Thứ Tư 10/9/2008

 

Ý Nghĩa về Vai Trò Tông Đồ

 

Loạt bài cho Năm Thánh Phaolô Bài Giáo Lý 4

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Thứ Tư tuần trước tôi đã nói về khúc quanh cả thể trong đời sống của Thánh Phaolô sau khi ngài được gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh. Chúa Giêsu đã tiến vào đời sống của ngài và biến đổi ngài từ một tay bách hại thành vị Tông Đồ. Cuộc gặp gỡ này đã đánh dấu khởi điểm cho sứ vụ của ngài; Thánh Phaolô không thể tiếp tục sống như ngài đã sống trước đó, bấy giờ ngài cảm thấy rằng Chúa đã sử dụng ngài vào việc loan truyền Phúc Âm của ngài như là một Tông Đồ. Chính cái thân phận mới này của đời sống ngài, tức chính vai trò ngài làm tông đồ của Chúa Kitô này mà tôi muốn nói tới hôm nay đây. Bình thường, theo các Phúc Âm, thì chúng ta thấy chỉ có 12 Vị mang danh xưng ‘Tông Đồ’, ám chỉ là những vị đã đồng hành với Chúa Giêsu trong đời sống và đã lắng nghe Người giảng dạy. Tuy nhiên, Thánh Phaolô cũng cảm thấy rằng ngài là một Tông Đồ thực sự. Thánh Phaolô đã có thể rõ ràng phân biệt giữa trường hợp của ngài với trường hợp của ‘những vị Tông Đồ trước’ ngài (Gal 1:17); ngài nhìn nhận rằng các vị có một vị thế đặc biệt trong đời sống của Giáo Hội. Tuy nhiên, như mọi người đều biết, Thánh Phaolô đã biết mình là một Tông Đồ theo nghĩa ngặt. Thật sự là vào thời của Kitô hữu sơ khai, không ai đã đi nhiều cây số như ngài ở các miền đất và băng qua các đại dương, chỉ theo đuổi một mục đích duy nhất là rao giảng Phúc Âm.

 

Bởi thế ngài đã có một quan niệm về vai trò tông đồ vượt ra ngoài cái liên kết duy nhất của từ ngữ này với nhóm 12 Vị một từ ngữ về nhóm đã được truyền lại chính yếu bởi Thánh Luca trong cuốn Tông Vụ (cf. Acts 1:2, 26, 6:2). Thật vậy, trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Corintô, Thánh Phaolô đã phân biệt một cách rõ ràng giữa ’12 Vị’ và ‘tất cả mọi vị tông đồ’ được đề cập tới như hai nhóm khác nhau của thành phần thừa hưởng các cuộc hiện ra của Đấng Phục Sinh (cf. 15:5-7). Cũng trong cùng đoạn này, ngài bởi thế đã tiếp tục khiêm tốn đề cập tới bản thân ngài như là ‘một tông đồ hèn mọn nhất’, thậm chí so sánh bản thân mình với ‘một kẻ sinh non’, và tuyên bố mình ‘không xứng đáng được gọi là tông đồ, vì đã bắt bới Giáo Hội Chúa. Thế nhưng, nhờ ơn Chúa tôi đã trở nên những gì tôi là, và ân sủng của Người giành cho tôi đã không trở nên vô ích. Trái lại, tôi đã làm việc vất vả hơn bất cứ ai trong các vị, song không phải là tôi mà là ân sủng của Thiên Chúa ở trong tôi’ (1Cor 15:9-10). Cái ẩn dụ về việc sai lạc này làm nổi lên lòng khiêm nhượng sâu xa; điều này cũng được thấy nơi Bức Thư gửi tín hữu Rôma của Thánh Ignatio thành Antiokia: ‘Tôi không xứng đáng, vì là một người cuối rốt trong họ, và là một người được hạ sinh không đúng lúc. Thế nhưng tôi đã được hưởng tình thương để trở thành một người nào đó, nếu tôi sẽ đạt tới Thiên Chúa’ (9:2). Những gì vị Giám Mục thành Antiokia này nói liên hệ với cuộc tử đạo sắp sửa xẩy ra của ngài, khi thấy trước rằng nó sẽ đảo ngược thân phận bất xứng của mình thế nào thì những gì Thánh Phaolô nói cũng liên quan tới việc dấn thân tông đồ của ngài: chính ở chỗ này là nơi thể hiện hoa trái của ân sủng Thiên Chúa, Đấng biết thực sự cách thức để biến đổi một con người thất bại thành một vị tông đồ sáng giá. Từ một tên bắt đạo trở thành một sáng lập viên Chư Giáo Hội: Thiên Chúa đã thực hiện điều này nơi một con người, theo quan điểm phúc âm, có thể coi như là bị loại trừ!

 

Bởi thế, theo quan niệm của Thánh Phaolô thì những gì làm cho ngài và những vị khác rở thành tông đồ? Trong các Bức Thư của ngài chúng ta thấy có 3 đặc tính chính về một  vị tông đồ thực sự.  Đặc tính thứ nhất là ‘đã thấy Chúa Giêsu Chúa chúng at’ (cf. 1Cor 9:1), tức là có được một cuộc gặp gỡ Người làm biến đổi dời sống. Cũng thế, trong Bức Thư của ngài gửi cho tín hữu Galata (cf. 1:15-16) Thánh Phaolô đã nói rằng ngài đã được kêu gọi hay tuyển chọn, hầu như là nhờ ơn của Thiên Chúa qua việc mạc khải của Con Thiên Chúa, để ngài loan báo Tin Mừng cho Chư Dân Ngoại. Tóm lại, chính Chúa chỉ định làm việc tông đồ chứ không phải là do mìng tưởng nghĩ. Người tông đồ không phải là vấn đề con người tự tạo mà là bởi Chúa; do đó, vị tông đồ cần phải liên lỉ liên kết với Chúa. Không phải là vô lý khi Thánh Paholô nói rằng ngài được ‘kêu gọi là một tông đồ’ )Rm 1:1), nói cách khác, ‘một tông đồ – không phải do con người hay do cách thế loài người, mà là ‘do Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa là Cha’ (Gal 1:1). Đó là đặc tính đầu tiên, ở chỗ được thấy Chúa, được Người kêu gọi.

 

Đặc tính thứ hai là ‘được sai đi’. Tiếng Hy Lạp tương tự apostolos nghĩa thực sự là ‘được sai đi, được phái tới’, như là một vị khâm sai và là vị mang theo một sứ điệp gì đó; bởi thế, họ cần phải hoành động như được trao phó trách nhiệm và như đại diện cho người phái mình tới. Chính vì lý do này mà Thánh Phaolô đã diễn tả mình như là một ‘tông đồ của Chúa Giêsu Kitô’ (1Cor 1:1; 2Cor 1:1), tức là, việc làm đại biểu của ngài, hoàn toàn là để phục vụ, cho đến độ ngài còn gọi mình là ‘một người tôi tớ của Chúa Giêsu Kitô’ (Rm 1:1). Một lần nữa, ý nghĩ về sự khởi động của một người nào khác là những gì nổi bật, việc Thiên Chúa khởi doing nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng Thánh Phaolô hết sức biết ơn; thế nhưng cũng được nhấn mạnh đến một sự kiện là Thánh Phaolô đã lãnh nhận từ Người một sứ vụ cần phải thi hành nhân danh Người, làm cho hết mọi lợi ích trở thành hoàn toàn thứ yếu.

 

Điều kiện thứ ba đó là việc ‘loan báo Phúc Âm’, đưa đến việc thành lập các Giáo Hội. Thật vậy, danh xưng ‘tông đồ’ không phải là và không thể là những gì vinh dự. Nó bao gồm cụ thể và thậm chí thê thảm cả đời sống của con người trong cuộc. Trong Thư Thứ Nhất của mình gửi cho tín hữu Côrintô, Thánh Phaolô đã than lên rằng: ‘Tôi không phải là một tông đồ hay sao? Tôi đã chẳng được thấy Chúa Giêsu là Chúa của chúng ta hay sao? Anh em không phải là công phẩm của tôi trong Chúa hay sao? (9:1). Cũng thế, trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrintô, ngài đã viết: ‘Chính anh  em là những lá thư huấn dụ… một bức thư được chúng tôi gửi đến t72 Chúa Kitô, được viết không phải bằng mực mà bằng Thần Linh của Thiên Chúa hằng sống’ (3:2-3).

 

Bởi thế không lạ gì Thánh Chrysostom đã nói về ‘cái hồn của kim cương’ (Panegyrics, 1, 8), và còn tiếp tục nói rằng ‘cũng thế, ngọn lửa, khi được thắp lên bằng những chất liệu khác nhau thì nóng dữ dội hơn bao giờ hết… Những lời của Thánh Phaolô đã chiếm được lòng của những ai ngài có liên hệ, và những ai thù hằn với ngài, thành phần bị cuốn hút bởi các bài diễn văn của ngài, đã trở thành nhiên liệu cho ngọn lửa thiêng liêng này’ (ibid 7, 11). Điều này cho thấy tại sao Thánh Phaolô đã định nghĩa các vị tông đồ là ‘thành phần đồng tác’ của Thiên Chúa (1Cor 3:9; 2Cor 6:1), Đấng hoạt động trong họ bằng ân sủng. Một yếu tố tiêu biểu cho một vị tông đồ đích thực, một yếu tố được Thánh Phaolô nhấn mạnh một cách hiệu nghiệm, là một thứ đồng hóa giữa Phúc Âm và nhà truyền bá phúc âm hóa, cả hai đều nhắm đến cùng một định mệnh. Thật vậy, không ai như Thánh Phaolô nhấn mạnh rằng việc loan truyền Thập Giá của Chúa Kitô như là ‘một chướng vật … và ngu đần’ (1Cor 1:23), những gì mà nhiều người phản ứng một cách vô thức và loại trừ đi. Điều ấy bấy giờ đã xẩy ra và cũng không lấy gì làm lạ khi nó cũng đang xẩy ra cả ở ngày nay nữa.

 

Bởi thế, vị tông đồ thông dự vào định mệnh này, hiện lên như là ‘một chướng vật’ … và ngu đần’, và Thánh Phaolô đã biết được điều ấy; đó là một cảm nghiệm của đời sống ngài. Ngài đã viết cho tín hữu Corintô, không phải là không cảm thấy đắng cay như thế này: ‘Vì tôi nghĩ rằng Thiên Chúa đã phơi bày thành phần tông đồ chúng tôi như là những gì hèn kém nhất mọi người, như những con người bị lên án tử; vì chúng tôi đã trở nên trò cười cho thế gian, cho thiên thần và loài người. Chúng tôi là những kẻ ngu dại vì Chúa Kitô, còn anh em khôn ngoan trong Chúa itô. Chúng tôi yếu hèn, còn an hem mạnh mẽ. Anh em được thơm danh còn chúng tôi bị tai tiếng. Cho đến nay chúng tôi đói khát, chúng tôi áo quần lếch thếch và lận đận, không nhà, và chúng tôi phải lao nhọc vất vả, làm việc bằng đôi tay của chúng tôi. Khi bị chửi rủa, chúng tôi chúc phúc; khi bị bách hại, chúng tôi cịu đựng; khi bị vu khống, chúng tôi cố làm hòa; chúng tôi đã trở thành và đang trở thành như đồ phế thải của thế gian, là cặn bã của tất cả mọi người’ (1Cor 4:9-13). Đó là bức tranh tự họa của đời tông đồ của Thánh Phaolô: bên trên tất cả những sự ấy là niềm vui được làm người loan truyền phúc lành của Thiên Chúa và của ân sủng Phúc Âm.

 

Ngoài ra, Thánh Phaolô cũng đồng ý với triết lý của Stoic trong thời của ngài về tư tưởng của một cuộc kiên trì bền bỉ trong tất cả mọi sự khó khăn xẩy ra; thế nhưng, ngài vượt lên trên cái quan điểm thuần nhân bản này bằng việc nhắc lại yếu tố tình yêu đối với Thiên Chúa và Chúa Kitô: ‘Ai sẽ tách biệt chúng ta khỏi tình yêu của Chúa Kitô? Gian lao khốn khó, hay buồn khổ, hoặc bách hại, hay đói khát hoặc trần truồng, hay hiểm nguy hoặc gươm giáo ư? Như có lời chép vì Người chúng tôi bị sát hại suốt ngày; chúng tôi bị coi như con chiên bị đem đi làm thịt. Không, trong tất cả những điều ấy, chúng tôi là những kẻ chiến thắng nhờ Đấng đã yêu thương chúng tôi. Vì tôi tin rằng dù chết chóc hay sống còn, dù cao hay sâu, dù bất cứ một sự gì khác trong tất cả mọi tạo vật, cũng sẽ không thể nào tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta’ (Rm 8:35-39). Đó là niềm xác tín, là niềm vui sâu xa đã đưaTông Đồ Phaolô qua tất cả mọi thứ thăng trầm này: không gì có thể tách chúng ta khỏi tình yêu của Thiên Chúa và tình yêu này là kho tàng thực sự của đời sống con người.

 

Như chúng ta thấy, Thánh Phaolô đã hiến thân cho Phúc Âm bằng cả cuộc sống của ngài; chúng ta có thể nói 24 tiếng đồng hồ một ngày! Và ngài đã thi hành thừa tác vụ của ngài bằng một lòng trung thành và hân hoan, ‘để tôi có thể cứu được một số người nào’ (1Cor 9:22). Và đối với Giáo Hội, thậm chí biết rằng ngài đóng vai trò làm cha đối với Giáo Hội (cf. 1Cor 4:15), nếu không muốn nói thực sự là vai trò làm mẹ (cf. Gal 4:19), ngài cũng đã chấp nhận thái độ hoàn toàn phục vụ, tuyên bố một cách đáng ca ngợi rằng: ‘Chúùng tôi không thống trị đức tin của anh em; chúng tôi làm việc cùng với anh em cho niềm vui của anh em’ (2Cor 1:24). Điều này vẫn còn là sứ vụ của tất cả mọi người tông đồ của Chúa Kitô ở mọi thời, đó là trở thành những người đồng tác với Người trong niềm vui thực sự.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2008/documents/hf_ben-xvi_aud_20080910_en.html