(1)
Thiên Chúa, Đấng
Tỏ Mình ra,
là Nguồn Đức
Tin của Chúng Ta
K |
hởi điểm cho loạt
bài giáo lý về Thiên Chúa là Đấng tỏ mình ra vẫn là
đoạn văn của Công Đồng Vaticanô II: “Theo sự
thiện hảo và khôn ngoan của mình, Thiên Chúa đã muốn
mạc khải mình ra cũng như muốn tỏ chúng ta biết
mục đích kín đáo của ý Ngài muốn (x.Eph.1:9), nhờ
đó, qua Đức Kitô, Lời đã hóa thành nhục thể,
con người có thể, trong Thánh Linh, đến được
cùng Cha và thông phần bản tính thần linh” (x.Eph.2:18; 2Pet.1:4).
Bởi thế, qua mạc khải này, Thiên Chúa vô hình
(x.Col.1:15; 1Tim.1:17), bởi sự viên mãn của tình yêu mình, đã
nói với con người như bạn hữu (x.Ex.33:11;
Jn.15:14-15) và sống giữa họ (x.Bar.3:38), để Ngài
có thể mời gọi và làm cho họ được hiệp
thông với Ngài” (Hiến Chế Dei
Verbum, đoạn 2).
Thế
nhưng, chúng ta đã xét đến việc có thể nhận
biết Thiên Chúa nhờ nguyên tài năng lý trí của con người.
Theo giáo huấn liên tục của Giáo Hội, được
Công Đồng Chung Vaticanô I đặc biệt diễn tả
(Hiến Chế Tín Lý Dei Filius, đoạn
2) và được Công Đồng Chung Vaticanô II lập lại
(Hiến Chế Tín Lý Dei Verbum,
đoạn 6), thì lý trí con người có khả năng và
khả kiện này: “Thiên Chúa, nguyên ủy và là cùng đích tất
cả mọi sự, có thể được nhận biết
một cách chắc chắn qua thế giới thụ tạo
bằng ánh sáng của lý trí con người (x.Rm.1:20)”. Tuy nhiên,
mạc khải thần linh lại cần thiết “để
những chân lý tôn giáo, mà theo bản chất của chúng lý
trí nhân loại vốn có thể nhận ra, có thể được
tất cả mọi người nhận biết một cách
dễ dàng, vững chắc, không mang dấu vết sai lầm,
ngay cả ở tình trạng hiện tại của nhân loại”.
Kiến
thức về Thiên Chúa nhờ lý trí này, một kiến thức
đạt đến Ngài “qua các sự vật tạo thành”,
thì gắn liền với bản chất suy luận của
con người. Kiến thức ấy cũng gắn liền
với dự án nguyên thủy của Thiên Chúa, Đấng
muốn con người, bằng việc ban cho họ bản
chất suy luận này, có thể nhận biết Ngài. “Thiên
Chúa, Đấng đã dựng nên tất cả mọi sự
bởi Lời (x.Jn.1:3) và bảo tồn chúng hiện hữu,
ban cho con người một chứng cớ về mình kéo dài
nơi các thực tại tạo thành (x.Rm.1:19-20)” (Hiến
Chế Dei Verbum, đoạn
3). Chứng cớ này được ban cho như một tặng
ân, đồng thời được lưu lại như
một đối tượng để học hỏi về
phần lý trí của con người. Nhờ kỹ lưỡng
và kiên trì đọc chứng cớ nơi những sự vật
tạo thành này mà lý trí con người hướng về
Thiên Chúa và tiến đến với Ngài. Theo một nghĩa
nào đó thì đây là một lối “lên”. Sử dụng những
bậc thang tạo vật, con người tiến lên cùng
Thiên Chúa bằng việc đọc thấy chứng cớ
nơi sự có, sự thật, sự thiện và sự mỹ
mà các tạo vật mang trong mình.
Cách
thức hiểu biết này, ở một nghĩa nào đó,
bắt nguồn từ con người và lý trí của họ,
khiến tạo vật lên cùng Hóa Công. Chúng ta có thể gọi
nó là đường lối “nhận biết”. Có một đường
lối thứ hai, đó là đường lối “đức
tin”, một đường lối bắt nguồn hoàn toàn
nơi Thiên Chúa. Hai đường lối này khác nhau, song chúng
đều gặp nhau nơi chính con người, và theo một
nghĩa nào đó, hoàn toàn hỗ tương và trợ giúp
nhau.
Không
giống như kiến thức nhờ lý trí mà có, một kiến
thức bắt đầu nơi “tạo vật” và chỉ
gián tiếp dẫn đến Thiên Chúa, kiến thức nhờ
đức tin lấy từ nguồn mạc khải mà có, một
kiến thức nhờ đó Thiên Chúa trực tiếp “tỏ
mình ra”. Thiên Chúa mạc khải mình ra. Ngài để cho mình được
nhận biết, bằng việc bộc lộ “mục đích
kín nhiệm của ý Ngài muốn” (Eph.1:9). Ý của Thiên Chúa
muốn là, con người, nhờ Đức Kitô, Lời làm
người, có thể đến cùng Cha trong Thần Linh và
trở nên thành phần được thông phần vào bản
tính thần linh. Bởi thế, cùng một lúc tỏ dự
án cứu độ con người của mình ra, Thiên Chúa cũng
mạc khải “bản thân mình” cho con người. Một
mình lý trí con người không thể nào biết được
dự án cứu độ nhiệm mầu của Thiên Chúa.
Ngay cả con người tinh khôn nhất, đọc thấy
chứng cớ của Thiên Chúa nơi các sự vật tạo
thành, cũng không thể nào tỏ cho trí khôn nhân loại biết
được những chân trời siêu nhiên này. Trí khôn nhân
loại không vươn tới “con đường cứu độ
cao cả” (như lối diễn tả của Hiến Chế
Dei Verbum, đoạn 3), một
đường lối gắn liền với “tặng ân
Thiên Chúa ban tặng chính mình” cho con người. Trong việc
mạc khải chính mình, tự Thiên Chúa “mời gọi và làm
cho con người được hiệp thông với Ngài”
(x. Hiến Chế Verbum Dei, đoạn
2).
Chỉ
việc nhớ kỹ những điều này thì chúng ta có
thể hiểu được đức tin thực sự
là gì, nội dung của lời tuyên xưng “tôi tin kính” ra
sao.
Nếu
công nhận rằng đức tin ở tại việc chấp
nhận những gì Thiên Chúa mạc khải là thực, thì Công
Đồng Chung Vaticanô II đã có lý nhấn mạnh đức
tin cũng là một đáp ứng của cả con người,
khi đề cao chiều kích “hiện hữu” và “cá nhân” của
tác động đáp ứng này. Thật vậy, nếu Thiên
Chúa “mạc khải chính mình” và bộc lộ “mục đích
kín nhiệm của ý Ngài muốn” trong việc cứu độ,
thì cũng hợp lý để chứng tỏ cùng Thiên Chúa, Đấng
mạc khải chính mình, một “lòng tuân phục tin tưởng”
được thể hiện qua tác động cả con
người tự nguyện phó mình cho Thiên Chúa, bằng việc
cho Ngài thấy “sự suy phục của trí khôn với lòng
muốn” (Công Đồng Chung Vaticanô I) và “việc tự tình
chấp nhận chân lý Ngài mạc khải” (Hiến Chế Dei Verbum, đoạn 5).
Trong
việc hiểu biết bằng đức tin, con người
chấp nhận tất cả nội dung siêu nhiên cứu độ
của mạc khải là chân thật. Thế nhưng, sự
kiện này đồng thời cũng dẫn họ vào một
mối liên hệ riêng tư sâu xa với Thiên Chúa là Đấng
mạc khải mình ra. Nếu chính nội dung của mạc
khải là việc “thông mình” cứu độ của Thiên
Chúa, thì việc đáp ứng của đức tin cũng đúng
thực ở chỗ con người - khi chấp nhận nội
dung cứu độ đó như là một sự thật
- đồng thời cũng “phó trót toàn thân mình cho Thiên Chúa”.
Chỉ khi nào con người hoàn toàn “phó mình cho Thiên Chúa” họ
mới đáp ứng cách xứng hợp.
(Bài Giáo Lý ngày 27 tháng 3 năm
1985)