Thánh Phaolô - Ba Mục Vụ Thư 

7/1/2008

   

  

 

 

N

hững lá thư cuối cùng trong tổng hợp thư của Thánh Phaolô, những bức thư tôi sẽ nói tới hôm nay, được gọi là những thư mục vụ, vì chúng được gửi cho những nhân vật đặc biệt trong số các mục tử của Giáo Hội: hai cho Timôthêu và một cho Titô, những hợp tác viên thân cận của Thánh Phaolô.

 

Thánh Phaolô đã hầu như thấy nơi Timôthêu một cái tôi khác của ngài; thật vậy, ngài đã ủy thác cho vị này những sứ vụ quan trọng (ở Maceđônia: cf Acts 19:22; ở Thessalonica: cf 1Tim 3:6-7; ở Côrintô: cf 1Cor 4:17, 16:10-11) và sau đó ngài đã viết tuyên dương vị ấy rằng: “Vì tôi không có một ai sánh với anh ấy về mối quan tâm chân thực nơi bất cứ những gì liên quan tới anh chị em” (Phil 2:20).

 

Theo cuốn Lịch Sử Giáo Hội ở thế kỷ thứ 4 của Eusebius ở Caesarea thì Timôthêu về sau là vị giám mục đầu tiên ở Êphêsô (cf 3:4).

 

Về Titô, vị này chắc chắn cũng được Thánh Tông Đồ quí mến, đã được ngài minh nhiên công nhận là “đầy nhiệt tình… là đồng bạn và là hợp tác viên của tôi” (2Cor 8:17,22), thậm chí “là đứa con đích thực của tôi trong cùng một đức tin” (Ti 1:4). Vị này đã được ủy thác một số sứ vụ rất tế nhị nơi Giáo Hội Côrintô, mang lại những thành quả làm cho Thánh Phaolô cảm thấy an ủi (cf. 2Cor 7:6-7,13; 8:6). Theo những gì chúng ta biết được thì Titô đã nhanh chóng bắt kịp Thánh Phaolô ở Nicopolis thuộc Epirus, ở Hy Lạp (cf Ti 3:12) và sau đó được ngài sai đến Dalmatia (cf 2Tim 4:10). Theo bức thư gửi cho vị này thì cuối cùng Titô đã trở thành giám mục ở Crete (cf Ti 1:5).

 

Những bức thư trực tiếp cho hai vị mục tử này chiếm một vị thế hoàn toàn đặc biệt trong Tân Ước. Đối với đa số các nhà dẫn giải ngày nay thì dường như các bức thư này không do chính Thánh Phaolô viết, và nguồn gốc của chúng thuộc về “trường phái thánh Phaolô” và phản ảnh gia sản của ngài giành cho một thế hệ mới, có lẽ bằng cách ghép chập một số lời văn hay lời lẽ vắn gọn của chính Thánh Phaolô. Chẳng hạn, một số lời lẽ trong Thư 2 gửi Timôthêu dường như rất đích thực chỉ có thể xuất phát từ cõi lòng và miệng lưỡi của Vị Tông Đồ này.

 

Thật sự thì tình hình giáo hội ở trong những bức thư này khác với tình hình của những năm chính yếu trong cuộc đời của Thánh Phaolô. Bấy giờ, hồi tưởng lại, ngài cho mình là “người loan tin mừng, tông đồ và thày dạy” của dân ngoại trong đức tin và trong chân lý (cf 1Tim 2:7; 2Tim 1:11); ngài tỏ mình như là một người được thương xót vì Chúa Giêsu Kitô – như ngài viết – “tỏ cho thấy tất cả sự nhẫn nại của Người ra như một tấm gương soi cho những ai muốn tin tưởng nơi Người vì sự sống trường sinh” (1Tim 1:16).

 

Bởi thế, vấn đề chính yếu là ở chỗ thực sự nơi Thánh Phaolô, một kẻ bách hại được hoán cải nhờ sự hiện diện của Đấng Phục Sinh, chúng ta thấy hiện lên một vị Chúa hào hiệp để phấn khích chúng ta, để tác động chúng ta hy vọng và tin tưởng vào tình thương của Chúa là Đấng, bất chấp cái bé mọn của chúng ta, có thể thực hiện những việc cao cả. Ngoài những năm chính yếu của đời sống Thánh Phaolô, những bức thư này còn chất chứa cả những bối cảnh văn hóa mới. Thật vậy, người ta thấy được xa xa sự xuất hiện của những giáo huấn hoàn toàn được coi là sai lầm (cf 1Tim 4:1-2; 2Tim 3:1-5), chẳng hạn như những ai công bố rằng đời sống hôn nhân vợ chồng là những gì không tốt (cf 1Tim 4:3a).

 

Chúng ta thấy mối quan tâm này tân tiến biết bao, vì cả ngày nay nữa Thánh Kinh đôi khi được đọc như là một đối tượng của tính tò mò về lịch sử chứ không phải là Lời của Thánh Linh là những gì chúng ta có thể nghe thấy chính tiếng nói của Chúa và nhận ra sự hiện diện của Người trong lịch sử. Chúng ta có thể nói rằng, căn cứ vào bản liệt kê vắn gọn này về những thứ sai lạc trong các Bức Thư ấy, xuất hiện một bản tóm lược trước đó về chiều hướng sai lạc liên tục chúng ta có thể biết được qua tên gọi là chủ nghĩa Bất Khả Thần Tri – Gnosticism (cf 1Tim 2:5-6; 2Tim 3:6-8).

 

Tác giả các bức thư ấy đối chọi với những giáo điều này bằng hai lời kêu gọi đặc biệt. Lời kêu gọi thứ nhất là hãy trở về với việc đọc Thánh Kinh (cf 2Tim 3:14-17), tức là một việc đọc coi Thánh Linh thực sự như  “được linh ứng” và xuất phát từ Chúa Thánh Thần, nhờ đó người ta mới có thể “được hướng dẫn đến phần rỗi”. Thánh Kinh được đọc một cách đúng đắn bằng việc đặt mình vào cuộc đối thoại với Thánh Linh, nhận lãnh từ đó ánh sáng “để giảng dạy, để luận bác, để sửa sai, và để huấn luyện nên công chính” (2Tim 3:16). Theo chiều hướng ấy, bức thư này thêm rằng: “nhờ đó con người thuộc về Chúa mới có khả năng, được trang bị để làm hết mọi việc lành” (2Tim 3:17).

 

Lời kêu gọi thứ hai của ngài liên quan tới “kho tàng” tốt đẹp (parathéke): đây là một lời đặc biệt trong các bức thư mục vụ đề cập tới truyền thống của đức tin tông truyền cần phải được bảo vệ bằng ơn trợ giúp của Thánh Linh là Đấng ngự trong chúng ta. Điều được gọi là kho tàng này cần phải được coi như là toàn thể Truyền Thống tông đồ và như tiêu chuẩn để trung thành loan báo Phúc Âm. Đến đây chúng ta cần phải nhớ rằng trong các bức thư mục vụ ấy, cũng như trong tất cả Tân Ước, chữ “Thánh Kinh” hiển nhiên có nghĩa là Cựu Ước, vì những bản văn Tân Ước bấy giờ một là chưa có hay vẫn chưa được thuộc về sổ bộ Thánh Kinh.

 

Bởi thế, Truyền Thống loan báo của các vị tông đồ, tức “kho tàng” này, là chìa khóa để hiểu biết Thánh Kinh, hiểu biết Tân Ước. Theo ý nghĩa ấy, Thánh Kinh và Truyền Thống, Thánh Kinh và việc loan báo của các tông đồ là chìa khóa để đọc, để tiến tới và hầu như để hòa hợp trong việc cùng nhau hình thành “nền tảng vững chắc của Thiên Chúa” (2Tim 2:19). Việc loan báo của các tông đồ, tức là Truyền Thống, là những gì cần thiết để dẫn mình tới việc hiểu biết Thánh Kinh và nắm bắt được nơi Thánh Kinh tiếng nói của Chúa Kitô. Thật sự là cần phải “nắm chắt lấy sứ điệp chân thật như đã được dạy bảo” (Ti 1:9). Ở căn gốc của hết mọi sự chính là đức tin vào mạc khải có tính cách lịch sử của Vị Thiên Chúa thiện hảo, Đấng trong Chúa Giêsu Kitô đã tỏ hiện một cách cụ thể “tình yêu của Ngài đối với con người”, một tình yêu mà theo bản gốc Hy Lạp mang một tên gọi đầy ý nghĩa là filanthropía (cf Ti 3:4; 2Tim 1:9-10): Thiên Chúa yêu thương nhân loại.

Gom lại với nhau thì rõ ràng là cộng đồng Kitô hữu tự định hình bằng những từ ngữ rất rõ ràng, theo một căn tính chẳng những khác xa những thứ dẫn giải bất phù hợp, mà nhất là khẳng định cái neo của nó nơi những điểm thiết yếu về đức tin là những gì ở đây đồng nghĩa với “sự thật” (1Tim 2:4,7;4:3;6:5; 2Tim 2:15,18,25; 3:7,8; 4:4; Ti 1:1,14).

 

Trong đức tin thì sự thật chính yếu về vấn đề chúng ta là ai hiện lên, về Thiên Chúa là ai, và chúng ta cần phải sống như thế nào. Và nơi sự thật này (sự thật của đức tin), Giáo Hội được định nghĩa là “trụ cột và là nền tảng” (1Tim 3:15). Dù sao thì Giáo Hội vẫn như là một cộng đồng cởi mở, một cộng đồng vươn tới hoàn vũ, một cộng đồng cầu nguyện cho tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp và mọi thân phận để họ tiến đến chỗ nhận biết chân lý. “Thiên Chúa muốn hết mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” vì “Chúa Giêsu đã hiến mình chuộc tội cho tất cả mọi người” (1Tim 2:4-5). 

 

Bởi thế, ý nghĩa về tính cách đại đồng, mặc dù các cộng đồng vẫn còn nhỏ bé, là những gì mãnh liệt và cương quyết trong các bức thư ấy. Hơn nữa, cộng đồng Kitô giáo này “không phỉ báng một ai” và “thực thi mọi sự ưu ái đối với hết mọi người” (Ti 3:2). Yếu tố quan trọng đầu tiên của những bức thư này đó là tính chất phổ quát của đức tin như chân lý, như cái chốt đọc Thánh Kinh, đọc Cựu Ước, nhờ đó nó phác họa một mối hiệp nhất nơi việc truyền giảng Thánh Kinh và niềm tin sống động mở ra cho tất cả mọi người cùng với chứng từ về tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người.

 

Một yếu tố kiểu mẫu khác của những bức thư này là một phản ảnh về cấu trúc của thừa tác vụ trong Giáo Hội. Chính những bức thư này là nơi đầu tiên trình bày việc phân chia ra làm ba bậc giám mục, linh mục và phó tế (cf 1Tim 3:1-13, 4:13, 2Tim 1:6; Ti 1:5-9). Chúng ta có thể nhận thấy nơi các bức thư mục vụ này việc liên kết hai cấu trúc của thừa tác vụ khác biệt và như thế làm nên một hình thức dứt khoát về thừa tác vụ trong Giáo Hội. Trong các bức thư của Thánh Phaolô vào những năm chính yếu đời sống của ngài, Thánh Phaolô nói về “episcope” (Phil 1:1) và về “diaconi”: đây là cấu trúc kiểu mẫu của Giáo Hội được hình thành trong thời đại của thế giới dân ngoại. Bởi thế, hình ảnh về chính vị tông đồ này vẫn còn là những gì nổi bật, và vì vậy phần còn lại của các thừa tác vụ chỉ phát triển từng chút một.

 

Như tôi đã nói, nếu trong các Giáo Hội được hình thành trong thế giới dân ngoại chúng ta có các vị giám mục và phó tế, và chưa có các vị linh mục, thì trong các Giáo Hội được hình thành ở thế giới Kitô-DoThái Giáo, các vị linh mục là một cấu trúc nổi bật. Ở cuối các bức thư mục vụ, hai cấu trúc này được liên kết lại: Vậy xuất hiện chữ the “episcopo” (vị giám mục” (cf. 1Tim 3:2); Ti 1:7) bao giờ cũng ở thể số ít, được kèm theo bởi chữ “the”. Thế rồi cùng với the “episcopo” chúng ta thấy cả các vị linh mục và các vị phó tế. Cho đến bấy giờ thì hình ảnh này về một vị tông đồ là những gì được minh định, thế nhưng ba bức thư ấy, như tôi đã nói, bấy giờ không trực tiếp ngỏ cùng các cộng đồng, cùng dân chúng, mà là với Timôthêu và Titô, những vị một đàng xuất hiện như là các vị giám mục, một đàng bắt đầu thay chỗ cho Thánh Tông Đồ.

 

Bởi vậy, thực tại được ghi nhận đầu tiên này sau đó được gọi là “việc thừa kế tông đồ”. Thánh Phaolô nói bằng một giọng trịnh trọng với Timôthêu rằng: “Con đừng coi thường tặng ân con có được, một tặng ân được ban cho con bằng lời ngôn sứ kèm theo việc đặt tay của vị linh mục” (1Tim 4:14). Chúng ta có thể nói rằng trong những lời lẽ ấy thoạt tiên cũng hiện lên tính chất bí tích của thừa tác vụ. Và nhờ đó chúng ta có được những gì là thiết yếu về cấu trúc của công giáo: Thánh Kinh và Truyền Thống, Thánh Kinh và việc rao giảng, làm nên một toàn thể; thế nhưng đối với cấu trúc chúng ta có thể gọi là có tính cách tín lý ấy, cần phải thêm cấu trúc về nhân sự là những vị thừa kế các tông đồ, như là thành phần nhân chứng của việc rao giảng của các vị tông đồ.

 

Sau hết, cần phải nhận định là trong các bức thư ấy, Giáo Hội hiểu biết về mình theo các từ ngữ của con người, được so sánh với ngôi nhà và gia đình. Đặc biệt là trong 1Tim 3:2-7, ngài đã ban chính những lời hướng dẫn chi tiết cho vị giám mục: “Bởi vậy, một vị giám mục là vị bất khả trách cứ, chỉ kết hôn một lần duy nhất, sống chừng mực điều độ, biết tự chủ, đoan trang nết na, tỏ ra hiếu khách, có khả năng dạy bảo, không say sưa, không hung hăng, nhưng hiền dịu, không cãi cọ tranh chấp, không ham mê tiền bạc. Ngài phải điều hành gia đình mình cách tốt đẹp, giữ cho con cái mình sống đàng hoàng hoàn toàn xứng với phẩm giá; vì nếu một người không biết tề gia của mình thì làm sao có thể coi sóc giáo hội của Thiên Chúa được?... Ngài cũng phải có thế giá tốt đẹp đối ngoại nữa”.   

 

Trước hết người ta cần phải ghi nhận ở đây về khả năng quan trọng cho việc giảng dạy (cũng xem 1Tim 5:17) là những gì chúng ta cũng thấy âm vang ở những đoạn khác (cf 1Tim 6:2c; 2Tim 3:10; Ti 2:1), rồi tới một đặc tính đặc biệt về con người, đặc tính về “vai trò làm cha”. Thật vậy, vị giám mục được coi như là người cha của cộng đồng Kitô hữu (cũng xem 1Tim 3:15). Ngoài ra, ý nghĩ về Giáo Hội như “nhà của Thiên Chúa” được bắt nguồn trong Cựu Ước (cf Num 12:7) và được thấy tái hình thành trong Thư Do Thái 3:2,6, trong khi đó ở chỗ khác Giáo Hội được đọc thấy là tất cả mọi Kitô hữu không còn là những người xa lạ và là khách khứa nhưng cùng là công dân của các thánh và là phần tử gia đình trong nhà của Thiên Chúa (cf Eph 2:19).

 

Chúng ta hãy cầu cùng Chúa và Thánh Phaolô để cả ngày nay nữa, là Kitô hữu, chúng ta có thể được đặc tính hóa, đối với xã hội chúng ta đang sống, như là các phần tử của “gia đình Thiên Chúa”. Và chúng ta cũng hãy nguyện cầu để các vị mục tử của Giáo Hội có được những cảm thức phụ thân mỗi ngày một hơn, đồng thời cũng được dịu dàng và mạnh mẽ, trong việc hình thành nhà của Thiên Chúa, của cộng đồng, của Giáo Hội.



 

NỘI DUNG

 Lời Giới Thiệu..................................................5

 Với Năm Thánh Phaolô

 1- Thánh Phaolô - Vẫn Hiện Đại (bài Giảng Khai Mạc)........7

2- Thánh Phaolô: Công Giáo - Thánh Phêrô: Hiệp Nhất..18

 Cho Năm Thánh Phaolô

 1 -   Thánh Phaolô - Bối Cảnh Lịch Sử.................................27

2-    Thánh Phaolô - Tiểu Sử…………….....………...……..35

3-    Thánh Phaolô - Trở Lại..................................................46

4-    Thánh Phaolô - Tông Đồ................................................54

5-    Thánh Phaolô – Truyền Thống……….....……………62

6-    Thánh Phaolô - Hộ Giáo................................................70

7-    Thánh Phaolô - Ý Thức Chúa Kitô...............................79

8-    Thánh Phaolô - Ý Nghĩa Giáo Hội...............................88

9-    Thánh Phaolô - Khoa Kitô Học.....................................97

10-  Thánh Phaolô –Thần Học Thập Giá...........................106

11-  Thánh Phaolô - Biến Cố Phục Sinh............................115

12-  Thánh Phaolô – Đợi Chờ Tái Giáng...........................125

13-  Thánh Phaolô - Công Chính Hóa...............................135

14-  Thánh Phaolô - Đức Tin qua Đức Ái.........................144

15-  Thánh Phaolô - Tân Adong Kitô................................152

16-  Thánh Phaolô - Các Bí Tích.........................................162

17-  Thánh Phaolô - Tôn Thờ Đích Thực...........................173

18-  Thánh Phaolô - Chúa Kitô là Đầu..............................184

19-  Thánh Phaolô - Ba Mục Vụ Thư.................................195

20-  Thánh Phaolô – Qua Đời và Gia Sản..........................205

Trước Năm Thánh Phaolô 

1-  Thánh Phaolô - Tông Đồ 13…………….……………..216

2-  Thánh Phaolô - Hội Ngộ Thần Linh.............................223

3-  Thánh Phaolô – Chúa Thánh Thần..............................230

4-  Thánh Phaolô – Giáo Hội……………………………..237 

Trong Năm Thánh Phaolô 

1- Thánh Phaolô - Di Trú Nhân…………………………. 245  

2- Thánh Phaolô – Ơn Gọi Sống Tự Do………………….253  

Tổng Kết ....................................................269

 “Ánh Sáng Chư Dân”: Nhân Chứng Phục Sinh - Tông Đồ Hoàn Vũ