CÁC DIỄN TỪ LỊCH SỬ VỀ VẤN ĐỀ IRAQ

 

(Tâm Phương Cao Tấn Tĩnh chuyển dịch từ bản Anh Ngữ của Màn Điện Toán Zenit hay VIS của Tòa Thánh Vatican

& Phần Tin Thế Giới World News của Màn Điện Toán CNN)

 

Bản Công Bố của Hội Đồng Giám Mục Anh và Welsh ngày 1/5/2003

Bản Tuyên Ngôn Của Hàng Lãnh Ðạo Kitô Giáo Iraq 29/4/2003

Bản Công Bố ĐGM Chủ Tịch HĐGM Hoa Kỳ về Chiến Tranh với Iraq 19/3/2003

Lệnh Tấn Công của Tổng Tống Bush tối ngày 19/3/2003

Diễn văn khai chiến của Tổng Thống Bush 17/2/2003

Bản Tuyên Cáo của Hội Đồng Giám Mục Á Nhĩ Lan về Iraq ngày 14/3/2003

Bản Tường Trình của Ban Thanh Tra Vũ Khí lần 3 ngày 7/3/2003
Lời Tuyên Bố của ĐHY Laghi sau cuộc viếng thăm Tổng Thống Bush 5/3/2003

Tái Tuyên Nhận Phản Chiến của Các Giám Mục Hoa Kỳ 26/2/2003

Bản Văn của Tiểu Ban Liên Tôn Hồi Giáo và Kitô Giáo về Iraq và Hòa Bình 25/2/2003

Bản Phụ Ðính của Phe Phản Chiến chống Bản Quyết Ðịnh của Phe Chủ Chiến 24/2/2003

Diễn Văn của Tòa Thánh ở Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc 19/2/2003

Bản tuyên ngôn của Khối Hiệp Nhất Âu Châu về vấn đề Iraq 17/2/2003

Bản Tường Trình của Ban Thanh Tra Vũ Khí lần 2 ngày 14/2/2003
Bản Tuyên Ngôn của Ba Nước Nga-Ðức-Pháp 10/2/2003

Diễn Văn của Tổng Thống Bush ngày 28/1/2003
Bản Tường Trình của Ban Thanh Tra Vũ Khí lần 1 ngày 27/1/2003

Văn Thư của Hội Ðồng Giám Mục Canada 23/1/2003

Văn Thư của Hội Ðồng Giám Mục Ðức 21/1/2003

Diễn Văn của Tổng Thống Saddam Hussein trước Quốc Dân Iraq

Diễn Văn của Tổng Thống Bush kêu gọi Quốc Hội và Quốc Dân Hoa Kỳ 7/10/2002
Bức Thư của Các Nhà Lãnh Đạo Kitô Giáo Canada gửi Thủ Tướng Canada 25/9/2002
Bức Thư ĐGM Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Gửi Tổng Thống Bush 13/9/2002

 

 

 

Bản Công Bố về Iraq của Hội Đồng Giám Mục Anh và Welsh ngày 1/5/2003: “Iraq và nền hòa bình trong vùng”.

1. Tại cuộc họp vào dịp Low Week, chúng tôi đã nhớ cầu nguyện cho những ai đã chết hay đã bị thương trong cuộc chiến tranh ở Iraq, cũng như cho những thường dân vô tội đã phải khủng khiếp chịu đựng hành động quân sự này cùng với những gì xẩy ra sau đó. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho nhân viên phục vụ vẫn còn đang trong cuộc để họ trở về vào thời điểm của họ.

2. Cho dù có cẩn thận hết cỡ để tránh gây thương vong cho thường dân đi nữa thì bản chất của thứ chiến tranh tân tiến vẫn là vấn đề dân chúng nói chung của một nước bao giờ cũng lầm vào tình trạng bị tấn công. Chúng tôi hết sức quan tâm về việc sử dụng những thứ vũ khí gây ra một hậu quả kèm theo bất chợt hay kéo dài, như những thứ bom chùm và những thứ vũ khí có xả chất uranium. Khi cuộc xung đột kết thúc, những ai đã sử dụng những loại vũ khí này có trách nhiệm về luân lý trong việc phải làm tất cả những gì có thể để giải quyết những hậu quả của việc sử dụng ấy.

3. Giờ đây là cơ hội cho nhân dân Iraq có một tương lai tốt đẹp hơn, thành phần trước cuộc chiến đã chịu đựng một chế độ độc tài tàn bạo và hơn một thập niên phải chịu những trừng phạt toàn diện. Để tương lai này trở thành hiện thực, Phe Liên Minh cũng phải dấn thân để ‘gây dựng hòa bình’ như đã gây ra chiến tranh vậy. Trước hết cần phải thiết lập luật lệ và trật tự để đáp ứng những nhu cầu nhân đạo. Sau đó là công cuộc khó nhọc dài hạn về việc tái thiết chính trị và kinh tế là những gì cần đến lòng quảng đại và khả năng của cộng đồng quốc tế. Chúng tôi tin rằng Liên Hiệp Quốc phải đóng vai trò chính yếu về phương diện này.

4. Quyền thừa hưởng của những người dân Iraq trong việc tự quyết định ở vấn đề tái thiết xứ sở của họ cần phải được quân bình bởi những chuẩn mức cần thiết đối với các thứ quyền lợi về dân sự và tôn giáo của tất cả mọi người cũng như đối với việc bảo vệ các thành phần thiểu số. Iraq có một tính cách đa diện phong phú về các cộng đồng nhân sinh, trong đó có các cộng đồng đức tin. Quyền được bày tỏ lòng tin tưởng về tôn giáo mà không cảm thấy sợ hãi và bị kỳ thị phải được coi như là một nguyên tắc nồng cốt cho vấn đề phát triển xứ sở.

5. Việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Iraq sẽ đạt được thành quả chỉ khi nào cộng đồng quốc tế cũng dấn thân vào việc cổ võ tình trạng bền vững của toàn thể vùng này nữa. Không có một việc giải quyết nào có thể bảo đảm được mục đích này trừ phi cuộc xung khắc giữa những người Do Thái và Palestine được giải quyết một cách chính đáng. Chúng tôi đồng ý và tiếp tục ủng hộ sứ vụ đặc biệt của Giáo Hội ở Thánh Địa trong việc mang lại hòa giải cho hai phe và việc trợ giúp vào vấn đề tìm kiếm một nền hòa bình chân chính, cũng như đồng ý và tiếp tục ủng hộ chứng từ đặc biệt của Đức Thượng Phụ Latinh Michel Sabbat.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 4/5/2003

 

 

Bản Tuyên Ngôn Của Hàng Lãnh Ðạo Kitô Giáo Iraq 29/4/2003

Chiều ngày Thứ Tư 30/4/2003, Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã phổ biến bản tuyên ngôn bằng hai thứ tiếng Ý và Pháp đề ngày 29/4/2003 của Các Vị Thượng Phụ và Giám Mục Iraq nguyên văn như sau:

“Ở vào lúc Iraq đang sang trang và bắt đầu một chương sử mới cho cuộc sống tương lai phúc hạnh, chúng tôi, những vị thượng phụ và giám mục thuộc các Giáo Hội Kitô Giáo ở Iraq, cũng được thúc đẩy bởi thành phần tín hữu của chúng tôi, muốn bày tỏ nỗi miềm thao thức của chúng tôi liên quan đến tương lai của xứ sở này, hy vọng rằng nhân dân Iraq đã từng trải qua một lịch sử dài với những thua bại và thành đạt, sẽ được sống, không phân biệt tôn giáo và sắc tộc, trong tự do, công lý và tôn trọng việc chung sống liên tôn và liên tộc.

“Khi Hammurabi đã ghi khắn Lề Luật của ngài trên đá ở mảnh đất này thì lề luật đã là nền tảng cho việc phát triển văn minh.

“Khi Abraham nhìn lên các tầng trời cao ở Ur thì các tầng trời này đã mở ra trước mắt ông, và qua mạc khải này, Abraham đã trở nên cha của một dân tộc đông đúc.

“Khi Kitô Giáo và Hồi Giáo gặp nhau, thì ‘những đấng thánh’ đáng kính của hai tôn giáo này đã bắt đầu hai tôn giáo trong một cuộc chung sống tương kính và tương trợ.

“Ngoài ra, vì quyền lợi gốc gác được thuộc về thành phần dân tộc cổ kính nhất nơi mảnh đất này đây, chúng tôi đòi hỏi cho chính bản thân mình cũng như cho tất cả những ai đang sống ở nơi đây hôm nay, dù thuộc về đa số hay thiểu số, liên kết với nhau qua một lịch sử chung sống dài lâu, được toàn quyền sống trong một Quốc Gia có lề luật, trong hòa bình, tự do, công lý và bình đẳng, hợp với Bản Hiến Chương Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Tóm lại, chúng tôi, những người Chaldeans, Assyrians, Syrians, Armenians, Greeks và Latins, làm nên một cộng đồng Kito â Giáo duy nhất, yêu câu bản hiến pháp mới của Iraq:

• Nhìn nhận các quyền lợi về tôn giáo, văn hóa, xã hội và chính trị;
• Tiên liệu một thứ luật pháp chú ý tới từng người theo khả năng của họ chứ không kỳ thị, nhờ đó mỗi người có quyền tích cực tham dự vào chính quyền và phục vụ quê hương xứ sở đây;
• Công nhận những người Kitô hữu như là những người công dân Iraq với tất cả quyền lợi của họ;
• Bảo đảm quyền được tuyên xưng niềm tin của chúng tôi theo các truyền thống và luật lệ đạo giáo của chúng tôi, quyền được giáo dục con em của chúng tôi theo các nguyên tắc Kitô giáo, quyền được tự do hội họp, được tự do xây dựng các nơi thờ phượng, cũng như các trung tâm văn hóa và xã hội theo nhu cầu của chúng tôi.

“Sau hết, chúng tôi xin nêu lời kêu gọi này lên với mọi người nhân dân Iraq phong phú về sắc tộc và tôn giáo, với các vị có thẩm quyền về chính trị và tôn giáo, cũng như với hết mọi người còn tha thiết tới thiện ích của đất nước này, và các vị lãnh đạo của cộng đồng quốc tế”.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu được phổ biến bởi OP/STATEMENT IRAQI BISHOPS/... VIS 20030430 [430])

 

Bản Công Bố về Chiến Tranh với Iraq

ĐGM Wilton D. Gregory
Chủ Tịch HĐGM Hoa Kỳ

19/3/2003

Quốc gia của chúng ta đang ở trên bờ vực chiến tranh. Chúng ta đã hoạt động, nguyện cầu và hy vọng rằng sẽ tránh được cuộc chiến tranh này. Công việc hiện nay là hoạt động, nguyện cầu và hy vọng rằng những hậu quả chết chóc của cuộc chiến ấy bị hạn chế, mạng sống thường dân được bảo vệ, các thứ vũ khí đại công phá bị hủy loại, và nhân dân Iraq sớm được hưởng hòa bình trong tự do và công lý.

Thời gian nguyện cầu và đoàn kết. Trong lúc chiến tranh xẩy ra, trách nhiệm đầu tiên của chúng ta là nguyện cầu và đoàn kết. Chúng ta cầu nguyện cho tất cả những ai trực tiếp bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến này nhất, đó là những con người nam nữ đang liều mạng sống mình để phục vụ xứ sở của chúng ta, gia đình của họ và những người thân yêu đang phải đối diện với một nỗi sợ hãi và lo âu như thế vào lúc này đây, đó là những vị tuyên úy phục vụ những con người liều mạng ấy; đó là nhân dân Iraq đã đau khổ đã lâu, và những ai vất vả để cung cấp cho họ những nhu cầu nhân đạo. Tất cả chúng ta cần phải làm những gì có thể để tỏ tình đoàn kết với tất cả những ai sẽ chịu khổ đau bởi cuộc chiến tranh này.

Trách nhiệm giải giới của Iraq. Từ Cuộc Chiến Vùng Vịnh, chúng ta đã minh nhiên kêu gọi hãng lãnh đạo Iraq phải loại trừ những nỗ lực sáng chế những thứ vũ khí đại công phá và đáp ứng những trách nhiệm của họ bằng việc hủy hoại các thứ vũ khí ấy. Chúng ta cũng đã rõ là cộng đồng thế giới cần phải bảo đảm là Iraq tuân hợp với những trách nhiệm của họ đối với những bản quyết định của Liên Hiệp Quốc. Như Chúa Nhật vừa rồi Đức Thánh Cha đã nói: “các vị lãnh đạo chính trị ở Baghdad có nhiệm vụ khẩn thiết trong việc hoàn toàn hợp tác với cộng đồng quốc tế để cất đi bất cứ lý do nào có thể đưa đến vấn đề phải can thiệp bằng võ lực”.

Rất tiếc chiến tranh đã không thể ngăn tránh được. Các nhà lãnh đạo của xứ sở chúng ta đã đi đến một quyết định hệ trọng về việc tuyên chiến vì chính quyền Iraq đã không chịu hoàn toàn thực hiện những trách nhiệm của họ. Chúng tôi hết sức tiếc xót vì chiến tranh không thể nào ngăn tránh. Chhủ trương của chúng tôi vẫn là lời công bố của toàn thể hội đồng giám mục hồi tháng 11 năm ngoái. Mối quan tâm và vấn đề về luân lý của hội đồng chúng tôi, cũng như lời kêu gọi của Đức Thánh Cha trong việc tìm kiếm những giải pháp thay cho chiến tranh, đã quá rõ và cho thấy những phán đoán khôn ngoan của chúng tôi về vấn đề áp dụng giáo huấn truyền thống của Công Giáo liên quan đến việc sử dụng võ lực trong trường hợp này. Chúng tôi đã đặc biệt quan tâm đến những điều kiện tiên quyết có thể dẫn tới, cùng với những hậu quả có thể xẩy ra của một thứ chiến tranh chính yếu như thế ở một miền đất có lẽ đầy biến động nhất thế giới này. Để âm vang lời cảnh huấn của Dức Thánh Cha về vấn đề chiến tranh “bao giờ cũng là một thua bại của nhân loại”, chúng tôi đã nguyện cầu và thiết tha kêu gọi hãy theo đuổi những đường lối ôn hòa trong việc giải giới Iraq theo những đường hướng của Liên Hiệp Quốc.

Những quyết định đang được thực hiện về vấn đề Iraq và chiến tranh chống lại vấn đề khủng bố có thể chất chứa tính cách lịch sử về việc sử dụng võ lực, tính cách hợp pháp của các cơ cấu quốc tế và vai trò của Liên Hiệp Quốc trên thế giới. Tầm vóc quan trọng của những vấn đề này cần phải được tiếp tục thẩm định vì vai trò trọng yếu của chúng trong việc hình thành một thế giới công chính và an bình hơn.

Vai trò của lương tâm. Trong lúc chúng tôi đã cảnh giác về những mối nguy hiểm liên quan vấn đề luân lý trong việc tra tay vào cuộc chiến tranh này, chúng tôi cũng đã nói rõ việc tìm được các câu giải đáp không phải là dễ. Chiến tranh gây ra những hậu quả trầm trọng, và việc không ra tay hành động cũng vậy nữa. Thành phần thiện tâm có thể và thực sự bất đồng ý với nhau về cách giải thích vấn đề giáo huấn chiến tranh chính đáng và cách áp dụng các qui tắc chiến tranh chính đáng vào những dữ kiện được tranh luận trong trường hợp này. Chúng tôi hiểu được và tôn trọng việc quyết định khó khăn về luân lý cần phải được vị Tổng Thống của chúng ta cùng với những người mang trọng trách thực hiện những quyết định quan trọng liên quan đến nền an ninh của quốc gia cũng như của thế giới này (Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo số 2309).

Chúng tôi khẳng định những lời của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo như sau: “Những ai đã thề hứa phục vụ xứ sở của mình trong vấn đề võ trang đều phục vụ cho nền an ninh và tự do của các quốc gia. Nếu họ thành thật thi hành nhiệm vụ của mình là họ thực sự góp phần vào công ích của quốc gia và việc bảo trì hòa bình” (số 2310). Chúng tôi cũng xác nhận là “các thẩm quyền dân sự phải có những khoản tương xứng cho những ai vì lý do lương tâm không muốn mang vũ khí” (số 2311). Chúng tôi ủng hộ những ai đã chấp nhận tiếng gọi phục vụ xứ sở của mình một cách chính đáng theo lương tâm trong việc võ trang, và chúng tôi cũng lập lại việc chúng tôi hằng chủ trương ủng hộ những ai phải làm theo việc phản kháng của lương tâm và việc phản kháng chọn lựa của lương tâm.

Tác hành luân lý của chiến tranh. Một khi đi đến chỗ quyết định sử dụng võ lực, thì cần phải tuân giữ những giới hạn về luân lý và pháp lý đối với tác hành chiến tranh. Hiệp Chủng Quốc và các nước đồng minh đang giao chiến với một chế độ đã tỏ ra, và chúng ta sợ rằng sẽ tiếp tục tỏ ra cho thấy, thái độ coi thường mạng sống dân sự cùng các qui tắc truyền thống đối với việc sử dụng võ lực. Đó lại càng là lý do những giá trị này cần phải được quốc gia của chúng ta chấp nhận và nắm giữ. Trong khi chúng tôi công nhận và hoan hô khả năng cùng với việc dấn thân được hoàn chỉnh trong việc tránh gây tử thương cho thành phần thường dân, nhưng dù sao cũng cần phải thực hiện hết mọi nỗ lực để bảo đảm được rằng những cố gắng làm giảm bớt mối nguy hiểm xẩy ra cho lực lượng Hiệp Chủng Quốc phải được thực hiện bởi những phán quyết thận trọng đối với nhu cầu quân sự cũng như đối với nhiệm vụ tôn trọng mạng sống cùng nhân phẩm của nhân dân Iraq, những người đã chịu khổ đau quá nhiều bởi chiến tranh, đàn áp và tình trạng cấm vận tàn tệ.

Bất cứ quyết định nào tự vệ trong việc chống lại những thứ khí giới đại công phá của Iraq, bằng việc sử dụng những thứ khí giới đại công phá đề là những gì hiển nhiên bất chính. Buộc phải tránh việc sử dụng những thứ mìn, những thứ bom chùm và các loại vũ khí không phân biệt giữa quân lính và thường dân, giữa thời chiến và thời bình. Trong tất cả mọi việc làm trong cuộc chiến tranh của chúng ta, bao gồm cả những thẩm định là “việc gây thiệt hại phụ thuộc” có tương xứng hay chăng, chúng ta cần phải coi trọng mạng sống và đời sống của những người dân Iraq, như chúng ta coi trọng mạnh sống và đời sống của gia đình và đồng bào của chính mình.

Những quan tâm về nhân đạo và trách nhiệm hậu chiến. Nhân dân Iraq đã bị tổn thương có thể sẽ phải đối diện với những gánh nặng mới kinh hoàng trong trận chiến này, và một miền đất đã đầy những xung đột và tị nạn sẽ lại càng xẩy ra xung đột hơn và nhiều người lang thang không nơi nương tựa. Ngay trong lúc chiến tranh hỗn loạn cũng cần phải cố gắng tránh đừng để xẩy ra tình trạng xung khắc nội bộ song để bảo vệ những thành phần dễ bị tổn hại. Chúng tôi hết sức quan tâm đến những nguồn liệu đầy đủ và những dự án hiệu nghiệm cần phải có để đáp ứng tình trạng khủng hoảng về nhân đạo ở Iraq mà, ít là trong một thời gian ngắn, sẽ bị tệ hại hơn bởi cuộc chiến tranh này. Hiệp Chủng Quốc, hoạt động với Liên Hiệp Quốc, với những tổ chức cứu trợ tư nhân, cũng như những thành phần quan tâm, mang một trách nhiệm nặng nề, trong cuộc chiến cũng như thời hậu chiến, trong việc cung ứng cho các thành phần tù nhân chiến tranh POWs (prisoners of war) và thường dân, nhất là những người tị nạn và vô gia cư. Các cơ quan cứu trợ Công Giáo sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể để đáp ứng các nhu cầu của nhân dân Iraq.

Hiệp Chủng Quốc cũng phải chấp nhận một trách nhiệm dài hạn trong việc giúp nhân dân Iraq xây dựng một nền hòa bình chân chính và bền vững nơi xứ sở của họ, đồng thời còn phải giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng chưa được giải quyết ở Trung Đông, nhất là tình trạng xung đột giữa Do Thái và Palestine. Chiến tranh và việc tái thiết ở Iraq không được làm cho chúng ta bỏ đi trách nhiệm của chúng ta đối với thành phần nghèo khổ ở tại xứ nhà cũng như ở nước ngoài, hay không được bán cái cho những nguồn lực thiết yếu khác của những cơ quan cấp cứu nhân đạo trên khắp thế giới.

Ở vào những lúc như thế này, chúng ta hãy hướng lên Thiên Chúa và xin Ngài ơn khôn ngoan và kiên trì, can đảm và thương cảm, tin tưởng và hy vọng. Kitô hữu chúng ta được kêu gọi là “những người lính canh gác hòa bình” như Đức Thánh Cha đã nhắc nhở chúng ta. Chúng ta hợp với Ngài trong việc thiết tha nài xin những người Công Giáo hãy giành Mùa Chay này để suy tư, nguyện cầu và chay tịnh hầu những thử thách cùng với thảm trạng của chiến tranh sớm được thay thế bằng một nền hòa bình chân chính và bền vững.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày 20/3/2003
 

 

Lệnh Tấn Công của Tổng Tống Bush tối ngày 19/3/2003

 

Sau tối hậu lệnh 48 tiếng của Tổng Thống Bush 2 tiếng 15 phút, và sau khi đã bàn thảo kỹ lưỡng với vị Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ là George Tenet và các viên chức Ngũ Giác Đài gần 4 tiếng đồng hồ tại Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Tư 19/3/2003, thành phần đã cho biết để khỏi bỏ “mất cơ hội” nếu không đánh nhanh đánh mạnh, Tổng Thống Bush, qua truyền hình toàn quốc, đã đọc lệnh tấn công (dài 4 phút) tức vào lúc 10 giờ 15 bên Washington DC như sau:

Đồng bào thân mến, vào giờ này đây, lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh đang ở vào những giai đoạn đầu của những cuộc hoạt động quân sự để giải giới Iraq.

Theo lệnh của tôi, lực lượng liên minh đã bắt đầu nhắm đánh vào những mục tiêu quân lực quan trọng để làm suy yếu khả năng gây chiến của Saddam Hussein. Đây là giai đoạn mở màn cho một cuộc đối chọi rộng lớn và dứt điểm.

Hơn 35 quốc gia đã hết mình ủng hộ, từ việc cho sử dụng những căn cứ hải quân và không quân, cho đến việc cộng tác về tình báo và quân vận, đến việc dàn quân cho những đơn vị chiến đấu. Hết mọi quốc gia thuộc liên minh này nhất định lãnh trách nhiệm và chia sẻ vinh dự được phục vụ việc bảo vệ chung của chúng ta.

Với tất cả mọi con người nam nữ của lực lượng quân sự Hiệp Chúng Quốc giờ đây đang ở Trung Đông, hòa bình của một thế giới hỗn loạn và niềm hy vọng của một dân tộc bị đàn áp giờ đây tùy thuộc vào anh chị em.

Lòng tin tưởng này thật là xứng đáng.

Các địch thù anh chị em đang phải đương đầu sẽ nhận thấy được khả năng và lòng can trường của anh chị em. Nhân dân anh chị em giải phóng sẽ chứng kiến thấy tinh thần khả kính và tốt lành của quân đội Hoa Kỳ.

Trong cuộc xung đột này, Hoa Kỳ đối diện với một kẻ thù đã không coi trọng các qui ước về chiến tranh hay những qui luật của luân lý. Saddam Hussein đã đặt quân đội Iraq và dụng cụ máy móc ở những vùng dân sự, cố gắng lợi dụng thành phần đàn ông, đàn bà và trẻ em để làm thuẫn che chở cho quân đội của hắn; đó là một điều hết sức ác độc phạm đến nhân dân của hắn.

Tôi muốn nhân chúng Hoa Kỳ và cả thế giới biết rằng lực lượng liên minh sẽ cố gắng hết sức để tránh hại đến những thường dân vô tội. Cuộc chiến ở một lãnh thổ khó khăn hiểm trở thuộc quốc gia rộng bằng tiểu bang California có thể sẽ kéo dài và khó khăn hơn là một số nghĩ tưởng. Và việc giúp cho những người Iraq chiếm được một quê hương hiệp nhất, vững chắc và tự do đòi chúng ta phải kiên cường dấn thân.

Tôi biết rằng gia đình của quân đội chúng ta đang cầu nguyện để cho tất cả mọi người ra đi phục vụ được trở về bình an và mau chóng.

Cả triệu người Hoa Kỳ đang cầu nguyện với quí vị cho sự an toàn của những người thân yêu của quí vị cũng như cho việc bảo vệ của thành phần vô tội.

Với sự hy sinh của mình, quí vị được nhân dân Hoa Kỳ biết ơn và trân kính, và quí vị nên biết rằng lực lượng của chúng ta sẽ trở về ngay khi xong việc.

Quốc gia của chúng ta đã ngại ngùng nhúng tay vào cuộc xung đột này, nhưng mục đích của chúng ta rất rõ. Nhân dân Hiệp Chủng Quốc và đồng bạn của chúng ta cũng như đồng minh của chúng ta không thể sống may rủi trước một chế độ đe dọa hòa bình bằng những thứ khí giới sát hại hàng loạt.

Giờ đây chúng ta sẽ đương đầu với mối đe dọa này bằng Quân Đội của chúng ta, Không Quân, Hải Quân, Quân Cảnh Duyên Hải và Thủy Quân Lục Chiến, nhờ đó chúng ta sẽ không đụng độ với mối đe dọa này bằng những đaòn chữa lửa, cảnh sát và bác sĩ trên các đường phố ở các thị thành của chúng ta.

Giờ đây cuộc xung đột ấy đã xẩy ra, đường lối duy nhất để hạn chế thời gian kéo dài của nó là sử dụng một lực lượng mãnh liệt. Và tôi bảo đảm với quí vị là, đây không phải là một cuộc chiến nữa vời và chúng ta sẽ không chấp nhận bất cứ thành quả nào khác ngoài thành quả chiến thắng.

Đồng bào thân mến, những nguy hiểm xẩy đến cho xứ sở của chúng ta cũng như cho thế giới sẽ được khống chế. Chúng ta sẽ vượt qua thời điểm hiểm nghèo này để thực hiện công cuộc hòa bình. Chúng ta sẽ bảo vệ tự do của chúng ta. Chúng ta sẽ mang lại tự do cho những người khác. Và chúng ta sẽ chiến thắng.

Xin Chúa chúc lành cho xứ sở của chúng ta cũng như cho tất cả mọi con người bảo vệ xứ sở này.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu được CNN phổ biến ngày 20/3/2003

 

Diễn văn khai chiến của Tổng Thống Bush 17/2/2003

Thưa đồng bào, những biến chuyển ở Iraq giờ đây đã tới những ngày quyết định cuối cùng.

Hơn một thập niên, Hiệp Chủng Quốc và các quốc gia khác đã thực hiện những nỗ lực một cách nhẫn nại và trân trọng để giải giới chế độ Iraq mà không cần đến chiến tranh. Chế độ đó đã hứa tiết lộ và hủy hoại tất cả mọi thứ vũ khí đại công phá như điều kiện để kết thúc Cuộc Chiến Vùng Vịnh năm 1991.

Từ đó, thế giới đã dấn thân cả 12 năm ngoại giao. Chúng ta đã thông qua hơn 12 bản quyết định ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Chúng ta đã gửi hàng trăm thanh ra viên đến để xem xét việc giải giới của Iraq.

Thế nhưng lòng tin tưởng của chúng ta không được đền bù. Chế độ Iraq đã lợi dụng vấn đề ngoại giao như một thứ trò chơi để câu giờ và tìm lợi thế. Nó đã nhất loạt công khai bất tuân các bản quyết định của Hội Đồng Bảo An đòi phải giải giới.

Các thanh tra viên vũ khí Liên Hiệp Quốc nhiều năm đã bị các viên chức Iraq đe dọa, bị dò la bằng điện toán và bị lừa đảo một cách có phương pháp. Những nỗ lực giải giới ôn hòa chế độ Iraq vẫn cứ thất bại hoài vì chúng ta không đối đầu với những con người ôn hòa.

Tình báo được những chính quyền này nọ đã thu thập cho thấy rõ ràng là chế độ Iraq tiếp tục chiếm hữu và giấu diếm một số những thứ khí giới sát hại nhất chưa hề nghĩ tới. Chế độ này đã sử dụng các thứ khí giới đại công phá tấn công các quốc gia láng giềng và dân chúng Iraq.

Chế độ này có một lịch sử hung hăng tàn bạo ở Trung Đông. Nó có một mối hận thù sâu xa với Hoa Kỳ và các bạn hữu của chúng ta, và nó đã trợ giúp, huấn luyện và che chở cho các tay khủng bố, bao gồm cả những hoạt động của tổ chức al-Qaida.

Mối nguy hiểm đã hiển nhiên: Việc sử dụng các thứ vũ khí hóa chất, sinh trùng, hay một ngày nào đó, các thứ vũ khí nguyên tử, có được trong tay với sự trợ giúp của Iraq, những tay khủng bố có thể thành đạt những tham vọng được chúng tuyên bố và sát hại hàng ngàn hay hàng trăm ngàn người vô tội ở xứ sở chúng ta hay bất cứ xứ sở nào khác.

Hiệp Chủng Quốc và các quốc gia khác có làm gì đâu để xứng đáng chịu đựng mối đe dọa này hay để làm mồi cho mối đe dọa ấy, song chúng ta sẽ làm mọi sự có thể để đánh bại nó. Thay vì xuôi theo thảm trạng, chúng ta sẽ tiến đến chỗ an toàn.

Trước ngày khủng khiếp có thể xẩy ra, trước khi ra trở tay quá trễ, cần phải loại trừ mối nguy hiểm này đi.

Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ có chủ quyền trong việc sử dụng võ lực để bảo đảm an ninh cho quốc gia của mình. Phận sự đó là ở nơi tôi với tư cách là tổng tư lệnh theo lời tôi đã thề và là lời thề tôi sẽ giữ.

Nhận thấy mối đe dọa cho xứ sở của chúng ta, Quốc Hội Hiệp Chủng Quốc năm ngoái đã hồ hởi bỏ phiếu ủng hộ việc sử dụng võ lực đáng Iraq.

Hoa Kỳ đã cố gắng làm việc với Liên Hiệp Quốc để nói lên mối đe dọa này, vì chúng ta muốn giải quyết vấn đề một cách ôn hòa. Chúng ta tin vào sứ vụ của Liên Hiệp Quốc.

Lý do duy nhất Liên Hiệp Quốc đã được thành lập sau Thế Chiến II là để đối đầu với những tay độc tài hung bạo một cách chủ động và sớm sủa, trước khi họ có thể tấn công thành phần vô tội và hủy hoại hòa bình.

Trong trường hợp Iraq, Hội Đồng Bảo An đã hoạt động từ đầu thập niên 1990, Theo các Bản Quyết Định 678 và 687, cả hai vẫn còn hiệu lực, thì Hiệp Chủng Quốc và đồng minh của chúng ta được quyền sử dụng võ lực để tước các thứ vũ khí đại công phá của Iraq.

Đây không phải là vấn đề quyền bính, nó là vấn đề của ý muốn.

Tháng Chín năm ngoái, tôi đã ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thúc giục các quốc gia trên thế giới hãy đoàn kết với nhau để kết thúc mối nguy hiểm này. Vào ngày 8/11, Hội Đồng Bảo An đã nhất loạt chấp thuận bản Quyết Định 1441, khi thấy Iraq vi phạm những điều nước này buộc phải làm và ngăm đe những hậu quả trầm trọng nếu Iraq không hoàn toàn và lập tức giải giới.

Hôm nay đây, không một quốc gia nào có thể cho rằng Iraq đã giải giới. Và nước này sẽ không giải giới bao lâu Saddam Hussein còn nắm trong tay quyền hành.

Trong 4 tháng rưỡi vừa qua, Hiệp Chủng Quốc và các đồng minh của chúng ta đã làm việc với Hội Đồng Bảo An để áp dụng những đòi hỏi lâu năm của hội đồng này. Tuy nhiên, một số thành viên thường trực của HĐBA đã công khai tuyên bố rằng họ sẽ phủ quyết bất cứ quyết định nào bắt buộc Iraq phải giải giới. Những chính quyền này đồng ý với chúng ta về mối nguy hiểm ấy nhưng không cùng chúng ta nhất quyết đương đầu với nó.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã dứt khoát và can đảm hành động chống lại mối đe dọa hòa bình này, và cuộc liên minh rộng lớn này giờ đây qui tụ lại để thi hành những đòi hỏi chính đáng của thế giới.

Trong mấy ngày gần đây, một số chính quyền ở Trung Đông đã thi hành phần của họ. Họ đã công khai hay âm thầm gửi các sứ điệp thúc giục nhà độc tài này rời Iraq để việc giải giới có thể được tiến hành một cách ôn hòa.

Cho tới nay hắn vẫn không chịu làm theo.

Tất cả những thập niên lùa dối và tàn bạo giờ đây đã tới lúc kết thúc. Saddam Hussein và các con trai của hắn phải bỏ xứ trong vòng 48 tiếng. Việc họ từ chối làm điều này sẽ mang lại cuộc xung đột quân sự được bắt đầu vào lúc chúng ta định đoạt.

Tất cả các người ngoại quốc, bao gồm cả các phóng viên báo chí và thanh tra viên, vì sự an toàn bản thân, phải ra khỏi Iraq ngay lập tức.

Nhiều người Iraq có thể nghe thấy tôi tối nay qua một đài phát thanh được thông dịch, và tôi có một sứ điệp gửi cho họ, đó là, nếu chúng tôi buộc phải bắt đầu cuộc ra quân thì nó sẽ nhắm đến những kẻ vô luật pháp đang cai trị xứ sử của quí vị chứ không nhắm đến quí vị.

Khi liên minh của chúng tôi tước đoạt quyền hành của họ, chúng tôi sẽ gửi lương thực và thuốc men quí vị cần.

Chúng tôi sẽ bẻ gẫy các thứ trang bị khủng bố và chúng tôi sẽ giúp quí vị xây dựng lại một nước Iraq mới thịnh vượng và tự do.

Trong một nước Iraq tự do sẽ không còn những cuộc chiến tranh khủng bố tấn công các nước láng giềng của quí vị, không còn những hãng chế tạo chất độc, không còn những cảnh xử trảm thành phần bất đồng, không còn những phòng hành xích và những phòng hãm hiếp.

Tên tàn bạo chẳng mấy chốc sẽ phải ra đi. Ngày giải phóng của quí vị gần tới.

Việc Saddam Hussein còn nắm quyền hành đã quá trễ mất rồi. Cũng không quá trễ cho việc quân đội Iraq hãnh diện bảo vệ xứ sở của quí vị, bằng việc để cho các lực lượng liên minh có thể an toàn tiến vào để loại trừ các thứ khí giới đại công phá. Các lực lượng của chúng tôi sẽ cho các đơn vị của quân đội Iraq những lời chỉ dẫn rõ ràng về những hành động họ có thể làm để tránh bị tấn công và tiêu diệt.

Tôi tha thiết kêu gọi hết mọi phần tử của quân đội Iraq và ngành tình báo là nếu chiến tranh xẩy ra, xin đừng chiến đấu cho một chế độ đang ngấp ngoái không xứng đáng với mạng sống của quí vị.

Tất cả mọi người lính Iraq và nhân viên thường dân Iraq phải lắng nghe kỹ lưỡng điều cảnh giác này, đó là, trong bất cứ cuộc đụng độ nào, số mạng của quí vị lệ thuộc vào hành động của quí vị. Đừng hủy hoại các giếng dầu hỏa, một nguồn mạch phong phú thuộc về nhân dân Iraq. Đừng tuân hành bất cứ mệnh lệnh nào trong việc sử dụng các thứ vũ khí đại công phá sát hại ai, bao gồm cả nhân dân Iraq. Các tội ác chiến tranh sẽ bị truy tố, các tội đồ chiến tranh sẽ bị trừng phạt và sẽ không còn chữa mình được là “tôi chỉ làm theo mệnh lệnh”.

Nếu Saddam Hussein quyết đương đầu thì nhân dân Hoa Kỳ nên biết rằng hết mọi biện pháp đã được sử dụng để tránh chiến tranh và hết mọi biện pháp sẽ được sử dụng để thắng trận chiến này.

Dân Hoa Kỳ hiểu được những giá phải trả cho cuộc xung đột này vì chúng ta đã trả những giá ấy trong quá khứ. Chiến tranh không có gì nắm chắc cả, ngoại trừ nắm chắc vấn đề hy sinh.

Tuy nhiên, cách duy nhất để giảm thiểu cái hại và thời gian kéo dài của chiến tranh là việc áp dụng tất cả lực lượng và sức mạnh quân đội của chúng ta, và chúng ta đã sửa soạn làm điều này.

Nếu Saddam Hussein cố gắng bám chặt lấy quyền hành thì hắn sẽ một kẻ tử thù cho tới cùng.

Trong tình trạng tuyệt vọng, hắn và các nhóm khủng bố có thể sẽ cố gắng vận dụng các hoạt động khủng bố tấn công nhân dân Hoa Kỳ và bạn hữu của chúng ta. Những cuộc tấn công này không phải không thể tránh được. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể xẩy ra.

Và đó chính là sự kiện cho thấy rõ lý do chúng ta không thể sống dưới sự đe dọa chập chờn này. Mối đe dọa khủng bố gây ra cho Hoa Kỳ và thế giới sẽ bị giảm đi vào lúc Saddam Hussein bị giải giới.

Chính quyền chúng ta sẽ đề cao cảnh giác đối với những mối nguy hiểm này. Như chúng ta đang sửa soạn nắm chắc chiến thắng ở Iraq thế nào, chúng ta cũng hành động hơn nữa để bảo vệ quê hương của chúng ta.

Trong những ngày gần đây các thẩm quyền Hoa Kỳ đã trục xuất khỏi đất nước này một số phần tử có dính dáng tới ngành tình báo Iraq.

Trong số những biện pháp khác nhau, tôi đã chỉ thị phải tăng thêm an ninh ở các phi trường của chúng ta và tăng cường các Tuần Canh Duyên Hải ở các hải cảng chính. Bộ An Ninh Quê Nhà đang hoạt động sát cánh với các vị thống đốc của quốc gia này trong việc tăng gia tình trạng an ninh võ bị ở các cơ sở chính yếu khắp Hoa Kỳ.

Nếu kẻ thù đánh vào xứ sở của chúng ta là họ đang cố gắng để đánh lạc chú tâm của chúng ta bằng sự hoảng hốt và làm mất tinh thần của chúng ta bằng cảm giác sợ hãi. Họ sẽ thất bại về việc này.

Không có một hành động nào của họ có thể xê dịch được tiền trình này hay làm nao núng cái cương quyết của xứ sở đây. Chúng ta là một thứ dân ôn hòa, nhưng chúng ta không phải là một thứ dân dòn mỏng. Và chúng ta sẽ không sợ hãi trước những tên tội ác và sát hại.

Nếu những tên thù địch của chúng ta dám đánh chúng ta, họ và tất cả những họ giúp họ sẽ chịu những hậu quả ghê sợ.

Giờ đây chúng ta ra tay vì những cái nguy hiểm của bất động sẽ còn nguy hiểm hơn thế nữa. Trong một năm, hay năm năm, quyền lực của Iraq trong việc gây tai hại cho tất cả các nước tự do sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

Với những khả năng này, Saddam Hussein và các nhóm liên minh khủng bố của hắn có thể chọn thời điểm cho cuộc xung đột chí tử vào lúc họ mạnh mẽ nhất. Chúng ta quyết định đương đầu với mối đe dọa ấy lúc này đây khi nó mới chớm mọc, trước khi nó bất ngờ xuất hiện dưới bầu trời và các thành phố của chúng ta.

Vì hòa bình, tất cả mọi quốc gia tự do cần phải nhận ra những thực tại mới mẻ và bất khả phủ nhận này. Trong thế kỷ 20, một số người đã quyết định mặc kệ cho các tay độc tài sắt máu thực hiện các thứ đe dọa đã đưa đến chỗ thảm sát và thế chiến.

Trong thế kỷ này, khi những ác nhân mưu đồ cuộc khủng bố hóa chất, sinh trùng và nguyên tử, thì cái thứ chính sách làm suy yếu kẻ thù có thể gây ra một thứ hủy hoại chưa bao giờ thấy trên mặt đất này. Các tay khủng bố và các quốc gia khủng bố không tiết lộ những thứ đe dọa này bằng cách chính thức tuyên bố đàng hoàng tử tế.

Và phản ứng với những thứ kẻ thù như vậy chỉ sau khi chúng đã đánh mình trước thì không phải là tự vệ. Mà là tự sát. Tình trạng an ninh của thế giới đòi phải giải giới Saddam Hussein bây giờ.

Khi chúng ta thi hành những đòi hỏi chính đáng này của thế giới, chúng ta cũng sẽ tôn kính những việc dấn thân hết mình của xứ sở chúng ta.

Không như Saddam Hussein, chúng ta tin rằng nhân dân Iraq xứng đáng và có khả năng hưởng tự do làm người, và khi tên độc tài này ra đi, họ có thể trở thành một tấm gương cho tất cả vùng Trung Đông về một quốc gia sinh động, thái bình và tự trị.

Hiệp Chủng Quốc cùng với các quốc gia khác sẽ hoạt động để phát triển tự do và hòa bình ở miền này. Mục đích của chúng ta sẽ không đạt được nội trong vòng một đêm mà là có thể kéo dài thời gian. Quyền năng tự do nhân bản và lời kêu gọi tự do nhân bản đều cần thiết cho hết mọi cuộc đời và hết mọi miền đất, và quyền lực mạnh mẽ nhất của tự do đó là việc thắng vượt hận thù và bạo lực, và hướng những tặng ân sáng tạo của con người nam nữ đến việc theo đuổi hòa bình. Đó là tương lai chúng ta quyết chọn.

Các quốc gia tự do có nhiệm vụ phải bảo vệ nhân dân chúng ta bằng việc liên kết chống lại bạo lực, và tối hôm nay đây, như chúng ta đã từng làm trước đây, Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng ta chấp nhận trách nhiệm ấy.

Chúc quí vị ngủ ngoan và xin Chúa tiếp tục chúc lành cho Hoa Kỳ.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ bản văn được CBS phổ biến ngày 17/3/2003

Nhận định của thoidiemmaria.net: Thú thực, trong khi dịch những (3) bài diễn văn như thế này của Tổng Thống Bush, nhất là bài trên đây, tôi cảm thấy hết sức khó chịu. Vì nó giả dối làm sao. Vì nó mâu thuẫn hết sức. Vì nó cao ngạo quá chừng. Như ở những chỗ tôi in đậm chữ trong bài diễn văn này. Nhưng vì phải đọc kỹ tài liệu và cần tài liệu mới có thể phân tích và nhận định tình hình một cách chính xác, tôi đã phải cầm mình dịch cho xong.

Tóm lại, bài diễn văn khai chiến này của Tổng Thống Bush cũng chỉ lập lại như hai bài diễn văn lần trước (7/10/2002 và 28/1/2003), nhất là lần thứ hai, luận điệu cáo buộc của ông để có đủ lý do chính đáng tấn công Iraq. Luận điệu cáo buộc của ông là Iraq có các thứ vũ khí đại công phá, (những thứ mà thanh tra quốc tế tìm chưa ra và đã tuyên bố là không có), những thứ vũ khí này lại ở trong tay một nhà độc tài vô nhân đạo là Saddam Hussein, một con người có liên hệ với các tay khủng bố trên thế giới, (lời cáo buộc không có bằng cớ rõ ràng và chính xác, bằng không Iraq cũng đã bị Hoa Kỳ tấn công như A Phú Hãn sau vụ 911 rồi), nên rất nguy hiểm, cần phải diệt trừ ngay bây giờ kẻo nguy hiểm cho thế giới và Hoa Kỳ sau này, (tức là ông công nhận cuộc chiến tranh do ông ra lệnh là cuộc chiến đấu tấn công chứ không phải tự vệ, hay nói cách khác, một cuộc tấn công để tự vệ xa, vì chưa có gì nguy hiểm ngay bây giờ, thế thì tại sao Hoa Kỳ không làm gì Bắc Hàn là nước công khai mình có vũ khí nguyên tử bất hợp pháp, trong khi đó Iraq chưa kiếm ra thứ vũ khí nguy hiểm của họ).

Và cái lợi của cuộc chiến này là giúp cho nhân dân Iraq sống tự do hạnh phúc hơn và bảo vệ nền an ninh của Hoa Kỳ cũng như của thế giới hơn, (vậy thì cái hại của cuộc chiến này như thế nào? Hoa Kỳ có hoàn toàn bảo đảm 100% là khủng bố sẽ ít đi hơn hay chăng sau khi Saddam Hussein bị hạ? Thế giới có chắc chắn 100% được an ninh hơn hay chăng hay là Thế Chiến Thứ 3 xẩy ra, giữa Ả Rập và Tây Phương, giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo? Iraq chắc chắn sẽ xây dựng lại đất nước hay chăng hay chính Hoa Kỳ đang khủng hoảng kinh tế thì còn cứu ai được nữa, hay lại nhào vô ăn ké các thứ giầu thịnh của nước này để cứu vãn tình thế của mình, vì trong bài diễn văn Tổng Thống Bush nói sau khi lật đổ Saddam Hussein rồi thì chỉ mang lại cho Iraq thực phẩm và thuộc men mà thôi: “Khi liên minh của chúng tôi tước đoạt quyền hành của họ, chúng tôi sẽ gửi lương thực và thuốc men quí vị cần”, còn chồng hay vợ hoặc con cái của họ, nhà cửa ruộng vườn của họ bị chiến tranh cướp đi và hủy diệt thì sao, Hoa Kỳ có đền bù được chăng, có trả lại cho họ được chăng? Kể cả vấn đề một Iraq thịnh vượng và tự do hơn như thế nào? Với chính quyền do Hoa Kỳ lập nên hay do nhân dân Iraq bầu lên? Phải chăng Hoa Kỳ có ý nhúng tay vào ngay bây giờ để có thế giá, với tư cách là vị cứu tinh của dân tộc này, mà lập chính quyền Iraq theo ý họ, bằng không, sau này để cho Liên Hiệp Quốc, như dự án của một số nước trong Khối Liên Minh Ả Rập đề ra, họ sẽ không làm được như ý của họ, từ đó, họ sẽ không làm chủ được Iraq nói riêng và Trung Đông nói chung, một vùng dầu hỏa mà họ bỏ lỡ cơ hội ngàn năm một thuở họ sẽ không thể nào làm bá chủ thế giới về kinh tế như lòng mong ước).

Nguyên việc Hoa Kỳ tự động tấn công Iraq để giải giới nước này trong khi ban thanh tra Liên Hiệp Quốc còn đang làm việc của mình và không có sự đồng ý của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thực sự là một vi phạm. Hoa Kỳ đã không coi công pháp và quốc tế không ra gì. Nếu Hoa Kỳ căn cứ vào các quyết định 678 và 687 trước đây của HĐBA để tấn công Iraq thì tại sao trước đây không làm đi bây giờ mới làm, (trước đây Iraq còn nguy hiểm hơn bây giờ, với gần 70 phi đạn tầm xa Iraq vừa hủy hoại đi theo lệnh của Liên Hiệp Quốc? Phải chăng Hoa Kỳ lợi dụng Iraq đã bị yếu thế để nhào vô đập cho dễ? Và phải chăng Hoa Kỳ không thể chờ đợi hơn được nữa, dù là một tháng, kẻo bất lợi cho nền kinh tế đang bị khủng hoảng hết cỡ của mình?), và tại sao đã được quyền sử dụng võ lực như hai quyết định 678 và 687 cho phép mà còn phải phác thêm các quyết định sau đó làm gì, như quyết định 1441 liên quan trực tiếp đến vấn đề thanh tra vũ khí không hạn định ngày tháng, do chính Hoa Kỳ phác họa song chính Hoa Kỳ sau đó lại kêu không thể kéo dài vô hạn, nhất là còn phải phác họa ra bản quyết định cuối cùng làm gì, bản quyết định nói thẳng đến việc sử dụng võ lực, một bản quyết định phe chủ chiến vào phút chót, sáng Thứ Hai, 27/3/2003, thấy rằng không thể thắng nổi đã bỏ cuộc để tự động quyết định sử dụng võ lực không cần LHQ chấp thuận nữa.

Ôi, chớ gì những mạng sống vô tội và những khổ đau của những ai bị cuộc chiến bất chính này gây ra bù đắp lại lỗi lầm và tham vọng của những người anh em ngông cuồng mù tối này của họ. Xin Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần ra tay giải cứu cả những ai vô tội (nạn nhân) và đáng thương (phạm nhân) trong cuộc chiến này. “Lạy Cha chúng con ở trên trời. Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.

 

Bản Tuyên Cáo của Hội Đồng Giám Mục Á Nhĩ Lan về Iraq

Kết thúc cuộc họp mùa xuân tuần này, Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan đã chính thức lên tiếng về vấn đề Iraq hôm 14/3/2003 tại thủ đô Dublin như sau:

Trong lúc chúng tôi đang sửa soạn mừng Lễ Kính Thánh Patrick, vị đã mang Phúc Âm Hòa Bình đến Ái Nhĩ Lan thì thế giới đang đầy những căng thẳng liên quan đến tình hình Iraq. Cuộc chiến tranh này có được tuyên bố tấn công Iraq hay chăng thì nó cũng gây nên những vấn đề cần phải hếvô tuyến truyền hình sức quan tâm về luân lý và tôn giáo, như đã thấy nơi những cuộc xuống đường công khai mới đây ở Ái Nhĩ Lan. Trong lúc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sửa soạn tái họp để cứu xét một Bản Quyết Định nữa về Iraq thì thái độ của chúng ta ở Ái Nhĩ Lan đối với cuộc tranh luận này cần phải được căn cứ vào những nguyên tắc luân lý và nhân đạo lành mạnh.

Trước đây trong năm nay, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh là “Không có vấn đề chiến tranh… Chiến tranh là bao giờ cũng có thể tránh được. Nó luôn là một thảm bại của nhân loại”. Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan muốn thêm vào tiếng nói này của Đức Thánh Cha, cũng như với tiếng nói của các Hội Đồng Giám Mục Hiệp Chủng Quốc, Anh Quốc và Wales, Pháp và nhiều quốc gia khác về vấn đề này. Việc sử dụng chiến tranh đối với Iraq thực sự là một thảm bại của nhân loại, và tất cả chúng ta sẽ bị nó làm suy yếu rất nhiều. Ngoài ra, chúng ta cần phải để ý tới những hậu quả của bất cứ cuộc chiến nào gây ra cho nhân dân Iraq.

Chúng tôi lấy làm phấn khởi khi thấy chủ trương mới đây của chính phủ Ái Nhĩ Lan bày tỏ ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ủng hộ vai trò của Liên Hiệp Quốc và thẩm quyền của Luật Lệ quốc tế. Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đòi tất cả mọi quốc gia phải loại trừ “việc đe dọa hay việc sử dụng vũ khí nghịch lại tính cách nguyên vẹn về lãnh thổ hay tính cách nguyên vẹn về chính trị của bất cứ quốc gia nào”. Vấn đề nguy hiểm hiện nay là điều đòi hỏi chính yếu cho hòa bình và an ninh quốc tế này sẽ bị loại trừ trước biện pháp của một cuộc chiến tranh ra tay trước đang được tích cực cứu xét. Chúng tôi tha thiết kêu gọi chính quyền Ái Nhĩ Lan hãy loại trừ hành động này và tiếp tục hoạt động về phương diện ngoại giao để tiến đến một giải pháp chân chính theo các nguyên tắc luật lệ và nhân đạo. Theo những lời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thì “không thể nào có thể quyết định đi đến chỗ chiến tranh, cho dù là vấn để bảo đảm công ích, trừ khi nó là biện pháp cuối cùng”. Theo quan điểm của chúng tôi, trường hợp này chưa đến lúc cần đến một thứ chiến tranh như biện pháp cuối cùng này.

Trong việc kêu gọi chính quyền Ái Nhĩ Lan, và qua họ, kêu gọi các vị lãnh đạo trên thế giới, trong việc hãy sử dụng tất cả những việc có thể để tích cực cổ võ một giải quyết chính trị cho cuộc khủng hoảng này, chúng tôi nài xin vai trò lãnh đạo Iraq hãy chấm dứt việc đàn áp nhân dân Iraq và hãy cộng tác trọn vẹn với các thanh tra viên vũ khí.

Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới tình trạng tàn phá về phương diện nhân đạo sẽ xẩy ra cho Iraq trong trường hợp chiến tranh. Trócaire, Cơ Quan Công Giáo Ái Nhĩ Lan phụ trách Phát Triển Thế Giới, đang đóng vai trò chính yếu trong việc sửa soạn cho một hậu quả như vậy, bằng việc giúp cung cấp thực phẩm và thuốc men cho những thường dân bị thương tích và thất tung khắp Iraq. Hơn nữa, nhiều cán sự xã hội thuộc giáo hội Iraq đã được huấn luyện chuyên môn để đương đầu với cuộc khủng hoảng có thể xẩy ra này. Chúng tôi tha thiết xin nhân dân của chúng tôi hãy quảng đại bao nhiêu có thể để đóng góp với tất cả mọi tổ chức dấn thân thực hiện việc nhân đạo này.

Để tái khẳng định việc chúng tôi ủng hộ tất cả những người và những nhóm đang dấn thân xây dựng hòa bình và cổ võ công lý, chúng tôi khuyến khích nhân dân Ái Nhĩ Lan hãy tiếp tục thiết tha cầu nguyện để có thể tìm thấy một giải pháp ôn hòa cũng như để chấm dứt một cách chính đáng và thuận thảo tình trạng khổ đau nhân bản nhiều năm ở Iraq.

“Phúc cho những ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa” (Mt 5:9).
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL dịch theo tài liệu do Zenit phổ biến ngày 14/3/2003


Ban Thanh Tra Tường Trình lần 3 với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về Iraq:
 

Bản Tường Trình của ông Hans Blix, trưởng ban thanh tra của Ủy Ban Thị Sát, Kiểm Chứng, Thanh Tra Của Liên Hiệp Quốc (UNMOVIC: Uited Nations Monitoring, Verification and Inspection Commission):

Cám ơn Ngài Chủ Tịch,
……..

Những việc thanh tra đã được tái tấu vào ngày 27/11/2002. Về những vấn đề liên quan đến việc tiến hành, nhất là việc có thể đến ngay các địa điểm thì chúng tôi tương đối là gặp ít trở ngại, và chắc chắn là lại càng ít hơn những gì Ủy Ban Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc UNSCOM (United States Special Commission) đã gặp trong giai đoạn 1991-1998. Điều này xẩy ra có thể là vì áp lực mạnh mẽ từ bên ngoài.
……..

Như tôi đã nhận định hôm 14/2/2003 là các thẩm quyền tình báo đã cho rằng các thứ khí giới đại công phá được di chuyển lòng vòng ở Iraq bằng những chiếc xe vận tải, nhất là Iraq có những đơn vị lưu động sản xuất các thứ vũ khí sinh trùng. Phía Iraq cho biết không hề có những thứ hoạt động như vậy.

Đã thực hiện một số cuộc thanh tra ở những địa điểm được tố giác hay không được tố giác liên quan đến các cơ sở sản xuất lưu động. Chỉ thấy những phòng thí nghiệm lưu động về vấn đề thử nghiệm thực phẩm cũng như những phòng huấn nghệ lưu động cùng với những chỗ rộng lớn chứa máy móc chế biến hạt giống. Cho đến nay vẫn không có chứng cớ nào cho thấy những hoạt động có thể gây nguy hiểm.
……..

Trong những cuộc thanh tra ở những địa điểm được cho biết trước và không cho biết trước, các nhóm thanh tra đã khám xét các kiến trúc của dinh thự để tìm kiếm những cơ sở có thểm nằm dưới lòng đất. Thêm vào đó, ở một vài nơi đặc biệt, máy móc dò thám xuyên thổ cũng đã được sử dụng. Cho đến nay vẫn không thấy có những cơ sở dưới lòng đất dùng để sản xuất hay chất chứa hóa chất và sinh trùng.
………

Vào ngày 14/2, tôi đã tường trình cho hội đồng là phía Iraq đã trở nên chủ động hơn trong việc quyết định và phác họa những bước tiến có thể làm sáng tỏ về những vấn đề giải giới chưa được giải quyết. Mới tuần vừa rồi đây, khi mà bản tường trình tam cá nguyệt này đây sắp được đúc kết thì vẫn chưa có tiến bộ rõ ràng là mấy…..

Trong những cuộc họp của chúng tôi ở Baghdad, phía Iraq đã cố thuyết phục chúng tôi là các phi đạn tầm xa Al Samoud 2 họ có đã được tuyên bố là ở trong giới hạn được phép theo ấn định của Hội Đồng Bảo An. Việc tính toán của nhóm chuyên viên quốc tế đã khiến chúng tôi bác bỏ khẳng định này. Bởi thế Iraq đã chấp nhận hủy hoại những phi đạn này cùng với những thứ liên hệ của chúng, và đã bắt đầu tiến hành việc hủy hoại này trước sự thị sát của chúng tôi.

Việc xẩy ra việc hủy hoại này đã tạo nên cho thấy một mức độ chính yếu của việc giải giới, một việc giải giới đầu tiên thực sự xẩy ra từ giữa thập niên 1990. Chúng tôi đã không nhìn xem một cuộc bẻ gẫy những chiếc tăm; mà là những thứ khí giới chết người đã bị hủy hoại.

Tuy nhiên, tôi phải thêm rằng bản tường trình tôi có hôm nay đây cho tôi biết là không có việc hủy hoại nào xẩy ra hôm nay cả. Tôi hy vọng đây chỉ là một vụ tạm nghỉ mà thôi.

Cho tới hôm nay, đã có 34 phi đạn tầm xa Al Samoud, bao gồm cả bốn phi đạn huấn luyện, hai đầu chiến đạn, một máy phóng và năm bộ máy, đã bị hủy hoại trước sự thị sát của Uỷ Ban UNMOVIC…
………..

Người ta khó lòng tránh được ý nghĩ là sau một thời gian có vẻ lưỡng lự cộng tác, phía Iraq từ cuối Tháng Giêng lại tỏ ra tiến triển hơn về những hoạt động của họ. Điều này đáng mừng. Thế nhưng, giá trị của những thứ việc làm này cần phải khôn ngoan phán đoán ở chỗ đã có bao nhiêu dấu hỏi họ đã thực sự giải đáp trong việc làm sáng tỏ vấn đề.

Điều này vẫn chưa rõ ràng.

Cắn cứ vào sự kiện ấy, giờ đây vấn đề được đặt ra là liệu Iraq đã hợp tác “tức khắc, vô tư và chủ động” với Ủy Ban UNMOVIC hay chưa, như đoạn 9 của Bản Quyết Định 1441. Những câu trả lời có thể được tìm thấy nơi những diễn tả chính yếu tôi đã trình bày.

Tuy nhiên, nếu còn muốn đặt ra những câu hỏi trước tiếp hơn nữa thì tôi xin nói như thế này: Phía Iraq có trường hợp đã cố gắng đòi những điều kiện, như họ đã làm liên quan đến các máy bay trực thăng và những chiếc máy bay thám thính U-2. Tuy nhiên, cho đến nay, họ không đòi điều kiện này hay điều kiện kia nữa đối với việc thực thi bất cứ quyền hạn thanh tra nào của chúng tôi. Nếu còn, chúng tôi sẽ tường trình.

Hiển nhiên là nếu phía Iraq đã thực hiện nhiều việc làm hiện nay liên quan đến việc giải quyết một số vấn đề giải giới lòng thòng còn lại được coi như là tích cực và thậm chí chủ động, thì những việc làm này từ ba cho đến bốn tháng đối với bản quyết định mới không thể nói rằng là việc cộng tác tức khắc. Những việc ấy cũng không thực sự bao gồm tất cả mọi lãnh vực hiện hành. Tuy nhiên, chúng là những việc đáng mừng. Và ủy ban UNMOVIC hiện đang lợi dụng chúng với hy vọng nhờ đó giải quyết được những vấn đề giải giới hiện chưa được giải quyết.

……….

Thưa Ngài Chủ Tịch, tôi xin kết luận bằng việc nói với ngài rằng ủy ban UNMOVIC đang soạn thảo bản chương trình hoạt động được Bản Quyết Định 1284 đòi chúng tôi phải nộp trình trong tháng này.

Bản chương trình hoạt động này sẽ liệt kê những công việc giải giới chính yếu còn lại. Nó sẽ phác họa đường lối củng cố cho việc thanh tra và kiểm chứng đang tiến hành là những gì hội đồng yêu cầu chúng tôi phải áp dụng.

Nó cũng sẽ phác họa những hạ tầng hoạt động khác nhau làm nên bản chương trình hoạt động này; như về việc máy bay thám thính, về vấn đề tín liệu từ các chính quyền và các cung cấp viên; về mẫu thử, về vấn đề kiểm soát giao thông lộ trình v.v.

 

Cần bao nhiêu thời gian để giải quyết những công việc giải giới chính yếu còn lại đây? Trong lúc việc cộng tác có thể, việc cộng tác có thể và phải tức khắc, thì việc giải giới, và ở bất cứ mức độ kiểm chứng giải giới nào, không thể nào xẩy ra ngay được. Cho dù Iraq có tỏ ra tích cực cộng tác gây ra bởi những áp lực liên tục từ bên ngoài đi nữa, thì cũng cần phải có một thời gian để kiểm chứng các địa điểm và các thứ, phân tích các văn kiện, phỏng vấn các người liên hệ và đi đến những kết luận. Nó sẽ không cần đến nhiều năm hay nhiều tuần, mà là nhiều tháng.

Chẳng có chính quyền nào hay thanh tra viên nào lại muốn việc thanh tra giải giới kéo dài vô tận cả. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng, theo những quyết định đòi buộc, một đường lối thị sát và thanh tra bền vững cần phải có sau cuộc giải giới đã được kiểm chứng, để bảo đảm và báo động nếu thấy những dấu hiệu thấy tái diễn những chương trình vũ khí được cho là nguy hiểm.

Cám ơn Ngài Chủ Tịch.

Bản Tường Trình của Ông Mohamed ElBaradei Tổng Giám Đốc Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế IAEA (International Atomic Energy Agency) ngày 7/3/2003

Cám ơn Ngài Chủ Tịch,

Thưa Ngài Chủ Tịch

……..

Cơ Quan IAEA cho đến nay đã thực hiện tất cả là 218 cuộc thanh tra nguyên tử ở 141 địa điểm, bao gồm 21 địa điểm đã được thanh tra trước đây. Ngoài ra, các chuyên viên của cơ quan này cũng thực hiện những cuộc thanh tra chung giữa IAEA và UNMOVIC.
………

Thưa Ngài Chủ Tịch, để kết luận, hôm nay tôi có thể tường trình là về lãnh vực các thứ khí giới nguyên tử, những thứ khí giới đại công phá sát hại nhất, thì những việc thanh tra ở Iraq đang tiến triển.

Từ khi tái diễn việc thanh tra cách đây non 3 tháng, nhất là trong ba tuần từ lần tường trình của tôi vừa rồi cho hội đồng, thì cơ quan IAEA đã đạt được một tiến bộ quan trọng trong việc thấy được những khả năng liên quan đến nguyên tử hiện ở Iraq, cũng như trong việc thẩm định xem Iraq có cố gắng tái tấu hay chăng chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử trước đây vào khoảng thời gian bốn năm trống vì những cuộc thanh tra bị chặn đứng.

Ở vào giai đoạn này có thể nói như sau:

Thứ nhất, không có dấu hiệu nào cho thấy việc tái diễn những hoạt động nguyên tử ở những dinh thự, theo ảnh chụp vệ tinh, cho là được tái kiến trúc hay mới xây cất từ năm 1998, hay cũng không có dấu hiệu cho thấy những hoạt động nguyên tử liên hệ bị cấm ở bất cứ địa điểm đã bị thanh tra nào.

Thứ hai, không có dấu hiệu nào cho thấy Iraq đã cố gắng nhập cảng chất uranium từ năm 1990.

Thứ ba, không có dấu hiệu nào cho thấy Iraq đã cố gắng nhập cảng các ống nhuôm để dùng vào việc làm tân tiến máy ly tâm. Hơn nữa, cho dù Iraq có theo đuổi một dự định như thế chăng nữa, Iraq cũng sẽ đụng phải những khó khăn cụ thể trong việc sản xuất máy ly tâm từ những ống nhuôm không biết có hay chăng này.

Thứ bốn, mặc dù chúng tôi đang còn xem xét những vấn đề liên quan tới những chất từ trường và sản xuất chất từ trường, cũng không có dấu hiệu nào tới nay cho thấy Iraq nhập cảng những chất từ trường để dùng cho những chương trình làm tân tiến máy ly tâm.

Như tôi đã nói trên đây, cơ quan IAEA tất nhiên sẽ tiếp tục xem xét sâu xa và điều tra hơn nữa tất cả những vấn đề vừa rồi.

Sau ba tháng thanh tra thấu tận, cho tới nay chúng tôi không thấy chứng cớ hay dấu hiệu đáng chú ý nào về việc tái diễn chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử ở Iraq cả.

Chúng tôi có ý tiếp tục những hoạt động thanh tra của chúng tôi, bằng việc sử dụng tất cả mọi quyền hạn giành cho chúng tôi hơn nữa theo Bản Quyết Định 1441, cũng như bằng việc sử dụng tất cả các dụng cụ chúng tôi đang có trong tay hơn nữa, bao gồm cả những chương trình cải cách cùng với tất cả mọi kỹ thuật hiện hành.

Chúng tôi cũng hy vọng tiếp tục nhận được từ các quốc gia tín liệu khả hành liên quan đến sứ vụ của chúng tôi.

Tôi phải ghi nhận là trong ba tuần qua, có thể vì áp lực mỗi ngày một mạnh của cộng đồng quốc tế mà Iraq đã tỏ ra tiến triển trong việc cộng tác, nhất là về khía cạnh thực hiện những cuộc phỏng vấn riêng tư cũng như trong việc trình chứng cớ có thể góp phần vào việc giải quyết những vấn đề được cơ quan IAEA quan tâm tới. Tôi thực sự hy vọng là Iraq tiếp tục mở rộng lãnh vực và tăng thêm tốc độ cộng tác của họ.

Việc hiểu biết rành rẽ về những khả năng của Iraq mà IAEA tổng hợp được từ năm 1991, cùng với những quyền hạn hơn nữa được Quyết Định 1441 giành cho, việc tất cả mọi quốc gia quyết tâm giúp đỡ chúng tôi để hoàn tất sứ vụ của chúng tôi, và mức độ cộng tác tăng thêm mới đây của Iraq, chắc chắn sẽ giúp chúng tôi, trong một ngày gần đây, có thể cung cấp cho Hội Đồng Bảo An một bản thẩm định khách quan và đầy đủ về khả năng liên quan đến nguyên tử của Iraq.

Tuy nhiên, để bản thẩm định này được khả tín, đối với những vấn đề chưa được sáng tỏ còn lại liên quan đến tiến trình kiểm chứng, nhất là theo chiều hướng cộng tác của Iraq vừa được ghi nhận, chúng tôi sẽ nỗ lực cứu xét những khả năng của Iraq một cách liên tục, như đó là một nhiệm vụ thuộc chương trình thanh tra và kiểm chứng dài hạn của chúng tôi, để bảo đảm thời gian liên tục và thực sự cho cộng đồng thế giới.
Cám ơn Ngài Chủ Tịch.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch từ tài liệu do CNN phổ biến vào chính ngày họp của HĐBA/LHQ Thứ Sáu 7/3/2003.

 

Lời Tuyên Bố của ĐHY Laghi sau cuộc viếng thăm Tổng Thống Bush


“Tôi được hân hạnh Đức Thánh Cha sai đến gặp Tổng Thống Bush như Sứ Giả Đặc Biệt của Ngài. Tôi đã bảo đảm với vị tổng thống này về việc Đức Thánh Cha hết sức cảm mến và ưu ái nhân dân Hoa Kỳ cũng như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.


“Mục đích cuộc viếng thăm này của tôi là để trao bức thư riêng của Đức Thánh Cha liên quan đến cuộc khủng hoảng Iraq cho vị Tổng Thống này, để làm sáng tỏ chủ trương của Tòa Thánh cũng như để cho vị tổng thống này thấy những hoạt động khác nhau do Tòa Thánh thực hiện hầu góp phần vào việc giải giới và hòa bình ở Trung Đông.
“Vì lòng trọng kính Vị Tổng Thống này cũng như vì tầm quan trọng của lúc này đây, tôi không đóng vai trò bàn đến nội dung của cuộc chúng tôi nói chuyện, và tôi cũng không thể cho biết về bản văn bức thư riêng Đức Thánh Cha gửi vị Tổng Thống này.


“Tòa Thánh tha thiết kêu gọi những ai nắm trong tay thẩm quyền dân sự hãy hết sức quan tâm đến hết mọi khía cạnh của cuộc khủng hoảng này. Về vấn đề ấy, chủ trương của Tòa Thánh vẫn có hai phương diện. Phương diện thứ nhất đó là chính quyền Iraq buộc phải làm trọn hoàn toàn và đầy đủ những đòi hỏi của quốc tế đối với nước này, liên quan đến các thứ nhân quyền cũng như đến vấn đề giải giới theo các quyết định của Liên Hiệp Quốc hợp với các qui chuẩn quốc tế. Phương diện thứ hai đó là những đòi buộc này cùng với việc Iraq hoàn trọn chúng cần phải được tiếp tục thực hiện trong phạm vi Liên Hiệp Quốc.

 

"Tòa Thánh chủ trương rằng vẫn còn nhiều con đường hòa bình trong phạm vi thuộc cái gia sản lớn lao của luập pháp quốc tế cũng như của những cơ cấu hiện hữu vì mục đích này. Quyết định liên quan đến việc sử dụng lực lượng quân sự chỉ có thể được thực hiện trong phạm vị của Liên Hiệp Quốc, nhưng bao giờ cũng phải chú ý tới những hậu quả trầm trọng gây ra bởi cuộc xung đột võ trang này, bao gồm tình trạng khổ đau của dân chúng Iraq và những ai liên quan đến hoạt động quân sự, tình trạng bất ổn hơn nữa ở vùng này cũng như tình trạng gây nên một hố sâu mới giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo.


“Tôi muốn nhấn mạnh là Tòa Thánh, các Vị Giám Mục Liên Hiệp Quốc và Giáo Hội trên khắp thế giới hết sức đoàn kết với nhau về vấn đề này.
“Tôi đã nói với vị Tổng Thống này là hôm nay, Thứ Tư Lễ Tro, những người Công Giáo khắp thế giới đang đáp lại lời yêu cầu của Đức Giáo Hoàng trong việc cầu nguyện và chay tịnh cho hòa bình. Chính Đức Thánh Cha sẽ tiếp tục cầu nguyện và hy vọng rằng tất cả mọi vị lãnh đạo đang phải đối diện với những quyết định khó khăn sẽ được ơn soi động trong việc tìm kiếm hòa bình”.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh do VIS phổ biến ngày 6/3/2003.

 

Các Giám Mục Hoa Kỳ tái xác nhận chủ trương phản chiến của mình

Hôm Thứ Tư 26/2/2003, ĐGM chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là Wilton Gregory đã phổ biến một văn thư lập lại những chủ trương của các đức giám mục Hoa Kỳ về việc Hoa Kỳ có thể dẫn đầu cuộc tấn công chế độ Iraq, những chủ trương theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo như ngài đã lấy tư cách chủ tịch HĐGMHK viết gửi cho Tổng Thống Bush ngày 13/9/2002. Nội dung của bản văn này như sau:

“Đây là lúc tái xác nhận và tái nêu lên những vấn đề luân thường đạo lý hệ trọng và những quan tâm đã được hội đồng chúng tôi bày tỏ trong bức thư gửi Tổng Thống Bush vào Tháng Chín năm ngoái, cùng với bản văn chính của toàn thể hội đồng giám mục này hồi Tháng 11 năm ngoái.

“Chúng tôi không thấy gì về thái độ cũng như ý hướng hay những nguy hiểm gây ra bởi chính quyền Iraq cả. Hợp với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chúng tôi nhấn mạnh đến vấn đề là Iraq đang tỏ ra ‘những quyết tâm cụ thể’ để đáp ứng những đòi hỏi hợp pháp của cộng đồng quốc tế cũng như để ngăn tránh chiến tranh’.

“Hội đồng giám mục chúng tôi tiếp tục đặt vấn đề về tính cách hợp luân lý của bất cứ việc đơn phương ra quân trước để lật đổ chính quyền Iraq.

“Việc sử dụng quân sự ra tay trước hay ngăn ngừa trong vấn đề lật đổ các chế độ nguy hiểm hay hận thù sẽ tạo nên những tiền diễn rắn rối về luân lý và pháp lý. Căn cứ vào những dữ kiện biết được, khó lòng biện minh cho việc dùng võ lực chống lại Iraq, vì thiếu chứng cớ rõ ràng và đầy đủ về một cuộc tấn công cấp thời liên quan đến vấn đề nghiêm trọng hay đến việc Iraq có dính dáng đến vụ khủng bố tấn công ngày 11/9. Cùng với Tòa Thánh và nhiều vị lãnh đạo tôn giáo khắp nơi trên thế giới, chúng tôi tin rằng biện pháp chiến tranh không đạt đủ những điều kiện ngặt nghèo về việc sử dụng võ lực quân sự theo giáo huấn của Công Giáo.

“Theo phán đoán của chúng tôi, biện pháp chiến tranh trong trường hợp này phải được sự ủng hộ rộng rãi của thế giới. Trong lúc sắp sửa xẩy ra những quyết định hệ trọng, chúng tôi hợp với Tòa Thánh một lần nữa thiết tha xin tất cả mọi vị lãnh đạo hãy lui bước khỏi bờ vực chiến tranh và tiếp tục hoạt động với Liên Hiệp Quốc trong việc giới hạn, ngăn chặn và giải giới Iraq.

“Nếu xẩy ra một xung đột về quân sự, chúng ta phải sẵn sàng đối diện với tất cả những tác dụng của cuộc chiến này cùng với những hậu quả của nó. Một dân tộc Iraq đã chịu khổ lâu dài có thể phải đương đầu với những gánh nặng khủng khiếp mới, và một miền đất vốn đầy những xung đột và tị nạn có thể sẽ càng thêm xung khắc và tị nạn, bị tổn thương đặc biệt nhất là các cộng đồng thiểu số chủng tộc và tôn giáo.

“Một Iraq hậu chiến đòi phải có một cuộc dấn thân dài hạn trong việc tái thiết, trong việc trợ giúp nhân đạo và tị nạn, cũng như trong việc thiết lập một chính quyền dân chủ bền vững, trong khi đó ngân quĩ liên bang Hiệp Chủng Quốc ở vào lúc đang bị lũng đoạn vì tiêu xài cho vấn đề quốc phòng và những chi phí chiến tranh.

“Là những vị mục tử và thày dạy, chúng tôi hiểu rằng không phải là dễ dàng có được những câu giải đáp. Thành phần thiện chí có thể sẽ khác nhau về các tiêu chuẩn truyền thống áp dụng vào trường hợp đặc biệt này.

“Tâm trí và lời cầu nguyện của chúng tôi đặc biệt hướng về những ai có thể phải chịu đựng gánh nặng của những chọn lựa khiếp đảm này, những con người nam nữ thuộc lực lượng võ bị của chúng ta cùng gia đình của họ, nhân dân Iraq, và các nhà lãnh đạo quốc gia của chúng ta và thế giới, thành phần phải đối đầu với những quyết định hệ trọng liên quan đến sống chết, đến chiến tranh và hòa bình.

“Ở vào những lúc như thế này, chúng ta hãy hướng về Chúa để xin ơn khôn ngoan và can đảm. Kitô hữu chúng ta được kêu gọi trở thành ‘những tay lính canh hòa bình’, như Đức Thánh Cha đã nhắc nhở chúng ta. Chúng tôi hợp với Ngài để tha thiết xin các người Công Giáo hãy hiến việc chay tịnh vào Ngày Thứ Tư Lễ Tro để cầu nguyện cho ‘việc hoán cải tâm hồn và cho những quyết định chính đáng có một viễn ảnh dài lâu trong việc giải quyết những tranh cãi bằng phương tiện xứng hợp và ôn hòa’”.

 

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày 27/2/2003

 

 

Hòa Bình bất khả tách biệt với công lý đòi phải làm trọn tất cả những gì quốc tế đòi hỏi
 

(Bản Văn Liên Tôn Hồi Giáo và Công Giáo về Vấn Đề Khủng Bố và Hòa Bình)
 

Tiểu Ban Liên Hợp giữa Tiểu Ban Thường Trực Al-Azhar Đối Thoại với Các Tôn Giáo Độc Thần và Hội Đồng Tòa Thánh về Vấn Đề Đối Thoại Liên Tôn đã thực hiện cuộc họp thường niên của mình ở Cairô, năm nay do Al Azhar al-Sharif chủ hội, vào những ngày 24-25/2/2003 cũng là ngày 23-24 tháng Dhu-I-Hijja năm 1423. Những vị hiện diện trong cuộc họp thường niên này gồm có Sheikh fawzi al-Zafzaf, Tiến Sĩ Ali Elsamman, Tiến Sĩ Mustafa al-Shak a, H.E. Nabil Badr, H.E. Fathi Marie, H.E. Đức Ông Michael Fitzgerald, H.E. Đức Ông Marco Dino Brogi, Đức Ông Khaled Akasheh, Đức ông Jean-Marie Speich và Linh Mục Daniel Madigan.

1. Đề tài chính để bàn giải là hiện tượng về khủng bố và trách nhiệm của các tôn giáo trong việc đối đầu với nó. Sau đây là những điểm đã được nhấn mạnh đến trong niên nghị này.

• Hai tôn giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo, loại trừ việc đàn áp và tấn công phạm đến con người, cùng với việc vi phạm đến quyền sống hợp lý của mọi người cũng như quyền được sống trong tình trạng an ninh và hòa bình.

• Các sách thánh nơi cả hai tôn giáo này phải được hiểu đúng với nội dung của chúng. Việc tách rời những đoạn văn khỏi nội dung của chúng và áp dụng những đoạn văn này để biện minh cho việc bạo động là trái với tinh thần của các tôn giáo chúng ta.

• Phải cẩn thận phân biệt giữa các sách thánh và giáo huấn của tôn giáo chúng ta với thái độ và các hành động gây ra bởi một số tín đồ của các tôn giáo này. Các thẩm quyền tôn giáo có phận sự phải đưa ra việc dẫn giải chân thực về các sách thánh, nhờ đó bảo toàn được hình ảnh thực sự của mỗi tôn giáo.

• Vì tầm quan trọng đối với việc hiểu biết xác đáng về tôn giáo của nhau, đề nghị thực hiện những cuộc gặp gỡ để trình bày về tương quan tôn giáo, để chia sẻ cảm nghiệm theo chiều hướng tôn giáo của nhau, cũng như để tạo cơ hội cùng nhau suy tư về giáo huấn của một tôn giáo không phải là của mình. Những cuộc gặp gỡ này còn có thể là những cơ hội cho những cuộc hội họp công cộng.

2. Tình hình hiện nay trở thành vấn đề cần thiết để Tiểu Ban Liên Hợp này suy nghĩ về những hậu quả có thể xẩy ra về cuộc chiến tranh đe dọa Iraq. Tiểu Ban này lên án việc sử dụng chiến tranh như đường lối để giải quyết những xung khắc giữa các quốc gia với nhau. Chiến tranh là chứng cớ cho thấy nhiên loại đã thảm bại. Nó gây ra tình trạng sát hại khủng khiếp mạng sống con người, tình trạng thiệt hại nặng nề cho các cơ cấu căn bản của đời sống con người cũng như của môi trường, tình trạng phân tán phần lớn dân chúng, và tình trạng bất ổn chính trị hơn nữa.
Trong những hoàn cảnh hiện tại còn gây ra tình trạng căng thẳng giữa những người Hồi Giáo và Kitô Hữu vì việc đồng hóa lầm lẫn về một số quyền lực Tây Phương với Kitô Giáo cũng như quyền lực Iraq với Hồi Giáo.

Chúng tôi mạnh mẽ xác nhận là cần phải tránh những lưỡng chuẩn. Hòa bình không thể tách rời công lý đòi phải làm trọn tất cả những gì quốc tế đòi buộc. Nguyên tắc này áp dụng một cách tổng quát và bởi thế cũng áp dụng vào trường hợp của cuộc xung khắc giữa Do Thái và Palestine. Việc giải quyết cuộc xung khắc này sẽ góp phần vào việc giải quyết nhiều vấn đề còn lại ở Trung Đông.

Các phần tử Hồi Giáo của Tiểu Ban này đón nhận chính sách rõ ràng cùng với những nỗ lực nhiệt tình của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc cổ võ hòa bình. Các phần tử Công Giáo của Tiểu Ban này đã tỏ lòng cảm mến những nhà lãnh đạo Hồi Giáo, trong đó có Grand Imam, Sheikh al-Azhar M. Sayyid Tantawi, vị đã dùng thẩm quyền của mình lên tiếng bênh vực hòa bình.

3. Tiểu Ban Liên Hợp này đã được thông báo về hội nghị đã được tổ chức ở Vienna Áo Quốc vào ngày 3/7/2002, trong đó Tiểu Ban Thường Trực Đối Thoại của al-Azhar đã đề nghị về việc sửa soạn một bản hiến chương cho việc đối thoại liên tôn. Trong bản hiến chương này, hai điểm có tính cách hết sức quan trọng cho việc đối thoại sẽ là 1) việc loại trừ vấn đề tổng quát hóa khi nói về các tôn giáo và cộng đồng của nhau, và 2) khả năng tự kiểm. Bản dự thảo này đã được Tiểu Ban Liên Hợp này đón nhận.

 

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu do Zenit phổ biến ngày 2/3/2003

 

Bản Phụ Đính Phản Chiến chống lại Bản Quyết Định Chủ Chiến


Thứ Hai 24/2/2003, Pháp, Nga và Đức đã trình HĐBALHQ Bản Phụ Đính (memorandum) của mình có tính cách chủ hòa, hoàn toàn chống lại khuynh hướng chủ chiến của Bản Quyết Định của Hiệp Chủng Quốc, Hiệp Vương Quốc và Tây Ban Nha cho rằng Iraq đã mất cơ hội giải giới cuối cùng. Sau đây là nguyên văn bản phụ đính chủ hòa này:


1. Việc giải giới hoàn toàn và hiệu nghiệm theo những quyết định hiện hành của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (UNSC) vẫn là một mục tiêu buộc phải làm của cộng đồng thế giới. Cái ưu tiên của chúng ta đây cần phải được đạt đến một cách ôn hòa bằng chính sách thanh tra vũ khí. Giải pháp quân sự chỉ là đường lối cuối cùng mà thôi. Cho tới nay, những điều kiện để sử dụng võ lực đánh Iraq chưa được trọn vẹn:


• Trong khi vẫn còn có những ngờ vực, chưa có chứng cớ cho thấy Iraq vẫn có những thứ khí giới đại công phá hay có những khả năng về lãnh vực này;
• Những việc thanh tra vừa đạt được vị trí trọn vẹn của chúng; chúng đang được thi hành không gặp trục trặc gì; chúng đã đạt được những thành quả;
• Cho dù chưa hoàn toàn thỏa đáng nhưng việc Iraq tỏ ra hợp tác đang khá hơn như đã được nhận định ở bản tường trình vừa rồi của vị trưởng ban thanh tra.


2. UNSC phải đẩy mạnh những nỗ lực của mình để nắm được cơ hội thực sự cho việc ổn định ôn hòa cuộc khủng hoảng này. Về vấn đề này, cần phải có những điều kiện tối ư quan trọng sau đây:
• Phải bảo trì mối hiệp nhất của UNSC;
• Phải tăng thêm áp lực trên Iraq.


3. Có thể hội đủ những điều kiện này, cũng như có thể đạt được mục tiêu chung của chúng ta đây bằng việc thực hiện những phác họa sau đây:


A) Có một chương trình hoạt động rõ ràng cho những việc thanh tra:


• Theo bản quyết định 1284 thì UNMOVIC [the United Nations Monitoring, Verification and Inspection Commission] và IAEA [International Atomic Energy Agency] phải nộp bản chương trình hoạt động của mình để được Hội Đồng Bảo An chuẩn nhận. Việc bày tỏ chương trình hoạt động này phải được thực hiện nhanh chóng, nhất là những công việc giải giới chính yếu còn lại cần phải được Iraq hoàn tất theo trách nhiệm của họ phải tỏ ra tuân hợp với những đòi hỏi giải giới của bản quyết định 687 (năm 1991) cùng với các bản quyết định liên hệ.
• Những công việc chính yếu còn lại phải được vạch ra theo cấp độ ưtien của chúng. Những gì đòi Iraq phải áp dụng thi hành của mỗi việc làm đều phải xác định rõ ràng và chính xác.
• Vấn đề nhjận định rõ ràng các việc làm cần phải được hoàn tất như thế sẽ bắt buộc Iraq cộng tác chủ động hơn. Nó cũng là cách để giúp cho Hội Đồng này thẩm định việc cộng tác của Iraq.


B) Củng cố các việc thanh tra


Bản quyết định 1441 thiết định một hệ thống thanh tra tường tận và vững chắc. Về vấn đề này, vẫn chưa vận dụng hết mọi khả năng. Những biện pháp khác nữa để củng cố các việc thanh tra có thể bao gồm những việc sau đây, như Pháp đã nêu tỉ dụ cho các vị trưởng ban thanh tra trước đây bằng ngôn từ, đó là tăng thêm và phân chia nhân viên và chuyên viên; thiết lập những đơn vị lưu động có mục đích đặc biệt kiểm soát các chiếc xe vận tải; hoàn thành hệ thống mới liên quan đến việc thị sát bằng máy bay; xem xét một cách có phương pháp các dữ kiện do hệ thống thị sát bằng máy bay mới thiết lập cung cấp.


C) Thời hạn cho các việc thanh tra và thẩm định


Trong phạm vi của các bản quyết định 1284 và 1441, việc thi hành áp dụng chương trình hoạt động phải được liên tục theo một hạn kỳ thực tiễn và nghiêm ngặt:


• Các thanh tra viên phải được yêu cầu nộp bản chương trình hoạt động cho thấy những việc chính yếu quan trọng mà Iraq cần phải hoàn thành, bao gồm cả những hệ thống các phi đạn hay phóng phi đạn, những thứ khí giới hóa chất hay tiền hóa chất, các thứ vũ khí hay chất liệu sinh trùng, cũng như những thứ vũ khí hạch nhân liên quan đến bản tường trình ngày 1/3;
• Các vị trưởng ban thanh tra phải tường trình cho UNSC về việc thi hành những chương trình hoạt động này cứ 3 tuần một lần;
• Bản tường trình của UNMOVIC và IAEA thẩm định về sự tiến bộ trong việc hoàn thành những công tác phải được các thanh tra viên nộp trình sau 120 ngày chấp thuận chương trình hoạt động theo bản quyết định 1284;
• Theo đoạn 11 của bản quyết định 1441, vị Chủ Tịch điều hành của UNMOVIC và vị Tổng Giám Đốc của IAEA phải lập tức tường trình bất cứ lúc nào về bất kỳ việc gì Iraq gây ngăn trở cho vấn đề thanh tra, cũng như về việc Iraq không chịu tuân hợp với những đòi buộc giải giới;
• Có thể quyết định họp UNSC ngoại lệ, kể cả ở trình độ cao cấp, vào bất cứ lúc nào.


Cấn phải cho thêm thời gian cần thiết cũng như các nguồn liệu cấn thiết để tiến đến một giải pháp ôn hòa. Tuy nhiên, những việc thanh tra này không thể kéo dài mãi được. Iraq phải giải giới. Iraq cần phải hoàn toàn và chủ động cộng tác. Điều này bao gồm vấn đề về tất cả các tín liệu thêm nữa và đặc biệt về những vấn đề được các thanh tra viên nêu lên cũng như về vấn đề tuân hợp với các điều họ yêu cầu, như đã được thể hiện đặc biệt trong bức thư của vị trưởng ban thanh tra Hans Blix ngày 21/2/2003. Việc bao gồm có một chương trình hoạt động, củng cố các việc thanh tra, có thời gian hạn định và việc sửa soạn quân sự trở thành một phương tiện thực tế để tái hiệp nhất UNSC cũng như để tăng tối đa áp lực trên Iraq vậy.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu được CNN phổ biến ngày 24/2/2003

 

 

Quan Điểm của Tòa Thánh về Vấn Đề Iraq tại Liên Hiệp Quốc


Trong buổi họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc Thứ Tư 19/2/2003 về vấn đề Iraq, ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã phát biểu quan điểm và chủ trương của Tòa Thánh như sau:


 

Thưa Ngài Chủ Tịch,


Cám ơn Ngài đã cho tôi có cơ hội để bày tỏ mối quan tâm và lo âu sâu xa của Tòa Thánh chúng tôi về vấn đề Iraq cũng trong Căn Phòng của Hội Đồng Bảo An này, nơi mà những vấn đề liên hệ với hòa bình và an ninh thế giới được bàn luận để giúp cho thế giới tránh khỏi nạn chiến tranh. Lợi dụng cơ hội này, thưa Ngài Chủ Tịch, tôi hân hoan nhắc đến cuộc gặp gỡ thành đạt của Tổng Thư Ký Kofi Annan và ĐTC Gioan Phaolô II tối hôm qua ở Vatican.


Thưa Ngài Chủ Tịch,


Ngay từ khi bắt đầu, Tòa Thánh chúng tôi bao giờ cũng nhìn nhận vai trò bất khả thay thế của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết vấn đề tuân hợp của Iraq đối với các quyết định của Liên Hiệp Quốc.


Về khíacạnh này, Tòa Thánh chúng tôi nhận thấy rằng cộng đồng quốc tế đã có lý để mà lo âu và đang nêu lên một lý do chính đáng và khẩn trương trong việc giải giới những lò vũ khí đại công phá, một đe dọa nổi lên chẳng những ở một miền duy nhất mà tiếc thay còn ở các phần đất khác trên thế giới chúng ta nữa. Tòa Thánh tin rằng, với những nỗ lực vận dụng sức mạnh từ dồi dào những phương thế ôn hòa theo luật lệ quốc tế, thì vấn đề sử dụng võ lực không phải là một phương tiện chính đáng. Cùng với những hậu quả trầm trọng gây ra cho thành phần dân chúng đã từng bị thử thách quá lâu, còn có cả những viễn ảnh đen tối về những thứ căng thẳng và xung khắc giữa các dân tộc và các nền văn hóa, cùng với viễn ảnh về việc tái diễn một cuộc chiến tranh bất thỏa thuận được dùng như đường lối để giải quyết những tình hình không thể nắm bắt.


Tòa Thánh chúng tôi hết sức theo dõi những diễn biến như thế và bày tỏ việc ủng hộ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế hướng về việc giải quyết cuộc khủng hoảng này trong lãnh vực pháp luật quốc tế. Để đạt mục đích này và chú trọng đến nó, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vừa mới sai một Vị Sứ Giả Đặc Biệt đến Baghdad để gặp Tổng Thống Saddam Hussein và trao cho ông một Sứ Điệp nhấn mạnh, ngoài những vấn đề khác, đến nhu cầu cần phải có những dấn thân cụ thể trong việc trung thành gắn bó với những quyết định hiện hành của Liên Hiệp Quốc. Một sứ điệp tương tự như vậy cũng được chuyển đến Ông Tarek Aziz, Phó Thủ Tướng Iraq, vị đến thăm Đức Giáo Hoàng ngày 14/2 vừa rồi. Ngoài ra, trước hậu quả tàn khốc của một cuộc can thiệp bằng quân sự có thể xẩy ra, Vị Sứ Giả Đặc Biệt của Đức Giáo Hoàng cũng đã kêu gọi lương tâm của tất cả những ai đóng vai trò trong việc quyết định tương lai của cuộc khủng hoảng này vào những ngày quyết liệt tới đây “vì, cuối cùng, chính lương tâm mới là phán quyết cuối cùng, mạnh hơn tất cả mọi sách lược, tất cả mọi ý hệ cũng như tất cả mọi tôn giáo”.


Thưa Ngài Chủ Tịch,


Tòa Thánh chúng tôi tin rằng mặc dù tiến trình thanh tra vũ khí có vẻ hơi chậm, song nó vẫn là đường lối hiệu nghiệm có thể dẫn đến việc xây dựng một cuộc đồng thuận mà, nếu được Các Nước rộng rãi tỏ ý, đến nỗi không một Chính Quyền nào có thể làm khác đi mà lại không bị thế giới cô lập. Bởi thế, Tòa Thánh chúng tôi cũng thấy rằng nó còn là một đường lối thích hợp có thể dẫn tới một quyết định được chấp nhận và đáng tôn trọng cho vấn đề này, một quyết định ngược lại có thể đặt nền cho hòa bình thực sự và bền vững.


“Chiến tranh không bao giờ có thể là một phương tiện con người có thể chọn lựa để sử dụng trong việc ổn định những khác nhau giữa các quốc gia. Như Hiến Chương của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc và chính luật pháp quốc tế nhắc nhở chúng ta rằng, không thể quyết định chiến tranh, ngay cả khi nó là vấn đề bảo toàn cho công ích, trừ phi nó là giải pháp cuối cùng và thuận hợp với những điều kiện rất ngặt nghèo, song phải chú trọng tới những hậu quả gây ra cho thành phần dân sự cả trong và sau những hoạt động quân sự” (Address of Pope John Paul II to the Diplomatic Corps, 13 January 2003).


Về vấn đề Iraq, đại đa số cộng đồng thế giới đang kêu gọi một giải pháp ngoại giao cho cuộc tranh luận này cũng như cho việc tìm kiếm tất cả mọi đường lối giải quyết ôn hòa. Không được coi thường lời kêu gọi ấy. Tòa Thánh chúng tôi khuyên những ai có liên quan hãy cởi mở đối thoại để có thể mang lại những giải pháp ngăn chặn chiến tranh có thể xẩy ra và chúng tôi cũng xin cộng đồng thế giới hãy lãnh trách nhiệm của mình trong việc đối đầu với những thiếu sót của Iraq.


Thưa Ngài Chủ Tịch, trước khi chấm dứt lời phát biểu này, xin cho phép tôi được vang vọng lại trong Căn Phòng hòa bình này những lời chan chứa hy vọng của Vị Sứ Giả Đặc Biệt của Đức Gioan Phaolô II gửi đến Iraq: “Hòa bình vẫn còn khả dĩ ở Iraq và cho Iraq. Bước tiến nhỏ bé nhất trong mấy ngày nữa đây đáng giá là một cái nhẩy vọt tới hòa bình”.


Tôi xin cám ơn Ngài Chủ Tịch.

 

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu do Zenit phổ biến ngày 20/2/2003
 

 

Bản tuyên ngôn của Khối Hiệp Nhất Âu Châu về vấn đề Iraq

Hội Đồng Âu Châu đã tổ chức một cuộc họp ngoại lệ để bàn về cuộc khủng hoảng Iraq. Các thành viên của hội đồng này cũng họp với cả vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là Kofi Annan, và vị Chủ Tịch Quốc Hội Âu Châu là Pat Cox.
 

Chúng tôi tái xác nhận là những đúc kết của các vị ngoại trưởng Khối Hiệp Nhất Âu Châu ngày 27/1, và những hạn định thuộc tiến trình chính trị hôm 4/2 đối với vấn đề Iraq là những gì vẫn còn giá trị.

Đường lối mà tình hình ở Iraq xẩy ra sẽ được giải quyết có một ảnh hưởng quan trọng trên thế giới trong những thập niên tới đây. Nhất là lúc chúng ta quyết định đương đầu một cách hiệu nghiệm với mối đe dọa leo thang của các thứ vũ khí đại công phá.

Chúng tôi dứt khoát để cho Liên Hiệp Quốc giữ vai trò chính yếu trong lãnh vực quốc tế. Chúng tôi nhìn nhận rằng trách nhiệm chính trong việc đương đầu với vấn đề giải giới Iraq thuộc về vai trò của Hội Đồng Bảo An LHQ. Chúng tôi đoan hứa hoàn toàn hỗ trợ cho Hội Đồng này trong việc thi hành các trách nhiệm của nó.

Mục tiêu của Khối Hiệt Nhất này đối với vấn đề Iraq vẫn là việc hoàn toàn giải giới Iraq một cách hiệu nghiệm theo những quyết định hiện hành của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nhất là Quyết Định 1441.

Chúng tôi muốn đạt được mục tiêu này một cách ôn hòa. Những gì nhân dân Âu Châu mong muốn rõ ràng là như thế.

Không phải chiến tranh không thể nào tránh được. Võ lực cần được sử dụng đến như là một giải pháp cuối cùng mà thôi. Chính chế độ Iraq có trách nhiệm phải chấm dứt cuộc khủng hoảng này bằng cách tuân hợp với những đòi hỏi của Hội Đồng Bảo An.

Chúng tôi lập lại việc chúng tôi hoàn toàn ủng hộ cho hoạt động đang tiến hành của các thanh tra viên Liên Hiệp Quốc. Họ cần phải có thời gian và các nguồn lực cần thiết như Hội Đồng Bảo An nhận định.

Tuy nhiên, việc thanh tra không thể tiếp tục kéo dài vô hạn định trong trường hợp Iraq không hoàn toàn hợp tác.

Việc thanh tra này bao gồm điều khoản liên quan đến tất cả những tín liệu thêm thắt và đặc biệt về những vấn đề đã được nêu lên trong các bản tường trình của ban thanh tra.

Baghdad đừng ảo tưởng hão huyền: nó phải giải giới và lập tức hợp tác một cách trọn vẹn. Iraq đang có một cơ hội để giải quyết cuộc khủng hoảng này một cách ôn hòa.

Một mình chế độ Iraq sẽ phải chịu trách nhiệm về những hậu quả xẩy ra nếu nó tiếp tục khinh thường ý muốn của cộng đồng thế giới và không lợi dụng cơ hội cuối cùng này.

Chúng tôi công nhận rằng việc hiệp nhất và cương quyết của cộng đồng quốc tế, như được thể hiện qua việc đồng thanh chấp thuận bản Quyết Định 1441 cũng như qua việc thiết kế quân sự là những gì thiết yếu trong việc trở lại của các thanh tra viên.

Những yếu tố này vẫn cần thiết nếu chúng ta muốn chiếm đạt được sự hoàn toàn hợp tác chúng ta mong muốn.

Chúng tôi sẽ làm việc với các quốc gia Ả Rập và Khối Liên Hiệp Các Nước Ả Rập. Chúng tôi sẽ khuyến khích họ… trong việc làm cho Saddam Hussein hiểu được cái nguy hiểm khủng khiếp của việc tính toán sai lầm về tình hình cũng như hiểu được nhu cầu cần phải hoàn toàn tuân hợp Quyết Định 1441.

Chúng tôi ủng hộ những hoạt động trong vùng của Thổ Nhĩ Kỳ đối với các nước láng giếng là Iraq và Ai Cập.

Đối với tình trạng ở miền này, Khối Hiệp Nhất Âu Châu xin lập lại niềm xác tín mạnh mẽ của mình về nhu cầu cần phải tăng cường tiến trình hòa bình ở Trung Đông cũng như cần phải giải quyết cuộc xung đột giữa Do Thái và Palestine.

Chúng tôi tiếp tục ủng hộ việc áp dụng tiến trình trước đây được phác họa bởi bốn khối (Hiệp Nhất Âu Châu, Hiệp Chủng Quốc, Ngà và Liên Hiệp Quốc). Phải chấm dứt vấn đề khủng bố và tình trạng bạo lực. Hoạt động ổn định tình thế cũng phải được kết thúc. Phải đẩy mạnh việc canh tân cải cách khối Palestine, ở chỗ, lời công bố của Tổng Thống (Yasser) Arafat liên quan đến việc ông sẽ bổ nhiệm một vị thủ tướng là một bước tiến đáng kể theo đúng đường hướng canh tân cải cách này.

Việc hiệp nhất của cộng đồng quốc tế rất trọng yếu cho việc giải quyết những vấn đề này.

Chúng tôi quyết tâm bắt tay cộng tác với tất cả mọi đồng bạn của mình, nhất là với Hiệp Chủng Quốc, trong vấn đề giải giới Iraq, vấn đề hòa bình và ổn định ở vùng này, cũng như vấn đề tương lai xứng hợp cho tất cả mọi dân tộc ở miền ấy.

 


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh. BVL, dịch từ tài liệu được CNN phổ biến ngày 18/2/2003)

 

 

Bản Tường Trình Thứ Hai của Ban Thanh Tra Vũ Khí với Hội Đồng Bảo An ngày 14/2/2003


Thưa Ngài Chủ Tịch, từ khi tôi tường trình cho Hội Đồng Bảo An ngày 27/1/2002, UNMOVIC đã có thểm hai tuần thực hiện công việc hoạt động và phân tích ở Nữu Ước cũng như những việc tích cực thanh tra ở Iraq. Như thế tất cả thời khoảng này cho tới nay là 11 tuần lễ.


Từ đó, chúng tôi cũng đã nghe vị bộ trưởng nội vụ của Hoa Kỳ trình bày cho Hội Đồng ngày 5/2 cùng với những bàn luận sau đó.


Sau hết, Tiến Sĩ Elbaradei và tôi đã thực hiện một cuộc gặp gỡ nói chuyện khác với những vị đồng bạn của chúng tôi cũng như với Phó Tổng Thống Ramadan vào ngày 8 và 9/2.


Giờ đây tôi xin tóm lược ngắn gọn công việc được UNMOVIC thực hiện ở Iraq.


Chúng tôi đã tiếp tục phát triển khả năng của chúng tôi. Văn phòng ở miền Mosul hiện nay đã hoàn toàn hoạt động với một tổng hành dinh tạm thời. Những dự án mở một văn phòng ở miền Basra cũng đã được tiến triển. Chiếc máy bay Hercules L-100 của chúng tôi tiếp tục thực hiện những chuyến bay thường lệ giữa Baghdad và Larnaca. Tám chiếc trực thăng đang hoàn toàn hoạt động.


Về quyết định liên quan đến những vấn đề Iraq nêu lên đối với việc chuyên chở các tham dự viên trong những vùng phi không vận thì việc di chuyển của chúng tôi trong những vùng này đã được cải tiến. Chúng tôi muốn tăng thêm việc sử dụng các chiếc trực thăng.


Con số tham dự viên của Iraq trong các cuộc thanh tra thường lên tới mức độ cứ năm người cho một thanh tra viên. Trong những cuộc nói chuyện vào Tháng Giêng ở Baghdad, bên Iraq đã đồng ý giữ ở mức độ một người theo một người. Tình trạng này đã được cải tiến.


Từ khi chúng tôi tới Iraq đến nay, chúng tôi đã thực hiện được hơn 400 cuộc thanh tra ở hơn 300 địa điểm. Tất cả mọi cuộc thanh tra đều được thực hiện bất ngờ không thông báo trước, và đường đi nước bước hầu như bao giờ cũng được đáp ứng ngay. Không có một trường hợp nào chúng tôi nắm được chứng cớ khả tín cho thấy phía Iraq biết trước những địa điểm các thanh tra viên sẽ đến cả.


Những cuộc thanh tra đã được thực hiện ở khắp Iraq, ở những địa điểm kỹ nghệ, ở những khu quân nhu, ở những trung tâm nghiên cứu, những đại học, những dinh thự tổng thống, những phòng thí nghiệm di động, những tư gia, những cơ sở sản xuất phi đạn, những trại lính và những khu nông nghiệp.


Ở tất cả mọi địa điểm đã được thanh tra trước năm 1998, chúng tôi đã thực hiện những việc xem xét lại từ đầu. Việc này bao gồm việc xác định phận sự và những gì chất chức trong mỗi một dinh thự, mới hay cũ, ở một địa điểm. Nó cũng bao gồm cả việc kiểm chứng máy móc được đánh dấu trước đây, việc đóng chấm và dán nhãn hiệu, việc lấy những thứ mẫu chất cũng như việc nói chuyện với nhân viên tại chỗ về những hoạt động quá khứ và hiện tại của nơi ấy. Ở một số địa điểm chúng tôi đã sử dụng máy dò xuyên thổ để xem có những cơ cấu dưới lòng đất hay máy móc được chôn giấu hay chăng.


Qua những cuộc thanh tra được đúc kết cho tới nay, chúng tôi đã biết được hơn về địa hình về kỹ nghệ và khoa học của Iraq, cũng như về khả năng phi đạn tầm xa của nước này. Thế nhưng, như trước đây, chúng tôi không biết được hết mọi hang động và ngõ hẻm. Những việc thanh tra đang góp phần một cách hiệu nghiệm vào việc lấp đầy khoảng cách của sự hiểu biết cần phải có vào thời khoảng giữa tháng 12/1998 và tháng 11/2002 vì thiếu việc thanh tra.


Chúng tôi đã lấy ở các địa điểm khác nhau hơn 200 thứ hóa chất và hơn 1000 thứ sinh chất. Chúng tôi đã thử nghiệm ba phần tư của các thứ chất này, bằng cách sử dụng khả năng phân nghiệm riêng của chúng tôi ở trung tâm Baghdad. Cho đến nay các thành quả cho thấy rất hợp với những gì Iraq đã khai trình.


Hiện nay chúng tôi đã bắt đầu tiến hành việc phá hủy khoảng 50 lít chất hơi bột cải do Iraq cho biết chúng đã được giữ ở địa điểm Muthanna với con dấu của UNMOVIC; một phần ba của chất hơi này đã bị hủy đi. Số lượng thử nghiệm của chất thiodiglycol, một thứ tiền hô của chất hơi bột cải được cúng tôi tìm thấy ở một địa điểm khác cũng đã được hủy đi.


Tổng số nhân viên thanh tra của chúng tôi ở Iraq hiện nay lên quá 250 người thuộc 60 quốc gia. Con số này bao gồm cả chừng 100 thanh tra viên của UNMOVIC, 50 thanh tra viên của IAEA, 15 nhân viên hàng không và 65 nhân viên giúp việc.


Thưa Ngài Chủ Tịch, trong bản tường trình cho Hội Đồng ngày 27/1, tôi đã nói là, theo kinh nghiệm của chúng tôi, thì về nguyên tắc, Iraq dường như đã tỏ ra muốn hợp tác về vấn đề tiến hành việc thanh tra, nhất là việc họ cho phép đến ngay tất cả mọi địa điểm và giúp cho UNMOVIC thiết lập những phần khối cần thiết.


Chúng tôi vẫn cảm thấy thái độ này vẫn còn nguyên như vậy, và chúng tôi ghi nhận là cho tới nay chúng tôi không có gặp trục trặc gì trong việc đến những địa điểm, bao gồm cả những địa điểm chưa từng được công bố hay thanh tra, cũng như những địa điểm tổng thống phủ và các tư gia.


Trong bản tường trình trước đây, tôi cũng nói rằng việc tích cực cộng tác về chất liệu không thể thiếu, để nhờ việc thanh tra, giúp cho công việc giải giới được hoàn tất, cũng như giúp cho hệ thống kiểm soát được tiến hành vững chắc.


Việc cộng tác này, như tôi đã nhận định, đòi hỏi hơn nữa ngoài việc mở cửa cho đến các địa điểm. Theo ngôn từ của Quyết Định 1441, nó đòi Iraq phải nỗ lực một cách trực tiếp, vô điều kiện và chủ động trong việc giải quyết những vấn đề giải giới hiện nay, bằng việc đưa ra những thứ được cho là nguy hiểm còn lại cùng với những hoạch định của chúng để loại trừ đi, hay bằng việc đưa ra chứng cớ khả tín cho thấy chúng đã bị hủy đi rồi.


Trong tình hình hiện nay, người ta mong rằng Iraq cần phải tích cực tuân hợp.


Trong khi ở Baghdad, chúng tôi đã gặp một phái đoàn đại biểu của chính quyền Nam Phi. Họ đến đây để cho biết Nam Phi đã chiếm được lòng tin tưởng của thế giới ra sao trong việc nước này giải giới chương trình thực hiện các thứ vũ khí đại công phá bằng việc hết sức cộng tác trên hai năm với các thanh tra viên IAEA. Tôi cũng vừa biết được là Iraq đã chấp thuận lời đề nghị của Nam Phi trong việc Nam Phi gửi một nhóm chuyên viên đến Iraq nói chuyện nhiều hơn.


Những thứ khí giới đại công phá cùng với những chất liệu và chương trình được cho là nguy hiểm của Iraq, nếu có, còn lại bao nhiêu nữa? Cho đến nay, UNMOVIC đã không thấy một thứ khí giới nào như vậy, mà chỉ có một số nhỏ những quân nhu hóa chất rỗng không là những gì đã được công bố và hủy hoại.


Vấn đề khác nữa, một trong những vấn đề quan trọng, đó là có nhiều thứ vũ khí và chất liệu được cho là nguy hiểm không được kể đến.


Chẳng hạn, một bản văn do Iraq cung cấp đã cho chúng tôi thấy rằng có chừng 1000 tấn tác nhân hóa chất đã không được kể đến. Tôi không muốn vội kết luận là có những thứ này; tuy nhiên không phải vì thế mà những thứ ấy không thể có. Nếu chúng có thực, chúng cần phải được cho biết để hủy hoại đi. Nếu chúng không có thì phải cho thấy chứng cớ khả tín về sự kiện ấy.


Chúng tôi hoàn toàn biết rằng có nhiều cơ quan tình báo của các chính quyền đã tin tưởng và chủ trương là những thứ khí giới, chất liệu và chương trình được cho là nguy hiểm, vẫn còn. Việc chứng tỏ quyết đoán này đã được thể hiện qua buổi trình bày chất liệu của vị bộ trưởng nội vụ Hoa Kỳ.


Các chính quyền có nhiều nguồn tín liệu mà các thanh tra viên không có, Về phần mình, các thanh tra viên phải căn cứ việc tường trình của mình vào chứng cớ mà thôi, những chứng cớ tự họ công khai khảo sát và trình bày. Không có chứng cớ không thể tin được.


Thưa Ngài Chủ Tịch, trong các bản tường trình trước đây của mình, tôi đã ghi nhận là có những vấn đề quan trọng còn lại về chất liệu được liệt kê trong các văn kiện của Hội Đồng Bảo An từ đầu năm 1999 và cũng là những vấn đề Iraq đã quá rõ.


Chẳng hạn, tôi muốn nói đến những vấn đề anthrax, tác nhân thần kinh VX và các phi đạn tầm xa, và đã cho biết là những vấn đề này, như tôi đã viết, “đáng được Iraq cẩn trọng lưu ý hơn là chỉ sơ sài vậy thôi”.


Bản trình báo của Iraq ngày 7/12 năm trước, mặc dù dầy cộm, vẫn không cung cấp tài liệu và chứng cớ mới cần thiết để giải đáp những vấn đề còn thắc mắc.


Có lẽ đây là vấn đề quan trọng nhất chúng tôi đang phải đối diện. Mặc dù tôi hiểu được rằng Iraq không dễ gì trưng dẫn cho thấy những chứng cớ cần thiết trong tất cả mọi trường hợp, nhưng nó cũng không phải là công việc tìm kiếm của các thanh tra viên. Chính Iraq phải hết sức chú trọng đến công việc này và tránh đừng coi thường những vấn đề ấy.


Trong bản tường trình hồi tháng Giêng cho Hội Đồng, Tôi đã đề cập tới các phi đạn tầm xa al-Samud II và Al Fatah, những phòng đúc được tái thiết, việc kiến tạo dàn thử máy phi đạn tầm xa và việc nhập cảng những bộ máy đầu phi đạn, tất cả đều đã được Iraq trình cho UNMOVIC.


Tôi nhận thấy là phi đạn tầm xa al-Samud II và Al Fatah có thể thuộc về những thứ phi đạn được coi là nguy hiểm, như chúng đã từng được Hội Đồng Bảo An thử tầm phóng xa hơn 150 cây số giới hạn của chúng.


Tôi cũng ghi nhận là Iraq đã yêu cầu ngưng lại những cuộc thử bắn những phi đạn tầm xa này cho đến khi UNMOVIC hoàn tất việc xem xét về kỹ thuật.


Đầu tuần này, các chuyên viên phi đạn tầm xa của UNMOVIC đã họp hai ngày với các chuyên viên từ một số quốc gia thành viên để bàn về những vật này. Các chuyên gia đã đồng thanh kết luận là, căn cứ vào các dữ kiện do Iraq cung cấp, thì hai loại khác nhau của phi đạn al-Samud II có thể vượt quá tầm hạn 150 cây số. Bởi thế, hệ thống phi đạn này được cho là nguy hiểm đối với Iraq theo Quyết Định 687 và dự án thanh tra được cho vào Quyết Định 715.


Còn đối với phi đạn Al Fatah, các chuyên gia thấy rằng họ cần phải có dữ kiện rõ ràng về phi đạn do Iraq cung cấp trước khi họ có thể hoàn toàn xem xét hệ thống phi đạn này.

 

Về những phòng đúc phi đạn, tôi ghi nhận như sau: UNSCOM đã ra lệnh và thị sát việc hủy hoại của những phòng đúc ấy, những phòng được dùng để sản xuất hệ thống phi đạn Badr 2000 được coi là nguy hiểm. Iraq đã công nhận là họ đã tái thiết những phòng này. Các chuyên gia đã xác định là những phòng đúc được tái thiết này có thể vẫn được sử dụng để sản xuất các bộ máy cho những phi đạn có tầm hoạt động vượt quá 150 cây số. Bởi thế, những phòng này vẫn được coi là nguy hiểm.

 

Thành phần chuyên viên cũng nghiên cứu dữ kiện về dàn thử máy phi đạn là dàn thử gần được hoàn tất, và đã thẩm định là nó có khả năng của những bộ máy thử phi đạn xuyên mạnh hơn cả dàn thử của bộ máy SA-2. Cho đến nay dàn thử này vẫn không liên hệ gì với hoạt động được cho là nguy hiểm.


Về vấn đề các bộ máy phi đạn 380 SA-2 được nhập cảng ngoài hệ thống xuất nhập cảng và nghịch với đoạn 24 của bản Quyết Định 687, Iraq đã cho các thanh tra viên UNMOVIC biết trong một tường trình ngắn chính thức là những bộ máy này sở dĩ có là để dùng trong hệ thống phi đạn al-
Samud II là hệ thống giờ đây đã được thẩm định là có thể nguy hiểm. Bất cứ bộ máy nào như thế được sử dụng trong hệ thống phi đạn này đều được cho là nguy hiểm. Tôi cố ý thông đạt những khám phá này cho chính quyền Iraq.


Ở cuộc họp vào ngày 8 và 9/2, bên Iraq đã cho biết một số những vấn đề giải giới quan trọng còn lại và đã trao cho chúng tôi một số giấy tờ, chẳng hạn như liên quan đến anthrax và chất liệu phát triển, chất tác nhân thần kinh VX và việc sản xuất phi đạn.


Các chuyên gia hiện diện bên phía chúng tôi đã nghiên cứu những giấy tờ này trong buổi tối ngày 8/2 và đã gặp các chuyên gia Iraq vào buổi sáng 9/2 để làm sáng tỏ thêm vấn để.


Mặc dù những chứng cớ mới không thấy trong các thứ giấy tờ này và những vấn đề còn đang được đặt ra không bị bưng bít qua những giấy tờ ấy hay qua các cuộc bàn luận của các chuyên gia, thì việc tường trình những giấy tờ này cũng nói lên cho thấy một thái độ tích cực hơn chú trọng đến những những vấn đề quan trọng đang được đặt ra.


Bên Iraq đề nghị là vấn đề kiểm chứng số lượng chất anthrax và hai chất tiền hô VX là những gì được tuyên bố đã bị hủy đi một cách đơn phương, có thể chận lại bằng một số phương pháp về kỹ thuật và phân tích. Mặc dù các chuyên viên của chúng tôi vẫn còn đang cứu xét lời đề nghị ấy, họ cũng không hy vọng cho lắm trong việc có thể xem xét số lượng chất liệu đã đổ xuống đất những năm trước đây. Chúng tôi vẫn cần đến chứng cớ về văn liệu và chứng từ của nhân viên có liên hệ với những thứ chất liệu này.


Bức thư đề ngày 12/2 của Văn Phòng Giám Đốc Quốc Gia và Thanh Tra Iraq … cho thấy một danh sách 83 tên tuổi của những người chứng dự, tôi xin trích nguyên văn, “vào cuộc hủy hoại một cách đơn phương ở hóa chất trường vào mùa hè năm 1991”.


Trong khi vấn đề thiếu chứng cớ đầy đủ về việc hủy hoại ấy đã cho thấy lý do quan trọng là tại sao số lượng các hóa chất không được kê khai theo như suy đoán, thì việc đưa ra một danh sách các người có thể phỏng vấn về những hành động ấy cũng là một việc hữu dụng và liên quan đến việc hợp tác về chất liệu.


Việc vận chuyển quân nhu tại địa điểm, như được cáo trình, có thể dễ dàng được coi như một hoạt động di chuyển theo thông lệ các thứ quân nhu được coi là nguy hiểm, khi tiên liệu xẩy ra việc thình lình thanh tra.


Việc chúng tôi nêu lên nhận định riêng của mình về vấn đề này không có nghĩa là chúng tôi không cảm ơn về việc cáo trình ấy.


Hôm qua, UNMOVIC đã báo cho các vị thẩm quyền của Iraq biết về ý định của mình muốn bắt đầu chiếc máy bay thị sát U-2 vào đầu tuần tới với những sắp xếp giống như những gì UNSCOM đã theo.


Chúng tôi cũng đang tiến hành việc xem xét những cách thức sử dụng máy bay Mirage của Pháp bắt đầu vào cuối tuần tới, cùng với những thứ drones do chính phủ Đức cung cấp. Chúng tôi cũng đón nhận việc Nga cung cấp cho một chiếc máy bay Antonov có khả năng nhìn về đêm, và nó là cái kế tiếp cho việc chúng tôi cải tiến hơn nữa về khả năng kỹ thuật cho UNMOVIC và IAEA.


Những phát triển này được thực hiện theo chiều hướng của những đề nghị được phổ biến gần đây, không phải trên mặt giấy, ở Pháp cho rằng cần phải tăng cường khả năng thanh tra hơn nữa.


Chúng tôi có ý định cứu xét đến những khả năng về việc thị sát những di chuyển trên đất, nhất là những chiếc xe vận tải, theo như những bản tường trình tình báo liên tục, chẳng hạn về những đơn vị sản xuất các thứ khí giới sinh trùng di động. Những biện pháp ấy có thể tăng thêm tính cách hiệu nghiệm của việc thanh tra.


UNMOVIC vẫn còn đang phát triển khả năng của mình, cả về con số nhân viên lẫn nguồn liệu kỹ thuật. Trên đường đến tham dự cuộc họp ở Baghdad mới đây, tôi đã ghé qua Vienna để gặp 60 chuyên gia là những người vừa hoàn tất khóa huấn luyện tổng quát giành cho các thanh tra viên. Họ thuộc 22 quốc gia, kể cả các quốc gia Ả Rập.


Thưa Ngài Chủ Tịch, UNMOVIC không phải là không thường xuyên dặt vấn đề là còn cần bao lâu nữa thì hoàn tất công việc của mình ở Iraq. Câu trả lời lệ thuộc vào công việc người ta đang nghĩ tới, đó là việc loại trừ những thứ khí giới đại công phá cùng với những chất liệu và chương trình liên hệ, là những gì đã bị cấm từ năm 1991, công việc giải giới; hay là việc thanh tra không tìm thấy những hoạt động được coi là nguy hiểm mới khác.
Công việc thứ hai này, mặc dù không được chú ý tới lắm, vẫn hết sức quan trọng và không chối cãi được. Nó đòi hỏi việc thanh tra liên tục không có kết thúc cho đến khi Hội Đồng quyết định khác đi.


Ngược lại, công việc giải giới được Bản Quyết Định 687 phác họa và việc tiến triển ở những việc giải giới chính yếu còn lại được Bản Quyết Định 1284 phác họa, cũng như trách nhiệm giải giới được cống hiến cho Iraq như một cơ hội tuân hợp cuối cùng được Bản Quyết Định 1441 phác họa, bao giờ cũng cần phải được hoàn tất trong một khoảng thời gian ngắn hạn.


Tiếc thay, việc cộng tác ở mức độ cao Iraq cần có đối với việc giải giới bằng việc thanh tra đã không xẩy ra ở năm 1991. Mặc dù UNSCOM và IAEA đã thị sát việc loại hủy đi một số lượng lớn những thứ khí giới, những chất liệu có liên hệ với các thứ khí giới đó cùng với những thiết kế qua nhiều năm, công việc này vẫn chưa hoàn tất khi những thanh tra viên phải rút lui gần 8 năm sau, vào cuối năm 1998.


Nếu Iraq cống hiến những việc cộng tác cần thiết vào năm 1991 thì giai đoạn giải giới theo Bản Quyết Định 687 đã được ngắn lại và một thập niên cấm vận đã không xẩy ra. Hôm nay đây, sau ba tháng từ khi Bản Quyết Định 1441 được chấp thuận, giai đoạn giải giới bằng việc thanh tra vẫn có thể ngắn, nếu, tôi xin trích lại là “việc hợp tác trực tiếp, chủ động và vô điều kiện” với UNMOVIC và IAEA được thể hiện.


Cám ơn Ngài Chủ Tịch.


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu do CNN phổ biến ngày 14/2/2003)

 

 

Bản Tuyên Ngôn của Ba Nước Nga-Ðức-Pháp

 

Thứ Hai 10/2/2003, Tổng Thống Nga Putin đã đến thăm Tổng Thống Pháp Chirac, và ba nước Nga, Đức và Pháp đã ký vào một bản tuyên ngôn chung. Tổng Thống Pháp nói: “Hôm nay đây chẳng có gì biện minh cho một cuộc chiến tranh cả. Miền đất này thực sự không cần đến một cuộc chiến tranh nữa”. Tại Bá Linh cuối tuần vừa rồi, Tổng Thống Nga cũng cho biết tương tự như vậy: “Chúng tôi chống lại chiến tranh. Đó là quan điểm của tôi trong lúc này đây”. Sau đây là bản tuyên ngôn được Tổng Thống Pháp tuyên đọc sau khi gặp gỡ Tổng Thống Nga Putin:

 

“Nga, Đức và Pháp chặt chẽ liên hợp trong việc tái xác nhận là việc giải giới Iraq theo các quyết định hiện hành từ Bản Quyết Định 687 của Liên Hiệp Quốc là mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế và phải được chiếm đạt sớm bao nhiêu có thể.


“Vấn đề được đặt ra là viện giải giới này cần phải thực hiện ra sao. Cuộc bàn luận này cần phải được tiếp tục trong tinh thần thân hữu và tôn trọng làm nên đặc tính của chúng tôi với Hiệp Chủng Quốc và các quốc gia khác. Bất cứ giải quyết nào cũng phải theo những nguyên tắc của bản hiến chương Liên Hiệp Quốc như gần đây mới được tổng thư ký Kofi Annan trích lại.


“Bản Quyết Định 1441 của Liên Hiệp Quốc được Hội Đồng Bảo An đồng thanh chấp thuận đưa ra một dự án làm việc chưa hoàn toàn khai thác hết khả năng của nó.


“Những việc thanh tra của UNMOVIC và IAEA đã mang lại nhiều kết quả. Nga, Đức và Pháp thiên về vấn đề tiếp tục những việc thanh tra vũ khí với sự tăng cường chính thực về khả năng nhân lực cùng kỹ thuật của họ, bằng tất cả mọi phương tiện có thể liên hệ với các thanh tra viên, trong phạm vi bản Quyết Định 1441 của Liên Hiệp Quốc.


“Vẫn còn một giải pháp thay cho chiến tranh. Việc sử dụng võ lực chỉ có thể được coi là phương tiện sau cùng. Nga, Đức và Pháp nhất quyết bảo đảm là phải thực hiện hết mọi sự để giải giới Iraq một cách ôn hòa.


“Việc thanh tra được hoàn tất là tùy ở việc Iraq tích cực cộng tác với IAEA và UNMOVIC. Iraq phải hoàn toàn chấp nhận trách nhiệm của mình.


“Nga, Đức và Pháp ghi nhận ở đây là vị thế họ đang bày tỏ đây giống với vị thế của phần lớn các quốc gia trong Hội Đồng Bảo An”.

(Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch theo tài liệu của CNN ngày 10/2/2003)

Nhận định của Thời Điểm Maria: Có cái lạ ở đây là, trong khi Hoa Kỳ là một quốc gia tối tân tiến và dẫn đầu về tự do dân chủ và nhân quyền trên thế giới, thế mà lại phò chiến tranh, một thứ chiến tranh ra tay tấn công trước để ngăn ngừa nguy hiểm có thể xẩy ra cho mình cũng như cho đồng minh của mình, thì ba quốc gia liên minh Nga-Đức-Pháp, một nước Nga có một lịch sử Cộng Sản sắt máu, một nước Đức gây ra hai trận thế chiến I và II, và một nước Pháp chủ trương tẩy chay Kitô Giáo ra khỏi bản Hiến Pháp của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, lại cùng nhau bảo vệ công lý và hòa bình bằng đường lối ngoại giao ôn hòa. Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao cả 15 nước, trong đó có cả Nga, Đức và Pháp, đã đồng thanh bỏ phiếu thuận cho Quyết Định 1441 của Hội Đồng Bảo An liên quan đến việc kiểm soát vũ khí Iraq cho đến khi phanh phui ra sự thật mới có quyết định khác, mà nay lại quay ra kình chống Hoa Kỳ, nếu không phải là vì Hoa Kỳ đã không theo đúng nguyên tắc công lý và coi thường công pháp?
 


Bài Diễn Văn của Tổng Thống Bush liên quan đến Iraq


Trong bài diễn văn hằng năm, năm nay vào ngày Thứ Ba 28/1/2003, bài diễn văn dài gần 1 tiếng đồng hồ, Tổng Thống Bush đã dành 1/3 để nói về vấn đề Iraq nói chung và riêng cá nhân Tổng Thống Saddam Hussein nói riêng. Sau đây là bài dịch những phần mở và kết, nhất là phần liên quan đến vấn đề Iraq.

Vị Chủ Tịch Quốc Hội, Phó Tổng Thống Cheney, Các Vị Trong Quốc Hội, quí chức công dân và quí đồng vị công dân, theo luật và truyền thống, hằng năm chúng ta gặp nhau ở nơi đây để xét đến vấn đề của tình trạng hiệp nhất. Năm nay, chúng ta qui tụ lại trong căn phòng này với ý thức rõ ràng về những ngày quyết liệt trước mặt.

Quí vị và tôi phục vụ xứ sở của chúng ta trong một thời điểm có được những thành quả lớn lao. Trong buổi họp Quốc Hội này, chúng ta có nhiệm vụ phải canh tân những chương trình quốc nội quan trọng cho xứ sở của chúng ta, chúng ta có cơ hội để cứu hàng triệu sinh mạng ở nước ngoài khỏi bệnh tật khủng khiếp. Chúng ta sẽ hoạt động cho một tình trạng thịnh vượng được nhiều người tham hưởng, và chúng ta sẽ đáp ứng mọi thứ nguy hiểm cũng như mọi kẻ thù đang đe dọa nhân dân Hoa Kỳ.

Chúng ta có thể an tâm về tất cả những ngày hứa hẹn cũng là những ngày tin tưởng này.

Trong hai năm vừa rồi chúng ta đã thấy những gì có thể được hoàn thành khi chúng ta cùng nhau làm việc.

Để nâng tiêu chuẩn các trường công của chúng ta lên, chúng ta đã đạt được một cuộc canh tân giáo dục lịch sử là những gì giờ đây chúng ta cần phải thi hành ở hết mọi trường học cũng như ở hết mọi lớp học, nhờ đó, hết mọi trẻ em ở Hoa Kỳ có thể đọc, học hành và thành công trong đời sống.

Để bảo vệ xứ sở của chúng ta, chúng ta đã tái tổ chức lại chính phủ của chúng ta và đã lập Bộ An Ninh Đất Nước là phân bộ đang hoạt động chống lại các thứ đe dọa cho một kỷ nguyên mới.

Để làm cho nền kinh tế của chúng ta ra khỏi cơn suy thoái, chúng ta đã cắt giảm thuế má nhiều nhất cho cả một thế hệ.

Để nhấn mạnh đến vấn đề liêm chính nơi ngành thương vụ Hoa Kỳ, chúng ta đã thông qua những vấn đề canh tân gay go nhất, và chúng ta đang xét xử những công ty tội phạm.

Có người cho rằng đây là một kỷ lục khá. Tôi gọi đó là một bước khởi đầu được. Tối nay, tôi xin Hạ Viện và Thượng Viện hãy liên kết với tôi trong những bước mạnh mẽ tới đây trong việc phục vụ quí đồng vị công dân của chúng ta.

Mục tiêu thứ nhất nhắm đến đã rõ ràng, đó là chúng ta phải làm sao có được một nền kinh tế phát triển nhanh chóng đủ để sử dụng hết mọi con người nam nữ đang kiếm tìm việc làm.
………

Mục tiêu thứ hai nhắm đến là vấn đề sức khỏe cho tất cả mọi người Hoa Kỳ với có phẩm chất cao nhưng trong khả năng chi phí của họ.
………..

Mục tiêu thứ ba chúng ta nhắm đến đó là vừa thực hiện việc độc lập về năng lượng cho xứ sở của chúng ta lại vừa hết sức cải tiến vấn đề môi trường.
……….

Mục tiêu thứ bốn chúng ta nhắm đến là thực thi lòng thương cảm của Hoa Kỳ với những vấn đề sâu xa nhất của Hoa Kỳ. (Ở phần mục tiêu thứ bốn này, sau khi nói đến những nỗ lực để chống lại nạn nghiện hút, tạo sinh sao bản cloning, chứng liệt kháng AIDS, bài diễn văn được chuyển sang vấn đề chính trị bằng câu sau đây:)

Quốc gia này có thể dẫn đầu thế giới trong việc cứu dân chúng khỏi bị tai ương thiên nhiên.

Và quốc gia này cũng đang dẫn đầu thế giới trong việc đương đầu và đánh bại sự dữ khủng bố quốc tế do con người gây ra
…….

Hôm nay đây, cái nguy hiểm nhất nơi vấn đề chiến tranh khủng bố, cái nguy hiểm nhất trực diện Hoa Kỳ và thế giới, đó là những chế độ bất chấp luật pháp đang tìm kiếm và chiếm hữu các thứ vũ khí hạch nhân, hóa chất và sinh trùng.

Ở mỗi một trường hợp, tham vọng của những chế độ dã man và sát máu này thì vô hạn. Nơi mỗi một trường hợp, những tham vọng một thứ Hitler, của một thứ quân phiệt, và của một thứ hưởng thụ đã bị đánh bại bởi ý muốn của hững con người tự do, bởi sức mạnh của các thứ đại liên minh, cũng như bởi sức mạnh của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Giờ đây, trong thế kỷ này, ý hệ về quyền lực và thống trị đã tái xuất hiện và tìm cách chiếm được những thứ vũ khí khủng bố hết cỡ.

Một lần nữa, quốc gia này cũng như các người bạn của chúng ta tất cả đang đứng giữa một thế giới bình an và một thế giới chao đảo lúc nào cũng báo động. Một lần nữa, chúng ta được kêu gọi đển bênh vực tình trạng an toàn của nhân dân chúng ta cũng như niềm hy vọng của toàn thể nhân loại. Và chúng ta chấp nhận trách nhiệm này.

Hoa Kỳ đang thực hiện một nỗ lực rộng rãi và dứt khoát trong việc đương đầu chống lại những mối nguy hiểm này.

Chúng ta đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc hãy thực thi trọn vẹn bản hiến chương của mình và theo đó buộc Iraq phải giải giới. Chúng ta hết sức ủng hộ cơ quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế (IAEA: the International Atomic Energy Agency) thực hiện sứ vụ của mình trong việc truy lùng và kiểm soát các thứ chất hạch nhân trên khắp thế giới. Chúng ta đang làm việc với các chính phủ khác để bảo đảm an toàn với những chất liệu hạch nhân ở Liên Hiệp Sô Viết trước đây, cũng như để làm vững vàng những hiệp ước về việc cấm chỉ sản xuất và thuyên chuyển những thứ kỹ thuật phi đạn tầm xa cùng các thứ vũ khí đại công phá.

Tuy nhiên, đối với tất cả mọi nỗ lực này, mục đích của Hoa Kỳ không hẳn chỉ là việc tuân theo một tiến trình. Nó chính là việc chiếm đạt kết quả, đó là việc nhắm thẳng vào những mối đe dọa kinh hoàng xẩy ra cho thế giới văn minh.

Tất cả mọi quốc gia tự do phải thẳng thắn ngăn chặn những cuộc tấn công bất ngờ và tàn khốc, và chúng ta xin họ tham dự với chúng ta, nhiều nước đang tỏ ra cộng tác với chúng ta.

Tuy nhiên, bước tiến của đất nước này không lệ thuộc vào những quyết định của các quốc gia khác.

Bất cứ cần phải làm gì, bất cứ khi nào cần phải làm, tôi cũng sẽ bênh vực tự do và nền an ninh của nhân dân Hoa Kỳ.

Những mối đe dọa khác nhau đòi phải có những sách lược khác nhau. Ở Iran chúng ta tiếp tục thấy một chính quyền đán áp dân chúng, theo đuổi những thứ khí giới đại công phá và ủng hộ vấn đề khủng bố.

Chúng ta cũng thấy những người công dân Iran có thể bị hăm dọa hay bị chết nếu họ dám nói lên quyền tự do cũng như các thứ nhân quyền và tính cách dân chủ. Những người Iran, như tất cả mọi người, đều có quyền chọn lựa chính quyền của mình cũng như có quyền quyết định về số phận của họ, và Hiệp Chủng Quốc ủng hộ niềm khát vọng sống tự do của họ.

Ở Hàn Quốc Đảo, một chế độ đàn áp cai trị một đám dân chúng đang sống trong lo sợ và đói khổ. Trong suốt thập niên 1990, Hiệp Chủng Quốc đã tin tưởng vào những gì được thương lượng để giữ cho Bắc Hàn khỏi tạo được những thứ vũ khí hạch nhân. Giờ đây chúng ta biết rằng chế độ này đã đánh lừa thế giới và đang phát triển những thứ khí giới này suốt từ đó tới nay.

Và hôm nay đây chế độ Bắc Hàn đang sử dụng việc chế tạo nguyên tử của mình để khuấy động sợ hãi và tìm kiếm những thứ tương nhượng.

Hoa Kỳ và thế giới sẽ không bị mắc mưu đâu.

Hoa Kỳ đang làm việc với các quốc gia ở vùng đó, như Nam Hàn, Nhật Bản, Trung Hoa và Nga Sô, để tìm một háp êm thắm và tỏ cho chính phủ Bắc Hàn thấy rằng những thứ khí giới nguyên tử sẽ chỉ mang lại tình trạng bị cô lập, tình trạng trì trệ kinh tế và tình trạng tiếp tục chịu khốn khó mà thôi.

Bắc Hàn sẽ được thế giới tôn trọng và phục hồi nhân dân của mình chỉ khi nào nước này từ bỏ tham vọng nguyên tử.

Quốc gia chúng ta và thế giới phải học những bài học của Hàn Quốc Đảo và đừng để xẩy ra một mối đe dọa lớn hơn nữa ở Iraq. Một con người độc tài tàn bạo, có một lịch sử đàn áp tàn nhẫn, có những móc nối với phong trào khủng bố, có khả năng giầu thịnh dồi dào, sẽ không thể nào để cho hắn thống trị một miền đất quan trọng ấy và đe dọa Hiệp Chủng Quốc được cả.

Mười hai năm trước đây, Saddam Hussein đã phải đối diện với một cái chết đến nơi trong một trận chiến hắn khơi lên và bị thua bại. Giữ được mạng sống, hắn đã đồng ý giải giới tất cả mọi thứ vũ khí đại công phá.
Mười hai năm sau đó, hắn đã vi phạm đến bản hiệp ước này một cách có phương pháp. Hắn đã theo đuổi các thứ vũ khí hóa chất, sinh trùng và hạch nhân, ngay cả lúc các thanh tra viên còn ở trong đất nước của hắn.

Cho đến nay không gì có thể giới hạn hắn khỏi theo đuổi những thứ khí giới này: kể cả những chế tài về kinh tế, kể cả bị cô lập khỏi thế giới văn minh, thậm chí kể cả những phi đạn bắn vào các căn cứ quân sự của hắn.

Gần ba tháng trước đây, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã cho Saddam Hussein một cơ hội cuối cùng để giải giới. Hắn lại hoàn toàn tỏ ra coi thường Liên Hiệp Quốc và ý kiến của thế giới.

Một trăm lẻ tám thanh tra viên đã được gửi đến để làm việc – không phải được sai đến để thực hiện việc săn lùng hốt rác cho những thứ chất liệu được giấu diếm ở khắp một quốc gia rộng bằng California. Công việc của những thanh tra viên này là minh chứng việc chế độ Iraq đang giải giới.

Vấn đề là ở chỗ Iraq có chịu tỏ đích xác nơi nước này đang giấu diếm những thứ khí giới cấm của mình, đem phơi bày những thứ khí giới ấy ra cho thế giới thấy và hủy chúng đi như được ấn định. Những chuyện này chẳng hề xẩy ra.

Vào năm 1999 Liên Hiệp Quốc đã cho biết là Saddam Hussein có những chất liệu khí giới sinh trùng đủ để sản xuất ra trên 25 ngàn lít nhiễm trùng tử bệnh (anthrax); đủ độ để giết vài triệu người. Hắn không chịu nhận mình có chất liệu này. Hắn không đưa ra một chứng cớ nào cho thấy hắn đã hủy hoại nó đi.

Các viên chức tình báo của chúng ta ước lượng là Saddam Hussein có những chất liệu để sản xuất tới 500 tấn sarin, mustard và thần kinh tác nhân VX. Với một số lượng như thế, những tác nhân hóa chất này cũng có thể không biết bao nhiều ngàn người mà kể. Hắn không chịu nhận mình có chất liệu này. Hắn không đưa ra một chứng cớ nào cho thấy hắn đã hủy hoại chúng đi.

Tình báo Hoa Kỳ cho biết là Saddam Hussein có tới 30 ngàn thứ quân nhu có khả năng chuyên chở các tác nhân hóa chất. Các thanh tra viên gần đây moi ra được 16 thứ này, mặc dù trong bản khai trình của Iraq chối không có những thứ ấy. Saddam Hussein đã không nhận có 29.984 những thứ quân nhu bị cấm này. Hắn không đưa ra một chứng cớ nào cho thấy hắn đã hủy hoại chúng đi.

Nhờ ba người Iraq đào thoát, chúng ta biết rằng Iraq, vào cuối thập niên 1990, đã có một số phóng thí nghiệm di động các thứ vũ khí sinh trùng. Những phòng thí nghiệm này được thiết lập để sản xuất ra những tác nhân chiến đấu trùng và có thể được di chuyển từ nơi này đến nơi khác hầu tránh né các thanh tra viên. Saddam Hussein chưa hề tiết lộ những cơ sở này. Hắn không đưa ra một chứng cớ nào cho thấy hắn đã hủy hoại chúng đi.

Vào thập niên 1990, Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế IAEA đã xác nhận là Saddam Hussein đã có chương trình sản xuất các thứ vũ khí nguyên tử tân tiến, có một đồ án cho một thứ khi giới hạch nhân và đang thực hiện 5 phương pháp khác nhau để thu góp dồi dào chất uranium cho một quả bom.

Chính phủ Hiệp Vương Quốc đã biết rằng Saddam Hussein gần đây có tìm kiếm một số lượng quan trọng chất uranium ở Phi Châu.
Các nguồn tình báo của chúng ta cho chúng ta biết rằng hắn đã cố mua những ống nhôm rất cứng xứng hợp với việc sản xuất các thứ vũ khí hạch nhân.

Saddam Hussein đã không giải thích những hoạt động này một cách đáng tin. Hắn rõ ràng là còn nhiều thứ giấu diếm.

Nhà độc tài của Iraq này không giải giới. Trái lại, hắn đang chơi trò lừa bịp.

Theo những nguồn tình báo, chúng ta, chẳng hạn biết rằng có hàng ngàn nhân viên an ninh Iraq đang ra tay giấu diếm những tài liệu và chất liệu khỏi mắt các thanh tra viên, làm sạch sẽ các địa điểm thanh tra và kiểm soát chính các thanh tra viên.

Các viên chức Iraq đi kèm theo các thanh tra viên để hăm dọa các chứng nhân. Iraq đang ngăn cản các chuyến bay giám sát U-2 được Liên Hiệp Quốc yêu cầu.

Các sĩ quan tình báo Iraq đang đóng vai như những khoa học gia được các thanh tra viên muốn phỏng vấn. Những khoa học gia thực sự đã được các viên chức Iraq huấn luyện về những gì phải nói.

Các nguồn tình báo cho biết là Saddam Hussein đã truyền lệnh là các khoa học gia hợp tác với những thanh tra viên Liên Hiệp Quốc trong việc giải giới Iraq sẽ bị giết chết cùng với gia đình của họ.

Từ năm này qua năm khác, Saddam Hussein đã lâu dài nghiên cứu, đã chi phí những con số khổng lồ, đã cả liều trong việc sản xuất và giữ những thứ khí giới đại công phá. Thế nhưng, tại sao thế?

Chỉ có một giải thích duy nhất, đó là hắn chỉ có thể sử dụng những thứ khí giới này để thống trị, đe dọa hay tấn công mà thôi.

Với những thứ vũ khí nguyên tử hay một lò đầy những thứ vũ khí hóa chất và sinh trùng, Saddam Hussein có thể thực hiện được tham vọng chiếm lấy Trung Đông và gây ra một cuộc tàn phá đầy những chết chóc ở vùng này.

Quốc Hội đây và nhân dân Hoa Kỳ còn phải nhận thấy một mối đe dọa khác nữa. Chứng cớ từ các nguồn tình báo cho biết là có những cuộc trao đổi ngôn từ và văn từ của những người hiện nay đang bị giam giữ cho hay rằng Saddam Hussein viện trợ và bảo vệ các tay khủng bố, kể cả các phần tử của Al Qaida. Hắn có thể, một cách bí mật không lưu lại dấu vết, cung cấp một trong những thứ khí giới giấu diếm của hắn cho những tay khủng bố, hay giúp họ tự chế tạo lấy những thứ khí giới này.

Trước ngày 11 Tháng 9, nhiều người trên thế giới tin rằng Saddam Hussein có thể bị kiềm chế. Thế nhưng, những tác nhân hóa chất, các tử vi khuẩn và những hệ thống khủng bố trong bóng tối lại không dễ dàng bị kiềm chế.

Hãy thử tưởng tượng đến 19 tay không tặc ấy, lần này được Saddam Hussein trang bị với các thứ vũ khí khác cùng với những ý đồ khác. Chỉ cần một lọ nhỏ, một hộp đựng, một cái giỏ lọt vào xứ sở này cũng đủ gây nên một ngày khủng khiếp chúng ta chưa bao giờ thấy.

Chúng ta sẽ làm mọi sự trong khả năng của mình để bảo đảm là không bao giờ xẩy ra một ngày như thế.

Một số người nói rằng chúng ta không được ra tay cho đến khi mối đe dọa xẩy ra đến nơi. Vì khi nào thì những kẻ khủng bố và những tay tàn ác loan báo ý đồ của họ, bằng việc lịch sự cho chúng ta biết trước khi chúng ra tay đây?

Nếu mối đe dọa này được phép tăng lên một cách hết cỡ và bất ngờ thì tất cả mọi hành động, tất cả mọi lời nói và tất cả mọi thứ tái tố giác đều quá trễ mất rồi. Việc tin tưởng vào sự phán đoán lành mạnh và kiềm chế của Saddam Hussein không phải là một biện pháp, và không phải là một chọn lựa tùy ý.

Nhà độc tài đang tìm kiếm các thứ khí giới nguy hiểm nhất thế giới này đã sử dụng chúng ở toàn vùng của những khu làng mạc, khiến cho hàng ngàn người công dân của hắn bị tử nạn, mù lòa và biến dạng.

Những người dân tị nạn Iraq cho chúng ta biết những cuộc bị bắt buộc thú nhận xẩy ra như thế nào: bằng việc hành hạ con cái trước mắt cha mẹ. Những nhóm nhân quyền quốc tế đã liệt kê những phương pháp khác được sử dụng nơi những phòng hành khổ ở Iraq, đó là cho điện giật, áp sắt nung đỏ, nhỏ chất acid vào da, xéo thịt bằng dùi điện, cắt lưỡi, và hãm hiếp.

Nếu đây không phải là sự dữ thì sự dữ chẳng còn nghĩa lý gì nữa.

Và đêm hôm nay tôi cũng xin nhắn gửi thành phần dân chúng Iraq can đảm và bĩ đàn áp: Kẻ thù của quí vị không phải đang bao vây quí vị, kẻ thù của quí vị đang cai trị xứ sở của quí vị.

Và ngày hắn và chế độ của hắn bị phế quyền sẽ là ngày giải phóng cho quí vị.

Thế giới đã đợi chờ cả 12 năm nay cho vấn đề giải giới Iraq. Hoa Kỳ không chấp nhận một thứ đe dọa trầm trọng và leo thang đối với xứ sở của chúng tôi, cho bạn bè của chúng tôi cũng như cho các đồng minh của chúng tôi.

Hiệp Chủng Quốc sẽ xin Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc triệu họp vào ngày 5/2 để cứu xét những sự kiện về việc Iraq tiếp tục ngang nhiên bất tuân thế giới. Bộ Trưởng Nội Vụ Powell sẽ trình bày tín liệu và tình báo về những chương trình chế tạo những thứ khí giới bất hợp pháp của người Iraq – nước Iraq, những nỗ lực họ giấu diếm những thứ khí giới này khỏi mắt những thanh tra viên và những móc nối của họ với những nhóm khủng bố.

Chúng tôi sẽ tham vấn, nhưng chớ có hiểu lầm là: nếu Saddam Hussein không hoàn toàn giải giới thì vì sự an toàn của nhân dân chúng tôi cũng như vì nền hòa bình của thế giới, chúng tôi sẽ dẫn đầu một liên minh đến giải giới hắn.
……..

Nếu chúng ta bắt buộc phải đi đến chỗ chiến tranh, chúng ta sẽ chiến đấu với một lý do chính đáng và bằng những phương tiện chính đáng, không hề động tới thành phần vô tội bao nhiêu có thể.

Nếu chúng ta bắt buộc phải đi đến chỗ chiến tranh, chúng ta sẽ chiến đấu bằng tất cả lực lượng và sức mạnh của quân đội Hiệp Chủng Quốc, và chúng ta sẽ thắng.
Như chúng ta và liên minh của chúng ta đang thực hiện ở A Phú Hãn, chúng ta sẽ mang lại cho nhân dân Iraq thực phẩm và thuốc men cùng với những đồ cung cấp và tự do.

Nhiều thách đố, cả ngoài nước lẫn trorng nước, đã xẩy đến trong cùng một thời điểm. Trong hai năm, Hoa Kỳ đã đi từ cảm quan bất khả tổn hại đến nhận thức bị tiêu hại, từ tình trạng chia rẽ gay go ở những vấn đề nhỏ mọn đến việc hiệp nhất êm đềm cho những động lực cao cả.

Chúng ta hãy tin tưởng tiến lên, vì tiếng gọi lịch sử này đã đến trúng ngay xứ sở này.

Người Hoa Kỳ là một dân tộc dứt khoát, thành phần đã vùng lên trước mọi thử thách của thời đại chúng ta. Nghịch cảnh này đã cho tỏ cho thế giới và chúng ta thấy đặc tính của xứ sở chúng ta.

Hoa Kỳ là một quốc gia hùng mạnh và đáng nể trong việc sử dụng sức mạnh của chúng ta. Chúng ta thi hành quyền năng chứ không chiếm đoạt, và chúng ta hy sinh cho tự do của những người xa lạ.

Người Hoa Kỳ là một dân tộc tự do, thành phần biết rằng tự do là quyền lợi của hết mọi người và là tương lai của hết mọi dân nước. Tự do được chúng ta quí giá đây không phải là quà tặng Hoa Kỳ tặng cho thế giới; nó là quà tặng của Thiên Chúa cho loài người.

Người Hoa Kỳ chúng ta tin vào mình, nhưng không phải chỉ vào bản thân mình mà thôi. Chúng ta không cho rằng chúng ta biết được tất cả mọi đường lối của Đấng Quan Phòng, nhưng chúng ta có thể tin vào những đường lối này, khi đặt lòng tin tưởng của chúng ta vào vị thần linh yêu thương đứng ở sau tất cả cuộc sống và toàn thể lịch sử.

Chớ gì ngài hướng dẫn chúng ta lúc này đây và chớ gì Thiên Chúa tiếp tục chúc lành cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Cám ơn quí vị.

 

(Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch theo tài liệu của CNN ngày 29/1/2003)

 

Bản Tường Trình (những điểm chính) Đầu Tiên của Ban Thanh Tra Liên Hiệp Quốc Ngày 27/1/2003

 

Theo Quyết Định 1441 của Hội Đồng Bảo An, phái đoàn thanh tra phải tường trình cho Hội Đồng Bảo An biết kết quả về việc thánh tra của họ. Bởi thế, Thứ Hai, 27/1/2003, tiến sĩ Hans Blix, Trưởng Ủy Ban Thanh Tra, Kiểm Chứng và Thị Sát Liên Hiệp Quốc (UNMVI: the U.N. Monitoring, Verification and Inspection Commission) và tiến sĩ Mohammed Elbaradei, Tổng Giám Đốc Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế (IAEA: the International Atomic Energy Agency) đã thực hiện việc tường trình theo phần vụ của mình. Sau đây là những trích dẫn chính yếu trong bản tường trình của hai vị lãnh đạo hai phái đoàn thanh tra Liên Hiệp Quốc ở Iraq từ ngày 27/11/2002.

Phần tường trình của ông Hans Blix:

1) Tổng Quan: “Không như trường hợp Nam Phi là nơi đã tự quyết định loại trừ những thứ vũ khí nguyên tử và chấp nhận việc thanh tra bằng cách tạo nên sự tin tưởng qua việc họ giải giới, Iraq dường như chưa đi tới chỗ thực sự chấp nhận, thậm chí cho tới hôm nay, việc giải giới họ cần phải làm và là việc họ cần làm hầu tạo mang lại cho thế giới niềm tin tưởng và cuộc sống trong hòa bình… Còn thiếu tính cách cởi mở. Việc thanh tra không phải là một thứ trò chơi chụp bắt. Trái lại, nó là một tiến trình kiểm chứng để tạo lập sự tin tưởng”.

2) Việc vấn đề hợp tác của Iraq: “Việc hợp tác có thể liên hệ đến cả các thứ chất liệu vũ khí và tiến trình làm việc. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì, cho tới nay, Iraq dường như đã quyết định, trên nguyên tắc, sẽ cộng tác về lãnh vực tiến trình làm việc, nhất là về việc đi đến các địa điểm. Cũng không thế thiếu một quyết định tương tự như vậy về cả các thứ chất liệu vũ khí nữa, để làm cho việc giải quyết giải giới được hoàn tất qua một tiến trình thanh tra êm đẹp, cũng như để làm cho công việc thanh tra được tiến hành vững chắc”.

3) Về vấn đề 12 ngàn trang khai trình: “Rất tiến bản khai trình 12 ngàn trang, mà hầu hết được in lại từ các văn liệu trước đây, không chứa đựng một chứng cớ mới nào có thể làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra hay làm giảm bớt đi những thắc mắc ấy”.

4) Về vấn đề bom hóa chất: “Bản khai trình của Iraq cho biết có 13 ngàn bom hóa chất đã được không lực Iraq thả vào khoảng giữa năm 1983-1998, trong khi đó, Iraq công bố là họ đã dùng đến 19.500 quả bom vào thời khoảng này. Như thế, đã có sự sai biệt là 65 ngàn quả bom. Số lượng tác nhân hóa chất nơi số bom sai biệt chừng 1 ngàn tấn. Vì thiếu chứng cớ cho thấy ngược lại nên chúng tôi nghĩ rằng hiện nay khó giải thích về số lượng ấy”.

5) Về vấn đề phi đạn hóa chất: “Việc khám phá ra một ít phi đạn chẳng những không giải quyết mà còn liên can đến vấn đề của mấy ngàn phi đạn hóa chất khó giải thích kia. Việc tìm thấy những phi đạn này cho thấy Iraq cần phải nỗ lực hơn nữa để bảo đảm là việc khai trình hiện thời của họ chính xác”.

6) Về vấn đề các thứ vũ khí sinh trùng: “Có nhiều dấu hiệu cho thấy Iraq đã sản xuất chất anthrax nhiều hơn là họ khai trình, và ít là một vài chất này vẫn còn được lưu trữ sau ngày họ tuyên bố là đã hủy chúng đi. Có thể là chất này vẫn còn. Nó cần phải được, một là được tìm thấy và hủy đi trước sự thị sát của UNMOVIC, hay họ phải có chứng cớ chính xác cho thấy họ đã hủy nó đi vào năm 1991. Như tôi đã tường trình hôm 19/12/2002, Iraq đã không công bố một số lượng quan trọng, khoảng 650 kilô môi sinh phát triển sinh trùng là những gì đã được công nhận trong bản Iraq tường trình cho ban Amorim vào tháng Hai năm 1999. Trong thư đề ngày 24/1/2003 gửi cho vị chủ tịch của Hội Đồng Bảo An này, ngoại trưởng Iraq đã nói rằng, tôi xin trích lại nguyên văn ở đây, ‘tất cả số lượng môi sinh phát triển sinh trùng nhập cảng đã được khai trình’. Đây là điều không được rõ ràng. Tôi ghi nhận là số lượng của môi sinh này đủ để sản xuất, chẳng hạn, khoảng chừng 5 ngàn lít chất anthrax đặc”.

7) Về vấn đề các thứ phi đạn tầm xa: “Vẫn còn những câu hỏi quan trọng như Iraq có còn giữ những loại phi đạn tầm xa loại Scud sau cuộc Chiến Vùng Vịnh hay chăng. Iraq khai trình là họ đã sử dụng một số phi đạn tầm xa Csud này vào mục tiêu phát triển hệ thống phòng vệ chống phi đạn tầm xa trong thập niên 1980, tuy nhiên, không hề có một tín liệu nào về kỹ thuật liên quan đến chương trình này, hay về dữ kiện tiêu thụ những phi đạn tầm xa ấy cả”.

8) Về vấn đề những văn kiện mới được khám phá thấy: “Việc thanh tra mới đây đã tìm thấy tại tư gia của một khoa học gia một cái hộp đừng chừng 3 ngàn trang văn kiện, trong đó có nhiều chi tiết liên quan đến tình trạng phong phú bền bỉ của chất uranium, đã gây nên mối quan tâm là những thứ văn kiện đã có từ lâu này có thể được phân phối đến các nhà của tư nhân. Điều suy đoán này đã bị phía Iraq phi bác và cho rằng nhân viên nghiên cứu đôi khi có thể mang giấy tờ về nhà. Về phần mình, chúng tôi không thể không nghĩ rằng không thể tách riêng trường hợp như thế, và những việc đặt để những tài liệu như thế là có ý gây khó khăn và tìm cách che giấu những văn liệu bằng cách để chúng ở những tư gia”.

9) Về vấn đề phỏng vấn những khoa học gia: “Hôm nay, 11 người đã được chúng tôi phỏng vấn ở Baghdad. Những câu họ trả lời cho thấy cá nhân ấy chỉ có thể nói tại Văn Phòng Giám Đốc Thanh Tra Iraq, hay ở bất cứ giá nào trước sự hiện diện của một viên chức Iraq. Điều này có thể là do ý muốn về phía người được mời cho thấy rằng họ không muốn nói những gì các thẩm quyền không muốn họ nói ra. Trong cuộc nói chuyện của chúng tôi mới đây ở Baghdad, bên Iraq đã tự hứa sẽ khích lệ việc đón nhận phỏng vấn tự riêng, nghĩa là một mình với chúng tôi. Mặc dù thế, kiểu cách này vẫn chưa thay đổi được. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng, với việc khích lệ hơn nữa của chính quyền, những người hiểu biết sẽ chấp nhận những cuộc phỏng vấn riêng ở Baghdad hay ở hải ngoại”.

Phần tường trình của ông ElBaradei

10) Về vấn đề bản tường trình của Iraq và các thứ vũ khí: “Bản khai trình của Iraq hợp với những gì chúng tôi hiện nay biết được về dự án nguyên tử của Iraq trước năm 1991. Tuy nhiên, nó không cung cấp tín liệu mới nào liên hế tới một số vấn đề còn lại từ năm 1998, nhất là về việc tiến bộ của Iraq trước năm 1991 liên quan đến những dự án về các thứ vũ khí cũng như về việc chế tạo máy móc ly tâm. Tuy những câu hỏi này không tạo nên vấn đề giải giới chưa được giải quyết, chúng vẫn cần phải được làm sáng tỏ hơn”.

11) Về vấn đề những tường trình liên quan đến việc Iraq nỗ lực tìm kiếm những ống nhuôm thật cứng: “Theo phân tích của chúng tôi cho tới nay thì dường như các loại ống nhuôm này hợp với mục đích Iraq đã nói, và trừ phi được điều chỉnh, sẽ không hớp với những hãnh sản xuất các máy móc ly tâm. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang điều tra vấn đề này. Dù sao thì việc nỗ lực tìm chiếm những loại ống này rõ ràng đã bị cấm bởi Quyết Định 687 của Hội Đồng Bảo An”.

12) Về vấn đề những tường trình liên quan đến nỗ lực của Iraq trong việc nhập cảng chất Uranium: “Các thẩm quyền của Iraq đã phủ nhận những nỗ lực này của họ. Cơ quan nguyên tử lực quốc tế sẽ tiếp tục theo đuổi vấn đề này. Tuy nhiên, ở vào giai đoạn đây, chúng tôi không có đủ dữ kiện, nên chúng tôi biết ơn nếu tiếp nhận được thêm những tín liệu”.

13) Về việc hợp tác của Iraq: “Cộng đồng quốc tế sẽ không thỏa mãn khi những vấn đề chưa được giải đáp liên quan đến những thứ vũ khí đại công phá của Iraq. Thế giới đang muốn làm sao phải bảo đảm là Iraq hoàn toàn không có những thứ vũ khí ấy, và đã không còn có thể nhẫn nại chờ để có được sự bảo đảm này. Các tổ chức thanh tra càng sớm cung cấp việc bảo đảm này thì những viễn ảnh về một giải pháp ôn hòa càng sớm được chuyển thành một thực tại đáng ca ngợi”.

14) Về vấn đề cho các thanh tra viên thêm thời gian: “Thưa Ngài chủ tịch, để kết luận, cho tới nay, chúng tôi không tìm thấy chứng có nào cho thấy Iraq đã phục hồi chương trình vũ khí hạch nhân từ khi họ loại bỏ chương trình này vào thập niên 1990. Tuy nhiên, công việc của chúng tôi đang tiến triển tốt đẹp, và cần phải được cho phép hoạt động một cách tự nhiên. Với hệ thống kiểm chứng hiện nay trong tay, ngoại trừ trong những hoàn cảnh ngoại lệ, cũng như nếu được Iraq cộng tác tích cực, chúng tôi chắc chắn có thể, trong vài tháng tới đây, cung cấp việc việc bảo đảm khả tín là Iraq không có chương trình vũ khí nguyên tử. Theo quan niệm của chúng tôi, những tháng ngày này là một thứ đầu tư đáng kể vào nền hòa bình, vì chúng có thể giúp chúng ta tránh được một cuộc chiến tranh. Chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ tiếp tục được quí vị ủng hộ, khi chúng tôi hết sức chứng thực là việc giải giới hạch nhân của Iraq bằng đường lối ôn hòa, và tiến trình thanh tra có thể thực hiện và thành công, như là một đặc tính chính yếu của chính sách quốc tế kiểm soát vũ khí nguyên tử”.


Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL chuyển dịch từ CNN ngày 27/1/2003

 

Hội Đồng Giám Mục Canada lên tiếng chống chiến tranh đánh Iraq

Dọn Đường cho Hòa Bình ở Iraq

Chúng tôi tin rằng chiến tranh không phải là câu giải đáp.

Mười hai năm trước đây, liên minh giữa một lực lượng Liên Hiệp Quốc được thụ ủy và Hiệp Chủng Quốc lãnh đạo đã thực hiện cuộc chiến đánh Iraq. Cả chục ngàn trẻ em, phụ nữ và nam nhân đã bị bỏ mạng. Cơ cấu bị hủy hoại cùng với những trừng phạt về kinh tế sau đó đi liền với việc dội bom liên tục đã tăng con số tử vong lên cả mấy cả trăm ngàn người nữa. Giờ đây, ngay lúc những vị thanh tra viên bắt đầu hoạt động một cách hiệu lực thì chúng ta lại ở trên bờ vực của một trận chiến tranh khác.

Chúng tôi tin rằng cuộc tái diễn chiến tranh đánh Iraq sẽ không mang lại việc cuối cùng đi đến chỗ giải giới. Chiến tranh hầu như chỉ mang lại thêm những gì nó vốn gây ra, đó là việc làm tiêu vong mạng sống con người, việc hủy hoại môi sinh, việc hư hại về thể lý lẫn tâm lý cho cả nạn nhân lẫn kẻ tấn công, tình trạng tiêu hao nguồn lực, những đe dọa gây ra một tình trạng chính trị bất ổn hơn nữa cùng với việc tăng gia khủng bố, tình trạng tăng thêm lòng hận ức và tình trạng bùng lên trào lưu quá khích.

Chúng tôi tin rằng hòa bình tốt hơn là việc tránh chiến tranh.

Chúng tôi cũng biết rằng việc thuần túy tránh chiến tranh sẽ không giải quyết những vấn đề trọng yếu của Iraq, đó là một chế độ tự mình đại diện lấy cho dân đang vi phạm đến nhân quyền và có thể sẽ không tuân hợp với những đòi hỏi liên quan đến những thứ vũ khí đại công phá. Tình trạng vắng bóng chiến tranh chưa đủ để đáp ứng đòi hỏi của hòa bình và công lý. Những chế độ bất chấp luật lệ vẫn còn đang thủ trong tay hay muốn có được những thứ vũ khí đại công phá là những chế độ không thể tồn tại, ở Iraq cũng như ở bất cứ chỗ nào. Thật vậy, chúng tôi tin rằng việc giải giới có tính cách bền bỉ lâu dài và việc cai trị đáng tín cẩn có liên hệ mật thiết với nhau.

Chúng tôi tin rằng hòa bình gắn liền với quyền lợi của con người cũng như với ý muốn của dân chúng.

Những chính quyền của người Iraq rất có thể sẽ mãi mãi tiến hành việc theo đuổi các thứ vũ khí đại công phákhi nhân dân Iraq có phương tiện để phân định và quyết định những ưu tiên khác nhau của đất nước. Nếu người Iraq được tự do chọn lựa, không chắc họ đã ủng hộ việc thực hiện các thứ khí giới hạch nhân, là những gì làm tiêu hao các nguồn nhiên liệu và mang lại cho họ duy những thứ trừng phạt bầm dập cùng với tình trạng bị tẩy chay dài dài. Thứ chính quyền tôn trọng ý muốn cũng như quyền lợi của nhân dân và được xây dựng trên một xã hội dân sự có thực quyền là chìa khóa để người Iraq thực lòng loại bỏ những thứ khí giới đại công phá. Thứ chính quyền hữu trách theo kiểu ấy không thể nào lại do chiến tranh thiết lập cả. Những người Iraq phải là tác giả làm nên việc đổi thay của họ.

Tuy nhiên, qua nhiều thập niên chính sách Tây Phương đã làm suy yếu việc theo đuổi chủ nghĩa dân chủ và không ngừng làm cho chính nhân dân Iraq mất đi cái thực quyền tạo nên việc đổi thay xây dựng. Việc Tây Phương chủ động về quân sự và nâng đỡ về chính trị cho chế độ Saddam Hussein cho đến năm 1990, cũng như những trừng phạt toàn diện về kinh tế từ bấy giờ trở đi, đã lưu lại một chế độ tàn bạo kiên cường và phú túc cùng với một nhân dân đớn hèn và mạt rệp. Chúng tôi phản đối việc leo thang sử dụng phương tiện quân sự để giải quyết những xung khắc cố hữu.

Chúng tôi tin rằng cần phải chấm dứt cuộc thi đua võ lực ở Trung Đông.

Những quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đòi Iraq chứng tỏ việc hủy hoại và chấm dứt việc theo đuổi tất cả những thứ khí giới đại công phá cùng với những phi đạn tầm trung đến tầm xa. Thế nhưng, những đòi hỏi tương tự này cũng cần phải được lập lại liên quan đến mục tiêu biến Trung Đông thành một vùng phi tất cả mọi thứ vũ khí đại công phá. Khi nào một số quốc gia trong vùng này còn thủ trong tay hay theo đuổi những thứ vũ khí như vậy thì những quốc gia khác cũng có thể cố gắng kiếm được những thứ vũ khí này nữa.

Chúng tôi tin rằng chúng ta phải đặt nhân dân Iraq lên trên hết.

Iraq đã trở thành một chốn cùng cực khổ đau nên chiến tranh chỉ làm tăng thêm khổ đau mà thôi. Ngay cả lúc không có chiến tranh đi nữa, thì những khốn khó này sẽ vẫn là một thực tại chính yếu đối với nhân dân Iraq trước một tương lai có thể dự tưởng. Thảm cảnh của Iraq đã diển ra cả mấy thập niên nên con đường dẫn tới việc thực sự biến đổi sẽ bị trì chậm và gặp trở ngại. Họ đang đối diện với một thực tại hợp lý duy nhất đó là những cái giá phải trả của chiến tranh sẽ còn tệ hại hơn cả tình trạng hiện nay, và sẽ làm đình trệ, chứ không đẩy mạnh, sự tiến triển của tình trạng đổi thay khả thủ. Chúng tôi tin rằng đó là trách nhiệm chung của chúng ta trong việc hỗ trợ nhân dân Iraq, không phải bằng việc thêm bom với phi đạn, nhưng bằng sự nâng đỡ về luân lý, chính trị và vật chất.

Chúng tôi tin rằng đây là lúc hoạt động hòa bình chứ không phải ra tay đánh nhau.

1. Hãy loại trừ cuộc chiến tranh nữa đánh Iraq – dân chúng là thành phần chính yếu phải chịu đựng những hậu quả bởi chiến tranh gây ra;

2. Hãy kiên trì theo đuổi chính sách ngăn ngừa bành trướng đối với việc Iraq tìm cách chiếm hữu hay/và giữ những thứ khí giới đại công phá, bằng những việc thanh tra được quốc tế thừa ủy cũng như bằng việc thanh tra tiếp hậu;

3. Hãy theo đuổi chính sách ngoại giao hướng tới việc thiết lập cho toàn vùng Trung Đông trở thành một miền phi tất cả mọi thứ khí giới đại công phá.

4. Chấm dứt toàn diện việc trừng phạt Iraq về kinh tế;

5. Hãy bắt đầu dấn thân thực hiện việc ngoại giao và chính trị, bao gồm việc nâng đỡ vật chất cho xã hội dân sự Iraq, để tăng triển việc tôn trọng nhân quyền và chính quyền khả tín;

6. Hãy tái kiên cường những nỗ lực ngoại giao với các quốc gia trong vùng để nói đến những vấn đề chính, đặc biệt đến cuộc xung khắc giữa Do Thái và Palestine, qua môi trường của những buổi bàn luận chung miền về nền an sinh và việc hợp tác ở Trung Đông; và

7. Tìm những đường lối về pháp lý/ pháp quyền và những đường lối khác để tố giác những tội ác phạm đến nhân loại.

Sign-on process

You can endorse this statement electronically on the Project Ploughshares website (www.ploughshares.ca ). You can also complete the attached pdf form and send it to Project Ploughshares by fax, 1-519-888-0018, or by mail, Project Ploughshares, 57 Erb Street West, Waterloo, ON, N2L 6C2. You can also phone in your endorsement to Project Ploughshares at 1-519-888-6541, ext. 706, or toll-free at 1-888-907-3223 ext. 706. Project Ploughshares will add your endorsement to the website endorser list. A background document providing details and sources for the issues addressed in the statement is available on the Project Ploughshares website.

 

(Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch theo tài liệu của Zenit ngày 23/1/2003)

 

Hội Đồng Giám Mục Đức chống Chiến Tranh đánh Iraq

Sau cuộc họp của mình hôm Thứ Ba 21/1/2003, Hội Đồng Giám Mục Đức đã lên tiếng về vấn đề chiến tranh đánh Iraq như sau:

Diễn Tiến Cuộc Xung Khắc Iraq
Chủ Trương của Hội Đồng Giám Mục Đức về Cuộc Xung Khắc Iraq
Cuộc chiến tranh ngăn ngừa vi phạm đến những tiêu chuẩn đạo lý

Cuộc tranh đấu giữa chiến tranh và hòa bình ở Trung Đông đang diễn tiến. Phải chăng thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc xung khắc võ trang mới hay vẫn còn có thể tìm thấy những giải pháp về chính trị để tránh được cuộc đổ máu? Tình hình chính trị đổi thay từng ngày. Căn cứ vào bối cảnh này, thiết tưởng cần phải nhắc lại một số những nguyên tắc đạo lý cùng với những giải pháp Kitô Giáođã được chúng tôi đề ra trong bản chủ trương “Một Thứ Hòa Bình Chân Chính” của chúng tôi.

Chúng tôi thực hiện điều này hoàn toàn hợp ý với Đức Thánh Cha cũng như với Giáo Hội khắp nơi trên thế giới. Có thể nghe thấy tiếng nói của các vị ấy rõ ràng trong những tháng ngày đây, khi mà tình hình càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Chúng tôi cũng tri ân ghi nhận chúng tôi làm điều này hợp với cả những người anh chị em Kitô hữu Tin Lành nữa.

Trước hết: Một quốc gia cứ gây đổ vỡ hòa bình cho các nước láng giềng và một chính phủ không thu hồi lại những hành động bạo lực dã man đối với nhân dân của mình, là những gì đang trở thành mối đe dọa cho trật tự thế giới, cần phải được cộng đồng thế giới quan tâm. Điều này lại càng đúng hơn nữa đối với một chế độ rõ ràng là đang nỗ lực để có được những thứ vũ khí đại công phá. Bởi thế, chúng tôi cảm nhận được những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc trong việc làm áp lực Iraq để ngăn ngừa việc sản xuất các thứ vũ khí hạch nhân, sinh trùng và hóa học, cũng như để làm suy yếu bao nhiêu có thể khả năng gây chiến của Iraq. Đối với một thứ sách lược chính trị chỉ có mục đích nhắm đến việc ngăn ngừa chiến tranh thì việc sử dụng những thứ đe dọa có thể chính đáng theo đạo lý ở một số trường hợp. Thế nhưng, sách lược này không bao giờ được theo kiểu leo thang tiến đến chỗ cuối cùng xẩy ra chiến tranh.

Sau nữa: Chiến tranh bao giờ cũng là một sự dữ nặng nề. Đó là lý do cần phải được quan tâm trong trường hợp tấn công hay trong trường hợp chặn đứng những tội ác trầm trọng nhất vi phạm đến nhân loại, như trường hợp sát nhân chẳng hạn. Bởi thế, chúng tôi hết sức quan tâm đến sự kiện là việc cấm chiến tranh ngăn ngừa đã được ấn định trong luật lệ quốc tế đang càng ngày càng trở thành một vấn nạn trong mấy tháng gần đây. Vấn đề là ở chỗ việc ngăn ngừa chiến tranh không phải là chiến tranh ngăn ngừa! Đường lối an ninh chủ trương chiến tranh ngăn ngừa phản lại với giáo huấn Công Giáo và luật lệ quốc tế. Đó là những gì Đức Thánh Cha đã hết sức nhấn mạnh mấy ngày trước đây: “Như Bản Hiến Chương của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc và chính luật lệ quốc tế nhắc nhở chúng ta thì không thể nào quyết định đi đến chỗ chiến tranh, […] trừ phi không còn chọn lựa nào khác”. Một cuộc chiến tranh ngăn ngừa nói lên cho thấy một cuộc tấn công và vì thế nó không thể nào được định nghĩa như là một cuộc chiến tranh tự vệ chính đáng được cả. Quyền tự vệ phải ở trong trường hợp thực sự bị tấn công tức thời chứ không phải chỉ là một cuộc tấn công có thể xẩy ra. Một cuộc chiến tranh nhắm đến việc ngăn ngừa những nguy hiểm sẽ làm nguy hại đến việc cấm sử dụng võ lực được ấn định trong luật lệ quốc tế, nó sẽ làm dấy lên một tình trạng chính trị bất ổn và cuối cùng nó sẽ làm rung động đến tận gốc rễ toàn thể hệ thống quốc tế của cộng đồng các quốc gia.

Sau hết: Việc quyết định sử dụng lực lượng quân sự bao giờ cũng cần phải để ý tới những hậu quả có thể tiên đoán. Có còn hồ nghi là thứ cuộc chiến tranh chống Iraq hầu như chắc chắn sẽ sát hại và gây thương tích cho vô số người, một cuộc chiến sẽ làm cho vô số người trở thành dân tị nạn và làm cho nhiều người hụt hẫng cuộc sống của mình hay chăng? Một chuộc chiến cũng đe dọa gây ra tình trạng biến lệch chính trị trầm trọng nhất ở toàn miền Trung Đông, làm nguy hiểm cả việc chiếm đạt của liên minh quốc tế trong việc chống lại khủng bố. Cuộc chiến tranh chống Iraq có thể làm cho thành phần bảo thủ Hồi Giáo cuồng tín tăng thêm ảnh hưởng của họ ở khắp nơi trong vùng, cũng như làm tăng thêm những giằng co trầm trọng thế giới Ả Rập với Hồi Giáo vốn có đối với thế giới Tây Phương. Miền này có khá hơn hướng đến viễn tượng hòa bình, ổn định và bảo vệ nhân quyền sau cuộc chiến này chăng?

Bởi thế, chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người hữu trách hãy làm mọi sự có thể trong khả năng của mình để ngăn ngừa cuộc chiến tranh xẩy ra ở Iraq, và như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “để dập tắt đi đám khói xung khắc dầy đặc là những gì, với nỗ lực chung của tất cả mọi người, có thể tránh khỏi”. Vào giờ phút này, không ai được phép tỏ ra lùi bước hay tìm may rủi về kỹ thuật và chịu thua trước một tiến trình dường như bất khả dừng lại.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh là cộng đồng thế giới sẽ không bị lên án trong việc bất động khi nó bất đồng với giải pháp chiến tranh. Cần phải tiếp tục làm áp lực đối với chế độ độc tài Saddam Hussein và thi hành chính sách mạnh mẽ hạn chế quyền tự do thực hiện hành động quân sự của ông ta.

Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi tín hữu hãy tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình trong những ngày này và tuần lễ này. Bằng lời cầu nguyện của mình, chúng tôi xin Chúa Kitô chúc lành cho những ai đi xây dựng hòa bình.

Wurzburg 20/1/2003

(Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch theo tài liệu của Zenit ngày 22/1/2003)

 

Saddam Hussein tái cử tổng thống nhiệm kỳ 7 năm nữa và bày tỏ lập trường với Hoa Kỳ


 

Trong bài diễn văn của tổng thống Bush hôm 7/10/2002, nếu Saddam Hussein bị tố cáo là có những thứ khí giới công phá hàng loạt rất nguy hiểm, thì Iraq sẵn sàng mời các thanh tra viên của Liên Hiệp Quốc vào khám xét, và nếu Saddam Hussein 65 tuổi được cho là một tay độc tài hại nước hại dân cần phải diệt trừ, thì Iraq với 11.445.638 cử tri lại 100% bầu ông làm tổng thống thêm 7 năm nữa. Nhưng đối với Washington thì cuộc đầu phiếu độc vị này không có giá trị.


Trong bài diễn văn dài 40 phút tỏ vẻ hết sức cảm kích xúc động của mình ngỏ với toàn dân sau khi thắng cử, Saddam Hussein đã bày tỏ phản ứng của mình đối với Hoa Kỳ nói chung và chính phủ Bush nói riêng, đặc biệt là bài diễn văn của tổng thống Hoa Kỳ ngày 7/10/2002. Tổng thống tái nhiệm Saddam Hussein nói rằng các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ “đã cố gắng biệt lập và tách rời nhân dân Iraq với các vị lãnh đạo của họ”. Thế nhưng, như ông nhận định, nhân dân Iraq với 7 ngàn năm văn hiến vẫn không bị thuyết phục. Vị tổng thống tái nhiệm này nhận định về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Iraq nói riêng và các nước nói chung như sau: “Họ làm cho chúng ta nhớ đến lời của một nhà thi sĩ: ‘Quí vị chỉ có thể với tới kẻ sống chứ không thể nào với tới kẻ chết được cả’. Thái độ ngông cuồng của họ đã dẫn họ tới con đường xấu xa gian ác này… Con đường đổ máu chỉ có thể mang lại đổ máu hơn mà thôi”. Vị tổng thống này còn nhận định về nguyên nhân sâu xa hơn nơi chính sách ngoại giao này của Hoa Kỳ đối với Iraq, đó là chính phủ Bush đang tác hành “như một người nộm trong bàn tay vận động của phong trào Do Thái phục quốc mà thôi”. Ông nhận định thêm là các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ “đang bị phong trào Do Thái phục quốc điều khiển như đồ múa rối, một nhóm chỉ nhìn thấy xứ sở Iraq này như là một chướng ngại của họ”. Ông kêu gọi cộng đồng Âu Châu vẫn không chấp nhận đường lối của chính phủ Bush muốn thay đổi chế độ ở Iraq “hãy lên tiếng khuyên nhủ và hướng dẫn”. Ông tiên báo: “Cuộc liên minh giữa phong trào Do Thái phục quốc và chính phủ Bush này chỉ đi đến chỗ tàn bại mà thôi. Tôi cần phải nói rằng sự dữ sẽ không kết thúc cho đến khi nó bị đánh bại, một cuộc hoàn toàn đại bại xẩy ra bất cứ lúc nào, nếu hoàn cảnh thuận lợi”. Ông khẳng định Hoa Kỳ mới là mối đe dọa chứ không phải Iraq: “Không phải là vấn đề Ả Rập nữa. Nó đã trở thành vấn đề đụng độ giữa lành và dữ, giữa những kẻ đe dọa nền an ninh thế giới khắp hoàn cầu này”.

 

 

Diễn Văn của Tổng Thống Bush kêu gọi Quốc Hội và Quốc Dân Hoa Kỳ ngày 7/10/2002 ở Cincinnati Ohio, kỷ niệm 1 năm Hoa Kỳ bắt đầu ra tay tấn công khủng bố.


“Tối hôm nay, tôi muốn dùng ít phút để bàn đến một mối đe dọa trầm trọng cho hòa bình, cũng như đến việc Hoa Kỳ quyết tâm dẫn thế giới vào cuộc đối đầu với mối đe dọa này.


Mối đe dọa ấy xuất phát từ Iraq. Nó phát xuất trực tiếp từ những hành động riêng của chế độ Iraq, từ lịch sử hung hăng tấn công của họ cũng như từ khuynh hướng tích lũy vũ khí khủng bố.


11 năm trước đây, theo điều kiện để chấm dứt cuộc Chiến Vùng Vịnh Ba Tư, chế độ Iraq buộc phải hủy hoại những loại vũ khí có sức công phá hàng loạt của mình, không được phát triển thêm những loại vũ khí ấy, và ngưng tất cả mọi hỗ trợ cho các nhóm khủng bố.


Chế độ Iraq đã vi phạm tất cả những điều đòi buộc này. Chế độ này đang có trong tay và đang sản xuất các loại vũ khí hóa học và sinh học. Chế độ ấy đang tìm kiếm các loại vũ khí nguyên tử. Chế độ này đã che chở và nâng đỡ vấn đề khủng bố và đang thực hiện việc khủng bố nơi dân của mình.


Toàn thể thế giới đã chứng kiến thấy việc Iraq vi phạm, lừa bịp và dối trá trong 11 năm qua.


Chúng ta cũng không bao giờ có thể quên được biến cố lịch sử sống động mới đây nhất. Vào ngày 11/9/2001, Hoa Kỳ đã cảm thấy bị tổn thương, thậm chí còn cảm thấy mình bị thế giới bên kia cùng nhau đe dọa nữa. Chúng ta đã giải quyết vấn đề này và hôm nay đây chúng ta đang giải quyết để đối đầu với mọi đe dọa phát xuất từ bất cứ từ đâu có thể gây khủng bố và khổ đau bất ngờ cho Hoa Kỳ.


Những phần tử của Quốc Hội của cả hai đảng, cũng như các phần tử của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đều đồng ý rằng Saddam Hussein là một mối đe dọa cho hòa bình và cần phải giải giới. Chúng ta đồng ý với nhau rằng con người độc tài Iraq này không được đe dọa Hoa Kỳ và thế giới bằng những chất độc rùng rợn, những thứ bệnh hoạn, những loại hơi độc và những loại vũ khí nguyên tử.


Vì chúng ta đều đồng ý với nhau về mục tiêu như thế mà vấn đề được đặt ra ở đây là: Chúng ta có thể đạt tới mục tiêu này tốt nhất như thế nào?


Nhiều người Hoa Kỳ đã nêu lên những vấn đề hợp pháp. Chẳng hạn như về bản chất của việc đe đọa. Về tính cách khẩn trương của hành động – và tại sao phải quan tâm đến ngay bây giờ? Về sự liên hệ giữa việc Iraq chế tạo các thứ vũ khí khủng bố và cuộc chiến tranh chống khủng bố lớn hơn.


Đó là tất cả những vấn đề đã được bàn luận rộng rãi và đầy đủ trong ngành hành pháp của tôi. Tối nay tôi muốn chia sẻ những bàn luận này với quí vị.


Trước hết, có một số người hỏi là tại sao Iraq khác với các quốc gia hay chế độ khác là những quốc gia hay chế độ cũng có những thứ khí giới kinh khủng. Trong khi có nhiều nguy hiểm trên thế giới thì nổi nhất là mối đe dọa ở Iraq – vì nó qui tụ vào một chỗ những nguy hiểm trầm trọng nhất thời đại chúng ta.


Những thứ khí giới công phá hàng loạt của Iraq nằm trong tay của một tay bạo quyền giết người, kẻ đã dùng những khí giới hóa học để sát hại hàng ngàn người. Tay bạo quyền này đã cố gắng làm chủ Trung Đông, đã xâm chiếm và dã tâm chiếm đóng nước lánh giềng nhỏ bé, đã bất ngờ đánh các quốc gia khác, và đã một lòng thù hằn đối với Hiệp Chủng Quốc.


Với những hành động trong quá khứ và hiện tại, với những năng lực về kỹ thuật của mình, với một chế độ có bản chất nhẫn tâm của mình, thì chỉ có ở Iraq mà thôi.
………
Một số người hỏi rằng mối nguy hiểm này khẩn trương như thế nào đối với Hoa Kỳ và thế giới. Mối nguy hiểm này đã có một tầm vóc quan trọng và nó chỉ càng ngày càng nguy hiểm hơn thôi. Nếu hôm nay chúng ta biết Saddam Hussein đã có những khí giới nguy hiểm, mà quả thật chúng ta biết được như vậy, thì có hợp lý hay chăng nếu thế giới chờ đợi để đương đầu với hắn khi hắn càng trở nên mạnh hơn và càng chế tạo những loại vũ khí nguy hiểm hơn?
…………
Những hình ảnh theo dõi cho thấy rằng chế độ này đang tái thiết những cơ sở đã được sử dụng để sản xuất những thứ vũ khí hóa học và vi trùng.

Saddam Hussein nhất định kiến tạo và giữ những thứ vũ khí này, bất chấp việc thế giới cấm vận, Liên Hiệp Quốc đòi buộc và cô lập khỏi thế giới văn minh. Iraq có những phi đạn tầm xa bắn tới cả mấy trăm dặm – có thể tấn công Saudi Arabia, Israel, Turkey, và các quốc gia khác – một miền có hơn 135 ngàn thường dân Hoa Kỳ và những nhân viên phục vụ cư ngụ và làm việc.


Qua tình báo, chúng ta cũng khám phá ra rằng Iraq có một loạt những loại cơ động phóng khí được người điều khiển cũng như không cần người điều khiển có thể sử dụng để tung ra những loại vũ khí hóa học và vi trùng ở những vùng rộng lớn. Chúng ta lo ngại là Iraq đã tìm cách sử dụng những loại cơ động phóng khí không người này nhắm vào việc tấn công Hoa Kỳ.
………..
Đó là nguồn gốc của việc chúng ta khẩn trương quan tâm đến những việc Saddam Hussein có những dính dáng tới những nhóm khủng bố quốc tế.

Chúng ta biết rằng Iraq và tổ chức khủng bố al Qaeda có cùng một kẻ thù chung đó là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Chúng ta biết rằng Iraq và al Qaeda có nhiều liên hệ với nhau cả thập niên vừa rồi. Một số tay lãnh đạo al Qaeda tẩu thoát khỏi A Phú Hãn đã sang Iraq.


Trong số này có một tay lãnh đạo al Qaeda cao cấp được trị bệnh ở Baghdad năm nay, và là tên đã dính dáng vào việc mưu đồ tấn công bằng chất hóa học và vi trùng. Chúng ta biết rằng Iraq đã huấn luyện cho những phần tử của al Qaeda trong việc chế tạo bom đạn, những chất độc và những khí độc.


Chúng ta cũng biết rằng sau ngày 11/9, chế độ Saddam Hussein đã sung sướng ăn mừng cuộc khủng bố tấn công Hoa Kỳ. Iraq có thể đã có ý định vào một ngày nào đó cung cấp vũ khí vi trùng và hóa học cho một nhóm khủng bố hay cho những cá nhân khủng bố. Những việc liên minh với các tay khủng bố có thể giúp cho chế độ Iraq tấn công Hoa Kỳ mà không để lại dấu vết gì.


Có một số người lập luận rằng đối đầu với mối đe dọa của Iraq có thể làm phân tán chiến tranh chống khủng bố. Trái lại, đương đầu với mối đe dọa do Iraq gây nên là việc quan trọng để thắng được trận chiến chống khủng bố.


Hơn một năm trước tôi đã nói với Quốc Hội là những ai che chở cho những kẻ khủng bố cũng có lỗi như chính những tên khủng bố. Saddam Hussein đang che chở những tên khủng bố và có những khí cụ khủng bố, những khí cụ sát hại và hủy hoại hàng loạt.
……..
Nhiều người hỏi Saddam Hussein đang chế tạo vũ khí hạch nhân tới đâu rồi. Chúng ta không biết chính xác ra sao, và đó mới là vấn đề. Trước Cuộc Chiến Vùng Vịnh, tình báo tinh vi nhất đã cho thấy rằng Iraq đã ở vào khoảng từ 8 tới 10 năm trong việc chế tạo khí giới hạch nhân; sau cuộc chiến này, các viên thanh tra quốc tế đã biết được rằng chế độ này càng tiến đến gần hơn nữa. Chế độ ở Iraq có thể đã có một thứ khí giới nguyên tử không muộn hơn năm 1993.
…….
Những tấm ảnh do vệ tinh chụp được cho thấy Iraq đang tái thiết những cơ sở ở những chỗ đã được dùng cho chương trình nguyên tự trong quá khứ.
………….
Một số người công dân tự hỏi rằng sau 11 năm sống với vấn đề này rồi tại sao bây giờ chúng ta còn cần phải đương đầu với nó?


Có một lý do. Chúng ta đã cảm thấy cuộc kinh hoàng của ngày 11/9. Chúng ta đã thấy những kẻ thù ghét Hoa Kỳ đang muốn đâm nát những chiếc máy bay vào những cao ốc đầy những con người vô tội. Những tay kẻ thù của chúng ta cũng không phải là không muốn, nếu không muốn nói là nóng lòng muốn sử dụng một thứ khí giới vi trùng hay hóa học hoặc hạch nhân.


Biết được những thực trạng này, Hoa Kỳ không được khinh thường mối đe dọa đang qui tụ lại để tấn công chúng ta. Đối diện với chứng cớ nguy hiểm rõ ràng như thế, chúng ta không thể chờ đợi cho đến khi có được chứng cớ cuối cùng – một cái súng phun khói – một chứng cớ có thể hiện lên dưới dạng thức của một bãi nấm.
………
Hiểu được những mối đe dọa của thời đại chúng ta, biết được những mưu cơ và lừa đảo của chế độ Iraq, chúng ta có đủ mọi lý do để cho là cái nguy hại nhất và chúng ta có nhiệm vụ khẩn trương trong việc ngăn ngừa cái tai hại nhất này xẩy ra.


Một số người tin rằng chúng ta có thể nói lên mối nguy hiểm này bằng cách duy nhất là tái diễn lại chính sách thanh tra cũ, và áp dụng áp lực về ngoại giao và kinh tế. Tuy nhiên, đây là điều mà thế giới đã nỗ lực làm từ năm 1991.


Chương trình thanh tra của Liên Hiệp Quốc đã bị lừa đảo một cách có hệ thống. Chế độ Iraq đã đặt máy nghe lén trong các phòng ở khách sạn và văn phòng của các viên thanh tra để xem họ sẽ tới đâu. Chúng đã tạo tĩnh giấy tờ, hủy hoại chứng cớ và đã chế ra những cơ sở vũ khí di động để đi trước các thanh tra viên một bước.


Tám nơi được gọi là dinh thự tổng thống đã được tuyên bố là không thuộc giới hạn cho việc thanh tra được tự do đi lại. Những nơi này thực sự bao gồm một chu vi là 12 dặm vuông, với cả trăm cơ sở, cả trên lẫn dưới mặt đất, nơi có thể cất giấu những chất liệu khả nghi.
….
Sau 11 năm chúng ta đã thử ban hành qui chế giới hạn, đã thử thi hành những trừng phạt cấm vận, đã thực hiện những việc thanh tra vũ khí, thậm chí đã có những hành động quân sự đặc biệt, kết quả cuối cùng vẫn cho thấy là Saddam Hussein vẫn có những thứ vũ khí hóa học và vi trùng, hắn đang có khả năng làm hơn thế nữa. Hắn đang tiến đến chỗ sắp sửa chế tạo ra được cả vũ khí nguyên tử.


Rõ ràng là để làm việc cho có hiệu nghiệm, thì bất cứ những việc thanh tra kiểm soát nào, bất cứ biện pháp thanh trừng nào, hay bất cứ phương pháp ép buộc tuân hành nào đều phải hoàn toàn khác hẳn mới được. Hoa Kỳ muốn Liên Hiệp Quốc phải là một tổ chức hiệu nghiệm trong việc giúp bảo trì hòa bình. Đó là lý do tại sao chúng ta đang thôi thúc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chấp nhận một giải quyết mới với những đòi hỏi cứng rắn và cấp thời.


Trong số những đòi hỏi này, chế độ Iraq phải tiết lộ và hủy hoại trước sự giám sát của Liên Hiệp Quốc tất cả những thứ vũ khí công phá hàng loạt đang có trong tay. Để bảo đảm cho việc chúng ta nắm chắc được sự thật, chế độ này cần phải để cho các chứng nhân thấy các hoạt động bất hợp pháp của mình ấy được phỏng vấn cả từ bên ngoài nước nữa.


Những chứng nhân này phải được tự do mang theo gia đình của mình, để họ hoàn toàn không bị Saddam Hussein khủng bố và sát hại.


Những thanh tra viên phải được quyền đến bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, mà không có chuyện thu xếp trước, không có chuyện bị trì hoãn, không có chuyện luật trừ.


Đã đến lúc chấm dứt chuyện phủ nhận, lừa đảo và trì hoãn rồi. Một là Saddam Hussein tự mình phải giải giới – hai là vì hòa bình chúng ta sẽ dẫn đầu một cuộc liên minh đến để giải giới hắn.
….
Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ đang thách đố tất cả mọi quốc gia hãy nghiêm chỉnh chú trọng tới những giải quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Những giải quyết này rất là rõ ràng. Ngoài việc tiết lộ và hủy hoại tất cả những thứ vũ khí công phá hàng loạt của mình, Iraq còn phải chấm dứt việc ủng hộ khủng bố. Nó phải chấm dứt việc bách hại thành phần thường dân của mình. Nó phải ngưng tất cả mọi thương vụ bất hợp pháp ngoài chương trình đổi dầu lấy thực phẩm. Và nó phải thả ra hay chịu trách nhiệm về tất cả nhân viên Trận Chiến Vùng Vịnh, trong đó có một phi công Hoa Kỳ cho đến nay vẫn chưa biết số phận ra sao.


Chấp nhận những việc làm này, và chỉ chấp nhận những việc làm ấy, chế độ Iraq mới có cơ tránh được cuộc xung đột mà thôi. Những việc làm này cũng thay đổi cả bản chất của chính chế độ Iraq. Hoa Kỳ hy vọng chế độ này sẽ chấp nhận thực hiện.


Tiếc thay, tối thiểu là cho tới nay, chúng ta chẳng có hy vọng là bao. Đó là lý do tại sao hai chính phủ của tôi cũng như của Tổng Thống Clinton đã nói rằng việc thay đổi chế độ ở Iraq là cách chắc chắn duy nhất để loại trừ mối nguy hiểm nhất đối với quốc gia của chúng ta.


Tôi hy vọng rằng điều này sẽ không cần đến hành động quân sự, nhưng nó vẫn có thể xẩy ra. Việc xung đột quân sự có thể là khó. Chế độ Iraq đối diện với cái chết của mình có thể sẽ nỗ lực dùng những biện pháp dã man và liều mạng. Nếu Saddam Hussein truyền thi hành những biện pháp như vậy, thì những tướng lãnh của hắn tốt nhất là không được tuân hành. Nếu họ không từ chối tuân hành, họ phải hiểu là tất cả mọi kẻ phạm tội hình chiến tranh đều sẽ bị điều tra và trừng phạt.
………
Có một số người lập luận rằng chúng ta cần phải chờ đợi – đó cũng là một giải pháp. Theo quan niệm của tôi thì đó là một giải pháp liều lĩnh nhất, vì chúng ta càng chờ thì Saddam Hussein sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn và lì lợm hơn. Chúng ta có thể chờ đợi và hy vọng rằng Saddam không tiếp khí giới cho các tay khủng bố, hay không chế tạo vũ khí nguyên tử để che mắt thế giới. Thế nhưng tôi tin rằng đó là một hy vọng phản ngược lại với tất cả mọi chứng cớ.


Là người Hoa Kỳ, chúng ta muốn có hòa bình – chúng ta hoạt động và hy sinh cho hòa bình – và sẽ không có hòa bình nếu tình trạng an ninh của chúng ta lại lệ thuộc vào ý muốn và những ý nghĩ vô loài của một tay độc tài dã man hung bạo. Tôi không muốn liều một mạng sống nào của người Hoa Kỳ để tin tưởng vào Saddam Hussein cả.
….
Một số người lo rằng việc thay đổi vai rò lãnh đạo ở Iraq có thể sẽ tạo nên tình trạng bất ổn và tệ hại hơn nữa. Vì an ninh thế giới cũng như vì dân chúng Iraq thì tình trạng này khó có thể trở nên tệ hơn được.


Đời sống của những người công dân Iraq sẽ được cải tiến khác hẳn nếu Saddam Hussein không còn nắm chính quyền nữa, giống như đời sống của những người công dân A Phú Hãn đã được cải tiến sau chế độ Taliban vậy.
NHà độc tài Iraq là đồ đệ của Stalin, sử dụng việc sát hại như dụng cụ khủng bố và kiểm soát nội các của mình, kiểm soát quân đội của mình, thậm chí kiểm soát cả gia đình của mình nữa.
………
Người Hoa Kỳ là bạn của dân chúng Iraq. Điều chúng ta đòi hỏi chỉ nhắm đến chế độ đang kềm kẹp họ và đe dọa chúng ta thôi. Một khi những đòi hỏi này được đáp ứng thỏa đáng thì thành phần được lợi đầu tiên và lớn lao nhất là những con người nam nữ và trẻ em Iraq. Cuộc đán áp những người Kurd, Assyria, Turkoman, Shi’a, Sunnis và những sắc tộc khác sẽ không còn nữa. Cuộc giam cầm lâu dài ở Iraq sẽ chấm dứt và một kỷ nguyên mới hy vọng sẽ bắt đầu.
…..
Cuối tuần này Quốc Hội Liên Hiệp Quốc sẽ bỏ phiếu cho vấn đề này. Tôi đã xin Quốc Hội hãy ban quyền sử dụng lực lượng quân sự của Hoa Kỳ, nếu thấy cần thiết, để bắt tuân hành những đòi hỏi của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Chấp nhận quyết định này không có nghĩa là hành động quân sự liền xẩy ra và không thể nào ránh được. Quyết định này sẽ nói cho Liên Hiệp Quốc cũng như cho tất cả mọi quốc gia biết rằng Hoa Kỳ đồng thanh lên tiếng và nhất quyết làm cho những đòi hỏi của thế giới văn minh có một ý nghĩa nào đó. Quốc Hội cũng sẽ cho nhà độc tài ở Iraq biết rằng hắn chỉ còn một con đường chọn lựa duy nhất đó là hoàn toàn tuân hành – và thời gian cho việc chọn lựa này có giới hạn thôi.


Các phần tử của Quốc Hội gần đến lúc thực hiện cuộc bỏ phiếu lịch sử này, tôi tin rằng họ sẽ hoàn toàn để ý tới những dữ kiện và phận vụ của họ.


Cuộc tấn công ngày 11/9 đã cho xứ sở của chúng ta thấy rằng những đại dương bao la cũng không thể bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm được nữa. Trước ngày thảm thương này, chúng ta chỉ có những tín hiệu mập mờ cho thấy những ý đồ và hoạch định của tổ chức al Qaeda. Ngày nay, chúng ta thấy ở Iraq một mối đe dọa có những tính toán còn được phác họa rõ ràng hơn thế nữa, với những hậu quả còn gây ra chết chóc hơn nữa. Chúng ta cần phải chú ý tới những hành động của Saddam Hussein và chúng ta không được trốn tránh trách nhiệm của mình.
……….
Cám ơn quí vị và chúc ngủ ngon

(Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch theo tài liệu của CNN ngày 8/10/2002)

 

Hàng Lãnh Đạo Kitô Giáo Canada lên tiếng chống chiến tranh đánh Iraq


Hàng lãnh đạo Kitô Giáo Canada trong Hội Đồng Các Giáo Hội Canada đã gửi Thủ Tướng Jean Chrétien một bức thư, trong đó có những vị ký tên là ĐGM Jacques Berthelet, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Canada, ĐGM Seraphim ở Ottawa và Canada thuộc Giáo Hội Chính Thống Mỹ Châu, và Tổng Phó Tế Jim Boyles, tổng thư ký của Giáo Hội Anh Giáo Canada. Sau đây là nguyên văn bức thư:


Chớ Có Đánh Iraq


Ngày 25/9/2002
Trọng Kính Gửi Ông Jean Chrétien,
Thủ Tướng Canada
House of Commons
Ottawa, Canada

Thủ Tướng Chrétien thân mến:

Trong những tháng vừa rồi cũng như trong những tuần qua, đã có một cuộc chấn động mạnh mẽ nổi lên thiên về một cuộc xâm chiếm mới vào nước Iraq. Áp lực tiến đến chỗ sử dụng chiến tranh này đã tiếp tục dồn nén, bất chấp nỗ lực của nhiều người, kể cả của thủ tướng. Những tiếng trống trận nổi lên át cả luật pháp và lòng nhân ái, và dân chúng có khuynh hướng cho rằng một Cuộc Chiến Vùng Vịnh nữa sẽ xẩy ra không thể nào tránh được.

Với tư cách là những người lãnh đạo của nhiều cộng đồng Kitô hữu ở Canada, chúng tôi viết bức thư này để la lên rằng CHỚ có đi đến một cuộc chiến tranh như vậy. Đây là thời gian càng phải thực hiện việc ngoại giao hơn nữa và thực hiện những cuộc trực diện điều đình với nhau, chứ không phải là thời gian của phi đạn và bom thả. Đây thực sự là thời gian cần có nhiều quốc gia dự phần, ở chỗ, thế giới cần đến sự khôn ngoan từ hết mọi phần đất, nếu chúng ta muốn nắm vững những thành quả trọn vẹn nơi những chọn lựa đang gây thách đố cho chúng ta đây. Phải, thế giới đang phải đối diện với một tình hình nguy hiểm, ở Iraq cũng như ở toàn vùng Trung Đông. Thế nhưng, những đường lối xây dựng hòa bình phi quân sự để giải quyết những vấn đề trầm trọng này vẫn là những gì có thể nghĩ ra cũng như những gì có thể thực hiện, những gì chắc chắn đáng theo hơn là đường lối chiến tranh.

Thưa Thủ Tướng, Ngài đã có lý khi nhấn mạnh rằng chứng cớ về việc Iraq có những khí giới sinh học, hóa học hay hạch nhân và chứng cớ về việc họ có ý định sử dụng những loại khí giới này cần phải được sáng tỏ đã trước khi Liên Hiệp Quốc khôn ngoan nhúng tay vào can thiệp. Trong trường hợp có những quan tâm kỹ lưỡng nhưng cũng không chắc chắn về những sự kiện xẩy ra thì việc quốc tế thanh tra tình hình vũ khí ở Iraq là việc can thiệp thích hợp cần phải thực hiện. Việc giải quyết của Liên Hiệp Quốc trong việc liệt kê những phương tiện, thời gian hạn định và hậu quả xẩy ra nếu không chịu chấp nhận giải quyết này, cũng là việc hữu ích, miễn là nó không nêu lên những gì quá cao khiến cho Iraq thực sự không thể đáp ứng nổi những đòi hỏi của nó. Nếu thực sự lại xẩy ra như vậy thì việc giải quyết của Liên Hiệp Quốc chỉ là một cái gì che đậy chẳng những cho một cuộc xâm chiếm của nhiều nước mà còn cho một cuộc xâm chiếm bất chính nữa.

Chính quyền Iraq đã chính thức mời ban thanh tra vũ khí của Liên Hiệp Quốc trở lại. Có những người cho biết rằng việc mời mọc này là một thứ cò mòi vô nghĩa, và “chúng ta không cần nói đến chuyện điều đình với Saddam Hussein mà làm gì”. Chúng tôi không hiểu nổi làm sao một cuộc đại tai biến như thế có thể tránh được nếu con người không thực sự điều đình với nhau. Hơn nữa, những cuộc điều đình không thể nào mở trí mở lòng và mở ra những cơ hội được, nếu trước đó hoàn vũ này đã chia ra làm hai phe, phe lành và phe dữ, mà phe của “chúng ta” bao giờ cũng là phe lành. Một đường lối như vậy, ngoài việc đi ngược lại với cảm quan Kitô giáo về tội lỗi và ân sủng, còn bộc lộ cho thấy một cái gì kiêu kỳ chỉ đào sâu thêm hố giận dữ và hận thù. Chúng tôi tha thiết xin Chính Quyền Canada hãy nói chuyện với những phe liên hệ, và chú trọng tới việc đối xử với tất cả mọi người như đồng loại theo phẩm vị con người và các quyền lợi con người.

Một Cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh khác xẩy ra bây giờ là một điều sai lầm, trước hết, là vì dân chúng Iraq, những con người đã phải chịu quá nhiều cay cực rồi, lại phải chịu đựng cuộc chiến tranh này. Những người bạn Kitô hữu của chúng tôi ở vùng đó đã tha thiết xin chúng tôi hãy chỉ cho xã hội của chúng tôi thấy được tình trạng tan nát ra sao, gây ra bởi những biện pháp trừng phạt của quốc tế, cho vấn đề sức khỏe, giáo dục, đời sống và niềm hy vọng của hầu hết những con người nam nữ, (nhất là) trẻ em. Mới đây, cũng những người anh em Kitô hữu này cũng đã van xin chúng tôi hãy lên tiếng và tỏ thái độ chống lại một cuộc chiến tranh khác đây.

“Khi một chi thể bị đau đớn thì toàn thân cũng cảm thấy đớn đau”. Câu tâm niệm này là ngôn ngữ của Thánh Kinh, thế nhưng, ở một khía cạnh khác, nó cũng là một cảm nghiệm nhân bản nữa. Chúng ta ở Tây Phương sẽ bị phán xử, bởi những thế hệ mai hậu cũng như bởi Đấng Hóa Công của tất cả mọi người, về những thiệt hại chúng ta đang muốn nhân danh an ninh để gây ra. Cuộc trừng phạt 11 năm qua là trường hợp điển hình. Những trừng phạt này thực sự không làm suy giảm bàn tay đàn áp của chế độ Saddam Hussein. Với tác dụng trên đời sống dân sự, những việc trừng phạt này đã làm tổn thương không đúng người, tức đã làm tổn thương đến những người Iraq thường dân và vô tội. Cộng đồng thế giới đã trì trệ quá lâu trong việc hoạt động để chống lại việc thiệt hại nhân danh mình gây ra này.

Phải, sự đau khổ của những người Iraq còn nằm ở dưới cả chân của Tổng Thống Saddam Hussein và chính quyền của ông nữa. Trước khi xẩy ra những trừng phạt quốc tế thì chính sách hiếu chiến và tàn bạo của chế độ này đã làm đổ máu của dân chúng Iraq lâu rồi. Chắc chắn một điều là nhiều người Iraq đang mong mỏi và nguyện cầu cho một “cuộc đổi thay chế độ”. Thế nhưng điều đáng chú ý hơn nữa là sức mạnh của những tiếng nói phát ra từ xứ sở đó và ở miền đó lại thôi thúc chúng ta đừng mang lại một chế độ mới bằng một cuộc xâm chiếm tàn bạo từ bên ngoài.

Chúng tôi tha thiết xin Chính Quyền Canada đừng mất tin tưởng là có thể thực hiện được đường lối xây dựng hòa bình đối với vấn đề Iraq, một đường lối hợp với luật lệ quốc tế và lấy công ích của nhân dân Iraq làm ưu tiên, một đường lối có thể mang lại hoa trái, cũng như có thể thắng vượt được khuynh hướng chỉ tin tưởng vào giải pháp chiến tranh trong những cuộc điều đình quốc tế.

Cần phải thúc đẩy tất cả mọi quốc gia đi theo một đường lối như vậy đối với việc tuân theo luật lệ quốc tế và những giải quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Iraq không phải là quốc gia duy nhất vi phạm đến những điều này. Cũng cần phải nhắm đến việc làm triệt tiêu toàn vùng đó những loại vũ khí có sức tiêu diệt hàng loạt. Cần phải thực hiện việc kiểm soát việc giải giới toàn bộ này nữa, để ngăn chặn làn sóng vũ khí tràn sang các nước lân bang. Phải tái cứu xét xem có cách thức mới mẻ nào về những trách nhiệm phải đền trả áp đặt trên Iraq sau Cuộc Chiến Vùng Vịnh, và để ý tới món nợ của Iraq. Xã hội Iraq cần phải có một niềm hy vọng về kinh tế, bằng không, những người Iraq sẽ không bao giờ có thể lấy lại nghị lực cần thiết để xây dựng lại xứ sở của mình cả, kể cả việc thay đổi chính quyền của họ nữa. Thế giới không được tái diễn lại những lỗi lầm của việc giải quyết đã áp đặt trên Đức Quốc sau Thế Chiến Thứ I.

Hiển nhiên vấn đề hòa bình ở Iraq cũng như ở vùng Trung Đông khách quan mà nói là một mục tiêu khó mà đạt được. Nhiều người đã có khuynh hướng đầu hàng trước thất vọng; thế nhưng, cũng có nhiều người nhất định đóng vai trò là những kẻ xây dựng hòa bình. Đó là những người xây dựng hòa bình, thành phần đặc biệt được gọi là con cái của Thiên Chúa. Thế giới được tạo dựng nên để sống hòa bình, chứ không phải để đánh nhau. Đây là niềm xác tín của đức tin. Để sống bằng niềm tin này – để hành động về phương diện chính trị căn cứ theo chân lý của niềm tin này – sẽ trổ sinh muôn vàn hoa trái.

Bài Thánh Vịnh (72) mà Canada đã lấy làm tâm niệm cho quốc gia mình (A mari usque ad mare) nhìn nhận thực tại đối chọi và xung khắc trong một thế giới mà “kẻ yếu và kẻ nghèo” cần phải được giải thoát “khỏi áp bức và bạo lực”. Bài Thánh Vịnh kêu gọi một vị lãnh đạo mang lại hòa bình mà trong triều đại của ngài, công lý sẽ nở hoa và hòa bình kéo dài cho đến khi mặt trăng không còn nữa…

Thưa ông Chrétien, chớ gì ông và các quí vị cộng tác với ông làm trổ sinh hoa trái nơi công cuộc xây dựng hòa bình cao quí và nếm hưởng được những phúc ân giành cho những ai xây dựng hòa bình.

 

(Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch theo tài liệu của VIS ngày 26/9/2002)

 

 

Bức Thư ĐGM Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Gửi Tổng Thống Bush

 

Thư gửi Tổng Thống Bush về Iraq
Giám Mục Wilton D. Gregory
Ngày 13/9/2002

Ngài George W. Bush
Tòa Bạch Ốc
Washington, D.C. 20500

Tổng Thống quí mến:

Vào cuộc họp của mình tuần vừa rồi, Ủy Ban Quản Trị của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ gồm có 60 thành viên đã xin tôi viết một lá thư để gửi đến tổng thống về tình hình ở Iraq. Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực của tổng thống về việc lôi kéo thế giới chú trọng tới nhu cầu cần phải nói lên vấn đề Nước Iraq đàn áp và theo đuổi thực hiện những loại vũ khí có sức tán sát từng loạt bất tuân lệnh của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc. Cuộc họp của Ủy Ban Quản Trị của chúng tôi diễn ra trước bài diễn văn Tổng Thống đọc tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, thế nhưng tôi nghĩ rằng tôi cần phải bày tỏ những vấn đề chúng tôi coi là hệ trọng liên quan đến tính cách hợp pháp về luân lý trong việc đơn phương ra tay sử dụng lực lượng quân sự trước để lật đổ chính quyền nước Iraq.

 

Một năm trước đây, vị tiền nhiệm của tôi là ĐGM Joseph Fiorenza đã viết cho tổng thống về vấn đề phản ứng của Hiệp Chủng Quốc đối với cuộc khủng bố tấn công kinh hoàng mà chúng ta vừa cùng nhau tưởng niệm tuần qua. Lúc ấy vị tiền nhiệm của tôi nói cùng tổng thống rằng, theo phán đoán của chúng tôi, việc sử dụng võ lực chống lại A Phú hãn có thể biện minh được, nếu nó được thi hành hợp với những qui chuẩn của một cuộc chiến tranh chính đáng, và nếu nó thuộc về một phần của nỗ lực bao quát hơn hầu như phi quân sự trong việc chống lại vấn đề khủng bố. Chúng tôi tin rằng Iraq là một trường hợp khác hẳn. Cho dù đã xẩy ra những diễn tiến trước đây cùng với những nguy hiểm trong đó, chúng tôi cũng thấy rằng khó mà biện minh cho được việc nới rộng chiến tranh chống khủng bố sang cả Iraq, thiếu hẳn chứng cớ rõ ràng và đầy đủ cho thấy người Iraq có dính dáng đến vụ khủng bố tấn công ngày 11 tháng 9, hay cho thấy một cuộc tấn công tự bản chất trầm trọng của nó có thể xẩy ra bất cứ lúc nào.

Hiệp Chủng Quốc và cộng đồng quốc tế có hai trách nhiệm luân lý nặng nề, đó là trách nhiệm bảo vệ công ích chống lại với bất cứ đe dọa nào của người Iraq có thể gây nguy hại cho nền hòa bình, và trách nhiệm thực hiện việc bảo vệ này bằng một đường lối hợp với những qui chuẩn căn bản về luân lý. Chúng tôi không bị những ảo ảnh về thái độ hay những ý đồ của chính quyền Iraq. Cấp lãnh đạo Iraq cần phải chấm dứt việc đàn áp trong nước, ngưng việc đe dọa các nước láng giềng, thôi ủng hộ nạn khủng bố, loại bỏ việc cố gắng tạo ra những loại vũ khí có sức tàn phá hàng loạt, và tuân theo những giải quyết của Liên Hiệp Quốc. Vấn đề vận động các quốc gia trên thế giới trong việc nhận ra và nói lên cho thấy nạn Iraq đe dọa nền hòa bình và sự bền vững của thế giới, bằng việc Liên Hiệp Quốc cần phải tỏ ra hành động mới và dấn thân chung, hầu bảo đảm được rằng Iraq phải giữ những lời hứa quyết của mình, là vấn đề của một giải pháp hợp pháp và cần thiết để đi đến việc sử dụng lực lượng quân sự đơn phương. Hoan nghênh việc tổng thống quyết định tìm kiếm việc Liên Hiệp Quốc ra tay hành động, thế nhưng những vấn đề về đích nhắm và phương tiện cũng cần phải được đáp ứng nữa.

Không dễ gì tìm thấy được những câu giải đáp ở đây. Những người thiện chí có thể áp dụng những nguyên tắc về luân thường đạo lý và tiến đến chỗ có những phán đoán khôn ngoan khác nhau, tùy theo vốn liếng họ có được về các dữ kiện trong tay cùng với các vấn đề khác. Căn cứ vào những dữ kiện chúng tôi biết được, chúng tôi đi đến chỗ kết luận là việc đơn phương sử dụng võ lực để ra tay trước thì khó lòng mà biện minh được vào lúc này đây. Chúng tôi sợ rằng, với những hoàn cảnh này, thì việc sử dụng võ lực không đạt được những điều kiện khắt khe theo giáo huấn Công Giáo để vượt qua cái chủ trương mạnh mẽ chống lại việc sử dụng lực lượng quân sự. Vấn đề về tiêu chuẩn chiến tranh chính đáng theo truyền thống liên quan đến lý do chân chính, thẩm quyền hợp pháp, cơ hội thành công, tính cách tương xứng và sự an toàn của thành phần bất tham chiến là những gì cần phải đặc biệt quan tâm.

Lý do chân chính. Đâu là casus belli, là trường hợp chiến đấu để tấn công Iraq bằng quân sự? Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, khi lập lại những phạm vi theo luân lý và pháp lý được phần đông chấp nhận về lý do có thể sử dụng lực lượng quân sự, đã giới hạn lý do chính đáng vào những trường hợp mà “kẻ tấn công gây tác hại lâu dài, trầm trọng và chắc chắn cho một quốc gia hay cho cộng đồng các quốc gia” (số 2309). Vậy đã có chứng cớ hiển nhiên và đầy đủ về cái dính dáng trực tiếp giữa Iraq và cuộc khủng bố tấn công Ngày 11 Tháng 9 chưa, hay đã có chứng cớ rõ ràng và đầy đủ về một cuộc tấn công trầm trọng xẩy ra bất cứ lúc nào chưa? Có khôn ngoan hay chăng khi nới rộng một cách đáng e ngại những phạm vi về luân lý và pháp lý theo truyền thống đối với lý do chính đáng cho phép sử dụng cả lực lượng quân sự để ngăn ngừa hay để ra tay trước trong việc lật đổ những chế độ nguy hiểm hay trong việc đối đầu với mức leo thang của những loại vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt? Có cần phải phân biệt hay chăng giữa những nỗ lực làm thay đổi tác hành bất khả chấp nhận của một chính quyền, với những nỗ lực để kết liễu việc hiện hữu của chính quyền đó?

Thẩm quyền hợp pháp. Thẩm quyền về luân lý liên quan đến việc sử dụng lực lượng quân sự cũng còn lệ thuộc thật nhiều vào vấn đề có thẩm quyền hợp pháp hay chăng trong việc sử dụng võ lực để lật đổ chính quyền của người Iraq. Theo phán đoán của chúng tôi, những quyết định có tính cách hệ trọng như thế đòi phải tuân hợp với những huấn lệnh của hiến pháp Hoa Kỳ, với sự đồng tâm thuận ý rộng rãi trong quốc gia của chúng ta, và với một hình thức thừa nhận nào đó của quốc tế, nhất là của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Đó là lý do tại sao việc tổng thống đã quyết định tiến đến chỗ được quốc hội và Liên Hiệp Quốc chấp nhận là một việc rất ư quan trọng. Cùng với Tòa Thánh Vatican, chúng tôi hết sức thắc mắc nghi ngờ về chuyện đơn phương sử dụng lực lượng quân sự, đặc biệt là trường hợp có dính dáng đến những rắc rối xẩy ra trước đó.

Cơ hội thành công và tính cách tương xứng. Việc sử dụng võ lực phải có “những khả thể nắm chắc thành công” và “không được tạo nên những sự dữ và đảo lộn còn lớn hơn cả sự dữ cần phải loại trừ” (GLGHCG số 2309). Chiến tranh chống Iraq có thể đạt được những thành quả bất khả dự tưởng chẳng những đối với Iraq mà còn đối với cả nền hòa bình và sự bền vững khắp nơi ở Trung Đông. Vậy lực lượng ngăn ngừa hay ra tay trước liệu có thành công trong việc ngăn chặn những đe dọa trầm trọng, hay, thay vào đó, lại gây ra những cuộc tấn công đích danh, những cuộc tấn công đầu tiên chỉ có ý ngăn ngừa? Một cuộc chiến tranh khác ấy ở Iraq sẽ gây tác dụng nơi thành phần dân sự ra sao, cả trong thời gian ngắn hạn lẫn dài hạn? Bao nhiêu là con người vô tội nữa sẽ phải chịu khổ và chết đi, hay trở thành vô gia cư, thiếu những gì là căn bản nhất, mất công ăn việc làm? Hiệp Chủng Quốc và cộng đồng quốc tế có quyết tâm thực hiện một công tác vất vả lâu dài trong việc bảo đảm cho một nền hòa bình chân chính chăng, hay một nước Iraq hậu Saddam tiếp tục bị lũng đoạn bởi tình trạng xung khắc dân sự và đàn áp, cũng như tiếp tục trở thành một lực lượng gây khủng hoảng trong vùng này? Việc sử dụng lực lượng quân sự có dẫn đến một cuộc xung khắc và bất ổn hơn hay chăng? Chiến tranh chống Iraq có làm cho chúng ta phân tâm đối với trách nhiệm của chúng ta trong việc giúp xây dựng một trật tự chân chính và bền vững ở A Phú Hãn, cũng như có làm suy yếu cuộc liên minh rộng lớn ở việc chống lại vấn đề khủng bố hay chăng?

Những qui chuẩn chi phối tác hành chiến tranh. Dù chúng tôi nhận thấy có tiến bộ về khả năng cũng như về những nỗ lực thực sự trong việc trực tiếp tránh nhắm vào thành phần thường dân nơi xẩy ra chiến tranh, thì việc sử dụng lực lượng quân sự đại thể để lật đổ chính quyền hiện thời của Iraq vẫn có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho thành phần dân sự vốn đã chịu quá nhiều đau khổ vì chiến tranh, vì bị đàn áp, và vì cái lệnh cấm vận làm con người ra kiệt quệ.

Chúng tôi nêu lên những vấn nạn rắc rối này là để đóng góp vào việc quốc gia chúng ta đang tranh luận sôi nổi về vấn đề đích nhắm và phương tiện, về những nguy cơ và chọn lựa, những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của chúng tôi là những vị mục tử và thày dạy. Việc chúng tôi thẩm định về những vấn đề này dẫn chúng tôi đến chỗ tha thiết xin tổng thống hãy tìm kiếm những giải pháp tích cực khác thay cho giải pháp chiến tranh. Chúng tôi hy vọng tổng thống sẽ kiên trì nơi chính những thách đố gay go và khó khăn trong việc tạo được một sự hỗ trợ rộng lớn của quốc tế giành cho đường lối mới mẻ, xây dựng và hiệu lực hơn trong việc ép buộc chính quyền Iraq phải sống đúng với những trách nhiệm quốc tế của họ. Đường lối này có thể là những nỗ lực tiếp tục ngoại giao nhắm đến, một phần nào đó, lập lại những việc kiểm soát nghiêm chỉnh hợp lý; đến việc áp dụng luật lệ cấm vận quân sự; đến việc bảo trì những vấn đề chế tài về chính trị và nhất là những chế tài về kinh tế một cách thận trọng hơn để làm sao đừng gây nguy hại cho cuộc sống của những thường dân Iraq vô tội; đến việc ủng hộ vấn đề phi quân sự cho những ai ở Iraq muốn chấp nhận những giải pháp dân chủ khác; cũng như đến những đường lối hợp pháp khác để kiểm soát và ngăn chặn những hành động hung hăng của Iraq.

Chúng tôi kính cẩn tha thiết xin tổng thống hãy lùi bước trước bờ vực chiến tranh và hãy giúp vào việc dẫn thế giới cùng nhau tác hành trong việc thực hiện một đáp ứng toàn cầu có tác hiệu đối với những đe dọa ở Iraq, một đáp ứng hợp với phạm vị luân lý truyền thống trong việc sử dụng lực lượng quân sự.

Chân thành,

Đức Cha Wilton D. Gregory,
Giám Mục Giáo Phận Belleville,
Chủ Tịch.

 

(Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch theo tài liệu của Zenit ngày 18/9/2002)