Điều Luật về Bí Tích Hôn Phối (6)

 

 

206-  “Tất cả mọi tín hữu buộc phải cho cha xứ hoặc bản quyền địa phương hay bất cứ ngăn trở nào họ biết được trước khi cử hành hôn phối” (GL: 1069)

 

207-  “Trừ trường hợp cần thiết, nếu không có phép của bản quyền Giáo Hội địa phương, không ai được giúp cho những cuộc hôn nhân sau đây: 1- cuộc hôn nhân của những người bất định cư (transients); 2- một cuộc hôn nhân không thể công nhận hay cử hành theo qui lệ của dân luật; 3- cuộc hôn nhân của một người tự nhiên còn bị bó buộc với người phối ngẫu hay với con cái từ cuộc hôn nhân trước; 4- cuộc hôn nhân của một người đã tỏ tường cho thấy họ chối bỏ đức tin Công Giáo; 5- cuộc hôn nhân của một người bị án Giáo Hội; 6- cuộc hôn nhân của một trẻ nhỏ khi cha mẹ không biết gì hay có lý do không đồng ý; 7- cuộc hôn nhân cử hành qua người đại diện được nói đến ở khoản Giáo Luật 1105” (GL: 1071.1)

 

208-  “Không được kết hôn với nhau khi nam nhân chưa đủ 16 tuổi và nữ nhân chưa trọn 14” (GL: 1083:1)

 

209-  “Hôn nhân tự nó bất thành nếu nam nhân hay nữ nhân bị vĩnh viễn bất lực trong việc giao hợp trước khi lấy nhau dù hoàn toàn (absolute) hay không hoàn toàn (relative) (1). Nếu ngăn trở về việc bất lực còn nghi vấn theo luật hay theo sự kiện thì cuộc hôn nhân vẫn không bị ngăn trở hay không bị cho là bất thành bao lâu còn tình trạng nghi vấn này (2). Việc bất lực sinh con cái (sterility) không cấm đoán cũng không vô hiệu cuộc hôn nhân, hợp với khoản Giáo Luật 1098 (trừ trường hợp giấu diếm) (3)” (GL: 1084)

 

210-  “Một người còn vướng mắc với cuộc hôn nhân trước, cho dù chưa hoàn trọn, cũng kết hôn không thành (1). Cho dù cuộc hôn nhân trước không thành hay tan rã  vì bất cứ lý do nào, cũng không được căn cứ vào đó mà được kết hôn trước khi cuộc hôn nhân trước bị tiêu hôn hay được giải một cách hợp lý và chắc chắn (2)” (GL: 1085)

 

211-  “Cuộc hôn nhân giữa hai người, một đã lãnh nhận bí tích rửa tội theo Giáo Hội Công Giáo hay đã rửa tội song đã chính thức tuyên bố bỏ đạo, và một người chưa được rửa tội thì bất thành (1). Không được châm chước cho ngăn trở này trừ khi hoàn tất các điều kiện được đề cập đến ở các khoản Giáo Luật 1125 và 1126 (2). Cuộc hôn nhân vẫn thành hiệu theo qui tắc của khoản Giáo Luật 1060, nếu vào lúc thành hôn, một trong hai người thường được coi như đã rửa tội hay còn nghi vấn về việc rửa tội của người này, cho đến khi chứng nhận chắc chắn một người đã được rửa tội và một người chưa (3)” (1086)

 

212-  “Những người đang có chức thánh thành hôn vô hiệu” (GL: 1087)

 

213-  “Những người bị ràng buộc bởi lời khấn vĩnh thệ giữ đức trinh khiết trong một viện tu thành hôn vô hiệu” (GL: 1088)

 

214-  “Không có vấn đề hôn nhân giữa một người nam và một người nữ bị bắt cóc hay ít là bị kìm kẹp để ép buộc phải lập gia đình, trừ khi người nữ tự nguyện muốn kết hôn sau khi đã tách rời khỏi người bắt cóc và ở một nơi tự do an toàn” (GL: 1089)

 

215-  “Một người vì muốn kết hôn với một người nào đó mà sát hại người phối ngẫu của mình hay người phối ngẫu của người đó thì cuộc hôn nhân đó bất thành (1). Cuộc hôn nhân cũng không thành giữa những người sát hại một trong hai người phối ngẫu của họ bằng việc cộng tác với nhau về thể lý hay luân lý (2)” (GL: 1090)

 

216-  “Theo trực hệ (hàng dọc) máu mủ (direct line of consanguinity), hôn nhân bất thành giữa tất cả các người trên và kẻ dưới, cho dù có liên hệ chính thức hay theo tự nhiên (1). Theo bàng hệ (hàng ngang) máu mủ (collateral line of consanguinity), hôn nhân bất thành cho tới (up to and including) đời thứ bốn (2). Không tăng cấp đối với việc ngăn trở về huyết tộc (3). Không bao giờ được kết hôn nếu có nghi vấn về huyết tộc nơi một trong hai người về bất cứ đời nào theo trực hệ hay đời thứ hai theo bàng hệ (4)” (GL: 1091)

 

217-  “Tréo hệ (affinity) thuộc hàng dọc ở bất cứ đời nào cũng vô thành hiệu hôn nhân” (GL: 1092)

 

218-  “Mang tai tiếng xấu (public propriety) về một cuộc hôn nhân bất thành sau khi chung sống hay về việc có vợ lẽ ai cũng biết, thì bất hiệu thành cuộc hôn nhân ở đời thứ nhất theo trực hệ giữa người nam với thân thuộc của người nữ hay ngược lại” (GL: 1093)

219-  “Hôn nhân không thành giữa những người thuộc trực hệ hay đời thứ hai theo hàng ngang do liên hệ pháp lý thừa nhận (adoption)” (GL: 1094)

 

220-  “Cuộc kết hôn giữa hai người không chịu phép rửa, mà một trong hai đã đoạn tuyệt tình, sẽ được tháo gỡ theo đặc ân thánh Phaolô vì đức tin của người còn lại đã lãnh nhận phép rửa để thành hôn với một người vốn đã chịu phép rửa (1). Người không chịu phép rửa tội được coi là đoạn tuyệt tình nếu họ không muốn chung sống với người được rửa tội nữa, hay không muốn chung sống hòa thuận mà không phạm đến Đấng Hóa Công, ngoại trừ, sau khi lãnh nhận bí tích rửa tội, người được rửa tội đã làm cho người kia có lý do chính đáng để đoạn tuyệt tình (2)” (GL: 1143)

 

221-  “Vì lý do quan trọng, bản quyền địa phương có thể cho phép người chịu phép rửa tội được hưởng đặc ân thánh Phaolô để lập gia đình với một người ngoài Công Giáo, được rửa tội hay không, mà vẫn giữ đúng những qui định của các khoản Giáo Luật về hôn nhân hỗn hợp (như khoản 1124 dưới đây)” (GL: 1147)

 

222-  “Không có phép rõ ràng của thẩm quyền địa phương, cấm kết hôn giữa hai người đã chịu phép rửa, một chịu phép rửa thuộc Giáo Hội Công Giáo hay trở lại sau khi chịu phép rửa và không chính thức lìa bỏ Giáo Hội Công Giáo, với một người thuộc về một giáo hội hay cộng đoàn giáo hội không hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo” (GL: 1124)