Giới Luật Về Đức Mến

 

Giới Luật Về Đức Mến


93- Đức mến một nhân đức phú bẩm siêu nhiên làm cho chúng ta vì Thiên Chúa mà kính mến Ngài như sự thiện tối cao và yêu thương bản thân cũng như tha nhân.

94- Theo nhu cầu đòi hỏi (necessity of means), người lớn buộc phải thực thực hiện tác động kính mến Thiên Chúa nếu không còn một cách công chính hóa nào khác (như tử đạo, lãnh nhận phép rửa và giải tội).

95- Theo chỉ thị đòi hỏi (necessity of precept), người tới tuổi khôn buộc phải thực thi tác động kính mến Thiên Chúa khi không thể phục hồi tình trạng ơn thánh qua bí tích xá giải cũng như khi không thể chống trả chước cám dỗ bằng cách nào khác, ngoài ra, còn phải thường xuyên thực thi tác động kính mến Thiên Chúa trong suốt cuộc sống của mình nữa.


96- Tội trực tiếp phạm đến lòng kính mến Thiên Chúa là bỏ không thực thi các tác động kính mến nói trên và tỏ ra lòng thù ghét Thiên Chúa (như nguyền rủa Ngài hay bắt bớ Giáo Hội, vì Ngài cấm đoán tội lỗi hay trừng phạt tội lỗi hoặc để đau khổ xẩy ra v.v.)

97- Tình yêu thương bản thân mình cần phải có là vì giới luật “các người phải thương yêu tha nhân như bản thân mình” (Mt.22:39), và vì kính mến Thiên Chúa cũng đòi phải yêu thương những gì thuộc về Ngài.

98- Tình yêu thương bản thân mình được thể hiện ở chỗ nỗ lực chiếm được các sự lành thiêng liêng về siêu nhiên và tất cả những gì cần thiết cho sự an toàn về phần xác cùng với những sản vật trần gian của mình.

99- Tội phạm đến lòng yêu thương bản thân mình là tôn sùng thần tôi (hơn vinh danh Thiên Chúa hay an sinh xã hội) và ghét bỏ mình (khi lơ là không chăm sóc cho linh hồn và thân xác của mình cho đầy đủ).

100- Nói chung, vì mọi người buộc vì lòng kính mến Thiên Chúa phải yêu thương tất cả những tạo vật có khả năng lãnh nhận ân sủng và hạnh phúc trường sinh (kể cả các thần thánh trên trời, các đẳng trong luyện ngục và các người lành trên trần gian, ngoại trừ các kẻ bị trầm luân trong hỏa ngục).

101- Nói riêng, phận sự thực thi lòng yêu thương tha nhân bao gồm cả kẻ thù của mình. Bởi thế, phải tha thứ cho kẻ thù mình dù họ không xin lỗi mình. Thù hằn, giận ghét, muốn trả thù và chửi rủa trong vấn đề trọng là phạm tội trọng. Ngoài ra chửi rủa thường không phải là tội trọng. Cũng có thể muốn xấu cho người khác nếu có thực sự điều muốn xấu đó mang lại lợi ích thiêng liêng cho họ.

102- Cần phải tỏ ra dấu hiệu thứ tha bằng cử chỉ thân thiện quen thuộc bề ngoài. Từ chối không chịu tỏ ra dấu hiệu thứ tha như thế là một trọng tội, nếu chỉ vì lòng hận ghét sâu đậm hay vì thế làm cho người khác hết sức đau buồn hoặc vì thế gây ra gương mù cả thể.

103- Thứ tha cũng không buộc mình phải từ bỏ quyền hưởng bồi thường và yêu thương kẻ thù không buộc phải tỏ ra cử chỉ bề ngoài.

104- Thứ tự trong việc yêu thương tha nhân được căn cứ vào nhu cầu của họ và vào mối liên hệ giữa chúng ta với họ.

105- Chúng ta buộc phải giúp đỡ tha nhân trong trường hợp tối khẩn (extreme) về phần thiêng liêng, cho dù có phải hy sinh mạng sống mình, hay tối khẩn về vật chất, cho dù có bất thuận lợi cho mình, song không cần phải liều mạng.


106- Chúng ta phải giúp đỡ tha nhân trong trường hợp cần thiết trầm trọng (grave) về phần thiêng liêng hay vật chất miễn là việc giúp đỡ này không gây ra bất thuận lợi nặng nề cho chúng ta.

107- Không buộc phải giúp đỡ tha nhân trong mọi và mỗi trường hợp cần thiết bình thường (ordinary) về phần thiêng liêng hay vật chất.

108- Buộc phải giúp đỡ tha nhân có ràng buộc với chúng ta hơn trong trường hợp họ có những nhu cầu tương tự. Thứ tự truyền thống cần theo là: vợ chồng, con cái, cha mẹ, anh em, họ hàng, thân hữu v.v.

109- Về việc bố thí, buộc phải giúp đỡ tha nhân bằng không sẽ phạm trọng tội trong trường hợp tối khẩn cho dù phải hy sinh những điều cần thiết cho đời sống của mình, hay trong trường hợp trầm trọng mà không cần phải hy sinh những điều cần thiết cho đời sống của mình, hoặc sẽ phạm nhẹ tội trong trường hợp cần thiết bình thường tùy theo hoàn cảnh dư giả của mình.

110- Sửa lỗi là một trọng trách (grave duty) trong việc ngăn ngừa tha nhân khỏi phạm tội hay tránh dịp tội, nếu hội đủ những điều kiện sau đây: tha nhân thực sự đang bị khủng hoảng thiêng liêng, có tính cách nặng nề, nếu sửa lỗi chắc sẽ có hy vọng thay đổi, và không được gây thiệt hại nặng nề cho cá nhân.

111- Được phép công khai nói thẳng lỗi lầm của tha nhân ra (immediate denouncement), nếu lỗi đó đã bị lộ hay sắp lộ ra; nếu giúp ích chung hay giúp riêng cho một người nào cần ngay; hay nếu thấy rất khó sửa riêng hay không còn cách nào khác hơn.

112- Tội phạm đến đức bác ái huynh đệ thứ nhất là tội dụ dỗ phạm tội (trực tiếp và tỏ tường), tuy nhiên cũng được phép đề nghị phạm tội nhẹ hơn nếu anh em không rút lại ý định tội nặng hơn. Không bao giờ được đòi hỏi người khác làm điều gì họ không thể làm mà không có tội, như xin khai thuế gian lận.

113- Tội phạm đến đức bác ái huynh đệ thứ hai là tội làm gương mù khiến người khác bắt chước phạm tội theo. Không cần phải thực sự làm cho người khác phạm tội theo mới có lỗi, song chỉ cần hành động gương mù có thể làm cho người khác phạm tội là đủ, như việc công khai trưng bày những gì ghê tởm là đủ phạm trọng tội làm gương mù rồi. Việc làm gương mù chỉ là tội nhẹ dù làm dịp khiến cho kẻ khác phạm tội nặng, song tội nặng đó là do bản chất của họ hơn là vì dịp tội không đáng kể do mình gây ra, như trường hợp con cái hơi không vâng lời cha mẹ làm cho cha mẹ chửi rủa thậm tệ, hay như trường hợp ăn mặc hơi khêu gợi làm cho kẻ khác thèm muốn xác thịt.

114- Các hành động tự nó là tốt và không có vẻ gì là xấu song có thể làm dịp cho kẻ khác phạm tội cũng không cần tránh nếu vì thế tạo nên những bất thuận lợi cả thể.

115- Việc giữ luật định (positive law) có thể được châm chước để tránh gương mù, như không buộc người nữ đi lễ Chúa Nhật nếu biết chắc vì cô mà có người phạm tội xác thịt. Có thể thử thách người khác nếu có lý do chính đáng và việc làm tự nó không có tội hay vô thưởng vô phạt, như cha mẹ để tiền ra xem con cái có lấy trộm không.

116- Buộc phải đền bù tội làm gương mù, bằng việc thú tội và làm gương sáng ngược lại.

117- Chính thức cộng tác vào việc làm tội lỗi của người khác bao giờ cũng có tội, khi đồng lòng hay hợp ý và cùng làm với người đó. Như không được phép in ấn, phát hành, duyệt chỉnh, đọc hay phổ biến các tài liệu sách vở, giấy tờ, báo chí có hại đến đức tin hay luân lý. Như không được phép tham phần, sắp đặt, điều khiển, tài trợ hay mời mọc người khác vào việc tham dự những màn trình diễn hay nhẩy múa lăng loàn. Như không được phép tự động mời mọc mua thuốc ngừa thai, song có thể bán khi mình làm cho tiệm thuốc tây, hay được phép đứng bán thịt trong ngày thứ sáu với tư cách làm thuê. Người thợ may không được tự động làm quần áo thật là khêu gợi để thu hút khách hàng, trừ khi khách hàng yêu cầu.