(14)
Chúa Kitô là
Con Thiên Chúa hằng sống
“T |
ôi tin kính một Thiên Chúa là Cha
Toàn Năng... Tôi tin kính... Chúa Giêsu Kitô, Con một Thiên Chúa,
sinh bởi Chúa Cha từ trước muôn đời, Người
là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Aùnh Sáng bởi Aùnh Sáng, Thiên Chúa
thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không
phải tạo thành, đồng bản thể với Chúa
Cha...”
Những lời Kinh Tín Kính Nicêa-Contantinôpôli này là một
diễn đạt tổng hợp của các Công Đồng
Chung Nicêa và Contantinôpôli. Hai công đồng chung này đã làm sáng tỏ giáo lý Chúa Ba Ngôi của
Giáo Hội, vậy cùng với hai công đồng này chúng ta
hãy tuyên xưng đức tin của chúng ta vào Con Thiên Chúa.
Chúng ta tiến đến mầu nhiệm Chúa Giêsu
kitô là như thế. Ngày hôm nay cũng như những
thế hệ trước kia, Chúa Giêsu vẫn
thử hỏi loài người bằng các lời nói và việc
làm của Người. Được đức
tin linh động, Kitô hữu chứng tỏ cho Người
thấy tình yêu và lòng sùng kính của mình. Ngay
cả một số người không phải Kitô hữu cũng
thành tâm tôn tụng Người.
Vậy
đâu là cái bí mật thu hút mà Đức
Giêsu Nazarét thể hiện? Việc tìm kiếm thân phận
trọn vẹn của Chúa Giêsu Kitô ngay từ đầu đã
gắn liền với cõi lòng và lý trí của Giáo Hội, một
Giáo Hội loan truyền Người là Con Thiên Chúa, Ngôi Hai
trong Ba Ngôi Chí Thánh.
Thiên Chúa vẫn nói với chúng ta “qua các tiên tri và
trong những ngày sau hết này... qua một Người
Con”, như Bức Thư gửi giáo đoàn Do Thái viết
(1:1-2). Thiên Chúa đã tỏ mình ra là Người
Cha của Người Con hằng hữu đồng bản
thể. Về phần mình, Chúa Giêsu cũng tỏ ra thân
phận con cái thần linh của Người qua việc
cho thấy vai trò làm cha của Thiên Chúa. Tình phụ
tử thần linh được liên hệ chặt chẽ
trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. “Ngôi Vị Cha là một,
Ngôi Vị Con là hai và Ngôi Vị Thánh Linh là ba; thế nhưng
thần tính của Cha, của Con và của Thánh Linh chỉ
là một, bằng nhau trong vinh quang, cùng hằng hữu trong
uy quyền... Ngôi Con không phải được
làm nên hay được tạo thành mà là được
sinh ra bởi một mình Ngôi Cha” (Biểu hiệu Quicumque).
Đức
Giêsu Nazarét là Đấng đã kêu lên: “Con tạ ơn Cha là
Chúa trời đất, vì Cha đã dấu kẻ khôn ngoan và
hiểu biết những điều Cha mạc khải cho
những trẻ bé mọn...” cũng là Đấng đã long
trọng xác nhận: “Tất cả mọi sự Cha Thày đã
ban cho Thày; nên không ai biết Con trừ ra Cha, và không ai biết
Cha trừ ra Con và người được Con tỏ ra
cho” (Mt.11:25,27).
Chúa
Con, khi đến trong thế gian “để tỏ Cha ra” như
chỉ có mình Người biết Ngài, thì đồng thời
cũng đã tỏ mình ra như Người Con chỉ có mình
Cha biết. Mạc khải này được nâng đỡ
bởi ý thức mà ngay từ còn nhỏ Chúa Giêsu đã tỏ
cho Mẹ Maria và Thánh Giuse rằng “Người phải lo đến
công cuộc Cha của Người” (x.Lk.2:49). Lời mạc
khải của Người, hơn nữa, còn được
vững mạnh bởi chứng của Chúa Cha, nhất là ở
những trường hợp nhất định, như
trong việc lãnh nhận phép rửa ở sông Dược Đăng.
Những người hiện diện bấy giờ đã
nghe thấy tiếng nói mầu nhiệm: “Đây là Con Ta yêu
dấu, Người rất đẹp lòng Ta” (Mt.3:17), hay
trong cuộc biến hình trên núi (x.Mk.9:7 và các đoạn tương
đương).
Sự mệnh của Chúa Giêsu Kitô trong việc mạc
khải Chúa Cha bằng việc tỏ mình ra như Người
Con đã không tránh khỏi khó khăn. Người
phải thắng vượt những trở ngại bắt
nguồn từ tâm thức độc thần triệt để
nơi thính giả của Người. Họ đã được
đào luyện theo giáo huấn của Cựu
Ước, để trung thành với truyền thống kể
từ Abraham và Moisen, cũng như để chống lại
với chủ trương đa thần. Chúng ta thấy
nhiều dấu vết khó khăn này trong các Phúc Aâm, nhất
là trong Phúc Aâm theo Thánh Gioan. Chúa
Giêsu đã có thể lấy khôn ngoan chế ngự nó, ở
chỗ thay thế vào giáo huấn chính xác cao cả bằng
những dấu hiệu mạc khải giúp cho các môn đệ
dễ dàng chấp nhận.
Chúa
Giêsu đã nói với các thính giả của Người bằng
một đường lối dứt khoát rõ ràng: “Cha là Đấng
sai Tôi làm chứng cho Tôi”. Với câu hỏi: “Cha ông ở đâu?”, Người trả lời: “Qúi vị không
biết Tôi cũng chẳng biết Cha Tôi; nếu qúi vị
biết Tôi, qúi vị cũng sẽ biết Cha Tôi nữa...”,
“Tôi nói những gì Tôi đã thấy nơi Cha Tôi...”. Đối
với thành phần chống đối Người rằng
“Chúng tôi chỉ có một Người Cha là Thiên Chúa...”, Người đã vặn lại: “Nếu
Thiên Chúa là Cha của qúi vị thì qúi vị phải yêu mến
Tôi, vì Tôi sinh bởi và đến từ Cha... Ngài đã sai Tôi...”,
“Thật thế, thật thế, Tôi cho qúi vị hay, Tôi hiện
hữu trước cả lúc Abraham có” (x.Jn.8:12-59).
Chúa
Kitô phán: “Tôi hiện hữu”, giống như bao thế kỷ
trước, tại chân Núi Horeb, khi Moisen hỏi danh xưng
thần linh, Thiên Chúa đã trả lời: “Ta là Đấng
hiện hữu” (x.Ex.3:14). Những lời của Chúa Kitô:
“Tôi hiện hữu trước cả lúc Abraham có” đã gây
ra một phản ứng dữ dội nơi các thính giả,
thành phần “tìm cách sát hại Người, vì Người
gọi Thiên Chúa là Cha mình, đặt mình ngang hàng với Thiên
Chúa” (Jn.5:18).
Chúa
Giêsu không chỉ giới hạn mình ở chỗ phán: “Cha Tôi
làm việc cho tới nay nên Tôi cũng đang làm việc đây”
(Jn.5:17), mà còn tuyên bố: “Tôi và Cha Tôi là một” (Jn.10:30).
Chúa
Giêsu đã bị lôi đến án đường
của Hội Đồng Do Thái vào những lúc thảm thiết
trong cuối đời của Người. Chính Vị Thương
Tế vừa đặt vấn đề vừa cáo tội
Chúa Giêsu rằng: “Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, Ta truyền
ngươi hãy nói cho chúng ta ngươi có phải là Đức
Kitô, Con Thiên Chúa không?” (Mt.26:63). Chúa Giêsu đáp: “Ngài đã nói
rồi đó” (Mt.26:64).
Thảm kịch đã được kết thúc và
Chúa Giêsu đã lãnh bản án tử.
Chúa Kitô là Đấng mạc khải Chúa Cha và cũng
là Đấng mạc khải chính mình như Người
Con của Chúa Cha. Chúa Kitô đã chết vì Người
làm chứng cho sự thật làm con thần linh của mình
cho tới cùng.
Bằng
cả tấm lòng đầy yêu mến, hôm nay đây, cùng với
Tông Đồ Phêrô chúng ta hãy lập lại với Người
lời chứng nhận đức tin của chúng ta: “Thày là
Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt.16:16).
(Bài Giáo Lý ngày 30 tháng 10 năm 1985)