Thánh Clêmentê ở Rôma

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 28/2/2007 –

Bài Giáo Lý 32 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong mấy tháng qua, chún g ta đã suy niệm về những hình ảnh của từng vị tông đồ và là những vị chứng nhân tiên khởi của đức tin Kitô Giáo, những vị được đề cập tới trong các bản văn Tân Ước. Giờ đây, chúng ta quay sang các vị Tông Giáo Phụ , tức đến thế hệ thứ nhất và thứ hai của Giáo Hội sau các tông đồ. Nhờ đó chún g ta có thể thấy được cách thức Giáo Hội bắt đầu tiến bước trong lịch sử.

 

Thánh Clêmentê, Giám Mục Rôma trong những năm cuối cùng của thế kỷ thứ nhất, là vị thừa kế thứ ba của Thánh Phêrô, sau Đức Linus và Đức Anacletus. Chứng từ quan trọng nhất về đời sống của ngài được Thánh Irênê là giám mục Lyon viết mãi vào năm 202. Vị giám mục này cho rằng Thánh Clêmentê ‘đã từng thấy các vị tông đồ… đã được gặp gỡ các vị ấy’, và ‘vẫn còn văng vẳng bên tai giáo huấn của các vị, và vẫn còn thấy trước mắt truyền thống của các vị’ (Adv. Haer. 3,3,3). Những chứng từ sau này, giữa thế kỷ thứ bốn và thứ sáu, thì qui tước hiệu tử đạo cho Thánh Clêmentê.

 

Thẩm quyền và thế giá của vị Giám Mục Rôma này như vậy nên có một số bản văn được qui về cho ngài, thế nhưng chỉ có một bản văn chắc chắn là Bức Thư gửi cho Giáo Đoàn Côrintô.

 

Giáo phụ Eusebius thành Caesarea, một đại ‘lưu trữ viên’ của những gốc tích Kitô Giáo, đã trình bày về bức thư này bằng những lời lẽ như sau: ‘Một bức thư duy nhất của Đức Clêmentê đã được gửi xuống cho chúng ta được công nhận  là chân thực, trọng đại và tuyệt vời. Bức  thư này được ngài viết nhân  danh Giáo Hội Rôma gửi cho Giáo Hội ở Côrintô… Chúng ta biết rằng qua một thời gian dài, và cho tới cả ngày nay nữa, bức thư n ày được công khai đọc trong những cuộc tái hợp của tín hữu’ (Hist. Eccl. 3,16).

 

Một đặc tính hầu như có tính cách giáo luật được qui cho bức thư này. Ở đầu bản văn ấy, được viết bằng tiếng Hy Lạp, Đức Clêmentê xin lỗi nếu ‘những biến cố phức tạp và tai hại’ (1:1) đã xẩy ra vì một cuộc can thiệp chậm chạp. Những ‘biến cố’ ấy có thể được đồng hóa với cuộc bách hại của Domitian; bởi thế, ngày tháng của bức thư này được viết vào thời điểm ngay sau cái chết của vị hoàng đế ấy và trước khi chấm dứt cuộc bách hại, tức là ngay sau năm 96.

 

Việc can thiệp của Đức Clêmentê – chúng ta vẫn còn ở thế kỷ thứ nhất – được kêu gọi thực hiện vì những vấn đề trầm trọng Giáo Hội Côrintô đang trải qua; thật vậy, các vị linh mục của cộng đồng này đã bị loại trừ bởi một số thành phần trẻ trung mới tạo được uy thế. Biến cố đau thương này một lần nữa được ghi nhớ bởi Thánh Irênê, vị đã viết rằng: ‘Dưới thời Đức Clêmentê, xẩy ra một cuộc xung khắc trầm trọng giữa các người anh  em ở Corintô, Giáo Hội Rôma đã gửi cho giáo đoàn Côrintô một bức thư rất quan trọng để hòa giải họ trong an bình, để canh tân đức tin của họ và để loan báo một truyền thống họ đã lãnh nhận còn rất mới mẻ từ các vị tông đồ’ (Adv. Haer. 3,3,3).

 

Bởi thế, chúng ta có thể nói rằng bức thư này là việc hành sử lần đầu tiên của một Vị Giáo Chủ ở Rôma sau cái chết của Thánh Phêrô. Bức thư của Thánh Clêmentê đã đụng chạm tới những đề tài thân thương với Thánh Phaolô, vị đã viết hai bức thư quan trọng cho giáo đoàn Côrintô, nhất là về vấn đề biện chứng thần học, bao giờ cũng thích hợp, giữa biểu thị của việc cứu độ và trách nhiệm dấn thân về luân lý.

 

Trước hết là việc công bố ơn cứu độ. Chúa thấy được là chúng ta cần gì và ban ơn tha thứ cho chúng ta, ban cho chúng ta tình yêu của Người, ban cho chúng ta ơn được làm người Kitô hữu, làm anh chị em của Người. Đó là điều rao giảng làm cho cuộc đời chúng ta hân hoan và giúp cho các hoạt động của chúng ta được vững chắc. Chúa Kitô luôn thấy được là các hành động của chúng ta cần đến sự thiện hảo của Người và sự thiện hảo của Chúa bao giờ cũng lớn hơn tất cả mọi tội lỗi của chúng ta.

 

Tuy nhiên, chúng ta cần phải quyết tâm một cách gắn bó với tặng ân chúng ta được lãnh nhận ấy và đáp lại việc loan truyền ơn cứu độ bằng một đường lối quảng đại và can trường hướng tới việc hoán cải. So sánh với mô thức của Thánh Phaolô, thì cái mới mẻ là ở chỗ, tiếp theo sau phần tín lý và phần thực hành Thánh Clêmentê, có ‘một lời nguyện cầu long trọng’ để kết thúc bức thư một cách cụ thể.

 

Dịp trực tiếp của bức thư này đã tạo cơ hội cho vị Giám Mục Rôma để can thiệp một cách sâu rộng vào vấn đề căn tính của Giáo Hội và sứ vụ của Giáo Hội. Thánh Clêmen tê ghi nhận là nếu có những c huyện lạm dụng xẩy ra ở Côrintô thì lý do cần phải lưu ý tới đó là ở tình trạng yếu kém về đức ái và những nhân đức cần thiết của Kitô Giáo. Đó là lý do tại sao ngài đã kêu gọi tất cả mọi tín hữu hãy sống khiêm nhượng và yêu thương huynh đệ, hai nhân đức thật sự là căn bản để làm phần tử của Giáo Hội. Ngài nói: ‘Chúng ta là phần thể của Đấng Thánh, nên chúng ta hãy làm tất cả những gì liên quan tới thánh thiện’ (30:1).

 

Đặc biệt vị Giám Mục Rôma này còn nhắc lại rằng chính Chúa Kitô, ‘Người muốn những điều ấy được thực hiện ở đâu và bởi ai, thì chính Người đã ấn định theo ý muốn tối cao của Người, để tất cả mọi sự, được thực hiện một cách đạo hạnh theo sở thích tốt lành của Người, đáng được Người chấp nhận…. Vì những việc phục vụ đặc biệt của Người là những gì được bổ nhiệm cho vị thượng tế, và nơi chốn thích hợp của những việc phục vụ ấy được qui định cho các vị linh mục, và những thừa tác vụ đặc biệt của những việc ấy được trao cho thành phần Lêvi. Thành phần giáo dân, theo luật, có trách nhiệm đối với những gì thuộc giáo dân’ (40:1-5: xin lưu ý là ở đây, trong bức thư từ cuối thế kỷ thứ nhất này, lần đầu tiên văn chương Kitô Giáo có chữ Hy Lạp ‘laikós’, mang ý nghĩa là ‘phần tử của vương quốc’, tức là thành phần ‘dân Chúa’).

 

Như thế, khi qui chiếu về phụng vụ của dân  Yến Duyên, Thánh Clêmentê cho thấy lý tưởng của ngài về Giáo Hội. Đó là một cuộc qui tụ bởi ‘một thần linh ân sủng được đổ xuống trên chúng ta’, cho thấy, qua các phần tử khác nhau của Thân Mình Chúa Kitô, tất cả được liên kết bất phân đều là ‘phần tử của nhau’ (46:6-7).

 

Việc phân biệt rõ ràng giữa thành phần ‘giáo dân’ và phẩm trật dù sao cũng không có nghĩa là một cái gì đó tương phản mà chỉ là một liên hệ theo cơ cấu của một thân thể, của một tổ chức có những phần hành khác nhau. Thật vậy, Giáo Hội không phải là một nơi hỗn độn và vô chủ, nơi mà ai muốn  làm gì thì làm vào bất cứ lúc nào, mỗi người trong cơ cấu có lớp lang này thực hành thừa tác vụ của mình theo ơn  gọi được  nhận lãnh.

 

Liên quan tới thành phần  lãnh đạo của các cộng đồng, Thánh Clêmentê xác định rõ về tín lý của việc kế thừa tông đồ. Những luật lệ chi phối điều này đều xuất phát từ chính Thiên Chúa một cách tối hậu. Chúa C ha sai Chúa Giêsu Kitô, Đấng đến phiên mình thì sai các vị tông đồ. Rồi những vị này sai thành phần thủ lãnh đầu tiên  của các cộng đồng, và đã ấn định rằng họ cần phải được những con người xứng đáng tuân  theo. Bởi thế, tất cả mọi sự được tiến triển ‘một cách lớp lang, theo ý muốn của lời Chúa’ (42).

 

Với những lời này, với những câu ấy, Thánh Clêmentê muốn nhấn mạnh rằng Giáo Hội có một cấu trúc bí tích, chứ không phải là một cấu trúc chính trị. Các tác động của Thiên Chúa vươn tới chúng ta trong phụng vụ là những gì đi trước các quyết định và các ý nghĩ của chúng ta. Giáo Hội trước hết là một tặng ân của Thiên Chúa chứ không phải là một sản phẩm của chúng ta, bởi thế cấu trúc bí tích này chẳng những bảo đảm được trật tự chung mà còn là những gì tiền dẫn đến tặng ân của Thiên Chúa tất cả chúng ta cần đến.

 

Sau hết, ‘lời nguyện long trọng’ cống hiến một thứ hít thở vũ trụ cho việc bàn luận trước đó. Thánh Clêmentê ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa về sự quan phòng yêu thương cao cả của Ngài, Đấng đã tạo dựng nên  thế giới và tiếp tục cứu thế giới và chúc lành cho thế giới. Lời kêu cầu cho cơ cấu cai quản cũng được đặc biệt chú trọng. Sau các bản văn Tân Ước thì đây là lời cầu nguyện cổ kính nhất cho các tổ chức chính trị. Bởi thế, khi mới có việc bách hại, Kitô hữu, quá rõ là các cuộc bắt bớ sẽ tiếp tục xẩy ra, đã không thôi nguyện cầu cho chính những vị thẩm quyền đã lên án họ một cách bất chính.

 

Động lực ấy trước hết có tính cách Kitô học, đó là con người cần phải nguyện cầu cho thành phần bách hại mình, như Chúa Giêsu đã làm trên cây thập giá. Thế nhưng, lời cầu nguyện ấy cũng chất chứa một giáo huấn, qua giòng lịch sử, hướng dẫn thái độ của Kitô hữu trước các hoạt động chính trị và quốc gia.

 

Trong việc nguyện cầu cho các vị thẩm quyền, Thánh Clêmentê nhìn nhận tín h cách hợp lý của các cơ cấu chính trị theo trật tự được Thiên Chúa ấn định. Đồng thời ngài cũng bày tỏ mối quan tâm của ngài về việc những thẩm quyền này phải làm sao để dễ dạy đối với Thiên Chúa và ‘hành sử quyền hành được Chúa ban trong an bình và nhân ái xót thương’ (61:2).

 

Cêsa không phải là tất cả. Còn có một chủ quyền khác, mà nguồn gốc và yếu tính của nó không thuộc về thế giới này, mà là ‘từ trên cao’: đó là thẩm quyền của Sự Thật, một sự thật có quyền được lắng nghe cũng như có quyền đối chất với quốc gia.

 

Như thế, bức thư của Thánh Clêmentê nêu lên nhiều đề tài vẫn còn thực hữu. Điều này càng có ý nghĩa hơn, vì nó tiêu biểu, từ thế kỷ thứ nhất, mối quan tâm của Giáo Hội Rôma, một Giáo Hội chủ sự trong đức ái đối với tất cả mọi giáo hội khác.

 

Theo cùng tinh thần ấy, chúng ta thực hiện những lời cầu khẩn của chúng ta như ‘lời nguyện trọng đại’ này, nơi vị Giám Mục Rôma trở thành tiếng nói cho toàn thế giới, ‘vâng, lạy Chúa, xin chiếu tỏa dung nhan Chúa trên chúng con cho thiện  ích trong an bình, để chúng con được bàn tay quyền năng của Chúa bao che… chúng con ca ngợi Chúa qua vị thượng tế và là vị bảo hộ linh hồn của chúng con là Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mà vinh quang và uy nghi được qui về Chúa bay giờ và qua mọi thế hệ cho tới muôn đời. Amen’ (60-61).



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 7/3/2007