Mầu Nhiệm về Mối Liên Hệ Giữa Chúa Kitô và Giáo Hội

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Sau giáo lý về các bài thánh vịnh và ca vịnh cho Giớ Kinh Sáng và Tối, tôi muốn giành các buổi gắp gỡ Thứ Tư tới đây cho vấn đề mầu nhiệm về mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, bằng cách trình bày vấn đề này theo cảm nghiệm của các vị tông đồ theo chiều hướng sứ vụ được trao phó cho các vị.

 

Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng chư vị tông đồ như là một cộng đồng đức tin, đức cậy và đức mến. Nhờ các vị tông đồ mà chúng ta trờ về tới tận Chúa Giêsu.

 

Giáo Hội mới đầu được thành lập khi có một số người đánh cá ở Galilêa gặp được Chúa Giêsu; họ cảm thấy bị chinh phục bởi ánh mắt của Người, giọng nói của Người và lời mời gọi nồng nàn mãnh liệt của Người: ‘Hãy theo Thày, để Thày làm cho các con trở nên những kẻ đánh cá người’ (Mk 1:17; Mt 4:19).

 

Vị tiền nhiệm yêu dấu của tôi là Gioan Phaolô II, vào lúc mở màn cho đệ tam thiên kỷ, đã đề ra cho Giáo Hội việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô (x. Tông Thư ‘Novo Millennio Ineunte’, số 16 và sau đó). Tiến theo chiều hướng ấy, trong bài giáo lý tôi bắt đầu hôm nay đây, tôi muốn trình bày cho thấy rằng chính ánh sáng của Dung Nhan ấy đang phản ảnh nơi dung nhan của Giáo Hội (x Hiến Chế Lumen Gentium, số 1), bất chấp những giới hạn và bóng tối của nhân tính mỏng dòn và tội lỗi của chúng ta.

 

Sau Mẹ Maria là phản ảnh tinh tuyền của ánh sáng Chúa Kitô, các vị tông đồ, qua lời nói và chứng từ của mình, đã truyền lại cho chúng ta sự thật về Chúa Kitô. Sứ vụ của các vị không phải là những gì cô lập. Nó được đóng khung trong mầu nhiệm hiệp thông và bao gồm tất cả Dân Chúa, và nó được thể hiện qua các giai đoạn từ cựu ước đến tân ước.

 

Theo ý nghĩa ấy, chúng ta phải nói rằng chúng ta hoàn toàn bóp méo sứ điệp của Chúa Giêsu khi chúng ta tách nó khỏi bối cảnh niềm tin và trông đợi của thành phần dân tuyển chọn. Như Thánh Gioan Tẩy Giả là vị tiền hô ngay trước khi Người đến đã làm, Chúa Giêsu cũng chính yếu ngỏ lời cùng toàn thể dân Do Thái (x Mt 15:24), để ‘liên kết họ’ vào thời cánh chung là thời đã xẩy ra khi Người tới.

 

Như đã xẩy ra với Gioan, việc giảng dạy của Chúa Giêsu đồng thời cũng là một lời kêu gọi của ân sủng và là một dấu hiệu của sự tương khắc và phán xét tất cả Dân Chúa. Bởi thế, từ giây phút đầu tiên của việc Người hoạt động cứu độ, Chúa Giêsu Nazarét muốn liên kết và thanh tẩy Dân Chúa. Mặc dù việc giảng dạy của Người bao giờ cũng là một lời kêu gọi hoán cải bản thân, thực tế nó tiếp tục hướng tới việc xây dựng Dân Chúa là thành phần được Người đến để qui tụ lại với nhau và cứu độ.

 

Đó là lý do việc dẫn giải có tính cách cá nhân về việc Chúa Kitô loan báo Vương Quốc được thần học giải phóng đề ra là những gì đơn phương và thiếu cơ sở. Đại thần học gia giải phóng Adolf von Harnack tóm lại các hội nghị của mình về chủ đề ‘Kitô Giáo là gì?’, đã nói: ‘Vương Quốc của Thiên Chúa trị đến ở mức độ vương quốc này trị đến với những con người riêng biệt nào đó, tìm cách tiến vào linh hồn này và được họ chấp nhận. Vương Quốc của Thiên Chúa là ‘vai trò chủ tể’ của Thiên Chúa, tức là, việc thống trị của Vị Thiên Chúa Thánh Hảo nơi mỗi một con tim khác nhau’ (Third Conference, 100ff).

 

Thật ra chiều hướng cá nhân nơi thần học giải phóng là những gì được đặc biệt nổi nang trong thời đại tân tiến. Theo quan điểm của truyền thống thánh kinh, cũng như theo lãnh giới của Do Thái Giáo là lãnh giới hoạt động của Chúa Giêsu được xếp loại bất kể tất cả tính cách mới mẻ của hoạt động này, thì vấn đề hiển nhiên là tất cả sứ vụ của Người Con hóa thành nhục thể có mục đích hiệp thông, ở chỗ Người đến chính vì muốn qui tụ lại với nhau một nhân loại phân tán, Người đến chính vì muốn qui tụ Dân Chúa lại với nhau.

 

Một dấu hiệu rõ ràng cho thấy ý hướng của con người Nazarét này trong việc muốn qui tụ lại với nhau cộng đồng giao ước để tỏ ra nơi cộng đồng này việc viiên trọn của những lời hứa hẹn với cha ông họ, những vị luôn nói đến việc triệu tập, thống nhất và hiệp nhất, đó là việc thiết lập nhóm 12. Chúng ta vừa nghe bài Phúc Âm về việc thiết lập nhóm 12 Vị này.

 

Giớ đây tôi xin đọc lại đoạn chính yếu, đó là đoạn ‘Người lên núi và triệu tập những ai Người muốn, nên họ đã đến với Người. Người đã chỉ định 12 vị (thành phần được Người gọi là tông đồ) để họ có thể ở với Người và Người sai họ đi giảng dạy cùng ban quyền khu trừ ma qủi: Người đã chỉ định 12 vị…’ (Mk 3:13-16; x Mt 10:1-4; Lk 6:12-16).

 

Ở địa điểm của việc mạc khải này, đó là ‘ngọn núi’, bằng một sáng kiến cho thấy cái ý thức và định đoạt tuyệt đối của mình, Chúa Giêsu đã thiết lập Nhóm 12 để các vị có thể trở thành những chứng nhân và những người rao giảng tin mừng với Người về việc Vương Quốc của Thiên Chúa trị đến. Không có vấn đề về tính chất lịch sử của lời kêu gọi này, chẳng những vì tính cách cổ xưa cùng tính cách dồi dào của các chứng từ, mà còn vì sự kiện đơn giản là tên của Tông Đồ Giuđa là người bội phản cũng xuất hiện nữa, bất kể những khó khăn liên quan tới tên tuổi của người tông đồ này có thể chất chứa nơi cộng đồng phôi thai ấy.

 

Con số 12, một con số hiển nhiên liên quan tới 12 chi họ Do Thái, cho thấy ý nghĩa của hành động biểu hiệu có tính cách ngôn sứ được chất chứa nơi sáng kiến mới về việc thành lập dân thánh một lần nữa. Sau cuộc sụp đổ của cơ cấu 12 chi tộc này, Do Thái mong chờ việc tái thiết cơ cấu ấy như là một dấu hiệu của việc đến thời điểm cánh chung (điều này có thể đọc thấy trong phần cuối của Sách Êzêkiên 37:15-19, 39:23-29,40-48).

 

Bằng việc chọn Nhóm 12, dẫn họ vào một mối hiệp thông sự sống với Người và làm cho họ thành những người được chia sẻ cùng một sứ vụ trong việc loan báo Vương Quốc này bằng lời nói và việc làm (x Mk 6:7-13; Mt 10:5-8; Lk 9:1-6,6:13), Chúa Giêsu muốn nói rằng thời điểm tối hậu đã tới; thời điểm tái thiết Dân Chúa, thành phần dân của 12 chi tộc, thành phần giờ đây được biến thành một dân phổ quát là Giáo Hội của Người.

 

Chỉ bằng việc hiện hữu của mình, Nhóm 12 – được kêu gọi từ những hoàn cảnh khác nhau – đã trở thành một lời hiệu triệu tất cả Do Thái hãy hoán cải và hãy để cho họ được tái liên kết trong một giao ước mới là những gì hoàn thành trọn vẹn và trọn hảo cựu ước. Bằng việc ủy thác cho họ công việc cử hành để tưởng nhớ đến Người trong Bữa Tiệc Ly, trước cuộc khổ nạn của mình, Chúa Giêsu cho thấy rằng Người muốn chuyển đến tất cả cộng đồng này, nơi bản thân của thủ lãnh họ, mệnh lệnh trở thành một dấu hiệu và dụng cụ của cộng đồng cánh chung được Người khởi sự.

 

Ở một nghĩa nào đó, chúng ta có thể nói rằng Bữa Tiệc Ly chính là tác động thành lập Giáo Hội của Người, vì Người ban chính bản thân mình, nhờ đó, kiến tạo nên một cộng đồng mới, một cộng đồng được liên kết trong mối hiệp thông với chính bản thân Người. Theo quan điểm này, vấn đề được hiểu rằng Đấng Phục Sinh ban cho họ, bằng việc tuôn đổ Thánh Thần, quyền năng tha tội (Jn 20:23). 12 Tông Đồ như thế là dấu hiệu hiển nhiên nhất của việc Chúa Giêsu muốn liên quan đến sự kiện hiện hữu và sứ vụ của Giáo Hội Người, là việc bảo đảm rằng giữa Chúa Kitô và Giáo Hội không có vấn đề kình chống: Chúa Kitô và Giáo Hội bất khả phân ly, bất kể tội lỗi của thành phần dân làm nên Giáo Hội.

 

Bởi vậy, không được hóa giải những ý hướng của Chúa Kitô với câu châm ngôn thời trang mấy năm trước đây ‘chấp nhận Chúa Kitô, chứ không chấp nhận Giáo Hội’. Chúa Giêsu của tính cách cá nhân chủ nghĩa là một cái gì đó tưởng tượng. Chúng ta không thể tím thấy Chúa Giêsu ngoài thực tại là Người đã thiết lập và nhờ đó Người thông mình ra. Giữa Người Con Thiên Chúa làm người và Giáo Hội của Người có một sự liên tục sâu xa bất khả phân ly, vì tính chất ấy mà Chúa Kitô hôm nay vẫn hiện diện nơi dân của Người.

 

Người bao giờ cũng đồng thời với chúng ta – đồng thời với chúng ta trong Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng các Tông Đồ. Người đang sống nơi việc thừa kế của các Vị Tông Đồ. Và việc Người hiện diện nơi cộng đồng này, một cộng đồng Người luôn ban chính mình, là lý do cho niềm hân hoan của chúng ta. Phải, Chúa Kitô ở với chúng ta, Vương Quốc của Thiên Chúa đang trị đến.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 15/3/2006