Thánh giáo phụ Paulinus thành Nola

 

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 12/12/2007

Bài Giáo Lý 62 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

Anh chị em thân mến!

 

Thánh Paulinus ở Nola là vị Giáo Phụ của Giáo Hội mà chúng ta hướng về hôm nay đây. Là một con người đồng thời với Thánh Âu Quốc Tinh, vị được ngài gắn bó thân  tình, Thánh Paulinus đã thi hành thừa tác vụ của mình ở Campania, Nola, nơi ngài thoạt tiên làm linh mục sau đó làm giám mục. Ngài nguyên thủy xuất phát từ Aquitaine miền nam Pháp quốc, từ Bordeaux, nơi ngài được hạ sinh từ một gia đình thượng lưu. Ngài đã được lãnh nhận một nền giáo dục văn chương tốt đẹp, với người thày là thi sĩ Ausonius.

 

Lần đầu tiên ngài đã rời bỏ quê hương để theo đuổi nghiệp chính trị của ngài, và khi còn trẻ mà ngài đã đóng vai trò làm thống đốc ở Campania. Với vai trò phục vụ công ích, ngài đã chứng tỏ cho thấy khả năng khôn ngoan và tiết độ của ngài.

 

Chính trong thời gian này lòng ngài đã nhú lên hạt giống trở lại. Động lực này đã xuất phát từ niềm tin tưởng chân thành nhưng mãnh liệt được dân chúng bày tỏ qua việc tôn kính ngôi mộ của một vị thánh, đó là vị tử đạo  Felix, ở đền thánh của nơi ngày nay là Cimitile. Là người có trách nhiệm với công ích, Paulinus đã tỏ ra chú ý tới đền thánh này. Ngài đã xây cất một căn nhà cho người nghèo và một con đường dễ đi hơn cho đông đảo khách hành hương.

 

Trong khi ngài đang cố gắng để thiết lập một thành đô trần thế thì ngài đã thực sự khám phá ra con đường về thành đô thiên  quốc. Cuộc hội ngộ với Chúa Kitô là điểm đạt tới của một công việc khó nhọc, một việc làm đầy những thử thách. Những hoàn cảnh đau thương, chẳng hạn như ngài không được những thẩm quyền chính trị ưa cho lắm, đã làm cho ngài thoạt tiên  nhận ra những sự vật nhất thời ra sao. Khi đã có đức tin, ngài đã viết: “Con người thiếu Chúa Kitô thì chỉ là bụi đất và bóng tối “ (“Carmen” X, 289).

 

Vì muốn tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc sống, ngài đã đến Milan theo học ở trường của Thánh Ambrose. Bấy giờ ngài đã hoàn tất việc giáo dục Kitô Giáo nơi quê hương của ngài là nơi ngài được lãnh nhận phép rửa bởi Đức Giám Mục Delphinus ở Bordeaux.  Đời sống hôn nhân của ngài cũng góp phần vào việc tiến tới với đức tin của ngài. Ngài đã lấy  Therasia, một phụ nữ quí phái sùng đạo ở Barcel ona, và cả hai có một đứa con trai. Ngài sẽ tiếp tục  cuộc đời của mình như là một tín hữu giáo dân tốt lành, nếu không xẩy ra cái chết cho đưa con của ngài, với có mấy ngày vào đời, một biến cố làm cho ngài cảm thấy biến  động, cho ngài thấy rằng Thiên Chúa đã có một dự án khách cho đời sống của ngài. Ngài đã được kêu gọi để hiến  thân cho Chúa Kitô trong một đời sống triệt để khổ hạnh.

 

Hoàn toàn được đồng ý của người vợ Therasia, ngài đã bán đi những tài sản của mình cho lợi ích của thành phần nghèo khốn, rồi cùng vợ bỏ Aquitaine tới Nola, nơi hai vợ chồng cư  ngụ ở một nơi sát cạnh đền  thờ Thánh Felix, sống một cuộc sống anh em thanh tịnh theo một lối sống chẳng mấy chốc được những người khác tham gia.

 

Nhịp sống của cộng đồng này theo mẫu mực của một đan viện; Paulinus, vị đã được thụ phong linh mục ở Barcelonia, dấn thân chăm sóc mục vụ cho những người hành hương. Nhờ đó, ngài chiếm được lòng tin tưởng của cộng đồng Kitô hữu là cộng đồng đã chọn ngài thừa kế tòa giám mục Nola sau cái chết của vị giám mục ở đây vào năm 409. Hoạt động mục vụ của ngài hăng say, chuyên tâm tới thành phần nghèo khổ. Ngài đã lưu lại hình ảnh của một vị mục tử chân thực của đức bác ái, như Thánh Grêgôriô Cả đã diễn tả về ngài trong Chương III của cuốn “Những Cuộc Đối Thoại”, nơi đã dẫn chứng về hành vi cử chỉ anh hùng của Thánh Paulinus trong việc hiến mình như một tù nhân thay thế cho đứa con trai của một bà góa.

Đoạn đời này đã từng được vấn nạn theo lịch sử; tuy nhiên, chúng ta được lưu lại cho thấy hình ảnh của một vị giám mục từ tâm muốn gần gũi với dân của ngài trong những lúc khốn khó gây ra bởi các cuộc cướp chiếm của những nhóm dân man di.

 

Việc hoán cải trở lại của Thánh Paulinus đã làm cho những người đương thời của ngài tỏ ra bàng hoàng. Ông thày của ngài là Ausonius, một thi sĩ ngoại đạo, đã cảm thấy bị “phản bội”, và nói với ngài bằng những lời lẽ đay nghiến, trách móc ngài một đàng đã “khinh thường” những của cải vật chất là hành động bị ông cho là ngu dại, đàng khác là sự kiện ngài từ bỏ ơn gọi văn chương của ngài. Thánh Pauline đã trả lời rằng trao tặng cho kẻ nghèo không có nghĩa là ngài khinh thường của cải vật chất; trái lại, ngài đã cống hiến cho chúng một giá trị cao hơn bằng việc sử dụng chúng vào mục đích bác ái.

 

Vì có duyên nợ với văn chương, Thánh Paulinus đã không từ bỏ tài năng thi ca ngài vẫn muốn vun trồng, những không phải là hình thức theo cảm hứng của huyền thoại và những chiều hướng ngoại đạo. Cảm quan của ngài có một vẻ đẹp mới, đó là vẻ đẹp của vị Thiên Chúa làm người, tử giá và phục sinh, nhờ Người mà giờ đây ngài là một thi sĩ. Thực ra ngài đã không từ bỏ thi ca; bấy giờ ngài lấy cảm hứng từ Phúc Âm, như ngài cho biết nơi câu sau đây: “Đối với tôi thì đức tin mới là nghệ thuật duy nhất, và Chúa Kitô là thi ca của tôi” ("At nobis ars una fides, et musica Christus": "Carmen" XX, 32).

 

Những bài thơ của ngài là những bài hát về đức  tin và yêu thương, trong đó, lịch sử thường nhật về những biến cố lớn nhỏ đều được thấy như là lịch sử cứu độ, lịch sử về vị Thiên Chúa ở với chúng ta. Nhiều sáng tác này, cũng được gọi là Những Bài Thơ Giáng Sinh, có liên hệ tới cuộc hội lễ hằng năm của Thánh tử đạo Felix, vị được ngài chọn làm quan thày trên  thiên đàng của ngài. Khi nhớ đến Thánh Felix là ngài có ý ca ngợi chính Chúa Kitô, với niềm xác tín rằng chính nhờ việc môi giới của vị thánh này mà ngài đã được vinh quang trở lại: “Nơi ánh sáng của ngài, ôi vị hoan lạc, mà tôi đã mến yêu Chúa Kitô” (“ Carmen” XXI, 373).

 

Ngài đã muốn bày tỏ cũng tâm tưởng này bằng việc nới rộng đền thánh ấy thành một tân đền thờ, nơi có những bức tranh được chỉ dẫn bằng những ghi chú đã trở thành một thứ giáo lý về thị giác cho khách hành hương. Đó là ly do ngài đã giải thích dự án của ngài trong một bài “Carmen” được viết cho một giáo lý viên  khác là Thánh Nicetas ở Remesiana, trong khi đi kèm với vị giáo lý viên  này lúc vị giáo lý viên ấy viếng thăm đền thờ: “Giờ đây tôi muốn ngài hãy chiêm  ngưỡng những bức tranh được treo trên tường của những cái mái cổng bài trí […]. Chúng tôi nghĩ rằng thật là lợi ích khi sử dụng tranh vẽ để biểu hiệu cho các đề tài linh thánh trong ngôi nhà của Thánh Felix, hy vọng rằng, nhờ thấy được các hình ảnh đó, bức tr anh được vẽ sẽ tác động chú ý nơi tâm trí ngỡ ngàng của những người nông dân quê mùa” ("Carmen" XXVII, vv. 511.580-583). Ngày nay, chúng ta vẫn có thể ca ngợi những gì còn tồn tại nơi các thứ thành đạt ấy, những đạt thành đã đặt vị thánh ở Nola này vào số những nguồn căn cứ chính yếu của khoa khảo cổ học Kitô Giáo.

 

Nơi cộng đồng khổ chế ở  Cimitile, đời sống tiến triển trong khó nghèo, nguyện cầu và hoàn toàn chìm sâu vào việc “ lectio divina”, vào Thánh Kinh – đọc, suy gẫm và nhập nhiễm – là ánh sáng hướng dẫn tâm hồn của vị thánh thành Nola này tiến sâu vào bậc trọn lành. Đối với những ai ca ngợi việc ngài quyết định từ bỏ những sản vật thể chất, thì ngài nhắc nhở họ rằng n hững cử chỉ ấy là những gì tiêu biểu cho việc trọn vẹn hoán cải trở về: “Việc bỏ đi hay bán đi của cải sản vật chúng ta sở hữu trên đời này không phải là những gì hoàn trọn mà mới chỉ là khởi đầu của việc chúng ta chạy đua ở vận động trường; có thể nói nó không phải là đích điểm mà là khởi điểm. Thật vậy, nhà thể thao không chiến  thắng khi họ cởi bỏ y phục của mình, khi họ cởi bỏ y phục để bắt đầu chiến đấu; họ xứng đáng là kẻ vinh quang chiến thắng chỉ sau khi họ đã chiến đấu một cách thích đáng mà thôi”  (cf. Ep. XXIV, 7 to Sulpicius Severus).

 

Bên cạnh vấn đề khổ chế và Lời Chúa là đức bác ái: Ở một cộng đồng đan tu thì người nghèo là thành phần thườn g quen. Thánh Paulinus chẳng những làm phúc, ở chỗ, ngài đón tiếp người nghèo như họ là chính Chúa Kitô vậy. Ngài đã giữ c ho họ một khu trong đan viện , và làm như thế, ngài cảm thấy như không hiến ban mà là nhận lãnh, qua việc trao đổi tặng ân giữa nơi ẩn náu được cống hiến với thái độ tri ân nguyện cầu của những ai được giúp đáp. Ngài đã gọi thành phần  nghèo khổ là “những vị quan thày” của ngài (cf. Ep. XIII, 11 to Pammachio), và vì họ đã từng sống ở múc thấp hèn mà Ngài thích nói rằng lời nguyện cầu của họ giúp làm nền tảng cho ngôi nhà của ngài (cf. "Carmen" XXI, 393-394).

 

Thánh Paulinus không viết những luận  đề về thần học, thế nhưng những bài thơ của ngài và những bài viết dưới dạng thư tín cô đọng của ngài lại đầy giẫy một thứ thần học được sống động, thấm đẫm lời Chúa, liên lỉ chiếu soi như ánh sáng cho cuộc đời. Nhất là xuất hiện cái cảm quan về một Giáo Hội n hư là một mầu nhiệm của mối hiệp nhất. Ngài đã thực hiện mối hiệp thông trên hết nhờ việc thực hiện mối thân hữu thiêng liêng. Nhờ đó, Thánh Paulinus thực sự là một vị thày, biến cuộc đời của ngài thành những giao điểm của các linh hồn được tuyển chọn: từ Thánh Martinô thành Tours đến Thánh Giêrônimô, từ Thánh Ambrôsiô đến Thánh Âu Quốc Tinh, từ Delphinus ở Bordeaux đến Nicetas ở Rmesiana, từ Victricius ở Rouen đến Rufinus ở Aquileia, từ Pammachius đến Severus Sulpicius, và còn nhiều nữa, có một số vị nổi nang hơn là những vị khác. Những bức thư viết gửi cho Thánh Âu Quốc Tinh xuất phát từ môi trường ấy. Không kể đến nội dung của từng bức thư, điều đặc biệt đó là tính cách nồng nàn được vị Thánh ở Nola này tỏ ra nơi tình bạn, như là một biểu lộ của một thân thể duy nhất của Chúa Kitô được Thánh Thần tác động.

 

Sau đây là một đoạn đáng kể ngày đầu bức thư giữa hai người bạn: “Chúng ta không được lấy làm sửng sốt nếu chúng ta, mặc dù xa cách, vẫn ở trong hiện diện của nhau, và cho dù không gặp, chúng ta vẫn biết nhau, như chúng ta là những cơ phận của một thân  thể duy nhất, chúng ta chỉ có một thủ lãnh duy nhất, chúng ta được tràn đầy một ân sủng duy nhất , chúng ta sống nhờ bởi cùng một bánh, chúng ta bước trên  một con đường duy nhất, chúng ta sống trong cùng một nhà” (Ep 6,2).

 

Như chúng ta thấy, đó là một thứ diễn tả lạ lùng về những gì liên quan tới bản chất của Kitô hữu, tới Thân Thể của Chúa Kitô, tới mối hiệp thông với Giáo Hội.  Khoa thần học của thời đại  của chúng ta đã thực sự thấy nơi quan điểm về mối hiệp thông chiếc chìa khóa để tiến tới với mầu nhiệm của Giáo Hội. Chứng từ của Thánh Paulinus thành Nola giúp cho chúng ta cảm nghiệm được Giáo Hội trình bày ở Công Đồng Chung Vaticanô II, đó là bí tích của mối hiệp thông thân tình với Thiên Chúa, nhờ đó trở thành mối hiệp nhất của tất cả chúng ta và dâ 2n dần hiệp nhất tất cả nhân loại (x “Lumen Gentium”, 1). Theo chiều hướng này, tôi cầu chúc cho tất cả mọi anh chị em được một mùa vọng tốt đẹp.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 12/12/2007