Thánh giáo phụ Maximus Thành Turin
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 31/10/2007
– Bài Giáo Lý 56 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền
Anh Chị Em thân mến:
Giữa cuối thế kỷ thứ 4 và đầu thế kỷ thứ 5 xuất hiện một vị Giáo Phụ của Hội Thánh nữa – sau Thánh Ambrose thành Milan – vị đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá và củng cố Kitô Giáo ở miền bắc Ý quốc, đó là Thánh Maximus, vị là giám mục thành Turin vào năm 398, một năm sau cái chết của Thánh Ambrose. Chúng ta có ít tín liệu về ngài; thế nhưng, chúng ta có một lô 90 Bài Giảng của ngài. Nơi những bài giảng này xuất hiện mối liên kết thân tình và sống động của vị giám mục này với thành phố của ngài, một mối liên kết chứng thực cho một điểm hiển nhiên liên hệ giữa thừa tác vụ giáo phẩm của Thánh Ambrose và của Thánh Maximus.
Vào thời ấy xẩy ra tình trạng căng thẳng trầm trọng gây lộn xộn cho cuộc chung sống về dân sự. Trong hoàn cảnh này, Thánh Maximus đã thành công trong việc liên kết thành phần Kitô hữu lại quanh ngài như vị mục tử và là thày dạy. Thành phố ấy đã bị đe dọa bởi những nhóm man di rải rắc, thành phần, sau khi tiến vào qua các cửa ngõ phía đông, đang tiến đến miền tây day núi Alps. Đó là lý do Thành Turin thường trực được bao che bởi đơn vị quân đội trấn đóng, một thành phố, vào những lúc nguy nan, đã trở thành nơi trú ẩn cho dân chúng chạy thoát từ miền quê và những trung tâm ngoại ô không được bảo vệ.
Những việc can thiệp của Thánh Maximus trước tình hình ấy cho thấy ngài quyết tâm làm một cái gì đó đối với sự suy giảm và phân tán của dân chúng. Cho dù khó mà định được vấn đề cấu thành về xã hội này nơi dân chúng là đối tượng cho các Bài Giảng của ngài, thì việc giảng dạy của ngài, để vượt qua mối nguy cơ trở thành chung chung, dường như đã đặc biệt ngỏ cùng nhóm chính yếu thuộc cộng đồng Kitô hữu ở Turin, một nhóm bao gồm thành phần địa chủ giầu sang có đất đai ở miền quê và n hà cửa ở thành phố. Đó là một quyết định tinh khôn của vị giám mục này, vị đã thấy trước được việc giảng dạy này là cách hiệu nghiệm nhất để bảo trì và củng cố những liên hệ của ngài với dân chúng.
Để dẫn chứng thừa tác vụ của Thánh Maximus ở thành Turin về khía cạnh này, tôi muốn đề cập tới Bài Giảng 17 và 18 như những thí dụ điển hình. Những bài giảng này nhắm đến một đề tài bao giờ cũng hợp thời, đề tài về giầu có và nghèo khổ nơi các cộng đồng Kitô Giáo. Có những căng thẳng dữ dội xẩy ra khắp thành này vì vấn đề ấy. Sự giầu có được tích lũy và giấu diếm. Vị giám mục này đã đớn đau nói trong Bài Giảng 17 của ngài rằng: “Người ta đã không nghĩ tới những nhu cầu của kẻ khác”.
“Thật vậy, nhiều Kitô hữu chẳng những không đóng góp những gì họ có, họ còn tước lột những sản hữu của người khác nữa. Họ chẳng những không mang đến cho các vị tông đồ tiền bạc họ có được, họ còn xua đuổi đi cho khỏi các vị linh mục những người anh chị em của mình tìm cầu giúp đỡ nữa”. Rồi ngài kết luận: “Nhiều người khách và hành hương đã đến với thành phố của chúng ta. Anh chị em đã hứa hẹn những gì?” một cách thành thực, “nhờ đó những gì đã được nói với Ananias không nói về anh chị em: ‘Ngươi không dối trá với con người mà là với Thiên Chúa’” ((Bài Giảng 17, 2-3).
Trong Bài Giảng tiếp theo, Bài Giảng 18, Thánh Maximus đã chỉ trích những hình thức chung trong việc kiếm lợi từ những sự bất hạnh của kẻ khác. Vị giám mục này hỏi thành phần tín hữu của mình rằng: “Hãy nói cho tôi biết, hỡi anh chị em Kitô hữu, hãy nói cho tôi biết là tại sao anh chị em đã vơ vét của cải được thành phần cướp bóc bỏ lại? Tại sao anh chị em đã mang về nhà mình một thứ lợi lộc được gọi là hoang tàn và ô uế như thế chứ?” Ngài tiếp tục giảng: “Thế nhưng, có lẽ anh chị em nói rằng anh chị em đã mua nó, và như thế anh chị em nghĩ rằng anh chị em có thể tránh được bị cáo là tham lam. Tuy nhiên, như thế cũng không th ể nào trở thành một mối giao hảo giữa kẻ bán và người mua. Việc mua là một điều tốt, thế nhưng vào những lúc hòa bình, khi người bán tự tình bán, chứ không phải vào lúc người bán những gì đã bị cướp lột… Bởi thế, xin anh chị em hãy tác hành như thành phần Kitô hữu và như những người công dân mua lại những vật để trả chúng lại” (Bài Giảng 18, 3).
Thánh Maximus đã giảng về mối liên hệ thân tình giữa các nhiệm vụ của một người Kitô hữu và của một người công dân. Đối với ngài, để sống đời Kitô hữu cũng có nghĩa là dấn thân về mặt dân sự nữa. Ngoài ra, người Kitô hữu, “cho dù họ có thể sống nhờ ở những hoa trái lao công của mình, đoạt của bị cướp nơi người khác một cách hung dữ như hoang thú”, hay kẻ “phục kích tha nhân của mình, hằng ngày cố gắng đột nhập cướp lấy hoa mầu của tha nhân mình”, không phải chỉ giống như con cáo lấy đầu con gà mà còn như con sói giày vò con heo” (Bài Giảng 41, 4).
So sánh với thái độ khôn khéo bênh vực của Thánh Ambrose trong việc biện minh cho sáng kiến nổi tiếng của ngài để cứu lấy các tù nhân chiến tranh, là những gì tỏ tường cho thấy những thay đổi về lịch sử đã diễn ra từ bấy giờ nơi mối liên hệ giữa một vị giám mục và các cơ cấu dân sự. Vào thời điểm của mình, được thuận lợi bởi luật khuyến khích Kitô hữu hãy cứu chuộc thành phần tù nhân chiến tranh, Thánh Maximus, đối diện với cuộc súp đổ của thẩm quyền dân sự nơi Đế Quốc Rôma, đã cảm thấy đầy thẩm quyền để hành sử một cách thực sự và thích đáng quyền kiểm soát thành phố này.
Quyền năng này đã trở nên bao rộng hơn và hiệu lực hơn cho đến độ thay thế cho tình trạng thiếu vắng các vị quan tòa và cơ cấu dân sự. Thánh Maximus chẳng những dấn thân để tái n hen nhúm lên nơi tín hữu một tình yêu truyền thống đối với thành phố bản xứ của họ, mà còn tuyên bố rằng đó là nhiệm vụ của họ trong việc lãnh lấy những trách nhiệm về tài chính, cho dù những trách nhiệm ấy có nghiêm trọng và khó chịu chăng nữa (Bài Giảng 26, 2).
Tóm lại, giọng điệu và nội dung nơi các Bài Giảng của ngài chất chứa một ý thức chín chắn và gia tăng về trách nhiệm chính trị của một vị giám mục ở vào những hoàn cảnh lịch sử đoặc biệt. Ngài là “người canh chừng” của thành phố ấy. Không phải là những người canh chừng hay sao, Thánh Maximus đã đặt vấn đề ở trong Bài Giảng 92, “các vị giám mục có phúc, những vị, có thể nói, được nâng lên trên một tảng đá cao của đức khôn ngoan để bênh vực dân chúng, thấy từ xa những sự dữ đang tiến tới?”
Trong Bài Giảng 89, vị giám mục thành Turin này đã dẫn chứng cho tín hữu thấy công việc của ngài, khi đặc biệt so sánh giữa nhiệm vụ của một vị giám mục với nhiệm vụ của những con ong. Ngài nói, các vị giám mục “giữ mình thanh sạch về thể lý, cống hiến của ăn cho sự sống thiên đình, thì như những con ong sử dụng cái ngòi luật lệ. Các vị tinh tuyền để thánh hóa, dịu dàng để an ủi và nghiêm nghị để trừng phạt”. Thánh Maximus đã diêãn tả như thế về sứ vụ của một vị giám mục trong thời điểm của ngài.
Chắc chắn một điều là việc phân tích về lịch sử và văn chương đã cho thấy ngài gia tăng ý thức về trách nhiệm chính trị của các vị thẩm quyền trong giáo hội, trong bối cảnh ngài thực sự thay thế cho thẩm quyền dân sự. Đó là vấn đề phát triển thừa tác vụ của vị giám m ục này ở miền bắc Ý quốc, bắt đầu từ giáo phụ Eusebius, vị đã sống ở Vercelli “như một đan sĩ”, đến Thánh Maximus, vị “như là một lính canh” ở trên một tảng đá cao nhất ở thành phố ấy.
Hiển nhiên là môi trường lịch sử, văn hóa và xã hội ngày nay hoàn toàn khác hẳn. Môi trường ngày nay là những gì đã được vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II diễn tả trong tông huấn hậu thượng nghị giám mục thế giới “Giáo Hội Tại Âu Châu”, trong đó, ngài đã phân tích kỹ lưỡng những thách đố và những dấu hiệu hy vọng cho Âu Châu ngày nay (6-22). Dù sao đi nữa, không kể tới những điều kiện đã được đổi thay, thì các nhiệm vụ của tín hữu đối với thành phố và quê hương của mình vẫn có giá trị. Mối liên hệ sâu xa giữa “người công dân thành kính” với “người Kitô hữu tốt lành” vẫn tiếp tục tồn tại.
Để kết luận, tôi muốn nhắc lại những gì được hiến chế mục vụ “Vui Mừng và Hy Vọng” nói để làm sáng tỏ một trong những khía cạnh quan trọng nhất của mối hiệp nhất nơi đời sống Kitô Giáo, đó là tính cách nhất trí giữa niềm tin tưởng và việc tác hành, giữa Phúc Âm và văn hóa. Công Đồng này đã kêu gọi tín hữu “hãy nỗ lực thực hiện nhiệm vụ trần thế của mình một cách ý thức theo tinh thần Phúc Âm. Họ là những người bị lầm lẫn, vì cho rằng chúng ta không tìm kiếm một thành trì nào để sống trên đời này mà là một thành đô mai hậu, nên tỏ ra lẫn tránh các trách nhiệm trần thế của mình. Vì họ quên rằng vì chính niềm tin tưởng ấy mà họ lại càng bị bắt buộc hơn bao giờ hết hoàn trọn các nhiệm vụ của họ, tùy theo ơn gọi riêng của mỗi một người” (khoản 43).
Theo giáo huấn của Thánh Maximus và nhiều vị Giáo Phụ khác của Hội Thánh, chúng
ta hãy biến niềm hy vọng này của Công Đồng thành của chúng ta nữa, để tín hữu
hơn bao giờ hết có thể “thực thi tất cả mọi hoạt động trần thế của mình cùng với
những tổ chức về nhân bản, nội trợ, nghề nghiệp, xã hội và kỹ thuật, bằng việc
qui tụ chúng thành một tổng hợp theo các giá trị đạo giáo, nhờ đó, theo chiều
hướng cao cả của những giá trị này, tất cả mọi sự được hòa hợp cho vinh quang
của Thiên Chúa” (ibid), cũng như cho thiện ích của nhân loại.
Đaminh Maria Cao
Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 31/10/2007