I)  CÁC YẾU TỐ

 

 

1-      Con người phải đạt đến cùng đích của mình bằng tác hành cá thể hợp với các qui tắc khách quan và chủ quan của hành động luân lý, tức là hợp với lề luậtlương tâm - Những qui tắc này đã bị tội lỗi vi phạm; chúng được dễ dàng tuân giữ nhờ các nhân đức.

 

 

TÁC HÀNH

 

2-      Các tác hành cá thể nhờ đó con người đạt tới cùng đích siêu nhiên của mình phải là các tác hành nhân bản (A), các tác hành luân lý (B) tốt lành và là các tác hành siêu nhiên đáng thưởng. (Riêng các tác hành siêu nhiên đáng thưởng thuộc về lãnh vực tín lý thần học nên không bàn đến ở đây).

 

3-             (A)     Tác hành nhân bản (actus humani – human act) hay tác hành thuộc con người, (khác với tác hành của con người: actus hominis – act of man), là những hành động phát xuất từ ý thức hiểu biếtý muốn tự do.

 

Tác Hành Nhân Bản: Yếu Tố

 

4-      Ý thức hiểu biết phải bao gồm việc hiểu biết cả chính tác hành, đối tượng của tác hành và các trường hợp khả hành hoặc bất khả hành.

 

5-      Ý muốn tự do có thể là một tác động tự nguyện hoàn toàn hay bất toàn, một tác động tự nguyện ý thức hay phân tâm, một tác động tự nguyện trực tiếp hay gián tiếp.

 

Tác Hành Nhân Bản: Trách Nhiệm

 

6-      Tác động tự nguyện trực tiếp (voluntarium in se) luôn luôn qui trách về cho tác nhân như là người đã làm nên một việc tốt hay xấu. Tác động tự nguyện gián tiếp (voluntarium in causa) nếu gây ra hậu qủa xấu thì trong nhiều trường hợp tác nhân phải chịu trách nhiệm.

 

7-      Để chịu trách nhiệm về hậu qủa xấu do mình gây ra, tác nhân cần phải: a) thấy trước hậu qủa xấu dù lờ mờ, b) có thể tránh không làm, c) buộc phải tránh không được làm.

8-      Được phép thực hiện một tác động gây hậu qủa xấu chỉ khi nào chứng tỏ được cùng một lúc bốn điều kiện sau đây: a) tác động tự nó là tốt hay ít là vô thưởng vô phạt, b) kết qủa tốt phát sinh ít là cùng lúc với hậu qủa xấu, c) chỉ có ý mong muốn được kết qủa tốt mà thôi, d) phải có đủ lý do khiến hậu qủa xấu xẩy ra.

 

Tác Hành Nhân Bản: Ngăn Trở

 

9-      Vô thức: bất khả thủ thì khỏi mắc lỗi, còn khả thủ thì làm giảm bớt trách nhiệm và lầm lỗi.

 

10-  Áp lực: bất khả chống thì khỏi mắc lỗi, còn có thể chống thì làm giảm bớt trách nhiệm và lầm lỗi.

 

11-  Sợ hãi: cũng không tránh được trách nhiệm, nhưng thường làm giảm bớt lỗi lầm và công đức.

 

12-  Đam mê: nếu đến trước tác động thì luôn làm giảm bớt trách nhiệm, có những lúc không phải chịu trách nhiệm gì; nếu đến sau tác động thì chẳng những không bao giờ giảm bớt trách nhiệm mà còn tăng thêm nữa.

 

13-  Thói quen: nếu đã hết sức cố gắng chừa cải thì không có lỗi khi làm điều xấu theo thói quen mà không biết đến đặc tính xấu xa của việc làm này; còn nếu không hết sức chừa cải mặc dầu biết phải làm như vậy thì có lỗi mỗi lần làm theo thói quen ấy.

 

14-  Tâm bệnh: các chứng bệnh neurasthenia, hysteria, compulsion phenomena, hypochondria, melancholia, psychopathic inferiority là những chứng bệnh liên quan đến tình trạng hư hại não bộ và thần kinh hệ, làm ảnh hưởng đến trí khôn và lòng muốn, thì không phải chịu trách nhiệm gì. 

 

15-         (B)      Tác Hành Luân Lý là một tác động tự do liên quan tới các tiêu chuẩn luân lý. Tiêu chuẩn tối hậu của luân lý là lề luật thần linh, tức là những gì ấn định yếu tính, tác động và cùng đích của mọi sự cho hợp với giá trị luân lý. Tiêu chuẩn trực tiếp của luân lý là lý trí của con người khi nó nhận biết lề luật thần linh và áp dụng lề luật này theo lương tâm. Một tác động tốt hay xấu về luân lý tùy thuộc vào tác động ấy có hợp với tiêu chuẩn luân lý hay không.Yếu tố để xác định tác hành luân lý là đối tượng, hoàn cảnh và mục đích của tác hành này.

 

Tác Hành Luân Lý: Đối Tượng

 

16-  Đó là những gì tác hành luân lý hướng tới, có thể tốt, xấu hay vô thưởng vô phạt.

 

Tác Hành Luân Lý: Hoàn Cảnh

17-  Đó là những điều kiện trực tiếp giúp xác định bản chất luân lý của tác động, đóng vai trò như tùy thể (accident) đối với bản thể (substance) nơi một vật. Nó có thể liên quan đến đồ vật, tác nhân hay chính tác động; có thể biến một việc tốt thành xấu, tội nhẹ thành tội trọng, hay ngược lại; có thể làm cho một việc nên tốt hơn hay ra xấu hơn.

 

Tác Hành Luân Lý: Mục Đích

 

18-  Đó là lý do hay động lực (motive) thúc đẩy tác nhân tác hành. Động lực xấu sẽ làm cho tác hành xấu, dù có mục đích tốt. Động lực tốt không bao giờ làm mất đi cái xấu nơi tác động gian ác: mục đích không biện minh cho phương tiện. Động lực vừa tốt vừa xấu thì tác động cũng vừa tốt vừa xấu.