(11)

Thiên Chúa la ø

Thiên Chúa Ba Ngôi,

Cha và Con và Thánh Thần

 

 

G

iáo Hội tuyên xưng đức tin của mình nơi Thiên Chúa duy nhất, Đấng đồng thời cũng là Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh và khôn tả: Cha, Con và Thánh Linh. Giáo Hội đã sống bởi chân lý được chứa đựng trong những mẫu tuyên xưng đức tin cổ kính nhất này. Đức Phaolô VI đã nhắc lại chân lý này vào thời đại chúng ta, dịp kỷ niệm 1900 tử đạo của hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô (1968), trong một mẫu tuyên xưng đức tin ngài đã diễn đạt được gọi là Kinh Tin Kính của Dân Thiên Chúa.

            Chỉ có “Đấng muốn tỏ mình cho chúng ta và Đấng “ở trong một ánh sáng không thể đạt tới” (1Tim.6:16), tự mình ở trên mọi danh xưng, trên mọi sự và trên mọi thụ tạo có lý trí... mới có thể ban cho chúng ta một kiến thức chính xác và trọn vẹn về thực tại này, bằng việc tỏ mình ra là Cha và Con và Thánh Thần, Đấng mà chúng ta, nhờ ân sủng, được thông phần sự sống đời đời, trong một đức tin tăm tối ở dưới thế này và trong một ánh sáng vĩnh cửu đời sau...” (L’Osservatore Romano, ấn bản Anh Ngữ, 11/7/1968, trang 4).

            Đối với chúng ta, Thiên Chúa không thể nào hiểu thấu. Ngài muốn tỏ mình cho chúng ta, không chỉ như Đấng Tạo Hóa và là Cha Toàn Năng duy nhất, mà còn là Cha và Con và Thánh Thần. Mạc khải này tỏ ra cho thấy, ngay trong chính nguồn gốc của mình, sự thật về Thiên Chúa, Đấng là tình yêu: Thiên Chúa là tình yêu trong chính sự sống nội tại của một thần tính duy nhất. Tình yêu này được tỏ ra như là một mối hiệp thông khôn dò của các ngôi vị.

            Mầu nhiệm này - mầu nhiệm sâu xa nhất, mầu nhiệm sự sống nội tại của chính Thiên Chúa - đã được Chúa Giêsu Kitô tỏ ra cho chúng ta: “Người là Đấng ở nơi Cha và là Đấng đã tỏ Cha ra” (Jn.1:18). Những lời cuối cùng Đức Kitô đã phán với các tông đồ để kết thúc sứ mệnh trần thế của mình sau khi phục sinh, theo Phúc Aâm Thánh Mathêu, là: “Vậy các con hãy đi tuyển mộ các môn đồ nơi khắp các dân nước. Các con hãy rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt.28:19). Những lời này khởi sự cho sứ mệnh của Giáo Hội và nói lên công việc nòng cốt tạo nên Giáo Hội. Công việc trước hết của Giáo Hội là giảng dạy và làm phép rửa - làm phép rửa tức là “dìm xuống” (bởi thế người ta mới rửa tội bằng nước) - để tất cả được thông phần sự sống Ba Ngôi Thiên Chúa.

            Qua những lời cuối cùng này, Chúa Giêsu Kitô đã nói lên tất cả những gì trước đó Người đã giảng dạy về Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần. Từ ban đầu Người đã loan truyền sự thật về Thiên Chúa duy nhất hợp với truyền thống của dân Yến Duyên. Chúa Giêsu đã trả lời vấn nạn: “Giới răn nào cao trọng nhất trong các giới răn?” khi nói: “Giới răn cao trọng nhất là, ‘Hỡi Yến Duyên, hãy nghe đây: Chúa, Thiên Chúa của chúng ta, là Chúa duy nhất’” (Mk.12:29). Đồng thời, Chúa Giêsu cũng luôn luôn gọi Thiên Chúa như “Cha của Người”, cho đến nỗi xác nhận: “Tôi và Cha Tôi là một” (Jn.10:30). Cũng thế, Người đã mạc khải “Thần Chân Lý là Đấng nhiệm xuất từ Cha” và là Đấng - như Người bảo đảm với chúng ta - “Thày sẽ từ Cha sai đến cùng các con” (Jn.15:26).

            Những lời ban phép rửa tội “nhân danh Chúa Cha, nhân danh Chúa Con và nhân danh Thánh Linh”, do Chúa Giêsu ký thác cho các tông đồ vào lúc kết thúc sứ mệnh trần thế của Người có một tầm mức quan trọng đặc biệt. Những lời này đã đúc kết sự thật về Ba Ngôi Chí Thánh, bằng việc đặt sự thật này làm nền tảng cho đời sống bí tích của Giáo Hội. Sự sống đức tin của tất cả Kitô hữu bắt đầu ở bí tích rửa tội, bằng việc dìm mình vào mầu nhiệm của Thiên Chúa hằng sống. Những bức thư của các tông đồ đã chứng tỏ điều này, nhất là những bức thư của Thánh Phaolô. Trong số các mẫu tuyên xưng Ba Ngôi nơi các bức thư này, câu nổi nhất cũng là câu luôn được dùng trong phụng vụ đó là câu ở Bức Thư Thứ Hai gửi giáo đoàn Côrintô: “Nguyện xin ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, tình yêu của Thiên Chúa (Cha) và ơn thông hiệp của Thánh Linh ở cùng tất cả anh chị em” (13:14). Chúng ta còn thấy những câu khác trong Bức Thư Thứ Nhất gửi giáo đoàn Côrintô, Bức Thư gửi giáo đoàn Eâphêsô, cũng như trong Bức Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô, ngay phần mở của chương thứ nhất (1Pt.1:1-2).

            Toàn thể việc phát triển đời sống cầu nguyện của Giáo Hội đã gián tiếp mặc lấy ý thức và chiều hướng Ba Ngôi - trong Thần Linh, nhờ Đức Kitô, đến Chúa Cha.

            Đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi từ ban đầu đã đi vào truyền thống của đời sống Giáo Hội cũng như Kitô hữu là như thế. Để rồi, toàn thể phụng vụ đã mang - và đang mang - thực sự tính cách Chúa Ba Ngôi, vì phụng vụ diễn đạt một công cuộc thần linh. Người ta phải nhấn mạnh rằng đức tin vào ơn cứu độ, tức là đức tin vào công việc cứu độ của Chúa Kitô, đã đóng góp vào việc hiểu biết mầu nhiệm Ba Ngôi Thánh Hảo cao cả này. Mầu nhiệm này tỏ hiện sứ mệnh của Chúa Con cũng như sứ mệnh của Thánh Linh là Đấng nhiệm xuất “từ Cha” trong cung lòng Ba Ngôi hằng hữu. Mầu nhiệm này tỏ cho thấy “công cuộc của Ba Ngôi” hiện diện nơi công việc cứu chuộc cũng như nơi công việc thánh hóa. Trước hết, Ba Ngôi Thánh Hảo được loan truyền qua việc cứu độ, tức là, qua kiến thức về “công cuộc cứu độ”, một công cuộc Đức Kitô đã loan báo và thực hiện trong sứ mệnh thiên sai của Người. Đường lối dẫn đến kiến thức về Ba Ngôi “hòa nhập”, về mầu nhiệm sự sống nội tại của Thiên Chúa, được bắt đầu từ kiến thức này.

            Theo ý nghĩa ấy thì Tân Ước chứa đựng trọn vẹn mạc khải Ba Ngôi. Thiên Chúa tỏ mình ra vừa là Thiên Chúa đối với chúng ta và vừa là Thiên Chúa ở nơi chính mình Ngài, tức ở trong sự sống nội tại của Ngài, bằng việc mạc khải về mình nơi Chúa Giêsu Kitô. Sự thật “Thiên Chúa là tình yêu” (1Jn.4:16), được Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan nói lên, ở đây là một nguyên tố chính. Sự thật này tỏ cho thấy Đấng là Thiên Chúa đối với chúng ta. Sự thật này cũng tỏ cho thấy Đấng là Thiên Chúa trong chính mình Ngài, (tùy khả năng trí khôn con người hiểu biết và ngôn ngữ con người diễn đạt). Ngài là một Hiệp Nhất, tức là, Hiệp Thông giữa Cha, Con và Thánh Linh.

            Cựu Ước không tỏ cho thấy sự thật này một cách rõ ràng. Cựu Ước dọn đường cho sự thật này bằng cách tỏ cho thấy Vai Trò Thân Phụ của Thiên Chúa nơi việc thiết lập giao ước với dân Ngài, và bằng cách tỏ ra việc Ngài hoạt động nơi thế gian với Sự Khôn Ngoan, với Lời và với Thần Linh (x.Wis.7:22-30; Pro.8:22-30; Ps.33:4-6, 147:15; Is.55:11; Wis.12:1; Is.11:2; Sir.48:12). Cựu Ước đã đúc kết trọn vẹn sự thật về Thiên Chúa duy nhất, một móc nối nơi tôn giáo độc thần, trước hết nơi dân Yến Duyên rồi sau đó ở ngoài dân tộc này. Thế nên, người ta phải kết luận rằng Tân Ước đã mang lại trọn vẹn mạc khải về Ba Ngôi Thánh Hảo. Sự thật về Ba Ngôi từ ban đầu, nhờ phép rửa và phụng vụ, đã là nền tảng của đức tin sống động nơi cộng đồng Kitô hữu. Các qui luật đức tin mà chúng ta thường gặp thấy cả trong những bức thư của các tông đồ cũng như trong lời rao giảng tiên khởi đều có chỗ đứng của mình nơi giáo lý cũng như nơi lời cầu nguyện của Giáo Hội.

            Việc hình thành tín lý Chúa Ba Ngôi liên quan đến việc bảo chống các lạc thuyết của các thế kỷ đầu là một đề tài biệt lập. Sự thật về Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm sâu xa nhất của đức tin và cũng là mầu nhiệm khó hiểu nhất. Việc có thể cắt nghĩa sai lầm đã xẩy ra, nhất là khi Kitô giáo giao tiếp với văn hóa và triết lý Hy Lạp. Đó là trường hợp “ghi khắc” cho đúng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi “vào ngôn từ hữu thể”. Tức là để diễn tả mầu nhiệm này, bằng một thể thức chính xác, theo ngôn ngữ triết học thời đại, các ý niệm xác nhận dứt khoát cả sự hiệp nhất lẫn ba ngôi vị nơi Thiên Chúa theo mạc khải của chúng ta.

            Việc này đã thực hiện trước hết ở hai đại Công Đồng Chung Nicêa (325) và Contantinôpôli (381). Kinh Tin Kính Nicêa-Contantinôpôli là hoa trái trổ sinh từ Huấn quyền của hai công đồng này. Giáo Hội từ thời đó đã nói lên đức tin của mình vào Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần. Khi nhắc lại việc của các công đồng là người ta đề cập đến một số thần học gia đặc biệt nổi nang, nhất là những vị trong số các Giáo Phụ của Hội Thánh. Trước thời Công Đồng Chung Nicêa, chúng ta có thể kể đến Giáo Phụ Tertullianô, Cyprianô, Origin, Irênêô; trong thời công đồng này có Giáo Phụ Anathasiô và Eâphêsô người Syrian; thời trước Công Đồng Chung Contantinôpôli, chúng ta nhớ đến các vị Giáo Phụ Basiliô Cả, Gregoriô Nazianzenô và Gregoriô Nyssia, Hylariô xuống tới Giáo Phụ Ambrosiô, Augustinô và Lêô Cả.

            Từ thế kỷ thứ năm, chúng ta có kinh tin kính được gọi là Kinh Tin Kính Athanasiô là kinh bắt đầu với chữ Quicumque. Kinh này như là một loại dẫn giải Kinh Tin Kính Nicêa-Contantinôpôli.

            Kinh Tin Kính Dân Chúa của Đức Phaolô VI xác nhận đức tin của Giáo Hội nguyên khai khi tuyên xưng: “Mối liên kết nhau đời đời làm nên Ba Ngôi, những ngôi vị đều là Hữu Thể Thần Linh và cùng là một Hữu Thể Thần Linh, là sự sống sâu thẳm phúc đức nhất của Thiên Chúa ba lần thánh, vô cùng vượt trên tất cả những gì chúng ta có thể hiểu được theo tầm mức con người” (x.DS 804) (L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 11/7/1968, trang 4) - thực sự là Thiên Chúa Ba Ngôi khôn tả và Chí Thánh - Thiên Chúa Duy Nhất.

 

                        (Bài Giáo Lý ngày 9 tháng 10 năm 1985)