(26)
Thiên Chúa quan phòng
tiếp tục chăm sóc tạo sinh
H |
ôm nay chúng ta tiếp tục bài
giáo lý về Việc Quan Phòng thần linh. Bằng
việc tạo dựng, Thiên Chúa đã làm cho tất cả
mọi sự ở ngoài Ngài hiện hữu từ hư không.
Thế nhưng, tác động tạo dựng
của Thiên Chúa không dừng lại ở đó. Những gì từ hư không mà có sẽ trở về
hư không nếu chúng bị bỏ mặc và không được
bảo hữu bởi Hóa Công. Một khi đã
dựng nên vũ trụ, Thiên Chúa tiếp tục dựng nên
chúng, bằng việc bảo tồn việc hiện hữu
của chúng. Việc bảo tồn là một việc
tạo dựng liên tục (conservatio
est continua creatio).
Chúng
ta có thể nói rằng, nếu hiểu theo một nghĩa
tổng quát nhất, thì Việc Quan Phòng thần linh được
thể hiện đặc biệt nơi việc “bảo tồn”
này, nghĩa là trong việc bảo hữu tất cả những
gì đã được hiện hữu từ hư không. Theo nghĩa này thì Việc Quan Phòng là một xác nhận
công cuộc tạo dựng một cách liên lỉ và không ngừng,
bằng tất cả tầm mức sâu rộng và bao quát của
mình. Việc Quan Phòng này bao hàm sự hiện
diện liên lỉ không gián đoạn của Thiên Chúa với
tư cách Hóa Công nơi toàn thể tạo thành. Đó là một sự hiện diện tiếp tục
tạo dựng và tiến vào những chiều sâu thẳm
nhất của mọi sự hiện hữu. Việc Quan Phòng này hoạt động ở những
chiều sâu thẳm ấy như nguyên nhân đệ nhất
của hữu thể và của tác động. Sự hiện diện này của Thiên Chúa tiếp
tục thể hiện cùng một ý muốn vĩnh hằng
trong việc tạo dựng cũng như trong việc bảo
tồn những gì đã được tạo thành. Đó là một ý muốn tuyệt đối và hoàn
toàn tối thượng. Bởi ý muốn này, như
chính bản tính hoàn thiện xứng hợp
một cách tuyệt đối với mình (bonum diffusivum sui), Thiên Chúa tiếp tục cho thấy,
vào giây phút tạo dựng nguyên khởi, Ngài ưa chuộng
hữu thể hơn là hư không, sự sống hơn là
sự chết, “ánh sáng” hơn là “tối tăm” (x.Jn.1:4-5). Tóm lại, đó là một ý muốn ưa chuộng
sự thật, sự thiện và sự mỹ của tất
cả những gì hiện hữu. Mầu nhiệm Quan
Phòng kéo dài, không gián đoạn và bất vãn hồi, phán quyết
được chứa đựng trong Sách Khởi Nguyên:
“Thiên Chúa thấy rằng tốt lành… rất là tốt lành”
(Gn.1:25,31). Phán quyết ấy là một
khẳng định vững chắc và không lay
chuyển về công cuộc tạo thành.
Việc
khẳng định thiết yếu này không bị ảnh
hưởng bởi bất cứ một sự dữ nào xẩy
ra do giới hạn vốn có nơi mọi sự trong vũ
trụ, hay bởi cái phát sinh, như đã từng xẩy
ra trong lịch sử loài người, tương khắc
bất hạnh với những gì nguyên thủy “Thiên Chúa thấy
rằng tốt lành… rất là tốt lành” (Gn.1:25,31). Việc Quan Phòng thần linh này bao hàm sự
nhận biết rằng, trong dự định đời
đời của Thiên Chúa, trong đồ án
sáng tạo của mình, từ ban đầu sự dữ vốn
đã không có chỗ đứng. Thế nhưng, một khi
con người vấp phạm và Thiên Chúa cho phép, thì kết
cục sự dữ cũng phải lụy thuộc sự
lành: “Mọi sự phục vụ kẻ lành” như Thánh Tông
Đồ nói (x.Rm.8:28). Tuy nhiên, đây là một
vấn đề chúng ta sẽ trở lại sau.
Sự thật về Việc Quan Phòng thần linh
hiện diện trong toàn bộ mạc khải. Thậm chí chúng ta có thể nói rằng Việc Quan
Phòng thần linh này hòa nhập với toàn bộ mạc khải,
như trong trường hợp về sự thật của
việc tạo dựng vậy. Bởi sự hiện
diện ấy, Việc Quan Phóng thần linh này đã tạo
nên một khởi điểm và là nền tảng cho việc
qui chiếu về tất cả những gì Thiên Chúa “bằng
nhiều cách khác nhau” đã muốn nói với chúng ta “qua các
tiên tri và trong thời sau hết này… qua Con của mình”
(Heb.1:1). Cần phải đọc lại sự
thật ấy trong cả các bản văn đã được
mạc khải trực tiếp tỏ cho thấy, cũng
như ở những nơi Sách Thánh đã gián tiếp chứng
thực về Việc Quan Phòng thần linh này.
Việc
Quan Phòng thần linh, ngay từ ban đầu, được
thấy như là một chân lý đức tin căn bản,
theo Huấn Quyền bình thường của Giáo Hội, mặc
dầu chỉ có Công Đồng Chung Vaticanô I mới công bố
về việc này trong đoạn liên quan đến sự
thật về việc tạo dựng ở Hiến Chế
Tín Lý Dei Filius. Công Đồng
Chung Vaticanô I nhận định: “Tất cả mọi sự
Thiên Chúa đã tạo thành thì Ngài bảo tồn và điều
khiển bằng Việc Quan Phòng của Ngài ‘một cách quyền
năng cho đến tận cùng và cai quản mọi sự
đâu vào đó’ (x.Wis.8:1). ‘Tất cả mọi sự phơi
trần và hiện lộ trước mắt Ngài’
(x.Heb.4:13), ngay cả những gì sẽ xẩy ra bởi được
khơi động theo tự do nơi tạo
vật” (DS 3003).
Đoạn văn ngắn gọn của Công Đồng
trên đây sở dĩ được tuyên bố là vì những
nhu cầu đặc biệt của thời điểm của
mình (thế kỷ 19). Trước hết, Công Đồng
muốn xác nhận giáo huấn liên tục của Giáo Hội
về Việc Quan Phòng, tiếp đến là xác nhận
truyền thống giáo lý không đổi thay liên hệ đến
toàn thể sứ điệp của thánh kinh, như được
các đoạn Tân Ước và Cựu Ước chứng
tỏ trong đoạn văn này. Bằng việc
xác nhận giáo huấn liên tục của đức tin Kitô
giáo như thế, Công Đồng có ý chống lại các
sai lạc của thuyết duy vật và chủ trương
vô tư thần vào thời bấy giờ. Duy vật
thuyết chối bỏ việc hiện hữu của Thiên
Chúa, còn chủ trương vô tư thần lại cho rằng
Thiên Chúa không hề quan tâm đến thế giới Ngài đã
tạo thành tí nào cả, mặc dù chủ trương này công
nhận việc hiện hữu của Thiên Chúa và việc tạo
thành thế gian. Chính chủ trương vô tư
thần này là những gì trực tiếp tấn công sự
thật về Việc Quan Phòng thần linh.
Việc
tách biệt công cuộc tạo dựng khỏi Việc Quan
Phòng thần linh, chính yếu là của chủ trương
vô tư thần, còn việc hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa
thì hợp với thuyết duy vật, mở lối cho duy
vật định mệnh thuyết, một thuyết hoàn
toàn bao trùm cả nhân loại và lịch sử của con người.
Thế là chủ nghĩa duy vật về lý
thuyết được biến thành chủ nghĩa duy vật
về lịch sử. Trong môi trường đó, sự
thật về việc Thiên Chúa hiện hữu, và nhất là
về Việc Quan Phòng thần linh, đã làm cho con người
cũng như cho niềm tự do của họ trong vũ
trụ được bảo đảm một cách vững
vàng và dứt khoát. Ngay ở trong Cựu Ước, Sách Thánh
đã nói lên sự thật này, khi tỏ ra cho thấy Thiên
Chúa như là một Đấng đỡ nâng mạnh mẽ
không thể hủy bại: “Tôi kính mến Ngài, Ôi Chúa, là sức
mạnh của tôi, Oâi Chúa, là tảng đá của tôi, là chiến
lũy cho tôi, là vị giải cứu tôi. Oâi Thiên Chúa, là tảng
đá cho tôi nương náu, là khiên thuẫn của tôi, là sừng
cứu độ của tôi, là thành lũy cho tôi” (Ps.18:3).
Thiên Chúa là một nền tảng bất khả chuyển lay mà con người với toàn hữu thể
của mình tựa nương: “Ngài chính là Đấng nắm
giữ vận mệnh của tôi” (Ps.16:5).
Về
phần Thiên Chúa, Việc Quan Phòng thần linh là một khẳng
định tối thượng cho toàn thể tạo thành,
đặc biệt cho đệ nhất tạo sinh là con người.
Việc Quan Phòng làm cho thượng quyền của con người
trên thế gian được bảo đảm. Như thế không có nghĩa là những ấn định
vốn có nơi các định luật thiên nhiên bị hủy
bỏ đi. Nhưng chỉ loại trừ duy vật
định mệnh thuyết, một chủ trương hạ
giá toàn thể việc hiện hữu của con người
xuống “lãnh vực tất yếu”, thực tế là hoàn toàn
hủy hoại đi “lãnh vực tự do” mà Tạo Hóa, ngược
lại, đã định cho con người. Bằng
Việc Quan Phòng của mình, Thiên Chúa không bao giờ thôi là Đấng
ủng hộ hết mình cho “lãnh vực tự do” này.
Đức
tin vào Việc Quan Phòng thần linh rõ ràng là vẫn gắn liền
một cách khít khao với quan niệm căn bản về
việc hiện hữu của con người, với ý nghĩa
của cuộc sống con người. Con người có
thể ngẩng mặt lên nhìn thẳng vào việc hiện
hữu của mình bằng một đường lối
khác nhau thực sự, khi họ chắc chắn là họ
không cậy dựa một cách mù quáng số phận của
mình vào tình thương, mà lệ thuộc vào một Đấng
là Tạo Hóa và là Cha của mình. Do đó, đức tin vào
Việc Quan Phòng thần linh mới được ghi khắc
ngay trong những lời đầu tiên trong Kinh Tin Kính của
các Tông Đồ: “Tôi tin kính Thiên Chúa là Cha Toàn Năng”. Đức
tin này sẽ giải thoát việc hiện hữu của con
người khỏi những hình thức của tư tưởng
buông xuôi theo định mệnh.
Theo
truyền thống liên tục của giáo huấn Giáo Hội,
đặc biệt theo giáo huấn của
Công Đồng Chung Vaticanô I, Công Đồng Chung Vaticanô II cũng
nhiều lần nói về Việc Quan Phòng thần linh. Bản
văn các Hiến Chế của Công Đồng này cho thấy
Thiên Chúa là Đấng “chăm sóc tất cả mọi người
với tình phụ tử” (Gaudium
et Spes, đoạn 24), nhất là “loài
người” (Dei Verbum, đoạn
3). Một diễn đạt về việc chăm sóc này được
thấy trong “chính lề luật thần linh – một lề
luật vĩnh viễn, khách quan và phổ quát, nhờ đó,
Thiên Chúa ấn định, điều khiển và cai quản
toàn thể vũ trụ và tất cả đường đi
nước bước của cộng đồng nhân loại”
(Tuyên Ngôn Tự Do Tôn Giáo Dignitatis
Humanae, đoạn 3). “Vì con người sẽ không hiện
hữu nếu họ không được dựng nên bởi
tình yêu Thiên Chúa và được tình yêu của Ngài liên lỉ
bảo tồn; và họ không thể sống trọn vẹn
theo chân lý, trừ phi họ tự do nhận biết, mến
yếu và hiến mình cho Đấng Hóa Công của mình” (Gaudium et Spes, đoạn 19).
(Bài Giáo Lý
ngày 7 tháng 5 năm 1986)