(25)
Thiên Chúa đã dựng nên
con người là một chủ thể
hiểu biết và tự do
“T |
hiên Chúa đã dựng nên con người
theo hình ảnh mình, theo hình ảnh Thiên Chúa Ngài đã dựng
nên họ; Ngài đã dựng nên họ có nam có nữ” (Gn.1:27).
Người nam và người nữ được
dựng nên đồng phẩm giá như những bản vị,
như các đơn vị thành nên bởi tinh thần và xác
thể. Họ khác biệt nhau theo cấu
trúc tâm-thể lý của họ. Hữu thể con người
mang dấu ấn nam tính hay nữ tính.
Dù là một dấu hiệu đa dạng, hữu
thể con người cũng nói lên tính chất bổ xung.
Điều này có thể suy diễn từ bản văn
“Giavê”, đoạn về con người khi nhìn thấy người
nữ mới được dựng nên thì kêu lên: “Đây rồi,
xương này là xương tôi và thịt này là thịt tôi”
(Gn.2:23). Những lời này là những lời vui mừng và
cũng là những lời ngây ngất của con người
khi trông thấy một hữu thể thực sự giống
như mình. Tính chất vừa đa diện vừa bổ
xung tâm linh nơi con người là căn nguyên cho tình trạng
phong phú đặc biệt của nhân tính, một tình trạng
xứng hợp với giòng dõi Adong qua suốt giòng lịch
sử của họ. Đời sống hôn nhân đã bắt
nguồn từ đây, do Đấng Hóa Công thiết lập
ngay từ ban đầu: “Bởi thế, người nam lìa
bỏ cha mẹ mình mà gắn bó với vợ mình, và họ
trở nên một xác thịt” (Gn.2:24).
Đoạn
Sách Khởi Nguyên này tương đương với đoạn
Sách Khởi Nguyên 1 câu 28 về phúc lành sản sinh: “Hãy sinh sôi
nẩy nở cho đầy mặt đất mà chủ trị
nó…”. Được hàm chứa trong mầu nhiệm tạo
dựng con người, việc thiết lập đời
sống hôn nhân và gia đình như được gắn liền
với lệnh “hãy chủ trị” trái đất do Tạo
Hóa trao phó cho cặp vợ chồng tiên khởi ấy.
Con
người được kêu gọi “chủ trị trái đất”.
Thế nhưng, hãy chú ý cho kỹ, “hãy chủ trị” nó chứ
không phải là tàn phá nó, vì tạo thành là một tặng ân của Thiên Chúa nên nó phải được
tôn trọng. Con người là hình ảnh của Thiên Chúa không
phải ở chỗ có nam có nữ, mà còn ở mối tương
hệ của hai phái tính. Mối tương hệ này làm nên
linh hồn của “mối hiệp thông các bản vị”, một
mối hiệp thông được thiết lập thành đời
sống hôn nhân và cho thấy một tương tự nào đó
như mối hiệp nhất nơi ba Bản Vị Thần
Linh.
Về
vấn đề này, Công Đồng Chung Vaticanô II đã nói
với chúng ta rằng: “Thiên Chúa đã không dựng nên con người
là một hữu thể lẻ loi. Từ ban đầu, ‘Ngài
đã dựng nên họ có nam có nữ’ (Gn.1:27). Mối thân giao nam nữ này đã tạo nên thể
thức hiệp thông đầu tiên giữa các bản vị.
Vì, theo bản tính sâu xa của mình, con người là một
hữu thể thuộc về xã hội, và trừ phi con người
liên hệ mình với người khác, họ không thể nào
sống động hay phát triển năng lực của mình”
(Hiến Chế Gaudium et Spes,
đoạn 12).
Như thế, đối với con người,
việc tạo dựng bao gồm cả mối liên hệ
với thế giới, lẫn mối liên hệ với hữu
thể nhân loại khác (mối liên hệ nam nữ) cũng
như với các hữu thể giống họ. “Việc
chủ trị trái đất” đã phác họa đặc
tính “tương quan” của việc con người hiện
hữu. Các chiều kích “với các hữu thể khác”, “nơi
các hữu thể khác” và “cho các hữu thể khác” xứng
hợp với bản vị con người như là “hình ảnh
Thiên Chúa”. Những chiều kích này đã thiết lập vị
trí của con người nơi các tạo sinh ngay từ
ban đầu. Vì mục đích này, con người đã được
hiện hữu hóa như là một chủ thể (như “cái
tôi” cụ thể), có nhận thức minh trí và tự do.
Khả
năng hiểu biết về minh trí của con người
hoàn toàn tách biệt họ khỏi toàn khối thú vật có
khả năng nhận thức bị giới hạn nơi
các cảm quan. Kiến thức của minh trí làm cho con người
có khả năng nhận định, khả năng phân biệt
sự thật và sự giả. Kiến thức của minh
trí thực hiện như thế bằng việc mở ra
trước con người các ngành khoa học, các ngành về
bình phẩm, các ngành về việc theo phương
pháp để tìm kiếm chân lý của thực tại. Con
người mang trong mình một mối liên hệ thực sự
với sự thật, một mối liên hệ nói lên tính
chất của họ như là một hữu thể siêu việt.
Kiến thức về sự thật thấm nhập vào toàn
thể lãnh vực liên hệ giữa con người với
thế giới, cũng như với các hữu thể khác.
Nó là một tiền đề không thể thiếu
nơi mọi thể thức văn hóa.
Được
thắt buộc với sự thiện bằng mối liên
hệ nội tại, niềm tự do của ý muốn con
người cũng gắn liền với kiến thức
của minh trí và liên hệ cả với sự thật. Các
tác động của con người tự mình mang dấu
hiệu tự quyết của ý muốn và của việc
chọn lựa. Toàn bộ luân lý học bắt
nguồn từ chỗ này. Con người có khả năng
chọn lựa giữa thiện và ác, được hỗ
trợ để làm việc này bằng tiếng lương
tâm, một lương tâm thúc giục họ làm lành lánh dữ.
Như
kiến thức về sự thật, khả năng chọn
lựa – tức là ý muốn tự do – hòa nhập toàn khối
liên hệ giữa con người với thế giới,
nhất là với các con người khác và còn đi xa hơn
thế nữa.
Nhờ
bản chất linh thiêng và khả năng kiến thức về
minh trí, cùng khả năng tự do chọn lựa và tác hành,
con người, ngay từ ban đầu, có một liên hệ
đặc biệt với Thiên Chúa. Trình thuật về việc
tạo dựng (x.Gn.1-3) cho phép chúng ta nhận định rằng
“hình ảnh Thiên Chúa” được tỏ hiện trên hết
nơi mối liên hệ “cái tôi” của con người với
“Qúi Vị” thần linh. Con người nhận biết Thiên
Chúa, và tâm can cùng ý muốn của họ có khả năng hiệp
nhất với Thiên Chúa (homo est capax Dei). Con người có thể thưa
“vâng” với Thiên Chúa, song họ cũng có thể nói “không”. Họ có khả năng chấp nhận Thiên Chúa và
ý muốn thánh hảo của Ngài, song cũng có khả năng
chống lại.
Tất
cả những điều này hàm chứa nơi ý nghĩa là
“hình ảnh Thiên Chúa” được Sách Huấn Ca cho chúng
ta thấy: “Chúa đã dựng nên hữu thể con người
từ bụi đất và trả họ về với đất
bụi… Ngài đã mặc cho họ sức mạnh
như của Ngài, và đã làm cho họ nên giống hình ảnh
Ngài. Ngài đã khiến tất cả mọi
sinh vật tôn sợ họ, và ban cho họ quyền thống
trị trên hoang thú và chim chóc. Ngài dựng nên họ có
miệng lưỡi và con mắt; Ngài cho họ có tai nghe và trí hiểu. Ngài làm cho họ đầy
những kiến thức và hiểu biết, và tỏ cho họ
sự lành sự dữ… Ngài để mắt trên con tim họ (hãy chú
ý đến việc diễn tả ở đây!) để
tỏ cho họ thấy uy nghi cao cả của các việc
Ngài làm… Ngài gợi lên cho họ kiến thức,
một lề luật sống làm cơ nghiệp cho họ.
Ngài đã thiết lập với họ một giáo ước
vĩnh cửu, Ngài đã tỏ cho họ biết các giới
lệnh của Ngài” (17:1,3-7,9-10). Những lời này chất chứa một kho tàng
phong phú và sâu xa giúp chúng ta suy nghĩ.
Công
Đồng Chung Vaticanô II đã diễn đạt cùng một
sự thật này về con người, bằng một ngôn
ngữ vừa dài lâu vừa hiện đại. “Con người
chỉ có thể hướng về sự thiện hảo
trong tự do… phẩm vị của con người đòi
họ tác hành theo ý thức và tự do chọn
lựa…” (Hiến Chế Gaudium
et Spes, đoạn 17). “Vì
bởi những phẩm tính nội tại của mình, con
người qua mặt toàn khối thuần sự vật.
Họ lặn sâu vào thâm cung thực tại khi nào họ đi
vào cõi lòng của mình; Thiên Chúa, Đấng thấu suốt
tâm can, đợi chờ họ ở đó; ở đó, họ
nhận ra được định mệnh xứng hợp
của mình dưới con mắt Thiên Chúa” (đoạn 14 cùng
nguồn). “Tư do chân chính là một dấu
hiệu phi thường của hình ảnh thần linh trong
con người” (đoạn 17 cùng nguồn). Tự do
thực sự là tự do trong sự thực, được in
ấn nơi thực tại “hình ảnh thần linh” ngay từ
ban đầu.
Vì
“hình ảnh” này, con người, một chủ thể hiểu
biết và tự do, không phải chỉ được kêu
gọi để biến đổi thế giới theo mức độ những nhu cầu chính
đáng của họ. Họ không chỉ được
kêu gọi đến mối hiệp thông các bản vị
xứng hợp với thể chế hôn nhân (communio personarum) là khởi điểm
của gia đình. Họ còn được
kêu gọi thiết lập giao ước với Thiên Chúa nữa.
Họ không phải chỉ là một tạo vật
thuần túy của Hóa Công, mà còn là hình ảnh của Thiên Chúa.
Họ là tạo vật như một hình ảnh
Thiên Chúa, và họ cũng là hình ảnh Thiên Chúa như một
tạo vật. Trình thuật về việc tạo dựng
trong Sách Khởi Nguyên ở các đoạn từ 1 đến
3 có liên hệ với đoạn về việc thiết lập
giao ước đầu tiên của Thiên Chúa với con người.
Việc thiết lập giao ước này (cũng như việc
tạo dựng) hoàn toàn là một sáng kiến tối hậu
của Thiên Chúa Hóa Công. Nó sẽ mãi không thay đổi
qua giòng lịch sử cứu độ, cho đến khi
Thiên Chúa thiết lập giao ước cuối cùng và vĩnh
cửu với nhân loại trong Chúa Giêsu Kitô.
Con
người là một chủ thể xứng hợp với
việc thiết lập giao ước, vì họ đã được
dựng nên “theo hình ảnh” của Thiên Chúa, có khả năng
hiểu biết và tự do. Tư tưởng Kitô giáo đã
nhận thấy “cái tương tự” Thiên Chúa nơi con người
một căn nguyên cho ơn gọi của họ trong việc
họ được tham dự vào sự sống nội tại
của Thiên Chúa – việc họ vươn tới lãnh vực
siêu nhiên.
Như
thế, sự thật mạc khải về con người
được dựng nên “theo hình ảnh và tương tự
như Thiên Chúa” chẳng những có tất cả những
gì là “humanum” nơi họ,
thiết yếu cho nhân tính của họ, mà còn có thể có
cả cái là “divinum” nhưng
không nữa. Tức là, nó cũng chất chứa những gì
Thiên Chúa – Cha, Con và Thánh Thần – đã de facto tiên liệu trước cho con người
theo chiều kích siêu nhiên nơi việc họ hiện hữu,
những yếu tố mà nếu thiếu hụt, con người
không thể nào đạt tới tầm mức trọn vẹn
như Hóa Công ấn định cho họ.
(Bài Giáo Lý
ngày 23 tháng 4 năm 1986)