(15)
Nhờ Chúa Kitô, Thần Linh
dẫn chúng ta đến cùng Chúa Cha
“T |
ôi
tin kính Chúa Thánh Thần là Chúa và là Đấng ban sự sống,
Ngài bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra. Ngài cũng được
phụng thờ và tôn vinh với Chúa Cha và Chúa Con. Ngài đã
dùng các tiên tri mà phán dạy”.
Hôm
nay chúng ta bắt đầu các bài giáo lý của chúng ta về
Chúa Thánh Thần. Khi nói về Chúa Cha và Chúa Con chúng ta đã sử
dụng Kinh Tin Kính của Công Đồng Chung Nicêa và
Contantinôpôli hiện dùng cho phụng vụ Latinh thế nào,
chúng ta cũng vẫn làm như thế.
Các
Công Đồng Chung Nicêa (325) và Contantinôpôli (381) ở thế
kỷ thứ 4 đã góp phần vào việc làm sáng tỏ các
ý niệm được sử dụng chung chung để
trình bày giáo lý về Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh – Thiên Chúa duy nhất
là Cha và Con và Thánh Thần trong
sự hiệp nhất nơi thần tính. Việc
hình thành giáo lý về Chúa Thánh Thần đã đặc biệt
có kể từ hai Công Đồng này.
Giáo Hội tuyên xưng đức tin của mình nơi
Chúa Thánh Thần bằng những lời được trích
dẫn trên đây. Đức tin là một đáp ứng
đối với việc Thiên Chúa tự tỏ mình ra. Ngài đã
tỏ mình ra “qua các tiên tri, và trong thời sau hết này… qua
một Người Con” (Heb.1:1). Chúa Con, Đấng tỏ
Cha ra cho chúng ta, cũng đã tỏ cho thấy cả Chúa Thánh
Thần. Từ ngữ Quicumque
mà Kinh Tin Kính của thế kỷ thứ năm tuyên xưng:
“Chúa Cha thế nào, Chúa Con cũng
thế, và Chúa Thánh Thần cũng vậy”. Chữ “như
vậy” ở đây được dẫn giải rõ nghĩa
hơn nhờ những lời của từ Quicumque sau đó: “tự hữu,
vô biên, vĩnh cửu, toàn năng… không phải là ba quyền
toàn năng mà chỉ là một quyền toàn năng duy nhất,
tức là Thiên Chúa Ngôi Cha, Thiên Chúa Ngôi Con, Thiên Chúa Ngôi Thánh Thần…
Không phải có ba Thiên Chúa song chỉ có một
Thiên Chúa duy nhất”.
Đ6ẻ
bắt đầu, cách tốt nhất là cắt nghĩa tiếng Thần
Linh – Chúa Thánh Linh. Chữ “thần linh” đã
xuất hiện ở ngay những trang đầu của
Kinh Thánh. Chúng ta đã đọc thấy chữ này
trong trình thuật về việc tạo dựng: “Thần
Linh Thiên Chúa bấy giờ di chuyển trên mặt các giòng nước”
(Gn.1:2). Thần linh được chuyển dịch
từ tiếng Do Thái “ruah” có
nghĩa tương đương với hơi thở,
luồng khí, gió thổi. Nó được dịch sang
tiếng Hy Lạp là “pneuma”
bởi chữ “pneo”, và sang
tiếng Latinh là “spiritus” bởi
chữ “spiro”, (cũng như
sang tiếng Balan là “duch”, tchnac, tchienie). Như chúng ta sẽ thấy
sau này tầm quan trọng của Nguyên ngữ học, vì nó
giúp vào việc dẫn giải ý nghĩa tín điều và cách
thức giúp hiểu được nó.
Tính cách thần linh là một ưu phẩm chính yếu
của thần tính. Trong cuộc nói chuyện với
người phụ nữ Samaritanô, Chúa Kitô đã phán: “Thiên
Chúa là Thần Linh…” (Jn.4:24). Ở một trong
những bài giáo lý trước đây chúng ta đã nói về
Thiên Chúa như là một thần linh vô cùng toàn hảo.
Nơi Thiên Chúa, “tính cách thần linh” chẳng những bao hàm
tính chất hoàn toàn tuyệt đối vô thể, mà còn là một
tác động nhận thức và yêu mến tinh tuyền hằng
hữu.
Thánh
Kinh, nhất là Tân Ước, khi nói về Thánh Linh, không có ý
nói đến chính Hữu Thể của Thiên Chúa, mà là đến
Đấng ở trong mối liên hệ với Ngôi Cha và Ngôi
Con. Nhiều bản văn, nhất là nơi Phúc Aâm của
Thánh Gioan, cho thấy rõ sự kiện này, nhất là đoạn
ghi lại bài giã từ của Chúa Kitô trong Bữa Tiệc
Ly hôm Thứ Năm trước lễ Vượt Qua.
Trong
khung cảnh từ giã các tông đồ, Chúa Giêsu đã loan báo
cùng các vị việc “một Đấng An
Ủi khác” đến. Người phán: “Ta sẽ cầu
xin Cha, và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng An Ủi khác để ở cùng các con muôn đời,
đó là Thần Chân Lý…” (Jn.14:16). “Thế nhưng, Đấng
An Ủûi, tức Thánh Linh, Đấng Cha nhân danh Thày sai đến
với các con, sẽ dạy cho các con hết mọi sự”
(Jn.14:26). Thánh Linh, Đấng Chúa Giêsu ở đây gọi là
Đấng An Uûi, sẽ được Cha nhân danh Con sai đến.
Việc sai khiến này được chính Chúa Giêsu sau đó
nói rõ hơn: “Khi Đấng An Uûi đến, Đấng Thày
sẽ từ Cha sai đến, là Thần Chân Lý, Đấng
nhiệm xuất từ Cha, Ngài sẽ làm chứng cho Thày…”
(Jn.15:26).
Như
thế, Thánh Thần, Đấng nhiệm xuất từ
Cha, sẽ được sai đến với các tông đồ
và với Giáo Hội đều bởi Cha nhân danh Con, cũng
như bởi chính Con một khi Con trở về cùng Cha.
Chúa
Giêsu còn nói: “Ngài (Thần Chân Lý) sẽ tôn vinh Thày vì Ngài sẽ
lấy của Thày mà thông truyền cho các con. Tất cả
mọi sự Cha có đều là của Thày; bởi thế,
Thày mới nói là Ngài sẽ lấy của Thày mà thông truyền
cho các con” (Jn.16:14-15).
Tất cả những lời này, cũng như những
lời khác chúng ta thấy trong Tân Ước, hết sức
quan trọng cho việc hiểu biết về công cuộc
cứu chuộc. Những lời ấy
cho chúng ta biết Chúa Thánh Thần là ai trong mối tương
liên với Chúa Cha và Chúa Con. Chúng có một ý nghĩa về
Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúng nói với chúng ta chẳng những
về việc Chúa Thánh Thần được Cha và Con
“sai”, mà còn về việc Ngài “nhiệm xuất” từ Cha nữa.
Đến đây chúng ta đã chạm đến
những vấn đề quan trọng cốt yếu nơi
giáo huấn của Giáo Hội về Ba Ngôi Chí Thánh. Chúa
Thánh Thần được Cha và Con sai đến sau Con, tức
sau khi Con đã được vinh quang (x.Jn.7:39;16:7) nhờ hoàn thành sứ vụ cứu chuộc
của mình. Những sứ vụ
(missiones) này thiết yếu
cho toàn thể công cuộc cứu chuộc nơi lịch sử
loài người.
“Những sứ vụ”
này bao gồm và tỏ cho thấy “những tiến trình” nơi
chính Thiên Chúa. Con nhiệm sinh bởi Cha từ đời
đời như được Cha sinh ra và đã mặc lấy
nhân tính trong thời gian vì phần rỗi của chúng ta. Chúa
Thánh Thần, Đấng nhiệm xuất từ Cha và Con, tỏ
hiện trước hết vào lúc Chúa Giêsu lãnh nhận phép rửa
và Biến Hình, rồi vào ngày Lễ Ngũ Tuần nơi các
môn đệ. Ngài ở trong lòng của tín hữu nhờ tặng
ân đứa ái.
Thế
nên chúng ta hãy lắng nghe lời cảnh giác của Thánh Tông
Đồ Phaolô: “Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần Thiên Chúa là Đấng
anh em đã được niêm ấn cho ngày cứu độ”
(Eph.4:30). Chúng ta được Ngài hướng
dẫn. Ngài dẫn dắt chúng ta trên “con
đường” là Chúa Kitô cho đến cuộc hội ngộ
vinh phúc với Chúa Cha.
(Bài
Giáo Lý ngày 13 tháng 11 năm 1985)