81- Hicksites
· Chủ xướng: Elias Hicks (1748-1830), một mục sư người Hoa Kỳ của giáo phái Quakers, lãnh đạo một nhóm riêng của giáo phái Quakers này vào năm 1817 rồi tách khỏi giáo phái ấy năm 1828.
· Chủ trương:
- Chối bỏ thần tính nơi Chúa Kitô, việc đền bồi tội lỗi và Chúa Ba Ngôi.
82- Mormons
· Chủ xướng: Joseph Smith, con của một nông gia ở Vermont, sinh tại đây ngày 23-12-1805, vào năm 1827 tuyên bố mình nhận được mạc khải mới là những gì làm nên Cuốn Mormon phát hành tại Palmyra, tiểu bang Nữu Ước tháng 3 năm 1830, bị một đám côn đồ giết chết tại Carthage, tiểu bang Illinois ngày 27-6-1844, và được Brigham Young thừa kế lãnh đạo.
· Chủ trương:
- Tội Adong là tội xác thịt;
- Thiên Chúa có một xác thể với thịt và xương;
- Vật chất đã có một cách thiêng liêng trước khi được tạo thành;
- Hôn nhân là một giao ước vĩnh cửu;
- Tin có Ngàn Năm hạnh phúc trên trái đất này.
83- Catholic Apostolical Church
· Chủ xướng: Edward Irving, một giáo sĩ lợi khẩu và nổi nang người Tô Cách Lan, sinh năm 1792, đã từng là mục sư giáo phái Presbyterian song bị tố cáo là lạc đạo và bị đuổi ra khỏi giáo hội, chết ở Glasgow năm 1834, và giáo phái mang tên ông (Irvingites) được thành lập năm 1831.
· Chủ trương:
- Chối bỏ tín lý về việc Biến Thể;
- Tin rằng Thiên Chúa đã tuôn đổ Thánh Thần xuống một lần nữa để tái lập các vai trò làm ngôn sứ và tông đồ.
84- Perfectionists
· Chủ xướng: John H. Noyes, sinh tại Brattleboro vào năm 1811, đã từng là một vị mục sư của giáo phái Congregationalist, nhưng lại tổ chức giáo phái riêng của mình vào năm 1845, buộc phải thoát thân sang Canada để tránh nạn bắt bớ vì tổ chức hôn nhân của ông, và chết ở đó năm 1886.
· Chủ trương:
- Bình đẳng về phái tính;
- Cộng đồng của cải.
85- Salvation Army
· Chủ xướng: William Booth (1829-1912), sinh tại Nottingham, Anh quốc, đầu tiên là một nhà truyền bá phúc âm cho giáo phái Methodist, năm 1865 thành lập một tổ chức bán quân sự để khởi xướng một cuộc phục hồi tôn giáo nơi các thứ hỗn loạn.
· Chủ trương:
- Truyền bá phúc âm theo giáo điều;
- Hòa hợp tất cả các giáo hội lại với nhau.
86- Christian Scientists
· Chủ xướng: Mary Baker Glover Patterson Eddy, thành lập giáo phái này năm 1876 tại Boston, tiểu bang Massachusetts.
· Chủ trương:
- “Chữa lành tâm linh”, bỏ đi tư tưởng thật sự có những thứ như vật chất, bệnh tật, tội lỗi và các hậu qủa giống như vậy;
- Chối bỏ Chúa Ba Ngôi, thần tính nơi Chúa Kitô, việc tạo dựng nên con người, việc làm mẹ của Trinh Nữ Maria; cuộc phục sinh sau này của tất cả mọi người cũng như cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô;
- Cho nguyên tội, sự chết và hỏa ngục là ảo tưởng;
- Coi các thiên thần không phải là thần linh mà là các sứ điệp thần linh.
87- Old Catholics
· Chủ xướng: Một giáo phái ở các xứ sở nói tiếng Đức, có thể phát xuất từ Ignatz von Dollinger, một sử gia, linh mục và là nhà thần học, bị vạ tuyệt thông vào ngày 18-4-1871.
· Chủ trương:
- Chối bỏ tín điều Vô Ngộ của Giáo Hoàng.
88- Modernists
· Chủ xướng: Đây là một trào lưu tư tưởng tân thời, bao gồm tất cả mọi sai lạc của các thuyết trước đó, bị Đức Piô X lên án.
· Chủ trương:
- Cắt nghĩa đức tin theo luận lý.
89- Dowieites
· Chủ xướng: John Alexander Dowie, một nhân vật sinh tại Edinburgh năm 1847, đã từng là một giáo sĩ của giáo phái Congregationist ở Nam Úc Châu, năm 1882 thiết lập một nhà tạm độc lập ở Melbourne, năm 1888 sang Hoa Kỳ và năm 1896 tổ chức một “giáo hội” mà, vào năm 1906, đã phế bỏ ông vì các khuynh hướng gian lận, tán ác và đa thê, sau hết ông đã thực sự chết trong tình trạng mất trí vào năm 1907.
· Chủ trương:
- Chối bỏ hiệu năng của Bí Tích Rửa Tội cũng như sự cần thiết của bí tích này;
- Có lỗi nếu tìm thầy chạy thuốc khi bị bệnh, tin tưởng vào việc chữa trị bằng đức tin;
- Chối bỏ quyền bính của Giáo Hội Công Giáo trong việc dạy tín lý về Chúa Kitô.
90- Jehovah’s Witnesses
· Chủ xướng: Charles Taze Russell, một phần tử trước kia của giáo phái Congregationalist, thành lập giáo phái này năm 1872, và được kế vị bởi một luật sư ở Missouri là Judge Rutherford vào năm 1916.
· Chủ trương:
- Chối bỏ tín lý về Chúa Ba Ngôi, Thần Tính của Chúa Kitô và Bất Tử Tính của linh hồn con người;
- Satan là Chủ Tể của Trái Đất, nơi hắn tổ chức một phần hữu hình của vương quốc mình bằng việc lập nên các giáo hội, các tổ chức đại tư bản và các tổ chức dân sự;
- Không chịu võ trang, chào cờ và tham chính.
THẾ KỶ XX
(Phần này không có trong tập “The Triumph of the Church”, người biên soạn tập sách này tự thêm vào cho đầy đủ)
91- Lefebvrists
· Chủ Xướng: Marcel Lefebvre, tổng giám mục người Pháp, tỏ ra hoàn toàn bất mãn với Công Đồng Chung Vaticanô II. Không được sự đồng ý của Tòa Thánh đã truyền chức giám mục cho 4 phần tử trong nhóm của mình là Tổ Chức Thánh Giáo Hoàng Piô X ngày 30-6-1988 tại Econe, Thụy Sĩ, với hậu qủa là tự động trở thành một ly giáo. Qua đời 25-3-1991, để lại một ly giáo với 4 giám mục, 250 linh mục và 1 triệu phần tử hay cảm tình viên.
· Chủ Trương:
- Chống lại mọi dung hòa và canh tân của Công Đồng Chung Vaticanô II;
- Mong Giáo Hội Rôma trở về với Truyền Thống;
- Cho rằng Giáo Hội Rôma bị nhiễm tân tiến thuyết;
- Quyết kiên trì với tín lý và kỷ luật truyền thống của Giáo Hội, nhất là trong việc đào luyện linh mục và đời sống tu trì;
- Làm lễ bằng tiếng Latinh.
92- Liberation Theology
· Chủ xướng: Khuynh hướng thần học giải phóng này phát xuất từ Nam Mỹ Châu vào thập niên 1970, bắt nguồn từ cuốn “A Theology of Libetation: History, Politics, and Salvation” của Gustavo Gutíerrez, một linh mục dòng Tên người Pêru. Giáo Hội đã lên tiếng cảnh giác phong trào Thần Học Giải Phóng này bằng các văn kiện của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, thứ nhất là Bản Hướng Dẫn về Một Số Khía Cạnh của Thần Học Giải Phóng (1984) và Bản Hướng Dẫn về Tự Do và Giải Phóng theo Kitô Giáo. Chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã lên tiếng minh định ý nghĩa của Thần Học Giải Phóng đích thực với các giám mục Châu Mỹ La Tinh trong cuộc Họp Chung của các vị tại Pueblo trong chuyến tông du mục vụ của ngài tại Mexicô năm 1979.
· Chủ trương:
- Giải phóng con người (thiểu số, phụ nữ, nghèo khổ, các sắc dân v.v.) khỏi các bất công gây ra do bởi cấu trúc quyền lực trong xã hội tân tiến này;
- Phải tái thẩm định tất cả mọi tín lý của Kitô Giáo từ trước đến nay, nếu cần phải chỉnh đốn lại;
- Chúa Kitô là một nhân vật giải phóng nhiệt tình của thành phần yếu kém và bị đàn áp;
- Vương quốc của Thiên Chúa đặt trọng tâm ở thế giới này chứ không phải ở đời sau;
- Tội lỗi thực sự là một sự dữ về xã hội và không phải là việc xúc phạm đến Thiên Chúa;
- Việc truyền giáo của Giáo Hội chính yếu là việc về lãnh vực chính trị xã hội chứ không phải là việc có tính cách cánh chung;
- Mạc khải thần linh khách quan lệ thuộc vào cảm nghiệm cá nhân con người.