Thứ Tư 4/7/2007
Thánh giáo phụ Basil
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần
trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền
Anh Chị Em thân mến!
Hôm nay chúng ta nhớ đến một trong những vị đại Giáo Phụ cũa Hội Thánh, đó là Thánh Basil, một vị thán h được các bản văn phụng vụ Byzantine xác nhận như là một “ánh sáng của Giáo Hội”. Ngài là một vị đại giám mục của thế kỷ thứ bốn, được cả Giáo Hội Đông và Tây hết lòng ca ngợi vì đời sống thánh đức của ngài, về tín lý tuyệt hảo của ngài và về việc tổng hợp hài hòa nơi những khả năng suy tư và thực tiễn của ngài.
Ngài được sinh vào đời khoảng năm 330 trong một gia đình của những vị thánh, “một Giáo Hội tại gia thực sự”, những con người đã sống trong một bầu không khí sâu sa đức tin. Ngài đã thi hành việc học vấn của ngài với những vị hày giỏi nhất ở Nhã Điển và Constantinople. Không thỏa mãn với những thành đạt trần thế của mình, và ý thức được việc mất mát thời giờ nơi những theo đuổi vô bổ như thế, chính ngài đã tự thú rằng: “Vào một ngày kia, chỗi dạy sau một giấc ngủ say, tôi đã hướng về ánh sáng tuyệt vời của chân lý Phúc Âm… và than van cho cuộc đời khốn nạn của mình” (cf. Letters 223: PG 32, 824a). Được Chúa Kitô thu hút, tôi đã bắt đầu chỉ tìm kiếm Người và lắng nghe Người mà thôi (cf. "Moralia" 80, 1: PG 31, 860bc).
Ngài đã dứt khoát hiến mình cho đời sống đan tu trong nguyện cầu, cho việc suy niệm Thánh Kinh và những văn kiện của các Giáo Phụ của Hội Thánh, cũng như cho việc thưc thi đức bác ái (cf. Letters 2 and 22), theo gương của bà chị của ngài là Thánh Macrina, vị cũng đã sống đời khổ chế đan tu. Sau đó ngài được thụ phong linh mục, để rồi vào năm 370 làm giám mục Caesarea ở Cappadocia là nơi ngày nay gọi là Thổ Nhĩ Kỳ.
Qua việc giảng dạy và viết lách, ngài đã hăng say thi hành những hoạt động mục vụ, thần học và văn chương. Bằng một sự quân bình khéo léo, ngài đã có thể hòa hợp việc phục vụ các linh hồn với việc giành giờ cầu nguyện cùng âm thầm suy niệm. Lợi dụng kinh nghiệm riêng của mình, ngài tỏ ra ưu ái với nhiều “hiệp hội” hay cộng đồng Kitô hữu hiến thân cho Thiên Chúa là những nơi ngài thường đến viếng thăm (cf. Gregory of Nazianzus. "Oratio 43,29 in Laudem Basilii": PG 36,536b). Nhờ các lời lẽ và bản văn của ngài, trong đó có nhiều điều vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay (cf. "Regulae Brevius Tractatae, Proemio": PG 31,1080ab), ngài đã khuyên họ hãy sống và nên trọn lành. Nhiều người đã trích từ các bản văn của ngài để ấn định những qui chuẩn đan viện cổ thời, bao gồm cả Thánh Biển Đức, vị coi Thánh Basil như là bậc thày của mình (cf. "Regula" 73:5).
Thựa ra, Thánh Basil đã kiến tạo nên một thứ đan tu đặc biệt, không khép mình khỏi Giáo Hội địa phương mà là cởi mở với Giáo Hội địa phương. Các vị đan sĩ của ngài thuộc về Giáo Hội địa phương, các vị là nhân trung sinh động của Giáo Hội này. Đi trước những người khác trong việc tỏ rat rung thành theo Chúa Kitô và không chỉ nơi việc tin tưởng họ còn tỏ ra mạnh mẽ sùng mộ Người – mến yêu Người – nhất là nơi các hoạt động bác ái. Những đan sĩ này, những người thành lập các trường học và nhà thương, để phục vụ thành phần nghèo khổ và cho thấy đời sống Kitô hữu một cách trọn vẹn. Người Tôi Tớ Chúa là Đức Gioan Phaolô II, khi nói về đan viện tu, đã viết rằng: “Nhiều người tin tưởng rằng đan viện tu, một cơ cấu rất ư là quan trọng cho toàn thể Giáo Hội, đã được chính yếu thiết lập qua hết mọi thời đại bởi Thánh Basil – hay, ít là, bản tính của đan viện tu không thể được thiết định hết sức tốt đẹp nếu thiếu việc góp phần quan trọng yếu của Thánh Basil” ("Patres Ecclesiae," 2).
Làm giám mục và làm mục tử của một giáo phận rộng lớn, Thánh Basil tỏ ra liên lỉ quan tâm tới những điều kiện khó khăn về thể lý tín hữu gặp phải; ngài đã lên án các sự dữ; ngài đã hoạt động cho thành phần nghèo khổ và sống ngoài lề xã hội; ngài đã nói chuyện với thành phần cai trị để giảm bớt những khổ đau của dân chúng, nhất là trong những lúc thảm họa; ngài đã tìm kiếm tự do cho Giáo Hội, chống lại những thành phần cầm quyền để bênh vực quyền được tuyên xưng đức tin (cf. Gregory of Nazianzus, "Oratio 43: 48-51 in Laudem Basilii": PG 36,557c-561c). Thánh Basil làm chứng choThiên Chúa, Đấng là tình yêu và đức ái, bằng việc xây cất các bệnh viện cho thành phần cần đến (cf. Basil, Letters 94: PG 32,488bc), hết sức giống như một thành phố xót thương, mang tên “Basiliade” (cf. Sozomeno, "Historia Eccl." 6,34: PG 67, 1387a). Nó đã từng trở thành hứng khởi cho các cơ cấu bệnh viện tân tiến trong việc phục hồi và chữa trị thành phần bệnh nhân.
N hận thấy rằng “phụng vụ là tột đỉnh mà hoạt động của Giáo Hội hướng về; đồng thời là nguồn mạch xuất phát tất cả mọi năng lực của Giáo Hội” ("Sacrosanctum Concilium," 10), Thánh Basil, cho dù quan tâm tới việc bác ái, dấu hiệu cho đức tin, cũng đã trở thành một “phụng vụ canh tân gia” khéo léo (cf. Gregory of Nazianzus, "Oratio 43,34 in Laudem Basilii": PG 36,541c). Ngài đã để lại cho chúng ta một kinh nguyện Thánh Thể tuyệt vời (hay anaphora) là kinh nguyện được gọi theo tên của ngài, và ngài đã góp phần vào việc tổ chức vấn đề cầu nguyện cùng thánh vịnh:
Nhờ ngài dân chúng đã yêu mến và biết đến các bài Thánh Vịnh, và tiến tới chỗ cầu nguyện bằng thánh vịnh thậm chí vào giờ khuya (cf. Basil, "In Psalmum" 1,1: PG 29,212a-213c). Như thế chúng ta thấy được rằng phụng vụ, việc tôn thờ và nguyện cầu liên kết với đức bác ái và lệ thuộc lẫn nhau.
Với lòng nhiệt thành và can đảm, Thánh Basil đã chống lại thành phần lạc giáo, thành phần chối bỏ rằng Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa như Chúa Cha (cf. Basil, Letters 9,3: PG 32,272a; "Ep." 52: 1-3: PG 32,392b-396a; "Adv. Eunomium" 1,20: PG 29,556c). Cũng thế, ngược lại với những ai chối bỏ thần tính của Thánh Linh, ngài dạy rằng Thần Linh cũng là Thiên Chúa, và “phải được liệt kê với và tôn vinh cùng Chúa Cha và Chúa Con” (cf. "De Spiritu Sancto": SC 17bis, 348). Vì thế mà Thánh Basil là một trong những vị đại Giáo Phụ đã hình thành tín lý về Chúa Ba Ngôi: một Thiên Chúa duy nhất, vì Ngài là tình yêu, Ngài là Thiên Chúa có 3 ngôi, Đấng làm nên mối hiệp nhất sâu xa nhất về hiện hữu, mối hiệp nhất thần linh.
Trong tình yêu của mình đối với Chúa Kitô cũng như đối với Phúc Âm của Người, vị đại Giáo Phụ người Cappadocian này cũng đã hoạt động để hàn gắn những chia rẽ trong Giáo Hội (cf. Letters 70 and 243), bằng cách làm việc để tất cả mọi người có thể hoán cải về với Chúa Kitô và lời của Người (cf. "De Iudicio" 4: PG 31,660b-661a) là một quyền năng hiệp nhất mà tất cả mọi tín hữu cần phải tuân phục (cf. ibid. 1-3: PG 31,653a-656c).
Tóm lại, Thánh Basil đã sống hoàn toàn trung thành phục vụ Giáo Hội n ơi thừa tác vụ giáo phẩm đa dạng của mình. Theo chương trình được ngài phác họa thì ngài đã trở thành “vị tông đồ và thừa tác viên của Chúa Kitô, là vị ban phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa, là người rao giảng tin mừng về Nước Trời, là mô phạm và là khuôn phép của lòng đạo hạnh, là con mắt của thân mình Giáo Hội, là vị mục tử của đàn chiên Giáo Hội, là vị lương y nhân hậu xót thương, là người cha và nuôi dưỡng, là cộng tác viên của Thiên Chúa, là người nông dân của Thiên Chúa và là xây dựng viên đền thờ Thiên Chúa” (cf. "Moralia" 80: 11-20: PG 31: 864b-868b).
Đó là chương trình
được vị giám mục thánh này cống hiến cho những ai loan báo lời Chúa – hôm qua
cũng như hôm nay – một chương trình chính Người dấn thân thực hiện. Vào năm 379,
Thánh Basil, chưa đầy 50 tuổi, bị tiêu hao bởi khổ công hoạt động và khổ hạnh,
đã về cùng Chúa, “trong niềm hy vọng sự sống trường sinh, nhờ Chúa Giêsu Kitô,
Chúa chúng ta” ("On Baptism" 1,2,9). Ngài là một con người thực sự sống bằng ánh
mắt gắn chặt vào Chúa Kitô, một con người yêu thương tha nhân mình. Tràn đầy
niềm hy vọng và hân hoan của đức tin, Thánh Basil cho chúng ta thấy làm thế nào
để trở thành những Kitô hữu thực sự.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến
ngày 4/7/2007