(16)
Chúa Thánh Thần nhiệm xuất
từ Chúa Cha và Chúa Con
T |
rong bài giáo lý lần vừa rồi
chúng ta đã chú trọng đến Chúa Thánh Thần, suy niệm
về những lời Kinh Tin Kính của hai Công Đồng
Chung Nicêa và Contantinôpôli theo mẫu tuyên xưng hiện hành của
phụng vụ Latinh: “Tôi tin kính Chúa Thánh Thần là Chúa và là Đấng
ban sự sống, Ngài bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra. Ngài cùng được phụng thờ và tôn vinh với
Chúa Cha và Chúa Con. Ngài đã dùng các tiên tri mà phán dạy”.
Chúa
Thánh Thần được Chúa Cha và Chúa Con “sai”, như Ngài
cũng đã “nhiệm xuất” từ hai ngôi vị này. Vì lý
do đó Ngài được gọi là “Thần Linh của
Cha” (x.Mt.10:20; 1Cor.2:11; x. cả Jn.15:26), song Ngài cũng là “Thần
Linh của Con” (Gal.4:6) hay là “Thần Linh của Cxhúa Giêsu”
(Acts 16:7) nữa, vì chính Chúa Giêsu là Đấng đã sai Ngài đến
(x.Jn.15:26). Bởi thế, Giáo Hội Latinh tuyên xưng rằng
Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con (qui a Patre Filioque procedit), trong
khi Các Giáo Hội Chính Thống tuyên xưng từ Chúa Cha qua
Chúa Con. Ngài nhiệm xuất “bằng tác động của
ý muốn”, “theo cung cách của tình yêu” (per modum amoris). Đây là một sententia certa, tức là một giáo điều thần
học đã được chấp nhận chung
chung theo giáo huấn của Giáo Hội, vì thế có tính cách
chắc chắn và cần phải tin tưởng.
Niềm
xác tín này còn được xác nhận bởi chính nguyên ngữ
học liên quan đến danh xưng “Thánh Linh”, một tên gọi
mà Tôi đã bàn đến ở bài giáo lý lần trước
– Thần Linh, spirit, pneuma, ruah.
Bắt đầu từ nguyên ngữ học này, việc Thần
Linh “phát hiện” từ Cha và Con được diễn tả như là việc “nhiệm xuất” – spiramen – một hơi thở
của Tình Yêu.
Việc nhiệm xuất này không phải là việc
truyền sinh. Chỉ có Lời là Con mới
“nhiệm sinh” từ Cha nhờ việc đời đời
truyền sinh. Thiên Chúa, Đấng đời đời
biết mình cùng mọi sự nơi chính mình, hạ sinh Ngôi
Lời. Thiên Chúa là Cha và Con trong sự tuyệt
đối hiệp nhất của bản tính, tức của
thần tính mình trong việc hạ sinh vĩnh hằng này, một
việc xẩy ra nơi tác động lý trí (per modum intelligibilis actionis).
“Ngài là” chứ không phải “Ngài trở nên”, đời
đời “Ngài là” thế. “Ngài là” từ
khởi nguyên vô nguyên khởi. Từ ngữ
“phát hiện” phải được hiểu đúng đắn
về phương diện này. Nó không bao
hàm một “việc trở nên” tạm thời nào cả.
“Việc phát hiện” của Chúa Thánh Thần
cũng phải được hiểu đúng như vậy.
Nên, bằng việc truyền sinh, Thiên Chúa đời
đời là Cha và Con trong sự tuyệt đối hiệp
nhất của thần tính. Cha, Đấng
sinh hạ, yêu thương Con, Đấng được hạ
sinh. Con yêu Cha bằng một tình yêu đồng nhất
với tình yêu của Cha. Trong sự hiệp
nhất của thần tính thì tình yêu một mặt là cha và
một mặt là con. Tuy nhiên, Cha và Con không
chỉ hiệp nhất bằng một tình yêu hỗ tương
như hai Ngôi Vị vô cùng toàn hảo. Việc
hai Ngôi mãn nguyện nhau, yêu thương nhau, phát hiện nơi
mình và từ mình một ngôi vị. Cha và Con “nhiệm
xuất” Thần Linh Tình Yêu đồng bản thể với
các vị. Như thế, trong sự tuyệt đối
hiệp nhất của thần tính, từ đời đời
hằng hữu, thì Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần.
Kinh
Tin Kính Quicumque tuyên xưng:
“Chúa Thánh Thần không được làm nên, không được
tạo thành, không được hạ sinh, mà là nhiệm xuất
từ Cha và Con”. “Việc phát hiện” này là việc phát hiện
per modum amoris, như đã nói.Bởi
vậy mà các vị Giáo Phụ của Giáo Hội mới gọi
Chúa Thánh Thần là “Tình Yêu, Đức ái, Tình Yêu Thần
Linh, Mối Giây Yêu Thương, Nụ Hôn Yêu Thương”.
Tất cả những diễn đạt này chứng thực
cho đường lối Chúa Thánh Thần “nhiệm xuất”
từ Chúa Cha và Chúa Con.
Có
thể nói rằng Thiên Chúa, trong sự sống nội tâm của
mình, Thiên Chúa là ‘tình yêu”, một tình yêu được ngôi vị
hóa nơi Thánh Linh, Thần Linh của Cha và của Con. Thần
Linh cũng còn được gọi là Qùa Tặng.
Thần
Linh, Đấng là Tình Yêu, là nguồn mạch của mọi
tặng ân bắt nguồn từ Thiên Chúa đối với
các vật thụ tạo – tặng ân hiện hữu nhờ
việc tạo thành, tặng ân ơn nghĩa thánh nhờ công
cuộc cứu độ.
Theo
ý nghĩa thần học về Tặng Aân Ba Ngôi này, chúng ta
hiểu được rõ hơn những lời trong Sách Tông
Vụ: “Qúi vị sẽ lãnh nhận tặng ân
Thánh Linh” (
Chúng
ta cùng nhau kết thúc bài suy niệm của chúng ta bằng việc
lấy lời phụng vụ mà kêu xin: “Veni, Sancte Spititus. “Oâi Chúa Thánh Linh, xin hãy đến
tràn đầy tâm can tín hữu Chúa và đốt lên trong họ
ngọn lửa yêu thương”.
(Bài
Giáo Lý ngày 20 tháng 11 năm 1985)