Thứ Tư 3/9/2008 – Loạt bài cho Năm Thánh Phaolô Bài Giáo Lý 3
Cuộc Trở Lại của Thánh Phaolô
Anh Chị Em thân mến,
Buổi Giáo Lý hôm nay nhắm đến cái cảm nghiệm của Thánh Phaolô trên đường ngài đến Damascus, cũng là những gì thường được cho là cuộc trở lại của ngài. Chính trên con đường đi Damascus này mà vào đầu thập niên 30 ở thế kỷ thứ nhất và sau giai đoạn bắt bớ Hội Thánh giây phút định đoạt nơi đời sống của Thánh Phaolô đã xẩy ra. Cuộc trở lại này đã được viết về rất nhiều, và tất nhiên là theo các quan điểm khác nhau. Chắc chắn một điều là ngài đã đạt tới khíc quanh này ở đó, thật sự là một thứ đảo ngược về quan niệm. Đùng một cái ngài đã bắt đầu coi như ‘thua bại’ và ‘phế thải’ tất cả những gì là lý tưởng nhất của ngài, như thực sự là căn nguyên - raison d’être cho đời sống của ngài (cf. Phil 3:7-8). Thế thì những gì đã xẩy ra?
Về vấn đề này chúng ta có 2 loại nguồn tài liệu. Nguồn thứ nhất, được biết đến nhất, bao gồm những trình thuật chúng ta có được từ ngòi bút của Thánh Luca, vị kể cho chúng ta biết về biến cố này ít là 3 lần trong cuốn Tông Vụ (cf. 9:1-19; 22:3-21; 26:4-23). Độc giả trung bình bị thu hút lâu dài vào những chi tiết như ánh sáng từ trời, việc ngã xuống đất, tiếng nói gọi ngài, tình trạng ngài bị mù lòaa, việc ngài được chữa lành như vẩy rơi khỏi mắt của ngài và việc ngài chay tịnh. Thế n hưng tất cả mọi chi tiết ấy đều qui về tâm điểm của biến cố ấy, đó là Chúa Kitô Phục Sinh xuất hiện như một luồng ánh sáng chói lọi và nói với Saul, biến đổi ý nghĩ của ngài và tất cả đời sống của ngài. Ánh sáng rạng ngời của Chúa Kitô Phục Sinh đã làm cho ngài trở nên mù lòa; nhờ đó, những gì là thực tại nội tâm của ngài cũng được tỏ hiện ra bên ngoài, tình trạng mù lòa của ngài trước chân lý, trước ánh sáng là Chúa Kitô. Để rồi tiếng ‘xin vâng’ đáp ứng Chúa Kitô của ngài nơi Phép Rửa đã phục quang cho ngài và làm cho ngài được thực sự thấy.
Trong Giáo Hội xưa, Phép Rửa cũng được gọi là ‘sáng soi - illumination’, vì Bí Tích này là bí tích ban ánh sáng; nó thực sự làm cho con người được thấy. Nơi Thánh Phaolô, những gì ám chỉ một cách thần học cũng được thể hiện một cách thể lý, ở chỗ, ngài thấy rõ ràng khi được chữa lành tình trạng mù quáng nội tâm. Như thế, Thánh Phaolô không được biến đổi bởi một tư tưởng mà là bởi một biến cố, bởi sự hiện diện bất khả cưỡng của Đấng Phục Sinh, Đấng sau đó ngài không bao giờ cảm thấy ngờ vực, một chứng cớ rất mãnh liệt về biến cố này, cho cuộc gặp gỡ ấy, Nó đã biến đổi cuộc đời của Thánh Phaolô một cách sâu xa; bởi thế người ta có thể và phải nói về một cuộc hoán cải. Cuộc gặp gỡ này là tâm điểm cho trình thuật của Thánh Luca, một trình thuật rất có thể là vị thánh này đã sử dụng một trình thuật xuất phát từ cộng đồng Damascus. Điều này được cho thấy bởi những chi tiết liên quan tới địa phương, với sự hiện diện của Ananias cũng như nơi những tên gọi, về cả đường phố lẫn gia chủ là người chất chứa Thánh Phaolô (Acts 9:11).
Nguồn tài liệu thứ hai liên quan tới cuộc trở lại của Thánh Phaolô là ở nơi chính các Bức Thư của ngài. Ngài không bao giờ nói về biến cố này với đầy đủ các chi tiết, theo tôi là vì ngài cho rằng ai cũng đều biết đến những gì là chính yếu trong câu chuyện của ngài rồi: hết mọi người đều biết rằng ngài đã được biến đổi từ một tên bắt đạo thành một vị tông đồ nhiệt thành của Chúa Kitô. Và biến cố atrở lại này đã không xẩy ra theo sự tự phản tỉnh của ngài, mà là sau một biến cố mãnh liệt, một cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh. Cho dù không nói đến những chi tiết, ở một số trường hợp, ngài cũng nói tới biến cố rất quan trọng này, tức là ngài cũng là chứng nhân của việc Chúa Giêsu Phục Sinh, một mạc khải ngài đã trực tiếp lãnh nhận từ Chúa Giêsu, cùng với sứ vụ tông đồ của ngài. Bản văn rõ ràng nhất về vấn đề này là ở đoạn ngài kể về những gì cấu tạo nên tâm điểm của lịch sử cứu độ, đó là cái chết và cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu cùng với những lần Người hiện ra với thành phần chứng nhân (cf. 1Cor 15). Theo kiểu nói của truyền thống xưa, một truyền thống cả ngài nữa cũng đã lãnh nhận từ Giáo Hội ở Giêrusalem, ngài nói rằng Chúa Giêsu đã chết trên Thập Giá, đã được mai táng và sau khi Phục Sinh đã hiện ra với trước hết là Cephas, tức là Phêrô, tồi tới 12 Vị, đoạn tới 500 aanh em hầu hết trong những người này vẫn còn sống vào thời Thánh Phaolô, xong tới Giacôbê rồi tới tất cả mọi Tông Đồ. Để thêm vào trình thuật được truyền thống lưu lại này, ngài đã thêm là ‘sau cùng… Người đã hiện ra với cả tôi nữa’ (1Cor 15:8). Như thế là ngài đã làm sáng tỏ về nền tảng của sứ vụ tông đồ và đời sống mới của ngài. Cũng có những bản văn khác lập lại chi tiết này: ‘Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người chúng tôi đã lãnh nhận ân sủng và vai trò tông đồ’ (cf. Rm 1:4-5); chưa hết: ‘Chẳng lẽ tôi chưa được thấy Chúa Giêsu là Chúa của chúng ta hay sao?’ (1Cor 9:1), những lời ngài đã bóng gió nói tới một điều gì đó mà mọi người đã biết tới. Sau cùng, bản văn được nhiều người biết đến nhất là trong Thư gửi tín hữu Galata: ‘Thế nhưng, khi Ngài là Đấng đã tuyển chọn tôi trước khi tôi được sinh ra, và đã kêu gọi tôi bằng ân sủng của Ngài, đã muốn tỏ Con của Ngài cho tôi, để tôi có thể rao giảng Người cho Dân Ngoại, tôi đã không bàn hỏi với huyết nhục, cũng chẳng lên Giêrusalem với những Vị Tông Đồ trước tôi, nhưng tôi đã đến Arabia, và rồi trở lại Damascus’ (1:15-17). Trong ‘lời tự biện bạch’ này, ngài đã dứt khoát nhấn mạnh là ngài thực sự là một nhân chứng của Đấng Phục Sinh, aaaaangài đã lãnh nhận sứ vụ của ngài trực tiếp từ Đấng Phục Sinh.
Như thế chúng ta có thể thấy rằng hai nguồn tài liệu này. cuốn Tông Vụ và Các Thư Thánh Phaolô, cùng đồng qui và đồng thuận về điểm chính yếu đó là Đấng Phục Sinh đã nói với Thánh Phaolô, đã kêu gọi ngài thi hành sứ vụ tông đồ và đã làm cho ngài trở thành một Tông Đồ thực sự, một chứng nhân của Cuộc Phục Sinh, với công việc chuyên biệt là rao giảng Phúc Âm cho Chư Dân Ngoại, cho thế giới Hy La. Và đồng thời Thánh Phaolô mặc dù ngài có một mối liên hệ trực tiếp với Đấng Phục Sinh, ngài cũng cần phải tham dự vào mối hiệp thông với Giáo Hội, chính ngài cũng được lãnh nhận phép rửa, ngài cũng phải sống hòa hợp với các vị Tông Đồ khác. Chỉ ở trong mối hiệp thông này với mọi người thì ngài mới là một tông đồ thực sự, như ngài minh nhiên viết trong Thư Nhất gửi giáo đoàn Côrintô: ‘Bởi thế cho dù là tôi hay các vị ấy, chúng tôi là những người rao giảng và anh em là những người tin tưởng’ (15:11). Chỉ có một lời loan báo duy nhất về Đấng Phục Sinh, vì Chúa Kitô chỉ là một.
Như đã thấy, trong tất cả mọi đoạn văn ấy, Thánh Phaolô không bao giờ cho giây phút ấy như là một biến cố hoán cải. Tại sao? Có nhiều giả thuyết, thế nhưng, đối với tôi thì lý do rất là rõ ràng. Khúc quanh này trong đời sống của ngài, việc biến đổi toàn thể con người của ngài không phải là thành quả của một tiến trình về tâm lý, của một thứ chín mùi hay của một thứ phát triển về tri thức và về luân lý. Trái lại, nó xuất phát từ bên ngoài: nó không phải là hoa trái của những gì ngài nghĩ tưởng mà là của việc ngài gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô. Theo ý nghĩa ấy thì nó không dơn thuần là một cuộc trở lại, một phát triển về ‘cái tôi’ của ngài, mà là một cái chết và phục sinh đối với chính Thánh Phaolô. Một cuộc sống chết đi và một cuộc sống khác, một cuộc sống mới được hạ sinh với Chúa Kitô Phục Sinh. Không còn cách nào khác để cắt nghĩa về cuộc canh tân này của Thánh Phaolô. Không một cuộc phân tâm nào có thể làm sáng tỏ hay giải được vấn đề này. Chỉ nguyên biến cố ấy, chỉ duy cuộc gặp gỡ mãnh liệt với Chúa Kitô này, là cái then chốt để hiểu được những gì đã xẩy ra, đó là cái chết và phục sinh, là việc canh tân về phần của Đấng đã tự tỏ mình ra và nói với ngài. Theo ý nghĩa sâu xa này, chúng ta có thể và phải nói về vấn đề hoán cải. Cuộc gặp gỡ này là một cộc canh ân thực sự đã làm biến đổi tất cả những gì là giới hạn của ngài. Bấy giờ ngài có thể nói rằng những gì là thiết yếu và nồng cốt đối với ngài trước kia đã trở thành ‘đồ phế thải’ đối với ngài; nó không còn là những gì ‘đạt được’ mà là mất mát, vì từ đó đối với ngài chỉ có một điều duy nhất đáng kể là sự sống Chúa Kitô.
Tuy nhiên, chúng ta không nghĩ rằng Thánh Phaolô như thế đã bị đóng khung vào một biến cố mù quáng. Ngược lại thì đúng hơn, vì Chúa Kitô Phục Sinh là ánh sáng chân lý, là ánh sáng của cính Thiên Chúa. Điều này đã nới rộng cõi lòng của ngài và làm cho nó hướng về tất cả mọi người. Vào lúc bấy giờ ngài đã không mất đi tất cả mọi sự vốn tốt lành và chân thực nơi đời sống của ngài, nơi gia sản của ngài, thế nhưng ngài đã hiểu được sự khôn ngoan, được chân lý, được chiều sâu của lề luật và của những vị tiên tri một cách mới mẻ và một cách mới mẻ của ngài. Đồng thời, việc luận lý của ngài cũng cởi mở với sự khôn ngoan của dân ngoại nữa. Cởi mở với Chúa Kitô bằng tất cả tâm can của mình, ngài đã có thể thực hiện nhiều cuộc đối thoại với hết mọi người, ngài đã có thể làm cho ngài trở thành mọi sự cho mọi người. Như thế ngài mới có thể thực sự là vị Tông Đồ cho Dân Ngoại.
Quay về với bản thân mình, chúng ta hãy hỏi điều này có nghĩa gì đối với chúng ta. Đối với cả chúng ta là Kitô hữu nữa, nó không phải là một thứ triết lý mới hay một thứ luân lý mới. Chúng ta chỉ là Kitô hữu khi nào chúng ta được gặp gỡ Chúa Kitô. Dĩ nhiên là Người không tỏ mình cho chúng ta một cách choáng ngợp, chói lòa này, như ngài đã thực hiện với Thánh Phaolô để làm cho ngài trở thành Vị Tông Đồ cho muôn dân. Thế nhưng, cả chúng ta nữa cũng có thể gặp gỡ Chúa Kitô nơi việc dọc Thánh Kinh, nơi nguyện cầu, nơi đời sống phụng vụ của Giáo Hội. Chúng ta có thể chạm được Trái Tim của Chúa Kitô và cảm thấy Người chạm đến tâm can của chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta ở trong mối liên hệ riêng tư này với Chúa Kitô, chỉ khi nào chúng ta ở trong cuộc gặp gỡ Đấng Phục Sinh này, chúng ta mới thực sự trở thành Kitô hữu. Nhờ đó lý trí của chúng ta mới mở ra, tất cả những gì khôn ngoan của Chúa Kitô mở ra như là tất cả những gì là phong phú của sự thật mở ra vậy.
Bởi thế chúng ta hãy nguyện xin Chúa soi sáng chúng ta, ban cho chúng ta được gặp gỡ sự hiện diện của Người trên thế giới này, nhờ đó ban cho chúng ta một đức tin sống động, một tâm hồn cởi mở và một tình yêu cao cả với tất cả mọi người, những gì có thể canh tân thế giới.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh
(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2008/documents/hf_ben-xvi_aud_20080903_en.html