CHÚA NHẬT THỨ SÁU PHỤC SINH
Trò Chơi: Biết Thần Chân Lý
PHÚC ÂM: Joan 14:15-21
“Thầy sẽ xin Cha và Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy
giữ giới răn Thầy. Và Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù
Trợ khác, để Ngài ơœ với các con luôn mãi. Người là Thần Chân Lý mà thế gian
không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài; còn các
con, các con biết Ngài, vì Ngài sẽ ơœ nơi các con và ơœ trong các con. Thầy sẽ
không boœ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con. Một ít nữa, thế gian sẽ không
còn thấy Thầy. Phần các con, các con thấy Thầy vì Thầy sống và các con cũng sẽ
sống. Trong ngày đó, các con sẽ hiểu biết rằng Thầy ơœ trong Cha Thầy, và các
con ơœ trong Thầy, và Thầy ơœ trong các con. Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ
các luật đó, thì người ấy là keœ mến Thầy, và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu
mến và Thầy sẽ yêu nó, và sẽ toœ mình ra cho nó”.
Phúc Âm của Chúa.
Hướng Dẫn:
Mùa Phục Sinh gồm có 7 tuần lễ hay 50 ngày, từ Lễ Phục Sinh đến hết tuần lễ thứ
7, trước Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Trong tuần lễ Thứ Sáu này có Lễ Chúa
Giêsu Thăng Thiên vào Ngày Thứ Năm trong tuần, tức 40 ngày sau Lễ Phục Sinh. Bởi
thế, trong bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ 6 Mùa Phục Sinh hôm nay, Chúa Giêsu đã trấn
an các môn đệ rằng Người sẽ không để họ mồ côi, Người sẽ trở lại với họ, bằng
việc sống trong họ bởi Thần Chân Lý là Đấng An Ủi khác, Đấng ở với và ở trong
các môn đệ, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì họ không thấy cũng chẳng
biết Ngài, còn các môn đệ của Chúa Kitô thì biết. Vậy chúng ta hãy sinh hoạt trò
chơi biết Thần Chân Lý.
Trò Chơi:
1. Ba người nói và một người nghe đóng vai linh hồn đáp lại; ba người nói đứng
đằng sau người nghe: một người đóng vai Cái Tôi, một người vai Thần Chân Lý, và
một người vai Satan.
2. Cái Tôi nói thường là những điều không tốt, nên linh hồn bao giờ cũng phải
nói ngược lại. Chẳng hạn Cái Tôi nói hút thuốc, linh hồn đáp nhai gum, hay Cái
Tôi nói tức quá, linh hồn nói bỏ qua v.v.
3. Thần Chân Lý bao giờ cũng phán dạy những điều thiện hảo, nên người nghe lúc
nào cũng phải đáp theo đúng như lời Ngài phán. Chẳng hạn Thần Chân Lý nói ăn,
linh hồn cũng nói ăn, Thần Chân Lý nói uống, linh hồn cũng thưa uống.
4. Satan là tên cám dỗ con người sa ngã phạm tội nên bao giờ cũng nói lời đẹp mà
lại chất chứa những gì sai trái xấu xa, do đó, người nghe phải nói ngược lại.
Chẳng hạn Satan nói xấu, người nghe nói đẹp, Satan nói lành, người nghe nói dữ
v.v.
5. Mỗi người nói phải cho người nghe biết trước sẽ nói hai câu nào để người nghe
tìm cách đáp lại (nếu cho ấu sinh hay thiếu sinh chơi, phải cho biết trước câu
đáp).
6. Ba người thay phiên nhau nói chứ không phải chỉ có người đóng vai Cái Tôi,
hay Satan hoặc Thần Chân Lý nói xong mới tới phiên khác. Như thế người nghe mới
cần phân biệt tiếng của Cái Tôi, của Satan hay của Thần Chân Lý.
7. Nếu ai đáp lại càng đúng thì càng chứng tỏ là linh hồn ấy được Thần Chân Lý ở
với và dễ sai khiến họ, như Ngài đã sống trong Chúa Kitô vậy.
CHÚA NHẬT THỨ NĂM PHỤC SINH
Trò Chơi: Đường Lối, Sự Thật và Sự Sống
PHÚC ÂM: Joan 14:1-12
“Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy
tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ơœ, nếu
không, Thầy đã nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy
đã ra đi và dọn chỗ cho các con rồi, Thầy sẽ trơœ lại đem các con đi với Thầy,
để Thầy ơœ đâu thì các con cũng ơœ đó. Thầy đi đâu, các con đã biết đường rồi”.
Ông Tôma thưa Người rằng: “Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao
chúng con biết đường đi?” Chúa Giêsu đáp: “Thầy là đường, là sự thật và là sự
sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy. Nếu các con biết Thầy, thì
cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ các con biết và đã xem thấy Người”.
Philipphê thưa: “Lạy Thầy, xin toœ cho chúng con xem thấy Cha và như thế là đủ
cho chúng con”. Chúa Giêsu nói cùng ông rằng: “Philipphê! Thầy ơœ với các con
bấy lâu rồi, thế mà con chưa biết Thầy. Ai thấy Thầy là xem thấy Cha. Sao con
lại nói: Xin toœ cho chúng con xem thấy Cha? Con không tin rằng Thầy ơœ trong
Cha và Cha ơœ trong Thầy ư? Những điều Thầy nói với các con, không phải tự mình
mà nói, nhưng chính Cha ơœ trong Thầy, Ngài làm mọi việc. Các con hãy tin rằng
Thầy ơœ trong Cha, và Cha ơœ trong Thầy. Ít ra các con hãy tin, vì các việc Thầy
đã làm. Thật, Thầy bảo thật các con: Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm những việc
Thầy đã làm. Người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn, vì Thầy về với Cha”.
Phúc Âm của Chúa.
Hướng Dẫn:
Chúa Giêsu Kitô là một mầu nhiệm con người trần gian chúng ta không thể nào hiểu
được, nếu Người không tỏ mình ra cho chúng ta. Ngay chính các thánh tông đồ ở
gần Người trong ba năm mà vẫn chưa hiểu được Người, dù Người đã dùng hết cách để
tỏ mình ra cho các vị. Tất cả mầu nhiệm Chúa Kitô hay tất cả sự thật về Chúa
Giêsu Kitô là ở chỗ Người là ai? Đến thế gian để làm gì? Đó là lý do trong Phúc
Âm Thánh Gioan chúng ta luôn thấy Chúa Giêsu làm chứng về Người, chẳng những với
dân Do Thái nói chung, với thành phần lãnh đạo dân chúng nói riêng, và với cả
dân ngoại mà Philatô đại diện. Và tất cả sự thật về Người có thể gồm tóm trong
câu Người tỏ mình cho các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly hôm nay: “Thày là đường lối,
là sự thật và là sự sống”. Chúa Giêsu Kitô “là đường” ở chỗ Người chứng thực về
Người bằng lời giảng vô cùng khôn ngoan và việc làm phép lạ vô cùng quyền phép,
nhất là bằng cuộc Vượt Qua vô cùng mầu nhiệm của Người. Chúa Kitô “là sự thật” ở
chỗ Người là “Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16), như Thánh Phêrô đã
tuyên xưng. Chúa Kitô “là sự sống” ở chỗ Người là “Chúa và là Thiên Chúa” (Jn
20:28), như tông đồ Tôma tuyên nhận sau khi Người từ trong kẻ chết sống lại. Vậy
Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Phục Sinh Năm A hôm nay chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi
“Thày là đường lối, là sự thật và là sự sống”.
Trò Chơi:
1. Trưởng quản trò làm gì thì đoàn sinh tham dự làm theo như vậy. Ai làm sai sẽ
bị loại, vì không đi theo Thày là đường, không nhận biết Thày là sự thật và
không loan truyền Thày là sự sống.
2. Trưởng quản trò làm những cử động diễn tả Chúa Kitô là đường, là sự thật và
là sự sống như thế này.
3. Để diễn tả Chúa Kitô là đường, trưởng quản trò nói mấy lời nào đó như đang
giảng dạy và sau đó làm một cử chỉ nào đó như đang làm phép lạ.
4. Để diễn tả Chúa Kitô là sự thật, trưởng quản trò quì xuống đất, rồi nằm ngửa
giang tay ra, như Chúa Kitô chịu khổ giá để tỏ ra mình là Đấng Thiên Sai Cứu
Thế.
5. Để diễn tả Chúa Kitô là sự sống, trưởng quản trò ngồi dậy, đứng lên và giang
hai cánh tay lên trời như Chúa Kitô phục sinh từ trong ci chết để màng sự sống
cho con người.
6. Tất cả tham dự viên sẽ làm theo như những gì trưởng quản trò làm để diễn tả
Chúa Kitô là đường, là sự thật và là sự sống.
7. Ai làm sai thì không phải là môn đệ của Chúa Kitô hay không theo sát Chúa
Kitô.
8. Cuối cùng xem bao nhiêu người là môn đệ trung thành của Người.
CHÚA NHẬT THỨ BỐN PHỤC SINH
Trò Chơi: Chủ Chiên và Đàn Chiên
PHÚC ÂM: Joan 10:1-10
“Ta là cưœa chuồng chiên”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: “Thật, Ta bảo thật cùng các ngươi, ai không qua
cưœa mà vào chuồng chiên, nhưng trèo vào lối khác, thì người ấy là keœ trộm
cướp. Còn ai qua cưœa mà vào, thì là keœ chăn chiên. Keœ ấy sẽ được người giữ
cưœa mơœ cho, và chiên nghe theo tiếng keœ ấy. Keœ ấy sẽ gọi đích danh từng con
chiên mình và dẫn ra. Khi đã lùa chiên mình ra ngoài, keœ ấy đi trước và chiên
theo sau, vì chúng quen tiếng keœ ấy. Chúng sẽ không theo người lạ, trái lại,
còn trốn tránh, vì chúng không quen tiếng người lạ”. Chúa Giêsu phán dụ ngôn
nầy, nhưng họ không hiểu Người muốn nói gì. Bấy giờ Chúa Giêsu nói thêm: “Thật,
Ta bảo thật các Ngươi: Ta là cưœa chuồng chiên. Tất cả những keœ đã đến trước
đều là trộm cướp. Và chiên đã không nghe chúng. Ta là cưœa, ai qua Ta mà vào,
thì sẽ được cứu rỗi, người ấy sẽ ra vào và tìm thấy của nuôi thân. Keœ trộm có
đến thì chỉ đến để ăn trộm, để sát hại và phá hủy. Còn Ta, Ta đến để cho chúng
sống và được sống dồi dào”.
Phúc Âm của Chúa.
Hướng Dẫn:
Bài Phúc Âm Chúa Nhật 4 Mùa Phục Sinh hôm nay cho chúng ta thấy sự liên hệ giữa
chủ chiên và chiên. Chiên chỉ theo chủ chiên của mình mà thôi, chứ không theo kẻ
lạ mặt. Chiên phân biệt kẻ lạ với chủ chiên của mình bằng khả năng nghe được
tiếng chủ chiên của mình. Và tiếng quen thuộc của chủ chiên của chúng được tỏ
hiện qua ba đặc tính sau đây: thứ nhất là việc chủ chiên qua cửa mà vào chuồng
chiên chứ không trèo qua hàng rào như kẻ trộm cướp, thứ hai là việc chủ chiên
biết được từng con chiên của mình, và thứ ba là việc chủ chiên đi trước chiên
của mình khi dẫn chúng ra khỏi chuồng. Riêng hành động “đi trước chiên” đây cho
thấy chủ chiên luôn làm gương cho chiên, hiểu biết và tin tưởng chiên, sẵn sàng
đối đầu với những nguy hiểm xẩy đến cho đàn chiên, chứ không phải đi sau, vì
nhút nhát, có gì chạy trước, hay chỉ biết canh chừng sợ chiên bỏ đàn. Vậy chúng
ta hôm nay cùng nhau sinh hoạt trò chơi chủ chiên và đàn chiên.
Sinh Hoạt:
Sau đây là mấy gợi ý:
1. Chia nhóm, một huynh trưởng với ba con chiên thuộc ba ngành trong đoàn.
2. Huynh trưởng đóng vai chủ chiên và ba đoàn sinh đóng vai ba con chiên.
3. Ba con chiên có ba tiếng kêu khác nhau tùy chọn.
4. Chủ chiên phải biết tiếng của từng con chiên trong đàn.
5. Khi chiên nào kêu lên tiếng của mình thì chủ chiên phải nói đúng tên của đoàn
sinh ấy.
6. Nếu không nói đúng cả ba con thì không phải là chủ chiên thật, mà là kẻ lạ
hay trộm cướp, bị loại.
7. Ngược lại, đàn chiên cũng biết tiếng của chủ chiên.
8. Chủ chiên có ba tiếng gọi khác nhau.
9. Hễ nghe tiếng gọi nào chiên phải đáp lại đúng tiếng gọi ấy.
10. Chẳng hạn chủ chiên kêu: A, chiên phải đáp B, C phải đáp D, E phải đáp F
v.v.
11. Nếu chiên nào đáp sai thì không phải là chiên trong đàn, mà là sói hay là
dê. Sẽ bị loại ra ngoài.
12. Trong số chủ chiên đích thực (tức huynh trưởng biết được hết tiếng chiên của
mình, không bị loại), chủ chiên nào được nhiều chiên nhận ra tiếng hơn thì càng
chứng tỏ vị chăn chiên thành công trong việc chăn chiên.
CHÚA NHẬT THỨ BA PHỤC SINH
Câu Đố Thánh Kinh
Phúc Âm thuật lại mấy lần Chúa Giêsu
bẻ bánh?
PHÚC ÂM: Lc 24:13-35
“Hai ông đã nhận ra Người lúc beœ bánh”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Luca.
Cùng ngày thứ nhất trong tuần, có hai môn đệ đi đến một làng tên là Emmaus, cách
Giêruasalem độ sáu mươi dặm. Dọc đường, các ông nói với nhau về những việc vừa
xảy ra. Đang khi họ nói truyện và trao đổi ý kiến với nhau, thì chính Chúa Giêsu
tiến lại cùng đi với họ, nhưng mắt họ bị che phủ nên không nhận ra Người, Người
hoœi: “Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy”? Một
người tên là Clêophas trả lời: “Có lẽ ông là khách hành hương duy nhất ơœ
Giêrusalem mà không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay”.
Chúa hoœi: “Việc gì thế”? Các ông thưa: “Sự việc liên can đến ông Giêsu quê
thành Nagiarét. Người là một vị tiên tri có quyền lực trong hành động và ngôn
ngữ, trước mặt Thiên Chúa và toàn thể dân chúng. Thế mà các trươœng tế và thủ
lãnh của chúng ta đã bắt nộp Người để xưœ tưœ và đóng đinh Người vào thập giá.
Phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Người sẽ cứu Israel. Các việc ấy đã xảy ra
nay đã đến ngày thứ ba rồi. Nhưng mấy phụ nữ trong nhóm chúng tôi, quả thật, đã
làm chúng tôi lo sợ. Họ đến mồ từ tảng sáng. Và không thấy xác Người, họ trơœ về
nói đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng: Người đang sống. Vài người trong chúng
tôi cũng ra thăm mồ và thấy mọi sự đều đúng như lời các phụ nữ đã nói; còn Người
thì họ không gặp”. Bấy giờ Người bảo họ: “Ôi keœ khờ dại chậm tin các điều tiên
tri đã nói! Chớ thì Đấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh
quang sao”? Đoạn Người bắt đầu từ Môisen đến tất cả các tiên tri, giải thích cho
hai ông tất cả các lời Kinh thánh chỉ về Người. Khi gần đến làng hai ông định
tới, Người giả vờ muốn đi xa hơn nữa. Nhưng hai môn đệ nài ép Người rằng: “Mời
ông ơœ lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn”. Người liền vào
với các ông. Đang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng,
beœ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người. Đoạn Người biến
mất. Họ bảo nhau: “Phải chăng lòng chúng ta đã chẳng sốt sắng lên trong ta, khi
Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta đó ư”? Ngay lúc ấy
họ chỗi dậy trơœ về Giêrusalem, và gặp mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ
họp. Họ bảo hai ông: “Thật Chúa đã sống lại, và đã hiện ra với Simon”. Hai ông
cũng thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc beœ
bánh như thế nào.
Phúc Âm của Chúa.
Câu đố:
Phúc Âm Thánh Luca hôm nay thuật lại Chúa Giêsu hiện ra với 2 môn đệ đang buồn
phiền bối rối đi về làng Emmau, không xa Giêrusalem bao nhiêu, cách độ 6 dặm,
tức đi bộ khoảng hơn kém 2 tiếng đồng hồ là tới. Hai môn đệ này, trong khi các
tông đồ không dám đi đâu, cứ đóng cửa ru rú ở trong nhà, lại dám ra mặt đi hơi
xa như vậy là vì có lý do quan trọng. Nhưng các vị không dám đi một mình, mà là
đi có nhau và vào lúc buổi chiều chiều vắng người để tránh mắt của người Do
Thái. Với tâm trạng vừa lo sợ lại vừa bối rối như thế, hai vị đã không hề biết
được nhân vật thứ ba đến đồng hành với các vị chính là Thày của các vị, Đấng đã
lợi dụng chính tâm trạng của các vị để tỏ mình ra cho các vị. Không những bằng
lời của Người trên đường đi, mà còn bằng việc Người làm trong quán trọ nữa. Đó
là việc Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ. Và chỉ cho
tới lúc ấy các môn đệ mới nhận ra Thày mình quả thực đã sống lại.
Vậy dấu hiệu chứng tỏ Chúa Giêsu thực sự đã phục sinh chẳng những là các dấu
thánh trên tay và cạnh sườn Người, mà còn là dấu hiệu bẻ bánh nữa. Nói cách
khác, Thánh Giá và Thánh Thể là dấu hiệu sống động và là chứng từ hùng hồn cho
thấy một Chúa Kitô Phục Sinh vậy. Thế nhưng, vấn đề ở đây là
Thứ nhất, tại sao Chúa Giêsu không dùng một dấu hiệu nào khác để tỏ mình cho hai
môn đệ đi Emmau này mà lại là dấu hiệu bẻ bánh?
Thứ hai, cử chỉ bẻ bánh này, cử chỉ quen thuộc này của Chúa Giêsu, đến nỗi đã
làm cho các môn đệ nhờ đó nhận ra Người, đã được Phúc Âm thuật lại mấy lần? Và
là những lần nào?
Giải Đáp:
Tỏ mình ra cho ai, Chúa đều lợi dụng hoàn cảnh thích hợp và tâm trạng khao khát
của họ. Đó là câu trả lời chung chung cho vấn nạn thứ nhất. Thật vậy, nếu tác
động ngay trước khi tỏ mình ra là ai, nơi trường hợp với phụ nữ Samaritanô, Chúa
Giêsu đã chạm đến đời tư tội lỗi của chị phụ nữ này thế nào: “Hãy về gọi chồng
chị ra đây”, và nơi trường hợp với người mù từ lúc mới sinh, Người đã chạm đến
chính tấm lòng rất chân thành của anh ta, bằng câu hỏi “anh có tin Con Người
không?”, thì nơi trường hợp hai môn đệ về Emmau, Người cũng đã lợi dụng lòng
thành của họ mời Người ở lại với họ, và lợi dụng cả hoàn cảnh của một bữa tối để
tỏ ra cho họ thấy Người, bằng một dấu hiệu hết sức quen thuộc với các vị, đó là
“khi Người ngồi ăn với họ, Người đã cầm lấy bánh, chúc tụng, bẻ ra và trao cho
họ”. Phải, sở dĩ hai môn đệ này nhận ra Thày mình ngay lúc bấy giờ, như Phúc Âm
hôm nay diễn tả: “Thấy thế, mắt họ mở ra và nhận ra Người”, là vì chỉ có Thày
mới làm như thế, mới làm cử chỉ này mỗi lần ăn uống với các môn đệ của Người mà
thôi. Đặc biệt là hai lần Người đã làm cùng một cử chỉ này trước khi hóa bánh ra
nhiều để nuôi đám dân chúng chịu khó đi theo nghe Người giảng trong hoang địa
(xem Mt 14:19, 15:36). Nhất là lần Người chính thức thiết lập Bí Tích Thánh Thể
(xem Mt 26:26). Như thế, Phúc Âm thuật lại tất cả là 4 lần Chúa Giêsu thực hiện
cử chỉ bẻ bánh: 2 lần hóa bánh ra nhiều, 1 lần lập Bí Tích Thánh Thể và 1 lần
với hai môn đệ đi Emmau.
CHÚA NHẬT THỨ HAI PHỤC SINH
Câu Đố Thánh Kinh
Phúc Âm đã thuật lại bao nhiêu lần
Chúa Kitô Phục Sinh Hiện Ra?
PHÚC ÂM: Joan 20:19-31
“Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cưœa nhà các môn đệ họp đều đóng
kín, vì sợ người Do Thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng:
“Bình an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn
Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các
ông rằng: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói
thế rồi, người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần,
các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thi tội người
ấy bị cầm lại”. Bấy giờ trong Mười Hai Tông Đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không
cùng ơœ với các ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông
rằng: “Chúng tôi đã xem thấy Chúa”. Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: “Nếu
tôi không nhìn thấy vết đinh ơœ tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ
đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”. Tám
ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ơœ với các ông. Trong khi
các cưœa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: “Bình an cho các
con”. Đoạn người nói với Tôma: “Hãy xoœ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay
Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xoœ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy
tin”. Tôma thưa rằng: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”. Chúa Giêsu nói với
ông: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không
thấy mà tin”. Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và
không có ghi chép trong sách nầy. Nhưng các điều nầy đã được ghi chép để anh em
tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống
nhờ danh Người.
Phúc Âm của Chúa.
Câu đố:
Phúc Âm Thánh Gioan hôm nay thuật lại Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ hai lần
liền, cách nhau 8 ngày hay một tuần. Vậy các Phúc Âm đã thuật lại bao nhiều lần
Chúa Giêsu đã hiện ra sau khi phục sinh từ trong kẻ chết? Đó là những lần nào?
Lúc nào, với ai, tại đâu và để làm gì?
Giải Đáp:
Các Phúc Âm thuật lại tất cả là 8 lần Chúa Giêsu đã hiện ra sau khi sống lại từ
trong kẻ chết:
ở Lần thứ nhất vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, với các bà trên đường các
bà đang chạy về báo tin cho các tông đồ, để xác nhận lời thiên thần bảo các bà
hãy về báo tin cho các môn đệ của Chúa là Người đã sống lại (xem Mathêu
28:8-10);
ở Lần thứ hai cũng vào sáng sớm của ngày thứ nhất trong tuần, với riêng một mình
Mai Đệ Liên (không chạy về với các phụ nữ khác song) ở lại bên mồ tìm xác Chúa,
để bảo chị về báo tin cho anh em của Chúa là Người đang lên cùng Cha (xem Gioan
20:14-18; Marcô 16:9-10);
ở Lần thứ ba vào buổi chiều tối ngày thứ nhất trong tuần, với hai môn đệ đi
Emmau ở trong một quán trọ, để tỏ mình trấn an các vị (xem Luca 24:13-32; Marcô
16:12-13);
ở Lần thứ bốn cũng vào chiều tối ngày thứ nhất trong tuần, với các tông đồ trong
Nhà Tiệc Ly, để chứng thực Người đã sống lại và ban Thánh Thần cho các vị (xem
Gioan 20:19-23; Luca 24:36-45; Marcô 16:14);
ở Lần thứ năm vào tám ngày sau, với các tông đồ, có cả Tôma, tại Nhà Tiệc Ly, để
chứng tỏ cho Tôma thấy mà tin rằng Người đã thực sự từ trong kẻ chết sống lại
(xem Gioan 20:24-29);
ở Lần thứ sáu vào một buổi sáng sau biến cố tám ngày, với 7 tông đồ trên bờ biển
hồ Tibêria, để trao quyền chăn dắt cho riêng Tông Đồ Phêrô cũng như để nói về số
phận của Tông Đồ Phêrô cũng như Tông Đồ Gioan (xem Gioan 21:1-23);
ở Lần thứ bảy vào một ngày nào đó tại Galilêa, trên một ngọn núi, với đầy đủ các
tông đồ để truyền các vị đi tuyển mộ môn đệ khắp thế giới, ban bí tích rửa tội
và dạy dỗ cho tín hữu (xem Mathêu 28:16-20);
ở Lần thứ tám vào ngày Người lên trời ở gần Bêthania, sau khi Người đã căn dặn
các vị ở lại Giêrusalem để chờ đón Thánh Thần như lời Người hứa (xem Luca
24:46-53).
Căn cứ vào tám lần hiện ra trên đây, bài Phúc Âm Thánh Gioan cho Chúa Nhật II
Phục Sinh hôm nay thuật lại Chúa Giêsu hiện ra lần thứ bốn và năm.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL