Sự Chết
Sự Kiện Chết
Ngày nay, hơn bao giờ hết, con người văn minh tuyệt vời về
vật chất và tột độ về nhân bản lại đang thực sự sống trong một bầu khí được Giáo
Hoàng Gioan Phaolô II gọi là “văn hóa sự chết”. Bởi vì, theo vị lãnh đạo thế
giới Công Giáo hơn cả tỉ người này, con người ngày nay đang chủ trương sát hại
sự sống, một chủ trương đã trở thành pháp lý và quyền lợi, quyền được sát hại
lẫn nhau, điển hình nhất là quyền phá thai và quyền trợ an tử. Phải công nhận là,
trong suốt giòng lịch sử của mình, chỉ có thể kỷ 20 là một thế kỷ con người đã
sát hại nhau chưa từng thấy, gây ra bởi các cuộc chiến tranh và hiện tượng sát
chủng.
Về những cuộc chiến tranh, nguyên với hai Trận Thế Chiến mà thôi, con số tử vong
đã kinh hoàng lắm rồi: Thế Chiến I (1914-1919) gây tử thương cho 10 triệu binh
sĩ, và Thế Chiến II (1939-1945) gây tử thương cho 17 triệu người lính, 20 triệu
mạng người dân Nga, 10 triệu mạng người dân Tầu, chưa kể đến 150 ngàn mạng dân
Nhật bị chết vì bom nguyên tử của Mỹ, và 6 triệu dân Do Thái bởi cuộc diệt chủng
của Hitler Đức Quốc Xa. Cuộc chiến tranh chia đất giữa Nigeria và Biafra chưa
đầy ba năm (6/1967-1/1970) cũng đã gây tử thương cho 2 triệu người. Cuộc chiến
tranh về lãnh địa giữa Iraq và Iran (9/1980) đã gây tử vong cho nửa triệu nhân
mạng. Cuộc chiến tranh Việt Nam (1960-1975) với con số tử vong là 1 triệu lính,
2 triệu dân và 58.132 mạng người Mỹ. Đấy là chưa kể đến những cuộc chiến nổi
tiếng khác, như Chiến Tranh chống cộng ở Đại Hàn từ năm 1950, Chiến Tranh Vùng
Vịnh (1990-1991), Chiến Tranh Chủng Tộc 3 năm ở Bosnia (1992-1995), Chiến Tranh
Chính Thể ở các nước Phi Châu từ năm 1990, nhất là Chiến Tranh Trung Đông giữa
khối Do Thái và Palestine từ năm 1948 tới nay hầu như không thể chấm dứt, càng
ngày càng khủng khiếp và đẫm máu hận thù.
Về hiện tượng sát chủng, ngoài 6 triệu dân Do Thái đã bị tiêu diệt thời Thế
Chiến Thứ II như được kể đến trên đây, còn có thể kể đến, theo thứ tự thời gian,
năm 1915 có 1.5 người Armenia đã bị thảm sát ở Thổ Nhĩ Kỳ; năm 1933 có 6 triệu
người Ukraine bị chết đói dưới thời bạo quyền Cộng Sản Stalin ở Liên Sô; năm
1945 có 2 triệu người Việt Nam bị chết đói vì quân phiệt Nhật Bản nhúng tay vào
lịch sử Việt Nam trong thời Thế Chiến II bấy giờ; từ năm 1945 đến 1961 có 30
triệu người Trung Hoa dưới thời bạo Chúa Mao Trạch Đông ở Trung Cộng, riêng cuộc
Cách Mạng Văn Hóa năm 1967 đã có 500 ngàn người thiệt mạng; từ năm 1975 đến 1979
có 1.5 triệu người bị Khờ Me Đỏ của Pol Pot thảm sát ở Cambốt v.v. Chưa kể đến
60 triệu thai nhi hằng năm bị chính cha mẹ mình thảm sát trên thế giới. Vụ thảm
sát mới nhất vừa xẩy ra hôm Thứ Bảy 7/12/2002 ở Monoko-Zohi, Ivory Coast, một vụ
thảm sát gây tử thương cho 120 mạng người, được những nạn nhân sống sót qui tội
cho lực lượng chính phủ.
Chưa hết, để mở màn cho một tân thiên niên kỷ, thiên niên kỷ thứ ba cũng là đầu
thế kỷ 21, lịch sử loài người, qua phương tiện truyền thông tối tân tiến, đã tận
mắt chứng kiến thấy một hiện tượng “văn hóa sự chết” mới, khủng khiếp hơn nữa,
dã man hơn nữa, đó là hiện tượng tự sát khủng bố, như đã bùng lên từ biến cố 911
ở Hoa Kỳ với trên 3 ngàn mạng người chết, rồi ở Bali Nam Dương vào đêm
12/10/2002 với 180 người bị thiệt mạng. Vụ khủng bố tấn công thảm thương nhất
sau biến cố 911 của Hoa Kỳ đã xẩy ra ở chính thủ đô Moscow Nga vào 9 giờ 5 phút
đêm Thứ Tư 23/10/2002, và kết thúc vào 5 giờ 30 sáng Ngày Thứ Bảy 26/10/2002,
gây thiệt hại cho với 67 sinh mạng con tin và 50 kẻ liều mạng khủng bố, chưa kể
đến gần 118 mạng con tin bị chết sau đó vì hơi lạ của lực lượng giải cứu.
Về con số người chết trên thế giới, từ năm 2000 và trước đó mấy năm nay, con số
luôn đứng ở mức .9%, tức cứ 111 người thì có 1 người chết. Căn cứ vào dân số
trên thế giới thì trung bình về thời gian có 1.76 người chết trong vòng 1 giây,
106 người chết trong vòng 1 phút, 6340 người chết trong vòng 1 giờ, 152 ngàn
người chết trong vòng 1 ngày, 55.5 triệu người chết trong vòng 1 năm.
Về những căn nguyên chính yếu thường đưa con người đến chỗ chết nhiều nhất, cho
cả nam lẫn nữ, theo thứ tự, là bệnh ung thư, bệnh kinh mạch, bệnh tim, tai nạn
và bệnh gan. Xét đến tuổi tác, từ 30 trở xuống chết vì tai nạn nhiều nhất, rồi
mới tới bị bệnh ung thư, trong khi đó, từ 40 trở lên chết vì bị bệnh ung thư
nhiều nhất rồi tới bệnh kinh mạch.
Về tôn giáo, thực tế cho thấy, nói đến Hồi Giáo là nói đến một cái chết khủng bố,
tức một cái chết hy sinh liều mạng để cải tổ xã hội loài người tội lỗi, tội đàn
áp của thế giới kinh tế tư bản, cũng như tội ăn chơi hoang đàng của thế giới văn
minh hưởng thụ; nói đến Phật Giáo là nói đến một cái chết tự thiêu, một cái chết
cũng là một cách chết để có thể được hoàn toàn siêu độ, tức cái chết làm cho con
người không còn lục côn là ngũ quan và tri thức nữa, những gì làm cho con người
luôn bị chi phối bởi lục trần là ngoại vật bên ngoài nữa, những gì khiến con
người không thể tránh được nghiệp báo nên cứ phải đầu thai luân hồi; nói đến
Khổng Giáo là nói đến một cái chết tuẫn tiết, một cái chết của thành phần chính
nhân quân tử, thà chết vinh chứ không chịu sống nhục, một cái chết vẻ vang như
cái chết của những cảm tử quân Nhật Bản thời Thế Chiến Thứ Hai; nói đến Kitô
giáo là nói đến một cái chết tử đạo, tức một cái chết vì đức tin, chết để làm
chứng cho sự thật của đạo mình, nhưng lại là một cái chết không phải bị thúc đẩy
bởi tự ái đoàn thể, mà là một cái chết hoàn toàn nhân ái thứ tha cho chính kẻ
sát hại mình, một cái chết yêu thương chiến thắng sự dữ.
Hiện Tượng Chết
Thế nhưng, tự bản chất của mình, sự chết không thể nào và
không bao giờ có thể tiêu diệt được chính sự sống. Bởi vì, thực tế cho thấy, sự
chết chỉ xẩy ra nơi loài sinh vật mà thôi, và sự chết chỉ có khả năng tiêu hủy
được cơ sở chất chứa sự sống (như cơ thể vật chất) của sinh vật mà thôi, chứ
không làm gì được chính sự sống. Do đó, sự chết chỉ là một hiện tượng chứ không
phải là một thực tại như sự sống, và vì tự bản chất của mình chỉ là một hiện
tượng, mà sự chết sẽ không vĩnh viễn tồn tại, tức chắc chắn sẽ qua đi, sẽ bị
tiêu diệt bởi thực tại, bởi sự sống, chẳng khác gì như màn đêm tăm tối dù tạm
thời có lấn át được ánh sáng, nhưng cuối cùng cũng vẫn bị biến khuất trước ánh
sáng rực rỡ của hừng đông lên và ban ngày tới.
Nếu chết là một hiện tượng thì tất cả những gì là hình thức, là vật chất, là hữu
hạn, đều mang sẵn trong mình mầm mống sự chết. Dù loài “nhân linh ư vạn vật” là
con người có hồn thiêng cao cả giống như thần thiêng bất tử đi nữa, nhưng với
thân xác hữu hình và hữu hạn, làm sao họ có thể vĩnh viễn tồn tại với những gì
là vật chất cấu tạo nên thân xác của họ được. Mà nếu chết là tột đỉnh và là tận
cùng của khổ đau, và đã là một con người mang xác chất không ai có thể thoát
chết, thì con người sống trên trần gian này cũng không thể nào thoát được khổ
đau, tức sẽ phải chịu những gì có thể đưa họ đến sự chết, như bị bệnh hoạn, già
nua, tai nạn v.v. Thế nhưng, theo bản năng và tâm lý tự nhiên, con người không
bao giờ muốn chết và tự nhiên rất sợ chết. Bởi vì, với hồn thiêng giống như thần
linh, con người, dù có sống như không có đời sau, sống hoàn toàn vô thần, bao
giờ cũng hướng về cõi trường sinh bất tử, hướng về một thực tại siêu việt bất
biến, ở chỗ, họ mong mỏi và hết sức tìm kiếm một thứ hạnh phúc vững chắc vô cùng
bất tận. Đó là lý do, con người cảm thấy cuộc đời của mình trên trần gian này
như bị đầy ải, hay chỉ là một cuộc hành trình đi về vĩnh cửu, hoặc một cuộc trở
về với nguồn cội của mình. Với cảm thức đó, nhân gian mới có câu “sống gửi thác
về”!
Đó là lý do không phải ngẫu nhiên mà con người khác với con vật ở cung cách nằm
ngủ, một tác động ngủ biểu hiệu cho sự chết, một trạng thái hoàn toàn không còn
biết gì nữa. Nếu đối với con vật, chết là hết, thực sự và tuyệt đối là hết, thì
cung cách nằm ngủ của chúng là sấp mặt xuống đất, xuống những gì hạ giới, trong
khi con người ngủ nằm ngửa mặt lên trời, như hướng về trời cao, về cõi siêu hình,
cõi trường sinh bất tử, như mong mỏi một cái gì vĩnh viễn không qua đi.
Thế nhưng, thực tế cho thấy, cuộc sống của con người trên trần gian này không
phải chỉ đơn giản là một cuộc sống gửi thác về, một cuộc hành trình đi về vĩnh
cửu vậy thôi, mà thực sự còn là một cuộc vượt qua sự chết mà vào sự sống. Bởi vì,
tự bản chất hữu hình và hữu hạn, con người tự bản chất chẳng những đã chất chứa
sự chết và bị sự chết chi phối, mà còn mang sẵn mầm mống sự chết nơi bản thân
mình, nơi bản tính mình. Nếu một xác chết nằm trong quan tài mở nắp trong nhà
quàn, được trang điểm xinh đẹp như đang thiếp ngủ, thực sự đã hoàn toàn trở
thành một thi thể, một thây ma vô hồn không còn biết gì nữa, với ba đặc tính nói
lên hiện tượng chết chóc sau đây: hết sức nặng nề, hoàn toàn lạnh ngắt và cứng
ngơ cứng ngắc thế nào, thì nơi tất cả mọi con người còn đang sống cũng có đủ ba
tử tính này ở cả xác thể lẫn hồn thiêng của họ nữa. Ngoài ra, hậu quả của sự
chết còn được thể hiện qua hiện tượng băng hoại, rữa nát của thi thể vô hồn, một
hiện tượng cũng thực sự phản ảnh văn hóa sự chết của con người văn minh ngày
nay.
Trạng Thái Chết
Trước hết, về tính chất đầu tiên của sự chết là “hết sức
nặng nề”, một tử tính liên quan đến xác thịt của con người. Ở chỗ, sau một đêm
dài mê ngủ, con người rất khó chỗi dạy khi tới giờ của mình. Có những người ngủ
say đến nỗi đồng hồ báo thức cũng chẳng nghe thấy gì. Thậm chí có nghe thấy cũng
tắt nó đi để ngủ tiếp. Chỉ có một cái gì đó hết sức khẩn trương, chẳng hạn gần
tới giờ đi làm, hay đang hào hứng một cái gì đó, như sắp sửa đi chơi hoặc sắp
tới ngày thành hôn, mới có thể giúp họ bật dậy một cách dễ dàng và nhanh chóng
mà thôi. Con người quả thực mang sẵn tử tính “hết sức nặng nề” nơi thân xác của
mình vậy.
Sau nữa, về tính chất thứ hai của sự chết là “hoàn toàn lạnh ngắt”, một tử tính
liên quan đến tình cảm của con người. Ở chỗ, con người không biết thông cảm với
tha nhân, thậm chí họ chỉ biết sống cho mình và lo cho mình, đến nỗi không còn
biết gì chung quanh họ nữa, “bay chết mặc bay”. Ai đói cũng mặc, tiền bạc vất vả
làm ra cần phải hưởng thụ, chẳng những tiêu vào những thứ cần thiết mà còn cả
vào những thứ xa xỉ, chơi bời, cờ bạc v.v., không hề biết giúp đỡ anh chị em bất
hạnh thiếu thốn cả những thứ tối cần nhất để sống xứng với nhân phẩm làm người.
Hiện tượng ly dị giữa cha mẹ, bất chấp hạnh phúc và thiện ích về tinh thần của
con cái không phải là thái độ “hoàn toàn lạnh ngắt”, “bay chết mặc bay”, sặc mùi
tử khí xông ra từ tình cảm của con người hay sao? Hiện tượng phá thai, chỉ biết
có thân thể của mình, chỉ biết làm sao cho đời sống của mình thoải mái theo bản
năng nhục dục mà không bị gánh nặng con cái chi phối, không phải là “hoàn toàn
lạnh ngắt”, “bay chết mặc bay”, đầy những tử chất trong tình cảm của con người
hay sao?
Sau hết, về tử tính thứ ba của sự chết là “cưng ngơ cứng ngắc”, một tử tính liên
quan đến lòng muốn của con người. Đây là vấn đề “cứng lòng” trước tiếng lương
tâm, trước sự thiện, trước sự thật, biết được đâu là chân thiện mỹ những không
chấp nhận, không làm theo. Một trong những lý do con người tỏ ra “cứng đầu cứng
cổ” không chịu làm theo tiếng lương tâm, không chấp nhận sự thật, không chịu
nhận lỗi, là vì họ sợ đối diện với sự thật. Bởi vì, nếu chấp nhận sự thật, họ
phải làm theo sự thật, phải bỏ mình, không còn được làm theo ý nghĩ, ý thích, ý
muốn của họ nữa. Nghĩa là “con người chuộng tối tăm hơn ánh sáng, vì họ làm
những sự gian ác” (xem Phúc Âm Gioan 3:19), đúng như lời Vị Sáng Lập Kitô Giáo
nhận định về họ. Nếu không sống trong sự thật không phải là sống trong sự chết
hay sao, vì sự chết là tất cả những gì tăm tối, vô minh, huyền hoặc. Đó là lý do
bản chất của sự chết chính là tình trạng hoàn toàn vô tri không còn biết gì nữa.
Thật vậy, bản chất của sự chết chính là trạng thái hoàn toàn vô tri, vô thức.
Chính vì thế, những khoáng chất hay khoáng vật như kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, dù
nó có trước sinh vật và tồn tại lâu hơn sinh vật về thời gian, nhưng chúng vẫn
không phải là loài sinh vật, tức đều là những vật vô tri, vô giác, không phải là
một loài có hồn, có nguyên lý sự sống được gọi là hồn sống như nơi các loài sinh
vật. Như loài thực vật cỏ cây có sinh hồn, loài động vật chim trời cá biển cầm
thú có giác hồn, và loài nhân vật có linh hồn. Chính nhờ có hồn sống là “tri
thức” bẩm sinh của mình, sinh vật mới “biết” hoạt động và phát triển về hình hài
theo bản tính tự nhiên của chúng, cho tới khi sinh vật đạt đến tầm vóc đặc thù
hoàn toàn của chúng, một tầm vóc mà, vì ở trong không gian hữu hình và thời gian
hữu hạn, cuối cùng cũng sẽ qua đi khi hết thời của nó, tức cho đến khi hồn sống
không còn ở trong sinh vật nữa. Như thế, nếu tự bản chất sự chết là trạng thái
hoàn toàn vô tri, vô thức nơi sinh vật, thì về thực tại, sự chết chính là trạng
thái phân ly giữa xác thể và hồn sống.
Nếu thực tại của sự chết là trạng thái phân ly giữa xác thể và hồn sống, thì quả
thực con người dù đang sống đây cũng đã mang sẵn mầm mống sự chết nơi bản thân
của họ rồi vậy. Ở chỗ, không ai trong họ có thể chối cãi được một trận chiến vô
cùng gay go liên tục xẩy ra trong nội tâm của họ, từ khi họ có trí khôn, biết
suy nghĩ, cho tới khi họ nhắm mắt lìa đời. Đó là trận chiến giữa phần thượng và
phần hạ, giữa tinh thần và xác thịt, giữa lương tâm và tà tâm, giữa nhân đức và
tội lỗi, giữa hy sinh và lợi lộc v.v. Thế nhưng, kinh nghiệm phũ phàng vẫn cho
thấy, phần hạ thường nắm được ưu thế, đến nỗi lấn át và làm chủ phần thượng, và
con người, dù lúc nào cũng hướng về và tìm kiếm chân thiện mỹ, thực tế lại cứ
nghĩ tưởng, phát ngôn, tác hành và phản ứng hoàn toàn ngược chiều, hoàn toàn mù
quáng đâm đầu vào những cái làm hại cho chẳng những nhân phẩm và sự sống của
mình mà còn cả của nhau nữa.
Sự chết còn được thể hiện qua hậu quả
của nó là tình trạng băng rữa của xác thể sinh vật sau khi chúng chết, chúng trở
thành một xác thể vô hồn. Hiện tượng rữa nát này thật sự đang xẩy ra nơi con
người hiện đại nói riêng và nền văn hóa phi luân của con người ngày nay nói
chung. Ở chỗ, con người chẳng những ly dị, tình trạng chia rẽ tình nghĩa vợ
chồng, tức tình trạng chết nơi đời sống hôn nhân, và phá thai, tình trạng chia
rẽ giữa mẹ con, tức tình trạng chết nơi tình nghĩa mẫu tử, mà còn từ chỗ chết
nơi đời sống hôn nhân và gia đình này đã đi đến chỗ băng hoại nữa, đó là đi tới
chỗ đồng tính hôn nhân và tạo sinh ngoại nhiên (trong ống nghiệm, bằng phương
pháp cloning phi tính dục v.v.), những việc làm quái gở, chứng tỏ con người đang
bị phá sản về luân lý và khủng hoảng về văn hóa, làm cho họ thực sự đang ở vào
một giai đoạn lịch sử mùa đông đầy tối tăm và sặc mùi chết chóc về cả tinh thần
lẫn việc làm.
Đó là lý do sự sống thể lý nơi con người có liên quan hết
sức mật thiết đến sự sống tâm linh của họ, và cuộc đời của con người trên trần
gian thực sự là một cuộc vượt qua sự chết mà vào sự sống vậy.
Tâm Phương Cao Tấn Tĩnh, BVL
(Bài chia sẻ cho buổi phát thanh Vui Mừng Và Hy Vọng 48, 15/12/2002)
C H Ế T!
Trần Mỹ Duyệt
Bốn điều mà những người Công Giáo tin tưởng một cách rất mãnh liệt, và được kể
như những điều cần thiết cho cuộc sống tâm linh đó là, chết, phán xét, Thiên
đàng, và hỏa ngục. Người Công Giáo gọi 4 điều này là tứ chung, hay 4 sự sau. Có
nghĩa là những điều này liên quan trực tiếp đến số phận sau khi chết của con
người. Ngược lại, đối với những kẻ vô thần, không tin tưởng, thì chết là hết.
Câu hỏi được đặt ra là thực tế có đời sau không? Hoặc chết là hết? Điều này đã
gợi lên những tò mò của một số nhà tâm lý học. Họ muốn tìm hiểu tâm lý con người
như thế nào sau khi chết. Và con người có đi vào thế giới siêu hình như một số
vẫn tin tưởng, hoặc ngược lại, chết rồi là hết. Để thỏa mãn sự tò mò ấy, gần đây
một số nhà tâm lý, nhất là tâm lý siêu hình có khuynh hướng muốn khảo cứu về cái
chết. Họ muốn tìm hiểu xem con người cảm nghĩ thế nào đang lúc tiến vào cõi chết,
và nhất là sinh hoạt tâm lý con người như thế nào sau khi đã chết. Theo tôi, thì
người ta có thể phần nào khảo cứu được những cảm nhận khi con người đang đi vào
cõi chết, chứ không thể nào tìm hiểu được bên kia cái chết con người cảm nghĩ và
sinh hoạt như thế nào. Câu trả lời sau cái chết này chỉ dành riêng cho lãnh vực
tôn giáo. Tóm lại, không ai có thể khảo cứu được trạng thái tâm lý sau khi chết.
Bởi vì chết rồi thì làm sao mà khảo cứu; nhất là sau khi chết, con người bước
sang một thế giới khác, thế giới thần linh. Riêng về tình trạng con người như
thế nào sau khi chết, đức tin Kitô Giáo đã trả lời như sau: Sau khi chết, con
người một là về Thiên Đàng, hai là vào Hỏa Ngục.
Nhưng ai đã vào Hỏa Ngục, và lên Thiên Đàng rồi kể lại cho ta về cuộc sống, nhất
là sinh hoạt tâm lý con người ở những nơi đó như thế nào. Đúng ra thì chưa ai
trong số những người còn sống hiểu và biết tường tận thế nào là Thiên Đàng, và
thế nào là Hỏa Ngục. Trong Thánh Kinh Kitô Giáo, Phaolô, người tự cho mình đã
lên đến tầng trời thứ ba, nhưng khi kể lại những gì Oâng thấy, nghe, và cảm được
thì Oâng cũng chỉ mô tả một cách rất mơ hồ và khó hiểu: “Mắt chưa hề thấy, tai
chưa hề nghe, lòng trí chưa hề tưởng tượng”. Tóm lại, con người ra sao sau khi
chết, ở đâu sau khi chết, và như thế nào sau khi chết chỉ có tôn giáo mới có câu
trả lời một cách rõ ràng. Và câu trả lời ấy là niềm tin vào đời sau của mỗi tôn
giáo.
Riêng về sự chết thì đã quá rõ ràng và không ai có thể chối cãi được. Hễ đã sinh
ra làm người thì ai cũng phải chết. Lịch sử nhân loại đã minh chứng điều này.
Chưa ai trong con cái loài người đã thoát khỏi cái chết, dù họ là bất cứ ai. Tần
Thủy Hoàng, một bạo chúa của Trung Quốc, cách đây hơn 2000 năm đã nghĩ đến lúc
phải chết. Oâng đã cho các danh y Oâng tìm phương pháp luyện thuốc trường sinh.
Nhưng Oâng và tất cả các danh y ấy cũng đã thành người thiên cổ. Gần đây,
Moussulini, nhà độc tài của Ý trong Thế Chiến II, cũng đã cho các phù thủy của
mình luyện bùa hộ mệnh để đeo. Nhưng trước lúc bị treo cổ, Oâng cũng đã não nề
thốt lên: “Cuối cùng thì cũng không thoát khỏi cái chết”!
Tâm lý con người trước cái chết tuy khó hiểu, nhưng nó vẫn là một cái gì hấp dẫn
tính tò mò của một số các nhà tâm lý học. Họ đã tìm được một số người mà họ cho
là thích hợp với công việc khảo cứu này, để mong khảo cứu cảm nghĩ của con người
trước ngưỡng cửa sự chết, những người mà ta gọi là chết hụt. Các tâm lý gia đã
phỏng vấn những người này, và kết quả được chia thành hai nhóm. Một nhóm lạc
quan và một nhóm bi quan. Nhóm lạc quan mô tả cái chết như một cửa ngõ dẫn vào
một thế giới thần linh, đầy ánh sáng lạ lùng. Trong khi nhóm bi quan nhận xét
rằng chết là một giây phút kinh hoàng, và là một cánh cửa mở ra để đẩy con người
vào một thế giới u tối, và kinh dị. Người thì kể lại cảnh mình đang đứng giữa
một vườn hoa đầy hương thơm ngào ngạt, và đang thưởng thức những khúc nhạc mê
hồn thì giật mình tỉnh giấc và thấy mình đang trên giường bệnh. Một số khác thì
ru rẩy và sợ hãi khi thuật lại mình đang đứng trước một bờ vực thẳm, mà dưới đó
là một thung lũng tăm tối, bốc lên những mùi hôi thối, và nghe vọng lên những
tiếng ai oán, gầm thét não nề. Những người này coi mình như có phúc vì mở mắt ra
thấy mình còn đang sống.
Mặc dù không khảo cứu trực tiếp và một cách đầy đủ về cái chết. Nhưng tâm lý con
người đã cho thấy rằng sau khi chết có một nơi chốn và một không gian nào đó cho
con người. Phải chăng điều này trùng hợp với niềm tin Kitô Giáo vừa được nhắc
tới ở trên. Và khi đối diện với cái chết, có ít nhất hai loại người, với hai tâm
lý khác biệt. Như vậy, thì chết là một chuyện có thật, còn con người như thế nào
sau khi chết, thì ngoài niềm tin vào thế giới siêu hình, thật sự con người không
ai có thể giải thích được. Bởi vì mỗi người có một tâm lý sống, hoàn cảnh sống,
lối sống, và theo đó, có một cái chết, một lối nhìn, và một hoàn cảnh chết khác
nhau.
Ngoài ra, cũng qua những gì mà con người linh cảm được về thế giới siêu hình,
thế giới sau cái chết, cũng hé mở cho thấy rằng dù tin hay không tin, trước khi
chết mỗi người thật sự phải đối diện với lương tâm của mình về tất cả những gì
mình đã nghĩ, đã nói, và đã làm trong suốt cuộc đời mình. Qua đó, mỗi người phải
thanh toán một cách sòng phẳng tất cả những món nợ tinh thần ấy, trước hết là
với chính mình, tiếp đến là với tha nhân, và trên hết là với Thượng Đế. Còn nơi
mà con người sẽ đến, chắc chắn là một nơi thích hợp nhất với những gì mỗi người
đã làm trong cuộc đời này.
Nhưng đối với cái chết, mỗi người đều có những tâm tư và lối giải thích khác
nhau. Có những người tự hỏi, “bạn nghĩ sao nếu Thượng Đế cho bạn biết lúc nào
bạn sẽ chết, và chết bằng cách nào”? Đó là điều mà hầu như ai cũng mong biết
được bí mật ấy. Nhưng sự thật là không ai biết mình sẽ chết lúc nào, và chết
bằng cách nào. Bí mật về sự chết vẫn là một bí mật không ai giải thích được, và
không ai biết rõ ngoài trừ Thượng Đế. Và điều này có phải là một bất hạnh cho
con người hay không? Nó có phải là một điều xui xẻo không? Cám ơn Thượng Đế vì
đã giữ bí mật sự chết cho riêng mình Ngài và đã không cho con người biết ngày,
giờ, nơi chốn, và cách chết. Ta hãy tưởng tượng xem nhân loại ra sao, và thế
giới này sẽ ra như thế nào nếu con người biết được ngày nào mình chết, chết ở
đâu, và chết như thế nào?! Chắc chắn thiên hạ sẽ trở thành đảo điên, và hốt
hoảng đến nỗi không ai có thể sống yên ổn và hạnh phúc được. Tóm lại, mặc dù
chết vẫn là mầu nhiệm, một mầu nhiệm rất khó hiểu như tất cả mọi mầu nhiệm khác.
Nhưng chết không gì hơn là một cánh cửa mở ra để con người đi vào một thế giới
mới. Một thế giới của hạnh phúc bất diệt, hoặc một thế giới với những đọa đầy và
trầm lâm muôn kiếp.
Tuy phần lớn nhân loại tin vào cái chết, và muốn tìm cho mình một chỗ bên kia
cái chết, nhưng vẫn có một số không coi cái chết là gì, và sống như mình không
bao giờ chết. Đó mới là một bất hạnh ghê gớm. Thánh Kinh Kitô Giáo có một câu
rất khôn ngoan và rất giá trị về đề tài đang được bàn đến hôm nay, đó là: “Phúc
cho ai luôn đặt sự chết trước mặt”. Suy ngắm về sự chết, để sự chết trước mặt sẽ
làm cho con người khôn ngoan hơn, bình tĩnh hơn, và đối đãi một cách công bình,
bác ái, và hoà thuận hơn với chính mình, với tha nhân, và với Thượng Đế hơn.
Tóm lại, chết không phải là hết như nhiều người vẫn nhầm tưởng, hoặc cố tình dối
gạt mình. Như kết quả của những khảo cứu tâm lý trên, mặc dù không đi vào cốt
lõi và lột tả được một cách chính xác thế nào là chết, nhưng qua đó, nó cũng cho
thấy một quan niệm rõ ràng rằng, con người khi đối diện với sự chết thường có
hai tâm lý, mà theo từ ngữ của thần học, đó là hai chọn lựa của linh hồn: Một đi
vào vĩnh hằng với đời đời hạnh phúc, hai đi vào hỏa hình với đời đời trầm luân.
Nhưng cái đó lại tùy thuộc vào niềm tin, vào giá trị cuộc sống mỗi người. Việt
Nam ta có câu: “Cây nghiêng chiều nào sẽ đổ theo chiều đó”. Đây cũng là những gì
con người cần suy về cái chết, hơn là sợ hãi, trốn tránh, hoặc phủ nhận cái
chết.