TRÀO LƯU CẤP TIẾN

(Bản Liệt Kê 80 Điều Sai Lầm)

 

 

Ngày 8-12-1954, Đức Thánh Cha Piô IX đã phổ biến một bản tóm lược tất cả những điều sai lầm xẩy ra như là hậu qủa của Thời Âu Châu Cách Mạng (về triết lý, kỹ nghệ lẫn chính trị) thuộc thế kỷ 18 và 19, những sai lầm đã ảnh hưởng và tác hại rất nhiều đến tín lý, luân lý, nhất là quyền bính của Giáo Hội. Sau đây là 80 điều sai lầm ngài đã điểm mặt:

 

 

THUYẾT PHIẾM THẦN, KHUYNH HƯỚNG TỰ NHIÊN VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ CỰC ĐOAN

 

1.      Không có một hữu thể toàn tri tối thượng và hết sức định liệu nào khác ngoài vũ trụ này, và Thiên Chúa có bản tính cũng giống như các sự vật, do đó, có thể đổi thay; Thiên Chúa thực sự được làm nên ở nơi con người cũng như thế giới, và tất cả mọi sự vật là Thiên Chúa và có cùng một bản thể thân mình với Thiên Chúa; Thiên Chúa là một sự vật giống như thế giới, vì thế thần linh cũng là một sự vật giống như thể chất, tất yếu cũng giống như tự do, chân thật cũng giống như giả dối, sự thiện cũng giống như sự dữ, chân chính cũng giống như bất chính.

 

2.      Chối bỏ tất cả mọi hoạt động của Thiên Chúa nơi loài người cũng như trên thế giới.

 

3.      Không liên quan gì đến Thiên Chúa, lý trí của con người là vị thẩm phán duy nhất về chân lý và sai lầm, về thiện và ác; nó là luật cho chính mình, và nhờ sức tự nhiên của mình, nó đủ khả năng cung cấp thiện ích cho con người và cho các dân tộc.

 

4.      Tất cả những sự thật về tôn giáo phát xuất từ khả năng tự nhiên của lý trí con người; bởi thế, lý trí là luật chính yếu nhờ đó con người có thể chiếm được và phải chiếm được kiến thức về tất cả đủ mọi thứ mọi chân lý.

 

5.      Mạc khải thần linh bất toàn, bởi đó, phải trải qua một tiến triển liên tục vô hạn định, xứng hợp với bước tiến của lý trí con người.

 

6.      Đức tin vào Đức Kitô thì phản lại với lý trí con người; và mạc khải thần linh chẳng những không có lợi gì mà lại còn làm hại cả đến tầm mức toàn vẹn của con người nữa.

7.      Các lời tiên tri và các phép lạ được ghi chép và kể lại trong Thánh Kinh chỉ là những tạo tĩnh về thi văn, và các mầu nhiệm của đức tin Kitô giáo là thành qủa của việc tra cứu về triết lý; các sách của cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều chứa đựng những bầy tạo thần thoại; chính Đức Giêsu Kitô cũng là một tạo tĩnh thần thoại.

 

 

CHỦ NGHĨA DUY LÝ ÔN HÒA

 

8.      Vì lý trí con người ở cùng một cấp độ với chính tôn giáo mà việc nghiên cứu thần học cần phải được thực hiện cùng một thể thức như việc nghiên cứu triết lý.

 

9.      Tất cả mọi tín điều của Kitô Giáo không có gì khác với đối tượng của khoa học tự nhiên hay triết học tự nhiên; và lý trí con người, được vun trồng theo giòng lịch sử, tự sức mình có thể và nhờ các nguyên lý của nó, đạt tới một kiến thức thực sự ngay cả về các tín điều sâu xa hơn nữa, để chỉ có những tín điều này đã được đặt ra làm đối tượng của chính lý trí.

 

10.  Vì triết gia là một chuyện và triết học lại là một vấn đề khác, mà triết gia có quyền lợi cũng như có nhiệm vụ thần phục thẩm quyền chuẩn nhận cái đúng của họ; thế nhưng, triết học không thể và không phải qụi lụy bất cứ một thẩm quyền nào.

 

11.  Giáo Hội chẳng những không bao giờ được phê bình triết học, mà còn phải chấp nhận những sai lầm của triết học và cứ để mặc nó tự sửa chữa lấy mình.

 

12.  Các sắc lệnh của Tòa Thánh cũng như của các thánh bộ Rôma pha mình vào việc tiến bộ tự do của khoa học.

 

13.  Phương pháp và các nguyên tắc nhờ đó các vị tiến sĩ kinh viện cổ xưa đã vun trồng khoa thần học không hợp với các nhu cầu của thời đại chúng ta cũng không hợp với tình trạng tiến bộ của các khoa học.

 

14.  Triết học phải được nghiên cứu không liên hệ gì tới mạc khải siêu nhiên.

 

 

KHUYNH HƯỚNG KHÔ ĐẠO, LỎNG LẺO

 

15.  Mỗi người có quyền tự do chủ trương và tuyên xưng rằng tôn giáo được ánh sáng lý trí hướng dẫn là một tư tưởng đúng.

 

16.  Con người có thể tìm thấy con đường cứu độ đời đời và chiếm được phần rỗi trường sinh nơi việc theo bất cứ một tôn giáo nào.

 

17.  Phải nuôi dưỡng niềm hy vọng tốt lành tối thiểu liên quan đến phần rỗi của tất cả những ai không tôn trọng sống trong Giáo Hội đích thực của Chúa Kitô.

18.  Phong trào Thệ Phản chỉ khác hình thức với Kitô Giáo mà phong trào này thuộc về và cũng được phép làm hài lòng Thiên Chúa ngang hàng như nơi Giáo Hội Công Giáo đích thực.

 

 

ĐỐI VỚI GIÁO HỘI VÀ QUYỀN LỢI CỦA GIÁO HỘI

 

19.  Giáo Hội không phải là một tổ chức thực sự và toàn hảo hoàn toàn tự do, cũng không được hưởng các quyền lợi xứng hợp và vĩnh viễn được Vị Sáng Lập thần linh ban cho, song là việc của thế quyền phải xác định các quyền lợi của Giáo Hội và các giới hạn Giáo Hội được phép hành sử các quyền lợi này.

 

20.  Giáo Hội không được hành sử quyền năng của mình nếu không có phép và đồng ý của chính quyền dân sự.

 

21.  Hội không có quyền xác định theo tín điều rằng tôn giáo của Giáo Hội Công Giáo là một tôn giáo chân thật duy nhất.

 

22.  Cái tuyệt đối bó buộc các giáo sư hay nhà văn Công Giáo chỉ bị giới hạn vào những điều được công bố bởi phán quyết vô ngộ của Giáo Hội như là một tín điều đức tin mà tất cả đều phải tin.

 

23.  Các vị giáo hoàng và các công đồng chung đã vượt qúa giới hạn quyền lực của mình, đã tước mất quyền lợi của các vua chúa, và đã sal lầm ngay cả trong việc minh định các vấn đề đức tin và luân lý.

 

24.  Giáo Hội không có quyền sử dụng võ lực, cũng không có thế quyền trực tiếp hay gián tiếp.

 

25.  Ngoài quyền bẩm sinh của hàng giáo phẩm, chính quyền dân sự còn được ban cho một cách minh nhiên và mặc nhiên thế quyền nữa, bởi đó, chính quyền dân sự có thể tha cởi tùy ý mình.

 

26.  Giáo Hội không có quyền bẩm sinh và hợp lý trong việc chiếm hữu hay sở hữu.

 

27.  Các vị thừa tác viên thánh chức và các vị giáo hoàng Rôma hoàn toàn không được phụ trách hay quản trị  các sự vật đời này.

 

28.  Các vị giám mục, nếu không có phép của chính quyền, không được phát hành ngay cả các bức tông thư.

29.  Các ơn ích được giáo hoàng Rôma ban phát được kể như chẳng có hiệu qủa gì trừ phi những ơn ích ấy được lãnh ban bởi chính quyền.

 

30.  Việc Giáo Hội cũng như các người của giáo hội được miễn quân dịch bắt đầu từ luật dân sự.

 

31.  Hội đồng giáo hội xét xử các lầm lỗi của hàng giáo sĩ, các lầm lỗi về dân sự hay hình sự, là việc hoàn toàn phải được loại bỏ, không cần hội ý với Tòa Thánh hay dù Tòa Thánh có chống đối.

 

32.  Việc miễn quân dịch theo cá nhân, mà các vị giáo sĩ được tha không buộc phải đảm trách và thi hành nghĩa vụ quân sự, có thể bị chính quyền loại bỏ mà không vi phạm đến quyền lợi cùng sự bình đẳng tự nhiên; việc loại bỏ miễn dịch này cần cho mức tiến bộ về dân sự, nhất là trong một xã hội được hình thành theo mẫu thức quản trị tự do.

 

33.  Hoàn toàn không xứng hợp với quyền hành sử của giáo hội trong việc giáo hội dùng quyền lợi xứng hợp và tự nhiên của mình để điều khiển việc dạy thần học.

 

34.  Tín lý của thành phần so sánh giáo hoàng Rôma với một vương gia được tự do và hoạt động trong Giáo Hội hoàn vũ, là một tín lý thịnh hành từ thời trung cổ.

 

35.  Căn cứ vào phán quyết của một số công đồng chung, hay dựa vào hoạt động của tất cả mọi dân tộc, thì không gì cấm đoán việc thuyên chuyển vai trò giáo hoàng tối thượng từ vị giám mục Rôma và từ thành Rôma tới vị giám mục khác và thành khác.

 

36.  Việc xác định về công đồng thuộc lãnh vực quốc gia không còn phải bàn cãi gì nữa, và chính quyền dân sự có thể sửa chữa vấn đề theo vị thế của mình.

 

37.  Có thể thiết lập các giáo hội quốc gia tách biệt và hoàn toàn lìa khỏi thẩm quyền giáo hoàng Rôma.

 

38.  Việc quá độc đoán của các vị giáo hoàng Rôma đã góp phần vào sự kiện chia rẽ giữa Đông và Tây.

 

 

ĐỐI VỚI CHÍNH XÃ HỘI VÀ MỐI TƯƠNG GIAO GIỮA XÃ HỘI VỚI GIÁO HỘI

 

39.  Là nguồn gốc và nguồn mạch của tất cả mọi quyền lợi, chính phủ tự mình được sở hữu vô hạn một số quyền lợi.

 

40.  Tín điều của Giáo Hội Công Giáo phản lại với phúc lợi của xã hội loài người.

41.  Quyền lực dân sự, cho dù được hành sử bởi các vị thủ lãnh không phải là người Công Giáo, cũng có quyền lực phủ quyết gián tiếp đối với những sự vật linh thánh; bởi thế, nó chẳng những có quyền được gọi là exequatur (thẩm quyền cho phép ban hành các sắc lệnh của giáo hoàng - biệt chú của người biên soạn) mà còn có quyền được gọi là appel comme d’abus (quyền điều giải chung về lạm pháp) nữa. 

 

42.  Trong trường hợp có những tương phản luật lệ giữa hai thẩm quyền, thì phần thắng thuộc về luật dân sự.

 

43.  Thế quyền có thẩm quyền trong việc hủy bỏ, việc tuyên bố vô hiệu lực và việc vô hiệu các đại biểu quyết chung (những thỏa hiệp), liên quan đến việc hành sử các quyền lợi thích hợp với ơn miễn quân dịch của giáo hội, một ơn miễn dịch Tòa Thánh đã được hưởng – mà không cần Tòa Thánh đồng ý hay cho dù có bị Tòa Thánh chống đối.

 

44.  Thẩm quyền dân sự có thể pha mình vào các vấn đề thuộc riêng lãnh vực tôn giáo, luân lý và qui tắc tâm linh. Bởi thế, nó có thể ra phán quyết liên quan đến những chỉ dẫn được các vị chủ chăn của Giáo Hội ban hành theo phận vụ của mình trong việc hướng đạo lương tâm con người; ngoài ra, thậm chí nó còn có thể ra chỉ thị liên quan đến việc ban phát các bí tích thánh, cũng như liên quan đến những điều kiện cần thiết để lãnh nhận các bí tích này.

 

45.  Tất cả việc quản trị các trường công lập, nơi giáo dục giới trẻ của bất cứ chính phủ Kitô Giáo nào, ngoại trừ các chủng việc thuộc hàng giáo phẩm được chuẩn chước đôi chút, đều có thể và phải được trao cho dân quyền; theo chiều hướng này thì không một thẩm quyền nào khác có quyền pha mình vào việc điều hành học đường, hướng dẫn học hành, ban bằng cấp, chọn lựa hay loại trừ các thầy cô.

 

46.  Ngoài ra, phương pháp học tập trong các chủng viện thuộc hàng giáo phẩm cũng phải được thích ứng theo qui định của thẩm quyền dân sự.

 

47.  Cơ cấu hay nhất của xã hội dân sự đòi buộc các trường học công lập tiếp nhận trẻ em của mọi tầng lớp, cũng như các học viện công lập nói chung chuyên dạy văn chương và khoa học, giáo dục giới trẻ, đều phải được tách khỏi mọi thẩm quyền của Giáo Hội, khỏi mọi can thiệp kiểm soát của Giáo Hội, và phải được lệ thuộc hoàn toàn vào thẩm quyền dân sự và chính trị, để được điều hành theo những chủ trương của các nhà lãnh đạo dân sự, và theo tiêu chuẩn ý hướng chung của thời đại.

 

48.  Các người Công Giáo có thể chấp nhận phương pháp dạy dỗ giới trẻ tách lìa khỏi đức tin Công Giáo và quyền lực Giáo Hội, và chỉ hoàn toàn hay ít là trên nguyên tắc liên quan đến lãnh vực kiến thức mà thôi, cũng như liên quan đến các mục tiêu của đời sống xã hội trên trần gian này.

49.  Chính quyền dân sự có thể ngăn cản các vị giám mục và giáo dân không được tự do thông đạt tư tưởng với giáo hoàng Rôma.

 

50.  Thẩm quyền dân sự tự mình có quyền giới thiệu các vị giám mục, và có quyền đòi các vị đảm nhận việc điều hành giáo phận của mình, trước khi các vị được Tòa Thánh chính thức bổ nhiệm và ban bố văn thư.

 

51.  Ngoài ra, chính quyền dân sự có quyền phế bỏ các vị giám mục không được thi hành việc mục vụ của mình; nó cũng không bị bó buộc nghe lời giáo hoàng Rôma trong những điều liên quan đến việc lập và chỉ định các vị giám mục.

 

52.  Theo quyền lợi riêng của mình, chính quyền có thể thay đổi tuổi được Giáo Hội ấn định trong việc nam nữ khấn dòng, và họ có thể đòi hỏi hội dòng không được cho phép ai khấn trọng thể mà không có phép của chính quyền.

 

53.  Cần phải loại bỏ các khoản luật liên hệ đến việc bảo vệ tình trạng của các hội dòng cũng như quyền lợi cùng với nhiệm vụ của các hội dòng này, ngoài ra, chính quyền dân sự còn có thể giúp cho tất cả những ai muốn bỏ đời sống tu trì mà họ đã theo đuổi cũng như muốn phạm đến các lời khấn trọng thể của mình; cũng thế, nó có thể hủy bỏ toàn thể các hội dòng, các nhà thờ chung phần (collegiate churches) và các tài sản đơn phần (simple benefices), ngay cả những tài sản có quyền bảo hộ, nó tịch biên cùng ủy thác các sản vật cũng như lợi tức của họ cho việc quản trị và quyền tự do định đoạt của quyền lực dân sự.

 

54.  Các vua và các vị hoàng gia chẳng những được miễn trừ khỏi quyền tài phán của Giáo Hội, mà còn là vượt trên Giáo Hội trong việc quyết định các vấn đề về  quyền tài phán.

 

55.  Giáo Hội phải tách biệt khỏi chính phủ, và chính phủ phải biệt lập với Giáo Hội.

 

 

ĐỐI VỚI LUÂN LÝ PHỔ QUÁT VÀ LUÂN LÝ KITÔ GIÁO

 

56.  Những luật lệ về luân lý không cần đến tính cách chế tài thần linh, và các luật lệ nhân tạo cũng không cần phải am hợp với luật tự nhiên hay không cần phải nhận được hiệu lực từ Thiên Chúa.

 

57.  Khoa triết học và luân lý cũng như luật lệ của chính phủ có thể và phải tách mình khỏi quyền tài phán của thẩm quyền thần linh và giáo hội.

 

70.  Các điều khoản của Công Đồng Chung Triđentinô giáng vạ tuyệt thông cho những ai dám chối bỏ quyền lực của Giáo Hội trong việc ban bố các ngăn trở về hôn nhân, thì hoặc không thuộc về tín điều, hay được hiểu đó là một quyền lực vay mượn.

 

71.  Thể thức hôn nhân mà Công Đồng Chung Triđentinô chỉ thị ấy sẽ không có tác dụng hủy bỏ ở những nơi luật dân sự ấn định một thể thức khác, và nhờ thể thức mới này, luật dân sự muốn là hôn nhân sẽ có hiệu lực.

 

72.  Đức Bônifaciô VIII là vị đầu tiên chủ trương rằng lời khấn trinh khiết khi lãnh chức linh mục làm cho hôn nhân bất thành.

 

73.  Chỉ cần có hợp đồng dân sự mà thôi cũng đủ thành hiệu cuộc hôn nhân giữa các người Kitô hữu với nhau, thực sự là như thế; và sai lầm hoặc cho rằng hôn ước giữa các Kitô hữu bao giờ cũng là một bí tích, hay cho rằng không có hôn ước nếu không có bí tích.

 

74.  Những căn nguyên và lý do hôn nhân tự bản chất của chúng thuộc về việc hội kiến dân sự.

 

 

ĐỐI VỚI THẾ LỰC DÂN SỰ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG

 

75.  Con cái của người Kitô và Giáo Hội Công Giáo tranh cãi với nhau về thế lực tính giữa thế quyền với linh quyền.

 

76.  Việc loại trừ dân quyền mà Tòa Thánh đang nắm giữ sẽ góp phần làm cho Giáo Hội đạt được mức độ tự do và phúc hạnh cao cả nhất.

 

 

TRÀO LƯU CẤP TIẾN

 

77.  Trong thời của chúng ta đây không còn ích lợi gì trong việc coi đạo Công Giáo như là một đạo duy nhất của đất nước, còn tất cả mọi kẻ theo bất cứ đạo nào khác đều bị loại trừ.

 

78.  Bởi thế luật đã ban hành một cách đáng khen ở một số xứ sở theo Công Giáo là con người di dân khắp nơi phải được phép thi hành công khai một số việc tôn thờ riêng của mình.

 

79.  Thật là sai lầm khi cho rằng quyền tự do dân sự của tất cả mọi kẻ có đạo, cũng như quyền năng trọn vẹn được ban cho tất cả mọi người, trong việc tuyêân bố cách dạn dĩ và công khai bất cứ ý kiến hay ý nghĩ gì, thì đều góp phần vào việc càng làm cho dễ dàng băng hoại nền luân lý cũng như tâm trí con người, và góp phần vào việc tuyên truyền nạn dịch khô đạo hơn.

 

80.  Giáo hoàng Rôma có thể và phải tự dung hợp với đà tiến triển, với khuynh hướng giải phóng cũng như với nền văn minh tân tiến.

 

(Tài liệu trên đây được trích dịch từ "Readings In Church History", edited by Colman J. Barry, OSB, Christian Classics, Inc, 1985, trang 992-996, và phần tài liệu từ "Readings In Church History" này lại được trích từ The Dublin Review LVI [1865], 513-529)

 

Biệt chú: Đức Thánh Cha Piô IX còn nghiêm bác các sai lầm của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, các Hội Kín, các Hội Thánh Kinh, các Hội Giáo Sĩ Cấp Tiến trong Thông Điệp Quibus Quantisque ngày 9-11-1846, Noscitis et Nobiscum 8-12-1849 và Quante Conficiamur 10-8-1863. Riêng Chủ Nghĩa Cộng Sản vô thần hiện thân nơi đảng Bônsêvích ở Nga đã được Đức Thánh Cha Piô XI phân tách kỹ lưỡng và luận bác trong Thông Điệp Divini Redemptoris của ngài ban hành ngày 19-3-1937.