Thứ Tư 2/7/2008 – Loạt bài cho Năm Thánh Phaolô Bài Giáo Lý 1

 

 

Thánh Phaolô: Bối Cảnh Lịch Sử

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay tôi muốn bắt đầu một chu kỳ mới cho các bài giáo lý, một chu kỳ hướng về vị đại Tông Đồ là Thánh Phaolô. Như anh chị em biết, tôi đã dâng hiến năm nay cho Ngài, một năm kéo dài từ lễ Thánh Phêrô Phaolô 29/6/2008 đến cũng lễ này vào năm 2009. Tông Đồ Phaolô, một nhân vật ngoại thường và thực sự khó có thể bắt chước song tác động, hiện lên trước mắt chúng ta vừa là một mẫu gương hoàn toàn hiến thân cho Chúa và cho Giáo Hội, vừa hết sức cởi mở với nhân loại cùng các nền văn hóa của họ. Bởi thế, Ngài xứng đáng được chúng ta giành cho một chỗ đặc biệt, chẳng những vì lòng tôn kính của chúng ta, mà còn nơi nỗ lực hiểu được những gì Ngài muốn nói với chúng ta là thành phần Kitô hữu ngày nay nữa. Trong buổi gặp gỡ của chúng ta hôm nay, tôi muốn dừng lại để quan sát môi trường ngài đã sống và hoạt động. Đề tài này sẽ đưa chúng tax a rời thời đại của chúng ta, vì chúng ta cần phải đặt mình vào thế giới 2000 năm trước ấy. Tuy nhiên, điều này không phải chỉ hiển nhiên đúng và đúng phần nào thôi, vì nó có thể được kiểm chứng là môi trường về văn hóa xã hội hôm nay rất khác với môi trường văn hóa xã hội của thời bấy giờ dưới nhiều hình thức.

 

Nền văn hóa của Dân Yến Duyên và truyền thống của họ

 

Một yếu tố chính yếu và nồng cốt cần phải nhớ là mối liên hệ giữa môi trường Thánh Phaolô được sinh ra và tăng trưởng với bối cảnh toàn cầu mà ngài đã hòa mình vào một cách thành công. Ngài xuất thân từ một nền văn hóa rất chính xác và đặc biệt, một nền văn hóa thực sự là của thành phần thiểu số, đó là nền văn hóa của Dân Yến Duyên và truyền thống của họ. Trong thế giới cổ kính và đáng chú ý ở giữa đế quốc Rôma, như các học giả về vấn đề này dạy chúng ta, những người Do Thái đã tạo nên khoảng 10% tổng số dân chúng. Ở Rôma đây, con số của họ ở vào khoảng giữa thế kỷ thứ nhất thậm chí còn ít hơn, tối đa là 3% thành phần cư dân của thành phố này. Những niềm tin và lối sống của họ, như xẩy ra ở cả ngày nay nữa, là những gì làm cho họ rõ ràng trở thành nổi bật đối với môi trường chung quanh. Điều này có thể gây ra hai thành quả: một là bị chế diễu có thể dẫn đến chỗ bất khả chống, hai là được ca ngợi qua những cách thức khác nhau, chẳng hạn như trường hợp của thành phần ‘kính sợ Chúa’ hay ‘cải đạo’, những người dân ngoại tham gia với họ ở hội đường và cùng tin tưởng với họ vào vị Thiên Chúa của Yến Duyên. Đối với những trường hợp điển hình về thái độ lưỡng đôi này, chúng ta có thể kể đến, 1 đàng, lời phê phán nhức nhối của một hùng biện gia coi thường tôn giáo của họ và thậm chí cả thành Gia Liêm nữa, ngược lại, thái độ của Poppea, vợ của Nero, người đàn bà được Flavius Josephus nhắc đến như là một ‘cảm tình viên’ của người Do Thái (cf. Antichità giudaiche 20, 195, 252); Vita 16). Và chúng ta cũng cần phải lưu ý là Julius  Caesar đã chính thức công nhận các quyền lợi đặc biệt cho họ, những quyền lợi được sử gia Do Thái Flavius Josephus ghi nhận (cf. ibid., 14,200-216). Một điều chắc chắn đó là con số người Do Thái, như thực sự xẩy ra hôm nay đây, sống xa cách đất Yến Duyên, tức là sống lưu vong, và không ở trong lãnh thổ mà những người khác gọi là Palestine.

 

Hai yếu tố gây thuận lợi cho việc dấn thân của Thánh Phaolô

 

Bởi thế, không lạ gì chính Thánh Phaolô đã là đối tượng của một thẩm định lưỡng đôi tương phản tôi nói tới. Một điều chắc chắn đó là tính chất đặc thù chuyên biệt của văn hóa và tôn giáo Do Thái là những gì dễ chiếm được một thế đứng trong một thực tại khó với như Đế Quốc Rôma. Lại càng khó khăn hơn và cam go hơn nữa chủ trương của nhóm những người Do Thái và Dân Ngoại theo đuổi niềm tin vào Con Người Giêsu Nazarét, vì họ khác biệt với cả Do Thái Giáo và thành phần dân ngoại thịnh hành. Dù sao cũng có hai yếu tố gây thuận lợi cho việc dấn thân của Thánh Phaolô. Yếu tố thứ nhất là Hy Lạp, hay đúng hơn là văn hóa Hy Lạp, một thứ văn hóa sau A Lịch Sơn Đại Đế đã trở thành một gia sản chung ít là ở miền Đông Địa Trung Hải và Trung Đông, mặc dù nó được hội nhập với nhiều yếu tố của các thành phần dân chúng theo truyền thống được coi là dân ngoại. Một tác giả ở thời đó nói về vấn đề này rằng A Lịch Sơn ‘đã truyền lệnh là tất cả mọi người phải coi toàn thể trái đất được cư ngụ này như là quê hương… và không còn phân biệt Hy Lạp với thành phần Man Di Mọi Rợ’ (Plutarch, De Alexandri Magni fortuna aut virtute, 6, 8). Yếu tố thứ hai đó là cấu trúc quản trị về chính trị của Đế Quốc Rôma, một cấu trúc đã bảo đảm được bình an và bền vững từ Anh quốc tới miền Nam Ai Cập, thống nhất một lãnh thổ có một tầm cỡ chưa từng thấy trước đó. Trong khoảng không gian này, người ta có thể di chuyển một cách tự do và an toàn, hoan hưởng cùng với những điều khác, đó là hệ thống đường xá đặc biệt, và thấy được ở hết mọi nơi những đặc tính văn hóa căn bản, không bị mất đi những giá trị địa phương, hiện lên ở bất cứ trường hợp nào một tính chất chung của sự thống nhất ‘siêu đảng phái’, đến nỗi triết gia Do Thái Philo ở Alexandria, người đồng thời với chính Thánh Phaolô, đã ca tụng Hoàng Đế Augustus vì ông ‘đã hòa hợp lại với nhau tất cả mọi dân tộc hoang dã… làm cho ông trở thành một bảo quản viên hòa bình’ (Legatio ad Caium, 146-147).

 

Một con người của 3 nền văn hóa

 

Tính chất nhãn quan phổ quát tiêu biểu cho cá tính của Thánh Phaolô, ít là của một Phaolô Kitô hữu sau biến cố trên đường đi Damasco, chắc chắn được sâu xa xuất phát từ niềm tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô, vì hình ảnh của Đấng Phục Sinh vượt ra ngoài bất cứ một giới hạn đặc biệt nào. Thật vậy, đối với vị tông đồ này, thì ‘không còn Do Thái hay Hy Lạp, không còn nô lệ hay tự do, không còn nam hay nữ, mà tất cả chỉ là một trong Chúa Giêsu Kitô’. Tuy nhiên, hoàn cảnh lịch sử về văn hóa của thời Ngài và môi trường cũng ảnh hưởng tới những chọn lựa và dấn thân của ngài. Thánh Phaolô đã được diễn tả như là một con người của 3 nền văn hóa, liên quan tới nguồn gốc Do Thái của Ngài, ngôn ngữ Hy Lạp và đặc quyền làm ‘công dân Rôma’ của Ngài, như cũng được chứng thực nơi tên  của Ngài có gốc Latinh. Chúng ta cần phải đặc biệt nhắc đến triết lý Stoic, một thứ triết lý thịnh hành thời Thánh Phaolô và cũng ảnh hưởng tới, mặc dù chút ít, Kitô Giáo. Về vấn đề này, chúng ta không thể không đề cập tới các tên tuổi của các triết gia Stoic, chẳng hạn như các vị khởi xướng Zeno và Cleanthes, sau đó đến các vị theo thời gian gần hơn với Thánh Phaolô, như Senaca, Musonius và Epictetus. Nơi họ thấy được các thứ giá trị cao quí của nhân loại và sự khôn ngoan, những gì đã lãnh nhận một cách tự nhiên từ nơi Kitô Giáo. Một học giả về đề tài này đã thông thạo viết ‘triết lý Stoic… đã loan truyền một lý tưởng mới, 1 lý tưởng đã áp đặt trên con người những nhiệm vụ đối với đồng loại của mình, đồng thời đã giải phóng họ khỏi tất cả mọi ràng buộc về thể lý và quốc tịch, càng làm cho họ trở thành một hữu thể thuần linh’ (M. Pohlenz, La Stoa, I, Florence, 2, 1978, pp. 565 f.). Chẳng hạn, chỉ cần nghĩ đến giáo điều về vũ trụ được hiểu như là một thân thể duy nhất thật hòa hợp, và bởi thế, về một giáo điều bình đẳng giữa tất cả mọi người bất phân biệt về xã hội, bình đẳng ít là về nguyên tắc nam nữ rồi tới lý tưởng v ề căn cơ tính, về phương thức chính đáng và về việc tự chủ để tránh đi tất cả mọi thứ thái quá. Khi Thánh Phaolô viết cho giáo đoàn Philiphê: ‘Bất cứ những gì là đúng, bất cứ những gì là đáng tôn kính, bất cứ những gì là chính đáng, bất cứ những gì là tinh tuyền, bất cứ những gì là dễ thương, bất cứ những gì là ưu ái, nếu có những gì là hảo hạng,  nếu có những gì đáng ca ngợi, thì hãy nghĩ về những điều ấy’, không phải là những gì lấy từ một quan niệm hoàn toàn nhân bản hợp với cái khôn ngoan về triết lý ấy hay sao?

 

Cuộc khủng hoảng về tôn giáo truyền thống

 

Vào thời của Thánh Phaolô, còn xẩy ra cuộc khủng hoảng về tôn giáo truyền thống nữa, ít là nơi những khía cạnh về huyền thoại cũng như dân sự của nó. Sau Lucretus, thậm chí cả thế kỷ trước đó, đã xẩy ra cuộc tranh luận là ‘tôn giáo đã lừa đảo nhiều người’ (De rerum natura, 1, 101, On the Nature of Things), một triết gia như Senaca, còn thậm chí vượt khỏi những gì là lễ nghi bề ngoài nữa, dạy rằng: ‘Thiên Chúa là Đấng ở gần gũi với quí vị, Ngài ở với quí vị, Ngài ở trong quí vị’ (Epistulae morales to Lucilius, 41, 1). Cũng thế, khi Thánh Phaolô ngỏ lời cùng hội đồng các triết gia Epicurla ở Công Đường Nhã Điển, Ngài đã nói rõ ràng rằng ‘Thiên Chúa không sống trong các đền dài do tay con người tạo ra… mà là trong Ngài chúng ta sống động cùng di động và hiện hữu’. Qua đấy, Ngài thực sự đã âm vang niềm tin Do Thái nơi một Thiên Chúa duy nhất là Đấng không thể dùng bất cứ ngôn từ nhân bản học nào diễn tả nổi, tuy nhiên, Ngài cũng vẫn theo chiều hướng tôn giáo quen thuộc với thành phần thính giả của ngài. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải lưu ý đến sự kiện là có nhiều việc sùng bái dân ngoại đã được miễn chước không xẩy ra ở những đền chùa chính thức nơi phố thị, mà được thực hiện ở những nơi riêng tư là những nơi phát động việc nhập môn của thành phần các môn đồ. Bởi thế không lạ gì khi thấy xẩy ra sự kiện là các cuộc hộp họp của Kitô hữu (ekklesiai), như được đặc biệt thấy trong các thư của Thánh Phaolô, đã xẩy ra ở các tư gia. Vả lại, bấy giờ chưa có các dinh thự công cộng. Thế nên, những cuộc hội họp của Kitô hữu đối vời người đương thời bấy giờ dường như là một cái gì khác lạ của việc thực hành tôn giáo sâu xa hơn này. Tuy nhiên, những khác nhau giữa việc tôn thờ của dân ngoại và của Kitô hữu không phải là nhỏ và có liên quan nhiều đến nhận thức về căn tính của thành phần tham dự cũng như về việc tham dự chung của nam nữ, đó là việc cử hành ‘bữa của Chúa’ và việc đọc Thánh Kinh.

 

Tóm lại, căn cứ vào việc vắn tắt ôn lại về môi trường văn hóa trong thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên Kitô Giáo, điều hiển nhiên cho thấy là chúng ta không thể nào hiểu được Thánh Phaolô một cách đầy đủ nếu không xét đến bối cảnh của cả dân Do Thái lẫn Dân Ngoại vào thời của Ngài. Bởi thế, hình ảnh của Ngài có một chiều sâu lịch sử và ý hệ liên quan tới những yếu tố chung và nguyên thủy về môi trường. Tuy nhiên, điều này nói chung cũng đúng với Kitô Giáo nữa, một Kitô Giáo có Thánh Phaolô là chuẩn mẫu cao nhất, vị mà ngày nay tất cả chúng ta cũng cần phải học hỏi nhiều điều. Mục tiêu của Năm Thánh Phaolô là ở chỗ học hỏi đức tin với Ngài, học hỏi nơi Ngài Chúa Kitô là ai, tức là học hỏi đường lối để sống chính trực vậy.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2008/documents/hf_ben-xvi_aud_20080702_en.html