF)
2) THÊM SỨC
284- Mô thể của Bí Tích Thêm Sức là ở những lời vị thừa tác viên nói khi đặt tay mình trên thụ tích nhân và xức dầu trên trán thụ tích nhân. (SC)
285- Là một Bí Tích của kẻ sống, Bí Tích Thêm Sức tự bản chất (per se) làm tăng thêm Thánh Sủng. (SFP)
286- Tác vụ đặc biệt của Bí Tích Thêm Sức là làm hoàn hảo Tích Sủng Rửa Tội. (SC)
287- Bí Tích Thêm Sức in vào linh hồn thụ tích nhân một dấu vết thiêng liêng không phai nhòa, và vì thế không thể tái lãnh nhận. (DF)
288- Người đã được rửa tội dù không lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức cũng được phần rỗi đời đời. (SF)
289- Thừa tác viên bình thường của Bí Tích Thêm Sức là vị Giám Mục. (DF)
290- Thừa tác viên ngoại thường của Bí Tích Thêm Sức là vị linh mục có đủ năng quyền theo luật chung hay đặc phép của tòa thánh. (SFP)
291- Bất cứ ai đã chịu phép rửa và chưa được thêm sức đều có thể lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức. (SFP)
3) THÁNH THỂ
292- Mình Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô đúng là thực sự chính thức hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. (DF)
293- Chúa Kitô hiện diện nơi Bí Tích trên Bàn Thờ nhờ việc biến đổi toàn bản thể bánh thành Mình Thánh Người và toàn bản thể rượu thành Máu Thánh Người. (DF)
294- Tùy thể bánh và rượu vẫn còn nguyên sau khi bánh và rượu được biến đổi bản thể. (DF)
295- Các Tùy Thể của Bí Tích Thánh Thể vẫn giữ nguyên thực thể vật lý của mình sau cuộc biến đổi bản thể. (SFP)
296- Các Tùy Thể của Bí Tích Thánh Thể tuy còn nguyên song vô chủ thể. (SFP)
297- Toàn Thể Chúa Kitô gồm Mình Máu cùng với Linh Hồn và Thần Tính của Người thực sự hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. (DF)
298- Toàn Thể Chúa Kitô hiện diện nơi mỗi một Dạng Thức Thánh Thể. (DF)
299- Các Dạng Thức Thánh Thể sau lời truyền phép có được phân chia ra đi nữa thì Toàn Thể Chúa Kitô vẫn hiện diện nơi từng phần nhỏ của mỗi Dạng Thức Thánh Thể. (DF)
300- Sau khi Lời Truyền Phép được công bố thì Mình Máu Thánh Chúa Kitô vĩnh viễn hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. (DF)
301- Chúa Kitô hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể phải được Phụng Thờ (latria). (DF)
302- Việc Chúa Kitô Thực Sự Hiện Diện trong Bí Tích Thánh Thể là một mầu nhiệm Đức Tin. (SFP)
303- Thánh Thể là một Bí Tích đích thực và được Chúa Kitô thiết lập. (DF)
304- Chất thể hoàn trọn của Bí Tích Thánh Thể là bánh và rượu. (DF)
305- Mô thể của Bí Tích Thánh Thể là những Lời Chúa Kitô dùng để thiết lập bí tích này được đọc lên lúc Truyền Phép. (SFP)
306- Công hiệu chính của Bí Tích Thánh Thể là việc hiệp nhất giữa thụ tích nhân và Chúa Kitô. (SFP)
307- Là lương thực nuôi linh hồn, Thánh Thể bảo tồn và tăng phát sự sống siêu nhiên của linh hồn. (SFP)
308- Thánh Thể là một bảo đảm cho vinh phúc thiên đàng và cho việc phục sinh sau này của thân xác. (SFP)
309- Việc lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể không cần cho phần rỗi của trẻ em trước khi tới tuổi khôn. (DF)
310- Việc lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể cần cho phần rỗi của người lớn vì chỉ thị theo đòi hỏi của qui luật (necessitate praecepti). (SFP)
311- Đối với Tín Hữu, việc hiệp lễ dưới hai hình, dù theo qui luật Thần Linh hay như là một phương thế cho phần rỗi, không cần thiết. (DF)
312- Quyền năng để truyền phép Thánh Thể ở nơi vị linh mục được thụ phong hiệu thành mà thôi. (DF)
313- Thừa tác viên bình thường của Bí Tích Thánh Thể là linh mục; thừa tác viên ngoại lệ là các thày sáu hay phó tế. (CIC Giáo Luật Cũ khoản 845)
314- Bí Tích Thánh Thể được lãnh nhận hiệu thành bởi người đã lãnh nhận phép rửa còn sống, kể cả các trẻ em. (DF)
315- Để xứng đáng lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể, cần phải ở trong tình trạng ân sủng (DF) và phải dọn mình xứng đáng và sốt sắng.
316- Thánh Lễ là một Hy Tế thực sự và xứng hợp. (DF)
317- Trong Hy Tế Thánh Lễ, Hy Tế Thánh Giá của Chúa Kitô được hiện thực, việc tưởng niệm Hy Tế Thánh Giá của Người được cử hành và quyền năng cứu rỗi nơi Hy Tế Thánh Giá của Người được thực hiện. (DF)
318- Nơi Hy Tế Thánh Lễ và Hy Tế Thánh Giá, Của Lễ Hy Tế và Vị Tư Tế Chính là một; chỉ có bản chất và thể thức của việc hiến dâng là khác nhau. (DF)
319- Tác Động Hy Tế chính yếu chỉ được thể hiện nơi việc Biến Thể mà thôi. (SC)
320- Hy Tế Thánh Lễ không phải chỉ là một hy tế chúc tụng và tạ ơn, mà còn là một hy tế đền bồi tội lỗi cùng hình phạt tội lỗi và là một hy tế sinh các ơn phúc tự nhiên lẫn siêu nhiên. (DF)